You are on page 1of 2

THUYẾT VB

1. Thật ra các khí hiếm cũng không hoàn toàn trơ về mặt hóa học. Ngày nay, người ta đã điều chế được
một số hợp chất của chúng, chẳng hạn các flouride của xenon là XeF2 và XeF4.
a. Dựa vào thuyết VSEPR hãy cho biết dạng hình học electron và hình học phân tử của XeF2 và XeF4.
b. Khi cho XeF4 phản ứng với nước, sản phẩm có sinh ra oxide của xenon (chất X – chứa 73,18% khối
lượng là xenon) và khí không màu Y. Viết phương trình phản ứng và cho biết dạng hình học của chất
X.
c. Trong các phản ứng hóa học, cho biết các chất xenon, XeF2 và XeF4 thường đóng vai trò là chất oxi
hóa hay chất khử khi tham gia phản ứng hóa học. Vì sao?
d. Khi điều chế XeF4, sẽ bị lẫn một ít XeF6, giải thích tại sao nhiệt độ nóng chảy của XeF4 (117,1oC)
cao hơn nhiều so với XeF6 (49,5oC).
2. Theo thực nghiệm, người ta đo năng lượng liên kết X2 của các nguyên tố halogen thì thu được giá
trị như sau:
Nguyên tố F Cl Br I
Năng lượng liên kết X-X (kJ/mol) 159 242 192 150
Hãy giải thích sự thay đổi năng lượng liên kết ở bảng trên.
3. a. Lực bazơ trong pha khí của triphenyl amine (876,4 kJ.mol-1) yếu hơn triphenyl photphine (940,4
kJ.mol-1). Hãy dự đoán các yếu tố điện tử và không gian gây ảnh hưởng đến sự khác biệt này.
b. Thực nghiệm cho biết cấu trúc của ion Cr2 O2– 7 và Cl2 O7 tương tự nhau. Trong đó, góc liên kết X–
O–X (X=Cl, Cr) tại cầu oxi khác nhau. Dự đoán và so sánh góc liên kết X–O–X của hai tiểu phân.
4. a. Methyl isothiocyanate, H3CNCS và silyl isothiocyanate, H3SiNCS, có cấu trúc phân tử khác nhau.
Vẽ cấu trúc của chúng và đưa ra lý do cho sự khác nhau đó.
b. Ở trạng thái rắn, PBr5 lại không tồn tại dạng hợp chất ion như PCl5 là [PBr4+][PBr6–]. Hãy giải thích
tại sao và dự đoán dạng hợp chất ion của PBr5.
5. Với hai nguyên tố xác định A và B, độ âm điện theo Pauling χA và χB được định nghĩa theo phương
trình sau: (χA – χB)2 = DAB – (DAA + DBB) / 2
DAB: Năng lượng liên kết A–B [eV]
DAA: Năng lượng liên kết A–A [eV]
DBB: Năng lượng liên kết B–B [eV]
Độ âm điện theo Pauling của hydrogen, nitrogen, và chlorine lần lượt là: χH = 2.10, χN = 3.04, χCl =
3.16. Năng lượng của các liên kết [kJ mol–1] lần lượt là: N≡N: 945, O=O: 498, N–N: 158, H–H: 436,
H–Cl: 426, Cl–O: 206, O–H: 467.
a. Dựa vào các giá trị trên, tính năng lượng các liên kết DNH, DNCl, và DClCl cho các liên kết N–H, N–
Cl, và Cl–Cl.
Allred và Rochow định nghĩa độ âm điện theo phương trình dưới đây. Độ âm điện theo Allred Rochow
(χAR) phụ thuộc vào điện tích hạt nhân hiệu dụng cho các electron hóa trị (ZVEeff) và bán kính cộng hóa
trị (r [pm]), dựa vào ý tưởng rằng độ âm điện có thể xác định bởi độ mạnh của trường điện tích trên
bề mặt nguyên tử:
𝑍 𝑉𝐸 𝑒𝑓𝑓 − 0.35
𝜒𝐴𝑅 = 3590 ( ) + 0.744
𝑟2
Điện tích hiệu dụng (Zeff) có thể xác định theo quy tắc Slater như sau:
(i) Viết cấu hình electron theo mẫu sau: các electron trong phân lớp s và p trong một nhóm, electron d
sẽ nằm trong một nhóm. Ví dụ, [1s], [2s, 2p], [3s, 3p], [3d].
(ii) Xác định các electron có tác dụng chắn và bỏ qua tất cả các electron ở nhóm cao hơn (lớn hơn “n”
trong nhóm [ns,np]). Chúng không có tác dụng chắn với electron lớp trong.
(iii) Đối với sự chắn electron s- or p-, electron trong cùng một nhóm đóng góp 0.35 vào sự chắn, trừ
electron 1s chỉ đóng góp 0.30 vào sự chắn.
(iv) Đối với electron trong nhóm [ns, np], electron trong nhóm n-1 đóng góp 0.85 với sự chắn.
(v) Đối với electron trong nhóm [ns, np], electron trong nhóm n-2 hoặc bé hơn đống góp 1.00 với sự
chắn.
(vi) Đối với electron thuộc nhóm [nd] hoặc [nf], electron trong cùng một nhóm đóng góp 0.35 vào sự
chắn. Tất cả các electron thuộc nhóm orbital lớn hơn [nd] và [nf] bỏ qua.
(vii) Đối với electron thuộc nhóm [nd] hoặc [nf], electron thuộc nhóm bé hơn đóng góp 1.00 vào sự
chắn.
Ví dụ, theo quy tắc Slater, trong trường hợp của silicon (14Si), có cấu hình electron là
(1s)2(2s)2(2p)6(3s)2(3p)2, điện tích hạt nhân hiệu dụng cho electron hóa trị ZVEeff (Si) được ước tính là
4.15 [= 14–(0.35×3)–(0.85×8)–(1.00×2)].
b. Bán kính cộng hóa trị của nitrogen và chlorine là r(N) = 70.0 [pm] and r(Cl) = 99.0 [pm]. Sự dụng
điện tích hạt nhân hiệu dụng ZVEeff tính theo quy tắc Slater, tính độ âm điện Allred–Rochow χAR(N) và
χAR(Cl) của nitrogen và chlorine.

You might also like