You are on page 1of 3

‘’CHUYÊN ĐỀ: ESTE-P2’’ - HÓA HỌC 23&24 - Thầy Phạm Hoài Bảo (096.43.42.

699)

LĐĐB
HH.12-1.11.16 ESTE-PHẦN 2
CHỦ ĐỀ 1: TÍNH CHẤT VẬT LÍ CỦA ESTE
 Các este là chất lỏng hoặc chất rắn ở điều kiện thường và chúng rất ít tan trong
nước.
 So với các axit có cùng khối lượng mol phân tử hoặc phân tử có cùng số nguyên tử
cacbon thì este có nhiệt độ sôi và độ tan trong nước thấp hơn hẳn.
Sở dĩ có sự khác nhau nhiều về độ tan và nhiệt độ sôi giữa este và axit và ancol là do
este không tạo được liên kết hiđro giữa các phân tử este với nhau và khả năng tạo liên
kết hiđro giữa các phân tử este với các phân tử nước rất kém.
 Các este thường có mùi thơm đặc trưng: isomyl axetat có mùi chuối chín; etyl butirat
và etyl propionat có mùi dứa; geranyl axetat có mùi hoa hồng,...

Ví dụ 1: Cho các chất sau: HCOOCH3 (1); CH3COOCH3 (2); C2 H5OH (3);
HCOOH (4); CH3COOH (5). Dãy sắp xếp các chất theo chiều tăng dần của nhiệt
độ sôi là
A. (1) < (2) < (3) < (4) < (5). B. (2) < (1) < (3) < (5) < (4).
C. (5) < (4) < (3) < (2) < (1). D. (4) < (5) < (3) < (1) < (2).

Ví dụ 2: Cho các hình vẽ sau:

Tên gọi của các este từ trái sang phải lần lượt là
A. benzyl axetat, isoamyl axetat, etyl butirat.
B. isoamyl axetat, etyl butirat, benzyl axetat.
C. benzyl axetat, etyl butirat, isoamyl axetat.
D. phenyl axetat, isoamyl axetat, etyl butirat.

CHỦ ĐỀ 2: ỨNG DỤNG CỦA ESTE


 Do có khả năng hòa tan tốt nhiều chất nên một số este được dùng làm dung môi để
tách, chiết chất hữu cơ (etyl axetat), pha sơn (butyl axetat),…
 Một số polime của este được dùng để sản xuất chất dẻo như poli(vinyl axetat),
poli(metyl metacrylat),…
 Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công
nghiệp thực phẩm (benzyl fomat, etyl fomat,…) mĩ phẩm (linalyl axetat, geranyl
axetat,..),…

P.B-A.M.1.11.16.T.V.T Trang 1/3


‘’CHUYÊN ĐỀ: ESTE-P2’’ - HÓA HỌC 23&24 - Thầy Phạm Hoài Bảo (096.43.42.699)
CHỦ ĐỀ: PHẢN ỨNG THỦY PHÂN ESTE ĐƯỢC ĐIỀU CHẾ TỪ ANCOL VÀ AXIT CACBOXYLIC
A. TRONG MÔI TRƯỜNG AXIT
H2 SO4
RCOOR’ + H2O RCOOH + R’OH
t0
B. TRONG MÔI TRƯỜNG BAZƠ HAY CÒN CÓ TÊN LÀ PHẢN ỨNG XÀ PHÒNG HÓA
RCOOR’ + NaOH ⎯⎯
→ RCOONa + R’OH
to

pöù pöù
 Nếu este đơn chức thì: n este = n NaOH = n muoái = n ancol

 BTKL: m este + m NaOH = m muoái + m ancol


 m chaát raén khan = m muoái + m bazô dö (Nếu este dư không tính vào chất rắn khan).

 Nếu m muoái RCOONa  m este ⇒ R’ là CH3–.


 Nếu Meste < 104 ⇒ Este đơn chức.
 Lưu ý: Phân tử khối
Gốc R Ancol Muối Este
CH3–: 15 CH3OH: 32 HCOONa: 68 C2H4O2: 60
C2H5– hay CH3–CH2–: 29 C2H5OH: 46 CH3COONa: 82 C3H6O2: 74
C3H7–: 43 C3H7OH: 60 C2H5COONa: 96 C4H8O2: 88
CH2=CH–: 27 C3H5(OH)3: 92 HCOOK: 84 C4H6O2: 86

Ví dụ 1: Số este có CTPT C4H8O2 mà khi thủy phân trong môi trường axit thì thu được axit fomic là
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4.
Ví dụ 2: Chất X có công thức phân tử C4H8 O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra đơn chất Y có
công thức C2H3 O2Na. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOC3H7. B. C2H5COOCH3. C. CH3COOC2H5. D. HCOOC3H5.
Ví dụ 3: Thủy phân este X có công thức phân tử C4 H8O2 trong dung dịch NaOH thu được hỗn hợp 2 chất hữu
cơ Y và Z trong đó Z có tỉ khối hơi so với H2 bằng 23. Tên của X là
A. etyl axetat. B. metyl axetat.
C. metyl propionat. D. propyl fomat.
Ví dụ 4: X là một este no đơn chức, có tỉ khối hơi đối với CH4 là 5,5. Thuỷ phân este X trong dung dịch NaOH
thu được hỗn hợp hai chất hữu cơ Y và Z trong đó Y có tỉ khối hơi so với H2 là 16. Xác định công thức cấu tạo và
gọi tên este X?
Ví dụ 5: Xà phòng hóa hoàn toàn 3,7 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch NaOH vừa đủ. Cô cạn dung
dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là?
Ví dụ 6: Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200 ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn
toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn khan có khối lượng là ?
Ví dụ 7: Thủy phân 2,2 gam este X có công thức phân tử C4H8 O2 trong dung dịch NaOH (dư) thu được 2,05
gam muối. Xác định công thức cấu tạo và gọi tên este X?
Ví dụ 8: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Cho 2,2 gam X vào 20 gam dung dịch NaOH 8%, đun nóng, sau
khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch Y. Cô cạn Y thu được 3 gam chất rắn khan. Xác định công thức
cấu tạo và gọi tên este X?
Ví dụ 9: Cho m gam chất hữu cơ đơn chức X tác dụng vừa đủ với 50 gam dung dịch NaOH 8%, sau khi phản
ứng hoàn toàn thu được 9,6 gam muối của một axit hữu cơ và 3,2 gam một ancol.
Ví dụ 10 : Đun nóng 6,6 gam este X đơn chức, mạch hở với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 7,2 gam muối
natri của axit cacboxylic Y. Tên gọi của Y là
A. Axit fomic. B. Axit acrylic. C. Axit axetic. D. Axit propionic.
Ví dụ 11: [C8] Xà phòng hoá hoàn toàn 22,2 gam hỗn hợp gồm hai este HCOOC2H5 và CH3COOCH3 bằng dung
dịch NaOH 1M (đun nóng). Thể tích dung dịch NaOH tối thiểu cần dùng là?
Ví dụ 12: Xà phòng hoá hoàn toàn 1,99 gam hỗn hợp hai este bằng dung dịch NaOH thu được 2,05 gam muối
của một axit cacboxylic và 0,94 gam hỗn hợp hai ancol là đồng đẳng kế tiếp nhau. Công thức của hai este đó là
A. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5. B. C2H5COOCH3 và C2H5COOC2H5.
C. CH3COOC2H5 và CH3COOC3H7. D. HCOOCH3 và HCOOC2H5.

P.B-A.M.1.11.16.T.V.T Trang 2/3


‘’CHUYÊN ĐỀ: ESTE-P2’’ - HÓA HỌC 23&24 - Thầy Phạm Hoài Bảo (096.43.42.699)
Ví dụ 13: Hỗn hợp T gồm este X (C2H4O2) và este Y (C4H8O2). Đun nóng 12,44 gam T cần dùng vừa đủ V ml
dung dịch NaOH 1M, thu được hỗn hợp gồm hai ancol kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và 12,68 gam hỗn hợp hai
muối. Giá trị của V là?

CHỦ ĐỀ 1: PHẢN ỨNG ĐỐT CHÁY ESTE


A. PHẢN ỨNG TỔNG QUÁT
0
t
Cn H2n + 2 −2k Oa + O2 ⎯⎯ → nCO2 + (n + 1 − k)H2 O
n CO2 − n H2O
 n CO − n H O = (k − 1)n HCHC  n este =
2 2
k −1
 Nếu este no, đơn chức, mạch hở (k = 1) ⇔ n CO2 = n H2 O :
3n − 2 to
C n H 2n O2 + O2 ⎯⎯ → nCO2 + nH2 O
2
B. PHƯƠNG PHÁP
m este + m O = m CO + m H O  khi ñeà cho soá mol O2
2 2 2
(1) BTKL:
m este = 12n CO + 2n H O + 16n Otrong este  khi ñeà khoâng cho soá mol O2
2 2

(2) BTNT
n CO2
 (C): n C = n CO ⇒ Số C =
2
n este
2n H2O
 (H): n H = 2n H O ⇒ Số H =
2
n este
 (O): a.n este + 2n O = 2n CO + n H O
2 2 2

C. XỬ LÍ SẢN PHẨM CHÁY


+ Ca(OH)2 d­
⎯⎯⎯⎯⎯ → CaCO3  (n CO2 = n CaCO3 )
CO2
 + Ca(OH)2
CaCO3  m dd gi¶m = m  − (m CO2 + m H2 O )
H 2 O ⎯⎯⎯⎯ →
Ca(HCO3 )2 ⎯⎯→ CaCO3 + CO2 + H 2 O n CO2 = n CaCO3 + 2n Ca(HCO3 )2
o
t

Ví dụ 1: Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol este X thu được 19,8 gam CO2 và 0,45 mol H2O. Xác định công thức phân
tử của este X?
Ví dụ 2: Đốt cháy hoàn toàn 2,2 gam este X thu được 2,24 lít khí CO2 (đktc) và 1,8 gam nước. Xác định công
thức phân tử của este X?
Ví dụ 3: Đốt cháy hoàn toàn 3,7 gam một este đơn chức X, thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc) và 2,7 gam nước.
Xác định công thức phân tử của este X?
Ví dụ 4: Đốt cháy hoàn toàn este X cần dùng 27,44 lít khí O2 (đktc), thu được 23,52 lít khí CO2 (đktc) và 18,9
gam H2O. Xác định công thức phân tử của este X?
Ví dụ 5: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 este X đơn chức, thu được 6,72 lít khí CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O.
a. Xác định công thức phân tử của este X?
b. Đun 7,4 gam X trong dung dịch NaOH vừa đủ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,2 gam ancol Y và
một lượng muối Z. Viết CTCT của X và tính khối lượng của Z.
Ví dụ 6: Khi đốt cháy hoàn toàn một este no, đơn chức thì số mol CO2 sinh ra bằng số mol O2 đã phản ứng. Xác
định công thức phân tử của este X?
Ví dụ 7: [[MH.18]] Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp metyl axetat và etyl axetat, thu được CO2 và m gam H2O. Hấp
thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 25 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 5,4. B. 4,5. C. 3,6. D. 6,3.
===HẾT===
GIÁO VIÊN: PHẠM HOÀI BẢO-SƯU TẦM VÀ BIÊN SOẠN

P.B-A.M.1.11.16.T.V.T Trang 3/3

You might also like