You are on page 1of 9

BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất
sẽ phù hợp với trường hợp nào sau đây, ngoại trừ:
a. Sản xuất đồ mộc theo nhu cầu khách hàng.
 Tính theo đơn đặt hàng do việc làm đơn hàng được thực hiện theo nhu
cầu của khách hàng
b. Lọc dầu.
c. Xay ngũ cốc.
d. Sản xuất giấy in báo.

Câu 2. Vật liệu được đưa vào từ đầu quá trình sản xuất. Sản phẩm dở dang đầu kỳ
có tỷ lệ hoàn thành là 30% đối với chi phí chuyển đổi. Dùng phương pháp FIFO,
tổng số sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí vật liệu trong kỳ bằng:
a. Tổng số sản phẩm dở dang đầu kỳ.
b. Tổng số sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ.
c. Tổng số sản phẩm dở dang đầu kỳ + Tổng số sản phẩm mới bắt đầu sản xuất
trong kỳ.
d. Tổng số sản phẩm mới bắt đầu sản xuất trong kỳ + 70% tổng số sản phẩm dở
dang đầu kỳ.
Câu 3. Giả sử không có sản phẩm dở dang đầu kỳ, sản phẩm dở dang cuối kỳ có
mức độ hoàn thành đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là 60%, số lượng sản phẩm
hoàn thành tương đương chịu chi phí chuyển đổi sẽ:
a. Bằng số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
b. Bằng số lượng sản phẩm mới phát sinh trong kỳ.
c. Ít hơn số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ.
d. Ít hơn số lượng sản phẩm mới phát sinh trong kỳ.
Câu 4. Công ty M sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và tính
giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Chi phí vật liệu trong sản phẩm dở dang
đầu kỳ là 6.000 ngđ. Chi phí vật liệu phát sinh trong kỳ là 75.000 ngđ. Số lượng sản
phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí vật liệu 20.000 sản phẩm. Chi phí vật
liệu tính cho một sản phẩm hoàn thành tương đương là:
a. 3,75ngđ
 CP NVL đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương = 75.000 /20.000 = 3,75
(ngđ/SP)
b. 4,05ngđ
c. 0,30ngđ
d. 3,30ngđ
Câu 5. Công ty E sử dụng phương pháp bình quân trong hệ thống kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Công ty chỉ có một bộ phận sản
xuất duy nhất. Có 36.000 sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn thành 50% đối
với chi phí vật liệu và 30% đối với chi phí chuyển đổi. Nếu chi phí vật liệu của một
sản phẩm hoàn thành tương đương là 5,5 ngđ và chi phí chuyển đổi cho một sản
phẩm hoàn thành tương đương là 8,5 ngđ, tổng chi phí sản xuất của sản phẩm dở
dang cuối kỳ là:
a. 151.200 ngđ
b. 160.200 ngđ
c. 252.000 ngđ
d. 190.800 ngđ
 Tổng chi phí sản xuất của SPDD cuối kì = 5,5 (36.000x50%) + 8,5
(36.000x30%) = 190.800
Câu 6. Số lượng sản phẩm dở dang đầu năm X1 của Bộ phận A là 2.000 sp (mức độ
hoàn thành là 60% đối với khoản mục chi phí chuyển đổi). Trong năm X1, số lượng
sản phẩm mới đưa vào sản xuất là 8.000 sp. Cuối năm X1, có 3.000 sản phẩm dở
dang (mức độ hoàn thành đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là 50%) và 7.000
sản phẩm hoàn thành chuyển sang Bộ phận B. Sử dụng phương pháp bình quân, số
lượng sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí chuyển đổi của Bộ phận A
trong năm X1 là bao nhiêu?
a. 8.200 sp
b. 9.500 sp
c. 8.500 sp
 Qhttd (Chuyển đổi) = 3.000 x 50% + 7.000 = 8.500 sản phẩm
d. 9.200 sp
Câu 7. Trong năm X0, có 8.000 sản phẩm mới đưa vào sản xuất. Đầu năm có 2.000
sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành là 60% đối với khoản mục chi phí chuyển
đổi. Cuối năm có 3.000 sản phẩm dở dang, mức độ hoàn thành là 50% đối với khoản
mục chi phí chuyển đổi. Dùng phương pháp FIFO, số lượng sản phẩm hoàn thành
tương đương chịu chi phí chuyển đổi là:
 Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kì = 8.000 + 2.000 – 3.000 = 7.000 sản
phẩm
Qhttd ( Chuyển đổi) = 2.000 x 40% + (7.000 -2.000) + 3.000x50% = 7,300 sản phẩm
Chọn đáp án C
a. 8.300 sp
b. 7.700 sp
c. 7.300 sp
d. 6.700 sp
Câu 8. Bộ phận cắt là giai đoạn đầu tiên của quy trình công nghệ sản xuất của Công
ty M. chi phí chuyển đổi đối với bộ phận này được thêm trong suốt quá trình, có tỷ
lệ hoàn thành là 80% đối với sản phẩm dở dang đầu kì và 50% đối với sản phẩm dở
dang cuối kỳ. Trong tháng 01/X có thông tin về chi phí chuyền đổi ở bộ phận cắt
như sau:
Số lượng Chi phí chuyển
đổi
Sản phẩm dở dang ngày 1/1 25.000 22.000
Sản phẩm và chi phí phát sinh trong tháng 135.000 143.000
Sản phẩm hoàn thành chuyển đi trong tháng 100.000 143.000

Dùng phương pháp FIFO, chi phí chuyển đổi kết tinh trong sản phẩm dở dang cuối
tháng ở Bộ phận Cắt là bao nhiêu?
Bài giải:
Sản phẩm dở dang cuối kì = 25.000 + 135.000 – 10.000 = 60.000
Qhttd (Chuyển đổi) = 25.000 x 20% + (100.000 – 25.000) + 60.000x50% = 110.000
sản phẩm
Chi phí chuyển đổi trên một đơn vị sản phẩm hoàn thành td = 143.000 / 110.000 =
1.3 (đ/sp)
Chi phí chuyển đổi kết tinh trong sản phẩm dở dang cuối tháng
= 1.3 x 60.000x50% = 39.000 đ
 Đáp án C
a. 33.000đ
b. 38.100đ
c. 39.000đ
d. 45.000đ
Câu 9. Công ty Q sử dụng phương pháp bình quân trong hệ thống kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Bộ phận B là bộ phận thứ ba trong
quá trình chế biến của Công ty Q. Trong tháng, dữ liệu liên quan đến bộ phận B như
sau:

Số lượng sản phẩm dở dang đầu tháng (35% hoàn thành 14.200 sản phẩm
đối với chi phí chuyển đổi)

Số lượng sản phẩm từ bộ phận trước chuyển sang trong 122.000 sản phẩm
tháng

Số lượng sản phẩm dở dang cuối tháng (30% hoàn thành 9.200 sản phẩm
đối với chi phí chuyển đổi)

Báo cáo sản xuất của Bộ phận B cho biết chi phí chuyển đổi của một sản phẩm tương
đương là 8,24 ngđ. Trong tháng có bao nhiêu chi phí chuyển đổi trong sản phẩm
hoàn thành chuyển đi của Bộ phận B?
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng = 14.200 + 122.000 -9.200 = 127.000
sản phẩm
Giá thành sản phẩm = 127.000 x 8,24 = 1.046.480

 Đáp án C
a. 964.574, 40 ngđ
b. 1.005.280 ngđ
c. 1.046.480 ngđ
d. 1.122.288 ngđ
Câu 10. Công ty G sử dụng phương pháp bình quân trong hệ thống kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Có dữ liệu về một trong các bộ
phận của công ty như sau:
▪ Có 108.000 sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí chuyển đổi trong
tháng.
▪ Có 15.000 sản phẩm dở dang đầu kỳ.
▪ Trong tháng có 105.000 sản phẩm mới đưa vào sản xuất và có 100.000 sản
phẩm hoàn thành chuyển sang bộ phận khác.
Sản phẩm dở dang cuối kỳ
Sản phẩm dở dang cuối kì = 105.000 + 15.00 -100.000 = 20.000
Tỷ lệ hoàn thành của SPDD đối với CP chuyển đổi = (108.000 -100.000) / 20.000 =
40%
 Đáp án C
a. Là 10.000 sản phẩm
b. Có tỷ lệ hoàn thành đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là 40%.
c. Có tỷ lệ hoàn thành đối với khoản mục chi phí chuyển đổi là 65%.
d. Là 5.000 sản phẩm.
Câu 11. Qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty A bắt đầu ở bộ phận
A.Trong tháng 4/X0, có thông tin như sau:
Số lượng
Sản phẩm dở dang đầu tháng (hoàn thành 50%) 40.000
Sản phẩm phát sinh trong tháng 240.000
Sản phẩm dở dang cuối tháng (hoàn thành 60%) 25.000
Vật liệu trực tiếp phát sinh từ đầu quá trình sản xuất ở bộ phận A, các chi phí chuyển
đổi phát sinh dần trong suốt quá trình sản xuất. Dùng phương pháp bình quân, số
lượng sản phẩm tương đương trong tháng là bao nhiêu?
Vật liệu trực Chi phí chuyển
tiếp đổi
a. 280.000 270.000
b. 240.000 250.000
c. 255.000 255.000
d. 270.000 280.000

Câu 12. Công ty M sử dụng phương pháp FIFO trong hệ thống kế toán chi phí và
tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Chi phí vật liệu trong sản phẩm dở
dang đầu kỳ là 6.000 ngđ. Chi phí vật liệu phát sinh trong kỳ là 75.000 ngđ. Số lượng
sản phẩm hoàn thành tương đương chịu chi phí vật liệu 20.000 sản phẩm. Chi phí
vật liệu tính cho một sản phẩm hoàn thành tương đương là:
e. 3,75ngđ
 CP NVL đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương = 75.000 /20.000 =
3,75 (ngđ/SP)

f. 4,05ngđ
g. 0,30ngđ
h. 3,30ngđ
Câu 13. Câu nào trong các câu sau là đúng?
a. Doanh nghiệp sản xuất hộp mực cho máy in sử dụng hệ thống kế toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất chứ không phải hệ thống
kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo đơn đặt hàng.
b. Doanh nghiệp sử dụng hệ thống kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm
theo quy trình sản xuất sẽ tập hợp chi phí theo bộ phận chế biến chứ không
phải theo đơn đặt hàng.
c. Sản phẩm của bộ phận chế biến phải đồng nhất khi sử dụng hệ thống kế toán
chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất.
d. Tất cả các câu trên đều đúng.
Câu 14. Giả sử rằng không có sản phẩm dở dang đầu kỳ và sản phẩm dở dang cuối
kỳ có mức độ hoàn thành là 100% đối với chi phí nguyên vật liệu. Số đơn vị sản
phẩm hoàn thành tương đương đối với chi phí nguyên liệu theo phương pháp bình
quân là:
a. Giống như số đơn vị đưa vào sản xuất.
b. Ít hơn số đơn vị đưa vào sản xuất.
c. Giống như số đơn vị đã hoàn thành.
d. Ít hơn số đơn vị đã hoàn thành.
Câu 15. Công ty L sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống kế
toán chi phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất, Công ty đưa vật liệu
ngay từ khi bắt đầu quá trình sản xuất tại Bộ phận A, đây là bước đầu tiên trong hai
giai đoạn của quá trình sản xuất. Thông tin về các hoạt động của Bộ phận A tháng
10 như sau:

Số lượng sản Chi phí nguyên


phẩm vật liệu trực tiếp
Sản phẩm dở dang ngày 1/10 6.000 3.000 ngđ
Sản phẩm mới đưa vào sản xuất trong tháng 50.000 25.560 ngđ
10
Số lượng sản phẩm hoàn thành chuyển sang 44.000
bộ phận tiếp theo trong tháng 10
Chi phí vật liệu trong sản phẩm dở dang vào ngày 31 tháng 10 là bao nhiêu?
Bài giải:
CP NVL của 1 đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương = (3.000+25.560)/56.000
= 0.51 ngđ/sp
Chi phí vật liệu trong sản phẩm dở dang cuối tháng = 0.51 x (6+50-44)x1000 =
6.120 ngđ
a. 3.060 ngđ
b. 5.520 ngđ
c. 6.000 ngđ
d. 6.120 ngđ
Câu 16. Công ty D sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống chi
phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Bộ phận xử lý đầu tiên, Bộ
phận A, có 15.000 sản phẩm dở dang đầu tháng đã hoàn thành 20% đối với chi phí
chuyển đổi. Chi phí chuyển đổi trong sản phẩm dở dang đầu tháng là 19.200ngđ.
Thêm 86.000 sản phẩm đã được bắt đầu sản xuất trong tháng. Có 13.000 sản phẩm
dở dang cuối tháng của Bộ phận A được hoàn thành 60% đối với chi phí chuyển đổi.
Tổng chi phí chuyển đổi là 575.360ngđ phát sinh trong tháng ở Bộ phận A.
Chi phí chuyển đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương gần nhất với:
a. 5.812 ngđ
b. 6.206 ngđ
 Số lượng sản phẩm hoàn thành trong tháng = 15.000 + 86.000 –
13.000 = 88.000 sản phẩm
Qhttd (Chuyển đổi) = 88.000 + 13.000x60% = 95.800 sản phẩm
Chi phí chuyển đổi cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành
= ( 19.200 + 575.360)/ 95.000 = 6.206 ngd
c. 6.400 ngđ
d. 6.6900 ngđ
Câu 17. Công ty R sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống chi
phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Công ty chỉ có một bộ phận
chế biến duy nhất. Số lượng sản phẩm dở dang vào ngày 31 tháng 8 là 18.000 đơn
vị. Sản phẩm dở dang cuối kỳ đã được hoàn thành 100% đối với vật liệu và 60%
hoàn thành đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Nếu chi
phí cho mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương cho tháng 8 là 2,75 ngđ cho
chi phí nguyên liệu và 4,25 ngđ chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung,
tổng chi phí của sản phẩm dở dang cuối kỳ là:
Tổng chi phí của sản phẩm dở dang cuối kì
= 18.000 x 100%x2,75 + 18.000 x60%x4,25 = 95.400 ngđ
a. 126.000 ngđ
b. 75.600 ngđ
c. 80.100 ngđ
d. 95.400 ngđ
Câu 18. Công ty B sử dụng phương pháp bình quân gia quyền trong hệ thống chi
phí và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất. Có 5.000 sản phẩm dở dang
cuối kỳ với mức độ hoàn thành là 80% đối với vật liệu và 50% đối với lao động và
chi phí sản xuất chung. Nếu tổng chi phí sản xuất của sản phẩm dở dang cuối kỳ là
60.000 ngđ và chi phí mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương cho nhân công
và chi phí sản xuất chung là 8 ngđ, chi phí mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương
đương cho vật liệu phải là:
Tổng chi phí NVL = 60.000 – 5.000x50%x8 = 40.000 ngđ
Chi phí mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đươg cho vật liệu = 40.000/
(5.000x80%) = 10.000 ngd
a. 5,00 ngđ
b. 10,00 ngđ
c. 8,00 ngđ
d. 4,00 ngđ
Câu 19. Vào tháng 7, một trong các bộ phận chế biến của Công ty F có chi phí sản
xuất của sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng lần lượt là 23.000 ngđ và 16.000
ngđ. Trong tháng, 268.000 ngđ chi phí sản xuất phát sinh và chi phí của các sản
phẩm chuyển ra khỏi bộ phận là 275.000 ngđ. Trong báo cáo đối chiếu chi phí của
bộ phận trong tháng 7, tổng chi phí được tính sẽ là:
a. 559.000 ngđ
b. 291.000 ngđ
 Tổng chi phí = 23.000 + 268.000 = 275.000+ 16.000 = 291.000
c. 582.000 ngđ
d. 39.000 ngđ
Câu 20. Vào tháng 9, một trong các bộ phận chế biến của Công ty S có chi phí sản
xuất của sản phẩm dở dang đầu tháng và cuối tháng lần lượt là 25.000 ngđ và 18.000
ngđ. Trong tháng, chi phí của các sản phẩm chuyển ra khỏi bộ phận là 304.000 ngđ.
Trong báo cáo đối chiếu chi phí của bộ phận trong tháng 9, tổng chi phí được tính
sẽ là:
a. 619.000 ngđ
b. 644.000 ngđ
c. 322.000 ngđ
 Tổng chi phí = 304.000 + 18.000 = 322.000
d. 43.000 ngđ
Câu 21. Tất cả các chi phí sản xuất đều tăng đều đặn trong Công ty D qua nhiều kỳ.
Công ty duy trì một lượng lớn các sản phẩm dở dang. Chi phí của Công ty D cho
mỗi đơn vị sản phẩm hoàn thành tương đương tính bằng cách sử dụng phương pháp
FIFO là:
a. Tương tự như tính theo phương pháp bình quân gia quyền.
b. Cao hơn so với tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền.
c. Thấp hơn so với tính toán theo phương pháp bình quân gia quyền.
d. Có thể thấp hơn, bằng, hoặc cao hơn tính theo phương pháp bình quân gia
quyền.

You might also like