You are on page 1of 4

Dưới sự tác động của công cuộc đổi mới đất nước, Việt Nam đã có

sự phát triển vượt bậc về mọi mặt, nhất là về mảng công nghệ thông
tin. Công nghệ hiện nay là một phần quan trọng trong xã hội chúng ta
và tương lai có thể dự đoán được của chúng ta. Có rất ít chỗ cho
những người muốn sống mà không có công nghệ, và may mắn thay,
nó vẫn được tiếp diễn với tốc độ đủ để giúp ngăn chặn tình trạng trì
trệ. Công nghệ đã gây tác động lớn tới cuộc sống của giới trẻ hiện nay.
Các bạn trẻ ngày càng được tiếp cận với nhiều công cụ tìm kiếm thông
tin khác nhau. Chỉ bằng một cái nhấp chuột và trong chưa đầy một
giây, hàng nghìn thông tin liên quan đến chủ đề được tìm kiến hiện ra.
Thế nhưng điều này cũng đã đặt ra câu hỏi gây tranh cãi lớn cho cộng
đồng : Liệu sự tiện lợi ấy có ảnh hưởng đến khả năng tư duy độc lập
của con người hay không?
"Thế giới nằm trên mười ngón tay bạn", câu nói cửa miệng của nhà
tỷ phú Bill Gates đã nói lên sức mạnh khuynh đảo thế giới của nền
công nghệ số suốt 20 năm qua. Sự bùng nổ của công nghệ số đã tạo
nên một sức hút mạnh mẽ với sức lan tỏa lớn và nó đang dần thay thế
những phương tiện giao tiếp, truyền thông khác. Sự xóa nhòa về
khoảng cách thời gian và không gian giúp con người kết nối, nói
chuyện dù cách xa nửa vòng trái đất, có thể tiếp cận với mọi kênh
thông tin trên toàn thế giới, đi làm mà không cần phải ra khỏi nhà, tổ
chức họp báo, hội nghị liên lục địa qua một cái màn hình máy tính 23
inch,... Điều kì diệu và tiện lợi mà công nghệ mang lại khiến cho số
lượng người dùng tăng lên một cách chóng mặt. Tính đến quý 3 năm
2019, có hơn 4,33 tỷ người dùng internet đang hoạt động
(Datareportal, 2019). Điều đó đánh dấu mức tăng 327 triệu so với năm
trước so với số liệu quý 3 năm 2018. Với mức 8.2%, sự tăng trưởng
của người dùng internet tích cực trên toàn thế giới nhanh hơn gấp tám
lần so với tổng mức tăng dân số. Xem xét có một dân số toàn cầu là
7,74 tỷ người, tương đương với tỷ lệ thâm nhập internet khoảng 56%.
Nói cách khác, hơn một nửa dân số trên toàn thế giới là những người
dùng internet tích cực. Trong thời đại 4.0, co rất nhiều việc phải làm
trực tuyến và trung bình một người dành 6 giờ 30 phút để trực tuyến.
Nhưng trong thời gian giãn cách xã hội do dịch Covid - 19, thời gian
họ dành ra đã tăng lên một cách đáng kể. Xong cũng chính vì sự gia
tăng ồ ạt về số lượng ấy đã kéo theo sự lệ thuộc lớn vào công nghệ, về
cả cường độ và mực độ sử dụng.
Ban đầu, con người tìm cách tiếp cận và xâm nhập vào thế giới công
nghệ nhưng dần dần công nghệ lại chi phối mạnh mẽ hơn cuộc sống
của con người. Thay vì cuối tuần tụ tập bạn bè ở quán coffe quen
thuộc thì ta lại nói chuyện qua facetime bằng messenger hoặc zalo.
Thay vì dành thời gian quây quần kể về một ngày trong bữa cơm gia
đình thì ai nấy cũng ăn vội ăn vàng để quay trở lại với thế giới qua
màn hình điện thoại của bản thân. Với các bạn trẻ thay vì nói chuyện
trực tiếp với bạn bè hoặc người thân về những mệt mỏi hay những
chuyện vui buồn của bản thân thì lại viết bài đăng lên facebook và
instagram để giãi bày về đời sống riêng tư của mình mong được mọi
người đồng cảm. Với những tiện ích như vậy, tưởng chừng như
internet đưa con người tới gần nhau hơn nhưng kì thực lại làm mất đi
những cảm xúc sâu lằng, chân thật vốn có. Thế giới trong thế kỉ 21
luôn ngập tràn những tin tức nóng hổi về chính trị, môi trường, xã
hội,... và luôn được cập nhật 24/7. Có rất nhiều những báo mạng đăng
tải các thông tin lúc chính xác lúc không chính xác, làm cho nhiều
người bị hiểu lầm, tin vào những bài viết lá cải thông tin không chính
thống. Vì lúc nào cùng trong trạng thái cập nhật từng giờ từng phút
từng giây, nó khiến ta luôn bị rơi vào cảm giác ngập trong tin tức, đọc
được những lời bình luận gây tranh cãi làm ta dễ bị ảnh hưởng bảo
những quan điểm khác nhau, lạc lối trong quan điểm của chính bản
thân. Điều quan trọng hơn vì lượng thông tin quá tải, ta dễ dánh mất đi
sự “ tĩnh lặng ” vốn là thời gian và không gian để ự tìm hướng đi của
mình vì vậy ở một khía cạnh nào đó nó làm ảnh hưởng đến tư duy độc
lập của mỗi người.
Trước hết ta đều phải biết và hiểu tư duy độc lập là gì ? Tại sao nó lại
quan trọng đối với cuộc sống của mỗi người đến như vậy ? Tư duy
độc lập là lối tư duy không dập khuôn theo lối mòn; là khả năng tự
nghiên cứu, tự tìm hiểu học hỏi và đúc kết lại như một kinh nghiệm.
Khả năng tư duy độc lập cùng với lý lẽ vững chắc giúp con người hiểu
được những vấn đề phức tạp để đưa ra các quyết định và lựa chọn. Khi
có khả năng tư duy độc lập thì ngay cả trẻ nhỏ cũng dễ dàng tiếp thu
kiến thức trong học tập. Những người có tư duy độc lập thường nhận
được những khả năng tiềm ẩn nơi mình, họ biết phát huy khả năng
vốn có và đạt đến thành công trong cuộc sống. Mục đích cuối cùng
của tư duy độc lập là nhằm phát triển lòng tự trọng, tự tin và khả năng
suy nghĩ độc lập để giải quyết vấn đề khó khăn gặp phải trong cuộc
sống, đặc biệt là thế hệ trẻ. Không có tư duy độc lập sẽ khiến bạn trở
thành nô lệ. Câu nói này có quá gay gắt với bạn không? Tôi đoán chắc
chắn là có! Tư duy độc lập là một dạng kỹ năng tư duy phân tích, tư
duy phản biện giúp bạn có thể đối diện và xử lý hàng loạt các vấn đề
luôn chờ trực xảy ra trong thế giới mà biến động tính theo từng micrô
giây.
Nhà giáo Phạm Toàn đã từng phát biểu: Trẻ em hiện nay đến lớp
học chỉ để tiếp cận một khối lượng kiến thức một cách thụ động.
Thậm chí còn không tiếp thu hết mà phải bổ sung bằng việc tham gia
các lớp học thêm. Cách đào tạo thế hệ tương lai như thế này chắc chắn
sẽ sinh ra hàng loạt công dân không có tư duy độc lập và không có tư
duy độc lập sẽ biến bạn thành nô lệ.
Có nhiều người cho rằng khả năng tư duy độc lập dựa vào sự ảnh
hưởng của môi trường chúng ta sinh sống nhưng theo tôi nó phụ thuộc
vào bản thân mỗi người, còn môi trường và những tác động xã hội chỉ
là yếu tố thúc đẩy tư duy độc lập của con người. Đứng trước nguy cơ
và thực trạng một bộ phân trong xã hội đó là giới trẻ đang tự biến
mình thành nạn nhân của máy móc và kĩ thuật thì cần phải tỉnh táo và
làm chủ được mình trong việc sử dụng công nghệ. Hãy biến công
nghệ thành công cụ để phục vụ đời sống chứ đừng biến mình thành nô
lệ của chính thứ mà chúng ta tạo ra. Sự phát triển của công nghệ rất
hữu ích và cần thiết cho xã hội cũng như sự phát triển của thế giới bởi
nó là một trong những thành tựu to lớn của nền văn minh nhân loại.
Và con người cùng với bộ não đầy logic sẽ khai thác tốt mọi khía cạnh
của công nghệ vừa để phát triển bản thân cũng vừa để phát triển cho
nhân loại. Đồng thời khai thác tốt công nghệ thông tin là một bước
đẩy giúp cho chúng ta vững vàng và tự tin vào bản thân hơn, dễ làm
cho tư duy độc lập của ta ngày một rõ ràng, tốt hơn.
Tuy nhiên, việc định hướng trong sử dụng công nghệ của mỗi người
cũng không thể dựa vào hết nhận thức của bản thân mà nó còn cần sự
giúp đỡ, đồng lòng trong giáo dục trong tất cả các lĩnh vực của xã hội,
từ các cơ quan chức năng, của mỗi gia đình, nhà trường,...

You might also like