You are on page 1of 8

§9.

Đa thức trên trường số hữu tỉ và hệ số nguyên


Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 1. Tìm tất cả các nghiệm hữu tỉ và phân tích đa thức thành nhân tử trong Q[x], R[x] và C[x]

1. x5 − 2x4 − 4x3 + 4x2 − 5x + 6;

2. 2x6 + 3x5 − x4 + 6x3 − 8x2 + 3x − 5.

Giải
p
Giả sử với p ∈ Z, q ∈ N∗ và (p, q) = 1 là nghiệm hữu tỉ của đa thức f (x) đã cho, sử dụng
q
định lý 9.1 ta có
1. p | 6 và q | 1 suy ra p ∈ {±1, ±2, ±3} và q = 1, do vậy nghiệm hữu tỉ của đa thức đã cho
thuộc tập hợp {±1, ±2, ±3}, ta có
x 1 −1 2 −2 3 −3
f (x) 0 16 −20 0 0 −240

Do vậy f (x) có các nghiệm hữu tỉ đó là 1, −2 và 3, từ đó ta có phân tích


f (x) = (x − 1)(x + 2)(x − 3)(x2 + 1) (1)
Phân tích thành nhân tử trong (1) chính là phân tích của đa thức f (x) trong Q[x] và R[x].
Từ (1) ta cũng có được phân tích của đa thức f (x) trong C[x] là
f (x) = (x − 1)(x + 2)(x − 3)(x + i)(x − i)

2. p | −5 và q | 2 suy
 ra p ∈ {±1, ±5}
 và q ∈ {1, 2}. Do vậy nghiệm hữu tỉ của đa thức đã cho
1 5
thuộc tập hợp ±1, ±5, ± , ± , ta có
2 2
x 1 −1 5 −5 1/2 −1/2 5/2 −5/2
f (x) 0 −24 40560 20280 −75/16 −75/8 12615/16 0
5
Do vậy f (x) có các nghiệm hữu tỉ đó là 1 và − , từ đó ta có phân tích
2
 
5
f (x) = 2(x − 1) x + (x4 + 2x2 + 1)
2
 
5
= 2(x − 1) x + (x2 + 1)2 (2)
2

1
Phân tích thành nhân tử trong (2) chính là phân tích của đa thức f (x) trong Q[x] và R[x].
Từ (2) ta cũng có được phân tích của đa thức f (x) trong C[x] là
 
5
f (x) = 2(x − 1) x + (x + i)2 (x − i)2
2

2
§9.Đa thức trên trường số hữu tỉ và hệ số nguyên
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 2. Với các số nguyên m và n nào thì đa thức mx3 + n, m 6= 0 không bất khả quy trong Q[x].

Giải

Giả sử đa thức f (x) = mx3 + n không bất khả quy trong Q[x], khi đó theo định lý 9.7 thì f (x)
phân tích được thành tích các đa thức bậc nhỏ hơn trong Z[x], nghĩa là

f (x) = g(x)h(x), g, h ∈ Z[x]

trong đó max{deg(g), deg(h)} < deg(f ) = 3, mà deg(g) + deg(h) = 3 nên deg(g) = 1 hoặc
deg(h) = 1. Do vậy f (x) có ước bậc 1 trong Z[x] suy ra f (x) có nghiệm trong Q. Giả sử x0 ∈ Q
là nghiệm của f (x), từ đó ta có
n
mx30 + n = 0 ⇒ = −x30 = (−x0 )3
m
n
Do vậy nếu f (x) không bất khả quy trong Q[x] thì là lập phương của một số hữu tỉ. Đảo lại
m
n n
nếu là lập phương của một số hữu tỉ tức là = t3 với t ∈ Q thì
m m
 n
f (x) = m x3 + = m(x3 + t3 ) = m(x + t)(x2 − xt + t2 )
m
n
Do vậy nếu là lập phương của một số hữu tỉ thì f (x) không bất khả quy trong Q[x]. Vậy ta
m
n
kết luận f (x) không bất khả quy trong Q[x] khi và chỉ khi là lập phương của một số hữu tỉ.
m

1
§9.Đa thức trên trường số hữu tỉ và hệ số nguyên
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 3. Dùng tiêu chuẩn Eisenstein, chứng minh các đa thức sau bất khả quy trong Q[x]:

1. x3 − 12;

2. 2x5 + 6x4 − 9x2 + 12;

3. x4 − x3 + 2x + 1.

Giải

1. Áp dụng định lý 9.8 cho p = 3 thì ta thu được x3 − 12 bất khả quy trong Q[x].

2. Áp dụng định lý 9.8 cho p = 3 thì ta thu được 2x5 + 6x4 − 9x2 + 12 bất khả quy trong Q[x].

3. Với f (x) = x4 − x3 + 2x + 1 ta có

f (x + 1) = x4 + 3x3 + 3x2 + 3x + 3

Áp dụng định lý 9.8 cho p = 3 thì ta thu được f (x + 1) bất khả quy trong Q[x]. Giả sử f (x)
khả quy trên Q thì
f (x) = g(x)h(x), g, h ∈ Q[x]
với g, h là các ước thật sự của f trong Q[x], từ đó suy ra

f (x + 1) = g(x + 1)h(x + 1)

Tức là f (x + 1) khả quy trên Q (vô lí). Vậy đa thức x4 − x3 + 2x + 1 bất khả quy trong Q[x].

1
§9.Đa thức trên trường số hữu tỉ và hệ số nguyên
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 4. Cho p là số nguyên tố và f (x) là đa thức nguyên bản có hệ số cao nhất không chia hết cho
p. Khẳng định sau đúng hay sai? Chứng minh hoặc cho phản ví dụ. "Nếu f (x) bất khả quy trong
Z[x] thì bất khả quy trong Zp [x]".

Giải

Khẳng định trên không đúng.


Ta xét phản ví dụ sau, với đa thức f (x) = x2 + 1 ∈ Z[x] thì f (x) bất khả quy trong Z[x] (nếu
Z2 [x]
f (x) khả quy trên Z thì sẽ có nghiệm hữu tỉ) nhưng lại khả quy trong Z2 [x] vì f (x) = (x + 1)2

1
§9.Đa thức trên trường số hữu tỉ và hệ số nguyên
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 5. Cho đa thức nguyên bản f (x) có bậc dương và p là một số nguyên tố không chia hết hệ
số cao nhất của f (x). Chứng minh rằng nếu f (x) (với hệ số được đưa về modulo p) bất khả quy
trong Zp [x] thì f (x) bất khả quy trong Z[x].

Giải

Xét phép chiếu


ϕ : Z → Zp
a 7→ ā = a + pZ
khi đó ϕ là một toàn cấu vành. Từ đó dễ thấy ϕ mở rộng được thành một đồng cấu vành ϕ̄ như
sau
ϕ̄ : Z[x] → Zp [x]
a0 + a1 x + · · · + an xn 7→ ϕ(a0 ) + ϕ(a1 )x + · · · + ϕ(an )xn
.
Ta có nhận xét nếu t(x) ∈ Z[x] với hệ số cao nhất at 6 .. p thì ϕ(at ) 6= 0Zp nên deg ϕ̄(t) = deg(t)


Giả sử f (x) không bất khả quy trong Z[x] thì

f (x) = g(x)h(x), g, h ∈ Z[x]

với 1 ≤ deg(g), deg(h) < deg(f ). Vì ϕ̄ là đồng cấu vành nên


  
ϕ̄ f (x) = ϕ̄ g(x) ϕ̄ h(x)

Nếu hệ số cao nhất của một trong hai đa thức g(x), h(x) chia hết cho p thì hệ số cao nhất của
f (x) chia hết cho p (mâu thuẫn). Do vậy p không chia hết hệ số cao nhất của cả g(x) và h(x), sử
dụng nhận xét ta có được  
deg ϕ̄(g) = deg(g) ≥ 1
deg ϕ̄(h) = deg(h) ≥ 1

Mà ϕ̄(g), ϕ̄(h) ∈ Zp [x] tức là ϕ̄ f (x) không bất khả quy trong Zp [x] (mâu thuẫn). Vậy đa thức
f (x) bất khả quy trong Z[x].

1
§9.Đa thức trên trường số hữu tỉ và hệ số nguyên
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 6. Sử dụng bài 9.5, chứng minh các đa thức sau bất khả quy trong Z[x] bằng cách đưa về
modulo 2 hoặc 3.

1. 4x3 + 10x2 − 5x + 5;

2. x3 + 3x2 + 301x + 3002;

3. 3001x3 − 29x2 + 28x + 29;

4. 1991x4 + 1993x3 + 1995x2 + 1997x + 1999.

Giải

Với đa thức f (x) tương ứng thì ta có


Z3 [x]
1. f (x) = x3 + x2 + x + 2. Vì f (0) = f (1) = 2 và f (2) = 1 nên f (x) không có nghiệm trong Z3 .
Áp dụng bài 6.3 ta có f (x) bất khả quy trong Z3 [x]. Sử dụng bài 9.5 ta có 4x3 + 10x2 − 5x + 5
bất khả quy trong Z[x].
Z3 [x]
2. f (x) = x3 + x + 2. Vì f (0) = 2 và f (1) = f (2) = 1 nên f (x) không có nghiệm trong Z3 . Áp
dụng bài 6.3 ta có f (x) bất khả quy trong Z3 [x]. Sử dụng bài 9.5 ta có x3 + 3x2 + 301x + 3002
bất khả quy trong Z[x].
Z3 [x]
3. f (x) = x3 + x2 + x + 2. Tương tự câu 1 ta có 3001x3 − 29x2 + 28x + 29 bất khả quy trong
Z[x].
Z2 [x]
4. f (x) = x4 + x3 + x2 + x + 1. Áp dụng bài 6.6 ý 1 (link) thì đa thức f (x) bất khả quy trong
Z2 [x]. Sử dụng bài 9.5 ta có 1991x4 + 1993x3 + 1995x2 + 1997x + 1999 bất khả quy trong
Z[x].

You might also like