You are on page 1of 2

Câu 1. Khi nung vôi sống với than đá trong lò điện ở 2500 °C thu được chất rắn A1.

Xử lý A1 với khí
nitơ ở 1000 °C thu được chất rắn A2. Quá trình thủy phân A2 khi có mặt CO2 lần lượt tạo ra A3 rồi
A4. A2 và A4 là các loại phân bón phổ biến. A3 phản ứng với NH3 tạo ra A5 là một bazơ mạnh. Nung
nóng chảy A2 với NaCl khi có mặt than đá thu được muối A6 là chất được sử dụng phổ biến trong
khai thác vàng. Do có độc tính cao, lượng dư A6 được chuyển hóa thành A7 bằng cách xử lý với H2O2.
Khi cho A6 tác dụng với dung dịch muối Cu(II) thu được dung dịch chứa A8. Dung dịch này phản ứng
với xút thu được hỗn hợp A6 và A7. Xác định các chất A1 – A8 và viết phương trình hóa học cho các
quá trình trên đây.
Câu 2. Hoàn thành dãy biến hóa sau và vẽ cấu trúc của các hợp chất từ A1 đến A8 của lưu huỳnh.

Biết: A4 tạo thành từ hai loại nguyên tố. A5 và A6 tạo thành từ ba loại nguyên tố.
Câu 3. Muối X tạo thành từ ba loại nguyên tố được tổng hợp từ phản ứng của 9,54 g Na2CO3 và 9,6 g
lưu huỳnh ở 300 °C. Trong quá trình phản ứng thu được 2,2 L khí ở 25 °C và 1 atm. Chất rắn thu được
gồm hai muối X và Y trong đó natri chiếm 27,27% khối lượng của hỗn hợp này. Y được loại bỏ bằng
cách rửa kỹ hỗn hợp rắn với etanol khan. Nếu coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn và hiệu suất các quá
trình đạt 100% sẽ thu được 4,74 g X.
a) Xác định X và Y.
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

X (r) ⎯⎯⎯ X(dd) + H2SO4(dd) → X(dd) + Cl2(k) →


Câu 4. Xét dãy biến hóa các hợp chất của lưu huỳnh:

Biết: X và Y là hai chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất thu được từ phản ứng của lưu huỳnh và khí
clo. Các chất A1 – A5 đều tan tốt trong nước. Xác định các chất A1 – A5 và vẽ cấu tạo các anion của
chúng.
Câu 5. Cho dòng khí clo đi chậm qua thủy ngân(II) oxit thu được khí màu vàng nâu A1. Hấp thụ A1
vào dung dịch KOH ở nhiệt độ thấp được dung dịch chứa muối A2. Đun nóng dung dịch này được
dung dịch chứa muối A3. Khi nhỏ giọt H2SO4 đặc vào A3 rắn được khí màu vàng A4. Chiếu sáng A4
bằng tia tử ngoại tạo ra chất lỏng A5 màu lục. A5 tác dụng với KCl cho muối A6 và khí màu vàng lục.
Phản ứng của A4 với lượng dư ozon tạo ra chất lỏng A7 màu đỏ thẫm, dẫn diện. A7 tác dụng với dung
dịch KOH tạo ra hỗn hợp muối A3 và A6, trong khi phản ứng tương tự của A4 tạo ra hỗn hợp muối
A3 và A8.
a) Xác định các hợp chất A1 – A8 và viết phương trình hóa học cho các phản ứng.
b) Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
A4 + H2O → A5 + KOH(dd, to) → A7 + KCl →
Câu 6. Cho iot vào dung dịch xút đặc, nóng. Làm lạnh hỗn hợp sau phản ứng, muối A1 kết tinh ở dạng
tinh thể không màu. Hòa tan A1 trong dung dịch xút và cho khí Cl2 đi qua. Sau phản ứng tách được muối
khan A2. Hòa tan 0,441 g A2 trong dung dịch H2SO4 loãng dư không thấy có khí thoát ra, được dung
dịch chứa muối A3. Thêm lượng dư KI vào dung dịch này. Lượng iot sinh ra phản ứng vừa đủ với 24
mL dung dịch Na2S2O3 0,5 M. Biết iot lần lượt chiếm 43,20% và 59,35% khối lượng của A2 và A3.
Xác định A1, A2 và A3. Vẽ cấu tạo anion trong các muối này.

You might also like