You are on page 1of 144

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Thái Thuần Quang (Chủ biên)

Nguyễn Văn Đại, Huỳnh Minh Hiền, Dương Thanh Vỹ

a ng
GIÁO TRÌNH
Qu
GIẢI TÍCH 3
(TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: SƯ PHẠM TOÁN HỌC)
T.
T.

Bình Định, 6/2020


T.
T.
Qu
ang
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN

Thái Thuần Quang (Chủ biên)

Nguyễn Văn Đại, Huỳnh Minh Hiền, Dương Thanh Vỹ

ng
GIÁO TRÌNH

a
GIẢI TÍCH 3
Qu
(TRÌNH ĐỘ: ĐẠI HỌC, NGÀNH: SƯ PHẠM TOÁN HỌC)

SỐ TÍN CHỈ: 2 (30 TIẾT)


(Lý thuyết: 20 tiết, Thực hành: 10 tiết)
T.
T.

Bình Định, 6/2020


T.
T.
Qu
ang
Mục lục

ng
Lời nói đầu v

1 KHÔNG GIAN Rn 1
1.1 Cấu trúc véctơ và chuẩn trên không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 1
Cấu trúc véctơ trên không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .

a1.1.1
1.1.2 Chuẩn trong không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Mêtric trong không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
1
3
Qu
1.1.3 7
1.2 Cấu trúc tôpô trên không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2.1 Hình cầu mở - Hình cầu đóng - Lân cận . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2.2 Không gian Rn mở rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.3 Tập mở - Tập đóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3 Sự hội tụ trong không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.3.1 Mô tả sự hội tụ trong Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
Tính đầy đủ của không gian Rn
T.

1.3.2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.4 Tập compact trong Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.4.1 Tập bị chặn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
1.4.2 Tập compact . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
T.

1.5 Kết luận Chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22


Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thảo luận, bài tập thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . 22
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

2 HÀM NHIỀU BIẾN LIÊN TỤC 27


2.1 Giới hạn hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.1.1 Hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.1.2 Giới hạn của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 30
2.1.3 Giới hạn lặp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.2 Hàm nhiều biến liên tục, liên tục đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37

i
2.2.1 Liên tục theo tập hợp biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.2.2 Liên tục theo từng biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.2.3 Hàm liên tục trên tập compact . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.3 Ánh xạ tuyến tính - Ánh xạ đa tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
2.3.1 Ánh xạ tuyến tính và không gian L(Rn , Rm ) . . . . . . . . . . . . . . . 42
2.3.2 Ánh xạ đa tuyến tính và không gian L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) . . . . . . 45
2.4 Kết luận Chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thảo luận, bài tập thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . 49

ng
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54

3 PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM VÔ HƯỚNG NHIỀU BIẾN 57


3.1 Đạo hàm riêng và vi phân cấp một - Đạo hàm theo hướng . . . . . . . . . . . . 57
3.1.1 Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57

a
3.1.2
3.1.3
Vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đạo hàm hàm số kép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
61
67
Qu
3.1.4 Đạo hàm theo hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
3.2 Đạo hàm riêng và vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.2.1 Đạo hàm riêng cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.2.2 Vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
3.2.3 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
3.2.4 Cực trị của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.3 Kết luận Chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
T.

Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thảo luận, bài tập thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . 82
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89

4 PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM VÉCTƠ NHIỀU BIẾN 91


T.

4.1 Đạo hàm cấp một toàn phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91


4.1.1 Khái niệm và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
4.1.2 Các tính chất và phép toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
4.2 Đạo hàm theo hướng - Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
4.2.1 Đạo hàm theo hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
4.2.2 Đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
4.3 Đạo hàm cấp cao - Đạo hàm riêng cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
4.3.1 Đạo hàm cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
4.3.2 Đạo hàm riêng cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
4.3.3 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 107

ii
4.4 Kết luận Chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 108
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thảo luận, bài tập thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . 108
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 109

5 MỘT SỐ ĐỊNH LÝ CƠ BẢN VÀ BÀI TOÁN CỰC TRỊ 111


5.1 Định lý hàm ngược - Định lý hàm ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111
5.1.1 Định lý hàm ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 111
5.1.2 Định lý hàm ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115

ng
5.2 Một số ứng dụng hình học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 119
5.2.1 Biểu diễn giải tích các đường cong và mặt . . . . . . . . . . . . . . . . 119
5.2.2 Tiếp tuyến và mặt phẳng tiếp xúc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121
5.2.3 Hình bao của họ đường cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 124
5.3 Cực trị có điều kiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127

a5.3.1
5.3.2
Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127
Điều kiện đủ của cực trị có điều kiện . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
Qu
5.3.3 Phương pháp nhân tử Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130
5.4 Kết luận Chương 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134
Câu hỏi hướng dẫn ôn tập, thảo luận, bài tập thực hành . . . . . . . . . . . . . . . . 134
Tài liệu tham khảo . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 137

Danh sách hình vẽ 137

Chỉ mục 139


T.
T.

iii
iv
T.
T.
Qu
ang
Lời nói đầu
Giáo trình Giải tích 3 là sự tiếp nối của các giáo trình Giải tích 1 và Giải tích 2 trong chuỗi
các giáo trình Giải tích cổ điển do PGS.TS. Thái Thuần Quang chủ biên. Giáo trình này được

ng
biên soạn dựa trên kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm của chủ biên, các tác giả và các đồng
nghiệp cho sinh viên ngành Sư phạm Toán học, năm thứ hai của Khoa Sư phạm, Trường Đại
học Quy Nhơn.
Trong Giáo trình này, chúng tôi giới thiệu một cách có hệ thống các vấn đề của lý thuyết

a
về phép tính vi phân hàm số và hàm véctơ nhiều biến số. Nội dung của Giáo trình được chia
làm năm chương với chi tiết vấn đề lý thuyết cùng hệ thống câu hỏi thảo luận và bài tập ở mỗi
chương:
Qu
Trong Chương 1, Giáo trình giới thiệu các khái niệm đại số và khái niệm tôpô trong không
gian Rn .

Chương 2 giới thiệu một số mở rộng khái niệm hàm số một biến liên tục trong Giáo trình
Giải tích 1 cho hàm số và hàm véctơ nhiều biến.

Chương 3 cung cấp cho độc giả các khái niệm và tính chất cơ bản của phép tính vi phân
T.

hàm số nhiều biến số.

Trong Chương 4, Giáo trình trình bày các tính chất cơ bản của phép tính vi phân hàm
véctơ nhiều biến.
T.

Chương 5 trình bày định lý hàm ngược, định lý hàm ẩn và bài toán cực trị.

Giáo trình này được biên soạn chủ yếu để phục vụ cho việc giảng dạy cho sinh viên ngành Sư
phạm Toán học. Tuy nhiên, Giáo trình có thể làm tài liệu tham khảo chuyên sâu cho sinh viên
đại học các ngành khoa học khác như Toán ứng dụng, Thống kê, Vật lý, Hóa học, Kỹ thuật và
Công nghệ, Công nghệ thông tin,... Mặc dù được biên soạn một cách nghiêm túc nhưng giáo
trình sẽ không tránh khỏi nhiều thiếu sót. Các tác giả mong muốn nhận được sự góp ý từ phía
đồng nghiệp và các bạn sinh viên.
Bình Định, tháng 6 năm 2020
Các tác giả

v
T.
T.
Qu
ang
Chương 1

KHÔNG GIAN Rn

ng
1.1 Cấu trúc véctơ và chuẩn trên không gian Rn

a
Trong chương trình toán học phổ thông, ta thường dùng một số x để biểu thị một điểm trên
Qu
đường thẳng, dùng một cặp hai số (x, y) để biểu thị một điểm trên mặt phẳng, dùng một cặp ba
số (x, y, z) để biểu thị một điểm trong không gian có hệ tọa độ Descartes. Đường thẳng còn được
gọi là không gian một chiều, mặt phẳng còn được gọi là không gian hai chiều, không gian vật
chất hiện hữu quanh ta còn được gọi là không gian ba chiều. Tuy nhiên, trong thực tế cuộc sống
và nhiều lĩnh vực khoa học khác, để biểu thị một yếu tố nào đó, người ta không chỉ dùng đến
một, hai hoặc ba thông số mà có thể phải cần nhiều hơn thế nữa. Chẳng hạn, muốn biểu diễn
nhiệt độ tại một điểm trong không gian, ngoài ba thông số “vị trí” thông thường ta phải thêm
T.

một yếu tố thời gian; hoặc để biểu diễn tình trạng sức khỏe của một người nào đó ta phải dùng
nhiều thông số, chẳng hạn như chiều cao, cân nặng, huyết áp, tầm nhìn, độ thính, v.v. . . Vì vậy,
việc đề xuất và nghiên cứu các không gian nhiều chiều là hoàn toàn có ý nghĩa thực tế. Các
không gian này tồn tại trong nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật và xã hội khác nhau trong cuộc
T.

sống.

1.1.1 Cấu trúc véctơ trên không gian Rn

Cho n ∈ N. Ta ký hiệu

Rn = {(x1 , x2 , . . . , xn ) : x1 , x2 , . . . , xn ∈ R}.

Mỗi phần tử x = (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ Rn được gọi là một điểm trong Rn .

1
Ta xác định hai phép toán cộng và nhân

+ : Rn × Rn → Rn · : R × Rn → Rn

(x, y) 7→ x + y (λ , x) 7→ λ · x
định nghĩa bởi
x + y = (x1 + y1 , . . . , xn + yn ), λ · x = (λ x1 , . . . , λ xn ),
với x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Rn .
Phép toán nhân định nghĩa như trên gọi là phép nhân vô hướng.

ng
Ta dễ dàng thấy rằng hai phép toán cộng và nhân thỏa mãn các tính chất sau:

(a) x + y = y + x với mọi x, y ∈ Rn .

(b) x + (y + z) = (x + y) + z với mọi x, y, z ∈ Rn .

a
(c) Tồn tại 0 ∈ Rn sao cho x + 0 = 0 + x = x với mọi x ∈ Rn .

(d) Với mọi x ∈ Rn tồn tại −x ∈ Rn sao cho x + (−x) = 0.


Qu
(e) (λ µ) · x = λ · (µ · x) với mọi λ , µ ∈ R và x ∈ Rn .

(f) (λ + µ) · x = λ · x + µ · x với mọi λ , µ ∈ R và x ∈ Rn .

(g) λ · (x + y) = λ · x + λ · y với mọi λ ∈ R và x, y ∈ Rn .

(h) 1 · x = x với mọi x ∈ R trong đó 1 là phần tử đơn vị của R.

Ta viết gọn λ · x thành λ x với λ ∈ R và x ∈ Rn . Phần tử 0 trong Rn chính là 0 = (0, . . . , 0),


T.

còn được gọi là điểm gốc của không gian Rn . Với x ∈ Rn thì phần tử đối −x chính là (−1)x. Cụ
thể hơn, nếu x = (x1 , x2 , . . . , xn ) thì −x = (−x1 , −x2 , . . . , −xn ).
Một tập hợp X ̸= ∅ bất kỳ, nếu được trang bị hai phép toán cộng (+) và nhân vô hướng (·)
T.

thỏa mãn các tiên đề (a) - (h) như trên được gọi là một không gian véctơ thực. Như vậy Rn là
một không gian véctơ.
Chính vì vậy mỗi một điểm x = (x1 , x2 , . . . , xn ) cũng còn được gọi là một véctơ. Véctơ x được
hiểu là có điểm đầu là 0 = (0, . . . , 0), điểm cuối là x = (x1 , . . . , xn ).
Nhìn lại trong trường hợp n = 2 thì với x = (x1 , x2 ), y = (y1 , y2 ) và với α ∈ R ta có x + y =
(x1 + x2 , y1 + y2 ) và αx = (αx1 , αx2 ). Rõ ràng đây là quy tắc hình bình hành của phép cộng
véctơ và phép “co giãn” véctơ theo hệ số α mà ta thường gặp.
Trong Rn có cơ sở chính tắc gồm các véctơ

e1 = (1, 0, . . . , 0); e2 = (0, 1, . . . , 0); . . . ; en = (0, 0, . . . , 1).

2
Thật vậy, ta có
(x1 , x2 , . . . , xn ) = x1 e1 + x2 e2 + · · · + xn en

và phép biểu diễn véctơ x = (x1 , x2 , . . . , xn ) dưới dạng tổ hợp tuyến tính của các véctơ e1 , e2 , . . . , en
như trên là duy nhất. Vậy Rn là không gian véctơ n-chiều.

1.1.2 Chuẩn trong không gian Rn

Định nghĩa 1.1. Ta xác định ánh xạ

ng
∥ · ∥ : Rn → R
x 7→ ∥x∥

thỏa mãn các điều kiện sau:


(N1 ) ∥x∥ ≥ 0, ∥x∥ = 0 nếu và chỉ nếu x = 0;

a
(N2 ) ∥λ x∥ = |λ |∥x∥;
Qu
(N3 ) ∥x + y∥ ≤ ∥x∥ + ∥y∥.
Khi đó ∥ · ∥ được gọi là một chuẩn trong Rn .

Nếu một ánh xạ ∥ · ∥ như trên xác định trên một không gian véctơ X bất kỳ thì nó được gọi
là một chuẩn trên X. Và khi đó không gian véctơ X với chuẩn này (ký hiệu là (X, ∥ · ∥)) được gọi
là một không gian véctơ định chuẩn, hay nói gọn là không gian định chuẩn . Như vậy Rn là một
không gian định chuẩn.
T.

Mệnh đề 1.1 (Vài tính chất đơn giản của chuẩn). Với mọi x1 , x2 , . . . , xm , y ∈ Rn và mọi λi ∈ R ta

m m
a) ∑ λi xi ≤ ∑ |λi |∥xi ∥;

i=1 i=1
T.

b) ∥x∥ − ∥y∥ ≤ ∥x − y∥.

Chứng minh. a) Quy nạp từ (N2 ) và N3 .


b) Với mọi x, y ∈ Rn , áp dụng (N3 ), ta có

∥x∥ = ∥x − y + y∥ ≤ ∥x − y∥ + ∥y∥ ⇒ ∥x∥ − ∥y∥ ≤ ∥x − y∥.

Thay đổi vai trò của x và y ta được

∥y∥ − ∥x∥ ≤ ∥x − y∥.

Từ đó suy ra điều cần chứng minh.

3
Để đưa ra một số ví dụ về chuẩn trên Rn , ta giới thiệu một số bất đẳng thức quan trọng.

• Bất đẳng thức Hölder

Định lý 1.1 (Bất đẳng thức Hölder). Nếu p, q là hai số thực thỏa 1 < p, q < ∞ và 1p + q1 = 1 thì
với mọi (a1 , . . . , an ), (b1 , . . . , bn ) ∈ Rn ta có
n  n 1/p  n 1/q
p q
∑ |ak bk | ≤ ∑ |ak | ∑ |bk | . (1.1)
k=1 k=1 k=1

ng
Để chứng minh bất đẳng thức này ta cần bổ đề sau.
1
Bổ đề 1.1. Giả sử p > 1, q > 1 thỏa mãn p + 1q = 1. Khi đó với α ≥ 0, β ≥ 0 ta có

αp βq
αβ ≤ + .
p q

Chứng minh.
a
Dấu đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi α p = β q .

1 Ta chỉ cần xét trường hợp α > 0 và β > 0. Hàm số f (t) = tp −q


+ t q xác định với
Qu
p
mọi t > 0 và có đạo hàm

f ′ (t) = t p−1 − t −q−1 = t −q−1 (t p+q − 1).

Dễ thấy rằng f ′ (1) = 0 và t > 1 thì f ′ (t) > 0, 0 < t < 1 thì f ′ (t) < 0. Do đó, f đạt cực tiểu trong
khoảng (0, +∞) tại t = 1, tức là với mọi t > 0
1 1
f (t) ≥ f (1) = + = 1.
p q
T.

Với t = α 1/q β −1/p ta có


α p/q β −1 α −1 β q/p
+ ≥ 1.
p q
Nhân hai vế của bất đẳng thức này với αβ ta có bất đẳng thức cần chứng minh.
T.

n n
Chứng minh Bất đẳng thức Hölder. Nếu ∑ |ak | p = 0 hoặc ∑ |bk |q = 0 thì hoặc ak = 0 hoặc
k=1 k=1
n
bk = 0 với mọi k = 1, . . . , n. Suy ra ∑ |ak bk | = 0, và kết luận là tầm thường.
k=1
1 Có thể chứng minh bằng phương pháp khác như sau. Xét đồ thị hàm số y = x p−1 , x ≥ 0, và diện tích A1 của
miền được giới hạn bởi đường cong y = x p−1 , y = 0, x = α và diện tích A2 của miền được giới hạn bởi đường cong
p Rβ q
y = x p−1 , x = 0, y = β . Rõ ràng A1 = dx = αp . Vì x = y1/(p−1) = yq−1 , ta có A2 = 0 yq−1 dy = βq . Từ đồ
R α p−1
0 x
q
αp
thị của hàm số y = x p−1 ta có αβ ≤ A1 + A2 = p + βq .
 
A
Hoặc bằng phương pháp khác: Với α, β > 0, đặt A = p log α, B = q log β . Vì hàm mũ là lồi nên exp p + Bq ≤
1
p exp(A) + 1q exp(B), và suy ra điều cần chứng minh.

4
n n
Bây giờ giả sử ∑ |ak | p ̸= 0 và ∑ |bk |q ̸= 0. Theo Bổ đề 1.1, ta được
k=1 k=1

|ak | |bk | 1 |ak | p 1 |bk |q


 n 1/p ·  n 1/q ≤
p n
+
q n
.
p q
∑ |ak | p
∑ |bk | p
∑ |ak | ∑ |bk |
k=1 k=1 k=1 k=1

Cộng về theo vế bất đẳng thức trên với k = 1, . . . , n ta được


n n n
∑ |ak bk | ∑ |ak | p ∑ |bk |q 1 1

ng
k=1 k=1 k=1
 n 1/p  n 1/q ≤ n + n = + = 1.
p q
∑ |ak | p ∑ |bk |q p ∑ |ak | p q ∑ |bk |q
k=1 k=1 k=1 k=1

Vậy ta có bất đẳng thức cần chứng minh.

a
• Bất đẳng thức Minkowski

Định lý 1.2 (Bất đẳng thức Minkowski). Với số tự nhiên p > 1, ta có


Qu
 n 1/p  n 1/p  n 1/p
p p p
∑ |ak + bk | ≤ ∑ |ak | + ∑ |bk | . (1.2)
k=1 k=1 k=1

Chứng minh. Chọn q sao cho 1p + 1q = 1. Khi đó p − 1 = qp , và dựa vào Bất đẳng thức tam giác
ta có
n n
∑ |ak + bk | p ≤ ∑ (|ak | + |bk |)|ak + bk | p−1
k=1 k=1
n n
= ∑ |ak ||ak + bk | p−1 + ∑ |bk ||ak + bk | p−1
T.

k=1 k=1
" 1/p 1/p # 1/q
 n  n n
p p p
≤ ∑ |ak | + ∑ |bk | ∑ |ak + bk | ,
k=1 k=1 k=1

trong đó, bất đẳng thức cuối cùng được suy ra từ Bất đẳng thức Hölder (1.1). Từ đó suy ra
T.

 n 1−1/q  n 1/p  n 1/p


p p p
∑ |ak + bk | ≤ ∑ |ak | + ∑ |bk | .
k=1 k=1 k=1

Để ý rằng 1− 1q = 1
p ta sẽ nhận được (1.2).

Ví dụ 1.1. Trong Rn ta có thể đưa vào các chuẩn khác nhau.

(a) Với p ∈ N∗ và với mỗi x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Rn ta định nghĩa


 n 1/p
∥x∥ p = ∑ |xk | p .
k=1

5
Ta chứng minh ∥ · ∥ p là một chuẩn trên Rn . Các tiên đề (N1 ), (N2 ) là hiển nhiên. Còn tiên đề
(N3 ) được suy ra từ Bất đẳng thức Minkowski.
Với p = 2, chuẩn ∥ · ∥2 được gọi là chuẩn Euclide.

(b) Với mỗi x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Rn ta định nghĩa

∥x∥∞ = max |xk |.


1≤k≤n

Ta chứng minh ∥ · ∥∞ là một chuẩn trên Rn . Các tiên đề (N1 ), (N2 ) là hiển nhiên. Còn tiên đề

ng
(N3 ) suy ra từ lập luận sau

∥x + y∥∞ = max |xk + yk | ≤ max (|xk | + |yk |)


1≤k≤n 1≤k≤n

≤ max |xk | + max |yk | = ∥x∥∞ + ∥y∥∞ .


1≤k≤n 1≤k≤n

Định nghĩa 1.2. Hai chuẩn ∥ · ∥α và ∥ · ∥β trên Rn được gọi là tương đương nếu tồn tại các số

a
C, D > 0 sao cho
C∥x∥α ≤ ∥x∥β ≤ D∥x∥α , ∀x ∈ Rn .
Qu
Định lý 1.3 (Sự tương đương của các chuẩn trong Rn ). Tất cả các chuẩn trên Rn đều tương
đương nhau.

Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh rằng chuẩn tùy ý ∥ · ∥α trên Rn là tương đương với ∥ · ∥∞ .
Giả sử e1 , . . . , en là cơ sở chính tắc của Rn . Khi đó, với mỗi x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Rn ta viết
n
x = ∑ xi ei .
T.

i=1

Ta có
n n
∥x∥α = ∑ xi ei ≤ ∑ |xi |∥ei ∥α ≤ D max |xi | = D∥x∥∞ , (1.3)

i=1 i=1 1≤i≤n
α
T.

n
trong đó D = ∑ ∥ei ∥α > 0.
i=1
Ký hiệu S = {x ∈ Rn : ∥x∥∞ = 1}. Ta chứng minh rằng

C = inf{∥x∥α : x ∈ S} > 0.
(k) (k)
Nếu C = 0 thì tồn tại một dãy {x(k) }k∈N = {(x1 , . . . , xn )}k∈N ⊂ S sao cho

lim ∥x(k) ∥α = C = 0.
k→∞

(k) (k) (k)


Vì |x1 | ≤ 1 với mọi k ∈ N nên tồn tại dãy con {x1 }k∈N1 ⊂ {x1 }k∈N hội tụ tới x1 ∈ R. Rõ ràng
|x1 | ≤ 1.

6
(k) (k) (k)
Cũng như vậy, vì |x2 | ≤ 1 với mọi k ∈ N1 nên tồn tại dãy con {x2 }k∈N2 ⊂ {x2 }k∈N1 ⊂
(k)
{x2 }k∈N hội tụ tới x2 ∈ R. Rõ ràng |x2 | ≤ 1.
Cứ tiếp tục như trên, ta tìm được các dãy con
(k) (k) (k) (k)
{x1 }k∈Nn ⊂ {x1 }k∈N ; . . . ; {xn }k∈Nn ⊂ {xn }k∈N

lần lượt hội tụ về x1 , . . . , xn ∈ R với |xi | ≤ 1 với mọi i = 1, . . . , n.


Hiển nhiên với x = (x1 , . . . , xn ) ta có
(k)
∥x∥∞ = max |xi | = lim max |xi | = 1.

ng
1≤i≤n k→∞ 1≤i≤n

Và ta có
(k) (k) (k)
∥x ∥ − ∥x∥α ≤ ∥x − x∥α ≤ D∥x − x∥∞ , k ∈ Nn .

α

Suy ra ∥x∥α = lim ∥x∥α = 0, nghĩa là x = 0, trái với đẳng thức ∥x∥∞ = 1 ̸= 0. Như vậy C > 0,
k∈Nn
và khi đó

a x
∥x∥α = ∥x∥∞

≥ C∥x∥∞ .

∥x∥∞ α
(1.4)
Qu
Từ (1.3) và (1.4) suy ra hai chuẩn ∥ · ∥α , ∥ · ∥∞ tương đương.

1.1.3 Mêtric trong không gian Rn

Định nghĩa 1.3. Với mọi x, y ∈ Rn ta đặt

d(x, y) = ∥x − y∥

và gọi d(x, y) là khoảng cách (hay mêtric) giữa hai điểm x và y.


T.

Rõ ràng d là một ánh xạ từ Rn × Rn vào R, và gọi là một mêtric trên Rn và còn gọi là mêtric
sinh bởi chuẩn ∥ · ∥
Khoảng cách d sinh bởi chuẩn ∥ · ∥2 gọi là khoảng cách Euclide.
T.

Định lý 1.4 (Tính chất của mêtric). Mêtric d có các tính chất sau:
(D1 ) d(x, y) ≥ 0, ∀x, y ∈ Rn ; d(x, y) = 0 ⇔ x = y.
(D2 ) d(x, y) = d(y, x), ∀x, y ∈ Rn (tính đối xứng);
(D3 ) d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z), ∀x, y, z ∈ Rn (bất đẳng thức tam giác).

Chứng minh. (D1 ) được suy ra từ (N1 ); (D2 ) được suy ra từ (N2 ) với λ = −1. Còn (D3 ) suy ra
từ (N3 ) như sau:

d(x, z) = ∥x − z∥ = ∥(x − y) + (y − z)∥ ≤ ∥x − y∥ + ∥y − z∥ = d(x, y) + d(y, z).

7
Cho một tập hợp X ̸= ∅ tùy ý. Nếu xác định một ánh xạ d : X × X → R mà thỏa mãn điều
kiện (D1 ), (D2 ), (D3 ) thì d được gọi là một mêtric trên X, và khi đó (X, d) được gọi là không
gian mêtric. Như vậy (Rn , d) với d là khoảng cách sinh bởi chuẩn, là một không gian mêtric.

Hệ quả 1.1. a) Với mọi a1 , a2 , . . . , an ∈ Rn ta luôn có

d(a1 , an ) ≤ d(a1 , a2 ) + d(a2 , a3 ) + · · · + d(an−1 , an ).

b) Với mọi x, y, z ∈ Rn ta có

ng
|d(x, z) − d(y, z)| ≤ d(x, y).

Chứng minh. (a) được suy ra bằng cách áp dụng (D3 ) nhiều lần.
(b) Từ (D3 ) ta có

a d(x, z) ≤ d(x, y) + d(y, z)

Các bất đẳng thức này có thể viết lại như sau
và d(y, z) ≤ d(y, x) + d(x, z).
Qu
d(x, z) − d(y, z) ≤ d(x, y) và d(y, z) − d(x, z) ≤ d(y, x).

Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

Từ các ví dụ về chuẩn trên Rn ta có thể xây dựng các ví dụ về mêtric trên Rn . Với p ∈ N, p ≥ 1
ta có 1/p
 n
p
d p (x, y) = ∑ |xk − yk | ; d∞ (x, y) = max |xk − yk |
1≤k≤n
T.

k=1

với mọi x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ) ∈ Rn , là các ví dụ về mêtric trên Rn .


Ngoài ra ta cũng có thể xây dựng trên Rn các mêtric khác, chẳng hạn:
• Với mọi x, y ∈ Rn thì
T.


1, nếu x ̸= y
d(x, y) =
0, nếu x = y.
là một mêtric trên Rn .
• Với mọi x, y ∈ R thì

1 + |x − y|, nếu có một và chỉ một trong các số x, y dương
d(x, y) =
|x − y|, các trường hợp còn lại.

là một mêtric trên R.


Việc chứng minh các khẳng định trên chúng tôi dành cho bạn đọc như một bài tập.

8
1.2 Cấu trúc tôpô trên không gian Rn
Trong phần này ta xét trên không gian Rn một chuẩn ∥ · ∥ tùy ý và một mêtric d sinh bởi
chuẩn đó.

1.2.1 Hình cầu mở - Hình cầu đóng - Lân cận

Định nghĩa 1.4. Giả sử a ∈ Rn và ε > 0 là một số thực nào đó. Tập hợp

ng
B(a, ε) = {x ∈ Rn : ∥x − a∥ = d(x, a) < ε}

được gọi là ε- lân cận của a trong Rn hay còn gọi là hình cầu mở tâm a, bán kính ε. Hình cầu
mở B(0, 1) ⊂ Rn gọi là hình cầu đơn vị mở của Rn .
Tập hợp

a B′ (a, ε) = {x ∈ Rn : ∥x − a∥ = d(x, a) ≤ ε}
được gọi là hình cầu đóng tâm a, bán kính ε. Hình cầu đóng B(0, 1) ⊂ Rn gọi là hình cầu đơn
Qu
vị đóng của Rn .

Trong không gian R với chuẩn Euclide, B(a, ε) là khoảng (a − ε, a + ε), B′ (a, ε) là đoạn
[a − ε, a + ε].
Trong không gian R2 (tương ứng R3 ) hình cầu đơn vị mở B(0, 1) tương ứng với các chuẩn
∥ · ∥1 , ∥ · ∥2 , ∥ · ∥∞ được mô tả như trong Hình 1.1.

Định nghĩa 1.5. Tập hợp con U ⊂ Rn được gọi là một lân cận của điểm a ∈ Rn nếu tồn tại
T.

ε > 0 sao cho B(a, ε) ⊂ U. Lân cận của a thường được viết là U(a).

Từ định nghĩa ta nhận được

Mệnh đề 1.2. a) Nếu U là lân cận của a thì mọi V ⊃ U đều là lân cận của a.
T.

b) Giao hữu hạn và hợp tùy ý các lân cận của a là một lân cận của a.
c) Với mọi lân cận U của a đều tồn tại lân cận V ⊂ U của a sao cho V là lân cận của mọi
x ∈ V.

Chứng minh. a) Hiển nhiên.


b) Giả sử U1 (a), . . . ,Uk (a) là các lân cận của a. Khi đó với mỗi i ∈ {1, . . . , k} đều tồn tại εi -
lân cận của a sao cho a ∈ B(a, εi ) ⊂ Ui (a).
Đặt ε = min{ε1 , . . . , εk } > 0. Ta có

a ∈ B(a, ε) ⊂ B(a, εi ) ⊂ Ui (a), ∀i ∈ {1, . . . , k}.

9
a ng
Hình 1.1: Hình cầu đơn vị trong R2 và R3 tương ứng với các chuẩn khác nhau
Qu
Tk Tk
Vậy B(a, ε) ⊂ i=1 Ui (a), hay i=1 Ui (a) là một lân cận của a.
Giả sử {Uα (a)}α∈I là một họ nào đó các lân cận của a. Hiển nhiên theo a) thì
S
α∈I Uα (a)

α∈I Uα (a) ⊃ Uβ (a) với mọi β ∈ I.


S
là lân cận của a vì
c) Giả sử U là một lân cận của a. Khi đó tồn tại ε > 0 sao cho B(a, ε) ⊂ U. Cho x ∈ B(a, ε).
Khi đó với r = ε − d(x, a) > 0 ta có
T.

B(x, r) ⊂ B(a, ε) ⊂ U.

Vậy V = B(a, ε) là một lân cận của x.


T.

1.2.2 Không gian Rn mở rộng

Ta bổ sung vào không gian Rn phần tử ∞ và ký hiệu tập hợp đó là Rn . Như vậy Rn =
Rn ∪ {∞}.
Tập hợp
 
1
U(∞, ε) = x ∈ Rn : d(x, 0) = ∥x∥ >
ε

được gọi là ε-lân cận của ∞ ∈ Rn .

10
1.2.3 Tập mở - Tập đóng

Định nghĩa 1.6. Tập hợp D ⊂ Rn gọi là tập mở nếu D là lân cận của mọi x ∈ D, tức là

∀x ∈ D, ∃ε > 0 sao cho B(x, ε) ⊂ D.

Ví dụ 1.2. (a) Hình cầu mở B(a, ε) là một tập mở trong Rn . Thật vậy, lấy x ∈ B(a, ε) tùy ý. Khi
đó d(x, a) = ∥x − a∥ < ε. Đặt r = ε − d(x, a) > 0. Ta sẽ chứng minh rằng B(x, r) ⊂ B(a, ε), khi
đó B(a, ε) là tập mở. Với mọi y ∈ B(x, r) thì d(y, x) < r. Vì vậy

ng
d(y, a) ≤ d(y, x) + d(x, a) < r + d(x, a) = ε,

hay y ∈ B(a, ε). Từ đó suy ra B(a, ε) là tập mở.

(b) Với (a1 , . . . , an ), (b1 , . . . , bn ) ∈ Rn thì hình hộp

a ∆ = {x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Rn : ak < xk < bk , ∀k = 1, . . . , n}


Qu
là một tập mở trong Rn . Thật vậy, ta xét trên Rn chuẩn Euclide ∥ · ∥2 . Lấy tùy ý x = (x1 , . . . , xn ) ∈
∆. Khi đó với mỗi k ∈ {1, . . . , n} ta có ak < xk < bk .
Ký hiệu εk = min{xk − ak , bk − xk } và đặt ε = min{ε1 , . . . , εn } > 0. Ta sẽ chứng minh
B(x, ε) ⊂ ∆, khi đó ∆ là tập mở.
Với mọi y = (y1 , . . . , yn ) ∈ B(x, ε) thì
 n 1/2
2
∥y − x∥2 = ∑ |yk − xk | < ε.
T.

k=1

Suy ra |yk − xk | < ε ≤ εk với mọi k = 1, . . . , n. Tức là ta có

|yk − xk | < min{xk − ak , bk − xk } ⇒ ak < yk < bk , ∀k = 1, . . . , n.


T.

Vậy y ∈ ∆.

Chú ý rằng do tất cả các chuẩn trong Rn đều tương đương (Định lý 1.3) nên việc kiểm tra
trên là không phụ thuộc vào việc ta đang xét chuẩn nào trên Rn . Trong chứng minh trên, nếu ta
xét trên Rn chuẩn ∥ · ∥∞ thì các tính toán sẽ đơn giản hơn (Bạn đọc tự kiểm tra điều này).

Định lý 1.5. Ta ký hiệu τ là họ các tập mở trong Rn . Khi đó


(O1 ) ∅, Rn ∈ τ;
Tm
(O2 ) D1 , . . . , Dm ∈ τ ⇒ k=1 Dk ∈ τ;
(O3 ) Dα ∈ τ, ∀α ∈ I ⇒ ∈ τ.
S
α∈I Dα

11
Chứng minh. (O1 ) Ta nhắc lại rằng, nếu mệnh đề “p” là “sai” còn mệnh đề “q” là “đúng”
hoặc “sai” thì mệnh đề “p ⇒ q” là “đúng. Vì vậy do mệnh đề “x ∈ ∅” là sai nên mệnh đề
“x ∈ ∅ ⇒ ∃B(x, ε) ⊂ ∅” là đúng. Vậy ∅ là tập mở, tức là ∅ ∈ τ. Hiển nhiên tập Rn mở, tức là
Rn ∈ τ. (O2 ) và (O3 ) được chứng minh như trong Mệnh đề 1.2.

Trong trường hợp tổng quát, nếu trong một tập hợp X ̸= ∅ bất kỳ có một họ τ các tập con
của X thỏa mãn các điều kiện (O1 ), (O2 ), (O3 ) thì τ sẽ được gọi là một tôpô trên X, còn cặp
(X, τ) sẽ gọi là một không gian tôpô. Một phần tử trong họ τ gọi là một tập mở trong không
gian tôpô X. Như vây, Rn là một không gian tôpô.

ng
Định nghĩa 1.7. Một tập M ⊂ Rn được gọi là tập đóng nếu phần bù CM = Rn \ M là tập mở
trong Rn .

Ví dụ 1.3. (a) Hình cầu đóng B′ (a, ε) là một tập đóng trong Rn . Thật vậy, lấy x ∈ CB(a, ε) tùy ý.
Khi đó d(x, a) = ∥x −a∥ > ε. Đặt r = d(x, a)−ε > 0. Ta sẽ chứng minh rằng B(x, r) ⊂ CB(a, ε),

a
khi đó CB(a, ε) là tập mở và vì vậy B(a, ε) là tập đóng. Với mọi y ∈ B(x, r) thì d(y, x) < r. Vì
vậy
Qu
d(y, a) ≥ d(x, a) − d(y, x) > d(x, a) − r = ε,

hay y ∈ B(a, ε). Từ đó suy ra B(x, r) ⊂ CB(a, ε).

(b) Với (a1 , . . . , an ), (b1 , . . . , bn ) ∈ Rn thì hình hộp

∆ = {x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Rn : ak ≤ xk ≤ bk , ∀k = 1, . . . , n}

là một tập đóng trong Rn . Chứng minh này chúng tôi dành cho bạn đọc.
T.

Từ Định lý 1.5 và công thức De Morgan ta nhận được

Định lý 1.6. Ta ký hiệu F là họ các tập đóng trong Rn . Khi đó


(F1 ) ∅, Rn ∈ F ;
T.

(F2 ) D1 , . . . , Dm ∈ F ∈ F;
Sm
⇒ k=1 Dk

(F3 ) Dα ∈ F , ∀α ∈ I ⇒ ∈ F.
T
α∈I Dα

Trong trường hợp tổng quát, thay cho việc xác định một không gian tôpô X nhờ họ τ các tập
mở như trên người ta có thể xác định không gian tôpô X bởi họ các tập đóng F . Khi đó mỗi
phần tử trong F gọi là một tập đóng trong không gian tôpô X.

Định nghĩa 1.8. Cho tập hợp A ⊂ Rn . Điểm a ∈ A được gọi là điểm trong của A nếu tồn tại
ε > 0 sao cho B(a, ε) ⊂ A, hay nói cách khác, A là lân cận của a.
o
Tập hợp tất cả các điểm trong của A gọi là phần trong của A, và ký hiệu là Int A hoặc A.

12
Mệnh đề 1.3. Cho A ⊂ Rn . Khi đó
a) Int A là tập mở lớn nhất chứa trong A;
b) A mở ⇔ A = Int A;
c) A ⊂ B ⇒ Int A ⊂ Int B.

Chứng minh. a) Lấy tùy ý x ∈ Int A. Khi đó tồn tại ε > 0 sao cho B(x, ε) ⊂ A. Ta sẽ chứng minh
B(x, ε) ⊂ Int A, khi đó Int A mở.
Thật vậy, do B(x, ε) mở nên với mọi y ∈ B(x, ε) tồn tại r > 0 sao cho B(y, r) ⊂ B(x, ε). Vì

ng
vậy B(y, r) ⊂ A, tức y là điểm trong của A. Suy ra y ∈ Int A. Vậy B(x, ε) ⊂ Int A.
Giả sử B là một tập mở sao cho Int A ⊂ B ⊂ A. Khi đó với mọi x ∈ B tồn tại ε > 0 sao cho
B(x, ε) ⊂ B ⊂ A. Suy ra x ∈ Int A. Vậy B = Int A, nghĩa là Int A là tập mở lớn nhất chứa trong A.
b) Suy ra từ a).

a
c) Chứng minh đơn giản, chúng tôi dành cho bạn đọc.
Qu
Định nghĩa 1.9. Cho tập hợp A ⊂ Rn . Điểm a ∈ Rn được gọi là điểm tụ của A nếu với mọi lân
cận U của a thì (U ∩ A) \ {a} ̸= ∅.
Tập hợp tất cả các điểm tụ của A gọi là tập dẫn xuất của A, và ký hiệu là A′ .

Nhận xét rằng nếu a là điểm tụ của A thì với mọi lân cận U của a, tập (U ∩ A) \ {a} chứa
vô số phần tử. Thật vậy, do U là lân cận của a nên tồn tại hình cầu mở B(a, ε) ⊂ U. Vì a
là điểm tụ của A nên tồn tại x1 ∈ [B(a, ε) ∩ A] \ {a}. Vì x1 ̸= a nên d1 = d(x1 , a) > 0. Khi
T.

ε
đó tồn tại n1 sao cho n1 < d1 . Do a là điểm tụ của A nên tồn tại x2 ∈ [B(a, nε1 ) ∩ A] \ {a}.
ε
Vì x2 ̸= a nên d2 = d(x2 , a) > 0. Khi đó tồn tại n2 sao cho n2 < d2 . Do a là điểm tụ của A
nên tồn tại x3 ∈ [B(a, nε2 ) ∩ A] \ {a}. cứ tiếp tục quá trình trên ta sẽ nhận được vô số phần tử
xn ∈ (U ∩ A) \ {a}.
T.

Định nghĩa 1.10. (a) Cho tập hợp A ⊂ Rn . Điểm a ∈ A được gọi là điểm cô lập của A nếu tồn
tại một lân cận U của a sao cho (U ∩ A) = {a}.

(b) Một điểm a ∈ Rn hoặc là điểm tụ của A hoặc là điểm cô lập của A được gọi là điểm dính của
A.
Như vậy

a là điểm dính của A ⇔ U ∩ A ̸= ∅ với mọi lân cận U của a.

Tập hợp tất cả các điểm dính của A gọi là bao đóng của A, và ký hiệu là A.

13
Định nghĩa 1.11. Cho tập hợp A ⊂ Rn . Điểm a ∈ Rn được gọi là điểm biên của A nếu với mọi
lân cận U của a thì U ∩ A ̸= ∅ và U ∩ CA ̸= ∅.
Tập hợp tất cả các điểm biên của A gọi là biên của A, và ký hiệu là ∂ A.

Ví dụ 1.4. (a) Trong R2 xét tập A = B(a, 1) \ {a}. Khi đó mọi điểm x ∈ B′ (a, 1) đều là điểm tụ
của A. Điểm a và mọi điểm x ∈ S(a, 1) = {x ∈ R2 : d(x, a) = 1} là các điểm biên của A. Vậy
∂ A = {a} ∪ S(a, 1).

(b) Trong R2 xét tập A = B(0, 1) ∪ {(0, 2)}. Khi đó điểm (0, 2) là điểm cô lập của A. Điểm (0, 2)

ng
mọi điểm x ∈ S(0, 1) = {x ∈ R2 : d(x, 0) = 1} là các điểm biên của A. Vậy ∂ A = {(0, 2)} ∪
S(a, 1).
1 1
(c) Trong R2 xét tập A =
 
n, n , n = 1, 2, . . . . Khi đó điểm (0, 0) là điểm dính của A. Điểm
(0, 0) mọi điểm x ∈ A là các điểm biên của A. Vậy ∂ A = {(0, 0)} ∪ A.

a
Mệnh đề 1.4. Cho A ⊂ Rn . Khi đó
a) A là tập đóng nhỏ nhất chứa A;
Qu
b) A đóng ⇔ A = A;
c) A ⊂ B ⇒ A ⊂ B;
d) A = A ∪ ∂ A;
e) Nếu A mở thì A = A \ ∂ A.

Chứng minh. a) Giả sử Rn \ A không mở. Khi đó tồn tại a ∈


/ A sao cho với mọi ε > 0 thì
B(a, ε) ∩ A ̸= ∅. Như vậy tồn tại y ∈ B(a, ε) ∩ A. Vì y ∈ B(a, ε) nên với 0 < r < ε − d(y, x) thì
T.

B(y, r) ⊂ B(a, ε). Mặt khác, vì y ∈ A nên B(y, r) ∩ A ̸= ∅. Vậy B(a, ε) ∩ A ̸= ∅ với mọi ε > 0.
Điều này cũng có nghĩa là a ∈ A. Vô lý. Vậy Rn \ A mở, tức là A đóng. Hiển nhiên mọi x ∈ A
đều là điểm dính của A, nên A ⊂ A. Giả sử B là một tập đóng sao cho A ⊂ B ⊊ A. Khi đó tồn tại
x ∈ A nhưng x ∈
/ B. Vì B đóng nên tồn tại B(x, δ ) ∩ B = ∅. Vì A ⊂ B nên B(x, δ ) ∩ A = ∅. Vậy
T.

x không là điểm dính của A, tức là x ∈


/ A. Mâu thuẫn. Vậy B = A, hay A là tập đóng nhỏ nhất
chứa A.
b) Suy ra từ a).
c) Chứng minh đơn giản, chúng tôi dành cho bạn đọc.
d) Lấy x ∈ A bất kỳ. Ta xét hai khả năng. Nếu x ∈ A thì x ∈ A ∪ ∂ A. Nếu x ∈
/ A, thì do x
là điểm dính của A nên với mọi ε > 0 ta có B(x, ε) ∪ A ̸= ∅. Vì x ∈
/ A nên B(x, ε) ∩ CA ∋ x.
Vậy x ∈ ∂ A. Vậy ta đã chứng minh A ⊂ A ∪ ∂ A. Ngược lại, vì A ⊂ A nên ta chỉ cần chứng minh
∂ A ⊂ A. Điều này hiển nhiên vì với mọi x là điểm biên của A ta đều có B(x, ε) ∩ A ̸= ∅, tức là
x ∈ A.

14
e) Vì A = A ∪ ∂ A nên A \ ∂ A ⊂ A. Ngược lại, hiển nhiên A ⊂ A. Mặt khác, với mọi x ∈ A,
vì A mở nên tồn tại r > 0 sao cho B(x, r) ⊂ A. Suy ra B(x, r) ∩ CA = ∅, nghĩa là x ∈
/ ∂ A. Vậy
A ⊂ A \ ∂ A.

Từ mệnh đề trên ta thấy rằng, vì B(a, ε) là tập mở và S(a, ε) = ∂ B(a, ε) nên B′ (a, ε) =
B(a, ε).

1.3 Sự hội tụ trong không gian Rn

ng
1.3.1 Mô tả sự hội tụ trong Rn
(k) (k)
Định nghĩa 1.12. Cho dãy các véctơ {x(k) }k = {(x1 , . . . , xn )}k ⊂ Rn . Điểm x0 = (x10 , . . . , xn0 ) ∈
Rn được gọi là giới hạn của dãy {x(k) }k nếu với mọi ε > 0 tồn tại k0 = k0 (ε) ∈ N sao cho với

a
mọi k ≥ k0 thì x(k) ∈ B(x0 , ε). Ta ký hiệu
Qu
lim x(k) = x0 .
k→∞

Khi đó ta cũng nói rằng dãy {x(k) }k hội tụ về x0 .


Ta có thể phát biểu định nghĩa trên một cách khác như sau

lim x(k) = x0 ⇔ ∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k ≥ k0 : ∥x(k) − x0 ∥ < ε.


k→∞

Nhận xét rằng khái niệm hội tụ không phụ thuộc vào việc lựa chọn một chuẩn cụ thể trong
T.

Rn . Vì vậy mọi chuẩn đều có vai trò như nhau trong tất cả các kết quả phát biểu liên quan đến sự
hội tụ của dãy trong Rn . Chính vì lý do đó mà trong các chứng minh ta có thể chọn một chuẩn
nào đó mà mà nó thuận tiện nhất trong các lập luận.
T.

Từ định nghĩa ta nhận được

Định lý 1.7 (Một tiêu chuẩn của tập đóng). Cho A ⊂ Rn . Hai điều kiện sau là tương đương:
a) A đóng.
b) Nếu {x(k) }k ⊂ A mà lim x(k) = x0 thì x0 ∈ A.
k→∞

Chứng minh. (a ⇒ b) Cho dãy {x(k) } ⊂ A mà lim x(k) = x0 . Khi đó theo định nghĩa giới hạn
k→∞
của dãy thì với mọi ε > 0 ta có B(x0 , ε) ∩ A ̸= ∅. Vậy x0 ∈ A = A.
(b ⇒ a) Giả sử x ∈ A. Khi đó với mọi k, tồn tại x(k) ∈ B(x, 1k ) ∩ A. Từ đó suy ra dãy {x(k) }
hội tụ về x. Theo giả thiết, x ∈ A. Vậy A = A, hay A đóng.

15
(k)
Định lý 1.8 (Mô tả sự hội tụ trong Rn ). Cho dãy {x(k) }k = {(x1 }k ⊂ Rn và điểm x0 =
(x10 , . . . , xn0 ) ∈ Rn . Khi đó:

(k)
lim x(k) = x0 ⇔ lim xi = xi0 , ∀i = 1, . . . , n.
k→∞ k→∞

Nói cách khác, sự hội tụ trong Rn là sự hội tụ theo tọa độ.

Chứng minh. Trên Rn ta xét chuẩn “max” ∥ · ∥∞ . Khi đó

ng
lim x(k) = x0 ⇔ ∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k ≥ k0 : ∥x(k) − x0 ∥∞ < ε
k→∞
(k)
⇔ ∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k ≥ k0 : max |xi − xi0 | < ε
1≤i≤n
(k)
⇔ ∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k ≥ k0 : |xi − xi0 | < ε,
∀i = 1, . . . , n

a (k)
⇔ lim xi = xi0 , ∀i = 1, . . . , n.
k→∞
Qu
Từ định lý này và từ các tính chất, các phép toán của dãy số thực ta nhận được các hệ quả
sau.

Hệ quả 1.2. a) Giới hạn (nếu có) của một dãy các phần tử trong Rn là duy nhất.
b) Nếu dãy {x(k) } hội tụ về x0 thì mọi dãy con của nó cũng hội tụ về x0 .
T.

1.3.2 Tính đầy đủ của không gian Rn

Định nghĩa 1.13. Dãy {x(k) } ⊂ Rn được gọi là dãy Cauchy (hay là dãy cơ bản) nếu
T.

∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k, p ≥ k0 ⇒ ∥x(k) − x(p) ∥ < ε,

hay nói cách khác


lim ∥x(k) − x(p) ∥ = 0.
k,p→∞

Hệ quả 1.3. a) Dãy con của một dãy Cauchy là dãy Cauchy.
b) Dãy Cauchy là dãy bị chặn.
c) Nếu dãy Cauchy có một dãy con hội tụ về x0 thì nó cũng hội tụ về x0 .

Định lý 1.9 (Tiêu chuẩn Cauchy). Dãy {x(k) } ⊂ Rn hội tụ khi và chỉ khi {x(k) } là dãy Cauchy.

16
Chứng minh. (⇒) Giả sử lim x(k) = x. Khi đó
k→∞

∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k ≥ k0 ⇒ ∥x(k) − x∥ < ε/2.

Vì vậy, với mọi k, p ≥ k0 ta có ∥x(k) − x∥ < ε/2, ∥x(p) − x∥ < ε/2. Vì vậy

∥x(k) − x(p) ∥ ≤ ∥x(k) − x∥ + ∥x(p) − x∥ < ε/2 + ε/2,

tức là {x(k) } là dãy Cauchy.


(⇐) Ta xét trên Rn chuẩn “max” ∥ · ∥∞ . Vì {x(k) } là dãy Cauchy nên

ng
∀ε > 0, ∃k0 = k0 (ε), ∀k, p ≥ k0 ⇒ ∥x(k) − x(p) ∥∞ < ε.

Khi đó, với mỗi i = 1, . . . , n và với mọi k, p ≥ k0 ta có


(k) (p) (k) (p) (k) (p)
|xi − xi | ≤ max |x j − x j | = ∥x j − x j ∥∞ < ε.
1≤ j≤n

a (k)
Điều này có nghĩa là các dãy số {xi } (i = 1, . . . , n) là các dãy số Cauchy (trong R). Vì R là
không gian đầy nên với mọi i = 1, . . . , n đều tồn tại
Qu
(k)
lim xi = xi .
k→∞

Theo Định lý 1.8, lim x(k) = x = (x1 , . . . , xn ). Ta có điều cần chứng minh.
k→∞

Một không gian mêtric được gọi là không gian mêtric đầy đủ nếu mọi dãy Cauchy trong đó
đều hội tụ. Như vậy, từ định lý trên ta khẳng định không gian Rn là một không gian đầy đủ.

Định nghĩa 1.14. Dãy hình cầu đóng {B′ (x(k) , rk )} trong Rn được gọi là thắt lại nếu
T.

B′ (x(k+1) , rk+1 ) ⊂ B′ (x(k) , rk ), ∀k ≥ 1 và lim rk = 0.


k→∞

Định lý 1.10 (Nguyên lý Cantor). Mọi dãy hình cầu đóng thắt lại đều có duy nhất một điểm
chung.
T.

Chứng minh. Xét dãy hình cầu đóng thắt lại {B′ (x(k) , rk )} trong Rn . Khi đó ta có

∥x(k) − x(p) ∥ ≤ rk + r p → 0 khi k, p → ∞.

Vậy dãy {x(k) } là Cauchy. Theo tiêu chuẩn Cauchy 1.9 tồn tại lim x(k) = x ∈ Rn .
k→∞
Do với mọi p ≥ k ≥ 1 ta có x(p) ∈ B′ (x(k) , r k) nên x ′ (k)
∈ B (x , r k) với mọi k ≥ 1. Vậy

B′ (x(k) , rk ).
\
x∈
k=1

Giả sử có y ∈
T∞ ′ (x(k) , r ). Do x, y ∈ B′ (x(k) , rk ) với mọi k ≥ 1 nên ∥x − y∥ ≤ 2rk với mọi
k=1 B k
k ≥ 1. Khi đó từ lim rk = 0 ta suy ra x = y.
k→∞

17
1.4 Tập compact trong Rn

1.4.1 Tập bị chặn

Định nghĩa 1.15. Tập hợp A ⊂ Rn được gọi là bị chặn nếu

sup{∥x∥ : x ∈ A} < ∞,

hay nói cách khác, tồn tại hình cầu B(0, R) sao cho A ⊂ B(0, R).

ng
Một dãy {xn } bị chặn khi và chỉ khi tập hợp {xn , n ∈ N} bị chặn. Từ Định lý 1.8 và Nguyên
lý Bolzano – Weierstrass đối với tập số bị chặn ta nhận được

Mệnh đề 1.5. Mọi tập bị chặn trong Rn đều chứa một dãy hội tụ.

a
Ngoài ra ta dễ thấy rằng
Qu
Mệnh đề 1.6. Giao của một họ bất kỳ và hợp của một họ hữu hạn các tập bị chặn trong Rn là
tập bị chặn.

Định lý 1.11 (Nguyên lý Bolzano – Weierstrass). Mọi dãy bị chặn trong Rn đều chứa một dãy
con hội tụ.

Chứng minh. Trong Rn ta xét chuẩn ∥ · ∥∞ . Ta có sup ∥x(k) ∥∞ < ∞ vì dãy {x(k) } bị chặn. Khi đó
k
T.

(k)
sup |xi | ≤ sup ∥x(k) ∥∞ < ∞ ∀i = 1, . . . n.
k k

(k) (k) (k)


Dãy số {x1 }k∈N bị chặn nên tồn tại dãy con {x1 }k∈N1 ⊂ {x1 }k∈N hội tụ đến x10 .
T.

(k) (k) (k)


Dãy số {x2 }k∈N1 bị chặn nên tồn tại dãy con {x2 }k∈N2 ⊂ {x2 }k∈N1 hội tụ đến x20 .
(k) (k) (k)
Dãy số {x3 }k∈N2 bị chặn nên tồn tại dãy con {x3 }k∈N3 ⊂ {x3 }k∈N2 hội tụ đến x30 .
(k) (k)
Tiếp tục như vậy n bước, ta sẽ nhận được dãy con {xn }k∈Nn ⊂ {x3 }k∈Nn−1 hội tụ đến xn0 .
Khi đó rõ ràng dãy con {x(k) }k∈Nn sẽ hội tụ về x0 = (x10 , . . . , xn0 ).

1.4.2 Tập compact

Khái quát Nguyên lý Bolzano – Weierstrass ta đưa ra khái niệm quan trọng sau.

18
Định nghĩa 1.16. Tập K ⊂ Rn được gọi là tập compact nếu mọi dãy trong K đều chứa một dãy
con hội tụ đến một phần tử trong K.

Trước hết ta nhận thấy rằng, giao của một họ tùy ý và hợp của một họ hữu hạn các tập
compact là một tập compact.

Định lý 1.12. Tập K ⊂ Rn compact khi và chỉ khi K đóng và bị chặn.

Chứng minh. (⇒) Giả sử K compact. Nếu K không bị chặn thì tồn tại dãy {x(k) } ⊂ K mà
∥x(k) ∥ ≥ k với mọi k ≥ 1. Vì K compact nên theo định nghĩa dãy {x(k) } ⊂ K có chứa một dãy

ng
con {x(k j ) } hội tụ về x ∈ Rn . Khi đó ta có

+∞ = lim ∥x(k j ) ∥ = ∥x∥ < +∞.


k→∞

Điều này là vô lý.


Lấy một dãy {x(k) ⊂ K bất kỳ sao cho x(k) → x0 ∈ Rn . Vì K compact nên theo định nghĩa

a
x0 ∈ K. Từ Định lý 1.7 ta suy ra tập K đóng.
(⇐) Giả sử K đóng và bị chặn. Lấy một dãy {x(k) } ⊂ K bất kỳ. Vì K bị chặn nên dãy {x(k) }
Qu
bị chặn. Theo Nguyên lý Bolzano - Weierstrass (Định lý 1.11) tồn tại dãy con {x(k j ) } ⊂ {x(k) }
sao cho lim x(k j ) = x ∈ Rn . Vì K đóng nên theo Định lý 1.7 thì x ∈ K. Do vậy K compact.
j→∞

Định nghĩa 1.17. Giả sử A ⊂ Rn . Họ U = {Ui }i∈I các tập con trong Rn được gọi là phủ mở của
A nếu
i) Ui là tập mở trong Rn với mọi i ∈ I;
ii) A ⊂
S
i∈I Ui .
T.

Nếu I0 ⊂ I và A ⊂ ta nói họ {Ui }i∈I0 là một phủ con của phủ {Ui }i∈I . Trong trường
S
i∈I0 Ui
hợp này, nếu I0 hữu hạn thì ta nói họ {Ui }i∈I0 là một phủ con của phủ {Ui }i∈I .

Định nghĩa 1.18. Tập A ⊂ Rn được gọi là hoàn toàn bị chặn nếu với mọi ε > 0 tồn tại x1 , . . . xk ∈
T.

Rn sao cho
k
[
A⊂ B(xk , ε).
i=1

Ví dụ 1.5. Trong R2 hình cầu B(0, 1) là tập hoàn toàn bị chặn. Thật vậy, với ε > 0 cho trước,
tồn tại số nguyên N > ε2 . Ta xét tập hữu hạn các điểm
 
 i j 2 2
M = xi , y j : |xi | = , |y j | = , xi + yi ⩽ 1, i, j = 1, . . . , N .
N N
Khi đó dễ thấy
[
B(0, 1) ⊂ B(a, ε).
a∈M

19
Mệnh đề 1.7. Tập A ⊂ Rn hoàn toàn bị chặn khi và chỉ khi A là tập bị chặn.

Chứng minh. (⇒) Vì tập hợp A hoàn toàn bị chặn nên với mọi ε > 0 tồn tại x1 , . . . , xk ∈ Rn sao
cho
k
[
A⊂ B(xk , ε).
i=1

Lấy x0 ∈ A. Đặt
r = max ∥xi − x0 ∥ > 0.
1≤i≤k

ng
Khi đó A ⊂ B(x0 , r + ε). Thật vậy, với mọi x ∈ A tồn tại i0 ∈ {1, . . . , k} sao cho x ∈ B(xi0 , ε). Do
đó
∥x − x0 ∥ ≤ ∥x − xi0 ∥ + ∥xi0 − x0 ∥ ≤ ε + r.

Vậy A bị chặn.
(⇐) Vì A bị chặn nên tồn tại hình cầu B(x0 , R) ⊃ A, với x0 = (x10 , . . . , xn0 ). Ta lấy hình hộp

a
đều cạnh 2R song song với các trục tọa độ và ngoại tiếp hình cầu này, tức là hình hộp
Qu
H = x = (x1 , . . . , xn ) : |xi − xi0 | ≤ R, ∀i = 1, . . . , n .


Cho ε > 0 tùy ý. Ta chia H thành các hình hộp nhỏ đều bằng các mặt phẳng song song với các
mặt của H và các mặt phẳng này cách nhau một đoạn α ≤ εn . Số các hình hộp nhỏ này là hữu
hạn. Lúc đó rõ ràng A được phủ bởi hữu hạn các hình cầu bán kính nhỏ hơn ε ngoại tiếp các
hình hộp nhỏ. Vậy A hoàn toàn bị chặn.

Ta có định lý quan trọng sau.


T.

Định lý 1.13 (Định lý Heine - Borel). Tập K ⊂ Rn compact khi và chỉ khi mọi phủ mở của K
đều chứa một phủ con hữu hạn.

Chứng minh. (⇒) Giả sử K compact và tồn tại một phủ mở U = {Uα }α∈I của K sao cho mọi
T.

họ con hữu hạn của U không thể phủ được K. Do K bị chặn nên theo Định lý 1.7 được phủ bởi
hữu hạn hình cầu bán kính 1. Trong số các hình cầu đó phải có một hình cầu B1 sao cho B1 ∩ K
không thể phủ bởi một số hữu hạn các Uα . Áp dụng lập luận trên cho tập bị chặn B1 ∩ K, ta tìm
1
được hình cầu B2 bán kính 2 sao cho B2 ∩ (B1 ∩ K) không thể phủ bởi một số hữu hạn các Uα .
1
Đặc biệt B2 ∩ K cũng như vậy. Cứ tiếp tục như trên ta nhận được dãy các hình cầu Bk bán kính k
sao cho Bk ∩ K không thể phủ bởi một số hữu hạn các Uα . Với mỗi k ta chọn x(k) ∈ Bk ∩ K. Do
K compact, tồn tại dãy con {x(k j ) } ⊂ {x(k) } sao cho x(k j ) → x0 ∈ K. Khi đó tồn tại α0 ∈ I sao
cho x0 ∈ Uα0 . Vì Uα0 mở nên tồn tại ε > 0 sao cho B(x0 , ε) ⊂ Uα0 . Lấy j đủ lớn sao cho
ε 1 ε
∥x0 − x(k j ) ∥ < và <
2 kj 4

20
Khi đó với mọi x ∈ Bk j ta có

ε ε
∥x − x0 ∥ ≤ ∥x − x(k j ) ∥ + x(k j ) − x0 ≤ + < ε,
2 4
tức là Bk j ⊂ B(x0 , ε) ⊂ Uα0 . Vậy Bk j , đặc biệt là Bk j ∩ K được phủ bởi một Uα0 , trái với tính chất
của Bk j ∩ K.
(⇐) Ta chỉ cần chứng minh K đóng và bi chặn. Xét phủ mở {B(x, 1)}x∈K của K. Vì K
compact nên tồn tại x(1) , . . . , x(m) sao cho

ng
m
B(x(i) , 1).
[
K⊂
i=1

Từ đó suy ra
sup{∥x∥ : x ∈ K} ≤ 1 + sup ∥x(i) ∥ < +∞.
1≤i≤m

a
Vậy K bị chặn.
Giả sử tồn tại một dãy {x(k) } ⊂ K mà x(k) → x0 ∈
/ K. Với mỗi x ∈ K đặt εx = ∥x−x0 ∥
2 . Khi đó
Qu
họ {B(x, εx )}x∈K là một phủ mở của K. Theo giả thiết tồn tại x(1) , . . . , x(m) ∈ K sao cho
m
B(x(i) , εx(i) ).
[
K⊂
i=1

Chuyển qua dãy con, ta có thể xem tồn tại i0 ∈ {1, . . . , m} sao cho

x(k) ∈ B(x(i0 ) , εx(i0 ) ), ∀k ≥ 1.


T.

Từ đó suy ra x0 ∈ B(x(i0 ) , εx(i0 ) ) mà điều này không thể xảy ra vì

∥x0 − x(i0 ) ∥ ≥ 2εx(i0 ) .


T.

1.5 Kết luận Chương 1

Qua chương này, sinh viên cần nắm một cách tổng quát cấu trúc đại số và chuẩn trên không
gian Rn , nêu được khái niệm và một số tính chất đơn giản của chuẩn, mêtric trong không gian
Rn , cần hiểu và phân biệt được hình cầu mở, hình cầu đóng và lân cận; tập mở, tập đóng và các
tính chất liên quan; nắm được khái niệm về không gian Rn mở rộng. Mô tả được sự hội tụ, các
tập bị chặn, tập compact trong không gian Rn và các tính chất cơ bản về các vấn đề này.

21
CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN,
BÀI TẬP THỰC HÀNH

Lý thuyết
Sinh viên cần nắm các kiến thức sau:

(a) Các khái niệm: chuẩn, khoảng cách, và cấu trúc topo trên không gian Rn .

(b) Sự hội tụ trong không gian Rn .

ng
(c) Tập compact: định nghĩa và các đặc trưng.

Bài tập

Bài 1.1. Tìm phần trong, bao đóng, tập dẫn xuất, điểm cô lập, biên của các tập hợp sau:

a
(a) A = (0, 2] ∪ {3} trong R;
Qu
(b) B = ([1, 2] ∩ Q) ∪ ([3, 4] \ Q) trong R;

(c) C = m + n1 : m, n = 1, 2, . . . trong R;


1 1

(d) D = m + n : m, n = 1, 2, . . . trong R.

(e) E = {(x, y) ∈ R2 : 0 < x < 1, 0 < y < 1} ∪ {(2, 8)} trong R2 ;


n 2 2
o
(f) F = (x, y) ∈ R2 : ax2 + by2 ≤ 1 trong R2 ;
T.

(g) G = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y2 < 1} ∪ {(x, 3) : 0 < x ≤ 1} trong R2 .

Bài 1.2. Xét tính đóng, mở và compact của các tập sau:
T.

(a) A = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y2 − 2x < 3} trong R2 ;

(b) B = {(x, y) ∈ R2 : y < x2 } trong R2 ;

(c) C = {(x, y) ∈ R2 : 0 ≤ x ≤ 1, y ≤ x2 } trong R2 ;

(d) D = {(x, y, z) ∈ R3 : 1 ≤ x2 + y2 + z2 ≤ 4} trong R3 ;


2
x2 2
(e) E = {(x, y, z) ∈ R3 : a2
+ by2 + cz2 ≤ 1} trong R3 ;

(f) F = {(x, y, z) ∈ R3 : 0 ≤ x ≤ 1, 1 ≤ y ≤ 2, 2 ≤ z ≤ 3} trong R3 ;

(g) G = {(x1 , . . . , xn ) ∈ Rn : 0 ≤ xi < +∞} trong Rn .

22
Bài 1.3. Cho x ∈ Rn .

(a) Chứng minh rằng phần bù C{x} của tập {x} trong Rn là một tập mở trong Rn .

(b) Tổng quát hơn, chứng minh rằng phần bù CA của tập hợp hữu hạn A trong Rn là một tập
mở trong Rn .

Bài 1.4. Cho A1 , A2 , . . . là các tập con của Rn .

n n

ng
S S
(a) Nếu Bn = Ai , chứng minh Bn = Ai , với n = 1, 2, 3, . . .
i=1 i=1

∞ ∞
Ai , chứng minh B ⊃
S S
(b) Nếu B = Ai .
i=1 i=1

Bài 1.5. Với mọi x ∈ R và y ∈ R, định nghĩa

a d(x, y) =

1 (nếu x ̸= y)
Qu
0 (nếu x = y).

Chứng minh d là một mêtric trên R. Xác định các tập mở, đóng, compact trong không gian
mêtric (R, d).

Bài 1.6. Với mọi x ∈ R và y ∈ R, định nghĩa

d1 (x, y) = (x − y)2 ,
p
d2 (x, y) = |x − y|,
T.

d3 (x, y) = |x2 − y2 |,
d4 (x, y) = |x − 2y|,
|x − y|
d5 (x, y) = .
T.

1 + |x − y|

Định nghĩa nào trên đây xác định một mêtric trên R.

Bài 1.7. (a) Tìm phần trong của các tập hợp sau trong không gian mêtric (R, d), với d là
khoảng cách Euclide:

N, Z, Q, R, [0, 1], (0, 1], (0, 1] ∪ {2, 3}.

(b) Tìm phần trong của các tập hợp sau trong mặt phẳng phức với khoảng cách Euclide:

{z : |z| < 1}, {z : |z| ≤ 1}, {z : Im z = 0}, {z : Re z = 0}.

23
Bài 1.8. Có phải mọi điểm của tập mở E ⊂ R2 đều là điểm giới hạn của E? Trả lời câu hỏi
tương tự cho tập đóng trong R2 .

Bài 1.9. Cho K ⊂ R là một tập hợp gồm 0 và các phần tử dạng 1/n, với n ∈ N. Chứng minh
rằng K là tập compact (không dùng Định lý Heine-Borel).

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ng
Tiếng Việt

[1] Jean-Marie Monier, Giải Tích 3: Giáo Trình và 500 Bài Tập Có Lời Giải, Người dịch:
Nguyễn Văn Thường, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

[2] Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển, Tạ Duy Phượng, Giải Tích Các Hàm Nhiều Biến: Những

a
Nguyên Lý Cơ Bản và Tính Toán Thực Hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002.
Qu
Tiếng Anh

[1] John T. Anderson, Gordon D. Prichett, Calculus - One and Several Variables, John Wiley
& Sons, Inc, New York - Santa Barbara - Chichester - Brisbane - Toronto, 1978.

[2] James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, 8th edition, Cengage Learning, 2015.
T.
T.

24
Chương 2

HÀM NHIỀU BIẾN LIÊN TỤC

ng
2.1 Giới hạn hàm nhiều biến

2.1.1
aHàm nhiều biến
Qu
Định nghĩa 2.1. Cho tập hợp D ⊂ Rn . Một ánh xạ f : D → Rm được gọi là một hàm n biến xác
định trên D nhận giá trị trong Rm .
Trường hợp m = 1 ta nói f là hàm số n biến hay hàm vô hướng n biến xác định trên D.
Trường hợp m > 1 ta nói f là hàm véctơ n biến xác định trên D.
Ta thường ký hiệu là f (x). Trong trường hợp cần chỉ rõ số biến của hàm ta sẽ viết f (x1 , . . . , xn )
để chỉ f (x) với x = (x1 , . . . , xn ) ∈ D.
T.

Tập D được gọi là miền xác định của f , thường ký hiệu là D f hay dom f .
p
Ví dụ 2.1. (a) Cho f (x, y) = 9 − x2 − y2 . Khi đó f là hàm vô hướng 2 biến với miền xác định

D f = (x, y) ∈ R2 : x2 + y2 ≤ 32 ,

T.

hay D f là hình tròn tâm O bán kính 3.

(b) Cho f (x) = (x2 , cos x). Khi đó f là hàm véctơ 1 biến, nhận giá trị trong R2 .

(c) Cho f (x, y) = (x − y, exy , y sin x) là một hàm véctơ 2 biến nhận giá trị trong R3 .

(d) Với mỗi k = 1, . . . , n ta xét hàm số n biến πk : Rn → R cho bởi

πk (x) = πk (x1 , . . . , xn ) = xk , ∀x ∈ Rn .

Các hàm πk được gọi là các phép chiếu chính tắc lên các trục tọa độ. Cụ thể πk là phép chiếu
chính tắc từ Rn lên trục tọa độ thứ k.

25
Như vậy ta có thể viết

x = (x1 , . . . , xn ) = (π1 (x), . . . , πn (x)), ∀x ∈ Rn .

Nếu miền xác định của hàm nhiều biến không được giải thích cụ thể thì nó được hiểu là tập
lớn nhất làm cho hàm có nghĩa. Chẳng hạn như trong trường hợp
1
f (x, y) = ,
x−y
miền xác định được hiểu là tập {(x, y) ∈ R2 : x ̸= y}. Đó là tập tất cả các điểm trên mặt phẳng

ng
trừ đường thẳng y = x. Trong trường hợp

g(x, y, z) = arcsin xyz,

miền xác định là tập {(x, y, z) ∈ R3 : −1 ≤ xyz ≤ 1}.

a
Tập hợp f (D f ) = { f (x), x ∈ D f } được gọi là ảnh của D f qua f , thường ký hiệu là Im f hay
rang f . Ta nói rằng hàm f bị chặn nếu Im f là tập bị chặn trong Rm .
Qu
1
Ví dụ 2.2. (a) Hàm số f (x, y) = x−y nhận mọi giá trị khác 0, tức là Im f = (−∞, 0) ∪ (0, +∞).
Hàm f không bị chặn.
(b) Xét hàm g(x, y, z) = arcsin xyz. Ta có Im g = [− π2 , π2 ]. Hàm g bị chặn.

Định nghĩa 2.2. Cho D ⊂ Rn và f : D → Rm . Hàm số

fk = πk ◦ f : D → R, k = 1, . . . , m
T.

được gọi là hàm thành phần thứ k của f .


Khi đó ta viết f = ( f1 , . . . , fm ).

Định nghĩa 2.3. Cho D ⊂ Rn và f : D → Rm . Đồ thị của hàm f là tập hợp trong không gian
n + m chiều được định nghĩa bởi
T.

G f = {(x1 , . . . , xn , f1 (x1 , . . . , xn ), . . . , fm (x1 , . . . , xn )) : (x1 , . . . , xn ) ∈ D}.

Khi n = m = 1 đồ thị của hàm số f có thể biểu diễn một cách tường minh trên mặt phẳng 2
chiều, mà ta đã xét trong Giải tích hàm một biến.
Trong trường hợp n = 2, m = 1, đồ thị có thể biểu diễn được tuy có khó khăn hơn. Tuy nhiên
trong các trường hợp khác, việc biểu diễn đồ thị là khó vì trên một tờ giấy khó có thể biểu diễn
một vật thể nhiều hơn ba chiều.
Đối với các hàm số 2 biến, người ta còn thông qua khái niệm đường mức để có thể mô tả
dáng điệu của hàm trong mặt phẳng.

26
Định nghĩa 2.4. Đối với mỗi số c, phương trình f (x, y) = c cho tập hợp nghiệm là một đường
cong trong mặt phẳng. Đường cong này gọi là đường mức c của hàm số f (x, y).

Đường mức dễ biểu diễn hơn nhiều so với đồ thị bởi nó là đường cong trong mặt phẳng. Nếu
vẽ được nhiều đường mức khác nhau ta sẽ có được một hình dung tổng thể về đồ thị của hàm.

Ví dụ 2.3. Hình 2.1 cho ta đồ thị và các đường mức của hàm số

f (x, y) = x sin y + y sin x.

a ng
Qu
Hình 2.1: Đồ thị và các đường mức của hàm số f (x, y) = x sin y + y sin x

Trong trường hợp n ≥ 3 thay cho đường mức ta sẽ hình dung đồ thị của hàm thông qua các
thông tin về mặt mức.
Người ta cũng cho một hàm dưới dạng ẩn như sau
T.

F(x1 , . . . , xn , y) = 0.

Chúng ta thường gặp phương trình các mặt bậc hai được viết dưới dạng ẩn, chẳng hạn như
T.

• Phương trình ellipsoid


x2 y2 z2
+ + = 1.
a2 b2 c2
• Phương trình hyperboloid một lá

x2 y2 z2
+ − = 1.
a2 b2 c2

• Phương trình hyperboloid hai lá

x2 y2 z2
+ − = −1.
a2 b2 c2

27
2.1.2 Giới hạn của hàm nhiều biến

Trong phần này ta sẽ ký hiệu U(x, ε) để chỉ ε- lân cận của x ∈ Rn , ký hiệu V (y, ε) để chỉ ε-
lân cận của y ∈ Rm .

Định nghĩa 2.5. Giả sử D ⊂ Rn và x0 ∈ Rn là điểm tụ của D. Cho hàm f : D → Rm . Phần tử


a ∈ Rn được gọi là giới hạn của f tại x0 nếu

∀V (a, ε), ∃U(x0 , δ ) : ∀x ∈ U(x0 , δ ) ∩ D =⇒ f (x) ∈ V (a, ε).

ng
Ta ký hiệu
lim f (x) = a hay f (x) → a khi x → x0 .
x→x0

Vì mọi chuẩn trong Rn là tương đương với chuẩn “max” ∥ · ∥∞ nên ký hiệu trên đôi khi có thể
viết như sau

a lim f (x1 , . . . , xn ) = a.
x1 →x10
···
xn →xn0
Qu
Cụ thể hơn ta có thể phát biểu định nghĩa trên trong từng trường hợp như sau:
• Trường hợp x0 ∈ Rn , a ∈ Rn .

lim f (x) = a ⇐⇒
x→x0

∀ε > 0 ∃δ > 0 ∀x ∈ D, 0 < ∥x − x0 ∥ < δ ⇒ ∥ f (x) − a∥ < ε .


 

• Trường hợp x0 ∈ Rn , a = ∞.
T.

lim f (x) = ∞ ⇐⇒
x→x0

∀M > 0 ∃δ > 0 ∀x ∈ D, 0 < ∥x − x0 ∥ < δ ⇒ ∥ f (x)∥ > M .


 
T.

• Trường hợp x0 = ∞, a ∈ Rn .
 
lim f (x) = a ⇐⇒ ∀ε > 0 ∃A > 0 ∀x ∈ D, ∥x∥ > A ⇒ ∥ f (x) − a∥ < ε .
x→∞

• Trường hợp x0 = ∞, a = ∞.
 
lim f (x) = ∞ ⇐⇒ ∀M > 0 ∃A > 0 ∀x ∈ D, ∥x∥ > A ⇒ ∥ f (x)∥ > M .
x→∞

Định lý 2.1 (Tính duy nhất của giới hạn). Giới hạn (nếu có) của một hàm tại một điểm là duy
nhất.

Bạn đọc chứng minh định lý này tương tự như đối với hàm một biến.

28
Định lý 2.2 (Quan hệ giữa giới hạn hàm và giới hạn dãy). Ta có

lim f (x) =a ⇐⇒
x→x0

∀{x(k) } ⊂ D, x(k) → x0 ⇒ lim f (x(k) ) = a .


 
k→∞

Bạn đọc chứng minh định lý này tương tự như đối với hàm một biến.
Từ định lý này ta dễ dàng suy ra

ng
Định lý 2.3 (Quan hệ giữa giới hạn hàm và giới hạn hàm thành phần). Ta có

lim f (x) = (a1 , . . . , am ) ⇔ lim fk (x) = ak , ∀k = 1, . . . , m


x→x0 x→x0

trong đó f = ( f1 , . . . , fm ).

a
Định lý 2.4. Nếu lim f (x) ̸= a thì tồn tại lân cận U(x0 ) sao cho f (x) ̸= a với mọi x ∈ D ∩U(x0 ).
x→x0

Chứng minh. Giả sử lim f (x) = b. Theo Định lý 2.3 thì lim fk (x) = bk . Vì b ̸= a nên tồn
Qu
x→x0 x→x0
tại k ∈ {1, . . . , m} sao cho bk ̸= ak . Khi đó tồn tại một lân cận U(x0 ) của x0 sao cho với mọi
x ∈ U(x0 ) ta có | fk (x) − bk | < ε = |ak − bk |. Từ đó suy ra fk (x) ̸= ak . Vì vậy

f (x) = ( f1 (x), . . . , fm (x)) ̸= (a1 , . . . , am ) = a.

Ta có điều cần chứng minh.

Chú ý, trong trường hợp f là hàm số, nếu lim f (x) > a (hoặc < a) thì tồn tại một lân cận
T.

x→x0
U(x0 ) sao cho f (x) > a (hoặc < a) với mọi x ∈ D ∩U(x0 ).

Ví dụ 2.4. (a) Cho hàm số f (x, y) = (x + y) sin 1x sin 1y . Chứng minh rằng
T.

lim f (x, y) = 0.
x→0
y→0
p
Với ε > 0 ta chọn δ = ε2 . Khi đó với mọi (x, y) với xy ̸= 0 mà ∥(x, y) − (0, 0)∥ = x2 + y2 < δ
ta có |x| < δ , |y| < δ . Vì vậy ta có
1 1
| f (x, y)| = (x + y) sin sin ≤ |x| + |y| < 2δ = ε.

x y

Vậy ta có điều cần chứng minh.


√2
x +(y−2)2 +1−1
(b) Cho hàm số g(x, y) = x2 +(y−2)2
. Hãy tính lim g(x, y).
x→0
y→2

29
p
Đặt ρ = x2 + (y − 2)2 . Khi đó ta có
p
ρ2 + 1 − 1 (ρ 2 + 1) − 1
lim g(x, y) = lim = lim
ρ2
p
x→0 ρ→0 ρ→0 ρ 2 ( ρ 2 + 1 + 1)
y→2
1 1
=p = .
ρ2 + 1 + 1 2

x+2y
(c) Cho hàm số h(x, y) = x2 −2xy+2y2
. Hãy tính x→∞
lim h(x, y).
y→∞

ng
Đặt x = ρ cos ϕ, y = ρ sin ϕ. Ta có

x + 2y 1 cos ϕ + 2 sin ϕ 1 α(ϕ)


= 2
= ,
x2 − 2xy + 2y2 ρ cos2 ϕ − 2 cos ϕ sin ϕ + 2 sin ϕ ρ β (ϕ)

trong đó
α(ϕ) = cos ϕ + 2 sin ϕ, β (ϕ) = cos2 ϕ − 2 cos ϕ sin ϕ + 2 sin2 ϕ.

a
Với mọi ϕ ∈ [0, 2π] ta có
Qu
|α(ϕ)| = | cos ϕ + 2 sin ϕ| ≤ 3
|β (ϕ)| = cos2 ϕ − 2 cos ϕ sin ϕ + 2 sin2 ϕ = (cos ϕ − sin ϕ)2 + sin2 ϕ > 0, .

Vì β (ϕ) liên tục trên [0, 2π] nên nó đạt cực tiểu trên đoạn đó và m = min β (ϕ) > 0. Như vậy
[0,2π]
β (ϕ) ≥ m > 0. Do đó β (ϕ) ≤ m . Hơn nữa, khi x → ∞, y → ∞ thì ρ → ∞, kéo theo ρ1 → 0. Vì
α(ϕ) 3

vậy
lim h(x, y) = 0.
T.

x→∞
y→∞

(d) Khảo sát sự tồn tại giới hạn sau


xy
lim .
x→0 x2 + y2
y→0
T.

1 1
và (xn′ , y′n ) = 1 1
. Rõ ràng (xn , yn ) → (0, 0) và (xn′ , y′n ) → (0, 0)
 
Xét hai dãy (xn , yn ) = n, n n , 2n
khi n → ∞. Khi đó
1 1
xn yn n2 1 xn′ y′n 2n2 2
lim = lim 2
= và lim = lim = .
n→∞ xn2 + y2n n→∞ 2 n→∞ x′ 2 + y′ 2 n→∞ 5 5
n2 n n 4n2

Theo định lý về quan hệ giữa giới hạn hàm và giới hạn dãy (Định lý 2.2) ta kết luận giới hạn đã
cho không tồn tại.

Dựa vào các mối quan hệ giữa giới hạn hàm với giới hạn dãy, cũng như quan hệ giữa giới
hạn hàm với các hàm thành phần, bạn đọc có thể dễ dàng chứng minh các kết quả sau.

30
Định lý 2.5 (Các phép toán). Cho D ⊂ Rn , f , g : D → Rm , µ : D → R và a là điểm tụ của D.
Giả sử lim f (x) = A, lim g(x) = B, lim µ(x) = µ0 . Khi đó
x→a x→a x→a
a) Tồn tại lim [α f + β g](x) = αA + β B, với mọi α, β ∈ R.
x→a
b) Tồn tại lim ⟨ f (x), g(x)⟩ = ⟨A, B⟩ .
x→a
c) Tồn tại lim (µ f )(x) = µ0 A.
x→a
f
d) Nếu µ0 ̸= 0 thì tồn tại một lân cận U(a) hàm µ xác định trên D ∩U(a) và tồn tại giới hạn
 
f A

ng
lim (x) = .
x→a µ µ0

Tương tự như đối với hàm số một biến ta cũng nhận được

Định lý 2.6 (Nguyên lý Cauchy). Hàm f : D → Rm có giới hạn tại a ∈ D′ khi và chỉ khi với mọi
ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho với mọi x′ , x′′ ∈ D ∩ B(a, δ ) \ {a} ta có

a ∥ f (x′ ) − f (x′′ )∥ < ε.


Qu
2.1.3 Giới hạn lặp

Trước khi định nghĩa khái niệm giới hạn lặp trong trường hợp tổng quát, chúng tôi sẽ trình
bày khái niệm này trong trường hợp hai biến cho bạn đọc dễ hình dung.
Cho D ⊂ R2 và hàm f : D → Rm . Với mỗi y ∈ R ta đặt

Dy = {x ∈ R : (x, y) ∈ D}.
T.

Tương tự, với mỗi x ∈ R ta đặt

Dx = {y ∈ R : (x, y) ∈ D}.

Hình 2.2 mô tả các tập Dy và Dx .


T.

Chú ý rằng Dy và Dx có thể bằng rỗng. Cố định y sao cho Dy ̸= ∅ và xét hàm

f y : Dy → Rm cho bởi f y (x) = f (x, y).

Giả sử x0 ∈ (Dy )′ . Khi đó ta có thể xét giới hạn

lim f y (x) = lim f (x, y).


x→x0 x→x0

Giới hạn này phụ thuộc vào y. Đặt

b x0 = {y ∈ R : ∃ lim f y (x)}.
D
x→x0

31
ng
Hình 2.2: Các tập Dy và Dx

b x0 → Rm như sau:
Khi đó ta đặt hàm g : D

a g(y) = lim f y (x), ∀y ∈ D

b x0 )′ thì ta có thể xét giới hạn


Nếu y0 ∈ (D
x→x0
b x0 .
Qu
 
lim g(y) = lim lim f (x, y) .
y→y0 y→y0 x→x0

Nếu tồn tại, giới hạn này được gọi là giới hạn lặp của hàm f (x, y) tại điểm (x0 , y0 ) lần lượt theo
các biến x và y.
Hoàn toàn tương tự ta có thể xét giới hạn
T.

 
lim h(x) = lim lim f (x, y) ,
x→x0 x→x0 y→y0

b y0 )′ và h : D
trong đó x0 ∈ (D b y0 → Rm với

b y0 = {x ∈ R : ∃ lim f (x, y)}


T.

D và h(x) = lim fx (y).


y→y0 y→y0

Nếu tồn tại, giới hạn này được gọi là giới hạn lặp của hàm f (x, y) tại điểm (x0 , y0 ) lần lượt
theo các biến y và x.
Bây giờ ta định nghĩa cho trường hợp tổng quát.

Định nghĩa 2.6. Cho D ⊂ Rn , x0 ∈ D′ và hàm f : D → Rm . Với mọi phép hoán vị σ : {1, 2, . . . , n} →
{1, 2, . . . , n}, nếu tồn tại
   
lim lim ... lim f (x1 , . . . , xn ) . . .
xσ (n) →xσ0 (n) xσ (n−1) →xσ0 (n−1) xσ (1) →xσ0 (1)

32
thì giới hạn này được gọi là giới hạn lặp của hàm f tại điểm x0 theo hoán vị σ . Thường ta sẽ ký
hiệu gọn là
lim lim ... lim f (x1 , . . . , xn ).
xσ (n) →xσ0 (n) xσ (n−1) →xσ0 (n−1) xσ (1) →xσ0 (1)

Vì tâp hợp {1, . . . , n} có n! hoán vị nên ta có nhiều nhất là n! giới hạn lặp.

Nhận xét 2.7. (a) Các giới hạn lặp của một hàm nếu tồn tại có thể bằng nhau. Ví dụ, ta xét hàm

x2 (sin2 y + 1)
f (x, y) = .

ng
1 + cos2 x
Ta có
lim f (x, y) = 0, ∀y ∈ R.
x→0
Vì vậy
lim lim f (x, y) = 0.

a
Ta cũng có
y→0 x→0

x2 (sin2 y + 1) x
Qu
lim f (x, y) = lim 2
= .
y→0 y→0 1 + cos x 1 + cos2 x
Do đó
x
lim lim f (x, y) = lim = 0.
x→0 y→0 x→0 1 + cos2 x

(b) Các giới hạn lặp của một hàm nếu tồn tại có thể không bằng nhau. Ví dụ, ta xét hàm
2x + 5y
f (x, y) = .
3x + 7y
T.

Ta có
2x + 5y 2x 2
lim lim = lim = .
x→0 y→0 3x + 7y x→0 3x 3
Trong khi đó
2x + 5y 5y 5
T.

lim lim = lim = .


y→0 x→0 3x + 7y y→0 7y 7
(c) Có thể tồn tại giới hạn lặp của một hàm theo hoán vị này nhưng không tồn tại giới hạn lặp
theo hoán vị khác. Ví dụ, ta xét hàm
sin y
f (x, y) = .
x
Với x ̸= 0 ta có
sin y
lim lim = lim 0 = 0.
x→0 y→0 x x→0

π sin y sin y
Tuy nhiên với 0 < |y| < 2 thì không tồn tại lim , vì vậy không tồn tại lim lim .
x→0 x y→0 x→0 x

33
(d) Sự tồn tại giới hạn của một hàm không kéo theo sự tồn tại giới hạn lặp của hàm đó. Ví dụ,
ta xét hàm
1 1
f (x, y) = (x + y) sin sin .
x y
Theo chứng minh ở trên thì
lim f (x, y) = 0.
x→0
y→0

Tuy nhiên, các giới hạn lặp của hàm này không tồn tại. Thật vậy, ta viết lại
1 1 1 1

ng
f (x, y) = x sin sin + y sin sin .
x y x y

Với y ̸= 0 cố định thì


1 1
lim x sin sin = 0.
x→0 x y
1 1 1 1
Nếu y ̸= nπ , (n ∈ Z) thì không tồn tại lim y sin sin vì không tồn tại lim sin . Vì vậy không

a
tồn tại giới hạn lim lim f (x, y).
y→0 x→0
x→0 x y x→0 x
Qu
Vì vai trò của x và y trong f (x, y) là như nhau nên ta cũng khẳng định không tồn tại giới hạn
lim lim f (x, y).
x→0 y→0
(e) Sự tồn tại giới hạn lặp của một hàm không kéo theo sự tồn tại giới hạn của hàm đó. Ví dụ, ta
xét hàm
xy
f (x, y) = .
x2 + y2
Như đã chứng minh ở trên không tồn tại giới hạn
T.

xy
lim .
x→0 x2 + y2
y→0

Trong khi đó ta có
xy xy
lim lim = lim lim = 0.
T.

x→0 y→0 x2 + y2 y→0 x→0 x2 + y2

Tuy vậy ta có định lý sau.

Định lý 2.8. Nếu tồn tại giới hạn của hàm f tại một điểm x0 ∈ D′ cùng với một giới hạn lặp nào
đó thì các giới hạn này bằng nhau.

Chứng minh. Để bạn đọc dễ theo dõi, ta sẽ chứng minh trong trường hợp hàm 2 biến.
Cho D ⊂ R2 , (x0 , y0 ) ∈ D′ và f : D → Rm . Giả sử tồn tại

lim f (x, y) = A (2.1)


x→x0
y→y0

34
lim lim f (x, y) = B. (2.2)
x→x0 y→y0

Ta chứng minh A = B.
Vì (2.2) nên tồn tại lim f (x, y). Ta đặt
y→y0

F(x) = lim f (x, y).


y→y0

Khi đó
lim F(x) = B. (2.3)

ng
x→x0

Vì (2.2) nên với mọi ε > 0 tồn tại một lân cận U của (x0 , y0 ) sao cho

∥ f (x, y) − A∥ < ε ∀(x, y) ∈ (U ∩ D) \ {(x0 , y0 )}. (2.4)

Trong (2.4) cho y → y0 ta được

a ∥F(x) − A∥ ≤ ε với mọi x ∈ R sao cho (x, y0 ) ∈ U ∩ D, x ̸= x0 . (2.5)


Qu
Kết hợp (2.3) và (2.5) ta có ∥B − A∥ ≤ ε với mọi ε > 0. Do vậy A = B.

2.2 Hàm nhiều biến liên tục, liên tục đều

2.2.1 Liên tục theo tập hợp biến

Định nghĩa 2.7. Cho D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm .


T.

a) Hàm f được gọi là liên tục (theo tập hợp biến) tại x0 ∈ D nếu

∀ε > 0, ∃δ > 0, ∀x ∈ D, ∥x − x0 ∥ < δ =⇒ ∥ f (x) − f (x0 )∥ < ε,


T.

hay nói cách khác


f liên tục tại x0 ⇐⇒ lim f (x) = f (x0 ).
x→x0

b) Hàm f gọi là liên tục (theo tập hợp biến) trên D nếu f liên tục tại mọi x ∈ D.

c) Hàm f gọi là liên tục đều trên D nếu

∀ε > 0, ∃δ > 0, ∀x, y ∈ D, ∥x − y∥ < δ =⇒ ∥ f (x) − f (y)∥ < ε.

Từ Định nghĩa 2.7 và mối quan hệ giữa giới hạn hàm và giới hạn dãy (Định lý 2.2) ta dễ
dàng nhận được

35
Mệnh đề 2.1. Cho D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm . Khi đó, các điều kiện sau là tương đương:

(a) f liên tục tại x0 ;

(b) Với mọi lân cận V = V ( f (x0 )) ⊂ Rm của f (x0 ), tồn tại lân cận U = U(x0 ) ⊂ Rn của x0 sao
cho f (U ∩ D) ⊂ V ;

(c) Với mọi dãy {x(k) } ⊂ D mà lim x(k) = x0 , ta có lim f (x(k) ) = f (x0 ).
k→∞ k→∞

Định lý 2.9. Cho tập mở D ⊂ Rn . Khi đó hàm f : D → Rm liên tục trên D khi và chỉ khi nghịch
ảnh của mỗi tập mở trong Rm là một tập mở.

ng
Chứng minh. Giả sử f : D → Rm liên tục trên D và V ⊂ Rm là một tập mở nào đó. Nếu f −1 (V ) =
∅ thì tính mở của f −1 (V ) là hiển nhiên.
Giả sử f −1 (V ) ̸= ∅ và x ∈ f −1 (V ). Khi đó f (x) ∈ V, vì vậy theo Mệnh đề 2.1 tồn tại lân cận
U(x) ⊂ D của x sao cho f (U(x)) ⊂ V, tức là U(x) ⊂ f −1 (V ). Như vậy với mỗi x ∈ f −1 (V ) đều

a
tồn tại lân cận U(x) sao cho U(x) ⊂ f −1 (V ). Khi đó
Qu
f −1 (V ) =
[
U(x).
x∈ f −1 (V )

Vì mỗi tập U(x) là mở nên f −1 (V ) là tập mở.


Ngược lại, giả sử qua ánh xạ f nghịch ảnh của một tập hợp mở bất kỳ là một tập hợp mở.
Lấy bất kỳ x ∈ D và lân cận V ( f (x)) tùy ý của f (x) trong Rm . Khi đó tập U(x) = f −1 (V ( f (x)))
là tập hợp mở chứa x và f (U(x)) ⊂ V ( f (x)). Theo định nghĩa f liên tục tại x. Vì x ∈ D tùy ý
nên f liên tục trên D.
T.

Dựa vào các phép toán của giới hạn hàm (Định lý 2.5) ta có

Định lý 2.10 (Các phép toán). Cho D ⊂ Rn và các hàm f , g : D → Rm , µ : D → R liên tục tại
x0 ∈ D. Khi đó
T.

(a) Hàm α f + β g liên tục tại x0 với mọi α, β ∈ R;

(b) Hàm số ⟨ f , g⟩ : D → R cho bởi ⟨ f , g⟩ (x) = ⟨ f (x), g(x)⟩ liên tục tại x0 .

(c) Hàm µ f liên tục tại x0 .


 
f
(d) Nếu µ(x0 ) ̸= 0 thì hàm µ liên tục tại x0 .

Từ Định lý 2.4 ta cũng nhận được

Định lý 2.11. Nếu f liên tục tại x0 và f (x0 ) ̸= a thì tồn tại lân cận U(x0 ) sao cho f (x) ̸= a với
mọi x ∈ D ∩U(x0 ).

36
Hoàn toàn tương tự như đối với hàm 1 biến bạn đọc có thể chứng minh được

Định lý 2.12 (Tính liên tục của hàm hợp). Cho D ⊂ Rn , f : D → Rm và g : E → R p trong đó
f (D) ⊂ E. Khi đó
a) Nếu f liên tục tại x0 ∈ D và g liên tục tại f (x0 ) thì hàm hợp g ◦ f liên tục tại x0 ∈ D.
b) Nếu f liên tục trên D và g liên tục trên E thì hàm hợp g ◦ f liên tục trên D.

Từ Định lý 2.3 về quan hệ giữa giới hạn hàm và giới hạn các hàm thành phần ta dễ dàng

ng
chứng minh định lý sau.

Định lý 2.13 (Tính liên tục của hàm thành phần). Cho D ⊂ Rn và hàm f = ( f1 , . . . , fm ) : D →
Rm . Khi đó
a) f liên tục tại x0 ∈ D ⇐⇒ fk liên tục tại x0 ∈ D, ∀k ∈ {1, . . . , m};
⇐⇒ ∀k ∈ {1, . . . , m};
b)
c)

af liên tục trên D


f liên tục đều trên D ⇐⇒
fk liên tục trên D,
fk liên tục đều trên D, ∀k ∈ {1, . . . , m}.
Qu
Để nhận được định lý giá trị trung gian như đối với hàm số 1 biến ta cần khái niệm sau.

Định nghĩa 2.8. Tập hợp D ⊂ Rn được gọi là liên thông đường nếu với bất kỳ x, y ∈ D tồn tại
hàm liên tục γ : [0, 1] → D sao cho γ(0) = x, γ(1) = y.

Chú ý rằng đoạn [0, 1] ⊂ R trong định nghĩa có thể thay bằng một đoạn [a, b] tổng quát. Hàm
γ trong định nghĩa trên gọi là đường cong.
T.
T.

Hình 2.3: Tập liên thông đường

Vậy tập hợp D là liên thông đường nếu với hai điểm bất kỳ trong D bao giờ ta cũng có thể
nối chúng lại với nhau bằng một đường cong liên tục nằm hoàn toàn trong D, (Hình 2.3).

Định lý 2.14 (Giá trị trung gian). Cho D ⊂ Rn liên thông đường và hàm f : D → R liên tục. Giả
sử rằng f (a) = A, f (b) = B với a, b ∈ D. Khi đó hàm f nhận mọi giá trị trung gian giữa A và B.

37
Chứng minh. Vì tập D liên thông đường nên tồn tại hàm liên tục γ : [0, 1] → D sao cho γ(0) =
a, γ(1) = b. Khi đó f ◦γ : [0, 1] → R là một hàm số 1 biến liên tục trên [0, 1] thỏa mãn f ◦γ(0) = A
và f ◦ γ(1) = B. Theo định lý giá trị trung gian của hàm số một biến thì f ◦ γ nhận mọi giá trị
trung gian giữa A và B, và vì vậy hàm f cũng vậy.

2.2.2 Liên tục theo từng biến

Định nghĩa 2.9. Cho x0 = (x10 , . . . , xn0 ) ∈ D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm . Với mỗi i ∈ {1, . . . , n} ta

ng
ký hiệu
Di = {x ∈ R : (x10 , . . . , xi−1
0 0
, xi , xi+1 , . . . , xn0 ) ⊂ D,

f i (xi ) = f (x10 , . . . , xi−1


0 0
, xi , xi+1 , . . . , xn0 ).

Rõ ràng f i là hàm 1 biến xác định trên Di .

a
Ta nói hàm f liên tục theo biến xi tại điểm x0 nếu hàm 1 biến f i liên tục tại xi0 ∈ Di .
Ta nói hàm f liên tục theo từng biến tại điểm x0 nếu hàm f liên tục theo mọi biến xi tại
Qu
xi0 ∈ Di , với mọi i ∈ {1, . . . , n}.

Định lý 2.15 (Quan hệ giữa liên tục và liên tục theo từng biến). Cho D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm .
Khi đó nếu f liên tục tại x0 ∈ D thì f liên tục theo từng biến tại x0 .

Chứng minh. Trên Rn ta xét chuẩn ∥ · ∥∞ .


Giả sử f liên tục tại x0 = (x10 , . . . , xn0 ) ∈ D. Khi đó với mọi ε > 0 tồn tại δ > 0 sao cho với
T.

mọi x = (x1 , . . . , xn ) ∈ D mà ∥x − x0 ∥ < δ ta có

∥ f (x1 , . . . , xn ) − f (x10 , . . . , xn0 )∥ < ε.

Với mỗi i ∈ {1, . . . , n} ta xét phần tử x = (x10 , . . . , xi−1


0 , x , x0 , . . . , x0 ) ∈ D sao cho |x − x0 | < δ .
T.

i i+1 n i i
Khi đó ta có

∥ f (x10 , . . . , xi−1
0 0
, xi , xi+1 , . . . , xn0 ) − f (x10 , . . . , xi−1
0
, xi0 , xi+1
0
, . . . , xn0 )∥ < ε.

Vậy f liên tục theo biến xi tại x0 .

Nhận xét 2.16. Điều ngược lại nói chung không đúng. Thật vậy, ta xét ví dụ sau. Cho hàm số

xy


2 + y2
, nếu x2 + y2 ̸= 0
f (x, y) = x (2.6)
0,
 2 2
nếu x + y = 0.

38
ng
Hình 2.4: Đồ thị của hàm số (2.6)

a
Do f (x, 0) = 0 và f (0, y) = 0 nên f liên tục theo biến x và theo biến y tại điểm (0, 0). Tuy nhiên
Qu
f không liên tục tại (0, 0), bởi nếu ta xét dãy ( n1 , 1n ) → (0, 0) ta sẽ có
 
1 1 1
lim f , = ̸= 0 = f (0, 0).
n→∞ n n 2

Mặt cong S trong Hình 2.4 biểu diễn đồ thị hàm số trên. Điểm (x, y) tiến đến (0, 0) dọc theo
đường thẳng y = 0 thì điểm (x, y, z) dần về điểm (0, 0, 0); trong khi đó điểm (x, y) tiến đến (0, 0)
dọc theo đường thẳng y = x thì điểm (x, y, z) dần về điểm (0, 0, 12 ); xem Hình 2.4.
T.

2.2.3 Hàm liên tục trên tập compact

Hàm số một biến liên tục trên một đoạn [a, b] ⊂ R có nhiều tính chất quan trọng, chẳng hạn
như tính bị chặn, liên tục đều, v.v. . . Ta biết rằng [a, b] là một tập compact trong R. Trong mục
T.

này ta sẽ thấy rằng các tính chất quan trọng trên vẫn còn đúng cho hàm nhiều biến liên tục trên
một tập compact.

Định lý 2.17 (Bảo toàn tính compact). Cho K ⊂ Rn là tập compact và hàm f : K → Rm liên
tục. Khi đó f (K) ⊂ Rm là tập compact. Từ đó suy ra hàm f bị chặn trên K.

Chứng minh. Xét dãy tùy ý {y(k) } ⊂ f (K). Với mỗi k ta lấy x(k) ∈ K sao cho f (x(k) ) = y(k) . Vì
K compact nên tồn tại một dãy con {x(k j ) } của dãy {x(k) } mà lim x(k j ) = x ∈ K. Do f liên tục
j→∞
nên
lim y(k j ) = lim f (x(k j ) ) = f (x) ∈ f (K).
j→∞ j→∞

39
Vậy f (K) là tập compact.
Tính bị chặn của f (K) suy ra từ Định lý 1.12, Chương 1.

Từ định nghĩa hàm liên tục đều, rõ ràng một hàm liên tục đều trên một tập thì liên tục trên
tập đó, nhưng điều ngược lại nói chung không đúng. Tuy nhiên, như đối với hàm 1 biến ta có

Định lý 2.18 (Cantor). Cho K ⊂ Rn là tập compact và hàm f : K → Rm liên tục. Khi đó f liên
tục đều trên K.

ng
Chứng minh định lý này hoàn toàn tương tự như đối với hàm số một biến số. Cũng chứng
minh như đối với hàm số một biến số ta nhận được

Định lý 2.19. Cho K ⊂ Rn là tập compact và hàm vô hướng f : K → R liên tục. Khi đó f đạt
giá trị lớn nhất và đạt giá trị nhỏ nhất trên K.

2.3
a
Ánh xạ tuyến tính - Ánh xạ đa tuyến tính
Qu
2.3.1 Ánh xạ tuyến tính và không gian L(Rn , Rm )

Định nghĩa 2.10. Ánh xạ A : Rn → Rm được gọi là tuyến tính nếu với mọi x, y ∈ Rn và mọi
α, β ∈ R ta có
A(αx + β y) = αA(x) + β A(y).
T.

Định nghĩa 2.11. Ánh xạ tuyến tính A : Rn → Rm được gọi là bị chặn nếu tồn tại M > 0 sao
cho với mọi x ∈ Rn ta có
∥A(x)∥Rm ≤ M∥x∥Rn .

Từ đây trở về sau để cho gọn ta sẽ viết ∥A(x)∥ thay cho ∥A(x)∥Rm và viết ∥x∥ thay cho ∥x∥Rn .
T.

Bạn đọc sẽ ngầm hiểu các chuẩn nói trên được lấy trong không gian nào.

Định nghĩa 2.12. Cho ánh xạ tuyến tính bị chặn A : Rn → Rm . Ta ký hiệu

∥A∥ = inf{M > 0 : ∥A(x)∥ ≤ M∥x∥ ∀x ∈ Rn },

và gọi là chuẩn của ánh xạ A. Như vậy, rõ ràng

∥A(x)∥ ≤ ∥A∥∥x∥ với mọi x ∈ Rn .

Định lý dưới đây cho ta công thức tính chuẩn của ánh xạ tuyến tính.

40
Định lý 2.20. Cho ánh xạ tuyến tính bị chặn A : Rn → Rm . Khi đó
∥A(x)∥
∥A∥ = sup = sup ∥A(x)∥.
x̸=0 ∥x∥ ∥x∥=1

Chứng minh. Theo định nghĩa ta có


∥A(x)∥
∥A∥ = inf{M > 0 : ≤ M ∀x ∈ Rn , x ̸= 0}
∥x∥
 
∥A(x)∥ x = sup ∥A(x)∥.
= sup = sup A

x̸=0 ∥x∥ x̸=0 ∥x∥ ∥x∥=1

ng
Định lý 2.21. Cho ánh xạ tuyến tính A : Rn → Rm . Khi đó ta luôn có các điều kiện tương đương
sau:
i) A bị chặn;

a
ii) A liên tục.
Qu
Chứng minh. i) =⇒ ii). Với x0 ∈ Rn tùy ý ta có

∥A(x) − A(x0 )∥ = ∥A(x − x0 )∥ ≤ ∥A∥∥x − x0 ∥.

Từ đó suy ra A liên tục tại x0 . Do x0 tùy ý ta nhận được tính liên tục của A.
ii) =⇒ i). Vì A liên tục tại 0 ∈ Rn nên tồn tại r > 0 sao cho với mọi u ∈ Rn mà ∥u∥ < r ta có
∥A(u)∥ < 1. Với x = 0 ta luôn có ∥A(0)∥ = M∥0∥ với mọi M > 0. Với x ∈ Rn tùy ý, x ̸= 0, ta
rx r
đặt y = 2∥x∥ . Rõ ràng ∥y∥ = 2 < r. Khi đó
T.

 
rx = r ∥A(x)∥ < 1
2
∥A(y)∥ < 1 ⇒ A ⇒ ∥A(x)∥ < ∥x∥.
2∥x∥ 2∥x∥ r
Từ đó suy ra A bị chặn.
T.

Ta ký hiệu L(Rn , Rm ) là tập hợp tất cả các ánh xạ tuyến tính từ Rn vào Rm . Trang bị cho tập
hợp này hai phép toán cộng và nhân vô hướng xác định như sau

(A + B)(x) = A(x) + B(x) ∀A, B ∈ L(Rn , Rm ), ∀x ∈ Rn .


(αA)(x) = αA(x) ∀A ∈ L(Rn , Rm ) ∀α ∈ R, ∀x, y ∈ Rn .

Dễ dàng kiểm tra L(Rn , Rm ) cùng với hai phép toán này lập thành một không gian véctơ. Ngoài
ra, ta còn có

Định lý 2.22. Hàm A 7→ ∥A∥ là một chuẩn trên L(Rn , Rm ). Hay nói cách khác, L(Rn , Rm ) là
một không gian định chuẩn.

41
Chứng minh. Hiển nhiên ∥A∥ ≥ 0 và ∥A∥ = 0 nếu và chỉ nếu A = 0. Với mọi A, B ∈ L(E, F) ta

∥A + B∥ = sup ∥A(x) + B(x)∥ ≤ sup (∥A(x)∥ + ∥B(x)∥)
∥x∥=1 ∥x∥=1

≤ sup ∥A(x)∥ + sup ∥B(x)∥ = ∥A∥ + ∥B∥.


∥x∥=1 ∥x∥=1

Cuối cùng, với mọi λ ∈ R ta có

∥λ A∥ = sup ∥λ Ax∥ = |λ | sup ∥Ax∥ = |λ |∥A∥.

ng
∥x∥=1 ∥x∥=1

Định lý 2.23. Giả sử A ∈ L(Rn , Rm ), B ∈ L(Rm R p ). Khi đó ánh xạ B ◦ A ∈ L(Rn , R p ) có chuẩn


thỏa mãn
∥B ◦ A∥ ≤ ∥B∥∥A∥.

a
Chứng minh. Ta có
Qu
   
Ax
∥B ◦ A∥ = sup ∥(B ◦ A)(x)∥ = sup B ∥A(x)∥
∥x∥=1 ∥x∥=1 ∥Ax∥
≤ sup ∥B(y)∥ · sup ∥A(x)∥ = ∥A∥∥B∥.
∥y∥=1 ∥x∥=1

Định lý 2.24. Tồn tại một song ánh tuyến tính giữa không gian L(R, Rm ) và không gian Rm .
Hay nói cách khác, L(R, Rm ) đẳng cấu với Rm , và ký hiệu là
T.

L(R, Rm ) ∼
= Rm .

Chứng minh. Ta xét ánh xạ αm : L(R, Rm ) → Rm cho bởi


T.

αm (A) = A(1), ∀A ∈ L(R, Rm ).

Dễ kiểm tra αm tuyến tính do định nghĩa các phép toán cộng và nhân vô hướng trên L(R, Rm ).
Ta có
αm (A) = 0 ⇔ A(1) = 0 ⇔ rA(1) = A(r) = 0, ∀r ∈ R ⇔ A = 0.

Vậy αm là đơn ánh.


Mặt khác, với mọi y ∈ Rm , ta xét A : R → Rm cho bởi A(r) = ry với mọi r ∈ R. Rõ ràng
A ∈ L(R, Rm ) và αm (A) = A(1) = y. Vậy αm là toàn ánh. Ta có điều cần chứng minh.

Chú ý 2.25. Từ định lý này, từ nay về sau ta có thể đồng nhất L(R, Rm ) với Rm .

42
2.3.2 Ánh xạ đa tuyến tính và không gian L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm )

Định nghĩa 2.13. Ánh xạ A : Rn1 × Rn2 × . . . × Rnk → Rm được gọi là k-tuyến tính nếu với mỗi
i ∈ {1, . . . , k} và mọi phần tử a j ∈ Rn j , j ̸= i và j ∈ {1, . . . , k} các ánh xạ riêng Ai : Rni → Rm
xác định bởi
xi 7→ A(a1 , . . . , a j−1 , xi , a j+1 , . . . , ak )

là ánh xạ tuyến tính.

ng
Nói cách khác, A là k-tuyến tính nếu nó tuyến tính theo từng biến khi cố định các biến còn
lại.
Trong trường hợp k = 2 ta nói A là ánh xạ song tuyến tính.
Như trên ta ký hiệu L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) là tập hợp tất cả các ánh xạ tuyến tính từ

a
Rn1 × Rn2 × . . . × Rnk vào Rm . Trang bị cho tập hợp này hai phép toán cộng và nhân vô hướng
thông thường. Dễ dàng kiểm tra L(Rn , Rm ) cùng với hai phép toán này lập thành một không
gian véctơ.
Qu
Nếu n1 = · · · = nk = n thì thay vì viết L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) ta sẽ viết Lk (Rn , Rm ).
Giả sử ei1 , . . . , eini là cơ sở của Rni , i = 1, . . . , k. Khi đó mỗi xi ∈ Rni có thể viết dưới dạng

ni
i
x = ∑ aiji eiji .
ji =1

Do A tuyến tính theo từng biến ta có


T.

!
n1 nk
A(x1 , . . . , xk ) = A ∑ a1j1 e1j1 , . . . , ∑ akjk ekjk
j1 =1 jk =1

= ∑ a1j1 . . . akjk A(e1j1 , . . . , ekjk ).


T.

1≤ j1 ≤n1
···
1≤ jk ≤nk

Trong trường k = 2 và n1 = n2 = n ta có
!
n n n
A ∑ a je j, ∑ b je j = ∑ a j bk A(e j , ek ).
j=1 j=1 j,k=1

Định nghĩa 2.14. Ánh xạ k-tuyến tính A : (Rn )k = Rn × . . . × Rn → Rm được gọi là đối xứng
nếu với mọi phép hoán vị σ : {1, . . . , k} → {1, . . . , k} ta đều có

A(xσ (1) , . . . , xσ (k) ) = A(x1 , . . . , xk ), ∀x1 , . . . , xk ∈ Rn .

43
Ánh xạ song tuyến tính đối xứng còn gọi là ánh xạ toàn phương hay dạng toàn phương.
Ký hiệu Lks (Rn , Rm ) là tập hợp tất cả các ánh xạ k-tuyến tính đối xứng. Rõ ràng Lks (Rn , Rm )
là không gian véctơ con của không gian Lk (Rn , Rm ).

Định lý 2.26 (Phép đối xứng hóa). Tồn tại một phép chiếu chính tắc

Sk : Lk (Rn , Rm ) → Lks (Rn , Rm ),

hay nói ách khác, Sk tuyến tính và đồng nhất trên Lks (Rn , Rm ).

ng
Chứng minh. Với mọi A ∈ Lk (Rn , Rm ) và mọi x1 , . . . , xn ∈ Rn ta đặt
1
Sk (A)(x1 , . . . , xn ) = A(xσ (1) , . . . , xσ (n) ),
k! σ∑
∈∑ k

trong đó ∑k là tập tất cả các hoán vị của {1, . . . , k}.

a
Dễ dàng kiểm tra Sk tuyến tính. Hơn nữa, vì ∑k có k! phần tử nên với mọi A ∈ Lk (Rn , Rm )
ta có Sk (A) = A.
Qu
Tương tự như đối với ánh xạ tuyến tính ta có định nghĩa.

Định nghĩa 2.15. Ánh xạ k-tuyến tính A ∈ L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) được gọi là bị chặn nếu tồn
tại M > 0 sao cho với mọi x1 ∈ Rn1 , . . . , xk ∈ Rnk ta có

∥A(x1 , . . . , xk )∥ ≤ M∥x1 ∥ . . . ∥xk ∥. (2.7)

Bạn đọc sẽ ngầm hiểu các chuẩn nói trên được lấy trong không gian nào.
T.

Định lý 2.27. Cho ánh xạ k-tuyến tính A ∈ L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ). Khi đó ta luôn có các điều
kiện tương đương sau:
i) A bị chặn;
T.

ii) A liên tục.

Chứng minh. Trước hết ta chứng minh A bị chặn bằng phương pháp quy nạp theo k.
Trường hợp k = 1 chính là kết luận của Định lý 2.21.
Giả sử Định lý đã được chứng minh cho trường hợp k − 1. Với mỗi xk ∈ Rnk ta đặt

|||xk ||| = ∥xk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥.


∥x1 ∥≤1
...
∥xk−1 ∥≤1

Ta chứng minh |||·||| là một chuẩn trên Rnk .

44
Lấy (x1 , . . . , xk ) ∈ (Rn )k = Rn ×. . .×Rn . Vì A là (k −1)-tuyến tính theo các biến x1 , . . . , xk−1
nên theo giả thiết quy nạp tồn tại Cxk > 0 sao cho

∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥ ≤ Cxk ∥x1 ∥ . . . ∥xk−1 ∥.

Suy ra
sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥ ≤ Cxk .
∥x1 ∥≤1
...
∥xk−1 ∥≤1

ng
Vậy |||·||| là một ánh xạ.
(N1 ) Rõ ràng |||xk ||| ≥ 0 với mọi xk ∈ Rnk và |||xk ||| = 0 thì ∥xk ∥ = 0. Hơn nữa, nếu xk = 0 thì
∥xk ∥ = 0 và do A tuyến tính nên A(x1 , . . . , xk−1 , xk ) = 0. Suy ra |||xk ||| = 0.
(N2 ) Với mọi α ∈ R và xk ∈ Rnk ta có

a |||α||| = ∥αxk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , αxk )∥


∥x1 ∥≤1
...
∥xk−1 ∥≤1
Qu
 
 
= |α| ∥xk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥ = |α| |||xk |||.
 
 ∥x1 ∥≤1 
...
∥xk−1 ∥≤1

(N3 ) Với mọi xk , yk ∈ Rnk ta có

|||xk + yk ||| = ∥xk + yk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk + yk )∥


∥x1 ∥≤1
T.

...
∥xk−1 ∥≤1

≤ ∥xk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥+


∥x1 ∥≤1
...
∥xk−1 ∥≤1
T.

+ ∥yk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , yk )∥ = |||xk ||| + |||yk |||.


∥x1 ∥≤1
...
∥xk−1 ∥≤1

Bây giờ ta chứng minh sự tương đương giữa tính bị chặn và tính liên tục của A.
Cố định các biến x1 , . . . , xk−1 với ∥x1 ∥ ≤ 1, . . . , ∥xk−1 ∥ ≤ 1. Vì A tuyến tính theo xk nên theo
Định lý 2.21 tồn tại M > 0 sao cho
 
 
∥A(x1 , . . . , xk )∥ ≤ M|||xk ||| = M ∥xk ∥ + sup ∥A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥ .
 
 ∥x1 ∥≤1 
...
∥xk−1 ∥≤1

45
M
Từ bất đẳng thức này ta suy ra 0 < M < 1. Vì vậy với C = 1−M thì

∥A(x1 , . . . , xk )∥ ≤ C∥xk ∥, với ∥x1 ∥ ≤ 1, . . . , ∥xk−1 ∥ ≤ 1. (2.8)

Khi đó với mọi x1 ̸= 0, . . . , xk−1 ̸= 0 ta có


 
x1 xk−1
∥A(x1 , . . . , xk )∥ = A
,..., ∥x1 ∥ . . . ∥xk−1 ∥
∥x1 ∥ ∥xk−1 ∥
≤ C∥x1 ∥ . . . ∥xk−1 ∥∥xk ∥.

Trong trường hợp có ít nhất một xi ̸= 0, với i = 1, . . . , k − 1 thì do A là k-tuyến tính nên

ng
A(x1 , . . . , xk ) = 0, tức là (2.7) cũng đúng trên Rn1 × . . . × Rnk .
Từ các đánh giá dưới đây ta sẽ suy ra tính liên tục của A.

∥A(y1 , . . . ,yk ) − A(x1 , . . . , xk )∥ ≤ ∥A(y1 , . . . , yk ) − A(x1 , y2 , . . . , yk )∥


+ ∥A(x1 , y2 , . . . , yk ) − A(x1 , x2 , y3 , . . . , yk )∥ + · · · +

a + · · · + ∥A(x1 , . . . , xk−1 , yk ) − A(x1 , . . . , xk−1 , xk )∥ ≤


≤ C∥y1 − x1 ∥∥y2 ∥ . . . ∥yk ∥ +C∥x1 ∥∥y2 − x2 ∥ . . . ∥yk ∥ + · · · +
Qu
+C∥x1 ∥ . . . ∥xk−1 ∥∥yk − xk ∥.

Điều ngược lại chứng minh như trong Định lý 2.21 với chú ý trên không gian Rn1 × . . . × Rnk ta
xét chuẩn “max” sau
∥(x1 , . . . , xk )∥ = max{∥x1 ∥, . . . , ∥xk ∥}.

Định lý 2.28. Ta luôn có đẳng cấu tuyến tính sau


T.

L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) ∼


= L(Rn1 , L(Rn2 , . . . , L(Rnk ; Rm ) . . .)).

Chứng minh. Xét ánh xạ


T.

ϕ : L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) → L(Rn1 , L(Rn2 , . . . , L(Rnk ; Rm ) . . .))

xác định như sau


ϕ(A)(x1 )(x2 ) . . . (xk ) = A(x1 , x2 , . . . , xk )

với mọi A ∈ L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) và mọi (x1 , . . . , xk ) ∈ Rn1 × . . . × Rnk .


Do A tuyến tính theo từng biến nên ϕ là đơn ánh tuyến tính. Mặt khác, với mỗi B ∈
L(Rn1 , L(Rn2 , . . . , L(Rnk ; Rm ) . . .)) ta xét A ∈ L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk ; Rm ) cho bởi

A(x1 , x2 , . . . , xk ) = B(x1 )(x2 ) . . . (xk ).

Dễ kiểm tra ϕ(A) = B.

46
2.4 Kết luận Chương 2
Chương này trình bày các khái niệm và tính chất của hàm nhiều biến liên tục. Trong nội
dung về giới hạn hàm nhiều biến, cần nắm được định nghĩa và mối liên hệ giữa hàm nhiều biến,
hàm nhiều biến trong không gian Rn , giới hạn lặp. Đối với nội dung về hàm nhiều biến liên tục,
liên tục đều, cần nắm các định nghĩa về liên tục theo tập hợp biến, liên tục theo từng biến, hàm
liên tục trên tập compact. Chương này cũng trình bày nội dung về ánh xạ tuyến tính – ánh xạ
đa tuyến tính. Sinh viên cần nắm bắt được định nghĩa và các tính chất về ánh xạ tuyến tính và

ng
không gian L(Rn , Rm ), ánh xạ đa tuyến tính và không gian L(Rn1 , Rn2 , . . . , Rnk , Rm ).

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN,


BÀI TẬP THỰC HÀNH

Lý thuyết

a
Sinh viên cần nắm các kiến thức sau:
Qu
(a) Mối liên hệ giữa giới hạn lặp và giới hạn hàm.

(b) Mối liên hệ giữa liên tục theo từng biến và liên tục theo tập hợp biến.

(c) Các tính chất của một hàm liên tục trên một tập compact.

Bài tập
T.

Bài 2.1. Chứng minh các giới hạn sau bằng định nghĩa

x2
lim (3x − 2y) = 14, lim (xy − 3x + 4) = 0, lim p = 0.
x→4 x→2 x→0 x2 + y2
y→−1 y→1 y→0
T.

 
Bài 2.2. Khảo sát sự tồn tại của các giới hạn lặp lim lim f (x, y) và lim lim f (x, y) và sự
x→a y→b y→b x→a
tồn tại của giới hạn hàm lim f (x, y) trong các trường hợp sau:
x→a
y→b

x+y cos y
(a) f (x, y) = 2x+y , a = b = 0;
x−sin y
(b) f (x, y) = sin x−y , a = b = 0;

x2 y2
(c) f (x, y) = x2 y2 +(x−y)2
a = b = 0;

xy
(d) f (x, y) = 1+xy , a = ∞, b = 0+ ;

47
πx
(e) f (x, y) = sin 2x+y , a = b = ∞;

1 xy
(f) f (x, y) = xy tan 1+xy , a = 0, b = ∞;

(g) f (x, y) = logx (x + y), a = 1, b = 0.

Bài 2.3. Tính các giới hạn sau nếu chúng tồn tại

ng
3−x+y 3x−2y
(a) lim 4+x−2y (b) lim
x→1 x→0 2x−3y
y→2 y→0
2 +y2 )
(c) lim x2 sin xy (d) lim x sin(x
x 2 +y2
x→4 x→0
y→π y→0
2 2
(e) lim e−1/x (y−1) (f) lim 2x−y
2 2
x→0 x→0 x +y

(g)

ay→1
lim √x−
x→0
y→1−
+
x+y−1

1−y
(h)
y→0
arcsin(xy−2)
lim arctan(3xy−6)
x→2
y→1
.
Qu
Bài 2.4. Tính các giới hạn sau nếu chúng tồn tại
x+y ((x−1)2 +y2 ) ln((x−1)2 +y2 )
(a) lim x 2 −2xy+y2 (b) lim |x|+|y|
x→0 x→0
y→0 y→0
4 y)2
(c) lim sin x+(1−cos
4
4x +y 4 (d) lim cosh(xy)−cos(xy)
x2 y2
x→0 x→0
y→0 √ y→0
x2 +y2 cos3 x
(e) lim √ √ (f) lim 2 x+y2 sin2 x .
x→0 |x| |y|+|y| |x| cos
T.

x→π/2
y→0 y→0

Bài 2.5. Tính các giới hạn sau nếu chúng tồn tại
x+y x2 +y2
(a) lim (b) lim
T.

2 −xy+y2 4 4
x→∞ x x→∞ x +y
y→∞ y→∞
(c) lim sin(xy)
x (d) lim (x2 + y2 )e−(x+y)
x→0 x→+∞
y→a y→+∞
 x2 2 y2
xy
(e) lim x2 +y2
(f) lim (x2 + y2 )x
x→+∞ x→0
y→+∞ y→0
x2 /(x+y) ln(x+e ) y
(g) lim 1 + 1x (h) lim √ 2 2
.
x→∞ x→0 x +y
y→a y→0

Bài 2.6. Khảo sát sự tồn tại giới hạn của hàm f (x, y) tại (0, 0) và tính giới hạn đó nếu nó tồn
tại, ở đây f (x, y) được xác định như sau:

48
x2 y x4 y3
(a) x2 +y2
(b) x6 +y4
x3 +y3 xy6
(c) x2 −y2
(d) x6 +y8
sin√x4 +sin y4 sin x−y
(e) (f) x−sin y
x4 +y4
sin3 x xy
(g) (h)
√ y
cosh x−cos sinh x+sinh y
1−cos |xy| (x2 −y)(y2 −x)
(i) |y| (j) x+y
sinh x sinh y esin(xy) −1
(k) |x|+|y| (l) xy .

Bài 2.7. Chứng minh rằng hàm số

ng

x2 y

x4 +y2
nếu (x, y) ̸= (0, 0),
f (x, y) =
0 nếu (x, y) = (0, 0),

liên tục tại (0, 0) dọc theo các đường thẳng đi qua gốc tạo độ x = at, y = bt, nhưng không liên

a
tục tại (0, 0).

Bài 2.8. Chứng minh rằng hàm


Qu

y + x sin 1 nếu y ̸= 0,
y
f (x, y) =
0 nếu y = 0
 
liên tục tại (0, 0) và tồn tại lim lim f (x, y) nhưng không tồn tại lim lim f (x, y) .
y→0 x→0 x→0 y→0

Bài 2.9. Xác định miền liên tục của các ánh xạ f : R2 → R cho sau đây
 √
 1− 1−(x2 +y2 ) nếu (x, y) ̸= (0, 0),
T.

x2 +y2
(a) f (x, y) =
0 nếu (x, y) = (0, 0).
1

(1 + xy) √x+√y nếu x > 0, y > 0,
(b) f (x, y) =
T.

1 nếu xy = 0.

 ex −ey nếu x ̸= y,
x−y
(c) f (x, y) =
0 nếu x = y.

xy nếu x > 0,
(d) f (x, y) =
1 nếu x = 0.

(x2 + y2 ) sin 1 nếu xy ̸= 0,
xy
(e) f (x, y) =
0 nếu xy = 0.

49

x4 nếu y > x2 ,
(f) f (x, y) =
y2 nếu y ≤ x2 .

x sin 1 + y sin 1 nếu xy ̸= 0,
y x
(g) f (x, y) =
0 nếu xy = 0.

x2 nếu |x| ≤ |y|,
(h) f (x, y) =
y2 nếu |x| > |y|.

ng
 4 22
 (x −y ) nếu |y| < x2 ,
x6
(i) f (x, y) =
0 nếu |y| ≥ x2 .

Bài 2.10. Xét tính liên tục và liên tục theo từng biến tại (0, 0) của các hàm số sau:

a
(a) f (x, y) =

 xy
|x|+|y| nếu (x, y) ̸= (0, 0),
Qu
0 nếu (x, y) = (0, 0).
 n o
 1 exp − 1
nếu xy ̸= 0,
x |xy|
(b) f (x, y) =
0 nếu xy = 0.

 sin x−sin y nếu (x, y) ̸= (0, 0),
x2 +y2
(c) f (x, y) =
0 nếu (x, y) = (0, 0).
T.

Bài 2.11. Khảo sát tính liên tục của các hàm số sau

0 nếu xy ̸= 0,
(a) f (x, y) =
T.

1 nếu xy = 0.

xy nếu x2 + y2 ∈ Q,
(b) f (x, y) =
0 nếu x2 + y2 ∈/ Q.

x2 + y2 nếu (x, y) ∈ Q2 ,
(c) f (x, y) =
0 / Q2 .
nếu (x, y) ∈

Bài 2.12. Giả sử f , g : Rn → R liên tục tại a ∈ Rn . Chứng minh rằng max{ f , g}, min{ f , g} cũng
liên tục tại a.

50
Bài 2.13. Cho f , g : [0, 1] → R là hai ánh xạ bị chặn và u : R2 → R xác định như sau

∀(x, y) ∈ R2 , u(x, y) = sup {x f (t), yg(t)}.


t∈[0,1]

Chứng minh rằng u liên tục trên R2 .

Bài 2.14. Cho X ⊂ Rn và f : X → R liên tục tại x0 ∈ X và f (x0 ) > 0. Chứng minh rằng tồn tại
một lân cận U của x0 trong X sao cho f (x) > 0 với mọi x ∈ U.
x3 +y3 −u3 −v3
Bài 2.15. Hàm f (x, y, u, v) = x2 +y2 −u2 −v2
có giới hạn tại (0, 0, 0, 0) hay không?

ng
Bài 2.16. Cho f , g : R → R và F : R2 → R cho bởi ∀(x, y) ∈ R2 , F(x, y) = f (x) + g(y). Chứng
minh rằng F liên tục trên R2 khi và chỉ khi f và g liên tục trên R.

Bài 2.17. Cho f : R2 → R sao cho, với bất kỳ (x0 , y0 ) ∈ R2 , các ánh xạ riêng f (x0 , ∗) và f (∗, y0 )
đơn điệu và liên tục trên R. Chứng minh rằng f liên tục trên R2 .

a
Bài 2.18. Giả sử f : R → R là hàm số bị chặn và G( f ) đóng trong R2 . Chứng minh rằng f liên
tục trên R.
Qu
Bài 2.19. Khảo sát tính liên tục đều của các hàm số sau
p
(a) f (x, y) = x2 + y2 trên miền R2 ;

(b) f (x, y) = sin 1−xπ2 −y2 trên miền {(x, y) : x2 + y2 < 1}.

Bài 2.20. Chứng minh rằng hàm f (x, y, z) = sin(x2 + y2 + z2 ) không liên tục đều trên R3 .
T.

Bài 2.21. Chứng minh rằng f (x, y) = arcsin xy xác định và liên tục trên W = {(x, y) : |x| ≤ |y|, y ̸=
0} nhưng không liên tục đều trên W .

Bài 2.22. Khảo sát tính liên tục đều của hàm số
T.

p
 x2 + y2 sin √ 1
 nếu x2 + y2 ̸= 0,
f (x, y) = x2 +y2
0 nếu x = y = 0.

Bài 2.23. Cho X ∈ Rn và f : X → Rm . Chứng minh rằng f liên tục đều trên X và{xn } là dãy
Cauchy trong X thì { f (xn )} là dãy Cauchy trong Rn . Điều ngược lại có đúng không.

Bài 2.24. Cho E, F, G là các không gian véctơ hữu hạn chiều và Φ : L(F, G)×L(E, F) → L(E, G)
là ánh xạ cho bởi
Φ(T, S) = T ◦ S, T ∈ L(F, G), S ∈ L(E, F).

Chứng minh rằng Φ là ánh xạ song tuyến tính liên tục.

51
Bài 2.25. Với mỗi cặp (x, y) ∈ Rn × Rn , đặt
n
Φ(x, y) = ∑ xi yi , x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ).
i=1

Chứng minh rằng Φ là ánh xạ song tuyến tính liên tục và tính ∥Φ∥.

Bài 2.26. Cho E1 , E2 , . . . , En là những không gian véctơ hữu hạn chiều. Chứng minh rằng nếu
fi : Ei → R là những phiếm hàm tuyến tính thì

ng
F(x) = ( f1 (x1 ), . . . , fn (xn )), (x1 , . . . , xn ) ∈ E = E1 × · · · × En

là n-tuyến tính và ∥F∥ = ∥ f1 ∥ . . . ∥ fn ∥.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
a
Qu
[1] Jean-Marie Monier, Giải Tích 3: Giáo Trình và 500 Bài Tập Có Lời Giải, Người dịch:
Nguyễn Văn Thường, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

[2] Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển, Tạ Duy Phượng, Giải Tích Các Hàm Nhiều Biến: Những
Nguyên Lý Cơ Bản và Tính Toán Thực Hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002.
T.
T.

52
Tiếng Anh

[1] John T. Anderson, Gordon D. Prichett, Calculus - One and Several Variables, John Wiley
& Sons, Inc, New York - Santa Barbara - Chichester - Brisbane - Toronto, 1978.

[2] James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, 8th edition, Cengage Learning, 2015.

a ng
Qu
T.
T.

53
54
T.
T.
Qu
ang
Chương 3

PHÉP TÍNH VI PHÂN

ng
HÀM VÔ HƯỚNG NHIỀU BIẾN
Trong chương này chúng tôi trình bày một số vấn đề cơ bản về phép tính vi phân đối với

a
hàm vô hướng nhiều biến. Để thuận tiện cho bạn đọc, chúng tôi xét ở đây hàm số hai biến. Với
trường hợp nhiều biến hơn ta có các kết quả tương tự.
Qu
Các vấn đề nêu ra ở đây là các trường hợp riêng đối với phép tính vi phân các hàm véctơ mà
chúng tôi sẽ trình bày ở chương sau. Vì vậy, nếu bạn đọc đã có kiến thức về chương này thì có
thể bỏ qua và đọc tiếp chương sau. Tuy nhiên các bạn nên nhìn nhận và liên hệ lại các vấn đề ở
chương này trong khi nghiên cứu chương sau.

3.1 Đạo hàm riêng và vi phân cấp một - Đạo hàm theo hướng
T.

3.1.1 Đạo hàm riêng

Trong hàm số một biến ta có khái niệm đạo hàm. Đối với hàm nhiều biến ta có khái niệm
T.

tương ứng là “đạo hàm theo từng biến”. Ý tưởng của khái niệm này không khó. Đối với hàm số
f (x, y) nếu ta xem y là một hằng số thì f trở thành hàm số một biến x. Đạo hàm của “hàm số
một biến x” này chính là đạo hàm của hàm số hai biến f (x, y) theo biến x.

Định nghĩa 3.1. Cho D ⊂ R2 là một tập mở và f : D → R là hàm số xác định trên D. Giả sử
(x0 , y0 ) ∈ D và xét ∆x với |∆x| đủ nhỏ sao cho (x0 + ∆x, y0 ) ∈ D. Ký hiệu ∆x f = f (x0 + ∆x, y0 ) −
f (x0 , y0 ). Nếu tồn tại giới hạn

∆x f f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 )


lim = lim
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x

thì ta nói f có đạo hàm riêng theo biến x tại (x0 , y0 ).

55
Giá trị giới hạn trên được gọi là đạo hàm riêng của hàm số f theo biến x tại M0 (x0 , y0 ).
Để chỉ đạo hàm riêng theo biến x của hàm số f tại (x0 , y0 ) ta sẽ dùng một trong các ký hiệu
sau
∂f ∂
(x0 , y0 ); f (x0 , y0 ); fx′ (x0 , y0 ); fx (x0 , y0 ).
∂x ∂x
∂f
Tương tự ta có thể định nghĩa đạo hàm riêng ∂ y (x0 , y0 ) theo biến y của hàm số f (x, y) tại
điểm (x0 , y0 ).
Nếu hàm số f (x, y) có đạo hàm riêng theo biến x (theo biến y) tại mọi điểm (x, y) ∈ D ta nói

ng
∂f ∂f
rằng hàm số f có đạo hàm riêng theo biến x (theo biến y) trên D. Rõ ràng khi đó ∂x , ∂y là các
hàm số xác định trên D.

Ví dụ 3.1. (a) Tính các đạo hàm riêng theo các biến x, y của hàm số sau tại điểm (x0 , y0 )

f (x, y) = 3x2 y − 5x cos(πy).

Ta có

a ∆x f f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 )


Qu
lim = lim
∆x→0 ∆x ∆x→0 ∆x
[3(x0 + x) y0 − 5(x0 + x) cos(πy0 )] − [3x02 y0 − 5x0 cos(πy0 )]
2
= lim
∆x→0 x
2
3x y0 + 6x0 y0 x − 5x cos(πy0 )
= lim = 6x0 y0 − 5 cos(πy0 ).
x→0 x
∆y f f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )
lim = lim
∆y→0 ∆y ∆y→0 ∆y
[3x (y0 + y) − 5x0 cos(π(y0 + y))] − [3x02 y0 − 5x0 cos(πy0 )]
2
= lim 0
T.

y→0 y
y
3x02 y + 10x0 sin y0 + 2 π sin πy
  
= lim 2
= 3x02 + 5x0 π sin(πy0 ).
y→0 y
Vì (x0 , y0 ) là tùy ý trên R2 nên ta nói rằng hàm số f có các đạo hàm riêng theo các biến trên R2
T.


∂f ∂f
(x0 , y0 ) = 6x0 y0 − 5 cos(πy0 ) và (x0 , y0 ) = 3x02 − 5π sin(πy0 ).
∂x ∂y
Ta có thể tính các đạo hàm riêng này bằng cách xem biến còn lại là hằng số và đạo hàm biến
∂f
còn lại bình thường như là hàm một biến. Chẳng hạn, khi tính ∂x ta xem y = y0 là hằng số và
khi đó xem ϕ(x) = f (x, y0 ) là hàm một biến x. Như vậy
∂f
= ϕ ′ (x) = (3x2 y0 − 5x cos(πy0 )′x = 6xy0 − 5 cos(πy0 ).
∂x
Suy ra
∂f
(x0 , y0 ) = 6x0 y0 − 5 cos(πy0 ).
∂x

56
∂f
Tương tự ta có thể tính ∂y bằng phương pháp này.
Tuy nhiên có nhiều trường hợp ta không thể dùng phương pháp nêu trên để tính các đạo hàm
riêng mà buộc ta phải tính bằng định nghĩa.
(b) Tính các đạo hàm riêng theo các biến x, y của hàm số sau tại điểm (x0 , y0 )

xy


2 2
nếu (x, y) ̸= (0, 0)
f (x, y) = x + y
0 nếu (x, y) = (0, 0).

ng
Ta sẽ tính các đạo hàm riêng tại các điểm (x, y) ̸= (0, 0) và (x, y) = (0, 0). Vì trong hàm số
∂f
trên các biến x và y có vai trò như nhau nên ta chỉ cần tính ∂x .
xy xy0
Tại (x, y) ̸= (0, 0) ta có f (x, y) = x2 +y2
. Cố định y0 ta được ϕ(x) = f (x, y0 ) = x2 +y20
. Khi đó

′
y0 (x2 + y20 ) − 2x2 y20

∂f xy0

a ∂x
(x0 , y0 ) = ϕ ′ (x) =
x + y20
2
x
=
(x2 + y20 )2
.
Qu
Tại (x, y) = (0, 0) ta phải tính bằng định nghĩa. Ta có

f (x, 0) − f (0, 0) 0−0


lim = lim = 0.
x→0 x x→0 x

Tóm lại ta có
 2 2 2 2
∂f  y0 (x0 +y
2
0 )−2x0 y0
2 2 nếu (x0 , y0 ) ̸= (0, 0)
(x0 +y0 )
(x0 , y0 ) =
∂x 0 nếu (x0 , y0 ) = (0, 0).
T.

Tương tự ta có
 2 2 2 2
∂f  x0 (x0 +y
2
0 )−2x0 y0
2 2 nếu (x0 , y0 ) ̸= (0, 0)
(x0 +y0 )
(x0 , y0 ) =
∂y 0 nếu (x0 , y0 ) = (0, 0).
T.

Ý nghĩa hình học. Giả sử mặt cong S (Hình 3.1) là đồ thị của hàm số z = f (x, y) cho trong hệ
tọa độ Descartes Oxyz. Mặt phẳng y = y0 cắt S theo một đường cong C . Tiếp tuyến của đường
cong C tại điểm (x0 , y0 , f (x0 , y0 )) tạo với mặt phẳng Oxy một góc α. Khi đó theo ý nghĩa hình
học của đạo hàm hàm một biến ta suy ra

∂f
(x0 , y0 ) = tan α.
∂x
∂f
Tương tự, Hình 3.2 mô tả ý nghĩa hình học của ∂ y (x0 , y0 ).
Đối với các hàm số n biến ta cũng có các khái niệm và kết quả tương tự.

57
ng
Hình 3.1: Ý nghĩa hình học của đạo hàm riêng

a
Qu
T.

Hình 3.2: Ý nghĩa hình học của đạo hàm riêng

Ví dụ 3.2. (a) Tính các đạo hàm riêng theo các biến x, y, z của hàm số sau

f (x, y, z) = xy2 z3 .
T.

Dễ thấy rằng

fx (x, y, z) = y2 z3 , fy (x, y, z) = 2xyz3 , fz (x, y, z) = 3xy2 z2 .

(b) Tính các đạo hàm riêng theo các biến x, y, z của hàm số sau

g(x, y, z) = x2 ey/z .

Dễ thấy rằng

y/z x2 y/z x2 y y/z


gx (x, y, z) = 2xe , gy (x, y, z) = e , gz (x, y, z) = − 2 e .
z z

58
(c) Giả sử F(x, y) và G(y, z) là các hàm số có các đạo hàm riêng theo các biến. Tính các đạo
hàm riêng theo các biến x, y, z của hàm số

f (x, y, z) = F(x, y)G(y, z).

Dễ thấy rằng
fx (x, y, z) = Fx (x, y)G(y, z),
fy (x, y, z) = F(x, y)Gy (y, z) + Fy (x, y)G(y, z),
fz (x, y, z) = F(x, y)Gz (y, z).

ng
Tương tự như đối với hàm số một biến ta có

Định lý 3.1 (Các phép toán). Nếu các hàm số f (x, y) và g(x, y) có đạo hàm riêng theo biến x tại
(x0 , y0 ) ∈ D thì các hàm số f + g, α f (với mọi α ∈ R) và f · g cũng có đạo hàm riêng theo biến

a
x tại (x0 , y0 ) và
∂ ( f + g)
∂x
(x0 , y0 ) =
∂f
∂x
∂g
(x0 , y0 ) + (x0 , y0 ),
∂x
Qu
∂ (α f ) ∂f
(x0 , y0 ) = α (x0 , y0 ),
∂x ∂x
∂ ( f · g) ∂f ∂g
(x0 , y0 ) = (x0 , y0 ) · g(x0 , y0 ) + (x0 , y0 ) · f (x0 , y0 ).
∂ ∂x ∂x
∂g f
Trong trường hợp ∂ x (x0 , y0 ) ̸= 0 thì hàm g cũng có đạo hàm riêng theo biến x tại (x0 , y0 ) và

f (x0 , y0 ) ∂∂ gx (x0 , y0 ) − g(x0 , y0 ) ∂∂ xf (x0 , y0 )


 
∂ f
(x0 , y0 ) = .
∂x g [g(x0 , y0 )]2
T.

Tương tự cho đạo hàm riêng theo biến y.

3.1.2 Vi phân
T.

Đối với hàm số một biến, ta biết rằng hàm số f khả vi tại điểm x0 khi và chỉ khi nó có đaọ
hàm tại đó. Hơn nữa, lúc đó số gia ∆ f của hàm số tại x0 luôn biểu diễn được thành tổng sau

∆ f = f ′ (x0 )∆x + o(∆x) khi ∆x → 0,

hay
∆ f − f ′ (x0 )∆x = o(∆x) khi ∆x → 0,

Rõ ràng f ′ (x0 ) là một đại lượng không phụ thuộc vào ∆x.
Với ý tưởng tương tự như trên ta sẽ định nghĩa vi phân của hàm số hai biến, và tương tự như
vậy đối với hàm n biến bất kỳ.

59
Định nghĩa 3.2. Cho hàm số f (x, y) xác định trên miền mở D ⊂ R2 , và điểm (x0 , y0 ) ∈ D. Xét
các số gia ∆x, ∆y với |∆x|, |∆y| đủ nhỏ sao cho (x0 + ∆x, y0 + ∆y) ∈ D. Ký hiệu số gia hàm số
∆ f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y).
Nếu tồn tại các đại lượng A, B không phụ thuộc vào ∆x, ∆y sao cho
p
∆ f − (A∆x + B∆y) = o(ρ) khi ρ = ∆x2 + ∆y2 → 0

thì ta nói f khả vi tại điểm (x0 , y0 ). Khi đó đại lượng

d f (x0 , y0 ) =: (A∆x + B∆y)

ng
được gọi là vi phân của hàm số f tại (x0 , y0 ).

Như vậy f khả vi tại (x0 , y0 ) nếu

∆ f − d f = o(ρ) khi ρ → 0. (3.1)

a
Nếu f khả vi tại mọi (x, y) ∈ D ta sẽ nói f khả vi trên D. Rõ ràng vi phân của hàm số f phụ
thuộc vào các yếu tố (x, y), ∆x, ∆y.
Qu
Việc xác định các đại lượng A, B được thể hiện trong kết quả dưới đây.

Định lý 3.2 (Quan hệ giữa đạo hàm riêng và tính khả vi). Nếu hàm số f (x, y) khả vi tại (x0 , y0 ) ∈
∂f ∂f ∂f ∂f
D thì tại điểm này tồn tại các đạo hàm riêng ∂x , ∂y và ∂ x (x0 , y0 ) = A, ∂ y (x0 , y0 ) = B, tức là

∂f ∂f
d f (x0 , y0 ) = (x0 , y0 )∆x + (x0 , y0 )∆y.
∂x ∂y
Chứng minh. Vì hàm số f khả vi tại (x0 , y0 ) nên theo định nghĩa
f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 ) − (A∆x + B∆y)
T.

√ lim p = 0. (3.2)
ρ= ∆x2 +∆y2 →0 ∆x2 + ∆y2
Chú ý rằng ρ là khoảng cách từ (x, y) = (x0 + ∆x, y0 + ∆y) đến (x0 , y0 ). Giới hạn trên tồn tại
không phụ thuộc vào hướng (x, y) tiến về (x0 , y0 ). Vì vậy ta sẽ xét ở đây hai trường hợp đặc biệt


T.

là khi (x, y) tiến về (x0 , y0 ) theo hướng song song với trục Ox tức là ∆y = 0 và khi (x, y) tiến về
−→
(x0 , y0 ) theo hướng song song với trục Oy tức là ∆x = 0
(i) Trường hợp ∆y = 0. Khi đó (3.2) được viết lại
f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 ) − A∆x
lim = 0.
|∆x|→0 |∆x|
Suy ra
f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 ) ∂f
lim =A =⇒ ∃ (x0 , y0 ) = A.
|∆x|→0 |∆x| ∂x
∂f
(ii) Trường hợp ∆x = 0. Tương tự như trường hợp (i) ta cũng có kết luận tồn tại ∂ y (x0 , y0 ) =
B. Ta được điều cần chứng minh.

60
Nhận xét 3.3. Ta đã biết, đối với hàm môt biến số, hàm f có đạo hàm tại x0 khi và chỉ khi f
khả vi tại đó. Tuy nhiên đối với hàm nhiều biến điều này là hoàn toàn khác, cụ thể là điều ngược
lại nói chung không đúng, tức là nếu hàm số f có các đạo hàm riêng tại một điểm thì chưa chắc
f khả vi tại đó. Ta xét ví dụ sau. Cho hàm số xác định trên R2
p
f (x, y) = |xy|. (3.3)

Hàm số này có các đạo hàm riêng tại (0, 0). Thật vậy,

f (x, 0) − f (0, 0) 0−0 ∂f

ng
lim = lim =0 =⇒ ∃ (0, 0) = 0.
x→0 x x→0 x ∂x
∂f
Tương tự ∂ y (0, 0) = 0.
Tuy nhiên f không khả vi tại (0, 0). Thật vậy, ta sẽ chứng tỏ rằng

∆ f − d f ̸= o(ρ) khi ρ → 0.

a √
Ta lấy trường hợp đặc biệt với ∆x = ∆y tức là ρ = |∆x| 2. Vì
Qu
∂f ∂f
∆ f = f (∆x, ∆x) − f (0, 0) = |∆x|, df = (0, 0)∆x + (0, 0)∆y = 0
∂x ∂y
nên √
∆f −d f |∆x| 2 √
lim = lim = 2 ̸= 0.
|∆x|→0 |∆x| |∆x|→0 |∆x|

Như vậy, với trường hợp nào thì có thể khẳng định điều ngược lại. Câu trả lời nằm trong
định lý dưới đây.
T.

Định lý 3.4 (Quan hệ giữa đạo hàm riêng và tính khả vi). Nếu hàm số f (x, y) có các đạo hàm
riêng tại (x0 , y0 ) ∈ D và các hàm đạo hàm riêng này liên tục tại (x0 , y0 ) thì f khả vi tại (x0 , y0 ).

Chứng minh. Ta tạm thời dùng ký hiệu


T.

∂f ∂f
df = (x0 , y0 )∆x + (x0 , y0 )∆y.
∂x ∂y
Ta sẽ chứng minh hệ thức (3.1).
∂f ∂f
Theo giả thiết các hàm ∂x , ∂y liên tục tại (x0 , y0 ) nên chúng xác định trong một lân cận
V ⊂ D nào đó của (x0 , y0 ). Xét các số gia ∆x, ∆y sao cho (x0 + ∆x, y0 + ∆y) ∈ V. Ta có

∆ f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )


= [ f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 + ∆y)] + [ f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )]
= ∆1 f + ∆2 f ,

61
trong đó

∆1 f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 + ∆y), ∆2 f = f (x0 , y0 + ∆y) − f (x0 , y0 ).

Đặt ϕ(x) = f (x, y0 + ∆y). Áp dụng Định lý Lagrange về giá trị trung bình cho hàm ϕ(x) ta có
∆1 f = ϕ(x0 + ∆x) − ϕ(x0 ) = ϕ ′ (x0 + θ ∆x)∆x
∂f
= (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y)∆x, θ1 ∈ (0, 1).
∂x
Tương tự ta cũng có
∂f
∆2 f = (x0 , y0 + θ2 ∆y)∆y, θ2 ∈ (0, 1).

ng
∂y
Khi đó  
∂f ∂f
∆ f − d f = [∆1 f + ∆2 f ] − (x0 , y0 )∆x + (x0 , y0 )∆y
∂x ∂y
 
∂f ∂f
= (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y) − (x0 , y0 ) ∆x+
∂x ∂x

a +

∂f
∂y
(x0 , y0 + θ2 ∆y) −
∂f
∂y

(x0 , y0 )∆y ∆y.
Qu
∂f ∂f
Vì các hàm số ∂x và ∂y liên tục tại (x0 , y0 ) nên khi ρ → 0 ta có
∂f ∂f
(x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y) − (x0 , y0 ) → 0,
∂x ∂x
∂f ∂f
(x0 , y0 + θ2 ∆y) − (x0 , y0 ) → 0.
∂y ∂y
Vì vậy
|∆ f − d f | ∂ f ∂f |∆x|
≤ (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y) − (x0 , y0 ) +
ρ ∂x ∂x ρ

T.

∂ f ∂f |∆y|
+ (x0 , y0 + θ2 ∆y) −
(x0 , y0 )
∂y ∂y ρ

∂ f ∂ f
≤ (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y) − (x0 , y0 ) +
∂x ∂x

∂ f ∂ f
T.


+ (x0 , y0 + θ2 ∆y) − (x0 , y0 ) → 0 khi ρ → 0.
∂y ∂y
Vậy (3.1) được chứng minh, hay hàm f khả vi tại (x0 , y0 ).
Định lý 3.5 (Quan hệ giữa tính khả vi và tính liên tục). Nếu hàm số f (x, y) khả vi tại (x0 , y0 ) thì
f liên tục tại (x0 , y0 ).

Chứng minh. Từ (3.1) ta có


lim [ f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )] = lim ∆ f = lim [d f + o(ρ)]
∆x→0 ∆x→0 ∆x→0
∆y→0 ∆y→0 ∆y→0
 
∂f ∂f
= lim ∆x + ∆y + lim o(ρ) = 0.
∆x→0 ∂x ∂y ρ→0
∆y→0

62
Vì vậy f liên tục tại (x0 , y0 ).

ng
p
Hình 3.3: Đồ thị của hàm z = |xy|

a
Nhận xét 3.6. (i) Điều ngược lại nói chung không đúng. Thật vậy, ta xét lại hàm số f (x, y) =
|xy|. Theo chứng minh ở ví dụ trên thì f không khả vi tại (0, 0). Tuy nhiên dễ thấy rằng f liên
Qu
tục tại (0, 0). Mặt cong trong Hình 3.3 biểu diễn đồ thị của hàm số z = f (x, y) trong hệ tọa độ
Descartes. Mặt cong này bị “gãy” tại các điểm (x, y, z) với x.y = 0 và cũng chính tại các điểm
(x, y) với x.y = 0 hàm số f không khả vi.
(ii) Trong trường hợp ta xét f (x, y) = x thì ta có
∂f ∂f
= 1, = 0.
∂x ∂y

Do đó từ định nghĩa ta có d f = dx = ∆x. Vì vậy ta có thể viết dx thay cho ∆x. Tương tự như vậy
T.

ta sẽ viết dy thay cho ∆y. Như vậy công thức tính vi phân của hàm f có thể viết như sau
∂f ∂f
df = dx + dy.
∂x ∂y
T.

Định lý 3.7 (Tính bất biến của dạng vi phân). Dạng vi phân cấp một của hàm số là bất biến.

∂f ∂f
Chứng minh. Giả sử hàm f (x, y) có các đạo hàm riêng liên tục ∂x , ∂y trong đó các hàm số
∂x ∂x ∂y ∂y
x = ϕ(s,t), y = ψ(s,t) cũng có các đạo hàm riêng liên tục ∂ s , ∂t , ∂ s , ∂t .
Trong trường hợp x, y là các biến độc lập thì như ta đã biết
∂f ∂f
df = dx + dy. (3.4)
∂x ∂y

Trong trường hợp x, y là các hàm số theo s,t thì


∂f ∂f
df = ds + dt. (3.5)
∂s ∂t

63
Theo công thức (3.7) ta có
∂f ∂ f ∂x ∂ f ∂y
= +
∂s ∂x ∂s ∂y ∂s
∂f ∂ f ∂x ∂ f ∂y
= + .
∂t ∂ x ∂t ∂ y ∂t
Thay vào (3.5) ta được
   
∂ f ∂x ∂ f ∂y ∂ f ∂x ∂ f ∂y
df = + ds + + dt
∂x ∂s ∂y ∂s ∂ x ∂t ∂ y ∂t
   
∂ f ∂x ∂x ∂ f ∂y ∂y

ng
= ds + dt + ds + dt
∂x ∂s ∂t ∂y ∂s ∂t
∂f ∂f
= dx + dy.
∂x ∂y

So với (3.4) điều này chứng tỏ dạng vi phân cấp một là bất biến.

a
Tương tự ta có thể khẳng định điều này đối với các hàm nhiều biến tổng quát khác.
Nhờ vào các phép toán đối với các đạo hàm riêng và mối quan hệ giữa vi phân và các đạo
Qu
hàm riêng ta dễ dàng nhận được công thức tính các vi phân sau. Bạn đọc có thể tự chứng minh
các công thức này.
 
f f dg − gd f
d(α f + β g) = αd f + β dg; d( f g) = f dg + gd f ; d =
g g2

3.1.3 Đạo hàm hàm số kép


T.

Định lý 3.8 (Đạo hàm hàm số kép). Giả sử hàm số f (x, y) xác định trên miền mở D ⊂ R2 , trong
đó x = ϕ(t), y = ψ(t) là các hàm số một biến t xác định trên khoảng mở (a, b) ⊂ R sao cho
(ϕ(t), ψ(t)) ∈ D với mọi t ∈ (a, b). Khi đó nếu f (x, y) khả vi trong D và các hàm ϕ, ψ khả vi
T.

trong (a, b) thì hàm số kép u(t) = f [(ϕ(t), ψ(t)] khả vi trong (a, b) và

du ∂ f dx ∂ f dy
= + .
dt ∂ x dt ∂ y dt

Chứng minh. Cho t ∈ (a, b) một số gia ∆t sao cho t + ∆t ∈ (a, b). Ký hiệu

∆x = ϕ(t + ∆t) − ϕ(t) ∆y = ψ(t + ∆t) − ψ(t), ∆u = f (x + ∆t, y + ∆y) − f (x, y)

trong đó x = ϕ(t), y = ψ(t). Do f khả vi tại (x, y) nên

∂f ∂f
∆u = du + o(ρ) = ∆x + ∆y + αρ
∂x ∂y

64
p
trong đó α → 0 khi ρ = ∆x2 + ∆y2 → 0. Khi đó ta có
s   
∆u ∂ f ∆x ∂ f ∆y ∆x 2 ∆y 2
= + ±α + . (3.6)
∆t ∂ x ∆t ∂ y ∆t ∆t ∆t

Vì x = ϕ(t), y = ψ(t) khả vi trên (a, b) nên chúng liên tục trên đó. Vì vậy ∆x → 0 và ∆y → 0
khi ∆t → 0. Do đó, nếu cho ∆t → 0 ta sẽ được ρ → 0, vì vậy α → 0. Khi đó từ (3.6) ta có

∆u ∂ f ∆x ∂ f ∆y ∂ f dx ∂ f dy
lim = lim + lim = + .
∆t→0 ∆t ∂ x ∆t→0 ∆t ∂ y ∆t→0 ∆t ∂ x dt ∂ x dt

ng
Vậy u khả vi và ta có điều cần chứng minh.

Trường hợp đặc biệt. Ta thường gặp trường hợp u = f (x, y) trong đó y là một hàm theo x. Đây
là trường hợp đặc biệt của định lý trên khi x = ϕ(t) = t. Khi đó ta có dx = dt và công thức trên
trở thành

a du ∂ f ∂ f dy
dx
= +
∂ x ∂ y dx
.
Qu
Ví dụ 3.3. (a) Cho hàm số u = x2 y, với x = t 3 , y = et . Khi đó ta có

du ∂ f dx ∂ f dy
= +
dt ∂ x dt ∂ y dt
= 2xy · 3t 2 + x2 et = 2t 3 et · 3t 2 + (t 3 )2 et = 6t 5 et + t 6 et = t 5 et (6 + t).

(b) Cho hàm số u = x cos y, với y = sin x. Khi đó ta có

du ∂ f ∂ f dy
T.

= +
dx ∂ x ∂ y dx
= cos y − x sin y · cos x = cos(sin x) − x sin(sin x) cos x.

Chứng minh hoàn toàn tương tự như trên ta có


T.

Định lý 3.9 (Đạo hàm hàm số kép). Giả sử hàm số f (x, y) xác định trên miền mở D ⊂ R2 , trong
đó x = ϕ(s,t), y = ψ(s,t) là các hàm số hai biến s,t xác định trên miền mở E ⊂ R2 sao cho
(ϕ(s,t), ψ(s,t)) ∈ D với mọi (s,t) ∈ E. Khi đó nếu f (x, y) khả vi trong D và các hàm ϕ, ψ khả
vi trong E thì hàm số kép u(t) = f [(ϕ(s,t), ψ(s,t)] khả vi trong E và

du ∂ f dx ∂ f dy
= +
ds ∂ x ds ∂ y ds
(3.7)
du ∂ f dx ∂ f dy
= + .
dt ∂ x dt ∂ y dt

65
Ví dụ 3.4. Cho hàm số u = x arctan y, với x = st, y = s sint. Khi đó ta có

du ∂ f dx ∂ f dy
= +
dt ∂ x dt ∂ y dt
1 s2t cost
= arctan y · s + x · s cost = s arctan(s sint) +
1 + y2 1 + s2 sin2 t
du ∂ f dx ∂ f dy
= +
ds ∂ x ds ∂ y ds
1 st sint
= arctan y · t + x · sint = t arctan(s sint) + .
1+y 2
1 + s2 sin2 t

ng
Tương tự ta cũng có các công thức đạo hàm hàm số kép với hàm nhiều biến u = f (x1 , . . . , xn )
trong đó xi = ϕi (t1 , . . . ,tm ). Giả thiết u có các đạo hàm riêng và các hàm xi cũng có các đạo hàm
riêng với mọi i = 1, . . . , n. Khi đó hàm u(ϕ1 (t1 , . . . ,tm ), . . . , ϕn (t1 , . . . ,tm )) cũng có các đạo hàm
riêng và

a ∂u
=∑
n
∂ f ∂ xi
∂tk i=1 ∂ xi ∂tk
, k = 1, . . . , m.
Qu
3.1.4 Đạo hàm theo hướng

Khái niệm đạo hàm theo hướng mà chúng ta đề cập ở phần này giúp cho ta biết vận tốc biến
thiên của hàm số theo một hướng nào nó tại một điểm.
T.
T.

Hình 3.4: Đạo hàm theo hướng

Ta xét hàm số f (x, y) xác định trong miền mở D ⊂ R2 . Cho d là một tia (nửa đường thẳng)
xuất phát từ điểm P0 (x0 , y0 ) ∈ D. Ký hiệu ϕx , ϕy tương ứng là góc giữa d và chiều dương của

→− →
các trục Ox, Oy trong hệ tọa độ Descartes. Trong lân cận B(P0 , ε) nào đó của P0 ta lấy P(x0 +
∆x, y0 + ∆y) ∈ D ∩ B(P0 , ε).

66
Cho P tiến về P0 dọc theo d. Ta lập tỷ số

∆f f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )


= .
ρ ρ

Định nghĩa 3.3. Nếu tồn tại giới hạn

∆f f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 )


lim = lim
ρ→0 ρ ρ→0 ρ

thì giới hạn này được gọi là đạo hàm theo hướng d của hàm số f tại (x0 , y0 ) và ký hiệu là

ng
Dd f (P0 ) = Dd f (x0 , y0 ).

Chú ý rằng trong khi chuyển qua giới hạn này, điểm P luôn ở trên d. Rõ ràng lúc đó ta luôn
∆y
có ∆x = tan ϕx .

a
Ta ký hiệu −d là tia đi qua P0 (x0 , y0 ) nhưng với hướng ngược với d. Từ định nghĩa đạo hàm
riếng và đạo hàm theo hướng ta dễ dàng nhận được kết quả sau.
Qu
Mệnh đề 3.1 (Quan hệ giữa đạo hàm riêng và đạo hàm theo hướng). Hàm số f tồn tại đạo hàm
∂f
riêng ∂x tại P0 khi và chỉ khi tồn tại các đạo hàm theo hướng Dd f (P0 ), D−d (P0 ) với ϕx = 0 và
Dd f (P0 ) = D−d f (P0 ).
∂f
Hàm số f tồn tại đạo hàm riêng ∂y tại P0 khi và chỉ khi tồn tại các đạo hàm theo hướng
π
Dd f (P0 ), D−d (P0 ) với ϕx = 2 và Dd f (P0 ) = D−d f (P0 ).

Kết quả dưới đây cho ta điều kiện đủ để một hàm có đạo hàm riêng theo mọi hướng tại một
T.

điểm.

Định lý 3.10 (Điều kiện đủ tồn tại đạo hàm theo hướng). Nếu hàm số f khả vi tại điểm (x0 , y0 ) ∈
D thì nó có đạo hàm theo mọi hướng và
T.

∂f ∂f
Dd f (x0 , y0 ) = (x0 , y0 ) cos ϕx + (x0 , y0 ) cos ϕy .
∂x ∂y

Chứng minh. Vì f khả vi tại (x0 , y0 ) nên

∂f ∂f
d f (x0 , y0 ) = (x0 , y0 )∆x + (x0 , y0 )∆y
∂x ∂y
∆ f = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 , y0 ) = d f − o(ρ).

Từ đó ta có
∆f ∂f ∆x ∂ f ∆y o(ρ)
= (x0 , y0 ) + (x0 , y0 ) + .
ρ ∂x ρ ∂y ρ ρ

67
Chú ý rằng ∆x = ρ cos ϕx , ∆y = ρ cos ϕy . Khi (x0 + ∆x, y0 + ∆y) → (x0 , y0 ) (tức là ρ → 0) dọc
o(ρ)
theo d, các đại lượng ∆x
ρ = cos ϕx , ∆y
ρ = cos ϕy không đổi, còn ρ → 0. Vì vậy ta có

∆f ∂f ∂f
Dd f (x0 , y0 ) = lim = (x0 , y0 ) cos ϕx + (x0 , y0 ) cos ϕy .
ρ→0 ρ ∂x ∂y

Ta có điều cần chứng minh.

Chú ý rằng từ định lý trên, vì cos ϕ = − cos(ϕ + π), ta có

ng
Dd f (x0 , y0 ) = −D−d f (x0 , y0 ).

Bạn đọc có thể dễ dàng mở rộng khái niệm đạo hàm theo hướng cho hàm n biến bất kỳ và
cũng nhận được các kết qả tương tự. Chẳng hạn, Định lý 3.10 đối với hàm n biến có thể phát
biểu như sau:

a
Định lý 3.11. Cho hàm số f (x1 , . . . , xn ) khả vi tại điểm (x10 , . . . , xn0 ) ∈ D và d là một tia trong
không gian Rn đi qua (x10 , . . . , xn0 ) tạo với các trục tọa độ Oxi các góc ϕi , i = 1, . . . , n. Khi đó f
Qu
có đạo hàm theo mọi hướng tại (x10 , . . . , xn0 ) và

n
∂f 0
Dd f (x10 , . . . , xn0 ) = ∑ (x1 , . . . , xn0 ) cos ϕi .
i=1 ∂ xi
T.
T.

Hình 3.5: Đồ thị hàm số (3.8)

Chú ý rằng điều ngược lại của định lý nói chung là không đúng. Chẳng hạn, với miền

E = {(x, y) ∈ R2 : x > 0, 0 < y < x2 }

68
ta xét hàm 
1 nếu (x, y) ∈ E
f (x, y) = (3.8)
0 nếu (x, y) ∈
/ E.
Rõ ràng hàm số f không liên tục tại gốc O = (0, 0) vì vậy nó không khả vi tại đó. Tuy nhiên f
có đạo hàm theo mọi hướng.
Thật vậy, xét tia d bất kỳ xuất phát từ O (Hình 3.5). Giả sử d có phương trình y = kx. Cho
p
điểm P(x, y) ∈ d tiến về O dọc theo d. Khi đó với ρ = x2 + y2 đủ nhỏ (khi P vượt qua khỏi
A), cụ thể là khi hoành độcủa P bé hơn k thì P ∈
/ E. Vì vậy ta có

ng
∆f f (x, y) − f (0, 0) 0−0
lim = lim = lim = 0,
ρ→0 ρ ρ→0 ρ ρ→0 ρ

tức là tồn tại Dd f (0, 0) = 0.

3.2
a
Đạo hàm riêng và vi phân cấp cao
Qu
3.2.1 Đạo hàm riêng cấp cao

Như đã nhận xét ở bài trước, nếu hàm số f (x, y) có đạo hàm riêng theo biến x (theo biến y)
∂f ∂f
tại mọi điểm (x, y) ∈ D thì rõ ràng ∂x , ∂y là các hàm số xác định trên D.
∂f ∂f
Định nghĩa 3.4. Các đạo hàm riêng (nếu có) của các hàm ∂x , ∂y tại một điểm (x, y) ∈ D được
gọi là các đạo hàm riêng cấp hai của hàm f tại (x, y).
T.

Có khả năng có các đạo hàm riêng cấp hai sau đây của hàm f (x, y).
       
∂ ∂f ∂ ∂f ∂ ∂f ∂ ∂f
, , , .
∂x ∂x ∂y ∂x ∂x ∂y ∂y ∂y
T.

Ta thường dùng các ký hiệu sau:

∂2 f
 
∂ ∂f ′′
=: 2 =: fxx =: đạo hàm riêng cấp hai theo biến x,
∂x ∂x ∂x
∂2 f
 
∂ ∂f ′′
=: =: fxy =: đạo hàm riêng cấp hai lần lượt theo biến x, y,
∂y ∂x ∂ x∂ y
∂2 f
 
∂ ∂f ′′
=: =: fyx =: đạo hàm riêng cấp hai lần lượt theo biến y, x,
∂x ∂y ∂ y∂ x
∂2 f
 
∂ ∂f ′′
=: 2 =: fyy =: đạo hàm riêng cấp hai theo biến y,
∂y ∂y ∂x
′′ ′′ ′′ ′′
Đôi khi để cho gọn, người ta còn viết fxx , fxy , fyx , fyy thay cho fxx , fxy , fyx , fyy .

69
Từ đây có thể định nghĩa tương tự cho các đạo hàm riêng cấp cao khác fxxx , fyxx , fxyx , . . . .
Các quy tắc tính các đạo hàm riêng cấp cao hoàn toàn như đối với đạo hàm riêng cấp một .

Ví dụ 3.5. (a) Cho f (x, y) = xy. Khi đó

∂2 f
 
∂f ∂f ∂f
= y, 2 = = 0.
∂x ∂x ∂x ∂x

Qua ví dụ này ta nhận xét rằng

ng
2
∂2 f

∂f
̸= .
∂ x2 ∂x

(b) Tính các đạo hàm riêng cấp hai (nếu có) của hàm số sau

f (x, y) = 3x2 y − 5x cos(πy).

a
Theo ví dụ ở bài trước ta đã có
Qu
∂f ∂f
= 6xy − 5 cos(πy), = 3x2 − 5xπ sin(πy).
∂x ∂y

Từ đó ta tiếp tục tính được

∂2 f
 
∂ ∂f ∂
= = [6xy − 5 cos(πy)] = 6y;
∂ x2 ∂x ∂x ∂x
∂2 f
 
∂ ∂f ∂
= = [6xy − 5 cos(πy)] = 6x + 5π sin(πy);
T.

∂ x∂ y ∂y ∂x ∂y
∂2 f
 
∂ ∂f ∂
= = [3x2 + x5π sin(πy)] = 6x + 5π sin(πy);
∂ y∂ x ∂x ∂y ∂x
∂2 f
 
∂ ∂f ∂
= = [3x2 + 5xπ sin(πy)] = 5π 2 cos(πy).
∂ y2
T.

∂y ∂y ∂y

∂4 f
(c) Cho f (x, y) = x2 y3 . Tính ∂ x2 ∂ y2
.
Ta có
∂4 f ∂2 f ∂2 f ∂2 f
 
= = (6x2 y) = 12y.
∂ x2 ∂ y2 ∂ x2 ∂ y2 ∂ x2

(d) Tính các đạo hàm riêng cấp hai của hàm số sau tại điểm (0, 0).
 2 2
xy x −y nếu x2 + y2 > 0
x2 +y2
f (x, y) =
0 nếu x2 + y2 = 0.

70
Tại điểm (0, y) với y ̸= 0 và tại (x, 0) với x ̸= 0 ta có
 2
x − y2 x4 − y4 + 4x2 y2

∂f ∂
(0, y) = xy 2 = y = −y;
x + y2 (0,y) (x2 + y2 )2

∂x ∂x (0,y)
 2
x − y2 x4 − 5y4

∂f ∂
(0, y) = xy 2 =x 2 = 0;
x + y2 (0,y) (x + y2 )2 (0,y)

∂y ∂y
 2
x − y2 x4 − 5y4

∂f ∂
(x, 0) = xy 2 = x = x;
x + y2 (x,0) (x2 + y2 )2 (x,0)

∂y ∂y
 2
x − y2 x4 − y4 + 4x2 y2

∂f ∂
(x, 0) = xy 2 =y = 0.
x + y2 (x,0) (x2 + y2 )2

∂x ∂x (x,0)

ng
Tại điểm (0, 0) ta có

∂f f (x, 0) − f (0, 0) 0−0


(0, 0) = lim = lim = 0;
∂x x→0 x x→0 x
∂f f (0, y) − f (0, 0) 0−0
(0, 0) = lim = lim = 0.

a ∂y y→0 y
Khi đó tồn tại các đạo hàm riêng cấp hai và
x→0 y
Qu
∂f ∂f
∂2 f ∂ x (x, 0) − ∂ x (0, 0) 0−0
(0, 0) = lim = lim = 0;
∂ x2 x→0 x x→0 x
∂f ∂f
∂2 f ∂ y (0, y) − ∂ y (0, 0) 0−0
(0, 0) = lim = lim = 0;
∂ y2 y→0 y y→0 y
∂f ∂f
∂2 f ∂ x (0, y) − ∂ x (0, 0) −y − 0
(0, 0) = lim = lim = −1;
∂ x∂ y y→0 y y→0 y
∂f ∂f
∂2 f ∂ y (x, 0) − ∂ y (0, 0) x−0
(0, 0) = lim = lim = 1.
T.

∂ y∂ x x→0 x x→0 x

∂2 f ∂2 f
Chú ý 3.12. Từ ví dụ trên ta thấy rằng, nói chung các đạo hàm riêng cấp cao ,
∂ x2 ∂ y2
tại một
điểm là không bằng nhau. Điều này cũng đúng cho các đạo hàm riêng hỗn hợp cấp cao hơn.
Vậy khi nào thì các đạo hàm riêng hỗn hợp cùng cấp theo các biến bằng nhau? Định lý sau sẽ
T.

trả lời câu hỏi này. Chúng tôi chỉ phát biểu và chứng minh cho trường hợp đạo hàm riêng cấp
hai. Kết quả cũng đúng cho trường hợp cấp cao hơn.

Định lý 3.13 (Schwarz). Giả sử hàm số f (x, y) xác định và có các đạo hàm riêng cấp một fx , fy ,
các đạo hàm riêng hỗn hợp cấp hai fxy , fyx trên miền mở D ⊂ R2 . Nếu các đạo hàm riêng hỗn
hợp fxy và fyx liên tục tại (x0 , y0 ) ∈ D thì

fxy (x0 , y0 ) = fyx (x0 , y0 ).

Chứng minh. Xét các số gia ∆x, ∆y sao cho

(x0 + ∆x, y0 + ∆y), (x0 + ∆x, y0 ), (x0 , y0 + ∆y) ∈ D.

71
Ký hiệu
∆ = f (x0 + ∆x, y0 + ∆y) − f (x0 + ∆x, y0 ) − f (x0 , y0 + ∆y) + f (x0 , y0 ).
Với ∆y cố định, nếu ta đặt
ϕ(x) = f (x, y0 + ∆y) − f (x, y0 )
thì
∆ = ϕ(x0 + ∆x) − ϕ(x0 ).
Theo giả thiết tồn tại các đạo hàm riêng fxy , fyx trong D nên ta có thể áp dụng Định lý Lagrange

ng
về số gia giới nội cho hàm ϕ và ta được

∆ = ϕ ′ (x0 + θ1 ∆x)∆x, θ ∈ (0, 1).

Từ định nghĩa hàm ϕ ta có

ϕ ′ (x) = fx (x, y0 + ∆y) − fx (x, y0 ).

Suy ra

a ∆ = [ fx (x0 + θ1 ∆x, y0 + ∆y) − fx (x0 + θ1 ∆x, y0 )]∆x. (3.9)


Qu
Tiếp tục áp dụng Định lý Lagrange về số gia giới nội cho fx vế phải của (3.9) ta được

∆ = fxy (x0 + θ1 ∆x, y0 + θ2 ∆y)∆y∆x, θ1 , θ2 ∈ (0, 1). (3.10)

Bây giờ với ∆x cố định, nếu ta đặt

ψ(y) = f (x0 + ∆x, y) − f (x0 , y)

thì
T.

∆ = ψ(y0 + ∆y) − ψ(y0 ).


Tiếp tục áp dụng Định lý Lagrange cho các hàm ψ và fy ta được

∆ = ψ ′ (y0 + θ3 ∆y)∆y
T.

= [ fy (x0 + ∆x, y0 + θ3 ∆y) − fy (x0 , y0 + θ3 ∆y)]∆y


= fyx (x0 + θ4 ∆x, y0 + θ3 ∆y)∆x∆y, θ3 , θ4 ∈ (0, 1). (3.11)

So sánh (3.10) và (3.11) với ∆x∆y ̸= 0 ta được

fxy (x0 + θ1 ∆x, y0 + θ2 ∆y) = fyx (x0 + θ4 ∆x, y0 + θ3 ∆y). (3.12)

Trong (3.12) cho ∆x → 0 và ∆y → 0 với ∆x∆y ̸= 0. Vì các hàm fxy và fyx liên tục tại (x0 , y0 ) nên
khi đó ta có
fxy (x0 , y0 ) = fyx (x0 , y0 ).
Định lý được chứng minh.

72
3.2.2 Vi phân cấp cao

Giả sử trong miền mở D ⊂ R2 cho hàm số khả vi f (x, y) Khi đó vi phân


∂f ∂f
df = dx + dy
∂x ∂y
phụ thuộc và các yếu tố x, y, dx, dy. Nếu ta xem dx, dy là các đại lượng không dổi thì rõ ràng d f
là một hàm số hai biến x, y xác định trên D.

Định nghĩa 3.5. Nếu hàm số d f khả vi tại một điểm (x0 , y0 ) ∈ D thì ta nói f khả vi cấp hai tại

ng
(x0 , y0 ) và vi phân của d f tại (x0 , y0 ) gọi là vi phân cấp hai của f tại (x0 , y0 ). Nếu f khả vi cấp
hai tại mọi (x, y) ∈ D thì ta nói f khả vi cấp hai trên D. Ta ký hiệu vi phân cấp hai của f là d 2 f ,
tức là
d 2 f = d(d f ).

a
Như vậy chú ý rằng, khi tính vi phân cấp hai của f tại một điểm ta luôn xem các yếu tố
dx, dy là các hằng số. Nhờ vào quy tắc tính vi phân ta có
Qu
 
2 ∂f ∂f
d f = d(d f ) = d dx + dy
∂x ∂y
   
∂f ∂f
=d dx + d dy
∂x ∂y
 2
∂2 f
 2
∂2 f
 
∂ f ∂ f
= dx + dy dx + dx + 2 dy dy.
∂ x2 ∂ x∂ y ∂ y∂ x ∂y
∂2 f ∂2 f
Nếu giả thiết thêm rằng các đạo hàm riêng hỗn hợp cấp hai ∂ x∂ y và ∂ y∂ x liên tục trên D thì ta có

∂2 f 2 ∂2 f ∂2 f
T.

d2 f = dx + 2 dxdy + dy.
∂ x2 ∂ x∂ y ∂ y2
Để dễ ghi nhớ quy tắc tính vi phân cấp hai (trong trường hợp các đạo hàm riêng hỗn hợp cấp
hai liên tục) người ta viết lại công thức trên “một cách hình thức” dưới dạng “nhị thức Newton”
T.

như sau  2
2 ∂ ∂
d f= dx + dy f.
∂x ∂y
Ta định nghĩa tương tự cho các khái niệm vi phân cấp ba, cấp bốn, v. v. . . Tổng quát ta có

d n f = d(d n−1 f ).

Tương tự như với vi phân cấp hai, để dễ ghi nhớ quy tắc tính vi phân cấp n (trong trường hợp
các đạo hàm riêng hỗn hợp cấp n liên tục) ta có công thức “một cách hình thức” dưới dạng “nhị
thức Newton” như sau  n
n ∂ ∂
d f= dx + dy f
∂x ∂y

73
Chẳng hạn, hãy viết công thức tính vi phân cấp ba của hàm số f . Ta có
 3
3 ∂ ∂
d f= dx + dy f
∂x ∂y
3
∂ f ∂3 f ∂3 f ∂3 f 3
= 3 dx3 + 3 2 dx2 dy + 3 dxdy2
+ dy .
∂x ∂x ∂y ∂ x∂ y2 ∂ y3

3.2.3 Công thức Taylor

Để viết công thức Taylor đối với hàm số nhiều biến, trước hết ta nhận xét rằng đối với hàm

ng
số một biến khả vi cấp n + 1 lần trong lân cận của điểm x thì công thức Taylor (với phần dư dạng
Lagrange) được viết dưới dạng

1 1
f (x + ∆x) = f (x) + d f (x) + · · · + d n f (x) + Rn (x)
1! n!
trong đó

a Rn (x) =
1
(n + 1)!
d n+1 f (x + θ ∆x), θ ∈ (0, 1).
Qu
Ta sẽ chứng minh rằng công thức trên cũng đúng đối với hàm nhiều biến.
Giả sử hàm số f (x) = f (x1 , . . . , xm ) xác định trên miền mở D ⊂ Rm có các đaọ hàm riêng
liên tục đến cấp n trong lân cận của điểm x = (x1 , . . . , xm ) ∈ D. Ta xét hàm một biến

F(t) = f (x + t∆x), với t ∈ (0, 1), ∆x = (∆x1 , . . . , ∆xm ).

Viết công thức Taylor đối với hàm một biến F ta có


1 1
T.

F(1) = F(0) + dF(0) + · · · + d n F(0) + Rn (0)


1! n!
trong đó
1
Rn (0) = d n+1 F(θ ), θ ∈ (0, 1).
(n + 1)!
T.

Nhưng ta có
F(0) = f (x)
F ′ (t) = f ′ (x + t∆x)∆x = d f (x + t∆x)
F ′′ (t) = (d f (x + t∆x))t′ ∆x = d 2 f (x + t∆x)
... ..........
F k (t) = d k f (x + t∆x)
F k (0) = d k f (x).
Thay tất cả vào công thức Taylor của F ở trên ta sẽ được điều cần chứng minh. Tương tự như
trên ta có thể viết công thức Taylor của hàm nhiều biến với phần dư ở các dạng khác.

74
Đặc biệt, trong trường hợp hai biến công thức Taylor được viết cụ thể như sau
 
∂ ∂
f (x + h, y + k) = f (x, y) + h + k f (x, y)+
∂x ∂y
∂ 2
 
1 ∂
+ h +k f (x, y) + · · ·
2! ∂x ∂y
∂f n
 
1 ∂f
+···+ h +k f (x, y)+
n! ∂x ∂y
∂ f n+1
 
1 ∂f
+ h +k f (x + θ1 h, y + θ2 k),

ng
(n + 1)! ∂x ∂y
θ1 , θ2 ∈ (0, 1).

3.2.4 Cực trị của hàm số

a
Trong phần này ta áp dụng vi phân cấp cao của hàm số để tìm cực trị của hàm số.
Giả sử D ⊂ Rn và cho hàm số f : D → R với x0 là điểm trong của D.
Qu
Định nghĩa 3.6. Điểm x0 được gọi là điểm cực đại địa phương (tương ứng, cực đại địa phương
thực sự) của hàm f nếu tồn tại lân cận U(x0 ) của x0 sao cho f (x) ≤ f (x0 ) (tương ứng, f (x) <
f (x0 )) với mọi x ∈ D ∩U(x0 ).
Điểm x0 được gọi là điểm cực tiểu địa phương (tương ứng, cực tiểu địa phương thực sự) của
hàm f nếu tồn tại lân cận U(x0 ) của x0 sao cho f (x) ≤ f (x0 ) (tương ứng, f (x) < f (x0 )) với mọi
x ∈ D ∩U(x0 ).
T.

Điểm cực đại địa phương hay cực tiểu địa phương của f được gọi là điểm cực trị của f .

Ta có ngay điều kiện cần để hàm đạt cực trị sau:


T.

Định lý 3.14 (Điều kiện cần). Giả sử hàm số f (x, y) đạt cực trị tại (x0 , y0 ) ∈ D và nếu f có các
đạo hàm riêng cấp một fx , fy tại đó thì

fx (x0 , y0 ) = fy (x0 , y0 ) = 0.

Chứng minh. Giả sử f đạt cực tiểu tại (x0 , y0 ). Xét hàm số g(x) = f (x, y0 ). Khi đó

g(x) = f (x, y0 ) ≥ f (x0 , y0 ) = g(x0 )

với x thuộc lân cận nào đó của x0 trong R. Do đó ta có g′ (x0 ) = fx (x0 , y0 ) = 0. Tương tự ta cũng
chứng minh được fy (x0 , y0 ) = 0.

75
ng
Hình 3.6: Đồ thị hàm số f (x, y) = xy

Chú ý 3.15. Từ định lý này ta thấy rằng, đối với các hàm số có các đạo hàm riêng thì chúng chỉ

a
có thể đạt cực trị địa phương tại các điểm (x0 , y0 ) thỏa mãn fx (x0 , y0 ) = fy (x0 , y0 ) = 0, mà ta
gọi là các điểm dừng.
Qu
Định lý chỉ là điều kiện cần, không là điều kiện đủ. Điều này có nghĩa rằng, có thể có những
điểm dừng của hàm f mà tại đó f không đạt cực trị. Ta xét ví dụ sau.
Cho hàm số f (x, y) = xy. Rõ ràng fx (0, 0) = fy (0, 0) = 0, tuy nhiên f không đạt cực trị tại
đó. Thật vậy, ta có f (0, 0) = 0 trong khi đó trong lân cận đủ bé của (0, 0) hàm f nhận cả những
giá trị âm và dương (Hình 3.6).

Định lý dưới đây cho ta điều kiện đủ để hàm đạt cực trị.
T.

Định lý 3.16 (Điều kiện đủ). Giả sử hàm số f (x, y) thuộc lớp C2 (D) và (x0 , y0 ) ∈ D là điểm
dừng của f . Ký hiệu

A = fxx (x0 , y0 ), B = fxy (x0 , y0 ),C = fyy (x0 , y0 ), ∆ = AC − B2 .


T.

Khi đó ta có kết luận theo bảng tóm tắt sau

A > 0 hay C > 0 =⇒ f có cực tiểu tại (x0 , y0 )


∆>0
A < 0 hay C < 0 =⇒ f có cực đại tại (x0 , y0 )
∆<0 f không có cực trị
∆=0 không có kết luận

Chứng minh. • Xét trường hợp ∆ > 0, A > 0. Ký hiệu

∆(x, y) = fxx (x, y) fyy (x, y) − [ fxy (x, y)]2 .

76
Do fxx (x, y) và ∆(x, y) liên tục tại (x0 , y0 ) nên tồn tại δ > 0 sao cho
A
| fxx (x, y) − A| = | fxx (x, y) − fxx (x0 , y0 )| <
2

|∆(x, y) − ∆| = |∆(x, y) − ∆(x0 , y0 )| <
2
với mọi (x, y) thỏa ∥(x, y) − (x0 , y0 )∥ < δ . Khi đó ta có

A A ∆ ∆
fxx (x, y) > A − = > 0, ∆(x, y) > ∆ − = > 0.
2 2 2 2

ng
Lấy (x, y) thỏa ∥(x, y) − (x0 , y0 )∥ < δ . Ta chứng minh f (x, y) ≥ f (x0 , y0 ).
Ký hiệu h = ∆x = x − x0 , k = ∆y = y − y0 . Đặt g(t) = f (x0 +th, y0 +tk),t ∈ [0, 1]. Theo công
thức đạo hàm hàm số kép (Định lý 3.8) ta có

∂f ∂f
g′ (t) = h (x0 + th, y0 + tk) + k (x0 + th, y0 + tk)

a ∂x
2
∂ f
∂y

g′′ (t) = h2 2 (x0 + th, y0 + tk) + 2hk


∂x
∂2 f
∂ x∂ y
(x0 + th, y0 + tk)+
Qu
2
2∂ f
+k (x0 + th, y0 + tk).
∂ y2

Sử dụng đẳng thức


2 !

b ac − b 2
ah2 + 2bhk + ck2 = a h+ k + k2
a a2

ta được
T.

g′′ (t) = fxx (x0 + th, y0 + tk)×


" #
fxy (x0 + th, y0 + tk) 2

∆(x0 + th, y0 + tk) 2
× h+ k + k .
fxx (x0 + th, y0 + tk) [ fxx (x0 + th, y0 + tk)]2
T.

Với ∥(x, y) − (x0 , y0 )∥ < δ thì

∥(x0 + th, y0 + tk) − (x0 , y0 )∥ = ∥(th,tk)∥ = |t|∥(h, k)∥ ≤ ∥(h, k)∥ < δ .

Vì vậy
fxx (x0 + th, y0 + tk) > 0, ∆(x0 + th, y0 + tk) > 0.

Ta suy ra g′′ (t) ≥ 0 với t ∈ [0, 1]. Vì vậy g′ tăng trên [0, 1]. Trong khi đó vì (x0 , y0 ) là điểm dừng
nên g′ 0) = 0. Do vậy g′ (t) ≥ g′ (0) = 0 với mọi t ∈ [0, 1]. Từ đó suy ra g tăng trên [0, 1], tức là
g(t) ≥ g(0) với mọi t ∈ [0, 1]. Đặc biệt, f (x0 + h, y0 + k) = g(1) ≥ g(0) = f (x0 , y0 ). Vậy (x0 , y0 )
là điểm cực tiểu của f .

77
• Xét trường hợp ∆ > 0, A < 0. Chứng minh tương tự như trên.
• Xét trường hợp ∆ < 0, A > 0. Do fxx liên tục nên fxx (x0 + t, y0 + tk) ≥ 0 khi ∥(h, k)∥ < δ ,
với δ > 0 đủ nhỏ. Như trên, khi đó ta có

g′′ (t) = fxx (x0 + th, y0 + tk)×


" #
fxy (x0 + th, y0 + tk) 2

∆(x0 + th, y0 + tk) 2
× h+ k + k .
fxx (x0 + th, y0 + tk) [ fxx (x0 + th, y0 + tk)]2

Chọn (h, k) = (h, 0). Khi đó

ng
g′′ (t) = fxx (x0 + h, y0 )h2 > 0, ∀ 0 < |h| < δ .

Do đó, lập luận như trên ta có

h(x0 + h, y0 ) = g(1) > g(0) = f (x0 , y0 ), ∀ 0 < |h| < δ .

a xy 0 0
Mặt khác, nếu chọn h = −k fxx
f (x ,y )
(x ,y ) ta được
0 0
Qu
g′′ (t) = k2 fxx (x0 + th, y0 + tk)×
" #
fxy (x0 , y0 ) fxy (x0 + th, y0 + tk) 2

∆(x0 + th, y0 + tk)
× + k + .
fxx (x0 , y0 ) fxx (x0 + th, y0 + tk) [ fxx (x0 + th, y0 + tk)]2

Với ∥(h, k)∥ đủ nhỏ thì do tính liên tục của fxx , fxy ta có
 2
fxy (x0 , y0 ) fxy (x0 + th, y0 + tk) ∆(x0 + th, y0 + tk)
+ k ≤ .
fxx (x0 , y0 ) fxx (x0 + th, y0 + tk) 2[ fxx (x0 + th, y0 + tk)]2
T.

Khi đó
1 ∆(x0 + th, y0 + tk)
g′′ (t) ≤ k2 < 0, ∀t ∈ [0, 1].
2 fxx (x0 + th, y0 + tk)
Vậy g′ giảm trên [0, 1]. Vì thế g′ (t) < g′ (0) = 0 với mọi t ∈ [0, 1]. Suy ra g(t) < g(0). Đặc biệt
T.

f (x0 + h, y0 + k) = g(1) < g(0) = f (x0 , y0 ).

Vậy f (x0 , y0 ) không phải là cực đại và cũng không phải là cực tiểu.
• Xét trường hợp ∆ < 0, A ≤ 0. Chứng minh tương tự như trên.

Ví dụ 3.6. (a) Tìm cực trị của hàm số u = x3 + y3 − 6xy + 12. Hàm đã cho xác định trên R2 . Ta

∂u
= 3x2 − 6y,
∂x
∂u
= 3y2 − 6x.
∂y

78
Từ đó suy ra M1 (0, 0) và M2 (2, 2) là các điểm dừng của u. Ta cũng có

∂ 2u ∂ 2u ∂ 2u
= 6x, = −6, = 6y.
∂ x2 ∂ x∂ y ∂ y2

Xét tại điểm M1 (0, 0). Dễ thấy tại M1 ta có

A = 0, B = −6,C = 0 ∆ = AC − B2 = −36 < 0.

Do đó hàm u không có cực trị tại M1 (0, 0).

ng
Xét tại điểm M2 (2, 2). Dễ thấy tại M2 ta có

A = 12, B = −6,C = 12 =⇒ ∆ = AC − B2 = 108 > 0.

Vì A = 12 > 0 hàm u có cực tiểu tại M2 (2, 2), và giá trị cực tiểu bằng u(2, 2) = 4.

a
(b) Tìm cực trị của hàm số u = x2 y2 . Hàm đã cho xác định trên R2 . Ta có

∂u
Qu
= 2xy2 ,
∂x
∂u
= 2yx2 .
∂y

Từ đó suy ra các điểm dạng (0, y) và (x, 0) (tức là các điểm trên hai trục tọa độ) là các điểm
dừng của u. Ta cũng có

∂ 2u 2 ∂ 2u ∂ 2u
= 2y , = 4xy, = 2x2 .
∂ x2 ∂ x∂ y ∂ y2
T.

Dễ thấy tại các điểm (0, y) và (x, 0) ta có ∆ = AC − B2 = 0. Vì vậy không thể áp dụng định
lý trên để xét cực trị hàm số. Tuy nhiên ta có u(x, y) = x2 y2 ≥ 0 = u(x0 , 0) với mọi x0 ∈ R và
u(x, y) ≥ 0 = u(0, y0 ) với mọi y0 ∈ R. Vậy u đạt cực tiểu tại các điểm (0, y0 ) và (x0 , 0). Do đó
T.

hàm u không có cực trị tại M1 (0, 0).

(c) Tìm cực trị của hàm số u = x3 + y2 . Hàm đã cho xác định trên R2 . Ta có

∂u
= 3x2 ,
∂x
∂u
= 2y.
∂y

Từ đó suy ra điểm (0, 0) là điểm dừng của u. Tuy nhiên dễ thấy tại điểm này thì ∆ = 0. Vì vậy
không thể sử dụng định lý trên để khảo sát cực trị của u. Tuy nhiên ta có u(x, 0) > 0 = u(0, 0)
với mọi x > 0 và u(x, 0) < 0 = u(0, 0) với mọi x < 0. Do đó u không có cực trị tại (0, 0).

79
3.3 Kết luận Chương 3
Trong chương này trình bày một số vấn đề cơ bản về phép tính vi phân hàm vô hướng nhiều
biến. Nội dung bao gồm phần đạo hàm riêng và vi phân cấp 1, đạo hàm theo hướng và phần
đạo hàm riêng và vi phân cấp cao. Sinh viên cần nắm được các khái niệm đạo hàm riêng cấp 1,
vi phân cấp 1, đạo hàm theo hướng, hiểu và nhớ được mối quan hệ giữa đạo hàm riêng và đạo
hàm theo hướng, điều kiện đủ tồn tại đạo hàm theo hướng. Sinh viên cũng cần nắm được khái
niệm đạo hàm riêng cấp cao, vi phân cấp cao, nắm được công thức Taylor và tìm được cực trị

ng
của hàm số nhiều biến.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN,


BÀI TẬP THỰC HÀNH

Lý thuyết

a
Sinh viên cần nắm các kiến thức sau:
Qu
(a) Mối liên hệ giữa đạo hàm riêng và tính khả vi.

(b) Mối liên hệ giữa tính liên tục và tính khả vi.

(c) Mối liên hệ giữa đạo hàm theo hướng và đạo hàm riêng.

(d) Định lý Schwarz về tính đối xứng của đạo hàm riêng hỗn hợp.

Bài tập
T.

x−y ∂f ∂f
Bài 3.1. Cho f (x, y) = x+y . Tính ∂x và ∂y tại điểm (2, −1) bằng định nghĩa.

Bài 3.2. Có luôn xảy ra đẳng thức lim fx (x, y) = fx (0, 0) hay không?
x,y→0
T.

∂f ∂f ∂f
Bài 3.3. Tính ∂x , ∂y và ∂z với f cho bởi
2 +y2
(a) x2 y + cos(xy) + z3 y; (b) ex z sin(x + y);
 2 3
(c) z2 sin3 ex +y ; (d) x2 cos(sin(tan(y2 + z2 )));
2 +z z
(e) xy ; (f) xy .

Bài 3.4. Tính fx (0, 0) và fy (0, 0) với f (x, y) = 3 xy. Hàm này có khả vi tại (0, 0) hay không?

Bài 3.5. Tính fx (0, 0) và fy (0, 0) với


 2
 x − xy

nếu (x, y) ̸= (0, 0)
f (x, y) = x+y

0 nếu (x, y) = (0, 0).

80
∂f ∂f
Bài 3.6. Tính ∂ x (0, 0) và ∂ y (0, 0) biết

3 2 2 3 3 3

 2xy + 6x + 12xy + 18yx + 36y + sin(x ) + tan(3y )

nếu (x, y) ̸= 0
f (x, y) = 3x2 + 6y2

0 nếu (x, y) = 0.

Bài 3.7. Đối với các ánh xạ f : R2 → R sau đây, nghiên cứu tính liên tục, sự tồn tại và liên tục
của các đạo hàm riêng cấp một của f

3 3

ng
 sin x − sin y

nếu (x, y) ̸= (0, 0)
(a) f (x, y) = x2 + y2

0 nếu (x, y) = (0, 0);

x sin y

nếu x ̸= 0
(b) f (x, y) = x

a 0



nếu x = 0;

cos2 x
nếu y ̸= 0 hoặc x ̸= π
+ kπ, ∀k ∈ Z
Qu

2
(c) f (x, y) = cos2 x + y2 sin2 x
 π
0 nếu y = 0 hoặc x = 2 + kπ, k ∈ Z;

(d) f (x, y) = max(|x|, |y|);

(e) f (x, y) = max(x2 , y2 ).

Bài 3.8. Đối với các ánh xạ f : R2 → R sau đây, nghiên cứu tính liên tục, sự tồn tại và liên tục
của các đạo hàm riêng cấp một của f
T.


(x2 + y2 ) sin √ 1
 nếu (x, y) ̸= (0, 0)
(a) f (x, y) = x2 +y2
0 nếu (x, y) = (0, 0).

T.


x2 y2 ln(x2 + y2 ) nếu (x, y) ̸= (0, 0)
(b) f (x, y) =
0 nếu (x, y) = (0, 0).

3 3

 sin(x + y )

nếu (x, y) ̸= (0, 0)
(c) f (x, y) = x2 + y2

0 nếu (x, y) = (0, 0).

x6

nếu (x, y) ̸= (0, 0)


(d) f (x, y) = x2 + (y − x)2

0 nếu (x, y) = (0, 0).

81
sin(x2 ) + sin(y2 )


 p nếu (x, y) ̸= (0, 0)
(e) f (x, y) = x2 + y2

0 nếu (x, y) = (0, 0).

 4
x y4
 e −e

nếu(x, y) ̸= (0, 0)
(f) f (x, y) = (x2 + y2 )2

0 nếu (x, y) = (0, 0).

(g) f (x, y) = x2 |y|; f (x, y) = |x − y|; f (x, y) = |x2 − y2 |.

ng
Bài 3.9. Cũng câu hỏi như trên với

0 nếu xy ̸= 0,
(a) f (x, y) =
1 nếu xy = 0.

a
(b) f (x, y) =
xy nếu x2 + y2 ∈ Q,
0 nếu x2 + y2 ∈ / Q.
Qu

x2 + y2 nếu (x, y) ∈ Q2 ,
(c) f (x, y) =
0 / Q2 .
nếu (x, y) ∈

Bài 3.10. Hãy khảo sát xem hàm số f (x, y) cho sau đây có tồn tại các đạo hàm riêng cấp một
và có khả vi tại gốc tọa độ hay không
p p
(a) f (x, y) = x2 + y2 ; (b) f (x, y) = x4 + y4 ;
√ p
(c) f (x, y) = 3 xy; (d) f (x, y) = 3 x2 y2 ;

T.

p
(e) f (x, y) = 4 x4 y4 ; (f) f (x, y) = 3 x sin y.
Bài 3.11. Cũng câu hỏi như trên với
 4 4
x + y

nếu (x, y) ̸= 0
(a) f (x, y) = x2 + y2
T.


0 nếu (x, y) = 0.
 −1
e (x2 +y2 ) nếu (x, y) ̸= 0
(b) f (x, y) =
0 nếu (x, y) = 0.

Bài 3.12. Cho 


x nếu |y| > |x|,
f (x, y) =
−x nếu |y| ≤ |x|.
Chứng minh rằng f (x, y) liên tục và tồn tại các đạo hàm riêng tại (0, 0) nhưng không khả vi tại
đó.

82
Bài 3.13. Cho  2 4 2
 (x − y )

nếu (x, y) ̸= (0, 0)
f (x, y) = (x2 + y4 )2

1 nếu (x, y) = (0, 0).

Chứng minh rằng f (x, y) có đạo hàm theo mọi hướng tại (0, 0) và đều bằng 0 nhứng không khả
vi tại (0, 0).

Bài 3.14. Giả sử


y3

 nếu (x, y) ̸= (0, 0)

ng
p
f (x, y) = x2 + y4

0 nếu (x, y) = (0, 0).

Chứng minh rằng f liên tục tại (0, 0) nhưng không khả vi tại (0, 0).

Bài 3.15. Cho ϕ : R → R liên tục và f : R2 → R xác định bởi

a 2
∀(x, y) ∈ R , f (x, y) =
Z y

0
(x − t)ϕ(t)dt.
Qu
Chứng minh rằng f ∈ C1 (R2 ) và tính các đạo hàm riêng cấp một của f .

Bài 3.16. Cho ϕ : R → R thuộc lớp C2 trên R sao cho ϕ(0) = 0, ϕ ′′ (0) ̸= 0 và f : R2 → R xác
định bởi 
 xϕ(y) − yϕ(x)

nếu (x, y) ̸= (0, 0),
∀(x, y) ∈ R2 , f (x, y) = x2 + y2
0 nếu (x, y) = (0, 0).

Chứng minh rằng f liên tục trên R2 nhưng không thuộc lớp C1 trên R2 .
T.

Bài 3.17. Cho ϕ : R → R khả vi trên R và f : R2 → R xác định bởi



 ϕ(x) − ϕ(y) nếu x ̸= y,

∀(x, y) ∈ R2 , f (x, y) = x−y
T.

ϕ ′ (x)

nếu x = y.

(a) Chứng minh rằng f liên tục trên R2 khi và chỉ khi ϕ ∈ C1 (R).

(b) Nếu giả thiết thêm ϕ ∈ C2 (R) thì f ∈ C1 (R).

Bài 3.18. Cho hàm số


2
 
2 x
y ln 1 + nếu y ̸= 0,

f (x, y) = y2

0 nếu y = 0.

Chứng minh rằng

83
∂2 f ∂2 f
(a) ∂ x∂ y (0, 0) = ∂ y∂ x (0, 0).

∂2 f ∂2 f
(b) ∂ x∂ y và ∂ y∂ x gián đoạn tại (0, 0).

Cho hàm số
y4

nếu (x, y) ̸= (0, 0),


f (x, y) = x2 + y2

0 nếu (x, y) = (0, 0).

Chứng minh rằng

ng
(a) f có các đạo hàm riêng liên tục.
∂2 f ∂2 f
(b) ∂ x∂ y (0, 0) = ∂ y∂ x (0, 0).

∂2 f ∂2 f
(c) và đều không liên tục tại (0, 0).

a
∂ x∂ y ∂ y∂ x

Bài 3.19. Giả sử f : R2 → R xác định bởi


Qu
3

 xy

nếu (x, y) ̸= (0, 0)
f (x, y) = x2 + y2

0 nếu (x, y) = (0, 0).

Hãy chứng minh

(a) f thuộc lớp C1 trên R2 .


∂2 f ∂2 f
(b) f có những đạo hàm riêng cấp hai theo hai biến ∂ y∂ x , ∂ x∂ y trên R2 và
T.

∂2 f ∂2 f
(0, 0) ̸= (0, 0).
∂ y∂ x ∂ x∂ y

Bài 3.20. Tính fx , fy , fz , fxy , fxz , fyz , fyx , fzx , fzy và f (x, y, z) cho bởi
T.

(a) x2 y3 z4 + sin(xyz); (b) z ln(x2 + y2 + 1);


2 +y2 +z2
(c) ex ; (d) tan(xyz);

Bài 3.21. Chỉ ra rằng z = ln{(x − a)2 + (y − b)2 } thỏa ∂ 2 z/∂ x2 + ∂ 2 z/∂ y2 = 0 trừ điểm (a, b).

Bài 3.22. Chỉ ra rằng z = x cos(y/x) + tan(y/x) thỏa x2 zxx + 2xyzxy + y2 zyy = 0 trừ những điểm
nằm trên đường thẳng x = 0.
 n
x−y+z
Bài 3.23. Chỉ ra rằng nếu w = x+y−z thì

(a) x ∂∂wx + y ∂∂wy + z ∂∂wz = 0;

84
2 2 2 2 2 2
(b) x2 ∂∂ xw2 + y2 ∂∂ yw2 + z2 ∂∂ zw2 + 2xy ∂∂x∂wy + 2xz ∂∂x∂wz + 2yz ∂∂y∂wz = 0.

∂ m+n F(x,y) x+y


Bài 3.24. Tính ∂ xn ∂ ym biết rằng F(x, y) = x−y .

Bài 3.25. Tìm vi phân của các hàm sau đây


(a) f (x, y) = x3 y − 4xy2 + 8y3 ; (b) f (x, y) = xy2 ln xy ;
(c) g(x, y, z) = 8xy2 z3 − 3x2 yz; (d) g(x, y, z) = x arctan yz .

Bài 3.26. Xác định xem mỗi biểu thức dưới đây có phải là một dạng vi phân đúng của một hàm

ng
nào đó hay không, nếu có hãy tìm hàm đó

(a) (2xy2 + 3y cos 3x)dx + (2x2 y + sin 3x)dy;

(b) (6xy − y2 )dx + (2xey − x2 )dy;

(c) (z3 − 3y)dx + (12y2 − 3x)dy + 3xz2 dz.

a
Bài 3.27. Tìm vi phân cấp hai của các hàm sau
Qu
p
(a) f (x, y) = sin(xy); (b) f (x, y) = x2 + y2 ;
2 +z2
(c) g(x, y, z) = cos(xyz); (d) g(x, y, z) = xey .

Bài 3.28. (a) Cho U(x, y, z) = 2x2 − yz + xz2 , x = 2 sint, y = t 2 − t + 1, z = 3e−t . Tìm dU/dt
tại t = 0.

(b) Cho H(x, y) = sin(3x − y), x3 + 2y = 2t 3 , x − y2 = t 2 + 3t. Tìm dH/dt.


∂ F ∂ F ∂ 2F ∂ 2F ∂ 2F
Bài 3.29. Giả sử (x, y) = 2x+y
y−2x , x = 2u − 3v, y = u + 2v. Tính ∂ u , ∂ v , ∂ u2 , ∂ v2 , ∂ u∂ v tại u = 2, v =
T.

1.

Bài 3.30. Giả sử U = x2 F(y/x). Tìm điều kiện thích hợp của F sao cho

∂U ∂U
T.

x +y = 2U.
∂x ∂y

Bài 3.31. Chứng minh rằng nếu x = u cos α − v sin α và y = u sin α + v cos α, trong đó α là một
hằng số thì
 2  2  2  2
∂V ∂V ∂V ∂V
+ = +
∂x ∂y ∂u ∂v
với V là hàm hai biến khả vi bất kỳ.

Bài 3.32. Chứng minh rằng nếu x = ρ cos φ , y = ρ sin φ , thì các phương trình

∂u ∂v ∂u ∂v ∂u 1 ∂v ∂v 1 ∂u
= , =− trở thành = , =− .
∂x ∂y ∂y ∂x ∂ρ ρ ∂φ ∂ρ ρ ∂φ

85
Bài 3.33. Sử dụng bài tập trên, chỉ ra rằng bằng phép đổi biến x = ρ cos φ , y = ρ sin φ phương
trình
∂u ∂ 2v ∂ 2u 1 ∂ u 1 ∂u
+ =0 trở thành + + .
∂ x2 ∂ y2 ∂ ρ2 ρ ∂ ρ ρ2 ∂ φ 2
x−y
Bài 3.34. Viết khai triển Taylor của f (x, y) = arctan 1+xy trong một lân cận của (0, 0).

Bài 3.35. Viết khai triển Taylor bậc hai của f (x, y) = eax+by tại (1, 0).

Bài 3.36. Viết khai triển Marlaurin bậc ba của hàm sin(x2 + y2 ). Từ đó tìm các đạo hàm riêng
từ cấp một đến cấp sáu của hàm f (x, y) = sin(x2 + y2 ) tại (0.0).

ng
Bài 3.37. Viết khai triển Taylor bậc hai của f (x, y) = xy tại (1, 1).

Bài 3.38. Tìm cực trị của các hàm số sau trên R2

(a) f (x, y) = −x4 + 2x3 + 39x2 + 10yx2 − 10yx − 40x − y2 − 8y − 16;

a
(b) f (x, y) = −3x4 + 6x3 + 37x2 + 10yx2 − 10yx − 40x − 3y2 − 24y − 48;

(c) f (x, y) = 4x4 − 8x3 − 4yx2 + 4yx + 8x − 4x2 + 4y2 + 16y + 16;
Qu
(d) f (x, y) = x2 y + ln(1 + y2 );

(e) f (x, y) = x + y − xey ;

(f) f (x, y) = 4(x − y) − x2 − y2 ;


2 +y2 )
(g) f (x, y) = (x2 + y2 )e−(x .

TÀI LIỆU THAM KHẢO


T.

Tiếng Việt

[1] Jean-Marie Monier, Giải Tích 3: Giáo Trình và 500 Bài Tập Có Lời Giải, Người dịch:
T.

Nguyễn Văn Thường, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

[2] Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển, Tạ Duy Phượng, Giải Tích Các Hàm Nhiều Biến: Những
Nguyên Lý Cơ Bản và Tính Toán Thực Hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002.

Tiếng Anh

[1] John T. Anderson, Gordon D. Prichett, Calculus - One and Several Variables, John Wiley
& Sons, Inc, New York - Santa Barbara - Chichester - Brisbane - Toronto, 1978.

[2] James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, 8th edition, Cengage Learning, 2015.

86
Chương 4

PHÉP TÍNH VI PHÂN HÀM VÉCTƠ

ng
NHIỀU BIẾN
Như đã nói ở chương trước, các kiến thức trình bày ở chương này là tổng quát hơn so với

a
chương trước. Vì vậy chúng tôi mong rằng khi nghiên cứu chương này bạn đọc nên nhìn nhận
lại và đối chiếu các với những vấn đề đã học.
Qu
4.1 Đạo hàm cấp một toàn phần

4.1.1 Khái niệm và ví dụ

Định nghĩa 4.1. Cho D là tập mở trong Rn và f : D → Rm là một hàm véctơ xác định trên D.
Ta nói rằng f khả vi tại x0 ∈ D nếu tồn tại một ánh xạ tuyến tính S : Rn → Rm sao cho
T.

∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − S(h)∥ = o(∥h∥) khi h → 0. (4.1)

Hay nói cách khác


∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − S(h)∥
T.

lim = 0. (4.2)
∥h∥→0 ∥h∥
Chú ý 4.1. Tính khả vi của f không phụ thuộc vào chuẩn trên Rn và Rm .

Mệnh đề 4.1. Ánh xạ tuyến tính S ∈ L(Rn , Rm ) tồn tại trong (4.1) là duy nhất.

Thật vậy, vì S ∈ L(Rn , Rm ) thỏa mãn (4.1) nên


ε
∀ε > 0 ∃δ1 > 0 ∀∥h∥ < δ1 =⇒ ∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − S(h)∥ < ∥h∥.
2
Giả sử tồn tại T ∈ L(Rn , Rm ) cũng thỏa mãn (4.1) khi đó
ε
∀ε > 0 ∃δ2 > 0 ∀∥h∥ < δ2 =⇒ ∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − T (h)∥ < ∥h∥.
2
87
Lúc đó với mọi ∥h∥ < δ = min(δ1 , δ2 ) thì

∥S(h) − T (h)∥ ≤ ∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − S(h)∥ + ∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − T (h)∥ < ε∥h∥.

Cho ε → 0 ta được S(h) = T (h) với mọi ∥h∥ < δ .


δk
Với mọi k ∈ Rn , k ̸= 0 ta xét l = 2∥k∥ . Rõ ràng ∥l∥ = δ
2 < δ . Vì vậy S(l) = T (l). Từ tính
tuyến tính của S và T ta suy ra S(k) = T (k). Hiển nhiên đẳng thức này cũng đúng với k = 0. Vậy
S = T.

ng
Định nghĩa 4.2. Nếu tồn tại ánh xạ tuyến tính S (duy nhất) thỏa mãn (4.1) thì S được gọi là đạo
hàm của f tại x0 và ký hiệu
f ′ (x0 ) hoặc D f (x0 );

còn đại lượng f ′ (x0 )h được gọi là vi phân của f tại x0 ứng với số gia h của đối số.

a
Chú ý 4.2. Trong trường hợp đăc biệt n = 1 ta sẽ thấy rằng định nghĩa này trùng với định nghĩa
đạo hàm của hàm một biến. Thật vậy, trước hết ta nhắc lại trong Định lý 2.24 của Chương 2 ta
Qu
∼ Rm bằng cách đồng nhất S ∈ L(R, Rm ) với S(1) ∈ Rm . Khi đó từ hệ thức (4.2) ta
có L(R, Rm ) =

f (x0 + h) − f (x0 ) − f ′ (x0 )(h)
0 = lim
h→0 h
f (x0 + h) − f (x0 ) − h f ′ (x0 )(1)
= lim
h→0
 h 
f (x0 + h) − f (x0 ) ′
= lim − f (x0 )(1)
h→0 h
 
f (x0 + h) − f (x0 )
T.


= lim − f (x0 )
h→0 h
f (x0 + h) − f (x0 )
=⇒ f ′ (x0 ) = lim .
h→0 h
Ví dụ 4.1. (a) Cho f : Rn → Rm là ánh xạ hằng. Khi đó f ′ (x) = 0 với mọi x ∈ Rn . Thật vậy, giả
T.

sử f (x) ≡ C ∈ Rm với mọi x ∈ Rm . Khi đó

∥ f (x + h) − f (x)∥ = ∥C −C∥ = 0 = o(h).


(b) Cho S ∈ L(Rn , Rm ) và f = S D là thu hẹp của S lên tập mở D ⊂ Rn . Vì S tuyến tính nên với
mọi x ∈ D và mọi h ∈ Rn ta có

∥ f (x + h) − f (x) − S(h)∥ = ∥S(x + h) − S(x) − S(h)∥


= ∥S(x) + S(h) − S(x) − S(h)∥ = 0 = o(∥h∥).

Vậy f ′ (x) = S với mọi x ∈ D.

88

(c) Cho ánh xạ song tuyến tính S ∈ L(R p × Rq , Rm ) và f = S D là thu hẹp của S lên tập mở
D ⊂ R p × Rq . Vì S song tuyến tính nên với mọi x = (x1 , x2 ) ∈ D và mọi h = (h1 , h2 ) ∈ R p × Rq
ta có
∥ f (x + h) − f (x) − S(x1 , h2 ) − S(h1 , x2 )∥ =
= ∥S(x1 + h1 , x2 + h2 ) − S(x1 , x2 ) − S(x1 , h2 ) − S(h1 , x2 )∥
= ∥S(x1 , x2 ) + S(x1 , h2 ) + S(h1 , x2 ) + S(h1 , h2 ) − S(x1 , x2 )
− S(x1 , h2 ) − S(h1 , x2 )∥
= ∥S(h1 , h2 )∥ ≤ ∥S∥∥h1 ∥∥h2 ∥ = o(∥(h1 , h2 )∥)

ng
trong đó ∥(h1 , h2 )∥ = max(∥h1 ∥, ∥h2 ∥). Vậy f khả vi tại mọi x = (x1 , x2 ) ∈ D và

f ′ (x1 , x2 )(h1 , h2 ) = S(x1 , h2 ) + S(h1 , x2 ).

Định nghĩa 4.3. Cho tập mở D ⊂ Rn . Hàm f : D → Rm gọi là khả vi trên D nếu f khả vi tại

a
mọi x ∈ D.

Trong trường hợp này ta có ánh xạ


Qu
f ′ : D → L(Rn , Rm ) cho bởi x 7→ f ′ (x).

Ta nói f khả vi liên tục trên D (hay thuộc lớp C1 ) và viết f ∈ C1 (D) nếu f ′ : D → L(Rn , Rm ) là
ánh xạ liên tục.

4.1.2 Các tính chất và phép toán


T.

Mệnh đề 4.2. Nếu f khả vi tại x0 ∈ D thì f liên tục tại đó.

Thật vậy, từ (4.1) ta thấy rằng khi h → 0 thì vế phải o(∥h∥) → 0. Trong khi đó vì S là ánh xạ
tuyến tính liên tục nên lúc đó S(h) → 0. Vì vậy từ vế trái của (4.1) ta suy ra f (x0 + h) → f (x0 ),
T.

hay f liên tục tại x0 .

Định lý 4.3 (Quan hệ giữa đạo hàm của hàm và hàm thành phần). Cho tập mở D ⊂ Rn . Khi đó
hàm f = ( f1 , . . . , fm ) : D → Rm khả vi tại x0 ∈ D khi và chỉ khi các hàm thành phần f1 , . . . , fm
khả vi tại x0 . Ngoài ra

f ′ (x0 )(h) = ( f1′ (x0 )(h), . . . , fm′ (x0 )(h)), ∀h ∈ Rn .

Chứng minh. Trên Rm ta xét chuẩn “max” ∥ · ∥∞ .


Giả sử f khả vi tại x0 thì từ đánh giá

| fi (x0 + h) − fi (x0 ) − fi′ (x0 )(h)| ≤ ∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − f ′ (x0 )(h)∥ = o(∥h∥)

89
với mọi i = 1, . . . , m, ta suy ra fi khả vi tại x0 .
Ngược lại, giả sử fi khả vi tại x0 với mọi i = 1, . . . , m. Khi đó vì

∥ f (x0 + h) − f (x0 ) − ( f1′ (x0 )(h), . . . , fm′ (x0 )(h))∥ =


= max | fi (x0 + h) − fi (x0 ) − fi′ (x0 )(h)| = o(∥h∥)
1≤i≤m

nên f khả vi tại x0 .

Mệnh đề 4.3 (Tính tuyến tính). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu các hàm f , g : D → Rm khả vi tại

ng
x0 ∈ D thì các hàm f + g à α f với α ∈ R cũng khả vi tại x0 và

( f + g)′ (x0 ) = f ′ (x0 ) + g′ (x0 ), (α f )′ (x0 ) = α f ′ (x0 ).

Chứng minh. Ta chỉ chứng minh cho trường hợp phép toán cộng, còn trường hợp phép nhân vô
hướng được chứng minh tương tự.

a
Vì f và g khả vi tại x0 ∈ D nên

f (x) − f (x0 ) = f ′ (x0 )(x − x0 ) + γ1 (x − x0 )


Qu
g(x) − g(x0 ) = g′ (x0 )(x − x0 ) + γ2 (x − x0 ),

trong đó
∥γ1 (x − x0 )∥ ∥γ2 (x − x0 )∥
lim = lim = 0.
x→x0 ∥x − x0 ∥ x→x0 ∥x − x0 ∥

Khi đó ta có đánh giá


∥γ1 (x − x0 ) + γ2 (x − x0 )∥ ∥γ1 (x − x0 )∥ ∥γ2 (x − x0 )∥
lim ≤ lim + lim = 0.
T.

x→x0 ∥x − x0 ∥ x→x0 ∥x − x0 ∥ x→x0 ∥x − x0 ∥

Vì vậy từ đẳng thức

[ f (x) − g(x)] − [ f (x0 ) − g(x0 )] = [ f ′ (x0 ) + g′ (x0 )](x − x0 ) + γ1 (x − x0 ) + γ2 (x − x0 )


T.

ta có điều cần chứng minh.

Mệnh đề 4.4 (Quy tắc Leibniz). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu các hàm f : D → Rm và g : D → R
khả vi tại x0 ∈ D thì hàm tích h = g · f cũng khả vi tại x0 và

h′ (x0 ) = (g · f )′ (x0 ) = g′ (x0 ) f (x0 ) + g(x0 ) f ′ (x0 ).

Chứng minh. Vì f và g khả vi tại x0 nên

|g(x) − g(x0 ) − g′ (x0 )(x − x0 )| · ∥ f (x)∥ = o(∥x − x0 ∥)


|g(x0 )| · ∥ f (x) − f (x0 ) − f ′ (x0 )(x − x0 )∥ = o(∥x − x0 ∥).

90
Hơn nữa, vì f liên tục tại x0 nên

∥g′ (x0 )(x − x0 )[ f (x) − f (x0 )]∥ ≤ ∥g′ (x0 )∥ · ∥(x − x0 )∥ · ∥ f (x) − f (x0 )∥
= o(∥x − x0 ∥).
Do vậy từ đánh giá

∥(g · f )(x) − (g · f )(x0 ) − [g′ · f + g · f ′ ](x0 )(x − x0 )∥ ≤


≤ |g(x) − g(x0 ) − g′ (x0 )(x − x0 )| · ∥ f (x)∥+
+ |g(x0 )| · ∥ f (x) − f (x0 ) − f ′ (x0 )(x − x0 )∥+

ng
+ ∥g′ (x0 )(x − x0 )[ f (x) − f (x0 )]∥.

ta suy ra điều cần chứng minh.

Mệnh đề 4.5 (Đạo hàm hàm hợp). Cho các tập mở D ⊂ Rn và E ⊂ Rm cùng với các hàm
f : D → Rm và g : E → R p với giả thiết f (D) ⊂ E. Nếu hàm f khả vi tại x0 ∈ D và g khả vi tại

a
y0 = f (x0 ) ∈ E thì hàm hợp h = g ◦ f cũng khả vi tại x0 và

h′ (x0 ) = (g ◦ f )′ (x0 ) = g′ (y0 ) ◦ f ′ (x0 ).


Qu
Như vậy (g ◦ f )′ (x0 ) ∈ L(Rn , R p ) là hợp của các ánh xạ f ′ (x0 ) ∈ L(Rn , Rm ) và g′ (y0 ) ∈
L(Rm , R p ).

Chứng minh. Vì f khả vi tại x0 và g khả vi tại y0 nên ta có

f (x) − f (x0 ) = f ′ (x0 )(x − x0 ) + α(x − x0 )


g(y) − g(y0 ) = g′ (y0 )(y − y0 ) + β (y − y0 ),
T.

trong đó
∥α(x − x0 )∥ = o(∥x − x0 )∥) và ∥β (y − y0 )∥ = o(∥y − y0 ∥)
tương ứng khi x → x0 và y → y0 .
T.

Ta xét
h(x) − h(x0 ) = g( f (x)) − g( f (x0 )) = g′ (y0 )( f (x) − f (x0 )) + β ( f (x) − f (x0 ))
= g′ (y0 ) f ′ (x0 )(x − x0 ) + α(x − x0 ) + β ( f (x) − f (x0 ))


= g′ (y0 ) f ′ (x0 )(x − x0 ) + g′ (y0 ) (α(x − x0 )) + β ( f (x) − f (x0 )).




Nhưng ta có

∥g′ (y0 ) (α(x − x0 )) ∥ ≤ ∥g′ (y0 )∥ · ∥α(x − x0 )∥ = o(∥x − x0 ∥)


∥β ( f (x) − f (x0 ))∥ ∥β ( f (x) − f (x0 ))∥ ∥ f (x) − f (x0 )∥
lim = lim =0
x→x0 ∥x − x0 ∥ 0
x→x0 ∥ f (x) − f (x )∥ ∥x − x0 ∥
=⇒ ∥β ( f (x) − f (x0 ))∥ = o(∥x − x0 ∥).

91
Vì vậy
∥h(x) − h(x0 ) − (g′ (y0 ) ◦ f ′ (x0 ))(x − x0 )∥ = o(∥x − x0 ∥)

và ta có điều cần chứng minh.

4.2 Đạo hàm theo hướng - Đạo hàm riêng

4.2.1 Đạo hàm theo hướng

ng
Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm . Cố định x ∈ D. Với mỗi h ∈ Rn , h ̸= 0 ta xét đường
thẳng qua x và h, và xét f trên phần giao của D với đường thẳng này.

Định nghĩa 4.4. Hàm f : D → Rm được gọi là khả vi tại x theo hướng h nếu tồn tại giới hạn
f (x + th) − f (x)

a lim
t→0 t∥h∥
.

Giới hạn trên nếu tồn tại được gọi là đạo hàm của f tại x theo hướng h và ký hiệu là
Qu
∂f
hoặc D f (x; h).
∂h
Chú ý 4.4. Dễ thấy rằng

D f (x; αh) = D f (x; h) với mọi α ∈ R, α ̸= 0.


∂f
Chính vì vậy thông thường ta chỉ xét ∂h với ∥h∥ = 1.

Mệnh đề 4.6 (Quan hệ giữa đạo hàm theo hướng và tính khả vi). Nếu f : D → Rm khả vi tại
T.

x ∈ D thì f có đạo hàm theo mọi hướng tại x và


∂f 1 ′
(x) = f (x)(h) với mọi h ∈ Rn , h ̸= 0.
∂h ∥h∥
T.

∂f
Đặc biệt, trong trường hợp ∥h∥ = 1 thì ∂ h (x) = f ′ (x)(h).

Chứng minh. Cố định hướng h ∈ Rn với h ̸= 0. Vì f khả vi tại x ∈ D nên ta có

∥ f (x0 + th) − f (x0 ) − f ′ (x)(th)∥ = o(∥th∥) khi t → 0.

Do đó  
f (x + h) − f (x) 1 ′ o(∥th∥) 1 ′
lim = lim f (x)(h) + = f (x)(h).
t→0 t∥h∥ t→0 ∥h∥ t∥h∥ ∥h∥

Như đối với hàm số, điều ngược lại của định lý trên nói chung không đúng.

92
4.2.2 Đạo hàm riêng

Trong Rn ta xét các véctơ của cơ sở chính tắc

e1 = (1, 0, . . . , 0); e2 = (0, 1, 0, . . . , 0); . . . ; en = (0, . . . , 0, 1).

Định nghĩa 4.5. Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm . Ta nói f có đạo hàm riêng theo biến
xi tại điểm x0 ∈ D nếu tồn tại đạo hàm theo hướng ei tại x0 . Ta ký hiệu đạo hàm riêng theo biến
∂f 0
xi là ∂ xi (x ). Như vậy

ng
∂f 0 ∂f 0 f (x0 + tei ) − f (x0 )
(x ) = (x ) = lim .
∂ xi ∂ ei t→0 t

Giả sử x0 = (x10 , . . . , xn0 ) và đặt

ϕi (xi ) = f (x10 , . . . , xi−1


0 0
, xi , xi+1 , . . . , xn0 ).

Khi đó

a ∂f 0
∂ xi
(x ) = lim
f (x0 + tei ) − f (x0 )
t
= lim
ϕi (xi0 + t) − ϕi (xi0 )
t
= ϕi′ (xi0 ).
Qu
t→0 t→0
Vậy đạo hàm riêng của f theo biến xi chính là đạo hàm của hàm một biến ϕi .

Định lý 4.5 (Biểu diễn đạo hàm qua đạo hàm riêng). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu hàm f =
( f1 , . . . , fm ) : D → Rm khả vi tại x0 ∈ D thì f có các đạo hàm riêng tại x0 và với mọi h =
(h1 , . . . , hn ) ∈ Rn thì
 
" # h1
n
′ 0 ∂f 0 ∂f 0 ∂f 0  .. 
f (x )(h) = ∑ (x )hi = (x ), . . . ,  . .
(x )  
x x x
T.

i=1 ∂ i ∂ 1 ∂ n
hn

Từ đó suy ra các hàm thành phần fi cũng các đạo hàm riêng tại x0 và
!
n n
∂ f1 0 ∂ fm 0
f ′ (x0 )(h1 , . . . , hn ) = ∑ (x )hi , . . . , ∑ (x )hi
T.

i=1 ∂ xi i=1 ∂ xi
  
∂ f1 0 ∂ f1 0
(x ) . . . , (x ) h1
 ∂ x1 . ∂ xn
..   .. 
 
= .
 . ... .  .  .
∂ fm 0 ∂ fm 0
∂ x (x ) . . . , ∂ xn (x )
1
hn

Chứng minh. Sự tồn tại các đạo hàm riêng suy ra từ Mệnh đề 4.6 về quan hệ giữa tính khả vi
∂f 0
và đạo hàm theo hướng. Ngoài ra vì ∂ xi (x ) = f ′ (x0 )(ei ) với mọi i = 1, . . . , n và f ′ (x0 ) là ánh xạ
tuyến tính nên
!
n n n
∂f 0
f ′ (x0 )(h) = f ′ (x0 ) ∑ hiei = ∑ hi f ′ (x0 )(ei ) = ∑ (x )hi .
i=1 i=1 i=1 ∂ xi

93
Từ đó ta có
n n  
′ 0 ∂f 0 ∂ f1 0 ∂ fm 0
f (x )(h1 , . . . , hn ) = ∑ (x )hi = ∑ (x ), . . . , (x ) hi
i=1 ∂ xi i=1 ∂ xi ∂ xi
   
∂ f1 0 ∂ fm 0 ∂ f1 0 ∂ fm 0
= (x )h1 , . . . , (x )h1 + · · · + (x )h1 , . . . , (x )h1
∂ x1 ∂ x1 ∂ xn ∂ xn
!
n n
∂ f1 0 ∂ fm 0
= ∑ (x )hi , . . . , ∑ (x )hi
i=1 ∂ xi i=1 ∂ xi
    
∂ f1 0 ∂ f1 0
(x ) . . . , (x ) h1 h1
 ∂ x1 . ∂ xn
.  .  D( f , . . . , f ) 0  .. 

ng
.. ..   ..  := 1 m  
= . . . (x )  .
.
   D(x1 , . . . , xn )
∂ fm 0 ∂ fm 0
∂ x (x ) . . . , ∂ xn (x )
1
hn hn

D( f1 ,..., fm ) 0
Ma trận J f (x0 ) = D(x1 ,...,xn ) (x ) gọi là Jacobi của f tại x0 còn trong trường hợp m = n thì

a
định thức det J f (x0 ) gọi là Jacobian của f tại x0 .
Cũng như đối với hàm vô hướng, chú ý rằng nói chung điều ngược lại của định lý trên là
Qu
không đúng.

Định lý 4.6 (Đạo hàm riêng của hàm hợp). Cho các tập mở D ⊂ Rn và E ⊂ Rm cùng với các
hàm f : D → Rm và g : E → R p với giả thiết f (D) ⊂ E. Nếu hàm f khả vi tại x0 ∈ D và g khả
vi tại y0 = f (x0 ) ∈ E thì hàm hợp h = g ◦ f cũng có các đạo hàm riêng tại x0 và
∂hj m ∂g
j 0 ∂ fk 0
=∑ (y ) (x ), với j = 1, . . . , p; i = 1, . . . , n.
∂ xi k=1 ∂ yk xi
Chứng minh. Theo Mệnh đề 4.5 thì h khả vi và
T.

h′ (x0 ) = g′ ( f (x0 )) ◦ f ′ (x0 ).

Biểu diễn đẳng thức trên dưới dạng ma trận ta có


   
∂ g1 ∂ g1 ∂ f1 ∂ f1
T.

. . . . . .
 ∂ .y1 ∂ ym
 ∂ x1 ∂ xn
" #
∂hj 0 ..  0  .. .  0
 .
(x ) =  . . . . .  (y )  . . . . .. 

 (x )
∂ xi ∂ gp ∂ gp ∂ fm ∂ fm
∂y . . . ∂ ym ∂ x1 . . . ∂ xn
 m1 m

∂ g1 0 ∂ f k 0 ∂ g1 0 ∂ fk 0
 ∑ ∂ y (y ) ∂ x (x ) . . . ∑ ∂ y (y ) ∂ x (x )
k=1 k 1 k=1 k 1 
 .. .. 
=
 . ... . .

 m ∂g ∂ f m
∂ g ∂ f 
p 0 k 0 p 0 k 0 
(y ) (x ) . . . (y ) (x )

∑ ∑
k=1 ∂ yk ∂ x1 k=1 ∂ yk ∂ xn

Bằng cách so sánh các phần tử tương ứng của hai ma trận ta nhận được công thức cần chứng
minh.

94
Trong một số trường hợp đặc biệt, chẳng hạn n = p = 1, m = 2 hoặc n = m = 2, p = 1, bạn
đọc sẽ nhận thấy rằng công thức trên sẽ đưa về các công thức đạo hàm hàm số kép đã có ở
chương trước. Tương tự như đối với hàm số ta có định lý sau. Bạn đọc có thể chứng minh định
lý này bằng phương pháp quy nạp theo n, m dựa vào Định lý 2.2 của chương trước.

Định lý 4.7 (Điều kiện cần và đủ để hàm khả vi liên tục). Cho các tập mở D ⊂ Rn và hàm
f : D → Rm . Khi đó f khả vi liên tục trên D khi và chỉ khi f có tất cả các đạo hàm riêng liên
tục trên D.

ng
4.3 Đạo hàm cấp cao - Đạo hàm riêng cấp cao

4.3.1 Đạo hàm cấp cao

a
Cho D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm khả vi trên D. Khi đó ta có ánh xạ f ′ : D → L(Rn , Rm ) cho
bởi x 7→ f ′ (x), (xem Định nghĩa 4.2). Ta cũng nhắc lại rằng không gian L(Rn , Rm ) các ánh xạ
Qu
tuyến tính từ Rn vào Rm là một không gian véctơ định chuẩn (xem Chương 2, Định lý 2.22).

Định nghĩa 4.6. Nếu ánh xạ f ′ khả vi tại x0 ∈ D, tức là tồn tại một ánh xạ tuyến tính S : Rn →
L(Rn , Rm ) sao cho

∥ f ′ (x0 + h) − f ′ (x0 ) − S(h)∥ = o(∥h∥) khi h → 0. (4.3)

thì ta nói f có đạo hàm cấp hai tại x0 ∈ D.


T.

Ánh xạ tuyến tính S ∈ L(Rn , L(Rn , Rm )) = L2 (Rn , Rm ) gọi là đạo hàm cấp hai của f tại x0
và ký hiệu là f ′′ (x0 ) hay D2 f (x0 ).
Đại lượng f ′′ (x0 )(h)(h) gọi là vi phân cấp hai của f tại x0 ứng với số gia h. Như vậy f ′′ (x0 )
T.

có thể xem là ánh xạ song tuyến tính từ Rn × Rn vào Rm . Khi đó ta viết

f ′′ (x0 )(u)(v) = f ′′ (x0 )(u, v).

Định nghĩa 4.7. Hàm f : D → Rm được gọi là khả vi cấp hai trên D nếu nó khả vi cấp hai tại
mọi x ∈ D, tức là các ánh xạ f : D → Rm và f ′ : D → L(Rn , Rm ) đều khả vi trên D.

Khi đó ta xác định được ánh xạ f ′′ : D → L2 (Rn , Rm ) cho bởi x 7→ f ′′ (x0 ).

Định nghĩa 4.8. Hàm f : D → Rm được gọi là thuộc lớp C2 trên D nếu f khả vi cấp hai trên D
và ánh xạ f ′′ : D → L2 (Rn , Rm ) liên tục trên D.

95

Ví dụ 4.2. (a) Cho tập mở D ⊂ Rn và ánh xạ tuyến tính S : Rn → Rm . Xét ánh xạ f = S D : D →
Rm . Như ta đã biết, khi đó f ′ (x) = S với mọi x ∈ D. Vậy f ′ : D → L(Rn , Rm ) là ánh xạ hằng. Vì
thế f ′′ (x) = 0 với mọi x ∈ D.

(b) Xét trường hợp đặc biệt của ví dụ trên với D ⊂ R. Khi đó f ′ : U → L(R, Rm ) ∼
= Rm . Như vậy
f ′ được cho bởi f ′ (x) = ( f1′ (x), . . . , fm′ (x)).
Nếu f ′ khả vi tại x0 ∈ D thì f ′′ (x0 ) ∈ L(R, Rm ) ∼
= Rm và f ′′ (x0 ) = ( f1′′ (x0 ), . . . ,
fm′′ (x0 )).

ng
Định lý 4.8 (Tính đối xứng của đạo hàm cấp hai). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu hàm f : D → Rm
khả vi cấp hai tại x0 ∈ D thì f ′′ (x0 ) là ánh xạ

f ′′ (x0 )(u)(v) = f ′′ (x0 )(v)(u), ∀u, v ∈ Rn .

a
Để chứng minh định lý này ta cần bổ đề sau:

Bổ đề 4.1. Cho [a, b] ⊂ R và ánh xạ khả vi A : [a, b] → Rm . Giả sử ∥A′ (x)∥ ≤ k với mọi x ∈ (a, b)
Qu
thì
∥A(b) − A(a)∥ ≤ k(b − a).

Chứng minh. Cho trước ε > 0 và ta sẽ chứng minh rằng

∥A(x) − A(a)∥ ≤ k(x − a) + ε(x − a) + ε, với mọi x ∈ [a, b]. (4.4)

Khi đó ta áp dụng đánh giá trên với x = b và cho ε → 0 ta sẽ có điều cần chứng minh. Ta sẽ
T.

chứng minh rằng


U = {x ∈ [a, b] sao cho (4.4) không xảy ra} = ∅.

Theo cách xác định của U thì với mọi x ∈ U ta có


T.

∥A(x) − A(a)∥ > k(x − a) + ε(x − a) + ε, với mọi x ∈ [a, b]. (4.5)

Trước hết ta chứng minh rằng U mở. Thật vậy, theo Định lý 2.21 của Chương 2 thì A liên tục
nên hàm
ϕ(x) = ∥A(x) − A(a)∥ − k(x − a) + ε(x − a) + ε

cũng liên tục trên [a, b]. Rõ ràng


U = ϕ −1 (0, +∞)

nên theo Định lý 2.9 của Chương 2, tập U là mở.


Giả sử U ̸= ∅. Khi đó tồn tại c = infU và c thỏa mãn các điều kiện sau:

96
(i) c > a; thật vậy, vì cả hai vế của (4.4) đều liên tục nên bất đẳng thức đó đúng với mọi x đủ
gần a.
(ii) c ∈
/ U; thật vậy, vì U mở nên nếu c ∈ U thì tồn tại x sao cho a < x < c và x ∈ U. Điều
này mâu thuẫn với tính infimum của c.
(iii) c < b; vì trong trường hợp ngược lại thì tập U chỉ gồm một điểm b, vì vậy U không còn
là tập mở.
Vì a < c < b nên theo giả thiết
∥A′ (c)∥ ≤ k. (4.6)

ng
Theo định nghĩa của đạo hàm, tồn tại h > 0 sao cho với mọi x ∈ [c, c + h] thì


A(x) − A(c) ε
∥A (c)∥ ≥ − .
x−c 2

Từ đó kết hợp với (4.6) ta suy ra

a ε
∥A(x) − A(c)∥ ≤ k(x − c) < k(x − c) + .
2
(4.7)
Qu
Vì c ∈
/ U nên do (4.5) và (4.7) ta có

∥A(x) − A(a)∥ ≤ ∥A(x) − A(c)∥ + ∥A(c) − A(a)∥ ≤ k(x − a) + ε(x − a) + ε.

Bất đẳng thức này chứng tỏ (4.4) đúng với mọi x ∈ [c, c + h]. Nhưng khi đó do c = infU nên
(4.4) đúng với mọi x ≤ c + h, và vì vậy infU ≥ c + h. Ta đi đến mâu thuẫn. Vậy U = ∅. Bổ đề
được chứng minh.
T.

Bây giờ ta chứng minh Định lý 4.8.

Chứng minh. Xét ánh xạ song tuyến tính đối xứng ϕ : Rn × Rn → Rm cho bởi

ϕ(u, v) = f (x0 + u + v) − f (x0 + u) − f (x0 + v) + f (x0 ).


T.

Trước hết ta chứng minh

∥ϕ(u, v) − f ′′ (x0 )(u)(v)∥ = o((∥u∥ + ∥v∥)2 ). (4.8)

Hiển nhiên ta có

∥ϕ(u, v) − f ′′ (x0 )(u)(v)∥ ≤ ∥ϕ(u, v) − f ′ (x0 + u)(v) + f ′ (x0 )(v)∥


+ ∥ f ′ (x0 + u)(v) − f ′ (x0 )(v) − f ′′ (x0 )(u)(v)∥. (4.9)

Ta sẽ lần lượt đánh giá hai thành phần bên vế phải của (4.9).

97
Ta có

∥ f ′ (x0 + u)(v) − f ′ (x0 )(v) − f ′′ (x0 )(u)(v)∥ ≤


≤ ∥v∥ · ∥ f ′ (x0 + u) − f ′ (x0 ) − f ′′ (x0 )(u)∥ (4.10)
= ∥v∥ · o(∥u∥) = o(∥u∥∥v∥) = o((∥u| + ∥v∥)2 ).

Để khảo sát thành phần còn lại ta xét hàm

ψ(v) = f (x0 + u + v) − f (x0 + v) − f ′ (x0 + u)(v) + f ′ (x0 )(v),

ng
và hàm biến thực
A(t) = ψ(tv), t ∈ [0, 1] ⊂ R.

Bởi tính khả vi của các hàm f và f ′ nên A khả vi. Khi đó ta có A′ (t) = ψ ′ (tv)v. Vì A′ : [0, 1] →
L(R, Rm ) ∼
= Rm nên theo Định lý 2.21 trong Chương 2 ánh xạ A′ liên tục. Vì [0, 1] compact nên

a
bởi Định lý 2.19 trong Chương 2 tồn tại k = supt∈[0,1] ∥A′ (t)∥. Từ đó theo Bổ đề 4.1 ta có
Qu
∥ψ(v) − ψ(0)∥ = ∥A(1) − χ(0)∥ ≤ k = sup ∥A′ (t)∥ ≤ sup ∥ψ ′ (tv)∥∥v∥. (4.11)
t∈[0,1] t∈[0,1]

Mặt khác, ta có

ψ ′ (tv) = f ′ (x0 + u + tv) − f ′ (x0 + tv) − f ′ (x0 + u) + f ′ (x0 ).

Trong khi đó
f ′ (x0 + u + tv) = f ′ (x0 ) + f ′′ (x0 )(u + tv) + o(∥u + tv∥)
T.

f ′ (x0 + tv) = f ′ (x0 ) + f ′′ (x0 )(t) + o(∥tv∥)


f ′ (x0 + u) = f ′ (x0 ) + f ′′ (x0 )(u) + o(∥u∥),
nên
T.

∥ψ ′ (tv)∥ = ∥ f ′ (x0 + u + tv) − f ′ (x0 + tv) − f ′ (x0 + u) + f ′ (x0 )∥


= o(∥u + tv∥) + o(∥tv∥) + o(∥u∥) = o(∥u∥ + ∥v∥). (4.12)

Vì vậy từ (4.11) và (4.12) ta có

∥ϕ(u, v) − f ′ (x0 + u)(v) + f ′ (x0 )(v)∥ = ∥ψ(v) − ψ(0)∥ ≤ ∥v∥o(∥u∥ + ∥v∥)


= o((∥u∥ + ∥v∥)2 ).

Kết hợp (4.10) và (4.9) ta có (4.8). Do ϕ đối xứng nên từ (4.8) ta suy ta

∥ϕ(u, v) − f ′′ (x0 )(v)(u)∥ = o((∥u∥ + ∥v∥)2 ). (4.13)

98
Từ (4.8) và (4.13) ta có

∥ f ′′ (x0 )(u)(v) − f ′′ (x0 )(v)(u)∥ = o((∥u∥ + ∥v∥)2 ).

Nếu u, v ∈ Rn , u, v ̸= 0 thì từ đẳng thức này với t đủ bé ta có

t 2 ∥ f ′′ (x0 )(u)(v) − f ′′ (x0 )(v)(u)∥ = t 2 o(t).

Điều này chỉ xảy ra khi

ng
f ′′ (x0 )(u)(v) − f ′′ (x0 )(v)(u).

Hiển nhiên đẳng thức đúng khi hoặc u = 0 hoặc v = 0. Định lý đã được chứng minh

Định nghĩa 4.9. Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm khả vi cấp hai trên D. Nếu ánh xạ
f ′′ : D → L2 (Rn , Rm ) khả vi tại x0 ∈ D thì đạo hàm của f ′′ tại x0 gọi là đạo hàm cấp ba của f

a
tại x0 và ký hiệu là f ′′′ (x0 ) hay f (3) (x0 ), hoặc D3 f (x0 ). Khi đó hàm f còn được gọi là khả vi
cấp ba tại x0 .
Qu
Rõ ràng ta có
D3 f (x0 ) ∈ L(Rn , L2 (Rn , Rm )) = L3 (Rn , Rm ).

Ta có thể định nghĩa đạo hàm cấp cao hơn của f bằng phương pháp tương tự. Giả sử ta đã có
khái niệm đạo hàm cấp k − 1, và ta viết f (k−1) hay Dk−1 f là đạo hàm cấp k − 1 của f . Khi đó ta
nói hàm f khả vi cấp k tại x0 ∈ D nếu:
(i) Tồn tại một lân cận U ⊂ D của x0 sao cho f khả vi cấp k − 1 tại mọi x ∈ U,
T.

(ii) Ánh xạ f (k−1) : U :→ Lk−1 (Rn , Rm ) khả vi tại x0 ∈ D.


Đạo hàm của f (k−1) tại x0 gọi là đạo hàm cấp k của f tại x0 và ký hiệu là f (k) (x0 ) hay
Dk f (x0 ). Rõ ràng, như trên ta có
T.

f (k) (x0 ) ∈ Lk (Rn , Rm ).

Định nghĩa 4.10. Hàm f được gọi là thuộc lớp Ck hay khả vi liên tục cấp k trên D (và viết
f ∈ Ck (D)) nếu f khả vi cấp k tại mọi x ∈ D và ánh xạ f ( k) : D → Lk (Rn , Rm ) liên tục.
Hàm f được gọi là thuộc lớp C∞ trên D nếu f ∈ Ck (D) với mọi k.

Định lý 4.9 (Tính đối xứng của đạo hàm cấp cao). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu hàm f : D → Rm
khả vi cấp k tại x0 ∈ D thì f (k) (x0 ) là ánh xạ k- tuyến tính đối xứng từ Rn × . . . × Rn vào Rm ,
nghĩa là
f (k) (x0 ) ∈ Lks (Rn , Rm ).

99
Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp theo k.
Trường hợp k = 2 đã được chứng minh ở Định lý 4.8. Cho k ≥ 3 và giả sử Định lý đã được
chứng minh tới k − 1.
Theo định nghĩa, f (k) (x0 ) là đạo hàm của ánh xạ f (k−1) : U → Lk−1 (Rn , Rm ) tại x0 , trong đó
U ⊂ D là lân cận của x0 . Từ giả thiết quy nạp thì f (k−1) (x0 ) ∈ Lk−1
s (Rn , Rm ). Do đó

f (k) (x0 )(u1 ) (u2 , . . . , un ) = ( f (k−1) )′ (x0 )(u1 ) (u2 , . . . , un )


 

ng
là ánh xạ đối xứng của (u2 , . . . , un ). Ta chỉ còn chứng minh ánh xạ này đối xứng đối với u1 và u2
bởi vì hoán vị của k phần tử u1 , . . . , uk là tích của các phép đổi hai phần tử liên tiếp. Trong khi
đó f (k) (x0 ) là đạo hàm cấp hai của f (k−2) tại x0 và đạo hàm cấp hai có tính chất đối xứng nên

f (k) (x0 )(u1 , . . . , uk ) = ( f (k−2) )′′ (u1 , u2 ) (u3 , . . . , uk )




= ( f (k−2) )′′ (u2 , u1 ) (u3 , . . . , uk ).

a
Định lý được chứng minh.

Qu
4.3.2 Đạo hàm riêng cấp cao
∂f
Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm . Giả sử tồn tại các đạo hàm riêng ∂ xi (x) tại mọi
x ∈ D thì ta có ánh xạ
∂f
: D → L(R, Rm ) ∼
= Rm .
∂ xi
T.

∂f
Định nghĩa 4.11. Nếu ánh xạ ∂ xi có đạo hàm riêng theo biến x j tại x0 thì ta nói rằng f có đạo
hàm riêng theo biến xi và x j tại x0 và ký hiệu là

∂2 f
T.

 
∂ ∂f
(x0 ) = (x0 ).
∂ xi ∂ x j ∂xj ∂ xi

∂2 f 0 ∂2 f 0
Trong trường hợp i = j ta viết ∂ xi2
(x ) thay cho ∂ xi ∂ xi (x ).
∂2 f 0 m ∼ m
Từ định nghĩa trên ta thấy rằng ∂ xi ∂ x j (x ) ∈ L(R, R ) = R .

Định lý 4.10 (Quan hệ giữa tính khả vi và đạo hàm riêng). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu hàm
f : D → Rm khả vi cấp hai tại x0 ∈ D thì tồn tại mọi đạo hàm riêng cấp hai của f tại x0 ∈ D và
n
∂2 f
f ′′ (x0 )(u, v) = ∑ ∂ xi∂ x j (x0)uiv j
i, j=1

100
trong đó u = (u1 , . . . , un ), v = (v1 , . . . , vn ) ∈ Rn . Hay nói cách khác f ′′ (x0 ) được xác định bởi ma
trận  
∂2 f 0 ∂2 f 0
∂ x12
(x ) ... ∂ x1 ∂ xn (x )

.. ..
.
 

 . ... . 
∂2 f 0 ∂2 f 0
∂ x1n ∂ x1 (x ) ... ∂ xn2
(x )

Trong trường hợp f là hàm vô hướng thì ma trận trên được gọi là Hessian của f tại x0 .

ng
Chứng minh. Áp dụng công thức biểu diễn đạo hàm qua đạo hàm riêng (Định lý 4.5) cho ánh
xạ f ′ ta được
′′ 0 ∂ f′ 0 n
f (x )(u1 , . . . , un ) = ∑ (x )ui , u = (u1 , . . . , un ) ∈ Rn .
i=1 ∂ xi

Do đó
n
∂ f′ 0

a ′′ 0

n

f (x )(u1 , . . . , un ) (v1 , . . . , vn ) = ∑

n
∂f 0
!i=1


∂ xi
n

(x )ui (v1 , . . . , vn )

∂2 f
Qu

=∑ ∑ ∂xj (x )u i (v1 , . . . , vn ) = ∑ ∂ xi∂ x j (x0)uiv j .
i=1 ∂ xi j=1 i, j=1

Định lý được chứng minh.

Hệ quả 4.1. Nếu tồn tại mọi đạo hàm riêng cấp hai của f tại x0 ∈ D thì

∂2 f ∂2 f
(x0 ) = (x0 ).
∂ xi ∂ x j ∂ x j ∂ xi
T.

Chứng minh. Vì f ′′ (x0 )(u, v) = f ′′ (x0 )(v, u) nên theo định lý trên ta có
n n
∂2 f 0 ∂2 f
∑ ∂ xi∂ x j (x )u v
i j = ∑ ∂ x j ∂ xi (x0)v j ui.
i, j=1 i, j=1
T.

i j
Với u = ei = (0, . . . , 0, b
1, 0, . . . , 0) và v = e j = (0, . . . , 0, b
1, 0, . . . , 0) từ đẳng thức trên ta được điều
phải chứng minh.

Hệ quả nói rằng các đạo hàm riêng cấp hai của f tại x0 tồn tại và không phụ thuộc vào thứ
tự đạo hàm theo các biến nếu f khả vi cấp hai tại x0 . Tuy nhiên có nhiều trường hợp hàm f nói
chung không khả vi cấp hai tại x0 nhưng lại có đạo hàm riêng cấp hai theo các biến xi , x j . Như
∂2 f 0 ∂2 f 0
vậy có thể các đạo hàm riêng ∂ xi ∂ x j (x ) và ∂ x j ∂ xi (x ) là khác nhau. Như trong trường hợp hàm
vô hướng ta có Định lý Schwarz (Định lý 3.13, Chương 3) về điều kiện đủ để các đạo hàm riêng
trên không phụ thuộc vào thứ tự các biến xi , x j .

101
Định lý 4.11 (Schwarz). Cho tập mở D ⊂ Rn . Nếu hàm f : D → Rm có các đạo hàm riêng cấp
∂2 f 0 ∂2 f 0
hai ∂ xi ∂ x j (x ) và ∂ x j ∂ xi (x ) trên D với cặp biến xi , x j nào đó và chúng liên tục tại x0 thì

∂2 f ∂2 f
(x0 ) = (x0 ).
∂ xi ∂ x j ∂ x j ∂ xi
∂2 f
Định nghĩa 4.12. Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm . Giả sử tồn tại ∂ xi ∂ x j tại mọi x ∈ D
∂2 f
và do đó xác định được ánh xạ ∂ xi ∂ x j : D → Rm .
∂2 f
Nếu tồn tại đạo hàm riêng của ∂ xi ∂ x j theo biến xk tại x0 ∈ D thì đạo hàm riêng đó gọi là đạo

ng
hàm riêng cấp ba của f theo các biến xi , x j , xk và viết
∂3 f
 2 
∂ ∂ f
= (x0 ).
∂ xi ∂ x j ∂ xk ∂ xk ∂ xi ∂ x j

Tổng quát hơn, đạo hàm riêng cấp p của f theo các biến xi1 , xi2 , . . . , xi p với 1 ≤ i1 , . . . , i p ≤ n
cho bởi

a ∂pf
∂ xi1 ∂ xi2 . . . ∂ xi p
(x0 ) =

∂ xi p
∂ p−1 f
∂ xi1 ∂ xi2 . . . ∂ xi p−1
!
(x0 ).
Qu
Chú ý 4.12. (a) Cũng như đối với đạo hàm riêng cấp hai, nếu tồn tại f (p) (x0 ) thì các đạo hàm
riêng cấp p của f tại x0 tồn tại và đối xứng. Điều đó có nghĩa là có thể đạo hàm riêng hàm f
theo các biến đến cấp p mà không phụ thuộc vào thứ tự các biến. Vì vậy ta có thể viết đạo hàm
riêng cấp p của f dưới dạng
∂ |α| f
(x0 ),
∂ x1α1 ∂ x2α2 . . . ∂ xnαn
trong đó α = (α1 , . . . , αn ) ∈ Nn và |α| = α1 + · · · + αn = p.
T.

(b) Bằng phương pháp quy nạp ta có thể chứng minh


p ∂pf
f ∈C ⇐⇒ Tất cả các đạo hàm riêng liên tục.
∂ xi1 ∂ xi2 . . . ∂ xi p
T.

Hơn nữa, với ký hiệu α! = α1 ! . . . αn ! ta có


1 1 ∂ |α| f (x0 ) α1
D p f (x0 )(h) p = D p f (x0 )(h, . . . , h) = ∑ h . . . hαn n .
p! |α|=p α! ∂ x1α1 . . . ∂ xnαn 1

với h = (h1 , . . . , hn ) ∈ Rn .

4.3.3 Công thức Taylor

Trong phần này chúng tôi giới thiệu các định lý về công thức Taylor đối với hàm véctơ.
Chúng tôi sẽ không trình bày các chứng minh của các định lý này bởi chúng tương tự như đối
với hàm vô hướng.

102
Định lý 4.13 (Công thức Taylor dạng Peano). Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm khả vi
cấp p − 1 trên D và khả vi cấp p tại x0 ∈ D. Khi đó
" #
f ′ (x0 ) f (p) (x0 )
0 0 p
f (x + h) − f (x ) + (h) + · · · + (h) = o(∥h∥ p ),
1!

p!

hay "

0 0 1 n ∂f 0
f (x + h) − f (x ) + ∑ (x )(h) + · · ·
1! i=1 ∂ xi

ng
#
1 1 |α|
∂ f
0 α1 αn p
+ ∑ α1 αn (x )h1 . . . hn = o(∥h∥ ).
p! |α|=p α! ∂ x1 . . . ∂ xn

Định lý 4.14 (Công thức Taylor dạng Lagrange). Cho tập mở D ⊂ Rn và hàm f : D → Rm khả
vi cấp p + 1 trên D và ∥ f (p+1) (x)∥ ≤ M tại mọi x ∈ D. Khi đó

a

0

"
0
f (x + h) − f (x ) +
f ′ (x0 )
1!
(h) + · · · +
p!
#
f (p) (x0 ) p
(h)


Qu
M∥h∥ p+1

(p + 1)!

với mọi h ∈ Rn sao cho x0 + θ h ∈ D với mọi θ ∈ [0, 1].

4.4 Kết luận Chương 4


Chương 4 trình bày về phép tính vi phân hàm véctơ nhiều hướng. Nội dung chính của chương
T.

tìm hiểu về đạo hàm cấp một toàn phần, đạo hàm theo hướng, đạo hàm riêng, đạo hàm cấp cao,
đạo hàm riêng cấp cao. Sinh viên cần nắm được các khái niệm và tính chất cũng như một số
bài toán về đạo hàm cấp một toàn phần. Nắm được khái niệm về đạo hàm theo hướng, đạo hàm
riêng; khái niệm về đạo hàm cấp cao và đạo hàm riêng cấp cao.
T.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN,


BÀI TẬP THỰC HÀNH

Lý thuyết
Sinh viên cần nắm các kiến thức sau:

(a) Đạo hàm và vi phân của hàm véctơ nhiều biến;

(b) Đạo hàm riêng của hàm véctơ nhiều biến;

103
(c) Công thức Taylor cho hàm véctơ nhiều biến.

Bài tập

Bài 4.1. Cho A ⊂ Rn là tập mở và f : A −→ Rn là hàm khả vi liên tục, đơn ánh sao cho
det f ′ (x) ̸= 0 với mọi x ∈ A. Chứng minh rằng

• f (A) là một tập mở và f −1 : f (A) −→ A khả vi.

• f (B) mở với mọi B ⊂ A mở.

ng
Bài 4.2. Cho f : R2 → R khả vi liên tục. Chứng minh rằng f không đơn ánh. Tổng quát bài toán
cho hàm f : Rn −→ Rm khả vi liên tục, với m < n.

Bài 4.3. (a) Chứng minh rằng nếu f : R −→ R thỏa f ′ (a) ̸= 0 với mọi a ∈ R thì f là đơn ánh
trên R.

a
(b) Định nghĩa f : R2 → R2 định nghĩa bởi f (x, y) = (ez cos y, ex sin y). Chứng minh rằng
det f ′ (x, y) ̸= 0 với mọi (x, y) nhưng f không là đơn ánh.
Qu
Bài 4.4. Giả sử f : Rn −→ Rn là một vi phôi, tức là một song ánh khả vi và có hàm ngược
f −1 : Rn −→ Rn khả vi. Chứng minh rằng

( f −1 )′ (a) = [ f ′ ( f −1 (a))]−1 .

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt
T.

[1] Jean-Marie Monier, Giải Tích 3: Giáo Trình và 500 Bài Tập Có Lời Giải, Người dịch:
Nguyễn Văn Thường, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

[2] Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển, Tạ Duy Phượng, Giải Tích Các Hàm Nhiều Biến: Những
T.

Nguyên Lý Cơ Bản và Tính Toán Thực Hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,
2002.

Tiếng Anh

[1] John T. Anderson, Gordon D. Prichett, Calculus - One and Several Variables, John Wiley
& Sons, Inc, New York - Santa Barbara - Chichester - Brisbane - Toronto, 1978.

[2] Micheal Spivak, Calculus on Manifolds: A Modern Approach to Classical Theorem of


Advanced Calculus, Addision-Wesley Publishing Company, 1965.

[3] James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, 8th edition, Cengage Learning, 2015.

104
Chương 5

MỘT SỐ ĐỊNH LÝ CƠ BẢN

ng
VÀ BÀI TOÁN CỰC TRỊ

5.1
a Định lý hàm ngược - Định lý hàm ẩn
Qu
5.1.1 Định lý hàm ngược

Ta biết rằng đối với hàm số f : R → R khả vi trên một tập mở D ∋ x0 và f ′ (x0 ) ̸= 0, nếu
f ′ (x0 ) > 0 thì tồn tại khoảng I ∋ x0 sao cho f ′ (x) > 0 trên I. Như vậy hàm f tăng, đơn trị một
- một và có hàm ngược f −1 xác định trên tập mở nào đó J ∋ f (x0 ). Hiển nhiên ma trận Jacobi
của hàm f : R → R là f ′ (x) và det f ′ (x0 ) = f ′ (x0 ). Ta cũng có khẳng định tương tự cho trường
hợp f ′ (x0 ) < 0.
T.

Ta sẽ đặt vấn đề tương tự cho hàm véctơ. Xét hàm f : Rn → Rn cho bởi

y1 = f1 (x1 , . . . , xn )



.................. 
T.

hay ngắn gọn hơn, y = f (x), (5.1)


..................  


yn = fn (x1 , . . . , xn )

trong đó x = (x1 , . . . , xn ), y = (y1 , . . . , yn ).


Bài toán đặt ra là tìm điều kiện cần và đủ để (5.1) có thể biểu diễn được (một cách địa
phương) x = (x1 , . . . , xn ) qua y = (y1 , . . . , yn )

x1 = g1 (y1 , . . . , yn )



.................. 
hay ngắn gọn hơn, x = g(y). (5.2)
..................  


xn = gn (y1 , . . . , yn )

105
Định nghĩa 5.1. Hàm véctơ g(y) = g(y1 , . . . , gn ) nói trên (nếu có) gọi là hàm ngược với hàm
véctơ f (x) = f (x1 , . . . , xn ).

Định lý sau đây trả lời cho câu hỏi được đặt ra ở trên.

Định lý 5.1 (Định lý hàm ngược). Giả sử U và V là hai tập mở trong Rn và f : U → V là hàm
khả vi liên tục trên U. Nếu tồn tại a ∈ U sao cho det f ′ (a) ̸= 0 (tức là f ′ (a) : Rn ∼
= Rn ) thì tồn
tại lân cận U ′ của a và V ′ của b = f (a) sao cho tồn tại ánh xạ ngược f −1 của f là song ánh
khả vi liên tục trên V ′ . Hơn nữa

ng
( f −1 )′ (y) = [ f ′ ( f −1 (y))]−1 , ∀y ∈ V ′ .

Trong trường hợp trên ta còn nói f là một vi phôi lớp C1 .

Chứng minh. Giả sử λ = f ′ (a). Nếu Định lý đúng đối với λ −1 · f thì nó cũng đúng đối với f .
Nhưng vì

a (λ −1 · f )′ (a) = (λ −1 )′ ( f (a)) · f ′ (a) = λ −1 · f ′ (a) = id


Qu
nên có thể coi λ là ánh xạ đồng nhất.
Đặt ϕ(x) = x − f (x) với x ∈ U. Vì ϕ(a) = id − λ = 0 nên tồn tại hình cầu mở B(a, r) ⊂ U
sao cho với mọi x, x′ ∈ B(a, r) ta có

1
∥ϕ(x) − ϕ(x′ )∥ ≤ ∥x − x′ ∥. (5.3)
2
Mặt khác, với x, x′ ∈ B(a, r), vì
T.

f (x) − f (x′ ) = (x − x′ ) − [ϕ(x) − ϕ(x′ )]

nên
∥ f (x) − f (x′ )∥ ≤ ∥x − x′ ∥ − ∥ϕ(x) − ϕ(x′ )∥. (5.4)
T.

Từ (5.3) và (5.4) ta suy ra


1
∥ f (x) − f (x′ )∥ ≥ ∥x − x′ ∥. (5.5)
2
(i) Bây giờ ta sẽ chứng minh rằng
  r   r
f : B(a, r) ∩ f −1 B b, → B b,
2 2
là một phép đồng phôi, tức là, f là một song ánh liên tục, có ánh xạ ngược liên tục giữa hai tập
hợp nói trên.
Từ (5.5) ta suy ra f là đơn ánh trên B(a, r).

106
Lấy y ∈ B b, 2r . Ta chứng minh tồn tại x ∈ B(a, r) sao cho f (x) = y. Ta sẽ xây dựng phần


tử x bằng quy nạp. Xét dãy

x0 = a, x1 = y + ϕ(x0 ), . . . , x p+1 = y + ϕ(x p ) . . . (5.6)

Bằng quy nạp theo p ta sẽ chứng minh


1 − kp 1
∥x p − a∥ ≤ ∥y − b∥, với k = . (5.7)
1−k 2
r
Khi đó nếu x p thỏa mãn (5.6) thì vì ∥y − b∥ < ta có

ng
2

∥x p − a∥ < r.

Rõ ràng (5.7) đúng với p = 1 vì

∥x1 − a∥ = ∥y + ϕ(a) − a∥ = ∥y + a − f (a) − a∥ = ∥y − b∥.

a
Giả sử (5.7) đúng với p nào đó. Từ (5.6) suy ra x p+1 − x p = ϕ(x p ) − ϕ(x p−1 ). Vậy
Qu
∥x p+1 − x p ∥ ≤ k∥x p − x p−1 ∥.

Lập luận tiếp tục như trên ta sẽ nhận được

∥x p+1 − x p ∥ ≤ k p ∥x1 − a∥ = k p ∥y − b∥. (5.8)

Từ đó suy ra

1 − kp
 
T.

p
∥x p+1 − a∥ ≤ ∥x p+1 − x p ∥ + ∥x p − a∥ ≤ k + ∥y − b∥
1−k
1 − k p+1
≤ ∥y − b∥.
1−k
Vậy (5.7) được chứng minh theo nguyên lý quy nạp.
T.

Mặt khác, từ (5.8) ta có

∥x p+q − x p ∥ ≤ (k p + k p+1 + · · · + k p+q )∥y − b∥,

nên {x p } là dãy Cauchy. Vì vậy {x p } hội tụ về phần tử x ∈ Rn . Cho p → ∞ ở cả hai vế của (5.7)
ta có
1
∥x − a∥ ≤ ∥y − b∥ < r.
1−k
Vậy x ∈ B(a, r). Cho p → ∞ trong đẳng thức x p+1 = y + ϕ(x p ) ta được

x = y + ϕ(x) = y + x − f (x).

107
Do đó y = f (x). Vậy f : B(a, r)∩ f −1 B b, 2r → B b, 2r có ánh xạ ngược f −1 = g : B b, 2r →
  

B(a, r). Dễ thấy g liên tục vì với y, y′ ∈ B b, 2r từ (5.5) ta có




∥g(y) − g(y′ )∥ = ∥x − x′ ∥ ≤ 2∥ f (x) − f (x′ )∥ = 2∥y − y′ ∥.

Vậy (i) được chứng minh.


(ii) Cuối cùng ta sẽ chứng minh g khả vi liên tục trên B b, 2r với r > 0 đủ bé.


Vì f khả vi liên tục trên U và det f ′ (a) ̸= 0 nên ta có thể xem det f ′ (a) ̸= 0 với mọi x ∈
B(a, r). Đặt γ = f ′ (x). Ta chứng minh g khả vi tại y = f (x) và g′ (y) = γ −1 . Do định nghĩa đạo

ng
hàm ta có
f (x1 ) − f (x) = µ(x1 − x) + α(x1 − x)

trong đó
∥α(x1 − x)∥
= 0.

Vì vậy
a lim
x1 →x ∥x1 − x∥
Qu
µ −1 f (x1 ) − f (x) = x1 − x + µ −1 α(x1 − x) .
 

Đặt y1 = f (x1 ) và y = f (x). Khi đó đẳng thức trên được viết như sau

g(y1 ) − g(y) = µ −1 (y1 − y) − µ −1 α(g(y1 ) − g(y)) .



(5.9)

Vì µ −1 là ánh xạ tuyến tính liên tục nên tồn tại C > 0 sao cho
−1 
µ α(x1 − x) ∥α(g(y1 ) − g(y))∥ ∥g(y1 ) − g(y)∥
T.

0≤ ≤C . (5.10)
∥y1 − y∥ ∥g(y1 ) − g(y)∥ ∥y1 − y∥

Vì g liên tục nên g(y1 ) → g(y) khi y1 → y. Do đó

∥α(g(y1 ) − g(y))∥
T.

lim = 0.
y1 →y ∥g(y1 ) − g(y)∥

Mặt khác từ (5.5) ta có


∥g(y1 ) − g(y)∥
≤ 2,
∥y1 − y∥
nên từ (5.10) ta suy ra
µ −1 α(g(y1 ) − g(y))

lim = 0.
y1 →y ∥y1 − y∥
Do vậy, từ (5.9) ta kết luận g khả vi tại y và g′ (y) = µ −1 = [ f ′ ( f −1 (y))]−1 . Kết hợp điều này với
giả thiết f ′ liên tục, ta suy ra g′ liên tục. Vậy (ii) được chứng minh.

108
5.1.2 Định lý hàm ẩn

Để đơn giản và dễ hiểu, ta sẽ bắt đầu đặt vấn đề cho trường hợp hàm vô hướng hai biến.
Giả sử cho phương trình
f (x, y) = 0 (5.11)

trong đó x, y ∈ R. Một câu hỏi đặt ra là, có tồn tại hay không và tồn tại trên đâu một hàm y = g(x)
sao cho y thỏa mãn (5.11), tức là

ng
f (x, g(x)) = 0 với mọi x ∈ Dg ⊂ R nào đó.

Ta sẽ chỉ ra dưới đây các ví dụ khẳng định rằng có thể tồn tại và có thể không tồn tại các hàm
như thế.
Ví dụ ta sẽ có câu trả lời phủ định đối với phương trình x2 + y2 + 1 = 0 bởi vì không tồn tại
các số thực x, y thỏa mãn phương trình đã cho.

a
Qu
T.

Hình 5.1: Minh họa các khoảng mở I, J


T.

Trong khi đó câu trả lời là khẳng định đối với hàm

f (x, y) = x2 + y2 − 1 = 0.

Nếu trong mặt phẳng ta chọn điểm (a, b) với a ̸= 1 và a ̸= −1 sao cho f (a, b) = 0 thì tồn tại các
khoảng mở I ∋ a và J ∋ b để cho với mọi x ∈ I đều tồn tại duy nhất y ∈ J thỏa mãn f (x, y) = 0,

(Hình 5.1). Do đó hàm g : I → R xác định bởi g(x) = 1 − x2 (nếu b > 0) thỏa mãn điều kiện
g(x) ∈ J và f (x, g(x)) = 0.

Ngoài ra nếu ta xét b < 0 thì ta có thể xác định hàm g1 (x) = − 1 − x2 thỏa mãn các điều
kiện nói trên. Rõ ràng các hàm g và g1 đều khả vi. Các hàm này được gọi là các hàm ẩn xác
định bởi phương trình f (x, y) = 0.

109
Khi a = 1 hoặc a = −1 ta không thể tìm được hàm g trong một khoảng mở chứa a thỏa mãn
bài toán đặt ra.
Tương tự như thế ta sẽ đặt vấn đề cho hàm véctơ: Với điều kiện nào thì từ hệ phương trình

f1 (x1 , . . . , xn , y1 , . . . , ym ) = 0 



.................. 
hay ngắn gọn hơn f (x, y) = 0 (5.12)
.................. 



fm (x1 , . . . , xn , y1 , . . . , ym ) = 0

ng
trong đó x = (x1 , . . . , xn ) ∈ Rn , y = (y1 , . . . , ym ) ∈ Rm , f = ( f1 , . . . , fm ), có thể biểu diễn y1 , . . . , ym
qua x1 , . . . , xn .
Câu trả lời của bài toán này chính là nội dung của Định lý hàm ẩn.

Định lý 5.2 (Định lý hàm ẩn). Cho tập mở D ⊂ Rn+m và hàm f : D → Rn thỏa mãn các điều
kiện sau:

a
(1) f ∈ C1 (D)
Qu
(2) (a, b) ∈ D và f (a, b) = 0
(3) det fy′ (a, b) ̸= 0.
Khi đó tồn tại lân cận Z của a trong Rn và duy nhất hàm g : Z → Rm sao cho
(i) g ∈ C1 (Z), g(a) = b
(ii) f (x, g(x)) = 0, ∀x ∈ Z.

Hàm g xác định (dưới dạng ẩn) như trong định lý trên goị là hàm ẩn.
T.

Chứng minh. Đặt tương ứng F : D → Rn+m như sau

F(x, y) = (z, w) = (x, f (x, y)).

Ta có thể viết lại tương ứng này như sau


T.


z1 = x1 




z2 = x2






... = ......






zn = xn

w1 = f1 (x1 , . . . , xn , y1 , . . . , ym ) 




w2 = f2 (x1 , . . . , xn , y1 , . . . , ym ) 






... = ...... 





wm = fm (x1 , . . . , xn , y1 , . . . , ym ).

110
Rõ ràng tương ứng trên là một ánh xạ và
 
1 ... 0 0 ... 0
 .
.. .. .. .. .. .. 

 . . . . . 

 
0 ... 1 0 ... 0
F ′ (x, y) = 
 

 ∂ f1 (x, y) . . . ∂ f1
(x, y) ∂ f1
(x, y) . . . ∂ f1
(x, y) 
 ∂ x1 ∂ xn ∂ y1 ∂ ym 
 .. .. .. .. .. .. 

 . . . . . . 

∂ fm ∂ fm ∂ fm ∂ fm
∂ x (x, y) . . .
1 ∂ xn (x, y) ∂ y (x, y) . . . ∂ ym (x, y)
1

ng
Vì f (x, y) ∈ C1 (D) nên mọi đạo hàm riêng có trong ma trận trên đều liên tục và do đó F ′ (x, y) ∈
C1 (D) và
∂ f1 (a, b) . . . ∂ f1
∂ ym (a, b)

∂ y1

.. .. ..

̸= 0.
det F (a, b) = . . .

∂ fm ∂ fm
(a, b) . . . (a, b)

a ∂y 1 ∂ ym

Vì F(a, b) = (a, f (a, b)) = (a, 0) nên theo Định lý hàm ngược tồn tại các tập mở U và V trong
Rn+m sao cho (a, b) ∈ U, (a, 0) ∈ V và F là ánh xạ đơn trị một - một từ U lên V. Ánh xạ ngược
Qu
của F có dạng 
x=z 
, (z, w) = (z1 , . . . , zn , w1 , . . . , wm ) ∈ V
y = ϕ(z, w)

trong đó ϕ ∈ C1 (V ). Nói cách khác, từ định nghĩa của F ta có



z=z
, (z, w) = (z1 , . . . , zn , w1 , . . . , wm ) ∈ V. (5.13)
f (z, ϕ(z, w)) = w
T.

Ký hiệu Z là lân cận của a trong Rn sao cho

Z = {z ∈ Rn : (z, 0) ∈ V }
T.

và đặt
g(x) = ϕ(x, 0), ∀x ∈ Z.

Mặt khác, khi w = 0 thì từ (5.13) ta có

f (x, g(x)) = 0, ∀x ∈ Z. (5.14)

Vì ϕ(a, 0) = b nên g(a) = b và g ∈ C1 (Z).


Cuối cùng ta còn phải chứng minh tính duy nhất của g. Nếu (x, y), (x, y′ ) ∈ U và f (x, y) =
f (x, y′ ) thì F(x, y) = F(x, y′ ). Do tính đơn trị một - một của F ta suy ra y = y′ . Từ (5.14) ta suy
ra g là duy nhất.

111
Hệ quả 5.1. Xét giả thiết cho trong Định lý hàm ẩn. Giả sử g = (g1 , . . . , gm ) ∈ C1 (Z) là hàm tồn
tại trong kết luận của định lý. Khi đó các hàm g1 , . . . , gm có các đạo hàm riêng liên tục trong Z

D( f1 , f2 ,..., fm ) D( f1 , f2 ,..., fm )
∂ g1 D(x ,y ,...,y ) ∂ gm D(y ,y ,...,x )
= − D( f k , f2 ,..., fm ) ; . . . ; = − D( f 1, f 2,..., f k )
∂ xk 1 2 m ∂ xk 1 2 m
D(y1 ,y2 ,...,ym ) D(y1 ,y2 ,...,ym )
với k = 1, . . . , n, trong đó

∂ f1 ∂ f1
... ∂ f1
∂ y1 ∂ y2 ∂ ym
D( f1 , f2 , . . . , fm ) . .. .. ..
= .. . ,

ng
. .
D(y1 , y2 , . . . , ym ) ∂ fm ∂ fm
. . . ∂∂ yfmm


∂y ∂ y2
1
∂ f1 ∂ f1
. . . ∂∂ yfm1
∂ xk ∂ y2
D( f1 , f2 , . . . , fm ) . .. .. ..
= .. . . . ,
D(xk , y2 , . . . , ym ) ∂ fm ∂ fm
. . . ∂∂ yfmm


∂ xk ∂ y2

a ...............

∂ f1 ... ∂ f1 ∂ f1

Qu
∂y ∂ ym−1 ∂ xk
D( f1 , f2 , . . . , fm ) .. 1 .. .. ..
= . . . . .
D(y1 , y2 , . . . , xk )
∂ fm ... ∂ fm ∂ fm
∂ y1 ∂ ym−1 ∂ xk

Chứng minh. Ta viết (5.14) dưới dạng vô hướng



f1 (x1 , . . . , xn , g1 (x1 , . . . , xn ), . . . , gm (x1 , . . . , xn )) = 0 


................................................ (5.15)


T.

fm (x1 , . . . , xn , g1 (x1 , . . . , xn ), . . . , gm (x1 , . . . , xn )) = 0.


Lấy đạo hàm các đồng nhất thức trên theo biến xk ta có
∂ f 1 ∂ g1 ∂ f 1 ∂ g2 ∂ f1 ∂ gm ∂ f1

+ +···+ + =0 
∂ g1 ∂ xk ∂ g2 ∂ xk ∂ gm ∂ xk ∂ xk 

T.



.................................... (5.16)


∂ fm ∂ g1 ∂ fm ∂ g2 ∂ f m ∂ gm ∂ f m 

+ +···+ + = 0.

∂ g1 ∂ xk ∂ g2 ∂ xk ∂ gm ∂ xk ∂ xk
∂ gi
Xem hệ (5.16) như hệ m phương trình tuyến tính với m ẩn ∂ xk , i = 1, . . . , m ta có thể giải theo
phương pháp đại số ta được điều cần chứng minh.

Trong trường hợp riêng n = m = 1 thì (5.12) có dạng f (x, y) = 0 và (5.15) có dạng f (x, g(x)) =
0. Từ đó ta có
∂f

g (x) = − ∂∂ xf .
∂y

112
Chú ý 5.3. Định lý hàm ẩn thuần túy là định lý tồn tại. Định lý này không cho ta phương pháp
cụ thể để giải hệ (5.12).

5.2 Một số ứng dụng hình học

5.2.1 Biểu diễn giải tích các đường cong và mặt

ng
Đường cong trong mặt phẳng R2
Phương trình của một đường cong trong mặt phẳng có thể cho dưới nhiều dạng khác nhau.
Chẳng hạn

Dạng tường minh y = f (x) hay x = g(y).

a Dạng tham số
Dạng cực
x = ϕ(t), y = ψ(t).
r = ρ(θ ).
Qu
Dạng ẩn F(x, y) = 0.

Ta xét phương trình đường cong cho dưới dạng ẩn. Giả sử F(x, y) là hàm số liên tục và có
các đạo hàm riêng liên tục. Theo Định lý hàm ẩn, nếu tại điểm (x0 , y0 ) của đường cong một
trong hai điều kiện
Fx′ (x0 , y0 ) ̸= 0 hay Fy′ (x0 , y0 ) ̸= 0

được thỏa mãn thì trong một lân cận nào đó của (x0 , y0 ) phương trình đường cong có thể biểu
T.

diễn được dưới dạng tường minh. Vậy chỉ tại những điểm (x0 , y0 ) của đường cong mà

Fx′ (x0 , y0 ) = 0 hay Fy′ (x0 , y0 ) = 0 (5.17)


T.

thì phương trình của đường cong không thể viết dưới dạng tương minh. Những điểm trên đường
cong thỏa mãn (5.17) gọi là các điểm bất thường của đường cong.
Mặt cong trong không gian R3
Trong phần này ta sẽ giả thiết các hàm được xét là liên tục và có đạo hàm riêng liên tục.
Trong không gian R3 một mặt phẳng có thể được biểu diễn dưới nhiều dạng.

Dạng tường minh z = f (x, y) hay y = g(x, z) hay x = h(y, z). (5.18)
Dạng ẩn F(x, y, z) = 0. (5.19)
Dạng tham số x = ϕ(s,t); y = ψ(s,t); z = χ(s,t). (5.20)

113
Nếu tại (x0 , y0 , z0 ) phương trình (5.19) thỏa mãn và có ít nhất một trong các đạo hàm riêng
sau khác không
Fx′ (x0 , y0 , z0 ), Fy′ (x0 , y0 , z0 ), Fz′ (x0 , y0 , z0 )
thì theo Định lý hàm ẩn trong một lân cận của (x0 , y0 , z0 ), mặt đang xét sẽ được biểu diễn bởi
một trong các phương trình (5.18). Chỉ tại những điểm bất thường của mặt, tức là tại các điểm
(x0 , y0 , z0 ) mà
Fx′ (x0 , y0 , z0 ) = Fy′ (x0 , y0 , z0 ) = Fz′ (x0 , y0 , z0 ) = 0
thì mặt sẽ biểu diễn được dưới dạng tường minh (5.18).

ng
Chú ý rằng phương trình F(x, y) = 0 cũng có thể xem như phương trình của một mặt cong
trong R3 . Khi đó trên mặt phẳng Oxy nó biểu diễn một đường cong C , và trong R3 nó biểu diễn
một măt trụ nhận đường cong C làm đường chuẩn. Tương tự như thế cho các phương trình dạng
G(y, z) = 0, H(x, z) = 0.

trận
a
Ta cũng có thể chuyển phương trình dạng tham số về dạng tường minh. Thật vậy, ta lập ma

ϕs′ ψs′ χs′


!
Qu
.
ϕt′ ψt′ χt′
Giả sử tại điểm s = s0 ,t = t0 ta có
ϕ ′ ψ ′
s s
′ ̸= 0.
ϕt ψt′
Khi đó theo Định lý hàm ẩn hệ 
ϕ(s,t) = x
T.

ψ(s,t) = y

cho ta biểu diễn s = g(x, y),t = h(x, y) và khi đó mặt cong được cho bởi phương trình hiện

z = χ(g(x, y), h(x, y)) = f (x, y).


T.

Đường cong trong không gian R3


Phương trình tường minh của một đường cong trong R3 thường là một trong các hệ phương
trình sau:   
y = f (x) z = f (y) x = f (z)
; ; (5.21)
z = g(x) x = g(y) y = g(z).

Một phương pháp khác để biểu diễn một đường cong trong R3 là xem nó như là giao của hai
mặt cong. Như vậy phương trình của đường cong có thể cho dưới dạng

F(x, y, z) = 0
(5.22)
G(x, y, z) = 0.

114
Chú ý rằng ta có thể chuyển phương trình dạng (5.22) về dạng (5.21). Thật vậy, từ Định lý hàm
ẩn, nếu xét ma trận !
Fx′ Fy′ Fz′
G′x G′y G′z
và giả thiết (5.21) thỏa mãn tại (x0 , y0 , z0 ) thì một trong các định thức cấp hai của ma trận khác
không, ví dụ
F′ F′
y z
′ ̸= 0.
Gy G′z

ng
Khi đó hệ (5.22) tương đương với 
y = f (x)
z = g(x).

Ngoài ra, cũng như đường cong phẳng, ta có thể biểu diễn đường cong trong R3 bởi hệ

a
phương trình phụ thuộc tham số

x = ϕ(t), y = ψ(t), z = χ(t).


Qu
5.2.2 Tiếp tuyến và mặt phẳng tiếp xúc

Phương trình tiếp tuyến của đường cong trong không gian R2
Trong mặt phẳng tọa độ Oxy cho đường cong có phương trình

y = f (x). (5.23)
T.

Giả sử tồn tại đạo hàm f ′ (x0 ) tại điểm x0 . Khi đó đường cong có tiếp tuyến tại điểm (x0 , y0 ) với
phương trình
y = f ′ (x0 )(x − x0 ) + y0 .
T.

Suy ra phương trình pháp tuyến đối với (5.23) tại (x0 , y0 ) là
1
y=− (x − x0 ) + y0 hay x = f ′ (x0 )(y − y0 ) + x0 .
f ′ (x0 )

Nếu phương trình đường cong cho dưới dạng tham số

x = ϕ(t), y = ψ(t)

với giả thiết x0 = ϕ(t0 ), y0 = ψ(t0 ) và ϕ ′ (t0 ) ̸= 0 thì phương trình tiếp tuyến của đường cong là

ψ ′ (t0 ) y − y0 x − x0
y= (x − x0 ) + y0 , hay = ′ .
ϕ ′ (t0 ) ′
ψ (t0 ) ϕ (t0 )

115
Phương trình tiếp tuyến của đường cong trong không gian R3 (1)
• Giả sử đường cong Γ cho bởi phương trình tham số

x = ϕ(t), y = ψ(t), z = χ(t)

với x0 = ϕ(t0 ), y0 = ψ(t0 ), z0 = χ(t0 ) và ϕ ′ (t0 ) ̸= 0, ψ ′ (t0 ) ̸= 0, χ ′ (t0 ) ̸= 0. Ký hiệu M(x0 , y0 , z0 ).


Cho t0 một số gia ∆t và gọi N(x0 + ∆x, y0 + ∆y, z0 + ∆z) ∈ Γ ứng với tham số t0 + ∆t. Khi đó
phương trình cát tuyến MN là

ng
x − x0 y − y0 z − z0
= = .
∆x ∆y ∆z

Chia cho ∆t ̸= 0 phương trình MN không thay đổi


x − x0 y − y0 z − z0
= = .
∆x/∆t ∆y/∆t ∆z/∆t

a
Cho ∆t → 0 ta có phương trình tiếp tuyến của Γ tại M là
Qu
x − x0 y − y0 z − z0

= ′ = ′ .
ϕ (t0 ) ψ (t0 ) χ (t0 )

Gọi α, β , γ là góc tạo bởi tiếp tuyến với chiều dương của Ox, Oy, Oz. Khi đó

ϕ ′ (t0 )
cos α = p ,
± (ϕ ′ )2 (t0 ) + (ψ ′ )2 (t0 ) + (χ ′ )2 (t0 )
ψ ′ (t0 )
cos β = p ,
± (ϕ ′ )2 (t0 ) + (ψ ′ )2 (t0 ) + (χ ′ )2 (t0 )
T.

χ ′ (t0 )
cos γ = p .
± (ϕ ′ )2 (t0 ) + (ψ ′ )2 (t0 ) + (χ ′ )2 (t0 )

Phương trình mặt phẳng tiếp xúc mặt cong trong không gian R3
T.

Mặt phẳng tiếp xúc với mặt cong S ⊂ R3 tại (x0 , y0 , z0 ) là mặt phẳng lập bởi tất cả các tiếp
tuyến của các đường cong trong S đi qua (x0 , y0 , z0 ).
• Giả sử S có phương trình z = f (x, y) với f là hàm khả vi trên D ⊂ R2 . Khi đó mặt
 phẳng tiếp 
∂f ∂f
xúc của S tại (x0 , y0 , z0 ) chính là mặt phẳng đi qua (x0 , y0 , z0 ) có véctơ pháp tuyến ∂ x (x0 , y0 ), ∂ y (x0 , y0 ), −1.
Vậy mặt phẳng tiếp xúc này có phương trình

z − z0 = p(x − x0 ) + q(y − y0 )

trong đó
∂f ∂f
p= (x0 , y0 ), q = (x0 , y0 ).
∂x ∂y

116
Gọi cos α, cos β , cos γ là các cosin chỉ phương của các véctơ pháp tuyến của mặt phẳng tiếp xúc.
Khi đó
p q −1
cos α = p , cos β = p , cos γ = p .
± p2 + q2 + 1 ± p2 + q2 + 1 ± p2 + q2 + 1
Các dấu ± ứng với hai hướng ngược nhau của pháp tuyến.
• Giả sử S có phương trình ẩn F(x, y, z) = 0 với Fz′ (x0 , y0 , z0 ) ̸= 0. Khi đó trong lân cận của
(x0 , y0 , z0 ) có thể viết phương trình của S dưới dạng z = f (x, y). Từ đó suy ra
Fx′ Fy′

ng
∂z ∂z
p = (x0 , y0 ) = − ′ (x0 , y0 ), q = (x0 , y0 ) = − ′ (x0 , y0 ).
∂x Fz ∂y Fz
Do đó phương trình pháp diện có dạng

Fx′ (x0 , y0 , z0 )(x − x0 ) + Fy′ (x0 , y0 , z0 )(y − y0 ) + Fz′ (x0 , y0 , z0 )(z − z0 ) = 0.

a
• Giả sử mặt cong S cho bởi phương trình tham số

x = ϕ(s,t), y = ψ(s,t), z = χ(s,t).


Qu
Vì trong lân cận của một điểm không kỳ dị (x0 , y0 , z0 ) của mặt, phương trình mặt có thể đưa về
dạng tường minh nên tồn tại mặt phẳng tiếp xúc của mặt tại đó với phương trình dạng

A(x − x0 ) + B(y − y0 ) +C(z − z0 )

trong đó A, B,C là các hằng số.


Trong phương trình của mặt ta cố định t. Ta sẽ nhận được phương trình đường cong đi qua
T.

điểm (x0 , y0 , z0 ). Tiếp tuyến của đường cong tại đó có phương trình
x − x0 y − y0 z − z0
= = ′ .
xs′ y′s zs
Tương tự, cố định s, ta sẽ nhận được phương trình đường cong đi qua điểm (x0 , y0 , z0 ) với tiếp
T.

tuyến tại đó có phương trình


x − x0 y − y0 z − z0
= = ′ .
xt′ yt′ zt
Cả hai tiếp tuyến trên đều thuộc mặt phẳng tiếp xúc nên thỏa mãn

Axs′ + By′s +Cz′s = 0


Axt′ + Byt′ +Czt′ = 0.

Vậy A, B,C tỷ lệ với định thức của ma trận


!
xs′ y′s z′s
.
xt′ yt′ zt′

117
Vậy ta có thể đặt
y′ z′ z′ x′ x′ y′
s s s s s s
A = ′ ′ , B = ′ ′ , C = ′ ′ .
yt zt zt xt xt yt

Khi đó có thể viết phương trình mặt phẳng tiếp xúc dưới dạng định thức

x − x0 y − y0 z − z0


x′ y ′ z′ = 0.
s s s
′ ′ zt′

xt yt

ng
Cosin chỉ phương của pháp tuyến là
±A ±B ±C
cos α = √ , cos β = √ , cos γ = √ .
2 2
A + B +C 2 2 2
A + B +C 2 A + B2 +C2
2

Phương trình tiếp tuyến của đường cong trong không gian R3 (2)

a
Giả sử phương trình đường cong Γ cho bởi hệ

F(x, y, z) = 0
Qu
G(x, y, z) = 0.

Khi đó tại một điểm không kỳ dị của đường cong tiếp tuyến của nó là giao tuyến của hai mặt
phẳng tiếp xúc đối với hai mặt cong xác định đường cong Γ. Do đó tiếp tuyến được xác định bởi
hệ 
F ′ (x − x0 ) + F ′ (y − y0 ) + F ′ (z − z0 ) = 0
x y z
G′ (x − x ) + G′ (y − y ) + G′ (z − z ) = 0.
x 0 y 0 z 0
T.

5.2.3 Hình bao của họ đường cong

Nếu hai đường cong có điểm chung và tại điểm đó có tiếp tuyến chung thì ta bảo các đường
T.

cong tiếp xúc tại đó. Mục này đề cập đến sự tiếp xúc của các đường cong phẳng.
Cho phương trình
F(x, y, m) = 0 (5.24)

trong đó m là tham số.


Khi m thay đổi, (5.24) cho ta các đường cong khác nhau. Tập hợp tất cả các đường cong đó
gọi là họ đường cong một tham số và (5.24) là phương trình của họ đó. Nếu tồn tại một đường
cong tiếp xúc với mọi đường cong của họ và cả đường cong đó chỉ gồm những tiếp điểm thì
đường cong đó gọi là hình bao của họ (5.24) (Hình 5.2).
Vậy với điều kiện nào thì họ đường cong có hình bao và hình bao đó xác định như thế nào?

118
Hình 5.2: Hình bao

ng
Giả sử hình bao của họ (5.24) tồn tại và hình bao tiếp xúc với mỗi đường cong của họ tại
một điểm. Khi đó tọa độ các tiếp điểm phụ thuộc m

x = ϕ(m), y = ψ(m). (5.25)

Vì hình bao là tập các tiếp điểm nên (5.25) chính là biểu diễn tham số của hình bao. Giả sử hàm

a
F có các đạo hàm riêng và các đạo hàm của ϕ và ψ tồn tại. Vì các điểm (5.25) thuộc (5.24) nên
Qu
F(ϕ(m), ψ(m), m) = 0. (5.26)

Lấy đạo hàm hai vế ta có


Fx′ ϕ ′ (m) + Fy′ ψ ′ (m) + Fm′ = 0. (5.27)

Bây giờ ta sẽ biểu diễn giải tích sự kiện hình bao tiếp xúc với đường cong (5.24) tại điểm (5.25).
Tiếp tuyến với (5.24) tại (5.25) là

Fx′ (x − x0 ) + Fy′ (y − y0 ) = 0
T.

(5.28)

và đối với đường cong (5.25) là


x − x0 y − y0

= ′ . (5.29)
ϕ (m) ψ (m)
T.

Do các tiếp tuyến này phải trùng nhau nên

Fx′ ϕ ′ (m) + Fy′ ψ ′ (m) = 0. (5.30)

Từ (5.30) và (5.27) suy ra


Fm′ (ϕ(m), ψ(m), m) = 0. (5.31)

Các hệ thức (5.26) và (5.31) chứng tỏ rằng các hàm (5.25) thỏa mãn

F(x, y, m) = 0
(5.32)
F ′ (x, y, m) = 0.
m

119
Vậy nếu hình bao tồn tại thì phương trình tham số (5.25) của nó là nghiệm đối với x, y của hệ
(5.32).
Khi m biến thiên, nếu hệ (5.32) không cho nghiệm dưới dạng hàm của m thì (5.24) không
có hình bao.

Ví dụ 5.1. (a) Tìm hình bao đối với họ các hình tròn

(x − m)2 + y2 = r2 , (r = const).

Lấy vi phân theo m ta có

ng
−2(x − m) = 0.

a
Qu
Hình 5.3: Họ đường tròn

Khử m từ hai phương trình trên ta được y2 = r2 hay y = ±r. Ta thấy họ đường tròn này không
T.

có điểm kỳ dị nên hình bao của họ là hai đường thẳng y = ±r (Hình 5.3).

(b) Tìm hình bao của đường thẳng di động sao cho các trục tọa độ luôn cắt nó thành một đoạn
có độ dài a không đổi.
T.

Phương trình của đường thẳng là


x y
+ =a
sin θ cos θ
trong đó θ là góc lập nên bởi đường thẳng vuông góc của đường thẳng chuyển động với chiều
dương trục Ox.
Vi phân theo θ ta được
x y
− 2
cos θ + sin θ = 0
sin θ cos2 θ
hay
x y
= .
sin3 θ cos3 θ

120
Từ đó y
x
sin θ cos θ
x
sin θ + cosy θ
2
= = 2
= a.
sin θ cos2 θ sin θ + cos2 θ

a ng
Hình 5.4: Đường astriod
Qu
Suy ra x = a sin3 θ , y = a cos3 θ . Đây là phương trình tham số của đường astroid (Hình 5.4).

5.3 Cực trị có điều kiện

5.3.1 Khái niệm


T.

Trong Chương 3 chúng ta đã nghiên cứu bài toán cực trị địa phương của một hàm số trong
đó các biến độc lập không chịu sự ràng buộc của bất kỳ điều kiện bổ sung nào. Tuy nhiên trong
thực tế ta thường gặp các bài toán cực trị của hàm với các biến độc lập của chúng phải thỏa mãn
những điều kiện ràng buộc nào đó. Bài toán cực trị này gọi là cực trị có điều kiện.
T.

Chẳng hạn, ta xét ví dụ sau. Tìm cực trị của hàm số u = f (x, y) = x2 + y2 với điều kiện ràng
buộc của các biến x, y là x + y − 1 = 0. Như vậy cực trị của hàm không cần phải tìm trên toàn
bộ mặt phẳng mà chỉ tìm trên đường thẳng x + y − 1 = 0.
Trên Hình 5.3.1 a, điểm A chính là điểm cực trị (không điều kiện) của hàm f , trong khi đó
điểm A′ trên Hình 5.3.1 b diễn tả điểm cực trị với điều kiện ràng buộc nói trên.
Để giải bài toán này ta thay giá trị y xác định từ phương trình x + y − 1 = 0 vào biểu thức của
hàm u = x2 +y2 . Khi đó bài toán sẽ được đưa về bài toán cực trị không điều kiện u = 2x2 −2x+1.
Dễ dàng thấy rằng hàm u đã cho đạt cực tiểu địa phương tại điểm ( 21 , 12 ).
Bây giờ ta phát biểu bài toán tổng quát.

121
ng
Hình 5.5: Cực trị không điều kiện (a) và có điều kiện (b)

a
Bài toán tìm cực trị có điều kiện là bài toán tìm cực trị thông thường của hàm số u =
f (x1 , . . . , xn ) với các điều kiện ràng buộc
Qu
Fi (x1 , . . . , xn ) = 0 (i = 1, . . . , m, m > n).

5.3.2 Điều kiện đủ của cực trị có điều kiện

Để đơn giản ta xét cho trường hợp n = 2, m = 1. Tức ta xét bài toán sau: Tìm cực trị của hàm
số
u = f (x, y) (5.33)
T.

trong đó các biến x, y bị ràng buộc bởi hệ thức

F(x, y) = 0. (5.34)
T.

Định lý 5.4 (Điều kiện đủ của cực trị có điều kiện). Giả sử M0 (x0 , y0 ) là điểm cực trị có điều
kiện của hàm số (5.33) với điều kiện (5.34). Giả thiết rằng
a) Trong lân cận của M0 các hàm f (x, y), F(x, y) có các đạo hàm riêng cấp một liên tục;
b) Các đạo hàm riêng Fx′ , Fy′ không đồng thời bằng không tại M0 .
Khi đó tại M0 ta có
f ′ f ′
x y
′ = 0. (5.35)
Fx Fy′

Chứng minh. Hiển nhiên F(x0 , y0 ) = 0. Từ giả thiết b) không mất tính tổng quát ta có thể giả sử
Fy′ (x0 , y0 ) ̸= 0. Theo Định lý hàm ẩn, hệ thức (5.34) xác định một hàm ẩn y = y(x) khả vi trong

122
lân cận của x0 . Thay y = y(x) vào (5.33), hàm số một biến x 7→ ( f (x, y(x)) đạt cực trị tại x = x0 ,
do đó
fx′ (x0 , y0 ) + fy′ (x0 , y0 )y′ (x0 ) = 0

hay
fx′ (x0 , y0 )dx + fy′ (x0 , y0 )dy = 0. (5.36)

Mặt khác, lấy vi phân hai vế của (5.34) ta được

Fx′ (x0 , y0 )dx + Fy′ (x0 , y0 )dy = 0. (5.37)

ng
Xem hệ (5.36), (5.37) là hai phương trình tuyến tính thuần nhất đối với dx, dy hệ ấy có nghiệm
tầm thường. Vậy
f ′ (x , y ) f ′ (x , y )
x 0 0 y 0 0
= 0.


Fx (x0 , y0 ) Fy′ (x0 , y0 )

a
Tức là ta có (5.35).

Dưới đây là các phát biểu cho các trường hợp n = 3, m = 1 và n = 3, m = 2.


Qu
Định lý 5.5. Giả sử M0 (x0 , y0 , z0 ) là điểm cực trị có điều kiện của hàm số u = f (x, y, z) với điều
kiện F(x, y, z) = 0. Giả thiết rằng
a) Trong lân cận của M0 các hàm f (x, y, z), F(x, y, z) có các đạo hàm riêng cấp một liên tục;
b) Các đạo hàm riêng Fx′ , Fy′ , Fz′ không đồng thời bằng không tại M0 .
Khi đó tại M0 ta có
fx′ fy′ fz′
= = .
Fx′ Fy′ Fz′
T.

Định lý 5.6. Giả sử M0 (x0 , y0 , z0 ) là điểm cực trị có điều kiện của hàm số u = f (x, y, z) với điều
kiện
F(x, y, z) = 0, G(x, y, z) = 0.
T.

Giả thiết rằng


a) Trong lân cận của M0 các hàm f (x, y, z), F(x, y, z), G(x, y, z) có các đạo hàm riêng cấp
một liên tục;
b) Tại M0 định thức Jacobi
D(F, G)
̸= 0.
D(y, z)
Khi đó tại M0 ta có
′ ′ ′
fx fy fz


F ′ F ′ F ′ = 0.
x y z

Gx G′y G′z

123
5.3.3 Phương pháp nhân tử Lagrange

• Trường hợp n = 2, m = 1
Ta chú ý rằng hệ thức (5.35) là điều kiện cần và đủ để cho hệ phương trình (thuần nhất đối
với 1 và λ ) 
 f ′ (x0 , y0 ) + λ F ′ (x0 , y0 ) = 0
x x
 f ′ (x , y ) + λ F ′ (x , y ) = 0,
y 0 0 y 0 0

có nghiệm không tầm thường. Do đó nếu các điều kiện của Định lý 5.4 thỏa mãn thì tồn tại một

ng
số λ sao cho tại M0 ta có 
 f ′ (x, y) + λ F ′ (x, y) = 0
x x
 f ′ (x, y) + λ F ′ (x, y) = 0.
y y

Số λ được gọi là nhân tử Lagrange. Như vây để xác định λ , x0 , y0 ta cần giải hệ phương trình

a 

 x

 f ′ (x, y) + λ Fx′ (x, y) = 0
Qu
fy′ (x, y) + λ Fy′ (x, y) = 0 (5.38)



F(x, y) = 0.

Phương pháp xác định điểm cực trị có điều kiện (x0 , y0 ) thông qua nhân tử Lagrange này được
gọi là phương pháp nhân tử Lagrange.
Định lý 5.4 cũng như phương pháp nhân tử Lagrange giúp ta thu hẹp việc tìm cực trị có điều
kiện của hàm số (5.33) với điều kiện (5.34) tại những điểm có tọa độ thỏa mãn hệ thức (5.35)
T.

hay hệ (5.38) hoặc tại những điểm ở đó các điều kiện a) hoặc b) của Định lý 5.4 không thỏa
mãn. Những điểm đó gọi là điểm tới hạn. Ta còn phải xem xét những điểm ấy có thực sự là điểm
cực trị hay không.

• Trường hợp n = 3, m = 1
T.

Tương tự như trên, trong trường hợp này việc xác định điểm cực trị (x0 , y0 , z0 ) thông qua
nhân tử Lagrange λ . Việc xác định λ , x0 , y0 , z0 nhờ vào việc giải hệ



 fx′ (x, y, z) + λ Fx′ (x, y, z) = 0


 f ′ (x, y, z) + λ F ′ (x, y, z)

= 0
y y



 fz′ (x, y, z) + λ Fz′ (x, y, z) = 0


F(x, y, z) = 0.

• Trường hợp n = 3, m = 2

124
Tương tự như trên, trong trường hợp này việc xác định điểm cực trị (x0 , y0 , z0 ) thông qua hai
nhân tử Lagrange λ , µ. Việc xác định λ , µ, x0 , y0 , z0 nhờ vào việc giải hệ

fx′ (x, y, z) + λ Fx′ (x, y, z) + µG′x (x, y, z) = 0






f ′ (x, y, z) + λ Fy′ (x, y, z) + µG′y (x, y, z) = 0


 y


fz′ (x, y, z) + λ Fz′ (x, y, z) + µG′z (x, y, z) = 0






 F(x, y, z) = 0


G(x, y, z) = 0.

ng
Ví dụ 5.2. (a) Tìm cực trị của hàm số z = xy với điều kiện (x − 1)2 + y2 − 1 = 0.
Ta sẽ sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange cho trường hợp n = 2, m = 1. Ta lập hệ phương
trình 
y + 2λ (x − 1) = 0

a 





x + 2λ y = 0
Qu
(x − 1)2 + y2 − 1 = 0.

Giả sử y ̸= 0. Từ phương trình thứ hai và thứ nhất ta được


x
λ = , y2 = x(x − 1).
2y
Thay y2 vào phương trình thứ ba ta có
3
2x2 − 3x = 0 ⇔ x = , x = 0.
2
√ √
3 3 3
T.

Nếu x = 2 thì y = ± 2 , λ= 2 .
Nếu x = 0 thì y = 0. Ta loại trường hợp này vì ta giả thiết y ̸= 0.
Trường hợp y = 0 thì x = 0, λ = 0.
Nhận xét rằng phương trình (x − 1)2 + y2 − 1 = 0 biểu diễn trong mặt phẳng Oxy một đường
T.

tròn C tâm (1, 0) bám kính r = 1. Khi đó z = xy > 0 với những (x, y) nằm ở nửa đường tròn trên
trục Ox và z = xy < 0 với những (x, y) nằm ở nửa đường tròn dưới trục Ox, tại điểm (0, 0) và
(1, 0) thì z = 0. Chính vì vậy, rõ ràng (0, 0) không phải là điểm cực trị có điều kiện vì một bên
của (0, 0) thì z > 0 còn bên kia thì z < 0.
Mặt khác khi (x, y) biến thiên trên đường tròn C thì z = xy liên tục và bị chặn nên nó đạt giá
trị lớn nhất và nhỏ nhất trên đường tròn này. Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất này chính là cực đại và

3
cực tiểu của hàm. Vậy hàm z = xy đạt cực đại có điều kiện tại ( 32 , 2 ) và cực tiểu có điều kiện

tại ( 23 , − 23 ). Khi đó
√ √
3 3 3 3
zmax = ; zmin = − .
4 4
125
(b) Paraboloid tròn xoay
z = x2 + y2 (5.39)
cắt mặt phẳng
x+y+z = 1 (5.40)
theo một ellip nào đó (Hình 5.6). Tìm khoảng cách lớn nhất và nhỏ nhất của ellip đó đến gốc
tọa độ.
Bài toán đưa về việc tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm số

ng
p
u = x2 + y2 + z2 (5.41)

với các điều kiện ràng buộc (5.39), (5.40).


Về phương diện hình học, tồn tại giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của bài toán đã đề ra, vì vậy
phải có các điểm M0 (x0 , y0 , z0 ) và M1 (x1 , y1 , z1 ) sao cho hàm số (5.41) với các điều kiện ràng
buộc (5.39), (5.40) đạt giá trị lớn nhất tại M0 và nhỏ nhất tại M1 . Khi đó dễ thấy rằng hàm số

a w = x2 + y2 + z2
Qu
với với các điều kiện ràng buộc (5.39), (5.40) cũng đạt giá trị lớn nhất tại M0 và nhỏ nhất tại M1 .
T.
T.

Hình 5.6: Đồ thị của các mặt z = x2 + y2 và x + y + z = 1

Ta sẽ sử dụng phương pháp nhân tử Lagrange cho trường hợp n = 3, m = 2. Khi đó (x0 , y0 , z0 )
và (x1 , y1 , z1 ) là nghiệm của hệ phương trình

2x + 2λ x + µ = 0






2y + 2λ y + µ = 0





z−λ +µ = 0


x2 + y2 − z




 = 0


x + y + z − 1

= 0.

126
Từ ba phương trình đầu của hệ ta có

µ λ −µ
x=y=− , z= .
2(λ + 1) 2

Thay các biểu thức này vào hai phương trình sau của hệ ta được
√ √
5 3 11 3
λ = −3 ± , µ = −7 ±
3 3
và do đó √
√ √ √
q
−1 ± 3

ng
x=y= , z = 2 ∓ 3, w = 9 ∓ 5 3, u = 9 ∓ 5 3.
2
Từ đó suy ra hàm số (5.41) với các điều kiện ràng buộc (5.39), (5.40) đạt giá trị lớn nhất bằng
p √ √ √ √ p √
9 + 5 3 tại điểm M0 ( −1−2 3 , −1−2 3 , 2+ 3) và đạt giá trị nhỏ nhất bằng 9 − 5 3 tại điểm
√ √ √
M1 ( −1+2 3 , −1+2 3 , 2 − 3).

5.4
aKết luận Chương 5
Qu
Chương này trình bày một số định lý cơ bản và bài toán cực trị. Các định lý được trình bày
gồm định lý hàm ngược và định lý hàm ẩn. Sinh viên cần hiểu được các ý nghĩa của định lý hàm
ngược và định lý hàm ẩn, sử dụng được phương pháp Lagrange để tìm cực trị của hàm hai biến
có điều kiện. Ngoài ra chương này cũng giới thiệu một số ứng dụng hình học trong biểu diễn
giải tích các đường cong và mặt, tiếp tuyến và mặt phẳng tiếp xúc cũng như hình bao của họ
đường cong.
T.

CÂU HỎI HƯỚNG DẪN ÔN TẬP, THẢO LUẬN,


BÀI TẬP THỰC HÀNH

Lý thuyết
T.

Sinh viên cần nắm các kiến thức sau:

(a) Định lý hàm ngược;

(b) Định lý hàm ẩn;

(c) Phương pháp nhân tử Lagrange để tìm cực trị có điều kiện.

Bài tập
dy
Bài 5.1. Chứng minh rằng với phương trình ẩn F(x, y) = 0 thì dx = − FFxy .

127
dy d2y
Bài 5.2. Tìm dx và dx2
nếu biết x3 + y3 − 3xy = 0.
∂u ∂v
Bài 5.3. Giả sử xu2 + v = y3 và 2yu − xv3 = 4x. Tính ∂x và ∂y.

∂u ∂u ∂v ∂v
Bài 5.4. Cho u2 − v = 3x + y và u − 2v2 = x − 2y, tìm ∂x , ∂y , ∂x, ∂y.

∂ 2z 3z +x 2
Bài 5.5. Nếu z3 − xz − y = 0, chứng minh rằng ∂ x∂ y = − (3z 2 −x)3 .

∂u ∂x
Bài 5.6. Cho các hàm khả vi u = f (x, y), v = g(x, y); chứng minh rằng ∂x ∂u + ∂∂ xv ∂∂ xv = 1. Giải
thích rõ ràng các biến nào được xem xét là biến độc lập trong mỗi biểu thức đạo hàm riêng.

ng
d2y Fxx Fy2 −2Fxy Fx Fy +Fyy Fx2
Bài 5.7. Nếu F(x, y) = 0, chứng minh rằng dx2
=− Fy3
.

∂ (F,G)
Bài 5.8. Tính ∂ (u,v) nếu F(u, v) = 3u2 − uv, G(u, v) = 2uv2 + v3 .
∂ (F,G,H)
Bài 5.9. Nếu F = x + 3y2 − z3 , G = 2x2 yz, và H = 2z2 − xy, tính ∂ (x,y,z) tại điểm (1, −1, 0).

a
Bài 5.10. Nếu x +y2 = u, y +z2 = v, z +x2 = w, tìm ∂ x ∂ 2x
∂ u , ∂ u2
trình xác định x, y, z như những hàm khả vi đến cấp hai theo u, v, và w.
và ∂ 2x
∂ u∂ v với giả thiết rằng các phương
Qu
Bài 5.11. Chỉ ra rằng trong các phương trình ẩn F(x, y) = 0 cho ở sau có thể suy ra y như là một
hàm theo x trên một khoảng nào đó chứa x0 với F(x0 , y0 ) = 0. Ký hiệu hàm đó là f và tính f ′

(a) F(x, y) ≡ y3 + y − x2 = 0; (x0 , y0 ) = (0, 0).



(b) F(x, y) ≡ x2/3 + y2/3 − 4 = 0; (x0 , y0 ) = (1, 3 3).

(c) F(x, y) ≡ xy + 2 ln x + 3 ln y − 1 = 0; (x0 , y0 ) = (1, 1).


T.

(d) F(x, y) ≡ sin x + 2 cos y − 21 = 0; (x0 , y0 ) = (π/6, 3π/2).

Bài 5.12. Cho một ví dụ về một phương trình dạng ẩn F(x, y) = 0 thỏa mãn F(x0 , y0 ) = 0 và
∂F
∂ y (x0 , y0 ) = 0 tại một điểm O = (x0 , y0 ) và tuy thế y có thể biểu diễn như một hàm theo x trong
T.

một khoảng nào đó chứa x0 .

Bài 5.13. Tìm giá trị nhỏ nhất của x2 + 3y2 + 2z2 thỏa mãn điều kiện 2x + 3y + 4z − 15 = 0.

Bài 5.14. Tìm giá trị lớn nhất của 2x + 3y − 6z thỏa mãn điều kiện x2 + 2y2 + 3z2 = 9.

Bài 5.15. Tìm giá trị nhỏ nhất của 2x2 + y2 + 2z2 thỏa mãn điều kiện 2x + 3y − 2z − 13 = 0.

Bài 5.16. Tìm các điểm trên xy2 = 9 mà gần (0, 0) nhất.

Bài 5.17. Tìm các điểm trên xy = 4 mà xa (0, 0) nhất nếu tồn tại. Nếu không tồn tại gải thích
tại sao. Từ đó có nhận xét gì về phương pháp nhân tử Lagrange.

128
Bài 5.18. Tìm giá trị nhỏ nhất của x2 + y2 + z2 thỏa các điều kiện 2x + 2y + z + 9 = 0 và
2x − y − 2z − 18 = 0.

Bài 5.19. Tìm giá trị nhỏ nhất của 4x2 + 2y2 + 3z2 thỏa các điều kiện x + 2y + 3z − 9 = 0 và
4x − 2y − z + 19 = 0.

Bài 5.20. Tìm các điểm trên mặt 4x2 + 4xy + y2 = 25 mà gần gốc tọa độ nhất.

Bài 5.21. Tìm các điểm trên mặt 7x2 + 6xy + 2y2 = 25 mà gần gốc tọa độ nhất.

ng
Bài 5.22. Tìm các điểm trên mặt x4 + 3xy + y4 = 2 mà xa với tọa độ nhất.

Bài 5.23. Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức ∑nj=1 x j biết rằng ∑nj=1 x2j = a2 , a ∈ R.

Bài 5.24. Giả sử một hình hộp chữ nhật có thể tích 36π cm3 . Xác định độ dài các cạnh hình hộp
sao cho diện tích xung quanh của nó là nhỏ nhất.

a
Bài 5.25. Người ta cần làm một cái thùng hình hộp chữ nhật có thể tích 36π cm3 . Mặt trên và
mặt dưới của nó được làm bằng chì có giá 4$ cho mỗi cm2 và các mặt bên được làm bằng nhôm
Qu
có giá 5$ cho mỗi cm2 . Hãy xác định kích thước của cái thùng sao cho chi phí làm ra nó là nhỏ
nhất.

Bài 5.26. Tìm các điểm nằm trên giao tuyến của mặt phẳng 2x+3y+z = 3 và mặt trụ x2 +y2 = 4
mà gần với gốc tọa độ nhất.

Bài 5.27. Cho n là một số nguyên dương. Tìm n số có tổng là 8n và tổng bình phương của chúng
là nhỏ nhất có thể.
T.

Bài 5.28. Tìm giá trị lớn nhất của x2 y2 thỏa mãn điều kiện

x2p x2q
+ = r2
T.

p q

trong đó p, q là các số thực lớn hơn hoặc bằng 1 và thỏa mãn


1 1
+ = 1.
p q

Chỉ ra rằng giá trị lớn nhất đạt được khi x2p = x2q và bằng r2 . Đến đây kết luận rằng nếu x, y > 0,
thì
x p xq
xy ≤ +
p q
và tồn tại các giá trị x, y để đẳng thức xảy ra.

129
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

[1] Jean-Marie Monier, Giải Tích 3: Giáo Trình và 500 Bài Tập Có Lời Giải, Người dịch:
Nguyễn Văn Thường, Nhà xuất bản Giáo dục, 1997.

[2] Đinh Thế Lục, Phạm Huy Điển, Tạ Duy Phượng, Giải Tích Các Hàm Nhiều Biến: Những
Nguyên Lý Cơ Bản và Tính Toán Thực Hành, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội,

ng
2002.

Tiếng Anh

[1] John T. Anderson, Gordon D. Prichett, Calculus - One and Several Variables, John Wiley
& Sons, Inc, New York - Santa Barbara - Chichester - Brisbane - Toronto, 1978.

a
[2] James Stewart, Calculus: Early Transcendentals, 8th edition, Cengage Learning, 2015.
Qu
T.
T.

130
Danh sách hình vẽ

ng
1.1 Hình cầu đơn vị trong R2 và R3 tương ứng với các chuẩn khác nhau . . . . . . 10

2.1 Đồ thị và các đường mức của hàm số f (x, y) = x sin y + y sin x . . . . . . . . . . 29
2.2 Các tập Dy và Dx . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3
2.4
a
Tập liên thông đường . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
Đồ thị của hàm số (2.6) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
39
41
Qu
3.1 Ý nghĩa hình học của đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
3.2 Ý nghĩa hình học của đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
p
3.3 Đồ thị của hàm z = |xy| . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 65
3.4 Đạo hàm theo hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
3.5 Đồ thị hàm số (3.8) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71
3.6 Đồ thị hàm số f (x, y) = xy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
T.

5.1 Minh họa các khoảng mở I, J . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 115


5.2 Hình bao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 125
T.

5.3 Họ đường tròn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 126


5.4 Đường astriod . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 127
5.5 Cực trị không điều kiện (a) và có điều kiện (b) . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128
5.6 Đồ thị của các mặt z = x2 + y2 và x + y + z = 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133

131
132
T.
T.
Qu
ang
Chỉ mục

ng
bất đẳng thức định chuẩn , 41
Hölder, 4
lân cận, 9
Minkowski, 5
nguyên lý
chuẩn, 3

a
của ánh xạ, 40
tương đương, 6
Bolzano – Weierstrass, 18
Cantor, 17
Qu
Cauchy, 31
công thức Taylor, 74
nhân tử Lagrange, 124
cực tiểu địa phương, 75
cực trị phép
có điều kiện, 121 chiếu chính tắc, 25
cực đại địa phương, 75 đối xứng hóa, 44
phép đồng phôi, 106
giới hạn
phủ mở, 19
dãy, 15
T.

hàm số, 28 tập


bị chặn, 18
hàm
compact, 19
ngược, 106
T.

compact , 39
véctơ, 25, 87
dẫn xuất, 13
ẩn, 110
hoàn toàn bị chặn, 19
không gian liên thông đường, 37
mêtric, 8 đóng, 15
tôpô, 12
vi phôi, 106
véctơ, 43
véctơ thực, 2 ánh xạ
đầy đủ, 17 bị chặn, 40, 44
định chuẩn, 3 song tuyến tính, 43

133
toàn phương, 44 tụ, 13
tuyến tính, 40 đường mức, 26, 27
đa tuyến tính, 43 đẳng cấu tuyến tính, 42, 46

điểm định lý

biên, 14 bảo toàn tính compact , 39


bất thường, 113 Cantor, 40
cô lập, 13 giá trị trung gian, 37
cực trị, 75 Heine - Borel, 20

ng
dính, 13 hàm ngược, 106
dừng, 76 hàm ẩn, 108
trong, 12 Schwarz, 71
tới hạn, 124 Schwarz , 102

a
Qu
T.
T.

134

You might also like