You are on page 1of 6

Bài 88: Cân bằng hóa học

1) Ở 1500 oC, quá trình sau không tự diễn biến:

Tuy nhiên, quá trình sau lại tự diễn biến

Giải thích tại sao.


2)
Xét phản ứng phân li HI ở pha khí sau đây 2HI ⇌ I2 + H2. Dưới đây là bảng xác định hằng số tốc độ phản ứng
ở các nhiệt độ khác nhau như sau
Nhiệt độ (K) kthuận (L.mol-1.s-1) knghịch (L.mol-1.s-1)
400 8.37·10-12 3.25·10-14
500 2.48·10-7 1.95·10-9
600 2.38·10-4 2.97·10-6
700 3.22·10-2 5.61·10-4
800 1.27 2.85·10-2
a) Giải thích phản ứng này tỏa nhiệt hay thu nhiệt?
b) Tính ∆H và ∆S của phản ứng nếu cho rằng các giá trị này không tùy thuộc nhiệt độ.
c) Tính độ phân li của HI ở 600K. Nếu cho các khí là lí tưởng thì độ phân li sẽ thay đổi thế nào nếu áp suất
đổi?
Bài 89: Năng lượng liên kết và cân bằng hóa học
Khi có mặt xúc tác, hydrazine (N2H4) có thể phân hủy thành ammonia và khí nitrogen.
a) Viết phương trình phản ứng.
Cho các dữ kiện sau ở 298 K.

Năng lượng liên kết N-N (B(N-N)) trung bình: 159 kJ/mol
Trong phản ứng phân hủy, 1 mol N2H4(l) giải phóng 112.2 kJ năng lượng.
b) Tính năng lượng liên kết NN (B(NN)) trung bình và enthalpy tạo thành chuẩn của ammonia,
∆fH0(NH3).
Đưa 5.00 g N2O4 vào bình chân không ở 90.0 oC. Cho dữ kiện phản ứng
N2O4 2NO2
ở nhiệt độ này là

(Các giá trị này được xem là hằng số trong khoảng 293 K < T < 393 K.)
c) Tính áp suất sau khi cân bằng được thiết lập.
d) Xác định độ phân hủy của N2O4.
Nếu có 5.00 g N2O4 ở 70.0 oC trong bình 2.00 L, thì 60.6 % N2O4 bị phân hủy thành NO2. Sự chuyển hóa sẽ
giảm một nửa ở cùng nhiệt độ bằng cách thay đổi thể tích bình chứa.
e) Tính thể tích bình chứa.
Bài 90: Tính chất trạng thái và cân bằng
Bảng dưới đây cho biết nhiệt nguyên tử hóa (∆atH0) và nhiệt tạo thành (∆fH0) của các dạng thù hình carbon
khác nhau. Nhiệt nguyên tử hóa là năng lượng cần để tạo thành các nguyên tử khí tự do từ chất ban đầu.
(Graphite [than chì] là dạng thù hình bền nhất của carbon ở trạng thái chuẩn.)

a) Xác định v, v, w, x.
b) Tính năng lượng liên kết carbon-carbon trong kim cương (γ) và các phân tử khí C2 (z).
Năng lượng liên kết carbon-carbon trong graphite là 473.3 kJ mol-1.
c) So sánh giá trị này với nhiệt nguyên tử hóa của graphite.
Iodine là một nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự sống. Ở nhiệt độ cao, một cân bằng giữa I2(g) và I(g) được
thiết lập.
Bảng dưới đây cho biết áp suất đầu của I2(g) và áp suất tổng khi cần bằng được thiết lập ở các nhiệt độ cụ
thể:

d) Tính ∆H0, ∆G0 và ∆S0 ở 1100 K. Giả sử rằng ∆H0 và ∆S0 không phụ thuộc vào nhiệt độ trong khoảng đã
cho trong bảng.
Giản đồ phase
Bài 94: Giản đồ phase
Một giản đồ phase sẽ tóm tắt những điều kiện tại đó một chất tồn tại ở dạng rắn, lỏng hay khí. Mỗi đường kẻ
giữa 2 phase xác định các điều kiện nhiệt độ và áp suất mà tại đó hai phase có thể tồn tại trong cân bằng. Giản
đồ phase của hệ một cấu tử S được cho dưới đây. Dựa vào giản đồ này để trả lời các câu hỏi.

1) Những phase nào của S có thể tồn tại đồng thời trong điều kiện khí quyển?
2) Dưới những điều kiện nào, cả 3 phase của S có thể đồng thời tồn tại?
3) Xác định đúng đồ thị biểu diễn sự biến thiên hàm Gibbs (Gm) với nhiệt độ (T) dọc theo đường a-e của giản
đồ phase.

4) Chọn ra (các) phát biểu đúng về điểm ba của hệ S.


A. Cả 3 phase nằm trong cân bằng.
B. Năng lượng Gibbs mol của 3 phase bằng nhau.
C. Thể tích mol của 3 phase giống nhau.
D. Entropy mol của 3 phase bằng nhau.
5) Khi tăng áp suất phase bên ngoài, nhiệt độ sôi của S rắn sẽ: a) tăng; b) giảm; c) không đổi.
6) Có bao nhiêu phase tồn tại ở T > 304 K và P > 72.8 atmosphere?
7) Với phản ứng A → B, khoảng phản ứng - kí hiệu là ε - là đại lượng đặc trưng cho tiến trình phản ứng. ε =
0 tương ứng với A tinh khiết, ε = 1 tương ứng với B tinh khiết. Vẽ đồ thị biểu diễn sự biến thiên năng lượng
tự do Gibbs (Gm) với ε với phản ứng tự diễn A → B cũng như với B → A. Đánh dấu các điểm sau trên đồ
thị: i) P1 tương ứng với ∂Gm/∂ε < 0; ii) P2 tương ứng với ∂Gm/∂ε = 0; và iii) P3 tương ứng với ∂Gm/∂ε > 0.

d ln K  r H
8) Phương trình van’t Hoff cho phản ứng hóa học dưới điều kiện cân bằng là  , trong đó ∆rH là
dT RT 2
enthalpy chuẩn của phản ứng ở nhiệt độ T và K là hằng số cân bằng. Dự đoán K sẽ biến đổi thế nào theo
nhiệt độ - của một phản ứng tỏa nhiệt.
A. K giảm khi nhiệt độ tăng.
B. K tăng khi nhiệt độ tăng.
C. K không thay đổi.

You might also like