You are on page 1of 10

CUỐI KÌ PTDLTKD

Kiểm định giả thuyết


1. Chi-square
2. Independent Samples T – Test
3. Paired Samples T – Test
4. One way Anova
Các bước thực hiện gồm: Đặt giả thuyết, phân tích mô tả, kiểm định dựa vào
mức ý nghĩa (sig).
Mô hình hồi quy
1. Độ tin cậy Cronbach’s Alpha
2. Phân tích nhân tố khám phá EFA
3. Hồi quy tuyến tính: thực hiện các bước kiểm định và đưa ra hàm ý quản trị
Câu 1: (1 điểm)
So sánh thu nhập trung bình của sinh viên nam và nữ sau khi tốt nghiệp. Có 1400
cặp sinh viên được chọn một cách nhẫu nhiên và mỗi cặp bao gồm 1 nam 1 nữ. Giả
thuyết cần kiểm định là mức lương đề nghị cho trung bình của sinh viên nam và nữ
bằng nhau. Kết quả thống kê được trình bày trong các bảng số liệu sau:
Các bạn hãy dùng kiểm định Paired Samples T - Test và rút ra nhận xét về mức
lương của sinh viên nam và sinh viên nữ khi tốt nghiệp ra trường. Trình bày, nhận
xét kết quả phân tích.
Bảng 1.1: Paired Samples Statistics

 Đặt giả thuyết


H0: Mức lương trung bình của nam bằng mức lương trung bình của nữ
H1: Mức lương trung bình của nam khác mức lương trung bình của nữ
Nhận xét:
Trong 1400 sinh viên được khảo sát, mức lương trung bình của nam cao hơn
mức lương trung bình của nữ (305.06 > 267.64)
Sig = 0.004 < 0.05 => có sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về mức lương giữa
sinh viên nam và sinh viên nữ. Chêch lệch trung bình khoảng 37 USD.
Bác bỏ H0 => Với ĐTC = 95% . Vậy mức lương trung bình của sinh viên nam
cao hơn mức lương trung bình của sinh viên nữ.
Câu 2: (1 điểm)
Giả sử chúng ta muốn xác định thái độ đối với du lịch của các gia đình phân
theo thu nhập trong vòng hai năm qua. Các dữ liệu được thu thập từ một mẫu
gồm 1500 hộ gia đình. Thu nhập trung bình tháng của hộ gia đình được chia
thành 4 nhóm với đơn vị tính 1000đồng/tháng. Thái độ đối với du lịch được đo
trên thang đo chín điểm (1: Không hài lòng -> 9: Rất hài lòng). Kết quả thống
kê được trình bày trong các bảng số liệu sau:
Hãy sử dụng phép kiểm định phân tích phương sai ANOVA để kiểm tra mối
quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình và thái độ đối với du lịch. Trình bày, nhận
xét kết quả phân tích.
H0: Không có sự khác biệt giữa mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình với thái độ
đối với du lịch
H1: Có sự khác biệt giữa mối quan hệ giữa thu nhập hộ gia đình với thái độ đối với
du lịch
Bảng 2.1: Test of Homogeneity of Variances
Đặt giả thuyết:
H0: Phương sai bằng nhau (đồng nhất)
H1: Phương sai không bằng nhau (không đồng nhất)
Sig = 0.064 > 0.05 => Chấp nhận H0 với ĐTC = 95% => Phương sai đồng nhất
Bảng 2.2: ANOVA
Sig = 0.003 < 0.01 => bác bỏ H0, độ tin cậy 99%
Vậy có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập hộ gia đình và thái độ đối với du lịch
Bảng 2.3: Multiple Comparisons
Từ kết quả so sánh trung bình từng cặp cho thấy có 4 cặp có giá trị Sig < 0.05 nên
kết luận có sự khác biệt giữa các nhóm thu nhập hộ gia đình và thái độ đối vưới du
lịch.
Câu 3: (1 điểm)
Có dữ liệu thống kê thu thập được về Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sử
dụng sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Thang đo
5 điểm (1: Hoàn toàn không hài lòng đến 5: Hoàn toàn hài lòng)
Dùng Cronbach’s Alpha để kiểm định độ tin cậy của 2 thang đo sau, viết nhận xét
về kết quả kiểm định được.
Thang đo 1: Hình ảnh doanh nghiệp (HADN)
Nhận xét:
Thang đó 1: Hệ số Alpha = 0.574 < 0.6 và HADN3 có hệ số tương quan biến tổng
= -0.128 < 0.3
Nhưng thang đo kiểm định Cronbach’s Alpha phải có đồng thời 2 điều kiện:
Hệ số Alpha = 0.574 < 0.6 vậy không đạt điều kiện phải lớn hơn 0.6 => không
chấp nhận thang đo, loại thang đo
Thang đo 2:
Thang đo cạnh tranh về giá có CTVG1, CTVG2, CTVG3 đạt độ tin cậy
Hệ số Alpha = 0.783 > 0.6
=> chấp nhận thang đo
Từ kết quả cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo 2 là 0.783 > 0.6
và hệ số tương quan biến tổng của 3 biến quan sát trong thang đo 2 đều > 0.3 nên 3
biên quan sát từ CTVG1 đến CTVG3 đủ độ tin cậy để thực hiện các phân tích tiếp
theo.
Câu 4: (3 điểm)
Có dữ liệu thống kê thu thập được về Đo lường mức độ hài lòng của khách hàng sử
dụng sản phẩm, dịch vụ tại Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Thang đo
5 điểm (1: Hoàn toàn không hài lòng đến 5: Hoàn toàn hài lòng)
Dùng kỹ thuật Phân tích nhân tố khám phá (EFA- Exploratory Factor Analysis) để
thấy được sự hình thành các nhóm nhân tố. Viết nhận xét về kết quả phân tích
được.

Nhận xét:
KMO = 0.918 > 0.5 => Phân tích nhân tố khám phá là thích hợp với dữ liệu thực tế
Barlett’s Test: Sig = 0.000 < 0.05 => Các biến quan sát có tương quan trong cùng
một nhân tố
Có 5 nhân tố được giải thích được 73.040% sự biến thiên của biến quan sát
Không loại biến
F1: PCPV1, PCPV2, PCPV3, PCPV4, PCPV5 => Phong cách phụ vụ (PCPV)
F2: HAND1, HAND2, HAND3, HAND4 => Hình ảnh doanh nghiệp (HADN)
F3: STT1, STT2, STT3, STT4 => Sự thuận tiện (STT)
F4: CTVG1, CTVG2, CTVG3 => Cạnh tranh về giá (CTVG)
F5: DMDV1, DMDV2, DMDV3, DMDV4 => Danh mục dịch vụ (DMDV).
Câu 5: (4 điểm)
Có dữ liệu thống kê thu thập được về phân tích mô hình hồi quy tương quan của
nghiên cứu mức độ hài lòng của khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ tại Ngân
hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam. Dùng kỹ thuật Phân tích hồi quy đa biến
để kiểm định mô hình gồm 1 biến phụ thuộc (SHL) và 5 biến độc lập (DMDV,
HADN, PCPV, STT, CTVG). Viết nhận xét báo cáo về kết quả phân tích được.
Cho biết thêm:
Số quan sát n = 219; dU (Trị số thống kê trên) = 1,725
Bước 1: Kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy

Sig = 0.003 < 0.05 với ĐTC = 95%, có tương quan với biến phụ thuộc
1. PCPV: Sig = 0.002 < 0.05, PCPV có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy = 95%
2. HADN: Sig = 0.017 < 0.05, HADN có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy =95%
3. STT: Sig = 0.386 > 0.05, STT không có ý nghĩa thống kê, không có mối
tương quan với YDSD với độ tin cây = 90%.
4. CTVG: Sig = 0.001 < 0.05, CTVG có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy =95%
5. DMDV: Sig = 0.000 < 0.05, DMDV có ý nghĩa thống kê với độ tin cậy
=95%
Bước 2: kiểm định mức độ phù hợp của mô hình

Nhận xét:
Sig = 0.000 < 0.05 => mô hình hồi quy tuyến tính là phù hợp

R2 điều chỉnh = 0.576 => 5 biến độc lập giải thích được 57.6% sự biến thiên của ý
định sử dụng.
Bước 3: kiểm định đa cộng tuyến

Nhận xét:
1. PCPV: VIF = 1.670 < 10 => Không có hiện tượng đa cộng tuyến
2. HADN: VIF = 1.601 < 10 => Không có hiện tượng đa cộng tuyến
3. STT: VIF = 1.666 < 10 => Không có hiện tượng đa cộng tuyến
4. CTVG: VIF = 1.762 < 10 => Không có hiện tượng đa cộng tuyến
5. DMDV: VIF = 1.624 < 10 => Không có hiện tượng đa cộng tuyến
Bước 4: kiểm định sự tương quan

Nhận xét:
Trị số thống kê Durbin - Watson (d): 1.901
Số quan sát 219, số tham số (k-1) = 5, mức ý nghĩa 0.01 (99%) trong bảng thống
kê Durbin – Watson, dL = 1.623 ; dU = 1.725
0 dL = 1.623 dU = 1.725 4 - dU = 2.275 4 – dL= 2.377
Du < d = 1.901 < 4 - dU = 2.275 => không có hiện tượng tự tương quan
Bước 5: kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi

You might also like