You are on page 1of 11

HỌC VIỆN HÀNG KHÔNG VIỆT NAM

Khoa Điện tử- Viễn thông

Bài báo cáo:


ĐÀI DẪN ĐƯỜNG ĐA HƯỚNG
SÓNG CỰC NGẮN VOR

SVTH: Lê Minh Long


Lớp: ĐV1-K8
MSSV: 1453020036
Mục Lục
PHẦN 1: ĐÀI DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN ĐA HƯỚNG SÓNG CỰC NGẮN (VOR-VHF
Omnidirectional radio Range) ......................................................................... 3

I. Chức năng nhiệm vụ của đài VOR. ............................................................ 3

1 Chức năng: ............................................................................................ 3

2 Phân loại: .............................................................................................. 3

3 Nhiệm vụ: .............................................................................................. 3

II. Mạng VOR/DME tại Việt Nam................................................................... 4

III . Các tiêu chuẩn ICAO đối với đài VOR...................................................... 4

1. Giải tần số làm việc (Radio frequencies). ................................................... 4

2. Tầm phủ sóng (Coverage). ...................................................................... 4

3. Điều chế (Modulation). ........................................................................... 5

4. Tín hiệu nhận dạng (Identification). .......................................................... 6

5. Hệ thống giám sát và điều khiển (Monitoring). ........................................... 6

6. Vị trí đặt đài (Siting). .............................................................................. 6

IV. Các phương thức khai thác đài VOR. ........................................................ 6

PHẦN 2: HỆ THỐNG VỆ TINH DẪN ĐƯỜNG TOÀN CẦU. ( GLOBAL NAVIGATION


SATELLITE SYSTEM - GNSS ) ......................................................................... 7

V .Tổng quan............................................................................................. 7

1. Định nghĩa: ........................................................................................... 7

2.Chức năng: ............................................................................................ 7

3.Các thành phần của GNSS: ...................................................................... 7

4.Hệ quy chiếu không gian và thời gian: ....................................................... 7

VI .Hệ định vị toàn cầu GPS. ....................................................................... 7

1.Khái quát: .............................................................................................. 7

2. Chức năng và quĩ đạo của vệ tinh GPS:..................................................... 8

PHẦN 3: MỞ RỘNG THÔNG TIN VỀ GNSS TRÊN ANNEX.................................10


2
PHẦN 1: ĐÀI DẪN ĐƯỜNG VÔ TUYẾN ĐA HƯỚNG SÓNG CỰC NGẮN
(VOR-VHF Omnidirectional radio Range)
I. Chức năng nhiệm vụ của đài VOR.
1 Chức năng:
Cung cấp cho tàu bay thông tin về góc giữa hướng của tàu bay đến nơi đặt
đài và phương Bắc từ. Xem hình sau.

Xác định góc phương vị của đài VOR

2 Phân loại:
Có bốn dạng đài VOR thường được sử dụng (phụ thuộc vào phương pháp xác
định góc phương vị), đó là:
- Trạm VOR chuẩn (SVOR-Standard VOR)
- Trạm VOR thông dụng (CVOR-Conventional VOR)
- Trạm VOR đốp-lơ (DVOR-Doppler VOR)
- Trạm VOR đốp-lơ chính xác (PDVOR- Precision Doppler VOR)
3 Nhiệm vụ:
- Thông thường đài dẫn đường vô tuyến đa hướng sóng cực ngắn thường kết
hợp với đài đo cự ly để tạo thành trạm xác định góc phương vị và cự ly
(VOR/DME).
- Trạm VOR/DME được dùng cho cả hai chế độ dẫn đường En-route và
Landing.
- Tại các sân bay dân dụng kết hợp quân sự thì đài dẫn đường vô tuyến đa
hướng sóng cực ngắn thường kết hợp với kênh đo cự ly của trạm TACAN
3
thành trạm VORTAC.
II. Mạng VOR/DME tại Việt Nam.
- Trạm VOR/DME được đưa vào sử dụng tại Việt Nam từ rất sớm (trước
năm 1975).
- Hiện tại trên toàn lãnh thổ Việt Nam có khoảng 20 trạm VOR/DME (số
liệu đến 12/2009).
- Tất cả các trạm VOR/DME phục vụ cho dân dụng đều do Tổng công ty
Bảo đảm hoạt động bay (VANSCOR) quản lý, chỉ có một trạm VOR (Vũng
tàu) phục vụ bay dầu khí do Công ty dịch vụ bay MN quản lý.
- Mạng VOR/DME của Việt nam : Xem bảng

III . Các tiêu chuẩn ICAO đối với đài VOR.


1. Giải tần số làm việc (Radio frequencies).
- Giải tần số từ 112 MHz ÷ 118 MHz. Với sai số tần số cho phép Δf ≈ 0,005% so
với tần số làm việc.
- Số kênh tần số làm việc là 160 kênh, với khoảng cách tần số giữa hai kênh là 50
KHz.
- Phân cực ngang.
2. Tầm phủ sóng (Coverage).
4
- Tầm phủ của đài VOR trong chế độ En-route: 370 Km.
- Tầm phủ của đài VOR trong chế độ Landing: 185 Km.
- Tầm phủ phải đạt được trong góc ngẩng đến 40°.

Tầm phủ sóng của VOR theo cự ly và cao độ

3. Điều chế (Modulation).


a. Đối với đài CVOR:
- Tín hiệu biến thiên (variable signal): Sóng mang bị điều chế biên độ với độ sâu
điều chế là 30% bởi tín hiệu điều tần có tần số trung tần (tần số sóng mang phụ)
bằng 9.960 Hz. Tín hiệu này bị điều chế bởi tần số là 30 Hz với chỉ số điều tần là
16, mang thông tin về góc phương vị 0° của hướng Bắc

Nguyên lý hình thành tín hiệu CVOR


5
- Tín hiệu chuẩn (reference signal): Sóng mang bị điều chế biên độ với độ sâu điều
chế là 30% bởi tín hiệu âm tần có tần số là 30 Hz, mang thông tin về góc phương vị
của điểm thu.
b. Đối với đài DVOR: Cách thực hiện ngược lại.
4. Tín hiệu nhận dạng (Identification).
- Sử dụng mã Morse quốc tế .
- Tốc độ 7 Ident / 1 phút.
- Nội dung bao gồm từ 2÷ 3 từ .
- Thời gian được phép mất Ident: Không quá 30s.
5. Hệ thống giám sát và điều khiển (Monitoring).
Hệ thống giám sát sẽ thực hiện việc chuyển máy hoặc tắt máy khi các điều kiện sau
xảy ra:
- Sai số về góc phương vị vượt quá giới hạn cho phép ±1°.
- Có sự suy giảm về độ sâu điều chế đến 15% đối với các tín hiệu điều chế đã nêu.
6. Vị trí đặt đài (Siting).
- Nếu là đài điểm trong chế độ “En-route” thì nó là giao điểm của hai Airway hoặc
nằm trên một Airway và là tâm của Airway đó.
- Nếu là đài phục vụ trong chế độ “Landing” thì nó được bố trí sao cho có thể được
phục vụ hạ cánh cho cả hai đầu.
- Mặt phản xạ tối thiểu đối với đài CVOR là 600m, đối với DVOR là 300m, mặt
phản xạ phải bảo đảm độ bằng phẳng và không tồn tại chướng ngại vật.
IV. Các phương thức khai thác đài VOR.
- Các phương thức khai thác đài VOR tương tự NDB, tuy nhiên trong phương thức
tiếp cận đài VOR, chỉ cần một đài VOR có thể được sử dụng cho cả hai đầu đường
CHC và cho nhiều đường CHC.
- Phương thức tiếp cận và tạo vùng chờ sử dụng đài VOR linh hoạt hơn.
- Có thể sử dụng đài VOR cho phương thức khởi hành tiêu chuẩn (SID – Standard
Instrument Departure) sử dụng thiết bị.
- Có độ chính xác cao hơn, sai số góc phương vị cho phép là ± 2°.

6
PHẦN 2: HỆ THỐNG VỆ TINH DẪN ĐƯỜNG TOÀN CẦU. ( GLOBAL
NAVIGATION SATELLITE SYSTEM - GNSS )
V .Tổng quan.
1. Định nghĩa:
Hệ thống vệ tinh dẫn đường toàn cầu ( GNSS ) là hệ thống xác định vị trí và thời
gian trên toàn thế giới, nó bao gồm một hay nhiều hệ
vệ tinh, các máy thu trên tàu bay và hệ thống kiểm tra mức độ toàn vẹn được tăng
cường như là điều cần thiết để hổ trợ đặc tính dẫn đường theo yêu cầu cho hoạt
động.
2.Chức năng:
GNSS thực hiện chức năng cung cấp dữ liệu về vị trí và thời gian cho tàu bay .
3.Các thành phần của GNSS:
GNSS bao gồm các thành phần khác nhau được đặt trên mặt đất, trên vệ tinh và trên
tàu bay như sau :
• Hệ thống định vị toàn cầu – GPS.
• Hệ thống vệ tinh dẫn đường qũy đạo toàn cầu – GLONASS.
• Hệ thống vệ tinh dẫn đường tòan cầu – GALILEO.
• Hệ thống tăng cường trên tàu bay – ABAS.
• Hệ thống tăng cường trên vệ tinh – SBAS.
• Hệ thống tăng cường trên mặt đất – GBAS.
• Hệ thống tăng cường trên mặt đất diện rộng – GRAS.
• Máy thu GNSS trên tàu bay.
4.Hệ quy chiếu không gian và thời gian:
GNSS sử dụng các hệ quy chiếu không gian và thời gian như sau: a.Hệ quy chiếu
không gian: - GNSS cung cấp thông tin về vị trí cho người sử dụng theo hệ tọa độ
WGS-84 ( World Geodetic System – 1984 ).
- Nếu các thành phần của GNSS sử dụng khác hệ tọa độ WGS – 84, thì các tham số
biến đổi thích hợp phải được cung cấp. b.Hệ quy chiếu thời gian: GNSS cung cấp
dữ liệu thời gian cho ngừơi sử dụng theo hệ thời gian UTC (Universal Time
Coordinated) .
VI .Hệ định vị toàn cầu GPS.
1.Khái quát:
a.Thành phần:
Hệ GPS là hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh do Hoa Kỳ kiểm soát và duy trì hoạt
động. Hệ bao gồm ba bộ phận là Chùm vệ tinh, Hệ thống điều khiển mặt đất và Bộ
phận người sử dụng. Chùm vệ tinh: Chùm vệ tinh của hệ GPS hiện có tất cả là 28 vệ
7
tinh làm việc và dự phòng. Các vệ tinh này được sắp xếp trên sáu mặt phẳng quĩđạo
nghiêng 55° so với mặt phẳng xích đạo. Quĩ đạo chùm vệ tinh của hệ GPS gần tròn
với cao độ là 20.200 Km (11.900 NM). Khoảng thời gian cần thiết để bay hết một
vòng quĩ đạo tương ứng 12 giờ bằng một nưả thời gian quay của trái đất. Mỗi vệ
tinh phát ra hai tần số vô tuyến phục vụ mục đích định vị, L1 trên tần số 1.575,42
MHz phục vụ cho dân sự và L2 trên tần số 1.227,6 MHz phục vụ cho quân sự. Các
tần số sóng mang được điều chế bởi các tín hiệu giả ngẫu nhiên C/A, P và điện văn
dẫn đường. Các tần số sóng mang và tín hiệu điều chế được điều khiển bởi những
đồng hồ nguyên tử đặt trên vệ tinh. Hệ thống điều khiển mặt đất: bao gồm bốn trạm
giám sát đặt ở Diego Garreia, Đảo Ascension, Đảo Kwajalein và Đảo Hawail; và
một trạm điều khiển chính tại trung tâm điều hành không gian Colorado – Hoa Kỳ.
Mục đích của hệ thống điều khiển là điều khiển sự hoạt động của các vệ tinh, xác
định quĩ đạo, xử lý các đồng hồ nguyên tử, truyền các điện văn cần thông báo lên
các vệ tinh. Bộ phận người sử dụng: Bao gồm tất cả các đối tượng sử dụng cho mục
đích dân sự và quân sự. Các máy thu riêng biệt theo dõi các mã hoặc pha của các
sóng mang (hoặc cả hai) và đều thu nhận các điện văn thông báo. Bằng cách so hàng
tín hiệu đến từ vệ tinh với bản sao của mã phát được lưu giữ trong máy thu, ta có thể
xác định được cự ly đến vệ tinh. Nếu các cự ly tới bốn vệ tinh được liên kết với các
thông số quĩ đạo vệ tinh thì máy thu có thể xác định ba giá trị toạ độ địa tâm của vị
trí mình.
b.Các ưu điểm chính của hệ GPS: Hệ GPS có các ưu điểm chính như sau.
- Độ chính xác cao.
- Giá thành hạ: Khi so sánh với các phép đo đòi hỏi ngắm thông, thì phép đo GPS đã
loại bỏ hẳn việc ngắm thông giữa các trạm đo, giảm thiểu số lượng trạm đo cần xây
dựng và cho phép lựa chọn vị trí trạm đo một cách thuận tiện và hợp lý hơn. Bản
thân giá thiết bị GPS cũng rẻ.
- Hệ tọa độ thống nhất: Trước tháng 07/1985, hệ tọa độ trắc địa thế giới WGS – 72
được sử dụng. Từ tháng 07/1985 đến tháng 09/1986 hệ toạ độ WGS – 84 được dùng
cho mọi tính toán dự đoán lịch thiên văn, nhưng sau đó lại chuyển đổi trở về hệ
WGS – 72. Từ tháng 01/1987 hệ toạ độ WGS – 84 chính thức được sử dụng trong
mọi ứng dụng. Sử dụng hệ toạ độ WGS – 84 là đặc điểm có ảnh hưởng rộng rãi nhất
của hệ GPS và làm cơ sở thống nhất các số liệu nhận được từ những nguồn ngoại lai
của các hệ thống định vị tương đối khác.
2. Chức năng và quĩ đạo của vệ tinh GPS:
Mười một vệ tinh (SV) thuộc Block I được chế tạo và phóng trong khoảng từ năm
1978 đến 1985 với mục đích thử nghiệm và cung cấp dịch vụ dẫn đường hai chiều
(2D). Các vệ tinh thuộc Block I không có đặc điểm giáng cấp độ chính xác định vị
tương đối với mã C/A được gọi là SA (Selective Available). Chòm 24 vệ tinh thuộc
Block II ( II-1 đến II-24 ) được đưa vào hoạt động từ năm 1989 đến 1994, và cung
cấp các tính năng hoạt động đầy đủ vào năm 1995 mở đầu kỷ nguyên hoạt động của
8
hệ thống định vị GPS. Các vệ tinh thuộc Block II được thiết kế để làm việc trong
vòng 7,5 năm. Ban đầu các vệ tinh này sử dụng SA, cho đến ngày 01/05/2000, chức
năng này đã bị hủy bỏ hoàn toàn. Các vệ tinh Block IIR được phóng từ năm 1996 để
thay thế các vệ tinh Block II. Các vệ tinh thay thế này sẽ có khả năng tự động tạo ra
các điện văn dẫn đường. Từ năm 2001, Boeing phát triển các vệ tinh thuộc Block
IIF bao gồm 33 vệ tinh sẽ được phóng lên để duy trì hoạt động của hệ thống GPS
cho giai đoạn tiếp sau. Chức năng chủ yếu của chùm vệ tinh GPS là:

Vị trí danh định của chùm vệ tinh GPS trên quĩ đạo

9
PHẦN 3: MỞ RỘNG THÔNG TIN VỀ GNSS TRÊN ANNEX
3.4 Kỹ thuật GNSS
3.4.1 Kỹ thuật ABAS
3.4.1.1 ABAS yêu cầu sử dụng một trong các kỹ thuật sau để tăng cường hiệu suất
(độ chính xác,
tính toàn vẹn, tính liên tục hoặc tính khả dụng) của GNSS không được kích hoạt
hoặc của hệ thống dẫn đường bay:
a) RAIM, kỹ thuật sử dụng thông tin GNSS dự phòng để cung cấp tính toàn vẹn dữ
liệu GPS. Giám sát độc lập máy bay (AAIM), sử dụng thông tin từ bộ cảm biến trên
boong để cung cấp tính toàn vẹn dữ liệu GPS và tích hợp GNSS với các cảm biến
khác để cung cấp hệ thống định vị máy bay cải tiến hiệu suất.
Bộ nhận GNSS
3.4.1.2 Một phần tử thiết yếu của ABAS là máy thu GPS GNSS cơ bản, cung cấp tối
thiểu một RAIM, chức năng phát hiện lỗi (xem 3.4.1). Tùy thuộc vào phân loại của
nó, người nhận GNSS cơ bản có thể hỗ trợ một hoặc nhiều hơn các giai đoạn sau
của chuyến bay: trên đường đi , đầu cuối và tiếp cận không chính xác . Tăng cường
hiệu suất tổng thể của hệ thống định vị máy bay, nó có thể được kết hợp như một bộ
cảm biến vào một hệ thống tích hợp hệ thống định vị.
3.4.1.3 Thuật ngữ "Bộ nhận GNSS cơ bản" chỉ định hệ thống điện tử GNSS đáp ứng
ít nhất các yêu cầu đối với máy thu GPS được nêu trong Phụ lục 10, Phần I và các
thông số kỹ thuật của RTCA / DO-208 hoặc EUROCAE ED-72A, được sửa đổi bởi
Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ (FAA) TSO-C129A hoặc Cơ quan Hàng không
(JAA) TGL-3 (hoặc tương đương). Các tài liệu này chỉ định hiệu suất tối thiểu các
tiêu chuẩn mà người nhận GNSS phải đáp ứng để phù hợp với tuyến đường, khu
vực đầu cuối và tiếp cận không chính xác được phát triển đặc biệt cho GNSS. Yêu
cầu chính đối với máy thu GPS GNSS cơ bản là để có các khả năng sau đây kết hợp:
a) Các quy trình giám sát toàn vẹn (ví dụ như phát hiện lỗi RAIM);

10
b) Sự dự đoán ;
c) Khả năng tiếp cận thủ tục tiếp cận được lấy từ chỉ dẫn điện tử chỉ đọc cơ sở dữ
liệu.
RAIM và FDE
3.4.1.4 Có hai điều dễ nhận thấy báo động ở RAIM. Điều đầu tiên xảy ra khi có
không đủ vệ tinh với hình dạng đầy đủ . Vị trí ước tính có thể vẫn chính xác, nhưng
tính toàn vẹn của bộ nhận, nghĩa là khả năng phát hiện một vệ tinh bị lỗi, bị mất.
Điều thứ hai xảy ra khi máy thu phát hiện một lỗi vệ tinh. Kiểu cảnh báo này dẫn
đến việc mất khả năng định vị của GNSS. Nếu một trong hai cảnh báo xảy ra trong
khi tiếp cận, phi công sẽ không dựa vào GNSS để tiếp cận cuối cùng.
AAIM
3.4.1.5 AAIM sử dụng dự phòng của các ước tính vị trí từ nhiều cảm biến, bao gồm
cả GNSS, cung cấp hiệu năng toàn vẹn bằng RAIM. Những phần tăng không khí
này có thể là được chứng nhận phù hợp với Hoa Kỳ FAA TSO-C115A. Một ví dụ là
việc sử dụng một điều hướng quán tính hệ thống hoặc các cảm biến chuyển hướng
khác như kiểm tra toàn vẹn dữ liệu GPS khi RAIM không khả dụng nhưng GPS
thông tin định vị vẫn tiếp tục hợp lệ.
Tích hợp thông tin trên boong
3.4.1.6 Các thông tin không thuộc GNSS có thể được kết hợp với thông tin GNSS
để tăng cường hiệu năng hệ thống định vị tích hợp. Những ví dụ bao gồm:
a) Sử dụng một hệ thống dẫn đường quán tính hoặc các cảm biến chuyển hướng
khác như là thiết bị định vị để bờ biển thông qua các giai đoạn ngắn của hình học vệ
tinh hoặc khi cấu trúc máy bay bóng các ăngten GNSS trong khi di chuyển;
b) Sử dụng dữ liệu cảm biến GNSS như một đầu vào cho một giải pháp điều hướng
đa cảm biến được tính bởi hệ thống quản lý chuyến bay. Sự gia tăng này cải thiện
tính sẵn có của máy bay chức năng điều hướng.

11

You might also like