You are on page 1of 11

Câu hỏi và bài tập chương 4

A. Câu hỏi thảo luận


1. Cho biết điều kiện vận dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo quá trình?
2. Đề xuất 3 ví dụ về ngành sản xuất nên áp dụng phương pháp xác định chi phí sản
xuất theo quá trình? Giải thích lý do?
3. Cho biết sự khác biệt về sử dụng tài khoản Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
trong phương pháp xác định chi phí theo công việc và phương pháp xác định chi
phí theo quá trình?
4. Sản phẩm tương đương là gì? Tại sao cần sử dụng khái niệm sản phẩm tương đương
trong phương pháp xác định chi phí theo quá trình?
5. Cho biết đặc điểm phương pháp tính giá bình quân trong xác định tổng chi phí sản
xuất và chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương theo phương pháp xác định
chi phí theo quá trình?
6. Cho biết đặc điểm phương pháp tính giá nhập trước xuất trước trong xác định tổng
chi phí sản xuất và chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương theo phương pháp
xác định chi phí theo quá trình?
7. Nêu sự khác biệt trong các bút toán kết chuyển chi phí, tính giá thành sản phẩm của
phương pháp xác định chi phí theo công việc và phương pháp xác định chi phí theo
quá trình?
8. Nhận định sau đúng hay sai: “Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung
nên kết hợp thành chi phí chế biến để tính toán tổng chi phí và chi phí đơn vị sản
phẩm”?
9. Nhận định sau đúng hay sai: “Chi phí nhận chuyển giao từ phân xưởng trước là
những chi phí phát sinh từ kỳ trước”?
10. Nhận định sau đúng hay sai: “Mặc dù phức tạp hơn nhưng phương pháp bình quân
được ưa chuộng hơn khi xác định chi phí theo quá trình”?
B. Câu hỏi trắc nghiệm
1. Phương pháp xác định chi phí theo quá trình phù hợp với:
a. Doanh nghiệp sản xuất cùng lúc nhiều sản phẩm khác biệt nhau
b. Chi phí của các sản phẩm không giống nhau
c. Doanh nghiệp sản xuất hàng loạt các sản phẩm đồng chất
d. Doanh nghiệp nhận sản xuất theo đơn đặt hàng
2. Sản phẩm hoàn thành tương đương là:
a. Sản phẩm dở dang đầu kỳ được quy đổi thành sản phẩm hoàn thành dựa vào mức
độ hoàn thành của sản phẩm
b. Sản phẩm dở dang cuối kỳ được quy đổi thành sản phẩm hoàn thành dựa vào mức
độ hoàn thành của sản phẩm
c. Sản phẩm hoàn thành 100%

1
d. Sản phẩm dở dang được quy đổi thành sản phẩm hoàn thành dựa vào mức độ hoàn
thành của sản phẩm
3. Theo phương pháp bình quân, số lượng sản phẩm tương đương không bao gồm:
a. Số lượng sản phẩm hoàn thành
b. Số lượng sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ
c. Số lượng sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
d. Số lượng sản phẩm dở dang
4. Theo phương pháp nhập trước xuất trước, số lượng sản phẩm tương đương không bao
gồm:
a. Số lượng sản phẩm hoàn thành
b. Số lượng sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang đầu kỳ
c. Số lượng sản phẩm tương đương của sản phẩm dở dang cuối kỳ
d. Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳ
5. Tổng chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp bình
quân được tính:
a. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cộng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
b. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cộng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
c. Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cộng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cộng chi
phí sản xuất dở dang cuối kỳ
d. Chỉ bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
6. Tổng chi phí sản xuất của sản phẩm hoàn thành tương đương theo phương pháp nhập
trước xuất trước được tính:
a.
Chỉ bao gồm chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cộng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ
b.
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cộng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
c.
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ cộng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ cộng chi
d.
phí sản xuất dở dang cuối kỳ
7. Giá thành đơn vị sản phẩm tương đương theo phương pháp bình quân và theo phương
pháp nhập trước xuất trước:
a. Luôn bằng nhau
b. Bằng tổng chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ chia số lượng sản phẩm tương đương
c. Bằng tổng chi phí sản xuất chia số lượng sản phẩm tương đương
d. Không thể bằng nhau
8. Báo cáo sản xuất không bao gồm nội dung nào sau đây:
a. Đối chiếu chi phí
b. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành đơn vị sản phẩm tương đương
c. Xác định mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang
d. Xác định số lượng sản phẩm hoàn thành và sản phẩm hoàn thành tương đương
9. Báo cáo sản xuất:

2
a. Là báo cáo bắt buộc trong các doanh nghiệp sản xuất
b. Là báo cáo được lập cho tất cả các phân xưởng trong doanh nghiệp
c. Là báo cáo được lập cho từng phân xưởng trong doanh nghiệp
d. Là báo cáo kiểm toán
10. Nhiệm vụ của kế toán xác định chi phí theo quá trình không bao gồm:
a. Tập hợp chi phí sản xuất theo từng giai đoạn của quy trình sản xuất
b. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành bán thành phẩm của từng giai đoạn
c. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành thành phẩm hoàn thành
d. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá vốn hàng bán trong kỳ.
C. Bài tập vận dụng
Bài 4.1
Công ty sơn Thành Đạt sản xuất sản phẩm sơn nước trải qua 2 công đoạn pha sơn và
đóng thùng ở 2 phân xưởng với các chi phí sản xuất phát sinh như sau (đơn vị tính: nghìn đồng)
Chi phí Phân xưởng I Phân xưởng II
Vật liệu 1.250.000 80.000
Nhân công trực tiếp 520.000 70.000
CPSX chung phân bổ 530.000 140.000
Bán thành phẩm từ phân xưởng I được chuyển sang phân xưởng II để chế biến tiếp
trong tháng trị giá 2.000.000.
Thành phẩm của phân xưởng II hoàn thành trong kỳ là 2.200.000.
Giá vốn thành phẩm xuất bán cho khách hàng trong kỳ trị giá 1.060.000
Yêu cầu: Ghi các bút toán cần thiết ở công ty Thành Đạt.
Bài 4.2
Nhà máy nhựa Bình Minh chuyên sản xuất ổ cắm điện chất lượng cao, an toàn có 2 phân xưởng:
phân xưởng gia công và phân xưởng lắp ráp. Tháng 1/N, công ty bắt đầu sản xuất 10.000 ổ
cắm điện và đã hoàn thành toàn bộ số ổ cắm này. Chi phí sản xuất phát sinh gồm chi phí nguyên
vật liệu trực tiếp 400.000.000 đồng và chi phí chế biến 150.400.000 đồng.
Yêu cầu:
1. Tính giá thành đơn vị sản phẩm ổ cắm điện sản xuất tháng 1 với giả thiết nhà máy
không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ?
2. Tính giá thành đơn vị sản phẩm ổ cắm điện sản xuất tháng 2 biết trong tháng 2, công ty
tiếp tục sản xuất 10.000 ổ cắm điện với chi phí phát sinh tương tự như tháng 1 tuy nhiên
còn 1.000 ổ cắm điện chưa hoàn thành với mức độ hoàn thành chi phí NVLTT 100%,
chi phí chế biến 40%.
3. Ghi các bút toán tổng hợp chi phí sản xuất và nhập kho sản phẩm hoàn thành.
Bài 4.3
Công ty Thùy Dương áp dụng phương pháp xác định chi phí sản xuất theo quá trình có
tài liệu tại phân xưởng lắp ráp tháng 5/N như sau:

3
Mức độ hoàn thành
Số lượng
NVLTT Chi phí chế biến
Sản phẩm dở dang đầu kỳ 20.000 60% 20%
Sản phẩm dở dang cuối kỳ 25.000 80% 40%

Trong tháng 5, phân xưởng bắt đầu sản xuất 170.000 chiếc và chuyển sang phân xưởng
kế tiếp để tiếp tục chế biến 190.000 chiếc.
Yêu cầu: Xác định số lượng sản phẩm tương đương theo phương pháp bình quân và theo
phương pháp nhập trước xuất trước của phân xưởng trong tháng 5/N.
Bài 4.4
Số liệu tại phân xưởng chế tạo của Công ty Minh Duyên như sau (đơn vị tính: triệu
đồng):
Chỉ tiêu NVLTT NCTT CPSX chung
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 29.400 4.200 22.500
Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ 250.600 37.800 30.000
Số lượng sản phẩm tương đương 70.000 35.000 35.000
Yêu cầu: Xác định chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương theo khoản mục trong trường
hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp bình quân để đánh giá hàng tồn kho.
Bài 4.5
Công ty thể thao 365 chuyên sản xuất vợt bóng bàn có quy trình sản xuất gồm 2 công
đoạn: tạo cốt vợt và hoàn thiện. Thông tin về công đoạn sản xuất đầu tiên như sau:
Số NVLTT Chi phí chế
lượng biến
Số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ 50.000 10% 50%
Số lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất trong kỳ 450.000
Số lượng sản phẩm hoàn thành và chuyển giao 420.000
Số lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ 80.000 75% 25%
CPSX dở dang đầu kỳ (triệu đồng) 3.655 1.350
Chi phí phát sinh trong kỳ (triệu đồng) 39.185 28.730
Yêu cầu:
1. Xác định số lượng sản phẩm tương đương của công đoạn này trong kỳ biết công ty áp
dụng phương pháp bình quân để đánh giá hàng tồn kho.
2. Tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương.
3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ và giá thành bán thành phẩm chuyển sang
công đoạn hoàn thiện.
4. Lập báo cáo sản xuất.

4
5. Thực hiện các yêu cầu trên trong trường hợp công ty áp dụng phương pháp nhập rước
xuất trước.
Bài 4.6
Phân xưởng gia công ruột phích của Công ty phích nước Thăng Long sử dụng phương pháp
bình quân để xác định chi phí sản xuất sản phẩm theo quá trình. Thông tin về số lượng sản
phẩm sản xuất và chi phí phát sinh như sau:
- Số lượng sản phẩm dở dang ngày 1/6: 8.000 sản phẩm. Chi phí sản xuất dở dang gồm
30 triệu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và 47,4 triệu chi phí chế biến với mức độ hoàn
thành tương ứng là 80% và 40%.
- Trong tháng 6, phân xưởng bắt đầu sản xuất 50.000 sản phẩm và đã hoàn thành 45.000
sản phẩm. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 6 gồm chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp 1 tỷ đồng và chi phí chế biến 500 triệu đồng.
- Cuối tháng 6, phân xưởng còn dở dang 13.000 sản phẩm với mức độ hoàn thành chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp 50%, chi phí chế biến 20%.
Yêu cầu:
1. Tính số lượng sản phẩm tương đương trong kỳ
2. Tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương và cho biết số liệu chi phí sản
xuất dở dang cuối kỳ?
3. Nếu phân xưởng sử dụng phương pháp nhập trước xuất trước thì các số liệu trên sẽ
thay đổi như thế nào?
Bài 4.7
Công ty dược phẩm Hoa Linh chuyên sản xuất thuốc ho Bảo Thanh có tài liệu về số lượng sản
xuất và chi phí sản xuất phát sinh như sau:
Chỉ tiêu Số lượng NVLTT Chi phí
sản phẩm chế biến
Số lượng lọ thuốc ho sản xuất dở dang 1/9 1.000 1.000 250
Số lượng lọ thuốc ho bắt đầu sản xuất trong 25.000
tháng 9
Số lượng lọ thuốc ho hoàn thành nhập kho 24.500
trong kỳ
Số lượng lọ thuốc ho dở dang cuối kỳ 1500 450

Chỉ tiêu Chi phí NVLTT Chi phí chế


sản xuất biến
Chi phí sản xuất dở dang 1/9 9.255.000 5.000.000 4.255.000
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 9 175.635.000 125.000.000 50.635.000
Yêu cầu:

5
1. Cho biết mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang đầu tháng 9, số lượng sản phẩm dở
dang cuối tháng 9 và mức độ hoàn thành của số sản phẩm dở dang cuối tháng của công
ty?
2. Tính chi phí sản xuất đơn vị của sản phẩm tương đương trong tháng 9
3. Giải thích tổng chi phí đã được phân bổ cho số sản phẩm hoàn thành trong kỳ và sản
phẩm dở dang cuối kỳ theo cả 2 phương pháp bình quân và nhập trước xuất trước?
Bài 4.8
Phân xưởng thêu của Công ty may Vietstyle nhận bán thành phẩm áo từ phân xưởng may để
thêu theo mẫu. Thông tin về số lượng sản phẩm và chi phí sản xuất của phân xưởng thêu như
sau:
Chỉ tiêu Số lượng Chi phí nhận NVLTT Chi phí chế
sản phẩm của PX May biến
Số lượng sản phẩm dở dang đầu 350 100% 20% 50%
tháng 4 và mức độ hoàn thành
của sản phẩm dở dang
Số lượng áo nhận từ px May 1.200
Số lượng áo đã thêu hoàn thành 1.400
và nhập kho
Số lượng áo đang thêu dở chưa 100 100% 50% 20%
hoàn thành
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 18.000.000 496000 1.600.500
Chi phí sản xuất phát sinh trong 75.000.000 14.504.000 10.894.500
tháng 4
Yêu cầu:
1. Tính chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương trong tháng 4 của phân xưởng thêu
2. Xác định giá thành sản phẩm hoàn thành nhập kho và sản phẩm còn dở dang cuối kỳ
trong cả 2 trường hợp doanh nghiệp áp dụng phương pháp tính giá bình quân và phương
pháp nhập trước xuất trước?
3. Ghi các bút toán tổng hợp chi phí sản xuất và nhập kho sản phẩm hoàn thành
Bài 4.9
Công ty cổ phần Toàn Phát chuyên sản xuất ống đồng. Sản phẩm này trải qua 3 công đoạn chế
biến gồm (1) kéo đơn liên hợp để tạo ống, (2) kéo ống thành phẩm để giảm đường kính và
chiều dầy đạt đến kích thước yêu cầu và (3) hoàn thiện để nắn ống thẳng hoặc cuộn vặn xoắn.
Thông tin tại phân xưởng kéo ống thành phẩm (công đoạn 2) trong tháng 6/N như sau:
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ: 8.000 ống trong đó nguyên vật liệu trực tiếp hoàn thành
100% và chi phí chế biến hoàn thành 40%.
- Số lượng ống nhận từ phân xưởng kéo đơn liên hợp (công đoạn 1): 60.000 ống với tổng
chi phí 4.200 triệu đồng.

6
- Số lượng ống đã được kéo đạt tiêu chuẩn chuyển sang phân xưởng hoàn thiện (công
đoạn 3): 55.000 ống
- Số lượng ống còn dở dang cuối kỳ 13.000 ống với mức độ hoàn thành nguyên vật liệu
trực tiếp 60%, chi phí chế biến 30%
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 698,02 triệu đồng trong đó chi phí nguyên vật liệu trực
tiếp là 111,4 triệu đồng và chi phí chế biến là 26,62 triệu đồng.
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ gồm: 668400
o Chi phí nguyên vật liệu chính: 548 triệu đồng
o Chi phí lương công nhân sản xuất: 200 triệu đồng
o Chi phí nhiên liệu: 150 triệu đồng
o Chi phí khấu hao: 150 triệu đồng
o Chi phí khác bằng tiền: 168,4 triệu đồng
Phân xưởng hoàn thiện (công đoạn 3) nhận ống hoàn thành từ công đoạn 2 và tiếp tục hoàn
thiện. Thông tin trong tháng 6/N như sau:
- Sản phẩm dở dang đầu kỳ: 5.000 ống trong đó nguyên vật liệu trực tiếp hoàn thành
100% và chi phí chế biến hoàn thành 60%.
- Số lượng ống đã hoàn thiện nhập kho thành phẩm 52.000 ống.
- Số lượng ống còn dở dang cuối kỳ 8.000 ống với mức độ hoàn thành nguyên vật liệu
trực tiếp 100%, chi phí chế biến 50%
- Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ 114,3 triệu đồng trong đó chi phí công đoạn 2 chuyển
sang là 23,5 triệu đồng, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là 71,6 triệu đồng và chi phí
chế biến là 19,2 triệu đồng.
- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ gồm:
o Chi phí nguyên vật liệu chính: 438,4 triệu đồng
o Chi phí lương công nhân sản xuất:180 triệu đồng
o Chi phí nhiên liệu: 145 triệu đồng
o Chi phí khấu hao: 40
o Chi phí khác bằng tiền: 80,6 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Tính tổng chi phí sản xuất và chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm tương đương của phân
xưởng kéo ống thành phẩm và phân xưởng hoàn thiện biết công ty sử dụng phương
pháp tính giá bình quân.
2. Xác định giá thành 52.000 ống thành phẩm nhập kho và giá trị sản phẩm dở dang cuối
kỳ của phân xưởng hoàn thiện.
3. Ghi các bút toán cần thiết ở 2 phân xưởng
4. Thực hiện yêu cầu trên trong trường hợp công ty sử dụng phương pháp nhập trước xuất
trước để tính giá.
Bài 4.10

7
Công ty Á Đông sản xuất một linh kiện nhựa sử dụng trong ngành công nghiệp ô tô.
Sản phẩm này phải trải qua ba công đoạn chế biến: pha chế, định hình và hoàn thiện. Kế toán
công ty là người chưa có kinh nghiệm đã lập một bản báo cáo tóm tắt về tình hình sản xuất và
chi phí của phân xưởng định hình trong tháng 8 như sau:
Thông tin sản phẩm dở dang đầu tháng 8
Số lượng sản phẩm dở dang 8.000 chiếc
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ: 2.242 triệu đồng
- Chi phí NVLTT (hoàn thành 100%) 1.222 triệu đồng
- Chi phí chế biến (hoàn thành 7/8) 1.020 triệu đồng
Chi phí sản xuất trong tháng 8
Chi phí sản xuất nhận của phân xưởng pha chế 8.148 triệu đồng
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 2.760 triệu đồng
Chi phí chế biến phát sinh 9.690 triệu đồng
Tổng chi phí sản xuất 22.840 triệu đồng
Kết quả sản xuất
Số lượng sản phẩm hoàn thành và chuyển giao cho phân 100.000 chiếc
xưởng hoàn thiện
Tổng giá thành sản phẩm chuyển giao phân xưởng hoàn 22.840 triệu đồng
thiện
Số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng 8 5.000 chiếc
- Chi phí NVLTT (hoàn thành 100%)
- Chi phí chế biến (hoàn thành 2/5)
Sau khi xem xét các dữ liệu trên, Giám đốc công ty Á Đông nhận xét: “Tôi không thể
hiểu được những gì đang xảy ra ở dây. Mặc dù mọi nỗ lực đã tập trung vào để cắt giảm chi phí
nhưng chi phí của phân xưởng định hình vẫn cao hơn tháng trước. Với kết quả hoạt động như
vậy thì sẽ chẳng có tiền thưởng cho công nhân viên của phân xưởng này”.
Công ty sử dụng phương pháp bình quân để xác định số lượng sản phẩm tương đương.
Yêu cầu:
1. Lập báo cáo sản xuất chỉ rõ chi phí sản xuất đơn vị sản phẩm hoàn thành và chuyển
giao cho phân xưởng hoàn thiện, giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ.
2. Giải thích cho Giám đốc biết tại sao giá thành đơn vị sản phẩm của phân xưởng định
hình lại cao như vậy.
3. Nếu công ty áp dụng phương pháp nhập trước xuất trước thì báo cáo sản xuất sẽ thay
đổi như thế nào?
4. Giả sử công ty đang thực hiện chương trình cắt giảm chi phí trong tháng 8, phương
pháp bình quân hay phương pháp nhập trước xuất trước sẽ giúp ích cho việc này? Giải thích
tại sao?

8
Bài 4.11

Tháng 6/200N ở công ty XYZ có tình hình sau:

1. Sản phẩm dở dang 1/6: 10.000 sp trị giá: 26.500.000đ, trong đó:
▪ Chi phí NVL trực tiếp (mức độ hoàn thành 100%): 22.000.000đ
▪ Chi phí chế biến (mức độ hoàn thành 20%): 4.500.000đ
2. Số lượng sản phẩm bắt đầu sản xuất trong tháng 6: 100.000 sp
3. Số lượng sản phẩm hoàn thành và nhập kho tháng 6: 80.000 sp
4. Sản phẩm dở dang 30/6:
▪ Chi phí NVL trực tiếp: mức độ hoàn thành 100%
▪ Chi phí chế biến: mức độ hoàn thành 33,33%
5. Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng 6:
▪ Chi phí NVL trực tiếp: 198.000.000đ
▪ Chi phí chế biến: 158.400.000đ, trong đó:
 Chi phí nhân công trực tiếp: 52.800.000đ
 Chi phí sản xuất chung phân bổ: 105.600.000đ
Yêu cầu:

Lập báo cáo chi phí sản xuất tháng 6/200N theo phương pháp nhập trước-xuất trước và
phương pháp bình quân.

Bài 4.12
Hoàn thành báo cáo chi phí sản xuất sau:

I. Kê khai khối lượng sản phẩm:


• Số lượng sản phẩm dở dang 1/8----------------------?
• Số lượng sp bắt đầu sx trong tháng 8----------------?
• Cộng tổng số lượng sp--------------------------------?
II. Kê khai số lượng sản phẩm tương đương:

SL SP % hoàn Số lượng SP tương đương


thành
NVLTT CPCB

SP hoàn thành & nhập kho 70.000


tháng 8

SP dở dang 31/8 50.000

Cộng

9
SP tương đương tháng 8 80.000

III. Tổng hợp chi phí:

NVL TT CP CB Cộng

Giá trị sản phẩm dở dang 1/8 304.000.000

Chi phí phát sinh trong tháng 8 612.000.000 1.493.400.000

Tổng chi phí 1.933.400.000

IV. Xác định chi phí đơn vị sản phẩm tương đương:

NVL TT CP CB Cộng

CP cho các SP tương đương

SL SP tương đương

CP đơn vị SP tương đương

V. Đối chiếu chi phí:

Tổng chi phí cho sản phẩm hoàn thành tháng 8……………………………. ?
Chi phí sản phẩm dở dang 31/8………..……………………………….……?
Tổng chi phí………………………………………………………………….?
Biết rằng NVL trực tiếp phát sinh ngay từ đầu quá trình sản xuất, chi phí chế
biến phát sinh đều đặn trong suốt quá trình sản xuất. Đơn vị sử dụng phương
pháp FIFO để xác định số lượng sản phẩm tương đương. Sản phẩm dở dang 1/8
có mức độ hoàn thành 30% tính theo chi phí chế biến. Sản phẩm dở dang 31/8 có
mức độ hoàn thành 40% tính theo chi phí chế biến.
Bài 4.13

Công ty Da Cá sấu chuyên sản xúât găng tay, có hai phân xưởng sản xuất là phân xưởng Cắt và phân
xưởng Khâu.
1. Phân xưởng cắt sử dụng nguyên liệu là da giả. Tỷ lệ phân bổ CPSX chung ước tính ở phân xưởng
Cắt là 125% Cp nhân công trực tiếp. Trong tháng 1/2017 phân xưởng Cắt có số liệu như sau:

o Số lượng sản phẩm dở dang 1/1 là 20.000 đôi với mức độ hoàn thành 10% CP chế biến; có giá trị
là 57.200.000đ (trong đó NVL trực tiếp là 50.000.000đ và CP chế biến là 7.200.000đ).
o Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng 1 và chuyển cho phân xưởng Khâu là 40.000 đôi.
o Số lượng sản phẩm dở dang 31/1 là 10.000 đôi (mức độ hoàn thành là 50% CP chế biến).
o CPSX phát sinh trong tháng 1 gồm:

10
o CP NVL trực tiếp: 90.000.000đ
o CP nhân công trực tiếp: 86.000.000đ
2. Phân xưởng Khâu sử dụng chỉ với giá trị nhỏ nên được tính vào CPSX chung. ở cuối giai đoạn sản
xuất, một số da thật được đính dọc theo các ngón tay và số da này được tính vào CPNVL trực tiếp. Tỷ
lệ phân bổ CPSX chung ước tính là 100% CP nhân công trực tiếp.
o Số lượng sản phẩm dở dang 1/1 là 10.000 đôi (mức độ hoàn thành 20% CP chế biến và 0% CP NVL
trực tiếp) có giá trị là 68.600.000đ, trong đó CP phân xưởng Cắt chuyển sang là 61.000.000đ và chi
phí chế biến là 7.600.000đ.
o Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong tháng 1 là 30.000 đôi.
o Số lượng sản phẩm dở dang 31/1 là 20.000 đôi với mức độ hoàn thành 90% CP chế biến và 0% CP
NVL trực tiếp.
o CPSX phát sinh trong tháng 1 gồm:
▪ CP NVL trực tiếp: 7.500.000đ
▪ CP nhân công trực tiếp: 11.500.000đ.
Yêu cầu:

Lập báo cáo CPSX ở từng phân xưởng theo từng phương pháp bình quân và phương pháp nhập trước-
xuất trước.

11

You might also like