You are on page 1of 192

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2


———————————–

NGUYỄN THỊ KIỀU NGA

TẬP BÀI GIẢNG

ĐẠI SỐ SƠ CẤP
(Lưu hành nội bộ)

HÀ NỘI - NĂM 2016


NGUYỄN THỊ KIỀU NGA

TẬP BÀI GIẢNG

ĐẠI SỐ SƠ CẤP
(Tài liệu dùng cho sinh viên ngành Sư phạm Toán)

HÀ NỘI - NĂM 2016


Mục lục

1 Đa thức và phân thức hữu tỷ 3

1.1 Đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1.1 Vành đa thức một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1.1.2 Vành đa thức nhiều ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . 11

1.2 Phân thức hữu tỷ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13

1.2.1 Trường các phân thức hữu tỷ . . . . . . . . . . . . 13

1.2.2 Phân thức thực sự . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15

1.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

2 Hàm số và đồ thị 21

2.1 Hàm số và một số tính chất . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

2.1.1 Hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21

2.1.2 Các phương pháp xác định hàm số . . . . . . . . . 22

2.1.3 Các phép toán trên hàm số . . . . . . . . . . . . . 23

2.1.4 Đồ thị của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

2.1.5 Một số tính chất của hàm số . . . . . . . . . . . . . 24

2.1.6 Hàm số tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25

2.1.7 Hàm số ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

2.1.8 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

i
Bản thảo lưu hành nội bộ
2.2 Phân loại hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29

2.3 Một số bài toán liên quan tới hàm số . . . . . . . . . . . . 31

2.3.1 Các điểm đặc biệt của họ hàm số . . . . . . . . . . 31

2.3.2 Sự tương giao giữa hai đồ thị của hai hàm số . . . . 41

2.3.3 Bài toán tiếp tuyến . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2.3.4 Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số. . . . . . 56

2.3.5 Khoảng cách . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61

2.4 Các phép biến đổi đồ thị. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65

2.5 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

3 Phương trình và hệ phương trình 74

3.1 Phương trình và phép biến đổi tương đương . . . . . . . . 74

3.1.1 Định nghĩa phương trình . . . . . . . . . . . . . . . 74

3.1.2 Phân loại phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . 75

3.1.3 Phương trình tương đương và phép biến đổi tương


đương các phương trình . . . . . . . . . . . . . . . 75

3.2 Phương trình đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

3.2.1 Một số dạng phương trình Điôphăng . . . . . . . . 81

3.2.2 Phương trình đa thức một ẩn . . . . . . . . . . . . 85

3.3 Phương trình vô tỷ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91

3.3.1 Định nghĩa và các phép biến đổi tương đương cơ bản 91

3.3.2 Một số phương pháp giải cơ bản . . . . . . . . . . . 91

3.4 Phương trình siêu việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100

3.4.1 Nhắc lại một số kiến thức cơ bản. . . . . . . . . . . 100

3.4.2 Định lí về biến đổi tương đương . . . . . . . . . . . 101

ii
Bản thảo lưu hành nội bộ

3.4.3 Một số phương pháp giải phương trình mũ . . . . . 101

3.4.4 Một số phương pháp giải phương trình logarit . . . 106

3.5 Hệ phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113

3.5.1 Hệ phương trình và phép biến đổi đương đương . . 113

3.5.2 Hệ phương trình tuyến tính . . . . . . . . . . . . . 115

3.5.3 Hệ phương trình bậc cao . . . . . . . . . . . . . . . 116

3.6 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122

4 Bất phương trình và hệ bất phương trình 125

4.1 Bất phương trình và các phép biến đổi tương đương . . . 125

4.1.1 Bất phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 125

4.1.2 Bất phương trình tương đương và phép biến đổi


tương đương các bất phương trình . . . . . . . . . . 126

4.2 Bất phương trình đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127

4.2.1 Bất phương trình bậc 1 . . . . . . . . . . . . . . . . 127

4.2.2 Bất phương trình bậc 2 . . . . . . . . . . . . . . . . 128

4.3 Bất phương trình vô tỷ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134

4.3.1 Các dạng bất phương trình vô tỷ thường gặp . . . . 134

4.3.2 Một số phương pháp giải cơ bản . . . . . . . . . . . 135

4.4 Bất phương trình siêu việt . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145

4.4.1 Bất phương trình mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . 145

4.4.2 Bất phương trình logarit . . . . . . . . . . . . . . . 152

4.4.3 Một số phương pháp giải . . . . . . . . . . . . . . . 153

4.5 Hệ bất phương trình . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156

4.5.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156

iii
Bản thảo lưu hành nội bộ

4.5.2 Phép biến đổi tương đương các hệ bất phương trình 157

4.6 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 158

5 Bất đẳng thức 160

5.1 Khái niệm chung và các tính chất cơ bản . . . . . . . . . . 160

5.1.1 Quan hệ thứ tự trên R và bất đẳng thức . . . . . . 160

5.1.2 Tính chất cơ bản của bất đẳng thức . . . . . . . . . 161

5.1.3 Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức . . . . 161

5.2 Một số bất đẳng thức cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . 163

5.2.1 Bất đẳng thức giá trị tuyệt đối . . . . . . . . . . . 163

5.2.2 Bất đẳng thức Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . 164

5.2.3 Bất đẳng thức Bunhiacopxki . . . . . . . . . . . . . 166

5.2.4 Bất đẳng thức Chebyshev . . . . . . . . . . . . . . 171

5.2.5 Bất đẳng thức Jensen . . . . . . . . . . . . . . . . 174

5.3 Bài toán cực trị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 177

5.3.1 Một số định lí . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 177

5.3.2 Áp dụng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 178

5.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 184

iv
Bản thảo lưu hành nội bộ

Lời nói đầu

Đại số sơ cấp là một học phần quan trọng của Đại số được dạy cho
sinh viên khoa Toán - Trường ĐHSP Hà Nội 2 nhằm trang bị cho sinh
viên các kiến thức sơ cấp trước khi ra trường làm thầy giáo. Nội dung
tập bài giảng này đề cập đến các vấn đề cơ bản nhất của Đại số sơ cấp:
Đa thức, Hàm số và đồ thị, phương trình, hệ phương trình, bất phương
trình, bất đẳng thức.

Một số nội dung đề cập trong tài liệu, sinh viên đã được học sơ lược
trong chương trình Toán phổ thông. Tuy nhiên, để trở thành thầy giáo dạy
tốt môn Toán khi ra trường, đòi hỏi sinh viên phải nắm vững lý thuyết và
hoàn thiện các phương pháp giải toán sơ cấp. Xuất phát từ yêu cầu trên,
chúng tôi cố gắng trình bày tương đối có hệ thống về cơ sở lý thuyết của
các khái niệm: Hàm số; Phương trình; Bất đẳng thức; Bất phương trình.

Nội dung tập bài giảng gồm 5 chương.

Chương 1: Đa thức và phân thức hữu tỷ;

Chương 2: Hàm số và đồ thị;

Chương 3: Phương trình và hệ phương trình;

Chương 4: Bất phương trình và hệ bất phương trình;

Chương 5: Bất đẳng thức.

Một yêu cầu hết sức quan trọng trong giải toán là việc trình bày bài
giải phải chặt chẽ và logic. Để rèn cho sinh viên những kỹ năng đó, chúng
tôi cố gắng đưa vào tài liệu nhiều ví dụ về thực hành giải toán. Các ví
dụ chiếm một khối lượng đáng kể trong tài liệu, giúp sinh viên có thể tự
nghiên cứu tài liệu trước khi đến lớp. Cuối mỗi chương có hệ thống bài

1
Bản thảo lưu hành nội bộ

tập đã được lựa chọn, yêu cầu sinh viên tự giải để rèn kỹ năng tìm lời giải
một bài toán. Với khối lượng quy định là 3 tín chỉ, tài liệu không thể đề
cập hết tất cả các dạng toán hay gặp của các Đại số sơ cấp như một số
tài liệu khác. Chúng tôi mong muốn ở sinh viên là tự tổng kết và đúc rút
cho mình những kỹ năng giải toán thông qua tự giải các bài tập trong tài
liệu.

Tập bài giảng được biên soạn trên cơ sở nội dung chương trình môn
Đại số sơ cấp của tổ Đại số cùng với thực tế giảng dạy học phần Đại số
sơ cấp cho sinh viên khoa Toán của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Tác giả xin chân thành cám ơn các Thầy Cô của bộ môn Đại số - Khoa
Toán - Trường Đại học Sư phạm 2, đã thảo luận và đóng góp nhiều ý kiến
quý báu giúp tác giả hoàn thiện tập bài giảng của mình.

Tập bài giảng này chắc chắn còn nhiều thiếu sót, tác giả mong được sự
góp ý của của các bạn đồng nghiệp và độc giả. Xin chân thành cám ơn.

Tác giả

2
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chương 1

Đa thức và phân thức hữu tỷ

Đa thức và phân thức hữu tỷ là một trong các phần quan trọng Đại số
sơ cấp. Kiến thức về đa thức và phân thức hữu tỷ đã được học trong các
học phần trước của môn Đại số nên trong chương này một số kiến thức cơ
bản về về đa thức và phân thức hữu tỷ sẽ được nhắc lại mà không chứng
minh kết quả.

1.1 Đa thức

1.1.1 Vành đa thức một ẩn

a. Xây dựng

Cho A là vành giao hoán có đơn vị 1. Đặt

P = {(a0, a1, ..., an, ...) | ai ∈ A, i = 0, 1...; ai = 0 hầu hết)}.

Trên P xác định hai quy tắc cộng và nhân xác định như sau:

(a0 , a1, ..., an, ...) + (b0 + b1, ..., bn, ...) = (a0 + b0 , a1 + b1 , ..., an + bn , ...)

(a0 , a1, ..., an, ...)(b0 + b1, ..., bn, ...) = (c0 , c1, ..., ck , ...)

P
với c0 = a0 b0 , c1 = a0 b1 + a1 b0 , ..., ck = ai bj , ....
i+j=k

3
Bản thảo lưu hành nội bộ

Hai qui tắc cộng và nhân ở trên là hai phép toán hai ngôi trên P. Khi
đó P cùng với hai phép toán cộng và nhân ở trên lập thành một vành giao
hoán có đơn vị được gọi là vành đa thức, các phần tử của P gọi là các đa
thức. Ánh xạ f : R → R, với f (a) = (a, 0, ..., 0, ...) là đơn cấu vành. Do
đó ta đồng nhất a ∈ A với f (a) ∈ P và từ đó A ⊂ P .

Kí hiệu x = (0, 1, 0, ...) ∈ P. Khi đó

x2 = (0, 0, 1, 0, . . .), . . . , xn = (0, . . . , 0, 1, 0, . . .).


| {z }
n

Ta qui ước x0 = 1 = (1, 0, 0, ...) ∈ A. Do đó với mọi α = (a0 , a1 , ..., an, ...) ∈
P, do ai = 0 hầu hết nên không giảm tính tổng quát, tồn tại n ∈ N sao
cho an+1 = an+2 = . . . = 0. Do đó α biểu diễn duy nhất dưới dạng
α = a0 + a1 x + · · · + an xn . Vì thế thay cho P ta kí hiệu vành đa thức là
A[x] gọi là vành đa thức của ẩn x. Các phần tử của A[x] được gọi là các
đa thức của ẩn x lấy hệ tử trong A và được kí hiệu f (x), g(x), ....
Chú ý. Đa thức không là đa thức mà các hệ tử đều bằng 0, tức f (x) = 0
khi và chỉ khi ai = 0, với mọi i = 0, 1, ... Từ đó hai đa thức f (x) =
a0 + a1 x + ... + an xn , g(x) = b0 + b1x + ... + bm xm gọi là bằng nhau hay
f (x) = g(x) khi và chỉ khi



m = n

ai = bi, i = 0, 1, ...

b. Phép chia có dư và tính chất về bậc của đa thức

Định lý 1.1. Cho vành đa thức A[x] với A là một trường. Khi đó với
mọi đa thức f (x), g(x) ∈ A[x], g(x) 6= 0, tồn tại duy nhất các đa thức
q(x), r(x) ∈ A[x] sao cho f (x) = g(x)q(x) + r(x) và nếu r(x) 6= 0 thì
deg(r(x)) < deg(g(x)).

4
Bản thảo lưu hành nội bộ

Định lý 1.2. Giả sử f (x), g(x) là hai đa thức khác 0. Khi đó:

(i) Nếu f (x)+g(x) 6= 0 thì deg(f (x)+g(x)) = max{deg(f (x)), deg(g(x))};

(ii) Nếu f (x)g(x) 6= 0 thì deg((f (x)g(x)) ≤ deg(f (x)) + deg(g(x)).

Nếu A là miền nguyên thì deg((f (x)g(x)) = deg(f (x)) + deg(g(x)).

c. Đa thức bất khả quy

Trước khi trình bày khái niệm đa thức bất khả quy, chúng ta nhắc lại
khái niệm phần tử bất khả quy trong một miền nguyên. Cho a, b ∈ A. Ta
nói a là ước của b nếu tồn tại c ∈ A sao cho b = ac. Một ước a của b được
gọi là ước thực sự nếu b không là ước của a. Phần tử p ∈ A được gọi là
phần tử bất khả quy nếu nó khác 0, không khả nghịch và không có ước
thực sự. Từ đây ta có khái niệm đa thức bất khả quy trong vành đa thức
A[x]. Chú ý rằng A[x] là miền nguyên.

Định nghĩa 1.1. Cho p(x) ∈ A[x], p(x) được gọi là đa thức bất khả quy
trên A nếu p(x) 6= 0, p(x) không khả nghịch và không có ước thực sự
trong A[x]. Đa thức không bất khả quy trên A gọi là khả quy trên A hay
phân tích được trên A.

Chú ý.Khi xét tính bất khả quy của đa thức p(x) thì phải chỉ rõ xét trong
vành nào.

Ví dụ 1.1. Đa thức p(x) = 2 bất khả quy trên Z nhưng p(x) không bất
khả quy trên Q.

Đa thức p(x) = x2 − 2 bất khả quy trên Q nhưng không bất khả quy
trên R và không bất khả quy trên C.

Tính chất 1.1. Cho K là một trường. Khi đó:

i) Mọi đa thức bậc nhất đều bất khả quy trên K;

5
Bản thảo lưu hành nội bộ

ii) Đa thức p(x) bất khả quy trên K thì với mọi f (x) ∈ K[x] hoặc
.
f (x) .. p(x) hoặc (f (x), p(x)) = 1;
. .
iii) Nếu p(x) bất khả quy và f1 . . . fn (x) .. p(x) thì tồn tại fk (x) .. p(x).

Định lý 1.3. Mọi đa thức f (x) bậc lớn hơn 0 trên trường K đều phân
tích được thành tích của các đa thức bất khả quy. Sự phân tích đó là duy
nhất nếu không kể đến thứ tự các nhân tử và các nhân tử bậc 0.

Chứng minh. Sự tồn tại: Nếu f (x) bất khả quy thì ta có điều phải chứng
minh.

Nếu f (x) khả quy thì f (x) = f1(x)f2(x), f1(x), f2(x) có bậc lớn hơn
0 và nhỏ hơn bậc của f (x). Nếu f1(x), f2(x) bất khả quy thì có điều
phải chứng minh. Nếu f1(x) hoặc f2(x) khả quy thì lại tiếp tục quá trình
trên. Sau một số hữu hạn bước quá trình trên phải dừng lại vì bậc của
f (x) hữu hạn. Vậy f (x) phân tích thành tích các đa thức bất khả quy
f (x) = f1 (x)f2(x)...fn(x).

Tính duy nhất: Giả sử f (x) có 2 sự phân tích thành tích các đa thức
bất khả quy
f (x) = f1 (x)f2(x)...fn(x)

f (x) = p1 (x)p2(x)...pm(x)

Giả sử m > n. Xét đẳng thức

f1(x)f2(x)...fn(x) = p1(x)p2(x)...pm(x)

Vì p1 (x) là ước của p1(x)p2(x)...pm(x) nên p1(x) là ước của f1 (x)f2(x)...fn(x).


.
Do p1(x) bất khả quy nên tồn tại fk (x) .. p1 (x). Không giảm tính tổng quát,
.
giả sử f1 (x) .. p1 (x). Lại do f1(x) bất khả quy nên tồn tại c1 ∈ K, c1 6= 0 để
f1(x) = c1 p1 (x). Tương tự ta có f2(x) = c2 p2 (x), ..., fn(x) = cn pn (x). Từ

6
Bản thảo lưu hành nội bộ

đó c1 . . . cn p1(x)...pn(x) = p1(x)...pn(x)pn+1(x) . . . pm(x) Vì thế c1 . . . cn =


pn+1(x) . . . pm(x). Điều này là vô lý.

Tương tự không thể xảy ra n > m. Vậy n = m và

fk (x) = ck pk (x), k = 1, 2, ...

Sau đây ta xét tính bất khả quy của các đa thức trên trường số.

*Đa thức bất khả quy trên R

Chỉ có các đa thức bậc nhất f (x) = ax + b hoặc các đa thức bậc hai
f (x) = ax2 + bx + c là các đa thức bất khả quy.

* Đa thức bất khả quy trên C

Chỉ có các đa thức bậc nhất f (x) = ax + b, a, b ∈ C, a 6= 0 là các đa


thức bất khả quy.

* Đa thức bất khả quy trên Q

Các đa thức bậc nhất ax + b, a, b ∈ Q, a 6= 0 là bất khả quy trên Q.


Các đa thức bậc 2,3 với hệ số hữu tỷ bất khả quy trên Q khi và chỉ khi
nó không có nghiệm hữu tỷ

Định lý 1.4. Tiêu chuẩn Aidenstainơ.

Cho đa thức f (x) = an + an−1x + ... + a0 xn, (n > 1), ai ∈ Z. Nếu tồn
tại số nguyên tố p sao cho p | ai với mọi i = 1, .., n , p không là ước của
a0 và p2 không là ước của an thì f (x) là đa thức bất khả quy trên Q.

Chú ý.

X Để sử dụng tiêu chuẩn Aidenstainơ, một số trường hợp phải biến


đổi f (x) về dạng đa thức của biến mới.

X Có thể chỉ ra vô số đa thức Q[x] bậc bất kì là đa thức bất khả quy

7
Bản thảo lưu hành nội bộ

trong Q, chẳng hạn các đa thức bậc n với n > 1 bất kì dạng

f (x) = (x − a1 )(x − a2 )...(x − an ) − 1,

trong đó ai ∈ Z là các số nguyên phân biệt.

X Tổng quát hóa tiêu chuẩn Aidenstainơ.

• Mở rộng điều kiện thứ 3 của tiêu chuẩn Aidenstainơ.

Định lý 1.5. Cho p(x) = a0 xn + a1 xn−1 + ... + an−1x + an ∈ Z[x]. Giả sử


tồn tại số nguyên tố p thỏa mãn những điều kiện sau:
.
i) a0 6 ..p
.
ii) a1 , a2, ..., an..p

iii) Kí hiệu s là bậc cao nhất của p(x) sao cho an chia hết cho ps (nghĩa
.
là an ..ps nhưng an không chia hết cho ps+1).

Khi đó đa thức p(x) không thể phân tích thành tích nhiều hơn s thừa
số khác hằng số.

Với s = 1 ta nhận được tiêu chuẩn Aidenstainơ.

• Mở rộng điều kiện thứ hai của tiêu chuẩn Aidenstainơ.

Định lý 1.6. Cho P (x) = a0 xn + a1 xn−1 + ... + an−1x + an ∈ Z[x], k ∈ N


sao cho có 0 < k ≤ n − 1. Giả sử tồn tại số nguyên tố p thỏa mãn những
điều kiện sau:
.
i) a0 6 ..p
.
ii) ak+1, ..., ak+2, ..., an..p
.
iii) a2n 6 ..p2. Khi đó đa thức P (x) có ước không phân tích được là G(x)
mà bậc của đa thức này lớn hơn hoặc bằng n − k.

Với k = 0 ta có tiêu chuẩn Aidenstainơ.

8
Bản thảo lưu hành nội bộ

d. Ước chung lớn nhất

Trong suốt mục này ta luôn giả thiết K là một trường.

Định nghĩa 1.2. i) Đa thức h(x) ∈ K[x] được gọi là ước chung của
f1(x), . . . , fs(x) nếu h(x) là ước của fi(x) với mọi i = 1, 2, . . . , s.

ii) Đa thức d(x) gọi là ước chung lớn nhất của f1 (x), . . . , fs(x), kí hiệu
d(x) = U CLN (f1(x), . . . , fs(x)) nếu d(x) là ước chung của f1(x), . . . , fs (x)
và d(x) là bội mọi ước chung của f1 (x), . . . , fs(x). Ước chung lớn nhất của
f1(x), . . . , fs(x) có hệ số cao nhất bằng đơn vị là duy nhất, kí hiệu là
(f1(x), . . . , fs(x)).

iii) Các đa thức f (x) và g(x) gọi là nguyên tố cùng nhau nếu 1 là ước
chung lớn nhất của (f (x) và g(x), nghĩa là f (x) và g(x) không có ước
chung nào khác ngoài các hằng số khác 0.

Nếu d1 (x) và d2 (x) đều là ước chung lớn nhất của f (x) và g(x) thì
d1(x) | d2 (x) và d2(x) | d1 (x) do đó tồn tại a ∈ K, a 6= 0 sao cho d1 (x) =
ad2 (x), ta nói d1 (x) và d2 (x) sai khác nhau một nhân tử bậc không hay
d1(x) và d2(x) liên kết với nhau

Định lý 1.7. Cho f (x), g(x) ∈ K[x]. Khi đó

i) Nếu UCLN (f (x), g(x)) = d(x) thì tồn tại u(x), v(x) ∈ K[x] sao cho

f (x)u(x) + g(x)v(x) = d(x) (∗)

ii) Nếu tồn tại u(x), v(x) ∈ K[x] thỏa mãn (*) và d(x) là một ước
chung của f (x) và g(x) thì d(x) là ước chung lớn nhất của f (x) và g(x).

Hệ quả 1.1. Hai đa thức f (x) và g(x) nguyên tố cùng nhau khi và chỉ
khi tồn tại u(x), v(x) sao cho f (x)u(x) + g(x)v(x) = 1
. .
Hệ quả 1.2. Nếu f (x)g(x) .. h(x) và (f (x), h(x)) = 1 thì g(x) .. h(x).

9
Bản thảo lưu hành nội bộ

e. Nghiệm của đa thức

Định nghĩa 1.3. Giả sử A là vành con của vành giao hoán có đơn vị K.

i) Giả sử f (x) ∈ A[x]. Một phần tử c ∈ K gọi là nghiệm của đa thức


f (x) trong K nếu f (c) = an cn + . . . + a1 x + a0 = 0. Trong trường hợp này
ta cũng nói c là một nghiệm của phương trình f (x) = 0.

ii) Cho f (x) ∈ A[x]. Giả sử k > 0 là một số nguyên. Một phần tử
c ∈ K gọi là nghiệm bội k của đa thức f (x) trong vành K[x] nếu f (x)
chia hết cho (x − c)k nhưng f (x) không chia hết cho (x − c)k+1. Nếu k = 1
thì c gọi là nghiệm đơn, k = 2 thì c gọi là nghiệm kép.

Định lý 1.8. Mọi đa thức f (x) bậc n ≥ 1 trên trường K đều có không
quá n nghiệm phân biệt thuộc K.

Định lý 1.9. (Định lí cơ bản của số học) Mọi đa thức bậc b ≥ 1 trên
trường số phức có đúng n nghiệm nghiệm phức.

Định lý 1.10. Cho K là vành giao hoán có đơn vị , f (x), g(x) ∈ K[x], deg g(x) =
.
m và g(x) có đúng m nghiệm trong K. Khi đó f (x) .. g(x) khi và chỉ khi
khi hoặc f (x) = 0 hoặc mọi nghiệm của g(x) đều là nghiệm của f (x) và
mọi nghiệm bội k của g(x) là nghiệm bội k ′ của f (x) với k ′ ≥ k.

Tiếp theo, chúng ta trình bày công thức Viete về mối liên hệ giữa các
nghiệm của một đa thức với các hệ số của đa thức đó.

Mệnh đề 1.1. (Công thức Viete)

Cho K là một miền nguyên và f (x) = a0 xn + a1 xn−1 + ... + an−1 x +


an ∈ K[x] trong đó a0 là phần tử khả nghịch. Giả sử f (x) có n nghiệm

10
Bản thảo lưu hành nội bộ

α1 , α2 , ..., αn trong một miền nguyên nào đó chứa K. Khi đó

−a1 a0 −1 = α1 + α2 + ... + αn
X
−1
a2 a0 = αi αj
i<j
X
(−1)3a3 a0 −1 = αi αj αk
i<j<k
..
.
X
k −1
(−1) ak a0 = αi1 αi2 . . . αik
i1 <i2 <...<ik
..
.

(−1)k ak a0 −1 = α1 α2 ...αn.

Sau đây ta xét vấn đề nghiệm nguyên và nghiệm hữu tỷ của một đa
thức.

Cho f (x) ∈ Q[x], bằng cách quy đồng mẫu số ta sẽ đưa f (x) về
1
g(x), g(x) ∈ Z[x]. Khi đó ta chuyển việc tìm nghiệm hữu tỷ của đa
a
thức f (x) ∈ Q[x] sang tìm nghiệm hữu tỷ của đa thức g(x) ∈ Z[x]. Giả
sử g(x) = a0 + a1 x + ... + an xn , ai ∈ Z với mọi i = 0, 1, ..., n. Nếu phân số
p
tối giản là nghiệm của g(x) thì p|a0 , q|an , p − mq|g(m), với mọi m ∈ Z.
q
Đặc biệt p − q|g(1), p + q|g(−1).

1.1.2 Vành đa thức nhiều ẩn

Trong toàn bộ phần này A là một vành giao hoán, có đơn vị.

Ta xây dựng vành đa thức nhiều ẩn bằng phương pháp qui nạp như
sau.

Cho A là vành giao hoán có đơn vị 1. Khi đó ta xây dựng được vành đa
thức một ẩn A[x1] = A1 là vành giao hoán có đơn vị, do đó ta xây dựng

11
Bản thảo lưu hành nội bộ

được vành đa thức A2 = A1 [x2] = A[x1][x2] = A[x1, x2] gọi là vành đa thức
của 2 ẩn x1, x2. Tương tự ta xây dựng vành đa thức n ẩn A[x1, x2, ..., xn].
Các đa thức n ẩn ký hiệu là f (x1, x2, ..., xn), g(x1, x2, ..., xn), . . . .

Sau đây ta xét một loại đa thức nhiều ẩn có nhiều ứng dụng là đa thức
đối xứng.

Định nghĩa 1.4. Đa thức f (x1, x2, ..., xn) ∈ A[x1, x2, ..., xn] được gọi là
đa thức đối xứng nếu f (x1, x2, ..., xn) = f (xi1 , xi2 , ..., xin ), với (i1, i2, ..., in)
là hoán vị của {1, 2, ..., n}.

Ví dụ 1.2. Các đa thức sau đây là các đa thức đối xứng đơn giản nhất,
do đó chúng ta gọi chúng là các đa thức đối xứng sơ cấp hay đa thức đối
xứng cơ bản.
n
X
σ1 = xi = x1 + . . . + xn
i=1
X
σ2 = x i x j = x 1 x 2 + . . . + x n1 x n
i<j
..
.
X
σk = xi1 xi2 . . . xik
i1 <i2 <...<ik
..
.

σn = x1 x2...xn.

Định lý 1.11. Mọi đa thức đối xứng khác 0 đều đưa được về đa thức của
các đa thức đối xứng cơ bản.

Để đưa một đa thức đối xứng về đa thức của các đa thức đối xứng cơ
bản ta thường sử dụng hai phương pháp là: Phương pháp dựa vào hạng
tử cao nhất và phương pháp hệ tử bất định. Chú ý rằng phương pháp hệ
tử bất định chỉ áp dụng đối với các đa thức đối xứng đẳng cấp và vành
cơ sở A vô hạn.

12
Bản thảo lưu hành nội bộ

Đa thức đối xứng hoặc những biểu thức đối xứng có nhiều ứng dụng
trong việc giải một số bài toán đại số sơ cấp như:

X Phân tích đa thức thành nhân tử;

X Chứng minh hằng đẳng thức;

X Chứng minh bất đẳng thức;

X Giải hệ phương trình;

X Tìm nghiệm nguyên của các phương trình;

X Giải các bài toán về phương trình bậc 2;

X Trục căn thức ở mẫu số...

1.2 Phân thức hữu tỷ

1.2.1 Trường các phân thức hữu tỷ

Trong toàn bộ phần này A là một trường.

Định nghĩa 1.5. Cho 2 đa thức P (x), Q(x) ∈ A[x], Q(x) 6= 0. Ta gọi
P (x)
là một phân thức hữu tỷ của x trên trường A, P (x) gọi là tử, Q(x)
Q(x)
gọi là mẫu của phân thức hữu tỷ.
P (x)
Với mọi P (x) ∈ A[x] ta đồng nhất P (x) với phân thức hữu tỷ .
1
Từ đó mọi đa thức đều là phân thức hữu tỷ.
P (x) P ′ (x)
Hai phân thức và ′ gọi là bằng nhau nếu P (x)Q′(x) =
Q(x) Q (x)
P (x) P ′ (x)
P ′ (x)Q(x), kí hiệu = .
Q(x) Q′ (x)
x+3 1
Ví dụ 1.3. 2
= vì (x + 3)(x − 2) = (x2 + x − 6)
x +x−6 x−2

13
Bản thảo lưu hành nội bộ

Nhận xét 1.1. Có sự khác nhau giữa phân thức hữu tỷ và biểu thức hữu
tỷ. Trong ví dụ trên, xét như phân thức hữu tỷ thì

x+3 1
= ,
x2 + x − 6 x − 2
còn xét như biểu thức hữu tỷ thì:

x+3 1
= , x 6= −3.
x2 + x − 6 x − 2

Hai phân thức hữu tỷ trên A bằng nhau khi và chỉ khi chúng có giá trị
bằng nhau tại mọi c ∈ A\S với S là một tập con hữu hạn nào đó của A.

Chú ý.Trường các phân thức hữu tỷ:


P (x) M(x)
Với mọi phân thức hữu tỷ và của ẩn x trên A.
Q(x) N (x)
Đặt
P (x) M(x) P (x)N (x) + Q(x)M(x)
+ =
Q(x) N (x) Q(x)N (x)
P (x) M(x) P (x)M(x)
. =
Q(x) N (x) Q(x)N (x)
Nếu
P (x) P ′ (x) M(x) M ′ (x)
= , = ′
Q(x) Q′ (x) N (x) N (x)
thì

P (x) M(x) P ′ (x) M ′ (x) P (x)M(x) P ′ (x)M ′(x)


+ = ′ + ; = ′
Q(x) N (x) Q (x) N ′ (x) Q(x)N (x) Q (x)N ′(x)

Do đó các quy tắc trên cho ta phép toán cộng và nhân các phân thức
hữu tỷ. Dễ dàng kiểm tra phép cộng giao hoán, kết hợp, có phần tử không
P (x) P (x)
là đa thức 0, phần tử đối của là − , phép nhân giao hoán, kết
Q(x) Q(x)
P (x) Q(x)
hợp, có phần tửu đơn vị là 1, phần tử 6= 0 có nghịch đảo là ,
Q(x) P (x)

14
Bản thảo lưu hành nội bộ

phép nhân phân phối đối với phép cộng. Từ đó tập các phân thức hữu tỷ
cùng với phép toán cộng và nhân các phân thức hữu tỷ là một trường gọi
là trường các phân thức hữu tỷ.

1.2.2 Phân thức thực sự

Định nghĩa 1.6. Một phân thức hữu tỷ mà bậc của tử nhỏ hơn bậc của
mẫu gọi là phân thức thực sự. Phân thức hữu tỷ mà bậc của tử lớn hơn
hoặc bằng bậc của mẫu gọi là phân thức không thực sự.

P (x)
Cho là phân thức không thực sự, từ định lí phép chia có dư , ta
Q(x)
đưa phân thức trên về dạng

P (x) P1 (x)
= E(x) + , degP1 (x) < degQ(x).
Q(x) Q(x)

Khi đó E(x) được gọi là phần nguyên của phân thức.


P (x)
Định nghĩa 1.7. Phân thức với (P (x), Q(x)) = 1 được gọi là phân
Q(x)
thức tối giản. Phân thức thực sự đơn là phân thức thực sự mà mẫu là lũy
thừa của đa thức bất khả quy trong A.

Phân tích một phân thức thực sự thành tổng các phân thức thực
sự đơn

Để đơn giản thay cho cách viết b(x), r(x) ∈ A[x], ta viết gọn là b, r.
r
Cho phân thức thực sự tối giản , (r, b) = 1. Nếu b là đa thức bất khả
b
quy thì có ngay sự phân tích.

Giả sử b = b1 b2 với (b1, b2) = 1. Khi đó tồn tại v, w ∈ A[x] để vb1 +wb2 =
1. Suy ra
r = (rv)b1 + (rv)b2.

15
Bản thảo lưu hành nội bộ

Đặt u1 = rw, w2 = rv. Chia u1, u2 cho b1, b2, giả sử

u1 = b1c1 + r1 , u2 = b2c2 + r2

trong đó degr1 < degb1 , degr2 < degb2 .

Thay các biểu thức này vào r ta thu được:

r = u2b1 + u1 b2 = (b2c2 + r2)b1 + (b1c1 + r1)b2

= b1b2(c1 + c2 ) + r2b1 + r1b2

Ta có c1 + c2 = 0 vì nếu trái lại thì b1 b2(c1 + c2 ) 6= 0. Suy ra

deg[b1b2 (c1 +c2 )] = deg[r−(r1b2 +r2b1 )] ≤ max{degr, deg(r2b1 ), deg(r1b2)}.

Mặt khác
degr < degb = degb1 + degb2 ,

deg(r2b1 ) = degr2 + degb1 < degb1 + degb2

degr1 b2 = degr1 + degb2 < degb1 + degb2 .

Suy ra
deg[b1b2 (c1 + c2 )] < degb1 + degb2 .

Điều này là vô lí. Do đó

r r r2 b1 + r1 b2 r1 r2
r = r2 b1 + r1 b2 ⇒ = = = + .
b b1 b2 b1 b2 b1 b2

Nếu b = b1 b2...bn, trong đó bi bất khả quy, với mọi i = 1, .., n là sự phân
tích của b thành tích các đa thức nguyên tố cùng nhau từng đôi một thì
r r1 r2 rn ri
bằng quy nạp ta có = + + ... + , là phân thức thực sự đơn
b b1 b2 bn bi
với i = 1, .., n.

16
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bài toán này xét trong trường hợp tổng quát với A là trường bất kỳ là
rất khó vì ta không biết các dạng đa thức bất khả quy của A[x]. Do đó
ta xét trong R[x], C[x].

* Trong R[x]

Các đa thức bất khả quy trên R là các đa thức bậc nhất x − a hoặc
đa thức các đa thức bậc hai x2 + px + q với p2 − 4q < 0. Khi đó giả
sử b = b1b2 ...bn thì nhân tử bi sẽ có một trong 2 dạng (x − a)m hoặc
(x2 + px + q)m , m ∈ N∗ .
A
X Phân thức thực sự đơn loại I có dạng m
, A, a ∈ R, m ∈ N∗ .
(x − a)
Mx + N
X Phân thức thực sự đơn loại II có dạng 2 , M, N, p, q ∈
(x + px + q)m
R, m ∈ N∗ , p2 − 4q < 0.
ri ri ri
Khi đó các phân thức có dạng m
hoặc 2 trong
bi (x − a) i (x + px + q)mi
trường hợp này ta lại phân tích tiếp được thành các phân thức thực sự
đơn loại I hoặc loại II.
ri(x) r(x)
Xét phân thức thực sự đơn dạng m
= với giả thiết
(x − a) i (x − a)m
(r, x − a) = 1, degr < m.

Bằng thuật toán Euclide về phép chia có dư hoặc lược đồ Hooc-ne, ta


chia liên tiếp r(x) cho (x − a) ta có thể biểu diễn r(x) theo các lũy thừa
(x − a). Giả sử

r(x) = am + am−1(x − a) + ... + a1 (x − a)m−1, ai ∈ R, ∀ i = 1, m.

Khi đó

r( x) am am−1 a1
= + + . . . +
(x − a)m (x − a)m (x − a)m−1 (x − a)

r
Phân tích phân thức :
(x2 + px + q)n

17
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chia liên tiếp r cho x2 + px + q hay nói cách khác là biểu diễn r theo
các lũy thừa của x2 + px + q.

Giả sử

r = bn + bn−1(x2 + px + q) + ... + b1(x2 + px + q)n−1, degr < n.

Suy ra

r bn bn−1 b1
= + + ... +
(x2 + px + q)n (x2 + px + q)n (x2 + px + q)n−1 x2 + px + q

với bk = Mk x + Nk . Dạng phân tích này là duy nhất. Từ đó ta có sự phân


r
tích phân thức như sau:
b

b = (x−λ1)m1 (x−λ2)m2 ...(x−λk )mk (x2+p1x+q1)n1 (x2+p2x+q2)n2 ...(x2+pt x+qt )nt

r r1t
là sự phân tích tiêu chuẩn của b trong R[x]. Suy ra = +
b (x − λ1 )m1
r2 rk r1′ r2′
+ ... + + 2 + 2 +
(x − λ2 )m2 (x − λk )mk (x + p1x + q1 )n1 (x + p2x + q2)n2
rt′
... + 2 .
(x + pt x + qt )nt
ri ri′
Thay sự phân tích của phân thức , 2 ở trên ta
(x − λi )m
i (x + p i x + q i ) ni
r
thu được sự phân tích của .
b
Chú ý. Trong thực hành: Thường có 2 phương pháp:

X Phương pháp 1: Dùng cách xác định trên.

X Phương pháp 2: Hệ tử bất định.

* Trong C[x]

Các đa thức bất khả quy chỉ là các đa thức bậc nhất nên các bi chỉ có

18
Bản thảo lưu hành nội bộ

dạng (x − a)m . Do đó trong C[x] chỉ có sự phân tích

r( x) am am−1 a1
= + + . . . + .
(x − a)m (x − a)m (x − a)m−1 (x − a)

1.3 Bài tập

Bài 1. Trong Q[x], cho đa thức f (x) = x5 −x4 +2x2 −x+1, g(x) = x3 +x+1

a) Tìm UCLN của f (x) và g(x).

b) Tìm r(x) và s(x) sao cho

f (x)r(x) + g(x)s(x) = d(x)


với d(x) = f (x), g(x) .
Bài 2. Trong Q[x] chứng minh rằng đa thức (x + 1)2n − x2n − 2x − 1 chia
hết cho các đa thức 2x + 1, x + 1, x với n ∈ N∗ .
Bài 3. Cho f (x) ∈ A[x], A là trường, deg(f (x)) = 2 hoặc 3. Chứng minh
rằng f (x) là đa thức bất khả quy trên A khi và chỉ khi f (x) không có
nghiệm trong A.
Bài 4. Cho n ∈ N, xét tính bất khả quy của các đa thức sau trong Q[x].

a) x3 + 3n2x + n3

b) x3 + 3n2x − 8n3.
Bài 5. Tìm điều kiện cần và đủ để đa thức f (x) = x4 + px + q là bất khả
quy trong Q[x]
Bài 6. Chứng minh rằng đa thức f (x) = (x−a1)(x−a2)...(x−an)−1, n ∈
N∗ với ai là những số nguyên phân biệt là đa thức bất khả quy trong Q[x].
Bài 7. Hãy phân tích các phân thức sau thành tổng các phân thức thực
sự đơn loại I, II trong R[x]:

19
Bản thảo lưu hành nội bộ
x6 + 2
a)
(x − 1)(x2 + 1)2
1
b) 6
x +1

20
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chương 2

Hàm số và đồ thị

Hàm số là một phần quan trọng của Đại số sơ cấp. Các hàm số sơ cấp
còn là vật liệu để xây dựng hoặc phương tiện nghiên cứu của các phần
khác của Đại số sơ cấp. Trong chương này trình bày những khái niệm cơ
bản của hàm số và một số bài toán trên hàm số. Một số khái niệm, định
nghĩa, tính chất của hàm số ở phổ thông sẽ được trình bày dưới cách nhìn
của toán cao cấp.

2.1 Hàm số và một số tính chất

2.1.1 Hàm số

Định nghĩa 2.1. Một ánh xạ f : X → Y với X, Y ⊂ R được gọi là một


f : X −→ Y
hàm số. Khi đó kí hiệu hoặc y = f (x) nếu tập X và
x 7−→ f (x)
Y đã rõ.

Cácphần tử x ∈ X được gọi là các giá trị của đối số hay biến số, các
phần tử y ∈ Y tương ứng được gọi là giá trị của hàm số f tại x. Tập X
được gọi là miền xác định hay tập xác định của hàm số f , tập Y được gọi
là miền giá trị của hàm số.

21
Bản thảo lưu hành nội bộ

Định nghĩa 2.2. Gian trong R là một tập con của R có một trong 9
dạng sau:

[a, b], (a, b), [a, b), (a, b], [a, +∞), (a, +∞), (−∞, a], (−∞, a), (−∞, +∞)

Định nghĩa 2.3. i. lim f (x) = b khi và chỉ khi với mọi ǫ > 0, tồn tại δ
x→a
sao cho 0 < |x − a| < δ thì |f (x) − b| < ǫ.

ii. lim f (x) = b khi và chỉ khi với mọi ǫ > 0, tồn tại A sao cho |x| > A
x→∞
thì |f (x) − b| < ǫ.

Định nghĩa 2.4. i. Hàm số y = f (x) liên tục tại x0 khi và chỉ khi
lim f (x) = f (x0).
x→x0

ii. Hàm số y = f (x) khả vi tại x0 khi và chỉ khi tồn tại f ′(x0) =
f (x) − f (x0)
lim .
x→x0 x − x0
Định nghĩa 2.5. Giả sử y = f (x) liên tục trên D.

i. Điểm x0 ∈ D gọi là điểm cực đại y = f (x) khi và chỉ khi tồn tại
ǫ > 0 sao cho f (x0) = Maxx∈(x0 −ǫ,x0 +ǫ) f (x). Khi đó f (x0) = fCĐ = fmax .

ii. Điểm x0 ∈ D gọi là điểm cực tiểu của y = f (x) khi và chỉ khi tồn tại
ǫ > 0 sao cho f (x0) = Minx∈(x0 −ǫ,x0 +ǫ) f (x). Khi đó f (x0) = fCT = fmin.

2.1.2 Các phương pháp xác định hàm số

Giống như ánh xạ, có 3 phương pháp cơ bản xác định hàm số:
• Phương pháp 1.

Phương pháp giải tích: mối liên hệ giữa biến số x và y được thể hiện
bằng một biểu thức giải tích.
Chú ý.Ở phương pháp này có 2 dạng:

X Dạng tường minh: Nghĩa là y được giải ra hoàn toàn theo x

22
Bản thảo lưu hành nội bộ





 2x2 − 3x + 1, x < 0

x2 
Ví dụ 2.1. y = 2x + 1, y = sin x +
2
− 1, y = 0, x = 0
2 




log4(x + 5), x > 0

X Dạng ẩn: Nghĩa là y không được giải ra hoàn toàn theo x.

• Phương pháp 2.

Phương pháp bảng: Bảng gồm 2 dòng hoặc 2 cột, ở đó ghi các giá trị
của x và y tương ứng với nhau. Phương pháp này có lợi ích là nhìn vào
bảng ta tìm được ngay các giá trị tương ứng.
• Phương pháp 3.

Phương pháp đồ thị: Do có biểu diễn mỗi cặp só thực (x, y) tương ứng
với một và chỉ một điểm trong mặt phẳng của hệ tọa độ Đề các vuông
góc nên nếu có một đường cong đó hoặc một tập điểm nào đó trong mặt
phẳng tọa độ ta có thể tìm được hàm số.

Chú ý.Do hàm số là một ánh xạ nên nó có tính chất đơn trị, do đó nếu
có một đường nào đó song song với Oy mà đi qua quá một điểm của tập
điểm trên hoặc đường cong trên thì tập điểm đó, đường cong đó không
cho ta hàm số. Phương pháp đồ thị cho ta biết được ngay sự biến thiên
tương đối của hàm số.

2.1.3 Các phép toán trên hàm số

Dựa vào các phép toán trên tập số thực, ta có thể xác định được các
phép toán trên các hàm số như sau:

Cho 2 hàm số y = f (x), y = g(x).

Tổng của 2 hàm số: y = (f + g)(x) = f (x) + g(x)

23
Bản thảo lưu hành nội bộ

Hiệu của 2 hàm số: y = (f − g)(x) = f (x) − g(x)

Tích của 2 hàm số: y = (f.g)(x) = f (x).g(x)


 
f f (x)
Thương của 2 hàm số: y = (x) = , g(x) 6= 0 với mọi x thuộc
g g(x)
tập xác định.

Hàm số hợp: y = (f g)(x) = f [g(x)]

Chú ý.Miền xác định của hàm số mới là giao của các miền xác định của
các hàm số thành phần. Các phép toán trên có thể mở rộng cho nhiều
hàm số.

2.1.4 Đồ thị của hàm số

Cho hàm số y = f (x) xác định trên tập X. Tập G = {(x, f (x)) | x ∈ X}
được gọi là đồ thị của hàm số y = f (x).

Do có biểu diễn các điểm trong mặt phẳng của hệ tọa độ Đề Các vuông
góc nên ta thu được hình ảnh về đồ thị của hàm số y = f (x) là tập điểm
nào đó hoặc đường cong nào đó trong mặt phẳng.

2.1.5 Một số tính chất của hàm số

a. Hàm số đơn điệu

Hàm số y = f (x) được gọi là đơn điệu tăng hay đồng biến trong [a, b]
nếu với mọi giá trị x1, x2 mà a ≤ x1 < x2 ≤ b thì f (x1) < f (x2) .

Ngược lại hàm số y = f (x) được gọi là giảm hay nghịch biến trong
[a, b] nếu với mọi giá trị x1, x2 mà a ≤ x1 < x2 ≤ b thì f (x1) > f (x2).

Chú ý.Ta cũng có các khái niệm hàm số không tăng không giảm.

Nhìn vào đồ thị thì nếu đường biểu diễn đi lên từ trái sang phải là hàm
số đồng biến, hướng đi xuống từ trái sang phải là hàm số nghịch biến.

24
Bản thảo lưu hành nội bộ

b. Hàm số chẵn và hàm số lẻ

Một tập hợp số X trên trục số được gọi là đối xứng với x = 0 nếu với
mọi x ∈ X thì −x ∈ X.

Ví dụ 2.2. Hàm số y = f (x) được gọi là hàm số chẵn ( lẻ ) nếu miền xác
định của nó đối xứng với x = 0 và với mọi x thuộc miền xác định ta đều

có f (−x) = f (x) f (−x) = −f (x) .

Chú ý rằng đồ thị hàm số chẵn đối xứng với nhau qua trục tung, đồ
thị hàm số lẻ đối xứng với nhau qua gốc tọa độ.

2.1.6 Hàm số tuần hoàn

Định nghĩa 2.6. Cho hàm số xác định trên tập X. Hàm số y = f (x) gọi
là hàm số tuần hoàn nếu tồn tại số thực T > 0 sao cho với mọi x ∈ X ta

i) x − T và x + T thuộc X;

ii) f (x + T ) = f (x).

Số T > 0 bé nhất (nếu có) thỏa mãn các tính chất trên gọi là chu kì cơ
sở của hàm số. Số T > 0 thỏa mãn tính chất đó gọi là chu kì của hàm số.

Nhận xét 2.1. X Nếu T là chu kì của hàm số nào đó thì nT, n = 1, 2, ...
cũng là chu kì của nó. Nếu T0 là chu kì cơ sở của một hàm số nào đó thì
chu kì bất kì của hàm số này đều có dạng nT0, n = 1, 2, ....

X Không phải hàm số tuần hoàn nào cũng có chu kỳ cơ sở. Chẳng hạn
hàm số y = 2 có tập xác định R là hàm số tuần hoàn với chu kỳ là một
số dương bất kì, nhưng nó không có chu kì cơ sở vì tập hợp các số dương
không có số bé nhất.

Từ định nghĩa ta thấy nếu hàm số tuần hoàn f (x) không xác định tại

25
Bản thảo lưu hành nội bộ

điểm x0 thì nó không xác định tại tất cả các điểm dạng x0 +nT, n = 1, 2, ...
còn T là chu kì cơ sở của hàm số f (x). Vì vậy một hàm số bất kì xác định
trên toàn trục số trừ ra một số hữu hạn điểm không thể là hàm tuần
hoàn.
1
Chẳng hạn hàm số y = không là hàm tuần hoàn vì nó xác định
sin x
tại mọi điểm x ∈ R trừ điểm x = 0. Từ định nghĩa suy ra nếu hàm số
không xác định chẳng hạn như với x ≥ a hoặc x ≤ a thì nó không là hàm
tuần hoàn.

X Nếu hàm f (x) tuần hoàn với chu kì cơ sở T0 thì hàm f (ax), a 6= 0
T0
cũng tuần hoàn và có chu kì cơ sở là .
|a|
X Nếu 2 hàm số f1 (x), f2(x), x ∈ X có chu kì T thì tổng, hiệu, tích của
chúng cũng tuần hoàn với chu kì T . Tuy nhiên điều này không đúng với
chu kì cơ sở. Chẳng hạn hàm số f (x) = sin x cos x là tích của 2 hàm tuần
1
hoàn với cùng chu kì cơ sở 2π lại có chu kì cơ sở là π vì f (x) = sin 2x.
2
X Nếu các hàm tuần hoàn f1(x), f2(x), x ∈ X có các chu kì thông ước
với nhau T1, T2 ( tức tồn tại 2 số tự nhiên m và n sao cho mT1 = nT2 ) thì
tổng, hiệu, tích của chúng có chu kì chung ( cụ thể là T = mT1 = nT2).

X Nếu các chu kì của các hàm số f1 (x), f2(x), x ∈ X vô ước với nhau
thì hàm số f1(x) + f2(x) là hàm số không tuần hoàn.

Ví dụ 2.3. Các hàm số sau là các hàm số tuần hoàn đơn giản:

Hàm số y = sin x, y = cos x có chu kì cơ sở 2π; y = tan x, y = cot x có


chu kì cơ sở π.

Hàm số y = sin(ax + b), y = cos(ax + b) có chu kì cơ sở là với a 6= 0.
|a|
π
Hàm số y = tan(ax + b), y = cot(ax + b) có chu kì cơ sở là với a 6= 0.
|a|
Ví dụ 2.4. Tìm chu kì cơ sở của hàm số f (x) = 3 sin x + sin 2x.

26
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giải.

Tập xác định của hàm số là R.

Giả sử hàm f (x) là hàm tuần hoàn với T là chu kì của hàm số, tức với
mọi x ∈ R ta có có

3 sin(x + T ) + sin 2(x + T ) = 3 sin x + sin 2x.

Thay x = 0 ta được 3 sin T + sin 2T = 0 hay sin T (3 + 2 cos T ) = 0. Vì


3 + 2 cos T 6= 0 nên sin T = 0. Do đó T = kπ, k ∈ Z.
π
Ta có T = π không phải là chu kì của hàm số vì x = thì
2
     
π π π
f +π = 3 sin + π + sin 2 + π = −3.
2 2 2
 
π π π
f = 3 sin + sin 2 = 3.
2 2 2
   
π π
Vậy f + π 6= f . Ta chứng minh T = 2π là chu kì của hàm
2 2
số. Thật vậy, với mọi x ∈ R ta có

3 sin(x + 2π) + sin 2(x + 2π) = 3 sin x + sin 2x,

hay f (x + 2π) = f (x) với mọi x. Suy ra T = 2π là chu kì cơ sở của hàm


số đã cho.

2.1.7 Hàm số ngược

Định nghĩa 2.7. Cho hàm số y = f (x) xác định trên X. Hàm số y = g(x)
được gọi là hàm số ngược của hàm số y = f (x) nếu các hàm số hợp f g và
gf là các hàm số đồng nhất.

27
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chú ý.X Điều kiện cần và đủ để y = f (x) có hàm số ngược là y = f (x)


phải là ánh xạ song ánh.

X Đồ thị của 2 hàm số ngược nhau thì đối xứng với nhau qua đường
phân giác thứ nhất.

X Để tìm hàm số ngược của hàm số y = f (x) ta chỉ việc rút x theo y.
Giả sử x = g(y) khi đó thay kí hiệu thì hàm số y = g(x) là hàm số ngược
của y = f (x).

Một số hàm số ngược thông thường.


 
π π
y = sin x, x ∈ − , có hàm số ngược là y = arcsin x.
2 2
có hàm số ngược là y = arccos x.
y = cos x, x∈ [0, π] 
π π
y = tan x, x ∈ − , có hàm số ngược là y = arctan x.
2 2
y = cot x, x ∈ (0, π) có hàm số ngược là y = arccotx.

y = ax , 0 < a 6= 1 có hàm số ngược là y = loga x. y = ex có hàm số


ngược là y = ln x.

2.1.8 Hàm số liên tục

Định nghĩa 2.8. Giả sử hàm số y = f (x) được xác định tại điểm x = x0 .
Ta nói hàm số f (x) liên tục tại điểm x = x0 nếu lim f (x) = f (x0).
x→x0

Nếu đẳng thức trên không xảy ra ta nói hàm số f (x) gián đoạn tai
x = x0 .

Nếu y = f (x) kiên tục tại mọi điểm thộc [a, b] thì ta nói f (x) liên tục
trên [a, b].

Chú ý rằng có những hàm số tuy được xác định tai x = x0 nhưng

28
Bản thảo lưu hành nội bộ

không liên tục tại điểm đó. Chẳng hạn hàm số




1, nếu x < 0






f (x) = 0, nếu x = 0




−1, nếu x > 0

xác định tại x = 0 nhưng không liên tục tại điểm đó vì không tồn tại giới
hạn lim f (x).
x→0

*Đồ thị của hàm số liên tục.

Giả sử hàm số y = f (x) xác định trên [a, b] và liên tục trên đoạn đó.
Trên [a, b] đồ thị của hàm số này là đường liền, không bị đứt khúc.

Vì thế chúng ta có một tính chất quan trọng của hàm số liên tục là
Định lí sau:

Định lý 2.1. Giả sử hàm số y = f (x) xác định và liên tục trên [a, b]. Nếu
tại các điểm a, b hàm số xác định và trái dấu thì tồn tại điểm c, a < c < b
sao cho f (c) = 0.

Chú ý rằng Định lí này thường được sử dụng trong việc chứng minh
sự tồn tại nghiệm của một phương trình trong một khoảng (a, b) nào đó.

2.2 Phân loại hàm số

Hàm số được chia làm 2 loại là hàm số sơ cấp và hàm số không sơ cấp.

Hàm số sơ cấp có 7 loại sau được gọi là các hàm số sơ cấp cơ bản: hàm
số đa thức, hàm sô phân thức, hàm số mũ, hàm số logarit, hàm số lũy
thừa, hàm số lượng giác, hàm số lượng giác ngược. Hàm số là tổ hợp các
hàm số trên bằng các phép toán trên hàm số cũng gọi là hàm số sơ cấp.

29
Bản thảo lưu hành nội bộ

Các hàm số còn lại gọi là các hàm số không sơ cấp. Các hàm số sơ cấp
lại chia làm 2 loại là hàm số đại số và hàm số siêu việt. Hàm số đại số
là hàm số khi tìm giá trị của y ta chỉ phải thực hiện một số hữu hạn các
phép tính đại số là cộng, trừ, nhân, chia, lũy thừa với số mũ hữu tỷ đối
với biến số. Hàm số siêu việt là hàm số không phải đại số. Hàm số hữu
tỷ là những hàm số đại số trong đó đối số không có lũy thừa phân số (có
thể lũy thừa nguyên âm hay dương) và thường nó biểu diễn dưới dạng
thương hai đa thức, tức là dạng phân thức hữu tỷ. Hàm số đại số không
phải là hàm số hữu tỷ gọi là hàm số vô tỷ.

Ví dụ 2.5. 1) Hàm số đa thức, các hàm số y = 2sinx, y = earctanx , hàm số

p 2sinx + 3
y = ln(x + x2 + 1) + + (2 + x2 )arctanx ,
3cosx − 4sinx

là các hàm sơ cấp.

2) Hàm số Dirichlet


1, nếu x hữu tỷ


D(x) =
0, nếu x vô tỷ

không là hàm số sơ cấp vì nó được xác định bởi 2 công thức.

3) f : N → N, n 7→ f (n) = n! không là hàm số sơ cấp vì số phép tính


nhân tăng lên khi n tăng tức là số phép tính nhân không hữu hạn.

Định lý 2.2. Mọi hàm số sơ cấp đều liên tục trên miền xác định của nó.

30
Bản thảo lưu hành nội bộ

2.3 Một số bài toán liên quan tới hàm số

2.3.1 Các điểm đặc biệt của họ hàm số

Cho họ hàm số f (m, x) với m ∈ A là tham số. Ứng với mỗi giá trị
m ∈ A cho ta một hàm số cụ thể và có một đồ thị cụ thể. Khi m biến
thiên thì các đồ thị sẽ biến thiên. Từ đó các điểm trong mặt phẳng chia
làm 3 loại:

X Điểm trên mặt phẳng mà mọi đồ thị đều đi qua gọi là điểm cố định
của họ hàm số;

X Điểm trên mặt phẳng không có đồ thị nào của họ hàm số đi qua;

X Điểm trên mặt phẳng có một số đồ thị đi qua, một số đồ thị khác
không đi qua.

Bài toán 1. Tìm điểm cố định của họ hàm số y = f (m, x), m ∈ A.


Giải.

Giả sử M0 (x0, y0) là điểm cố định định của họ hàm số y = f (m, x).
Suy ra y0 = f (m, x0) với mọi m ∈ A (1). Thông thường A là tập vô hạn.
Có 2 phương pháp cơ bản để giải bài toán này như sau:

•Phương pháp 1.Phương pháp đa thức.

Viết (1) dưới dạng một đa thức đối với tham số m. Giả sử (1) tương
đương với
f (m, x0) − y0 = 0

hay

a0 (x0, y0) + a1 (x0, y0)m + ... + ak (x0, y0)mk = 0, ∀ m ∈ A.

31
Bản thảo lưu hành nội bộ

Ta có vế trái là đa thức bậc k đối với m nhận giá trị 0 với quá k giá trị
m ∈ A. Do đó nó là đa thức không.

Vì thế 



 a0 (x0, y0 ) = 0





a1 (x0, y0 ) = 0 (2)



 .......





ak (x0, y0) = 0

Hệ (2) có nghiệm hay không và có bao nhiêu nghiệm (x0, y0) thì họ hàm
số đã cho có hay không và có bấy nhiêu điểm cố định.

• Phương pháp 2. Dùng đạo hàm.

Ta có y0 = f (m, x0), ∀ m ∈ A. Ta coi f (m, x0) là hàm số đối với m, do


f (m, x0) = y0 với mọi m ∈ A. Hàm số F (m) = f (m, x0) là hàm hằng. Do
đó Fm′ (m) = 0, với mọi m ∈ A.

Giả sử Fm′ (m) = A0(x0)+A1 (x0)m+...+Ak (x0)mk = 0 với mọi m ∈ A.


Điều này tương đương với





A0(x0) = 0


..
 .




Ak (x0) = 0.

Hệ trên cho nghiệm x0 từ đó tìm được y0 = f (m, x0) bằng cách cho m
một giá trị nào đó thuộc A.

Ví dụ 2.6. 1) Cho hàm số y = x3 + (m + |m|)x2 − 4x − 4(m + |m|). Chứng


minh rằng với mọi m đồ thi của họ hàm số đã cho luôn đi qua 2 điểm cố
định.

32
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giải.

Đặt a = m + |m| ≥ 0. Gọi (x0, y0) là tọa độ điểm điểm cố định cần
tìm. Khi đó y0 = x30 + ax20 − 4x0 − 4a với mọi a ≥ 0. Hay (x20 − 4)a + (x30 −
4x0 − y0) = 0 với mọi a ≥ 0. Điều này tương đương với


x20 − 4 = 0

.

x30 − 4x0 − y0 = 0

Suy ra (x0, y0 ) = (2, 0) hoặc (x0, y0) = (−2, 0) .

2) Cho y = x3 − (m + 1)x2 − (2m2 − 3m + 2)x + 2m(2m − 1). Tìm điểm


cố định của họ hàm số.

Giải.

Gọi (x0, y0) là điểm cố định của họ hàm số. Suy ra

y0 = x30 − (m + 1)x20 − (2m2 − 3m + 2)x0 + 2m(2m − 1)

với mọi m ∈ R. Hay

(4 − 2x0)m2 + (3x0 − x20 − 2)m + (x30 − x20 − 2x0 − y0 ) = 0

với mọi m ∈ R. Tức là





 4 − 2x0 = 0
.

3x0 − 2 − x20 = 0

Do đó (x0, y0) = (2, 0). Vậy M(2, 0) là điểm cố định.

3) Cho y = (m + 1)x3 − (2m + 1)x − m + 1, m ∈ R (C)


a) Chứng minh rằng đồ thị (C) luôn đi qua 3 điểm cố định thẳng hàng

33
Bản thảo lưu hành nội bộ

với mọi m ∈ R.
b) Tìm m để đồ thị (C) có tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng đi qua
3 điểm cố định trên.
Giải.
a) (C) tương đương với

m(x3 − 2x − 1) + (x3 − x + 1 − y) = 0(1)

có nghiệm đúng với mọi m ∈ R. Điều này tương đương với




x3 − 2x − 1 = 0


x3 − x + 1 − y = 0

tức là 

(x + 1)(x2 − x − 1) = 0


y = x3 − x + 1.

√ √ !
1+ 5 5+ 5
Từ đó (C) đi qua 3 điểm cố định M1 (−1, 1), M2 , ,
2 2
√ √ !
1− 5 5− 5
M3 , .
2 2
Ba điểm này thẳng hàng vì tọa độ M1 thỏa mãn phương trình đường
thẳng (d) đi qua M2 , M3 là y = x + 2.

b) Hệ số góc của tiếp tuyến với (C) là

y ′ = 3(m + 1)x2 − 2m − 1 = −1 ⇔ 3(m + 1)x2 = 2m (2)

(2) có nghiệm khi và chỉ khi (2m)3(m + 1) > 0 ⇔ m < −1 hoặc m > 0.

4) Tìm những điểm mà mọi đường cong của họ y = f (x) = mx3 −

34
Bản thảo lưu hành nội bộ

3mx2 + 2(m − 1)x + 2, m ∈ R đều đi qua. Chứng minh rằng những điểm
cố định thẳng hàng và từ đó suy ra họ đường cong có chung một tâm đối
xứng.

Giải.
y = f (x) = m(x3 − 3x2 + 2x) + 2 − 2x

Gọi M(x0, y0) là điểm cố định của họ hàm số. Suy ra

y0 = m(x30 − 3x20 + 2x0) + 2 − 2x0

với mọi m ∈ R. Điều này tương đương với




x30 − 3x20 + 2x0 = 0


2 − 2x0 − y0 = 0.

Ta có x0 = 0, 1, 2. Suy ra M1 (0, 2) , M2 (1, 0) , M3 (2, −2).

Vì x1 + x3 = 0 + 2 = 2x2 và y1 + y3 = 2 + −2 = y2 nên M2 là trung


điểm của đoạn M1 M3, do đó 3 điểm cố định M1 , M2, M3 thẳng hàng.

Đồ thị hàm bậc 3 luôn có điểm uốn là tâm đối xứng (duy nhất). Vì
y = f (x) luôn đi qua 3 điểm cố định M1 , M2, M3 mà M1 đối xứng với M3
qua M2 nên M2 là tâm đối xứng của họ y = f (x).

Khi m = 0 thì y = f (x) trở thành đường thẳng y = −2x + 2 có tâm


đối xứng là mọi điểm của nó nên M2 vẫn là tâm đối xứng khi y = f (x)
suy biến thành bậc nhất.

Bài toán 2. Điểm trên mặt phẳng không có đường cong nào của
họ đi qua.

Giải.

35
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giả sử M0 (x0, y0 ) là điểm mà họ đường cong có phương trình y =


f (m, x), m ∈ A đi qua. Khi đó phương trình y0 = f (m, x0) vô nghiệm với
mọi m ∈ A. Từ điều kiện vô nghiệm của phương trình đó suy ra mối quan
hệ giữa y0, x0 của điểm M.

Chú ý rằng do tính chất đơn trị của hàm số nên nếu họ đồ thị có điểm
cố định B(x1, y1) thì các điểm (x = x1, y 6= y1 )) sẽ là những điểm mà
không có đồ thị nào của họ hàm số đã cho đi qua.

Ví dụ 2.7. Cho hàm số y = mx3 + (1 − m)x, m ∈ R. Tìm trên mặt


phẳng tọa độ tất cả những điểm mà đồ thị của hàm số không đi qua dù
m lấy bất kì giá trị nào.

Giải.

Giả sử M(x0, y0 ) là điểm mà đồ thị của hàm số không bao giờ đi qua.
Khi đó phương trình y0 = mx30 + (1 − m)x0 vô nghiệm.Suy ra phương
trình (x30 − x0)m + (x0 − y0 ) = 0 vô nghiệm. Điều này tương đương với
   
   
x0 (x20 − 1) = 0
 
x0 = −1 
x0 = 1 
x0 = 0
⇒ ; ;
   
x0 − y0 6= 0
 yo 6= −1
 yo 6= 1
 yo 6= 0.

Như vậy tất cả các điểm trên mặt phẳng không có đồ thị nào của họ
hàm số đi qua nằm trên 3 đường thẳng:

1) x = −1, bỏ đi điểm A(1, −1);

2) x = 0, bỏ đi điểm B(0, 0);

3) x = 1, bỏ đi điểm C(1, 1).


(3m + 1)x − (m2 − m)
Ví dụ 2.8. Cho hàm số y = , m 6= 0.
x+m
a) Chứng tỏ rằng đồ thị của hàm số không có điểm cố định.

b) Tìm tất cả các điểm trên mặt phẳng tọa độ mà đồ thị của hàm số
không thể đi qua khi m thay đổi.

36
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giải.

a) Giả sử (x0, y0) là điểm cố định của đồ thị hàm số. Khi đó

(3m + 1)x0 − (m2 − m)


y0 =
x0 + m

với mọi m 6= 0. Hay

y0(x0 + m) = (3m + 1)x0 − (m2 − m)

với mọi m 6= 0. Tức là

m2 + (y0 − 3x0 − 1)m + x0 y0 − x0 = 0

với mọi m 6= 0. Điều này không thể xảy ra. Vậy đồ thị của hàm số không
có điểm cố định.

b) Giả sử M(x0 , y0) là điểm trên mặt phẳng không có đồ thị nào của
họ đi qua. Khi đó phương trình:

(3m + 1)x0 − (m2 − m)


y0 =
x0 + m

vô nghiệm. Tức là

 m + (y0 − 3x0 − 1)m + x0(y0 − 1) = 0 vô nghiệm (1)
2

x20 + (y0 − 3x0 − 1)(−x0) + x0(y0 − 1) = 0 (2)

Giải (1): ∆ = (y0 − 3x0 − 1)2 − 4x0(y0 − 1) < 0. Hay

(y0 − 1)2 − 10x0(y0 − 1) + 9x20 < 0

hay là
(y0 − 1)2 − 9x0(y0 − 1) − x0(y0 − 1) + 9x20 < 0.

37
Bản thảo lưu hành nội bộ

Do đó
(y0 − 1)(y0 − 1 − 9x0) − x0(y0 − 1 − 9x0) < 0.

Vì thế
(y0 − 1 − 9x0)(y0 − 1 − x0 ) < 0
 

 

y0 < x0 + 1 y0 > x0 + 1
Suy ra hoặc hoặc
 
y0 > 9x0 + 1
 y0 < 9x0 + 1

5
y = 9x + 1
4

y = x+1
3

−3 −2 −1 1 2 3
−1

−2

Có thể thấy các điểm (x0, y0) thỏa mãn điều kiện trên là các điểm nằm
bên trong góc nhọn tạo bởi các đường thẳng y = x + 1 và y = 9x + 1.

Giải (2): Ta có x0 = 0. Suy ra m = 0 (loại).

Ví dụ 2.9. Trên mặt phẳng tọa độ, tìm các điểm mà đồ thị

y = f (x) = 4x3 + (m + 3)x3 + mx

không đi qua.
Giải.

Gọi K(x0, y0) là điểm mà đồ thị hàm số y = f (x) không đi qua. Khi

38
Bản thảo lưu hành nội bộ

đó phương trình y0 = 4x30 + (m + 3)x20 + mx0 vô nghiệm với mọi m. Hay


phương trình
(x20 + x0)m + (4x30 + 3x20 − y0) = 0

vô nghiệm m.
Tức là 

x20 + x0 = 0


4x30 + 3x20 − y0 6= 0.

Hay 

x0 = 0 hoặc x0 = −1


y0 6= 4x30 + 3x20.

Do đó 


 x0 = 0

y0 6= 0

hoặc 


 x0 = −1

y0 6= −1.

Vậy các điểm thỏa mãn đầu bài là K(0, a), a 6= 0 hoặc H(−1, b), b 6= −1.
Đó là những điểm nằm trên trục tung trừ gốc tọa độ hoặc nằm trên đường
thẳng x = −1 trừ điểm (−1, −1).

Bài toán 3. Điểm trên mặt phẳng chỉ có một số đường cong của
họ đi qua

Giải.

39
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giả sử M(x0, y0) là điểm trên mặt phẳng mà chỉ có một số đường
cong của họ đi qua. Xét phương trình f (m, x0) = y0 có bao nhiêu nghiệm
đối với m thì có bấy nhiêu đường cong của họ đi qua. Từ số nghiệm m,
tìm được mối liên hệ giữa x0 và y0 . Từ đó xác định được M(x0, y0 ). Nếu
phương trình y0 = f (m, x0) là phương trình đại số bậc n thì có không quá
n đồ thị đi qua điểm M(x0 , y0).
(m + 1)x2 − m2
Ví dụ 2.10. Cho hàm số y = . Giả sử A(x0, y0) là một
x−m
điểm tùy ý với x0 > 0. Chứng minh rằng có đúng hai đồ thị của họ hàm
số đã cho đi qua điểm A(x0, y0).
Giải.

Giả sử với một m nào đó, đồ thị của hàm số đã cho đi qua A(x0, y0 )
tức là phương trình
(m + 1)x20 − m2
y0 =
x0 − m
có nghiệm m 6= x0 hay phương trình

m2 − (x20 + y0 )m + y0 x0 − x20 = 0

luôn có nghiệm m 6= x0.

Ta chứng minh rằng với x0 > 0, phương trình (1) luôn có 2 nghiệm
(khi đó hiển nhiên nghiệm này khác x0 ). Thật vậy,

∆ = (x20 + y0)2 − 4(y0x0 − x20) = x40 + 2x20y0 + y02 − 4x0y0 + 4x20


 2
= y02 + 2x0y0 (x0 − 2) + x40 + 4x20 = y0 + x0(x0 − 2) − x20 (x0 − 2)2 + x40 + 4x20
 2
= y0 + x0(x0 − 2) + 4x30.

Ta có ∆ > 0 với mọi x0 > 0 và mọi y0 . Vậy phương trình (1) luôn có
đúng 2 nghiệm. Do đó hàm số có đúng 2 đồ thị đi qua A(x0, y0).

40
Bản thảo lưu hành nội bộ

Có thể chứng minh ∆ > 0 bằng cách coi ∆ = y02 +2(x20 −2x0)y0 +x40 +4x20
là tam thức bậc 2 đối với y0 . Ta có ∆′ = −4x30 < 0, ∀ x0 > 0. Từ đó ∆ > 0
với mọi x0 > 0 và y0 .
x2 + 3m2x + m
Ví dụ 2.11. Cho hàm số y = . Chứng minh rằng không
mx + 1
tồn tại các điểm sao cho có nhiều hơn hai đồ thị của hàm số đã cho đi
qua.

Giải.

Giả sử tồn tại điểm M(x0 , y0) mà có nhiều hơn 2 đồ thị của hàm số đã
cho đi qua. Suy ra phương trình

x20 + 3m2x0 + m
y0 =
mx0 + 1

có nhiều hơn hai nghiệm m. Suy ra phương trình

3x0m2 + (1 − x0y0 )m + (x20 − y0 ) = 0

có nhiều hơn hai nghiệm m. Điều này tương đương với







x0 = 0


1 − x0y0 = 0 vô lý




x20 − y0 = 0.

Vậy phương trình đã cho không thể có nhiều hơn 2 nghiệm.

2.3.2 Sự tương giao giữa hai đồ thị của hai hàm số

Cho 2 hàm số y = f (x), y = g(x) có đồ thị tương ứng là F, G. Khi đó


có 3 khả năng sau:

41
Bản thảo lưu hành nội bộ

X F và G cắt nhau khi và chỉ khi phương trình f (x) = g(x) có nghiệm.

X F và G không cắt nhau khi và chỉ khi phương trình f (x) = g(x) vô
nghiệm. 


f (x) = g(x)
X F và G tiếp xúc nhau khi và chỉ khi có nghiệm.

f ′ (x) = g ′ (x)

Nói chung các hàm số mà chúng ta thường gặp ở phổ thông là những
hàm đa thức hoặc hàm phân thức. Cho nên điều kiện F và G tiếp xúc
nhau đôi khi còn được áp dụng dưới dạng tương đương là phương trình
f (x) = g(x) có nghiệm kép nếu phương trình f (x) = g(x) đưa được về
dạng một phương trình đa thức bậc 2.
mx2 + x + m
Ví dụ 2.12. Cho hàm số y = . Chứng minh rằng khi m
x+m
thay đổi, tiệm cận xiên luôn tiếp xúc với một Parabol cố định.

Giải.

Hàm số viết dưới dạng

m3
y = mx − m2 + 1 + .
x+m

Ta được tiệm cận xiên là

y = mx − m2 + 1, m 6= 0

Gọi Parabol mà tiệm cận xiên luôn tiếp xúc là y = ax2 + bx + c. Suy ra
phương trình
ax2 + bx + c = mx − m2 + 1

Hay
ax2 + (b − m)x + c + m2 − 1 = 0

42
Bản thảo lưu hành nội bộ

có nghiệm kép với mọi m 6= 0. Do đó

∆ = (b − m)2 − 4a(c + m2 − 1) = 0

với mọi m 6= 0, tức là

(1 − 4a)m2 − 2bm − 4a(c − 1) = 0


 

 
 1

1 − 4a = 0 
a =





 4
với mọi m 6= 0. Suy ra 2b = 0 ⇔ b=0

 


 

 
4a(c − 1) = 0.
 c = 1.

1
Vậy Parabol cố định cần tìm là y = x2 + 1.
4
x2 + mx − 1
Ví dụ 2.13. Tìm m để đường thẳng y = m cắt đồ thị y =
x−1
tại hai điểm A, B sao cho OA⊥OB.

Giải.

Phương trình hoành độ giao điểm

x2 + mx − 1
=m
x−1

có 2 nghiệm xA , xB phân biệt khác 1. Hay x2 = 1 − m có 2 nghiệm phân


biệt khác 1. Tức là 


m < 1

m 6= 0.


Ta có xA , xB = ± 1 − m. Mặt khác OA⊥OB khi và chỉ khi tích các hệ
số góc của 2 đường thẳng OA và OB bằng -1. Hay

yA yB
. = −1
xA xB

43
Bản thảo lưu hành nội bộ

Tương đương
m m
√ . √ = −1.
1−m − 1−m
m2
Do đó = −1. Vì thế
m−1

m2 −1 ± 5
= −1 ⇔ m = .
m−1 2

Ví dụ 2.14. Cho hàm số y = f (x) = x3 − 3(m + 1)x2 + 2(m2 + 7m +


2)x − 2m(m + 2). Tìm m để f (x) = 0 có 3 nghiêm phân biệt lơn hơn hoặc
bằng 1.
Giải.

Do hệ số của x3 là 1 ≥ 0 nên để thỏa mãn đầu bài phải có f (1) ≤ 0 và


hàm số đạt cực trị tai x1, x2 sao cho 1 < x1 < x2.

Ta có
f ′(x) = 3x2 − 6(m + 1)x + 2(m2 + 7m + 2)

nên √
3(m + 1) − ∆′
x1 = > 1.
3

Suy ra 3m > ∆′. Suy ra m > 0. Ta có f (1) = 7m + 2 < 0 vô lí vì m > 0.
Vậy không có giá trị nào của m thỏa mãn đầu bài.

Ví dụ 2.15. Tìm m để đồ thị

y = −x3 + (m − |m|)x2 + 4x − 4(m + |m|)

tiếp xúc với trục hoành.


Giải.

y = (m− |m|)(x2 − 4) − x(x2 − 4) = (x2 − 4[(m− |m|) − x] = (x2 − 4)(k − x)

44
Bản thảo lưu hành nội bộ

tiếp xúc với trục hoành khi và chỉ khi




(x2 − 4)(k − x) = 0 (1)


−(x2 − 4) + (k − x)2x = 0 (2)

Từ (1) ta có x = ±2, x = k. Thay vào (2) được

k = ±2 ⇔ m − |m| = ±2.

Suy ra
(m − |m|)2 = 4 ⇔ m2 − 2m|m| + m2 − 4 = 0

+ m ≥ 0 vô lí vì −4 = 0 (mâu thuẫn).

+ m < 0 suy ra m < −1 hoặc m = 1.


Vậy m = −1 là giá trị phải tìm.

2.3.3 Bài toán tiếp tuyến

Là trường hợp riêng của bài toán tiếp xúc khi một trong hai hàm số là
hàm số bậc nhất tức đồ thị là đường thẳng.

Thường có 3 dạng bài toán tiếp tuyến cơ bản sau:


a) Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số biết tiếp điểm.

Giả sử tiếp điểm của tiếp tuyến với đồ thị hàm số y = f (x) là M0 (x0, y0).
Phương trình tiếp tuyến là y − f (x0) = f ′ (x0)(x − x0). Hay y = f ′(x0)(x −
x0) + y0 .
b) Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số y = f (x) biết
tiếp tuyến đi qua điểm M(x0, y0) cho trước

Cách 1. Xác định hệ số góc của tiếp tuyến.

45
Bản thảo lưu hành nội bộ

Phương trình tiếp tuyến qua M0 (x0, y0) có hệ số góc k là

y − y0 = k(x − x0).

Xét điều kiện để y = f (x) tiếp xúc với y = k(x − x0 ) + y0 ta tìm được
các nghiệm k. Từ đó sẽ có các phương trình tiếp tuyến tương ứng.

Cách 2. Tìm tiếp điểm.

Gọi M1 (x1, y1) là tiếp điểm của tiếp tuyến. Suy ra phương trình tiếp
tuyến tại M1(x1, y1) là

y = f ′(x1)(x − x1) + f (x1).

Vì đường thẳng trên đi qua M0 (x0, y0 ) nên ta có phương trình

y0 = f ′(x1)(x0 − x1 ) + f (x1).

Phương trình này sẽ cho hoành độ tiếp điểm x1 sau đó tìm được y1 = f (x1),
từ đó xác định được M1 (x1, y1) sau đó thay vào trên ta có phương trình
tiếp tuyến cần tìm.

Nhận xét 2.2. Trong 2 cách giải trình bày ở trên thì cách thứ nhất rất
thuận lợi trong việc giải các bài toán liên quan đến các tiếp tuyến vuông
góc nhau.

c) Viết phương trình tiếp tuyến với hàm số y = f (x) biết hệ số


góc k cho trước.

Cách 1. Tìm tiếp điểm

Gọi hoành độ tiếp điểm là x1 . Suy ra y ′ (x1) = k. Đây là phương trình


ẩn x1. Sau khi giải phương trình này, ta tìm được x1 và tính y1 = f (x1).
Phương trình tiếp tuyến cần tìm là y − y1 = k(x − x1) + +y1 .

46
Bản thảo lưu hành nội bộ

Cách 2. Sử dụng điều kiện nghiệm kép.

Đường thẳng có hệ số góc k là y = kx + m (ẩn m) tiếp xúc đồ thị


hàm số y = f (x). Hay kx + m = f (x) có nghiệm bội (nghiệm kép). Điều
này sẽ dẫn tới phương trình a0 x2 + a1 (m)x + a2 (m) = 0 có nghiệm kép,
hay∆ = g(m) = 0. Giải phương trình ∆ = g(m) = 0 ta được các giá trị
của m. Từ đó suy ra phương trình tiếp tuyến.

Chú ý.X Vì điều kiện  đồ thị hai hàm số y = f (x) và y = g(x) tiếp xúc


f (x) = g(x)
nhau là hệ điều kiện có nghiệm nên cách 2 chỉ sử dụng
 ′ ′
f (x) = g (x)

được cho các dạng hàm sốf (x) mà phương trình tương giao kx+m = f (x)
có thể biến đổi tương đương với một phương trình bậc 2.

X Việc cho hệ số góc k có thể theo 2 cách:

Cách cho trực tiếp.

Các khái niệm sau đây tương đương: Hệ số góc của tiếp tuyến, độ dốc
(độ nghiêng) của tiếp tuyến, tanα trong đó α là góc mà tiếp tuyến lập
với chiều dương của trục hoành.

Cách cho gián tiếp.

- Tiếp tuyến song song với đường thẳng y = ax + b ⇒ k = a.

- Tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng y = ax + b, a 6= 0. Suy ra


−1
k= .
a
k−a
- Tiếp tuyến tạo với đường thẳng y = ax + b góc α. Suy ra =
1 + ka
tan α.

d) Viết phương trình tiếp tuyến tiếp xúc với đồ thị tại 2 điểm
phân biệt.
Bài toán.

47
Bản thảo lưu hành nội bộ

Cho (C)y = f (x) = ax4 + bx3 + cx2 + dx + e, (a 6= 0). Viết phương trình
tiếp tuyến tiếp xúc (C) tại 2 điểm phân biệt.

Giải.

Giả sử đường thẳng (d) là y = kx + m tiếp xúc với (C) : y = f (x) tại
2 điểm phân biệt có hoành độ x1 , x2. Khi đó f (x) = kx + m có 2 nghiệm
kép x1 , x2 phân biệt. Hay

ax4 + bx3 + cx2 + (d − k)x + e − m = a(x − x1)2(x − x2)2

với mọi x. Tức là

ax4 + bx3 + cx2 + (d − k)x + e − m = a[x2 − Sx + P ]2

với mọi x. Tương đương

ax4 +bx3 +cx2 +(d−k)x+e−m = a[x4 −2Sx3 +(S 2 +2P )x2 −2SP x+P 2 ]

với mọi x. 



 S = x 1 + x 2 = S0

  p



P = x1.x2 = P0
 S
x1 = 0
 − S02 − 4P0
Đồng nhất các hệ tử ta có Hay p2
  S + S02 + 4P0


 k = 2aS0 P0 + d x2 = 0



 2

m = e − aP02

Vậy (d) : y = (2aS0P0 + d)x + (e − aP02 ).

Ví dụ 2.16. Cho hàm số (Cm) : y = x3 + 1 − m(x + 1). Viết phương trình


tiếp tuyến của Cm tại giao điểm của Cm với Oy. Tìm m để tiếp tuyến nói
trên chắn 2 trục tọa độ tam giác có diên tích bằng 8.

 m + (y0 − 3x0 − 1)m + x0(y0 − 1) = 0 vô nghiệm (1)
2
Giải. begincenter 
x20 + (y0 − 3x0 − 1)(−x0) + x0(y0 − 1) = 0 (2)

48
Bản thảo lưu hành nội bộ

Gọi A = (Cm) ∩ Oy. Suy ra xA = 0. Phương trình tiếp tuyến của (C)
tại A là
y = y ′ (0)(x − 0) + y0 )

hay
y = −mx + 1 − m (C).
1−m
Ta có (C) ∩ Oy là A(0, 1 − m); (C) ∩ Ox tại B( , 0)
m

1 1 1 1 − m
dt(∆OAB) = OA.OB = |yA ||xB | = |1 − m| =8
2 2 2 m
Suy ra
16|m| = (1 − m)2,

tức là

2
 m − 2m + 1 = 16m

m2 − 2m + 1 = −16m

Hay


 m = 9 ± 4 5
 √
m = −7 ± 4 3

1
Ví dụ 2.17. Cho Hypebol y = (C) và đường thẳng y = ax + b (∆).
x
a) Tìm điều kiện a, b để (∆) tiếp xúc với (C).

b) Giả sử (∆) tiếp xúc (C) và cắt Ox, Oy tại A, B.

i) Chứng minh rằng dt(OAB) = const.

ii) Tiếp điểm là trung điểm của AB.

iii) Tìm a, b để khoảng cách từ O đến (∆) đạt giá trị lớn nhất.
Giải.

49
Bản thảo lưu hành nội bộ
1
a) (∆) tiếp xúc với (C) khi và chỉ khi ax + b = có nghiệm kép x 6= 0.
x
Hay
g(x) = ax2 + bx − 1 = 0

có nghiệm kép x 6= 0. Tức là





a 6= 0

∆ = b2 + 4a = 0.

 
b
b) (∆) ∩ Ox = A − , 0 ; (∆) ∩ Oy = B (0, b).
a
1 1 1
i) dt(OAB) = OA.OB = |xA |.|yB | = |xA .xB |
2 2
2 2
1 −b 1 −b 1 4a
= .b = = =2
2 a 2 a 2 a
ii) Tiếp điểm M có hoành độ là nghiệm kép của g(x) = 0 nên

−b xA + xB
xM = = ,
2a 2

mà A, M, B thẳng hàng nên M là trung điểm của AB.



|a.0 − 0 + b| |b| b2
iii) d(O, (∆)) = p =√ =√
a2 + (−1) 2 a2 + 1 p a2 + 1 p
√ p
−4a 4|a| 2 |a| 2 |a| √
=√ =√ ≤p √ =p = 2.
a2 + 1 a2 + 1 2
2 a −1 2|a|
Suy ra

max d = 2

khi và chỉ khi 




a = −1

b = ±2

Ví dụ 2.18. Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị (C) : y = x3 − 3x2

50
Bản thảo lưu hành nội bộ
1
biết tiếp tuyến vuông góc với đường thẳng y = x.
3
Giải

Gọi tiếp điểm có hoành độ x0 . Suy ra

y ′ (x0) = 3x20 − 6x0 = −3.

Hay
3(x0 − 1)2 = 0

tức x0 = 1. Suy ra phương trình tiếp tuyến tại x0 = 1 là

y = −3(x − 1) + y(1) hay y = −3x + 1.


3x − 2
Ví dụ 2.19. Cho hàm số y = (C). Viết phương trình tiếp tuyến
x−1
của (C) biết tiếp tuyến tạo với trục hoành góc 45o.
Giải.

Do tiếp tuyến (C) tạo với Ox góc 45o nên hệ số góc k của tiếp tuyến
thỏa mãn

|k| = tan 45o = 1, hay k = ±1.


−1
Vì y ′ (x) = < 0 với mọi x 6= 1 nên k = −1. Hoành độ tiếp điểm
(x − 1)2
là nghiệm của phương trình y ′ (x) = −1. Điều này tương đương với

−1  x1 = 0
= −1 hay 
(x − 1)2 x = 2.
2

Với x1 = 0 thì y1 = 2. Với x2 = 2 thì y2 = 4.

Phương trình tiếp tuyến tại x1 = 0 là y = −1(x − 0) + 2 = −x + 2.

Phương trình tiếp tuyến tại x2 = 2 là y = −1(x − 2) + 4 = −x + 6.

Viết phương trình tiếp tuyến với đồ thị hàm số biết tiếp tuyến đi qua
một điểm cho trước.

51
Bản thảo lưu hành nội bộ

Ví dụ 2.20. Viết phương trình tiếp tuyến đi qua A(0, −1) đến đồ thị
hàm số
y = 2x3 + 3(m − 1)x2 + 6(m − 2)x − 1.

Giải.

Đường thẳng đi qua A(0, −1) có hệ số góc k có phương trình y = kx−1


tiếp xúc y = f (x) khi và chỉ khi



f (x) = kx − 1

f ′(x) = k

có nghiệm. Suy ra f (x) = f ′(x)x − 1. Hay f ′ (x)x − 1 − f (x) = 0, tức là

x2[4x + 3(m − 1)] = 0.

Hay 
 x1 = 0
 3(m − 1)
x2 =
4
Với x1 = 0 ta có phương trình tiếp tuyến là y = 6(m − 2)x − 1.
3(m − 1)
Với x2 = ta có phương trình tiếp tuyến là
4
−3
y= (3m2 − 22m + 35)x − 1.
8

Ví dụ 2.21. Cho y = −x3 + 3x + 2 (C). Tìm trên trục hoành các điểm
kẻ được 3 tiếp tuyến đến đồ thị (C).
Giải.

Giả sử A(a, 0) ∈ Ox. Đường thẳng đi qua A(a, 0) với hệ số góc k có

52
Bản thảo lưu hành nội bộ

phương trình y = k(x − a) tiếp xúc với y = f (x) (C) khi và chỉ khi


có nghiệm

f (x) = k(x − a)

f ′ (x) = k

Hay f (x) = f ′ (x)(x − a). Tức là f (x) − f ′(x)(x − a) = 0 ⇔ 2x3 − 3ax2 +


3a+2 = 0. Do đó (x+1)[2x2 −(3a+2)x+3a+2] = 0. Tức (x+1)g(x) = 0.

Từ điểm A(a, 0) kẻ được 3 tiếp tuyến đến (C) khi và chỉ khi g(x) = 0
có 2 nghiệm phân biệt và khác -1. Do đó



∆ = (3a + 2)(3a − 6) > 0

g(−1) = 6(a + 1) 6= 0

Suy ra 
a>2
 2
−1 6= a < −
3
Ví dụ 2.22. Tìm trên đường thẳng Oy các điểm kẻ được đúng một tiếp
tuyến đến đồ thị
x+1
y= (C).
x−1

Giải.

Lấy bất kỳ A(0, a) ∈ Oy. Đường thẳng đi qua A(0, a) với hệ số góc k
x+1
có phương trình y = kx + a tiếp xúc với y = (C) khi và chỉ khi
x−1
x+1
kx + a = có nghiệm kép. Tức là
x−1

(kx + a)(x − 1) = x + 1

53
Bản thảo lưu hành nội bộ

có nghiệm kép. Hay

kx2 − [k − (a − 1)]x − (a + 1) = 0

có nghiệm kép. Điều này tương đương với





k 6= 0
.

∆ = [k − (a − 1)]2 + 4(a + 1)k = 0

Do đó
k 6= 0, g(k) = k 2 + 2(a + 3)k + (a − 1)2 = 0.

Qua A(0, a) kẻ được đúng một tiếp tuyến đến (C) khi và chỉ khi g(k) = 0
có đúng một nghiệm k 6= 0. Do đó

 ∆ = 8(a + 1) > 0 và g(0) = (a − 1) = 0
′ 2

∆′ = 8(a + 1) = 0 và g(0) = (a − 1)2 6= 0

Vì thế 
 a=1

a = −1

Vậy từ các điểm A1(0; −1), A2(0; 1) kẻ được đúng một tiếp tuyến đến
(C).

Ví dụ 2.23. Cho đồ thị y = f (x) = x4 − 4x3 + 3 (C). Viết phương trình


tiếp tuyến tiếp xúc với đồ thị hàm số tại 2 điểm phân biệt và tìm hoành
độ của 2 tiếp điểm.
Giải.

Đường thẳng y = kx + m tiếp xúc với đồ thị y = f (x) tại 2 điểm phân

54
Bản thảo lưu hành nội bộ

biệt khi và chỉ khi f (x) = kx + m có 2 nghiệm kép phân biệt x1, x2. Hay

x4 − 4x3 − kx + 3 − m = 0

có 2 nghiệm kép phân biệt x1, x2. Tức

x4 − 4x3 − kx + 3 − m = (x − x1)2 (x − x2)2

với mọi x. Điều này tương đương với

x4 − 4x3 − kx + 3 − m = [x2 − Sx + P ]2 (1)

với mọi x. Đặt S = x1 + x2, P = x1x2. Ta có (1) tương đương với

x4 − 4x3 − kx + 3 − m = x4 − 2Sx3 + (S 2 + 2P )x2 − 2SP x + P 2

với mọi x.
Do đó
 
 


2S = 4 

 S = x1 + x2 = 2

 


 

S 2 + 2P = 0
 
P = x1x2 = −2
Hay .
 


2SP = k 

 k = 2SP = −8

 


 

P 2 = 3 − m
 m = 3 − P 2 = −1

Do đó 

 √
x1 = 1 − 3
 √
x2 = 1 + 3.

Vậy phương trình tiếp tuyến là y = −8x − 1.

55
Bản thảo lưu hành nội bộ

2.3.4 Tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số.

Bài toán.

Cho hàm số y = f (x). Tìm maxx∈A f (x), minx∈A f (x).


Giải.

Có nhiều phương pháp để tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số.
Ở đây ta chỉ trình bày 3 phương pháp cơ bản.

• Phương pháp 1. Đánh giá.

Giả sử m ≤ f (x) ≤ M với mọi x ∈ A. Cần chỉ ra x1 ∈ A sao cho


f (x1) = m. Suy ra minx∈A f (x) = m. Cần chỉ ra x2 ∈ A sao cho f (x2) =
M. Suy ra maxx∈A f (x) = M.

Ta thường sử dụng các bất đẳng thức để đánh giá và chú ý rằng phải
chỉ ra được x1, x2 ∈ A vì trong nhiều trường hợp ∄ x ∈ A sao cho f (x) = m
hoặc f (x) = M.

• Phương pháp 2. Phương pháp miền giá trị.

Giả sử có y0 = f (x0). Suy ra phương trình y0 = f (x0) phải có nghiệm


đối với x. Do đó ta tìm được điều kiện đối với y0 , tức đưa về dạng m ≤
y0 ≤ M.

• Phương pháp 3. Dùng đạo hàm.

Tìm max, minf (x) trên [a, b] ta là như sau:

max f (x) = max{fCĐ, f (a), f (b)};


x∈[a,b]

min f (x) = min{fCT , f (a), f (b)}.


x∈[a,b]

x+1
Ví dụ 2.24. Tìm max f (x) min f (x) với f (x) = .
x2 + x + 1
X Cách 1. Phương pháp miền giá trị.

56
Bản thảo lưu hành nội bộ
x0 + 1
Giả sử có y0 ∈ R. Khi đó tồn tại x0 ∈ R để y0 = . Hay
x20 + x0 + 1

y0 x20 + (y0 − 1)x0 + y0 − 1 = 0.

- Nếu y0 = 0 thì x0 = −1.

- Nếu y0 6= 0 thì ∆ = (y0 −1)2 −4y0(y0 −1) ≥ 0. Hay −3y02 +2y0 +1 ≥ 0.


−1
Do đó ≤ y0 ≤ 1.
3
Ta có y0 = 1 khi x0 = 0. Suy ra max f (x = 1) tại x = 0.
−1 −1
Ta có y0 = tại x0 = −2. Suy ra min f (x) = tại x = −2.
3 3
X Cách 2. Sử dụng đạo hàm.

TXĐ: R
−x(x + 2)
y′ = 2 = 0 ⇔ x = 0, x = −2
(x + x + 1)2
x+1
lim 2 =0
x→±∞ x + x + 1

Bảng biến thiên

x −∞ −2 0 +∞

f ′(x) − 0 + 0 −
0 1
f & − 13 % & 0

−1
Vậy max f (x) = fCĐ (0) = 1, min f (x) = fCT (−2) = .
3
XCách 3. Đánh giá

Ta có x2 + x + 1 > 0 với mọi x ∈ R và x + 1 ≤ x2 + x + 1. Mặt khác


f (x) = 1 tại x = 0. Suy ra max f (x) = 1 tại x = 0. Ta có f (x) ≥ 0 khi và
chỉ khi x + 1 ≥ 0 và f (x) < 0 khi và chỉ khi x + 1 < 0. Vậy tìm minf (x)
khi x + 1 < 0.

57
Bản thảo lưu hành nội bộ

Do x + 1 6= 0 nên

1 1
y= = .
1 1
x+ x+1+ −1
x+1 x+1

Ta có

1 1
|x + 1| + ≥ 2 ⇔ (x + 1) + ≤ −2.
|x + 1| x+1

Suy ra

1
x+1+ − 1 ≤ −3.
x+1

Điều này tương đương với

1 1
y= ≥− .
1 3
x+1+ −1
x+1
Do đó
1 1
f (x) = ≥−
1 3
x+1+ −1
x+1
với mọi x ∈ R. Dấu ” = ” xảy ra khi và chỉ khi

1
x+1= , hay (x + 1)2 = 1.
x+1
1
Do đó x + 1 = −1, hay x = −2 Tại x = −2 thì f (−2) = − .
3
−1
Vậy min f (x) = tại x = 2
3
Ví dụ 2.25. Tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của

y = sin20 x + cos20 x.

Giải.
X Cách 1

58
Bản thảo lưu hành nội bộ

Do    
20 π 20 π
sin x+ + cos x+ = cos20 x + sin20 x
2 2
π
nên hàm số y = sin20 x + cos20 x tuần hoàn với chu kì T = . Do đó chỉ
2
cần
 tìm  giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số trên một chu kì là
π
0, . Ta có
2  
′ 18 18
y = 20 sin x cos x sin x − cos x .

Khi đó
 
 sin x = 0 x=0
x=π
 
y′ = 0 ⇔ 
 cos x = 0 ⇔  2
  π
sin x = cos x x=
4
Bảng biến thiên

π π
x 0
4 2

f ′(x) 0 − 0 + 0

 91 1
& %
f 1
2
 9
1
Nhìn vào bảng biến thiên ta có min y = , max y = 1.
2
XCách 2.

 10  10
2 2
y = sin x + cos x ≤ sin2 x + cos2 x = 1

Suy ra
max y = y(0) = 1

59
Bản thảo lưu hành nội bộ

Sử dụng bất đẳng thức Côsi cho bộ số 10 số hạng ta có


 v
   u "  #9
 10 10

 2
10 1 u
2
10 1 10


 sin x + 9 ≥ 10 10
t sin x . = 9
. sin2 x
 2 2 2
v "  #9
   10
u 10

 2
10 1 u
10 1 10


 cos x + 9 10 2
≥ 10 (cos x) .
t = 9
. cos2 x

 2 2 2

Kéo theo

20 20 9 10  2 2
 10
sin x + cos x + 9 ≥ 9 sin x + cos x = 9
2 2 2

Tương đương
 
20 20 1 1 π 1
y = sin x + cos x ≥ 9 = ⇒ min y = y =
2 512 4 512
 
π
Ví dụ 2.26. Cho n ≥ 3, n ∈ N và x ∈ 0, ; y = sinn x + cosn x. Tìm
2
min y.
X Cách 1.

y ′ = n sinn−1 x cos x − n cosn−1 x sin x = n sin x cos x sinn−2 x − cosn−2 x
 
π π
Do x ∈ 0, nên y ′ = 0 ⇔ sin x = cos x ⇒ x =
2 4
Bảng biến thiên
π π
x 0
4 2

f ′(x) 0 − 0 + 0
1 1
f &2 %
2−n
2

Nhìn vào bảng biến thiên suy ra

60
Bản thảo lưu hành nội bộ
  2−n
π
min y = y =2 2
4

X Cách 2.
Sử dụng bất đẳng thức Côsi cho bộ n số hạng ta có:
 q

sin x + sin x + (n − 2).2 2 ≥ n n 2 n(2−n)
 n n −n+2
2 (sinn x)2 = n.2 2 sin2 x
2−n

q
 n(2−n)
cosn x + cosn x + (n − 2).2 2 ≥ n n 2 2 (cosn x)2 = n.2 2 cos2 x
−n+2 2−n

Kéo theo

2−n 2−n
  2−n
n n 2 2
2 (sin x + cos x) + 2(n − 2).2 2 ≥ n.2 2 sin x + cos x = n.2 2

Tương đương
 
2−n π 2−n
y = sinn x + cosn x ≥ 2 2 ⇒ min y = y =2 2
4

2.3.5 Khoảng cách

a) Khoảng cách giữa hai điểm M(x1, y1), N (x2, y2):

p
MN = (x1 − x2)2 + (y1 − y2 )2

b) Khoảng cách từ 1 điểm đến 1 đường thẳng

Cho điểm M(x0 , y0), đường thẳng (∆) : Ax + By + C = 0. Khi đó

|Ax0 + By0 + C|
d(M, ∆) = √
A2 + B 2

Các trường hợp đặc biệt:

X Nếu (∆) : x = a thì d(M, ∆) = |x0 − a|.

X Nếu (∆) : y = b thì d(M, ∆) = |y0 − b|.

61
Bản thảo lưu hành nội bộ

Tổng khoảng cách từ M(x0 , y0) đến Ox, Oy là d(M) = |x0 | + |y0 |
c) Khoảng cách đường thẳng và đường cong

Định nghĩa 2.9. Cho đường cong (C) và đường thẳng (∆). Lấy bất kì
điểm M ∈ (C) và điểm N ∈ ∆, khi đó d(∆, C) = min MN

Bài toán. Cho (C) : y = f (x) và (∆) : Ax + By + C = 0. Tìm d(∆, C)


Phương pháp.
X Cách 1. Lấy bất kỳ M(x0, y0) ∈ (C). Suy ra y0 = f (x0).
Ta có
|Ax0 + By0 + C|
d(M, ∆) = √
A2 + B 2
và tìm min d(M, ∆). Khi đó min d(M, ∆) = d(∆, C).
X Cách 2.

Bước 1. Viết phương trình tiếp tuyến (t) của (C) và song song với ∆.
Khi đó ta có tiếp điểm là A(x0, y0)

Bước 2. d(∆, C) = min d(A, ∆).


d) Diện tích tam giác trong mặt phẳng tọa độ

Diện tích ∆OAB trong đó O(0, 0), A(x1, y1), B(x2, y2) được xác định
bởi:

1  ~ ~  1 x1 y1
S = det OA, OB =
2 2 x y
2 2

Diện tích ∆ABC trong đó A(x1, y1), B(x2, y2), C(x3, y3) được xác định
bởi:


1 
1 2x − x 1 y2 − y
1
~ ~
S = det AB, AC =

2 2 x − x y − y
3 1 3 1

x−1
Ví dụ 2.27. Cho Hypebol y = (H). Tìm M ∈ (H) để tổng
x+1
62
Bản thảo lưu hành nội bộ

khoảng cách từ M tới hai trục tọa độ Ox, Oy là nhỏ nhất.


Giải.

Gọi M(x, y) ∈ (H). Tổng khoảng cách từ M đến Ox, Oy là


x − 1
d(M) = |MH| + |MK| = |x| + |y| = |x| +
x + 1

Để ý rằng với M(1, 0) ∈ (H) thì d(M) = 1. Do đó để min d(M) ta chỉ cần
xét khi
  
  

|x| < 1 −1 < x < 1
 
−1 < x < 1
⇔ ⇔ .
  x − 1
< 1. 
|y| < 1.
 
 1 − x < x + 1

x + 1

Suy ra 0 < x < 1. Với 0 < x < 1 thì



x − 1
d(M) = |x| +
x + 1

Suy ra

1−x 2 2
d(M) = x + =x−1+ = (x + 1) + −2
1+x x+1 x+1
r
2 √
≥Côsi 2 (x + 1) −2=2 2−2
x+1
Suy ra

min d(M) = 2 2 − 2

xảy ra khi



0 < x < 1 √ √ √
⇔x= 2 − 1 ⇒ M0 ( 2 − 1; 1 − 2)
 2
x + 1 =

x+1

63
Bản thảo lưu hành nội bộ
4x − 9
Ví dụ 2.28. Tìm trên mỗi nhánh của đồ thị (C) : y = các điểm
x−3
M1 , M2 để độ dài M1 M2 là nhỏ nhất.
Giải.
4x − 9 4(x − 3) + 3 3
y= = =4+
x−3 x−3 x−3

TCĐ: x=3

TCN: y=4

Gọi M1(x1, y1) thuộc nhánh trái của (C), M2 (x2, y2 ) thuộc nhánh phải
của (C). Đặt 

 


x1 = 3 − α  3

 
y1 = 4 −
⇒ α
x2 = 3 + β  3

 y2 = 4 +


 β
α, β > 0

Suy ra
2
3 3
M1 M22 2 2
= (x2 − x1) + (y2 − y1 ) = (β + α) + 2
+
β α
2
 
9(α + β) 9
= (α + β)2 + 2
= (α + β)2 1 +
(αβ) (αβ)2
 p 2    
9 9
≥Côsi 2 αβ 1+ = 4 αβ +
(αβ)2 αβ

Mà   "r #
9 9
4 αβ + ≥Côsi 4 2 αβ. = 24
αβ αβ

Vậy



√ √ α = β > 0 √
min M1 M2 = 24 = 2 6 ⇔ ⇔α=β= 3
 9
αβ =

αβ

64
Bản thảo lưu hành nội bộ

Khi đó
√ √ √ √
M1 (3 − 3, 4 − 3), M2(3 + 3, 4 + 3)

2.4 Các phép biến đổi đồ thị.

a) Phép tịnh tiến


• Phép tịnh tiến song song với các trục.
X Tịnh tiến song song Ox.

Từ đồ thị hàm số y = f (x) ta có đồ thị hàm số y = f (x + a) như sau:

- Nếu a > 0 thì tịnh tiến song song với Ox về bên trái đoạn a.

- Nếu a < 0 thì tịnh tiến song song với Ox về bên phải đoạn |a|.
1
Ví dụ 2.29. y =
x−1
1
Từ y = bằng phép tịnh tiến song song trục hoành về bên phải đoạn 1
x

X Tịnh tiến song song Oy.

Từ đồ thị hàm số y = f (x) ta có đồ thị hàm số y = f (x) + b như sau:

- Nếu b > 0 thì tịnh tiến song song với Oy lên trên một đoạn b.

- Nếu b < 0 thì tịnh tiến song song với Oy xuồng dưới một đoạn |b|.

Từ kết quả trên, bằng các phép tịnh tiến song song với các trục, ta có
thể dựng được hàm số mới y = f (x + a) + b.

Chú ý.Trong nhiêu trường hợp, bài toán đòi hỏi dựng đồ thị hàm số y =
g(x) từ đồ thị hàm số y = f (x) bằng phép tịnh tiến với g(x) = f (x+a)+b
mà a, b chưa biết. Khi đó phải tìm a, b ∈ R sao cho g(x) = f (x + a) + b.
Thường không có quy tắc chung, tùy dạng hàm số f (x) mà có các cách
giải khác nhau.
b) Đồ thị hàm số có dấu giá trị tuyệt đối

65
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chú ý rằng 2 điểm (x, y), (x, −y) đối xứng với nhau qua trục hoành và
2 điểm (x, y), (−x, y) đối xứng với nhau qua trục tung.

Để suy ra đồ thị có chứa dấu giá trị tuyệt đối từ một đồ thị đã biết
chúng ta chia thành các trường hợp sau đây:
X Biết đồ thị hàm số y = f (x) suy ra đồ thị hàm số y = |f (x)|.



f (x) nếu f (x) ≥ 0

y = |f (x)| =
−f (x) nếuf (x) < 0

Quy tắc.
- Giữ nguyên phần đồ thị của y = f (x) nằm phía trên trục hoành;

- Lấy đối xứng phần đồ thị nằm dưới trục hoành y = f (x) qua trục
hoành;

-Bỏ phần đồ thị nằm dưới trục hoành.

Ví dụ 2.30.

3 3

2 2
y=f(x) y=|f(x)|

1 1

−3 −2 −1 1 2 −3 −2 −1 1 2
−1 −1

X Biết y = f (x) suy ra y = f (|x|).




f (x) nếu x ≥ 0

y = f (|x|) =
f (−x) nếu x < 0

66
Bản thảo lưu hành nội bộ

Quy tắc.
- Giữ nguyên phần đồ thị nằm bên phải trục tung của đồ thị y = f (x);
- Bỏ phần nằm bên trái trục tung của đồ thị hàm số y = f (x);
- Lấy đối xứng phần đồ thị đã được giữ lại qua trục tung.
Chú ý.Hàm số y = f (x) là hàm số chẵn nên đồ thị của nó đối xứng qua
trục tung. X Biết y = f (x) suy ra đồ thị |y| = f (x).




f (x) ≥ 0
|y| = f (x) ⇔

y = ±f (x)

Quy tắc.
- Giữ nguyên phần đồ thị của f (x) nằm phái trên trục hoành;

- Bỏ phần đò thị y = f (x) nằm dưới trục hoành;

- Lấy đối xứng qua trục hoành phần đò thị được giữ lại;
P (x) |P (x)|
X Biết đồ thị y = suy ra đồ thị y = .
Q(x) Q(x)


 P (x)
, nếu P (x) ≥ 0


|P (x)| 
= Q(x)
Q(x) P (x)
− Q(x) , nếu P (x) < 0


Quy tắc:

- Giữ nguyên phần đồ thị tương ứng với tử số P (x) ≥ 0;

- Bỏ phần đò thị tương ứng với P (x) < 0;

- Lấy đối xứng phần đồ thị tương ứng với P (x) < 0 qua trục hoành.

X Vẽ đồ thị hàm số y = |f1(x)| + f2 (x) + ... + fk (x) + g(x).

Đối với dạng hàm số này, ta vẽ đồ thị trên từng khoảng mà ở đó các
biểu thức trong dấu giá trị tuyệt đối không đổi dấu.

67
Bản thảo lưu hành nội bộ

c) Phép co dãn đồ thị dọc theo trục tung và trục hoành theo một tỉ số
k dương cho trước

Đồ thị hàm số y = kf (x) với k > 0(∗) suy ra được từ đồ thị hàm số
y = f (x) bằng một phép co (nếu 0 < k < 1) hay dãn (nếu k > 1) theo
tỉ số k dọc theo trục tung (phép co dãn được thực hiện lần lượt tại mọi
điểm trên trục hoành).

Đồ thị hàm số y = f (kx) với k > 0(∗∗) suy ra từ đồ thị hàm số


y = f (x) bằng một phép co (nếu k>1) hay dãn (nếu 0 < k < 1) theo tỉ
số 1 : k dọc theo trục hoành.
2

y = sin x
1

−1 1 2 3 4 5 6
−1

2
y = 2 sin x

−1 1 2 3 4 5 6
−1

−2

1
1
y= sin x
2

−1 1 2 3 4 5 6
−1

68
Bản thảo lưu hành nội bộ
2

y = sin x
1

−1 1 2 3 4 5 6
−1

1 y = sin 2x

−1 1 2 3 4 5 6
−1

−2
2
x
1 y = sin
2

−2 −1 1 2 3 4 5 6
−1

−2

X Trong trường hợp k < 0, nếu thực hiện phép đối xứng đối với
trục hoành, ta thu được đồ thị của hàm số y = k ′ f (x), trong đó k ′ =
−k(dương). Từ đây dẫn đến trường hợp đã biết.

X Nếu k < 0, nếu thực hiện phép đối xứng đối với trục tung ta thu
được đồ thị hàm số y = f (k ′x) với k ′ = −k dương. Dẫn đến trường hợp
trên.

Phép co dãn ở đây thực hiện theo nguyên tắc: Ứng với mỗi giá trị của
y hoành độ x được co dãn theo tỉ số 1 : k
√ √
Ví dụ 2.31. 1) Đồ thị y = 2x suy ra từ đồ thị y = x bằng phép co
dọc theo trục hoành tỉ số 1 : 2
1
2) Đường thẳng y = sin x suy ra từ đồ thị y = sin x bằng phép dãn dọc
2
69
Bản thảo lưu hành nội bộ

theo trục hoành tỉ số 2


1
3) Đồ thị y = x2 suy ra từ đồ thị y = x2 bằng phép co dọc theo trục
3
tung theo tỉ số 1 : 3
d) Phép cộng và phép nhân các đồ thị

Đồ thị của hàm số y = f (x) + g(x) (hay y = f (x).g(x)) suy được từ


đồ thị các hàm số y = f (x), y = g(x) bằng phép cộng (hay nhân) các đồ
thị hàm số đó với nhau.

Muốn có đồ thị hàm số y = f (x) + g(x), trước hết ta lần lượt vẽ trên
cùng một hệ trục tọa độ đồ thị của các hàm số f (x), g(x). Sau đó xuất
phát từ đồ thị của hàm số đơn giản hơn trong 2 hàm số đó, chẳng hạn là
f (x) để thực hiện phép cộng các tung độ tương ứng của 2 đồ thị đó.

Muốn có f (x) − g(x) lần lượt vẽ f (x) và −g(x) rồi lần lượt thực hiện
phép cộng đồ thị như trên.

Cần lưu ý rằng việc vẽ đồ thị của tổng hay hiệu 2 hàm số sẽ đơn giản
hơn nếu ta sử dụng đến tính chẵn lẻ, tuần hoàn... của các hàm số.

Nhân và chia 2 đồ thị tiến hành tương tự như đối với phép cộng và trừ
nhưng ở đây sẽ thay đổi bởi phép nhân và chia.

Chú ý rằng việc vẽ đồ thị đơn giản hơn nên ta vẽ thêm đồ thị của
những hàm số trung gian xuất hiện trong tích hay thương đó.

Ví dụ 2.32. Vẽ đồ thị hàm số f (x) = sin x + sin 3x.

TXĐ: R.

Ta có y = f (x) là hàm số lẻ, tuần hoàn chu kì là 2π.


π
Đồ thị của hàm số này đối xứng với đường thẳng x = vì f (π − x) =
2
sin(π − x) + sin(3π − 3x) = sin x+ sin 3x = f (x). Vì 
vậychỉ cần khảo sát
π π
và vẽ đồ thị hàm số trong 0, , hơn nữa f (0) = f .
2 2

70
Bản thảo lưu hành nội bộ

Đặt t = sin x, suy ra

y = 4 sin x − 4 sin3 x = 4t(1 − t2 )

Bảng biến thiên của p(t) = t(1 − t2 )

√ √
3 3
t −∞ − 3 3
+∞

p′ (t) − 0 + 0 −

3
+∞ 2 9

& −2 93 % & −∞

p(t)

Căn cứ vào bẳng biến thiên của p(t) = t(1 − t2 ) ta có bảng biến thiên
sau của hàm số f (x)

1 π
x 0 arcsin √
3 2

f ′(x) + 0 −

8 3
9
f (x) 0 % &0

2.5 Bài tập

Bài 1. Tìm hàm số ngược của các hàm số sau:

x+2 2x2
y=4 , y = 1 + log(10x + 2), y= , y = 2 sin 3x
1 + 2x

71
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bài 2. Trong các hàm số sau đây hàm số nào tuần hoàn, hãy tìm chu kì
tương ứng:

y = sin2 x, y = x cos x, y = sin xm (m ∈ Z) , y = | sin x|

Bài 3. Cho họ hàm số

y = x3 − (m + 1)x2 − (2m2 − 3m + 2)x + 2m(2m − 1)

với m là tham số. Tìm điểm cố định của họ hàm số trên.


Bài 4. Cho họ hàm số

(m + 1)x2 − m2
y=
x−m

với m là tham số. Tìm những điểm mà họ hàm số trên không đi qua.
Bìa 5. Cho họ hàm số
x2 − mx + m
y=
x
với m là tham số.

a) Tìm m để từ điểm (2; −1) kẻ được 2 tiếp tuyến với đồ thị và hai
tiếp tuyến đó vuông góc với nhau.

b) Tìm m để trên đường thẳng y = −1 trừ điểm (0; −1) có ít nhất một
điểm để từ đó kẻ được 2 với đồ thị hàm số và hai tiếp tuyến đó vuông
góc.
Bài 6. Cho hàm số
1
y =x+1+
x−1
Tìm hai điểm A, B ở hai nhánh của đồ thị sao cho khoảng cách AB là
nhỏ nhất.

72
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bài 7. Cho hàm số


1
y =x+a+
x+b
Tìm M thuộc đồ thị để tiếp tuyến tại đó cùng với hai tiệm cận tạo thành
tam giác có chu vi nhỏ nhất.
Bài 8. Cho hàm số

1
y = ax + b + (a, c 6= 0)
cx + d

Chứng minh rằng mọi tiếp tuyến tại điểm M cắt hai tiệm cận tạo thành
tam giác có diện tích không đổi.
Bài 9. Cho hàm số

1
y = ax + b + (a, c 6= 0)
cx + d

Tìm điểm A ở một nhánh của đồ thị sao cho tổng khoảng cách từ điểm
đó tới hai tiệm cận là nhỏ nhất.

73
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chương 3

Phương trình và hệ phương trình

Nội dung của chương này trình bày một số vấn đề cơ bản về phương
trình và hệ phương trình bao gồm các vấn đề sau: Khái niệm về phương
trình, hệ phương trình và các phép biến đổi tương đương phương trình;
Các dạng phương trình và một số hệ phương trình cơ bản. Trong mỗi
dạng phương trình và hệ phương trình có đưa ra phương pháp giải và các
ví dụ minh họa cụ thể.

3.1 Phương trình và phép biến đổi tương đương

3.1.1 Định nghĩa phương trình

Định nghĩa 3.1. i) Cho hai hàm số f (x1, x2, . . . , xn) và g(x1, x2, . . . , xn)
với các biến số x1 , x2, . . . , xn và các hệ số thuộc D. Khi gán cho các biến số
x1, x2, . . . , xn các giá trị a1 , a2, . . . , an ∈ D ta tính được f (a1, a2, . . . , an)
và g(a1 , a2 , . . . , an) tại (a1, a2 , . . . , an). Ta cần tìm (a1 , a2 , . . . , an) ∈ Dn
sao cho f (a1 , a2, . . . , an) = g(a1 , a2 , . . . , an) thì ta viết

f (x1, x2, . . . xn) = g(x1, x2, . . . xn)

74
Bản thảo lưu hành nội bộ

và gọi đẳng thức đó là một phương trình với các ẩn x1, x2, . . . , xn. Biểu
thức f (x1, x2, . . . , xn) gọi là vế trái, g(x1, x2, . . . , xn) gọi là vế phải.

ii) Bộ (a1 , a2, . . . , an) sao cho f (a1, a2 , . . . , an) = g(a1 , a2 , . . . , an) là
nghiệm của phương trình f (x1, x2, . . . , xn) = g(x1, x2, . . . , xn)(1).

iii) Việc tìm tất cả (a1 , a2, . . . , an) là nghiệm của (1) gọi là giải phương
trình trên D. Ta có M = Df ∪ Dg với Df , Dg lần lượt là tập xác định
của các hàm số f (x1, . . . , xn) và g(x1, ..., xn) được gọi là tập xác định của
phương trình f (x1, . . . , xn) = g(x1, ..., xn)

3.1.2 Phân loại phương trình

Căn cứ vào các dạng của các hàm số f (x1, . . . , xn) và g(x1, . . . , xn)
người ta phân ra làm các loại phương trình khác nhau.

X Nếu các hàm số f (x1, . . . , xn) và g(x1, . . . , xn) là các hàm số đại số
thì phương trình f (x1, . . . , xn) = g(x1, ..., xn) được gọi là phương trình
đại số. Một phương trình không phải là phương trình đại số được gọi là
phương trình siêu việt.

X Nếu f (x1, . . . , xn) và g(x1, . . . , xn) là các hàm số nhiều biến số thì
phương trình f (x1, . . . , xn) = g(x1, ..., xn) được gọi là phương trình nhiều
ẩn số. Đặc biệt f (x) = g(x) là phương trình một ẩn.

3.1.3 Phương trình tương đương và phép biến đổi tương đương
các phương trình

a) Phương trình tương đương

Cho 2 phương trình

f1 (x1, . . . , xn) = g1(x1, . . . , xn) = 0 (1)

75
Bản thảo lưu hành nội bộ


f2 (x1, . . . , xn) = g2(x1, . . . , xn) = 0 (2)

Ta gọi phương trình (2) là hệ quả của phương trình (1) nếu mọi nghiệm
của (1) trên Dn đều là nghiệm của (2). Khi đó viết (1) ⇒ (2). Ta nói (1)
tương đương với (2) trên Dn nếu mọi nghiệm của (1) đều là nghiệm của
(2) và ngược lại. Khi đó ta viết (1) ⇔ (2).

Ví dụ 3.1. 1) 2x − 1 = 1 và x − 1 = 0 là tương đương vì có cùng tập


nghiệm S = {1}.

2) x2 + 1 = 0 và x2 − x + 1 = 0 trên R là tương đương vì có cùng tập


nghiệm S = ∅.

3) x2 = 3x − 2 là hệ quả của 3x − 4 = x vì phương trình x2 = 3x − 2 có


tập nghiệm S = {1, 2}, còn 3x − 4 = x có tập nghiệm S1 = {2} và S1 ⊂ S.

b) Phép biến đổi tương đương phương trình

Định nghĩa 3.2. Một phép biến đổi đưa phương trình này về phương
trình khác mà không làm thay đổi nghiệm của phương trình đã cho gọi là
phép biến đổi tương đương phương trình.

Sau đây là một số phép biến đổi tương đương các phương trình thường
gặp.

Định lý sau đây là hiển nhiên.

Định lý 3.1. Thực hiện phép tính ở mỗi vế của phương trình thì phương
trình nhận được tương đương với phương trình đã cho.

Định lý 3.2. Nếu biểu thức H(x1, . . . , xn) xác định trên tập xác định của
phương trình F (x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn) (1) thì phương trình (1) tương
đương với phương trình F (x1, . . . , xn) + H(x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn) +

76
Bản thảo lưu hành nội bộ

H(x1, . . . , xn) (2)

Chứng minh. Bộ số (a1 , a2, . . . , an) là nghiệm của (1) khi và chỉ khi

F (a1, . . . , an) = G(a1 , . . . , an)

hay

F (a1, . . . , an) + H(a1 , . . . , an) = G(a1 , . . . , an) + H(a1 , . . . , an)

(do giá trị của H(a1, . . . , an) xác định). Điều này tương đương với bộ số
(a1 , a2, . . . , an) là nghiệm của (2). Vậy (1) và (2) tương đương. 

Hệ quả 3.1. Có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia của phương
trình đồng thời đổi dấu của nó thì được phương trình mới tương đương với
phương trình đã cho.

Do đó một phương trình bao giờ cũng đưa được về dạng F (x1, . . . , xn) =
0.

Nhận xét 3.1. Điều kiện H(x1, . . . , xn) xác định trên tập xác định của
phương trình
F (x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn)

là điều kiên đủ nhưng không cần. Nói cách khác, nếu có điều kiện ấy thì
phương trình (1) và (2) là tương đương còn nếu không có điều kiện ấy thì
hai phương trình trên có thể tương đương mà cũng có thể không tương
đương.
1 1
Ví dụ 3.2. x2 = 4 (∗) tương đương với x2 + = 4+ (∗∗) vì
x−3 x−3
cả 2 đều có nghiệm là ±1, tuy rằng phương trình (**) không có nghĩa
với x = 3 thuộc miền xác định của phương trình x2 = 4. Nhưng x2 = 4

77
Bản thảo lưu hành nội bộ
1 1 1
không tương đương với x2 + =1+ vì không có nghĩa
x−2 x−2 x−2
với x = 2 là nghiệm của x2 − 4. Hoặc phương trình 2x = x + 1 tương
đương với 2x + log x = x + 1 + log x mặc dù đã cộng vào 2 vế biểu thức
log x chỉ xác định với x > 0.

Định lý 3.3. Nếu biểu thức H(x1, . . . , xn) xác định và khác 0 trên tập xác
định của phương trình F (x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn)(1) thì phương trình
(1) tương đương với phương trình

F (x1, . . . , xn).H(x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn).H(x1, . . . , xn)(3).

Chứng minh. Bộ số (a1, . . . , an) là nghiệm của phương trình (1) khi và chỉ
khi F (a1 , . . . , an) = G(a1 , . . . , an), khi và chỉ khi F (a1 , . . . , an).H(a1, . . . , an) =
G(a1 , . . . , an).H(a1, . . . , an) (do giá trị của H(x1, . . . , xn) xác định và H(a1 , . . . , an) 6=
0). Điều này tương đương với bộ số (a1, . . . , an) là nghiệm của (3). Vậy
(1) và (3) tương đương. 

Hệ quả 3.2. Có thể nhân hai vế của phương trình với một số khác 0.

Nhận xét 3.2. Các giả thiết về H(x1, . . . , xn) chỉ là điều kiện đủ. Có
thể H(x1, . . . , xn) không thỏa mãn giả thiết đó nhưng phương trình nhận
được vẫn tương đương.

Ví dụ 3.3. Phương trình 2x = x + 1 tương đương với phương trình

1 1
2x = (x + 1).
x+4 x+4

1
mặc dù đã nhân vào 2 vế biểu thức không xác định tại x = −4.
x+4
Định lý 3.4. Nếu nâng hai vế của một phương trình lên một lũy thừa bậc
lẻ thì ta được phương trình tương đương với phương trình đã cho (trong
trường số thực).

78
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chứng minh. Ta có (a1 , . . . , an) là nghiệm của phương trình

F (x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn)

khi và chỉ khi


F (a1 , . . . , an) = G(a1 , . . . , an).

Điều này tương đương với

 2k+1  2k+1
F (a1, . . . , an) = G (a1, . . . , an) ,

khi và chỉ khi (a1, . . . , an) là nghiệm của phương trình

 2k+1  2k+1
F (a1, . . . , an) = G (a1, . . . , an) .

.

Chú ý rằng nếu nâng 2 vế của phương trình lên lũy thừa bậc chẵn thì
nói chung ta được một phương trình không tương đương với phương trình
đã cho (phương trình biến đổi là hệ quả của phương trình đã cho).

Ví dụ 3.4. x − 3 = 5 và (x − 3)2 = 52 là không tương đương.

Ta dựa vào định lý 4 để phân tích xem nếu bình phương hai vế của
một phương trình thì khi nào được phương trình tương đương, khi nào
không?

Cho phương trình

F (x1, . . . , xn) = G(x1, . . . , xn)(a)

hay
F (x1, . . . , xn) − G(x1, . . . , xn) = 0(a′)

79
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bình phương 2 vế của phương trình ta được

 2  2
F (x1, . . . , xn) = G (x1 , . . . , xn )

hay

   
F (x1, . . . , xn) + G(x1, . . . , xn) . F (x1, . . . , xn) − G(x1, . . . , xn) = 0 (b).

Tức là ta đã nhân cả hai vế của phương trình (a’) là phương trình


tương đương với phương trình (a) với F (x1, . . . , xn) + G(x1, . . . , xn). Do
đó phương trình (b) tương đương với phương trình (a’) hay không tùy
theo F (x1, . . . , xn) + G(x1, . . . , xn) = 0 vô nghiệm hay có nghiệm.
√ √ √ 2 √ 2
Ví dụ 3.5. 3x − 1 = 3x tương đương với 3x − 1 = 3x vì
√ 2 √ 2 √ √  √ √ 
phương trình 3x − 1 = 3x ⇔ 3x − 1 + 3x . 3x − 1 − 3x =
√ √
0 mà 3x − 1 + 3x 6= 0, ∀ x.

Nhận xét 3.3. Nếu sau một phép biến đổi nào đó miền xác định của
phương trình đã cho mở rộng ra thì tập hợp nghiệm của nó có thể mở
rộng ra vì có thể xuất hiện các nghiệm ngoại lai (đối với phương trình đã
cho) những nghiệm ngoại lai đó nếu có là những nghiệm của phương trình
biến đổi thuộc vào phần mở rộng của miền xác định. Nếu không có nghiệm
ngoại lai thì phương trình đã cho và phương trình biến đổi là tương đương.
Nếu sau một phép biến đổi nào đó miền xác định của phương trình đã
cho thu hẹp lại thì tập hợp nghiệm của nó cũng có thể thu hẹp lại vì một
số nghiệm nào đó cũng có thể mất đi. Những nghiệm mất đi đó là những
nghiệm cảu phương trình đã cho thuộc vào phần thu hẹp lại của miền
xác định. Nếu tất cá các giá trị của ẩn số bị loại đi không nghiệm đúng
phương trình đã cho thì phương trình đã cho và phương trình biến đổi là
tương đương.

80
Bản thảo lưu hành nội bộ
p p p
Ví dụ 3.6. Các phương trình f (x). g(x) = h(x) (1) và f (x)g(x) =
h(x) (2) trên R nói chung không tương đương vì miền xác định của phương
trình (1) là f (x) ≥ 0, g(x) ≥ 0 còn miền xác định của (2) là f (x)g(x) ≥ 0.

Tương tự log f (x) + log g(x) = log h(x) và log[f (x).g(x)] = log h(x) nói
chung không tương đương.

3.2 Phương trình đa thức

3.2.1 Một số dạng phương trình Điôphăng

Điôphăng là nhà toán học Hi-lạp cổ thế kỉ thứ III. Xét phương trình
nhiều ẩn f (x1, . . . , xn) = 0. Nếu tìm các số thực hoặc phức (a1, . . . , an)
sao cho f (a1, . . . , an) = 0 thì bài toán dễ xác định ta không xét ở đây. Nếu
tìm bộ số nguyên (a1 , . . . , an) sao cho f (a1, . . . , an) = 0 với f (x1, . . . , xn)
là đa thức với hệ số nguyên thì ta có khái niệm phương trình Điôphăng.
Thường thì phương trình Điôphăng có nhiều nghiệm nguyên nên người ta
gọi là phương trình vô định. Sau đây ta xét một số dạng phương trình
Điôphăng.
a) Dạng bậc nhất hai ẩn

X Dạng ax + by = c, a, b, c ∈ Z, ab 6= 0.

X Điều kiện có nghiệm: Phương trình có nghiệm khi và chỉ khi (a, b) | c.

X Cách giải:

- Xét điều kiện có nghiệm của phương trình.

- Tìm nghiệm riêng (x0, y0).



 x = x0 + bt

- Tập nghiệm của phương trình là d
at , t ∈ Z

 y = y0 −
d
b) Dạng bậc 2

81
Bản thảo lưu hành nội bộ

X Dạng x2 + y 2 = z 2 (1).

X Bộ 3 số (a, b, c) thỏa mãn a2 + b2 + c2 được gọi là bộ số Pitago. Thực


ra trước vào khoảng hai nghìn năm trước công nguyên người Babilon đã
thấy bộ 3 số
x = p2 − q 2, y = 2pq, z = p2 + q 2 , p > q

thỏa mãn (1). Bây giờ ta đi tìm nghiệm tổng quát của phương trình (1).

Chia cả 2 vế của (1) cho z 2 được

x2 y 2
+ = 1.
z2 z2
x y
Đặt = X, = Y. Ta có phương trình
z z

X 2 + Y 2 = 1 (2)

với X, Y là các số hữu tỷ. Phương trình (2) tương đương với

Y 2 = 1 − X 2 hay Y 2 = (1 − X)(1 + X)

Giả sử X 6= 0, ta chia cả 2 vế cho (1 + X)2 ta có

Y2 1−X
=
1+X 1+X

Y 1−X
Đặt t = ta được t2 = từ đó suy ra
1+X 1+X

1 − t2 2t
X= 2
,Y = (3)
1+t 1 + t2

Với mọi giá trị hữu tỉ của t ta có các giá trị hữu tỉ của X và Y thỏa
mãn (2). Ngược lại mỗi dạng hữu tỉ của (2) đều có dạng (3) (trừ trường
hợp X = −1, Y = 0) như vậy (3) là công thức của nghiệm tổng quát của

82
Bản thảo lưu hành nội bộ

(2). Từ (3) ta có công thức của nghiệm nguyên tổng quát của (1) bằng
p
cách đặt t = với (p, q) = 1, lúc đó ta có
q

x p2 − q 2 y 2pq
X= = 2 2
(4), Y = = 2 .
z p +q z p + q2

Từ đây thấy ngay rằng các số nguyên sau đây thảo mãn phương trình (1):





 x = m(p2 − q 2 )


y = 2mpq (5), m ∈ Z bất kì





z = m(p2 + q 2 )

Nếu các số p2 − q 2 , 2pq, p2 + q 2 có ước chung d > 1 thì có thể chia chúng
cho d và ta có 1 nghiệm nguyên mới của (1), khác với nghiệm (5) nhưng
điều này không thể xảy ra, do đó (5) cho ngiệm tổng quát . Thật vậy, vì
(p, q) = 1 nên chỉ có thể là (p, q) chẵn lẻ khác nhau hoặc cả hai cùng lẻ.

Trong trường hợp (p, q) chẵn lẻ khác nhau thì p2 −q 2 , 2pq, p2 +q 2 không
thể có ước chung d > 1, vì nếu có số d như vậy thì d phải lẻ (do p2 − q 2
lẻ) và d phải là ước của (p2 + q 2 ) + (p2 − q 2 ) = 2p2. Do đó d là ước của p2 .
Tương tự d cũng là ước của q 2 trái với giả thiết (p, q) = 1.

Trong trường hợp p, q cùng lẻ đặt p+q = 2P, p−q = 2Q và có (P, Q) = 1


và P, Q chẵn, lẻ khác nhau(vì P + Q lẻ) do 2p = 2(P + Q) ⇒ p = P + Q,
thay vào (4) được:

x 2P Q y P 2 − Q2
= 2 ; = 2 ,
z P + Q2 z P + Q2

nghĩa là ta có kết quả tương tự như (4) chỉ khác là x, y đổi chỗ cho nhau
và thay vì p, q thì P, Q và (P, Q) = 1 và (P, Q) chẵn lẻ khác nhau. Như
vậy nghiệm tổng quát của (1) là công thức (5).

83
Bản thảo lưu hành nội bộ

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình x2 + y 2 = z 2 là






x = m(p2 − q 2)


y = 2mpq m, p, q ∈ Z, (p, q) = 1; p, q chẵn lẻ khác nhau





z = m(p2 + q 2 )

Chú ý.Trong công thức nghiệm x, y có thể đổi chỗ cho nhau.

Từ đó Fermat đưa ra bài toán: Tìm nghiệm của phương trình: xn +y n =


z n , n ≥ 3 và kết luận phương trình trên là vô nghiệm, gọi là định lý lớn
Fermat.

Một vài diễn biến khi giải bài toán này.

- Fermat nói là chứng minh được, nhưng lề sách này quá chật nên
không thể ghi ra đây (nhưng người ta chỉ tìm thấy Fermat chứng minh
cho n = 4)

- Năm 1770, Ơle chứng minh cho n=3.

- Lơ-giăng, người Pháp (A.Legendre)(1752-1833) và Dirichlet chứng


minh cho n = 5 vào năm 1825.

- Với n = 6 quy về n = 3 và một cách tổng quát chỉ cần định lý cho số
mũ n nguyên tố.

- 1839 nhà toán học Pháp G.Lame (1795-1870) chứng minh cho n = 7.

- Kummer (1810-1893) chứng minh cho mọi n ≤ 100.

- Năm 1983 nhà toán học Hà Lan G.Faltings (1954) chứng minh rằng
phương trình xn + y n = z n với n > 3 nên có nghiệm nguyên thì chỉ có một
số hữu hạn nghiệm mà thôi.

- Nhờ máy tính điện tử, người ta kiểm tra được cho mọi số nguyên tố
nhỏ hơn hoặc bằng 100000 (cho đến năm 1985).

84
Bản thảo lưu hành nội bộ

- 23-6-1993 A.Wiles ở trường đại học Cambridge (Anh) đã công bố


chứng minh của định lý Fermat bản dài 200 trang. Sau đó có một số thiếu
sót và sau khi sửa chữa năm 1994 lời giải bài toán hoàn thành. Như vậy
sau 3 thế kỷ lời giải của bài toán khó nhất lý thú nhất từ xưa đến nay đã
được giải quyết.

Chú ý.Phương trình Điôphăng rất đa dạng không có các giải chung tuy
thuộc vào từng dạng có cách biến đổi lẫn nhau. Đối với phương trình
Điôphăng chỉ cần thay đổi dữ liệu một chút thì cách giải các phương trình
hoàn toàn khác nhau.

3.2.2 Phương trình đa thức một ẩn

a) Phương trình bậc nhất


b) Phương trình bậc hai
c) Phương trình bậc 3

Giải theo phương pháp của Cacđanô.


d) Phương trình bậc 4

Giải theo công thức của Ferari.

Các phương trình từ bậc một đến bậc bốn đều có cách giải tổng quát.

e) Phương trình bậc lớn hơn hoặc bằng 5

Nhà toán học Galoa đã chỉ ra rằng phương trình bậc lớn hơn hoặc bằng
5 không có phương pháp giải tổng quát chỉ có một số dạng đặc biệt mới
có thể tìm được nghiệm của nó.

Sau đây ta xét một số cách giải phương trình bậc 3 khác phương pháp
của Các-đa-nô. • Giải phương trình bậc ba x3 + ax2 + bx + c = 0(1).

X Bước 1: Đưa phương trình về phương trình bậc 3 khuyết.

85
Bản thảo lưu hành nội bộ
a
Đặt y = x + thì (1) về dạng
3

y 3 + py + q = 0 (2).

α−y
X Bước 2: Đặt z = , cần tìm α, β để (2) đưa về dạng
β−y

z 2 + A = 0 (3).

α−y α − βz
Thật vậy, z = suy ra y = (z 6= 1) (tức α 6= β).
β−y 1−z
Thay vào (2) suy ra
 3  
α − βz α − βz
+β + q = 0,
1−z 1−z

hay
(α − βz)3 + p(α − βz)(1 − z)2 + q(1 − z)3 = 0 ⇔
h i  
3 2 2 2 2 3
(β +pβ+q)z −[3αβ +p(α+2β)+3q]z + 3α β + p(2α + β) + 3q z− α + pα + q

Để (2) đưa về dạng (3) thì cần và đủ là



3αβ 2 + p(α + 2β) + 3q = 0


3α2β + p(2α + β) + 3q = 0

Ta lấy 2 phương trình trên cộng, trừ vế với vế cho nhau ta được hệ



3αβ(α + β) + 3p(α + β) + 6q = 0

3αβ(α − β) + p(α − β) = 0,

86
Bản thảo lưu hành nội bộ

hay 


αβ(α + β) + p(α + β) + p(α + β) + 2q = 0

3αβ + p = 0

tức là 

 p
α + β = −3.
q

 p
α.β = − .
3
Suy ra α, β là nghiệm của phương trình bậc hai

p p
t2 + 3. .t − = 0
q 3

Sau khi tìm được α, β ta có phương trình (3)

s 2
3q 3q p
α, β = − ± + .
4p 2p 3

Để α 6= β thì 4p3 + 27q 2 6= 0. Suy ra

3 α3 + pα + q α
z = 3 =
p + pβ + q β
p p
(thay α, β ở trên vào ta có kết quả). Do α, β thỏa mãn t2 + 3. .t − = 0
q 3
nên
 
3q p
t3 + pt + q = tt2 + pt + q = t − t + + pt + q
p 3
3q p
= − t2 + t + pt + q
p 3
  .
3q 3q p 4p
=− − t+ + t+q
p p 3 3
4p3 + 27q 2
= t
3p2

Suy ra

87
Bản thảo lưu hành nội bộ
4p3 + 27q 2
α
α3 + pα + q 3p2 α
= =
β 3 + pβ + q 4p3 + 27q 2 β
β
3p2
α
Do đó ta có phương trình bậc 3 là z 3 = . Tìm được z thay vào có
β
α−z
y= .
β−z
f) Một số dang đặc biệt của phương trình bậc cao
• Phương trình đối xứng (phương trình thuận nghịch)

X Dạng an xn + an−1 xn−1 + .. + a1 x + a0 , ai ∈ R với mọi i = 0, n,


trong đó
 
n
an = a0 , an−1 = a1 , ..., an−i = ai , ..., i = 0, ..., .
2

X Cách giải.
- Phương trình đối xứng bậc lẻ luôn có nghiệm x = −1 (thử được ngay).
- Khi đó phương trình đối xứng bậc lẻ sẽ phân tích được thành tích của
x + 1 với một phân tử là phương trình đối xứng bậc chẵn.
1
- Giải phương trình đối xứng bậc chẵn 2n, bằng cách đặt ẩn phụ y = x+
x
ta chuyển về giải phương trình bậc n, sau đó giải n phương trình bậc 2
(nếu tìm các nghiệm phức).

Thật vậy, phương trình đối xứng bâc chẵn có dạng

a2n x2n + a2n−1x2n−1 + ... + an xn + an−1xn−1 + an−2xn−2 + ... + a1 x + a0 = 0

Chia 2 vế cho xn ta được

1 1 1 1
a2n xn + a2n−1xn−1 + ... + an + an−1 + an−2 2 + ... + a1 n−1 + a0 n = 0,
x x x x

88
Bản thảo lưu hành nội bộ

hay
     
1 1 1
a0 xn + n + a1 xn−1 + + ... + an−1 x+ + an = 0.
x xn−1 x

1 1
Đặt x + = y thì với mọi m ta có xm + m là một đa thức bậc m đới
x x
với y. Thật vậy, ta chứng minh theo quy nạp toán học.

Với m = 2 ta có
 2
1 1
x2 + 2 = x+ − 2 = y 2 − 2.
x x

Giả sử đúng với mọi m ≤ k, ta xét với m = k + 1


Ta có
    
k+1 1 k 1 1 k−1 1
x + = x + k x+ − x +
xk+1 x x xk−1
= y.fk (y) − fk−1(y),

với fk (y) là đa thức bậc k đối với y. Từ phương trình bậc n đối với ẩn
y, ta tìm được n nghiệm trong C và đi giải n phương trình bậc 2 là
1
x + = yi , i = 1, n trong đó yi là nghiệm của phương trình bậc n đối với
x
ẩn y ở trên.
1
Chú ý rằng nếu a là nghiệm của phương trình thuận nghịch thì cũng
a
là nghiệm của phương trình.    2
e d
• Phương trình dạng ax4 + bx3 + cx2 + dx + e = 0, = , e 6= 0
a b
d
Chia 2 vế cho x2 và đặt y = x + ta được:
bx

d e
ax2 + bx + c + + 2 =0
x x

89
Bản thảo lưu hành nội bộ

hay    
e2 d
a x + 2 +b x+ + c = 0.
ax bx
Do đó

 b
y = x +
 (1)
dx 
2ad
ay 2 + by + c −

 =0 (2)
b
Giải (2) được y1, y2 sau đó thay vào (1) ta được (1) ta được hai phương
trình bậc 2.
• Phương trình dạng (x + a)(x + b)(x + c)(x + d) = e với a + b = c + d

Đặt y = (x + a)(x + b) ta đưa về phương trình bậc 2 đối với y


• Phương trình dạng (x + a)4 + (x + b)4 = c(∗)
a+b
Đặt y = x + . Đưa về phương trình trùng phương đối với y.Thật
2
a+b
vậy x = y − khi đó (*) trở thành
2
 4  4
a−b b−a
y+ + y+ = c.
2 2
Do đó ta có phương trình

(a − b4)
2y 4 + 3(a − b)2y 2 + =c
8

là phương trình trùng phương với y


• Dạng (x + a)(x + b)(x + c)(x + d) = ex2, ad = bc
Phương trình tương đương với
   
ad bc
x + (a + d) + . x + (b + c) + =e
x x

ad
Đặt y = x + . Suy ra
x
   
y + (a + d) . y + (b + c) = e

90
Bản thảo lưu hành nội bộ

là phương trình bậc 2 đối với y.

3.3 Phương trình vô tỷ

3.3.1 Định nghĩa và các phép biến đổi tương đương cơ bản

a) Định nghĩa.

Định nghĩa 3.3. Phương trình vô tỷ là phương trình đại số mà không


phải là hữu tỷ.

Dạng F (x) = 0 (1) trong đó F (x) là hàm số vô tỷ.


p
Chú ý rằng (1) bao giờ cũng đưa về dạng n f (x) = g(x).

b) Các phép biến đổi tương đương cơ bản.





p g(x) ≥ 0
2k
f (x) = g(x) ⇔

f (x) = [g(x)]2k

p
2k+1
f (x) = g(x) ⇔ f (x) = [g(x)]2k+1

3.3.2 Một số phương pháp giải cơ bản

a)Biến đổi tương đương


√ √ √
Ví dụ 3.7. Giải phương trình x + 4 − 1 − x = 1 − 2x.
Giải 



 x+4≥0
 1
Đk: 1 − x ≥ 0 ⇔ −4 ≤ x ≤

 2


 1 − 2x ≥ 0
√ √ √
Phương trình viết dưới dạng x + 4 = 1 − x+ 1 − 2x
p
⇔ (1 − x) (1 − 2x) = 2x + 1

91
Bản thảo lưu hành nội bộ
 

 
2x + 1 ≥ 0  x ≥ − 12
⇔ ⇔

(1 − x)(1 − 2x) = (2x + 1)2
  2x2 + 7x = 0



 1

 x ≥ −


 2
⇔ x=0 ⇔x=0

 


  7
 x=−

2
Vậy phương trình có nghiệm x = 0
√ √ √
Ví dụ 3.8. Giải phương trình 3
x−1+ 3
2x − 1 = 3
3x + 1.
Giải

Phương trình tương đương với


√ √  p
3x − 2+ 3 3
x − 1 + 2x − 1 . 3 (x − 1) (2x − 1) = 3x + 1
3

p √
⇒ (x − 1) (2x − 1) 3 3x + 1 = 1
3



x = 0
2
⇔ x (6x − 7) = 0 ⇔ (loại)
 7
x =

6
p √ p √
Ví dụ 3.9. Giải phương trình x − 3 − 2 x − 4 + x − 2 x − 1 = 1.
Giải 


 x≥4
Điều kiện ⇔x≥4

x ≥ 1

Phương trình tương đương với


r 2 r√
√ 2
x−4−1 + x−1−1 =1
√ √

⇔ x − 4 − 1 + x − 1 − 1 = 1
√ √

⇔ x − 4 − 1 = 2 − x − 1

Nếu x > 5 thì vô nghiệm vì vế phải âm.

92
Bản thảo lưu hành nội bộ
√ √ √
Nếu 4 ≤ x ≤ 5 ⇒ 1 −
x−4 + x−1 − 1 = 1 ⇔ x−1 =
√ √ √
x−4+1⇔x−1=x−4+1+2 x−4⇔ x−4= 1⇔x=5

b) Đặt ẩn phụ
X Dùng ẩn phụ chuyển phương trình chứa căn thức thành một phương
trình với ẩn phụ. Ta lưu ý một số cách đặt ẩn phụ như sau:
p p
- Biểu thức chứa f (x) và f (x) có thể đặt t = f (x), điều kiện t ≥ 0.
p p p p
- Biểu thức chứa f (x), g(x) và f (x). g(x) = k, với k là hằng
p p k
số khác 0 có thể đặt t = f (x) khi đó f (x) = .
t
p p p
- Biểu thức chứa f (x) ± g(x), f (x).g(x) và f (x) + g(x) = k, với
p p p t2 − k
k là hằng số, đặt t = f (x) ± g(x). Khi đó f (x)g(x) = ± .
2
√ π π
- Biểu thức chứa a2 − x2 đặt x = |a| sin t, − ≤ t ≤ hoặc x =
2 2
|a| cos t, t ∈ [0, π].
 
√ |a| π π
- Biểu thức chứa x2 − a2 đặt x = với t ∈ = , \{0} hoặc
  sin t 2 2
|a| π
x= với t ∈ [0, π]\ .
cos t 2
 
√ π π
- Biểu thức chứa a2 + x2 có thể đặt x = |a| tan t, t ∈ − , hoặc
2 2
x = |a| cot t, t ∈ (0, π).
r r
a+x a−x
- Biểu thức chứa hoặc có thể đặt x = a cos 2t.
a−x a+x
p
- Biểu thức chứa (x − a)(b − x) đặt x = a + (b − a) sin2 t

Ví dụ 3.10. Giải phương trình 3 3 x2 − 3x + 2 = 2x2 − 6x + 5.
Giải

Đặt t = 3
x2 − 3x + 2 ⇒ 2x2 − 6x + 5 = 2t3 + 1
Phương trình trở thành 3t √= 2t3 + 1 hay 2t3 − 3t + 1 = 0
−1 ± 3
Suy ra t1 = 1, t2,3 =
2 √
√ 3 ± 5
Với x2 − 3x + 2 = 1 ⇔ x2 − 3x + 1 = 0, suy ra x1,2 =
3

93
Bản thảo lưu hành nội bộ
√ √ √
√ −1 + 3 3 3 − 5
3
x2 − 3x + 2 = ⇔ x2 − 3x + 1 =
2√ 4 √
2 ′
⇔ 4x − 12x + 13 − 3 3 = 0 ⇒ ∆ = 36 − 4(13 − 3 3) > 0
3 p √
⇒ x3,4 = ± 3 3 − 4
√ 2 √
√ 1 + 3 3 3+5
3
x2 − 3x + 12 = − ⇔ x2 − 3x + 2 = − . Hay
2 4

2

4x − 12x + 13 + 3 3 = 0.


Ta có ∆′ = 36 − 4(13 + 3 3) < 0 vô nghiệm.
p √  √ 
Ví dụ 3.11. Giải phương trình 1 + 1 − x = x 1 + 2 1 − x .
2 2

Giải

Điều kiện: 1 − x2 ≥ 0 ⇔ −1 ≤x≤1


π π
Đặt x := sin t, t ∈ − , . Khi đó phương trình có dạng:
q 2 2
p
2
 p
2
 √
1 + 1 − sin t= sin t. 1 + 2 1 − sin t ⇔ 1 + cos t = sin t (1 + 2 cos t)
√ t √ t 3t t
⇔ 2 cos = sin t + sin 2t ⇔ 2 cos = 2 sin cos
2 2  2 2 
t π
√ t

√ 3t

 cos = 0 t =
⇔ 2 cos 1 − 2 sin = 0 ⇔  2 √ ⇔
 6 ⇔
2 2  3t 2  π
sin = t=
2 2 2

1
x =

 2
x=1
1
Vậy nghiệm của phương trình là x = hoặc x = 1.
2

X Đặt ẩn phụ đưa về hệ phương trình.

* Đặt cả hai ẩn mới.


r r
1 1
Ví dụ 3.12. Giải phương trình 3
+x+ 2
− x = 1.
2 2
Giải
1
Điều kiện x ≤ .
2
94
Bản thảo lưu hành nội bộ

r r 

1 1 u + v = 1
Đặt u = 3
+ x; v = 2
− x. Ta có hệ phương trình
2 2 
u3 + v 2 = 1

Giải hệ phương trình có v = 0, v = 1, v = 3. Do đó phương trình có


1 1 15
nghiệm x = , x = − , x = − .
2 2 2

-*Đặt ẩn phụ trong đó có một ẩn cũ và một ẩn mới.



Ví dụ 3.13. Giải phương trình x3 + 1 = 2 3 2x − 1.
Giải

Đặt 3
2x − 1 = t ⇒ t3 = 2x − 1
Ta có hệ


x3 + 1 = 2t


⇒ (x − t)(x2 + xt + t2 + 2) = 0 ⇔ x = t

t3 + 1 = 2x

Thay vào phương trình trên ta có



3 2 −1 + 5
x + 2x + 1 = 0 ⇔ (x − 1)(x + x − 1) = 0 ⇔ x = 1, x2,3 =
2
√ √
Ví dụ 3.14. Giải phương trình x + 17 − x2 + x 17 − x2 = 30.
Giải
√ √
Điều kiện: x ∈ [− 17, 17]

Đặt 17 − x2 = y ≥ 0 ta có hệ:
 
 
x2 + y 2 = 17
 
 (x + y)2 − 2xy = 17

 
x + y + xy = 30
 x + y + xy = 30

95
Bản thảo lưu hành nội bộ

 √
x + y = −1 + 78

 √

xy = 31 − 78
⇔ (x + y)2 + 2(x + y) = 77 ⇔  

 √
x + y = −1 − 78

 √

xy = 31 + 78

c) Phương pháp hàm số

Có các hướng áp dụng sau:


• Hướng 1.

Chuyển phương trình về dạng f (x) = k.

Xét hàm số y = f (x). Dùng lập luận khẳng định hàm số đơn điệu( gỉa
sử đồng biến )
Khi đó

x = x0 khi và chỉ khi f (x) = f (x0) = k, do đó x = x0 là nghiệm.

x > x0 khi và chỉ khi f (x) > f (x0) = k, do đó phương trình vô nghiệm.

x < x0 khi và chỉ khi f (x) < f (x0) = k, do dó phương trình vô nghiệm.

• Hướng 2.

Đưa phương trình về dạng f (x) = g(x).

Xét hàm số y = f (x) và y = g(x).

Dùng lập luận khẳng định y = f (x) là hàm số đồng biến, còn y = g(x)
là hàm hằng hoặc nghịch biến.

Xác định x0 sao cho f (x0) = g(x0 ). Vậy phương trình có nghiệm duy
nhất là x = x0.
• Hướng 3.

96
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chuyển phương trình về dạng f (u) = f (v). Xét hàm số y = f (x). Dùng
lập luận để khẳng định hàm số là đơn điệu (giả sử đồng biến). Khi đó
phương trình tương đương với u = v với mọi u, v ∈ D.
√ √
Ví dụ 3.15. Giải phương trình 4x − 1 + 4x2 − 1 = 1 (1)
Giải




4x − 1 ≥ 0 1
Điều kiện ⇔x≥ .
 2
4x2 − 1 ≥ 0.

X Cách 1. Số nghiệm của phương trình (1) là số giao điểm của đồ thị hàm
số
√ p
y= 4x − 1 + 4x2 − 1

và đường thẳng y = 1.
√ √
Xét hàm số y = 4x − 1 + 4x2 − 1.
 
1
TXĐ: D= , +∞ .
2

2 4x
y′ = √ + 2 >0
4x − 1 4x − 1
1
với mọi x > . Do đó hàm số luôn đồng biến. Vì thế phương trình nếu có
2
1
nghiệm thì nghiệm đó là duy nhất. Suy ra x = thỏa mãn phương trình
2
nên là nghiệm duy nhất.  
1
Vậy tập ngiệm của phương trình là S = .
√ 2 √
X Cách 2. Ta có 4x − 1 ≥ 1 nên 4x − 1 ≥ 1, 4x2 − 1 ≥ 0. Ta có



4x − 1 = 0
VT=VP ⇔ .

4x2 − 1 = 0.

97
Bản thảo lưu hành nội bộ
1
Điều này xảy ra khi và chỉ khi x =
2
Ví dụ 3.16. Giải phương trình:
q p q p
x + x2 − x + 1 − x + 1 + x2 + x + 1 = 1

Giải

 

 √ 
√
x + x2 − x + 1 ≥ 0  x2 − x + 1 ≥ −x (2)
ĐK : √ ⇔ √
 
x + 1 + x2 + x + 1 ≥ 0.
  x2 + x + 1 ≥ −x − 1 (3)




 −x ≤ 0

 

 x2 − x + 1 ≥ 0
 x≥0
(2) ⇔   ⇔ ⇔ ∀x ∈ R

 x≤0
 −x ≥ 0



 x2 − x + 1 ≥ x2




 −1 − x ≤ 0

 

 x2 + x + 1 ≥ 0
  x ≥ −1
(3) ⇔  ⇔ ⇔ ∀x ∈ R

 x ≤ −1
 −1 − x ≥ 0



x2 + x + 1 ≥ (−1 − x)2

Do đó tập xác định là D = R.

Khi đó phương trình tương đương với


q p q p
x + x2 − x + 1 + x = x + 1 + x2 + x + 1 + x + 1 (∗)

98
Bản thảo lưu hành nội bộ

Xét hàm số q p
f (x) = x + x2 − x − 1 + x

2 x2 − x + 1 + 2x − 1
f ′ (x) = p √ √ + 1.
2
4 x+ x −x+1. x −x+1 2

Ta có

p q
x2 − x + 1 + 2x − 1 = (2x − 1)2 + 3 + 2x − 1 > |2x − 1| + 2x − 1 ≥ 0.

Vậy f ′(x) ≥ 0 nên f (x) là hàm số đồng biến. Khi đó (*) tương đương với
f (x) = f (x + 1) hay x = x + 1. Do đó phương trình vô nghiệm.

d) Đánh giá

Ta thường dùng các bất đẳng thức hoặc các đẳng thức đã biết để đánh
giá các vế của phương trình.
√ √
Ví dụ 3.17. Giải phương trình x − 2 + 4 − x = x2 − 6x + 11(∗).
Giải

Điều kiện 2 ≤ x ≤ 4
Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có

√ √ p
1 x − 2 + 1 4 − x ≤ (1 + 1)(x − 2 + 4 − x) = 2
√ √
Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi x−2= 4 − x ⇔ x = 3. Mặt khác

x2 − 6x + 11 = (x − 3)2 + 2 ≥ 2, ∀ x

Dấu "=" xảy ra khi và chỉ khi




 √ √
 x−2+ 4−x=2
hay x = 3.

x2 − 6x + 11 = 2

99
Bản thảo lưu hành nội bộ

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 3.

3.4 Phương trình siêu việt

3.4.1 Nhắc lại một số kiến thức cơ bản.

Hàm số mũ Hàm số Logarit


y = ax , a > 0 y = loga x, a > 0, a 6= 1, x > 0
a0 = 1, 1x = 1, ax ≥ 0 loga 1 = 0, loga a = 1
ax1 .ax2 = ax1 +x2 loga (x1x2 ) = loga |x1| + loga |x2|
ax1 x1
x
= ax1 −x2 loga = loga |x1 | − loga |x2 |
a 2 x2
α
(ax1 )x2 = ax1 x2 logaβ xα = log|a| |x|
β
1 logc b
ax1 .ax2 = (a1 .a2)x loga b = =
 x logb a logc a
ax1 a1
=
ax2 a2
ax = ay ⇔ x = y loga x = loga y ⇔ x = y > 0
a > 1 ⇒ y = ax đồng biến a > 1 ⇒ y = loga x đồng biến
0 < a < 1 ⇒ y = ax nghịch biến 0 < a < 1 ⇒ y = loga x nghịch
biến
⇔ ax1 > ax2 ⇔ (a−1)(x1 −x2) > ⇔ ax1 > ax2 ⇔ (a−1)(x1 −x2) >
0 0

m
m √
Chú ý.Điều kiện cơ số a > 0 vì giả sử a < 0, x = thì ax = a n = n am
√ n
có khi không có nghĩa. Chẳng hạn (−8) = −8 không có nghĩa, nếu n
1
2


lẻ thì được, ví dụ (−8) 3 = 3 −8 = −2.
1

100
Bản thảo lưu hành nội bộ

3.4.2 Định lí về biến đổi tương đương



 f (x) = 0, g(x), h(x) 6= 0
 
 
f (x)g(x) = f (x)h(x) ⇔ 

f (x) > 0


 
(f (x) − 1)(g(x) − h(x)) = 0


 f (x) = 0, g(x), h(x) 6= 0


 f (x) = 1
 
⇔ 

 f (x) > 0, f (x) 6= 1


 
g(x) = h(x)






 f (x) > 0


logf (x) g(x) = logf (x) h(x) ⇔ f (x) 6= 1





g(x) = h(x) > 0

Chú ý.

 a=1
 
 
af (x) = ag(x)

⇔

0 < a 6= 1

 
f (x) = g(x)




0 < a 6= 1, b > 0
af (x) = b ⇔

f (x) = loga b

3.4.3 Một số phương pháp giải phương trình mũ

a) Logarit hóa (biến đổi tương đương)


√ √
Ví dụ 3.18. Giải phương trình
4
4
xx = x x .
Giải

101
Bản thảo lưu hành nội bộ

Điều kiện x > 0.


x √
Phương trình đã cho tương đương với log2 x= 4 xlog2 x
 4

x=1
log 2 x = 0 
 x = 0 (loại)

⇔ x √ ⇔
= 4x  √
4 x = 3 256

Ví dụ 3.19. Giải phương trình 8 x+2 = 36.32−x.


x

Giải

Phương trình tương đương với 2 x+2 = 22 . 34−x ⇔ 2 x+2 = 34−x.


3.x x−4

Lấy logarit cơ số 3 cả hai vế ta có


 
x−4 1
log 2 = 4 − x ⇔ (4 − x) 1 + log 2
x+2 x x+1 3
 
 x−4=0  x=4
⇔ ⇔
1
1+ x+2 log3 2 =0 x = −2 − log32 = −log318

b) Đặt ẩn phụ
X Đặt 1 ẩn phụ

Ví dụ 3.20. Giải và biện luận phương trình

 √ x  √ x
7 + 3 5 + a 7 − 3 5 = 2x+3 (1)

Giải
 √  √ 
Chú ý rằng 7 + 3 5 7 − 3 5 = 4. Ta chia cả 2 vế phương trình
cho 2x . Phương trình tương đương với
√ !x √ !x
7+3 5 7−3 5
+a = 8.
2 2

102
Bản thảo lưu hành nội bộ
√ !x
7+3 5
Đặt t = > 0 ta có phương trình:
2

t2 − 8t + a = 0 ⇔ (t − 4)2 = 16 − a (2)

Nếu 16 − a < 0 ⇔ a > 16 thì phương trình vô nghiệm. Suy ra phương


trình (1) vô nghiệm.
Nếu a = 16 ⇒ t = 4 > 0 ⇒ x = log 7+3√5 4
2

Nếu a < 16 ⇒ t1,2 = 4 ± 16 − a
Nếu 0 < a < 16 thì t1,2 > 0 hay phương trình (1) có 2 nghiệm


x1,2 = log 7+3√5 (4 ± 16 − a)
2


Nếu a ≤ 0 thì t1 = 4 + 16 − a > 0, suy ra phương trình (1) có 1 nghiệm


x = log 7+3√5 (4 + 16 − a).
2


Nếu t2 = 4 − 16 − a < 0 (loại)

X Đặt 2 ẩn phụ

Ví dụ 3.21. Giải và biện luận phương trình

2 2 2
+x+a −2a−1
4x − 2x = 2(x+1) − 1.

Giải Đặt
2 2
+x+a +2a−1
4x = u > 0, 2x =v>0

Ta có
u
u−v = − 1, hay (u − v)(v − 1) = 0.
v
Giải phương trình, tìm u, v. Suy ra nghiệm x.

103
Bản thảo lưu hành nội bộ

X Đặt ẩn phụ trong đó có một ẩn mới và giữ nguyên ẩn cũ.



Ví dụ 3.22. Giải phương trình 22x − 2x + 6 = 6.
Giải

Đặt u = 2x , điều kiện u > 0. Khi đó phương trình trở thành


u2 − u+6=6

√ √
Đặt v = u + 6, điều kiện v ≥ 6. Khi đó ta được hệ sau


u2 = v + 6

⇒ u2 − v 2 = −(u − v)

v 2 = u + 6


 u−v =0
⇔ (u − v)(u + v + 1) = 0 ⇔ 
u+v+1=0

u=3
Với u = v ta được u2 − u − 6 = 0 ⇔ 
u = −2 loại
Với u = 3 ta có 2x = 3. Suy ra x = log2 3

Với u + v + 1 = 0 ta thu được


 √
−1 + 21
 u=
u2 + u − 5 = 0 ⇔  2√
 −1 − 21
u=
2
√ √
21 − 1 21 − 1
Điều này khi và chỉ khi 2x = , khi và chỉ khi x = log2 .
2 √ 2
21 − 1
Vậy phương trình có 2 nghiệm x = 8 và x = log2
2

c) Đoán nghiệm và chứng minh ngiệm tồn tại duy nhất.

104
Bản thảo lưu hành nội bộ

Ví dụ 3.23. Giải phương trình


 x √ !x
x 1 3
1 + 3 2 = 2x ⇔ + = 1.
2 2

Giải

Ta có x = 2 là nghiệm của phương trình.


 x √ !x
1 3
Vì và là hàm số nghịch biến nên vế trái là hàm số nghịch
2 2
biến. Suy ra đồ thị vế trái chỉ cắt y = 1 tại 1 điểm. Do đó phương trình
có nghiệm duy nhất x = 2.

d) Đánh giá.

Ví dụ 3.24. Giải phương trình

√ √ x √ √ x √
3− 2 + 3 + 2 = ( 5)x

Giải

Phương trình tương đương với


√ √ !x √ √ !x
3− 2 3+ 2
√ + √ = 1.
5 5

Ta có √ √ √ √
3− 2 3− 2
√ < 1, √ > 1.
5 5
Do đó với mọi x ≥ 0 thì
√ √ !x √ √ !x
3+ 2 3− 2
√ ≥ 1, √ > 0.
5 5

Điều này kéo theo vế trái lớn hơn 1. Suy ra phương trình vô nghiệm.
√ √ !x √ √ !x
3− 2 3+ 2
Với mọi x < 0 thì √ > 1, √ > 0. Do đó vế trái
5 5

105
Bản thảo lưu hành nội bộ

lớn hơn 1. Suy ra phương trình vô nghiệm.

Ví dụ 3.25. Giải phương trình 3x = cos 2x.


2

Giải

Vì x2 ≥ 0 nên 3x ≥ 30 = 1 ≥ cos2x nên phương trình đã cho tương


2

đương với
 
 
3x2 = 1
 x2 = 0

⇔ ⇔x=0
 
cos 2x = 1
 cos 2x = 1

3.4.4 Một số phương pháp giải phương trình logarit

a) Biến đổi tương đương

Ví dụ 3.26. Giải phương trình

 p  1
2
logx+3 3 − 1 − 2x + x = .
2

Giải

Phương trình tương đương với

 p  1
2
logx+3 3 − (x − 1) = .
2

Điều kiện
 

 

0 < x + 3 6= 1 −3 < x 6= 2
⇔ ⇔ −2 < x < 4
 
3 − |1 − x| > 0
 −2 < x < 4

Khi đó phương trình tương đương với

(3 − |x − 1|)2 = x + 3 ⇔ x2 − 3x + 7 − 6|1 − x| = 0

106
Bản thảo lưu hành nội bộ

+ Nếu −2 < x ≤ 1 thì phương trình tương đương với x2 − 3x + 7 +



6x − 6 = 0, hay x = −3+ 5
2 .

+ Nếu 1 < x < 4 thì phương trình tương đương với x2 − 9x + 13 =



9− 29
0⇔x = 2

Ví dụ 3.27. Giải phương trình

3
log 14 (x + 2)2 − 3 = log 41 (4 − x)3 + log 14 (x + 6)3.
2

Giải 




 (x + 2)2 > 0 

 −6 < x < −2

Điều kiện 4 − x > 0 ⇔



 −2 < x < 4

x + 6 > 0

Phương trình tương đương với

3log 14 |x + 2| − 3 = 3 log 1 (4 − x) + 3 log 1 (x + 6)


4 4

hay
log 14 4 |x + 2| − 1 = log 1 (4 − x) + log 1 (x + 6).
4 4
Do đó

log 41 4 |x + 2| = log 1 (4 − x)(x + 6) hay 4 |x + 2| = (4 − x)(x + 6),


4

107
Bản thảo lưu hành nội bộ

Tương đương

  x=2 

 4 (x + 2) = (4 − x) (x + 6)
 x = −8 x=2
 
⇔ ⇔
 x = 1 + √33 √
  
4 (x + 2) = − (4 − x) (x + 6)  x = 1 − 33
 √
x = 1 − 33

là nghiệm

b) Đặt ẩn phụ
X Đặt 1 ẩn phụ

Ví dụ 3.28. Giải phương trình

2xlog2 x + 2x−3log8 x − 5 = 0

Giải

Điều kiện: x > 0.

Phương trình tương đương với

2xlog2 x + 2x−log2 x − 5 = 0

Đặt y = xlog2 x > 0. Khi đó phương trình trở thành

2
2y + − 5 = 0.
y

Suy ra
1
y1 = , y2 = 2
2
Do đó

1
xlog2 x = , hay log2 xlog2 x = log2 12 = −1,
2
108
Bản thảo lưu hành nội bộ

tức (log2 x)2 = −1, vô nghiệm.

xlog2 x = 2 hay (log2 x)2 = 1,

1
tức log2 x = ±1, x1 = , x2 = 2.
2
1
Vậy phương trình có 2 nghiệm x = , x = 2.
2
Ví dụ 3.29. Giải phương trình:

p p p
log2 (x − x2 − 1).log3 (x + x − 1) = log6 ( x − x2 − 1 )
2

Giải 




 x2 − 1



Điều kiện x − x2 − 1 ⇔x≥1




 √
 x + x2 − 1 > 0

 √   √ 
Nhận xét. x − x − 1 . x + x − 1 = 1
2 2

Do đó phương trình tương đương với


 √ −1  √   √ −1
2
log2 x + x − 1 2 2
. log3 x + x − 1 = log6 x + x − 1
 √   √   √ 
2 2
log2 x + x − 1 . log3 x + x − 1 = log6 x + x − 1 2

Sử dụng phép đổi cơ số ta có


 √   √ 
log2 x + x − 1 = log2 6. log6 x + x − 1 và
2 2
 √   √ 
2 2
log3 x + x − 1 = log3 6. log6 x + x − 1
Khi đó phương trình được viết lại dưới dạng
 √   √   √ 
2 2 2
log2 6. log6 x + x − 1 . log3 6. log6 x + x − 1 = log6 x + x − 1 (1)
 √ 
Đặt t = log6 x + x − 1 . Khi đó (1) có dạng
2

t (log2 6. log3 6.t − 1) = 0

109
Bản thảo lưu hành nội bộ

hay 
t=0

log2 6. log3 6.t − 1 = 0
 √  √
+ Với t = 0 ta có log6 x + x − 1 = 0 hay x + x2 − 1 = 1 hay
2



 √
x + x2 − 1 = 1
√ ⇔x=1

x − x2 − 1 = 1

+ Với log2 6. log3 6.t − 1 = 0 ta có

 p 
2
log2 6. log3 6. log6 x + x − 1 − 1 = 0

 √   √ 
⇔ log2 6. log3 x + x2 2
− 1 = 1 ⇔ log3 x + x − 1 = log6 2

 √
√ x + x2 − 1 = 3log6 2

⇔ x + x2 − 1 = 3log6 2 ⇔ √ ⇔ x = 3log6 2

x − x2 − 1 = 3log6 2

Vậy phương trình có 2 nghiệm x = 1, x = 3log6 2

Ví dụ 3.30. Giải phương trình

2log5 (x+3) = x.

Giải

Điều kiện x > −3


+ Nếu −3 < x ≤ 0 thì phương trình vô nghiệm
+ Nếu x > 0 ta đặt log5 (x + 3) = t ⇒ 5t = x + 3
Ta có hệ: 


2t = x
⇔ 5t = 2t + 3

5t = x + 3

110
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chia 2 vế cho 5t ta được:


 t  t
2 1
+ 3. =1
5 5

Ta có t = 1 là nghiệm. Vế phải là hàm số nghịch biến. vế trái là hàm


hằng. Vậy t = 1 là nghiệm duy nhất. Do đó

log5(x + 3) = 1 ⇔ x + 3 = 5 ⇔ x = 2.

Vậy phương trình có nghiệm x = 2

X Đặt 2 ẩn phụ

Ví dụ 3.31.

√ log x √
(2 + 2) 2 + x.(2 − 2)log2 x = 1 + x2

Giải.

Điều kiện x > 0.


√ log x √ log x
Tacó (2 + 2) 2 .(2 − 2) 2 = 2log2 x = x
 √
u = (2 + 2)log2 x

Đặt , u, v > 0. Suy ra uv = x. Phương trình viết
 √ log x
v = (2 − 2) 2

lại dưới dạng



 u=1
u + uv.v = 1 + (uv)2 ⇔ (u − 1)(1 − uv 2) = 0 ⇔ 
uv 2 = 1

Với u = 1 ta có (2 + 2)log2 x = 1 hay log2 x = 0, do đó x = 1

Với uv 2 = 1 hay xv = 1. Do đó x.(2 − 2)log2 x = 1, hay 2log2 x .(2 −
√ log x
2) 2 = 1. Tức

111
Bản thảo lưu hành nội bộ
h √ ilog2 x
2(2 − 2) = 1, hay log2 x = 0. Do đó x = 1.

Vậy phương trình có nghiệm duy nhất x = 1

c) Đoán nghiệm và chứng minh nghiệm duy nhất

Ví dụ 3.32. Giải phương trình

 
2
log x − x − 6 + x = log (x + 2) + 4

Giải 
 x2 − x − 6 > 0

Điều kiện ⇔x>3

 x+2>0
Phương trình tương đương với
x2 − x − 6
log = 4 − x ⇔ log(x − 3) = 4 − x
x+2
Ta thấy x = 4 là nghiệm. Vế trái là hàm số đồng biến, vế phải là hàm số
nghịch biến. Vậy x = 4 là nghiệm duy nhất.

d) Đánh giá

Ví dụ 3.33. Giải phương trình

√ √
log3√2 ( 4 − x + x + 5) = 1.

Giải
Cách 1. Theo Bunhiacopxki ta có

√ √ p √
4 − x + x + 5 ≤ (1 + 1)(4 − x + x + 5) = 3 2

hay
√ √
log3√2( 4 − x + x + 5) ≤ 1.

112
Bản thảo lưu hành nội bộ

√ √
4−x x+5
Vậy phương trình có nghiệm khi và chỉ khi = . Do đó
1 1
1
x = là nghiệm duy nhất.
2
Cách 2. Theo Côsi ta có

√ √ 2
4−x+ x + 5 ≤ 9 + (4 − x) + (x + 5) = 18,

hay
√ √ √
4 − x + x + 5 ≤ 3 2,

tương đương
√ √ 
log3√2 4 − x + x + 5 ≤ 1.

Vậy phương trình có nghiệm khi và chỉ khi

√ √
4−x= x + 5.

1
Do đó x = là nghiệm duy nhất.
2

3.5 Hệ phương trình

3.5.1 Hệ phương trình và phép biến đổi đương đương

a) Định nghĩa

Định nghĩa 3.4. Cho m phương trình f1 (x1, x2, . . . , xn) = 0, . . . , fm(x1, x2, . . . , xn)
0, với x1 , x2, . . . , xn ∈ D. Khi phải tìm nghiệm chung của m phương trình
này thì ta viết

113
Bản thảo lưu hành nội bộ





 f1(x1, x2, . . . , xn) = 0





f2(x1, x2, . . . , xn) = 0 (I)



 .........................................





fm(x1, x2, . . . , xn). = 0

và gọi đó là một hệ m phương trình n ẩn.

Nghiệm của hệ phương trình là nghiệm chung (a1 , a2, . . . , an ) của mọi
phương trình trong hệ.

Hai hệ phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có cùng tập
nghiệm.

Miền xác định hay tập xác định của hệ phương trình là miền xác định
chung của mọi phương trình trong hệ.

b) Phép biến đổi tương đương các hệ phương trình

Định nghĩa 3.5. Một phép biến đổi đưa hệ phương trình này về hệ
phương trình khác mà không làm thay đổi nghiệm của hệ phương trình
đã cho gọi là phép biến đổi tương đương hệ phương trình.

Một số phép biến đổi tương đương hệ phương trình.

Định lý 3.5. Nếu giữ nguyên các phương trình mà chỉ thay đổi thứ tự
các phương trình trong hệ thì được một hệ tương đương với hệ đã cho.

Định lý 3.6. Nếu thay một phương trình trong hệ bởi một phương trình
khác tương đương với nó còn các phương trình khác giữ nguyên thì được
một hệ phương trình tương đương với hệ đã cho.

Định lý 3.7. Nếu biểu thức h(x1, . . . , xn) xác định trên tập xác định của
hệ phương trình (I). Khi đó nếu thay phương trình fi(x1, x2, . . . , xn) = 0

114
Bản thảo lưu hành nội bộ

bởi phương trình fi(x1, . . . , xn) + h(x1, . . . , xn)fj (x1, . . . , xn) = 0, với j 6= i
thì nhận được hệ phương trình mới tương đương với hệ đã cho.

Định lý 3.8. Nếu phương trình f1 (x1, . . . , xn) = 0 tương đương với phương
trình x1 = f (x1, . . . , xn) thì hệ (I) tương đương với hệ




x1 = f (x2, . . . , xn) = 0





f2 (x1, x2, . . . , xn) = 0 (II)



.........................................





fn (x1, x2, . . . , xn) = 0

Nhận xét 3.4. Định lý 1, Định lý 2, Định lý 4 là cơ sở để giải một hệ


phương trình theo "phương pháp thế". Một hệ phương trình có thể giải
theo phương pháp thế hoặc phương pháp cộng đại số.

3.5.2 Hệ phương trình tuyến tính

a) Định nghĩa.

Định nghĩa 3.6. Hệ phương trình tuyến tính m phương trình, n ẩn số


x1, . . . , xn trên K là hệ có dạng:




 a11 x1 + . . . + a1n xn = b1



 a21 x1 + . . . + a2n xn = b2

 ...................................................................................





 am1 x1 + . . . + amn xn = bm

aij gọi là các hệ số của ẩn, bi là các số hạng tự do.

b) Phương pháp Gauss.

115
Bản thảo lưu hành nội bộ

Dùng phép biến đổi tương đương đưa hệ phương trình về hệ mà phương
trình càng về sau có số ẩn càng ít, khi đó thế từ dưới lên, ta tìm nghiệm. Vì
quá trình giải phương trình chỉ có các hệ số thay đổi, còn ẩn giữ nguyên,
do đó trong quá trình biến đổi tương đương có thể lược bỏ các ẩn số.

Ví dụ 3.34. Giải hệ phương trình






 x + 2y − z = 3

4x + y + 2z = 1




 2x − 3y + 4z = 2

Giải.
 Ta có:     

 1 2 − 1 3   1 2 − 1 3   1 2 − 1 3 
     
     
 4 1 2 1  ∼ 0 − 7 6 −11  ∼  0 − 7 6 −11 
     
     
2 −3 4 2 0 − 7 6 −4 0 0 0 7
Hệ đã cho tương đương




 x + 2y − z = 3

−7x + 6z = −11




 0z = 7

Phương trình thứ 3 vô nghiệm nên hệ vô nghiệm.

3.5.3 Hệ phương trình bậc cao

a) Hệ phương trình đẳng cấp

Định nghĩa 3.7. Hàm số F (x, y, ..., z) được gọi là đẳng cấp bậc n nếu
F (tx, ty, .., tz) = tn F (x, y, ..., z). Hệ phương trình đẳng cấp bậc n là hệ
phương trình mà các vế của phương trình là các hàm số đẳng cấp bậc n.
Đối với hệ phương trình đẳng cấp hai ẩn thì giải hệ bằng cách xét x = 0

116
Bản thảo lưu hành nội bộ

hoặc y = 0. Khi x hoặc y 6= 0 đặt x = ty hoặc y = tx. Khử x từ hệ này ta


được một phương trình bậc 2 theo t. Tìm được t, tìm được x và y = tx.

Ví dụ 3.35. Giải hệ phương trình:




 x3 + y 3 = 1
 x2y + 2xy 2 + y 3 = 2

Giải

+y = 0 không là nghiệm của hệ phương trình.

Đặt x = ty ta có 
 
 y 3 t3 + 1 = 1

 y 3 t2 + 2t + 1 = 2

t2 − t + 1
+ y = 0 không là nghiệm, t = −1 không là nghiệm. Suy ra =
t+1
1
. Ta tìm được t suy ra tìm được y và x.
2
b) Hệ phương
 trình đối xứng loại 1


f (x, y) = 0
X Dạng với f (x, y) và g(x, y) là đa thức đối xứng.

g(x, y) = 0

X Phương pháp giải

Đặt (I) 

 S =x+y

 P = xy

ta được (II) 

 F (S, P ) = 0

 G (S, P ) = 0

Hệ (I) có nghiệm khi và chỉ khi hệ (II) có nghiệm tức ∆ = S 2 − 4P ≥ 0.

117
Bản thảo lưu hành nội bộ

Ví dụ 3.36. Xác đinh m để hệ sau có nghiệm




 x + y + xy = m

 x2 + y 2 = m

Giải

Đặt S = x + y, P = xy ta có
 

 S+P =m 
 P =m−S

 S 2 − 2P = m
  S 2 + 2S − 3m = 0

Hệ đã cho có nghiệm khi và chỉ khi hệ sau có nghiệm




 S 2 + 2S − 3m = 0
(∗)
2

 S − 4P ≥ 0

Ta có S 2 − 4P = 3m − 2S − 4(m − S) = 2S − m
 

 S 2 + 2S − 3m = 0  S 2 + 2S = 3m

(∗) ⇔ m ⇔ S 2 + 2S

 S≥ 
 S≥
2 6
 

 S 2 + 2S = 3m 
 S 2 + 2S = 3m
⇔ ⇔ (1)
 S 2 − 4S ≤ 0
 
 0≤S≤4

Tìm m để hệ (1) có nghiệm S thuộc [0; 4]


Đặt f (S) = S 2 + 2S, f ′(S) = 2S + 2.

118
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bảng biến thiên

x 0 4

f ′(x) | + |
24
f (S) 0 %

(1) có nghiệm S ∈ [0; 4] ⇔ 0 ≤ 3m ≤ 24 ⇔ 0 ≤ m ≤ 8

Nhận xét 3.5. Có thể dùng tam thức bậc 2 xác định m để phương trình

S 2 + 2S − 3m = 0
 
m
có nghiệm S ∈ , +∞ .
2

c) Hệ phương
 trình đối xứng loại 2

 f (x, y) = 0
X Dạng
 f (y, x) = 0

X Tính chất

Tính chất 3.1. Nếu hệ có nghiệm (x0, y0) thì hệ cũng có nghiệm (y0, x0).
Do đó nếu hệ có nghiệm duy nhất thì x0 = y0 .

Tính chất 3.2. Nếu trừ từng hai vế phương trình thì được phương trình
dạng tính.

Ví dụ 3.37. Xác định m để hệ phương trình sau có nghiệm duy nhất:



 √x + √1 − y = m + 1

√ √
 1−x+ y =m+1

Giải.

119
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giả sử hệ có nghiệm (x, y) thì khi đó (y, x) cũng là nghiệm. Vậy để hệ


có nghiệm duy nhất thì điều kiện cần là x = y, vậy ta có:

√ p
x+ 1 − y = m + 1(1)

Nếu x là nghiệm của (1) thì 1 − x cũng là nghiệm của hệ, hệ có nghiệm
duy nhất nên

1
x=1−x⇔x= .
2
1 √
Thay x = vào (1) suy ra m = 2 − 1
2

Đảo lại với m = 2 − 1 ta có hệ

 √x + √1 − y = √2

√ √ √
 1−x+ y = 2

√ √ √ p √
⇔ x+ 1−x+ y+ 1−y =2 2

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có:

√ √ p √
x+ 1 − x ≤ (1 + 1) (x + 1 + x) = 2

√ p p √
y + 1 − y ≤ (1 + 1) (y + 1 − y) = 2.

Suy ra
√ √ √ p √
x + 1 − x + y+ 1 − y ≤ 2 2

Do đó (2) tương đương với



 √x = √1 − x

1
√ √ ⇔ x = y =

 y = 1−y 2

120
Bản thảo lưu hành nội bộ

d) Hệ phương trình hoán vị vòng quanh.


X Dạng 



 f (x1) = g (x2)



 f (x2) = g (x3)

 .....................................................................





 f (xn ) = g (x1)

X Tính chất

Tính chất 3.3. Giả sử các hàm số f (x) và g(x) cùng đồng biến trên (a, b)
và (x1, x2, . . . , xn) là nghiệm của hệ, xi ∈ (a, b) thì x1 = x2 = · · · = xn

Chứng minh.

Do các xi có vai trò như nhau nên có thể giả sử x1 = min{x1, ..., xn}.
Khi đó x1 ≤ x2. Suy ra f (x1) ≤ f (x2). Do đó g(x2) ≤ g(x3) nên x2 ≤ x3 .
Do đó f (x2) ≤ f (x3), suy ra g(x3) ≤ g(x4) nên x3 ≤ x4. Tương tự như
vậy ta có xn ≤ x1.

Vậy x1 ≤ x2 ≤ ... ≤ xn ≤ x1 khi và chỉ khi x1 = x2 = ... = xn . 

Ví dụ 3.38. Giải hệ phương trình






 y 3 − 9x2 + 27x − 27 = 0

z 3 − 9y 2 + 27y − 27 = 0



 x3 − 9z 2 + 27z − 27 = 0

Giải.

121
Bản thảo lưu hành nội bộ

Hệ tương đương với






 y 3 = 9x2 − 27x + 27

z 3 = 9y 2 − 27y + 27



 x3 = 9z 2 − 27x + 27

Xét hàm số f (t) = t3 , g(t) = 9t2 − 27t + 27


Hệ có dạng: 



 f (y) = g (x)

f (z) = g (y)




 f (x) = g (z)

Hàm số f (t) = t3 tăng trên R.


" 2 #
3 3 27
g(t) = 9(t2 − 3t + 3) = 9 t− + ≥
2 4 4

27
Giả sử (x0, y0, z0) là nghiệm của hệ thức thì x03 , y03, z0 3 ≥ , hay x0, y0, z0 ≥
  4
3 3 3
√ > . Hàm g(t) đồng biến trên , +∞ . Do đó nếu (x0, y0 , z0) là
3
4 2 2
nghiệm của hệ thì x0 = y0 = z0 thay vào hệ được

x30 − 9x20 + 27x0 − 27 = 0 ⇔ (x0 − 3)3 = 0 ⇔ x0 = 3

Vậy hệ có nghiệm duy nhất (3, 3, 3)..

3.6 Bài tập

Bài 1. Tìm nghiệm nguyên của các phương trình sau:

a) x2 + y 2 = 2z 2

b) x2 + y 2 = 3z 2

122
Bản thảo lưu hành nội bộ

c) x2 + y 2 = (2n+1 + 3)z 2, n ∈ N∗

d) x2 + y 2 + z 2 = 2xyz
 2007 
e) x + y + z = 11
2 2 2 7
+ 2 y2z2

f) x41 + x42 + ... + x414 = 1599

g) 1! + 2! + ... + x! = y 2
1 1 1 1
h) 2 + 2 + 2 + 2 = 1
x y z t
Bài 2. Giải phương trình:

(x − k)2n + (x − k − 1)2n = 1, k ∈ N, n ∈ N∗

Bài 3. Giải phương trình:


q q
√ √
x − 4x − 4 + x+ 4x − 4 = 2

Bài 4. Tìm a để phương trình:

3x2 − 1 √
√ = 2x − 1 + ax
2x − 1

có nghiệm duy nhất.


Bài 5. Giải phương trình:

4x − 2x − 1 = log4 (3x + 1)

Bài 6. Tìm m để phương trình

1
= 3m − 2
2|x−1|

có nghiệm duy nhất.

123
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bài 7. Tìm m để phương trình:


 |x2 −4x+3|
1
= m4 − m2 + 1
5

có 4 nghiệm phân biệt.


Bài 8. Giải phương trình:


4

8
 √
2 log6 x+ x = log4 x

Bài 9. Tìm các số nguyên dương a, b sao cho:




 √ √
a b + b a ≤ 30
 √ √
a a + b b ≥ 35

Bài 10. Tìm a để hệ sau có nghiệm:




5x2 − 4xy + 2y 2 ≥ 3

 2a − 1
7x2 + 4xy + 2y 2 ≤

2a + 5

Bài 11. Giải hệ phương trình:







y 3 − 9x2 + 27x − 27 = 0


z 3 − 9y 2 + 27y − 27 = 0




x3 − 9z 2 + 27z − 27 = 0

124
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chương 4

Bất phương trình và hệ bất phương


trình

Chương này trình bày về bất phương trình và hệ bất phương trình. Nội
dung của chương gồm các vấn đề về: Khái niệm bất phương trình, hệ bất
phương trình và các phép biến đổi tương đương. Các dạng bất phương
trình cùng các phương pháp giải cơ bản và các ví dụ minh họa cụ thể.

4.1 Bất phương trình và các phép biến đổi tương


đương

4.1.1 Bất phương trình

Định nghĩa 4.1. Cho hai hàm số f (x1, x2, . . . , xn) và g(x1, x2, . . . , xn) với
các biến số x1, x2, . . . , xn và các hệ số thuộc D. Ta cần tìm (a1 , a2, . . . , an) ∈
Dn sao cho f (a1, a2, . . . , an) < g(a1 , a2, . . . , an) thì ta viết f (x1, x2, . . . xn) <
g(x1, x2, . . . xn) (1) và gọi đó là một bất phương trình của n ẩn x1, x2, . . . , xn.
Biểu thức f (x1, x2, . . . , xn) gọi là vế trái, g(x1, x2, . . . , xn) gọi là vế phải
của bất phương trình.

Bộ (a1, a2 , . . . , an) sao cho f (a1, a2, . . . , an) < g(a1 , a2, . . . , an) là nghiệm

125
Bản thảo lưu hành nội bộ

của bất phương trình (1).

Việc tìm tất cả (a1 , a2 , . . . , an) là nghiệm của (1) gọi là giải bất phương
trình trên D. Ta có M = Df ∪ Dg với Df , Dg lần lượt là tập xác định của
các hàm số f (x1, . . . , xn), và g(x1, ..., xn) được gọi là tập xác định của bất
phương trình (1).

Trong định nghĩa trên, dấu < có thể thay bằng ≤, >, ≥ . Như vậy ta
có bốn dạng bất phương trình.

Bất phương trình được phân loại tương tự như phương trình.

4.1.2 Bất phương trình tương đương và phép biến đổi tương
đương các bất phương trình

Định nghĩa 4.2. Hai bất phương trình gọi là tương đương nếu tập nghiệm
của chúng trùng nhau.

Định nghĩa 4.3. Một phép biến đổi đưa bất phương trình này về bất
phương trình khác mà không làm thay đổi nghiệm của bất phương trình
đã cho gọi là phép biến đổi tương đương bất phương trình.

Một số phép biến đổi thường gặp

Các định lí trong phần này được chứng minh tương tự như trong phần
phương trình nên ta không chứng minh ở đây.

Định lý 4.1. Thực hiện phép tính ở mỗi vế của bất phương trình thì nhận
được bất phương trình tương đương với bất phương trình đã cho.

Định lý 4.2. Nếu biểu thức H(x1, . . . , xn) xác định trên tập xác định của
bất phương trình F (x1, . . . , xn) < G(x1, . . . , xn) (1) thì bất phương trình
(1) tương đương với bất phương trình

126
Bản thảo lưu hành nội bộ

F (x1, . . . , xn) + H(x1, . . . , xn) < G(x1, . . . , xn) + H(x1, . . . , xn) (2)

Hệ quả 4.1. Có thể chuyển một hạng tử từ vế này sang vế kia của bất
phương trình đồng thời đổi dấu của nó thì được bất phương trình mới tương
đương với bất phương trình đã cho.

Định lý 4.3. Nếu biểu thức H(x1, . . . , xn) xác định và luôn luôn dương
(hoặc âm) trên tập xác định của bất phương trình (1) thì bất phương trình
(1) tương đương với bất phương trình

F (x1, . . . , xn).H(x1, . . . , xn) < G(x1, . . . , xn).H(x1, . . . , xn)(2).

hoặc

F (x1, . . . , xn).H(x1, . . . , xn) > G(x1, . . . , xn).H(x1, . . . , xn)(2).

Hệ quả 4.2. Có thể nhân hai vế của một bất phương trình với một số
dương hoặc có thể nhân hai vế của một bất phương trình với một số âm
đồng thời đổi chiều của nó.

4.2 Bất phương trình đa thức

4.2.1 Bất phương trình bậc 1

Xét dấu đa thức bậc một f (x) = ax + b, a 6= 0.


b
- Nếu x < − thì f (x) trái dấu với hệ số a.
a
b
- Nếu x > − thì f (x) cùng dấu với hệ số a.
a
Bảng xét dấu

b
x −∞ − +∞
a

ax + b trái dấu a 0 cùng dấu a

127
Bản thảo lưu hành nội bộ

4.2.2 Bất phương trình bậc 2

Xét dấu đa thức bậc hai f (x) = ax2 + bx + c, a 6= 0.

Định lý 4.4. (Định lý về dấu của tam thức bậc 2)

i) Nếu ∆ < 0 thì af (x) > 0, với mọi x ∈ R.


−b
ii) Nếu ∆ = 0 thì af (x) > 0 với mọi x 6=
a
iii) Nếu ∆ > 0 thì trong khoảng hai nghiệm f (x) trái dấu với a, ngoài
khoảng hai nghiệm f (x) cùng dấu với a.

• So sánh một số α với các nghiệm của f (x) = ax2 + bx + c

i) f (x) có hai nghiệm x1 < x2 và α ∈ (x1, x2) khi và chỉ khi af (x) < 0.

ii) Nếu af (x) > 0 thì tính ∆.

- Nếu ∆ < 0 thì f (x) không có nghiệm nên không so sánh.

- Nếu ∆ ≥ 0 thì α ở ngoài khoảng 2 nghiệm.


Tóm lại.





∆≥0


α < x1 < x2 ⇔ af (α) > 0




 b
α < −

2a





 ∆≥0


α > x1 ≥ x2 ⇔ af (α) > 0




 b
α > −

2a
• So sánh hai nghiệm của f (x) với 2 số α, β, α < β
X f (x) có hai nghiệm phân biệt và chỉ có một nghiệm thuộc (α, β).
+Trường hợp 1.

128
Bản thảo lưu hành nội bộ

 
 α < x1 < β ≤ x2  af (β) < 0, af (α) > 0
 ⇔ ⇔ f (β)f (α) < 0
x1 ≤ α < x2 < β af (α) < 0, af (β) > 0

+ Trường hợp 2.



∆ = 0
 b
α < − < β

2a
Vậy 
 f (α) .f (β) < 0
 
 
  ∆=0

 b
α<−

2a

X f (x) có cả 2 nghiệm thuộc (α, β) tức α < x1 ≤ x2 < β

Điều này xảy ra khi và chỉ khi






 ∆≥0



 af (α) > 0



 af (β) > 0


α< S <β

2

X f (x) không có nghiệm nào thuộc (α, β)

129
Bản thảo lưu hành nội bộ

Điều này xảy ra khi và chỉ khi




 ∆≥0


 af (α) ≥ 0

 S
  2 <α

  x1 ≤ x2 ≤ α < β 

  ∆≥0

  α < β ≤ x1 ≤ x2 


 ⇔ af (β) ≥ 0
 x1 ≤ α < β ≤ x2 
 S

 
2


∆<0 

 af (α) ≤ 0


 af (β) ≤ 0


∆<0

Chú ý.Điều kiện để phương trình bậc 2 có nghiệm thuộc [α, β] khi và chỉ
khi 
 f (α) = 0 hoặc f (β) = 0

 f (x) có 1 nghiệm ∈ (α, β)


f (x) có 2 nghiệm ∈ (α, β)

Một số bài toán biện luận bất phương trình bậc 2


• Bài toán 1. Tìm điều kiện để f (x) = ax2 + bx + c > 0 với mọi x hoặc
f (x) < 0 với mọi x
Giải.

+ a = 0 giải trực tiếp 



 a>0
+ a 6= 0 ta có f (x) > 0 với mọi x khi và chỉ khi

∆<0


 a<0
+ a 6= 0 ta có f (x) < 0 với mọi x khi và chỉ khi
∆<0

130
Bản thảo lưu hành nội bộ

• Bài toán 2. Tìm điều kiện để f (x) > 0 với mọi x > α.
Giải.

+ Nếu a = 0 thì giải trực tiếp bất phương trình bậc nhất

+ Nếu a < 0 thì không xảy ra.



 ∆<0
 
+ Nếu a > 0 thì 
 
 ∆≥0

 
 x1 ≤ x2 ≤ α

Tương tự ta có điều kiện f (x) < 0 với mọi x < α.


•Bài toán 3. Tìm điều kiện để f (x) > 0 với mọi x thỏa mãn α < x < β
Giải.

+ Nếu a = 0 thì giải trực tiếp.



 ∆<0
 
 





 ∆≥0
+ Nếu a > 0 thì ta có  



   x1 ≤ x2 ≤ α
 
 
 
 
 β ≤ x1 ≤ x2

 + Nếu a < 0 thì chỉ xảy ra trường hợp x1 ≤ α < β ≤ x2 khi và chỉ khi


af (α) ≤ 0

af (β) ≤ 0

Chú ý.Bất phương trình đa thức bậc lớn hơn 2 ta đưa về tích bất phương
trình bậc nhất hoặc bậc hai.

Ví dụ 4.1. So sánh 1 và 2 với các nghiệm của f (x) = x2 − x − 1.


Giải.

Ta có af (1) = −1 < 0 suy ra f (x) có 2 nghiệm và x1 < −1 < x2. Mặt


khác af (2) = 1 > 0 và do ở trên ta đã có 2 nghiệm rồi và 1 < 2 suy ra

131
Bản thảo lưu hành nội bộ

hai nghiệm của f (x) thỏa mãn x1 < x2 < 2. Vậy x1 < x2 < 2

Ví dụ 4.2. So sánh 3 với các nghiệm của f (x) = x2 −2(m+1)x−5m+1 =


0.
Giải.

f (x) = x2 − 2(m + 1)x − 5m + 1 = 0, α = 3


S
Cần tính các đại lượng ∆′ , af (3), − 3 để xét dấu:
2

∆′ = m (m − 3) ∆′ = 0 ⇔ m = 0, m = 3





af (3) = 4 − m af (3) = 0 ⇔ m = 4


 S S

 2
−3=m−2 −3=0⇔m=2
2
Xét dấu: Tương tự so sánh 4 số với các nghiệm f (x) = 2x2 − 3(m + 1)x +
m+2

Ví dụ 4.3. Cho phương trình sin2 x + m sin x − m + 1 = 0(1)

a) Tìm a để (1) có nghiệm

b) Giải và biên luận (1)


Giải

Đặt sin x = t ⇒ |t| ≤ 1 và khi đó f (t) = t2 + mt − m + 1


Ta giải bằng cách so sánh hai số 1 và −1 với các nghiệm của f (t). Lập
bảng so sánh để từ đó kết luận nghiệm
√ √
∆ = m2 + 4m − 4 = 0 ⇔ m = −2 − 8 hoặc m = −2 + 8

af (−1) = −2m + 2 = 0 ⇔ m = 1

af (1) = 2 > 0
S −m + 2
+1= =0⇔m=2
2 2
S −m − 2
−1= = 0 ⇔ m = −2
2 2
Ta lập bảng sau:

132
Bản thảo lưu hành nội bộ

S S
m ∆ af (−1) af (1) +1 − 1 Kết luận
2 2
−∞
+ + + + + −1 < 1 < t1 <
t2

2− 8 0 + + + + −1 < 1 < t1 =
t2
- + + + + Vô nghiệm
-2 - + + + 0 Vô nghiệm
- + + + - Vô nghiệm
−2 + 0 + + + - −1 < t1 = t2 <

8 1
+ + + + - −1 < t1 < t2 <
1
1 + + + + - −1 = t1 < t2 <
1
+ - + + - t1 < −1 < t2 <
1
2 + - + 0 - t1 < −1 < t2 <
1
+ - + + - t1 < −1 < t2 <
1
+∞

Dựa vào bảng biến thiên ta kết luận:



a) (1) có nghiệm khi m ≥ −2 + 8

133
Bản thảo lưu hành nội bộ

√ x1 = arc sin t1 + 2kπ
b) + m < −2 +

8 ⇔ sin x = t1 ⇔ ,k ∈ Z
x2 = π − arcsin t2 + 2kπ
 
 x1 = arc sin t1 + 2kπ
 sinx = t1 ⇔  

√  x2 = π − arcsin t1 + 2kπ
+ −2+ 8 < m < 1 thì (1) ⇔
 

 x3 = arc sin t2 + 2kπ
 sinx = t2 ⇔  

x4 = π − arcsin t2 + 2kπ

 sinx = −1 ⇔ x = π + 2kπ
+ Nếu m = 1 thì (1) ⇔ 
sinx = t2
+ Nếu m > 1 thì (1) tương đương với sin x = t2 .

4.3 Bất phương trình vô tỷ

4.3.1 Các dạng bất phương trình vô tỷ thường gặp

X
p
2k
f (x) ≥ g(x)




 g(x) ≤ 0



f (x) ≥ 0

⇔


 g(x) ≥ 0



f (x) ≥ [g(x)]2k

X
p
2k
f (x) ≤ g(x)

134
Bản thảo lưu hành nội bộ






g(x) ≥ 0


⇔ f (x) ≥ 0





f (x) ≤ [g(x)]2k

X
p
2k+1
f (x) ≤ g(x) ⇔ f (x) ≤ [g(x)]2k+1

4.3.2 Một số phương pháp giải cơ bản

• Biến đổi tương đương

Ví dụ 4.4. Giải bất phương trình

p p p
x2 − 3x + 2 + x2 − 4x + 3 ≥ 2 x2 − 5x + 4

Giải 




 x2 − 3x + 2 ≥ 0 

x≤1

Điều kiện x2 − 4x + 3 ≥ 0 ⇔



 x≥4

x2 − 5x + 4 ≥ 0

Bất phương trình tương đương với

p p p
(x − 1)(x − 2) + (x − 1)(x − 3) ≥ 2 (x − 1)(x − 4) (1)

√ √ √
Nếu x ≥ 4 thì (1) tương đương với x−2+ x − 3 ≥ 2 x − 4, tức

p
x − 2 + x − 3 + 2 (x − 2)(x − 3) ≥ 4(x − 4).

135
Bản thảo lưu hành nội bộ
p
Điều này xảy ra khi và chỉ khi 2 (x − 2)(x − 3) ≥ 2x − 11, hay



 2x − 11 ≤ 0



(x − 2)(x − 3) ≥ 0




 2x − 11 > 0



4(x − 2)(x − 3) ≥ (2x − 11)2

11
Do đó ta có 4 ≤ x ≤
2
Tương tự nếu x ≤ 1 thì (1) tương đương với

p p p
(1 − x)(2 − x) + (1 − x)(3 − x) ≥ 2 (1 − x)(4 − x).

Ta có x = 1 thỏa mãn. Nếu x < 1 thì bất phương trình tương đương
với
p p p
(2 − x) + (3 − x) ≥ 2 (4 − x).

Giải bất phương trình ta tìm được nghiệm.



51 − 2x − x2
Ví dụ 4.5. Giải bất phương trình < 1 (1).
1−x
Giải 

51 − 2x − x2 ≥ 0

√ √
Điều kiện ⇔ −1 − 52 < x < −1 + 52, x 6= 1

x 6= 1

Bất phương trình tương đương với


51 − 2x − x2 + (x − 1)
< 0,
1−x
tức là
p
(1 − x)[ 51 − 2x − x2 + (x − 1)] < 0 (2).

136
Bản thảo lưu hành nội bộ

Nếu −1 − 52 < x < 1 thì 1 − x > 0. Khi đó (2) tương đương với

p
51 − 2x − x2 + x − 1 < 0

Hay
p
51 − 2x − x2 < 1 − x

Vì cả 2 vế đều bất phương trình đều dương nên bất phương trình tương
đương với

 x>5
51 − 2x − x2 < 1 − 2x + x2 hay x2 > 25 ⇒ 
x < −5

Kết hợp điều kiện ta được


−1 − 52 < x < −5.


Nếu 1 < x < −1 + 52 thì 1 − x < 0. Khi đó (2) tương đương với

p
51 − 2x − x2 + x − 1 > 0

Điều này xảy ra khi


51 − 2x − x2 ≥ 0

do 1 − x < 0. Hay
√ √
1− 52 < x < −1 + 52

Kết hợp điều kiện ta được


1 < x < −1 + 52


−1 − 52 < x < −5
Vậy (1) có nghiệm 


1 < x < −1 + 52

137
Bản thảo lưu hành nội bộ

• Phương pháp đặt ẩn phụ

Các hướng đặt ẩn phụ tương tự như phương trình vô tỷ.

Ví dụ 4.6. Tìm m để bất phương trình

p
(1 + 2x)(3 − x) > m + (2x2 − 5x + 3) (1)
 
−1
thỏa mãn với mọi x ∈ ,3 .
2
Giải
−1
Điều kiện ≤x≤3
2
Đặt
p
t = (1 + 2x)(3 − x)

thì bất phương trình trở thành

t + t2 > m + 6 (2)
   
−1 7
Ta có nếu x ∈ , 3 thì t ∈ 0, .
2 2
Thật vậy bằng cách khảo sát hàm số
p
t= (1 + 2x)(3 − x)

−4x + 5
t′ = p
2 (1 + 2x)(3 − x)

Bảng biến thiên

x − 12 5
4 3

f ′(x) + 0 −

f 7 42
0 % &0

138
Bản thảo lưu hành nội bộ
   
−1 7
Vậy (1) đúng với mọi x ∈ ; 3 thì (2) đúng với mọi t ∈ 0;
2 2 
7
Xét hàm số f (t) = t2 + t. Ta tìm m để f (t) > m + 6 với mọi t ∈ 0; .
2
1
Khảo sát f (t) = t2 + t có f ′(t) = 2t + 1 > 0 suy ra t > − . Do đó f (t)
2
−1
đồng biến với t > . Suymin f (t) = f (0) = 0. Do đó m + 6 < 0 hay
2 7
0; 
2
m < −6.

Ví dụ 4.7. Giải bất phương trình

p
5x2 + 10x + 1 ≥ 7 − x2 − 2x.

Giải

Điều kiện
 √
−5 − 20
x≤
5x2 + 10x + 1 ≥ 0 ⇔  2√
 −5 + 20
x≥
5
Đặt
p
2 t2 − 1
t= 5x2 + 10x + 1 ≥ 0 ⇔ 7 − x − 2x = 7 −
5
t2 − 1
Bất phương trình trở thành t ≥ 7 − , hay t2 + 5t − 36 ≥ 0 ⇔
5
(t + 9)(t − 4) ≥ 0. Suy ra t ≥ 4. Thay vào ta có

√  x ≤ −3
5x2 + 10x + 1 ≥ 4 ⇔ x2 + 2x − 3 ≥ 0 ⇔ 
x≥1

Vậy với điều kiện trên có nghiệm x ≤ −3 hoặc x ≥ 1

Ví dụ 4.8. Giải bất phương trình

√ √ x2
1+x+ 1−x≤2−
4
139
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giải

Điều kiện −1 ≤ x ≤ 1

Đặt x := cos α, α ∈ [0, π]

Bất phương trình trở thành


 
π
sin2 −α
√ √ cos2 α 2
1 + cos α + 1 − cos α ≤ 2 − =2−
4 4
   
π π
sin2 α − sin2 α −    
2 2 α π α π
= 2− = 2− = 2−sin2 − cos2 −
4 4 2 4 2 4
Mặt khác

√ √ √ α √ α
1 + cos α + 1 − cos α = 2 cos + 2 sin
2 2
   
√ α α √ α π
= 2 cos + sin = 2 cos −
2 2 2 4
Từ đó ta có
     
α π α π α π
2 cos − ≤ 2 − sin2 − cos2 −
2 4 2 4 2 4
     
4 α π 2 α π α π
⇔ cos − − cos − − 2 cos − +2≥0
2 4 2 4 2 4
"   #2 "     #
α π α π α π
⇔ cos − −1 cos2 − + 2 cos − + 2 ≥ 0 (1)
2 4 2 4 2 4

Vậy nghiệm của bất phương trình đã cho −1 ≤ x ≤ 1.

Ví dụ 4.9. Xác đinh a để bất phương trình sau có nghiệm


q q
√ √
a+ x+ a − x ≤ 2 (1)

Giải

140
Bản thảo lưu hành nội bộ

Khi a < 0 thì (1) vô nghiệm. Vậy chỉ cần xét khi a ≥ 0.
√ p√
+ Nếu a = 0 thì (1) tương đương với x +
4
−x ≤ 2 ⇔ x = 0

+ Nếu a> 0 thì 



 

x ≥ 0 x ≥ 0
Điều kiện ⇔ √
 √  x
 x≤a
 0 ≤
 ≤1
 a
 √
 x = a cos α

Vậy có thể đặt  
 π
α ∈ 0,

2
Khi đó (1) tương đương với

p p
a(1 + cos α) + a(1 − cos α) ≤ 2.

Hay  
α π 1
cos − ≤√ (2)
2 4 a
π
Với 0 ≤ α < thì
2  
1 α π
√ ≤ cos − ≤1
2 2 4
1 1
Vậy (2) có nghiệm khi và chỉ khi √ ≥ √ ⇔ 0 < a ≤ 2
a 2
• Phương pháp hàm số
X Hướng 1.

+ Chuyển bất phương trình về dạng f (x) > k. f (x0).

+ Xét hàm số y = f (x). Dùng lập luận khẳng định hàm số đơn điệu
(giả sử hàm số đồng biến.)

+ Tìm giá trị x0 thuộc tập xác định sao cho f (x0) = k. Khi đó x > x0
là nghiệm của bất phương trình.

XHướng 2. Thực hiện theo các bước

141
Bản thảo lưu hành nội bộ

+ Chuyển bất phương trình về dạng f (u) < f (v) (2)

+ Xét hàm số y = f (x): Dùng lập luận khẳng định hàm số đơn điệu
(giả sử hàm số đồng biến). Khi đó (2) tương đương với u < v.

Ví dụ 4.10. Giải bất phương trình

p p √ √
x − 2x + 3 − x2 − 6x + 11 > 3 − x − x − 1
2

Giải 


x − 1 ≥ 0
Điều kiện ⇔1≤x≤3

3 − x ≥ 0

Viết lại bất phương trình dưới dạng

p √ p √
x2 − 2x + 3 + x−1> x2 − 6x + 11 + 3 − x.

Hay
p √ p √
(x − 1)2 + 2 + x − 1 > (3 − x)2 + 2 + 3 − x(2)
√ √
Xét hàm số y = f (x) = x2 + 2 + x. Hàm số đồng biến trên [1, 3]. Khi
đó (2) tương đương với f (x − 1) > f (3 − x), tức x − 1 > 3 − x, hay x > 2.

Vậy nghiệm của bất phương trình là 2 < x ≤ 3

• Đánh giá

Trong phương pháp này ta sử dụng các bất đẳng thức hoặc đẳng thức
đã biết để đánh giá các vế của bất phương trình.

Ví dụ 4.11. Giải bất phương trình:


q p q p
x − x − 1 + x + x2 − 1 ≤ 2
2

Giải

142
Bản thảo lưu hành nội bộ





 x2 − 1 ≥ 0



Điều kiện x − x2 − 1 ≥ 0 ⇔x≥1




 √
 x + x2 − 1 ≥ 0

Nhận xét
rq q
p p
VT ≥2 x− x2 − 1. x + x2 − 1 = 2.

p √
Do đó bất phương trình có nghiệm khi và chỉ khi VT=2 hay x − x2 − 1 =
p √
x + x2 − 1.

Vậy bất phương trình có nghiệm là x = 1

Ví dụ 4.12. Giải và biên luận theo a > 0 bất phương trình

√ √
n

2n √
n
x− x−a≥ 2a − n
a.

Giải

Xét
√ √
f (x) = n
x − n x − a.

Ta có !
1 1 1
f ′(x) = √ −p .
n n
xn−1 n
(x − a)n−1

+ Trường hợp 1: Nếu n chẵn.

MXĐ: D = [a, ∞)
!
1 1 1
f ′ (x) = √ − p < 0, ∀ x ∈ D
n n
xn−1 n
(x − a)n−1
p √
vì xn−1 < 0 do a > 0
n
n
(x − a)n−1 −

143
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bảng biến thiên:

x a 2a +∞

f ′ (x) − −

n
2a −
&

f (x) n
a
&

Từ bảng biến thiên suy ra bất phương trình tương đương với

f (x) ≥ f (2a) ⇔ a ≤ x ≤ 2a.

+ Trường hợp 2: Nếu n lẻ thì f ′ (x) < 0 khi và chỉ khi

1 1

n
< p ⇔ (x − a)n−1 < xn−1.
xn−1 n
(x − a) n−1

a
Hay |x − a| < |x|. Suy ra (x − a)2 < x2. Tức −2ax + a2 < 0. Suy ra x > .
2
Bảng biến thiên:

a
x −∞ −a 0 a 2a +∞
2

f ′(x) + 0 + || + 0 − || − 0 −
 
a
f
2
f (0) % & f (a)
f (−a) % & f (2a)
f (x) % &

√ √
Trong đó f (−a) = f (2a) = n
2a − n
a
Từ bảng biến thiên ta có bất phương trình tương đương −a ≤ x ≤ 2a

144
Bản thảo lưu hành nội bộ

Vậy nghiệm của bất phương trình a ≤ x ≤ 2a.

4.4 Bất phương trình siêu việt

4.4.1 Bất phương trình mũ

a) Kiến thức cơ bản

X Nếu a > 1 thì af (x) > ag(x) khi và chỉ khi f (x) > g(x).

af (x) ≤ ag(x) khi và chỉ khi f (x) ≤ g(x).


X Nếu 0 < a < 1 thì af (x) > ag(x) khi và chỉ khi f (x) < g(x).

af (x) ≤ ag(x) khi và chỉ khi f (x) ≥ g(x).


X Tổng quát.

a > 0 thì af (x) > ag(x) khi và chỉ khi (a − 1)[f (x) − g(x)] > 0

af (x) ≥ ag(x) khi và chỉ khi (a − 1)[f (x) − g(x)] ≥ 0.




 a>1



f (x) < loga b
af (x)

< b(b > 0) ⇔ 


 0<a<1



f (x) > loga b

145
Bản thảo lưu hành nội bộ



 b≤0


f (x) có nghĩa





b > 0

 

af (x) >b⇔  
 
a > 1

 

 
  
  f (x) loga b
 

 
 

 0 < a < 1
 
 
 
 f (x) < loga b
 

b) Một số phương pháp giải bất phương trình mũ


• Biến đổi tương đương

Ví dụ 4.13. Giải bất phương trình

√ x−3 √ x+3
( 10 + 3) x−1 < ( 10 − 3) x+1 .

Giải

Bất phương trình tương đương với

x−3 x+1
√ √ −
( 10 + 3) x − 1 < ( 10 + 3) x + 3 .

Điều này xảy ra khi và chỉ khi

x−3 x+1
<− ,
x−1 x+3

hay
(x2 − 5)(x − 1)(x + 3) < 0.

146
Bản thảo lưu hành nội bộ

Do đó
√ √
−3 < x < − 5 và 1 < x < 5

Ví dụ 4.14. Cho bất phương trình 9x − 2(m + 1)3x − 2m − 3 > 0. Tìm


m để bất phương trình nghiệm đúng với mọi x.
Giải

Đặt t = 3x Ta có f (t) = t2 − 2(m + 1)t − 2m − 3 > 0 với mọi t > 0 khi


và chỉ khi


 (m + 1)2 + 2m + 3 < 0

 ∆′ < 0 
 
 

 




 (m + 1)2 + 2m + 3 ≥ 0
 ∆′ ≥ 0

⇔


 

 

  f (0) > 0
t1 ≤ t2 ≤ 0
  


 
m + 1 ≤ 0

Do đó
3
m≤−
2
Ví dụ 4.15. Giải bất phương trình

√ !logx−1 (2x−1)
5 3
(0, 12)logx−1 x ≥ .
3

Giải 



 x−1>0

 

 

x − 1 6= 1 
x > 1
Điều kiện ⇔
 


 x>0 x 6= 2






2x − 1 > 0
Ta có
√ !2  −1 √ !−2
5 3 25 3 5 3
= = = (0, 12)−1 ⇔ (0, 12) =
3 3 25 3

147
Bản thảo lưu hành nội bộ

Bất phương trình trở thành

√ !−2 logx−1 x √ !logx−1(2x−1)


5 3 5 3

3 3

Nên bất phương trình tương đương với

logx−1 x−2 ≥ logx−1 (2x − 1)

+ Nếu x − 1 > 1 hay x > 2 thì bất phương trình tương đương với

1
2
≥ 2x − 1 ⇔ 2x3 − x2 − 1 ≤ 0
x

⇔ (x − 1)(2x2 + x + 1) ≤ 0 ⇔ x ≤ 1.

Suy ra bất phương trình vô nghiệm.

+ Nếu 0 < x − 1 < 1 thì 1 < x < 2. Do đó bất phương trình tương
đương với
1
2
≤ 2x − 1 ⇔ (x − 1)(2x2 + x + 1) ≥ 0,
x
hay x ≥ 1. Do dó 1 < x < 2. Vậy nghiệm của bất phương trình là
1 < x < 2.

• Đặt ẩn phụ

Ví dụ 4.16. Giải bất phương trình

x
3x+1 − 2x+1 − 12 2 < 0.

Giải

Bất phương trình tương đương với


3.3x − 2.4x − ( 12)x < 0,

148
Bản thảo lưu hành nội bộ

hay  x  x
3 4
3. √ − 2. √ − 1 < 0.
12 12
Tức là r !x r !x
3 4
3. − 2. − 1 < 0.
4 3

Đặt r !x
3
t= > 0.
4

Bất phương trình trở thành

2
3t − − 1 < 0,
t

hay
3t2 − 2t − 2 < 0.

Điều này tương đương với

1
− < t < 1, hay 0 < t < 1.
3

Do đó
r !x
3
0< < 1, hay x > 0.
4

Ví dụ 4.17. Giải bất phương trình

√ √ √
(26 + 15 3)x + 2(7 + 4 3)x − 2(2 − 3)x < 1.

Giải

Đặt

t = (2 + 3)x > 0.

149
Bản thảo lưu hành nội bộ

Khi đó ta có

√ x 1 √ √
(2 − 3) = , (7 + 4 3)x = t2 , (26 + 15 3)x = t3 .
t

Bất phương trình trở thành

2
t3 + 2t2 − < 1 ⇔ t4 + 2t3 − t − 2 < 0.
t

Hay
(t − 1)(t + 2)(t2 + t + 1) < 0.

Tức
(t − 1)(t + 2) < 0.

Suy ra
−2 < t < 1.

Vậy 0 < t < 1. Do đó



0 < (2 + 3)x < 1.

Vì thế x < 0 là nghiệm của bất phương trình.

Ví dụ 4.18. Giải bất phương trình 8x ≤ 4(4 − 2x ).


Giải

Đặt t = 2x > 0 thì ta có

t3 + 4t − 16 ≤ 0 ⇔ (t − 2)(t2 + 2t + 8) ≤ 0.

Hay

t ≤ 2., tức 2x ≤ 2.

Vì thế x ≤ 1.

150
Bản thảo lưu hành nội bộ

Ví dụ 4.19. Giải bất phương trình

2 2 2
+2x+3
(2a)x + (1 − a2 )x +2x+3
≤ (1 + a2 )x +2x+3
, 0 < a < 1.

Giải

Đặt
α
tan = a, 0 < a < 1.
2
Suy ra
α
0 < tan < 1,
2
hay
α π
0< < .
2 4
π
Do đó 0 < α < . Khi đó
2

2a 1 − a2
= sin α, = cos α
1 + a2 1 + a2

Bất phương trình trở thành:

2 2
(sin α)(x+1) +2
+ cos α(x+1) +2
≤1

Ta có (x + 1)2 + 2 ≥ 2, ∀ x, | sin α| ≤ 1 nên:

2
(sin α)(x+1) +2
≤ sin2 α,

2
(cos α)(x+1) +2
≤ cos2 α.

Vậy bất phương trình đúng với mọi x ∈ R

• Phương pháp hàm số

Sử dụng các tính chất sau:

151
Bản thảo lưu hành nội bộ

Nếu hàm số f (x) tăng (giảm) trong (a, b) thì bất phương trình f (x) >
f (x0) khi và chỉ khi x > x0 (hoặc x < x0).

Nếu hàm số f (x) tăng (giảm) trong (a, b) thì bất phương trình f (u) ≤
f (v) khi và chỉ khi u ≤ v, (u ≥ v) với mọi u, v ∈ (a, b).

Ví dụ 4.20. Giải bất phương trình



2(x−1)+1
3 − 3x ≤ x2 − 4x + 3.

Giải

Điều kiện x − 1 ≥ 0 hay x ≥ 1.

Ta viết lại bất phương trình dưới dạng


2(x−1)+1
3 + 2(x − 1) ≤ 3x + x2 − 2x + 1,

hay

2(x−1)+1
3 + 2(x − 1) ≤ 3(x−1)+1 + (x − 1)2(2).

Xét hàm số f (x) = 3x+1 + x2 thì hàm số đồng biến trên [1, +∞)
Khi đó (2) tương đương với

p
f ( 2(x − 1)) ≤ f (x − 1),

hay
p
2(x − 1) ≤ x − 1.

Suy ra x ≥ 2.

4.4.2 Bất phương trình logarit

a) Các phép biến đổi tương đương

152
Bản thảo lưu hành nội bộ

X loga f (x) < loga g(x) khi và chỉ khi





 a>1



0 < f (x) < g(x)




 0<a<1



f (x) > g(x) > 0

X 


 a>1



0 < f (x) < ab

loga f (x) < b ⇔ 


 0<a<1



f (x) > ab

X 


 a>1



f (x) > ab

loga f (x) > b ⇔ 


 0<a<1



0 < f (x) < ab

4.4.3 Một số phương pháp giải

•Biến đổi tương đương


r
2x − 3
Ví dụ 4.21. Giải bất phương trình log3 < 1.
1−x
Giải

153
Bản thảo lưu hành nội bộ



 2x − 3
 >0
1−x .
 2x − 3
0 ≤ log3
 <1
1−x
Hay 

 2x − 3
 >0
1−x .
 2x − 3
1 ≤
 <3
1−x
Tức

  
 4
 1 < x ≤
 2x − 3  3x − 4 
 3

 ≥1 
 ≥0 

1−x ⇔ 1 − x ⇔ x> 6
 2x − 3  5x − 6   5

 <3 
 <0 

 
1−x 1−x 
 x<1

6 4
hay ≤ x ≤ là nghiệm.
5 3

• Phương pháp đặt ẩn phụ

Ví dụ 4.22. Giải bất phương trình log3 (9x+1 − 4.3x − 2) ≤ 3x + 1.


Giải
Bất phương trình tương đương với

9x+1 − 4.3x − 2 ≤ 33x+1



2+ 22
Điều kiện 9x+1 − 4.3x − 2 > 0 ⇔ x > log3 .
√ 9
2 + 22
Đặt t = 3x > thì
9

3t3 − 9t2 + 4t + 2 ≥ 0

154
Bản thảo lưu hành nội bộ

Hay
√ ! √ !
3 − 15 3 + 15
(t − 1) t − t− ≥0
3 3

Tức là  √
3 + 15
t≥
 √ 3
 3 − 15
≤t≤1
3
√ √
3 + 15 3 + 15
Nếu t ≥ thì x ≥ log3 .
√ 3 3√
3 − 15 2 + 22
Nếu ≤ t ≤ 1 thì log3 < x ≤ 0.
3 9
Ví dụ 4.23. Giải bất phương trình

2
+1
log3 (4.3x − 1) ≥ 2x + log3 4x

Giải
1
Điều kiện 4.3x − 1 > 0, hay x > log3 .
4
Bất phương trình tương đương với

2
4.3x − 1 ≥ 32x.4x +1

2
+1
⇔ 4x .32x − 4.3x + 1 ≤ 0.

Đặt t = 3x > 0 ta có f (t) = 4x t −4t+1. Ta có ∆′ ≤ 0. Suy ra f (t) ≥ 0.


2
+1 2

Vậy phương trình có nghiệm khi và chỉ khi


 
 
∆′ = 0
 4x2 +1 = 4

⇔ .
 2  2
t = x2 +1
 3x = 2.4−x −1

4
Suy ra phương trình vô nghiệm.

• Phương pháp hàm số

Ta sử dụng tính chất đồng biến (nghịch biến) của hàm số để giải.

155
Bản thảo lưu hành nội bộ
√ √
Ví dụ 4.24. Giải bất phương trình log2 x + 1 + log3 x + 9 > 1.
Giải 


x + 1 > 0
Điều kiện . Do đó x > 1.

x + 9 > 0

Đặt
√ √
f (x) = log2 x + 1 + log3 x + 9

thì bất phương trình có dạng f (x) > f (0) (1). Dễ dàng kiểm tra được
f (x) là hàm đồng biến trên tập xác định nên (1) tương đương với x > 0.
Vậy nghiệm của bất phương trình là x > 0.

4.5 Hệ bất phương trình

4.5.1 Định nghĩa

Mọi bất phương trình đều có thể viết dưới dạng

f (x1, x2, . . . , xn) < 0

hoặc
f (x1, x2, . . . , xn) ≤ 0.

Định nghĩa 4.4. Cho m bất phương trình f1 (x1, x2, . . . , xn) < 0, . . . , fm(x1, x2, . . . ,
0, với x1, x2, . . . , xn ∈ D. Khi phải tìm nghiệm chung của m bất phương
trình này thì ta viết

156
Bản thảo lưu hành nội bộ





 f1(x1, x2, . . . , xn) < 0





f2(x1, x2, . . . , xn) < 0 (I)



 .........................................





fm(x1, x2, . . . , xn) < 0

và gọi đó là một hệ m bất phương trình n ẩn.

Nghiệm của hệ bất phương trình là nghiệm chung (a1 , a2 , . . . , an ) của


mọi bất phương trình trong hệ.

Hai hệ bất phương trình được gọi là tương đương nếu chúng có tập
nghiệm trùng nhau.

Miền xác định hay tập xác định của hệ bất phương trình là miền xác
định chung của mọi bất phương trình trong hệ.

4.5.2 Phép biến đổi tương đương các hệ bất phương trình

Định nghĩa 4.5. Một phép biến đổi đưa hệ bất phương trình này về hệ
bất phương trình khác mà không làm thay đổi nghiệm của hệ phương
trình đã cho gọi là phép biến đổi tương đương hệ bất phương trình.

Sau đây ta xét một số phép biến đổi tương đương hệ bất phương trình.

Định lý 4.5. Nếu giữ nguyên các bất phương trình mà chỉ thay đổi thứ tự
các bất phương trình trong hệ thì được một hệ bất phương trình mới tương
đương với hệ bất phương trình đã cho.

Định lý 4.6. Nếu thay một bất phương trình trong hệ bởi một bất phương
trình khác tương đương với nó còn các bất phương trình khác giữ nguyên
thì được một hệ bất phương trình mới tương đương.

157
Bản thảo lưu hành nội bộ

4.6 Bài tập

Bài 1. Giải bất phương trình

p p p
x2 − 3x + 2 + x2 − 4x + 3 ≥ 2 x2 − 5x + 4.

Bài 2. Giải và biện luận bất phương trình theo tham số a


q q
p p √
x + 2ax − a2 + x − 2ax − a2 ≤ 2a.

Bài 3. Giải bất phương trình

2 3
(x2 − 1)x +2x
> |x2 − 1| .

Bài 4. Giải bất phương trình

2
+2x+3 x2 +2x+3 x2 +2x+3
(2a)x + (1 − a2 ) ≤ (1 − a2 )

với 0 < a < 1.


Bài 5. Giải bất phương trình sau với a 6= 0

p 2a2
x2 + a2 ≤ x + √ .
x2 + a2

Bài 6. Với a > 0 giải và biện luận bất phương trình sau

p
x+ a2 − x2 ≤ a.

Bài 7. Tìm m giải để bất phương trình sau

p
(4 + x)(64 − x) ≤ x2 − 2x + m

158
Bản thảo lưu hành nội bộ

nghiệm đúng với mọi x ∈ [−4, 6].


Bài 8. Giải hệ bất phương trình sau


√
 4x − 3 < x
√ √
 x+4+ 4−x>2

Bài 9. Tìm a để hệ bất phương trình sau có nghiệm duy nhất




 x + 1 + √y ≤ a

√ √
 y+1+ x≤ a

159
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chương 5

Bất đẳng thức

Nội dung của chương này nhằm giới thiệu một số bất đẳng thức cơ bản
cùng các phương pháp chứng minh, cũng như những ứng dụng của chúng.
Các kiến thức về bất đẳng thức cho chúng ta so sánh các đại lượng cũng
như đánh giá và xác định giá trị lớn mhất, nhỏ nhất của đại lượng và của
biểu thức trên một miền biến thiên nào đó. Vì A = B tương đương với
A ≥ B và A ≤ B, nên trong một số trường hợp ta cũng có thể dùng bất
đẳng thức để nghiên cứu đẳng thức.

5.1 Khái niệm chung và các tính chất cơ bản

5.1.1 Quan hệ thứ tự trên R và bất đẳng thức

Trên tập các số thực R có quan hệ “<” được định nghĩa như sau: a < b
nếu a − b là số dương. Ta kí hiệu a ≥ b nếu a < b hoặc a = b. Chú ý rằng
a < b còn được viết là b > a, a ≤ b còn được viết là b ≥ a.

Ta có tổng và tích các số dương là số dương.

Cho hai biểu thức A và B. Nếu xảy ra một trong các quan hệ A <
B, A ≥ B, A > B, A ≤ B thì ta gọi đó là một bất đẳng thức, A gọi là vế
trái, B gọi là vế phải của bất đẳng thức đó.

160
Bản thảo lưu hành nội bộ

5.1.2 Tính chất cơ bản của bất đẳng thức

Với các biểu thức A, B theo định nghĩa ta có A < B khi và chỉ khi
B − A > 0 và A ≤ B khi và chỉ khi B − A ≥ 0. Cho A, B, C, D là các
biểu thức. Khi đó có các tính chất sau:
a) Nếu A < B và B ≤ C thì A < C;
b) Nếu A < B và C ≤ D thì A + C < B + D;
A < B khi và chỉ khi A + C < B + C;
c) A < B khi và chỉ khi mA < mB, m > 0;
A < B khi và chỉ khi mA > mB, m < 0;
A < B khi và chỉ khi −A > −B;
d) Nếu A < B và C ≥ D thì A − C < B − D;
e) Nếu A < B , C ≤ D và A, B, C, D > 0 thì AC ≤ BD;
f) Nếu A < B, A, B > 0, n ∈ N∗ thì An > B n ;
√ √
g) Nếu A < B, A, B > 0, n ∈ N∗ thì n A < n B;
1 1
h) Nếu A < B và A, B cùng dấu thì > .
A B

5.1.3 Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức

a. Sử dụng định nghĩa

Ví dụ 5.1. Chứng minh với mọi a, b ≥ 0 thì


 3
a3 + b3 a+b
≥ .
2 2

Giải

Với mọi a, b ≥ 0, ta có
 3 "  2 #
3 3
a +b a+b a+b a+b 3
− = (a2 − ab + b2 ) − = (a+b)(a − b)2 ≥ 0
2 2 2 2 8

161
Bản thảo lưu hành nội bộ

Vậy bất đẳng thức được chứng minh.

b. Sử dụng các tính chất và bất đẳng thức đã biết


Nếu A < B khi và chỉ khi C < D với C < D là một bất đẳng thức
hiển nhiên hoặc đã biết là đúng thì ta có bất đẳng thức A < B.

Ví dụ 5.2. Chứng minh với mọi a, b ∈ R thì a2 + b2 ≥ 2ab.


Giải

Ta có a2 + b2 ≥ 2ab nên a2 + b2 − 2ab ≥ 0. Do đó (a − b)2 ≥ 0, với mọi


a, b ∈ R.

c. Sử dụng các tính chất và các bất đẳng thức đã biết

Ví dụ 5.3. Chứng minh với mọi a, b ∈ R ta có



2 ab √4
√ √ ≤ ab.
a+ b

Giải
√ √ √ √ √
Với mọi a, b > 0 thì ( 4 a − 4 b)2 ≥ 0 kéo theo a − 2 4 ab + b ≥ 0.
Suy ra
√ √
√ √ √
4 1 1 2 ab 2 ab
a+ b ≥ 2 ab ⇒ √ √ ≤ √ ⇒√ √ ≤ √
a + b 2 4 ab a+ b 2 4 ab

Do đó √
2 ab √4
√ √ ≤ ab
a+ b

Vậy bất đẳng thức được chứng minh.

162
Bản thảo lưu hành nội bộ

5.2 Một số bất đẳng thức cơ bản

5.2.1 Bất đẳng thức giá trị tuyệt đối

Với mọi x ∈ R ta định nghĩa giá trị tuyệt đối của x là:

 x nếu ≥ 0

|x| =
 −x nếu < 0

Định lý 5.1. Với mọi x, x1, x2, ..., xn ∈ R, ta có


1) |x| ≥ 0 và |x| = 0 khi và chỉ khi x = 0;
2) x ≤ |x|, và x = |x| khi và chỉ khi x ≥ 0;
3) |x|2 = x2 ;
4) |x1 . . . xn| = |x1 | . . . |xn |;
5) |x + y| ≤ |x| + |y|;
|x1 + x2 + ... + xn| ≤ |x1| + |x2 | + ... + |xn |;
6) ||x| − |y|| ≤ |x − y|.

Chứng minh.

Các tính chất từ 1 đến 4 suy ra trực tiếp từ định nghĩa giá trị tuyệt
đối. Ta chứng minh tính chất 5) và 6). Thật vậy ta có

|x + y|2 = (x + y)2 = x2 + 2xy + y 2 ≤ |x|2 + 2|x|.|y| + |y|2 = (|x| + |y|)2 .

Từ đó |x + y| ≤ |x| + |y|. Do đó tính chất 5) được chứng minh. Áp dụng


bất đẳng thức này n-1 lần ta có bất đẳng thức tổng quát. Ta có

|| x | − | y ||2 = | x | 2 − 2 | x || y | + | y | 2 = x2 − 2 | xy | +y 2 ≤
x2 − 2xy + y 2 = (x − y)2 = | x − y | 2. Từ đó ||x| − |y|| ≤ |x − y|.

Do đó tính chất 6) được chứng minh. 

163
Bản thảo lưu hành nội bộ

5.2.2 Bất đẳng thức Cauchy

Định lý 5.2. i) Với mọi a, b ≥ 0 ta có

a+b √
≥ ab,
2

dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a = b.


ii) Với a1, a2 , . . . ., an ≥ 0 ta có

a1 + a2 + ... + an √
≥ n a1 a2 ..an,
n

dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a1 = a2 = ... = an .

Chứng minh.

i) Ta có
 2
a+b √ a+b
≥ ab ⇔ ≥ ab ⇔ a2 + 2ab + b2 ≥ 4ab ⇔ a2 − 2ab + b2 ≥ 0
2 2

Điều này tương đương với (a − b)2 ≥ 0.


Do bất đẳng thức cuối cùng đúng nên biểu thức được chứng minh.

ii) Chứng minh bằng quy nạp theo n.

+ n = 2 kết quả đúng do i).

+ Giả sử kết quả đúng với n = k, k ≥ 2 tức là với mọi a1 , a2 , ..., ak thì

a1 + a2 + .. + ak √
≥ k a1 .a2 ...ak
k

(*) Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi a1 = a2 . . . = ak .

Ta sẽ chứng minh kết quả đúng với n = k + 1. Thật vậy với mọi

164
Bản thảo lưu hành nội bộ

a1, a2..... ak+1 ≥ 0 ta có


ak+1 + (k − 1) a1 a2 ..ak+1
k+1

r q
k
(a1 a2 ..ak+1)k−1
k+1
≥ k ak+1
q
√ k(k+1)
= k k ak+1 (a1 a2 . . . ak+1)k−1(∗∗)

Theo (*) ta có


a1 + a2 + . . . .. + ak ≥ k k a1 a2 ...ak (∗ ∗ ∗)

Cộng cả hai (**) và (***), áp dụng (*)


a1 + a2 + . . . . . . .. + ak+1 + (k − 1) a1 a2 . . . ak+1
k+1

√ q
√ k(k+1)
≥ k( a1 a2 . . . ak + ak+1
k k
(a1 a2 . . . ak+1)k−1
q
√ p
≥ 2k k a1 a2 . . . ak+1 k(k+1) (a1a2 . . . ak+1)k−1
r q
(a1 a2 . . . ak+1)2k
k(k+1)
= 2k

= 2k k+1 a1 a2 . . . ak+1 .
Từ đó

a1 + a2.... + ak+1 ≥ (k + 1) k+1 a1 a2 . . . ak+1

Dấu của đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi



 √


 ak+1 = k+1 a1 a2 . . . ak+1

a1 = a2 = . . . = ak

 q
 √ √
(a1 a2 . . . ak+1)k−1
 k(k+1)
 a1 a2 ...ak = ak+1
k k

Hay
a1 = a2 = ... = ak = ak+1

165
Bản thảo lưu hành nội bộ

Vậy bất đẳng thức đúng với n = k + 1. 

Nhận xét 5.1. Cho n số a1 , a2 , a3 , ..an ≥ 0 ta gọi trung bình cộng và trung
a1 + a2 + . . . + an √
bình nhân của n số này lần lượt là và n a1 a2 . . . an . Bất
n
đẳng thức Cauchy khẳng định rằng trung bình cộng của các số không âm
không bao giờ nhỏ hơn trung bình nhân của chúng. Trung bình cộng và
trung bình nhân của các số không âm bằng nhau khi và chỉ khi các số đó
bằng nhau. Bất đẳng thức Cauchy còn viết được dưới dạng


a1 + a2 + . . . . + an ≥ n n a1 a2 . . . an ,

hoặc  n
a1 + a2 + ... + an
≥ a1 a2 . . . an
n

5.2.3 Bất đẳng thức Bunhiacopxki

Định lý 5.3. i) Với 4 số thực a, b, x, y ta có

(ax + by)2 ≤ (a2 + b2 )(x2 + y 2 ).

a b
Dấu của đẳng thức xảy ra khi x = y = 0 hoặc = .
x y
ii) Với 2n số thực a1 , a2 , ..., an, b1, b2, ..., bn ta có

(a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn )2 ≤ (a21 + a22 + ... + a2n )(b21 + b22 + ... + b2n )

Dấu của đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi b1 = b2 = ... = bn = 0 hoặc
a1 a2 an
= = ... =
b1 b2 bn

Chứng minh.

166
Bản thảo lưu hành nội bộ

Ta chỉ cần chứng minh trường hợp tổng quát. Với mọi t ∈ R ta có
n
X n
X n
X n
X n
X
2
f (t) = (ai −bit) = (a2i −2ai bi t+b2i t2 ) = a2i −2( ai bi)t+( b2i )t2.
i=1 i=1 i=1 i=1 i=1

Pn
Nếu 2
i=1 bi = 0 thì b1 = b2 = ... = bn = 0 và bất đẳng thức đúng.
Pn
Nếu 2
i=1 bi 6= 0 thì f (t) là một tam thức bậc 2. Do f (t) ≥ 0 ∀ t nên :
 2
n
X n
X n
X

∆ = ai bi  − a2i b2i ≤ 0
i=1 i=1 i=1

hay  2
n
X n
X n
X
 ai bi ≤ a2i b2i
i=1 i=1 i=1

Dấu của đẳng thức xảy ra khi tồn tại t0 ∈ R để f (t0) = 0 hay ai − bi t0 =
ai
0, i = 1, 2, ..., n, hay = t0 , i = 1, 2, ..., n, tức là
bi
a1 a2 an
= = ... = .
b1 b2 bn

Nhận xét 5.2. Bất đẳng thức Bunhiacopxki còn được viết dưới dạng
q q
|a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn | ≤ (a21 + a22 + ... + a2n ) (b21 + b22 + ... + b2n )

hoặc dưới dạng yếu hơn


q q
a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn ≤ (a21 + a22 + ... + a2n ) (b21 + b22 + ... + b2n)

167
Bản thảo lưu hành nội bộ
a1 a2 an
Nếu = = ... = thì
b1 b2 bn
q q
|a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn | = (a21 + a22 + ... + a2n ) (b21 + b22 + ... + b2n )

a1 a2 an
Từ đó nếu = = ... = > 0 thì
b1 b2 bn
q q
a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn = (a21 + a22 + ... + a2n ) (b21 + b22 + ... + b2n)

a1 a2 an
Và nếu = = ... = < 0 thì
b1 b2 bn
q q
a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn = − (a1 + a2 + ... + an ) (b21 + b22 + ... + b2n )
2 2 2

Bổ đề 5.1. Cho 2 dãy a1 , a2 , ..., an và b1 , b2, ..., bn tùy ý sao cho ai +bi ≥ 0
∀ i = 1, 2, ..., n. Khi đó
n n n n
X X ai bi X X
(ai + bi ). ≤ ai bi (1)
i=1 i=1
ai + b i i=1 i=1

Chứng minh.
(*) tương đương
n n n n
X X X X ai bi
ai bi − (ai + bi ). ≥0
i=1 i=1 i=1 i=1
ai + b i

n X
n
" #
X aj bj ai bi
⇔ ai bj + aj bi − (ai + bi ). − (aj + bj ) ≥0
i=1 j=1
aj + bj ai + bi

Ta chứng minh

aj bj ai bi
ai bj + aj bi − (ai + bi ). − (aj + bj ) ≥ 0(∗∗)
aj + bj ai + bi

Quy đồng mẫu số ta có (**) tương đương với

168
Bản thảo lưu hành nội bộ

(ai bj + aj bi )(ai + bi )(aj + bj ) − (ai + bi)2 aj bj − (aj + bj )2ai bi ≥ 0

⇔ (ai + bi )[aiaj bj + a2j bi + ai b2j + aj bibj − ai aj bj − aj bibj − (aj + bj )2 ai bi ≥ 0


⇔ (ai + bi)(aib2j + a2j bi ) − (aj + bj )2 ai bi ≥ 0
⇔ a2i b2j + ai bia2j + ai bib2j + a2j b2i − a2j ai bi − b2j ai bi − 2aiaj bibj ≥ 0
⇔ (aibj − aj bi)2 ≥ 0 (luôn đúng)
Suy ra (∗∗) đúng. Điều này kéo theo (∗) đúng. 

Sau đây ta sẽ xen kẽ vào bất đẳng thức Bunhiacopxki các biểu thức để
tạo thành các bất đẳng thức.

Mệnh đề 5.1. Với 2 dãy số tùy ý x1, x2, .., xn; y1, y2, ..., yn ta có
 2
n n  Xn 2 2 n n
X X
2 2 x y X
2
X
 xi yi ≤ xi + yi 2
i i
2 ≤ xi yi2 (1)
i=1 i=1
x + yi
i=1 i i=1 i=1

Chứng minh.

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki:


 2  2
n  Xn 2 2 n q n
X xi yi X
2 + y 2 ). p xi yi
X
x2i + yi2 2 + y2 ≥  x i i 2 2
 =  xiyi  .
i=1
x
i=1 i i i=1 xi + yi i=1

Ta chứng minh
n  n n n
X  X x2i yi2 X X
x2i + yi2 . 2 2 ≤ 2
xi yi2
i=1
x + yi
i=1 i i=1 i=1

Đặt a = x2i , b = yi2 , theo bổ đề trên ta có ngay điều phải chứng minh. 

Ví dụ 5.4. a) Cho các số x, y, z thỏa mãn điều kiện x2 + y 2 + z 2 = 1.



Chứng minh rằng |x + 2y + 3z| ≤ 14.
Giải

169
Bản thảo lưu hành nội bộ

Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có :

(x + 2y + 3z)2 = (1.x + 2.y + 3.z)2 ≤ (12 + 22 + 32)(x2 + y 2 + z 2 )


hay (x + 2y + 3z)2 ≤ 14. Vậy |x + 2y + 3z| ≤ 14.
p
b) Cho 3 số dương a, b, c thỏa mãn a > c, b > c. Chứng minh c(a − c) +
p √
c(b − c) ≤ ab. Khi nào xảy ra dấu của đẳng thức?
Giải

Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki:

p p √ √ √ √
( c(a − c) + c(b − c))2 = ( c a − c + b − c c)2

  
≤ c + (b − c) (a − c) + c = ab

Từ đó
p p √
c(a − c) + c(b − c) ≤ ab

Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi


√ √
c b−c ab
√ = ⇔ c2 = (a − c)(b − c) ⇔ c =
a−c c a+b

Xen vào bất đẳng thức Bunhiacopxki.

c) Cho a, b, c là 3 số tùy ý sao cho a2 + b2 + c2 = 1. Chứng minh rằng


!
a2 b2 c2
(a + b + c)2 ≤ 4 + +
a2 + 1 b2 + 1 c2 + 1

Giải

Áp dụng cách xen vào bắt đẳng thức Bunhiacopxki ta có


!
2 2 2
a b c
(1.a + 1.b + 1.c)2 ≤ (3 + a2 + b2 + c2 ) + +
a2 + 1 b2 + 1 c2 + 1

170
Bản thảo lưu hành nội bộ

Tương đương
!
2 2 2
a b c
(a + b + c)2 ≤ 4 + +
a2 + 1 b2 + 1 c2 + 1

d) Cho 4 số a, b, c, d là 4 số tùy ý sao cho a2 + b2 + c2 + d2 = 1. Chứng


minh rằng !
a2 c2 b2 d2
(a2 + b2)(c2 + d2) ≥ +
a2 + c2 b2 + d2

Giải

Áp dụng cách xen vào bắt đẳng thức Bunhiacopxki ta có cho 2 cặp số
(a, b), (c, d) ta có
!
2 2 2 2
ac bd
(a2 + b2)(c2 + d2 ) ≥ (a2 + b2 + c2 + d2 ) +
a2 + c2 b2 + d2

hay !
2 2 2 2
ac bd
(a2 + b2)(c2 + d2) ≥ +
a2 + c2 b2 + d2
.

Ta có điều phải chứng minh.

5.2.4 Bất đẳng thức Chebyshev

Định lý 5.4. Cho 2n số thực a1 ≤ a2 ≤ ... ≤ an và b1 ≤ b2 ≤ ... ≤ bn.


Khi đó

1
(a1 + a2 + ... + an )(b1 + b2 + ... + bn ) ≤ a1 b1 + a2 b2 + ... + an bn
n

Dấu của đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi

a1 = a2 = ... = an hoặc b1 = b2 = ... = bn

171
Bản thảo lưu hành nội bộ
1
Chứng minh. Đặt a = (a1 + a2 + ... + an ). Khi đó tồn tại i0 sao cho
n

a1 ≤ ... ≤ ai0 ≤ a ≤ ai0 +1 ≤ ... ≤ an .

Chọn b thỏa mãn bi0 ≤ b ≤ bi0+1 . Ta có

(ai − a)(bi − b) ≤ 0, i = 1, 2, ..., n

Suy ra
n
X
(ai − a)(bi − b) ≥ 0.
i=1

Hay
n
X
(ai bi − bai − abi + ab) ≥ 0.
i=1

Tức là
n
X n
X n
X
ai bi − b ai − a bi + nab ≥ 0.
i=1 i=1 i=1

Điều này tương đương với


  
n n n
X 1 X X
ai bi − nab − ai   bi  + nab ≥ 0.
i=1
n i=1 i=1

Suy ra   
n n n
X 1 X X
ai bi ≥ ai   bi  .
i=1
n i=1 i=1

Do đó

1
(a1 + a2 + ... + an )(b1 + b2 + ... + bn ) ≤ a1 b1 + a2 b2 + ... + an bn .
n
n
P
Nếu a1 = a2 = ... = an thì tất cả ai = a, (ai − a)(bi − b) = 0, khi đó
i=1
đẳng thức xảy ra.

172
Bản thảo lưu hành nội bộ

Nếu các số ai không bằng nhau thì a1 < a < an . Đẳng thức xảy ra thì
 

 



 (a1 − a)(b1 − b) = 0 

 b1 = b

 

................... ⇒ .... ⇒ b1 = b2 = ... = bn .

 


 

 
(an − a)(bn − b) = 0
  bn = b

Ví dụ 5.5. Cho a, b thỏa mãn a + b ≥ 2. Chứng minh với mọi n ∈ N∗ ta



an + bn ≤ an+1 + bn+1.

Giải

Ta có thể giả sử a ≤ b. Vì a + b ≥ 2 nên a ≤ b. Từ đó |a| ≤ b và


an ≤ |a|n ≤ bn . Vậy a ≤ b và an ≤ bn . Theo bất đẳng thức Chebyshev ta

1
(a + b)(ab + bn) ≤ a.an + b.bn.
2
Suy ra  
a+b
(an + bn ) ≤ an+1 + bn+1.
2
Do đó
(an + bn ) ≤ an+1 + bn+1.

Ví dụ 5.6. Trong ∆ABC bất kỳ. Chứng minh

aA + bB + cC π
≥ ,
a+b+c 3

trong đó a, b, c là 3 cạnh và A, B, C tương ứng là 3 góc của tam giác. Giải

Có thể giả thiết a ≤ b ≤ c. Khi đó A ≤ B ≤ C. Theo bất đẳng thức

173
Bản thảo lưu hành nội bộ

Chebyshev ta có

1
(a + b + c)(A + B + C) ≤ aA + bB + cC.
3

Suy ra
π
(a + b + c) ≤ aA + bB + cC
3
Do đó
aA + bB + cC π

a+b+c 3

5.2.5 Bất đẳng thức Jensen

Bất đẳng thức Jensen được áp dụng cho hàm lồi.

Định nghĩa 5.1. i) Cho hàm số y = f (x) xác định trên (a, b). Hàm số
f (x) được gọi là lồi trên đó nếu với mọi x1 , x2 ∈ (a, b), với mọi α, β ≥ 0
mà α + β = 1 thì f (αx1 + βx2) ≤ αf (x1) + βf (x2).

ii) Hàm số f (x) được gọi là lõm trên đó nếu hàm số y = −f (x) là hàm
lồi, tức với mọi x1, x2 ∈ (a, b), với mọi α, β ≥ 0 mà α + β = 1 thì f (αx1 +
βx2) ≥ αf (x1) + βf (x2).

Định lý 5.5. (Điều kiện đủ hàm số là hàm số lồi, hàm số lõm)

Cho f (x) là hàm số liên tục và có đạo hàm cấp 2 trên (a, b) .

i) Nếu f ′′(x) > 0 với mọi x ∈ (a, b) thì f (x) là hàm lồi trên (a, b).

ii) Nếu f ′′(x) < 0 với mọi x ∈ (a, b) thì f (x) là hàm lõm trên (a, b).

Định lý 5.6. (Bất đẳng thức Jensen)

Cho f (x) là hàm lồi trên (a, b). Giả sử x1, x2, ..., xn ∈ (a, b) và αi ≥

174
Bản thảo lưu hành nội bộ

0, i = 1, 2, ..., n; α1 + α2 + ... + αn = 1. Khi đó


 
n
X n
X
f αi xi ≤ αi f (xi)
i=1 i=1

Chứng minh.

Quy nạp theo n.

+ n = 2 thì bất đẳng thức đúng (theo định nghĩa hàm lồi).

+ Giả sử bất đẳng thức đúng với n = k − 1. Ta chứng minh bất


đẳng thức đúng với n = k. Thật vậy, giả sử x1, x2, ..., xn ∈ (a, b) và
αi ≥ 0, i = 1, 2, ..., n; α1 + α2 + ... + αn = 1. Ta có

k
X k−2
X
αi xi = αi xi + αk−1xk−1 + αk xk (1).
i=1 i=1

k−2
P
Đặt α = αi ⇒ 0 < α < 1 nên từ (1) suy ra
i=1

k k−2  
X X αk−1 αk
αi xi = αi xi + (1 − α) xk−1 + xk
i=1 i=1
1−α 1−α

αk−1 αk
Do + = 1, xk−1, xk ∈ [a, b] nên suy ra
1−α 1−α
 
α k−1 αk
x∗ = xk−1 + xk ∈ (a, b)
1−α 1−α

Áp dụng giả thiết quy nạp với k − 1 điểm x1, x2, ..., xk−2, x∗ và bộ số
α1 , α2 , ..., αk−2, 1 − α với α1 + α2 + ... + αk−2 + 1 − α = 1, ta có
   
k
X k−2
X k−2
X
∗
f αi xi = f  αi xi + (1 − α)x ≤ αi f (xi)+(1−α)f (x∗) (2)
i=1 i=1 i=1

175
Bản thảo lưu hành nội bộ

Mặt khác theo định nghĩa hàm lồi ta có


 
αk−1 αk αk−1 αk
f (x∗) = f xk−1 + xk ≤ f (xk−1) + f (xk ) (3)
1−α 1−α 1−α 1−α

Thay (3) vào (2) ta có


 
k k−2  
X X α k−1 αk
f αi xi ≤ αi f (xi) + (1 − α) f (xk−1) + f (xk )
i=1 i=1
1 − α 1 − α

Hay  
k
X k−2
X
f αi xi ≤ αi f (xi)
i=1 i=1

Vậy bất đẳng thức đúng cho n = k, ta có điều phải chứng minh. 

Ví dụ 5.7. Trong △ABC, chứng minh



3 3
sin A + sin B + sin C ≤
2

Giải

Xét hàm số y = f (x) với x ∈ (0, π). Ta có f ′ (x) = cos x và f ”(x) =


sin x < 0, với mọi x ∈ (0, π). Do đó f (x) là hàm lõm trên (0, π). Áp dụng
bất đẳng thức Jensen cho hàm f (x) = sin x lõm trên (0, π) ta có

sin A + sin B + sin C A+B+C π


≤ sin = sin
3 3 3

Do đó √
3 3
sin A + sin B + sin C ≤ .
2
Ví dụ 5.8. Cho x1, x2, ..., xn ≥ 0, r > 1. Chứng minh rằng
 r
x1 + x2 + ... + xn xr1 + xr2 + ... + xrn

n n

176
Bản thảo lưu hành nội bộ

Giải

Đặt f (x) = xr , f ”(x) = r(r−1)xr−2 > 0. Suy ra với mọi x1, x2, ..., xn ≥
0 ta có  
n
P
 xi  1 X
n
 i=1 
f ≤ f (xi).
 n  n i=1

5.3 Bài toán cực trị

5.3.1 Một số định lí

Các kết quả trên đây cho ta quy tắc chung để giải một số bài toán cực
trị đơn giản.

Định lý 5.7. Nếu tổng các số thực dương x1, x2, . . . , xn bằng một số S
S
cho trước thì tích của chúng lớn nhất khi x1 = x2 = . . . = xn = .
n

Chứng minh.

Theo bất đẳng thức Cauchy ta có

x1 + ... + xn √
≥ n x1 ...xn.
n

Điều này tương đương với


 n
S
x1 + x2 + ... + xn ≥
n

Dấu của đẳng thức xảy ra khi vàchỉkhi x1 = ... = xn


n
S
Do đó tích x1x2 ...xn lớn nhất là đạt được khi và chỉ khi
n

S
x1 = x2 = ... = xn = .
n

177
Bản thảo lưu hành nội bộ

Định lý 5.8. Nếu tích của các số thực dương x1, x2, . . . , xn bằng một số

P cho trước thì tổng của chúng nhỏ nhất khi x1 = x2 = . . . = xn = n P .

Chứng minh.

Theo bất đẳng thức Cauchy ta có

x1 + ... + xn √
≥ n x1 ...xn.
n

Điều này tương đương với x1 + x2 + ... + xn ≥ n n P 

Định lý 5.9. Cho a21 + a22 + ... + a2n = A, b21 + b22 + ... + b2n = B và A, B > 0.
Khi đó
√ √
− AB ≤ a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn ≤ AB

Chú ý rằng biểu thức a1 b1 + a2 b2 + . . . . + an bn đạt giá trị nhỏ nhất là


√ a1 a2 an
− AB. Điều này xảy ra khi = = ... = < 0, đạt giá trị lớn nhất
√ b 1 b 2 b n
a1 a2 an
là AB xảy ra khi = = ... = > 0.
b1 b2 bn
Định lí trên có thể suy ra ngay từ bất đẳng thức Bunhiacopxki.

5.3.2 Áp dụng

Ví dụ 5.9. Tìm giá trị lớn nhất của


 
3
y = 3x2 − 2x3, x ∈ 0, .
2

Giải

Ta có    
2 3 x x 3
y = 2x −x = 8. . −x
2 2 2 2

178
Bản thảo lưu hành nội bộ
 
x x 3 3 x 3
Vì + + − x = và = − x. Điều này xảy ra khi và chỉ khi
2 2 2 2 2 2
  !3
3
3
x = 1 ∈ 0, nên theo định lí trên ta có max y = 8. 2 = 1 đạt được
2 3
khi x = 1

Ví dụ 5.10. Tìm giá trị nhỏ nhất của

(a + x)(b + x)
y= , a, b, x > 0
x

Giải
Ta có
ab
y= + x + a + b.
x
ab ab
Mặt khác ta nhận thấy y nhỏ nhất khi + x nhỏ nhất. Vì .x = ab và
x x
ab √ √
= x hay x = ab > 0 nên theo định lí trên thì min y = 2 ab. Từ đó
x √ √
min y = 2 ab + a + b khi x = ab

Ví dụ 5.11. Cho x2 +y 2 = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất lớn nhất của z = x+2y.
Giải

Ta có
z = x + 2y = 1.x + 2.x
x y
Mặt khác 12 + 22 = 5, x2 + y 2 = 1. Ta có = khi và chỉ khi y = 2x. Vì
1 2
1 x y
x2 + y 2 = 1 nên x2 + 4y 2 = 1 khi và chỉ khi x = ± √ . Từ đó = < 0
5 1 2
1 2
khi và chỉ khi x = − √ , y = − √ . Theo định lí trên ta có
5 5
√ 1 2
min z = − 5 khi x = − √ , y = − √
5 5
√ 1 2
max z = 5 khi x = √ , y = √
5 5

179
Bản thảo lưu hành nội bộ

Nhận xét 5.3. Áp dụng trực tiếp các bất đẳng thức sẽ linh hoạt và giải
dược nhiều bài toán cực trị hơn là áp dụng các định lí 1 đến định lí 3 như
trong các ví dụ trên.

x−1
Ví dụ 5.12. Tìm giá trị lơn nhất của y = với x ≥ 1. Giải
x
Theo bất đẳng thức Cauchy ta có

√ p 1 + (x − 1) x
x−1= 1.(x − 1) ≤ = .
2 2

x−1 1
Từ đó ≤ . Dấu của bất đẳng thức khi và chỉ khi x = 2.
x 2
1
Vậy max y = khi x = 2.
2
Ví dụ 5.13. Cho 4a + b = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức 4a2 + b2 .
Giải

Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki ta có

12 = (4a + b)2 = (2.2x + 1.b)2 ≥ (22 + 12 )(4a2 + b2)

1 2a b
. Suy ra 4a2 + b2 ≥ . Dấu của đẳng thức xảy ra khi = ⇔ a = b vì
5 2 1
1 1 1
4a + b = 1 nên a = b = . Vậy min(4a2 + b2 ) = khi a = b =
5 5 5
Ví dụ 5.14. Tìm giá trị nhỏ nhất của hàm số
q p q p
y= x + 2(1 + x + 1) + x + 2(1 − x + 1)

Giải

Tập xác định của hàm số là x ≥ 1.

Biến đổi các số hạng của hàm số ta được


q q q
p p p 2
x + 2(1 + x + 1) = (x + 1) + 1 + 2 (x + 1) = (1 + x + 1) =

1+ x+1

180
Bản thảo lưu hành nội bộ
q p q p q p 2
x + 2(1 − x + 1) = (x + 1) + 1 − 2 (x + 1) = (1 − x + 1) =
p
| 1 − (x + 1) |
√ √
Vậy y = 1 + x + 1+ | 1 − x + 1 | .

Sử dụng bất đẳng thức |a| ≥ a ta được

√ p √ p
y = 1+ x + 1 + 1 − (x + 1) ≥ 1 + x + 1 + 1 − (x + 1) = 2.


Do vậy min y = 2 đạt được khi 1 − x + 1 ≥ 0 hay −1 ≤ x ≤ 0

Ví dụ 5.15. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức


√ √ √
yz x − 1 + xz y − 2 + xy z − 3
f (x, y, z) =
xyz

Giải

Điều kiện để biểu thức có nghĩa là

x ≥ 1, y ≥ 2, z ≥ 3

Viết lại biểu thức dưới dạng


√ √ √
x−1 y−2 z−3
f (x, y, z) = + +
x y z

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho 2 số dương ta được


√ p 1+x−1 x
x−1= 1 (x − 1) ≤ =
2 2
√ 1 p 1 2+y−2 y
y−2= √ 2 (y − 2) ≤ √ = √
2 2 2 2 2

√ 1 p 1 3+z−3 z
z−3= √ 3 (z − 3) ≤ √ . = √ .
3 3 2 2 3

181
Bản thảo lưu hành nội bộ

Do vậy
 
x y z 1 1
f (x, y, z) ≤ + √ + √ = 1+ √ + √
2x 2 2y 2 3y 2 3

Suy ra:  
1 1 1
max f (x, y, z) = 1+ √ + √
2 2 3
đạt được khi và chỉ khi

x = 2, y = 4, z = 6

5.3.3. Một số bài toán về cực trị có điều kiện

Các bài toán về cực trị có điều kiện rất đa dang và khó. Việc giải các
bài toán này đòi hỏi kết hợp thành thạo nhiều khâu biến đổi trung gian
bằng các phương pháp khác nhau. Ở đây ta chỉ xét 1 số dạng đặc biệt ,
có thể suy ra trực tiếp từ các bất đẳng thức cơ bản quan biết như các bất
đẳng thức Cauchy, Bunhiacopxki,...
x+y
Ví dụ 1.Cho x, y, z > 0, x+y+z = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất của M =
xyz
Giải.
p
Theo Cauchy ta có 1 = x + y + z = (x + y) + z ≥ 2 (x + y).z. Hay
1 ≥ 4(x + y)z. Suy ra x + y ≥ 4(x + y)2z. Mặt khác (x + y)2 ≥ 4xy nên
x+y
từ ( 1) ta suy ra x + y ≥ 16xyz hay ≥ 16
xyz
1 1
Vậy min M = 16 đạt được khi x = y = , z =
4 2
Ví dụ 5.16. Cho x, y, z thỏa mãn xy + yz + zx = 1. Tìm giá trị nhỏ nhất
của biểu thức
M = x4 + y 4 + z 4

Giải

182
Bản thảo lưu hành nội bộ

Áp dụng bất đẳng thức Bunhiacopxki ta được

1 = (xy + yz + zx)2 ≤ (x2 + y 2 + z 2 )(y 2 + z 2 + x2) = (x2 + y 2 + z 2 )2

hay
1 ≤ x2 + y 2 + z 2 (1)

Mặt khác cũng theo bất đẳng thức Bunhiacopxki ta được

(x2 + y 2 + z 2 )2 ≤ (12 + 12 + 12)(x4 + y 4 + z 4 )

Kết hợp với (1) ta được

1
1 ≤ 3(x4 + y 4 + z 4 ) hay x4 + y 4 + z 4 ≥
3

3
Dấu ” = ” xảy ra khi x = y = z = ± .
√ 3
1 3
Vậy min M = đạt được khi x = y = z = ±
3 3
Ví dụ 5.17. Cho α, β, γ là ba góc thỏa mãn α ≥ 0, β ≥ 0, γ ≥ 0, α + β +
π
γ = . Tìm giá trị lớn nhất của biểu thức:
2

p p p
M= tan α tan β + 1 + tan β tan γ + 1 + tan γ tan α + 1

Giải
π π
Giả sử 0 < γ < . Khi đó tan α ≥ 0, tan β ≥ 0, tan γ ≥ 0 và α + β 6=
2   2
π
nên ta có tan(α + β) = tan − γ . Hay tan(α + β) = cot γ. Suy ra
2

tan α + tan β 1
= .
1 − tan α tan β tan γ

183
Bản thảo lưu hành nội bộ

Do đó
tan α tan β + tan β tan γ + tan γ tan α = 1.

Theo bất đẳng thức Bunhiacopxki thì

 p p p 2
2
M = 1. tan α tan β + 1 + 1. tan β tan γ + 1 + 1. tan γ tan α + 1

≤ (12 + 12 + 12 )(tan α tan β + 1 + tan β tan γ + 1 + tan γ tan α + 1).



Theo trên thì M 2 ≤ 3.4 hay M ≤ 2 3. Còn khi γ = 0 thì dễ thấy

√ √
M =2+ 2<2 3


s  
√ p π √
M = ( 2)2 + 1 + tan α tan β = 2 + 1 + tan −α =2+ 2.
2

√ π
Vậy max M = 2 3 đạt được khi α = β = γ = .
6

5.4 Bài tập

Bài 1. Cho a, b, c, d ∈ R∗+ . Chứng minh

1 1 1
+ + +
a4 + b4 + c4 + abcd b4 + c4 + d4 + abcd c4 + d4 + a4 + abcd

1 1
+ ≤ .
d4 + a4 + b4 + abcd abcd
Bài 2. Cho a, b, cd ∈ R∗+ thỏa mãn điều kiện

1 1 1 1
+ + + ≥3
a b c d

184
Bản thảo lưu hành nội bộ
1
Chứng minh rằng: abcd ≤
81
Bài 3. Chứng minh  n
1
2≤ 1+ <3
n
với mọi n ∈ N∗
Bài 4. Cho a, b, c > 0, a + b + c = 1. Chứng minh rằng

a b c 3
+ + ≤
a+1 b+1 c+1 4

Bài 5. Cho a, b, c là độ dài các cạnh của một tma giác sao cho a+b+c = 2S.
Chứng minh rằng:

ab bc ca
+ + ≥ 4S
S −c S−a S −b

Bài 6. Cho a, b, c > 0. Chứng minh rằng


 
1 1 1 1 1 1 1
+ + ≤ + + .
2a + b + c a + 2b + c a + b + 2c 4 a b c

185
Bản thảo lưu hành nội bộ

Tài liệu tham khảo

[1] Đậu Thế Cấp (Chủ biên), Tuyển chọn các phương pháp giải toán sơ
cấp (3 tập), NXB GD, 2000.

[2] Phạm Hữu Chân, Nguyễn Phúc Hồng Dương, Đại số sơ cấp, NXB
GD, 1978.

[3] Hoàng Kỳ, Đại số sơ cấp, NXB GD, 2002.

[4] Hoàng Kỳ, Nguyễn Văn Bàng, Nguyễn Đức Thuần, Đại số sơ cấp (2
tập), NXB GD, 1979.

[5] Dương Quốc Việt, Đàm Văn Nhỉ, Giáo trình Đại số sơ cấp, NXB
ĐHSP, 2007.

186

You might also like