You are on page 1of 3

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích độ tin cậy thông

qua hệ số Cronbach’s Alpha bao gồm:


(i) Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của thang đo
Hệ số Cronbach’s Alpha tổng thể của các thang đo cần phải lớn hơn 0,6 (Nunnally
và Burnstein, 1994).
(ii) Hệ số tương quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát (Corrected Item
– Total Correlation)
Hệ số tương quan giữa biến so với tổng của các biến quan sát cần phải lớn hơn 0,3
(Nunnally và Burnstein, 1994).

Các chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá các thang đo trong phân tích EFA:

(i) Tính tích hợp của mô hình EFA so với dữ liệu thu thập từ thị trường
Hệ số KMO (Kaiser – Meyer – Olkin) được sử dụng để đánh giá tính tích hợp của
mô hình EFA với dữ liệu thu thập từ thị trường.

Hệ số KMO thỏa điều kiện: 0,5 < KMO < 1 thì phân tích nhân tố khám phá được
xem là phù hợp với dữ liệu thị trường (Hair và cộng sự, 2006).

(ii) Tính tương quan của các biến quan sát trong thước đo đại diện
Kiểm định Bartlett được sử dụng để đánh giá các biến quan sát có tương quan với
nhau trong một thang đo (nhân tố). Khi mức ý nghĩa của kiểm định Bartlett nhỏ hơn 0,05
(Sig < 0,05) thì các biến quan sát có tương quan tuyến tính với nhân tố đại diện (Hair và
cộng sự, 2006).

(iii) Trọng số của các biến quan sát


Trọng số của các biến quan sát (Factor Loading) cần phải lớn 0,40 (Gerbing và
Anderson, 1988).

(iv) Mức độ giải thích của các biến quan sát đối với nhân tố
Phương sai trích (% Cumulative Variance) được sử dụng để đánh giá mức độ giải
thích của các biến quan sát đối với nhân tố. Để đạt được mức độ giải thích thì phương sai
trích cần phải lớn hơn 50% và Eigenvalue phải có giá trị lớn hơn 1 (Gerbing và
Anderson, 1988).

Các chỉ tiêu đánh giá thang đo nghiên cứu trong phân tích CFA là:

(i) Hệ số độ tin cậy tổng hợp:


Độ tin cậy tổng hợp Pc (Jorekog, 1971) được tính theo công thức sau:

Trong đó:λi: là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1 – λ i2: là phương sai
của sai số đo lường biến quan sát thứ i; p: là số biến quan sát của thang đo.

Hệ số độ tin cậy tổng hợp P c của các thang đo cần phải lớn hơn 0,6 (Bagozzi và
Yi, 1988)

(ii) Tổng phương sai trích được


Phương sai trích Pvc (Fornell và Larcker, 1981) được tính theo công thức sau:
Trong đó:λi: là trọng số chuẩn hóa của biến quan sát thứ i; 1 – λ i2: là phương sai
của sai số đo lường biến quan sát thứ i; p: là số biến quan sát của thang đo.

Phương sai trích Pvc của các thang đo nghiên cứu cần phải lớn hơn 0,5 (Fornell và
Larcker, 1981; Bagozzi và Yi, 1988)

(iii) Tính đơn hướng: mức độ phù hợp của mô hình đo lường với dữ liệu thị
trường cho chúng ta điều kiện cần và đủ để tập các biến quan sát đạt được tính đơn hướng
(Steenkam và Vantrijp, 1991). Điều này chỉ đúng khi không có tương quan giữa sai số
của các biến quan sát.
(iv) Giá trị hội tụ: thang đo có giá trị hội tụ nếu các trọng số chuẩn hóa đều cao
(> 0,5) và có ý nghĩa thống kê (p < 0,05; Gerbing và Anderson, 1998)
(v) Giá trị phân biệt: hai khái niệm đạt được giá trị phân biệt khi hệ số tương
quan giữa chúng nhỏ hơn 1 (Steenkam và Vantrijp, 1991).

Các chỉ tiêu đánh giá mức độ phù hợp với mô hình SEM

Tên Ký hiệu Giá trị tham Nguồn


khảo
Chi quare χ2 =ƠD; Thọ và Trang (2011)
Tucker and Lewis Index TLI TLI > 0,90 Hair và cộng sự (2006)
Comparative Fix Index CFI CFI > 0,95 Hu và Bentler (1999)
Root Mean Aquare RMSEA RMSEA < 0,7 Hair và cộng sự (2006)
Error Approximation
Cmin/df χ2/ d.f. χ2/ d.f. < 5 Schumacker và Lomax
(2004)

You might also like