You are on page 1of 183

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

GIÁO TRÌNH
ĐẠI SỐ HIỆN ĐẠI

VINH - 2023
MỤC LỤC

Mục lục 1

Mở đầu 6

1 Môđun 7
1.1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Đại số hiện
đại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.1 Đại số sơ cấp và đại số hiện đại . . . . . . . . . . . 8
1.1.2 Sự phát triển của đại số hiện đại . . . . . . . . . . 9
1.1.3 Đại số hiện đại nghiên cứu các cấu trúc đại số . . . 12
1.2. Nhắc lại các kiến thức cơ sở về nửa nhóm, nhóm, vành
và trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.2.1 Phép toán hai ngôi . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.2.2 Nửa nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.2.3 Nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
1.2.4 Vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
1.2.5 Ước của không, miền nguyên . . . . . . . . . . . . 31
1.2.6 Phần tử khả nghịch, trường . . . . . . . . . . . . . 32
1.2.7 Không gian vectơ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

1
1.2.8 Các cấu trúc con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
1.2.9 Các cấu trúc thương . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
1.2.10 Đồng cấu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
1.3. Các khái niệm cơ bản về môđun . . . . . . . . . . . . . 53
1.3.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . 53
1.3.2 Môđun con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
1.3.3 Môđun thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56
1.3.4 Linh hoá tử của môđun . . . . . . . . . . . . . . . 59
1.3.5 Tổng và giao các môđun con . . . . . . . . . . . . 60
1.3.6 Tập sinh, môđun hữu hạn sinh . . . . . . . . . . . 62
1.3.7 Môđun đơn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
1.4. Đồng cấu môđun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
1.4.1 Định nghĩa và các tính chất cơ bản . . . . . . . . . 65
1.4.2 Môđun các R-đồng cấu . . . . . . . . . . . . . . . 67
1.4.3 Các định lý đồng cấu và đẳng cấu . . . . . . . . . 68
1.5. Tích trực tiếp và tổng trực tiếp các môđun . . . . . . . . . . 71
1.5.1 Tích trực tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
1.5.2 Tổng trực tiếp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
1.5.3 Tổng trực tiếp trong . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
1.5.4 Môđun phân tích được và môđun không phân tích
được . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 80
1.6. Dãy khớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
1.6.1 Phức các môđun . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82

2
1.6.2 Dãy khớp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
1.6.3 Dãy khớp ngắn chẻ ra . . . . . . . . . . . . . . . . 85

Tóm tắt Chương 1 90

Bài tập Chương 1 91

2 Đại số 93
2.1. Các khái niệm cơ bản về đại số . . . . . . . . . . . . . . . . 93
2.1.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
2.1.2 Đại số con, iđêan và đại số thương . . . . . . . . . 95
2.1.3 Đồng cấu đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
2.1.4 Một cách khác để mô tả một đại số . . . . . . . . 98
2.1.5 Đại số hữu hạn sinh . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
2.2. Đại số trên một trường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 101
2.2.1 Chiều của đại số trên một trường . . . . . . . . . . 101
2.2.2 Đại số Quaternion . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
2.2.3 Biểu diễn của một đại số, Định lý Frobenius . . . . 105

Tóm tắt Chương 2 112

Bài tập Chương 2 114

3 Môđun tự do, tích tenxơ và địa phương hoá 116


3.1. Môđun tự do . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 116
3.1.1 Khái niệm môđun tự do . . . . . . . . . . . . . . . 116

3
3.1.2 Cơ sở của môđun tự do . . . . . . . . . . . . . . . 118
3.1.3 Môđun tự do trên một tập . . . . . . . . . . . . . 120
3.2. Tích tenxơ của hai môđun trên vành giao hoán . . . . . . . . 121
3.2.1 Xây dựng tích tenxơ . . . . . . . . . . . . . . . . . 122
3.2.2 Một số tính chất cơ bản của tích tenxơ . . . . . . 128
3.2.3 Tích tenxơ của hai không gian vectơ . . . . . . . . 133
3.3. Địa phương hoá và ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . 135
3.3.1 Vành các thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 135
3.3.2 Môđun các thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . 143
3.3.3 Ứng dụng của địa phương hoá . . . . . . . . . . . 151

Tóm tắt Chương 3 154

Bài tập Chương 3 157

4 Môđun hữu hạn sinh trên vành chính 159


4.1. Môđun tự do trên vành chính . . . . . . . . . . . . . . . . 159
4.1.1 Môđun con của môđun tự do . . . . . . . . . . . . 159
4.1.2 Môđun xoắn và môđun không xoắn . . . . . . . . 162
4.2. Cấu trúc môđun hữu hạn sinh trên vành chính . . . . . . . . 166
4.2.1 Phần tử nguyên tố trong vành giao hoán . . . . . . 166
4.2.2 Định lí phân tích thứ nhất . . . . . . . . . . . . . 167
4.2.3 Định lý phân tích thứ hai . . . . . . . . . . . . . . 175

Tóm tắt Chương 4 180

4
Bài tập Chương 4 182

5
MỞ ĐẦU

6
CHƯƠNG 1

MÔĐUN

Mục tiêu chương

Học xong chương này, học viên có thể:


• Hiểu sơ lược về sự hình thành và phát triển của Đại số hiện
đại;

• Trình bày được khái niệm môđun và các khái niệm liên quan
như: môđun con, môđun thương, tập sinh, môđun hữu hạn
sinh, đồng cấu môđun, tích trực tiếp và tổng trực tiếp các
môđun, dãy khớp các môđun;

• Nhìn nhận các cấu trúc đại số đã học như không gian vectơ,
nhóm Abel, vành, iđêan, trường như là những trường hợp
đặc biệt của môđun.

7
1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Đại
số hiện đại

1.1.1 Đại số sơ cấp và đại số hiện đại

Lần đầu tiên mở một cuốn giáo trình về đại số hiện đại và lướt qua
mục lục, chúng ta thường bị ấn tượng bởi sự xa lạ của hầu hết mọi thuật
ngữ, chủ đề trong đó. Đại số là một môn học chúng ta biết rất rõ ở chương
trình toán học phổ thông, nhưng ở đây trông nó khác biệt một cách đáng
ngạc nhiên.
Trong đại số sơ cấp, chúng ta đã học các phép toán cơ bản và các
phương pháp đại số. Chúng ta đã chuyển các vấn đề của thực tiễn thành
các phương trình và giải các phương trình này để có câu trả lời bằng số.
Kỹ thuật này cho phép chuyển các vấn đề phức tạp thành các phép toán,
là cơ sở cho tất cả các công việc tiếp theo trong toán học. Tuy nhiên,
đại số không chỉ là một kỹ thuật, nó cũng là một nhánh học tập, một
môn học, giống như giải tích, vật lý hay hóa học. Đó là một thể thống
nhất và khối kiến thức chặt chẽ có thể được nghiên cứu một cách có hệ
thống. Vì thế, sự khác biệt đầu tiên giữa khóa học sơ cấp và khóa học
nâng cao hơn về đại số là trước đây chúng ta tập trung vào kỹ thuật còn
bây giờ chúng ta sẽ phát triển nhánh toán học gọi là đại số một cách
có hệ thống. Các ý tưởng và nguyên tắc chung sẽ được ưu tiên hơn việc
giải các bài toán cụ thể. Đại số ở cấp độ nâng cao hơn thường được mô
tả là đại số hiện đại hoặc trừu tượng. Trên thực tế, cả hai mô tả này
đều không thật chính xác. Một trong những khám phá vĩ đại của đại
số mà ngày nay gọi là lý thuyết Galois đã được biết đến từ đầu những
năm 1800. Các mục tiêu rộng lớn của đại số đã được Leibniz phát biểu

8
rõ ràng vào thế kỷ XVII. Như vậy, rốt cuộc, đại số “hiện đại” không hiện
đại lắm! Nó trừu tượng đến mức độ nào? Phải hiểu rằng, có những vấn
đề trừu tượng đối với người này nhưng lại rất quen thuộc đối với người
khác. Khuynh hướng trừu tượng trong toán học cũng được thay đổi theo
thời gian: Điều gây sốc ở giai đoạn này có thể trở thành điều hiển nhiên
ở giai đoạn tiếp theo. Điều đó đúng trong suốt lịch sử của toán học. Ví
dụ, 1000 năm trước số âm được coi là một ý tưởng điên rồ vì thời đó các
con số là dùng để đếm. Các chuyên gia về hậu cần và các chuyên gia về
tính toán ngày đó đã sử dụng số âm như một sự trợ giúp trong tính toán
của họ. Họ coi những con số này là một sự hư cấu hữu ích, vì nếu tin
vào chúng thì mọi phương trình tuyến tính ax + b = 0 đều có nghiệm
(cụ thể là x = −b/a, miễn là a khác 0). Ngay cả nhà toán học vĩ đại
Diophantus cũng từng mô tả nghiệm của phương trình 4x + 6 = 2 là một
số vô lý. Ý tưởng của một hệ thống số bao gồm các số âm là quá trừu
tượng đối với nhiều người ở thế kỷ thứ X! Lịch sử của các số phức cũng
tương tự. Hàng trăm năm, các nhà toán học từ chối chấp nhận chúng vì
họ không thể tìm thấy ví dụ cụ thể hoặc các ứng dụng. Bây giờ chúng
đã trở thành một công cụ cơ bản của vật lý. Những năm trước đây, lý
thuyết tập hợp được coi là rất trừu tượng, và những điều mà ngày nay
phổ biến khác cũng vậy. Nhiều khái niệm trừu tượng của đại số hiện đại
đã được các nhà khoa học, kỹ sư và chuyên gia máy tính sử dụng trong
công việc hàng ngày của họ. Chúng sẽ sớm trở nên “cụ thể” và đến lúc
đó sẽ có những “sự trừu tượng hóa” mới.

1.1.2 Sự phát triển của đại số hiện đại

Đại số đã phát triển đáng kể, đặc biệt là trong 100 năm qua. Sự phát
triển của nó liên kết chặt chẽ với sự phát triển của các ngành toán học

9
khác dưới sự ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng triết học và vai trò của
logic.
Đại số sơ cấp ứng với thời kỳ cổ điển của đại số, kéo dài khoảng 300
năm từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Có thể nói rằng giai đoạn này, đại
số được hình thành về cơ bản là khoa học giải các phương trình. Thuật
ngữ "đại số" (aljebr trong tiếng Ả Rập) lần đầu tiên được sử dụng bởi
Mohammed Kharizm, một giáo viên Toán ở Baghdad trong thế kỷ thứ
IX ở tiêu đề của một cuốn sách về chủ đề này. Thuật ngữ này có thể
được dịch là "đoàn tụ" và mô tả các phương pháp để giải phương trình.
Ông đã viết tất cả các phương trình của mình thành lời vì khi đó các
phép toán đại số chưa được phát minh. Phép toán đại số được phát triển
vào những năm 1500 bao gồm các phép toán số học như cộng, trừ, nhân,
chia, lũy thừa, khai căn và các ký hiệu để nhóm các biểu thức (chẳng
hạn như dấu ngoặc đơn), và quan trọng nhất là sử dụng chữ cái cho các
biến. Sau khi phép toán đại số được phát triển, toán học đã phát triển
mạnh mẽ vào những năm 1600. Tọa độ, hình học giải tích và phép tính
với đạo hàm, tích phân và chuỗi được phát triển trong thế kỷ đó.
Nhiều nơi khác trên thế giới cũng đã xuất hiện đại số và phát triển
theo những khía cạnh khác nhau. Các nhà toán học Trung Quốc cổ đại
đã giải các hệ phương trình tuyến tính và sau đó phát triển thành các
thuật toán để tìm nghiệm của đa thức bậc cao. Các khía cạnh khác nhau
của lý thuyết số đã được nghiên cứu ở Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạp.
Thành tựu vĩ đại của đại số ở thế kỷ 16 là đưa ra phương pháp giải cho
phương trình bậc ba và bậc bốn. Trong 200 năm tiếp theo, nhiều nhà
Toán học đã cố gắng giải quyết bài toán giải phương trình bậc lớn hơn
hoặc bằng 5 nhưng không mang lại kết quả. Vô cùng ngạc nhiên khi năm
1824, N. Abel đã chỉ ra rằng không tồn tại bất kỳ công thức nào (theo

10
nghĩa thông thường mà chúng ta nghĩ đến) cho nghiệm của một phương
trình đại số có bậc lớn hơn hoặc bằng 5. Khám phá giật gân này đã kết
thúc cái được gọi là thời đại cổ điển của đại số. Trong suốt thời đại này,
đại số được hình thành về cơ bản là khoa học giải các phương trình, và
như vậy nhiệm vụ này rõ ràng đã đạt được. Trong những năm sau đó,
đại số sẽ xuất hiện các xu hướng mới.
Trong khoảng thời gian N. Abel thực hiện khám phá đáng chú ý của
mình, một số nhà toán học ở Châu Âu bắt đầu đặt ra các câu hỏi về
đại số mà trước đó chưa bao giờ được xem xét. Nghiên cứu của họ trong
các ngành toán học khác nhau đã khiến họ khảo sát "đại số" theo những
quan điểm rất khác thường và từ đó họ phải tìm ra câu trả lời cho những
câu hỏi không liên quan gì đến việc giải phương trình. Công trình của
họ có những ứng dụng quan trọng, và đã sớm buộc các nhà toán học mở
rộng đáng kể quan niệm của họ về đại số. Các dạng đại số mới xuất hiện
như một sự phát triển hoàn toàn tự nhiên liên quan đến ứng dụng của
toán học vào các bài toán thực tế. Chẳng hạn đại số ma trận, người ta
nhận thấy có thể sử dụng ma trận thay thế cho hệ phương trình tuyến
tính, từ đó các phép toán cộng hai ma trận, nhân hai ma trận ra đời.
Một loại đại số thậm chí còn kỳ lạ hơn đã được phát triển vào giữa thế
kỷ 19 bởi một người Anh tên là George Boole. Đại số này, sau này được
đặt tên là đại số boolean theo tên người phát minh ra nó. Đại số này là
đại số trên các tập hợp với các phép toán hợp và và giao các tập hợp. Đại
số này đã trở thành một công cụ quen thuộc cho những người làm việc
với mạng điện, hệ thống máy tính, mật mã,.... Các đại số phát sinh trong
nhiều bối cảnh khác nhau, thường liên quan đến các vấn đề khoa học. Có
các đại số “phức tạp” và “siêu phức tạp” như đại số vectơ, đại số tenxơ
và nhiều loại đại số khác. Ngày nay, người ta ước tính rằng có hơn 200

11
loại đại số khác nhau đã được nghiên cứu, mỗi loại đều được phát sinh
do liên quan đến một số ứng dụng hoặc nhu cầu cụ thể. Khi các dạng đại
số mới bắt đầu thu hút sự chú ý của các nhà toán học, nhận thức về đại
số không còn quan niệm đơn thuần là khoa học giải các phương trình,
nó đã được xem như là một nhánh của toán học có khả năng tiết lộ các
nguyên tắc chung áp dụng cho tất cả các đại số khác.

1.1.3 Đại số hiện đại nghiên cứu các cấu trúc đại số

Theo nghĩa chung nhất, mọi đại số đều bao gồm một tập hợp (một
tập hợp các số, một tập hợp các ma trận hoặc bất kỳ loại tập hợp nào
khác) và một số phép toán nhất định trên tập hợp đó. Một phép toán
chỉ đơn giản là một cách kết hợp hai phần tử bất kỳ của một tập hợp để
tạo ra một phần tử thứ ba duy nhất của cùng một tập hợp đó. Do đó,
chúng ta được dẫn đến khái niệm hiện đại về cấu trúc đại số. Một cấu
trúc đại số được hiểu là là một tập hợp tùy ý cùng với một hoặc nhiều
phép toán được xác định trên đó. Và khi đó đại số được định nghĩa là
nghiên cứu các cấu trúc đại số.
Điều quan trọng là chúng ta phải nhận thức được tính tổng quát của
khái niệm cấu trúc đại số. Bất kỳ tập hợp nào, với một quy tắc (hoặc
một số quy tắc) để kết hợp các phần tử của nó đã là một cấu trúc đại
số. Chẳng hạn, xét tập hợp tất cả các màu (bao gồm các màu đơn sắc
và màu trộn) và phép toán là phép trộn hai màu bất kỳ để tạo ra một
màu mới. Điều này có thể hình thành một cấu trúc đại số. Nó tuân theo
một số quy tắc nhất định, chẳng hạn như luật giao hoán (trộn màu đỏ và
xanh lam cũng giống như trộn màu xanh lam và đỏ). Tương tự như thế
đối với tập hợp tất cả các âm thanh âm nhạc với phép toán kết hợp hai
âm thanh bất kỳ tạo ra một sự kết hợp mới (có thể hài hòa hoặc không

12
hài hòa).
Khái niệm cấu trúc đại số không được chấp nhận hoàn toàn cho đến
đầu thế kỷ 20. Khi khái niệm chung về cấu trúc đại số trở nên quen
thuộc hơn, nó nhất định có ảnh hưởng sâu sắc đến những gì các nhà đại
số nhận thức được. Rõ ràng mục đích của đại số là nghiên cứu các cấu
trúc đại số. Lý tưởng nhất là nó hướng đến mục tiêu trở thành một khoa
học tổng quát về các cấu trúc đại số và có ứng dụng cho các trường hợp
cụ thể, do đó nó có liên hệ với đại số trước đó.
Phương pháp tiên đề chắc chắn là phát minh đáng chú ý nhất của
thời cổ đại, và theo một nghĩa nào đó nó rất khó hiểu. Phương pháp tiên
đề được phổ biến bởi Euclid đã trở thành nguyên mẫu của toán học hiện
đại. Từ giữa thế kỷ XIX, phương pháp tiên đề đã được chấp nhận là
cách duy nhất đúng để biểu thị các kiến thức toán học. Để hiểu tại sao
phương pháp tiên đề thực sự là trung tâm của toán học, chúng ta phải
lưu ý một điều rằng, toán học về bản chất là trừu tượng. Ví dụ, trong
hình học, các đường thẳng không chỉ như một sợi chỉ bị kéo căng, mà
là một khái niệm thu được bằng cách bỏ qua tất cả các thuộc tính của
sợi chỉ bị kéo căng ngoại trừ đặc điểm kéo dài theo một hướng. Tương
tự, khái niệm về một hình hình học là kết quả của việc lý tưởng hóa tất
cả các thuộc tính của các đối tượng thực tế và chỉ giữ lại các mối quan
hệ không gian của chúng. Khi các đối tượng của toán học là những khái
niệm trừu tượng, chúng ta phải thu nhận kiến thức về chúng bằng các
suy luận logic chứ không phải bằng quan sát hay thử nghiệm (vì làm sao
người ta có thể thử nghiệm với một suy nghĩ trừu tượng?). Nhận xét này
áp dụng rất thích hợp cho đại số hiện đại. Khái niệm về cấu trúc đại số
thu được bằng cách lý tưởng hóa tất cả sự kiện cụ thể của đại số. Chúng
ta bỏ qua các thuộc tính của các đối tượng cụ thể của đại số (chúng có

13
thể là các số, hoặc ma trận, hoặc bất cứ thứ gì) và chuyển sự chú ý sang
cách chúng kết hợp với nhau theo các phép toán đã cho. Trong thực tế,
giống như việc chúng ta không quan tâm đến các phần tử trong một tập
hợp là gì, chúng ta cũng bỏ qua các tác động trên đó mà chỉ quan tâm
đến các phương trình và bất phương trình được thoả mãn trên tập hợp
đó, vì chỉ những phương trình này có liên quan đến đại số. Nhiều thứ
khác có thể bị loại bỏ và các phương trình và bất phương trình có thể
được suy ra từ các suy luận logic, giống như các mối quan hệ không gian
được suy ra trong hình học.
Vào giữa thế kỷ 19, các đại số mới xuất hiện như một bước ngoặt
trong nghiên cứu toán học, các nhà toán học dần dần khám phá ra rằng
tất cả các định luật trong đại số có thể bắt nguồn từ một vài sự kiện rất
đơn giản và cơ bản. Điều này cũng tương đồng với khám phá của Euclid
rằng một vài định đề hình học rất đơn giản là đủ để chứng minh tất cả
các định lý của hình học. Hiện tượng tương tự trong đại số là một số
phương trình đại số đơn giản cung cấp một cách tự nhiên như các tiên
đề, và từ đó, tất cả các sự kiện khác có thể được chứng minh. Chẳng hạn,
cho A là một tập hợp tuỳ ý và trên A có một phép toán *. Nếu phương
trình

a∗b=b∗a (1.1)

đúng với mọi phần tử a và b bất kỳ trong A thì ta nói phép toán * có
tính giao hoán. Điều đó có nghĩa là giá trị của a ∗ b (hoặc b ∗ a) không
phụ thuộc vào thứ tự a và b. Nếu phương trình

a ∗ (b ∗ c) = (a ∗ b) ∗ c (1.2)

đúng với ba phần tử bất kỳ a, b và c trong A thì ta nói phép toán * có


tính kết hợp. Nhớ rằng một phép toán là một quy tắc để kết hợp hai

14
phần tử bất kỳ, vì vậy nếu chúng ta muốn kết hợp ba yếu tố ta có thể
làm như vậy theo những cách khác nhau. Nếu chúng ta muốn kết hợp
a, b và c mà không thay đổi chúng theo thứ tự thì ta có thể kết hợp a
với kết quả của việc kết hợp b và c, kết quả này tạo ra a ∗ (b ∗ c); hoặc
trước tiên có thể kết hợp a với b, sau đó kết hợp kết quả với c, tạo ra
(a ∗ b) ∗ c. Luật kết hợp khẳng định rằng hai cách kết hợp ba yếu tố này
(mà không thay đổi thứ tự của chúng) mang lại cùng một kết quả. Nếu
tồn tại phần tử e trong A sao cho

e ∗ a = a và a ∗ e = a với mọi a ∈ A (1.3)

thì ta gọi nó là phần tử đơn vị của phép toán *. Phần tử đơn vị của phép
toán * đôi khi được gọi là phần tử trung hoà vì nó có thể kết hợp được
với bất kỳ phần tử a nào mà không làm thay đổi a. Ví dụ, 0 là phần tử
đơn vị của phép cộng và 1 là phần tử đơn vị của phép nhân trên tập hợp
các số thực R. Với mọi phần tử a trong A, nếu tồn tại một phần tử a−1
trong A sao cho

a ∗ a−1 = e và a−1 ∗ a = e (1.4)

thì ta nói mọi phần tử của A đều khả nghịch đối với phép toán *. Ý nghĩa
của nghịch đảo là sự kết hợp của bất kỳ yếu tố nào với nghịch đảo của
nó tạo ra phần tử đơn vị (người ta có thể nói nghịch đảo của a “trung
hòa” a). Ví dụ, nếu A là một tập hợp các số và phép toán là phép cộng
thì số nghịch đảo của số a bất kỳ là −a; nếu phép toán là phép nhân thì
nghịch đảo của số a bất kỳ khác 0 là 1/a. Bây giờ ta giả sử rằng trên tập
hợp A có phép toán thứ hai, ký hiệu là ⊥. Nếu phương trình

a ∗ (b⊥c) = (a ∗ b)⊥(a ∗ c) (1.5)

đúng với ba phần tử bất kỳ a, b và c trong A thì ta nói * phân phối trên
⊥. Nếu có hai phép toán trên cùng một tập hợp, chúng phải tương tác

15
theo một cách nào đó; nếu không sẽ không cần phải xem xét chúng cùng
nhau. Luật phân phối là cách phổ biến nhất (nhưng không phải là cách
duy nhất) cho hai phép toán có quan hệ với nhau. Có những luật “cơ
bản” khác ngoài năm luật chúng ta vừa thấy, nhưng đây là những luật
phổ biến nhất. Các đại số quan trọng nhất có các tiên đề được chọn từ
chúng. Ví dụ, ngày nay khi ta nói về vành, có nghĩa ta đang nói đến một
tập hợp A với hai phép toán được ký hiệu là + và ·, thoả mãn các tiên
đề sau: Phép cộng có tính chất giao hoán, kết hợp, có một phần tử đơn
vị (thường được ký hiệu là 0) và mọi phần tử a ∈ A đều có một nghịch
đảo (phần tử đối) −a; phép nhân có tính kết hợp, có phần tử đơn vị 1
và phân phối đối với phép cộng. Đại số ma trận là một ví dụ cụ thể của
vành, ở đó tất cả các định luật của đại số ma trận có thể được chứng
minh từ các tiên đề trước đó. Có rất nhiều ví dụ khác về vành như vành
số, vành hàm, .... Thay vì chứng minh lặp đi lặp lại cùng một công thức
cho số, cho ma trận, ..., ngày nay ta chỉ cần chứng minh rằng công thức
đúng trong các vành là đủ, và khi đó dĩ nhiên nó sẽ đúng đối với tất cả
ví dụ cụ thể khác nhau về vành. Bằng cách thay đổi sự lựa chọn các tiên
đề, chúng ta có thể tiếp tục tạo ra các hệ tiên đề mới của đại số. Việc
thiết lập các hệ thống tiên đề trong đại số là do tính phổ biến của chúng
trong nhiều đối tượng cụ thể. Tất cả các đại số mới quan trọng đã được
tạo ra bằng cách này.
Quá trình lựa chọn những gì có liên quan và bỏ qua mọi thứ khác là
bản chất của sự trừu tượng. Loại trừu tượng này rất tự nhiên đối với con
người chúng ta, đến nỗi chúng ta thực hành nó mọi lúc mà không cần ý
thức được việc làm đó. Phong trào hướng tới tiên đề và trừu tượng trong
đại số hiện đại bắt đầu vào khoảng những năm 1830 và được hoàn thành
100 năm sau. Ban đầu, phong trào này còn mang tính thăm dò, không ý

16
thức rõ ràng về mục tiêu của nó, nhưng về sau nó đã trở thành xu hướng
khi hội nhập được với các nhánh khác của toán học. Suy nghĩ của nhiều
nhà toán học vĩ đại đóng vai trò quyết định, nhưng có lẽ không ai để lại
ấn tượng sâu sắc và lâu dài hơn nhà toán học người Pháp tên là Évariste
Galois. Galois đã tạo ra lý thuyết ban đầu khổng lồ của mình về đại số.
Điều mà Galois đã làm là gắn vấn đề tìm nghiệm của các phương trình
với những khám phá mới về nhóm các hoán vị. Ông đã mô tả chính xác
phương trình nào từ bậc 5 trở lên có nghiệm kiểu truyền thống và những
loại khác thì không. Trong quá trình đó, Ông đã giới thiệu một số khái
niệm đầu tiên đáng kinh ngạc, tạo thành khuôn khổ của tư duy đại số
cho đến ngày nay. Mặc dù Galois đã không sử dụng phương pháp tiên đề
(thứ chưa được biết đến vào thời của ông), nhưng tư tưởng trừu tượng
về cấu trúc đại số được thể hiện rõ ràng trong công trình của ông. Đại
số ngày nay được thiết kế theo tiên đề, và do đó nó trừu tượng. Các nhà
toán học nghiên cứu cấu trúc đại số từ quan điểm chung, so sánh các
cấu trúc khác nhau và tìm mối quan hệ giữa chúng. Sự trừu tượng hóa
và khái quát hóa này có vẻ phi thực tế, nhưng sự thực không phải vậy!
Phương pháp tiếp cận trong đại số đã tạo ra các phương pháp mới mạnh
mẽ để “đại số hóa” các phần khác nhau của toán học và khoa học, xây
dựng các vấn đề chưa từng được xây dựng trước đây, và tìm ra các loại
giải pháp hoàn toàn mới.
Đại số trở nên tổng quát hơn và trừu tượng hơn vào những năm 1800
khi có nhiều cấu trúc đại số được phát minh. Hamilton (1805 -1865) đã
phát minh ra quaternion và Grassmann (1809-1977) đã phát triển ra đại
số ngoài vào những năm 1840, cả hai đều dẫn đến khái niệm không gian
vectơ.
Nhóm được phát triển trong những năm 1800, đầu tiên là nhóm các

17
phép thế hoặc nhóm các hoán vị cụ thể, sau đó vào những năm 1850,
Cayley (1821-1895) đã đưa ra định nghĩa chung cho một nhóm.
Trước khi khái niệm trường được định nghĩa vào cuối những năm 1800,
một số hướng nghiên cứu trong trong toán học đã đề cập đến trường các
số thực, trường các số hữu tỉ và trường số phức nhưng không có khái
niệm tổng quát.
Vành cũng được nghiên cứu vào những năm 1800. Noether (1882-1935)
đã đưa ra khái niệm tổng quát về vành giao hoán vào năm 1921, khái
niệm này sau đó được khái quát hóa để bao gồm cả các vành không giao
hoán.
Một khái niệm có thể nói là "hiện đại" nhất của đại số đó là môđun
vì nó có khả năng thống nhất các khái niệm nhóm Abel, vành, trường,
không gian vectơ. Một môđun là một tổng quát của khái niệm không
gian vectơ, trong đó trường các vô hướng được thay thế bằng một vành.
Khái niệm môđun cũng là tổng quát hóa của khái niệm nhóm Abel, vì
mỗi nhóm Abel chính là một môđun trên vành các số nguyên Z. Khái
niệm chung về một môđun lần đầu tiên được bắt gặp vào những năm
1860 cho đến những năm 1880 trong công trình của R. Dedekind và L.
Kronecker, dành cho số học của số đại số và các trường hàm. Cũng trong
khoảng thời gian này, các nghiên cứu về đại số kết hợp hữu hạn chiều,
đặc biệt là đại số nhóm của các nhóm hữu hạn (B. Pierce, F. Frobenius),
đã dẫn đến việc nghiên cứu các iđêan của một số vành không giao hoán.
Ban đầu, lý thuyết môđun được phát triển chủ yếu như một lý thuyết
về các iđêan của vành. Sau đó, trong các công trình của E. Noether và
W. Krull, người ta mới nhận thấy rằng sẽ thuận tiện hơn khi xây dựng
và chứng minh nhiều kết quả dưới dạng các môđun tùy ý, chứ không chỉ
cho các iđêan. Những phát triển tiếp theo của lý thuyết môđun được kết

18
nối với việc áp dụng các phương pháp và ý tưởng của lý thuyết phạm
trù, đặc biệt là các phương pháp đại số đồng điều.
Ngày nay, môđun có liên quan rất chặt chẽ với lý thuyết biểu diễn của
các nhóm. Chúng cũng là một trong những khái niệm trung tâm của đại
số giao hoán và đại số đồng điều và được sử dụng rộng rãi trong hình
học đại số và tôpô đại số.
Trong chương trình đào tạo cử nhân ngành Toán, chúng ta đã được
biết về các cấu trúc đại số như nửa nhóm, nhóm, vành và trường thông
qua môn Đại số đại cương. Vì vậy, để tiếp cận sâu hơn với đại số hiện
đại, trong môn học này chúng ta sẽ tìm hiểu về môđun để từ đó nhìn
nhận các cấu trúc đại số đã học như không gian vec tơ, nhóm Abel, vành,
iđêan, trường như là những trường hợp đặc biệt của môđun.

1.2 Nhắc lại các kiến thức cơ sở về nửa nhóm,


nhóm, vành và trường

Học viên đã được học về các cấu trúc đại số nửa nhóm, nhóm, vành
và trường ở bậc đại học, thông qua học phần Đại số đại cương. Để giúp
học viên nhớ lại những khái niệm này, sau đây chúng ta nhắc lại chúng
một cách vắn tắt.

1.2.1 Phép toán hai ngôi

1.2.1.1 Định nghĩa. Cho X là một tập hợp khác rỗng. Một phép toán
hai ngôi trên X là một ánh xạ từ X × X đến X.
Phép toán hai ngôi thường được gọi tắt là phép toán.

19
1.2.1.2 Chú ý. Giả sử f là một phép toán trên tập hợp X . Khi đó

f :X ×X → X
(x, y) 7→ f (x, y)

là một ánh xạ. Với x, y ∈ X , phần tử f (x, y) ∈ X thường được viết là


xf y.
Phép toán hai ngôi thường được kí hiệu bởi: (.), (+), (∗), (?), >,
⊥, . . . . Nếu phép toán f được kí hiệu theo lối nhân và f được gọi là phép
nhân thì xf y được viết là x.y (hoặc viết gọn là xy ) và nó được gọi là tích
của x và y . Nếu phép toán f được kí hiệu theo lối cộng và f được gọi là
phép cộng thì xf y được kí hiệu là x + y và nó được gọi là tổng của x và
y . Để thuận tiện, khi nghiên cứu những tính chất chung của phép toán
người ta thường kí hiệu phép toán theo lối nhân.
Nói chung, f (x, y) 6= f (y, x) (chẳng hạn khi f đơn ánh). Do đó cần
chú ý đến thứ tự viết các phần tử x và y .

1.2.1.3 Ví dụ. (1) Phép cộng, phép nhân các số thông thường là các
phép toán trên các tập hợp số N, Z, Q, R, C. Phép trừ là phép toán trên
Z, nhưng không phải là phép toán trên N.
(2) Cho X là một tập hợp. Kí hiệu P(X) là tập hợp tất cả các tập
con của X . Khi đó phép hợp ∪, phép giao ∩ các tập hợp là những phép
toán trên P(X).
(3) Cho X là một tập hợp. Kí hiệu m(X) là tập hợp tất cả các ánh
xạ từ X đến X . Phép hợp thành ánh xạ là một phép toán trên m(X).
(4) Cho n là một số nguyên dương. Trên tập hợp M(n, R) các ma trận
vuông thực cấp n, ta có các phép toán là phép cộng ma trận và phép
nhân ma trận.

20
(5) Cho m, n là các số nguyên dương phân biệt. Phép cộng ma trận
là một phép toán trên tập hợp M(m × n, R) các ma trận thực cỡ m × n.
Phép nhân ma trận không phải là phép toán trên tập hợp này.
(6) Phép mũ hóa ab là một phép toán trên tập các số tự nhiên khác
không N∗ .
(7) Cho n > 1 là một số nguyên. Trên tập hợp Zn các số nguyên
môđun n, các tương ứng

+ : Zn × Zn → Zn
(a, b) 7→ a + b

. : Zn × Zn → Zn
(a, b) 7→ ab

là các ánh xạ. Thật vậy, nếu (a, b) = (a0 , b0 ), tức a = a0 và b = b0 thì ta
có thể kiểm tra thấy a + b = a0 + b0 và ab = a0 b0 . Do đó, ta có phép toán
cộng và phép toán nhân trên Zn , xác định như sau:

a + b = a + b, a b = ab, ∀a, b ∈ Zn . (1.6)

1.2.1.4 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X đã cho phép toán ∗.

(1) Phép toán ∗ được gọi là có tính chất kết hợp nếu

(x ∗ y) ∗ z = x ∗ (y ∗ z), ∀x, y, z ∈ X.

(2) Phép toán ∗ được gọi là có tính chất giao hoán nếu

x ∗ y = y ∗ x, ∀x, y ∈ X.

21
(3) Giả sử trên X cho hai phép toán > và ⊥. Ta nói rằng:
- Phép toán > có tính chất phân phối bên trái đối với phép toán ⊥
nếu
x>(y⊥z) = (x>y)⊥(x>z), ∀x, y, z ∈ X.

- Phép toán > có tính chất phân phối bên phải đối với phép toán ⊥
nếu
(y⊥z)>x = (y>x)⊥(z>x), ∀x, y, z ∈ X.

Nếu phép toán > vừa phân phối bên trái vừa phân phối bên phải
đối với phép toán ⊥ thì ta nói phép toán > phân phối đối với phép
toán ⊥.

1.2.1.5 Ví dụ. (1) Tất cả các phép toán ở Ví dụ 1.2.1.3 không kể phép
trừ trên Z và phép mũ hóa trên N∗ đều có tính kết hợp.
(2) Phép trừ trên Z và Phép mũ hóa trên N∗ là các ví dụ về phép toán
không có tính kết hợp.
(3) Các phép toán ở Ví dụ 1.2.1.3 (1), (2), (5), (7) (không kể phép trừ
trên Z) đều có tính chất giao hoán.
(4) Phép hợp thành ánh xạ trên m(X) (xem Ví dụ 1.2.1.3 (3)) và phép
nhân ma trận trên M(n, R) (xem Ví dụ 1.2.1.3, (4)) đều không có tính
chất giao hoán.
(5) Trên R phép nhân phân phối đối với phép cộng (chú ý rằng phép
cộng không phân phối đối với phép nhân).
(6) Trên tập P(X), phép giao phân phối đối với phép hợp và phép
hợp cũng phân phối đối với phép giao.
(7) Trên Zn , phép nhân phân phối đối với phép cộng (xem 1.6).

22
1.2.1.6 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X đã cho phép toán ∗.
(1) Phần tử e ∈ X được gọi là đơn vị trái của phép toán ∗ nếu

e ∗ x = x, ∀x ∈ X.

(2) Phần tử e ∈ X được gọi là đơn vị phải của phép toán ∗ nếu

x ∗ e = x, ∀x ∈ X.

(3) Phần tử e ∈ X được gọi là đơn vị của phép toán ∗ nếu e vừa là
đơn vị trái vừa là đơn vị phải.

1.2.1.7 Ví dụ. (1) Số 0 là đơn vị của phép cộng và số 1 là đơn vị của


phép nhân trên R.
(2) Cho X là một tập hợp khác rỗng. Khi đó, ánh xạ đồng nhất 1X
là đơn vị của phép hợp thành ánh xạ trên m(X) vì 1X ∈ m(X) và
1X f = f = f 1X , ∀f ∈ m(X).
(3) Phép cộng ma trận trên M(m × n, R) có đơn vị là ma trận không
θ cỡ m × n. Phép nhân ma trận trên M(n, R) có đơn vị là ma trận đơn
vị In .
(4) Cho X là một tập hợp. Phép hợp ∪ trên P(X) có đơn vị là tập
rỗng ∅. Phép giao ∩ trên P(X) có đơn vị là tập X.
(5) Cho n > 1 là một số nguyên. Phép cộng trên Zn có đơn vị là 0.
Phép nhân trên Zn có đơn vị là 1 (xem 1.6).
(6) Phép trừ trên R không có đơn vị. Vì giả sử nó có phần tử đơn vị
là e ∈ R thì x − e = x. Suy ra e = 0. Tuy nhiên 0 − x = −x 6= x = x − 0
khi x 6= 0. Vì thế 0 là đơn vị phải nhưng không phải là đơn vị của phép
trừ trên R.

23
(7) Phép mũ hóa trên N∗ có đơn vị phải là 1 vì n1 = n, ∀n ∈ N∗
nhưng không có đơn vị trái. Do đó phép mũ hoá trên N∗ không có đơn
vị.

1.2.1.8 Chú ý. Nếu một phép toán hai ngôi trên X có một đơn vị trái
e0 và một đơn vị phải e00 thì e0 = e00 (vì chúng đều bằng e0 e00 ). Từ đó ta
suy ra mỗi phép toán hai ngôi có nhiều nhất một phần tử đơn vị. Thông
thường, nếu phép toán được kí hiệu theo lối cộng thì phần tử đơn vị được
gọi là phần tử không và kí hiệu là 0.

1.2.1.9 Định nghĩa. Giả sử phép toán ∗ trên tập hợp X có đơn vị là e.
Cho x ∈ X.

(1) Phần tử y ∈ X được gọi là nghịch đảo trái (tương ứng phải) của x
nếu y ∗ x = e.

(2) Phần tử y ∈ X được gọi là nghịch đảo phải của x nếu x ∗ y = e.

(3) Phần tử y được gọi là nghịch đảo của x nếu nó vừa là nghịch đảo
trái, vừa là nghịch đảo phải.

1.2.1.10 Chú ý. Do tính đối xứng của x và y trong định nghĩa, nếu y
là nghịch đảo của x thì x cũng là nghịch đảo của y .
Nếu phép toán ∗ trên X có tính chất kết hợp thì phần tử nghịch đảo
của x ∈ X nếu có là duy nhất. Thật vậy, nếu y, y 0 là hai phần tử nghịch
đảo của x thì y = y ∗ e = y ∗ (x ∗ y 0 ) = (y ∗ x) ∗ y 0 = e ∗ y 0 = y 0 .
Nếu phép toán trên X được kí hiệu theo lối nhân thì phần tử nghịch
đảo của x được kí hiệu là x−1 . Khi đó ta nói phần tử x là khả nghịch
trong X. Nếu phép toán trên X được kí hiệu theo lối cộng thì phần tử
nghịch đảo của x ∈ X được gọi là phần tử đối của x và kí hiệu là −x.

24
1.2.1.11 Ví dụ. (1) Đối với phép nhân trên R (có đơn vị là 1) mọi phần
tử x 6= 0 đều có nghịch đảo là x−1 = 1/x. Đối với phép cộng trên R (có
đơn vị là 0) mọi phần tử x ∈ R đều có phần tử đối là −x.
(2) Đối với phép cộng trên Z (có đơn vị là 0) mọi số nguyên x đều có
phần tử đối là −x. Đối với phép nhân trên Z (có đơn vị là 1), chỉ −1 và
1 có nghịch đảo và nghịch đảo của chúng tương ứng là chính nó.
(3) Cho X là một tập hợp. Đối với phép hợp thành ánh xạ trên m(X)
(có đơn vị là 1X ), ánh xạ f ∈ m(X) có nghịch đảo khi và chỉ khi f là
song ánh và phần tử nghịch đảo của f chính là ánh xạ ngược f −1 .
(3) Cho m, n là các số nguyên dương. Đối với phép cộng ma trận trên
M(m × n, R) (có đơn vị là θ), mọi ma trận A ∈ M(m × n, R) đều có ma
trận đối là −A ∈ M(m × n, R). Đối với phép nhân ma trận trên M(n, R)
(có đơn vị là In ), ma trận A có nghịch đảo khi và chỉ khi det A 6= 0 và
phần tử nghịch đảo của A chính là ma trận nghịch đảo A−1 .
(4) Cho X là một tập hợp. Đối với phép hợp ∪ trên P(X) (có đơn vị
là ∅), A ∈ P(X) có nghịch đảo khi và chỉ khi A = ∅ và phần tử nghịch
đảo của ∅ chính là ∅. Đối với phép giao ∩ trên P(X) (có đơn vị là tập
X ), A ∈ P(X) có nghịch đảo khi và chỉ khi A = X và phần tử nghịch
đảo của X chính là X .
(5) Cho n > 1 là một số nguyên. Phép cộng trên Zn có đơn vị là 0.
Đối với phép cộng, mọi phần tử a ∈ Zn đều có phần tử đối là n − a.
Phép nhân trên Zn có đơn vị là 1. Đối với phép nhân, a ∈ Zn có nghịch
đảo khi và chỉ khi a và n nguyên tố cùng nhau (xem 1.6 về định nghĩa
phép cộng và phép nhân trên Zn ).

25
1.2.2 Nửa nhóm

1.2.2.1 Định nghĩa. (1) Một tập hợp S khác rỗng trên đó được trang
bị một phép toán có tính chất kết hợp được gọi là một nửa nhóm.

(2) Một nửa nhóm S mà phép toán có tính chất giao hoán được gọi là
nửa nhóm giao hoán.

(3) Một nửa nhóm S mà phép toán có đơn vị được gọi là vị nhóm.

1.2.2.2 Ví dụ. (1) Các tập hợp số N, Z, Q, R, C cùng với phép nhân
các số thông thường là những ví dụ về nửa nhóm giao hoán, hơn nữa
đó là những vị nhóm với đơn vị là 1. Tương tự như vậy, các tập hợp số
N, Z, Q, R, C cùng với phép cộng các số thông thường là những vị nhóm
giao hoán với đơn vị là 0.
(2) Tập hợp các số tự nhiên khác không N∗ cùng với phép cộng thông
thường là một nửa nhóm giao hoán nhưng không phải là vị nhóm. N∗ với
phép nhân thông thường là một vị nhóm giao hoán với đơn vị là 1.
(3) Tập hợp N∗ cùng với phép mũ hóa không phải là một nửa nhóm
vì phép toán không có tính chất kết hợp.
(4) Cho n là một số nguyên dương. Tập hợp M(n, R) tất cả các ma
trận vuông cấp n phần tử thực cùng với phép cộng ma trận lập thành
một vị nhóm giao hoán có đơn vị mà ma trận không cấp n. M(n, R) với
phép nhân ma trận là một vị nhóm có đơn vị là ma trận đơn vị In ; vị
nhóm này không giao hoán nếu n > 1.
(5) Cho m, n là các số nguyên dương. Tập hợp M(m × n, R) các ma
trận thực cỡ m × n với phép cộng ma trận là một vị nhóm giao hoán với
đơn vị là ma trận không cỡ m × n.
(6) Cho X là một tập hợp. Khi đó P(X) cùng với phép giao các tập

26
hợp là một vị nhóm giao hoán với đơn vị là X . P(X) cùng với phép hợp
các tập hợp là một vị nhóm giao hoán với đơn vị là tập hợp rỗng ∅.
(7) Cho X là một tập hợp khác rỗng. Khi đó tập hợp m(X) các ánh
xạ từ X đến X cùng với phép hợp thành ánh xạ là một vị nhóm với đơn
vị là ánh xạ đồng nhất 1X . Vị nhóm này không giao hoán nếu X có nhiều
hơn một phần tử.
(8) Cho n > 1 là một số nguyên. Tập hợp Zn các số nguyên môđun n
cùng với phép cộng các lớp thặng dư là một vị nhóm giao hoán với đơn
vị là 0. Tập hợp Zn với phép nhân các lớp thặng dư là một vị nhóm giao
hoán với đơn vị là 1 (xem định nghĩa phép cộng và phép nhân các lớp
thặng dư trên Zn trong Ví dụ 1.2.1.3 (7)).

1.2.3 Nhóm

1.2.3.1 Định nghĩa. Nhóm là một tập hợp G 6= ∅ mà trên đó được


trang bị một phép toán ∗ thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) Phép toán ∗ có tính chất kết hợp: (a∗b)∗c = a∗(b∗c), ∀a, b, c ∈ G;

(2) Phép toán ∗ có đơn vị: ∃e ∈ G sao cho a ∗ e = a = e ∗ a, ∀a ∈ G;

(3) Mọi phần tử của G đều có nghịch đảo trong G: với mỗi a ∈ G, ∃a0 ∈
G sao cho a ∗ a0 = e = a0 ∗ a.

Như vậy, nhóm là một vị nhóm mà mọi phần tử của nó đều có nghịch
đảo. Theo Chú ý 1.2.1.8 và Chú ý 1.2.1.10, trong mỗi nhóm G có duy
nhất một phần tử đơn vị và mỗi phần tử của G đều có duy nhất một
phần tử nghịch đảo.
Nếu phép toán trên nhóm G có tính chất giao hoán thì G được gọi là
nhóm giao hoán hay nhóm Abel. Khi đó, ∀a, b ∈ G người ta thường kí

27
hiệu a/b := ab−1 và gọi là thương của a và b (nếu phép toán trên G là
phép cộng thì kí hiệu a − b := a + (−b) và gọi là hiệu của a và b).
Nhóm G được gọi là nhóm hữu hạn nếu tập hợp G hữu hạn. Khi đó,
số phần tử của G được gọi là cấp của nhóm G, kí hiệu là |G|. Nếu G là
tập hợp vô hạn thì ta nói nhóm G là nhóm vô hạn.

1.2.3.2 Ví dụ. (1) (Z, +), (Q, +), (R, +), (C, +) là những nhóm Abel vô
hạn với đơn vị là 0. Chú ý rằng Z, Q, R, C không là nhóm đối với phép
nhân vì số 0 không có nghịch đảo. Tuy nhiên, Q∗ , R∗ , C∗ lại là những
nhóm đối với phép nhân. Đây là những nhóm Abel vô hạn với đơn vị là
số 1.
(2) Cho n > 1 là một số nguyên dương. Kí hiệu GL(n, R) là tập tất
cả các ma trận vuông cấp n không suy biến với phần tử thực. Khi đó,
GL(n, R) cùng với phép nhân ma trận lập thành một nhóm không giao
hoán có đơn vị là ma trận đơn vị In . Với mỗi A ∈ GL(n, R), phần tử
nghịch đảo của nó chính là ma trận nghịch đảo A−1 .
(3) Cho X là một tập hợp có nhiều hơn 1 phần tử. Tập hợp m(X)
các ánh xạ từ X đến X cùng với phép hợp thành ánh xạ là một vị nhóm
không giao hoán, nhưng không phải là một nhóm. Tập con S(X) của
m(X) gồm các song ánh từ X đến X cùng với phép hợp thành ánh xạ là
một nhóm không giao hoán. Trong nhóm này, nghịch đảo của mỗi phần
tử f ∈ S(X) chính là ánh xạ ngược f −1 .
(4) Cho n > 1 là một số nguyên. Tập hợp Zn với phép cộng các lớp
thặng dư là một nhóm Abel hữu hạn cấp n với đơn vị là 0. Mỗi phần tử
a ∈ Zn có phần tử đối là n − a. Chú ý rằng, Zn với phép nhân các lớp
thặng dư là một vị nhóm giao hoán với đơn vị là 1 nhưng nó không phải
là một nhóm. Trong vị nhóm này, phần tử a có nghịch đảo khi và chỉ khi

28
a và n nguyên tố cùng nhau.

1.2.4 Vành

1.2.4.1 Định nghĩa. Ta gọi một vành là một tập hợp R 6= ∅ cùng với
hai phép toán, gồm phép cộng

+ : R × R → R,

(x, y) 7→ x + y

và phép nhân
. : R × R → R,

(x, y) 7→ xy

thỏa mãn các điều kiện sau:

(1) R với phép cộng là một nhóm Abel, nghĩa là


- Phép cộng có tính chất giao hoán: x + y = y + x, ∀x, y ∈ R,
- Phép cộng có tính chất kết hợp: (x+y)+z = x+(y +z), ∀x, y, z ∈
R,
- Phép cộng có đơn vị: tồn tại 0 ∈ R sao cho

0 + x = x + 0 = x, ∀x ∈ R,

- Với mỗi x ∈ R, tồn tại −x ∈ R, sao cho x + −x = −x + x = 0;

(2) R với phép nhân là một nửa nhóm, nghĩa là phép nhân có tính chất
kết hợp:
(xy)z = x(yz), ∀x, y, z ∈ R;

29
(3) Phép nhân phân phối đối với phép cộng:

x(y + z) = xy + xz và (y + z)x = yx + zx, ∀x, y, z ∈ R.

1.2.4.2 Chú ý. Cho R là một vành. Khi đó

(1) Phần tử 0 (đơn vị của phép cộng) được gọi là phần tử không, −x
được gọi là phần tử đối của phần tử x;

(2) Nếu phép nhân có tính chất giao hoán thì R được gọi là vành giao
hoán;

(3) Nếu phép nhân có đơn vị thì R được gọi là vành có đơn vị, phần tử
đơn vị của vành thường được kí hiệu bởi 1 (chú ý rằng, tồn tại vành
không có đơn vị);

(4) ∀x, y ∈ R, ta kí hiệu x − y := x + (−y).

(5) Tập hợp chỉ gồm một phần tử kí hiệu là 0, với phép cộng và phép
nhân định nghĩa bởi: 0+0 = 0, 0.0 = 0 cũng lập thành một vành và
gọi là vành không. Hơn nữa, mọi vành chỉ gồm một phần tử đều là
vành không. Nếu R là vành có đơn vị mà không phải là vành không
thì 1 6= 0. Thật vậy, nếu 1 = 0 thì ∀x ∈ R ta có x = x1 = x0 = 0.
Suy ra R là vành không, mâu thuẫn, do đó 1 6= 0.

1.2.4.3 Ví dụ. (1) Mỗi tập hợp số Z, Q, R với phép cộng và phép nhân
các số thông thường là một vành giao hoán, có đơn vị là 1.
(2) Cho trước một số nguyên dương n > 1. Tập hợp Zn = {0, 1, . . . , n − 1}
các số nguyên môđun n cùng với phép cộng và phép nhân định nghĩa như
sau (xem Ví dụ 1.2.1.3 (7)):

k + l = k + l, k . l = kl, ∀k, l ∈ Zn

30
là một vành giao hoán có đơn vị là 1. Ta gọi vành Zn là vành các số
nguyên môđun n.
(3) Cho trước một số nguyên dương n. Tập hợp M(n, R) các ma trận
vuông cấp n, phần tử thực cùng với phép cộng và phép nhân ma trận là
một vành có đơn vị là ma trận đơn vị In . Vành này không giao hoán nếu
n > 1.
(4) Cho trước một số nguyên n. Tập hợp nZ cùng với phép cộng và
phép nhân các số thông thường là một vành giao hoán. Những vành này
không có đơn vị khi n 6= 0 và n 6= ±1.
(5) Cho trước một số nguyên n > 1. Tập hợp
  


 a1 a2 . . . an 


0 0 ... 0 
  
R=   | a1 , a2 , . . . , an ∈ R

 ...  


 0 
0 ... 0 

cùng với phép cộng và phép nhân ma trận là một vành. Vành này không
giao hoán và cũng không có đơn vị.

1.2.5 Ước của không, miền nguyên

1.2.5.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị. Phần tử x ∈ R, x 6= 0


được gọi là ước trái (tương ứng phải) của không nếu tồn tại y ∈ R, y 6= 0
sao cho xy = 0 (tương ứng yx = 0); phần tử x được gọi là ước của không
nếu nó vừa là ước trái vừa là ước phải của không.

Nếu R là vành giao hoán thì mọi ước trái của không đều là ước phải
của không và ngược lại nên ta không cần phân biệt ước trái hay ước phải
của không mà gọi là ước của không.

31
1.2.5.2 Ví dụ. Trong vành Z6 , các lớp 2, 3 là các ước của không. Vành
Zp với p là số nguyên tố không chứa ước của không.

1.2.5.3 Định nghĩa. Một vành giao hoán, có đơn vị 1 6= 0, không chứa
ước của không được gọi là một miền nguyên.

Chú ý rằng, điều kiện vành R có đơn vị 1 6= 0 tương đương với R có


nhiều hơn một phần tử.

1.2.5.4 Ví dụ. Vành số nguyên Z là một miền nguyên. Vành Z6 không


phải là miền nguyên. Chú ý rằng vành Zn là miền nguyên khi và chỉ khi
n là số nguyên tố.

1.2.6 Phần tử khả nghịch, trường

1.2.6.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị 1 6= 0. Phần tử


x ∈ R, x 6= 0 được gọi là phần tử khả nghịch của vành R nếu tồn tại
y ∈ R sao cho
xy = yx = 1.

Kí hiệu U(R) là tập tất cả các phần tử khả nghịch của vành R. Khi đó
U(R) là một nhóm đối với phép nhân cảm sinh, nó được gọi là nhóm các
ước của đơn vị hay nhóm các phần tử khả nghịch của vành R.

1.2.6.2 Ví dụ. (1) U(Z) = {1, −1}; U(Q) = Q \ {0}; U(R) = R \ {0};
U(C) = C \ {0}.
(2) Trong vành Zn , một phần tử a là khả nghịch khi và chỉ khi a và n
nguyên tố cùng nhau. Do đó,

U(Zn ) = {a ∈ Zn | a và n nguyên tố cùng nhau}.

32
1.2.6.3 Định nghĩa. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị 1 6= 0.
Khi đó R được gọi là một trường nếu mọi phần tử khác 0 của R đều khả
nghịch trong vành R.

Như vậy, một vành giao hoán R với đơn vị 1 6= 0 là một trường khi
và chỉ khi U (R) = R \ {0}.

1.2.6.4 Ví dụ. (1) Z là một vành giao hoán có đơn vị nhưng không phải
là một trường vì U (Z) 6= Z \ {0}. Các vành Q, R, C đều là trường.
(2) Cho n là một số nguyên dương lớn hơn 1. Vì Zn là một vành giao
hoán có đơn vị 1 6= 0 và U(Zn ) = {a ∈ Zn | a và n nguyên tố cùng nhau}
nên Zn là trường khi và chỉ khi n là số nguyên tố.
(3) Gọi H là một không gian vectơ thực 4 chiều với cơ sở {1, i, j, k}.
Trang bị cho H một phép nhân xác định bởi các hệ thức sau

i2 = j 2 = k 2 = −1;

ij = −ji = k, jk = −kj = i, ki = −ik = j.

Khi đó, ta kiểm tra thấy rằng phép cộng và phép nhân trên H có đầy
đủ các tính chất của một trường ngoại trừ tính chất giao hoán của phép
nhân. Do đó H không phải là một trường, ta nói H là một thể (một thể
giao hoán là một trường) và H được gọi là thể quaternion.

1.2.6.5 Chú ý. Như vậy, ta có các phát biểu sau đây.

(1) F là một trường khi và chỉ khi F là một vành giao hoán, có đơn vị
1 6= 0 và mọi phần tử khác 0 đều khả nghịch.

(2) F là một trường khi và chỉ khi F là một miền nguyên mà mọi phần
tử khác 0 đều khả nghịch.

33
(3) F là một trường khi và chỉ khi F là một tập hợp có nhiều hơn một
phần tử, trên đó được trang bị hai phép toán cộng, nhân sao cho
(F, +) và (F \ {0}, .) là các nhóm Abel và phép nhân phân phối đối
với phép cộng.

1.2.7 Không gian vectơ

1.2.7.1 Định nghĩa. Cho K là một trường. Một tập hợp V 6= ∅ được
gọi là một không gian vectơ trên trường K (hay V là một K -không gian
vectơ) nếu trên V có phép cộng

(+) : V × V → V, (x, y) 7→ x + y

và phép nhân với vô hướng

(·) : K × V → V, (a, x) 7→ ax

thoả mãn các điều kiện sau:


(1) V với phép cộng là một nhóm Abel;
(2) Phép nhân với vô hướng thỏa mãn:
• Kết hợp: (ab)x = a(bx), ∀a, b ∈ K , ∀x ∈ V ;
• Phân phối: a(x + y) = ax + ay,
(a + b)x = ax + bx, ∀a, b ∈ K, ∀x, y ∈ V ,
• Unitar: 1x = x, ∀x ∈ V (1 là đơn vị của trường K ).

Mỗi phần tử của V được gọi là một vectơ, phần tử đơn vị của nhóm
cộng Abel V được kí hiệu là 0 (hoặc θ) và gọi là vectơ không. Mỗi phần
tử của trường K được gọi là một vô hướng.

1.2.7.2 Ví dụ. (1) Mỗi trường K là một không gian vectơ trên chính
nó với phép cộng và phép nhân với vô hướng chính là phép cộng và nhân

34
trên trường K . Chẳng hạn, trường số thực R là một R-không gian vectơ.
Khi đó, mỗi số thực là một vectơ.
(2) Cho K là một trường và n là một số nguyên dương. Khi đó,
K n = {(a1 , . . . , an ) | ai ∈ K, ∀i = 1, . . . , n} là một K -không gian vectơ
với phép cộng và nhân với vô hướng thực hiện như sau

(a1 , . . . , an ) + (b1 , . . . , bn ) = (a1 + b1 , . . . , an + bn ),

α(a1 , . . . , an ) = (αa1 , . . . , αan )


với mọi α ∈ K và với mọi (a1 , . . . , an ), (b1 , . . . , bn ) ∈ K n .
(3) Cho K là một trường và m, n là các số nguyên dương. Kí hiệu
M(m × n; K) là tập tất cả các ma trận cỡ m × n với phần tử thuộc K .
Khi đó, M(m × n; K) là một K -không gian vectơ với phép cộng ma trận
và phép nhân một phần tử thuộc K với một ma trận.
(4) Cho K là một trường và K[x] là tập tất cả các đa thức biến x với
hệ tử thuộc trường K . Khi đó K[x] là một K -không gian vectơ với phép
cộng đa thức và phép nhân một phần tử thuộc K với một đa thức.

1.2.8 Các cấu trúc con

1.2.8.1 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X đã cho phép toán ∗ và cho
A ⊆ X. Ta nói tập con A là ổn định (hay khép kín) đối với phép toán ∗
nếu a ∗ b ∈ A, ∀a, b ∈ A.

1.2.8.2 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X đã cho phép toán ∗ và cho
A là một tập con ổn định đối với phép toán ∗. Khi đó, ∗ cũng là một
phép toán trên A và được gọi là phép toán cảm sinh từ tập X .

Giả sử S là một nửa nhóm và A là một tập con ổn định đối với phép
toán trên nửa nhóm S . Khi đó trên A có phép toán cảm sinh từ nửa

35
nhóm S . Vì phép toán trên S có tính chất kết hợp nên phép toán cảm
sinh trên A cũng có tính chất kết hợp. Do đó A cùng với phép toán cảm
sinh cũng là một nửa nhóm.

1.2.8.3 Định nghĩa. Giả sử S là một nửa nhóm và A là một tập con
ổn định đối với phép toán trên nửa nhóm S . Khi đó, nửa nhóm A đối với
phép toán cảm sinh được gọi là nửa nhóm con của nửa nhóm S .

1.2.8.4 Định nghĩa. Giả sử G là một nhóm, A 6= ∅ là một tập con ổn


định đối với phép toán của nhóm G. Khi đó A được gọi là nhóm con của
G nếu A là một nhóm đối với phép toán cảm sinh.

Để kiểm tra một tập con của một nhóm có phải là nhóm con của nhóm
đó hay không, ta sử dụng kết quả sau đây.

1.2.8.5 Mệnh đề. Cho G là một nhóm, A là một tập con khác rỗng của
G. Khi đó các điều kiện sau là tương đương:

(1) A là nhóm con của G;

(2) xy ∈ A và x−1 ∈ A, ∀x, y ∈ A;

(3) xy −1 ∈ A, ∀x, y ∈ A.

1.2.8.6 Ví dụ. (1) Trong một nhóm G bao giờ cũng có hai nhóm con
tầm thường là {e} và G. Một nhóm con A 6= G được gọi là nhóm con
thực sự của G.
(2) Ta có dãy các nhóm con thực sự lồng nhau sau đây:

(Z, +) ⊆ (Q, +) ⊆ (R, +) ⊆ (C, +);

(Q+ , .) ⊆ (Q∗ , .) ⊆ (R∗ , .) ⊆ (C∗ , .).

36
(3) Cho A = {−1, 1}. Khi đó A là một nhóm con của nhóm nhân R∗
các số thực khác 0. Tuy nhiên, A không phải nhóm con của nhóm cộng
các số thực R.
(4) H là một nhóm con của nhóm cộng các số nguyên Z khi và chỉ khi
tồn tại m ∈ Z sao cho

H = mZ = {mq | q ∈ Z}.

1.2.8.7 Định nghĩa. Giả sử H là một nhóm con của nhóm G. Khi đó,
H được gọi là nhóm con chuẩn tắc (hay ước chuẩn) của G và kí hiệu là
H / G nếu xH = Hx, ∀x ∈ G.

Để kiểm tra một nhóm con chuẩn tắc ta sử dụng mệnh đề sau.

1.2.8.8 Mệnh đề. Giả sử H là một nhóm con của nhóm G. Khi đó, H
là nhóm con chuẩn tắc của G khi và chỉ khi x−1 hx ∈ H, ∀h ∈ H và
∀x ∈ G.

1.2.8.9 Định nghĩa. Cho R là một vành và A là một tập con khác
rỗng ổn định với hai phép toán trong vành R, nghĩa là x + y ∈ A và
xy ∈ A, ∀x, y ∈ A. Khi đó, A được gọi là một vành con của vành R nếu
A cũng lập thành một vành với hai phép toán cảm sinh từ phép cộng và
phép nhân của vành R.

Chú ý rằng, một tập con A của vành R là vành con của R khi và chỉ
khi A là nhóm con của nhóm cộng R và A ổn định đối với phép nhân.
Vì thế ta có phát biểu sau.

1.2.8.10 Mệnh đề. Giả sử R là một vành và A là một tập con khác
rỗng của R. Khi đó các điều kiện sau là tương đương:

(1) A là một vành con của R;

37
(2) x + y ∈ A, xy ∈ A và −x ∈ A, ∀x, y ∈ A;

(3) x − y ∈ A và xy ∈ A ∀x, y ∈ A.

Giả sử I là một vành con của vành R. Cho a ∈ I và r ∈ R. Khi đó,


có thể xảy ra ar ∈
/ I hoặc ra ∈
/ I . Những vành con mà điều này không
bao giờ xảy ra được gọi tên như trong định nghĩa sau đây.

1.2.8.11 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị và I là một vành


con của vành R.

(1) I được gọi là một iđêan trái của vành R nếu ra ∈ I với mọi r ∈ R
và mọi a ∈ I .

(2) I được gọi là một iđêan phải của vành R nếu ar ∈ I với mọi r ∈ R
và mọi a ∈ I .

(3) Nếu I vừa là một iđêan trái, vừa là một iđêan phải của vành R thì
I được gọi là iđêan hai phía hay gọi tắt là iđêan của vành R. Do đó,
từ nay về sau, thuật ngữ "iđêan" được dùng để chỉ iđêan hai phía.

Chú ý rằng, nếu R là một vành giao hoán thì ta không cần phân biệt
iđêan trái và iđêan phải vì mỗi iđêan trái là một iđêan phải và ngược lại,
do đó nó là một iđêan. Vì vậy, trong trường hợp này ta chỉ sử dụng thuật
ngữ "iđêan".
Một iđêan I 6= R của vành R được gọi là iđêan thực sự của vành R.
Iđêan là khái niệm rất quan trọng để nghiên cứu cấu trúc vành.
Từ tiêu chuẩn vành con ta có ngay tiêu chuẩn iđêan trái như sau. Đối
với iđêan phải ta có phát biểu hoàn toàn tương tự.

1.2.8.12 Mệnh đề. Cho R là một vành. Khi đó, I là iđêan trái của R
khi và chỉ khi các điều kiện sau được thỏa mãn:

38
(1) I ⊆ R;

(2) I 6= ∅;

(3) a − b ∈ I, ∀a, b ∈ I;

(4) ra ∈ I , ∀r ∈ R, ∀a ∈ I.

1.2.8.13 Ví dụ. (1) Trong một vành R tùy ý thì {0} và R là các iđêan
của R.
(2) Cho R là một vành tùy ý và x ∈ R. Tập hợp

Rx = {rx | r ∈ R}

là một iđêan trái của vành R và gọi là iđêan trái chính sinh bởi phần tử
x. Tập hợp
xR = {xr | r ∈ R}

là một iđêan phải của R và gọi là iđêan phải chính sinh bởi phần tử x.
(3) Mọi iđêan của vành Z đều có dạng mZ với m là một số nguyên
không âm nào đó.

1.2.8.14 Định nghĩa. Cho F là một trường và A là một tập con ổn


định với hai phép toán cộng và nhân trong trường F , nghĩa là, a + b ∈ A
và ab ∈ A, ∀a, b ∈ A. Khi đó A được gọi là trường con của F nếu A cùng
với hai phép toán cảm sinh cũng lập thành một trường.

Từ tiêu chuẩn nhóm con, ta có các phát biểu sau đây là tiêu chuẩn để
nhận biết một trường con.

1.2.8.15 Mệnh đề. Giả sử A là một tập con có nhiều hơn một phần tử
của trường F . Khi đó các điều kiện sau là tương đương:

39
(1) A là một trường con của trường F ;

(2) ∀a, b ∈ A thì a + b ∈ A, ab ∈ A, −a ∈ A và a−1 ∈ A nếu a 6= 0;

(3) ∀a, b ∈ A thì a − b ∈ A và ab−1 ∈ A nếu b 6= 0.

1.2.8.16 Ví dụ. Trường các số hữu tỉ Q là một trường con của trường
các số thực R và R là một trường con của trường các số phức C.

1.2.8.17 Định nghĩa. Cho V là một K -không gian vectơ. Một tập con
khác rỗng W của V được gọi là một K -không gian vectơ con của V nếu
W cũng là một K -không gian vectơ với các phép toán cảm sinh.

Mệnh đề sau đây suy ra ngay từ định nghĩa.

1.2.8.18 Mệnh đề. Cho V là một K -không gian vectơ. Khi đó W là


một K -không gian vectơ con của V nếu và chỉ nếu các điều kiện sau
được thoả mãn:

(1) W ⊆ V ;

(2) W 6= ∅;

(3) x + y ∈ W, với mọi x, y ∈ W ;

(4) ax ∈ W, với mọi a ∈ K, với mọi x ∈ W.

Điều kiện (3) và (4) trong mệnh đề trên có thể viết gộp lại là

ax + by ∈ W, ∀a, b ∈ K, ∀x, y ∈ W.

1.2.8.19 Ví dụ. (1) Mỗi K -không gian vectơ đều có hai không gian con
tầm thường là {0} (viết gọn là 0) và chính nó V .

40
(2) Xét không gian vectơ thực R2 . Khi đó

V1 = {(a, 0) | a ∈ R} (trục hoành)


V2 = {(a, 0) | a ∈ R} (trục tung)
là các không gian con của R2 .
(3) Xét không gian vectơ thực R[x] các đa thức biến x hệ số thực. Khi
đó với mỗi số tự nhiện n:

Rn [x]{a0 + a1 x + . . . + an xn | a0 , a1 , . . . , an ∈ R}

là một không gian vectơ con của R[x].

1.2.9 Các cấu trúc thương

Giả sử G là một nhóm và H là một nhóm con chuẩn tắc của G. Khi
đó, ta có tập thương

G/H = {xH | x ∈ G}.

Chú ý rằng do H là nhóm con chuẩn tắc của G nên không cần phân biệt
lớp ghép trái hay lớp ghép phải. Bây giờ ta hãy trang bị cho G/H một
phép toán để nó trở thành một nhóm.
Trước hết, ta nhận xét rằng tương ứng sau đây là một ánh xạ

G/H × G/H → G/H.


(xH, yH) 7→ xyH

Thật vậy, giả sử (xH, yH) = (x0 H, y 0 H), tức là xH = x0 H và yH = y 0 H.


Khi đó, tồn tại h1 , h2 , h3 , h4 ∈ H sao cho xh1 = x0 h2 và yh3 = y 0 h4 . Suy
ra x0 = xh1 h−1 0 −1
2 và y = yh3 h4 . Vì vậy

x0 y 0 = xh1 h−1 −1 −1 −1 −1
2 yh3 h4 = xy(y h1 h2 y)h3 h4 ∈ xyH.

41
Do đó x0 y 0 ∈ xyH và ta suy ra xyH = x0 y 0 H. Vì vậy, tương ứng trên là
một ánh xạ.
Như vậy, ta có một phép toán trên tập thương G/H xác định như
sau:

xHyH = xyH, ∀xH, yH ∈ G/H. (1.7)

Chú ý rằng, việc chứng minh quy tắc trên là một phép toán, tức là không
phụ thuộc vào việc chọn đại diện của các lớp ghép, ta phải cần đến giả
thiết H là nhóm con chuẩn tắc của G.

1.2.9.1 Mệnh đề. Giả sử H là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm G.
Khi đó, tập thương G/H cùng với phép toán 1.7 là một nhóm.

Chứng minh. Phép toán trên G/H có tính chất kết hợp vì

(xHyH)zH = (xy)zH = x(yz)H = xH(yHzH), ∀xH, yH, zH ∈ G/H.

Đơn vị của phép toán là eH = H , vì eH ∈ G/H và

(xH)(eH) = (xe)H = xH = (ex)H = (eH)(xH), ∀xH ∈ G/H.

Mỗi phần tử xH ∈ G/H có nghịch đảo là x−1 H vì x−1 H ∈ G/H và

(xH)(x−1 H) = (xx−1 )H = eH = (x−1 x)H = (x−1 H)(xH).

Vậy G/H cùng với phép toán đã cho là một nhóm.

1.2.9.2 Định nghĩa. Cho H là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm G.
Nhóm G/H xác định như trên được gọi là nhóm thương của G theo nhóm
con chuẩn tắc H.

42
1.2.9.3 Ví dụ. Xét nhóm cộng các số nguyên Z. Mỗi nhóm con của Z
đều có dạng mZ, với m là một số nguyên không âm nào đó. Vì Z là nhóm
Abel nên mZ là nhóm con chuẩn tắc của Z. Khi đó ta có nhóm thương

Z/mZ = {a + mZ | a ∈ Z}.

Giả sử m > 1. Với mỗi a ∈ Z, ta viết dưới dạng a = mq + r, với


q, r ∈ Z và 0 ≤ r ≤ m − 1. Khi đó,

a + mZ = (r + mq) + mZ = (r + mZ) + (mq + mZ) = r + mZ.

Vậy

Z/mZ = {r + mZ | 0 ≤ r ≤ m − 1} = {0, 1, . . . , m − 1},

ở đây kí hiệu r = r + mZ. r chính là tập các số nguyên đồng dư với


r theo môđun m. Phép cộng trong nhóm thương Z/mZ được thực hiện
như sau:
(r1 + mZ) + (r2 + mZ) = (r1 + r2 ) + mZ

hay
r1 + r2 = r1 + r2 .

Như vậy, nhóm thương Z/mZ chính là nhóm cộng Zm các số nguyên
môđun m.
Khi m = 0, ta có

Z/mZ = Z/{0} = {{a} | a ∈ Z}.

Khi m = 1, ta có
Z/mZ = Z/Z = {Z}

là nhóm chỉ gồm một phần tử.

43
Cho R là một vành và I là một iđêan của R. Khi đó I là nhóm con
của nhóm cộng Abel R, nên I là một nhóm con chuẩn tắc của R. Do đó
ta có nhóm thương
R/I = {x + I | x ∈ R}
là một nhóm Abel với phép cộng thực hiện như sau:

(x + I) + (y + I) = (x + y) + I, ∀x + I, y + I ∈ R/I. (1.8)

Bây giờ ta hãy trang bị cho R/I một phép nhân để nó trở thành một
vành. Trước hết, ta nhận xét rằng tương ứng sau đây là một ánh xạ

R/I × R/I → R/I.


(x + I, y + I) 7→ xy + I

Thật vậy, giả sử (x + I, y + I) = (x0 + I, y 0 + I), tức là x + I = x0 + I và


y + I = y 0 + I. Khi đó ta có x0 − x ∈ I và y 0 − y ∈ I nên tồn tại a, b ∈ I
sao cho x0 − x = a và y 0 − y = b. Do đó, x0 = x + a và y 0 = y + b. Ta có
x0 y 0 = xy + ay + xb + ab. Suy ra x0 y 0 − xy = ay + xb + ab ∈ I. Vì vậy
x0 y 0 + I = xy + I và do đó tương ứng đã cho là một ánh xạ. Như vậy, ta
có một phép nhân trên R/I xác định như sau

(x + I)(y + I) = xy + I, ∀x + I, y + I ∈ R/I. (1.9)

1.2.9.4 Mệnh đề. Cho I là một iđêan của vành R. Khi đó, tập thương
R/I là một vành với phép cộng (1.8) và phép nhân (1.9).

Chứng minh. R/I với phép cộng (1.8) là một nhóm Abel. Phép nhân
(1.9) có tính chất kết hợp và phân phối đối với phép cộng (1.8) nên R/I
là một vành. Phần tử không của vành này là 0 = 0 + I . Nếu R là vành
giao hoán thì R/I cũng là vành giao hoán. Nếu R có đơn vị là 1 thì
1 = 1 + I là đơn vị của R/I.

44
1.2.9.5 Định nghĩa. Vành R/I được gọi là vành thương của vành R
theo iđêan I.

1.2.9.6 Ví dụ. Cho m là một số nguyên không âm. Khi đó I = mZ là


một iđêan của vành Z. Vành thương Z/mZ chính là nhóm thương Z/mZ
với phép cộng các lớp thặng dư như ta đã biết ở Ví dụ 1.2.9.3 và trên
đó có phép nhân các lớp thặng dư xác định ở Ví dụ 1.2.1.3 (7). Như vậy,
với m = 0 thì vành thương Z/{0} = {{x} | x ∈ Z}; với m = 1 thì vành
thương Z/Z = {Z} gồm một phần tử và với m > 1 thì vành thương
Z/mZ chính là tập hợp Zm = {0, 1, m − 1} các số nguyên môđun m với
phép cộng và nhân các lớp thặng dư thực hiện như sau

a + b = a + b, a b = ab, a, b ∈ Zm .

Vành này giao hoán, có đơn vị là 1 và phần tử không là 0.

1.2.9.7 Định nghĩa. Cho V là một K -không gian vectơ, W là một


không gian con của V . Khi đó W là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm
cộng Abel V . Do đó ta có nhóm thương V /W = {x + W | x ∈ V }. Trang
bị thêm phép nhân với vô hướng

K × V /W → V /W, (a, x + W ) 7→ ax + W

nhóm cộng Abel V /W trở thành một K -không gian vectơ và gọi là không
gian vectơ thương của V theo không gian con W .

1.2.9.8 Ví dụ. Xét không gian vectơ thực R2 và các không gian con V1 ,
V2 như đã trình bày ở Ví dụ 1.2.8.19 (2). Khi đó ta có các không gian
thương
V /V1 = {x + V1 | x ∈ V }

V /V2 = {x + V2 | x ∈ V },

45
trong đó mỗi vectơ của V /V1 là một đường thẳng song song với trục
hoành (vectơ không chính là trục hoành) và mỗi vectơ của V /V2 là một
đường thẳng song song với trục tung (vectơ không chính là trục tung).

1.2.10 Đồng cấu

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các cấu trúc cùng loại, người ta đã
đưa ra khái niệm đồng cấu.

1.2.10.1 Định nghĩa. Cho S và S 0 là các nửa nhóm. Một ánh xạ f :


S → S 0 được gọi là đồng cấu nửa nhóm nếu f (ab) = f (a)f (b) với mọi
a, b ∈ S.

Đồng cấu f được gọi là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu)
nếu f là một đơn ánh (tương ứng toàn ánh hoặc song ánh).

1.2.10.2 Định nghĩa. Cho G và G0 là các nhóm.

(1) Một ánh xạ f : G → G0 được gọi là một đồng cấu nhóm nếu

f (ab) = f (a)f (b), ∀a, b ∈ G.

(2) Đồng cấu nhóm f được gọi là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc
đẳng cấu) nếu ánh xạ f là đơn ánh (tương ứng toàn ánh hoặc song
ánh).

(3) Đồng cấu nhóm f : G → G được gọi là một tự đồng cấu của nhóm
G. Một tự đồng cấu mà song ánh được gọi là một tự đẳng cấu.

(4) Nếu tồn tại một đẳng cấu nhóm f : G → G0 thì ta nói nhóm G
đẳng cấu với nhóm G0 và kí hiệu là G ∼
= G0 .

46
(5) Giả sử f : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Gọi eG và eG0 lần lượt là
đơn vị của nhóm G và nhóm G0 . Khi đó

Im f = f (G) = {f (x) | x ∈ G}

được gọi là ảnh của của đồng cấu f và

Ker f = f −1 (e0G ) = {x ∈ G | f (x) = eG0 }

được gọi là hạt nhân (hay hạch) của đồng cấu f .

1.2.10.3 Ví dụ. (1) Xét nhóm cộng các số thực R và nhóm nhân các số
thực dương R+ . Khi đó ánh xạ

f : R → R+

x 7→ 10x
là một đồng cấu nhóm, vì ∀x, x0 ∈ R ta có
0 0
f (x + x0 ) = 10x+x = 10x 10x = f (x)f (x0 ).

Hơn nữa, f còn là một đẳng cấu. Thật vậy, f đơn ánh vì ∀x, x0 ∈ R nếu
0
f (x) = f (x0 ) thì ta có 10x = 10x suy ra x = x0 ; f toàn ánh vì ∀y ∈ R+
tồn tại x = lgy ∈ R sao cho f (x) = 10lgy = y. Vậy nhóm cộng các số
thực R đẳng cấu với nhóm nhân các số thực dương R+ . Khi đó ta viết
R∼= R+ .
(2) Cho n là một số nguyên dương. Kí hiệu

GL(n, R) = {A = (aij )n×n | aij ∈ R, det A 6= 0}

và R∗ là tập tất cả các số thực khác 0. Ta biết rằng GL(n, R) là một


nhóm với phép nhân các ma trận và R∗ là nhóm đối với phép nhân các
số thông thường. Khi đó ánh xạ

f : GL(n, R) → R∗

47
A 7→ det A
là một đồng cấu nhóm vì ∀A, B ∈ GL(n, R) ta có

f (AB) = det(AB) = (det A)(det B) = f (A)f (B).


 
r 0 ... 0
0 1 . . . 0

Ta có f là toàn ánh vì ∀r ∈ R , tồn tại A =  .. .. ..  ∈ GL(n, R)
 
. . .
0 0 ... 1
sao cho f (A) = det A = r. Đồng cấu f không là đơn ánh vì ta có
   
2 0 ... 0 1 0 ... 0 0
0 1 . . . 0  .. .. .. .. 
 . . . .
B =  .. .. ..  6=  =C

. . .  0 0 . . . 1 0 
0 0 ... 1 0 0 ... 0 2
nhưng det B = det C hay f (B) = f (C). Vậy f là một toàn cấu mà
không là đơn cấu.
(3) Bây giờ ta sẽ chỉ ra rằng nhóm nhân GL(n, R) nói trên đẳng cấu
với nhóm nhân các tự đẳng cấu tuyến tính trên một không gian vectơ
thực n chiều. Thật vậy, gọi V là một không gian vectơ thực n chiều và
GL(V ) là tập tất cả các tự đẳng cấu tuyến tính của V. Khi đó GL(V ) là
một nhóm với phép hợp thành ánh xạ. Nhóm GL(V ) được gọi là nhóm
tuyến tính tổng quát trên không gian V . Chọn một cơ sở S của V và xét
tương ứng:
ϕ : GL(V ) → GL(n, R),
xác định bởi ϕ(f ) = Af , ∀f ∈ GL(V ), ở đây Af là ma trận của f đối
với cơ sở S . Rõ ràng Af là ma trận vuông cấp n và vì f là một tự đẳng
cấu nên Af không suy biến, do đó Af ∈ GL(n, R). Với f, g ∈ GL(V )
sao cho ϕ(f ) = Af và ϕ(g) = Ag thì ma trận của gf là Ag Af , do đó
ϕ(gf ) = ϕ(g)ϕ(f ). Hơn nữa ta dễ chứng minh được ϕ là một song ánh.

48
Vậy ϕ là một đẳng cấu nhóm. Do đó ta có thể đồng nhất nhóm tuyến
tính tổng quát GL(V ) với nhóm nhân GL(n, R) các ma trận vuông cấp
n bằng cách đồng nhất mỗi tự đẳng cấu f của không gian V với ma trận
Af của nó đối với cơ sở S nào đó.
(4) Giả sử G là một nhóm. Với mỗi phần tử a ∈ G, ánh xạ fa : G → G
xác định bởi fa (x) = a−1 xa, ∀x ∈ G là một tự đẳng cấu của G. Ta gọi fa
là một tự đẳng cấu trong của nhóm G. Cho H là một nhóm con của G. Có
thể kiểm tra rằng H là nhóm con chuẩn tắc nếu và chỉ nếu fa (H) = H
với mọi a ∈ G, tức là H bất biến đối với mọi tự đẳng cấu trong của G.
Vì lí do đó, người ta còn gọi nhóm con chuẩn tắc là nhóm con bất biến.
Sau đây là một số đồng cấu nhóm đặc biệt.
(5) Giả sử H là một nhóm con của nhóm G. Khi đó ánh xạ

i:H→G

a 7→ a

là một đơn cấu và được gọi là đơn cấu chính tắc hay là phép nhúng chính
tắc.
(6) Ánh xạ đồng nhất của nhóm G là một tự đẳng cấu nhóm và được
gọi là tự đẳng cấu đồng nhất của nhóm G.
(7) Giả sử H là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm G. Khi đó ta có
nhóm thương G/H . Xét ánh xạ

p : G → G/H, x 7→ xH.

Ta có p(xx0 ) = (xx0 )H = (xH)(x0 H) = p(x)p(x0 ), ∀x, x0 ∈ G. Do đó p


là một đồng cấu nhóm. Hơn nữa p là một toàn ánh vì ∀y ∈ G/H tồn tại
x ∈ G sao cho y = xH , khi đó p(x) = xH = y . Vậy p là một toàn cấu và

49
được gọi là toàn cấu chính tắc hay phép chiếu chính tắc (đôi khi p cũng
được gọi là phép chiếu tự nhiên).
(8) Cho G và G0 là các nhóm. Ánh xạ

θ : G → G0 , x 7→ eG0

trong đó eG0 là đơn vị của nhóm G0 là một đồng cấu nhóm, gọi là đồng
cấu tầm thường.

Sau đây là một số tính chất của đồng cấu nhóm

1.2.10.4 Mệnh đề. Cho f : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Khi đó:

(1) f (eG ) = eG0 ;

(2) f (x−1 ) = (f (x))−1 , ∀x ∈ G;

(3) Nếu A là một nhóm con của G thì f (A) là nhóm con của G0 ;

(4) Nếu B là một nhóm con của G0 thì f −1 (B) là nhóm con của G;

(5) Nếu C là một nhóm con chuẩn tắc của G0 thì f −1 (C) là nhóm con
chuẩn tắc của G;

(6) Imf là một nhóm con của G0 và Kerf là một nhóm con chuẩn tắc
của G;

(7) f là toàn cấu khi và chỉ khi Im f = G0 ;

(8) f là đơn cấu khi và chỉ khi Ker f = {eG }.

1.2.10.5 Định lí. (Định lý đồng cấu nhóm) Giả sử f : G → G0 là một


đồng cấu nhóm. Khi đó

Imf ∼
= G/Kerf.

50
1.2.10.6 Định nghĩa. Cho R và R0 là các vành.

(1) Ánh xạ f : R → R0 được gọi là một đồng cấu vành nếu nó bảo toàn
các phép toán cộng và nhân trên vành, nghĩa là f thỏa mãn điều
kiện:

f (x + y) = f (x) + f (y) và f (xy) = f (x)f (y), ∀x, y ∈ R.

(2) Đồng cấu vành f : R → R được gọi là một tự đồng cấu của vành R.

(3) Nếu đồng cấu vành f là đơn ánh (tương ứng toàn ánh hoặc song
ánh) thì f được gọi là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu).

(4) Nếu tồn tại một đẳng cấu vành f : R → R0 thì ta nói vành R đẳng
cấu với vành R0 , kí hiệu R ∼
= R0 .

(5) Giả sử f : R → R0 là một đồng cấu vành. Cũng như đối với đồng
cấu nhóm, Im f = f (R) được gọi là ảnh và Ker f = f −1 (0) là hạt
nhân của đồng cấu f .

1.2.10.7 Ví dụ. (1) Giả sử A là một vành con của vành R. Đơn ánh

i: A→R
a 7→ a

là một đồng cấu vành gọi là đơn cấu chính tắc hay phép nhúng chính tắc.
(2) Ánh xạ đồng nhất của vành R

1R : R → R
x 7→ x

là một tự đẳng cấu vành, gọi là tự đẳng cấu đồng nhất của vành R.

51
(3) Giả sử I là một iđêan của vành R. Khi đó ta có vành thương R/I .
Ánh xạ
p : R → R/I
x 7→ x + I
là một toàn cấu vành, gọi là toàn cấu chính tắc hay phép chiếu chính tắc.
(4) Giả sử R và R0 là các vành. Ánh xạ
θ : R → R0
x 7→ 0
là một đồng cấu vành, gọi là đồng cấu không hay đồng cấu tầm thường.

1.2.10.8 Mệnh đề. Giả sử f : R → R0 là một đồng cấu vành. Khi đó:

(1) Nếu A là một vành con của R thì f (A) là một vành con của R0 ;

(2) Nếu I là một iđêan của R0 thì f −1 (I) là một iđêan của R;

(3) Imf là một vành con của R0 và Kerf là một iđêan của R.

1.2.10.9 Định lí. (Định lý đồng cấu vành) Giả sử ϕ : R → R0 là một


đồng cấu vành. Khi đó
Imϕ ∼
= R/Kerϕ.

Đồng cấu giữa các không gian vectơ được gọi là ánh xạ tuyến tính.

1.2.10.10 Định nghĩa. Cho V và V 0 là các K -không gian vectơ. Một


ánh xạ f : V → V 0 được gọi là một ánh xạ tuyến tính nếu

f (x + y) = f (x) + f (y)


f (ax) = af (x)
với mọi x, y ∈ V, a ∈ K.

Chú ý rằng, mỗi ánh xạ tuyến tính là một đồng cấu nhóm cộng Abel.

52
1.3 Các khái niệm cơ bản về môđun

1.3.1 Định nghĩa và ví dụ

1.3.1.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị là 1. Tập hợp M 6= ∅


được gọi là một môđun trái trên vành R (hay M là một R-môđun trái)
nếu trên M có phép cộng

(+) : M × M → M, (x, y) 7→ x + y

và phép nhân với vô hướng

(·) : R × M → M, (a, x) 7→ ax

thoả mãn các điều kiện sau:


(1) M với phép cộng là một nhóm Abel;
(2) Phép nhân với vô hướng thỏa mãn:
• Kết hợp: (ab)x = a(bx), ∀a, b ∈ R và ∀x ∈ M ;
• Phân phối: a(x + y) = ax + ay,
(a + b)x = ax + bx, ∀a, b ∈ R, và ∀x, y ∈ M ,
• Unitar: 1x = x, ∀x ∈ M .

Phần tử đơn vị của phép cộng của nhóm Abel M được ký hiệu là 0
và gọi là phần tử không của môđun M .

1.3.1.2 Chú ý. (1) Bằng cách xét phép nhân với vô hướng từ bên phải

(·) : M × R → M, (x, a) 7→ xa

hoàn toàn tương tự ta có khái niệm R-môđun phải.


(2) Giả sử R là vành giao hoán. Khi đó mỗi R-môđun trái M có một
cấu trúc R-môđun phải bởi phép nhân với vô hướng xa := ax, ∀x ∈

53
M, ∀a ∈ R. Hơn nữa ánh xạ đồng nhất 1M : M → M cho ta một đẳng
cấu từ R-môđun trái M vào R-môđun phải M . Do đó trong trường hợp
vành R là giao hoán thì ta không cần phân biệt phép nhân với vô hướng
từ bên trái hay bên phải, hay nói cách khác, ta không cần phân biệt
môđun trái hay môđun phải và gọi chung M là một R-môđun.
(3) Từ nay về sau, để đơn giản, ta chỉ xét R-môđun trái và nói ngắn
gọn là R-môđun. Thậm chí, khi vành R được ngầm hiểu thì ta dùng
thuật ngữ "môđun" thay cho "R-môđun".
1.3.1.3 Ví dụ. (1) Cho R là một vành tuỳ ý. Khi đó R là một R-môđun
với phép cộng là phép cộng trên vành R, phép nhân với vô hướng là phép
nhân trên vành R. Ta cũng thường nói R là một môđun trên chính nó.
(2) Cho I là một iđêan trái của vành R. Khi đó, I là một R-môđun.
(3) Cho K là một trường thì các K -môđun chính là các không gian
vectơ trên K
(4) Cho (M, ∗) là một nhóm Abel. Khi đó M có cấu trúc tự nhiên là
một Z-môđun với phép cộng chính là phép toán ∗ và phép nhân với vô
hướng xác định như sau: với n ∈ Z, x ∈ M , ta có:


 . . + x} nếu n > 0,
x + .{z
|
n lần
nx =

 eG nếu n = 0,
−((−n)x) nếu n < 0,

(với −((−n)x) là phần tử đối của (−n)x trong nhóm M ).


1.3.1.4 Nhận xét. Các ví dụ trên chứng tỏ khái niệm môđun là khái
niệm tổng quát của các khái niệm: vành, iđêan, không gian vectơ, nhóm
Abel. Ngoài ra, mỗi môđun tự nó cũng có cấu trúc là một Z-môđun.
1.3.1.5 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun. Khi đó, với mọi x ∈ M và
với mọi a ∈ R, ta có:

54
(1) 0R x = 0M = a0M ;

(2) (−a)x = −ax = a(−x).

Chứng minh. (1) Vì

0R x = (0R + 0R )x = 0R x + 0R x

nên ta suy ra 0R x = 0M . Tương tự ta cũng có

a0M = a(0M + 0M ) = a0M + a)M

và do đó a0M = 0M .
(2) Ta có

0M = 0R x = (a + (−a))x = ax + (−a)x.

Do đó (−a)x = −ax. Mặt khác,

0M = a0M = a(x + (−x)) = ax + a(−x),

nên ta suy ra −ax = a(−x).

1.3.2 Môđun con

1.3.2.1 Định nghĩa. Cho M là một R-môđun. Một tập con khác rỗng
N của M được gọi là một R-môđun con của M nếu N cũng là một
R−môđun với các phép toán cảm sinh từ R−môđun M.

Để N trở thành một R-môđun con của M thì N phải là một nhóm
con của nhóm cộng Abel M và N phải ổn định đối với phép nhân với vô
hướng. Vì vậy, từ tiêu chuẩn của nhóm con ta suy ra mệnh đề sau đây,
là tiêu chuẩn để kiểm tra một môđun con.

55
1.3.2.2 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun và N là một tập con khác
rỗng của M . Khi đó các phát biểu sau là tương đương:

(1) N là một R-môđun con của M ;

(2) x + y ∈ N , ax ∈ N với mọi x, y ∈ N, với mọi a ∈ R;

(3) ax + by ∈ N , với mọi x, y ∈ N, với mọi a, b ∈ R.

1.3.2.3 Ví dụ. (1) Cho M là một R−môđun tùy ý. M luôn có hai môđun
con tầm thường là {0} và M. Để thuận tiện, môđun con {0} thường được
ký hiệu là 0 và gọi là môđun con không.
(2) Cho M là một R−môđun tùy ý và x là một phần tử của M . Khi
đó tập hợp
Rx = {ax | a ∈ R}
là một môđun con của M và gọi là môđun con xyclic sinh bởi x.
(3) Cho M là một nhóm Abel. Ta xét M là một Z-môđun. Khi đó,
N là một Z-môđun con của M khi và chỉ khi N là một nhóm con của
nhóm Abel M .
(4) Ta xét vành R như là một môđun trên chính nó. Khi đó I là một
môđun con của môđun R khi và chỉ khi I là một iđêan của vành R.

1.3.3 Môđun thương

Cho N là một môđun con của M . Khi đó N là một nhóm con của
nhóm Abel (M, +). Do đó, nhóm thương

M/N = {x + N | x ∈ M }

cũng là một nhóm Abel với phép toán cộng (+) thực hiện như sau:

(x + N ) + (y + N ) = (x + y) + N.

56
Xét tương ứng

f : R × M/N → M/N, (a, x + N ) 7→ ax + N.

Ta sẽ chứng tỏ f là một ánh xạ. Thật vậy, nếu (a, x + N ) = (b, y + N ) thì
ta có a = b và x+N = y+N . Do đó, x−y ∈ N và a(x−y) = b(x−y) ∈ N.
Từ đây, ta suy ra

ax + N = ay + N = by + N

hay f (a, x + N ) = f (b, y + N ). Vậy f là một ánh xạ. Vì thế f là một


phép nhân với vô hướng của M/N trên vành R.
Ta dễ dàng kiểm tra được phát biểu trong mệnh đề sau đây.

1.3.3.1 Mệnh đề. Nhóm cộng Abel M/N cùng với phép nhân với vô
hướng nói trên là một R-môđun.

1.3.3.2 Định nghĩa. Cho N là một môđun con của R-môđun M . Khi
đó R-môđun M/N vừa xây dựng như trên được gọi là môđun thương của
M theo môđun con N . Phần tử x + N của M/N thường được ký hiệu là
x và được gọi là ảnh của x trong M/N.

1.3.3.3 Ví dụ. (1) Xét vành R là một môđun trên chính nó. Khi đó,
mỗi vành thương của vành R cũng được coi là một môđun thương của
môđun R với phép cộng trên vành thương và phép nhân với vô hướng là
phép nhân mỗi phần tử của R với một phần tử của vành thương.
(2) Xét vành các số nguyên Z là một môđun trên chính nó. Cho
I = mZ với m là một số nguyên dương là một iđêan của vành Z. Khi đó
môđun thương Z/mZ = Zm là một Z-môđun với phép cộng và nhân với
vô hướng như sau:
a + b = a + b,

57
na = na

với mọi a, b ∈ Zm , với mọi n ∈ Z.


(3) Xét trường các số hữu tỷ Q là một Z-môđun. Khi đó, Z là một
Z-môđun con của Q. Môđun thương

Q/Z = {x + Z | x ∈ Q}

là môđun chỉ gồm các phần lẻ của các số hữu tỉ.


(4) Xét trường các số thực R là một Q-môđun. Khi đó, Q là một
Q-môđun con của R. Môđun thương

R/Q = {x + Q | x ∈ R}

là môđun ngoài lớp không, chỉ còn lại các lớp vô tỉ. Chú ý rằng vì Q là
một trường nên thuật ngữ "môđun" trong ví dụ này có thể được thay
thế bởi "không gian vectơ".

Định lý sau đây mô tả môđun con của môđun thương.

1.3.3.4 Định lí. Cho N là một môđun con của R-môđun M . Khi đó X
là một môđun con của M/N khi và chỉ khi tồn tại một môđun con L ⊇ N
của M sao cho X = L/N .

Chứng minh. Nếu X là một môđun con của M/N , ta đặt

L = {x ∈ M | x + N ∈ X}.

Khi đó, L ⊇ N vì với mọi x ∈ N thì x+N = N = 0M/N ∈ X nên x ∈ L.


Mặt khác, theo định nghĩa của L thì X = {x + N | x ∈ L} = L/N.
Bây giờ, nếu X = L/N với L là một môđun con của M chứa N thì X
là một tập con khác rỗng của M/N vì 0M/N = 0M + N ∈ X . Mặt khác,

58
với mọi a, b ∈ R và với mọi x + N, y + N ∈ X thì tồn tại x0 , y 0 ∈ L sao
cho x + N = x0 + N và y + N = y 0 + N và ta có

a(x + N ) + b(y + N ) = a(x0 + N ) + b(y 0 + N ) = (ax0 + by 0 ) + N ∈ X.

Vì vậy X là một môđun con của M/N.

1.3.4 Linh hoá tử của môđun

1.3.4.1 Định nghĩa. Cho M là một R-môđun. Tập hợp

AnnR (M ) = {a ∈ R | ax = 0, ∀x ∈ M }

được gọi là linh hoá tử hoặc cái triệt của môđun M . Khi vành R đã rõ
ta thường kí hiệu là Ann(M ) thay cho AnnR (M ).

1.3.4.2 Ví dụ. Cho I là một iđêan của vành R. Ta xét R là một R-


môđun. Khi đó linh hoá tử của môđun thương R/I là Ann(R/I) = I .

1.3.4.3 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun. Linh hoá tử của môđun M
là một iđêan trái của vành R.

Chứng minh. Rõ ràng Ann(M ) là một tập con khác rỗng của vành R vì
0R ∈ R. Với mọi a, b ∈ Ann(M ), với mọi r ∈ R và với mọi x ∈ M, ta có

(a − b)x = ax − bx = 0M − 0M = 0M


(ra)x = r(ax) = r0M = 0M .

Do đó a − b ∈ Ann(M ) và ra ∈ Ann(M ). Vậy Ann(M ) là một iđêan


trái của vành R.

59
1.3.4.4 Nhận xét. Cho M là một R-môđun. Đặt R = R/Ann(M ). Khi
đó, tương ứng
f : R × M → M,

xác định bởi f (a, x) = ax, với mọi a = a + Ann(M ) và với mọi x ∈ M là
một ánh xạ. Thật vậy, nếu (a, x) = (b, y) thì a + Ann(M ) = b + Ann(M )
và x = y . Từ đó suy ra a − b ∈ Ann(M ) và do đó (a − b)x = 0M với mọi
x ∈ M . Do đó, ax = bx = by với mọi x ∈ M hay f (a, x) = f (b, y). Vậy
f là một ánh xạ và ta có một phép nhân với vô hướng của M trên vành
R, xác định cho M một cấu trúc R-môđun.
Như vậy nếu M là một R-môđun thì tự nó cũng có cấu trúc là một
R-môđun. Hơn nữa, N là một R-môđun con của M khi và chỉ khi N là
một R-môđun con của M .

1.3.5 Tổng và giao các môđun con

1.3.5.1 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun và I là một tập chỉ số tuỳ ý
(có thể hữu hạn hoặc vô hạn). Giả sử {Mi }i∈I là một họ tuỳ ý các môđun
P
con của M . Ký hiệu Mi là tập hợp gồm tất cả các tổng hữu hạn của
S i∈I
các phần tử thuộc Mi , nghĩa là
i∈I
X nX o
Mi = xi | xi ∈ Mi , ∀i ∈ I, chỉ có hữu hạn xi 6= 0 .
i∈I i∈I
P
Khi đó Mi là một môđun con của M.
i∈I
P
Chứng minh. Rõ ràng Mi là một tập con khác rỗng của M vì 0M ∈
P P i∈I
Mi . Hơn nữa, Mi ổn định đối với phép cộng và phép nhân với vô
i∈I P i∈I
hướng. Vì vậy Mi là một môđun con của M .
i∈I

60
P
1.3.5.2 Định nghĩa. Môđun Mi được gọi là tổng của họ các môđun
i∈I
con {Mi }i∈I .

Chú ý rằng, nếu I = {1, 2, . . . , n} là tập hữu hạn thì ta có

M1 + M2 + . . . + Mn = {x1 + x2 + . . . + xn | xi ∈ Mi , ∀i = 1, 2, . . . , n}.

Tương tự như cấu trúc nhóm Abel, cấu trúc không gian vectơ, cấu
trúc vành và cấu trúc iđêan, ta có kết quả sau đây.

1.3.5.3 Mệnh đề. Giả sử {Mi }i∈I là một họ tuỳ ý các môđun con của
T
một R-môđun M . Khi đó Mi là một R-môđun con của M .
i∈I
T T
Chứng minh. Ta có Mi là một tập con khác rỗng của M vì 0M ∈ Mi .
i∈I T i∈I
Giả sử a, b ∈ R và x, y ∈ Mi . Khi đó x, y ∈ Mi và Mi là một R-mô
i∈I T
đun nên ax + by ∈ Mi , với mọi i ∈ I . Vì vậy ax + by ∈ Mi và do đó
T i∈I
Mi là một R-môđun con của M .
i∈I

Chú ý rằng, hợp của các môđun con của một R-môđun M có thể
không là môđun con M . Thật vậy, ta xét vành các số nguyên Z là một
môđun trên chính nó. Khi đó mỗi iđêan của vành Z là một môđun con
của môđun Z. 2Z và 3Z là các môđun con của Z. Tuy nhiên 2Z ∪ 3Z
không phải là một môđun con của Z vì nó không ổn định đối với phép
cộng. Thật vậy, 3 và 4 đều thuộc 2Z ∪ 3Z nhưng 3 + 4 = 7 ∈
/ 2Z ∪ 3Z.
Tuy nhiên, hợp của các môđun con của M là một môđun con của M
trong trường hợp sau đây.

1.3.5.4 Mệnh đề. Giả sử {Mi }i∈I là một họ tuỳ ý các môđun con lồng
nhau của một R-môđun M , nghĩa là với mọi i, j ∈ I thì Mi ⊆ Mj hoặc
S
Mj ⊆ Mi . Khi đó Mi là một R-môđun con của M .
i∈I

61
S S
Chứng minh. Ta có 0M ∈ Mi và Mi là một tập con của M . Giả sử
S i∈I i∈I
a, b ∈ R và x, y ∈ Mi . Vì họ {Mi }i∈I lồng nhau nên tồn tại i ∈ I sao
i∈I
cho x, y ∈ Mi . Từ đó suy ra ax + by ∈ Mi do Mi là một R-môđun. Vì
S S
vậy, ax + by ∈ Mi và Mi là một môđun con của M .
i∈I i∈I

1.3.6 Tập sinh, môđun hữu hạn sinh

1.3.6.1 Định nghĩa. Cho M là một R-môđun và X là một tập con của
M.

(1) Môđun con N bé nhất chứa X (theo quan hệ bao hàm) của M được
gọi là môđun con sinh bởi tập X . Khi đó X được gọi là hệ sinh hay
tập sinh của N .

(2) Trong trường hợp M = N thì ta nói X là một hệ sinh của M.

(3) Nếu M có một hệ sinh gồm hữu hạn phần tử thì ta nói M là một
R-môđun hữu hạn sinh.

(4) Môđun sinh bởi một phần tử được gọi là môđun xyclic.

1.3.6.2 Chú ý. (1) Theo Mệnh đề 1.3.5.3, giao của các môđun con của
M là một môđun con của M nên nếu N là môđun con của M sinh bởi
tập X thì N là giao của tất cả các môđun con của M chứa X.
(2) Hệ sinh của mỗi môđun là không duy nhất. Thật vậy, chẳng hạn
ta xét Z như là một Z-môđun thì {1}, {2, 3} hay bản thân Z đều là hệ
sinh của môđun này. Vì vậy khi thấy một môđun có một hệ sinh vô hạn
thì cũng chưa vội kết luận đó không phải là môđun hữu hạn sinh.

62
1.3.6.3 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun và X là một tập con của
M . Khi đó N là môđun con sinh bởi tập X nếu và chỉ nếu
nX o
N= ax x | x ∈ X, ax ∈ R, chỉ có hữu hạn ax 6= 0 .

Chứng minh. Đặt


nX o
0
N = ax x | x ∈ X, ax ∈ R, chỉ có hữu hạn ax 6= 0 .

Dễ thấy N 0 là một môđun con của M chứa X. Mặt khác, mọi môđun
con của M chứa X đều chứa các tổ hợp tuyến tính của X nên đều chứa
N 0 . Vì vậy N 0 là môđun con bé nhất chứa X hay N 0 là môđun con sinh
bởi X.

Từ mệnh đề trên ta có ngay hệ quả sau.

1.3.6.4 Hệ quả. Nếu M là R-môđun xyclic sinh bởi phần tử x thì M =


Rx.

1.3.6.5 Ví dụ. (1) Mỗi vành R là một R-môđun xyclic, sinh bởi phần
tử đơn vị của vành R.
(2) Mỗi môđun xyclic là một môđun hữu hạn sinh.
(3) Xét Q là một Z-môđun. Môđun này không phải là môđun hữu
hạn sinh. Thật vậy, giả sử Q là một Z-môđun hữu hạn sinh và X =
{x1 , . . . , xn } là một hệ sinh hữu hạn của nó. Ta viết các số hữu tỷ xi
ai
dưới dạng xi = , trong đó ai , bi ∈ Z, bi 6= 0. Gọi p là số nguyên
bi
1
tố không là ước của b1 b2 . . . bn . Vì ∈ Q nên tồn tại các số nguyên
p
t1 , t2 , . . . , tn sao cho
1 a1 a2 an m
= t1 x1 + t2 x2 + . . . + tn xn = t1 + t2 + . . . + tn = ,
p b1 b2 bn b1 b2 . . . bn

63
với m ∈ Z. Từ đó suy ra p là một ước của b1 b2 . . . bn . Điều này mâu
thuẫn với cách chọn p. Vì vậy Z-môđun Q không hữu hạn sinh.

1.3.6.6 Định nghĩa. Giả sử N là một môđun con của môđun M . N


được gọi là môđun con tối đại nếu N 6= M và nó không chứa trong bất
kỳ môđun con thực sự nào của M.

1.3.6.7 Mệnh đề. Trong một môđun hữu hạn sinh, mọi môđun con thực
sự đều được chứa trong một môđun con tối đại nào đó.

Chứng minh. Giả sử M là một môđun hữu hạn sinh và {m1 , . . . , mn } là


một hệ sinh hữu hạn của M. Cho N là một môđun con thực sự của M
và gọi Γ là tập các môđun con thực sự của M chứa N. Ta chứng minh
Γ thỏa mãn Bổ đề Zorn. Dễ thấy Γ 6= ∅ vì N ∈ Γ. Trong Γ xét quan hệ
thứ tự bao hàm. Giả sử L là một tập con sắp thứ tự hoàn toàn trong Γ.
Đặt B = A . Khi đó B chứa N . Ta cần chứng minh B 6= M. Thật vậy,
A∈L
giả sử B = M. Khi đó do B chứa {m1 , . . . , mn } nên tồn tại một môđun
con A ∈ L sao cho A chứa {m1 , . . . , mn }. Do đó A = M. Điều này mâu
thuẫn. Do đó B 6= M và B là một cận trên trong L. Vậy Γ thỏa mãn
Bổ đề Zorn. Theo Bổ đề Zorn, trong Γ có phần tử tối đại D. Ta chứng
tỏ rằng D là một môđun con tối đại trong M. Thật vậy, nếu N 0 là một
môđun con thực sự của M chứa D. Khi đó N 0 ∈ Γ nên N 0 = D bởi tính
tối đại của D trong Γ.

1.3.6.8 Hệ quả. Trong một môđun hữu hạn sinh luôn tồn tại môđun con
tối đại.

1.3.7 Môđun đơn

1.3.7.1 Định nghĩa. Môđun M được gọi là đơn nếu M 6= 0 và chỉ có


hai môđun con là 0 và M.

64
1.3.7.2 Ví dụ. Cho K là một trường. Rõ ràng K là một K -môđun đơn
vì chỉ có hai môđun con là 0 và K.

1.3.7.3 Mệnh đề. Giả sử M là một R-môđun. Khi đó M là môđun đơn


khi và chỉ khi Rx = M với mọi 0 6= x ∈ M.

1.4 Đồng cấu môđun

1.4.1 Định nghĩa và các tính chất cơ bản

1.4.1.1 Định nghĩa. Cho M, N là các R-môđun. Ánh xạ f : M → N


được gọi là một đồng cấu R−môđun (hay còn gọi là R-đồng cấu) nếu:

(1) f (x + y) = f (x) + f (y),

(2) f (ax) = af (x),

với mọi x, y ∈ M và với mọi a ∈ R.

1.4.1.2 Chú ý. (1) Điều kiện (1) và (2) trong định nghĩa tương đương
với:
f (ax + by) = af (x) + bf (y), ∀a, b ∈ R, ∀x, y ∈ M.

(2) Hợp thành của hai R−đồng cấu là một R−đồng cấu. Đặc biệt,
hợp thành của hai đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu) là một
đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu). Ánh xạ ngược của một
đẳng cấu là một đẳng cấu.
(3) Tập hợp Kerf = {x ∈ M | f (x) = 0N } = f −1 (0N ) được gọi là hạt
nhân hay hạch của đồng cấu f.
(4)

65
Mỗi đồng cấu R-môđun là một đồng cấu nhóm cộng nên từ tính chất
của đồng cấu nhóm cộng ta có ngay mệnh đề sau.

1.4.1.3 Mệnh đề. Cho f : M → N là một R− đồng cấu. Khi đó:

(1) f (0M ) = 0N ;

(2) f (−x) = −f (x), ∀x ∈ M ;

(3) f (a1 x1 + . . . + an xn ) = a1 f (x1 ) + . . . + an f (xn ), ai ∈ R, xi ∈ M, n ∈


N;

(4) f đơn cấu khi và chỉ khi Kerf = 0;

(5) f toàn cấu khi và chỉ khi Imf = N.

1.4.1.4 Mệnh đề. Cho f : M → N là một R− đồng cấu.

(1) Nếu A là môđun con của M thì f (A) là môđun con của N . Đặc
biệt, Imf là một môđun con của N .

(2) Nếu B là môđun con của N thì f −1 (B) là môđun con của M . Đặc
biệt, Kerf là một môđun con của M .

1.4.1.5 Mệnh đề. Giả sử f : M → N là một đồng cấu R-môđun và


U, V tương ứng là những môđun con của M, N . Khi đó:

(1) f −1 (f (U )) = U + Kerf.

(2) f (f −1 (V )) = V ∩ Imf .

Chứng minh. (1) Trước hết ta chứng minh f −1 (f (U )) ⊆ U + Kerf. Giả


sử x ∈ f −1 (f (U )). Khi đó f (x) ∈ f (U ), do đó tồn tại u ∈ U sao cho
f (u) = f (x). Từ đó x − u ∈ Kerf =⇒ x ∈ U + Ker f.

66
Ngược lại, xét phần tử u + k ∈ U + Ker f. Khi đó f (u + k) =
f (u) + f (k) = f (u) ∈ f (U ) =⇒ u + k ∈ f −1 (f (U )). Vậy ta có đẳng
thức cần chứng minh.
(2) Bài tập dành cho học viên.

Từ mệnh đề trên ta suy ra rằng nếu U là môđun con của M và


f : M → N là đơn cấu thì U = f −1 (f (U )), nghĩa là mỗi môđun con của
M biểu diễn được dưới dạng f −1 (V ), với V là môđun con của N . Mặt
khác nếu V là môđun con của N và f : M → N là một toàn cấu thì
V = f (f −1 (V )), nghĩa là môđun con của N biểu diễn được dưới dạng
f (U ), với U là môđun con của M .

1.4.2 Môđun các R-đồng cấu

Cho M, N là các R-môđun. Kí hiệu

HomR (M, N ) = {f : M → N | f là đồng cấu R-môđun}.

Trên tập hợp HomR (M, N ) ta có phép cộng như sau: với f, g ∈ HomR (M, N ),
xét tương ứng
f + g : M → N, x 7→ f (x) + g(x),
tức là (f + g)(x) = f (x) + g(x), ∀x ∈ M . Dễ chứng minh được f + g là
một R-đồng cấu, tức là, f + g ∈ HomR (M, N ).

1.4.2.1 Mệnh đề. Tập hợp HomR (M, N ) với phép cộng nói trên là một
nhóm Abel (tức là một Z-môđun).

Nếu R là vành giao hoán thì trên HomR (M, N ) có thể trang bị thêm
phép nhân với vô hướng như sau: với α ∈ R, f ∈ HomR (M, N ), xét tương
ứng
αf : M → N, x 7→ αf (x),

67
tức là (αf )(x) = αf (x), ∀x ∈ M, ∀α ∈ R. Ta cũng dễ chứng minh được
αf là một R-đồng cấu, tức là, αf ∈ HomR (M, N ). Lưu ý rằng, để αf là
một đồng cấu R-môđun thì R phải là vành giao hoán.

1.4.2.2 Mệnh đề. Nếu R là vành giao hoán thì HomR (M, N ) cùng với
phép cộng và nhân với vô hướng nói trên là một R-môđun và được gọi là
môđun các R-đồng cấu.

1.4.2.3 Chú ý. (1) HomR (R, M ) ∼


= M.
(2) Kí hiệu EndR (M ) = HomR (M, M ). Khi đó (EndR (M ), +, ·) là
vành với phép cộng như trên và phép nhân là phép hợp thành các đồng
cấu.
(3) Kí hiệu GLR (M ) = {f ∈ EndR (M ) | f đẳng cấu}. Khi đó
(GLR (M ), ·) là một nhóm và gọi là nhóm các tự đẳng cấu của M hay
nhóm tuyến tính tổng quát.

1.4.3 Các định lý đồng cấu và đẳng cấu

Trước hết, ta có bổ đề sau đây.

1.4.3.1 Bổ đề. Cho M và N là các R-môđun, P và Q tương ứng là


các môđun con của M và N . Giả sử ϕ : M → N là một đồng cấu
R-môđun sao cho ϕ(P ) ⊆ Q. Khi đó, tồn tại một đồng cấu R-môđun
ψ : M/P → N/Q xác định bởi ψ(x + P ) = ϕ(x) + Q.

Chứng minh. Trước hết, ta chỉ ra tương ứng ψ : M/P → N/Q xác định
bởi ψ(x + P ) = ϕ(x) + Q là một ánh xạ. Thật vậy, với mọi x + P, y + P ∈
M/P , nếu x + P = y + P thì x − y ∈ P . Do đó ϕ(x) − ϕ(y) = ϕ(x − y) ∈
ϕ(P ) ⊆ Q. Từ đó suy ra ϕ(x) + Q = ϕ(y) + Q. Vậy ψ là một ánh xạ.

68
Việc kiểm tra ψ là một đồng cấu R-môđun là dễ dàng. Vậy bổ đề được
chứng minh.

Lưu ý rằng, giả thiết ϕ(P ) ⊆ Q trong bổ đề trên là không thể bỏ đi


được. Nếu không thoả mãn giả thiết này, tương ứng ψ có thể không phải
là ánh xạ. Đồng cấu ψ trong bổ đề trên được gọi là đồng cấu cảm sinh
của đồng cấu ϕ.

1.4.3.2 Hệ quả. Cho ϕ : M → N là một đồng cấu R-môđun. Khi đó


tồn tại một đơn cấu cảm sinh

ψ : M/Kerϕ → N,

xác định bởi ψ(x + Kerϕ) = ϕ(x). Hơn nữa, ψ là toàn cấu khi và chỉ khi
ϕ là toàn cấu.

Chứng minh. Vì ϕ(Kerϕ) = 0 nên áp dụng bổ đề trên với P = Kerϕ và


Q = 0, ta có đồng cấu cảm sinh

ψ : M/Kerϕ → N,

xác định bởi ψ(x + Kerϕ) = ϕ(x). Mặt khác, Kerψ = 0 nên ψ là một
đơn cấu.
Ngoài ra, do Imϕ = Imψ, ta suy ra ψ là toàn cấu khi và chỉ khi ϕ là
toàn cấu.

1.4.3.3 Định lí. (Định lý đồng cấu môđun) Mỗi đồng cấu R-môđun đều
có thể phân tích thành tích của một toàn cấu và một đơn cấu. Nghĩa là,
mỗi đồng cấu R-môđun ϕ : M → N có sự phân tích ϕ = ψp (tức biểu
đồ sau giao hoán):
ϕ /N
M :

p % ψ
M/Kerϕ

69
trong đó p : M → M/Kerϕ là phép chiếu chính tắc và ψ : M/Kerϕ → N
là đơn cấu cảm sinh của ϕ.
Hơn nữa, ψ là toàn cấu khi và chỉ khi ϕ là toàn cấu.

Chứng minh. Tính toàn cấu của p là hiển nhiên. Do đó áp dụng Hệ quả
1.4.3.2, ta chỉ cần chứng minh biểu đồ giao hoán, tức ϕ = ψp. Thật vậy
∀m ∈ M, ta có ψp(m) = ψ(m + Kerϕ) = ϕ(m). Do đó, ϕ = ψp.

1.4.3.4 Hệ quả. Giả sử ϕ : M → N là một đồng cấu R-môđun. Khi đó


M/Kerϕ ∼ = ϕ(M ). Đặc biệt, nếu ϕ là toàn cấu thì M/Kerϕ ∼
= N.

Chứng minh. Theo Định lý 1.4.3.3, đơn cấu cảm sinh

ψ : M/Kerϕ → ϕ(M )

là một toàn cấu, do đó nó là đẳng cấu.


Nếu ϕ là toàn cấu thì ϕ(M ) = N. Do đó M/Kerϕ ∼
= N.

1.4.3.5 Định lí. (Định lí thứ nhất về đẳng cấu) Nếu A và B là các
môđun con của M thì
A+B ∼ A
= .
B A∩B
Chứng minh. Xét phép chiếu tự nhiên
A+B
p:A+B → .
B
Gọi ϕ là ánh xạ hạn chế của p trên A (ϕ = p|A ). Ta có Kerp = B . Theo
1.4.3.4 ta có
A+B A+B ∼
= = Imp = p(A + B) = p(A) + p(B) = p(A) = Imϕ
B Kerp
(do Kerp = B ).

70
Mặt khác Kerϕ = A ∩ B, do đó áp dụng Hệ quả 1.4.3.4 ta có
A A ∼
= = Imϕ.
A∩B Kerϕ
Vậy
A+B ∼ A
= .
B A∩B

Chú ý, định lý trên có thể chứng minh trực tiếp rằng ánh xạ
A A+B

A∩B B
x + (A ∩ B) 7→ (x + y) + B
là đẳng cấu.
1.4.3.6 Định lí. (Định lí thứ hai về đẳng cấu) Giả sử P và Q là hai
môđun con của M sao cho Q ⊆ P . Khi đó
M/Q ∼ M
= .
P/Q P
Chứng minh. Xét ánh xạ ϕ : M/Q → M/P được cảm sinh bởi ánh xạ
đồng nhất của M. Ta có Ker ϕ = P/Q và Im ϕ = M/P . Do đó theo Hệ
quả 1.4.3.4 ta có
M/Q ∼ M
= .
P/Q P

1.5 Tích trực tiếp và tổng trực tiếp các môđun

1.5.1 Tích trực tiếp

Cho I là một tập hợp tuỳ ý khác rỗng (có thể hữu hạn hoặc vô hạn).
Q
{Mi }i∈I là một họ các R-môđun được chỉ số hoá bởi I . Kí hiệu M = Mi
i∈I

71
là tích Đêcac của họ {Mi }i∈I . Trên M , ta định nghĩa hai phép toán cộng
và nhân với vô hướng như sau:

(xi )i∈I + (yi )i∈I = (xi + yi )i∈I ,

a(xi )i∈I = (axi )i∈I ,


với mọi a ∈ R và (xi )i∈I , (yi )i∈I ∈ M . Ta dễ dàng kiểm tra được M cùng
với hai phép toán nói trên là một R-môđun.

1.5.1.1 Định nghĩa. R-môđun M được xây dựng như trên được gọi là
tích trực tiếp của họ môđun {Mi }i∈I .
Nếu Mi = N, ∀i ∈ I thì ta sử dụng kí hiệu N I thay thế cho
Q
Mi .
i∈I
Q
Với mỗi chỉ số j , dễ kiểm tra thấy quy tắc pj : Mi → Mj , xác định
i∈I
bởi pj ((xi )i∈I ) = xj là một toàn cấu R-môđun, gọi là phép chiếu chính
Q
tắc chỉ số j hoặc phép chiếu xuống thành phần thứ j của Mi . Như vậy,
i∈I
ta có một họ các toàn cấu chiếu {pj }j∈I .

1.5.1.2 Định lí. (Tính chất phổ dụng của tích trực tiếp) Cho N là một
R-môđun cùng với một họ các R-đồng cấu fj : N → Mj với j ∈ I . Khi
đó tồn tại duy nhất một R-đồng cấu
Y
f :N → Mi
i∈I

sao cho fj = pj f, tức là biểu đồ sau giao hoán


f /
Q
N Mi .
pj i∈I
fj
 }
Mj

với mọi j ∈ I.

72
Chứng minh. Xét tương ứng
Y
f :N → Mi
i∈I

xác định bởi f (x) = (fj (x))j∈I với mọi x ∈ N . Khi đó, với mọi a, b ∈ R
và với mọi x, y ∈ N , ta có:
f (ax + by) = (fj (ax + by))j∈I
= (afj (x) + bfj (y))j∈I
= a(fj (x))j∈I + b(fj (y))j∈I
= af (x) + bf (y).
Vậy f là một đồng cấu R-môđun. Mặt khác, với mọi x ∈ N , ta có

pj f (x) = pj (f (x)) = pj ((fj (x))j∈I ) = fj (x).

Do đó pj f = fj hay biểu đồ là giao hoán với mọi j ∈ I .


Để chứng tỏ tính duy nhất của f , ta giả sử có một đồng cấu
Y
g:N → Mi
i∈I

sao cho fj = pj g, với mọi j ∈ I . Khi đó, vì

fj (x) = pj g(x) = pj (g(x)),

với mọi j ∈ I nên g(x) = (fj (x))j∈I với mọi x ∈ N . Từ đó ta suy ra


g(x) = f (x), với mọi x ∈ N hay g = f và như vậy đồng cấu f xác định
như trên là duy nhất.

1.5.2 Tổng trực tiếp

Cho I là một tập hợp tuỳ ý khác rỗng và {Mi }i∈I là một họ các R-
Q
môđun được chỉ số hoá bởi I . Trong tích trực tiếp Mi ta xét tập con
i∈I

73
S gồm những phần tử (xi )i∈I có giá hữu hạn, tức là xi = 0 hầu hết chỉ
trừ một số hữu hạn xi 6= 0. Ta dễ kiểm tra thấy S là một môđun con
Q
của tích trực tiếp Mi .
i∈I

1.5.2.1 Định nghĩa. Môđun con S như trên được gọi là tổng trực tiếp
của họ các môđun {Mi }i∈I và được ký hiệu bởi ⊕ Mi .
i∈I

Nếu Mi = N, ∀i ∈ I thì ta sử dụng kí hiệu N (I) thay thế cho ⊕ Mi .


i∈I
Q
Dễ thấy từ định nghĩa, nếu tập chỉ số I là hữu hạn thì Mi = ⊕ Mi .
i∈I i∈I
Nếu coi vành R như là một R-môđun thì tích trực tiếp của n R-môđun
R kí hiệu là Rn . Đặc biệt, Z-môđun Zn được gọi là lưới nguyên trong
không vectơ thực n chiều Rn .
Tiếp theo, chúng ta tìm hiểu về tính chất phổ dụng của tổng trực tiếp
tương tự như đối với tích trực tiếp. Giả sử ⊕ Mi là tổng trực tiếp của họ
i∈I
các R-môđun {Mi }i∈I . Với mỗi j ∈ I , tương ứng

µj : Mj → ⊕ Mi
i∈I
xj 7→ [xj ]
(
xj nếu i = j,
trong đó [xj ] = (xi )i∈I là phần tử của ⊕ Mi mà xi =
i∈I 0 nếu i 6= j,
là một đơn cấu và gọi là phép nhúng chính tắc. Như vậy, ta có một họ
các đơn cấu nhúng {µj }j∈I .

1.5.2.2 Định lí. (Tính chất phổ dụng của tổng trực tiếp) Cho N là một
R-môđun cùng với một họ các R-đồng cấu fj : Mj → N . Khi đó, tồn tại
duy nhất một R-đồng cấu f : ⊕ Mi → N sao cho fj = f µj , tức là biểu
i∈I

74
đồ sau giao hoán
f /
⊕ Mi N
@
i∈I a
µj fj
Mj
với mọi j ∈ I.

Chứng minh. Xét tương ứng

f : ⊕ Mi → N
i∈I
P
xác định bởi f (x) = fi (xi ) với mọi x = (xi )i∈I ∈ ⊕ Mi . Khi đó, với
i∈I i∈I
mọi a, b ∈ R và với mọi x = (xi )i∈I , y = (yi )i∈I ∈ ⊕ Mi , ta có:
i∈I
X
f (ax + by) = fi (axi + byi )
i∈I
X X
= a fi (xi ) + b fi (yi )
i∈I i∈I
= af (x) + bf (y).

Vậy f là một đồng cấu R-môđun. Mặt khác,

f µj (xj ) = f (µj (xj )) = fj (xj )

với mọi xj ∈ Mj , nên ta có f µj = fj hay biểu đồ giao hoán với mọi


j ∈ I.
Để chứng tỏ tính duy nhất của f , ta giả sử có một đồng cấu

g : ⊕ Mi → N
i∈I

sao cho fj = gµj . Khi đó, vì

fj (xj ) = gµj (xj ) = g(µj (xj )) = g([xj ])

75
với mọi j ∈ I, nên
X X X
g(x) = g( [xj ] = g([xj ]) = fj (xj ) = f (x)
j∈I j∈I j∈I

với mọi x ∈ N . Từ đó ta suy ra g(x) = f (x), với mọi x = (xi )i∈I ∈ ⊕ Mi


i∈I
hay g = f và như vậy đồng cấu f xác định như trên là duy nhất.

1.5.3 Tổng trực tiếp trong

Cho M là một R-môđun và {Mi }i∈I là một họ tùy ý các môđun con
của M . Nhắc lại rằng tổng của các môđun con Mi là môđun con
X X
Mi = { xi | xi ∈ Mi , i ∈ I}
i∈I tổng hữu hạn
P P
Mỗi phần tử của Mi được viết dưới dạng xi , trong đó xi ∈
i∈I tổng hữu hạn
Mi . Tuy nhiên cách viết này không duy nhất. Chẳng hạn ta xét trường
hợp tập chỉ số I = {1, 2} gồm hai phần tử và các môđun con Mi giao
nhau khác không, nghĩa là ta xét tổng M1 + M2 , trong đó M1 ∩ M2 6= 0.
Khi đó mỗi x ∈ (M1 + M2 ) \ {0} có hai cách biểu thị x = x + 0 = 0 + x,
trong đó ở biểu diễn thứ nhất x ∈ M1 , 0 ∈ M2 còn ở biểu diễn thứ hai
0 ∈ M1 , x ∈ M2 .
Sau đây chúng ta xét một loại tổng đặc biệt mà mỗi phần tử của tổng
P P
Mi chỉ viết được một cách duy nhất dưới dạng xi , trong đó
i∈I tổng hữu hạn
xi ∈ Mi , ∀i ∈ I.

1.5.3.1 Định nghĩa. Cho M là một R-môđun và {Mi }i∈I là một họ tuỳ
ý các R-môđun con của M . Khi đó nếu
X
Mj ∩ Mi = {0}
j6=i∈I

76
P
với mọi j ∈ I thì Mi được gọi là tổng trực tiếp trong của các môđun
i∈I
con {Mi }i∈I .

1.5.3.2 Ví dụ. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Ta xét vành
đa thức R[x, y] như là một R-môđun. Khi đó R[x] và yR[x, y] là các
R-môđun con của nó. Dễ thấy

R[x, y] = R[x] + yR[x, y].

Hơn nữa, R[x] ∩ yR[x, y] = {0}. Do đó

R[x, y] = R[x] ⊕ yR[x, y].

Ta nói R[x, y] phân tích được thành tổng trực tiếp của hai môđun con
R[x] và yR[x, y].

Sau đây là các đặc trưng của tổng trực tiếp trong.

1.5.3.3 Định lí. Cho M là một R-môđun và {Mi }i∈I là một họ tuỳ ý
P
các R-môđun con của M . Ta kí hiệu N = Mi . Khi đó, các khẳng định
i∈I
sau là tương đương:

(1) N là tổng trực tiếp trong của họ các môđun con {Mi }i∈I ;

(2) Mỗi phần tử x ∈ N biểu diễn được một cách duy nhất dưới dạng

x = xi1 + xi2 + . . . + xin , xij ∈ Mij , ij ∈ I, n ∈ N;

(3) Đẳng thức


xi1 + xi2 + . . . + xin = 0,

trong đó xij ∈ Mij , ij ∈ I, n ∈ N chỉ xảy ra khi

xi1 = xi2 = . . . = xin = 0.

77
P
Chứng minh. (1) ⇒ (2) : Vì N = Mi nên với mỗi x ∈ N , tồn tại một
P i∈I
tập chỉ số hữu hạn J ⊆ I sao cho x = xi , với xi ∈ Mi . Nếu x có một
i∈J
biểu diễn khác, tức là tồn tại một tập chỉ số hữu hạn J 0 ⊆ I sao cho
P 0
x= xi , với x0i ∈ Mi . Khi đó, ta có
i∈J 0
X
(xi − x0i ) = 0,
i∈J∪J 0

trong đó xi = 0 nếu i ∈ J 0 \ J và x0i = 0 nếu i ∈ J \ J 0 . Do đó, với mỗi


j ∈ J ∪ J 0 thì
X X
xj − x0j = (x0i − xi ) ∈ Mj ∩ Mi .
j6=i∈J∪J 0 j6=i∈I

Vì N là tổng trực tiếp của họ các môđun con {Mi }i∈I , nên từ đó suy ra
xj = x0j với mọi j ∈ J ∪ J 0 , tức là hai biểu diễn trên của x là trùng nhau.
(2) ⇒ (3) : Chú ý rằng phần tử 0 ∈ N luôn có biểu diễn

0 = 0 + . . . + 0.

Do đó, nếu nó có một biểu diễn khác

0 = xi1 + xi2 + . . . + xin , xij ∈ Mij , ij ∈ I, n ∈ N

thì bởi tính duy nhất của biểu diễn của 0, ta suy ra

xi1 = xi2 = . . . = xin = 0.

(3) ⇒ (1) : Giả sử j ∈ I và xj là một phần tử của


X
Mj ∩ Mi .
j6=i∈I

Khi đó tồn tại i1 , . . . , in ∈ I \ {j} và xik ∈ Mik , k = 1, . . . n sao cho

xj = xi1 + . . . + xin ,

78
hay
xj − xi1 − . . . − xin = 0.

Theo giả thiết (3), điều này kéo theo xj = xi1 = . . . = xin = 0. Vậy
X
Mj ∩ Mi = {0}
j6=i∈I

với mọi j ∈ I hay N là tổng trực tiếp trong của họ các môđun con
{Mi }i∈I .

Cho {Mi }i∈I là một họ tuỳ ý các R-môđun con của R-môđun M . Khi
P
đó ta có tổng trực tiếp Mi như đã định nghĩa ở Mục 1.5.2 (để phân biệt
i∈I P
ta có thể nói là tổng trực tiếp ngoài). Ngoài ra, nếu Mj ∩ Mi = {0}
j6=i∈I
P
với mọi j ∈ I thì ta có tổng trực tiếp trong N = Mi . Như vậy, trong
i∈I
trường hợp này vừa tồn tại tổng trực tiếp trong và tổng trực tiếp ngoài
của họ các môđun con {Mi }i∈I . Định lý sau đây cho thấy hai môđun này
đẳng cấu với nhau.

1.5.3.4 Định lí. Cho {Mi }i∈I là một họ tuỳ ý các R-môđun con của
P
R-môđun M . Giả sử tồn tại tổng trực tiếp trong N = Mi . Khi đó N
i∈I
đẳng cấu với tổng trực tiếp ngoài ⊕ Mi .
i∈I

Chứng minh. Xét ánh xạ


X
f : ⊕ Mi → Mi
i∈I
i∈I
X
(xi )i∈I 7→ xi .
i∈I

Dễ thấy f là một toàn cấu R-môđun. Mặt khác, từ Định lý 1.5.3.3 (3),
ta suy ra f là một đơn cấu. Vậy f là một đẳng cấu.

79
Do định lý trên, từ nay về sau thay cho tổng trực tiếp trong ta chỉ
nói đơn giản là tổng trực tiếp cùng với ký hiệu ⊕Mi . Sự phân biệt tổng
trực tiếp ngoài hay tổng trực tiếp trong được hiểu theo từng tình huống
cụ thể.

1.5.4 Môđun phân tích được và môđun không phân tích được

1.5.4.1 Định nghĩa. Cho M là một R-môđun và N là một môđun con


của M . Khi đó N được gọi là hạng tử trực tiếp của M nếu tồn tại một
môđun con P của M sao cho M = N ⊕ P.
Môđun M 6= 0 được gọi là không phân tích được nếu M không có
hạng tử trực tiếp nào ngoài 0 và M.

1.5.4.2 Ví dụ. (1) Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Ta xét vành
đa thức R[x, y] như là một R-môđun. Khi đó R[x, y] là R-môđun phân
tích được (xem Ví dụ 1.5.3.2).
(2) Giả sử V là một K -không gian véctơ với số chiều lớn hơn 1 và
{ei | i ∈ I} là một cơ sở của V. Khi đó V = ⊕ ei K hay V là K -môđun
i∈I
phân tích được.
(3). Xét Z như một môđun trên chính nó. Ta chứng tỏ Z là Z-môđun
không phân tích được. Thật vậy, giả sử A là một hạng tử trực tiếp của Z.
Khi đó tồn tại một môđun con B của Z sao cho A ⊕ B = Z. Vì A, B là
các môđun con của Z nên tồn tại m, n ∈ Z sao cho A = mZ và B = nZ.
Ngoài ra, do A ∩ B = {0} và mn ∈ A ∩ B nên ta suy ra m = 0 hoặc
n = 0. Như vậy, A, B đều là các môđun con tầm thường hay Z là Z-
môđun không phân tích được.

1.5.4.3 Định lí. Cho M là một R-môđun và N là một R-môđun con

80
của M . Khi đó, nếu N là một hạng tử trực tiếp của M thì

M∼
= N ⊕ (M/N ).

Chứng minh. Vì N là hạng tử trực tiếp của M nên tồn tại môđun con
F của M sao cho M = N ⊕ F. Do đó, theo Định lý 1.5.3.4, ta chỉ cần
chứng minh F ∼
= M/N.
Xét phép chiếu chính tắc p : M → M/N. Gọi p|F : F → M/N là
thu hẹp của p lên F . Ta chứng minh p|F là một đẳng cấu R-môđun. Vì
Kerp = N , nên ta có

Kerp|F = N ∩ F = {0}.

Do đó p|F là một đơn cấu. Mặt khác, với mỗi x = x + N ∈ M/N, viết
x = y + z với y ∈ F, z ∈ N , ta có

x = x + N = y + z + N = y + N = p|F (y).

Từ đó suy ra p|F là một toàn cấu. Vậy p|F là một đẳng cấu. Định lý được
chứng minh.

Một đồng cấu h : M → M được gọi là lũy đẳng nếu h2 = h. Định lý


sau đây là một đặc trưng của hạng tử trực tiếp.

1.5.4.4 Định lí. Giả sử N là một môđun con của môđun M . Khi đó N
là một hạng tử trực tiếp của M khi và chỉ khi tồn tại một đồng cấu lũy
đẳng h : M → M sao cho Im h = N .

Chứng minh. Giả sử N là một hạng tử trực tiếp của môđun M . Khi đó
tồn tại một môđun con P của M sao cho M = N ⊕ P. Xét tương ứng

h : N ⊕ P → N ⊕ P,

81
xác định bởi h(x+y) = x, ∀x ∈ N, y ∈ P. Dễ kiểm tra thấy h là một đồng
cấu môđun. Ta chứng minh h là luỹ đẳng. Thật vậy, với mọi x + y ∈ M,
ta có
h2 (x + y) = h(h(x + y)) = h(x) = h(x + y).
Do đó h2 = h. Tiếp theo, ta chứng minh Im h = N . Thật vậy, theo
định nghĩa ánh xạ h ta có Im h ⊆ N. Ngược lại, giả sử x ∈ N. Khi đó
x = x + 0 ∈ M, nên h(x) = x. Từ đó suy ra x ∈ Im h. Vậy Im h = N.
Bây giờ ta giả sử h : M → M là một đồng cấu luỹ đẳng sao cho
Im h = N. Ta phải chứng minh N là một hạng tử trực tiếp của M . Ta sẽ
chứng minh M = Im h⊕Ker h. Trước hết ta chứng tỏ M = Im h+Ker h.
Thật vậy, hiển nhiên ta có M ⊇ Im h ⊕ Ker h. Ngược lại với x ∈ M ta
có x = h(x) + (x − h(x)). Rõ ràng h(x) ∈ Im h. Mặt khác h(x − h(x)) =
h(x) − h(h(x)) = h(x) − h2 (x) = h(x) − h(x) = 0. Suy ra x − h(x) ∈
Ker h. Do đó M ⊆ Im h ⊕ Ker h. Vậy M = Im h ⊕ Ker h. Tiếp theo, ta
chứng minh Im h ∩ Ker h = {0}. Thật vậy, giả sử y ∈ Im h ∩ Ker h, do
y ∈ Im h, nên tồn tại x ∈ M sao cho h(x) = y . Mặt khác, do y ∈ Ker h
nên h(y) = 0. vì h là luỹ đẳng nên h(y) = h2 (y) = h(y) = 0. Suy ra
x = 0. Vậy M = Im h ⊕ Ker h.

1.6 Dãy khớp

1.6.1 Phức các môđun

1.6.1.1 Định nghĩa. Cho dãy các R-môđun và các R-đồng cấu:
fi+1 fi fi−1
(C• ) : ... →
− Mi+1 −−→ Mi −
→ Mi−1 −−→ . . .
Dãy (C• ) được gọi là một phức (hay dãy nửa khớp) các R-môđun nếu
Imfi+1 ⊆ Kerfi với mọi i.

82
Vậy, nếu (C• ) là một phức thì fi fi+1 = 0 với mọi i.
Cho phức (C• ), tại mỗi i, môđun thương

Hi (C• ) = Kerfi /Imfi+1

được gọi là môđun đồng điều thứ i của phức (C• ).


Chú ý. Hoàn toàn tương tự ta có khái niệm đối phức. Dãy các R-môđun
và các R-đồng cấu:
f i−1 fi f i+1
(C • ) : − M i−1 −−→ M i −
... → → M i+1 −−→ . . .

được gọi là một đối phức nếu Imf i−1 ⊆ Kerf i với mọi i. Khi đó

H i (C • ) = Kerf i /Imf i−1

được gọi là môđun đối đồng điều thứ i của đối phức (C • ).

1.6.2 Dãy khớp

1.6.2.1 Định nghĩa. (1) Phức (C• ) được gọi là khớp tại i nếu

Imfi+1 = Kerfi .

(2) Phức (C• ) được gọi là một dãy khớp nếu nó khớp tại mọi i.

(3) Một dãy khớp có dạng


f g
− M0 →
0→ − M 00 →
− M→ − 0

được gọi là dãy khớp ngắn.

Vậy nếu (C• ) là một phức thì (C• ) là khớp khi và chỉ khi Hi (C• ) = 0
với mọi i.

83
1.6.2.2 Ví dụ. Giả sử N là một môđun con của M . Khi đó phép nhúng
chính tắc i và phép chiếu chính tắc p cho ta một dãy khớp ngắn

i p
0 → N −→ M −→ M/N → 0 (1.10)

Mệnh đề sau đây cho phép ta kiểm tra một dãy khớp ngắn.

1.6.2.3 Mệnh đề. Dãy các R-môđun và các R-đồng cấu


f g
0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 (1.11)

là khớp khi và chỉ khi f là đơn cấu, g là toàn cấu và Imf = Kerg .
f g
Chứng minh. (⇒) : Giả sử 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là một dãy
khớp. Từ định nghĩa, ta có Imf = Kerg . Do khớp tại M 0 nên Kerf =
Im(0 → M 0 ) = {0}, suy ra f là một đơn cấu. Do khớp tại M 00 nên
Img = Ker(M 00 → 0) = M 00 , suy ra g là một toàn cấu.
(⇐) : Vì f đơn cấu nên Kerf = {0} = Im(0 → M 0 ), suy ra dãy (1.11)
khớp tại M 0 . Do Imf = Kerg nên dãy (1.11) khớp tại M. Mặt khác, g
toàn cấu nên Img = M 00 = Ker(M 00 → 0), suy ra dãy (1.11) khớp tại
M 00 . Vậy (1.11) là một dãy khớp ngắn.

Mệnh đề sau đây chỉ ra rằng, sai khác một đẳng cấu, mọi dãy khớp
ngắn đều có dạng (1.10).

1.6.2.4 Mệnh đề. Các phát biểu sau là tương đương:

f g
(1) 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là dãy khớp ngắn;

(2) Tồn tại một môđun con L của M sao cho M 0 ∼


= L và M 00 ∼
= M/L.

84
Chứng minh. (1) =⇒ (2) : Do f là đơn cấu nên M 0 ∼
= Im f. Gọi L =
Imf. Khi đó L là một môđun con của M và L = Kerg. Do g là toàn cấu
nên theo Định lý đồng cấu môđun ta có M 00 ∼
= M/L.
(2) =⇒ (1) : Vì M 0 ∼
= L nên tồn tại đẳng cấu h : M 0 → L. Khi đó gọi
f = ih là phép hợp thành của h và phép nhúng chính tắc i : L ,→ M.
Suy ra f : M 0 → M là một đơn cấu.
Vì M 00 ∼
= M/L nên tồn tại đẳng cấu k : M/L → M 00 . Gọi g = kp là
hợp thành của k và phép chiếu tự nhiên p : M → M/L. Suy ra g là một
toàn cấu.
f g
Dễ kiểm tra thấy Imf = Kerg . Vậy 0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 là
một dãy khớp ngắn.

1.6.3 Dãy khớp ngắn chẻ ra

1.6.3.1 Định nghĩa. Dãy khớp ngắn


f g
0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0

được gọi là chẻ ra nếu Imf = Kerg là một hạng tử trực tiếp của môđun
M.

1.6.3.2 Ví dụ. Cho M và N là các R-môđun, M ⊕ N là tổng trực tiếp


của M và N . Xét dãy các R-đồng cấu
i p
0 → M → M ⊕ N → N → 0, (1.12)

trong đó i là đơn cấu nhúng chính tắc xác định bởi i(x) = (x, 0) và p là
toàn cấu chiếu chính tắc xác định bởi p(x, y) = y . Ta có

Im i = {(x, 0) | x ∈ M } = M × {0} = Ker p.

85
Như vậy (1.12) là một dãy khớp ngắn. Hơn nữa

M × {0} ⊕ {0} × N = M ⊕ N,

hay Im i = Ker p là một hạng tử trực tiếp của M ⊕ N. Vậy (1.12) là một
dãy khớp ngắn chẻ ra.

Định lí sau đây là một đặc trưng của dãy khớp ngắn chẻ ra.

1.6.3.3 Định lí. Cho dãy khớp ngắn


f g
0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0 (1.13)

Khi đó các phát biểu sau là tương đương:

(1) (1.13) là dãy khớp ngắn chẻ ra;

(2) Tồn tại đồng cấu α : M → M 0 sao cho αf = 1M 0 ;

(3) Tồn tại đồng cấu β : M 00 → M sao cho gβ = 1M 00 .

Chứng minh. Ta chứng minh (1) ⇔ (2) và (1) ⇔ (3).


(1) ⇒ (2) : Vì (1.13) là dãy khớp ngắn chẻ ra nên tồn tại môđun con
N của M sao cho M = Im f ⊕ N. Do đó mọi phần tử x ∈ M đều viết
được dưới dạng x = f (x0 ) + u, trong đó x0 ∈ M 0 , u ∈ N và biểu diễn này
là duy nhất. Xét tương ứng

α : M → M 0,

xác định bởi α(x) = α(f (x0 ) + u) = x0 .


α là một ánh xạ. Thật vậy, giả sử x1 , x2 ∈ M sao cho x1 = x2 .
Khi đó tồn tại u1 , u2 ∈ N và x01 , x02 ∈ M 0 sao cho x1 = f (x01 ) + u1 và
x2 = f (x02 ) + u2 . Do x1 = x2 và biểu diễn của chúng là duy nhất nên ta

86
có f (x01 ) = f (x02 ) và u1 = u2 . Suy ra f (x01 − x02 ) = 0 hay x01 − x02 ∈ Ker f.
Vì f đơn cấu nên Ker f = {0}, do đó x01 = x02 , tức là α(x1 ) = α(x2 ).
Vậy α là một ánh xạ.
α là một đồng cấu R-môđun. Thật vậy, với mọi x1 , x2 ∈ M, a ∈ R ta

α(x1 + x2 ) = α(f (x01 ) + f (x02 )) + (u1 + u2 ))
= α(f (x01 + x02 ) + (u1 + u2 ))
= x01 + x02
= α(x1 ) + α(x2 )

α(ax) = α(a(f (x0 ) + u))
= α(af (x0 ) + au)
= α(f (ax0 ) + au) = ax0 = af (x).
Vậy α là một đồng cấu R-môđun. Ngoài ra, với mọi x0 ∈ M 0 , ta có

αf (x0 ) = α(f (x0 )) = α(f (x0 ) + 0) = x0

hay αf = 1M 0 .
(2) ⇒ (1) : Áp dụng Định lý 1.5.4.4, ta sẽ chứng minh f α là đồng
cấu luỹ đẳng và Im(f α) = Imf . Thật vậy, ta có

(f α)2 = (f α)(f α) = f (αf )α = f 1M 0 α = f α

nên f α là đồng cấu luỹ đẳng. Mặt khác,

f α(M ) = f (α(M )) = f (M 0 ) = Imf

(vì αf = 1M là toàn cấu nên suy ra α là toàn cấu và do đó α(M ) = M 0 ).


Như vậy, theo Định lý 1.5.4.4, Im f là hạng tử trực tiếp của M hay
(1.13) là dãy khớp chẻ ra.

87
(1) ⇒ (3) : Do (1.13) là dãy khớp ngắn chẻ ra nên Kerg là hạng tử trực
tiếp của M . Vì thế tồn tại môđun con T của M sao cho M = Kerg ⊕ T.
Do đó mỗi phần tử x ∈ M đều biểu diễn được dưới dạng x = k + t trong
đó k ∈ Kerg, t ∈ T và biểu diễn này là duy nhất. Ta có Kerg ∩ T = {0}.
Ký hiệu g 0 = g|T . Khi đó Kerg 0 = 0 nên g 0 là một đơn cấu. Vì vậy
T ∼
= g 0 (T ) = g(T ). Do g là toàn cấu nên với mọi x00 ∈ M 00 luôn tồn tại
x ∈ M sao cho g(x) = x00 (x = k + t, k ∈ Kerg, t ∈ T ). Xét tương ứng

β : M 00 → M,

xác định bởi β(x00 ) = t.


β là ánh xạ. Thật vậy, giả sử x001 = x002 ∈ M 00 . Do g toàn cấu nên tồn
tại x1 = k1 + t1 , x2 = k2 + t2 ∈ M sao cho g(x1 ) = x001 và g(x2 ) = x002 .
Từ g(x1 ) = g(x2 ) ta suy ra g(x1 − x2 ) = 0 hay x1 − x2 ∈ Ker g.
Do đó ta có (k1 − k2 ) + (t1 − t2 ) ∈ Ker g. Vì k1 − k2 ∈ Kerg nên
t1 − t2 ∈ Kerg ∩ T = {0}. Suy ra t1 − t2 = 0 tức t1 = t2 . Vì vậy
β(x001 ) = β(x002 ) hay β là một ánh xạ.
Ta cũng dễ dàng kiểm tra được β là một đồng cấu R-môđun. Ngoài
ra, gβ = 1M 00 vì với mọi x00 ∈ M 00 ta có

gβ(x00 ) = g(β(x00 )) = g(t) = g(k) + g(t) = g(k + t) = g(x) = x00 .

(3) ⇒ (1) : Ta sẽ chứng minh Kerg là một hạng tử trực tiếp của M
và cụ thể là ta sẽ chứng minh rằng M = Ker g ⊕ Im β.
Với mọi x ∈ M ta có g(x−βg(x)) = g(x)−gβf (x) = g(x)−g1M (x) =
g(x) − g(x) = 0 nên x − βg(x) ∈ Ker g . Do đó

x = x − βg(x) + βg(x) ∈ Ker g + Im β.

Từ đó suy ra M = Ker g + Im β.

88
Mặt khác, nếu x ∈ Ker g ∩ Im β, khi đó vì x ∈ Im β nên tồn tại
x00 ∈ M 00 sao cho β(x00 ) = x. Lại do x ∈ Ker g nên g(x) = g(β(x00 )) =
1M 00 (x00 ) = x00 = 0. Do đó x = g(x00 ) = g(0) = 0. Suy ra

Ker g ∩ Im β = {0}.

Vì vậy, ta đã chứng minh được M = Ker g ⊕ Im β.

1.6.3.4 Hệ quả. Nếu dãy khớp ngắn


f g
0 → M 0 −→ M −→ M 00 → 0

là chẻ ra thì M ∼
= M 0 ⊕ M 00 .

Chứng minh. Theo định lý trên ta có M = Ker g ⊕ T . Do dãy trên là


khớp nên Ker g = Im f ∼
= M 0 (do f đơn cấu). Mặt khác, do g toàn cấu
nên T ∼
= g(T ) = M 00 . Vậy M ∼
= M 0 ⊕ M 00 .

89
TÓM TẮT CHƯƠNG I

1. Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Đại số hiện đai.

• Đại số sơ cấp ứng với thời kỳ cổ điển của đại số, kéo dài khoảng
300 năm từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XVIII. Có thể nói rằng giai
đoạn này, đại số được hình thành về cơ bản là khoa học giải các
phương trình.
• Đại số hiện đại nghiên cứu các cấu trúc đại số.
• Đại số hiện đại xuất hiện bắt đầu từ thế kỷ XIX và phát triển
mạnh vào ..
• Đại số hiện đại mang tính khái quát và trừu tượng.

2. Các cấu trúc đại số cơ bản: nửa nhóm, nhóm, vành, miền nguyên,
trường, đại số, không gian vectơ, môđun.

3. Cho R là một vành. Một R-môđun là một nhóm cộng Abel M mà


trên đó trang bị một phép nhân với vô hướng với R thoả mãn các
tính chất kết hợp, phân phối, unitar.

4. Không gian vectơ, nhóm Abel, vành, iđêan, trường là những trường
hợp đặc biệt của môđun.

5. Chương này cũng trình bày các khái niệm về môđun như: môđun
con, môđun thương, đồng cấu môđun, tích trực tiếp và tổng trực
tiếp các môđun, dãy khớp các môđun.

90
BÀI TẬP CHƯƠNG I

Bài tập 1.1. Chứng minh rằng mỗi không gian vectơ, nhóm Abel, vành,
iđêan và trường đều có thể được xem là một môđun.
Bài tập 1.2. Cho M là môđun trên một vành giao hoán R, I là một
iđêan của R và N, N 0 là những môđun con của M. Ký hiệu

N :M I = {m ∈ M : Im ⊆ N }, N :R N 0 = {a ∈ R : aN 0 ⊆ N }.

Chứng minh các tính chất sau là đúng:

(1) N :M I là một môđun con của M chứa N.

(2) N :R N 0 là một iđêan của R.

Bài tập 1.3. Cho M, R, I như trong Bài tập 1.2. Ký hiệu AnnR (M ) =
0 :R M (gọi là linh hóa tử của môđun M ). Chứng minh rằng:

(1) Nếu M 0 , M 00 là những R-môđun đẳng cấu với nhau thì

AnnR (M 0 ) = AnnR (M 00 ).

(2) Xem R/I như là một R-môđun thì AnnR (M ) = I. Từ đây hãy chỉ
ra rằng, nếu R/I1 ∼
= R/I2 với I1 , I2 hai iđêan của R thì I1 = I2 .

Bài tập 1.4. Cho M là một R-môđun và N là một môđun con của M .
Chứng minh rằng L là một môđun con của M khi và chỉ khi tồn tại một
môđun con K của M , K ⊇ N sao cho L = {x + N | x ∈ K}.
Bài tập 1.5. Cho m là một số nguyên không âm. Áp dụng Bài tập 1.4,
hãy mô tả các môđun con của Z-môđun thương Z/mZ. Khi xét Z như
là một môđun trên chính nó.

91
Bài tập 1.6. Cho R là một vành giao hoán và N là một môđun con của
một R-môđun M. Chứng minh rằng N là một môđun con cực đại của
M khi và chỉ khi M/N là một môđun đơn.
Bài tập 1.7. Chứng minh rằng một môđun M trên vành giao hoán R
là môđun đơn khi và chỉ khi và chỉ khi tồn tại một iđêan cực đại m sao
cho M đẳng cấu với R/m như là những R-môđun.
Bài tập 1.8. Chứng minh Q là một Z-môđun và môđun này không hữu
hạn sinh.
Bài tập 1.9. Cho N là một môđun con của môđun M . Chứng minh
rằng nếu M là hữu hạn sinh thì M/N là môđun hữu hạn sinh. Ngược lại
nếu N và M/N là các môđun hữu hạn sinh, thì M là môđun hữu hạn
sinh.
Bài tập 1.10. Chỉ ra ví dụ về một môđun hữu hạn sinh nhưng môđun
con của nó không hữu hạn sinh.
Bài tập 1.11. Cho M là một R-môđun. Ký hiệu EndR M là tập hợp tất
cả các R-tự đồng cấu trên M. Chứng minh rằng với phép cộng ánh xạ
thông thường và phép nhân là ánh xạ hợp thành thì EndR M là một vành
(gọi là vành tự đồng cấu của M ).
Bài tập 1.12. Cho M là một R-môđun đơn. Chứng minh rằng mọi phần
tử khác không của vành tự đồng cấu EndR M đều khả nghịch (khi đó ta
nói EndR M là một thể).
Bài tập 1.13. Cho f : M −→ M là một R-tự đồng cấu của một R-
môđun M thoả mãn tính chất f ◦ f = f. Chứng minh rằng

M = Imf ⊕ Kerf.

92
CHƯƠNG 2

ĐẠI SỐ

Mục tiêu chương

Học xong chương này, học viên có thể:


• Trình bày được khái niệm đại số bằng nhiều cách khác nhau
và các khái niệm liên quan như: đại số con, iđêan và đại số
thương, đồng cấu đại số;

• Mô tả được đại số hữu hạn sinh;


• Mô tả đại số trên một trường nói chung, các đại số cụ thể:
đại số ma trận, đại số đa thức, đại số Quaternion, đại số
End(V );
• Nhớ Định lí Frobenius về mô tả đại số chia được hạng hữu
hạn trên trường số thực R.

2.1 Các khái niệm cơ bản về đại số

2.1.1 Định nghĩa và ví dụ

2.1.1.1 Định nghĩa. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Một R- đại
số là một R-môđun A cùng với một phép nhân A × A → A, (x, y) 7→ xy

93
phân phối đối với phép cộng và thoả mãn

λ(xy) = (λx)y = x(λy),

∀λ ∈ R, ∀x, y ∈ A.

Bằng cách thay đổi các điều kiện của phép nhân trên đại số A, chúng
ta thu được các kiểu đại số khác nhau. Chẳng hạn, nếu phép nhân trên
A có tính chất kết hợp thì A được gọi là đại số kết hợp; nếu phép nhân
trên A có tính chất giao hoán thì A được gọi là đại số giao hoán; nếu
phép nhân trên A có đơn vị thì A được gọi là đại số có đơn vị. Một đại
số kết hợp có đơn vị mà mọi phần tử khác 0 đều có nghịch đảo được gọi
là đại số chia được.
Như vậy, nếu A là một R-đại số kết hợp thì A vừa là một vành đồng
thời A vừa là một R-môđun sao cho phép nhân trên A và phép nhân với
vô hướng (trên R) thoả mãn

λ(xy) = (λx)y = x(λy),

với mọi λ ∈ R, x, y ∈ A.

2.1.1.2 Ví dụ. (1). Mỗi vành R là một đại số kết hợp trên chính nó.
(2). Mỗi vành R là một Z-đại số kết hợp.
(3). Cho R là một vành giao hoán và I là một iđêan của R. Khi đó
vành thương R/I là một R-đại số giao hoán kết hợp.
(4). Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Vành đa thức n biến
R[x1 , x2 , . . . , xn ] là một R-đại số giao hoán kết hợp. Đại số này được gọi
là đại số đa thức.
(5). Cho R là một vành giao hoán có đơn vị và n là một số nguyên
dương. Tập Mn (R) các ma trận vuông cấp n phần tử thuộc vành R là

94
một R-đại số. Đại số này là một đại số kết hợp có đơn vị và không giao
hoán nếu n > 1. Mn (R) được gọi là đại số ma trận.
(6). Cho R là một vành giao hoán và M là một R-môđun. Ký hiệu
End(M ) tập tất cả các tự đồng cấu của môđun M . Khi đó, End(M ) là
một vành với phép cộng và phép hợp thành các tự đồng cấu. Mặt khác
End(M ) là một R-môđun với phép cộng các tự đồng cấu và phép nhân
với vô hướng. Vì vậy, End(M ) là một R-đại số. Đại số này là đại số kết
hợp có đơn vị và không giao hoán.
(7) Trường số phức C là một đại số chia được trên trường số thực R.

2.1.2 Đại số con, iđêan và đại số thương

Để kiểm tra xem tập con S của không gian vectơ V có phải là không
gian con hay không, ta kiểm tra xem S có đóng kín đối với phép cộng và
phép nhân với vô hướng hay không. Ý tưởng này cũng được áp dụng cho
các môđun và đại số.

2.1.2.1 Định nghĩa. Cho A là một R-đại số. B được gọi là một đại số
con của R-đại số A nếu B là một môđun con của A và B cũng là một
R-đại số với phép nhân trong A.

2.1.2.2 Chú ý. Từ định nghĩa trên ta có các nhận xét sau.


(1). Một đại số con của đại số A là một tập con khác rỗng B của A
đóng kín đối với phép cộng, phép nhân và phép nhân với vô hướng.
(2). Nếu A là một đại số kết hợp thì B là một đại số con của A nếu
B một môđun con và B cũng là một vành con của A.

2.1.2.3 Định nghĩa. Cho A là một R-đại số. L được gọi là một iđêan
trái của R-đại số A nếu L là một môđun con của A có tính chất: với mọi

95
phần tử của L nhân bên trái với mọi phần tử của A là một phần tử của
L.

Như vậy một tập con L của A là một iđêan trái của R-đại số A nếu
với mọi x, y ∈ L, z ∈ A và c ∈ R, thoả mãn 3 điều kiện sau.

(1) x + y ∈ L (L đóng kín đối với phép cộng),

(2) cx ∈ L (L đóng kín đối với phép nhân với vô hướng),

(3) z.x ∈ L (L đóng kín đối với phép nhân bên trái với các phần tử tuỳ
ý của A).

2.1.2.4 Chú ý. 1). Nếu điều kiện (3) được thay bởi x.z ∈ L, thì ta có
khái niệm iđêan phải. Một iđêan hai phía là một tập con vừa là iđêan
trái và vừa là iđêan phải. Thuật ngữ iđêan thường được hiểu là iđêan
hai phía. Tất nhiên khi đại số là giao hoán, thì các khái niệm iđêan trái,
phải, hai phia đều tương đương. Lưu ý rằng điều kiện (1) và (2) tương
đương với L là một môđun con của A. Thêm điều kiện (3), mọi iđêan
trái hoặc iđêan phải đều là một đại số con.
2). Điều quan trọng cần lưu ý là định nghĩa này khác với định nghĩa
iđêan của một vành, ở đây chúng ta yêu cầu điều kiện (2). Tất nhiên nếu
đại số có đơn vị thì điều kiện (3) kéo theo điều kiện (2).
3). Iđêan trái của R-đại số A là một đại số con I của A sao cho AI ⊆ I ,
ở đây AI = {ax | a ∈ A, x ∈ I}. Tương tự iđêan phải của R-đại số A là
một đại số con I của A sao cho và IA ⊆ I , với IA = {xa | x ∈ I, x ∈ A}.
Do đó I là một iđêan của đại số A nếu I là một đại số con thoả mãn
AI ⊆ I và IA ⊆ I .

Giả sử I là một iđêan của R-đại số A. Khi đó I là một R-môđun con

96
của A. Do đó ta có R-môđun thương

A/I = {a + I | a ∈ A}

với các phép toán cộng và nhân với vô hướng (trên R):

(a + I) + (b + I) = (a + b) + I,

r(a + I) = ra + I,
với mọi a + I, b + I ∈ A/I , r ∈ R. Ngoài ra, trên A/I ta có phép nhân
xác định bởi
(a + I)(b + I) = ab + I
với mọi a + I, b + I ∈ A/I . Cùng với phép nhân này, R-môđun A/I trở
thành một R-đại số.

2.1.2.5 Định nghĩa. Cho I là một iđêan của R-đại số A. Khi đó R-đại
số A/I mô tả như trên được gọi là đại số thương của R-đại số A bởi
iđêan I .

2.1.3 Đồng cấu đại số

2.1.3.1 Định nghĩa. Cho A và B là các R-đại số. Một đồng cấu R-đại
số từ R-đại số A đến R-đại số B là một ánh xạ f : A → B thoả mãn

f (x + y) = f (x) + f (y), f (λx) = λf (x), f (xy) = f (x)f (y)

với mọi x, y ∈ A và với mọi λ ∈ R.

Như vậy, nếu A, B là các đại số kết hợp thì ánh xạ f : A → B là một
đồng cấu R-đại số nếu f vừa là một đồng cấu R-môđun vừa là một đồng
cấu vành.
Chú ý nếu f : A → B là một đẳng cấu R-đại số thì ánh xạ ngược
f −1 : B → A cũng là một đẳng cấu R-đại số.

97
2.1.3.2 Định lí. Cho A là một R-đại số và M là một R-môđun. Giả sử
tồn tại đẳng cấu R-môđun f : A → M. Khi đó tồn tại duy nhất một phép
nhân trên M sao cho M là một R-đại số và f là một đẳng cấu R-đại số.

Chứng minh. Phép nhân M xác định như sau

(x, y) 7→ x.y = f [f −1 (x)f −1 (y)].

Khi đó, do A là một R-đại số và f , f −1 là các đồng cấu R-môđun, nên


ta có
λ(x.y) = (λx).y = x.(λy),

∀λ ∈ R, ∀x, y ∈ A. Do đó M trở thành một R-đại số. Từ định nghĩa


trên ta có
f (x).f (y) = f f −1 [f (x)]f −1 [f (y)] = f (xy).

Do đó f là một đẳng cấu R-đại số.


Phép nhân trên M là duy nhất được suy ra từ việc nếu (x, y) 7→ x ∗ y
là một phép toán trên M sao cho f trở thành một đẳng cấu R-đại số
thì do f −1 cũng là một đẳng cấu R-đại số nên từ điều kiện f −1 (x ∗ y) =
f −1 (x)f −1 (y) ta suy ra x ∗ y = f [f −1 (x)f −1 (y)].

2.1.4 Một cách khác để mô tả một đại số

Giả sử A là một đại số trên vành giao hoán R. Xét ánh xạ

f : R → A, r 7→ r1.

Dễ thấy ánh xạ này là một đồng cấu vành vì nếu r, s ∈ R thì

(rs)1 = (sr)1 = s(r1) = s[(r1)1] = (r1)(s1).

98
Hơn nữa, nếu y ∈ A thì

(r1)y = r(1y) = r(y1) = y(r1).

Do đó r1 thuộc tâm của vành A (tâm của một vành tập hợp các phần
tử giao hoán với mọi phần tử trong vành đó).
Ngược lại, nếu f là một vành đồng cấu vành từ vành giao hoán R đến
tâm của vành A, chúng ta có thể làm cho A trở thành một R-môđun bởi
phép nhân với vô hướng xác định bởi rx = f (r)x. Các điều kiện tương
thích được thỏa mãn vì

r(xy) = f (r)(xy) = (f (r)x)y = (rx)y


(f (r)x)y = (xf (r))y = x(f (r)y) = x(ry).

Do những nhận xét trên, ta có thể định nghĩa của một R-đại số như
sau: Vành A là một đại số trên vành giao hoán R nếu tồn tại một đồng
cấu vành từ R vào tâm của A. Tuy nhiên định nghĩa như thế này rất
trừu tượng đối với đối tượng là sinh viên.
Đặc biệt, nếu R = K là một trường và A 6= 0 thì f là đơn cấu và do
đó K có thể được đồng nhất với ảnh của nó trong A. Do đó, một K -đại
số (với K là một trường) thực chất là một vành chứa K như là một vành
con.

2.1.5 Đại số hữu hạn sinh

Cho A là một R-đại số. Giao của một họ tùy ý các đại số con của đại
số A là một đại số con của A. Nhận xét này dẫn đến định nghĩa sau đây.

2.1.5.1 Định nghĩa. Cho A là một R-đại số.

99
(1) Cho S là một tập con của A. Giao của tất cả các đại số con của A
chứa S là một đại số con của A chứa S . Đại số con này là đại số con
bé nhất (theo quan hệ bao hàm) chứa S và được gọi là đại số con
sinh bởi tập S , ký hiệu là R[S]. Nếu S = {s1 , . . . , sn } là tập hợp
hữu hạn thì ta viết R[s1 , . . . , sn ] thay cho R[S].

(2) A được gọi là R-đại số hữu hạn sinh nếu tồn tại hữu hạn phần tử
s1 , . . . , sn ∈ A sao cho R[s1 , s2 , · · · , sn ] = A.

Định lý sau mô tả đại số con R[S].

2.1.5.2 Định lí. Cho A là một R-đại số và S là một tập con của A. Khi
đó
X
R[S] = { ai1 ,...,in si11 . . . sinn | ai1 ,...,in ∈ R, s1 , . . . , sn ∈ S,
i1 ,...,in ∈N

chỉ hữu hạn ai1 ,...,in 6= 0}.

Chứng minh. Đặt


X
B={ ai1 ,...,in si11 . . . sinn | ai1 ,...,in ∈ R, s1 , . . . , sn ∈ S,
i1 ,...,in ∈N

chỉ hữu hạn ai1 ,...,in 6= 0}.

Rõ ràng B là một R-đại số con của A. Ngược lại, mỗi R-đại số con của
A chứa S cũng phải chứa B . Vì vậy B là đại số con bé nhất của A chứa
S . Do đó B = R[S].

2.1.5.3 Ví dụ. Trong trường số phức C, theo Bổ đề 2.1.5.2, Z-đại số


sinh bởi đơn vị ảo i là

Z[i] = {f (i) | f ∈ Z[x]} = {a + bi | a, b ∈ Z} ⊆ C.

Định lý sau đây mô tả đại số hữu hạn sinh.

100
2.1.5.4 Định lí. Đại số A trên vành R là hữu hạn sinh khi và chỉ khi
A∼= R[x1 , . . . , xn ]/I với n ∈ N là một số nguyên dương nào đó và I là
một iđêan trong vành đa thức R[x1 , . . . , xn ].

Chứng minh. Rõ ràng, R[x1 , . . . , xn ]/I là một R-đại số hữu hạn sinh vì nó
được sinh bởi x1 , . . . , xn , trong đó xi là ảnh của xi trong R[x1 , . . . , xn ]/I .
Ngược lại, cho A là một R-đại số sinh bởi s1 , . . . , sn ∈ S . Khi đó ánh xạ

ϕ: R[x1 , . . . , xn ] → A
X X
ai1 ,...,in xi11 . . . xinn 7→ ai1 ,...,in si11 . . . sinn
i1 ,...,in ∈N i1 ,...,in ∈N

là một đồng cấu vành, và ảnh của nó, theo Bổ đề 2.1.5.2 chính là
R[s1 , . . . , sn ] = A. Vì vậy, theo Định lý đồng cấu ϕ cảm sinh một đẳng
cấu vành
R[x1 , . . . , xn ]/kerϕ ∼
= A,
và theo cách xây dựng thì nó cũng chính là một đẳng cấu R-đại số.

2.2 Đại số trên một trường

2.2.1 Chiều của đại số trên một trường

Cho K là một trường. Khi đó A là một K -đại số khi và chỉ khi A vừa
là một vành, A vừa là một K -không gian vectơ và phép nhân trên vành
A và phép nhân với vô hướng trên không gian vectơ liên hệ với nhau bởi
hệ thức
α(xy) = (αx)y = x(αy), ∀α ∈ K, ∀x, y ∈ A.

Theo nhận xét ở cuối Mục 2.1.4, K -đại số là một vành chứa K như
một vành con.

101
2.2.1.1 Định nghĩa. (1). Đại số A được gọi là có chiều hữu hạn hoặc có
chiều vô hạn tùy theo không gian vectơ A là hữu hạn chiều hay vô hạn
chiều.
(2) Chiều của không gian vectơ A được gọi là chiều của đại số A và
được ký hiệu là [A : K] (dimK A hoặc dim A) .

2.2.1.2 Ví dụ. 1) Đại số ma trận Mn (K) là một K -đại số hữu hạn chiều
với chiều là n2 .
2) Đại số đa thức K[x] là một K -đại số vô hạn chiều.
3). Cho V là một không gian vectơ trên trường K . Khi đó tập hợp
End(V ) tất cả các phép biến đổi tuyến tính trên không gian V cũng tạo
thành một K -đại số. Đại số này có chiều hữu hạn khi và chỉ khi V hữu
hạn chiều.
4). Mọi mở rộng L của trường K , tức L là một trường chứa K như là
trường con đều có thể được coi là một đại số trên K . Nếu đại số này có
chiều hữu hạn thì mở rộng L được gọi là mở rộng hữu hạn; trái lại thì L
được gọi là mở rộng vô hạn.

2.2.2 Đại số Quaternion

Mỗi số phức là một tổng có dạng a + bi với a, b ∈ R và i2 = −1. Phép


cộng và phép nhân được đưa ra bởi các quy tắc

(a + bi) + (c + di) = (a + c) + (b + d)i,

(a + bi)(c + di) = (ac − bd) + (ad + bc)i.

Định nghĩa này không giải thích i là gì. Năm 1833, Hamilton đề xuất bỏ
qua bí ẩn về ý nghĩa của i bằng cách xem a + bi là một cặp có thứ tự

102
(a, b). Tức là, ông đã định nghĩa C là R2 với các quy tắc cộng và nhân
được cảm sinh ở trên:

(a, b) + (c, d) = (a + c, b + d),

(a, b)(c, d) = (ac − bd, ad + bc).

Đơn vị của phép cộng là (0, 0), đơn vị của phép nhân là (1, 0), từ phép
cộng và phép nhân với vô hướng của các vectơ thực ta có

(a, b) = (a, 0) + (0, b) = a(1, 0) + b(0, 1),

nó cũng giống như a + bi nếu ta định nghĩa i là (0, 1). Các số thực là các
cặp (a, 0).
Hamilton đã đặt ra câu hỏi là liệu có thể nhân bộ ba (a, b, c) theo
cách mở rộng phép nhân các số phức (a, b) khi chúng được coi là bộ ba
(a, b, 0) hay không. Năm 1843, ông đã khám phá ra một cách để nhân
bốn chiều, không phải ba, tuy nhiên phải bỏ tính giao hoán của phép
nhân. Cấu trúc đó của ông được gọi là quaternion.
Xét H là một không gian vectơ 4 chiều trên trường số thực R với cơ
sở {1, i, j, k}. Ta xác định một phép nhân trên H bằng cách định nghĩa
phép nhân trên các phần tử cơ sở như sau:

i2 = j 2 = k 2 = −1; ij = −ji = k; jk = −kj = i; ki = −ik = j.

Dễ kiểm tra thấy H là một đại số không giao hoán trên trường số thực
R, có đơn vị 1 và Đại số H được gọi là đại số quaternion.
Tương tự như các số phức có thể được biểu diễn dưới dạng ma trận,
các quaternion cũng vậy. Có ít nhất hai cách biểu diễn các quaternion
dưới dạng ma trận sao cho phép cộng và phép nhân quaternion tương
ứng với phép cộng ma trận và phép nhân ma trận. Cách thứ nhất là sử

103
dụng các ma trận phức cỡ 2 × 2 và cách thứ hai là sử dụng các ma trận
thực cỡ 4 × 4. Trong mỗi trường hợp, biểu diễn đã cho là một trong họ
các biểu diễn có quan hệ tuyến tính. Theo thuật ngữ của đại số, đây là
các đơn cấu từ H đến các vành ma trận M (2, C) và M (4, R), tương ứng.
Sử dụng ma trận phức 2 × 2, quaternion a + bi + cj + dk có thể được
biểu diễn dưới dạng  
a + bi c + di
−c + di a − bi
Lưu ý rằng "i" của các số phức khác với "i" của các quaternion. Biểu
diễn này có các tính chất sau.

• Ràng buộc bất kỳ hai trong ba số b, c, d bằng 0 sẽ tạo ra biểu diễn


số phức. Chẳng hạn, đặt c = d = 0 tạo ra biểu diễn ma trận chéo
phức và đặt b = d = 0 tạo ra biểu diễn ma trận thực.

• Chuẩn của một quaternion (căn bậc hai của tích của nó với liên hợp
của nó, như với số phức) là căn bậc hai của định thức của ma trận
tương ứng.

• Liên hợp của một quaternion tương ứng với liên hợp ma trận chuyển
vị.

Sử dụng ma trận thực 4 × 4, cùng một quaternion đó có thể được viết


dưới dạng
 
a −b −c −d
 b a −d c 
 
=
 c d a −b 

d −c b a

104
       
1 0 0 0 0 −1 0 0 0 0 −1 0 0 0 0 −1
0 1 0 0 1 0 0 0  0 0 0 1 0 0 −1 0 
     
a +b +c +d .
0 0 1 0 0 0 0 −1 1 0 0 0 0 1 0 0 
0 0 0 1 0 0 1 0 0 −1 0 0 1 0 0 0

Tuy nhiên, việc biểu diễn các quaternion trong M (4, R) không phải
là duy nhất. Chẳng hạn, quaternion nói trên cũng có thể được biểu diễn
dưới dạng
 
a d −b −c
−d a c −b 

=

 b −c a −d

c b d a
       
1 0 0 0 0 0 −1 0 0 0 0 −1 0 1 0 0
0 1 0

0 0 0 0 −1 0 0 1 0  −1
     
0 0 0
a +b +c +d .

0 0 1 0 1 0 0 0  0 −1 0 0   0 0 0 −1
0 0 0 1 0 1 0 0 1 0 0 0 0 0 1 0

2.2.3 Biểu diễn của một đại số, Định lý Frobenius

Định nghĩa của một đại số được đưa ra ở đầu chương này rất rõ ràng
vì nó cho biết cấu trúc đại số bao gồm cấu trúc vành và môđun (trong
trường hợp đại số là kết hợp). Tuy nhiên, trong các nghiên cứu về cấu
trúc và tính chất của đại số, ta cần thiết để phải biết cụ thể hơn. Vì vậy
người ta thường quy việc nghiên cứu đại số về việc nghiên cứu các đại số
quen thuộc đã được nghiên cứu nhiều trong lý thuyết biểu diễn như đại
số ma trận hoặc đại số các toán tử tuyến tính.
Trước hết chúng ta tìm hiểu khái niệm biểu diễn của một đại số.

2.2.3.1 Định nghĩa. Một biểu diễn của K -đại số A là một đồng cấu
K -đại số T : A → End(V ), trong đó V là một K -không gian vectơ nào

105
đó. Nói cách khác, xác định một biểu diễn T là gán cho mỗi phần tử
a ∈ A một toán tử tuyến tính T (a) : V → V thoả mãn các điều kiện
sau:
T (a + b) = T (a) + T (b)

T (αa) = αT (a)

T (ab) = T (a)T (b)

T (1) = 1V (toán tử đồng nhất)

với mọi a, b ∈ A, α ∈ K . Nếu không gian vectơ V là hữu hạn chiều, thì
dim V được gọi là chiều (hay bậc) của biểu diễn T . Rõ ràng, ảnh của
biểu diễn T , tức là tập hợp tất cả các toán tử có dạng T (a), tạo thành
một đại số con của End(V ). Nếu T là một đơn cấu thì đại số con này
đẳng cấu với đại số A. Trong trường hợp này, biểu diễn được gọi là trung
thành.

2.2.3.2 Định lí. (Cayley). Mọi đại số đều có một biểu diễn trung thành.
Nói cách khác, mọi đại số đều đẳng cấu với một đại số con của đại số
các toán tử tuyến tính End(V ).

Chứng minh. Rõ ràng, với mỗi a ∈ A, ánh xạ T (a) : x 7→ xa, x ∈ A, là


một toán tử tuyến tính trên không gian A và

T (a + b) = T (a) + T (b), T (αa) = αT (a), T (ab) = T (a)T (b), T (1) = 1V .

Do đó, T là một biểu diễn của đại số A. Nếu a 6= b, thì 1a 6= 1b. Từ đó


suy ra các toán tử T (a) và T (b) là phân biệt và do đó T là một biểu diễn
trung thành.

Biểu diễn được xây dựng trong chứng minh định lý Cayley được gọi
là chính quy và có tầm quan trọng rất lớn trong Đại số vì nó cung cấp

106
một mối quan hệ đơn giản và chuẩn tắc về đại số đã cho. Số chiều của
biểu diễn chính quy bằng số chiều của đại số.
Nếu biểu diễn T là hữu hạn chiều, thì ta có thể chọn một cơ sở trong
không gian V và gán mỗi toán tử T (a) với ma trận (T (a)) của nó. Rõ
ràng, sự tương ứng a 7→ (T (a)) là một đồng cấu từ đại số A đến đại
số ma trận Mn (K), trong đó n là chiều của biểu diễn T . Đồng cấu như
thế được gọi là biểu diễn ma trận của đại số A. Nếu chọn một cơ sở mới
trong không gian V , thì mọi ma trận (T (a)) biến đổi thành P (T (a))P −1 ,
trong đó P là ma trận chuyển từ cơ sở sở mới sang cơ sở cũ. Các biểu
diễn ma trận nhận được theo cách này được gọi là tương đương. Khái
niệm tương tự cũng có thể được định nghĩa đối với các biểu diễn toán tử:
hai biểu diễn T : A → End(V ) và S : A → End(W ) được gọi là tương
đương nếu có một đẳng cấu f của không gian V vào không gian W sao
cho T (a) = f S(a)f −1 với mọi a ∈ A. Từ những nhận xét trên, ta có thể
dễ dàng chọn các cơ sở của V và W sao cho ma trận của các toán tử
T (a) và S(a) trùng nhau. Vì vậy, đó là lý do để nghiên cứu các biểu diễn
sai khác một tương đương, tức là xác định các biểu diễn tương đương.
Chú ý rằng định lý Cayley cũng có thể được phát biểu như sau.

2.2.3.3 Định lí. (Dạng tương đương của Định lý Cayley). Mọi đại số
A có chiều m trên trường K đều đẳng cấu với một đại số con của đại số
các ma trận vuông cấp n: Mn (K) với n ≤ m + 1.

Chứng minh. Giả sử A có đơn vị 1. Với mỗi a ∈ A đặt tương ứng ánh xạ
fa : A → A xác định bởi fa (x) = ax. Dễ thấy fa là một ánh xạ tuyến
tính. Bây giờ xét Φ : A → End(A), a 7→ fa . Ta có

fa+b = fa + fb ; fra = rfa ; fab = fa fb ; f1 = 1A .

Như vậy Φ : A → End(A) là đồng cấu đại số bảo toàn đơn vị, và Φ

107
là đơn cấu vì KerΦ = 0 do fx = 0 ⇔ ax = 0 với mọi x nên a.1 = 0
hay a = 0. Điều đó chứng tỏ A ∼
= Φ(A) là một đại số con của End(A).
End(A) là không gian tất cả các ánh xạ tuyến tính từ không gian vectơ
A có hạng n vào chính nó trên trường K nên End(A) ∼ = Mm (A) (đẳng
cấu đại số). Vậy A ∼
= đại số con của Mm (K).
Bây giờ xét trường hợp A không có đơn vị. Ta nhúng A vào một đại
số có đơn vị à có chiều m + 1. Thật vậy, đặt à = K ⊕ A như là không
gian vectơ. Xác định phép nhân trên à bởi

(r, x)(r0 , x0 ) = (rr0 , xx0 + rx0 + r0 x), ∀r, r0 ∈ k, x, x0 ∈ A.

Dễ kiểm tra à là một đại số với đơn vị (1,0) và nhận A là đại số con với
đơn cấu A → à bởi x 7→ (0, x). Theo chứng minh trên à đẳng cấu với
một đại số con của Mm+1 (K), nên A đẳng cấu với một đại số con của
Mm+1 (K).

Trong định lý trên, giả thiết đại số hữu hạn chiều là cần thiết để biểu
diễn chính quy có chiều hữu hạn.
Định lý sau đây mô tả về đại số chia được hữu hạn chiều trên trường
số thực R. Định lý được chứng minh bởi nhà toán học nổi tiếng Frobenius
vào năm 1877.

2.2.3.4 Định lí. (Frobenius) Trên trường số thực R, sai khác một đẳng
cấu, chỉ có ba đại số chia được hữu hạn chiều đó là trường số thực R,
trường số phức C và thể quaternion H với chiều tương ứng bằng 1, 2, 4.

Chứng minh. Giả sử D là một đại số chia được hữu hạn chiều trên trường
số thực R. Gọi n là số chiều của D. Khi ta viết a ≤ 0 đối với phần tử
a ∈ D, chúng ta ngầm hiểu a được chứa trong R.

108
Chú ý rằng, ta có thể xem D như là một không gian vectơ thực hữu
hạn chiều. Mỗi phần tử d ∈ D được xem như một tự đồng cấu của D
bởi phép nhân trái, chúng ta đồng nhất d với tự đồng cấu này. Do đó ta
có thể nói về vết của d và đa thức đặc trưng, đa thức tối tiểu của nó.
Với mỗi z ∈ C, xét đa thức bậ hai hệ số thực:

Q(z; x) = x2 − 2Re(z)x + |z|2 = (x − z)(x − z) ∈ R[x].

Chú ý rằng, nếu z ∈ C \ R thì Q(z; x) là đa thức bất khả quy trên R.
Trước hết ta khẳng định rằng: Tập con V của D gồm tất cả các phần
tử a thoả mãn a2 ≤ 0 là một không gian vec tơ con của D có chiều n − 1;
Hơn nữa, D phân tích được thành tổng trực tiếp D = R ⊕ V các không
gian vectơ con, điều này kéo theo V sinh ra D như là một đại số. Thật
vậy, giả sử a ∈ D và đa thức đặc trưng của a là p(x). Theo Định lý cơ
bản của Đại số, ta có thể viết

p(x) = (x − t1 ) · · · (x − tr )(x − z1 )(x − z1 ) · · · (x − zs )(x − zs ),

với ti ∈ R, zj ∈ C\R. Viết lại p(x) dưới dạng:

p(x) = (x − t1 ) · · · (x − tr )Q(z1 ; x) · · · Q(zs ; x).

Vì zj ∈ C \ R nên các đa thức Q(zj ; x) là bất khả quy trên R. Theo


Định lý Cayley–Hamilton, p(a) = 0 và do D là đại số chia được nên hoặc
a − ti = 0 với một chỉ số i nào đó hoặc Q(zj ; a) = 0 với một chỉ số j nào
đó. Nếu khả năng thứ nhất xẩy ra thì a là một số thực. Nếu trường hợp
thứ hai xẩy ra thì Q(zj ; x) là đa thức cực tiểu của a. Vì p(x) có nghiệm
phức giống như đa thức cực tiểu và vì nó là số thực nên suy ra
k
p(x) = Q(zj ; x)k = x2 − 2Re(zj )x + |zj |2 .

109
Vì p(x) là đa thức đặc trưng của a nên hệ số của x2k−1 trong p(x) là
tr(a) sai khác phần dấu. Do đó, từ phương trình trên ta suy ra tr(a) = 0
khi và chỉ khi Re(zj ) = 0, hay nói cách khác tr(a) = 0 khi và chỉ khi
a2 = −|zj |2 < 0. Vậy V là một tập con của D gồm tất cả các phần tử a
sao cho tr(a) = 0. Đặc biệt, nó là một không gian vectơ con của D. Theo
Định lý về nghiệm thì V có chiều bằng n − 1 vì nó là hạt nhân của đồng
cấu tr : D → R. Vì R ∩ V = {0} và tổng số chiều của chúng bằng n nên
ta có D = R ⊕ V . Như vậy, ta đã chứng minh xong khẳng định đã nêu.
Bây giờ ta tiếp tục chứng minh định lý. Giả sử a, b ∈ V , đặt B(a, b) =
(−ab − ba)/2. Vì (a + b)2 − a2 − b2 = ab + ba nên B(a, b) là một số thực.
Hơn nữa, do a2 ≤ 0 nên ta có B(a, a) > 0 với mọi a 6= 0. Vì vậy B là
một dạng song tuyến tính đối xứng xác định dương, hay nói cách khác,
nó là một tích vô hướng trên V .
Giả sử W là một không gian vectơ con của V sinh ra D như một đại
số và W là không gian vectơ con bé nhất có tính chất này. Cho e1 , . . . , en
là một cơ sở trực chuẩn của W đối với tích vô hướng xác định bởi B . Từ
tính chất trực giao ta có:

e2i = −1, ei ej = −ej ei .

Nếu n = 0 thì D đẳng cấu với R.


Nếu n = 1 thì D được sinh bởi 1 và e1 với e21 = −1. Do đó D đẳng
cấu với C.
Nếu n = 2 thì như đã chỉ ra ở trên, D được sinh bởi 1, e1 , e2 với

e21 = e22 = −1, e1 e2 = −e2 e1 , (e1 e2 )(e1 e2 ) = −1.

Do đó D đẳng cấu với H .


Nếu n > 2 thì D không thể là đại số chia được. Thật vậy, nếu n > 2.

110
Gọi u = e1 e2 en . Dễ thấy u2 = 1 (vì n > 2). Nếu D là đại số chia được
thì 0 = u2 − 1 = (u − 1)(u + 1) kéo theo u = ±1. Điều đó có nghĩa là
en = ±e1 e2 và vì thế e1 , . . . , en−1 sinh ra D. Điều này mâu thuẫn với
tính tối tiểu của W .

111
TÓM TẮT CHƯƠNG II

1. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Một R- đại số là một R-
môđun A cùng với một phép nhân A × A → A, (x, y) 7→ xy phân
phối đối với phép cộng và thoả mãn

λ(xy) = (λx)y = x(λy), ∀λ ∈ R, ∀x, y ∈ A.

2. Nếu A là một R-đại số kết hợp thì A vừa là một vành đồng thời A
vừa là một R-môđun sao cho phép nhân trên A và phép nhân với
vô hướng (trên R) thoả mãn

λ(xy) = (λx)y = x(λy), ∀λ ∈ R, x, y ∈ A.

3. Có thể định nghĩa đại số như sau: Vành A là một đại số trên vành
giao hoán R nếu tồn tại một đồng cấu vành từ R vào tâm của A
(đồng cấu này xác định phép nhân với vô hướng trên R-đại số A).

4. Cho K là một trường. Một K -đại số thực chất là một vành chứa K
như là một vành con.

5. A là một R-đại số hữu hạn sinh khi và chỉ khi A đẳng cấu với vành
thương của vành đa thức R[x1 , . . . , xn ] với n là một số nguyên dương
nào đó.

6. Cho K là một trường. Nếu A là một K -đại số thì A vừa là một


vành, vừa là một K -không gian vectơ. Khi đó chiều của không gian
vectơ A được gọi là chiều của đại số A, kí hiệu là dimK (A).

112
7. Cho K là một trường và A là một K -đại số với dimK (A) = m. Khi
đó, A đẳng cấu với một đại số con của đại số ma trận Mn (K) với
n ≤ m + 1.

8. Đại số quaternion H là một không gian vectơ thực 4 chiều được


trang bị thêm phép nhân xác định bởi phép nhân các phần tử cơ sở
{1, i, i, k} như sau:

i2 = j 2 = k 2 = −1; ij = −ji = k; jk = −kj = i; ki = −ik = j.

9. Mỗi phần tử q ∈ H có thể biểu diễn dưới các dạng sau

• q = a + bi + cj + dk với a, b, c, d ∈ R ({1, i, i, k} là cơ sở của


không gian vectơ H như trên).
 
a + bi c + di
• q = ∈ M (2, C), với a, b, c, d ∈ R và i là
−c + di a − bi
đơn vị ảo của trường số phức C.
 
a −b −c −d
 b a −d c 
 
• q=  ∈ M (4, R), với a, b, c, d ∈ R. Biểu diễn
 c d a −b 
d −c b a
này là không duy nhất.

10. Đại số quaternion H là một đại số không giao hoán trên trường số
thực R,có đơn vị, có chiều bằng 4 và có phép chia.

11. Định lí Frobenius: Trên trường số thực R, sai khác một đẳng cấu,
chỉ có ba đại số chia được hữu hạn chiều đó là trường số thực R,
trường số phức C và thể quaternion H với chiều tương ứng bằng 1,
2, 4.

113
BÀI TẬP CHƯƠNG II

Bài tập 2.1. Chứng minh các khẳng định sau ở Ví dụ 2.1.1.2:
(1). Mỗi vành R là một đại số kết hợp trên chính nó.
(2). Mỗi vành R là một Z-đại số kết hợp.
(3). Cho R là một vành giao hoán và I là một iđêan của R. Khi đó
vành thương R/I là một R-đại số giao hoán kết hợp.
(4). Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Vành đa thức n biến
R[x1 , x2 , . . . , xn ] là một R-đại số giao hoán kết hợp.
(5). Cho R là một vành giao hoán có đơn vị và n là một số nguyên
dương. Tập Mn (R) các ma trận vuông cấp n phần tử thuộc vành R là
một R-đại số. Đại số này là một đại số kết hợp có đơn vị và không giao
hoán nếu n > 1.
(6). Cho R là một vành giao hoán và M là một R-môđun. Ký hiệu
End(M ) tập tất cả các tự đồng cấu của môđun M . Khi đó, End(M ) là
một vành với phép cộng và phép hợp thành các tự đồng cấu. Mặt khác
End(M ) là một R-môđun với phép cộng các tự đồng cấu và phép nhân
với vô hướng. Vì vậy, End(M ) là một R-đại số. Đại số này là đại số kết
hợp có đơn vị và không giao hoán.
(7) Trường số phức C là một đại số chia được trên trường số thực R.
Bài tập 2.2. Xác định chiều của các đại số sau trên trường số thực R:
(1) Trường số thực R,
(2) Trường số phức C,
(3) Thể quaternion H,

114
(4) Đại số ma trận M (n, R),
(5) Đại số đa thức R[x].
Bài tập 2.3. Xét trường số phức C là một đại số trên trường số thực R.
Hãy mô tả đại số con sinh bởi đơn vị ảo {i}.

115
CHƯƠNG 3

MÔĐUN TỰ DO, TÍCH TENXƠ VÀ ĐỊA PHƯƠNG HOÁ

Mục tiêu chương

Học xong chương này, học viên có thể:


• Trình bày được khái niệm môđun tự do;
• Xây dựng được khái niệm tích tenxơ của hai môđun trên
vành giao hoán và hiểu cụ thể khái niệm tích tenxơ của hai
không gian vectơ;

• Trình bày được khái niệm vành các thương và môđun các
thương, áp dụng để xây dựng trường các số hữu tỉ Q và vành
địa phương hoá Rp tại một iđêan nguyên tố p.

3.1 Môđun tự do

3.1.1 Khái niệm môđun tự do

3.1.1.1 Định nghĩa. Cho M là một R-môđun và S = {xi | i ∈ I} là


một tập con của M.
(i) Ta nói rằng S là độc lập tuyến tính nếu với mọi tập con hữu hạn

116
P
J ⊂ I, điều kiện ai xi = 0, ai ∈ R, kéo theo ai = 0 với mọi i ∈ J.
i∈J
(ii) S được gọi là một cơ sở của M nếu S là một hệ sinh của M và S
là một tập độc lập tuyến tính.

Chú ý rằng không phải mọi môđun đều có cơ sở. Thật vậy, xét Z6 là
một Z-môđun.Ta sẽ chứng tỏ môđun này không có cơ sở. Cho x ∈ Z6 là
một phần tử tùy ý. Hệ thức αx = 0 không kéo theo α = 0 do ta luôn có
6x = 0. Vì vậy mọi tập con khác rỗng trong Z6 không thể độc lập tuyến
tính. Suy ra Z-môđun Z6 không có cơ sở. Điều đó dẫn tới định nghĩa sau
đây.

3.1.1.2 Định nghĩa. Một môđun được gọi là môđun tự do nếu nó có cơ


sở hoặc nó là môđun 0.

3.1.1.3 Ví dụ. (1). Cho R là một vành có đơn vị là 1. Khi đó R là một


R-môđun tự do với cơ sở là {1}.
(2). Cho V là K -không gian vec tơ. Khi đó V là K -môđun tự do vì
không gian vectơ luôn có cơ sở.
(3). Giả sử I là một tập chỉ số tùy ý. Khi đó tổng trực tiếp R(I) := ⊕Ri ,
I
với Ri = R, ∀i ∈ I là một R-môđun tự do với cơ sở

S = {ei = (. . . , 0, . . . , 0, 1, 0, . . . , 0, . . .) | i ∈ I},

trong đó 1 nằm ở vị trí thứ i. S được gọi là cơ sở chính tắc của R(I) .
(4). Vành đa thức R[x] trên vành giao hoán R là một R-môđun tự do
với cơ sở là {1, x, . . . , xn , . . .}.
(5). Tập hợp Mm×n (R) các ma trận cỡ m × n trên vành R là một R-
môđun tự do với cơ sở là {eij | 1 ≤ i ≤ m, 1 ≤ j ≤ n}, trong đó eij là
ma trận cỡ m × n mà phần tử ở hàng thứ i và cột thứ j bằng 1 còn tất
cả các phần tử khác đều bằng 0.

117
3.1.2 Cơ sở của môđun tự do

Nếu e ∈ F là một phần tử của cơ sở của môđun tự do F thì môđun


con Re ∼
= R. Từ định nghĩa ta có ngay kết quả sau đây mô tả cấu trúc
của lớp môđun tự do.

3.1.2.1 Định lí. F là một R-môđun tự do với cơ sở {ei }i∈I khi và chỉ
khi F ∼
= R(I) .

Trong trường hợp I là tập hợp hữu hạn gồm n phần tử thì F ∼
= R(n) .
Ta đã biết rằng hai cơ sở bất kỳ của một không gian véc tơ thì có cùng
lực lượng. Đối với một môđun tự do bất kỳ, điều này có thể không đúng.
Ta hãy xét ví dụ sau đây. Cho G là một nhóm aben thỏa mãn G ∼ = G⊕G
(chẳng hạn có thể lấy G là một không gian vectơ vô hạn chiều). Kí hiệu

R = Hom(G, G)

là vành các tự đồng cấu của G. Dễ thấy tập Hom(G ⊕ G, G) với phép
cộng đồng cấu và phép nhân ngoài với các phần tử của R lập thành một
R-môđun. Hơn nữa ta có đẳng cấu các R-môđun:

R = Hom(G, G) ∼
= Hom(G ⊕ G, G) ∼
= G ⊕ G.

Vì R- môđun tự do G ⊕ G có cơ sở chính tắc gồm hai phần tử (xem Ví


dụ 3.1.1.3, 3) nên R-môđun tự do R cũng có cơ sở gồm hai phần tử. Mặt
khác, ta đã biết R-môđun tự do R có một cơ sở gồm một phần tử, đó là
{1} (xem Ví dụ 3.1.1.3, 1). Như vậy, R là một R-môđun tự do với các cơ
sở có số phần tử khác nhau. Trong ví dụ vừa rồi vành R là không giao
hoán. Trong trường hợp vành cơ sở là giao hoán có đơn vị ta có phát biểu
sau đây.

118
3.1.2.2 Định lí. Giả sử R là một vành giao hoán có đơn vị 1 6= 0. Khi
đó hai cơ sở bất kỳ của một R-môđun tự do F đều có cùng lực lượng.

Chứng minh. Giả sử m là một iđêan cực đại của vành R. Khi đó R/m là
một trường và môđun thương F/mF là một R/m-không gian vectơ. Giả
sử {xi }i∈I là một cơ sở của F. Với mỗi a ∈ R và x ∈ F, ký hiệu ảnh của
chúng trong R/m và F/mF tương ứng là a và x. Vì hai cơ sở bất kỳ của
một không gian vectơ có cùng lực lượng nên để chứng minh định lý ta chỉ
cần chứng minh {xi }i∈I là một cơ sở của R/m-không gian vectơ F/mF.
Rõ ràng {xi }i∈I là một hệ sinh của F/mF . Ta chỉ còn phải chúng minh
P
{xi }i∈I độc lập tuyến tính. Thật vậy, giả sử ai xi = 0, với ai ∈ R bằng
i∈I P
0 hầu hết chỉ trừ một số hữu hạn i ∈ I. Khi đó, do ai xi ∈ mF nên tìm
i∈I
P P
được các phần tử bi ∈ m bằng 0 hầu hết sao cho ai xi = bi xi . Do
i∈I i∈I
{xi }i∈I là một cơ sở của F nên suy ra ai = bi , hay ai = 0 với mọi i ∈ I.
Vậy hệ {xi }i∈I độc lập tuyến tính và định lý được chứng minh.

Định lý trên dẫn đến khái niệm sau đây. Khái niệm này là một mở
rộng của khái niệm chiều của không gian vectơ.

3.1.2.3 Định nghĩa. Giả sử F là một R-môđun tự do trên vành giao


hoán có đơn vị R. Khi đó lực lượng của một cơ sở của F được gọi là hạng
của F, kí hiệu là rank(F ) hoặc r(F ).

Chú ý rằng không có khái niệm hạng của môđun tự do trên vành
không giao hoán.
Ta đã biết rằng một ánh xạ tuyến tính giữa hai không gian vectơ hoàn
toàn được xác định bởi ảnh của một cơ sở của không gian nguồn. Định
lý sau đây cho thấy điều đó cũng đúng đối với một đồng cấu môđun có
nguồn là một môđun tự do.

119
3.1.2.4 Định lí. (Tính chất phổ dụng) Giả sử F là một R-môđun tự
do với cơ sở S = {ui }i∈I và {vi }i∈I là một hệ phần tử tùy ý của một
R-môđun M. Khi đó tồn tại duy nhất đồng cấu R-môđun ϕ : F → M
sao cho ϕ(ui ) = vi , với mọi i ∈ I.

3.1.3 Môđun tự do trên một tập

Cho R là một vành và S là một tập hợp tuỳ ý. Khi đó luôn xây dựng
được một R-môđun tự do nhận S làm cơ sở. Thật vậy, kí hiệu
nX o
F (S) = as s| as ∈ R, as = 0 hầu hết chỉ trừ một số hữu hạn as 6= 0 .
s∈S

Trên F (S) xác định hai phép toán như sau:


X X X
as s + bs s = (as + bs )s,
s∈S s∈S s∈S
X  X
α as s = (αas )s.
s∈S s∈S

Hơn nữa có thể coi S ⊆ F (S) bằng cách đồng nhất mỗi s ∈ S với
1s ∈ F (S). Khi đó F (S) là R-môđun tự do với cơ sở S .

3.1.3.1 Định nghĩa. R-môđun F (S) được gọi là môđun tự do trên tập
hợp S .

3.1.3.2 Định lí. Với mỗi R-môđun M đều tồn tại một R-môđun tự do
F và một toàn cấu f : F → M . Hơn nữa, nếu M được sinh bởi n phần
tử (0 6 n < ∞) thì có thể chọn được một cơ sở của F gồm n phần tử.

Chứng minh. Giả sử {ui }i∈I là một hệ sinh của M . Cho {vi }i∈I là một tập
các ký hiệu phân biệt chỉ số hoá bởi I . Gọi F là môđun tự do sinh bởi tập
{vi }i∈I và f : F → M là một R-đồng cấu xác định bởi f (vi ) = ui , ∀i ∈ I .
Vì {vi }i∈I là cơ sở của F nên f là toàn cấu.

120
Từ định lý trên ta có ngay hệ quả sau.

3.1.3.3 Hệ quả. (1) Mỗi R-môđun là ảnh đồng cấu của một R-môđun
tự do.

(2) Mỗi R-môđun đều đẳng cấu với thương của một R-môđun tự do.

(3) M là một R-môđun hữu hạn sinh nếu và chỉ nếu tồn tại số tự nhiên
n sao cho M đẳng cấu với thương của R-môđun tự do Rn .

3.2 Tích tenxơ của hai môđun trên vành giao hoán

Trong mục này ta luôn giả thiết R là một vành giao hoán có đơn vị.
Cho M và N là các R-môđun. Ta sẽ xây dựng một R-môđun mới gọi là
tích tenxơ của M và N . Khái niệm tích tenxơ có nguồn gốc từ Hình học,
xuất phát từ định nghĩa tích tenxơ của hai vectơ. Ngày nay, nó đã được
định nghĩa một cách rộng nhất.
Cho M, N, P là các R-môđun. Khi đó ánh xạ

g :M ×N →P

được gọi là một ánh xạ song tuyến tính nếu thoả mãn các điều kiện sau:

g(x1 + x2 , y) = g(x1 , y) + g(x2 , y),

g(x, y1 + y2 ) = g(x, y1 ) + g(x, y2 ),

g(ax, y) = ag(x, y),

g(x, ay) = ag(x, y),

với mọi a ∈ R, với mọi x, x1 , x2 ∈ M , y, y1 , y2 ∈ N .

121
Ta xét bài toán sau đây: Nếu cho trước hai R-môđun M và N thì có tồn
tại một R-môđun T cùng với một ánh xạ song tuyến tính g : M ×N → T
sao cho với mỗi ánh xạ song tuyến tính f : M × N → Q (Q là một R-
môđun) đều tồn tại duy nhất một đồng cấu R-môđun h : T → Q để
f = hg , tức là biểu đồ sau giao hoán
g /
M ×N T
f  ∃!h
$
Q

Chú ý rằng, R-môđun T nếu tồn tại thì sẽ duy nhất, sai khác một
đẳng cấu. Thật vậy, giả sử có một R-môđun T 0 cùng với ánh xạ song
tuyến tính g 0 có tính chất như cặp T và g . Khi đó tồn tại các đồng cấu
R-môđun j : T → T 0 và k : T 0 → T để g 0 = jg và g = kg 0 . Từ đó suy ra
g = (kj)g . Mặt khác, g = 1T g. Do tính duy nhất của h trong định nghĩa
của cặp T và g , ta suy ra kj = 1T . Tương tự ta cũng có jk = 1T 0 . Vì vậy
T ∼
= T 0.
Sau đây, chúng ta sẽ chỉ ra rằng môđun T như trên là tồn tại.

3.2.1 Xây dựng tích tenxơ

Cho M, N là các R-môđun. Gọi F là R-môđun tự do trên tập M × N .


Khi đó
n
nX o
F = ai (xi , yi ) | ai ∈ R, xi ∈ M, yi ∈ N, 1 6 i 6 n, n ∈ N .
i=1

122
Gọi D là môđun con của F sinh bởi tất cả các phần tử có dạng

(x + x0 , y) − (x, y) − (x0 , y),


(x, y + y 0 ) − (x, y) − (x, y 0 ),
(ax, y) − a(x, y),
(x, ay) − a(x, y),

với x, x0 ∈ M, y, y 0 ∈ N, a ∈ R. Khi đó môđun thương F/D được gọi


là tích tenxơ của M và N và được kí hiệu là M ⊗R N hoặc đơn giản là
M ⊗ N nếu vành R đã rõ.
Xét phép chiếu tự nhiên F → F/D = M ⊗ N. Với mỗi phần tử
(x, y) ∈ F , kí hiệu x ⊗ y là ảnh của (x, y) trong M ⊗ N , tức là

x ⊗ y = (x, y) + D.

3.2.1.1 Mệnh đề. Cho M và N là các R-môđun. Khi đó, với mọi a ∈ R,
với mọi x, x0 ∈ M, y, y 0 ∈ N , ta có:

(1) (x + x0 ) ⊗ y = (x ⊗ y) + (x0 ⊗ y),

(2) x ⊗ (y + y 0 ) = (x ⊗ y) + (x ⊗ y 0 ),

(3) (ax) ⊗ y = a(x ⊗ y) = x ⊗ (ay).

Chứng minh. Vì

(x + x0 , y) − (x, y) − (x0 , y) ∈ D,
(x, y + y 0 ) − (x, y) − (x, y 0 ) ∈ D,
(ax, y) − a(x, y) ∈ D,
(x, ay) − a(x, y) ∈ D

123
với mọi a ∈ R, với mọi x, x0 ∈ M, y, y 0 ∈ N nên từ định nghĩa của
M ⊗ N ta suy ra ngay

(x + x0 ) ⊗ y − (x ⊗ y) − (x0 ⊗ y) = 0,

x ⊗ (y + y 0 ) − (x ⊗ y) − (x ⊗ y 0 ) = 0,
(ax) ⊗ y − a(x ⊗ y) = 0,
x ⊗ (ay) − a(x ⊗ y) = 0.
Do đó, mệnh đề được chứng minh.

Như vậy, ánh xạ


g :M ×N →M ⊗N
cho bởi g(x, y) = x ⊗ y là một ánh xạ song tuyến tính và ta gọi nó là
ánh xạ tenxơ.
Trước khi chứng minh cặp (T = M ⊗ N, g) là lời giải cho bài toán
đặt ra ở trên, chúng ta lưu ý một số tính chất của tích tenxơ mà dễ dàng
suy ra được từ định nghĩa.

3.2.1.2 Mệnh đề. Cho M và N là các R-môđun. Khi đó,

(1) x ⊗ 0 = 0 ⊗ y = 0, với mọi x ∈ M, y ∈ N ;

(2) M ⊗ N được sinh bởi các phần tử dạng x ⊗ y với x ∈ M, y ∈ N.

Chứng minh. (1) Ta có

x ⊗ 0 = x ⊗ (0 + 0) = x ⊗ 0 + x ⊗ 0,

suy ra x ⊗ 0 = 0 với mọi x ∈ M. Tương tự, 0 ⊗ y = 0 với mọi y ∈ N.


(2). Vì phép chiếu tự nhiên F → F/D = M ⊗ N là toàn cấu nên mỗi
phần tử của tích tenxơ M ⊗ N là ảnh của một phần tử nào đó của F ,

124
n
P
mà mỗi phần tử của F có dạng ai (xi , yi ) nên mỗi phần tử của M ⊗ N
i=1
n
P
có dạng ai (xi ⊗ yi ) . Do
i=1

n
X n
X n
X
ai (xi ⊗ yi ) = (ai xi ) ⊗ yi ) = (x0i ⊗ yi ),
i=1 i=1 i=1

với x0i ∈ M, yi ∈ N nên mỗi phần tử của tích tenxơ M ⊗ N có dạng


n
X
(xi ⊗ yi ), xi ∈ M, yi ∈ N, n ∈ N.
i=1

3.2.1.3 Chú ý. (1) x ⊗ y có thể bằng 0 khi cả x và y đều khác 0. Thật


vậy, trong tích tenxơ của các Z-môđun M = Z và N = Z2 , ta có

2 ⊗ 1 = 2(1 ⊗ 1) = 1 ⊗ 2.1 = 1 ⊗ 0 = 0.

Mặc dù 2 và 1 tương ứng là những phần tử khác không trong Z và Z2 .


(2) Không phải mọi phần tử của M ⊗ N đều có dạng x ⊗ y với
x ∈ M, y ∈ N. Từ chứng minh của mệnh đề trên, ta chỉ có thể kết luận
rằng mỗi phần tử của M ⊗ N đều biểu diễn được (nói chung không duy
n
P
nhất) dưới dạng tổng hữu hạn (xi ⊗ yi ), với xi ∈ M, yi ∈ N, n ∈ N.
i=1
(3). Tồn tại các môđun M 6= 0, N 6= 0 nhưng M ⊗ N = 0. Thật vậy,
xét các Z-môđun Z2 và Z3 . Ta có Z2 ⊗ Z3 = 0 vì với mọi x ∈ Z2 , y ∈ Z3 :

x ⊗ y = 3(x ⊗ y) − 2(x ⊗ y) = x ⊗ (3y) − (2x) ⊗ y = x ⊗ 0 − 0 ⊗ y = 0.

3.2.1.4 Hệ quả. Nếu M và N là các R-môđun hữu hạn sinh thì M ⊗ N


cũng là một R-môđun hữu hạn sinh.

125
Chứng minh. Giả sử x1 , . . . , xn và y1 , . . . , ym tương ứng là các hệ sinh
n
P
của R-môđun M và R-môđun N . Khi đó với mỗi x = ai xi ∈ M và
i=1
m
P
y= bj xj ∈ N , ta có
j=1
n
X m
X n X
X m
x ⊗ y = ( ai xi ) ⊗ ( bj xj ) = ai bj (xi ⊗ yj ).
i=1 j=1 i=1 j=1

Vì các phần tử x ⊗ y sinh ra M ⊗ N nên ta suy ra M ⊗ N có một hệ


sinh hữu hạn là

{xi ⊗ yj | 1 ≤ i ≤ n, 1 ≤ j ≤ m}.

Định lý sau đây cho ta thấy R-môđun T = M ⊗ N thoả mãn yêu cầu
bài toán đặt ra.
3.2.1.5 Định lí. (Tính chất phổ dụng của tích tenxơ) Cho M, N là các
R-môđun và g : M × N → M ⊗ N là ánh xạ ten xơ. Khi đó với mỗi ánh
xạ song tuyến tính f : M × N → P với P là một R-môđun, tồn tại duy
nhất một đồng cấu R-môđun h : M ⊗ N → P sao cho f = hg , tức là
biểu đồ sau giao hoán
g /M
M ×N ⊗N
f $ z ∃!h
P
Chứng minh. Gọi F là môđun tự do sinh bởi M × N . Theo định lý về
tính chất phổ dụng của môđun tự do, tồn tại duy nhất một đồng cấu
R-môđun f ∗ : F → P là mở rộng của f . Vì f là một ánh xạ song tuyến
tính nên với mọi x, x0 ∈ M, y ∈ N, ta có
f ∗ ((x + x0 , y) − (x, y) − (x0 , y)) = f ∗ (x + x0 , y) − f ∗ (x, y) − f ∗ (x0 , y)
= f (x + x0 , y) − f (x, y) − f (x0 , y) = 0.

126
Tương tự, f ∗ cũng làm triệt tiêu các phần tử có dạng

(x, y + y 0 ) − (x, y) − (x, y 0 )

(ax, y) − a(x, y)
(x, ay) − a(x, y)
với a ∈ R, x ∈ M , y, y 0 ∈ N . Do đó D ⊆ Kerf ∗ với D là môđun con của
F xác định như trong Định nghĩa ??. Do đó, theo Bổ đề 1.4.3.1, tồn tại
một đồng cấu cảm sinh của f ∗

h : F/D = M ⊗ N → P

sao cho hp = f ∗ với p : F → F/D là phép chiếu chính tắc. Từ đó ta


nhận được
hg = hpi = f ∗ i = f,
trong đó i : M × N → F là ánh xạ nhúng.
Bây giờ ta giả sử có một đồng cấu R-môđun k : M ⊗ N → P thoả
mãn kg = f . Với t ∈ M ⊗ N là một phần tử tuỳ ý, ta viết nó dưới dạng
Pn
t = xi ⊗ yi với xi ∈ M , yi ∈ N, i = 1, . . . , n. Khi đó
i=1
n
X n
X n
X n
X
k(t) = k( xi ⊗yi ) = k(xi ⊗yi ) = kg(xi ⊗yi ) = f (xi ⊗yi ) = h(t).
i=1 i=1 i=1 i=1

Vậy k = h và định lý được chứng minh.

Như vậy, bài toán đặt ra ban đầu đã được giải quyết. Điều đó dẫn tới
định nghĩa sau đây.

3.2.1.6 Định nghĩa. Cho M và N là các R-môđun. Tích ten xơ của M


và N là cặp (T, θ) trong đó T là một R-môđun và θ : M × N → T là
một ánh xạ song tuyến tính có tính chất: với mỗi R-môđun T 0 và một

127
ánh xạ song tuyến tính f : M × N → T 0 , tồn tại duy nhất một đồng cấu
R-môđun f : T → T 0 sao cho f θ = f , tức là biểu đồ sau giao hoán
θ /T
M ×N
f $  ∃!f
T0

3.2.2 Một số tính chất cơ bản của tích tenxơ

Chúng ta biết rằng, mỗi phần tử của tích tenxơ M ⊗ N đều biểu diễn
P
được dưới dạng tổng hữu hạn xi ⊗ yi , trong đó xi ∈ M, yi ∈ N . Tuy
nhiên biểu diễn này thường không duy nhất, và hơn nữa, không đơn giản
xi ⊗ yi và x0j ⊗ yj0 là bằng nhau. Vì thế,
P P
để nói khi nào hai phần tử
nói chung chúng ta khó có thể kiểm tra trực tiếp được một tương ứng cụ
thể nào đó từ M ⊗ N đến một R-môđun nào đó có phải là một đồng cấu
hay không. Thông thường, người ta vượt qua khó khăn này bằng cách sử
dụng Định lý về tính phổ dụng của tích tenxơ.

3.2.2.1 Định lí. Cho M, N, P là các R môđun. Khi đó

(1) M ⊗ N ∼
= N ⊗ M;

(2) M ⊗ (N ⊗ P ) ∼
= (M ⊗ N ) ⊗ P ;

(3) R ⊗R M ∼
=M ∼
= M ⊗R R.

Chứng minh. (1)


(2)
(3) Xét ánh xạ song tuyến tính

f : R × M → M,

128
xác định bởi f (a, x) = ax, với mọi a ∈ R và x ∈ M . Theo Định lý 3.2.1.5
về tính phổ dụng của tích tenxơ, tồn tại một đồng cấu

h : R ⊗R M → M

sao cho hg = f với g : R × M → R ⊗R M là ánh xạ tenxơ. Khi đó ta có


h(a ⊗ x) = ax, với mọi a ∈ R và x ∈ M .
g /
R×M R ⊗R M
f $ y h
M
Bây giờ ta gọi k : M → R ⊗R M là đồng cấu cho bởi k(x) = 1 ⊗ x với
mọi x ∈ M. Khi đó hk = 1M . Mặt khác, với mọi a ∈ R và x ∈ M , ta có

kh(a ⊗ x) = k(ax) = 1 ⊗ ax = a ⊗ x.

Vì R ⊗R M sinh bởi các phần tử dạng a ⊗ x nên ta suy ra kh = 1R⊗R M .


Như vậy, h, k là những đẳng cấu hay nói cách khác R ⊗R M ∼
= M . Chứng
minh tương tự ta nhận được M ⊗R R ∼
= M.

Đẳng cấu h : R ⊗R M → M , xác định bởi


n
X n
X
h( ai ⊗ xi ) = ai xi
i=1 i=1

được gọi là đẳng cấu chính tắc từ R ⊗R M đến M.


Để nghiên cứu các tính chất sâu hơn của tích tenxơ, ta cần đến khái
niệm tích tenxơ của hai đồng cấu. Giả sử f : M → M 0 , g : N → N 0 là
các đồng cấu R-môđun. Khi đó tương ứng:

ψ :M ×N → M0 ⊗ N0
(x, y) 7→ f (x) ⊗ g(y)

129
là một ánh xạ song tuyến tính. Do đó, theo Định lý 3.2.1.5 về tính phổ
dụng của tích ten xơ, tồn tại duy nhất một đồng cấu

h : M ⊗ N → M 0 ⊗ N 0,

xác định bởi h(x ⊗ y) = f (x) ⊗ g(y) với mọi x ∈ M, y ∈ N . Đồng cấu h
được gọi là tích ten xơ của hai đồng cấu f và g và ký hiệu là f ⊗ g .
Nếu thêm giả thiết f và g là các toàn cấu thì

M 0 ⊗ N 0 = f (M ) ⊗ g(N ).

Do đó, nếu x0 ⊗ y 0 ∈ M 0 ⊗ N 0 với x0 ∈ M 0 và y 0 ∈ N 0 thì tồn tại


x ∈ M và Y ∈ N sao cho f (x) = x0 và g(y) = y 0 . Điều này dẫn đến
(f ⊗ g)(x ⊗ y) = x0 ⊗ y 0 . Mặt khác, {(x, y) | x ∈ M, y ∈ N } là một hệ
sinh của M ⊗ N nên f ⊗ g là một toàn cấu.
Bây giờ, nếu có thêm các đồng cấu R-môđun f 0 : M 0 → M 00 và
g 0 : N 0 → N 00 thì ta có
f 0 f ⊗ g 0 g(x ⊗ y) = f 0 f (x) ⊗ g 0 g(y)
= (f 0 ⊗ g 0 )(f (x) ⊗ g(y))
= (f 0 ⊗ g 0 )(f ⊗ g)(x ⊗ g).

Từ những nhận xét trên ta có ngay phát biểu sau đây.

3.2.2.2 Mệnh đề. Giả sử f : M → M 0 và g : N → N 0 là các đồng cấu


R-môđun. Khi đó các khẳng định sau là đúng:

(1) Tương ứng


f ⊗ g : M ⊗ N → M 0 ⊗ N 0,
Pm m
P
xác định bởi f ⊗ g( xi ⊗ yi ) = f (xi ) ⊗ g(yi ) là một đồng cấu
i=1 i=1
R-môđun.

130
(2) Nếu f và g là các toàn cấu thì f ⊗ g cũng là một toàn cấu.

(3) Nếu có thêm các đồng cấu R-môđun f 0 : M 0 → M 00 và g 0 : N 0 → N 00


thì
(f 0 f ) ⊗ (g 0 g) = (f 0 ⊗ g 0 )(f ⊗ g).

Suy ra nếu f, g đẳng cấu thì f ⊗ g đẳng cấu.

Định lý sau cho thấy tích tenxơ phân phối với tổng trực tiếp.

3.2.2.3 Định lí. Cho M và N là các R-môđun. Giả sử M phân tích


m
được thành tổng trực tiếp M = ⊕ Mi . Khi đó
i∈I

M ⊗N ∼
= ⊕ (Mi ⊗ N ) và N ⊗ M ∼
= ⊕ (N ⊗ Mi ).
i∈I i∈I

Chứng minh. Ta sẽ chứng minh đẳng cấu thứ nhất. Đẳng cấu thứ hai
được chứng minh tương tự.
m
Vì M phân tích được thành tổng trực tiếp M = ⊕ Mi , nên mỗi phần
i∈I P
tử của M biểu diễn được một cách duy nhất dưới dạng x = xi , trong
i∈I
đó xi ∈ Mi và xi = 0 hầu hết chỉ trừ ra một số hữu hạn xi 6= 0. Ta có
thể kiểm tra được rằng, tương ứng

f : M × N → ⊕ (Mi ⊗ N ),
i∈I
P
xác định bởi f ( xi , y) = (xi ⊗ y)i∈I là một ánh xạ song tuyến tính. Do
i∈I
đó theo Định lý 3.2.1.5 về tính chất phổ dụng của tích tenxơ, tồn tại duy
nhất một đồng cấu

h : M ⊗ N → ⊕ (Mi ⊗ N )
i∈I
P P
thoả mãn h(( xi ) ⊗ y) = (xi ⊗ y)i∈I , với mọi xi ∈ M và y ∈ N .
i∈I i∈I

131
Bây giờ với mỗi i ∈ I , gọi λi : Mi → M là phép nhúng chính tắc. Khi
đó, ta có đồng cấu

λi ⊗ 1N : Mi ⊗ N → M ⊗ N
xi ⊗ y 7→ xi ⊗ y.

Theo Định lý 1.5.2.2 về tính chất phổ dụng của tổng trực tiếp, tồn tại
đồng cấu
k : ⊕ (Mi ⊗ N ) → M ⊗ N
i∈I

thoả mãn
X X
k((xi ⊗ y)i∈I ) = xi ⊗ y = ( xi ) ⊗ y,
i∈I i∈I
P
với mọi (xi ⊗ y)i∈I ∈ ⊕ (Mi ⊗ N ). Vì các phần tử dạng ( xi ) ⊗ y sinh
i∈I i∈I
ra M ⊗ N , các phần tử dạng (xi ⊗ y)i∈I sinh ra ⊕ (Mi ⊗ N ) và
i∈I
X
hk((xi ⊗ y)i∈I ) = h(( xi ) ⊗ y) = (xi ⊗ y)i∈I ,
i∈I
X X
kh(( xi ) ⊗ y) = k((xi ⊗ y)i∈I ) = ( xi ) ⊗ y,
i∈I i∈I

ta suy ra hk và kh tương ứng là các ánh xạ đồng nhất của ⊕ (Mi ⊗N ) và


i∈I
M ⊗ N . Do đó h và k là những đẳng cấu. Định lý được chứng minh.

3.2.2.4 Chú ý. Cho f : R → S là một đồng cấu vành.


(1). Cho N là một S -môđun. Khi đó N có cấu trúc là một R-môđun
với phép nhân với vô hướng như sau:

∀r ∈ R, ∀x ∈ N : rx := f (r)x.

Cấu trúc này được gọi là hạn chế của S -môđun N qua đồng cấu f .
Đặc biệt khi N = S thì S có cấu trúc là một R-môđun.

132
(2). Cho M là một R-môđun. Kí hiệu: MS = M ⊗R S . Khi đó MS là
R-môđun và MS cũng có cấu trúc là một S -môđun với phép nhân với
vô hướng xác định như sau:

∀s0 ∈ S, ∀x ⊗ s ∈ MS : s0 (x ⊗ s) = x ⊗ ss0 .

S -môđun MS được gọi là một mở rộng vô hướng của M thông qua đồng
cấu f .

3.2.2.5 Mệnh đề. Cho f : R → S là một đồng cấu vành, M là R-môđun


hữu hạn sinh. Khi đó MS là một S -môđun hữu hạn sinh.

Chứng minh. Giả sử {x1 , . . . , xn } là một hệ sinh của R-môđun M . Khi


đó {x1 ⊗ 1, . . . , xn ⊗ 1} là một hệ sinh của S -môđun MS . Do đó, MS là
một S -môđun hữu hạn sinh.

3.2.3 Tích tenxơ của hai không gian vectơ

Khái niệm tích tenxơ được phát sinh từ định nghĩa tích tenxơ của hai
vectơ trong hình học. Để thấy được nguồn gốc và ý nghĩa của khái niệm
tích tenxơ của hai môđun, sau đây ta xét trường hợp riêng tích tenxơ
của hai không gian vectơ.
Cho V và W là các K -không gian vectơ có số chiều tương ứng là m
và n. Ta gọi lần lượt e1 , . . . , em và e01 , . . . , e0n là cơ sở của V và W . Khi
đó ta có
m n
V = ⊕ Kei và W = ⊕ Ke0j .
i=1 j=1

Theo Định lý 3.2.2.3


m n m n
V ⊗K W = ( ⊕ Kei ) ⊗ ( ⊕ Ke0j ) ∼
= ⊕ ⊕ (Kei ⊗ Ke0j ).
i=1 K j=1 i=1 j=1 K

133
Với mỗi i, j , các không gian con Kei và Ke0j đều đẳng cấu với K và hơn
nữa K ⊗ K ∼ = K nên
K
V ⊗W ∼
= K mn .
K

Vì vậy, dimK V ⊗ W = mn. Mặt khác, dễ thấy {ei ⊗ e0j }1≤i≤m,1≤j≤n là


K
một hệ sinh của V ⊗ W. Do hệ sinh này có đúng mn phần tử nên nó là
K
một cơ sở của V ⊗ W. Bây giờ giả sử (x1 , . . . , xm ) là toạ độ của vectơ
K
x ∈ V theo cơ sở e1 , . . . , em và (y1 , . . . , yn ) là toạ độ của vectơ y ∈ W
theo cơ sở e01 , . . . , e0n . Khi đó ta có
m X
X n
x⊗y = xi yj (ei ⊗ e0j ).
i=1 j=1

Từ đó suy ra (x1 y1 , . . . , x1 yn , x2 y1 , . . . , x2 yn , . . . , xm y1 , . . . , xm yn ) là toạ


độ của x ⊗ y theo cơ sở

e1 ⊗e01 , . . . , e1 ⊗e0n , e2 ⊗e01 , . . . , e2 ⊗e01 , . . . , e2 ⊗e0n , . . . , em ⊗e01 . . . em ⊗e0n .

Chẳng hạn ta xét V = W = R3 với cơ sở chính tắc

e1 = (1, 0, 0), e2 = (0, 1, 0), e3 = (0, 0, 1).

Khi đó R3 ⊗ R3 có cơ sở là

{e1 ⊗ e1 , e1 ⊗ e2 , e1 ⊗ e3 , e2 ⊗ e1 , e2 ⊗ e2 , e2 ⊗ e3 , e3 ⊗ e1 , e3 ⊗ e2 , e3 ⊗ e3 }.

Như vậy dim R3 ⊗ R3 = 9, và do đó ta có thể đồng nhất với R9 và có thể


chọn
e1 ⊗ e1 = (1, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0),

e1 ⊗ e2 = (0, 1, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0),

e1 ⊗ e3 = (0, 0, 1, 0, 0, 0, 0, 0, 0),

134
e2 ⊗ e1 = (0, 0, 0, 1, 0, 0, 0, 0, 0),

e2 ⊗ e2 = (0, 0, 0, 0, 1, 0, 0, 0, 0),

e2 ⊗ e3 = (0, 0, 0, 0, 0, 1, 0, 0, 0),

e3 ⊗ e1 = (0, 0, 0, 0, 0, 0, 1, 0, 0),

e3 ⊗ e2 = (0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 1, 0),

e3 ⊗ e3 = (0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 0, 1).

Khi đó, nếu x = (x1 , x2 , x3 ) và y = (y1 , y2 , y3 ) thì

x ⊗ y = (x1 y1 , x1 y2 , x1 y3 , x2 y1 , x2 y2 , x2 y3 , x3 y1 , x3 y2 , x3 y3 ).

Vì vậy, ta có thể đưa ra trực tiếp khái niệm tích tenxơ của hai vectơ
x = (x1 , . . . , xm ) ∈ K m và y = (y1 , . . . , yn ) ∈ K n như sau

x ⊗ y = (x1 y1 , . . . , x1 yn , x2 y1 , . . . , x2 yn , . . . , xm y1 , . . . , xm yn ) ∈ K mn .

Như vậy, K mn là tích ten xơ của hai K -không gian vectơ K m và K n


với ánh xạ tenxơ
g : Km × Kn → K mn
(x, y) 7→ x ⊗ y.

3.3 Địa phương hoá và ứng dụng

3.3.1 Vành các thương

3.3.1.1 Định nghĩa. Cho S là một tập con của vành R. S được gọi là
tập nhân đóng của vành R nếu nó chứa đơn vị và đóng kín đối với phép
nhân, nghĩa là, 1 ∈ S và ∀a, b ∈ S thì ab ∈ S .

135
3.3.1.2 Ví dụ. (1). Nếu R là một miền nguyên thì S = R∗ = R\{0} là
tập nhân đóng của vành R.
(2). Nếu p là một iđêan nguyên tố của vành R thì S = R\p là tập
nhân đóng của vành R.

Cho S là một tập nhân đóng của vành R. Trên tích Đề-các R × S xét
quan hệ hai ngôi ∼ như sau:

(r, s) ∼ (r0 , s0 ) ⇔ ∃t ∈ S : t(rs0 − r0 s) = 0.

Dễ dàng chứng minh được quan hệ ∼ là một quan hệ tương đương trên
R × S . Khi đó R × S được phân hoạch thành các lớp tương đương

(r, s) = {(r0 , s0 ) ∈ R × S| (r0 , s0 ) ∼ (r, s)}.

Kí hiệu r/s thay cho (r, s) và ta có tập thương

S −1 R = R × S/∼ = {r/s| r ∈ R, s ∈ S}.

Trang bị phép toán cộng (+) và nhân (·) trên S −1 R như sau:

r/s + r0 /s0 = (rs0 + sr0 )/ss0 ; r/s · r0 /s0 = rr0 /ss0 .

Dễ thấy hai phép toán này không phụ thuộc vào việc chọn đại diện.

3.3.1.3 Mệnh đề. Tập hợp S −1 R cùng với phép cộng và nhân như trên
là một vành giao hoán có đơn vị.

Phần tử không của vành S −1 R là 0/1; phần tử đơn vị là 1/1. Chú ý


rằng trong vành S −1 R ta có 0/1 = 0/s, 1/1 = s/s ∀s ∈ S và

r/s = r0 /s0 ⇔ ∃t ∈ S : t(rs0 − r0 s) = 0.

3.3.1.4 Định nghĩa. Vành S −1 R được gọi là vành các thương (ring of
fractions) của R đối với tập nhân đóng S.

136
3.3.1.5 Mệnh đề. Cho S là một tập nhân đóng của vành R và tương
ứng
f : R → S −1 R, a 7→ a/1.

Khi đó

(1) f là một đồng cấu vành và với mọi s ∈ S thì f (s) khả nghịch trong
vành S −1 R;

(2) Nếu R là một miền nguyên và S không chứa 0 thì f là đơn cấu.

Chứng minh. (i) Dễ chứng minh được f là đồng cấu vành và với mọi
s ∈ S thì nghịch đảo của f (s) = s/1 là 1/s.
(ii) Giả sử r ∈ Kerf, tức f (r) = 0/1. Khi đó tồn tại s ∈ S sao cho
s(1.r − 1.0) = sr = 0. Do 0 ∈
/ S nên s 6= 0. Suy ra r = 0 do R là miền
nguyên. Vậy Kerf = 0 hay f đơn cấu.

3.3.1.6 Nhận xét. (1). Nếu ta đồng nhất mỗi phần tử của R với ảnh
của nó trong S −1 R bởi đồng cấu f xác định như ở trong mệnh đề trên
thì có thể nói rằng mọi phần tử của S đều khả nghịch trong vành S −1 R.
Đặc biệt, khi R là miền nguyên và S không chứa 0 thì theo mệnh đề trên
f là đơn cấu nên có thể xem R như là một vành con của vành S −1 R,
trong đó mỗi phần tử của S được làm cho khả nghịch.
(2). Nếu S chứa 0 thì S −1 R là vành không. Thật vậy, với mọi r/s ∈
S −1 R ta có r/s = 0/1 do 0(r.1 − s.0) = 0, suy ra S −1 R = {0/1}. Do đó
trường hợp này ít có ý nghĩa.

Mệnh đề sau cho thấy rằng đồng cấu f như trong Mệnh đề 3.3.1.5 có
tính phổ dụng đối với những đồng cấu vành từ R làm khả nghịch ảnh
của mọi phần tử thuộc S.

137
3.3.1.7 Mệnh đề. Cho S là một tập nhân đóng của vành R và g :
R → R0 là một đồng cấu vành sao cho g(s) khả nghịch trong R0 , với mọi
s ∈ S . Khi đó tồn tại duy nhất một đồng cấu vành h : S −1 R → R0 sao
cho g = hf , tức là biểu đồ sau giao hoán
f / S −1 R
R
g  ∃!h
{
R0
Chứng minh. Xét tương ứng:

h : S −1 R → R0
a/s 7→ g(a)g(s)−1 .
Khi đó ta có thể chứng minh được:
+ h là ánh xạ,
+ h là một đồng cấu vành,
+ Biểu đồ giao hoán, tức là g = hf ,
+ Đồng cấu h xác định duy nhất.
3.3.1.8 Hệ quả. Giả sử g : R → R0 là đồng cấu vành thoả mãn các điều
kiện sau:

(1) g(s) khả nghịch trong R0 , ∀s ∈ S ,

(2) Nếu g(a) = 0 thì ∃s ∈ S sao cho as = 0,

(3) Mỗi phần tử của R0 có dạng g(a)g(s)−1 , với a ∈ R và s ∈ S .

Khi đó ∃!h : S −1 R → R0 là đẳng cấu vành sao cho g = hf , tức là


biểu đồ sau giao hoán
f / S −1 R
R
g  ∃!h
{
0
R
138
Chứng minh. Theo chứng minh của Mệnh đề 3.3.1.7 thì h xác định bởi

h : S −1 R → R0
a/s 7→ g(a)g(s)−1 .

Cần chứng minh thêm h là đẳng cấu. Thật vậy, theo (iii) thì h là toàn
cấu và theo (ii) thì h là đơn cấu.

Bây giờ chúng ta xét một số ví dụ về vành các thương.

3.3.1.9 Ví dụ. (1) Cho R là một miền nguyên và S = R \ {0}. Khi đó


vành các thương

S −1 R = {r/s| r, s ∈ R; s 6= 0}

là một trường vì mọi phần tử khác không của nó đều khả nghịch. Trường
này được gọi là trường các thương của miền nguyên R. Trong trường hợp
này theo Mệnh đề 3.3.1.5 (ii) thì ta có thể đồng nhất mỗi phần tử r ∈ R
với phần tử r/1 ∈ S −1 R và do đó có thể coi R là vành con của S −1 R.
Đặc biệt, trường các thương của miền nguyên Z là trường các số hữu
tỷ Q; Trường các thương của miền nguyên R = k[x], với k là một trường,
là trường các phân thức
n f (x) o
k(x) = | f (x), g(x) ∈ k[x], g(x) 6= 0 .
g(x)

(2) Cho R là một vành tùy ý. Gọi U là tập các phần tử khác 0 và
không là ước của không của R. Rõ ràng U là tập nhân đóng của R. Khi đó
vành các thương U −1 R được gọi là vành các thương toàn cục (total ring
of fractions) của R. Như vậy, mỗi vành đều có thể xem là vành con của
vành các thương toàn cục của nó. Trong trường hợp R là miền nguyên
thì vành các thương toàn cục của R chính là trường các thương của R.

139
(3) Cho p ∈ SpecR. Đặt S = R\p. Khi đó S là tập nhân đóng của
vành R và trong trường hợp này, vành các thương S −1 R thường được ký
hiệu là Rp . Vậy
Rp = {r/s| r ∈ R, s ∈ R\p}.

Chú ý rằng, vành này là vành địa phương (vành có duy nhất một iđêan
cực đại) vì tập hợp

pRp := {a/s | a ∈ p, s ∈ R\p}

là một iđêan thực sự của Rp và mọi phần tử của Rp nằm ngoài pRp đều
khả nghịch. Vì vậy, Rp là vành địa phương với iđêan cực đại duy nhất
pRp . Vành này được gọi là vành địa phương hóa của R tại iđêan nguyên
tố p.

Cho S là tập nhân đóng của vành R và I ⊆ R. Kí hiệu

S −1 I = {a/s| a ∈ I, s ∈ S}.

Định lý sau đây mô tả iđêan trong vành các thương.

3.3.1.10 Định lí. Các phát biểu sau đây là đúng:


(i) J là một iđêan của vành S −1 R khi và chỉ khi tồn tại một iđêan I
của vành R sao cho J = S −1 I .
(ii) S −1 I = S −1 R khi và chỉ khi I ∩ S 6= ∅.
(iii) Q ∈ Spec(S −1 R) khi và chỉ khi tồn tại p ∈ SpecR, p ∩ S = ∅ sao
cho Q = S −1 p.

Chứng minh. (i) Cho I là một iđêan của vành R. Ta dễ chứng minh được
S −1 I là một iđêan của vành S −1 R.

140
Ngược lại, giả sử J là một iđêan của vành S −1 R. Ta cần chỉ ra một
iđêan I của vành R sao cho J = S −1 I. Xét đồng cấu vành

R → S −1 R
x 7→ x/1.

Ta chứng minh tồn tại iđêan I của vành R sao cho I e = J . Giả sử
r/s ∈ J , suy ra r/1 = s/1 · r/s ∈ J (do s/1 ∈ S −1 R, r/s ∈ J ), có nghĩa
r/1 ∈ J tức là r ∈ J c . Do đó r/s ∈ J ce . Suy ra J ⊆ J ce .
Mặt khác, theo Mệnh đề ?? ta có J ⊇ J ce , suy ra J = J ce = (J c )e .
Đặt I = J c . Khi đó I là một iđêan của vành R và I e = J . Ta có
n X o
e
I = (f (I)) = a/1 · r/s | a ∈ I, r ∈ R, s ∈ S
tổng hữu hạn
n X o
= ra/s | a ∈ I, r ∈ R, s ∈ S
tổng hữu hạn
n X o
0 0
= a /s | a ∈ I, s ∈ S
tổng hữu hạn
n o
= b/t | b ∈ I, t ∈ S
= S −1 I.

Suy ra J = S −1 I .
(ii) Giả sử I là một iđêan của vành R sao cho S −1 I = S −1 R. Ta
phải chứng minh I ∩ S 6= ∅. Vì S −1 I = S −1 R, suy ra phần tử đơn vị
1/1 ∈ S −1 I . Do đó ∃a ∈ I, ∃s ∈ S sao cho a/s = 1/1. Vì thế ∃u ∈ S
sao cho
u(a.1 − s.1) = 0 ⇔ u(a − s) = 0,
tức là ua = us ∈ I ∩ S (vì ua ∈ I, us ∈ S ). Suy ra I ∩ S 6= ∅.
Giả sử I là một iđêan của vành R sao cho I ∩ S 6= ∅, tức là ∃s ∈ I ∩ S ,
suy ra s/s ∈ S −1 I hay 1/1 ∈ S −1 I ( do 1/1 = s/s). Do đó S −1 I = S −1 R.

141
(iii) Giả sử Q ∈ Spec(S −1 R). Theo (i) tồn tại iđêan p của R sao
cho Q = S −1 p. Vì Q 6= S −1 R nên theo (ii), p ∩ S = ∅. Ta chứng
minh p là iđêan nguyên tố. Thật vậy, ∀a, b ∈ R sao cho ab ∈ p thì
ab/1 ∈ S −1 p = Q. Suy ra a/1 ∈ Q hoặc b/1 ∈ Q do Q là iđêan nguyên
tố. Dó đó a ∈ p hoặc b ∈ p và vì vậy p là iđêan nguyên tố.
Giả sử p ∈ SpecR, p ∩S = ∅. Cần chứng minh Q = S −1 p ∈ SpecS −1 R.
Thật vậy, theo (i) và (ii) thì Q là một iđêan thực sự của vành S −1 R. Với
mọi a/s, b/t ∈ S −1 R sao cho a/sb/t ∈ Q = S −1 p. Khi đó ta có ab ∈ p.
Suy ra a ∈ p hoặc b ∈ p do p nguyên tố. Từ đó a/s ∈ S −1 p, b/t ∈ S −1 p.
Vậy Q = S −1 p ∈ Spec(S −1 R).

3.3.1.11 Nhận xét. Cho S là một tập nhân đóng của vành R. Khi đó
theo định lý trên ta có:
(1) Mỗi iđêan của vành các thương S −1 R đều có dạng S −1 I , trong đó
I iđêan của vành R.
(2) Mỗi iđêan nguyên tố của vành S −1 R đều có dạng S −1 p, trong đó
p là iđêan nguyên tố của vành R không giao với S , nghĩa là

SpecS −1 R = {S −1 p| p ∈ SpecR, p ∩ S = ∅}.

(3) Cho p ∈ SpecR. Khi đó mỗi iđêan trong vành Rp thường được viết
là IRp thay cho S −1 I ( với S = R\p) nghĩa là

IRp = {a/s | a ∈ I, s ∈
/ p}.

Ta có
SpecRp = {qRp | q ∈ SpecR, q ⊆ p}.

Như đã nói trên đây, Rp là vành địa phương với iđêan cực đại duy nhất
pRp .

142
(4) Cho p là iđêan nguyên tố của vành R. Việc chuyển từ vành R
sang Rp làm mất đi các iđêan nguyên tố, ngoại trừ các iđêan nguyên tố
nằm trong p. Việc chuyển từ vành R sang vành R/p sẽ làm mất đi tất
cả những iđêan nguyên tố, ngoại trừ những iđêan nguyên tố chứa p. Do
đó nếu p và q là hai iđêan nguyên tố của vành R sao cho q ⊆ p thì việc
lấy địa phương hoá tại p (tức là vành Rp ) và lấy vành thương tại q (tức
là vành R/q) ta thu được dãy iđêan nguyên tố nằm giữa p và q.

Định lý sau đây cho thấy địa phương hóa giao hoán với phép lấy
thương.

3.3.1.12 Định lí. Cho S là một tập nhân đóng của vành R và I là một
iđêan của vành R. Kí hiệu S là ảnh của S trong vành R/I . Khi đó S là
một tập nhân đóng trong vành R/I và
−1
S −1 R/S −1 I ∼
= S (R/I).

3.3.2 Môđun các thương

Cho S là một tập nhân đóng của vành R. Khi đó ta có vành các
thương S −1 R = {r/s| r ∈ R, s ∈ S}. Cho M là một R -môđun. Trên
tích Đề-các M × S ta xét quan hệ hai ngôi

(m, s) ∼ (m0 , s0 ) ⇔ ∃t ∈ S : t(s0 m − sm0 ) = 0.

Dễ chứng minh được ∼ là một quan hệ tương đương trên M × S . Khi


đó M × S được phân hoạch thành các lớp tương đương. Với mỗi phần tử
(m, s) ∈ M × S , kí hiệu m/s là lớp tương đương chứa (m, s):

m/s = {(m0 , s0 ) ∈ M × S| (m0 , s0 ) ∼ (m, s)}


= {(m0 , s0 ) ∈ M × S| ∃t ∈ S : t(s0 m − sm0 ) = 0}.

143
Kí hiệu S −1 M là tập thương của M × S :

S −1 M = {m/s| m ∈ M, s ∈ S}.

Chú ý rằng m/s = m0 /s0 ⇔ ∃t ∈ S : t(s0 m − sm0 ) = 0. Trang bị hai


phép toán: cộng (+) và nhân với vô hướng như sau:

m/s + m0 /s0 = (s0 m + sm0 )/ss0 ;

r/t.m/s = rm/ts,

với mọi m/s, m0 /s0 ∈ S −1 M, r/t ∈ S −1 R. Dễ thấy phép toán cộng và


nhân với vô hướng nói trên không phụ thuộc vào việc phần tử chọn đại
diện.

3.3.2.1 Mệnh đề. Với các phép toán nói trên, S −1 M là một S −1 R-
môđun.

3.3.2.2 Định nghĩa. Môđun S −1 M được gọi là môđun các thương của
M theo tập nhân đóng S .

Phần tử không của S −1 M là 0/1 = 0M /s, ∀s ∈ S .

3.3.2.3 Chú ý. (1) Cho p ∈ SpecR. Khi đó S = R\p là một tập nhân
đóng của vành R. Trong trường hợp này ta viết Rp thay cho S −1 R và
viết Mp thay cho S −1 M . Môđun Mp được gọi là môđun địa phương hoá
của M tại iđêan nguyên tố p.
(2) Ta có đồng cấu vành tự nhiên f : R → S −1 R, r 7→ r/1. Do đó
S −1 M cũng có cấu trúc là một R-môđun với phép nhân với vô hướng
xác định như sau:

r · m/s = r/1 · m/s = rm/s,

144
trong đó r ∈ R và m/s ∈ S −1 M . Đặc biệt, vành các thương S −1 R cũng
có cấu trúc là một R-môđun và Mp vừa có cấu trúc là một Rp -môđun
vừa có cấu trúc là một R-môđun.
(3) S −1 R ⊗R M là một R-môđun. Mặt khác nó cũng có cấu trúc là
một S −1 R-môđun với phép nhân với vô hướng xác định bởi

(x/s)((y/t) ⊗ u) = (xy/st) ⊗ u, ∀s, t ∈ S, x, y ∈ R, u ∈ M.

Định lý sau cho biết mối quan hệ giữa một môđun và môđun các
thương của nó.

3.3.2.4 Định lí. Cho S là một tập nhân đóng của vành R và M là một
R-môđun. Khi đó ta có đẳng cấu S −1 R-môđun:

S −1 M ∼
= S −1 R ⊗R M.

Chứng minh. Xét tương ứng

f : S −1 R × M → S −1 M.
(r/s, x) 7→ rx/s.

Dễ thấy f là một ánh xạ R-song tuyến tính. Do tính phổ dụng của tích
tenxơ, tồn tại duy nhất một đồng cấu R-môđun

g : S −1 R ⊗R M → S −1 M.
r/s ⊗ x 7→ rx/s.

Dễ kiểm tra thấy g là một đồng cấu S −1 R-môđun.


Ta cần chứng minh g là một đẳng cấu. Rõ ràng g là một toàn cấu.
Chứng minh g đơn cấu bằng cách chứng minh Kerg = 0. Thật vậy, giả
n
sử z ∈ S −1 R ⊗R M. Khi đó z = (ri /si ⊗ xi ) với si ∈ S, ri ∈ R, xi ∈ M.
P
i=1

145
n
Q n
Q
Đặt s = si , ti = sj . Ta có
i=1 j6=i

n
X n
X
z= (ri /si ⊗ xi ) = (ri ti /s ⊗ xi )
i=1 i=1
Xn n
X
= (1/s ⊗ ri ti xi ) = 1/s ⊗ ri ti xi .
i=1 i=1

Như vậy mỗi phần tử của z ∈ S −1 R ⊗R M luôn viết được dưới dạng
z = 1/s ⊗ u với s ∈ S và u ∈ M. Giả sử z = 1/s ⊗ u ∈ Kerg . Khi đó
g(z) = u/s = 0. Do đó tồn tại t ∈ S sao cho tu = 0. Từ đó ta có

1/s ⊗ u = t/st ⊗ u = 1/s ⊗ tu = 1/s ⊗ 0 = 0.

Vậy Kerg = 0, hay g là một đơn cấu.

3.3.2.5 Chú ý. Cho S là một tập nhân đóng của vành R và f : M → N


là một đồng cấu R-môđun. Ta có đồng cấu S −1 R-môđun

S −1 f : S −1 M → S −1 N, m/s 7→ f (m)/s.

Nếu g : N → P là một R-đồng cấu, tức là ta có dãy các R-đồng cấu


f g
M→
− N→
− P

thì ta nhận được dãy các S −1 R− đồng cấu


S −1 f S −1 g
S −1 M −−−→ S −1 N −−→ S −1 P

và S −1 (gf ) = S −1 g ◦ S −1 f .

3.3.2.6 Định lí. Cho S là một tập nhân đóng của vành R. Với mọi dãy
khớp ngắn các R-môđun
f g
− M0 →
0→ − M 00 →
− M→ − 0

146
thì
S −1 f S −1 g
− S −1 M 0 −−−→ S −1 M −−→ S −1 M 00 →
0→ − 0
là dãy khớp ngắn các S −1 R-môđun.

Chứng minh. Ta có

KerS −1 f = {m0 /s| S −1 f (m0 /s) = 0/1}


= {m0 /s| f (m0 )/s = 0/1}
= {m0 /s| ∃t ∈ S : tf (m0 ) = 0}
= {m0 /s| ∃t ∈ S : f (tm0 ) = 0}
= {m0 /s| tm0 = 0} (do f đơn cấu)
= {m0 /s| m0 /s = 0/1}
= {0/1}.

Vậy S −1 f là một đơn cấu. Mặt khác, ∀m00 /s ∈ S −1 M 00 , vì g là toàn ánh,


nên ∃m ∈ M sao cho g(m) = m00 , tức là ∃m ∈ M sao cho

m00 /s = g(m)/s = S −1 g(m/s).

Vì m ∈ M và s ∈ S , nên m/s ∈ S −1 M . Suy ra, ∀m00 /s ∈ S −1 M 00 ,


∃m/s ∈ S −1 M sao cho S −1 g(m/s) = m00 /s. Vậy S −1 g là một toàn ánh.
Tiếp theo ta chứng minh ImS −1 f = KerS −1 g . Thật vậy, vì gf = 0,
ta có
S −1 g ◦ S −1 f = S −1 (g ◦ f ) = 0,
do đó ImS −1 f ⊆ KerS −1 g . Đảo lại, nếu x/s ∈ KerS −1 g thì

S −1 g(x/s) = g(x)/s = 0.

Suy ra, ∃t ∈ S sao cho tg(x) = 0. Khi đó g(tx) = 0, hay

tx ∈ Kerg = Imf.

147
Viết tx = f (y) với y ∈ M 0 , ta được

x/s = tx/ts = f (y)/ts = S −1 f (y/ts),

do đó x/s ∈ ImS −1 f , tức là ImS −1 f ⊇ KerS −1 g . Vậy

ImS −1 f = KerS −1 g.

Do tính chất trên đây, người ta thường nói hàm tử địa phương hóa là
hàm tử khớp.

3.3.2.7 Hệ quả. Giả sử S là tập nhân đóng của vành R, N và P là các


môđun con của R-môđun M . Khi đó:
(i) S −1 (N + P ) = S −1 N + S −1 P ;
(ii) S −1 (N ∩ P ) = S −1 N ∩ S −1 P ;
(iii) S −1 (M/N ) ∼
= S −1 M/S −1 N .

Chứng minh. (i) Vì N ⊆ N +P và P ⊆ N +P , nên S −1 N ⊆ S −1 (N +P )


và S −1 P ⊆ S −1 (N + P ). Suy ra

S −1 N + S −1 P ⊆ S −1 (N + P ).

Ngược lại, giả sử x/s ∈ S −1 (N + P ) với x ∈ (N + P ) và s ∈ S . Khi


đó ∃n ∈ N, ∃p ∈ P sao cho x = n + p. Suy ra x/s = (n + p)/s =
n/s + p/s ∈ S −1 N + S −1 P, do đó

S −1 (N + P ) ⊆ S −1 N + S −1 P.

Vậy S −1 (N + P ) = S −1 N + S −1 P.

148
(ii) Vì N ∩ P ⊆ N và N ∩ P ⊆ P , nên S −1 (N ∩ P ) ⊆ S −1 N và
S −1 (N ∩ P ) ⊆ S −1 P . Suy ra

S −1 (N ∩ P ) ⊆ S −1 N ∩ S −1 P.

Ngược lại, lấy x ∈ S −1 N ∩ S −1 P tuỳ ý. Khi đó ∃n ∈ N, ∃p ∈


P, ∃s, s0 ∈ S sao cho x = n/s = p/s0 . Nếu chọn t ∈ S thỏa mãn
t(ns0 − sp) = 0 thì tns0 = tsp ∈ N ∩ P . Do đó

x = n/s = (ts0 n)/(ts0 s) ∈ S −1 (N ∩ P ).

Điều đó chứng tỏ S −1 N ∩ S −1 P ⊆ S −1 (N ∩ P ). Vậy

S −1 (N ∩ P ) = S −1 N ∩ S −1 P.

(iii) Theo Định lý 3.3.2.6, từ dãy khớp


f g
0→
− N→
− M→
− M/N →
− 0

ta thu được dãy khớp sau


S −1 f S −1 g
− S −1 N −−−→ S −1 M −−→ S −1 (M/N ) →
0→ − 0. (∗)

Theo Định lý đồng cấu môđun ta có

S −1 (M/N ) ∼
= S −1 M/KerS −1 g.

Do (∗) là dãy khớp, nên

KerS −1 g = ImS −1 f.

Mặt khác, S −1 f là đơn cấu nên

ImS −1 f ∼
= S −1 N.

Vậy
S −1 (M/N ) ∼
= S −1 M/S −1 N.

149
3.3.2.8 Định lí. Các phát biểu sau là tương đương:
(i) M = 0.
(ii) Mp = 0, ∀p ∈ SpecR.
(iii) Mm = 0, ∀m là iđêan cực đại của vành R.

Chứng minh. Các kéo theo (i) ⇒ (ii) ⇒ (iii) là hiển nhiên. Bây giờ ta
chứng minh (iii) ⇒ (i) Giả sử ∃x ∈ M, x 6= 0. Đặt

I = Ann(x) = {r ∈ R| rx = 0}.

Khi đó I là một iđêan của R. hơn nữa, I 6= R, vì 1 ∈


/ I . Do vậy có một
iđêan cực đại m của R sao cho I ⊆ m. Theo giả thiết x/1 = 0 trong Mm ,
nên ∃r ∈
/ m (do đó r ∈
/ I ) sao cho rx = 0, tức là r ∈ Ann(x) = I , mâu
thuẫn.

3.3.2.9 Định lí. Cho f : M → N là một R-đồng cấu. Khi đó, các phát
biểu sau là tương đương:
(i) f là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu).
(ii) fp : Mp → Np là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu)
∀p ∈ SpecR (trong đó fp = S −1 f với S = R\p).
(iii) fm : Mm → Nm là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu)
với mọi iđêan cực đại m của vành R.

Chứng minh. Được suy ra trực tiếp từ Định lý 3.3.2.8. Chứng minh chi
tiết xem như là bài tập dành cho các học viên.

3.3.2.10 Định lí. Ba phát biểu sau là tương đương:


(i) M là môđun R-môđun phẳng;
(ii) Mp là Rp -môđun phẳng, ∀p ∈ SpecR;
(iii) Mm là Rm -môđun phẳng, với mọi iđêan cực đại m của vành R.

150
3.3.3 Ứng dụng của địa phương hoá

Trong đại số giao hoán và hình học đại số, địa phương hóa một vành
R đã cho là quá trình chuyển vành R sang vành S −1 R, tức là thành một
a
vành mới gồm các thương s sao cho mẫu số s thuộc một tập nhân đóng
S đã cho của R. Nếu S là tập hợp các phần tử khác 0 của một miền
nguyên R thì qua phép địa phương hóa ta nhận được trường các thương
của R. Trường hợp này tổng quát hóa việc xây dựng trường các số hữu
tỷ Q từ vành các số nguyên Z.
Thuật ngữ địa phương hóa bắt nguồn từ xu hướng chung của toán
học hiện đại là nghiên cứu cục bộ các đối tượng hình học và tôpô, tức là
xét về hành vi của chúng ở gần mỗi điểm. Ví dụ về xu hướng này là các
khái niệm cơ bản về đa tạp, mầm và bó. Nếu R là một vành các hàm
xác định trên một đối tượng hình học V nào đó (đa tạp đại số), người
ta muốn nghiên cứu đa tạp này một cách "địa phương" tại lân cận một
điểm p, thì ta xét tập S tất cả các hàm khác 0 tại p và địa hóa phương
hoá R đối với S . Vành địa phương hoá S −1 R chứa thông tin về hành vi
của V tại những điểm gần p và loại trừ các thông tin không phải là "địa
phương". Trong hình học đại số, một tập đại số affine có thể được xác
định bằng một vành thương của vành đa thức sao cho các điểm của tập
đại số tương ứng với các iđêan cực đại của vành (đây là Định lý không
điểm của Hilbert). Sự tương ứng này đã được tổng quát hóa để làm cho
tập các iđêan nguyên tố của một vành giao hoán trở thành một không
gian tôpô với tôpô Zariski; không gian tôpô này được gọi là phổ của vành.
Khi đó, một địa phương hóa bởi một tập nhân đóng có thể được xem
như là sự thu hẹp phổ của một vành đối với không gian con các iđêan
nguyên tố (được xem là các điểm) không giao với tập nhân đóng đó.

151
Có hai loại địa phương hóa thường được xem xét. Trường hợp thứ
nhất, tập nhân đóng S là phần bù của một iđêan nguyên tố p của vành
R. Khi đó vành các thương được ký hiệu là Rp và gọi là "địa phương hóa
tại p" hay "địa phương hóa tại một điểm". Rp là một vành địa phương
và là một tương tự đại số của vành các mầm. Những địa phương hóa
như vậy là nền tảng cho đại số giao hoán và hình học đại số vì một số lý
do. Một là các vành địa phương thường dễ nghiên cứu hơn các vành giao
hoán nói chung, đặc biệt là do Bổ đề Nakayama. Tuy nhiên, lý do chính
là nhiều tính chất đúng với một vành khi và chỉ khi chúng đúng với mọi
vành địa phương hoá của nó. Ví dụ, vành R là chính quy khi và chỉ khi
tất cả các vành địa phương hoá Rp của nó đều là vành địa phương chính
quy. Các tính chất của một vành đặc trưng qua các vành địa phương hoá
của nó được gọi là các tính chất địa phương và thường là bản sao đại số
của các tính chất địa phương hình học của các đa tạp đại số, các tính
chất có thể được nghiên cứu bằng cách giới hạn trong một lân cận nhỏ
của mỗi điểm của đa tạp.
Trường hợp thứ hai, tập nhân đóng bao gồm tất cả các lũy thừa của
một phần tử t của vành R. Trong trường hợp này, vành địa phương hoá
thường được ký hiệu là Rt , và phổ của nó là tập mở Zariski của các iđêan
nguyên tố không chứa t. Do đó, địa phương hóa là tương tự của việc hạn
chế một không gian tôpô thành một lân cận của một điểm (mọi iđêan
nguyên tố đều có một cơ sở lân cận bao gồm các tập mở Zariski có dạng
này).
Trong lý thuyết số và tôpô đại số, khi làm việc trên vành các số nguyên
Z, đề cập đến một tính chất liên quan đến một số nguyên n như một tính
chất đúng tại n hoặc cách xa n, tùy thuộc vào địa phương hóa được xem
xét. "Cách xa n" có nghĩa là tính chất được xét sau khi địa phương hóa

152
theo các lũy thừa của n và nếu p là số nguyên tố thì "tại p" có nghĩa là
tính chất được xét sau khi địa phương hóa tại iđêan nguyên tố pZ. Thuật
ngữ này có thể được giải thích bởi thực tế là, nếu p là một số nguyên tố
thì các iđêan nguyên tố khác không của Z hoặc là tập đơn tử {p} hoặc
là phần bù của nó trong tập các số nguyên tố.

153
TÓM TẮT CHƯƠNG III

1. Môđun tự do

• Môđun tự do là môđun có cơ sở hoặc là môđun 0.


• F là một R-môđun tự do với cơ sở {ei }i∈I khi và chỉ khi F ∼
=
R(I) . Nói riêng, trường hợp I là tập hợp hữu hạn gồm n phần
tử thì F ∼= R(n) .
• Giả sử R là một vành giao hoán có đơn vị 1 6= 0. Khi đó hai
cơ sở bất kỳ của một R-môđun tự do F đều có cùng lực lượng.
Lực lượng của một cơ sở bất kỳ của F được gọi là hạng của F
và kí hiệu là rank(F ).
• Tính chất phổ dụng: Một đồng cấu R-môđun F → M , với F
là môđun tự do hoàn toàn được xác định bởi ảnh của một cơ
sở của F .
• Cho R là một vành và S là một tập hợp tuỳ ý. Khi đó luôn xây
dựng được một R-môđun tự do nhận S làm cơ sở.
• Mỗi R-môđun là ảnh đồng cấu của một R-môđun tự do.
• Mỗi R-môđun đều đẳng cấu với thương của một R-môđun tự
do.
• M là một R-môđun hữu hạn sinh nếu và chỉ nếu tồn tại số tự
nhiên n sao cho M đẳng cấu với thương của R-môđun tự do
Rn .

2. Tích ten xơ

154
• Cho M và N là các R-môđun. Tích ten xơ của M và N là cặp
(T, θ) trong đó T là một R-môđun và θ : M × N → T là một
ánh xạ song tuyến tính có tính chất: với mỗi R-môđun T 0 và
một ánh xạ song tuyến tính f : M × N → T 0 , tồn tại duy nhất
một đồng cấu R-môđun f : T → T 0 sao cho f θ = f , tức là biểu
đồ sau giao hoán
θ /
M ×N T
f $  ∃!f
T0
• Khái niệm tích tenxơ có nguồn gốc từ Hình học, xuất phát từ
định nghĩa tích tenxơ của hai vectơ.
• Cho V và W là các K -không gian vectơ có số chiều tương ứng
là m và n. Khi đó V ⊗K W ∼
= K mn .

3. Địa phương hoá và ứng dụng

• Cho S là một tập con của vành R. S được gọi là tập nhân đóng
của vành R nếu 1 ∈ S và ∀a, b ∈ S thì ab ∈ S .
• Cho S là một tập nhân đóng của vành R. Vành các thương

S −1 R = {a/s| a ∈ R, s ∈ S}.

• Cho S là một tập nhân đóng của vành R, M là một R-môđun.


Môđun các thương

S −1 M = {x/s| x ∈ M, s ∈ S}.

S −1 M có thể coi là R-môđun hoặc S −1 R-môđun.


• Nếu R là một miền nguyên và S = R \ {0} thì S −1 R là trường
các thương của R. Nói riêng, Q là trường các thương của Z và

155
trường các phân thức k(x) là trường các thương của vành đa
thức k[x] (với k là một trường).
• Cho p là một iđêan nguyên tố của R. Khi đó S = R\p là tập
nhân đóng của vành R và

S −1 R = Rp = {r/s| r ∈ R, s ∈ R\p}.

• Trong đại số giao hoán và hình học đại số, địa phương hóa một
vành R đã cho là quá trình chuyển vành R sang vành S −1 R,
a
tức là thành một vành mới gồm các thương s sao cho mẫu số s
thuộc một tập nhân đóng S đã cho của R.
• Thuật ngữ địa phương hóa bắt nguồn từ xu hướng chung của
toán học hiện đại là nghiên cứu cục bộ các đối tượng hình học
và tôpô, tức là xét về hành vi của chúng ở gần mỗi điểm.

156
BÀI TẬP CHƯƠNG III

Bài tập 3.1. Chứng minh rằng nếu iđêan I của một vành giao hoán R
là một R-môđun tự do thì I phải là iđêan chính.
Bài tập 3.2. Z-môđun Q có phải là môđun tự do không?
Bài tập 3.3. Chứng minh rằng hai R-môđun tự do có cơ sở cùng lực
lượng thì đẳng cấu.
Bài tập 3.4. Chứng minh rằng R[x] ⊗R R[y] ∼
= R[x, y].
Bài tập 3.5. Cho M, N là các R-môđun và I là một iđêan của R. Chứng
minh rằng:
(1) R/I ⊗R M ∼
= M/IM ;
(2) M/IM ⊗R/I N/IN ∼
= (M ⊗R N )/I(M ⊗R N ).
Bài tập 3.6. Cho K là một trường và m, n là các số nguyên dương.
Chứng minh rằng Zm ⊗Z Zn ∼
= Zd với d = (m, n).
Bài tập 3.7. Cho S là tập nhân đóng của vành R. Nếu 0 ∈ S thì S −1 R
và S −1 M có tính chất gì?
Bài tập 3.8. Hãy dùng phương pháp địa phương hoá để xây dựng trường
các thương của một miền nguyên.
Bài tập 3.9. Cụ thể hoá Bài tập 3.8 để xây dựng trường các số hữu tỷ
Q là trường các thương của miền nguyên Z.
Bài tập 3.10. Cho P1 , . . . , Pn là các iđêan nguyên tố của một vành giao
n
hoán R. Chứng minh rằng S = R \ ∪ Pi là một tập nhân đóng. Trong
i=1
trường hợp R = Z, hãy cho biết cụ thể vành S −1 Z.
Bài tập 3.11. Chứng minh rằng nếu R là một miền nguyên thì RP cũng

157
là một miền nguyên với mọi iđêan nguyên tố P . Điều ngược lại có đúng
không?
Bài tập 3.12. Cho S là tập tất cả các phần tử không là ước của không
trong vành R. Chứng minh rằng:
(1) S là tập nhân đóng lớn nhất của R sao cho ánh xạ tự nhiên
ϕ : R → S −1 R là một đơn cấu.
(2) Mọi phần tử của S −1 R hoặc là khả nghịch hoặc là ước của không.

158
CHƯƠNG 4

MÔĐUN HỮU HẠN SINH TRÊN VÀNH CHÍNH

Mục tiêu chương

Học xong chương này, học viên có thể:


• Mô tả cấu trúc môđun hữu hạn sinh trên vành chính;

• Áp dụng Định lí về cấu trúc của môđun hữu hạn sinh trên
vành chính để mô tả cấu trúc của nhóm Abel hữu hạn sinh.

Trong toàn bộ chương này ta luôn xét môđun trên vành chính.

4.1 Môđun tự do trên vành chính

4.1.1 Môđun con của môđun tự do

Ta biết rằng, trên một vành bất kỳ, không phải môđun con của một
môđun tự do nào cũng là một môđun tự do. Chẳng hạn, lấy R = Z6 thì
rõ ràng R là một R-môđun tự do. Xét môđun con M sinh bởi phần tử
2 ∈ R thì M không phải là môđun tự do vì mỗi phần tử x = r 2 ∈ M
đều không độc lập tuyến tính do 3 x = 0 nên M không có cơ sở. Tuy
nhiên, tình hình sẽ khác khi vành cơ sở R là vành chính.

159
4.1.1.1 Định lí. Giả sử R là một vành chính và F là một R-môđun tự
do. Cho E là một môđun con của F . Khi đó E cũng là một R-môđun tự
do và rank(E) ≤ rank(F ).

Chứng minh. Nếu rank(F ) = ∞ thì định lý đúng, vì vậy ta giả thiết
rank(F ) < ∞.
Nếu rank(F ) = 1 thì F ∼
= R và mỗi môđun con của F là một iđêan
của R (sai khác một đẳng cấu). Vì R là vành chính nên mỗi iđêan I của
R đều là iđêan chính, tức là nó có dạng I = aR với a ∈ R. Nếu a = 0
thì I là môđun tự do có hạng bằng 0. Nếu a 6= 0 thì ánh xạ f : R → I,
xác định bởi f (x) = xa là một đẳng cấu R-môđun. Do đó I ∼ = R và vì
thế I là một R-môđun tự do có hạng bằng 1.
Bây giờ chúng ta sử dụng phương pháp quy nạp theo hạng của F . Giả
sử {x1 , . . . , xn } là một cơ sở của F . Khi đó ánh xạ

g : F → Rx1 ,

xác định bởi g(a1 x1 + . . . + an xn ) = a1 x1 là một đồng cấu R-môđun. Hơn


nữa, g là một toàn cấu với hạt nhân Kerg = Rx2 + . . . + Rxn là một
R-môđun tự do có hạng bằng n − 1. Giả sử h là thu hẹp của g trên E .
Vì Kerh ⊆ Kerg nên theo giả thiết quy nạp Kerh là một R-môđun tự
do với hạng nhỏ hơn hoặc bằng n − 1. Mặt khác, Imh là một môđun con
của R nên cũng từ giả thiết quy nạp ta suy ra Imh là một môđun tự do
với hạng nhỏ hơn hoặc bằng 1. Gọi α là một phần tử sinh (nó cũng chính
là hệ sinh) của Imh và v ∈ E là một phần tử tuỳ ý sao cho h(v) = α. Dễ
thấy E = Kerh \ E ⊕ vR. Nếu v1 , v2 , . . . , vm là một cơ sở của Kerh \ E
thì v1 , v2 , . . . , vm , v = vm+1 là một cơ sở của E . Do đó hạng của E bằng
m + 1 ≤ n. Định lí được chứng minh.

160
4.1.1.2 Chú ý. (1) Định lý trên không đúng nếu R không phải là vành
chính. Thật vậy, khi đó R chứa một iđêan không phải là môđun tự do.
Chẳng hạn iđêan I = (x, y) trong vành R = R[x, y] không phải là R-
môđun tự do.
(2) Tồn tại môđun tự do F trên vành chính R và một môđun con của
F có cùng hạng với F . Thật vậy, iđêan 2Z có cùng hạng với Z khi xét
chúng là những Z-môđun tự do.
(3) Nếu M là một môđun hữu hạn sinh trên vành chính R thì tồn
tại một toàn cấu R-môđun α : F → M từ một R-môđun tự do F . Đặt
K = Kerα, khi đó tồn tại dãy khớp ngắn

0→K→F →M →0

với F và K là các R-môđun tự do hạng hữu hạn. Dãy khớp này được
gọi là lời giải tự do của R. Lời giải tự do có tầm quan trọng vì ánh xạ
K → F có thể biểu diễn được bởi một ma trận (tương tự như ánh xạ
tuyến tính giữa hai không gian vectơ) và M được xác định bởi ma trận
này. Điều này cho phép chúng ta đưa các ý tưởng của đại số tuyến tính
chuyển sang cho môđun hữu hạn sinh.

4.1.1.3 Hệ quả. Cho R là một vành chính và M là một R-môđun sinh


bởi n phần tử. Khi đó mọi môđun con của M cũng sinh bởi n phần tử.

Chứng minh. Cho α : F → M là một toàn cấu với F là một R-môđun có


hạng n. Giả sử N là một môđun con của M . Khi đó ánh xạ hạn chế của
α cho ta một toàn ánh α−1 (N ) → N. Do α−1 (N ) là môđun con của mô
đun tự do F có hạng n nên theo Định lý 4.1.1.1 α−1 (N ) cũng là môđun
tự do có hạng bé hơn hoặc bằng n, vì thế nó có thể sinh bởi ít hơn hoặc
bằng n phần tử. Vì ảnh của một hệ sinh qua đồng cấu là một hệ sinh

161
của ảnh, nên ta suy ra N có thể được sinh bởi n phần tử. Chú ý rằng
nếu α−1 (N ) có hạng bé hơn n thì ta có thể bổ sung thêm để nó sinh bởi
đúng n phần tử.

4.1.2 Môđun xoắn và môđun không xoắn

4.1.2.1 Định nghĩa. Giả sử R là một miền nguyên và M là một R-


môđun. Một phần tử x ∈ M được gọi là phần tử xoắn nếu tồn tại một
phần tử 0 6= a ∈ R sao cho ax = 0. Tập tất cả các phần tử xoắn của M
được ký hiệu là T (M ).

4.1.2.2 Mệnh đề. Cho R là một miền nguyên và M là một R-môđun.


T (M ) là một môđun con của M .

Chứng minh. Rõ ràng T (M ) là một tập con khác rỗng của M vì 0M ∈


T (M ). Giả sử x, y ∈ T (M ) và a, b ∈ R. Khi đó tồn tại các phần tử khác
không s, t ∈ R sao cho sx = ty = 0. Vì R là miền nguyên và s, t 6= 0 nên
st 6= 0. Ta có
st(ax + by) = ta(sx) + sb(ty) = 0.
Do đó ax + by ∈ T (M ) và vì vậy T (M ) là một môđun con của M .

4.1.2.3 Định nghĩa. Cho R là một miền nguyên và M là một R-môđun.

(1) Tập hợp T (M ) các phần tử xoắn của M được gọi là môđun con xoắn
của M .

(2) Nếu T (M ) = {0M } thì M được gọi là môđun không xoắn.

(3) Nếu T (M ) = M thì M được gọi là môđun xoắn.

4.1.2.4 Mệnh đề. Cho R là một miền nguyên và M là một R-môđun.


Khi đó M/T (M ) là môđun không xoắn.

162
Chứng minh. Ký hiệu M = M/T (M ). Giả sử u ∈ M và 0 6= r ∈ R
sao cho ru = 0M . Viết u dưới dạng u = x + T (M ) với x ∈ M , ta có
0M = ru = r(x + T (M )). Suy ra rx ∈ T (M ). Vì vậy, tồn tại phần tử
0 6= r0 ∈ R sao cho r0 (rx) = 0M . Vì R là miền nguyên và r, r0 6= 0 nên
rr0 6= 0, nên từ (rr0 )x ta suy ra x ∈ T (M ). Do đó, u = x + T (M ) = M
hay T (M ) = {0M }. Do đó M là môđun không xoắn.

4.1.2.5 Mệnh đề. Cho R là một miền nguyên và M là một R-môđun.

(1) Nếu M là môđun không xoắn thì mọi môđun con của M cũng là
môđun không xoắn.

(2) Nếu M là môđun xoắn thì môđun con và môđun thương của M cũng
là môđun xoắn.

4.1.2.6 Mệnh đề. Cho R là một miền nguyên và {Mi }∈I là một họ tuỳ
ý các R-môđun.
P
(1) Nếu Mi là môđun không xoắn với mọi i ∈ I thì Mi cũng là môđun
i∈I
không xoắn.
P
(2) Nếu Mi là môđun xoắn với mọi i ∈ I thì Mi cũng là môđun xoắn.
i∈I

4.1.2.7 Ví dụ. Trên vành Z, các môđun Z và Q đều không xoắn. Các
môđun thương Q/Z và Z2 = Z/2Z đều là môđun xoắn. Như vậy, Mệnh
đề 4.1.2.5 (2) không có phát biểu tương tự đối với môđun không xoắn.
Q ⊕ Z2 không phải là môđun xoắn và cũng không phải là môđun không
xoắn. Mọi nhóm Abel hữu hạn G đều là Z-mô đun xoắn vì với mỗi g ∈ G
đều tồn tại số nguyên dương n sao cho ng = 0.

4.1.2.8 Chú ý. Mỗi nhóm Abel tự nó là một Z-môđun, do đó các khái


niệm phần tử xoắn, nhóm con xoắn, nhóm xoắn, nhóm không xoắn trong

163
lớp các nhóm Abel có thể được xác định thông qua ngôn ngữ của Z-
môđun. Chẳng hạn, nhóm cộng các số hữu tỷ Q là một nhóm Abel
không xoắn, còn nhóm thương Q/Z là một nhóm Abel xoắn.

4.1.2.9 Định lí. Cho R là một vành chính. Nếu M là một R-môđun hữu
hạn sinh không xoắn thì M là R-môđun tự do.

Chứng minh. Vì M là một R-môđun hữu hạn sinh nên tồn tại một hệ
sinh của M gồm hữu hạn phần tử. Giả sử {m1 , . . . , mn } là một hệ sinh
của R-môđun M . Ta có thể giả thiết mi 6= 0 với mọi i = 1, . . . , n. Do
M là R-môđun không xoắn nên các phần tử mi đều không xoắn. Do đó,
ánh xạ R → Rm1 xác định bởi r 7→ rm1 là một đẳng cấu R-môđun. Từ
đây suy ra Rm1 là một R-môđun tự do.
Ta có thể đánh số lại sao cho {m1 , . . . , ms } là tập con độc lập tuyến
tính cực đại của {m1 , . . . , mn }. Khi đó s ≥ 1 và F = Rm1 + . . . + Rms
là một R-môđun tự do. Nếu s = n thì định lí được chứng minh. Giả sử
s < n. Khi đó nếu i > s thì xi mi ∈ F với 0 6= xi ∈ R nào đó do tính
độc lập tuyến tính cực đại của hệ {m1 , . . . , ms }. Ta đặt x = xs+1 . . . xn .
Vì R là miền nguyên nên x 6= 0 và ta có xM là một môđun con của F .
Ánh xạ θ : M → F xác định bởi θ(m) = xm là một R-đồng cấu và hơn
nữa nó là một đơn cấu do M là môđun không xoắn. Vì vậy, M đẳng cấu
với một môđun con của môđun tự do F . Do đó theo Định lí 4.1.1.1, M
là môđun tự do.

Một môđun không xoắn không nhất thiết là môđun tự do nếu nó


không hữu hạn sinh. Thật vậy, Q là một Z-môđun không xoắn và nó
cũng không là môđun tự do như ta đã chỉ ra ở Chương 3.

4.1.2.10 Định lí. Cho M là một môđun hữu hạn sinh trên vành chính

164
R. Khi đó M phân tích được

M = F ⊕ T (M )

trong đó F là một R-môđun tự do.

Chứng minh. Theo Mệnh đề 4.1.2.4, M/T (M ) là môđun không xoắn.


Mặt khác, môđun thương của môđun hữu hạn sinh là một môđun hữu
hạn sinh nên M/T (M ) là môđun hữu hạn sinh. Do đó theo Định lí
4.1.2.9, M/T (M ) là một R-môđun tự do.
Xét phép chiếu tự nhiên p : M → M/T (M ), x 7→ x = x + T (M ).
Vì M/T (M ) là một R-môđun tự do hữu hạn sinh nên nó có cơ sở hữu
hạn. Ta giả sử {e1 = e1 + T (M ), . . . , e1 = en + T (M )} là một cơ sở của
M/T (M ). Gọi F là môđun con của M sinh bởi {e1 , . . . , en }.
Vì {e1 , . . . , en } là cơ sở của M/T (M ) nên nếu a1 e1 + . . . an en = 0 với
a1 , . . . , an ∈ R hay a1 e1 +. . .+an en ∈ T (M ) thì ta suy ra a1 = . . . = an =
0. Do 0 ∈ T (M ) nên a1 e1 + . . . + an en = 0 kéo theo a1 = . . . = an = 0.
Vậy {e1 , . . . , en } độc lập tuyến tính và do đó nó là một cơ sở của F . Hay
nói cách khác, F là một R-môđun tự do. Hơn nữa, M = T (M ) ⊕ F .

4.1.2.11 Chú ý. (1) Nếu M là một R-môđun hữu hạn sinh thì biểu diễn
M = F ⊕ T (M ) với F là một R-môđun tự do là không duy nhất. Thật
vậy, trên vành Z, môđun

M = Z ⊕ Z2 = F ⊕ T (M )

còn có thể biểu diễn được dưới dạng

M = E ⊕ T (M )

với E = {(a, a) | a ∈ Z} là một Z-môđun tự do với cơ sở {(1, 1)}.

165
(2) Định lí 4.1.2.10 giúp chúng ta quy bài toán phân loại môđun hữu
hạn sinh trên vành chính về bài toán phân loại môđun xoắn hữu hạn sinh
trên vành chính. Vì vậy phần tiếp theo chúng ta sẽ dành để tìm hiểu về
cấu trúc của môđun hữu hạn sinh trên vành chính thông qua cấu trúc
của môđun xoắn hữu hạn sinh trên vành chính.

4.2 Cấu trúc môđun hữu hạn sinh trên vành chính

4.2.1 Phần tử nguyên tố trong vành giao hoán

4.2.1.1 Định nghĩa. Một phần tử p trong vành giao hoán có đơn vị R
được gọi là phần tử nguyên tố nếu nó khác 0, không khả nghịch và nếu p
là ước của của ab với a ∈ R và b ∈ R, thì p là ước của a hoặc p là ước
của b.

4.2.1.2 Ví dụ. Trong vành các số nguyên Z, các số nguyên tố là các


phần tử nguyên tố.

Nhắc lại rằng, trong một vành giao hoán có đơn vị R, một iđêan p 6= R
được gọi là iđêan nguyên tố nếu với mọi a, b ∈ R mà ab ∈ p thì a ∈ p
hoặc b ∈ p. Do đó, từ Định nghĩa 4.2.1.1 ta có ngay kết quả sau.

4.2.1.3 Mệnh đề. Trong một miền nguyên R, phần tử p ∈ R là phần


tử nguyên tố khi và chỉ khi iđêan (p) là iđêan nguyên tố khác 0.

Chú ý rằng trong một miền nguyên thì iđêan (0) là iđêan nguyên tố,
tuy nhiên 0 không phải là phần tử nguyên tố. Mệnh đề trên giải thích vì
sao có tên gọi "iđêan nguyên tố".
Khái niệm phần tử nguyên tố được quan tâm kể từ khi có định lý cơ
bản của số học nói rằng mỗi số nguyên khác 0 được phân tích thành tích

166
của các số nguyên tố hoặc số đối của số nguyên tố. Điều này đã dẫn đến
việc nghiên cứu vành nhân tử hoá như là một sự khái quát hoá của vành
các số nguyên Z.
Tính nguyên tố phụ thuộc vào vành, chẳng hạn, số nguyên 2 khi xét
là phần tử của vành các số nguyên Z thì nó là phần tử nguyên tố. Tuy
nhiên khi xét nó là phần tử của vành các số nguyên Gauss Z[i] thì nó
không phải là phần tử nguyên tố vì 2 = (1 + i)(1 − i) nhưng 2 không là
ước của 1 + i và 2 cũng không là ước của 1 − i trong vành Z[i].
Trong vành chính R, một phần tử p 6= 0 là nguyên tố khi và chỉ khi
nó là phần tử bất khả quy, khi và chỉ khi pR là iđêan cực đại.

4.2.2 Định lí phân tích thứ nhất

4.2.2.1 Định nghĩa. Cho p là một phần tử nguyên tố của vành R. Một
R-môđun M được gọi là p-xoắn hoặc p-nguyên sơ nếu với mỗi m ∈ M ,
pn m = 0 với n  0.

Với mỗi R-môđun M và p là một phần tử nguyên tố của vành R, ta


ký hiệu
M (p) = {m ∈ M | pn m = 0, n  0}.

Dễ kiểm tra thấy M (p) là một môđun con của M và M (p) là môđun con
p-xoắn lớn nhất của M .

4.2.2.2 Định lí. Cho M là một R-môđun xoắn hữu hạn sinh. Khi đó
M
M= M (p)
p là phần tử nguyên tố của R

và chỉ hữu hạn M (p) 6= 0.

167
Chứng minh. Rõ ràng
X
M (p) ⊆ M.
p là phần tử nguyên tố của R

Giả sử m ∈ M . Khi đó AnnR (m) là một iđêan của vành R. Vì R là


vành chính nên AnnR (m) là iđêan chính, do đó tồn tại s ∈ R sinh ra
AnnR (m), nghĩa là AnnR (m) = Rs. Mặt khác, R là vành chính nên R
là vành nhân tử hoá. Vì vậy, s có phân tích duy nhất

s = pn1 1 . . . pnt t

thành tích của các phần tử nguyên tố. Với mỗi i, ta viết

si = pn1 1 . . . pc
ni nt
i . . . pt ,

∗ có nghĩa là bỏ qua phần tử ∗. Khi đó


trong đó kí hiệu b

gcd(s1 , s2 , . . . , st ) = 1.
t
P
Do đó tồn tại các phần tử r1 , . . . , rt ∈ R sao cho ri si = 1. Ta có
i=1

pni i (ri si m) = ri (sm) = 0.

Từ đó suy ra ri si m ∈ M (pi ). Mặt khác,


t
X t
X
m = 1m = ( ri si )m = (ri si m),
i=1 i=1
P
nên m ∈ M (pi ). Do đó,
X
M⊆ M (p).
p là phần tử nguyên tố của R

Như vậy, ta đã chứng minh được


X
M= M (p).
p là phần tử nguyên tố của R

168
Tiếp theo, chúng ta chứng minh rằng tổng này là hữu hạn. Theo giả
thiết, M là R-môđun hữu hạn sinh, ta giả sử {m1 , . . . , mn } là một hệ
sinh của M . Khi đó

M = Rm1 + . . . + Rmn .

Theo chứng minh trên, mỗi mi được chứa trong một tổng hữu hạn dạng
P
M (pi ). Như vậy tất cả các phần tử sinh m1 , . . . , mn của M đều được
P
chứa trong một tổng hữu hạn dạng M (pi ). Vì vậy M cũngg được chứa
P
trong một tổng hữu hạn dạng M (pi ) và do đó ta có thể viết

M = M (p1 ) + . . . + M (pk ),

trong đó p1 , . . . , pk là các phần tử nguyên tố phân biệt.


Bây giờ chúng ta chứng minh tổng này là tổng trực tiếp bằng quy nạp
theo k . Nếu k = 1 thì không có gì phải chứng minh. Ta giả thiết k > 1.
Theo Định lý 1.5.3.3 (3), ta chỉ cần chứng minh nếu

0 = m1 + . . . + mk

với mi ∈ M (pi ) thì mi = 0 với mọi i = 1, . . . , k. Giả sử ngược lại, tồn


tại một hạng tử mi = 0. Không mất tính tổng quát ta giả sử m1 6= 0.
Khi đó, rõ ràng phải có ít nhất một hạng tử thứ hai khác 0, ta giả sử
m2 6= 0. Gọi a và b là các số nguyên sao cho pa1 m1 = 0 và pa2 m2 = 0. Vì
gcd(p1 , p2 ) = 1 nên tồn tại các phần tử x, y ∈ R sao cho xpa1 + ypb2 = 1.
Khi đó
0 6= m2 = (xpa1 + ypb2 )m2 = xpa1 m2 .

Từ đó suy ra pa1 m2 6= 0. Do đó

0 = pa1 (m1 + . . . + mk ) = pa1 m2 + . . . + pa1 mk .

169
Ta viết lại như sau

0 = pa1 m2 + . . . + pa1 mk . (4.1)

Chú ý rằng tổng trên là một biểu diễn của 0 trong M (p2 ) + . . . + M (pk ).
Theo giả thiết quy nạp, tổng này là tổng trực tiếp. Vì vậy sự xuất hiện
hạng tử pa1 m2 6= 0 trong biểu diễn (4.1) của phần tử 0 là vô lý. Điều đó
chứng tỏ giả sử tồn tại mi 6= 0 là sai. Định lý được chứng minh hoàn
toàn.

4.2.2.3 Mệnh đề. Nếu f : M → N là một đẳng cấu R-môđun thì f


cảm sinh ra đẳng cấu M (p) ∼
= N (p) với mỗi p.

Tiếp theo chúng ta tìm hiểu về môđun p-xoắn hữu hạn sinh. Khi M là
môđun hữu hạn sinh và đồng thời là p-xoắn thì sẽ tồn tại một số nguyên
n sao cho pn M = 0. Nếu M = Rm1 + . . . + Rmk và pni mi = 0 thì
n = max{n1 , . . . , nk }.

4.2.2.4 Bổ đề. Cho p là phần tử nguyên tố của vành R. Khi đó các


iđêan của R chứa pn R là các iđêan có dạng pi R với 0 ≤ i ≤ n.

Chứng minh. Rõ ràng pi R với 0 ≤ i ≤ n là các iđêan chứa pn R.


Ngược lại, giả sử xR ⊇ pn R. Khi đó x là một ước của pn . Vì R là
vành chính nên R là vành nhân tử hoá, do đó ta có thể viết x = upi với
u là một phần tử khả nghịch và i là số nguyên thoả mãn 0 ≤ i ≤ n. Do
đó xR = (upi )R = pi (uR) = pi R với 0 ≤ i ≤ n.

Từ đó suy ra các môđun con của R/pn R chỉ là

R/pn R ⊇ pR/pn R ⊇ p2 R/pn R ⊇ . . . ⊇ pn−1 R/pn R ⊇ pn R/pn R = {0}.

Chú ý rằng pi R/pn R ∼


= R/pn−i R.

170
4.2.2.5 Bổ đề. Trong miền nguyên R, nếu 0 6= a = bc thì

bR/aR ∼
= R/cR.

Chứng minh. Ta có bR/aR = bR là R-môđun xylcic, sinh bởi b = b+aR.


Ánh xạ f : R → bR, xác định bởi f (r) = bR là một toàn cấu R-môđun
với hạt nhân Kerf = Ann(b), nên theo Định lý đồng cấu môđun ta có
bR/aR ∼ = R/Ann(b).
Nhận xét rằng x ∈ Ann(b) khi và chỉ khi xb ∈ aR, tức là tồn tại
y ∈ R sao cho xb = ay = bcy , điều này tương đương với x ∈ cR. Vì vậy
Ann(b) = cR và ta có bR/aR ∼ = R/cR.

4.2.2.6 Bổ đề. Cho p là một phần tử nguyên tố của vành R. Nếu m ∈ M


và pn m = 0 và pn−1 m 6= 0 thì Ann(m) = pn R.

Chứng minh. Rõ ràng Ann(m) là một iđêan của R chứa pn R. Vì thế theo
Bổ đề 4.2.2.4, nó phải có dạng pi R với 0 ≤ i ≤ n. Tuy nhiên, nếu i 6= n
thì pn−1 ∈ pi R và điều này mâu thuẫn với giả thiết pn−1 m 6= 0. Vì vậy
Ann(m) = pn R.

4.2.2.7 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun p-xoắn hữu hạn sinh sao
cho pn M = 0 nhưng pn−1 M 6= 0. Cho m ∈ M là một phần tử thoả mãn
pn−1 m 6= 0. Khi đó tồn tại một môđun con N của M sao cho

M = Rm ⊕ N ∼
= R/pn R ⊕ N.

Chứng minh. Ta xét cặp (Q, θ) trong đó Q là một môđun con của M chứa
Rm và θ : Q → Rm là một đồng cấu R-môđun sao cho θ|Rm = idRm .
Khi đó Rm là một hạng tử trực tiếp của Q. Ta định nghĩa một quan hệ
thứ tự trên tập các cặp (Q, θ) như sau

(Q1 , θ1 ) ≥ (Q2 , θ2 ) nếu Q1 ⊇ Q2 và θ1|Q2 = θ2 .

171
Theo Bổ đề Zorn, tập hợp này có phần tử cực đại là (Q, θ).
Tiếp theo ta sẽ chứng minh Q = M. Giả sử ngược lại, Q 6= M. Khi
đó, M/Q 6= {0} và là môđun p-xoắn. Vì thế, ta có thể chọn m0 ∈ M \ Q
sao cho pm0 ∈ Q. Theo Bổ đề 4.2.2.6, Ann(m0 + Q) = pR. Chọn y ∈ R
sao cho θ(pm0 ) = ym. Do đó

pn−1 ym = pn−1 θ(pm0 ) = θ(pn m0 ) = 0.

Từ đó suy ra y ∈ pR và có thể viết y dưới dạng y = pz với z ∈ R. Do


đó θ(pm0 ) = pzm. Chú ý rằng θ(m0 ) là không xác định do m0 ∈
/ Q. Tuy
nhiên, xét tương ứng
ψ : Q + Rm0 → Rm
xác định bởi ψ(q + rm0 ) = θ(q) + rzm. Khi đó ψ là một ánh xạ vì nếu
q + rm0 = q 0 + r0 m0 thì (r − r0 )m0 = q 0 − q ∈ Q nên r − r0 = ps với s ∈ R
do Ann(m0 + Q) = pR. Vì vậy
ψ(q + rm0 ) − ψ(q + r0 m0 ) = θ(q − q 0 ) + rzm − r0 zm
= θ(q − q 0 ) + spzm
= θ(q − q 0 ) + sθ(pm0 )
= θ(q − q 0 + psm0 )
= θ(q − q 0 + (r − r0 )m)
= 0.
Suy ra ψ(q + m0 r) = ψ(q + m0 r0 ) và do đó ψ là một ánh xạ. Hơn nữa, ta
dễ kiểm tra thấy ψ là một đồng cấu R-môđun thoả mãn ψ|Rm = idRm .
Do đó (Q + Rm0 , ψ) > (Q, θ), điều này mâu thuẫn với tính cực đại của
Q. Do đó Q = M và mệnh đề được chứng minh.
4.2.2.8 Định lí. Cho M là một R-môđun p-xoắn hữu hạn sinh. Khi đó

M∼
= R/pn1 R ⊕ . . . ⊕ R/pnk R (4.2)

172
trong đó các số nguyên n1 ≥ . . . ≥ nk ≥ 1 xác định duy nhất bởi M .

Chứng minh. Ta chọn n1 sao cho pn1 M = 0 và pn1 −1 M 6= 0. Theo Mệnh


đề 4.2.2.7, tồn tại m ∈ M sao cho M = Rm ⊕ N ∼ = R/pn1 R ⊕ N. Nếu
N = 0 thì M ∼
= R/pn1 R và định lý được chứng minh. Nếu N 6= 0 thì ta
lại tiếp tục như trên đối với môđun N , nghĩa là chọn n2 sao cho pn2 N = 0
và pn2 −1 N 6= 0.
Vì M là R-môđun hữu hạn sinh nên M/pM cũng là một R-môđun
hữu hạn sinh. Chú ý rằng, M/pM cũng được xét như một R/pR-môđun.
Do p là phần tử nguyên tố nên pR là iđêan cực đại và do đó k = R/pR
là một trường. Như vậy, ta có thể coi M/pM là một k -không gian vectơ.
Mặt khác, ta có
M/pM ∼
= R/pR ⊕ N/pN,
vì thế dimk N/pN = dimk M/pM − 1. Như vậy sau mỗi bước trong quá
trình trên thì số chiều giảm thực sự. Do đó quá trình trên phải dừng sau
một số hữu hạn bước.
Bây giờ ta chứng minh bộ các số nguyên n1 , . . . , nk là xác định duy
nhất. Xét dãy
M ⊃ pM ⊃ . . . ⊃ pn1 M

và đặt Ln = pn M/pn+1 M. Vì pR ⊆ Ann(Ln ) nên Ln là một k -không


gian vectơ. Các số nguyên dn := dimk Ln là các bất biến đối với môđun
M , chúng chỉ phụ thuộc vào các lớp đẳng cấu của M . Vì pn (R/Rpni ) = 0
khi và chỉ khi n ≥ ni nên ta có
pn M ∼
= pn R/pn1 R ⊕ . . . ⊕ pn R/pnk R

= R/pn1 −n R ⊕ . . . ⊕ R/pnk −n ,

ở đây tổng thứ hai chỉ với những ni > n. Do đó dn là số các hạng tử

173
trong (4.2) với ni ≥ n + 1. Nói cách khác, số các hạng tử trong (4.2) có
dạng R/pn+1 R là dn − dn+1 và chỉ phụ thuộc vào M .

Định lí 4.1.2.10 cho thấy, mỗi môđun hữu hạn sinh trên vành chính
phân tích được thành tổng trực tiếp của một môđun tự do hữu hạn sinh
và một môđun xoắn hữu hạn sinh. Định lí 4.2.2.2 chỉ ra mỗi môđun xoắn
hữu hạn sinh là tổng trực tiếp của các môđun con p-xoắn với p là các
phần tử nguyên tố của R. Hay nói cách khác, mỗi môđun xoắn hữu hạn
sinh phân tích được thành tổng trực tiếp của các môđun con p-nguyên sơ
hữu hạn sinh. Định lí 4.2.2.8 chứng tỏ rằng, mỗi môđun p-xoắn hữu hạn
sinh đẳng cấu với tổng trực tiếp của hữu hạn các môđun dạng R/pn R với
các phần tử nguyên tố phân biệt p của vành R và các số nguyên dương
n. Ngoài ra cần chú ý thêm rằng nếu F là một R-môđun tự do có hạng
d thì F ∼
= R(d) . Tổng kết lại những kết quả này, ta có phát biểu sau đây
về cấu trúc của môđun hữu hạn sinh trên vành chính.
4.2.2.9 Định lí. Giả sử M là một môđun hữu hạn sinh trên vành chính
R. Khi đó tồn tại duy nhất một số nguyên d và một dãy các luỹ thừa
của các phần tử nguyên tố pn1 1 , . . . , pnk k của R sai khác một nhân tử khả
nghịch, sao cho
M∼
= R/pn1 1 R ⊕ . . . ⊕ R/pnk k R ⊕ R(d) .

Các phần tử pni i xuất hiện trong phân tích trên của M được gọi là các
ước cơ bản (elementary divisors) của M và chúng được tính kể cả bội.
Môđun M hoàn toàn được xác định sai khác một đẳng cấu bởi các ước
cơ bản và hạng của M/T (M ).
4.2.2.10 Ví dụ. Giả sử R = Z và G là một nhóm Abel hữu hạn sinh,
tức G là một Z-môđun hữu hạn sinh. Khi đó
G∼
= Z ⊕ . . . ⊕ Z ⊕ (nhóm hữu hạn)

174
và nhóm hữu hạn này là tổng trực tiếp của các p-nhóm xyclic Z/pn Z.
Chẳng hạn, do 120 = 23 .3.5 nên

Z/120Z ∼
= Z/23 Z ⊕ Z/3Z ⊕ Z/5Z.

Chúng ta có thể đồng nhất mỗi hạng tử với một môđun con của Z/120Z.
Khi đó sự phân tích trở thành

Z/120Z ∼
= 15Z/120Z ⊕ 40Z/120Z ⊕ 24Z/120Z.

4.2.2.11 Ví dụ. Cho R = k[x] với k là một trường. Khi đó, các phần
tử nguyên tố của R là các đa thức bất khả quy và các môđun p-xoắn
là k[x]/(f n ) với f là đa thức bất khả quy. Nếu g không phải là hằng
số thì ta có thể phân tích g thành tích của các đa thức bất khả quy
g = f1n1 . . . ftnt và khi đó

k[x]/(f ) ∼
= k[x]/(f1n1 ) ⊕ . . . ⊕ k[x]/(ftnt ).

4.2.3 Định lý phân tích thứ hai

Bây giờ chúng ta tìm hiểu một cách khác để phân tích một môđun
xoắn trên vành chính và từ đó dẫn đến định lí thứ hai về phân tích môđun
hữu hạn sinh trên vành chính. Để làm điều này, trước hết ta xét nhóm
Abel hữu hạn

G = Z/p2 Z ⊕ Z/pZ ⊕ Z/q 3 Z ⊕ Z/q 2 Z ⊕ Z/q Z

với p, q là các số nguyên tố phân biệt. Khi đó

G = Z/pq Z ⊕ Z/pq 2 Z ⊕ Z/p2 q 3 Z.

Vì thế ta có thể viết G dưới dạng tổng của các môđun xyclic

Z/f1 Z ⊕ Z/f2 Z ⊕ Z/f3 Z,

175
với f1 | f2 và f2 | f3 . Định lý sau đây là một kết quả tổng quát, tuy nhiên
trước hết chúng ta cần một vài bổ đề cho việc chứng minh định lý.

4.2.3.1 Bổ đề. Cho R là một miền nguyên. Nếu R = Rx + Ry thì

R/(xy) ∼
= R/(x) ⊕ R/(y).

Chứng minh. Vì R = Rx + Ry nên ta có thể viết 1 = ux + vy . Ta


có Rx ∩ Ry = Rxy . Thật vậy, rõ ràng là Rxy ⊆ Rx ∩ Ry. Ngược lại,
nếu a ∈ Rx ∩ Ry thì tồn tại r, s ∈ R sao cho a = rx = sy . Khi đó
r = r1 = r(ux + vy) = urx + rvy = usy + rvy = (us + rv)y ∈ Ry. Do
đó a = rx ∈ Rxy , suy ra Rx ∩ Ry ⊆ Rxy. Từ đó suy ra

R/(xy) = Rx/(xy) ⊕ Ry/(xy) ∼


= R/(y) ⊕ R/(x),

đẳng cấu thứ hai được suy ra từ chú ý trước 4.2.2.6.

Áp dụng bổ đề trên, bằng quy nạp ta nhận được kết quả sau đây.

4.2.3.2 Bổ đề. Nếu p1 , . . . , pt là các phần tử nguyên tố phân biệt của


vành chính R thì

R/(pn1 1 . . . pnt t ) ∼
= R/(pn1 1 ) ⊕ . . . ⊕ R/(pnt t ).

Hai bổ trên là các phiên bản của Định lý Thặng dư Trung Hoa. Định
lý Thặng dư Trung Hoa trên vành số nguyên Z được phát biểu như sau:
Cho a1 , . . . , an ∈ Z là n số nguyên nguyên tố cùng nhau từng đôi một
và b1 , . . . , bn ∈ Z là n số nguyên tuỳ ý. Khi đó tồn tại số nguyên x ∈ Z
thoả mãn x ≡ bi (modai ) với mọi i = 1, . . . , n. Có thể chứng minh điều
này bằng cách chứng tỏ ánh xạ

Z → Z/a1 Z ⊕ . . . ⊕ Z/an Z,

xác định bởi x 7→ (x + a1 Z, . . . , x + an Z) với mọi x ∈ Z là một toàn cấu


Z-môđun. Từ đó suy ra Z/a1 . . . an Z ∼ = Z/a1 Z ⊕ . . . ⊕ Z/an Z.

176
4.2.3.3 Định lí. Cho M là một R-môđun xoắn hữu hạn sinh. Khi đó
tồn tại e1 , . . . , et ∈ R sao cho

M∼
= R/Re1 ⊕ . . . ⊕ R/Ret ,

và e1 | e2 , e2 | e3 , . . . , et−1 | et . Bộ các phần tử e1 , . . . , et là xác định duy


nhất (sai khác một nhân tử khả nghịch) bởi M .

Chứng minh. Theo Định lý 4.2.2.8, tồn tại các phần tử nguyên tố p1 , . . . , pk ∈
R (không nhất thiết phân biệt) và các số nguyên dương n1 , . . . , nk ∈ Z
sao cho
M∼
= R/pn1 R ⊕ . . . ⊕ R/pnk R.
Giả sử q1 , . . . , qs là các phần tử nguyên tố phân biệt trong số các phần
tử p1 , . . . , pk . Với mỗi j ta đặt mj = max{ni | pi = qj }, nghĩa là mj là
m
số lớn nhất sao cho qj j = pni i với mỗi j .
s m
Bởi định nghĩa của các phần tử qj thì ⊕ R/qj j R là một hạng tử trực
j=1
tiếp của M . Ta gọi N là môđun con của M sao cho
s m 
M =N⊕ ⊕ R/qj j R .
j=1

Gọi b1 = q1m1 . . . qsms . Theo Bổ đề 4.2.3.2, ta có

R/Rb1 ∼
= R/Rq1m1 ⊕ . . . ⊕ R/Rqsms .

Do đó R/Rb1 là hạng tử trực tiếp của M và N là tổng trực tiếp của


các R/Rpni i khác nhau. Điểm quan trọng ở đây là nếu R/Rpni i xuất hiện
trong biểu diễn của N thi pni i là một ước của b1 .
Lặp lại phương pháp trên ta thấy N có hạng tử trực tiếp có dạng
R/Rb2 với b2 được chọn bằng phương pháp tương tự như đối với b1 . Vì

177
b1 chứa các luỹ thừa lớn nhất của phần tử nguyên tố q1 nên suy ra b2 là
ước của b1 . Tiếp tục phương pháp này và cuối cùng ta nhận được

M∼
= R/Rb1 ⊕ R/Rb2 ⊕ . . .

với b2 là ước của b1 , b3 là ước của b2 , ...

Từ Định lí 4.1.2.10 và Định lí 4.2.3.3 ta nhận được định lí sau về cấu


trúc của môđun hữu hạn sinh trên vành chính, nó là một dạng phân tích
khác với sự phân tích trong Định lí 4.2.2.9.

4.2.3.4 Định lí. Giả sử M là một môđun hữu hạn sinh trên vành chính
R. Khi đó tồn tại duy nhất một số nguyên d và một dãy các phần tử khác
0, không khả nghịch e1 , . . . , et của R, e1 | e2 , e2 | e3 , . . . , et−1 | et , sai
khác một nhân tử khả nghịch sao cho

M∼
= R/Re1 ⊕ . . . ⊕ R/Ret ⊕ R(d) .

Các phần tử e1 , . . . , et trong định lí trên được gọi là các nhân tử bất
biến (invariant factors) của M .
Sự khác nhau giữa ước cơ bản và nhân tử bất biến có thể thấy qua
hai ví dụ sau đây.
Ta xét một nhóm Abel cấp 24

Nhóm Nhân tử bất biến Ước cơ bản



Z24 = Z8 ⊕ Z3 24 8, 3
Z12 ⊕ Z2 ∼
= Z4 ⊕ Z3 ⊕ Z2 12, 2 4, 3, 2
Z6 ⊕ Z2 ⊕ Z2 ∼
= Z3 ⊕ Z2 ⊕ Z2 ⊕ Z2 6, 2, 2 3, 2, 2, 2

và xét môđun sau đây trên vành R = k[x] (với k là một trường) với tích
của các nhân tử bất biến là p3 q 2 = (x − 1)3 (x + 1)2

178
Môđun Nhân tử bất biến Ước cơ bản
R/(p) ⊕ R/(pq) ⊕ R/(pq) pq, pq, p p, p, p, q, q
R/(pq) ⊕ R/(p2 q) pq, p2 q p, p2 , q, q
R/(p3 ) ⊕ R/(q) ⊕ R/(q) q, p3 q p3 , q, q
R/(p) ⊕ R/(p) ⊕ R/(pq 2 ) ⊕ R/(q) pq 2 , p, p p, p, p, q 2
R/(p) ⊕ R/(p2 q 2 ) p, p2 q 2 p, p2 , q 2
R/(p2 q 3 ) p2 q 3 p p3 , q 2

4.2.3.5 Mệnh đề. Cho M là một R-môđun xoắn hữu hạn sinh. Khi đó
tích của các ước cơ bản của M bằng tích của các nhân tử bất biến của
M.

4.2.3.6 Chú ý. Mỗi nhóm Abel đều được xem là một Z-môđun. Một
nhóm Abel hữu hạn sinh là xoắn khi và chỉ khi nó là nhóm hữu hạn. Do
đó áp dụng định lý cấu trúc của Môđun xoắn hữu hạn sinh trên vành
chính đối với nhóm Abel hữu hạn ta suy ra: Mỗi nhóm Abel hữu hạn là
tổng trực tiếp của các nhóm Abel xyclic.

179
TÓM TẮT CHƯƠNG IV

1. Giả sử R là một vành chính và F là một R-môđun tự do. Cho E là


một môđun con của F . Khi đó E cũng là một R-môđun tự do và
rank(E) ≤ rank(F ).

2. T (M ) = {x ∈ M | ∃0 6= a ∈ R, ax = 0} là môđun con xoắn của


R-môđun M bao gồm tất cả các phần tử xoắn của M . Nếu T (M ) =
{0M } thì M được gọi là môđun không xoắn. Nếu T (M ) = M thì
M được gọi là môđun xoắn.

3. Cho R là một vành chính. Nếu M là một R-môđun hữu hạn sinh
không xoắn thì M là R-môđun tự do.

4. Cho M là một môđun hữu hạn sinh trên vành chính R. Khi đó M
phân tích được M = F ⊕ T (M ), trong đó F là một R-môđun tự
do.

5. Với mỗi R-môđun M và p là một phần tử nguyên tố của vành R,


M (p) = {m ∈ M | pn m = 0, n  0} là môđun con p-xoắn lớn nhất
của M .

6. Cho M là một R-môđun xoắn hữu hạn sinh. Khi đó M phân tích
được thành tổng trực tiếp của hữu hạn các môđun con p-xoắn M (p)
với p là phần tử nguyên tố của R.

7. Cho M là một R-môđun p-xoắn hữu hạn sinh. Khi đó

M∼
= R/pn1 R ⊕ . . . ⊕ R/pnk R

180
trong đó các số nguyên n1 ≥ . . . ≥ nk ≥ 1 xác định duy nhất bởi
M.

8. Định lí phân tích thứ nhất: Giả sử M là một môđun hữu hạn sinh
trên vành chính R. Khi đó tồn tại duy nhất một số nguyên d và một
dãy các luỹ thừa của các phần tử nguyên tố pn1 1 , . . . , pnk k của R sai
khác một nhân tử khả nghịch, sao cho

M∼
= R/pn1 1 R ⊕ . . . ⊕ R/pnk k R ⊕ R(d) .

9. Định lí phân tích thứ hai: Giả sử M là một môđun hữu hạn sinh
trên vành chính R. Khi đó tồn tại duy nhất một số nguyên d và
một dãy các phần tử khác 0, không khả nghịch e1 , . . . , et của R,
e1 | e2 , e2 | e3 , . . . , et−1 | et , sai khác một nhân tử khả nghịch sao
cho
M∼
= R/Re1 ⊕ . . . ⊕ R/Ret ⊕ R(d) .

181
BÀI TẬP CHƯƠNG IV

Bài tập 4.1. Dùng các kết quả của chương này về môđun hữu hạn sinh
trên vành chính để suy ra các kết quả tương ứng cho nhóm Abel.
Bài tập 4.2. Cho R là một vành chính và M là một R-môđun. Chứng
minh rằng nếu M sinh bởi n phần tử thì mọi môđun con của M đều có
một hệ sinh chứa không quá n phần tử.
Bài tập 4.3. Cho R là một vành chính và M là một R-môđun. Chứng
minh rằng nếu M là môđun xyclic thì mọi môđun con của M đều là
môđun xyclic.
Bài tập 4.4. Cho R một vành giao hoán, có đơn vị. Chứng minh rằng
nếu mọi iđêan I của R đều là một R-môđun tự do thì R phải là vành
chính.
Bài tập 4.5. Phát biểu Định lí 4.2.2.9 và Định lí 4.2.3.4 cho trường hợp
riêng là nhóm Abel hữu hạn sinh.
Bài tập 4.6. Áp dụng Bài tập 4.5, hãy tìm tất cả các nhóm Abel (sai
khác một đẳng cấu) có cấp là 720.
Bài tập 4.7. Cho nhóm Abel

G = Z5 ⊕ Z15 ⊕ Z25 ⊕ Z36 ⊕ Z54 .

Hãy phân tích để tìm các ước cơ bản và các nhân tử bất biến của G.

182

You might also like