You are on page 1of 27

CHUYÊN ĐỀ: NHIỆT HÓA HỌC

A. LÝ THUYẾT

I. Một số khái niệm

1. Hệ

Hệ là một phần của vũ trụ có giới hạn xác định đang được khảo sát về phương diện trao đổi năng lượng và

vật chất. Phần còn lại của vũ trụ là môi trường ngoài đối với hệ.

Ví dụ: Một hỗn hợp gồm hai hóa chất đang cho phản ứng trong một ống hàn kín. Hệ là các chất hiện diện

trong ống, giới hạn của hệ là vách ống, phần vũ trụ ngoài ống là môi trường ngoài.

Hệ có thể trao đổi nhiệt, công, vật chất với môi trường ngoài.

Ví dụ: Hệ gồm kim loại kẽm đang cho phản ứng với dung dịch HCl trong một becher:

Zn + 2HCl ZnCl2 + H2

Khí H2 thoát ra khỏi becher: hệ mất vật chất. Phản ứng tỏa nhiệt hệ cung cấp nhiệt cho môi trường ngoài.

Có 3 loại hệ:

- Hệ hở (hệ mở): là hệ có thể trao đổi cả năng lượng lẫn vật chất với môi trường ngoài.

Ví dụ: đun sôi một ấm nước, nhiệt được cung cấp vào hệ, hệ mất vật chất ra môi trường ngoài dưới dạng hơi

nước.

- Hệ kín (hệ đóng): là hệ chỉ trao đổi với môi trường ngoài năng lượng nhưng không trao đổi vật chất.

Ví dụ: hệ gồm các hóa chất đang cho phản ứng trong một ống thủy tinh hàn kín. Hệ không mất vật chất nhưng

có thể nhận nhiệt vào (nếu phản ứng thu nhiệt) hoặc cung cấp nhiệt (nếu phản ứng tỏa nhiệt).

- Hệ cô lập: là hệ không trao đổi cả năng lượng lẫn vật chất với môi trường ngoài.

Ví dụ: một Dewar chứa hóa chất được đậy kín và được bao phủ bằng một lớp cách nhiệt thật dày để cho vật

chất và nhiệt lượng không thể trao đổi với môi trường ngoài.

2. Trạng thái

Trạng thái là một từ nói lên đặc điểm của hệ đang được khảo sát. Một hệ có trạng thái xác định khi những

biến số xác định những đại lượng của hệ được biết một cách chính xác như nhiệt độ, thể tích, áp suất, khối

Trang 1
lượng riêng.... các đại lượng này được gọi là biến số trạng thái của hệ. Trạng thái của hệ sẽ thay đổi nếu ít nhất

có một trong những biến số trạng thái thay đổi.

Ví dụ: 50cm3 nước ở 200C, 1atm cho biết trạng thái của hệ nước đang xét.

3. Biến đổi (quá trình)

Một hệ nhiệt động học biến đổi (hay thực hiện một quá trình) khi trạng thái của hệ thay đổi. Trạng thái của

hệ thay đổi nếu ít nhất có một biến số trạng thái của hệ thay đổi. Biến đổi được xác định nếu biết rõ trạng thái

đầu và trạng thái cuối. Đường biến đổi chỉ được xác định khi biết được trạng thái đầu, trạng thái cuối và tất cả

những trạng thái trung gian mà hệ dã trải qua.

Người ta chia ra các loại biến đổi:

- Biến đổi hở (mở): là biến đổi đem hệ từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối khác nhau.

- Biến đổi kín (đóng): là biến đổi đem hệ từ trạng thái đầu đến trạng thái cuối giống nhau. Trường hợp

này, hệ đã thực hiện một chu trình biến đổi kín.

Ví dụ: 1 lít nước ở 200C, 1atm được đun nóng đến 700C, 1atm rồi lại được làm nguội về 200C, 1atm.

- Biến đổi thuận nghịch: là biến đổi mà các trạng thái trung gian của hệ trải qua được xem như do các quá

trình cân bằng. Một cách đơn giản để xác định tính chất thuận nghịch của một biến đổi là khảo sát xem biến đổi

ngược lại có thể xảy ra được hay không. Nếu biến đổi ngược lại xảy ra được thì đó là biến đổi thuận nghịch, nếu

biến đổi ngược không xảy ra được thì đó là biến đổi bất thuận nghịch (hay biến đổi tự nhiên).

Ví dụ: sự đông đặc của nước ở 00C, 1atm là một biến đổi thuận nghịch vì biến đổi ngược lại ứng với nước

đá nóng chảy ở 00C, 1atm cũng thực hiện được.

- Biến đổi đẳng tích: là biến đổi được thực hiện trong điều kiện thể tích của hệ không thay đổi.

Ví dụ: một phản ứng hóa học được thực hiện trong ống hàn kín.

- Biến đổi đẳng áp: là biến đổi được thực hiện trong điều kiện áp suất không đổi.

Ví dụ: phản ứng hóa học được thực hiện trong bình cầu ăn thông với khí quyển bên ngoài.

- Biến đổi đẳng nhiệt: là biến đổi được thực hiện trong điều kiện nhiệt độ không đổi.

Ví dụ: phản ứng được thực hiện trong một bình cầu nhỏ được dặt trong bình điều nhiệt giữ ở nhiệt độ xác

định.

Trang 2
- Biến đổi đoạn nhiệt: là biến đổi thực hiện trong điều kiện không có sự trao đổi nhiệt lượng giữa hệ với

môi trường ngoài.

Ví dụ: phản ứng được thực hiện trong bình Dewar đậy kín, được bao quanh bởi các lớp cách nhiệt thật dày.

4. Hàm số trạng thái

Một đại lượng được gọi là hàm số trạng thái của hệ nếu biến thiên của đại lượng đó chỉ phụ thuộc vào

trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà không phụ thuộc vào cách tiến hành quá trình (như thuận nghịch hay

bất thuận nghịch).

Nói chung, tất cả các biến số trạng thái của hệ như nhiệt độ T, áp suất p, thể tích V... đều là những hàm số

trạng thái của hệ vì những biến số đó chỉ đặc trưng cho trạng thái đang xét của hệ. Khi hệ chuyển từ trạng thái

đầu sang trạng thái cuối, biến thiên của những biến số trạng thái của hệ chỉ phụ thuộc vào những trạng thái đó,

không phụ thuộc vào các trạng thái trung gian mà hệ trải qua.

5. Nhiệt và công

Trong sự tương tác giữa hệ với môi trường ngoài có thể có xảy ra sự trao đổi năng lượng. Khi đó có hai

cách khác nhau trong sự chuyển năng lượng từ vật này sang vật khác. Nếu sự chuyển năng lượng có liên quan

đến sự thay đổi cường độ chuyển động phân tử của hệ thì sự chuyển năng lượng này được thực hiện dưới dạng

nhiệt. Nếu sự chuyển năng lượng có liên quan đến sự chuyển dịch những khối lượng vật chất vĩ mô dưới tác

dụng của những lực nào đó thì sự chuyển năng lượng này được thực hiện dưới dạng công.

Theo quy ước về dấu của nhiệt động lực học:

Nếu hệ tỏa nhiệt thì nhiệt có trị số âm, q < 0.

Nếu hệ thu nhiệt thì nhiệt có trị số dương, q > 0.

Nếu hệ tạo công thì công có trị số âm, W<0.

Nếu hệ nhận công thì công có trị số dương, W>0.

Trang 3
a. Nhiệt

Nhiệt lượng q cần dùng để đem m gam hóa chất tăng lên một khoảng nhiệt độ tương đối nhỏ từ T1 đến T2

là: q = mc (T2-T1).

Với c là tỉ nhiệt (nhiệt dung riêng) của hóa chất, đó là lượng nhiệt cần để đem một gam hóa chất tăng lên

một độ, được xem như không đổi trong khoảng nhiệt độ trên.

Thường người ta đo nhiệt lượng q ở áp suất không đổi hoặc ở thể tích không đổi, lúc đó tỉ nhiệt c sẽ là tỉ

nhiệt đẳng áp cp hoặc tỉ nhiệt đẳng tích cv.

Nếu m = M, phân tử gam (khối lượng mol phân tử tính bằng gam), thì có tỉ nhiệt mol đẳng áp C p hoặc tỉ

nhiệt mol đẳng tích C V , là lượng nhiệt cần để đem một mol hóa chất tăng lên một độ ở điều kiện áp suất không

đổi hoặc ở thể tích không đổi. MCp = CP MCv = CV

Trên thực tế, thường C p , C V thay đổi theo nhiệt độ. Trong trường hợp này, người ta xem một khoảng

nhiệt độ tương đối nhỏ T, trong đó tỉ nhiệt mol trung bình là C ptb và C Vtb .

Ứng với một mol hóa chất ta có:

Δq p = CptbΔT Δq V = C Vtb ΔT

Δq p , Δq V lần lượt là nhiệt lượng cần để đem một mol hóa chất tăng lên T độ ở điều kiện đẳng áp, đẳng

tích.

b. Công

Ta thiết lập biểu thức tính công giãn ép của hệ.

- Trường hợp áp suất ngoài không đổi:

Trang 4
Xem một hệ chứa khí giãn nở như hình vẽ trên từ thể tích V1 đến thể tích V2. Giả sử piston có khối lượng

không đáng kể và hệ chỉ chịu tác dụng của áp suất ngoài không đổi tạo nên bởi sự đè lên của trọng lượng mg,

với m là khối lượng của một vật nhỏ được đặt trên bề mặt piston, g là gia tốc trọng trường, S là tiết diện của

mg
piston. Áp suất ngoài là: Pngoài =
S

Ghi chú: Áp suất là áp lực tác dụng lên một đơn vị diện tích.

Công giãn nở của khí khi piston di chuyển lên một đoạn h là:

W = - mgh

(công = lực x đoạn dường. Thêm dấu – để công tạo có trị số âm).

mg
W= - x Sh
S

 W = - pngoài (V2-V1)

V2-V1: độ tăng thể tích ứng với sự di chuyển của piston lên một đoạn hóa học.

II. Nguyên lý thứ nhất nhiệt động học

1. Nguyên lý thứ nhất và nội năng U

Xem một hệ biến đổi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) theo nhiều đường biến đổi khác nhau. Gọi q1, W1,

q2, W2,..., qi, Wi là nhiệt và công trao đổi giữa hệ với môi trường ngoài theo các đường biến đổi 1,2,....,i.

Nguyên lý thứ nhất nhiệt động lực học phát biểu như sau:

Nếu qi và Wi là nhiệt và công trao đổi giữa hệ với môi trường ngoài theo đường biến đổi I thì qi và Wi

riêng rẽ thay đổi theo đường biến đổi nhưng tổng số qi +Wi luôn luôn là một hằng số không tùy thuộc đường

biến đổi mà chỉ tùy thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của hệ mà thôi.

q1+W1 = q2+W2 = ....= qi+Wi = const(hằng số)

Trang 5
=== >Nội dung: “Năng lượng không thể tự sinh ra và mất đi mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác”

(dựa theo ĐLBT NL)

Về phương diện toán học, biểu thức trên chỉ rằng ta có thể tìm được một hàm số năng lượng U của hệ

nghiệm đúng điều kiện:

U = U2 - U1 = q1+W1 = q2+W2 = qi+Wi = const

Hay: U = q +W

U1 và U2 lần lượt là trị số của U ở trạng thái cuối và trạng thái đầu của hệ.

q và W là nhiệt và công trao đổi giữa hệ với môi trường ngoài theo bất cứ đường biến đổi nào để hệ đi từ

trạng thái đầu đến trạng thái cuối.

Hàm số U này biểu diễn nội nặng của hệ tức năng lượng sẵn chứa trong hệ.

Ghi chú:

Nếu hệ biến đổi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) theo các cách biến đổi thuận nghịch hay bất thuận

nghịch, thì trong các cách biến đổi ấy U đều giống nhau. Còn q, W trái lại có trị số khác nhau tùy theo cách

biến đổi.

Xem một hệ biến đổi từ trạng thái (1) đến trạng thái (2) theo hai đường biến đổi khác nhau: một thuận

nghịch và một bất thuận nghịch ta có:

dU = qtn + Wtn = qbtn + Wbtn

 Wtn - Wbtn = qbtn - qtn

Do Wtn < Wbtn

Nội năng: U

- Là tổng năng lượng dự trữ của hệ đó: U = Etịnh tiến + Equay + Edao động + Ehút,đẩy + Enhân

- Không thể xác định được giá trị tuyệt đối của nội năng U mà chỉ xác định sự biến thiên U (U = U2 – U1) khi

hệ chuyển từ trạng thái này (1) sang trạng thái khác (2).

- Nội năng U là một hàm trạng thái tức là chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và cuối của hệ, không phụ thuộc vào

hệ đó được hình thành như thế nào.


Trang 6
2. Entalpi

a. Biến đổi đẳng tích : V = const

dU = q+W = q-pngoàidV

dV = 0dUv = qv

Với một biến đổi xác định:

U = qv

b. Biến đổi đẳng áp : P = const

- Hệ thực hiện công dãn nở  mất năng lượng  W = -P.V.

 pngoài = phệ = pkhí quyển

dU = q + W = q - pngoàidV

Theo nguyên lý I:

U = U2 – U1 = qp - p(V2 – V1)

 qp = (U2 – U1) + (pV2 – pV1) = (U2 + pV2) - (U1 + pV1)

Đặt H = U + pV

Ta có qp = H2 – H1 = H

Đại lượng H = U + pV là tổ hợp của các đại lượng trạng thái nên cũng là một đại lượng trạng thái và được

gọi là hàm số năng lượng entalpi. Và đối với một quá trình biến đổi vi phân ta có qp = dH.

Với biến đổi xác định:

qp = H

- Quá trình đẳng áp: hiệu ứng nhiệt = biến thiên entanpi.

- Đa số các quá trình xảy ra ở điều kiện P không đổi.

+ Phản ứng tỏa nhiệt (nhường nhiệt cho môi trường): H = qp < 0

+ Phản ứng thu nhiệt (nhận nhiệt cho môi trường): H = qp > 0

c. Quan hệ giữa H và U

Ta có: H = U + P.V

Trang 7
- Phản ứng chỉ có chất rắn và chất lỏng V = 0  H = U

- Phản ứng có mặt chất khí: PV = nRT, P. V = nRT H = U + nRT

Với: n = nkhí sau phản ứng - nkhí trước phản ứng. R = 8,314 J/mol.K = 1,987 cal/mol.K

d. Quan hệ giữa Qp và Qv

Qp = Hp = (Up + PV)P = Up + P. V  H = Up + P . V = Up + n .RT

Qv = ∆Uv mà ∆Uv ≈ ∆Up

 Qp - Qv = n.R.T ( n =  n khí sp -  n khí pư )

Qp - Qv = Hp - Uv = pV

-Trường hợp 1: Đối với các phản ứng không có sự tham gia của chất khí => Qp  Qv

-Trường hợp 2. Đối với các phản ứng có sự tham gia của chất khí => pV = n.RT

Khi n = 0  QP = QV hay H = U

U = QV = n .CV . T
H = QP = n .CP . T

c. Điều kiện chuẩn của 1 phản ứng: Áp suất chuẩn 1 atm. Nhiệt độ tuỳ ý, thường chọn ở 25oC hay T =

298K, dung dịch C = 1 mol/l, Kí hiệu: Ho298 hoặc Uo298, ...

* Nhiệt phản ứng:

Xét 1 hệ kín trong đó có phản ứng: aA + bB → cC + dD

Nhiệt phản ứng của phản ứng này là nhiệt lượng trao đổi với môi trường khi a mol A phản ứng với b mol B tạo

ra c mol C và d mol D ở T = const.

- Nếu phản ứng được thực hiện ở P = const thì nhiệt phản ứng được gọi là nhiệt phản ứng đẳng áp QP = H

- Nếu phản ứng được thực hiện ở V = const thì nhiệt phản ứng được gọi là nhiệt phản ứng đẳng tích QV=U

* Nhiệt dung mol đẳng áp (CP) là nhiệt lượng cần cung cấp để làm 1 mol chất nóng thêm 1o trong điều kiện

đẳng áp (mà trong quá trình không có sự biến đổi trạng thái).

Trang 8
T2 T2

* Tương tự với CV: H =  C P .dT ; U = C T .dT


T1 T1

CP, CV là hàm của nhiệt độ.

H U
Với 1 mol khí lí tưởng: CP = ; CV =
T T

H U P.V
Mà U = H - P. V  CP = = + = CV + R
T T T

Q, W: Không phải là hàm trạng thái

QV = U; QP = H  QV, QP là hàm trạng thái  chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu và trạng thái cuối của

hệ mà không phụ thuộc vào quá trình biến đổi là thuận nghịch hay không thuận nghịch.

* Thực nghiệm xác định nhiệt phản ứng.

m
H = - C(T2 - T1) = - C. T
M

Trong đó: m là khối lượng của chất phản ứng. M là khối lượng mol của nó.

C là nhiệt dung của nhiệt lượng kế. H là hiệu ứng nhiệt của phản ứng.

III. Áp dụng vào hóa học

1. Nhiệt phản ứng đẳng tích, đẳng áp

Nhiệt phản ứng của một phản ứng (hay hiệu ứng nhiệt phản ứng) là lượng nhiệt trao đổi với môi trường

ngoài khi phản ứng đó được thực hiện. Với một phản ứng thì tác chất là trạng thái đầu còn sản phẩm là trạng

thái cuối của hệ.

qv = Uv = Nội năng sản phẩm – Nội năng tác chất

qp = Hp = Entalpi sản phẩm – Entalpi tác chất

(qp, Hp >0: phản ứng thu nhiệt; qp, Hp <0: phản ứng tỏa nhiệt)

2. Hệ thức liên hệ giữa qv với qp của một phản ứng

Với tác chất và sản phẩm đều ở trạng thái rắn, lỏng:

qp = qv

Với phản ứng có chất khí

Trang 9
qp = qv= nRT

Với n = Tổng hệ số mol sản phẩm – Tổng hệ số mol tác chất

3. Phương trình nhiệt hóa học

Một phương trình nhiệt hóa học gồm:

- Phương trình phản ứng hóa học.

- Trạng thái tập hợp của các hóa chất trong phản ứng (rắn, lỏng hay khí).

- Nhiệt lượng trao đổi qp, qv (hay hiệu ứng nhiệt của phản ứng).

Ví dụ: H2(k) + ½ O2(k) H2O(l) H0298K = -285,9KJ

Phương trình nhiệt hóa học này cho biết khi 1mol khí H2 hóa hợp với ½ mol khí O2 tạo ra 1mol nước dạng

lỏng, lượng nhiệt tỏa ra là 285,9 KJ ở 1atm, 250C.

4. Entalpi mol chuẩn thức

Entalpi mol chuẩn thức hay còn gọi là sinh nhiệt mol chuẩn thức của hóa chất.
0
Ký hiệu: ( H f )298K

[0:1atm; f: formation (hình thành, tạo thành); _ ứng với một mol hóa chất; 2980K: 250C ]

“ Sinh nhiệt mol chuẩn thức của một chất là lượng nhiệt trao đổi với môi trường ngoài khi tạo ra một mol

chất đó từ các đơn chất tương ứng ở điều kiện chuẩn thức (1 atm, 250C)”

Quy ước: Entalpi mol chuẩn thức của đơn chất bằng 0 (với những đơn chất ở trạng thái bền).

Với phản ứng: mA + nB pC + qD


0 0 0 0
H0298K = p ( H f )298K C + q( H f )298K D - m( H f )298K A - n( H f )298K B

Sau đây là entalpi mol chuẩn thức hay sinh nhiệt mol chuẩn thức của một số hóa chất tiêu biểu:

( )298 K ( )298 K
Hóa chất Hóa chất
KJ/mol Kcal/mol KJ/mol Kcal/mol

Trang 10
Ag (r) 0,000 0,000 HCl(k) - 92,300 - 22,060

AgCl (r) - 127,000 - 30,360 HI(k) 26,600 6,350

Al (r) 0,000 0,000 HNO3(l) - 173,200 - 41,400

Al2O3 (r) - 1669,800 - 399,090 H2SO4(l) - 811,320 - 193,910

C(r, graphit) 0,000 0,000 CH3COOH(l) - 487,000 - 116,400

CO(k) - 110,500 - 26,420 Hg(l) 0,000 0,000

CO2(k) - 393,500 - 94,050 Hg(k) 60,840 14,540

CH4(k) - 74,848 - 17,889 I2(r) 0,000 0,000

CH3Cl(k) - 82,000 - 19,600 KCl(r) - 435,890 - 104,180

CH3I(k) 14,200 3,400 K2SO4(r) - 1433,700 - 342,660

CH3OH(l) - 238,600 - 57,020 NH3(k) - 46,190 - 11,080

CO(NH2)2(r)(ure) - 333,190 - 79,634 NH4Cl(r) - 315,400 - 75,380

C2H2(k) 226,750 54,194 NO(k) 90,370 21,600

C2H4(k) 52,284 12,496 NO2(k) 33,800 8,090

C2H6(k) - 84,667 - 20,236 N2O(k) 81,570 19,490

C2H5OH(l) - 277,630 - 66,356 N2O4(k) 9,670 2,310

CaCO3(r) - 1207,000 - 288,500 NaHCO3(r) - 947,700 - 226,500

CaCl2(r) - 795,000 - 190,00 Na2CO3(r) - 1131,000 - 270,300

CaO(r) - 635,500 - 151,900 NaCl(r) - 411,000 - 98,230

Ca(OH)2(r) - 986,590 - 235,800 NaOH(r) - 426,800 - 102,000

CaSO4(r) - 1432,700 - 342,420 NaSO4(r) - 1384,500 - 330,900

CaSO4.1/2H2O(r) - 1575,200 - 376,470 O2(k) 0,000 0,000

CaSO4.2H2O(r) - 2021,100 - 483,060 O3(k) 143,000 34,180

Cl2(k) 0,000 0,000 PbO(r) - 219,200 - 52,400

Fe(r) 0,000 0,000 S(r) 0,000 0,000

Fe2O3(r) - 822,200 - 196,500 SO2(k) - 296,900 - 70,960

Trang 11
H2(k) 0,000 0,000 SO3(k) - 395,200 - 94,450

H2O(k) - 241,800 - 57,800 C(r,kim 1,880 0,450

H2O(l) - 285,900 - 68,320 cương) 89,500 21,390

H2O2(l) - 187,600 - 44,840 CS2(l) 117,000 27,960

CS2(k)

1
Ví dụ: CO(k) + O2(k) CO2(k)
2

0 0 1 0
H0298K = 1mol ( H f )298K CO2(k) – 1mol ( H f )298K CO(k) - mol( H f )298K O2(k)
2

1
= 1mol (-393,5KJ/mol) – 1mol (-110,5 KJ/mol) - mol(0)
2

= - 283KJ<0  phản ứng tỏa nhiệt

Nhiệt phản ứng nghịch bằng nghịch đối nhiệt phản ứng thuận.

5. Nhiệt chuyển pha (HP) là hiệu ứng nhiệt của quá trình chuyển một chất từ trạng thái tập hợp này sang

trạng thái tập hợp khác.

Sự nc (hóa lỏng)

Rắn Sự đđ (hóa rắn)


Lỏng

Sự bay hơi

Lỏng Hơi
Sự ngưng tụ

a. Nhiệt nóng chảy: là lượng nhiệt cần thiết (thu vào) để làm nóng chảy 1 mol chất rắn ở tonc chất đó.

b. Nhiệt đông đặc: là lượng nhiệt tỏa ra khi 1 mol chất lỏng đông đặc ở tonc hóa rắn của chất đó.

Hnc=-Hđđ

c. Nhiệt bay hơi: là lượng nhiệt cần thiết để chuyển 1 mol chất lỏng thoát hơi ở tos của nó.

d. Nhiệt ngưng tụ: là lượng nhiệt tỏa ra từ 1 mol chất khí ngưng tụ thành chất lỏng.

Hbh = -Hnt

Trang 12
- Tại điểm ba, nhiệt thăng hoa, nhiệt nóng chảy và nhiệt hóa hơi liên hệ với nhau bởi phương trình :

Hth = Hhh + Hnc

- Ở P = const khi một chất nguyên chất chuyển pha (đông đặc, nóng chảy, sôi, hóa lỏng, thăng hoa, chuyển dạng

tinh thể) thì trong suốt quá trình chuyển pha nhiệt độ là không đổi.

6. Định luật Hess

Nội dung của định luật:

“Nhiệt phản ứng chỉ phụ thuộc vào trạng thái đầu của các chất phản ứng và trạng thái cuối của các sản

phẩm phản ứng mà không phụ thuộc vào các trạng thái trung gian (tức là không phụ thuộc vào con đường tiến

hành phản ứng” .

H4
C D
H3 H5
H
A B

H1 E H2

Dựa vào định luật Hess ta có: H = H1 + H2 = H3 + H4 + H5

Với phản ứng: A + B H0298K = ? C+D

Nếu có biến đổi khác:

Trang 13
A+B H0298K = ? C+D

(H0298K)1 (H0298K)3

E+F (H0298K)2 G+H

Thì theo định luật Hess: H0298K = (H0298K)1 + (H0298K)2 + (H0298K)3 .

Ví dụ: Tính nhiệt của phản ứng:

Có hai cách biểu diễn để tính H0298K của phản ứng trên:

- Cách 1: Tạo chu trình:

- Cách 2: Phương pháp đại số:

Trang 14
7. Hệ quả của định luật Hess

a. Năng lượng liên kết hóa học (Năng lượng nối hóa học)

Phản ứng hóa học xảy ra kèm theo sự đứt liên kết và ráp liên kết hóa học (đứt nối và ráp nối). Do đó, nhiệt

phản ứng phải có liên hệ đến năng lượng liên kết hóa học đứt và ráp trong phản ứng.

Năng lượng liên kết AB trong phân tử AB là năng lượng cần cung cấp để phân tích AB ra A và B.

Với phân tử đa nguyên tử, nhiệt động học chỉ giúp xác định được năng lượng liên kết trung bình.

Ví dụ: CH4(k) C(k) + 4H(k) có năng lượng trao đổi là H0298K =1648KJ

 EC-H trung bình = ¼ H0298K = ¼(1648KJ/mol) = 412KJ/mol

Sau đây là trị số năng lượng liên kết trung bình của một số liên kết ở 250C (298 K):

Liên kết E (KJ/mol) Liên kết E (KJ/mol)

C-C 347 C-I 238

C=C 615 H-H 436

C C 812 H-F 568

414 H - Cl 432
C-H
305 H - Br 366
C-N
615 H-I 298
C=N
890 H-N 389
C N
360 H-O 464
C-O
728 H-S 368
C=O
439 H - Si 318
C-F
326 O-O 138
C - Cl
158 N-N 159
F-F
244 N=N 418

Trang 15
Cl - Cl 192 N N 946

Br - Br 151 259
C-S
I-I 628 322
P-H
N-O 498 192
Si - Si
O=O 205 305
Si - C
Cl - O 276 464
Si - O
C - Br

H0298K = ELiên kết đứt -ELiên kết ráp

Ví dụ: H2(k) + Cl2(k) 2HCl(k)

H0298K = 1mol EH-H + 1mol ECl-Cl -2mol EH-Cl

H0298K = 1mol(436KJ/mol) + 1mol(244KJ/mol) – 2mol(432KJ/mol)

H0298K = -184Kj < 0 phản ứng tỏa nhiệt.

Năng lượng liên kết: (Elk) là năng lượng tối thiểu cần thiết để phá vỡ 1 liên kết hóa học giữa 2 nguyên tử thành

các nguyên tử riêng rẻ ở thể khí.

+ Năng lượng tạo thành liên kết là năng lượng được giải phóng ra khi tạo thành một liên kết hóa học từ

các nguyên tử riêng lẻ ở trạng thái khí. Hlk < 0 (lấy dấu -)

+ Năng lượng phá vỡ liên kết là năng lượng tiêu tốn tối thiểu để phá vỡ một liên kết hóa học giữa 2

nguyên tử thành các nguyên tử riêng lẻ ở trạng thái khí. Hlk > 0 (lấy dấu +)

 NL tạo thành và NL phá vỡ 1 liên kết nhất định nào đó có giá trị tuyệt đối bằng nhau nhưng trái dấu.

Hpư = Elk (tg) - Elk (sp)

Trang 16
 Chu trình Born - Haber

- Phương pháp này thông qua việc lập những chu trình nhiệt hóa học trong đó gồm những quá trình liên quan đã

biết hiệu ứng nhiệt

- Ví dụ: Xác định năng lượng mạng lưới tinh thể NaCl

 Năng lượng tạo thành mạng lưới tinh thể Hml là năng lượng thoát ra khi tạo ra 1 mol tinh thể từ các

ion riêng rẽ (ở trạng thái khí).

Ví dụ: Na+(k) + Cl-(k) → NaCl(r) H = Hml

Theo định luật Hess ta có: Hott(NaCl) = Hth+HI+½Hpl+HE + Hml

 Hml = Hott(NaCl) - (Hth + HI + ½Hpl + HE )

Với: Hott(NaCl): sinh nhiệt (nhiệt tạo thành của NaCl)

Hth: nhiệt thăng hoa của Na

Hpl : năng lượng phân li liên kết Cl-Cl

HI: năng lượng ion hóa thứ nhất của Na

HE : ái lực e của clo

 Năng lượng phá vỡ mạng lưới tinh thể ion Uml (gọi tắt là năng lượng mạng lưới) là năng lượng cần

thiết để tách các ion từ 1 mol chất rắn thành các ion riêng rẻ (ở trạng thái khí).

Ví dụ: NaCl(r) → Na+(k) + Cl-(k) Uml = - Hml

Uml là thước đo độ bền của một chất rắn ion. Uml càng lớn thì tinh thể càng bền

 Áp dụng định luật Hess để tính nhiệt hidrat hóa:

Trang 17
Quá trình hòa tan tinh thể MA trong nước như sau:

Hhòa tan

MA M+.aq + A-.aq

Hh (cation) Hh (anion)

Hphân li M+(k) + A-(k)

- Nhiệt phân li mạng lưới tinh thể bằng năng lượng mạng lưới: Hphân li = Uml (luôn có giá trị dương)

- Ta có: Hhòa tan = Hphân li + Hh(+) + Hh(-) = Hphân li+ Hh (với Hh = Hh(+) + Hh(-))

- Hhòa tan xác định dễ dàng bằng thực nghiệm.

- Hh (luôn có giá trị âm). Các ion có điện tích càng lớn, có bán kính càng nhỏ, hút các lưỡng cực nước càng

mạnh thì Hh càng có giá trị âm.

b. Định luật Kirchhoff (biến đổi nhiệt phản ứng theo nhiệt độ):

H2
n1 A + n2 B n3C + n4 D
T2

 Ha Hb

H1
n1 A + n2 B n3C + n4 D
T1

Theo định luật Hess: H2 = Ha + H1 + Hb

T2

Mà: Ha = =-  (n .C
T1
1 PA +n2 .C PB ).dT

T2

Hb =  (n3 .C PC +n4 .C PD ).dT


T1

T2 T2

H2=H1+  [(n3 .C PC +n4 .C PD ) − (n1C PA + n2C PB )].dT =H1+  C P .dT


T1 T1

- H1 thường được xác định ở điều kiện chuẩn:


Trang 18
T

H = H  C
o o o
T 298 + P .dT
298

Với CoP = CoP(sp) - CoP(tham gia) với CoP là nhiệt dung mol đẳng áp ở điều kiện chuẩn (1atm).

- Trong khoảng hẹp của nhiệt độ có thể coi CoP = const

Thì: H2 = H1 + CP.(T2 -T1)

HoT = Ho298 + CoP (T - 298)

c. Thiêu nhiệt (Nhiệt cháy, Nhiệt đốt cháy)

Thiêu nhiệt của một chất là nhiệt của phản ứng đốt cháy một mol chất đó bằng oxy (O2) ở điều kiện chuẩn

thức (250C, 1atm) để tạo thành sản phẩm cháy bền.

0 0
Thiêu nhiệt của chất A được ký hiệu là: ( H c )298K A hay ( H )
tn 298K A

[c: combustion (sự cháy); tn: thiêu nhiệt].

Quy ước: Các chất không cháy được thì thiêu nhiệt của chúng bằng 0

Sau đây là thiêu nhiệt của một số chất:

( )298 K ( )298 K
Hóa chất Hóa chất
Kcal/mol KJ/mol Kcal/mol KJ/mol

H2 (k) -68,320 -285,850 Glicerin (l) -397,800 -1664,400

C (graphit) -94,050 -393,510 Phenol (r) -732,000 -3062,6900

C (Kim cương) -94,500 -395,390 H-CHO (k) -134,700 -563,580

CO (k) -67,640 -283,000 CH3-CHO (k) -285,000 -1192,440

CH4 (k) -212,790 -890,310 Aceton (l) -430,900 -1802,890

Trang 19
C2H2 (k) -310,620 -1299,630 CH3COOC2H5 (l) -545,900 -2284,050

C2H4 (k) -337,230 -1410,970 C2H5OC2H5 (l) -652,700 -2730,900

C2H6 (k) -372,820 -1559,880 H-COOH (l) -64,500 -269,870

Propen (k) -492,000 -2058,530 CH3-COOH (l) -208,300 -871,530

C3H8 (k) -530,600 -2220,000 HOOC-COOH (r) -58,800 -246,020

n-Butan (k) -687,980 -2878,510 C6H5-COOH(r) -771,400 -3227,540

iso-Butan (k) -686,340 -2871,650 Acid Stearic (r) -2694,700 -11274,620

Benzen (l) -781,000 -3267,700 CCl4 (l) -37,300 -156,060

Ciclohexan (l) -936,880 -3919,910 CHCl3 (l) -89,200 -373,210

Toluen (l) -934,500 -3909,950 CH3Cl (k)* -164,700 -689,100

p-Xilen (l) -1088,160 -4552,860 C6H5-Cl (l)* -750,700 -3140,930

Naptalen (r) -1231,800 -5153,850 CS2 (l) -257,000 -1075,290

Phenantren (r) -1684,800 -7049,200 CO(NH2)2 (Ure) (r) -151,050 -631,990

CH3OH (l) -173,670 -726,640 C6H5-NO2 (l) -740,400 -3097,830

C2H5OH (l) -326,660 -1366,750 C6H5-NH2 (l) -811,900 -3396,990

Etilenglicol (l) -285,100 -1192,860 C6H12O6 -673,000 -2815,830

C12H22O11 (r) -1350,000 -5648,400 (Glucoz) (r)

Trang 20
(Saccaroz)

Có thể dựa vào trị số thiêu nhiệt của các chất trong một phản ứng để tính nhiệt phản ứng ở điều kiện

chuẩn thức (H0298K).

H0298K= Tổng thiêu nhiệt tác chất - Tổng thiêu nhiệt sản phẩm

Hpư = Hđc (tg) - Hđc (sp)

Với phản ứng: mA + nB  pC + qD thì:


0 0 0 0
H0298K = m( H c )298K A + n( H c )298K B - p( H c )298K C - q( H c )298K D

Kết luận

+ Hiệu ứng nhiệt của phản ứng thuận bằng Hiệu ứng nhiệt của phản ứng nghịch nhưng ngược dấu.

H thuận = - H nghịch

+ Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng nhiệt sinh của các sản phẩm trừ đi tổng nhiệt sinh của các chất

phản ứng (trong đó nhiệt sinh của các đơn chất được coi = 0)

H 298 = H 298,t¹o thµnh (sản phẩm ) - H 298,t¹o thµnh (tác chất )


0 0 0

+ Hiệu ứng nhiệt của phản ứng cháy bằng tổng nhiệt cháy của các chất phản ứng trừ đi tổng nhiệt cháy của

các sản phẩm (có kể các hệ số)

H 298 = H 298, ®èt ch¸y (tác chất ) - H 298, ®èt ch¸y (sản phẩm )
0 0 0

+ Hiệu ứng nhiệt của phản ứng bằng tổng năng lượng liên kết có trong phân tử các tác chất trừ tổng năng

lượng liên kết có trong phân tử các sản phẩm (có kể các hệ số)

H 298 = H 298, liªn kÕt (tác chất ) - H 298, liªn kÕt (sản phẩm )
0 0 0

Lưu ý : Mối quan hệ của hiệu ứng nhiệt trong quá trình đẳng tích U và quá trình đẳng áp H

ΔH = ΔU + ΔnRT

IV. Nguyên lý thứ hai và thứ ba nhiệt động học

1. Entropi: S

Trang 21
- Trong tự nhiên có những quá trình tự xảy ra cũng có những quá trình không tự xảy ra. Để đánh giá sự tự diễn

biến của 1 quá trình dùng khái niệm entropi.

- Entropi là thước đo độ hỗn độn của hệ: Độ hỗn độn của 1 hệ hay 1 chất càng lớn khi hệ hay chất đó gồm

những hạt và sự dao động của các hạt càng mạnh (khi liên kết giữa các hạt càng yếu).

▪ So tăng (So > 0) khi các chất chuyển từ trạng thái rắn sang lỏng hay khí.

▪ So tăng (S > 0) khi một chất rắn hay lỏng hòa tan vào nước hay dung môi.

▪ So giảm (S < 0) khi một chất khí hòa tan vào nước hay dung môi.

▪ So tăng khi M (khối lượng phân tử) tăng.

VD: S < S H O (l) < S


H2O(r) 2 H2O (h)
SH (k) < S O (k)< SO (k)
2 2 3

▪ S giảm ở chất rắn mạng liên kết cộng hóa trị, S tăng khi liên kết có một phần tính kim loại.

Ví dụ: S C(diamond) < S C(graphite)

▪ S tăng tỷ lệ với độ yếu và độ mềm của liên kết giữa các nguyên tử.

▪ S tăng theo độ phức tạp của phân tử.

2. Nguyên lí thứ 2 NĐH: “Nhiệt chỉ có thể truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn” (không có quá trình

ngược lại) hoặc “Trong bất kỳ một quá trình tự diễn biến nào, entropi tổng của hệ và môi trường xung quanh

phải tăng”.

Svũ trụ = Stổng cộng = S hệ + S mt ≥ 0

ΔH
- Đối với các quá trình thuận nghịch, T = const S = = S2 – S 1 (ở T = const)
T

- S trong quá trình giãn nở đẳng nhiệt khí lí tưởng:

Xét n mol khí lí tưởng giãn nở thể tích từ V1 → V2 ở to = const. Vì nội năng của khí lí tưởng chỉ phụ thuộc nhiệt

độ nên trong sự biến đổi này: U = QTN + WTN = QBTN + WBTN = 0

2
V nRT
 QTN = - WTN = nRT. ln 2
V1
( = -(- P. V) = 1
V
.dV ).

Trang 22
QTN V P
T = const S = = nRln 2 = n.R.ln 1
T V1 P2

- S của chất nguyên chất theo nhiệt độ

@ Quá trình P = const: Đun nóng 1 chất nguyên chất từ T1 → T2, không có sự chuyển pha:

QTN
T2 T2
dT
S = 
T1
T
Với Q = QP = dH = n.CP.dT  S =  n.C
T1
P .
T

T2
* Trong khoảng nhiệt độ hẹp, coi CP = const  S = n.CP.ln
T1

T2
@ Quá trình: V = const  S = n .CV.ln
T1

- Trong phạm vi hóa học:

+ Entropi của chất nguyên chất dưới dạng tinh thể hoàn chỉnh ở 0K bằng 0: S(T = 0) = 0.

+ Ở 25oC, 1 atm có entropi chuẩn So298 (đơn vị: J/mol.K).

+ Trong 1 phản ứng hóa học, biến thiên entropi: S = S(sp) - S(tg)

3. Nguyên lý thứ ba nhiệt động học

“ Entropi của một tinh thể hoàn hảo bằng không ở 00K”

Tinh thể hoàn hảo: là tinh thể trong đó các phân tử chỉ có môt cách sắp xếp duy nhất ở 00K. Nhiều hóa

chất có tinh thể không hoàn hảo ở 00K như H2, CO, N2O, H2O....

Nguyên lý thứ ba nhiệt động học giúp tính được entropi của một hóa chất ở nhiệt độ xác định. Để tiện so

sánh người ta thường xác định entropi của các chất ở điều kiện chuẩn và entropi như vậy gọi là entropi chuẩn,
0
ký hiệu là: ( S 298 K ).

Sau đây là trị số entropi mol ở điều kiện chuẩn thức (298 K, 1atm) của một số hóa chất:

0
298 K
Hóa chất 0
298 K
Hóa chất
J/mol.K cal/mol.K J/mol.K cal/mol.K
Ag (r) 42,55 10,17 H2O (k) 188,70 45,11
AgCl (r) 96,20 23,00 H2O (l) 69,96 16,72
Al (r) 28,30 6,77 HCl (k) 186,70 44,62

Trang 23
Al2O3 (r) 51,00 12,19 HNO3 (l) 155,60 37,19
C (r,graphit) 5,69 1,36 H2SO4 (l) 157,00 37,50
CO (k) 197,90 47,30 CH3COOH (l) 160,00 38,20
CO2 (k) 213,60 51,06 Hg (l) 76,10 18,20
CH4 (k) 186,20 44,50 Hg (k) 175,00 41,80
CH3Cl (k) 234,20 55,97 K (r) 64,18 15,34
CH3OH (l) 126,80 30,30 KCl (r) 82,59 19,74
CO (NH2)2 (r,ure) 104,60 25,00 K2SO4 (r) 176,00 42,00
C2H2 (k) 200,80 48,00 N2 (k) 191,50 45,77
C2H4 (k) 219,80 52,54 NH3 (k) 192,50 46,01
C2H6 (k) 229,50 54,85 NH4Cl (r) 94,60 22,60
C2H5OH (l) 161,00 38,40 NO (k) 210,60 50,34
Ca (r) 41,40 9,89 NO2 (k) 240,50 57,47
CaCO3 (r) 92,90 22,20 N2O (k) 220,00 52,58
CaCl2 (r) 114,00 27,20 N2O4 (k) 304,00 72,70
CaO (r) 40,00 9,50 Na (r) 51,00 12,20
Ca (OH)2 (r) 76,10 18,20 Na2CO3 (r) 136,00 32,50
CaSO4 (r) 107,00 25,50 NaHCO3 (r) 102,00 24,40
CaSO4.2H2O (r) 194,00 46,36 NaCl (r) 72,38 17,30
Cl2 (k) 223,00 53,29 NaOH (r) 64,18 15,34
Fe (r) 27,00 6,50 Na2SO4 (r) 149,40 35,70
Fe2O3 (r) 90,00 21,50 O2 (k) 205,00 49,00
H2 (k) 130,60 31,21 PbO (r) 67,80 16,20
S (r) 31,90 7,62 SO2 (k) 248,50 59,40
C (r,kim cương) 2,40 0,57 SO3 (k) 256,20 61,24

Nhận xét: cùng trạng thái tập hợp, với phân tử gồm nhiều nguyên tử thì entropi sẽ càng lớn
0 0 0
S 298 K chất rắn < S 298 K chất lỏng < S 298 K chất khí

Áp dụng bảng trị số entropi mol chuẩn thức của các chất ta có thể tính được biến đổi entropi của một phản

ứng ở điều kiện chuẩn thức.

Với phản ứng: mA + nB pC + qD

0 0
S0298K =  ( S )
298 K sản phẩm -  ( S )
298 K tác chất

Trang 24
0 0 0 0
S0298K = p ( S ) + q ( S
298 K C ) – m ( S
298 K D ) – n ( S
298 K A )
298 K B

4. Hàm số năng lượng tự do G

a. Hàm số năng lượng tự do

Để xét chiều của phản ứng phải dùng một đại lượng phối hợp cả hai yếu tố (∆H0, ∆S0) , đó là thế nhiệt động, thế

nhiệt động thường dùng nhất là thế đẳng nhiệt đẳng áp gọi tắt là thế đẳng áp, hoặc entanpi tự do hay năng lượng

Gibbs (G), được định nghĩa như sau: G = H – TS

Với biến đổi xác định ở điều kiện đẳng áp và đẳng tích ta có: G = H - TS

Đối với phản ứng hóa học diễn ra ở điều kiện tiêu chuẩn thì: Gopư = GoS(sản phẩm) - GoS(tham gia)

Khi G < 0 phản ứng xảy ra tự phát.

Khi G = 0 phản ứng cân bằng (hay thuận nghịch).

Khi G > 0 phản ứng không xảy ra (hay xảy ra theo chiều ngược lại).

Với biểu thức trên, có thể kết luận là một biến đổi có thể xảy ra tự nhiên nếu một trong ba trường hợp sau

đây được thỏa (ở T, p không đổi):

H < 0, S > 0

Hhệ thật âm, Shệ hơi âm.

Hhệ hơi dương, Shệ thật dương.

Cả ba trường hợp trên trong thực tế đều được ghi nhận.

b. Năng lượng tự do mol chuẩn thức

Người ta qui ước: năng lượng tự do của đơn chất ở trạng thái chuẩn thức bằng không.

0
Năng lượng tự do mol chuẩn thức được biểu diễn bằng kí hiệu: ( G ) 298 K

Dưới đây là trị số năng lượng tự do mol chuẩn thức của một số hóa chất:

Trang 25
Hóa chất Hóa chất
298 K 298 K

KJ/mol Kcal/mol KJ/mol Kcal/mol

Ag (r) 0,00 0,00 H2O (k) - 228,60 - 54,64

AgCl (r) - 109,70 - 26,22 H2O (l) - 237,20 - 56,69

Al (r) 0,00 0,00 HCl (k) - 95,27 - 22,77

Al2O3 (r) - 1576,40 - 376,77 HNO3 (l) - 79,91 - 19,10

C (r,graphit) 0,00 0,00 H2SO4 (l) - 689,90 - 164,90

CO (k) - 137,30 - 32,81 CH3COOH (l) - 392,50 - 93,80

CO2 (k) - 394,40 - 94,26 Hg (l) 0,00 0,00

CH4 (k) - 50,79 - 12,14 Hg (k) + 31,80 + 7,59

CH3Cl (k) - 58,60 - 14,00 K (r) 0,00 0,00

CH3OH (l) - 166,20 - 39,73 KCl (r) - 408,30 - 97,59

CO (NH2)2 (r) - 197,20 - 47,12 K2SO4 (r) - 1316,40 - 314,62

CO (NH2)2 (aq) - 203,80 - 48,72 N2 (k) 0,00 0,00

C2H2 (k) + 209,00 + 50,00 NH3 (k) - 16,70 - 3,98

C2H4 (k) + 68,12 + 16,28 NH4Cl (r) - 203,90 - 48,73

C2H6 (k) - 32,90 - 7,86 NO (k) + 86,69 + 20,72

C2H5OH (l) - 174,80 - 41,77 NO2 (k) + 51,84 + 12,39

C8H18 (l) + 17,30 + 4,14 N2O (k) + 103,60 + 24,76

Ca (r) 0,00 0,00 N2O4 (k) + 98,28 + 23,49

CaCO3 (r) - 1128,80 - 269,78 Na (r) 0,00 0,00

CaCl2 (r) - 750,20 - 179,30 Na2CO3 (r) - 1048,00 - 250,40

CaO (r) - 604,20 - 144,40 NaHCO3 (r) - 851,90 - 203,60

Ca (OH)2 (r) - 896,76 - 214,33 NaOH (r) - 382,00 - 91,40

CaSO4 (r) - 1320,30 - 315,56 NaCl (r) - 384,00 - 94,79

Trang 26
CaSO4.1/2H2O (r) - 1435,20 - 343,02 Na2SO4 (r) - 1266,80 - 302,78

CaSO4.2H2O (r) - 1795,70 - 429,19 O2 (k) 0,00 0,00

Cl2 (k) 0,00 0,00 PbO (r) - 189,30 - 45,25

Fe (r) 0,00 0,00 S (r) 0,00 0,00

Fe2O3 (r) - 741,00 - 177,10 SO2 (k) - 300,40 - 71,79

H2 (k) 0,00 0,00 SO3 (k) - 370,40 - 88,52

Với phản ứng:

mA + nB pC +qD

G0298K =Năng lượng tự do chuẩn thức sản phẩm -  Năng lượng tự do chuẩn thức tác chất

0 0 0 0
G0298K = p ( G ) 298 K C + q ( G ) 298 K D - m ( G ) 298 K A + n ( G ) 298 K B

Liên hệ giữa G, H, T và hằng số cân bằng K:

aA + bB cC + dD

Biểu thức liên hệ giữa G và KC (KP) với t = 250C, p = 1 atm: G = Go + RTlnQ

C c .C d PCc .PDd
Q là tỉ số phản ứng và bằng Qc = Ca Db hay Qp = a b
C A.C B PA .PB

Khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì Q = K (K là hằng số cân bằng) và G = 0

 Go = -RTlnK = -2,303.RT.lgK

Go: Năng lượng tự do điều kiện chuẩn; R: Hằng số khí = 8,314 J/mol.độ = 1,987 cal/mol.độ, T: 2980K

K2 H 0  1 1  H  1 1 
Ta có: G = H - TS
0 0 0
và G = -RTlnK  ln
o
= −  −  =  − 
K1 R  T 2 T1  R  T 1 T 2 

K1, K2 là hằng số cân bằng ở nhiệt độ T1 và T2

Trang 27

You might also like