You are on page 1of 217

LỜI NÓI ĐẦU

Chương trình môn Toán cơ sở cấp Phổ thông trung học trong những năm gần đây đã có
nhiều thay đổi. Sinh viên theo học các hệ chính quy ở thời điểm hiện tại đã có một nền
tảng kiến thức toán với những nét khác biệt so với các thế hệ sinh viên trước đây.
Trong những năm qua, thời lượng giảng dạy môn Giải tích trên lớp đã giảm thiểu rất
nhiều. Cách giảng bài của giảng viên và cách học tập của sinh viên cũng thay đổi theo để
phù hợp với yêu cầu mới. Thay thế cho cách học thụ động, sinh viên giờ đây cần phải tự
đọc, tự học, biết cách sử dụng tài liệu một cách hiệu quả hơn trong việc phân tích, tổng
hợp, tự rút ra những nhận thức cụ thể về những vấn đề gặp phải trong môn học. Kết hợp
với bài giảng, sự gợi ý của giảng viên, thông qua quá trình trao đổi, thảo luận ... trên lớp,
sinh viên nâng cao và hoàn thiện kiến thức và kỹ năng thực hành cho bản thân. Trong
những năm gần đây, quy mô đào tạo kỹ sư thuộc các chuyên ngành Xây dựng dân dụng,
Kỹ thuật hạ tầng, Quản lý đô thị ... ngày càng phát triển. Để tạo điều kiện thuận lợi cho
sinh viên trong việc tự học, tự đọc và tham khảo, tiếp thu những nền tảng của môn Giải
tích hàm một biến cũng như rèn luyện tư duy khoa học, phục vụ thiết thực cho việc học
tập các môn khoa học, kỹ thuật khác, Bộ môn Toán Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội đã
biên soạn giáo trình này.
Cuốn sách được viết dựa trên đề cương đã được Trường Đại học Kiến Trúc thông qua.
Cuốn sách được biên soạn có sự tham khảo rộng rãi các sách về Giải tích toán của Bộ
Giáo dục và của các Trường Đại học thuộc khối kỹ thuật trong những năm gần đây. Cuốn
sách trình bày theo phương châm mạch lạc, logic, xúc tích, dễ hiểu những vấn đề cơ bản
của Giải tích hàm một biến số nên có lược bớt một số vấn đề trừu tượng, phức tạp tuy
nhiên vẫn cố gắng đảm bảo mức độ chặt chẽ cần thiết. Các khái niệm, công thức, các định
lý đều được diễn giải chi tiết với những ví dụ minh họa kèm theo. Nhằm giúp sinh viên
trong việc tự đọc, nên sách cố gắng đưa ra một hệ thống các ví dụ đa dạng, phong phú
và sắp xếp từ dễ đến khó minh họa cụ thể cho các vấn đề lý thuyết và thực hành.
Cuối mỗi chương đều có hệ thống câu hỏi giúp sinh viên nắm bắt những nội dung cơ bản
về lý thuyết, tổng hợp kiến thức của chương và những vấn đề có liên quan để sinh viên
tham khảo thêm các tài liệu, mở rộng sự hiểu biết.
Hệ thống bài tập cũng được chọn lọc, sắp xếp tương ứng với phần lý thuyết, tập trung
vào những vấn đề trọng tâm, phù hợp với yêu cầu đặt ra đối với môn học. Hơn thế, để
giúp sinh viên làm bài tập, trong phần này luôn có bài mẫu được giải chi tiết, bài mẫu

3
giải vắn tắt, bài tập chỉ có những gợi ý và những bài tập chỉ có đáp số để sinh viên tự
làm.
Trong quá trình biên tập, cuốn sách không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp của độc giả để hoàn thiện cuốn sách.
Hà Nội, năm 2014
Các tác giả

4
Mục lục

Lời nói đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3

1 Giới hạn và tính liên tục của hàm số một biến số 9

1.1 Tập số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

1.1.1 Giới thiệu về các tập số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9

1.1.2 Tập số bị chặn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.2 Hàm số một biến số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.2.1 Hàm số đối số tự nhiên - Dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

1.2.2 Hàm số đối số thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11

1.2.3 Các hàm số sơ cấp cơ bản và hàm số sơ cấp . . . . . . . . . . . . . 15

1.3 Giới hạn của dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1.3.1 Một số định nghĩa về giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . 19

1.3.2 Một số định lý về giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20

1.3.3 Hệ quả và tính chất của dãy số hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

1.4 Giới hạn hàm số một biến số thực . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 23

1.4.1 Một số định nghĩa về giới hạn hàm số một biến . . . . . . . . . . . 23

1.4.2 Các tính chất, phép toán và tiêu chuẩn tồn tại giới hạn của hàm số 25

1.4.3 Giới hạn từng phía . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26

1.5 Vô cùng bé, vô cùng lớn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

1.5.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

1.5.2 So sánh các VCB, so sánh các VCL . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28

5
1.6 Tính liên tục, gián đoạn của hàm số một biến . . . . . . . . . . . . . . . . 32

1.6.1 Các định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 32

1.6.2 Các phép toán về hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34

1.6.3 Các tính chất của hàm số liên tục trên đoạn [a, b] . . . . . . . . . . 35

1.7 Câu hỏi chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

1.8 Bài tập chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38

2 Đạo hàm và vi phân hàm số một biến số 45

2.1 Đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2.1.1 Các định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45

2.1.2 Một số quy tắc tính đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48

2.2 Vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

2.2.1 Định nghĩa vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50

2.2.2 Ý nghĩa và ứng dụng của vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51

2.2.3 Tính bất biến của vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51

2.2.4 Bảng công thức đạo hàm và vi phân các hàm sơ cấp cơ bản . . . . 52

2.2.5 Đạo hàm và vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 53

2.3 Định lý về hàm số khả vi và một số ứng dụng . . . . . . . . . . . . . . . . 55

2.3.1 Một số định lý về hàm số khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55


0 ∞
2.3.2 Quy tắc L’Hospital để khử dạng vô định , khi tính giới hạn của
0 ∞
hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58

2.3.3 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

2.4 Khảo sát hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66

2.4.1 Một số vấn đề liên quan với đồ thị hàm số . . . . . . . . . . . . . . 66

2.4.2 Khảo sát đường cong cho dưới dạng tham số . . . . . . . . . . . . . 79

2.4.3 Khảo sát đường cong trong hệ tọa độ cực . . . . . . . . . . . . . . . 83

2.5 Câu hỏi chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89

2.6 Bài tập chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90

6
3 Tích phân 105

3.1 Tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105

3.1.1 Nguyên hàm và tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105

3.1.2 Tính chất của tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106

3.1.3 Bảng tích phân một số hàm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107

3.1.4 Phương pháp tính tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . 108

3.1.5 Tích phân hàm phân thức hữu tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115

3.1.6 Tích phân một số dạng hàm vô tỉ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 124

3.2 Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127

3.2.1 Định nghĩa, tính chất, công thức Newton-Leibnitz . . . . . . . . . . 127

3.2.2 Các phương pháp tính tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . 132

3.3 Tích phân suy rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139

3.3.1 Tích phân suy rộng với cận vô hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . 139

3.3.2 Tích phân suy rộng của hàm không giới nội . . . . . . . . . . . . . 142

3.3.3 Một số điều kiện hội tụ của tích phân suy rộng . . . . . . . . . . . 144

3.4 Ứng dụng hình học của tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . 148

3.4.1 Tính diện tích miền phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 148

3.4.2 Tính thể tích vật thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 152

3.4.3 Tính diện tích mặt tròn xoay . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 154

3.4.4 Tính độ dài đường cong phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156

3.5 Câu hỏi chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 158

3.6 Bài tập chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159

4 Chuỗi 179

4.1 Chuỗi số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 179

4.1.1 Khái niệm chung về chuỗi số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 179

4.1.2 Chuỗi số dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 182

4.1.3 Chuỗi có số hạng mang dấu bất kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 186

7
4.2 Chuỗi hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 189
4.2.1 Khái niệm chung về chuỗi hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 189
4.2.2 Chuỗi lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 192
4.3 Chuỗi Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195
4.3.1 Chuỗi lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195
4.3.2 Chuỗi Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 195
4.3.3 Khai triển Fourier của hàm tuần hoàn có chu kỳ bất kỳ . . . . . . . 200
4.3.4 Khai triển hàm số bất kỳ thành chuỗi Fourier . . . . . . . . . . . . 203
4.4 Câu hỏi chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 209
4.5 Bài tập chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 210
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 219

8
Chương 1

Giới hạn và tính liên tục của hàm số


một biến số

1.1 Tập số

1.1.1 Giới thiệu về các tập số

Tập số tự nhiên N := {0, 1, 2, 3, . . .}, tập số nguyên dương N∗ = N\ {0} = {1, 2, 3, . . .}.
Tập số nguyên Z := {0, ±1, ±2, . . .}.
nm o
Tập số hữu tỉ Q := : m, n ∈ Z; n 6= 0 .
n
Mọi số hữu tỉ đều có thể viết dưới dạng số thập phân hữu hạn hoặc vô hạn tuần hoàn và
ngược lại.

3 75 3
Ví dụ 1.1. Số hữu tỉ = 0, 75; ngược lại, số thập phân hữu hạn 0, 75 = = .
4 100 4
1
Ví dụ 1.2. Số hữu tỉ = 0, 333 . . . = 0, (3) là số thập phân vô hạn tuần hoàn; ngược lại,
3
3 1
ký hiệu x = 0, 333 . . . thì 10x = 3, 333 . . . = 3 + x hay 9x = 3, do đó x = = .
9 3

Số thập phân vô hạn không tuần hoàn được gọi là số vô tỉ. Rõ ràng rằng, số vô tỉ không
thể viết được dưới dạng tỉ số của hai số nguyên.

Ví dụ 1.3. Các số 2 = 1, 41419 . . ., π = 3, 14159 . . . là các số thập phân vô hạn không
tuần hoàn, chúng là các số vô tỉ.

9
Tập hợp các số hữu tỉ và vô tỉ gọi là tập số thực, ký hiệu là R. Như vậy ta có mối liên hệ
giữa các tập hợp số: N ⊂ Z ⊂ Q ⊂ R.
Trên một đường thẳng, ta lấy điểm gốc O, định hướng từ trái sang phải là hướng dương,
khi đó mỗi số thực tương ứng với một điểm M và ngược lại. Đường thẳng này được gọi là
trục số thực. Tập số thực R lấp đầy trục số thực.

1.1.2 Tập số bị chặn

Xét tập số thực A ⊂ R.


Tập số thực A gọi là bị chặn trên nếu ∃M ∈ R sao cho ∀x ∈ A ⇒ x ≤ M . Khi đó M còn
được gọi là cận trên của tập số thực A.
Tập số thực A gọi là bị chặn dưới nếu ∃m ∈ R sao cho ∀x ∈ A ⇒ x ≥ m. Khi đó m còn
được gọi là cận dưới của tập số thực A.
Tập số thực A vừa bị chặn trên, vừa bị chặn dưới được gọi là tập số bị chặn (hay tập số
giới nội).
Hiển nhiên, một tập số A bị chặn trên sẽ có vô số cận trên. Số M ∗ nhỏ nhất trong tập
hợp các cận trên của A được gọi là cận trên đúng của tập số A và ký hiệu M ∗ = sufA
(đọc là supremum của A).
Tương tự, số m∗ lớn nhất trong tập hợp các cận dưới của A được gọi là cận dưới đúng
của tập số A và ký hiệu m∗ = infA (đọc là inphimum của A).
Nếu số M ∗ ∈ A thì M ∗ = max A gọi là giá trị lớn nhất của tập số A; nếu số m∗ ∈ A thì
m∗ = min A và được gọi là giá trị nhỏ nhất của tập số A.

Ví dụ 1.4. Tập A là khoảng số thực (a, b) thì a, b tương ứng là các cận dưới đúng, cận
trên đúng của A, nhưng không có max A và min A. Nếu tập A là đoạn số thực [a, b] thì
có a = min A = infA, b = max A = sufA.

1.2 Hàm số một biến số

1.2.1 Hàm số đối số tự nhiên - Dãy số

Dãy số là một ánh xạ từ tập các số tự nhiên sang tập số thực: N 3 n → xn ∈ R. Nói
một cách khác, dãy số là một tập hợp vô hạn các số thực được sắp xếp theo thứ tự

10
x1 , x2 , . . . , xn , . . ., ký hiệu là {xn } , n = 1, 2, . . . Số hạng xn hay x(n) được gọi là số hạng
tổng quát của dãy số. Khi cho n các giá trị cụ thể, ta nhận được các số hạng cụ thể của
dãy số.
 
1 1 1 1
Ví dụ 1.5. Dãy := , , . . . , ,...
n+1 2 3 n+1
(−1)n−1 n (−1)n−1 n
 
1 −2
Dãy √ := √ , √ , . . . , √ ,...
n2 + 1 2 5 n2 + 1

1.2.2 Hàm số đối số thực

Định nghĩa 1.1. Cho hai tập hợp số thực không rỗng X ⊆ R, Y ⊆ R. Ánh xạ f : X → Y
được gọi là một hàm số một biến số thực, hay gọi tắt là hàm một biến.
Tập hợp X được gọi là miền xác định (MXĐ) của hàm số f (x), còn được ký hiệu là Df ;
tập hợp f (X) được gọi là miền giá trị (MGT) của hàm số f (x) còn được ký hiệu là Rf ;
x ∈ Df được gọi là biến độc lập hay đối số; f (x) ∈ Rf được gọi là biến phụ thuộc hay hàm
số.
Để thể hiện hàm số f thực hiện việc tương ứng mỗi phần tử x ∈ Df với một và chỉ một
phần tử xác định f (x) ∈ Rf , người ta thường viết x 7→ f (x) hoặc y = f (x).

Chú ý. Theo định nghĩa này, hàm số f (x) được gọi là hàm đơn trị. Trường hợp f ứng
mỗi phần tử x ∈ Df với nhiều hơn một phần tử y ∈ Y thì ta có hàm đa trị. Trong giáo
trình này, chủ yếu ta chỉ xét các hàm đơn trị mà thôi.
r
1+x
Ví dụ 1.6. a) Tìm miền xác định của hàm số y = (x − 2) .
1−x
1+x
Giải. Điều kiện để y có nghĩa là ≥ 0 và 1 − x 6= 0. Vậy miền xác định của hàm số
1−x
này là [−1; 1).

b) Tìm miền giá trị của hàm số y = 2 + x − x2 .
Giải. MXĐ: D = [−1, 2]. Do
s 2


9 1 3
0≤ 2 + x − x2 = − x− ≤ , ∀x ∈ D
4 2 2
 
3
nên dễ thấy miền giá trị của hàm số này là 0, .
2

11
Định nghĩa 1.2. Đồ thị của hàm số y = f (x) là quỹ tích (tập hợp) các điểm M (x, f (x))
với x ∈ D (miền xác định) trong mặt phẳng tọa độ - mặt phẳng xác định bởi hệ tọa độ
Đề-các vuông góc.

Ví dụ 1.7. Hàm số y = c là hàm hằng số, có đồ thị là đường thẳng nằm ngang cắt trục
tung tại điểm có tung độ bằng c.
Hàm số y = kx + b, (k 6= 0) là hàm bậc nhất, có đồ thị là đường thẳng có hệ số góc là k,
đi qua điểm (0, b).
Hàm số y = ax2 + bx + c, (a 6= 0) là hàm bậc hai, có đồ thị là đường parabol.
Hàm số y = E(x) hay y = [x] là hàm số phần nguyên của x, nhận giá trị là số nguyên lớn
nhất không vượt quá x, chẳng hạn E(0) = 0, E(4) = 4, E(2, 7) = 2, E(−4, 3) = −5, có
đồ thị dạng bậc thang (Độc giả tự vẽ hình).

Định nghĩa 1.3. Hàm số f (x) gọi là chẵn nếu Df là miền đối xứng qua 0 và f (−x) = f (x)
∀x ∈ Df . Đồ thị hàm số chẵn đối xứng qua trục tung.
Hàm số f (x) gọi là lẻ nếu Df là miền đối xứng qua 0 và f (−x) = −f (x) ∀x ∈ Df . Đồ thị
hàm số lẻ đối xứng qua gốc tọa độ O(0; 0).
Hàm số f (x) gọi là tuần hoàn nếu tồn tại số dương T sao cho ∀x, x + T ∈ Df và ta có
f (x + T ) = f (x). Khi đó sẽ có vô số các số T mang tính chất như vậy. Số T0 bé nhất
trong tập hợp các số này gọi là chu kỳ của hàm số đã cho. Hiển nhiên, ta có T = nT0 với
n ∈ N, n ≥ 1. Đồ thị của hàm tuần hoàn lặp lại sau mỗi chu kỳ.

Ví dụ 1.8. Xét tính chẵn, lẻ, tuần hoàn (nếu có) của các hàm số sau:

a) f (x) = log(x + 1 + x2 ) có MXĐ Df = R đối xứng qua 0 và


 
1
f (−x) = log(−x + 1 + x2 ) = log √ = −f (x).
x + 1 + x2

Vậy đây là hàm lẻ.


p p
b) f (x) = 3 (1 − x)2 + 3 (1 + x)2 có MXĐ Df = R đối xứng qua 0 và
p
3
p
f (−x) = (1 + x)2 + 3 (1 − x)2 = f (x).

Vậy đây là hàm chẵn.


x x x x
c) f (x) = sin x + 2 sin
+ 3 sin có MXĐ Df = R và sin x, sin , sin đều là các hàm
2 3 2 3
tuần hoàn tương ứng có chu kỳ 2π, 4π, 6π. Chọn T = 12π là bội số chung nhỏ nhất của

12
2π, 4π, 6π ta có
x + 12π x + 12π x x
f (x + 12π) = sin(x + 12π) + 2 sin + 3 sin = sin x + 2 sin + 3 sin = f (x).
2 3 2 3
Vậy đây là hàm tuần hoàn chu kỳ 12π.

Định nghĩa 1.4. Hàm số f (x) xác định trên miền Df nào đó được gọi là bị chặn trên
miền này nếu tồn tại một số dương M sao cho |f (x)| ≤ M , ∀x ∈ Df .

Ví dụ 1.9. Hàm y = sin x có |y| = | sin x| ≤ 1, ∀x ∈ R, nên nó là hàm bị chặn trên toàn
trục số.

Định nghĩa 1.5. Hàm số f (x) gọi là đơn điệu tăng (hoặc đơn điệu giảm) theo nghĩa rộng
trên miền Df nếu ∀x1 , x2 ∈ Df : x1 > x2 ⇒ f (x1 ) ≥ f (x2 ) (hoặc ⇒ f (x1 ) ≤ f (x2 )).
Trường hợp dấu bằng không xảy ra thì ta có khái niệm hàm đơn điệu tăng (hoặc đơn điệu
giảm) theo nghĩa chặt. Nó tương ứng với một đơn ánh f : Df → Rf .

Định nghĩa 1.6. Cho ba tập hợp số X ⊆ R, Y ⊆ R, Z ⊆ R và các hàm số g : X → Y ,


f : Y → Z thì ánh xạ hợp h : X → Z mà h(x) = f (g(x)) với x ∈ X được gọi là hàm số
hợp của hàm số f và hàm số g; x là biến độc lập, g là biến trung gian.

Ví dụ 1.10. Cho X = Y = Z = R, f (x) = x2 + 3x và g(x) = ex . Khi đó


2 +3x
f [g(x)] = [g(x)]2 + 3g(x) = e2x + 3ex ; g[f (x)] = ef (x) = ex
x
f [f (x)] = [f (x)]2 + 3f (x) = (x2 + 3x)2 + 3(x2 + 3x); g[g(x)] = eg(x) = ee .

Ví dụ 1.11. Cho f (sin x) = cos 2x + 2 tan2 x. Tìm f (x) khi x ∈ (−1, 1).
Giải. Ta viết lại
2 sin2 x
f (sin x) = 1 − 2 sin2 x + .
1 − sin2 x
2x2
Suy ra f (x) = 1 − 2x2 + khi x ∈ (−1, 1).
1 − x2

2x + 3 1 + 4x3
 
1
Ví dụ 1.12. Cho f = . Tìm f (x).
x x+3
1
Giải. Cách 1. Để làm xuất hiện các số hạng ∀x 6= 0, ta chia cả tử và mẫu cho x, khi đó
x

q
  2 + 3 1 3 + 4
1 x 2 + 3 x3 + 4
f = nên suy ra f (x) = .
x 1 + x3 1 + 3x

13
1 1
Cách 2. Với mọi x 6= 0, đặt X = ⇔ x = , ta có
x X

q
1
2 X + 3 1 + 4 X1

2 + 3 X3 + 4
f (X) = 1 = .
X
+3 1 + 3X

2 + 3 x3 + 4
Vậy ta có f (x) = .
1 + 3x

Định nghĩa 1.7. Cho X ⊆ R, Y ⊆ R và một song ánh f : X → Y (sự tương ứng 1 − 1
giữa các phần tử x ∈ X và các phần tử y ∈ Y ). Khi đó ánh xạ ngược f −1 : Y → X được
gọi là hàm số ngược của hàm số y = f (x) và được ký hiệu là x = g(y) ∈ X, nghĩa là
f −1 : y 7→ x = f −1 (y) ∈ X.

Hàm ngược của hàm số f cũng là một song ánh, nên ta có

(f −1 ◦ f )(x) = x, ∀x ∈ X; (f ◦ f −1 )(y) = y, ∀y ∈ Y.

Do cùng biểu diễn một mối quan hệ, nên đồ thị của hai hàm y = f (x) và x = f −1 (y)
trùng nhau khi được vẽ trên cùng một hệ trục tọa độ. Trong thực tế, ta thường ký hiệu x
là biến số, y là hàm số, nên hàm số ngược của hàm số f (x) được viết là y = f −1 (x). Khi
đó đồ thị của hàm số ngược y = f −1 (x) và đồ thị của hàm số y = f (x) đối xứng nhau qua
đường phân giác thứ nhất y = x.

Ví dụ 1.13. Cho y = f (x) = x3 , f là song ánh từ R vào R. Giải ra được x = 3 y = f −1 (y).

Hoán đổi ký hiệu x và y, ta được y = 3 x = f −1 (x) là hàm số ngược. Đồ thị của hai hàm
số này đối xứng nhau qua đường thẳng y = x (Hình 1.1).

Hình 1.1

14
1.2.3 Các hàm số sơ cấp cơ bản và hàm số sơ cấp

a) Hàm số lũy thừa: y = xα , α ∈ R.


MXĐ D phụ thuộc α, chẳng hạn: α ∈ N thì D = R, α nguyên âm thì D = R\ {0},
1
α = (n ∈ N∗ ) thì D = R nếu n lẻ và D = [0, +∞) nếu n chẵn,. . .
n
Nếu α là số vô tỉ thì quy ước: khi α > 0 chỉ xét x ≥ 0 và khi α < 0 chỉ xét x > 0.

b) Hàm số mũ: y = ax , a gọi là cơ số, a > 0, a 6= 1. MXĐ D = R, MGT (0, +∞). Đồ


thị hàm số mũ luôn đi qua điểm (0, 1). Hàm số đồng biến khi a > 1, nghịch biến khi
0 < a < 1 (Hình 1.2). Hàm số có các tính chất sau:

ax1 +x2 = ax1 .ax2 , ax1 −x2 = ax1 : ax2 , (ax1 )x2 = ax1 x2 , (ab)x = ax .bx .

Trong thực tế người ta thường dùng hàm mũ có cơ số tự nhiên e: y = ex .

Hình 1.2

Các hàm số sau gọi là các hàm hypecbol:


ex + e−x ex − e−x
y = cosh x = , y = sinh x = ,
2 2
ex − e−x ex + e−x
y = tanh x = x , y = coth x = .
e + e−x ex − e−x
Chúng tương ứng được gọi là các hàm cosin hypecbol, sin hypecbol, tan hypecbol và
cotan hypecbol.
Dễ dàng thấy rằng hàm cosh x là hàm chẵn, các hàm sinh x, tanh x, coth x đều là các
hàm lẻ và giữa chúng có các mối liên hệ sau:

cosh2 x − sinh2 x = 1, sinh(x ± y) = sinh x cosh y ± cosh x sinh y,


sinh x
sinh 2x = 2 sinh x cosh x, tanh x = ,...
cosh x

15
c) Hàm số logarit: y = loga x, a gọi là cơ số, a > 0, a 6= 1. Nó chính là hàm ngược của
hàm số mũ y = ax , có MXĐ là MGT của hàm số mũ (0; +∞). Đồ thị của chúng đối
xứng nhau qua đường phân giác thứ nhất.

Hình 1.3

Hàm số y = loga x đơn điệu tăng (hay đồng biến) nếu a > 1 và đơn điệu giảm (hay
nghịch biến) nếu 0 < a < 1 (Hình 1.3). Hàm số này có các tính chất sau:

x
∀x, y > 0 : loga (xy) = loga x + loga y, loga = loga x − loga y,
y
α logb x
logaβ xα = loga x, loga x = , x = aloga x = loga ax .
β logb a

Khi a = 10 ta có logarit thập phân, ký hiệu y = log x. Khi a = e ta có logarit tự


nhiên, ký hiệu y = ln x. Giữa chúng có mối liên hệ: log x = log e. ln x ' 0, 4343 ln x.

d) Các hàm số lượng giác:

Hàm số y = sin x: MXĐ D = R, là hàm số lẻ, tuần hoàn chu kỳ T = 2π, giới nội
(| sin x| ≤ 1).

Hàm số y = cos x: MXĐ D = R, là hàm số chẵn, tuần hoàn chu kỳ T = 2π, giới nội
(| cos x| ≤ 1).

16
nπ o
Hàm số y = tan x: MXĐ D = R\ + kπ, k ∈ Z , là hàm số lẻ, tuần hoàn chu kỳ
2
T = π, không giới nội.
Hàm số y = cot x: MXĐ D = R\ {kπ, k ∈ Z}, là hàm số lẻ, tuần hoàn chu kỳ T = π,
không giới nội.

Chú ý: Hàm mũ và hàm lượng giác có mối liên hệ qua công thức Euler sau:
eix + e−ix eix − e−ix
cos x = , sin x =
2 2i
hay eix = cos x + i sin x, e−ix = cos x − i sin x.

e) Các hàm số lượng giác ngược:


h π πi
i) Xét với x ∈ − , thì y = f (x) = sin x là hàm số đơn điệu (hay một song ánh
h π πi 2 2
f : − , → [−1, 1]), nên tồn tại hàm ngược, ký hiệu là x = arcsin y. Khi đổi vai
2 2
trò x cho y ta được hàm y = arcsin x (đọc là cung có sin y = x) gọi là hàm số ngược
của hàm y = sin x.

h π πi
Đồ thị của các hàm y = sin x (x ∈ − , ) và y = arcsin x đối xứng nhau qua đường
2 2
phân giác thứ nhất (Hình 1.8).

17
h π πi
Hàm số y = arcsin x có MXĐ [−1, 1] và MGT − , .
2 2
ii) Xét với x ∈ [0, π] thì y = f (x) = cos x là hàm số đơn điệu, nên tồn tại hàm ngược.
Lập luận tương tự, ta có y = arccos x (đọc là cung có cos y = x) là hàm số ngược của
hàm y = cos x (Hình 1.9). Hàm số y = arccos x có MXĐ [−1, 1] và MGT [0, π].
 π π
iii) Xét với x ∈ − , thì y = f (x) = tan x là hàm số đơn điệu, nên tồn tại hàm
2 2
ngược. Lập luận tương tự, ta có y = arctan x (đọc là cung có tan y = x) là hàm số
ngược  hàm y = tan x (Hình 1.10). Hàm số y = arctan x có MXĐ R và MGT
 π πcủa
− , , hàm đơn điệu tăng.
2 2

iv) Xét với x ∈ (0, π) thì y = f (x) = cot x là hàm số đơn điệu, nên tồn tại hàm ngược.
Lập luận tương tự, ta có y = arccot x (đọc là cung có cot y = x) là hàm số ngược của
hàm y = cot x (Hình 1.11). Hàm số y = arccot x có MXĐ R và MGT (0, π), hàm đơn
điệu giảm.

18
Do các hàm lượng giác đều là các hàm tuần hoàn nên các hàm lượng giác ngược trên
còn được gọi là các hàm định trị chính. Độc giả có thể kiểm tra các tính chất sau:
π π
arcsin x + arccos x = , arctan x + arccot x = .
2 2
sin(arcsin x) = cos(arccos x) = x, ∀x ∈ [−1; 1].
tan(arctan x) = cot(arccotx) = x, ∀x ∈ R.
h π πi
arcsin(sin x) = x, ∀x ∈ − , .
2 2
arccos(cos x) = x, ∀x ∈ [0, π].
 π π
arctan(tan x) = x, ∀x ∈ − , .
2 2
arccot(cot x) = x, ∀x ∈ (0, π).

f) Hàm số sơ cấp: Khi thực hiện một số hữu hạn các phép toán số học (cộng, trừ,
nhân, chia), phép lấy hàm hợp năm loại hàm sơ cấp cơ bản trên cùng với các hằng số
ta được các hàm số mới, chúng được gọi là các hàm sơ cấp. Chẳng hạn các hàm số
p
x−1 2x (x3 + x − 10) tan2 x − 3 1 + ln(3x2 + 1)
y = 5 2 . arcsin 2 , y=
x +1 2x + sin x2
1
arctan2 (2x + 1) + esin x
y=
cos(ex − x2 ) + 10
đều là các hàm sơ cấp. Các hàm số

x 2 + 1 khi x ≥ 1
y = |x|, y=
1 − 3x khi x < 1

không là hàm sơ cấp.

1.3 Giới hạn của dãy số

Ta xét giới hạn của hàm số biến số tự nhiên.

1.3.1 Một số định nghĩa về giới hạn dãy số

Định nghĩa 1.8. Dãy số {xn } gọi là có giới hạn bằng số thực a (hữu hạn) hay còn gọi là
n→+∞
hội tụ về a, ký hiệu lim xn = a hay xn → a khi n → +∞ hoặc xn −→ a nếu ∀ε > 0
n→+∞
bé tùy ý cho trước, ∃n0 (ε) ∈ N∗ : n > n0 ⇒ |xn − a| < ε.

19
Dãy số {xn } không có giới hạn (không hội tụ) hoặc hội tụ về ∞ gọi là dãy số phân kỳ.
 
3n − 2 3
Ví dụ 1.14. Cho dãy số {xn } = . Chứng minh rằng lim xn = .
2n + 1 n→+∞ 2
Giải. Với ε > 0 bé tùy ý cho trước, ta có

3n − 2 3 7 7 7
2n + 1 − 2 = 2(2n + 1) < 4n < ε ⇔ n > 4ε .

 
7 3
Do vậy nếu chọn n0 = thì ta có xn − < ε đúng với mọi n > n0 . Ta có điều phải
4ε 2
chứng minh.

Nhận xét. Dễ dàng chứng minh rằng dãy hằng số {c} luôn hội tụ và có lim c = c.
n→+∞

Độc giả hãy tìm ví dụ về dãy số phân kỳ.

Định nghĩa 1.9. Dãy số {xn } gọi là có giới hạn vô hạn, ký hiệu lim xn = ∞ hay
n→+∞
n→+∞
xn → ∞ khi n → +∞ hoặc xn −→ ∞ nếu ∀M > 0 lớn tùy ý cho trước, ∃n0 (M ) ∈ N∗ :
∀n > n0 ⇒ |xn | > M .

Ví dụ 1.15. Chứng minh rằng lim (−1)n (3n + 2) = ∞.


n→+∞

Giải. Với M > 0 lớn tùy ý cho trước, ta có


M
|(−1)n (3n + 2)| > 3n > M ⇔ n > .
3
 
M
Do vậy, nếu chọn n0 = thì |(−1)n (3n + 2)| > M đúng với mọi n > n0 . Ta có điều
3
phải chứng minh.

Ví dụ 1.16. Chứng minh rằng lim en = +∞.


n→+∞

Giải. Với M > 0 lớn tùy ý cho trước, ta có en > M ⇔ n > ln M . Do vậy, nếu chọn
n0 = [ln M ] thì en > M đúng với mọi n > n0 . Ta có điều phải chứng minh.
Tổng quát. lim an = +∞ với mọi a > 1. Độc giả dễ dàng suy ra được lim bn = 0 với
n→+∞ n→+∞
mọi 0 < b < 1.

1.3.2 Một số định lý về giới hạn dãy số

Định lý 1.1. Nếu dãy số {xn } có giới hạn, thì giới hạn đó là duy nhất.

20
Chứng minh. Giả sử lim xn = a và lim xn = b, thì theo định nghĩa, ta có ∀ε > 0 bé
n→+∞ n→+∞
ε ε
tùy ý cho trước, ∃n1 (ε) : ∀n > n1 ⇒ |xn − a| < và ∃n2 (ε) : ∀n > n2 ⇒ |xn − b| < .
2 2
Chọn n0 = max {n1 , n2 } thì
ε ε
∀n > n0 ⇒ 0 ≤ |a − b| = |(a − xn ) + (xn − b)| ≤ |xn − a| + |xn − b| < + = ε.
2 2
Do ε bé tùy ý nên a = b.
Tương tự, độc giả ta có thể tự chứng minh các định lý sau:

Định lý 1.2. Nếu hai dãy số {xn } và {yn } có giới hạn lim xn = a, lim yn = b thì
n→+∞ n→+∞

a) lim (xn ± yn ) = lim xn ± lim yn = a ± b,


n→+∞ n→+∞ n→+∞

b) lim (xn .yn ) = lim xn . lim yn = ab,


n→+∞ n→+∞ n→+∞

xn lim xn a
n→+∞
c) lim = = , (yn 6= 0 ∀n và b 6= 0),
n→+∞ yn lim yn b
n→+∞

d) nếu xn ≤ yn ∀n > n0 thì a ≤ b.

Định lý 1.3. Cho ba dãy số {xn }, {yn }, {zn }. Nếu có xn ≤ yn ≤ zn ∀n > n0 và


lim xn = lim zn = a thì lim yn = a.
n→+∞ n→+∞ n→+∞
r
1
Ví dụ 1.17. Tính lim 9+ .
n→+∞ 2n
r r s 2
1 1 1 1 1
Giải. Ta có 3 < 9 + < 9+ + 2
= 3+ =3+ .
2n 2n 144n 12n 12n
  r
1 1 1
Mà lim 3 + = 3 + lim = 3. Vậy lim 9+ = 3.
n→+∞ 12n n→+∞ 12n n→+∞ 2n
1 1 1
Ví dụ 1.18. Cho xn = √ +√ + ··· + √ . Tính lim xn .
n2 +1 2
n +2 2
n +n n→+∞

Giải. Ta có
1 1 1 1 1 1
√ +√ + ··· + √ < xn < √ +√ + ··· + √
n2 + n n2 + n n2 + n n2 + 1 n2 + 1 n2 + 1
n n n n
hay √ < xn < √ . Mà lim √ = lim √ = 1.
n2+n 2
n +1 n→+∞ 2
n +n n→+∞ 2
n +1
Vậy lim xn = 1.
n→+∞

21
2n
Ví dụ 1.19. Tính lim .
n→+∞ n!

Giải. Ta có
 n−3
2n 2.2...2 2 2 2 2 1 1 1 4 1
0< = = 2.1. ... . < 2.1. . . ... = ... .
n! 1.2...n 3 4 n 3 2 2 2 3 2
 n−3
1 2n
Mặt khác lim = 0, do đó lim = 0.
n→+∞ 2 n→+∞ n!

Định lý 1.4. Nếu dãy số {xn } đơn điệu tăng: xn+1 ≥ xn ∀n > n0 (hoặc giảm: xn+1 ≤ xn
∀n > n0 ) và bị chặn trên: xn < M ∀n > n0 (hoặc bị chặn dưới: xn > m ∀n > n0 ) thì sẽ
có giới hạn: ∃ lim xn = a ≤ M (hoặc ∃ lim xn = a ≥ m).
n→+∞ n→+∞

1 1 1
Ví dụ 1.20. Xét dãy số có số hạng tổng quát xn = 1 + + + · · · + .
22 32 n2
1 1 1 1 1
Ta có xn+1 = 1 + 2 + 2 + · · · + 2 + 2
= xn + > xn với ∀n ≥ 1. Do đó
2 3 n (n + 1) (n + 1)2
dãy {xn } đơn điệu tăng. Hơn thế
1 1 1 1 1 1 1
xn = 1 + 2
+ 2 + ··· + 2 < 1 + + + ··· + +
2 3 n 1.2 2.3 (n − 2)(n − 1) (n − 1)n
1 1 1 1 1 1 1 1
= 1 + − + − + ··· + − + −
1 2 2 3 n−2 n−1 n−1 n
1
= 2 − < 2, ∀n ≥ 1.
n
Dãy {xn } đơn điệu tăng và bị chặn trên nên tồn tại giới hạn.
xn−1
Ví dụ 1.21. Cho dãy số {xn } được xác định bởi công thức truy hồi xn = ,
2 + xn−1
∀n ≥ 1 với x0 > 0 tùy ý.
Hãy chứng minh dãy {xn } hội tụ và tính giới hạn đó.
x0 x1
Giải. Do x0 > 0 nên 0 < x1 = < x0 , 0 < x 2 = < x1 , . . . , 0 < xn =
2 + x0 2 + x1
xn−1
< xn−1 với mọi n ≥ 1. Như vậy, dãy số {xn } đơn điệu giảm và bị chặn dưới bởi
2 + xn−1
số 0 nên hội tụ.
xn−1 xn−1 a
Đặt lim xn = a, từ xn = suy ra lim xn = lim , do đó a = .
n→+∞ 2 + xn−1 n→+∞ n→+∞ 2 + xn−1 2+a
Từ đó tìm được a = 0 hoặc a = −1 < 0 (loại). Vậy lim xn = 0.
n→+∞
 n 
1
Nhận xét. Theo Euler thì dãy số {xn } = 1+ đơn điệu tăng và bị chặn trên
n  n
1
bởi số 3. Do vậy dãy số {xn } hội tụ và lim xn = lim 1 + = e = 2, 71828 . . . là
n→+∞ n→+∞ n
một số vô tỉ.

22
1.3.3 Hệ quả và tính chất của dãy số hội tụ

Độc giả có thể chứng minh các hệ quả sau:

i) Nếu dãy số {xn } hội tụ thì giới nội, nghĩa là nó bị chặn cả trên lẫn dưới, nói một
cách khác là tồn tại một khoảng (m, M ) chứa mọi xn .

ii) Nếu hai dãy số hội tụ xn và yn có xn = yn ∀n > n0 thì lim xn = lim yn = a.


n→+∞ n→+∞

iii) Nếu dãy số {xn } hội tụ, thì bất kỳ một dãy con xnk trích ra từ nó đều hội tụ và có
giới hạn bằng với giới hạn của {xn }.

Do vậy, ngược lại nếu từ dãy {xn }, có thể trích ra hai dãy con có giới hạn khác
nhau thì dãy {xn } phân kỳ.

Ví dụ 1.22. Chứng minh dãy số {(−1)n } phân kỳ.


 
Giải. Dãy con (−1)2k = {1} có giới hạn bằng 1, còn dãy con (−1)2k+1 = {−1} có
giới hạn bằng −1. Vậy dãy {(−1)n } phân kỳ.

1.4 Giới hạn hàm số một biến số thực

1.4.1 Một số định nghĩa về giới hạn hàm số một biến

Định nghĩa 1.10. Cho hàm số f (x) xác định trong khoảng (a, b) có thể trừ điểm x0 với
x0 là điểm trong (x0 ∈ (a, b)). Hàm số f (x) gọi là có giới hạn là L (hữu hạn) khi x dần
n→+∞
đến x0 , ký hiệu lim f (x) = L, nếu với mọi dãy số {xn } −→ x0 thì dãy giá trị hàm
x→x0
n→+∞
{f (xn )} −→ L.

Định nghĩa này cho ta mối liên hệ giữa giới hạn dãy số và giới hạn hàm số, nó thường
được sử dụng trong việc chứng minh hàm số không có giới hạn.
1
Ví dụ 1.23. Chứng minh rằng khi x → 0, hàm số f (x) = sin không có giới hạn.
x
   
1 0 1
Giải. Xét hai dãy số {xn } = → 0 và {xn } = π → 0. Ta có dãy giá trị
nπ 2
+n2nπ 
π o
hàm {f (xn )} = {sin nπ} = {0} → 0 trong khi {f (x0n )} = sin + n2π = {1} → 1
2
1
nên không tồn tại lim sin .
x→0 x

23
Cùng với định nghĩa thứ nhất trên ta thường sử dụng định nghĩa sau đây:

Định nghĩa 1.11. Cho hàm số f (x) xác định trong khoảng (a, b) có thể trừ điểm x0 với
x0 là điểm trong (x0 ∈ (a, b)). Hàm số f (x) gọi là có giới hạn là L (hữu hạn) khi x dần
đến x0 , ký hiệu lim f (x) = L nếu ∀ε > 0 cho trước bé tuỳ ý, luôn tìm được số δ(ε) > 0
x→x0
sao cho ∀x thỏa mãn |x − x0 | < δ thì |f (x) − L| < ε.
3x2 − 12
Ví dụ 1.24. Chứng minh rằng lim = 12.
x→2 x − 2

Giải. Với ε > 0 bé tùy ý, xét


2 2
3x − 12 x − 4x + 4 ε
x − 2 − 12 = 3 x − 2 = 3|x − 2| < ε ⇔ |x − 2| < 3 .

2
ε 3x − 12
Vậy chọn δ = thì ∀x thỏa mãn 0 < |x − 2| < δ ta luôn có − 12 < ε.
3 x−2

Chú thích. Người ta chứng minh được hai định nghĩa trên tương đương nhau.
Hoàn toàn tương tự, ta có thể đưa ra các định nghĩa về giới hạn tương ứng với các trường
hợp khi x → ∞ và khi f (x) → ∞.

Định nghĩa 1.12. Ta nói lim f (x) = L nếu ∀ε > 0 cho trước bé tuỳ ý, luôn tìm được số
x→∞
N (ε) > 0 sao cho ∀x thỏa mãn |x| > N thì |f (x) − L| < ε.
3x2 + 2x 3
Ví dụ 1.25. Chứng minh rằng lim = .
x→∞ 2x2 + 5 2
Giải. Cho ε > 0 bé tuỳ ý, xét
2
3x + 2x 3 4x − 15 |4x| + 15 4|x| + 16 2 2
2x2 + 5 − 2 = 2(2x2 + 5) ≤ 4x2 + 10 < 4x2 + 8 ≤ |x| < ε ⇔ |x| > ε .

2
2 3x + 2x 3
Chọn N = thì ∀x thỏa mãn |x| > N ta có 2 − < ε.
ε 2x + 5 2
Định nghĩa 1.13. Ta nói lim f (x) = ∞ nếu ∀M > 0 cho trước lớn tuỳ ý, luôn tìm được
x→x0
số δ(M ) > 0 sao cho ∀x thỏa mãn |x − x0 | < δ thì |f (x)| > M .

Định nghĩa 1.14. Ta nói lim f (x) = ∞ nếu ∀M > 0 cho trước lớn tuỳ ý, luôn tìm được
x→∞
số N (M ) > 0 sao cho ∀x thỏa mãn |x| > N thì |f (x)| > M .

Ví dụ 1.26. Độc giả có thể chứng minh được



+∞ khi a > 1
lim ax =
x→+∞ 0 khi 0 < a < 1

24
và 
0 khi a > 1
x
lim a =
x→−∞ +∞ khi 0 < a < 1.

1.4.2 Các tính chất, phép toán và tiêu chuẩn tồn tại giới hạn
của hàm số

Các tính chất của hàm số có giới hạn

Các tính chất sau đây được phát biểu cho cả hai quá trình x → x0 và x → ∞, ký hiệu
chung là lim f (x).

i) Nếu hàm f (x) có giới hạn thì giới hạn đó là duy nhất.

ii) Hàm hằng số có giới hạn là chính nó: lim C = C (C = const).

iii) Nếu f (x) ≤ g(x) trong lân cận của x0 , (hoặc ∀x : |x| > N0 ) và có lim f (x) = a,
lim g(x) = b thì a ≤ b.

iv) Ngược lại, nếu có lim f (x) = a < lim g(x) = b thì sẽ tồn tại một lân cận đủ nhỏ
của x0 : U (x0 ) = (x0 − δ, x0 + δ) (hoặc một N > 0 đủ lớn) để với x ∈ U (x0 ) (hoặc
|x| > N ) ta có f (x) < g(x).

Một số phép toán về giới hạn

Giả sử lim f1 (x) = L1 , lim f2 (x) = L2 và C là hằng số thì:

i) lim Cf1 (x) = C lim f1 (x) = CL1 .

ii) lim [f1 (x) ± f2 (x)] = lim f1 (x) ± lim f2 (x) = L1 ± L2 .

iii) lim [f1 (x).f2 (x)] = lim f1 (x). lim f2 (x) = L1 .L2 .
f1 (x) lim f1 (x) L1
iv) lim = = (L2 6= 0).
f2 (x) lim f2 (x) L2
x→x
v) Xét hàm hợp f [u(x)], nếu u(x) −→0 u0 , f (u) xác định tại u0 và lân cận của u0 ,
u→u
đồng thời f (u) −→0 f (u0 ) thì cũng tồn tại
 
lim f [u(x)] = f (u0 ) = f lim u(x) .
x→x0 x→x0

25
Từ các kết quả trên, ta có định lý sau đây:

Định lý 1.5. Nếu hàm sơ cấp f (x) xác định tại x0 và ở lân cận x0 thì lim f (x) = f (x0 ).
x→x0

π 3 √
2 sin π4 − 5e4

2 sin (x − 2)2 + 4 − 5e(x−2) +2x 2 − 5e4
Ví dụ 1.27. lim q = = .
tan π4 + ln(2e)
p
x→2 3
tan (x − 2)2 + π4 + ln(xe)
  4 2 + ln 2

Một số tiêu chuẩn tồn tại giới hạn hàm số

Tiêu chuẩn 1. Giả sử ba hàm số f (x), g(x), h(x) thỏa mãn:

a) f (x) ≤ g(x) ≤ h(x),

b) lim f (x) = lim h(x) = L

thì cũng tồn tại lim g(x) và lim g(x) = L.

Ví dụ 1.28. Do 0 ≤ | sin x| ≤ |x| nên tồn tại lim sin x = 0.


x→0

sin x
Ví dụ 1.29. Với |x| đủ nhỏ, ta có cos x < < 1 và lim cos x = 1, nên tồn tại
x x→0
sin x
lim = 1.
x→0 x

Tiêu chuẩn 2. Nếu hàm số f (x) xác định trên R, đơn điệu tăng và bị chặn trên bởi M ,
nghĩa là ∀x2 > x1 > c ⇒ f (x2 ) > f (x1 ) và f (x) ≤ M với mọi x > c (hoặc đơn điệu giảm
và bị chặn dưới bởi m, nghĩa là ∀x2 > x1 > c ⇒ f (x2 ) < f (x1 ) và f (x) ≥ m với mọi
x > c), thì tồn tại lim f (x) = L ≤ M (hoặc tồn tại lim f (x) = L ≥ m).
x→+∞ x→−∞
 x
1
Người ta chứng minh được hàm số f (x) = 1 + đơn điệu tăng và bị chặn trên. Khi
x
sử dụng tiêu chuẩn trên, ta tính được giới hạn dạng vô định 1∞ sau đây:
 x
1 1
lim 1 + = lim (1 + u) u = e = 2, 71828 . . .
x→+∞ x u→0

Kết quả này vẫn đúng khi x → −∞ (Độc giả tự chứng minh).

1.4.3 Giới hạn từng phía

Khi xét giới hạn của hàm f (x) với x tiến tới điểm x0 (hữu hạn) theo từng phía của điểm
này, nghĩa là x → x0 nhưng luôn thỏa mãn x < x0 (hoặc x > x0 ), ta có khái niệm giới
hạn từng phía của hàm số.

26
Định nghĩa 1.15. Hàm số f (x) được gọi là có giới hạn phải (hay giới hạn trái) tại điểm
x0 , ký hiệu lim+0 f (x) := f (x0 + 0) = L (hay lim−0 f (x) := f (x0 − 0) = L) nếu ∀ε > 0
x→x0 x→x0
cho trước bé tuỳ ý, luôn tìm được số δ(ε) sao cho ∀x thỏa mãn 0 < x − x0 < δ (hoặc
0 < x0 − x < δ) thì |f (x) − L| < ε.

Chú ý. Trường hợp x0 = 0, ta thường sử dụng ký hiệu lim f (x) := f (+0) và lim f (x) :=
x→+0 x→−0
f (−0) và để biểu thị tương ứng các giới hạn phải và trái tại điểm 0.

1 − cos 2x
Ví dụ 1.30. Tìm giới hạn từng phía của hàm f (x) = khi x → 0.
x
Giải. Ta có
√
√ √ √  2 sin x π
1 − cos 2x 2 sin2 x 2| sin x|  nếu 0 < x <
f (x) = = = = √x 2
x x x − 2 sin x nếu − π < x < 0.

x 2
√ √
Do vậy, f (+0) = lim f (x) = 2 và f (−0) = lim f (x) = − 2.
x→+0 x→−0

Định lý 1.6. Điều kiện cần và đủ để lim f (x) = L là tồn tại các giới hạn từng phía và
x→x0
f (x0 + 0) = f (x0 − 0) = L.

1.5 Vô cùng bé, vô cùng lớn

1.5.1 Định nghĩa

Định nghĩa 1.16. Hàm số α(x) được gọi là vô cùng bé (VCB) trong quá trình x tiến đến
a nếu lim α(x) = 0 (a là số hữu hạn hoặc ±∞).
x→a

Hàm số A(x) được gọi là vô cùng lớn (VCL) trong quá trình x tiến đến a nếu lim |A(x)| =
x→a
+∞ (a là số hữu hạn hoặc ±∞).

Từ phép toán giới hạn ta dễ dàng suy ra:

1. Tổng đại số một số hữu hạn các VCB trong cùng một quá trình cũng là VCB
trong quá trình đó.

2. Tích các VCB trong cùng một quá trình cũng là VCB trong quá trình đó.

3. Tích của VCB với hàm số f (x) bị chặn cũng là VCB trong cùng quá trình.

27
1
Ví dụ 1.31. Xét hàm số f (x) = (x−2) sin trong quá trình x → 2. Ta có α(x) = x−2
x−2
1
là VCB, đồng thời |g(x)| = sin ≤ 1, ∀x 6= 2. Vậy f (x) = α(x).g(x) là VCB trong
x − 2
quá trình này, nghĩa là lim f (x) = 0. bị chặn
x→2

1 1
4. Nếu α(x) là VCB thì sẽ là VCL và ngược lại nếu A(x) là VCL thì là
α(x) A(x)
VCB trong cùng một quá trình.

5. Nếu lim f (x) = L thì α(x) = f (x) − L là VCB trong quá trình x → a và ngược
x→a
lại. Nói một cách khác, lim f (x) = L ⇔ f (x) = L + α(x) với α(x) là VCB trong
x→a
quá trình x → a. theo usth: VCB ở đây đóng vai trò như epsilon

1.5.2 So sánh các VCB, so sánh các VCL

So sánh các VCB

Giả sử α(x) và β(x) là hai VCB trong cùng một quá trình, để so sánh tốc độ tiến về 0
α(x)
của chúng ta xét giới hạn của tỉ số trong quá trình đó.
β(x)

α(x)
a) Nếu lim = 0 thì α(x) là VCB bậc cao hơn β(x), ký hiệu là α(x) = o(β(x)).
x→a β(x)
α(x)
b) Nếu lim = ∞ thì α(x) là VCB bậc thấp hơn β(x).
x→a β(x)

α(x)
c) Nếu lim = k 6= 0, 6= ∞ thì α(x) và β(x) là hai VCB cùng bậc. Đặc biệt nếu
x→a β(x)
k = 1 thì α(x) và β(x) là hai VCB tương đương, ký hiệu α(x) ∼ β(x).
Chú ý. Độc giả dễ dàng thấy quan hệ tương đương này có tính bắc cầu, nghĩa là
nếu α1 (x) ∼ β(x), β(x) ∼ α2 (x) thì α1 (x) ∼ α2 (x).
α(x)
d) Nếu không tồn tại lim thì ta nói hai VCB đó là không so sánh được.
x→a β(x)

Ví dụ 1.32. Trong quá trình x → 0 hãy so sánh VCB α(x) = x với các VCB sau:

f1 (x) = xk , k ≥ 0, k 6= 1; f2 (x) = tan x; f3 (x) = arcsin x; f4 (x) = arctan x.



x k 0 khi k > 1
Giải. Xét lim = lim xk−1 =
x→0 x x→0 ∞ khi 0 < k < 1.

28
Vậy so với x thì xk là VCB bậc cao hơn ∀k > 1 và là VCB bậc thấp hơn ∀0 < k < 1. Nói
một cách khác luỹ thừa có số mũ càng cao sẽ là VCB có bậc càng cao trong quá trình
x → 0.
tan x sin x 1
Xét lim = lim . lim = 1.1 = 1, vậy tan x ∼ x.
x→0x x→0 x x→0 cos x
arcsin x t
Khi đặt t = arcsin x, ta có sin t = x và lim = lim = 1, vậy arcsin x ∼ x.
x→0 x t→0 sin t
arctan x t
Khi đặt t = arctan x, ta có tan t = x và lim = lim = 1, vậy arctan x ∼ x.
x→0 x t→0 tan t
Sử dụng định lý về giới hạn hàm hợp ta có thể chứng minh được các VCB tương đương
sau:
loga (1 + x) 1
h 1
i 1
Ta có lim = lim loga (1 + x) = loga lim (1 + x) = loga e =
x x .
x→0 x x→0 x→0 ln a
x
Do vậy loga (1 + x) ∼ , đặc biệt nếu a = e thì ln(1 + x) ∼ x.
ln a
log (au ) u 1
Thay x = au − 1 vào ta có lim ua = lim u = hay au − 1 ∼ u ln a, đặc biệt
x→u a − 1 u→0 a − 1 ln a
nếu a = e thì eu − 1 ∼ u hay ex − 1 ∼ x.
Đặt (1 + x)α − 1 = β → 0 khi x → 0. Lấy lô-ga-rit cơ số e hai vế đẳng thức (1 + x)α = 1 + β
ta được
(1 + x)α − 1 β β ln(1 + x)
α ln(1 + x) = ln(1 + β) ⇒ = = . .
αx αx ln(1 + β) x
Do đó
(1 + x)α − 1 β ln(1 + x)
lim = lim . lim = 1.1 = 1.
x→0 αx β→0 ln(1 + β) x→0 x
Vậy (1 + x)α − 1 ∼ αx khi x → 0.
Tổng kết lại, với α(x) là VCB trong một quá trình nào đó, ta có

α(x) ∼ sin α(x) ∼ tan α(x) ∼ arcsin α(x) ∼ arctan α(x);


α(x)
loga [1 + α(x)] ∼ ; ln [1 + α(x)] ∼ α(x);
ln a
aα(x) − 1 ∼ α(x) ln a; eα(x) − 1 ∼ α(x);
[1 + α(x)]µ − 1 ∼ µα(x).

So sánh các VCL

Giả sử A(x) và B(x) là hai VCL trong cùng một quá trình, để so sánh tốc độ tiến ra ∞
A(x)
của chúng ta xét giới hạn của tỉ số trong quá trình đó.
B(x)

29
A(x)
a) Nếu lim = ∞ thì A(x) là VCL bậc cao hơn B(x).
x→a B(x)

A(x)
b) Nếu lim = 0 thì A(x) là VCL bậc thấp hơn B(x).
x→a B(x)

A(x)
c) Nếu lim = k 6= 0, 6= ∞ thì A(x) và B(x) là hai VCL cùng bậc. Đặc biệt nếu
x→a B(x)
k = 1 thì A(x) và B(x) là hai VCL tương đương, ký hiệu A(x) ∼ B(x).

Chú ý. Dễ thấy quan hệ tương đương này có tính bắc cầu.

A(x)
d) Nếu không tồn tại lim thì ta nói hai VCL đó là không so sánh được.
x→a B(x)

Độc giả dễ dàng chứng minh được định lý sau:

Định lý 1.7. Nếu f (x) ∼ f¯(x), g(x) ∼ ḡ(x) trong quá trình x → a thì

f (x) f¯(x)
a) lim = lim ,
x→a g(x) x→a ḡ(x)

b) f (x).g(x) ∼ f¯(x).ḡ(x).

arcsin x2
Ví dụ 1.33. Tính L = lim .
x→0 1 − cos x

x x x x2
Giải. Khi x → 0 ta có 1 − cos x = 2 sin2 = 2 sin sin ∼ và arcsin x2 ∼ x2 , do đó
2 2 2 2

arcsin x2 x2
L = lim = lim x2 = lim 2 = 2.
x→0 1 − cos x x→0 x→0
2


3 √ √3 √
arcsinx2 . ln(1 + 6 3 x). tan 4x x2 .6 3 x.4x
Ví dụ 1.34. lim √  √ 5
 = lim √ √5
= lim 4 = 4.
x→0
arctan(2 5 x). e x4 − 1 . sin 3x x→0 2 x. x4 .3x x→0
5

n
n
p
m
(1 + x + x2 )n − 1 [1 + (x + x2 )] m − 1 m
(x + x2 ) n
Ví dụ 1.35. lim = lim = lim = .
x→0 sin 2x x→0 2x x→0 2x 2m
1
Ví dụ 1.36. Tính L = lim (1 + sin 5x) 2x .
x→0

Giải. Đây là dạng vô định 1∞ , ta có

1
h 1
i sin2x5x lim sin 5x
lim 5x 5
2x
lim (1 + sin 5x) 2x = lim 1 + sin 5x) sin 5x = ex→0 = ex→0 2x = e 2 .
x→0 x→0

30
Hệ quả 1. Một VCB là tổng của nhiều VCB trong cùng một quá trình sẽ tương đương
với VCB có bậc thấp nhất trong tổng đó.
Độc giả tự chứng minh Hệ quả 1. Trên cơ sở này ta có quy tắc ngắt bỏ các VCB bậc cao
hơn trong việc tính giới hạn:

α(x) + o(α(x)) α(x)


lim = lim .
x→x0 β(x) + o(β(x)) x→x 0 β(x)

2x + 3 arcsin2 x2 − 10 arctan x3 2x 2 2
Ví dụ 1.37. lim √ √
3
= lim = lim = .
x→0 5 x3 sin2 x + 15 tan5 x − 4x10
3 x→0 5x x→0 5 5
2
esin(x −4) − 1 sin(x2 − 4) x2 − 4
Ví dụ 1.38. lim = lim = lim = lim (x + 2) = 4.
x→2 x−2 x→2 x−2 x→2 x − 2 x→2

Chú ý. Nếu α(x) và β(x) là hai VCB tương đương thì α(x) − β(x) là VCB bậc cao hơn
α(x) và β(x), do đó ta không được thay thế tương đương từng hạng tử trong biểu thức
hiệu của hai VCB tương đương.
tan x − sin x
Ví dụ 1.39. Tính L = lim .
x→0 x3
Giải. Vì khi x → 0 thì tan x ∼ x, sin x ∼ x. Nếu ta thay tương đương trong hiệu ở tử, thì
được kết quả sai L = 0.
Ta xử lý bằng cách như sau:

sin x(1 − cos x) sin x 1 2 sin2 x


2 1
L = lim = lim = .
x→0 x3 cos x x→0 x cos x x2 2

Hệ quả 2. Một VCL là tổng của nhiều VCL trong cùng một quá trình sẽ tương đương với
VCL có bậc cao nhất trong tổng đó.
Việc chứng minh Hệ quả 2 rất đơn giản, xin dành cho độc giả. Trên cơ sở này ta có quy
tắc ngắt bỏ các VCL bậc thấp và các hằng số trong việc tính giới hạn.

2x3 + 100x2 − 10 x3 2x3 2 1
Ví dụ 1.40. lim √ = lim 3
= lim =− .
3
x→∞ 15x2 − 6x3 + 4 x5 + 1000 x→∞ −6x x→∞ −6 3
 3x+1
2x + 1
Ví dụ 1.41. Tính L = lim .
x→∞ 2x + 3
Giải. Đây là dạng vô định 1∞ , ta có
"  2x+3 # −2(3x+1)
2x+3
−6x − 2 −6x
−2 −2 lim lim 1
L = lim 1+ =ex→∞ 2x + 3 =e x→∞ 2x = e−3 = .
x→∞ 2x + 3 e3

31
1.6 Tính liên tục, gián đoạn của hàm số một biến

1.6.1 Các định nghĩa

Định nghĩa 1.17. Hàm số f (x) xác định trong (a, b) gọi là liên tục tại điểm x0 ∈ (a, b)
nếu
∃ lim f (x) = f (x0 ) hoặc ∃ lim f (x) = lim f (x) = f (x0 ).
x→x0 x→x0 −0 x→x0 +0

Định nghĩa 1.18. Hàm số f (x) gọi là liên tục trái (hoặc phải) tại điểm x0 nếu

∃ lim f (x) = f (x0 ) (hoặc ∃ lim f (x) = f (x0 )).


x→x0 −0 x→x0 +0

Định nghĩa 1.19. Hàm số f (x) gọi là liên tục trong khoảng (a, b) nếu nó liên tục tại mọi
điểm thuộc khoảng này.

Định nghĩa 1.20. Hàm số f (x) gọi là liên tục trên đoạn [a, b] nếu nó liên tục trong
khoảng (a, b), liên tục trái tại a, liên tục phải tại b.

Ý nghĩa hình học. Nếu hàm f (x) liên tục trong (a, b) thì đồ thị hàm số y = f (x) là
đường nét liền trong khoảng này.

Định nghĩa 1.21. Hàm số f (x) gọi là gián đoạn tại x0 (hữu hạn) nếu nó không liên tục
tại điểm x0 . Điểm x0 khi đó gọi là điểm gián đoạn của hàm số f (x).

Ý nghĩa hình học. Nếu hàm f (x) gián đoạn tại điểm x0 thì đồ thị hàm số y = f (x) là
đường bị đứt đoạn tại điểm có hoành độ x0 này.

Hình 1.12

Như vậy hàm f (x) gián đoạn tại x0 nếu nó:

a) không xác định tại x0 hoặc

32
b) không có lim f (x) hoặc
x→x0

c) lim f (x) 6= f (x0 ).


x→x0

Nếu tại điểm gián đoạn x0 có các giới hạn từng phía f (x0 + 0) và f (x0 − 0) hữu hạn thì
x0 gọi là điểm gián đoạn loại 1 của hàm f (x) và h = |f (x0 + 0) − f (x0 − 0)| được gọi là
bước nhảy của hàm số f (x) tại điểm x0 . Đặc biệt nếu h = 0 thì x0 gọi là điểm gián đoạn
sửa được của hàm f (x).
Các điểm gián đoạn còn lại được gọi chung là điểm gián đoạn loại 2, nghĩa là tại x0 không
tồn tại các giới hạn f (x0 + 0) và f (x0 − 0) hoặc giới hạn là vô hạn.
Sử dụng Định lý 1.5 ta dễ dàng chứng minh được định lý sau:

Định lý 1.8. Mọi hàm số sơ cấp đều liên tục trên miền xác định của chúng.

Chú thích. Nhờ định lý này, bài toán xét tính liên tục trong khoảng (a, b) nào đó thường
được đưa về xét tính liên tục của nó trên một số hữu hạn điểm.

Ví dụ 1.42. Xét sự liên tục của các hàm số sau:

 sin 2x

khi x 6= 0,
1. f (x) = 2x
 a khi x = 0.

arctan 3(x − 1)


 khi x < 1,
2. f (x) = x−1
 3 ln x
 khi x > 1.
x−1
1
3. f (x) = e x−2 .
1
4. f (x) = sin .
x

sin 2x
Giải. 1. Với ∀x 6= 0, f (x) = là hàm sơ cấp xác định nên liên tục. Tại x = 0, ta có
x
sin 2x 2x
f (0) = a và lim f (x) = lim = lim = 2. Vậy nếu a = 2 thì hàm số liên tục tại
x→0 x→0 2x x→0 x
x = 0, và do vậy liên tục trên toàn trục số. Nếu a 6= 2 thì f (x) gián đoạn tại x = 0 và đây
là điểm gián đoạn loại 1.
arctan 3(x − 1) ln x
2. Với ∀x < 1, f (x) = và với ∀x > 1, f (x) = là các hàm sơ cấp xác
x−1 x−1
định nên liên tục. Tại x = 1 hàm f (x) không xác định, vậy nó gián đoạn tại điểm này.

33
Ngoài ra
arctan 3(x − 1) 3(x − 1)
lim f (x) = lim = lim = 3;
x→1+0 x→1+0 x−1 x→1+0 x − 1
3 ln [1 + (x − 1)] 3(x − 1)
lim f (x) = lim = lim = 3.
x→1−0 x→1−0 x−1 x→1−0 x − 1

Vậy x = 1 là điểm gián đoạn sửa được. Sau khi sửa ta có hàm số
arctan 3(x − 1)


 khi x < 1,
x−1



f (x) = 3 khi x = 1,


 3 ln x
khi x > 1


x−1
liên tục trên toàn trục số.
1
3. Với ∀x 6= 2, f (x) = e x−2 là hàm sơ cấp xác định nên liên tục. Tại x = 2 hàm f (x)
không xác định, vậy nó gián đoạn tại điểm này. Ngoài ra
1 1
lim f (x) = lim e x−2 = +∞; lim f (x) = lim e x−2 = 0.
x→2+0 x→2+0 x→2−0 x→2−0

Vậy x = 2 là điểm gián đoạn loại 2 (Hình 1.13).

Hình 1.13

1
4. Với mọi x 6= 0, f (x) = sin là hàm sơ cấp xác định nên liên tục. Tại x = 0 hàm f (x)
x
1
không xác định, vậy nó gián đoạn tại điểm này. Ngoài ra không tồn tại lim sin . Vậy
x→0 x
x = 0 là điểm gián đoạn loại 2 (Hình 1.14).

1.6.2 Các phép toán về hàm số liên tục

Sử dụng định nghĩa liên tục và các tính chất của giới hạn, độc giả có thể chứng minh các
định lý sau đây.

34
Hình 1.14

Định lý 1.9. Nếu f (x) và g(x) là hai hàm số liên tục tại điểm x0 ∈ (a, b) thì:

(a) f (x) ± g(x),

(b) f (x).g(x),
f (x)
(c) (g(x0 ) 6= 0)
g(x)

cũng liên tục tại điểm x0 .

Định lý 1.10. Nếu hàm số u = u(x) liên tục tại điểm x0 , hàm số y = f (u) liên tục tại
điểm u0 = u(x0 ) thì hàm hợp y = f [u(x)] cũng liên tục tại điểm x0 .

Định lý 1.11. Nếu hàm số y = f (x) xác định, liên tục và đơn điệu theo nghĩa chặt trong
khoảng (a, b) thì sẽ tồn tại hàm ngược x = f −1 (y) cũng xác định, liên tục và đơn điệu theo
nghĩa chặt trong miền giá trị của hàm y = f (x).

1.6.3 Các tính chất của hàm số liên tục trên đoạn [a, b]

1. Nếu f (x) liên tục trên [a, b] thì sẽ đạt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên [a, b].

2. Nếu f (x) liên tục trên [a, b] và m = min f (x), M = max f (x) thì với số µ bất kỳ
x∈[a,b] x∈[a,b]
m ≤ µ ≤ M sẽ tồn tại x0 ∈ [a, b] sao cho f (x0 ) = µ. Đặc biệt, nếu f (a).f (b) < 0 thì
tồn tại x0 ∈ (a, b) là nghiệm của phương trình f (x) = 0, tức là f (x0 ) = 0.

Ví dụ 1.43. Chứng minh rằng mọi đa thức bậc lẻ có ít nhất một nghiệm thực.
Giải. Giả sử cho phương trình a0 + a1 x + · · · + a2n+1 x2n+1 = 0 với a2n+1 6= 0. Không mất
tính tổng quát, ta giả thiết a2n+1 > 0. Ta thấy hàm số

f (x) = a0 + a1 x + · · · + a2n+1 x2n+1

35
liên tục trên R và lim f (x) = +∞, lim f (x) = −∞. Suy ra tồn tại hai số thực a < b
x→+∞ x→−∞
sao cho f (a) < 0, f (b) > 0. Vậy theo tính chất hàm liên tục, tồn tại c ∈ (a, b) mà f (c) = 0,
hay tồn tại c là nghiệm của phương trình đã cho.

36
1.7 Câu hỏi chương 1

Các mệnh đề sau là đúng hay sai?

1. Nếu dãy số {xn } bị chặn thì nó hội tụ.

2. Nếu dãy số {xn } phân kỳ thì nó không bị chặn.

3. Nếu các hàm số f (x), g(x) tăng trên [a, b] thì f (x) + g(x) cũng tăng trên [a, b].

4. Nếu các hàm số f (x), g(x) tăng trên [a, b] thì f (x).g(x) cũng tăng trên [a, b].

5. Nếu hàm số f (x) đơn điệu trên [−1, 0] và đơn điệu trên [0, 1] thì nó đơn điệu trên
[−1, 1].

6. Nếu các hàm số f (x), g(x) đều là các hàm tuần hoàn với chu kỳ T thì f (x) − g(x)
cũng là hàm tuần hoàn với chu kỳ T .

Sinh viên sử dụng các tài liệu tìm hiểu sâu hơn về một số vấn đề sau:

1. Nêu một vài ứng dụng của lý thuyết về ánh xạ, quan hệ hai ngôi vào việc xây dựng
khái niệm về trường số, hàm số.

2. Nêu dãy số Cauchy và nguyên lý hội tụ Cauchy, áp dụng cho giới hạn hàm số.

3. Nêu khái niệm về dãy con của một dãy số và mối quan hệ về tính hội tụ của dãy
con và dãy số gốc, cho ví dụ minh họa.

4. Nêu khái niệm về dãy số giới nội, định lý Bolzano - Weierstrass và ý nghĩa của định
lý này.

5. Nêu khái niệm về điểm tụ, điểm cô lập, khái niệm về lân cận của điểm x0 ∈ R (kể
cả −∞, +∞), sử dụng chúng trong các định nghĩa tập số thực đóng, mở và sử dụng
chúng để trình bày lại các định nghĩa về giới hạn hàm số.

6. Nêu khái niệm về tính liên tục đều của hàm số trong (a, b), so sánh với tính liên
tục của hàm số trong (a, b).

37
1.8 Bài tập chương 1

1. Sử dụng định nghĩa giới hạn, chứng minh rằng:


(−1)n 2n − 2 2 2n + 1
1) lim =0 2) lim = 3) lim =0
n→+∞ n n→+∞ 5n + 4 5 n→+∞ 5n2 + 4
1
4) lim n = 0.
n→+∞ e

2. Chứng minh rằng các dãy số sau có giới hạn:


n cos n2
     
2n n+2
1) 2) 3) √
n+1 n2 + 1 n n+1
√ 1 1 1 1
4) n2 + 2 − n 5) xn = 1 + + 2
+ 2
+ ··· + .
2.2 3.2 4.2 n.2n−1
1 1 x2n−1
3. Chứng minh rằng dãy số {xn } xác định bởi x1 = , xn = + có giới hạn và
2 2 2
tìm giới hạn đó.

4. Tính các giới hạn sau:


√ √ √  2n + 3n
1) lim n n+2− n+1 2) lim
n→+∞ n→+∞ 2n+1 + 4.3n 

1 1 1
 2
1 + a + a + ··· + a n |a| < 1
3) lim + + ··· + 4) lim với
n→+∞ 1.2 2.3 n(n + 1) n→+∞ 1 + b + b2 + · · · + bn |b| < 1.

5. Tìm miền xác định của các hàm sau:


√ 1 √ 1−x
1) y = x2 − 3 2) y = √ 3) y = 2 + x − x2 4) y = ln
4 − x2 1+x
x2 − 5x + 6 x 2x
5) y = ln 6) y = arccos 7) y = arcsin .
1+x e x+1
6. Tìm miền giá trị của các hàm số sau:
x 1
1) y = 2 2) y =
x +1
√ 2 − cos 3x
3) y = 2 + x − x2 4) y = ln(1 − 2 cos x).

7. Xác định tính chẵn, lẻ của các hàm số sau:


p p
1) f (x) = 3 (1 − x)2 − 3 (1 + x)2 2) f (x) = ax + a−x (a > 0)
1−x √ 
3) f (x) = ln 4) f (x) = ln x + 1 + x2 .
1+x
π
8. Cho f (x) = sin x, 0 ≤ x ≤ . Chứng minh rằng:
2
q p
p  x  1 − 1 − f 2 (x)
1) f (2x) = 2f (x). 1 − f 2 (x) 2) f = .
2 2

38
√ √
     
3 1 1
9. Cho f (x) = 1 + x2 , tính f − ,f , f ( x − 1), f .
4 x f (x)
   
1−x 1 1 1
10. Cho f (x) = , tính f (0), f (−x), f (x + 1), f , ,f .
1+x x f (x) + 1 f (x)

11. Tìm f (x) biết rằng:


   
2x + 1 1 1
1) f = x2 + 2x 2) f x + = x2 + 2 + 1
x − 1 x √ x

  
1 1 x4 + 1
3) f = x + 1 + x2 (x < 0) 4) f x + = .
x x |x|
 
 0 khi |x| ≥ 1, x 2 − 2 khi |x| ≤ 2,
12. Cho f (x) = và g(x) =
−x + 1 khi |x| < 1  −1 khi |x| > 2.

Tìm hàm f [g(x)].

13. Viết các hàm sau dưới dạng hàm hợp:



r
tan 1 x p x
1) y = 2 x 2) y = ln cos 3) y = x + x 4) y = arcsin .
2 1+x

14. Tìm hàm ngược của các hàm số sau:

1) y = 10x+1 2) y = 1 + ln(x + 2) 3) y = 2 sin 3x


1−x 2x
4) y = x2 − 2x 5) y = (x 6= 1) 6) y = .
1+x 1 + 2x

15. Xét tính tuần hoàn và tìm chu kỳ các hàm số sau:
1 1 x x
1) f (x) = cos x − sin 2x + cos 3x 2) f (x) = tan + tan
2 3 2 3
3) f (x) = sin x2 4) f (x) = A cos kx + B sin kx

5) f (x) = sin2 x 6) f (x) = sin x + sin(x 2).

16. Chứng minh rằng:

a) Hàm phần dư f (x) = x − [x] là hàm tuần hoàn. Tìm chu kỳ của nó.

b) Hàm hằng y = c là hàm tuần hoàn nhưng không có chu kỳ.

17. Chứng minh hàm số y = sin x không có giới hạn khi x → +∞.

18. Tính các giới hạn sau (sử dụng các giới hạn cơ bản):

39
√ √ √ √ √ √
3
a+x− 3
a x− a+ x−a x−8
1) lim 2) lim √ 3) lim √
x→0 x x→a x 2 − a2 x→64 3
x−4

√ √ √
q p x
x+ x+ x
3

8x + 11 − x + 7 x+2
4) lim 5) lim √ 6) lim .
x→2 x2 − 3x + 2 x→+∞ x+1 x→∞ x−1

19. Sử dụng VCB, VCL tương đương để tính các giới hạn sau:
1 − cos 5x ln(1 − 3x) ln(1 + tan x)
1) lim 2 2) lim 3) lim
x→0 sin 2x x→0 tan 2x x→0 x + sin3 x


ln(1 − 2x sin2 x) ln(1 + 3x sin x) 1 + 2x − 1
4) lim 5) lim 6) lim
x→0 sin x2 tan x x→0 tan x2 x→0 tan 3x
p
e2x − 1 ln cos x 5
(1 + x)3 − 1
7) lim 8) lim 9) lim p
x→0 ln(1 − 4x) x→0 ln(1 + x2 ) x→0 (1 + x) 3 (1 + x)2 − 1

√ √
3
8 + 3x − 2 arcsin 1 − x2 4x2 − 1

10) lim 4 11) lim− 12) lim1
x→0 16 + 5x − 2 x→1 ln x x→ 2 arcsin(1 − 2x)

sin(ex−1 − 1) ln(1 + x − 3x2 + 2x3 )


13) lim 14) lim .
x→1 ln x x→1 ln(1 + 3x − 4x2 + x3 )

40
LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ
BÀI TẬP CHƯƠNG 1

1. 1) Với ∀ε > 0 bé tùy ý, xét

1 1
|un − 0| = <ε⇔n> .
n ε
1
Vậy ta chọn n0 ∈ N sao cho n0 > thì ∀n ≥ n0 : |un − 0| < ε (đpcm).
ε
Các câu 2, 3, 4 độc giả giải tương tự.

2. 1) Dãy số tăng và bị chặn trên bởi 2 nên có giới hạn.

2n 2
lim = lim 1 = 2.
n→+∞ n + 1 n→+∞ 1 +
n

n n
2) Ta có − ≤ un ≤ 2 , ∀n mà
n2 +1 n +1
−n n
lim = lim =0
n→+∞ n2 + 1 n→+∞ n2 + 1

nên lim un = 0.
n→+∞

Các câu 3, 4, 5 độc giả tự giải.

3. Dãy số đơn điệu tăng và bị chặn trên bởi 2. Giới hạn bằng 1.
√ √ 1
4. 1) Nhân liên hợp với n+2+ n + 1. Đáp số I = .
2
1
2) Chia cả tử và mẫu cho 3n , chú ý rằng lim q n = 0 với |q| < 1. Đáp số I = .
n→+∞ 4
1 1 1
3) Chú ý rằng = − . Đáp số I = 1.
n(n + 1) n n+1
4) Sử dụng công thức tính tổng n số hạng đầu của cấp số nhân với công bội q:

u1 (q n − 1)
u1 + u2 + · · · + un = .
q−1

b−1
Đáp số I = .
a−1
√ √
5. 1) Điều kiện xác định: x2 − 3 ≥ 0 ⇔ x ≤ − 3 hoặc x ≥ 3.
√ √
Vậy TXĐ là (−∞, − 3] ∪ [ 3, +∞).

41
2) Điều kiện xác định: 4 − x2 > 0 ⇔ −2 < x < 2.
Vậy TXĐ là (−2, 2).
Tương tự ta có:
 
1
3) [−1; 2], 4) (−1, 1), 5) (−1, 2) ∪ (3, +∞), 6) [−e, e], 7) {−1} ∪ − , 1 .
3

6. 1) Giả sử y0 thuộc miền giá trị của hàm số, suy ra tồn tại x thuộc TXĐ sao cho
x
y0 = ⇔ y0 x2 − x + y0 = 0.
x2 +1
1 1
Phương trình trên có nghiệm khi và chỉ khi ∆ = 1 − 4y02 ≥ 0, tức là − ≤ y0 ≤ .
2 2
 
1 1
Vậy miền giá trị của hàm số là − ; .
2 2
2y − 1
2) Ta có −1 ≤ cos 3x = ≤ 1, mặt khác 2 − cos 3x > 0 nên y > 0. Vậy
y
1
−y ≤ 2y − 1 ≤ y ⇔ ≤ y ≤ 1.
3


1
Vậy miền giá trị của hàm số là ;1 .
3
 
3
3) 0, . 4) (−∞, ln 3).
2

7. 1) TXĐ D = R là miền đối xứng qua 0, xét


p
3
p
3
f (−x) = (1 + x)2 − (1 − x)2 = −f (x),

do đó hàm số f (x) là hàm số lẻ.


2) hàm chẵn, 3) hàm lẻ, 4) hàm lẻ.

8. Độc giả tự giải.


r r
5 x2 + 1 √ x2 + 2
9. Đáp số , , x, .
4 x2 x2
1 + x −x x − 1 1 + x
10. Đáp số 1, , , , , x.
1−x x+2 x+1 2
2x + 1 t+1
11. 1) Đặt t = ⇒x= , suy ra
x−1 t−2
2
3(t2 − 1)

t+1 t+1
f (t) = +2 = .
t−2 t−2 (t − 2)2

42
3(x2 − 1)
Thay t bởi x ta được f (x) = .
(x − 2)2
1
2) Chỉ dẫn: Đặt t = x + , f (x) = x2 − 1.
x

1 1 + 1 + x2
3) Chỉ dẫn: Đặt t = , f (x) = .
x x
1 √
4) Chỉ dẫn: Đặt t = x + , f (x) = x2 − 2.
x
12. Chỉ dẫn: Chia khoảng thích hợp để xét. Đáp số
 √ √
0 khi |x| > 2, − 3 ≤ x ≤ 3,
f [g(x)] = √ √
1 khi − 2 ≤ x < − 3, 3 < x ≤ 2.

1
13. 1) y = f (g(x)), với f (x) = 2x , g(x) = tan .
x
Các câu còn lại tương tự, độc giả tự giải.

14. 1) Ta có y = 10x+1 ⇔ x + 1 = log y ⇔ x = −1 + log y. Đổi vai trò x, y ta được hàm


ngược cần tìm là
y = −1 + log x.

1 x √
2) y = ex−1 − 2 3) y = arcsin 4) y = 1 ± x+1
3 2
1−x x
5) y = 6) y = log2 .
1+x 1−x

15. 1) Nhận thấy cos x, sin 2x, cos 3x lần lượt tuần hoàn với chu kỳ 2π, π,, chọn bội
3
chung nhỏ nhất của các chu kỳ trên ta được chu kỳ của hàm số là T = 2π.

2) T = 6π, 3) không tuần hoàn, 4) T = , 5) T = π, 6) không tuần hoàn.
k
16. a) Dễ kiểm tra thấy nó là hàm tuần hoàn chu kỳ T = 1.

b)Với mọi x0 ∈ R bất kỳ, luôn tìm được số δ mà y(x0 + δ) = y(x0 ) = c, do đó y = c


là hàm tuần hoàn. Tuy nhiên có vô số số δ như vậy (và chúng không là bội của
nhau), tức là nó không có chu kỳ.

17. Với {xn } = nπ → +∞ có dãy giá trị hàm {f (xn )} = {sin  π≡ {0} →
n nπ} o0, nhưng dãy
0 π
{xn } = +n2π → +∞ có dãy giá trị hàm {f (xn )} = sin + n2π ≡ {1} → 1.
2 2
Do đó không tồn tại lim sin x.
x→+∞

43
p p √3
18. 1) Nhân liên hợp (do có chứa căn) với 3 (x + a)2 + 3 a(x + a) + a2 . Đáp số
1
I= √ 3
.
3 a2
√ 1
2) Tách để triệt tiêu đại lượng x − a. Đáp số I = √ .
2a
3) Nhân liên hợp cả tử và mẫu. Đáp số I = 3.
√  √ 
4) Tách tử số thành 3 8x + 11 − 3 + 3 − x + 2 , nhân liên hợp với biểu thức
7
tương ứng để triệt tiêu nhân tử (x − 3). Đáp số I =
54

5) Chia cả tử và mẫu cho x. Đáp số I = 1.
 n
1
6) Sử dụng giới hạn lim 1 + = e (xem trong các ví dụ). Đáp số I = e3 .
n→+∞ n

19. Sử dụng các VCB tương đương đã nêu trong phần lý thuyết.
25x2 25x2
1) Khi x → 0 thì 1 − cos 5x ∼ 2. = , còn sin2 2x ∼ (2x)2 = 4x2 , vậy
4 2
25x2
25
I= lim 2 = .
x→0 4x2 8

2
2) Khi x → 0 thì ln(1 − 3x) ∼ −3x, tan 2x ∼ 2x, vậy I = − .
3
3) Khi x → 0 thì ln(1 + tan x) ∼ tan x ∼ x, x + sin x ∼ x (do sin3 x = o(x)), vậy
3

I = 1.
4) Khi x → 0 thì ln(1 − 2x sin2 x) ∼ −2x sin2 x ∼ −2x3 , sin x2 tan x ∼ x2 .x = x3 ,
vậy I = −2.
Các câu khác được giải tương tự, đáp số như sau:
1 1 1 9
5) 3 6) 7) − 8) 9)
3 2 2 24
8 1
10) 11) +∞ 12) −2 13) 1 14) .
5 3

44
Chương 2

Đạo hàm và vi phân hàm số một


biến số

2.1 Đạo hàm

2.1.1 Các định nghĩa

Định nghĩa 2.1. Cho hàm số y = f (x) xác định trong khoảng (a, b). Với mỗi x0 ∈ (a, b)
cho một số gia ∆x (∆x có thể dương hoặc âm) sao cho x + ∆x ∈ (a, b). Khi đó hàm số
có số gia tương ứng ∆f (x0 ) = f (x0 + ∆x) − f (x0 ). Hàm f (x) gọi là có đạo hàm hay khả
∆f (x0 )
vi tại điểm x0 nếu tồn tại giới hạn hữu hạn lim . Ta ký hiệu
∆x→0 ∆x

∆f (x0 )
y 0 (x0 ) = f 0 (x0 ) = lim .
∆x→0 ∆x

Hàm số y = f (x) gọi là khả vi trong khoảng (a, b) nếu nó khả vi tại mọi điểm thuộc (a, b).

Hiển nhiên khi đó

∆f (x) f (x + ∆x) − f (x)


y 0 (x) = f 0 (x) = lim = lim
∆x→0 ∆x ∆→0 ∆x

sẽ là một hàm số của x trong khoảng (a, b).


Đối với hàm hằng số y = c ta có y 0 = 0.

Ví dụ 2.1. Cho y = sin x. Hãy tính y 0 (x).

45
Giải. Theo định nghĩa ta có

2 cos x + ∆x sin ∆x

0 0 sin(x + ∆x) − sin x 2 2
y (x) = (sin x) = lim = lim = cos x.
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x

Ví dụ 2.2. Cho y = ex . Hãy tính y 0 (x).


Giải. Theo định nghĩa ta có

ex+∆x − ex e∆x − 1
y 0 (x) = (ex )0 = lim = ex lim = ex .
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x

Ý nghĩa cơ học của đạo hàm. Nếu động điểm có phương trình chuyển động s = s(t)
thì vận tốc đại số tức thời v(t) của nó chính là đạo hàm của s(t) theo thời gian t:

s(t + ∆t) − s(t)


v(t) = s0 (t) = lim .
∆t→0 ∆t

Ý nghĩa hình học của đạo hàm. Đạo hàm của hàm số y = f (x) chính bằng hệ số góc
của tiếp tuyến với đồ thị hàm số này tại điểm (x, f (x)).

Định nghĩa 2.2. Hàm f (x) gọi là có đạo hàm phía trái (hoặc phía phải) tại điểm x0 nếu
f (x0 + ∆x) − f (x0 ) f (x0 + ∆x) − f (x0 )
tồn tại giới hạn hữu hạn lim (hoặc lim ). Ta
∆x→−0 ∆x ∆x→+0 ∆x
sử dụng các ký hiệu tương ứng sau:

∆f (x0 )
f 0 (x0 − 0) = lim (∆x < 0),
∆x→−0 ∆x
∆f (x0 )
f 0 (x0 + 0) = lim (∆x > 0).
∆x→+0 ∆x

Dựa vào Định lý 1.6 ta dễ dàng suy ra định lý sau.

Định lý 2.1. Điều kiện cần và đủ để hàm f (x) có đạo hàm tại điểm x0 là các đạo hàm
hai phía tại đó tồn tại và chúng bằng nhau: f 0 (x0 − 0) = f 0 (x0 + 0) = f 0 (x0 ).

Nếu f 0 (x0 − 0) 6= f 0 (x0 + 0) thì đường cong y = f (x) có điểm gẫy góc hay không trơn
tại điểm (x0 , f (x0 )). Về mặt hình học, tiếp tuyến của nó tại điểm này về hai phía không
trùng nhau.

Ví dụ 2.3. Tính đạo hàm của hàm số y = | ln x| tại điểm x = 1.

46
Giải. Ta có
∆y(1) | ln(1 + ∆x)| − | ln 1| | ln(1 + ∆x)|
= =
∆x  ∆x ∆x
ln(1 + ∆x)
khi ∆x > 0


= ∆x
− ln(1 + ∆x) khi ∆x < 0.

∆x
ln(1 + ∆x) − ln(1 + ∆x)
Vậy f 0 (1 + 0) = lim = 1, f 0 (1 − 0) = lim = −1.
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x
Do đó không tồn tại f 0 (1) và đồ thị có điểm gãy góc là (1, 0) (Hình 2.1).
angle

Hình 2.1

Định nghĩa 2.3. Hàm y = f (x) gọi là có đạo hàm vô cùng tại điểm x0 nếu
∆f (x0 )
lim = ∞.
∆x→0 ∆x
Khi đó đường cong y = f (x) có tiếp tuyến thẳng đứng tại điểm (x0 , f (x0 )).

Ví dụ 2.4. Tính đạo hàm của hàm số y = 3 x − 2 tại điểm x = 2 (Hình 2.2).

Hình 2.2

Giải. Ta có
p
0 ∆y(2) 3
(2 + ∆x) − 2 − 0 1
y (2) = lim = lim = lim p = ∞.
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x ∆x→0 3 (∆x)2

47
Chú ý. Sử dụng mục 5 trong 1.5.1 ta có f (x0 + ∆x) = f (x0 ) + f 0 (x0 )∆x + o(∆x), suy ra
lim f (x) = f (x0 ). Nghĩa là hàm số khả vi tại x0 sẽ liên tục tại đó. Tuy nhiên, điều ngược
x→x0
lại chưa chắc đúng (chẳng hạn, Ví dụ 2.3).

2.1.2 Một số quy tắc tính đạo hàm

Định lý 2.2. Nếu các hàm u(x) và v(x) đều có đạo hàm trong khoảng (a, b) nào đó thì
tổng, hiệu, tích, thương của chúng cũng có đạo hàm và

(u ± v)0 = u0 ± v 0 ,
(uv)0 = u0 v + uv 0 ⇒ (c.u)0 = c.u0 ,
 u 0 u0 v − uv 0  c 0 −c.v 0
= ⇒ = .
v v2 v v2
Định lý 2.3. (Đạo hàm hàm hợp). Nếu hàm số y = f (u) có đạo hàm đối với biến trung
gian u và u = u(x) có đạo hàm theo biến x thì hàm hợp y = y[u(x)] cũng có đạo hàm theo
biến x và
(y[u(x)])0 = yu0 .u0x .

Ví dụ 2.5. Cho y = ax , hãy tính y 0 .


Giải. Ta viết y = ax = ex ln a dưới dạng hàm hợp y = eu với u = x ln a. Do yu0 = eu và
u0 (x) = ln a nên theo công thức hàm hợp ta có

(ax )0 = ex ln a . ln a = ax ln a.

Định lý 2.4. (Đạo hàm hàm ngược). Nếu hàm số x = g(y) có đạo hàm g 0 (y0 ) 6= 0 và nếu
hàm ngược của nó y = f (x) liên tục tại điểm x0 = g(y0 ) thì hàm số f (x) cũng có đạo hàm
f 0 (x0 ) và
1 1
f 0 (x0 ) = hay yx0 = .
g 0 (y 0) x0y

Chứng minh. Theo giả thiết suy ra ∆x → 0 ⇔ ∆y → 0, do vậy


∆y 1 1
yx0 = lim = lim ∆x = 0 .
∆x→0 ∆x ∆y→0 xy
∆y

Ví dụ 2.6. Cho y = arctan x, tính y 0 .


Giải. Hàm số y = arctan x có hàm ngược x = tan y. Ta có x0y = 1 + tan2 y, mà tan y =
tan(arctan x) = x nên suy ra
1 1
(arctan x)0 = 2
= .
1 + tan y 1 + x2

48
Ví dụ 2.7. Cho y = ln x với x > 0, tính y 0 .
Giải. Hàm số y = ln x có hàm ngược x = ey . Ta có x0y = ey . Theo công thức đạo hàm hàm
ngược, suy ra
1 1 1
(ln x)0 = y
= ln x = .
e e x
Ví dụ 2.8. Cho u(x) và v(x) là hai hàm số khả vi trong khoảng (a, b), u > 0, u 6= 1. Tính
đạo hàm số y = [u(x)]v(x) .
Phương pháp chung.
a) Lấy lô-ga-nê-pe hai vế: ln y = v(x). ln [u(x)].
b) Sử dụng công thức hàm hợp lấy đạo hàm hai vế đẳng thức:
y0 u0
= v 0 . ln u + v. ,
y u
u0
 0  
0 v(x) v 0
suy ra y = [u(x)] = u v . ln u + v. .
u

Ví dụ 2.9. Cho y = (x2 + 2)sin x , tính y 0 .


y0 2x sin x
Giải. Ta có ln y = sin x. ln(x2 + 2) ⇒ = cos x. ln(x2 + 2) + 2 . Vậy
y x +2
 
 2 sin x 0
 2 sin x 2 2x sin x
(x + 2) = (x + 2) cos x. ln(x + 2) + 2 .
x +2

Chú ý. Phương pháp lấy logarit hai vế này còn được áp dụng trong việc tính đạo hàm
các hàm số có dạng tích, thương của nhiều biểu thức.
p
5
(x + 1)2 (x3 + 2)2 sin x
Ví dụ 2.10. Tính đạo hàm của hàm số y = p √ .
x 3 x2 + 1
Giải. Ta có
2 1 1
ln |y| = ln |x + 1| + 2 ln x3 + 2 + ln |sin x| − ln |x| − ln x2 + 1 ,
5 2 6
lấy đạo hàm hai vế theo x, được
y0 2 6x2 cos x 1 x
= + 3 + − − 2
.
y 5(x + 1) x + 2 sin x 2x 3(x + 1)
Suy ra
p
(x + 1)2 (x3 + 2)2 sin x 6x2
5
 
0 2 cos x 1 x
y = p √ . + + − − .
x 3 x2 + 1 5(x + 1) x3 + 2 sin x 2x 3(x2 + 1)

49
2.2 Vi phân

2.2.1 Định nghĩa vi phân

Định nghĩa 2.4. Cho hàm số y = f (x) xác định tại điểm x0 và lân cận x0 , nếu số gia
hàm tại đó ∆f (x0 ) = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) biểu diễn được dưới dạng

∆f (x0 ) = A∆x + o(∆x)

trong đó, A chỉ phụ thuộc x0 nhưng không phụ thuộc vào ∆x, còn o(∆x) là VCB bậc cao
của ∆x, thì ta nói hàm số f (x) khả vi tại điểm x0 và biểu thức A∆x được gọi là vi phân
của hàm số f (x) tại điểm x0 , ký hiệu là

df (x0 ) = A∆x.

Từ định nghĩa về hàm số khả vi và định nghĩa đạo hàm của hàm số, dễ dàng suy ra, nếu
hàm số f (x) có đạo hàm tại điểm x0 thì nó khả vi tại điểm này và ngược lại, đồng thời
A = f 0 (x0 ). Do vậy,
df (x0 ) = f 0 (x0 )∆x.

Hơn thế, khi xét f (x) = x thì dx = (x)0 .∆x = ∆x, nên ta có

df (x0 ) = f 0 (x0 ) dx,

hay một cách tương đương


df (x0 )
f 0 (x0 ) = .
dx
Nếu hàm số f (x) khả vi tại mọi điểm x thuộc khoảng (a, b) thì f (x) khả vi trong đoạn
này, và ta có
df (x)
df (x) = f 0 (x) dx ⇔ f 0 (x) = , ∀x ∈ (a, b).
dx

Ví dụ 2.11. Cho y = x + ln x, hãy tính dy(x) và dy(e).
Giải. Ta có
√ 0 1 + x1 (x + 1) dx
dy(x) = x + ln x dx = √ dx = √ .
2 x + ln x 2x x + ln x

Do đó √
(e + 1) dx e+1
dy(e) = √ = dx.
2e e + ln e 2e

50
2.2.2 Ý nghĩa và ứng dụng của vi phân

Vì df (x) = A∆x + o(∆x) = df (x) + o(∆x), trong đó, số hạng thứ hai o(∆x) là VCB bậc
cao của ∆x nên khi ∆x đủ nhỏ, nó có giá trị không đáng kể, có thể bỏ qua so với số hạng
đầu df (x), do vậy vi phân hàm số df (x) là phần chính bậc nhất của số gia hàm số f (x)
tại điểm x,
∆f (x) ≈ df (x).

Trên cơ sở này, ta có thể đưa ra một số ứng dụng của vi phân.


1. Công thức tính gần đúng giá trị hàm bằng vi phân

f (x + ∆x) − f (x) ≈ df (x) ⇔ f (x + ∆x) ≈ f (x) + f 0 (x)∆x.

Ví dụ 2.12. Tính gần đúng sin 46◦ .


Giải. Áp dụng công thức cho hàm f (x) = sin x, ta có

sin(x0 + ∆x) ≈ sin x0 + cos x0 ∆x.

Do đó
π √ √
◦ π  π π π 2 2 π
sin 46 = sin + ≈ sin + cos . = + . ≈ 0, 7194.
4 180 4 4 180 2 2 180

2. Mô tả hình học vi phân


Trên đường cong y = y(x), tại điểm M (x, y(x)) kẻ đường tiếp tuyến M T . Cho x số
gia ∆x thì tung độ y của đường cong có số gia tương ứng ∆y = AM1 và tung độ trên
tiếp tuyến M T có số gia tương ứng là đoạn AB. Trong tam giác vuông AM B ta có
AB = M A tan α = ∆x.y 0 (x) = dy(x). Như vậy, khi ∆x nhỏ thì AB = dy là phần chính
thay thế cho VCB ∆y = AM1 còn BM1 là VCB bậc cao của ∆x (BM1 = o(∆x)) (Hình
2.3).

2.2.3 Tính bất biến của vi phân cấp một

Cho hàm số y = f (u) khả vi theo u và hàm số u = u(x) khả vi theo x, theo tính chất của
giới hạn hàm số, ta cũng có y = f [u(x)] khả vi đối với x và

df = fu0 .u0x dx = fx0 dx = fu0 du.

51
Hình 2.3

Như vậy, dạng của vi phân cấp một không thay đổi dù biến số là độc lập (x) hay phụ
thuộc (u(x)).
Xét hàm cho dưới dạng tham số t

x = x(t)
y = y(t)

trong đó x(t) và y(t) đều là các hàm khả vi theo t, thì hàm số y cũng khả vi theo x và ta

dy yt0 dt yt0
yx0 = = 0 = 0.
dx xt dt xt

x = a(t − sin t)
Ví dụ 2.13. Cho hàm số hãy tính yx0 .
y = a(1 − cos t),

x0 = a(t − sin t)
t
Giải. Ta có vậy
y 0 = a sin t,
t

yt0 a sin t 2 sin 2t cos 2t t


yx0 = 0
= = 2 t = cot .
xt a(1 − cos t) 2 sin 2 2

2.2.4 Bảng công thức đạo hàm và vi phân các hàm sơ cấp cơ bản

1. C 0 = 0, d(C) = 0. dx, (với C là hằng số).

2. (xα )0 = αxα−1 , d (xα ) = αxα−1 dx, (x > 0, α ∈ R).

3. (ax )0 = ax ln a, d (ax ) = ax ln a dx, (a > 0, a 6= 1).


(ex )0 = ex , d (ex ) = ex dx.
1 dx
4. (loga x)0 = , d (loga x) = , (a > 0, a 6= 1, x > 0).
x ln a x ln a

52
1 dx
5. (ln x)0 = , d (ln x) = , (x > 0).
x x
6. (sin x)0 = cos x, d (sin x) = cos x dx.

7. (cos x)0 = − sin x, d (cos x) = − sin x dx.


1 dx π
8. (tan x)0 = 2
= 1 + tan2 x, d (tan x) = 2
, (x 6= + kπ, k ∈ Z).
cos x cos x 2
1 dx
9. (cot x)0 = − 2 = −(1 + cot2 x), d (cot x) = − 2 , (x 6= kπ, k ∈ Z).
sin x sin x
1 dx
10. (arcsin x)0 = √ , d (arcsin x) = √ , (|x| < 1).
1 − x2 1 − x2
1 dx
11. (arccos x)0 = − √ , d (arccos x) = − √ , (|x| < 1).
1 − x2 1 − x2
1 dx
12. (arctan x)0 = 2
, d (arctan x) = .
1+x 1 + x2
1 dx
13. ( arccotx)0 = − 2
, d ( arccotx) = − .
1+x 1 + x2
14. Với hai hàm khả vi u = u(x), v = v(x), ta có:

(u ± v)0 = u0 ± v 0 , d (u ± v) = u0 dx ± v 0 dx;

(u.v)0 = u0 v + uv 0 , d (u.v) = (u0 v + uv 0 ) dx = v du + u dv;


 u 0 u0 v − uv 0  u  u0 v − uv 0 v du − u dv
= 2
, d = 2
dx = ;
v v v v v2
(f (u(x)))0 = fu0 .u0x , d (f (u(x))) = fu0 du = fx0 dx.

2.2.5 Đạo hàm và vi phân cấp cao

Cho hàm số f (x) xác định và khả vi trong (a, b), thì ta có f 0 (x) là hàm số trong (a, b).
Nếu f 0 (x) lại khả vi trong (a, b) thì đạo hàm của hàm này, gọi là đạo hàm cấp hai của
00 d2 f
f (x) và ký hiệu là f (x) hay . Tổng quát, giả sử f (x) khả vi cấp (n − 1) trong (a, b),
dx2
tức là tồn tại đạo hàm cấp n − 1, ký hiệu f (n−1) (x) và nếu hàm này cũng khả vi trong
(a, b) thì hàm số f (x) khả vi cấp n trong (a, b) và đạo hàm cấp n sẽ là
0
f (n) (x) = f (n−1) (x) .


Công thức Leibnitz

53
Giả sử hàm số u(x) và v(x) có đạo hàm đến cấp n, thì

(u ± v)(n) = u(n) ± v (n) ,


Xn
(u.v)(n) = Cnk u(k) v (n−k) ,
k=0

n!
trong đó Cnk = , k = 0, 1, . . . , n; 0! = 1; u(0) = u; v (0) = v.
k!(n − k)!
Tương tự, vi phân cấp một của hàm số f (x) là df (x) = f 0 (x) dx cũng là hàm của biến số
x trong (a, b). Vi phân của vi phân cấp một gọi là vi phân cấp hai của hàm f (x), ký hiệu
là d2 f (x), và do dx không phụ thuộc điểm x nên ta có

0
d2 f (x) = d( df (x)) = [f 0 (x) dx] dx = f 0 (x) dx2 .

Tổng quát, vi phân của vi phân cấp (n − 1) gọi là vi phân cấp n của hàm số f (x)

dn f (x) = d d(n−1) f (x) = f (n) (x) dxn .




Suy ra mối quan hệ giữa đạo hàm cấp cao và vi phân cấp cao

(n) dn f (x)
f (x) = .
dxn

Ngoài ra, trong trường hợp biến phụ thuộc, thì cả fu0 (u) lẫn du trong biểu thức vi phân
cấp một đều là hàm số nên ta có

d2 f = d [fu0 (u) du] = fu00 du2 + fu0 d2 u.

Như vậy, biểu thức vi phân cấp cao của hàm hợp không có tính bất biến.

Ví dụ 2.14. Cho hàm số y = xα , α ∈ R. Tính y (n) và dn y.


Giải. Ta có

y 0 = αxα−1 , y 00 = α(α − 1)xα−2 , . . . , y (n) = α(α − 1) . . . (α − n + 1)xα−n ;


dn y = α(α − 1) . . . (α − n + 1)xα−n dxn .

Đặc biệt khi α = n ∈ N∗ ta có y = xn thì

y (n) = n(n − 1) . . . (n − n + 1)xn−n = n! và y (m) = 0 ∀m > n.

54
Ví dụ 2.15. Cho hàm số y = sin x, tính y (n) và dn y.
Giải. Ta có
 π  π  π
y 0 = cos x = sin x + , y 00 = cos x + = sin x + 2 ,...,
2 2 2
 π  π n
y (n) = sin x + n ; dn y = sin x + n dx .
2 2
Ví dụ 2.16. Cho hàm số y = ln(x + a) với a là hằng số. Tính y (n) và dn y.
1
Giải. Vì y 0 = = (x + a)−1 nên theo ví dụ trên ta có
x+a
(n−1)
y (n) = (x + a)−1 = (−1)(−1 − 1) . . . (−1 − (n − 1) + 1)(x + a)−1−(n−1)


= (−1)n−1 (n − 1)!(x + a)−n


(−1)n−1 (n − 1)! n
dn y = dx .
(x + a)n
1
Ví dụ 2.17. Cho y = , tính y (n) .
1 − x2
 
1 1 1 1
Giải. Vì y = = − nên theo ví dụ trên ta có
1 − x2 2 x+1 x−1
(−1)n (−1)n
 
(n) 1 n −1 (n)
   o n!
−1 (n)
y = (x + 1) − (x − 1) = − .
2 2 (x + 1)n+1 (x − 1)n+1

Ví dụ 2.18. Cho y = ex sin x, tính y (n) và dn y.


 π
Giải. Đặt u = ex và v = sin x thì u(n) = ex và v (n) = sin x + n . Áp dụng công thức
2
Leibnitz ta có
n
(n)
X
k x
 π
y = Cn e sin x + (n − k) ;
k=1
2
" n #
X  π 
dn y = Cnk ex sin x + (n − k) dxn .
k=1
2

2.3 Định lý về hàm số khả vi và một số ứng dụng

2.3.1 Một số định lý về hàm số khả vi

Ta nhắc lại định nghĩa cực trị của hàm số. Hàm số f (x) xác định trong (a, b) gọi là đạt
cực đại (hoặc cực tiểu) tại điểm x = c, c ∈ (a, b) nếu ∀x trong lân cận nào đó của c
(x = c + ∆x) ta có f (c + ∆x) < f (c) (hoặc f (c + ∆x) > f (c)).

55
Hàm f (x) có cực đại hay cực tiểu trong (a, b) được gọi là có cực trị trong (a, b).
1. Định lý Ferma. Cho hàm số y = f (x) xác định, liên tục trong (a, b), nếu f (x) đạt
cực trị tại c ∈ (a, b) và f (x) khả vi tại c thì f 0 (c) = 0.
Chứng minh. Giả sử f (x) đạt cực đại tại c, khi đó

 f (c + ∆x) − f (c)
∆f (c)  ≥0 khi ∆x < 0
= f (c + ∆x)∆x
∆x − f (c)
≤0 khi ∆x > 0.


∆x
Chuyển qua giới hạn, ta có f 0 (c − 0) ≥ 0 và f 0 (c + 0) ≤ 0, nhưng vì f (x) khả vi tại x = c
do đó f 0 (c − 0) = f 0 (c + 0) = f 0 (c) = 0 (Hình 2.4).

Hình 2.4

2. Định lý Rolle. Cho hàm số y = f (x) xác định, liên tục trên đoạn [a, b], khả vi trong
khoảng (a, b) và giả sử f (a) = f (b), khi đó tồn tại c ∈ (a, b) sao cho f 0 (c) = 0.
Chứng minh. Do f (x) liên tục trên [a, b] nên theo Tính chất 2 của hàm liên tục trên đoạn
[a, b], sẽ tồn tại max f (x) và min f (x). Khi đó có hai khả năng xảy ra: hoặc cả hai giá
x∈[a,b] x∈[a,b]
trị đó đều đạt tại hai đầu mút thì

f (a) = f (b) = max f (x) = min f (x),


x∈[a,b] x∈[a,b]

tức là f (x) là hàm hằng trên [a, b], vậy f 0 (x) = 0, ∀x ∈ [a, b]; hoặc có một cực trị đạt tại
điểm c ∈ (a, b), vậy theo Định lý Ferma f 0 (c) = 0.
3. Định lý Lagrange. Cho hàm số f (x) xác định, liên tục trên đoạn [a, b], khả vi trong
khoảng (a, b) thì tồn tại ít nhất một điểm c ∈ (a, b) sao cho

f (b) − f (a)
= f 0 (c),
b−a

56
hay f (b) − f (a) = (b − a)f 0 (c).
Chứng minh. Thực vậy, áp dụng định lý Rolle cho hàm số

f (b) − f (a)
g(x) = f (a) − f (x) + (x − a)
b−a

ta nhận được định lý Lagrange (độc giả tự kiểm tra).


Ý nghĩa hình học của định lý Lagrange
f (b) − f (a)
Ta có là hệ số góc dây cung AB; còn f 0 (c) là hệ số góc của tiếp tuyến với
b−a
đường cong y = f (x) tại điểm có hoành độ c. Vậy nếu cung AB liên tục và mọi điểm đều
có tiếp tuyến thì trên đó có ít nhất một điểm C(c, f (c)) mà tiếp tuyến tại đó song song
với dây cung AB (Hình 2.5).

Hình 2.5

Công thức số gia hữu hạn


Đặt a = x0 , b = x0 +∆x thì b−a = ∆x, điểm c nằm giữa a và b nên có thể viết c = c0 +θ∆x
với 0 < θ < 1. Khi đó biểu thức (2.4) có thể viết lại dưới dạng

f (x0 + ∆x) − f (x0 ) = f 0 (x0 + θ∆x)∆x.

Đó là công thức chính xác, đúng với mọi ∆x, tuy nhiên θ chưa được xác định cụ thể. Khi
cho θ một giá trị nào đó nằm giữa 0 và 1 ta nhận được công thức gần đúng.
4. Định lý Cauchy. Cho hai hàm số f (x) và g(x) xác định, liên tục trên đoạn [a, b] có
g(a) 6= g(b), khả vi trong khoảng (a, b) với g 0 (x) 6= 0, ∀x ∈ (a, b) thì tồn tại ít nhất một
điểm c ∈ (a, b) sao cho
f (b) − f (a) f 0 (c)
= 0 .
g(b) − g(a) g (c)

57
Chứng minh. Thực vậy, áp dụng định lý Rolle cho hàm số
f (b) − f (a)
h(x) = f (a) − f (x) + [g(x) − g(a)]
g(b) − g(a)

ta nhận được định lý Cauchy (độc giả tự kiểm tra).


Chú thích. Trong biểu thức của định lý Cauchy khi cho g(x) = x, ta nhận được của định
lý Lagrange và trong biểu thức của định lý Lagrange khi cho f (a) = f (b) ta có định lý
Rolle. Vậy cũng có thể coi định lý Rolle là trường hợp riêng của định lý Lagrange và định
lý Lagrange là trường hợp riêng của định lý Cauchy.

Ví dụ 2.19. Chứng minh rằng nếu hàm số f (x) xác định, liên tục trên [a, b], khả vi trong
(a, b) có f (a) < 0, f (b) > 0 và f 0 (x) > 0 ∀x ∈ (a, b) thì phương trình f (x) = 0 luôn có
nghiệm duy nhất trong (a, b).
Giải. Do f (x) xác định, liên tục trên [a, b] và có f (a) < 0, f (b) > 0 nên theo Tính chất
3 của hàm liên tục trên [a, b], phương trình f (x) = 0 có nghiệm. Để chứng minh nghiệm
duy nhất, ta giả sử phản chứng có x1 < x2 là 2 nghiệm, tức là f (x1 ) = f (x2 ) = 0. Áp
dụng định lý Rolle cho đoạn [x1 , x2 ], suy ra ∃ξ ∈ (x1 , x2 ) mà f 0 (ξ) = 0, là điều vô lý.

Ví dụ 2.20. Trên đường cong y = x3 tìm điểm sao cho tiếp tuyến tại đó song song với
dây cung đi qua A(−1, −1) và B(2, 8).
Giải. Trên đoạn [−1, 2] hàm số y = x3 thỏa mãn các điều kiện của định lý Lagrange, do
vậy ∃ξ ∈ (−1, 2) sao cho

y(2) − y(−1) = y 0 (ξ) [2 − (−1)] ⇔ ξ 2 = 1 ⇔ ξ = ±1.

Vậy ta có hai điểm M1 (−1, −1) và M2 (1, 1) trên cung AB. Trong đó chỉ có M2 (1, 1) là
điểm trong của cung AB, còn tại M1 (−1, −1) thì tiếp tuyến trùng với dây cung AB.

0 ∞
2.3.2 Quy tắc L’Hospital để khử dạng vô định , khi tính giới
0 ∞
hạn của hàm số

Nếu các hàm số f (x) và g(x)

a) xác định tại lân cận điểm x0 ,

b) khả vi trong lân cận của điểm x0 và g 0 (x0 ) 6= 0 ∀x 6= x0 ,

c) có f (x0 ) = g(x0 ) = 0.

58
f 0 (x)
Khi đó nếu tồn tại lim = A (hữu hạn hoặc vô hạn) thì
x→x0 g 0 (x)
f (x) f 0 (x)
lim = A = lim 0 .
x→x0 g(x) x→x0 g (x)

Chứng minh. Trong lân cận của x0 thì hai hàm số f (x) và g(x) thỏa mãn các định lý
Cauchy, nên có
f (x) − f (x0 ) f (x) f 0 (c)
= = 0 , (c nằm giữa x và x0 ).
x − x0 g(x) g (c)
f 0 (x)
Khi x → x0 thì c → x0 (c nằm giữa x và x0 ) và do tồn tại lim = A, suy ra
x→x0 g 0 (x)
f (x) f 0 (c)
lim = lim 0 = A.
x→x0 g(x) c→x0 g (c)

Chú ý 1. Khi x → ∞, quy tắc L’Hospital vẫn đúng


f (x) f 0 (x) 1
lim = lim 0 (đặt t = → 0 khi x → ∞).
x→∞ g(x) x→∞ g (x) x

Chú ý 2. Trường hợp lim f (x) = ∞, lim g(x) = ∞, quy tắc L’Hospital vẫn đúng, vì
x→x0 x→x0
1
f (x) ∞ g(x) 0
lim có dạng khi và chỉ khi lim 1 có dạng .
x→x0 g(x) ∞ x→x0
f (x)
0
Chú ý 3. Quy tắc L’Hospital có thể áp dụng nhiều lần, chẳng hạn nếu f 0 (x0 ) = g 0 (x0 ) = 0
f 0 (x) 0
( lim 0 có dạng ) và các hàm f 0 (x), g 0 (x) thỏa mãn các điều kiện của quy tắc
x→x0 g (x) 0
L’Hospital thì áp dụng lần nữa ta có
f 0 (x) f 00 (x)
lim 0 = lim 00 .
x→x0 g (x) x→x0 g (x)

f 0 (x)
Chú ý 4. Quy tắc L’Hospital chỉ là điều kiện đủ, nên nếu lim không tồn tại thì
x→x0 g 0 (x)
f (x)
cũng chưa thể khẳng định được điều gì về lim , nó có thể tồn tại hoặc không tồn tại.
g(x)
x→x0
Trong trường hợp này, để tìm giới hạn ta phải sử dụng các phương pháp khác.
sin x + 2x ∞
Ví dụ 2.21. Tìm lim (dạng ).
x→∞ x + cos x ∞
(sin x + 2x)0 2 + cos x
Giải. Ta có 0
= không có giới hạn khi x → ∞ nên không áp dụng
(x + cos x) 1 − sin x
được quy tắc L’Hospital. Khi sử dụng quy tắc ngắt bỏ các đại lượng giới nội (sin x, cos x)
trong các VCL ở tử và mẫu, ta có
sin x + 2x 2x
lim = lim = 2.
x→∞ x + cos x x→∞ x

59
Chú thích.

1) Khi áp dụng quy tắc L’Hospital, để thuận tiện cho quá trình biến đổi giới hạn ta
vẫn sử dụng dấu "=" với tính ước lệ. Dấu "=" chỉ thực sự có ý nghĩa khi giới hạn
của biểu thức cuối cùng tồn tại.
0 ∞
2) Tuy quy tắc L’Hospital trình bày cho dạng vô định và song vẫn có thể áp
0 ∞
dụng được cho các dạng vô định khác nhờ những phép biến đổi thích hợp.

a) Dạng bất định ∞ − ∞: Sau phép quy đồng mẫu số hoặc nhân với biểu thức
0 ∞
liên hợp ta sẽ đưa về dạng hoặc .
0 ∞
 
1 1
Ví dụ 2.22. Tìm L = lim − (dạng ∞ − ∞).
x→0 x ex − 1
ex − 1 − x
 
1 1 0
Giải. L = lim − x = lim có dạng , nên
x→0 x e −1 x→0 x(ex − 1) 0

(ex − 1 − x)0 ex − 1 ex 1
L = lim x 0
= lim x x
= lim x x
= .
x→0 (xe − x) x→0 e − 1 + xe x→0 2e + xe 2
 
1 sin x
Ví dụ 2.23. Tìm L = lim − 3 (dạng ∞ − ∞).
x→0 x2 x
 
1 sin x x − sin x 0
Giải. L = lim 2
− 3 = lim 3
có dạng , nên
x→0 x x x→0 x 0

(x − sin x)0
 
1 − cos x sin x 1
L = lim = lim = lim = .
x→0 (x3 )0 x→0 3x2 x→0 6x 6

0 ∞
b) Dạng bất định 0.∞: Có thể đưa về dạng hoặc nhờ phép biến đổi
0 ∞
1 0 1 ∞
0. 1 = hoặc ∞. 1 = .

0 0

Ví dụ 2.24. Tìm L = lim xα ln x (α > 0) (dạng 0.∞).


x→+0

ln x ∞
Giải. Ta viết lại L = lim 1 có dạng , nên
x→+0

(ln x)0 x−1 1


lim xα ln x = lim−α 0
= lim −(α+1)
= − lim xα = 0.
x→+0 x→+0 (x ) x→+0 −αx α x→+0
 
1
Ví dụ 2.25. Tìm L = lim x ln cos (dạng ∞.0).
x→+∞ x

60
 
1
ln cos
x ∞ 1
Giải. Ta viết lại L = lim dạng . Đặt t = khi x → +∞ ta có
x→+∞ 1 ∞ x
x
t → +0 và
sin t
ln(cos t) −
L = lim = lim cos t = 0.
t→+0 t t→+0 1

c) Tìm giới hạn dạng L = [u(x)]v(x) :

• Nếu lim u(x) = a, lim v(x) = b, a > 0, a và b hữu hạn, sử dụng giới hạn hàm
x→x0 x→x0
b
hợp ta có L = a .

• Nếu lim u(x) = 0, lim v(x) = 0, ta có dạng vô định 00 .


x→x0 x→x0

• Nếu lim u(x) = 0, lim v(x) = ∞, ta có dạng vô định 0∞ .


x→x0 x→x0

• Nếu lim u(x) = ∞, lim v(x) = 0, ta có dạng vô định ∞0 .


x→x0 x→x0

• Nếu lim u(x) = 1, lim v(x) = ∞, ta có dạng vô định 1∞ .


x→x0 x→x0

Đối với các dạng vô định 00 , ∞0 , 1∞ ta viết lại

lim v(x) ln u(x)


lim [u(x)]v(x) = ex→x0 ,
x→x0

hay một cách tương đương, lấy lô-ga-nê-pe ta có

lim ln L = ln lim [u(x)]v(x) = lim v(x) ln u(x)


x→x0 x→x0 x→x0

ta trở về dạng vô định 0.∞ đã xét ở trên.

Ví dụ 2.26. Tìm các giới hạn sau:


1
a) A1 = lim+ (x)x (dạng 00 ); A2 = lim (x) x (dạng ∞0 ).
x→0 x→+∞
1
b) B = lim+ (cot x) ln x (dạng ∞0 ).
x→0
  12
sin x x
c) C = lim (dạng 1∞ ).
x→0 x

Giải. a) Ta có

ln x (ln x)0 x− 1
ln A1 = lim+ = lim = lim = lim x = 0.
x→0 x−1 x→0+ (x− 1)0 x→0+ −x−2 x→0+

61
Vậy A1 = lim+ xx = e0 = 1.
x→0

Tương tự với A2 , ta có

ln x (ln x)0 1
ln A2 = lim = lim 0
= lim = 0.
x→+∞ x x→+∞ (x) x→+∞ x

1
Vậy A2 = lim x x = e0 = 1.
x→+∞

n
Suy ra trường hợp riêng lim n = 1.
n→+∞

b) Ta có
−1
h 1
i ln(cot x) 2
ln B = lim+ ln(cot x) ln x = lim+ = lim+ cot x.1sin x
x→0 x→0 ln x x→0
x
−x 1
= lim+ = −1, vậy B = lim+ (cot x) ln x = e−1 .
x→0 sin x cos x x→0

c) Ta có
1 cos x
− x1

sin x x2 ln sin x − ln x sin x
ln C = lim ln = lim = lim
x→0 x x→0 x2 x→0 2x
1 x cos x − sin x 1 cos x − x sin x − cos x
= lim 2
= lim
2 x→0 x sin x 2 x→0 2x sin x + x2 cos x
1 − sin x 1 − cos x 1 −1 1
= lim = lim = . =− .
2 x→0 2 sin x + x cos x 2 x→0 3 sin x − x sin x 2 3 6
  12
sin x x 1 1
Vậy C = lim = e− 6 = √ .
x→0 x 6
e

1
Chú ý. Đối với dạng vô định 1∞ ta nên sử dụng giới hạn lim (1 + u) u = e để có lời
u→0
giải thường đơn giản hơn, chẳng hạn giải lại ví dụ trên:
"  sin xx−x # sinxx−x
3 cos x − 1 − sin x
lim lim

sin x 1
C = lim 1+ −1 = ex→0 3x 2
= ex→0 6x = e− 6 .
x→0 x

2
Ví dụ 2.27. Tìm D = lim (cos 2x)cot x
(dạng 1∞ ), ta có 2 cách làm.
x→0

Cách 1. Ta có
−2 sin 2x
ln(cos 2x)
ln D = lim cot2 x ln(cos 2x) = lim = lim cos 2x
x→0 x→0 tan2 x x→0 2 tan x. 12
cos x
3
−2 sin 2x cos x
= lim . lim = −2.
x→0 2 sin x x→0 cos 2x

62
2
Vậy D = lim (cos 2x)cot x
= e−2 .
x→0

Cách 2. Ta có

2
h 1
i(cos 2x−1) cot2 x
D = lim (cos 2x)cot x
= lim (1 + (cos 2x − 1)) cos 2x−1
x→0 x→0
cos 2x − 1 − sin 2x
lim 2 lim 2
= ex→0 sin x = ex→0 sin x = e−2 .

Chú thích. So sánh các vô cùng lớn sau trong quá trình x → +∞: ln x, x, ex .

Ta có
1
ln x x 1
lim = lim x = 0, lim x
= lim x = 0.
x→+∞ x x→+∞ 1 x→+∞ e x→+∞ e

Tổng quát, trong quá trình x → +∞ thì ∀α > 0, lnα x là VCL bậc thấp hơn VCL
x; xα là VCL bậc thấp hơn VCL ax , ∀a > 1.

2.3.3 Công thức Taylor

Định lý 2.5. Nếu hàm số f (x) khả vi đến cấp n + 1 trong khoảng (a, b) thì tại điểm trong
bất kỳ x0 ∈ (a, b), ta có công thức khai triển hữu hạn tại mọi điểm

f 0 (x0 ) f 00 (x0 )
f (x) = f( x0 ) + (x − x0 ) + (x − x0 )2 + · · ·
1! 2!
f (n) (x0 ) n f (n+1) (c)
+ (x − x0 ) + (x − x0 )n+1 ,
n! (n + 1)!

trong đó c là điểm nằm giữa x0 và x (c = x0 + θ(x − x0 ), 0 < θ < 1). Công thức này gọi
là công thức khai triển Taylor hữu hạn hàm số f (x) tại lân cận điểm x0 .

n
X f (k) (x0 )
Chứng minh. Đặt R(x) = f (x) − (x − x0 )k , G(x) = (x − x0 )n+1 .
k=0
k!
Ta có
R(x0 ) = R0 (x0 ) = · · · = R(n) (x0 ) = 0

G(x0 ) = G0 (x0 ) = · · · = G(n) (x0 ) = 0

Theo định lý Cauchy ta có

R(x) R(x) − R(x0 ) R0 (c1 )


= = 0 ,
G(x) G(x) − G(x0 ) G (c1 )

63
với c1 nằm giữa x0 và x. Tiếp tục sử dụng định lý Cauchy ta có

R0 (c1 ) R0 (c1 ) − R0 (x0 ) R00 (c2 )


= = ,
G0 (c1 ) G0 (c1 ) − G0 (x0 ) G00 (c2 )

với c2 nằm giữa x0 và x. Tiếp tục quá trình trên sau n + 1 lần ta có

R(x) R0 (c1 ) R00 (c2 ) R(n+1) (cn+1 f (n+1) (cn+1 )


= 0 = 00 = · · · = (n+1) = ,
G(x) G (c1 ) G (c2 ) G (cn+1 ) (n + 1)!

với cn+1 nằm giữa x0 và x. Đặt c = cn+1 ta có

f (n+1) (c) f (n+1) (c)


R(x) = G(x) = (x − x0 )n+1 ,
(n + 1)! (n + 1)!

đó là điều phải chứng minh.


f (n+1) (c)
Biểu thức R(x) = (x − x0 )n+1 được gọi là phần dư Lagrange. Công thức khai
(n + 1)!
triển Taylor còn được viết dưới dạng
n
X f (k) (x0 )
f (x) = (x − x0 )k + o(x − x0 )n .
k=0
k!

Biểu thức Rn (x) = o(x − x0 )n được gọi là phần dư Peano biểu thị VCB bậc cao hơn VCB
(x − x0 )n .
Trong trường hợp đặc biệt x0 = 0, ta có công thức khai triển Maclaurin
n
X f k (0)
f (x) = xk + Rn (x),
k=0
k!

f (n+1) (c) n+1


với phần dư Rn (x) = x hoặc Rn (x) = o(xn ). Sử dụng các công thức đạo hàm
(n + 1)!
cấp cao ta nhận được các khai triển sau.

Công thức khai triển Maclaurin hữu hạn một số hàm sơ cấp

1 1 1
1. ex = 1 + x + x2 + · · · + xn + o(xn ).
1! 2! n!
x3 x5 x2n−1
2. sin x = x − + + · · · + (−1)n−1 + o(x2n ).
3! 5! (2n − 1)!

x2 x4 x2n
3. cos x = 1 − + + · · · + (−1)n + o(x2n ).
2! 4! (2n)!

64
α(α − 1) 2 α(α − 1) . . . (α − n + 1)
4. (1 + x)α = 1 + αx + x + ··· + + o(xn ),
2! n!
với x > −1, α ∈ R.

x2 x3 n−1 x
n
5. ln(1 + x) = x − + − · · · + (−1) + o(xn ).
2 3 n
x3 x5 x2n−1
6. arctan x = x − + − · · · + (−1)n−1 + o(x2n ).
3 5 2n − 1

Ví dụ 2.28. Khai triển một số hàm số


1
= (1 + x)−1 = 1 − x + x2 − x3 + · · · + (−1)n xn + o(xn ).
1+x
√ 1 x x2
1 + x = (1 + x) 2 = 1 + − + o(x2 ).
2 8
1 1 x 3x2
√ = (1 + x)− 2 = 1 − + + o(x2 ).
1+x 2 8

Ví dụ 2.29. Khai triển hàm số ecos x đến số hạng x4 .


x2 x4 x2 x4 4
Giải. Ta có cos x = 1 − + + o(x4 ), suy ra ecos x = e.e− 2! + 4! +o(x ) .
2! 4!
x2 x4 t2
Đặt t = − + + o(x4 ) thì et = 1 + t + + o(t2 ). Vậy
2! 4! 2!
 2
x4 1 x4 x2 x4
    
cos x x 4 4
e =e 1+ − + + . + o(x ) = e 1 − + + o(x ) .
2! 4! 2 4 2 6

Sử dụng khai triển Taylor để tìm giới hạn

Ví dụ 2.30. Tìm các giới hạn sau:

sin x − x tan(tan x) − sin(sin x) 0


a) A1 = lim ; A2 = lim (dạng ).
x→0 x(1 − cos x) x→0 tan x − sin x 0
 
1 1
b) B = lim − (dạng ∞ − ∞).
x→0 x sin x x arctan x
πx
c) C = lim (2 − x)tan 2 (dạng 1∞ ).
x→1

1 1
Giải. a1 ) Ta có sin x − x = − x3 + o(x3 ), x(1 − cos x) = x3 + o(x3 ), do đó
6 2

sin x − x − 1 x3 + o(x3 ) 1
A1 = lim = lim 1 6 3 =− .
x→0 x(1 − cos x) x→0 3
x + o(x ) 3
2

65
x3 x3
a2 ) Ta có tan x = x + + o(x3 ), sin x = x − + o(x3 ), do đó
3 6
x3 x3 x3 x3
 
3 3
tan(tan x) = tan x + + o(x ) = x + + o(x ) + + o(x ) = x + 2 + o(x3 ).
3
3 3 3 3
3 3 3 3
 
x x x x
sin(sin x) = sin x − + o(x3 ) = x − + o(x3 ) − + o(x3 ) = x − + o(x3 ).
6 6 6 3

Vậy
tan(tan x) − sin(sin x) x3 + o(x3 )
A2 = lim = lim x3 = 2.
x→0 tan x − sin x x→0
2
+ o(x 3)

b) Ta có
 
1 1 arctan x − sin x
B = lim − = lim
x→0 x sin x x arctan x x→0 x sin x arctan x
h 3
i h 3
i
x − x3 + o(x3 ) − x − x3! + o(x3 ) 1 x3 + o(x3 ) 1
= lim  3 3 = − lim = − .
x→0 x x − x + o(x3 ) x − x + o(x3 ) x→0 x3 + o(x3 )
  
3 3!
6 6

πx π − cos π2 t
c) Đặt t = (x − 1) → 0 khi x → 1 thì tan = tan (t + 1) = , do đó
2 2 sin π2 t
cos π t
tan πx − sin π2 t
(2 − x) 2 = (1 − t) 2 .

Suy ra
− cos π2 t − [1 + o(t)] 2
ln C = lim π ln(1 − t) = lim π (−t + o(t)) = .
t→0 sin t t→0 t + o(t) π
2 2
πx 2
Vậy C = lim (2 − x)tan 2 = eπ .
x→1

2.4 Khảo sát hàm số

2.4.1 Một số vấn đề liên quan với đồ thị hàm số

Sự biến thiên của hàm số

Hàm số f (x) gọi là đơn điệu tăng - hay đồng biến (hoặc đơn điệu giảm - hay nghịch biến)
trong (a, b) nếu

∀x1 < x2 ∈ (a, b) ⇒ f (x1 ) < f (x2 ) (hoặc ⇒ f (x1 ) > f (x2 )).

66
Nếu ∀x1 < x2 ∈ (a, b) ⇒ f (x1 ) ≤ f (x2 ) thì hàm f (x) gọi là không giảm hay tăng theo
nghĩa rộng, ngược lại nếu ∀x1 < x2 ∈ (a, b) ⇒ f (x1 ) ≥ f (x2 ) thì hàm f(x) gọi là không
tăng hay giảm theo nghĩa rộng.

Định lý 2.6. Cho hàm số y = f (x) xác định, liên tục, khả vi trong khoảng (a, b). Nếu
hàm số f (x) đơn điệu tăng (hoặc đơn điệu giảm) trong (a, b) thì f 0 (x) ≥ 0 ∀x ∈ (a, b)
(hoặc f 0 (x) ≤ 0 ∀x ∈ (a, b)). Ngược lại, nếu f 0 (x) > 0 (hoặc f 0 (x) < 0) thì f (x) đơn điệu
tăng (hoặc giảm) trong (a, b).
Chứng minh. Giả sử f (x) đơn điệu tăng trong (a, b), khi đó tại x và x = ∆x ∈ (a, b) ta
luôn có
f (x + ∆x) − f (x) f (x + ∆x) − f (x)
> 0 ⇒ f 0 (x) = lim ≥ 0 ∀x ∈ (a, b).
∆x ∆x→0 ∆x
Ngược lại nếu f 0 (x) > 0 ∀x ∈ (a, b), theo định lý Lagrange ∀x1 < x2 ∈ (a, b), ∃c ∈ (x1 , x2 )
để f (x2 ) − f (x1 ) = f 0 (c)(x2 − x1 ), do f 0 (c) > 0 nên kéo theo f (x2 ) > f (x1 ).

Theo cách chứng minh trên suy ra trường hợp hàm số không đổi trong (a, b) thì cần và
đủ là f 0 (x) = 0 ∀x ∈ (a, b).

Cực trị của hàm số

Hàm số f (x) xác định trong (a, b) gọi là đạt cực đại (hoặc cực tiểu) tại điểm trong x0 nếu
với mọi x thuộc lân cận U của điểm x0 ta có f (x) < f (x0 ) (hoặc f (x) > f (x0 )) với mọi
x ∈ U \ {x0 }.
Các giá trị cực trị này, được ký hiệu là fCĐ (hoặc fCT ), chỉ có tính địa phương, chúng là
giá trị lớn nhất (hay nhỏ nhất) của hàm f (x) trong một lân cận nào đó của x0 mà thôi.
Theo định lý Ferma thì nếu hàm số f (x) khả vi trong (a, b) và đạt cực trị tại điểm trong
x0 thì f 0 (x0 ) = 0. Đây chính là điều kiện cần để hàm số khả vi có cực trị, tuy nhiên đó
không phải là điều kiện đủ.

Ví dụ 2.31. Hàm số f (x) = x3 có f 0 (x) = 3x2 = 0 tại x = 0. Tuy nhiên vì f (x) = x3 và


f (0) = 0, nên f (x) > f (0) ∀x > 0 và f (x) < f (0) ∀x < 0. Do vậy hàm số không đạt cực
trị tại x = 0.

Từ những phân tích trên, ta suy ra nhận xét sau.


Chú thích. Hàm số f (x) chỉ có thể đạt cực trị tại những điểm không có đạo hàm, hoặc
đạo hàm bằng không (điểm dừng). Những điểm này gọi là các điểm tới hạn của hàm số.

67
Định lý 2.7. (Điều kiện đủ để hàm số có cực trị). Giả sử hàm số f (x) xác định, liên tục,
khả vi trong (a, b) với x0 là điểm trong, nếu khi x vượt qua x0 mà f (x) đổi dấu từ dương
sang âm thì f (x) đạt cực đại tại x0 , ngược lại f (x) đổi dấu từ âm sang dương thì f (x) đạt
cực tiểu tại x0 , trường hợp f (x) không đổi dấu khi x vượt qua x0 thì hàm f (x) không đạt
cực trị tại x0 .

Định lý này dẫn đến quy tắc tìm cực trị bằng việc lập bảng xét dấu của f 0 (x).

Ví dụ 2.32. Tìm khoảng tăng, giảm và cực trị của hàm số


√ √
3
y= 3
x− x + 1.

Giải. Miền xác định R. Ta có


p √3
0 1 1 3
(x + 1)2 − x2
y = √
3
− p = √ 3
p .
3 x2 3 3 (x + 1)2 3 x2 . 3 (x + 1)2
p √ 1
Do đó y 0 = 0 ⇔ (x + 1)2 = x2 ⇔ x = − (điểm dừng), mặt khác y 0 không xác định
3 3

2
tại x = 0, x = −1. Từ đó ta có bảng biến thiên

   
1 1
Vậy y giảm trong khoảng −∞; − , tăng trong khoảng − ; +∞ , hàm đạt cực tiểu
2 2

 
1 1
tại x = − , yCT = y − = − 4 4.
2 2

Ví dụ 2.33. Tìm khoảng tăng, giảm và cực trị của hàm số

y = (x2 − 1)3 + 1.

Giải. MXĐ R. Ta có y 0 = 6x(x2 − 1)2 = 0 ⇔ x = 0, x = ±1 với y(0) = 0, y(±1) = 1. Lập


bảng biến thiên
Vậy y giảm trong khoảng (−∞; 0), tăng trong khoảng (0; +∞), hàm đạt cực tiểu tại x = 0,
yCT = y(0) = 0. Hàm không đạt cực trị tại x = ±1.

68
Ví dụ 2.34. Tìm khoảng tăng, giảm và cực trị của hàm số

3
y = (x − 1) x2 .

√ 2 1 5x − 2
Giải. MXĐ R. Ta có y 0 = x2 + (x − 1) x− 3 = √
3
. Do đó
3 33x
2
y 0 = 0 ⇔ x = , y 0 = ∞ khi x = 0.
5
  r
2 33 4
Ta có y =− . Lập bảng biến thiên
5 5 25

   
2 2
Vậy y giảm trong khoảng 0; , tăng trong các khoảng (−∞; 0) và ; +∞ , hàm đạt
5 5 r
 
2 2 33 4
cực đại tại x = 0, yCĐ = y(0) = 0, đạt cực tiểu tại x = , yCT = y =− .
5 5 5 25

Định lý 2.8. (Điều kiện đủ để hàm số có cực trị). Giả sử hàm số f (x) khả vi liên tục
đến cấp n trong (a, b) với x0 là điểm trong và

f 0 (x0 ) = f 00 (x0 ) = · · · = f (n−1) (x0 ) = 0, f (n) (x0 ) 6= 0.

a) Nếu n = 2k (k = 1, 2, . . .) thì hàm f (x) đạt cực đại tại x0 nếu f (n) (x0 ) < 0 và đạt
cực tiểu tại x0 nếu f (n) (x0 ) > 0.

b) Nếu n = 2k + 1 (k = 1, 2, . . .) thì hàm f (x) không đạt cực trị tại x0 .

Chứng minh. Do f 0 (x0 ) = f 00 (x0 ) = · · · = f (n−1) (x0 ) = 0 và f (n) (x0 ) 6= 0, ta có khai triển
f (n) (c)
f (x) = f (x0 ) + (x − x0 )n . Trường hợp n chẵn thì (x − x0 )n > 0 nên nếu f (n) (x0 ) < 0
n!

69
thì trong lân cận đủ nhỏ của x0 , do tính liên tục của f (n) (x) ta có f (n) (c) < 0, do đó
f (x) ≤ f (x0 ), hay f (x) đạt cực đại tại x0 . Ngược lại nếu f (n) (x0 ) > 0 thì f (x) đạt cực
tiểu tại x0 . Trường hợp n lẻ thì (x − x0 )n sẽ đổi dấu khi x vượt qua x0 nên f (x) không
đạt cực trị tại điểm này.
Định lý này dẫn đến quy tắc tìm cực trị nhờ dấu của đạo hàm cấp chẵn f (2k) (x0 ).

Ví dụ 2.35. Xét lại hàm số y = (x2 − 1)3 + 1, có y 0 = 6x(x2 − 1)2 = 0 ⇔ x = 0, x = ±1



y 00 = (6x5 − 12x3 + 6x)0 = 30x4 − 36x2 + 6, y 000 = 120x3 − 72x.

Do y 00 (0) = 6 > 0 nên hàm đạt cực tiểu tại x = 0; tại x = ±1, ta có y 00 (±1) = 0 và
y 000 (±1) = ±48 6= 0 nên hàm không đạt cực trị.

Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số trên đoạn [a, b]

Theo tính chất của hàm liên tục thì trên đoạn [a, b] hàm số f (x) sẽ đạt giá trị lớn nhất
M = max f (x) và nhỏ nhất m = min f (x). Các giá trị này chỉ có thể xảy ra tại các điểm
x∈[a,b] x∈[a,b]
trong là nơi hàm đạt cực trị hoặc tại các điểm biên, do vậy, để tìm chúng ta thực hiện
theo các bước sau:

a) Tìm các điểm tới hạn của f (x) trong (a, b).

b) Tính giá trị hàm tại những điểm tới hạn và so sánh chúng với các giá trị hàm tại
các đầu mút f (a), f (b) ta nhận được M và m.

3
Ví dụ 2.36. Tìm giá trị lớn nhất và bé nhất của hàm số y = (x − 1) x2 trên đoạn [−1, 2].
√3
Giải. Theo trên, hàm y = (x − 1) x2 có
  r
2 33 4
yCĐ = y(0) = 0, yCT =y =− .
5 5 25

3
Ta có y(−1) = −2, y(2) = 4. So sánh các giá trị suy ra

3
max f (x) = 4, min f (x) = −2.
x∈[−1;2] x∈[−1;2]

Chú thích. Nếu trong (a, b) hàm số chỉ có một cực tiểu (cực đại) thì đó cũng là giá trị
nhỏ nhất (lớn nhất) của hàm số trong miền này.

70

 
3 1
Ví dụ 2.37. Xét lại hàm y = (x − 1) x2 trên đoạn −1, có
5

max f (x) = f (0) = 0.


x∈[−1, 15 ]

Ví dụ 2.38. Tìm kích thước để tốn ít nguyên liệu nhất khi chế tạo chiếc thùng hình trụ
tròn không nắp có dung tích 125m3 .
Giải. Ký hiệu r là bán kính, h là chiều cao, V là thể tích của thùng, S là tổng diện tích
nguyên liệu phải dùng, ta có
S = πr2 + 2πrh.
125
Từ V = πr2 h = 125 suy ra h = , do đó
πr2
125 250
S = πr2 + 2πr 2
= πr2 + .
πr r
250 5 500
Bài toán trở thành tìm min S(r). Vì S 0 = 2πr− 2 = 0 ⇔ r = √ và S 00 = 2πr+ 3 ,
  r∈(0,+∞) r 3
π r
5
S 00 √ > 0, hàm S(r) chỉ có một cực tiểu trong (0, +∞) nên cũng đạt giá trị nhỏ nhất
3
π
5 125 5
tại đó. Vậy để tốn ít nguyên liệu nhất ta chọn r = √ , khi đó h = 2 = √ , nghĩa là
3
π πr 3
π
bán kính và chiều cao thùng bằng nhau.

Khoảng lồi, lõm, điểm uốn của đường cong

Định nghĩa 2.5. (Hàm lồi). Hàm f (x) được gọi là lồi trên khoảng xác định (a, b) nếu

f [(1 − t)x1 + tx2 ] ≥ (1 − t)f (x1 ) + tf (x2 )

với mọi điểm x1 , x2 thuộc (a, b) và mọi số thực t thỏa mãn 0 ≤ t ≤ 1.

Về phương diện hình học, vế trái của bất đẳng thức trên biểu diễn một cung của đồ thị
hàm f (x) trên [x1 , x2 ], còn vế phải là đoạn thẳng nối hai điểm (x1 , f (x1 )) và (x2 , f (x2 )).
Nghĩa là, hàm f (x) lồi trên (a, b) nếu mọi cung của đồ thị hàm đều nằm phía trên dây
tương ứng của cung đó.

Định lý 2.9. Điều kiện cần và đủ để hàm f (x) khả vi trên (a, b) là hàm lồi là đạo hàm
f 0 (x) của nó đơn điệu giảm trên (a, b).

71
Chứng minh. Điều kiện cần. Lấy x1 < x < x2 tùy ý thuộc (a, b), dựa vào bất đẳng thức
trong định nghĩa, ta suy ra

f (x1 ) − f (x) f (x2 ) − f (x) f (x) − f (x1 ) f (x) − f (x2 )


≥ hay ≥ .
x1 − x x2 − x x − x1 x − x2

Do tính khả vi, chuyển qua giới hạn ta có f 0 (x1 ) ≥ f 0 (x2 ).


Điều kiện đủ. Phản chứng hàm không lồi trên (a, b), suy ra tồn tại x1 < x < x2 sao cho

f (x) − f (x1 ) f (x2 ) − f (x)


< .
x − x1 x2 − x

Theo công thức Lagrange suy ra có f 0 (ξ1 ) < f 0 (ξ2 ) với x1 < x2 , điều này mâu thuẫn với
giả thiết đạo hàm f 0 (x) đơn điệu giảm.
Người ta cũng nhận thấy rằng để hàm số f (x) khả vi trên (a, b) là hàm lồi thì đồ thị hàm
số luôn nằm dưới tiếp tuyến của nó tại mọi điểm trong khoảng này, và ngược lại hàm số
được gọi là lõm nếu đồ thị của hàm luôn nằm trên tiếp tuyến của nó tại mọi điểm trong
khoảng này.
Điểm M (x0 , f (x0 )) phân cách giữa cung lồi và cung lõm của một đường cong liên tục được
gọi là điểm uốn của đường cong này. (Hình 2.6)

Hình 2.6

Từ Định lý 2.3 dễ dàng suy ra định lý sau.

Định lý 2.10. Giả sử hàm số f (x) xác định, liên tục, khả vi đến cấp hai trong (a, b).
Nếu f 00 (x) < 0 ∀x ∈ (a, b) thì đường cong y = f (x) lồi trong khoảng này, ngược lại nếu
f 00 (x) > 0 ∀x ∈ (a, b) thì đường cong y = f (x) lõm trong khoảng này.
Nếu f 00 (x0 ) bằng 0 hoặc không tồn tại và f 00 (x) đổi dấu khi x vượt qua x0 thì điểm
M (x0 , f (x0 )) là điểm uốn của đường cong này.

Như vậy, để tìm khoảng lồi, lõm, điểm uốn của đường cong ta lập bảng xét dấu đạo hàm
cấp hai của hàm số y = f (x).

72
2
Ví dụ 2.39. Xét tính lồi lõm và tìm điểm uốn của hàm số y = e−x .
 
2 2 1 1 1
Giải. Ta có y 0 = −2xe−x , y 00 = (4x2 − 2)e−x = 0 ⇔ x = ± √ , y ± √ =√ .
2 2 e
Lập bảng xét dấu y 00

     
1 1 1 1
Đồ thị lõm trong hai khoảng −∞; − √ , √ ; +∞ và lồi trong khoảng − √ ; √
  2  2  2 2
1 1 1 1
và có hai điểm uốn M1 − √ ; √ , M2 √ ; √ .
2 e 2 e

Đường tiệm cận

Đường thẳng (d) được gọi là đường tiệm cận của đường cong y = f (x) nếu khoảng cách δ
từ điểm chạy M (x, y) trên đường cong đó đến đường thẳng (d) dần tới không khi M chạy
ra vô cùng (tức là khi một hay cả hai toạ độ của M dần tới vô cùng). Ta thường phân
biệt ba loại đường tiệm cận sau:
1. Tiệm cận đứng. Khoảng cách từ điểm M (x, y) của đường cong y = f (x) tới đường
thẳng đứng (d) : x = a là δ = |x − a|. Do vậy, nếu

lim f (x) = ∞ ⇔ lim δ = lim |x − a| = 0


x→a y→∞ y→∞

thì đường thẳng x = a được gọi là tiệm cận đứng của đường cong y = f (x).
Ta thấy nếu x = a là điểm gián đoạn vô cực của hàm số f (x) thì đường thẳng x = a là
tiệm cận đứng của đồ thị hàm này. Đối với hàm phân thức dạng tối giản thì các nghiệm
của mẫu số tương ứng với các tiệm cận đứng.
1
Ví dụ 2.40. Đường cong y = x + có các tiệm cận đứng x = −1 và x = 2.
(x + 1)(x − 2)
π
Ví dụ 2.41. Đường cong y = tan x có vô số các điểm gián đoạn vô cực x = + kπ nên
2
π
tương ứng nó có vô số tiệm cận đứng x = + kπ.
2

73
1
Ví dụ 2.42. Đường cong y = e x−1 có lim f (x) = e+∞ = +∞ nên có tiệm cận đứng
x→1+0
phía phải điểm x = 1.

2. Tiệm cận ngang. Khoảng cách từ điểm M (x, y) của đường cong y = f (x) tới đường
thẳng (d) nằm ngang y = b là δ = |y − b|. Do vậy, nếu

lim δ = lim |f (x) − b| = 0 ⇔ lim f (x) = b


x→∞ x→∞ x→∞

thì đường thẳng y = b được gọi là tiệm cận ngang của đường cong y = f (x).
1 1
Ví dụ 2.43. Đường cong y = e x−1 có lim e x−1 = 1 nên có tiệm cận ngang hai phía y = 1.
x→∞
π
Ví dụ 2.44. Đường cong y = arctan x có lim arctan x = ± nên có tiệm cận ngang
x→±∞ 2
π π
phía phải y = và tiệm cân ngang phía trái y = − .
2 2
3. Tiệm cận xiên. Khoảng cách từ điểm M (x, y) của đường cong y = f (x) tới đường
|f (x) − (kx + b)|
thẳng (d) : y = kx + b là δ = √ . Do vậy, nếu
1 + k2
lim δ = 0 ⇔ lim |f (x) − (kx + b)| = 0 ⇔ f (x) = kx + b + α(x),
x→∞ x→∞

với α(x) là VCB khi x → ∞ thì đường thẳng y = kx + b được gọi là tiệm cận xiên của
đường cong y = f (x).
Do vậy, các hệ số của tiêm cận xiên của y = f (x) được xác định như sau
f (x)
k = lim , b = lim [f (x) − kx] .
x→∞ x x→∞

Ví dụ 2.45. Đường cong dạng phân thức


x3 + 2x2 + 2x + 1 x−1
y= 2
=x+2+ 2
x +1 x +1
x−1
có là VCB khi x → ∞ nên có tiệm cận xiên y = x + 2.
x2 + 1
Ví dụ 2.46. Tìm các tiệm cận của đường cong y = x arctan x.
Giải. Do hàm y = x arctan x xác định và liên tục với mọi x nên đường cong không có tiệm
cận đứng. Ta có
f (x) π
k1,2 = lim = lim arctan x = ±
x→±∞ x x→±∞ 2
h π i h π i
b1 = lim f (x) − x = lim x arctan x − x
x→+∞ 2 x→+∞ 2 
arctan x − π2

h π i
= lim x arctan x − = lim 1
x→+∞ 2 x→+∞
x

74
1
1+x2
Theo quy tắc L’Hospital ta có b1 = lim = −1. Vậy đường cong có tiệm cận xiên
x→+∞ − 12
x
π
phía phải y = x − 1. Tương tự, b2 = lim [f (x) − k2 x] nên đường cong có tiệm cận xiên
2 x→−∞
π
phía trái y = − x − 1.
2

Sơ đồ khảo sát hàm số y = f (x)

1. Tìm miền xác định (MXĐ), các điểm gián đoạn, tính chẵn, lẻ, tuần hoàn (nếu có)
của hàm số.

2. Tính f 0 (x), tìm các điểm tới hạn - nơi mà f 0 (x) = 0, f 0 (x) = ∞ hoặc f 0 (x) không
tồn tại. Lập bảng xét dấu f 0 (x), từ đó suy ra các khoảng đơn điệu và cực trị của
hàm số. Tìm các điểm góc của đồ thị hàm số.

3. Tính f 00 (x), tìm các điểm f 00 (x) = 0 hoặc không tồn tại. Lập bảng xét dấu f 00 (x),
từ đó suy ra khoảng lồi, lõm, điểm uốn của đồ thị hàm số.

4. Tìm các tiệm cận của đồ thị.

5. Tìm các điểm đặc biệt của đồ thị: điểm cắt trục hoành, cắt trục tung, . . . Vẽ đồ thị.

x3
Ví dụ 2.47. Khảo sát hàm số y = .
3 − x2

Giải. Hàm số xác định và liên tục ∀x 6= ± 3, hàm số là hàm lẻ.
Ta có
"
x2 (9 − x2 ) x=0 ⇒ y(0) = 0
y0 = =0⇔
(3 − x2 )2 x = ±3 ⇒ y(−3) = 4, 5, y(3) = 4, 5
2
6x(x + 9)
y 00 = = 0 ⇔ x = 0 ⇒ y(0) = 0.
(3 − x2 )3

Bảng biến thiên

75
Suy ra yCT = y(−3) = 4, 5, yCĐ = y(3) = −4, 5; đồ thị có điểm uốn M0 (0, 0). Vì

x3
lim√ 2
=∞
x→± 33−x


nên đồ thị có tiệm cận đứng x = ± 3, và vì

x3 3x
y= 2
= −x − 2
3−x x −3
3x
có lim = 0 nên đồ thị có tiệm cận xiên y = −x. Đồ thị được vẽ trên Hình 2.7.
x→∞ x2−3

Hình 2.7

r
x3
Ví dụ 2.48. Khảo sát hàm số y = .
x−1
x3
Giải. Hàm số xác định ∀x : ≥ 0, x 6= 1, suy ra MXĐ D = (−∞, 0] ∪ (1, +∞).
x−1
Ta có 
 r x = 0 ⇒ y(0) = 0
3 x √
y0 = x − = 0 ⇔
  
3 3 3 3
2 (x − 1)3

x= ⇒y = .
2 2 2
Bảng biến thiên

76
  √
3 3 3
Suy ra yCT =y = .
2 2
Mặt khác
1 3x
y 00 = . ≥ 0, ∀x ∈ D
y 4(x − 1)3
nên đồ thị luôn lõm.
Vì lim y = +∞ nên đồ thị có tiệm cận đứng một phía x = 1. Ta tìm tiệm cận xiên, ta
x→1+0

s
x3
r r
y 1 |x| x x
k1 = lim = lim = lim = lim = 1;
x→+∞ x x→+∞ x x − 1 x→+∞ x x − 1 x→+∞ x − 1
s 
x3
x 3
x−1
− x2 1
b1 = lim [y(x) − x] = lim  − x = lim q = ;
x→+∞ x→+∞ x−1 x→+∞ x3
+x 2
x−1
s
x3
r r
y 1 |x| x x
k2 = lim = lim = lim = lim − = −1;
x→−∞ x x→−∞ x x − 1 x→−∞ x x − 1 x→+∞ x−1
s 
x3
x 3
x−1
− x2 1
b2 = lim [y(x) + x] = lim  + x = lim q
 =− .
x→−∞ x→−∞ x−1 x→−∞ x 3
−x 2
x−1

1 1
Vậy đồ thị có tiệm cận xiên phía phải y = x + và tiệm cận xiên phía trái y = −x − .
2 2
Đồ thị được cho trong Hình 2.8.

Hình 2.8

77
1
Ví dụ 2.49. Khảo sát hàm số y = e 1−x .
Giải. MXĐ D = R\ {1}. Ta có

1 1
y0 = − 2
e x−1 < 0 ∀x, y 0 = ∞ khi x = 1,
(x − 1)
 
00 2x − 1 x−1 1
00 1 1
y = 4
e , y = 0 khi x = , y = e−2 .
(x − 1) 2 2

Bảng biến thiên

 
1 −2
Suy ra, hàm luôn giảm; đồ thị có điểm uốn M0 ,e . Vì
2

1 1
lim y = lim e x−1 = e+∞ = +∞, lim y = lim e x−1 = e−∞ = 0,
x→1+0 x→1+0 x→1−0 x→1−0

1
nên x = 1 là tiệm cận đứng phía phải điểm x = 1, và có lim y = lim e x−1 = 1 nên đồ thị
x→∞ x→∞
có tiệm cận ngang hai phía y = 1. Đồ thị được vẽ trên Hình 2.9.

Hình 2.9

78
2.4.2 Khảo sát đường cong cho dưới dạng tham số

Phương trình tham số của đường cong

Cho hệ hai phương trình 


x = x(t)
t ∈ (α, β).
y = y(t)

Khi đó với mỗi giá trị t ∈ (α, β) cho ta một cặp giá trị tương ứng của x và y và xác định
một quan hệ hàm số giữa x và y. Như vậy ứng với mỗi t ta có một điểm M (x, y) trong
mặt phẳng tọa độ Oxy. Khi t thay đổi, điểm M chạy, vẽ nên một đường cong. Do vậy,
biểu thức trên gọi là phương trình của đường cong cho dưới dạng tham số t.
Ví dụ 2.50. Đường tròn tâm tại gốc toạ độ O bán kính R có phương trình trong hệ toạ
độ Đề các là x2 + y 2 = R2 có thể coi là quỹ đạo của điểm chạy M (x, y) luôn cách O khoảng
−−→
không đổi R. Nếu gọi t là góc giữa trục Ox và véc tơ OM , thì ta có phương trình theo
tham số t của đường tròn là

x = R cos t
t ∈ [0, 2π] .
y = R sin t

Ví dụ 2.51. Đường xicloit. Lập phương trình tham số quỹ đạo điểm M trên đường
tròn bán kính a lăn không trượt trên đường thẳng nằm ngang Ox.
Lấy gốc toạ độ O là vị trí xuất phát của M và chọn tham số t (tính theo radian) là góc
quay của đường tròn. Khi đường tròn quay được góc t thì điểm M sẽ có toạ độ là (x, y).

Hình 2.10

Theo Hình 2.10 ta có x = OA = OB − AB. Vì vòng tròn lăn không trượt trên Ox nên
OB = M B. Mà M B = at và AB = M N = a sin t. Do đó

x = OB − AB = at − a sin t = a(t − sin t)


y = AM = BN = BC − CN = a − a cos t = a(1 − cos t).

79
Vậy phương trình tham số t của đường xicloit trong một vòng lăn của đường tròn là

x = a(t − sin t)
t ∈ [0, 2π] .
y = a(1 − cos t)

Ví dụ 2.52. Hệ phương trình



x = a cos3 t
a > 0, t ∈ R
y = a sin3 t

xác định đường cong tham số. Trong trường hợp này ta có thể khử tham số t để có quan
2 2 2
hệ hàm dưới dạng toạ độ Đề-các: x 3 + y 3 = x 3 gọi là phương trình Astroid.

Ví dụ 2.53. Hãy viết phương trình tham số của đường cong được gọi là lá Đề-các cho
bởi phương trình x3 + y 3 − 3axy = 0, a > 0.
Giải. Đặt y = tx và thế vào phương trình ta được

x3 + x3 t3 − 3ax2 t = 0.

Suy ra phương trình tham số của lá Đề-các là


3at

x =

1 + t3 t 6= −1.
2
y = 3at

1 + t3

Khảo sát đường cong dạng tham số

Tiến hành theo các bước như đối với hàm y = f (x):

1. Tìm miền xác định (MXĐ), các điểm gián đoạn tính chẵn, lẻ, tuần hoàn (nếu có)
của các hàm số x = x(t), y = y(t).

2. Tính x0 (t), y 0 (t) và lập bảng xét dấu x0 (t), y 0 (t).

3. Tìm các tiệm cận của đường cong theo tham số. Nếu khi t → t0 (t → ±∞) mà y
hoặc x hay cả x lẫn y đều tiến tới vô cùng thì đường cong có thể có tiệm cận, cụ
thể tương ứng là:
a) Nếu lim x(t) = a, lim y(t) = ∞ thì đường x = a là tiệm cận đứng.
t→t0 t→t0

b) Nếu lim x(t) = ∞, lim y(t) = b thì đường y = b là tiệm cận ngang.
t→t0 t→t0

80
y(t)
c) Nếu lim = k (k 6= 0), lim [y(t) − kx(t)] = b thì đường y = kx + b là tiệm
t→t0 x(t) t→t0
cận xiên.

4. Để tăng độ chính xác ta tìm các điểm đặc biệt của đồ thị và tiếp tuyến với đường
cong tại các điểm đó mà hệ số góc tiếp tuyến bằng giá trị của đạo hàm

dy yt0
yx0 (t) = = 0
dx xt

tại điểm ấy. Dựa vào các kết quả trên vẽ đồ thị.

x = a cos3 t
Ví dụ 2.54. Khảo sát và vẽ đường Astroid a > 0, t ∈ R.
y = a sin3 t

Giải. Ta thấy x và y xác định với mọi t và đều là hàm tuần hoàn chu kỳ 2π nên chỉ cần
khảo sát trên đoạn [0, 2π]. Ta có

π 3π
x0t = −3a cos2 t sin t = 0 khi t = 0, , π, , 2π;
2 2
π 3π
yt0 = 3a sin2 t cos t = 0 khi t = 0, , π, , 2π.
2 2
Lập bảng biến thiên

Ta thấy |x(t)| ≤ a, |y(t)| ≤ a nên đường cong không có điểm ngoài vô cực do vậy không
có tiệm cận. Hơn thế
yt0 3a sin2 t cos t
yx0 = = = − tan t.
x0t −3a cos2 t sin t
Suy ra yx0 = 0 khi t = 0, π, 2π, tại các điểm này tiếp tuyến của đường cong nằm ngang và
π 3π
yx0 = ∞ khi t = , , tại các điểm này tiếp tuyến của đường cong thẳng đứng. Đồ thị
2 2
đường astroid cho trên Hình 2.11.

81
3at

x =

Ví dụ 2.55. Khảo sát và vẽ lá Đề-các 1 + t3
2
y = 3at .

1 + t3
Giải. Các hàm số x(t) và y(t) xác định với mọi t 6= −1. Tính các đạo hàm

1 − 2t3 1
x0t = 3a. = 0 khi t = √ ;
(1 + t3 )2 3
2
(2 − t3 )t √
yt0 = 3a.
3
3 2
= 0 khi t = 0, t = 2.
(1 + t )

Lập bảng biến thiên

1(2 − t3 )
Đường cong đi qua gốc O hai lần ứng với t = 0 và t = ∞. Do yx0 = nên khi t = 0
1 − 2t3
có yx0 = 0 và khi t = ∞ có yx0 = 0 nên tiếp tuyến với đường cong tại gốc O tương ứng là
trục Ox và trục Oy.

82
Khi t → −1 thì cả x và y đều tiến ra vô cùng nên ta tìm tiệm cận xiên. Ta có
y(t)
k = lim = lim t = −1;
t→−1 x(t) t→−1

3at2
 
3at t
b = lim [y(t) − kx(t)] = lim 3
+ 3
= 3a lim 2 = −a.
t→−1 t→−1 1+t 1+t t→−1 t − t + 1

Vậy tiệm cận xiên là y = −x − a và đường cong được mô tả trong Hình 2.12.

2.4.3 Khảo sát đường cong trong hệ tọa độ cực

Hệ tọa độ cực
−→
Trong mặt phẳng chọn điểm O cố định gọi là cực và véc tơ đơn vị OP nằm ngang, tia
mang véc tơ này gọi là trục cực, ký hiệu Ox; hệ toạ độ xác định bởi cực và trục cực được
gọi là hệ toạ độ cực (Hình 2.13). Khi đó vị trí của điểm M trong mặt phẳng được xác
−−→ −−→
định bởi véc tơOM nghĩa là xác định bởi hai số: r = |OM | - gọi là bán kính cực và góc
−→ −−→
ϕ = OP , OM - gọi là góc cực.
−→ −−→
ϕ là góc định hướng, lấy giá trị dương nếu chiều quay OP đến trùng với OM ngược chiều
kim đồng hồ (Hình 2.13). Thông thường ta lấy r ≥ 0, 0 ≤ ϕ ≤ 2π. Khi đó mỗi điểm M
trong mặt phẳng tương ứng với một cặp số (r, ϕ), riêng điểm gốc O ứng với r = 0 còn ϕ
có giá trị tuỳ ý. Cặp số có thứ tự (r, ϕ) gọi là toạ độ cực của điểm M trong mặt phẳng.
Nếu chọn hệ toạ độ Đề-các vuông góc có trục Ox trùng với trục cực thì giữa toạ độ Đề-các
và toạ độ cực có mối liên hệ sau 
x = r cos ϕ
y = r sin ϕ

và ngược lại
x

cos ϕ = p 2


p x + y2
r= x2 + y 2 , y
sin ϕ = p 2 .


x + y2

y
Do có hai góc ϕ ∈ [0, 2π] thỏa mãn tan ϕ = nên cần căn cứ vào vị trí điểm M thuộc góc
x √
phần tư nào để chọn góc ϕ sao cho sin ϕ cùng dấu với y. Chẳng hạn điểm M (− 3, 1) thuộc
1 5π √
góc phần tư thứ II có sin ϕ > 0 nên từ tan ϕ = − √ suy ra ϕ = , còn r = 1 + 3 = 2.
  3 6

Vậy toạ độ cực của M 2, .
6

83
Hình 2.13

Chú thích. Trong nhiều trường hợp ta còn dùng hệ toạ độ cực suy rộng với −∞ < r <
+∞, −∞ < ϕ < +∞. Khi đó mỗi cặp số (r, ϕ) tương ứng với một điểm M trong mặt
phẳng, nhưng ngược lại mỗi điểm M trong mặt phẳng tương ứng với vô số cặp số (r, ϕ).
Chẳng
 hạn điểm M (0,
 2) trong hệ toạ độ Đề-các tương ứng với các cặp toạ độ cực suy
π
rộng ±2, ± + k2π , k = 1, 2, . . .
2
 π −→ −→ −→
Trong hệ toạ độ cực suy rộng, điểm M −2, nằm trên tia OT sao cho ϕ = OP , OT =
6
π −−→ −→
và OM = −2, nghĩa là OM ngược hướng với OT (Hình 2.14).
6

Hình 2.14

Phương trình đường cong trong hệ tọa độ cực

Cho hàm số r = r(ϕ), đồ thị hàm số này trong hệ toạ độ cực gọi là đường cong trong hệ
toạ độ cực và phương trình r = r(ϕ) gọi là phương trình đường cong trong hệ toạ độ cực.

Ví dụ 2.56. Phương trình đường tròn tâm O bán kính a (a > 0) trong hệ toạ độ Đề-các
là x2 + y 2 = a2 . Chuyển sang hệ toạ độ cực r2 = a2 ⇔ r = a. Do vậy, trong hệ toạ độ cực,

84
đường tròn này có phương trình là r = a.

Ví dụ 2.57. Phương trình đường tròn tâm I(a, 0) bán kính a (a > 0) trong hệ toạ độ
Đề-các là (x − a)2 + y 2 = a2 . Chuyển sang hệ toạ độ cực

(r cos ϕ − a)2 + r2 sin2 ϕ = a2 ⇔ r2 − 2ra cos ϕ = 0 ⇔ r = 2a cos ϕ.

Vậy trong hệ toạ độ cực, đường tròn này có phương trình là r = 2a cos ϕ.

Khảo sát đường cong trong hệ tọa độ cực

Việc khảo sát đường cong cho bởi phương trình r = r(ϕ) được thực hiện theo các bước
sau:
1. Tìm miền xác định của r(ϕ), xét tính chẵn lẻ, tuần hoàn (nếu có).
2. Tính r0 (ϕ) lập bảng biến thiên của r(ϕ) theo ϕ.
3. Tìm các điểm đặc biệt của đồ thị.
Để vẽ đồ thị được chính xác và thuận lợi ta cần lưu ý:
a) Nếu hàm r(ϕ) tuần hoàn có chu kỳ T , ta chỉ cần khảo sát và vẽ đồ thị trên
đoạn [0, T ] rồi xoay đồ thị chu kỳ T quanh gốc cực.
π
b) Nếu r(ϕ) là hàm lẻ theo ϕ thì đồ thị đối xứng qua tia ϕ = ; nếu ϕ là hàm
2
chẵn theo ϕ thì đồ thị đối xứng qua trục cực.
−−→
c) Để vẽ tiếp tuyến với đường cong tại điểm M , ta tính góc dương θ giữa OM và
tiếp tuyến với đồ thị tại điểm M (Hình 2.15). Gọi α là góc dương giữa trục cực và tiếp
tan α − tan ϕ
tuyến, ta có θ = α − ϕ. Do đó tan θ = . Mặt khác
1 + tan α tan ϕ

dy r0 (ϕ) sin ϕ + r(ϕ) cos ϕ


tan α = = 0 ,
dx r (ϕ) cos ϕ − r(ϕ) sin ϕ

r(ϕ)
thế vào ta được tan θ = .
r0 (ϕ)

Ví dụ 2.58. Khảo sát đường cong cho bởi phương trình r = a sin 3ϕ, a > 0.

Giải. Hàm số r(ϕ) tuần hoàn với chu kỳ T = nên ta xét trên một khoảng có độ dài
h π πi 3
bằng chu kỳ, chẳng hạn khoảng − , ; hơn thế r(ϕ) là hàm lẻ nên chỉ cần xét với
3 3
π
0 ≤ ϕ ≤ , sau đó lấy đối xứng phần đồ thị qua trục Oy rồi quay phần đồ thị trong một
3

85
Hình 2.15

chu kỳ T này quanh gốc cực. Ta có


π r(ϕ) a sin 3ϕ 1
r0 (ϕ) = 3a cos 3ϕ = 0 khi ϕ = ; tan θ = = = tan 3ϕ.
6 r0 (ϕ) 3a cos 3ϕ 3

Bảng biến thiên

h πi
Đồ thị ứng với khoảng 0, gồm một cánh, ứng với chu kỳ gồm hai cánh đối xứng nhau
3

qua trục Oy. Quay phần đồ thị này các góc , ta được toàn bộ đồ thị là đường hoa hồng
3
3 cánh (Hình 2.16).

Ví dụ 2.59. Khảo sát đồ thị hàm số r = a(1 + 2 cos ϕ), (a > 0).
Giải. Hàm r(ϕ) xác định với mọi ϕ, tuần hoàn với chu kỳ 2π, là hàm chẵn nên chỉ cần
xét với 0 ≤ ϕ ≤ π, sau đó lấy đối xứng phần đồ thị qua trục Ox. Ta có
r(ϕ) a(1 + 2 cos ϕ) 1 + 2 cos ϕ
r0 (ϕ) = −2a sin ϕ = 0 khi ϕ = 0, ϕ = π; tan θ = 0
= =− .
r (ϕ) −2a sin ϕ 2 sin ϕ

Bảng biến thiên có xét đến các điểm ứng với các giá trị đặc biệt:

Đồ thị ứng với khoảng [0, π] đi qua gốc toạ độ ứng với góc , lấy đối xứng phần đồ thị
3
này qua trục Ox ta được toàn bộ đường cong này (Hình 2.17).
π
r
Ví dụ 2.60. Khảo sát đồ thị hàm số r = (đường tai tượng).
ϕ

86
Hình 2.16


0 π
Giải. Hàm r(ϕ) xác định với mọi ϕ > 0. Ta có r (ϕ) = − p < 0.
2 ϕ3
Bảng biến thiên có xét đến các điểm ứng với các giá trị đặc biệt, và có
r r
π π
lim r(ϕ) = lim = 0, lim r(ϕ) = lim = +∞.
ϕ→+∞ ϕ→+∞ ϕ ϕ→0+ ϕ→0+ ϕ

r
π
Nhận xét. Do lim r(ϕ) = lim = 0 nên đường cong quấn vô hạn vòng quanh gốc
ϕ→+∞ ϕ→+∞ ϕ
với bán kính thu hẹp dần về 0.

87
r
π
Hơn thế lim r(ϕ) = lim = +∞ nên đường cong tiệm cận với trục cực (ứng với
ϕ→0+ ϕ→0+ ϕ
ϕ = 0) (Hình 2.18).

88
2.5 Câu hỏi chương 2

1. Trình bày một số mối liên quan giữa các khái niệm và các định lý về giới hạn hàm
số với các khái niệm và kết quả về đạo hàm và vi phân hàm số.

2. Trình bày những nét khái quát mối liên hệ giữa các định lý về hàm khả vi.

3. Trình bày những ứng dụng của các định lý hàm khả vi trong việc phân tích các nét
đặc trưng của hàm số.

4. Hãy nêu một số ý nghĩa và ứng dụng của khai triển Taylor.

5. Chứng minh điều kiện cần và đủ để hàm số f (x) lồi trên (a, b) là đồ thị của nó luôn
nằm dưới tiếp tuyến của nó tại mọi điểm tương ứng trong khoảng này.

6. Hãy phân tích một số điểm tương đồng và khác biệt trong việc khảo sát hàm số
trong hệ tọa độ Đề-các, trong hệ tọa độ cực và theo tham số.

89
2.6 Bài tập chương 2

1. Dùng định nghĩa tìm đạo hàm của các hàm số sau:
√ 1
1) f (x) = 3x2 − 12x + 1 2) f (x) = 2x − 1 3) f (x) = .
x3
2. Dùng định nghĩa tìm đạo hàm của các hàm số sau tại các điểm cho trước:
1) Cho f (x) = (x − 1)(x − 2) . . . (x − 100), tính f 0 (1).
p √
2) Cho f (x) = x + 2 x, tính f 0 (1).



 1−x khi x < 1

3) Cho f (x) = (1 − x)(2 − x) khi 1 ≤ x ≤ 2 tính f 0 (1) và f 0 (2).



x − 2 khi x > 2,

3. Tính đạo hàm các hàm sau:



r
x
q p
1) y = (x − 1) arcsin 2) y = x + x + x
x−1
 x 
3) y = log3 x2 − tan 4) y = earctan 2x ln sin x
2
r
1 + x3
5) y = 3 6) y = ln tan cos(x − 3)
1 − x3
sin2 x
 
1
7) y = sin cos 8) y =
x sin x2
√ 1+x
9) y = 2x − tan x 10) y = arctan
1−x
√ √ 
11) y = x arccos x − 1 − x2 12) y = ln e2x + e4x + 1
a2 + x 2 √ √
x

13) y = ln 14) y = x.e . arcsin 1 − 4x.
a2 − x 2

4. Tính đạo hàm các hàm sau nhờ phép lấy lô-ga-nê-pe hai vế:
2

3
2 x 3 (x + 1) x2 − 1
1) y = (x + 1) 2) y = p5
x4 (x2 + x + 1)3
p tan x3
3) y = m+n (1 − x)m (1 + x)n 4) y = sin2 x + 1
x a x x
5) y = x + xx + xx 6) y = xx + xa + ax
(1 − x2 )(3 − x3 ) √ √
7) y = 8) y = (1 + x) 2 + x2 3 3 + x3 .
(1 − x)2

90
5. Tính đạo hàm của các hàm số cho dưới dạng tham số:
1) x = sin2 t, y = cos2 t 2) x = a(t − sin t), y = a(1 − cos t)
3) x = a cosh t, y = b sinh t 4) x = e2t cos2 t, y = e2t sin2 t.

x2 + 2x khi x ≤ 0
6. Cho hàm số f (x) =
ax + b khi x > 0.
Tìm a, b để f (x) khả vi với mọi x ∈ R.

xn sin 1

khi x 6= 0
7. Cho hàm số f (x) = x Tìm n ∈ N để
 0 khi x = 0.
1) f (x) liên tục với mọi x ∈ R.
2) f (x) khả vi tại mọi x ∈ R.

8. Tính các vi phân sau:


√ 
1) d (x cos x) 2) d a2 + x 2
   
1 x 1 |x − a|
3) d arctan , a 6= 0 4) d ln , a 6= 0
a a 2a |x + a|
√   x
5) d ln x + x2 + a 6) d arcsin , a 6= 0
a
 
 x x
7) d e2x sin 8) d √ .
3 1 − x2

9. Tính
 
d(sin x) d sin x d
1) 2) 3) (x3 − 2x6 − x9 ).
d(cos x) d(x2 ) x d(x3 )

10. Sử dụng vi phân cấp một để tính gần đúng các giá trị sau:

1) 3 1, 02 2) sin 29◦ 3) arctan 1, 05 4) log 11.

11. Tính các đạo hàm cấp cao sau:


1) y = x(2x − 1)(x + 3)3 , tính y (6) .
x2
2) y = , tính y (8) .
1−x
3) y = x2 sin 2x, tính y (50) .
4) y = ex cos x, tính y (4) .
5) y = eax x2 , tính y (n) (0).

91
12. Tìm các giới hạn sau:
x3 πx
2) lim x2 − 4 tan

1) lim
x→0 sin x − x x→2 4
   
1 1 1
3) lim − 4) lim − cot x
x→0 x ex − 1 x→0 x
1 1
5) lim x 1−x 6) lim (x + ex ) x
x→1 x→+∞
  x1  
πx 1 1
7) lim tan 8) lim − 2
x→+∞ 2x + 1 x→0 x sin x x
1 1
e x − cos 1
9) lim q x 10) lim 1 + a tan2 x
 x sin x
x→∞ x→0
1 − 1 − x12

ax − b x cot2 x
11) lim 12) lim 1 + 3 tan2 x
x→0 x x→0
 2x
2x − 1 2
13) lim 14) lim (cos x)cot x
x→∞ 2x + 1 x→∞

  1
1 + tan x sin3 x
15) lim 16) lim x [ln x − ln(x + 2)]
x→0 1 + sin x x→+∞

17) lim [sin ln(x + 1) − sin ln x].


x→+∞

13. Viết khai triển của hàm số f (x) = ln(1 + x + x2 ) tại x = 0 chính xác tới bậc 2, bậc
3, bậc 4.

14. Sử dụng khai triển Taylor tại x = 0 tính các giới hạn sau:
2 √
ex − 1 − x2 + x3
 
1 1
1) lim 2) lim −
x→0 ln(1 + x2 ) x→0 sin2 x x2
1 1
e x − cos ax − b x sin x − x
3) lim q x 4) lim 5) lim
x→∞ x→0 x x→0 x(1 − cos x)
1 − 1 − x12

x2
cos x − e− 2
  
2 1
6) lim 7) lim x − x ln 1 + .
x→0 x4 x→+∞ x

15. Tìm khoảng tăng giảm của các hàm số sau:

92

3

3
1) y = 2x3 − 1 2) y = (x − 1) x2

3) y = x (1 + x) 4) y = (2 − x)(x + 1)2
2 −4x
5) y = xe−x 6) y = 2ex
x 1 − x2
7) y = − sin x, x ∈ [0, 2π] 8) y = arcsin .
2 1 + x2

16. Tìm cực trị của các hàm số sau:


√ p
1) y = x2 (1 − x x) 2) y = 3
(x2 − 1)2

3) y = x2 e−x 4) y = x − ln(1 + x)
3x2 + 4x + 4 1 + 3x
5) y = 6) y = √ .
x2 + x + 1 4 + x2

17. Tìm giá trị lớn nhất và bé nhất của các hàm số sau:
1) y = −3x4 + 6x2 − 1 trên đoạn [−2, 2].
x
2) y = trên toàn miền xác định.
1 + x2
1 √
 
2 2 4
3) y = x + 2 arccotx trên đoạn − √ 4
, 3 .
3
h π πi
4) y = sin 2x − x trên đoạn − , .
2 2
2
5) y = x ln x trên đoạn [1, e].

18. Tìm số dương có tổng của nó với số nghịch đảo của nó bé nhất.

19. Phân tích số 8 thành hai số dương sao cho tổng lập phương của hai số ấy bé nhất.

20. Cho hình cầu bán kính r. Tìm chiều cao hình trụ tròn có thể tích lớn nhất nội tiếp
trong hình cầu.

21. Tìm hình trụ tròn có diện tích xung quanh lớn nhất nội tiếp hình cầu bán kính R.

22. Tìm khoảng lồi lõm và điểm uốn của các đường cong sau:
1) y = ln(1 + x2 ) 2) y = x sin(ln x)
x3
3) y = x3 − 6x2 + 12x + 4 4) y =
x2 + 12
5) y = x2 ln x 6) y = 2 − |x5 − 1|.

93
23. Tìm tiệm cận của các đường cong sau:
1 x
1) y = x 2) y =
e −1 x2 − 4x + 3
x2 + 1
 
1
3) y = √ 4) y = x ln e +
x2 − 1 x
2 x
5) y = xe x + 1 6) y = 4x + arctan .
4

24. Khảo sát các hàm số sau:


8 1
1) y = 2 2) y = + 4x2
x −4 x
x √
3) y = 4) y = 3 1 − x3
(1 − x)(1 + x)2
√ 2
5) y = x + x2 − 6x + 6 6) y = x − 1 − √
1−x
x
7) y = 8) y = x2 ln x
ex
9) y = x − 2 arctan x.

25. Tìm các tiệm cận của các đường cong cho dưới dạng tham số sau:
t t2
1) x = , y = .
t2 − 1 t−1
1 1
2) x = , y = .
t 1+t
2t t2
3) x = , y = .
1 − t2 1 − t2
2et tet
4) x = , y= .
t−1 t−1
26. Khảo sát và vẽ đồ thị đường cong cho bởi các phương trình tham số sau:

1) x = 2t − t2 , y = 3t − t3 .

2) x = t3 + 3t + 1, y = t3 − 3t + 1.

3) x = 2a cos t − a cos 2t, y = 2a sin t − a sin 2t (Cácdiôit).

27. Biến đổi các phương trình sau về dạng toạ độ cực:
1) (x2 + y 2 )2 = 2a2 xy 2) x2 + y 2 − x = 0

3) (x2 + y 2 )3 = 4a2 xy(x2 − y 2 ) 4) x4 + y 4 = a2 (x2 + y 2 ).

94
28. Biến đổi các phương trình sau về dạng toạ độ Đề-các:
sin ϕ
1) r = 2 sin ϕ 2) r =
cos2 ϕ
6
3) r = p 4) r = 6 (sin ϕ + cos ϕ).
9 − 5 sin2 ϕ

29. Khảo sát và vẽ đồ thị các đường cong cho trong toạ độ cực sau:
1) r = a cos 4ϕ, a > 0 (hoa hồng 8 cánh).
2) r = a(1 + b cos ϕ), a > 0, b > 0, xét với b < 1, b > 1 và b = 1.
3) r = aϕ (đường xoắn ốc Acsimet).
a
4) r = (đường xoắn ốc hypebol).
ϕ
2
5) r = sin ϕ.

95
LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ
BÀI TẬP CHƯƠNG 2

1. Sử dụng công thức


f (x) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim .
x→x0 x − x0

1) Ta có

(3x2 − 12x + 1) − (3x20 − 12x0 + 1)


f 0 (x0 ) = lim
x→x0 x − x0
2 2
3(x − x0 ) − 12(x − x0 )
= lim
x→x0 x − x0
= lim [3(x + x0 ) − 12] = 6x0 − 12.
x→x0

Vậy f 0 (x) = 6x − 12.


1 −3
2) Tương tự, f 0 (x) = √ . 3) f 0 (x) = .
2x − 1 x4

2. 1) Ta có

f (x) − f (1)
f 0 (1) = lim = lim (x − 2)(x − 3) . . . (x − 100) = −99!.
x→1 x−1 x→1

1
2) Tương tự 1), f 0 (1) = √ .
3
3) Hàm số có đạo hàm tại x0 khi và chỉ khi tồn tại f 0 (x0 − 0), f 0 (x0 + 0) và
f 0 (x0 −0) = f 0 (x0 +0). Đáp số: không tồn tại f 0 (1), f 0 (2−0) = f 0 (2+0) = f 0 (2) = 1.

3. Bạn đọc tự giải.

4. 1) Ta có ln y = x3 ln(x2 + 1). Đạo hàm 2 vế ta được

y0 2x
= 3x2 ln(x2 + 1) + x3 . 2 .
y x +1

2x4
 
0 2 2 3
Vậy y = 3x ln(x + 1) + 2 .(x2 + 1)x .
x +1
Tương tự, ta có các kết quả:
2

3
 
(x + 1) x 2−1 10x 2x 4 3(2x + 1)
2) y 0 = p + − − .
5
x4 (x2 + x + 1)3 x2 + 1 3(x2 − 1) 5x x2 + x + 1
p 2nx
3) y 0 = m+n (1 − x)n (1 + x)n . .
(m + n)(x2 − 1)

96
2 3
 
tan x3 3x tan x sin 2x
4) y 0 = sin x + 1
2
+ .
1 + cos2 x3 sin2 x + 1
 
0 x x x 1 2
5) y = 1 + x (1 + ln x) + x .x + ln x + ln x , x > 0.
x
 
0 a−1 xa x ax 1 x
6) y = x .x (1 + a ln x) + a .x + ln a ln x + xx .ax ln a(1 + ln x), x > 0.
x
12 − 6x − 6x2 + 2x3 + 5x4 − 3x5
7) y 0 = , x 6= 1.
1 − x3
6 + 3x + 8x2 + 4x3 + 2x4 + 3x5
8) y 0 = √ p .
2 + x2 . 3 (3 + x2 )2

5. 1) yx0 = −1, 0 < x < 1.


t
2) yx0 = cot , t 6= 2kπ, k ∈ Z.
2
b
3) yx0 = coth t, t > 0.
a
 π π π
4) yx0 = tan t tan t + , t 6= + kπ, t 6= + kπ.
4 4 2
6. a = 2, b = 0.

7. 1) n ≥ 1.

2) n ≥ 2.

8. 1) Tính d(x cos x).

Ta có dy = y 0 dx, do đó d(x cos x) = (x cos x). dx = (cos x − x sin x) dx.

Các câu còn lại tương tự, bạn đọc tự giải.


d(sin x) cos x dx cos x
9. 1) Có = = = − cot x, x 6= kπ, k ∈ Z.
d(cos x) − sin x dx − sin x
 
1 sin x
2) 2 cos x − .
2x x
3) 1 − 4x3 − 3x6 .

10. Sử dụng công thức tính gần đúng:

f (x0 + ∆x) ' f (x0 ) + f 0 (x0 ).∆x.


1) Xét hàm số f (x) = 3
x tại x0 = 1, ∆x = 0, 02 thì
p
3
1, 02 = f (1 + 0, 02) = f (1) + f 0 (1).0, 02 ' 1, 007.

97
2) Xét hàm f (x) = sin x tại x0 = 30◦ , đáp số 0, 4849.

3) Xét hàm f (x) = arctan x tại x0 = 1, đáp số 46◦ 240 .

4) Xét hàm f (x) = log x tại x0 = 10, đáp số 1, 043.

8!
11. 1) y (6) = 4.6! 2) y (8) =
(1 − x)9
 
(50) 50 2 1225
3) y =2 −x sin 2x + 50x cos 2x + sin 2x
2
4) y (4) = −4ex cos x 6) y (n) (0) = n(n − 1)an−2 .

12. 1) Sử dụng liên tiếp quy tắc L’Hospital:

x3 3x2 6x 6
lim = lim = lim = lim = −6.
x→0 sin x − x x→0 cos x − 1 x→0 − sin x x→0 − cos x

0 ∞
2) Dạng 0.∞, ta cần đưa về dạng hoặc :
0 ∞
πx tan πx ∞
lim (x2 − 4) tan = lim 1 4 (dạng ).
x→2 4 x→2
x2 −4

Đến đây sử dụng quy tắc L’Hospital.


0
3) Quy đồng biểu thức cần tính giới hạn, đưa về dạng , sau đó sử dụng quy tắc
0
L’Hospital.

4) Tương tự 3).
1 ln x 0
5) Dạng 1∞ . Ta có ln y = ln x = (dạng ), sử dụng quy tắc L’Hospital.
1−x 1−x 0
6) Dạng ∞0 , làm tương tự 5).

Các câu sau đều có dạng giống một trong các câu ở trên nên độc giả có thể giải
tương tự.

Đáp số:
16 1
1) −6 2) − 3) 4) 0
π 2
1
5) e−1 6) e 7) 1 8)
a 6
9) ∞ 10) ea 11) ln 12) e3
b
1 1
13) e2 14) √ 15) e 2 16) −2 17) 0.
e

98
x2
13. x + + o(x2 );
2
x2 4x3
x+ − + o(x3 );
2 3
x2 4x3 x4
x+ − − + o(x4 ).
2 3 4
14. 1) Ta có

 
x2 1 3
e − 1 − x2 + x3 = 1 + x + o(x ) − 1 + (−x + x ) + o(x ) = x2 + o(x2 ),
2 2 2 3 2
2 2


ln(1 + x2 ) = x2 + o(x2 ).

Do đó 2 √ 3 2
ex − 1 − x2 + x3 2
x 3
lim 2
= lim 2
= .
x→0 ln(1 + x ) x→0 x 2

1 1 x2 − sin2 x
2) Ta có − = . Sử dụng khai triển Maclaurin của sin đến cấp
sin2 x x2 x2 sin2 x
4:
x3
sin x = x − + o(x4 ),
6
suy ra h i2
2 x3 4
1 1 x − x− 6
+ o(x ) 1 4
x 1
3
− = ∼ = khi x → 0.
sin2 x x2 x2 sin2 x x4 3
Tương tự ta có các kết quả sau:
a 1 1 1
3) ∞ 4) ln 5) − 6) − 7) .
b 3 12 2
15. Tìm các khoảng tăng, giảm của hàm số:
2x2 1
1) Ta có y 0 = p ≥ 0, ∀x 6= √
3
. Vậy hàm số đồng biến trên R và không
3
(2x3 − 1)2 2
có cực trị.
5x − 2 0 2
2) Ta có y 0 = √ , y = 0 ⇔ x = . Lập bảng biến thiên của hàm số, chú ý
3 x
3
5
0
rằng y không
 xácđịnh tại x = 0. Từ đó suy ra  hàm số đồng biến trên các khoảng
2 2
(−∞, 0), , +∞ ; hàm số nghịch biến trên 0, .
5 5
3) Hàm tăng trên [0, +∞).
4) Hàm tăng trong khoảng (−1; 1) và giảm trong khoảng (1; +∞).
5) Hàm tăng trong (−∞, 1) và giảm trong (1, +∞).

99
6) Hàm tăng trong (2, +∞) và giảm trong (−∞, 2).
   π   5π 
π 5π
7) Hàm tăng trong khoảng , và giảm trong các khoảng 0, , , 2π .
3 3 3 3
8) Hàm tăng trong khoảng (−∞, 0) và giảm trong khoảng (0, +∞).
r !
2 12
16. 1) yCT = y (0) = 0, yCĐ = y 3 = .
49 49
2) yCT = y (±1) = 0, yCĐ = y (0) = 1.
4
3) yCT = y (0) = 0, yCĐ = y (2) = 2 .
e
4) yCT = y (0) = 0.
8
5) yCT = y (−2) = , yCĐ = y (0) = 4.
3
6) yCT = y (2) = 3, yCĐ = y (4) = 5.

17. 1) ymax = y (±1) = 2, ymin = y (±2) = −25.


1 1
2) ymax = y (1) = , ymin = y (−1) = − .
2 2
π
3) ymax = y (0) = π, ymin = y (1) = 1 + .
2
 π π π  π
4) ymax = y − = , ymin = y =− .
2 2 2 2
 
1 1
5) ymax = y (e) = e2 , ymin = y √ =− .
e 2e

18. Số 1.

19. Số 4 và 4.
2r
20. h = √ .
3
 
R
21. Smax =S = 2πR2 .
2
2(1 − x2 )
22. 1) Ta có y 00 = , từ bảng xét dấu y 00 , ta có kết luận sau:
(1 + x2 )2
Đồ thị hàm số lồi trên (−∞, −1), (1, +∞); đồ thị hàm số lõm trên (−1, 1).
Các điểm uốn U1 (−1, ln 2), U2 (1, ln 2).
√  π
2) Ta có y 0 = sin(ln x) + cos(ln x) = 2 sin ln x + , suy ra
4

00 2  π
y = cos ln x + .
x 4

100
Do đó

3π π 3π π
y 00 > 0 ⇔ − + k2π < ln x < + k2π ⇔ e− 4 +k2π < x < e 4 +k2π
4 4
π 5π
y 00 < 0 ⇔ e 4 +k2π < x < e 4 +k2π .
 π 5π

Vậy đồ thị hàm số lồi trên các khoảng e 4 +k2π , e 4 +k2π ; đồ thị hàm số lõm trên
 3π π

các khoảng e− 4 +k2π , e 4 +k2π với k ∈ Z.
π
(−1)k e 4 +kπ
 
π
+kπ
Các điểm uốn e 4 , √ , với k ∈ Z.
2
3) Lồi trên (−∞, 2), lõm trên (2, +∞), điểm uốn M (2, 12).
 
9
4) Lồi trên (−6, 0) và (6, +∞), lõm trên (−∞, −6) và (0, 6), điểm uốn M1 −6, − ,
  2
9
M2 (0, 0), M3 6, .
2
     
1 1 1 3
5) Lồi trên 0, √ , lõm trên √ , +∞ , điểm uốn M √ , − 3 .
e3 e3 e3 2e
6) Lồi trên (0, 1), lõm trên (−∞, 0) và (1, +∞), điểm uốn M (0, 1), điểm góc G(1, 2).

1
23. 1) y = , ta có
ex − 1
1
lim y = lim = ∞,
x→0 x→0 ex − 1

do đó x = 0 là tiệm cận đứng (TCĐ) của đồ thị hàm số. Mặt khác

lim y = 0, lim y = −1,


x→+∞ x→−∞

do đó y = 0 là tiệm cận ngang (TCN) về phía phải, y = −1 là TCN về phía trái


của đồ thị hàm số.

Đồ thị không có tiệm cận xiên (TCX).

2) TCĐ x = 1, x = 3; TCN y = 0.

3) TCĐ x = ±1; TCX phía trái y = −x, TCX phía phải y = x.


1 1
4) TCĐ x = − ; TCX y = x + .
e e
5) TCĐ x = 0; TCX y = x + 3.
π π
6) TCX phía phải y = 4x + , TCX phía trái y = 4x − .
2 2

101
−16x
24. 1) y 0 = ; CĐ (0, −2); TCĐ x = −1; TCN y = 0.
(x2 − 4)2
 
0 1 1 1 1
2) y = − 2 + 8x; CT , 3 ; TCX y = ± x − .
x 2 2 2
2x2 − x + 1
3) y 0 = ; không có cực trị; TCĐ x = 1, x = −1; TCN y = 0.
(x − 1)2 (x + 1)3
−x2
4) y 0 = p ; không có cực trị.
3
(1 − x3 )2
x−3
5) y 0 = 1 + √ ; không có cực trị.
2
x − 6x + 6
1
6) y 0 = 1 − p ; CĐ (0, −3).
(1 − x)3
 
0 1−x 1
7) y = ; CĐ 1, ; TCN y = 0.
ex e
√ e 
8) y 0 = 2x ln x + x; CT e, .
2
0 2  π   π
9) y = 1 − ; CĐ −1, − 1 , CT 1, 1 − .
1 + x2 2 2
25. 1) Ta có lim x = 0, lim y = 0, do đó x = 0 là TCĐ của đồ thị.
t→∞ t→∞
1 1
Mặt khác lim x = ∞, lim y = − , do đó y = − là TCN của đồ thị.
t→−1 t→−1 2 2
Lại có lim x = lim y = ∞ nên đồ thị có TCX, xét
t→1 t→1

y t(t − 1)(t + 2) 3
lim = lim t(t + 1) = 2, lim(y − 2x) = lim 2
= .
t→1 x t→1 t→1 t→1 t −1 2
3
Vậy đồ thị có TCX là y = 2x + .
2
Các câu sau tương tự, độc giả tự giải.

26. Độc giả tự giải.



x = r cos ϕ
27. 1) Đổi biến với r ≥ 0 và 0 ≤ ϕ ≤ 2π thì x2 + y 2 = r2 và phương
y = r sin ϕ
trình đường cong trở thành

r4 = 2a2 (r cos ϕ)(r sin ϕ)

hay r2 = a2 sin 2ϕ. Mặt khác, từ phương trình ban đầu suy ra xy ≥ 0, do đó
π 3π
sin ϕ cos ϕ ≥ 0 hay 0 ≤ ϕ ≤ , π ≤ ϕ ≤ .
2 2

102
Các câu sau tương tự, độc giả tự giải. Đáp số:
π π
2) r = cos ϕ, − ≤ ϕ ≤ .
2 2
2
a π π 3π 5π 3π 7π
3) r2 = sin 4ϕ, 0 ≤ ϕ ≤ , ≤ϕ≤ ,π≤ϕ≤ , ≤ϕ≤ .
2 4 2 4 4 2 4
a2
4) r2 = , ϕ ∈ R.
cos4 ϕ + sin4 ϕ
  p
x = r cos ϕ r = x2 + y 2

28. 1) Từ hệ suy ra y
y = r sin ϕ sin ϕ = p 2
 .
x + y2
Thay vào phương trình đã cho ta được phương trình đường cong trong hệ tọa độ
Đề-các:
p y
x2 + y 2 = 2. p
x2 + y 2
hay x2 + y 2 = 2y.
Các câu sau tương tự, độc giả tự giải. Đáp số:
x2 y 2
2) x2 = y 3) + =1 4) (x − 3)2 + (y − 3)2 = 19.
4 9
29. 1) r = a cos 4ϕ với (a > 0).
π
Xét trong tọa độ cực mở rộng, hàm r tuần hoàn chu kỳ , do đó ta chỉ cần xét trên
h π πi 2
đoạn − , , sau đó sẽ thu được toàn bộ đường cong bằng các phép quay phần
4 4
π 3π
đường cong vẽ được quanh gốc O với các góc quay , π, .
2 2
0 0 kπ π h π πi
Ta có r = −4a sin 4ϕ, r = 0 ⇔ ϕ = , suy ra ϕ = 0, ± (vì x ∈ − , ).
4 4 4 4
Từ đó lập được bảng biến thiên và vẽ đường cong (hình hoa hồng 8 cánh).
Các câu sau giải tương tự, dành cho độc giả.

103
104
Chương 3

Tích phân

3.1 Tích phân bất định

3.1.1 Nguyên hàm và tích phân bất định

Định nghĩa 3.1. Cho hàm số f (x) xác định trên (a, b). Hàm số F (x) được gọi là một
nguyên hàm của f (x) trong khoảng đó nếu F 0 (x) = f (x) (hay dF (x) = f (x) dx) với mọi
x thuộc (a, b).

Ví dụ 3.1. Do (sin x)0 = cos x, nên hàm F (x) = sin x là một nguyên hàm của hàm
f (x) = cos x, ∀x ∈ R.

Người ta chứng minh được rằng, mọi hàm số f (x) liên tục trong (a, b) đều có nguyên hàm
trong khoảng này.

Định lý 3.1. Giả sử F (x) khả vi trong (a, b) và là một nguyên hàm của hàm f (x),
∀x ∈ (a, b), khi đó

a) Với mọi hằng số C, F (x)+C cũng là nguyên hàm của hàm f (x) trong khoảng (a, b).

b) Ngược lại, mọi nguyên hàm của hàm f (x) trong (a, b) đều có dạng F (x) + C.

Chứng minh. a) Do [F (x) + C]0 = [F (x)]0 = f (x) nên F (x) + C cũng là nguyên hàm của
hàm f (x) trong khoảng (a, b).
b) Giả sử G(x) là một nguyên hàm nào đó của f (x) trong (a, b), khi đó

[G(x) − F (x)]0 = [G(x)]0 − [F (x)]0 = f (x) − f (x) = 0,

105
nên
G(x) − F (x) = C, ∀x ∈ (a, b) ⇔ G(x) = F (x) + C.

Như vậy, nếu hàm f (x) có nguyên hàm thì cũng có vô số nguyên hàm.

Định nghĩa 3.2. Giả sử F (x) là một nguyên hàm của hàm f (x) trong (a, b), thì biểu
thức F (x) + C, với C là hằng số tuỳ ý, được gọi là tích phân bất định của hàm f (x) trong
khoảng này, ký hiệu là
Z
f (x) dx = F (x) + C.

Z
Trong đó, gọi là dấu tích phân, f (x) gọi là hàm dưới dấu tích phân, f (x) dx gọi là biểu
thức dưới dấu tích phân và x gọi là biến số lấy tích phân.

x3
Z
3 0
Ví dụ 3.2. Do (x ) = 3x nên x2 dx =
2
+ C.
3
Z
0 1 π dx π
Do (tan x) = 2
, ∀x 6= + kπ nên 2
= tan x + C, ∀x 6= + kπ.
cos x 2 cos x 2
Z
1 dx
Do [ln |x|]0 = , ∀x 6= 0 nên = ln |x| + C, ∀x 6= 0.
x x
Z
x 0
Do (e ) = e nên ex dx = ex + C, ∀x ∈ R.
x

3.1.2 Tính chất của tích phân bất định

Từ định nghĩa tích phân bất định ta dễ dàng suy ra một số tính chất sau:
Z 0 Z 
1. f (x) dx = f (x) hoặc d f (x) dx = f (x) dx.

Z Z
0
2. F (x) dx = F (x) + C hoặc dF (x) = F (x) + C.

Z Z
3. kf (x) dx = k f (x) dx, k là hằng số.

Z Z Z
4. [f (x) ± g(x)] dx = f (x) dx ± g(x) dx.

Z Z
5. Nếu f (x) dx = F (x) + C thì f (u) du = F (u) + C với u = u(x) bất kỳ.

106
x3
Z
Ví dụ 3.3. Ta có x2 dx = + C nên
3

sin3 x
Z Z
sin x cos x dx = (sin x)2 d(sin x) =
2
+ C;
3
ln2 x ln3 x
Z Z
dx = (ln x)2 d(ln x) = + C;
x 3
arctan2 x arctan3 x
Z Z
2
dx = (arctan x) d(arctan x) = + C.
1 + x2 3

3.1.3 Bảng tích phân một số hàm cơ bản

Sử dụng bảng công thức đạo hàm các hàm số sơ cấp cơ bản cùng với một số kết quả sẽ
được chứng minh ở phần sau ta có bảng các tích phân cơ bản sau:
Z
1. 0 dx = C.
Z
2. a dx = ax + C.

xα+1
Z
3. xα dx = + C với mọi α 6= −1.
α+1
Z
dx
4. = ln |x| + C.
x
ax
Z Z
x
5. a dx = + C (a > 0, a 6= 1); đặc biệt ex dx = ex + C.
ln a
Z
6. cos x dx = sin x + C.
Z
7. sin x dx = − cos x + C.
Z
dx
8. = tan x + C.
cos2 x
Z
dx
9. = − cot x + C.
sin2 x
Z
10. sinh x dx = cosh x + C.
Z
11. cosh x dx = sinh x + C.

107
Z
dx
12. = tanh x + C.
cosh2 x
Z
dx
13. = − coth x + C.
sinh2 x
Z Z
dx 1 x dx
14. 2 2
= arctan + C; đặc biệt = arctan x + C.
a +x a a 1 + x2
Z Z
dx 1 a + x dx 1 1 + x
15. = ln + C; đặc biệt = ln + C.
a2 − x2 2a a − x 1 − x2 2 1 − x
Z Z
dx x dx
16. √ = arcsin + C; đặc biệt √ = arcsin x + C.
a2 − x 2 a 1 − x2
Z √
x√ 2 a2 x
17. a2 − x2 dx = a − x2 + arcsin + C.
2 2 a
Z
dx √
18. √ = ln x + x2 + b + C.

x2 + b
Z √
x√ 2 b √
19. x2 + b dx = x + b + ln x + x2 + b + C.

2 2
Z
dx x
20. = ln tan + C.

sin x 2
Z
dx  x π 
21. = ln tan + + C.

cos x 2 4
Z
22. tan x dx = − ln |cos x| + C.

Z
23. cot x dx = ln |sin x| + C.

3.1.4 Phương pháp tính tích phân bất định

Phương pháp đổi biến

Định lý 3.2. Nếu x = ϕ(t), trong đó ϕ(t) là hàm khả vi, đơn điệu thì ta có
Z Z
f (x) dx = f [ϕ(t)] .ϕ0 (t) dt.

108
Chứng minh. Lấy đạo hàm từng vế, ta có

(f (x) dx)0 = f (x),


Z 0 Z 0
0 1
f [ϕ(t)] .ϕ (t) dt = 0
f [ϕ(t).ϕ (t) dt] .t0x = f [ϕ(t)] .ϕ0 (t). 0 = f (x).
t ϕ (t)

Hai đạo hàm bằng nhau, vậy công thức được chứng minh.
Tương tự ta cũng chứng minh được phương pháp đổi biến sau:

Định lý 3.3. Nếu t = τ (x), trong đó τ (x) là hàm khả vi thì ta có


Z Z
0
f [τ (x)] .τ (x) dx = f (t) dt.

Z √
sin 3 x dx
Ví dụ 3.4. Tính I = √3
.
x2
Giải. Đặt x = t3 ⇒ dx = 3t2 dt, ta có

3t2 sin t dt
Z Z
I= = 3 sin t dt = −3 cos t + C.
t2

Trở về biến cũ, ta được √



Z
sin 3 x dx

3
= −3 cos 3
x + C.
x 2


Z
Ví dụ 3.5. Tính I = x2 1 − x dx.

Giải. Đặt t = 1 − x ⇒ t2 = 1 − x ⇔ x = 1 − t2 ⇒ dx = −2t dt, ta có
Z Z
2 2 2 4 2
−2t2 + 4t4 − 2t6 dt = − t3 + t5 − t7 + C
 
I= 1 − t t(−2t) dt =
3 5 7
 
p 1 2 1
= −2 (1 − x)3 − (1 − x) + (1 − x2 ) + C
3 5 7
2 p
(1 − x)3 8 + 12x + 15x2 + C.

=−
105
Z p
Ví dụ 3.6. Tính I = sin x cos x 1 + sin2 x dx.

Giải. Đặt t = 1 + sin2 x ⇒ dt = 2 sin x cos x dx, ta có


Z √
1 1 2 3 1 3
I= t dt = . t 2 + C = 1 + sin2 x 2 + C.
2 2 3 3
Z
dx
Ví dụ 3.7. Tính I = .
x(2 + ln2 x)

109
dx
Giải. Đặt t = ln x ⇒ dt = , ta có
x
Z
dt 1 t 1 ln x
I= 2
= √ arctan √ + C = √ arctan √ + C.
2+t 2 2 2 2
Z 2
x dx
Ví dụ 3.8. Tính I = .
1 − x6
Giải. Đặt t = x3 ⇒ dt = 3x2 dx, ta có

1 x3 + 1
Z
1 dt 1 1 t + 1
I= = . ln + C = ln 3 + C.
3 1 − t2 3 2 t − 1 6 x − 1
Z
x dx
Ví dụ 3.9. Tính I = √ .
x2 + 2x + 5
Giải. Đặt t = x2 + 2x + 5 ⇒ dt = (2x + 2) dx, ta viết lại
Z Z
1 2(x + 1) dx dx
I= √ − √ .
2 2
x + 2x + 5 2
x + 2x + 5

1
Z
2(x + 1) dx 1
Z
dt √ √
Vì √ = √ = t + C1 = x2 + 2x + 5 + C1 , còn
2 x2 + 2x + 5 2 t
Z
dx
Z
d(x + 1) h √ i
√ = p = ln (x + 1) + x2 + 2x + 5 + C2 .
x2 + 2x + 5 (x + 1)2 + 4
√  √ 
Do vậy I = x2 + 2x + 5 − ln (x + 1) + x2 + 2x + 5 + C.

ex (x + 1)
Z
Ví dụ 3.10. Tính I = dx.
xex (xex + 1)
Giải. Đặt t = xex ⇒ dt = (ex + xex ) dx, ta có
Z Z   Z Z
dt 1 1 dt d(t + 1)
I= = − dt = −
t(t + 1) t t+1 t t+1
x

t
+ C = ln xe + C.

= ln x
t+1 xe + 1
Z
dx
Ví dụ 3.11. Tính I = √ .
x 2x − 9
√ t2 + 9
Giải. Đặt t = 2x − 9 ⇒ x = ⇒ dx = t dt, do đó
2

2x − 9
Z Z
t dt dt 2 t 2
I= 2
t +9
= 2 2+9
= arctan + C = arctan + C.
2
.t t 3 3 3 3

110
Z
x dx
Ví dụ 3.12. Tính I = .
x4 − x2 + 1
Z
x dx 1
Giải. Ta có I = 2 . Đặt t = x2 − ⇒ dt = 2x dx, do đó
x2 − 21 + 34 2


2x2 − 1
Z
1 dt 1 2 2t 1
I= = . √ arctan √ + C = √ arctan √ + C.
2 t2 + 34 2 3 3 3 3
Z
dx
Ví dụ 3.13. Tính I = , a > 0.
(x2 + a2 )2
 π π x
Giải. Đặt x = a tan t − < t < hay t = arctan . Khi đó
2 2 a

a dt 2 2 a2
dx = , x +a = ,
cos2 t cos2 t

do đó Z Z  
1 2 1 1 1
I= 3 cos t dt = 3 (1 + cos 2t) dt = 3 t + sin 2t + C.
a 2a 2a 2
2 tan t 2. xa 2ax
Do sin 2t = 2
= 2 = 2 nên
1 + tan t 1 + xa x + a2


1 x 1 x
I= 3
arctan + 2 . 2 + C.
2a a 2a x + a2

Dưới đây ta chứng minh một số công thức tích phân cơ bản đã nêu ở phần trước.
Z √
a) Tính I = a2 − x2 dx, a > 0.
 π π x
Đặt x = a sin t − < t < hay t = arcsin . Khi đó
2 2 a

dx = a cos t dt, a2 − x2 = a cos t,

do đó
Z Z  
2 2 2 1 + cos 2t t 1
I=a cos t dt = a dt = a2 + sin 2t + C.
2 2 4

a2 1 1 √
Do sin 2t = a sin t.a cos t = x a2 − x2 nên
4 2 2

1 √ a2 x
I = x a2 − x2 + arcsin + C.
2 2 a

111
Z
dx
b) Tính I = √ , b ∈ R.
x2 + b

Đặt x2 + b = t − x, lấy vi phân hai vế ta được
√ !
x dx x2 +b+x
√ = dt − dx ⇒ √ dx = dt,
x2 + b x2 + b

do x2 + b + x = t nên
t dt dx dt
√ = dt hay √ = .
x2 + b x2 + b t

Vậy Z
dt √
I=
2
= ln |t| + C = ln x + x + b + C.

t
√ x dx x dx dx dt
Ta cũng có thể đặt t = x2 + b ⇒ dt = √ hay dt = ⇔ = , suy
2
x +b t t x
ra
dx d(x + t)
= .
t (x + t)
Do đó Z
d(x + t) √
I= = ln |x + t| + C = ln x + x2 + b + C.

(x + t)

Phương pháp tích phân từng phần

Nếu các hàm số u = u(x), v = v(x) khả vi và có các đạo hàm liên tục, khi đó

d(uv) = u dv + v du hay u dv = d(uv) − v du,

suy ra Z Z
u dv = uv − v du.

Áp dụng phương pháp này, ta chứng minh công thức tích phân cơ bản sau.
Z √
c) I = x2 + b dx, b ∈ R.

x2 + b x2
Z Z Z
dx
I= √ dx = √ dx + b √
= I1 + I2 .
x2 + b x2 + bx2 + b

Z
x dx
Theo kết quả trên ta có I2 = b ln x + x2 + b , còn I1 = x √ .
x2 + b

112
 
u = x
  du = dx
Đặt ⇒
x dx
 dv = √ 2
 v = 2√x2 + b.
x +b
Z √ √

2
Vậy I1 = x x + b − x2 + b dx = x x2 + b − I.
√ √
Suy ra I = x x2 + b − I + b ln x + x2 + b , hay

x√ 2 b √
I= x + b + ln x + x2 + b + C.

2 2

Khi tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần ta cần lưu ý đưa biểu thức
f (x) dx về dạng u dv sao cho dễ tính hơn f (x) dx. Ta thường sử dụng phương pháp này
cho một số tích phân sau đây.
Z
1. I = Pn (x).g(x) dx, trong đó Pn (x) là đa thức cấp n của x, g(x) là một trong các
hàm số
ln x, arcsin x, arccos x, arctan x, arccotx.

Khi đó ta đặt u = g(x), dv = Pn (x) dx.


Z
Ví dụ 3.14. Tính I = (x2 + 2x) ln x dx.

dx x3
Giải. Đặt u = ln x ⇒ du = , dv = (x2 + 2x) dx ta chọn v = + x2 . Khi đó
x 3

x3
  Z  3  Z  3 
2 x 2 x
I= + x ln x − + x ln x − + x dx
3 3 3
 3
x3 x2

x 2
= + x ln x − − + C.
3 9 2
Z
Ví dụ 3.15. Tính I = x arctan x dx.

dx x2
Giải. Đặt u = arctan x ⇒ du = , dv = x dx ta chọn v = . Khi đó
1 + x2 2

x2
Z 2
x2
Z 2
1 x dx 1 x +1−1
I= arctan x − 2
= arctan x − dx
2 2 x +1 2 2 x2 + 1
x2 x2
Z Z
1 1 dx 1 x
= arctan x − dx + 2
= arctan x + arctan x − + C.
2 2 2 x +1 2 2 2
Z
Ví dụ 3.16. Tính I = arcsin x dx.

113
dx
Giải. Đặt u = arcsin x ⇒ du = √ , dv = dx suy ra chọn v = x, ta có
1 − x2
−2x dx
Z Z
x dx
I = x arcsin x − √ = x arcsin x + √
1 − x2 2 1 − x2

= x arcsin x + 1 − x2 + C.
Z
2. I = Pn (x).g(x) dx, trong đó Pn (x) là đa thức cấp n của x, g(x) là một trong các
hàm số
eax , sin ax, cos ax.

Khi đó ta đặt u = Pn (x), dv = g(x) dx.


Z
Ví dụ 3.17. Tính I = (3x − 2)e2x dx.
 
u = 3x − 2  du = 3

Giải. Đặt ⇒ e2x Suy ra
 dv = e2x dx v =
 .
2
(3x − 2)e2x 3 (3x − 2)e2x 3 2x
Z
I= − e2x dx = − e + C.
2 2 2 4
Z
Ví dụ 3.18. Tính I = (2x2 + 6x) cos2 x dx.

1 + cos 2x
Giải. Do cos2 x = nên
2
Z Z Z
2 2
I= (x + 3x)(1 + cos 2x) dx = (x + 3x) dx + (x2 + 3x) cos 2x dx = I1 + I2 .

x3 3x2
Z
Ta có I1 = (x2 + 3x) dx = + . Đối với I2 ta đặt
3 2
 
u = x2 + 3x  du = (2x + 3) dx

 dv = cos 2x dx v = sin 2x ,
2
suy ra
(x2 + 3x) sin 2x 1 (x2 + 3x) sin 2x
I2 = − sin 2x dx = − I3 .
2 2 2
Đối với I3 , đặt  
u1 = 2x + 3  du = 2 dx

 dv = sin 2x dx v = − cos 2x ,
2

114
ta có
   
(2x − 3) cos 2x (2x − 3) cos 2x sin 2x
Z
1 1
I3 = − + cos 2x dx = − + + C.
2 2 2 2 2

Vậy
x3 3x2 (x2 + 3x) sin 2x (2x − 3) cos 2x − sin 2x
+ I= + + .
3 2 2 4
Z Z
3. I = e sin bx dx (I = eax cos bx dx), khi đó đặt u = eax hoặc u = sin bx (u = eax
ax

hoặc u = cos bx); tích phân từng phần hai lần ta gặp lại tích phân ban đầu I, giải phương
trình đối với I ta được kết quả.
Z
x
Ví dụ 3.19. Tính I = e 2 sin 3x dx.
 
u = sin 3x  du = 3 cos 3x dx
Giải. Đặt ⇒ ta có
 dv = e x2 dx v = 2e x2 ,

Z
x x x
I = 2e sin 3x − 6
2 e 2 cos 3x dx = 2e 2 sin 3x − 6I1 .

 
u1 = cos 3x  du1 = −3 sin 3x dx
Đặt ⇒ ta có
 dv = e x2 dx v = 2e x2 ,
1 1

Z
x x x
I1 = 2e cos 3x + 6
2 e 2 sin 3x dx = 2e 2 cos 3x + 6I.

Suy ra phương trình


x x 
I = 2e 2 sin 3x − 6 2e 2 cos 3x + 6I

hay
x x
37I = 2e 2 sin 3x − 12e 2 cos 3x.
x
2e 2
Vậy I = (sin 3x − 6 cos 3x) + C.
37

3.1.5 Tích phân hàm phân thức hữu tỉ

Phân tích phân thức hữu tỉ thành các phân thức hữu tỉ đơn giản

Pn (x)
Dạng tổng quát của một hàm phân thức hữu tỉ là R(x) = , trong đó Pn (x) và
Qm (x)
Qm (x) tương ứng là những đa thức bậc n, m và không có nghiệm chung.

115
Nếu n < m thì R(x) được gọi là phân thức hữu tỉ thực sự.
Nếu n ≥ m thì R(x) được gọi là phân thức hữu tỉ không thực sự.
Mọi phân thức không thực sự đều được biểu diễn dưới dạng tổng của một đa thức và một
phân thức hữu tỉ thực sự.
Chẳng hạn
2x3 + x2 − 3x 10x − 6
2
= 2x − 1 + 2 .
x +x−6 x +x−6

Trong đại số cao cấp ta có định lý sau.

Định lý 3.4. Mọi đa thức bậc m với hệ số thực đều có thể phân tích thành tích các thừa
số là nhị thức bậc nhất và tam thức bậc hai không có nghiệm thực, trong đó có thể có các
thừa số trùng nhau.

Qm (x) = a0 + a1 x + · · · + am xm = am (x − a)α . . . (x2 + px + q)β ,

trong đó p2 − 4q < 0, (x − a)α đại diện cho các thừa số nhị thức bậc nhất, (x2 + px + q)β
đại diện cho các thừa số là tam thức bậc hai, α và β là số bội.

Do vậy, mọi phân thức hữu tỉ thực sự đều có thể phân tích được thành tổng của các phân
thức hữu tỉ đơn giản thuộc bốn dạng
A A Ax + B Ax + B
, , , (k ∈ N, k > 1).
x−a (x − a)k x2 + px + q (x2 + px + q)k

Chẳng hạn

Pn (x) A1 A2 Aα B1 B2
R(x) = = + + · · · + + + + ···+
Qm (x) x − a (x − a)2 (x − a)α x − b (x − b)2
M1 x + N1 M2 x + N2 P1 x + Q 1 Pβ x + Qβ
+ 2 + 2 2
+ ··· + 2 + 2 .
x + p1 x + q1 (x + p1 x + q1 ) x + px + q (x + px + q)β

trong đó các hằng số A1 , A2 ,. . . , Aα , B1 , B2 ,. . . , N1 , N2 ,. . . , Pβ , Qβ được xác định bằng


cách quy đồng mẫu số vế phải rồi đồng nhất các hệ số của hai đa thức ở tử số, ta được hệ
phương trình để xác định chúng.
4x2 + 16x − 8
Ví dụ 3.20. Phân tích phân thức thành các phân thức đơn giản.
x3 − 4x
Giải. Trước hết, ta phân tích mẫu số ra thừa số: x3 − 4x = x(x − 2)(x + 2) và viết

4x2 + 16x − 8 A B C
3
= + + .
x − 4x x x−2 x+2

116
Do đó
4x2 + 16x − 8 A(x2 − 4) + Bx(x + 2) + Cx(x − 2)
= .
x3 − 4x x3 − 4x
Suy ra đồng nhất thức

A(x2 − 4) + Bx(x + 2) + Cx(x − 2) = 4x2 + 16x − 8.

Đồng nhất hệ số các luỹ thừa của x ở vế ta thu được hệ phương trình
 


 A+B+C =4 

 A=2
 
2(B − C) = 16 ⇔ B=5

 


−4A = −8 
C = −3.

4x2 + 16x − 8 2 5 3
Vậy 3
= + − .
x − 4x x x−2 x+2

Chú thích. Ta cũng có thể tìm A, B, C bằng cách từ đồng nhất thức

A(x2 − 4) + Bx(x + 2) + Cx(x − 2) = 4x2 + 16x − 8

lần lượt cho x nhận các giá trị nghiệm của mẫu thức: cho x = 0 thì A = 2, cho x = 2 suy
ra B = 5 và cho x = −2 được C = −3.
x2
Ví dụ 3.21. Phân tích phân thức 3 thành các phân thức đơn giản.
x + 5x2 + 8x + 4
Giải. Phân tích mẫu số ra thừa số: x3 + 5x2 + 8x + 4 = (x + 1)(x + 2)2 và viết

x2 A B C
3 2
= + + .
x + 5x + 8x + 4 x + 1 x + 2 (x + 2)2

Do đó
x2 = A(x + 2)2 + B(x + 1)(x + 2) + C(x + 1).

Đồng nhất hệ số các luỹ thừa của x hai vế ta sẽ thu được hệ ba phương trình xác định A,
B, C. Hoặc từ đồng nhất thức trên, cho x = −2 ⇒ C = −4, cho x = −1 ⇒ A = 1, cho
x = 0 ⇒ B = 0. Vậy
x2 1 4
3 2
= − .
x + 5x + 8x + 4 x + 1 (x + 2)2
1
Ví dụ 3.22. Phân tích phân thức thành các phân thức đơn
x5 − x4 + 2x3− 2x2 + x − 1
giản.

117
Giải. Phân tích mẫu số ra thừa số:

x5 − x4 + 2x3 − 2x2 + x − 1 = (x − 1)(x2 + 1)2

và viết
1 A Bx + C Dx + E
= + 2 + 2 .
x5 − x4 + 2x3 2
− 2x + x − 1 x−1 x +1 (x + 1)2
Do đó
1 = A(x2 + 1)2 + (Bx + C)(x − 1)(x2 + 1) + (Dx + E)(x − 1).

Đồng nhất hệ số các luỹ thừa của x hai vế ta sẽ thu được hệ phương trình

A+B =0



1

 


 C − B = 0

 A =

 
 4
1
 
2A + B − C + D = 0 ⇔ B = C =−
  4
D = E = − 1 .

 


 −B + C − D + E = 0 
2




 A−C −E =1

1 1 x+1 x+1
Vậy = − − .
x5 − x4 + 2x3 2
− 2x + x − 1 4(x − 1) 4(x + 1) 2(x2 + 1)2
2

1
Ví dụ 3.23. Phân tích phân thức thành các phân thức đơn giản.
− x2 x5
Giải. Phân tích mẫu số ra thừa số: x5 − x2 = x2 (x − 1)(x2 + x + 1) và viết
1 A B C Mx + N
= + 2+ + 2
x5 −x 2 x x x−1 x +x+1
suy ra

1 = Ax(x3 − 1) + B(x3 − 1) + Cx2 (x2 + x + 1) + (M x + N )x2 (x − 1).


1
Cho x = 0 ⇒ B = −1, cho x = 1 ⇒ C = . Ba hệ số còn lại được xác định nhờ đồng
3
nhất hệ số của x4 , x3 , x2 ở hai vế ta được hệ ba phương trình
 


 A+C +M =0



 A=0
  1
B+C +N −M =0 ⇔ M =−
  3


C − N = 0

 1
N = .

3
Vậy
1 1 1 x−1
=− 2 + − .
x5 −x 2 x 2
3(x − 1) 3(x + x + 1)

118
Tích phân hàm phân thức hữu tỉ

Theo cách phân tích trên, việc tính tích phân các hàm phân thức hữu tỉ nay được đưa về
tính tích phân các phân thức đơn giản:

d(x − a)
Z Z
A dx
(I) =A = A ln |x − a| + C.
x−a x−a
Z Z
A dx A
(II) k
= A (x − a)−k d(x − a) = (x − a)1−k + C (k > 1).
(x − a) 1−k

p2
Z  
Ax + B 2
 p 2 2
(III) dx, sử dụng ký hiệu t = x + ,a = q− ta có
x2 + px + q 2 4

p2
 
2
 p 2
x + px + q = x + + q− = t 2 + a2 ,
2 4

do vậy

d(t2 + a2 )
Z Z  Z
Ax + B A Ap dt
2
dx = 2 2
+ B−
x + px + q 2 t +a 2 t + a2
2
 
A 1 Ap t
= ln(t2 + a2 ) + B− arctan + C.
2 a 2 a

d(t2 + a2 )
Z Z  Z
Ax + B A Ap dt
(IV) 2 k
dx = 2 2 k
+ B−
(x + px + q) 2 (t + a ) 2 (t + a2 )k
2
 
A 1 Ap
= + B− Ik .
2(1 − k)(t2 + a2 )1−k a 2
Z
dt
Trong đó Ik = được tính như sau
(t2 + a2 )k
Z 2
t + a2 − t2
Z
dt 1
Ik = = dt
(t2 + a2 )k a2 (t2 + a2 )
t2 dt d(t2 + a2 )
Z Z Z
1 dt 1 1
= 2 − = I k−1 − t .
a (t2 + a2 )k−1 (t2 + a2 )k a2 2 (t2 + a2 )k

Sử dụng phương pháp tích phân từng phần với

d(t2 + a2 )
 
1
u = t, dv = 2 = d
(t + a2 )k (1 − k)(t2 + a2 )k−1

ta được
 Z 
1 1 t 1 dt
Ik = 2 Ik−1 − 2 −
a 2a (1 − k)(t2 + a2 )k−1 1 − k (t2 + a2 )k−1

119
hay Ik được tính thông qua Ik−1 bởi công thức
 
1 1 t
Ik = 2 + 2 Ik + 2 .
a 2a (1 − k) 2a (k − 1)(t2 + a2 )k−1

1 t
Tiếp tục Ik−1 được tính thông qua Ik−2 . . . còn I1 = arctan + C.
a a

Sau đây ta tính tích phân bất định của các phân thức đã xét ở các ví dụ trên.
4x2 + 16x − 8
Z
Ví dụ 3.24. Tính dx.
x3 − 4x
4x2 + 16x − 8 2 5 3
Bước 1. Phân tích phân thức 3
= + − .
x − 4x x x−2 x+2
Bước 2. Tính tích phân các phân thức đơn giản

4x2 + 16x − 8
Z Z Z Z
dx dx dx
3
dx = 2 +5 −3
x − 4x x x−2 x+2
= 2 ln |x| + 5 ln |x − 2| − 3 ln |x + 2| + C.

x2 dx
Z
Ví dụ 3.25. Tính .
x3 + 5x2 + 8x + 4
Bước 1. Phân tích phân thức

x2 1 4
3 2
= − .
x + 5x + 8x + 4 x + 1 (x + 2)2

Bước 2. Tính tích phân các phân thức đơn giản

x2
Z Z Z
dx dx
= − 4
x3 + 5x2 + 8x + 4 x+1 (x + 2)2
4
= ln |x + 1| + + C.
x+2
Z
dx
Ví dụ 3.26. Tính .
x − x + 2x − 2x2 + x − 1
5 4 3

Bước 1. Phân tích phân thức


1 1 x+1 x+1
= − − .
x5 − x4 + 2x3 − 2x2 + x − 1 4(x − 1) 4(x2 + 1) 2(x2 + 1)2

Bước 2. Tính tích phân các phân thức đơn giản


Z Z Z Z
dx 1 dx 1 x+1 1 x+1
= − dx − dx.
x5 − x4 + 2x3 − 2x2 + x − 1 4 x−1 4 x2 + 1 2 (x2 + 1)2

120
Ta có
Z
1 dx 1
I1 = = ln |x − 1| + C1 ;
4 x−1 4
d(x2 + 1) 1
Z Z Z
1 x+1 1 1 dx 1 2 1
I2 = dx = . + = ln(x + 1) + arctan x + C2 ;
4 x2 + 1 4 2 x2 + 1 4 x2 + 1 8 4
d(x2 + 1) 1
Z Z Z
1 x+1 1 1 dx 1 1 dx
I3 = dx = . + = − + ,
2 (x2 + 1)2 2 2 (x2 + 1)2 2 (x2 + 1)2 4(x2 + 1) 2 (x2 + 1)2
trong đó
x 2 + 1 − x2
Z Z Z Z
1 dx 1 1 dx 1 x dx
2 2
= 2 2
dx = 2
− x. .
2 (x + 1) 2 (x + 1) 2 x +1 2 (x2+ 1)2
Đặt  
u = x
  du = dx

x dx ⇒ 1
 dv =
 v = −
 ,
(x + 1)2
2 2(x2+ 1)
suy ra
Z Z
x dx x dx 1 x
x. 2 = − + = arctan x − + C3 .
(x + 1)2 2(x2 + 1) 2(x2 + 1) 2 2(x2 + 1)
Tóm lại
Z
dx 1 1 1 1
= ln |x − 1| − ln(x2 + 1) − arctan x +
x5− + x4 2 2x3
− 2x + x − 1 4 8 4 2
4(x + 1)
 
1 2 1 arctan x x
− ln(x + 1) + − +C
2 2 2 2(x2 + 1)
1 5 x 1
= ln |x − 1| − ln(x2 + 1) − 2
+ 2
+ C.
4 8 4(x + 1) 4(x + 1)
Z
dx
Ví dụ 3.27. Tính .
x5 − x2
Bước 1. Phân tích phân thức
1 1 1 x−1
5 2
=− 2 + − 2
.
x −x x 3(x − 1) 3(x + x + 1)

Bước 2. Tính tích phân các phân thức đơn giản


x−1
Z Z Z Z
dx dx 1 dx 1
5 2
=− 2
+ − 2
dx
x −x x 3 x−1 3 x +x+1
d(x2 + x + 1) 3
 Z Z 
1 1 1 1 dx
= + ln |x − 1| − −
x 3 3 2 x2 + x + 1 2 x2 + x + 1
d x + 12
Z 
1 1 1 2 1
= + ln |x − 1| − ln(x + x + 1) + 2
x 3 6 2 x + 12 + 34
1

1 1 1 1 2 x +
= + ln |x − 1| − ln(x2 + x + 1) + √ arctan √ 2 + C.
x 3 6 3 3

121
Tích phân phân thức hữu tỉ của hàm lượng giác
Z
I = R(sin x, cos x) dx, trong đó R(u, v) là hàm hữu tỉ đối với u và v.

Phương pháp chung


x 2 dt
Đặt t = tan với x 6= π + k2π, khi đó x = 2 arctan t ⇒ dx = và
2 1 + t2
2t 1 − t2
sin x = , cos x = .
1 + t2 1 + t2

Ta đưa I về tích phân của hàm phân thức hữu tỉ theo t.


Z
dx
Ví dụ 3.28. Tính I = .
3 cos x + 4 sin x + 5
x dx 2 dt 2t 1 − t2
Giải. Đặt t = tan ⇒ = , sin x = , cos x = nên
2 x 1 + t2 1 + t2 1 + t2
Z 2 dt Z Z
1+t2 dt dt 1
I= 2 = 2 = = − + C.
1−t
3 1+t 2t
2 + 4 1+t2 + 5
2t2 + 8t + 8 (t + 2)2 t+2
Z
dx 1
Vậy I = =− x + C.
3 cos x + 4 sin x + 5 tan 2 + 2
Z
dx
Ví dụ 3.29. Tính I = .
sin x + 2
x dx 2 dt 2t
Giải. Đặt t = tan ⇒ = 2
, sin x = nên
2 x 1+t 1 + t2
2 dt 1

d t +
Z Z Z
1+t 2 dt 2 2 2t + 1
I= 2t = 2
= 2 = √ arctan √ + C.
+2 t +t+1 t + 12 + 34

1+t2 3 3

2 tan x2 + 1
Z
dx 2
Vậy I = = √ arctan √ + C.
sin x + 2 3 3

Một số trường hợp đặc biệt:


Trong một số trường hợp sau ta có thể tính đơn giản hơn:

a) Nếu R(− sin x, cos x) = −R(sin x, cos x) (R lẻ đối với sin x) thì đặt t = cos x.

b) Nếu R(sin x, − cos x) = −R(sin x, cos x) (R lẻ đối với cos x) thì đặt t = sin x.

c) Nếu R(− sin x, − cos x) = R(sin x, cos x) (R chẵn đối với sin x và cos x) thì đặt
t = tan x hoặc t = cot x.

122
d) R(sin x, cos x) = sinm x cosn x, nếu m lẻ, n lẻ, m và n chẵn mà có ít nhất 1 số âm
thì tương ứng ta có các trường hợp a), b), c); còn nếu m, n đều chẵn và dương thì
ta dùng công thức hạ bậc
1 − cos 2x 1 + cos 2x sin 2x
sin2 x = , cos2 x = , sin x cos x = .
2 2 2

e) R(sin x, cos x) có dạng sin ax cos bx, cos ax cos bx, sin ax sin bx thì ta dùng công thức
biến đổi tổng thành tích
1
sin ax cos bx = [sin(a + b)x + sin(a − b)x] ,
2
1
cos ax cos bx = [cos(a + b)x + cos(a − b)x] ,
2
1
sin ax sin bx = [cos(a − b)x − cos(a + b)x] .
2
sin x + sin3 x
Z
Ví dụ 3.30. Tính I = dx (dạng R(− sin x, cos x) = −R(sin x, cos x)).
cos 2x
Giải. Đặt t = cos x ⇒ dt = − sin x dx, sin2 x = 1 = cos2 x = 1 − t2 , suy ra

(1 + sin2 x). sin x dx (2 − t2 )(− dt)


Z 2
t −2
Z Z
1
I= = = dx
2
2 cos x − 1 2
2t − 1 2 2
1
t −
2
t − √1
Z Z
1 3 dt t 3
2
= dt − 1 = − √ ln + C.

2 1
2 4 t −2 2 2 2 t + √2

sin x + sin3 x 2 cos x − 1
Z
cos x 3
Vậy I = dx = − √ ln √ + C.

cos 2x 2 2 2 2 cos x + 1

cos3 x dx
Z
Ví dụ 3.31. Tính I = (dạng R(sin x, − cos x) = −R(sin x, cos x)).
sin x + 2
Giải. Đặt t = sin x ⇒ dt = cos x dx, ta có

cos3 x (1 − sin2 x). cos x dx (1 − t2 )


Z Z Z
I= dx = = dt
sin x + 2 sin x + 2 t+2
t2
Z  
3
=− t−2+ dt = 2t − − 3 ln |t + 2| + C.
t+2 2

Vậy
cos3 x sin2 x
Z
I= dx = 2 sin x − − 3 ln(sin x + 2) + C.
sin x + 2 2
cos2 x
Z
Ví dụ 3.32. Tính I = dx (dạng R(− sin x, − cos x) = R(sin x, cos x)).
sin6 x

123
Giải. Ta có
cos2 x cos2 x 1
Z Z Z
dx
I= dx = . . = cot2 x(1 + cot2 x) d(− cot x).
sin6 x sin2 x sin2 x sin2 x
Vậy đặt t = cot x, ta có
t3 t5 cot3 x cot5 x
Z
I = − t2 (1 + t2 ) dt = − − + C = − − + C.
3 5 3 5
cos3 x
Z
Ví dụ 3.33. Tính I = dx (dạng n lẻ hay R(− sin x, cos x) = R(sin x, cos x)).
sin4 x
Giải. Đặt t = sin x ⇒ dt = cos x dx, ta có
(1 − sin2 x) cos x dx (1 − t2 ) dt
Z Z Z
1 1
t−4 − t−2 dt = − 3 + + C.

I= = =
sin4 x t4 3t t
Vậy
cos3 x
Z
1 1
I= 4 dx = − + C.
sin x sin x 3 sin3 x
Z
Ví dụ 3.34. Tính I = sin2 x cos4 x dx (dạng m và n đều chẵn và dương).

Giải. Sử dụng công thức hạ bậc, ta có


Z Z  2
2 2 sin 2x 1 + cos 2x
I = (sin x cos x) cos x dx = . dx
2 2
Z Z Z
1 2 1 2 1 1 1 1
= sin 2x dx + sin 2x. d(sin 2x) = (1 − cos 4x) dx + . sin3 2x
8 8 2 16 16 3
3
x sin 4x sin 2x
= − + + C.
16 64 48
Z
Ví dụ 3.35. Tính I = sin 2x cos 5x dx.

1
Giải. Ta có sin 2x cos 5x = (sin 7x − sin 3x), nên
2
Z  
1 1 cos 7x cos 3x
I= (sin 7x − sin 3x) = − + + C.
2 2 7 3

3.1.6 Tích phân một số dạng hàm vô tỉ


Z   mn   pq !
ax + b ax + b
Tích phân dạng hàm R x, ,..., dx.
cx + d cx + d

m p ax + b
Gọi k là bội số chung nhỏ nhất của các mẫu số của các phân số , . . . , ; đặt = tk
n q cx + d
ta sẽ đưa được về tích phân hàm phân thức hữu tỉ theo t.

124
√ √
x− 8x
Z 4

Ví dụ 3.36. Tính I = √ dx (trường hợp a = 1, b = c = 0, d = 1).


x ( 4 x + 1)

Giải. Bội số chung nhỏ nhất của 4 và 8 là k = 8. Đặt 8 x = t, ta được
t2 − t t−1
Z Z Z Z
7 t dt dt
I= 8 2
.8t dt = 8 2
dt = 8 2
−8 2
t (t + 1) t +1 t +1 t +1
Z 2
d(t + 1)
=4 − 8 arctan t = 4 ln(t2 + 1) − 8 arctan t + C.
t2 + 1
Vậy √ √
x− 8x √ √
Z4 
I= √ dx = 4 ln 4
x + 1 − 8 arctan 8
x + C.
x ( x + 1)
4

Z
dx
Ví dụ 3.37. Tính I = p √ (trường hợp c = 0, d = 1).
3
(2x + 1)2 − 2x + 1

Giải. Bội số chung nhỏ nhất của 3 và 2 là k = 6. Đặt 8 2x + 1 = t ⇒ dx = 3t5 dt, ta có
3t5 dt
Z 2 Z 2
t −1+1
Z
t dt
I= 4 3
=3 =3 dt
t −t t−1 t−1
3t2
Z Z
dt
= 3 (t + 1) dt + 3 = + 3t + 3 ln |t − 1| + C.
t−1 2
Vậy
3√3
√ √
I= 2x + 1 + 3 6 2x + 1 + 3 ln | 6 2x + 1 − 1| + C.
2
Z r
1 x−1
Ví dụ 3.38. Tính I = dx (x > 1).
x x+1
r
x−1 1 + t2 4t dt
Giải. Đặt =t⇒x= 2
⇒ dx = , ta được
x+1 1−t (1 − t2 )2
1 − t2 4t2 dt
Z Z
4t
I= .t. dt = .
1 + t2 (1 − t2 )2 (1 + t2 )(1 − t2 )
Phân tích
4t2
 
1 1 1 1 2
=2 − = − − ,
(1 + t2 )(1 − t2 ) 1 − t2 1 + t2 t + 1 t − 1 1 + t2
suy ra
d(t − 1)
Z Z Z
d(t + 1) dt
I= − −2 = ln |t + 1| − ln |t − 1| − 2 arctan t + C
t+1 t−1 1 + t2
r r r
x−1 x−1 x−1
= ln + 1 − ln − 1 − 2 arctan + C.

x+1 x+1 x+1

Vậy r √ √ r
x−1 x − 1 + x + 1
− 2 arctan x − 1 + C.
Z
1
dx = ln √ √
x x+1 x − 1 − x + 1 x+1

125
Z  √ 
Tích phân dạng hàm R x, ax2 + bx + c dx.

Ta có thể đưa tích phân này về tích phân hàm hữu tỉ nhờ phép thế Euler sau.
√ √
a) Nếu a > 0 đặt ax2 + bx + c = t ± ax.
√ √
b) Nếu c > 0 đặt ax2 + bx + c = xt ± c.

c) Nếu ax2 + bx + c có hai nghiệm thực khác nhau x1 , x2 thì đặt



ax2 + bx + c = t(x − xi ), i = 1, 2.
Z
dx
Ví dụ 3.39. Tính I = √ .
x+ x2 − x + 1
√ t2 − 1 t2 − t + 1
Giải. Vì a = 1 > 0, nên đặt x2 − x + 1 = t − x ⇒ x = , dx = 2 dt, thay
2t − 1 (2t − 1)
vào ta thu được tích phân hàm phân thức hữu tỉ
2t2 − 2t + 2
Z
I= dt.
t(2t − 1)2

Phân tích
2t2 − 2t + 2 2 3 3
2
= − + .
t(2t − 1) t 2t − 1 (2t − 1)2
Do vậy
d(2t − 1) 3
Z Z Z
dt 3 dt 3 3
I=2 − + 2
= 2 ln |t| − ln |2t − 1| − + C.
t 2 2t − 1 2 (2t − 1) 2 2(2t − 1)

Vậy
√ 3 √ 3
I = 2 ln |x + x2 − x + 1| − ln |2x − 1 + 2 x2 − x + 1| − √ + C.
2 2(2x − 1 + 2 x2 − x + 1)

Trong ví dụ này ta cũng có thể đặt x2 − x + 1 = tx + 1 (vì c = 1 > 0.
" 2  #
2
b 4ac − b
Chú ý. Thực hiện phép biến đổi ax2 + bx + c = a x + + , đặt
2a 4a2
b 4ac − b2
u = x+ , ngoài ra nếu b2 − 4ac < 0 đặt α2 = , nếu b2 − 4ac > 0 đặt
2a 4a
b2 − 4ac
Z  √ 
2
α = , kết hợp với dấu của a ta có thể đưa R x, ax2 + bx + c dx về một
4a
trong 3 dạng tích phân sau đây:
Z  √ 
a) 2 2
R u, u + α , khi đó đặt u = α tan t;

126
Z  √ 
b) R u, α2 − u2 , khi đó đặt u = α sin t hoặc u = α cos t;
Z  √  α α
c) 2 2
R u, u − α , khi đó đặt u = hoặc u = .
sin t cos t
Z p
(4 − x2 )3
Ví dụ 3.40. Tính I = dx.
x6
 π π
Giải. Đặt x = 2 sin t − ≤ t ≤ , ta có
2 2
√ q
dx = 2 cos t dt, 4 − x = 4(1 − sin2 t) = 2| cos t| = 2 cos t vì (cos t ≥ 0).
2

Do đó
(2 cos t)3 .2 cos t cot5 t
Z Z Z
1 4 dt 1
I= 6
dt = cot t 2 = − cot4 t d(cot t) = − + C.
(2 sin t) 4 sin t 4 20

Vì p √
1 − sin2 t 4 − x2
cot t = =
sin t x
nên
2√
(4 − x2 ) 4 − x2
I=− + C.
20x5

3.2 Tích phân xác định

3.2.1 Định nghĩa, tính chất, công thức Newton-Leibnitz

Định nghĩa 3.3. Cho hàm số f (x) xác định trên đoạn [a, b]. Chia đoạn [a, b] thành n
phần bất kỳ bởi các điểm chia a = x0 < x1 < · · · < xn = b. Ký hiệu ∆xi = xi+1 − xi
(i = 0, n − 1) , trên mỗi đoạn [xi , xi+1 ] lấy một điểm ξi tuỳ ý. Lập tổng tích phân In =
n−1
X
f (ξi )∆xi . Nếu khi n → ∞ sao cho max ∆xi → 0 mà In dần tới một giới hạn hữu hạn
i=0
I, không phụ thuộc vào cách chia đoạn [a, b], cách chọn các điểm ξi ∈ [xi , xi+1 ] thì ta gọi
I là tích phân xác định của hàm f (x) trên đoạn [a, b]. Ký hiệu

Zb
I= f (x) dx,
a

trong đó [a, b] gọi là đoạn lấy tích phân, a gọi là cận dưới, b gọi là cận trên của tích phân,
x gọi là biến tích phân.

127
Hàm số f (x) khi đó được gọi là khả tích trên đoạn [a, b]. Người ta chứng minh được rằng:

Định lý 3.5. Nếu hàm số f (x) liên tục trên đoạn [a, b] hoặc có một số hữu hạn điểm gián
đoạn loại một trên [a, b] thì sẽ khả tích trên đoạn [a, b].

Từ định nghĩa tích phân xác định ta suy ra:

Zb Za Za
1. f (x) dx = − f (x) dx ⇒ f (x) dx = 0.
a b a

Zb Zb
2. f (x) dx = f (t) dt, nghĩa là tích phân xác định chỉ phụ thuộc vào hàm dưới
a a
dấu tích phân chứ không phụ thuộc vào biến tích phân.

Chú thích. Về mặt hình học, như đã biết ở chương trình phổ thông, tích phân xác định
Zb
I = f (x) dx (f (x) ≥ 0 ∀x ∈ [a, b]), biểu thị diện tích hình thang cong (Hình 3.1).
a

Hình 3.1

Z1
Ví dụ 3.41. Tính I = ex dx.
0

Giải. Do hàm ex liên tục trên [0, 1] nên khả tích. Ta chia đoạn [0, 1]
 thành n phần bằng
1 2 1 i i+1 i
nhau bởi các điểm chia 0 < < < · · · < 1, tức là ∆xi = . Trên , lấy ξi =
n n n n n n
(i = 0, n − 1). Lập tổng tích phân
n−1 n−1
X X i 1 1 0 1 n−1
 1−e
In = f (ξi )∆xi = en . = e + en + · · · + e n =  .
i=0 i=0
n n 1
n 1 − en

128
Do ez − 1 ∼ z khi z → 0 nên ta có
Z1
1−e z
I= ex dx = lim In = lim   = (e − 1). lim z = e − 1,
n→∞ n→∞ 1
n 1 − en z→0 e −1
0

1
với z = .
n

Tính chất của tích phân xác định

Từ định nghĩa tích phân xác định suy ra một số tính chất sau của hàm khả tích.

Zb Zb
1. C.f (x) dx = C f (x) dx với C là hằng số.
a a

Zb Zb Zb
2. [f (x) ± g(x)] dx = f (x) dx ± g(x) dx.
a a a

Zb Zc Zb
3. f (x) dx = f (x) dx + f (x) dx.
a a c

Zb Zb
4. Nếu f (x) ≥ g(x) ∀x ∈ [a, b] thì f (x) dx ≥ g(x) dx.
a a

5. Nếu f (x) khả tích trên [a, b] thì |f (x)| cũng khả tích và
b
Z Zb

f (x) dx ≤ |f (x)| dx.


a a

6. Nếu M = max f (x), m = min f (x) thì


x∈[a,b] x∈[a,b]

Zb
m(b − a) ≤ f (x) dx ≤ M (b − a).
a

Định lý 3.6. Cho hàm số f (x) liên tục trên đoạn [a, b] khi đó tồn tại ít nhất một điểm
ξ ∈ (a, b) sao cho
Zb
f (x) dx = f (ξ).(b − a)
a

129
hay
Zb
f (x) dx
a
f (ξ) = .
b−a
Zb
1
Chứng minh. Theo tính chất 6) thì m ≤ A = f (x) dx ≤ M , mà theo tính chất
b−a
a
hàm f (x) liên tục trên [a, b] suy ra tồn tại ξ ∈ (a, b) để
Zb
1
f (ξ) = A = . f (x) dx.
b−a
a

Cách tính tích phân xác định

Cho hàm f (x) khả tích trên đoạn [a, b], xét hàm số phụ thuộc cận tích phân
Zx
φ(x) = f (t) dt, a ≤ x ≤ b.
a

Định lý 3.7. Nếu hàm số f (x) liên tục trên [a, b] thì hàm φ(x) có đạo hàm trên đoạn đó
và  x 
Z
d 
φ0 (x) = f (t) dt = f (x),
dx
a
Zx
nghĩa là φ(x) = f (t) dt là một nguyên hàm của hàm f (x).
a

Chứng minh. Tại x bất kỳ thuộc (a, b), cho một số gia đủ nhỏ ∆x sao cho x + ∆x ∈ (a, b).
Khi đó
x+∆x
Z Zx x+∆x
Z
∆φ(x) = φ(x + ∆x) − φ(x) = f (t) dt − f (t) dt = f (t) dt.
a a x

x+∆x
Z
Do đó ∆φ(x) = f (t) dt = f (ξ).∆x, ξ ∈ (x, x + ∆x), nên
x

∆φ(x) f 0 (ξ)∆x
φ0 (x) = lim = lim = lim f (ξ) = f (x).
∆x→0 ∆(x) ∆x→0 ∆x ξ→x

Hệ quả. Mọi hàm liên tục đều có nguyên hàm trên miền liên tục của nó.

130
Công thức Newton - Leibnitz

Nếu hàm số f (x) liên tục trên [a, b] và F (x) là một nguyên hàm của nó thì

Zb
f (x) dx = F (b) − F (a).
a

Chứng minh. Do φ(x) cũng là một nguyên hàm của f (x) nên

φ(x) = F (x) + C.
Za
Cho x = a thì φ(a) = F (a) + C, nhưng φ(a) = f (t) dt = 0 nên C = −F (a). Vậy
a
φ(x) = F (x) − F (a). Cho x = b ta có

Zb
φ(b) = f (x) dx = F (b) − F (a).
a

Ta thường viết công thức Newton-Leibnitz

Zb b

f (x) dx = F (x) = F (b) − F (a).
a
a

Z1 1

Ví dụ 3.42. a) ex dx = ex = e − 1.
0
0

Ze Ze e
ln2 x 2 1 3 1
b) dx = ln x d(ln x) = ln x = .
x 3 1 3
1 1

Z2 Z1 Z2 1 2
(1 − x)2 (x − 1)2 1 1
c) |1 − x| dx = (1 − x) dx + (x − 1) dx = − + = + = 1.
2
0 2
1 2 2
0 0 1

Chú ý. Trong trường hợp cận lấy tích phân là những hàm số ϕ(x), ψ(x) khả vi trên [a, b]
thì sử dụng quy tắc đạo hàm hàm hợp ta có
 
ψ(x)
Z
d 
f (t) dt = f [ψ(x)] ψ 0 (x) − f [ϕ(x)] ϕ0 (x).

dx

ϕ(x)

131
Zx2
d
Ví dụ 3.43. t dt = x2 .2x − cos x.(− sin x) = 2x3 + cos x sin x.
dx
cos x

Zx
1
Ví dụ 3.44. Tìm I = lim cos t2 dt.
x→0 x
0
0
Giải. Vì giới hạn có dạng vô định nên áp dụng quy tắc L’Hospital ta có
0
 x 
Zx Z
d 
cos t2 dt cos t2 dt
dx
lim 0 = lim 0
= lim cos x2 = 1.
x→0 x x→0 1 x→0

3.2.2 Các phương pháp tính tích phân xác định

Phương pháp đổi biến

Zb
Xét tích phân f (x) dx với f (x) liên tục trên [a, b].
a

Định lý 3.8. Phép đổi biến x = ϕ(t) thỏa mãn

a) ϕ(t) đơn điệu, có đạo hàm liên tục trên [α, β],

b) ϕ(α) = a, ϕ(β) = b,

c) khi t biến thiên trên [α, β] thì x biến thiên trên [a, b].

Khi đó
Zb Zβ
f (x) dx = f [ϕ(t)] .ϕ0 (t) dt.
a α

Chứng minh. Vì f (x) liên tục trên [a, b] nên có nguyên hàm F (x) cũng như f [ϕ(t)] .ϕ0 (t)
có nguyên hàm là F (ϕ(t)) và ta có

Zβ β Zb
f [ϕ(t)] .ϕ0 (t) dt = F (ϕ(t)) = F (b) − F (a) = f (x) dx.

α
α a

132
√3
Z 2√
Ví dụ 3.45. Tính I = 9 − x2 dx.
0
 π π
Giải. Đặt x = 3 sin t − ≤ t ≤ thì
2 2
√ p
dx = 3 cos t dt, 9 − x2 = 9 − 9 sin2 t = 3| cos t| = 3 cos t.

3 1 π
Khi x = 0 thì sin t = 0 suy ra t = 0, khi x = √ thì sin t = √ suy ra t = .
2 2 4
Vậy
π π
Z4 Z4 π π
1 + cos 2t 9x 4 9 = 9π + 9 .
4
I= 3 cos t.3 cos t dt = 9 dt = + sin 2t
2 2 0 4
0 8 4
0 0

Z3 r
x
Ví dụ 3.46. Tính I = dx.
6−x
0

2
 π
Giải. Đặt x = 6 sin t 0 ≤ t ≤ thì ta có
2
s
6 sin2 t
r
x
dx = 12 sin t cos t dt, = = tan t.
6−x 6 − 6 sin2 t

1 π
Khi x = 0 thì sin t = 0 hay t = 0, khi x = 3 thì sin t = √ hay t = .
2 4
Vậy
π π π
Z4 Z4 Z4

I= tan t.12 sin t cos t dt = 12 sin2 t dt = 6 (1 − cos 2t) dt = − 3.
2
0 0 0

Ví dụ 3.47. Giả sử f (x) liên tục trên [−a, a]. Chứng minh rằng

 0a nếu f (x) là hàm lẻ,

Za 

I = f (x) dx = Z

 2 f (x) dx nếu f (x) là hàm chẵn.
−a 

0

Za Z0 Za
Giải. Ta có I = f (x) dx = f (x) dx + f (x) dx.
−a −a 0

133
Đối với tích phân thứ nhất, đặt x = −t ⇒ dx = − dt; x = −a ⇔ t = a, x = 0 ⇔ t = 0.
Vậy có
Z0 Za Za
I=− f (−t) dt + f (x) dx = [f (−x) + f (x)] dx.
a 0 0

Ta có điều phải chứng minh.

Ứng dụng. Ta có

Za
x x
a) I = √ 2
dx = 0, vì f (x) = √ là hàm lẻ trên đoạn [−a; a].
1 + sin x 1 + sin2 x
−a

π π π
Z2 2 Z2 Z2
cos x + x sin x cos x dx x2 sin x dx
b) I = √ dx = √ + √ = I1 + I2 .
1 + sin2 x 1 + sin2 x 1 + sin2 x
− π2 − π2 − π2

x2 sin x
Trên đoạn − π2 , π2 có f2 (x) = √
 
là hàm lẻ nên I2 = 0, còn f1 (x) =
1 + sin2 x
cos x
√ là hàm chẵn nên
1 + sin2 x
π
Z2 π2 √
d(sin x) p
2
I = I1 = 2 √ = 2 ln sin x + 1 + sin x = 2 ln(1 + 2).

1 + sin2 x 0
0

Tương tự ta cũng chứng minh được phép đổi biến sau.

Định lý 3.9. Phép đổi biến t = ψ(x) thỏa mãn

a) ψ(x) có đạo hàm liên tục trên [a, b],

b) f (x) dx trở thành g(t) dt mà g(t) là hàm số liên tục trên [ψ(a), ψ(b)].

Khi đó
Zb ψ(b)
Z
f (x) dx = g(t) dt.
a ψ(a)

Ví dụ 3.48. Tính
π
Z2
cos x dx
a) I = √ .
1 + sin x
0

134
π
Đặt t = 1 + sin x ⇒ dt = cos x dx; x = 0 ⇒ t = 1, x = ⇒ t = 2, vậy
2
Z2 √ 2


dt
I= √ = 2 t = 2( 2 − 1).
t 1
1


Chú ý. Độc giả cũng có thể đặt t = 1 + sin t.
1
Z2
x dx
b) I = √ .
1 − x2
0

√ 2 2 1 3
Đặt t = 1− x2 ⇒ t = 1 − x ⇒ t dt = −x dx; x = 0 ⇒ t = 1, x = ⇒ t = ,
2 2
vậy
√ √
3 3
Z2 Z2 √3 √
t dt 2 3
I=− =− dt = −t = 1 − .
t 1 2
1 1

Ze
dx
c) I = .
x 1 + ln2 x
1

dx
Đặt t = ln x ⇒ dt = ; x = 1 ⇒ t = 0, x = e ⇒ t = 1, vậy
x
Z1 1
dt = π.

I= 2
= arctan t
1+t
0 4
0

Zln 2

d) I = ex − 1 dx.
0
√ 2t dt
Đặt t = ex − 1 ⇒ t2 = ex − 1 ⇒ 2t dt = ex dx ⇒ dx = , khi x = 0 thì t = 0,
t2 + 1
khi x = ln 2 thì t = 1, vậy

Z1 Z1   1
t.2t dt 1 π
I= =2 1− dt = 2 (t − arctan t) = 2 − .
t2 + 1 2
t +1 0 2
0 0

π
Z2
dx
e) I = .
2 + cos x
0

135
x 2t dt 1 − t2
Đặt t = tan ⇒ x = 2 arctan t ⇒ dx = 2 , cos x = , khi x = 0 thì t = 0,
2 t +1 1 + t2
π
khi x = thì t = 1, vậy
2
Z1 2 Z1 1
1+t2
dt dt 2 t π
I= 1−t2
=2 2
= √ arctan √ = √ .
2 + 1+t2 t +3 3 3 0 3 3
0 0

Phương pháp tích phân từng phần

Định lý 3.10. Giả sử các hàm số u = u(x) và v = v(x) khả vi, liên tục trên [a, b] thì

Zb b Z b

u dv = uv − v du.
a
a a

Phương pháp này được áp dụng cho các dạng hàm đã liệt kê như ở phần tích phân bất
định cùng với các chỉ dẫn tương ứng.

Ví dụ 3.49. Tính

Ze
a) I = x ln x dx.
1

dx x2
Đặt u = ln x ⇒ du = ; dv = x dx ⇒ v = , vậy
x 2
e Z e e
x2 x e2 x4 e2 + 1
I= ln x −
dx = − = .
2 1 2 2 4 1 4
1

Z1
b) I = x arctan x dx.
0

dx x2
Đặt u = arctan x ⇒ du = ; dv = x dx ⇒ v = , vậy
1 + x2 2
1 Z1 Z1 Z1
x2 x 2
dx 1 π 1 1 dx
I= arctan x − = . − dx +
2 0 2(x2 + 1) 2 4 2 2 x2 + 1
0 0 0
1 1
π x 1 π 1
= − + arctan x = − .
8 2 0 2 0 4 2

136
Z1
c) I = xe−2x dx.
0

−2x e−2x
Đặt u = x ⇒ du = dx; dv = e dx ⇒ v = − , vậy
2
1 Z1 −2x 1
xe−2x e e−2 e−2x e2 − 3
I=− + dx = − − = .
2 0 2 2 4 0 4e2
0


x
d) I = x cos dx.
3
0
x x
Đặt u = x ⇒ du = dx; dv = cos dx ⇒ v = 3 sin , vậy
3 3
π Zπ π √
x x π x 3(π 3 − 3)
I = 3x sin − 3 sin dx = 3π sin + 9 cos = .
3 0 3 3 3 0 2
0

π
Z2
e) I = ex cos x dx.
0

Đặt u = cos x ⇒ du = − sin x dx; dv = ex dx ⇒ v = ex , vậy


π π
π Z2 Z2
2
I = ex cos x + ex sin x dx = −1 + ex sin x dx.
0
0 0

Đặt u1 = sin x ⇒ du1 = cos x dx; dv1 = ex dx ⇒ v1 = ex , ta được phương trình


π
π Z2
2 π
I = −1 + e sin x − ex cos x dx = −1 + e 2 − I.
x

0
0

Suy ra
π
e2 − 1
I= .
2
π
Z3
x sin x
g) I = dx.
cos2 x
− π3

137
sin x dx 1 x sin x
Đặt u = x ⇒ du = dx; dv = ⇒ v = . Do f (x) = là hàm chẵn
cos2 x cos x cos2 x
trên đoạn lấy tích phân, nên
π π
Z3 π Z3  x π i π3
x sin x x 3 dx π h
I=2 dx = 2 − =2 − 2 ln tan +
cos2 x cos x 0 cos x 3 cos π3 2 4 0
0 0
 
2π 5π
=2 − ln tan .
3 12
π π
Z2 Z2
h) In = sinn x dx và Jn = cosn x dx.
0 0

Ta tính In bằng phương pháp tích phân từng phần:


π π
Z2 Z2
In = sinn−1 x. sin x dx = sinn−1 x d cos x
0 0
π
π Z 2

n−1
2
= − sin x. cos x + (n − 1) sinn−2 x. cos2 x dx
0
0
π π
Z 2 Z2
= (n − 1) sinn−2 x.(1 − sin2 x) dx = (n − 1) sinn−2 x dx − (n − 1)In .
0 0

π
Z2
Suy ra nIn = (n − 1) sinn−2 x dx = (n − 1)In−2 . Do vậy,
0

Nếu n chẵn thì


n−1 n−1 n−3 n−1 n−3 3 1
In = In−2 = . In−4 = . . . . . I0 ,
n n n−2 n n−2 4 2
π
Z2
π
trong đó I0 = dx = .
2
0

Nếu n lẻ thì
n−1 n−1 n−3 n−1 n−3 4 2
In = In−2 = . In−4 = . . . . . I1 ,
n n n−2 n n−2 3 1
π
Z2
trong đó I1 = sin x dx = 1.
0

138
Ký hiệu tích n số chẵn: n!! = (2k)!! = 2.4.6 . . . n và lẻ: n!! = (2k − 1)!! (k = 1, 2,. . . )
thì ta có

π 1.3 . . . (n − 3)(n − 1) π (n − 1)!! π
2
. = . khi n chẵn,
Z 

2.4 . . . (n − 2)n 2 n!! 2

In = sinn x dx =
2.4 . . . (n − 3)(n − 1) (n − 1)!!
= khi n lẻ.


0
1.3 . . . (n − 2)n n!!

π
Sử dụng phương pháp đổi biến, đặt x = − t ⇒ dx = − dt, ta có
2
π π
Z2 Z0 π  Z2
Jn = cosn x dx = − cosn − t dt = sinn t dt = In .
2
0 π 0
2

3.3 Tích phân suy rộng

3.3.1 Tích phân suy rộng với cận vô hạn

Định nghĩa 3.4. Giả sử hàm số f (x) xác định với mọi x ≥ a, khả tích trên mọi đoạn
ZA
[a, A] (A > a), ta gọi lim f (x) dx là tích phân suy rộng của hàm f (x) trong [a, +∞)
A→+∞
a
và ký hiệu là
Z+∞ ZA
f (x) dx = lim f (x) dx.
A→+∞
a a

Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn lim f (x) dx = I thì ta nói tích phân suy rộng hội tụ và có
A→+∞
giá trị là I; trường hợp ngược lại ta nói tích phân suy rộng phân kỳ.
Tương tự ta cũng có các tích phân suy rộng
Zb Zb
f (x) dx = lim f (x) dx;
B→−∞
−∞ B

Z+∞ Za Z+∞ Za ZA
f (x) dx = f (x) dx + f (x) dx = lim f (x) dx + lim f (x) dx,
B→−∞ A→+∞
−∞ −∞ a B a

Z+∞ Za Z+∞
trong đó f (x) dx sẽ hội tụ khi và chỉ khi cả hai tích phân f (x) dx và f (x) dx
−∞ −∞ a
cùng hội tụ.

139
Za Z+∞
Chú thích. Về phương diện hình học, các tích phân suy rộng f (x) dx, f (x) dx
−∞ a
biểu thị diện tích các hình thang cong vô hạn (Hình 3.2).

Hình 3.2

Ví dụ 3.50. Tính các tích phân suy rộng sau

Z+∞
dx
a) I = .
x ln3 x
e2

Ta có
ZA ZA   A
dx d(ln x) 1 =1− 1 .

I(A) = = = −
x ln3 x ln3 x 2 ln2 x 2
e 8 2 ln2 A
e2 e2

Vậy  
1 1 1
I = lim I(A) = lim − = .
A→+∞ A→+∞ 8 2 ln2 A 8
Z+∞
dx
b) I = .
x2 +x−2
2

Ta có
 
ZA ZA ZA ZA
dx dx 1 dx dx 
I(A) = = =  −
x2
+x−2 (x − 1)(x + 2) 3 x−1 x+2
2 2 2 2
A
1 x − 1 1 1 A − 1
= ln = ln 4 − ln .
3 x + 2 2 3 3 A + 2

Vậy  
1 1 A − 1 1
I = lim I(A) = lim ln 4 − ln = ln 4.
A→+∞ A→+∞ 3 3 A+2 3

140
Z+∞
dx
c) I = .
x2 + 2x + 5
−∞

Ta có
Z0 ZA
dx dx
I = lim 2
+ lim
B→−∞ x + 2x + 5 A→+∞ x2 + 2x + 5
B 0
Z0 ZA
d(x + 1) d(x + 1)
= lim 2 2
+ lim
B→−∞ (x + 1) + 2 A→+∞ (x + 1)2 + 22
B 0
" 0 # " A #
1 x + 1 1 x + 1
= lim arctan + lim arctan
B→−∞ 2 2 B A→+∞ 2 2 0
   
1 1 1 B+1 1 A+1 1 1
= arctan − lim arctan + lim arctan − arctan
2 2 B→−∞ 2 2 A→+∞ 2 2 2 2
1  π  1 π π
=− . − + . = .
2 2 2 2 2
Ví dụ 3.51. Xét sự hội tụ của tích phân suy rộng
Z+∞
dx
I= , a > 0, α ∈ R.

a

Giải. Nếu α = 1, ta có
Z+∞ ZA A
dx dx
I= = lim = lim ln x = lim (ln A − ln a) = +∞,
x A→+∞ x A→+∞
a
A→+∞
a a

tích phân phân kỳ.


Nếu α 6= 1, ta có
ZA A
dx x1−α A1−α a1−α
I(A) = = = − ,
xα 1 − α a 1−α 1−α
a
suy ra
a1−α 1
I = lim I(A) = + lim A1−α .
A→+∞ 1 − α 1 − α A→+∞
Vậy  1−α
a

khi 1 − α < 0 ⇔ α > 1,
I = 1−α
 +∞ khi 1 − α > 0 ⇔ α < 1.

Z+∞
dx
Tóm lại I = hội tụ khi α > 1 và phân kỳ khi α ≤ 1.

a

141
3.3.2 Tích phân suy rộng của hàm không giới nội

Định nghĩa 3.5. Giả sử hàm số f (x) có điểm gián đoạn vô cực tại x = b, khả tích trên
Zb−ε
mọi đoạn [a, b − ε] ∀ε > 0 bé tuỳ ý, ta gọi lim f (x) dx là tích phân suy rộng của hàm
ε→0
a
không giới nội tại cận trên và ký hiệu

Zb Zb−ε
f (x) dx = lim f (x) dx.
ε→0
a a

Zb−ε
Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn lim f (x) dx = I thì tích phân suy rộng gọi là hội tụ và có
ε→0
a
giá trị là I; trường hợp ngược lại tích phân suy rộng gọi là phân kỳ.
Tương tự nếu f (x) không giới nội tại a, khả tích trên mọi đoạn [a + ς, b] ∀ς > 0 bé tuỳ ý
ta cũng có tích phân suy rộng

Zb Zb
f (x) dx = lim f (x) dx.
ς→0
a a+ς

Nếu f (x) không giới nội tại c ∈ (a, b) ta cũng có tích phân suy rộng

Zb Zc Zb Zc−ε Zb
f (x) dx = f (x) dx + f (x) dx = lim f (x) dx + lim f (x) dx,
ε→0 ς→0
a a c a c+ς

Zb Zc Zb
trong đó f (x) dx sẽ hội tụ khi và chỉ khi cả hai tích phân suy rộng f (x) dx, f (x) dx
a a c
cùng hội tụ.

Chú thích. Về phương diện hình học, các tích phân suy rộng này biểu thị diện tích các
hình thang cong vô hạn theo trục Oy (Hình 3.3).

Ví dụ 3.52. Tính các tích phân suy rộng

Ze
dx
a) I = √ .
x ln x
1

142
Hình 3.3

1
Hàm dưới dấu tích phân f (x) = √ không giới nội tại x = 1, ta có
x ln x
Ze Ze √
e
dx d(ln x) p
∀ε > 0, I(ε) = √ = √ = 2 ln x = 2 − 2 ln(1 + ε).
x ln x ln x 1+ε
1+ε 1+ε

Vậy
p
I = lim I(ε) = 2 − 2 lim ln(1 + ε) = 2.
ε→0 ε→0

Z1
dx
b) I = √ .
1 − x2
−1

Z1 Z0 Z1
dx dx dx
Ta có √ = √ + √ , mà
1 − x2 1 − x2 1 − x2
−1 −1 0

Z1 Z1−ε 1−ε
dx dx π
√ = lim √ = lim arcsin x = lim arcsin(1 − ε) = ;
1 − x2 ε→0 1 − x2 ε→0 0
ε→0 2
0 0
Z0 Z0 0
dx dx π
√ = lim √ = lim arcsin x = lim [− arcsin(−1 + ς)] = .
1 − x2 ς→0 1 − x2 ς→0 −1+ς
ς→0 2
−1 −1+ς

Z1
dx π π
Vậy I = √ = + = π.
1 − x2 2 2
−1

Ví dụ 3.53. Xét sự hội tụ tích phân suy rộng


π
Z2
dx
I= .
cos x
0

143
1 π
Giải. Hàm dưới dấu tích phân f (x) = không giới nội tại x = . Ta có
cos x 2
π
Z2 −ε  x π  π2 −ε
dx π ε
I = lim = lim ln tan + = lim ln tan − = +∞,

cos x ε→0 2 4 0 2 2

ε→0 ε→0
0

tích phân phân kỳ.

Ví dụ 3.54. Xét sự hội tụ tích phân suy rộng


Zb
dx
I= , b > a, α > 0.
(b − x)α
a

1
Giải. Ta có hàm dưới dấu tích phân f (x) = không giới nội tại x = b.
(b − x)α
Nếu α = 1, ta có
Zb−ε " b−ε #
dx
I = lim = lim − ln(b − x) = − lim ε + ln(b − a) = +∞,
ε→0 (b − x) ε→0 a
ε→0
a

tích phân phân kỳ.


Nếu α 6= 1, ta có
Zb−ε b−ε
dx 1
1−α
I = lim = lim (b − x)
ε→0 (b − x)α ε→0 α − 1
a
a

(b − a)1−α 1 +∞
 khi 1 − α < 0 ⇔ α > 1,
1−α
= + lim ε = (b − a)1−α
1−α α − 1 ε→0 
 khi 1 − α > 0 ⇔ α < 1.
1−α
Zb
dx
Tóm lại I = hội tụ khi α < 1 và phân kỳ khi α ≥ 1.
(b − x)α
a

3.3.3 Một số điều kiện hội tụ của tích phân suy rộng
ZA
1. Trường hợp f (x) ≥ 0 và f (x) khả tích trên mọi đoạn [a, A], khi đó I(A) = f (x) dx
a
Z+∞
là hàm đơn điệu tăng theo A nên điều kiện cần và đủ để I = f (x) dx hội tụ là I(A) bị
a
chặn trên. Trên cơ sở này ta chứng minh được các định lý sau.

144
Định lý 3.11. Cho hai hàm số f (x) và g(x) khả tích trên mọi đoạn [a, b] và có

0 ≤ f (x) ≤ g(x), ∀x ≥ a.

Z+∞ Z+∞ Z+∞


Khi đó nếu g(x) dx hội tụ thì f (x) dx cũng hội tụ, nếu f (x) dx phân kỳ thì
a a a
Z+∞
g(x) dx cũng phân kỳ.
a

Định lý 3.12. Cho hai hàm số f (x) và g(x) khả tích trên mọi đoạn [a, b] và có

f (x)
lim = k, 0 < k < +∞
x→+∞ g(x)

Z+∞ Z+∞
thì hai tích phân f (x) dx và g(x) dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
a a

Chú ý
1. Các định lý và các khái niệm này cũng có thể áp dụng tương tự cho tích phân suy rộng
của hàm không giới nội.
1
2. Sử dụng tiêu chuẩn so sánh cho hàm g(x) = α ta thấy nếu khi x → +∞ mà f (x) là
x
Z+∞
1
VCB cùng bậc với α thì f (x) dx sẽ hội tụ với α > 1 và phân kỳ với α ≤ 1.
x
a
1 1
3. Sử dụng tiêu chuẩn so sánh cho hàm g(x) = α
(hay g(x) = ) ta thấy
(x − a) (b − x)α
1 1
nếu khi x → b + 0 (hay x → b − 0) mà f (x) là VCL cùng bậc với α
(hay )
(x − a) (b − x)α
Z+∞
thì f (x) dx sẽ hội tụ với α < 1 và phân kỳ với α ≥ 1.
a

Ví dụ 3.55. Xét sự hội tụ hay phân kỳ của các tích phân suy rộng:

Z+∞
dx
a) I = √ √ .
1 + x 3 1 + x2
1
Z+∞
1 1 1 1 dx
Ta có 0 < √ √3
< 1 . 2 = 7 , mà 7 hội tụ nên I hội tụ.
1+x 1+x 2
x2 x3 x6 x6
1

145
Z+∞
dx
b) I = .
x + cos2 x
1

1
Hàm dưới dấu tích phân f (x) = > 0, ∀x ≥ 1, khi x → +∞ thì f (x) =
x + cos2 x
1 1
2
∼ , nên tích phân đã cho phân kỳ (α = 1).
x + cos x x

Z+∞
dx
c) I = √
3
.
x4 + 2 sin x + 3x
1

1
Hàm f (x) = √
3
> 0, ∀x ≥ 1, khi x → +∞ thì
4
x + 2 sin x + 3x

1 1
f (x) = √
3
∼ 4,
x4 + 2 sin x + 3x x3
 
4
nên tích phân đã cho hội tụ α = > 1 .
3

Z1
dx
d) I = √ .
2x(1 − x)
0
1
Z1 Z2 Z1
dx dx dx
Ta có √ = √ + √ .
2x(1 − x) 2x(1 − x) 2x(1 − x)
0 0 1
2

1
Tích phân đầu có hàm f (x) = √ > 0 không giới nội tại x = 0, nhưng khi
2x(1 − x)
1
Z2  
1 dx 1
x → 0 + 0 có f (x) là VCL cùng bậc với 1 , mà 1 hội tụ α = < 1 nên nó
x2 x2 2
0
hội tụ.
1
Tích phân thứ hai có hàm f (x) = √ > 0 không giới nội tại x = 1, nhưng
2x(1 − x)
Z1
1 dx
khi x → 1 − 0 có f (x) là VCL cùng bậc với , mà phân kỳ (α = 1)
1−x 1−x
1
2

nên nó phân kỳ.


Z1
dx
Tóm lại I = √ phân kỳ.
2x(1 − x)
0

146
Z1
cos x dx
e) I = √ .
3
x − sin x
0
cos x
Hàm dưới dấu tích phân f (x) = √ > 0 trên mọi đoạn [ε, 1] (ε > 0),
3
x − sin x
Z1
1 dx
không giới nội tại x = 0, nhưng khi x → 0 + 0 có f (x) ∼ √ , mà 1 hội tụ
3
x x3
0
  Z1
1 cos x dx
α = < 1 nên I = √ hội tụ.
3 3
x − sin x
0

2. Trường hợp f (x) có dấu bất kỳ, ta xét

Z+∞ Z+∞
• Nếu |f (x)| dx hội tụ thì f (x) dx cũng hội tụ và khi đó ta nói tích phân suy
a a
Z+∞
rộng f (x) dx hội tụ tuyệt đối và ta có
a
+∞
Z Z+∞

f (x) dx ≤ |f (x)| dx.


a a

Z+∞ Z+∞
• Nếu f (x) dx hội tụ nhưng |f (x)| dx phân kỳ thì ta nói tích phân suy rộng
a a
Z+∞
f (x) dx bán hội tụ.
a

Ví dụ 3.56. Xét sự hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ của các tích phân suy rộng

Z+∞
1 − 2 sin x
a) I = √
3
dx.
x2 + 2x2
1
1 − 2 sin x
Hàm dưới dấu tích phân f (x) = √
3
thay đổi dấu khi x → +∞. Ta xét
x2 + 2x2
Z+∞
1 − 2 sin x

3 x2 + 2x2 dx có

1

1 − 2 sin x
0 ≤ √ < 3 , ∀x ≥ 1,
x2 + 2x2 2x2
3

147
Z+∞
3 dx
mà hội tụ, vậy tích phân đã cho hội tụ và hội tụ tuyệt đối.
2x2
1

Z+∞
sin x
b) I = dx.
x
0
π π
Z2 Z+∞ Z2
sin x sin x sin x
Ta có I = dx + dx. Do dx không phải là tích phân suy rộng
x x x
0 π 0
2
Z+∞
sin x sin x
vì lim = 1, nó hội tụ. Đối với tích phân dx ta sử dụng công thức tích
x→0 x x
π
2

phân từng phần


 
Z+∞ ZA A ZA Z+∞
sin x sin x  cos x cos x  cos x
dx = lim = lim − − 2
dx = − dx.
x A→+∞ x A→+∞ x π x x2
π π 2 π π
2 2 2 2

Z+∞ Z+∞
cos x cos x 1 dx
Mặt khác dx hội tụ tuyệt đối vì 0 ≤ 2 ≤ 2 và hội tụ

x2 x x x2
π π
2 2
(α = 2 > 1).
Z+∞ Z+∞
sin x sin x
Vậy I = dx hội tụ. Tuy nhiên, x dx phân kỳ (độc giả tự chứng

x
0 0
Z+∞
sin x
minh). Do đó dx bán hội tụ.
x
0

3.4 Ứng dụng hình học của tích phân xác định

3.4.1 Tính diện tích miền phẳng

Trong hệ tọa độ Đề-các

Cho hàm f (x) liên tục, dương trên [a, b]. Để tính diện tích hình thang cong giới hạn bởi các
đường x = a, x = b, y = 0, y = f (x) (Hình 3.4), ta chia đoạn [a, b] thành n đoạn nhỏ bởi
các điểm chia a = x0 < x1 < x2 < · · · < xn = b. Ký hiệu ∆xi = xi+1 − xi (i = 0, n − 1),
n−1
X
trên mỗi đoạn [xi , xi+1 ] lấy một điểm ξi tuỳ ý. Ta thấy tổng tích phân In = f (ξi )∆xi
i=0

148
cho giá trị gần đúng bằng diện tích của hình thang cong. Độ chính xác càng tăng lên khi
n tăng mà λ = max ∆xi ngày càng giảm nên theo định nghĩa tích phân xác định ta có
n−1
X Zb
S= lim f (ξi )∆xi = f (x) dx.
n → +∞ i=0 a
(λ → 0)

Hình 3.4

• Nếu f (x) là hàm có dấu bất kỳ, liên tục trên [a, b] thì
Zb
S= |f (x)| dx.
a

• Trường hợp hình phẳng bị giới hạn bởi các đường x = a, x = b, y = f1 (x), y = f2 (x)
(Hình 3.5) thì
Zb
S= |f1 (x) − f2 (x)| dx.
a

x2 8
Ví dụ 3.57. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi y = và y = 2 .
4 x +4
Giải. Hoành độ giao điểm hai đường cong được xác định từ hệ phương trình
2

y = x

4 ⇒ x1 = −2, x2 = 2.
8
y =

x2 + 4
Do hình phẳng đối xứng qua trục Oy, nên
Z2   2
x2
 
8 1 x = 2π − 4 .

S=2 − dx = 16 arctan
x2 + 4 4 2 2
0 3
0

149
Hình 3.5

1
Ví dụ 3.58. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi y = và trục hoành.
+1 x2
Giải. Hình phẳng đối xứng qua trục Oy, diện tích của nó được tính bằng tích phân suy
rộng
Z+∞ ZA A
dx dx
S=2 2
= 2 lim = 2 lim (arctan x) = π.
x +1 A→+∞ x2 + 1 A→+∞
0
0 0

• Trường hợp đường cong cho bởi phương trình tham số x = x(t), y = y(t) với
a = x(α), b = x(β) thì

S= |y(t).x0 (t)| dt.
α


x = a(t − sin t)
Ví dụ 3.59. Tính diện tích hình giới hạn bởi một nhịp của đường cycloid
y = a(1 − cos t),
với 0 ≤ t ≤ 2π và trục hoành (Hình 2.10).
Giải. Ta có

Z2π   2π
2 2 2 3 1
S= a (1 − cos t) dt = a t − 2 sin t + sin 2t = 3πa2 .
2 4 0
0

x2 y 2
Ví dụ 3.60. Tính diện tích elip có phương trình + 2 = 1.
a2 b

150

x = a cos t
Giải. Tham số hóa đường elip 0 ≤ t ≤ 2π. Do tính đối xứng, ta có
y = b sin t

π π
Z2 Z2 π
2 1 − cos 2t 2
S=4 ab sin t dt = 4ab dt = ab(2t − sin 2t) = πab.
2 0
0 0

Trong hệ tọa độ cực

Giả sử miền phẳng là hình quạt cong giới hạn bởi đường r = r(ϕ) và hai tia ϕ = α, ϕ = β
(Hình 3.6). Chia hình phẳng thành n hình quạt nhỏ bởi các tia α = ϕ0 < ϕ1 < · · · < ϕn =
β, ký hiệu ∆ϕi = ϕi+1 − ϕi . Hình quạt cong có góc ở đỉnh ∆ϕi có diện tích gần bằng diện
1
tích hình quạt có bán kính r(ξi ) với ξi ∈ (ϕi , ϕi+1 ) nên bằng r2 (ξi )∆ϕi . Sử dụng định
2
nghĩa tích phân xác định ta có

1
S= r2 (ϕ) dϕ.
2
α

Hình 3.6

Ví dụ 3.61. Tính diện tích giới hạn bởi đường cacdiôit r = a(1 + cos ϕ), a > 0.
Giải. Ta có
Z2π Z2π
1 a2
S= a2 (1 + cos ϕ)2 dϕ = (1 + 2 cos ϕ + cos2 ϕ) dϕ
2 2
0 0
2
 2π
3πa2

a ϕ sin 2ϕ
= ϕ + 2 sin ϕ + + = .
2 2 4
0 2

Ví dụ 3.62. Tính diện tích giới hạn bởi đường hoa hồng 4 cánh r = a sin 2ϕ, a > 0.

151
Giải. Cánh đầu tiên tương ứng với ϕ ∈ [0, 2π], vì vậy
π π
Z2 Z2   π2 2
1 sin 4ϕ = a π.

S = 4. a2 sin2 2ϕ dϕ = a2 (1 − cos 4ϕ) dϕ = a2 ϕ −
2 4
0 2
0 0

Tương tự, sử dụng định nghĩa tích phân xác định ta cũng nhận được các kết quả sau.

3.4.2 Tính thể tích vật thể

Trường hợp tổng quát

Cho vật thể giới hạn bởi mặt cong kín và nằm giữa hai mặt phẳng x = a, x = b (Hình
3.7). Giả sử biết diện tích thiết diện của vật thể trên mặt phẳng vuông góc với trục Ox
tại x là s(x) (Hình 3.7).
Bằng cách chia vật thể thành n phần nhỏ bởi các mặt phẳng vuông góc với trục Ox tại
các điểm chia a = x0 < x1 < · · · < xn = b, xấp xỉ thể tích mỗi phần nhỏ bởi S(ξi )∆xi và
Xn
thể tích toàn bộ vật thể bởi tổng tích phân In = S(ξi )∆xi . Theo định nghĩa tích phân
i=1
ta có
Zb
V = S(x) dx.
a

Hình 3.7

x2 y 2 z 2
Ví dụ 3.63. Tính thể tích của vật thể giới hạn bởi mặt elipxôit + 2 + 2 = 1.
a2 b c
Giải. Ta có S(x) là diện tích giới hạn bởi elip
y2 z2 x2 y2 z2
+ = 1 − ⇔ 2 +  q 2 = 1,
b2 c2 a2
 q
x2 x2
b 1− a2
c 1− a2

152
x2
 
nên S(x) = πbc 1 − 2 . Vậy thể tích vật thể là
a
Za Za
x2
 
2πbc
V = πbc 1 − 2 dx = 2 (a2 − x2 ) dx
a a
−a 0
 3
 a
2πbc x 4πabc
= 2 a2 x − = .
a 3
0 3

Trường hợp vật thể tròn xoay

Cho vật thể tròn xoay tạo bởi hình thang cong 0 ≤ y ≤ f (x), a ≤ x ≤ b quay quanh trục
Ox (Hình 3.8). Khi đó S(x) = πf 2 (x), vậy

Zb
V =π f 2 (x) dx.
a

Nếu vật thể tròn xoay tạo bởi hình thang cong 0 ≤ x ≤ ϕ(y), c ≤ x ≤ d quay quanh trục
Oy (Hình 3.9). Khi đó S(y) = πϕ2 (y), vậy

Zd
V =π ϕ2 (y) dy.
c

Ví dụ 3.64. Tính thể tích vật thể sinh bởi hình phẳng giới hạn bởi y = x3 và các đường
x = 0, x = 1, y = 0 khi
a) quay quanh trục Ox; b) quay quanh trục Oy.

153
Giải. a) Ta có
Z1 Z1 1
3 2 6 x7 π
V =π (x ) dx = π x dx = π. = .
7 0 7
0 0


b) Từ y = x3 suy ra x = 3 y, vậy

Z1 Z1 5 1
2 √ 2 3x 3 2π
V =π 1 dy − π ( y) dy = π − π.
3
= .
5 0 5
0 0

3.4.3 Tính diện tích mặt tròn xoay

Diện tích mặt tròn xoay tạo bởi cung cong y = f (x), a ≤ x ≤ b quay quanh trục Ox
(Hình 3.8) được tính theo công thức

Zb p
S = 2π f (x) 1 + f 02 (x) dx.
a

Chú ý
1. Nếu f (x) có dấu bất kỳ thì

Zb p
S = 2π |f (x)| 1 + f 02 (x) dx.
a

2. Nếu đường cong có phương trình x = ϕ(y), c ≤ y ≤ d có dấu bất kỳ thì

Zd p
S = 2π |ϕ(y)| 1 + ϕ02 (y) dy.
c

3. Nếu đường cong cho dưới dạng tham số x = x(t), y = y(t), α ≤ t ≤ β thì

Zβ p
S = 2π |y(t)| x02 (t) + y 02 (t) dt.
α

π
Ví dụ 3.65. Tính diện tích mặt tròn xoay tạo bởi cung y = sin x, 0 ≤ x ≤ quay quanh
2
trục Ox.

154
Giải. Ta có
π π
Z2 √ Z √ 2

S = 2π 2
sin x 1 + cos x dx = −2π 1 + cos2 x d(cos x).
0 0

π
Đặt t = cos x ta có x = 0 ⇒ t = 1, x = 2
⇒ t = 0 nên

Z1 √  1
t√ √

1 
S = 2π 1 + dt = 2π t2 2
1 + t + ln t + 1 + t2
2 2
0
0
h√ √ i
=π 2 + ln(1 + 2) .

Ví dụ 3.66. Tính diện tích mặt vòng xuyến tạo bởi đường tròn x2 + (y − b)2 = a2 ,
b > a > 0 quay quanh trục Ox.
Giải. Diện tích của vòng xuyến bằng tổng hai diện tích sinh bởi nửa đường tròn trên với
√ √
phương trình y = b + a2 − x2 và nửa đường tròn dưới với phương trình y = b − a2 − x2
x2
quay quanh trục Ox. Trong cả hai trường hợp ta đều có y 02 (x) = 2 , do vậy
a − x2
Za 
s
√  x2
S = 2π b + a2 − x 2 1+ 2 dx
a − x2
−a
Za 
s
√  x2
+ 2π b − a2 − x 2 1+ 2 dx
a − x2
−a
Za a
dx x
= 4πab √ = 4πab. arcsin = 4π 2 ab.
a2 − x 2 a −a
−a
r
x2
Ví dụ 3.67. Tìm diện tích mặt tròn xoay tạo bởi cung elip y = 1− ,0≤x≤2
4
quay quanh trục Ox.

x = 2 cos t π
Giải. Cung elip có phương trình tham số 0≤t≤ , nên
y = sin t, 2

π π
Z2 p Z2 √
2
S = 2π sin t 4 sin t + cos2 t dt = 2π sin t 4 − 3 cos2 t dt
0 0
π

v !2
Z u 2
u 3
= 4π sin tt1 − cos t dt.
2
0

155

3 2 π π π
Đặt cos u = cos t ⇒ sin t dt = √ sin u du, t = 0 ⇒ u = , t = ⇒ u = . Khi đó
2 3 6 2 2
π π
Z2 Z2
2 4π
S = 4π. √ sin2 u du = (1 − cos 2u) du
3 3
π π
6 6
  π2
4π 2π
= √ u − √ sin 2u
3 3 π
6

4π  π π  2π  π 4π 2
=√ − − √ sin π − sin =π+ √ .
3 2 6 3 3 3 3

3.4.4 Tính độ dài đường cong phẳng

1. Cung cong AB cho dưới dạng tọa độ Đề-các y = f (x), a ≤ x ≤ b, khi đó độ dài s
của cung AB được tính theo công thức

Zb Zb p
s= ds = 1 + f 02 (x) dx.
a a


x = x(t)
2. Cung cong AB cho dưới dạng tham số , tA ≤ t ≤ tB thì
y = y(t)

ZtB ZtB p
s= ds = x02 (t) + y 02 (t) dt.
tA tA

3. Cung cong AB cho dưới dạng tọa độ cực r = r(ϕ), α ≤ ϕ ≤ β thì

Zβ Zβ p
s= ds = r2 (ϕ) + r02 (ϕ) dϕ.
α α

√ √
Ví dụ 3.68. Tính độ dài cung cong y = ln x, 3 ≤ x ≤ 15.
Giải. Ta có
√ √ √
Z 15p Z 15r Z 15√
1 dx
s= 1 + y 02 (x) dx = 1+ dx = 1 + x2 .
√ √
x2 √
x
3 3 3

156
√ √ √
Đặt t = 1 + x2 ⇒ t2 = 1 + x2 ⇒ x dx = t dt và 3 ≤ x ≤ 15 ⇔ 2 ≤ t ≤ 4 nên
√ √
Z 15√ Z 15√ Z4
dx x dx t dt
s= 1 + x2 = 1 + x2 2 = t.

x √
x t2 −1
3 3 2

Z4  Z4
 4
dt 1 t − 1
= dt + = t + ln
t2 − 1 2 t + 1 2
2 2

= 2 + ln 3 − ln 5.

3
p √
3
Ví dụ 3.69. Tính độ dài đường Axtroit x2 + 3 y 2 = a2 , a > 0.
Giải. Đường Astroit được mô tả dưới dạng tham số

x = a cos3 t
0 ≤ t ≤ 2π
y = a sin3 t,

và do tính đối xứng (Hình 2.11) nên


π
Z2 p
s=4 x02 (t) + y 02 (t) dt
0
π
Z2 q
2
=4 (−3a cos2 t sin t)2 + 3a sin2 t cos t dt
0
π π
Z2 q Z2
2 2

= 12a 2 2
cos t sin t cos t + sin t dt = 12a sin t cos t dt
0 0
π
2
2
= 6a sin t = 6a.
0

Ví dụ 3.70. Tính độ dài đường Cacdioit r = a (1 + cos ϕ).


Giải. Vì tính đối xứng (tham khảo Hình 2.17) nên
Zπ √ Zπ q
s=2 r2 + r02 dϕ = 2 a2 (1 + cos ϕ)2 + a2 sin2 ϕ dϕ
0 0
Zπ p Zπ r
ϕ
= 2a 2(1 + cos ϕ) dϕ = 4a cos2 dϕ
2
0 0
π
ϕ
= 8a sin = 8a.
2 0

157
3.5 Câu hỏi chương 3

1. Trình bày mối liên hệ giữa bảng công thức đạo hàm các hàm số cơ bản và bảng
công thức tích phân bất định.

2. Hãy nêu mối liên hệ giữa tích phân bất định và tích phân xác định cùng các phương
pháp tính chúng.

3. Trình bày mối liên hệ giữa tích phân suy rộng với tích phân xác định và giới hạn
hàm số trong việc tính cũng như xét sự hội tụ của tích phân suy rộng.

4. Hãy trình bày việc sử dụng định nghĩa tích phân xác định trong việc xây dựng các
công thức tính thể tích, diện tích, độ dài của một số vật thể.

5. Trình bày các định lý về điều kiện khả tích của hàm số f (x) trên đoạn [a, b]. Trên
cơ sở đó, nêu và chứng minh một số trường hợp hàm số khả tích.

158
3.6 Bài tập chương 3

Tích phân bất định

1. Dùng bảng tích phân cơ bản và các tính chất của tích phân, hãy tính các tích phân
sau:
(1 − x)2
Z Z Z
dx
1) √ dx 2) 3) (ax + bx )2 dx
x x x4 + 4x2
Z √ Z
dx
Z
sin x dx
4) x2 x3 + 2 dx
5
5) 6) √
x cos2 (1 + ln x) 1 + 2 cos x
1 + tan2 x x + (arccos 3x)2 ex
Z Z Z
7) √ dx 8) √ dx 9) dx
1 + tan x 1 − 9x2 e2x + 4
1 + x − x2
Z Z Z
dx dx
10) √ 2 11) p dx 12)
x + x2 − 1 (1 − x2 )3 2 + cos2 x

x2 + 1 1 + 2x2
Z Z Z
cos 2x dx
13) √ dx 14) dx 15) .
x6 − 7x4 + x2 x2 (1 + x2 ) cos2 x sin2 x

2. Dùng phương pháp đổi biến số, tính những tích phân sau:
3x − 6
Z Z Z
dx dx
1) √ 2) √ dx 3) √
2+ x 2
x − 4x + 5 (x + 1) x
Z √ √ x2 − x
Z Z
3x + 5 3 2
4) dx 5) x a − x dx 6) dx
x (x − 2)2
Z 2
x −1
Z Z
1+x dx
7) x
dx 8) √ 9) dx
x(1 + xe ) 1+e x x4 + 1
Z r Z Z
arcsin x ln x dx 1 1
10) dx 11) √ 12) cos dx.
1 − x2 x 1 + ln x x2 x

3. Dùng phương pháp tích phân từng phân, tính những tích phân sau:
Z Z √ Z
2 arctan x
1) x arctan x dx 2) √ dx 3) x3 ln x dx
x+1

Z Z Z
arcsin x 2
4) 2
dx 5) (x + 2x + 3) cos x dx 6) sin 3 x dx
x
Z Z Z
2 −2x arcsin x arctan x
7) (x + 1)e dx 8) p dx 9) dx
2
(1 − x )3 x2 (1 + x2 )

159

Z Z Z
−2x
10) e cos 3x dx 11) sin (ln x) dx 12) cos2 x dx
√ 
x ln x + 1 + x2
Z Z Z
13) x sin2 x dx 14) 3x cos x dx 15) √ dx.
1 + x2

4. Tính tích phân các phân thức hữu tỉ sau:


x−1
Z Z
x dx
1) 2
dx 2)
x −x−1 x4 + 6x2 + 5
3x2 − 5x + 8 4x2 + 4x − 11
Z Z
3) dx 4) dx
x2 − 4 (2x − 1)(2x + 3)(2x − 5)
x−1 x3 + x2 + x + 3
Z Z
5) dx 6) dx
(x − 2)(x2 + x)2 (x + 3)(x2 + x + 1)
x2 + 1
Z
7) dx
(x − 1)3 (x + 3)

5. Tính tích phân các hàm lượng giác sau:


Z Z Z
dx dx dx
1) 2) 3)
sin x(1 + cos x) 4 cos x − 3 sin x − 5 4 − 5 sin x
sin3 x dx cos3 x dx
Z Z Z
cos x dx
4) √ 5) 6)
3 4
cos x sin x − cos2 x sin4 x
Z Z Z
4 6 sin 2x dx dx
7) sin x cos x dx 8) 9)
sin4 x + cos4 x 4− 3 cos2 x + 5 sin2 x
Z Z Z
dx x x
10) 11) cos cos dx 12) cos x cos 2x sin 3x dx.
5 + cos2 x 2 3

6. Tính tích phân các hàm vô tỉ sau:


Z Z √ Z √
dx 3
x dx 6
x dx
1) √ √ 2) √ √ 3) √
x+ 4x x ( x + 3 x) 1+ 3x
Z r
1 − x dx
Z Z
dx dx
4) √ √ √ 5) √ √ 6)
2 x− 3x− 4x 1 − 2x − 4 1 − 2x 1+x x
Z √ Z √ Z
dx
7) x x2 + 2x + 2 dx 8) x2 x2 + 4 dx 9) √
(x + 1) x2 + x + 1
Z
dx
10) √ .
2
1 + x + 2x + 2

160
Tích phân xác định

7. Tính các tích phân xác định sau bằng định nghĩa:
Z1 Z1 Z1 Zb
1) ex dx 2) x dx 3) x2 dx 4) sin x dx.
0 0 0 a

8. Sử dụng định nghĩa tích phân xác định, tìm giới hạn của dãy số:
1α + 2α + · · · + nα
 
1 π 2π (n − 1)π
1) lim 2) lim sin + sin + · · · + sin .
n→∞ nα+1 n→∞ n n n n

9. Tính các đạo hàm sau:


Zx3 cos
Z x
d dt d
1) √ 2) cos πt3 dt.
dx 1 + t4 dx
x2 sin x

10. Tính các giới hạn sau:


 2
Zx Zx
2
sin t2 dt  et dt
0 0
1) lim 2) lim Zx
x→0 x3 x→+∞
2
e2t dt
0

sin x Zsin t
Z √
tan t dt (arctan t)2 dt
0 0
3) lim 4) lim √ .
x→0 tan
Z x x→+∞ x2 + 1

sin t dt
0

11. Tính các tích phân sau:


Z16 Ze Z2
dx dx 2
1) √ √ 2) p 3) x − 3x + 2 dx
x+9− x x 1 − ln2 x
0 1 0

Z2 x 2 Z1
khi 0 ≤ x ≤ 1 dx
4) f (x) dx với f (x) = 5) .
2 − x khi 1 ≤ x ≤ 2 4x2 + 4x + 5
0 0

161
12. Tính các tích phân sau bằng phương pháp đổi biến:
3
Z4 Z1 Z4
dx 2
√ dx
1) √ 2) x 1 − x dx 3) √
1 + 2x + 1 (x + 1) x2 + 1
0 0 0
π π
2 2 Z1
x2 dx
Z Z
dx dx
4) 5) 6)
2 + cos x 2 − sin x (1 + x)4
0 0 0

Z1 Z1 √ Z7
x dx ex dx x3 dx
7) √ 8) √ 9) p
1+ x ex + e−x √
3
(x2 + 1)2
0 0 3

Z0 Z1 Z1 √
1 − ex dx
10) dx 11) p 12) 9 − 4x2 dx
1 + ex (1 + x2 )3
ln 3 0 0

Z3 r Z 3√ Z2
x 1 + x2 1 + x2
13) dx 14) dx 15) dx.
6−x x2 1 + x4
0 1 1

13. Tính các tích phân sau bằng phương pháp tích phân từng phần:
Z1 Z1 Ze
1) arctan x dx 2) x3 arctan x dx 3) |ln x| dx
0 0 1
e
Z2 Ze Ze
4) x log2 x dx 5) (x ln x)2 dx 6) x3 e2x dx
1 1 0
Z1 Zπ Z2
arcsin x
7) √ dx 8) x3 sin x dx 9) sin (ln x) dx
1+x
0 0 1
π π π
Z2 Z2 Z3
x + sin x x dx
10) dx 11) x sin2 x dx 12)
1 + cos x sin2 x
π 0 π
6 4

Zπ Za 7
x3 dx
13) ex sin x dx 14) √
3
.
a2 + x 2
0 0

162
Tích phân suy rộng

14. Tính các tích phân suy rộng sau:


Z+∞ Z+∞ Z+∞
arctan x dx dx
1) dx 2) 3) √
x2 + 1 x ln2 x x x2 + 1
0 e 1

Z0 Z+∞ Z+∞
dx 2x dx
4) xex dx 5) 2
6) .
x + 4x + 9 x2 + 1
−∞ −∞ −∞

15. Tính các tích phân suy rộng sau:


1
Z2 √ Z2 Z1
2+x dx dx
1) √ dx 2) p 3) √
2−x x(1 − x) 1 − x2
0 0 −1

Z2 Z2 Z2
x3 dx dx x dx
4) √ 5) 6) √
4 − x2 x ln x 4 − x2
0 0 0
1
Z2 Z2 Z1
dx dx
7) 8) 9) x ln x dx.
x ln2 x
p
3
(x − 1)2
−1 0 0

16. Xét sự hội tụ hay phân kỳ của các tích phân suy rộng sau:
Z+∞ Z+∞ Z+∞
dx 1 + e−x
1) cos x dx 2) √ 3) dx
1 + x3 x
1 1 1

Z+∞ Z+∞ Z+∞ 2


e−x

1 ln(1 + x)
4) 1 − cos dx 5) dx 6) dx
x x x2
0 1 1

Z+∞ Z1 Z1
1 + x2 dx dx
7) dx 8) √
3x 9)
x3 + 2x e −1 tan x − x
1 0 0

Z1 Z1 √ Z2
x2 dx x dx sin 2x dx
10) p 11) 12) √ .
3
(1 − x2 )5 esin x−1 1 − x2
0 0 0

163
Ứng dụng hình học của tích phân xác định

17. Tìm diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường:
x2 3x
1) y = , y = 2 − 2) y 2 + x = 4, y 2 − 3x = 12
2 2
3) y = x3 , y = x, y = 2x 4) x2 + y 2 = 4x, y 2 = 2x
1 10 x2 y 2 9 9
5) y = , y = x, y = − x, x ≥ 1 6) + = 1, y = x2 , y ≤ x2
x 3 4 9 32 32
7) x = t2 − a2 , y = t3 − a2 t, a > 0 8) x = a sin 2t, y = a sin t, a > 0

9) r = b + a cos ϕ, a ≥ b > 0 10) r = a cos 3ϕ


√ ϕ ϕ
11) r2 = a2 cos 2ϕ 12) r = 3a sin ϕ, r = 2a sin2 , r ≥ 2a sin2 .
2 2

18. Tìm thể tích hình vật thể giới hạn bởi các mặt:
x2 y2 z2
1) elipxoit a2
+ b2
+ c2
= 1.
2) parabôlôit z = 4 − x2 − y 2 , các mặt phẳng toạ độ và mặt phẳng x = a.
x2 y 2
3) + 2 = 1, |z| = h, h > 0.
a2 b
2
x y2 z2
4) 2 + 2 − 2 = 1, |z| = h, h > 0.
a b c
19. Tìm thể tích vật tròn xoay tạo bởi miền phẳng giới hạn bởi các đường sau đây
quanh các trục tương ứng:
1) Tam giác OAB, với O(0, 0), A(h, 0), B(h, r) quay quanh trục Ox.
2) xy = 4, y = 0, x = 1 và x = 4 quay quanh trục Ox.
3) y 2 + x − 4 = 0 quay quanh trục Oy.
4) y = arcsin x, x = 1, y = 0 quay quanh trục Oy.

5) y = 3 x, y = x2 quay quanh đường thẳng x = 1.
6) y = x2 , y = 4 quay quanh đường thẳng x = −2.

20. Tính diện tích mặt tròn xoay khi quay các đường cong sau đây:
1) x2 + y 2 = R2 quay quanh trục Oy.
2) y = x2 , 0 ≤ x ≤ 1 quay quanh trục Ox.
π
3) y = tan x, 0 ≤ x ≤ quay quanh trục Ox.
4

164
4) y 2 = 4 + x, −4 ≤ x ≤ 2 quay quanh trục Ox.
5) y 2 = 2(x − 1), 0 ≤ y ≤ 1 quay quanh trục Oy.

6) x = 2 3 cos t, y = 2 sin 2t quay quanh trục Ox.
7) đường astroid x = a cos3 t, y = a sin3 t quay quanh trục Oy.
2 2 2
8) đường astroid x 3 + y 3 = a 3 quanh trục Ox.

21. Tính độ dài các cung sau:


1) y = ln(1 − x2 ) với 0 ≤ x ≤ 21 .
√ √
2) y = ln x với 2 2 ≤ x ≤ 2 6.
x√
3) y = x + 12 với 11 ≤ x ≤ 39.
6
4) 2y = x2 − 2 gồm giữa các giao điểm của nó với trục Ox.
5) x = a(t − sin t), y = a(1 − cos t), a > 0, 0 ≤ t ≤ 2π.
 x  23  y  23
6) + = 1, a > 0, b > 0.
a b
7) r = a sin ϕ, a > 0.
8) r = a(1 + cos ϕ).

165
LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ
BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Tích phân bất định

1. Dùng bảng tích phân cơ bản và các tính chất của tích phân, ta được các kết quả
sau:
(1 − x)2 √ 2x2 − 12x − 6
Z Z  
1 2
1) √ dx = 3 − √ + x dx = √ + C.
x x x2 x 3 x
Z 2
x + 4 − x2
Z Z  
dx 1 1 1 1
2) = dx = −
x4 + 4x2 4 x2 (x2 + 4) 4 x2 x2 + 4
1 1 x
= − − arctan + C.
4x 8 2
a2x b2x 2(ab)x
Z Z
3) (ax + bx )2 dx = a2x + 2(ab)x + b2x dx =
 
+ + + C.
2 ln a 2 ln b ln(ab)
Z √
2 5 3 1
Z
1 5p
4) x x + 3 dx = (x3 + 2) 5 d(x3 + 2) = 5
(x3 + 2)6 + C.
3 18
Z Z
dx d(1 + ln x)
5) 2
= = tan(1 + ln x) + C.
x cos (1 + ln x) cos2 (1 + ln x)

Z Z
sin x dx 1 d(1 + 2 cos x)
6) √ =− √ = − 1 + 2 cos x + C.
1 + 2 cos x 2 1 + 2 cos x
Các câu sau độc giả có thể giải tương tự, đáp số:
ex
7) 2 arctan + C.
2
1 √ 
8) − 1 − 9x2 + (arccos 3x)2 + C.
9
1 ex
9) arctan + C.
2 2
2h 3 p 2 i
10) x − (x − 1)3 − x + C.
3
1
11) arcsin x + √ + C.
1 − x2

1 2 tan x
12) − √ arctan √ + C.
6 3
r
1 2
1
13) ln x − + x − 7 + 2 + C.

x x
1
14) arctan x − + C.
x
15) cot x − tan x + C.

166
2. Dùng phương pháp đổi biến số, ta được các kết quả sau:

Z
dx
1) √ . Đặt t = x thì x = t2 , dx = 2t dt, khi đó
2+ x

√ √
Z Z Z  
dx 2t dt 2
√ = =2 1− dt = 2 x − 4 ln(2 + x) + C.
2+ x 2+t t+2
√ √
2) Đặt t = x2 − 4x + 5. Đáp số: 3 x2 − 4x + 5 + C.
√ √
3) Đặt t = x. Đáp số: arctan x + C.
√ √
4) Đặt t = 3x + 5. Đáp số: arctan x + C.
√ 3x2 + 2a p
5) Đặt t = a − x2 . Đáp số: − (a − x2 )3 + C.
15
3x − 5
6) Đặt t = x − 2. Đáp số: ln |x − 2| − + C.
(x − 2)2
xex

x
7) Đặt t = 1 + xe . Đáp số: ln + C.
1 + xex
√ √
8) Đặt t = 1 + ex . Đáp số: x − 2 ln(1 + 1 + ex ) + C.

2 1 1 x2 − x 2 + 1
9) Chia cả tử và mẫu cho x , đặt t = x + . Đáp số: √ ln √ + C.
x 2 2 x2 + x 2 + 1
√ 2p
10) Đặt t = arcsin x. Đáp số: (arcsin x)3 + C.
3
√ 2 √
11) Đặt t = 1 + ln x. Đáp số: (ln x − 2) 1 + ln x + C.
3
2
1 1 x +1
12) Đặt t = . Đáp số: ln 2 + C.
x 8 x +5
3. Dùng phương pháp tích phân từng phân, ta được các kết quả sau:
Z
1) x2 arctan x dx.

dx
 
u = arctan x  du =

Đặt ⇒ 1 + x2 thì
3
 dv = x2 dx v = ,
 x
3
x3 x3 dx
Z Z
2
x arctan x dx = arctan x −
3 3(x2 + 1)
2
x 1 1
= arctan x − x2 + ln(1 + x2 ) + C.
3 6 6

 
dx
u = arctan x
  du = √

2) Đặt ⇒ 2 x(1 + x)
dx √

 dv = √ v = 2 x + 1.

x+1

167
√ √ √ √
Đáp số: 2 x + 1 arctan x − 2 ln( x + x + 1) + C.

 dx
u = ln x  du =

3) Đặt ⇒ 4
x
 dv = x3 dx v = x .

4
3
x
Đáp số: (3 ln x − 1) + C.
9
dx
 
u = arcsin x  du = √

4) Đặt ⇒ 1 − x2
 dv = dx v = − .
 1
x2 x

1 − 1 − x2 1
Đáp số: ln − arcsin x + C.
x x
 
u = x2 + 2x + 3  du = (2x + 2) dx
5) Đặt ⇒ tích phân từng phần 2 lần.
 dv = cos x dx v = sin x,

Đáp số: (x + 1)2 sin x + 2(x + 1) cos x + C.


h √
3 √ √ √ i
6) 3 (2 − x2 ) cos 3 x + 2 3 x sin 3 x + C.

2x2 + 2x + 3
7) − + C.
4e2x
x arcsin x 1
8) √ + ln |1 − x2 | + C.
1 − x2 2

|x| 1 1
9) ln √ − arctan x − (arctan x)2 + C.
1 + x2 x 2

1 −2x
10) e (3 sin 3x − 2 cos 3x) + C.
13
x
11) [sin(ln x) + cos(ln x)] + C.
2

x x √ 1
12) + sin(2 x) + cos 2x + C.
2 2 4
x2 x 1
13) − sin 2x − cos 2x + C.
4 4 8
sin x + ln 3 cos x x
14) .3 + C.
1 + ln2 3
√ √
15) 1 + x2 ln(x + 1 + x2 ) − x + C.

168
4. Tích phân các phân thức hữu tỉ:
1) Ta có
Z 1
x−1 (2x − 1) − 12
Z
2
I= dx = dx
x2 − x − 1 x2 − x − 1
2x − 1
Z Z
1 2
= 2
dx − dx.
2 x −x−1 (2x − 1)2 − 5
2x − 1 − √5

1 1
Vậy I = ln |x2 − x − 1| − √ ln √ + C.

2 2 5 2x − 1 + 5
1 x2 + 1
2) ln + C.
8 x2 + 5

5 x − 2
3) 3x + ln + C.
2 (x + 2)3
1 (2x − 1)2 (2x − 5)3

4) ln + C.
8 2x + 3
1 (x − 2)(x + 1)44

1 2
5) − + ln + C.
2x 3(x + 1) 36 x45

18 3 2 5 3 2x + 1
6) x− ln |x + 3| − ln(x + x + 1) + arctan √ + C.
7 14 7 3

5 x − 1 3 1
7) ln − − + C.
32 x+3 8(x − 1) 4(x − 1)2

5. Tích phân các hàm lượng giác:


1) Nhân cả tử và mẫu với sin x, đặt t = cos x, đưa về tích phân hàm hữu tỉ với
biến t. Ta có Z Z
dx sin x dx
I= = 2 .
sin x(1 + cos x) sin x(1 + cos x)
Đặt t = cos x thì dt = − sin x dx và
− dt − dt (1 + t) + (1 − t)
Z Z Z
1
I= = = − dt
(1 − t2 )(1 + t) (1 + t)2 (1 − t) 2 (1 + t)2 (1 − t)
(1 + t) + (1 − t)
Z Z
1 1 dt
=− dt −
4 (1 + t)(1 − t) 2 (1 + t)2
1 1−t 1
= ln + + C.
4 1 + t 2(1 + t)
1 1 − cos x 1
Vậy I = ln + + C.
4 1 + cos x 2(1 + cos x)
x 2
2) Đặt t = tan . Đáp số: + C.
2 3 + 9 tan x2

169
1 tan x2 − 2

x
3) Đặt t = tan . Đáp số: ln + C.
2 3 2 tan x2 − 1
3√ 3 √
4) Đặt t = cos x. Đáp số: cos5 x + 3 3 cos x + C.
4 √
1 2 sin x + 1 − 5

5) Đặt t = sin x. Đáp số: √ ln √ + C.
5 2 sin x + 1 + 5
1 1
6) Đặt t = sin x. Đáp số: − + C.
sin x 3 sin3 x
1 2 1
7) Sử dụng công thức hạ bậc. Đáp số: sin6 x − sin7 x + sin9 x + C.
5 7 9
8) Sử dụng công thức hạ bậc, đặt t = cos 2x. Đáp số: arctan(tan2 x) + C.
1
9) arctan(3 tan x) + C.
3
1 q
5

10) √ arctan 6
tan x + C.
30
3 5x x
11) sin + 3 sin + C.
5 6 6
1 1 1
12) cos 6x − cos 4x − cos 2x + C.
24 16 8
6. Tích phân các hàm vô tỉ:

1) Đặt t = 4 x thì x = t4 và dx = 4t3 dt, do đó
4t3 dt 4t2 dt
Z Z Z  
4
I= = = 4t − 4 + dt = 2t2 − 4t + 4 ln |1 + t| + C.
t2 + t t+1 t+1
√ √ √
Vậy I = 2 x − 4 4 x + 4 ln(1 + 4 x) + C.
√ x
2) Đặt t = 6 x. Đáp số: ln √ 6 + C.
( 6 x + 1)
√ 5√6 √ √ √
3) Đặt t = 6 x. Đáp số: x5 − 2 x + 6 6 x − arctan 6 x + C.
6
√ 3 √ √ 9 √
4) Đặt t = 12 x. Đáp số: − ln (1 + 2 12 x + 2 6 x) − arctan (1 + 12 x) + C.
√ 40 √ √ 20 √
5) Đặt t = 4 1 − 2x. Đáp số: − 1 − 2x − 2 4 1 − 2x − 2 ln 4 1 − 2x − 1 + C.
√ √ r
1 + x − 1 − x
6) ln √ √ + 2 arctan 1 − x + C.
1 + x + 1 − x 1+x
2x + x + 1 √ 2
2
1 √ 
7) x + 2x + 2 − ln x + 1 + x2 + 2x + 2 + C.
6 2
x + 2x √ 2
3 √ 
8) x + 4 − 2 ln x + x2 + 4 + C.
4
x+1 1
9) √ + C (có thể đặt x + 1 = hoặc sử dụng phép thế Euler).
1 − x + 2 x2 + x + 1 t

170

√  1− x2 + 2x + 2
10) ln x + 1 + x2 + 2x + 2 + + C.
1+x

Tích phân xác định

7. Tính tích phân xác định bằng định nghĩa:


Z1
i
1) ex dx. Chia [0, 1] thành n phần bằng nhau bởi các điểm chia xi = với
n
0
i 1
i = 1, 2, . . . , n và chọn ξi = xi thì f (ξi ) = e n , ∆xi = . Ta có
n
Z1 ∞ ∞
x
X X i 1
e dx = lim f (ξi ).∆xi = lim en . = e − 1.
n→∞
n=1
n→∞
n=1
n
0

Các câu còn lại độc giả tự giải.

8. Sử dụng định nghĩa tích phân xác định, tìm giới hạn của dãy số:
1α + 2α + · · · + nα
1) lim = lim In .
n→∞ nα+1 n→∞

Z1
Ta thấy In chính là tổng tích phân của xα dx ứng với phép chia [0, 1] thành n
0
i
phần bằng nhau bởi các điểm chia xi = , và chọn ξi = xi , ∀i = 1, 2, . . . , n. Khi đó
n
1
max ∆xi = → 0 ⇔ n → ∞. Vậy
n

∞ Z1 1
X xα+1 1
lim In = lim ∆xi ξiα = α
x dx = = .
n→∞ ∆xi →0
n=1
α+1 0 α+1

0

2
2) Tương tự 1). Đáp số: .
π
9. Tính các đạo hàm:
3x2 2x
1) √ −√ .
1+x 12 1 + x8
2) − sin x. cos π cos3 x) − cos x. cos(π sin3 x).

10. Tính các giới hạn:

171
1) Sử dụng quy tắc L’Hospital ta có
 
Zx Zx
d 
sin t2 dt sin t2 dt
dx
0 0 sin x2 1
lim = lim = lim = .
x→0 x3 x→0 3x2 x→0 3x2 3

2) Sử dụng quy tắc L’Hospital ta có


 2  2    0
Zx Zx Zx Zx
2 d  2 2 2
 et dt et dt 2 et dt .  et dt
dx
0 0 0 0
lim Zx = lim Zx = lim
x→+∞
2
x→+∞
d 2
x→+∞ e2x2
e2t dt e2t dt
dx
0 0
Zx Zx
x2 t2 2
2e e dt 2 et dt
0 0
= lim = lim
x→+∞ e2x2 x→+∞ e x2
Zx
d 2
et dt
dx 2
0 ex
= 2 lim = 2 lim 2 = 0.
x→+∞ 2xex2 x→+∞ 2xex

Tương tự, độc giả có thể giải được các ý sau. Đáp số:
π2
3) 1 4) .
4
11. Chỉ cần sử dụng bảng các nguyên hàm thường gặp:

1) Nhân với lượng liên hợp của mẫu thức, ta có

Z16 Z16 √ √   16
dx x+9+ x 1 2 3 2 3
I= √ √ = = (x + 9) 2 + x 2 = 12.
x+9− x 9 9 3 3 0
0 0

dx π
2) Chú ý rằng = d(ln x). Đáp số: .
x 2
2
3) Đặt f (x) = x − 3x + 2. Khi 0 ≤ x ≤ 1 thì f (x) ≥ 0, khi 1 ≤ x ≤ 2 thì f (x) ≤ 0.
Z1 Z2
5
4) Tách I = f (x) dx + f (x) dx. Đáp số: .
6
0 1
1 4
5) Phân tích mẫu số thành (2x + 1)2 + 22 . Đáp số: arctan .
4 7

172
12. Tính tích phân bằng phương pháp đổi biến:

1) Đặt t = 2x + 1 thì t2 = 2x + 1 và t dt = dx, với x : 0 → 4 ta có t : 1 → 3. Do đó
Z3 Z3   3
t dt 1
I= = 1− = (t − ln |1 + t|) = 2 − ln 2.
1+t 1+t 1
1 1

Bằng cách đổi biến thích hợp, ta có các kết quả:


√ π
1) I = 2 − ln 2 2) Đặt t = 1 − x, I =
√ 16
√ 1 9 + 4 2 x π
3) Đặt t = x1 + 1, I = √ ln 4) Đặt t = tan , I = √
√2 7 2 3 3
x 2π 3 1
5) Đặt t = tan , I = 6) Đặt t = 1 + x, I =
2 9 24 √
√ 5 e + 1 + e2
7) Đặt t = x, I = − 2 ln 2 8) Đặt t = ex , I = ln √
3 1+ 2
√ 4
3
9) Đặt t = x2 + 1, I = 3 10) Đặt t = 1 + ex , I = ln
3 √
1 3 9 2 5
11) Đặt x = tan t, I = √ 12) Đặt x = sin t, I = arcsin +
2 2 4 √ 3 2
3(π − 2) √ 2 2+ 3
13) I = 14) I = 2 − √ + ln √
2 √ 3 1+ 2
1 1 3 2
15) Đặt t = x − , I = √ arctan .
x 2 4

13. Tính tích phân bằng phương pháp tích phân từng phần:
π 1
1) Đặt u = arctan x, dv = dx, I = − ln 2.
4 2
1
2) Đặt u = arctan x, dv = x3 dx, I = .
6
3) Tách thành tích phân trên hai khoảng để bỏ dấu giá trị tuyệt đối.
 
1
Đặt u = ln x, dv = dx, I = 2 1 − .
e
3
4) Đặt u = log2 x, dv = x dx, I = 2 − .
4 ln 2
5e3
5) Đặt u = ln2 x, dv = x2 dx, I = .
27
e2 + 3
6) Đặt u = x3 , dv = ex dx, I = .
8
dx √
7) Đặt u = arcsin x, dv = √ , I = π 2 − 4.
1+x
8) Đặt u = x3 , dv = sin x dx, I = π 3 − 6π.
9) Đổi biến t = ln x, sau đó tích phân từng phần.

173
1
Đặt u = et , dv = sin t dt, I = sin ln 2 − cos ln 2 + .
2
dx dx π √
10) Đặt u = x + sin x, dv = = x , I = (1 + 3).
1 + cos x 2 cos2 2 6
1 − cos 2x π
11) Đặt u = x, dv = sin2 x dx = dx, I = .
2 4

dx π(9 − 4 3) 1 3
12) Đặt u = x, dv = 2 , I = + ln .
sin x 36 2 2
1
13) Đặt u = ex , dv = sin x dx, I = (eπ + 1).
2

2 x dx 141a3 3 a
14) Đặt u = x , dv = √ 3
, I= .
a2 + x 2 20

Tích phân suy rộng

14. Tính tích phân suy rộng dựa vào định nghĩa:
Zb b
arctan2 x arctan2 b π2
1) I = lim arctan x d(arctan x) = lim = lim = .
b→+∞ b→+∞ 2
0
b→+∞ 2 8
0

Zb Zb   b  
d(ln x) 1 1
2) I = lim = lim − = lim 1 − = 1.
b→+∞ ln2 x b→+∞ ln x e b→+∞ ln b
e e

Tương tự cho các câu sau. Đáp số:


√ π
3) ln(1 + 2) 4) −1 5) √ 6) phân kỳ.
5

15. Tính các tích phân suy rộng:

1) Ta thấy

2+x 2+x 2 x
f (x) = √ =√ =√ +√
2−x 4−x 2 4−x 2 4 − x2

có một nguyên hàm là


x √
F (x) = 2 arcsin − 4 − x2
2
liên tục trên [0, 2], do đó

I = F (2) − F (0) = 2 + π.

174
1
Z2
dx √ dx
2) Ta có I = lim+ p = lim+ Iε . Đổi biến u = x thì du = √ và
ε→0 x(1 − x) ε→0 2 x
ε

√1
Z2 √1
du 2 π √ 
Iε = 2 √ = 2 arcsin u = 2
− arcsin ε .
√ 1 − u2 √
ε 4
ε

π
Suy ra I = lim+ Iε = .
ε→0 2
3) Hàm dưới dấu tích phân không bị chặn tại lân cận x = −1 và x = 1, do đó ta
tách
Z0 Z1
I= + = I1 + I2 .
−1 0

Khi đó
Z0
dx π
I1 = lim+ √ = lim+ [− arcsin(−1 + ε)] = ,
ε→0 1−x 2 ε→0 2
−1+ε

Z1−ε
dx π
I2 = lim+ √ = lim+ [arcsin(1 − ε)] = .
ε→0 1 − x2 ε→0 2
0
π π
Do đó I hội tụ và I = + = π.
2 2
Các câu sau dành cho độc giả. Đáp số:
16 √ 1 1
4) 5) −∞ 6) 2 7) 3( 3 2 + 1) 8) 9) − .
3 ln 2 4
16. Xét sự hội tụ hay phân kỳ của các tích phân suy rộng:
1) Với mọi b > 0 ta có
Zb b

I(b) = cos x dx = sin x = sin b − sin 0 = sin b.
0
0

Vì khi b → +∞, sin b không có giới hạn, do đó I phân kỳ.


2) Tích phân
Z+∞
dx
I= √
1 + x3
1

hội tụ do
1 1 1
√ <√ = 3
1 + x3 x3 x2

175
Z+∞
dx 3
và 3 hội tụ vì α = > 1 (xem Ví dụ 3.51).
x 2 2
1

3) Tích phân
Z+∞
1 + e−x
I= dx
x
1

phân kỳ do
1 + e−x 1
>
x x
Z+∞
dx
và phân kỳ.
x
1

Các câu sau dành cho độc giả. Đáp số:


4) Hội tụ 5) Phân kỳ 6) Hội tụ
7) Phân kỳ 8) Hội tụ 9) Phân kỳ
10) Phân kỳ 11) Hội tụ 12) Hội tụ (tuyệt đối).

Ứng dụng hình học của tích phân xác định

17. Tìm diện tích hình phẳng:


x2 3x
1) Xét phương trình hoành độ giao điểm: =2− ⇔ x = −4 hoặc x = 1, hơn
2 2
x2
 
3x
nữa − 2− ≤ 0 với mọi x ∈ [−4; 1], do đó
2 2

Z1   1
x2
 3
3x2
 
3x x 125
S= − + 2− dx = − − + 2x = .
2 2 6 4 −4 12
−4

Các câu sau độc giả giải tương tự, có thể tham khảo các ví dụ từ Ví dụ 3.57 đến
Ví dụ 3.62. Đáp số:

125 6 3
1) 2) 32 3)
12 3 4 √ √
20 8 4 2
4) 0, 95 5) − ln 3 6) 6π − 6 arcsin −
92 3 9
8a5 4a π(a2 + 2b2 )
7) 8) 9)
15 3  √2
πa2 3a2 3

2 5π
10) 11) 2a −1 12) .
2 8 4

176
18. Tìm thể tích hình vật thể:

1) Cắt elipxoit bởi mặt phẳng vuông góc với Ox tại điểm (x, 0, 0) (với −a < x < a)
sẽ được thiết diện là hình elíp

y2 z2 x2 y2 z2
+ ≤ 1 − hay 2 +  q 2 ≤ 1.
b2 c2 a2
 q
x2 x2
b 1− a2
c 1− a2

q
x2
Ta đã biết diện tích thiết diện này là S(x) = πbc 1 − a2
.

Do đó thể tích hình elipxoit là


Za Za
2πbc 4
V = S(x) dx = 2 (a2 − x2 ) dx = πabc.
a 3
−a 0

Các câu sau độc giả giải tương tự. Đáp số:
18a3 2πab
2) 3) 2πabh 4) h(h2 + 3c2 ).
3 3c2
19. Tìm thể tích vật tròn xoay:

1) Áp dụng công thức tính thể tích vật thể tròn xoay, ta có

Zh  h
rx 2 r2 x3 1
V =π dx = π · 2 · = πr2 h.
h h 3 0 3
0

Các câu sau tương tự, dành cho độc giả. Đáp số:
2π π2 13π 128π
2) 12π 3) 34 + 4) 5) 6) .
15 4 30 3
20. Tính diện tích mặt tròn xoay:

1) Mặt tròn xoay tạo thành chính là mặt cầu tâm O, bán kính R. Ta xem mặt cầu

được tạo bởi cung có phương trình y = R2 − x2 với −R ≤ x ≤ R quay quanh
trục Ox, do đó

ZR √ r ZR
x2
S = 2π R 2 − x2 . 1 + 2 dx = 4π Rdx = 4πR2 .
R − x2
−R 0

Các câu sau dành cho độc giả. Đáp số:

177
√ √ !
π( 1000 − 1) √ √ 5−1 62π
2) 3) π 5 − 2 + ln √ 4)
27 2 2−2 3
√ √ 
π 11 2 + 7 ln(1 + 2) 15π 12πa2
5) 6) (4 + ln 5) 7) .
8 8 5
8) Phương trình tham số của đường Astroid là x = a cos3 t, y = a sin3 t, do tính đối
xứng qua trục Ox của đường Astroid nên diện tích mặt tròn xoay tạo được là

2 12 2
S = 2π.3a sin4 t| cos t| dt = πa .
5
0

21. Tính độ dài cung:


1) Áp dụng công thức tính độ dài cung, ta có
1 1
Z2 2 Z2     12
1+x 2 1+x = ln 3 − 1 .

s= dx = − 1 dx = ln − x
1 − x2 1−x 2 1−x
0 2
0 0

Các câu từ 2) đến 7) dành cho độc giả tự giải. Đáp số:
1 4 25 √ √ √
2) 2 + ln 3) 4) 6 + ln( 2 + 3)
2 3 3
4ab
5) 8a 6) 4(a + b) − 7) aπ.
a+b
8) Do tính đối xứng qua trục cực của đường cong nên ta có
Zπ q π
2 2 2 2 ϕ
s = 2s1 = 2 a (1 + cos ϕ) + a sin ϕ dϕ = 8a sin = 8a,
2 0
0

ở đây s1 là độ dài nửa phía trên trục cực của đường cong.

178
Chương 4

Chuỗi

4.1 Chuỗi số

4.1.1 Khái niệm chung về chuỗi số

Các định nghĩa

Định nghĩa 4.1. Cho dãy số {un } := u1 , u2 , . . . , un , . . . Tổng vô hạn u1 +u2 +· · ·+un +· · ·

X
được gọi là chuỗi số và được ký hiệu là un .
n=1

Các số u1 , u2 , . . . được gọi là các số hạng của chuỗi số, số hạng un với n tùy ý gọi là số
hạng tổng quát.
n
X
Tổng n số hạng đầu tiên Sn = uk = u1 + u2 + · · · + un được gọi là tổng riêng thứ n
k=1

X
của chuỗi số, phần còn lại Rn = uk = un+1 + un+2 + · · · được gọi là phần dư thứ n
k=n+1
của chuỗi số.

Định nghĩa 4.2. Nếu lim Sn = S (hữu hạn) thì chuỗi số được gọi là hội tụ và S gọi
n→∞
là tổng của chuỗi số. Nếu Sn không dần tới một giới hạn hữu hạn khi n → ∞ thì ta nói
chuỗi số phân kỳ.

Rõ ràng, nếu chuỗi số hội tụ thì lim Rn = lim (S − Sn ) = 0.


n→∞ n→∞

179
Ví dụ 4.1. Cho chuỗi số
∞ ∞
X 1 X 1 1 1 1
2
= = + + ··· + + ···
n=1
4n − 1 n=1 (2n − 1)(2n + 1) 1.3 3.5 (2n − 1)(2n + 1)

Ta có  
1 1 1 1
= − , ∀n
(2n − 1)(2n + 1) 2 2n − 1 2n + 1
nên
       
1 1 1 1 1 1 1 1 1
Sn = − + − + ··· + − + −
2 1 3 3 5 2n − 3 2n − 1 2n − 1 2n + 1
 
1 1
= 1− .
2 2n + 1

1 1
Suy ra lim Sn = , chuỗi số hội tụ và có tổng S = .
n→∞ 2 2
Ví dụ 4.2. Cho chuỗi số

X
n = 1 + 2 + 3 + ··· + n + ···
n=1

n(n + 1)
Ta có Sn = 1 + 2 + · · · + n = , lim Sn = +∞. Chuỗi số phân kỳ.
2 n→∞


X
Ví dụ 4.3. Xét chuỗi số q n , q ∈ R.
n=1

Các số hạng của chuỗi lập thành cấp số nhân với u1 = q và công bội q, do đó
n
X q(q n − 1)
Sn = qi = .
i=1
q−1

q
Với |q| < 1 thì lim q n = 0, do đó chuỗi hội tụ và tổng S = lim Sn = .
n→∞ n→∞ 1−q
Với q > 1 thì lim q n = ∞, do đó chuỗi phân kỳ.
n→∞

Với q = 1 thì Sn = n, do đó S = lim n = +∞, chuỗi phân kỳ.


n→∞

Với q ≤ −1 thì un dương nếu n chẵn, un âm nếu n lẻ, do đó Sn không hội tụ, chuỗi phân
kỳ.

X
Vậy chuỗi cấp số nhân q n hội tụ khi và chỉ khi |q| < 1, phân kỳ khi và chỉ khi |q| ≥ 1.
n=1

180
Điều kiện cần để chuỗi số hội tụ

X
Định lý 4.1. Nếu chuỗi un hội tụ thì lim un = 0.
n→∞
n=1

Chứng minh. Thật vậy, ta có

lim un = lim (Sn − Sn−1 ) = lim Sn − lim Sn−1 = S − S = 0.


n→∞ n→∞ n→∞ n→∞

Chú thích 1. Nếu điều kiện lim un = 0 không được thỏa mãn thì chuỗi số phân kỳ.
n→∞

∞ 
X √ 
Ví dụ 4.4. Chuỗi số n2 + 2n − n có
n=1

√  2n
lim un = lim n2 + 2n − n = lim √ = 1 6= 0
n→∞ n→∞ n→∞ n2 + 2n + n

nên phân kỳ.

Chú thích 2. Điều kiện lim un = 0 chỉ là điều kiện cần, chứ không phải là điều kiện đủ
n→∞

X
để chuỗi số un hội tụ.
n=1


X 1 1
Ví dụ 4.5. Chuỗi số √ dẫu có lim un = lim √ = 0, nhưng
n=1
n n→∞ n→∞ n

1 1 1 1 1 1 √
Sn = 1 + √ + √ + · · · + √ > √ + √ + · · · + √ = n → ∞ (n → ∞)
2 3 n n n n

nên chuỗi số này phân kỳ.



X 1 1
Ví dụ 4.6. Chuỗi số dẫu có lim un = lim = 0, nhưng
n=1
n n→∞ n→∞ n

1 1 1 1 1
S2n − Sn = + + ··· + >n = , ∀n.
n+1 n+2 2n 2n 2

Nếu chuỗi số hội tụ thì lim S2n = lim Sn = S, tức là lim (S2n − Sn ) = 0, mâu thuẫn với
n→∞ n→∞ n→∞
1
S2n − Sn > , ∀n. Vậy chuỗi số này phân kỳ.
2

181
Một số tính chất của chuỗi số hội tụ

1. Tính chất hội tụ hay phân kỳ của chuỗi không thay đổi khi ta thêm vào hay bớt đi
một số hữu hạn các số hạng đầu tiên của chuỗi.

X ∞
X
2. Nếu chuỗi un hội tụ và có tổng S thì chuỗi αun hội tụ và có tổng bằng αS,
n=1 n=1
với mọi α ∈ R.
X∞ ∞
X
Nếu chuỗi un phân kỳ thì chuỗi αun phân kỳ với mọi α 6= 0.
n=1 n=1


X ∞
X
3. Nếu hai chuỗi un , vn cùng hội tụ và có tổng lần lượt bằng S, S 0 thì các chuỗi
n=1 n=1

X
(un ± vn ) cũng hội tụ và có tổng bằng S ± S 0 .
n=1

Chú ý
1. Tổng hoặc hiệu của một chuỗi hội tụ và một chuỗi phân kỳ là một chuỗi phân kỳ.
2. Tổng hoặc hiệu của hai chuỗi phân kỳ có thể là chuỗi phân kỳ hoặc hội tụ.

X ∞
X ∞
X ∞
X
Ví dụ 4.7. Xét un = 1 = +∞, vn = (−1) = −∞ là hai chuỗi phân kỳ,
n=1 n=1 n=1 n=1

X X∞ ∞
X ∞
X
trong khi đó (un + vn ) = 0 = 0 hội tụ, còn (un − vn ) = 2 = +∞ phân kỳ.
n=1 n=1 n=1 n=1

4.1.2 Chuỗi số dương



X
Định nghĩa 4.3. Chuỗi số un có un > 0 ∀n (hoặc từ một số hạng nào đó trở đi un > 0
n=1
∀n > n0 - Tính chất 1) được gọi là chuỗi số dương.

Tương tự, ta cũng có các chuỗi số âm. Tuy nhiên theo Tính chất 2 (với α = −1) ta chỉ
cần nghiên cứu chuỗi số dương.
Do un > 0 nên Sn = Sn−1 + un > Sn−1 . Dãy số {Sn } đơn điệu tăng nên nếu nó bị chặn
trên thì sẽ tồn tại lim Sn , do vậy chuỗi số hội tụ; còn nếu dãy tổng riêng {Sn } không bị
n→∞
chặn trên thì lim Sn = +∞, chuỗi số phân kỳ.
n→∞

182
Các định lý so sánh

X ∞
X
Định lý 4.2. Cho hai chuỗi số dương un và vn mà un ≤ vn , ∀n > n0 .
n=1 n=1

X ∞
X ∞
X
Khi đó, nếu chuỗi số vn hội tụ thì chuỗi số un hội tụ; nếu chuỗi số un phân kỳ
n=1 n=1 n=1

X
thì chuỗi số vn phân kỳ.
n=1

Sử dụng điều kiện cần và đủ để chuỗi số dương hội tụ đã nêu ở trên, độc giả tự chứng
minh định lý này.
∞ ∞
X 1 1 1 X 1
Ví dụ 4.8. Chuỗi số √ hội tụ vì có √ < ∀n và chuỗi số
n=1
2n 3n + 1 2n 3n + 1 2n n=1
2n
hội tụ.

X 1 1 1
Ví dụ 4.9. Mọi chuỗi số dạng α
, 0 < α < 1 đều phân kỳ vì có α > ∀n ≥ 1 và
n=1
n n n

X1
chuỗi số phân kỳ.
n=1
n


X ∞
X
Định lý 4.3. Cho hai chuỗi số dương un và vn . Nếu tồn tại giới hạn hữu hạn
n=1 n=1

un
lim =k>0
n→∞ vn

thì hai chuỗi số ấy đồng thời hội tụ hay phân kỳ.

Chú thích

X
a) Nếu un và vn là hai vô cùng bé cùng bậc khi n → ∞ thì hai chuỗi số dương un và
n=1

X
vn cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
n=1

b) Độc giả có thể tự tìm ra câu trả lời khi xét trường hợp k = 0.
 ∞   
X 1 1 1
Ví dụ 4.10. a) Chuỗi số ln 1 + √
3
phân kỳ vì có ln 1 + √
3
∼ √
3

n 2 n 2 n2
n=1

X 1
chuỗi số √
3
phân kỳ.
n=1 n2

183
∞ ∞
X 1 1 1 X 1
b) Chuỗi số arctan n hội tụ vì có arctan n ∼ n và chuỗi số n
hội tụ.
n=1
2 2 2 n=1
2

X 2n2 − n
c) Chuỗi số hội tụ vì có
n=1
(3n2 + 2n + 1).3n

2n2 − n 2n2 − n
 
1 2
lim 2 n
: n
= lim 2
=
n→∞ (3n + 2n + 1).3 3 n→∞ 3n + 2n + 1 3

X 1
và chuỗi số hội tụ.
n=1
3n

Các tiêu chuẩn hội tụ



X
Định lý 4.4. (Tiêu chuẩn D’Alembert). Cho chuỗi số dương un . Nếu
n=1

un+1
lim =D
n→∞ un

thì chuỗi số hội tụ khi D < 1, phân kỳ khi D > 1.



X
Định lý 4.5. (Tiêu chuẩn Cauchy). Cho chuỗi số dương un . Nếu
n=1

lim n
un = C
n→∞

thì chuỗi số hội tụ khi C < 1, phân kỳ khi C > 1.

Chứng minh. Ta chứng minh tiêu chuẩn D’Alembert (tương tự, độc giả có thể chứng minh
cho tiêu chuẩn Cauchy).
un+1
Thật vậy, giả sử D < 1. Chọn ε khá bé để D + ε < 1. Vì lim = D, nên tồn tại
n→∞ un
un+1
n0 ∈ N để < D + ε, ∀n > n0 . Khi đó
un
un un−1 u2
un = . . . . .u1 ≤ (D + ε)n−1 u1 .
un−1 un−2 u1

X ∞
X
n−1
Vì D + ε < 1, chuỗi (D + ε) u1 hội tụ. Do vậy, theo định lý so sánh, chuỗi un
n=1 n=1
hội tụ.
un+1
Nếu D > 1, thì > 1 ∀n suy ra un+1 > un ∀n, do đó lim un 6= 0, chuỗi số phân kỳ.
un n→∞

184
Ví dụ 4.11. Xét sự hội tụ của các chuỗi số dương

X n2 un+1 (n + 1)2 2n 1 (n + 1)2 1
a) có D = lim = lim . = lim = < 1, nên chuỗi
n=1
2n n→∞ un n→∞ 2n+1 n2 2 n→∞ n 2 2
số hội tụ.

X (n + 1)! un+1 (n + 1)! 5n 1
b) có D = lim = lim . = lim (n + 1) = +∞, nên
n=1
5n n→∞ un n→∞ 5 n+1 n! 5 n→∞
chuỗi số phân kỳ.
∞  n
X 4n2 + 3n − 1
c) có
n=1
3n2 + 4n + 3

√ 4n2 + 3n − 1 4
C = lim n
un = lim 2
= > 1,
n→∞ n→∞ 3n + 4n + 3 3
nên chuỗi số phân kỳ.

X π
d) n5 sin có
n=1
3n
π
un+1 (n + 1)5 sin 3n+1 (n + 1)5 π 3n 1
D = lim = lim 5
. π = lim 5
. n+1 . = < 1,
n→∞ un n→∞ n sin 3n n→∞ n 3 π 3
nên chuỗi số hội tụ.

Chú thích. Ta cũng có thể kết hợp định lý so sánh với các tiêu chuẩn hội tụ. Chẳng hạn,

5 π πn5 X πn5
xét lại ví dụ trên, khi n → ∞ ta có un = n sin n ∼ n = vn , mà chuỗi số sin n
3 3 n=1
3

X π
hội tụ theo tiêu chuẩn D’Alembert, nên chuỗi số n5 sin n hội tụ.
n=1
3

∞  n2
X 1 n+1
e) có
n=1
3n n
n


n
1 1 e
C = lim n = lim 1 + = < 1,
n→∞ 3 n→∞ n 3
nên chuỗi số hội tụ.

X nn
f) có
n=1
n!.2n
n
(n + 1)n+1 n!.2n

un+1 1 1 e
D = lim = lim n+1
. n = lim 1 + = > 1,
n→∞ un n→∞ (n + 1)!.2 n 2 n→∞ n 2
nên chuỗi số phân kỳ.

185
Chú thích. Trường hợp D = 1, hoặc C = 1 thì hai tiêu chuẩn trên chưa kết luận được
về tính hội tụ hay phân kỳ của chuỗi số.

X 1
Theo tiêu chuẩn D’Alembert hay Cauchy thì chuỗi , α ∈ R luôn có D = C = 1.
n=1

Song tùy theo giá trị α, chuỗi số có thể hội tụ hay phân kỳ theo tiêu chuẩn tích phân sau
đây.
Định lý 4.6. (Tiêu chuẩn tích phân). Giả sử hàm số f (x) liên tục, dương, đơn điệu giảm
Z+∞
trên khoảng [1, +∞) và lim f (x) = 0. Khi đó tích phân suy rộng f (x) dx và chuỗi số
x→+∞
1

X
un , với un = f (n), cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
n=1

X 1
Ví dụ 4.12. Xét chuỗi Riemann , α ∈ R. Ta so sánh nó với tích phân suy rộng
n=1

Z+∞
dx
. Dễ dàng thấy f (x) thỏa mãn các điều kiện của tiêu chuẩn tích phân. Ta biết tích

1

X 1
phân này hội tụ khi α > 1 và phân kỳ khi α ≤ 1. Vậy chuỗi số hội tụ khi α > 1 và
n=1

phân kỳ khi α ≤ 1.

X 1
Ví dụ 4.13. Xét chuỗi .
n=1
n ln n
Z+∞
dx
Ta so sánh nó với tích phân suy rộng .
x ln x
2
1
Dễ dàng thấy f (x) = thỏa mãn các điều kiện của tiêu chuẩn tích phân. Do
x ln x
Z+∞ Z+∞ +∞
dx d(ln x)
= = ln |ln x| = +∞
x ln x ln x 2
2 2

phân kỳ, nên chuỗi số phân kỳ.

4.1.3 Chuỗi có số hạng mang dấu bất kỳ

Hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ



X
Xét chuỗi số un với các số hạng un có dấu tùy ý.
n=1

186

X ∞
X
Định lý 4.7. Nếu chuỗi số |un | hội tụ thì chuỗi số un cũng hội tụ.
n=1 n=1


X
Chú thích 1. Đây chỉ là điều kiện đủ chứ không phải là điều kiện cần cho chuỗi số un
n=1

X ∞
X
hội tụ. Nghĩa là nếu chuỗi un hội tụ thì chuỗi |un | có thể hội tụ hoặc phân kỳ.
n=1 n=1

X ∞
X
Bằng phản chứng ta thấy, nếu chuỗi số un phân kỳ thì chuỗi số |un | cũng phân kỳ.
n=1 n=1


X ∞
X
Định nghĩa 4.4. Chuỗi số un được gọi là hội tụ tuyệt đối nếu chuỗi số |un | hội
n=1 n=1

X ∞
X
tụ, là bán hội tụ nếu un hội tụ nhưng |un | phân kỳ.
n=1 n=1


X
Chú thích 2. Nếu dùng tiêu chuẩn D’Alembert hay Cauchy mà biết được chuỗi |un |
n=1

X
phân kỳ thì chuỗi số un cũng phân kỳ.
n=1

Chú thích 3. Một trong những ý nghĩa của khái niệm chuỗi số hội tụ tuyệt đối được thể
hiện như sau:


X
• Nếu chuỗi số un hội tụ tuyệt đối và có tổng là S thì chuỗi số suy ra từ nó bằng
n=1
cách thay đổi thứ tự các số hạng một cách tùy ý cũng hội tụ tuyệt đối và có tổng là
S.

X
• Nếu chuỗi số un bán hội tụ thì ta có thể thay đổi thứ tự các số hạng của nó để
n=1
chuỗi số thu được hội tụ đến một số cho trước hoặc phân kỳ.

Sau đây ta xét một trường hợp đặc biệt của chuỗi có số hạng với dấu bất kỳ.

Chuỗi đan dấu

Định nghĩa 4.5. Chuỗi số đan dấu là chuỗi số có dạng ± (u1 − u2 + u3 − u4 + · · ·), trong
đó un > 0 ∀n.

187
Rõ ràng ta chỉ cần xét chuỗi số có số hạng đầu tiên dương u1 − u2 + u3 − u4 + · · · +
(−1)n−1 un + · · · hay

X
(−1)n−1 un .
n=1

Định lý 4.8. (Leibnitz). Nếu dãy số {un } đơn điệu giảm và có lim un = 0 thì chuỗi đan
n→∞

X
dấu (−1)n−1 un hội tụ và có tổng nhỏ hơn u1 .
n=1

Chú thích. Đây chỉ là điều kiện đủ chứ không phải là điều kiện cần cho chuỗi đan dấu
hội tụ.

X sin n
Ví dụ 4.14. Chuỗi số √ là chuỗi có số hạng với dấu bất kỳ.
n=1
n3 + n

X |sin n|
Ta xét chuỗi số √ .
n 3+n
n=1
∞ ∞
|sin n| 1 X 1 X |sin n|
Vì √ ≤ 3 và chuỗi 3 hội tụ nên chuỗi √ hội tụ, chuỗi số đã cho
n3 + n n2 n=1 n 2
n=1
n 3+n

hội tụ tuyệt đối.


∞ ∞ X ∞
X
n−1 1 X n−1 1 1
Ví dụ 4.15. Chuỗi số đan dấu (−1) √ có (−1) √ = √
n=1
n+3 n=1
n+3
n=1
n+3

1 1 X 1
phân kỳ vì √ ∼ 1 và 1 phân kỳ. Song chuỗi đan dấu này có
n+3 n2 n=1 n
2

1 1 1
un = √ >p = un+1 và lim un = lim √ =0
n+3 (n + 1) + 3 n→∞ n→∞ n+3

nên hội tụ.



X 1
Vậy chuỗi số (−1)n−1 √ bán hội tụ.
n=1
n + 3
∞  n
X
n n−1
Ví dụ 4.16. Chuỗi số (−1) có
n=1
n + 1

 n "  n+1 # −2n


n+1
n−1 −2 −2
lim = lim 1+ = e−2 6= 0
n→∞ n+1 n→∞ n+1

không thỏa mãn điều kiện cần của chuỗi hội tụ, nên chuỗi số này phân kỳ.

188
Chú thích. Ta có thể chứng minh tính đơn điệu giảm của dãy số {un } bằng việc chứng
tỏ đạo hàm f 0 (x) < 0, ∀x > x0 trong đó un = f (n).

X ln n ln n ln x
Ví dụ 4.17. Chuỗi số đan dấu (−1)n−1 có un = = f (n) với f (x) = , mà
n=1
n n x
 
0 1 − ln x ln n
f (x) = < 0 ∀x > 1 nên f (x) đơn điệu giảm, suy ra đơn điệu giảm. Lại
x2 n
1 ∞
ln n ln x X ln n
có lim = 0 do lim = lim x = 0. Do đó (−1)n−1 hội tụ.
n→∞ n x→∞ x x→∞ 1 n
n=1
∞ ∞
X ln n ln n 1 X 1
Tuy nhiên chuỗi phân kỳ vì > với mọi n ≥ 3 và chuỗi phân kỳ.
n=1
n n n n=1
n
Vậy chuỗi đã cho bán hội tụ.

4.2 Chuỗi hàm số

4.2.1 Khái niệm chung về chuỗi hàm số

Định nghĩa 4.6. Cho một dãy hàm số {un (x)} := u1 (x), u2 (x), . . . , un (x), . . . xác định
trên một tập X nào đó, ta gọi tổng vô hạn các hàm số của dãy này

X
un (x) = u1 (x) + u2 (x) + · · · + un (x) + · · ·
n=1

là chuỗi hàm số.



X
Tại mỗi điểm x0 ∈ X ta có chuỗi số un (x0 ).
n=1

X
Định nghĩa 4.7. Nếu chuỗi số un (x0 ) hội tụ thì x0 được gọi là điểm hội tụ của chuỗi
n=1

X
hàm; nếu chuỗi số un (x0 ) phân kỳ thì x0 được gọi là điểm phân kỳ của chuỗi hàm.
n=1

Tập hợp tất cả những điểm hội tụ của chuỗi hàm được gọi là miền hội tụ của nó.

Trên miền hội tụ ta tính được tổng của chuỗi hàm, do vậy, tổng của chuỗi hàm là một
hàm số S(x) xác định trên miền hội tụ của nó.

Ví dụ 4.18. a) Chuỗi hàm số



X
xn = 1 + x + x2 + · · · + xn + · · ·
n=0

189
là cấp số nhân vô hạn có công bội x, nó hội tụ khi và chỉ khi |x| < 1. Vậy chuỗi
1
hàm có miền hội tụ (−1, 1) và có tổng S(x) = xác định trên miền này.
1−x

X 1
b) Chuỗi hàm số hội tụ khi x > 1, phân kỳ khi x ≤ 1 nên có miền hội tụ là
n=0
nx
khoảng (1, +∞).
∞ ∞
X sin nx | sin nx| 1 X 1
c) Chuỗi hàm số 2 2
có 2 2
≤ 2 , mà chuỗi hội tụ, vậy chuỗi hàm
n=1
n +x n +x n n=1
n2
này hội tụ tuyệt đối trên miền hội tụ (−∞, ∞).

Chú thích. Ta có thể sử dụng tiêu chuẩn D’Alembert hay Cauchy để tìm miền hội tụ cho
chuỗi hàm.

X (2x − 1)n
Ví dụ 4.19. Tìm miền hội tụ của chuỗi hàm số √ (1).
n=1
3n + 2

X |(2x − 1)n |
Giải. Xét chuỗi √ (2) và áp dụng tiêu chuẩn D’Alembert, ta có
n=1
3n + 2

un+1 (x) |(2x − 1)n+1 | 3n + 2
D(x) = lim = lim √ .
n→∞ un (x) n→∞ 3n + 5 |(2x − 1)n |

3n + 2
= |2x − 1|. lim √ = |2x − 1|.
n→∞ 3n + 5
Với D(x) = |2x − 1| < 1 thì chuỗi hàm (2) hội tụ nên chuỗi hàm (1) hội tụ; D(x) =
|2x − 1| > 1 thì chuỗi hàm (2) phân kỳ nên chuỗi hàm (1) phân kỳ.

X 1
Khi D(x) = |2x−1| = 1 tương ứng với 2x−1 = 1 chuỗi (1) trở thành chuỗi số √
n=1
3n + 2

X (−1)n
phân kỳ; còn với 2x − 1 = −1 chuỗi (1) trở thành chuỗi số đan dấu √ thỏa
n=1
3n + 2
mãn điều kiện của định lý Leibnitz nên hội tụ.
Vậy miền hội tụ của chuỗi hàm đã cho là −1 ≤ 2x − 1 < 1 hay 0 ≤ x < 1.
∞  n
X 2n + 3
Ví dụ 4.20. Tìm miền hội tụ của chuỗi hàm số (x − 1)2n .
n=1
2n − 1
Giải. Do các số hạng của chuỗi đều dương, áp dụng tiêu chuẩn Cauchy, ta có
p 2n + 3
C(x) = lim n
un (x) = lim (x − 1)2
n→∞ n→∞ 2n − 1
2n + 3
= (x − 1)2 lim = (x − 1)2 .
n→∞ 2n − 1

190
Với C(x) = (x − 1)2 < 1 thì chuỗi hàm hội tụ; C(x) = (x − 1)2 > 1 thì chuỗi hàm phân kỳ;
∞  n ∞  n
2
X n+3 n
X 2n + 6
C(x) = (x−1) = 1 thì chuỗi hàm trở thành chuỗi số .2 =
n=1
2n − 1 n=1
2n − 1
phân kỳ do không thỏa mãn điều kiện cần để chuỗi số hội tụ:
7n
 n "  2n−1 # 2n−1
2n + 6 7 7 7
lim = lim 1+ = e 2 6= 0.
n→∞ 2n − 1 n→∞ 2n − 1
Vậy miền hội tụ của chuỗi hàm đã cho là (x − 1)2 < 1 hay 0 < x < 2.

Hội tụ đều của chuỗi hàm số

Định nghĩa(4.8. Chuỗi


n
) hàm số được gọi là hội tụ đều trên tập X nếu dãy các tổng riêng
X
{Sn (x)} := uk (x) hội tụ đều tới hàm tổng S(x) trên tập này. Nghĩa là ∀ε > 0 bé
k=1
tùy ý, ∃n0 (ε) ∈ N sao cho ∀n > n0 thì |Sn (x) − S(x)| < ε đúng với ∀x ∈ X.

Chú ý. Nếu biểu thức |Sn (x) − S(x)| < ε chỉ đúng với từng điểm, nghĩa là n0 phụ thuộc
cả vào x thì chuỗi hàm chỉ hội tụ theo từng điểm chứ không hội tụ đều.

X
Định lý 4.9. (Tiêu chuẩn Weierstrass). Nếu tồn tại một chuỗi số dương vn hội tụ mà
n=1
∀n > n0 ⇒ |un (x)| ≤ vn , ∀x ∈ X thì chuỗi hàm hội tụ đều trên tập X.

X 1 1 ≤ 1 , ∀x ∈ R,

Chẳng hạn, ta thấy chuỗi hàm 2
có |u n (x)| =
2
n=1
n(n + x ) n(n + x ) n2

X 1
∀n ≥ 1, mà chuỗi số dương hội tụ nên chuỗi hàm đang xét hội tụ đều trên toàn
n=1
n2
trục số.

Một số tính chất của chuỗi hàm hội tụ đều



X
a) Nếu ∀n có un (x) liên tục trên tập X và chuỗi hàm un (x) hội tụ đều, thì hàm
n=1
tổng S(x) cũng liên tục trên X.

X
b) Nếu ∀n có un (x) liên tục trên đoạn [a, b] và chuỗi hàm un (x) hội tụ đều trên đó,
n=1
thì hàm tổng S(x) khả tích trên [a, b], đồng thời ta có
∞ Zb Z b "X∞ Zb
#
X
un (x) dx = un (x) dx = S(x) dx.
n=1 a a n=1 a

191
c) Nếu ∀n có un (x) liên tục, khả vi trên (a, b) và chuỗi hàm hội tụ đều trên đó, thì
hàm tổng S(x) cũng khả vi trên đó, đồng thời ta có

"∞ #
X d d X d
un (x) = un (x) = S(x).
n=1
dx dx n=1
dx

4.2.2 Chuỗi lũy thừa

Định nghĩa 4.9. Chuỗi hàm số có dạng



X
an xn = a0 + a1 x + a2 x2 + · · · + an xn + · · · ,
n=0

trong đó an là những số thực đã biết ∀n, được gọi là chuỗi lũy thừa.

X
Định lý 4.10. (Abel). Nếu chuỗi lũy thừa an xn hội tụ tại x = x0 6= 0 thì nó hội tụ
n=0
tuyệt đối tại mọi x với |x| < |x0 |.


X
Chứng minh. Do chuỗi số an xn0 hội tụ nên lim an xn0 = 0, hay ∃M > 0 để |an xn0 | ≤ M ,
n→∞
n=0
∀n. Ta có
∞ ∞  n
X
n
X x
an x = an xn0 .
n=0 n=0
x0
 n n ∞
x x X
Vì an x0
n ≤ M ∀n, áp dụng định lý so sánh cho hai chuỗi số dương
|an xn |,
x0 x0 n=0
∞ ∞
x n

X X
ta suy ra rằng chuỗi lũy thừa
x0 an xn hội tụ tuyệt đối tại mọi x thỏa mãn
n=0 n=0
|x| < |x0 |.

X
Hệ quả. Nếu chuỗi lũy thừa an xn phân kỳ tại x = x1 thì nó phân kỳ tại mọi x thỏa
n=0
mãn |x| > |x1 |.
Độc giả tự chứng minh bằng phản chứng.

X
Rõ ràng chuỗi lũy thừa an xn luôn hội tụ tại x = 0. Từ định lý Abel và hệ quả của
n=0
nó ta suy ra tồn tại một số r (0 ≤ r ≤ +∞) sao cho chuỗi lũy thừa hội tụ tuyệt đối
∀x ∈ (−r, r), phân kỳ ∀x ∈ (−∞, −r) ∪ (r, ∞), còn tại x = ±r chuỗi có thể hội tụ hoặc
phân kỳ.

192
Định nghĩa 4.10. Khoảng (−r, r) được gọi là khoảng hội tụ và r được gọi là bán kính hội
tụ của chuỗi lũy thừa.

Do vậy, để tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa, ta tìm bán kính hội tụ và được khoảng hội
tụ của nó, rồi khảo sát sự hội tụ của nó tại hai mút x = ±r bằng cách sử dụng các kiến
thức về chuỗi số đã nêu ở các mục trước.

Quy tắc tìm bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa

X
Cho chuỗi lũy thừa an x n .
n=0

|an+1 | p
Định lý 4.11. Nếu lim = ρ hoặc lim n |an | = ρ thì bán kính hội tụ r cho bởi
n→∞ |an | n→∞
công thức 



 0 nếu ρ = +∞

r = +∞ nếu ρ=0
1


nếu 0 < ρ < +∞.



ρ

X
Ví dụ 4.21. Tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa (−1)n n!xn .
n=0

|an+1 | (n + 1)!
Giải. Ta có ρ = lim = lim = lim (n + 1) = +∞, suy ra r = 0, hay miền
n→∞ |an | n→∞ n! n→∞
hội tụ của chuỗi lũy thừa này là D = {0}.

X 4n xn
Ví dụ 4.22. Tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa (−1)n−1 .
n=0
n!
|an+1 | 4
Giải. Ta có ρ = lim = lim = 0, suy ra r = +∞, hay miền hội tụ của chuỗi
n→∞ |an | n→∞ n + 1
lũy thừa này là D = R.

X nxn
Ví dụ 4.23. Tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa (−1)n−1 .
n=0
2n
|an+1 | n+1 1
Giải. Ta có ρ = lim = lim = , suy ra r = 2, khoảng hội tụ của chuỗi hàm
n→∞ |an | n→∞ 2n 2
là (−2, 2).
∞ n ∞
n−1 n(−2)
X X
Khi x = −2, chuỗi hàm trở thành (−1) =− n; khi x = 2 chuỗi hàm trở
n=0
2n n=0

193
∞ n ∞
n−1 n.2
X X
thành (−1) n
= (−1)n n, các chuỗi số này đều phân kỳ do không thỏa mãn
n=0
2 n=0
điều kiện cần của chuỗi số hội tụ. Vậy miền hội tụ của chuỗi lũy thừa này là D = (−2, 2).

Chú thích. Một số chuỗi hàm có thể đưa về chuỗi lũy thừa nhờ phép đổi biến thích hợp.

X (2x − 1)n
Ví dụ 4.24. Xét lại chuỗi hàm √ . Với phép đổi biến X = 2x − 1 ta có chuỗi
n=0
3n + 2

X Xn
lũy thừa theo X là √ . Ta có
n=0
3n + 2

|an+1 | 3n + 2
ρ = lim = lim √ =1
n→∞ |an | n→∞ 3n + 5
suy ra r = 1, khoảng hội tụ của chuỗi hàm là X ∈ (−1, 1).

X 1
Khi X = 1, chuỗi hàm trở thành √ là chuỗi số phân kỳ. Khi X = −1, chuỗi
n=0
3n + 2

X (−1)n
hàm trở thành √ là chuỗi số hội tụ do thỏa mãn điều kiện hội tụ của chuỗi đan
n=0
3n + 2

X Xn
dấu. Do đó chuỗi hàm √ hội tụ khi và chỉ khi
n=0
3n + 2

−1 ≤ X < 1 ⇔ −1 ≤ 2x − 1 < 1 ⇔ 0 ≤ x < 1.

Vậy miền hội tụ của chuỗi hàm đã cho là D = [0, 1).


∞  n
X 2n − 1 1
Ví dụ 4.25. Tìm miền hội tụ của chuỗi hàm .
n=0
n+1 (x − 2)n
1
Giải. Với x 6= 2, đặt X = , chuỗi hàm được đưa về chuỗi lũy thừa theo X:
x−2

X 2n − 1 n
 
X n.
n=0
n + 1
p 2n − 1 1
Ta có ρ = lim n |an | = lim = 2, suy ra r = , khoảng hội tụ của chuỗi hàm là
 n→∞
 n→∞ n + 1 2
1 1
X∈ − , .
2 2
∞  n  n ∞  n
1 X 2n − 1 1 X 2n − 1
Khi X = , chuỗi hàm trở thành = , là chuỗi số
2 n=0
n + 1 2 n=0
2n + 2
phân kỳ do
−3n
 n "  2n+2 # 2n+2
2n − 1 −3 −3 3
lim = lim 1+ = e− 2 6= 0.
n→∞ 2n + 2 n→∞ 2n + 2

194
∞  n
1 X 2n − 1
Tương tự X = − cũng là điểm phân kỳ. Do đó chuỗi hàm X n hội tụ khi
2 n=0
n + 1
và chỉ khi "
1 1 1 1 1 x>4
− <X< ⇔− < < ⇔
2 2 2 x−2 2 x<0
Vậy miền hội tụ của chuỗi hàm đã cho là D = (−∞, 0) ∪ (4, +∞).

Tính chất của chuỗi lũy thừa

Áp dụng tiêu chuẩn Weierstrass, ta có chuỗi lũy thừa hội tụ đều trên mọi đoạn [−a, a]
nằm trong khoảng hội tụ của nó. Do vậy, hàm tổng của chuỗi lũy thừa khả tích và khả vi
trên mọi đoạn thuộc miền hội tụ của nó và ta có thể lấy tích phân, đạo hàm từng số hạng
của chuỗi lũy thừa trên các miền này.

4.3 Chuỗi Fourier

4.3.1 Chuỗi lượng giác

Định nghĩa 4.11. Chuỗi lượng giác là chuỗi hàm số có dạng



X
a0 + (an cos nx + bn sin nx),
n=1

trong đó a0 , an , bn là những hằng số ∀n.

Nhận thấy số hạng tổng quát un (x) = an cos nx + bn sin nx là hàm số tuần hoàn chu kỳ

do vậy nếu chuỗi lượng giác hội tụ thì tổng của nó là hàm số tuần hoàn chu kỳ 2π.
n

4.3.2 Chuỗi Fourier

Khai triển Fourier của hàm tuần hoàn chu kỳ 2π

Cho hàm số f (x) tuần hoàn chu kỳ 2π, giả sử có thể khai triển thành chuỗi lương giác thì
công thức khai triển sẽ là

a0 X
f (x) = + (an cos nx + bn sin nx),
2 n=1

195
trong đó
Zπ Zπ Zπ
1 1 1
a0 = f (x) dx, an = f (x) cos nx dx, bn = f (x) sin nx dx.
π π π
−π −π −π

Định nghĩa 4.12. Chuỗi lượng giác và các hệ số a0 , an , bn ∀n được tính theo các công
thức trên, tương ứng, được gọi là chuỗi Fourier và các hệ số Fourier của hàm f (x).

Chú thích. Nếu f (x) là hàm lẻ thì a0 = 0, an = 0 ∀n biểu thức khai triển của hàm f (x)
chỉ gồm toàn hàm sin, còn nếu f (x) là hàm chẵn thì bn = 0 ∀n, biểu thức khai triển của
hàm f (x) chỉ gồm toàn hàm cosin.
Sau đây ta trình bày điều kiện đủ để hàm số f (x) có thể khai triển thành chuỗi Fourier.

Định lý 4.12. (Dirichlet). Nếu hàm số f (x) tuần hoàn với chu kỳ 2π, đơn điệu từng khúc
và bị chặn trên đoạn [−π, π] thì chuỗi Fourier của nó hội tụ tại mọi điểm trên đoạn đó và
có tổng S(x),

f (x) tại x hàm f (x) liên tục,


S(x) = f (x0 + 0) + f (x0 − 0)

 tại x hàm f (x) gián đoạn.
2

Ví dụ 4.26. Khai triển hàm tuần hoàn chu kỳ 2π, f (x) = x trên khoảng (−π, π).
Giải. Đồ thị hàm số cho trong Hình 4.1.

Hình 4.1

Hàm số f (x) thỏa mãn điều kiện định lý Dirichlet. Do f (x) là hàm lẻ nên

Zπ Zπ
1 1
a0 = x dx = 0, an = x cos nx dx = 0, ∀n
π π
−π −π

196
còn
Zπ Zπ
1 2 (−1)n+1 .2
bn = x sin nx dx = x sin nx dx = , ∀n.
n π n
−π 0

Vậy  
1 1 sin nx
f (x) = 2 sin x − sin 2x + sin 3x − · · · + (−1)n+1 + ···
2 3 n
Tại các điểm gián đoạn x = ±π, tổng của chuỗi bằng
1
[f (π + 0) + f (π − 0)] = 0.
2
Ví dụ 4.27. Khai triển hàm tuần hoàn chu kỳ 2π, f (x) = |x| với x ∈ [−π, π]. Từ đó tính

X 1
tổng S = 2
.
n=0
(2n + 1)
Giải. Hàm số f (x) liên tục ∀x, thỏa mãn định lý Dirichlet, đồ thị hàm số cho trong Hình
4.2.

Hình 4.2


1
Do hàm f (x) chẵn nên bn = |x| sin nx dx = 0, còn
π
−π

Zn
2
a0 = x dx = π,
π
0
 
Zn π Zπ
2 2 x sin nx 1
an = x cos nx dx =  − sin nx dx
π π n
0 n
0 0
π
2 cos nx 1
= . = [(−1)n − 1]
πn n 0 πn2

4
−
 khi n = 2m + 1,
= π(2m + 1)2 (m ∈ N)
0 khi n = 2m

197
Vậy


π 4 X cos(2m + 1)x
f (x) = |x| = −
2 π m=0 (2m + 1)2
 
π 4 cos x cos 3x cos 5x
= − + + + ··· , ∀x.
2 π 12 32 52

Thay x = 0 vào công thức trên, ta nhận được


π 4X 1
0= − .
2 π m=0 (2m + 1)2


X 1 π2
Suy ra S = = .
n=0
(2n + 1)2 8

Ví dụ 4.28. Khai triển hàm tuần hoàn chu kỳ 2π,


0 khi − π ≤ x < 0
f (x) =
x khi 0 ≤ x < π.

Giải. Hàm f (x) thỏa mãn định lý Dirichlet, có đồ thị cho trong Hình 4.3.

Hình 4.3

198
Hàm số này không chẵn, không lẻ, ta có


1 π
a0 = x dx = ,
π 2
−π
 
Zπ π Zπ
1 1 x sin nx 1
an = x cos nx dx =  − sin nx dx
π π n
0 n
−π 0
 2
π −
1 cos nx 1 khi n lẻ,
= . = [(−1)n
− 1] = πn2
πn n 0 πn2  0 khi n chẵn,
 
Zπ π Zπ
1 1 x cos nx 1
bn = x sin nx dx = − + cos nx dx
π π n
0 n
−π 0

1
π  1 khi n lẻ,
= − . cos nx = n 1

πn 0 −
 khi n chẵn.
n

Vậy

   
π 2 cos x cos 3x cos 5x sin x sin 2x sin 3x
f (x) = − + + + ··· + − + + ···
4 π 12 32 52 1 2 3

Tại các điểm gián đoạn x = (2n + 1)π (n ∈ Z), tổng của chuỗi bằng trung bình cộng giới
π+0 π
hạn phải và giới hạn trái, tức là bằng = .
2 2

Chú thích. Nếu f (x) tuần hoàn chu kỳ 2π thì với số a bất kỳ, ta luôn có

Zπ a+2π
Z
f (x) dx = f (x) dx,
−π a

nghĩa là khi tính các hệ số Fourier của hàm tuần hoàn chu kỳ 2π ta có thể lấy tích phân
trên khoảng bất kỳ có độ dài 2π.

Ví dụ 4.29. Khai triển hàm tuần hoàn chu kỳ 2π, f (x) = x khi 0 ≤ x ≤ 2π.
Giải. Hàm f (x) thỏa mãn định lý Dirichlet, có đồ thị cho trong Hình 4.4.

199
Hình 4.4

Chọn đoạn lấy tích phân [0, 2π], ta có

Z2π
1
a0 = x dx = 2π,
π
0
Z2π
1
an = x cos nx dx = 0,
π
0
Z2π
1 2
bn = x sin nx dx = − .
π π
0

Vậy
 
sin x sin 2x sin 3x
f (x) = π − 2 + + + ···
1 2 3

Tại các điểm gián đoạn x = 2πn (n ∈ Z), tổng của chuỗi bằng trung bình cộng giới hạn
2π + 0
phải và giới hạn trái, tức là bằng = π.
2

4.3.3 Khai triển Fourier của hàm tuần hoàn có chu kỳ bất kỳ

Cho hàm số f (x) tuần hoàn chu kỳ 2l, đơn điệu từng khúcvà bịchặn trên đoạn [−l, l], thì
l π l 0
bằng phép đổi biến x = x0 ⇔ x0 = x ta có f (x) = f x = F (x0 ) lại là hàm tuần
π l x
hoàn chu kỳ 2π theo x0 , thỏa mãn các điều kiện để có thể khai triển thành chuỗi Fourier

  ∞
l 0 a0 X
f (x) = f x = + (an cos nx0 + bn sin nx0 )
π 2 n=1

200

a0 X nπx nπx
hay f (x) = + (an cos + bn sin ), trong đó
2 n=1
l l

Zπ   Zl
1 l 0 0 1
a0 = f x dx = f (x) dx,
π π l
−π −l
Zπ   Zl
1 l 0 1 nπx
an = f x cos nx0 dx0 = f (x) cos dx, n = 1, 2, . . .
π π l l
−π −l
Zπ   Zl
1 l 0 0 0 1 nπx
bn = f x sin nx dx = f (x) sin dx, n = 1, 2, . . .
π π l l
−π −l

Ví dụ 4.30. Cho hàm hàm số tuần hoàn chu kỳ T = 2 có dạng f (x) = x2 , x ∈ [−1, 1].
Hãy khai triển hàm số f (x) thành chuỗi Fourier.
Giải. Hàm số này thỏa mãn định lý Dirichlet và có đồ thị cho trong Hình 4.5.

Hình 4.5

Vì f (x) là hàm chẵn, nên bn = 0 (n = 1, 2, . . . và do l = 1 nên


Z1 Z1
1 2
a0 = f (x) dx = 2 x2 dx = ,
1 3
−1 0
Z1 Z1
1 nπx 4
an = f (x) cos dx = 2 x2 cos nπx dx = (−1)n .
1 1 π 2 n2
−1 0
 
1 4 cos 2πx cos 3πx
Suy ra f (x) = − 2 cos x − + − · · · , và do hàm f (x) liên tục trên
3 π 22 32
toàn trục số nên công thức này đúng trên toàn R.

Ví dụ 4.31. Cho hàm tuần hoàn chu kỳ T = 2 có dạng f (x) = 2 − x, 0 < x < 2. Hãy

X (−1)n
khai triển hàm f (x) thành chuỗi Fourier và tính tổng S = .
n=0
2n + 1

201
Giải. Hàm số f (x) thỏa mãn định lý Dirichlet và có đồ thị cho trong Hình 4.6.

Hình 4.6

Hàm số này không chẵn, không lẻ, ta có

Z2 2
1 1
2
a0 = (2 − x) dx = (x − 2) = 2,
1 2 0
0
Z2 2 Z2
1 (x − 2) cos nπx 1
an = (2 − x) cos nπx dx = + nπ sin nπx dx
1 nπ 0
0 0
2
1
= − 2 2 . cos nπx = 0, n = 1, 2, . . .
nπ 0
2 2 Z2
(x − 2) cos nπx
Z
1 1
bn = (2 − x) sin nπx dx = + nπ cos nπx dx
1 nπ 0
0 0
2
2 1 2
= − 2 2 . sin nπx = , n = 1, 2, . . .
πn n π 0 πn


2 X sin nπx
Vậy f (x) = 2 − x = 1 + , ∀x 6= 2k, k ∈ Z.
π n=1 n
Tại các điểm gián đoạn x = 2k, k ∈ Z, tổng của chuỗi bằng trung bình cộng giới hạn phải
0+2
và giới hạn trái, tức là bằng = 1. Suy ra
2

2 X sin nπx
1−x= , ∀x 6= 2k, k ∈ Z.
π n=1 n

1
Khi thay x = vào công thức trên, ta nhận được
2
∞ ∞
1 2 X sin nπ
2 2 X (−1)m
= = .
2 π n=1 n π m=1 2m + 1

202
Suy ra

X (−1)n π
S= = .
n=1
2n + 1 4

4.3.4 Khai triển hàm số bất kỳ thành chuỗi Fourier

Giả sử f (x) là hàm số đơn điệu từng khúc và bị chặn trên đoạn [a, b]. Để có thể khai triển
hàm f (x) thành chuỗi Fourier, ta xây dựng một hàm phụ F (x) tuần hoàn có chu kỳ lớn
hơn hoặc bằng T = b − a sao cho

f (x) = f (x), ∀x ∈ [a, b].

Chú thích. Khi đó biểu thức khai triển Fourier sẽ có tổng bằng hàm số f (x) tại mọi
x ∈ [a, b] mà f (x) liên tục. Do ta có thể xây dựng nhiều hàm F (x) khác nhau nên hàm
f (x) có thể biểu diễn dưới nhiều dạng chuỗi Fourier. Các dạng khai triển này gọi chung
là thác triển tuần hoàn hàm số f (x) nêu trên. Đặc biệt, ta chú ý tới hai dạng khai triển
quan trọng sau đây.

Định nghĩa 4.13. (Thác triển chẵn, thác triển lẻ).


Cho hàm số f (x) đơn điệu từng khúc và bị chặn trên đoạn [0, a] (với a > 0). Ta lập các
hoàn tuần hoàn F1 (x) và F2 (x) chu kỳ T = 2a, tương ứng như sau

f (−x) khi − a < x < 0,
F1 (x) =
f (x) khi 0 < x < a,

−f (−x) khi − a < x < 0,
F2 (x) =
 f (x) khi 0 < x < a.

Khi đó, F1 (x) là hàm chẵn, còn F2 (x) là hàm lẻ. Khai triển các hàm này thành chuỗi
Fourier, tương ứng ta nhận được các biểu diễn của hàm f (x) theo các hàm cosin hoặc theo
các hàm sin. Chúng được gọi là các thác triển chẵn và lẻ của hàm f (x) đã cho.
x
Ví dụ 4.32. Khai triển hàm f (x) = với 0 < x < 2 thành chuỗi Fourier
2
a) chỉ chứa các hàm số cosin,
b) chỉ chứa các hàm số sin.
x
Giải. a) Ta xây dựng hàm g(x) chẵn, tuần hoàn có chu kỳ T = 4 và g(x) = f (x) = với
2
0 < x < 2. Đồ thị hàm này được cho trên Hình 4.7.

203
Hình 4.7

Vì g(x) là hàm chẵn, nên bn = 0, n = 1, 2, . . . còn

Z2 Z2
1 x
a0 = f (x) dx = dx = 1,
2 2
−2 0
Z2 Z2
1 nπx x nπx
an = f (x) cos dx = cos dx
2 2 2 2
−2 0
2 Z2
x nπx 1 nπx 2
= sin − sin dx = 2 2 (cos nπ − 1)
nπ 2 0 nπ
2 nπ
0

 0 khi n chẵn,
= 4
− khi n lẻ.
n2 π 2

Do vậy
 
1 4 πx 1 3πx 1 5πx
f (x) = + 2 cos + 2 cos + 2 cos + ··· .
2 π 2 3 2 5 2

x
b) Ta xây dựng hàm g(x) lẻ, tuần hoàn có chu kỳ T = 4 và g(x) = f (x) = với 0 < x < 2.
2
Đồ thị hàm này được cho trên Hình 4.8.

Hình 4.8

204
Vì g(x) là hàm lẻ, nên an = 0, n = 0, 1, 2, . . . và

Z2 Z2
1 nπx x nπx
bn = f (x) sin dx = sin dx
2 2 2 2
−2 0
2 Z2
x nπx 1 nπx
=− cos + cos dx
nπ 2 0 nπ
2
0
2 2
=− cos nπ = (−1)n+1 , n = 1, 2, . . .
n2 π 2 nπ

Do vậy
 
x 2 πx 1 2πx 1 3πx
f (x) = = sin − sin + sin + ··· .
2 π 2 2 2 3 2

Ví dụ 4.33. Cho hàm f (x) = x, 0 < x < 1.


a) Khai triển hàm f (x) thành chuỗi Fourier.
b) Khai triển hàm f (x) thành chuỗi Fourier chỉ chứa các hàm số cosin.
c) Khai triển hàm f (x) thành chuỗi Fourier chỉ chứa các hàm số sin.
Giải. a) Ta xây dựng hàm F (x) tuần hoàn có chu kỳ T = 1 và F (x) = f (x) = x với mọi
x ∈ (0, 1). Đồ thị hàm F (x) cho trên Hình 4.9a.

Hình 4.9a

Theo công thức ở trên, ta nhận được

∞   ∞
a0 X nπx nπx a0 X
f (x) = x = + an cos 1 + bn sin 1 = + (an cos 2nπx + bn sin 2nπx) ,
2 n=1 2 2
2 n=1

205
trong đó

Z1 Z1
1
a0 = 1 f (x) dx = 2 x dx = 1;
2
0 0
Z1 Z1
1 nπx
an = 1 f (x) cos 1 dx = 2 x cos 2nπx dx
2 2
0 0
 
1 Z1 1
x 1 1
=2  sin nπx − sin 2nπx dx = cos 2nπ = 0, n = 1, 2, . . .
2nπ 0 2nπ 2n2 π 2
0
0
Z1 Z1
1 nπx
bn = 1 f (x) sin 1 dx = 2 x sin 2nπx dx
2 2
0 0
 
1 Z1
x 1 1
= −2  cos nπx − cos 2nπx dx = − , n = 1, 2, . . .
2nπ 0 2nπ nπ
0

Do vậy

1 1 X sin 2nπx
x= − .
2 π n=1 n

Công thức này đúng ∀x ∈ (0, 1).


b) Bằng cách xây dựng hàm F1 (x) chu kỳ T = 2 và


−x khi − 1 < x < 0,
F1 (x) = ⇒ F1 (x) = |x|, x ∈ (−1, 1).
x khi 0 < x < 1

Đồ thị hàm F1 (x) cho trong Hình 4.9b.

Hình 4.9b

206
Vì F1 (x) là hàm chẵn, nên bn = 0, n = 1, 2, . . .

Z1
a0 = 2 x dx = 1;
0
 
Z1 1 Z1
x sin nπx
1
an = 2 x cos nπx dx = 2  − sin nπx dx

0 nπ
0 0
1
2 2
= 2 2 cos nπx = 2 2 [(−1)n − 1]
nπ 0 nπ


 0 khi n = 2m
= 4 m = 0, 1, 2, . . .
− 2
 khi n = 2m + 1,
π (2m + 1)2

Do vậy

1 4 X cos(2m + 1)πx
x= − 2 .
2 π n=0 (2m + 1)2

Công thức này đúng ∀x ∈ [0, 1].


c) Bằng cách xây dựng hàm F2 (x) chu kỳ T = 2 và F2 (x) = x ∀x ∈ (−1, 1). Đồ thị hàm
F2 (x) cho trong Hình 4.9c.

Hình 4.9c

Vì F2 (x) là hàm lẻ, nên an = 0, n = 0, 1, 2, . . .


 
Z1 1 Z1
x cos nπx 1
bn = 2 x sin nπx dx = −2  − cos nπx dx

0 nπ
0 0
1
2 2
=− cos nπ − 2 2 sin nπx
nπ nπ 0
n−1 2
= (−1) , n = 1, 2, . . .

207
Do vậy

2 X (−1)n−1 sin nπx
x= .
π n=0 n

Công thức này đúng ∀x ∈ [0, 1).

208
4.4 Câu hỏi chương 4

1. Hãy trình bày một vài mối liên hệ giữa các kiến thức của giới hạn dãy số trong việc
thiết lập các điều kiện hội tụ, phân kỳ của chuỗi số dương, chuỗi số đan dấu và
chuỗi số có dấu bất kỳ.

2. Hãy nêu mối liên hệ giữa chuỗi số và tích phân suy rộng của hàm số.

3. Hãy nêu mối liên hệ về tính hội tụ và phân kỳ giữa chuỗi số dương, chuỗi số đan
dấu và chuỗi số có dấu bất kỳ.

4. Hãy trình bày mối liên hệ giữa khai triển taylor của hàm số với chuỗi lũy thừa.

5. Hãy trình bày một khái niệm cơ bản về sự hội tụ đều của chuỗi hàm số. Tìm hiểu
điều kiện cần và đủ để chuỗi hàm hội tụ đều và ý nghĩa của tính hội tụ đều của
chuỗi hàm số

6. Hãy phân tích một số tính chất và tìm hiểu một số ứng dụng của chuỗi lũy thừa.

7. Hãy phân tích một số tính chất và tìm hiểu một số ứng dụng của chuỗi Fourier.

209
4.5 Bài tập chương 4

1. Tìm tổng riêng và tổng (nếu có) của các chuỗi số:

X 1 1 1 1
1) = + + ··· + + ···
n=1
(3n − 2)(3n + 1) 1.4 4.7 (3n − 2)(3n + 1)

1 1 1 1
2) + + + + ···
1.3 3.5 5.7 7.9
1 1 1 1
3) + + + + ···
1.2.3 2.3.4 3.4.5 4.5.6

X 2n + 1
4) .
n=1
n (n + 1)2
2

2. Sử dụng điều kiện cần và tiêu chuẩn so sánh xét sự hội tụ của các chuỗi số sau:
∞ ∞ ∞
X X 2n X 2n2 − 1
1) (−1)n−1 2) 3) (−1)n−1
n=1 n=1
n.5n n=1
n2 + n + 1
∞  ∞ ∞
X √  X 2n2 − 1 X 2n + 2n10 + 1
4) n2 +n−n 5) arctan 2 6)
n=1 n=1
2n + n + 1 n=1
3n + 5n8
∞   ∞   ∞
X 2 X π X 1 1
7) 1 − cos 8) ln 1 + sin √ 9) √ tan
n=1
n n=1
2n n n=1
3
n n
∞ ∞ ∞
X n + ln n X 1  1  X arctan n1
10) 11) √ 2n − 1 12) √
n=1
2n2 + n n=1
n n=1
2n + 1
∞  n ∞ ∞
X 3n X π X 2n + 1
13) 14) n tan 15) √
n=1
3n + 1 n=1
2n+1 n=1
(n2 + 1) n + 1

X 1 2 3 4 5 1 4 9 16
16) 17) + + + + ··· 18) + + + + ···
n=1
ln(1 + n) 3 5 7 9 3 9 19 33

3. Sử dụng các tiêu chuẩn hội tụ của chuỗi số dương xét sự hội tụ của các chuỗi số
sau:
∞ √ ∞ ∞  n(n−1)
X n 2n + 1 X 2n + 1 X n−1
1) 2) 3)
n=1
2n n=1
4n − 1 n=1
n+1
∞  2n−1 ∞ ∞
X n X 2n−1 X 2n−1
4) 5) 6)
n=1
3n − 1 n=1
nn n=1
(n − 1)!

210
∞ ∞ ∞
X 2n X 3n n! X 1
7) 8) 9)
n=1
2n − 1 n=1
nn n=2
(ln n)n
∞ ∞ ∞
X 1 X 1 X 1.3 . . . (2n − 1)
10) 11) 12) .
n=1
(n + 1) ln(n + 1) n=2
n ln2 n n=1
3n n!

4. Xét sự hội tụ của các chuỗi số sau:


∞ ∞ ∞
X (−1)n−1 (n + 1) X
n π X (−1)n nn−1
1) 2) (−1) tan 3)
n=1
n2 + n + 1 n=1
2n n=1
(n2 + 2n + 2)n+1
∞ ∞ ∞
X (−1)n−1 (n + 1) X (−1)n X (−1)n n2
4) 5) 6)
n=1
2n2 + n n=1
n − ln n n=1
(ln n)n
∞ √ ∞ ∞
1 + (−1)n n (−1)n+1 ln n
 
X X 1 X
7) 8) sin +n π 9)
n=1
2n + 3 n=1
n n=1
n2 + n
∞ ∞ ∞
X (−1)n−1 (2n + 1) X (−1)n−1 (n2 + 1) X 1 n+1
10) 11) 12) √ ln .
n=1
2n n=1
2n2 + n n=1
n n−1

5. Tìm miền hội tụ của các chuỗi hàm sau:


∞ ∞ ∞  n ∞
X 1 X
−nx
X 1 1−x X 1
1) 2n
2) e 3) 4) .
n=1
1 + x n=1 n=1
2n + 1 1 + x n=1
n(x + 2)n

6. Tìm miền hội tụ của các chuỗi luỹ thừa sau:


∞ ∞  n ∞ n
xn (−1)n 1 + x

X X n X
1) n
2) (x + 3)n 3)
n=1
n·2 n=1
n+1 n=1
n+1 1−x
∞ ∞ ∞
X X (−1)n−1 xn X xn
4) 10n xn 5) √ 6)
n=1 n=1
2n + 1 n=1
n.2n
∞ ∞ ∞
X nxn X xn X n!xn
7) 8) 9)
n=1
(n + 1)2n n=1
nn n=1
nn
∞ ∞ ∞  n
X (x − 3)n X (x − 4)n X n+1
10) 11) √ 12) (x − 2)2n
n=1
n.5n n=1
n n=1
2n + 1
∞ ∞  n ∞
X n
X nx X
13) (nx) 14) 15) xn ln n
n=1 n=1
n+1 n=1
∞ ∞
X (5x)n X xn 4x10 8x15 16x20
16) 17) (α > 0) 18) 2x5 + + + + ···
n=1
n! n=1
nα 3 5 7

211
7. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f (x) lẻ, tuần hoàn chu kỳ 2π và f (x) = π − x
với x ∈ (0, π).

8. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f (x) chẵn, tuần hoàn chu kỳ 2π và f (x) =

2x X 1
1− với x ∈ (0, π). Từ đó tính tổng S = .
π n=1
(2n + 1)2

x2
9. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f (x) tuần hoàn chu kỳ 2π có f (x) = 1 − 2
∞ ∞
π
X 1 X (−1)n
với x ∈ (−π, π). Từ đó tính tổng S1 = và S2 = .
n=1
n2 n=1
n2
x
10. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số f (x) tuần hoàn chu kỳ 2π có f (x) = sin
2
với x ∈ (−π, π).

11. Khai triển thành chuỗi Fourier hàm số



x π
khi 0 < x <

f (x) = 2
π π

 khi ≤x<π
2 2

thành chuỗi Fourier của các hàm


a) sin nx; b) cos nx n ∈ N.

X 1
Từ đó tính tổng S = .
n=1
(2n + 1)n

212
LỜI GIẢI, HƯỚNG DẪN GIẢI VÀ ĐÁP SỐ
BÀI TẬP CHƯƠNG 4

1. 1) Từ  
1 1 1 1
= −
(3n − 2)(3n + 1) 3 3n − 2 3n + 1
ta có
   
1 1 1 1 1 1 1 1 1
Sn = − + − + ··· + − = 1− .
3 1 4 4 7 3n − 2 3n + 1 3 3n + 1

Do đó chuỗi hội tụ và
1
S = lim Sn = .
n→∞ 3
2) Chú ý rằng  
1 1 1 1
= − .
n(n + 2) 2 n n+2
 
1 1 1
Đáp số: Sn = 1− ,S= .
2 2n + 1 2
3) Chú ý rằng
 
1 1 1 1
= − .
n(n + 1)(n + 2) 2 n(n + 1) (n + 1)(n + 2)
 
1 1 1 1 1
Đáp số: Sn = − + ,S=
2 2 n+1 n+2 4
1
4) Tách 2n + 1 = n + (n + 1). Đáp số: Sn = 1 − , S = 1.
(n + 1)2
2. Xét tính hội tụ, phân kỳ:

1 nếu n lẻ
1) Ta có Sn =
0 nếu n chẵn.
Do đó không tồn tại lim Sn , tức là chuỗi phân kỳ.
n→∞
n
 n ∞  n
2 2n 2 X 2 2
2) Ta có 0 < n
< n = . Mà chuỗi hội tụ vì < 1. Vậy chuỗi
n.5 5 5 n=1
5 5
đã cho hội tụ.
3) Chuỗi đan dấu, tuy nhiên

2
2n − 1 −2 nếu n chẵn,
lim (−1)n−1 =
n→∞ n2 + n + 1  2 nếu n lẻ.

213
Tức là un 6→ 0 khi n → ∞, vi phạm điều kiện cần của chuỗi hội tụ. Vậy chuỗi này
phân kỳ.
Tương tự, độc giả tự giải các câu còn lại. Đáp số:
4) Phân kỳ 5) Phân kỳ 6) Hội tụ
7) Hội tụ 8) Hội tụ 9) Hội tụ
10) Phân kỳ 11) Hội tụ 12) Hội tụ
13) Phân kỳ 14) Hội tụ 15) Hội tụ
16) Phân kỳ 17) Phân kỳ 18) Phân kỳ.

3. Xét tính hội tụ, phân kỳ:


1) Sử dụng tiêu chuẩn Dalambe, ta có
un + 1 1
D = lim = < 1,
n→∞ un 2

chuỗi số hội tụ.


2) Khi n → ∞ thì
2n + 1 2n 1
n
∼ n
= n,
4 −1 4 2

X 1 1
mặt khác, chuỗi số n
hội tụ vì < 1. Vậy chuỗi đang xét hội tụ.
n=1
2 2
3) Sử dụng tiêu chuẩn Cô-si:

n−1 −2(n − 1)
lim

√ n−1
C = lim n
un = lim = en→∞ n + 1 = e−2 < 1,
n→∞ n→∞ n+1

chuỗi hội tụ.


Các câu còn lại dành cho độc giả. Đáp số:
4) Hội tụ 5) Hội tụ 6) Hội tụ
7) Phân kỳ 8) Phân kỳ 9) Hội tụ
10) Phân kỳ 11) Hội tụ 12) Hội tụ.

4. Xét tính hội tụ, hội tụ tuyệt đối, bán hội tụ, phân kỳ:

X (−1)n−1 (n + 1)
1) . Xét
n=1
n2 + n + 1

∞ ∞
(−1)n−1 (n + 1) X

X
= n+1

n2 + n + 1 2
.
n=1
n +n+1
n=1

214

n+1 1 X n+1
Ta thấy 2 ∼ khi n → ∞. Vậy chuỗi 2
phân kỳ.
n +n+1 n n=1
n + n + 1
 
n+1 n+1
Mặt khác dãy 2
là dãy dương, giảm và lim 2 = 0 nên chuỗi
n +n+1 n→∞ n +n+1

X (−1)n−1 (n + 1)
đan dấu hội tụ theo tiêu chuẩn Leibnitz.
n=1
n2 + n + 1

X (−1)n−1 (n + 1)
Vậy chuỗi số bán hội tụ.
n=1
n2 + n + 1

X π
2) (−1)n tan . Ta có
n=1
2n
∞ ∞
X
n π X π
(−1) tan = tan ,

2n 2n

n=1 n=1

π π
và tan ∼ khi n → ∞. Vậy chuỗi đã cho hội tụ tuyệt đối.
2n 2n

X (−1)n nn−1
3) . Ta có
n=1
(n2 + 2n + 2)n+1
∞ ∞ ∞
(−1)n nn−1 X nn−1

X X
= = an .
(n2 + 2n + 2)n+1 (n2 + 2n + 2)n+1
n=1 n=1 n=1


X
Chuỗi an hội tụ vì
n=1

nn−1 nn−1 1 1
an < 2(n+1)
< 2(n+1)
= n+3 < 3
(n + 1) n n n

X 1
và chuỗi hội tụ vì α = 3 > 1.
n=1
n3
Vậy chuỗi ban đầu hội tụ tuyệt đối.
Các câu sau tương tự, dành cho độc giả. Đáp số:
4) Bán hội tụ 5) Bán hội tụ 6) Hội tụ tuyệt đối
7) Phân kỳ 8) Bán hội tụ 9) Hội tụ tuyệt đối
10) Hội tụ tuyệt đối 11) Phân kỳ 12) Hội tụ.

1
5. 1) un = .
1 + x2n
1
Nếu |x| < 1 thì lim un = lim = 1 6= 0 nên chuỗi phân kỳ.
n→∞ n→∞ 1 + x2n

215

1 1 X 1
Nếu |x| > 1 thì 0 < un = 2n
< 2n . Vì chuỗi 2n
hội tụ nên nên chuỗi
1+x x n=1
x
lim un hội tụ.
n→∞
1 1 1 1
Nếu |x| = 1 ta có chuỗi số + + + + · · · là chuỗi phân kỳ.
2 2 2 2
Vậy miền hội tụ của chuỗi hàm là (−∞, −1) ∪ (1, +∞).
2) Đặt un = e−nx , ta thấy un > 0 ∀n và

lim n
un = lim e−x = e−x .
n→∞ n→∞

Do đó nếu e−x > 1 ⇔ x < 0 thì chuỗi phân kỳ; nếu e−x < 1 ⇔ x > 0 thì chuỗi hội

X
tụ; khi x = 0 thì un = 1, chuỗi 1 phân kỳ.
n=1

Vậy miền hội tụ của chuỗi là (0, +∞).


 n
1 1−x
3) Đặt un = , ta có
2n + 1 1 + x

un+1 2n + 1 x − 1 x − 1
lim = lim . =
x + 1 .

n→∞ un n→∞ 2n + 3 x + 1

Từ đó ta tìm được miền hội tụ là (0, +∞).


1
4) Đặt un = , ta có
n(x + 2)n

n(x + 2)n

un+1 1
lim
= lim
n+1
= .
n→∞ un n→∞ (n + 1)(x + 2)
|x + 2|

Từ đó ta tìm được miền hội tụ là (−∞, −3) ∪ (−1, +∞).

6. Miền hội tụ:


1
1) Ta có an = , do đó
n · 2n
|an+1 | n 1
lim = lim = .
n→∞ |an | n→∞ 2(n + 1) 2

Suy ra khoảng hội tụ là (−2, 2).



X (−1)n
Tại x = −2, ta có chuỗi số đan dấu , thỏa mãn Định lý Leibnitz, do đó
n=1
n
hội tụ.

X 1
Tại x = 2, ta có chuỗi số phân kỳ.
n=1
n

216
Vậy miền hội tụ của chuỗi luỹ thừa là [−2, 2).

2) Đặt X = x + 3 được chuỗi luỹ thừa


∞  n
X n
· X n.
n=1
n + 1

Ta có
p
n n
lim |an | = lim = 1.
n→∞ n→∞ n + 1

Suy ra R = 1, khoảng hội tụ là (−1, 1), do đó chuỗi đã cho hội tụ trong khoảng
(−4, −2)
∞  n X ∞
X n 1
Tại x = −2 ta có chuỗi số = un phân kỳ do lim un = = 6 0.
n=1
n+1 n=1
n→∞ e
∞  n ∞
X
n n X
Tại x = −4 ta có chuỗi số (−1) = vn cũng phân kỳ vì vn 6→ 0
n=1
n+1 n=1
khi n → ∞.

Vậy miền hội tụ của chuỗi ban đầu là (−4, −2).


1+x
3) Đặt X = , được chuỗi
1−x

X (−1)n
· X n.
n=1
n+1

Ta có
|an+1 | n+1
lim = lim = 1.
n→∞ an n→∞ n + 2

Do đó bán kính hội tụ R = 1.



X (−1)n
Tại X = 1 được chuỗi đan dấu hội tụ theo Tiêu chuẩn Leibnitz.
n=1
n+1
∞  
X 1 1 1
Tại X = −1 được chuỗi số phân kỳ, vì lim : = 1 và chuỗi
n=1
n+1 n→∞ n + 1 n

X 1
phân kỳ.
n=1
n
Vậy chuỗi luỹ thừa hội tụ khi −1 < X ≤ 1. Giải hệ bất phương trình
1+x
−1 < ≤1
1−x

ta được miền hội tụ của chuỗi hàm ban đầu là (−∞, 0].

217
Tương tự cho các câu sau. Đáp số:
 
1 1
4) − , 5) (−1, 1] 6) [−2, 2)
10 10

7) (−2; 2) 8) (−∞, +∞) 9) (−e, e)


√ √
10) [−2, 8) 11) [3, 5) 12) (2 − 2, 2 + 2)

13) x = 0 14) (−1; 1) 15) (−1, 1)

16) (−∞, +∞) 17) [−1, 1) (α ≤ 1), [−1, 1] (α > 1) 18) [3, 5).

7. Các bài từ 7 đến 11, độc giả có thể tham khảo Ví dụ 4.32 và Ví dụ 4.33. Đáp số:

X sin nx
f (x) = 2 , x 6= 2kπ, k ∈ Z.
n=1
n
∞ ∞
8 X cos(2n + 1)x X 1 π2
8. f (x) = 2 , x ∈ R; S = = .
π n=0 (2n + 1)2 n=0
(2n + 1)2 8
∞ ∞ ∞
2 4 X (−1)n cos nx X 1 π2 X (−1)n π2
9. f (x) = − 2 , x ∈ R; S1 = = ; S 2 = = − .
3 π n=1 n2 n=1
n2 6 n=1
n2 12

X (−1)n+1 n sin nx
10. f (x) = , x 6= 0.
n=1
4n2 − 1
∞ ∞ 
(−1)m

1 X sin 2mx 2 X π
11. a) f (x) = − + + sin(2m + 1)x.
2 n=1 m π m=0 (2m + 1)2 2(2m + 1)
∞ ∞
3π 1 X 2 cos(2m + 1)x + cos 2(2m + 1)x X 1 π2
b) f (x) = − ; S = = −1.
8 π m=0 (2m + 1)2 n=0
(2n + 1)2 8

218
Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Cừ, Lê Huy Đạm, Trịnh Danh Đằng, Trần Thanh Sơn. Giải tích 1,
(Giáo trình dành cho sinh viên Trường Đại học Xây dựng Hà Nội và sinh viên các
Trường Đại học, Cao Đẳng kỹ thuật). NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2010.

2. Nguyễn Huy Hoàng (chủ biên). Hướng dẫn giải bài tập Toán cao cấp cho các nhà
kinh tế. NXB Thống kê, 2007.

3. Phan Quốc Khánh. Phép tính vi phân, Tập 1. NXB Giáo Dục, 2000.

4. Lê Ngọc Lăng, Nguyễn Chí Bảo, Trần Xuân Hiển, Nguyễn Phú Trường. Giúp ôn tập
tốt môn Toán cao cấp (dành cho sinh viên các Trường Đại học Kỹ thuật), Tập 2.
NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội, 2002.

5. Jean-Marie Monier. Giáo trình toán, Tập 2, 3. NXB Giáo Dục, 1999 (Dịch từ tiếng
Pháp).

6. Tống Đình Quỳ, Nguyễn Cảnh Lương. Giúp ôn tập tốt môn Toán cao cấp (dành cho
sinh viên các Trường Đại học Kỹ thuật), Tập 2. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội,
2002.

7. Nguyễn Thủy Thanh, Đỗ Đức Giáo. Hướng dẫn giải bài tập Giái tích toán học, tập
I. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2006.

8. Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Tạ Văn Dĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. Toán học cao cấp
Tập hai - Giải tích hàm một biến số. NXB Giáo dục, 2003..

9. Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Tạ Văn Dĩnh, Nguyễn Hồ Quỳnh. Bài tập Toán học cao
cấp Tập hai - Giải tích hàm một biến số. NXB Giáo dục, 2003.

219

You might also like