You are on page 1of 9

Họ và tên: Nguyễn Linh Chi.

MSV: 215201A029
Nhóm 1 – Tổ 2 – Lớp: Dược 3AK8
BÁO CÁO THỰC HÀNH
XÁC ĐỊNH HẰNG SỐ CÂN BẰNG PHẢN ỨNG THUẬN NGHỊCH

(Phản ứng giữa acid salicylic và ion Fe3+)


I. Nguyên tắc
- Do có chức phenol cạnh nhóm COOH nên khi phản ứng với ion
Fe3+, acid salicylic tạo nên phức chất có màu tím
(C6H4OHCOOH)aFe3+b
- Xác định công thức phức chất là xác định hệ số tương tác a, b: Với
những hỗn hợp phản ứng của 2 chất có tổng số mol bằng nhau thì
hiệu suất hay lượng sp tạo thành sẽ lớn nhất khi tỉ lệ số mol = tỉ lệ
tương tác
- Hằng số cân bằng KC
K C =¿ ¿

- Thực tế phức chất không bền, không có sẵn ở dạng tinh khiết nên
để giải quyết vấn đề tạo ra những dung dịch có nồng độ phức đã
biết ta dựa vào nguyên tắc: Nếu một trong hai chất phản ứng được
cho quá thừa thì chất kia sẽ phản ứng hết, nồng độ phức trong hỗn
hợp được tính dựa vào hệ số tương tác a,b đã xác định và vào nồng
độ chất kia như trong thí nghiệm 2. Khi đã biết nồng độ phức thì
việc xác định [Fe3+] và [acid] còn lại ở cân bằng không khó.
- Xác định được KC ta có thể tính được 1 đại lượng quan trọng của
phản ứng là biến thiên thể đẳng tích đẳng nhiệt của phản ứng:
∆F˚= -2,023. RTlg(KC)

pg. 1
Với R=8,314
T=298oK
II. Tiến hành thí nghiệm
1. Thí nghiệm 1: Xác định bằng thực nghiệm công thức phức chất
B1: Pha dung dịch ion Fe3+ và acid salicylic có nồng độ 4.10-4M
B2: Lấy 3 ống nghiệm đánh dấu 4,5, 6. Dùng pipet 10ml để pha 3 hỗn
hợp 4, 5, 6 như trong bảng 1.
B3: Bịt miệng ống lật ngược 3-4 lần để trộn đều hỗn hợp phản ứng.
B4: Đo mật độ quang D của các ống ở 550nm trên máy quang phổ.
B5: Tính mật độ quang D 6 ống còn lại. Vẽ đồ thị D - số ống để tìm cực
đại
B6: Kết luận về hệ số a, b của phản ứng. Viết PT phản ứng

Kết quả đo thí nghiệm 1 trên máy đo quang


Bảng 1. Kết quả của thí nghiệm 1

Số ống nghiệm 4 5 6

pg. 2
Thể tích dd ion 4 5 6
Fe3+(ml)
Thể tích dd 6 5 4
A.Salicylic(ml)
Mật độ quang 0,216 0,243 0,224
học D đo được
Tỷ số mol 4/6 1 6/4
Fe3+/Salicylic

Đồ thị D - số ống
0.25 0.227
0.21
0.198 0.193
0.2 0.176
0.169
0.159
Mật độ quang D

0.15 0.14
0.111
0.1

0.05

0
0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
Số ống

*Kết luận:
- Mật độ quang lớn nhất ở ống số 5. Lượng chất tạo thành nhiều nhất ở
ống số 5. Hệ số tương tác của Acid Salicylic và ion Fe3+ là a:b=5:5=1:1

pg. 3
-Phương trình phản ứng:

Bảng 3. Kết quả tính hằng số cân bằng


Ống 4 Ống 5 Ống 6
Nồng độ phức 1,472.10-4 1,684.10-4 1,534.10-4
tạo thành (M)
Nồng độ ion Fe 1,6.10-4 2.10-4 2,4.10-4
3+ ban đầu (M)
Nồng độ ion Fe 0,128.10-4 0,316.10-4 0,866.10-4
3+ còn lại (M)
Nồng độ acid 2,4.10-4 2.10-4 1,6.10-4
salicylic ban
đầu (M)
Nồng độ acid 0,928.10-4 0,316.10-5 0,066.10-5
salicylic còn lại
(M)
Hằng số cân 123922,41 168642,84 268388,27
bằng KC
∆F˚ -25527,52 -26198,23 -27209,66
∆ F ˚=−2,023. RT .lg ⁡( K C )

Với R=8,314
T=298oK

pg. 4
K 4 + K 5+ K 6
K C= =−30080 , 23
3

2. Thí nghiệm 2: Xác định hằng số cân bằng KC và ∆F˚ của phản ứng
B1: Pha các dung dịch ion Fe3+ với 4 nồng độ: 1.10-4M; 2.10-4M; 3.10-
4
M; 4.10-4M. Dùng pipet hút 10ml mỗi dung dịch đã pha cho vào 4 ống
và đánh dấu nồng độ trên ống.
B2: Cho vào mỗi ống 1 lượng bột acid salicylic (khoảng một hạt ngô)
B3: Bịt miệng ống, lắc thật mạnh từ 5-10p để hòa tan acid salicylic đảm
bảo PƯ xảy ra hoàn toàn
B4: Lọc riêng, đảm bảo các dung dịch lọc thật trong (Gấp giấy lọc nhiều
nếp, không thấm ướt, lọc trước 1 phần dd sau đó đổ ngược dung dịch đã
lọc trở lại phễu rồi lọc tiếp)
B5: Đo mật độ quang D các dung dịch ở bước sóng 550nm
B6: Tính nồng độ phức chất (C phức) tạo thành trong các ống.
B7: Vẽ đồ thị D – C phức
B8: Dựa vào đồ thị:
- Xác định C phức trong ống nghiệm 4,5,6 ở thí nghiệm 1
- Tính nồng độ acid và Fe3+ còn lại. Tính KC và ∆F˚ và rút ra kết
luận về chiều phản ứng

pg. 5
-

Kết quả đo thí nghiệm 2 trên máy đo quang


Bảng 2. Báo cáo kết quả của thí nghiệm 2
ống 1’ ống 2’ ống 3’ ống 4’
Nồng độ ion 1.10-4 2.10-4 3.10-4 4.10-4
Fe3+
Mật độ 0,152 0,281 0,427 0,528
quang học D
Nồng độ 1.10-4 2.10-4 3.10-4 4.10-4
phức tạo
thành
Nồng độ phức tạo thành = Nồng độ ion Fe3+ do Acid Salicylic cho dư

pg. 6
Đồ thị D-C phức

0.6

0.5 f(x) = 1129 x + 0.0805


R² = 0.988971606581035
0.4
Mật độ quang D

0.3

0.2

0.1

0
0 0.0001 0.0002 0.0003 0.0004 0.0005
Nồng độ phức tạo thành

Câu hỏi lượng giá


Câu 1: Cân bằng hóa học là gì? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới tốc
độ xác định cân bằng ? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới hằng số
cân bằng?
Trả lời
- Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc
độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
- Tốc độ xác định cân bằng hóa học được ảnh hưởng bởi cá yếu tố
sau
+ Sự chuyển dịch cân bằng: cân bằng hóa học di chuyển từ
một trạng thái cân bằng này sang một trạng thái khác do tác
động của các yếu tố từ bên ngoài lên cân bằng, làm thay đổi tốc
độ xác định cân bằng.
+ Nguyên lí Le Chatelier: Nếu hệ thống ở trạng thái cân bằng
bị tác động bởi yếu tố ngoại vi (như thay đổi nhiệt độ, áp suất,

pg. 7
hoặc nồng độ chất tham gia) tốc độ xác định cân bằng sẽ thay
đổi để đối phó với sự thay đổi đó.
- Yếu tố ảnh hưởng đến hằng số cân bằng bao gồm:
+ Nhiệt độ
+ Áp suất: Ảnh hướng đối với các phản ứng chất khí
+ Nồng độ chất tham gia phản ứng
 Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì cân
bằng hóa học trong các phản ứng.
Câu 2: Trong thí nghiệm này những yếu tố nào làm ảnh hưởng tới
tốc độ xác lập cân bằng? biện pháp để khác phục ảnh hưởng đó?
Trả lời
- Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ xác lập cân bằng:
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ cao thường làm tăng tốc độ phản ứng
thuận nghịch. Sử dụng các nhiệt độ khác nhau trong thí nghiệm
có thể ảnh hưởng đến việc xác định hằng số cân bằng.
+ Áp suất: Áp suất cao cũng có thể tăng tốc độ phản ứng
thuận nghịch.
- Để khác phục sự ảnh hưởng:
+ Giữ cho nhiệt độ và áp suất ổn định trong suốt quá trình thí
nghiệm được thực hiện.
+ Việc lặp lại thí nghiệm ở các điều kiện nhiệt độ và áp suất
khác nhau cũng giúp xác định hằng số cân bằng chính xác
hơn, loại bỏ các yếu tố biến đổi không mong muốn.
Câu 3: Vì sao để lập đồ thị D – C phức ta lại phải cho thừa Acid
salicylic? Khi nào ta cần dùng phương pháp này?
- Vì để lập được đồ thị D – C phức ta cần những dung dịch chuẩn, đo
mật độ quang D để dùng đồ thị xác định C phức, điều này sẽ không
khó nếu chúng ta có sẵn phức chất bền và tách riêng ở dạng tinh
khiết.

pg. 8
- Tuy nhiên thực tế phức chất rất không bền, không có sẵn ở dạng
tinh khiết. Vì vậy để giải quyết vấn đề này, để tạo ra những dung
dịch có nồng độ phức đã biết, ta dựa vào nguyên lý: Nếu một trong
hai chất tham gia phản ứng được cho quá thừa thì chất còn lại sẽ
phản ứng hết, nồng độ phức trong hỗn hợp sẽ được tính dựa vào hệ
số tương tác a, b và nồng độ chất phản ứng hết.
- Ta sử dụng phương pháp này khi cần xác định nồng độ phức chất.
Câu 4: Nếu để xác định KC cho tất cả 9 ống nghiệm của thí nghiệm 1
thì KC sẽ thay đổi theo chiều hướng nào? Vì sao?
- Nếu xác định KC cho cả 9 ống nghiệm, ta sẽ thấy KC thay đổi theo
chiều hướng tăng dần từ ống 1 đến ống 5 rồi lại giảm dần từ ống 5
đến ống 9 (ống 5 có KC cao nhất).
- Vì ở ống 5, tỉ lệ tương tác của acid salicylic và ion Fe3+ là 1:1, khi
đó lượng phức tạo thành sẽ lớn nhất, cùng với đó là lượng acid
salicylic và ion Fe3+ dư sẽ nhỏ nhất. Vì thế theo công thức tính
K C =¿ ¿, ta sẽ có KC ở ống 5 cao nhất.

pg. 9

You might also like