You are on page 1of 53

Lời nói đầu

Tài liệu này được biên soạn với mục đích phổ cập những kiến thức về Hoá phân tích cho
các giáo viên và học sinh, đặc biệt là những bạn học sinh mới tiếp xúc với kiến thức hoá
chuyên. Tài liệu được chia làm ba phần chính:
• Phần 1 là lí thuyết cơ bản, bao gồm 4 mảng: Cân bằng axit - bazơ, cân bằng tạo phức
chất, cân bằng phân li của hợp chất ít tan và cân bằng oxy hoá khử - pin điện hoá. Các
lí thuyết đã được cô đọng để người đọc chú ý đến những phần cơ bản nhưng quan
trọng nhất của hoá phân tích. Phần này dành cho những người mới học hoặc có nhu
cầu ôn tập kiến thức trước khi làm bài tập.
• Phần 2 là bài tập, bao gồm bài tập từ 4 mảng chính và một số bài tập vận dụng cao
yêu cầu người đọc cần có tư duy và kinh nghiệm để có thể đánh giá các cân bằng trong
dung dịch. Độ khó của các bài tập được sắp xếp theo thứ tự từ dễ đến khó, thuận tiện
cho người đọc trong quá trình học tập.
• Phần 3 là đáp án chi tiết cho các bài tập ở phần 2, bao gồm lời giải chi tiết và một số
lưu ý về việc đánh giá các cân bằng, giúp người đọc hiểu bản chất hoá học của hoá
phân tích.
Để làm được phần bài tập, người đọc cần hiểu và nắm bắt vững chắc các kiến thức nền
tảng của hoá phân tích. Tác giả soạn tài liệu này với mong muốn làm cho người đọc có
hứng thú, yêu thích môn Hoá học cũng như truyền tải kiến thức đến người đọc một cách
đơn giản và tường minh.
Tác giả có nhận dạy online, nếu có nhu cầu hãy liên hệ qua địa chỉ email

tranhaanhus@gmail.com hoặc số điện thoại 0832330686.


Trong quá trình hoàn thiện tài liệu có thể còn tồn tại sai sót, mong bạn đọc hãy góp ý và
phê bình.

1
MỤC LỤC
Phần 1. Lí thuyết................................................................................................................................................ 3
I. Axit - bazơ .................................................................................................................................................. 3
II. Phức chất ................................................................................................................................................... 5
III. Cân bằng tạo hợp chất ít tan (kết tủa) ......................................................................................... 6
IV. Phản ứng oxy hoá - khử, pin điện hoá......................................................................................... 6
Phần 2. Bài tập ................................................................................................................................................... 8
I. Axit - bazơ .................................................................................................................................................. 8
II. Phức chất ................................................................................................................................................... 9
III. Cân bằng tạo hợp chất ít tan (kết tủa) ....................................................................................... 10
IV. Phản ứng oxy hoá - khử, pin điện hoá....................................................................................... 10
V. Bài tập vận dụng .................................................................................................................................. 12
Phần 3. Đáp án chi tiết ................................................................................................................................. 17
I. Axit - bazơ ................................................................................................................................................ 17
II. Phức chất ................................................................................................................................................. 25
III. Cân bằng tạo hợp chất ít tan (kết tủa) ....................................................................................... 29
IV. Phản ứng oxy hoá - khử, pin điện hoá....................................................................................... 34
V. Bài tập vận dụng .................................................................................................................................. 38

2
PHẦN 1. LÍ THUYẾT
I. Axit - bazơ
1. Sơ lược
Theo Brønsted, axit là những cấu tử có khả năng cho proton, còn bazơ là những cấu tử
có khả năng nhận proton. Sau khi cho proton, axit trở thành bazơ liên hợp tương ứng và
ngược lại.
Sự phân li của axit HA trong dung dịch nước được biểu diễn như sau:
HA + H2 O ⇄ H3 O + A-
+
Ka (HA)
Có thể viết ngắn gọn hơn: HA ⇄ H+ + A- Ka (HA)
Sự phân li của bazơ liên hợp A- trong dung dịch nước có thể biểu diễn như sau:
A- + H2 O ⇄ HA + OH- Kb (A- )
Nước có khả năng tự phân li trong dung dịch:

H2 O ⇄ H+ + OH- Kw = 10-14 tại 25°C


pH = -log[H+] được gọi là chỉ số hoạt độ ion hiđro. Tương tự, ta có pOH = -log[OH-].

Vì Kw = 10-14 = [H+ ][OH- ] nên ta có pH + pOH = 14. Trong các bài tập, nồng độ của H2 O
được coi là 1.
2. Định luật bảo toàn proton
Định luật bảo toàn proton hay còn gọi là điều kiện proton (ĐKP) là một trường hợp
của định luật bảo toàn nồng độ áp dụng cho các hệ axit - bazơ. Nội dung định luật như
sau: Nếu ta chọn một trạng thái bất kì của dung dịch làm chuẩn (gọi là trạng thái quy chiếu
hay mức không) thì tổng nồng độ proton mà các cấu tử ở mức không giải phóng ra bằng
tổng nồng độ proton mà các cấu tử thu vào để đạt đến trạng thái cân bằng.
Nói cách khác, nồng độ cân bằng của proton trong dung dịch bằng hiệu giữa tổng
nồng độ proton giải phóng ra và tổng nồng độ proton thu vào từ mức không:
[H+ ] = ∑[H+ ]cho - ∑[H+ ]nhận

3
Trạng thái quy chiếu (mức không) có thể là trạng thái ban đầu, trạng thái giới hạn hay
một trạng thái bất kì. Để tiện cho việc tính gần đúng, người ta thường chọn các trạng thái
trong đó nồng độ của các cấu tử chiếm ưu thế làm mức không.
3. Axit, bazơ một nấc
Xét sự phân li của axit mạnh HA trong dung dịch nước: HA → H+ + A-

Nếu CHA ≫ 10-7 thì có thể bỏ qua ảnh hưởng của sự phân li nước đến pH, lúc này
[A- ] ≈ CHA và h ≈ CHA .

Xét sự phân li của axit yếu HX trong dung dịch nước:


HX ⇄ H+ + X- Ka (HX)
Nếu CHX .Ka (HX) ≫ Kw thì có thể bỏ qua sự phân li nước.
Trong hỗn hợp có nhiều axit một nấc (giả sử: HY, HZ), nếu CHY .Ka (HY) ≫ CHZ .Ka (HZ)
thì có thể coi sự phân li proton của HZ không đáng kể so với HY. Sự phân li của các bazơ
một nấc có thể đánh giá tương tự axit.
* Phân số nồng độ (kí hiệu α): là tỉ số giữa nồng độ dạng tồn tại của 1 cấu tử với tổng
nồng độ các dạng tồn tại của cấu tử đó trong dung dịch, dùng để đánh giá mối tương
quan giữa các cấu tử. Xét 1 cặp axit - bazơ liên hợp HA và A- :
HA ⇄ H+ + A- Ka (HA)
h Ka
Ta có αHA = [HA]+[A-] = = ; tương tự: αA- =
[HA] [HA]
K h+Ka h+Ka
[HA]+ a [HA]
h

4. Axit, bazơ đa nấc


Axit/bazơ đa nấc là những cấu tử có khả năng cho/nhận nhiều hơn một proton.
Nếu axit đa nấc có Kam ≫ Kan với m < n thì có thể bỏ qua ảnh hưởng đến pH của cân
bằng phân li axit nấc n. Ví dụ: trong dung dịch H3PO4, H3PO4 có các giá trị pKa1, pKa2 ,pKa3
là 2,15; 7,21; 12,32, Ka1 ≫ Ka2 ≫ Ka3 nên có thể bỏ qua ảnh hưởng của sự phân li nấc 2 và
3 đến pH của dung dịch. Có thể đánh giá tương tự với các bazơ đa nấc.
5. Dung dịch đệm
Dung dịch đệm là hỗn hợp của một axit yếu và bazơ liên hợp của nó, có khả năng điều
chỉnh sao cho pH của hệ ít thay đổi bất kể quá trình hoá học giải phóng hay thu proton.
4
Ví dụ: CH3 COOH + CH3 COO- , NH+4 + NH3 ,… Dung dịch đệm cũng có thể là dung dịch
muối axit của các đa axit, ví dụ như dung dịch NaHCO3 .
Đối với hệ đệm bao gồm HA (Ca ) và A- (Cb ), trong trường hợp các điều kiện gần đúng
thoả mãn thì ta có thể áp dụng biểu thức tính pH cho hệ đệm như sau:
Cb
pH = pKa + log
Ca

6. Cân bằng tạo phức hiđroxo của kim loại


Trong dung dịch nước, các ion kim loại tồn tại dưới dạng ion hiđrat hoá, có khả năng
cho proton và tạo ra phức hiđroxo. Có thể biểu diễn cân bằng tạo phức hiđroxo của ion
kim loại Mn+ như sau:
+
M(H2 O)n+
m + H2 O ⇄ M(OH)(H2 O)m-1 + H3 O *β1
(n-1)+

+
M(H2 O)n+
m + 2H2 O ⇄ M(OH)2 (H2 O)m-2 + 2H3 O *β2
(n-2)+

Có thể viết đơn giản như sau:

Mn+ + H2 O ⇄ MOH + H+ *β1


(n-1)+

Mn+ + 2H2 O ⇄ M(OH)2 + 2H+ *β2


(n-2)+

Một số ion kim loại có thể tạo phức hiđroxo nhiều nhân:
+
2Fe3+ + 2H2 O ⇄ Fe2 (OH)4+
2 + 2H *β22

Nếu môi trường có tính axit cao, ta có thể đánh giá để bỏ qua cân bằng tạo phức hiđroxo.

II. Phức chất


Cho M là ion kim loại trung tâm, L là phối tử tạo phức. Các cân bằng tạo phức có thể
được biểu diễn như sau:
M + L ⇄ ML k1
ML + L ⇄ ML2 k2
ML2 + L ⇄ ML3 k3
ki được gọi là hằng số bền từng nấc.
M + L ⇄ ML β1
M + 2L ⇄ ML2 β2
5
M + 3L ⇄ ML3 β3

βi được gọi là hằng số bền tổng hợp.


Để đánh giá các cân bằng tạo phức chất trong dung dịch, ta làm như sau:
Nếu CM ≫ CL thì có thể coi toàn bộ L tham gia tạo phức có số phối trí thấp nhất.
Nếu CM ≪ CL và βn ≫ βn-1 ≫ … ≫ β1 thì có thể coi toàn bộ M tham gia tạo phức có số

phối trí lớn nhất.


Nếu CM ≪ CL nhưng các hằng số bền tổng hợp không chênh lệch đáng kể thì thường
không có dạng nào chiếm ưu thế, áp dụng định luật bảo toàn nồng độ đầu cho các cấu
tử để tính cân bằng trong dung dịch.

III. Cân bằng tạo hợp chất ít tan (kết tủa)


Trong dung dịch bão hoà hợp chất ít tan MxAy sẽ có cân bằng giữa pha rắn với dung
dịch:
Mx Ay ⇄ xM + yA Ks �Mx Ay �

Ks được gọi là tích số tan của Mx Ay , có giá trị tương ứng với [M]x [A]y tại thời điểm cân

bằng phân li kết tủa được thiết lập.


Để đánh giá độ tan của hợp chất ít tan, ta làm như sau:
- Biểu diễn các quá trình xảy ra trong dung dịch.
- Đánh giá mức độ xảy ra của các cân bằng.
- Thiết lập biểu thức tính độ tan theo nồng độ của các cấu tử trong dung dịch.

IV. Cân bằng oxy hoá - khử, pin điện hoá


Thế điện cực là đại lượng đặc trưng cho khả năng oxy hoá, khử của các chất. Trong
một pin điện hoá: ở catot xảy ra quá trình khử, ở anot xảy ra quá trình oxy hoá.
Thế điện cực của một cặp oxy hoá - khử được quy ước là suất điện động của 1 pin
trong đó điện cực nghiên cứu là catot, điện cực hiđro tiêu chuẩn là anot.
o
Quy ước: E2H+/H2 = 0V, Epin = Ecatot - Eanot hay Epin = E+ - E-

6
Xét bán phản ứng sau: aOx + ne ⇄ bKh
Trong đó Ox là một hoặc các cấu tử tham gia quá trình khử, Kh là một hoặc các sản
phẩm của quá trình khử đó.
Phương trình Nernst cho bán phản ứng trên có dạng như sau:
RT [Ox]a
EOx/Kh = EoOx/Kh + ln [Kh]b
nF

Trong đó: R là hằng số khí lí tưởng, R = 8,314 J.mol-1.K-1


T là nhiệt độ (K)

F là hằng số Faraday, F = 96485 C.mol-1


Ở 25°C, phương trình trên có thể biến đổi thành phương trình sau:
0,0592 [Ox]a
EOx/Kh =EoOx/Kh + log [Kh]b
n

Xét một phản ứng oxy hoá khử như sau:


o
n1 E1
Ox1 + n1 e ⇄ Kh1 K1 = 10 0,0592

-n2 Eo
2
Kh2 ⇄ n2 e + Ox2 K-1
2 = 10
0,0592

o o
n1 n2 �E1 -E2 �
n2 Ox1 + n1 Kh2 ⇄ n1 Ox2 + n2 Kh1 K= K1 K-1
2 = 10 0,0592

Năng lượng Gibbs tự do kèm theo quá trình oxy hoá - khử được tính theo phương
trình sau: ∆Go = -nEo F, lại có ∆Go = -RTlnK nên hằng số cân bằng của quá trình oxy hoá -
nEo
khử là K = 10 0,0592 .
Khi tính toán các cân bằng oxy hoá - khử, nếu K rất lớn thì có thể coi phản ứng hoàn
toàn rồi xét phản ứng nghịch để tính toán nồng độ cấu tử, còn nếu K không lớn thì áp

dụng định luật tác dụng khối lượng để tính toán.

7
Phần 2. Bài tập
I. Axit - bazơ
1. Viết biểu thức ĐKP cho dung dịch gồm:
a. HBr b. NaOH, PhCOONa c. CH3 COOH, NH3
d. NH+4 , NH3 e. H3 PO4 f. Na2 HPO4
2. Tính pH của dung dịch gồm:

a. HCl 0,01M b. HCl 10-6,5 M


3. Tính pH của dung dịch gồm:

a. CH3 COONa 0,2M b. CH3 COONa 10-4 M


Cho biết: pKa (CH3 COOH) = 4,76.
4. Tính pH của dung dịch gồm:

a. HCl 0,1M và HCOOH 0,1M b. HCl 10-3 M và HCOOH 0,1M


Cho biết: pKa (HCOOH) = 3,75.
5. Tính pH của dung dịch gồm:
a. NH3 0,07M và H2 SO4 0,05M b. NH+4 0,25M và NH3 0,15M
Cho biết: pKa (NH+4 ) = 9,24; pKa (HSO-4 ) = 1,99.
6. Tính pH của dung dịch gồm:
a. Na3 PO4 0,6M b. Na2 HPO4 0,6M c. NaH2 PO4 0,25M và Na2 HPO4 0,35M
Cho biết: pKa1 (H3 PO4 ) = 2,15; pKa2 (H3 PO4 ) = 7,21; pKa3 (H3 PO4 ) = 12,32.

7. Tính pH của dung dịch gồm axit citric H3 A 0,1M và axit tactric H2 B 0,2M.
Cho biết: pKa1 (H3 A) = 3,13; pKa2 (H3 A) = 4,76; pKa3 (H3 A) = 6,4;
pKa1 (H2 B) = 3,04; pKa2 (H2 B) = 4,37.
8. Tính pH của dung dịch gồm:
3+
a. Mg2+ 0,02M và axit benzoic 0,05M b. Al 0,02M và axit benzoic 0,05M

Cho biết: pKa (PhCOOH) = 4,2; -log*β�AlOH2+ � = 4,3; -log*β(MgOH+ ) = 12,8.

9. pH của dung dịch H2 SO4 xM là 1,59. Xác định x. Cho biết: pKa (HSO-4 ) = 1,99.

8
10. Trộn 10 ml dung dịch H3 PO4 xM với 90 ml dung dịch NaOH 0,1M thu được dung dịch
có pH = 7,81. Xác định x.
Cho biết: pKa1 (H3 PO4 ) = 2,15; pKa2 (H3 PO4 ) = 7,21; pKa3 (H3 PO4 ) = 12,32.
11. Dung dịch A là dung dịch H3 PO4 0,15M.
a. Xác định pH của dung dịch A.
b. Để độ phân li của axit H3 PO4 trong dung dịch A tăng 30%, người ta thêm vào 20 ml
dung dịch A V ml dung dịch NH3 0,5M. Xác định giá trị của V.
Cho biết: H3 PO4 có các giá trị pKa lần lượt là 2,15; 7,21; 12,32; pKa (NH+4 ) = 9,24.

II. Phức chất


1. Trộn 10 ml dung dịch AgNO3 aM với 30 ml dung dịch NH3 bM thu được dung dịch có

[Ag+ ] = 5,453.10-3 M, [NH3 ] = 4,02.10-4 M, [H+ ] = 1,196.10-10 M. Xác định a, b.

Bỏ qua cân bằng tạo phức hiđroxo trong dung dịch.


Cho biết: pKa (NH+4 ) = 9,24; logβ1 (AgNH+3 ) = 3,32; logβ2 (Ag(NH3 )+2 ) = 7,23.

2. Tính thành phần cân bằng trong dung dịch gồm:

a. AgNO3 0,005M và NH3 0,2M


b. AgNO3 0,04M và NH3 0,03M

c. AgNO3 1M và NH3 2.10-3 M


Cho biết: pKa (NH+4 ) = 9,24; logβ1 (AgNH+3 ) = 3,32; logβ2 (Ag(NH3 )+2 ) = 7,23;

Bỏ qua cân bằng tạo phức hiđroxo trong dung dịch.


3. Tính thành phần cân bằng trong dung dịch gồm:

a. CuCl2 0,01M, NH3 1M và NaCN 1M b. Co3+ 0,03M, Ag+ 0,04M và H2 Y2- 0,02M

Bỏ qua các quá trình tạo phức hiđroxo trong dung dịch.

Cho biết: pKa (NH+4 ) = 9,24; pKa (HCN) = 9,35; logβ(CoY- ) = 36; logβ�AgY3- � = 7,32;

logβ3 �Cu(NH3 )2+ 2+ 2-


3 � = 10,27; logβ4 �Cu(NH3 )4 � = 11,75; logβ4 �Cu(CN)4 � = 25;

pKa1 (H4 Y) = 2; pKa2 (H4 Y) = 2,67; pKa3 (H4 Y) = 6,16; pKa4 (H4 Y) = 10,26.

9
III. Cân bằng phân li tạo hợp chất ít tan (kết tủa)
1. Tính độ tan của AgCl trong nước. Cho pKs (AgCl) = 10.
2. Tính độ tan của Ca(OH)2 trong nước. Cho pKs (Ca(OH)2 ) = 5,43.
3. Tính độ tan của BaSO3 trong nước.
Cho biết: pKa1 (H2 SO3 ) = 1,76; pKa2 (H2 SO3 ) = 7,21;
pKs (BaSO3 ) = 6,5; -log*β(BaOH+ ) = 13,36.

4. Biết độ tan của Ag2 SO4 trong nước là 1,546.10-2 M, hãy xác định giá trị pKs �Ag2 SO4 �.

Cho biết: pKa (HSO-4 ) = 1,99; -log*β(AgOH) = 11,7.


5. Tính độ tan của Pb(IO3 )2 trong mỗi dung dịch sau:
2+
a. KIO3 0,05M. b. Pb 0,3M.
Cho biết: pKs (Pb(IO3 )2 ) = 12,61; -log*β(PbOH+ ) = 7,8.

6. Trộn 2,5 ml dung dịch Ca2+ 10-3 M với 7,5 ml dung dịch CO2-
3 0,02M thu được hỗn hợp

A. Cho biết có kết tủa xuất hiện không? Nếu có, tính khối lượng kết tủa thu được.
Cho biết: pKa1 (H2 CO3 ) = 6,35; pKa2 (H2 CO3 ) = 10,33;
-log*β(CaOH+ ) = 12,6; pKs (CaCO3 ) = 8,35.
7. Nhỏ từ từ từng giọt AgNO3 0,05M vào 10 ml dung dịch A gồm KCl 0,025M, KIO3 0,025M
và KI 0,15M đến khi hết 40 ml thì dừng lại.
- Cho biết có những kết tủa nào xuất hiện và thứ tự xuất hiện kết tủa.
- Tính [Ag+ ] trong dung dịch khi các cân bằng được thiết lập.

Cho biết: pKs (AgCl) = 10; pKs (AgIO3 ) = 7,51; pKs (AgI) = 16; *β(AgOH) = 10-11,7 .
8. Tính độ tan của AgI trong dung dịch NH3 0,01M.
Cho biết: pKs (AgI) = 16; pKa (NH+4 ) = 9,24;

β1 (AgNH+3 ) = 3,32; β2 (Ag(NH3 )+2 ) = 7,23; *β(AgOH) = 10-11,7 .

IV. Phản ứng oxy hoá - khử, pin điện hoá


1. Cho các phản ứng sau:
10
a. MnO-4 + 8H+ + 5Fe2+ → Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2 O
b. NH3 + H+ → NH+4
-
c. Ag+ + Cl → AgCl
Thiết lập sơ đồ pin để khi pin hoạt động thì xảy ra các phản ứng trên. Viết phương trình
phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực.
2.
a. Tính EV3+ /V . Cho biết: EV2+ /V = -1,18V; EoV3+ /V2+ = -0,256V.
o o

o
b. Tính EoIO-3/I- ,OH- và EIO- +
3 ,H /I2 (aq)
.
o
Cho biết: EoI2(r)/2I- = 0,535V; EoI2(aq)/2I- = 0,62V; EIO-3,H+/I2(r) = 1,196V.

3. Cho phản ứng sau: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu


a. Thiết lập sơ đồ pin điện hoá để khi pin hoạt động thì xảy ra phản ứng trên. Chỉ rõ các
phản ứng xảy ra ở catot, anot, chiều dịch chuyển của cation, anion và chiều dòng điện
trong pin.
b. Tính thế điện cực tiêu chuẩn của pin và hằng số cân bằng của phản ứng trên.
c. Nếu thêm từ từ NaOH đến dư vào catot của pin thì thế điện cực của pin sẽ thay đổi

như thế nào?


Cho biết: EoFe2+ /Fe = -0,44V; EoCu2+ /Cu = 0,337V.

4. Cho pin điện hoá: Pt | Fe2+ 0,1M, Fe3+ 0,05M || Ag+ 0,05M | Ag.
a. Tính suất điện động của pin.
b. Suất điện động của pin thay đổi như thế nào nếu thêm 10 ml dung dịch NaCl 0,06M
vào dung dịch Ag+ 0,05M ở anot?
Cho biết: Thể tích dung dịch ở anot là 10 ml.
RT
EoFe3+ /Fe2+ = 0,771V; EAg
o
+ /Ag = 0,799V; pKs (AgCl) = 10; ∙2,303 = 0,0592;
F

*β(FeOH+ ) = 10-5,92 ; *β�FeOH2+ � = 10-2,17 ; *β(AgOH) = 10-11,7 .

5. Tính cân bằng trong dung dịch AgNO3 0,02M và Fe(NO3 )2 0,03M.
o o
Cho biết: EAg+ /Ag = 0,799V; E 3+
Fe /Fe2+ = 0,771V; *β(FeOH
+
) = 10-5,92 ;

11
2,303RT
*β�FeOH2+ � = 10-2,17 ; *β(AgOH) = 10-11,7 ; = 0,0592.
F

6. Tính cân bằng trong dung dịch MnCl3 0,02M.


2,303RT
Cho biết: EoMn3+ /Mn2+ = 1,51V; EoMnO2,H+/Mn2+ = 1,23V; = 0,0592.
F

V. Bài tập vận dụng


CHÚ Ý: Nên làm bài tập vận dụng khi bạn chắc chắn có thể xử lí được các vấn đề cơ bản
của hoá phân tích.
3+
1. Cho dung dịch A gồm Al 0,1M và Mg2+ 0,2M.
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Xác định khoảng pH để có thể tách riêng hai ion kim loại. Hai ion kim loại được coi là
tách riêng khi một ion kim loại kết tủa hoàn toàn (tổng nồng độ các dạng tồn tại của ion

kim loại đó trong dung dịch ≤ 10-6 M) và ion kim loại còn lại chưa kết tủa.
c. Cần thêm vào 10 ml dung dịch A V ml dung dịch NH3 1M để tách riêng hai ion kim loại.
Xác định khoảng giá trị của V.

Cho biết: -log*β�AlOH2+ � = 4,3; -log*β(MgOH+ ) = 12,8; pKa (NH+4 ) = 9,24;

pKs (Al(OH)3 ) = 32,4; pKs (Mg(OH)2 ) = 10,9.


2. Dung dịch A gồm KCN 0,12M; NH3 0,15M và KOH 5.10-3 M.
a. Tính pH của dung dịch A.
b. Tính thể tích dung dịch HCl 0,21M cần cho vào 50 ml dung dịch A để thu được dung
dịch B có pH là 9,24.
c. Thêm 1 ml dung dịch HClO4 0,01M vào 100 ml dung dịch KCN 0,01M. Thêm vào hỗn
hợp 2 giọt chỉ thị bromothimol xanh (khoảng pH chuyển màu từ 6 - 7,6; pH < 6: vàng;
pH > 7,6: xanh lục). Sau đó thêm tiếp 100 ml dung dịch Hg(ClO4 )2 0,3M. Hãy nêu hiện
tượng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích.
Cho biết: pKa (NH+4 ) = 9,24; pKa (HCN) = 9,35;
log β1 (HgCN+ ) = 18; log β2 (Hg(CN)2 ) = 34,7.

12
3.
a. Xác định thế khử chuẩn của cặp Cu2+ /Cu+ trong môi trường axit và cặp Cu(OH)2 /CuOH
trong môi trường bazơ. Cho biết trong môi trường nào, Cu2+ có tính oxy hoá mạnh hơn?
Cho biết: EoCu2+ /Cu = 0,337V; EoCu+/Cu = 0,521V; pKs (Cu(OH)2 ) = 19,8; pKs (CuOH) = 14.

b. Dung dịch X gồm FeSO4 0,1M và H2 SO4 1,2M. Thêm V ml dung dịch KMnO4 0,02M vào
50 ml dung dịch X, thu được dung dịch Y. Tính thế khử của cặp Fe3+ /Fe2+ trong dung dịch
Y với mỗi trường hợp sau:
i. V = 30 ml ii. Tại điểm tương đương iii. V = 51 ml
RT
Cho biết: EoMnO-4,H+/Mn2+ = 1,51V; EoFe3+ /Fe2+ = 0,771V; ∙2,303 = 0,0592; pKa (HSO-4 ) = 1,99;
F

*β(FeOH+ ) = 5,92; *β�FeOH2+ � = 2,17.

Giả sử phản ứng khử MnO-4 trong dung dịch trên chỉ tạo thành Mn2+ .
-1
4. Phèn chua �K2 SO4 .Al2 (SO4 )3 .24H2 O; M = 948 g.mol � là chất thường được sử dụng

để làm trong nước sinh hoạt nhờ quá trình tạo Al(OH)3 kết tủa bông keo kéo theo các
chất rắn lơ lửng trong nước.
a. Tính pH của dung dịch phèn chua bão hoà ở 25°C, biết độ tan của phèn chua ở nhiệt
-1
độ này là 59 g.l .
b. Để làm trong nước sinh hoạt có pH = x, một lượng y gam phèn chua được hoà tan vào
1 m3 nước sinh hoạt để tạo kết tủa bông keo Al(OH)3 và tổng nồng độ các dạng tồn tại
3+
của nhôm còn lại trong dung dịch bằng 10-6 M (coi như Al đã kết tủa hoàn toàn). Giả
thiết không có quá trình nào khác.
i. Thiết lập biểu thức tính y theo x. Áp dụng tính số gam phèn chua cần cho vào một bể
chứa 3 m3 nước sinh hoạt có pH = 6,5.
ii. Cho rằng để làm trong nước sinh hoạt một cách hiệu quả thì lượng Al(OH)3 kết tủa tối
thiểu phải là 15,6 mg.m-3 nước. Xác định pH tối thiểu của nước sinh hoạt để có thể sử
dụng hiệu quả phèn chua.

Cho biết: *β�AlOH2+ � = 10-4,3 ; pKa (HSO-4 ) = 1,99; pKs (Al(OH)3 ) = 32,4.

13
5. Để xử lí nước thải nhà máy có chứa chì, ta có thể sử dụng Ca(OH)2 để kết tủa ion chì
dưới dạng Pb(OH)2 . Biết hàm lượng chì tối đa cho phép theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt
là 41,4 mg/l.
a. Hãy cho biết tại pH = 7,5, lượng chì tan trong nước đã đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt
chưa?
b. Xác định giá trị pH tối thiểu cần thiết lập trong nước thải để lượng chì tan trong nước
đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
c. Để xử lí 10 mét khối nước thải có CPb2+ = 0,01M, người ta cần dùng m gam Ca(OH)2 .

Hãy xác định giá trị tối thiểu của m. Biết rằng trong mẫu nước thải trên, chỉ có các cân
bằng phân li của chì ảnh hưởng đến pH của dung dịch.
Cho biết: Khối lượng phân tử của Ca(OH)2 là 74,09, của Pb là 207,1;
pKs (Ca(OH)2 ) = 5,43; pKs (Pb(OH)2 ) = 15,3;
*β(CaOH+ ) = 10-12,6 ; *β(PbOH+ ) = 10-7,8 ;
2+
Pb + 2H2 O ⇄ Pb(OH)2 + 2H+ *β(Pb(OH)2 ) = 10-17,2

6. Dung dịch A gồm CrCl3 0,02M và FeCl2 0,05M.


a. Tính pH của dung dịch A.
b. Hãy giải thích lí do hai ion kim loại trong dung dịch trên có thể được tách riêng bằng
cách điều chỉnh pH trong dung dịch A và xác định khoảng pH cần điều chỉnh. Cho biết
hai ion kim loại được tách riêng khi một ion kết tủa hoàn toàn (nồng độ các dạng tồn tại

trong dung dịch ≤ 10-6 M) và ion còn lại chưa kết tủa.
Cho biết: pKs (Cr(OH)3 ) = 29,8; pKs (Fe(OH)2 ) = 15,1;

*β(FeOH+ ) = 10-5,92 ; *β�CrOH2+ � = 10-3,8 ;


Cr(OH)3 + OH- ⇄ Cr(OH)-4 K=1
7. Kĩ thuật điện hoá thường được sử dụng để xác định tích số tan của các hợp chất ít tan.
Cho pin điện hoá sau:
Zn | Zn2+ 0,3M || Fe3+ 0,02M, Fe2+ 0,05M | Pt (1)

14
a. Viết phương trình phản ứng xảy ra ở mỗi điện cực và phản ứng xảy ra trong pin khi
phóng điện. Tính suất điện động của pin.
b. Tính điện lượng mà pin trên có thể giải phóng đến khi phóng điện hoàn toàn và hằng
số cân bằng của phản ứng xảy ra trong pin.
c. Thêm từ từ dung dịch NaOH 0,08M vào catot của pin 1 đến khi suất điện động của pin
là 0,5857V thì dừng lại. Lượng dung dịch NaOH đã thêm vào là 20 ml và người ta đo được
pH của dung dịch ở catot là 8,381. Chiều dòng điện trong pin không đổi sau khi thí nghiệm
kết thúc. Cho biết những kết tủa được tạo thành trong quá trình thí nghiệm là Fe(OH)2
và Fe(OH)3 , hãy xác định tích số tan của hai kết tủa này.
Cho biết: Thể tích mỗi dung dịch ở catot và anot là 20 ml.
RT
∙2,303 = 0,0592; *β(FeOH+ ) = 10-5,92 ; *β�FeOH2+ � = 10-2,17 ;
F
o o
*β(ZnOH+ ) = 10-8,96 ; EZn2+ /Zn = -0,763V; EFe3+ /Fe2+ = 0,771V;

-1
pKa1 (H2 C2 O4 ) = 1,25; pKa2 (H2 C2 O4 ) = 4,27; F = 96485 C.mol .
8. Dung dịch A gồm H3 PO4 xM và axit oxalic (COOH)2 yM. Dung dịch A có pH = 1,463.
a. Thêm AgNO3 dư vào 20 ml dung dịch A, sau đó lọc tách và làm khô kết tủa, thu được
0,4716g chất rắn. Xác định các giá trị x và y.
b. Thêm 50 ml NaOH 0,1M vào 50 ml dung dịch A, ta thu được dung dịch B. Trộn 20 ml
dung dịch B với 30 ml dung dịch NH3 0,03M, thu được dung dịch C. Xác định nồng độ

cân bằng của NH+4 và PO3-


4 trong dung dịch C.

c. Thêm từ từ từng giọt Mg2+ 0,01M vào 20 ml dung dịch C đến khi hết 10 ml thì dừng
lại. Trong quá trình thí nghiệm, pH của dung dịch C được giữ không đổi. Hãy cho biết:
- Có những kết tủa nào xuất hiện?
- Nếu có nhiều hơn 1 kết tủa xuất hiện, chỉ ra thứ tự xuất hiện các kết tủa.
- Nồng độ cân bằng của Mg2+ trong dung dịch sau khi các cân bằng được thiết lập.

Cho biết: *β(MgOH+ ) = 10-12,8 ; H3 PO4 có các giá trị pKa là 2,15, 7,21, 12,32;
(COOH)2 có các giá trị pKa là 1,25, 4,27; pKa (NH+4 ) = 9,24;

15
pKs �Mg3 (PO4 )2 � = 27,2; pKs (MgNH4 PO4 ) = 12,6; pKs (MgHPO4 ) = 5,82;
pKs (Mg(OH)2 ) = 10,9; pKs (MgC2 O4 ) = 4,8.
9. Histidine (kí hiệu HA) có công thức cấu tạo như sau:
O

N OH
NH2
N
H

Khi axit hoá dung dịch, histidine bị proton hoá lần lượt thành H2 A+ và H3 A2+ .

a. Tính pH của dung dịch HA 0,01M.


b. Tính nồng độ HClO4 cần thiết lập trong dung dịch HA 0,01M để dung dịch có pH = 2
(dung dịch X). Xác định nồng độ cân bằng của dạng histidine trung hoà điện trong dung
dịch X.
Sự tạo phức của ion Cu2+ đóng vai trò quan trọng trong sự tương tác của ion này với
protein. Histidine có thể tạo với Cu2+ các phức chất CuA+ và CuA2 .
c. Trộn 20 ml dung dịch X với 20 ml dung dịch Cu2+ 0,01M và pha loãng thành 50 ml thu
được dung dịch Y. Tính phần trăm Cu2+ đã tạo phức với histidine trong dung dịch Y.
d. Trộn 20 ml dung dịch X với 20 ml dung dịch Cu2+ 0,01M, sau đó thêm từ từ 1 ml dung
dịch NH3 0,68M và pha loãng thành 50 ml thu được dung dịch Z. Tính nồng độ cân bằng
của Cu2+ trong dung dịch Z và chỉ ra vai trò của NH3 trong quá trình tạo phức của ion
Cu2+ với histidine ở điều kiện đã cho.

Cho biết: H3 A2+ có các giá trị pKa là 1,82, 6, 9,17; pKa (NH+4 ) = 9,24; pKs (Cu(OH)2 )= 19,8;

*β(CuOH+ ) = 10-8 ; log β�Cu(NH3 )2+


4 � = 11,75;

log β1 (CuA+ ) = 10,11; log β2 (CuA2 ) = 18,01.

16
PHẦN 3. ĐÁP ÁN CHI TIẾT
I. Axit - bazơ
1.
a. Các quá trình xảy ra trong dung dịch:
(1) HBr → H+ + Br-
(2) H2 O ⇄ H+ + OH-
Nhận thấy 1 đương lượng proton được tạo thành cùng với 1 đương lượng Br- (cân bằng
1) và 1 đương lượng proton được tạo thành cùng với 1 đương lượng OH- (cân bằng 2)
nên ta có ĐKP:
[H+ ] = [OH- ] + [Br- ] = [OH- ] + CHBr
b. Các quá trình xảy ra trong dung dịch:
(1) NaOH → Na+ + OH-
(2) PhCOO- + H2 O ⇄ PhCOOH + OH-
(3) H2 O ⇄ H+ + OH-
Trong dung dịch chỉ có cân bằng 3 là quá trình cho proton, nên lượng proton sinh ra sẽ
bằng lượng OH- được sinh ra từ cân bằng 3, mà lượng OH- sinh ra từ cân bằng 3 sẽ bằng
tổng lượng OH- trong dung dịch (nồng độ OH- cân bằng) trừ đi lượng OH- sinh ra từ các
quá trình khác (1 và 2) nên ta có biểu thức ĐKP:
[H+ ] = [OH- ] - CNaOH - [PhCOOH]
c. Các quá trình xảy ra trong dung dịch:
(1) CH3 COOH ⇄ CH3 COO- + H+
(2) NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH-
(3) H2 O ⇄ H+ + OH-
ĐKP: [H+ ] = [OH- ] + [CH3 COO- ] - [NH+4 ]
d. Các quá trình xảy ra trong dung dịch:
(1) NH+4 ⇄ NH3 + H+
(2) H2 O ⇄ H+ + OH-

17
Nồng độ proton sinh ra sẽ bằng tổng nồng độ OH- được phân li từ cân bằng 2 và nồng
độ NH3 được phân li từ cân bằng 1, mà lượng NH3 đó chính là hiệu giữa [NH3 ] và nồng
độ NH3 ban đầu trong dung dịch nên ta có ĐKP:
[H+ ] = [OH- ] + �[NH3 ] - CNH3 �

e. Các quá trình xảy ra:


(1) H3 PO4 ⇄ H+ + H2 PO-4

(2) H2 PO-4 ⇄ H+ + HPO2-


4

(3) HPO2- + 3-
4 ⇄ H + PO4

(4) H2 O ⇄ H+ + OH-
Từ các cân bằng, ta thấy:

Đương lượng proton


Cấu tử được phân li ra
tương ứng tạo thành

H2 PO-4 1

HPO2-
4 2

PO3-
4 3

OH- 1

ĐKP: [H+ ] = [OH- ] + [H2 PO-4 ] + 2�HPO2- 3-


4 � + 3�PO4 �

f. Biểu diễn các quá trình xảy ra trong dung dịch, sau đó thiết lập ĐKP tương tự câu e.

ĐKP: [H+ ] = [OH- ] + �PO3- - 2-


4 � - [H2 PO4 ] - 2�HPO4 �

2.

a. Đánh giá: CHCl = 0,01 ≫ 10-7 nên có thể bỏ qua sự phân li nước.
⇒ [H+ ] = CHCl = 0,01M ⇒ pH = 2.
b. CHCl = 10-6,5 xấp xỉ 10-7 nên phải tính theo cân bằng phân li nước:
H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
Ban đầu: 10-6,5

Cân bằng: 10-6,5 + x x (M)

⇒ x.�10-6,5 + x� = Kw = 10-14 ⇒ x = 2,9.10-8 ⇒ pH = 6,46.


18
3. Các quá trình xảy ra:

(1) AcO- + H2 O ⇄ AcOH + OH- Kb (AcO- ) = 10-9,24


(2) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

a. CAcO- .Kb (AcO- ) = 1,15.10-10 ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự phân li nước.


Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng 1:

AcO- + H2 O ⇄ AcOH + OH- Kb (AcO- ) = 10-9,24


Ban đầu: 0,2
Cân bằng: 0,2-x x x (M)
x2
⇒ = Kb = 10-9,24 ⇒ x = 1,07.10-5 ⇒ pH = 9,03.
0,2 - x

b. CAcO- .Kb (AcO- ) = 5,75.10-14 ≈ Kw nên phải sử dụng ĐKP để tính toán.

ĐKP: [H+ ] = [OH- ] - [AcOH]


Kw h 10-14 h
⇔h= - CAcO- ∙ = - 10-4 ∙
h h + Ka (AcOH) h h + 10-4,76

Giải phương trình trên, ta tính được h = 3,85.10-8 M, pH = 7,41.


4. Các quá trình xảy ra:

(1) HCOOH ⇄ H+ + HCOO- Ka = 10-3,75


(2) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

a. Đánh giá: CHCl = 0,1M ≫ �CHCOOH .Ka (HCOOH) = 4,22.10-3 ≫ 10-7 nên có thể bỏ qua

sự phân li của HCOOH và nước ⇒ pH = 1.

b. �CHCOOH .Ka (HCOOH) = 4,22.10-3 > CHCl = 10-3 ≫ 10-7 nên chỉ có thể bỏ qua sự phân

li nước. Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng 1:

HCOOH ⇄ H+ + HCOO- Ka = 10-3,75


Ban đầu: 0,1 10-3

Cân bằng: 0,1 - x 10-3 + x x (M)


x.�10-3 + x�
⇒ = Ka = 10-3,75 ⇒ x = 3,67.10-3 ⇒ pH = 2,33.
0,1 - x

19
5.

a. TPGH: NH+4 0,07M; HSO-4 0,03M; SO2-


4 0,02M.

Các quá trình xảy ra:

(1) NH+4 ⇄ H+ + NH3 Ka (NH+4 ) = 10-9,24

(2) HSO-4 ⇄ H+ + SO2-


4 Ka (HSO-4 ) = 10-1,99

(3) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Có Kw ≪ CNH+4 .Ka (NH+4 ) = 4,03.10-11 ≪ CHSO-4 .Ka (HSO-4 ) = 3,07.10-4 nên có thể bỏ qua cân

bằng 1 và 3.

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng 2, tính được h = 8,02.10-3 , pH = 2,1.
b. Đây là hệ đệm nên có thể áp dụng biểu thức tính pH gần đúng:
Cb 0,15
pH = pKa + log = 9,24 + log = 9,02.
Ca 0,25

Trong trường hợp không sử dụng biểu thức trên thì ta có thể đánh giá bỏ qua cân bằng
phân li nước rồi áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng phân li NH+4 , sẽ ra
kết quả tương tự.
6.
a. Các quá trình xảy ra:

(1) PO3- 2-
4 + H2 O ⇄ HPO4 + OH
-
Kb1 = 10-1,68

(2) HPO2- -
4 + H2 O ⇄ H2 PO4 + OH
-
Kb2 = 10-6,79

(3) H2 PO-4 + H2 O ⇄ H3 PO4 + OH- Kb3 = 10-11,85


(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Có Kb1 ≫ Kb2 ≫ Kb3 và CPO3- .Kb1 = 1,25.10-2 ≫ Kw nên có thể bỏ qua cân bằng 2, 3, 4.
4

Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng 1, tính được [OH- ] =

10-0,99 M, pH = 13,01.
b. Các quá trình xảy ra:

(1) HPO2- + 3-
4 ⇄ H + PO4 Ka3 = 10-12,32

(2) HPO2- -
4 + H2 O ⇄ H2 PO4 + OH
-
Kb2 = 10-6,79

20
(3) H2 PO-4 + H2 O ⇄ H3 PO4 + OH- Kb3 = 10-11,85
(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Kb2 ≫ Kb3 và CHPO2- .Kb2 = 9,73.10-8 ≫ Kw nên có thể bỏ qua cân bằng 3 và 4.
4

2
Ka2 Ka3 - h
ĐKP: [H+ ] = �PO3- -
4 � - [H2 PO4 ] = CHPO2- ∙ 2
4 h + hKa2 + Ka2 Ka3

Thay các giá trị hằng số đã biết vào phương trình, tính được h = 1,72.10-10 , pH = 9,77.
c. Đây là 1 hệ đệm nên có thể áp dụng biểu thức tính pH gần đúng:
Cb 0,35
pH = pKa + log = 7,21 + log = 7,36.
Ca 0,25

7. Axit citric có Ka1 ≫ Ka2 ≫ Ka3 và axit tactric có Ka1 ≫ Ka2 nên có thể bỏ qua phân li nấc
2, 3 của axit citric và nấc 2 của axit tactric.

Lại có CH2B .Ka1 (H2 B) = 1,82.10-4 > CH3A .Ka1 (H3 A) = 7,41.10-5 ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự

phân li nước.
Các quá trình xảy ra:

(1) H3 A ⇄ H+ + H2 A- Ka1 (H3 A) = 10-3,13

(2) H2 B ⇄ H+ + HB- Ka1 (H2 B) = 10-3,04

Sử dụng ĐKP, tính được h = 1,56.10-2 M, pH = 1,81.


8. Trong các bài toán có cân bằng tạo phức hiđroxo, ta có thể đánh giá như 1 cặp axit -
bazơ thông thường. Cân bằng tạo phức hiđroxo sẽ trở nên phức tạp, khó đánh giá hơn
khi xuất hiện trong hỗn hợp có bao gồm phức chất và hợp chất ít tan.
a. Các quá trình xảy ra:

(1) PhCOOH ⇄ H+ + PhCOO- Ka = 10-4,2

(2) Mg2+ + H2 O ⇄ MgOH+ + H+ *β(MgOH+ ) = 10-12,8


(3) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

CPhCOOH .Ka (PhCOOH) = 3,15.10-6 ≫ Kw > CMg2+ .*β(MgOH+ ) = 3,17.10-15 nên có thể coi

pH của hệ do PhCOOH quyết định. Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng

1, tính được h = 1,74.10-3 M, pH = 2,76.

21
b. CPhCOOH .Ka (PhCOOH) = 3,15.10-6 ≈ CAl3+ .*β�AlOH2+ � = 10-6 ≫ Kw nên chỉ có thể bỏ

qua cân bằng phân li nước.


Ka *β
ĐKP: [H+ ] = [PhCOO- ] + �AlOH2+ � = CPhCOOH ∙ + CAl3+ ∙
h+Ka *β+h

Thay các giá trị đã biết vào phương trình, tính được h = 2,01.10-3 M, pH = 2,7.
9. pH = 1,644 ≫ 7 nên có thể bỏ qua sự phân li nước.
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng:

HSO-4 ⇄ H+ + SO2-
4 Ka = 10-1,99
Ban đầu: x x
Cân bằng: x-a x+a a (M)
a.10-1,59
⇒ x + a = [H+ ] = 10-1,59 . Lại có = 10-1,99
x-a

Dễ dàng tính được x = 0,02; a = 5,7.10-3 ⇒ CH2SO4 = 0,02M.

Nếu không muốn tính theo ĐLTDKL và giải hệ phương trình hai ẩn, có thể sử dụng ĐKP:
Ka
[H+ ] = CH2SO4 + �SO2-
4 � = CH2 SO4 . �1+ �
h+Ka

Thay các giá trị đã biết vào phương trình, tính được CH2SO4 = 0,02M.

Mỗi cách có ưu nhược điểm riêng, cần linh động trong việc sử dụng.
10. Sau khi pha trộn: CH3PO4 = 0,1x M, CNaOH = 0,09M.

Các quá trình xảy ra:

(1) H3 PO4 ⇄ H+ + H2 PO-4 Ka1 = 10-2,15

(2) H2 PO-4 ⇄ H+ + HPO2-


4 Ka2 =10-7,21

(3) HPO2- + 3-
4 ⇄ H + PO4 Ka3 = 10-12,32
(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
Xét trường hợp tổng quát cho 1 cặp axit - bazơ liên hợp HA và A- , ta có tỉ lệ nồng độ cân
h
bằng giữa hai dạng như sau: = ∙ Trong những bài tập liên quan đến axit - bazơ đã
[HA]
[A- ] Ka

cho biết pH, ta có thể sử dụng biểu thức này để đánh giá các dạng tồn tại chính trong
dung dịch.

22
[H3 PO4 ] h -
-6 [H2 PO4 ] h �HPO2-
4 � h
Tại pH = 7,81, ta có: [H - = = 2,19.10 ; = = 0,25; 3- = = 3,24.104
2 PO4 ] Ka1 �HPO2-
4 � Ka2 �PO4 � Ka3

Vậy H2 PO-4 và HPO2-


4 là các dạng tồn tại chính của H3 PO4 trong dung dịch, nghĩa là NaOH

đã phản ứng hoàn toàn.


Các phản ứng xảy ra: H3 PO4 + OH- → H2 PO-4 + H2 O

H3 PO4 + 2OH- → HPO2-


4 +2H2 O

TPGH: H2 PO-4 aM, HPO2-


4 bM.
a [H2 PO-4 ]
Vì đây là hệ đệm nên ta có: ≈ = 0,25
b �HPO2-
4 �

Theo phương trình phản ứng, ta có a + 2b = 0,09.


Từ hai phương trình trên, tính được a = 0,01, b = 0,04 ⇒ x = 0,5.
11.
a. H3 PO4 có Ka1 ≫ Ka2 ≫ Ka3 nên có thể bỏ qua sự phân li nấc 2 và 3.
CH3PO4 .Ka1 ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự phân li nước. Tính pH của dung dịch theo sự phân

li axit nấc thứ nhất của H3 PO4 :

H3 PO4 ⇄ H+ + H2 PO-4 Ka1 = 10-2,15


Ban đầu: 0,15
Cân bằng: 0,15 - x x x (M)
x2
⇒ = Ka1 =10-2,15 ⇒ x = 2,92.10-2 ; pH = 1,53.
0,15 - x
x
b. Ta có độ phân li của H3 PO4 trong dung dịch A: αH3PO4 = = 1,95.10-1
0,15

Độ phân li của H3 PO4 sau khi thêm dung dịch NH3 : α'H3PO4 = 1,95.10-1 .130% = 2,53.10-1

Giả sử chưa xảy ra sự phân li axit nấc 2, nghĩa là [H2 PO-4 ] ≫ �HPO2-
4 �

[H2 PO-4 ] Ka1


⇒ α' = [H3 PO4 ] + [H2 PO-4 ]
= = 2,53.10-1
h + Ka1

⇒ h = 2,06.10-2 M ≫ 10-7 , có thể bỏ qua sự phân li nước.


[H2 PO-4 ] h
Kiểm tra giả sử: = =3,38.105 ⇒ Giả sử hợp lí.
�HPO2-
4 � Ka2

�NH+ h
Xét tỉ lệ 4�
= = 3,62.107 ⇒ NH3 phản ứng hoàn toàn.
[NH3 ] Ka �NH+
4�

23
Sau khi thêm dung dịch NH3 , giả sử chưa xảy ra phản ứng.
20 3 V
CoH3PO4 = 0,15∙ = (M); CoNH3 = 0,5∙ (M)
20 + V 20 + V 20 + V

Phản ứng xảy ra trong dung dịch như sau:


H3 PO4 + NH3 → H2 PO-4 + NH+4
3 0,5V
Ban đầu:
20 + V 20 + V
3 - 0,5V 0,5V 0,5V
Sau phản ứng: (M)
20 + V 20 + V 20 + V
[H2 PO-4 ] 0,5V
Ta có α' = [H - = = 2,53.10-1 ⇒ V = 1,52 (ml).
3 PO4 ]+[H2 PO4 ] 3

24
II. Phức chất
10 a 3b
1. Sau khi trộn: CAg+ = a∙ = (M); CNH3 = (M).
10+30 4 4

Các quá trình xảy ra:

(1) NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH- Kb (NH3 )=10-4,76

(2) Ag+ + NH3 ⇄ AgNH+3 β1 =103,32

(3) Ag+ + 2NH3 ⇄ Ag(NH3 )+2 β2 =107,23

(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
Từ [NH3 ], [Ag+ ] và [H+ ], ta có thể tính nồng độ cân bằng của các cấu tử khác trong dung
dịch:

[AgNH+3 ] = β1 [Ag+ ][NH3 ] = 4,58.10-3 M; [Ag(NH3 )+2 ] = β2 [Ag+ ][NH3 ]2 = 1,497.10-2 M


h
[NH+4 ] = [NH3 ]∙ = 8,355.10-5 M
Ka �NH+
4�

Thiết lập phương trình bảo toàn cấu tử để xác định a, b:


a
CAg+ = = [Ag+ ] + [AgNH+3 ] + [Ag(NH3 )+2 ] = 0,025 ⇒ a = 0,1.
4
3b 0,14
CNH3 = = [NH3 ] + [NH+4 ] + [AgNH+3 ] + 2[Ag(NH3 )+2 ] = 0,035 ⇒ b = = 4,67.10-2
4 3

2. Các quá trình xảy ra:

(1) NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH- Kb (NH3 ) = 10-4,76

(2) Ag+ + NH3 ⇄ AgNH+3 β1 = 103,32

(3) Ag+ + 2NH3 ⇄ Ag(NH3 )+2 β2 = 107,23

(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
a. CNH3 ≫ CAg+ và β2 ≫ β1 nên có thể coi Ag+ chủ yếu tham gia tạo phức Ag(NH3 )+2 , bỏ qua

cân bằng 2.
TPGH: Ag(NH3 )+2 0,005M; NH3 0,19M.
TPGH dung dịch có NH3 nên có thể coi lượng NH3 được phân li ra từ phức không đáng
kể.

Có CNH3 .Kb = 3,3.10-6 ≫ Kw nên có thể bỏ qua cân bằng 4.

25
Áp dụng định luật tác dụng khối lượng cho cân bằng 1:

NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH- kb (NH3 )=10-4,76


Ban đầu: 0,19
Cân bằng: 0,19-x x x (M)
x2
⇒ = 10-4,76 ⇒ x = 1,81.10-3 , [NH3 ] ≈ 0,188M.
0,19 - x

Từ [NH3 ], ta có thể tính được nồng độ cân bằng của các cấu tử khác trong dung dịch.
b. CAg+ xấp xỉ CNH3 nên không thể bỏ qua cân bằng tạo phức nào.

Ta cần thiết lập các phương trình bảo toàn cấu tử để tính cân bằng:
CAg+ = [Ag+ ] + [AgNH+3 ] + [Ag(NH3 )+2 ] = [Ag+ ].�1 + β1 [NH3 ] + β2 [NH3 ]2 �
CNH3 = [NH3 ] + [NH+4 ] + [AgNH+3 ] + 2[Ag(NH3 )+2 ]
h
= [NH3 ] �1+ +[Ag+ ]�β1 + 2β2 [NH3 ]� �
Ka �NH+
4�

Kw h
ĐKP: [H+ ] = [OH- ] - [NH+4 ] ⇔ h = - [NH3 ]∙
h Ka �NH+
4�

Từ 3 phương trình trên ta tính được [NH3 ], h, [Ag+ ], từ đó có thể tính thành phần cân
bằng của các cấu tử khác trong dung dịch.

Đáp số: [NH3 ] = 1,747.10-4 M


c. CAg+ ≫ CNH3 nên có thể coi Ag+ chủ yếu tham gia tạo phức AgNH+3 , bỏ qua cân bằng 3.

Tiếp theo, thiết lập các phương trình bảo toàn cấu tử:
CAg+ = [Ag+ ] + [AgNH+3 ] = [Ag+ ] .�1 + β1 [NH3 ]�
CNH3 = [NH3 ] + [NH+4 ] + [AgNH+3 ]
h
= [NH3 ] �1+ +[Ag+ ]�β1 [NH3 ]� �
Ka �NH+
4�

Kw h
ĐKP: [H+ ] = [OH- ] - [NH+4 ] ⇔ h = - [NH3 ]∙
h Ka �NH+
4�

Từ 3 phương trình trên ta tính được [NH3 ], h, [Ag+ ] và từ đó có thể tính thành phần cân
bằng của các cấu tử khác trong dung dịch.

Đáp số: [NH3 ] = 9,568.10-7 M.


3.

26
a. Các quá trình xảy ra:
10,27
(1) Cu2+ + 3NH3 ⇄ Cu(NH3 )2+
3 β3 �Cu(NH3 )2+
3 � = 10

11,75
(2) Cu2+ + 4NH3 ⇄ Cu(NH3 )2+
4 β4 �Cu(NH3 )2+
4 � = 10

25
(3) Cu2+ + 4CN- ⇄ Cu(CN)2-
4 β4 �Cu(CN)2-
4 � = 10

(4) NH3 + H2 O ⇄ NH+4 +OH- Kb (NH+4 ) = 10-4,76

(5) CN- + H2 O ⇄ HCN + OH- Kb (CN- ) = 10-4,65


(6) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
2+
Ta thấy β�Cu(CN)2- 2+
4 � ≫ β�Cu(NH3 )4 � > β�Cu(NH3 )3 � nên có thể coi toàn bộ Cu
2+
đã

tạo phức cyanua, bỏ qua cân bằng 1 và 2.


-
TPGH: Cu(CN)2-
4 0,01M, CN 0,96M, NH3 1M.

Trong dung dịch còn CN- dư và β�Cu(CN)2- -


4 � rất lớn nên lượng CN phân li ra từ phức

không đáng kể.

Có CCN- .Kb (CN- ) = 2,15.10-5 ≈ CNH3 .Kb (NH3 ) = 1,74.10-5 ≫ Kw nên có thể bỏ qua cân

bằng 6.
Kw h h
ĐK OH: [OH- ] = [NH+4 ] + [HCN] ⇔ = CNH3 ∙ + CCN- ∙
h h+Ka �NH+
4� h+Ka (HCN)

Thay các giá trị đã biết vào phương trình trên, ta tính được h = 1,607.10-12 M.
Ka
Sau khi tính h, cần tính lại [CN- ]: [CN- ] = CCN- ∙ = 9,566.10-1 (M)
h+Ka

Vì phức cyanua đồng là dạng tồn tại chính duy nhất của Cu2+ nên �Cu2+ � được tính theo

cân bằng phân li của phức cyanua:


-1 -25
Cu(CN)2-
4 ⇄ Cu2+ + 4CN- β4 �Cu(CN)2-
4 �=10

Ban đầu: 0,01 9,566.10-1

Cân bằng: 0,01 x 9,566.10-1 (M)


4
x.�9,566.10-1 �
⇒ = 10-25 ⇒ x = 1,18.10-27 = �Cu2+ �
0,01

Từ nồng độ cân bằng của các cấu tử đã biết, ta có thể tính nồng độ cân bằng của các cấu
tử còn lại trong dung dịch.

27
b. Nhận thấy β(CoY- ) ≫ β�AgY3- � nên có thể coi toàn bộ lượng H2 Y2- đã tham gia phản

ứng tạo phức với CoY- :

Co3+ + H2 Y2- ⇄ CoY- + 2H+ K = 1019,58


TPGH: Co3+ 0,01M; Ag+ 0,04M; CoY- 0,02M; H+ 0,04M.

TPGH chứa Co3+ và β(CoY- ) rất lớn nên có thể coi lượng Y4- được phân li ra từ phức không
đáng kể, vậy nên h ≈ 0,04M. Áp dụng ĐLTDKL cho cân bằng phân li của CoY- sẽ tính được

�Y4- � = 10-34 M, từ đó tính được nồng độ cân bằng của các cấu tử còn lại trong dung dịch.

28
III. Kết tủa
1. Các quá trình xảy ra:
-
(1) AgCl ⇄ Ag+ + Cl Ks (AgCl) = 10-10
(2) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
-
Ta có Ks = 10-10 = [Ag+ ][Cl ] mà hai cấu tử này không tham gia vào quá trình nào khác
-
trong dung dịch nên [Ag+ ] = [Cl ] = 10-5 M = S.
2. Các quá trình xảy ra:

(1) Ca(OH)2 ⇄ Ca2+ + 2OH- Ks (Ca(OH)2 ) = 10-5,43


(2) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Có Ks = �Ca2+ �[OH- ]2 = 10-5,43


Kw
ĐKP: h = [OH- ] - 2�Ca2+ � ⇔ [OH- ]
= [OH- ] - 2�Ca2+ �

Từ hai phương trình trên ta tính được �Ca2+ � = 9,76.10-3 M, [OH- ] = 1,95.10-2 M; S =

�Ca2+ � = 9,76.10-3 M.
Trong quá trình tính toán, có thể đánh giá bỏ qua cân bằng phân li nước từ đầu vì ta có:
3 K
� s = 9,76.10-3 ≫ 10-7 . Sau khi bỏ qua có thể tính trực tiếp nồng độ cân bằng của cấu tử
4

như bài tập 1.


3. Các quá trình xảy ra:

(1) BaSO3 ⇄ Ba2+ + SO2-


3 Ks (BaSO3 ) = 10-6,5

(2) Ba2+ + H2 O ⇄ BaOH+ + H+ *β(BaOH+ ) = 10-13,36


-6,79
(3) SO2- -
3 + H2 O ⇄ HSO3 + OH
-
Kb1 �SO2-
3 � = 10

-12,24
(4) HSO-3 + H2 O ⇄ H2 SO3 + OH- Kb2 �SO2-
3 � = 10

(5 H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
Kb1 ≫ Kb2 nên có thể bỏ qua cân bằng 4.

Ta có SBaSO3 = �Ba2+ � + [BaOH+ ] = �SO2- -


3 � + [HSO3 ]

Kw *β h
ĐKP: h = [OH- ] + [BaOH+ ] - [HSO-3 ] = + S∙ - S∙
h *β+h h+Ka2

29
h Ka2
Lại có Ks = �Ba2+ ��SO2-
3 � = S∙ ∙S∙
*β+h h+Ka2

Từ hai phương trình trên cùng các hằng số đã biết, ta tính được: h = 1,05.10-9 M; S =

5,67.10-4 M.
4. Các quá trình xảy ra:

(1) Ag2 SO4 ⇄ 2Ag+ +SO2-


4 Ks �Ag2 SO4 �

(2) Ag+ + H2 O ⇄ AgOH + H+ *β(AgOH) = 10-11,7


-12,01
(3) SO2- -
4 + H2 O ⇄ HSO4 + OH
-
Kb �SO2-
4 � = 10

(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
1 -2
Ta có: S = �SO2- -
4 � + [HSO4 ] = ([Ag ] + [AgOH]) = 1,546.10 M
+
2
h *β
Có �SO2- - 2-
4 � + [HSO4 ] = �SO4 �∙ �1+ � ; [Ag ] + [AgOH] = [Ag ]∙ �1+ �
+ +
Ka h

h 1 -2 *β
⇒ �SO2-
4 �∙ �1+ � = [Ag ]∙ �1+ � = 1,546.10 M
+
Ka 2 h
Kw h *β
ĐKP: h = [OH- ] - [HSO-4 ] + [AgOH] = - �SO2-
4 �∙ +[Ag+ ]∙
h Ka h

Từ 3 phương trình trên, tính được h = 1,69.10-7 M; �SO2- -2


4 � ≈ S = 1,546.10 M

[Ag+ ] ≈ 2S = 3,093.10-2 M; ks = [Ag+ ]2 �SO2-


4 � = 10
-4,83

5. Các quá trình xảy ra:


2+
(1) Pb(IO3 )2 ⇄ Pb + 2IO-3 Ks = 10-12,61
2+
(2) Pb + H2 O ⇄ PbOH+ + H+ *β(PbOH+ ) = 10-7,8
(3) H2 O ⇄ H+ +OH- Kw
3 Ks
a. Có CIO-3 = 0,05M ≫ � = 3,94.10-5 nên có thể coi sự tan của kết tủa không ảnh hưởng
4

2+ Ks
đến lượng IO-3 trong dung dịch, nghĩa là [IO-3 ] = 0,05M ⇒ �Pb � = [IO-3 ]2
= 9,82.10-11 M.

Kw 2+ *β 10-14 10-7,8
ĐKP: h = [OH- ] + [PbOH+ ] = +�Pb �∙ = +9,82.10-11 ∙ ⇒ h = 10-7 M
h h h h

[PbOH+ ] = �Pb2+ �∙ 2+
=1,56.10-11 M; SPb(IO3)2 = �Pb � + [PbOH+ ] = 1,14.10-10 M.
h

30
1 3 Ks
b. Có CPb2+ = 0,3M ≫ ∙� = 1,97.10-5 nên có thể coi sự tan của kết tủa không ảnh
2 4

2+
hưởng đến lượng Pb trong dung dịch.

CPb2+ .*β(PbOH+ ) = 4,75.10-9 ≫ Kw nên có thể bỏ qua cân bằng 3 khi tính pH.
2+
Pb + H2 O ⇄ PbOH+ + H+ *β(PbOH+ ) = 10-7,8
Ban đầu: 0,3
Cân bằng: 0,3-x x x (M)
x2 2+ Ks
⇒ =10-7,8 ⇒ x = 6,89.10-5 ; �Pb � ≈ 0,3M ⇒ [IO-3 ] = � 2+ = 9,05.10-7 M; S = [IO-3 ] =
0,3 - x �Pb �

9,05.10-7 M.
2,5 7,5
6. Sau khi trộn: CCa2+ = 10-3 ∙ = 2,5.10-4 M; CCO2- = 0,02∙ = 0,015M.
2,5+7,5 3 2,5+7,5
-8,35
Điều kiện xuất hiện kết tủa: �Ca2+ ��CO2-
3 � > Ks = 10

Để kiểm tra điều kiện xuất hiện kết tủa, trước tiên ta cần tính cân bằng trong dung dịch.
Các quá trình xảy ra:

(1) Ca2+ + H2 O ⇄ CaOH+ + H+ *β(CaOH+ ) = 10-12,6

(2) CO2- -
3 + H2 O ⇄ HCO3 + OH
-
Kb1 = 10-3,67

(3) HCO-3 + H2 O ⇄ H2 CO3 + OH- Kb2 = 10-7,65


(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Kb1 ≫ Kb2 nên có thể bỏ qua cân bằng 3. Sử dụng ĐKP, tính được h = 5,95.10-12 M.
h Ka2
�Ca2+ � = CCa2+ ∙ = 2,4.10-4 M; �CO2-
3 � = 0,015∙ = 0,0133M.
*β+h h+Ka2

-6
�Ca2+ ��CO2-
3 � = 3,19.10 > Ks nên có xuất hiện kết tủa. Trước tiên coi phản ứng tạo kết

tủa xảy ra hoàn toàn: Ca2+ + CO2-


3 → CaCO3
-2
TPGH: CaCO3 , CO2-
3 1,48.10 M

Để tính khối lượng kết tủa tạo thành, ta cần biết có bao nhiêu Ca2+ chưa bị kết tủa:

CaCO3 ⇄ Ca2+ + CO2-


3 Ks = 10-8,35
TPGH có CO2-
3 nên giả sử sự tan của kết tủa không ảnh hưởng đáng kể đến pH hay tổng

nồng độ các dạng tồn tại của CO2-


3 trong dung dịch.

31
Tính thành phần cân bằng trong dung dịch, có h = 5,98.10-12 M, �CO2- -2
3 � = 1,31.10 M.

Ks *β
�Ca2+ � = 2- = 3,42.10-7 M; [CaOH+ ] = �Ca2+ �∙ = 1,43.10-8 M
�CO3 � h

SCaCO3 = �Ca2+ �+[CaOH+ ] = 3,56.10-7 ≪ 2,5.10-4 nên có thể coi Ca2+ đã kết tủa hoàn toàn.

nCaCO3 = nCa2+ = CCa2+ .V = 2,5.10-4 .0,01 = 2,5.10-6 (mol) ⇒ mCaCO3 = 0,25 mg.

7. Sau khi trộn: CCl- = 5.10-3 M; CIO-3 = 5.10-3 M; CI- = 0,03M; CAg+ = 0,04M.

Xét điều kiện xuất hiện kết tủa của các kết tủa:
Ks (AgI)
AgI kết tủa ⇒ [Ag+ ][I- ] ≥ Ks (AgI) ⇔ [Ag+ ] ≥ = 1,67.10-15 M
CI-

- Ks (AgCl)
AgCl kết tủa ⇒ [Ag+ ][Cl ] ≥ Ks (AgCl) ⇔ [Ag+ ] ≥ = 2.10-8 M
CCl-

Ks (AgIO3 )
AgIO3 kết tủa ⇒ [Ag+ ][IO-3 ] ≥ Ks (AgIO3 ) ⇔ [Ag+ ] ≥ = 2,06.10-6 M
CIO-
3

Các phản ứng xảy ra: Ag+ +I- →AgI


-
Ag+ +Cl →AgCl
Ag+ +IO-3 →AgIO3
Dễ tính toán được cả 3 kết tủa đều xuất hiện. Thứ tự xuất hiện kết tủa: AgI, AgCl, AgIO3.
TPGH: AgI, AgCl, AgIO3.
Các quá trình xảy ra:

(1) AgI ⇄ Ag+ + I- Ks (AgI) = 10-16


-
(2) AgCl ⇄ Ag+ + Cl Ks (AgCl) = 10-10

(3) AgIO3 ⇄ Ag+ + IO-3 Ks (AgIO3 ) = 10-7,51

(4) Ag+ + H2 O ⇄ AgOH + H+ *β(AgOH) = 10-11,7


(5) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
Ks (AgIO3 ) ≫ Ks (AgCl) ≫ Ks (AgI) nên có thể coi Ag+ chủ yếu được phân li ra từ cân bằng 3.

Đánh giá: �Ks (AgIO3 ).*β(AgOH) = 3,51.10-16 ≪ Kw nên có thể coi lượng phức hiđroxo

được tạo thành không đáng kể ⇒ h ≈ 10-7 , [Ag+ ] = 10-3,755 M.


Nếu không đánh giá, ta có thể tính cân bằng như sau:

Có [Ag+ ][IO-3 ] = Ks (AgIO3 ) = 10-7,51

32

SAgIO3 = [Ag+ ] + [AgOH] = [Ag+ ]∙ �1+ � = [IO-3 ]
h
*β Kw
ĐKP: h = [AgOH] + [OH- ] = [Ag+ ]∙ +
h h

Từ 3 phương trình trên, ta tính được h = 1,02.10-7 M, [Ag+ ] = 10-3,755 M.


8. Các quá trình xảy ra:

(1) AgI ⇄ Ag+ + I- Ks (AgI) = 10-16

(2) Ag+ + H2 O ⇄ AgOH + H+ *β(AgOH) = 10-11,7

(3) Ag+ + NH3 ⇄ AgNH+3 β1 = 103,32

(4) Ag+ + 2NH3 ⇄ Ag(NH3 )+2 β2 = 107,23

(5) NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH- Kb = 10-4,76


(6) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Đánh giá: �Ks .*β = 10-19,7 ≪ Kw nên có thể bỏ qua ảnh hưởng của cân bằng 2 đến pH.
-8
�Ks = 10 ≪ CNH3 nên coi lượng NH3 tạo phức không đáng kể.

CNH3 .Kb = 10-6,76 ≫ Kw nên coi cân bằng (5) quyết định pH và [NH3 ]:

NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH- Kb = 10-4,76


Ban đầu: 0,01
Cân bằng: 0,01 - x x x (M)
x2
⇒ = Kb = 10-4,76 ⇒ x = 4,08.10-4 (M); [NH3 ] = 9,59.10-3 M.
0,01 - x

Có ks = [I- ][Ag+ ] = 10-16


SAgI = [I- ] = [Ag+ ] + [AgOH] + [AgNH+3 ] + [Ag(NH3 )+2 ]

= [Ag+ ]∙ �1+ +β1 [NH3 ]+β2 [NH3 ]2 �
h

Từ hai biểu thức trên, ta tính được [I- ] = 3,98.10-7 M = SAgBr .

33
IV. Phản ứng oxy hoá - khử, pin điện hoá
1.
a. Phản ứng ở mỗi điện cực:
Catot: MnO-4 + 8H+ + 5e → Mn2+ + 4H2 O
Anot: Fe2+ → Fe3+ + e
Sơ đồ pin: Pt | Fe2+ , Fe3+ || MnO-4 , Mn2+ , H+ | Pt
b. Có thể thấy phản ứng xảy ra trong pin không phải phản ứng oxy hoá - khử mà là phản
ứng axit - bazơ, vậy nên các phản ứng ở catot và anot sẽ xoay quanh cặp oxy hoá - khử
2H+ /H2 .
Phản ứng ở mỗi điện cực:
Catot: 2H+ + 2e → H2
Anot: 2NH3 + H2 → 2NH+4 + 2e
Sơ đồ pin: Pt (H2 ) | NH3 || H+ | Pt (H2 )
c. Có thể thấy phản ứng xảy ra trong pin không phải phản ứng oxy hoá - khử mà là phản
ứng tạo kết tủa AgCl, vậy nên các phản ứng ở catot và anot sẽ xoay quanh cặp oxy hoá -
khử Ag+ /Ag.
Phản ứng ở mỗi điện cực:
Catot: Ag+ + e → Ag
-
Anot: Ag + Cl → AgCl + e
-
Sơ đồ pin: Ag, AgCl | Cl || Ag+ | Ag
2.
Để tính thế điện cực tiêu chuẩn dựa theo những thế điện cực tiêu chuẩn đã biết khác, ta

chỉ cần tổ hợp phản ứng và sử dụng phương trình ∆Go = -nEo F để liên hệ các giá trị thế
điện cực với nhau.
a.

V3+ + e → V2+ ∆Go1 = -n1 Eo1 F


V2+ + 2e → V ∆Go2 = -n2 Eo2 F

34
V3+ + 3e → V ∆Go3 = -n3 Eo3 F
Có ∆Go3 = ∆Go1 + ∆Go2 ⇔ -n3 Eo3 F = -n2 Eo2 F - n1 Eo1 F
n1 E1 +n2 Eo2
o
1.(-0,256)+2.(-1,18)
⇔ Eo3 = = = -0,872(V)
n3 3

b.
I2 (r) + 2e → 2I- ∆Go1 = -n1 Eo1 F
I2 (aq) + 2e → 2I- ∆Go2 = -n2 Eo2 F
2IO-3 + 12H+ + 10e → I2 (r) + 6H2 O ∆Go3 = -n3 Eo3 F
2IO-3 + 12H+ + 10e → I2 (aq) + 6H2 O ∆Go4 = -n4 Eo4 F
IO-3 + 3H2 O + 6e → I- + 6OH- ∆Go5 = -n5 Eo5 F
H2 O ⇄ H+ + OH- ∆Go6 = -RTlnKw
n3 Eo3 + n1 E1 - n2 Eo2
o
Dễ thấy ∆Go4 = ∆Go3 + ∆Go1 - ∆Go2 ⇔ Eo4 = = 1,179(V)
n4
o o o
∆G3 + ∆G1 + 12∆G6
2∆Go5 = ∆Go3 + ∆Go1 + 12∆Go6 ⇔ Eo5 = = 0,258(V)
-2.n5 .F

3.
a.
Catot: Cu2+ + 2e → Cu
Anot: Fe → Fe2+ + 2e
Ở catot xảy ra quá trình khử làm giảm nồng độ Cu2+ nên cation sẽ dịch chuyển từ anot
qua cầu muối sang catot để cân bằng điện tích. Tương tự, anion dịch chuyển từ catot
sang anot. Electron di chuyển từ anot sang catot, mà chiều dòng điện được quy ước là
ngược chiều với chiều dịch chuyển của electron nên dòng điện trong pin điện hoá có
chiều từ catot sang anot.
b. Eopin = Eo+ - Eo- = EoCu2+ /Cu - EoFe2+ /Fe = 0,337 - (- 0,44) = 0,777V
n.Eo
pin 2.0,777
k = 10 0,0592 = 10 0,0592 = 1,78.1026
c. Khi thêm NaOH vào catot sẽ xảy ra phản ứng sau: Cu2+ + 2OH- → Cu(OH)2

35
Nồng độ Cu2+ giảm nên Epin giảm theo cho đến khi Epin = 0 hay ECu2+ /Cu = EFe2+ /Fe , lúc này

nếu thêm tiếp NaOH thì điện cực sắt sẽ trở thành catot, điện cực đồng trở thành anot và
Epin tăng dần do ECu2+ /Cu giảm dần.

4.
a. Xét dung dịch chứa Fe2+ , Fe3+ :

Có CFe3+ .*β�FeOH2+ � = 3,38.10-4 ≫ CFe2+ .*β(FeOH+ ) = 1,2.10-7 ≫ Kw nên có thể coi cân

bằng tạo phức hiđroxo FeOH2+ quyết định pH. Áp dụng ĐLTDKL, ta tính được h =
h
1,53.10-2 M; �Fe3+ � = CFe3+ ∙ =3,47.10-2 (M); �Fe2+ � ≈ 0,1M.
*β�FeOH2+ �+h

o RT �Fe3+ � 3,47.10-2
EFe3+ /Fe2+ = EFe3+ /Fe2+ + ln �Fe2+ � = 0,771 + 0,0592 log = 0,744(V)
nF 0,1

Xét dung dịch Ag+ :

Vì dung dịch có cân bằng tạo phức hiđroxo nên h > 10-7 .
h h
Lại có [Ag+ ] = CAg+ ∙ = CAg+ ∙
*β(AgOH)+h h+10-11,7

h ≫ 10-11,7 nên [Ag+ ] ≈ CAg+ = 0,05M


o RT
EAg+/Ag = EAg+ /Ag + ln[Ag+ ] = 0,799 + 0,0592 log 0,05 = 0,722(V)
nF

EFe3+ /Fe2+ > EAg+/Ag nên Epin = EFe3+ /Fe2+ - EAg+/Ag = 0,022(V)

b. Xét dung dịch Ag+ sau pha trộn: CAg+ = 0,025M; CCl- = 0,03M
-
Dung dịch xảy ra phản ứng tạo kết tủa: Ag+ + Cl → AgCl
-
TPGH: AgCl, Cl 5.10-3 M

Vì h không nhỏ hơn 10-7 nên có thể bỏ qua sự tạo phức hiđroxo của bạc.
- - Ks
TPGH có Cl nên có thể coi SAgCl ≪ 5.10-3 M, [Cl ] ≈ 5.10-3 M, [Ag+ ] = [Cl- ]
= 2.10-8 M.

o RT
EAg+/Ag = EAg+ /Ag + ln[Ag+ ] = 0,799 + 0,0592 log 2.10-8
nF

= 0,343(V); Epin = EFe3+ /Fe2+ - EAg+/Ag = 0,401(V)

5. Các quá trình xảy ra:


o o
n.(E + -E )
Ag /Ag Fe3+ /Fe2+
(1) Ag + Fe
+ 2+
⇄ Ag + Fe 3+
K = 10 0,0592 = 2,97

36
(2) Ag+ + H2 O ⇄ AgOH + H+ *β(AgOH) = 10-11,7

(3) Fe2+ + H2 O ⇄ FeOH+ + H+ *β(FeOH+ ) = 10-5,92

(4) Fe3+ + H2 O ⇄ FeOH2+ + H+ *β�FeOH2+ � = 10-2,17

(5) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

K = 2,97 nên lượng Fe3+ tạo ra là không nhỏ, lại có *β�FeOH2+ � ≫ *β(FeOH+ ) ≫

*β(AgOH) nên có thể bỏ qua cân bằng 2 và 3. Giả sử sự phân li nước không ảnh hưởng
đáng kể đến pH.

Gọi lượng Ag+ phản ứng là x (M), lượng FeOH2+ tạo thành là a (M), ta có:

[Ag+ ] = 0,02 - x (M); �Fe2+ � = 0,03 - x (M); �Fe3+ � = x - a (M); �FeOH2+ � = h = a (M)
�Fe3+ � x-a
⇒ K = 2,97 = [Ag+ ]�Fe2+ �
= (0,02
- x)(0,03 - x)

�FeOH2+ �.h a2
*β�FeOH2+ � = 10-2,17 = =
�Fe3+ � x-a

Từ hai phương trình trên, ta tính được a = 2,876.10-3 ; x = 4,1.10-3 . Từ đây có thể tính được
nồng độ cân bằng của các cấu tử khác trong dung dịch.

h = a = 2,876.10-3 ≫ 10-7 nên giả sử bỏ qua cân bằng phân li nước là hợp lí.
6. Các quá trình xảy ra trong dung dịch:
o o
n.(E 3+ -E )
Mn /Mn2+ MnO2 ,H+ /Mn2+
(1) 2Mn3+ + 4H2 O ⇄ Mn2+ + MnO2 + 4H+ K = 10 0,0592 = 2,88.109
(2) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
TPGH: Mn2+ 0,01M; MnO2 , H+ 0,04M.

Vì TPGH có CH+ = 0,04 ≫ 10-7 và K rất lớn nên có thể bỏ qua cân bằng 2.

Áp dụng ĐLTDKL cho cân bằng 1, tính được �Mn3+ � = 2,98.10-9 M, từ đây có thể tính được

nồng độ cân bằng của các cấu tử khác trong dung dịch.

37
V. Bài tập vận dụng
1.
a. Các quá trình xảy ra:
3+
(1) Al + H2 O ⇄ AlOH2+ + H+ *β�AlOH2+ � = 10-4,3

(2) Mg2+ + H2 O ⇄ MgOH+ + H+ *β(MgOH+ ) = 10-12,8


(3) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
Giả sử không xảy ra phản ứng tạo kết tủa Al(OH)3 và Mg(OH)2 .

Có CAl3+ .*β�AlOH2+ � = 5,01.10-6 ≫ CMg2+ .*β(MgOH+ ) = 3,17.10-14 > Kw nên có thể coi các

cân bằng 2 và 3 phân li không đáng kể.


Tính pH theo cân bằng 1:
3+
Al + H2 O ⇄ AlOH2+ + H+ *β�AlOH2+ � = 10-4,3

Ban đầu: 0,1


Cân bằng: 0,1 - x x x (M)
x2
⇒ = 10-4,3 ⇒ x = 2,21.10-3 , pH = 2,65.
0,1 - x

Kiểm tra điều kiện tạo kết tủa:


3+ kw 3
Al(OH)3 : �Al �[OH- ]3 = (0,1 - x)∙ = 9,01.10-36 < ks (Al(OH)3 )
x

kw 2
Mg(OH)2 : �Mg2+ �[OH- ]2 = 0,2∙ = 4,08.10-24 < ks (Mg(OH)2 )
x

Vậy giả sử không xuất hiện kết tủa là hợp lí.


b. Xét điều kiện xuất hiện kết tủa:
h k 3
3+
- Al(OH)3 kết tủa ⇒�Al �[OH- ]3 ≥ ks (Al(OH)3 ) ⇔ CAl3+ ∙ 2+ ∙ � w� ≥ 10-32,4
*β�AlOH �+h h

10-42
⇒ 0,1∙ 2 -4,3 ≥10-32,4 ⇒ h ≤ 2,77.10-4 M.
h �10 + h�

h k 2
- Mg(OH)2 kết tủa ⇒�Mg2+ �[OH- ]2 ≥ ks (Mg(OH)2 ) ⇔ CMg2+ ∙ + ∙ � w� ≥ 10-10,9
*β�MgOH � + h h

10-28
⇒ 0,2∙ ≥10-10,9 ⇒ h ≤ 1,26.10-9 M.
h.�10-12,8 + h�

38
Vậy Al(OH)3 sẽ kết tủa trước Mg(OH)2 .
Khi Al(OH)3 bắt đầu kết tủa hoàn toàn:

3+ -6 3+ *β�AlOH2+ �
2+
�Al � + �AlOH � = 10 M ⇔ �Al �∙ �1+ � =10-6 .
h

k 3
3+ 3+
Lại có Ks (Al(OH)3 ) = �Al �[OH- ]3 = �Al �∙ � w� = 10-32,4 .
h

Từ hai phương trình trên ta tính được h = 2,19.10-6 M, ở thời điểm này Mg(OH)2 chưa kết
tủa nên có thể tách riêng được hai ion kim loại.
Vậy khoảng nồng độ proton trong dung dịch để tách riêng hai ion kim loại là:

2,19.10-6 M ≥ h ≥ 1,26.10-9 M
⇒ Khoảng pH: 5,66 ≤ pH ≤ 8,9.
o 10 10 V
c. Sau khi trộn: CAl3+ = 0,1∙ (M); CoMg2+ = 0,2∙ (M); CoNH3 = 1∙ (M)
10 + V 10 + V 10 + V

Phản ứng xảy ra:


3+
Al + 3NH3 + 3H2 O ⇄ Al(OH)3 + 3NH+4 K = 1018,12
3+ 2 V-3 3
Al kết tủa hoàn toàn nên ta có TPGH: Mg2+ M; NH3 M; NH+4 M; Al(OH)3 .
10 + V 10 + V 10 + V

3,17.10-13 3.5,75.10-10
Vì CMg2+ .*β(MgOH+ ) = ≪ CNH+4 .Ka (NH+4 ) = nên có thể bỏ qua cân bằng
10 + V 10 + V

tạo phức hiđroxo của Mg2+ .


Các quá trình xảy ra:
3+
(1) Al + H2 O ⇄ AlOH2+ + H+ *β�AlOH2+ � = 10-4,3

(2) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

(3) NH+4 ⇄ NH3 + H+ Ka = 10-9,24


3+
(4) Al(OH)3 ⇄ Al + 3OH- Ks (Al(OH)3 ) = 10-32,4

Tại thời điểm Al(OH)3 bắt đầu kết tủa hoàn toàn: h = 2,19.10-6 M, SAl(OH)3 = 10-6 M.

ĐKP: h = [OH- ] + [NH3 ] - CNH3 - 3SAl(OH)3 + �AlOH2+ �

Kw Ka *β�AlOH2+ �
⇔h= + �CoNH3 ∙ � - CNH3 - 3.10-6 + 10-6 ∙
h h + Ka *β�AlOH2+ � + h

10-14 V 10-9,24 V-3 10-4,3


⇔h= +� ∙ -9,24 � - - 3.10-6 + 10-6 ∙
h 10 + V h + 10 10 + V 10-4,3 + h

39
Thay giá trị h = 2,19.10-6 M vào phương trình, ta tính được V ≈ 3 ml.
h K 2
Tại thời điểm Mg(OH)2 bắt đầu kết tủa: CMg2+ ∙ + ∙ � w � = 10-10,9
*β�MgOH � + h h

Tại ý b tính được khi h = 1,26.10-9 thì Mg(OH)2 bắt đầu kết tủa mà h ≫ *β(MgOH+ ) nên
có thể giả sử sự tạo phức hiđroxo không đáng kể.
2 K2w
⇒ ∙ = 10-10,9 ①
10 + V h2

ĐKP: h = [OH- ] + [NH3 ] - CNH3 - 3SAl(OH)3 + �AlOH2+ �


Kw Ka 3+
h= + �CoNH3 ∙ � - CNH3 - 3�Al � - 3�AlOH2+ � + �AlOH2+ �
h h + Ka
2+
10-14 V 10-9,24 V-3 Ks (Al(OH)3 ) Ks (Al(OH)3 ) *β�AlOH �
h= +� ∙ �- - 3∙ - 2∙ ∙ ②
h 10 + V h + 10-9,24 10 + V K 3 K 3 h
� hw � � hw �

Từ hai phương trình ① và ②, ta tính được h = 1,18.10-9 M; V = 4,37 ml.

h = 1,18.10-9 ≫ *β(MgOH+ ) = 10-12,8 nên giả sử bỏ qua sự tạo phức hiđroxo hợp lí.

Vậy khoảng giá trị của V để tách riêng hai ion kim loại là: 3 ml ≤ V ≤ 4,37 ml.
2.

a. COH- ≫ 10-7 nên có thể bỏ qua sự phân li nước.


Các quá trình xảy ra:

(1) CN- + H2 O ⇄ HCN + OH- Kb (CN- ) = 10-4,65

(2) NH3 + H2 O ⇄ NH+4 + OH- Kb (NH3 ) = 10-4,76


K (CN- ) K (NH3 )
ĐK OH: [OH- ] = COH- + [HCN] + [NH+4 ] = COH- + CCN- ∙ [OH- ]b + CNH3 ∙ [OH- ]b
+ Kb (CN- ) + Kb (NH3 )

⇒ [OH- ] = 5,89.10-3 M ⇒ pHA = 11,77.


b. pHB = 9,24 ≫ 7 nên ta có thể bỏ qua sự phân li nước.
Gọi thể tích HCl 0,21M đã dùng là V (ml). Nồng độ ban đầu của các chất sau pha trộn:
50 50
CoNH3 = 0,15. (M); CoCN- = 0,12. (M)
50 + V 50 + V
50 V
CoOH- = 5∙10-3 ∙ (M); CoH+ =0,21∙ (M)
50 + V 50 + V
o
ĐKP: h = CH+ - CoOH- - [HCN] - [NH3 ]
0,21V 0,25 6 h 7,5 h
= - - ∙ - ∙ ⇒ V = 35,13 ml.
50 + V 50 + V 50 + V h + Ka (HCN) 50 + V h + Ka �NH+
4�

40
c. Khi thêm HClO4 vào dung dịch KCN, coi thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể.
o
⇒ Sau pha trộn: CH+ =10-4 M; CoCN- =10-2 M.

TPGH: HCN 10-4 M; CN- 9,9.10-3 M.


Các quá trình xảy ra:
9,35
(1) CN- + H+ ⇄ HCN K-1
a = 10

(2) H2 O ⇄ H+ +OH- Kw
Kw h
ĐKP: h = [OH- ] - ([HCN] - CHCN )= - CoCN- ∙ + CHCN
h h + Ka (HCN)

⇒ h = 2,42.10-11 ; pH = 10,62.
o
Sau khi thêm Hg2+ vào dung dịch: CHg2+ = 0,15M; CoHCN = 5.10-5 M; CoCN- = 4,95.10-3 M

TPGH: Hg2+ 0,145M; HgCN+ 5.10-3 M; H+ 5.10-5 M


Do β1 , β2 rất lớn và TPGH có Hg2+ nên có thể coi lượng CN- do phức phân li ra không ảnh

hưởng đến pH của dung dịch.

CH+ ≫ 10-7 nên có thể bỏ qua sự phân li nước ⇒ pH = - log CH+ = 4,3.

Hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm như sau: Ngay sau khi thêm 2 giọt chỉ thị, ta thấy
dung dịch có màu xanh lục. Khi thêm tiếp Hg2+ vào, dung dịch chuyển sang màu vàng.
3.
a.
(1) Cu2+ + 2e → Cu ∆Go1 = -n1 Eo1 F
(2) Cu+ + e → Cu ∆Go2 = -n2 Eo2 F
(3) Cu2+ + e → Cu+ ∆Go3 = -n3 Eo3 F
(4) Cu(OH)2 ⇄ Cu2+ + 2OH- ∆Go4 = -RTlnKs (Cu(OH)2 )
(5) CuOH ⇄ Cu+ + OH- ∆Go5 = -RTlnKs (CuOH)
(6) Cu(OH)2 + e → CuOH + OH- ∆Go6 = -n6 Eo6 F
Tổ hợp các phản ứng, ta có: ∆Go3 = ∆Go1 - ∆Go2 ⇔ -n3 Eo3 F = -n1 Eo1 F + n2 Eo2 F
n1 E1 - n2 Eo2
o
2.0,337 - 1.0,521
⇔ Eo3 = = = 0,153(V)
n3 1

Tương tự: ∆Go6 = ∆Go4 + ∆Go3 - ∆Go5

41
⇔ -n6 Eo6 F = -RTlnKs (Cu(OH)2 ) - n3 Eo3 F + RTlnKs (CuOH)
K �Cu(OH) � 10-19,8
RTln sK (CuOH)2 + n3 Eo3 F RTln + 1.0,153.F
10-14
⇔ Eo6 = s
= = -0,19(V)
n6 F 1.F

Ta thấy EoCu2+ /Cu+ > EoCu(OH)2/CuOH nên Cu2+ có tính oxy hoá mạnh hơn trong môi trường

axit.
b. Phản ứng xảy ra:
MnO-4 + 8H+ + 5Fe2+ ⇄ Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2 O K
n.�Eo - - Eo
MnO4 , H+ /Mn2+ Fe3+ /Fe2+

5.(1,51 - 0,771)
K = 10 0,0592 = 10 0,0592 = 1062,42
Vì phản ứng có K rất lớn nên có thể coi phản ứng xảy ra hoàn toàn và HSO-4 phân li hoàn
toàn lượng proton cần để phản ứng.
o
i. Sau pha trộn: CFe2+ = 6,25.10-2 M; CoMnO-4 = 7,5.10-3 M; CoH2SO4 = 0,75M.

TPGH: Fe2+ 0,025M; Fe3+ 0,0375M; Mn2+ 7,5.10-3 M; H2 SO4 0,72M


TPGH gồm Fe2+ và H+ nên coi phản ứng nghịch xảy ra không ảnh hưởng đến nồng độ

các cấu tử trong dung dịch. Lại có CH2SO4 ≫ �CFe3+ .*β�FeOH2+ � = 0,016 >

�CFe2+ .*β�FeOH+ � = 1,73.10-4 ≫ 10-7 nên coi các cân bằng tạo phức hiđroxo không đáng

kể và sự phân li nước không ảnh hưởng đáng kể đến pH.


0,0592 C 3+ 0,0375
⇒EFe3+ /Fe2+ = EoFe3+ /Fe2+ + log Fe
= 0,771 + 0,0592 log = 0,781(V).
1 CFe2+ 0,025

o
ii. Tại điểm tương đương: CFe2+ (X) .VX = 5.CoMnO-4 .VMnO-4 ⇔ 0,1.50 = 5.0,02.VMnO-4 ⇔

VMnO-4 = 50 ml.
o
Sau pha trộn: CFe2+ = 0,05M; CoMnO-4 = 0,01M; CoH2SO4 = 0,6M.

TPGH: Fe3+ 0,05M; Mn2+ 0,01M; H2 SO4 0,56M

CH2SO4 ≫ �CFe3+ .*β�FeOH2+ � = 0,018 ≫ 10-7 nên có thể bỏ qua ảnh hưởng của sự tạo

phức hiđroxo FeOH2+ và sự phân li của nước đến pH dung dịch.

42
Hằng số cân bằng của phản ứng oxy hoá khử rất lớn �K = 1062,42 � và TPGH dung dịch có

H2 SO4 nên có thể coi phản ứng ngược không ảnh hưởng đến các cân bằng khác trong
dung dịch.
pH của dung dịch được xác định bởi sự phân li của HSO-4 :

HSO-4 ⇄ H+ + SO2-
4 Ka (HSO-4 ) = 10-1,99
Ban đầu: 0,56 0,56
Cân bằng: 0,56 - x 0,56 + x x (M)
x.(0,56 + x)
⇒ = 10-1,99 ⇒ x = 9,88.10-3
0,56 - x

Xét cân bằng của phản ứng oxy hoá - khử:

Mn2+ + 5Fe3+ + 4H2 O ⇄ MnO-4 + 8H+ + 5Fe2+ K-1 = 10-62,42


Ban đầu: 0,01 0,05 0,57
Cân bằng: 0,01 0,05 y 0,57 5y (M)
y.0,578 .(5y)5
⇒ = 10-62,42 ⇒ y = 8,36.10-13
0,01.0,055

0,0592 �Fe3+ � 0,05


⇒EFe3+ /Fe2+ = EoFe3+ /Fe2+ + log �Fe2+ � = 0,771 + 0,0592 log = 1,367(V)
1 5.8,36.10-13

o 5 1,02 60
iii. Sau pha trộn: CFe2+ = M; CoMnO-4 = M; CoH2SO4 = M
101 101 101
5 1 2 56
TPGH: Fe3+ M; Mn2+ M; MnO-4 M; H2 SO4 M.
101 101 10100 101

TPGH dung dịch có MnO-4 và H2 SO4 nên có thể coi phản ứng nghịch không ảnh hưởng đến
các cân bằng khác trong dung dịch và không làm thay đổi đáng kể nồng độ các cấu tử.

CH2SO4 ≫ �CFe3+ .*β�FeOH2+ � = 0,018 ≫ Kw nên có thể bỏ qua cân bằng tạo phức hiđroxo

và sự phân li nước.
pH của dung dịch được xác định bởi sự phân li của HSO-4 :

HSO-4 ⇄ H+ + SO2-
4 Ka (HSO-4 ) = 10-1,99
56 56
Ban đầu:
101 101
56 56
Cân bằng: -x +x x (M)
101 101

43
56
x.�101 + x�
⇒ 56 = 10-1,99 ⇒ x = 9,87.10-3
101
- x

Bởi vì tại thời điểm cân bằng, ta luôn có EFe3+ /Fe2+ = EMnO-4, H+/Mn2+ nên có thể tính EFe3+ /Fe2+

theo EMnO-4, H+/Mn2+ :

0,0592 [MnO-4 ].h8


EMnO-4, H+/Mn2+ = EoMnO-4, H+/Mn2+ + log
n �Mn2+ �

2 56 8
0,0592 ∙� + x�
= 1,51 + log 10100 101
1 = 1,466(V)
5
101

4.
a. Xét 1 lít dung dịch phèn chua bão hoà:
59
Số mol phèn chua tan trong dung dịch bão hoà: n = = 6,22.10-2 (mol)
948

Trong dung dịch phèn chua bão hoà: CAl3+ = 1,24.10-1 M; CSO2- = 2,49.10-1 M.
4

2+
Giả sử chưa xảy ra phản ứng tạo kết tủa Al(OH)3 . CAl3+ .*β(AlOH ) ≫ Kw nên có thể bỏ

qua sự phân li nước.


3+ 2+
(1) Al + H2 O ⇄ AlOH2+ +H+ *β(AlOH ) = 10-4,3
1,99
(2) SO2- + -
4 + H ⇄ HSO4 K-1 -
a (HSO4 ) = 10
2+
*β(AlOH ) h
ĐKP: h = �AlOH2+ � - [HSO-4 ] = CAl3+ ∙ 2+ - CSO2- ∙ -
h + *β(AlOH ) 4 h + Ka (HSO4 )

⇒ h = 4,83.10-4 M; pH = 3,32.
h K 3
3+
Kiểm tra giả sử: �Al �[OH- ]3 = CAl3+ ∙ 2+ ∙ � w � = 10-33 < 10-32,4 nên Al(OH)3 chưa
h+*β(AlOH ) h

kết tủa.
b.
i. Khi cho phèn chua vào nước sinh hoạt để tạo kết tủa bông keo, không có quá trình nào
khác xảy ra ngoài quá trình kết tủa Al(OH)3 nên nước sinh hoạt có pH = x do chứa axit
hoặc bazơ mạnh.
Sau khi hoà tan phèn chua vào nước sinh hoạt, giả sử chưa xảy ra phản ứng tạo kết tủa.
o o 2y
CAl3+ = C(M); CSO2- = 2C(M) với C =
4 948.103

44
Tại thời điểm Al(OH)3 kết tủa hoàn toàn, ta có:
K 3
3+ 3+
�Al �[OH- ]3 = Ks = 10-32,4 ⇔ �Al �∙ � w � = 10-32,4
h
2+
3+ 3+ h + *β(AlOH )
�Al � + �AlOH2+ � = 10-6 ⇔ �Al �∙ = 10-6
h

Từ hai phương trình trên, ta tính được h = 2,19.10-6 M.


Kw
x < 7 ⇒ Coi ban đầu nước sinh hoạt chứa axit HA với CoHA = 10-x -
10-x

Các quá trình xảy ra:


3+ 2+
(1) Al + H2 O ⇄ AlOH2+ + H+ *β(AlOH ) = 10-4,3
1,99
(2) SO2- + -
4 + H ⇄ HSO4 K-1 -
a (HSO4 ) = 10

(3) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

ĐKP: h = [OH- ] + �AlOH2+ � - [HSO-4 ] + CHA + 3.�C - 10-6 �


2+
Kw *β(AlOH ) h Kw
= + 10-6 ∙ - 2C∙ +10-x - + 3.�C - 10-6 �
h h+*β(AlOH
2+
) h + Ka (HSO-4 ) 10-x

2+
Thay các giá trị đã biết vào biểu thức: h = 2,19.10-6 ; *β(AlOH ) = 10-4,3 ; Ka (HSO-4 ) =

10-1,99 ; Kw = 10-14
10-14 y
⇒ 4,23.10-6 = 10-x - +3C = 10-x - 10x - 14 + ①
10-x 1,58.105
Kw
x > 7 ⇒ Coi ban đầu nước sinh hoạt chứa bazơ BOH với CoBOH = -10-x
10-x

Từ đây có thể thiết lập biểu thức tương tự trường hợp x < 7.
Thay giá trị x = 6,5 vào biểu thức ①, ta tính được y = 0,623 g.
Vậy cho 3 m3 nước sinh hoạt, ta cần dùng 3y = 1,869 g phèn chua.
3+
ii. Lượng kết tủa bông keo là 15,6 mg.m-3 nước, tổng nồng độ các dạng tồn tại của Al
3+ 15,6.10-3
trong dung dịch là 10-6 M nên ta có nồng độ Al đã được sử dụng là: C = +10-6 =
78.103

1,2.10-6 (M)
Thay C vào biểu thức ①, ta tính được x = 6,19. Vậy pH tối thiểu của nước sinh hoạt để sử
dụng hiệu quả phèn chua là 6,19.

45
5.
a. Các quá trình xảy ra:
2+
(1) Pb(OH)2 (r) ⇄ Pb + 2OH- Ks = 10-15,3
2+
(2) Pb + H2 O ⇄ PbOH+ + H+ *β(PbOH+ ) = 10-7,8
2+
(3) Pb + 2H2 O ⇄ Pb(OH)2 + 2H+ *β(Pb(OH)2 ) = 10-17,2
(4) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw

Tổng nồng độ các dạng tồn tại của chì tối đa cho phép trong nước sinh hoạt: Cmax =
41,4.10-3
= 2.10-4 (M)
207.1
2+ Ks
pH = 7,5 ⇒ �Pb � = [OH- ]2
= 5,01.10-3 (M)
2+
Chưa xét đến các dạng tồn tại khác của chì trong dung dịch, ta thấy �Pb � > Cmax nên

lượng chì tan trong nước chưa đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
b. Tổng nồng độ các dạng tồn tại của chì trong nước:
*β�PbOH+ � *β(Pb(OH)2 )
∑�Pb2+ � = �Pb2+ � + [PbOH+ ] + [Pb(OH)2 ] = �Pb2+ �∙ �1+ + 2 �
h h
2
Ks .h *β�PbOH+ � *β(Pb(OH)2 )
= ∙ �1+ + � = 2.10-4 (M)
K2w h h
2

⇒ h = 1,89.10-9 M. Vậy giá trị pH tối thiểu cần thiết lập trong nước thải là 8,72.
c. Tổng nồng độ các dạng tồn tại của chì trong nước: CPb2+ = 0,01M

C Pb max = 2.10-4 M nên có thể coi Ca(OH)2 đã phản ứng hoàn toàn:
2+
Pb + Ca(OH)2 ⇄ Pb(OH)2 + Ca2+ K = 109,87
2+
TPGH: Pb(OH)2 , Pb , Ca2+

Khi lượng Ca(OH)2 thêm vào là tối thiểu:

∑�Pb2+ � = 2.10-4 ⇔ h = 2,2.10-9 M; �Pb2+ � = 2,45.10-5 M; [PbOH+ ] = 1,755.10-4 (M)

Có thể coi dung dịch nước thải là dung dịch PbY 0,01M với Y2- là ion không ảnh hưởng

đến các cân bằng trong dung dịch.


h ≫ *β(CaOH+ ) nên có thể coi lượng phức CaOH+ được tạo ra không đáng kể.
Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch sau khi tạo kết tủa Pb(OH)2 :

46
2+
2�Pb � + [PbOH+ ] + 2�Ca2+ � + [H+ ] = [OH- ] + 2�Y2- �
Kw
⇔ 2.2,45.10-5 + 1,755.10-4 + 2�Ca2+ � + h = + 2.0,01
h

Thay các giá trị *β(CaOH+ ), Kw và h vào phương trình, ta tính được �Ca2+ � = 9,89.10-3 (M)

m = �Ca2+ �.10.103 .74,09 = 7327,52(g).

6.
2+
a. CCr3+ .*β(CrOH ) ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự phân li nước.

Các quá trình xảy ra:


2+
(1) Cr3+ + H2 O ⇄ CrOH2+ + H+ *β(CrOH ) = 10-3,8
+
(2) Fe2+ + H2 O ⇄ FeOH+ + H+ *β(FeOH ) = 10-5,92
2+ +
*β(CrOH ) *β(FeOH )
ĐKP: h = �CrOH2+ � + [FeOH+ ] = CCr3+ ∙ 2+ +CFe2+ ∙ +
*β(CrOH )+h *β(FeOH ) + h

⇒ h = 1,72.10-3 M; pHA = 2,76.


b. Cr(OH)3 kết tủa ⇒ �Cr3+ �[OH- ]3 ≥ Ks (Cr(OH)3 ) = 10-29,8
h K 3
⇔ CCr3+ ∙ 2+ ∙ � w � ≥ 10-29,8 ⇒ hmax = 8,69.10-6 M; pHmin = 5,06
h + *β(CrOH ) h

Fe(OH)2 kết tủa ⇒ �Fe2+ �[OH- ]2 ≥ Ks (Fe(OH)2 ) = 10-15,1


h K 2
⇔ CFe2+ ∙ 2+ ∙ � w � ≥ 10-15,1 ⇒ hmax = 5,21.10-9 M; pHmin = 8,28 > 5,06
h + *β(CrOH ) h

⇒ Cr(OH)3 kết tủa trước.

Khi Cr(OH)3 kết tủa hoàn toàn: ∑�Cr3+ � ≤ 10-6 M


2+
Ks (Cr(OH)3 ) h + *β(CrOH ) Kw
⇒ �Cr3+ � + �CrOH2+ � + [Cr(OH)-4 ] ≤ 10-6 M ⇔ Kw 3
∙ + ≤ 10-6
h h
h

⇒ 5,73.10-8 ≥ h ≥ 1,03.10-8 ⇒ 7,24 ≤ pH ≤ 7,99


Vậy có thể điều chỉnh pH trong khoảng từ 7,24 đến 7,99 để tách riêng hai ion kim loại.
7.
a. Để xác định catot và anot, trước hết ta cần xác định thế của mỗi điện cực.
Xét dung dịch ở điện cực Fe3+ /Fe2+ :

47
CFe3+ .*β�FeOH2+ � ≫ CFe2+ .*β(FeOH+ ) ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự tạo phức hiđroxo của

Fe2+ và sự phân li nước. Tính cân bằng trong dung dịch, ta có h = 8,73.10-3 (M); �Fe3+ � =

1,13.10-2 M; �Fe2+ � = 0,05M.


0,0592 �Fe3+ � 0,0592 1,13.10-2
EFe3+ /Fe2+ = EoFe3+ /Fe2+ + log �Fe2+ � = 0,771+ log = 0,733(V)
n 1 0,05

Xét dung dịch ở điện cực Zn2+ /Zn:


CZn2+ .*β(ZnOH+ ) ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự phân li nước. Tính cân bằng trong dung dịch,

ta có:

h = 1,81.10-5 M; �Zn2+ � = 0,3M.


o 0,0592 0,0592
EZn2+ /Zn = EZn2+ /Zn + log�Zn2+ � = -0,763+ log 0,3 = -0,778(V)
n 2

Vậy catot là điện cực Fe3+ /Fe2+ , anot là điện cực Zn2+ /Zn.
Catot: Fe3+ + e → Fe2+
Anot: Zn → Zn2+ + 2e
Phản ứng tổng: 2Fe3+ + Zn ⇄ 2Fe2+ + Zn2+
Epin = EFe3+ /Fe2+ - EZn2+ /Zn = 0,733 - (- 0,778) = 1,51 (V)

b. Khi pin phóng điện hoàn toàn, phản ứng tổng đã đạt đến trạng thái cân bằng:
o o
2.�E 3+ 2+ - E 2+ �
Fe /Fe Zn /Zn
2Fe3+ + Zn ⇄ 2Fe2+ + Zn2+ K = 10 0,0592 = 1051,82
K rất lớn nên có thể coi phản ứng theo chiều thuận xảy ra hoàn toàn, nghĩa là nồng độ

cân bằng của Fe3+ rất nhỏ. Sau phản ứng, ta có: CFe2+ = 0,07M; CZn2+ = 0,31M ≈ �Zn2+ �.

Điện lượng pin có thể giải phóng:

Q = ne .F = nFe3+ phản ứng .F = 0,02.20.10-3 .96485 = 38,59(C)

c. Sau khi pha trộn dung dịch: CFe3+ = 0,01M; CFe2+ = 0,025M; COH- = 0,04M.

Chiều dòng điện trong pin không đổi, vậy sau thí nghiệm điện cực Fe3+ /Fe2+ là catot.
0,0592 �Fe3+ �
EFe3+ /Fe2+ = EoFe3+ /Fe2+ + log �Fe2+ � = -0,778 + 0,5857 = -0,1923(V)
1

�Fe3+ �
⇒ �Fe2+ �
= 5,35.10-17 .

TPGH: Fe(OH)3 , Fe(OH)2 , Fe2+ 0,02M.


48
�Fe3+ � ≪ �Fe2+ � nên có thể coi độ tan của Fe(OH)3 không đáng kể. Gọi độ tan của Fe(OH)2

là S.
Các quá trình xảy ra:

(1) Fe(OH)2 ⇄ Fe2+ + 2OH- Ks (Fe(OH)2 ) = 10-15,1

(2) Fe2+ + H2 O ⇄ FeOH+ + H+ *β(FeOH+ ) = 10-5,92


(3) H2 O ⇄ H+ +OH- Kw
*β�FeOH+ �
S = �Fe2+ � + [FeOH+ ] - CFe2+ = �Fe2+ � �1+ � - CFe2+
h

Kw *β�FeOH+ � *β�FeOH+ �
ĐKP: h = [OH- ] + [FeOH+ ] - 2S = +�Fe2+ �∙ - 2�Fe2+ � �1+ � + 0,04
h h h

Thay các giá trị h và *β(FeOH+ ) vào phương trình ĐKP, ta tính được �Fe2+ � = 1,37.10-4 M

⇒ �Fe3+ � = 7,35.10-21 M; Ks (Fe(OH)2 ) = �Fe2+ �[OH- ]2 = 10-15,1

Ks (Fe(OH)3 ) = �Fe3+ �[OH- ]3 = 10-37 .

8.
a. pH của dung dịch A đã được xác định nên có thể đánh giá các dạng tồn tại chính của
các axit trong dung dịch:
[H3 PO4 ] h
[H2 PO-4 ]
= = 4,86;…
Ka1 3 PO4 )
(H

Đánh giá tương tự với các cấu tử khác trong dung dịch, ta thấy các dạng tồn tại chính
trong dung dịch của các axit là: [H3 PO4 ], [H2 PO-4 ], [H2 C2 O4 ], [HC2 O-4 ]. Từ đây ta có thể bỏ
qua sự phân li nấc 2, nấc 3 của H3 PO4 và nấc 2 của H2 C2 O4 .

h = 10-1,463 ≪ 10-7 nên có thể bỏ qua sự phân li nước.


Các quá trình xảy ra:

(1) H3 PO4 ⇄ H+ + H2 PO-4 Ka1 (H3 PO4 ) = 10-2,15

(2) H2 C2 O4 ⇄ H+ + HC2 O-4 Ka1 (H2 C2 O4 ) = 10-1,25


Ka1 (H3 PO4 ) Ka1 (H2 C2 O4 )
ĐKP: h = [H2 PO-4 ] + [HC2 O-4 ] = CH3PO4 ∙ + CH2C2O4 ∙
h + Ka1 (H3 PO4 ) h + Ka1 (H2 C2 O4 )

⇔ 0,17CH3PO4 + 0,62CH2C2O4 = 3,44.10-2 ①

Các kết tủa tạo thành khi thêm AgNO3 dư vào dung dịch A:

49
3Ag+ + H3 PO4 → Ag3 PO4 + 3H+
2Ag+ + H2 C2 O4 → Ag2 C2 O4 + 2H+

Có mkết tủa = mAg3PO4 + mAg2C2O4 = 419.CH3PO4 .VA + 304.CH2C2O4 .VA

= 8,38.CH3PO4 + 6,08.CH2C2O4 = 0,4716g ②

Từ các phương trình ① và ②, ta tính được CH3PO4 = 0,02M, CH2C2O4 = 0,05M.

b. Sau các quá trình trộn lẫn:

CoNaOH = 0,02M; CoH3PO4 = 4.10-3 M; CoH2C2O4 = 0,01M; CoNH3 = 0,018M.


-3
TPGH: HPO2- 2- +
4 4.10 M; C2 O4 0,01M; NH3 0,01M; NH4 0,008M.

Đây là 1 hệ đệm NH3 - NH+4 nên có thể áp dụng công thức tính pH gần đúng cho hệ đệm:
CNH3 0,01
pH = pKa (NH+4 ) + log = 9,24 + log = 9,337.
CNH+ 0,008
4

Ka1 Ka2 Ka3


[NH+4 ] ≈ CNH+4 = 0,008M; �PO3-
4 � = CHPO2- ∙ 3 2 = 4,12.10-6 (M).
4 h +h Ka1 +hKa1 Ka2 +Ka1 Ka2 Ka3

c. Sau quá trình pha trộn, giả sử chưa xuất hiện kết tủa.
20
Vì pH của dung dịch C được giữ không đổi nên ta có: [i] = [i]B ∙ với i là một cấu tử
20 + V

tồn tại trong dung dịch B khác proton và hiđroxit, V là thể tích dung dịch Mg2+ đã thêm
vào dung dịch.

Tại pH = 9,337, có h ≪ Ka2 ≪ Ka1 nên �C2 O2-


4 � ≈ CC 2-
2 O4

Có h ≫ *β(MgOH+ ) nên �Mg2+ � ≈ CMg2+ .

Từ đây ta có thể dễ dàng tính toán được nồng độ cân bằng của các cấu tử trong dung
dịch theo V:
0,16 8,25.10-5 0,2 7,93.10-2
[NH+4 ] = (M); �PO3-
4 �= (M); �C2 O2-
4 �= (M); �HPO2-
4 �= (M);
20 + V 20+V 20 + V 20 + V
0,01V
�Mg2+ � = (M).
20 + V

Kiểm tra điều kiện tạo kết tủa:


3 2 -27,2
Mg3 (PO4 )2 ↓ ⇒ �Mg2+ � �PO3-
4 � ≥ Ks �Mg3 (PO4 )2 � = 10

2
0,01V 3 8,25.10-5
⇔�
20 + V
� ∙� � ≥ 10-27,2
20 + V

50
Tại thời điểm tạo kết tủa Mg3 (PO4 )2 , V = 6,67.10-3 ml.

Tương tự với các kết tủa còn lại, ta sẽ tính được:

Tại thời điểm tạo kết tủa MgNH4 PO4 , V = 1,53.10-2 ml.

Tại thời điểm tạo kết tủa MgHPO4 , V = 8,28.10-1 ml.


4,72.10-12 V
Tại thời điểm tạo kết tủa Mg(OH)2 : =10-10,9 , có thể đánh giá được với mọi giá trị
20 + V

V dương thì biểu thức trên không xảy ra (vế trái luôn nhỏ hơn vế phải).
Tại thời điểm tạo kết tủa MgC2 O4 , V = 4,92 ml.
Trong trường hợp cả 4 kết tủa cùng xuất hiện, ta có thứ tự xuất hiện kết tủa là:
Mg3 (PO4 )2 → MgNH4 PO4 → MgHPO4 → Mg(OH)2 .

Coi phản ứng tạo kết tủa đầu tiên xảy ra hoàn toàn:

3Mg2+ + 2HPO2-
4 ⇄ Mg3 (PO4 )2 + 2H
+
K = 102,56
o 1 o 1 o 1 1 o 2
Sau pha trộn: CMg2+ = M; CHPO2- = M; CC 2- = M; CoNH3 = M; CNH+4 = M
300 4 375 2 O4 150 150 375
1 1 1 17
TPGH: HPO2-
4 M; C2 O2-
4 M; NH3 M; NH+4 M; Mg3 (PO4 )2
2250 150 225 2250

Xét sự tan của kết tủa Mg3 (PO4 )2 :

Mg3 (PO4 )2 ⇄ 3Mg2+ + 2PO3-


4 Ks �Mg3 (PO4 )2 � = 10-27,2

Gọi độ tan của kết tủa này là S, ta có 2S + CHPO2- = �PO3- 2- -


4 � + �HPO4 � + [H2 PO4 ] (tại 4

pH = 9,337 có thể bỏ qua sự tồn tại của H3 PO4 )


2
1 h h
⇒ 2S + = �PO3-
4 �∙ �1+ + �③
2250 Ka3 Ka2 Ka3

Lại có 3S = �Mg2+ � ④ (tại pH = 9,337 có thể bỏ qua sự tồn tại của MgOH+ )
2 2 2
3 1 h h
Từ ③ và ④, ta có (3S) . �2S + � = Ks �Mg3 (PO4 )2 �∙ �1+ + �
2250 Ka3 Ka2 Ka3

Thay các giá trị h, Ka2 và Ka3 của H3 PO4 vào phương trình, ta giải được S = 4,74.10-6 M.
Kiểm tra điều kiện tạo các kết tủa còn lại, ta thấy không có kết tủa nào khác xuất hiện.

Vậy chỉ có duy nhất kết tủa Mg3 (PO4 )2 được tạo thành và �Mg2+ � = 1,42.10-5 M.

51
9.

a. Ta có Kb2 (A- ) ≫ Kb3 (A- ) nên có thể bỏ qua sự tạo thành H3 A2+ .
Các quá trình xảy ra:

(1) HA ⇄ H+ + A- Ka3 �H3 A2+ � = 10-9,17


6
(2) HA + H+ ⇄ H2 A+ K-1 2+
a2 �H3 A � = 10

(3) H2 O ⇄ H+ + OH- Kw
2
Kw Ka2 Ka3 - h
ĐKP: h = [OH- ] + [A- ] - [H2 A+ ] = +CHA ∙ 2 ⇒ h = 2,6.10-8 M; pH = 7,58.
h h + hKa2 + Ka2 Ka3

b. Tại pH = 2, dễ nhận thấy H3 A2+ và H2 A+ là hai dạng tồn tại chính của histidine trong

dung dịch. Có thể bỏ qua sự phân li nước do h = 10-2 M ≫ 10-7 .


Áp dụng định luật bảo toàn điện tích cho dung dịch X:
2h + Ka1
[H+ ] + 2�H3 A2+ � + [H2 A+ ] = [ClO-4 ] ⇔ h + CHA ∙ = CHClO4 ⇒ CHClO4 = 2,4.10-2 M.
h+Ka1
Ka2 Ka1 Ka2
[HA] = [H2 A+ ]∙ = CHA ∙ ∙ = 6,02.10-7 (M)
h h + Ka1 h

c. Thành phần dung dịch sau khi pha trộn: Cu2+ 4.10-3 M; HClO4 9,6.10-3 M; HA 4.10-3 M.

TPGH: Cu2+ 4.10-3 M; HClO4 1,6.10-3 M; H3 A2+ 4.10-3 M.


Giả sử chưa xảy ra các phản ứng tạo phức của Cu2+ với A- . CH 2+ .Ka1 ≫
3A

+
CCu2+ .*β(CuOH ) ≫ Kw nên có thể bỏ qua sự tạo phức hiđroxo và sự phân li nước.

H3 A2+ ⇄ H2 A+ + H+ Ka1 = 10-1,82


Ban đầu: 4.10-3 1,6.10-3

Cân bằng: 4.10-3 - x x 1,6.10-3 + x (M)


x.�1,6.10-3 + x�
⇒ = 10-1,82 ⇒ x = 3,06.10-3 ; h = 4,66.10-3 M.
4.10-3 - x
Ka2 Ka3 Ka1 K K
[A- ] = [H2 A+ ]∙ 2 = CH A2+ ∙ ∙ a2 2 a3 = 9,53.10-14 (M)
h 3 h + Ka1 h

Ta thấy β2 .CCu2+ .[A- ]2 ≪ β1 .CCu2+ .[A- ] ≪ CCu2+ nên có thể coi Cu2+ tạo phức không đáng

kể, nghĩa là �Cu2+ � ≈ 4.10-3 M ⇒ [CuA+ ] = 4,91.10-6 M; [CuA2 ] = 3,72.10-11 M.


�CuA+ � + [CuA2 ]
Phần trăm Cu2+ đã tạo phức: ∙100% = 0,12%.
CCu2+

52
d. Thành phần dung dịch sau khi trộn:

Cu2+ 4.10-3 M; HClO4 9,6.10-3 M; HA 4.10-3 M; NH3 1,36.10-2 M


Phản ứng xảy ra:

NH3 + H+ → NH+4 K = 109,24


Cu2+ + HA + NH3 → CuA+ + NH+4 K = 1010,18
TPGH: CuA+ 4.10-3 M; NH+4 1,36.10-2 M
Các hằng số tạo phức β1 , β2 rất lớn nên có thể coi sự phân li của phức không ảnh hưởng

đến pH trong dung dịch. Vậy sự phân li của NH+4 quyết định pH của hệ:

NH+4 ⇄ NH3 + H+ Ka = 10-9,24


Ban đầu: 1,36.10-2

Cân bằng: 1,36.10-2 - x x x (M)


x2
⇒ = 10-9,24 ⇒ x = 2,8.10-6 = h; pH = 5,55. Ở giá trị pH này, các dạng tồn tại chủ
1,36.10-2 - x

yếu trong dung dịch ngoài phức của A- là HA và H2 A+ .


Các quá trình xảy ra:
-1
CuA+ ⇄ Cu2+ + A- β1 = 10-10,11

Cu2+ + 2A- ⇄ CuA2 β2 = 1018,01


9,17
A- + H+ ⇄ HA K-1
a3 = 10
6
HA + H+ ⇄ H2 A+ K-1
a2 = 10

Ta có: ∑�Cu2+ � = �Cu2+ � + [CuA+ ] + [CuA2 ] = �Cu2+ ��1 + β1 [A- ] + β2 [A- ]2 � = 4.10-3 (M)

∑[A- ] = [HA] + [H2 A+ ] + [CuA+ ] + 2[CuA2 ]


2
h h
= [A- ] � + +�Cu2+ ��β1 + 2β2 [A- ]�� = 4.10-3 (M)
Ka3 Ka2 Ka3

Từ hai phương trình trên, ta tính được �Cu2+ � = 2,79.10-4 M

Vai trò của NH3 : kiềm hoá dung dịch, tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tạo phức.

53

You might also like