You are on page 1of 13

§3.

Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 1. Chứng minh rằng một trường F là một vành Euclide.

Giải

Dễ thấy trường F là miền nguyên, ta xét ánh xạ sau đây δ : F \ {0} → N, a 7→ δ(a) = 2.
Với b | a và a 6= 0 thì ta có δ(b) = δ(a) = 2 suy ra δ(b) ≤ δ(a). Với mọi a ∈ F và b ∈ F \ {0}
thì a = b.(ab−1 ) + 0. Vậy trường F là vành Euclide với hàm Euclide δ(a) = 2.

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 2. Chứng minh rằng một vành Euclide với hàm Euclide δ là một trường khi và chỉ khi δ là
hàm hằng.

Giải

Giả sử vành Euclide F có hàm Euclide δ.


=) Giả sử F là trường.
Với mọi x ∈ F \ {0} thì x | 1 vì 1 = x.x−1 nên δ(x) ≤ δ(1). Ngoài ra thì x = 1.x nên 1 | x suy
ra δ(1) ≤ δ(x). Vậy δ(x) = δ(1) với mọi x ∈ F \ {0} nên δ là hàm hằng.
=) Giả sử δ là hàm hằng
Với y ∈ F \ {0} thì tồn tại q, r thuộc F sao cho 1 = yq + r. Nếu r 6= 0 thì ta phải có δ(r) < δ(y),
điều này mâu thuẫn với việc δ là hàm hằng. Vậy r = 0 tức là với mọi y ∈ F \ {0} luôn tồn tại
nghịch đảo nên F là trường.

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080


Bài 3. Chứng minh rằng vành Z[i 2] là vành Euclide nên cũng là vành chính.

Giải

Dễ kiểm tra Z[i 2] là miền nguyên, ta xét ánh xạ sau đây

δ : Z[i 2] \ √{0} → N
α = a + b 2i 7→ a2 + 2b2 = |α|2

Với y | x và x 6= 0 thì x = yz nên |x|2 = |y|2 .|z|2 do vậy |y|2 ≤ |x|2 hay δ(y) ≤ δ(x).
√ √ x √ √
Xét x ∈ Z[i 2] và y ∈ Z[i 2] \ {0} thì ta có = α + β 2i ∈ Q[i 2]. Lần lượt chọn hai số
y
nguyên a, b gần α, β nhất từ đó suy ra
1 1
|α − a| ≤ và |β − b| ≤
2 2

Đặt q = a + b 2i và r = x − qy thì ta có
2 2
r x √ 2
= − q = (α − a) + (β − b) 2i
y y
= (α − a)2 + 2(β − b)2
1 2
≤ + <1
4 4
2 2

Suy√ ra |r| < |y| hay δ(t) < δ(y). Vậy Z[i 2] là vành Euclide, ngoài ra từ định lý 3.2 ta suy
ra Z[i 2] là vành chính.

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080


Bài 4. Vành Z[i 3] có là vành Euclide không?

Giải
√ √
Ta sẽ chứng minh Z[i 3] không phải√vành Euclide √ bằng cách chứng minh √ Z[i 3] không phải
vành nhân tử hóa. Ta có 4 = √ 2.2 = (1 − 3)(1√ + 3), ta sẽ chứng minh 2, 1 ± 3i đều là phần tử
bất khả quy
√ trong vành Z[i 3] và 2 ∼
6 1 ± 3i. Mọi tính chất chia hết trong bài ta đều xét trong
vành Z[i 3]. √ √
Giả sử a + b 3i | 2 suy ra a2 + 3b2 = |a + b 3i|2 | 4. Do vậy a2 + 3b2 ∈ {1, 2, 4}, từ đây ta dễ
(a2 , b2 ) ∈ {(1, 0), (4, 0), (1, 1)}. Thử lại√ta có (a2 , b2 ) ∈ {(1, 0), (4, 0)}. Với (a2 , b2 ) = (1, 0) thì
thấy √
a + b 3i ∼ 1, với (a2 , b2 ) = (4, 0) thì a + b √ 3i ∼ 2. Vậy mọi ước của 2 đều liên kết với √ 1 hoặc 2
nên 2 là phần tử bất khả quy trong vành √ Z[i 3]. Chứng minh tương tự ta cũng có 1 ± 3i đều là
phần tử bất√khả quy trong vành Z[i 3].
1 ± 3i √ √ √
Vì 6∈ Z[i 3] nên 2 6∼ 1 ± 3i. Do vậy Z[i 3] không phải vành nhân tử hóa suy ra
√ 2
Z[i 3] không phải vành Euclide.

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 5. Dùng thuật toán Euclide, tìm ước chung lớn nhất của a, b trong Z. Từ đó, biểu diễn d dưới
dạng d = xa + yb với x, y ∈ Z.

1. a = 342 và b = 274;

2. a = −759 và b = −198.

Giải

1. Sử dụng thuật toán Euclide cho vành Euclide Z với hàm Euclide N (a) = |a| ta có

342 = 274 × 1 + 68
274 = 68 × 4 + 2
68 = 2 × 34

Do vậy 2 là UCLN của 342 và 274, ngoài ra ta có

2 = 274 − 68 × 4
= 274 − (342 − 274 × 1) × 4
= 5 × 274 − 4 × 342

2. Tương tự như trên ta có

−759 = −198 × 4 + 33
−198 = 33 × (−6)

Do vậy 33 là UCLN của −759 và −198, ngoài ra ta có 33 = −759 − 4 × (−198)

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 5. Dùng thuật toán Euclide trong Z tìm d thỏa hdi = ha, bi. Từ đó, biểu diễn d dưới dạng
d = xa + yb với x, y ∈ Z.

1. a = −591 và b = 348;

2. a = 35211 và b = −462.

Giải

Vì Z là vành chính nên để tìm d ∈ Z thỏa hdi = ha, bi thì theo định lý 2.5 ta cần tìm UCLN
của a và b.

1. Sử dụng thuật toán Euclide cho vành Euclide Z với hàm Euclide N (a) = |a| ta có

−591 = 348 × (−2) + 105


348 = 105 × 3 + 33
105 = 33 × 3 + 6
33 = 6 × 5 + 3
6=3×2

Do vậy 3 là UCLN của −591 và 348, ngoài ra ta có

3 = 33 − 6 × 5
= 33 − (105 − 33 × 3) × 5
= 33 × 16 − 105 × 5
= (348 − 105 × 3) × 16 − 105 × 5
= 348 × 16 − 105 × 53
= 348 × 16 + (591 + 348 × (−2)) × 53
= (−53) × (−591) − 90 × 348

2. Tương tự như trên ta có

35211 = −462 × (−76) + 99


−462 = −99 × 5 + 33
−99 = 33 × (−3)

1
Do vậy 33 là UCLN của 35211 và −462, ngoài ra ta có

33 = −462 + 99 × 5
= −462 + (35211 − 462 × 76) × 5
= 5 × 35211 + 381 × (−462)

2
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 7. Cho a, b, m là các số nguyên.

• Ta nói a đồng dư b theo modulo m, ký hiệu a ≡ b (mod m) nếu m | a − b trong Z.

• Số nguyên c được gọi là nghiệm của phương trình đồng dư ax ≡ b (mod m) nếu ac ≡
b (mod m).

1. Tìm một cặp x, y ∈ Z thỏa 1337x + 17842y = 1.

2. Tìm một nghiệm x ∈ Z của phương trình đồng dư 1337x ≡ 1 (mod 17842). Nghiệm trên có
duy nhất không?

Giải

1. Ta có

17842 = 1337 × 13 + 461


1337 = 461 × 3 − 46
461 = −46 × (−10) + 1

Do vậy

1 = 461 − 46 × 10
= 461 + (1337 − 461 × 3) × 10
= 1337 × 10 − 461 × 29
= 1337 × 10 − (17842 − 1337 × 13) × 29
= 387 × 1337 − 29 × 17842

Vậy ta có (x, y) = (387, −29) là một cặp nghiệm của phương trình 1337x + 17842y = 1.

2. Từ câu trên ta có 387 là một nghiệm của phương trình 1337x ≡ 1 (mod 17842). Nghiệm
trên không phải là nghiệm duy nhất trong Z vì lớp nghiệm 387 + 17842Z cũng là nghiệm
của phương trình đã cho. Nhưng 387 là nghiệm duy nhất trong Z17842 (được chứng minh ở
bài 3.8).

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 8. Trong Z cho phương trình ax + b ≡ 0 (mod m).

1. Chứng minh rằng nếu a, m nguyên tố cùng nhau thì phương trình trên luôn có nghiệm.

2. Chứng minh rằng nếu x0 là một nghiệm của phương trình đồng dư trên thì tất cả các nghiệm
của phương trình là x0 + km với k ∈ Z.

Giải

1. Vì a, m nguyên tố cùng nhau trong vành chính Z nên theo hệ quả 2.8 thì tồn tại cặp số
nguyên u, v sao cho au + mv = 1 suy ra a.(−bu) − mbv = −b hay a.(−bu) + b ≡ 0 (mod m).
Đặt x = −bu thì ta có được ax + b ≡ 0 (mod m) nên phương trình đã cho luôn có nghiệm.

2. Giả sử x0 là một nghiệm của phương trình đã cho. Gọi y là một nghiệm bất kỳ của phương
trình ax + b ≡ 0 (mod m) tức là ay + b ≡ 0 (mod m). Suy ra

ay + b ≡ ax0 + b (mod m) ⇒ a(y − x0 ) ≡ 0 (mod m) ⇒ m | a(y − x0 )

Mặt khác ta có a, m nguyên tố cùng nhau nên m | y − x0 tức là y = x0 + tm với t ∈ Z nào


đó. Thử lại ta có được x0 + km với k nguyên là nghiệm của phương trình đã cho. Vậy nếu
x0 là nghiệm thì x0 + km (k ∈ Z) cũng là nghiệm của phương trình ax + b ≡ 0 (mod m).

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 9. Trong vành đồng dư Z221 .

1. Chứng minh rằng phần tử 30 khả nghịch và tìm nghịch đảo của 30;

2. Chứng minh rằng phần tử 78 không khả nghịch.

Giải

1. Sử dụng thuật toán Euclide trong vành Z ta có

221 = 30 × 7 + 11
30 = 11 × 2 + 8
11 = 8 × 1 + 3
8=3×2+2
3=2×1+1
21 × 2

Vậy 1 là UCLN của 221 và 30, do đó ta có

1=3−2
= 3 − (8 − 3 × 2)
=3×3−8
= (11 − 8) × 3 − 8
= 11 × 3 − 8 × 4
= 11 × 3 − (30 − 11 × 2) × 4
= 11 × 11 − 30 × 4
= (221 − 30 × 7) × 11 − 30 × 4
= 221 × 11 − 30 × 81

Suy ra 30 × (−81) ≡ 1 (mod 221) nên −81 là nghịch đảo của 30 trong vành Z221 . Ngoài
ra thì (30, 221) = 1 nên theo bài 3.8 ta có −81 + 221Z là nghiệm duy nhất trong vành Z221 .

2. Giả sử tồn tại phần tử khả nghịch của 78 và ta gọi là x0 khi đó 78x0 ≡ 1 (mod 221) tức là
tồn tại y0 nguyên sao cho 78x0 − 1 = 221y0 . Suy ra 1 = 78x0 − 221y0 = 13(6x0 − 17y0 ) nên
13 | 1 trong vành Z. Điều trên vô lý nên phần tử 78 không khả nghịch trong vành Z.

1
§3.Vành Euclide
Nguyễn Thành Phát – 43.01.101.080

Bài 10. (Áp dụng thuật toán Euclide và bài tập 2.3 để giải lại bài 1.4)
Trong vành số nguyên Gauss Z[i].

1. Tìm ước chung lớn nhất của 5 và 3 − i;

2. Tìm bội chung nhỏ nhất của 5 và 3 − i.

Giải
1. Áp dụng thuật toán Euclide cho vành Euclide Z[i] với hàm Euclide N (a) = |a|2 ta có
5 = (3 − i) × 1 + (2 + i), N (2 + i) = 5 < N (3 − i) = 10
3 − i = (2 + i) × (1 − i)
Vậy 2 + i là ước chung lớn nhất của 5 và 3 − i.
2. Ta có
5 = (2 + i) × (2 − i)
3 − i = (2 + i) × (1 − i)
Ta sẽ chứng minh 2 + i, 2 − i, 1 − i đều là các phần tử bất khả quy trong vành Z[i] và đôi
một không liên kết với nhau. Giả sử a + bi | 2 + i trong vành Z[i] suy ra |a + bi|2 | |2 + i|2
nên a2 + b2 | 5 do vậy a2 + b2 ∈ {1, 5}. Ta chỉ xét với a2 + b2 = 5 (với a2 + b2 = 1 thì dễ thấy
a + bi ∼ 1), ta có được
2+i (2 + i)(a − bi) 2a + b a − 2b
= 2 2
= + i ∈ Z[i]
a + bi a +b 5 5
Do vậy ta có 5 | 2a + b, 5 | a − 2b trong Z. Ngoài ra với a2 + b2 = 5 thì (a2 , b2 ) ∈
{(1, 4).(4, 1)}. Từ đó ta có (a, b) ∈ {(1, −2), (−1, 2), (2, 1), (−2, −1)}, với các giá trị này thì
dễ thấy a + bi ∼ 2 + i. Vậy 2 + i là phần tử bkq trong Z[i], tương tự ta cũng có 2 − i, 1 − i
đều là các phần tử bkq trong vành Z[i]. Ngoài ra thì
2+i 3 4
= + i 6∈ Z[i] =⇒ 2 + i 6∼ 2 − i
2−i 5 5
Tương tự ta thì có được 2 + i, 2 − i, 1 − i đôi một không liên kết với nhau. Ta có phân tích
sau đây
5 = (2 + i) × (2 − i) × (1 − i)0
3 − i = (2 + i) × (2 − i)0 × (1 − i)

Áp dụng bài 2.3 ta có bội chung nhỏ nhất của 5 và 3 − i là (2 + i) × (2 − 1) × (1 − i) = 5 − 5i.

You might also like