You are on page 1of 14

THỰC TẬP NHẬN THỨC

I. Giới thiệu về địa điểm thực tập tham quan


1. Lịch sử hình thành phát triển
The Pilot được hoàn thành và đưa vào hoạt động năm 2021, được xây dựng bên
cạnh trường Đại học Công nghệ Đông Á, địa chỉ Đường Trịnh Văn Bô, Nam Từ Liêm,
Hà Nội.
2. Lĩnh vực hoạt động
The Pilot được hoạt động để phục vụ cho các khoa học của trường như khoa công
nghệ thực phẩm, chuyên sản xuất bia và sản xuất bánh. Pilot cũng được kết hợp với
nhà hàng phục vụ nhu cầu ăn uống của sinh viên và các giảng viên, thậm chí có thể
chào đón các vị khách từ bên ngoài. Điều này làm cho Pilot là nơi luôn mang lại sự
thân thiện, vui vẻ cho mỗi khách hàng. Ngoài ra còn phục vụ cho nhiều khoa khác như
điện-điện tử, tự động hóa, kĩ thuật nhiệt,…
3. Các loại sản phẩm
The Pilot nổi bật hơn các nhà hàng khác do có hệ thống sản xuất bia ngay tại cơ sở,
khách hàng khi đến với the pilot sẽ được tham quan tìm hiểu quy trình sản xuất bia và
nơi đây cũng nhiều loại thực phẩm đồ uống đa dạng như bia khói, bia đen, nước uống
trái cây hay những bữa ăn sang trọng.
II. Vấn đề an toan lao động và an toàn vệ sinh trong nhà máy
1. An toàn lao động
Các yếu tố có hại trong môi trường lao động là những yếu tố của điều kiện lao
động không thuận lợi, vượt quá giới hạn của tiêu chuẩn vệ sinh an toàn lao động cho
phép. Những yếu tố làm giảm sức khỏe người lao động, gây bệnh nghề nghiệp. Đó là
các yếu tố vi khí hậu, tiếng ồn, rung, phóng xạ, ánh sáng, bụi, các chất – hơi – khí độc,
các vi sinh vật có hại.

2. An toàn vệ sinh
Các mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm như :
 Độc tố nấm mốc
 Chất độc tự nhiên
 Chất độc biến
 Chất gây ô nhiễm môi trường
 Phụ gia sản phẩm
 Hóa chất gây ra
 Thuốc trừ sâu / nông sản
 Dư lượng thuốc thú y
III. Nội dung thực tập

1
1. Các dây truyền sản xuất tại nhà máy
a) Bia thủ công
 Máy nghiền malt
 Vít tải
 Hệ nồi nấu: nồi đường hóa, nồi lọc, nồi trung gian, nồi lắng xoáy
 Vật liệu gia công: inox 304, inox 316L
 Các thiết bị khác: làm lạnh nhanh, máy lọc nước RO, glycon, cụm nén
khí
b) Bánh
 Máy trộn bột
 Máy chia bột
 Máy vê bột
 Tủ ủ bột
 Lò nướng bánh mì
2. Tóm tắt quy trình sản xuất của từng dây chuyền sản xuất tại nhà máy
 Bia thủ công
- Nghiền malt
- Nồi nấu: 4 nồi
 Nồi đường hóa và nấu sôi hoa
 Nồi lọc: màng lọc, khuấy
 Nồi trung gian: giữ trong quá trinh chờ
 Nồi lắng xoáy: bơm dịch theo phương tiếp tuyến thành nồi tạo lực
hướng tâm để tách bã hoa
- Làm lạnh nhanh
- Được truyền cùng khí nén (O2 được tuyệt trùng)
- Lên men (thùng kín): từ đường thành cồn, CO2 trong 2 đến 3 tuần, chính
trong 7 ngày
- Chuyển từ đứng sang ngang từ thanh tàng trữ, rồi được rót trực tiếp.
 Bánh
- Máy trộn bột: trộn bột nhuyễn, mịn, đều nhau
- Máy chia bột làm bánh: bỏ lớp bột đã trộn vào máy và khởi động rồi để
máy tự chia bột
- Máy vê bột: công đoạn định hình, bánh được cán mỏng và vê lại theo
đúng chiều dài và độ chắc của bột
- Tủ ủ bột: quá trình ủ bột làm bánh nhanh chóng hơn nhưng vẫn đảm bảo
được chất lượng bánh thành phẩm
- Lò nướng bánh mì: 15-17 phút/mẻ

2
3. Thuyết minh quy trình sản xuất của 01 dây chuyền cụ thể (bia thủ công)

Bia thủ công khác so với bia công nghiệp, công suất nhỏ, khác với nhà máy bia
khác, sản xuất bia thủ công chỉ 500l một mẻ. Tại The Pilot một thùng lên men
chứa 1000l nên mỗi lần lên men nấu tối thiểu hai mẻ để được thùng lên men
1000l. Bia ở đây chỉ sản xuất 1000l một ngày để sử dụng, ít hơn rất nhiều so
với nhà máy bia Hà Nội có thể lên tới vài chục nghìn lít mỗi ngày. Kế hoạch
sản xuất bia thủ công ra sao thì sẽ phụ thuộc vào sức tiêu thụ của Pilot cho nên
là không nấu liên tục như các nhà máy bia công nghiệp.
a) Nguyên liệu
Để nấu bia gồm 4 nguyên liệu chính:
 Malt đại mạch (malt bia)
 Hoa houblon (hoa bia)
 Nấm men
 Nước

Sản xuất bia công nghiệp còn có những nguyên liệu khác nhưng trong bia thủ công chỉ
sử dụng 4 loại nguyên liệu chính ở trên.

 Malt bia: là nguyên liệu có tính chất truyền thống trong sản xuất bia (có thể thay
thế một phần bằng nguyên liệu khác – thế liệu, nhưng không thể thay thế hoàn
toàn).

Gồm 2 loại:
- Malt cơ sở: cung cấp đường cho dịch hèm để có thể lên men

3
- Malt đặc biệt: tạo ra những loại bia đặc biệt như bia đen, bia đỏ, bia
khói,… nhờ việc tạo màu hay malt được rang sấy khác nhau. Những loại
malt khác nhau tạo ra những loại bia khác nhau.
 Hoa bia: là nguyên liệu làm nên chất đặc trưng của bia. Hoa bia tạo ra các mùi
hương và độ đắng cho bia do đó mà khi uống bia sẽ có vị khác không giống với
những đồ uống giải khát hay nước ngọt. Hoa bia là loại cây ôn đới, nhìn giống
hoa atiso.

Chế phẩm hoa bia gồm 3 chế phẩm chính:


- Hoa cành: cánh hoa lấy ra phơi khô (sấy khô)
- Hoa viên: từ hoa cành sấy khô rồi nén thành viên
- Hoa cao: khi nấu hoa, chiết thành dịch cao thì hoa có độ đắng cao hơn.
Thường thì trong sản xuất bia thủ công hay sử dụng hoa viên.

Mỗi loại bia không chỉ sử dụng một loại hoa viên mà còn kết hợp nhiều loại hoa viên
khác nhau để tạo ra hương vị bia đặc biệt.

 Nấm men: là các loài nấm đơn bào, với một số ít các loài thường được sử dụng
để lên men bánh mì hay trong sản xuất các loại đồ uống chứa cồn, cũng như
trong một số mẫu tế bào nhiên liệu đang thử nghiệm.

- Men nổi (ale): nhiệt độ cao


- Men chìm (lager): nhiệt độ thấp

Trong quá trình lên men, men kết thành từng tảng nổi lên trên bề mặt thung lên men.
Khi quá trình lên men kết thúc để có thể loại bỏ men ra khỏi bia thì phải tạo áp suất
đẩy men xuống dưới đáy và xả ra ở đáy.
4
 Nước: được lọc qua máy lọc nước RO

b) Quy trình sản xuất

Trước khi bắt đầu quá trình nấu bia thì phải vệ sinh các hệ thống nồi nấu để đảm bảo
an toàn. Vệ sinh bằng nước nóng 80°C, xút NAOH 2%, sát khuẩn oxonia. Hệ thống
lên men được làm bằng nguyên vật liệu đặc biệt nên khá nhạy cảm với nhiệt độ. Khi
tráng rửa các thùng lên men thì nên sử dụng nước nguội, xút nguội, ở nhiệt độ thường,
không được trên 40°C. nếu sử dụng trên 40°C sẽ làm hỏng thiết bị.

Quy trình nấu:

Malt đại mạch  nghiền malt  đường hóa  lọc bã, rửa bã  nấu hoa  lắng xoáy
làm lạnh nhanh  lên men  tàng trữ  ra sản phẩm bia.

 Máy nghiền malt: 2 trục

Điều khiển khoảng cách của 2 trục quay để có thể thay đổi theo kích cỡ cần
thiết. Hệ nấu bia công suất nhỏ nên máy nghiền có công suất là 300kg/h. Khi
nghiền xong thì các hạt malt sẽ vỡ vỏ bên ngoài không làm nát bên trong, làm
cho tinh bột bên trong có thể vỡ ra hỗ trợ cho quá trinh đường hóa.
Máy nghiền malt có thể sử dụng 300kg/h tuy nhiên một mẻ nấu 500l thì chỉ sử
dụng 100-120kg malt.
 Hệ nấu: 4 nồi

5
- Nồi đường hóa(1a): chiết các dịch đường từ việc ngâm malt ở trong
nước nóng.
- Nồi lọc: tách bã Malt để thu dịch đường, trên nồi lọc có cửa thăm ngang
hông, có khuấy trộn.
- Nồi trung gian: để giữ khi mà nấu hai mẻ với nhau. Nếu nấu một mẻ thì
sau khi lọc xong lấy hết được tinh chất trong bỏ bã đi rồi thì chuyển
thẳng sang nồi sôi hoa nhưng nếu nấu hai mẻ thì trong quá trình đang lọc
thì lại nấu một mẻ nữa thì nếu mẻ đầu lọc xong mẻ hai chưa đường hóa
xong thì sẽ chuyển xuống nồi trung gian.
- Nồi nấu(1b): đun sôi hoa bia, bay hơi cho đạt được nồng độ yêu cầu.
Thời điểm nấu sẽ có thể bổ sung các loại hoa bia. Khi nấu thì nhiệt độ
cao trên 100°C nên rất là nóng và nguy hiểm. Vì vậy nếu muốn bổ sung
hoa bia thì bỏ vào theo miệng phễu trên nồi.
- Nồi lắng xoáy: lọc bỏ những cặn hay bã hoa.

Nguyên lí hoạt động: lọc cặn bã hoa bia dưới đáy vì mặt lắng xoay nghiêng góc 15°.
Khi bơm dịch từ nồi sôi hoa vào thung lắng xoay theo phương tiếp tuyến thành nồi tạo
lực hướng tâm để tách bã hoa.

 Hệ lạnh trong quá trình sản xuất bia thủ công đóng vai trò làm hạ nhiệt độ dịch
hèm. Sau khi đường hóa malt và đun sôi hỗn hợp sẽ tạo ra một dung dịch gọi là
dịch hèm. Lúc này, trong dịch hèm còn chứa nấm men, những vi khuẩn không
có lợi làm ảnh hưởng tới hương vị bia. Vì thế, hệ thống làm lạnh có tác dụng
nhanh chóng hạ nhiệt độ dịch bia đạt mức lên men chuẩn.
 Hệ thống lên men đóng vai trò quan trọng và là thiết bị không thể thiếu trong hệ
thống máy nấu bia thủ công vì chúng đảm nhận nhiều chức năng. Từ hệ thống
lạnh các bồn chứa giữ nhiệt độ hèm dịch thích hợp tạo điều kiện cho con men
phát triển tốt giúp quá trình lên men dễ dàng và thuận lợi hơn.

c) Thiết bị sử dụng trong sản xuất

Máy nén khí: là loại máy nén khí đang được ứng dụng rộng rãi nhất trong nhiều
ngành nghề, lĩnh vực hiện nay bởi cấu tạo đơn giản, dễ vận hành, khả năng ứng dụng
cao mà giá thành lại phải chăng.

Sơ đồ cấu tạo:

6
Nguyên lí hoạt động:

 Đối với máy nén khí một cấp một chiều: Không khí được hút trực tiếp từ
bên ngoài thông qua bộ lọc khí. Piston sẽ tiến hành nén khí và đẩy ra
bình chứa khí nén. Tại đây, khí nén chỉ được nén một lần duy nhất.
Trong lúc này, thanh truyền tay quay được nối với piston sẽ giúp piston
có thể chuyển động tịnh tiến.
- Khi piston sang phải, thể tích tăng dần, lúc này áp suất giảm, van
nạp sẽ mở ra để không khí bên ngoài đi vào trong xilanh, quá
trình nạp khí bắt đầu được thực hiện.
- Khi piston sang trái, không khí trong xilanh được nén lại, áp suất
tăng lên, van nạp sẽ đóng, đến khi áp suất tăng cao hơn sức căng
lò xo, van xả sẽ tự động mở. Lúc này, khí nén sẽ đi qua van xả
theo đường ống đến bình chứa khí (hay còn gọi là bình tích áp) và
kết thúc một chu kỳ làm việc.
- Chu kỳ làm việc sẽ tiếp tục được lặp đi lặp lại để cung cấp khí
nén, thúc đẩy các thiết bị khác hoạt động.
 Đối với máy nén khí hai cấp một chiều: Không khí được dẫn từ môi
trường ngoài vào máy nén, đi qua bộ lọc khí đến piston.
- Khi piston đi xuống, thể tích phần không gian phía trên piston lớn
dần, áp suất giảm, khi van nạp mở ra, không khí sẽ được nạp vào
phía trên piston. Đồng thời, thể tích dưới piston giảm dần, áp suất
tăng lên, van xả mở ra đưa khí theo đường ống qua bình chứa.
- Khi piston đi lên, thể tích khí dưới piston lớn dần, áp suất giảm,
van nạp mở ra giúp không khí được nạp vào xilanh. Đồng thời,
thể tích khí phía trên piston giảm, áp suất tăng, van xả được mở
ra, toàn bộ khí nén phía trên piston sẽ được nén đẩy vào bình
chứa.

7
Sự cố có thể gặp phải và cách khắc phục khi sử dụng thiết bị:

 Máy nén khí ra nhiều nước.


Cách khắc phục: Trước hết, khi máy nén khí ra nhiều nước, cần phải xả hết
nước ngưng tụ dưới đáy bình và sau đó thử tăng nhiệt độ của dầu máy. Nếu
nhiệt độ của dầu máy quá thấp, có thể tăng nhiệt độ dầu lên mức 70°C và chờ
cho nước bay hơi hết. Cuối cùng, khởi động lại và kiểm tra hoạt động của máy
nén khí.
 Động cơ máy bơm khí nén bị quá tải.
Cách khắc phục: Tùy theo nguyên nhân mà có biện pháp xử lý tương ứng. Hãy
đo điện áp của nguồn trong tình trạng không tải và có tải của máy để kiểm tra
nguồn điện. Có thể cài đặt lại công suất của máy nén khí cho phù hợp với điện
áp nguồn. Kiểm tra lại xem động cơ hoặc đầu nén có bị tắc nghẽn ở đâu không.
Tiến hành vệ sinh các chi tiết bị cặn bẩn và thay thế nếu chúng đã nứt vỡ.
 Máy nén khí bị xì hơi.
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng xì hơi của máy nén khí, nếu bình chỉ
bị nứt nhẹ bạn có thể vá lại bằng các dụng cụ chuyên dụng. Tuy nhiên cách tốt
nhất là thay bình chứa khí mới. Vừa đảm bảo hiệu quả hoạt động của máy vừa
đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
 Van an toàn liên tục xả khí hoặc đồng hồ áp suất báo khí nén quá cao.
Cách khắc phục: Để khắc phục sự cố này, phải kiểm tra lại van hút xem đã đóng
hoàn toàn hay chưa. Nếu chưa phải đóng chặt nó lại và cài đặt lại công tắc áp
suất. Lưu ý, nếu van an toàn được đặt trước tách dầu thì phải kiểm tra xem tách
dầu có bị tắc nghẽn hay không.
 Máy nén khí có hoạt động nhưng chạy không tải (không lên áp suất).
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, có thể kiểm tra lại nguồn điện
cấp đến van điện từ. Xem lại cuộn dây điều khiển van điện từ và cơ cấu chấp
hành hoạt động của van này còn tốt không? Kiểm tra lại xem khi máy hoạt
động, van hút đã được mở chưa.
 Máy nén khí chạy công suất thấp, không đạt áp suất cài đặt hoặc không tạo đủ
áp lực.
Cách khắc phục: Đầu tiên, cần phải kiểm tra áp suất trong máy và sự chênh lệch
áp suất trước và sau khi tách dầu. Kiểm tra các bộ lọc, van giữa máy nén khí và
các điểm sử dụng bằng chênh lệch áp suất trước và sau khi lọc khí. Thay thế
nếu chúng xảy ra lỗi. Tăng kích thước đường ống dẫn khí để khí nén được lưu
thông tốt.
 Rơle bảo vệ quá tải.
Cách khắc phục: Tiến hành bảo dưỡng và thay thế vòng bi mới nếu chúng đã bị
vỡ. Kiểm tra lại điện áp ở các pha. Kiểm tra độ cách điện giữa các cuộn dây,
nếu thấp hơn 10MΩ thì cần phải liên lạc với nhà cung cấp hoặc đơn vị sửa chữa
để hộ bảo dưỡng và điều chỉnh. Khi máy đang chạy, kiểm tra nguồn cấp điện
nếu điện bị sụt áp có thể do dây điện không đủ khả năng chịu tải và cần thay
8
một dây mới. Kiểm tra lại các mối nối xem các điểm tiếp xúc có được kết nối
một cách chắc chắn không.
 Nhiệt độ thấp hơn thông số bình thường.
Cách khắc phục: Sau khi đã xác định được nguyên nhân, triển khai các biện
pháp xử lý phù hợp. Có thể giảm độ nóng xung quanh máy, sửa chữa hoặc thay
thế van điều khiển nhiệt độ, kiểm tra lại đồng hồ và thay thế nếu cần.
 Thường xuyên xảy ra sự tắt bật giữa tải và không tải.
Cách khắc phục: Để khắc phục tình trạng này, cần kiểm tra lại đường ống dẫn
khí, tìm vị trí bị rò rỉ, vá hoặc thay đường ống mới. Cài đặt lại thông số áp suất
mới cho thiết bị. Lắp thêm van áp suất để tăng khả năng chứa không khí của
bình.

Máy lọc nước RO: là một thiết bị sử dụng công nghệ lọc RO hiện đại để loại bỏ tất cả
các tạp chất như bùn đất, thuốc trừ sâu... các loại vi khuẩn có hại cho cơ thể. Đồng
thời, máy lọc nước còn giúp cơ thể bổ sung các loại khoáng chất có lợi, giúp bạn có
một nguồn nước sạch và an toàn.

Sơ đồ cấu tạo:

9
Nguyên lí hoạt động:
Hầu hết các máy lọc nước RO đều có một nguyên lý hoạt động chung. Nguyên
lý hoạt động của sơ đồ máy lọc nước RO có thể tóm tắt qua các bước sau đây:

- Bước 1: Tất cả những cặn bẩn, đất cát, hay rong rêu có trong nước sẽ
được loại bỏ hoàn toàn khi nước đi qua lõi lọc PP. Nhờ có lõi lọc này
giúp ngăn chặn các cặn bã thô, giúp cho các lõi lọc sau không bị tắc bởi
các chất thô này.
- Bước 2: Clo, chất hữu cơ dư thừa và các chất khí gây mùi trong nước sẽ
được loại bỏ khi nước đi qua lõi lọc (OCB-GAC). Nếu nước bị nhiễm đá
vôi thì lõi lọc này sẽ được thay bằng lõi Cation.
- Bước 3: Các chất cặn bã có kích thước lớn hơn 1 micron sẽ được loại bỏ
hiệu quả nhờ lõi lọc PP 1 micron. Nếu trước đó đã sử dụng lõi lọc đá vôi
thì bước này máy sẽ được thay thế bằng lõi lọc Carbon giúp loại bỏ các
chất hữu cơ và chất lơ lửng.
- Bước 4: Màng lọc ro được cấu tạo bằng chất liệu TFC có lỗ lọc siêu bé
chỉ 0.0001 micromet được xem như màng lọc chính của máy loại bỏ
99,99% virus, vi khuẩn, amip, asen, các ion kim loại nặng và các tạp
chất siêu nhỏ trong nước. Từ đó, giúp nước trở nên sạch tinh khiết.
- Bước 5: Lõi lọc T33- GAC được cấu tạo từ than hoạt tính giúp nước có
vị ngọt tự nhiên, dễ uống hơn.
- Bước 6: Nước sẽ không bị nhiễm khuẩn trở lại khi đi ngang qua các vị trí
khớp nối trong hệ thống lọc. Nhờ bộ phận Nano Silver được lắp cuối
cùng hệ thống lọc ro, ngoài ra còn giúp trung hòa axit, cân bằng độ PH
cho nước.
- Bước 7: Lõi khoáng đá giúp bổ sung các khoáng chất tốt cho cơ thể.

Sự cố có thể gặp phải và cách khắc phục khi sử dụng thiết bị:

 Máy lọc bị rò rỉ nước


Cách khắc phục:
- Rút điện, khóa van cấp nước cho máy lọc.
- Dùng khăn mềm lau sạch nước bị rò rỉ, xác định chính xác vị trí rò rỉ
nước.
 Máy lọc kêu tạch tạch.
Cách khắc phục:
- Thay thế các lõi lọc bị tắc, lõi quá thời hạn sử dụng.
- Sửa chữa hoặc thay thế bơm mới cho máy lọc.
 Máy lọc nước RO không cho ra nước lọc tinh khiết.
Cách khắc phục:
- Do van bình áp bị khoá: Mở van bình áp để thiết bị hoạt động bình
thường trở lại.

10
- Không có nguồn nước cấp: Kiểm tra bồn nước ở bể, cung cấp nước để
máy lọc nước hoạt động.
- Giắc cắm lỏng, cháy Adapter: Kiểm tra cả 2 bộ phận này, cắm lại giắc
cắm hoặc thay thế Adapter cho máy.
- Máy bơm yếu: Kiểm tra áp lực nước trước màng RO (áp lực tốt nhất là
lớn hơn 60 PSI). Nếu áp lực quá yếu thì cần thay bơm mới cho máy.
Trước khi thay bơm cần lưu ý xả e khí để tránh sự nhầm lẫn.
- Máy lọc nước bị e khí: Khóa van bình áp, mở vòi nước để quan sát nước
sạch và đường nước thải từ máy. Nếu máy bị e, nước sạch và nước thải
sẽ có bọt khí. Để xử lý, bạn chỉ chỉ cần tháo cút trước cốc chứa màng lọc
nước RO để xả khí.
- Tắc lõi lọc thô do sử dụng lâu ngày: Tháo lõi lọc ra khỏi cốc và cho máy
hoạt động, nếu máy chạy mà nước tinh khiết chảy thành dòng nhỏ thì có
nghĩa là lõi lọc thô đã bị tắc. Cách sửa máy lọc nước tại nhà lúc này là
thay thế lõi lọc mới.
- Màng lọc RO bị tắc: Dấu hiệu nhận biết là lượng nước thải chảy ra quá
nhiều mà không có nước tinh khiết. Cần thay màng lọc mới, trước đó
nhớ kiểm tra xem màng có bị nhớt, cứng hay xô các lá màng lại với nhau
hay không.
 Máy lọc nước chạy liên tục không tự động ngắt:
- Máy lọc nước hoạt động liên tục không ngắt do hỏng van áp cao
Cách khắc phục: Thay thế van cao áp mới là biện pháp xử lý duy nhất
khi lỗi xảy ra do nguyên nhân này.
- Van một chiều bị hỏng:
Cách khắc phục: Thay thế van một chiều để chấm dứt tình trạng này.
 Van thải Flow bị hỏng
Cách khắc phục: Thay thế van Flow mới cho máy lọc.
 Các cút nối bị rò rỉ nước
Cách khắc phục: vặn chặn lại các cút, van bị rỏ nước.
 Bơm máy lọc nước hoạt động yếu
Cách khắc phục: Đo nguồn đầu ra của adaptor, sửa adaptor hoặc thay thế mới
để chấm dứt tình trạng máy lọc không tự ngắt.

Glycol: có nhiệt độ thấp khoảng -8°C để hạ nhiệt độ dịch đường từ 20°C xuống 8°C.

11
Nồi hơi: là thiết bị sử dụng nhiên liệu là than củi, giấy vụn, trấu,… để đun sôi nước
tạo thành hơi nước mang nhiệt phục vụ cho các yêu cầu về nhiệt trong lĩnh vực công
nghiệp như đun nấu, sấy, nhuộm, hơi để chạy tuabin máy phát điện,…

Sơ đồ cấu tạo:

Nguyên lí hoạt động:

Không khí nóng cùng bột than phun vào buồng lửa qua vòi phun và cháy, truyền nhiệt
lượng cho các dàn ống bố trí xung quanh buồng lửa. Nước trong ống được đốt nóng,
sôi và sinh hơi. Hỗn hợp hơi nước sinh ra được đưa lên bao hơi. Bao hơi dùng để tách
hơi ra khỏi nước. Phần nước chưa bốc hơi có trong bao hơi được đưa trở lại dàn ống,
qua các ống xuống bố trí ngoài tường lò, có trọng lượng riêng lớn hơn hỗn hợp hơi
nước ở trong các dàn (vì không được hấp thu nhiệt) tạo nên độ chênh trọng lượng cột
nước. Do đó môi chất chuyển động tuần hoàn tự nhiên trong một chu trình kín. Hơi ra
khỏi bao hơi được chuyển tới bộ phận quá nhiệt để tạo thành hơi quá nhiệt, có nhiệt độ
cao. Khói thoát khỏi bộ phận quá nhiệt, nhiệt độ còn cao, do đó bố trí bộ phận hâm
nước và bộ phận sấy không khí để tận dụng nhiệt thừa của khói. Nhiệt độ khói thải ra
khỏi lò chỉ còn 120 ÷ 1800C.
12
Quạt khói để hút khói xả ra ngoài ống khói. Để tránh bụi cho môi trường xung quanh,
khói trước khi thải ra được qua bộ phận tách bụi.

Mục lục
13
I. Giới thiệu về địa điểm thực tập tham quan…………………………………………01
1.Lịch sử hình thành phát triển
2.Lĩnh vực hoạt động
3.Các loại sản phẩm
II. Vấn đề an toan lao động và an toàn vệ sinh trong nhà máy……………………….01
1.An toàn lao động
2.An toàn vệ sinh
III. Nội dung thực tập…………………………………………………………………01
1.Các dây truyền sản xuất tại nhà máy………………………………………………..02
2.Tóm tắt quy trình sản xuất của từng dây chuyền sản xuất tại nhà máy
3.Thuyết minh quy trình sản xuất của 01 dây chuyền cụ thể (bia thủ công)………….03
a)Nguyên liệu
b)Quy trình sản xuất…………………………………………………………………..05
c) Thiết bị sử dụng trong sản xuất…………………………………………………….06
c.1.Máy nén khí
c.2. Máy lọc nước RO…………………………………………………………………09
c.3. Glycol……………………………………………………………………………..11
c.4.Nồi hơi…………………………………………………………………………….12

14

You might also like