You are on page 1of 3

5.

Các chế độ gia công nước nhiệt hạt lương thực

Chế độ gia tăng nước nhiệt hạt lương thực phải căn cứ vào các đặc tính về giống
của hạt và mục đích sử dụng hạt. Đối với các loại hạt lương thực, thường dùng các
thông số kỹ thuật sau đây trong quá trình xử lý nước nhiệt:

5.1 Phương pháp gia nhiệt lạnh (lúa mì)


Độ ẩm của hạt trước khi vào hệ nghiền đầu: 14 – 16,5%.
Thời gian ủ:
- Với lúa mì độ trắng trong 40% là 3 – 9h.
- Với lúa mì độ trắng trong 40 – 60% là 5 – 14h.
- Với lúa mì độ trắng trong trên 60% là 8 – 18h.
5.2 Phương pháp gia nhiệt hơi cao (với lúa mì)

Độ ẩm của hạt đưa vào thiết bị gia nhiệt 16,2 – 18,5%.

Độ ẩm của hạt đưa vào thiết bi nghiền đầu 14,0 – 16,5%.

Nhiệt độ làm nóng hạt:

- Có chất lượng gluten yếu là 55 – 60°C.


- Có chất lượng gluten trung bình là 45 – 50°C.
- Có chất lượng gluten tốt là 40 – 45°C.

Thời gian làm nóng hạt: 30 – 90 giây.

Thời gian ủ:

- Với lúa mì độ trắng trong dưới 40% là 2 – 5h.


- Với lúa mì độ trắng trong 40 – 60% là 4 – 6h.
- Với lúa mì độ trắng trong trên 60% là 5 – 8h.
5.3 Phương pháp nhiệt cao (với thóc)

Thời gian làm ẩm:

- Ngâm trong nước t° = 20°C là 16h.


- Ngâm trong nước t° = 40°C là 4h.
- Phun nước lạnh vào khối hạt và ủ trong 30h (ít dùng).
Đồ thóc như sau:

Độ ẩm của hạt trước khi đồ (hấp): 22 – 28%.

Áp suất hơi nước: 0,5 – 1,5 atm.

Thời gian đồ: 9 – 12 phút.

6. Hiệu quả thực tế của chế biến nước nhiệt

Hiệu quả thực tế của quá trình chế biến nước nhiệt được đặc trưng bằng hàng loạt
chỉ số theo các khâu khác nhau của dây chuyền sản xuất, nhưng nói chung có thể tập
hợp thành hai loại:

- Hiệu quả về mặt kỹ thuật.


- Hiệu quả về mặt kinh tế.

Đối với các xí nghiệp sản xuất các mặt hàng lương thực khác nhau thì hiệu quả
thực tế của quá trình chế biến nước nhiệt cũng không hoàn toàn giống nhau.

6.1 Hiệu quả thực tế của quá trình chế biến nước nhiệt trong sản xuất bột

Trong các xí nghiệp sản xuất bột, chế biến nước nhiệt hạt lương thực đã mang
lại những hiệu quả thiết thực về mặt kỹ thuật và kinh tế. Hiệu quả này được thể hiện
cụ thể như sau:

- Độ tro của bột sản xuất từ hạt đã qua chế biến nước nhiệt thấp hơn độ tro
của bột bình thường.
- Độ trắng của bột tăng lên.
- Độ mịn của bột đều hơn, đại bộ phận các loại bột có kích thước trong
khoảng 75 – 125 micromet.
- Tỉ lệ lấy bột nói chung tăng lên.
- Chất lượng của bột thu được tốt hơn, cụ thể bánh mì nở hơn, màu sắc bánh
đẹp hơn và cấu tạo của vỏ bánh xốp hơn, bánh thơm ngon hơn.
- Tiêu hao năng lượng nghiền giảm hơn.
- Tải lượng của các máy nghiền và rây tăng lên 10 – 12%.
Tất nhiên trong quá trình tính toán về hiệu quả kinh tế phải kể đến các loại tiêu
hao (nước lạnh, nước nóng, hơi nước, điện năng,…) phục vụ cho công đoạn chế biến
nước nhiệt tùy theo từng trường hợp cụ thể mà tính toán chi tiết các chỉ tiêu đem lại
hiệu quả kinh tế cho quá trình chế biến nước nhiệt. Nói chung hiệu quả kinh tế và kỹ
thuật của quá trình chế biến nước nhiệt của các xí nghiệp sản xuất bột đã được chứng
minh bằng thực tiễn sản xuất của rất nhiều nước trên thế giới.

6.2 Hiệu quả thực tế của quá trình chế biến nước nhiệt trong sản xuất gạo

Chế biến nước nhiệt chưa được áp dụng rộng rãi vào thực tế sản xuất của các xí
nghiệp sản xuất gạo. Với một số nước chất lượng nguyên liệu xấu (tỉ lệ hạt gẫy nát
cao, trong quá trình xay xát) thì áp dụng chế biến nước nhiệt đã đem lại hiệu quả kinh
tế rất rõ rệt. hiệu quả này được thể hiện cụ thể như sau:

- Tỉ lệ gạo chung và tỉ lệ gạo nguyên tăng, tỉ lệ tấm giảm đi rõ rệt.


- Hạt dễ bóc vỏ hơn, hiệu suất xay tăng.
- Chất lượng của cơm được cải thiện (thời gian nấu cơm giảm đi, cơm nở và
tơi hơn,…).
- Hàm lượng các vitamin (B1, B2, PP) trong gạo tăng lên.

Theo tài liệu của nhiều nước trên thế giới thì chế biến nước nhiệt đã đem lại
hiệu quả nhất định về kinh thế và kỹ thuật cho các xí nghiệp sản xuất gạo.

You might also like