You are on page 1of 11

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TÂY NINH

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ TÂY NINH
(đối với cấp THPT)
TRƯỜNG THPT CHUYÊN HOÀNG LÊ KHA

Cuộc thi Vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết
các tình huống thực tiễn về BVMT dành cho học sinh trung học
năm học 2021-2022

ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ HÓA SINH VÀ TIN HỌC TRONG


BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC
Lĩnh vực: Ô nhiễm nguồn nước
Tác giả: Trần Vân Khánh – 11H
l. Tên tình huống
GIỮ LẤY MÀU XANH

Một nhóm bạn đang nói chuyện với nhau về khu vực mình đang ở. Mọi người đang
nói chuyện vui vẻ. Bỗng nhiên Phương trở nên buồn hơn hẳn và bạn nói:
- Gần nhà mình có một nhà máy. Hằng ngày nhà máy này thải hàng trăm tấn
rác ra con sông gần đấy. Sông bốc mùi hôi thối, cá thì chết nổi lềnh bềnh trên sông. Nhìn
cảnh tượng ấy tớ lại buồn. Tại sao thiên nhiên đã ban cho mình những thứ hay nhất, tốt
nhất mà con người lại nỡ phá hoại nó một cách tàn nhẫn như vậy? Trước đây con sông này
rất trong trẻo và đẹp. Thế nhưng từ ngày nhà máy này xuất hiện thì lại như thế.
Khánh an ủi Phương:
- Không chỉ ở khu vực của bạn mà còn nhiều nơi khác đang bị ô nhiễm người
nước. Tớ muốn góp một phần vào việc bảo vệ nguồn nước. Thế nhưng một mình tớ thì làm
được gì chứ!
Hà tiếp chuyện:
- Mình không thể nào khoanh tay đứng nhìn được! Phải làm gì đó? Hay chúng
ta cùng bàn bạc về một kế hoạch để giải quyết những vấn đề về ô nhiễm môi trường nước
đi! Chúng ta sẽ giúp môi trường ngày càng trở nên đẹp đẽ hơn! Đồng ý không các bạn?
Thy nói:
- Thế thì chúng ta hãy cùng suy nghĩ ra những biện pháp giúp Trái Đất ngày
càng thêm xanh. Chúng ta phải vận dụng những kiến thức đã học để giúp đỡ cho việc này
mới được!
Các bạn đồng thanh:

1
- Ý kiến hay đó chứ. Vậy chúng ta bắt đầu làm thôi.
II. Mục tiêu giải quyết tình huống:
Nước là một trong những thành phần tạo ra môi trường. Nước rất quan trọng trong
cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của chúng ta. Nhưng qua tình huống trên cho chúng ta thấy
rằng nguồn nước đang bị ô nhiễm trầm trọng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước
khác trên Trái Đất. Điều đó cho chúng ta thấy những hậu quả sau:
- Nước sông, hồ, biển, ngầm bị ô nhiễm nặng nề.
- Ảnh hưởng hoạt động sản xuất của ngư dân vùng biển.
- Thiếu nước sạch cho đời sống con người và sản xuất.
- Sinh ra hiện tượng thủy triều đen, thủy triều đỏ.
Không chỉ những hậu quả trên, ô nhiễm môi trường nước gây ảnh hưởng rất nhiều
đến cuộc sống của người dân nói chung và toàn thế giới nói riêng. Chính vì vậy, nhằm có
thể mang lại giải pháp thiết thực để bảo vệ môi trường nước mà vẫn thân thiện môi trường,
mục tiêu giải quyết tình huống là nghiên cứu về cách áp dụng công nghệ hóa sinh in vitro
và sử dụng công nghệ trong bảo vệ môi trường nước.
III. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống:
- Về địa lý: Giúp ta nhận biết được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn ngước và
những hậu quả nghiêm trọng cho Trái Đất.
- Về sinh học: Giúp sử dụng phương pháp nuôi cấy các loài sò, trai để làm sạch
môi trường nước, biết được thế nào là ô nhiễm nguồn nước. Xử lý các chất thải bằng
phương pháp vi sinh.
- Về giáo dục công dân: Giúp mọi người nhận thức được việc bảo vệ và giữ gìn
môi trường nước.
- Về hóa học: Xử lý các chất thải từ các nhà máy bằng phương pháp hóa học
- Về vật lý: Xử lý các chất thải bằng phương pháp vật lý
- Về toán học: Thu nhập, thống kê về ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

2
IV. Giải pháp giải quyết tình huống:
- Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
- Tìm hiểu công nghệ in vitro.
- Áp dụng với các loại sò, trai do chúng có khả năng lọc nước bảo vệ môi
trường.
- Tìm hiểu về các phương pháp vật lý và hóa học khác để có cái nhìn tổng quát
hơn trong giải quyết tình huống.
- Thực hiện tuyên truyền cũng như thiết kế các trang web giúp mọi người có
cùng nhau tham gia bảo vệ môi trường nước nói riêng và Trái Đất nói chung
V. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống
Như chúng ta đã biết, nước là một trong những thành phần quan trọng tạo nên môi
trường. Thế nhưng hiện nay, nguồn nước đã bị ô nhiễm trầm trọng do thiên nhiên và cả
con người. Ô nhiễm nguồn nước được chia thành 2 nhóm cơ bản sau:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa đá, tuyết tan, lũ lụt, … đưa vào
môi trường nước chất thải, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả các xác chết của chúng
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào môi
trường nước.
Ô nhiễm nước xảy ra khi nước bề mặt chảy qua rác thải sinh hoạt, nước rác công
nghiệp, các chất ô nhiễm trên mặt đất, rồi thấm xuống nước ngầm. Đây là sự thay đổi theo
chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học – sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất
lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm
độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm
nước là vấn đề đáng lo ngại.
Các nguồn nước bị ô nhiễm gồm : nước biển, nước sông hồ , nước ngầm,… Nước
bị ô nhiễm xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt và các vùng ven biển, vùng biển khép
kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần
thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá được hoá được. Kết quả làm cho hàm lượng
3
ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên, tăng độ đục của nước, gây suy thoái
thủy vực.

Hình 1: Các nguồn nước bị ô nhiễm


Ở các đại dương là nguyên nhân chính gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu. Váng
dầu ở vùng ven biển tạo nên “thủy triều đen”, cũng là một nguyên nhân quan trọng làm ô
nhiễm nước biển. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân bón
hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải sinh hoạt
được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe
của người dân trong khu vực. Các chất độc đó còn bị đưa ra biển là nguyên nhân dẫn đến
hiện tượng “thủy triều đỏ”, làm chết ngạt các sinh vật sống trong nước. Các chất thải công
nghiệp, chất phóng xạ cũng là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường nước.

Biểu đồ 1: Biểu đồ về hiện trạng vấn đề ô nhiễm nguồn nước trên thế giới

4
Hiện nay, trên thế giới vấn đề ô nhiễm nước xảy ra vô cùng nghiêm trọng. Sau đây
là bảng thống kê số liệu nước bị ô nhiễm ở các châu lục
Qua bảng thống kê trên cho chúng ta thấy rằng Mỹ Latinh và Trung Đông Bắc Phi
đang gặp một vấn đề lớn về ô nhiễm môi trường nước trên thế giới. Vì thế, chúng ta cần
phải tìm ra giải pháp nhanh chóng, kịp thời để giải quyết vấn đề này. Sau đây là một số
cách làm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường nước:
* Nuôi cấy các loài trai, sò để góp phần làm sạch môi trường nước:
Như chúng ta đã biết, trai sông có thể lọc được
40 lít nước trong 1 ngày 1 đêm nên chúng cũng góp
phần rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nước.
Chúng ta nên nuôi cấy chúng bằng những phương pháp
sinh học như In vitro, …
Hình 2: Minh họa hình ảnh trai sông
Phương pháp này được tiến hành sử dụng các thành phần của một sinh vật đã được
phân lập từ môi trường xung quanh sinh học thông thường của chúng, chẳng hạn như vi
sinh vật, tế bào, hoặc các phân tử sinh học. Ví dụ, microrganisms hoặc tế bào có thể được
nghiên cứu trong môi trường nuôi cấy nhân tạo, và protein có thể được kiểm tra trong các
dung dịch. Hiện nay cách tiến hành phương pháp này liên quan đến toàn bộ các kỹ thuật
được sử dụng trong sinh học phân tử, như omics.
- Sự đơn giản của việc phân tích tế bào
Ưu điểm của phương pháp này là cho phép phân tích chi tiết cụ thể, đơn giản hơn,
thuận tiện hơn và chi tiết hơn so với việc thực hiện với toàn bộ cơ thể, đơn giản việc phân
tích tế bào. Cũng giống như các nghiên cứu trong toàn bộ động vật ngày càng thay thế thử
nghiệm trên người, như vậy là nghiên cứu in vitro thay thế nghiên cứu trên toàn bộ động
vật
- Đặc trưng chủng loài
Một ưu điểm khác của phương pháp in vitro là tế bào của con người có thể được

5
nghiên cứu mà không có "ngoại suy" từ phản ứng tế bào của bào động vật thí nghiệm.
- Thuận tiện, tự động hóa
Các phương pháp in vitro có thể được thu nhỏ và tự động, mang lại các phương pháp
sàng lọc cao để kiểm tra các phân tử trong dược lý học hoặc độc tính.
Thế nhưng bên cạnh những ưu điểm kể trên, phương pháp này cũng còn có những
khuyết điểm sau:
Nhược điểm chính của các nghiên cứu thực nghiệm "in vitro" có thể là một thách
thức để ngoại suy từ các kết quả của nghiên cứu in vitro ngược trở lại với tính sinh học của
cơ thể nguyên vẹn. Các nhà nghiên cứu thực hiện công trình nghiên cứu thực nghiệm in
vitro cần phải tránh giải thích quá mức về kết quả của mình, điều này có thể dẫn đến những
kết luận sai lầm về hệ thống sinh học và sinh vật.
* Những cách lọc nước bằng phương pháp hóa học, vật lý, vi sinh:
Vấn đề ô nhiễm nước thải do sinh hoạt, công nghiệp có xu hướng gia tăng, đặc biệt
là những khu vực có số lượng dân cư sinh sống đông đúc. Ô nhiễm nước thải không những
ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của người dân sống xung quanh mà còn ẩn chứa nhiều
mầm bệnh nguy hiểm tới sức khỏe con người.
Tùy thuộc vào tính chất của các loại nước thải (nước thải sinh hoạt, nước thải công
nghiệp hoặc hỗn hợp nước thải công nghiệp và sinh hoạt), các phương pháp xử lý sau đây
thường được áp dụng:
- Phương pháp vật lý: chắn bằng lưới lọc các vật liệu thô trôi nổi trong
nước thải; khuấy trộn; keo tụ/ bông tụ, tuyển nổi, lắng, lọc...
- Phương pháp hóa học: kết tủa; hấp phụ, hấp thụ; oxy hóa khử và khử trùng.
- Phương pháp sinh học: quá trình hiếu khí; quá trình kỵ khí.
- Phương pháp xử lý bậc cao bao gồm phương pháp vật lý và hóa học như quá
trình khử nitơ và phốt pho trong nước thải (xử lý bậc ba), là sự kết hợp của cả ba quá trình:
vật lý, hóa học và sinh học, trong đó chủ yếu là quá trình sinh học (đối với quá trình

6
nitrat hóa và khử nitrat). Để khử phốt pho, trước hết sử dụng quá trình sinh học để chuyển
đổi phosphor hữu cơ thành các ortho phosphate bằng chu trình kỵ khí/hiếu khí sau đó,
thành phophate dưới dạng ortho phosphate được kết tủa bằng các tác nhân hóa học.

Hình 3: Minh họa các phương pháp lọc nước


Trong thực tế, một nhà máy xử lý nước thải thường có thể kết hợp cả ba phương
pháp: vật lý, hóa học và sinh học hoặc sử dụng từng phương pháp riêng rẽ. Ví dụ, khi xử
lý nước thải sinh hoạt chỉ chứa chất thải dễ phân hủy bằng vi sinh vật, thường kết hợp
phương pháp vật lý (lưới chắn rác, khuấy trộn, lắng...), phương pháp sinh học (hiếu khí
hoặc kỵ khí hoặc cả hai) và phương pháp hóa học (khử trùng). Nhiều loại nước thải có
thành phần phức tạp (chứa kim loại nặng, hàm lượng COD cao) như nước thải dệt
nhuộm, nước thải thuộc da, xi mạ, ... cần phải kết hợp cả ba phương pháp với tất cả các kỹ
thuật mới đạt hiệu quả xử lý. Tùy vào tính chất của nước thải mà kết hợp một cách tốt nhất
các phương pháp xử lý.
*Tuyên truyền mọi người cùng nhau bảo vệ môi trường nước
Trước hết, các địa phương, các ngành không ngừng đẩy mạnh công tác tuyên truyền,
thông qua đó, mỗi tổ chức cũng như người dân nâng cao nhận thức tầm quan trọng của nước
sạch đối với cuộc sống; đồng thời có ý thức đối với hành động, việc làm của mình để không
gây thêm sự suy thoái, cạn kiệt nguồn nước sạch quý giá mà xã hội đang sử dụng mỗi ngày.
Sau đó, chúng ta cần nên vận động mọi người thu gom các rác thải rải rác trên sông
hồ, nên treo biển báo để mọi người có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường, chúng ta
7
nên tổ chức những buổi tuyên truyền về
vấn đề ô nhiễm môi trường nước. Cần phải
cho mọi người thấy được tác hại của ô
nhiễm môi trường nước và hậu quả của
điều đó gây nên với đời sống sinh hoạt của
mọi người. Thường xuyên kiểm tra, giám
sát những khu vực có nguy cơ bị ô nhiễm
cao để phát hiện kịp thời và giải quyết
nhanh chóng để tránh tình trạng ô nhiễm
môi trường ngày càng trầm trọng.
Hình 4: Ảnh minh họa tuyên truyền bảo vệ nguồn nước
*Thiết kế trang web:
Chúng ta thiết kế trang web để có thể trao đổi với mọi người về việc bảo vệ môi
trường nước, giúp mọi người hiểu hơn về tầm quan trọng của việc này,…
VI. Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống:
Ô nhiễm môi trường nước là một trong những vấn đề nghiêm trọng nhất đối với
tương lai phát triển của tất cả các đất nước trên thế giới. Vì thế chúng ta cần nên thực hiện
tốt trách nhiệm của bản thân đối với môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng
ngay từ bây giờ. Vì một màu xanh của Trái Đất, vì cuộc sống của con người mai sau chúng
hãy góp phần giúp cho Trái Đất ngày càng xanh xanh đẹp.

8
VII. Tài liệu tham khảo
1. SGK Địa lý 7 bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa
2. SGK Sinh học 7 bài 18: Trai sông
3. https://vi.wikipedia.org/wiki/In_vitro
4. https://vi.wikipedia.org/wiki/%C3%94_nhi%E1%BB%85m_n%C6%B0%E1%BB
%9Bc
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/X%E1%BB%AD_l%C3%BD_n%C6%B0%E1%BB
%9Bc_th%E1%BA%A3i
6. https://dinhnghia.vn/wp-content/uploads/2018/11/su-khac-nhau-giua-khi-hau-va-
thoi-tiet-3.jpg
7. https://suckhoedoisong.qltns.mediacdn.vn/Images/duylinh/2016/10/12/Nc_song_o
_nhim_chuyn_mau_en_rac_thi_troi_lnh_bnh.jpg
8. https://encrypted-
tbn0.gstatic.com/images?q=tbn:ANd9GcR_RZ_Ew3ZxPE6fPqybZhK6i4a8L0xHuSG0i
Q&usqp=CAU
9. https://congnghevietphat.com/uploads/news/2016_09/lam-mem-nuoc-bang-nhua-
trao-doi-ion.jpg
10. https://sudospaces.com/vietchempac-com-vn/2019/05/be-uasb-1-large.jpg
11. https://namkhoahiemmuon.com/upload/2017/12/13/Thit-trai-chua-yeu-sinh-ly-
phai-manh.jpg
12.http://hepa.gov.vn/uploads/users/thongtin//ToBuom/BAO%20VE%20NGUON%2
0NUOC%20SACH-1.jpg

9
MỤC LỤC
L. TÊN TÌNH HUỐNG................................................................................................ 1
II. MỤC TIÊU GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: ........................................................ 2
III. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIẢI QUYẾT
TÌNH HUỐNG: ............................................................................................................ 2
IV. GIẢI PHÁP GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: ...................................................... 3
V. THUYẾT MINH TIẾN TRÌNH GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG........................ 3
* NUÔI CẤY CÁC LOÀI TRAI, SÒ ĐỂ GÓP PHẦN LÀM SẠCH MÔI TRƯỜNG NƯỚC: ............. 5
* NHỮNG CÁCH LỌC NƯỚC BẰNG PHƯƠNG PHÁP HÓA HỌC, VẬT LÝ, VI SINH: .............. 6
*TUYÊN TRUYỀN MỌI NGƯỜI CÙNG NHAU BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG NƯỚC ........................ 7
*THIẾT KẾ TRANG WEB: .............................................................................................. 8
VI. Ý NGHĨA CỦA VIỆC GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG: ..................................... 8
VII. TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 9

10

You might also like