You are on page 1of 13

ENZYME

1. Thế nào là enzyme, cấu tạo gồm pro và coenzyme (cofactor và coenzyme)
- Các enzym là prorein có tác dụng làm chất xúc tác
+ Có tác động làm gia tăng vận tốc phản ứng hóa học mà không thay đổi tiến trình của phản
ứng
+ Vận tốc phản ứng có thể tăng lên tới 107 lần khi có mặt enzym
+ Phản ứng được tiến hành trong những điều kiện nhẹ nhàng
+ Có tính đặc hiệu cao đối với cơ chất mà nó tác động cũng như đối với các sản phẩm mà nó thành
lập.
2. Enzyme tăng v phản ứng bằng cách nào?
- Giảm NL trạng thái chuyển tiếp
- Giảm năng lượng hoạt hoá
- Tăng tốc độ phản ứng nhưng không ảnh hưởng đến sự thay đổi năng lượng chung của phản
ứng.
- Ổn định trạng thái chuyển tiếp
3. Tại sao năng lượng hh giảm thì v tăng(hệ số k).

4. Trung tâm hoạt động gắn với cơ chất bằng cơ chế gì.
- Các cơ chất kết hợp với TTHĐ bằng các tương tác yếu
+ tt tĩnh điện, liên kết hydro, liên kết Van der Walls, tương tác kỵ nước
+ một số trường hợp bằng liên kết đồng hóa trị thuận nghịch.
5. Yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động enzyme (nồng độ enzyme, nồng độ cơ chất,
nhiệt độ, pH, coenzyme và các nhóm ngoại).
a. Định lượng enzim
- Thực hiện theo tác động xúc tác của chúng tương ứng với việc chuyển một cơ chất thành một
sản phẩm.
- Để định lượng enzym cần phải:
+ Biết phương trình cân bằng của phản ứng xúc tác
+ Thiết lập quy trình phân tích cho phép định lượng hoặc là sự mất đi của cơ chất, hoặc sự xuất
hiện của sản phẩm.
- Định lượng enzym: đo tốc độ xuất hiện của sản phẩm hoặc tốc độ biến mất của cơ chất
+ Nếu cơ chất (hay sản phẩm) hấp thu ánh sáng ở một bước sóng nhất định, sự biến thiên của
nồng độ của những chất này có thể được đo bằng cách khảo sát sự biến thiên của độ hấp thu ở
bước sóng đó.
+ Mật độ quang học tỷ lệ với nồng độ; tốc độ biến thiên của độ hấp thu tỷ lệ với tốc độ phản
ứng enzym, được biểu thị bằng số mol cơ chất được tiêu thụ trong một đơn vị thời gian.
- NADH và NADPH là hai phân tử thường được sử dụng để đo sự thay đổi độ hấp thu trong các
định lượng hoạt độ enzym và chúng hấp thu trong vùng tử ngọai ở bước sóng 340 nm.
b. Định lượng enzyme kết hợp

- Định lượng kếp hợp enzyme giữa glucose oxydase và peroxydase có thể được sử dụng để đo
nồng độ glucose trong máu
- Muốn định lượng chính xác hoạt độ của enzym đầu tiên (glucose oxydase) thì enzym thứ hai
(peroxydase) và những đồng cơ chất cũng như các coenzym của chúng phải có một lượng thừa
để không rơi vào “bước chậm” làm ảnh hưởng đến vận tốc của enzym kết hợp.
c. Vận tốc phản ứng enzym
- Vận tốc của phản ứng được xúc tác bởi enzym được gọi là tốc độ của phản ứng.
- Vận tốc phản ứng enzym liên quan đến giá trị của vận tốc khởi đầu, ở thời điểm zero (biểu thị
Vo, mol/phút)
+ Vo : vận tốc cao nhất
- Enzym có thể là đối tượng chịu sự ức chế ngược bởi sản phẩm của phản ứng và/hoặc trong
phản ứng nghịch, các sản phẩm có thể là nguồn nguyên liệu cho chúng.

Sự liên quan giữa việc tạo


thành sản phẩm trong phản ứng được xúc tác enzyme
- Đơn vị hoạt độ enzyme
+ vận tốc ban đầu (Vo) của phản ứng được xúc tác
+ U: lượng enzym cần thiết để xúc tác việc chuyển 1 mol cơ chất trong 1 phút ở 25 độ C
trong những điều kiện tối ưu của enzym này.
+ Katal đơn vị tiêu chuẩn quốc tế SI: đo hoạt độ enzym được định nghĩa như là tác động xúc
tác làm tăng tốc độ phản ứng của một mol/giây trong một hệ thống đặc hiệu.
- Hoạt độ là tổng số đơn vị hoạt động enzym của một mẫu
- Hoạt độ đặc hiệu là số đơn vị hoạt động enzym tương ứng với 1mg protein (U/mg).
- Hoạt độ đặc hiệu dùng để đánh giá mức độ tinh khiết của enzym. Trong quá trình tinh chế
enzym, hoạt độ đặc hiệu của nó tăng và tiến tới tối đa và không đổi khi enzym hoàn toàn tinh
khiết.
d. Nồng độ cơ chất
- Đối với những nồng độ thấp của cơ chất thì khi tăng gấp đôi cơ chất sẽ dẫn đến việc tăng gấp
đôi tốc độ ban đầu (Vo).
- Đối với những nồng độ cao của cơ chất, enzym đã bị bảo hòa và sự tăng [S] thêm sẽ chỉ làm
tăng rất ít Vo.

- Biểu đồ biểu thị mối liên qua giữa Vo theo [S] là một đồ thị
dạng hyperbol
e. Nồng độ enzyme
- Khi nồng độ cơ chất bảo hòa, một sự tăng gấp đôi nồng độ enzym dẫn đến việc tăng gấp đôi
Vo.
- Nếu nồng độ cơ chất là hằng số, Vo theo nồng độ enzym, ta sẽ có một đường thẳng.

f. Nhiệt độ
- Tăng nhiệt độ tăng năng lượng nhiệt cung cấp cho các phân tử cơ chất => gia tăng vận tốc
của phản ứng.
- Nhiệt độ quá cao nguy cơ phá vỡ các liên kết yếu không đồng hóa trị (liên kết hydrogen,
lực Van der Walls....) là những liên kết làm ổn định cấu trúc không gian ba chiều của
enzym => biến tính enzym.
- Chỉ cần có một thay đổi nhỏ trong cấu hình 3 chiều của enzym làm thay đổi cấu trúc của
TTHĐ nên giảm hoạt tính enzym.
Tác động của nhiệt độ phản ứng trên hoạt độ enzyme
g. pH
- Mỗi một enzym có một pH tối ưu mà ở pH này vận tốc của phản ứng xúc tác sẽ đạt tối đa.
- Một thay đổi nhỏ của pH so với giá trị tối ưu cũng dẫn đến sự giảm hoạt độ enzym do nó làm
thay đổi sự ion hóa của các nhóm chức trong TTHĐ của enzym.
- Một sự thay đổi lớn pH có thể làm biến tính protein enzym do ảnh hưởng
đến các liên kết yếu không đồng hóa trị duy trì cấu trúc 3 chiều của enzym.
h. Coenzym và các nhóm ngoại
- Để xúc tác phản ứng, nhiều enzym cần có sự hiện diện của những tiểu đơn vị không phải là
protein được gọi là chất cộng tác hay cofactor.
- Chất cộng tác là một hay nhiều ion vô cơ như Zn2+ hay Fe2+ hoặc một phức hợp các phân tử
hữu cơ được gọi là coenzym
- Holoenzym: hoạt tính xúc tác hoàn chỉnh của một enzym phối hợp với coenzym của nó hay
với ion kim loại của chúng.
COENZYM + APOENZYM <=> HOLOENZYM
- Một số coenzym, như NAD+ gắn với enzym rồi được giải phóng ra khỏi enzym trong quá trình
xúc tác và đóng vai trò như là một chất đồng cơ chất.
- Nhiều coenzym là những dẫn xuất từ các tiền chất là các vitamin.
- Nicotinamide adenin dinucleotid (NAD+) và nicotinamide adenin dinucleotid phosphat
(NADP+ ) là hai coenzym cấu trúc gồm một base Adenin, hai đường ribose, glucid liên kết với
nhau bởi nhóm phosphat và một nhân nicotinamid.
- NADP+ khác với NAD+ do thêm một nhóm phosphat gắn với một phân tử ribose
- NAD+ được sử dụng trong các phản ứng dị hóa (phân hủy) khi NADP + tham gia vào các phản
ứng đồng hóa (sinh tổng hợp)
- Phần hoạt động của hai phân tử: nhân nicotinamid (dạng oxy hóa hay dạng khử) hoạt động
bằng cách nhận hay cho điện tử tùy theo phản ứng enzym.
- \
- Flavin adenin dinucleotid (FAD) và flavin mononucleotid (FMN) cũng là những chất chuyển
vận điện tử và có cấu trúc hóa học gần nhau.
- Mỗi một coenzym này được thành lập bởi một đơn vị flavin mononucleotid có chứa trung tâm
hoạt động. FAD có chứa một nhóm bổ sung glucid (Ribose) và Adenin.
- FAD và FMN tác động với 2 proton và 2 điện tử để chuyển luân phiên từ trạng thái khử sang
trạng thái oxy hóa
FAD + 2H+ + 2e <=> FADH2
i. Các isoenzym
- Isoenzym (isozym): dạng khác nhau của một enzym xúc tác cùng một phản ứng nhưng chúng
có những tính chất động học và vật lý khác nhau (như điểm đẳng điện, pH tối ưu, ái lực đối với
cơ chất hay đối với những tác động của các chất ức chế)
- Những isoenzym khác nhau của một enzym nhất định được tổng hợp do những gen khác nhau
và thường tác động trong những mô khác nhau của cơ thể.
- Ý nghĩa của isoenzyme
+ Cấu trúc của mỗi isoenzym thì đặc trưng cho một mô đặc hiệu.
+ Ý nghĩa to lớn trong y học
+ Một công cụ để chẩn đoán (dùng chẩn đoán nhồi máu cơ tim , theo dõi tiến triển của quá
trình trị liệu)

Câu 6: Mô hình Michealis đồ thị, phương trình tính toán, biểu diễn cái gì?
- Mô hình Michaelis-Menten: sự xúc tác phản ứng bởi enzyme

- Các hằng số vận tốc k1 , k2 và k3 biểu thị vận tốc ở mỗi bước khác nhau trong quá trình xúc
tác.
Chấp nhận rằng vận tốc của phản ứng ngược lại E + P ---> ES không có ý nghĩa.
- Nghiên cứu động học enzym: nồng độ cơ chất thấp, vận tốc ban đầu (Vo tỷ lệ trực tiếp với [S] trái lại
đối với những nồng độ cao của cơ chất thì vận tốc có xu hướng đạt đến giá trị tối đa và không phụ
thuộc vào [S]. Vận tốc tối đa này được gọi là Vmax (μmol.min –1)
* Phương trình Michaelis và Menten:

* Phương trình biểu thị dưới dạng đồ thị hyperbol:


+ Liên quan giữa nồng độ cơ chất [S] và vận tốc ban đầu Vo:

- Hằng số Km (hằng số Michaelis) với đơn vị là M (mol)

- Km dùng để đo độ bền của phức hợp ES và nó bằng tổng vận tốc của sự phân rã ES chia vận tốc của
sự tạo thành ES.

+ Liên quan giữa nồng độ cơ chất |S] và vận tốc ban đầu Vo
- Đối với một số các enzym k2 thường cao hơn nhiều so với k3. Trong những trường hợp này Km trở
thành một hằng số đo ái lực của enzym đối với cơ chất bởi vì giá trị của nó lúc này phụ thuộc vào giá
trị tương đối của k1 và k2, hằng số vận tốc tương ứng với sự thành lập và phân ly ES.

- Một giá trị Km lớn cho thấy enzym có ái lực yếu đối với cơ chất (k2 >> k1) và Km thấp cho thấy
enzym có ái lực mạnh đối với cơ chất (k1>>k2).
- Km có thể được xác định bằng thực nghiệm dựa vào phương trình Michaelis và Menten : giá trị của
nó chính là nồng độ cơ chất khi tốc độ phản ứng bằng Vmax/2.

Câu 7: Mô hình Lineweaver-Burk đồ thị, phương trình tính toán, biểu diễn cái gì?
Không thể đánh giá được Vmax (và cả của Kmax) từ đồ thị hyperbol Vmax và Kmax có thể được xác
định bằng thực nghiệm bằng cách đo Vo với những nồng độ khác nhau của cơ chất dựa vào nghịch
đảo của 2 vế của phương trình Michaelis và Menten sau:

Đồ thị Lineweaver-Burk cho phép tìm Km và Vmax một cách dễ dàng và chính xác.
Đồ thị cắt trục tung tại 1/Vmax và cắt trục hoành tại -1/Km. Độ dốc của đường thẳng
Km/Vmax.
- Đồ thị Lineweaver-Burk:
* Chú ý:
- Mô hình của Michaelis và Menten được xem như là một mô hình rất tốt liên quan đến hầu hết các số
liệu thực nghiệm của phần lớn các enzym
- Vẫn có một số enzym không phù hợp với động học của Michaelis và Menten: transcarbamoylase
(ATCase) được gọi là các enzym dị lập thể (allosteric enzym)

Câu 8: Ức chế thuận nghịch, k thuận nghịch là gì khác nhau. Cạnh tranh không cạnh
tranh khác nhau. Ức chế ngược...
1. Ức chế thuận nghịch
- Gồm ức chế cạnh tranh và không cạnh tranh.
- Sự ức chế thuận nghịch có thể được đảo ngược lại bằng cách loại bỏ chất ức chế enzym bằng
con đường thẩm tách chẳng hạn.
a. Ức chế thuận nghịch cạnh tranh
- Kháng sinh Penicilline ức chế không thuận nghịch enzym glycopeptid transpeptidase bằng các liên
kết cộng hóa trị với gốc Serin trong trung tâm hoạt động của enzym
- Cấu trúc gần giống cơ chất, liên kết với trung tâm hoạt động của enzym.
- Enzym có thể liên kết với
+ Cơ chất hoặc
+ Chất ức chế
+ Không thể liên kết đồng thời cả hai.
- Ức chế cạnh tranh liên kết theo cách thuận nghịch với trung tâm hoạt động.
+ Tốc độ phản ứng enzym tùy thuộc vào nồng độ tương đối của chất ức chế và cơ chất.
+ Nếu tăng nồng độ của cơ chất vượt xa nồng độ của chất ức chế thì có thể làm cho phản ứng
ngược trở lại, và khắc phục được hiện tượng ức chế, ngược lại nếu tăng nồng độ của chất ức chế lên
thì có thể làm cho enzym bị ức chế hoàn toàn.
- Succinat dehydrogenase là một VD điển hình của sự ức chế cạnh tranh.
+ Enzym sử dụng cơ chất là succinat
+ Bị ức chế cạnh tranh bởi malonat khác với succinat ở chổ chỉ có một nhóm metylen trong phân tử
thay vì 2 nhóm như succinat.

- Đồ thị Lineweaver-Burk cho thấy ảnh hưởng của chất ức chế cạnh tranh trên Km và Vmax

b. Ức chế thuận nghịch không cạnh tranh


- Ức chế không cạnh tranh liên kết theo cách thuận nghịch với một trung tâm khác với trung tâm hoạt
động và gây sự thay đổi cấu trúc không gian của enzym làm giảm hoạt tính của enzym.
- Enzym có thể liên kết với chất ức chế, với cơ chất hoặc có thể với cả 2 cùng một lúc.

2. Ức chế không thuận nghịch: không thể đảo ngược


a. Ức chế cạnh tranh thuận nghịch:

- Một chất ức chế cạnh tranh có cấu trúc gần giống cơ chất. Do đó, nó có thể cạnh tranh với cơ chất để
liên kết với trung tâm hoạt động của enzym.

- Enzym có thể liên kết với hoặc là cơ chất hoặc là chất ức chế nhưng không thể liên kết đồng thời cả
hai.

b. Một chất ức chế cạnh tranh liên kết theo cách thuận nghịch với trung tâm hoạt động.

+ Tốc độ phản ứng enzym tùy thuộc vào nồng độ tương đối của chất ức chế và cơ chất.
+ Nếu tăng nồng độ của cơ chất vượt xa nồng độ của chất ức chế thì có thể làm cho phản ứng ngươc
trở lại, và khắc phục được hiện tượng ức chế, ngược lại nếu tăng nồng độ của chất ức chế lên thì có
thể làm cho enzym bị ức chế hoàn toàn.

- Succinat dehydrogenase là một thí dụ điển hình của sự ức chế cạnh tranh. Enzym này sử dụng cơ
chất là succinat và bị ức chế cạnh tranh bởi malonat khác với succinat ở chổ chỉ có một nhóm metylen
trong phân tử thay vì 2 nhóm như succinat.

c. Ức chế thuận nghịch không cạnh tranh:


- Một chất ức chế không cạnh tranh liên kết theo cách thuận nghịch với một trung tâm khác với
trung tâm hoạt động và gây nên một sự thay đổi cấu trúc không gian của enzym đưa đến việc
làm giảm hoạt tính của enzym. Enzym có thể liên kết với chất ức chế, với cơ chất hoặc có thể
với cả 2 cùng một lúc.
+ Tác động ức chế không cạnh tranh không thể được đảo ngược lại bằng cách tăng nồng độ cơ chất,
và làm cho Vmax giảm.

+ Trái lại, trong sự ức chế không cạnh tranh, ái lực của enzym đối với cơ chất là không đổi và như vậy
Km không đổi

+ Tác động của Pepstatine trên enzym renin là một thí dụ về chất ức chế không cạnh tranh.

- Đồ thị Lineweaver-Burk cho thấy ảnh hưởng của chất ức chế không cạnh tranh trên Km và Vmax

You might also like