You are on page 1of 5

CHƯƠNG IV: ĐÀI DẪN ĐƯỜNG VOR

I. Chức năng:
Cung cấp cho tàu bay thông tin về góc giữa hướng của tàu bay đến nơi đặt đài
và phương Bắc từ

II. Phân loại:


Có bốn dạng đài VOR thường được sử dụng (phụ thuộc vào phương pháp xác
định góc phương vị), đó là:
- Trạm VOR chuẩn (SVOR-Standard VOR)
- Trạm VOR thông dụng (CVOR-Conventional VOR)
- Trạm VOR đốp-lơ (DVOR-Doppler VOR)
III. Nhiệm vụ:
- Thông thường đài dẫn đường vô tuyến đa hướng sóng cực ngắn thường kết
hợp với đài đo cự ly để tạo thành trạm xác định góc phương vị và cự ly
(VOR/DME).
- Trạm VOR/DME được dùng cho cả hai chế độ dẫn đường En-route và
Landing.
- Tại các sân bay dân dụng kết hợp quân sự thì đài dẫn đường vô tuyến đa
hướng sóng cực ngắn thường kết hợp với kênh đo cự ly của trạm TACAN thành
trạm VORTAC.
IV. Các tiêu chuẩn ICAO đối với đài VOR
1. Dải tần số làm việc (Radio frequencies).
- Giải tần số từ 112 MHz ÷ 118 MHz. Với sai số tần số cho phép Δf ≈ 0,005%
so với tần số làm việc.
- Số kênh tần số làm việc là 160 kênh, với khoảng cách tần số giữa hai kênh là
50 KHz.
- Phân cực ngang.
2. Tầm phủ sóng (Coverage).
- Tầm phủ của đài VOR trong chế độ En-route: 370 Km.
- Tầm phủ của đài VOR trong chế độ Landing: 185 Km.
- Tầm phủ phải đạt được trong góc ngẩng đến 40°.
3. Điều chế (Modulation).
a.Đối với đài CVOR:
- Tín hiệu biến thiên (variable signal): Sóng mang bị điều chế biên độ với độ
sâu điều chế là 30% bởi tín hiệu điều tần có tần số trung tần (tần số sóng mang
phụ) bằng 9.960 Hz. Tín hiệu này bị điều chế bởi tần số là 30 Hz với chỉ số điều
tần là 16, mang thông tin về góc phương vị 0° của hướng Bắc
- Tín hiệu chuẩn (reference signal): Sóng mang bị điều chế biên độ với độ sâu
điều chế là 30% bởi tín hiệu âm tần có tần số là 30 Hz, mang thông tin về góc
phương vị của điểm thu.
Nguyên lý hình thành tín hiệu CVOR.

b. Đối với đài DVOR: Cách thực hiện ngược lại.


4. Tín hiệu nhận dạng (Identification).
- Sử dụng mã Morse quốc tế .
- Tốc độ 7 Ident / 1 phút.
- Nội dung bao gồm từ 2÷ 3 từ .
- Thời gian được phép mất Ident: Không quá 30s.
5. Hệ thống giám sát và điều khiển (Monitoring).
Hệ thống giám sát sẽ thực hiện việc chuyển máy hoặc tắt máy khi các điều kiện
sau xảy ra:
- Sai số về góc phương vị vượt quá giới hạn cho phép ±1°.
- Có sự suy giảm về độ sâu điều chế đến 15% đối với các tín hiệu điều chế đã
nêu.
6. Vị trí đặt đài (Siting).
- Nếu là đài điểm trong chế độ “En-route” thì nó là giao điểm của hai Airway
hoặc nằm trên một Airway và là tâm của Airway đó.
- Nếu là đài phục vụ trong chế độ “Landing” thì nó được bố trí sao cho có thể
được phục vụ hạ cánh cho cả hai đầu.
- Mặt phản xạ tối thiểu đối với đài CVOR là 600m, đối với DVOR là 300m, mặt
phản xạ phải bảo đảm độ bằng phẳng và không tồn tại chướng ngại vật.
V. CÁC ĐÀI VOR:
5.1Đài SVOR ( Standard VOR)
Là đài VOR tiêu chuẩn, ra đời sớm nhất, hoạt động theo dung các tiêu chuẩn
của ICAO.
5.2 Đài CVOR (Conventional VOR)
Là đài VOR theo quy ước. Đây là đài VOR hoạt động với các kỹ thuật hoàn
thiện hơn so với thế hệ các đài SVOR.
5.2.1Tín hiệu pha chuẩn trong đài CVOR
Trong đài CVOR, đầu tiên sử dụng một tín hiệu âm tần có tần số là 30Hz mang
đi điều chế tần số với một tín hiệu gọi là sóng mang phụ, có tần số là 9960 Hz,
có chỉ số điều tần là 16.
5.2.2Tín hiệu pha biến thiên trong đài CVOR
Để tạo được một giản đồ bức xạ hình số 8 quay tròn nhằm có một tín hiệu có
pha luôn thay đổi tùy theo góc phương vị xung quanh đài, thực hiện qua các
bước sau:
Sử dụng hai tính hiệu có cùng tần số là 30Hz, có pha luôn lệch nhau một góc là
90 độ. Hai tín hiệu này được đặt tên lần lược là tín hiệu thành phân SIN và tín
hiệu thành phần COS. (hay còn được gọi là tín hiệu SIN hay tín hiệu COS).
5.3Đài DVOR (Doppler VOR)
Trong loại đài VOR này, người ta ứng dụng hiệu ứng Doppler trong việc tạo ra
các tín hiệu trong đài.
5.3.1Hiệu ứng Doppler:
Là một hiệu ứng trong đó tần số của tín hiệu thu được sẽ có khác biệt đôi chút
so với tần số của nguồn phát nếu như có sự thay đổi về khoảng cách giữa nguồn
phát và điểm thu. Điều này có nghĩa rằng nếu khoảng cách giữa hai đầu thu phát
là cố định, giữa tần số thu và tần số phát không có chêch lệch.
5.3.2Tín hiệu pha chuẩn trong đài DVOR
Trong đài DVOR, để tạo ra tín hiệu pha chuẩn, người ta sử dụng một tần số âm
tần 30Hz thực hiện điều chế biên độ với sóng mang cao tần của đài rồi phát
đẳng hướng tại anten trung tâm.
Trong phân loại của đài DVOR, người ta lại phân biệt các trường hợp đài
DVOR như sau:
a. Đài SSB – DVOR (Single Sideband DVOR)
Trong chủng loại đài này, người ta chỉ phát đi có một biên tần mà thôi. Điều này
giúp cho giảm giá thành của đài DVOR. Các thế hệ đài DVOR ra đời trước tiên
được áp dụng kỹ thuật này.
Với kỹ thuật này, một phổ tần của tín hiệu DVOR cũng được tạo ra như mong
muốn trong không gian. Tuy nhiên, trên tín hiệu biên tần lại bị một ảnh hưởng
biến điệu biên độ của tín hiệu 30Hz gây ra sai số cho tín hiệu phát của đài. Tại
một điểm thu bất kỳ trong không gian, cường độ trường của tín hiệu biên tần là
một hàm phụ thuộc vào vị trí của anten trên vòng anten. Một vị trí anten nằm
gần điểm thu hơn sẽ có độ lợi lớn hơn so với vị trí của anten nếu nằm xa hơn.
Chính điều này gây ra một tín hiệu biên tần bị điều chế biên độ bởi tín hiệu
30Hz.
b. Đài DSB-DVOR (Double Sideband DVOR)
Đài DVOR phát cả hai biên tần giảm thiểu được gần như tối đa ảnh hưởng của
việc điều chế biên độ tín hiệu biên tần như trong đài SSB-DVOR. Trong chủng
loại đài DSB-DVOR này, cả hai biên tần trên và biên tần dưới được phát một
cách đồng thời trên hai anten đối xứng nhau trên vòng anten.
Cả hai anten đối xứng nhau này được chuyển mạch với cùng một tốc độ như
nhau (1/30 giây), theo cùng một hướng. Vì cả hai anten nằm gần và anten nằm
xa điểm thu được chuyển mạch đồng thời để bức xạ tín hiệu như vậy nên ảnh
hưởng của việc điều chế biên độ tín hiệu biên tần được giảm thiểu đến mức tối
đa.
c. Đài ASB-DVOR (Alternate Sideband DVOR)
Đây là một hệ thống đơn giản của chế độ phát cả hai biên tần DSB-DVOR,
trong đó cả hai biên tần trên và biên tần dưới cũng đều được cho bức xạ, nhưng
mà luân phiên nhau trên hai anten đối xứng nhau trên vòng anten. Hệ thống này
sử dụng một số lẻ các anten. Tuy nhiên, trong hệ thống này, vòng lắp đặt anten
phải có một đường kính lớn hơn so với thường lệ.
VI. Các phương thức khai thác đài VOR.
- Các phương thức khai thác đài VOR tương tự NDB, tuy nhiên trong phương
thức tiếp cận đài VOR, chỉ cần một đài VOR có thể được sử dụng cho cả hai
đầu đường CHC và cho nhiều đường CHC.
- Phương thức tiếp cận và tạo vùng chờ sử dụng đài VOR linh hoạt hơn.
- Có thể sử dụng đài VOR cho phương thức khởi hành tiêu chuẩn (SID –
Standard Instrument Departure) sử dụng thiết bị.
- Có độ chính xác cao hơn, sai số góc phương vị cho phép là ± 2°.

You might also like