You are on page 1of 5

Bài 1: Năng Lượng – Cấu tạo chất:

1.1) Năng lượng Eo (J) của một electron trong trường hợp lực một hạt nhân được tính bằng biểu thức:

Trong đó, e là điện tích nguyên tố; Z là điện tích hạt nhân; ɛo là hằng số điện; h là hằng số Planck; n là số
lượng tử chính (n = 1,2,3…); µ (kg) là khối lượng rút gọn của hệ, được tính bằng biểu thức:
µ = (mhạt nhân . melectron) : (mhạt nhân + melectron).
a) Tính bước sóng max (nm) của dãy phổ Lyman khi electron chuyển từ n = 2 về n = 1 trong nguyên tử
hiđro.
b) Tần số tương ứng với bước sóng max của dãy Lyman có sự khác biệt nhỏ giữa hiđro và đơteri (một đồng
vị của hiđro, trong hạt nhân có một proton và một nơtron). Nguyên nhân là do sự khác biệt về khối lượng
rút gọn giữa đơteri và hiđro. Hiệu ứng này gọi là sự chuyển dịch đồng vị. Tính sự khác biệt về tần số ∆
(Hz) cho photon phát xạ khi electron chuyển từ n = 2 về n = 1 trong đơteri và hiđro.
c) Positroni là một hệ gồm một positron, là hạt có điện tích +1 và một electron. Khi electron chuyển từ n =
3 về n = 2, hệ bức xạ photon có bước sóng  = 1312 nm. Tính khối lượng m (kg) của positron.

1.2) Thực tế, qua tính toán mực độ ion của liên kết từ momen lưỡng cực của phân tử hai nguyên tử, chúng
ta nhận thấy rằng ngay trong những hợp chất ion điển hình như halogenua kim loại kiềm, liên kết cũng
không phải là ion 100%, nghĩa là trong phân tử không có sự chuyển hoàn toàn electron từ nguyên tử này
sang nguyên tử khác. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này chính là sự phân cực hoá (hay sự phân cực hoá
ion).
Sự phân cực hoá được định nghĩa như sau: ion dương gây biến dạng lớp vỏ ion âm do đó một phần liên
kết ion chuyển hoá thành liên kết cộng hoá trị.

Một số tính chất như sau:


+ Tác dụng phân cực hoá của cation càng lớn khi bán kính của nó càng nhỏ và điện tích của nó càng
lớn.
+ Anion càng dễ bị phân cực hoá khi bán kính của nó càng lớn và điện tích âm của nó càng cao.
+ Sự phân cực hoá càng mạnh thì liên kết cộng hoá trị càng nhiều.
Từ các dữ liệu trên hãy:
a) So sánh nhiệt độ nóng chảy của SnCl2 và SnCl4. Giải thích?
b) So sánh nhiệt độ nóng chảy của CaF2 và CaCl2. Giải thích?
c) So sánh nhiệt độ nóng chảy của MgCl2 và MgO. Giải thích?
d) Tại sao ở nhiệt độ cao (>10000C) thì phản ứng 4CuO  2Cu2O + O2 lại rất dễ dàng xảy ra?

Bài 2: Hoá Phân Tích:


2.1) Cadimi là một trong những kim loại rất độc được tìm thấy với nồng độ cao trong chất thải từ quá trình
luyện kẽm, mạ điện và xử lí nước thải. Hít phải cadimi dạng hạt nhỏ sẽ nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ hô
hấp, sau đó là thận. Cadimi cho thấy sự cạnh tranh với kẽm tại các vùng hoạt động của enzyme. Cadimi tao
thành hydroxit hơi khó tan là Cd(OH)2.
a) Tính độ tan của Cd(OH)2 trong nước nguyên chất (Bỏ qua cân bằng phụ của ion Cd2+)
b) Tính độ tan của Cd(OH)2 trong NaOH 0,01M.
c) Ion Cd2+ có khả năng tạo phức mạnh với ion CN- , các quá trình tương ứng như sau:
Cd2+ + CN- ⇄ Cd(CN)+ k1= 105,48
+ -
Cd(CN) + CN ⇄ Cd(CN)2 k2 = 105,12
Cd(CN)2 + CN- ⇄ Cd(CN)3- k3 = 104,63
- - 2-
Cd(CN)3 + CN ⇄ Cd(CN)4 k4 = 103,65
Hãy tính độ tan của Cd(OH)2 trong nước chứa ion CN - biết rằng ion CN- có nồng độ cân bằng được giữ
cố định là 1,00.10-3 M.
Cho biết: pKS(Cd(OH)2) = 14,23. Ka(HCN) = 10-9,35.

2.2) Dung dịch A gồm Na2S và CH3COONa có pHA = 12,50.


a) Thêm một lượng Na3PO4 vào dung dịch A sao cho độ điện ly của ion S2- giảm 20% (coi thể tích
dung dịch không đổi). Tính nồng độ Na3PO4 trong dung dịch A.
b) Chuẩn độ 20,00 mL dung dịch A bằng dung dịch HCl 0,10M. Khi chỉ thị metyl da cam đổi màu (pH
= 4,00) thì dùng hết 19,40 ml dung dịch HCl. Tính nồng độ CH3COONa trong dung dịch A.
Cho biết: pKai(H2S) = 7,02 và 12,90; pKai(H3PO4) = 2,15; 7,21; 12,32; pKa(CH3COOH) =4,76.

Bài 3: Nhiệt Hoá học:


3.1. Hãy:
a) Viết phương trình hình thành benzene lỏng từ các đơn chất bền ở điều kiện tiêu chuẩn.
b) Tính ∆ H of ( C6 H 6 ,l) từ entanpy liên kết tiêu chuẩn, entanpy phân li tiêu chuẩn, entanpy hóa hơi tiêu
chuẩn của benzene và entanpy thăng hoa tiêu chuẩn của than chì.
c) Tính entanpy hình thành tiêu chuẩn của benzene lỏng dựa vào định luật Hess và entanpy thiêu nhiệt tiêu
chuẩn.
o
d) Tính hiệu số khác nhau giữa các giá trị ∆ H f ( C 6 H 6 , l ) thu được trong hai lần trước. Chọn câu trả lời
chính xác để giải thích:
- Do sai số thực nghiệm trong giá trị entanpy thiêu nhiệt tiêu chuẩn.
- Phương pháp được sử dụng ở câu b không tính đến bản chất liên kết của benzene.
- Định luật Hess chỉ được ápduụng một cách nghiêm ngặt với các entanpy hình thành tiêu chuẩn.
- Phương pháp sử dụng trong câu c không tính đến sự định vị điện tử.
e) Tính entanpy của phản ứng hiđro hóa hoàn toàn benzene lỏng thành cyclohexane.
Các bước trong quá trình hiđro hóa hoàn toàn benzene thành cyclohexane được cho như sơ đồ 1:

Sơ đồ 1. Hiđro hóa benzene


f. Hoàn thành sơ đồ trên bằng việc tính entanpy của phản ứng hiđro háo benzene thành cyclohexa-1,3-
diene.
Entanpy tiêu chuẩn của phản ứng này khác với các phản ứng còn lại trong sơ đồ 1.
g. Đâu là lí do chính cho sự khác biệt trên?
- Các liên kết đôi trong benzen không tương đương: có 1 liên kết đôi bền hơn những liên kết còn lại.
- Sự phá hủy tính thơm của benzen.
- Sự hình thành trung gian phản ứng (cyclohexa-1,3-diene) bị hạn chế.
h. Chỉ sự dụng giá trị cho trong sơ đồ 1, tính năng lượng cộng hưởng của cyclohexa-1,3-diene và năng
lượng cộng hưởng của benzene.
Các dữ kiện cho như sau:
Thiêu nhiệt tiêu chuẩn ∆ H oc ở 298K (kJ.mol-1)
Chất C(graphite) H2(k) C6H6(l)
o
∆ Hc -393,5 -285,6 -3268
∆ H of ( C 6 H 12 ,l ) =−156,4 kJ . mol−1
Entanpy liên kết tiêu chuẩn ∆ H od ở 298 K (kJ.mol-1)
Liên kết C-H C-C C=C
o
∆ Hd 414,8 346,9 614,5
Entanpy phân li liên kết tiêu chuẩn D ở 298K (kJ.mol-1)
o

Liên kết O=O H-H


o
D 498,3 436,0
o −1
∆ H th C , graphite =716,70 kJ .mo l
( )
∆ H obh ( C6 H 6 ) =33,90 kJ . mol −1

3.2. Cho hai phản ứng giữa graphit và oxi:


(a) C(gr) + ½ O2 (k) → CO (k)
(b) C(gr) + O2 (k) → CO2 (k)
Các đại lượng ∆Ho, ∆So (phụ thuộc nhiệt độ) của mỗi phản ứng như sau:
∆HoT(a) (J/mol) = - 112298,8 + 5,94T ∆HoT(b) (J/mol) = - 393740,1 + 0,77T
o
∆S T(a) (J/K.mol) = 54,0 + 6,21lnT ∆SoT(b) (J/K.mol) = 1,54 - 0,77 lnT

Hãy lập các hàm năng lượng tự do Gibbs theo nhiệt độ ∆GoT(a) = f(T), ∆GoT(b) = f(T) và cho biết khi tăng
nhiệt độ thì chúng biến đổi như thế nào?

Bài 4: Động Học – Hạt nhân:


67 67
4.1. Sự biến đổi của hạt nhân 31 Ga (với chu kì bán rã t1/2 = 3,26 ngày) thành hạt nhân bền 30 Zn xảy ra khi
hạt nhân 67Ga bắt một electron thuộc lớp K của vỏ electron bao xung quanh hạt nhân. Quá trình này không
phát xạ β+. 67
a) Viết phương trình của phản ứng hạt nhân biểu diễn sự biến đổi phóng xạ của Ga .
b) Chùm tia nào được phát ra khi 67Ga phân rã?
10,25 mg kim loại gali đã làm giàu đồng vị 67Ga được sử dụng để tổng hợp m gam dược chất phóng
xạ gali xitrat (GaC6H5O6.3H2O). Hoạt độ phóng xạ của mẫu (m gam) dược chất là 1,09.10 8 Bq. Chấp nhận
rằng quá trình tổng hợp có hiệu suất chuyển hóa Ga bằng 100%.
c) Tính khối lượng của đồng vị 67Ga trong m gam dược chất được tổng hợp (cho rằng 67Ga là đồng vị phóng
xạ duy nhất có trong mẫu).
d) Tính hoạt độ phóng xạ của 1 gam dược chất gali xitrat được tổng hợp ở trên.
Ngay sau khi tổng hợp, toàn bộ m gam dược chất phóng xạ được hòa tan trong 100 mL nước cất.
Sau 8 giờ, 1 mL dung dịch này được tiêm vào tĩnh mạch bệnh nhân. Sau khi tiêm 1 giờ, người ta lấy 1 mL
mẫu máu của bệnh nhân và đo được hoạt độ phóng xạ 210,2 Bq .
e) Tính hoạt độ phóng xạ theo Bq của liều 1 mL dung dịch gali xitrat khi tiêm vào cơ thể bệnh nhân.
f) Tính thể tích máu của bệnh nhân ra mL. Giả thiết rằng toàn bộ gali xitrat chỉ phân bố đều trong máu.

4.2. Cho phản ứng: 2NO(k) + O2(k)  2NO2(k) với tốc độ v = k[NO]2 [O2]
Hai giả thiết đề ra:
1) Phản ứng là đơn giản.
2) Phản ứng có cơ chế như sau:
2NO(k) ⇋ N2O2(k) (a)
N2O2(k) + O2(k) → 2NO2(k) (b)
Thực nghiệm xác định rằng khi tăng nhiệt độ thì tốc độ phản ứng giảm. Hỏi giả thiết nào đúng? Giải thích.
Bài 5: Hoá nguyên tố:
5.1. Hoàn thành các phản ứng:
a) BCl3 + (CH3CH2)3N  CCl4

Đun nóng
b) BCl3 + NaH (dư) 
ete

o

c) BCl3 + NH3 


1000 C

Cho biết: một sản phẩm của phản ứng (c) là chất rắn màu trắng, có cấu trúc tinh thể giống than chì.

5.2. Trong những năm gần đây, hợp chất của nguyên tố (nhẹ) X với hiđro đã nhận được sự chú ý lớn vì la
nguồn nhiên liệu tiềm năng. Hợp chất A (có dạng XYH 2) và B (có dạng XH) là các chất có khả năng sinh
ra hidro.
- Đun nóng A cho hợp chất rắn C và khí D (khí D làm xanh quì tím ẩm).
- Đun nóng một hỗn hợp gồm A và B (có tỉ lệ số mol n A : nB = 1 : 2) trong điều kiện xúc tác thích hợp, các
phản ứng xảy ra theo sơ đồ tổng quát:
2A  C + D; D + B  A + H2; C + B  E + H2
Quá trình trên giải phóng hiđro và làm tổng khối lượng bị mất là 10,256% (không tính đến các hao hụt
khác).
- Thuỷ phân các chất A, C, E đều tạo thành F và D.
- G là hợp chất chỉ chứa 2 nguyên tố X và Y. Ion G2- đẳng electron với CO2 và có tổng số nguyên tử bằng
4. Phân huỷ G cho E và một chất khí không màu I.
a) Hãy biện luận để tìm công thức của A, B, C, D, E, F, G và I.
b) Viết phương trình xảy ra.

5.3. Phát xít Đức từng sản xuất một chất hoá học cực kỳ kinh khủng có mật danh N trong Thế chiến II.
Chất N có đặc tính sôi lên khi tiếp xúc không khí, phát nổ khi chạm nước, gây chết người nếu hít phải. Đặc
biệt khi nạp vào sung phun lửa và khai hoả, N có thể tạo ra ngọn lửa với nhiệt độ tới hơn 2400 độ C.
Quân Phát xít muốn dùng chất N để biến các boong-ke quân Đồng Minh thành “cháo” theo đúng nghĩa
đen. Tuy nhiên, sau thời gian nghiên cứu, chính các binh lính Đức không dám sử dụng vì độ nguy hiểm quá
cao của chất N. Do vậy, cuối cùng nghiên cứu bị chấm dứt. Chất N là một tác nhân oxi hoá mạnh nhất mà
con người từng biết đến. Do tính oxy hoá vượt trội mà N có thể đốt cháy các vật liệu mà bình thường
không thể cháy như gạch, a-mi-ăng,… và cũng nhờ khả năng cháy siêu bá đạo này N từng được các nhà
khoa học Mỹ dự định dùng để tạo lực đẩy tên lửa tuy nhiên họ sớm nhận ra sự may mắn của mình sau một
sự cố 1950.
Thời điểm đó, các nhà khoa học Mỹ cố gắng vận chuyển N với số lượng lớn đã vô tình làm vỡ bồn
chứa bằng thép. Lập tức hàng tấn N bùng cháy dữ dội. Ngọn lửa cực nóng không chỉ ăn sâu xuống lớp bê-
tông dày 30cm của sàn mà còn tiếp tục xuyên qua 1m đất sỏi bên dưới. Không một cách nào có thể dập tắt
đám cháy ngoại trừ việc để nó… tự cháy hết.
Biết rằng N là một hợp chất không màu được tạo ra từ 2 khí A và B (Z A < ZB) có màu. Phân tử của N có
dạng hình chữ T (chữ tê). N phản ứng với Ca(OH) 2 tạo kết tủa. Xãy xác định N (có giải thích) và hoàn
thành chuỗi phản ứng sau. Viết phương trình hoá học.

You might also like