You are on page 1of 5

BCH ĐẢNG BỘ TỈNH THANH HOÁ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

HUYỆN UỶ TRIỆU SƠN


***
Số: -KH/HU Triệu Sơn, ngày tháng năm 2022
DỰ THẢO
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05/01/2022
của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
nâng cao hiệu quả đối ngoại nhân dân trong tình hình mới

Thực hiện Chỉ thị số 12-CT/TW, ngày 05/01/2022 của Ban Bí thư Trung
ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu quả đối ngoại
nhân dân trong tình hình mới, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Kế hoạch hành
động thực hiện, cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Quán triệt và tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số
12-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và các chủ trương, quan điểm, chính
sách của Đảng và pháp luật Nhà nước về công tác đối ngoại nhân dân trong tình
hình mới; thống nhất nhận thức, nâng cao vai trò, trách nhiệm của các cấp ủy
đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên
và quần chúng nhân dân đối với công tác đối ngoại nhân dân.
2. Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công
tác đối ngoại nhân dân; nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân nhằm góp
phần củng cố và mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác quốc tế của huyện, tạo dựng
môi trường hòa bình, ổn định, giữ vững chủ quyền biên giới lãnh thổ, chủ động,
tích cực hội nhập quốc tế, tranh thủ nguồn lực từ bên ngoài để phát triển kinh tế -
xã hội của huyện.
3. Cụ thể hóa các nhiệm vụ, giải pháp nêu trong Chỉ thị số 12-CT/TW, đề ra
các nhiệm vụ, giải pháp cụ thể phù hợp với điều kiện thực tế, bảo đảm thiết thực,
hiệu quả.
4. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu
nghị, hợp tác và phát triển, đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ trong hoạt động
đối ngoại. Tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp, các ngành và các tổ chức nhân dân
thực hiện tốt nhiệm vụ đối ngoại. Đổi mới mạnh mẽ về nội dung, phương thức và
tư duy về thông tin đối ngoại, tăng cường trao đổi thông tin, kinh nghiệm, đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ số và các phương tiện truyền thông mới trong công tác
đối ngoại nhân dân trong tình hình hiện nay. Chú trọng công tác phối hợp, kiểm
2

tra, đôn đốc, giám sát, định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện theo quy
định.
II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tiếp tục tập trung quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức về vai
trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân
Tăng cường tuyên truyền, quán triệt, nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí,
tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân là một trong ba trụ cột đối ngoại,
tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị, của từng cán bộ, đảng viên và người dân; nhấn
mạnh tầm quan trọng của công tác đối ngoại nhân dân đối với địa phương, cơ
quan, đơn vị.
Nâng cao vai trò, trách nhiệm của cấp ủy các địa phương, cơ quan, tổ chức
trong chỉ đạo, chủ trì quán triệt Chỉ thị 12 từ đó nâng cao hiệu quả công tác đối
ngoại nhân dân góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phục vụ thiết
thực sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Đồng thời, tăng
cường tuyên truyền về thành tựu, mối quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Việt
Nam với nước láng giềng, bạn bè truyền thống, các đối tác quan trọng đến đông
đảo các tầng lớp nhân dân.
Lồng ghép tuyên truyền Chỉ thị 12 và Nghị quyết số 169/NQ-CP ngày
31/12/2021 của Chính phủ, Kế hoạch số 48-KH/TU ngày 20/12/2021 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ
thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW ngày 12/8/2021 của Bộ Chính trị về
công tác người Việt Nam ở nước ngoài giai đoạn 2021-2026.
2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý công tác đối ngoại nhân dân
Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất, toàn diện của Đảng, sự quản lý
tập trung, hiệu quả của chính quyền đối với công tác đối ngoại nhân dân. Thực
hiện phân công, phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cấp ủy
đảng, chính quyền trong chỉ đạo công tác đối ngoại nhân dân. Chỉ đạo đổi mới
mạnh mẽ nội dung, phương thức hoạt động, không ngừng nâng cao hiệu quả của
đối ngoại nhân dân theo phương châm "chủ động, linh hoạt, sáng tạo, hiệu quả".
Xây dựng, hoàn thiện các cơ chế phối hợp trong quản lý và tổ chức hoạt
động đối ngoại nhân dân. Chỉ đạo xây dựng các kế hoạch, chương trình hoạt động
đối ngoại nhân dân bảo đảm gắn kết chặt chẽ, hiệu quả đối ngoại nhân dân với đối
ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của
huyện. Tạo điều kiện, phát huy vai trò nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
huyện và các tổ chức chính trị - xã hội. Tăng cường công tác nghiên cứu, dự báo,
3

tham mưu về đối ngoại nhân dân; xây dựng kế hoạch, lộ trình phát triển quan hệ
đối tác đối ngoại nhân dân. Tăng cường hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các hoạt
động đối ngoại nhân dân bảo đảm tuân thủ nghiêm túc quy chế thống nhất quản lý
hoạt động đối ngoại và bảo đảm an ninh, trật tự, chủ quyền, lợi ích quốc gia.
3. Nâng cao hiệu quả hoạt động đối ngoại nhân dân, mở rộng quan hệ
hữu nghị, hợp tác quốc tế
Tiếp tục đổi mới, tăng cường và nâng cao hiệu quả các hoạt động đối ngoại
nhân dân trên địa bàn huyện; chủ động mở quan hệ hữu nghị, hợp tác của Nhân
dân Triệu Sơn với Nhân dân các nước, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và tiến
bộ trên thế giới. Chú trọng củng cố, phát triển quan hệ hữu nghị, nâng cao hiệu
quả hợp tác với các địa phương, cơ quan, tổ chức của các nước đối tác truyền
thống, quan trọng của Việt Nam và tỉnh Thanh Hóa như Lào, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Châu Âu, Hoa Kỳ, các nước ASEAN... Đẩy mạnh xúc tiến, thiết lập quan
hệ hữu nghị cấp địa phương giữa huyện Triệu Sơn với các địa phương nước ngoài.
Các cấp, các ngành, tổ chức chính trị - xã hội tăng cường tổ chức, đa dạng
hóa các hoạt động giao lưu hữu nghị, ký kết thỏa thuận hợp tác. Tích cực mời gọi
và tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài đến thăm, khảo sát,
tìm hiểu về địa phương, tổ chức hoạt động tình nguyện và giao lưu nhân dân. Xúc
tiến, mở rộng và tăng cường quan hệ hợp tác về kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa
học, công nghệ, bảo vệ môi trường thông qua các hoạt động đối ngoại nhân dân.
4. Đẩy mạnh công tác vận động, tranh thủ nguồn lực quốc tế phục vụ
phát triển kinh tế-xã hội
Tích cực tham gia ủng hộ các phong trào đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ, tiến bộ xã hội, các phong trào nhân đạo từ thiện giúp đỡ nhân dân thế
giới gặp thiên tai, thảm họa bằng các hình thức thiết thực, kết hợp chặt chẽ với
công tác thông tin tuyên truyền. Huy động sự tham gia rộng rãi của các tầng lớp
nhân dân vào hoạt động đối ngoại, vận động đấu tranh bảo vệ lợi ích quốc gia -
dân tộc, đấu tranh với các hoạt động chống phá Việt Nam, đặc biệt trên lĩnh vực
dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo.
Tích cực vận động các nguồn lực quốc tế phục vụ phát triển kinh tế - xã hội
của huyện; tăng cường thu hút viện trợ nước ngoài, kết nối, xúc tiến hợp tác kinh
tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ thông qua các hoạt động
đối ngoại nhân dân; bảo đảm môi trường an toàn, ổn định, thuận lợi để thu hút hợp
tác quốc tế. Xây dựng và tổ chức thực hiện hiệu quả các Chương trình hoạt động
đối ngoại; Chương trình kêu gọi, vận động và quản lý viện trợ phi chính phủ nước
ngoài trên địa bàn huyện theo từng giai đoạn và hàng năm. Tiếp tục đẩy mạnh, đổi
4

mới và nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến vận động viện trợ phi chính phủ nước
ngoài. Khuyến khích và tạo điều kiện cho các tổ chức, đoàn thể nhân dân chủ động
tiếp xúc, vận động viện trợ của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân nước ngoài hỗ
trợ cho nhân dân trong huyện.
Nâng cao hiệu quả công tác thẩm định, phê duyệt, quản lý các dự án sử
dụng viện trợ nước ngoài bảo đảm phù hợp với tình hình, điều kiện và mục tiêu
của huyện.
5. Làm tốt công tác vận động người Việt Nam ở nước ngoài
Tiếp tục cụ thể hóa và tích cực triển khai chủ trương của Đảng, pháp luật
của Nhà nước đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài theo tinh thần
Nghị quyết số 36-NQ/TW, Chỉ thị số 45-CT/TW và Kết luận số 12-KL/TW của
Bộ Chính trị về công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài. Tăng cường thông
tin, tuyên truyền tới cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, đặc biệt kiều bào là
người Triệu Sơn dưới nhiều hình thức về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội,
đường lối và chủ trương xây dựng huyện đạt chuẩn NTM nâng cao và các chính
sách thu hút, kêu gọi kiều bào trở về đầu tư, hợp tác xây dựng và phát triển quê
hương. Tạo điều kiện cho kiều bào về địa phương thăm thân, tham gia các hoạt
động xã hội, hoạt động từ thiện nhân đạo, đầu tư, kinh doanh. Tổ chức các hoạt
động giao lưu, gặp mặt, đối thoại phù hợp để tăng cường trao đổi thông tin, tranh
thủ sự ủng hộ của kiều bào giúp kết nối hợp tác với nước sở tại.
6. Nâng cao hiệu quả công tác thông tin đối ngoại
Tăng cường công tác thông tin đối ngoại, văn hóa đối ngoại nhằm quảng bá
tiềm năng, thế mạnh, thành tựu đổi mới của huyện đến bạn bè quốc tế. Đổi mới
mạnh mẽ nội dung, phương thức và tư duy về thông tin đối ngoại, tăng cường trao
đổi thông tin, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số và các phương tiện truyền thông
mới, khai thác mặt tích cực của mạng xã hội. Chú trọng, tăng cường triển khai các
hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu nhân dân, hợp tác về văn hóa; xây dựng và
triển khai chiến lược quảng bá văn hoá địa phương. Hàng năm, các cơ quan, đơn
vị trên địa bàn huyện chủ động xây dựng Kế hoạch triển khai công tác thông tin
đối ngoại phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và tình hình thực tế tại đơn vị, định kỳ
báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy.
7. Bố trí nguồn lực, củng cố và phát triển lực lượng làm công tác đối
ngoại nhân dân
Tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất và cơ chế bảo đảm, đơn giản hóa
thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho đối ngoại nhân dân phát huy lợi thế đặc
thù trong công tác đối ngoại. Phát huy hơn nữa vai trò nòng cốt, tăng cường phối
5

hợp của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội trong triển khai công tác
đối ngoại nhân dân.
Bổ sung lực lượng, biên chế người làm công tác đối ngoại nhân dân; có
chính sách đãi ngộ, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao bản lĩnh chính trị,
kiến thức, nghiệp vụ và ngoại ngữ cho đội ngũ cán bộ làm công tác đối ngoại, đối
ngoại nhân dân của huyện.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Các ban đảng, UBND huyện, đảng ủy các xã, thị trấn, chi bộ trực thuộc;
các cơ quan, đơn vị tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu sắc nội dung Chỉ thị số 12-
CT/TW; theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền có trách nhiệm xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện phù hợp với đặc điểm, tình hình của cơ quan, đơn vị
mình; định kỳ sơ kết, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện, báo cáo Ban Thường
vụ Huyện ủy.
2. Ban Tuyên giáo Huyện uỷ chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn công tác tuyên
truyền, phổ biến, quán triệt Chỉ thị số 12-CT/TW đến cấp ủy, tổ chức đảng, chính
quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn huyện.
3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam huyện, các tổ chức chính trị - xã hội
cụ thể hóa Kế hoạch này thành chương trình nhiệm vụ công tác hằng năm của cơ
quan, đơn vị mình.
4. Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo cụ thể hóa các nhiệm vụ của Kế hoạch,
hoàn thiện cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho công tác đối ngoại nhân
dân; chủ trì, phối hợp với Văn phòng Huyện ủy và các cơ quan liên quan theo dõi,
đôn đốc, kiểm tra, định kỳ báo cáo Ban Thường vụ Huyện ủy./.

Nơi nhận: T/M BAN THƯỜNG VỤ


- Ban Thường vụ Tỉnh uỷ (để b/c);
- Các ban đảng;
- Đảng uỷ các xã, thị trấn;
- Các chi bộ trực thuộc;
- Các phòng, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, và tổ
chức chính trị - xã hội huyện;
- Các đồng chí Huyện ủy viên;
- Lưu Văn phòng Huyện ủy.

You might also like