You are on page 1of 1

BÀI TẬP CHƯƠNG CHUẨN ĐỘ KẾT TỦA:

Câu 1: Tính độ tan của CaC2O4 trong nước và trong dung dịch (NH4)2C2O4 0,01M. Biết
TCaC2O4 = 2.10-9
Câu 2: Tính độ tan của CaC2O4 trong dung dịch CaCl2 0,10M và pH = 3,00 (không kể
ảnh hưởng của lực ion). Cho biết TCaC2O4= 10–9; axit H2C2O4 có Ka1 = 5,4×10–2, Ka2 =
5,42×10–5
Câu 3: Tính độ tan của AgCl trong nước và trong dung dịch NH4Cl 0,12M + NH3 0,10M
(nồng độ NH3 không bị proton hóa là 0,10M). Cho biết . Cho biết T AgCl = 2. 10–10;
phức [Ag(NH3)2+] có β1=103,2; β1,2 = 107,0.
Câu 4: Liệu có khả năng kết tủa 99,0% Ce3+ trong hỗn hợp Ce3+ 0,010M và Ca2+ 0,010M
bằng cách thêm oxalat (𝐶2042−) mà không làm kết tủa CaC2O4 hay không?
Cho biết: tích số tan của CaC2O4 là 1,3×10–8 và Ce2(C2O4)3 là 3×10–29
Câu 5: Tính nồng độ của Fe3+ sử dụng để xác định điểm cuối của quá trình chuẩn độ theo
phương pháp Volhard: Thực nghiệm chỉ ra rằng màu đỏ của phức Fe(SCN) 2+ vẫn còn
thấy được khi nồng độ của nó là 6,4.10-6M. Chuẩn độ 50,00 ml dung dịch Ag+
0,0500M với 0,1000M KSCN. Nồng độ của Fe3+ là bao nhiêu để sai số của phép chuẩn
độ là 0%. Cho biết hằng số bền của phức Fe(SCN) 2+ là 1,05.103. Tích số tan của
AgSCN là 1,1.10-12.

BÀI TẬP CHƯƠNG CHUẨN ĐỘ TẠO PHỨC:

Câu 6: Cho 20 ml dung dịch AgNO3 0,002M vào 20 ml dung dịch NH3 0,2M. Tính
nồng độ cân bằng các dạng trong dung dịch hỗn hợp sau khi trộn. Biết hằng số bền
1  103,3 ;  2  104 .
Câu 7: Xác định nồng độ [Fe3+] trong dung dịch [FeY–] nồng độ 0,1000M tại pH = 4 và
pH = 10. Cho biết hằng số bền của phức giữa Fe3+ và Y4- (EDTA) là βFeY– = 1025,1, phần
nồng độ tự do của [Y4-] tại các pH khác nhau lần lượt là, αY4−= 3,0.10–9 tại pH = 4 và
αY4−= 0,3 tại pH = 10.
Câu 8: Độ tan của I2 trong nước tinh khiết là 0,0279g/100g nước. Trong dung dịch KI
0,1000M, độ tan của I2 có thể đạt tối đa là 1,14g/100g nước. Hãy tính hằng số bền tạo
phức của phản ứng sau: I2(dung dịch) + I– ⇋ [I3−]  =?
Câu 9 : Trộn hai dung dịch Fe3+ 0,0010M và SCN– có nồng độ 0,10M. Phức [Fe(SCN)]2+
(có hằng số bền βFe(SCN)2+ =102,1) có màu đỏ khi nồng độ của ion phức là 10–5,5M.
Nồng độ của F– cần thêm là bao nhiêu để làm mất màu đỏ cho biết ion phức [Fe(F) 2+] tạo
bởi Fe3+ và F– có hằng số bền β FeF2+ = 105,5;
Câu 10: Ni2+ có thể được xác định bằng kỹ thuật chuẩn độ ngược với dung dịch chuẩn
Zn2+ ở pH = 5,5 sử dụng chất chỉ thị xylenol da cam.Thí nghiệm như sau: 25,00 ml dung
dịch Ni2+ được pha loãng bằng HCl sau đó thêm vào 25,00 ml Na2EDTA 0,05283M.
Dung dịch này sau đó được trung hòa bằng NaOH, pH được điều chỉnh đến 5,5 bằng
dung dịch đệm axetat. Dung dịch chuyển màu vàng khi chất chỉ thị xylenol da cam được
thêm vào. Thể tích Zn2+ 0,02299M tiêu tốn tại điểm cuối của quá trình chuẩn độ là 17,61
ml. Hãy xác định nồng độ của Ni2+ ban đầu?

You might also like