You are on page 1of 6

NHÓM 7 - NGHIÊN CỨU THỨ CẤP

NGÀNH HÀNG TIÊU DÙNG NHANH (FMCG)

I. TỔNG QUAN NGÀNH HÀNG


FMCG (Fast-moving Consumer Goods) là ngành hàng tiêu dùng nhanh.
Đây là các loại sản phẩm/ hàng hóa người tiêu dùng mua nhanh, không cân nhắc nhiều
với mức giá tương đối thấp (hầu như tất cả) và tiêu dùng trong một khoảng thời gian
ngắn.

II. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH HÀNG


1. Hành vi mua, sử dụng hàng hóa FMCG của khách hàng (consumer)
- Thường xuyên mua mới
- Không cân nhắc nhiều khi chọn sản phẩm
- Giá thấp
- Hạn sử dụng ngắn
- Tiêu dùng trong thời gian ngắn
- So sánh giá hàng hóa online

2. Đặc điểm sản phẩm FMCG trong Marketing & Business:


- Sản lượng bán lớn
- Lợi nhuận thấp
- Nhiều kênh phân phối, độ phủ lớn
- Vòng quay tồn kho cao

III. PHÂN TÍCH NGÀNH HÀNG FMCG


1. Tốc độ tăng trưởng (2021 - 2022):
- Nông thôn: 10%
- Thành thị: 11%
Về tổng quan, tốc độ tăng trưởng toàn ngành đã phục hồi sau đại dịch với trung
bình 10,5%/ năm, nhanh hơn so với tốc độ tăng trưởng GDP cả nước.
Sự phục hồi này được thúc đẩy bởi xu hướng tăng trưởng của 2 chỉ số là GDP và
CPI. Tuy nhiên, Kantar dự báo tốc độ tăng trưởng toàn ngành có thể chững lại
trong năm 2022 do ảnh hưởng của nguy cơ lạm phát và giá dầu tăng trên toàn cầu.

Ở cả thành thị và nông thôn Việt Nam, chi tiêu hàng tháng cho các sản phẩm
FMCG đang tăng lên trong những năm qua. Mặc dù số tiền chi tiêu cho các sản
phẩm này của người dân thành thị cao hơn nhiều so với người dân nông thôn,
nhưng khoảng cách đang được thu hẹp nhanh chóng. Theo dự báo, tốc độ tăng
trưởng giá trị hàng tiêu dùng nhanh trong nhà ở nông thôn Việt Nam sẽ vượt qua
tốc độ tăng trưởng giá trị của khu vực thành thị vào năm 2021.
2. Cơ cấu ngành hàng:
Gồm nhiều ngành hàng lớn, tiếp cận trên 90% các hộ gia đìn tại Việt Nam.
Các thương hiệu cạnh tranh khốc liệt với nhau trong cách ngành hàng. Theo Nielson,
trung bình 1 năm, ngành hàng FMCG tung ra 162 sản phẩm mới (cứ 2 ngày lại có một
sản phẩm).
Các phân khúc chính trong ngành hàng FMCG
Household care Personal & health Food & beverage (F&B) Tobaco
care
 Nước rửa  Chăm sóc  Lương thực  Thuốc
chén răng miệng  Sữa và các sản lá
 Nước xả vải  Chăm sóc tóc phẩm chế biến từ
 Nước lau  Chăm sóc da sữa
nhà  Mỹ phẩm  Bánh, snack
 Các sản  Vệ sinh và  Socola
phẩm giặt là khăn giấy  Kem
 Khăn giấy  Tã trẻ em  Hoa quả và rau đã
 Sản phẩm trẻ chế biến
em  Trà, cà phê, đồ
uống nhẹ
 Bia…

3. Hiệu suất ngành:

Theo Statista, phân bổ chi tiêu của người tiêu dùng tại 4 thành phố lớn Hà Nội, Hồ
Chí Minh, Cần Thơ, Đà Nẵng đối với ngành hàng FMCG có nhiều sự tương đồng.
Trong đó, ngành hàng Food, Housing & Utilities, Transportation là 3 ngành được chi
tiêu nhiều nhất.
4. Chuỗi giá trị ngành FMCG
5. Dòng lợi nhuận và chi phí ngành FMCG

6. Một số doanh nghiệp lớn trong ngành


- Tập đoàn đa quốc gia: Unilever, P&G, Mondelez…
- Tập đoàn lớn trong nước (có vốn đầu tư nước ngoài): Masan, Acecook…

IV. XU HƯỚNG ĐÁNG LƯU Ý CỦA NGÀNH HÀNG FMCG


1. Phát triển bền vững
2. Nâng cao trải nghiệm khách hàng
3. Số hóa/ công nghệ hóa
4. Phân phối trên sàn thương mại điện tử
5. Big data và phân tích dữ liệu
6. Trí tuệ nhân tạo
7. Phân phối trực tiếp
8. Interner of Things (IoT)
9. Blockchain
10. In 3D

V. BÀI HỌC RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU


1. Về tổng quan, ngành hàng FMCG tại Việt Nam đang có tín hiệu tăng trưởng tích
cực nhờ sự phục hồi của nền kinh tế chung hậu đại dịch Covid-19. Tuy nhiên,
ngành hàng cũng đối diện với nguy cơ chững lại do lạm phát và giá dầu tăng năm
2022.
2. Ngành hàng FMCG là một trong những ngành có quy mô lợi nhuận, đóng góp cực
lớn vào nền kinh tế chung, bao gồm nhiều ngành hàng lớn.
3. Ngành hàng FMCG cạnh tranh khốc liệt, bão hòa với số lượng sản phẩm, thương
hiệu lớn, giống nhau và thường xuyên tung mới. Ngành hàng được thống trị bởi
các ông lớn là MNC, tập đoàn lớn với tiềm lực tài chính mạnh.
Cuộc chiến của FMCG là cuộc chiến tranh giành thị phần lẫn nhau do quy mô thị
trường đã đạt đến mức tăng trưởng bão hòa (mature). Các ông lớn đua nhau đổ
tiền vào paid media và tăng độ phủ kênh phân phối trực tiếp.
Vậy nên, rất khó để các công ty nhỏ, khởi nghiệp có thể trực tiếp nhảy vào ngành
hàng này.

VI. ỨNG DỤNG NGHIÊN CỨU VÀO THỰC TẾ


1. Nghiên cứu thị trường vi mô, môi trường kinh doanh làm cơ sở cho đề án
Marketing của tất cả các sản phẩm thuộc ngành FMCG.
2. Thấu hiểu cơ cấu ngành, các ngành nổi trội để phục vụ việc nghiên cứu các hoạt
động M&A, mở rộng doanh mục sản phẩm, đánh thị trường ngách, thị trường
mới…
3. Thấu hiểu tính chất ngành hàng để hoạch định chiến lược Marketing – Sales phù
hợp.
4. Thấu hiểu dòng lợi nhuận, cơ cấu chi phí các sản phẩm FMCG để hoạch định
chính sách giá, phân phối.
5. Thấu hiểu chuỗi giá trị ngành để giải quyết bài toàn tối ưu hóa chi phí.

VII. NGUỒN NGHIÊN CỨU:


1. FMCG Market in Vietnam – statistics & fact, Statista, 2022
2. An intergrated update of Vietnam FMCG market, Kantar, Q2 2022
3. FMCG Monitor Full Year 2021, Kantar, 2022
4. Vietnam FMCG Market Report 2020 and Trend Forcasting in 2021, Statista,
2020
5. Top 10 FMCG industry trends & innovation in 2022, StartUs Insight, 2022
6. Vietnam Insight Ebook 2021, Kantar Worldpanel, 2021
7. Asia Brand Footprint 2021, Kantar, 2021
8. Kantar Consumer Trends 2020, Kantar, 2020

You might also like