You are on page 1of 95

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP.

HCM
KHOA TOÁN - TIN

BÀI GIẢNG
GIẢI TÍCH HÀM NHIỀU BIẾN

Nguyễn Thành Nhân

Tài liệu dành cho sinh viên Khoa Toán - Năm 2021
Mục lục

Giới thiệu môn học 5

1 Giới hạn của hàm nhiều biến 7


1.1 Không gian Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2 Tích vô hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.3 Chuẩn Euclide trong Rn . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.4 Ánh xạ tuyến tính từ Rn vào R . . . . . . . . . . . 9
1.2 Một số khái niệm tôpô cơ bản trong Rn . . . . . . . . . . . 10
1.2.1 Quả cầu mở, quả cầu đóng . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.2 Tập mở, tập đóng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.3 Tập bị chặn, tập liên thông . . . . . . . . . . . . . 12
1.2.4 Dãy hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3 Hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.3.1 Giới hạn hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.3.2 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.3.3 Các định lý giá trị trung gian . . . . . . . . . . . . 21
Bài tập Chương 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22

2 Phép tính vi phân 25


2.1 Sự khả vi của hàm nhiều biến . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.1.1 Đạo hàm riêng bậc nhất . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.1.2 Định nghĩa sự khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.1.3 Điều kiện cần cho sự khả vi . . . . . . . . . . . . . 28
2.1.4 Điều kiện đủ cho sự khả vi . . . . . . . . . . . . . . 30
2.1.5 Định lý giá trị trung bình . . . . . . . . . . . . . . 32
2.2 Đạo hàm riêng bậc cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.2.1 Đạo hàm riêng bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.2.2 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.2.3 Định nghĩa vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36

2
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

2.3 Úng dụng vào bài toán tìm cực trị . . . . . . . . . . . . . . 37


2.3.1 Cực trị địa phương không điều kiện . . . . . . . . . 37
2.3.2 Cực trị địa phương có điều kiện . . . . . . . . . . . 43
2.3.3 Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất . . . . . . . . . . . . . 45
Bài tập Chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46

3 Tích phân bội 51


3.1 Định nghĩa tích phân bội . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
3.1.1 Tích phân Riemann trên hộp đóng . . . . . . . . . 51
3.1.2 Tích phân trên miền bị chặn . . . . . . . . . . . . . 54
3.2 Dùng tích phân lặp để tính tích phân bội . . . . . . . . . . 56
3.2.1 Định nghĩa tích phân lặp . . . . . . . . . . . . . . . 56
3.2.2 Phương pháp tính tích phân bội cơ bản . . . . . . . 57
3.3 Phép đổi biến trong tích phân bội . . . . . . . . . . . . . . 59
3.3.1 Phép đổi biến tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . 59
3.3.2 Đổi biến trong tọa độ cực . . . . . . . . . . . . . . 61
3.3.3 Đổi biến trong tọa độ trụ . . . . . . . . . . . . . . 61
3.3.4 Đổi biến trong tọa độ cầu . . . . . . . . . . . . . . 62
Bài tập Chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

4 Tích phân đường 67


4.1 Đường cong trong Rn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
4.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
4.1.2 Độ dài đường cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
4.2 Tích phân đường loại I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
4.2.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
4.2.2 Tính chất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
4.3 Tích phân đường loại II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
4.3.1 Định nghĩa và tính chất . . . . . . . . . . . . . . . 70
4.3.2 Tích phân trên đường cong kín . . . . . . . . . . . 72
4.3.3 Định lý bốn mệnh đề tương đương . . . . . . . . . 74
Bài tập Chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76

5 Tích phân mặt 79


5.1 Mặt cong trong R3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
5.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
5.1.2 Mặt tiếp tuyến và pháp tuyến . . . . . . . . . . . . 80
5.1.3 Diện tích mặt cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81

3
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

5.2 Tích phân mặt loại I . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82


5.2.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
5.2.2 Công thức tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82
5.3 Tích phân mặt loại II . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
5.3.1 Mặt cong định hướng . . . . . . . . . . . . . . . . . 83
5.3.2 Định nghĩa tích phân mặt loại II . . . . . . . . . . 83
5.3.3 Công thức tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84
5.3.4 Định lý Gauss - Ostrogradski . . . . . . . . . . . . 85
5.3.5 Định lý Stokes . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
Bài tập Chương 5 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86

Một số đề thi tham khảo 87

Tài liệu tham khảo 95

4
Giới thiệu môn học

Học phần “Giải tích hàm nhiều biến” dành cho các sinh viên đã học
xong các học phần “Đại số tuyến tính”, “Giải tích hàm một biến”. Đây là
môn học bắt buộc trong hầu hết các chương trình đào tạo cử nhân Toán.
Môn học này cung cấp kiến thức cơ bản về phép tính vi phân và phép tính
tích phân cho các hàm nhiều biến. Nội dung môn học là sự nối tiếp học
phần Giải tích các hàm một biến. Để học tốt học phần này, sinh viên cần
nắm vững các kiến thức về giải tích một biến, bao gồm: các phương pháp
tính giới hạn hàm một biến, khảo sát tính liên tục và sự khả vi của hàm
một biến, các định lý giá trị trung bình (Định lý Lagrange), phương pháp
tìm cực trị của hàm một biến, các phương pháp tính tích phân của hàm
một biến.

Bài giảng này là tài liệu tham khảo chính cho sinh viên tham gia học
phần Giải tích hàm nhiều biến năm 2021. Bên cạnh bài giảng này, sinh
viên có thể lựa chọn tham khảo thêm một hoặc một vài tài liệu được giới
thiệu trong phần tài liệu tham khảo. Bài giảng và bài tập sẽ được cập nhật
ở mục “Teaching/Analysis of functions of several variables” trên website:
https://sites.google.com/site/nguyenthnhan/teaching.

Điểm đánh giá học phần bao gồm hai cột điểm, điểm giữa kỳ với trọng
số 30% và điểm cuối kỳ với trọng số 70%. Điểm giữa kỳ được đánh giá
trong suốt quá trình học, bao gồm điểm tích lũy và điểm của một số bài
kiểm tra ngắn trên lớp. Điểm cuối kỳ được đánh giá qua bài thi cuối kỳ
trong thời gian 90 phút.

5
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Nội dung bài giảng bao gồm 5 chương.


• Chương 1 giới thiệu một số định nghĩa cơ bản trong không gian Rn
và định nghĩa về giới hạn của hàm nhiều biến. Trọng tâm của chương
này là các phương pháp để tính giới hạn và khảo sát sự liên tục của
hàm nhiều biến. Các phương pháp này sẽ được vận dụng liên tục ở
chương tiếp theo, trong việc khảo sát sự khả vi của hàm nhiều biến.
• Chương 2 đưa ra các kiến thức cơ bản về phép tính vi phân của hàm
nhiều biến và ứng dụng vào bài toán cực trị địa phương. Trọng tâm
của chương này là định nghĩa về sự khả vi và nội dung lý thuyết liên
quan đến sự khả vi của hàm nhiều biến. Các định lý ở chương này
được chứng minh một cách chi tiết, với mục tiêu mang đến cho sinh
viên ý tưởng cơ bản trong việc chuyển từ lý thuyết phép tính vi phân
cho hàm một biến sang phép tính vi phân cho hàm nhiều biến.
• Chương 3 trình bày định nghĩa tích phân Riemann của hàm nhiều biến
trên miền bị chặn, cùng với phương pháp tính tích phân và phép đổi
biến trong trường hợp tổng quát. Trọng tâm của chương này là các
phương pháp đổi biến thông dụng trong việc tính tích phân bội.
• Hai chương cuối cùng của bài giảng trình bày các khái niệm tích phân
mới ứng với hàm nhiều biến, lần lượt là tích phân đường và tích phân
mặt. Hai khái niệm tích phân này được phân thành hai loại, tương
ứng với tích phân của hàm vô hướng (hàm có giá trị thực) và hàm
có hướng (hàm có giá trị vector). Trọng tâm ở hai chương này là các
phương pháp tính tích phân đặc biệt, sử dụng định lý Green, Định lý
Gauss-Ostrogradski và định lý Stokes.

6
Chương 1

Giới hạn của hàm nhiều biến

1.1 Không gian Rn

1.1.1 Định nghĩa


Cho số tự nhiên n ≥ 1, ta định nghĩa:
Rn := {x = (x1 , x2 , ..., xn ) : xi ∈ R, ∀i = 1, 2, ..., n} .
Trên Rn , ta xây dựng hai phép toán, phép toán cộng (+) giữa hai vector
và phép toán nhân (.) giữa một số thực với một vector, được định nghĩa
như sau: với x, y ∈ Rn , x = (x1 , x2 , ..., xn ), y = (y1 , y2 , ..., yn ) và α ∈ R,
x + y = (x1 + y1 , x2 + y2 , ..., xn + yn ),
α.x = (αx1 , αx2 , ..., αxn ).
Khi đó (Rn , +, .) thỏa mãn 8 tính chất sau đây: với mọi x, y, z ∈ Rn và
α, β ∈ R, ta có:
i) Phép cộng giao hoán: x + y = y + x.
ii) Phép cộng kết hợp: (x + y) + z = x + (y + z).
iii) Phép cộng có đơn vị: tồn tại 0 = (0, 0, ..., 0) ∈ Rn sao cho x+0 = 0+x.
iv) Phép cộng có phần tử đối: tồn tại (−x) ∈ Rn sao cho x + (−x) = 0.
v) Phép nhân kết hợp: α.(β.x) = (αβ).x.
vi) Phép nhân phân phối với phép cộng: α.(x + y) = α.x + α.y.
vii) Phép nhân phân phối với phép cộng vô hướng: (α + β).x = α.x + β.x.
viii) Phép nhân có đơn vị: 1.x = x.
Ta gọi Rn là một không gian vector và mỗi điểm trong Rn được gọi là một
vector. Lưu ý rằng trong trường hợp không có sự nhầm lẫn trong phép
nhân, ta thường viết αx thay vì α.x.
7
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

1.1.2 Tích vô hướng


Định nghĩa 1.1.1. Cho x, y ∈ Rn , với x = (x1 , x2 , ..., xn ), y = (y1 , y2 , ..., yn ).
Tích vô hướng của hai vector x và y, ký hiệu là hx, yi, là một số thực được
xác định như sau:

hx, yi := x1 y1 + x2 y2 + ... + xn yn .

Để đơn giản người ta thường viết tích vô hướng là xy thay vì hx, yi, nếu
không mang đến sự nhầm lẫn.
Tính chất 1.1.2. Với mọi x, y, z ∈ Rn và α ∈ R, ta có các tính chất sau:
i) hx, xi ≥ 0. Đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi x = 0.
ii) hx, yi = hy, xi.
iii) hαx, yi = αhx, yi.
iv) hx, y + zi = hx, yi + hx, zi.
Chứng minh. Sinh viên tự kiểm tra như bài tập.

1.1.3 Chuẩn Euclide trong Rn


Định nghĩa 1.1.3. Chuẩn Euclide của vector x ∈ Rn , ký hiệu là kxk, là
một số thực xác định như sau:
p
kxk = hx, xi.

Tính chất 1.1.4. Với mọi x, y ∈ Rn và α ∈ R, ta có các tính chất sau:


i) kαxk = |α|.kxk.
ii) |hx, yi| ≤ kxk.kyk.
iii) kx + yk ≤ kxk + kyk.

iv) kxk − kyk ≤ kx − yk.
Chứng minh. Tính chất i) là hiển nhiên. Tính chất iii) là hệ quả của tính
chất ii) và tính chất iv) là hệ quả của iii). Ta chỉ chứng minh tính chất ii).

Thật vậy, với x = 0 bất đẳng thức là hiển nhiên. Với x 6= 0, ta có:

htx + y, tx + yi ≥ 0, ∀t ∈ R.

8
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Sử dụng ii), iii) và iv) trong Tính chất 1.1.2, ta có thể khai triển bất đẳng
thức này dưới dạng

hx, xit2 + 2hx, yit + hy, yi ≥ 0, ∀t ∈ R.

Đây là tam thức bậc hai theo t, nhận giá trị không âm trên R nên có đại
lượng ∆0 ≤ 0. Điều này dẫn đến bất đẳng thức cần chứng minh.
Định nghĩa 1.1.5. Ta định nghĩa khoảng cách giữa hai vector x, y ∈ Rn
là một số thực xác định bởi

d(x, y) := kx − yk.

1.1.4 Ánh xạ tuyến tính từ Rn vào R

Định nghĩa 1.1.6. Ánh xạ A : Rn −→ R gọi là ánh xạ tuyến tính nếu có


các tính chất sau:
i) A(x + y) = A(x) + A(y), ∀x, y ∈ Rn .
ii) A(αx) = αA(x), ∀x ∈ Rn , ∀α ∈ R.
Chú ý 1.1.7. Hai điều kiện trên tương đương với điều kiện sau:

A(αx + βy) = αA(x) + βA(y), ∀x, y ∈ Rn , ∀α, β ∈ R.

Ta gọi e1 = (1, 0, ..., 0), e2 = (0, 1, ..., 0), ..., en = (0, 0, ..., 1) là các vector
đơn vị của Rn . Khi đó, với mọi x ∈ Rn , x = (x1 , x2 , ..., xn ), ta có biểu diễn
vector x dưới dạng

x = x1 e1 + x2 e2 + ... + xn en .

Nếu A là ánh xạ tuyến tính thì

A(x) = x1 A(e1 ) + x2 A(e2 ) + ... + xn A(en ).

Đặt ai = A(ei ), ∀i = 1, 2, ..., n và ký hiệu vector a = (a1 , a2 , ..., an ). Ta có


thể viết lại:
A(x) = a1 x1 + a2 x2 + ... + an xn = ha, xi.
Do đó, người ta thường đồng nhất mỗi ánh xạ tuyến tính A : Rn −→ R
với một vector a trong Rn , gọi là vector đại diện.

9
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

1.2 Một số khái niệm tôpô cơ bản trong Rn

1.2.1 Quả cầu mở, quả cầu đóng


Định nghĩa 1.2.1. Cho x0 ∈ Rn và r > 0. Khi đó, ta có các định nghĩa
sau:
• Quả cầu mở tâm x0 bán kính r trong không gian Rn là tập hợp được
xác định bởi:
B(x0 , r) := {x ∈ Rn : kx − x0 k < r} .

• Quả cầu đóng tâm x0 bán kính r trong không gian Rn là tập hợp được
xác định bởi:
B 0 (x0 , r) := {x ∈ Rn : kx − x0 k ≤ r} .

• Mặt cầu tâm x0 bán kính r trong không gian Rn là tập hợp được xác
định bởi:
S(x0 , r) := {x ∈ Rn : kx − x0 k = r} .

Ví dụ 1.2.2. Ta ví dụ một số trường hợp đặc biệt sau đây.


a+b
• Trong R, khoảng mở (a, b) bất kỳ là một quả cầu mở tâm x0 =
2
b−a
và bán kính r = .
2
• Trong R2 , quả cầu mở là các hình tròn không lấy biên (không lấy
đường tròn).

1.2.2 Tập mở, tập đóng


Định nghĩa 1.2.3. Tập X ⊂ Rn được gọi là tập mở trong Rn (gọi tắt là
tập mở) nếu với mọi x thuộc X, tồn tại một quả cầu mở tâm x chứa trong
X, nghĩa là:
∀x ∈ X, ∃r > 0 : B(x, r) ⊂ X.
Định lý 1.2.4. Các khẳng định sau là đúng:
i) Tập ∅ và Rn là hai tập mở trong Rn .
ii) Quả cầu mở trong Rn là tập mở trong Rn .
iii) Hợp của một họ bất kỳ các tập mở trong Rn là tập mở trong Rn .
10
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

iv) Giao của một họ hữu hạn các tập mở trong Rn là tập mở trong Rn .
Chứng minh. Khẳng định i) là hiển nhiên. Lấy x0 ∈ Rn và δ ∈ R+ , ta
chứng minh quả cầu mở B(x0 , δ) là tập mở. Thật vậy,

∀x ∈ B(x0 , δ), ∃r = δ − kx − x0 k > 0 : B(x, r) ⊂ B(x0 , δ).


n
[Chứng minh iii), giả sử (Uα )α∈I là họ các tập mở trong R . Đặt U =
Uα , ta chứng minh U là tập mở trong Rn . Với mọi x ∈ U , tồn tại α0 ∈ I
α∈I
sao cho x ∈ Uα0 . Do Uα0 là tập mở trong Rn nên tồn tại r0 > 0 sao cho
B(x, r0 ) ⊂ Uα0 ⊂ U . Vậy U là tập mở trong Rn .

Chứng minh iv), giả sử V1 , V2 là hai tập mở trong Rn , ta chỉ cần chứng
minh V = V1 ∩ V2 là tập mở trong Rn . Với mọi x ∈ V , ta có x ∈ V1 ∩ V2 . Do
V1 , V2 là các tập mở trong Rn nên tồn tại r1 , r2 > 0 sao cho B(x, r1 ) ⊂ V1
và B(x, r2 ) ⊂ V2 . Khi đó, với r = min{r1 , r2 } > 0, ta thấy

B(x, r) ⊂ B(x, r1 ) ∩ B(x, r2 ) ⊂ V1 ∩ V2 = V.

Vậy V là tập mở trong Rn .


Định nghĩa 1.2.5. Tập Y ⊂ R được gọi là tập đóng trong Rn nếu Rn \ Y
là tập mở.
Định lý 1.2.6. Các khẳng định sau là đúng:
1. Tập ∅ và Rn là hai tập đóng trong Rn .
2. Quả cầu đóng trong Rn là tập đóng trong Rn .
3. Hợp của một họ hữu hạn các tập đóng trong Rn là tập đóng trong Rn .
4. Giao của một họ bất kỳ các tập đóng trong Rn là tập đóng trong Rn .
Chứng minh. Sinh viên chứng minh như bài tập.
Định nghĩa 1.2.7. Cho X ⊂ Rn . Ta định nghĩa:

1. Phần trong của X, ký hiệu X, là tập mở lớn nhất chứa trong X.
2. Bao đóng của X, ký hiệu X, là tập đóng nhỏ nhất chứa X.

11
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

1.2.3 Tập bị chặn, tập liên thông


Định nghĩa 1.2.8. Tập X ⊂ Rn được gọi là tập bị chặn nếu tồn tại một
quả cầu mở tâm 0Rn chứa X, nghĩa là

∃r > 0 : X ⊂ B(0Rn , r).

Định nghĩa 1.2.9.


• Cho x, y ∈ Rn . Đoạn thẳng nối hai vector x, y, ký hiệu [x, y], là tập
hợp xác định như sau:

[x, y] = {(1 − t)x + ty : t ∈ [0, 1]} .

• Cho x1 , x2 , ..., xk ∈ Rn . Khi đó, tập hợp

L = [x1 , x2 ] ∪ [x2 , x3 ] ∪ ... ∪ [xk−1 , xk ]

gọi là một đường gấp khúc nối các điểm x1 , x2 , ..., xk .


Định nghĩa 1.2.10. Cho X ⊂ Rn . Tập X được gọi là liên thông đường
trong Rn nếu với mọi x, y thuộc X đều tồn tại một đường gấp khúc nằm
trọn trong X nối hai điểm x, y.

1.2.4 Dãy hội tụ


Định nghĩa 1.2.11. Cho dãy {xk }k∈N trong Rn . Ta nói dãy {xk } hội tụ
về x ∈ Rn nếu
lim kxk − xk = 0.
k→∞

Khi đó ta ký hiệu lim xk = x hoặc đơn giản là lim xk = x,


k→∞

Chú ý rằng số tự nhiên k trong định nghĩa trên là chỉ số, không phải lũy
thừa. Bởi vì trong không gian Rn , mỗi vector có n thành phần. Để tránh
trùng lặp với n thành phần của mỗi vector, người ta ghi chỉ số k của dãy
ở trên.

Trong trường hợp n = 2 hoặc n = 3, cách ký hiệu dãy vector trở nên
đơn giản hơn. Chẳng hạn trong R2 , có thể ký hiệu dãy vector dạng quen
thuộc {(xn , yn )}n∈N . Hoặc trong R3 , ta ký hiệu dãy dạng {(xn , yn , zn )}n∈N .

12
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Định lý 1.2.12. Các mệnh đề sau đúng.


i) Giới hạn (nếu có) của một dãy trong Rn là duy nhất.
ii) Giả sử xk = (xk1 , xk2 , ..., xkn ) và x = (x1 , x2 , ..., xn ) ∈ Rn . Khi đó:

lim xk = x ⇐⇒ lim xki = xi , ∀i = 1, 2, ..., n.

Chứng minh. Chứng minh i), giả sử dãy {xk }k∈N hội tụ về x và y trong
Rn , tức là
lim kxk − xk = lim kxk − yk = 0.
k→∞ k→∞

Mặt khác, áp dụng bất đẳng thức tam giác, ta có

0 ≤ kx − yk ≤ kx − xk k + kxk − yk, ∀k ∈ N.

Từ đó suy ra x = y. Khẳng định ii) được suy ra từ bất đẳng thức sau
v
u k
k k
uX
|xi − xi | ≤ kx − xk = t |xkj − xj |2 , ∀i = 1, n, ∀k ∈ N.
j=1

Ví dụ 1.2.13. Trong R2 , xét dãy


 
1 1
(xn , yn ) = 1 − , 2 + 2 , n ∈ N∗ .
n n
Ta thấy
lim xn = 1 và lim yn = 2,
n→∞ n→∞

nên theo Định lý 1.2.12, ta kết luận lim (xn , yn ) = (1, 2).
n→∞

1.3 Hàm nhiều biến

Định nghĩa 1.3.1. Cho D là tập con khác rỗng của Rn . Khi đó, ánh xạ
f : D −→ R được gọi là hàm nhiều biến và tập D được gọi là tập xác định
của hàm f .

13
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

1.3.1 Giới hạn hàm số

Định nghĩa 1.3.2. Cho D là tập con khác rỗng của Rn , hàm số f :
D −→ R và x0 ∈ D. Ta nói giới hạn của f (x) khi x tiến tới x0 là L, ký
hiệu lim f (x) = L, nếu
x→x0

∀ε > 0, ∃δ > 0 : 0 < kx − x0 k < δ, x ∈ D =⇒ |f (x) − L| < ε.

Định lý 1.3.3 (Giới hạn qua dãy). Cho D là tập con khác rỗng của
Rn , f : D −→ R và x0 ∈ D. Khi đó:

lim f (x) = L
x→x0
⇐⇒ ∀{x }k∈N ⊂ D \ {x0 } : lim xk = x0 ⇒ lim f (xk ) = L.
k

Chứng minh. Định lý được chứng minh theo cách hoàn toàn tương tự như
trong giải tích các hàm một biến.

Hệ quả 1.3.4. Nếu tìm được hai dãy xk và y k trong D \ {x0 } sao cho
(
lim xk = lim y k = x0 ,
lim f (xk ) = L1 6= L2 = lim f (y k ),

thì giới hạn lim f (x) không tồn tại.


x→x0

Định lý 1.3.5 (Nguyên lý kẹp). Cho D là tập con khác rỗng của Rn ,
các hàm số f, g, h xác định trên D và x0 ∈ D. Giả sử lim g(x) =
x→x0
lim h(x) = L, và tồn tại r > 0 sao cho
x→x0

g(x) ≤ f (x) ≤ h(x), ∀x ∈ D ∩ B(x0 , r).


Khi đó lim f (x) = L.
x→x0

14
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Chứng minh. Định lý được chứng minh dựa trên Định lý 1.3.3 và nguyên
lý kẹp trong giới hạn dãy số thực.
Từ định lý trên, ta dễ dàng thu được hệ quả sau đây.

Hệ quả 1.3.6 (Hệ quả của nguyên lý kẹp). Cho D là tập con khác rỗng
của Rn , các hàm số f, g xác định trên D và x0 ∈ D. Giả sử lim g(x) = 0
x→x0
và tồn tại r > 0 sao cho

|f (x)| ≤ g(x), ∀x ∈ D ∩ B(x0 , r).

Khi đó lim f (x) = 0.


x→x0

Ví dụ 1.3.7. Tìm các giới hạn sau đây, nếu có:


x2 y x2 sin(xy)
a) lim b) lim c) lim
(x,y)→(0,0) x2 + y 2 (x,y)→(0,0) x2 + y 2 (x,y)→(0,0) x

Lời giải câu a): Ta có đánh giá:


2
x y x2

x2 + y 2 = x2 + y 2 |y| ≤ |y|, ∀(x, y) 6= (0, 0).

Do lim |y| = 0 nên theo hệ quả của nguyên lý kẹp, ta suy ra


(x,y)→(0,0)

x2 y
lim = 0.
(x,y)→(0,0) x2 + y 2

x2
Lời giải câu b): Đặt f (x, y) = 2 . Xét hai dãy
x + y2
   
1 1 1
(xn , yn ) = 0, và (un , vn ) = , , n ∈ N∗ .
n n n
Hai dãy này cùng tiến về (0, 0) khi n → ∞. Tuy nhiên
1
lim f (xn , yn ) = 0 và lim f (un , vn ) = .
2

15
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Do đó giới hạn lim f (x, y) không tồn tại.


(x,y)→(0,0)

Lời giải câu c): Ta biết | sin u| ≤ |u|, ∀u ∈ R, do đó

| sin(xy)| ≤ |xy|, ∀(x, y) ∈ R2 .

Từ đó dẫn đến:

sin(xy) xy 2
x ≤ x = |y|, ∀(x, y) ∈ R , x 6= 0.

Do lim |y| = 0 nên theo hệ quả của nguyên lý kẹp, ta suy ra giới
(x,y)→(0,0)
hạn cần tính bằng 0.

Câu hỏi phân tích:


Lời giải các ví dụ trên là khá đơn giản. Tuy nhiên, để phân tích sâu hơn
về phương pháp chung khi tính giới hạn của hàm số, ta trả lời các câu
hỏi thảo luận sau đây:
1. Khi tính giới hạn của hàm có dạng phân thức, trong trường hợp
nào ta có thể dự đoán giới hạn bằng 0 (để sử dụng hệ quả của
nguyên lý kẹp)? trong trường hợp nào dự đoán giới hạn không tồn
tại (để sử dụng hệ quả giới hạn theo dãy)?

2. Ở ví dụ c), ta có lời giải đơn giản và ngắn gọn hơn như sau
sin(xy) sin(xy)
lim = lim y = 0.
(x,y)→(0,0) x (x,y)→(0,0) xy
Lời giải này có điểm nào chưa đúng?
Hai câu hỏi trên được trả lời trong các phân tích bên dưới.

Phân tích câu a): Với dạng bài tập này, ta sẽ ước lượng “bậc” của biểu
thức ở tử và mẫu khi x và y cùng tiến về 0. Ở câu a), tử tiến về 0 theo bậc
3, mẫu tiến về 0 theo bậc 2. Do đó ta có lý do tin rằng tử tiến về 0 nhanh
hơn mẫu. Như vậy, giới hạn này được dự đoán là 0. Ta sẽ sử dụng Hệ quả
1.3.6 để chứng minh.
16
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Phân tích câu b): Ở câu b), tử tiến về 0 theo bậc 2, mẫu cũng tiến
về 0 theo bậc 2. Do đó ta có lý do tin rằng tử và mẫu tiến về 0 với tốc
độ “tương đương nhau”. Tuy nhiên, nếu (x, y) tiến về (0, 0 dọc theo các
đường khác nhau có thể thu được giới hạn khác nhau. Chẳng hạn (x, y)
tiến về (0, 0) dọc theo trục hoành (có phương trình y = 0) thì biểu thức
x2
= 1 tiến về 1. Còn khi (x, y) tiến về (0, 0) dọc theo trục tung
x2 + y 2
x2
(x = 0) thì biểu thức 2 = 0 tiến về 0. Hoặc (x, y) tiến về (0, 0) dọc
x + y2
theo đường phân giác của góc phần tư thứ nhất (có phương trình x = y
x2 1 1
thì biểu thức 2 = tiến về . Như vậy, giới hạn này được dự đoán
x + y2 2 2
là không tồn tại. Ta sẽ sử dụng Định lý 1.3.3 (cụ thể hơn là dùng Hệ quả
1.3.4) để chứng minh, tức là ta sẽ chọn hai dãy cùng tiến về (0, 0) nhưng
x2
ảnh của nó qua f (x, y) = 2 tiến về hai giới hạn khác nhau. Trong lời
x + y2
giải trình bày ở trên, ta đã xét giới hạn của f (x, y) khi (x, y) tiến về (0, 0)
dọc theo hai đường x = 0 và x = y.

Phân tích câu c): Trong biểu thức này, tử có dạng sin(xy) không phải
đa thức. Để xác định bậc của tử, ta hãy tìm một đa thức P (x, y) sao cho
sin(xy) sin u
lim bằng hằng số khác 0. Chẳng hạn, ta biết lim = 1
(x,y)→(0,0) P (x, y) u→0 u
nên khi u tiến về 0, ta xem sin u cùng bậc với u, tức là bậc 1. Như vậy,
một cách tương ứng, sin(xy) cùng bậc với xy, tức là bậc 2. Vậy trong câu
c), tử có bậc 2, mẫu có bậc 1, ta dự đoán giới hạn là 0. Do đó ta dùng hệ
quả của nguyên lý kẹp để đánh giá giới hạn này.

Tuy nhiên, để trình bày lời giải bài này một cách chính xác dựa theo
các định lý ở trên, cần tránh một số sai sót thường gặp. Ví dụ, một lời giải
sai sinh viên thường mắc phải, như sau:

sin(xy) sin(xy)
Ta có: lim = lim y = 0.
(x,y)→(0,0) x (x,y)→(0,0) xy
Trong lời giải này mặc dù
sin(xy)
lim = 1 và lim y=0
(x,y)→(0,0) xy (x,y)→(0,0)

17
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

là đúng, nên dấu = thứ hai đúng. Tuy nhiên dấu = đầu tiên (màu đỏ) thì
sin(xy)
không. Bởi vì giới hạn lim được tính trên tập xác định
(x,y)→(0,0) x
{(x, y) : x 6= 0},
sin(xy)
trong khi giới hạn thứ hai lim được tính trên tập xác định
(x,y)→(0,0) xy
nhỏ hơn
{(x, y) : xy 6= 0}.
Do đó, kết luận hai giới hạn này bằng nhau là không đủ cơ sở.

Như vậy, khi giải các bài tập dạng này, trong mọi biến đổi hoặc đánh
giá bất đẳng thức, lưu ý không nên thay đổi miền xác định của biểu thức.
Không quá khó để tránh các đánh giá làm thay đổi tập xác định, “lời giải
đúng” trình bày ở trên là ví dụ. Khi đó “lời giải đúng” có vẻ “dài dòng” hơn
“lời giải sai”, nhưng bảm đảm tính chính xác theo các định lý phát biểu
trong lý thuyết.

Ví dụ 1.3.8. Tính giới hạn sau, tùy theo giá trị của tham số a > 0:
x2 y
lim .
(x,y)→(0,0) (x2 + y 2 )a

Định hướng: Như đã phân tích ở ví dụ trước, ta sẽ đánh giá bậc của tử
và mẫu trong biểu thức này, tử bậc 3, mẫu bậc 2a. Nếu bậc tử lớn hơn bậc
mẫu, dự đoán giới hạn bằng 0, dùng nguyên lý kẹp để đánh giá. Nếu bậc
tử bằng bậc mẫu, dự đoán giới hạn không tồn tại, chọn 2 dãy để chứng
minh dự đoán. Nếu bậc tử nhỏ hơn bậc mẫu, tức là tử tiến về 0 chậm hơn
mẫu, dự đoán giới hạn là ∞. Tuy nhiên, nếu (x, y) tiến về (0, 0) dọc theo
2 trục tọa độ thì biểu thức cũng tiến về 0. Do đó trong trường hợp này dự
đoán giới hạn cũng không tồn tại.

x2 y
Lời giải: Đặt f (x, y) = 2 . Xét hai trường hợp sau:
(x + y 2 )a
3
Trường hợp 1, 3 > 2a ⇔ a < . Lưu ý rằng
2
1
x2 ≤ x2 + y 2 và |y| ≤ (x2 + y 2 ) 2 , ∀(x, y) ∈ R2 ,

18
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

nên ta có đánh giá như sau:


3
(x2 + y 2 ) 2 2 2 23 −a
|f (x, y)| ≤ 2 = (x + y ) , ∀(x, y) 6= (0, 0).
(x + y 2 )a
3
Do − a > 0 nên
2 3
lim (x2 + y 2 ) 2 −a = 0.
(x,y)→(0,0)

Theo hệ quả của nguyên lý kẹp, ta suy ra

lim f (x, y) = 0.
(x,y)→(0,0)

3
Trường hợp ngược lại, 3 ≤ 2a ⇔ a ≥ . Xét hai dãy
2
   
1 1 1
(xn , yn ) = 0, và (un , vn ) = , , n ∈ N∗ .
n n n
Hai dãy này cùng tiến về (0, 0) khi n → ∞, tuy nhiên

lim f (xn , yn ) = 0


1 3

n 2a−3  √ ,
 nếu a = ,
lim f (un , vn ) = lim = 2 2 2
n→∞ 2a +∞, 3
nếu a > .

2
Từ đó suy ra lim f (x, y) không tồn tại trong trường hợp này.
(x,y)→(0,0)

1.3.2 Hàm số liên tục

Định nghĩa 1.3.9. Cho hàm số f : D ⊂ Rn −→ R và x0 ∈ D. Ta nói


hàm f liên tục tại x0 nếu
∀ε > 0, ∃δ > 0 : kx − x0 k < δ, x ∈ D =⇒ |f (x) − f (x0 )| < ε.
Hàm f được gọi là liên tục trên D nếu f liên tục tại mọi điểm thuộc D.

19
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Chú ý 1.3.10. i) Nếu x0 là điểm cô lập của D (nghĩa là tồn tại r > 0 :
D ∩ B(x0 , r) \ {x0 } = ∅), thì f liên tục tại x0 .
ii) Nếu x0 không phải là điểm cô lập của D (khi đó x0 còn gọi là điểm
giới hạn của D, nghĩa là tìm được ít nhất một dãy các phần tử trong
D \ {x0 } tiến về x0 ) thì định nghĩa liên tục có thể viết lại như sau.
f liên tục tại x0 ⇐⇒ lim f (x) = f (x0 ).
x→x0

ii) Hàm sơ cấp xác định trên tập mở D thì liên tục trên D.
Ví dụ 1.3.11. Xét tính liên tục của các hàm số sau trên R2 .
 xy
 , khi (x, y) 6= (0, 0),
a) f (x, y) = x2 + y 2
0, khi (x, y) = (0, 0).
 2
 x y , khi (x, y) 6= (0, 0),
b) f (x, y) = x2 + y 2
0, khi (x, y) = (0, 0).

xy
Lời giải câu a): Trên tập mở R2 \{(0, 0)}, ta thấy f (x, y) = ,
x2 + y 2
có công thức là hàm sơ cấp nên liên tục trên R2 \ {(0, 0)}. Do đó, ta chỉ
còn xét tính liên tục của f tại (0, 0) là một điểm giới hạn của R2 . Tuy
nhiên giới hạn
xy
lim f (x, y) = lim
(x,y)→(0,0) (x,y)→(0,0) x + y 2
2

là không tồn tại. Bởi vì với hai dãy


   
1 1 1
(xn , yn ) = 0, và (un , vn ) = ,
n n n
cùng tiến về (0, 0), nhưng ta lại có
1
lim f (xn , yn ) = 0 và lim f (un , vn ) = .
2
Do đó hàm f không liên tục tại (0, 0). Vậy hàm f chỉ liên tục trên tập
R2 \ {(0, 0)}.

Câu b) được giải tương tự như trên, kết luận hàm f liên tục trên R2 .
20
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

1.3.3 Các định lý giá trị trung gian

Định lý 1.3.12 (Weierstrass). Cho D là tập đóng, khác rỗng, bị chặn


trong Rn và f : D −→ R liên tục. Khi đó f đạt giá trị lớn nhất và giá
trị nhỏ nhất trên D, nghĩa là tồn tại u, v ∈ D sao cho

f (u) ≤ f (x) ≤ f (v), ∀x ∈ D.

Chứng minh. Sinh viên chứng minh như bài tập.

Định lý 1.3.13 (Bolzano-Cauchy). Cho D là tập khác rỗng, liên thông


đường trong Rn và f : D −→ R liên tục. Khi đó, với mọi u, v ∈ D thì
f đạt mọi giá trị trung gian giữa f (u) và f (v).

Chứng minh. Sinh viên chứng minh như bài tập.

21
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

BÀI TẬP CHƯƠNG 1

Mục tiêu cơ bản của Chương 1:


• Sinh viên hiểu các Định nghĩa, sử dụng được các Định lý, Hệ quả
được đóng khung.
• Sinh viên tính được giới hạn (không có tham số và có tham số) của
các hàm nhiều biến một cách dễ dàng.

BÀI TẬP CƠ BẢN


1. Tính các giới hạn sau:

x2 sin y − y 2 sin x sin(x2 y)


(a) lim . (e) lim .
(x,y)→(0,0) x2 + y 2 (x,y)→(0,0) x2 + y 2

x3 − y 2 x3 − y 4
(b) lim . (f) lim .
(x,y)→(0,0) x2 − xy + y 2 (x,y)→(0,0) x2 + y 2

x2 + y 2 tan(xy)
(c) lim . (g) lim .
(x,y)→(0,0) x4 + y 4 (x,y)→(0,0) x
2
xy 3 +y 2
(h) lim (x2 + y 2 )x .
(d) lim . (x,y)→(0,0)
(x,y)→(0,0) x2 + y 4

(i) lim (x2 + y 2 )e−(x+y) . sin(x2 + xy)


(x,y)→(+∞,+∞) (l) lim 5 .
(x,y)→(0,0) (x2 + y 2 ) 6
(j) lim (x2 + 2y 2 ) ln (x2 + y 2 ). x sin y − y sin x
(x,y)→(0,0)
(m) lim .
2 (x,y)→(0,0) x2 + y 2
ex − cos y
(k) lim . ln x2 + ey

(x,y)→(0,0) x2 + y 2
(n) lim .
(x,y)→(0,0) x2 + y 2
2. Cho a > 0, tính giới hạn sau tùy theo giá trị của a:

x sin(xy 2 ) exy − 1
(a) lim . (c) lim .
(x,y)→(0,0) (x2 + y 2 )a (x,y)→(0,0) (x2 + y 2 )a

sin(xy) − xy ln(x2 y 2 + 1) − x2 y 2
(b) lim . (d) lim .
(x,y)→(0,0) (x2 + 2y 2 )a (x,y)→(0,0) (x2 + y 2 )a
22
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

3. Cho a > 0, xét tính liên tục của hàm số sau tại (0, 0) theo a:
 xy cos 1

, (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = |x| + |y| (x2 + y 2 )a
0, (x, y) = (0, 0).

4. Cho a > 0, xét tính liên tục của hàm số sau tại (0, 0) theo a:
 3 4
 x − y , (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = (x2 + 3y 2 )a
0, (x, y) = (0, 0).

5. Tìm a > 0 và m để hàm số sau liên tục tại (0, 0):


 1 − cos(xy) , (x, y) 6= (0, 0),

f (x, y) = (x2 + y 2 )a
m, (x, y) = (0, 0).

BÀI TẬP LÀM THÊM


6. Cho (xk ), (y k ) ⊂ Rn . Chứng minh rằng nếu lim xk = x0 và lim y k = y0
thì lim kxk − y k k = kx0 − y0 k. Chiều ngược lại có đúng không?
7. Cho (xk ) ⊂ Rn , với xk = (xk1 , xk2 , ..., xkn ). Chứng minh rằng (xk ) bị chặn
khi và chỉ khi tồn tại M > 0 sao cho |xki | ≤ M, ∀i = 1, 2, ..., n.
8. Cho (xk ) ⊂ Rn thỏa lim xk = x0 . Chứng minh rằng nếu (xkj )j∈N là dãy
con của (xk ) thì lim xkj = x0 .
j→∞

9. Chứng minh rằng mọi dãy bị chặn trong Rn đều có dãy con hội tụ.
10. Cho X ⊂ Rn khác rỗng. Ta nói a ∈ Rn là điểm tụ của X nếu với mọi
r > 0, B(a, r) ∩ X có vô số phần tử. Giả sử
inf {kx − yk : x, y ∈ X, x 6= y} > 0.
Chứng minh rằng X không có điểm tụ.
11. Cho X ⊂ Rn . Chứng minh rằng X là tập đóng trong Rn khi và chỉ khi
∀(xk ) ⊂ X, lim xk = x =⇒ x ∈ X.
k→∞

12. Chứng minh rằng một tập con của Rn là mở khi và chỉ khi nó là hợp
của các quả cầu mở trong Rn .
23
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

13. Giao của một họ vô hạn các quả cầu mở có nhất thiết là một tập mở
không?
14. Cho một dãy các đường tròn đồng tâm trong mặt phẳng có bán kính
r1 < r2 < ... < rk < ...
(a) Hợp của chúng có phải là tập đóng hay không?
(b) Hợp của chúng có phải là tập mở hay không?
15. Cho một dãy các đường tròn đồng tâm trong mặt phẳng có bán kính
r1 > r2 > ... > rk > .... Hợp của chúng có phải là tập đóng hay không?
16. Cho a, b ∈ Rn và f : Rn −→ R liên tục. Chứng minh rằng hàm số
F : [0, 1] −→ R xác định bởi F (t) = f [(1 − t)a + tb] liên tục trên
[0, 1].
17. Dựa vào định nghĩa hàm số liên tục đều trong giải tích các hàm một
biến, hãy định nghĩa khái niệm liên tục đều cho hàm nhiều biến.
18. Chứng minh rằng hàm số liên tục trên tập X ⊂ Rn , khác rỗng, đóng,
bị chặn thì liên tục đều trên X. Kết quả còn đúng không nếu bỏ một
trong các giả thiết đóng hoặc bị chặn của X?
19. Tồn tại hay không một song ánh liên tục từ [0; 1] lên [0; 1] × [0; 1]?
20. Hãy tìm một vài kết quả về hàm số liên tục trong Giải tích các hàm
nhiều biến một biến đã được học để mở rộng cho hàm nhiều biến.
Chứng minh các kết quả đó.
21. Chứng minh Định lý 1.3.12.
22. Chứng minh Định lý 1.3.13.
23. Tồn tại hay không một song ánh liên tục từ [0; 1] lên [0; 1] × [0; 1]?

24
Chương 2

Phép tính vi phân

2.1 Sự khả vi của hàm nhiều biến

2.1.1 Đạo hàm riêng bậc nhất


Ký hiệu {e1 , e2 , ..., en } là hệ cơ sở của Rn , với

e1 = (1, 0, ..., 0), e2 = (0, 1, ..., 0), ..., en = (0, 0, ..., 1).

Định nghĩa 2.1.1 (Đạo hàm riêng). Cho tập mở U ⊂ Rn , hàm số


f : U → R và x ∈ U . Đạo hàm riêng của hàm f tại x theo biến thứ i
(với i = 1, 2, ..., n) là đại lượng xác định bởi
∂f f (x + tei ) − f (x)
(x) := lim ,
∂xi t→0 t
nếu giới hạn ở vế phải tồn tại hữu hạn.

Về ý nghĩa thực tế, giống như hàm một biến, đạo hàm riêng của hàm f
tại x theo biến thứ i đặc trưng cho tốc độ tăng trưởng (sự thay đổi) của
hàm f tại x so với biến dọc theo trục tọa độ thứ i.

Trong trường hợp hàm hai biến, tức là U ⊂ R2 , định nghĩa các đạo hàm
riêng của f tại điểm (x0 , y0 ) ∈ U có thể viết lại dạng quen thuộc hơn, như
sau:
∂f f (x0 + t, y0 ) − f (x0 , y0 )
(x0 , y0 ) := lim ,
∂x t→0 t
∂f f (x0 , y0 + t) − f (x0 , y0 )
(x0 , y0 ) := lim .
∂y t→0 t

25
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Ví dụ 2.1.2. a) Cho f (x, y) = x2 y 3 . Ta dễ dàng tính được:


∂f ∂f
(x, y) = 2xy 3 và (x, y) = 3x2 y 2 .
∂x ∂y
 3 3
 x − y , nếu (x, y) 6= (0, 0)
b) Cho g(x, y) = x2 + y 2
0, nếu (x, y) = (0, 0).

Tính các đạo hàm riêng của g tại (0, 0).

Lời giải câu b): Đạo hàm riêng theo biến x tại (0, 0):
∂g g(t, 0) − g(0, 0) t−0
(0, 0) = lim = lim = 1.
∂x t→0 t t→0 t
Đạo hàm riêng theo biến y tại (0, 0):
∂g g(0, t) − g(0, 0) −t − 0
(0, 0) = lim = lim = −1.
∂y t→0 t t→0 t

Định nghĩa 2.1.3 (Gradient). Khi đạo hàm riêng theo mọi biến đều
tồn tại thì vector ∇f (x), xác định bởi
 
∂f ∂f ∂f
∇f (x) := (x), (x), ..., (x) ,
∂x1 ∂x2 ∂xn
được gọi là gradient của f tại x.

Nếu vector gradient f tồn tại với mọi x ∈ U , khi đó ∇F là một hàm
nhiều biến có giá trị vector ∇F : U → Rn . Ví dụ, với f (x, y) = x2 y 3 thì
∇F (x, y) = (2xy 3 , 3x2 y 2 ).
Định lý 2.1.4. Cho f và g là hai hàm số có đạo hàm riêng tại mọi điểm
trên tập mở U ⊂ Rn . Khi đó:
i) ∇(f + g) = ∇f + ∇g.
ii) ∇(c.f ) = c.∇f, ∀c ∈ R.
iii) ∇(f.g) = g.∇f + f.∇g.
26
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

2.1.2 Định nghĩa sự khả vi


Để định nghĩa sự khả vi của hàm nhiều biến, trước hết ta nhắc lại định
nghĩa sự khả vi cho hàm một biến.

Hàm f : R → R có đạo hàm (khả vi) tại x nếu giới hạn sau hữu hạn
f (x + h) − f (x)
lim = a ∈ R.
h→0 h
Định nghĩa này tương đương với định nghĩa: Hàm f có đạo hàm tại x nếu
tồn tại a ∈ R sao cho
f (x + h) − f (x) − a.h
lim = 0.
h→0 h
Khi đó ta định nghĩa f 0 (x) := a là đạo hàm của f tại x.

Định nghĩa sự khả vi của hàm nhiều biến hoàn toàn tương tự trường hợp
hàm một biến. Tuy nhiên, đạo hàm của hàm nhiều biến a là một vector
trong Rn . Do h cũng là vector trong Rn nên phép nhân a.h trong trường
hợp này được hiểu là tích vô hướng giữa hai vector ha, hi.

Định nghĩa 2.1.5. Cho U là tập mở trong Rn và hàm f : U → R.


Hàm f được gọi là khả vi tại x ∈ U nếu tồn tại a ∈ Rn sao cho
f (x + h) − f (x) − ha, hi
lim = 0. (2.1)
h→0Rn khk
Khi đó, ta ký hiệu f 0 (x) = a, gọi là đạo hàm của f tại điểm x.

Hàm f được gọi là khả vi trên U nếu nó khả vi tại mọi điểm thuộc U .

Chú ý 2.1.6. Biểu thức (2.1) có thể viết lại dưới dạng:
f (x + h) − f (x) − ha, hi = khkϕ(h), (2.2)
trong đó lim ϕ(h) = 0. Trong một số chứng minh, cách viết này có thể
h→0Rn
thuận tiện hơn biểu thức (2.1).
Chú ý 2.1.7. Lưu ý rằng trong biểu thức (2.1) hoặc (2.2), do hàm f xác
định trên U nên dù không nhắc đến nhưng ta luôn hiểu rằng vector h đủ
nhỏ sao cho x + h ∈ U .
27
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Theo định nghĩa trên, để khảo sát sự khả vi của hàm f tại x, ta cần
trả lời được câu hỏi: có hay không một vector a ∈ Rn sao cho (2.1) đúng?
Việc trả lời câu hỏi này là không khả thi nếu như không tìm được mối liên
hệ nào giữa vector a và hàm f . Định lý về điều kiện cần sau đây cho phép
ta kết luận rằng, vector a thỏa (2.1) nếu tồn tại, chính là vector gradient
∇f (x) của hàm f tại x.

2.1.3 Điều kiện cần cho sự khả vi

Định lý 2.1.8. Cho tập mở U ⊂ Rn và hàm f : U → R khả vi tại


x ∈ U . Khi đó:
i) Hàm f liên tục tại x.
ii) Đạo hàm của f tại x là duy nhất.
iii) Vector gradient ∇f (x) tồn tại và f 0 (x) = ∇f (x).

Chứng minh. Do f khả vi tại x nên tồn tại a = (a1 , a2 , ..., an ) ∈ Rn sao
cho
f (x + h) − f (x) − ha, hi = khkϕ(h),
trong đó lim ϕ(h) = 0. Từ đây suy ra hàm f liên tục tại x.
h→0Rn

Mặt khác, do x thuộc U mở nên tồn tại r > 0 sao cho B(x, r) ⊂ U .
Khi đó, với 0 < |t| < r, ta có x + tei ∈ U (i = 1, n). Thay h bởi h = tei
trong biểu thức trên, ta thu được:
f (x + tei ) − f (x) − tha, ei i = ktei kϕ(tei ).
Chia hai vế cho t, ta suy ra:
f (x + tei ) − f (x) |t|
= ai + ϕ(tei ).
t t
Cho t → 0, để ý rằng lim ϕ(tei ) = 0, ta nhận được:
t→0
∂f
(x) = ai , ∀i = 1, n.
∂xi
Vậy f 0 (x) = a = ∇f (x). Từ đây ta có khẳng định ii) và iii).

28
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Chú ý 2.1.9. Để xét sự khả vi của f tại x, ta làm theo hai bước:
i) Bước 1: tính gradient ∇f (x). Nếu ∇f (x) không tồn tại, kết luận f
không khả vi tại x. Ngược lại, tiếp tục bước 2.
ii) Bước 2: nếu ∇f (x) tồn tại, xét hàm
f (x + h) − f (x) − h∇f (x), hi
ϕ(h) = , h ∈ Rn \ {0Rn }.
khk
Kết luận dựa trên mệnh đề: f khả vi tại x ⇐⇒ lim ϕ(h) = 0.
h→0Rn

Trong trường hợp hàm hai biến, ta thường viết f theo hai biến (x, y)
và khảo sát sự khả vi của f tại (x0 , y0 ) ∈ U . Khi đó ta thay vector h ∈ R2
bởi (s, t) ∈ R2 , tức là hàm ϕ có dạng:
f (x0 + s, y0 + t) − f (x0 , y0 ) − h∇f (x0 , y0 ), (s, t)i
ϕ(s, t) = √ ,
s2 + t2
với (s, t) 6= (0, 0). Một cách tường minh:
f (x0 + s, y0 + t) − f (x0 , y0 ) − ∂f
∂x (x0 , y0 )s −
∂f
∂y (x0 , y0 )t
ϕ(s, t) = √ .
s2 + t2
Ví dụ 2.1.10. Khảo sát sự khả vi của hàm f tại (0, 0):
 2
x + p xy

, nếu (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = x2 + y 2

0, nếu (x, y) = (0, 0).

Lời giải: Trước hết ta tính ∇f (0, 0):


∂f f (t, 0) − f (0, 0)
(0, 0) = lim = 1.
∂x t→0 t
∂f f (0, t) − f (0, 0)
(0, 0) = lim = 0.
∂y t→0 t
Suy ra: ∇f (0, 0) = (1, 0). Xét hàm
f (s, t) − f (0, 0) − h∇f (0, 0), (s, t)i st2
ϕ(s, t) = √ = 2 ,
s 2 + t2 s + t2

29
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

với (s, t) ∈ R2 \ {(0, 0)}. Dễ thấy

|ϕ(s, t)| ≤ |s|, ∀(s, t) 6= (0, 0),

nên suy ra lim ϕ(s, t) = 0. Do đó f khả vi tại (0, 0).


(s,t)→(0,0)

Nhận xét: Bài toán khảo sát tính khả vi của hàm f như trong ví
dụ trên quy về bài toán kiểm tra giới hạn lim ϕ(s, t) có bằng 0 hay
(s,t)→(0,0)
không. Bài toán này đã được khảo sát rất kỹ ở chương trước đó.

2.1.4 Điều kiện đủ cho sự khả vi


Trước tiên ta nhắc lại định lý giá trị trung bình (Định lý Lagrange) cho
hàm một biến. Định lý này sẽ được sử dụng nhiều trong các chứng minh
sau này.

Định lý 2.1.11 (Định lý Lagrange cho hàm một biến). Giả sử hàm
f : [a, b] 7→ R liên tục trên [a, b] và khả vi trên (a, b). Khi đó, tồn tại
c ∈ (a, b) sao cho:
f (b) − f (a)
f 0 (c) = .
b−a

Lưu ý rằng ta có thể phát biểu kết luận của định lý trên dưới dạng
tương đương: tồn tại θ ∈ (0, 1) sao cho:
f (b) − f (a)
f 0 (a + θ(b − a)) = .
b−a
Trở lại với định lý về điều kiện đủ cho sự khả vi. Trước đó, trong Định
lý 2.3.2, ta biết nếu hàm f khả vi thì các đạo hàm riêng của f tồn tại.
Chiều ngược lại hiển nhiên không đúng. Câu hỏi đặt ra là ta có thể bổ
sung thêm giả thiết gì để có thể kết luận chiều ngược lại. Định lý sau đây
là một câu trả lời.

30
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Định lý 2.1.12. Cho tập mở U ⊂ Rn , hàm f : U → R. Nếu các đạo


hàm riêng của f tồn tại và liên tục trên U thì f khả vi trên U .

Chứng minh. Để đơn giản, ta sẽ chứng minh định lý trong trường hợp
hai biến. Phương pháp chứng minh hoàn toàn tương tự trong trường
hợp nhiều hơn hai biến. Giả sử f là hàm hai biến, có các đạo hàm riêng
liên tục trên U . Với mỗi (x, y) ∈ U , xét hàm
∂f ∂f
g(s, t) = f (x + s, y + t) − f (x, y) − (x, y)s − (x, y)t,
∂x ∂y

trong đó s, t đủ nhỏ sao cho (x + s, y + t) ∈ U . Áp dụng định lý giá


trị trung bình Lagrange cho hàm một biến (Định lý 2.1.11), tồn tại
θ1 ∈ (0, 1) sao cho:
∂f
f (x + s, y + t) − f (x, y + t) = (x + θ1 s, y + t)s.
∂x
Hoàn toàn tương tự, tồn tại θ2 ∈ (0, 1) sao cho
∂f
f (x, y + t) − f (x, y) = (x, y + θ2 t)t.
∂y
Từ đó ta thu được đánh giá sau:

g(s, t) = [f (x + s, y + t) − f (x, y + t)] + [f (x, y + t) − f (x, y)]


∂f ∂f
− (x, y)s − (x, y)t
∂x ∂y
∂f ∂f ∂f ∂f
= (x + θ1 s, y + t)s + (x, y + θ2 t)t − (x, y)s − (x, y)t
∂x ∂y ∂x ∂y
= As + Bt,

trong đó
∂f ∂f
A= (x + θ1 s, y + t) − (x, y),
∂x ∂x
∂f ∂f
B= (x, y + θ2 t) − (x, y).
∂y ∂y

31
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

∂f ∂f
Sử dụng giả thiết về tính liên tục của các đạo hàm riêng và tại
∂x ∂y
(x, y) nên ta có lim A= lim B = 0. Từ đây suy ra
(s,t)→(0,0) (s,t)→(0,0)
 
g(s, t) s t
lim √ = lim A√ + B√ = 0.
(s,t)→(0,0) s2 + t2 (s,t)→(0,0) s 2 + t2 s 2 + t2

2.1.5 Định lý giá trị trung bình

Định lý 2.1.13 (Đạo hàm của hàm hợp). Cho tập mở U ⊂ Rn và các
hàm xi : (a, b) → R, i = 1, n, sao cho

x(t) = (x1 (t), x2 (t), ..., xn (t)) ∈ U, ∀t ∈ (a, b).

Giả sử hàm x khả vi tại t ∈ (a, b) và f : U → R khả vi tại x(t). Khi đó


hàm g = f ◦ x khả vi tại t và

g 0 (t) = h∇f (x(t)), x0 (t)i,

trong đó x0 (t) = (x01 (t), x02 (t), ..., x0n (t)).

Chứng minh. Do tính khả vi của hàm f tại x, ta có:

f (x + h) − f (x) = h∇f (x), hi + khkϕ(h),

trong đó ϕ(h) → 0 khi h → 0. Với h = x(t + s) − x(t), ta suy ra:


 
f (x(t + s)) − f (x(t)) x(t + s) − x(t)
= ∇f (x(t)),
s s

x(t + s) − x(t) |s|
+ ϕ(x(t + s) − x(t)).
s s

Cho s → 0, ta thu được điều phải chứng minh.

32
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Hệ quả 2.1.14 (Định lý giá trị trung bình). Cho tập mở U ⊂ Rn , hàm
f : U → R khả vi trên U . Giả sử x ∈ U và h ∈ Rn sao cho

x + th ∈ U, ∀t ∈ [0, 1].

Khi đó, tồn tại θ ∈ (0, 1) sao cho:

f (x + h) − f (x) = h∇f (x + θh), hi.

Chứng minh. Với x ∈ U và h ∈ Rn , ta xét hàm một biến

g(t) = f (x + th), t ∈ [0, 1].

Do f khả vi trên U nên g khả vi trên (0, 1) và liên tục trên [0, 1]. Áp dụng
định lý Lagrange (Định lý 2.1.11) cho hàm g, suy ra tồn tại θ ∈ (0, 1)
sao cho:
g(1) − g(0) = g 0 (θ).
Theo Định lý 2.1.13, ta có:

g 0 (θ) = h∇f (x + θh), hi.

Từ đó suy ra đẳng thức cần chứng minh.

Định lý 2.1.15 (Đạo hàm của hàm hằng). Cho U là tập mở và liên thông
đường trong Rn , hàm f : U → R khả vi trên U . Giả sử
∇f (x) = 0Rn , ∀x ∈ U.
Khi đó f là hàm số hằng trên U .
Chứng minh. Cố định x0 ∈ U và lấy x ∈ U bất kỳ. Do U mở và liên thông
đường nên có đường gấp khúc có các đỉnh lần lượt là
x0 , x1 , x2 , ..., xk , xk+1 = x.
Lần lượt áp dụng định lý giá trị trung bình (Hệ quả 2.1.14) cho hàm f
trên các đoạn [xi , xi+1 ], với mọi i = 0, k, ta thu được
f (xi+1 ) = f (xi ).
Từ đó suy ra f (x) = f (x0 ). Vậy f là hàm hằng trên U .
33
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

2.2 Đạo hàm riêng bậc cao

2.2.1 Đạo hàm riêng bậc hai

Định nghĩa 2.2.1. Cho U là tập mở trong Rn và hàm f : U → R.


Giả sử các đạo hàm riêng của f tồn tại trên U . Ta định nghĩa đạo hàm
riêng bậc hai của hàm f theo biến xi , xj là đại lượng
∂f ∂f
∂ 2f ∂xi (x + tej ) − ∂xi (x)
 
∂ ∂f
(x) := (x) = lim ,
∂xj ∂xi ∂xj ∂xi t→0 t

nếu giới hạn trên tồn tại hữu hạn.

∂ 2f ∂ 2f
Nếu i = j, ta ký hiệu (x) thay cho (x). Các đạo hàm riêng
∂x2i ∂xi ∂xi
bậc cao hơn có thể định nghĩa hoàn toàn tương tự.
Ví dụ 2.2.2. Cho hàm số
2 2
 xy(x − y ) ,

nếu (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = x2 + y 2
0, nếu (x, y) = (0, 0).

Tính các đạo hàm riêng bậc hai của hàm f tại (0, 0), nếu tồn tại. Có nhận
∂ 2f ∂ 2f
xét gì về (0, 0) và (0, 0)?
∂x∂y ∂y∂x
Câu hỏi đặt ra là trong trường hợp nào thì ta có thể kết luận
∂ 2f ∂ 2f
(x) = (x).
∂xi ∂xj ∂xj ∂xi

Định lý 2.2.3 (Định lý Schwarz). Nếu các đạo hàm riêng bậc hai
∂ 2f ∂ 2f
, tồn tại trên U mở chứa x và liên tục tại x thì
∂xi ∂xj ∂xj ∂xi
∂ 2f ∂ 2f
(x) = (x).
∂xi ∂xj ∂xj ∂xi

34
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Chứng minh. Xét

A = f (x + tei + sej ) − f (x + tei ) − f (x + sej ) + f (x),

với t, s ∈ R đủ bé. Ta biểu diễn A theo hai cách. Đầu tiên, đặt

ϕ(t) = f (x + tei + sej ) − f (x + tei ).

Khi đó, áp dụng định lý Lagrange cho hàm ϕ (Định lý 2.1.11), tồn tại
θ1 , θ2 ∈ (0, 1) sao cho:

A = ϕ(t) − ϕ(0) = tϕ0 (θ1 t)


 
∂f ∂f
=t (x + θ1 tei + sej ) − (x + θ1 tei )
∂xi ∂xi
∂ 2f
= ts (x + θ1 tei + θ2 sej ).
∂xj ∂xi

Tương tự, thay đổi vai trò của s và t, ta cũng chỉ ra được tồn tại
α1 , α2 ∈ (0, 1) sao cho:
∂ 2f
A = ts (x + α1 tei + α2 sej ).
∂xi ∂xj

Từ đó suy ra:
∂ 2f ∂ 2f
(x + θ1 tei + θ2 sej ) = (x + α1 tei + α2 sej ),
∂xj ∂xi ∂xi ∂xj

với mọi s, t khác 0, đủ nhỏ. Từ tính liên tục của các đạo hàm riêng bậc
hai, suy ra điều phải chứng minh.

2.2.2 Công thức Taylor


Cho hàm f xác định trên tập mở U ⊂ Rn . Giả sử a ∈ U và h ∈ Rn sao
cho
a + th ∈ U, ∀t ∈ [0; 1].
Xét hàm số một biến F : [0; 1] → R, xác định bởi

F (t) = f (a + th).

35
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Định lý 2.2.4. Giả sử f có các đạo hàm riêng liên tục đến cấp k ≥ 1.
Khi đó, tồn tại θ ∈ (0, 1) sao cho:
F 0 (0) F 00 (0) F k−1 (0) F k (θ)
f (a + h) = f (a) + + + ... + + .
1! 2! (k − 1)! k!
Chứng minh. Sử dụng công thức Taylor cho hàm F .
Ví dụ 2.2.5.
i) Giả sử U mở, f : U → R2 và (0, 0) ∈ U . Lấy h = (x, y) ∈ R2
sao cho B(0R2 , 2khk) ⊂ U . Xét hàm số F : [0; 1] → R xác định bởi
F (t) = f (th). Viết biểu thức tường minh của F 0 (0), F 00 (0), F 000 (0).
ii) Viết khai triển Taylor đến bậc 4 của hàm f (x, y) = sin(x + y).

2.2.3 Định nghĩa vi phân


Ký hiệu ∆x := (∆x1 , ∆x2 , ..., ∆xn ) là số gia của biến x. Ta gọi số gia
của hàm số f là đại lượng

∆f (x) := f (x + ∆x) − f (x).

Khi đó, nếu f khả vi tại x thì ta có:

∆f (x) = h∇f (x), ∆xi + k∆xkϕ(k∆xk),

trong đó lim ϕ(h) = 0. Ta gọi đại lượng h∇f (x), ∆xi là vi phân toàn phần
h→0
của f tại x ứng với số gia ∆x, được ký hiệu là df (x):
∂f (x) ∂f (x)
df (x) = h∇f (x), ∆xi = ∆x1 + ... + ∆xn .
∂x1 ∂xn
Người ta thường viết dxi thay cho ∆xi , tức là
∂f (x) ∂f (x)
df (x) = dx1 + ... + dxn .
∂x1 ∂xn
Dùng vi phân để tính gần đúng

Khi k∆xk đủ nhỏ thì ∆f (x) ≈ df (x). Do đó, người ta thường dùng công
thức này để tính gần đúng giá trị của f (x + ∆x) khi có thể dễ dàng tính
được giá trị của f (x) và vi phân toàn phần df (x).

36
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Giả sử hàm f có các đạo hàm riêng liên tục đến cấp k trong miền mở
U ⊂ Rn . Với các số nguyên không âm m1 + m2 + ... + mn ≤ k, phép lấy
đạo hàm  m1  m2  mn
∂ ∂ ∂
...
∂x1 ∂x2 ∂xn
được gọi là toán tử vi phân đơn cấp m = m1 + m2 + ... + mn . Tổng của
các toán tử vi phân đơn và tích của một số thực với toán tử vi phân đơn
được gọi là toán tử vi phân.

2.3 Úng dụng vào bài toán tìm cực trị

2.3.1 Cực trị địa phương không điều kiện


Định nghĩa 2.3.1. Giả sử hàm f xác định trên tập mở U ⊂ Rn . Ta nói
rằng:
i) f đạt cực đại địa phương tại x0 ∈ U nếu tồn tại r > 0 sao cho

f (x) ≤ f (x0 ), ∀x ∈ B(x0 , r) ⊂ U.

ii) f đạt cực tiểu địa phương tại x0 ∈ U nếu tồn tại r > 0 sao cho

f (x) ≥ f (x0 ), ∀x ∈ B(x0 , r) ⊂ U.

Cực đại địa phương, cực tiểu địa phương được gọi tắt là cực đại, cực tiểu
và gọi chung là cực trị.
Định lý sau đây đưa ra điều kiện cần để hàm f đạt cực trị.

Định lý 2.3.2 (Điều kiện cần). Cho U mở trong Rn , f : U → R và


x ∈ U . Giả sử các đạo hàm riêng của f tại x tồn tại. Nếu f đạt cực trị
tại x thì ∇f (x) = 0Rn .

Chứng minh. Với mỗi i = 1, 2, ..., n cố định, đặt g(t) = f (x + tei ). Vì f đạt
∂f
cực trị tại x nên g đạt cực trị tại 0. Suy ra g 0 (0) = 0. Nghĩa là (x) = 0.
∂xi
Vậy ∇f (x) = 0Rn .

37
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Các điểm x ∈ U thỏa mãn ∇f (x) = 0Rn gọi là điểm dừng của f . Để tìm
cực trị của f , trước hết người ta thường tìm điểm dừng, sau đó xác định
cực trị dựa trên các điểm dừng. Tuy nhiên, chú ý rằng chiều ngược lại của
Định lý 2.3.2 có thể không đúng.
Ví dụ 2.3.3. Xét hàm hai biến f (x, y) = x sin y. Ta thấy (0, kπ), k ∈ Z,
là các điểm dừng của hàm f nhưng không phải là cực trị của f .
Để đưa ra điều kiện đủ để hàm f đạt cực trị, trước hết ta nhắc lại điều
kiện đủ trong trường hợp hàm một biến.

Định lý 2.3.4 (Điều kiện đủ cho hàm một biến). Cho U mở trong R
và f : U → R. Giả sử f ∈ C 2 (U ) và x0 là cực trị của f . Khi đó:
i) Nếu f 00 (x0 ) > 0 thì f đạt cực tiểu tại x0 .
ii) Nếu f 00 (x0 ) < 0 thì f đạt cực đại tại x0 .
iii) Nếu f 00 (x0 ) = 0 thì chưa kết luận được về cực trị của f tại x0 .

Chứng minh. Ta chứng minh i). Nếu f 00 (x0 ) > 0, vì f 00 liên tục tại x0 nên
tồn tại lân cận V ⊂ U của x0 sao cho

f 00 (x) > 0, ∀x ∈ V.

Với mọi x ∈ V , sử dụng công thức Taylor tại x0 , ta có:


1
f (x) = f (x0 ) + f 0 (x0 )(x − x0 ) + f 00 (c)(x − x0 )2 ,
2
với c nằm giữa x0 và x. Vì x0 là cực trị của f nên f 0 (x0 ) = 0, ta được:
1
f (x) − f (x0 ) = f 00 (c)(x − x0 )2 ≥ 0.
2
Vậy x0 là điểm cực tiểu của f .
Dưới đây là ví dụ trong trường hợp f 00 (x0 ) = 0 thì chưa kết luận về cực
trị tại x0 .
Ví dụ 2.3.5. Xét hai hàm f (x) = x3 và g(x) = x4 . Ta thấy f 00 (0) =
g 00 (0) = 0 nhưng f không đạt cực trị tại x0 = 0 nhưng hàm g đạt cực tiểu
tại x0 = 0.

38
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Trong trường hợp hàm nhiều biến, ta cố gắng xây dựng điều kiện đủ
dựa trên ý tưởng của chứng minh trên. Giả sử x0 thỏa ∇f (x0 ) = 0, sử
dụng công thức Taylor tại x0 , tồn tại θ ∈ (0, 1) sao cho
n
1 X ∂ 2f
f (x0 + h) − f (x0 ) = (x0 + θh).hi hj
2 i,j=1 ∂xj ∂xi

Tương tự trường hợp hàm một biến, vì tính liên tục của các đạo hàm riêng
cấp 2 của hàm f , ta có thể tin rằng hàm f đạt cực tiểu tại x0 nếu
n
X ∂ 2f
(x0 ).hi hj > 0, ∀h 6= 0Rn .
i,j=1
∂x j ∂x i

Từ ý tưởng trên, người ta thấy rằng để xác định cực trị của hàm f tại x0 ,
ta sẽ khảo sát dạng toàn phương với ma trận tương ứng là ma trận các
đạo hàm riêng bậc hai (gọi là ma trận Hess) của hàm f .

Cho U mở trong Rn , f : U → R, f ∈ C 2 (U ) (ở đây ta ký hiệu C 2 (U ) là


tập hợp các hàm có các đạo hàm riêng cấp ≤ 2 liên tục trên U ) và x0 ∈ U .
Xét ma trận Hess A của hàm f tại x0 :
∂ 2f
A = (aij ), với aij = (x0 ).
∂xj ∂xi

Chú ý rằng vì f ∈ C 2 (U ) nên A là ma trận đối xứng, vuông cấp n. Với


u = (u1 , u2 , ..., un ) ∈ Rn , ta xét ánh xạ
n
X
A(u) = aij ui uj .
i,j=1

Khi đó, A(u) được gọi là dạng toàn phương liên kết với f tại x0 .

Dưới đây là một số định nghĩa liên quan đến dạng toàn phương.
Định nghĩa 2.3.6. Cho A(u) là dạng toàn phương trên Rn . Khi đó:
i) A(u) được gọi là xác định dương nếu A(u) > 0, ∀u 6= 0Rn .
ii) A(u) được gọi là xác định âm nếu A(u) < 0, ∀u 6= 0Rn .
iii) A(u) được gọi là không xác định nếu có u, u0 ∈ Rn sao cho A(u) > 0
và A(u0 ) < 0.
39
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

iv) A(u) được gọi là nửa xác định dương nếu A(u) ≥ 0, ∀u ∈ 0Rn và có
u0 6= 0Rn sao cho A(u0 ) = 0.
v) A(u) được gọi là nửa xác định âm nếu A(u) ≤ 0, ∀u ∈ 0Rn và có
u0 6= 0Rn sao cho A(u0 ) = 0.

Định lý 2.3.7 (Điều kiện cần cho hàm nhiều biến). Cho U mở trong
Rn , f : U → R, f ∈ C 2 (U ) và x0 là điểm dừng của f . Gọi A là ma
trận Hess của f tại x0 . Khi đó:
i) Nếu A(u) là dạng toàn phương xác định dương thì f đạt cực tiểu
tại x0 .
ii) Nếu A(u) là dạng toàn phương xác định âm thì f đạt cực đại tại
x0 .
iii) Nếu A(u) là dạng toàn phương không xác định thì f không đạt cực
trị tại x0 .
iv) Nếu A(u) là dạng toàn phương nửa xác định dương hoặc nửa xác
định âm thì chưa thể kết luận về cực trị của f tại x0 .

Chứng minh. Ta chứng minh i), các kết quả còn lại chứng minh tương
tự. Dùng công thức Taylor của f tại x0 , ta được:
n
1 X ∂ 2f
f (x0 + h) − f (x0 ) = (x0 + θh).hi hj
2 i,j=1 ∂xj ∂xi
n 
∂ 2f ∂ 2f

1 1X
= A(h) + (x0 + θh) − (x0 ) hi hj . (2.3)
2 2 i,j=1 ∂xj ∂xi ∂xj ∂xi

Xét mặt cầu đơn vị S = {u ∈ Rn : kuk = 1}. Với u ∈ S, thay h = tu


trong (2.3) với t đủ nhỏ, ta có:
t2
f (x0 + tu) − f (x0 ) = [A(u) + ϕ(tu)] ,
2
trong đó
n 
∂ 2f ∂ 2f
X 
ϕ(tu) = (x0 + tθu) − (x0 ) ui uj .
i,j=1
∂x j ∂x i ∂x j ∂x i

40
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Do A(u) là dạng toàn phương xác định dương và liên tục trên tập S
đóng và bị chặn nên A đạt giá trị nhỏ nhất trên S. Tức là tồn tại số

m = min{A(u), u ∈ S} > 0.

Chú ý rằng f có các đạo hàm riêng bậc 2 liên tục nên lim ϕ(tu) = 0.
t→0
m
Do đó, tồn tại δ > 0 sao cho với |t| < δ thì |ϕ(tu)| < , ∀u ∈ S. Suy
2
ra:
t2 m
f (x0 + tu) − f (x0 ) > , ∀u ∈ S.
4
Vậy f đạt cực tiểu tại x0 .

Theo định lý trên, việc khảo sát cực trị của hàm nhiều biến trở thành
khảo sát dạng toàn phương ứng với ma trận Hess. Định lý dưới đây đưa
ra các tiêu chuẩn đại số để khảo sát tính chất của dạng toàn phương.

Định lý 2.3.8 (Định lý Sylvester). Cho A(u) là dạng toàn phương có


ma trận biểu diễn A = (aij ). Ta xét các định thức con trên đường chéo
chính:
a11 a12
∆1 = a11 , ∆2 = , ..., ∆n = det A.
a21 a22
Khi đó, xảy ra một trong các trường hợp sau:
i) Nếu ∆i > 0 với mọi i = 1, 2, ..., n thì A(u) xác định dương.
ii) Nếu (−1)i ∆i > 0 với mọi i = 1, 2, ..., n thì A(u) xác định âm.
iii) Nếu ∆i ≥ 0 với mọi i = 1, 2, ..., n và tồn tại i0 sao cho ∆i0 = 0 thì
A(u) nửa xác định dương.
iv) Nếu (−1)i ∆i ≥ 0 với mọi i = 1, 2, ..., n và tồn tại i0 sao cho ∆i0 = 0
thì A(u) nửa xác định âm.
v) Trường hợp khác thì A(u) không xác định.

Chứng minh. Định lý này được chứng minh trong học phần Đại số tuyến
tính.

41
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Để thuận lợi trong việc sử dụng định lý này, sinh viên có thể viết cụ thể
kết quả trong trường hợp hàm 2 biến.
Ví dụ 2.3.9. Khảo sát cực trị của các hàm số sau:
a) f (x, y) = x4 + y 4 − x2 − 2xy − y 2 .
b) f (x, y, z) = x3 + xy + y 2 − 2xz + 2z 2 + 3y − 1.
c) f (x, y, z) = sin x + sin y + sin z − sin(x + y + z) trên miền
U = (x, y, z) ∈ R3 : 0 < x, y, z < π .


Lời giải câu a): Tọa độ điểm dừng là nghiệm của hệ phương trình:
∂f

(

 = 0 4x3 − 2x − 2y = 0
∂x ⇔ .
∂f 4y 3 − 2y − 2x = 0

 = 0
∂y
Giải hệ phương trình này, ta thấy hàm số có 3 điểm dừng: (0, 0), (1, 1)
và (−1, −1).

Ma trận Hess ứng với hàm f có dạng:


 2
∂ 2f

∂ f
2
 
 ∂x2 ∂y∂x  12x − 2 −2
A=  ∂ 2f
= .
∂ 2f  −2 12y 2 − 2
∂x∂y ∂y 2
Từ đó suy ra các đại lượng

∆1 = 12x2 − 2, ∆2 = (12x2 − 2)(12y 2 − 2) − 4.

Tại hai điểm dừng (1, 1) và (−1, −1), ta có ∆1 = 10 > 0 và


∆2 = 96 > 0 nên A là dạng toàn phương xác định dương. Do đó hàm
f đại cực tiểu tại (1, 1) và (−1, −1).

Tại điểm dừng (0, 0), ta thấy ∆1 = −2 < 0 và ∆2 = 0 nên A là dạng


toàn phương nửa xác định âm. Với mọi n > 1, ta thấy:
     
1 1 2 1 1 1 2
f , = 2 − 2 < 0 và f , − = > 0.
n n n n2 n n n4

42
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Điều này chứng tỏ trong bất kỳ lân cận nào của điểm (0, 0), ta luôn tìm
được hai điểm để f đổi dấu, tức là tồn tại (x1 , y1 ) và (x2 , y2 ) sao cho

f (x1 , y1 ) < 0 = f (0, 0) < f (x2 , y2 ).

Do đó, theo định nghĩa, hàm f không đạt cực trị tại (0, 0).

2.3.2 Cực trị địa phương có điều kiện


Định nghĩa 2.3.10. Cho U mở trong Rn , f : U → R, ϕ : U → R. Đặt

V = {x ∈ U : ϕ(x) = 0}.

Ta nói f đạt cực đại địa phương tại x0 ∈ V với ràng buộc ϕ(x) = 0 nếu
tồn tại r > 0 sao cho

f (x) ≤ f (x0 ), ∀x ∈ B(x, r) ∩ V.

Ta nói f đạt cực tiểu địa phương tại x0 ∈ V với ràng buộc ϕ(x) = 0 nếu
tồn tại r > 0 sao cho

f (x) ≥ f (x0 ), ∀x ∈ B(x, r) ∩ V.

Định lý 2.3.11 (Điều kiện cần - Định lý nhân tử Lagrange). Giả sử các
đạo hàm riêng của f tồn tại, f đạt cực trị tại x0 với ràng buộc ϕ(x) = 0
và ∇ϕ(x0 ) 6= 0Rn . Khi đó, tồn tại số thực λ sao cho

∇f (x0 ) = λ∇ϕ(x0 ).

Chứng minh. Ta mô tả ý tưởng chứng minh của định lý nhân tử Lagrange.


Giả sử f đạt cực trị tại x0 và ∇ϕ(x0 ) 6= 0Rn . Khi đó, với mọi đường cong
khả vi x = γ(t) nằm trọn trên mặt cong ϕ(x) = 0 thỏa γ(0) = x0 , hàm số
g(t) = f (γ(t)) đạt cực trị tại t = 0. Suy ra

0 = g 0 (0) = h∇f (γ(0)), γ 0 (0)i = h∇f (x0 ), γ 0 (0)i.

Do đó, ∇f (x0 ) luôn vuông góc với tiếp tuyến của đường cong x = γ(t) tại
γ(0) = x0 . Suy ra ∇f (x0 ) vuông góc với mặt phẳng tiếp xúc của mặt cong
ϕ(x) = 0 tại x0 . Vậy ∇f (x0 ) phải cùng phương với vector ∇ϕ(x0 ).
Ta xét hàm Lagrange L(x, λ) := f (x) − λϕ(x). Khi đó biểu thức trong
định lý trên có thể viết lại ∇x L(x0 , λ) = 0. Nghĩa là điểm (x0 , λ) là điểm

43
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

dừng của hàm Lagrange.

Định lý sau đây đưa ra một điều kiện đủ để hàm f đạt cực trị có điều
kiện. Ta công nhận định lý này.
Định lý 2.3.12 (Điều kiện đủ). Cho U mở trong Rn , f : U → R, ϕ :
U → R thỏa f, ϕ ∈ C 2 (U ). Giả sử (x0 , λ0 ) là điểm dừng của hàm Lagrange
L(x, λ) và ∇ϕ(x0 ) 6= 0. Xét dạng toàn phương
n  2 
X ∂ L(x, λ0 )
A(u) = (x0 ) ui uj ,
i,j=1
∂x j ∂x i

với u = (u1 , u2 , ..., un ) ∈ Rn thỏa điều kiện h∇ϕ(x0 ), ui = 0. Khi đó,


i) Nếu A(u) là dạng toàn phương xác định dương thì f đạt cực tiểu tại
x0 với ràng buộc ϕ(x) = 0.
ii) Nếu A(u) là dạng toàn phương xác định âm thì f đạt cực đại tại x0
với ràng buộc ϕ(x) = 0.
iii) Nếu A(u) là dạng toàn phương không xác định thì f không đạt cực trị
tại x0 với ràng buộc ϕ(x) = 0.
iv) Nếu A(u) là dạng toàn phương nửa xác định dương hoặc nửa xác định
âm thì chưa có kết luận về cực trị của f tại x0 với ràng buộc ϕ(x) = 0.
Ví dụ 2.3.13.
a) Tìm cực trị của hàm số f (x, y) = 2x + y trên đường tròn x2 + y 2 = 5.
b) Tìm cực trị của hàm số f (x, y, z) = x2 + y 2 + z 2 trên mặt cong xác
định bởi x2 + 2y 2 − z 2 − 1 = 0.

Lời giải câu a): Đặt ϕ(x, y) = x2 + y 2 − 5 và xét hàm Lagrange

L(x, y, λ) = f (x, y) − λϕ(x, y) = 2x + y − λ(x2 + y 2 − 5).

Điểm dừng của L là nghiệm của hệ phương trình



∂L
(x, y, λ) = 0

 
2 − 2λx = 0


 ∂x
 ∂L 
(x, y, λ) = 0 ⇔ 1 − 2λy = 0 .
 ∂y 
 2
∂L x + y2 = 5



 (x, y, λ) = 0

∂λ

44
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

 
1
Giải hệ phương trình, ta suy ra L có hai điểm dừng lần lượt là 2, 1,
  2
1
và −2, −1, − . Xét dạng toàn phương
2
∂ 2L 2 ∂ 2L ∂ 2L 2
A(u, v) = 2
u + uv + 2 v = −2λ(u2 + v 2 ),
∂x ∂x∂y ∂y
với điều kiện h∇ϕ(x, y), (u, v)i = 0 ⇔ 2xu + 2yv = 0.

Xét dạng toàn phương tại hai điểm dừng tìm được, ta kết luận hàm f
đạt cực đại tại (2, 1) và đạt cực tiểu tại (−2, −1) với điều kiện x2 +y 2 = 5.

2.3.3 Giá trị lớn nhất và nhỏ nhất


Cho U mở, bị chặn trong Rn và f : U → R. Giả sử biên của tập U
(ký hiệu là ∂U , được định nghĩa bởi ∂U = U \ U ) xác định bởi mặt cong
ϕ(x) = 0, tức là
∂U = {x ∈ Rn : ϕ(x) = 0} .
Ta biết rằng f đạt giá trị lớn nhất trên U . Giả sử

f (x0 ) = max{f (x), x ∈ U }.

Khi đó, xảy ra một trong hai trường hợp sau đây:
• Nếu x0 ∈ U thì f đạt cực trị không điều kiện tại x0 .
• Nếu x0 ∈ ∂U thì f đạt cực trị với ràng buộc ϕ(x) = 0 tại x0 .
Như vậy hàm f chỉ có thể đạt giá trị lớn nhất tại các điểm cực trị không
điều kiện hoặc cực trị với ràng buộc ϕ(x) = 0 trên U . Do đó, để tìm giá
trị lớn nhất và nhỏ nhất của hàm f trên U , ta chỉ cần so sánh giá trị của
hàm f tại các điểm dừng của f và điểm dừng của hàm Lagrange L trên U .

45
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

BÀI TẬP CHƯƠNG 2

Mục tiêu cơ bản của Chương 2:


• Phát biểu và chứng minh được các định lý trong Mục 2.1, 2.2 và
2.3.1.
• Tính được đạo hàm riêng bậc 1, bậc 2.
• Khảo sát sự khả vi của hàm số (không có tham số và có tham số).

• Áp dụng định nghĩa và các định lý về sự khả vi để giải một số bài


tập tương tự các định lý trong lý thuyết.
• Giải được bài toán tìm cực trị không điều kiện và có điều kiện, bài
toán tìm giá trị lớn nhất và nhỏ nhất trên tập compact.

1. Xét tính khả vi của các hàm số sau tại điểm (0, 0):
p
(a) f (x, y) = |xy|.
 xy
p , nếu (x, y) 6= (0, 0),
x2 + 2y 2
(b) f (x, y) =
0, nếu (x, y) = (0, 0).

1

 x3 + xy  sin , nếu (x, y) 6= (0, 0),
(c) f (x, y) = x2 + y 2
0, nếu (x, y) = (0, 0).

 3 3
 px − y , nếu (x, y) 6= (0, 0),

(d) f (x, y) = x2 + 2y 2

0, nếu (x, y) = (0, 0).
 3 3
 px + y , nếu (x, y) 6= (0, 0),

(e) f (x, y) = x4 + 2y 4

0, nếu (x, y) = (0, 0).
 2
cos x + p x y

, nếu (x, y) 6= (0, 0),
(f) f (x, y) = x2 + 2y 2

1, nếu (x, y) = (0, 0).

46
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến


ex + 1p− cos(xy) ,

nếu (x, y) 6= (0, 0),
(g) f (x, y) = x2 + 2y 2

1, nếu (x, y) = (0, 0).
2. Cho a > 0 và hàm f xác định bởi
sin x + x sin y ,

(x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = (x2 + y 2 )a
0, (x, y) = (0, 0).

1
(a) Xét sự khả vi của f tại (0, 0) trong trường hợp a = .
3
(b) Tìm tất cả các giá trị của a để f khả vi tại (0, 0).
3. Cho a > 0 và hàm f xác định bởi
1

x + y 2 sin , (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = (x2 + y 2 )a
0, (x, y) = (0, 0).

(a) Xét sự khả vi của f tại (0, 0) trong trường hợp a = 1.


(b) Tìm tất cả các giá trị của a để f khả vi trên R2 .
4. Cho f (x, y) = |x2 − y 2 | trên R2 . Xét các tập hợp
U = {(x, y) ∈ R2 : x2 > y 2 },
V = {(x, y) ∈ R2 : x2 < y 2 },
W = {(x, y) ∈ R2 : x2 = y 2 }.
(a) Chứng minh rằng U và V là hai tập mở.
(b) Tính các đạo hàm riêng của f tại mọi (x0 , y0 ) ∈ U ∪ V .
(c) Tính các đạo hàm riêng của f tại mọi (x0 , y0 ) ∈ W .
(d) Xét sự khả vi của f tại mọi (x0 , y0 ) ∈ R2 và tính đạo hàm nếu có.
5. Cho g(x, y) = |y − x2 | trên R2 .
(a) Tính các đạo hàm riêng của g tại mọi (x0 , y0 ) ∈ R2 .
(b) Xét sự khả vi của g tại mọi (x0 , y0 ) ∈ R2 và tính đạo hàm nếu có.
6. Cho f : Rn → R thỏa
f (tx) = tf (x), ∀x ∈ Rn , ∀t ∈ R.
Giả sử f khả vi tại 0Rn . Chứng minh rằng
f (x) = h∇f (0), xi, ∀x ∈ Rn .
47
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

7. Cho U là tập mở trong Rn và f : U → R. Với x ∈ U cố định và


u ∈ Rn \ {0Rn }, ta định nghĩa đạo hàm theo hướng u của f tại x là
đại lượng
f (x + tu) − f (x)
Du f (x) = lim ,
t→0 t
nếu giới hạn tồn tại hữu hạn. Chứng minh rằng nếu f khả vi tại x thì
f có đạo hàm theo mọi hướng tại x.
8. Cho f : R2 → R định bởi:
(
1, nếu |y| ≥ x2 hoặc y = 0,
f (x, y) =
0, nơi khác.

Chứng minh rằng Du f (0, 0) = 0, ∀u 6= 0R2 , nhưng hàm f không liên


tục tại (0, 0).
9. Cho hai hàm số
 2
 xy , nếu (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = x2 + y 4
0, nếu (x, y) = (0, 0).

 3
 xy , nếu (x, y) 6= (0, 0),
g(x, y) = x2 + y 6
0, nếu (x, y) = (0, 0).

(a) Xét tính liên tục của f ,g tại (0, 0).


(b) Cho u = (a, b) ∈ R2 \ {0R2 }, tính Du f (0, 0) và Du g(0, 0).
10. Cho U là tập mở trong Rn , hàm f : U → R và x ∈ U . Xét mối liên hệ
giữa các mệnh đề sau đây:
(a) Hàm f liên tục tại x.
(b) Hàm f có các đạo hàm riêng tại x.
(c) Hàm f có đạo hàm theo mọi hướng tại x.
11. Cho hàm hai biến xác định bởi

1


 1

x2 + y 2 , nếu (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = x2 + y 2 e


0, nếu (x, y) = (0, 0).

Tính các đạo hàm riêng bậc hai của hàm f tại (0, 0).
48
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

12. Cho hàm hai biến xác định bởi



y + x3 sin p 1

, nếu (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = 3
x2 + y 2
0,

nếu (x, y) = (0, 0).

Tính các đạo hàm riêng bậc hai của hàm f tại (0, 0).
13. Tìm cực trị của các hàm hai biến xác định bởi các công thức sau đây:
(a) f (x, y) = x4 + y 4 − x2 − 2xy − y 2 .
(b) f (x, y) = 2x4 + y 4 − x2 − 2y 2 .
1 1
(c) f (x, y) = + − xy.
x y
x2 − y 2
(d) f (x, y) = 2 .
x + y2
(e) f (x, y) = (x − y)(1 − xy).
(f) f (x, y) = x sin y.
1
(g) f (x, y) = x + y − .
xy
(h) f (x, y) = x + y − xey .
(i) f (x, y) = ex (x + y 2 + 2y).
14. Cho hàm hai biến f (x, y) = x2 y 3 (6 − x − y). Xét các tập hợp
U = {(x, y) ∈ R2 : y(6 − x − y) > 0},
V = {(x, y) ∈ R2 : y(6 − x − y) < 0}.
(a) Chứng minh rằng U và V là các tập mở.
(b) Tìm tập hợp tất cả các điểm dừng của hàm f .
(c) Chứng minh f đạt cực trị tại các điểm dừng thuộc U hoặc V .
(d) Chứng minh rằng f không đạt cực trị tại các điểm dừng không
thuộc U và V .
15. Tìm cực trị của các hàm ba biến xác định bởi các công thức sau:
(a) f (x, y, z) = x2 + y 2 + z 2 − 4x + 6y − 2z.
(b) f (x, y, z) = x2 + y 2 + z 2 − xy + x − 2z.
y2 z2 2
(c) f (x, y, z) = x + + + .
4x y z
49
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

16. Chia 1 thành 3 phần sau cho tích của chúng lớn nhất.
17. Tìm diện tích lớn nhất của hình chữ nhật nội tiếp trong elip
x2 y 2
+ = 1.
4 9

18. Tìm cực trị có điều kiện sau:


(a) f (x, y) = x2 + y 2 với điều kiện (x − 1)2 + (y − 1)2 = 2.
x2
(b) f (x, y) = xy với điều kiện + y 2 = 1.
4
(c) f (x, y, z) = x + y + z với điều kiện xyz = 1.
1 1 1
(d) f (x, y, z) = x + y + z với điều kiện + + = 1.
x y z
(e) f (x, y, z) = x − 2y + 5z với điều kiện x2 + y 2 + z 2 = 30.
19. Tìm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất của hàm f trên miền tương
ứng:
(a) f (x, y) = x3 + y 3 − 3xy trong miền

U = {(x, y) ∈ R2 : 0 ≤ x ≤ 2, −1 ≤ y ≤ 2}.

(b) f (x, y) = x2 + y 2 − xy − x − y trong miền

U = {(x, y) ∈ R2 : 0 ≤ x, 0 ≤ y, x + y ≤ 3}.

(c) f (x, y) = xy 2 trong miền

U = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 1}.

(d) f (x, y) = x2 + y 2 − xy + x + y trong miền

U = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 5}.

50
Chương 3

Tích phân bội

3.1 Định nghĩa tích phân bội

3.1.1 Tích phân Riemann trên hộp đóng


a) Hộp trong Rn
Cho a1 , a2 , ..., an và b1 , b2 , ..., bn là các số thực thỏa ai ≤ bi , ∀i = 1, n.
• Tập hợp
B = {(x1 , x2 , ..., xn ) ∈ Rn : ai ≤ xi ≤ bi , ∀i = 1, n}
được gọi là hộp đóng trong Rn . Ngoài ra, ta còn ký hiệu dạng
B = [a1 , b1 ] × [a2 , b2 ] × ... × [an , bn ].
Nếu có chỉ số i sao cho ai = bi thì ta nói hộp B suy biến.
• Thể tích của hộp B là số thực xác định bởi
V (B) = (b1 − a1 )(b2 − a2 )...(Bn − an ).

• Khái niệm hộp mở và thể tích hộp mở được định nghĩa hoàn toàn
tương tự, bằng cách thay dấu ≤ bởi dấu <.
Ví dụ 3.1.1. Trong R, hộp B là đoạn [a, b]. Trong R2 , hộp đóng là hình
chữ nhật, thể tích hộp là diện tích hình chữ nhật.
b) Phân hoạch
• Phân hoạch P của hộp đóng B = [a1 , b1 ] × [a2 , b2 ] × ... × [an , bn ] là một
bộ gồm n phân hoạch P1 , P2 , ..., Pn của các đoạn [a1 , b1 ], [a2 , b2 ], ...,
[an , bn ] trong R tương ứng. Nghĩa là, với mỗi i = 1, 2, ..., n,
Pi = {xi0 , xi1 , ..., xiki }, với xi0 = ai < xi1 < ... < xiki = bi .
Khi đó P = P1 × P2 × ... × Pn .
51
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

• Đường kính của phân hoạch P là số thực xác định bởi


d(P ) = max xij − xij−1 : i = 1, 2, ..., n, j = 1, 2, ..., ki .


• Phân hoạch P chia hộp đóng B thành K hộp con B1 , B2 , ..., BK . Chú
ý rằng
K
X
V (Bk ) = V (B).
k=1

• Trong mỗi hộp con Bk , ta chọn ra một điểm ck tùy ý,


ck = (ck1 , ck2 , ..., ckn ) ∈ Bk , ∀k = 1, K.
Khi đó, ta có phép chọn C ứng với phân hoạch P .
c) Tổng Riemann
• Cho hàm f : D → R bị chặn và B ⊂ D. Khi đó, tổng Riemann của
hàm f ứng với phân hoạch P và phép chọn C được xác định bởi:
K
X
S(f, P, C) = f (ck )V (Bk ).
k=1

d) Khả tích Riemann


• Hàm f được gọi là khả tích Riemann (gọi tắt là khả tích) trên hộp B
nếu tồn tại số thực I sao cho với mỗi ε > 0 cho trước, tồn tại δ > 0
sao cho với mọi phân hoạch P của hộp B thỏa d(P ) < δ và mọi phép
chọn C, ta đều có
|S(f, P, C) − I| < ε.
Viết một cách đơn giản:
lim S(f, P, C) = I, với mọi phép chọn C.
d(P )→0

Khi đó, I được gọi là tích phân Riemann của f trên B, ký hiệu là
Z Z
I= f (x)dx = f (x1 , x2 , ..., xn )d(x1 , x2 , ..., xn ).
B B

Ví dụ 3.1.2.
Z
i) Nếu f (x) = α, ∀x ∈ B với α là hằng số thì f (x)dx = αV (B).
B

52
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

ii) Xét hàm số f xác định bởi


(
1, nếu x ∈ Qn ,
f (x) =
0, nếux ∈ Rn \ Qn .

Khi đó hàm f không khả tích trên hộp B có thể tích dương bất kỳ.

Chứng minh. Xét hộp B có thể tích dương với phân hoạch P bất kỳ.
Biết rằng giữa hai số thực bất kỳ luôn tồn tại số hữu tỉ và vô tỉ, do đó
trên mỗi hộp con Bk , ta có thể chọn được

ck ∈ Bk ∩ Qn , ek ∈ Bk ∩ (Rn \ Qn ).

Ta được 2 phép chọn C và E tương ứng. Khi đó, với chú ý rằng f (ck ) = 1
và f (ek ) = 0, ta suy ra được
K
X K
X
S(f, P, C) = f (ck )V (Bk ) = V (Bk ) = V (B) > 0,
k=1 k=1

K
X
S(f, P, E) = f (ek )V (Bk ) = 0.
k=1

Nghĩa là ta có hai phép chọn sao cho tổng Riemann lần lượt nhận hai
giá trị khác nhau. Do đó giới hạn lim S(f, P, C) không tồn tại. Vậy
d(P )→0
hàm f không khả tích trên bất kỳ hộp nào có thể tích dương của Rn .

Sử dụng định nghĩa tích phân bội trên hộp đóng, ta có thể dễ dàng
chứng minh các tính chất sau đây. Phương pháp chứng minh hoàn toàn
tương tự như trong giải tích các hàm một biến.
Định lý 3.1.3. Cho hai hàm f, g khả tích trên hộp đóng B. Khi đó, các
mệnh đề sau đúng:
i) Với mọi α, β ∈ R, ta có:
Z Z Z
(αf (x) + βg(x))dx = α f (x)dx + β g(x)dx.
B B B
Z Z
ii) Nếu f (x) ≤ g(x), ∀x ∈ B thì f (x)dx ≤ g(x)dx.
B B

53
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

iii) Nếu m ≤ f (x) ≤ M, ∀x ∈ B thì


Z
mV (B) ≤ f (x)dx ≤ M V (B).
B
Z
1
Nếu V (B) > 0, ta gọi đại lượng f B = f (x)dx là trung bình tích
V (B) B
phân của hàm f trên hộp B.
Định lý 3.1.4. Các mệnh đề sau đây đúng:
i) Hàm khả tích trên hộp đóng B thì bị chặn trên B.
ii) Hàm liên tục trên hộp đóng B thì khả tích trên B.

3.1.2 Tích phân trên miền bị chặn


Cho miền D ⊂ Rn bị chặn và hàm f xác định trên D. Do D bị chặn
nên tồn tại hộp đóng B ⊃ D. Xét hàm
(
f (x), x ∈ D,
F (x) =
0, x ∈ B \ D.

Định nghĩa 3.1.5. Khi đó, ta nói f khả tích trên D nếu F khả tích trên
B và định nghĩa Z Z
f (x)dx = F (x)dx.
D B

Sinh viên có thể dễ dàng Z kiểm tra tính hợp lý của Định nghĩa 3.1.5,
tức là giá trị của tích phân F (x)dx không phụ thuộc vào cách chọn hộp
B
đóng B chứa D.
Định lý 3.1.6. Các Định lý 3.1.3 và 3.1.4 vẫn đúng nếu ta thay hộp đóng
B bởi tập bị chặn D.
Định nghĩa 3.1.7. Cho miền D bị chặn trong Rn . Thể tích miền D được
định nghĩa như sau:
Z
i) Đại lượng V (D) = 1dx gọi là thể tích của miền D.
D

ii) D được gọi là có thể tích 0 nếu V (D) = 0.


Sử dụng các định nghĩa trên, ta có thể chứng minh được một số tính
chất liên quan đến các tập có thể tích 0, trong các định lý dưới đây.
54
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Định lý 3.1.8. Cho D ⊂ Rn là tập có thể tích 0. Các mệnh đề sau đúng.
i) V (U ) = 0, ∀U ⊂ D.
ii) Với mọi tập A bị chặn trong Rn , ta có:

V (A ∪ D) = V (A \ D) = V (A).
Z
iii) Hàm f xác định và bị chặn trên D sẽ khả tích trên D và f (x)dx = 0.
D

Định lý 3.1.9. Cho D1 , D2 bị chặn trong Rn thỏa V (D1 ∩ D2 ) = 0. Giả


sử f khả tích trên D1 và D2 . Khi đó, f khả tích trên D1 ∪ D2 và
Z Z Z
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
D1 ∪D2 D1 D2

Chứng minh. Xét các hàm


(
f (x), x ∈ D1 ,
f1 (x) =
0, x 6∈ D1 ,
(
f (x), x ∈ D2 ,
f2 (x) =
0, x 6∈ D2 ,
(
f (x), x ∈ D1 ∩ D2 ,
f3 (x) =
0, x∈6 D1 ∩ D2 ,
(
f (x), x ∈ D1 ∪ D2 ,
g(x) = f1 (x) + f2 (x) − f3 (x) =
0, x 6∈ D1 ∪ D2 .
Khi đó, ta có:
Z Z
f (x)dx = g(x)dx
D1 ∪D2 D1 ∪D2
Z Z Z
= f1 (x)dx + f2 (x)dx − f3 (x)dx
D1 ∪D2 D1 ∪D2 D1 ∪D2
Z Z Z
= f (x)dx + f (x)dx − f (x)dx.
D1 D2 D1 ∩D2
Z
Do V (D1 ∩ D2 ) = 0 nên theo Định lý 3.1.8, ta có f (x)dx = 0. Từ
D1 ∩D2
đây suy ra điều phải chứng minh.
55
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Định lý 3.1.10. Cho D bị chặn trong Rn và f bị chặn trên D. Nếu f liên


tục trên D, ngoại trừ tập có thể tích 0, thì f khả tích trên D.
Chứng minh. Theo giả thiết, tồn tại tập U ⊂ D sao cho f liên tục trên U
và V (D \ U ) = 0. Do f bị chặn trên tập D \ U có thể tích 0 nên khả tích
trên D \ U . Ngoài ra, f liên tục trên U nên khả tích trên U . Theo Định lý
3.1.9, suy ra f khả tích trên D.

3.2 Dùng tích phân lặp để tính tích phân bội

3.2.1 Định nghĩa tích phân lặp


Để thuận tiện trong việc mô tả tích phân lặp, ta chỉ xét trường hợp hàm
hai biến, trường hợp hàm nhiều hơn hai biến được định nghĩa và khảo sát
hoàn toàn tương tự.

Cho f là hàm hai biến xác định trên B = [a, b] × [c, d]. Giả sử rằng với
mỗi y ∈ [c, d], hàm fy : [a, b] → R, x 7→ fy (x) = f (x, y) khả tích trên [a, b].
Z b
Xét hàm F : [c, d] → R xác định bởi F (y) = f (x, y)dx. Nếu F khả
a
tích trên [c, d] thì tích phân
Z d Z d Z b 
I1 = F (y)dy = f (x, y)dx dy.
c c a

được gọi là tích phân lặp của f trên hộp B. Để thuận tiện, người ta thường
viết tích phân lặp trên dưới dạng
Z d Z b
I1 = dy f (x, y)dx.
c a

Với cách định nghĩa tương tự, một tích phân lặp khác của f trên B là
Z b Z d Z b Z d 
I2 = dy f (x, y)dx = f (x, y)dy dx.
a c a c

Mối liên hệ giữa tích phân lặp và tích phân bội được thể hiện trong định
lý Fubini dưới đây.

56
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Định lý 3.2.1 (Fubini). Giả sử f khả tích trên hộp B = [a, b] × [c, d] và
Z b
tích phân F (y) = f (x, y)dx tồn tại với mọi y ∈ [c, d]. Khi đó, hàm
a
F khả tích trên [c, d] và
Z d Z
F (y)dy = f (x, y)d(x, y).
c B

Nói cách khác, khi đó ta có:


Z Z d Z b
f (x, y)d(x, y) = dy f (x, y)dx.
B c a

Hệ quả 3.2.2. Nếu f liên tục trên hộp B = [a, b] × [c, d] thì
Z Z d Z b Z b Z d
f (x, y)d(x, y) = dy f (x, y)dx = dx f (x, y)dy.
B c a a c

Hệ quả 3.2.3. Giả sử g và h là các hàm một biến, lần lượt liên tục trên
[a, b] và [c, d]. Khi đó
Z Z b Z d
g(x)h(y) d(x, y) = g(x) dx. h(y) dy.
[a,b]×[c,d] a c

Ví dụ 3.2.4. Tính các tính phân bội sau:


Z
a) I = sin x cos y d(x, y), với B = [1, π/2] × [0, π/2].
B
Z
b) I = y sin(xy) d(x, y), với B = [1, 2] × [0, π].
B

3.2.2 Phương pháp tính tích phân bội cơ bản


Định lý Fubini có những dạng tổng quát để tính được tích phân bội trên
các miền phức tạp hơn miền có dạng hộp đóng. Dưới đây là một số miền
có thể áp dụng được định lý Fubini tổng quát.

Giả sử hàm f khả tích trên miền bị chặn D ⊂ R2 , trong đó D là một


trong các miền sau:

57
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

a) Miền dạng 1:

D = (x, y) ∈ R2 : a ≤ x ≤ b, ϕ1 (x) ≤ y ≤ ϕ2 (x) ,




trong đó ϕ1 , ϕ2 là các hàm một biến liên tục trên [a, b]. Khi đó:
Z Z b Z ϕ2 (x)
f (x, y)d(x, y) = dx f (x, y)dy.
D a ϕ1 (x)

b) Miền dạng 2:

D = (x, y) ∈ R2 : c ≤ y ≤ d, ψ1 (y) ≤ x ≤ ψ2 (y) ,




trong đó ψ1 , ψ2 là các hàm một biến liên tục trên [c, d]. Khi đó:
Z Z d Z ψ2 (y)
f (x, y)d(x, y) = dy f (x, y)dx.
D c ψ1 (y)

c) Ngoài ra, D còn có thể là hợp của các miền dạng 1 và dạng 2. Chẳng
hạn, giả sử D = D1 ∪ D2 , trong đó V (D1 ∩ D2 ) = 0 và D1 , D2 lần lượt là
các miền dạng 1 và dạng 2. Khi đó
Z Z Z
f (x, y)d(x, y) = f (x, y)d(x, y) + f (x, y)d(x, y).
D D1 D2
Z
Ví dụ 3.2.5. Tính tích phân I = f (x, y)d(x, y) với
D

a) f (x, y) = x + 2y và D giới hạn bởi y = 2x2 , y = 1 + x2 .


b) f (x, y) = xy và D giới hạn bởi y = x − 1, y 2 = 2x + 6.
Z 1 Z y
2
Ví dụ 3.2.6. Tính tích phân lặp I = dy e−(x−1) dx.
0 0

Ví dụ 3.2.7. Sinh viên hãy viết công thức tính tích phân bội 3 trên các
miền có dạng tương tự như trên.

58
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

3.3 Phép đổi biến trong tích phân bội

3.3.1 Phép đổi biến tổng quát


Cho hàm f liên tục trên miền bị chặn D ⊂ R2 . Giả sử ánh xạ ϕ =
(ϕ1 , ϕ2 ) : Duv → D, (u, v) 7→ (x, y) = ϕ(u, v) là một song ánh. Ta nói ϕ
là một phép đổi biến, và thường viết đơn giản như sau:

Xét phép đổi biến:


(
x = ϕ1 (u, v),
(u, v) ∈ Duv .
y = ϕ2 (u, v),
Giả sử thêm rằng:
i) ϕ1 , ϕ2 ∈ C 1 (Duv ) (nghĩa là ϕ1 , ϕ2 là các hàm liên tục và có đạo hàm
riêng liên tục trên Duv ).
ii) Ma trận Jacobi không suy biến, tức là
det J 6= 0, ∀(u, v) ∈ Duv ,
trong đó ma trận Jacobi xác định bởi
∂ϕ1 ∂ϕ1
 

J =  ∂u ∂v  .
 
∂ϕ2 ∂ϕ2
∂u ∂v

Khi đó, ta có công thức đổi biến trong tích phân bội như sau:
Z Z
f (x, y) d(x, y) = f (ϕ1 (u, v), ϕ2 (u, v)).| det J| d(u, v).
D Duv

Chú ý rằng nếu ta xét phép đổi biến


(
u = ψ1 (x, y),
v = ψ2 (x, y),
thì nghịch đảo của ma trận Jacobi cho bởi công thức
 
∂ψ1 ∂ψ1
 ∂x ∂y 
J −1 = 
 ∂ψ2 ∂ψ2  ,

∂x ∂y
59
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

1
và khi đó det J = .
det J −1

Z
Ví dụ 3.3.1. Tính tích phân (2x2 − y 2 )d(x, y), trong đó
D

D = (x, y) ∈ R2 : 1 ≤ xy ≤ 4, x ≤ y ≤ 3x, x > 0 .




Lời giải: Xét phép đổi biến


(
u = xy,
y (x, y) ∈ D.
v= ,
x
Khi đó (x, y) ∈ D ⇐⇒ (u, v) ∈ Duv = [1, 4] × [1, 3].

Nghịch đảo của ma trận Jacobi xác định bởi


 
y x
J −1 =  y 1  ,
 
− 2
x x
2y 1
nên det J −1 = = 2v 6= 0, ∀(u, v) ∈ Duv . Suy ra det J = .
x 2v
u
Để ý rằng từ công thức đổi biến, ta có y 2 = uv và x2 = . Thay vào
v
công thức đổi biến tích phân, ta được
Z Z  
2u 1
(2x2 − y 2 ) d(x, y) = − uv d(u, v)
D Duv v 2v
Z 4 Z 3 
1 1
= udu 2
− dv
1 1 v 2
5
=− .
2


Ví dụ 3.3.2. Sinh viên hãy viết công thức đổi biến cho trường hợp tích
phân bội ba.

60
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

3.3.2 Đổi biến trong tọa độ cực

Xét công thức đổi biến trong tọa độ cực:


(
x = r cos ϕ,
y = r sin ϕ,

trong đó (x, y) ∈ D ⇐⇒ (r, ϕ) ∈ Drϕ . Khi đó, ma trận Jacobi cho bởi
công thức  
cos ϕ −r sin ϕ
J= .
sin ϕ r cos ϕ
Dẫn đến det J = r. Do đó, ta có công thức:

Z Z
f (x, y) d(x, y) = rf (r cos ϕ, r sin ϕ) d(r, ϕ).
D Drϕ

Z
Ví dụ 3.3.3. Tính tích phân I = f (x, y) d(x, y) với
D

a) f (x, y) = x2 − y 2 và D = {(x, y) ∈ R2 : 1 ≤ x2 + y 2 ≤ 4}.


p
b) f (x, y) = x2 + y 2 và D = {(x, y) ∈ R2 : 1 ≤ x2 + y 2 ≤ 4, y ≥ 0}.

3.3.3 Đổi biến trong tọa độ trụ

Xét công thức đổi biến trong tọa độ trụ:



x = r cos ϕ,

y = r sin ϕ,

z = z.

Khi đó, det J = r nên ta có công thức:


Z Z
f (x, y, z) d(x, y, z) = rf (r cos ϕ, r sin ϕ, z) d(r, ϕ, z).
D Drϕz

61
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

3.3.4 Đổi biến trong tọa độ cầu

Xét công thức đổi biến trong tọa độ trụ:



x = r sin θ cos ϕ,

y = r sin θ sin ϕ,

z = r cos θ.

Khi đó, det J = r2 sin θ. Chú ý rằng θ ∈ [0, π] nên ta luôn có

det J = r2 sin θ ≥ 0.

Do đó ta có công thức:
Z
f (x, y, z) d(x, y, z)
D Z
= r2 sin θf (r sin θ cos ϕ, r sin θ sin ϕ, r cos θ) d(r, ϕ, θ).
Drϕθ

62
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

BÀI TẬP CHƯƠNG 3

Mục tiêu cơ bản của Chương 3:


• Hiểu được cách xây dựng định nghĩa tích phân.
• Tính một số tích phân đơn giản bằng định nghĩa.
• Tính được tích phân bội bằng các phương pháp đổi biến, đặc biệt
là đổi biến trong tọa độ cực, tọa độ trụ và tọa độ cầu.

1. Đổi thứ tự lấy tích phân của các tích phân lặp sau đây:
Z1 4−2x
Z
(a) I = f (x, y) dy dx.
0 2
Z 2
Z1 1−x
(b) I = f (x, y) dy dx.
0 0
Z1 Z1
(c) I = f (x, y) dx dy.

0 y
2

Z1 1+ Z 1−y
(d) I = f (x, y) dx dy.
0 2−y

Z2 Z 2x
(e) I = f (x, y) dy dx.

0 2x−x2

Z1 Z1
2
2. Tính tích phân lặp sau đây: I = xey dy dx.
0 x2

3. Tính diện tích miền D giới hạn bởi các đường:


(a) x = 4y − y 2 ; và x + y = 6.
(b) xy = 1; xy = 2; y = x; và y = 3x.

63
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

4. Tính các tích phân kép sau:



Z
(a) I = y ln x d(x, y), D giới hạn bởi: xy = 1; y = x; x = 2.
D
Z p
(b) I = x d(x, y), D giới hạn bởi: x = 2 − y 2 ; y = x; y = 0.
D
Z
(c) I = x2 (y − x) d(x, y), D giới hạn bởi y = x2 và x = y 2 .
D
Z
|x + y| d(x, y), D = (x, y) ∈ R2 : |x| ≤ 1, |y| ≤ 1 .

(d) I =
ZD p
|y − x2 | d(x, y), D = (x, y) ∈ R2 : |x| ≤ 1, 0 ≤ y ≤ 1 .

(e) I =
D

5. Tính các tích phân kép sau:


Z
2
(a) I = p d(x, y), D giới hạn bởi: x2 + y 2 ≤ 1.
1+x +y2 2
D
Z s
1 − x2 − y 2
(b) I = 2 2
d(x, y), D giới hạn bởi x2 + y 2 ≤ 1.
1+x +y
D
p
sin x2 + y 2 π2 2
Z
2 2
(c) I = p d(x, y), D giới hạn bởi: x + y = ; x +
x2 + y 2 4
D
2 2
y = πZ.
p
(d) I = x2 + y 2 d(x, y), D là phần nằm trong góc phần tư thứ
D
nhất của
Z p hình tròn x2 + y 2 ≤ a2 .
(e) I = 2x − x2 − y 2 d(x, y), D giới hạn bởi x2 − 2x + y 2 ≤ 0.
D
Z
(f) I = xy d(x, y), D giới hạn bởi (x − 2)2 + y 2 ≤ 1.
D

6. Tính các tích phân kép sau:


Z
(a) I = (x + y) d(x, y), D giới hạn bởi x2 + y 2 = 2x + 2y.
D

64
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

x2
Z  
(b) I = 1− 2 d(x, y), D giới hạn bởi 1 ≤ x2 + y 2 ≤ 2y.
y
D
x2 y 2
Z
2 2
(c) I = |9x − 4y | d(x, y), D giới hạn bởi + ≤ 1.
4 9
D
Z
(d) I = |2x − x2 − y 2 | d(x, y), D giới hạn bởi x2 + y 2 ≤ 2y.
D
Z
(e) I = xy 2 d(x, y), D giới hạn bởi x2 + (y − 1)2 = 1 và x2 + y 2 −
D
4y = 0.
Z
1
(f) I = d(x, y), D giới hạn bởi 4y ≤ x2 + y 2 ≤ 8y và
(x2 + y 2 )2
D √
x≤y≤ 3x.
7. Tính các tích phân ba lớp sau:
Z
(a) I = (x + y) d(x, y, z), D giới hạn bởi các mặt phẳng tọa độ và
D
mặt phẳng x + y + 2z = 2.
Z
2 2
(b) I = (z − 1)ex +y d(x, y, z), D giới hạn bởi z = 0, z = 2 và
D
2 21
x +y = .
Z 4
(c) I = (x2 + y 2 ) d(x, y, z), D giới hạn bởi x2 + y 2 + z 2 ≤ 1 và
D
x + y − z 2 ≤ 0.
2 2
Z
(d) I = z(x2 +y 2 ) d(x, y, z), D giới hạn bởi x2 +y 2 ≤ 1 và 1 ≤ z ≤ 2.
D
Z p
(e) I = z x2 + y 2 d(x, y, z), D giới hạn bởi x2 + y 2 = 2x, z = 0
D
và z = a (a > 0).
Z p
(f) I = y d(x, y, z), D giới hạn bởi y = x2 + z 2 và y = h (h > 0).
D

65
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Z
(g) I = (x2 + y 2 ) d(x, y, z), D giới hạn bởi z = x2 + y 2 , z = 1 và
D
z = 4.Z
p
(h) I = x2 + y 2 + z 2 d(x, y, z), D giới hạn bởi x2 + y 2 + z 2 ≤ z.
D

8. Cho Zhộp đóng B = [a1 , b1 ] × [a2 , b2 ] × ... × [an , bn ]. Tính tích phân
I= f (x)dx trong các trường hợp sau:
B

(a) f (x) = x1 .x2 .....xn , x = (x1 , x2 , ..., xn ).


(b) f (x) = x1 + x2 + ... + xn , x = (x1 , x2 , ..., xn ).
9. Chứng minh rằng nếu hàm f liên tục trên hộp đóng [a, b] × [c, d] thì
Z b
hàm F (y) = f (x, y)dx liên tục trên [c, d].
a

10. Cho tập hợp A xác định như sau:

A = (2−m p, 2−m q) : m ∈ Z+ và p, q là các số nguyên lẻ .




Xét hàm số (
1, nếu (x, y) ∈ A,
f (x, y) =
0, nếu (x, y) ∈
/ A.

(a) Chứng minh rằng hàm f không khả tích trên bất kỳ hình chữ nhật
B = [a, b] × [c, d] nào (a < b, c < d).
(b) Chứng minh hai tích phân lặp của f trên B đều tồn tại.
11. Cho r > 0 và Br = [0, r] × [0, r]. Tính giới hạn sau bằng hai cách
Z
I = lim sin xe−xy d(x, y)
r→+∞ Br

để chứng minh rằng Z +∞


sin x π
= .
0 x 2
12. Cho a > 0, chứng minh rằng
Z +∞
sin ax π
= .
0 x 2

66
Chương 4

Tích phân đường

4.1 Đường cong trong Rn

4.1.1 Định nghĩa


Định nghĩa 4.1.1. Cho I ⊆ R và các hàm số liên tục X1 , X2 , ..., Xn :
I → R. Khi đó, tập hợp

C = {X(t) := (X1 (t), X2 (t), ..., Xn (t)) : t ∈ I}

được gọi là đường cong C với phương trình tham số X = X(t) trong Rn .
Ta nói đường cong C là
• trơn nếu X là hàm khả vi liên tục;
• trơn từng khúc nếu X khả vi liên tục, ngoại trừ một số hữu hạn điểm
trên I;
• kín nếu I = [a, b] và X(a) = X(b).
Với ứng dụng trong các ngành khoa học khác như Vật lý và Cơ học, hai
trường hợp được nghiên cứu phổ biến nhất là khi n = 2 và n = 3.
Ví dụ 4.1.2.
1. Đường cong C có phương trình tham số X(t) = (cos t, sin t), t ∈ [0, 2π]
là đường tròn tâm O bán kính R = 1 trong R2 . Đây là đường cong
kín, trơn.
2. Đường cong C có phương trình tham số X(t) = (sin2 t, sin t cos t, cos t),
t ∈ [0, 2π] là đường cong kín, trơn trong R3 .
3. Đường cong C có phương trình tham số X(t) = (t, t2 ), t ∈ [0, 1] là
parabol y = x2 .

67
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

4.1.2 Độ dài đường cong


Ví dụ 4.1.3. Xét bài toán Vật lý sau đây. Một vật chuyển động từ thời
điểm t = a đến thời điểm t = b với phương trình chuyển động là X =
X(t) ∈ Rn (nghĩa là tại thời điểm t, tọa độ của vật là X(t)). Giả sử rằng
đường cong C với phương trình tham số X = X(t), t ∈ [a, b] trơn. Tính
độ dài quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian từ a tới b.
Lời giải.
Xét phân hoạch P của đoạn [a, b]
P : t0 = a < t1 < ... < tN −1 < tN = b.
Xét tổng tương ứng với độ dài đường gấp khúc
N
X
S(X, P ) = kX(tk ) − X(tk−1 )k .
k=1

Ta thấy rằng độ dài quãng đường S mà vật đi được trong khoảng thời gian
a đến b chính là
S = lim S(X, P ).
d(P )→0

Mặt khác, ta có
N
X X(tk ) − X(tk−1 )
S(X, P ) = (tk − tk−1 ).
tk − tk−1
k=1

Áp dụng định lý Lagrange, ta thu được


N
X N
X
0
min kX (t)k(tk − tk−1 ) ≤ S(X, P ) ≤ max kX 0 (t)k(tk − tk−1 ).
t∈[tk−1 ,tk ] t∈[tk−1 ,tk ]
k=1 k=1

Đặt f (t) = kX 0 (t)k, t ∈ [a, b] thì hàm f khả tích trên [a, b]. Theo định
nghĩa tích phân của hàm f trên [a, b] ta suy ra được
Z b Z b
S = lim S(X, P ) = f (t)dt = kX 0 (t)kdt. 
d(P )→0 a a

Từ bài toán trên ta có công thức tính độ dài đường cong C với phương
trình tham số X = X(t), t ∈ [a, b] như sau:
Z b Z bq
s(C) = kX 0 (t)kdt = [X10 (t)]2 + [X20 (t)]2 + ... + [Xn0 (t)]2 dt.
a a

68
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Ví dụ 4.1.4. Tính độ dài đường cong C có phương trình tham số

X(t) = (a cos3 t, a sin3 t), t ∈ [0, π/2].

4.2 Tích phân đường loại I

4.2.1 Định nghĩa


Cho C là đường cong trơn trong Rn với điểm đầu là A, điểm cuối là B
và hàm f : C → R.
• Gọi P là phân hoạch đường cong C với các điểm chia nối tiếp nhau
A0 = A, A1 , ..., AN = N .
• Ký hiệu sk là độ dài cung Ak−1 Ak .
• Đường kính phân hoạch P là d(P ) = max{sk , k = 1, N }.
• Trên cung Ak−1 Ak chọn điểm ck tùy ý, ta có phép chọn C.
Ta xét tổng:
N
X
S(f, P, C) = f (ck )sk .
k=1

Định nghĩa 4.2.1. Nếu lim S(f, P, C) = I hữu hạn, ta nói I là tích
d(P )→0 Z
phân đường loại I của hàm f trên C và ký hiệu I = f (x)ds.
C

4.2.2 Tính chất


Tính chất 4.2.2. Các tính chất sau đây có thể suy ra trực tiếp từ định
nghĩa.
Z Z
i) αf (x)ds = α f (x)ds.
C C
Z Z Z
ii) (f (x) + g(x))ds = f (x)ds + g(x)ds.
C C C
_
Z Z
iii) C = AB, ta có _ f (x)ds = BA
AB
_ f (x)ds.
Z Z Z
iv)
AB
_ f (x)ds = _
AC
f (x)ds + _ f (x)ds.
CB
69
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Z
v) Nếu f (x) ≥ 0 trên C thì f (x)ds ≥ 0.
C
Z Z

vi) f (x)ds ≤ |f (x)|ds.
C C

vii) Nếu f liên tục trên C thì tồn tại x0 sao cho
Z
f (x)ds = f (x0 )s(C),
C

với s(C) là độ dài cung C.


viii) Nếu C có phương trình tham số X = X(t), t ∈ [a, b] thì ta có:
Z Z b
f (x)ds = f (x).kX 0 (t)k dt.
C a

Ví dụ 4.2.3.
đoạn parabol x = y 2 giữa A(0, 0) và B(1, 1).
1. Cho C là Z
Tính I = xyds.
C

2. Cho C là đường cong có phương trình tham số

X(t) = (sin 2t, sin t cos t, cos t), t ∈ [0, π/2].


Z
Tính I = zds.
C

4.3 Tích phân đường loại II

4.3.1 Định nghĩa và tính chất


Cho C là đường cong trơn trong R2 với điểm đầu là A, điểm cuối là B
và hàm f : C → R.
• Gọi P là phân hoạch đường cong C với các điểm chia nối tiếp nhau
A0 = A, A1 , ..., AN = N .
• Gọi (xk , yk ) là tọa độ của Ak trong R2 .
• Ký hiệu ∆xk = xk − xk−1 và ∆yk = yk − yk−1 .
• Đường kính phân hoạch P là d(P ) = max{|∆xk |, |∆yk |, k = 1, N }.
70
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

• Trên cung Ak−1 Ak chọn điểm ck tùy ý, ta có phép chọn C.


Ta xét tổng:
N
X N
X
Sx (f, P, C) = f (ck )∆xk và Sy (f, P, C) = f (ck )∆yk .
k=1 k=1

Định nghĩa 4.3.1. Nếu lim Sx (f, P, C) = I1 và lim Sy (f, P, C) = I2


d(P )→0 d(P )→0
hữu hạn, ta nói I1 , I2 là các tích phân đường loại II của hàm f trên C đối
với x và y, ta ký hiệu
Z Z
I1 = f (x, y)dx, I2 = f (x, y)dy.
C C

Trong ứng dụng, người ta thường tính tích phân đường loại II theo cả
x và y Z
I= f (x, y)dx + g(x, y)dy.
C

Tính chất 4.3.2. Giả sử đường cong C trơn, cho bởi phương trình tham
số
x = x(t), y = y(t), t ∈ [a, b].
i) Ta có
Z b
I1 = f (x(t), y(t)).x0 (t) dt,
a
Z b
I2 = f (x(t), y(t)).y 0 (t) dt.
a
Do đó
Z
I= f (x, y)dx + g(x, y)dy
ZCb
= f (x(t), y(t)).x0 (t) + g(x(t), y(t)).y 0 (t) dt.
a

ii) Giả sử A = (x(a), y(a)), B = (x(b), y(b)). Tích phân đường loại I
không phụ thuộc vào việc chọn A, B là điểm đầu hay điểm cuối nhưng
tích phân đường loại II thì khác, nghĩa là
Z Z
_
AB
f (x)ds = _ f (x)ds,
BA
Z Z
_ f (x, y)dx = − BA
AB
_ f (x, y)dx.
71
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

iii) Các tính chất còn lại của tích phân đường loại II tương tự tích phân
đường loại I.
Ví dụ 4.3.3. Tính các tính phân đường loại II sau:
Z
_
a) I = _ (x2 − 2xy)dx + (2xy − y 2 )dy, AB là cung parabol y = x2 từ
AB
A(1, 1) đến B(2, 4).
(
x = 3(1 − sin t),
Z
b) I = (x2 −2xy)dx+(2xy−y 2 )dy, C là đường cong
C y = 3(1 − cos t),
với 0 ≤ t ≤ 2π, theo chiều tăng của t.
Z
c) I = 2(x2 + y 2 )dx + x(4y + 3)dy, OABO là đường gấp khúc đi
OABO
qua O(0, 0), A(1, 1), B(0, 2).
Z  p 
sin x

d) I = 3y − e 4
dx + 7x + y + 1 dy, trong đó C là đường tròn
C
x2 + y 2 = 9 đi từ A(3, 0) theo hướng ngược chiều kim đồng hồ.

4.3.2 Tích phân trên đường cong kín


Định nghĩa 4.3.4. Cho C là đường cong trơn, kép kín trong R2 và D là
miền bị chặn giới hạn bởi đường cong C. Người ta quy ước gọi hướng dương
của đường cong C là hướng sao cho nếu đi dọc theo hướng đó thì miền D
luôn nằm ở phía trái. Khi đó, tích phân đường loại II của hàm f và g theo
hướng dương thường được ký hiệu là:
I
I= f (x, y)dx + g(x, y)dy.
C

Định lý 4.3.5 (Định lý Green). Cho miền D trong R2 liên thông, được
giới hạn bởi đường cong C kín, trơn. Khi đó, nếu các hàm hai biến P, Q
có các đạo hàm riêng liên tục trên D thì
I Z  
∂Q ∂P
P (x, y)dx + Q(x, y)dy = − d(x, y).
C D ∂x ∂y

Chứng minh. Ta chứng minh công thức Green cho trường hợp đơn giản.
Đối với trường hợp tổng quát, ta chia miền D thành nhiều miền dạng đơn
72
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

giản. Giả sử miền D có thể biểu diễn thành miền dạng 1:

D = {a ≤ x ≤ b, ϕ1 (x) ≤ y ≤ ϕ2 (x)}.

Ứng với tích phân trên miền dạng 1, ta có:


Z Z b Z ϕ2 (x)
∂P ∂P
(x, y)d(x, y) = dx (x, y)dy
D ∂y a ϕ1 (x) ∂y
Z b
= [P (x, ϕ2 (x)) − P (x, ϕ1 (x))] dx.
a

Mặt khác, ta có thể tính tích phân đường dưới dạng:


I Z Z Z
P (x, y)dx = P (x, y)dx + P (x, y)dx + P (x, y)dx
C x=a y=ϕ1 (x) x=b
Z
+ P (x, y)dx
y=ϕ2 (x)
Z b Z a
= P (x, ϕ1 (x))dx + P (x, ϕ2 (x))dx.
a b

Từ hai đẳng thức trên ta suy ra


I Z
∂P
P (x, y)dx = − (x, y)d(x, y).
C D ∂y

Hoàn toàn tương tự, biểu diễn D thành miền dạng 2, ta thu được:
I Z
∂Q
Q(x, y)dy = (x, y)d(x, y).
C D ∂x

Ví dụ 4.3.6. Tính các tích phân sau:


I  p 
sin x

a) I = 3y − e 4
dx + 7x + y + 1 dy, trong đó C là đường tròn
C
2 2
x + y = 9.

I
2
b) I = (ex + y)dx + (x2 + 1/ tan y)dy, với C là biên của hình chữ
C
nhật có các đỉnh (1, 2), (5, 2), (5, 4), (1, 4).

73
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

p
sin x
Lời giải câu a): Đặt P (x, y) = 3y − e , Q(x, y) = 7x + y 4 + 1 và
D là hình tròn x2 + y 2 ≤ 9. Áp dụng Định lý Green, ta có:
Z   Z
∂Q ∂P
I= − d(x, y) = 4d(x, y) = 4S(D) = 36π.
D ∂x ∂y D

Ta thấy bài tập này nếu sử dụng phương pháp trong Ví dụ 4.3.3 thì gần
như không tính được. Nhưng khi sử dụng Định lý Green lại trở thành một
bài tập rất đơn giản. Ví dụ này cho thấy sự hiệu quả khi áp dụng Định lý
Green trong một số trường hợp đặc biệt.

4.3.3 Định lý bốn mệnh đề tương đương

Định lý 4.3.7. Giả sử các hàm hai biến P, Q có các đạo hàm riêng
liên tục trên miền D liên thông và đơn liên. Khi đó, bốn mệnh đề sau
là tương đương:
∂Q ∂P
(1) = , ∀(x, y) ∈ D.
∂x ∂y
I
(2) P dx + Qdy = 0, với L là đường cong kín bất kỳ nằm trong D.
L
Z
(3) _ P dx + Qdy không phụ thuộc vào đường đi từ A đến B với mọi
AB
đường cong AB nằm trong D.
(4) Biểu thức P dx + Qdy là vi phân toàn phần của hàm U (x, y) nào
đó trên D.

Chứng minh. Hai mệnh đề (1) ⇒ (2) và (2) ⇒ (3) được suy ra dễ dàng từ
công thức Green. Mệnh đề (4) ⇒ (1) suy ra từ định lý Schwarz về thứ tự
lấy đạo hàm riêng. Ta sẽ chứng minh mệnh đề (3) ⇒ (4).
Ta cố định (x0 , y0 ) ∈ U và xét hàm
Z (x,y)
U (x, y) = P dx + Qdy, (x, y) ∈ U.
(x0 ,y0 )

74
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Ta chứng minh
∂U ∂U
(x, y) = P (x, y) và (x, y) = Q(x, y).
∂x ∂y
Thật vậy, ta có:
Z (x+∆x,y) Z x+∆x
U (x + ∆x, y) − U (x, y) = P dx + Qdy = P (x, y)dx.
(x,y) x

Mặt khác, áp dụng định lý trung bình tích phân, tồn tại cx nằm giữa x và
x + ∆x sao cho:
Z x+∆x
P (x, y)dx = P (cx , y)∆x.
x

Từ đây suy ra
U (x + ∆x, y) − U (x, y)
= P (cx , y),
∆x
nên khi cho ∆x → 0, ta được
∂U
(x, y) = P (x, y).
∂x
Đạo hàm riêng còn lại được chứng minh hoàn toàn tương tự.
Hệ quả 4.3.8. Nếu P dx + Qdy là vi phân toàn phần của hàm U (x, y) trên
R2 thì hàm U cho bởi công thức:
Z x Z y
U (x, y) = P (x, y)dx + Q(x0 , y)dy + C,
x0 y0

hoặc Z x Z y
U (x, y) = P (x, y0 )dx + Q(x, y)dy + C,
x0 y0

với C là hằng số.


Chứng minh. Hệ quả này được suy ra trực tiếp từ chứng minh của Định
lý 4.3.7.

75
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

BÀI TẬP CHƯƠNG 4

Mục tiêu cơ bản của Chương 4:


• Tính được tích phân đường loại I.
• Tính được tích phân đường loại II bằng định nghĩa.
• Tính được tích phân trên đường cong kín bằng công thức Green.
• Sử dụng định lý bốn mệnh đề tương đương để tích tích phân đường
loại II.

1. Tính các tích phân đường loại I sau:


Z
(a) y 3 ds, C : x = t3 , y = t, 0 ≤ t ≤ 2.
ZC
(b) xyds, C : x = t2 , y = 2t, 0 ≤ t ≤ 1.
ZC
(c) xy 4 ds, C là nửa bên phải của đường tròn x2 + y 2 = 16.
ZC
(d) x sin yds, C là đoạn thẳng nối từ điểm (0, 3) đến (4, 6).
C
Z p
(e) I = x2 + y 2 ds, C là đường cong
C
(
x = a(cos t + t sin t)
, 0 ≤ t ≤ 2π, a > 0.
y = a(sin t − t cos t)

2. Tính các tích phân đường loại II sau:


√ √
Z
(a) (x2 y 3 − x)dy, C là một cung của đường cong y = x nối
C
từ điểm (1, 1) đến (4, 2).
Z
(b) ex dx, C là một cung của đường x = y 3 từ (−1, −1) đến (1, 1).
ZC
(c) (x + 2y)dx + x2 dy, C là đường gấp khúc (0, 0)-(2, 1)-(3, 0).
C

76
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Z
(d) x2 dx + y 2 dy, C chứa một cung của đường tròn x2 + y 2 = 4 từ
C
điểm (2, 0) đến (0, 2) nối tiếp đoạn thẳng từ điểm (0, 2) đến (4, 3).
Z p ( √
4 2
x +y 2 x = t sin t,
(e) I = dx + dy, C là đường cong √ với
C 2 y = t cos t,
π2
0 ≤ t ≤ , theo chiều tăng của t.
4
3. Tính các tích phân đường sau bằng hai cách: trực tiếp và công thức
Green.
I
(a) (x − y)dx + (x + y)dy, C là đường tròn có tâm tại gốc tọa độ
C
và bán kính bằng 2.
I
(b) xydx + x2 dy, C là hình chữ nhật có các đỉnh (0, 0), (3, 0), (3, 1)
C
và (0, 1).
I
(c) xydx + x2 y 3 dy, C là hình tam giác có các đỉnh (0, 0), (1, 0) và
C
(1, 2).
I
(d) x2 y 2 dx + xydy, C chứa một cung của đường parabol y = x2 từ
C
điểm (0, 0) đến (1, 1) và đoạn thẳng nối từ điểm (1, 1) đến (0, 1)
và từ điểm (0, 1) đến (0, 0).

4. Áp dụng định lý Green tính các tích phân đường sau:


I
(a) xy 2 dx + 2x2 ydy, C là hình tam giác có các đỉnh (0, 0), (2, 2) và
C
(2, 4).
I
(b) cos ydx + x2 sin ydy, C là hình chữ nhật có các đỉnh (0, 0), (5, 0), (5, 2)
C
và (0, 2).

I
(c) (y + e x )dx + (2x + cos y 2 )dy, C là đường giới hạn bởi các parabol
C
y = x2 và x = y 2 .
I
(d) y 4 dx + 2xy 3 dy, C là đường ellipse x2 + 2y 2 = 2.
IC
(e) y 3 dx − x3 dy, C là đường tròn x2 + y 2 = 4
C

77
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

I
2
(f) (1 − y 3 )dx + (x3 + ey )dy, C là đường giới hạn bởi hai đường
C
tròn x2 + y 2 = 4 và x2 + y 2 = 9.
I 
x  y
(g) x y+ dx − y x + dy, với C là đường tròn x2 + y 2 =
C 4 4
2
a (a > 0).
I  3 
2 4 2 xy
 x 2 xy
(h) x y + x + ye dx+ + xy − x + xe dy, với C là đường
C 3
tròn x2 + y 2 = 2x.
5. Tính các tích phân đường sau:
Z (2,3)
3 p
(a) (y 2 + 1) 2 dx + (y 2 + 3xy y 2 + 1)dy.
(1,0)
y2
Z  
y  y y y
(b) _ 1 − 2 cos dx+ sin + cos dy, với A(1, π), B(2, π)
AB x x x x x
_
và AB không cắt trục Oy.
x2 + y 2 3x2 − y 2 3y 2 − x2
Z  
(c) _ dx + dy , với A(1, 1), B(π/2, 2),
AB xy x y
_
AB có phương trình x = t + cos2 t, y = 1 + sin2 t, với 0 ≤ t ≤ π/2
và không cắt các trục tọa độ.
Z
(d) _
xdy − ydx _
, với A(1, 1), B(2, 4) trong hai trường hợp cung AB
2 2
AB x + y
tạo với đoạn AB thành đường cong kín không bao gốc tọa độ và
bao gốc tọa độ.
6. Chứng minh rằng các biểu thức P dx + Qdy là vi phân toàn phần của
hàm U nào đó và tìm U trong các trường hợp sau đây:
(a) P (x, y) = x2 − 2xy 2 + 3, Q(x, y) = y 2 − 2x2 y + 3.
(b) P (x, y) = ex+y + cos(x − y), Q(x, y) = ex+y − cos(x − y) + 2.
(c) P (x, y) = ex (ey (x − y + 2) + y), Q(x, y) = ex (ey (x − y) + 1).
x y(1 − x2 − y 2 )
(d) P (x, y) = 2 , Q(x, y) = .
x + y2 x2 + y 2

78
Chương 5

Tích phân mặt

5.1 Mặt cong trong R3

5.1.1 Định nghĩa


Định nghĩa 5.1.1. Giả sử U là một miền liên thông trong mặt phẳng và
ba ánh xạ liên tục x, y, z : U → R. Khi đó tập
S = {X = (x, y, z) ∈ R3 : X = X(u, v), (u, v) ∈ U }
được gọi là một mặt cong trong R3 , ứng với phương trình tham số X =
X(u, v).
Ta nói mặt cong S là
• trơn nếu các ánh xạ x, y, z là khả vi liên tục trên U và ma trận Jacobi
 
∂x ∂y ∂z
JX =  ∂u ∂u ∂u 

∂x ∂y ∂z 
∂v ∂v ∂v

có hạng bằng 2 với mọi (u, v) thuộc U .
• trơn từng mảnh nếu U có thể phân thành hữu hạn miền mà mặt cong
S là trơn trên mỗi miền con.
Ví dụ 5.1.2. Mặt cầu đơn vị trong R3 có phương trình tham số:

x = cos ϕ sin θ,

y = sin ϕ sin θ,

z = cos θ,

với (ϕ, θ) ∈ [0, 2π] × [0, π].


79
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Ma trận Jacobi của phương trình tham số là


 
− sin ϕ sin θ cos ϕ sin θ 0
J= .
cos ϕ cos θ sin ϕ cos θ − sin θ
Ta thấy rằng rank J = 2 với mọi (ϕ, θ) ∈ (0, 2π) × (0, π) nên mặt cầu là
một mặt cong trơn.

5.1.2 Mặt tiếp tuyến và pháp tuyến


Cho S là mặt cong trơn trong R3 có phương trình tham số X =
X(u, v), (u, v) ∈ U và điểm P0 = X(u0 , v0 ) ∈ S. Xét hai vector
 
∂x ∂y ∂z
Xu0 = , , (u0 , v0 ),
∂u ∂u ∂u
 
0 ∂x ∂y ∂z
Xv = , , (u0 , v0 ).
∂v ∂v ∂v
Vì ma trận Jacobi của X tại (u0 , v0 ) có hạng bằng 2 nên hai vector Xu0 , Xv0
độc lập tuyến tính.
Định nghĩa 5.1.3. Mặt phẳng đi qua P và sinh bởi hai vector Xu0 , Xv0 được
gọi là mặt tiếp tuyến của S tại P0 .
Từ định nghĩa, ta dễ dàng viết được phương trình của mặt tiếp tuyến
với S tại P0 như sau:
A(x − x0 ) + B(y − y0 ) + C(z − z0 ) = 0,
với P0 = (x0 , y0 , z0 ) và (A, B, C) = Xu0 × Xv0 là vector pháp tuyến của mặt
tiếp tuyến.
Ta định nghĩa vector pháp tuyến đơn vị của S tại P0 là
(A, B, C)
n± = ± √ .
A2 + B 2 + C 2
Ví dụ 5.1.4. Tìm vector pháp tuyến đơn vị của mặt cầu đơn vị tại X0 =
(x0 , y0 , z0 ) bất kỳ trên mặt cầu.
Lời giải: Với mặt cầu đơn vị, hai vector chỉ phương của mặt phẳng tiếp
tuyến tại điểm X0 là
Xϕ0 = (− sin ϕ0 sin θ0 , cos ϕ0 sin θ0 , 0),
Xθ0 = (cos ϕ0 cos θ0 , sin ϕ0 cos θ0 , − sin θ0 ).

80
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Ta suy ra vector pháp tuyến của mặt tiếp tuyến tại X0 có tọa độ là
A = sin2 ϕ0 cos θ0 ,
B = sin2 ϕ0 sin θ0 ,
C = cos ϕ0 sin ϕ0 .
Tính toán trực tiếp ta thu được vector pháp tuyến đơn vị là n± = ±X0 . 

5.1.3 Diện tích mặt cong


Cho S là mặt cong trơn có phương trình tham số X = X(u, v), (u, v) ∈
U với U là miền bị chặn. Ta có thể phân hoạch mặt cong S thành nhiều
mặt con, mà mỗi mặt con có thể được xấp xỉ bởi một hình bình hành tiếp
tuyến.
Khi đó, ta chứng minh được tổng diện tích của các hành bình hành này
sẽ tiến tới đại lượng được gọi là diện tích của mặt cong S, ký hiệu Area(S).
Ta có: Z
Area(S) = kXu × Xv k d(u, v).
U
Ngoài ra, bằng cách sử dụng đẳng thức
kXu × Xv k2 = kXu k2 .kXv k2 − (Xu · Xv )2 ,
ta có công thức thứ hai để tính diện tích mặt cong S:
Z p
Area(S) = kXu k2 .kXv k2 − (Xu · Xv )2 d(u, v).
U

Ví dụ 5.1.5.
a) Tính diện tích mặt cầu đơn vị.
b) Tính diện tích mặt paraboloid xác định bởi z = x2 + y 2 , 0 ≤ z ≤ 2.
Lời giải:
a) Với phương trình mặt cầu, ta có kXϕ × Xθ k = sin θ nên diện tích mặt
cầu là Z 2π Z π
Area(S) = dϕ sin θdθ = 4π.
0 0

b) Với phương trình mặt paraboloid có phương trình X = X(x, y),


(x, y) ∈ D với
D = {(x, y) ∈ R2 : x2 + y 2 ≤ 2}.
81
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

p
Ta tính được kXx ×Xy k = 4x2 + 4y 2 + 1 nên diện tích mặt paraboloid
là Z p
Area(S) = 4x2 + 4y 2 + 1 d(x, y).
D
Bằng cách đổi biến trong tọa độ cực, ta được
Z 2π Z √2 p
13π
Area(S) = dϕ 4r2 + 1.r dr = . 
0 0 3

5.2 Tích phân mặt loại I

5.2.1 Định nghĩa


Cho S là mặt cong trơn, bị chặn trong R3 và hàm ba biến f : S → R.
• Xét phân hoạch P của mặt cong S, chia mặt cong S thành N mảnh
S1 , S2 , ..., SN không chồng lên nhau.
• Đặt ∆Sk = Area(Sk ), k = 1, 2, .., N .
• Đường kính của P là d(P ) = max{Sk , k = 1, 2, ..., N }.
• Trên mỗi mảnh Sk , chọn một điểm Ck tùy ý, ta có phép chọn C.
N
X
• Xét tổng S(f, P, C) = f (Ck ).∆Sk .
k=1

Định nghĩa 5.2.1. Nếu lim S(f, P, C) = I hữu hạn, ta nói I là tích
d(P )→0 Z
phân mặt loại I của hàm f trên S, ký hiệu I = f (x, y, z)dS.
S

5.2.2 Công thức tính


Giả sử mặt cong S có phương trình tham số X = X(u, v), (u, v) ∈ U ,
với U bị chặn. Tương tự cách xây dựng công thức tích phân đường loại I,
ta cũng có thể xây dựng được công thức tính tích phân mặt loại I như sau
Z Z
I= f (x, y, z)dS = f (X(u, v)).kXu × Xv k d(u, v).
S U
Z
Ví dụ 5.2.2. Tính I = zdS với S là nửa mặt cầu đơn vị
S

S = {(x, y, z) ∈ R3 : x2 + y 2 + z 2 = 1, z ≥ 0}.
82
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Lời giải: Phương trình tham số của mặt S là:



x = cos ϕ sin θ,

y = sin ϕ sin θ, với (ϕ, θ) ∈ [0, 2π] × [0, π/2].

z = cos θ,

Z 2π Z π/2
Ta có kXϕ × Xθ k = sin θ nên I = dϕ cos θ sin θ dθ = π. 
0 0
Tích phân mặt loại I cũng có những tính chất hoàn toàn tương tự tích
phân đường loại I.

5.3 Tích phân mặt loại II

5.3.1 Mặt cong định hướng


Cho S là mặt cong trơn. Tại mỗi điểm P ∈ S, ta có hai vector pháp
tuyến đơn vị ngược chiều nhau là n+ và n− . Khi P di chuyển dọc theo một
đường cong kín, đơn trên S thì n+ cũng di chuyển một cách liên tục về
chính nó. Khi ấy ta nói mặt cong S là mặt được định hướng. Tập hợp các
vector n+ (P ), ∀P ∈ S xác định một phía của mặt cong.
Khi mặt cong không kín định hướng được, người ta thường dùng phía
trên để chỉ hướng xác định bởi vector n+ (P ) và phía dưới cho hướng ngược
lại.
Khi mặt cong kín định hướng được, người ta hường dùng phía trong và
phía ngoài để mô tả hướng đã xác định.

5.3.2 Định nghĩa tích phân mặt loại II


Cho S là mặt cong trơn, bị chặn trong R3 và các hàm ba biến f, g, h :
S → R.
• Xét phân hoạch P của mặt cong S, chia mặt cong S thành N mảnh
S1 , S2 , ..., SN không chồng lên nhau.
• Đặt ∆Dk là diện tích hình chiếu của Sk lên mặt phẳng Oxy kèm theo
dấu xác định theo quy tắc: nếu Sk định hướng phía trên thì ∆Dk có
dấu dương, ngược lại thì dấu âm.
• Đường kính của P là d(P ) = max{|∆Dk |, k = 1, 2, ..., N }.
• Trên mỗi mảnh Sk , chọn một điểm Ck tùy ý, ta có phép chọn C.

83
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

N
X
• Xét tổng S(h, P, C) = h(Ck ).∆Dk .
k=1

Định nghĩa 5.3.1. Nếu lim S(h, P, C) tồn tại hữu hạn, ta nói đây là
d(P )→0 Z
một tích phân mặt loại II của hàm h trên S, ký hiệu là h(x, y, z)dxdy.
S
Tương tự, bằng cách xây dựng hình chiếu lên các mặt Oyz và Oxz ứng
với các hàm g, h, ta định nghĩa tích phân mặt loại II của các hàm f, g, h
trên S là
Z
I= f (x, y, z)dydz + g(x, y, z)dzdx + h(x, y, z)dxdy.
S

5.3.3 Công thức tính


Giả sử mặt cong S trơn và có phương trình tham số X = X(u, v), (u, v) ∈
U . Ta có thể xây dựng được công thức tích tích phân đường loại II như
sau:
Z Z
I= f dydz + gdzdx + hdxdy = (f.A + g.B + h.C) d(u, v),
S U

trong đó (A, B, C) = Xu × Xv .
Z
Ví dụ 5.3.2. Tính tích phân I = ydydz − xdzdx + z 2 dxdy, với S là mặt
S
paraboloid
S = {(x, y, z) ∈ R3 : z = x2 + y 2 , 0 ≤ z ≤ 1}.
Lời giải: Phương trình tham số của mặt paraboloid là X = X(x, y) với
x = x, y = y, z = x2 + y 2 , (x, y) ∈ U = {x2 + y 2 ≤ 1}.
Ta có Xx = (1, 0, 2x) và Xy = (0, 1, 2y) nên Xx × Xy = (−2x, −2y, 1).

Từ đây suy ra
Z Z
y(−2x) − x(−2y) + (x + y ) d(x, y) = (x2 + y 2 )2 d(x, y).
2 2 2
 
I=
U U

Đổi biến trong tọa độ cực, ta được


Z 1 Z 2π
π
I= dr r5 dϕ = . 
0 0 3
84
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

5.3.4 Định lý Gauss - Ostrogradski


Định lý dưới đây cho một công thức liên hệ giữa tích phân mặt loại II
với tích phân bội ba.
Định lý 5.3.3. Cho S là mặt cong trơn, kín, giới hạn miền D bị chặn trong
R3 và được định hướng ra ngoài. Giả sử các hàm ba biến f, g, h : S → R
có các đạo hàm riêng liên tục trên D. Khi đó, ta có:
Z Z  
∂f ∂g ∂h
f dydz + gdzdx + hdxdy = + + d(x, y, z).
S D ∂x ∂y ∂z
Z
Ví dụ 5.3.4. Tính I = xdydz + ydzdx + zdxdy biết S là mặt cầu đơn
S
vị, hướng ra ngoài.

Lời giải: Gọi D là hình cầu đơn vị giới hạn bởi mặt S. Áp dụng công thức
Gauss - Ostrogradski, ta có
Z
I = (1 + 1 + 1)d(x, y, z) = 3V (D) = 4π. 
D

5.3.5 Định lý Stokes


Định lý Stokes dưới đây là một mở rộng của định lý Green.
Định lý 5.3.5. Cho S là mặt cong S trơn và đơn, bao bởi đường cong C
kín, đơn đã được định hướng. Giả sử các hàm P, Q, R là hàm thực ba biến
xác định và có các đạo hàm riêng liên tục trên S. Khi đó, ta có:
Z
P dx + Qdy + Rdz =
C
Z      
∂Q ∂P ∂R ∂Q ∂P ∂R
− dxdy + − dydz + − dzdx.
S ∂x ∂y ∂y ∂z ∂z ∂x

85
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

BÀI TẬP CHƯƠNG 5

Mục tiêu cơ bản của Chương 5:


• Tính được tích phân mặt loại I.
• Tính được tích phân mặt loại II.

Tính các tích phân mặt sau.


Z
1. I = (x+y+z)dS, trong đó S là nửa mặt cầu x2 +y 2 +z 2 = a2 , z ≥ 0.
S
Z p
2. I = (x2 +y 2 )dS, trong đó S là biên của hình nón x2 + y 2 ≤ z ≤ 1.
S
Z
3. I = (y − z)dydz + (z − x)dzdx + (x − y)dxdy, trong đó S là phía
S
ngoài của mặt nón x2 + y 2 = z 2 , 0 ≤ z ≤ h, với h > 0.
Z
4. I = x2 dydz + y 2 dzdx + z 2 dxdy, trong đó S là phía ngoài của mặt
S
cầu
(x − a)2 + (y − b)2 + (z − c)2 = R2 .
Z
5. I = xdydz + ydzdx + zdxdy, trong đó S là mặt ngoài của hình trụ
S
x2 + y = 4, −2 ≤ z ≤ 2, không kể hai đáy.
2
Z
6. I = xzdydz + x2 ydzdx + y 2 zdxdy, trong đó S là mặt ngoài của vật
S
thể giới hạn bởi x2 + y 2 = 1, z = 0, z = 2.
Z
7. I = 2dxdy − x2 zdydz + ydzdx, trong đó S là phía ngoài mặt 4x2 +
S
y + 4z 2 = 4 trong góc phần tám thứ nhất (nghĩa là x, y, z ≥ 0).
2

86
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

ĐỀ THI NĂM 2017


Thời gian: 120 phút

Bài 1 (2.5đ). Cho p > 0 và hàm số


 3 3
 x −y , (x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = (x2 + y 2 )p
0, (x, y) = (0, 0).

a) Với p = 1, xét tính khả vi của hàm f tại (0, 0).

b) Tìm tất cả các giá trị của p để hàm f khả vi tại (0, 0).

c) Cho p = 1 và u = (a, b) ∈ R2 \ {(0, 0)}. Tính đạo hàm theo hướng


Du f (0, 0).

Bài 2 (1.5đ). Khảo sát cực trị địa phương của hàm
f (x, y, z) = x3 + y 2 + 2z 2 + xy − 2xz + 3y − 1.
Bài 3 (1đ). Xét hàm số f xác định trên R2 cho bởi
(
0, (x, y) ∈ Q × Q,
f (x, y) =
1, x ∈ Qc hoặc y ∈ Qc .
Z
Hàm f có khả tích trên hộp đóng B = [0, 1]×[0, 1] không? Tính f (x, y)d(x, y)
B
nếu f khả tích.

Z 2 Z 4−x2
2
+y 2
Bài 4 (1đ). Tính tích phân I = dx ex dy.
0 0

Bài 5 (1đ). Tính tích phân


Z
I= ex−y [(1 + x + y)dx + (1 − x − y)dy] ,
C

trong đó C là nửa đường tròn đơn vị x2 + y 2 = 1 nằm bên phải trục tung,
đi từ A(0, −1) đến B(0, 1).

87
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Bài 6 (1đ). Tính tích phân


Z
I= z 3 dxdy + x3 dydz + y 3 dzdx,
S

trong đó S là phía ngoài của mặt cầu x2 + y 2 + z 2 = 9.

Bài 7 (2đ). Cho hàm f : R3 → R có các đạo hàm riêng bị chặn.

a) Chứng minh hàm f liên tục trên R3 .

b) Với mỗi r > 0, ký hiệu Br là quả cầu có tâm gốc tọa độ và bán kính
r trong R3 .
Z
1
Tính giới hạn lim+ 3 f (x) dx.
r→0 r Br

Hết.
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải
thích gì thêm.

88
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

ĐỀ THI NĂM 2018


Thời gian: 90 phút

Bài 1 (2đ). Cho hàm số

(x − y)2 sin 1 ,



x 6= y,
f (x, y) = x−y
0, x = y.

a) Xét tính khả vi của hàm f tại (0, 0).

b) Xét tính liên tục của các đạo hàm riêng của f tại (0, 0).

Bài 2 (1đ). Khảo sát cực trị địa phương của hàm số
f (x, y) = (x − y)(2 − xy).
Bài 3 (1đ). Tính diện tích miền giới hạn bởi các đường cong:
xy = 1, xy = 8, y 2 = x, y 2 = 8x.
Bài 4 (1đ). Tính tích phân
Z
I = (x2 + y 2 + z 2 )d(x, y, z),
D
p
trong đó D là miền giới hạn bởi hai mặt z = x2 + y 2 và z = x2 + y 2 .

Bài 5 (1đ). Tính tích phân


Z  p 
4 2 2 2 3

I= xy − x y − x + y dx + xy + x + y + 1 + 2x y dy,
C

trong đó C là nửa đường tròn x2 + y 2 = 2y nằm bên phải trục tung, đi từ


O(0, 0) đến A(0, 2).

Bài 6 (1đ). Tính tích phân


Z
I= 3zdxdy + x3 dydz + y 3 dzdx,
S

trong đó S là phía ngoài của mặt cầu x2 + y 2 + z 2 = 1.


89
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

Bài 7 (2đ + 1đ). Cho D mở trong R2 , (x0 , y0 ) ∈ D và hàm f xác định


trên D. Chứng minh hai mệnh đề sau:

a) Nếu các đạo hàm riêng cấp hai của hàm f tồn tại trên D và liên tục tại
(x0 , y0 ) thì
∂ 2f ∂ 2f
(x0 , y0 ) = (x0 , y0 ).
∂x∂y ∂y∂x
∂f ∂f ∂ 2 f ∂ 2f
b) Nếu , , tồn tại trên D và liên tục tại (x0 , y0 ) thì
∂x ∂y ∂x∂y ∂x∂y
∂ 2f
(x0 , y0 ) tồn tại và
∂y∂x
∂ 2f ∂ 2f
(x0 , y0 ) = (x0 , y0 ).
∂x∂y ∂y∂x

Hết.
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải
thích gì thêm.

90
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

ĐỀ THI NĂM 2019


Thời gian: 90 phút

Bài 1 (1.5đ). Cho tập U mở trong Rn và f : U → R. Chứng minh rằng


nếu f khả vi tại x ∈ U thì f có đạo hàm theo mọi hướng tại x. Cho ví dụ
chỉ ra chiều ngược lại có thể không đúng.

Bài 2 (1.5đ). Cho tập D mở trong R2 và f : D → R có các đạo hàm


∂f ∂f ∂f ∂f
riêng , trên D. Giả sử , liên tục tại (x0 , y0 ) ∈ D. Chứng minh
∂x ∂y ∂x ∂y
rằng f khả vi tại (x0 , y0 ).

Bài 3 (1.5đ). Cho a > 0 và hàm hai biến



2
cos x + sin (x − y) ,

(x, y) 6= (0, 0),
f (x, y) = (x2 + y 2 )a
 1,

(x, y) = (0, 0).

Tìm tất cả các giá trị của tham số a để hàm f khả vi tại (0, 0).

Bài 4 (1.5đ). Khảo sát cực trị địa phương của hàm hai biến
f (x, y) = x4 + y 4 − (x − y)2 .
Bài 5 (1.5đ). Cho C là đường tròn x2 + y 2 = 2x. Tính tích phân
I
x3 − x + xexy dy − y 3 + x2 cos y − yexy dx.
 
I=
C

Bài 6 (1.5đ). Tính tích phân


Z
I= zdxdy − x2 dydz + y 2 dzdx,
S
p
trong đó S là phía ngoài của phần mặt nón z = x2 + y 2 , 1 ≤ z ≤ 2 (mặt
S không kể hai đáy z = 1 và z = 2).

Bài 7 (1đ). Cho màng mỏng L (có thể xem vật thể hai chiều) ứng với
miền D ⊂ R2 . Nếu màng L có hàm mật độ ρ : D → R là hàm khả tích,
91
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

thì khối lượng m và trọng tâm (x̄, ȳ) của màng L tương ứng được tính bởi
công thức Z
m= ρ(x, y)d(x, y),
D
Z
1
x̄ = xρ(x, y)d(x, y),
m D
Z
1
ȳ = yρ(x, y)d(x, y).
m D
Tìm trọng tâm của màng L ứng với miền D là nửa hình tròn x2 + y 2 ≤
4, y ≥ 0, biết rằng hàm mật độ tại mỗi điểm trên D tỉ lệ thuận với khoảng
cách từ gốc tọa độ đến điểm đó.

Hết.
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải
thích gì thêm.

92
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

ĐỀ THI NĂM 2020


Thời gian: 90 phút

Bài 1 (4đ). Cho tập U mở trong Rn và hàm f : U → R.

a) Phát biểu định nghĩa về sự khả vi của hàm f tại x ∈ U . Chứng minh
rằng nếu f khả vi tại x ∈ U thì f có các đạo hàm riêng tại x và

∇f (x) = f 0 (x).

b) Mệnh đề ngược lại ở câu a) có đúng không? Giải thích câu trả lời.

c) Khảo sát sự khả vi của f tại (0, 0), trong đó hàm f xác định bởi
 p 
 xy

 3
cos(xy) − 1
f (x, y) = 6 + |y|
, (x, y) 6= (0, 0),
 x

 0, (x, y) = (0, 0).

Bài 2 (3.5đ). Cho D là tập mở, liên thông và đơn liên trong R2 . Giả sử
hai hàm P, Q : D → R có các đạo hàm riêng liên tục trên D và thỏa mãn
điều kiện
∂Q ∂P
= trên D.
∂x ∂y
a) Cho hai điểm A, B cố định nằm trong D. Chứng minh rằng tích phân
Z
_ P (x, y)dx + Q(x, y)dy
AB
_
không phụ thuộc vào đường nối A, B với mọi cung AB trơn từng khúc nằm
trong D.

b) Chứng minh tồn tại hàm U : D → R có các đạo hàm riêng cấp 2
liên tục sao cho
∂U ∂U
= P và = Q trên D.
∂x ∂y
c) Tính tích phân đường sau đây
Z  
x y
I= x+ 2 2
dy − 2 + y2
dx,
C x + y x

93
Nguyễn Thành Nhân (nhannt@hcmue.edu.vn) Giải tích hàm nhiều biến

trong đó C là đường cong có phương trình tham số


 
t
X(t) = 1 + cos3 t, 2 sin2
2
đi từ A = X(0) đến B = X(π).

Bài 3 (1.5đ). Tính tích phân


Z
I = (xy + z)dxdy − x3 ydydz + (y 2 − z 3 )dzdx,
S

trong đó S là phía ngoài của phần mặt nón z = x2 + y 2 , 0 ≤ z ≤ 1 (mặt


S không kể mặt z = 1).

Bài 4 (1đ). Khảo sát cực trị địa phương của hàm hai biến

f (x, y) = xy(2x − y − 1).

Hết.
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải
thích gì thêm.

94
Tài liệu tham khảo

[1] Lê Hoàn Hóa, Phép tính vi phân trên không gian hữu hạn chiều, Tài
liệu lưu hành nội bộ, 2005.
[2] Đỗ Công Khanh, Toán học cao cấp 3, NXB ĐHQG Tp.HCM, 2005.
[3] James Stewart, Calculus, Seventh Edition, 2012.
[4] George B. Thomas, Maurice D. Weir and Joel R. Hass, Thomas’ Cal-
culus: Early Transcendentals, 12th Edition, 2010.
[5] William F. Trench, Introduction to real analysis, Hyperlinked Edition
2.03, 2012.

95

You might also like