You are on page 1of 52

Lý Thuyết Nhóm Nâng Cao

Tài liệu thầy Lân

Nguyễn Thành Phát


Mục lục

I Chương 1: NHÓM HỮU HẠN

1 ĐỊNH LÝ LAGRANGE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1 Các Khái Niệm Cơ Bản 7
1.1.1 Nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2 Nhóm con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.3 Nhóm con sinh bởi một tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.4 Cấp của một phần tử . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.5 Đồng cấu nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.6 Tích trực tiếp các nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.7 Lớp ghép, tập thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.8 Nhóm con chuẩn tắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.1.9 Nhóm thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2 Một Vài Bổ Sung Về Nhóm 10
1.2.1 Nhóm chuẩn tắc hóa của một tập con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.2 Các định lý đẳng cấu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.3 Định lý Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.2.4 Một nguyên lý đếm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

2 TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15


2.1 Định Nghĩa, Tính Chất 15
2.2 Nhóm Con Đẳng Hướng 17
2.3 Qũy Đạo Của Một Phần Tử 17
2.4 Công Thức Các Lớp 18

3 CÁC ĐỊNH LÝ SYLOW . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23


3.1 p-Nhóm 23
3.2 Các Định Lý Sylow 24
3.3 Áp Dụng 26

II Chương 2: NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH

4 NHÓM ABEN TỰ DO . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
4.1 Tổng Trực Tiếp 31
4.2 Tổng Trực Tiếp Trong 32
4.3 Cơ Sở, Nhóm Aben Tự Do 32
4.4 Cấu Trúc Và Tính Phổ Dụng Của Nhóm Aben Tự Do 33
4.5 Nhóm Con Của Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh 37
4.6 Nhóm Aben Sinh Bởi Các Hệ Thức 38

5 NHÓM ABEN HỮU HẠN . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41


5.1 Sự Phân Tích Các p-Nhóm Aben Qua Các Nhóm Con Cyclic 41
5.2 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Qua Các Nhóm Con Sylow 43
5.3 Định Lý Cơ Bản Về Nhóm Aben Hữu Hạn 44
5.4 Bất Biến Của Nhóm Aben Hữu Hạn 44
5.5 Áp Dụng 45

6 NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49


6.1 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh Qua Các Nhóm Con Xoắn Và
Không Xoắn 49
6.2 Sự Phân Tích Triệt Để Một Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh 51
I
Chương 1: NHÓM HỮU HẠN

1 ĐỊNH LÝ LAGRANGE . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1 Các Khái Niệm Cơ Bản
1.2 Một Vài Bổ Sung Về Nhóm

2 TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP


15
2.1 Định Nghĩa, Tính Chất
2.2 Nhóm Con Đẳng Hướng
2.3 Qũy Đạo Của Một Phần Tử
2.4 Công Thức Các Lớp

3 CÁC ĐỊNH LÝ SYLOW . . . . . . . . . . . . . . . . . 23


3.1 p-Nhóm
3.2 Các Định Lý Sylow
3.3 Áp Dụng
1. ĐỊNH LÝ LAGRANGE

1.1 Các Khái Niệm Cơ Bản


1.1.1 Nhóm
Cặp (G, ·) , tập hợp G có trang bị phép toán ” · ” được gọi là một nhóm nếu:
• ∀x, y, z ∈ G (xy)z = x(yz)
• ∀x ∈ G, ∃e ∈ G xe = ex = x
• ∀x ∈ G, ∃x0 ∈ G xx0 = x0 x = e
Phần tử e gọi là phần tử đơn vị của nhóm. Phần tử x0 gọi là phần tử đảo của x, được ký hiệu là x−1 .
• Nếu nhóm (G, ·) thỏa xy = yx với mọi x, y ∈ G thì ta nói (G, ·) là một nhóm giao hoán hay
nhóm aben.
• Nếu tập hợp G là một tập hữu hạn thì ta nói nhóm (G, ·) là nhóm hữu hạn. Khi G hữu hạn, số
phần tử của G được gọi là cấp của nhóm (G, ·), ký hiệu |G|.
• Nếu G là tập vô hạn ta nói nhóm G có cấp vô hạn và ghi |G| = ∞.
 Ví dụ 1.1 Tập SE gồm tất cả song ánh từ một tập E đến chính E là một nhóm cùng với phép ánh
xạ ” ◦ ”. Ta gọi nhóm (SE , ◦) là nhóm các phép thế của tập E.
Nếu E = {1, 2, . . . , n} thì ta ghi Sn thay cho SE và gọi Sn là nhóm phép thế bậc n (có khi còn
gọi là nhóm đối xứng bậc n).
Ta có |Sn | = n! và Sn là nhóm không aben khi n ≥ 3. 

1.1.2 Nhóm con


Tập con H của một nhóm G được gọi là nhóm con của G và ký hiệu H ≤ G nếu:
• H 6= 0/
• ∀a, b ∈ H ab−1 ∈ H
Tất nhiên một nhóm con cũng là một nhóm (với phép toán cảm sinh từ phép toán của G).
• Tập {e} là một nhóm con, gọi là nhóm con tầm thường.
• Nhóm con của G và khác G gọi là nhóm con thật sự.
• Nhóm con thực sự M của G gọi là nhóm con tối đại nếu không có nhóm con thật sự nào của
G chứa M nghiêm ngặt. Nói cách khác: ∀H  G, M 6 H ⇒ M = H. Ký hiệu M ≤max G.
8 Chương 1. ĐỊNH LÝ LAGRANGE

Tính chất 1.1 Giao một họ nhóm con của G cũng là một nhóm con của G.
Với phần tử x của nhóm G
1. Tập Cx (G) = {g ∈ G | gx = xg} là một nhóm con của G, gọi là cái tâm hóa của x.
2. Tập Z(G) = {g ∈ G | ∀x ∈ G gx = xg} là một nhóm con của G, gọi là tâm của nhóm G.

1.1.3 Nhóm con sinh bởi một tập


Cho nhóm con G và tập con S ⊂ G. Nhóm con
T
A được gọi là nhóm con của G sinh bởi tập
A6G
S⊂A
S và ký hiệu là hSi.

C Nếu S = {a} thì nhóm con sinh bởi S được gọi là nhóm cyclic, ký hiệu hai. Ngoài ra
thì hai = {an | n ∈ Z}.

Ví dụ 1.2 Ta mô tả nhóm con hSi. Ký hiệu S−1 = s−1 | s ∈ S thì nhóm con



( ) ( )
hSi = ∏ si | ∀i si ∈ S ∪ S−1 = ∏ si m i
| ∀i si ∈ S, mi ∈ Z
hh hh

Hệ quả 1.1 Nhóm cyclic là nhóm aben.

Chứng minh. Với nhóm cyclic G = hai. Khi đó với x = an , y = am ∈ G thì

xy = an am = an+m = am+n = am an = yx

Hệ quả 1.2 Nhóm con của nhóm cyclic là nhóm cyclic.

Chứng minh. Thật vậy, giả sử A là một nhóm con của nhóm cyclic G = hai.
• Nếu A = {e} thì A = hei là cyclic.
• Nếu A 6= {e} thì trong A có chứa phần tử am với m ∈ Z∗ .
Ta có thể giả sử m > 0 (nếu m < 0 thì ta chọn m0 = −m). Do đó tập M = {m > 0 | am ∈ A} = 6 0/ nên
M có phần tử nhỏ nhất và gọi n = min M. Ta chứng minh A = han i.
Hiển nhiên han i ⊂ A . Đảo lại, với mọi x ∈ A thì x = ak . Chia k cho n ta có k = qn + r với
0 ≤ r < n. Suy ra ar = xa−qn = x(an )−q ∈ A nên nếu r > 0 thì mâu thuẫn giả thiết n = min M. Suy
ra r = 0 tức là x = aqn ∈ han i. Vậy A = han i là cyclic. 

Nói riêng, nhóm con của nhóm (Z, +) có dạng nZ với n ∈ Z.

1.1.4 Cấp của một phần tử


Cho nhóm G và phần tử a ∈ G. Ta gọi cấp của nhóm cyclic hai là cấp của phần tử a, ký hiệu
o(a). Vậy o(a) = |hai|.
Nói cách khác, cấp của phần tử a là số nguyên dương n nhỏ nhất sao cho an = e (nhỏ nhất theo
nghĩa nếu có số tự nhiên k mà ak = e thì n | k).
m n
 Ví dụ 1.3 Cho phần tử a của nhóm G. Giả sử o(a) = n khi đó o(a ) = . 
(m, n)
1.1 Các Khái Niệm Cơ Bản 9
n m
Chứng minh. Thật vậy (am ) (m,n) = (an ) (m,n) = e. Hơn nữa nếu (am )k = e thì amk = e
m n
⇒ mk = nt ⇒ k= t
(m, n) (m, n)
 
n m n m n
Suy ra | k nhưng , = 1 nên | k. 
(m, n) (m, n) (m, n) (m, n) (m, n)

1.1.5 Đồng cấu nhóm


Cho hai nhóm G và G0 , một ánh xạ f : G → G0 được gọi là đồng cấu nhóm nếu:

∀a, b ∈ G f (ab) = f (a) f (b)

Tập hợp tất cả đồng cấu nhóm từ G đến G0 ký hiệu là Hom(G, G0 ). Nếu đồng cấu nhóm f là
ánh xạ đơn ánh (toàn ánh / song ánh) thì ta nói f là đơn cấu (toàn cấu / đẳng cấu) nhóm.
Nếu có một đẳng cấu nhóm từ G đến G0 thì ta nói nhóm G đẳng cấu với nhóm G0 , ký hiệu là
G∼ = G0 . Tập hợp tất cả đẳng cấu từ nhóm G đến nhóm G0 được ký hiệu là Iso(G, G0 ).
Đẳng cấu nhóm G đến G đươc gọi là tự đẳng cấu của nhóm G. Tập các tự đẳng cấu của G được
ký hiệu là Aut(G), ngoài ra (Aut(G), ◦) là một nhóm.
Với mỗi g ∈ G, ánh xạ ϕg (x) = gxg−1 (x ∈ G) là một tự đẳng cấu của G, gọi là tự đẳng cấu
trong của G. Tập các tự đẳng cấu trong của G được ghi là Inn(G), ngoài ra Inn(G) ≤ Aut(G).
Cho f ∈ Hom(G, G0 )
• Nhóm con Im f = { f (x) | x ∈ G} của G được gọi là ảnh của đồng cấu nhóm f .
• Nhóm con Ker f = {x ∈ G | f (x) = e} của G được gọi là hạt nhân của đồng cấu nhóm f .

Định lý 1.1 — Cayley.


Mỗi nhóm đều đẳng cấu với nhóm con của một nhóm các phép thế nào đó.

1.1.6 Tích trực tiếp các nhóm


Cho một họ các nhóm (Gi )i∈I . Khi đó tập tích Descartes G = ∏ Gi cùng với phép toán định
i∈I
nghĩa theo thành phần (xi )(yi ) = (xi yi ) tạo thành một nhóm, gọi là tích trực tiếp các nhóm (Gi )i∈I .

1.1.7 Lớp ghép, tập thương


Cho nhóm G và nhóm con A ≤ G.
• Với x ∈ G, ta gọi tập hợp xA = {xa | a ∈ A} là lớp ghép trái của A.
• Ta cũng gọi Ax = {ax | a ∈ A} là lớp ghép phải của A.
• Số lớp ghép trái và số lớp ghép phải của 1 nhóm con A là bằng nhau.
Ta ký hiệu tập các lớp ghép trái của A là G/A. Ta gọi G/A là tập thương của G trên nhóm con A.
Tính chất 1.2 G/A tạo một phân hoạch trên G.

1.1.8 Nhóm con chuẩn tắc


Cho nhóm G, nhóm H ≤ G được gọi là nhóm con chuẩn tắc của G và ký hiệu H / G nếu:

∀a ∈ H, ∀x ∈ G xax−1 ∈ H

Nếu H / G thì các lớp ghép trái xH và lớp ghép phải Hx trùng nhau: xH = Hx, ∀x ∈ G (điều đảo lại
cũng đúng).
 Ví dụ 1.4 Hạt nhân của một đồng cấu nhóm luôn là một nhóm con chuẩn tắc. 
10 Chương 1. ĐỊNH LÝ LAGRANGE

 Ví dụ 1.5 Tập các phép thế chẵn An trong nhóm Sn các phép thế bậc n là một nhóm con chuẩn
tắc. Ta gọi An là nhóm thay phiên bậc n, ngoài ra thì An 6max Sn . 

Một nhóm G chỉ có đúng 2 nhóm con chuẩn tắc là {e} và G được gọi là một nhóm đơn.

C Tính chuẩn tắc của nhóm con không có tính bắc cầu.

 Ví dụ 1.6 — Phản ví dụ tính bắc cầu.


Tronng nhóm S4 , ta xét tập B = {e, a = (12)(34), b = (13)(42), c = (23)(41)}.

e a b c
e e a b c
a a e c b
b b c e a
c c b a e
Bảng Cayley của B

Vậy B là nhóm con của S4 . Ngoài ra ∀σ ∈ S4 thì dễ thấy σ Bσ −1 ⊂ B nên B / S4 . Mặt khác B là
nhóm aben nên nhóm con A = h(12)(34)i / B.
Nhưng (2 3)(1 2)(3 4)(2 3) = (1 3)(2 4) ∈
/ A nên A không là nhóm của chuẩn tắc của S4 . 

1.1.9 Nhóm thương


Cho nhóm G và nhóm con chuẩn tắc H /G. Tập lớp ghép G/H cùng với phép toán xH.yH = xyH
tạo thành một nhóm. Ta gọi đó là nhóm thương của nhóm G trên nhóm con chuẩn tắc H.
Ánh xạ p : G → G/H với p(x) = xH là một toàn cấu nhóm, gọi là toàn cấu chính tắc từ G lên
nhóm thương.

Tính cyclic của nhóm thương G/Z(G)


Bài 1.1 CMR nhóm thương của một nhóm G trên tâm của nó là cyclic khi và chỉ khi G aben.

Chứng minh.
(⇒) Giả sử G/Z(G) là nhóm cyclic. Khi đó G/Z(G) = hāi. Khi đó Với mọi x, y ∈ G thì x̄ = (ā)m =
am Z(G) nên x = am u, tương tự y = an v với u, v ∈ Z(G). Ta có G là aben vì

xy = am uan v = · · · = an vam u = yx

(⇐) Với G là nhóm aben thì dễ thấy G/Z(G) = G/G = {G}. 

Kết luận khác: Nếu nhóm thương của một nhóm trên tâm của nhóm là không tầm thường thì nó
không cyclic.

1.2 Một Vài Bổ Sung Về Nhóm


1.2.1 Nhóm chuẩn tắc hóa của một tập con
Cho nhóm G và tập con A ⊂ G. Tập NG (A) = {x ∈ G | xA = Ax} là một nhóm con của G và
được gọi là nhóm chuẩn tắc hóa của tập A trong G. Dễ thấy NG (x) = CG (x).
Tính chất 1.3 Nếu A là nhóm con của G thì NG (A) là nhóm con K lớn nhất trong G mà A / K 6 G.
Tính chất 1.4 Cho H ≤ G, khi đó NG (H) = G ⇔ H / G.
1.2 Một Vài Bổ Sung Về Nhóm 11

C Nhóm chuẩn tắc hóa của tập A khác với bao chuẩn tắc của tập A (bao chuẩn tắc là
giao của tất cả nhóm con chuẩn tắc của G có chứa tập A).

1.2.2 Các định lý đẳng cấu

Emmy Noether (1882-1935)

Định lý 1.2 — Noether 1.


Với f ∈ Hom(G, G0 ) thì G/Ker f ∼
= Im f .

Định lý 1.3 — Noether 2.


Cho nhóm con A và nhóm con chuẩn tắc N của một nhóm G. Ta định nghĩa tập AN = {an | a ∈
A, n ∈ N}, khi đó:
• AN là nhóm con của G và N / AN
• A∩N /A
• AN/N ∼ = A/(A ∩ N)

Định lý 1.4 — Noether 3.


Cho hai nhóm con chuẩn tắc A, B của nhóm G và B ⊂ A khi đó

(G/B)/(A/B) ∼
= G/A

Áp dụng các định lý Noether


 Ví dụ 1.7 Giả sử G là nhóm nhân các ma trận vuông cấp n không suy biến với phần tử phức. Gọi

N là nhóm con của G gồm các ma trận có định thức bằng 1.


Dễ thấy N là nhóm con chuẩn tắc của G. Ánh xạ ϕ : G → C∗ với ϕ(M) = det(M) là một toàn
cấu nhóm và Kerϕ = N nên G/N ∼ = C∗ . 

 Ví dụ 1.8 — Phân loại các nhóm cyclic.


Cho nhóm cyclic G = hai. Xét ánh xạ f : Z → G với f (n) = an là một toàn cấu nhóm do đó
Z/Ker f ∼
= G. Vì Ker f ≤ G nên Ker f = nZ với n là số nguyên không âm nhỏ nhất mà an = e.
• Nếu o(a) = ∞ thì n = 0 nên Ker f = 0. Vậy G ∼ = Z/0 ∼= Z.
∼ ∼
• Nếu o(a) = n < ∞ thì G = Z/nZ = Zn .


 Ví dụ 1.9 Ta có 12Z/60Z = 12Z/(12Z ∩ 5Z) ∼


= (12Z + 5Z)/5Z = Z/5Z = Z5 . 
12 Chương 1. ĐỊNH LÝ LAGRANGE

1.2.3 Định lý Lagrange

Joseph Louis Lagrange (1736-1813)

Định lý 1.5 — Lagrange.


Cho nhóm G và nhóm con A ≤ G. Nếu G là nhóm hữu hạn thì

|G| = |G/A| × |A|

Chứng minh. Vì G/A tạo một phân hoạch trên G nên |G| = ∑ |xA|.
xA∈G/A
Mặt khác ánh xạ f : A → xA với f (g) = xg là song ánh nên |xA| = |A| với mọi x ∈ G. Do đó ta
có |G| = ∑ |xA| = |G/A||A|. 
xA∈G/A

Ký hiệu. Số |G/A| được gọi là chỉ số của nhóm con A trong G và ký hiệu là [G : A].

Vậy chỉ số của nhóm con A chính là số lớp ghép trái của A, với ký hiệu này
• Đẳng thức trong định lý Lagrange được viết thành |G| = [G : A] × |A|.
• Vì |G| = [G : e], |A| = [A : e] nên ta có [G : e] = [G : A] [A : e] (Nhóm con tầm thường hei
được ghi tắt là e).

Hệ quả 1.3 Với nhóm hữu hạn G ta có một số hệ quả thông dụng sau:
1. Nếu a là phần tử của G thì o(a) là ước của |G|.
2. Nếu G có cấp n thì an = e với mọi a ∈ G.
3. Nếu G có cấp là số nguyên tố thì G là nhóm cyclic (do đó aben).
4. Nếu f : G → H là một toàn cấu. Khi đó H hữu hạn và |H| là ước của |G|.

Chứng minh.

1. Vì hai ≤ G nên |G/hai| × |hai| = |G| suy ra o(a) là ước số của |G|.
.
2. Vì n .. |hai| mà a|hai| = e nên an = e.
.
3. Với |G| = p ≥ 2. Xét a ∈ G \ e, vì p .. |hai| nên p = |hai| suy ra G = hai.
4. Vì H = f (G) nên H hữu hạn. Ngoài ra H = f (G) ∼ = G/Ker f nên |H| = |G/Ker f |. Mặt khác
|G/Ker f | × |Ker f | = |G| nên |H| là ước của |G|.

1.2 Một Vài Bổ Sung Về Nhóm 13

"Đảo"của định lý Lagrange


Định lý Lagrange không có định lý đảo. Tuy nhiên ta có kết quả sau.

Mệnh đề 1.1 Cho nhóm cyclic hữu hạn G = hai có cấp n. Khi đó với mọi d > 0 là ước số của
n thì trong G có nhóm con cấp d. 

Chứng minh. Đặt m = n/d. Ta chứng minh nhóm cyclic ham i có cấp là d. Thật vậy, theo trên ta
n n n
biết am có cấp = = = d. 
(m, n) (m, md) m

1.2.4 Một nguyên lý đếm


Định lý 1.6 Cho A và B là hai nhóm con hữu hạn của một nhóm G khi đó

|A||B|
|AB| =
|A ∩ B|

Chứng minh. Vì A, B hữu hạn nên tập AB cũng hữu hạn. Giả sử AB = {u1 , u2 , . . . , un }.
Xét ánh xạ
f : A × B → AB
(a, b) 7→ ab
Dễ thấy f là một toàn ánh nên họ f −1 (ui ) i=1,n là một phân hoạch của tập A × B, suy ra


n
|A × B| = ∑ | f −1 (ui )| (∗)
i=1

Ta đếm số phần tử của mỗi tập f −1 (ui ). Tập f −1 (ui ) khác rỗng nên có thể chọn (α, β ) ∈ f −1 (ui ).
Khi đó với mọi (a, b) ∈ f −1 (ui ) thì f (α, β ) = ui = f (a, b) suy ra

αβ = ab ⇒ a| −1
{zα} = bβ
−1
= x ∈ A∩B
| {z }
∈A ∈B

Do đó quy tắc sau là một ánh xạ

ϕ: f −1 (ui ) → A ∩ B
(a, b) 7→ a−1 α (= β b−1 )

ϕ là một toàn ánh vì với mọi x ∈ A ∩ B thì

∃(αx−1 , xβ ) ∈ f −1 (ui ) : ϕ(αx−1 , xβ ) = (αx−1 )−1 α = x

ϕ là một đơn ánh vì ∀(a, b), (c, d) ∈ f −1 (ui ) mà ϕ(a, b) = ϕ(c, d) thì
( −1
a α = c−1 α
(
a=c
⇒ ⇒ ⇒ (a, b) = (c, d)
bβ −1 = dβ −1 b=d

Do đó ϕ là một song ánh. Vậy | f −1 (ui )| = |A ∩ B|, ∀i = 1, n. Do đó


n
(∗) ⇒ |A × B| = ∑ |A ∩ B| = n|A ∩ B|
i=1

Nên ta có |A||B| = |AB||A ∩ B|. 


2. TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP

2.1 Định Nghĩa, Tính Chất


Định nghĩa 2.1 Cho nhóm G và một tập hợp E. Một ánh xạ ϕ : G × E → E được gọi là một
tác động của nhóm G lên tập E nếu:
• ∀x ∈ E ϕ(e, x) = x
• ∀g, h ∈ G, ∀x ∈ E ϕ(g, ϕ(h, x)) = ϕ(gh, x)
Khi đó ta cũng nói nhóm G tác động lên tập E.

Ký hiệu. Ta dùng g · x để chỉ ảnh ϕ(g, x) của phần tử (g, x) qua ánh xạ tác động ϕ.
Với ký hiệu này, các điều kiện trong định nghĩa được ghi lại như sau:
• ∀x ∈ E e · x = x
• ∀g, h ∈ G, ∀x ∈ E g · (h · x) = (gh) · x
 Ví dụ 2.1 Nhóm SE tác động lên tập E bởi tác động f · x = f (x) (∀ f ∈ SE , ∀x ∈ E).
Nói riêng, Sn tác động lên {1, 2, . . . , n} bởi tác động σ · i = σ (i) (σ ∈ Sn , i ∈ {1, 2, ..., n}). 

 Ví dụ 2.2 Nhóm G tác động lên tập G bởi tác động g · x = x (∀g, x ∈ G) gọi là tác động tầm
thường.
Tác động g · x = gx (∀g, x ∈ G) gọi là tác động tịnh tiến (có tài liệu gọi là tác động chuyển dịch). 
 Ví dụ 2.3 Nhóm G tác động lên tập G bởi tác động g · x = gxg−1 (∀g, x ∈ G)
• e · x = exe−1 = x
• g · (h · x) = g · (hxh−1 ) = g(hxh−1 )g−1 = (gh)x(gh)−1 = (gh) · x
Phần tử gxg−1 gọi là phần tử liên hợp của x bởi g, tác động được định nghĩa theo cách trên được gọi
là tác động liên hợp. Nếu H / G thì G cũng có thể tác động lên H bằng tác động liên hợp. 

 Ví dụ 2.4 Các định nghĩa sau:


• g · X = gX = {gx | x ∈ X } (g ∈ G, X ⊂ G)
• g · H = gHg−1 = { gxg−1 | x ∈ H } (g ∈ G, H 6 G)
• g · (xH) = gxH (g, x ∈ G, H ≤ G)
lần lượt xác định các tác động của nhóm G lên tập các tập con, tập các nhóm con và tập thương
G/H của nhóm G. 
16 Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP

 Ví dụ 2.5 Định nghĩa g · xH = gxg−1 H xác định một tác động của nhóm G lên G/H. 

 Ví dụ 2.6 Cho không gian vectơ E trên trường K, khi đó nhóm nhân K∗ = K \ 0 tác động lên E
vởi tác động
λ · x = λ x, ∀λ ∈ K∗ , ∀x ∈ E
Nhóm cộng R tác động lên C bởi tác động θ · z = eiθ z, ∀θ ∈ R, ∀z ∈ C. 

Nhận xét: Nếu nhóm G tác động lên tập E và H là một nhóm con của G thì H cũng tác động
lên E nhờ tác động cảm sinh.

Mệnh đề 2.1 Nhóm G tác động lên tập E khi và chỉ khi có một đồng cấu nhóm từ nhóm G đến
nhóm SE . 

Chứng minh.
(⇒) Giả sử nhóm G tác động lên tập E. Với mỗi g ∈ G ta xét ánh xạ

ϕg : E → E
x 7→ g · x

Ta có ϕg ∈ SE vì
• ∀x ∈ E, ∃g−1 · x ∈ E : ϕg (g−1 · x) = g · (g−1 · x) = (gg−1 ) · x = e · x = x
• ∀x, x0 ∈ E : ϕg (x) = ϕg (x0 ) ⇒ g · x = g · x0

⇒ g−1 · (g · x) = g−1 · (g · x0 ) ⇒ e · x = e · x0 ⇒ x = x0

Điều này xác định cho ta một ánh xạ ϕ : G →


− SE được định nghĩa: ϕ(g) = ϕg , ∀g ∈ G. ϕ là một
đồng cấu nhóm vì

∀x ∈ E ϕgg0 (x) = (gg0 ) · x = g · (g0 · x) = ϕg (ϕg0 (x)) = ϕg ◦ ϕg0 (x)

Suy ra ϕgg0 = ϕg ◦ ϕg0 hay ϕ(gg0 ) = ϕ(g) ◦ ϕ(g0 ).


(⇐) Giả sử có một đồng cấu nhóm ϕ : G → − SE . Ta định nghĩa tác động của G lên E như sau:

g · x = (ϕ(g))(x), ∀g ∈ G, ∀x ∈ E
|{z}
∈SE

Tất nhiên g · x là một tác động vì:


• e · x = ϕ(e)(x) = 1E (x) = x
• g · (g0 · x) = g · (ϕ(g0 )(x)) = [ϕ(g)](ϕ(g0 )(x)) = [ϕ(g) ◦ ϕ(g0 )](x) = [ϕ(gg0 )](x) = (gg0 ) · x
Vậy nhóm G tác động lên tập E. 

C Từ đẳng thức g · x = h · x (g, h ∈ G, x ∈ E) không thể suy ra g = h.

Ví dụ 2.7 Xét nhóm S4 tác động lên E = {1, 2, 3, 4} bởi tác động σ · i = σ (i). Với các chuyển vị
σ1 = (23), σ2 = (13) ∈ S4 thì ta có σ1 6= σ2 nhưng σ1 · 4 = σ1 (4) = 4 = σ2 (4) = σ2 · 4. 

Với cách ký hiệu như trên ta thấy:

”g · x = h · x, ∀x ⇒ g = h” ⇐⇒ ”ϕg = ϕh ⇒ g = h”
⇐⇒ ”ϕ(g) = ϕ(h) ⇒ g = h” ⇐⇒ ”ϕ là đơn ánh”
2.2 Nhóm Con Đẳng Hướng 17

Định nghĩa 2.2 Đồng cấu ϕ (trong mệnh đề 2.1) được gọi là đồng cấu liên kết với tác động của
nhóm G lên tập E. Khi đồng cấu liên kết là đơn ánh thì ta nói tác động của nhóm G lên tập E là
trung thành (hay tự do).

Tính chất 2.1 Tác động của nhóm G lên tập E là trung thành nếu trong G, phần tử g duy nhất thỏa
g · x = x, ∀x ∈ E là phần tử đơn vị.

Định lý 2.1 — Cayley.


Mỗi nhóm hữu hạn cấp n đều đẳng cấu với một nhóm con của nhóm Sn .

Chứng minh. Giả sử G là nhóm cấp n, đặt X là tập nền của nhóm (tức là X = G). Xét tác động của
G lên X là g · x = gx. Gọi ϕ : G → SX là đồng cấu liên kết với tác động này.

ϕ(g) = ϕg : X → X
x 7 → g·x

Nếu g ∈ Kerϕ thì ϕ(g) = 1X tức là ϕg = 1X , suy ra

ϕg (x) = x ⇒ g · x = x ⇒ gx = x ⇒ g = e

Vậy ϕ là đơn cấu nên G ∼


= Im ϕ 6 SX ∼
= Sn (vì |X| = n). 

2.2 Nhóm Con Đẳng Hướng


Định nghĩa 2.3 Cho một nhóm G và một tác động của G lên tập E. Xét x ∈ E thì

Gx = {g ∈ G | g · x = x} ≤ G

Ta gọi đó là nhóm con đẳng hướng (hay nhóm ổn định hóa) của phần tử x trong G.

 Ví dụ 2.8 Nếu nhóm G tác động lên chính nó bởi tác động tịnh tiến thì Gx = {e}. 

 Ví dụ 2.9 Nếu nhóm G tác động lên chính nó bởi tác động liên hợp thì Gx = NG (x) là nhóm con

chuẩn tắc hóa của phần tử x.


Tương tự, nếu xét nhóm G tác động lên tập các nhóm con của G bởi tác động liên hợp thì nhóm
con đẳng hướng của H ≤ G chính là nhóm con chuẩn tắc hóa NG (H). 

 Ví dụ 2.10 Xét nhóm G = S4 tác động lên tập E = {1, 2, 3, 4}, khi đó

G2 = {id, (13), (14), (34), (134), (143)}

Ngoài ra G2 ∼
= S3 . 

2.3 Qũy Đạo Của Một Phần Tử


Định nghĩa 2.4 Cho nhóm G và một tác động của G lên tập E. Trên E ta định nghĩa quan hệ 2
ngôi như sau, với mọi x, y ∈ E thì x ∼ y ⇐⇒ ∃g ∈ G g · x = y. Dễ thấy ∼ là một quan hệ tương
đương trên E.
Với mỗi x ∈ E, lớp tương đương chứa x được gọi là G−quỹ đạo của x, ký hiệu là OrbG (x).
Dễ thấy OrbG (x) = {g · x | g ∈ G}

Ký hiệu. Ta còn gọi G−quỹ đạo của x là G · x.


18 Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP

Tính chất 2.2 Mỗi G−quỹ đạo là một lớp tương đương nên các G−quỹ đạo phân biệt tạo một phân
hoạch trên E. Nếu tập E hữu hạn thì ta có |E| = ∑ |G · x| (tổng này lấy theo các G−quỹ đạo không
trùng nhau).
 Ví dụ 2.11 Xét nhóm G = Sn tác động lên E = {1, 2, . . . , n}, ta sẽ xác định G−quỹ đạo của phần
tử x ∈ E.
Tất nhiên G · x ⊂ E. Với mọi y ∈ E thì tồn tại σ = (xy) ∈ G sao cho y = σ (x) = σ · x ∈ G · x.
Vậy G · x = E và tác động này chỉ có một G−quỹ đạo duy nhất là E. 

 Ví dụ 2.12 Trong nhóm S4 ta xét nhóm cyclic G = hσ i với σ = (124). Xem nhóm G tác động
lên tập E = {1, 2, 3, 4}, ta sẽ xác định tất cả G−quỹ đạo. Vì σ 3 = id nên G = {id, σ , σ 2 } với
σ 2 = (142) do đó
G · 1 = id(1), σ (1), σ 2 (1) = {1, 2, 4}


G · 2 = id(2), σ (2), σ 2 (2) = {2, 4, 1}


G · 3 = id(3), σ (3), σ 2 (3) = {3}
G · 4 = id(4), σ (4), σ 2 (4) = {4, 1, 2}
Vậy tác động này chỉ có 2 quỹ đạo. 

 Ví dụ 2.13 Xét nhóm G tác động lên chính nó bởi tác động liên hợp thì tập những phần tử của G

có quỹ đạo chứa đúng một phần tử chính là Z(G).


|G · x| = 1 ⇔ G · x = {x} ⇔ ∀g ∈ G, gxg−1 = x ⇔ x ∈ Z(G)


Định nghĩa 2.5 Tác động của một nhóm G lên một tập E được gọi là tác động bắc cầu nếu nó
chỉ có một G−quỹ đạo duy nhất.
Nói cách khác, tác động của nhóm G lên tập E là bắc cầu ⇔ ∀x ∈ E G · x = E.

 Ví dụ 2.14 Tác động của nhóm Sn lên tập {1, 2, . . . , n} là bắc cầu. 

 Ví dụ 2.15 Tác động tầm thường là không bắc cầu nếu |E| > 1 vì Orb(x) = x. 

2.4 Công Thức Các Lớp


Mệnh đề 2.2 Cho nhóm hữu hạn G tác động lên tập E. Khi đó số phần tử trong G−quỹ đạo
của x là chỉ số của nhóm đẳng hướng của x trong G. Tức là:

|G|
∀x ∈ E |G · x| = [G : Gx ] =
|Gx |


Chứng minh. Vì chỉ số của nhóm đẳng hướng Gx trong G chính là số lớp ghép trái của nhóm con
Gx nên ta chỉ cần chứng minh |G · x| = |G/Gx |. Để làm điều này, ta thiết lập một song ánh.
θ: G/Gx → G · x
aGx 7→ a · x
θ là ánh xạ. Thật vậy, giả sử aGx = bGx (a, b ∈ G) suy ra a = by ∈ bGx . Theo định nghĩa của
Gx thì y · x = x nên a · x = (by) · x = b · (y · x) = b · x.
θ toàn ánh là điều hiển nhiên. Ta chứng minh θ là đơn ánh, giả sử θ (aGx ) = θ (bGx ) tức là
a · x = b · x suy ra
(a−1 b) · x = a−1 · (b · x) = a−1 · (a · x) = (a−1 a) · x = e · x = x
Nên a−1 b ∈ Gx và do đó aGx = bGx . Vậy |G · x| = |G/Gx | = [G : Gx ]. 
2.4 Công Thức Các Lớp 19

Ta gọi I là tập con của E chứa chỉ chứa đúng một đại diện của mỗi quỹ đạo trong số các quỹ
đạo phân hoạch E. Khi đó các quỹ đạo (G · x)x∈I tạo một phân hoạch của E nên |E| = ∑ |G · x|. Ta
x∈I
có công thức sau, gọi là công thức các lớp:

|G|
|E| = ∑ [G : Gx ] = ∑
x∈I x∈I |Gx |

Hệ quả 2.1 Cho nhóm hữu hạn G và xét tác động liên hợp của G lên chính nó, ta có

|G| = |Z(G)| + ∑ [G : CG (x)]

Trong đó ∑ lấy theo các phần tử x là đại diện của các quỹ đạo rời nhau và có ít nhất 2 phần tử.

Chứng minh. Ta có |G| = |E| = ∑ |G · x|, ta chia các quỹ đạo G · x thành hai loại:
• |G · x| = 1 số các quỹ đạo loại này bằng |Z(G)|.
• |G · x| > 2
Do đó |G| = |Z(G)| + ∑ |G · x| trong đó ∑ lấy theo các quỹ đạo G · x khác nhau và có hơn một phần
tử. Theo mệnh đề 2.2 ta có |G · x| = [G : Gx ]. Đối với tác động liên hợp thì Gx = CG (x) nên ta có
đpcm. 

Hệ quả 2.2 Cho nhóm G có cấp pα (p là số nguyên tố) tác động lên một tập hữu hạn X. Ta đặt
X G = {x ∈ X | g · x = x, ∀g ∈ G} khi đó:

|X| ≡ |X G | (mod p)

Chứng minh. Ta có x ∈ X G ⇔ G · x = {x} ⇔ Gx = G. Với I là tập con của X có chứa đúng một đại
diện cho mỗi quỹ đạo, xét công thức các lớp

|G|
|X| = ∑ [G : Gx ] = ∑
x∈I x∈I |Gx |

Ta chia I thành hai tập rời nhau I = I 0 ∪ J.


• x ∈ I 0 ⇔ Gx = G. Vậy |I 0 | = |X G |.
• x ∈ J ⇔ Gx G. Vậy ∀x ∈ J thì |Gx | = pβx với βx < α.
Khi đó, công thức các lớp trở thành

|G| |G| |G|


|X| = ∑ |Gx | + ∑ |Gx | = |X G | + ∑ |Gx | = |X G | + ∑ pα−β x

x∈I 0 x∈J x∈J x∈J

Do đó |X| ≡ |X G | (mod p). 

Đếm số quỹ đạo


Định lý 2.2 — Cauchy – Frobenius.
Cho nhóm hữu hạn G tác động lên một tập hữu hạn X. Với mỗi g ∈ G ta đặt X g = {x ∈ X | g·x = x}
khi đó:
1
Số các quỹ đạo = ∑ |X g |
|G| g∈G
20 Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP

Ferdinand Georg Frobenius (1849-1917)

Chứng minh. Ta thấy


[
∑ |X g | = ∑ |{g} × X g | = | {g} × X g |
g∈G g∈G g∈G

= |{(g, x) ∈ G × X | g.x = x}|


[
=| Gx × {x}|
x∈X
|G| 1
= ∑ |Gx | = ∑ |G · x| = |G| ∑ |G · x|
x∈X x∈X x∈X

1 1
Suy ra ∑ = ∑ |X g |. Đặt B = {G · x | x ∈ X } là tập các quỹ đạo phân biệt (B phân
x∈X |G · x| |G| g∈G
hoạch X). Với mỗi quỹ đạo B ∈ B, nếu x ∈ B thì G · x = B suy ra |G · x| = |B| và vì X =
S
B nên
B∈B

1 1 1 1
∑ |G · x| = ∑ = ∑ ∑ = ∑ |B| × = ∑ 1 = |B|
x∈X x∈X |B| B∈B x∈B |B| B∈B |B| B∈B
x∈B

1
Vậy |B| = ∑ |X g |.
|G| g∈G


Định lý 2.3 — Cauchy.


Cho nhóm hữu hạn G, giả sử p là một số nguyên tố chia hết cấp của G. Khi đó trong G tồn tại
phần tử có cấp là p.

Augustin-Louis Cauchy (1789-1857)


2.4 Công Thức Các Lớp 21

Chứng minh. Đặt X = {(g1 , g2 , . . . , g p ) ∈ G p | g1 g2 . . . g p = e}. Xét ánh xạ ϕ

ϕ: G p−1 → X
(g1 , g2 , . . . , g p−1 ) 7→ g1 , g2 , . . . , g p−1 , (g1 g2 . . . g p−1 )−1


Dễ thấy ϕ là song ánh do vậy |X| = |G p−1 | = |G| p−1 . Ta có nhận xét

(gi+1 , ..., g p , g1 , g2 , ..., gi ) ∈ X , i = 1, p − 1

Bây giờ xét một nhóm cyclic H = hai có cấp là p, ta xây dựng một tác động của H lên X như sau
ak · (g1 , g2 , ..., g p ) = (gk+1 , ..., g p , g1 , g2 , ..., gk ) tức là

H ×X → X
(ak , (g1 , g2 , ..., g p )) 7 → (gk+1 , ..., g p , g1 , g2 , ..., gk )

Vì |H| = p nên áp dụng hệ quả 2.2 ta có |X H | ≡ |X| (mod p) suy ra

.
|X H | ≡ |G| p−1 ≡ 0 (mod p) ⇒ |X H | .. p (∗)

Dễ thấy (e, e, ..., e) ∈ X H suy ra |X H | ≥ 1, kết hợp với (∗) ta có |X H | ≥ p. Do vậy trong X H tồn tại
u = (x1 , x2 , ..., x p ) 6= (e, e, ..., e). Vì u ∈ X H nên a · u = u tức là

a · (x1 , x2 , ..., x p ) = (x1 , x2 , ..., x p ) ⇒ (x2 , ..., x p , x1 ) = (x1 , x2 , ..., x p ) ⇒ x1 = x2 = · · · = x p

Vì x1p = x1 x2 . . . x p = e nên o(x1 ) = p. 

Một số ví dụ
Bài 2.1 Một nhóm cấp 6 thì đẳng cấu Z6 hoặc S3 .

Chứng minh. Giả sử G là nhóm cấp 6 và không cyclic. Theo định lý Cauchy thì trong G tồn tại hai
phần tử a, b lần lượt có cấp là 2,3.
Nhóm H = hai có cấp 2 nên |G/H| = 3, xét tác động tịnh tiến trái của G lên G/H như sau
g · xH = gxH. Theo mệnh đề 2.1, tác động này cảm sinh một đồng cấu

ϕ: G → SG/H
g 7→ ϕg

Xét g ∈ Ker ϕ tức là ϕg = ϕ(g) = idG/H suy ra

ϕg (xH) = xH ⇒ g · xH = xH ⇒ gxH = xH (∗)

Nói riêng gH = H nên g ∈ H, vậy Ker ϕ ⊂ H. Nếu Ker ϕ 6= {e} thì Ker ϕ = H, từ (∗) ta có

abH = bH ⇒ {ab, aba} = {b, ba}

Suy ra b ∈ {ab, aba}, do vậy b = aba (nếu b = ab thì a = e). Từ đó thì ab = ba−1 = ba suy ra
o(ab) = 6 nên G là nhóm cyclic (mâu thuẫn).
Vậy Ker ϕ = {e} nên ϕ là đơn cấu. Do đó | Im ϕ| = |G| = 6. Vì |G/H| = 3 nên |SG/H | = 6 do
đó | Im ϕ| = |SG/H | suy ra ϕ là toàn cấu. Vậy G ∼
= SG/H ∼
= S3 . 

Bài 2.2 Cho nhóm hữu hạn G và nhóm con chuẩn tắc H của G. Giả sử |H| = p là ước số nguyên tố
nhỏ nhất của |G|. Chứng minh H ⊂ Z(G).
22 Chương 2. TÁC ĐỘNG CỦA NHÓM LÊN MỘT TẬP HỢP

Chứng minh. Do H / G nên G có thể tác động liên hợp lên H, theo mệnh đề 2.2 thì

|G · x| × |Gx | = |G| = pα qβ ...rγ , ∀x ∈ H

Trong đó p < q < · · · < r là các ước nguyên tố của |G|. Từ đó ta thấy nếu |G·x| = 6 1 thì |G·x| ≥ p.
Ta có |G · e| = 1, giả sử tồn tại x0 ∈ H sao cho |G · x0 | 6= 1 thì |G · x0 | ≥ p và |G · x0 | 6= |G · e|.

⇒ p = |H| = ∑ |G · x| > |G · e| + |G · x◦ | > 1 + p

Điều trên vô lý nên với mọi x ∈ H thì |G · x| = 1 suy ra

∀x ∈ H, G · x = x ⇒ gx = xg, ∀g ∈ G, ∀x ∈ H

Vậy H ⊂ Z(G). 
3. CÁC ĐỊNH LÝ SYLOW

3.1 p-Nhóm
Định nghĩa 3.1 Cho số nguyên tố p và nhóm G. G gọi là một p−nhóm nếu cấp của G là lũy
thừa của p.
Một nhóm con H của G gọi là nhóm con p−Sylow nếu |H| = pk với |G| = pk m trong đó
(p, m) = 1.

Hiển nhiên mọi nhóm con của một p−nhóm cũng là p−nhóm. Nhóm {e} là một p−nhóm tầm
thường. Nhóm con H ≤ G gọi là p−nhóm con của G nếu H là p−nhóm.
Ký hiệu. Tập hợp tất cả nhóm con p−Sylow của nhóm G là Syl p (G) và số nhóm con p−Sylow của
nhóm G là n p (G).

Hệ quả 3.1 Một nhóm hữu hạn G là p−nhóm khi và chỉ khi cấp của mỗi phần tử trong G là
một lũy thừa của p.

Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh chiều đảo. Giả sử |G| = 6 pk thì |G| có ước nguyên tố q 6= p.
Theo định lý Cauchy thì trong G có phần tử cấp q, điều này trái giả thiết phần tử đó có cấp là lũy
thừa của p. Vậy |G| = pk . 

Mệnh đề 3.1 Cho một p−nhóm không tầm thường P và N là một nhóm con chuẩn tắc không
tầm thường của P. Khi đó N ∩ Z(P) 6= {e} và do đó tâm của một p−nhóm không tầm thường là
không tầm thường. 

Chứng minh. Giả sử |N| = pα với α ≥ 1. Xét tác động liên hợp của P lên N, theo hệ quả 2.2 thì
|N| ≡ |N P | (mod p), ngoài ra

N P = { x ∈ N | a · x = x, ∀a ∈ P } = { x ∈ N | ax = xa, ∀a ∈ P } = Z(P) ∩ N
.
Nên |N| ≡ |Z(P) ∩ N| (mod p) suy ra |Z(P) ∩ N| .. p hay |Z(P) ∩ N| > p. 
24 Chương 3. CÁC ĐỊNH LÝ SYLOW

Bài 3.1 Chứng minh rằng nhóm có cấp p2 (p là số nguyên tố) luôn là nhóm aben.

.
Chứng minh. Giả sử nhóm G có cấp p2 . Theo định lý Lagrange thì p2 .. |Z(G)| do đó |Z(G)| có thể
là 1, p hoặc p2 .
Vì G là p−nhóm nên theo mệnh đề 3.1 thì tâm Z(G) của G không tầm thường nên |Z(G)| > 1.
Nếu |Z(G)| = p thì |G/Z(G)| = p là nhóm cyclic không tầm thường (vô lý). Vậy |Z(G)| = p2 suy
ra Z(G) = G nên G là aben. 

Hệ quả 3.2 Cho p−nhóm P có cấp pk (k > 0) khi đó tồn tại dãy tăng các nhóm con chuẩn tắc
|N j | = p j , j = 1, k − 1 sao cho {e} / N1 / N2 / · · · / Nk−1 / P.

Chứng minh. Ta chứng minh quy nạp theo k. Dễ thấy đúng với k = 1, ta xét với k ≥ 2. Theo định
lý Lagrange thì |Z(P)| = pα , theo mệnh đề 3.1 thì α ≥ 1. Ngoài ra với định lý Cauchy thì trong
Z(P) có phần tử a với cấp p.
Đặt N1 = hai khi đó |N1 | = p và N1 / P (vì a ∈ Z(P)). Do đó nhóm thương P/N1 là p−nhóm có
cấp pk−1 . Theo giả thiết quy nạp thì P/N1 có dãy nhóm con chuẩn tắc thỏa |M j | = p j , j = 1, k − 2
và {ē} / M1 / M2 / · · · / Mk−2 / P/N1 Khi đó ảnh ngược của dãy tạo ra dãy chuẩn tắc cần tìm. 

3.2 Các Định Lý Sylow

Peter Ludwig Mejdell Sylow (1832-1918)

Định lý 3.1 — Sylow 1.


Giả sử p là số nguyên tố chia hết cấp của nhóm hữu hạn G. Khi đó Syl p (G) 6= 0,
/ hơn nữa mỗi
p−nhóm con của G đều được chứa trong một nhóm con p−Sylow nào đó.

Chứng minh. Giả sử |G| = pk m với k ≥ 1 và (p, m) = 1. Để chứng minh định lý, ta chứng minh
∀i = 1, k tồn tại nhóm con Hi ≤ G mà |Hi | = pi .
Chứng minh qui nạp theo i. Với i = 1 thì dễ thấy theo định lý Cauchy. Giả sử trong G có H = Hi
là nhóm con cấp pi (1 ≤ i < k), ta chứng minh có nhóm con của G cấp pi+1 . Xét tác động của nhóm
H lên tập G/H là h · gH = hgH. Vì |H| = pi nên theo hệ quả 2.2 ta có

|G/H| ≡ |(G/H)H | (mod p) (∗)


3.2 Các Định Lý Sylow 25

Ta thấy

h · gH = gH ∀h ∈ H ⇐⇒ hgH = gH ∀h ∈ H
⇐⇒ hg ∈ gH ∀h ∈ H
⇐⇒ Hg ⊂ gH
⇐⇒ Hg = gH
⇐⇒ g ∈ NG (H)

Suy ra (G/H)H = {gH ∈ G/H | h · gH = gH ∀h ∈ H} = {gH | g ∈ NG (H)} = NG (H)/H. Từ (∗)


ta có được
|G/H| ≡ |NG (H)/H| (mod p) (∗∗)
. .
Vì pk m = |G| = |G/H|pi nên |G/H| .. p nên từ (∗∗) ⇒ |NG (H)/H| .. p. Vì H / NG (H) nên
NG (H)/H là nhóm có cấp chia hết cho p.
Theo định lý Cauchy thì NG (H)/H có nhóm con cấp p và nhóm con này có dạng H 0 /H trong
đó H / H 0 6 NG (H). Do đó |H 0 | = [H 0 : H] |H| = pi+1 .
Vậy trong G có nhóm con cấp pk đó là nhóm con p−Sylow cần tìm. Nếu A là một p−nhóm con
của G thì áp dụng phép chứng minh quy nạp trên với nhóm con xuất phát là A, ta thu được nhóm
con p−Sylow của G chứa A. 

Định lý 3.2 — Sylow 2.


Với nhóm hữu hạn G thì hai nhóm con p−Sylow bất kỳ của G là liên hợp.

Chứng minh. Giả sử |G| = pr m với r ≥ 1 và (p, m) = 1. Giả sử P và Q là hai nhóm con p−Sylow
của G. Ta chứng minh chúng liên hợp.
Xét nhóm Q tác động lên tập G/P bởi phép nhân trái q · gP = qgP. Vì |Q| = pr nên theo hệ quả
2.2 ta có
|G/P| ≡ |(G/P)Q | (mod p)
Vì |G/P| = m với (p, m) = 1 nên |G/P| 6≡ 0 (mod p) do vậy |(G/P)Q | 6= 0 tức là (G/P)Q 6= 0.
/
Q
Ngoài ra (G/P) = {gP | q · gP = gP, ∀q ∈ Q} nên tồn tại g ∈ G sao cho q · gP = gP, ∀q ∈ Q.
Ta có

q · gP = gP ∀q ∈ Q ⇒ qgP = gP ∀q ∈ Q
⇒ qg ∈ gP ∀q ∈ Q
⇒ q ∈ gPg−1 ∀q ∈ Q
⇒ Q ⊂ gPg−1

Vì |Q| = pr = |P| = |gPg−1 | nên Q = gPg−1 . 

Định lý 3.3 — Sylow 3.


Cho nhóm G có cấp pk m trong đó p là số nguyên tố và k ≥ 1, (p, m) = 1. Khi đó

n p (G) ≡ 1 (mod p) và n p (G) | m

Chứng minh. Đặt X = Syl p (G), theo định lý Sylow 1 thì X 6= 0.


/
k
Giả sử P ∈ X, xét tác động liên hợp của P lên X. Vì |P| = p nên theo hệ quả 2.2 ta có

|X| ≡ |X P | (mod p) (∗)


26 Chương 3. CÁC ĐỊNH LÝ SYLOW

Ta thấy
Q ∈ X P ⇒ g · Q = Q ∀g ∈ P
⇒ gQg−1 = Q ∀g ∈ P
⇒ gQ = Qg ∀g ∈ P
⇒ P 6 NG (Q)
Mặt khác hiển nhiên Q 6 NG (Q) nên P và Q là hai nhóm con p−Sylow của NG (Q). Theo định
lý Sylow 2 ta có P và Q liên hợp trong NG (Q) tức là tồn tại g ∈ NG (Q) sao cho P = gQg−1 . Nhưng
g ∈ NG (Q) đồng nghĩa gQg−1 = Q. Vậy P = Q nên X P = {P}. Từ (∗) ⇒ n p (G) ≡ 1 (mod p).
Để chứng minh n p (G) | m ta xét tác động liên hợp của nhóm G lên tập X. Với P ∈ X thì G−Quỹ
đạo của P là
G · P = {g · P | g ∈ G} = {gPg−1 | g ∈ G} = X
vì theo định lý Sylow 2 thì hai phần tử bất kỳ của X liên hợp. Do đó tác động này chỉ có một quỹ
đạo duy nhất là X. Suy ra
|G| .
|X| = |G · P| = ⇒ pk m = |G| .. n p (G)
|G p |
Theo trên ta có n p (G) ≡ 1 (mod p) do đó n p (G) | m. 

3.3 Áp Dụng
Bài 3.2 Một nhóm con p−Sylow của nhóm G là chuẩn tắc trong G khi và chỉ khi nó là nhóm con
p−Sylow duy nhất của G.

Chứng minh.
(⇒) Giả sử P và Q là hai nhóm con p−Sylow của G với P là nhóm con chuẩn tắc. Theo định lý
Sylow 2 thì Q = gPg−1 với g ∈ G. Mặt khác P / G nên gPg−1 = P suy ra Q = P (đpcm).
(⇐) Giả sử P là nhóm con p−Sylow duy nhất của nhóm G. Vì nhóm liên hợp của P cũng là nhóm
con p−Sylow nên gPg−1 = P, ∀g ∈ G suy ra gP = Pg, ∀g ∈ G hay P chuẩn tắc. 

Bài 3.3 Nhóm G cấp 12 có nhóm con 2−Sylow chuẩn tắc hoặc nhóm con 3−Sylow chuẩn tắc.

Chứng minh. Vì n3 ≡ 1 (mod 3) và n3 | 4 nên n3 = 1 hoặc n3 = 4. Với n3 = 1 thì đó là nhóm con


3−Sylow duy nhất nên nó chuẩn tắc. Ta xét trường hợp n3 = 4 và sẽ chứng minh n2 = 1.
Giả sử G có bốn nhóm con 3−Sylow phân biệt là P1 , P2 , P3 , P4 . Tất nhiên |Pi | = 3, ∀i = 1, 4.
Khi đó
∀i 6= j : Pi ∩ Pj 6 Pi ⇒ |Pi ∩ Pj | = 1 ⇒ Pi ∩ Pj = {e}
Vậy G có tất cả 8 phần tử cấp 3. Mặt khác, nhóm con 2−Sylow của G có đúng 4 phần tử nên nó
chứa trọn 4 phần tử còn lại của G. Vậy chỉ có duy nhất một nhóm con 2−Sylow, và do đó nó chuẩn
tắc. 

Bài 3.4 Cho G là nhóm cấp 57 và không phải là nhóm cyclic. Tính số phần tử cấp 3 trong G.

Chứng minh. Vì |G| = 57 = 19 × 3 mà G không cyclic nên một phần tử bất kỳ a ∈ G chỉ có thể có
cấp o(a) ∈ {1, 3, 19}. Để tính số phần tử cấp 3 trong G, ta chỉ cần tính số phần tử cấp 19 trong G.
Theo định lý Sylow 3 thì n19 ≡ 1 (mod 19) và n19 | 3 suy ra n19 = 1. Vậy G chỉ có duy nhất một
nhóm con 19−Sylow mà ta gọi là P. Cấp của P là 19 suy ra trong G có ít nhất 18 phần tử cấp 19.
Nếu a ∈ G có cấp 19 thì hai là nhóm cyclic có cấp 19 nên là nhóm con 19−Sylow, suy ra
hai = P nên a ∈ P. Vậy số phần tử cấp 19 trong G là 18. Suy ra số phần tử cấp 3 trong G là
57 − 18 − 1 = 38. 
3.3 Áp Dụng 27

Bài 3.5 Nếu |G| = pn với p là số nguyên tố lớn hơn n. Với H là nhóm con cấp p của G thì H / G.

Chứng minh. Dễ thấy nhóm con p−Sylow của G có cấp p và giao của hai nhóm con p−Sylow
khác nhau của G là {e}. Do đó trong G có ít nhất n p (p − 1) phần tử cấp p. Theo định lý Sylow 3
thì n p = pk + 1 do vậy |G| > (pk + 1)(p − 1). Nếu k > 0 thì

|G| > (pk + 1)(p − 1) > p(p − 1) ≥ pn = |G|

Vậy k = 0 nên n p = 1 do đó H là nhóm con p−Sylow duy nhất của G nên chuẩn tắc. 

Bài 3.6 Nếu |G| = pq với p, q là hai số nguyên tố mà p < q và p không chia hết q − 1 thì G là
nhóm cyclic.

Chứng minh. Từ giả thiết kết hợp với n p ≡ 1 (mod p) và n p | q ta có được n p = 1. Gọi P là nhóm
con p−Sylow duy nhất của G thì P / G và P = hai. Với nq ≡ 1 (mod q) và nq | p ta có nq = 1. Gọi
Q là nhóm con q−Sylow duy nhất của G thì Q / G và Q = hbi. Ta có P ∩ Q = {e}, mặt khác
( −1 −1
aba b = (aba−1 )b−1 ∈ Q / G
aba−1 b−1 = a(ba−1 b−1 ) ∈ P / G

Suy ra aba−1 b−1 = e ∈ P ∩ Q nên ab = ba. Vậy o(ab) = pq = |G| nên G là nhóm cyclic. 
II
Chương 2: NHÓM ABEN HỮU
HẠN SINH

4 NHÓM ABEN TỰ DO . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
4.1 Tổng Trực Tiếp
4.2 Tổng Trực Tiếp Trong
4.3 Cơ Sở, Nhóm Aben Tự Do
4.4 Cấu Trúc Và Tính Phổ Dụng Của Nhóm Aben Tự Do
4.5 Nhóm Con Của Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh
4.6 Nhóm Aben Sinh Bởi Các Hệ Thức

5 NHÓM ABEN HỮU HẠN . . . . . . . . . . . . . . . 41


5.1 Sự Phân Tích Các p-Nhóm Aben Qua Các Nhóm
Con Cyclic
5.2 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Qua Các Nhóm
Con Sylow
5.3 Định Lý Cơ Bản Về Nhóm Aben Hữu Hạn
5.4 Bất Biến Của Nhóm Aben Hữu Hạn
5.5 Áp Dụng

6 NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH . . . . . . . . . . 49


6.1 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh Qua Các
Nhóm Con Xoắn Và Không Xoắn
6.2 Sự Phân Tích Triệt Để Một Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh
4. NHÓM ABEN TỰ DO

Trong chương này tất cả nhóm aben đều là nhóm ” + ”.

4.1 Tổng Trực Tiếp


Định nghĩa 4.1 Cho một họ các nhóm con aben (Ai )i∈I . Trong tích trực tiếp ∏ Ai , ta xét tập
i∈I
con ( )
G= (xi )i∈I ∈ ∏ Ai | xi = 0 hầu hết, trừ một số hữu hạn
i∈I

Dễ thấy G là nhóm con aben của ∏ Ai , ta gọi đây là tổng trực tiếp của họ các nhóm aben (Ai )i∈I .
i∈I

L
Ký hiệu. Ta sử dụng Ai cho tổng trực tiếp.
i∈I

L
Khi tập I là hữu hạn thì tích trực tiếp và tổng trực tiếp là trùng nhau: ∏ Ai = Ai .
i∈I i∈I

∞ ∞
M
C Câu hỏi: hai nhóm ∏ Ai và Ai có thể đẳng cấu nhau không?
i=0 i=0

Nếu Ai = A, ∀i ∈ I thì ta ký hiệu AI := ∏ Ai và A(I) :=


L
Ai .
i∈I i∈I

Tính chất 4.1 Ta có một số tính chất quen thuộc của tổng trực tiếp như sau:
• A⊕B ∼ = B⊕A
• (A ⊕ B) ⊕C ∼= A ⊕ (B ⊕C)
• n(A ⊕ B) = (nA) ⊕ (nB) 6 A ⊕ B, ∀n ∈ Z
• M 6 A và N 6 B thì M ⊕ N 6 A ⊕ B và (A ⊕ B)/(M ⊕ N) ∼
= (A/M) ⊕ (B/N)
32 Chương 4. NHÓM ABEN TỰ DO

4.2 Tổng Trực Tiếp Trong


Cho nhóm aben A và một họ không rỗng nhóm con (Ni )i∈I của A. Tập
( )
∑ Ni = ∑ xi | xi ∈ Ni và xi = 0 hầu hết, trừ một số hữu hạn
i∈I i∈I

là một nhóm con của A, gọi là tổng của họ nhóm con (Ni )i∈I .
Định nghĩa 4.2 Cho nhóm aben A và một họ không rỗng nhóm con (Ni )i∈I của A. A được gọi
là tổng trực tiếp trong của họ nhóm con (Ni )i∈I nếu:

A = ∑ Ni và Ni ∩ ∑ N j = 0, ∀i ∈ I
i∈I j6=i

˙ Ni cho tổng trực tiếp trong.


Ký hiệu. Ta sử dụng A = ⊕
i∈I

Mệnh đề 4.1 Nhóm aben A là tổng trực tiếp trong của họ nhóm con (Ni )i∈I của nó khi và chỉ
khi mỗi phần tử của A đều được viết một cách duy nhất dưới dạng tổng hữu hạn của những phần
tử thuộc các Ni . 

˙ Ni ∼
Nhận xét: Nếu tồn tại tổng trực tiếp trong của họ nhóm con (Ni )i∈I của nhóm A thì ⊕ = ⊕ Ni .
i∈I i∈I

4.3 Cơ Sở, Nhóm Aben Tự Do


Cho nhóm aben A và một họ các phần tử (xi )i∈I ⊂ A.
• Ta gọi một tổ hợp tuyến tính của họ phần tử(xi )i∈I này là phần tử có dạng ∑ ki xi trong đó
i∈I
ki ∈ Z và bằng 0 hầu hết trừ một số hữu hạn.
• Nếu ∀x ∈ A mà x là một tổ hợp tuyến tính của họ (xi )i∈I thì ta nói (xi )i∈I là một họ sinh của
nhóm aben A.
• Họ (xi )i∈I gọi là họ độc lập tuyến tính nếu

∀ki ∈ Z : ∑ ki xi = 0 ⇒ ki = 0, ∀i ∈ I
i∈I

• Họ (xi )i∈I gọi là họ phụ thuộc tuyến tính nếu nó không độc lập tuyến tính.
Định nghĩa 4.3 Họ (xi )i∈I ⊂ A là cơ sở của A nếu nó vừa là họ sinh vừa là họ độc lập tuyến
tính.

C Khái niệm cơ sở có tính thứ tự, tức là cơ sở x1 , x2 , . . . , xn khác với cơ sở x2 , x2 , . . . , xn .

 Ví dụ 4.1 Xét nhóm aben A = Z × Z và họ hai phần tử x1 = (1, 0), x2 = (0, 1).
∀u = (k1 , k2 ) ∈ A thì u = k1 x1 + k2 x2 . Ngoài ra với α, β ∈ Z mà αx1 + β x2 = 0 thì α = β = 0.
Vậy x1 , x2 là cơ sở của A. 

Định nghĩa 4.4 Một nhóm aben được gọi là tự do nếu nó có cơ sở. Một nhóm aben tự do được
gọi là hữu hạn sinh nếu nó có một cơ sở có hữu hạn phần tử.

Nhóm tầm thường 0 được xem như nhóm aben tự do có cơ sở rỗng.


4.4 Cấu Trúc Và Tính Phổ Dụng Của Nhóm Aben Tự Do 33

 Ví dụ 4.2 Nhóm aben A = Z × Z là tự do. 

 Ví dụ 4.3 Nhóm các đa thức Z[x] là nhóm aben tự do vì có sơ sở họ đa thức (xi )i∈N . 

Nhận xét:
• Họ (xi )i∈I là một cơ sở của A khi và chỉ khi mọi phần tử của A đều biểu thị tuyến tính một
cách duy nhất qua (xi )i∈I .
• Nếu họ (xi )i∈I là cơ sở của nhóm aben tự do A thì A = ⊕˙ hxi i ∼
= ⊕ hxi i.
i∈I i∈I

4.4 Cấu Trúc Và Tính Phổ Dụng Của Nhóm Aben Tự Do


Mệnh đề 4.2 Cho nhóm aben A. Các mệnh đề sau tương đương:
i. A là nhóm aben tự do.
ii. A là tổng trực tiếp trong của một họ các nhóm con cyclic vô hạn.
iii. A đẳng cấu nhóm Z(I) với I nào đó.


Chứng minh.
(i ⇒ ii) Giả sử (xi )i∈I là một cơ sở của A.
Xét họ nhóm con cyclic (hxi i)i∈I . Vì nxi = 0 suy ra n = 0 nên nhóm cyclic N1 = hxi i có cấp vô hạn.
Mặt khác (xi )i∈I là họ sinh của A nên A = ∑ Ni . Ngoài ra nếu a ∈ Ni ∩ ∑ N j thì
i∈I j6=i

j6=i
a = kxi = ∑ k j x j ⇒ kxi − ∑ k j x j = 0
hh j6=I

˙ hxi i với hxi i là


Mà (xi )i∈I là cơ sở của A nên k = k j = 0, ∀ j. Vậy Ni ∩ ∑ N j = 0. Do đó A = ⊕
j6=i i∈I
các nhóm cyclic vô hạn.

(ii ⇒ iii) Giả sử A = ⊕˙ Xi với Xi là các nhóm con cyclic vô hạn.


i∈I
Vì Xi là các nhóm cyclic vô hạn nên Xi ∼= Z. Do vậy
˙ Xi ∼
A= ⊕ = ⊕ Xi ∼
= ⊕Z⇒A∼
= Z(I)
i∈I i∈I i∈I

(iii ⇒ i) Giả sử A ∼= Z(I) .


Ta chứng minh Z có cơ sở. Trong Z(I) ta xét họ (ek )k∈I ⊂ Z(I) với phần tử ek = (δki )i∈I ∈ Z(I)
(I)

(δki là ký hiệu Kronecker).


Khi đó ∀x = (nk )k∈I ∈ Z(I) thì x = ∑ nk ek . Ngoài ra nếu ∑ nk ek = 0 thì (nk )k∈I = 0 suy ra
k∈I k∈I
nk = 0, ∀k. Vậy (ek )k∈I là cơ sở của (I)
Z . Ảnh đẳng cấu này trong A là cơ sở của A. Vậy A tự do. 

Mệnh đề 4.3 — Tính phổ dụng.


Cho một tập hợp X, một nhóm aben A và đơn ánh i : X ,→ A. Khi đó i(X) là cơ sở của A
khi và chỉ khi với mọi nhóm aben G và mọi ánh xạ f : X → G luôn tồn tại duy nhất đồng cấu
θ : A → G sao cho biểu đồ sau giao hoán

X
i /A

θ
f  
G
34 Chương 4. NHÓM ABEN TỰ DO

Nghĩa là θ ◦ i = f . 

Chứng minh.
(⇒) Giả sử i(X) là cơ sở của A và f : X → G là ánh xạ tùy ý từ X đến nhóm aben G bất kỳ.
Đầu tiên ta chứng minh sự tồn tại θ , với mọi a ∈ A thì

x∈X
a= ∑ nu u = ∑ nu i(x) ∈ A
u∈i(X) u=i(x)

x∈X
Đặt θ (a) = ∑ nu f (x). Theo cách đặt thì x là tạo ảnh duy nhất của mỗi u qua i (vì i đơn ánh) nên
u=i(x)
θ là một ánh xạ. Mặt khác với a = ∑ nu u, b = ∑ mu u ∈ A thì
u∈i(X) u∈i(X)

!
a+b = ∑ (nu + mu )u ⇒ θ (a + b) = θ ∑ (nu + mu )u
u∈i(X) u∈i(X)

Suy ra
x∈X
θ (a + b) = ∑ (nu + mu ) f (x) = θ (a) + θ (b)
u=i(x)

Vậy θ là đồng cấu. Ngoài ra ∀x ∈ X thì θ ◦ i(x) = θ (1.i(x)) = 1. f (x) = f (x). Vậy θ ◦ i = f .
Ta chứng minh tính duy nhất. Giả sử có đồng cấu θ 0 : A → G thỏa θ 0 ◦ i(x) = f (x) với mọi
x ∈ X thì với a ∈ A ta có:
x∈X
a= ∑ nu u = ∑ nu i(x) ∈ A
u∈i(X) u=i(x)

Suy ra
!
x∈X x∈X
θ 0 (a) = θ 0 ∑ nu u = ∑ nu θ 0 (u) = ∑ nu θ 0 (i(x)) = ∑ nu f (x) = θ (a)
u∈i(X) u∈i(X) u=i(x) u=i(x)

Vậy θ 0 ≡ θ .

(⇐) Giả sử với mọi nhóm aben G và mọi ánh xạ f : X → G luôn tồn tại duy nhất đồng cấu
θ : A → G sao cho θ ◦ i = f .
Xét nhóm aben G = Z(X) với cơ sở (ei )i∈X ⊂ Z(X) trong đó ei = (δi j ) j∈X ∈ Z(X) (như trong
mệnh đề 4.2). Xét ánh xạ f : X → G định nghĩa như sau, với mọi x ∈ X thì f (x) = ex ∈ Z(X) . Khi
đó tồn tại đồng cấu θ thỏa giả thiết, do vậy ∀u = (nx )x∈X ∈ G thì u = ∑ nx ex (nx ∈ Z) nên
x∈X

!
u= ∑ nx f (x) = ∑ nx θ (i(x)) = θ ∑ nx i(x)
x∈X x∈X x∈X

Vậy θ là toàn cấu. Mặt khác ánh xạ ϕ : G → A với ϕ( ∑ nx ex ) = ∑ nx i(x) ∈ A là đồng cấu nhóm.
x∈X x∈X
Khi đó ϕ ◦ θ là đồng cấu nhóm từ A đến A thỏa

∀x ∈ X : (ϕ ◦ θ ) ◦ i(x) = ϕ(θ ◦ i(x)) = ϕ( f (x)) = ϕ(ex ) = i(x)


4.4 Cấu Trúc Và Tính Phổ Dụng Của Nhóm Aben Tự Do 35

Tức là (ϕ ◦ θ ) ◦ i = i, ta có biểu đồ sau:

X
i /A

f θ
  idA
i G
ϕ

A
Nhưng ta cũng có với mọi x ∈ X thì idA ◦i(x) = i(x) nên từ giả thiết suy ra ϕ ◦ θ = idA . Vậy θ là
đơn cấu. Do đó A ∼
= G = Z(X) là nhóm aben tự do, ngoài ra
∀u = i(x) ∈ i(X) ⇒ θ (u) = θ (i(x)) = f (x) = ex
Vậy i(X) là cơ sở của A. 

Hệ quả 4.1 Ta có một số kết quả thông dụng sau:


1. Với tập X bất kỳ thì luôn tồn tại nhóm aben tự do A nhận X làm cơ sở.
2. Nếu nhóm aben tự do hữu hạn sinh A có một cơ sở gồm n phần tử thì mọi cơ sở của A đều
có n phần tử.
3. Nếu 2 nhóm aben tự do hữu hạn sinh A và B có cùng hạng thì chúng đẳng cấu.
4. Mỗi nhóm aben đều là thương của một nhóm aben tự do nào đó. Nói riêng, một nhóm
aben sinh bởi n phần tử là thương của một nhóm aben tự do hạng n.

Chứng minh.

1. Ta lấy A = Z(X) .
2. Giả sử A có cơ sở n phần tử. Theo chứng minh mệnh đề 4.2 thì A ∼
= Zn . Khi đó nhóm con 2A
n
của A đẳng cấu (2Z) . Theo định lý Noether 1 thì
A/2A ∼
= Zn /(2Z)n ∼
= (Z2 )n ⇒ |A/2A| = 2n (1)
Nếu A có một cơ sở khác là X thì theo chứng minh mệnh đề 4.2 ta có A = ∼ Z(X) , do đó
A/2A ∼
= (Z2 )(X) . Vì A/2A hữu hạn nên |(Z2 )(X) | < ∞ do đó |X| < ∞. Vậy ta có
A/2A ∼
= (Z2 )(X) = (Z2 )|X| ⇒ |A/2A| = |(Z2 )|X| | = 2|X| (2)
Từ (1) và (2) ta có |X| = n.
3. Nếu có cùng hạng n thì A ∼ = Zn ∼= B.
4. Giả sử A là nhóm aben, xét nhóm aben tự do Z(A) . Khi đó với ánh xạ idA : A → A, theo mệnh
đề 4.3 thì tồn tại đồng cấu θ : Z(A) →
− A sao cho θ (i(x)) = idA (x), ∀x ∈ A

A
i / Z(A)

θ
! 
idA
A
Vì idA là song ánh nên θ là toàn cấu, do đó A = Im θ ∼ = Z(A) / Ker θ .
Nói riêng, nếu A = ha1 , ..., an i. Ta đặt X = {1, 2, . . . , n} và xét nhóm aben tự do Zn . Khi
đó đơn ánh sau đây chuyển X thành cơ sở của Zn
i: X → Zn
k 7→ (0, . . . , 1, . . . , 0)
|{z}
kth
36 Chương 4. NHÓM ABEN TỰ DO

Áp dụng mệnh đề 4.3 với nhóm aben G = A và ánh xạ f : X → A trong đó f (k) = ak , ta sẽ


có đồng cấu θ : Zn →
− A mà θ ◦ i = f .

X
i / Zn

θ
f 
A
n
Khi đó với mọi a ∈ A thì a = ∑ mk ak nên
k=1
 
n n n  n 
a= ∑ mk f (k) = ∑ mk θ ◦ i(k) = m (i(k)) = m i(k)
 
∑ k θ θ  ∑ k 
k=1 k=1 k=1 k=1 
| {z }
∈Zn

Vậy θ là toàn cấu, do đó A = Im θ ∼


= Zn / Ker θ .


Hệ quả 4.2 Cho nhóm aben A và toàn cấu nhóm ϕ : A  Zn . Khi đó tồn tại đồng cấu nhóm
θ : Zn → A sao cho
ϕ ◦ θ = idZn ˙ Im θ
và A = Ker ϕ ⊕

Chứng minh. Zn là nhóm aben với một cơ sở ei = (0, . . . , 1, . . . , 0). Đặt X = {e1 , ..., en }, do ϕ toàn
ánh nên tồn tại ai ∈ A sao cho ϕ(ai ) = ei , ∀i = 1, n. Ta có ánh xạ f : X → A với f (ei ) = ai nên theo
mệnh đề 4.3 tồn tại đồng cấu θ : Zn → − A sao cho θ (ei ) = f (ei ) = ai .
X / Zn

f θ
!  idZn
A
ϕ
  
Z n

Vì ϕ ◦ θ (ei ) = ϕ( f (ei )) = ϕ(ai ) = ei = idZn (ei ), ∀i = 1, n nên ϕ ◦ θ và idZn là hai đồng cấu cùng
làm cho tam giác sau giao hoán.
X / Zn


Zn
Do đó từ tính phổ dụng của nhóm aben tự do Zn ta có ϕ ◦ θ = idZn .

Zn
θ /A ϕ
/ / Zn

Dễ thấy A ⊃ Ker ϕ + Im θ . Ngoài ra với a ∈ A thì


a = a − θ (ϕ(a)) +θ (ϕ(a)) ∈ Ker ϕ + Im θ
| {z }
∈Ker ϕ

Vậy A = Ker ϕ + Im θ , với a ∈ Ker ϕ ∩ Im θ ta có


(
ϕ(a) = 0
⇒ ϕ(θ (b)) = 0
∃b ∈ Zn : a = θ (b)
˙ Im θ .
Vì ϕ ◦ θ = idZn nên b = 0. Vậy A = Ker ϕ ⊕ 
4.5 Nhóm Con Của Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh 37

4.5 Nhóm Con Của Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh


Bổ đề Nếu x1 , x2 , . . . , xn là cơ sở của nhóm aben tự do A thì với mọi k ∈ Z và i 6= j thì
x1 , . . . , x j−1 , x j + kxi , x j+1 , . . . , xn cũng là một cơ sở của A.

Chứng minh. Với mọi a ∈ A thì a = m1 x1 + · · · + mi xi + · · · + m j x j + · · · + mn xn suy ra

a = m1 x1 + · · · + (mi − m j k)xi + · · · + m j (x j + kxi ) + · · · + mn xn

Nếu m1 x1 + · · · + mi xi + · · · + m j (x j + kxi ) + · · · + mn xn = 0 thì

m1 x1 + · · · + (mi + m j k)xi + · · · + m j x j + · · · + mn xn = 0

⇒ m1 = · · · = (mi + m j k) = · · · = m j = · · · = mn = 0
Do vậy mi = 0, ∀i = 1, n. 

Mệnh đề 4.4 Nhóm con của một nhóm aben tự do hữu hạn sinh A là một nhóm aben tự do hữu
hạn sinh. Hơn nữa, nếu G là một nhóm con không tầm thường của A thì tồn tại:
• Một cơ sở x1 , x2 , . . . , xn của A.
• Số nguyên dương r ≤ n sao cho di ∈ N∗ (i = 1, r) với di | di+1 sao cho d1 x1 , d2 x2 , . . . , dr xr
là một cơ sở của G.


Chứng minh. Vì A là nhóm aben tự do hữu hạn sinh nên có hạng n. Ta chứng minh quy nạp theo n.
Với n = 1 thì nhóm con G 6= 0 của nhóm cyclic A = hx1 i cũng là nhóm cyclic (có dạng hdx1 i)
nên là nhóm aben tự do, có cơ sở dx1 (d > 0). Vậy mệnh đề đúng với n = 1.
Giả sử mệnh đề đã đúng với các nhóm aben tự do hữu hạn sinh hạng n − 1. Xét nhóm aben tự
do hữu hạn sinh A có hạng n > 1 và nhóm con G 6= 0. Đặt

S = {α1 ∈ Z | α1 y1 + α2 y2 + · · · + αn yn ∈ G}

trong đó y1 , y2 , . . . , yn là một cơ sở tùy ý của A. Ta có nhận xét α2 , α3 , . . . , αn đều thuộc S. Vì G 6= 0/


nên S 6= 0/ và trong S có cả số âm lẫn số dương nên ta đặt d1 = min {α ∈ S | α > 0}. Từ định nghĩa
S suy ra trong A tồn tại cơ sở y1 , y2 , . . . , yn và các số nguyên k2 , . . . kn sao cho

u = d1 y1 + k2 y2 + · · · + kn yn ∈ G

Ngoài ra ki = qi d1 + ri với 0 ≤ ri < d1 (∀i = 2, n) nên

u = d1 (y1 + q2 y2 + · · · + qn yn ) + r2 y2 + · · · + rn yn ∈ G

Đặt x1 = y1 + q2 y2 + · · · + qn yn suy ra u = d1 x1 + k2 r2 + · · · + kn rn . Vì x1 , y2 , . . . , yn là cơ sở của


A (theo bổ đề) nên r2 , . . . , rn ∈ S do vậy r2 = · · · = rn = 0. Vậy u = d1 x1 suy ra hd1 x1 i ⊂ G ∩ hx1 i.
Đảo lại, với g ∈ G ∩ hx1 i thì

r )x1 =⇒ rx1 = g − qd1 x1 ∈ G


g = αx1 = (qd1 + |{z}
06r<d1

Do đó r ∈ S nên r = 0. Vậy g = qd1 x1 ∈ hd1 x1 i suy ra hd1 x1 i = G ∩ hx1 i. Bởi vì x1 , y2 , . . . , yn là cơ


sở nên
A = hx1 i ⊕ hy2 i ⊕ · · · ⊕ hyn i
| {z }
H
38 Chương 4. NHÓM ABEN TỰ DO

Khi đó H là nhóm aben tự do hạng n − 1. Ta chứng minh G = hd1 x1 i ⊕ (G ∩ H). Dễ thấy


hd1 x1 i + (G ∩ H) ⊂ G. Ngược lại với mọi g ∈ G ⊂ A thì g = αx1 + k2 y2 + · · · + kn yn suy ra

g = (qd1 + r)x1 + k2 y2 + · · · + kn yn =⇒ rx1 + k2 y2 + · · · + kn yn = g − qd1 x1 ∈ G

Từ đây thì r ∈ S nên r = 0, vậy



αx1 = qd1 x1 ∈ hd1 x1 i
⇒ G ⊂ hd1 x1 i + (G ∩ H)
k2 y2 + · · · + kn yn = g − qd1 x1 ∈ G ∩ H

Vì hx1 i ∩ H = 0 nên
G ∩ hx1 i ∩ G ∩ H = 0 ⇒ hd1 x1 i ∩ (G ∩ H) = 0
Vậy G = hd1 x1 i ⊕ (G ∩ H).
Vì G ∩ H ≤ H (H là nhóm aben tự do hạng n − 1) nên theo giả thiết quy nạp thì tồn tại cơ sở
x2 , x3 , . . . xn của H và số nguyên dương r ≤ n − 1 trong đó các số di ∈ N∗ (i = 2, r) với di | di+1 sao
cho d2 x2 , d3 x3 , . . . , dr xr là cơ sở của G ∩ H.

⇒ G = hd1 x1 i ⊕ hd2 x2 i ⊕ · · · ⊕ hdr xr i

Vậy d1 x1 , d2 x2 , . . . , dr xr là một cơ sở của G. Cuối cùng, ta chứng minh d1 | d2 bằng cách chia d2
cho d1 thì d2 = pd1 + t mà

tx2 + d1 (x1 + px2 ) = d1 x1 + d2 x2 ∈ G

ngoài ra sử dụng bổ đề thì x2 , x1 + px2 , x3 , . . . , xn là cơ sở của A nên t ∈ S và t = 0. Vậy d2 = pd1


nên mệnh đề được chứng minh. 

4.6 Nhóm Aben Sinh Bởi Các Hệ Thức


Định nghĩa 4.5 Một nhóm aben G gọi là sinh bởi tập X và các hệ thức ∆ nếu G ∼
= A/R:
• A là nhóm aben tự do có cơ sở là X.
• ∆ là một tập hợp những Z−tuyến tính của một số phần tử trong X.
• R là nhóm con của A sinh bởi ∆.
Ký hiệu. G = hX | ∆i
 Ví dụ 4.4 Nhóm G = Z6 sinh bởi X = {x} và ∆ = {6x}.
Nhóm aben tự do sinh bởi X là A ∼
= Z(X) = Z (vì |X| = 1), nhóm con R sinh bởi hệ thức ∆ là
R = 6Z. Nên hx | 6xi = A/R = Z6 . 

 Ví dụ 4.5 Xác định nhóm aben G = hx, y | 3x, 2yi.


Nhóm aben tự do sinh bởi X = {x, y} là A ∼
= Z2 = Z × Z. Nhóm con sinh bởi ∆ = {3x, 2y} là
R∼
= 3Z × 2Z. Do vậy G = A/R ∼= Z2 /(3Z × 2Z) ∼= Z3 × Z2 ∼
= Z6 . 

Phụ Lục: Ma Trận Hệ Thức


Cho nhóm aben G = hx1 , x2 , . . . , xn | a11 x1 + · · · + a1n xn , . . . , ak1 x1 + · · · + akn xn i sinh bởi n phẩn
tử và k hệ thức. Ta cũng nói G sinh bởi ma trận hệ thức M trong đó
 
a11 · · · a1n
M =  ... .. .. 

. . 
ak1 · · · akn

Lưu ý: Phần tử của ma trận hệ thức là số nguyên.


4.6 Nhóm Aben Sinh Bởi Các Hệ Thức 39

 Ví dụ 4.6 Nhóm aben G = hx, y, z | x − y + z, 2x + y + zi sinh bởi ma trận hệ thức


 
1 −1 1
M=
2 1 1


Tính chất 4.2 Nếu dùng các phép biến đổi dòng hoặc cột trên 1 ma trận hệ thức:
• Biến đổi dòng:
– đổi chỗ 2 dòng
– nhân một dòng với số −1
– thay một dòng i bởi tổng ”dòng i + k × dòng j”(k ∈ Z)
• Biến đổi cột:
– đổi chỗ 2 cột
– nhân một cột với số −1
– thay một cột i bởi tổng ”cột i + k × cột j”(k ∈ Z)
thì ta nhận được 1 ma trận hệ thức mới sinh ra 1 nhóm đẳng cấu với nhóm sinh bởi ma trận ban đầu.
 Ví dụ 4.7 Ta có phép biến đổi sau
       
1 −1 1 d2 −2d1 1 −1 1 c2 +3c3 1 2 1 c2 −2c1
/ 1 0 0
M= −−−−→ −−−−→
2 1 1 0 3 −1 0 0 −1 −c3 +c1 0 0 1

Do vậy

G = hx, y, z | x − y + z, 2x + y + zi

= hx, y, z | x, zi

= (Z/Z) ⊕ (Z/0) ⊕ (Z/Z) ∼ =Z

Giải thích phép biến đổi dòng


Xét nhóm aben tự do A sinh bởi x, y, z (có thể coi A = Z3 ). Với phép biến đổi dòng:
   
1 −1 1 d2 −2d1 1 −1 1
−−−−→
2 1 1 0 3 −1

Tại sao 2 ma trận hệ thức này xác định cùng 1 nhóm aben? Vì 2 ma trận hệ thức này sinh ra
cùng 1 nhóm con của A.

Chứng minh. Xét 2 nhóm con của A sinh bởi các hệ thức của 2 ma trận trên

K = hx − y + z, 2x + y + z i và K 0 = hx − y + z, 3y − z i

Ta chứng minh K = K 0 , đặt 


 u = x−y+z
v = 2x + y + z
w = 3y − z

Ta thấy w = v − 2u (hệ thức này tương ứng với phép biến đổi dòng của ma trận là d2 − 2d1 ). Khi đó
K 0 = hu, wi ⊂ K = hu, vi. Đảo lại, với mọi a ∈ K thì

a = αu + β v = (α + 2β )u + β (v − 2u) = (α + 2β )u + β w ∈ K 0

Do vậy K = K 0 nên G = hx, y, z | x −y+z, 2x +y+zi = A/K = A/K 0 = hx, y, z | x −y+z, 3y−zi. 
40 Chương 4. NHÓM ABEN TỰ DO

Giải thích phép biến đổi cột


   
1 −1 1 c2 +3c3 1 2 1
−−−−→
0 3 −1 0 0 −1
Tại sao phép biến đổi cột không làm thay đổi nhóm sinh ra? Vì phép biến đổi cột ứng với phép đổi
biến t = z − 3y, chuyển cơ sở x, y, z thành cơ sở x, y,t và giữ nguyên nhóm aben sinh ra.

Chứng minh. x, y, z là cơ sở của nhóm aben tự do A nên với t = z − 3y thì x, y,t cũng là cơ sở.

G = hx, y, z | x − y + z, 3y − zi = hx, y,t | x − y + z, 3y − zi

Vì z = t + 3y nên

G = hx, y,t | x − y + (t + 3y), 3y − (t + 3y) = hx, y, z | x + 2y + t, −ti


 
1 2 1
Vậy nhóm aben G sinh bởi ma trận hệ thức . 
0 0 −1
5. NHÓM ABEN HỮU HẠN

5.1 Sự Phân Tích Các p-Nhóm Aben Qua Các Nhóm Con Cyclic
Mệnh đề 5.1 Mỗi p−nhóm aben không tầm thường đều phân tích được thành tổng trực tiếp
trong của các nhóm con cyclic. 

Chứng minh. Giả sử G là nhóm aben có cấp pk . Ta chứng minh qui nạp theo số mũ k.
Với k = 1 thì G là nhóm cyclic. Xét trường hợp k > 1, đặt D = pi > 1 | ∃x ∈ G o(x) = pi .


Theo định lý Cauchy thì p ∈ D nên D 6= 0. / Ngoài ra dễ thấy D bị chặn bởi pk nên ta có thể đặt
p = max D với m ≥ 1 khi đó tồn tại a ∈ G sao cho o(a) = pm .
m

Với mọi x ∈ G thì o(x) = pi ≤ pm nên o(x) | pm suy ra pm x = 0. Đặt A = hai và gọi H là nhóm
con tối đại của G thỏa A ∩ H = 0. Ta sẽ chứng minh G = A + H và |H| = pα với α < k.
Ta chứng minh G = A + H bằng phản chứng.mGiả sử tồn tại x ∈ G và x ∈
/ A + H. Khi đó tập
M = pi | pi x ∈/ A + H 6= 0./ Tập M bị chặn bởi p vì pm x = 0 ∈ A + H.

pα := max M ⇒ c = pα x ∈
/ A+H (1)

Khi đó
pc = pα+1 x ∈ A + H ⇒ pc = ra + h (r ∈ Z, h ∈ H) (2)

Ta có pm−1 (ra + h) = pm−1 (pc) = 0 suy ra pm−1 ra = −pm−1 h ∈ H nên

pm−1 ra ∈ A ∩ H ⇒ pm−1 ra = 0

Do vậy pm | pm−1 r nên r = ps với s nguyên. Đặt K = hc − sa i + H ⊃ H. Vì c − sa ∈


/ H (nếu
c − sa ∈ H thì c ∈ A + H) nên H 6= K. Ta sẽ chứng minh A ∩ K = 0 bằng phản chứng (để điều này
mâu thuẫn với tính tối đại của H). Với mọi u ∈ A ∩ K thì

u = ta = d(c − sa) + h0 (t, d ∈ Z, h0 ∈ H) (3)


42 Chương 5. NHÓM ABEN HỮU HẠN

Nếu (p, d) = 1 thì tồn tại cặp số nguyên λ , µ sao cho λ p + µd = 1. Khi đó µu = µd(c − sa) + µh0
suy ra
µu = (1 − λ p)(c − sa) + µh0
= (c − sa) − λ p(c − sa) + µh0
= (c − sa) − λ (pc − ra) + µh0
(2)
= (c − sa) − λ h + µh0
Suy ra
c = sa + µu + λ h − µh0 ∈ A + H
|{z} | {z }
u∈A ∈H

Điều trên mâu thuẫn với (1). Do vậy p | d tức là d = pq, từ (3) suy ra

u = ta = pq(c − sa) + h0 = q(pc − ra) + h0

Từ (2) ta có
ta = qh + h0 ∈ A ∩ H = 0
u = |{z}
| {z }
∈A ∈H

˙
Vậy G = A + H do đó G = hai⊕H. Ngoài ra thì

˙ ∼
hai⊕H = hai ⊕ H = hai × H ⇒ ˙
|hai × H| = |hai⊕H| = |G|

Do vậy |hai| × |H| = pk nên |H| = pk−m . Nếu m = k thì G = hai, với m < k thì H có cấp pk−m nên
theo giả thiết quy nạp

˙ · · · ⊕hh
H = hh1 i⊕ ˙ τi ⇒ ˙ 1 i⊕
G = hai⊕hh ˙ · · · ⊕hh
˙ τi

Vậy mệnh đề được chứng minh. 

Mệnh đề 5.2 — Tính duy nhất.


Đối với mỗi p−nhóm aben, dãy giảm các cấp của các hạng tử trực tiếp cyclic trong sự phân tích
p−nhóm aben đó là bất biến. Nói rõ hơn, nếu p−nhóm aben G có hai cách phân tích:

˙ · · · ⊕H
G = H1 ⊕ ˙ r = K1 ⊕
˙ · · · ⊕K
˙ s

trong đó Hi , K j là các nhóm cyclic của G thỏa mãn

|H1 | > · · · > |Hr | > p và |K1 | > · · · > |Ks | > p

thì r = s và |Hi | = |Ki |, ∀i = 1, r 

Chứng minh. Giả sử G là nhóm aben có cấp pk . Chứng minh qui nạp theo số mũ k. Với k = 1 thì G
chỉ có một p−nhóm con cyclic duy nhất là chính nó nên mệnh đề được chứng minh với k = 1.
Xét với k > 1. Ta xét nhóm con pG ≤ G, nếu x ∈ G mà o(x) = p thì px = 0 nên pG ( G. Suy
ra |pG| = pα với α < k. Khi đó

˙ · · · ⊕pH
pG = pH1 ⊕ ˙ λ = pK1 ⊕
˙ · · · ⊕pK
˙ µ (1)

trong đó λ , µ là các chỉ số lớn nhất sao cho |Hλ |, |Kµ | > p nghĩa là

|Hλ +1 | = · · · = |Hr | = |Kµ+1 | = · · · = |Ks | = p (2)


5.2 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Qua Các Nhóm Con Sylow 43

Vì các nhóm con pHi , pK j là các nhóm cyclic không tầm thường nên (1) là sự phân tích nhóm
pG thành tổng trực tiếp trong của các nhóm con cyclic của nó, do đó theo giả thiết quy nạp α < k
thì ta có
λ = µ và |pHi | = |pKi |, ∀i = 1, λ (3)
Mặt khác, nếu a ∈ G có cấp pε thì phần tử pa có cấp pε−1 nên đối với các nhóm cyclic H1 , . . . , Hλ , K1 , . . . , Kλ
ta có với mọi i = 1, λ thì 
|Hi | = p|pHi | (3)
⇒ |Hi | = |Ki |
|Ki | = p|pKi |
˙ · · · ⊕H
Từ G = H1 ⊕ ˙ r = K1 ⊕
˙ · · · ⊕K
˙ s và (2) ta suy ra

|H1 | × · · · × |Hλ | × pr−λ = |K1 | × · · · × |Kλ | × ps−λ

Do đó pr−λ = ps−λ nên r = s, do vậy |Hi | = |Ki |, ∀i = 1, r. Mệnh đề được chứng minh. 

5.2 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Qua Các Nhóm Con Sylow
Bổ đề Cho nhóm aben G có cấp mn với m, n ≥ 2. Đặt G(m) = {x ∈ G | mx = 0}, tương tự với
˙
G(n). Khi đó G(m), G(n) là nhóm con của G. Nếu (m, n) = 1 thì G = G(m)⊕G(n) ∼
= G(m) ⊕ G(n)
và |G(m)| = m, |G(n)| = n.

Chứng minh. Dễ thấy G(m), G(n) ≤ G. Do (m, n) = 1 nên ∃α, β ∈ Z sao cho αm + β n = 1. Với
mọi u ∈ G ta có

αu ) + n( β u ) = ny + mx ∈ G(m) + G(n)
u = 1u = (αm + β n)u = m(|{z}
|{z}
x y

Vậy G = G(m) + G(n). Với u ∈ G(m) ∩ G(n) thì

u = 1u = (αm + β n)u = α(mu) + β (nu) = 0

Suy ra G(m) ∩ G(n) = 0. Vậy G = G(m)⊕G(n)˙ ∼


= G(m) ⊕ G(n).

Vì G = G(m) ⊕ G(n) = G(m) × G(n) nên mn = |G(m)| × |G(n)|. Do m ≥ 2 nên có số nguyên
tố p | m. Theo định lý Cauchy thì tồn tại phần tử a ∈ G có cấp p suy ra ma = 0 tức là a ∈ G(m).
Vậy |G(m)| ≥ 2, tương tự thì |G(n)| ≥ 2. Giả sử có sự phân tích thừa số nguyên tố:

|G(m)| = p1 α1 . . . pk αk và |G(n)| = q1 β1 . . . ql βl

Suy ra
mn = p1 α1 . . . pk αk q1 β1 . . . ql βl (∗)
.
Với mọi i = 1, k thì |G(m)| .. pi nên tồn tại phần tử x ∈ G(m) có cấp pi . Vì mx = 0 nên pi | m.

(m, n) = 1 ⇒ (pi , n) = 1 ⇒ (pαi i , n) = 1

Do vậy với mọi i = 1, k từ (∗) suy ra

pαi i | mn ⇒ pαi i | m (∗∗)

Mặt khác ∀i 6= j (pi , p j ) = 1 nên từ (∗∗) suy ra m = up1 α1 . . . pk αk . Tương tự thì n = vq1 β1 . . . ql βl .
Do vậy
(∗)
mn = uvp1 α1 . . . pk αk q1 β1 . . . ql βl =⇒ uv = 1 ⇒ u = v = 1
Vậy m = p1 α1 . . . pk αk = |G(m)| và n = q1 β1 . . . ql βl = |G(n)|. 
44 Chương 5. NHÓM ABEN HỮU HẠN

Mệnh đề 5.3 Mỗi nhóm aben G 6= 0 là tổng trực tiếp trong của các nhóm con p−Sylow của
G. Nói rõ hơn, nếu |G| = p1 α1 . . . pk αk với p1 , p2 , . . . , pk các số nguyên tố phân biệt, k ≥ 1 và
˙ · · · ⊕S
αi > 0 thì G = S p1 ⊕ ˙ p trong đó S pi là nhóm con pi −Sylow của G. Sự phân tích này là
k
duy nhất sai khác một đẳng cấu. 

Chứng minh. Chứng minh mệnh đề quy nạp theo k. Nếu k = 1 thì G là nhóm p1 −Sylow nên mệnh
đề hiển nhiên đúng. Xét với k > 1 ta có

|G| = p1 α1 . . . pk αk pk+1 αk+1


| {z } | {z }
m n

˙
Vì (m, n) = 1 nên theo bổ đề trên thì G = G(m)⊕G(n).
• G(n) có cấp |G(n)| = n = pk+1 αk+1 nên là nhóm con pk+1 −Sylow của G.
• G(m) có cấp |G(m)| = m = p1 α1 . . . pk αk nên theo giả thiết quy nạp, phân tích thành tổng trực
tiếp trong G(m) = S p1 ⊕ ˙ · · · ⊕S
˙ p trong đó S pi là các nhóm con Sylow của G(m) (đó cũng là
k
các nhóm con Sylow của G).
Do đó G = S p1 ⊕˙ · · · ⊕S
˙ p ⊕G(n),
˙ vậy mệnh đề đúng với k + 1. Ngoài ra vì hai nhóm con p−Sylow
k
của G là đẳng cấu nhau, nên sự phân tích trên là duy nhất sai khác một đẳng cấu. 

5.3 Định Lý Cơ Bản Về Nhóm Aben Hữu Hạn


Định lý 5.1 Mỗi nhóm aben hữu hạn không tầm thường luôn được phân tích thành tổng trực tiếp
trong của các p−nhóm con cyclic. Số lượng và cấp của các hạng tử cyclic trong sự phân tích này
là duy nhất.

Chứng minh. Định lý này được suy ra từ các mệnh đề 5.1, 5.2, 5.3. Giả sử G là nhóm aben hữu hạn
không tầm thường:
Theo 5.3, G phân tích được thành tổng trực tiếp trong của các nhóm con p−Sylow. Sự phân
tích này duy nhất (sai khác một đẳng cấu) phụ thuộc vào sự phân tích thừa số nguyên tố của |G|.
Tiếp theo, mỗi hạng tử Sylow trong sự phân tích trên là p−nhóm con aben nên theo 5.1, chúng
phân tích được thành tổng trực tiếp trong của các nhóm con cyclic, và do đó G phân tích được thành
tổng trực tiếp trong của các nhóm con cyclic.
Cuối cùng, sự phân tích của G là duy nhất do sự phân tích mỗi hạng tử Sylow là duy nhất theo
5.2. 

5.4 Bất Biến Của Nhóm Aben Hữu Hạn


Do mỗi p−nhóm cyclic đều đẳng cấu Z pk nên định lý cơ bản có thể phát biểu dưới dạng phân tích
theo tổng trực tiếp như sau:

G∼
= Z pα1 ⊕ · · · ⊕ Z pαk ⊕ Zqβ1 ⊕ · · · ⊕ Zqβl ⊕ · · · ⊕ Zrγ1 ⊕ · · · ⊕ Zrγm

với α1 > · · · > αk > 1, β1 > · · · > βl > 1, . . . , γ1 > · · · > γm > 1 trong đó p, q, . . . , r là các ước
nguyên tố phân biệt của cấp G.
γ
Trong sự phân tích trên các số pα1 , ..., pαk , qβ1 , ..., qβl , . . . , r 1 , ..., rγm được gọi là bất biến (hay các
ước nguyên sơ) của nhóm G.
 Ví dụ 5.1 Nhóm aben G = Z24 ⊕ Z32 ⊕ Z3 ⊕ Z52 có các bất biến là 24 , 32 , 3, 52 .
Nhóm aben G = Z33 ⊕ Z3 ⊕ Z3 ⊕ Z2 ⊕ Z2 có các bất biến là 33 , 3, 3, 2, 2. 

Tính chất 5.1 2 nhóm aben đẳng cấu nhau khi và chỉ khi chúng có cùng các bất biến.
5.5 Áp Dụng 45

 Ví dụ 5.2 Hai nhóm aben G và H lần lượt có các bất biến 2, 2, 32 , 3, 52 và 22 , 33 , 52 , 5. Tuy cùng
cấp nhưng chúng không đẳng cấu với nhau.

G = Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z32 ⊕ Z3 ⊕ Z53  Z22 ⊕ Z33 ⊕ Z52 ⊕ Z5 = H

Vì G không có phần tử cấp 4, còn H thì có. 

Các bất biến của một nhóm aben có thể được ghi thành hàng như sau:

pα1 , ..., pαk


qβ1 , ..., qβk
...
γ
r 1 , ..., rγk

• Số hàng ứng với số ước nguyên tố phân biệt của cấp |G|.
• Số cột ở mỗi hàng luôn bằng nhau (dùng lũy thừa với số mũ 0).
Khi đó, nếu đặt tích của các số trên cùng một cột là (qui ước di ≤ di+1 ) và dùng kết quả

Zm ⊕ Zn ∼
= Zmn ⇔ (m, n) = 1

ta có dạng thứ hai của định lý cơ bản về nhóm aben hữu hạn như trong mệnh đề sau đây.

Mệnh đề 5.4 — Sự phân tích dựa trên các nhân tử bất biến.
Cho G là nhóm aben hữu hạn Khi đó G được phân tích dưới dạng:

G∼
= Zd1 ⊕ · · · ⊕ Zdk

Trong đó di là các số nguyên dương thỏa mãn d1 d2 . . . dk = |G| và di | di+1 . Các số d1 , . . . , dk gọi
là các nhân tử bất biến của nhóm G. 

Nhóm aben Các bất biến Các nhân tử bất biến Sự phân tích
2 , 2
32 , 3
G = Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z32 ⊕ Z3 ⊕ Z53 53 , 50 2250
|{z} 6
|{z} G∼
= Z6 ⊕ Z2250
↓ ↓ d2 d1
2250 6
22 , 22 , 20
32 , 32 , 30
H = Z22 ⊕ Z22 ⊕ Z32 ⊕ Z52 ⊕ Z5 ⊕ Z5 52 , 5 , 5 900
|{z} 20
|{z} 5
|{z} H∼
= Z5 ⊕ Z20 ⊕ Z900
↓ ↓ ↓ d3 d2 d1
900 20 5

5.5 Áp Dụng
Bài 5.1 Có bao nhiêu kiểu nhóm aben cấp 16?

Chứng minh. Ta có
46 Chương 5. NHÓM ABEN HỮU HẠN

Các ước nguyên sơ Các nhân tử bất biến Các kiểu nhóm aben cấp 16
24 16 Z24 = Z16
23 , 2 2, 8 Z23 ⊕ Z2 = Z8 ⊕ Z2
22 , 22 4, 4 Z22 ⊕ Z22 = Z4 ⊕ Z4
22 , 2, 2 2, 2, 4 Z22 ⊕ Z2 ⊕ Z2 = Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z4
2, 2, 2, 2 2, 2, 2, 2 Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z2
Vậy có 5 kiểu nhóm aben cấp 16. 

Bài 5.2 Chứng minh Z72 ⊕ Z84 ∼


= Z36 ⊕ Z168 .

Chứng minh. Ta có Z72 ∼


= Z8 ⊕ Z9 và Z84 ∼
= Z4 ⊕ Z3 ⊕ Z7 do đó

Z72 ⊕ Z84 ∼
= Z8 ⊕ Z9 ⊕ Z4 ⊕ Z3 ⊕ Z7
∼ (Z8 ⊕ Z4 ) ⊕ (Z9 ⊕ Z3 ) ⊕ Z7
=

= (Z8 ⊕ Z9 ⊕ Z7 ) ⊕ (Z4 ⊕ Z3 )

= Z504 ⊕ Z12

Tương tự ta cũng có Z36 ⊕ Z168 ∼


= Z504 ⊕ Z12 , do vậy có điều cần chứng minh. 

Bài 5.3 Hãy phân tích nhóm U60 (nhóm nhân các phần tử khả nghịch trong vành Z60 ) thành tổng
trực tiếp các p−nhóm cyclic.

Chứng minh. Ta biết ϕ(60) = ϕ(22 × 3 × 5) = 2(2 − 1)(3 − 1)(5 − 1) = 16 nên U60 là nhóm aben
có cấp 16. Ở bài 5.1 ta biết có 5 kiểu nhóm aben cấp 16

Z24
Z23 ⊕ Z2
Z22 ⊕ Z22
Z22 ⊕ Z2 ⊕ Z2
Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z2

Mặy khác, 16 phần tử của U60 và cấp của chúng là


x 1 7 11 13 17 19 23 29 31 37 41 43 47 49 53 59
o(x) 1 4 2 4 4 2 4 2 2 4 2 4 4 2 4 2
Vì trong U60 không có phần tử cấp 8, nên các nhóm Z24 và Z23 ⊕ Z2 bị loại. Nhóm Z2 ⊕ Z2 ⊕
Z2 ⊕ Z2 không có phần tử cấp 4 nên cũng bị loại. Nhóm Z22 ⊕ Z22 chỉ có 3 phần tử cấp 2 (là
(2̄, 2̄), (2̄, 0̄), (0̄, 2̄) ) nên cũng bị loại. Vậy U60 ∼
= Z22 ⊕ Z2 ⊕ Z2 . 

Nhận xét: Phương pháp này khó áp dụng chung cho các nhóm Un (khi n lớn). Muốn muốn giải
quyết bài toán khi n lớn (thí dụ n = 1008) cần sử dụng thêm nhiều tính chất số học của Un .

Mệnh đề 5.5 — Tính chất số học của U(n).

1. |U(n)| = ϕ(n).
2. Nếu (m, n) = 1 thì U(mn) ∼= U(m) ⊕U(n).
3. U(n) là nhóm cyclic khi và chỉ khi n ∈ {2, 4, pα , p2α } trong đó p là số nguyên tố lẻ và α
nguyên dương.
4. Với k ≥ 2 thì U(2k ) ∼
= Z2 ⊕ Z2k−2 .

5.5 Áp Dụng 47

Bài 5.4 Trong nhóm G = Z5 ⊕ Z52 ⊕ Z54 , hãy đếm số phần tử ứng với mỗi cấp có thể có.

Chứng minh. Đầu tiên ta chứng minh bổ đề sau: trong nhóm cyclic hai với |hai| = pk trong đó p là
số nguyên tố, chỉ có đúng một nhóm con cấp pd (d < k).
Đặt b = pk−d a và o(b) = pα suy ra pk+α−d a = pα (pk−d a) = pα b = 0 do vậy

pk | pk+α−d ⇒ k ≤ k + α − d ⇒ d ≤ α

Ta có
pd b = pd (pk−d a) = pk a = 0 ⇒ pα | pd ⇒ α 6 d
Vậy α = d hay |hbi| = o(b) = pd . Đảo lại, giả sử x = pm a ∈ hai có cấp pd thì

pk | pm+d ⇒ pm+d = npk ⇒ pm = npk−d

Do đó
x = pm a = npk−d a = nb ∈ hb i
Vậy hxi = hbi, bổ đề được chứng minh hoàn toàn. Nhóm G có cấp |G| = 57 = 78125 nhưng chỉ có
các phần tử cấp 1, 5, 52 , 53 và 54 .
Đếm số phần tử x = (a, b, c) ∈ G mà 5x = 0. Ta có được (5a, 5b, 5c) = 0 khi và chỉ khi a, b, c
lần lượt thuộc các nhóm cấp 5 (duy nhất theo bổ đề) của Z5 , Z52 , Z54 . Số phần tử x mà 5x = 0 là
5 × 5 × 5 = 53 = 125. Suy ra số phần tử cấp 5 là 125 − 1 = 124.
Đếm số phần tử x = (a, b, c) ∈ G mà 52 x = 0. Ta có được (52 a, 52 b, 52 c) = 0 khi và chỉ khi
(a, b) ∈ Z5 × Z52 và c thuộc nhóm con cấp 25 (duy nhất theo bổ đề) của Z54 . Số phần tử x mà
52 x = 0 là 5 × 52 × 52 = 55 = 3125. Suy ra số phần tử cấp 52 là 55 − 53 = 3000.
Đếm số phần tử x = (a, b, c) ∈ G mà 53 x = 0. Ta có được (53 a, 53 b, 53 c) = 0 khi và chỉ khi
(a, b) ∈ Z5 × Z52 và c thuộc nhóm con cấp 125 (duy nhất theo bổ đề) của Z54 . Số phần tử x mà
53 x = 0 là 5 × 52 × 53 = 56 = 15625. Suy ra số phần tử cấp 53 là 56 − 55 = 12500.
Tương tự số phần cấp 54 là 57 − 56 = 62500. 
6. NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH

6.1 Sự Phân Tích Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh Qua Các Nhóm Con Xoắn Và
Không Xoắn
Một nhóm aben A được gọi là hữu hạn sinh nếu nó có một họ sinh hữu hạn: A = ha1 , a2 , . . . , an i
Định nghĩa 6.1
Một nhóm aben gọi là xoắn (hay tuần hoàn) nếu mọi phần tử của nó có cấp hữu hạn. Một nhóm
aben gọi là không xoắn nếu mọi phần tử khác 0 của nó có cấp vô hạn.

Mệnh đề 6.1 Trong nhóm aben G:


• Tập T (G) = {x ∈ G | ∃m ∈ N mx = 0} là nhóm con của G, gọi là nhóm con xoắn của G.
• Nhóm thương G/T (G) không xoắn.


Mệnh đề 6.2 Nếu G là nhóm aben hữu hạn sinh thì nhóm con xoắn T (G) là nhóm hữu hạn. 

Chứng minh. Trước hết ta chứng minh nhóm con của một nhóm aben hữu hạn sinh là hữu hạn sinh.
Giả sử G là một nhóm aben hữu hạn sinh và H à một nhóm con không tầm thường của G. Theo hệ
quả 4.1 thì G là nhóm thương của một nhóm aben tự do F có hạng n. Gọi π : F → G là toàn cấu
chính tắc.
Khi đó π −1 (H) 6 F, nên theo mệnh đề 4.4 thì π −1 (H) là một nhóm aben tự do hạng r ≤ n. Vì
π(π −1 (H)) = H nên cơ sở hữu hạn của π −1 (H) được π chuyển thành hệ sinh hữu hạn của H. Vậy
H hữu hạn sinh.
Do đó nhóm T (G) là hữu hạn sinh. Giả sử T (G) = ht1 , . . . ,tk i, gọi m là số nguyên dương sao
cho mti = 0 với mọi i = 1, k. Khi đó

∀x ∈ T (G) : x = α1t1 + · · · + αk tk

Vì các số αi ∈ Z chỉ lấy giá trị trong phạm vi −m < αi < m nên T (G) chỉ có hữu hạn phần tử. 
50 Chương 6. NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH

Mệnh đề 6.3 Nếu F là nhóm aben hữu hạn sinh không xoắn thì F là nhóm aben tự do hạng
hữu hạn. 

Chứng minh. Giả sử F = hu1 , ..., un i với ui 6= 0, ta quy nạp theo số phần tử sinh n. Với n = 1 thì
F = hu1 i. Vì mu1 = 0 mà u1 6= 0 nên m = 0 tức là u1 độc lập tuyến tính. Vậy u1 là cơ sở của F nên
nhóm F là aben tự do.
Xét trường hợp F = hu1 , ..., un i với n > 1 thì

F = hu1 , ..., un−1 i +hun i


| {z }
H

H là nhóm aben tự do hữu hạn sinh và không xoắn (vì H ≤ F) nên theo giả thiết quy nạp H là nhóm
aben tự do. Gọi cơ sở của H là v1 , . . . , vk . Nếu v1 , ..., vk , un độc lập tuyến tính thì nó là cơ sở của F
suy ra mệnh đề đúng với n. Nếu v1 , ..., vk , un phụ thuộc tuyến tính thì
k
∃α, α1 , ..., αk ∈ Z : αun = ∑ αi vi (∗)
i=1

k
trong đó α 6= 0. Khi đó ∀x = ∑ ri vi + run ∈ F ta có
i=1

k k
(∗)
αx = ∑ αri vi + rαun = ∑ (αri + rαi )vi ∈ H
i=1 i=1

Do đó
ϕ: F → H = hu1 , . . . , un−1 i
x 7→ αx
là một ánh xạ, hơn nữa là đồng cấu nhóm. Vì α 6= 0, F không xoắn nên với x ∈ Ker ϕ thì

ϕ(x) = 0 ⇒ αx = 0 ⇒ x = 0

Suy ra ϕ đơn cấu. Vậy F ∼= Im ϕ 6 H, mà H là nhóm aben tự do nên theo mệnh đề 4.4 thì Im ϕ
cũng là aben tự do. Vậy F cũng tự do, mệnh đề đúng với trường hợp n phần tử sinh. 

Hệ quả 6.1 Nếu G là nhóm aben hữu hạn sinh thì nhóm thương G/T (G) là nhóm aben tự do
hạng n.

Mệnh đề 6.4 Nếu G là nhóm aben hữu hạn sinh thì G ∼


= T (G) ⊕ G/T (G). 

Chứng minh. Ta có toàn cấu π : G  G/T (G). Theo hệ quả 6.1 thì G/T (G) ∼ = Zn . Sử dụng hệ quả
˙ Im θ .
4.2 thì tồn tại đồng cấu θ : G/T (G) → G sao cho π ◦ θ = idG/T (G) và G = Ker π ⊕

G/T (G)
θ /G π / / G/T (G)

Vì π ◦ θ = idG/T (G) nên θ là đơn cấu suy ra G/T (G) ∼


= Im θ , mặt khác ta có Ker π = T (G) nên
G∼= T (G) ⊕ G/T (G). 
6.2 Sự Phân Tích Triệt Để Một Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh 51

6.2 Sự Phân Tích Triệt Để Một Nhóm Aben Hữu Hạn Sinh
Mệnh đề 6.5 Cho nhóm aben hữu hạn sinh G. Khi đó tồn tại các số nguyên k, s ≥ 0 và các số
nguyên α1 , α2 , . . . , αk > 0 cùng với các số nguyên tố p1 ≤ p2 ≤ · · · ≤ pk sao cho

G = Zs ⊕ Z pα1 ⊕ · · · ⊕ Z pk αk
1

trong đó nếu pi = pi+1 thì αi ≤ αi+1 . 

Chứng minh. Theo mệnh đề 6.4 thì G ∼ = T (G) ⊕ G/T (G). Vì G là hữu hạn sinh nên theo hệ quả
∼ s
6.1 thì G/T (G) = Z . Theo mệnh đề 6.2 thì T (G) là nhóm aben hữu hạn, do đó sử dụng định lý 5.1
ta có
T (G) ∼
= Z pa1 ⊕ · · · ⊕ Z pax ⊕ Zqb1 ⊕ · · · ⊕ Zqby ⊕ · · · ⊕ Zrc1 ⊕ · · · ⊕ Zrcz
với a1 > · · · > ax > 1, b1 > · · · > by > 1, . . . , c1 > · · · > cz > 1 trong đó p, q, r là các ước nguyên
tố phân biệt của |G|. Vậy G = Zs ⊕ Z p1 α1 ⊕ · · · ⊕ Z pk αk thỏa các tính chất cần chứng minh. 

Mệnh đề 6.6 Cho nhóm aben hữu hạn sinh G. Khi đó tồn tại các số tự nhiên k, s và các số
nguyên di > 1 với i = 1, k thỏa mãn di | di+1 sao cho G = Zs ⊕ Zd1 ⊕ · · · ⊕ Zdk . 

Chứng minh. Theo mệnh đề 6.4 thì G ∼ = T (G) ⊕ G/T (G). Vì G là hữu hạn sinh nên theo hệ quả
∼ s
6.1 thì G/T (G) = Z . Theo mệnh đề 6.2 thì T (G) là nhóm aben hữu hạn, do đó sử dụng mệnh đề
5.4 ta có
T (G) ∼= Zd1 ⊕ · · · ⊕ Zdk
trong đó di là các số nguyên dương mà di | di+1 . Ta có đpcm. 

Tính duy nhất của sự phân tích triệt để nhóm aben hữu hạn sinh
∼ Zm ⊕ S trong đó T và S là nhóm aben hữu hạn thì n = m và T ∼
Bổ đề Nếu Zn ⊕ T = = S.
Chứng minh. Đặt A = Zn ⊕ T . Ta chứng minh nhóm con xoắn T (A) = 0 ⊕ T . Thật vậy với mọi
a = (x,t) ∈ T (A) ⊂ Zn ⊕ T thì ∃k > 1 sao cho ka = 0. Suy ra

(kx, kt) = 0 ⇒ kx ⇒ x = 0} ⇒ a = (0,t) ∈ 0 ⊕ T


| = 0 {z
x∈Zn

Đảo lại với mọi a = (0,t) ∈ 0 ⊕ T thì tồn tại tại k = |T | > 1 mà ka = 0 ⇒ a ∈ T (A). Do vậy

A/T (A) = (Zn ⊕ T )/(0 ⊕ T ) ∼


= (Zn /0) ⊕ (T /T ) ∼
= Zn ⊕ 0 ∼
= Zn

Nếu Zn ⊕ T ∼ = Zm ⊕ S thì A ∼
= Zm ⊕ S, thực hiện tương tự ta có A/T (A) ∼
= Zm . Vậy Zn ∼
= Zm . Hơn
∼ ∼ ∼
nữa, từ quá trình chứng minh ta thấy T = 0 ⊕ T = T (A) = 0 ⊕ S = S. 

Mệnh đề 6.7 Cho nhóm aben hữu hạn sinh G, nếu G có 2 cách phân tích:

G∼
= Zs ⊕ Z p α1 ⊕ · · · ⊕ Z pk αk
1

trong đó các số nguyên k, s ≥ 0 và các số nguyên α1 , α2 , . . . , αk > 0 cùng với các số nguyên tố
p1 ≤ p2 ≤ · · · ≤ pk thỏa pi = pi+1 thì αi ≤ αi+1 .

G∼
= Zr ⊕ Zqβ1 ⊕ · · · ⊕ Zq βl
1 l
52 Chương 6. NHÓM ABEN HỮU HẠN SINH

trong đó các số nguyên l, r ≥ 0 và các số nguyên β1 , β2 , . . . , βl > 0 cùng với các số nguyên tố
q1 ≤ q2 ≤ · · · ≤ ql thỏa pi = pi+1 thì βi ≤ βi+1 .
Thì s = r, k = l và pi = qi , αi = βi với mọi i = 1, k. 

Chứng minh. Ta có

Zs ⊕ Z p α1 ⊕ · · · ⊕ Z pk αk ∼
=G∼
= Zr ⊕ Zq β1 ⊕ · · · ⊕ Zq βl
1 l
| {z } | 1 {z }
T S

với các nhóm T, S hữu hạn nên theo bổ đề ta có s = r và T ∼


= S. Do sự phân tích nhóm aben hữu
hạn T thành các p−nhóm xiclic là duy nhất nên ta có các kết luận còn lại. 

You might also like