You are on page 1of 11

Đề thi chọn đội tuyển toán trường Phổ thông Năng khiếu

Năm 2016

Ngày thi thứ nhất 20-09-2016

Bài 1. Tìm a để dãy số (un ) hội tụ biết u1 = a và



 2un − 1 khi un > 0


un+1 = −1 khi − 1 ≤ un ≤ 0 ∀n ∈ N

 u2 + 4u + 2 khi u < −1

n n n

Bài 2. Tìm số nguyên dương k nhỏ nhất sao cho bất đẳng thức

xk y k z k (x3 + y 3 + z 3 ) ≤ 3

với x, y, z là các số dương thỏa x + y + z = 3.

Bài 3. Cho hàm số f : N∗ → N∗ thỏa mãn điều kiện: f tăng thực sự và


f (2n) = 2f (n) với mọi số nguyên dương n.

a) Giả sử f (1) = 3 và p là số nguyên tố lớn hơn 3. Chứng minh rằng tồn tại
n sao cho f (n) chia hết cho p.

b) Cho q là số nguyên tố lẻ. Hãy xây dựng một hàm f thỏa mãn các điều kiện
của bài toán mà f (n) không chia hết cho q với mọi n.

Bài 4. Tam giác ABC có góc ∠BAC tù, AH⊥BC (H thuộc BC). Điểm M
thay đổi trên cạnh AB. Dựng điểm N sao cho ∆BM N ∼ ∆HCA (H và N
khác phía đối với AB).

a) CM cắt đường tròn ngoại tiếp tam giác BM N tại điểm K (K 6= M ).


Chứng minh rằng đường thẳng N K luôn đi qua một điểm cố định.

b) N H cắt AC tại điểm P . Dựng Q sao cho ∆HP Q ∼ ∆HN M (Q và M


khác phía đối với P N ). Chứng minh rằng Q thuộc một đường thẳng cố
định.

1 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


Ngày thi thứ hai 22-09-2016

Bài 5. Với mỗi số nguyên dương n, tồn tại duy nhất số tự nhiên a thỏa
a2 ≤ n < (a + 1)2 . Đặt ∆n = n − a2 .

a) Tìm giá trị nhỏ nhất của ∆n khi n thay đổi và luôn thỏa n = 15m2 với m
là số nguyên dương.

b) Cho p, q là các số nguyên dương và d = 5(4p + 3)q 2 . Chứng minh ∆d ≥ 5.

Bài 6. Với các số nguyên a, b, c, d thỏa 1 ≤ a < b < c < d; kí hiệu

T (a, b, c, d) = {{x, y, z, t}|1 ≤ x < y < z < t; x ≤ a, y ≤ b, z ≤ c, t ≤ d}

a) Tính số phần tử của T (1, 4, 6, 7).

b) Cho a = 1, b ≥ 4. Gọi d1 là số phần tử của T (a, b, c, d) chứa 1 và không


chứa 2; d2 là số phần tử chứa 1, 2 và không chứa 3; d3 là số phần tử chứa
1, 2, 3 và không chứa 4. Chứng minh rằng d1 ≥ 2d2 − d3 . Dấu = xảy ra
khi nào?

Bài 7. Trong một hệ thống máy tính, một máy tính bất kì có kết nối trực tiếp
với ít nhất 30% máy tính khác của hệ thống. Hệ thống này có một chương
trình cảnh báo và ngăn chặn khá tốt, do đó khi một máy tính bị virus, nó
chỉ có đủ thời gian lây cho các máy tính được kết nối trực tiếp với nó. Chứng
minh rằng dù vậy, kẻ tấn công vẫn có thể chọn hay máy tính của hệ thống mà
nếu thả virus vào hai máy đó, ít nhất 50% máy tính của hệ thống bị nhiễm
virus.

Bài 8. Cho tam giác ABC nhọn; đường tròn (I) có tâm I thuộc cạnh BC và
tiếp xúc với các cạnh AB, AC lần lượt tại E, F . Lấy M, N bên trong tứ giác
BCEF sao cho EF N M nội tiếp (I) và các đường thẳng M N, EF, BC đồng
quy. M F cắt N E tại P, AP cắt BC tại D.

a) Chứng minh A, D, E, F cùng thuộc một đường tròn.

2 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


b) Lấy trên các đường thẳng BN, CM cắt điểm H, K sao cho ∠ACH =
∠ABK = 90o . Gọi T là trung điểm HK. Chứng minh T B = T C.

3 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


HƯỚNG DẪN GIẢI

Bài 1. Ta xét các trường hợp sau:


TH1. Nếu a > 1, suy ra u2 = 2u1 − 1 > 1, suy ra un > 1, ∀n. Hơn nữa tìm
được công thức tổng quát un = 2n−1 (a − 1) + 1. Dãy này không hội tụ.
TH2. Nếu a = 1, suy ra u2 = 1, ta có un = 1, ∀n. Vậy un hội tụ.
TH3. Nếu 0 < a < 1. Ta chứng trong dãy có ít nhất một số hạng âm.
Thật vậy giả sử un > 0, ∀n, theo trường hợp 1 ta có 0 < un < 1 và un =
2n−1 (a − 1) + 1 → −∞ (Vô lý).
Do đó tồn tại k sao cho uk < 0, giả sử k là số nhỏ nhất thỏa, thì k ≥ 2 và
0 < uk−1 < 1, suy ra −1 < uk = 2uk−1 − 1 < 0, suy ra uk+1 = −1, suy ra
un = −1∀n ≥ k. Vậy un hội tụ.
TH4. Nếu −1 ≤ a ≤ 0 thì u2 = −1, từ đó un = −1, ∀n > 1, dãy hội tụ.
TH5. Nếu a < −1, ta có u2 = a2 + 4a + 2. Do các trường hợp đã xét, nếu

u2 > 1 ⇔ a < −2 − 3 thì dãy không hội tụ. Ta chứng minh dãy hội tụ khi

−2 − 3 ≤ a < −1.
+ Nếu −2 < a < −1 ta có u2 − u1 = (a + 2)(a + 1) < 0, suy ra u2 < u1 < −1
và u2 + 2 = (a + 2)2 > 0 nên u2 > −2. Do đó −2 < u2 < −1. Bằng quy nạp
ta chứng minh được un giảm và −2 < un < −1 nên un hội tụ.

+ Nếu −2 − 3 ≤ a ≤ −2 thì u2 + 2 = (a + 2)2 , suy ra −1 ≤ u2 ≤ 1, theo
các trường hợp dã xét thì un hội tụ.

Vậy dãy hội tụ khi và chỉ khi −2 − 3 ≤ a ≤ 1.
Bài 2.
1 1
Với k = 1 thì bộ ( , , 2) không thỏa bất đẳng thức.
2 2
4 4 7
Với k = 2 thì bộ ( , , ) không thỏa bất đẳng thức.
5 5 5
Ta chứng minh với k = 3 thì bất đẳng thức đúng hay

x3 y 3 z 3 (x3 + y 3 + z 3 ) ≤ 3 (1)

Không mất tính tổng quát ta có thể giả sử z nhỏ nhất, suy ra z ≤ 1.

4 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


Ta có x3 + y 3 = (x + y)3 − 3xy(x + y) = (3 − z)3 − 3xy(x + y). Khi đó
3 1
(1) ⇔ (3−z)3 +z 3 ≤ 3 3 3
+3xy(x+y) ⇔ 3z 2
−9z+9 ≤ 3 3 3
+x2 y+xy 2 (2)
xy z xy z
s
1 x3 y 3 3
Ta có 3 3 3 + x2 y + xy 2 ≥ 3 3 3 3 3 = .
xy z xy z z
3
Ta có 3z 2 − 9z + 9 ≤ ⇔ 3(z − 1)3 ≤ 0 (Đúng).
z
Vậy (1) đúng. Ta có điều cần chứng minh.
Vậy số nguyên dương k = 3 là số nguyên dương nhỏ nhất thỏa đề bài.
Bài 3. Đặt A = {f (n + 1) − f (n)|n ∈ N∗ } vì f là tăng thực sự nên A là tập
con của tập các số nguyên dương. Khi đó tồn tại phần tử nhỏ nhất, đặt là k.
Khi đó tồn tại n thỏa k = f (n + 1) − f (n).
Khi đó f (2n + 2) − f (2n) = 2f (n + 1) − 2f (n) = 2k mà f (2n) < f (2n +
1) < f (2n + 2) và f (2n + 1) − f (2n) ≥ k, f (2n + 2) − f (2n + 1) ≥ k nên
f (2n + 1) − f (2n) = k hay f (2n + 1) = f (2n) + k.
Bằng quy nạp ta chứng minh được f (2i n) = 2i f (n), f (2i n + 1) = 2i f (n) +
k, ..., f (2i n + i) = 2i f (n) + ik.
Do f (1) = 3, f (2) = 6 nên k ≤ 3. Nên (k, p) = 1.
Khi đó p số f (2p n), f (2p n + 1), f (2p n + 2), ...f (2p n + p − 1) sẽ tạo thành một
hệ thặng dư đầy đủ modul p nên sẽ có một số chia hết cho p.
b) Ta xây dựng hàm f như sau: f (1) = 2a > q, f (2n) = 2f (n), f (2n + 1) =
f (2n) + q. Ta chứng minh f thỏa đề bài.

1. f là hàm tăng thực sự. Ta chứng minh f (n + 1) − f (n) ≥ q bằng quy nạp.
Với n = 1 ta có f (2) − f (1) = 2.2a − 2a = 2a > q. Giả sử đúng đến k. Ta
xét f (k + 1).
+ Nếu k chẵn, ta có f (k + 1) = f (k) + q thỏa.
k+1 k−1
+ Nếu k lẻ, ta có f (k + 1) = 2f ( ) ≥ 2(f ( ) + q) = f (k − 1) + 2q.
2 2
Vậy ta có điều cần chứng minh.

2. Ta chứng minh không tồn tại n thỏa f (n) chia hết cho q. Ta chứng minh

5 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


bằng quy nạp.
+ Ta có f (1) = 2a không chia hết cho q.
+ Giả sử đúng đến k.
Nếu k chẵn thì f (k + 1) = f (k) + q không chia hết cho q.
k+1
Nếu k lẻ thì f (k + 1) = 2f ( ) không chia hết cho q.
2
Vậy f (n) không chia hết cho q với mọi số nguyên dương n.

Vậy f được xây dựng như trên là hàm thỏa đề bài.


Bài 4.

A
K

N
C
F

B H

a) Gọi X là giao điểm của đường thẳng vuông góc với BC tại B và đường
thẳng AC. K 0 là giao điểm của N X và CM . Ta có ∆BM N ∼ ∆BCX (cùng
hướng). Suy ra có một phép vị tự quay tâm B, biến M 7→ N, C 7→ X. Khi
đó K 0 là giao điểm của CM và BX thì K 0 thuộc đường tròn ngoại tiếp tam

6 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


giác BM N . Suy ra K 0 ≡ K. Vậy N K luôn đi qua điểm X cố định.
b) Xét phép vị tự tâm H : N 7→ P, M 7→ Q, B 7→ F . Ta có ∆BM N ∼ ∆F QP .
Suy ra ∠F QP = ∠BM N = ∠ACB = ∠F CP . Suy ra tứ giác CF P Q nội
tiếp. Suy ra ∠QCP = ∠QF P = ∠M BN = 90o . Vậy Q thuộc đường thẳng
qua C vuông góc với AC cố định.
Bài 5 Ta cần tìm ∆n nhỏ nhất để phương trình 15m2 − a2 = ∆n có nghiệm
nguyên dương. Ta thấy 15 − 32 = 6. Ta chứng minh phương trình không có
nghiệm với ∆n < 6.
. .
Ta có a2 +∆n chia hết cho 3. Suy ra ∆n ..3 hoặc ∆n +1..3 (1). Mặt khác a2 +∆n
chia hết cho 5, suy ra ∆n ≡ 0, 1, 4( mod 5) (2).
Từ (1) và (2) ta có nếu ∆n < 6 thỏa đề bài thì ∆n = 5.
Ta có 15m2 − a2 = 5. Suy ra a chia hết cho 5, đặt a = 5s ta có 3m2 − 5s2 = 1.
Mà 3m2 − 1 ≡ −1, 2, 11( mod 5) nên phương trình vô nghiệm. Vậy ∆n nhỏ
nhất là 6.
b) Xét phương trình 5(4p + 3)q 2 − a2 = ∆d .
Ta có a2 ≡ 0, 1, 4( mod 5) suy ra k ≡ 0, 1, 4( mod 5). Ta có 5(4p + 3) ≡ 3(
mod 3) nên khác số chính phương. Nếu ∆d = 1 ta có a2 + 1 = 5(4p + 3)q 2 . Ta
có 5(4p + 3) là số có dạng 4k + 3 nên tồn tại ước nguyên tố r có dạng 4k + 3,
suy ra a2 + 1 ≡= ( mod r), suy ra 1 ≡ 0( mod r) vô lý.
Tương tự cho trường hợp ∆d = 4 thì phương trình 5(4p + 3)q 2 − a2 = 4 cũng
vô nghiệm.
Vậy ∆d ≥ 5.
Bài này ta áp dụng bổ đề: a2 +b2 chia hết cho số nguyên tố có dạng r = 4k +3
thì a, b cùng chia hết cho r.
Bài 6 a) Ta có x ≤ 1, suy ra x = 1. Suy ra 2 ≤ y ≤ 4. Suy ra y = 2, 3, 4.
TH1. Nếu y = 2 thì 3 ≤ z ≤ 6. Với mỗi giá trị của z có 7 − z giá trị của t.
Suy ra có 10 bộ.
TH2. Nếu y = 3 thì 4 ≤ z ≤ 6. Có 6 bộ.

7 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


TH3. Nếu y = 4 thì 5 ≤ z ≤ 6. Có 3 bộ. Vậy có 19 bộ thỏa đề bài.
b) Đặt:
T1 = T (1, b, c, d) = {(1, y, z, t)|3 ≤ y ≤ b, y ≤ z ≤ c, z ≤ t ≤ d}
T2 = T (1, 2, c, d) = {(1, 2, z, t)|4 ≤ z ≤ c, z ≤ t ≤ d}
T3 = T (1, 2, 3, d) = {(1, 2, 3, t)|5 ≤ t ≤ d}
Ta có d3 = |T3 | = d − 4 và

c
X (c + 4) (c − 3)
d2 = (d − z) = (c − 3) d +
z=4
2

Tiếp theo ta đi tính d1 = |T1 |. Vì b ≥ 4 nên y ≥ 3.


+ Nếu y = 3 thì T (1, 3, z, t) = d2 .
Pc (c + 5)(c − 4)
+ Nếu y = 4 thì T (1, 4, z, t) = (d − z) = (c − 4)d − .
z=5 2
(c + 5)(c − 4)
Suy ra d1 ≥ d2 + (c − 4)d − .
2
Do đó
(c + 5)(c − 4) (c + 4)(c − 3)
d1 + d3 − 2d2 ≥ (c − 4)d − + d − 4 − (c − 3)d + =0
2 2
Vậy d1 + d3 ≥ 2d2 . Đẳng thức xảy ra khi b = 4.
Bài 7. (Đáp án của thầy Trần Nam Dũng) Trước hết ta chứng minh bổ đề
Bổ đề: Xét một tập con S bất kỳ của tập các máy tính X. Khi đó tồn tại 1
máy tính của hệ thống kết nối trực tiếp với ít nhất 30% máy tính của S.
Chứng minh. Xét các cặp (s, x) với s thuộc S và x thuộc X và s, x kết
nối trực tiếp nhau. Khi đó, tính theo s thì số cặp như vậy sẽ không ít hơn
3
|S|.|X|. Do đó nếu tính theo x thì sẽ phải tồn tại x kết nối trực tiếp với ít
10
3
nhất |S|.
10
Quay trở lại bài toán. Giả sử hệ thống có n máy tính. Xét máy tính A bất kỳ.
Gọi S là tập hợp các máy tính không kết nối trực tiếp với A. Nếu S rỗng thì
kết quả bài toán là hiển nhiên. Nếu S không rỗng thì theo bổ đề, tồn tại máy
tính B kết nối trực tiếp với ít nhất 30% máy tính trong S. Ta chứng minh

8 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


hai máy tính A và B thỏa mãn yêu cầu bài toán.
Thật vậy, giả sử A kết nối trực tiếp với k máy khác. Khi đó, theo cách chọn
A hợp với B sẽ kết nối trực tiếp với ít nhất k + 0, 3(n − k) = 0, 7k + 0, 3n ≥
0, 7.0, 3n + 0, 3n = 0, 51n và ta có điều phải chứng minh.
Bài 8
A

E H
T
K N
M
Q
B D I C

Bổ đề 1 Cho đường tròn (O; R) và điểm Q nằm ngoài đường tròn. Cát tuyến
qua Q cắt (O) tại M, N . Tiếp tuyến tại M, N cắt nhau tại A, vẽ AD⊥OQ.
Khi đó OD.OQ = R2 .
Bổ đề 2 (Định lý Brocard) Cho tứ giác ABCD nội tiếp đường tròn. Gọi
P là giao điểm của AD và BC, Q là giao điểm của AB, CD. I là giao điểm
của AC và BD. Khi đó P I⊥OQ và nếu D là giao điểm của P I và OQ thì
OD.OQ = R2 .

9 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


P

A
I
K

Q
O
H

Bổ đề 3 (Định lý Desargue) Cho hai tam giác ABC và A0 B 0 C 0 . Gọi M


là giao điểm của ABvA0 B 0 , N là giao điểm của AC và A0 C 0 ; P là giao điểm
của BC và B 0 C. Khi đó M, N, P thẳng hàng khi và chỉ khi AA0 , BB 0 và CC 0
đồng quy.
Bổ đề 4. Cho tam giác ABC,hai tia Ax, Ay đối xứng nhau qua phân giác
góc A. Gọi H, K là hình chiếu của B trên Ax, Ay; P, Q là hình chiếu của C
trên Ax, Ay. Khi đó 4 điểm H, K, P, Q cùng thuộc một đường tròn và tâm là
trung điểm BC.

10 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ


P
A

C
B
M

Trở lại bài toán. a) Theo bổ đề 1, gọi D0 là hình chiếu của A trên BC. Ta có
ID0 .IQ = R2 .
Gọi X là giao điểm của M E và N F . XP cắt BC tại D00 . Suy ra XP ⊥BC và
ID00 .IQ = R2 . Suy ra D00 ≡ D0 . Từ đó ta có X, A, P, D thẳng hàng và EF ID
nội tiếp.
b) Gọi S là giao điểm của CM và CN . Áp dụng định lý Desargue cho hai
tam giác P EF và SBC ta có A, P, S thẳng hàng. Suy ra S ∈ AD.
Ta chứng minh được ∠BAK = ∠CAH. Suy ra AK, AH đối xứng nhau qua
phân giác góc ∠BAC.
Áp dụng bổ đề 4, ta có trung điểm HK cách đều BC.

11 Nguyễn Ngọc Duy - Nguyễn Tăng Vũ

You might also like