You are on page 1of 4

Hóa Vô cơ 2

Bài 1. Hoàn thành dãy biến hóa sau

Các chất A- L là hợp chất của nhôm, vẽ công thức cấu tạo của A,B, D, F1, F2, K, L

Bài2. Cho NaCN đặc tác dụng với H2O2 thu được hợp chất A. Đun nóng A với NH4Cl (bão hòa)
thu được chất rắn màu trắng B tan tốt trong H2O. Cho B tác dụng với Na kim loại rồi cho sản
phẩm (C) tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng thu được chất rắn màu trắng D. Cho biết D chứa
3 nguyên tố H,N,C có hàmlượng N là 66,67%. Xác định và vẽ CTCT của các chất A-D.

Bài 3. Hoàn thành sơ đồ phản ứng:

Cho biết chất A hàm lượng O (36,36%), N (31,52%).


1. Xác định các chất và vẽ CTCT.
2. Viết các đồng phân của F.

Bài 4. Kim loại A màu trắng bạc, không phản ứng với nước nhưng tan được trong H2SO4 và NaOH đều
sinh ra chất khí. Hòa tan A trong dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch C. Nếu cho dần dung dịch
Na2CO3 vào C thì thu được kết tủa trắng C chứa 38,4 % O (khan). Còn nếu thêm dần C vào dung dịch
Na2CO3 thì thu được kết tủa trắng D. Cho biết 1 gam chất D cho phản ứng với H2SO4 loãng thấy thoát
ra 76,6 mL khí (đktc) còn nếu làm khô hoàn toàn trên P2O5 thì thu được chất D’. 1 gam chất D’ cho
phản ứng với H2SO4 loãng thấy thoát ra 81.5 mL khí (đktc). Xác định các chất A-D
Bài 5. Hoàn thành dãy biến hóa sau:

1. Cho biết G là hợp chất chưa hai nguyên tố, hàm lượng oxi trong G là 9,87%. Khi cho 0,2756
gam G tác dụng với KI dư trong môi trường axit, lượng I2 sinh ra chuẩn độ bằng Na2S2O3 0,1
M thấy hết 10 mL. Xác định kim loại M và các chất A- G
2. Viết phương trình phản ứng khi cho G tác dụng lần lượt với:
o NaOH đặc nóng
o HNO3 loãng lạnh
o HNO3 đặc nóng
o CH3COOH đặc lạnh
o CH3COOH đặc nóng

Bài 6. Một hợp kim gồm Sn, Pb, Mn và Cr. Hòa tan 0,851 gam hợp kim trong HNO3 đặc. Thêm nước
cất, thu được kết tủa trắng A. Thêm NaOH tới dư vào dịch lọc, thêm tiếp H2O2 dư rồi đun sôi cho đến
khi không thấy có khí thoát ra thu được dung dịch B và kết tủa C (đen). Cẩn thận axit hóa dung dịch B
về thì pH = 2 thu được dung dịch màu vàng D và 0,478 gam kết tủa đen (E). Thêm KI dư vào B. Chuẩn
độ lượng I2 sinh ra bằng Na2S2O3 0,5 M thấy hết 24 mL. Mặt khác nếu thêm kết tủa C vào dung dịch KI
dư, chuẩn độ lượng I2 sinh ra bằng Na2S2O3 0,5 M thấy hết 8 mL. Xác định hàm lượng mỗi kim loại
trong X.

Bài 7. Hoàn thành dãy biến hóa sau:

Cho biết hàm lượng nguyên tố trong các chất K(%C = 20,69; %S = 55,17); I(%C = 18,27; %S =
48,73) và L (%C = 13,64; %S = 36,36)
Bài 8. Hoàn thành sơ đồ chuyển hóa
B, 0oC
F G

HCl, K2PtCl6
H2, Pt t oC
B NH3 + C
o HCl
O2, t C, Pt NaOH Na(Hg) AgNO 3
NH3 A I K L
E o
O2 , H2 O FeSO 4 O2, t C
H2SO 4, dien phan o N (den) O
t C H
D G KI A+P
NaOH
HCl (dac) HN3
Q C+R
(vang luc)

- Khi điện phân hỗn hợp chất D với H2SO4 50% người ta thu được chất E (ở catot) là
những tinh thể không màu. Có hàm lượng N = 10,68%; O = 61,07%.
- Cứ 1 gam chất K, khí phản ứng với HCl dư thì thu được 1,044 gam kết trắng L
Xác định các chất A-R

Bài 9.
Thêm dư bột Cu vào 10 ml một dung dịch HNO3 thì thu được 740 ml khí (đktc), khi làm lạnh
khí này thì thu được chất lỏng màu lam duy nhất. Mặt khác nếu pha loãng (~10 lần) 10 ml
dung dịch HNO3 ở trên rồi thêm dư bột Pb vào thì thấy thấy 560 ml khí (đktc). Viết ptpư, xác
định nồng độ HNO3 và giải thích.

Bài 10
Nguyên tố X có thể tạo nên các axit A, B, C, D và E có hàm lượng các nguyên tố như trong
bảng sau, trong đó C và D là hai đồng phân của nhau. Sản phẩm thu được khi nhiệt phân A, B,
C và D (ở 200 oC) đều chứa (ít nhất) hai chất: chất khí F và chất rắn G (ở điều kiện thường).

Chất %O %H %X
A 48,48 4,55 46,97
B 58,54 3.66 37,80
C và D 59,26 2,47 38,27
E 60,00 1,25 38,75

1. Xác định X và công thức ĐGN của các chất A - D.


2. Vẽ công thức cấu tạo của A, B, C và D cho biết chúng đều là các axit trung bình.
3. Vẽ công thức cấu tạo của hai chất có khối lượng phân tử nhỏ nhất ứng với CTĐGN
của E.
4. Viết phương trình phản ứng nhiệt phân của A, B, C và D.
5. Cho biết các chất A, B, C và D đều có tính khử mạnh, viết phương trình phản ứng:
a. Chất A đun nóng với dung dịch AgNO3
b. Chất B đun nóng với dung dịch CuSO4
c. Chất C (hoặc D) tác dụng với dung dịch NaOCl
6. Cho biết tính khử của chất A thay đổi thế nào khi tăng giá trị pH. Viết nửa phản ứng
khử tương ứng trong môi trường axit và môi trường kiềm và giải thích sự biến đổi đó.
7. Khi đun nóng 0,33 gam A trong KOH đặc thu được khí không màu H. Dung dịch sau
phản ứng được điều chỉnh về pH thích họp rồi thêm AgNO3 dư thì thu được tối đa
2.095 gam kết tủa màu vàng ở dạng khan. Xác định H và viết phương trình phản ứng.

You might also like