You are on page 1of 26

TRẮC NGHIỆM NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Câu 1: Nhóm ABC muốn thực hiện một đề tài NCKH liên quan ngành Tài chính.
Đề xuất quy trình nghiên cứu:
A. Thu thập dữ liệu, quyết định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu
B. Quyết định vấn đề nghiên cứu, lập kế hoạch, thực hiện nghiên cứu
C. Lên kế hoạch, quyết định vấn đề nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu
D. Viết đề cương nghiên cứu, lên kế hoạch,thực hiện nghiên cứu
Câu 2: Đặt những câu hỏi để khai thác những thông tin nhạy cảm (sensitive) có thể
gây ra….cho đối tượng khảo sát.
A. Tổn hại (harm)
B. Phân biệt đối xử (discrimination)
C. Thoải mái (comfort)
D. Ảnh hưởng tính bảo mật (confidentiality)
Câu 3: Viết đề cương nghiên cứu là một bước trong giai đoạn nào của quy trình
nghiên cứu:
A. Quyết định vấn đề nghiên cứu (1)
B. Nội dung (1), (2), (3) đều đúng
C. Lập kế hoạch nghiên cứu (2)
D. Thực hiện nghiên cứu (3)
Câu 4: Nghiên cứu định tính trả lời câu hỏi … ; nghien cứu định lượng trả lời câu
hỏi …
A. Tại sao và như thế nào; Mức độ thay đổi bao nhiêu
B. Nghiên cứu cái gì; Mức độ thay đổi bao nhiêu
C. Mức độ thay đổi bao nhiêu; Tại sao và như thế nào
D. Tại sao và như thế nào; Nghiên cứu cái gì
Câu 5: Mục tiêu của nghiên cứu là “tìm hiểu tại sao một nhóm người sử dụng sản
phẩm trong khi nhóm khác thì không?” có thể thực hiện qua:
A. Nghiên cứu tương quan (Correlational research)
B. Nghiên cứu mô tả ( Descriptive research)
C. Nghiên cứu khám phá (Exploratory research)
D. Nghiên cứu giải thích (Explanatory research)
Câu 6: Bước đầu tiên của giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu là:
A. Thu thập dữ liệu
B. Chọn mẫu
C. Hình thành thiết kế nghiên cứu
D. Viết đề cương nghiên cứu
Câu 7: Nghiên cứu khoa học có đặc điểm:
A. Các lĩnh vực nghiên cứu khác nhau có các phương pháp nghiên cứu khác
nhau
B. Các lựa chọn trên đều đúng
C. Tuân theo các quy trình nghiêm ngặt
D. Có sự kế thừa và phát triển đóng góp vào tri thức của nhân loại
Câu 8: Xử lý dữ liệu là một bước trong giai đoạn nào của quy trình nghiên cứu:
A. Lập kế hoạch nghiên cứu (2)
B. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng
C. Thực hiện nghiên cứu (3)
D. Quyết định vấn đề nghiên cứu (1)
Câu 9: Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu khám phá một lĩnh vực ít được
biết đến.
A. Nghiên cứu định tính (Qualitative research)
B. Nghiên cứu cơ bản ( Pure research)
C. Nghiên cứu định lượng (Quantitative research)
D. Nghiên cứu khám phá (Exploratory research)
Câu 10: Qúa trình nghiên cứu phải chính xác và không có hạn chế. Qúa trình và
phương pháp phải được phản biện bởi chuyên gia. Đây là đặc điểm:
A. Tính kiểm soát (Controlled)
B. Tính hệ thống (Systematic)
C. Tính nghiêm ngặt (Rigorous)
D. Tính phê phán (Critical)
Câu 11: “Chiến lược tốt nhất để thúc đẩy doanh số bán hàng của sản phẩm X?” là
câu hỏi dưới góc nhìn của:
A. Chuyên gia
B. Người tiêu dùng
C. Nhà cung cấp dịch vụ
D. Nhà quản lý hoặc lập kế hoạch
Câu 12: Bước đầu tiên của giai đoạn quyết định vấn đề nghiên cứu là:
A. Viết lược khảo (hay tổng quan) lý thuyết
B. Xác định nghiên cứu vấn đề gì
C. Thu thập dữ liệu
D. Chọn mẫu nghiên cứu
Câu 13: Trong quy trình nghiên cứu của Kumar đề xuất, lược khảo lý thuyết
KHÔNG liên quan đến bước nào sau đây;
A. Xác định vấn đề nghiên cứu
B. Chọn mẫu
C. Hình thành thiết kế nghiên cứu
D. Thu thập dữ liệu
Câu 14: Hành vi nào sau đây trong nghiên cứu bị xem là vi phạm đạo đức?
A. Để lộ thông tin (2)
B. Gây bất lợi cho người tham gia (1)
C. Gây phân biệt đối xử (3)
D. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng
Câu 15: “Phương pháp nào là tốt nhất để tìm hiểu thái độ cộng đồng đối với vấn đề
nghiên cứu” là quan điểm dưới góc nhìn của:
A. Nhà cung cấp dịch vụ
B. Chuyên gia
C. Nhà quản lý / lập kế hoạch
D. Người tiêu dùng
Câu 16: “Những ảnh hưởng lâu dài của sản phẩm/dịch vụ khách hàng đang sử
dụng là gì?” là câu hỏi dưới góc nhìn của:
A. Nhà cung cấp dịch vụ
B. Chuyên gia
C. Người tiêu dùng
D. Nhà quản lý / lập kế hoạch
Câu 17: Nghiên cứu khoa học giúp:
A. Bổ sung không cần thiết của thực tiễn
B. Là cách thể hiện sự hiểu biết của nhà nghiên cứu
C. Ghi nhận công lao những nghiên cứu trước đây
D. Tập hợp bằng chứng để ra chính sách, quyết định
Câu 18: Vai trò của nghiên cứu khoa học là:
A. Bổ sung không cần thiết vào thực tiễn (3)
B. Đưa người đọc đến hành động phù hợp để cải thiện vấn đề đặt ra (2)
C. Thể hiện sự hiểu biết của các nhà nghiên cứu (1)
D. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng
Câu 19: Mục tiêu nhằm “tìm hiểu tại sao chính sách hỗ trợ tín dụng có hiểu quả đối
với nhóm người này mà không phải nhóm khác” có thể được thực hiện qua:
A. Nghiên cứu khám phá
B. Nghiên cứu tương quan
C. Nghiên cứu mô tả
D. Nghiên cứu giải thích
Câu 20: Thu thập dữ liệu là một bước trong giai đoạn nào của quy trình nghiên
cứu:
A. Lập kế hoạch nghiên cứu (2)
B. Thực hiện nghiên cứu (3)
C. Quyết định vấn đề nghiên cứu (1)
D. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng
BÀI TẬP TRÍCH DẪN: Trình bày lại các câu sau theo đúng chuẩn APA
Trích dẫn trong bài:
Agoraki, M, Delis, M., và Pasiouras, F.(2011) lập luận rằng với sức mạnh thị
trường càng lớn, các ngân hàng càng có nhiều cơ hội để tăng tỉ suất lợi nhuận, do
đó, mức độ ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng sẽ cao hơn
SỬA: Agoraki, Delis và Pasiouras (2011) lập luận rằng
Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Bryman, Alan, Social Research Methods (2012: Oxford University Press)
SỬA: Bryman, A.,&Bell, E. (2015). Business research methods. Oxford: Oxford
University Press
2. Maria-Eleni Agoraki, Manthos Delis and Fotios Pasiouras 2011.
Regulations, competition and banking risk-taking in transition countries.
Journal of Financial Stability, vol 7, issue 1, 38-48
SỬA: Agoraki, M. E. K., Delis, M.D., &Pasiouras, F.(2011).Regulations,
competition and banking risk-taking in transition countries. Journal of Financial
Stability, 7(1), 38-48.
3. Price, Devon. Laziness does not exist. 2018, March 23.
Medium. https://humanparts.medium.com/laziness-does-not-exist-3af27e312d01
SỬA: Price, D. (2018, March 23). Laziness does not exist.
Medium. https://humanparts.medium.com/laziness-does-not-exist-3af27e312d01
AAAA: Tạ Văn Thành, Đặng Xuân Ơn (2021, June 25). Các nhân tố ảnh hưởng
đến ý định mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng Thế hệ Z tại Việt Nam. Tạp chí
Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
https://hvnh.edu.vn/medias/tapchi/vi/07.2021/system/archivedate/cf91463f_Bài
%20của%20Tác%20giả%20Tạ%20Văn%20Thành,%20Đặng%20Xuân
%20Ơn.pdf?
fbclid=IwAR0MTowEc0S2zSJhdX2FOPkFCP1vmmMoVjEuUIEhvNegCKbIESd
edqFiD2c
Câu 21: Nghiên cứu nguyên nhân kết quả giữa X ( biến độc lập) và Y (biến phụ
thuộc) có ý nghĩa rằng:
A. Sự thay đổi của X có liên quan đến thay đổi của Y
B. X là nguyên nhân của Y
C. X là kết quả của Y
D. Thay đổi của X không liên quan đến thay đổi của Y

Câu 22: Ảnh hưởng của các mô hình dạy học đến mức độ hiểu bài của sinh viên:
A. Mô hình dạy học là biến phụ thuộc
B. Mô hình dạy học là biến độc lập
C. Mức độ hiểu bài là biến độc lập
D. Tất cả đều đúng
Câu 23: Thiết kế nghiên cứu định tính khác định lượng:
A. Sự phù hợp của người trả lời trong định tính quan trọng hơn
B. Khả năng sai lệch trong định lượng khó kiểm tra hơn
C. Thiết kế định tính rõ ràng, ít chồng chéo hơn định lượng
D. Tất cả đều đúng
Câu 24: Mục đích trong thiết kế định tính
A. Tìm ra mức độ của sự biến đổi và đa dạng
B. Khám phá sự đa dạng trong các khía cạnh đời sống xã hội
C. Tìm hiểu cấu trúc của các vấn đề
D. Nhân rộng các kết quả nghiên cứu cho các đối tượng khác nhau
Câu 25: Trong khoa học xã hội, các biến ngoại sinh trong nghiên cứu:
A. Không tồn tại
B. Dễ dàng bị loại bỏ
C. Không thể loại bỏ nhưng kiểm soát được
D. Không thể định lượng tác động
Câu 26: Nguyên tắc phương sai “maxmincon”
A. Đảm bảo biến phụ thuộc tác động tối đa đến biến độc lập
B. Đảm bảo biến độc lập tác động tối đa đến biến phụ thuộc
C. Đảm bảo biến ngoại lai có tác động tối đa đến biến phụ thuộc
D. Đảm bảo biến độc lập có thể giảm thiểu tác động hoặc bị loại bỏ
Câu 27: Phương pháp loại bỏ các biến ngoại sinh
A. Đảm bảo biến ngoại lai tác động tương tự đến 2 nhóm kiểm soát và thực
nghiệm
B. Đảm bảo biến ngoại lai không có tác động tương tự đến nhóm nghiên cứu
C. Không câu nào đúng
D. Đảm bảo mô hình không có sai số
Câu 28: Ưu điểm của nghiên cứu cắt ngang (cross - sectional studies)
A. Có thể đo lường sự thay đổi
B. Thiết kế đơn giản, dễ phân tích
C. Có thể so sánh 2 giai đoạn khác nhau
D. Chỉ tiếp xúc với tổng thể 2 lần
Câu 29: Nhược điểm của nghiên cứu trước sau (before and after studies)
A. Khó đo lường biến động trong một tình huống, vấn đề, thái độ
B. Khó xác định biến độc lập và biến ngoại lai đến biến phụ thuộc
C. Thiết kế quá đơn giản
D. Chỉ tiếp xúc với tổng thể 1 lần
Câu 30: Thiết kế nghiên cứu cho đề tài “Ảnh hưởng của thu nhập đến mức sẵn
lòng chi trả nông sản hữu cơ của người tiêu dùng?
A. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang (Cross – sectional study design)
B. Thiết kế hồi cứu (Retrospective study design)
C. Thiết kế nghiên cứu theo thời gian (Longitudinal study design)
D. Thiết kế tiền cứu (Prospective study design)
Câu 31: Thiết kế nghiên cứu cho đề tài “Chiến lược mạng công nghiệp của công ty
IKEA”.
A. Thiết kế nghiên cứu theo thời gian
B. Thiết kế nghiên cứu quan sát
C. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
D. Thiết kế nghiên cứu tình huống
Câu 32: Tình huống: Có MQH nguyên nhân và kết quả được giả định, nhà nghiên
cứu quan sát một hiện tượng và cố gắng thiết lập nguyên nhân gây ra hiện tượng
đó
A. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm
B. Thiết kế nghiên cứu phi thực nghiệm
C. Thiết kế nghiên cứu quan sát
D. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
Câu 33: Thảo luận các nghiên cứu sau thuộc loại thiết kế nghiên cứu nào?
A. Tác động của một phương pháp dạy học cụ thể đến mức độ hiểu bài của
sinh viên => Định lượng
B. Chiến lược mở rộng thị trường của công ty Uber => Định tính ( tình huống)
C. Hiệu quả của một quảng cáo về việc bán một sản phẩm => Định lượng
D. Ảnh hưởng của thăng tiến đến năng suất của một nhân viên trong tổ chức
=> Định lượng
E. Thái độ của sinh viên đối với ký túc xá của trường Đại học Ngân hàng
TP.HCM => Định lượng
F. Mối quan hệ Nguyên nhân – Kết quả => Định lượng
BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ
(đáp án mang tính tham khảo)
Câu 1: Phát biểu “Thông tin dữ liệu cần thu thập được đo lường như thế nào?” là:
A. Câu hỏi nghiên cứu
B. Mục tiêu nghiên cứu
C. Câu hỏi điều tra
D. Câu hỏi đo lường
Câu 2: Theo hiệp hội tâm lý học Hoa Kỳ, hệ thống trích dẫn nguồn phổ biến nhất
trong nghiên cứu khoa học xã hội và hành vi là:
A. Harvard
B. MLA
C. Chicago
D. APA
Câu 3: Loại nghiên cứu nào sau đây là phân loại theo mục tiêu nghiên cứu:
A. Nghiên cứu khám phá
B. Nghiên cứu cơ bản
C. Nghiên cứu định tính
D. Nghiên cứu định lượng
Câu 4: Ứng xử đạo đức liên quan đến nhà nghiên cứu cần xem xét là:
A. Tìm kiếm sự đồng ý của người tham gia
B. Sử dụng phương pháp nghiên cứu không phù hợp
C. Lạm dụng kết quả nghiên cứu
D. Tránh các ràng buộc phi đạo đức đối với nghiên cứu
Câu 5: Điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là hạn chế của câu hỏi đóng?
A. Do câu trả định sẵn nên có thể không phản ánh đúng ý kiến của người được
hỏi, trả lời thiếu động não
B. Thông tin dữ liệu thu thập được rất khó phân tích và xử lý so với câu
hỏi mở
C. Không khai thác được hiểu biết chuyên sâu của người được hỏi
D. Thiên lệch do các câu trả lời định sẵn (thiên lệch từ ý tưởng của người đặt
câu hỏi)
Câu 6: Nếu trích dẫn bài luận hoặc nghiên cứu của người khác, hành động nào sau
đây là KHÔNG phù hợp với đạo đức nghiên cứu (xét theo hướng dẫn của tiêu
chuẩn trích dẫn APA)
A. Nếu độ dài trích dẫn vượt quá 40 từ, cần phải đặt tách riêng thành đoạn độc
lập
B. Trích dẫn trong phạm vi 40 từ, sử dụng trích dẫn tài liệu tham khảo và đặt
phần trích dẫn trong dấu ngoặc kép
C. Nếu phần trích dẫn ở dạng nguyên bản nhưng chỉ là cụm từ ngắn (ví dụ
“nghịch lý cá nhân – quyền riêng tư”) thì không cần thiết phải trích dẫn
tài liệu tham khảo
D. Tổng độ dài trích dẫn trong ngoặc kép không nên vượt quá 500 từ. Nếu độ
dài vượt quá 500 từ , cần có sự đồng ý từ tác giả
Câu 7: Khi viết phần tóm tắt (abstract), người viết cần chú ý:
A. Không nêu câu hỏi nghiên cứu
B. Ngắn gọn và đủ các nội dung chính
C. Bao gồm diễn giải cho tính hợp lệ của các chỉ số
D. Bao gồm các tranh luận về cách của các nhà nghiên cứu khác cùng lĩnh vực
Câu 8: Lược khảo lý thuyết (literature review) được xem là tốt khi nó đảm bảo
được chức năng nào sau đây:
A. Các lựa chọn trên đều đúng
B. Đánh giá các nghiên cứu liên quan và định vị nghiên cứu hiện tại trong bối
cảnh chung
C. Xây dựng sự liên kết giữa các tài liệu nghiên cứu
D. Góp phần định hình phương pháp nghiên cứu
Câu 9: Có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả được giả định, nhà nghiên cứu đưa
ra sự can thiệp gây ra “nguyên nhân” và tạo ra sự thay đổi:
A. Thiết kế nghiên cứu phi thực nghiệm
B. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
C. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm
D. Thiết kế nghiên cứu quan sát
Câu 10: Một phát biểu giả thuyết nghiên cứu tốt KHÔNG có đặc điểm nào sau đây:
A. Không chỉ định rõ chiều tác động của các biến số
B. Sử dụng những biến số có thể đo lường được
C. Có thể kiểm chứng được
D. Phù hợp với mục tiêu nghiên cứu
Câu 11: Gỉa sử giữa biến phụ thuộc Y và biến giải thích X có mối tương quan âm
thì:
A. Khi X giảm, giá trị của Y được kì vọng tăng lên
B. Khi X giảm, giá trị của Y được kì vọng tăng theo nhưng với tốc độ chậm
hơn
C. Khi X tăng, giá trị của Y được kì vọng tăng theo nhưng với tốc độ chậm hơn
D. Khi X tăng, giá trị của Y cũng kì vọng tăng theo
Câu 12: Phát biểu nào sau đây nói về mối quan hệ giữa mục tiêu tổng quát và mục
tiêu cụ thể trong 1 nghiên cứu:
A. Mục tiêu cụ thể là sự giới hạn những mục tiêu cần giải quyết của mục tiêu
tổng quát
B. Mục tiêu cụ thể là sự mở rộng thêm so với mục tiêu tổng quát
C. Mục tiêu cụ thể chi tiết những khía cạnh khác nhau của mục tiêu tổng
quát
D. Mục tiêu cụ thể không có liên hệ nào với mục tiêu tổng quát
Câu 13: Phương pháp loại bỏ các biến ngoại lai là:
A. Đảm bảo biến ngoại lai có tác động tương tự đến 2 nhóm kiểm soát và
thực nghiệm
B. Đảm bảo mô hình không có sai số
C. Đảm bảo biến ngoại lai không có tác động đến nhóm nghiên cứu
D. Không câu nào đúng

Câu 14: Trong khoa học xã hội, các biến ngoại lai trong nghiên cứu:
A. Không tồn tại
B. Không thể định lượng tác động
C. Dễ dàng bị loại bỏ
D. Không thể loại bỏ nhưng kiểm soát được
Câu 15: Khi thu thập dữ liệu, các thông tin có thể gây ra lo ngại và quấy rối đối
tượng khảo sát. Nghiên cứu viên cần:
A. Có thể thu thập thông tin nếu được trả thù lao
B. Tiến hành các bước để loại bỏ những điều này (thông báo, xin sự đồng
ý, ngưng khảo sát ngay khi đối tượng yêu cầu)
C. Chuyển hướng nghiên cứu khác
D. Có thể thu thập thông tin và giữ bí mật
Câu 16: Gỉa sử bạn muốn nghiên cứu mối quan hệ giữa hút thuốc và ung thư. Bạn
cho rằng hút thuốc là một nguyên nhân gây ra ung thư. Các nghiên cứu đã chỉ ra
rằng có nhiều yếu tố ảnh hướng đến mối quan hệ này, chẳng hạn như số lượng
thuốc lá hoặc lượng thuốc lá hút mỗi ngày, thời gian hút thuốc, tuổi của người hút
thuốc, thói quen ăn uống. Phát biểu nào SAI?
A. Trong ví dụ trên, ung thư là biến độc lập
B. Trong ví dụ trên, ung thư là biến phụ thuộc
C. Trong ví dụ trên, mức độ hút thuốc là biến độc lập
D. Trong ví dụ trên, tất cả các biến ảnh hưởng đến mối quan hệ của hút thuốc
và ung thư, tích cực và tiêu cực là các biến ngoại lai
Câu 17: Một nghiên cứu nhằm mô tả sự hài lòng của khách hàng cá nhân đối với
dịch vụ internet banking tại ngân hàng Vietcombank phát biểu như sau: “Khách
hàng cá nhan hài lòng với dịch vụ internet banking tại ngân hàng Vietcombank”.
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Nghiên cứu này không cần giả thuyết nghiên cứu vì là nghiên cứu mô tả
B. Giả thuyết nghiên cứu chưa tốt vì chưa cho thấy chiều hướng mối quan
hệ
C. Giả thuyết nghiên cứu chưa tốt vì sử dụng biến số không đo lường được
D. Giả thuyết nghiên cứu tốt

Câu 18: Điều nào sau đây KHÔNG phải là nhược điểm của dữ liệu thứ cấp
A. Khó đánh giá được mức độ tin cậy của nguồn dữ liệu
B. Đơn vị đo lường có thể không phù hợp với nghiên cứu
C. Khó đánh giá được mức độ chính xác của nguồn dữ liệu
D. Tốn kém thời gian cho nghiên cứu
Câu 19: Khi trích dẫn hoặc sử dụng nguồn từ Internet, bạn không cần phải tìm:
A. Ngày công trình được công bố
B. Ngày sinh của tác giả
C. Ngày truy cập
D. Ngày cập nhật gần nhất
Câu 20: Điều nào sau đây KHÔNG ĐÚNG khi viết danh mục tài liệu tham khảo?
A. Danh mục tài liệu tham khảo nhằm ghi nhận các trích dẫn
B. Danh mục tài liệu tham khảo nhằm chứng minh các tài liệu tham khảo đã sử
dụng
C. Danh mục tài liệu tham khảo giúp chứng minh cách tiếp cận vấn đề
nghiên cứu
D. Danh mục tài liệu tham khảo nhằm đảm bảo một danh sách tham khảo đủ
dài
Câu 21: Thảo luận nhóm tập trung (focus group):
A. Ý kiến số ít không có xu hướng thống trị cả nhóm
B. Tốn kém và nhiều thời gian
C. Thông tin chi tiết, phong phú để khám phá nhiều vấn đề
D. Ít đa dạng trong các vấn đề khác nhau
Câu 22: Quá trình lược khảo lý thuyết (literature review) giúp:
A. Xác định phương pháp thu thập dữ liệu (1)
B. Xác định khoảng trống nghiên cứu (2)
C. Xác định mẫu trong nghiên cứu (3)
D. Nội dung (1), (2), (3) đều đúng
Câu 23: Các khái niệm có thể chuyển thành các biến bằng cách:
A. Không thể chuyển đổi được
B. Thêm tiêu chí phân loại
C. Điều chỉnh các thuật ngữ
D. Xác định các chỉ số có thể đo lường được
Câu 24: Điều nào sau đây KHÔNG PHẢI là ưu điểm của dữ liệu sơ cấp?
A. Tiết kiệm chi phí thu thập cho nghiên cứu
B. Mức độ chính xác của nguồn dữ liệu tùy thuộc phương pháp thu thập
C. Phù hợp nhất với nghiên cứu
D. Phù hợp với các khái niệm nghiên cứu
Câu 25: Điều kiện để thu thập dữ liệu rất quan trọng, những thông tin nào nhà
nghiên cứu nên có được trước khi thu thập dữ liệu
A. Nội dung (1), (2), (3) đều đúng
B. Người trả lời biết các thông tin cần thiết (3)
C. Khả năng trả lời của người trả lời để hiểu các câu hỏi (2)
D. Động lực của người trả lời để chia sẻ thông tin cần thiết (1)
Câu 26: Trong nghiên cứu của mình, bạn muốn đề cập đến nghiên cứu của Jones,
Smith, Hu, Johnson, Benson và Mark (2012), bạn nên trích dẫn tài liệu tham khảo
này như thế nào trong lần đầu tiên bạn sử dụng nó theo chuẩn APA6?
A. Jones và cộng sự (2012)
B. Không câu nào đúng
C. Jones, Smith…(2012)
D. Jones (2012)
Câu 27: Nguyên tắc chung khi trình bày tài liệu tham khảo trong danh mục tài liệu
tham khảo là phải có:
A. Tên tài liệu, tên tác giả, địa chỉ tác giả, địa chỉ tạp chí/nhà xuất bản, năm
xuất bản
B. Năm xuất bản, tên tác giả, địa chỉ tạp chí/ nhà xuất bản, ngày tiếp cận tài liệu
C. Tên tác giả, thời gian xuất bản, tên tài liệu, tên tạp chí/nhà xuất bản, số
phát hành/nơi xuất bản
D. Tên tạp chí/nhà xuất bản, tên tác giả, địa chỉ tác giả, ngày tiếp cận tài liệu,
tên tài liệu
Câu 28: Câu hỏi nghiên cứu
A. Dùng để thay thế cho mục tiêu kế toán (1)
B. Giúp phỏng đoán kết quả nghiên cứu (2)
C. Đề cập đến những vấn đề mà nghiên cứu chưa giải quyết được (3)
D. Nội dung (1), (2), (3) đều sai
Câu 29: Nghiên cứu có mục tiêu tổng quát là: Làm sáng tỏ ảnh hưởng của đầu tư
nước ngoài đến tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Ba mục tiêu cụ thể của nghiên
cứu gồm: (i) Phân tích mô tả tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; (ii) Phân
tích mô tả tăng trưởng kinh tế Việt Nam; (iii) Đo lường ảnh hưởng của đầu tư nước
ngoài đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam. Cách đặt câu hỏi nghiên cứu nào sau đây
là phù hợp?
A. (i) Tăng trưởng kinh tế Việt Nam như thế nào?; (2) Tại sao đầu tư nước
ngoài có ảnh hướng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam?
B. (i) Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?; (ii) Tăng trưởng
kinh tế Việt Nam như thế nào?; (iii) Đầu tư và tăng trưởng như vậy có tốt
không?
C. (i) Tình hình đầu tư nước ngoài tại Việt Nam như thế nào?; (ii) Tăng trưởng
kinh tế Việt Nam như thế nào?; (iii) Đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế Việt Nam hay không?
D. Đầu tư nước ngoài có ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam hay
không?
Câu 30: Hình thành thiết kế nghiên cứu (research design) là một bước trong giai
đoạn nào của quy trình nghiên cứu:
A. Lập kế hoạch nghiên cứu (2)
B. Thực hiện nghiên cứu (3)
C. Quyết định vấn đề nghiên cứu (1)
D. Nội dung (1), (2), (3) đều đúng
Câu 31: Chọn câu SAI. Thực hiện nghiên cứu là tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên
cứu, điều này có nghĩa là quy trình áp dụng:
A. Được thực hiện trong khuôn khổ lý thuyết
B. Sử dụng các quy trình, phương pháp và kỹ thuật đã được kiểm tra về tính
hợp lệ và độ tin cậy
C. Được thiết kế khách quan và không thiên vị
D. Cố gắng che giấu một lợi ích được đầu tư trong nghiên cứu

Câu 32: Ảnh hưởng của các mô hình dạy học đến mức độ hiểu bài của sinh viên:
A. Mô hình dạy học là biến độc lập (3)
B. Mô hình dạy học là biến phụ thuộc (1)
C. Mức độ hiểu bài là biến độc lập (2)
D. Nội dung (1), (2), (3) đều đúng
Câu 33: Trong đợt dịch Covid-19 vào nửa đầu năm 2020, Trường Đại học Ngân
hàng TP.HCM đã chuyển sang phương thức học online. Nhà trường muốn biết ảnh
hưởng của phương thức học tập này đến kết quả học tập của sinh viên nhằm xem
xét áp dụng học tập online lâu dài. Vấn đề nghiên cứu nào sau đây là phù hợp?
A. Ảnh hưởng của Covid-19 đến kết quả học tập của sinh viên BUH
B. Việc học của sinh viên BUH trong đại dịch Covid-19
C. Ảnh hưởng của phương thức học online đến kết quả học tập của sinh
viên BUH
D. Những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả học tập online của sinh viên BUH
Câu 34: Trước khi tìm kiếm tài liệu để viết lược khảo nghiên cứu, bạn nên xác định
khung thời gian tìm kiếm của bạn. Tại sao?
A. Giúp làm việc hiệu quả nhất
B. Giúp tìm kiếm nhiều tài liệu nhất
C. Không phải chịu các chi phí không cần thiết
D. Tránh thư viện quá đông người
Câu 35: Một phát biểu mà chúng ta có thể chấp nhận hoặc bác bỏ là:
A. Giả thuyết nghiên cứu
B. Câu hỏi nghiên cứu
C. Mục tiêu nghiên cứu
D. Vấn đề nghiên cứu
Câu 36: Khi đánh giá về tạp chí hữu ích đối với chủ đề nghiên cứu, tiêu chí nào sau
đây là quan trọng?
A. Nhà xuất bản phù hợp
B. Nội dung phù hợp với nghiên cứu
C. Biên tập viên phù hợp
D. Số trang phù hợp

Câu 37: Một cuộc phòng vấn bán cấu trúc (semi – structured) sử dụng:
A. Câu hỏi được giữ không thay đổi dù bối cảnh hoặc người phỏng vấn khác
nhau
B. Nội dung được xác định trước và không thay đổi thứ tự câu hỏi
C. Một cấu trúc mở với những câu hỏi quan trọng được xác định trước
D. Câu hỏi đóng
Câu 38: Sự khác biệt giữa câu hỏi nghiên cứu (CHNC) và mục tiêu nghiên cứu
(MTNC) là gì?
A. Không có sự khác biệt giữa CHNC và MTNC
B. CHNC được phát biểu bởi nhà nghiên cứu, còn MTNC thì không
C. CHNC sử dụng từ để hỏi, MTNC sử dụng các động từ hành vi
D. MTNC được phát biểu bởi nhà nghiên cứu, CHNC thì không
Câu 39: Sự lựa chọn giữa phương pháp định lượng và định tính phụ thuộc vào:
A. Cách thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu
B. Câu hỏi nghiên cứu và loại hình nghiên cứu thực hiện
C. Các lý thuyết và nghiên cứu trước
D. Mục tiêu nghiên cứu và ứng dụng của kết quả nghiên cứu
Câu 40: Điều nào sau đây KHÔNG phải là phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên?
A. Lấy mẫu chuyên gia
B. Lấy mẫu cụm
C. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
D. Lấy mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Câu 41: Chọn mẫu
A. (i) Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản; (ii) Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng;
(iii) Chọn mẫu phân nhóm / cụm => Chọn mẫu ngẫu nhiên / xác suất
B. (i) Chọn mẫu hạn ngạch; (ii) Chọn mẫu thuận tiện/ tình cờ; (iii) Chọn mẫu
phán đoán; (iv) Chọn mẫu quả cầu tuyết => Chọn mẫu phi xác suất
Câu 42: Những nội dung cần phải có trong một báo cáo nghiên cứu là:
A. Lý do nghiên cứu và tầm quan trọng của nghiên cứu; tổng quát tài liệu; kinh
nghiệm mà nhà nghiên cứu có được; kết quả nghiên cứu; các hạn chế của
nghiên cứu; giải pháp.
B. Vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu; đóng góp của nghiên cứu;
tổng quan tài liệu; phương pháp chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu;
kết quả nghiên cứu; kết luận và đề xuất
C. Tổng quan tài liệu; vấn đề nghiên cứu và lý do nghiên cứu; phương pháp
chọn mẫu, thu thập và xử lý dữ liệu; kết quả nghiên cứu; các hạn chế của
nghiên cứu; giải pháp
D. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu; tổng quan tài liệu; các giả thuyết; các
biến số và cách thu thập, đo lường; kế hoạch thời gian và ngân sách để tiến
hành nghiên cứu; kết quả nghiên cứu
Câu 43: Trước khi bắt đầu viết báo cáo nghiên cứu, nhà nghiên cứu cần :
A. Phát thảo trật tự các chương và nội dung chính của các chương trong báo
cáo (1)
B. Trình bày kết quả nghiên cứu một cách vắn tắt dưới dạng bảng biểu, đồ
thị và gửi cho các chuyên gia để đánh giá sơ bộ (2)
C. Gửi dữ liệu mình thu thập được cho một tổ chức chuyên trách để đánh giá
tính chính xác và hiệu lực của bộ dữ liệu (3)
D. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng
Câu 44: Trong báo cáo nghiên cứu, tổng quan tài liệu hay lược khảo lý thuyết:
A. Không được tích hợp vào các nội dung khác của báo cáo
B. Được viết thành một chương riêng và đó là chương đầu tiên của báo cáo
C. Được viết thành một chương riêng và đó là chương cuối cùng của báo cáo
D. Được kết hợp với các phần khác của báo cáo như giới thiệu, phương
pháp nghiên cứu, kết quả và thảo luận
Câu 45: Đối với một quyển sách đã xuất bản, những nội dung cần có khi liệt
kê quyển sách này trong danh mục tài liệu tham khảo theo cách học thuật là:
A. Tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, địa chỉ nhà xuất bản, năm xuất bản
B. Tên sách, tên tác giả, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, địa chỉ nhà xuất bản,
địa chỉ tác giả
C. Tên tác giả, tên sách, tên nhà xuất bản, năm xuất bản
D. Tên tác giả, tên sách, tên nhà xuất bản, năm xuất bản, địa chỉ tác giả
Câu 46: Cách trình bày danh mục tài liệu tham khảo nào sau đây tuân thủ
quy định trích dẫn tài liệu tham khảo của APA6?
A. Malhotra, Hall, Shaw, &Oppenheim (2006). Marketing research: An applied
orientation. Pearson Education Australia
B. Malhotra, N., Hall, J., Shaw, M., & Oppenheim, P. (2006). Marketing
research: An applied orientation. Pearson Education Australia
C. Malhotra, N., Hall, J., Shaw, M., & Oppenheim, P. Marketing research: An
applied orientation. Pearson Education Australia. 2006
D. Malhotra, Naresh, John Hall, Mike Shaw, and Peter Oppenheim. Marketing
research: An applied orientation. Pearson Education Australia. 2006
Câu 47: Cách trích dẫn tài liệu tham khảo nào sau đây tuân thủ quy định
trích dẫn trong bài viết (in-text citation) của APA6?
A. “Mitchell Green, Smith Paker và Thomson John (2017) đã xác nhận rằng…”
hay “… đã được xác nhận là phù hợp (Mitchell, Smith, & Thomson, 2017)”
B. “Mitchell, Smith và Thomson (2017) đã xác nhận rằng…” hay “… đã được
xác nhận là phù hợp (Mitchell G., Smith P., Thomson J., 2017)”
C. “Mitchell G., Smith P. và Thomson J. (2017) đã xác nhận rằng…” hay “…
đã được xác nhận là phù hợp (Mitchell, Smith, & Thomson, 2017)”
D. “Mitchell, Smith và Thomson (2017) đã xác nhận rằng…” hay “… đã
được xác nhận là phù hợp (Mitchell, Smith, & Thomson, 2017)”
Câu 48: Báo cáo của một nghiên cứu định tính:
A. Cần có một chương cung cấp thông tin về tổng thể để kết quả nghiên cứu có
thể được liên hệ đến tổng thể và được khái quát hóa cho tổng thể (1)
B. Không cần có một chương cung cấp thông tin về tổng thể để kết quả
nghiên cứu có thể được liên hệ đến tổng thể và được khái quát hóa cho
tổng thể (2)
C. Cần dùng các thủ tục thống kê để mô tả mẫu nghiên cứu và kết quả nghiên
cứu (3)
D. Nội dung (1) và (3) đều đúng
Câu 49: “Theo Solow (1956), các nền kinh tế sẽ hội tụ về điểm cần bằng”. Đây
là một ví dụ về cách trích dẫn theo:
A. Hệ thống tiêu đề ngắn ( short-title system)
B. Hệ thống tác giả - số ( author-number system)
C. Hệ thống đánh số ( reference by number system)
D. Hệ thống tên tác giả - ngày ( author-date system)

Câu 50: Xác định vấn đề nghiên cứu là:


A. Thuộc giai đoạn thứ hai trong quá trình nghiên cứu
B. Là đích đến của nghiên cứu nên là bước cuối cùng
C. Là bước đầu tiên trong nghiên cứu và là bước quan trọng nhất
D. Là bước đầu tiên trong nghiên cứu nên chưa thật sự quan trọng
Câu 51: Lược khảo lý thuyết (literature review) được xem là tốt khi nó đảm bảo
được chức năng nào sau đây:
A. Đánh giá các nghiên cứu liên quan và định vị nghiên cứu hiện tại trong bối
cảnh chung
B. Góp phần định hình phương pháp nghiên cứu
C. Các lựa chọn trên đều đúng
D. Xây dựng sự liên kết giữa các tài liệu nghiên cứu
Câu 52: Khi trích dẫn hoặc sử dụng nguồn từ Internet, bạn không cần phải tìm:
A. Ngày công trình được công bố
B. Năm sinh tác giả
C. Ngày cập nhật gần nhất
D. Ngày truy cập
Câu 53: Mọi kết luận đưa ra đều dựa trên bằng chứng cụ thể được thu thập từ
thông tin thu thập được từ các trải nghiệm hoặc quan sát thực tế. Đây là đặc điểm
nào của nghiên cứu khoa học?
A. Tính kiểm soát (controlled)
B. Tính hệ thống (systematic)
C. Tính nghiêm ngặt (rigorous)
D. Tính thực nghiệm (empirical)

Phân loại nghiên cứu khoa học

Ứng dụng Mục tiêu Phương thức nghiên cứu

Cơ bản Ứng dụng Mô tả Khám phá Tương quan Định lượng Định tính
Giải thích
Câu 54: Điều nào sau đây là đúng khi trình bày phần danh mục tài liệu tham khảo:
A. Phần danh mục tài liệu tham khảo không có hướng dẫn định dạng nghiêm
ngặt
B. APA chỉ có 3 cách khác nhau để định dạng danh mục tài liệu tham khảo mà
các tác giả được phép lựa chọn
C. Tác giả chỉ chọn các tài liệu tham khảo chính mà mình trích dẫn trong phần
còn lại của báo cáo và đưa chúng vào phần danh mục tài liệu tham khảo
D. Phần danh mục tài liệu tham khảo liệt kê tất cả các trích dẫn trong báo
cáo nghiên cứu
Câu 55: Thang đo Likert cũng có thể được mô tả là dạng…
A. Thang đo vi sai
B. Thang đo tích lũy
C. Thang đo khoảng xuất hiện bằng nhau
D. Thang đánh giá tâm lý
Câu 56: Câu hỏi mở có lợi ích nào sau đây?
A. Ít có cơ hội thiên vị người phòng vấn (3)
B. Chúng dễ phân tích hơn (2)
C. Cung cấp thông tin chuyên sâu (1)
D. Nội dung (1) , (2) và (3) đều đúng
Câu 57: Khi mô tả vấn đề nghiên cứu, có thể trình bày dưới dạng câu hỏi và tiến
hành nghiên cứu là trả lời các câu hỏi đó. Vấn đề nghiên cứu khi đó được trình bày
dưới dạng:
A. Vấn đề nghiên cứu
B. Mục tiêu nghiên cứu
C. Giả thuyết nghiên cứu
D. Câu hỏi nghiên cứu
Câu 58: Trong báo cáo nghiên cứu, phần lược khảo lý thuyết được đưa vào:
A. Sau phần giới thiệu
B. Trong phần tóm tắt
C. Trong phần phương pháp nghiên cứu
D. Phần đầu
Câu 59: Nhóm sinh viên muốn thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến
chuyên ngành tài chính. Đề xuất quy trình nghiên cứu của nhóm:
A. Thu thập dữ liệu, quyết định vấn đề nghiên cứu, viết đề cương nghiên cứu
B. Quyết định vấn đề nghiên cứu, lập kế hoạch, thực hiện nghiên cứu
C. Lên kế hoạch, quyết định vấn đề nghiên cứu, thực hiện nghiên cứu
D. Viết đề cương nghiên cứu, lên kế hoạch, thực hiện nghiên cứu
Câu 60: Độ lệch chuẩn của một biến là đơn vị đo lường:
A. Độ lệch
B. Xu thế
C. Độ đối xứng
D. Sự phân tán
Câu 61: Dữ liệu cá nhân về người tham gia nghiên cứu phải được lưu giữ trong hồ
sơ an toàn và bảo mật nhằm:
A. Để cho phép nhà nghiên cứu theo dõi các cá nhân và tìm hiểu thêm về cuộc
sống của họ
B. Những người tham gia không thể tìm ra những gì đã được viết về họ
C. Trong trường hợp cá nhân, địa điểm hoặc tổ chức có thể bị tổn hại
thông qua việc xác định hoặc tiết lộ thông tin cá nhân
D. Giúp cho các cơ quan chính phủ, giáo viên và những người có thẩm quyền
khác có thể dễ dàng truy cập dữ liệu
Câu 62: Lấy mẫu ngẫu nhiên là phương pháp….
A. Sử dụng phán đoán của nhà nghiên cứu về khả năng của người trả lời đóng
góp cho nghiên cứu
B. Không có điều nào ở trên
C. Dựa trên sự thuận tiện trong việc tiếp cận mẫu trên tổng thể
D. Lấy mẫu từ một người, sau đó nhờ người đó giới thiệu để tiếp tục khảo sát,
phỏng vấn
Câu 63: Phát biểu nào sau đây đúng về nghiên cứu khoa học?
A. Mang tính học thuật và hoàn toàn không thể ứng dụng trong thực tế (2)
B. Nội dung (1), (2) và (3) đều đúng
C. Được thiết kế mang tính chủ quan và thiên lệch (3)
D. Sử dụng các quy trình, phương pháp và kỹ thuật đã được kiểm định về tính
hiệu lực và đáng tin cậy (1)
Câu 64: Thiết kế nghiên cứu cho đề tài “Chiến lược mạng công nghiệp của công ty
IKEA”
A. Thiết kế nghiên cứu quan sát
B. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
C. Thiết kế nghiên cứu theo thời gian
D. Thiết kế nghiên cứu tình huống
Câu 65: Có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả được giả định, nhà nghiên cứu
quan sát một hiện tượng và cố gắng thiết lập nguyên nhân gây ra hiện tượng đó:
A. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
B. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm
C. Thiết kế nghiên cứu phi thực nghiệm
D. Thiết kế nghiên cứu quan sát
Câu 66: Các vấn đề đạo đức liên quan đến tổ chức tài trợ bao gồm:
A. Duy trì bảo mật
B. Không có điều nào ở trên
C. Tìm kiếm sự đồng ý
D. Việc lạm dụng thông tin
Câu 67: Hạn chế của câu hỏi mở:
A. Xử lý thông tin và phân tích dữ liệu khó hơn câu hỏi đóng
B. Thiếu thông tin sâu và ít có sự khác biệt
C. Không phản ánh đúng ý kiến của người được hỏi, trả lời thiếu động não
D. Thiên lệch do các câu trả lời định sẵn
Câu 68: Vấn đề nghiên cứu là “Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh
lời ngân hàng”, mục tiêu nghiên cứu phù hợp sẽ là:
A. Làm sáng tỏ ảnh hưởng của rủi ro tín dụng đến khả năng sinh lời của
ngân hàng
B. Thực trạng và giải pháp của rủi ro tín dụng của các ngân hàng
C. Rủi ro tín dụng có tác động cùng chiều đến khả năng sinh lời của ngân hàng
D. Đưa ra các kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lời của ngân hàng
Câu 69: Điều nào sau đây không phải là một nguồn dữ liệu thứ cấp
A. Review of Educational Research
B. Educational Psychology Review
C. Review of Research in Education
D. www.edu.org
Câu 70: Bạn thực hiện một nghiên cứu mô tả về hoạt động kế toán quản trị của các
doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM. Giả thuyết nghiên cứu nào sau đây phù hợp?
A. Hoạt động kế toán quản trị của doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM rất
tốt
B. Không thể đưa ra giả thuyết nghiên cứu trong trường hợp này
C. Hoạt động kế toán quản trị của doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM như thế
nào?
D. Nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả và đánh giá hoạt động kế toán quản
trị của doanh nghiệp sản xuất tại TP.HCM
Câu 71: Một nhà nghiên cứu muốn thực hiện một cuộc điều tra câu hỏi về một mẫu
đại diện của khoảng 200 hộ gia đình trên một khu nhà ở nhỏ (bao gồm khoảng
1000 ngôi nhà). Ông đi xuống từng con phố bất động sản và gửi một bảng câu hỏi
thông qua hộp thư của mỗi ngôi nhà thứ năm trên mỗi con phố. Phương pháp lấy
mẫu này là gì?
A. Lấy mẫu cụm
B. Lấy mẫu ngẫu nhiên đơn giản
C. Lấy mẫu có hệ thống
D. Lấy mẫu hạn ngạch
Câu 72: Trong việc khám phá quan hệ nhân quả liên quan đến hai biến, bạn thiết
lập nghiên cứu của mình bằng cách bằng cách giảm thiểu tác động của các yếu tố
khác ảnh hưởng đến mối quan hệ đó. Đây là đặc điểm nào của nghiên cứu khoa
học?
A. Tính nghiêm ngặt (rigorous)
B. Tính kiểm soát (controlled)
C. Tính thực nghiệm (empirical)
D. Tính hệ thống (systematic)
Câu 73: Đặc điểm nào sau đây không nói về vấn đề nghiên cứu tốt?
A. Vấn đề nghiên cứu có ý nghĩa thực tiễn và khoa học
B. Người thực hiện có đủ nguồn lực về tài chính và thời gian
C. Có tính khả thi
D. Không cần phù hợp với trình độ chuyên môn người thực hiện
Câu 74: Đối với vấn đề nghiên cứu về chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế.
Phát biểu mục tiêu nghiên cứu nào sau đây là phù hợp?
A. Mối quan hệ giữa chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế là gì?
B. Nghiên cứu phân tích quan hệ nhân quả giữa chi tiêu chính phủ và tăng
trưởng kinh tế
C. Nghiên cứu được thực hiện để cho thấy rằng chi tiêu chính phủ tăng làm cho
tăng trưởng kinh tế tăng
D. Chi tiêu chính phủ và tăng trưởng kinh tế là vấn đề được quan tâm và cần
làm rõ trong nghiên cứu này
Câu 75: Nhà nghiên cứu thường xem xét các tiêu chí trước khi thực hiện một
nghiên cứu. Lựa chọn nào sau đây KHÔNG phải là một tiêu chí để xem xét?
A. Nhà nghiên cứu không đồng ý với mục tiêu nghiên cứu
B. Nhà nghiên cứu có đủ nguồn lực để thực hiện nghiên cứu
C. Nhà nghiên cứu có đủ chuyên môn để thực hiện nghiên cứu
Câu 76: Tất cả những điều sau đây là những tình huống thường yêu cầu nghiên cứu
định tính, NGOẠI TRỪ:
A. Khi khó phát triển các quyết định hoặc các mục tiêu nghiên cứu cụ thể và có
tính hành động
B. Khi cần một cách tiếp cận mới để nghiên cứu một số vấn đề
C. Khi mục tiêu nghiên cứu là sự phát triển hiểu biết về một số hiện tượng rất
chi tiết và sâu sắc
D. Khi cần bằng chứng có tính kết luận rõ ràng
Câu 76: Phát biểu nào sau đây về đạo văn là chính xác nhất?
A. Đạo văn là việc chiếm hữu sai trái và sử dụng ý tưởng, suy nghĩ, ngôn ngữ
của người khác và xem chúng như những gì do mình tạo ra
B. Đạo văn là một tội ác khủng khiếp đến nỗi những người bị kết tội có nghĩa
vụ phải đeo một chữ “Plagiarism” đỏ tươi trên quần áo của họ
C. Thật dễ dàng để sao chép và dán từ Internet mà ngày nay mọi người đều làm
vậy. Nếu một tài liệu tham khảo thích hợp để đưa ra, điều này không gây tác
hại gì
D. Làm thế nào chúng ta có thể nói chắc chắn ý tưởng của chúng ta đến từ đâu?
Chúng ta không thể đưa ra một tài liệu tham khảo cho tất cả mọi thứ.
Câu 77: Trình bày lược khảo lý thuyết (Literature Review) tức là:
A. Một đánh giá chỉ dựa trên những câu chuyện về các công ty, trong sách và
nghiên cứu tình huống
B. Một xem xét về cá góc nhìn, các lý thuyết liên quan, các phương pháp,
dữ liệu và kết quả về chủ đề mà bạn sẽ nghiên cứu
C. Một kiểu đánh giá diễn giải mà không cần tài liệu tham khảo
D. Chỉ cần trình bày những kết quả mà không cần quan tâm tới phương pháp, lý
thuyết áp dụng trong cá nghiên cứu trước đây
Câu 78: Có mối quan hệ nguyên nhân và kết quả được giả định, nhà nghiên cứu
đưa ra sự can thiệp gây ra “nguyên nhân” và tạo ra sự thay đổi:
A. Thiết kế nghiên cứu cắt ngang
B. Thiết kế nghiên cứu quan sát
C. Thiết kế nghiên cứu phi thực nghiệm
D. Thiết kế nghiên cứu thực nghiệm
Câu 79: Sai số chuẩn (standard error) của hệ thống hồi quy:
A. Đo lường độ chính xác của hệ số hồi quy
B. Đo lường mức độ ảnh hưởng của biến giải thích đến biến phụ thuộc
C. Đo lường ý nghĩa thống kế của biến giải thích
D. Có thể tăng lên khi mẫu quan sát tăng thêm
Câu 80: Nhược điểm của nghiên cứu trước và sau (Before-and-After Studies):
A. Chỉ tiếp xúc với tổng thể một lần
B. Khó đo lường biến động trong một tình huống, vấn đề, thái độ
C. Khó xác định biến độc lập hay ngoại lai tác động đến biến phụ thuộc
D. Thiết kế quá đơn giản
Câu 81: Mục tiêu chính của…là mô tả bản chất / nguyên nhân / sự thay đổi của
một hiện tượng, tình huống, vấn đề. Mục tiêu chính của…là đo lường là đo lường
mức độ thay đổi của một hiện tượng, tình huống, vấn đề.
A. Nghiên cứu kết hợp; nghiên cứu định lượng
B. Nghiên cứu mô tả; nghiên cứu khám phá
C. Nghiên cứu định lượng; nghiên cứu định tính
D. Nghiên cứu định tính; nghiên cứu định lượng
Câu 82: Dữ liệu thứ cấp có ưu điểm?
A. Tiết kiệm chi phí cho nghiên cứu
B. Mức độ nguồn dữ liệu chính xác
C. Đơn vị đo lường phù hợp với nghiên cứu
D. Phù hợp nhất với nghiên cứu

You might also like