You are on page 1of 27

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG




BÀI BÁO CÁO HỌC PHẦN


THỐNG KÊ KINH DOANH VÀ KINH TẾ

Tên đề tài:
KHẢO SÁT NHU CẦU MUA SẮM TRỰC TUYẾN
CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG

Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 5


Lớp: 45K20
Giáo viên hướng dẫn: Phạm Quang Tín

Đà Nẵng, 3/2021
1
MỤC LỤC:

A. PHẦN MỞ ĐẦU................................................................................................................4
1. Tính cấp thiết của đề tài:..............................................................................................4
2. Đối tượng nghiên cứu:..................................................................................................4
3. Mục tiêu nghiên cứu:....................................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu:.....................................................................................................4
5. Kết cấu của đề tài:........................................................................................................5
B. PHẦN NỘI DUNG:..........................................................................................................6
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN...................................................................................6
I. Khái niệm về mua sắm trực tuyến:.........................................................................6
II. Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến:.................................................................6
III. Những rủi ro khi mua sắm trực tuyến:...............................................................7
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................10
1. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................10
1.1. Mục tiêu chung:..................................................................................................10
1.2. Mục tiêu cụ thể:...................................................................................................10
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.....................................................................12
1. Bảng thống kê:........................................................................................................12
2. Đồ thị thống kê:.......................................................................................................13
4. Ước lượng thống kê:...............................................................................................15
4.1. Ước lượng trung bình tổng thể:.........................................................................15
4.2. Ước lượng tỉ lệ của tổng thể:..............................................................................16
5. Kiểm định giả thuyết thống kê:.............................................................................16
5.1. Kiểm định trung bình của tổng thể...................................................................16
5.1.1 Kiểm định trung bình của tổng thể với hằng số:.........................................16
Kiểm định tỷ lệ:...............................................................................................................17
5.1.2 Kiểm định trung bình của tổng thể với tổng thể..........................................18
5.1.2.1. Trường hợp mẫu phụ thuộc – Mẫu cặp (Một đối tượng 2 lĩnh vực)......18
5.1.2.2. Trường hợp mẫu độc lập ( Hai đối tượng 1 lĩnh vực).............................19
5.1.3. Kiểm định trung bình của K tổng thể (K>2)................................................20
6. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu:.........................................20
7. Kiểm định mối liên hệ giữa hai tiêu thức định tính:............................................21
8. Kiểm định tương quan...........................................................................................22
8.1. Kiểm định tương quan tuyến tính 2 nhân tố....................................................22
8.2. Kiểm định tương quan hạng giữa 2 nhân tố.....................................................22
9. Phân tích hồi quy:...................................................................................................23

2
CHƯƠNG IV: HÀM Ý CHÍNH SÁCH...................................................................25
1. Đối với sinh viên:.....................................................................................................25
2. Đối với xã hội:.........................................................................................................25
C. PHẦN KỂT LUẬN:........................................................................................................26
1. Kết quả đạt được của đề tài:......................................................................................26
2. Hạn chế của đề tài:......................................................................................................26
3. Hướng phát triển của đề tài:......................................................................................26
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................27

PHỤ LỤC BẢNG


Bảng 1 1 Cơ cấu sử dụng các trang web thương mại điện tử của sinh viên............................12
Bảng 1 2 Tần số truy tập trang web thương mại điện tử và giới tính của sinh viên...............13

Bảng 2 1 Tỷ lệ sinh viên thường mua sắm trực tuyến ở các trường Đại học Đà Nẵng...........13

Bảng 3 1 Mức chi phí bình quân, phương sai và độ lệch chuẩn về chi phí mua các sản phẩm
trong 1 tháng trước khi biết đến các trang web thương mại điện tử.......................15

Bảng 4 1 Thu nhập bình quân 1 tháng của sinh viên Nam và Nữ............................................16
Bảng 4 2 Tỉ lệ số sinh viên có thu nhập 1 tháng từ 1-2 triệu...................................................16

Bảng 5 1 Chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến trong 1 tháng sau khi biết các trang
web thương mại điện tử............................................................................................17
Bảng 5 2 Tỉ lệ sinh viên ở độ tuổi 18-20 tuổi sử dụng các trang web mua sắm trực tuyến.....18
Bảng 5 3 So sánh chi phí trước và sau khi biết đến thương mại điện tử..................................19
Bảng 5 4 Thu nhập một tháng của sinh viên Nam và Nữ ở các trường đại học trên Đà Nẵng.
..................................................................................................................................20
Bảng 5 5 Số lần truy cập vào các trang web thương mại điện tử.............................................20

Bảng 6 1 Số lần truy cập vào các trang web thương mại điện tử trong 1 tháng của sinh viên
Đại học Đà Nẵng......................................................................................................21

Bảng 7 1 Kiểm định sự ảnh hưởng của giới tính đến mặt hàng mua sắm................................22

Bảng 8 1 Mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến
mua sắm trực tuyến..................................................................................................23
Bảng 8 2 Mối quan hệ tương quan hạng giữa chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến mua
sắm trực tuyến..........................................................................................................23

Bảng 9 1 Tác động của chi phí mà sinh viên chi ra để mua sắm trước và sau khi biết đến mua
sắm trực tuyến..........................................................................................................24
Bảng 9 2 Chi phí mua sắm sau biết đến mua hàng online.......................................................25

3
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong thời đại 4.0 hiện nay, Internet ngày càng được hình thành và phát triển với một
tốc độ chóng mặt. Với sự bùng nổ của công nghệ thông tin, các xu hướng mua sắm
tiêu dùng cũng ngày càng thay đổi và phát triển, những nhu cầu, đòi hỏi của con người
ngày càng tăng theo, từ các nhu cầu về ăn mặc, sinh hoạt,…. Theo cách mua hàng
truyền thống, người ta phải đến tận các cửa hàng để mua sắm những mặt hàng mình
muốn. Điều đó, khiến cho chúng ta tốn khá nhiều thời gian, tiền bạc,… Trong khi đối
với xã hội ngày nay, thời gian được ví như “là vàng, là bạc” và cùng với sự phát triển
của Internet đã tạo ra một cách thức mua hàng mới mà ở đó, người mua không cần
phải vượt khoảng cách về địa lí, tiêu tốn thời gian,… mà vẫn có thể chọn lựa được
những mặt hàng mà mình muốn. Chính vì thế, người tiêu dùng đang dần chuyển sang
các phương thức mua sắm hiện đại thay vì các hình thức mua sắm truyền thống.
Tuy nhiên, tại thời điểm này, mua sắm trực tuyến vẫn còn là hình thức khá mới mẻ đối
với người dân. Những câu hỏi cần đặt ra lúc này là: Nhu cầu của người tiêu dùng mua
sắm trực tuyến hiện nay là gì? Vai trò và lợi ích của việc mua sắm trực tuyến đối với
người tiêu dùng là gì? Và những hậu quả rủi ro mà người tiêu dùng hay mắc phải khi
mua sắm trực tuyến là gì?
Mua sắm trực tuyến đang phát triển rõ rệt và đang là một thị trường khá phổ biến, hấp
dẫn và thu hút rất nhiều sự chú ý đối với giới trẻ Việt Nam đặc biệt là ở sinh viên.
Nhận thấy được tính cấp thiết của việc mua sắm trực tuyến và để làm rõ hơn về thực
trạng này nhóm chúng tôi đã chọn nghiên cứu về đề tài “Nhu cầu mua sắm trực tuyến
của các sinh viên đại học trên địa bàn Đà Nẵng”
2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là nghiên cứu nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên các
trường Đại học ở Đà Nẵng
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu về nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên ở các trường trên địa bàn
Đà Nẵng hiện nay
4. Phạm vi nghiên cứu:
- Nội dung nghiên cứu:

4
- Đề tài nghiên cứu về mức độ sử dụng mua sắm trực tuyến của sinh viên ở các
trường thuộc Đại học Đà Nẵng trên các trang web thương mại điện tử như Shopee,
Lazada, Tiki, Amazon,…
- Đối tượng khảo sát:
Sinh viên các trường Đại học thuộc địa bàn Đà Nẵng
- Không gian nghiên cứu:
Các trường đại học thuộc địa bàn Đà Nẵng
- Thời gian nghiên cứu:
Từ ngày 2/4/2021 đến ngày 4/4/2021
5. Kết cấu của đề tài:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả phân tích
Chương 4: Hàm ý chính sách

5
B. PHẦN NỘI DUNG:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN

I. Khái niệm về mua sắm trực tuyến:


Mua sắm trực tuyến là một dạng thương mại điện tử cho phép khách hàng trực tiếp
mua hàng hóa hoặc dịch vụ từ người bán qua Internet sử dụng trình duyệt web. Người
tiêu dùng tìm thấy một sản phẩm quan tâm bằng cách trực tiếp truy cập trang web của
nhà bán lẻ hoặc tìm kiếm trong số các nhà cung cấp khác sử dụng công cụ tìm kiếm
mua sắm, hiển thị sự sẵn có và giá của sản phẩm tương tự tại các nhà bán lẻ điện tử
khác nhau.
II. Lợi ích của việc mua sắm trực tuyến:
1. Linh hoạt khi mua sắm trực tuyến
Một lợi thế lớn của mua hàng trực tuyến là sự linh hoạt của mua sắm. Vì các cửa hàng
trực tuyến không có ngày nghỉ, đóng cửa hay bất kỳ vấn đề khác. Bạn còn có thể chủ
động về thời điểm mua sắm. Bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu, bạn vẫn có thể lướt web
và đặt hàng, không phải phụ thuộc vào giờ mở cửa của các trung tâm mua sắm.
2. Tiết kiệm thời gian
Với những ai bận rộn không có nhiều thời gian để mua sắm, thì đây được coi là ưu
điểm lớn nhất của dịch vụ mua hàng online. Thay vì, bạn lang thang hàng giờ đến các
trung tâm mua sắm. Đơn giản, bạn có thể ngồi nhà và chọn món hàng mình yêu thích
bằng cách click chuột và sau đó nhân viên sẽ nhanh chóng giao hàng cho bạn tận nơi.
3. Thoải mái so sánh giá cả và chất lượng các sản phẩm
Nếu bạn thấy mệt mỏi với việc đi vào các khu chợ, cửa hàng hay trung tâm mua sắm
truyền thống, nơi mà giá cả được niêm yết khá chênh lệch cho cùng một món hàng,
phải đi từng nơi để để xem, so sánh mới biết được giá cả. Với việc mua hàng trực
tuyến, để biết chính xác thứ mình cần mua, bạn chỉ cần vài click chuột lướt qua một số
trang web, diễn đàn, bạn đã dễ dàng nắm được mức giá tốt nhất cho món đồ của mình
rất nhanh và tiện lợi.
4. Được mua sắm an toàn
Nếu bạn đi mua sắm ở các cửa hàng, các khu chợ hay siêu thị, bạn phải mang theo một
món tiền lớn sẽ rất bất tiện và có khi bạn sẽ gặp rủi ro. Thêm vào đó, bạn phải vác theo
bao nhiêu thứ lỉnh kỉnh hàng hóa và hì hục chở về nhà. Ngược lại, nếu mua hàng
6
online, bạn không cần ra ngoài với nỗi lo bị trộm cắp cũng không cần phải lo lắng việc
mang vác đồ đạc cồng kềnh. Hàng sẽ được giao tận nhà với niêm phong kỹ và an toàn.
5. Không sợ hết hàng
Khi bạn mua hàng ở ngoài, có khi bạn đã tìm được mẫu mã mà mình thích nhưng đến
khi hỏi ra thì hết màu, hết size… Mua hàng trực tuyến, giúp bạn khắc phục nhược
điểm này, bởi kho hàng trực tuyến khá phong phú, đa dạng đặc biệt hiếm khi sợ hết
hàng.
6. Tránh khỏi những phiền phức khó chịu
Một trong những lý do khiến nhiều người ngại ra ngoài mua sắm là sợ gặp phải cảnh
kẹt xe, khói bụi, nắng nóng, cảnh phải chen lấn và xếp hàng dài vào giờ cao điểm ở các
siêu thị hay trung tâm mua sắm hay gặp phải những người bán hàng không được dễ
chịu tại một số địa điểm bán hàng.Với việc mua hàng online, bạn sẽ thoát khỏi những
phiền phức này.
7. Những lợi ích khác của mua sắm trực tuyến
Mua hàng online ngày càng có nhiều lợi ích, chẳng hạn như mua hàng đơn giản hơn,
bạn có thể đánh giá sản phẩm qua những phản hồi của các khách hàng trước, nhận
được những khuyến mãi, giảm giá, quà tặng vào dịp đặc biệt qua việc đăng ký khách
hàng thân thiết, đăng ký thành viên, cập nhật thông tin các sản phẩm mới và nhiều lợi
ích khác…
III. Những rủi ro khi mua sắm trực tuyến:
1. Rủi ro về tài chính:
Rủi ro tài chính bao gồm cả những chi phí liên quan đến việc trả lại sản phẩm, vận
chuyển, mua sản phẩm giá cao và đặc biệt là vấn đề an ninh mạng như việc mất thông
tin, trộm cắp thông tin thẻ tín dụng và các hồ sơ tài chính quan trọng khác - đây cũng
là lý do chính để hạn chế việc mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng
2. Rủi ro về sản phẩm:
- Sản phẩm giao sai so với hàng trên web: Lỗi này xảy ra có thể từ đơn vị cung cấp
giao nhầm sản phẩm cho khách hàng và có thể là người bán cố tình giao sai sản phẩm,
“treo đầu dê bán thịt chó” hoặc bên vận chuyển giao nhầm đơn hàng. Trong trường
hợp này người mua cần liên hệ với bên đối tác để thỏa thuận về việc đổi trà sản phẩm.
- Sản phẩm được giao bị hỏng hóc: Rủi ro này có 2 nguyên nhân, một là từ phía nhà
cung cấp không kiểm tra hàng hóa đề đảm bảo chất lượng khi giao đến tay khách hàng
7
hoặc cố tình gửi những sản phẩm hỏng hóc tồn kho cho khách và thứ hai là do sự bất
cẩn bên phía nhà vận chuyển.
- Thông tin sai giá: Điển hình là đăng giá rất rẻ sau đó hủy đơn đặt hàng của người
tiêu dùng, người tiêu dùng phải đặt lại với giá cao hơn thời điểm trước.Việc niêm yết
giá sản phẩm ở mỗi nơi bán khác nhau khiến người mua hoang mang về chất lượng.
Họ cần một đơn vị cung cấp chính thống với giá bán và thông tin sản phẩm phù hợp
3. Rủi ro về tiện lợi:
- Mất kiên nhẫn khi chờ hàng về: Khi người tiêu dùng đặt hàng trực tuyến, phải mất
ít nhất 3-5 ngày hoặc thậm chí vài tuần để giao hàng. Trò chơi chờ đợi thậm chí có thể
kiểm tra sự kiên nhẫn nếu có vấn đề phát sinh. Điều này có xu hướng giết chết sự phấn
khích của người tiêu dùng khi mua sắm một cái gì đó.
- Bất lợi khi không kiểm tra được sản phẩm: Theo người tiêu dùng thì việc mua bán
trực tuyến không cho kiểm hàng trước khi mua chẳng khác nào tiếp tay cho các hành
vi gian lận thương mại như bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hoặc hàng
không đúng theo yêu cầu lựa chọn của khách hàng.
- Khó giải quyết tranh chấp khi bị lỗi sản phẩm: điều này rất thường hay xảy ra khi
khách hàng thắc mắc, phản ánh về chất lượng sản phẩm.
4. Rủi ro về vận chuyển:
- Giao hàng trễ hẹn: Chậm trễ hàng hóa là điều mà khách hàng rất không vui và
cảm thấy bực bội khi sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh. Việc hàng hóa, bưu phẩm bị
chậm trễ có thể có nhiều nguyên nhân từ thời tiết, sự cố và các khâu trục trặc ở kiểm
tra hàng hóa dẫn tới thời gian giao nhận không đúng với thỏa thuận giữa 2 bên.
- Huỷ đơn hàng không lí do: "Hủy đơn" là một bài toán khó tìm lời giải mà dù
chủ doanh nghiệp; hoặc shop online có muốn hay không thì điều đó vẫn xảy ra thường
xuyên trong quá trình kinh doanh.
- Giao thiếu hàng khuyến mãi: Lỗi giao hàng của shipper, việc kiểm tra và đóng
gói đơn hàng,... là một số nguyên nhân gây nên việc thiếu hàng
5. Rủi ro về chính sách đổi trả:
- Giao hàng hỏng nhưng không thu hồi lại: Nhiều đơn vị kinh doanh hàng online
không có dịch vụ đổi trả sản phẩm sau khi đã giao hàng. Vì thế với những khách hàng
mua phải hàng kém chất lượng thì phải “ngậm ngùi nhận trái đắng”.
6. Rủi ro về bảo mật thông tin:

8
Đi đôi với việc thuận tiện trong việc trao đổi, buôn bán là những rủi ro tiềm ẩn mà
người tiêu dùng cần phải thận trọng khi mua sắm trực tuyến bởi rủi ro tiềm ẩn về an
ninh mạng. Internet cũng là một nơi lý tưởng cho những kẻ tấn công, tạo nhiều cơ hội
cho chúng truy cập vào thông tin cá nhân và tài chính của khách hàng.
7. Rủi ro trong thương hiệu:
- Vấn đề đạo nhái thương hiệu: Các đối tượng kinh doanh, kinh doanh hàng giả
có hành vi cạnh tranh không lành mạnh bằng việc đặt tên miền, giao diện website,
đăng tải hình ảnh sản phẩm nhái các trang bán sản phẩm thật
- Vấn đề nhãn mác: Tình trạng hàng gian, hàng giả, hàng kém chất lượng được
gắn nhãn mác hàng không chỉ gây thiệt hại kinh tế, thậm chí còn ảnh hưởng tính mạng,
sức khỏe, nhất là niềm tin người tiêu dùng.
IV. Tác động của mua sắm trực tuyến đối với con người
Bên cạnh sự tiện lợi và được nhiều sự ưu đãi từ các sàn thương mại điện tử thì việc
liên tục triển khai, đáp ứng nhu cầu thông qua không gian mua sắm thông minh đã
khiến nhiều người dùng ngày càng yêu thích và tin tưởng mua sắm trực tuyến. Ngoài
ra, thay vì phải mệt mỏi chờ đợi và chen lấn trong các khu chợ, siêu thị, chỉ cần một
vài cú click chuột là người dân có thể chọn được món đồ họ thích. Với những dịp lễ,
cuỗi năm, nỗi ám ảnh mua sắm dịp cuối năm dần trở thành cơn ác mộng cho những
khách hàng. Vì thế việc mua sắm qua mạng đơn giản và dễ dàng bởi người dùng có thể
chủ động mua trong bất kỳ thời điểm nào trong ngày, bất kể sáng sớm hay nửa đêm.
Các yếu tố tạo ra động lực thúc đẩy người tiêu dùng tham gia mua sắm xuất phát từ sự
tiện lợi, sự lựa chọn sản phẩm và dịch vụ, thông tin phong phú, dễ dàng truy cập và dễ
dàng mua sắm, thích thú khám phá. Ở khía cạnh tích cực của thương mại điện tử cho
thấy hành vi mua sắm bị tác động bởi các nhân tố:
- Nhận thức lợi ích của thương mại điện tử
- Thiết kế web thể hiện đầy đủ nội dung thông tin, thẩm mỹ, dễ truy cập
- Thích thú khám phá hay còn gọi là động cơ thích thú

9
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Mục tiêu nghiên cứu:


1.1. Mục tiêu chung:
Nghiên cứu nhu cầu mua hàng trực tuyến của sinh viên các trường Đại học thuộc
địa bàn Đà Nẵng.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Để đạt được mục tiêu trên, bài nghiên cứu phải đạt được các mục tiêu cụ thể sau đây:
+ Thu thập thông tin qua phiếu khảo sát để tìm hiểu về thực trạng mua hàng trực
tuyến của sinh viên đại học Đà Nẵng
+ Dựa vào kết quả điều tra đã được thu thập, phân tích mức độ thường xuyên, nhu
cầu, thị hiếu của sinh viên khi mua hàng trực tuyến
+ Giúp các nhà cung cấp kinh doanh thương mại điện tử đề xuất các phương án
kinh doanh hiệu quả, phù hợp với đối tượng sinh viên.
2. Cách tiếp cận
Kết hợp giữa định tính và định lượng
- Nghiên cứu định lượng:
+ Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng bằng hình thức sử dụng bảng câu hỏi
để khảo sát gián tiếp qua Google Form.
+ Qua đó ta thấy được độ tuổi nào, thời gian nào sinh viên truy cập các trang web
thương mại điện tử
+ Đồng thời ta thấy được mức độ hài lòng, mục đích và những nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến việc mua sắm trên các trang thương mại điện tử
- Nghiên cứu định tính:
+ Thấu hiểu được nhu cầu và vai trò của mua sắm trực tuyến trong thời kì 4.0
+ Có những thông tin chi tiết để phục vụ cho nghiên cứu.
+ Trả lời cho những câu hỏi:
• Nhân tố ảnh hưởng đến số lần truy cập web thương mại điện tử
• Tần suất truy cập các trang web thương mại điện tử
• Mức độ quan trọng của mua sắm trên các website thương mại điện tử của sinh
viên
3. Quy trình nghiên cứu:
10
Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu.
Bước 2: Chuẩn bị kế hoạch.
Bước 3: Thiết kế bảng câu hỏi.
Bước 4: Phỏng vấn thử bảng câu hỏi.
Bước 5: Điều chỉnh bảng câu hỏi.
Bước 6: Xây dựng bảng câu hỏi chính thức.
Bước 7: Khảo sát thông tin qua Facebook, zalo,..
Bước 8: Xử lí thông tin thu được.
Bước 9: Phân tích thông tin đã xử lý.
Bước 10: Tập hợp kết quả.
Bước 11: Viết báo cáo.
4. Phương pháp thu thập dữ liệu:
4.1 Dữ liệu thứ cấp :
 Các tờ báo uy tín: thanh niên, tuổi trẻ,vnexpress,v.v…
 Các nghiên cứu khoa học, các luận văn đã bảo vệ có liên quan đến hành vi mua
sắm trực tuyến tiêu dùng
4.2 Dữ liệu sơ cấp:
 Việc thu thập dữ liệu có tính chất không thường xuyên, điều tra không toàn bộ
 Thu thập qua các cuộc khảo sát, các cuộc điều tra tự điền

11
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH

1. Bảng thống kê:


1.1. Bảng giản đơn:
Thống kê mô tả tần số và tỉ lệ các trang web mua sắm online mà sinh viên thường
truy cập

Bảng 1 1 Cơ cấu sử dụng các trang web thương mại điện tử của sinh viên
Trang web thương mại điện tử Số sinh viên Tỷ trọng (%)

Shopee ( https://shopee.vn/ ) 43 43

Lazada ( https://www.lazada.vn/ ) 25 25

Tiki ( https://tiki.vn/ ) 20 20

Amazon ( https://www.amazon.com/ ) 12 12

Tổng 100 100

 Nhận xét:
Tỉ lệ sinh viên trong câu hỏi này đa số sử dụng trang web thương mại điện tử Shopee
chiếm 43% (với 43/100 sinh viên), sinh viên sử dụng trang thương mại điện tử Lazada
chiếm 25% (với 12/100 sinh viên), Tiki chiếm 20% (với 20/100 sinh viên) còn
Amazone chiếm 12% (12/100 sinh viên)
1.2. Bảng kết hợp:
Thống kê mô tả tần số truy cập các trang web thương mại điện tử và giới tính
của sinh viên

12
Bảng 1 2 Tần số truy tập trang web thương mại điện tử và giới tính của sinh viên
Giới tính
Số lần truy cập trong 1 tháng Tổng
Nam Nữ
Số sinh viên 11 9 20
1 lần
Tỷ trọng (%) 23,4% 17,0% 20,0%
Số sinh viên 12 14 26
3 lần
Tỷ trọng (%) 25,5% 26,4% 26,0%
Số sinh viên 15 10 25
5 lần
Tỷ trọng (%) 31,9% 18,9% 25,0%
Số sinh viên 9 20 29
7 lần
Tỷ trọng (%) 19,1% 37,7% 29,0%
47 53 100
Tổng
100,0% 100,0% 100,0%

 Nhận xét:
Trong tổng số sinh viên tham gia khảo sát thì, số lần truy cập nhiều nhất chiếm tỉ lệ
cao ở giới tính Nữ trên 6 lần với 37,7% và ở giới tính Nam từ 4-6 lần với 31,9%. Ít
sinh viên có số lần truy cập dưới 2 lần trong 1 tháng, cụ thể nam chiếm 23,4% và nữ
chiếm 17%.

2. Đồ thị thống kê:


Đồ thị phản ánh tỷ lệ sinh viên thường mua sắm trực tuyến ở các trường Đại học Đà
Nẵng

Bảng 2 1 Tỷ lệ sinh viên thường mua sắm trực tuyến ở các trường Đại học Đà Nẵng
Trường Số sinh viên Tỷ trọng (%)
Đại học Kinh Tế - ĐHĐN 29 29%
Đại học Bách Khoa - ĐHĐN 14 14%
Đại học Kiến Trúc - ĐHĐN 12 12%
Đại học Sư Phạm - ĐHĐN 12 12%
Đại học Ngoại Ngữ - ĐHĐN 17 17%
Đại học Duy tân 10 10%
Đại học Đông Á 6 6%
Tổng 100 100%

13
Tỷ lệ sinh viên thường mua sắm trực tuyến ở các
trường Đại học Đà Nẵng
6%
10% Đại học Kinh Tế - ĐHĐN
29% Đại học Bách Khoa - ĐHĐN
Đại học Kiến Trúc - ĐHĐN
Đại học Sư Phạm - ĐHĐN
17% Đại học Ngoại Ngữ - ĐHĐN
Đại học Duy tân
Đại học Đông Á

14%
12%

12%

 Nhận xét:
Tỉ lệ sinh viên thường mua sắm trực tuyến là Sinh viên Kinh tế chiếm 29%, tỉ lệ sinh
viên các trường đại học Bách Khoa, Kiến trúc, Sư phạm, Ngoại Ngữ, Duy Tân mua
sắm trực tuyến chiếm lần lượt 14%, 12%,12%, 17%,10%. Tỉ lệ sinh viên ít mua sắm
trực tuyến nhất là sinh viên đại học Đông Á chiếm 6%.
3. Các đại lượng thống kê mô tả:
Tính mức chi phí bình quân, phương sai và độ lệch chuẩn về chi phí mà sinh viên
các trường Đại học Đà Nẵng chi ra để mua các sản phẩm trong 1 tháng trước khi biết
đến các trang web thương mại điện tử

14
Descriptive Statistics
Chi phí mua sắm Valid N (listwise)
trước khi biết đến
mua sắm online

N 100 100
Range 3900,00
Minimum 100,00
Maximum 4000,00
Mean 955,0000
Std. Deviation 844,93440
Variance 713914,141
Bảng 3 1 Mức chi phí bình quân, phương sai và độ lệch chuẩn về
chi phí mua các sản phẩm trong 1 tháng trước khi biết đến các
trang web thương mại điện tử.

 Nhận xét:
Căn cứ vào bảng ta có thể biết được chi phí các bạn bỏ ra mua hàng bình quân là
1.5686 triệu đồng
Phương sai là: 713914 nghìn đồng
Độ lệch chuẩn là: 844,9 nghìn đồng
Hệ số biến thiên là: 3900 nghìn đồng
4. Ước lượng thống kê:
4.1. Ước lượng trung bình tổng thể:
Với độ tin cậy 95% ước lượng thu nhập bình quân 1 tháng của sinh viên Nam và
Nữ ở các trường Đại học Đà Nẵng.
Descriptives
Giới tính Statistic Std. Error

Mean 2287,2340 142,45167


Nam 95% Confidence Lower Bound 2000,4937
Thu nhập Interval for Mean Upper Bound 2573,9744
1 tháng Mean 2481,1321 138,65036
Nữ 95% Confidence Lower Bound 2202,9098
Interval for Mean Upper Bound 2759,3544
15
Bảng 4 1 Thu nhập bình quân 1 tháng của sinh viên Nam và Nữ.

 Nhận xét:
Căn cứ vào kết quả ước lượng cho thấy với độ tin cậy 95% có thể kết luận, thu nhập
bình quân của Nam nằm trong khoảng 2000 – 2537 (nghìn đồng) và của Nữ nằm trong
khoảng 2202 - 2759 (nghìn đồng). Qua đó, cho thấy thu nhập bình quân nữ cao hơn
nam.
4.2. Ước lượng tỉ lệ của tổng thể:
Ví dụ 6: Với tỉ lệ 95%, hãy ước lượng tỉ lệ số sinh viên các trường đại học thuộc địa
bàn Đà Nẵng có thu nhập 1 tháng từ 1-2 triệu.
Descriptives
Statistic Std. Error

Mean ,2500 ,04352

Thu nhập mã hoá Lower Bound ,1636


95% Confidence Interval
for Mean
Upper Bound ,3364
Bảng 4 2 Tỉ lệ số sinh viên có thu nhập 1 tháng từ 1-2 triệu.

 Nhận xét:
Căn cứ vào bảng, với độ tin cậy 95% có thể kết luận rằng tỷ lệ sinh viên các trường đại
học thuộc địa bàn Đà Nẵng có thu nhập 1 tháng từ 1000-2000 (nghìn đồng) nằm trong
khoảng 16,36% - 33,64%.
5. Kiểm định giả thuyết thống kê:
5.1. Kiểm định trung bình của tổng thể
5.1.1 Kiểm định trung bình của tổng thể với hằng số:
Có nhận định cho rằng: “Chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến trong 1
tháng sau khi biết các trang web thương mại điện tử là 2000 (ngàn đồng). Với mức ý
nghĩa 5%, ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?

16
One-Sample Test
Chi phí mua
sắm sau khi biết
đến mua sắm
online

t -7,077
df 99
Sig. (2-tailed) ,000
Test Value = 2000
Mean Difference -725,50000

95% Confidence Interval of Lower -928,9221


the Difference Upper -522,0779
Bảng 5 1 Chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến trong 1 tháng sau khi biết các trang
web thương mại điện tử.

 Nhận xét:
Căn cứ vào dữ liệu bảng One-Sample Test cho thấy, giá trị Sig = 0.000 < 0.05 (mức ý
nghĩa 5%) nên bác bỏ giả thuyết H0, thừa nhận đối thuyết H1 hay nói cách khác với
mức ý nghĩa 5% cho phép kết luận: Chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến
trong 1 tháng sau khi biết các trang web thương mại điện tử THẤP HƠN 2000 (ngàn
đồng).
Kiểm định tỷ lệ:
Ví dụ 8: Có nhận định cho rằng “Tỉ lệ sinh viên ở độ tuổi 18-20 tuổi sử dụng các trang
web mua sắm trực tuyến là 60%”. Với mức ý nghĩa 5%, ý kiến trên có đáng tin cậy
hay không?”
One-Sample Test
Độ tuổi mã hoá

t -5,713

Test Value = 0.6 df 99

Sig. (2-tailed) ,000

17
Mean Difference -,27000

Lower -,3638
95% Confidence Interval of
the Difference
Upper -,1762
Bảng 5 2 Tỉ lệ sinh viên ở độ tuổi 18-20 tuổi sử dụng các trang web mua sắm trực tuyến.

 Nhận xét:
Căn cứ vào dữ liệu bảng One-Sample Test cho thấy giá trị Sig = 0.000 < 0.05 (mức ý
nghĩa 5%) nên bác bỏ giả thuyết H0, thừa nhận đối thuyết H1 hay nói cách khác với
mức ý nghĩa 5% cho phép kết luận: Tỉ lệ sinh viên ở độ tuổi 18-20 tuổi sử dụng các
trang web mua sắm trực tuyến KHÁC 60%
5.1.2 Kiểm định trung bình của tổng thể với tổng thể
5.1.2.1. Trường hợp mẫu phụ thuộc – Mẫu cặp (Một đối tượng 2 lĩnh vực)
Có ý kiến cho rằng “Chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến trong 1
tháng trước khi biết các trang web thương mại điện tử và chi phí sinh viên chi ra để
mua sắm trực tuyến trong 1 tháng sau khi biết các trang web thương mại điện tử”. Với
mức ý nghĩa 5%, ý kiến trên có đáng tin cậy hay không ?

Paired Samples Test


Pair 1
Chi phí mua sắm
trước khi biết đến mua
sắm online - Chi phi
mua sắm sau khi biết
đến mua sắm online

Mean -319,50000
Std. Deviation 841,41340

Paired Differences Std. Error Mean 84,14134

95% Confidence Interval of Lower -486,45467


the Difference Upper -152,54533
t -3,797
df 99
18
Sig. (2-tailed) ,000
Bảng 5 3 So sánh chi phí trước và sau khi biết đến thương mại điện tử.

 Nhận xét:
Căn cứ vào số liệu bảng Paired Samples Test cho thấy, giá trị Sig=0,000<0,05 (mức ý
nghĩa 5%) có thể kết luận rằng: Chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến trong 1
tháng trước khi biết các trang web thương mại điện tử THẤP HƠN chi phí sinh viên
chi ra để mua sắm trực tuyến trong 1 tháng sau khi biết các trang web thương mại điện
tử. Với độ tin cậy 95% cho thấy, chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến trước
khi biết đến thương mại điện tử thấp hơn khoảng từ 152,5 - 486,4 (nghìn đồng) so với
chi phí sinh viên chi ra để mua sắm trực tuyến sau khi biết đến thương mại điện tử.
5.1.2.2. Trường hợp mẫu độc lập ( Hai đối tượng 1 lĩnh vực)
Có ý kiến cho rằng “Thu nhập một tháng của sinh viên Nam và Nữ ở các trường
đại học trên địa bàn Đà Nẵng là như nhau”. Với mức ý nghĩa 5%, ý kiến trên có đáng
tin cậy hay không?

Independent Samples Test


Thu nhập 1 tháng
Equal Equal
variances variances
assumed not assumed

Levene's Test for F ,266


Equality of Variances Sig. ,607
t -,973 -,975
df 98 97,240
Sig. (2-tailed) ,333 ,332
t-test for Equality of
Mean Difference -193,89803 -193,89803
Means
Std. Error Difference 199,18549 198,78733
95% Confidence Lower -589,17515 -588,42358
Interval of the
Difference Upper 201,37909 200,62751
Bảng 5 4 Thu nhập một tháng của sinh viên Nam và Nữ ở các trường đại học trên Đà Nẵng.

19
 Nhận xét:
Giá trị sig của kiểm định Levene's Test là 0,607 > 0.05 nên không có cơ sở kết luận
phương sai về thu nhập một tháng của sinh viên Nam và Nữ ở các trường đại học trên
địa bàn Đà Nẵng là như nhau.
Giá trị sig kiểm T-test ở cột Equal variances not assumed là 0,332 >5% cho thấy
không có sự khác biệt giữa thu nhập một tháng của sinh viên Nam và Nữ ở các trường
đại học trên địa bàn Đà Nẵng. Cụ thể với độ tin cậy 95% cho phép kết luận thu nhập
của sinh viên Nam và Nữ đại học Đà Nẵng là như nhau.
5.1.3. Kiểm định trung bình của K tổng thể (K>2)
Có ý kiến cho rằng “Số lần truy cập vào các trang web thương mại điện tử
không ảnh hưởng đến chi phí mua sắm sau khi biết đến các trang web thương mại điện
tử”. Với mức ý nghĩa 5%, ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?

ANOVA

Sum of Squares df Mean Square F Sig.


Between Groups 143,481 24 5,978 1,312 ,187
Within Groups 341,759 75 4,557
Total 485,240 99
Bảng 5 5 Số lần truy cập vào các trang web thương mại điện tử

 Nhận xét:
Bảng ANOVA có giá trị sig = 0,187 > 0,05 nên chưa đủ cơ sở để bác bỏ giả thuyết H 0
thừa nhận H1. Hay nói cách khác: Với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận rằng “Số lần
truy cập vào các trang web thương mại điện tử của các sinh viên Nam và Nữ là khác
nhau”.
6. Kiểm định phân phối chuẩn của dữ liệu nghiên cứu:
Kiểm tra dữ liệu số lần truy cập vào các trang web thương mại điện tử trong 1
tháng của sinh viên Đại học Đà Nẵng có phân phối chuẩn hay không?

20
One-Sample Kolmogorov-Smirnov Test
Số lần truy cập
trong 1 tháng

N 100

Mean 4,2600
Normal Parameters a,b

Std. Deviation 2,21391

Absolute ,182

Most Extreme Differences Positive ,175

Negative -,182

Kolmogorov-Smirnov Z 1,821

Asymp. Sig. (2-tailed) ,003


a. Test distribution is Normal.
b. Calculated from data.
Bảng 6 1 Số lần truy cập vào các trang web thương mại điện tử trong 1
tháng của sinh viên Đại học Đà Nẵng.

 Nhận xét:
Giá trị sig=0.003 < 5% nên bác bỏ giả thuyết H0 và thừa nhận đối thuyết H1. Hay nói
cách khác với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận số lần truy cập vào các trang web
thương mại điện tử trong 1 tháng của sinh viên Đại học Đà Nẵng KHÔNG CÓ phân
phối chuẩn.
7. Kiểm định mối liên hệ giữa hai tiêu thức định tính:
Có ý kiến cho rằng “Mặt hàng mua sắm của sinh viên không chịu ảnh hưởng
bởi yếu tố giới tính”.Với mức ý nghĩa 5%, ý kiến trên có đáng tin cậy hay không?

Chi-Square Tests
Value df Asymp. Sig.
(2-sided)

Pearson Chi-Square 23,611a 3 ,000


Likelihood Ratio 25,518 3 ,000
Linear-by-Linear
21,351 1 ,000
Association
21
N of Valid Cases 100
a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum
expected count is 10,81.
Bảng 7 1 Kiểm định sự ảnh hưởng của giới tính đến mặt hàng mua sắm.

 Nhận xét:
Giá trị sig của kiểm định Chi – Square Tests là 0.000 < 0.05 nên bác bỏ giả thuyết H 0
thừa nhận đối thuyết H1. Hay nói cách khác với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận: Mặt
hàng mua sắm của sinh viên chịu ảnh hưởng bởi yếu tố giới tính (phụ thuộc nhau)
8. Kiểm định tương quan
8.1. Kiểm định tương quan tuyến tính 2 nhân tố
Với mức ý nghĩa 5%, hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan tuyến
tính giữa chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến mua sắm trực tuyến của sinh viên
các trường Đại học trên địa bàn Đà Nẵng ?

Correlations
Chi phí mua Chi phí mua
sắm trước khi sắm sau khi
biết đến mua biết đến mua
sắm online sắm online

Pearson Correlation 1 ,610**


Chi phí mua sắm trước khi Sig. (2-tailed) ,000
biết đến mua sắm online
N 100 100

Pearson Correlation ,610** 1


Chi phí mua sắm sau khi
Sig. (2-tailed) ,000
biết đến mua sắm online
N 100 100
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 8 1 Mối quan hệ tương quan tuyến tính giữa chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến
mua sắm trực tuyến.

22
R= 0,61 = 61%
 Nhận xét:
Giá trị Sig = 0,000 < 5% cho phép bác bỏ giả thuyết H0 thừa nhận đối thuyết H1, hay
nói với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến mua
sắm trực tuyến của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Đà Nẵng có mối quan hệ
tương quan nhau.
8.2. Kiểm định tương quan hạng giữa 2 nhân tố
Với mức ý nghĩa 5%, hãy kiểm định có hay không mối quan hệ tương quan hạng
giữa chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến mua sắm trực tuyến của sinh viên các
trường Đại học trên địa bàn Đà Nẵng ?
Correlations
Chi phí mua Chi phí mua sắm
sắm trước khi sau khi biết đến
biết đến mua mua sắm online
sắm online

Correlation
1,000 ,798**
Coefficient
Chi phí mua sắm trước khi
biết đến mua sắm online Sig. (2-tailed) . ,000

Spearman's N 100 100


rho Correlation
,798** 1,000
Coefficient
Chi phí mua sắm sau khi
biết đến mua sắm online Sig. (2-tailed) ,000 .
N 100 100
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
Bảng 8 2 Mối quan hệ tương quan hạng giữa chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến mua
sắm trực tuyến.

 Nhận xét:
Giá trị Sig = 0,000 > 5% cho phép bác bỏ H0, thừa nhận H1, hay nói cách khác: Với
mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận chi phí mua sắm trước và sau khi biết đến mua sắm
trực tuyến của sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Đà Nẵng có tương quan
HẠNG với nhau.

9. Phân tích hồi quy:


23
Phân tích tác động của chi phí mà sinh viên chi ra để mua sắm trước và sau khi
biết đến mua sắm trực tuyến

ANOVAa
Model Sum of Squares df Mean Square F Sig.

Regression 38730976,054 1 38730976,054 58,107 ,000b

1 Residual 65321698,946 98 666547,948

Total 104052675,000 99
a. Dependent Variable: Chi phi mua sam sau khi biet den mua sam online
b. Predictors: (Constant), Chi phi mua sam truoc khi biet den mua sam online
Bảng 9 1 Tác động của chi phí mà sinh viên chi ra để mua sắm trước và sau khi biết đến mua
sắm trực tuyến.

 Nhận xét:
Bảng Anova có giá trị sig=0.001 < 0.05 cho phép bác bỏ giả thuyết H0 thừa nhận đối
thuyết H1, hay nói với mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận chi phí sinh viên chi ra trước
khi biết đến mua sắm trực tuyến tác động đến chi phí chi ra để mua sắm sau khi qua
các trang web thương mại điện tử.
- Kiểm định hệ số chặn:

Coefficientsa

Model Unstandardized Standardized t Sig.


Coefficients Coefficients

B Std. Error Beta

(Constant) 567,545 123,558 4,593 ,000

1 Chi phí mua sắm trước


khi biết đến mua sắm ,740 ,097 ,610 7,623 ,000
online
a. Dependent Variable: Chi phi mua sam sau khi biet den mua sam online
Bảng 9 2 Chi phí mua sắm sau biết đến mua hàng online

- Giá trị sig tương ứng với hệ số chặn là 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 thừa
nhận đối thuyết H1 của cặp giả thuyết kiểm định hệ số chặn

24
- Giá trị sig tương ứng với hệ số góc là 0,000 < 0,05 nên bác bỏ giả thuyết H0 thừa
nhận đối thuyết H1 của cặp giả thuyết kiểm định hệ số góc
- Hệ số xác định (R2):

Model Summary
Model R R Square Adjusted R Std. Error of the
Square Estimate
1 ,610a ,372 ,366 816,42388
a. Predictors: (Constant), Chi phi mua sam truoc khi biet den mua
sam online

- Hệ số xác định là 0,372 phản ánh nhân tố chi phí chi ra để mua sắm trước khi biết
đến thương mại điện tử giải thích được 37,2% sự biến động chi phí mua sắm sau
khi biết đến các trang web điện tử. Các nhân tố khác tác động đến chi phí là 62,8%
(1-R Square)
- Hệ số góc ß1= 0,740 phản ánh khi chi phí chi ra để mua sản phẩm của sinh viên
trước khi biết đến thương mại điện tử tăng (1000 đồng) thì chi phí chi ra để mua
sắm sau khi biết đến thương mại điện tử trong một tuần tăng lên 0,740 đồng (1000
đồng)
- Hệ hình hồi quy mẫu có dạng:
Y=0,740X

CHƯƠNG IV: HÀM Ý CHÍNH SÁCH

1. Đối với sinh viên:


Giúp cho các bạn biết những ưu điểm, nhược điểm của mua sắm trực tuyến hiện nay
như thế nào, những chính sách đối với người mua và người bán trên trang web mua
sắm online, để từ đó đẩy mạnh những ưu điểm và cãi thiện phần nhược điểm của mua
sắm trực tuyến
2. Đối với xã hội:
Cho thấy cái nhìn trực quan giữa mua sắm thông thường và mua sắm trực tuyến khác
nhau như thế nào, những rủi ro gặp phải khi mua sắm online, những tiện ích của việc
mua sắm online mang lại cho người dùng, từ đó người dùng có thể rút ra kinh nghiệm

25
cho bản thân khi mua sắm online để có trải nghiệm tốt nhất đối với sản phẩm của mình
muốn đề cập đến.

C. PHẦN KỂT LUẬN:


1. Kết quả đạt được của đề tài:
Thông qua cuộc khảo sát nhu cầu mua sắm trực tuyến của sinh viên các trường thuộc
Đại học Đà Nẵng. Qua quá trình thu thập, xử lý, phân tích dữ liệu ta rút ra được một số
kết luận như sau :
- Tất cả các bạn sinh viên ở các trường thuộc Đại học Đà Nẵng tham gia khảo sát
đều đã từng sử dụng thương mại điện tử để mua sắm trực tuyến
- Các bạn tham gia khảo sát ở đây chiếm phần trăm lớn nhất là Nữ (ở độ tuổi từ 18-
20)
- Chi phí một lần mua sắm sản phẩm trực tuyến của các sinh viên phần lớn là dưới 1
triệu
- Sinh viên đồng ý với ý kiến rằng “Giá cả ở các cửa hàng trên thị trường rẻ hơn các
giá cả ở các cửa hàng trực tuyến”
- Sinh viên cho rằng mua sắm trực tuyến đa dạng các mặt hàng, người bán và giá cả
để tham khảo hơn mua sắm truyền thống
- Hầu hết sinh viên đều tiếp tục sẽ tham gia mua sắm trực tuyến trong tương lai
2. Hạn chế của đề tài:
- Còn nhiều thiếu sót trong vấn đề khảo sát nên kết quả chưa thực sự chính xác 100%
.

26
- Cần nhiều thời gian để đề tài được hoàn thiện và chính xác và trau dồi thêm kiến
thức về đề tài
3. Hướng phát triển của đề tài:
- Xử lí các vấn đề về bảo mật thông tin, rủi ro về tài chính, khó khăn trong khâu vận
chuyển,…
- Cải tiến một số chức năng chưa được hoàn chỉnh hay các mặt hàng mặt hàng nhằm
thu hút sự quan tâm của khách hàng, đồng thời giúp khách hàng dễ dàng tìm kiếm
sản phẩm mà mình muốn chọn lựa.
- Khắc phục những trở ngại của việc mua sắm trực tuyến

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://vi.wikipedia.org/wiki/Mua_s%E1%BA%AFm_tr%E1%BB%B1c_tuy
%E1%BA%BFn#:~:text=Mua%20s%E1%BA%AFm%20tr%E1%BB%B1c%20tuy
%E1%BA%BFn%20l%C3%A0,s%E1%BB%AD%20d%E1%BB%A5ng%20tr
%C3%ACnh%20duy%E1%BB%87t%20web.&text=M%E1%BB%99t%20c%E1%BB
%ADa%20h%C3%A0ng%20tr%E1%BB%B1c%20tuy%E1%BA%BFn,t%C3%A2m
%20mua%20s%E1%BA%AFm%20th%C3%B4ng%20th%C6%B0%E1%BB%9Dng.

27

You might also like