You are on page 1of 2

CÂN BẰNG – CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC 2023-2024

Câu 1:
1. Tính giá trị αY(H) của EDTA tại
a. pH = 2 b. pH = 5 c. pH = 11
2. Phức của Mg2+, Zn2+, Fe3+ với EDTA có logarit hằng số bền lần lượt là 8,69; 16,50;
25,10. Tính hằng số bền điều kiện của các phức trên ở các điều kiện pH như ý 1. Cho biết
với các giá trị pH kể trên, ta có thể chuẩn độ được ion kim loại nào bằng dung dịch chuẩn
EDTA? Giải thích?
Biết H4Y có các giá trị có pKa,1=2,0; pKa,2=2,67; pKa,3= 6,16; pKa,4=10,26
Câu 2: Tính hằng số bền điều kiện của phức HgY 2- trong dung dịch Br- có nồng độ 0,1M
và pH = 4. Cho hằng số bền tổng cộng của các phức tạo bởi ion Hg 2+ với ion Br- lần lượt
là ß1=109,05; ß1,2= 1010,33; ß1,3 = 1019,74; ß 1,4= 1021,0 ; giá trị hằng số bền của phức HgY2- ß =
1021,5
Câu 3:
1. Tính pCu (chính xác tới 0.01) khi chuẩn độ 50.0 mL dung dịch EDTA 0.0400 M bằng
dung dịch chuẩn Cu(NO3)2 0,0800 M ở pH =5, chỉ thị PAN ; tại các thể tích chất chuẩn
thêm vào tương ứng là: 5,0; 10.0; 15.0; 20.0; 24.0; 25,0 và 26,0 mL. Cho biết sự thay đổi
màu sắc trong quá trình chuẩn độ và vẽ đường cong chuẩn độ biểu diễn pCu theo thể tích
chất chuẩn. Biết βCuY = 1018.8, dạng tự do của chỉ thị PAN có màu vàng, tạo phức màu đỏ
với ion kim loại, dung dịch chuẩn Cu2+ có màu xanh lam.
2. Tính pCo khi chuẩn độ 25,00 mL dung dịch Co 2+ 0,02026 M bằng dung dịch EDTA
0,03855M với chỉ thị xylenol da cam tại pH =6; tại các thể tích EDTA thêm vào 4,00 mL;
12,00 mL; Vtđ; 14,00 mL; 16,00 mL. Cho biết sự thay đổi màu sắc của dung dịch trong
quá trình chuẩn độ. Biết βCoY = 1016,31, dạng tự do chỉ thị xylenol da cam tại pH = 6 có
màu vàng, tạo phức màu đỏ tím với ion kim loại, dung dịch Co2+ có màu hồng.
3. Bonus. Chuẩn độ 50 mL dung dịch Zn2+ 1,00x10-3M bằng dung dịch EDTA 1,00x10-
3
M tại pH =10 khi có mặt NH3 0,1M (đây là nồng độ NH3, không tính đến NH4+ có trong
dung dịch). Tính pZn khi thêm 20,0; 50,0; 60,0 mL EDTA. Biết Zn 2+ tạo phức với NH3
có các hằng số bền tạo phức là β 1 = 102,18; β1,2 = 104,43; β1,3 = 106,74 β1,4 = 108,70. Cho βZnY =
1016.5
'' β
Gợi ý: Do Zn2+ có phản ứng tạo phức phụ với NH 3 , sử dụng β = α trong tính
Y ( H ) ×α Zn( NH 3)

toán thay vì β ’; [Zn2+]tự do ==[Zn2+]’/αZn(NH)3


Câu 4: (Đề thi CK1 23-24)
Tiến hành chuẩn độ 10,00mL dung dịch Zn2+ ở pH = 10 với chỉ thị ETOO, cần tiêu tốn
9,20mL dung dịch chuẩn EDTA 0,04272M để làm chỉ thị đổi màu
a. Tính nồng độ mol/L của dung dịch Zn2+
b. Tính hằng số bền điều kiện của phức ZnY2- ở pH = 10
c. Mô tả sự thay đổi màu của dung dịch trong bình nón của thí nghiệm chuẩn độ Zn 2+
bằng EDTA. Biết ETOO ở dạng tự do có màu xanh biếc và tạo phức màu đỏ nho
với Zn2+.
Cho logarit hằng số bền của phức ZnY2- là 16,5.
Câu 5: (Đề thi CK2 22-23)
Tiến hành chuẩn độ ion Bi3+ trong một dung dịch mẫu theo quy trình sau: Lấy chính xác
10,00mL dung dịch chứa mẫu Bi3+ vào bình nón, điều chỉnh môi trường pH = 3, thêm
chất chỉ thị xilenol da cam (dung dịch có màu đỏ) rồi chuẩn độ bằng dung dịch chuẩn
EDTA 0,0206M đến khi chuyển sang màu vàng thì tiêu tốn 9,35mL dung dịch chuẩn.
a. Tính hằng số bền điều kiện của phức BiY - ở pH = 3. Cho biết hằng số bền của
BiY- là 1027,8
b. Xylenol da cam ở dạng tự do và dạng tạo phức với Bi3+ có màu gì? Giải thích?
c. Tính nồng độ mol/L của ion Bi3+ trong dung dịch mẫu
d. Nếu trong dung dịch có ion Pb2+ (hằng số bền là 1018) thì kết quả chuẩn độ trên có
bị ảnh hưởng không? Giải thích trên cơ sở tính hằng số bền điều kiện của phức
PbY2- ở pH = 3.

You might also like