You are on page 1of 22

HỆ THỐNG KIẾN THỨC ÔN THI CUỐI KỲ

MÔN PHÂN TÍCH DỮ LIỆU TRONG KINH DOANH

LỚP HỌC PHẦN: DHMKK17KTT – KHOA: QUẢN TRỊ KINH DOANH

I. KIỂM ĐỊNH TRUNG BÌNH:


1. Chi – square:

Đặt giả thuyết H0 là ... và ... không có sự khác nhau. Hay ... và ... không có mối
quan hệ với nhau (độc lập nhau).

Kết quả kiểm định bằng Chi – Square Test cho thấy: giá trị kiểm định Chi —
Square ở độ tin cậy 95% có mức ý nghĩa Sig. = ... (< 0.05) nên bác bỏ giả thuyết H0 và
kết luận rằng ... và ... có sự khác biệt nhau và có ý nghĩa thống kê.

Nếu giá trị Sig. này lớn hơn 0.05, chúng ta chấp nhận giả thuyết H0, tương đương
rằng ... và ... không có mối quan hệ với nhau.
Từ kết quả bằng Crosstabulation và đồ thị cho thấy tỷ lệ % của ... và ... phân theo
... có sự khác nhau nhiều, VD: Trong số 13 người có hút thuốc thì nam hút thuốc chiếm tỷ
lệ % nhiều hơn nữ (nam: 91,70%; nữ 25,00%). Trong số 7 không hút thuốc thì tỷ lệ % nữ
chiếm nhiều hơn nam (Nữ: 75,00%; Nam 8,30%). Điều này chứng tỏ rằng Nam chiếm tỷ
lệ % hút thuốc nhiều hơn nữ.

Kết quả Sig từ Chi-Square Test chỉ nói lên được 2 biến có mối quan hệ hay không
(có sự khác nhau hay không). Nếu 2 biến này có sự liên kết với nhau thì chúng ta sẽ cần
đánh giá mức độ liên kết giữa 2 biến qua giá trị Value của kiểm định Phi và Cramer's V.
Kiểm định Phi chỉ phù hợp khi xem xét mối quan hệ giữa 2 biến mà mỗi biển chỉ có 2 giá
trị, nếu một trong hai biển có từ 3 giá trị trở lên, ta sẽ dùng kết quả của Cramer's V.

Cụ thể trong bảng kết quả ở trên, bảng kết quả (Symmetric Measures) đo lường
mức độ liên kết của hai biến mạnh hay yếu. Cả hai biến đang nghiên cứu chỉ có 2 giá trị
biểu hiện nên chúng ta đọc chỉ số Value của giá trị kiểm định Phi = -0.685 < 0 với mức ý
nghĩa Sig. = 0.002 < 0.05 cho thấy mối quan hệ giữa hai biến này là nghịch biến có
nghĩa là tỷ lệ % những người không hút thuốc thì nữ nhiều hơn nam, tỷ lệ % của những
người có hút thuốc thì nam nhiều hơn nữ.

Nếu xét về độ lớn thì giá trị Phi nằm trong khoảng từ 0 đến 1, nếu Phi tiến đến 0
thì không có độ mạnh liên kết hai biến không tương quan nhau, nếu giá trị Phi tiến đến 1
thì có độ mạnh tối đa về mối liên kết hay hai biến có mối tương quan hoàn hảo. Hệ số
Cramer's V cũng có khoảng biến thiên tương tự như hệ số Phi, sử dụng hệ số này khi 1
trong hai biển đo lường mốii liên hệ có từ 3 giá trị biểu hiện trở lên.

Trong ví dụ này giá trị Phi = 0.685 dần tiến đến 1 nên mối liên kết của hai biến
này khá lớn hay mối tương quan của hai biến này là 68.5%. Điều đó có nghĩa là có sự
khác nhau lớn giữa những người hút thuốc và không hút thuốc theo giới tính nam và nữ.
Bảng kết quả (Symmetric Measures) đo lường mức độ liên kết của hai biến mạnh
hay yếu. Hai biến đang nghiên cứu có một biến có hơn 2 giá trị biểu hiện (...) nên chúng
ta đọc chỉ số Value của giá trị kiểm định Cramer's V = 0.51 với mức ý nghĩa Sig = 0.015
<0,05 cho thấy mối quan hệ giữa hai biến này khá cao 51%.

2. One Sample T – Test:

Đặt giả thuyết H0 là dự đoán của người khảo sát về ... (dự đoán điểm của giảng
viên (8 điểm)) và ... (điểm trung bình của sinh viên) là không có sự khác nhau.

Bảng kết quả kiểm định (One-Sample Test) cho thấy, giá trị kiểm định Sig. =
0,016 < 0.05 nên, bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng ... (điểm dự đoán của giảng viên
và điểm trung bình thực tế của sinh viên) có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê, ở độ
tin cậy 95%.

Bảng kết quả thống kê mô tả (One-Sample Statistics) cho thấy, ... (điểm kiểm tra
trung binh của sinh viên (6.73 điểm) thấp hơn điểm dự đoán của giảng viên (8 điểm)),
điều đó nói lên chất lượng học tập của các sinh viên thấp hơn so với mong đợi của giảng
viên.
3. Paired Samples T – Test:

Đặt giả thuyết H0 là ... và ... (mức lương trung bình của sinh viên nam và sinh viên
nữ sau khi ra trường) là không có sự khác nhau.

Bảng kết quả kiểm định mối tương quan (hay mối liên hệ) (Paired Samples
Correlations) của hai biến ... và ... có giá trị sig. = 0,02 < 0,05 ở độ tin cậy 95% nên hai
biến này có mối tương quan, hệ số tương quan của hai biến này khá lớn gần tiến tới 1
(R=0,748) chứng tỏ mối quan hệ của hai biến này rất mạnh và có ý nghĩa thống kê.

Kết quả kiểm định Paired Samples Test về sự khác biệt nhau về giá trị trung bình
của hai nhóm cho thấy:

Giá trị kiểm định có mức ý nghĩa Sig. = 0.004 < 0.05 ở độ tin cậy 95%, nên bác
bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng Mức lương trung bình của sinh viên nam và sinh viên
nữ khi tốt nghiệp ra trường là khác nhau và có ý nghĩa thống kê. Hay nói cách khác có sự
chênh lệch có ý nghĩa thống kê về mức lương nam và nữ sau khi tốt nghiệp ra trường.

Từ bảng kết quả thống kê mô tả trên cho thấy Mức lương trung bình của sinh viên
nam (305.36usd) cao hơn mức lương trung bình của sinh viên nữ (267.64usd), chênh lệch
trung bình là khoảng 37.714 usd.
4. Independent Samples T – Test:

Trường hợp 1:

Đặt giả thuyết H0 là ... và ... (điểm trung bình của sinh viên nam và sinh viên nữ)
là không có sự khác nhau.

Bảng kết quả kiểm định Independent Samples Test cho thấy kiểm định phương sai
có mức ý nghĩa Sig. = 0.329 > 0,05 nên chấp nhận giả thuyết phương sai của các nhóm
bằng nhau. Do đó nhìn kết quả kiểm định t ở dòng phương sai bằng nhau (Equal
variances assumed) có mức ý nghĩa sig = 0.002 < 0.05. Vậy bác bỏ giả thuyết H0 và kết
luận rằng ... điểm số trung bình giữa sinh viên nam và sinh viên nữ là có sự khác nhau và
có ý nghĩa thống kê.

Bảng kết quả thống kê theo từng nhóm cho thấy điểm trung bình của sinh viên
nam là 6.688 điểm thấp hơn điểm trung bình của sinh viên nữ là 8.813 điểm. Như vậy,
cho thấy chất lượng học tập của sinh viên nữ về môn PTDL tốt hơn sinh viên nam.

Trường hợp 2:

Đặt giả thuyết H0 là ... và ... (chi phí quảng cáo trung bình giữa hai khu vực TP.
HCM và TP. Hà Nội) là không có sự khác nhau.
Bảng kết quả kiểm định Independent Samples Test cho thấy kiếm định phương sai
có mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết phương sai của các nhóm bằng
nhau và chấp nhận giả thuyết phương sai giữa các nhóm không bằng nhau. Do đó, nhìn
kết quả kiểm định t ở dòng phương sai không bằng nhau (Equal variances not assumed)
có mức ý nghĩa Sig = 0.027 < 0.05. Nên bác bỏ giả thuyết H0 và kết luận rằng chi phí
quảng cáo trung bình giữa hai khu vực bán hàng là có sự khác nhau và có ý nghĩa thống
kê.

Bảng kết quả thống kê Group Statistics theo từng nhóm cho thấy chi phí quảng
cáo trung bình của khu vực bán hàng ở thành phố Hà Nội là 461.78 (Triệu đồng) cao hơn
chi phí quảng cáo trung bình của khu vực bán hàng Tp.HCM là 329.00 (Triệu đồng), như
vậy, cho thấy Doanh nghiệp đầu tư nhiều vào chi phí quảng cáo cho khu vực Thành phố
Hà Nội hơn Tp HCM.

5. One – Way - Anova:

Đặt giả thuyết H0 là ... (mức tiêu thụ xăng trung bình của 3 loại xe) là không có sự
khác nhau (bằng nhau).

Kiểm định Levene Statistic có giá trị mức ý nghĩa là Sig. = 0.965 > 0.05 nên chấp
nhận giả thuyết phương sai bằng nhau giữa các nhóm. Do đó, bảng phân tích ANOVA
sử dụng tốt để kết luận giả thuyết nghiên cứu H0.

Kiếm định ANOVA có mức ý nghĩa Sig. = 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H0
và kết luận mức tiêu thụ xăng trung bình của 3 loại xe có sự khác nhau và có ý nghĩa
thống kê, ở độ tin cậy 95%.

Trong phân tích sâu ANOVA, bảng kết quả so sánh giá trị trung bình từng cặp
Bonferroni cho thấy 2 cặp có giá trị mức ý nghĩa Sig. < 0.05 cụ thể là mức tiêu thụ xăng
trung bình của xe A và xe B (Sig = 0.000 < 0.05), xe A và xe C (Sig =0.002<0.05). Nên
mức tiêu thụ xăng trung bình của hai cặp xe trên có sự khác nhau và có ý nghĩa thống kê.

Từ kết quả trên cho thấy mức tiêu thụ xăng trung bình của xe A và xe B có sự khác
nhau đáng kể, cao hơn mức tiêu thụ xăng trung bình của xe A và xe C. Còn lại mức tiêu
thụ xăng trước binh của xe B và xe C thì không có sự khác nhau.

II. KIỂM ĐỊNH THANG ĐO:


1. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha:

TH1: Từ kết quả phân tích cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
―...‖ là 0,850 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) của
... biến quan sát trong thang đo đều > 0,3 nên thang đo ―...‖ đủ độ tin cậy để thực hiện các
phân tích tiếp theo. Tuy nhiên, biến quan sát ... có giá trị Cronbach’s Alpha nếu loại biến
(Cronbach's Alpha if Item Deleted) là 0,856 > 0,850 nhưng tác giả không loại biến quan
sát này trong quá trình phân tích bởi vì khi phỏng vấn chuyên gia và thảo luận nhóm cho
rằng biến quan sát này là quan trọng để làm cơ sở cho các đề xuất giải pháp sau này.

TH2: Từ kết quả phân tích độ tin cậy của thang đo ―...‖ cho thấy, biến quan sát ...
có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) là 0,245 < 0,3 nhỏ nhất
trong các biến quan sát của thang đo ―...‖ nên loại biến quan sát này và thực hiện
Cronbach's Alpha lần tiếp theo.

TH3: Từ kết quả phân tích cho thấy Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
―...‖ là 0,777 > 0,6 và hệ số tương quan biến tổng của ... biến quan sát còn lại trong thang
đo ―...‖ đều > 0,3 nên ... biến quan sát từ ... đến ... đủ độ tin cậy để thực hiện các phân
tích tiếp theo.

2. Phân tích nhân tố EFA:

TH1: Từ kết quả phân tích cho thấy biến quan sát ... có hệ số tải nhân tố là 0,413 <
0,5 nhỏ nhất trong nhân tố số ... nên loại biến quan sát ... và tiếp tục tiến hành phân tích
nhân tố lần tiếp theo.

Kiểm định tích thích hợp của mô hình phân tích nhân tố EFA (Kaiser-Meyer-Olkin):

KMO and Bartlett's Test


Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .904
Approx. Chi-Square 2314.600
Bartlett's Test of Sphericity df 253
Sig. .000
Từ kết quả phân tích nhân tố lần cuối cho thấy: Thước đo KMO (Kaiser-Meyer-
Olkin) có giá trị = 0,904 thỏa điều kiện 0,5 < KMO ≤1.
Kết luận: phân tích nhân tố rất phù hợp với dữ liệu thực tế.
Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát (Bartlett’s Test):
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .904
Approx. Chi-Square 2314.600
Bartlett's Test of Sphericity
df 253
Sig. .000
Kết quả kiểm định sự tương quan nhau trong mỗi nhóm nhân tố, kiểm định
Bartlett's Test có giá trị Sig. = 0,000 < 0,05.
Kết luận: các biến quan sát có tương quan với nhau trong mỗi nhóm nhân tố.
Kiểm định phương sai trích của các yếu tố (%Cumulative variance):
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Rotation Sums of Squared
Loadings Loadings
Total % of Cumulative Total % of Cumulative Total % of Cumulative
Variance % Variance % Variance %
1 8.332 36.225 36.225 8.332 36.225 36.225 3.619 15.735 15.735
2 1.991 8.658 44.883 1.991 8.658 44.883 2.832 12.312 28.047
3 1.562 6.792 51.675 1.562 6.792 51.675 2.782 12.097 40.143
4 1.421 6.178 57.853 1.421 6.178 57.853 2.761 12.005 52.148
5 1.193 5.187 63.040 1.193 5.187 63.040 2.505 10.892 63.040
6 .870 3.783 66.823
7 .772 3.356 70.179
8 .710 3.087 73.266
9 .641 2.786 76.053
10 .603 2.622 78.674
11 .567 2.465 81.139
12 .508 2.207 83.346
13 .484 2.104 85.451
14 .449 1.953 87.403
15 .417 1.814 89.217
16 .398 1.729 90.946
17 .371 1.615 92.561
18 .329 1.430 93.991
19 .318 1.384 95.375
20 .303 1.319 96.694
21 .285 1.239 97.933
22 .250 1.089 99.022
23 .225 .978 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Eigenvalue = 1.193 (đại diện cho phần biến thiên được giải thích bởi mỗi nhân tố)
>1 thì 5 nhân tố rút ra có ý nghĩa tóm tắt thông tin tốt nhất.
Hệ số tổng phương sai trích (Total Variance Explained) có giá trị phương sai cộng
dồn của các yếu tố (từ yếu tố 1 đến yếu tố 5) là 63,040% >50% đáp ứng tiêu chuẩn.
Kết luận: 63,040% thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát
trong mô hình.
Kiểm định hệ số tải nhân tố (Factor loading):
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5
PTKN1 .787
PTKN3 .749
PTKN5 .732
PTKN2 .679
PTKN6 .637
PTKN4 .610
GDT1 .823
GDT2 .742
GDT3 .625
GDT4 .562
GDT5 .556
CLTN1 .872
CLTN2 .759
CLTN3 .694
CLTN4 .668
NLHT3 .755
NLHT2 .736
NLHT1 .726
NLHT4 .723
TCKH1 .774
TCKH3 .664
TCKH2 .611
TCKH4 .589
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 7 iterations.
Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập của ma trận xoay nhân tố (Rotated
Component Matrix) trên cho thấy, hệ số tải nhân tố của các biến quan sát đều thỏa điều
kiện ≥ 0,5 và số nhân tố tạo ra là ... nhân tố, các nhân tố này đảm bảo yêu cầu khi phân
tích hồi quy tuyến tính đa biến.

III. PHÂN TÍCH HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐA BIẾN:


1. Thực hiện các kiểm định:
Kiểm định Pearson:

Từ kết quả phân tích Pearson cho thấy các biến độc lập VHTC, BCCV, MTLV, TL,
PCLD có mối tương quan thuận chiều với biến sự hài lòng (SAT) vì hệ số Sig của các
biến độc đều có giá trị < 0,05 và các hệ số tương quan (Pearson Correlation) của các biến
độc lập và biến phụ thuộc đều dương. Trong đó, nhân tố có mối tương quan mạnh nhất
đến sự hài lòng là nhân tố PCLD (R = 0,677), nhân tố có mối tương quan thấp nhất tới sự
hài lòng là nhân tố MTLV (R = 0,483). Do đó, các biến nhân tố trong mô hình đủ điều
kiện để thực hiện phân tích hồi quy. Ngoài ra, khi phân tích hồi quy đa biến cần phải chú
ý đến hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra trong mô hình vì các biến độc lập trong ma trận
Pearson có mối tương quan với nhau khá lớn (R > 0,4)

Kiểm định mức độ giải thích mô hình (Đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi
quy tuyến tính):

Tóm tắt mô hìnhb


Change Statistics
R bình Sai số
R bình
Mô R bình phương chuẩn Sig. F Durbin-
R phương F thay
hình phương đã hiệu của ước df1 df2 thay Watson
thay đổi
chỉnh tính đổi
đổi
1 0,735a 0,540 0,528 0,55989 0,540 45,467 5 194 0,000 1,919
a. Nhân tố dự đoán: (Không đổi), SP, SHI, NT, DSD, GC
b. Nhân tố phụ thuộc: HVMSTT

Giá trị R bình phương đã hiệu chỉnh (Adjusted R Square) phản ánh chính xác mức
độ phù hợp của mô hình so với với tổng thể, ta có giá trị R hiệu chỉnh bằng 0,528 (hay
52,8%), với kiểm định F thay đổi (F Change), Sig = 0,000 < 0,05 có nghĩa là tồn tại mô
hình hồi quy tuyến tính giữa sự hài lòng ... và ... 5 biến độc lập trong mô hình

Kiểm định độ phù hợp của mô hình (Kiểm định F):


ANOVAa
Tổng độ lệch bình Bậc tự do Độ lệch bình phương Hệ số
Mô hình Sig.
phương (df) bình quân F
Regression 71,265 5 14,253 45,467 ,000b
1 Residual 60,815 194 0,313
Total 132,080 199
a. Nhân tố dự đoán: (Không đổi), SP, SHI, NT, DSD, GC
b. Nhân tố phụ thuộc: HVMSTT

Nhìn vào bảng (ANOVA) ta thấy trị thống kê F có giá trị Sig.= 0,000 (<0,05) rất
nhỏ cho thấy mô hình sử dụng là phù hợp với tập dữ liệu thực tế và các biến đều đạt được
tiêu chuẩn chấp nhận trong mô hình.

Kiểm định sự tự tương quan của phần dư (Autocorrelation):

Tóm tắt mô hìnhb


Change Statistics
R bình Sai số
R bình
Mô R bình phương chuẩn Sig. F Durbin-
R phương F thay
hình phương đã hiệu của ước df1 df2 thay Watson
thay đổi
chỉnh tính đổi
đổi
1 0,735a 0,540 0,528 0,55989 0,540 45,467 5 194 0,000 1,919
a. Nhân tố dự đoán: (Không đổi), SP, SHI, NT, DSD, GC
b. Nhân tố phụ thuộc: HVMSTT

Theo kết quả phân tích trong bảng (Model Summary) cho thấy, với số quan sát n
= 200, số tham số: (B − 1) = 5 hay (k2 = 5), tra trong Bảng thống kê Durbin – Watson,
dU (Trị số thống kê trên) = 1,809, hệ số Durbin-Watson (d)=1,919 nằm trong khoảng (du
= 1,809; 4-du = 2,081). Kết luận, không có hiện tượng tự tương quan giữa các phần dư
trong mô hình, mô hình nghiên cứu có ý nghĩa thống kê.

Kiểm tra hiện tượng đa cộng tuyến (Multiple Collinearity):

Hệ sốa
Hệ số chưa chuẩn Hệ số đã Khoảng tin cậy Thống kê đa
hóa chuẩn hóa 95,0% cho B cộng tuyến
Độ
Mô hình t Sig. chấp
Độ lệch Giới hạn Giới hạn
B Beta nhận VIF
chuẩn dưới trên
của
biến
(Hằng
-0,260 0,271 -0,958 0,339 -0,795 0,275
số)
SHI 0,177 0,069 0,153 2,563 00,011 0,041 0,313 0,664 1,505
1 DSD 0,396 0,066 0,362 6,026 0,000 0,266 0,525 0,659 1,518
NT 0,192 0,064 0,171 2,978 0,003 0,065 0,319 0,717 1,394
GC 0,202 0,070 0,185 2,886 0,004 0,064 0,340 0,579 1,727
SP 0,110 0,059 0,103 1,855 0,065 -0,007 0,227 0,771 1,296
a. Biến phụ thuộc: HVMSTT

Kết quả phân tích trong bảng (Coefficients) cho thấy, hệ số phóng đại phương sai
VIF (Variance Inflation Factor) của các biến trong mô hình đều rất nhỏ, có giá trị từ
1,296 đến 1,727 nhỏ hơn 10. Chứng tỏ, mô hình hồi quy không vi phạm giả thuyết của
hiện tượng đa cộng tuyến, mô hình có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định phương sai của sai số không đổi (Heteroskedasticity):


Sự tương quan
ABSZRE SHI DSD NT GC SP
Hệ số tương quan 1,000 -0,038 0,005 -0,013 0,072 -0,046
ABSZRE Sig. (2 phía) . 0,592 0,944 0,850 0,309 0,521
N 200 200 200 200 200 200
** ** **
Hệ số tương quan -0,038 1,000 0,431 0,348 0,489 0,269**
SHI Sig. (2 phía) 0,592 . 0,000 0,000 0,000 0,000
N 200 200 200 200 200 200
Hệ số tương quan 0,005 0,431** 1,000 0,413** 0,489** 0,312**
Spearman's rho DSD Sig. (2 phía) 0,944 0,000 . 0,000 0,000 0,000
N 200 200 200 200 200 200
** ** **
Hệ số tương quan -0,013 0,348 0,413 1,000 0,478 0,339**
NT Sig. (2 phía) 0,850 0,000 0,000 . 0,000 0,000
N 200 200 200 200 200 200
** ** **
Hệ số tương quan 0,072 0,489 0,489 0,478 1,000 0,389**
GC Sig. (2 phía) 0,309 0,000 0,000 0,000 . 0,000
N 200 200 200 200 200 200
Hệ số tương quan -0,046 0,269** 0,312** 0,339** 0,389** 1,000
SP Sig. (2 phía) 0,521 0,000 0,000 0,000 0,000 .
N 200 200 200 200 200 200
**. Tương quan có ý nghĩa ở mức 0,01 (2 phía).

Kết quả phân tích kiểm định Spearman cho thấy, các hệ số tương quan hạng
Spearman giữa các biến độc lập và biến trị tuyệt đối của phần dư chuẩn hóa có mức ý
nghĩa Sig. > 0,05 nên kết luận: các biến trong mô hình đảm bảo không có hiện tượng
phương sai phần dư thay đổi, mô hình có ý nghĩa thống kê.

Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy:

Hệ sốa
Hệ số chưa chuẩn Hệ số đã Khoảng tin cậy Thống kê đa
hóa chuẩn hóa 95,0% cho B cộng tuyến
Độ
Mô hình t Sig. chấp
Độ lệch Giới hạn Giới hạn
B Beta nhận VIF
chuẩn dưới trên
của
biến
(Hằng
-0,260 0,271 -0,958 0,339 -0,795 0,275
số)
SHI 0,177 0,069 0,153 2,563 0,011 0,041 0,313 0,664 1,505
1 DSD 0,396 0,066 0,362 6,026 0,000 0,266 0,525 0,659 1,518
NT 0,192 0,064 0,171 2,978 0,003 0,065 0,319 0,717 1,394
GC 0,202 0,070 0,185 2,886 0,004 0,064 0,340 0,579 1,727
SP 0,110 0,059 0,103 1,855 0,065 -0,007 0,227 0,771 1,296
a. Biến phụ thuộc: HVMSTT
Bảng 1. Phân tích hồi quy tuyến tính
Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi cho thấy, có 1
nhân tố không có mức ý nghĩa so với Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop
(HVMSTT), đó là nhân tố Sản phẩm (SP) vì có mức ý nghĩ Sig 0,065 > 0,05 nên nhân tố
này không chấp nhận trong phương trình hồi quy.

Có 4 nhân tố ảnh hưởng đến Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop
(HVMSTT) là nhân tố Sự hữu ích (SHI), Dễ sử dụng (DSD), Niềm tin (NT), Giá cả (GC)
vì có mức ý nghĩa Sig. < 0,05 nên được chấp nhận trong phương trình hồi quy, và đều có
tác động cùng chiều (hệ số Beta dương) đến Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok
Shop (HVMSTT). Phương trình hồi quy có dạng như sau:

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa:

HVMSTT = -0,260 + 0,177SHI + 0,396DSD + 0,192NT + 0,202GC

Phương trình hồi quy chuẩn hóa:

HVMSTT = 0,153SHI + 0,362DSD + 0,171NT + 0,185GC

Từ kết quả xem xét mức ý nghĩa các biến độc lập trong mô hình hồi quy cho thấy,
có 1 nhân tố không có mức ý nghĩa so với sự hài lòng (SAT), đó là nhân tố MTLV vì có
mức ý nghĩ Sig = 0,386 > 0,05 nên nhân tố này không chấp nhận trong phương trình hồi
quy.

Có 4 nhân tố ảnh huởng đến sự hài lòng đó là nhân tố VHTC, BCCV, TL và PCLD
vì có mức ý nghĩa Sig < 0,05 nên được chấp nhận trong phương trình hồi quy, và đều có
tác động dương (hệ số Beta dương) đến sự hài lòng (SAT). Phương trình hồi quy có dạng
như sau:

Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa: SAT = 0,210*VHTC + 0,147*BCCV +
0,224*TL + 0,466*PCLD.

Phương trình hồi quy chuẩn hóa: SAT = 0,178*VHTC + 0,134*BCCV + 0,205*TL
+ 0,397*PCLD.

Thảo luận kết quả hồi quy:

- Hệ số hổi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients):


βSHI = 0,177: nhân tố Sự hữu ích (SHI) và Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok
Shop (HVMSTT) có mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi nhân tố Sự hữu ích (SHI)
tăng (giảm) 1%, Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop (HVMSTT) sẽ tăng (giảm)
0,177%.

βDSD = 0,396: nhân tố Dễ sử dụng (DSD) và Hành vi mua sắm trực tuyến trên
TikTok Shop (HVMSTT) có mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi nhân tố Dễ sử dụng
(DSD) tăng (giảm) thêm 1%, Hành vi mua sắm trực tuyến (HVMSTT) sẽ tăng (giảm)
thêm 0,396%

βNT = 0,192: nhân tố Niềm tin (NT) và Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok
Shop (HVMSTT) có mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi nhân tố Niềm tin (NT) tăng
(giảm) thêm 1%, Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop (HVMSTT) sẽ tăng
(giảm) thêm 0,192%.

βGC = 0,202: nhân tố Giá cả (GC) và Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok
Shop (HVMSTT) có mối quan hệ cùng chiều. Có nghĩa là khi nhân tố Giá cả (GC) tăng
(giảm) thêm 1%, Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop (HVMSTT) sẽ tăng
(giảm) thêm 0,202%.

- Hệ số hổi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients):

Xác định tầm quan trọng của các biến độc lập tác động đến biến phụ thuộc theo tỷ
lệ phần trăm:

STT Biến Hệ số Beta Phần trăm Thứ tự ảnh hưởng

1 SHI 0,153 17,57% 4

2 DSD 0,362 41,56% 1

3 NT 0,171 19,63% 3

4 GC 0,185 21,24% 2

Tổng 0,871 100,00%


Bảng 2. Kết quả hệ số hồi quy chuẩn hóa
Nhân tố tác động mạnh nhất đến Hành vi mua sắm trực tuyến (HVMSTT) là nhân
tố Dễ sử dụng (DSD), đóng góp 41,56%; tiếp đến nhân tố tác động thứ nhì đến Hành vi
mua sắm trực tuyến (HVMSTT) là nhân tố Giá cả (GC), đóng góp 21,24%; nhân tố tác
động thứ ba đến Hành vi mua sắm trực tuyến (HVMSTT) là nhân tố Niềm tin (NT), đóng
góp 19,63% và cuối cùng nhân tố tác động thứ tư đến Hành vi mua sắm trực tuyến
(HVMSTT) là nhân tố Sự hữu ích (SHI), đóng góp 17,57%.

Kết quả nghiên cứu:

Giả thuyết Diễn giải Kết quả


Nhân tố Sự hữu ích (SHI) có ảnh hưởng đến Hành vi mua
H1 Chấp nhận
sắm trực tuyến (HVMSTT)
Nhân tố Dễ sử dụng (DSD) có ảnh hưởng đến Hành vi mua
H2 Chấp nhận
sắm trực tuyến (HVMSTT)
Nhân tố Niềm tin (NT) không có ảnh hưởng đến Hành vi
H3 Chấp nhận
mua sắm trực tuyến (HVMSTT)
Nhân tố Giá cả (GC) có ảnh hưởng đến Hành vi mua sắm
H4 Chấp nhận
trực tuyến (HVMSTT)
Nhân tố Sản phẩm (SP) có ảnh hưởng đến Hành vi mua sắm
H5 Bác bỏ
trực tuyến (HVMSTT)

Từ những phân tích trên ta có thể kết luận mô hình lý thuyết thích hợp với dữ liệu
nghiên cứu, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng theo mức độ ảnh hưởng từ cao đến
thấp: nhân tố Dễ sử dụng (DSD); nhân tố Giá cả (GC); nhân tố Niềm tin (NT); nhân tố Sự
hữu ích (SHI). Các giả thuyết nghiên cứu được chấp nhận H1, H2, H3 và H4, bác bỏ giả
thuyết H5.

2. Nêu hàm ý quản trị:

Yếu tố ―Sự hữu ích‖ có mối quan hệ cùng chiều, và là nhân tố tác động mạnh thứ
4 đến ―Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop‖ của sinh viên trường Đại học
Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với β = 0,153. Sinh viên đánh giá đồng ý với
những yếu tố: Tìm kiếm thông tin nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, tránh những phiền
phức khó chịu, mua sắm bất cứ thời gian nào, được hưởng nhiều khuyến mãi, giảm giá
hơn so với mua bên ngoài. Điều này cho thấy lợi ích vốn có của nền tảng thương mại
điện tử TikTok Shop so với thương mại truyền thống đã thu hút sự mua sắm của khách
hàng ngày càng cao và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng trưởng nhanh trong thời đại công
nghiệp kỹ thuật số. TikTok Shop cần nỗ lực đẩy mạnh và củng cố hình ảnh thương hiệu,
đầu tư vào các chiến dịch tiếp thị nhằm nâng cao hiểu biết của người tiêu dùng về mua
sắm trực tuyến, củng cố hệ thống thông tin để hỗ trợ khách hàng tìm kiếm thông tin sản
phẩm chính xác vừa nhanh chóng vừa hiệu quả để tiết kiệm được thời gian mua sắm.
Ngoài ra, còn giúp khách hàng thuận tiện, linh hoạt hơn vì có thể mua sắm trực tuyến vào
bất kì thời gian nào và có thể tránh được các phiền phức như vị trí địa lý, giao thông, thời
tiết... Đặc biệt, việc bán hàng sẽ tốt hơn cho các doanh nghiệp khi nhu cầu của người tiêu
dùng được ưu tiên.

Yếu tố ―Dễ sử dụng‖ có mối quan hệ cùng chiều và là yếu tố được đánh giá tác
động mạnh nhất đến ―Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop‖ của sinh viên
trường Đại học Công Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với β = 0,362. Sinh viên đánh giá
đồng ý với những yếu tố: TikTok Shop có giao diện dễ sử dụng, dễ thao tác, dễ dàng
thanh toán khi đặt hàng, dễ dàng tìm được sản phẩm và thông tin về sản phẩm. TikTok
Shop nên xây dựng một trang web thân thiện, dễ hiểu, dễ sử dụng cho mọi người dùng,
kể cả những người không am hiểu về công nghệ. Do giao diện tương tác trực tiếp với
khách hàng nên cần được thiết kế tương thích và phù hợp với từng loại thiết bị, chỉ nên
làm nổi bật những thứ mà khách hàng thực sự có nhu cầu sử dụng, tránh những quảng
cáo cản tầm nhìn của người dùng, và phải được thiết kế để nhanh chóng và dễ sử dụng để
hỗ trợ người tiêu dùng tìm kiếm nhanh chóng thông tin chi tiết về sản phẩm, dễ dàng tìm
kiếm được sản phẩm phù hợp với mong muốn và so sánh các đặc tính của sản phẩm.
Ngoài ra, TikTok Shop cần tích hợp nhiều phương thức thanh toán khác nhau, chẳng hạn
như: Thanh toán khi nhận hàng, thanh toán qua thẻ tín dụng, ví điện tử (momo, airpay)…
để khách hàng có thể dễ dàng lựa chon phương thức thanh toán phù hợp trong việc mua
sắm trực tuyến.

Yếu tố ―Niềm tin‖ có mối quan hệ cùng chiều và là nhân tố tác động mạnh thứ 3
đến ―Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop‖ của sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với β = 0,171. Sinh viên đánh giá đồng ý với những yếu
tố: Cung cấp thông tin trung thực, đáng tin cậy, thực hiện cam kết và hướng đến lợi ích
tốt nhất cho khách hàng. Chính vì vậy, TikTok Shop cần cung cấp thông tin trung thực về
sản phẩm, cải thiện chất lượng và hiệu suất của ứng dụng, phát triển các chính sách đảm
bảo lợi ích cho khách hàng như đổi trả, bảo hành… và các chính sách liên quan đến bảo
mật thông tin cá nhân, những điều này có thể giúp khách hàng tin tưởng hơn trong việc
mua sắm trực tuyến. Bên cạnh đó, TikTok Shop cần phải xây dựng lòng tin của người
tiêu dùng bằng cách cung cấp chi tiết thông tin sản phẩm, hình ảnh thực tế và chứng nhận
để loại bỏ sự nghi ngại của khách hàng, luôn nỗ lực vì lợi ích của khách hàng bằng cách
xử lý kịp thời, hợp lý và thỏa đáng các khiếu nại của khách hàng, tuân thủ các chính sách
đã công bố.

Yếu tố ―Giá cả‖ có mối quan hệ cùng chiều và là nhân tố tác động mạnh thứ 2 đến
―Hành vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop‖ của sinh viên trường Đại học Công
Nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh với β = 0,185. Sinh viên đánh giá đồng ý với những yếu
tố: mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop được hưởng các mức giá ưu đãi, dễ dàng so
sánh các mức giá, giá rẻ hơn so với khi mua trực tiếp tại cửa hàng, giá cả rẻ hơn nhưng
chất lượng vẫn tốt. TikTok Shop cần chú trọng hơn trong việc ràng buộc với người bán về
chính sách giá cả các mặt hàng bán, giúp cho người mua có được sản phẩm xứng đáng
với số tiền mà họ bỏ ra. Ngoài ra, cần phải xây dựng các chương trình ưu đãi cho cả
người bán và người dùng, để họ sẵn sàng sử dụng ứng dụng này ngày càng nhiều hợn.

Từ đây, đề xuất một số kiến nghị giải pháp:

Thứ nhất, TikTok Shop nên tối ưu hóa các thao tác sử dụng trên ứng dụng trực
tuyến của mình. Bên cạnh đó, để các khách hàng dễ dàng trong việc tìm kiếm các lựa
chọn phù hợp và để tối ưu hóa thời gian khách hàng tiếp cận với sản phẩm các doanh
nghiệp nên tập trung phát triển công cụ tìm kiếm của cửa hàng.

Thứ hai, để làm tăng doanh thu cho doanh nghiệp trước hết phải làm tăng sự trải
nghiệm của khách hàng bằng cách cải thiện thiết kế, logo, diện mạo sao cho phù hợp với
thị hiếu của khách hàng mà vẫn đảm bảo việc đọc hiểu thông tin về sản phẩm dễ dàng
nhất. Hơn thế nữa, TikTok Shop cần chú trọng khâu chăm sóc khách hàng và giải quyết
đơn khiếu nại.

Thứ ba, để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng trong mua sắm trực tuyến,
TikTok Shop nên quan tâm đến bộ phận đóng gói hàng hóa, hạn chế hư hỏng hàng hóa
trong quá trình vận chuyển. Ngoài ra, việc tối ưu hóa thời gian vận chuyển đến khách
hàng cũng góp phần vào việc nâng cao chất lượng dịch vụ mua sắm trực tuyến.
Thứ tư, chất lượng sản phẩm là yếu tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến ―Hành
vi mua sắm trực tuyến trên TikTok Shop‖ của sinh viên trường Đại học Công Nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên theo sơ đồ đánh giá thì yếu tố Sản phẩm vẫn chưa
đạt được sự đồng ý, dẫn đến bị loại ra trong quá trình phân tích hồi quy đa biến. Chúng ta
cần có những chính sách quy định về hình ảnh quảng cáo sản phẩm chân thật hơn về sản
phẩm. Tiếp theo là hãy phát huy những yếu tố đang được khách hàng yêu thích điển hình
là nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và sự đóng gói sản phẩm đẹp mắt, kĩ lưỡng mà TikTok Shop
đang làm tốt.

You might also like