You are on page 1of 5

BÀI ÔN TẬP(từ nhiều nguồn)/ OLYMPIC 2014/ ĐHD

1. Điền vào các ô trống của bảng sau:


Ký hiệu Số hiệu Số khối Số proton Số Số nơtron Điện tích
hóa học nguyên tử (A) electron
(Z)
90 2+
Sr
11 10 12
82 35 1-

2. Trong những hợp chất sau đây, hợp chất nào chủ yếu có liên kết ion, hợp chất nào
chủ yếu có liên kết đồng hóa trị và hợp chất nào có cả 2 liên kết đó.
a) PCl3 b) (NH4)2S c) Ba(CN)2 d) NaBr e) CH3CH2OH

3.
a) Ion nào có bán kính nhỏ nhất: Li+, Na+, K+, Be2+, Mg2+? Giải thích?
b) Ion nào hoặc nguyên tử nào có bán kính lớn nhất: Mg, Na, Na+, Mg2+, Al?
Giải thích?

4.
Hãy điền vào chỗ trống (có dấu chấm chấm) thuật ngữ hoặc ký hiệu phù hợp:
a) Hai electron trong cùng ……. phải có spin đối nhau.
b) Sự có mặt các electron độc thân trong nguyên tử của một chất làm cho chất đó
………..
c) Khi l=3, số lượng tử m có các giá trị từ ……….. đến …….
d) Nguyên tử trung hòa chu kỳ 4 có 6 electron d là ……………
e) Thế ion hóa của các nguyên tố trong cùng một nhóm ở bảng tuần hoàn ……….
khi số hiệu nguyên tử tăng.
f) Ca2+ có bán kính nhỏ hơn K+ vì nó có …………….
g) Cấu hình electron của Sn là [Kr]…………
h) Các orbital 2p của một nguyên tử có cùng hình dạng nhưng khác nhau …….
i) Một mặt nút là một mặt mà ở đó xác suất tìm thấy electron ………………

1
5.
Ở chất nào mà chỉ có thuần túy lực Van der Waals quyết định nhiệt độ nóng chảy
và nhiệt độ sôi: ICl, Br2, HCl, H2S, CO. Giải thích?

6.
Liên kết hydro dẫn đến 6 đặc tính quan trọng của H2O. Hãy kể ra các đặc tính ấy?
7.
Cho biết công thức Lewis đối với Br3-. Từ đó suy ra kiểu lai hóa và góc giữa các
liên kết?
8.
Từ sơ đồ mức năng lượng các MO, cho biết độ bội liên kết và từ tính của các cấu
tử CN , CN, CN-, NO.
+

9.
a) Cho biết: F – F (1,43A0/159 kJ.mol-1)
b)
Cl – Cl (2,00A0/243 kJ.mol-1)
Br – Br (2,28A0/193 kJ.mol-1)
I–I (2,66A0/151 kJ.mol-1)
Căn cứ vào cấu tạo nguyên tử của các nguyên tố, hãy giải thích sự biến thiên về độ
dài liên kết (con số có đơn vị A0) và năng lượng liên kết (con số có đơn vị kJ.mol-1)
của các halogen đã cho.
c) So sánh tương đối độ dài liên kết, năng lượng liên kết giữa hai 2 liên kết đơn C-Cl
và Si-Cl.
10.
Tính ∆H0f của Cl- từ các số liệu sau:
1/2 H2(k) + 1/2 Cl2 (k) → HCl(k) ∆H0pư = -22,1 kCal
HCl (k) + nH2O(?) → H+(aq) + Cl- (aq) ∆H0pư = -17,9kCal
(chú ý: ∆H0f[H+] = 0)
11.
a) Tính nhiệt của phản ứng trung hòa giữa acid mạnh và base mạnh, cho:
H+(aq) + OH- (aq) → H2O (l) ∆H0pư = ?
∆H f = 0
0
-55,0 kCal -68,3 kcal
b) Nhiệt tỏa ra khi trung hòa HCN (acid yếu) bằng NaOH là 2,9kcal/mol. Vậy bao
nhiêu kcal đã bị hấp thụ để ion hóa 1 mol HCN trong nước?

2
12. Cho bảng dữ liệu sau:
Chất ∆H0f (kJ/mol) ∆G0f (kJ/mol) ∆S0f (J/mol.K)
PCl3(k) -287,0 -267,8 311,7
PCl3(l) -319,7 -272,4 217,1
a) Cho biết PCl3 có sôi ở điều kiện chuẩn (ở 1atm và 25oC)?
b) Tính nhiệt độ sôi (điểm sôi) của PCl3 ở áp suất thường (1atm) với giả thiết các giá
trị ∆S0f, ∆G0f, ∆H0f không thay đổi theo nhiệt độ.

13.
NO và Br2 trong hệ có áp suất riêng phần ban đầu tương ứng bằng 98,4 và 41,3
mmHg phản ứng với nhau ở 300K. Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng , áp suất tổng
của hệ là 110,5 mmHg. Tính giá trị của hằng số cân bằng Kp và biến thiên năng lượng tự
do Gibbs chuẩn ∆G0 ở 300K đối với phản ứng:
2NO (k) + Br2 (k) ↔ 2NOBr (k)
( hằng số khí được sử dụng là ở đây là R=1,99cal/K.mol)
14.
Tính độ tan của CaF2 và độ tan của SrF2 khi chúng đồng thời có mặt trong nước,
biết:
TTCaF2 =3,4.10-11; TTSrF2 =2,9.10-9

15.
A/ Mỗi cấu hình electron cho sau đây là thể hiện trạng thái cơ bản của nguyên tử
hoặc ion nào? Hay đồng thời là chung cho nguyên tử và ion nào? Cho biết ký hiệu hóa
học của nguyên tử và ion đó.
a) 1s22s22p63s23p5
b) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d8
c) 1s22s22p63s23p63d104s24p64d105s2
d) 1s22s22p6
B/ Viết cấu hình electron đầy đủ cho các nguyên tử và ion sau, đồng thời cho biết
số electron độc thân trong mỗi trường hợp ở trạng thái cơ bản.
a) Br- b) Ca c) Fe2+ d) P
2- 2+
e) S f) Cu g)Zn

16.
Từ sơ đồ mức năng lượng các MO, cho biết độ bội liên kết và từ tính của các phân
tử và ion sau:
a) B2 b)C2 c) N2 d) O2 e)CN-
f) Br2 g)Cl2+ h)NO i)NO+ j)CO

3
17.
1/Cho biết các nguyên tố có thế ion nhỏ nhất và nguyên tố có thế ion hóa lớn nhất trong
dãy sau. Giải thích cho sự lựa chọn của mỗi trường hợp:
K Ca Se Br Kr
2/Sắp xếp các nguyên tố:
a) Theo thứ tự độ âm điện tăng dần của dãy: K, Br, Cs, Cl.
b) Theo thứ tự độ âm điện giảm dần của dãy:B, Na, F, O.
3/ Chọn trong mỗi dãy sau đây một nguyên tử hoặc ion có bán kính lớn nhất và giải thích
vì sao có sự lựa chọn đấy.
a) Co, Co2+, Co3+
b) S2-, Ar, K+.
c) C, N,O.
d) Ne, Na, Mg.
e) Cu, Ag, Au.
4/ Ion nào có bán kính nhỏ nhất: Na+, Li+, Mg2+, Be2+, K+? Giải thích.
18.
Cho bảng dữ kiện sau:

N2 N2 + O2 O2 +
Năng lượng liên 945 841 498 623
kết (kJ/mol)
Độ dài liên kết 1,10 1,12 1,21 1,12
o
(A )
a) Có nhận xét thế nào về sự biến thiên năng lượng và độ dài liên kết ở 2 cặp N2/N2+
và O2/O2+?
b) Hãy giải thích những nhận xét đó nhờ sơ đồ mức năng lượng các MO của mỗi cấu
tử đã cho trong bảng dữ kiện.
19.
Acid hypobromơ, HBrO, trong các dung môi nước có hằng số điện ly
Ka = 2,3.10-9.
A/ Hãy viết ra :
a) Cặp acid-base liên hợp của HBrO.
b) Phương trình cho proton của dạng acid và biểu thức của Ka.
c) Phương trình nhận proton của dạng base và biểu thức của Kb.
d) Biểu thức quan hệ giữa Ka và Kb. Tính trị số của Kb.
B/ Cho 20mL dung dịch HBrO 0,2000M tác dụng với dung dịch NaOH 0,1000M.
Tính pH của dung dịch:
e) Khi chưa cho tác dụng với kiềm.
f) Khi [HBrO]=[BrO-]
g) Ở điểm tương đương (trung hòa hết acid).
h) Khi số mol OH- thêm vào gấp 2 lần số mol HBrO có sẵn từ ban đầu.

4
20.
Tính độ tan của AgSCN và độ tan của AgBr khi chúng đồng thời có mặt trong
dung dịch nước bão hòa của cả 2 chất, cho biết:
TAgSCN = 1,1.10-12; TAgBr= 5,0.10-13.

21.
Tính sức điện động của pin có sơ đồ sau:
Pt│Co2+ 2,0M; Co3+ 0,010M ║Cr3+ 0,05M; Cr2O72- 4,0M; H+ 1,5M │Pt
Biết:
Co3+ + e ↔ Co2+ E0 = +1,82V.
Cr2O72- + 14H+ + 6e ↔2Cr3+ + 7H2O E0 = +1,33V.

You might also like