You are on page 1of 38

Chương 2:

Xác định và phân tích chi phí


trong định giá
Mục tiêu học tập của chương

Hiểu được các vấn đề về phân tích và xác định chi phí làm cơ
sở cho việc định giá và quản lý giá của doanh nghiệp cụ thể:
• Khái niệm chi phí
• Phân loại chi phí
• Phân tích chi phí
• Phương pháp xác định chi phí
• Những cân nhắc khi lựa chọn chỉ tiêu chi phí làm cơ sở xuất phát
cho mức giá
Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh

Chi phí sản xuất kinh doanh bao gồm toàn bộ chi phí chi ra trong quá trình
sản xuất và tiêu thụ sản phẩm

Chi phí sản xuất Chi phí phân phối và Chi phí marketing
bán hàng
Chi phí phát sinh trong Chi phí trong quá trình Chi phí cho hoạt động:
quá trình sản xuất: phân phối và bán hàng: • Quảng cáo
• Chi phí NVL • Chi phí vận chuyển • Khuyến mại
• Tiền lương • Thiết bị bán hàng • Nghiên cứu thị trường
• Khấu hao • Chi phí bảo quản • Giới thiệu sản phẩm
• Chi phí chung • Dự trữ
• Chi phí quản lý. • Bao gói
• Thuê kho
chi phí chung: phân bổ cho nhiều
loại sản phẩm • Bốc vác
chi phí quản lý: không tham gia vào • Hoa hồng cho đại lý
quá trình trực tiếp
Vai trò của chi phí

• Quyết định mức giá sàn (mức giá tối thiểu cần đạt được)

• Căn cứ trực tiếp hình thành mức giá dự kiến

• Căn cứ quan trọng để lựa chọn chiến lược giá cạnh tranh

• Cơ sở đánh giá tính hợp lý của hệ thống giá, giá cả của đơn hàng

• Quyết định sự thay đổi giá và ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp
Sự ảnh hưởng của giá đến chi phí

• Giá ảnh hưởng gián tiếp đến chi phí thông qua số lượng sản phẩm tiêu thụ

• Chi phí không thể xác định chính xác trước khi định giá.
Phân loại chi phí

• Theo tính chất mỗi loại chi phí

• Theo mối liên hệ với SP sản xuất

• Theo công dụng chi phí

• Theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm được sản xuất

• Phân loại chi phí trong mối liên hệ với quyết định giá
PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO TÍNH CHẤT MỖI LOẠI CHI PHÍ

• Nguyên vật liệu chính

• Vật liệu phụ

• Tiền công, Tiền lương

• Nhiên liệu

• Khấu hao tài sản cố định

• Thuê đất, sử dụng vốn

• Khác: Chi phí thiệt hại rủi ro, thuê mượn tài sản, dịch vụ thuê ngoài, các

khoản nộp, ngân sách …


PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO MỐI LIÊN HỆ VỚI SẢN PHẨM
ĐƯỢC SẢN XUẤT

• Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu
Chi phí thụ sản phẩm
• Chỉ liên quan đến sản phẩm đó
trực tiếp • Tính trực tiếp cho loại sản phẩm nhất định

• Chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ sản phẩm
Chi phí • Liên quan đến nhiều sản phẩm
gián tiếp • Không tính trực tiếp cho loại sản phẩm nhất
định
PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO CÔNG DỤNG CHI PHÍ

• Chi phí tiền lương trực tiếp

• Chi phí vật tư trực tiếp

• Chi phí chung

• Chi phí quản lý doanh nghiệp

• Chi phí phân phối và bán hàng

• Chi phí marketing


PHÂN LOẠI CHI PHÍ THEO KHỐI LƯỢNG SẢN PHẨM SẢN XUẤT RA

Chi phí cố
• Chi phí không thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi
định

Chi phí
• Chi phí thay đổi khi khối lượng sản xuất thay đổi
biến đổi
Phân loại chi phí trong mối liên hệ với quyết
định giá

(bao gồm cả chi phí biến đổi tăng thêm và chi phí
cố định tăng thêm)
chi phí cố định không đổi trong điều kiện công suất
• Chi phí tăng thêm giới hạn, khi vượt quá công suất giới hạn, thì có
chi phí cố định tăng thêm

• Chi phí có thể tránh được

• Chi phí chìm chi phí phát sinh nhưng không thu hồi được
Chi phí tăng thêm

• Chi phí tăng thêm (incremental cost): Chi phí tăng thêm
khi quyết định thay đổi giá.
• Chi phí biến đổi:
• Luôn là chi phí tăng thêm khi giá thay đổi

• Chi phí cố định:


• Chi phí tăng thêm
• Chi phí không tăng thêm
Chi phí có thể tránh được, chi phí chìm

• Chi phí có thể tránh được (avoidable cost):


• Là chi phí chưa xuất hiện và có thể phục hồi (chi phí bán hàng,
phân phối, lưu kho)

• Chi phí chìm (sunk cost):


• Chi phí không thể phục hồi được (chi phí nghiên cứu tiền khả thi..)
• Là khoản đầu tư, tiền bạc không thể lấy lại được do quyết định sai
lầm trong quá khứ (không được tính trong quyết định giá)
CÁC CHỈ TIÊU CHI PHÍ

• Tổng chi phí: là toàn bộ chi phí cần thiết phải chi ra để sản xuất và tiêu
thụ một khối lượng hàng hóa nhất định.

• Ý nghĩa:

• Tổng chi phí là yếu tố quan trọng để xác định lợi nhuận thực tế hay
dự kiến.

• Tổng chi phí quyết định mức chi phí cho một đơn vị sản phẩm tại
các mức sản lượng nhất định
CHI PHÍ MỘT ĐƠN VỊ SẢN PHẨM

• Chi phí sản xuất kinh doanh một đơn vị sản phẩm: chi phí cần thiết
để sản xuất và tiêu thụ tính cho một sản phẩm.

Z: Chi phí sản xuất 1 đơn vị sản phẩm


TC: Tổng chi phí
Q: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHI PHÍ KHÁC

• Chi phí cận biên (Marginal Cost):


Chi phí tăng thêm cho việc sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm

=

TC: Tổng chi phí
Q: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ

Chi phí cơ hội (Opportunity Costs):


Khoản thu nhập phải từ bỏ khi doanh nghiệp lựa chọn quyết định sản
xuất sản phẩm này và phải từ bỏ quyết định sản xuất sản phẩm khác.
Phân tích chi phí

• Sự vận động của chi phí theo số lượng

• Sự vận động chi phí theo kinh nghiệm

• Tiết kiệm chi phí


SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ THEO KHỐI LƯỢNG

Chi phí
AC

AC

Qo Khối lượng

Xác định mức sản lượng tiêu thụ đáp ứng thay đổi của cầu để có chi phí
thấp nhằm đạt mục tiêu doanh thu và lợi nhuận.
SỰ VẬN ĐỘNG CỦA CHI PHÍ THEO KINH NGHIỆM – ĐƯỜNG
KINH NGHIỆM

Chi phí Chi phí bình quân


10
200
8
400
6
600
4
800
2

0
0 200 400 600 800 1000
Chi phí bình quân

• Sự giảm dần chi phí bình quân theo kinh nghiệm SX tích lũy được gọi là
đường kinh nghiệm (Experience Curve)
• Sử dụng để định giá năng động hoặc định giá cạnh tranh
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐINH CHI PHÍ

• Đối tượng và đơn vị xác định chi phí

• Căn cứ xác định chi phí.

• Phương pháp xác định chi phí


ĐƠN VỊ VÀ ĐỐI TƯỢNG XÁC ĐỊNH CHI PHÍ

• Đối tượng và đơn vị xác định chi phí phải phù hợp với đối
tượng và đơn vị xác định giá cả
• Đối tượng xác định chi phí là số lượng hàng hóa tiêu thụ
• Đơn vị xác định chi phí là tùy thuộc vào đặc điểm từng loại hàng
hóa.
CĂN CỨ XÁC ĐỊNH CHI PHÍ

• Căn cứ vào mức tiêu hao thực tế nguyên, nhiên, vật liệu cho một đơn vị sp
• Định mức thời gian để sản xuất một đơn vị sp ở mỗi công đoạn
• Đơn giá giờ công cho mỗi loại công việc cụ thể
• Các định mức chi phí theo chế độ kế toán hiện hành
• Các định mức chi phí của doanh nghiệp
• Hệ thống giá cả hiện hành
• Một số loại căn cứ cụ thể khác
• Lưu ý: Trong một số trường hợp không tồn tại một hệ thống định mức nào
cho việc xác định chi phí do đó có thể căn cứ vào những chỉ tiêu chi phí
phát sinh thực tế được đánh giá là hợp lý trong những điều kiện và hoàn
cảnh cụ thể
Phương pháp xác định chi phí

• Tính chi phí đầy đủ


• Chi phí 1 SP = Chi phí trực tiếp 1 SP + Chi phí gián tiếp 1 SP

Tổng CPCĐ + Tổng CPBĐ


• Chi phí 1 SP =
Số lượng SP tiêu thụ
• Tính chi phí dựa trên tiếp cận đóng góp
• Chi phí 1 SP = Chi phí biến đổi 1 sản phẩm
XÁC ĐỊNH NGUYÊN VẬT LIỆU TRỰC TIẾP

• Nguyên tắc bảo toàn về hiện vật


• Các bước tiến hành:
• Liệt kê những loại nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm
• Xác định định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho sản phẩm
• Xác định giá của mỗi loại nguyên vật liệu
• Tính chi phí nguyên vật liệu.

= ×

Mij: Định mức sử dụng NVL loại (i) để sản xuất sản phẩm (j)
Dj: Đơn giá NVLj
XÁC ĐỊNH CHI PHÍ NGUYÊN VẬT LIỆU

• Trường hợp sử dụng một số nguyên vật liệu để sản xuất ra một số sản
phẩm do đó phải phân bổ cho các loại sản phẩm dựa trên một số tiêu
thức phù hợp.
CPNVLj = CPNVL* Kj
• CPNVL: Tổng chi phí nguyên vật liệu cần phân bổ
• Kj: hệ số phân bổ cho sản phẩm (j)
• K: Định mức NVL cho sản phẩm j / tổng định mức NVL cho n sản
phẩm.
• K: Trọng lượng sản phẩm j / tổng trọng lượng n sản phẩm
TÍNH TIỀN LƯƠNG TRỰC TIẾP

• Xác định công đoạn để sản xuất sản phẩm j


• Xác định định mức giờ công cần thiết để sản xuất 1 sản phẩm j
• Xác định đơn giá giờ công để sản xuất sản phẩm j
• Tính chi phí tiền lương cho sản phẩm j

= ×Đ

CPTLi: Chi phí tiền lương để sản xuất sản phẩm j


Tij: Số giờ công cần thiết để hoàn thành công đoạn i của sản phẩm j
Đij: Đơn giá giờ công thực hiện công việc ở công đoạn i của sản phẩm j
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO

• Nguyên tắc bảo toàn về hiện vật


• Căn cứ:
Thời gian sử dụng tài sản cố định.
• Yêu cầu: Đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng TSCD, Phù hợp với
cường độ hoạt động thực tế, phù hợp với tình hình giá cả trên thị trường.
Phương pháp tính khấu hao:
• Phương pháp khấu hao đường thẳng
• Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
• Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO
Phương pháp khấu hao đường thẳng
Là phương pháp trích khấu hao mà mức khấu hao hàng năm không thay
đổi trong suốt thời gian khấu hao của TSCĐ
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh (phương
pháp khấu hao nhanh)
Phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
+ Là tài sản cố định đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
+ Là các loại máy móc, thiết bị; dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm.
+ Thuộc các lĩnh vực có công nghệ đòi hỏi phải thay đổi, phát triển nhanh
và hoạt động có hiệu quả kinh tế cao.
+ Mức trích khấu hao tối đa không quá 2 lần mức khấu hao xác định theo
phương pháp đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ.
+ Khi thực hiện trích khấu hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh
doanh có lãi.
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO
Nội dung phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
(phương pháp khấu hao nhanh)

Mức khấu hao = Giá trị còn lại của x Tỷ lệ khấu hao
hàng năm TSCĐ nhanh

Tỷ lệ khấu hao = Tỷ lệ khấu hao theo x Hệ số điều chỉnh


nhanh (%) phương pháp đường Cho trong thông tư với từng loại sp
khác nhau
thẳng
Tỷ lệ khấu hao
theo phương = ờ í ấ x 100
pháp đường ủ
thẳng (%)
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO
Hệ số điều chỉnh:
Thời gian trích khấu hao của Hệ số điều chỉnh
TSCĐ
Đến 4 năm (t ≤ 4) 1,5
Trên 4 đến 6 năm (4<t≤6) 2
Trên 6 năm (t>6) 2,5

• Thông tư 45/2013/TT-BTC
Khi mức khấu hao năm n (năm mình sẽ tính giá trị khấu hao) < Giá trị còn lại
cuối năm n-1 (đầu năm n)/số năm sử dụng còn lại thì kể từ năm đó (năm n trở đi)
mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại cuối năm n-1 (đầu năm n) chia cho
số năm sử dụng còn lại.
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích khấu hao
theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết bị thỏa mãn đồng thời các
điều kiện sau:
– Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm;
– Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản xuất theo công
suất thiết kế của tài sản cố định;
– Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm tài chính không
thấp hơn 100% công suất thiết kế.
TÍNH CHI PHÍ KHẤU HAO
Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm:
TÍNH CHI PHÍ GIÁN TIẾP

• Chi phí gián tiếp bao gồm các chi phí chung, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí phân phối, bán hàng gián tiếp, chi phí mar gián tiếp.
• Trình tự:
• Liệt kê các chi phí cần phân bổ theo khoản mục và theo các trung
tâm chi phí được hình thành trong doanh nghiệp như phân xưởng,
phòng ban chức năng cấp doanh nghiệp,
• Xác định chi phí từng loại và tổng chi phí gián tiếp từng bộ phận
• Lựa chọn tiêu thức phân bổ và xác định hệ số phân bổ.
• Xác định chi phí gián tiếp cho từng sản phẩm
XÁC ĐỊNH HỆ SỐ PHÂN BỔ VÀ CHI PHÍ GIÁN TIẾP CHO SẢN PHẨM

=

Ki: Hệ số phân bổ chi phí gián tiếp cho sản phẩm i
TLi: Chi phí tiền lương trực tiếp cho sản phẩm i
TL: Tổng chi phí tiền lương trực tiếp

= ×
CPGTi: Chi phí gián tiếp phân bổ cho sản phẩm I
CPGT: tổng chi phí gián tiếp cần phân bổ.
Ki: hệ số phân bổ chi phí gián tiếp cho sản phẩm i
Những cân nhắc khi lựa chọn chỉ tiêu chi phí
trong xác định giá

• Chi phí được xác định cho những đơn vị sản phẩm bị ảnh hưởng bởi quyết định sẽ được
đưa ra. Chi phí tăng thêm được tính cho những sản phẩm chịu những chi phí này
• Mức độ phản ánh chi phí trong mỗi điều kiện và hoàn cảnh cụ thể sẽ khác nhau
• Chi phí khấu hao nên được tính toán theo nhiều cách thức tùy thuộc vào điều kiện
và hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp và yêu cầu đảm bảo về mặt hiện vật
• Cần tính tới các chi phí rủi ro, chi phí cơ hội khi định giá
• Chi phí chìm không nên đưa vào chi phí phù hợp cho việc tính giá
• Chi phí thích hợp cho việc cân nhắc giảm giá là chi phí của những đơn vị thêm vào
mà doanh nghiệp hy vọng bán được nhờ việc giảm giá
Bài tập chương 2

• Một công ty du lịch đặt thuê một chuyến tàu du lịch dài hạn để phục vụ
khách du lịch. Giá thuê 250$ một chuyến. Tàu du lịch có 400 chỗ.
• Tuần đầu bộ phận quản trị giá thử nghiệm đặt giá 2$ tăng hơn 50% so
với giá tàu thường và đã có 125 hành khách.
• Tuần 2 họ đặt giá 3$ và đã có 50 hành khách
• Tuần 3 họ đặt 6 $ và chỉ có 6 hành khách
• Tuần 4 họ đặt 1$ và họ đã có 400 hành khách
 Để có lợi nhuận tối đa họ phải làm gì? Mức giá nào là tối ưu nhất
 Tính chi phí cho một hành khách? Tại sao họ lại có lợi nhuận hoặc bị lỗ
Tài liệu tham khảo của chương

• John L. Daly, “Pricing for Profitability – Activitty-based pricing for

competitive advantage”, Chương 5.

• Nagle, T.T. Holden, R.K, “The strategy and tactics of pricing- A guide to

profitable decision making”, Chương 2

• Vũ Minh Đức, “Quản trị giá trong doanh nghiệp”, NXB Đại học Kinh tế

Quốc dân, 2019, Chương 2.

You might also like