You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI

NAM ĐỊNH THÀNH LẬP ĐỘI TUYỂN DỰ KÌ THI CHỌN HSG QUỐC GIA
NĂM HỌC 2015-2016

ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: HÓA HỌC

Đề số: 2
Thời gian làm bài: 180 phút
Đề thi có 3 trang
CÂU 1: (4,0 điểm)
1. Sau khi vượt qua vòng loại, 8 phân tử sau đây sẽ bước vào vòng thi đấu đối kháng chọn ra phân tử của năm
2015. Kết quả bốc thăm chia cặp như sau:

a) Phân tử chiến thắng ở vòng ¼ chính là phân tử có tính bazơ mạnh hơn. Hãy xác định những phân tử đó và giải
thích sự lựa chọn.
b) Phân tử chiến thắng ở vòng ½ chính là phân tử có khả năng thế electrophin tốt hơn. Hãy chọn ra phân tử đó và
giải thích.
c) Phân tử chiến thắng ở trận chung kết chính là phân tử có momen lưỡng cực lớn hơn. Hãy chọn ra phân tử đó và
giải thích.
2. Cho biết sản phẩm tạo thành trong hai phản ứng sau và giải thích:

3. a) Xác định các sản phẩm A, B, C thu được từ 3 phản ứng dưới đây (kèm theo giải thích và không cần nêu cơ chế)

Cl CH 2
SbCl 5 K Br2
A CH 2 B C
H
b) Trong các hợp chất dưới đây, chỉ rõ đâu là hợp chất thơm (kèm theo giải thích)

H H
H
H
H H

4. Một axit cacboxylic có thể tồn tại dưới hai cấu dạng E và Z khác nhau về góc giữa hai mặt phẳng xung quanh
liên kết C–O. Các tính tóan lý thuyết gần đây cho thấy rằng cấu dạng Z bền hơn 4.04 kcal/mol. Giả sử rằng pKa
của axit fomic bằng 3.77, tính pKa của cấu dạng E của axit này và dựa vào tính toán ở trên, cho biết cặp electron
không liên kết nào trong anion cacboxylat có tính bazơ cao hơn? Gần đúng ΔG = 1,4 pK kcal/mol.
O O
+4.04 kcal
H H O
H O
H
Z- E-
CÂU 2: (4,0 điểm)
Viết cơ chế cho các phản ứng sau:
1.

2.

3.

4.

CÂU 3: (4,0 điểm)


Giải thưởng Nobel y học năm 2015 vinh danh nhà khoa học nữ Tu Youyou (Trung Quốc) bởi công trình
nghiên cứu chiết xuất Artemisinin từ cây thanh hao hoa vàng phục vụ việc chữa trị sốt rét. Đây là một thành tựu
mang tính đột phá của ngành y học nhiệt đới trong thế kỷ 20, giúp nâng cao chất lượng sức khỏe cho hàng triệu
người sống ở các quốc gia đang phát triển. Ngày nay, người ta có thể tổng hợp hóa học Artemisinin từ Citronellal
có trong tinh dầu xả theo sơ đồ sau:

Xác định các chất chưa rõ trong sơ đồ phản ứng trên.

CÂU 4: (2,5 điểm)


1. Sẽ là thiếu sót rất lớn khi nhắc đến tổng hợp kinh điển mà không nhắc đến Woodward. Những tổng hợp của
ông dù không sử dụng bất kỳ các phản ứng mới nào nhưng vẫn nổi bật hơn hẳn những tổng hợp khác cùng thời
bởi sự thông minh trong cách tiếp cận, và xuất hiện những hướng phản ứng rất mới với những tác nhân, những
điều kiện cũ. Để làm rõ nhận định đó thì ở bài tập này ta sẽ khảo sát một số giai đoạn trong tổng hợp
prostaglandin của Woodward
Xác định các chất chưa biết trong sơ đồ trên.
2. Hợp chất A có công thức C 9H10O khi bị oxi hóa mạnh bằng KMnO 4 đậm đặc thu được 2 hợp chất trong đó có
axit axetic. Cho A+ CH3MgCl rồi thủy phân cho ancol bậc 3 D quang hoạt. Cho A tác dụng với CH 3I (bazơ mạnh)
tạo ra B. B tác dụng với tert-butyl magiê brômua rồi thủy phân cho C (C 11H16O).
Xác định công thức của các hợp chất A, B, C, D và giải thích.

CÂU 5: (2,0 điểm)


1. a) Ban đầu dung dịch riêng rẽ của các đồng phân α- và β- của D-Glucopyranozơ có góc quay cực riêng lần lượt
là +112o và +18,7o. Ở trạng thái cân bằng, dung dịch D-Glucopyranozơ có góc quay cực riêng +52,7 o. Tìm tỉ lệ
hàm lượng của dạng α- so với dạng β- của D-Glucopyranozơ.
b) Ban đầu dung dịch riêng rẽ của các đồng phân α- và β- của D-Mannopyranozơ có góc quay cực riêng lần lượt
là +29,3o và -17o. Ở trạng thái cân bằng, dung dịch D-Mannopyranozơ có góc quay cực riêng +14,2 o. Tìm tỉ lệ
hàm lượng của dạng α- so với dạng β- của D-Mannopyranozơ.
c) Giải thích sự khác nhau giữa hai tỉ lệ trên của D-Glucopyranozơ và D-Mannopyranozơ.
2. Giải thích tại sao trong môi trường axit thì metyl 2,3-đi-O-metyl-D-glucopyranozit không phản ứng với axeton
nhưng lại phản ứng được với benzanđehit.

CÂU 6: (3,5 điểm)


Lưu huỳnh tạo nhiều hợp chất khác nhau với oxi và halogen (Lưu huỳnh là nguyên tử trung tâm). Các
hợp chất này chủ yếu là phân tử và nhiều chất dễ dàng bị thuỷ phân trong nước
1. Viết công thức cấu tạo-Lewis của các phân tử: SOCl 2, SO2ClF, SF4, SBrF5 và vẽ cấu trúc hình học của 4 phân
tử (Bỏ qua sự sai lệch so với góc “lí tưởng”).
2. Viết phương trình phản ứng của các chất đó với nước, biết rằng quá trình thủy phân không xảy ra bất kì phản
ứng oxi hóa-khử nào, các sản phẩm sinh ra tan hoàn toàn trong nước.
3. Hợp chất (X) bao gồm các nguyên tố: lưu huỳnh (một nguyên tử lưu huỳnh trong mỗi phân tử X), oxi và một
hoặc vài các nguyên tố F, Cl, Br và I, được xác định như sau: lấy một lượng nhỏ hợp chất X đem chế hoá với
nước thu được dung dịch chứa 0,1 mol chất X trong 1 lít nước và cho tác dụng với các thuốc thử sau:
Thuốc thử Tín hiệu
dd HNO3 và AgNO3 kết tủa màu vàng
dd Ba(NO3)2 không
dd NH3 (điều chỉnh pH = 7), sau đó thêm Ca(NO3)2 không
dd KMnO4, sau đó axit hóa và thêm Ba(NO3)2 màu KMnO4 mất và có kết tủa trắng
dd Cu(NO3)2 không
Viết công thức phân tử của các hợp chất phù hợp với phép thử trên.
4. Hoà tan 7,19 gam hợp chất (X) trong nước thành 250 mL dung dịch. Lấy 25 mL dung dịch này thêm vào lượng
dư dung dịch AgNO3 để đảm bảo kết tủa hoàn toàn. Lọc, rửa và sấy khô kết tủa thu được 1,452 gam chất rắn.
Xác định công thức phân tử của hợp chất X.

Học sinh được sử dụng bảng tuần hoàn

------HẾT-----

Họ và tên thí sinh: …………………………………... Số báo danh: ………………………………


Giám thị số 1: ………………………………………… Giám thị số 2: ………………………………

You might also like