You are on page 1of 15

Văn học dân gian

1. Lập bảng về các thể loại

Khái niệm Nội dung Nghệ thuật Tác phẩm tiêu


biểu

VHDG -Là những tác -Có tính cộng -Cốt truyện,


phẩm ngôn từ đồng tình tiết, nhân
truyền miệng -Không mang vật, hình ảnh,
dấu ấn cá ngôn từ được
-Là sản phẩm nhân lặp đi lặp lại
của quá trình -Có nhiều dị
sáng tác tập bản
thể, thể hiện
tình cảm,
nhận thức của
nhân dân lao
động về tự
nhiên, xã hội

-Nhằm phục
vụ những sinh
hoạt khác
nhau trong
đời sống cộng
đồng
Sử thi -Sáng tác tự -Các sự kiện -Dung lượng
sự dài bằng to lớn xoay đồ sộ, kết cấu
văn vần quanh các trùng điệp
-Kể lại những nhân vật anh -Chia thành
sự kiện quan hùng có ý chương khúc
trọng có ý nghãi toàn -Văn xuôi,
nghĩa lớn vơi dân văn vần xen
tòan thể cộng =>Tinh thần kẽ
đồng tự chủ, ý thức Ngôn ngữ
+Sử thi thần tập thể, mối trang trọng,
thoại: hệ quan hệ cộng giàu hình ảnh
thống hóa các đồng gắn bó -NT so sánh,
thần thoại còn giữa nhân vật tương phản,
tản mạn thành anh hùng vơi phóng đại,
một pho giải nhân dân giọng điệu
thích sự hình => Khát vọng hùng tráng,
thành của vũ mãnh liệt và sôi nổi, hào
trụ và đời tiêu chuẩn về hứng
sống con phẩm chất đạo -Bút pháp lí
người đức của nhân tưởng hóa
+Sử thi anh dân
hùng: ngợi ca => Lí tưởng
chiến công thẩm mĩ thời
của người anh đại
hùng đại diện
cho sức mạnh,
trí tuệ cộng
đồng

Truyền -Là thể loại tự -Phản ánh lịch -Các chi tiết
thuyết sự bằng văn sử một cách hoang đường,
xuôi độc đáo kì ảo
-Kể lại các sự -Lịch sử được -Tạo cho
kiện lịch sử kể lại khúc xạ người ta niềm
và nhân vật có qua các hình tin về truyền
liên quan đến tượng nghệ thuyết đang
lịch sử địa thuật mang kể là có thật
phương, dân đậm màu sắc Hình ảnh,
tộc thần kì nhân vật giàu
-Phản ánh tính tư tưởng,
quan điểm, thẩm mĩ
thái độ của -Các sự kiện
nhân dân liên kết chặt
-Tình yêu, gia chẽ
đình bị chi => Sinh động,
phối bởi cac hấp dẫn, tạo
quan niệm chất mộng,
lịch sử chất thơ
-Cứ liệu gìn
giữ, sàng lọc
qua quan
điểm của nhân
dân

-Truyện kể -Phản ánh số -Cốt truyện li


dân gian phận của kì
-Hun đúc từ người nhỏ bé, -Thế giới kì
trí tưởng bất hạnh (tác ảo
tượng của giả dân gian => Thoát li
nhân dân luôn đứng về hiện thực
-Khi con người hiền cuộc sống khổ
người bế tắc lành, tốt đau, đắm
Cổ tích trước hiện bụng) chìm trong thế
thực cuộc -Trình bày giới chỉ có cái
sống thì tìm ước mơ (về sự lành, cái đẹp,
đến khát công bằng, cái thiện
vọng, ước mơ dân chủ, hạnh -Kết thúc có
làm lối giải phúc, đổi đời, hậu, phản ánh
thoát và từ ấy bất tử, đi xa ước mơ, khát
cổ tích ra đời vạn dặm) vọng của nhân
-Nhân vật: bất -Cổ tích về dân
hạnh, dũng sĩ, loài vật, thần
người thông kì, sinh hoạt
minh

-Là thể loại -Thể hiện tâm -Thể thơ lục


trữ tình của trạng, tình bát truyền
VHDG, thể cảm, thế giới thống đưa
hiện đời sống nội tâm, suy ngôn ngữ dân
nội tâm phong nghĩ cảu nhân tộc đạt đến
phú của người vật trữ tình đỉnh cao rực
bình dân -Mỗi bài ca rỡ
Ca dao -Xoay quanh dao đều có nét NT: các câu
các mối quan riêng độc đáo, hỏi tu từ, so
hệ của con sáng tạo sánh, nhân
người trong -Tiếng lòng hóa, ẩn dụ,
lao động, muôn đời của hoán dụ
trong sinh con người -Đại từ phiếm
hoạt, gia đình, “Thơ của vạn chỉ
xã hội nhà”- tấm -Ngôn từ giản
-Bộc lộ thái gương soi của dị, có công
độ chủ quan tâm hồn và thức
của con người đời sống dân -Nhịp điệu
tộc uyển chuyển
-Hình ảnh
sinh động,
giàu sức biểu
cảm
-Có tính diễn
xướng

-Là thể loại -Phản ánh -Câu nói ngắn


văn học dân những kinh gọc, súc tích,
gian nhằm nghiệm về lao có nhịp điệu,
đúc kết kinh động, sản dễ nhớ, dễ
Tục ngữ nghiệm, tri xuất, ghi nhận truyền
thức của nhân các hiện Hình tượng
dân tượng lịch sử, ngôn ngữ
Là túi khôn xã hội, thể được xây
của dân gian hiện triết lí dựng từ
dân gian của những biện
dân tộc pháp so sánh,
ẩn dụ, nhân
hóa

-Là loại hình -Để giải trí -Ngắn gọn


tự sự kể về -Nhận thức, -Xảy ra mâu
hiện tượng đánh giá sự thuẫn và có
đáng cười vật, hiện kết thúc bất
trong cuộc tượng ngờ
Truyện sống, những -Bài học giáo -Gồm 2,3
cười hành vi gây dục nhẹ nhân vật,
cười nhằm nhàng, sâu sắc không có số
mua vui, phê Phê phán phận, chỉ bộc
phán thói hư, châm biếm lộ qua một nét
tật xấu trong những điều tính cách,
xã hội trái tự nhiên, hành động
tật xấu của
con người
Tâm hồn Việt Nam qua ca dao- dân ca

Nhà thơ Chế Lan Viên đã từng viết rất hay: Mẹ ru con bên nôi, trai gái tự
tình bên cối gạo, những người chống đò hát với đêm trăng, họ đã truyền từ
đời này sang đời khác câu thơ tuyệt vời của họ. Biết bao thế hệ đã qua đi,
thời gian tàn phá hết, nhưng những câu hát ấy không có gì phá vỡ nổi vì
những câu hát ấy quả thực trong veo như ngọc, và trong khối ngọc ấy đã
hiện lên cái bóng của con người Việt Nam”

1. Tình yêu thiên nhiên đất nước

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, người Việt Nam đã đổ bao nhiêu xương
máu để bảo vệ từng tấc đất của non sông. Từng oe oe tiếng khóc chào đời
trên đất Việt, từng bao phen quyết chiến với quân thù, từng vui, buồn với
bao thăng trầm của lịch sử, có người Việt nào lại không yêu mến quê hương?
Tình yêu chứa chan đã quyện vào bức tranh Tây Hồ buổi sớm:

“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh

Non xanh nước biếc như tranh họa đồ”

Đường vào xứ Nghệ có sơn thủy hữu tình, nước non nhuộm màu xanh tươi
mát, còn đường vào miền Nam sông nước mở rộng mênh mang:

“Nhà Bè nước chảy chia hai

Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về”


Hai nhánh sông Nhà Bè dẫn ta xuôi về những mảnh đất mới màu mỡ, hứa
hẹn những vựa lúa bội thu. Mỗi địa danh, mỗi dòng sông, mỗi cánh đồng,
ngọn núi đã in đậm trong trái tim người Việt. Hay

“Gió đưa cành trúc la đà

Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

Mịt mờ khói tỏa ngàn sương

Nhịp chày Yên Thái, mặt gương Tây Hồ”

Người nghệ sĩ dân gian đã khéo léo cài họa phẩm Tây Hồ vào cả hai không
gian động và tĩnh. Một cành trúc la đà, mềm mại, một hồi chuông trầm ngâm
xa, một thoáng khói sương huyền ảo cùng nhịp chày giã nhịp nhàng. Mặt
nước Hồ Tây phẳng lặng trong trẻo, như một tấm gương, tất cả quyện lại
thành bức tranh của một góc Thăng Long nghìn năm văn vật.

2. Tâm hồn lạc quan, yêu cuộc sống, yêu con người

“Rủ nhau đi cấy đi cày

Bây giờ khó nhọc có ngày phong lưu

Trên đồng cạn dưới đồng sâu

Chồng chày, vợ cấy con trâu đi bừa”

Tiếng hát lạc quan, yêu đời, tiếng hát ước mơ, hi vọng đã điểm nụ cười trên
môi người lao động, xóa tan những vất vả, nhọc nhằn, tô thêm màu xanh
trên ruộng lúa, nương dâu, bãi ngô, bãi sẵn.

“Mình nói với ta mình hãy còn son

Ta đi qua ngõ thấy con mình bò


Con mình những trấu cùng tro

Ta đi lấy nước tắm cho con mình”

Hay

Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng
nạn
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Còn da lông mọc, còn chồi nảy cây

(Ca dao Bình Trị Thiên)

3. Tình yêu gia đình

Tâm hồn người Việt Nam qua ca dao là khúc nhạc trầm bổng, tượng trưng
cho các sắc thái tình cảm muôn màu, muôn vẻ. Trong những cung bậc ấy,
tình cảm gia đình là âm điệu âm vang, sâu lắng nhất, tha thiết nhất

“Anh đi anh nhớ quê nhà

Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương


Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Về tình nghĩa với ông bà:

“Ngó lên nuộc lạt mái nhà

Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”

Với cha mẹ:

“Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời chín tháng cưu mang”

Với anh chị em

“Chị em như chuối nhiều tàu

Lá lành che lá rách, chớ nói nhau nặng lời”

4. Về tình yêu đôi lứa

Tình yêu là chủ đề lãng mạn, tính tứ nhất của thi ca muôn đời. Chừng nào
con người còn hơi thơ, chùng ấy còn biết yêu và tình yêu trong thi ca sẽ mãi
tươi xanh

“Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên cái áo trên cành hoa sen

Em được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”


“Nhớ ai bổi hổi bồi hồi

Như đứng đống lửa như ngồi đống rơm”

“Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai”

“Khăn thương nhớ ai,


Khăn rơi xuống đất.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn vắt lên vai.
Khăn thương nhớ ai,
Khăn chùi nước mắt.
Đèn thương nhớ ai,
Mà đèn không tắt.
Mắt thương nhớ ai,
Mắt ngủ không yên.
Đêm qua em những lo phiền,
Lo vì một nỗi không yên một bề…”

5. Tâm hồn trăm đắng ngàn cay qua những câu ca dao than thân

Ca dao là những khúc tâm tình thể hiện ước mong, tình cảm của con người
lao động. Những khúc tâm tình này giữa cuộc đời ngang trái, bất công, giữa
những vất vả, nhọc nhằn vì cuộc sống đã biến thành những sáng tác trữ tình
long lanh như những viên ngọc.

Trong xã hội, người phụ nữ bị phụ thuộc, không thể tự mình quyết định số
phận, đành phải kí thác cho may rủi, trong nhờ đục chịu. Họ biến nỗi uất hận
thành tiếng khóc nỉ non khi đêm về, chiều xuống:

“Thân em như tấm lụa đào

Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai”

“Em như con hạc đầu đình

Muốn bay không cất nổi mình mà bay”

“Xưa kia ở với mẹ cha,


Mẹ cha yêu dấu như hoa trên cành.
Từ ngày tôi ở với anh,
Anh đánh, anh chửi, anh tình phụ tôi.
Đất xấu nặn chả nên nồi,
Anh đi lấy vợ cho tôi lấy chồng”.

“Mẹ em tham thúng xôi rền,


Tham con lợn béo, tham tiền Cảnh Hưng.
Em đã bảo mẹ rằng đừng,
Mẹ hấm, mẹ hứ, mẹ bưng ngay vào.
Bây giờ kẻ thấp, người cao,
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng!”
Đề ôn luyện

Đề 1: Nhà thơ Raxun Gamzatop đã viết:

“Trên đời này chỉ có 3 bài hát

Để nói về thế giới tâm hồn

Hay hơn cả là bài ca thứ nhất

Bà mẹ dịu dàng hát ru con

Bài thứ hai cũng là bài ca của mẹ

Khi con trai mẹ chết, cánh tay già,

Ôm xác con hát một mình lặng lẽ

Những bài khác trên đời là bài hát thứ ba”

Hãy trình bày sự hiểu biết của anh chị về bài ca thứ nhất, chọn và phân tích
một số bài ca dao để làm rõ ý kiến

“Hát ru cũng là lời đánh thức, đánh thức mọi lãng quên”

Đề 2:
Văn học là cuộc đối thoại chứa chan tình người giữ người xưa và người nay
Bằng hiểu biết về Sử thi Đăn Săn, hãy bình luận ý kiến trên
Đề 3:
Trong tập tiểu luận “Trang giấy trước đèn”, nhà văn Nguyễn Minh
Châu có viết: “Nhà văn tồn tại ở trên đời trước hết là để làm công việc như
kẻ nâng giấc cho những người cùng đường, tuyệt lộ, bị cái ác hoặc số phận
đen đủi dồn đến chân tường (…) để bênh vực cho những con người không
còn có ai để bênh vực”.
Bằng trải nghiệm về Truyện cổ tích, hãy làm sáng tỏ
Đề 4:
Trong mỗi câu chuyện cổ bao giờ cũng có một truyện kể cho người lớn và
một truyện kể cho trẻ em
Đề 5:
Cảm nhận hình tượng người phụ nữ qua những bài ca dao
Đề 6:
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng viết: "Dù anh viết xuôi viết ngược như thế
nào, dù cho rằng anh viết về sự giận dữ, về lòng căm thù, về nỗi đau khổ,
chán chường thì rút cuộc cũng để truyền thổi vào giữa tâm hồn người đọc
một niềm tin vào cuộc sống, một tình yêu bát ngát đối với cuộc sống".

Bằng trải nghiệm về ca dao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên

You might also like