You are on page 1of 3

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.

HCM KỲ THI VÀO ĐỘI TUYỂN NĂM HỌC 2022 – 2023


TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU Môn: HOÁ HỌC
----------------------------------------------------- Ngày thi: Thứ 3, 27/9/2022
Thời gian: 180 phút (Không kể thời gian phát đề)
--------------------------------------------------------------------
Câu 1
1.1. Viết công thức cấu tạo và so sánh đồ bền của O22- và O2- theo lý thuyết liên kết cộng hoá trị
(Valence Bond Theory). Dùng thuyết orbital phân tử (Molecular Orbital Theory) để kiểm chứng
kết quả. Độ dài liên kết O – O được đo trong các liên kết là 1,26 và 1,49Å. Các giá trị đó tương
ứng với ion nào ở trên.
1.2. Giải thích vì sao các năng lượng ion hoá của các phân tử H2, N2, C2, CO cao hơn năng lượng
ion hoá các nguyên tử tương ứng, năng lượng ion hoá của các phân tử F2, O2, NO lại thấp hơn
năng lượng ion hoá các nguyên tử tương ứng?
H: 1308 C: 1083 N: 1396 O: 1312 F: 1675 CO: 1354
H2: 1488 C2: 1154 N2: 1507 O2: 1173 F2: 1526 NO: 913
1.3. Viết công thức Lewis và xác định dạng hình học của các phân tử sau: BCl3, CO2, NO2, NO2+,
IF3.
1.4. Tại sao BCl3 ở dạng monome trong khi Al2Cl3 lại tồn tại ở dạng dime?

Câu 2
2.1. Cho biết rNa+= 0,9Å, rCl-= 1,81Å. Hãy dựa đoán mạng tinh thể NaCl? Vẽ cấu trúc mang này?
Tính số phân tử NaCl trong 1 tế bào cơ bản?
2.2. Một ε mạng lập phương của một iron oxide A có cấu trúc mạng tinh thể giống NaCl có hằng
số mạng là 4,3Å. Xác định CTHH của A. Tính khối lượng riêng của A (g.m-3) và bán kính iron
oxide. Cho biết bán kính của ion O22- là 1,4Å.
2.3. Trong quá trình tổng hợp A, thu được iron oxide B của cùng kiểu ô mạng và hằng số giống
A nhưng thiếu hụt 1 lượng iron. Khối lượng riêng đo được của B là 5,7g.m-3. Xác định CTHH
của B.

Câu 3
3.1. Dung dịch A gồm Fe(NO3)3 0,05M; Pb(NO3)3 0,1M; HNO3 0,01M. Tính pH của A.
3.2. Có thể tách riêng ion Fe3+ khỏi dung dịch dưới dạng Fe(OH)3 kết tủa từ A bằng cách điều
chỉnh độ pH của dung dịch A không? Nếu được hãy cho biết giá trị pH từ kết tủa hoàn toàn
Fe(OH)3 từ A (coi một ion kết tủa hoàn toàn nếu nồng độ còn lại của ion có trong dung dịch A ≤
10-6M)
3.3. Cho 0,02 mol NaOH vào 1L dung dịch A. Chất nào sẽ kết tủa? Tính thành phần các cấu tử
trong dung dịch thu được.
Cho: Fe3+ + H2O ⇌ FeOH2+ + H+ (lg β1 = -2,17)
Pb2+ + H2O ⇌ PbOH+ + H+ (lg β2 = -7,8)
Fe(OH)3 có pKs = 37; Ph(OH)2 có pKs = 16,1

Câu 4
Xét hỗn hợp gồm 1,78kg H2O(l) và 262g H2O(s) ở 0OC. Sau quá trình biến đổi thì hệ đạt đến trạng
thái cân bằng, trong đó tỷ lệ nước lỏng và nước đá là 1:1 ở 0OC
4.1. Tính biến thiên entrophy của hệ trong quá trình biến đổi trên 2 trường hợp sau:
a) Biến đổi trên là quá trình thuận nghịch
b) Biến đổi trên là quá trình bất thuận nghịch
4.2. Chứng minh các số liệu tính toán của bạn là phù hợp với nguyên lý II của nhiệt động lực
học. Biết enthalpy là quá trình nóng chảy nước đá ở 0OC là 333kJ.kg-1 và khối lượng riêng của
nước lỏng và nước đá lần lượt là 1g.mL-1 và 0,92g.mL-1. Cp của nước lỏng và nước đá lần lượt là
4,184J.g-1.OC-1 và 2,108 J.g-1.OC-1.

Câu 5
Từ dữ liệu nhiệt dưới đây hãy tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau ở 500K
CO(g) + H2O(g) ⟶ CO2(g) + H2(g)
298K; kJ.mol-1
CO Cp = 29,12 J.mol .K -1 -1
ΔHOt = -110,5
H2O Cp = 33,58 J.mol-1.K-1 ΔHOt = -241,8
CO2 Cp = 37,11 J.mol-1.K-1 ΔHOt = - 393,5
H2 Cp = 29,89 J.mol-1.K-1 ΔHOt = ?

Câu 6
Xét phản ứng sau ở 25OC trong dung dịch H2O:
IC3-(aq) + 5I-(aq) + 6H+ ⟶ 3I2(aq) +3H2O(l)
[I-], M [IC3-], M [H+], M Tốc độ phản ứng (L.mol-1.s-1)
1 0,01 0,1 0,01 0,6
2 0,01 0,1 0,01 2,4
3 0,01 0,3 0,01 5.4
4 0,01 0,1 0,02 2,4
6.1. Xác định quy luật tốc độ phản ứng
6.2. Tính hằng số tốc độ phản ứng ở 25OC
6.3. Năng lượng hoạt hoá của phản ứng Ea = 84 kJ.mol-1. Tính tốc độ phản ứng ở 40OC
6.4. Nếu dùng chất xúc tác thì năng lượng hoạt hoá sẻ giảm đi 10 kJ.mol-1. Cho biết tốc độ phản
ứng tăng hay giảm bao nhiêu lần so với khi không dùng

Câu 7
Cho thí nghiệm:
Oxy hoá CoCl3 và NH4Cl tạo thành muối Cl màu hồng tỷ lệ 1Co : 4NH4 (A). Thêm HCl vào (A)
thu được kết tủa và dung dịch màu tím CoCl3.4NH3 (B). Đun nóng (B) trong HCl thu được muối
màu xanh lục (C) cùng công thức với (B).
7.1. Viết phương trình phản ứng dưới dạng cấu trúc gọi tên các chất (A); (B); (C).
7.2. Một trong hai chất (B); (C) có khả năng phản ứng với en (ethylenediamine [C2H4(NH2)2])
theo tỷ lệ 1 phức : 2 en tạo thành cặp chất đối quang. Hãy cho biết đó là chất nào và đồng phân
sản phẩm tạo thành.

Câu 8
Xét phản ứng pha khí tạo phosgene (COCl2)
CO(g) + Cl2(g) ⟶ COCl2(g)
Cơ chế phản ứng:
Cl2(g) + M(g) ⇌ 2Cl(g) + M(g) (cân bằng nhanh)
(k1: Tốc độ phản ứng thuận; k2: Tốc độ phản ứng nghịch)
Cl(g) + CO(g) + M(g) ⇌ ClCO(g) + M(g) (cân bằng nhanh)
(k3: Tốc độ phản ứng thuận; k4: Tốc độ phản ứng nghịch)
ClCO(g) + Cl2(g) ⟶ Cl2CO(g) + Cl(g) (chậm)
M là phân tử khí hiện diện trong bình phản ứng
Chứng minh tốc độ phản ứng tạo phosgene là k.[Cl2]3/2.[CO]

Câu 9
Ở áp suất 1 bar, phân trăm nước phân huỷ pử 2000K và 2100K lần lượt là 0,53% và 0,88%. Tính
biến thiên enthalpy và entropy của quá trình phân huỷ tạo thành H2 và O2
2H2O(g) ⇌ 2H2(g) + O2(g)
Câu 10
Ở 25OC, thế khử khuẩn của O2 trong môi trường acid là 1,23V (so với điện cực hydrogen tiêu
chuẩn)
O2 + 4H+ + 4e- ⟶ 2H2O (EO = 1,23V)
10.1. Tính thế khử khuẩn của O2 trong môi trường nước
10.2. Tính thế khử khuẩn của O2 trong môi trường pH = 12

Câu 11
Cho 2 phức ion [Co(H2O)6]2+ và [Co(H2O)4]2+
11.1. Cho biết màu hồng, xanh tương ứng với ion nào? Giải thích.
11.2. Vẽ giản đồ mô tả năng lượng của lớp 3d của các kim loại trong mỗi phức. Với mỗi ion kể
trên điền các electron của p lớp d vào các giản đồ tương ứng. Tính năng lượng bền vững hoá
trong tinh thể (Crystal Field Stabilization Ennergy) của mỗi ion
11.3. Nêu hiện tượng và giải thích phản ứng dung dịch CoCl2 đang màu hồng nhạt, thêm KCl
đặc: dung dịch chuyển sang màu xanh (1), pha loãng thì màu hồng trở lại.
11.4. Xét phản ứng (1), nếu dùng KCl và KSCN cùng nồng độ thì muối nào làm màu dung dịch
chuyển nhanh và rõ hơn.

Câu 12
Một mẫu PbXOx, màu đỏ cam hoà tan trong acid và dẫn SO2 vào trong dung dịch thu được kết
tủa được A chứa 68,3% Pb tách ra và dung dịch màu xanh. Cho dung dịch đã tách hết kết tủa tác
dụng với Na2CO3 được kết tủa B có màu xanh đục. Hoà tan B với H2SO4 loãng, thêm K2SO4 vào
dung dịch và làm lạnh đến 0OC thu được tinh thể C màu tím.
12.1. Xác định CTHH của PbXOx biết phần trăm X trong chất đó là 16,1%.
12.2. Xác định A, B, C và viết phương trình xảy ra
12.3. Viết phương trình và khi điều kiện phản ứng
- B+ K3[Fe(CN)6] trong kiềm
- B tan trong nước Javel
- Đun nóng B được D
- Đun nóng E được D + N2 + …
- D + … + Cl2 ⟶ … + CO

You might also like