You are on page 1of 2

TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.

HCM ĐỀ THI CHỌN SINH VIÊN DỰ THI


KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC & THỰC PHẨM OLYPIC HÓA HỌC TOÀN QUỐC 2022
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ HÓA HỌC Ngày thi: 24/12/2022
---------------------------- Thời gian: 180 phút
Không sử dụng tài liệu

Câu 1: (2 điểm)
a) Một nguyên tử carbon có thể hấp thụ bức xạ với bước sóng khác nhau, dẫn đến sự thay đổi cấu
hình electron. Hãy vẽ giản đồ orbital thể hiện việc carbon hấp thụ ba bức xạ có bước sóng dài nhất mà
nó có thể hấp thụ.
b) Mặc dù việc nguyên tử O hay S nhận thêm 2 electron giúp chúng đạt cấu hình khí trơ, ái lực đối
với electron thứ hai của cả hai nguyên tố này đều dương, trong khi ái lực đối với electron thứ nhất lại
âm. Hãy giải thích.
c) Kim loại kiềm thổ nặng nhất được biết đến hiện nay là radium với điện tích hạt nhân 88. Hãy cho
biết điện tích hạt nhân của 2 kim loại kiềm thổ ở ngay dưới radium trong bảng tuần hoàn.
d) Hai hình bên dưới là năng lương ion hóa thứ nhất (trái) và ái lực electron (phải) của các nguyên tố
chu kì 3.

Hãy giải thích quy luật biến đổi chung và hai ngoại lệ (Mg và P) của hai đồ thị trên.
Tính biến thiên năng lượng khi một electron đi từ nguyên tử Na(k) sang nguyên tử Cl(k). Quá trình
này có thuận lợi về mặt năng lượng hay không?
Câu 2: (3,5 điểm)
a) Trạng thái tiêu chuẩn của phốt-pho ở 25 oC là P4. Phân tử này có bốn nguyên tử P đạt cấu hình
khí trơ giống nhau, không có liên kết đôi hay liên kết ba. Hãy vẽ công thức Lewis của chất này.
b) Nhiệt tạo thành của CaBr2 là -675 kJ/mol. Năng lượng ion hóa thứ nhất và thứ hai của Ca lần
lượt là 590 và 1145 kJ/mol. Nhiệt thăng hoa của Ca(r) là 178 kJ/mol. Năng lượng liên kết Br-Br là
193 kJ/mol. Ái lực electron của Br là -425 kJ/mol. Tính năng lượng mạng tinh thể của CaBr2.
c) Viết công thức Lewis, xác định số oxy hóa của từng nguyên tử S và số oxy hóa trung bình của
các nguyên tử S trong phân tử mạch thẳng H2S4.
d) Viết công thức Lewis và dự đoán góc liên kết trong NO2, NO2+ và NO2-.
e) Giải thích vì sao góc liên kết tăng dần từ trái sang phải của dảy HCF3,
HCCl3, HCBr3, và HCI3.
f) Thực nghiệm cho thấy góc liên kết F-Ba-F của BaF2 ở thể khí là 108o thay vì 180o như dự đoán.
Hãy thử đưa ra lời giải thích.
g) Viết công thức Lewis, xác định trạng thái lai hóa, góc liên kết và phác thảo hình dạng phân tử
methyl azide CH3N3.
Câu 3: (3,5 điểm)
a) Áp suất hơi bão hòa của nước ở 25 oC là 23,76 torr. Nếu 1,25 g nước được cho vào bình kín thể
tích không đổi 1,5 L thì khi đạt cân bằng ở 25 oC, bao nhiêu % nước tồn tại ở thể hơi, bao nhiêu % ở
thể lỏng?
b) Với mỗi cặp chất sau, hãy cho biết chất nào có nhiệt độ sôi cao hơn và giải thích: PF 5 và BrF3;
NF3 và BCl3; CH3OH và BeF2.
c) Ở 25 oC, độ tan của CCl4 trong nước là 1,2 g/L còn của CHCl3 là 10,1 g/L. Tại sao độ tan của
CHCl3 lại cao hơn CCl4 tới gần 10 lần?
d) Tại áp suất khí quyển, một dung dịch nước sôi ở 103 oC thì đông đặc ở bao nhiêu oC? Biết hằng
số nghiệm sôi và hằng số nghiệm đông của nước lần lượt là 0,52 và 1,86 oC.kg.mol-1.
e) Tại áp suất khí quyển, một dung dịch nước có áp suất hơi bão hòa là 20,5 torr ở 25 oC thì sôi ở
bao nhiêu oC? Biết áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất ở 25 oC là 23,8 torr, hằng số nghiệm
sôi của nước xem ở câu d).
Câu 4: (2,5 điểm)
a) Tính ΔH của phản ứng sau:

Biết

b) Tính sức điện động của pin sau ở 25 oC:

Biết tích số tan của CuI là 1,1.10-12 ở điều kiện đang xét.
c) Tính nồng độ I- trong một dung dịch thu được bằng cách lắc dung dịch KI 0,1 M với một lượng
dư AgCl(r). Biết tích số tan của AgI và AgCl lần lượt là 8,51.10-17 và 1,77.10-10.
d) Một sinh viên tính sai pH của dung dịch HCl 10 -6 M là 6. Hãy cho biết vì sao giá trị pH này sai
và cho biết kết quả đúng.
e) Để giảm 2 lần nồng độ H + trong một dung dịch acid yếu thì cần pha loãng dung dịch này mấy
lần?
Câu 5: (2 điểm) Tốc độ phân hủy khí N2O3 thành NO2 và NO được theo dõi bằng cách đo nồng độ
NO2 theo thời gian như trong bảng bên dưới. Xem như ở 50 000 s, toàn bộ N2O3 đã bị phân hủy.
[NO2], M 0 0,193 0,316 0,427 0,784
t, s 0 884 1610 2460 50 000
Xác định bậc phản ứng và tính hằng số tốc độ phản ứng.
Câu 6: (1,5 điểm) Xét phản ứng điều chế NH3 trong phương pháp Haber:
N2(k) + 3 H2(k)  2 NH3(k)
Hằng số cân bằng Kp của phản ứng này ở 300 K là 3,9.105 và ở 500 K là 1,2.104.
a) Tính ΔHo và ΔSo của phản ứng. Xem các đại lượng này không đổi.
b) Các kết quả của câu a có thay đổi hay không nếu số liệu của đề bài là Kc chứ không phải Kp?
Nếu không, hãy giải thích. Nếu có, hãy cho biết kết quả mới.
c) Trong một bình kín thể tích không đổi, ban đầu có nồng độ N 2 và H2 đều là 1 M, chưa có NH3.
Khi tăng nhiệt độ từ 300 K lên 500 K thì hiệu suất phản ứng lúc cân bằng tăng hay giảm bao
nhiêu lần?
---HẾT---

You might also like