You are on page 1of 4

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ĐỀ THI KẾT THÚC HỌC KÌ I

TRƯỜNG ĐH KHOA HỌC TỰ NHIÊN NĂM HỌC 2020- 2021


-----*----- -----***-----
MÔN THI: CƠ SỞ HÓA HỌC PHÂN TÍCH
Số tín chỉ: 3 Môn học: CHE 1082 ĐỀ SỐ 1
Dành cho các lớp sinh viên A, B, D và S- khoa Hóa học
--------*****-------
Thời gian làm bài: 90 phút (không kể thời gian phát đề) Đề thi gồm 04 trang
(Sinh viên không sử dụng tài liệu khi làm bài)
---------------------------------
Chú ý: Các câu hỏi trong bài đều có liên quan đến qui trình phân tích một đối tượng thực tế.
Sinh viên hãy đọc trình phân tích (tóm tắt) mà kỹ thuật viên đã tiến hành và trả lời các câu hỏi
đi kèm. Thông tin tra cứu được cho ở trang 1-2.
- SV được phép sử dụng các công thức tính rút gọn nhưng cần ghi rõ điều kiện để áp dụng.
- Các câu trả lời Có/ Không, Đúng/ Sai hoặc chỉ ghi đáp số sẽ không được chấm điểm.
- Coi nồng độ ban đầu của các chất phân tích trong mẫu phân tích là nồng độ xác định
được theo qui trình phân tích. Thể tích dung dịch tạm được coi là tổng thể tích các chất lỏng
đem trộn.
- Các giá trị liên quan đến nồng độ/ hàm lượng của chất phân tích trong mẫu phân tích
phải được viết đúng số có nghĩa.

BẢNG TRA CỨU CÁC HẰNG SỐ VÀ PHỤ LỤC


1. Khối lượng mol nguyên tử, phân tử:
C6H5COOH: 122,12 g/mol, ZnO 81,38 g/mol ; I: 126,9 g/mol
2. Hằng số phân ly axit
C6H5COOH có pKa= 4,21
EDTA (H4Y) có pKa1 = 2,00; pKa2 = 2,69; pKa3 = 6,13; pKa4 = 10,37
𝛼 tại pH= 5 là 3,5.10-7
[Y 4 ]  [H  ] [H  ]2 [H  ]3 [H  ]4 
Với 𝛼 = = 1/ 1     
CH Y  Ka Ka Ka Ka Ka Ka Ka Ka K a Ka 
4  4 3 4 2 3 4 1 2 3 4 

3. Chỉ thị màu:


Chất chỉ thị Axit- Bazơ Khoảng pH đổi màu Màu dạng axit Màu dạng bazơ
Bromophenol xanh 6,0-7,6 Vàng Xanh
Cresol đỏ 7,2-8,8 Vàng Đỏ
Methyl da cam 3,1-4,4 Đỏ Da cam
Methyl đỏ 4,4-6,3 Đỏ vàng
Phenol đỏ 6,4-8,4 Vàng Đỏ
Phenolphthalein 8,2-10 Không màu Đỏ
Thymolphthalein 9,3-10,5 Không màu xanh
1
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
- Chỉ thị màu kim loại: xy lenol da cam tạo phức màu đỏ tím với Zn2+; ở dạng tự do, khi
(pH<6,4) chỉ thị có màu vàng; trong khoảng pH từ 6,4=10,4 chỉ thị có màu đỏ - da cam .
4. Hằng số bền của phức (Kf hoặc β) : Kf (ZnY2-) = 1016,5 K 2-
f (CaY ) = 10
10,65

5. Thế oxi hóa- khử tiêu chuẩn


𝐸 = 0,08𝑉 ; 𝐸 = 0,54 V; E0 IO3-/I-= 1,2 V.
6. Công thức cấu tạo chất hữu cơ và pKa:

pKa= 12,5 pKa= 11,75


-------------*****--------------

Câu 1 (2,5 đ): Acid benzoic được dùng làm chất bảo quản thực phẩm, chống vi sinh vật, nấm
mốc với hàm lượng cho phép từ 0,05-0,1% trong thực phẩm. Hàm lượng axit benzoic
(C6H5COOH) trong mẫu nguyên liệu dùng làm phụ gia thực phẩm được xác định theo qui
trình sau:
Cân 1,3655 g mẫu thử đã được làm khô, hoà tan trong 15 ml etanol ấm (đã được trung hoà
trước). Thêm tiếp 20 ml nước cất và chuẩn độ bằng dung dịch natri hidroxit 0,5036 M với
chỉ thị là phenolphthalein đến khi dung dịch có màu hồng hết 21,10 ml.
a) Tính hàm lượng (%) acid benzoic trong mẫu nguyên liệu (0,5 đ).
b) Tính pH gần đúng của dung dịch tại điểm tương đương? (0,5 đ).
c) Tính pH của dung dịch chuẩn độ khi thêm 99,9% và 100,1% lượng NaOH cần cho
phản ứng, từ đó chọn 1 chỉ thị khác phù hợp, thay thế cho phenolphtalein và cho biết
sự đổi màu của dung dịch trong quá trình chuẩn độ khi dùng chỉ thị này. (1,5đ)
Câu 2 (2,5đ): Hồ nước là thuốc bôi da, được dùng rộng rãi trong điều trị da khô, các bệnh da và
nhiễm khuẩn da, có thành phần gồm kẽm oxit, glyxerin, canxi cabonat, nước cất.

Để xác định thành phần ZnO trong hồ nước, người ta cân 1,0756 gam hồ nước hòa tan với
50 ml dung dịch HCl 9%, khuấy đều 10 phút cho tan và chuyển vào bình định mức 100 ml, định
mức đến vạch bằng nước cất. Lọc lấy phần dung dịch qua giấy lọc vào cốc khô được dung dịch
A.

2
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
Lấy 10,00 ml dung dịch A, thêm 10 ml dung dịch đệm axit axetic/ axetat pH=5, một ít chất chỉ
thị xylenol da cam và chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn EDTA 0,02135 M đến khi chỉ thị đổi màu
hết 11,45 ml.
a. Viết các phản ứng xảy ra trong bình chuẩn độ khi có chỉ thị xylenol da cam. Màu của
dung dịch thay đổi thế nào trong quá trình chuẩn độ, giải thích sự chuyển màu đó. (0,5đ)
b. Hãy giải thích tại pH=5, Zn2+ đã phản ứng hết với EDTA, Ca2+ ảnh hưởng không đáng
kể đến phép xác định kẽm (thông qua tính hằng số bền điều kiện của phức Zn2+ và Ca2+
với EDTA) và chỉ thị đổi màu rõ rệt hơn khi chuẩn độ ở pH cao. (1,0đ)
c. Tính hàm lượng (%) ZnO trong hồ nước. (1,0 đ)

Câu 3 (2,5đ): Một mẫu bột canh được bổ sung iot dưới dạng iodat. Hàm lượng iot trong mẫu
bột canh iod được xác định theo TCVN 6487: 1999 như sau:
Cân 10,020 g mẫu bột canh iốt vào cốc dung tích 100 ml, hòa tan bằng 30 ml nước cất và
lắc cho tan hết mẫu. Lọc lấy nước lọc vào bình nón dung tích 250 ml. Cho 5 ml dung dịch KI
10%, 4 ml dung dịch H2SO4 10% vào dung dịch trên, lắc đều, đậy bình bằng nắp kính đồng hồ
và để yên khoảng 5 phút, dung dịch có màu vàng đậm. Chuẩn độ dung dịch mẫu bằng dung dịch
chuẩn Na2S2O3 0,01377 M cho đến khi dung dịch có màu vàng nhạt. Thêm 1ml dung dịch hồ
tinh bột tiếp tục chuẩn độ cho đến khi dung dịch mất màu xanh hết 2,24 ml.

a) Viết và giải thích vì sao các phản ứng xảy ra được trong quá trình chuẩn độ (1,0đ)
b) Vai trò của H2SO4 trong thí nghiệm là gì? Nếu dùng gấp đôi lượng đã cho thì gây sai
số thế nào đến kết quả? (0,5đ)
c) Tính hàm lượng iot (ppm) trong mẫu bột canh ban đầu (1,0đ).
Câu 4 (2,5 đ): Rebaudioside A và Stevioside (có vị ngọt cao gấp 150-280 lần saccharose) trong
cây có ngọt được xác định đồng thời bằng phương pháp HPLC/UV theo qui trình sau:
Cân 1,0568 gam mẫu bột lá cỏ ngọt khô vào bình nón, thêm 20ml nước cất, lắc đều, đun
cách thủy trong 30 phút. Chiết lặp lại lần hai như trên và gộp dịch lọc vào định mức 50 ml, thêm
nước cất đến vạch mức. Lọc dung dịch qua đầu lọc xy lanh rồi bơm vào hệ HPLC/UV với điều
kiện như sau:
- Cột sắc ký C18 (250mm x 4,6 mm x 5,0 µm);
- Pha động: Đệm phosphat (pH = 3,0): Acetonitril (82:32; v/v),; Tốc độ dòng pha
động: 1,0 mL/phút
- Thể tích tiêm mẫu: 20 μL;
- Detector bước sóng 210 nm
Săc đồ thu được như hình dưới đây.

3
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm
1. Trả lời các ý sau (kèm theo giải thích ngắn gọn vì sao) (1,5 đ)
- Có thể phân tích đồng thời hai chất này trong mẫu bằng phương pháp UV/VIS được
không?
- Vai trò của cột sắc ký là gì?
– Cột C18 chứa pha tĩnh phân cực hay không phân cực?
- Tại pH= 3 chất ở dạng axit hay bazơ? Nhóm chức nào quyết định tính axit/ bazơ?
- Detector phát hiện chất phân tích dựa trên quá trình hấp thụ hay phát xạ hay huỳnh
quang?
- Chất cho tín hiệu tại detector ở dạng nguyên tử hay phân tử?
- Pic nhỏ đầu tiên trên sắc đồ là của chất nào?
- Các pic phụ khác cho biết thông tin gì về quá trình phân tích?
2. Hàm lượng Stevioside và Rebaudioside A được định lượng theo phương pháp đường
chuẩn (biểu thị sự phụ thuộc diện tích pic theo nồng độ Stevioside và rebaudioside A).
Phương trình tương ứng là Y= 205+ 2545X và Y= 102+ 3761X ; trong đó y là diện tích
của pic và x là nồng độ chất phân tích (µg/ml). Diện tích Stevioside và Rebaudioside A
trong mẫu thực là 127455 và 157680.
Tính hàm lượng (%) Stevioside và Rebaudioside A trong mẫu cỏ ngọt. (1,0đ)
-----------------------

4
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm

You might also like