You are on page 1of 16

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

----

TIỂU LUẬN
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA


Ở GIỚI TRẺ HIỆN NAY

Giáo viên hướng dẫn : Trần Thanh Mai


Nhóm môn học : 33
Nhóm thảo luận : 7
Thành viên :

1. Trần Anh Tuấn : B22DCMR276


2. Phí Nguyễn Anh Tuấn : B22DCMR275
3. Lục Thị An Khanh : B22DCMR148
4. Đỗ Hữu Vinh : B22DCMR336
5. Nguyễn Thị Bạch Dương : B22DCMR064
6. Hà Thị Kim Dung : B22DCMR052
7. Hà Mạnh Thư : B22DCMR307
8. Bùi Hồng Lưu : B21DCDT143
9. Nguyễn Quang Trường : B21DCAT196
10. Cao Xuân Sơn : B21DCPT200

Hà Nội, tháng 03 năm 2024

1
MỤC LỤC
Trang

LỜI MỞ ĐẦU……………………………………………..…………………………………………………..………………………. 3

NỘI DUNG…………………………………………………..…………………………………………………..……………………… 4

I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ…………………………..…………………………………………………..…………………… 1

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU………………..…………………………………………………..……………………1

III. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HIỆN NAY
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………… 5

IV. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH ÁP ĐỒNG TRANG 6


LỨA………………………….
V. ẢNH HƯỞNG CỦA CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA…………………………….. 8

VI. HẬU QUẢ………………………………………………………..... 9


……………………………………………………………...

VII. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA MẶT TIÊU CỰC CỦA ÁP LỰC
ĐỒNG TRANG LỨA……………………………………………………………………………………………………... 10
……

KẾT LUẬN………………………………………………………………………………………………………………………………… 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………………………………… 15

2
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xã hội hiện đại, áp lực đồng trang lứa đối với giới trẻ ngày nay đã trở thành
một hiện tượng được đặc biệt quan tâm. Từ áp lực học vấn, sự cạnh tranh trong sự nghiệp
đến những chuẩn mực về ngoại hình và cuộc sống cá nhân, các bạn trẻ đang phải đối mặt
với những áp lực khủng khiếp từ cộng đồng của mình. Bài tiểu luận này sẽ đi sâu vào
việc phân tích và thảo luận về sự gia tăng của áp lực đồng trang lứa trong xã hội ngày
nay, ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe tinh thần và cách mà chúng ta có thể giải quyết
vấn đề này.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về chủ đề này, chúng ta sẽ nhận ra rằng áp lực
đồng trang lứa không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần của cá nhân mà còn gây
ra những vấn đề về sức khỏe tâm thần, tự tin và sự phát triển cá nhân. Thêm vào đó, sự
lan truyền của các phương tiện truyền thông và mạng xã hội cũng đóng một vai trò quan
trọng trong việc tăng cường áp lực này, tạo ra một sân chơi so sánh không lường trước
cho giới trẻ.
Thông qua bài tiểu luận này, chúng ta hy vọng có thể tìm ra các giải pháp hiệu quả
để giảm bớt áp lực đồng trang lứa và tạo ra một môi trường xã hội khuyến khích sự đa
dạng, sự tự tin và sự phát triển lành mạnh cho các thế hệ trẻ của chúng ta.

3
NỘI DUNG
ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA CỦA GIỚI TRẺ HIỆN NAY - “ PEER
PRESSURE”
I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐỀ
Sự phát triển của xã hội luôn tồn tại cùng rất nhiều định kiến và chuẩn mực được
đặt ra. Trên hành trình tìm kiếm bản thân, bạn có từng hoài nghi về chính mình, có từng
cảm thấy tự ti hoặc đem thành công của người khác làm thước đo cho con đường của
riêng mình? Đứng trước sự thành công của người bạn cùng trang lứa, ít nhất một lần
trong đời mỗi chúng ta đều trải qua cảm giác lạc lối. Khi “gió mưa” cứ thế xô nghiêng
đầu bạn, bạn có từng phủ nhận những nỗ lực của bản thân?
“Peer Pressure” - “ Áp lực đồng trang lứa” là một khái niệm không mấy xa lạ với
đa số chúng ta, nói đơn giản đó chính là cảm giác tự ti khi bản thân không đạt được điều
giống như những người xung quanh. Đã có rất nhiều sách, podcast, cũng như là đề tài
nghiên cứu trong ngành tâm lý học liên quan đến chủ đề này, với hi vọng mỗi chúng ta có
thể nhận diện và vượt qua nó. Tuy nhiên, nói một cách thẳng thắn, Peer Pressure sẽ luôn
tồn tại trong mỗi giai đoạn phát triển của chúng ta dù bạn đang ở độ tuổi nào.
Ở một góc nhìn khác, “Peer pressure” lại không hẳn là một điều tồi tệ, áp lực hoàn
toàn có thể trở thành động lực trên hành trình hoàn thiện bản thân, giúp bạn trở thành một
phiên bản tốt hơn của chính mình. Áp lực nên là một đòn bẩy khuếch đại động lực, không
phải yếu tố ganh đua thiệt hơn. Thử tưởng tượng mỗi chúng ta là một con dao và áp lực là
một công cụ khiến chúng ta trở nên “sắc nhọn” hơn thông qua việc gọt dũa những kiến
thức, kỹ năng và rèn luyện sự bền bỉ, từ đó hoàn thiện bản thân để đạt được mục tiêu của
mình, như vậy chẳng phải chính là “Gần đèn thì rạng” hay sao?
II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Nói riêng về thế hệ trẻ ngày nay (Gen Z), có lẽ sẽ là độ tuổi dễ gặp phải “Peer
Pressure” nhất, khi vừa loay hoay trả lời câu hỏi “ Tôi là ai?”, lại vừa vội vàng muốn
nhanh chóng khẳng định bản thân. Sau cánh cổng lớn trường học chính là trường đời,
lưng chừng bước sang độ tuổi vừa bắt đầu đối diện với những áp lực về tự lập kinh tế, lại
vừa phải nỗ lực không ngừng để tiếp tục phát triển bản thân, đó sẽ là hành trình không dễ
dàng.

Với sự phát triển của xã hội ngày càng nhanh chóng hiện nay, giới trẻ - GenZ càng
gặp nhiều áp lực từ xung quanh. Sự phát triển về kinh tế và công nghệ đã thúc đẩy hiện
đại hóa trong xã hội. Công nghệ, Internet,.. đã tạo ra môi trường mới, nơi mà chia sẻ và
kết nối toàn cầu. Sự phổ biến của mạng xã hội đã tạo ra áp lực về hình ảnh cá nhân, việc
so sánh bản thân với các người khác trên mạng xã hội tạo ra sự tự ti và cảm thấy không
đủ. Hiện nay chúng ta có thể dễ thấy các bạn trẻ chia sẻ những thành công, thành tựu đạt
4
được trong cuộc sống: đi du học khi 18 tuổi, trở thành giám đốc của một công ty ở tuổi
20, mua nhà mua xe khi vẫn đang là sinh viên,...Giới trẻ thường phải đối mặt với áp lực
để tuân thủ quy định xã hội, đối với hành vi, văn hóa, và xu hướng. Điều này có thể tạo ra
sự mất cái tôi và đưa ra những quyết định không dựa trên giá trị cá nhân.

* MỘT SỐ GIỚI THIỆU VỀ GIỚI TRẺ NGÀY NAY (GENZ):

- GenZ là thế hệ được sinh ra khi thế giới kỹ thuật số phát triển mạnh mẽ và bùng
nổ nhất, với sự phổ biến của internet cùng các thiết bị di động như smartphone, máy tính
bảng,…

- Nhờ vào việc tiếp xúc sớm và đa dạng với công nghệ, thế hệ này có xu hướng
sáng tạo, đổi mới trong việc sử dụng công nghệ để giải quyết các vấn đề xã hội, môi
trường. Họ cũng có khả năng sử dụng công nghệ để kết nối và truyền tải thông điệp của
mình đến cộng đồng toàn cầu thông qua các mạng xã hội, các công cụ truyền thông kỹ
thuật số khác.

- GenZ thường được xem là thế hệ luôn tạo ra xu hướng mới trong nhiều lĩnh vực,
từ thời trang, âm nhạc, văn hóa, công nghệ,... Điều này phần lớn do cách họ tiếp cận và
sử dụng công nghệ, đồng thời cũng do tư duy đa dạng, sáng tạo trong cách suy nghĩ và
hành động.

- GenZ có khả năng tạo ra các trào lưu, thay đổi phong cách và ảnh hưởng đến các
xu hướng trên mạng xã hội, đặc biệt phải kể đến như Tiktok, Facebook.

- GenZ thường được xem là thế hệ có tính cởi mở và đón nhận sự thay đổi, đặc
biệt là trong lĩnh vực xã hội, công nghệ. Với sự phát triển nhanh chóng của kỹ thuật số
cùng các mạng xã hội, thế hệ Gen Z đã trở thành những người tiên phong trong việc chấp
nhận, sử dụng, ứng dụng các công nghệ mới. Họ cũng tôn trọng sự khác biệt, bao gồm đa
dạng về giới tính, chủng tộc, tôn giáo và văn hóa. Họ có thái độ tích cực, sẵn sàng thích
nghi với các thay đổi, có khả năng tìm kiếm và tận dụng những cơ hội mới trong cuộc
sống.

- GenZ đã được lớn lên trong môi trường giáo dục cạnh tranh và họ đã quen với
việc phản hồi ngay lập tức để có thể cải thiện. Tại nơi làm việc, bản chất cạnh tranh của
thế hệ Z có thể được kết hợp với mong muốn được công nhận trong công việc. Chính vì
vậy, họ đề cao những kỳ vọng rõ ràng về cách đạt được thành công và thăng tiến trong sự
nghiệp.

III. SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ HỘI VÀ VĂN HÓA HIỆN NAY

1. Xã Hội

- Xã hội đang trải qua sự biến đổi nhanh chóng do ảnh hưởng của cuộc cách mạng
công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin và truyền thông.
5
- Đa dạng văn hóa và đa ngôn ngữ trở thành đặc điểm nổi bật trong xã hội đa văn
hóa ngày nay.

2. Kinh Tế

- Sự bùng nổ của công nghệ và sự phát triển của công nghiệp 4.0 đang thúc đẩy sự
thay đổi trong cách làm việc, học tập và nhiều lĩnh vực khác.

- Cuộc cách mạng số đang diễn ra, với sự gia tăng của thương mại điện tử, tiền
điện tử, và công nghệ blockchain.

- Tình hình kinh tế toàn cầu vẫn đang phục hồi sau đại dịch COVID-19, nhưng vẫn
còn những thách thức về lạm phát và biến động thị trường.

3. Văn Hóa

- Sự lan truyền nhanh chóng của văn hóa POP và công nghệ đã tạo ra sự kết nối
toàn cầu chưa từng có trước đây.

- Văn hóa đa dạng được khuyến khích và tôn trọng, với sự quan tâm đặc biệt đến
văn hóa bền vững và xã hội công bằng.

- Sự xuất hiện của nền văn hóa số, với việc tiêu thụ nội dung trực tuyến và sự phát
triển của nền văn hóa mạng.

IV. NGUYÊN NHÂN HÌNH THÀNH ÁP ĐỒNG TRANG LỨA

1. Hoàn cảnh gia đình


Trên thực tế, những đứa trẻ có hoàn cảnh gia đình khó khăn thường dễ bị áp lực
đồng trang lứa hơn những đứa trẻ có hoàn cảnh sống tốt. Bởi phải sống trong gia đình
khó khăn khiến trẻ bị hạn chế về nhiều mặt. Từ trang phục, ăn uống cho đến tiền bạc và
điều kiện học hành.
Trong khi đó, trẻ ở độ tuổi dậy thì và thanh thiếu niên thì lại hay có thói quen so
sánh bản thân với bạn bè. Trẻ thường tỏ ra tự ti, xấu hổ và ngại ngùng khi thấy bạn bè
được ăn ngon, mặc đẹp. Nhiều trẻ còn từ chối các cuộc vui chơi và ít dám thể hiện bản
thân vì sợ bị cô lập.
2. Cách giáo dục từ cha mẹ
Cách giáo dục của phụ huynh chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình
hình thành nhân cách của trẻ. Việc cha mẹ thường xuyên chê bai và phê phán cũng sẽ tạo
ra nhiều áp lực cho con.
Đặc biệt, nhiều cha mẹ còn có thói quen so sánh con với những người bạn đồng
trang lứa. Khi còn nhỏ là sự so sánh về kết quả học tập. Còn khi trưởng thành lại so sánh

6
về công việc, lương thưởng, những đóng góp cho gia đình hay so sánh về vấn đề hôn
nhân.Cách giáo dục không lành mạnh từ cha mẹ có thể là nguyên nhân dẫn tới áp lực
đồng trang lứa. Hơn nữa, yếu tố này còn làm gia tăng mâu thuẫn trong gia đình vì các con
luôn cảm thấy bố mẹ quá áp đặt và thiếu tôn trọng con.
3. Nhu cầu ngày càng tăng cao
Nhu cầu của con người đang ngày càng được tăng cao theo thời gian. Ở các thế hệ
trước, nhu cầu đơn giản chỉ là được sống trong gia đình hạnh phúc, có công việc ổn định
thì hiện nay, con người cần thêm rất nhiều nhu cầu khác. Chẳng hạn như có danh tiếng,
được quan tâm, ngưỡng mộ hay đạt được thành công sớm.
Ở thời đại ngày nay, xã hội luôn có sự phát triển không ngừng. Hiện tại, có rất
nhiều người trẻ được học tập, phát huy năng lực và thành công từ rất sớm. Số lượng các
cá nhân xuất sắc trong xã hội tăng cao buộc yêu cầu về kỹ năng và trình độ cũng sẽ tăng
lên.
Đặc biệt, khi nhìn thấy những cá nhân ưu tú được quan tâm và ngưỡng mộ thì bản
thân mỗi người cũng hình thành nhu cầu tương tự. Trong một số trường hợp, điều này có
ảnh hưởng tích cực giúp xã hội ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ở nhiều người thì điều
này có thể làm gia tăng áp lực.
4. Sự bùng nổ của mạng xã hội
Sự bùng nổ của mạng xã hội cũng là nguyên nhân thường gặp làm gia tăng áp lực
đồng trang lứa. Sự xuất hiện của mạng xã hội sẽ khiến cho việc so sánh bản thân với
người khác diễn ra thường xuyên hơn.
Ngày nay, mọi người hay có thói quen chia sẻ cuộc sống cá nhân lên mạng xã hội.
Khi thấy bạn bè chia sẻ thành tựu lớn như mua nhà, mua xe, đi du học, tăng lương,… thì
chúng ta rất khó tránh khỏi những áp lực.
5. Đặc điểm tính cách gây ra tình trạng Peer Pressure
Các cuộc khảo sát chỉ ra rằng, tình trạng Peer Pressure dễ xảy ra hơn ở những
người có tính cách tự ti. Vì thiếu tự tin nên họ không có sự tin tưởng vào bản thân. Khi
bắt đầu kế hoạch hay dự án mới thì họ luôn cho rằng bản thân sẽ thất bại. Ngoài ra, sự tự
ti cũng sẽ hình thành tâm lý căng thẳng, bi quan trước thành công từ bạn bè.
6. Thường xuyên gặp thất bại
Những người thường xuyên trải nghiệm những thất bại trong cuộc sống rất dễ bị
áp lực đồng trang lứa. Liên tiếp thất bại khiến cho họ có tâm lý thiếu tự tin. Đồng thời
cảm thấy bản thân vô dụng và kém cỏi trước sự thành công của bạn bè.
7. Chủ nghĩa tập thể là nguyên nhân của Peer Pressure

7
Người Á Đông thường nhấn mạnh sự phụ thuộc qua lại giữa con người với nhau
và tầm quan trọng của tập thể. Ngược lại chủ nghĩa cá nhân (đề cao giá trị bản thân) lại
phổ biến ở các nước phương Tây.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, những người được nuôi dạy trong nền văn hóa coi trọng
chủ nghĩa tập thể sẽ rất dễ hình thành sự so sánh xã hội hơn so với những người lớn lên
dưới chủ nghĩa cá nhân.
Thực tế cho thấy, việc phân cấp thứ bậc, bị so sánh với người khác, thi đua điểm
số được phản ánh rõ nét trong văn hóa tập thể. Điều này lý giải vì sao tình trạng áp lực
đồng trang lứa lại phổ biến hơn ở các nước phương Đông, trong đó có Việt Nam.
V. ẢNH HƯỞNG CỦA CỦA ÁP LỰC ĐỒNG TRANG LỨA
Trong cuộc sống, điều gì cũng có hai mặt của nó và áp lực đồng trang lứa cũng
vậy nó cũng mang đến mặt tích cực nhưng trái lại sự tiêu cực mà nó mang lại cũng ảnh
hưởng rất lớn đến cuộc sống.

1. Về mặt tích cực

Thành ngữ có câu “Thua thầy một vạn không bằng kém bạn một ly”. Bởi vậy áp
lực đồng trang lứa nó đem lại:

a, Khuyến khích sự cải thiện cá nhân

Sự so sánh với những người xung quanh có thể làm cho cá nhân cảm thấy động
viên để cải thiện bản thân, học hỏi từ những người thành công hơn và phát triển những kỹ
năng mới.

b, Tăng cường ý thức trách nhiệm

Không thể phủ nhận rằng, áp lực đồng trang lứa có thể khiến người trẻ ý thức hơn
về trách nhiệm của mình với bản thân, gia đình và xã hội. Điều này giúp chúng ta xây
dựng một tư duy đúng đắn và đề ra những mục tiêu phấn đấu rõ ràng.

c, Thúc đẩy sự sáng tạo

Để vượt qua áp lực, một số người có thể phát triển những giải pháp sáng tạo và
tìm ra các cách tiếp cận mới để giải quyết vấn đề, từ đó tạo ra sự đổi mới và tiến bộ.

2. Về mặt tiêu cực

a, Stress và căng thẳng

Áp lực từ đồng trang lứa có thể tạo ra một môi trường cạnh tranh giữa các cá nhân,
khiến họ cảm thấy phải cạnh tranh và đặt ra nhiều áp lực để đạt được thành công trong
các lĩnh vực như học tập, sự nghiệp, hoặc ngoại hình.
8
b, Giảm hiệu suất học tập và làm việc

Áp lực đồng trang lứa có thể khiến một số người cảm thấy bị áp đặt quá nhiều áp
lực, từ đó làm giảm hiệu suất học tập hoặc làm việc của họ.

c, Giảm tự tin, suy nghĩ tiêu cực về bản thân

Khi so sánh bản thân với người khác, nhiều người có thể cảm thấy tự ti và thiếu tự
tin về bản thân, đặc biệt là khi họ cảm thấy mình không đạt được những tiêu chuẩn mà
nhóm đồng trang lứa đặt ra.

d, Ảnh hưởng trong việc xây dựng các mối quan hệ xã hội

Sự cạnh tranh và áp lực đồng trang lứa có thể tạo ra môi trường mà mối quan hệ
xã hội trở nên căng thẳng và không lành mạnh.

e, Cảm giác cạnh tranh không lành mạnh

Áp lực từ việc so sánh với người khác có thể khiến người trẻ cảm thấy cần phải
cạnh tranh một cách không lành mạnh, thay vì tập trung vào sự phát triển cá nhân và hạnh
phúc của mình.

f, Đánh mất định hướng

Khi bạn bắt đầu đặt quá nhiều tâm trí vào những thành tựu của người khác, bạn bắt
đầu quên đi chính mình là ai và đang ở đâu. Việc bạn quá quan tâm đến họ cũng khiến
cho bạn không còn tập trung vào bản thân và mục tiêu ban đầu. Bạn dần đánh mất bản
thân, mất định hướng và lạc lối.

VI. HẬU QUẢ

1. Ảnh hưởng tâm lý

- Tự ti, mặc cảm: Giới trẻ thường so sánh bản thân với bạn bè, dẫn đến cảm giác tự
ti, mặc cảm về ngoại hình, học tập, thành công, v.v.

- Căng thẳng, lo âu: Áp lực từ việc phải chạy theo xu hướng, đáp ứng kỳ vọng của
bạn bè có thể dẫn đến căng thẳng, lo âu, thậm chí trầm cảm.

- Mất đi bản thân: Giới trẻ có thể đánh mất bản sắc riêng khi cố gắng hòa nhập với
đám đông, làm những điều bản thân không thích hoặc không phù hợp.

2. Ảnh hưởng hành vi

9
- Hành vi nguy hiểm: Khi áp lực đồng trang lứa không còn là nguồn động lực tích
cực, nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý, có thể khiến giới trẻ có những hành vi lệch lạc, thiếu
suy nghĩ như bỏ nhà, các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội,… và nguy hiểm nhất là
tự tử.

- Bắt nạt học đường: Áp lực đồng trang lứa có thể dẫn đến hành vi bắt nạt học
đường, khi một số bạn trẻ muốn thể hiện bản thân hoặc khẳng định vị trí trong nhóm.

- Nói dối, lừa đảo: Giới trẻ có thể nói dối, lừa đảo để che giấu khuyết điểm hoặc
để được bạn bè khen ngợi, ghen tị.

3. Ảnh hưởng đến tương lai

- Lựa chọn sai lầm: Áp lực đồng trang lứa có thể khiến giới trẻ đưa ra những lựa
chọn sai lầm về học tập, nghề nghiệp, v.v.

- Thiếu tự tin: Giới trẻ có thể thiếu tự tin vào bản thân, dẫn đến khó khăn trong
việc phát triển và thành công trong tương lai.

- Mất đi các mối quan hệ: Áp lực đồng trang lứa có thể khiến giới trẻ đánh mất các
mối quan hệ tốt đẹp với gia đình và những người bạn thực sự.

VII. CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ VƯỢT QUA MẶT TIÊU CỰC CỦA ÁP LỰC
ĐỒNG TRANG LỨA

1. Hiểu rõ giới hạn và điều kiện của bản thân

Trước khi tự tạo ra áp lực phải “hơn người”, hãy suy nghĩ về giới hạn của bạn và
những điều kiện mà bạn đang có.

“Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh”, chúng ta không nên lấy chuẩn mực của
người khác để áp đặt lên bản thân mình. Người khác có thể có điều kiện tốt hơn bạn, hoặc
có sự chuẩn bị lâu hơn bạn cho những mục tiêu và công việc của họ. Chính vì vậy, đừng
sốt ruột khi thấy họ cách mình quá xa, hãy xác định rõ mục tiêu phù hợp với năng lực bản
thân và tập trung nỗ lực cho nó. Có rất nhiều con đường để đến đích, đừng vội nản chí vì
con đường của bạn chỉ dài hơn họ một chút mà thôi.

Mỗi một người luôn có một khả năng tiềm ẩn và giới hạn riêng, không thể đem so
sánh giữa người này với người khác. Chẳng hề dễ dàng khi bạn đặt ra ranh giới cho bản
thân và trân trọng thành công của người khác nhưng bản thân không thấy ganh ghét, buồn
bã.

10
Nhưng hãy đề cao tinh thần học hỏi, lấy người ấy làm gương và học hỏi mọi thứ ở
khía cạnh tích cực để bản thân ngày một hoàn thiện hơn. Đừng thấy thất vọng về bản thân
hay buông những lời nói không đúng về họ, bởi trong tương lai có thể bạn sẽ là người
phải nghe những câu tương tự.

2. Cải thiện bản thân

Nếu nhìn nhận áp lực đồng trang lứa bằng một thái độ tích cực thì nó là một cơ hội
để chỉ ra được những gì bản thân bạn còn thiếu sót.

Hãy nhìn nhận và học hỏi từ những thành công của bạn bè đồng trang lứa. Họ đã
làm thế nào để đạt được nó? Họ đã đánh đổi những gì? Họ đã xây dựng kế hoạch cho
mục tiêu của mình thế nào? Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ có những bài học đắt
giá áp dụng cho chính mình để bản thân ngày một tốt hơn.

Tuy nhiên, đừng áp đặt toàn bộ những gì học hỏi được từ họ lên chính mình, hãy
tiếp thu và sử dụng những giá trị đó một cách có chọn lọc và phù hợp với bản thân mình
để có được kết quả tốt nhất trong cuộc sống.

3. Tránh xa những tác động tiêu cực

Đôi khi, peer pressure có thể được giải quyết đơn giản bằng những lời từ chối
thẳng thắn. Không ai có thể gây áp lực hay bắt buộc bạn phải làm những điều bạn không
cảm thấy phù hợp, thậm chí chỉ trích những quyết định của bạn.

Hãy luôn nhớ rằng, quyền lựa chọn làm gì, ưu tiên điều gì trước luôn trong tay
bạn. Mỗi quyết định đưa ra đều không có đúng sai, chỉ có phù hợp với bản thân và cuộc
sống của bạn hay không mà thôi.

Và nếu bạn cảm thấy những gì bạn bè đồng trang lứa đang làm không phải những
gì bạn cần, hãy từ chối thay vì cố gắng chạy theo họ, chỉ bởi vì muốn được thành công
như họ.

4. Chia sẻ vấn đề với người thân

Nếu phụ huynh hay gia đình khiến bạn bị áp lực đồng trang lứa, bạn hãy dành thời
gian để nói chuyện thẳng thắn với họ. Mọi người sẽ không thể biết bạn muốn điều gì nếu
bạn không chia sẻ.

Nhiều người có ý tốt, nhưng cách họ thể hiện lại mang tính tiêu cực. Do đó bạn
cần nói ra để hai bên thấu hiểu nhau. Đôi khi việc tạo áp lực chỉ vì muốn bạn tốt hơn,
thành công hơn mà thôi.

11
Mặt khác gia đình, bạn bè cũng luôn là một nguồn động lực to lớn giúp bạn có sức
mạnh tiến đến thành công. Những mệt mỏi tiêu cực, chán nản cũng dần được vơi bớt khi
được nói ra.

Việc nói chuyện với một người tâm lý cũng giúp bạn cảm thấy thư giãn, tin vào
chính mình hơn cả. Trải lòng nhiều hơn có thể hạn chế nguy cơ trầm cảm hay rối loạn lo
âu.

5. Xử lý ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa

Khi phải chịu áp lực đồng trang lứa thì cả tâm trạng, thói quen và hành vi của bạn
đều có thể bị thay đổi. Hơn nữa, trường hợp áp lực kéo dài không vượt qua được sẽ gây
ra rất nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

Một số giải pháp giúp bạn xử lý những ảnh hưởng từ áp lực đồng trang lứa bao
gồm:

- Viết nhật ký: Đây là cách đơn giản giúp bạn đối phó với những cảm xúc tiêu cực
do áp lực từ bạn bè gây ra. Nhật ký sẽ giúp bạn phân loại cảm xúc, nhìn nhận lại
vấn đề và giải tỏa căng thẳng.
- Chọn 1 nhóm bạn khác: Hãy nghĩ đến những lợi ích và tiêu cực từ bạn bè. Nếu bạn
cảm thấy họ gây ra áp lực cho bạn nhiều quá mức mà bạn muốn thì nên tìm kiếm
bạn mới. Bạn có thể tăng cường kết nối xã hội tích cực bằng cách tham gia tình
nguyện hay các lớp học năng khiếu.
- Dành thời gian cho hoạt động lành mạnh: Một cách khác để vượt qua áp lực từ bạn
bè là dành thời gian thực hiện những hoạt động mà bạn thực sự yêu thích. Điều
này giúp bạn điều chỉnh tâm trạng và có thể gặp gỡ những người khác có chung sở
thích.
6. Luôn có sự lựa chọn cho riêng mình
Coco Chanel đã từng nói: “Vẻ đẹp bắt đầu từ khoảnh khắc bạn quyết định là
chính mình”. Và câu nói này đã trở thành “kim chỉ nam” để nhiều người thoát khỏi tình
trạng áp lực đồng trang lứa Peer pressure. Chỉ khi bạn là chính mình, hiểu rõ bản thân
muốn gì và làm gì thì mới tự tin lựa chọn cuộc sống tốt đẹp hơn.
Không có sự lựa chọn nào là đúng hay là sai, chỉ có lựa chọn đó là phù hợp hay
không phù hợp với bạn mà thôi.

12
Do đó, hãy học cách cho bản thân hưởng thụ bằng những thành quả chăm chỉ của
bản thân mình.
7. Tin tưởng, thấu hiểu bản thân để vượt qua áp lực đồng trang lứa
Không cần phải chạy theo số đông. Trên thế gian này mỗi người là một cá thể độc
lập, và bạn không cần phải giống ai. Độc lập, mang bản sắc riêng không đồng nghĩa với
“cá biệt”
Bạn hoàn toàn có thể làm mình nổi bật nhờ thế mạnh của bản thân. Hãy thử bình
tâm và suy nghĩ lại mình thực sự thích điều gì, thế mạnh là gì.
Chẳng hạn bạn yêu thích nghệ thuật hay viết lách có thể thử viết kịch bản, làm
biên tập, viết báo… Bạn có thể thất bại, nhưng đam mê sẽ cho bạn niềm tin, không lùi
bước mà quyết tâm để thành công hơn.
Ngoài ra bạn cũng có thể lên kế hoạch cuộc đời. Hãy lập ra từng cột mốc trong
cuộc sống để thực hiện thay vì quá vội vàng, học theo người khác. Bạn là chính bạn,
không cần chạy theo xu hướng để hòa nhập.
8. Yêu thương chính mình
Những áp lực lớn khiến bạn chỉ biết cố gắng, cố gắng và không ngừng cố gắng.
Bạn chạy theo số đông mà quên mất đi dành thời gian cho bản thân mình. Bên ngoài,
bạn có vẻ rất thành công nhưng thâm tâm lại chẳng hề cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Bạn
mệt mỏi khi luôn phải đeo mặt nạ, cảm thấy như không còn là chính mình.
Do đó dù như thế nào, bạn cùng đừng quên bản thân mình và gia đình mới thực sự
là quan trọng. Mỗi một bước tiến mới đạt được thành công, hãy tự thưởng cho bản thân
để tự khích lệ.
9. Xác định mục tiêu sống rõ ràng
Một mục đích sống rõ ràng, có chí hướng sẽ nhanh chóng giúp bạn thoát khỏi áp
lực đồng trang lứa. Những điều đó có thể đơn giản như: quan tâm tới gia đình hơn, hạnh
phúc hơn mỗi ngày, sống lành mạnh hơn hoặc học một bộ môn nào đó mà bạn đam mê,...
Chỉ khi có mục đích sống rõ ràng, có chí hướng tiến lên thì bạn mới có động lực
để cố gắng. Chắc chắn rằng, bạn sẽ thấy thoải mái hơn khi chỉ tập trung vào mục tiêu cá
nhân của mình và không thèm “ngó ngàng” gì tới áp lực xung quanh rồi.
10. Tôn trọng sự lựa chọn của người khác

13
Thêm một điều nữa mà những người đang bị Peer pressure nên làm chính là tôn
trọng sự lựa chọn của người khác. Họ đưa ra ý kiến và lựa chọn không phải dựa vào tiêu
chuẩn của bạn, nên đừng cảm thấy khó chịu khi không đúng ý mình. Tôn trọng người
khác cũng là tôn trọng bản thân mình. Và quan trọng hơn là để tâm trạng luôn thoải mái,
hạnh phúc với cuộc sống.

KẾT LUẬN
Trong cuộc sống hiện đại, áp lực đồng trang lứa đối với giới trẻ đã trở thành một
thách thức lớn đối với sức khỏe tinh thần và phát triển cá nhân của họ. Qua bài tiểu luận
này, chúng ta đã nhìn nhận và phân tích sâu hơn về vấn đề này, nhận ra sự ảnh hưởng tiêu
cực của áp lực đồng trang lứa đến tâm trạng, tự tin và sự phát triển của các bạn trẻ.

Tuy nhiên, không phải là một vấn đề không thể giải quyết. Chúng ta đã đề xuất
một số giải pháp như tạo ra một môi trường xã hội khuyến khích sự đa dạng, tạo ra các
chương trình giáo dục và hỗ trợ tinh thần để giúp giải quyết áp lực này. Ngoài ra, việc
tăng cường sự thông cảm và hỗ trợ từ gia đình, bạn bè và cộng đồng cũng rất quan trọng
trong việc giúp các bạn trẻ vượt qua áp lực đồng trang lứa.

Hy vọng rằng thông qua những nỗ lực này, chúng ta có thể tạo ra một môi trường
xã hội nơi mà các bạn trẻ không chỉ cảm thấy tự tin và độc lập mà còn được khích lệ để
phát triển và thể hiện bản thân một cách tự nhiên và lành mạnh nhất. Đó chính là cách để
xây dựng một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ của chúng ta.

14
15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Trang. (2023). “Áp Lực Đồng Trang Lứa (Peer Pressure): Nguyên Nhân Và
Cách Vượt Qua”. Tamly.com.vn. Truy cập vào 09/03/2024, từ
https://tamly.com.vn/ap-luc-dong-trang-lua-1180.html

2. Trân Lê, (2020). “Peer pressure - Trẻ con, người lớn và áp lực đồng trang lứa”.
Vietcetera. Truy cập vào 09/03/2024, từ https://vietcetera.com/vn/peer-pressure-tre-
con-nguoi-lon-va-ap-luc-dong-trang-lua

16

You might also like