You are on page 1of 181

————— > > >> —————

BÀI GIẢNG GIẢI TÍCH

TP Hồ Chí Minh - 2020


BÀI GIẢNG GIẢI TÍCH
gv: Nguyễn Hữu Hiếu
Ví như mỗi con sống đều bắt nguồn từ những bài Toán nhỏ
thì mỗi bài Toán dù lớn dù khó đến đâu cũng bắt nguồn từ những
bài Toán đơn giản, có khi rất quen thuộc đối với chúng ta ...
Mục lục

Chương 1 Tập hợp - ánh xạ 11


1.1 Tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.1.1 Khái niệm tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.1.2 Các phép toán trên tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.1.3 Một số tính chất các phép Toán tập hợp . . . . . . . . . 13
1.2 Ánh xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2.1 Định nghĩa ánh xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2.2 Ảnh và nghịch ảnh của một tập . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2.3 Đơn ánh, toàn ánh, song ánh . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.2.4 Tích của hai ánh xạ (Hợp thành hai ánh xạ) . . . . . . . 16
1.2.5 Ánh xạ thu hẹp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.2.6 Ánh xạ ngược - Tương ứng 1 - 1 . . . . . . . . . . . . . . 17
1.3 Hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.3.1 Khái niệm hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
1.3.2 Các hàm số thường gặp - Phân loại hàm số . . . . . . . . 20
1.3.3 Hàm số chẵn - Hàm số lẻ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24
1.3.4 Hàm số đơn điệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
1.3.5 Hàm số ngược . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
1.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

3
Giải tích 1 - Calculus

1.4.1 Tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31


1.4.2 Ánh xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
1.4.3 Hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33

Chương 2 Giới hạn và liên tục 35


2.1 Giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.1.1 Khái niệm dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.1.2 Cách xác định một dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
2.1.3 Dãy số đơn điệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.1.4 Dãy số bị chặn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.1.5 Dãy số hội tụ - Giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . 39
2.1.6 Một số tính chất của giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.1.7 Dãy con, tính duy nhất của giới hạn . . . . . . . . . . . . 41
2.1.8 Một số tiêu chuẩn hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
2.1.9 Các giới hạn cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.1.10 Các dạng vô định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2.1.11 Phương pháp sai phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
2.2 Giới hạn hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
2.2.1 Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm . . . . . . . . 49
2.2.2 Giới hạn hàm số tại vô cực . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
2.2.3 Giới hạn vô cực của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.2.4 Các dạng vô định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.2.5 Khử các dạng vô định bằng các vô cùng bé . . . . . . . . 53
2.3 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.3.1 Hàm số liên tục tại một điểm . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.3.2 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 56

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
4
Giải tích 1 - Calculus

2.3.3 Một số định lý về giá trị trung gian . . . . . . . . . . . . 57


2.4 Hàm số liên tục đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
2.5 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
2.5.1 Dãy số và giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60
2.5.2 Giới hạn hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
2.5.3 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63

Chương 3 Chuỗi số - chuỗi hàm 67


3.1 Chuỗi số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
3.1.1 Các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
3.1.2 Tính chất chuỗi hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
3.1.3 Tiêu chuẩn hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
3.1.4 Chuỗi số dương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70
3.1.5 Chuỗi số đan dấu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
3.1.6 Chuỗi số có dấu bất kỳ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
3.2 Chuỗi hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
3.2.1 Các khái niệm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
3.2.2 Chuỗi hàm hội tụ đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
3.3 Chuỗi hàm lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.3.1 Khái niệm và sự hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.3.2 Bán kính hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3.4.1 Chuỗi số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
3.4.2 Chuỗi hàm và chuỗi hàm lũy thừa . . . . . . . . . . . . . 81

Chương 4 Phép tính vi phân 83


4.1 Hàm số khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
5
Giải tích 1 - Calculus

4.2 Đạo hàm cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86


4.3 Các quy tắc - công thức đạo hàm thường gặp . . . . . . . . . . 86
4.3.1 Các công thức đạo hàm cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . 86
4.3.2 Các quy tắc đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
4.4 Vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
4.4.1 Khái niệm vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 89
4.4.2 Qui tắc vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 90
4.4.3 Vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
4.4.4 Xấp xỉ tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 91
4.4.5 Xấp xỉ Newton - Raphson . . . . . . . . . . . . . . . . . 92
4.5 Một số ứng dụng của đạo hàm, vi phân . . . . . . . . . . . . . 92
4.5.1 Khảo sát biến thiên và tính lồi - lõm của hàm số . . . . . 92
4.5.2 Tiếp tuyến và tính lồi - lõm của đồ thị . . . . . . . . . . 94
4.5.3 Tìm giới hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 95
4.5.4 Một số định lý về giá trị trung gian . . . . . . . . . . . . 96
4.5.5 Công thức Taylor và khai triển Taylor hữu hạn . . . . . . 100
4.6 Mô hình hóa Toán học sử dụng vi phân . . . . . . . . . . . . . 102
4.6.1 Mô hình hóa Toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 102
4.6.2 Mô hình chuyển động thẳng . . . . . . . . . . . . . . . . 103
4.6.3 Mô hình tăng - giảm phụ thuộc thời gian . . . . . . . . . 103
4.7 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
4.7.1 Hàm số khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
4.7.2 Ứng dụng đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
4.7.3 Mô hình hóa Toán học sử dụng vi phân . . . . . . . . . . 110

Chương 5 Tích phân 113

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
6
Giải tích 1 - Calculus

5.1 Nguyên hàm và tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . 113


5.1.1 Khái niệm nguyên hàm và tích phân . . . . . . . . . . . . 113
5.1.2 Công thức tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
5.1.3 Các phương pháp tính tích phân . . . . . . . . . . . . . . 115
5.1.4 Tích phân các hàm hữu tỷ, vô tỷ và lượng giác . . . . . . 118
5.2 Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 122
5.3 Điều kiện khả tích của hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . 123
5.4 Các tính chất của tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . 124
5.4.1 Công thức Newton- Leibnitz . . . . . . . . . . . . . . . . 126
5.4.2 Công thức đổi biến và tích phân từng phần . . . . . . . . 127
5.4.3 Một số tính chất tích phân hàm đặc biệt . . . . . . . . . 131
5.5 Khai triển Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
5.5.1 Chuỗi lượng giác . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
5.5.2 Chuỗi Fourier của hàm tuần hoàn . . . . . . . . . . . . . 133
5.6 Tích phân suy rộng với cận vô cùng . . . . . . . . . . . . . . . 134
5.6.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134
5.6.2 Dấu hiệu hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 136
5.7 Tích phân suy rộng với hàm không bị chặn . . . . . . . . . . . 141
5.7.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 141
5.7.2 Tiêu chuẩn hội tụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 143
5.8 Ứng dụng tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
5.8.1 Tính độ dài đường cong . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
5.8.2 Tính diện tích hình thang cong . . . . . . . . . . . . . . . 144
5.8.3 Tính thể tích diện tích xung quanh vật thể . . . . . . . . 145
5.8.4 Tính giới hạn dãy tổng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 146
5.9 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
7
Giải tích 1 - Calculus

5.9.1 Tính tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149


5.9.2 Ứng dụng tích phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153

Chương 6 Phương trình vi phân 155


6.1 Phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 155
6.1.1 Khái niệm mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 155
6.1.2 Bài toán Cauchy . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156
6.2 Phương trình vi phân cấp 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 158
6.2.1 Phương trình với biến số phân ly . . . . . . . . . . . . . . 158
6.2.2 Phương trình thuần nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159
6.2.3 Phương trình tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . . . 161
6.2.4 Phương trình Bernowlli . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 163
6.2.5 Phương trình Dacbu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 164
6.2.6 Phương trình Ricati . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 164
6.2.7 Phương trình dạng khuyết . . . . . . . . . . . . . . . . . 165
6.2.8 Phương trình vi phân toàn phần . . . . . . . . . . . . . . 167
6.3 Một vài ứng dụng phương trình vi phân cấp 1 . . . . . . . . . . 168
6.3.1 Mô hình tăng trưởng và suy giảm theo luật mũ . . . . . . 168
6.3.2 Mô hình chuyển động tên lửa - vận tốc thoát ly . . . . . 170
6.3.3 Mô hình dòng chảy qua một cái lỗ . . . . . . . . . . . . . 171
6.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 173
6.4.1 Phương trình vi phân cấp 1 . . . . . . . . . . . . . . . . . 173
6.4.2 Ứng dụng phương trình vi phân cấp 1 . . . . . . . . . . . 176

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
8
KÝ HIỆU THƯỜNG DÙNG

1. Tổng hoán vị - tích hoán vị

Với 3 biên số a, b, c ta kí hiệu (nhiều biến số hơn ta ký hiệu tương tự).


X
∗ a2 b = a2 b + b2 c + c2 a.
Y
∗ (a2 + b) = (a2 + b)(b2 + c)(c2 + a).

2. Tổng - tích theo chỉ số

Với n biên số x1 , x2 , . . . , xn ta kí hiệu.

n
X n
Y
∗ xi = x1 + x2 + . . . + xn . ∗ x i = x 1 x 2 . . . xn .
i=1 i=1

3. Giao - hợp theo chỉ số

Với n tập hợp S1 , S2 , . . . , Sn ta kí hiệu.

n
\ n
[
∗ Si = S1 ∩ S2 ∩ · · · ∩ Sn . ∗ Si = S1 ∪ S2 ∪ · · · ∪ Sn .
i=1 i=1

9
Giải tích 1 - Calculus

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
10
CHƯƠNG 1

Tập hợp - ánh xạ

Trong chương này ta sẽ tìm hiểu các khái niệm tập hợp và ánh xạ, là
những khái niệm cơ bản của Toán học và một lớp các ánh xạ đặc biệt gọi
là hàm số.

1.1 Tập hợp

1.1.1 Khái niệm tập hợp

Tập hợp là một khái niệm không định nghĩa của Toán học, được hiểu
thông qua một số ví dụ cơ bản. Trong Toán sơ cấp, chúng ta đã làm quen
một số tập hợp số như N, Z, Q, R.

Định nghĩa 1.1. (Tập hợp con) Tập hợp A được gọi là tập hợp con (gọi
tắt là tập con) của tập hợp S nếu mọi phần tử của tập hợp A đều là phần
tử của tập hợp S, ký hiệu A ⊂ S.

A ⊂ S ⇔ ∀a ∈ A ⇒ a ∈ S.

11
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 1.2. (Hai tập hợp bằng nhau) Hai tập hợp A và B được gọi là
bằng nhau nếu tập hợp A là tập hợp con của tập hợp B và tập hợp B cũng
là tập hợp con của tập hợp A, ký hiệu A = B.

A = B ⇔ A ⊂ B ∧ B ⊂ A.

Định nghĩa 1.3. (Lực lượng tập hợp) Số phần tử của tập hợp S được gọi
là lực lượng của tập hợp S, ký hiệu là |S| hoặc #S. Nếu S có hữu hạn phần
tử thì ta nói S là tập có lực lượng hữu hạn (gọi tắt là tập hữu hạn), ngược
lại ta nói tập S có lực lượng vô hạn (gọi tắt là tập vô hạn).

1.1.2 Các phép toán trên tập hợp


Với hai tập hợp A và B ta có các phép toán cơ bản sau.

(i) Phép lấy hợp


A ∪ B = {x|x ∈ A hoặc x ∈ B}.

(ii) Phép lấy giao


A ∩ B = {x|x ∈ A và x ∈ B}.

(iii) Phép lấy hiệu


A \ B = {x|x ∈ A và x ∈
/ B}.

Đặc biệt, nếu B ⊂ A thì ta gọi A \ B là phần bù của B trong A và ký


hiệu là B hoặc CAB .

(iv) Phép lấy hiệu đối xứng

A∆B = (A \ B) ∪ (B \ A).

(v) Tích hai tập hợp (Tích Descartes hai tập hợp)

A × B = {(a, b)|a ∈ A, b ∈ B}.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
12
Giải tích 1 - Calculus

1.1.3 Một số tính chất các phép Toán tập hợp

Các phép Toán trên tập hợp cũng có một số tính chất như giao hoán,
kết hợp và phân phối.
* Giao hoán: Với hai tập hợp A và B ta có.

A ∪ B = B ∪ A.

A ∩ B = B ∩ A.

A∆B = B∆A.

* Kết hợp: Với các tập hợp A, B và C ta có.

(A ∪ B) ∪ C = A ∪ (B ∪ C).

(A ∩ B) ∩ C = A ∩ (B ∩ C).

* Phân phối: Với các tập hợp A, B và C ta có.

(A ∪ B) ∩ C = (A ∩ C) ∪ (B ∩ C).

(A ∩ B) ∪ C = (A ∪ C) ∩ (B ∪ C).

Mệnh đề 1.1. (Công thức Dermocgan)


Với Ai , i = 1, n là các tập con của tập hợp X ta có đẳng thức.
n
S n
T
(i) Ai = Ai .
i=1 i=1

n
T n
S
(ii) Ai = Ai .
i=1 i=1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
13
Giải tích 1 - Calculus

1.2 Ánh xạ

1.2.1 Định nghĩa ánh xạ

Định nghĩa 1.4. (Ánh xạ) Cho các tập hợp X và Y . Một ánh xạ f từ X
f
đến Y , ký hiệu f : X −→ Y hay X −→ Y là một qui tắc f thiết lập tương
ứng mỗi x thuộc tập hợp X với một y thuộc tập hợp Y , y gọi là ảnh của x
và x gọi là tạo ảnh của y (ký hiệu y = f (x)), X gọi là tập nguồn, Y gọi là
tập đích. Khi đó còn ký hiệu,

f : X −→ Y
x 7→ y

Ví dụ 1.1. Với hai tập hợp X = {a, b, c} và Y = { Hoa, Lê, Hồng }. Qui
tắc đặt tương ứng a với Hoa, b với Lê, c với Hồng là một ánh xạ từ X lên
Y.
f: X −→ Y
a 7→ Hoa
b 7→ Lê
c 7→ Hồng

Ví dụ 1.2. Qui tắc đặt tương ứng mỗi số thực x với log(x2 + 1) là một ánh
xạ từ R đến R.
g : R −→ R
x 7→ y = log (x2 + 1) .

Ví dụ 1.3. Phép chiếu vuông góc trong mặt phẳng lên một đường thẳng
là một ánh xạ từ tập các điểm của mặt phẳng lên tập các điểm thuộc
đường thẳng.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
14
Giải tích 1 - Calculus

1.2.2 Ảnh và nghịch ảnh của một tập

Định nghĩa 1.5. Cho ánh xạ f : X −→ Y và các tập A ⊂ X, B ⊂ Y .

(i) Ta gọi ảnh của A, ký hiệu f (A) là tập hợp xác định bởi

f (A) = {f (x)|x ∈ A} .

Khi A = X, tập f (X) còn gọi là ảnh của ánh xạ f hay tập giá trị của
f , ký hiệu là Im(f ) (viết tắt của Imagine - ảnh).

(ii) Nghịch ảnh của B, ký hiệu f −1 (B) là tập hợp xác định bởi

f −1 (B) = {x|f (x) ∈ B} .

Khi B = {y} là tập chỉ một phần tử, nghịch ảnh của B còn viết là
f −1 (y), như vậy f −1 (y) = {x|f (x) = y} và còn gọi là nghịch ảnh toàn
phần của phần tử y.

Nhận xét 1.1. Với ánh xạ f : X −→ Y và các tập A ⊂ X, B ⊂ Y thì ta


luôn có f (A) ⊂ Y và f −1 (B) ⊂ X.

1.2.3 Đơn ánh, toàn ánh, song ánh

Tiếp theo ta xét các ánh xạ có thêm một số tính chất đặc biệt.

Định nghĩa 1.6. Cho ánh xạ f : X −→ Y

(i) f được gọi là đơn ánh nếu x1 6= x2 thì f (x1 ) 6= f (x2 )∀x1 , x2 ∈ X.

(ii) f được gọi là toàn ánh nếu ∀y ∈ Y, ∃x ∈ X sao cho f (x) = y.

(iii) f gọi là song ánh nếu f vừa là đơn ánh vừa là toàn ánh.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
15
Giải tích 1 - Calculus

Nhận xét 1.2. Cho ánh xạ f : X −→ Y , khi đó

(i) Ánh xạ f là đơn ánh khi và chỉ khi lấy bất kỳ x1 , x2 ∈ X, nếu có
f (x1 ) = f (x2 ) thì x1 = x2 .

(ii) Ánh xạ f là toàn ánh khi và chỉ khi f (X) = Y .

(iii) Ánh xạ f là song ánh khi và chỉ khi ∀y ∈ Y, ∃!x ∈ X sao cho f (x) = y.

Ví dụ 1.4. Cho X là tập hợp con của Y . Phép nhúng X vào Y là ánh xạ
đặt tương ứng mỗi phần tử x ∈ X với chính nó trong Y . Khi đó phép nhúng
là một đơn ánh.

Ví dụ 1.5. Ánh xạ

R −→ R
1
x 7→ f (x) =
x2 +1
không đơn ánh và cũng không toàn ánh.

1.2.4 Tích của hai ánh xạ (Hợp thành hai ánh xạ)
Định nghĩa 1.7. Cho các ánh xạ f và g,

f : X −→ Y g: Y −→ Z
x 7→ y = f (x), y 7→ z = g(y).

Khi đó ta có ánh xạ
h : X −→ Z
x 7→ z,
tức là h(x) = z = g(f (x)).
Ta gọi ánh xạ h là hợp thành (hay tích) của ánh xạ f và ánh xạ g, ký
hiệu h = gof hay h = gf .

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
16
Giải tích 1 - Calculus

Tính chất 1.1. Ta có các tính chất sau:

(i) Hợp thành của hai đơn ánh là một đơn ánh.

(ii) Hợp thành của hai toàn ánh là một toàn ánh.

(iii) Hợp thành của hai song ánh là một song ánh.

1.2.5 Ánh xạ thu hẹp

Định nghĩa 1.8. Cho ánh xạ f : X → Y và một tập con E của X. Ánh xạ
thu hẹp (ánh xạ cảm sinh) của f trên E là một ánh xạ từ E vào Y , ký hiệu
f |E , xác định bởi đẳng thức f |E (x) = f (x).

f |E : E −→ Y
x 7→ f (x).

Tính chất 1.2. Nếu f : X → Y là ánh xạ đơn ánh thì mọi ánh xạ thu hẹp
của f trên mọi tập con của X đều là đơn ánh.

1.2.6 Ánh xạ ngược - Tương ứng 1 - 1


Định nghĩa 1.9. Cho ánh xạ

f : X −→ Y
ω 7→ f (ω)

là một song ánh. Khi đó ta có ánh xạ

g : Y −→ X
ω 7→ g(ω)

trong đó g(ω) là phần tử của X thỏa mãn điều kiện f (g(ω)) = ω.


Ánh xạ g xác định ở trên gọi là ánh xạ ngược của f và ký hiệu g = f −1 .

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
17
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa trên là tồn tại vì: Với mỗi ánh xạ f : X → Y là song ánh
thì mỗi y ∈ Y luôn tồn tại duy nhất x ∈ X sao cho f (x) = y.

Mệnh đề 1.2. Cho ánh xạ f : X → Y là song ánh. Khi đó, g là ánh xạ


ngược của f trên X khi và chỉ khi gof và f og lần lượt là các ánh xạ đồng
nhất trên X và Y .

Hệ quả 1.1. Cho f là song ánh trên X, khi đó g là ánh xạ ngược của f
trên X khi và chỉ khi gof và f og là các ánh xạ đồng nhất trên X.

Nhận xét 1.3. Dễ thấy rằng f −1 cũng là song ánh. Ta nói có một tương
ứng 1 − 1 giữa X và Y . Chiều từ X đến Y bởi song ánh f , chiều từ Y đến
X bởi song ánh f −1 .

Ta đã biết với hai tập hợp có lực lượng hữu hạn, ta dễ dàng so sánh
lực lượng giữa chúng. Tuy nhiên với hai tập hợp có lực lượng vô hạn, chúng
ta sẽ xem xét có thể thiết lập song ánh lên hai tập hợp này hay không để
so sánh lực lượng giữa chúng.

Định nghĩa 1.10. (Hai tập hợp có lực lượng tương đương) Ta nói hai tập
hợp X và Y có lực lượng tương đương nếu tồn tại một tương ứng 1 − 1 giữa
X và Y , hay nói cách khác, hai tập hợp X và Y có lực lượng tương đương
nếu tồn tại một song ánh từ X lên Y .

Định nghĩa 1.11. (Tập hợp đếm được) Tập hợp X vô hạn được gọi là tập
hợp có lực lượng vô hạn đếm được (gọi tắt là tập đếm được) nếu tập hợp X
có lực lượng tương đương với tập hợp số tự nhiên N. Ngược lại ta gọi là tập
hợp có lực lượng vô hạn không đếm được (gọi tắt là tập không đếm được)
hay tập có lực lượng continum.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
18
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 1.6. Các tập hợp N, Z, Q là các tập đếm được và các tập C, R, R \ Q
là các tập không đếm được.

Ví dụ sau cho ta sự tồn tại của những tập hợp vô hạn không đếm được
nhưng có "kích thước" đủ bé.

Ví dụ 1.7. Tập hợp Cantor là tập hợp các điểm nằm trên một đoạn thẳng
có được bằng cách loại bỏ một phần ba khoảng mở ở giữa mỗi đoạn và sau
đó lặp lại qui trình
 với  các đoạn ngắn hơn còn lại. Chẳng hạn với đoạn [0; 1]
1 2
ta bỏ đi khoảng ; ta thu được phần còn lại là hợp hai khoảng đóng
    3 3
1 2
0; ∪ ; 1 . Lặp lại quá trình đó vô hạn lần ta được tập Cantor. Khi đó
3 3
tập Cantor là tập vô hạn không đếm được.

Trong phần tiếp theo, ta sẽ nghiên cứu về một lớp ánh xạ đặc biệt xác
định trên các tập hợp số, được gọi là hàm số.

1.3 Hàm số

1.3.1 Khái niệm hàm số

Trong toán học, khái niệm hàm số (gọi tắt là hàm) được hiểu tương
tự như khái niệm ánh xạ. Thực chất hàm số chỉ là trường hợp đặc biệt của
ánh xạ. Nếu như ánh xạ được định nghĩa là một qui tắc tương ứng áp dụng
lên hai tập hợp bất kỳ, mà trong đó mỗi phần tử của tập hợp này (tập hợp
nguồn) tương ứng với một và chỉ một phần tử thuộc tập hợp kia (tập hợp
đích), thì ta hoàn toàn có thể coi hàm số là một trường hợp đặc biệt của
ánh xạ, khi tập nguồn và tập đích đều là tập hợp số.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
19
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 1.12. (Hàm số một biến biến số thực)


Cho X và Y là R hay các tập con của R. Hàm số f là một qui tắc đặt tương
ứng mỗi phần tử x ∈ X với một phần tử y ∈ Y , y gọi là giá trị của hàm số
f tại x (ký hiệu f (x)), X gọi là miền xác định, Y gọi là miền giá trị. Khi
đó còn ký hiệu
f : X −→ Y
x 7→ y
Tập hợp {(x, f (x))|x ∈ X} được gọi là đồ thị của hàm số (thông thường
đồ thị hàm số được biểu diễn trên hệ trục tọa độ Descartes).

Chú ý 1.1. Hàm số nhiều biến hay hàm số biến số phức được định nghĩa
một cách tương tự. Trong khuôn khổ nội dung, từ nay về sau nếu không giải
thích gì thêm ta chỉ nghiên cứu về hàm số một biến biến số thực.

Không phải đường cong nào trong mặt phẳng cũng là hình biểu diễn
đồ thị của một hàm số. Phép thử sau đây cho ta biết một đường cong có
phải là hình biểu diễn đồ thị của một hàm số hay không.

Mệnh đề 1.3. (Phép thử đường thẳng đứng) Một đường cong trong mặt
phẳng là hình biểu diễn đồ thị của một hàm số khi và chỉ khi nó không cắt
bất kì đường thẳng đứng nào hơn một lần.

Định nghĩa 1.13. (Hai hàm số bằng nhau) Giả sử hai hàm số f và g có
cùng miền xác định. Ta nói hai hàm số f và g là bằng nhau nếu f (x) = g(x)
với mọi giá trị x thuộc miền xác định.

1.3.2 Các hàm số thường gặp - Phân loại hàm số


Trong phần này ta sẽ xem xét định nghĩa các hàm số thường gặp, và
phân loại chúng dựa trên những nét tương đồng về cấu trúc đại số.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
20
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 1.14. (Hàm đa thức) Hàm đa thức là một hàm số có dạng
n
X
f (x) = ai x i
i=0

trong đó n là số nguyên không âm và a0 , a1 , a2 , . . . , an là các hằng số. Nếu


an 6= 0 thì số nguyên n được gọi là bậc của đa thức. Hằng số an được gọi là
hệ số cao nhất và hằng số a0 được gọi là hệ số hằng của hàm đa thức.

Định nghĩa 1.15. (Hàm phân thức hữu tỉ) Hàm phân thức hữu tỉ là tỉ số
của hai hàm đa thức p và q.

p(x)
f (x) = , q(x) 6= 0.
q(x)

Định nghĩa 1.16. (Hàm lũy thừa) Với α là số thực bất kì khác 0 thì hàm
số có dạng
f (x) = xα

được gọi là hàm lũy thừa với số mũ α.

Định nghĩa 1.17. (Hàm mũ) Với α là hằng số dương khác 1, thì hàm số
có dạng
f (x) = αx

được gọi là hàm mũ với cơ số α.

Định nghĩa 1.18. (Hàm logarit) Với α là hằng số dương khác 1, thì hàm
số có dạng
f (x) = logα x

được gọi là hàm logarit với cơ số α.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
21
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 1.19. (Hàm lượng giác) Trong hệ trục tọa độ Descartes. Mỗi
số thực x đều được đặt tương ứng duy nhất một điểm M trên đường tròn
−−→
lượng giác, sao cho giá trị góc lượng giác tạo bởi vector OM và trục hoành
một góc là x. Khi đó giá trị hoành độ của điểm M được gọi là cos x và giá
trị của tung độ điểm M được gọi là sin x (hình vẽ dưới).

Fig: Xác định các giá trị sin và cos.

Ta xây dựng các hàm số sau:

∗ Hàm số sin
R −→ [−1; 1]
x 7→ sin x.

∗ Hàm số cos
R −→ [−1; 1]
x 7→ cos x.

∗ Hàm số tan (tang) n πo


R\ k −→ R
2
sin x
x 7→ .
cos x
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
22
Giải tích 1 - Calculus

∗ Hàm số cot (cotang)

R \ {kπ} −→ R
cos x
x 7→ .
sin x
Các hàm số sin, cos, tan, cot được gọi chung là các hàm lượng giác.
Ngoài ra ta còn xây dựng thêm một số hàm lượng giác khác.

∗ Hàm số sec (secsin)


R −→ R \ {0}
1
x 7→ .
cos x
∗ Hàm số csc (seccos)
R −→ R \ {0}
1
x 7→ .
sin x
Định nghĩa 1.20. (Hàm hyperbolic) Các hàm số xác định bởi công thức
sau được gọi là các hàm hyperbolic.

∗ Hàm sinhyperbolic
exp(x) − exp(−x)
sinh(x) = .
2
∗ Hàm coshyperbolic
exp(x) + exp(−x)
cosh(x) = .
2
∗ Hàm tanhyperbolic
exp(x) − exp(−x)
tanh(x) = .
exp(x) + exp(−x)

∗ Hàm cotanhyperbolic
exp(x) + exp(−x)
coth(x) = .
exp(x) − exp(−x)
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
23
Giải tích 1 - Calculus

∗ Hàm sechyperbolic

2
sech(x) = (cosh(x))−1 = .
exp(x) + exp(−x)

∗ Hàm cosechyperbolic

2
csch(x) = (sinh(x))−1 = .
exp(x) − exp(−x)

Định nghĩa 1.21. (Hàm sơ cấp - Hàm siêu việt) Một hàm số được gọi là
hàm sơ cấp (hàm đại số) nếu nó xây dựng được bằng các phép tính đại số
(như cộng, trừ, nhân, chia hoặc khai căn) từ các hàm đa thức. Một hàm
không phải là hàm sơ cấp được gọi là hàm siêu việt.

Chú ý 1.2. Các hàm phân thức hữu tỉ đều là hàm sơ cấp, còn các hàm số
lượng giác, hàm lượng giác ngược, hàm mũ, hàm logarit, hàm hypebolic ...
đều là các hàm siêu việt.

1.3.3 Hàm số chẵn - Hàm số lẻ

Định nghĩa 1.22. (Hàm số chẵn - Hàm số lẻ) Cho hàm số f xác định trên
D là tập đối xứng, nghĩa là mọi x thuộc D thì −x thuộc D. Ta nói,

(i) f là hàm số chẵn nếu mọi x thuộc D thì f (−x) = f (x).

(ii) f là hàm số lẻ nếu mọi x thuộc D thì f (−x) = −f (x).

Tính chất 1.3. Trong hệ trục tọa độ Descartes, đồ thị của hàm số chẵn
nhận trục tung làm trục đối xứng và đồ thị của hàm số lẻ nhận gốc tọa độ
làm tâm đối xứng.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
24
Giải tích 1 - Calculus

Fig: Đồ thị hàm số chẵn và hàm số lẻ.

1.3.4 Hàm số đơn điệu


Định nghĩa 1.23. (Hàm số đơn điệu) Giả sử hàm số y = f (x) xác định
trên miền D. Ta nói

(i) Hàm số y = f (x) được gọi là tăng (tăng ngặt) trên D nếu với mọi cặp
x1 , x2 thuộc D mà x1 nhỏ hơn x2 thì f (x1 ) nhỏ hơn hoặc bằng f (x2 )
(f (x1 ) nhỏ hơn f (x2 )).

(ii) Hàm số y = f (x) được gọi là giảm (giảm ngặt) trên D nếu với mọi cặp
x1 , x2 thuộc D mà x1 nhỏ hơn x2 thì f (x1 ) lớn hơn hoặc bằng f (x2 )
(f (x1 ) lớn hơn f (x2 )).

Các hàm số tăng (tăng ngặt) hay giảm (giảm ngặt) được gọi chung là
hàm đơn điệu (tương ứng đơn điệu ngặt).

Mệnh đề 1.4. Giả sử hàm số f là một toàn ánh, khi đó nếu f đơn điệu
ngặt thì f là song ánh.

Đôi khi việc giải một phương trình sơ cấp là rất khó khăn, có khi không
thực hiện được. Việc chỉ ra sự tồn tại nghiệm hay không của phương trình

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
25
Giải tích 1 - Calculus

khi đó đôi khi còn quan trọng hơn việc giải phương trình. Các hàm đơn điệu
và đơn điệu ngặt có nhiều ứng dụng trong việc biện luận số nghiệm của
phương trình, Mệnh đề sau thể hiện điều đó.

Mệnh đề 1.5. Trong hệ trục tọa độ Descartes 0xy, đồ thị hàm số đơn điệu
ngặt tương giao với đường thẳng song song với trục hoành không quá một
điểm. Hay nói cách khác, nếu f là hàm đơn điệu ngặt, với α là hằng số thì
phương trình f (x) = α có không quá một nghiệm.

Fig: Tương giao giữa đồ thị hàm đơn điệu ngặt và đường thẳng y = α.

1.3.5 Hàm số ngược


Ta đã biết, mỗi song ánh đều có ánh xạ ngược, mỗi hàm số là một
trường hợp đặc biệt của ánh xạ. Như vậy với mỗi hàm số có tương ứng 1 − 1
đều cho một ánh xạ ngược, và nếu ánh xạ ngược đó cũng là một hàm số thì
ta gọi hàm số đó là hàm ngược của hàm số ban đầu. Trong Khoa học và Kỹ
thuật các hàm ngược có khá nhiều ứng dụng và được sử dụng rộng rãi, bây
giờ ta sẽ khảo sát một vài hàm ngược thông dụng.
Các hàm lượng giác không phải là song ánh nên hàm ngược của chúng

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
26
Giải tích 1 - Calculus

không tồn tại. Tuy nhiên, nếu ta giới hạn miền xác định của các hàm lượng
giác thì hàm ngược của chúng sẽ tồn tại trên những miền xác định này.
∗ Hàm ngược của hàm sin (hàm arcsin).

h π πi
arcsin : [−1; 1] −→ − ;
2 2
x 7→ arcsin(x)

h π πi
trong đó, arcsin(x) là số thực thuộc − ; sao cho sin (arcsin(x)) = x.
2 2

Fig: Đồ thị hàm số y = arcsin(x).

∗ Hàm ngược của hàm cos (hàm arccos).

arccos : [−1; 1] −→ [0; π]


x 7→ arccos(x)

trong đó, arccos(x) là số thực thuộc [0; π] sao cho cos (arccos(x)) = x.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
27
Giải tích 1 - Calculus

Fig: Đồ thị hàm số y = arccos(x).

∗ Hàm ngược của hàm tan (hàm arctan).


 π π
arctan : R −→ − ;
2 2
x 7→ arctan(x)
 π π
trong đó, arctan(x) là số thực thuộc − ; sao cho tan (arctan(x)) = x.
2 2

Fig: Đồ thị hàm số y = arctan(x).

Hoàn toàn tương tự, nếu ta thu hẹp miền xác định và miền giá trị của
các hàm hyperbolic sao cho đảm bảo tính song ánh, ta dễ dàng thu được
các kết quả sau.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
28
Giải tích 1 - Calculus

∗ Hàm ngược của hàm sinh (hàm sinh−1 ).

sinh−1 : R −→ R

sinh−1 (x) = log x +

x 7→ x2 + 1

∗ Hàm ngược của hàm cosh (hàm cosh−1 ).

cosh−1 : [1; +∞) −→ R



cosh−1 (x) = log x +

x 7→ x2 − 1

∗ Hàm ngược của hàm tanh (hàm tanh−1 ).

tanh−1 : (−1; 1) −→ R
1 x+1
x 7→ tanh−1 (x) = log
2 x−1
∗ Hàm ngược của hàm coth (hàm coth−1 ).

coth−1 : R \ [−1; 1] −→ R
1 x+1
x 7→ coth−1 (x) = log
2 x−1
∗ Hàm ngược của hàm sech (hàm sech−1 ).

sech−1 : (0; 1] −→ (0; +∞)



1 1 + 1 − x2
x 7→ sech−1 (x) = log
2 x
∗ Hàm ngược của hàm cocsch (hàm csch−1 ).

csch−1 : R \ {0} −→ R
√ !
1 1 1 + x2
x 7→ csch−1 (x) = log +
2 x |x|

Mệnh đề sau mô tả đồ thị hàm ngược thông qua đồ thị hàm số ban đầu.

Mệnh đề 1.6. Cho f là một hàm số một biến biến số thực. Giả sử f tồn
tại hàm ngược là f −1 . Khi đó, trong hệ trục tọa độ Descartes đồ thị của f
và f −1 đối xứng nhau qua đường thẳng y = x.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
29
Giải tích 1 - Calculus


Fig: Đồ thị hàm số y = x2 và y = x trên [0; ∞).

Định lý 1.1. (Hàm đơn điệu ngặt luôn có hàm ngược) Cho f : D → f (D)
là hàm số đơn điệu ngặt trên khoảng D. Khi đó, hàm ngược f −1 tồn tại và
đơn điệu ngặt trên f (D) (f −1 tăng ngặt nếu f tăng ngặt và giảm ngặt nếu
f giảm ngặt).

Hệ quả 1.2. (Tiêu chuẩn đường thẳng ngang) Một hàm số y = f (x) có
hàm ngược nếu và chỉ nếu không có đường thẳng ngang nào tương giao với
đồ thị của y = f (x) tại nhiều hơn một điểm.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
30
Giải tích 1 - Calculus

1.4 Bài tập

1.4.1 Tập hợp

BT 1.1. Phát biểu các tính chất giao hoán, kết hợp của hai phép toán giao,
hợp hai tập hợp và chứng minh các tính chất đó.

BT 1.2. Cho A, B và C là các tập hợp. CMR.

(A ∩ B) \ C = A ∩ (B \ C).

BT 1.3. Cho A, B và C là các tập hợp. Kiểm tra tính đúng sai của kết luận
sau (nếu đúng hãy chứng minh, nếu sai cho phản ví dụ).

(A ∪ B) \ C = A ∪ (B \ C).

BT 1.4. Với các tập hợp A, B và C, chứng minh rằng.

a. A \ (B ∪ C) = (A \ B) ∩ (A \ C).

b. A \ (B ∩ C) = (A \ B) ∪ (A \ C).

1.4.2 Ánh xạ

BT 1.5. Cho ánh xạ f : X → Y và A, B là các tập con của X. Chứng


minh rằng.

a. f (A ∪ B) = f (A) ∪ f (B).

b. f (A ∩ B) ⊂ f (A) ∩ f (B).

c. f (A) \f (B) ⊂ f (A\B).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
31
Giải tích 1 - Calculus

BT 1.6. Cho ánh xạ f : X → Y và A, B là các tập con của Y . Chứng


minh rằng.

a. f −1 (A ∪ B) = f −1 (A) ∪ f −1 (B).

b. f −1 (A ∩ B) = f −1 (A) ∩ f −1 (B).

c. f −1 (A\B) = f −1 (A) \f −1 (B).

BT 1.7. Xét ánh xạ

R −→ R
x 7→ y = x2 − 6x + 5

a, Tìm f (1), f ({3; 4}), f ([0; 1]) và ảnh của ánh xạ f .

b, Tìm f −1 (2) và f −1 ({0; −3}).

BT 1.8. Cho ánh xạ

R2 −→ R2
(x, y) 7→ (x − y, x2 − 2x)

Tìm f ((1; 2)) và f −1 ((0; 0)).

BT 1.9. Cho các ánh xạ f và g.

f : R −→ R g : R −→ R
x 7→ y = x2 , x 7→ z = 2 sin x.

Tìm gof .

BT 1.10. Cho các ánh xạ f và g.

f : R −→ R g : R −→ R
x 7→ y = x3 , x 7→ z = 2x2 + x.

Tìm gof .

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
32
Giải tích 1 - Calculus

BT 1.11. Cho các ánh xạ f và g.

f : R −→ R g : R −→ R
x+1 tan x
x 7→ y = 2 , x 7→ z = .
x +1 tan x − 1
Tìm f og và giải phương trình f og(x) = 0.

BT 1.12. CMR các tập hợp N, N∗ , Z, Q, Nn , Zn , Qn là các tập đếm được và


các tập hợp R, R \ Q, C, Rn , Cn là các tập không đếm được.

BT 1.13. CMR tập nghiệm các phương trình lượng giác cơ bản là các tập
đếm được.

BT 1.14. CMR tập hợp các số tự nhiên chẵn và tập hợp các số tự nhiên lẻ
đều là các tập đếm được.

BT 1.15. CMR hợp hai hay hữu hạn tập đếm được là một tập đếm được,
hợp hai hay nhiều tập không đếm được là tập không đếm được. Kết luận
còn đúng nếu thay phép toán hợp bởi phép toán giao (nếu đúng chứng minh,
nếu sai cho phản ví dụ).

1.4.3 Hàm số

BT 1.16. Xét tính chẵn lẻ của các hàm số lượng giác và các hàm hyperbolic.

BT 1.17. Hãy xét tính chẵn lẻ, đơn điệu của hàm phần nguyên.

[.] : R −→ Z
x 7→ [x]

Trong đó, [x] là số thực lớn nhất không vượt quá x.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
33
Giải tích 1 - Calculus

BT 1.18. Hãy xét tính chẵn lẻ, đơn điệu của hàm phần lẻ.

{.} : R −→ [0; 1)
x 7→ {x}

Trong đó, {x} là số thực được xác định bởi công thức {x} = x − [x].

BT 1.19. BT 1.20. Xét tính chẵn lẻ của hàm giá trị tuyệt đối.

|.| : R −→ R
x 7→ |x|

Trong đó, |x| là số thực xác định bằng x nếu x không âm và bằng −x nếu
x là số âm.

BT 1.21. Xét tính chẵn lẻ của hàm trùng phương.

f : R −→ R
x 7→ ax2n + bn + c

BT 1.22. Cho hai hàm số f và g cùng miền xác định. Giả sử f và g cùng
tính chẵn lẻ. Khi đó có kết luận gì về tính chẵn lẻ của các hàm số sau.

a. f + g : (f + g)(x) = f (x) + g(x)

b. f g : (f g)(x) = f (x)g(x)
 
f f f (x)
c. : (x) = .
g g g(x)
Kết luận sẽ thay đổi như thế nào nếu f và g khác tính chẵn lẻ.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
34
CHƯƠNG 2

Giới hạn và liên tục

2.1 Giới hạn dãy số

2.1.1 Khái niệm dãy số

Định nghĩa 2.1. (Dãy số) Dãy số vô hạn (ta gọi tắt là dãy số ) là một ánh
xạ x xác định trên tập hợp các số nguyên dương N∗ và nhận giá trị trong
R, ký hiệu.
x : N∗ → R
n 7→ x(n).

Chú ý 2.1. Người ta thường ký hiệu dãy số x = x(n) bởi (xn ) và gọi xn là
số hạng thứ n hay số hạng tổng quát, u1 gọi là số hạng đầu của dãy số đó.

Một cách tổng quát và đầy đủ hơn, ta có thể định nghĩa dãy số như sau.

Định nghĩa 2.2. (Dãy số) Cho D là tập các số tự nhiên N∗ hoặc là tập hợp
con của N∗ có dạng {1; 2; . . . ; m}. Mỗi ánh xạ xác định trên D và nhận giá
trị trong R được gọi là một dãy số. Nếu dãy số đó có vô hạn phần tử thì gọi

35
Giải tích 1 - Calculus

là dãy số vô hạn, ngược lại nếu dãy số có hữu hạn phần tử thì được gọi là
dãy số hữu hạn.

2.1.2 Cách xác định một dãy số

Thông thường ta có 3 cách cho một dãy số.

a. Dãy số cho bằng công thức của số hạng tổng quát

Khi đó xn = f (n), trong đó f là một hàm số xác định trên tập các số
tự nhiên dương N∗ Đây là cách khá thông dụng (giống như hàm số) và nếu
biết giá trị của n (hay cũng chính là số thứ tự của số hạng) thì ta có thể
tính ngay được xn .

b. Dãy số cho bằng phương pháp mô tả

Người ta cho một mệnh đề mô tả cách xác định các số hạng liên tiếp
của dãy số. Tuy nhiên, thường thì không tìm ngay được xn với n tuỳ ý.

c. Dãy số cho bằng hệ thức truy hồi

- Cho số hạng thứ nhất (hoặc một vài số hạng đầu).


- Với n ≥ 2, cho một công thức tính xn nếu biết xn−1 (hoặc một vài số
hạng đứng trước đó).

Ví dụ 2.1. (Cấp số cộng) Với α, β là các hằng số. Dãy số (xn ) được cho bởi
hệ thức truy hồi.
x1 = α, xn = xn−1 + β, ∀n ≥ 2.

gọi là một cấp số cộng.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
36
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 2.2. (Cấp số nhân) Với α, β là các hằng số. Dãy số (xn ) được cho
bởi hệ thức truy hồi.

x1 = α, xn = xn−1 .β, ∀n ≥ 2.

gọi là một cấp số nhân.

2.1.3 Dãy số đơn điệu


Định nghĩa 2.3. Dãy số (xn ) được gọi là dãy số tăng nếu với mọi n ta
có xn ≤ xn+1 . Dãy số (xn ) được gọi là dãy số giảm nếu với mọi n ta có
xn ≥ xn+1 . Dãy số tăng hay dãy số giảm ta gọi chung là dãy đơn điệu.
Nếu chỉ có dấu " > " hoặc " < " thì ta nói dãy tăng ngặt hoặc giảm ngặt.

Thông thường để xét tính đơn điệu của dãy số ta có hai phương
pháp sau:
Phương pháp 1: Xét hiệu H = xn+1 − xn . Rồi so sánh hiệu đó với 0. Nếu
hiệu H lớn hơn 0 với mọi n thì dãy số là dãy số tăng, nếu hiệu H nhỏ hơn
0 với mọi n thì là dãy số giảm.
xn+1
Phương pháp 2: Nếu xn > 0 với mọi n ∈ N∗ thì lập tỉ số T = , rồi so
xn
sánh với 1. Nếu tỉ số T lớn hơn 1 với mọi n thì dãy số là dãy số tăng, nếu
tỉ số T nhỏ hơn 1 với mọi n thì là dãy số giảm.

Ví dụ 2.3. Dãy Fibonacci là dãy vô hạn các số tự nhiên bắt đầu bằng hai
phần tử 0 và 1, các phần tử sau đó được thiết lập theo quy tắc mỗi phần tử
luôn bằng tổng hai phần tử trước nó.

 x = 0, x = 1
1 2
nn = xn−1 + xn−2 ∀n ≥ 3.

Dãy số Fibonaxi là một dãy số tăng.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
37
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 2.4. Cho dãy số xác định bởi công thức.


 n
1
xn = 1 +
n
Khi đó (xn ) là dãy số tăng ngặt. Người ta đã chứng minh được rằng dãy số
(xn ) tăng ngặt đến một số thực gọi là hàng số e.

2.1.4 Dãy số bị chặn


Định nghĩa 2.4. (Dãy số bị chặn)

(i) Dãy số (xn ) được gọi là bị chặn trên nếu tồn tại số thực M sao cho

xn ≤ M, ∀n ∈ N∗

(ii) Dãy số (xn ) được gọi là bị chặn dưới nếu tồn tại số thực m sao cho

xn ≥ m, ∀n ∈ N∗

(iii) Một dãy số (xn ) được gọi là bị chặn nếu vừa bị chặn trên vừa bị chặn
dưới, nghĩa là tồn tại hai số thực m, M sao cho:

m ≤ xn ≤ M, ∀n ∈ N∗

Hệ quả 2.1. Một dãy số (xn ) là bị chặn nếu tồn tại số thực dương M sao
cho
|xn | ≤ M, ∀n ∈ N∗

Ví dụ 2.5. Cho dãy số (xn ), (yn ) xác định bởi công thức.
1 1 1
xn = 1 + + + ··· +
1.2 2.3 n(n + 1)
1 1 1
yn = 1 + + + ··· + .
1.3 3.5 (2n + 1)(2n + 3)
Khi đó, các dãy số trên đều là dãy số trên bị chặn.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
38
Giải tích 1 - Calculus

2.1.5 Dãy số hội tụ - Giới hạn dãy số

Định nghĩa 2.5. (Sup - Inf của một tập hợp) Cho tập hợp A ta nói,

(i) Số thực m được gọi là infimum (cận dưới đúng) của tập hợp A ký hiệu
là inf(A) nếu m là số thực lớn nhất nhưng không vượt quá các giá trị
của các phần tử trong A.

 ∀a ∈ A thì a ≥ m
inf(A) = m ⇔
∀ε > 0, ∃a ∈ A : a < m + ε

(ii) Số thực M được gọi là supremum (cận trên đúng) của tập hợp A ký
hiệu là sup(A) nếu M là số thực bé nhất nhưng không nhỏ hơn các giá
trị của các phần tử trong A.

 ∀a ∈ A thì a ≤ M
sup(A) = M ⇔
∀ε > 0, ∃a ∈ A : a + ε > M

Chú ý 2.2. Khái niệm sup và inf là những khái niệm mở rộng cho các khái
niệm max và min.

Định nghĩa 2.6. (Giới hạn dãy số) Ta nói dãy số (xn ) hội tụ về số thực a
nếu mọi ε > 0 bé tùy ý luôn tồn tại n0 ∈ N∗ sao cho,

∀n ≥ n0 : |xn − a| < ε.

Ta ký hiệu xn → a, khi n → ∞ hoặc lim xn = a và ta gọi số thực a là


giới hạn của dãy số.
Một dãy số không hội tụ ta gọi là dãy phân kỳ.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
39
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 2.7. (Dãy dần ra vô cực) Ta nói dãy (xn ) dần ra dương vô cực
(vô cùng) nếu mọi số thực dương a lớn tùy ý luôn tồn tại n0 ∈ N∗ sao cho,

∀n ≥ n0 : xn > a.

Ta ký hiệu xn → +∞, khi n → ∞ hoặc lim xn = +∞.


Tương tự ta có định nghĩa cho dãy dần ra âm vô cực (vô cùng).

2.1.6 Một số tính chất của giới hạn

Tính chất 2.1. Cho xn → a và yn → b, khi n → ∞ khi đó.

(i) xn + yn → a + b, khi n → ∞.

(ii) xn yn → ab, khi n → ∞.


xn a
(iii) Nếu b 6= 0 thì → , khi n → ∞.
yn b

Tính chất 2.2. (Tính đơn điệu) Với (xn ) và (yn ) là hai dãy hội tụ. Giả sử
tồn tại n0 sao cho mọi n ≥ n0 thì xn ≤ yn . Khi đó ta có bất đẳng thức.

lim xn ≤ lim yn .

Hệ quả 2.2. Với (xn ) và (yn ) là hai dãy số. Giả sử tồn tại n0 sao cho mọi
n ≥ n0 thì xn ≤ yn . Khi đó

(i) Nếu dãy (xn ) dần ra dương vô cực thì dãy (yn ) cũng dần ra dương
vô cực.

(ii) Nếu dãy (yn ) dần ra âm vô cực thì dãy (xn ) cũng dần ra âm vô cực.

Định lý 2.1. Mọi dãy hội tụ thì bị chặn.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
40
Giải tích 1 - Calculus

Chứng minh. Giả sử dãy số (xn ) hội tụ về a. Khi đó.


Với ε > 0 ta tìm được n0 sao cho ∀n ≥ n0 thì |xn − a| < ε. Do đó
|xn | < |a| + ε, với mọi n ≥ n0 .
Đặt M = max{|x1 |, |x2 |, . . . , |xn0 −1 |, |a| + ε}, ta được xn ≤ M với mọi
n ∈ N∗ . Tức là dãy số (xn ) bị chặn. 

Điều ngược lại của Th (2.1) không đúng, tuy nhiên từ định nghĩa của
giới hạn và khái niệm cận trên đúng, cận dưới đúng ta có một kết quả sau,
là một tiêu chuẩn quan trọng để khảo sát tính hội tụ của dãy số.

Định lý 2.2. (Weierstrass) Mọi dãy tăng và bị chặn trên thì hội tụ tại sup
của dãy đó và mọi dãy giảm và bị chặn dưới thì hội tụ tại inf của dãy đó.

Mệnh đề 2.1. Giả sử (xn ) là dãy dần ra vô cực, khi đó.

(i) Nếu dãy (xn ) dần ra dương vô cực thì (xn ) bị chặn dưới.

(ii) Nếu dãy (xn ) dần ra âm vô cực thì (xn ) bị chặn trên.

Định lý 2.3. (Nguyên lý đoạn thắt Cantor) Giả sử {[an , bn ]}∞


n=1 là dãy giảm

các đoạn lồng nhau và thắt lại, nghĩa là [ak+1 , bk+1 ] ⊂ [ak , bk ] với mọi k ≥ 1
và an − bn → 0 khi n → ∞. Khi đó tồn tại duy nhất phần tử,

\
α∈ [an , bn ].
n=1

2.1.7 Dãy con, tính duy nhất của giới hạn

Định nghĩa 2.8. (Dãy con) Cho dãy số (xn ), dãy con của (xn ) là một dãy
(xnk )∞
k=1 mà các phần tử của nó được lấy tùy ý từ dãy (xn ) theo thứ tự tăng

dần của chỉ số.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
41
Giải tích 1 - Calculus

Định lý 2.4. Một dãy số hội tụ về a khi và chỉ khi mọi dãy con đều hội tụ
về a.

Hệ quả 2.3. Giới hạn của một dãy số nếu có là duy nhất.

Mệnh đề 2.2. Dãy số (xn ) hội tụ về a khi và chỉ khi các dãy số (x2n ) và
(x2n+1 ) đều hội tụ về a.

Chứng minh. Phần thuận là hiển nhiên, ta chứng minh phần đảo.
Với mọi ε > 0, do các dãy (x2n ) và (x2n+1 ) đều hội tụ về a nên tồn tại
các số k0 , l0 ∈ N∗ sao cho:

|x2n − a| < ε, ∀n ≥ k0 và |x2n+1 − a| < ε, ∀n ≥ l0 .

Khi đó tồn tại số tự nhiên N0 = max{k0 , l0 } sao cho.

|xn − a| < ε, ∀n ≥ N0 .

Do đó, dãy số (xn ) hội tụ về a. 

Bổ đề 2.1. (Bổ đề Bolzano - Weierstrass) Mọi dãy bị chặn đều có thể trích
ra được một dãy con hội tụ.

2.1.8 Một số tiêu chuẩn hội tụ


Ngoài định nghĩa, tiêu chuẩn dãy con, tiêu chuẩn dãy đơn điệu ta
thường sử dụng thêm các tiêu chuẩn sau để xét sự hội tụ của dãy số.

a. Tiêu chuẩn Cauchy

Định nghĩa 2.9. (Dãy cơ bản - Dãy Cauchy) Một dãy số xn được gọi là
dãy cơ bản (dãy Cauchy) nếu với mọi số thực ε > 0 bé tùy ý luôn tồn tại n0
sao cho mọi m, n > n0 thì |xm − xn | < ε.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
42
Giải tích 1 - Calculus

Định lý 2.5. Một dãy là hội tụ khi và chỉ khi dãy đó là dãy Cauchy.

Chứng minh.
∗ Phần thuận: Giả sử xn → a khi n → ∞. Khi đó với mọi ε > 0 đều tồn tại
n0 sao cho với mọi n ≥ n0 thì
ε
|xn − a| < .
2
Từ đó, với mọi m, n ≥ n0 ta có:
ε ε
|xm − xn | = |(xm − a) − (xn − a)| ≤ |xm − a| + |xn − a| < + = ε.
2 2
Do đó, (xn ) là dãy Cauchy.
∗ Phần đảo: Giả sử (xn ) là dãy Cauchy. Dễ thấy (xn ) là dãy bị chặn. Khi
đó theo bổ đề Bolzano - Weierstrass tồn tại một dãy con (xnk ) hội tụ, giả
sử xnk → a khi k → ∞.
Với mọi ε > 0, ta chọn được nk0 sao cho mọi nk ≥ nk0 thì
ε
|xnk − a| < .
2
Lại có, (xn ) là dãy Cauchy nên tồn tại p sao cho mọi m, n ≥ p thì
ε
|xm − xn | < .
2
Chọn n0 = max{nk0 , p}, khi đó với mọi n ≥ n0 ta có:
ε ε
|xn − a| = |(xn − xnk ) + (xnk − a)| ≤ |xn − xnk | + |xnk − a| < + = ε.
2 2
Do đó, xn → a khi n → ∞. 

b. Nguyên lý kẹp

Định lý 2.6. (Nguyên lý kẹp) Giả sử có 3 dãy số thỏa mãn xn ≤ yn ≤ zn


với mọi giá trị n > n0 nào đó và lim xn = lim zn = a. Khi đó, dãy yn có giới
hạn và lim yn = a.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
43
Giải tích 1 - Calculus

c. Dãy sup và dãy inf

Định nghĩa 2.10. (Giới hạn trên và giới hạn dưới) Với dãy số (xn ) ta định
nghĩa.
 
(i) Giới hạn của dãy số sup{xk } được gọi là giới hạn trên của dãy số
k≥n n
(xn ), và ký hiệu là lim xn hay lim sup xn .
 
lim sup xn = inf sup{xk } .
n k≥n

 
(ii) Giới hạn của dãy số inf {xk } được gọi là giới hạn dưới của dãy số
k≥n
n
(xn ), và ký hiệu là lim xn hay lim inf xn .
 
lim inf xn = sup inf {xk } .
n k≥n

Định lý 2.7. Một dãy hội tụ khi và chỉ khi giới hạn trên và giới hạn dưới
đều tồn tại (hữu hạn) và bằng nhau.
   
lim sup xn = inf sup{xk } = lim inf xn = sup inf {xk } .
n k≥n n k≥n

Ví dụ 2.6. Tính lim un , xác định bởi công thức.


n
X n
un =
i=1
n2 +i

Giải. Dễ dàng ta chứng minh được.


n n n2 n2
n ≤ un ≤ n ⇔ ≤ un ≤
n2 + n n2 + 1 n2 + n n2 + 1
n2 n2
Mà lim = lim = 1. Theo nguyên lý kẹp lim un = 1. 
n2 + n n2 + 1
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
44
Giải tích 1 - Calculus

2.1.9 Các giới hạn cơ bản

Thông thường, để tính giới hạn ta thường sử dụng các kết quả sau.

1
1. Với α > 0 thì lim = 0.

1
2. Với α > 0 thì lim = 0.
logα n

3. Với |α| < 1 thì lim αn = 0.


n
4. Với α ∈ R thì lim nα = 1.

∗ α n 
5. Với α ∈ R thì lim 1 + = eα .
n

...

Ví dụ 2.7. Tính các giới hạn sau

 n3 +1  2n+1
n3 + 1

n+1 3n+2
a, lim b, lim
3n + 1 2n3 + 3n − 2

Giải. Biến đổi ta được,


 3
1 n +1


n+1
n3 +1 1+
a, lim = lim 
 n = 0.
3n + 1 1
3+
n
 2+ n12
1

3+ n
 2n+1 1+ 3
n3 + 1
 3n+2
n 1
b, lim = lim  = √ . 
 
2n3 + 3n − 2 3 2  3
4
2+ 2 − 3
n n

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
45
Giải tích 1 - Calculus

2.1.10 Các dạng vô định

Ta bắt đầu bằng một số ví dụ đơn giản.

Bài toán 2.1. Tính các giới hạn


n2
3n4 + 5n+2 log2 n n2 − 1

lim n , lim n , lim .
2 − 5n + n5 5 n2 − 5

Bài toán 2.2. Tìm lim un cho bởi công thức.


n
X sin i
un = .
i=1
n2

Đứng trước một số bài Toán giới hạn, đôi khi các quy tắc giới hạn chưa
áp dụng được ngay, chẳng hạn như các ví dụ trên. Các dạng giới hạn đó
được gọi là các dạng vô định, thông thường các dạng vô định thường gặp là.
0 ∞
, , ∞ − ∞, 1∞ , ∞0 , 00 ...
0 ∞
Để tính giới hạn các dạng vô định, cơ bản ta dựa vào quy tắc sau.

Mệnh đề 2.3. Với α ∈ R, β > 0, γ > 1 thì

logα n  nβ  γ n  n!  nn .

Ký hiệu hình thức xn  yn mang nghĩa khi giá trị n đủ lớn thì xn rất nhỏ
xn yn
so với yn nên → 0 và → ∞ khi n → ∞.
yn xn

Ví dụ 2.8. (Pro(2.1)) Tính các giới hạn


n2
3n4 + 5n+2 log2 n n2 − 1

a, lim n , b, lim n , c, lim .
2 − 5n + n5 5 n2 − 5
Giải. Biến đổi ta được,

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
46
Giải tích 1 - Calculus

3n4
4
3n + 5 n+2 + 25
a, lim n = lim 5n = −25.
n
n5
 
2 − 5n + n5 2
−1+ n
5 5
log2 n
b, lim = 0.
5n
 2 n2  n2 −5  5
n −1 4 4
c, lim = lim 1 + 2 1+ 2 = e4 . 
n2 − 5 n −5 n −5

Ví dụ 2.9. (Pro(2.2)) Tìm lim un cho bởi công thức.


n
X sin i
un = .
i=1
n2

Giải. Áp dụng bất đẳng thức giá trị tuyệt đối ta có.
n n
X | sin i| X 1 1
0 ≤ un ≤ ≤ = .
i=1
n2 i=1
n2 n

1
Mà lim = 0. Theo nguyên lý kẹp lim un = 0. 
n

2.1.11 Phương pháp sai phân

Ví dụ 2.10. Cho dãy số (xn ), (yn ) xác định bởi công thức.
1 1 1
xn = 1 + + + ··· +
1.2 2.3 n(n + 1)
1 1 1
yn = 1 + + + ··· + .
1.3 3.5 (2n + 1)(2n + 3)
Tìm giới hạn của (xn ) và (yn ).
3
Giải. lim xn = 2, lim yn = . 
2
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
47
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 2.11. (Olympic sinh viên 2007) Cho a, b, c, α là các số thực thỏa mãn
α 6= b − c. Dãy số un , vn được xác định bởi công thức.
n
u2 + bun X ui
u1 = a, un+1 = n , vn = .
c u +b−c
i=1 i+1

Biết rằng lim un = α. Tính giới hạn của vn .

Giải. Dễ dàng chứng minh được.


ui 1 1
= − .
ui+1 + b − c ui + b − c ui+1 + b − c

Từ đó.
n n  
X ui X 1 1
vn = = −
i=1
ui+1 + b − c i=1
ui + b − c ui+1 + b − c

1 1
= − .
u1 + b − c un+1 + b − c
Lấy giới hạn hai vế ta được.
1 1
lim vn = − . 
a+b−c α+b−c

Ví dụ 2.12. (Olympic sinh viên 2010) Cho dãy xn xác định bởi công thức
x1 = 1, xn+1 = xn (1 + x2010
n ). Tính giới hạn dãy số un .
n
X x2010 i
un = .
i=1
xi+1

Giải. Trước tiên ta thấy dãy xn là dãy số dương, tăng ngặt nên giới hạn xn
nếu có khác 0. Giả sử lim xn = a. Khi đó a là nghiệm của phương trình.

a = a(1 + a2010 ) ⇔ a = 0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
48
Giải tích 1 - Calculus

Điều này mâu thuẫn. Từ đó lim xn = +∞.


Biến đổi ta có.
x2010
i x2011 xi+1 − xi 1 1
= i = = − .
xi+1 xi xi+1 xi xi+1 xi xi+1

Từ đó.
n
X x2010
i 1 1
un = = − → 1, khi n → ∞.
i=1
xi+1 x1 xi+1

Do đó, lim un = 1. 

2.2 Giới hạn hàm số

2.2.1 Giới hạn hữu hạn của hàm số tại một điểm
Định nghĩa 2.11. Cho khoảng D chứa điểm x0 , hàm f xác định trên D
hoặc D\{x0 }. Khi đó hàm số f có giới hạn là a khi x → x0 nếu với mọi ε > 0
tồn tại δ > 0 sao cho mọi x ∈ D, nếu 0 < |x − x0 | < δ thì 0 < |f (x) − a| < ε,
và ký hiệu lim f (x) = a.
x→x0

Định lý sau cho ta tiêu chuẩn về sự tồn tại giới hạn của hàm số tại
một điểm.

Định lý 2.8. Cho khoảng D chứa điểm x0 , hàm f xác định trên D hoặc
D \ {x0 }. Khi đó hàm số f có giới hạn là a khi x → x0 khi và chỉ khi mọi
dãy (xn ) nằm trong D hội tụ về x0 thì f (xn ) hội tụ về a,

lim f (x) = a ⇔ ∀(xn ) : xn → x0 ⇒ f (xn ) → a.


x→x0

Chú ý 2.3. Th (2.8) cho ta một điều kiện cần và đủ để hàm số có giới hạn
tại một điểm x0 thông qua định nghĩa giới hạn của dãy số, và đôi khi ta

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
49
Giải tích 1 - Calculus

cũng sử dụng Định lý thay cho Định nghĩa giới hạn hàm số tại một điểm
với tên gọi "ngôn ngữ dãy".

Định nghĩa 2.12. (Giới hạn một bên) Cho khoảng D chứa điểm x0 , hàm
f xác định trên D hoặc D \ {x0 }. Khi đó ta định nghĩa:

(i) Hàm số f có giới hạn phải là a khi x → x0 nếu mọi ε > 0, bé tùy
ý đều tồn tại δ > 0 sao cho mọi x ∈ D, nếu 0 < x − x0 < δ thì
0 < |f (x) − a| < ε, ký hiệu lim+ f (x) = a.
x→x0

(ii) Hàm số f có giới hạn trái là a khi x → x0 nếu mọi ε > 0, bé tùy
ý đều tồn tại δ > 0 sao cho mọi x ∈ D, nếu 0 < x0 − x < δ thì
0 < |f (x) − a| < ε, ký hiệu lim− f (x) = a.
x→x0

Định lý 2.9. Cho khoảng D chứa điểm x0 , hàm f xác định trên D hoặc
D \ {x0 }. Khi đó.

(i) Hàm số f có giới hạn phải là a khi x → x0 nếu mọi dãy (xn ), xn ≥ x0
nằm trong D hội tụ về x0 thì f (xn ) hội tụ về a, và ký hiệu lim+ f (x) = a.
x→x0

(ii) Hàm số f có giới hạn trái là a khi x → x0 nếu mọi dãy (xn ), xn ≤ x0
nằm trong D hội tụ về x0 thì f (xn ) hội tụ về a, và ký hiệu lim− f (x) = a.
x→x0

Định lý sau thể hiện mối tương quan giữa sự tồn tại giới hạn hàm số
tại một điểm và giới hạn một bên.

Định lý 2.10. Hàm số f có giới hạn tại x0 là a khi và chỉ khi các giới hạn
trái và giới hạn phải tại x0 tồn tại và cùng bằng a.

2.2.2 Giới hạn hàm số tại vô cực


Định nghĩa 2.13. (Giới hạn hàm số tại vô cực)

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
50
Giải tích 1 - Calculus

(i) Cho hàm số f xác định trên khoảng (α, +∞). Ta nói hàm số f có giới
hạn là a khi x → +∞ nếu với dãy số (xn ) bất kì, xn > α và xn → +∞
thì f (xn ) → a, và ký hiệu lim f (x) = a.
x→+∞

(ii) Cho hàm số f xác định trên khoảng (−∞, α). Ta nói hàm số f có giới
hạn là a khi x → −∞ nếu với dãy số (xn ) bất kì, xn < α và xn → −∞
thì f (xn ) → a, và ký hiệu lim f (x) = a.
x→−∞

Tính chất 2.3. (Quy tắc cơ bản của giới hạn) Giả sử f và g là hai hàm số
có giới hạn (hữu hạn) khi x → c (có thể là hằng số hoặc vô cực). Khi đó các
qui tắc sau được thỏa mãn.

(i) Qui tắc tuyến tính,

lim[αf (x) + βg(x)] = α lim f (x) + β lim g(x), ∀α, β ∈ R.


x→c x→c x→c

(ii) Qui tắc nhân,

lim[f (x)g(x)] = lim f (x). lim g(x).


x→c x→c x→c

(iii) Qui tắc chia,


f (x) lim f (x)
lim = x→c nếu lim g(x) 6= 0.
x→c g(x) lim g(x) x→c
x→c

Định lý 2.11. (Nguyên lý kẹp) Cho khoảng D chứa điểm x0 , hàm số f xác
định trên D hoặc D \ {x0 }. Giả sử rằng trên một lân cận (một khoảng mở
chứa x0 ) Ux0 nào đó của x0 tồn tại hai hàm số α(x) và β(x) thỏa mãn hai
điều kiện,

(i) α(x) ≤ f (x) ≤ β(x), ∀x ∈ Ux0 .

(ii) lim α(x) = lim β(x) = a ∈ R.


x→x0 x→x0

Khi đó, lim f (x) tồn tại và lim f (x) = a.


x→x0 x→x0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
51
Giải tích 1 - Calculus

2.2.3 Giới hạn vô cực của hàm số

Tương tự dãy số, nếu hàm số không có giới hạn khi x → c (có thể là
hằng số hoặc vô cực) ta cũng có khái niệm giới hạn vô cực của hàm số.

Chú ý 2.4. Nếu hàm số f không có giới hạn (hữu hạn) khi x → c (có thể
là hằng số hoặc vô cực) thì ta nói f phân kì khi x → c. Khi đó nếu f (x)
tăng lên dương vô cực hoặc giảm xuống âm vô cực thì f được gọi là tiến tới
vô cực khi x tiến tới c, và ký hiệu lim f (x) = +∞ nếu f (x) tăng lên dương
x→c
vô cực và lim f (x) = −∞ nếu f (x) giảm xuống âm vô cực.
x→c

2.2.4 Các dạng vô định

Ta để ý thấy rằng, các qui tắc giới hạn ở Pro (2.3) vẫn đúng trong
một số trường hợp hàm số f và g phân kỳ khi x → c, chẳng hạn như. Nếu
một trong hai giá trị lim f (x) hoặc lim g(x) hữu hạn thì qui tắc tuyến tính
x→c x→c
vẫn đúng,

lim[αf (x) + βg(x)] = α lim f (x) + β lim g(x), ∀α, β ∈ R.


x→c x→c x→c

Tuy nhiên, nếu cả hai giá trị lim f (x) và lim g(x) đều là vô cực thì qui tắc
x→c x→c
trên không còn đúng. Khi đó ta gọi giới hạn lim[αf (x) + βg(x)] là dạng
x→c
vô định.
Thông thường, các dạng vô định thường gặp sẽ là:

0 ∞
, , ∞ − ∞, 1∞ , ∞0 , 00 ...
0 ∞

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
52
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 2.13. Tính giới hạn


 2 sin x
1
 x

lim (1 + 2 sin x) 2 sin x  .


x→0

Giải. Biến đổi đơn giản ta được.


h 1
i 2 sin
x
x h 1
i 2 sin
x
x

lim (1 + 2 sin x) 2 sin x = lim (1 + 2 sin x) 2 sin x = e2 . 


x→0 x→0

2.2.5 Khử các dạng vô định bằng các vô cùng bé


Định nghĩa 2.14. (Vô cùng bé) Hàm α(x) được gọi là lượng vô cùng bé
(infinitesimal) khi x → c nếu lim α(x) = 0.
x→c

Tính chất 2.4. (Tính chất các vô cùng bé)

(i) Tổ hợp tuyến tính hữu hạn các vô cùng bé cũng là một vô cùng bé.
Nghĩa là, nếu α1 (x), α2 (x), α3 (x), . . . , αn (x) là một số hữu hạn các vô
cùng bé khi x → c và λ1 , λ2 , . . . , λn là hữu hạn các số thực bất kỳ thì
n
P
tổng λi αi (x) cũng là một vô cùng bé khi x → c.
i=1

(ii) Nếu α(x) là vô cùng bé khi x → c và f (x) là hàm bị chặn thì tích
α(x)f (x) cũng là một vô cùng bé khi x → c.
f (x)
Định nghĩa 2.15. (So sánh hai vô cùng bé) Giả sử lim = k, thì ta
x→c g(x)
nói.

(i) f là vô cùng bé bậc lớn hơn g (ký hiệu f = o(g)) khi x → c nếu k = 0.

(ii) f là vô cùng bé đồng bậc với g khi x → c nếu k 6= 0 và hữu hạn. Đặc
biệt, nếu k = 1 thì ta nói f và g là VCB tương đương (ký hiệu f ∼ g)
khi x → c.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
53
Giải tích 1 - Calculus

Nhận xét 2.1. Tổng hữu hạn các vô cùng bé tương đương với vô cùng bé
có bậc thấp nhất. Nghĩa là, nếu α1 (x), α2 (x), α3 (x), . . . , αn (x) là một số hữu
hạn các vô cùng bé khi x → c và bậc của αj (x) nào đó là thấp nhất thì
n
X
αi (x) ∼ αj (x).
i=1

Để khử các dạng vô định bằng các vô cùng bé, cơ bản ta dựa vào định
lý sau.

Định lý 2.12. Giả sử khi x → x0 ta có f ∼ α(x), g ∼ β(x) và giả thiết


α(x) f (x)
thêm tồn tại giới hạn (hữu hạn) lim = a. Khi đó lim = a.
x→x0 β(x) x→x0 g(x)

Chú ý 2.5. (Một số vô cùng bé tương đương cơ bản) Nếu x → 0 thì:

sinx ∼ x arcsinx ∼ x ex − 1 ∼ x

tanx ∼ x log(1 + x) ∼ x arctan x ∼ x


1
1 − cos x ∼ x2 (1 + x)a − 1 ∼ ax sinh x ∼ x.
2

Ví dụ 2.14. Tính các giới hạn


1 − cos 5x
a, lim .
x→0 sin2 2x
log(1 − 3x)
b, lim .
x→0 tan 2x
Giải. Khi x → 0 thì:

1 log(1 − 3x) ∼ −3x,


1 − cos 5x ∼ (5x)2 ,
2
sin 2x ∼ 2x, tan(2x) ∼ 2x.

Từ đó, ta có:

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
54
Giải tích 1 - Calculus

1
1 − cos 5x (5x)2 25 x2 25
a, lim = lim 2 = lim = .
2 x→0 (2x) 2 2
x→0 sin 2x 8 x→0 x 8
log(1 − 3x) −3x 3
b, lim = lim =− . 
x→0 tan 2x x→0 2x 2

2.3 Hàm số liên tục

Sự liên tục có thể được hiểu sơ lược là tính chất về sự kết nối các giá
trị của hàm số với nhau. Khi giá trị của biến x chênh lệnh một lượng nhỏ
so với một giá trị cụ thể của biến là x0 thì sự chênh lệnh giữa giá trị của
hàm f (x) so với giá trị của hàm tại x0 là không quá lớn. Nghĩa là giá trị của
bước nhảy |f (x) − f (x0 )| có thể bé một cách tùy ý phụ thuộc vào khoảng
cách giữa x và x0 .

2.3.1 Hàm số liên tục tại một điểm


Định nghĩa 2.16. (Hàm số liên tục tại một điểm) Cho hàm số y = f (x)
xác định trên khoảng D và x0 ∈ D. Hàm số y = f (x) được gọi là liên tục tại
x0 nếu mọi ε > 0 đều tồn tại δ > 0 sao cho |x−x0 | < δ thì |f (x)−f (x0 )| < ε.
Nói cách khác, hàm số y = f (x) được gọi là liên tục tại x0 nếu

lim f (x) = f (x0 ).


x→x0

Hàm số không liên tục tại điểm x0 được gọi là gián đoạn tại x0 .

Chú ý 2.6. Nếu thay điều kiện lim f (x) = f (x0 ) bởi lim+ f (x) = f (x0 )
x→x0 x→x0
( lim− f (x) = f (x0 )) thì ta nói hàm số liên tục phải (tương ứng liên tục trái)
x→x0
tại điểm x0 .

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
55
Giải tích 1 - Calculus

Định lý 2.13. Cho hàm số y = f (x) xác định trên khoảng D và x0 ∈ D.


Hàm số y = f (x) liên tục tại điểm x0 khi và chỉ y = f (x) liên tục phải và
liên tục trái tại x0 .

2.3.2 Hàm số liên tục

Định nghĩa 2.17. (Hàm số liên tục trên một tập) Giả sử A là một tập con
của R. Cho hàm số f : A → R, ta nói hàm số f liên tục trên A (gọi tắt là
hàm số liên tục) nếu mọi điểm x0 ∈ A, với mọi ε > 0 luôn tồn tại δ > 0 sao
cho mọi x thuộc A, |x − x0 | < δ thì |f (x) − f (x0 )| < ε.

∀ε > 0, ∃δ > 0 : ∀x ∈ A, |x − x0 | < δ ⇒ |f (x) − f (x0 )| < ε.

Ta xét một số trường hợp A cụ thể như khoảng và đoạn trong R, đã


được trình bày trong chương trình Toán trung học phổ thông.

(i) (Hàm số liên tục trên một khoảng) Hàm số y = f (x) được gọi là liên
tục trên một khoảng (a, b) nếu nó liên tục tại mọi điểm của khoảng đó.

(ii) (Hàm số liên tục trên một đoạn) Hàm số y = f (x) gọi là liên tục trên
một đoạn [a; b] nếu nó liên tục trên khoảng (a; b) đồng thời liên tục phải
tại a và liên tục trái tại b.

(iii) (Hàm số liên tục trên nửa khoảng trái) Hàm số y = f (x) gọi là liên tục
trên nửa khoảng trái (a; b] nếu nó liên tục trên khoảng (a; b) đồng thời
liên tục trái tại b.

Hàm số liên tục trên nửa khoảng phải được định nghĩa hoàn toàn tương
tự. Nhận xét sau thể hiện tính liên tục của các hàm số sơ cấp và một vài
hàm siêu việt thường gặp.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
56
Giải tích 1 - Calculus

Nhận xét 2.2. Các hàm số thông thường như, hàm đa thức, hàm phân
thức hữu tỉ, hàm lũy thừa, hàm mũ, hàm logarit, hàm lượng giác, hàm
lượng giác ngược, hàm hypebolic ... và các hàm hợp giữa chúng đều liên tục
trên các khoảng xác định.

Chú ý 2.7. Trong hệ trục tọa độ Descartes, hình biểu diễn đồ thị hàm số
liên tục là một đường liền nét, hình biểu diễn hàm số không liên tục là một
đường đứt đoạn.

Fig: Đồ thị hàm liên tục và hàm gián đoạn tại điểm x0 .

2.3.3 Một số định lý về giá trị trung gian


Định lý 2.14. (Định lý Bolzano về giá trị trung gian) Cho f : [a, b] → R
là hàm liên tục và f (a) < f (b), giả sử α nằm giữa f (a) và f (b). Khi đó tồn
tại ít nhất một giá trị ψ ∈ [a, b] sao cho f (ψ) = α.

Hệ quả 2.4. Với f : [a, b] → R, khi đó.

(i) Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và f (a) < f (b), giả sử m là một
giá trị thuộc khoảng (f (a), f (b)) thì có ít nhất một giá trị ψ ∈ (a; b) để
f (ψ) = m, hay phương trình f (x) = m có ít nhất một nghiệm trên (a, b).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
57
Giải tích 1 - Calculus

(ii) Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] và f (a)f (b) < 0 thì có ít nhất
một giá trị ψ ∈ (a; b) để f (ψ) = 0, hay phương trình f (x) = 0 có ít
nhất một nghiệm trên (a, b).

Định lý 2.15. (Định lý Weierstranss về sự tồn tại cực trị) Cho đoạn [a, b]
(khoảng đóng và bị chặn) và f : [a, b] → R là hàm số liên tục, khi đó f có
giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên [a, b], hay tồn tại ψ, ξ ∈ [a, b] sao
cho f (ψ) ≤ f (x) ≤ f (ξ) với mọi x ∈ [a; b].

Hệ quả 2.5. Nếu f là một hàm liên tục trên [a; b] thì f nhận mọi giá trị
trung gian giữa giá trị nhỏ nhất min f và giá trị lớn nhất max f của nó trên
[a,b] [a,b]
đoạn đó, hay phương trình f (x) = m luôn có ít nhất một nghiệm với mọi m
thỏa mãn min f ≤ m ≤ max f.
[a,b] [a,b]

Hệ quả 2.6. Mọi đa thức bậc lẻ luôn có nghiệm.

Hệ quả 2.7. (Định lý Berouwer về điểm bất động) Cho a < b; a, b ∈ R và


hàm số f : [a, b] → [a, b] là hàm liên tục, khi đó f có ít nhất một điểm bất
động trên [a, b], nghĩa là tồn tại ít nhất một ψ ∈ [a, b] sao cho f (ψ) = ψ.

Chứng minh. Giả sử hàm số f : [a, b] → [a, b] là hàm liên tục. Ta xét hàm
số g được xác định bởi,
g(x) = f (x) − x.

Nếu tồn tại số thực ψ sao cho g(ψ) = 0, khi đó ta có f (ψ) = ψ nên ψ
là điểm bất động. Định lý Berouwer hiển nhiên được chứng minh.
Giả sử rằng mọi giá trị của biến x ∈ [a, b] mà g(x) 6= 0, Khi đó,
f (a) ∈ [a, b] nên g(a) = f (a) − a > 0 và f (b) ∈ [a, b] nên g(b) = f (b) − b < 0.
Từ Co (2.4) luôn tồn tại một giá trị ψ ∈ (a, b) sao cho g(ψ) = 0. Điều
này là mâu thuẫn, nên điều giả sử không xảy ra. 

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
58
Giải tích 1 - Calculus

2.4 Hàm số liên tục đều

Sự liên tục của một hàm số thể hiện tính chênh lệch có thể bé tùy ý
giữa giá trị hàm số f (x) so với giá trị của hàm số tại x0 phụ thuộc vào cách
lấy khoảng cách giữa biến số x và x0 . Tính liên tục đó thể hiện một cách
cục bộ tại x0 , tuy nhiên trong lớp các hàm số liên tục, tồn tại những hàm
số mà sự chênh lệch vô cùng bé giữa hai giá trị của hàm số có thể xảy ra
một cách toàn cục. Ta gọi các hàm số như vậy là hàm số liên tục đều.

Định nghĩa 2.18. (Hàm số liên tục đều trên một tập) Giả sử A là một tập
con của R. Cho hàm số f : A → R, ta nói hàm số f liên tục đều trên A (gọi
tắt là hàm số liên tục đều) nếu với mọi ε > 0 luôn tồn tại δ > 0 sao cho với
mọi x, y thuộc A, |x − y| < δ thì |f (x) − f (y)| < ε.

∀ε > 0, ∃δ > 0 : ∀x, y ∈ A, |x − y| < δ ⇒ |f (x) − f (y)| < ε.

Nhận xét 2.3. Từ định nghĩa ta thấy, một hàm số liên tục đều thì liên tục,
tuy nhiên điều ngược lại không đúng.

Định lý 2.16. Giả sử A là một tập con của R. Cho hàm số f : A → R.


Hàm số f liên tục đều trên A khi và chỉ khi với mọi dãy (xn ), (yn ) trong A
mà |xn − yn | → 0 thì |f (xn ) − f (yn )| → 0.

Định lý 2.17. (Bổ đề Cantor) Nếu hàm số f liên tục trên đoạn [a; b] thì
liên tục đều trên đoạn đó.

Định lý sau cho ta thêm một tính chất đặc trưng của hàm liên tục đều
không có trên lớp hàm liên tục.

Định lý 2.18. Giả sử hàm số f liên tục đều trên tập bị chặn A thì ảnh của
A qua hàm f , ký hiệu f (A) là tập bị chặn.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
59
Giải tích 1 - Calculus

2.5 Bài tập

2.5.1 Dãy số và giới hạn dãy số


BT 2.1. Cho dãy số (xn ) được cho bởi hệ thức truy hồi.

x1 = 2, xn = 2xn−1 , ∀n ≥ 2

Tính x2020 .

BT 2.2. Cho dãy số (xn ) được cho bởi hệ thức truy hồi.

x1 = 1, xn = 5xn−1 + 10, ∀n ≥ 2

Xác định số hạng tổng quát của (xn ).

BT 2.3. Xét tính tăng giảm của dãy số sau.

x1 = 1, xn = 2xn−1 + 1, ∀n ≥ 2

BT 2.4. Cho dãy số xác định bởi hệ thức.

x1 = 3, xn = 4xn−1 − 1, ∀n ≥ 2
22n+1 + 1
a, CMR xn =
3
b, CMR (xn ) là một dãy số tăng ngặt.

BT 2.5. Cho số (xn ) xác định bởi hệ thức truy hồi.


1
x1 = 2, xn = (xn−1 + 1) , ∀n ≥ 2
2
a, CMR (xn ) là dãy giảm.

b, CMR (xn ) bị chặn dưới.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
60
Giải tích 1 - Calculus

BT 2.6. Cho số (xn ) xác định bởi hệ thức truy hồi.


1 1 2 
x1 = , xn = xn−1 + 1 , ∀n ≥ 2
2 2
a, CMR (xn ) là dãy tăng.

b, CMR (xn ) bị chặn.

BT 2.7. Tính các giới hạn sau.

√
a, lim(n3 + 2n2 − n + 1).

c, lim n2 − n − n .
√ 
2 d, lim 2
n +n−n .
b, lim(−n + 5n − 2).

BT 2.8. Tính các giới hạn sau,

log(log n2 ) n cos n2
r
3n + n3
a, lim . c, lim 2 . e, lim
n
.
n3 (n + 1) 5n + n
log(n3 − 2n − 10) 2n − 7n n
b, lim . d, lim . f, lim p
n
.
(n + 1)! 3n+1 + 5n−1 (n + 2)!

BT 2.9. Tính giới hạn dãy số un được cho bởi công thức.
n
X 1
un = .
i=1
i(i + 1)(i + 2)

BT 2.10. Tính giới hạn dãy số un được cho bởi công thức.
1.3. . . . .(2n − 1)
un = .
2.4. . . . .(2n)

BT 2.11. Tính giới hạn dãy số un được cho bởi công thức.
n
X 1
un = .
i=1
n+i

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
61
Giải tích 1 - Calculus

2.5.2 Giới hạn hàm số


BT 2.12. Tìm a để hàm số sau có giới hạn tại x0 = 0.
 
x3 − 2x + 1 khi x ≥ 0 a2 x2 + ax − 3 khi x ≥ 0
a, y = b, y =
 a + x2 khi x < 0  a|x+1| khi x < 0

BT 2.13. Tính các giới hạn sau


√ √
1 + 2x + 2x2 + x3 x− 5x
1. lim 5. lim
x→−1 1+x x→1 x−1
√ √ √
3
x−2 x+4− x+9
2. lim 6. lim
x→4 x2 − 5x + 4 x→0 x
√ √ √
8x + 1 − 3 1 + 3x − 3 1 + 7x
3. lim 7. lim
x→1 x2 − 1 x→1 x−1
√ √
p  1 + 3x 3 1 + 7x − 4
4. lim x(x + 1) − x 8. lim .
x→+∞ x→1 x−1

BT 2.14. Tính các giới hạn sau

 x2  x+1
x2 + 1 4x − 3

1. lim 3. lim
x→∞ x2 − 2 x→∞ 4x + 2
 2x+1  2x
x−2 3x + 2
2. lim 4. lim 1 + 2 .
x→∞ x+1 x→+∞ 2x + x − 1

BT 2.15. Tính các giới hạn sau



ex + 2x − 1 1− cos x
1. lim 3. lim
x→0 sin x x→0 x2

1 cos x
2. lim (1 + sin 3x) tan x 4. limπ
x→0 x→ 2 π − 2x

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
62
Giải tích 1 - Calculus

1 cot2 x
5. lim (cos x) x2 6. lim (1 + sin x2 ) .
x→0 x→0

BT 2.16. Tính các giới hạn sau


√ √
cos x − 3 cos x x3 + sin2 (3x) + 3 arcsin x
1. lim 4. lim
x→0 sin2 x x→0 log(1 + 2x2 ) + sin2 x
 cot x1
log (1 + x sin x) 1 1
2. lim 5. lim sin + cos
x→0 x2 + sin3 x x→∞ x x
1 1
2
sin(ex − 1) + 2x3 − log(x + 1) e x2 − cos
3. lim 6. lim x2 x.
x→0 arctan(x3 ) + 1 − cos(2x) x→+∞ arctan x

BT 2.17. Sử dụng nguyên lý kẹp để tính các giới hạn sau.

√ x2 − x
   
1 1
1. lim x sin
3
. 3. lim sin .
x→0 x x→+∞ x2 x+3

 
2
1 x − sin x
2. lim+ x + x cos . 4. lim .
x→0 x x→−∞ x + cos x

2.5.3 Hàm số liên tục


BT 2.18. Xét tính liên tục các hàm số sau tại điểm x0 = 1.
 2  3
x − 1 khi x ≥ 1 x − 1 khi x ≥ 1
a, f (x) = x − 1 b, f (x) = x − 1
 2  x−1
x +1 khi x < 1 e khi x < 1.

BT 2.19. CMR hàm số sau liên tục tại x = 0.


 x2
 e − 1 khi x > 0

 2x

f (x) = 0 khi x = 0



 2
x − 2x khi x < 0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
63
Giải tích 1 - Calculus

BT 2.20. Xét tính liên tục các hàm số sau.


 2  2
 sin x

khi x 6= 0 x − 4 khi x 6= 2
1. y = | x2 + x | 4. y = x − 2
4 khi x = 2

0 khi x = 0


  
exp − 1  log x

khi x 6= 0 khi x 6= 1

2. y = x2 5. y = x − 1
0 khi x = 1

0 khi x = 0

 1 − cos 2x khi x 6= 0  sinh x


 
khi x 6= 0
3. y = x2 − x 6. y = x
 2 khi x = 0  0 khi x = 0

BT 2.21. Xét tính liên tục các hàm số sau.


 
x 2 + x 3 khi x ≤ 1 x2 − 3
√ khi x ≥ 3


1. y = 4. y = x− 3
(x2 − 1)√3 khi x < √2
3x − x2 khi x > 1 

ex log(x + e) khi x ≤ 0 x2 sin 1

2. y = sin x khi x ≥ 0
 khi x > 0 5. y = πx
x  x khi x < 0

sin2 x 
khi x ≤ 0

 ex − cos 2x khi x ≤ 0
3. y = log x + cos x 6. y = √

 x+1 khi x > 0  2x3 + 1 khi x > 0

BT 2.22. Tìm a để hàm số sau liên tục trên R.


 
ex + x khi x < 0 x 3 − x + 1 khi x < 1
1. f (x) = 3. f (x) =
a+x khi x ≥ 0  a + 3x2 khi x ≥ 1

|x3 | sin2 1
2

 sin 2x + x

khi x 6= 0 khi x 6= 0
2. f (x) = 2x 4. f (x) = x
 a khi x = 0 
a khi x = 0
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
64
Giải tích 1 - Calculus

BT 2.23. Tìm a và b để hàm số sau liên tục trên R.


 x
e −1

 khi x < 0
x



f (x) = a khi x = 0


 log(x + 1)

 khi x > 0
bx
BT 2.24. Chứng minh rằng.

1. Phương trình x5 − 3x + 1 = 0 luôn có nghiệm trong đoạn [0; 1].

2. Phương trình x3 − 3x + 1 = 0 luôn có ba nghiệm phân biệt.

3. Phương trình x8 − 9x + 1 = 0 luôn có nghiệm.

4. Phương trình x7 − 2x − 3 = 0 luôn có nghiệm.

BT 2.25. CMR mọi đa thức bậc lẻ luôn có nghiệm.


1
BT 2.26. CMR hàm số y = không liên tục đều trên khoảng (0; 1).
x
1
BT 2.27. Xét tính liên tục đều của hàm số y = sin trên khoảng (0; 1).
x
BT 2.28. Xét tính liên tục đều của các hàm số y = log(x), y = exp(x) trên
các khoảng (0; 1) và [0; +∞).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
65
Giải tích 1 - Calculus

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
66
CHƯƠNG 3

Chuỗi số - chuỗi hàm

Nghịch lý về chia đôi quãng đường của Zero: Zero cho rằng, một người
không thể đi từ một điểm A đến một điểm B cách đó một quãng đường s
s
vì trước khi đến điểm B thì người đó phải đi qua quãng đường mà muốn
2
s s
đi qua quãng đường thì phải đi qua quãng đường ... và cứ thế đến vô
2 4
cùng. Do đó, muốn đến được điểm B thì người đó phải qua vô số bước, Zeno
cho rằng điều này không thể hoàn thành được và cũng không thể bắt đầu
được, do đó ông cho rằng mọi chuyển động phải là ảo tưởng ...

3.1 Chuỗi số

3.1.1 Các khái niệm cơ bản

Định nghĩa 3.1. (Chuỗi số) Cho dãy số vô hạn (xn ), tổng vô hạn x1 + x2 +
+∞
X
. . . được gọi là một chuỗi số, ta ký hiệu một cách hình thức là xn . Số
n=1
hạng xn của tổng được gọi là số hạng thứ n của chuỗi số.

67
Giải tích 1 - Calculus

+∞
X
Định nghĩa 3.2. (Dãy tổng riêng) Với chuỗi số xn ta đặt
n=1

n
X
Sn = x1 + x2 + . . . + xn = xi
i=1

là tổng n số hạng đầu tiên của chuỗi, khi đó Sn được gọi là tổng riêng thứ
n của chuỗi số. Khi cho n thay đổi ra vô hạn ta được một dãy số (Sn ) được
gọi là dãy tổng riêng của chuỗi số.
+∞
X
Định nghĩa 3.3. (Phần dư) Với chuỗi số xn ta gọi tổng vô hạn khi ngắt
n=1
bỏ n số hạng đầu của chuỗi xn+1 + xn+2 + . . . là phần dư thứ n của chuỗi,
+∞
X
ta còn ký hiệu một cách hình thức là rn = xi .
i=n+1

+∞
X
Định nghĩa 3.4. (Chuỗi hội tụ - Chuỗi phân kỳ) Chuỗi số xn được gọi
n=1
là chuỗi hội tụ nếu có dãy tổng riêng là dãy số hội tụ, hơn nữa giới hạn của
dãy tổng riêng là s thì s được gọi là tổng của chuỗi. Ta ký hiệu
+∞
X
xn = s.
n=1

+∞
X
Ngược lại nếu chuỗi số xn có dãy tổng riêng là dãy phân kỳ thì ta
n=1
gọi chuỗi số là chuỗi phân kỳ.
+∞
X
Ví dụ 3.1. Chuỗi Hình học (tổng cấp số nhân vô hạn ) q n là chuỗi hội
n=1
tụ khi |q| < 1 và là chuỗi phân kỳ khi |q| ≥ 1. Đặc biệt, khi |q| < 1 chuỗi
q
Hình học hội tụ và có tổng là .
1−q

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
68
Giải tích 1 - Calculus

+∞
X 1
Ví dụ 3.2. Chuỗi Riemann là chuỗi hội tụ khi α > 1 và là chuỗi
n=1

phân kỳ khi α ≤ 1. Đặc biệt khi α = 1 chuỗi được gọi là chuỗi điều hòa, và
chuỗi điều hòa là chuỗi phân kỳ.

3.1.2 Tính chất chuỗi hội tụ

Trong phần này ta sẽ khảo sát một số tính chất của chuỗi hội tụ như
tính ngắt bỏ được một số số hạng đầu, tổ hợp tuyến tính các chuỗi hội tụ,
tính chất hội tụ của dãy các phần dư.

Tính chất 3.1. Sự hội tụ hay phân kỳ của chuỗi sẽ không thay đổi nếu ta
ngắt bỏ đi hữu hạn số hạng đầu của chuỗi số đó. Nghĩa là với n0 là một số
+∞
X +∞
X
nguyên dương bất kỳ thì hai chuỗi số xn và xn+n0 có cùng tính chất
n=1 n=1
hội tụ hay phân kỳ.

Hệ quả 3.1. Với số tự nhiên n0 bất kỳ, khi đó một chuỗi hội tụ khi và chỉ
khi phần dư thứ n0 hội tụ.
+∞
X +∞
X
Tính chất 3.2. Giả sử các chuỗi số xn và yn là các chuỗi hội tụ có
n=1 n=1
+∞
X
tổng lần lượt là x và y. Với α, β là các hằng số thì chuỗi số (αxn + βyn )
n=1
cũng hội tụ và có tổng là αx + βy.

Định lý 3.1. (Tính chất về phần dư) Một chuỗi số là chuỗi hội tụ thì dãy
+∞
X
phần dư hội tụ về 0. Nghĩa là, nếu chuỗi số xn hội tụ thì dãy số rn =
n=1
+∞
X
xn → 0 khi n → +∞.
i=n+1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
69
Giải tích 1 - Calculus

3.1.3 Tiêu chuẩn hội tụ

Định lý 3.2. (Điều kiện cần để chuỗi hội tụ) Điều kiện cần để chuỗi số
+∞
X
xn hội tụ là xn → 0 khi n → +∞.
n=1

+∞
X
Hệ quả 3.2. Giả sử chuỗi số xn có lim xn không tồn tại hoặc tồn tại
n=1
khác 0 thì chuỗi phân kỳ.

Định lý 3.3. (Tiêu chuẩn Cauchy) Một chuỗi là chuỗi hội tụ khi và chỉ khi
+∞
X
dãy tổng riêng là dãy Cauchy. Nghĩa là chuỗi số xn hội tụ khi và chỉ khi
n=1
mọi số ε dương bé tùy ý luôn tồn tại n0 sao cho với mọi m > n > n0 thì.
m
X
|Sm − Sn | = xi < ε.
i=n+1

3.1.4 Chuỗi số dương


+∞
X
Định nghĩa 3.5. Chuỗi số xn được gọi là chuỗi số dương nếu các số
n=1
hạng của chuỗi đều là số dương.

Định lý 3.4. (Tiêu chuẩn hội tụ của chuỗi số dương) Một chuỗi số dương
hội tụ khi và chỉ khi dãy tổng riêng là dãy bị chặn (chặn trên).
+∞
X +∞
X
Định lý 3.5. (Tiêu chuẩn so sánh) Giả sử hai chuỗi số xn và yn
n=1 n=1
thỏa mãn 0 ≤ xn ≤ yn với mọi n ≥ n0 nào đó. Khi đó,
+∞
X +∞
X
(i) Chuỗi số yn hội tụ thì chuỗi số xn cũng hội tụ.
n=1 n=1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
70
Giải tích 1 - Calculus

+∞
X +∞
X
(ii) Chuỗi số xn phân kỳ thì chuỗi số yn cũng phân kỳ.
n=1 n=1

+∞
X
Định lý 3.6. (Tiêu chuẩn tương dương) Giả sử hai chuỗi số dương xn
n=1
+∞
X xn
và yn thỏa mãn lim = p. Khi đó,
n=1
yn

(i) Nếu 0 < p < +∞ thì hai chuỗi số cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
+∞
X +∞
X
(ii) Nếu p = 0 và chuỗi số yn hội tụ thì chuỗi xn cũng hội tụ.
n=1 n=1

+∞
X +∞
X
(iii) Nếu p = +∞ và chuỗi số xn phân kỳ thì chuỗi yn cũng phân kỳ.
n=1 n=1

+∞
X
Định lý 3.7. (Tiêu chuẩn D. Alembert) Giả sử chuỗi số dương xn có
n=1
xn+1
giới hạn lim = p. Khi đó,
xn
(i) Nếu p < 1 thì chuỗi hội tụ.

(ii) Nếu p = 1 thì ta chưa có kết luận về sự hội tụ hay phân kỳ của chuỗi.

(iii) Nếu p > 1 hoặc +∞ thì chuỗi phân kỳ.


+∞
X
Định lý 3.8. (Tiêu chuẩn căn Cauchy) Giả sử chuỗi số dương xn có
n=1

giới hạn lim n xn = p. Khi đó,

(i) Nếu p < 1 thì chuỗi hội tụ.

(ii) Nếu p = 1 thì ta chưa có kết luận về sự hội tụ hay phân kỳ của chuỗi.

(iii) Nếu p > 1 hoặc +∞ thì chuỗi phân kỳ.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
71
Giải tích 1 - Calculus

Tiêu chuẩn dưới đây mang tên nhà Toán học Cauchy cho ta mối liên
hệ giữa sự hội tụ của chuỗi số dương và tích phân suy rộng.
+∞
X
Định lý 3.9. (Tiêu chuẩn tích phân Cauchy) Giả sử số dương xn có
n=1
xn = f (n)∀n ≥ 1, trong đó f là hàm số dương, liên tục và đơn điệu giảm
+∞
X
trên [1; +∞). Khi đó chuỗi số số dương xn có hội tụ khi và chỉ khi tích
Z +∞ n=1

phân suy rộng f (x)dx hội tụ.


1

Ví dụ 3.3. Xét sự hội tụ của các chuỗi số.

+∞  n +∞ √ +∞
X n+1 X n3 + 1 X log(n + 1)
a. . b. √
3
. c. .
n=1
2n + 3 n=1
n7 + n5 − 1 n=1
n+1

3.1.5 Chuỗi số đan dấu


+∞
X
Định nghĩa 3.6. Chuỗi đan dấu là chuỗi số có dạng (−1)n xn hoặc có
n=1
+∞
X
dạng (−1)n+1 xn trong đó xn > 0∀n ≥ 1.
n=1
+∞
X
Định lý 3.10. (Định lý Leibnitz) Giả sử chuỗi số đan dấu (−1)n+1 xn
n=1
trong đó xn > 0∀n ≥ 1 có (xn ) là dãy giảm và hội tụ về 0 khi n → +∞ thì
chuỗi số hội tụ và,
+∞
X
(−1)n+1 xn ≤ x1 .
n=1

Hệ quả 3.3. Giả sử (xn ) là dãy số dương đơn điệu giảm và hội tụ về 0 thì
+∞
X +∞
X
n
các chuỗi đan dấu (−1) xn và (−1)n+1 xn hội tụ và có tổng s thỏa
n=1 n=1
mãn |s| ≤ x1 .

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
72
Giải tích 1 - Calculus

3.1.6 Chuỗi số có dấu bất kỳ


+∞
X +∞
X
Định nghĩa 3.7. Giả sử chuỗi số xn thỏa mãn chuỗi số |xn | hội tụ
n=1 n=1
+∞
X
thì ta nói chuỗi số xn là hội tụ tuyệt đối.
n=1

Định lý 3.11. Một chuỗi số hội tụ tuyệt đối thì hội tụ. Nghĩa là chuỗi số
+∞
X +∞
X
|xn | hội tụ thì chuỗi số xn cũng hội tụ.
n=1 n=1

Chú ý 3.1. Điều ngược lại trong Th (3.11) là không đúng vì có những chuỗi
số hội tụ nhưng không hội tụ tuyệt đối và ta gọi những chuỗi số như vậy là
chuỗi bán hội tụ.
+∞
X 1
Ví dụ 3.4. Chuỗi đan dấu (−1)n là bán hội tụ.
n=1
n

3.2 Chuỗi hàm

3.2.1 Các khái niệm cơ bản


Định nghĩa 3.8. (Chuỗi hàm) Cho dãy hàm số vô hạn (fn ), tổng vô hạn
+∞
X
f1 + f2 + . . . được gọi là một chuỗi hàm, ký hiệu fn .
n=1

Định nghĩa 3.9. (Miền hội tụ) Khi ta thay giá trị của biến bởi một giá trị
x0 cụ thể vào chuỗi hàm ta được một chuỗi số. Nếu chuỗi số đó hội tụ thì ta
nói x0 là điểm hội tụ của chuỗi hàm, nếu chuỗi số đó phân kỳ thì x0 được
gọi là điểm phân kỳ của chuỗi hàm. Tập hợp tất cả các giá trị của biến số
làm cho chuỗi hàm hội tụ được gọi là miền hội tụ của chuỗi hàm.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
73
Giải tích 1 - Calculus

Hoàn toàn tương tự chuỗi số, ta cũng có các khái niệm dãy tổng riêng
và phần dư thứ n của chuỗi hàm.
+∞
X
Định nghĩa 3.10. (Dãy tổng riêng) Với chuỗi hàm fn ta đặt
n=1

n
X
sn = fi
i=1

là tổng n số hạng đầu tiên của chuỗi, khi đó sn được gọi là tổng riêng thứ
n của chuỗi hàm. Khi cho n thay đổi ra vô hạn ta được một dãy hàm (sn )
được gọi là dãy tổng riêng của chuỗi hàm.

+∞
X
Định nghĩa 3.11. (Phần dư) Với chuỗi hàm fn ta gọi tổng vô hạn khi
n=1
ngắt bỏ n số hạng đầu của chuỗi fn+1 + fn+2 + . . . là phần dư thứ n của
+∞
X
chuỗi, ta cũng ký hiệu rn = fi .
i=n+1

+∞
X
Định nghĩa 3.12. (Tổng của chuỗi hàm) Cho chuỗi hàm fn xác định
n=1
trên miền D. Giả sử rằng tồn tại hàm số s xác định trên D sao cho sn (x) →
s(x) khi n → +∞ với mọi x thuộc D thì ta nói hàm số s là tổng của chuỗi
hàm.

Chú ý 3.2. Người ta đã chứng minh được các kết quả quan trọng sau.
+∞
X −x
(i) (−1)n xn = với x ∈ (−1; 1).
n=1
1 + x

+∞
X x2
(ii) x2n = với x ∈ (−1; 1).
n=1
1 − x2

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
74
Giải tích 1 - Calculus

3.2.2 Chuỗi hàm hội tụ đều


+∞
X
Định nghĩa 3.13. (Chuỗi hàm hội tụ đều) Chuỗi hàm fn xác định trên
n=1
miền D được gọi là hội tụ đều tới hàm số s trên D nếu mọi ε dương bé tùy
ý luôn tồn tại n0 sao cho mọi n > n0 thì |s(x) − sn (x)| = |rn (x)| < ε với mọi
x thuộc D.
+∞
X
Định lý 3.12. (Tiêu chuẩn Cauchy) Chuỗi hàm fn xác định trên miền
n=1
D hội tụ đều trên D khi và chỉ khi dãy số (sn (x)) là dãy Cauchy với mọi x
thuộc D. Nghĩa là với mọi ε dương bé tùy ý luôn tồn tại n0 sao cho với mọi
m > n > n0 thì |sm (x) − sn (x)| < ε với mọi x thuộc D.
+∞
X
Định lý 3.13. (Tiêu chuẩn Weierstrass) Cho chuỗi hàm fn xác định
n=1
+∞
X
trên miền D. Giả sử rằng tồn tại chuỗi số dương αn hội tụ sao cho
n=1
|fn (x)| ≤ αn với mọi n ≥ 1, với mọi x thuộc D thì chuỗi hàm hội tụ đều
trên D.

Tiếp theo ta sẽ khảo sát một số tính chất của chuỗi hàm hội tụ đều.
X+∞
Tính chất 3.3. Cho chuỗi hàm fn xác định trên miền D và hội tụ đều
n=1
về hàm số s trên D. Giả sử các số hạng fn đều liên tục tại điểm x0 thuộc
D. Khi đó hàm số s cũng liên tục tại x0 .
+∞
X
Tính chất 3.4. Cho chuỗi hàm fn xác định trên [a, b] và hội tụ đều về
n=1
hàm số s trên [a, b]. Giả sử các số hạng fn đều liên tục trên [a, b], khi đó.
Z b +∞
Z bX +∞ Z b
X
s(x)dx = fn (x)dx = fn (x)dx.
a a n=1 n=1 a

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
75
Giải tích 1 - Calculus

+∞
X
Tính chất 3.5. Cho chuỗi hàm fn xác định trên (a, b) và hội tụ đều về
n=1
hàm số s trên (a, b). Giả sử các số hạng fn đều khả vi liên tục trên (a, b),
khi đó s cũng khả vi trên (a, b) và
+∞ +∞
ds d X X dfn
= fn = .
dx dx n=1 n=1
dx
Ví dụ 3.5. Tìm tổng của các chuỗi hàm sau trên miền (−1; 1).

+∞ +∞
X xn X
a. (−1)n−1 b. n(n + 1)xn−1 .
n=1
n n=1

Giải.

a. Ta có
+∞ +∞ n
d X xn X X
(−1)n−1 = (−x)n−1 = lim (−x)i−1
dx n=1 n n=1 i=1
(−x)n − 1 1
= lim = .
−x − 1 x+1
Lấy tích phân hai vế từ 0 đến x ta được,
+∞ n Z x
n−1 x 1
X
(−1) = dt = log |x + 1|.
n=1
n 0 t+1

b. Ta có
+∞
Z Z X +∞
X n
X
n−1 n+1
n(n + 1)x dxdx = x + cx = lim xi+1 + cx
n=1 n=1 i=1
xn+1 − 1 −x
= lim x + cx = + cx.
x−1 x−1
Trong đó c là hằng số. Lấy đạo hàm cấp 2 hai vế ta được,
+∞
X 2
n(n + 1)xn−1 = .
n=1
(x − 1)4

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
76
Giải tích 1 - Calculus

3.3 Chuỗi hàm lũy thừa

Trong phần này ta sẽ nghiên cứu sự hội tụ của một dạng chuỗi hàm
đặc biệt có dạng một đa thức có bậc vô hạn được gọi là chuỗi hàm lũy thừa.

3.3.1 Khái niệm và sự hội tụ


Định nghĩa 3.14. Chuỗi hàm lũy thừa (gọi tắt là chuỗi lũy thừa) là chuỗi
hàm có dạng
+∞
X
an x n = a0 + a1 x + a2 x 2 + . . .
n=0

trong đó an , n ≥ 0 là các hằng số.


+∞
X
Chú ý 3.3. Đối với chuỗi hàm có dạng an (x + λ)n với λ, an , n ≥ 0 là
n=0
các hằng số, khi qua một phép đổi biến z = x + λ ta được một chuỗi lũy
thừa. Nên đôi khi chuỗi hàm trên cũng được gọi là chuỗi lũy thừa.
+∞
X
Định lý 3.14. (Định lý Abel) Giả sử chuỗi lũy thừa an xn hội tụ tại x0
n=0
thì nó hội tụ tuyệt đối tại mọi x thỏa mãn |x| < |x0 |.
+∞
X
Hệ quả 3.4. Giả sử chuỗi lũy thừa an xn phân kỳ tại x0 thì nó phân kỳ
n=0
tại mọi x thỏa mãn |x| > |x0 |.

3.3.2 Bán kính hội tụ


+∞
X
Định nghĩa 3.15. Xét chuỗi lũy thừa an xn . Số thực dương r được gọi
n=0
là bán kính hội tụ của chuỗi nếu chuỗi hội tụ trên miền |x| < r và phân kỳ
trên miền |x| > r.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
77
Giải tích 1 - Calculus

Trong trường hợp chuỗi chỉ họi tụ tại x = 0, và phân kỳ trên miền
|x| > 0 thì ta nói bán kính hội tụ của chuỗi là r = 0.
+∞
X
Định lý 3.15. (Công thức Hadamard) Giả sử chuỗi lũy thừa an xn có
n=0
an+1 p
lim = p (hoặc lim n |an |) = p). Khi đó bán kính hội tụ của chuỗi
an
được tính bởi công thức.
 1

 nếu 0 < p < +∞
 p

 0 nếu p = +∞


+∞ nếu p = 0.

+∞
X
Định lý 3.16. Giả sử chuỗi lũy thừa an xn có bán kính hội tụ là r > 0.
n=0
Khi đó chuỗi lũy thừa hội tụ đều trên mọi đoạn [a, b] trong khoảng (−r, r).
+∞
X
Hệ quả 3.5. Giả sử chuỗi lũy thừa an xn có bán kính hội tụ là r > 0 và
n=0
hội tụ đều về hàm s trên khoảng (−r, r) Khi đó,

(i) Tổng s của chuỗi luỹ thừa là một hàm liên tục trong khoảng (−r; r).

(ii) Với đoạn [a, b] là một đoạn bất kỳ nằm trong khoảng (−r, r) thì ta có
thể lấy tích phân tổng s bằng tổng tích phân từng số hạng của chuỗi
trên [a, b].
Z b +∞ Z b +∞
X
n
X an n+1
s(x)dx = an x dx = x .
a n=1 a n=1
n+1

(iii) Ta có thể lấy đạo hàm tổng s bằng tổng đạo hàm từng số hạng của chuỗi
trên (−r, r).
+∞ +∞
ds X d X
(x) = (an xn ) = nan xn−1 .
dx n=1
dx n=1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
78
Giải tích 1 - Calculus

3.4 Bài tập

3.4.1 Chuỗi số

BT 3.1. Tính tổng các chuỗi số sau.

+∞ +∞ +∞
X 1 X 1 X 1
1. 3. 5.
n=1
n(n + 1) n=1
n(n + 1)(n + 2) n=1
n2 +n−2
+∞ +∞ +∞
X 1 X 1 X 2n + 1
2. 4. 2
6.
n=1
n(n + 2) n=1
n −1 n=1
n2 (n+ 1)2

BT 3.2. Tính tổng các chuỗi số sau.

+∞ n +∞
X 2 + 3n X 2n2 + n
1. 3. log
n=1
6n n=1
2n2 + n − 1
+∞ +∞
X 1 X 1 2nπ
2. arctan 2 4. n
cos .
n=1
n +n+1 n=1
2 3

BT 3.3. Cho (xn ) là một cấp số cộng có các số hạng và công sai khác 0.
Giả sử số hạng đầu x1 của cấp số cộng là α và công sai là β. Tính tổng
của chuỗi số,
+∞
X 1
.
n=1
xn xn+1
1
Hint: S = .
αβ

BT 3.4. Với k là số tự nhiên dương, tính tổng của chuỗi số,


+∞
X 1
.
n=1
n(n + 1)...(n + k)

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
79
Giải tích 1 - Calculus

1
Hint: S = .
kk!
n
Q
BT 3.5. Giả sử (xn ) là dãy số dương thỏa mãn (xi +1) → p khi n → +∞.
i=1
Khi đó, tính tổng của chuỗi số,
+∞
X xn
.
n=1
(x1 + 1)(x2 + 1) + · · · + (xn + 1)

1
Hint: S = 1 − .
p
BT 3.6. Dùng tiêu chuẩn so sánh và tiêu chuẩn tương đương của chuỗi số
dương kiểm tra tính hội tụ của các chuỗi số sau.

+∞ +∞ √ +∞
X 1 X n X n+1
1. √ 4. n sin 7. √
n=1
n n4 + n − 1 n=1
n3 n=1
n3 n + n + 1
+∞ +∞ +∞ n
X n2 X log2 n X 2 + n2 + 1
2. √ 5. √ 8.
n=1
2n n4 + 1 n=1
n n=1
3n + 2n
+∞ +∞ +∞
X sin(nπ) X log n X en + n
3. √ 6. √ +1 9. .
n=1
n2 n + 1 n=1
n3 n n=1
e2n + 2n

BT 3.7. Dùng tiêu chuẩn D. Alembert, tiêu chuẩn căn Cauchy và tiêu chuẩn
tích phân Cauchy kiểm tra tính hội tụ của các chuỗi số dương sau.

+∞ +∞ +∞
X n X
n 1 n
X 1
1. 4. n sin 7. √
n=1
2n n=1
2n n=1 n5
+∞ +∞  n2 +∞
X n! X 1 X log n
2. 5. 1− 8.
n=1
nn n=1
n n=1
n
+∞ +∞  n +∞
X n! X n+1 X n log n
3. 6. 9. .
n=1
2n n=1
3n + 2 n=1
n2 + 1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
80
Giải tích 1 - Calculus

BT 3.8. Dùng tiêu chuẩn tích phân Cauchy kiểm tra tính hội tụ của các
chuỗi số dương sau.
+∞
X 1
1.
n=1
(n + 1) log(n + 1)
+∞
X 1
2. .
n=1
(n + 1) log(n + 1) log2 (log(n + 1))

BT 3.9. Dùng tiêu chuẩn Leibniz kiểm tra tính hội tụ của các chuỗi đan
dấu sau.

+∞ +∞ +∞
X 1 X
n log n
X 1
1. (−1)n 2. (−1) 3. (−1)n sin
n=1
n n=1
n n=1
n

BT 3.10. Kiểm tra tính hội tụ tuyệt đối của các chuỗi số sau.

+∞ +∞
X n2 X 1
1. (−1)n n 3. (−1)n n sin 4 .
n=1
2 n=1
2n
+∞ +∞
X cos n X (−1)n log n
2. 4. .
n=1
n2 n=1
n(1 + n2 )

3.4.2 Chuỗi hàm và chuỗi hàm lũy thừa


BT 3.11. CMR các chuỗi hàm sau hội tụ đều trên R.

+∞ +∞
X sin x X log n
1. (−1)n 2 3. (−1)n 3
n=1
n n=1
n + x2
+∞ +∞
X cos(nx) X x
2. 4. .
n=1
x2 + n2 n=1
n(1 + n2 x2 )

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
81
Giải tích 1 - Calculus

BT 3.12. Tìm miền hội tụ và tính tổng (nếu hội tụ) của các chuỗi hàm sau.

+∞
X +∞
X
1. n(4 + x)n 4. n(n + 1)xn−2
n=1 n=1

+∞ n +∞
n−1 (x − 2)
X X
2. (−1) 5. n (1 − x)n
n=1
3n n=1

+∞ +∞ n
(1 − 2x)n

X X
n x−1
3. 6. (−1) n .
n=1
3n n=1
x+1

BT 3.13. Tìm miền hội tụ và xét tính liên tục, khả vi trên miền hội tụ của
tổng các chuỗi hàm,
+∞  n +∞
X
n x X 1
(−1) n (−1)n .
n=1
x+2 n=1
n(x + 1)n

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
82
CHƯƠNG 4

Phép tính vi phân

Trong giải tích toán học, phép tính vi phân hay đạo hàm của một hàm
số là một đại lượng mô tả sự biến thiên của hàm tại một điểm nào đó.
Đạo hàm là một khái niệm cơ bản trong giải tích. Chẳng hạn, trong
vật lý, đạo hàm biểu diễn vận tốc tức thời của một chất điểm chuyển động
hoặc cường độ dòng điện tức thời tại một điểm trên dây dẫn. Đạo hàm có
biểu diễn trong hình học là hệ số góc của tiếp tuyến với đồ thị biểu diễn
hàm số. Tiếp tuyến đó là xấp xỉ tuyến tính gần đúng nhất của hàm ở gần
giá trị đầu vào. Vì lý do đó nên đạo hàm còn được gọi là "tốc độ biến thiên
tức thời" hay bằng tỉ số giữa số gia của biến phụ thuộc và số gia của biến
độc lập.

4.1 Hàm số khả vi

Định nghĩa 4.1. (Hàm số khả vi tại một điểm) Hàm số f : (a, b) → R và
x0 là một điểm thuộc khoảng (a, b). Hàm số được gọi là khả vi (có đạo hàm)
tại x0 nếu giới hạn tỉ số sau tồn tại (hữu hạn) khi h → 0,

83
Giải tích 1 - Calculus

f (x0 + h) − f (x0 )
.
h
Và khi đó, giá trị của giới hạn đó được gọi là đạo hàm của hàm số f
∂f
tại điểm x0 , ký hiệu là f 0 (x0 ) hoặc (x0 ).
∂x
Nếu giới hạn trên không tồn tại (hữu hạn) thì ta nói hàm số không khả
vi (không có đạo hàm) tại x0 .

Chú ý 4.1. Nếu tỉ số ở De (4.1) có giới hạn (hữu hạn) khi x → x+


0 thì ta

nói hàm f khả vi phải (có đạo hàm phải) tại x0 và giá trị của giới hạn đó
được gọi là đạo hàm phải của hàm f tại x0 , ký hiệu là f+0 (x0 ),
f (x0 + h) − f (x0 )
f+0 (x0 ) = lim+ .
h→0 h

Tương tự nếu tỉ số ở De (4.1) có giới hạn (hữu hạn) khi x → x−


0 thì

ta nói hàm f khả vi trái (có đạo hàm trái) tại x0 và giá trị của giới hạn đó
được gọi là đạo hàm trái của hàm f tại x0 , ký hiệu là f−0 (x0 ),
f (x0 + h) − f (x0 )
f−0 (x0 ) = lim− .
h→0 h

Định lý 4.1. Hàm số f : (a, b) → R và x0 là một điểm thuộc khoảng (a, b).
Hàm số khả vi tại x0 khi và chỉ khi hàm số có đạo hàm phải và có đạo hàm
trái tại x0 đồng thời hai giá trị đạo hàm đó bằng nhau.

Định nghĩa 4.2. (Hàm số khả vi) Hàm số f : (a, b) → R được gọi là khả
vi nếu f khả vi tại mọi điểm thuộc khoảng (a, b).

Chú ý 4.2. Trong hệ trục tọa độ Descartes, hình biểu diễn đồ thị hàm số
khả vi là một đường liền nét, trơn; hình biểu diễn hàm số không khả vi là
một đường đứt đoạn hoặc không trơn.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
84
Giải tích 1 - Calculus

Fig: Đồ thị hàm khả vi và hàm không khả vi tại điểm x0 .

Mệnh đề sau cho ta mối quan hệ giữa tính khả vi và liên tục của hàm
số tại một điểm.

Mệnh đề 4.1. Hàm số f : (a, b) → R và x0 là một điểm thuộc khoảng (a, b).
Giả sử hàm số f khả vi tại x0 , khi đó hàm số liên tục tại x0 . Tuy nhiên điều
ngược lại không đúng.

Hệ quả 4.1. Hàm số f : (a, b) → R khả vi trên khoảng (a, b) thì liên tục
trên khoảng (a, b).

Mệnh đề 4.2. Nếu hàm số f khả vi trên tập D và có đạo hàm bị chặn trên
D thì liên tục đều trên D.

Nhận xét sau thể hiện tính khả vi của các hàm số sơ cấp và một vài
hàm siêu việt thường gặp.

Nhận xét 4.1. Các hàm số thông thường như, hàm đa thức, hàm phân
thức hữu tỉ, hàm lũy thừa, hàm mũ, hàm logarit, hàm lượng giác, hàm
lượng giác ngược, hàm hipebolic ... và các hàm hợp giữa chúng đều khả vi
trên các khoảng xác định.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
85
Giải tích 1 - Calculus

4.2 Đạo hàm cấp cao

Nếu hàm số f (x) có đạo hàm f 0 (x) tại mọi x trong một khoảng (a, b),
nghĩa là ta có hàm số f 0 (x) xác định trong khoảng (a, b). Tiếp tục lấy
đạo hàm của hàm f 0 (x) ta được đạo hàm cấp 2 của hàm f (x). Ký hiệu
f 00 (x) = (f 0 (x))0 . Tổng quát, đạo hàm cấp k + 1 là đạo hàm của đạo hàm
cấp k, f (k+1) (x) = (f (k) (x))0 .

Định nghĩa 4.3. (Đạo hàm cấp cao) Hàm số f : (a, b) → R và x0 là một
điểm thuộc khoảng (a, b). Giả sử hàm số f khả vi trên khoảng (u, v) nào đó
chứa x0 và có đạo hàm là f 0 . Nếu hàm số f 0 cũng khả vi tại x0 thì ta nói
hàm số f khả vi cấp 2 (có đạo hàm cấp 2) tại x0 , và giá trị của đạo hàm của
f 0 tại x0 gọi là đạo hàm cấp 2 của f tại x0 , ký hiệu là f 00 (x0 ) hoặc f (2) (x0 ).
Tương tự ta có định nghĩa cho đạo hàm cấp n (đạo hàm cấp cao).

4.3 Các quy tắc - công thức đạo hàm thường gặp

4.3.1 Các công thức đạo hàm cơ bản


∗ Đạo hàm cơ bản

1. (xα )0 = αxα−1 −1
5. (cot x)0 = = −(1 + cot2 x)
sin2 x
2. (sin x)0 = cos x log a
6. (logα x)0 =
x
3. (cos x)0 = − sin x 1
7. (log x)0 =
x
1
4. (tan x)0 = = 1 + tan2 x 8. (αx )0 = αx. log α
cos2 x
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
86
Giải tích 1 - Calculus

9. (ex )0 = ex 15. (sinh(x))0 = cosh(x)

10. (sec x)0 = sec x tan x 16. (cosh(x))0 = sinh(x)

11. (csc x)0 = − csc x cot x 17. (tanh(x))0 = 1 − tanh2 (x)


1
12. (arcsin x)0 = √ 18. (coth(x))0 = 1 − coth2 (x)
1 − x2
−1 0 1
13. (arccos x)0 = √ 19. sinh−1 =√
1 − x2 x2 + 1
1 0 1
14. (arctan x)0 = 20. cosh−1 =√ .
2
x +1 x2 − 1

∗ Đạo hàm cấp cao

1. (ex )(n) = ex
 π
3. (sin x)(n) = sin x + n
2
(n)
 π
2. (αx )(n) = αx . logn α 4. (cos x) = cos x + n
2

5. (xm )(n) = m(m − 1)...(m − n + 1).xm−n

6. (xm )(α) = α(α − 1)...(α − n + 1).xα−n

(−1)n−1 (n − 1)!
7. (log x)(n) =
xn
 (n)
1
8. = (−1)n n!αn (αx + β)−n−1 .
αx + β

∗ Công thức Leibniz


Với u, v là các hàm khả vi cấp n thì.
n  
(n)
X n (k) (n−k)
(uv) = u .v .
k=0
k

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
87
Giải tích 1 - Calculus

4.3.2 Các quy tắc đạo hàm


∗ Các qui tắc cơ bản
Với u, v là hai hàm số khả vi và α, β ∈ R ta có.

(i) Qui tắc tuyến tính


∂ ∂f ∂g
(αf + βg) = α +β .
∂x ∂x ∂x

(ii) Qui tắc tích


∂ ∂f ∂g
(f g) = g+ f.
∂x ∂x ∂x
(iii) Qui tắc của thương
∂f ∂g
 
∂ f g − f
= ∂x ∂x .
∂x g g2

∗ Đạo hàm hàm hợp


Với f, g là hai hàm khả vi và tồn tại hàm hợp f og. Khi đó,
∂ ∂f ∂g
(f og) = .
∂x ∂g ∂x
∗ Đạo hàm hàm ngược
Với f là một hàm khả vi và có hàm ngược f −1 . Khi đó,
∂f ∂f −1
= 1.
∂f −1 ∂x
∗ Đạo hàm hàm ẩn
Giả sử hàm số y = f (x) được cho dưới dạng hàm ẩn F (x, y) = 0. Nếu
F là hàm số có các đạo hàm riêng liên tục thì,
∂F ∂F ∂y
+ = 0.
∂x ∂y ∂x

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
88
Giải tích 1 - Calculus

4.4 Vi phân

4.4.1 Khái niệm vi phân


Nhận xét 4.2. Hàm số f khả vi tại x0 nếu với số gia đối số ∆x thì số gia
hàm số ∆f = f (x0 + ∆x) − f (x0 ) có thể được viết dưới dạng,

∆f = A∆x + o(∆x).

với A là hằng số và o(∆x) là vô cùng bé bậc cao hơn ∆x khi ∆x → 0. Khi


đó, khi ∆x → 0 thì A = f 0 (x0 ).

Định nghĩa 4.4. (Vi phân hàm số tại một điểm) Đại lượng f 0 (x0 )∆x được
gọi là vi phân cấp 1 (gọi tắt là vi phân) của hàm số tại điểm x0 và ký hiệu
dy(x0 ) hay df (x0 ). Hay nói cách khác vi phân của hàm số tại x0 ứng với số
gia đối số ∆x là tích của đạo hàm tại điểm đó f 0 (x0 ) với số gia đối số của
biến độc lập ∆x.

Một cách đầy đủ và chính xác, ta có thể định nghĩa vi phân của hàm
số tại một điểm bằng ánh xạ.

Định nghĩa 4.5. Cho hàm số f : (a, b) → R, điểm x0 thuộc (a, b) và f khả
vi tại x0 . Ta gọi vi phân của hàm f tại điểm x0 là ánh xạ tuyến tính df (x0 )
xác định bởi.
df (x0 )(∆x) = f 0 (x0 )∆x, ∀∆x ∈ R.

Định nghĩa 4.6. (Biểu thức vi phân) Nếu hàm số f khả vi tại mọi điểm
thuộc khoảng D, khi đó các giá trị vi phân ứng với số gia đối số ∆x lập nên
một hàm số, gọi là biểu thức vi phân toàn phần (gọi tắt là biểu thức vi phân)
và ký hiệu là df .
df (x) = f 0 (x)∆x.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
89
Giải tích 1 - Calculus

Nhận xét 4.3. Nếu hàm số f khả vi tại mọi điểm thuộc khoảng D thì biểu
thức vi phân toàn phần df (x) = f 0 (x)∆x là một hàm số đối số x, xác định
trên khoảng D. Với x cho trước, ta định nghĩa dx, gọi là vi phân của x, là
môt biến độc lập bằng với ∆x. Biểu thức vi phân toàn phần của hàm số f
được viết dưới dạng,
df (x) = f 0 (x)dx.

4.4.2 Qui tắc vi phân

Nhờ các quy tắc cho đạo hàm hàm số, ta dễ dàng thu được các qui tắc
cho vi phân sau đây.

Tính chất 4.1. (Qui tắc vi phân cơ bản) Nếu các hàm số u và v khả vi tại
điểm x0 thì tại điểm đó ta có.

(i) Qui tắc tuyến tính: Với α, β ∈ R thì,

d(αu + βv) = αdu + βdv.

(ii) Qui tắc tích:


d(uv) = udv + vdu.

(iii) Qui tắc thương:


u vdu − udv
d = .
v v2

Tính chất 4.2. (Tính bất biến) Giả sử hàm số f khả vi đối với biến u và
u = u(x) là hàm số khả vi theo biến x. Khi đó,

df = f 0 (u)du = f 0 (x)dx.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
90
Giải tích 1 - Calculus

4.4.3 Vi phân cấp cao

Định nghĩa 4.7. (Vi phân cấp cao) Giả sử hàm số f khả vi trên miền D.
Nếu từ biểu thức vi phân ta lấy thêm được một lần vi phân nữa thì ta gọi
vi phân của vi phân cấp 1 của hàm f là vi phân cấp 2 của hàm f , ký hiệu
là d2 f . Tương tự, ta cũng có khái niệm vi phân cấp n (vi phân cấp cao), ký
hiệu là dn f .

Nhận xét 4.4. Nếu hàm số y = f (x) khả vi đến cấp n trên khoảng D thì
vi phân cấp n được tính theo công thức.

dn f = d df n−1 f = f (n) dxn .




4.4.4 Xấp xỉ tuyến tính

Phương pháp 4.1. Từ Định nghĩa của vi phân và Re (4.2) ta thấy, khi
|∆x| đủ bé thì ∆f xấp xỉ với df (x0 )(∆x). Nghĩa là, với ∆x rất nhỏ, ta
thường tính f (x) thông qua công thức gần đúng bởi df (x0 )(∆x).

f (x) ≈ f (x0 ) + f 0 (x0 )(x − x0 ).

Ví dụ 4.1. Tính gần đúng arctan 1, 0001.

Giải. Ta chọn x0 = 1 và ∆x = x − x0 = 0, 0001. Khi đó,

arctan 1, 0001 ≈ arctan(1) + (arctan)0 (1).0, 0001 = 0, 785498.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
91
Giải tích 1 - Calculus

4.4.5 Xấp xỉ Newton - Raphson


Phương pháp 4.2. Giả sử hàm số f khả vi trên khoảng (a, b) và x0 thuộc
khoảng (a, b). Ta xây dựng dãy lặp xác định bởi công thức.
f (xn )
xn+1 = xn − .
f 0 (xn )
Khi đó dãy số (xn ) hội tụ về nghiệm của phương trình f (x) = 0 hoặc
không có giới hạn.

4.5 Một số ứng dụng của đạo hàm, vi phân

4.5.1 Khảo sát biến thiên và tính lồi - lõm của hàm số
Định lý 4.2. Với hàm số f khả vi trên miền liên thông D. Khi đó:

(i) Nếu f 0 (x) ≥ 0, ∀x ∈ D và f 0 (x) = 0 tại hữu hạn điểm trên D thì hàm
số f đồng biến trên miền D.

(ii) Nếu f 0 (x) ≤ 0, ∀x ∈ D và f 0 (x) = 0 tại hữu hạn điểm trên D thì hàm
số f nghịch biến trên miền D.

Định nghĩa 4.8. (Hàm số lồi - lõm) Hàm số f được gọi là lồi trên đoạn
[a, b] nếu mọi x, y ∈ [a, b], mọi hằng số thực λ ∈ (0; 1) thì

f (λx + (1 − λ)y) ≤ λf (x) + (1 − λ)f (y).

Nếu bất đẳng thức đảo chiều thì ta gọi là hàm số lõm.

Định lý 4.3. Giả sử hàm số f liên tục trên [a, b] và khả vi trên (a, b). Khi
đó, f là lồi (lõm) trên [a, b] khi và chỉ khi đạo hàm của f là hàm đơn điệu
tăng (giảm) trên (a, b).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
92
Giải tích 1 - Calculus

Hệ quả 4.2. Giả sử hàm số f liên tục trên [a, b] và khả vi cấp 2 trên (a, b).
Khi đó, f là lồi (lõm) trên [a, b] khi và chỉ khi đạo hàm cấp 2 của f không
âm (không dương) trên (a, b).

Đối với lớp hàm số có tính lồi, lõm ta có hai bất đẳng thức quan trọng
sau, mang tên hai nhà Toán học Jensen và Karamata.

Định lý 4.4. (Bất đẳng thức Jensen) Giả sử f là một hàm lồi khả vi cấp
2 trên một miền liên thông D trong R. Khi đó với a1 , a2 , . . . , an là các số
thuộc D ta luôn có.
n n
!
X 1X
f (ai ) ≥ nf ai .
i=1
n i=1

Nếu f là hàm lõm khả vi cấp 2 thì bất đẳng thức đảo chiều.

Định lý 4.5. (Bất đẳng thức Karamata) Với hai bộ số (ai ) = (a1 , a2 , . . . , an )
và (bi ) = (b1 , b2 , . . . , bn ) ta nói bộ (ai ) trội hơn bộ (bi ) (ký hiệu (ai )  (bi ))
nếu thỏa mãn.

a1 ≥ a2 ≥ · · · ≥ an ; b1 ≥ b2 ≥ · · · ≥ bn
i
X i
X n
X n
X
aj ≥ bj , ∀i = 1, n − 1, ai = bi .
j=1 j=1 i=1 i=1

Giả sử f là một hàm lồi khả vi cấp 2 trên một miền liên thông D
trong R, (a1 , a2 , . . . , an ) và (b1 , b2 , . . . , bn ) là 2 bộ số trong D sao cho bộ
(a1 , a2 , . . . , an ) trội hơn bộ (b1 , b2 , . . . , bn ). Khi đó, ta có bất đẳng thức.
n
X n
X
f (ai ) ≥ f (bi ).
i=1 i=1

Nếu f là hàm lõm khả vi cấp 2 thì bất đẳng thức đảo chiều.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
93
Giải tích 1 - Calculus

4.5.2 Tiếp tuyến và tính lồi - lõm của đồ thị


Để lập phương trình tiếp tuyến của đường cong y = f (x) ta cơ bản
dựa vào định lý sau.

Định lý 4.6. Giả sử y = f (x) là hàm số khả vi tại x0 . Khi đó, đồ thị của
hàm số có tiếp tuyến tại điểm P (x0 ; f (x0 )) với hệ số góc f 0 (x0 ) và có phương
trình là,
y − f (x0 ) = f 0 (x0 )(x − x0 ).

Định nghĩa 4.9. (Đường cong lồi, đường cong lõm) Cho hàm số f liên tục
và khả vi trên khoảng (a, b).

(i) Đồ thị hàm số hàm số f được gọi là đường cong lồi (cung lồi) trên (a, b)
nếu tại mọi điểm trên khoảng (a, b), đồ thị hàm số luôn nằm dưới tiếp
tuyến tại điểm đó.

(ii) Đồ thị hàm số hàm số f được gọi là đường cong lõm (cung lõm) trên
(a, b) nếu tại mọi điểm trên khoảng (a, b), đồ thị hàm số luôn nằm trên
tiếp tuyến tại điểm đó.

Định lý 4.7. Cho hàm số f liên tục và khả vi cấp hai trên khoảng (a, b),
khi đó.

(i) Nếu f 00 (x) > 0 với mọi x thuộc khoảng (a, b) thì đồ thị hàm số là đường
cong lõm trên khoảng (a, b).

(ii) Nếu f 00 (x) < 0 với mọi x thuộc khoảng (a, b) thì đồ thị hàm số là đường
cong lồi trên khoảng (a, b).

Hệ quả 4.3. Giả sử hàm số f lồi (lõm) khả vi cấp hai trên khoảng (a, b)
thì đồ thị là một đường con lõm (lồi) trên khoảng (a, b).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
94
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 4.10. (Điểm uốn) Cho hàm số f liên tục và khả vi trên khoảng
D. Điểm U thuộc đồ thị được gọi là điểm uốn của đồ thị nếu U là điểm ngăn
cách giữa một cung lồi và một cung lõm liên tiếp hoặc ngược lại.

Định lý 4.8. Cho hàm số f liên tục và khả vi cấp hai trên khoảng (a, b). Khi
đó, điểm (x0 , f (x0 )) là điểm uốn của đồ thị hàm số khi và chỉ khi f 00 (x0 ) = 0
và f 00 (x) đổi dấu qua x0 .

4.5.3 Tìm giới hạn


0 ∞
Đối với một số giới hạn có dạng không xác định, chẳng hạn , ta
0 ∞
có thể khử dạng vô định nhờ định lý sau.

Định lý 4.9. (Qui tắc L.Hospital). Giả sử các hàm số f (x), g(x) khả vi
trong lân cận của a (a hữu hạn), lim f (x) = lim g(x) = 0 và g 0 (x) 6= 0 trong
x→a x→a
f 0 (x) f (x)
lân cận của a. Khi đó nếu lim 0 = A thì lim = A (viết gọn là
x→a g (x) x→a g(x)
f f0
lim = lim 0 nếu giới hạn bên phải tồn tại).
g g

Chú ý 4.3. Chiều ngược lại của Định lý nói chung là không đúng. Nhưng
người ta đã chứng minh được rằng Định lý trên vẫn đúng cho các trường
hợp lim f (x) = lim g(x) = ∞ hay a hoặc A là vô cùng.
x→a x→a

log x
Ví dụ 4.2. Tìm lim , α > 0.
x→+∞xα

Giải. Nhận thấy giới hạn dạng . Áp dụng Qui tắc L.Hospital ta có.

1
log x x = 1 lim 1
lim = lim = 0.
x→+∞ xα x→+∞ αxα−1 α x→+∞ x α−1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
95
Giải tích 1 - Calculus

arctan x − sin x
Ví dụ 4.3. Tính giới hạn. lim .
x→0 x − sin x
0
Giải. Nhận thấy giới hạn có dạng . Áp dụng nhiều lần liên tiếp Qui tắc
0
L.Hospital ta có.
" #
1 1
arctan x − sin x 2 − cos x 2 − 1
lim = lim 1+x = lim 1+x +1
x→0 x − sin x x→0 1 − cos x x→0 1 − cos x

−2x −2(1+x2 )2 +8x2 (1+x2 )


(1+x2 )2 (1+x2 )4
= lim + 1 = lim + 1 = −1
x→0 sin x x→0 cos x
f 0 (x) f (x)
Chú ý 4.4. Có thể không tồn tại lim 0
nhưng vẫn tồn tại lim .
x→a g (x) x→a g(x)

4.5.4 Một số định lý về giá trị trung gian


Đầu tiên ta nhắc lại khái niệm cực trị của hàm số tại một điểm.

Định nghĩa 4.11. (Cực trị hàm số)

(i) Hàm số f được gọi là đạt cực tiểu tại điểm x0 nếu giá trị của hàm tại
x0 không lớn hơn giá trị của hàm số trong một khoảng đủ lớn chứa x0 ,
tức là tồn tại ε > 0 sao cho

f (x0 ) ≥ f (x), ∀x ∈ (x0 − ε, x0 + ε)

(ii) Hàm số f được gọi là đạt cực đại tại x0 nếu giá trị của hàm số tại x0
không bé hơn giá trị hàm số tại mọi điểm trong một khoảng đủ lớn
chứa x0 , tức là tồn tại ε > 0 sao cho

f (x0 ) ≤ f (x), ∀x ∈ (x0 − ε, x0 + ε).

Một hàm số đạt cực đại hoặc cực tiểu tại x0 được gọi chung là đạt cực
trị tại x0 và x0 gọi là điểm cực trị (điểm cực đại, điểm cực tiểu) của hàm
số, f (x0 ) gọi là giá trị cực trị (giá trị cực đại, giá trị cực tiểu) của hàm số.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
96
Giải tích 1 - Calculus

Điều kiện đạt cực trị của một hàm khả vi được cho bởi định lý sau,
mang tên nhà Toán học Fermat.

Định lý 4.10. (Bổ đề Ferma). Giả sử hàm số f xác định trong đoạn [a, b],
đạt cực trị tại x0 trong khoảng (a, b). Khi đó nếu hàm số khả vi tại x0 thì

f 0 (x0 ) = 0.

Chứng minh. Giả sử hàm số đạt cực đại tại x0 (tương tự trong trường hợp
cực tiểu). Với ε > 0 đủ bé, ta có
f (x) − f (x0 ) f (x) − f (x0 )
≥ 0∀x ∈ (x0 , x0 + ε), từ đó lim+ ≥0
x − x0 x→x0 x − x0
f (x) − f (x0 ) f (x) − f (x0 )
≤ 0∀x ∈ (x0 , x0 − ε), từ đó lim+ ≤0
x − x0 x→x0 x − x0
Vì hàm số f khả vi tại x0 nên f−0 (x0 ) = f+0 (x0 ) = f 0 (x0 ). Từ các bất đẳng
thức trên suy ra f 0 (x0 ) = 0. 

Theo định lý này, đối với hàm khả vi, đạo hàm bằng 0 là điều kiện cần
để hàm đạt cực trị tại đó. Mệnh đề sau cho biết điều kiện để hàm số đạt
cực đại hay cực tiểu tại điểm cực trị.

Mệnh đề 4.3. Giả sử hàm số f liên tục trên lân cận của điểm x0 (một
khoảng mở chứa x0 ) và khả vi trên lân cận ấy. Khi đó, xét trên lân cận ấy.

(i) Nếu đạo hàm của hàm số f đổi dấu từ âm sang dương tại x0 thì hàm
số đạt cực tiểu tại x0 .

(ii) Nếu đạo hàm của hàm số f đổi dấu từ dương sang âm tại x0 thì hàm
số đạt cực đại tại x0 .

(iii) Nếu đạo hàm không đổi dấu qua x0 thì x0 không phải là điểm cực trị
của hàm số.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
97
Giải tích 1 - Calculus

Định lý 4.11. (Định lý Rolle). Cho hàm số f liên tục trong đoạn [a, b], khả
vi trong khoảng (a, b) và giả sử f (a) = f (b). Khi đó tồn tại c ∈ (a, b) sao
cho f 0 (c) = 0.

Chứng minh. Vì hàm số f liên tục trên đoạn [a, b] nên đạt giá trị bé nhất
và lớn nhất trên đoạn đó.
Khi đó, nếu hai giá trị đó đạt được tại 2 đầu mút a và b, từ f (a) = f (b)
suy ra hàm f (x) là hàm hằng, do đó f 0 (x) = 0 với mọi x thuộc khoảng (a, b).
Nếu có một giá trị đạt được tại c trong khoảng (a, b), nghĩa là c cũng
là cực trị nên theo Bổ đề Fermat ta có f 0 (c) = 0. 

Hệ quả 4.4. Cho hàm số f liên tục trong đoạn [a, b], khả vi trong khoảng
(a, b) và phương trình f (x) = 0 có n nghiệm thuộc khoảng (a, b) thì phương
trình f 0 (x) = 0 có ít nhất n − 1 nghiệm thuộc khoảng (a, b).

Định lý 4.12. (Định lý Rolle cho khoảng vô hạn) Giả sử hàm số f liên tục
trên [a; +∞), khả vi trên (a; +∞) và lim f (x) = f (a). Khi đó, tồn tại
x→+∞
0
c ∈ (a; +∞) sao cho f (c) = 0.
Định lý Rolle trên khoảng vô hạn khác được phát biểu một cách tương tự.

Trực quan hình học, định lý cho thấy rằng, nếu đồ thị của hàm liên
tục, khả vi và 2 đầu mút đồ thị có độ cao bằng nhau thì tồn tại tiếp tuyến
đồ thị tại một điểm song song với trục hoành. Mở rộng của định lý Rolle là
định lý sau.

Định lý 4.13. (Định lý Lagrange). Cho hàm số f liên tục trong đoạn [a, b],
khả vi trong khoảng (a, b). Khi đó tồn tại c ∈ (a, b) sao cho
f (b) − f (a)
= f 0 (c).
b−a

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
98
Giải tích 1 - Calculus

Chứng minh. Xét hàm số,

f (b) − f (a)
g(x) = f (a) − f (x) + (x − a).
b−a

Khi đó hàm số g thỏa mãn giả thiết của định lý Rolle. Do đó tồn tại c ∈ (a, b)
sao cho g 0 (c) = 0, nghĩa là,
f (b) − f (a)
= f 0 (c). 
b−a

Nhận xét 4.5. Thêm giả thiết f (a) = f (b), từ Định lý Lagrange cho ta
Định lý Rolle.

Về trực quan hình học, Định lý Rolle khẳng định có tiếp tuyến song
song với trục hoành, tức song song với cát tuyến nối 2 điểm mút của đồ thị.
Định lý Lagrange cũng khẳng định có tiếp tiếp của đồ thị tại một điểm song
song với cát tuyến nối 2 điểm mút của đồ thị (đẳng thức trên nói lên rằng
cát tuyến và tiếp tuyến song song nên hệ số góc bằng nhau).

Định lý 4.14. (Định lý Cauchy) Giả sử các hàm số f, g liên tục trên đoạn
[a, b] và khả vi trên (a, b) và g 0 (x) 6= 0 trên khoảng (a, b). Khi đó tồn tại ít
nhất một điểm c ∈ (a, b) sao cho,

f (b) − f (a) f 0 (c)


= 0 .
g(b) − g(a) g (c)

Chứng minh. Từ Định lý Lagrange và điều kiện g 0 (x) 6= 0 trên khoảng (a, b)
ta có g(a) − g(b) 6= 0. Ta xét hàm số,

f (b) − f (a)
F (x) = f (x) − f (a) − (g(x) − g(a)) .
g(b) − g(a)
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
99
Giải tích 1 - Calculus

Khi đó F thỏa mãn giả thiết của định lý Rolle. Do đó tồn tại c ∈ (a, b) sao
cho g 0 (c) = 0, nghĩa là,
f (b) − f (a) 0
f 0 (c) − g (c) = 0.
g(b) − g(a)

Điều này là tương đương với kết luận của định lý. Tồn tại c ∈ (a, b) sao cho,
f (b) − f (a) f 0 (c)
= 0 . 
g(b) − g(a) g (c)

4.5.5 Công thức Taylor và khai triển Taylor hữu hạn


Từ định lý Lagrange ta có

f (x) = f (a) + f 0 (c)(x − a), c ∈ (a, x).

Mở rộng định lý Lagrange đối với hàm khả vi bậc cao, ta có kết quả
sau, được gọi là công thức khai triển Taylor.

Định lý 4.15. Nếu hàm số f liên tục trong một khoảng đóng [a, b], khả vi
đến cấp n trong khoảng mở (a, b) thì với bất kỳ c ∈ (a, b) luôn có,

f 0 (c) f 00 (c) f (n) (c)


f (x) = f (c) + (x − c) + (x − c)2 + · · · + (x − c)n + rn (x)
1! 2! n!
f (n+1) (ξ)
trong đó rn (x) = (x − c)n+1 , với ξ là một số nằm giữa x và c gọi
(n + 1)!
là phần dư thứ n của khai triển f (x).

Công thức trên gọi là công thức Taylor và biểu diễn hàm số f theo
công thức trên gọi là khai triển Taylor của hàm f tại c. Đặc biệt, khi c = 0,
công thức trên trở thành (gọi là khai triển Maclaurin của hàm f ).
f 0 (0) f 00 (0) 2 f (n) (0) n
f (x) = f (0) + x+ x + ··· + x + r(x)
1! 2! n!
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
100
Giải tích 1 - Calculus

f (n+1) (θx) (n+1)


trong đó r(x) = x , với θ thỏa mãn 0 < θ < 1 gọi là phần dư
(n + 1)!
thứ n của khai triển Maclaurin của hàm f .
Phần dư thứ n dạng trên được gọi là phần dư Lagranger, ngoài ra ta
có thể biểu diễn r(x) = o(xn ) gọi là phần dư Piano.
1
Ví dụ 4.4. Khai triển MacLaurin hàm số f (x) = .
x+1
Tính trực tiếp ta có
 (n)
1 n!
= (−1)n , ∀n
x+1 (1 + x)n+1

Do đó
1 2 n xn+1
= 1 − x + x − ··· + x +
1+x (1 − θx)n+1

Ví dụ 4.5. Khai triển MacLaurin f (x) = ex .


Ta có
f (n) (x) = (ex )(n) = ex , ∀n.

Do đó f (n) (0) = 1∀n. Từ đó

x x2 xn eθx
ex = 1 + + + ··· + + xn+1 , 0 < θ < 1
1! 2! n! (n + 1)!

Ví dụ 4.6. Hoàn toàn tương tự, ta cũng có khai triển Maclaurin của các
hàm sin x, cos x với phần dư Piano.
x3 x2n−1
sin x = x − + · · · + (−1)n+1 + o(x2n−1 ).
3! (2n − 1)!
x2 x2n
cos x = 1 − + · · · + (−1)n+1 + o(x2n ).
2! (2n)!

Nhận xét 4.6. Theo công thức Taylor, ta có thể xấp xỉ giá trị f (x) bởi
một biểu thức dạng đa thức của biến (x − c) với hệ số là các đạo hàm của

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
101
Giải tích 1 - Calculus

f tại c với độ sai số là M , nếu biết


f (n+1) (c̄)
(x − c)(n+1) ≤ M.
(n + 1)!
x x2 xn
Ví dụ 4.7. Tìm n để ex = 1 + + + ··· + với mọi ∀x ∈ [−1; 1] với
1! 2! n!
sai số không vượt quá 10−3 .
Theo công thức khai triển trên của hàm ex , chỉ cần tìm n sao cho.
eθ e
xn+1 ≤ ≤ 10−3 .
(n + 1)! (n + 1)!
Ta được n ≥ 7 là số cần tìm.

4.6 Mô hình hóa Toán học sử dụng vi phân

4.6.1 Mô hình hóa Toán học


Thông thường mỗi một tình huống thực tế các số liệu, giả thiết rất
phức tạp để có thể định nghĩa một cách chính xác bằng Toán học. Do đó,
khi gặp phải một tình huống như vậy, chúng ta cần phải lý tưởng hóa những
giả thiết thực tế với sự sai lệch cho phép để có thể giải quyết trọn vẹn tính
huống thực tế đó. Quá trình đó gọi là mô hình hóa Toán học. Mô hình hóa
Toán học thường được thực hiện với ba công đoạn.

Bước 1: Trừu tượng hóa. Ta sẽ đưa ra những giả thiết để có thể miêu
tả bài toán bằng ngôn ngữ Toán học.

Bước 2: Phân tích. Bài toán được phân tích và giải bằng những công
cụ toán học, chẳng hạn như giải tích.

Bước 3: Diễn giải kết quả. Các kết quả toán học đưa ra phải được
diễn giải lại theo ngôn ngữ của bài toán thực tế.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
102
Giải tích 1 - Calculus

4.6.2 Mô hình chuyển động thẳng


Chuyển động thẳng là chuyển động có quỹ đạo là đường thẳng, ví dụ
như chuyển động tên lửa, sự rơi tự do ... Khi nghiên cứu chuyển động của
một vật ta thường gán vào hệ trục tọa độ Descartes với hàm số s là vị trí
của vật phụ thuộc theo thời gian t (vật chuyển động thẳng trên trục tọa độ).
Khi đó phương trình vận tốc v và gia tốc a thứ tự là.
∂s ∂ 2s
v(t) = (t), a(t) = (t).
∂t ∂t2

Chú ý 4.5. Trong mô hình này, chuyển động có gia tốc là một hằng số được
gọi là chuyển động thẳng biến đổi đều, điển hình là bài toán ném vật trong
không gian với vận tốc đầu v0 để vật rơi tự do. Khi đó, với hệ quy chiếu:
Mốc thời gian lúc ném vật, gốc tọa độ tại mặt đất, chiều dương hướng lên
thì phương trình chuyển động của vật sẽ là.
1
s(t) = − gt2 + v0 t + s(0).
2
Ví dụ 4.8. [1] Giả sử một người đứng trên nóc của tòa tháp nghiêng Pisa
cao 176(f t) ném một quả bóng thẳng lên với vận tốc đầu là 96(f t/s).

a. Tìm độ cao của quả bóng, vận tốc và gia tốc tại thời điểm t.

b. Khi nào quả bóng chạm đất và vận tốc chạm đất của nó là bao nhiêu?

c. Tổng cộng quả bóng đã đi được quãng đường dài bao nhiêu?

4.6.3 Mô hình tăng - giảm phụ thuộc thời gian


Nhiều tình huống thực tế đặt ra có sự biến đổi phụ thuộc theo thời
gian, như chuyển động một vật đã nói ở trên, thay đổi thể tích theo thời

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
103
Giải tích 1 - Calculus

gian, thay đổi độ cao theo thời gian ... Nhìn chung mỗi vẫn đề khác nhau đưa
ta đến mỗi bài Toán thực tế khác nhau nhưng qui trình thực hiện thường
thông qua 4 bước.

Bước 1: Vẽ hình nếu cần thiết và đặt biến cho những giá trị thay đổi.

Bước 2: Xây dựng phương trình liên hệ giữa các biến.

Bước 3: Đạo hàm phương trình tìm được (thường sẽ đạo hàm hàm ẩn
theo thời gian).

Bước 4: Thay các giá trị số vào và giải để tìm tốc độ thay đổi được
yêu cầu.

Ví dụ 4.9. Một bồn chứa đầy nước có hình dạng nón ngược cao h0 (f t) với
đáy hình tròn bánh kính là r0 (f t). Nước đang chảy ra khỏi bồn từ đáy với
tốc độ không đổi α(f t3 /s). Hỏi mực nước giảm với tốc độ bao nhiêu khi độ
sâu của mực nước là h1 (f t)?

Giải. Gọi V (t) là thể tích nước trong bồn sau t(s).
1 r0
V = πr2 h = πh3 .
3 3h0
Đạo hàm theo biến t hai vế của đẳng thức ta được.
∂V r0 ∂h
= πh2 .
∂t h0 ∂t
Tại thời điểm t1 mực nước có độ sâu h1 , thể tích nước đang giảm nên
∂V
(t1 ) = −α. Do đó, tốc độ nước giảm sẽ là
∂t
∂h −αh0
(t1 ) = (f t/s).
∂t r0 πh21

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
104
Giải tích 1 - Calculus

4.7 Bài tập

4.7.1 Hàm số khả vi

BT 4.1. Tính đạo hàm cấp 1, cấp 2 và cấp n của các hàm số sau.

a. y = xex .

b. y = e(αx) trong đó α là hằng số.


1
c. y = .
2x + 1
d. y = log (αx + β) trong đó α, β là các hằng số.

BT 4.2. Tính đạo hàm các hàm ẩn.

a. 2xy − y 2 = 0 tại (2; 2).

b. x2 y + xy 2 = 2 tại (−1; 1).

c. x3 + xy − y 2 = 0 tại (−1; 0).

d. x4 + xy 2 − 2xy 2 = 0 tại (1; 1).

BT 4.3. Tính đạo hàm hàm số y = xx , x > 0.


Vận dụng để giải phương trình xx = 4.

BT 4.4. Chứng minh rằng hàm sô

x sin 1

khi x 6= 0
f (x) = x
 0 khi x = 0

liên tục nhưng không có đạo hàm tại x = 0.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
105
Giải tích 1 - Calculus

BT 4.5. Chứng minh rằng hàm số

x2 sin 1

khi x 6= 0
f (x) = x
 0 khi x = 0

có đạo hàm tại mọi điểm x ∈ R và tính f 0 (x).

BT 4.6. Cho hàm số


 3
 x − sin 3x khi x 6= 0
f (x) = x2
a khi x = 0.

Tìm a để hàm số khả vi tại x = 0. Tính f 0 (0) nếu có.

BT 4.7. Tìm a, b để các hàm số sau khả vi trên R.



 x3 khi x 6 0
a, f (x) =
a2 x + b khi x > 0

e(−2x) (x + 1) khi x 6 0
b, f (x) =
 x2 + ax + b2 khi x > 0

BT 4.8. Tìm a, b để các hàm số sau liên tục và khả vi tại điểm x = 1.

 x3 − 2x khi x 6 1
f (x) =
3ax2 + b khi x > 1

4.7.2 Ứng dụng đạo hàm

BT 4.9. Lập phương trình tiếp tuyến của đường cong (C) được cho bởi
phương trình sau tại điểm (1; 1).

x2 + xy 2 − 3y 3 + xy = 0.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
106
Giải tích 1 - Calculus

BT 4.10. Lập phương trình tiếp tuyến của đường tròn tại điểm có tọa độ
(x0 , y0 ).
(x − a)2 + (y − b)2 = R2 .

BT 4.11. Lập phương trình tiếp tuyến của elip tại điểm có tọa độ (x0 , y0 ).
x2 y 2
+ 2 = 1.
a2 b
BT 4.12. (Khối A Đà Nẵng 2001, TP Hồ Chí Minh 2012) Cho a, b, c là 3
số dương thỏa mãn a2 + b2 + c2 = 1: Tìm GTLN của biểu thức:

a b c
P = + 2 + 2 .
b2 +c 2 a +c 2 a + b2
BT 4.13. Với mọi số thực x ≥ −1 và số thực không âm α ta có:

(i) (1 + x)α ≥ 1 + αx nếu α ≥ 1.

(ii) (1 + x)α ≤ 1 + αx nếu 0 ≤ α ≤ 1.

Bất đẳng thức trên mang tên nhà Toán học người Thùy Sĩ J.Bernowlli
I (1654 − 1705).

BT 4.14. Sử dụng bất đẳng thức Jensen về hàm lồi - lõm khả vi cấp 2 để
chứng minh các bất đẳng thức sau.
CMR, trong tam giác ABC ta luôn có bất đẳng thức:
3
a, cos A + cos B + cos C ≤ ..
2

3 3
b, sin A + sin B + sin C ≤ .
2
c, Với tam giác ABC nhọn thì.

tan A + tan B + tan C ≥ 3 3.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
107
Giải tích 1 - Calculus

BT 4.15. Chứng minh các bất đẳng thức sau.

a, | sin x − sin y |6| x − y | với ∀x, y.

b, | arctan x − arctan y |6| x − y | với ∀x, y.


a−b a a−b
c, 6 log 6 với ∀a > b > 0.
a b b
BT 4.16. Sử dụng định lý Rolle, chứng minh rằng.

a, Phương trình x2n +ax+b = 0, (a, b ∈ R, n ∈ N∗ ) có không quá 2 nghiệm


thực phân biệt.

b, Phương trình x2n+1 + ax + b = 0, (a, b ∈ R, n ∈ N∗ ) có không quá 3


nghiệm thực phân biệt.

BT 4.17. Cho a, b, c là các số thực và m là số thực dương thỏa mãn đẳng


thức,
a b c
+ + = 0.
m+2 m+1 m
CMR phương trình ax2 + bx + c = 0 có nghiệm thuộc khoảng (0; 1).

BT 4.18. Cho hàm số liên tục f : [0; 1] → [0; 1] và khả vi trên (0; 1). Giả
sử rằng f (0) = 0, f (1) = 1, chứng minh rằng tồn tại các số α, β trên (0; 1)
sao cho f 0 (α)f 0 (β) = 1.

BT 4.19. (Olympic sinh viên 1994) Cho hàm số f liên tục và có đạo hàm
trên khoảng (0; +∞) và không phải là hàm hằng. Giả sử hai số thực a, b thỏa
mãn điều kiện 0 < a < b. CMR phương trình sau có ít nhất một nghiệm
trong khoảng (a, b).
af (b) − bf (a)
xf 0 (x) − f (x) = .
b−a
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
108
Giải tích 1 - Calculus

 
2
BT 4.20. Cho hàm số f (x) = (x2 − 6x + 5) log x2 + ex .
CMR, phương trình f 0 (x) = 0 có nghiệm.

BT 4.21. Cho các bộ số thực (a1 , a2 , . . . , ak ), (b1 , b2 , . . . , bk ) và số tự nhiên


dương n. CMR phương trình sau luôn có nghiệm trên khoảng (−π; π),
n
X
x+ (ak sin kx + bk cos kx) = 0.
k=1

BT 4.22. Giải phương trình sau.


√ √
x+ 3x + 1 = x2 + x + 1.

BT 4.23. Viết các khai triển sau.


x
a, Khai triển Taylor đến cấp 2 của hàm số y = tại x0 = −1.
2x + 1

x
b, Khai triển Taylor đến cấp 2 của hàm số y = tại x0 = 0.
x+1
c, Khai triển Taylor đến cấp 3 của hàm số y = log (1 + 2x) tại x0 = 2.

d, Khai triển Maclaurin đến cấp 3 của hàm số y = sinh(x) tại x0 = 0.

e, Khai triển Maclaurin đến cấp 5 của hàm số y = exp (2x) tại x0 = 0.

BT 4.24. Sử dụng công thức L.Holpital hãy tính các giới hạn sau.

1 + cos πx 2+x−2
1. lim 2 4. lim √
x→1 x − 2x + 1 x→2 1 + 4x − 3

x3 − x2
 
1 1
2. lim 5. lim+ −
x→0 x − sin 2x x→0 x log (x + 1)

1 − cos 2x log x
3. lim 6. lim+
x→0 x sin x x→0 log (sin x)
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
109
Giải tích 1 - Calculus

exp (2x) − exp (−2x) cos2 x − cos 2x


7. lim 9. lim
x→0 sin x x→0 x2 + x3

x ex ex − x − 1
8. lim 10. lim .
x→+∞ x + ex x→0 x2 sin x

BT 4.25. Sử dụng công thức L.Holpital hãy tính các giới hạn sau.

−x3 − sin2 x 4. lim+ (x2 log x)


1. lim x→0
x→0 x − sin x
 πx 
arctan x − sin x 2
5. lim (x − 4) tan
2. lim x→2 4
x→0 x − sin x
exp −1

x (1 + x)2 − 1
3. lim+ 6. lim
x→0 x x→0 x2

4.7.3 Mô hình hóa Toán học sử dụng vi phân


BT 4.26. Giả sử một quả bóng được ném từ đỉnh vách đá nghiêng có
phương trình độ cao phụ thuộc theo thời gian là.
1
s(t) = − t2 + 30t + 20.
2
a. Tìm vận tốc và gia tốc tại thời điểm t.

b. Khi nào quả bóng chạm đất và vận tốc chạm đất của nó là bao nhiêu?

c. Tìm thời điểm vận tốc bằng 0, nêu ý nghĩa vật lý khi đó?

d. Tìm độ cao cực đại so với mặt đất mà quả bóng đạt được.

BT 4.27. [1] Một bồn chứa nước có hình dạng nón ngược cao 20(f t) với
đáy tròn bánh kính là 5(f t). Nước đang chảy ra khỏi bồn từ đáy với tốc độ
không đổi 2(f t3 /ph). Hỏi mực nước giảm với tốc độ bao nhiêu khi độ sâu
của mực nước là 8(f t)?

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
110
Giải tích 1 - Calculus

BT 4.28. [1] Một quả bóng hình cầu được bơm khí sao cho khi bán kính
1
của nó là 2(f t) thì tốc độ tăng bán kính là (f t/ph). Tại thời điểm này thì
6
thể tích tăng với tốc độ bao nhiêu?

BT 4.29. [1] Mỗi ngày, một chuyến bay từ Los Angeles bay ngay trên nhà
tôi với độ cao là 4(mi). Giả sử là máy bay đang bay với tốc độ không đổi là
400(mi/h) thì góc nhìn của tôi tới máy bay thay đổi theo thời gian với tốc
độ bao nhiêu khi khoảng cách theo chiều ngang giữa vị trí của tôi và vị trí
máy bay chính xác là 3(mi)? Với giả thiết chiều cao của tôi không đáng kể
so với độ cao của máy bay.

BT 4.30. [1] Một người cao 6(f t) đang đi đến cây đèn đường cao 18(f t)
với tốc độ 5(f t/s). Góc ngắm của người đó thay đổi với tố độ bao nhiêu khi
người đó cách chân đèn 9(f t)?

BT 4.31. Một người ngắm một đầu tên lửa được bắn lên thẳng đứng từ
mặt đất cách vị trí đứng 5000(m). Giả sử quả đầu tên lửa bay lên với vận
tốc 3.8(km/s), hỏi khoảng cách người và tên lửa thay đổi với tốc độ bao
nhiêu khi tên lửa đạt độ cao 20(km)?

BT 4.32. [1] Một chiếc túi được buộc vào đầu một cái thang dài 5(m) dựa
vào chân tường thẳng đứng. Giả sử rằng cái thang bắt đầu trượt xuống
tường theo cách mà chân thang di chuyển ra xa chân tường. Hỏi tốc độ của
túi lúc chân thang cách chân tường 4(m) và chân thang chuyển động ra xa
với vận tốc là 2(m/s).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
111
Giải tích 1 - Calculus

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
112
CHƯƠNG 5

Tích phân

5.1 Nguyên hàm và tích phân bất định

5.1.1 Khái niệm nguyên hàm và tích phân

Định nghĩa 5.1. (Nguyên hàm) Giả sử f và F là hai hàm số xác định trong
(a, b). Nếu F 0 (x) = f (x), ∀x ∈ (a, b) thì F được gọi là một nguyên hàm của
f (trong (a, b)).

Nhận xét 5.1. Nếu F là một nguyên hàm của f thì mọi nguyên hàm của
f có dạng F + C, với C là một hằng số.

Định nghĩa 5.2. (Tích phân bất định) Tập tất cả các nguyên hàm của hàm
f được gọi là Ztích phân bất định (hay tích phân không xác định) của hàm f
và ký hiệu là f (x)dx. Như vậy, từ nhận xét trên ta có.
Z
f (x)dx = F (x) + C,

với F (x) là một nguyên hàm của f và C là hằng số.

113
Giải tích 1 - Calculus

Từ định nghĩa tích phân bất định ở trên, ta có Tính chất sau, gọi là
tính tuyến tính của tích phân.

Tính chất 5.1. Với hai hàm số f, g và các số thực α, β ta có.


Z Z Z
[αf (x) + βg(x)]dx = α f (x)dx + β g(x)dx.

5.1.2 Công thức tích phân

Bảng tích phân của các hàm thông dụng.

Z Z
1
1. 0dx = C 10. dx = − cot x + C
sin2 x
Z Z
1
2. dx = x + C 11. dx = arctan x + C
1 + x2
ax −1
Z Z
x
3. a dx = +C 12. dx = arccotx + C
log a 1 + x2
Z
1
Z
α 1
4. x dx = xα+1 + C 13. √ dx = arcsin x + C
α+1 1 − x2
−1
Z Z
x x
5. e dx = e + C 14. √ dx = arccos x + C
1 − x2
Z
1
Z
6. dx = log |x| + C 15. sinh x = cosh x + C
x
Z Z
7. sin xdx = − cos x + C 16. cosh x = sinh x + C
Z Z
8. cos xdx = sin x + C 17. 1 − tanh2 x = tanh x + C
Z Z
1
9. dx = tan x + C 18. 1 − coth2 x = coth x + C.
cos2 x
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
114
Giải tích 1 - Calculus

5.1.3 Các phương pháp tính tích phân

a. Phương pháp đổi biến số


Z
Nhiều khi tích phân f (x)dx không có dạng thông dụng nhưng bằng
một phép đổi biến thích hợp xZqua t ta có thể đưa biều thức dưới dấu tích
phân về dạng g(t)dt, tích phân g(t)dt lại có dạng thông dụng và có nguyên
hàm giả sử là G(t) + C. Thay trở lại t qua x ta được tích phân ban đầu theo
biến x.

Định lý 5.1. (Đổi biến dạng một t = φ(x)) Giả sử phân tích được rằng
f (x)dx = g(φ(x))φ0 (x)dx = g(t)dt và G là một nguyên hàm của g theo biến
t, khi đó ta có.
Z Z
f (x)dx = g(t)dt = G(φ(x)) + C.

Định lý 5.2. (Đổi biến dạng hai x = φ(t)) Giả sử phân tích được rằng
f (x)dx = g(φ(x))φ0 (x)dx = g(t)dt, với φ là một song ánh và G là một
nguyên hàm của g theo biến t, khi đó ta có.
Z Z
f (x)dx = g(t)dt = G(φ−1 (x)) + C.

Ví dụ 5.1. Tính các tích phân bất định


Z Z
dx dx
a, b, √ .
a2 + x 2 a2 + x 2

Giải.
x
a, Thực hiện đổi biến t = ta được
a
Z Z
dx 1 dt 1 1 x
2 2
= 2
= arctan t + C = arctan + C.
a +x a 1+t a a a
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
115
Giải tích 1 - Calculus


b, Thực hiện phép đổi biến Euler: x2 + a2 = t−x, lấy vi phân 2 vế ta được.
 
xdx x
√ = dt − dx ⇒ 1 + √ dx = dt.
x 2 + a2 x 2 + a2

Khi đó ta được.

x 2 + a2 + x tdx dx dt
√ dx = dt ⇒ √ = dt ⇒ √ = .
2
x +a 2 2
x +a 2 2
x +a 2 t

Do đó,
Z
dx
Z
dt √
√ = = log |t| + C = log x + x2 + a2 + C. 
x + a2
2 t

Z √
Ví dụ 5.2. Tính tích phân bất định I = a2 − x2 dx.

Giải. Đổi biến x = a sin t. Ta xem x biến thiên từ −a đến a và t biến thiên
π π x
từ − đến , nghĩa là t = arcsin . Ta có.
2 2 a

a2 − x2 = a cos t; dx = a cos tdt.

Tích phân đã cho trở thành.


Z Z  
2 2 2 1 + cos 2t 1 1
I = a cos tdt = a dt = a2 ( t + sin 2t) + C.
2 2 4

Mặt khác ta lại có,

a2 1 1 √
sin 2t = a sin t.a cos t = x a2 − x2 .
4 2 2

Do đó,

1 √ a2 x
I = x a2 − x2 + arcsin + C. 
2 2 a

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
116
Giải tích 1 - Calculus

b. Phương pháp tích phân từng phần

Nhận xét 5.2. Cho các hàm u và v. Từ công thức vi phân d(uv) = udv +
vdu, lấy tích phân 2 vế ta được.
Z Z Z
d(uv) = udv + vdu.

Từ đó ta được, Z Z
udv = uv − vdu.

Đồng nhất thức trên được gọi là công thức tích phân từng phần. Theo
công thức này, tích phân vế trái được tính nhờ tích phân ở vế phải, và ta
thường dùng qui tắc này đối với các tích phân có các dạng sau.
Z Z Z Z
m
P (x)log xdx, P (x) sin αxdx, P (x)e dx, eβx sin αxdx, . . .
αx

Ví dụ 5.3. Tính các tích phân bất định sau


Z Z Z
a, log xdx. b, x cos xdx c, arctan xdx.

Giải.

a, x(log x − 1) + C.

b, x sin x + cos x + C.
1
c, x arctan x − log(x2 + 1) + C. 
2

Ví dụ 5.4. Tính tích phân bất định I2 với.


Z
dx
In = ; n = 1, 2, ...
(x2 + a2 )n

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
117
Giải tích 1 - Calculus

1
Giải. Bằng tích phân từng phần, đặt u = , dv = dx ta dẫn ra
(x2 + a2 )n
được công thức truy hồi để tính In như sau.
1 x 2n − 1 1
In+1 = 2 2 2 n + . In .
2na (x + a ) 2n a2

Ta có, Z
dx 1 x
I1 = = arctan + C.
x2 +a 2 a a
Thay vào công thức truy hồi ta có.
Z
dx 1 x 1 x
I2 = 2 = 2 2 + arctan + C. 
(x2 + a2 ) 2a x + a2 2a2 a

5.1.4 Tích phân các hàm hữu tỷ, vô tỷ và lượng giác

Tích phân các hàm hữu tỉ là tích phân hàm số có dạng phân thức
P (x)
trong đó P (x) và Q(x) là các hàm đa thức. Ta đã biết các tích phân
Q(x)
đơn giản sau.
Z
1
1. dx = log |x − a| + C.
x−a
(x − a)1−m
Z
1
2. dx = + C, m 6= 1.
(x − a)m 1−m
Z
dx
3. với mọi n tự nhiên được tính bằng qui nạp như Ex (5.4)
(x + a2 )n
2

đã nói ở trên.

Đối với hàm phân thức hữu tỉ bất kỳ, bằng phép chia đa thức để được
thương là một đa thức và dư là đa thức có bậc nhỏ hơn đa thức chia, tính
tích phân hàm hữu tỉ qui về tích phân của đa thức thương và tích phân của
phân thức có bậc của tử nhỏ hơn bậc của mẫu. Do đó ta sẽ chỉ cần xét phân

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
118
Giải tích 1 - Calculus

P (x)
thức trong trường hợp P (x) có bậc nhỏ hơn bậc của Q(x). Sử dụng
Q(x)
một kết quả cơ bản trong lý thuyết đa thức, đa thức bất kỳ Q(x) với hệ
số thực có thể phân tích được thành tích của một hằng số với các nhân tử
có một trong các dạng (x − a)m , (x2 + px + q)m , p2 − 4q < 0. Bằng phương
pháp hệ số bất định, phân thức hữu tỉ khi đó viết được thành tổng các phân
thức có một trong các dạng sau.

Z Z
A Ax + B
(i) dx (iii) dx
x−a x2+ px + q
Z Z
A Ax + B
(ii) dx (iv) dx.
(x − a)m (x2 + px + q)m

Các tích phân ở 4 dạng trên có thể tính trực tiếp qua các tích phân đã
nêu đầu mục có thể sau một số phép biến đổi đơn giản.

Ví dụ 5.5. Tính các tích phân bất định

Z Z
2x + 3 3x + 1
a, 2
dx b, dx.
x +x+2 x3 + 4x2 + 5x + 6

Giải.
a, Ta có,
Z Z
2x + 3 2x + 1 + 2
2
dx = dx
x +x+2 x2 + x + 2
1
Z 2
d(x + x + 2) d(x
Z + )
= + 2 2
√ 2
x2 + x + 2 1 2 7
(x + ) + ( )
2 2
4 2x + 1
= log(x2 + x + 2) + √ arctan √ + C.
7 7

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
119
Giải tích 1 - Calculus

b, Biến đổi đơn giản ta có.


Z Z
3x + 1 3x + 1
3 2
dx = dx
x + 4x + 5x + 6 (x + 3)(x2 + x + 2)
Z
a bx + c
= ( + 2 )dx.
x+3 x +x+2
Đồng nhất biếu thức dưới dấu tích phân, ta có a, b, c là nghiệm của hệ
phương trình. 


 a+b=0

a + 3b + c = 3


 2a + 3c = 1

Giải hệ phương trình ta được a = −1, b = c = 1. Do đó tích phân ban


đầu trở thành.
−1
Z Z
x+1
dx + 2
dx
x+3 x +x+2
d(x2 + x + 2) 1
Z Z
1 dx
= − log |x + 3| + + +C
2 x2 + x + 2 2 x2 + x + 2
1 1 2x
= − log |x + 3| + log(x2 + x + 2) + √ arctan √ + C.
2 7 7

Chú ý 5.1. Đối với tích phân một số biểu thức vô tỉ hay chứa các hàm
lượng giác, người ta chuyển về tích phân hàm hữu tỉ bằng phép đổi biến
thích hợp.

Xét tích phân có dạng.


Z
I= R(sin x, cos x)dx,

trong đó R(u, v) là một biểu thức hữu tỉ theo u và v (tức biểu thức chỉ chứa
các phép tính cộng, trừ, nhân, chia đối với các biến u và v ). Ta sẽ biểu diễn
sin x, cos x qua tan của góc chia đôi.
2t 1 − t2 x
sin x = , cos x = , t = tan .
1 + t2 1 + t2 2
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
120
Giải tích 1 - Calculus

2dt
Do đó x = 2 arctan t ⇒ dx = . Biểu thị sin x, cos x, dx qua t và
1 + t2
dt, tích phân đổi qua biến t là tích phân của một biểu thức hữu tỉ, khi đó
có thể áp dụng tích phân hàm hữu tỉ như đã xét ở trên.
Xét tích phân có dạng
Z √
R(x, a2 − x2 )dx,

trong đó R(u, v) là biểu thức hữu tỉ theo 2 biến u và v. Có thể đổi biến
chuyển các tích phân trên về tích phân của biểu thức hữu tỉ theo biến mới.
Cụ thể ta dùng phép đổi biến x = a sin t hoặc x = a cos t.
Xét tích phân có dạng
Z √
R(x, x2 ± a2 )dx,

trong đó R(u, v) là biểu thức hữu tỉ theo 2 biến u và v. Có thể đổi biến
chuyển các tích phân trên về tích phân của biểu thức hữu tỉ theo biến mới.
Cụ thể,
Z √
(i) Trong tích phân R(x, x2 + a2 )dx ta dùng phép đổi biến x = a tan t.
Z √ a
(ii) Trong tích phân R(x, x2 − a2 )dx ta dùng phép đổi biến x = .
cos t

Ví dụ 5.6. Tính tích phân bất định


Z
dx
I= .
sin 2x

1 x √ 1 x √
Giải. I = √ log tan − 1 + 2 − √ log tan − 1 − 2 + C. 
2 2 2 2 2 2

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
121
Giải tích 1 - Calculus

5.2 Tích phân xác định

Định nghĩa 5.3. (Tổng tích phân) Cho hàm số f xác định trên đoạn [a, b].
Chia đoạn [a, b] thành các đoạn bé hơn bởi các điểm chia x0 , x1 , x2 , . . . , xn
(a = x0 < x1 < ... < xn−1 < xn = b). Trên mỗi đoạn [xi−1 , xi ], i = 1, ..., n
lấy một điểm ξi . Ký hiệu ∆xi = xi − xi−1 . Lập tổng,
n
X
σ= f (ξi )∆xi
i=1

và gọi nó là tổng Riemann hay tổng tích phân của hàm số f tương ứng với
phép chia nhỏ đoạn [a, b] và tương ứng với phép chọn các điểm ξi trong các
đoạn chia đã nói ở trên.

Định nghĩa 5.4. Khi cho số các điểm chia dần tới vô cùng, sao cho đường
kính các khoảng chia thỏa mãn max ∆xi → 0, nếu giới hạn của dãy tổng
1≤i≤n
tích phân có dạng trên tồn tại là I (hữu hạn) thì giới hạn đó không phụ
thuộc vào phép chia điểm đoạn [a, b] và phép chọn các điểm ξi ∈ [xi−1 , xi ]
thì giới hạn I được gọi là tích phân xác định (hay tích phân Riemann) của
Zb
hàm số trên đoạn [a, b], ký hiệu là f (x)dx.
a

n
X Zb
I= lim f (ξi )∆xi = f (x)dx.
max ∆xi →0
1≤i≤n i=1 a

Khi có tích phân I nói trên, hàm số f còn được gọi là khả tích trên
đoạn [a, b], và [a, b] được gọi là khoảng lấy tích phân, a là cận dưới, b là cận
trên, f được gọi là hàm số lấy tích phân, x gọi là biến lấy tích phân.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
122
Giải tích 1 - Calculus

Chú ý 5.2. Từ định nghĩa suy ra rằng tích phân xác định chỉ phụ thuộc
vào cận lấy tích phân và hàm lấy tích phân mà không phuộc vào biến lấy
tích phân, tức là

Zb Zb Zb
f (x)dx = f (t)dt = f (u)du = ...
a a a

5.3 Điều kiện khả tích của hàm số

Sau đây là một số định lý về điều kiện để một hàm số là khả tích.

Định lý 5.3. Giả sử hàm số f xác định và liên tục trên đoạn [a, b]. Khi đó
f khả tích trên đoạn [a, b].
Z1
Ví dụ 5.7. Áp dụng Th (5.3), tính tích phân x2 dx.
0

Giải. Ta có hàm số f (x) = x2 liên tục trong [0, 1] nên khả tích trong [0, 1],
Z1
tức có tích phân x2 dx, điều này có nghĩa là tồn tại giới hạn của các tổng
0
tích phân không phụ thuộc và phép chia điểm đoạn [0, 1] và phép chọn các
điểm ξi trong mỗi đoạn chia. Thực hiện phép phân điểm.
 
1 2 n−1 i
0 < < < ··· < < 1, xi =
n n n n
i
và chọn ξi = ∈ [xi−1 , xi ], ∀i = 1, n. Khi đó,
n
Z1 n  2
X i 1 12 + 22 + · · · + n2
f (x)dx = lim σ = lim . = lim
n→∞ n→∞
i=1
n n n→∞ n3
0
n(n + 1)(2n + 1) 1
= lim 3
= .
n→∞ n 3
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
123
Giải tích 1 - Calculus

Tổng quát hơn ta có định lý sau.

Định lý 5.4. Nếu hàm số f bị chặn trong [a, b] và chỉ có một số hữu hạn
điểm gián đoạn trong [a, b] thì f khả tích trong [a, b].

Định lý 5.5. Nếu hàm số f bị chặn và đơn điệu trong [a, b] thì khả tích
trong [a, b].

5.4 Các tính chất của tích phân xác định

Tính chất 5.2. (Tính tuyến tính) Giả sử các hàm số f, g khả tích trong
[a, b]. Khi đó, αf + βg (α, β là các hằng số) là khả tích trong [a, b] và
Zb Zb Zb
[αf (x) + βg(x)] dx = α f (x)dx + β g(x)dx.
a a a

Tính chất 5.3. Giả sử hàm số f khả tích trong [a, b] và c ∈ [a, b] thì f khả
tích trong các đoạn [a, c], [c, b] và
Zb Zc Zb
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
a a c

Tính chất 5.4. (Tính đơn điệu) Giả sử f, g là các hàm số và giả thiết a < b.

1. Nếu f (x) ≥ 0∀x ∈ [a, b] thì


Zb
f (x)dx ≥ 0.
a

2. Nếu f (x) ≤ g(x)∀x ∈ [a, b] thì


Zb Zb
f (x)dx ≤ g(x)dx.
a a

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
124
Giải tích 1 - Calculus

3. Nếu |f (x)| khả tích trong [a, b] thì f (x) khả tích trong [a, b] và
Zb Zb
f (x)dx ≤ |f (x)|dx.
a a

4. Nếu m ≤ f (x) ≤ M ∀x ∈ [a, b] thì


Zb
m(b − a) ≤ f (x)dx ≤ M (b − a).
a

Định lý 5.6. (Định lý trung bình tích phân) Giả sử f (x) khả tích trong
đoạn [a, b] và giả sử m ≤ f (x) ≤ M ∀x ∈ [a, b]. Khi đó tồn tại µ thỏa mãn
m ≤ µ ≤ M sao cho
Zb
f (x)dx = µ(b − a).
a

Hệ quả 5.1. Giả sử f (x) khả tích trong đoạn [a, b] và các giá trị inf f (x),
x∈[a,b]
sup f (x) hữu hạn. Khi đó tồn tại µ thỏa mãn inf f (x) ≤ µ ≤ sup f (x)
x∈[a,b] x∈[a,b] x∈[a,b]
sao cho
Zb
f (x)dx = µ(b − a).
a

Hệ quả 5.2. Giả sử f (x) liên tục trong đoạn [a, b], khi đó hàm f khả tích
trong đoạn [a, b] và tồn tại điểm c thuộc đoạn [a, b] sao cho
Zb
f (x)dx = f (c)(b − a).
a

Từ ý nghĩa hình học của tích phân xác định, Hệ quả trên cho thấy
diện tích của hình thang cong giới hạn bởi đồ thị hàm f và đáy là đoạn [a, b]
bằng diện tích của một hình chữ nhật với một cạnh là đoạn [a, b] còn cạnh
kia là f (c) (giá trị hàm số tại một điểm trên đoạn [a, b]).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
125
Giải tích 1 - Calculus

Định lý 5.7. (Định lý trung bình mở rộng của tích phân) Giả sử f, g là hai
hàm khả tích trên [a, b] thỏa mãn m ≤ f (x) ≤ M ∀x ∈ [a, b] và g(x) không
đổi dấu trên đoạn [a, b]. Khi đó tồn tại µ thỏa mãn m ≤ µ ≤ M sao cho

Zb Zb
f (x)g(x)dx = µ g(x)dx.
a a

Hệ quả 5.3. Giả sử f liên tục trong đoạn [a, b], và g khả tích trên [a, b].
Nếu g không đổi dấu trên [a, b] thì tồn tại điểm c thuộc đoạn [a, b] sao cho.

Zb Zb
f (x)g(x)dx = f (c) g(x)dx.
a a

5.4.1 Công thức Newton- Leibnitz

Giả sử hàm số f là khả tích trong [a, b], theo Pr (5.3) ở trên f khả tích
Zx
trong đoạn [a, x] với ∀x ∈ [a, b], tức có tích phân f (t)dt.
a

Định lý 5.8. (Định lý cơ bản của giải tích vi phân) Giả sử hàm f khả tích
Zx
trên [a, b], đặt φ là hàm xác định trên [a, b] và φ(x) = f (t)dt. Khi đó,
a

(i) φ liên tục trong [a, b].

(ii) Nếu f liên tục tại t = x thì φ khả vi tại x và φ0 (x) = f (x). Từ đó nếu
f liên tục trong [a, b] thì φ là một nguyên hàm của f trên [a, b].

Định lý sau cho ta một mối quan hệ giữa tích phân bất định và tích
phân xác định, được gọi là công thức Newton - Leibnitz.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
126
Giải tích 1 - Calculus

Định lý 5.9. (Công thức Newton- Leibnitz) Nếu f là hàm số liên tục trong
[a, b] và F là một nguyên hàm của f thì,

Zb b
f (x)dx = F (x) = F (b) − F (a).
a
a

Chứng minh. Giả sử F là nguyên hàm của f . Theo Th (5.8) thì φ xác định
Zx
bởi φ(x) = f (t)dt cũng là một nguyên hàm của f , cho nên φ(x) = F (x)+C
a
(C là một hằng số).
Từ đó, 0 = φ(a) = F (a) + C ⇒ F (a) = −C.
Cho x = b ta có: φ(b) = F (b) + C = F (b) − F (a). Do đó,

Zb
f (x)dx = φ(b) = F (b) − F (a). 
a

Từ công thức trên, để tính tích phân xác định chúng ta cần tìm nguyên
hàm của hàm số đó.

5.4.2 Công thức đổi biến và tích phân từng phần

Dựa vào công thức Newton- Leibnitz và cách tìm tích phân bất định,
để tìm tích phân xác định chúng ta cần tìm nguyên hàm của hàm số. Tương
ứng với các cách tìm tích phân bất định chúng ta có các cách để tìm tích
phân xác định. Đó là phép đổi biến số và phương pháp tích phân từng phần.
Zb
Giả sử cần tính f (x)dx với giả thiết f là hàm liên tục.
a

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
127
Giải tích 1 - Calculus

a. Công thức đổi biến số

Ta xét Định lý đổi biến số trong tích phân xác định.


Zb
Định lý 5.10. (Đổi biến dạng một x = ψ(t)) Xét tích phân f (x)dx với
a
giả thiết f là hàm liên tục. Giả sử x = ψ(t) là phép đổi biến thỏa mãn các
điều kiện sau.

(i) x = ψ(t) có đạo hàm liên tục trong khoảng (α, β).

(ii) ψ(α) = a, ψ(β) = b. Khi t biến thiên trong đoạn [α, β] thì x biến thiên
trong đoạn [a, b].

Khi đó, tích phân hàm f trên đoạn [a, b] được tính bởi.
Zb Zβ
f (x)dx = f (ψ(t)) ψ 0 (t)dt.
a α

Zb
Định lý 5.11. (Đổi biến dạng hai t = ψ(x)) Xét tích phân f (x)dx với
a
giả thiết f (x) là hàm liên tục. Nếu phép đổi biến t = ψ(x) thỏa mãn các
điều kiện sau.

(i) ψ(x) biến thiên đơn điệu trên [a, b] và có đạo hàm liên tục.

(ii) f (x)dx trở thành g(t)dt, trong đó g là hàm số liên tục trong đoạn
[ψ(a), ψ(b)].

Khi đó, tích phân hàm f trên đoạn [a, b] được tính bởi.
Zb ψ(b)
Z
f (x)dx = g(t)dt.
a ψ(a)

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
128
Giải tích 1 - Calculus

Za √
Ví dụ 5.8. Tính tích phân I = a2 − x2 dx, với a > 0.
0

Ví dụ 5.9. Chứng minh rằng nếu f liên tục trong [−a, a] thì

Za


 0 nếu f (x) lẻ
 a
f (x)dx =
Z

 2 f (x)dx nếu f (x) chẵn
−a 

0

Chứng minh. Thật vậy, ta có.


Za Z0 Za
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
−a −a 0

Thực hiện đổi biến x = −t ta được.


Z0 Z0 Za Za
f (x)dx = − f (−t)dt = f (−t)dt = f (x)dx.
−a a 0 0

Do đó,
Za Za Za Za
f (x)dx = f (−x)dx + f (x)dx = [f (x) + f (−x)] dx.
−a 0 0 0

Từ đó, tương ứng hàm số f là chẵn hay lẻ ta có điều phải chứng minh. 
π
Z2
sin x
Ví dụ 5.10. Tính tích phân I = dx.
1 + cos2 x
0

b. Phương pháp tích phân từng phần

Từ công thức tích phân từng phần đối với tích phân bất định và công
thức Newton- Leibnitz, đối với các hàm số u, v ta có đồng nhất thức sau,

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
129
Giải tích 1 - Calculus

được gọi là công thức tích phân từng phần.


Zb  Z  b b Zb
udv = uv − vdu = uv − vdu.
a a
a a

Ví dụ 5.11. Tính các tích phân

Ze Zπ
a. I1 = x log xdx b. I2 = ex sin xdx.
1 1

Đôi khi ta cần vận dụng phối hợp giữa phương pháp đổi biến số và công
thức tích phân từng phần để giải quyết bài Toán một cách linh hoạt hơn.
Z2 √
Ví dụ 5.12. Tính tích phân I = 1 + x2 dx.
1

Giải. Trước tiên, bằng phương pháp đổi biến số ta dễ dàng tính được.
Z2 √ √
dx
J= √ = log(2 + 5) − log(1 + 2).
1 + x2
1

Mặt khác, theo công thức tích phân từng phần, ta có.
Z2 √ √ 2 Z2
x2 dx
I= 1 + x dx = x 1 + x − √
2 2
1 1 + x2
1 1

√ 2 Z2 √ Z2
dx
= x 1 + x2 − 1 + x2 dx + √ .
1 1 + x2
1 1
√ √
Từ đó, ta được. I = 3 5 − 2 + J. Do đó
1 √ √ √ √ 
I= 3 5 − 2 + log(2 + 5) − log(1 + 2) . 
2

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
130
Giải tích 1 - Calculus

5.4.3 Một số tính chất tích phân hàm đặc biệt


Ta dễ dàng chứng minh được các tính chất sau.

Tính chất 5.5. (Tích phân hàm lẻ, cận đối xứng) Với a là số thực dương,
nếu hàm số f liên tục và lẻ trên đoạn [−α; α] thì

f (x)dx = 0.
−α

Tính chất 5.6. (Tích phân hàm chẵn, cận đối xứng) Với α là số thực dương,
nếu hàm số f liên tục và chẵn trên đoạn [−α; α] thì
Zα Zα
f (x)dx = 2 f (x)dx.
−α 0

Tính chất 5.7. (Tích phân hàm tuần hoàn trên một chu kỳ) Nếu hàm số
f liên tục và tuần hoàn với chu kỳ cơ sở T thì
α+T
Z ZT
f (x)dx = f (x)dx.
α 0

Mệnh đề 5.1. Với α và a là các số thực dương, nếu hàm số f liên tục và
chẵn trên đoạn [−α; α] thì
Zα Zα
f (x)dx
= f (x)dx.
ax + 1
−α 0
h πi
Mệnh đề 5.2. Nếu hàm số f liên tục trên đoạn 0; thì
2
π π
Z2 Z2
f (sin x)dx = f (cos x)dx.
0 0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
131
Giải tích 1 - Calculus

5.5 Khai triển Fourier

5.5.1 Chuỗi lượng giác

Định nghĩa 5.5. (Chuỗi lượng giác) Chuỗi hàm lượng giác là chuỗi hàm có
dạng

a0 X
+ (an cos nx + bn sin nx)
2 n=1

trong đó, a0 , an , bn , ∀n = 1; 2; . . . là những hằng số thực.

Nhận xét 5.3.



P ∞
P
(i) Nếu các chuỗi số an , bn hội tụ tuyệt đối thì chuỗi lượng giác hội
n=1 n=1
tụ tuyệt đối và đều trên mọi đoạn bất kỳ.

(ii) Nếu các dãy số {an }, {bn } là các dãy đơn điệu giảm hội tụ về 0 thì chuỗi
lượng giác hội tụ tại mọi điểm x 6= k2π.

Mệnh đề 5.3. Giả sử hàm số f khả tích trên [−π, π] và tuần hoàn với chu
kỳ 2π thì ta có khai triển chuỗi lượng giác.

a0 X
f (x) = + (an cos nx + bn sin nx).
2 n=1

trong đó, các hệ số khai triển được xác định bởi.

1 π
Z
a0 = f (x)dx,
π −π
Z π Z π
1 1
an = f (x) cos nxdx, bn = f (x) sin nxdx.
π −π π −π

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
132
Giải tích 1 - Calculus

5.5.2 Chuỗi Fourier của hàm tuần hoàn


Định nghĩa 5.6. (Khai triển Fourier) Cho hàm số f khả tích trên [−π, π]
và tuần hoàn với chu kỳ 2π. Khi đó, khai triển hàm f thành chuỗi lượng
giác với các hệ số khai triển được xác định bởi công thức ở Pro (5.3) được
gọi là khai triển Fourier cho hàm số f , các hệ số a0 , an , bn , ∀n = 1; 2; . . .
được gọi là các hệ số Fourier của khai triển và chuỗi lượng giác tương ứng
được gọi là chuỗi Fourier của hàm số f .

Hệ quả 5.4. (Khai triển Fourier cho hàm chẵn - lẻ) Giả sử hàm số f khả
tích trên [−π, π] và tuần hoàn với chu kỳ 2π. Khi đó.

(i) Nếu f là hàm số chẵn thì các hệ số Fourier bn = 0.



a0 X
f (x) = + an cos nx
2 n=1

(ii) Nếu f là hàm số lẻ thì các hệ số Fourier an = 0.



X
f (x) = bn sin nx
n=1

Hệ quả 5.5. (Khai triển Fourier cho hàm tuần hoàn) Giả sử hàm số f khả
tích trên [−τ, τ ] và tuần hoàn với chu kỳ 2τ . Khi đó ta có khai triển chuỗi
lượng giác.

a0 X  nπx nπx 
f (x) = + an cos + bn sin .
2 n=1
τ τ
trong đó, các hệ số khai triển được xác định bởi.
1 τ
Z
a0 = f (x)dx,
τ −τ
1 τ 1 τ
Z Z
nπx nπx
an = f (x) cos dx, bn = f (x) sin dx.
τ −τ τ τ −τ τ
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
133
Giải tích 1 - Calculus

Định lý sau cho ta một tiêu chuẩn để khai triển Fourier cho hàm số.

Định lý 5.12. (Derichlet) Giả sử f là hàm tuần hoàn với chu kỳ 2π, đơn
điệu từng khúc và bị chặn trên [−π, π] thì chuỗi Fourier hội tụ đến tổng s
và.

(i) s(x) = f (x) tại những điểm mà f liên tục.


f (x+) + f (x−)
(ii) s(x) = tại những điểm gián đoạn.
2

5.6 Tích phân suy rộng với cận vô cùng

5.6.1 Khái niệm

Trên đây ta đã xét tích phân của hàm số trên [a, b] trong đó a, b là hữu
hạn. Ta xây dựng khái niệm tích phân trên các các đoạn vô hạn, tức ở đây
a, b có thể là vô cùng.

Định nghĩa 5.7. Giả sử hàm số f khả tích trên mọi đoạn [a, A] với mọi
ZA
A > a, tức là có tích phân f (x)dx. Ta định nghĩa
a

Z+∞ ZA
f (x)dx = lim f (x)dx
A→+∞
a a

và gọi là tích phân suy rộng với cận vô cực (gọi tắt là tích phân suy rộng)
của hàm số (trên đoạn [0; +∞)). Tích phân suy rộng này được gọi là hội tụ
nếu giới hạn ở vế phải là tồn tại hữu hạn và gọi là phân kỳ trong trường
hợp trái lại.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
134
Giải tích 1 - Calculus

Tương tự ta có khái niệm tích phân với cận dưới là âm vô cùng với giả
thiết hàm f khả tích trên mọi đoạn [A, a], A < a.
Za Za
f (x)dx = lim f (x)dx.
A→−∞
−∞ A

Tương ứng với giới hạn ở vế phải tồn tại hữu hạn hoặc trái lại ta có tích
phân suy rộng là hội tụ hoặc phân kỳ.
Tích phân khi cận dưới là âm vô cùng, cận trên là dương vô cùng,
Z+∞
với giả thiết f khả tích trên mọi đoạn hữu hạn, ký hiệu là f (x)dx được
−∞
cho bởi
Z+∞ ZA
f (x)dx = lim f (x)dx
A→+∞
−∞ −A

Nếu giới hạn ở vế phải tồn tại hữu hạn thì tích phân cũng được gọi là
hội tụ và trái lại gọi là phân kỳ.
Za
Chú ý 5.3. Ta nhận thấy rằng nếu một trong hai tích phân f (x)dx và
−∞
Z+∞
f (x)dx hội tụ thì ta có hệ thức
a

Z+∞ Za Z+∞
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
−∞ −∞ a

Za Z+∞
Đặc biệt nếu các tích phân f (x)dx và f (x)dx đều hội tụ thì tích
−∞ a
Z+∞
phân f (x)dx cũng hội tụ.
−∞

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
135
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 5.13. Tìm điều kiện của λ để tích phân sau hội tụ và tính giá trị của
tích phân khi đó.
Z+∞
dx
, a > 0.

a

Giải. Với mọi A > a ta có.



ZA
dx log(A) − log a khi λ = 1

= A1−λ − a1−λ
xλ  khi λ 6= 1
a 1−λ
Từ đó ta được.

 +∞ khi λ = 1
Z+∞ ZA 

dx dx 
λ
= lim = +∞ khi λ < 1
x A→+∞ xλ  1−λ
a

a a
khi λ > 1.

λ−1
Z+∞
dx
Do đó , a > 0 hội tụ khi và chỉ khi λ > 1 và khi đó

a

Z+∞
dx a1−λ
= . 
xλ λ−1
a

5.6.2 Dấu hiệu hội tụ

a. Dấu hiệu hội cho các hàm không âm


Z+∞
Ta xét dấu hiệu hội tụ của tích phân f (x)dx với f (x) ≥ 0, ∀x ∈
a
[a; +∞) (hoàn toàn tương tự cho tích phân với cận dưới vô cùng hoặc cả hai
cận là vô cùng).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
136
Giải tích 1 - Calculus

ZA
Khi f là hàm không âm, tích phân f (x)dx không giảm theo biến
a
ZA
A, do đó tồn tại lim f (x)dx (hữu hạn) khi và chỉ khi các tích phân
A→+∞
a
ZA ZA
f (x)dx bị chặn theo A, tức tồn tại hằng số M sao cho f (x)dx ≤ M .
a a
Sử dụng nhận xét này, ta có các kết quả sau

Định lý 5.13. (Tiêu chuẩn so sánh) Giả sử các hàm số f, g khả tích trên
mọi đoạn hữu hạn [a, A] và 0 ≤ f (x) ≤ g(x), ∀x ∈ [a, +∞). Khi đó.
Z+∞ Z+∞
(i) Nếu g(x)dx hội tụ thì f (x)dx hội tụ.
a a

Z+∞ Z+∞
(ii) Nếu f (x)dx phân kỳ thì g(x)dx phân kỳ.
a a

Định lý 5.14. Giả sử các hàm số f, g không âm khả tích trên mọi đoạn hữu
f (x)
hạn [a, A]. Khi đó, nếu tồn tại lim = k, 0 < k < +∞ thì các tích
x→+∞ g(x)
Z+∞ Z+∞
phân suy rộng f (x)dx và g(x)dx sẽ cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
a a

Chứng minh. Từ định nghĩa giới hạn suy ra với ε > 0 bé tùy ý cho trước,
với x đủ lớn, (lấy ε < k) ta có.

(k − ε) g(x) < f (x) < (k + ε) g(x).


Z+∞
Áp dụng Th (5.13) và để ý rằng tích phân g(x)dx hội tụ khi và chỉ
a

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
137
Giải tích 1 - Calculus

Z+∞ Z+∞
khi các tích phân (k − ε) g(x)dx và (k + ε) g(x)dx hội tụ, ta suy ra
a a
điều phải chứng minh. 

Một cách đầy đủ hơn, ta có mệnh đề sau.

Mệnh đề 5.4. Giả sử các hàm số f, g không âm khả tích trên mọi đoạn
f (x)
hữu hạn [a, A]. Khi đó, nếu lim =k
x→∞ g(x)

Z+∞ Z+∞
(i) Nếu 0 < k < +∞ thì các tích phân suy rộng f (x)dx và g(x)dx
a a
sẽ cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
Z+∞ Z+∞
(ii) Nếu k = 0 thì tích phân suy rộng g(x)dx hội tụ kéo theo f (x)dx
a a
hội tụ.
Z+∞
(iii) Nếu k = +∞ thì tích phân suy rộng f (x)dx phân kỳ kéo theo
a
Z+∞
g(x)dx phân kỳ.
a

Z+∞
1 − sin4 x
Ví dụ 5.14. Xét tính hội tụ của tích phân dx.
1 + x2
0
4
1 − sin x 1
Giải. Ta có: 0 ≤ 2
≤ ∀x ≥ 0.
1+x 1 + x2
Z+∞
dx
Lại có tích phân hội tụ (see. Ex (5.15)). Do đó theo tiêu
1 + x2
0
Z+∞
1 − sin4 x
chuẩn so sánh, tích phân dx hội tụ. 
1 + x2
0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
138
Giải tích 1 - Calculus

Ví dụ 5.15. Xét sự hội tụ của tích phân.


Z+∞
dx
.
1 + x2
0

Giải. Từ No (5.3), ta có.


Z+∞ Z1 Z+∞
dx dx dx
= + .
1 + x2 1 + x2 1 + x2
0 0 1

Số hạng đầu ở vế phải là một số xác định nên tích phân ở vế trái hội
tụ khi và chỉ khi số hạng thứ hai ở vế phải là tích phân hội tụ.
1 1
Lại có, 2
≤ 2 , ∀x ∈ [0, +∞). Theo dấu hiệu so sánh, vì tích
1+x x
Z+∞ Z+∞
dx dx
phân 2
hội tụ nên tích phân ở vế phải là tích phân hội tụ,
x 1 + x2
1 1
do đó tích phân vế trái hội tụ. 

Ví dụ 5.16. Xét tính hội tụ của tích phân.


Z+∞
x3 dx
.
x4 + 1
1

Giải. Ta có,
x3
4 x4
lim x + 1 = lim 4 = 1.
x→∞ 1 x→∞ x + 1
x
Z+∞
dx
Lại có tích phân phân kỳ (see. Ex (5.13)), áp dụng Th (5.14)
x
1
Z+∞
x3 dx
suy ra tích phân phân kỳ. 
x4 + 1
1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
139
Giải tích 1 - Calculus

Chú ý 5.4. Để xét tính hội tụ của tích phân một hàm số, sử dụng các định
lý về dấu hiệu hội tụ ta so sánh hàm số với một hàm số khác mà tính hội
1
tụ hay phân kỳ của nó đã biết, thường là với hàm số g(x) = λ .
x

b. Dấu hiệu hội tụ đối với hàm có dấu tùy ý

Liên hệ với tính hội tụ của hàm không âm, ta có.


Z+∞
Định lý 5.15. Nếu tích phân suy rộng |f (x)|dx hội tụ thì tích phân
a
Z+∞ Z+∞
f (x)dx cũng hội tụ. Khi đó ta nói f (x)dx hội tụ tuyệt đối.
a a

Chú ý 5.5. Điều ngược lại của Th (5.15) là không đúng. Khi đó, tích phân
Z+∞ Z+∞ Z+∞
suy rộng f (x)dx hội tụ nhưng |f (x)|dx phân kỳ thì ta nói f (x)dx
a a a
là bán hội tụ (hội tụ không tuyệt đối).

Ví dụ 5.17. Xét sự hội tụ tuyệt đối của tích phân


Z+∞
sin xdx
.
x + x4
1

Z +∞
sin x 1 dx
Giải. Ta có, ≤ , ∀x ∈ [1, +∞) và tích phân suy rộng
x + x4 1 + x2 Z +∞ 1 1 + x2
sin x
hội tụ nên theo tiêu chuẩn so sánh, tích phân dx cũng hội tụ.
Z +∞ 1 x + x4
sin xdx
Do đó tích phân là hội tụ tuyệt đối. 
1 x + x4

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
140
Giải tích 1 - Calculus

5.7 Tích phân suy rộng với hàm không bị chặn

5.7.1 Khái niệm

Trong phần này ta sẽ nghiên cứu cách tính tích phân một lớp các hàm
số "bất thường", hàm số ấy sẽ chứa những điểm không xác định trên miền
lấy tích phân mà giới hạn hàm số lấy tích phân bằng vô cực khi giá trị của
biến số dần về những điểm không xác định đó. Ta gọi là tích phân suy rộng
với hàm không bị chặn - tích phân suy rộng loại 2.

Định nghĩa 5.8. Cho hàm số f xác định trên [a, b) và không xác định tại
b, lim f (x) = ∞ (ta gọi b là điểm kỳ dị), giả sử rằng f khả tích trên mỗi
x→b
đoạn con [a, b − ε], ε > 0. Ta định nghĩa

Zb Zb−ε
f (x)dx = lim f (x)dx.
ε→0
a a

Giới hạn (nếu tồn tại) của vế trái khi ε → 0 được gọi là tích phân suy
rộng với hàm không bị chặn (tích phân suy rộng loại 2) của hàm f trên [a, b).
Khi đó, ta nói tích phân hội tụ, ngược lại ta nói tích phân phân kỳ.

Hoàn toàn tương tự, ta cũng có định nghĩa cho tích phân suy rộng hàm
không bị chặn với a là điểm kỳ dị hay cả a và b đều là điểm kỳ dị.

Với a là điểm kỳ dị

Zb Zb
f (x)dx = lim f (x)dx.
ε→0
a a+ε

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
141
Giải tích 1 - Calculus

Với a, b đều là điểm kỳ dị

Zb Zb−ε
f (x)dx = lim f (x)dx.
ε→0
a a+ε

Định nghĩa 5.9. Giả sử hàm f có α ∈ (a, b) là điểm kỳ dị và các tích phân
Zα Zb
suy rộng f (x)dx và f (x)dx đều hội tụ thì tổng các tích phân này được
a α
gọi là tích phân suy rộng của hàm không bị chặn f trên đoạn [a, b].

Zb Zα Zb
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
a a α

Ví dụ 5.18. Với α > 0, khảo sát tính hội tụ và tính tích phân (nếu hội tụ).

dx
.

0

Giải. ∗ Khi λ = 1.
Z α Z α α
dx dx
= lim+ = lim+ log x = +∞.
0 x ε→0 ε x ε→0 ε

∗ Khi λ 6= 1.

λ
Z α
dx
Z α
dx x1−λ
α  α nếu λ < 1

= lim = lim = 1−λ
0 xλ ε→0+ ε xλ ε→0+ 1 − λ ε  +∞ nếu λ < 1.

αλ
Vậy, với λ < 1 thì tích phân hội tụ, giá trị tích phân khi đó bằng
1−λ
và phân kỳ trong trường hợp còn lại. 

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
142
Giải tích 1 - Calculus

5.7.2 Tiêu chuẩn hội tụ


Tương tự tích phân suy rộng với cận vô cực, ta cũng có các tiêu chuẩn
hội tụ cho tích phân suy rộng với hàm không bị chặn (các định lý sau đây
được phát biểu hoàn toàn tương tự cho cận dưới là điểm kỳ dị hay cả cận
trên và cận dưới đều là điểm kỳ dị).

Định lý 5.16. (Tiêu chuẩn so sánh) Giả sử các hàm số f, g có b là điểm


kỳ dị, khả tích trên mọi đoạn con [a, b − ε] và 0 ≤ f (x) ≤ g(x), ∀x ∈ [a, b).
Khi đó.
Zb Zb
(i) Nếu g(x)dx hội tụ thì f (x)dx hội tụ.
a a

Zb Zb
(ii) Nếu f (x)dx phân kỳ thì g(x)dx phân kỳ.
a a

Định lý 5.17. Giả sử các hàm số f, g không âm có b là điểm kỳ dị, khả tích
f (x)
trên mọi đoạn con [a, b − ε]. Khi đó, nếu lim =k
x→b g(x)

Zb Zb
(i) Nếu 0 < k < +∞ thì các tích phân suy rộng f (x)dx và g(x)dx sẽ
a a
cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
Zb Zb
(ii) Nếu k = 0 thì tích phân suy rộng g(x)dx hội tụ kéo theo f (x)dx
a a
hội tụ.
Zb Zb
(iii) Nếu k = +∞ thì tích phân suy rộng f (x)dx phân kỳ kéo theo g(x)dx
a a
phân kỳ.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
143
Giải tích 1 - Calculus

5.8 Ứng dụng tích phân

5.8.1 Tính độ dài đường cong

Định lý 5.18. Độ đài của đường cong y = f (x) khả vi liên tục (khả vi và
có đạo hàm liên tục) giới hạn bởi α ≤ x ≤ β được tính bởi công thức.

Zβ q
l= 1 + (f 0 (x))2 dx.
α

Định lý 5.19. Nếu đường cong y = f (x) được cho dưới dạng tham số x =
x(t), y = y(t), α ≤ t ≤ β, trong đó x = x(t), y = y(t) là các hàm khả vi liên
tục trên (α, β) thì độ dài đường cong được tính bởi công thức.

Zβ q
l= (x0 (t))2 + (y 0 (t))2 dt.
α

Hệ quả 5.6. Nếu đường cong trong hệ tọa độ cực có phương trình là r =
r(ϕ), α ≤ ϕ ≤ β. Độ dài đường cong được tính bởi công thức.

Zβ q
l= r2 (ϕ) + (r0 (ϕ))2 dϕ.
α

5.8.2 Tính diện tích hình thang cong

Định lý 5.20. Diện tích của hình thang cong giới hạn bởi các đường liên
tục y = f (x), x = α, x = β và trục Ox được tính bởi công thức.


A= |f (x)|dx.
α

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
144
Giải tích 1 - Calculus

Hệ quả 5.7. Giả sử các đường cong liên tục y = f (x) và y = g(x) không
giao nhau trên khoảng (α, β). Diện tích của hình thang cong giới hạn bởi các
đường y = f (x), y = g(x), x = α, x = β được tính bởi công thức.


A= |f (x) − g(x)|dx.
α

Định lý 5.21. Giả sử đường cong kín liên tục y = f (x) được cho bởi phương
trình tham số x = x(t), y = y(t), α ≤ t ≤ β, trong đó x = x(t) khả vi liên
tục thì diện tích của miền giới hạn bởi đường y = f (x) được tính bởi công
thức.

A= |y(t)x0 (t)|dt.
α

Hệ quả 5.8. Giả sử hình quạt cong trong hệ tọa độ cực được giới hạn bởi
đường cong liên tục có phương trình là r = r(ϕ), α ≤ ϕ ≤ β. Diện tích quạt
cong được tính bởi công thức.


1
A= r2 (ϕ)dϕ.
2
α

5.8.3 Tính thể tích diện tích xung quanh vật thể

Định lý 5.22. Giả sử đường cong y = f (x) liên tục trên [α, β]. Thể tích
khối tròn xoay tạo thành khi quay miền phẳng được giới hạn bởi các đường
y = f (x), x = α, x = β, Ox quanh trục Ox được tính bởi công thức.


V =π f 2 (x)dx.
α

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
145
Giải tích 1 - Calculus

Hệ quả 5.9. Giả sử các đường cong liên tục y = f (x) và y = g(x) không
giao nhau trên khoảng (α, β). Thể tích khối tròn xoay tạo thành khi quay
miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = f (x), x = α, x = β, y = g(x)
quanh trục Ox được tính bởi công thức.

V =π f 2 (x) − g 2 (x) dx.
α

Định lý 5.23. Giả sử đường cong y = f (x) liên tục trên [α, β]. Thể tích
khối tròn xoay tạo thành khi quay miền phẳng được giới hạn bởi các đường
y = f (x), x = α, x = β, Ox quanh trục Oy được tính bởi công thức.

V = 2π xf (x)dx.
α

Định lý 5.24. Giả sử đường cong liên tục y = f (x) khả vi liên tục trên
(α, β). Diện tích mặt tròn xoay khi quay đường cong y = f (x), α ≤ x ≤ β
quanh trục Ox được tính bởi công thức.
Zβ p
A = 2π |f (x)| 1 + (f 0 (x))2 .
α

5.8.4 Tính giới hạn dãy tổng


Một dãy số có số hạng tổng quát được cho dưới dạng tổng thường rất
khó khăn trong việc tính giới hạn. Khi đó nguyên lý kẹp, phương pháp sai
phân thường được sử dụng và định nghĩa tích phân Riemann cũng rất hữu
dụng với các bài toán giới hạn như vậy!
Từ định nghĩa tích phân, tích phân Riemann của một hàm số khả tích
không phụ thuộc theo cách chia cũng như cách chọn điểm trên miền lấy tích

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
146
Giải tích 1 - Calculus

phân. Như vậy, nếu ta chọn một cách chia, một cách chọn điểm hợp lý ta có
thể chuyển bài Toán tính giới hạn dãy số qua bài Toán tính tích phân xác
định. Chẳng hạn nhận xét sau thể hiện điều đó.

Nhận xét 5.4. Nếu hàm số y = f (x) liên tục và khả tích trên [0; 1] thì.
n   Z1
1X i
lim f = f (x)dx.
n i=1 n
0

Ví dụ 5.19. (Olympic sinh viên 2008) Tính giới hạn của dãy.
n
1 X
un = i2008 .
n2009 i=1

Giải. Xét hàm số, y = f (x) = x2008 . Dễ thấy y = f (x) liên tục và khả tích
trên [0; 1]. Z 1
1
f (x)dx = .
0 2009
Ta lại có. Nếu chia đoạn [0; 1] thành n đoạn bằng
 nhau bởi n + 1
1 2 i i+1
điểm chia 0; ; ; . . . ; 1 và chọn trên mỗi đoạn con ; các điểm
n n n n
i+1
ψi+1 = ta được.
n
Z 1 n   n  2008
1X i 1X i
f (x)dx = lim f = lim = lim un .
0 n i=1 n n i=1 n

1
Do đó, lim un = . 
2009
Ví dụ 5.20. Tính giới hạn của dãy.
n
1X iπ
un = sin .
n i=1 n

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
147
Giải tích 1 - Calculus

Giải. Xét hàm số, y = f (x) = sin πx. Dễ thấy y = f (x) liên tục và khả tích
trên [0; 1]. Z 1
2
f (x)dx = .
0 π
Ta lại có. Nếu chia đoạn [0; 1] thành n đoạn bằng nhau bởi n + 1
1 2 i i+1
điểm chia 0; ; ; . . . ; 1 và chọn trên mỗi đoạn con ; các điểm
n n n n
i+1
ψi+1 = ta được.
n
Z 1 n   n  
1X i 1X i
f (x)dx = lim f = lim sin π = lim un .
0 n i=1 n n i=1 n

2
Do đó, lim un = . 
π

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
148
Giải tích 1 - Calculus

5.9 Bài tập

5.9.1 Tính tích phân


BT 5.1. Tính các tích phân bất định sau.

x7 − 3
Z
dx
Z
1. dx 4.
2x2 4 + x2
x3 + 2
Z
dx
Z
2. √ dx 5.
x x2 + 2x + 2
x4 − 1 2x − 3x+2 + 1
Z Z
3. dx 6. dx.
x−1 5x

BT 5.2. Tính các tích phân bất định sau.


Z Z
dx dx
1. 4.
x(x + 1) x3 − 3x
Z
2x + 3
Z
dx
2. 5. dx
2
x −4 x2 − 1
Z Z
dx dx
3. 2
6. .
x − 6x + 5 x5 + x3

BT 5.3. Sử dụng phương pháp đổi biến số tính các tích phân bất định sau.
Z Z
dx
1. √ dx 5. sin x cos x(1 + cos2 x)5 dx
x2 − 1
Z √
4 cos3 x
Z
2. 4 − x2 6. dx
1 + sin x
Z
log xdx
Z
dx
3. 7.
x(1 + log2 x)
p
x(1 − x)
log x 1 + log2 x dx

ex dx
Z Z
4. 8. √ .
sinh x x
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
149
Giải tích 1 - Calculus

BT 5.4. Sử dụng phương pháp tích phân từng phần tính các tích phân bất
định sau.

Z Z
3
1. x sin xdx 6. ex cos 3xdx
Z Z
2
2. x cos xdx 7. x3 sin xdx
Z Z
2 x
3. x e dx 8. x2 log xdx
Z Z
3x
4. xe dx 9. (x2 + 2x) log xdx
Z Z
5. x
e cos xdx 10. x log2 xdx.

BT 5.5. Tính các tích phân xác định sau bằng phương pháp đổi biến số.

π 2 √
Z Z
1. sin 2x cos3 xdx 7. x5 1 + x3 dx
0 1
π
2
Z
sin x x2
3
Z
2. dx 8. √ dx
π
4
1 + cos2 x 1 x2 − 4
π
Z 2
Z4 1
dx 9. √ dx
3. dx 1 x2 + 2x + 3
3 cos x + sin2 x
2
e
log2 x + log x
1
Z
1
10. dx
x
Z
2 x3 +3x 1
4. (x + 1)e dx
0
Z e2
log x
e 11. dx
ex
Z
5. dx e x(log2 x − 1)
0 cosh x Ze
Z 2 √ log xdx
2 12. .
6. x x2 − 4dx x 1 + log2 x
1 1

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
150
Giải tích 1 - Calculus

BT 5.6. Tính các tích phân xác định sau bằng phương pháp tích phân
từng phần.

Z π Z e
4
1. 3
x sin 2xdx 6. (x5 + x) log xdx
0 1
π
Z e
Z
2 x log x
2. 2 2
x sin xdx 7. √ dx
0 1 x2 + 1
Z 1
Z e

3. 3 x
x e dx 8. ex+1 log xdx
0 1
Z π Z 1
4. sin xex dx 9. x arctan x
0 0
π
Z
3
Z 1
x
5. e sin 3xdx 10. x4 arcsin x.
0 0

BT 5.7. Tính các tích phân suy rộng sau

Z+∞ Z+∞
1 dx
1. dx 4. dx
2
x + 2x x log2 x
0 e

Z+∞ Z+∞
xdx dx
2. 5.
(x + 1)2
2 (x2 + 1)2
0 −∞

Z0 Z+∞
1
3. xe2x dx 6. dx.
x2 +1
−∞ −∞

BT 5.8. Khảo sát sự hội tụ của các tích phân suy rộng sau

Z+∞ Z+∞ √
cos x x
1. dx 2. dx
x + sin2 x
8 x3 −1
0 e

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
151
Giải tích 1 - Calculus

Z−2 √ 2 Z+∞
x − 2x cos xdx
3. √ dx 4. .
3
x8 + x − 1 x
−∞ 1

BT 5.9. Tính các tích phân suy rộng loại 2 sau

Z2 Z2
dx dx
1. 2
4.
x −x x4 + 2x2
1 0

Z3 1
dx
Z
2 dx
2. 5. √ dx
x2 − 4x + 3 1 1 − 4x2
1 3

Z1 Ze
dx dx
3. √ 6. p
(2 − x) 1 − x x log2 x
3

0 1

BT 5.10. Xét tính hội tụ các tích phân suy rộng loại 2 sau

Z2 Z1
dx xdx
1. √ 5.
x2 − 1 tan x − sin x
1 0

Z1 Z1
sin xdx arctan xdx
2. √ 6.
x − sin x
1 − x2 0
0
π
Z2
Z1 dx
dx 7. √
3. √ cos x
tan x 0
0
Z1 √5
Z 1 log(1 − x3 )dx
dx 8.
4. dx ex − 1
0 ex − e−x 0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
152
Giải tích 1 - Calculus

5.9.2 Ứng dụng tích phân

BT 5.11. Tính diện tích hình phẳng.

a, Giới hạn bởi đường parabol y = x2 và các đường thẳng x = 0, y = 2.

b, Giới hạn bởi đường cong y = x3 , x ≥ 0 và đường thẳng x − y = 0.

c, Giới hạn bởi đường parabol y = 2x2 − 2 và đường thẳng x − y − 2 = 0.



d, Giới hạn bởi đường parabol y = x2 , đường cong y = x và đường thẳng
y = 4.

BT 5.12. Tính diện tích hình phẳng.


x2 y 2
a, Giới hạn bởi đường conic + = 1 và nửa đường tròn x2 + y 2 = 4
4 9
nằm trên trục hoành.

b, Giới hạn bởi đường y = x3 , (x > 0) và các đường thẳng y = x, y = 3x.

BT 5.13. Lập công thức tính diện tích hình elip giới hạn bởi đường elip có
phương trình.
x2 y 2
+ 2 = 1.
a2 b
BT 5.14. Tính thể tích khối tròn xoay có được khi quay các miền phẳng
sau quanh trục Ox.
π
a, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = cos x, x = 0, y = 0, x = .
4
b, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = x3 , y = x2 , x = 2.

c, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = sin2 x, x = 0, y = 0, x = π.

d, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = x3 , x = 1, y = 0, x = 2.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
153
Giải tích 1 - Calculus

BT 5.15. Tính thể tích khối tròn xoay có được khi quay các miền phẳng
sau quanh trục Oy.

a, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = 3
x, y = 0, x = 2.

b, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường x2 + y 2 = 2, y = 1, y = 2.


√ √
c, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = 3
x, y = 4
x.
π
d, Miền phẳng được giới hạn bởi các đường y = arcsin x, x = 0, y = .
4
BT 5.16. Tính độ dài các đường cong.

a, y = x2 , 0 ≤ x ≤ 5.

b, y = 2 x, 0 ≤ x ≤ 1.
π
c, y = log(cos x), 0 ≤ x ≤ .
4
BT 5.17. Tính độ dài các đường cong.
√ √ 
a, x = 1 + t2 , y = log t + 1 + t2 , 0 ≤ t ≤ 1.

b, x2 + y 2 = 9.

BT 5.18. Tính giới hạn dãy số un được cho bởi công thức.
n
X 1
un = √ .
i=1
n2 − i2

BT 5.19. Tính giới hạn dãy số un được cho bởi công thức.
" n # n1
Y i
un = (1 + ) .
1
n

Hints: Tính lim log un .

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
154
CHƯƠNG 6

Phương trình vi phân

6.1 Phương trình vi phân

6.1.1 Khái niệm mở đầu


Ta bắt đầu bằng một bài Toán đơn giản. Giả sử chu kỳ phân rã của
một nguyên tố Hóa học là T năm, nghĩa là cứ sau T năm thì khối lượng của
vật thể tạo từ nguyên tố đó giảm đi một nửa. Hỏi nếu ban đầu có một vật
thể có khối lượng M làm từ nguyên tố Hóa học đó thì sau bao lâu khối lượng
nó đạt giá trị m0 . Bài Toán có thể diễn giải một cách tổng quát như sau.

- Gọi m(t) là khối lượng vật thể đó sau thời gian t năm.

- Khi đó, hàm khối lượng m của vật thể thỏa mãn phương trình.
dm M
= α.m(t), m(0) = M, m(T ) = (∗)
dt 2
trong đó, α là hằng số.

Phương trình (∗) được gọi là phương trình vi phân và việc tìm hàm số
m thỏa mãn (∗) được gọi là giải phương trình vi phân.

155
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 6.1. (Phương trình vi phân) Phương trình vi phân là phương
trình có dạng
F x, y, y 0 , y 00 , . . . , y (n) = 0


trong đó x là biến số độc lập, y = f (x) là hàm số phải tìm, y 0 , y 00 , . . . , y (n)


là các đạo hàm của nó và vế trái là một hàm của các biến x, y, y 0 , . . . , y (n) .
Nghiệm tổng quát của phương trình vi phân là hàm số, hay một phương
trình xác định bởi {x, y, C} thỏa mãn phương trình ấy. Mỗi hàm số, hay một
phương trình xác định bởi {x, y} thỏa mãn phương trình được gọi là nghiệm
riêng của phương trình vi phân và nếu nghiệm riêng đó không được chuẩn
hóa từ nghiệm tổng quát thì ta gọi là nghiệm riêng kỳ dị của phương trình.

6.1.2 Bài toán Cauchy


Giải một phương trình vi phân là tìm tất cả các nghiệm riêng của
nó. Về mặt hình học, mỗi nghiệm của phương trình vi phân xác định một
đường cong gọi là đường cong tích phân của phương trình. Giải một phương
trình vi phân là tìm tất cả các đường cong tích phân của nó. Các đường
cong đó được xác định ở dạng hàm hiện y = f (x) hoặc dưới dạng hàm ẩn
F (x, y) = 0, hoặc dưới dạng phụ thuộc tham số x = φ(t), y = ψ(t). Việc tìm
một đường cong tích phân thỏa mãn điều kiện ban đầu được gọi là bài toán
Cauchy.

Định nghĩa 6.2. (Bài toán Cauchy) Bài toán giải phương trình vi phân
F x, y, y 0 , y 00 , . . . , y (n) = 0 với nghiệm F (x, y) = 0 thỏa mãn điều kiện ban


đầu F (x0 , y0 ) = 0 được gọi là bài toán Cauchy.

Nhận xét 6.1. Bài toán Cauchy là bài toán tìm đường cong tích phân của
phương trình vi phân F x, y, y 0 , y 00 , . . . , y (n) = 0 đi qua (x0 , y0 ) cho trước.


ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
156
Giải tích 1 - Calculus

Định nghĩa 6.3. (Cấp phương trình vi phân - Phương trình vi phân tuyến tính)

(i) Cấp cao nhất của đạo hàm của y có mặt trong phương trình được gọi
là cấp của phương trình.

(ii) Phương trình vi phân được gọi là tuyến tính nếu F là bậc nhất đối
với y 0 , y 00 , . . . , y (n) . Một phương trình vi phân tuyến tính cấp n có dạng
tổng quát là

y (n) + a1 (x)y (n−1) + · · · + an−1 (x)y 0 + an (x)y + b(x) = 0

trong đó a1 (x), a2 (x), . . . , an (x), b(x) là các hàm cho trước.

Định nghĩa 6.4. (Điều kiện Lipschitz) Cho hàm f xác định trên miền D
trong R2 . Ta nói hàm f thỏa mãn điều kiện Lipschitz theo biến y trên D
nếu tồn tại hằng số dương L (gọi là hằng số Lipschitz ) sao cho.

|f (x, y1 ) − f (x, y2 )| ≤ L|y1 − y2 |, ∀(x, y1 ), (x, y2 ) ∈ D.

Định lý 6.1. (Định lý tồn tại duy nhất nghiệm) Xét bài toán Cauchy: y 0 =
f (x, y) với điều kiện ban đầu y(x0 ) = y0 . Giả sử hàm f thỏa mãn các điều
kiện sau trên miền D = {(x, y) ∈ R2 ||x − x0 | ≤ a, |y − y0 | ≤ b}.

(i) f liên tục.

(ii) f thỏa mãn điều kiện Lipschitz theo biến y.

Khi đó, nghiệm của bài(toán Cauchy là ) tồn tại và duy nhất trên đoạn
b
[x0 − h, x0 + h] với h = min a, .
max |f (x, y)|
D

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
157
Giải tích 1 - Calculus

6.2 Phương trình vi phân cấp 1

Trong nội dung tiếp theo, chúng ta khảo sát sơ bộ về các phương trình
vi phân và hạn chế chỉ xét phương trình vi phân cấp 1 có thể giải được qua
một số bước cầu phương.
F(x, y, y 0 ) = 0.

6.2.1 Phương trình với biến số phân ly


Định nghĩa 6.5. Phương trình vi phân cấp 1 với biến số phân ly (phương
trình tách biến) là phương trình có dạng.

f (x)dx + g(y)dy = 0.

Cách giải.
Lấy tích phân hai vế ta được nghiệm tổng quát của phương trình,
Z Z
f (x)dx + g(y)dy + C = 0.

Chú ý 6.1. Một số phương trình vi phân đưa về được dạng biến số phân
ly.

(i) Đối với phương trình vi phân có dạng.

f1 (x)g1 (y)dx + f2 (x)g2 (y)dy = 0.

Ta xét riêng trường hợp g1 (y)f2 (x) = 0, ngược lại khi g1 (y)f2 (x) 6= 0,
chia cả hai vế phương trình cho g1 (y)f2 (x) ta được phương trình vi
phân dạng biến số phân ly.
f1 (x) g2 (y)
dx + dy = 0.
f2 (x) g1 (y)
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
158
Giải tích 1 - Calculus

(ii) Đối với phương trình vi phân có dạng.

dy = f (ax + by + c)dx

trong đó a, b, c là các hằng số.


dz dy
Ta đặt, z = ax + by + c, khi đó = a + b , phương trình trở thành.
dx dx
dz − (bf (z) + a)dx = 0

là phương trình có thể đưa về dạng phương trình vi phân với biến số
phân ly.

6.2.2 Phương trình thuần nhất


Định nghĩa 6.6. (Hàm thuần nhất) Hàm số hai biến f được gọi là hàm
thuần nhất bậc k (k là số tự nhiên) nếu f là hàm thỏa mãn điều kiện

f (αx, αy) = αk f (x, y), ∀t ∈ R.

Định nghĩa 6.7. Phương trình vi phân được gọi là phương trình vi phân
thuần nhất nếu có dạng.
dy
= f (x, y),
dx
trong đó f là hàm thỏa mãn điều kiện f (αx, αy) = f (x, y), ∀t ∈ R, nghĩa là
f là hàm thuần nhất bậc 0.

Cách giải.
dy dz
Ta đặt y = xz, ta được = z + x . Khi đó, phương trình trở thành.
dx dx
dz
z+x = ψ(z),
dx
 y
trong đó ψ là hàm số theo biến z được xác định bởi ψ(z) = f 1, , là
x
phương trình vi phân với biến số phân ly.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
159
Giải tích 1 - Calculus

(−) Nếu ψ(z) − z 6= 0 phương trình trở thành,


Z
dx dz dz
= ⇒ log |x| = = φ(z) + C
x ψ(z) − z ψ(z) − z
y
⇒ x = Ceφ(z) ⇔ x = Ceφ( x ) .
dy y
(−) Nếu ψ(z) − z = 0, ∀z ⇒ = ⇒ y = Cx.
dx x
(−) Nếu ψ(z) − z = 0 tại z0 , có thể thử dễ dàng hàm số y = z0 x cũng là
nghiệm của phương trình.

Chú ý 6.2. Đối với phương trình có dạng


 
dy a1 x + b 1 y + c 1
=f .
dx a2 x + b 2 y + c 2

a1 b 1
(−) Nếu định thức 6= 0, hệ phương trình
a2 b 2

a x + b y + c = 0
1 1 1
a2 x + b2 y + c2 = 0

có nghiệm duy nhất (x, y) = (α, β). Ta thực hiện đổi biến như sau.

x = ϕ + α
y = ψ + β.

Khi đó, phương trình trở thành.


 
dψ a1 ϕ + b 1 ψ
=f
dϕ a2 ϕ + b 2 ψ
là phương trình vi phân thuần nhất.

a1 b 1 a1 b1
(−) Nếu định thức =0⇔ = = λ.
a2 b 2 a2 b2

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
160
Giải tích 1 - Calculus

Đặt z = a2 x + b2 y, phương trình trở thành.


 
dz λz + c1
=f ,
dx z + c2

là phương trình vi phân với biến số phân ly.

6.2.3 Phương trình tuyến tính

Định nghĩa 6.8. Phương trình vi phân được gọi là phương trình vi phân
tuyến tính cấp 1 nếu có dạng

dy
+ p(x)y = q(x)
dx
trong đó p, q là các hàm số liên tục. Đặc biệt, nếu phương trình trên với
q(x) = 0, ∀x được gọi phương trình tuyến tính thuần nhất, trái lại gọi là
không thuần nhất.

Cách giải.
∗ Với phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất.

dy
+ p(x)y = 0.
dx
dy
(i) Nếu y 6= 0 ⇒ = −p(x)dx. Đây là phương trình vi phân với
y
biến số phân ly. Lấy tích phân hai vế ta được nghiệm tổng quát của
phương trình
Z  Z 
log |y| = − p(x)dx + C ⇔ y = C exp − p(x)dx .

(ii) Nếu y = 0, dễ thấy đây cũng là nghiệm của phương trình. Nghiệm này
cũng được biểu diễn theo công thức nghiệm tổng quát ứng với C = 0.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
161
Giải tích 1 - Calculus

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình là.


 Z 
y = C exp − p(x)dx .

∗ Đối với phương trình vi phân tuyến tính tổng quát.


dy
+ p(x)y = q(x).
dx
Ta sẽ giải phương trình bằng phương pháp biến thiên hằng số Lagrange.
Trước tiên từ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất tương ứng, ta
R 
tìm được nghiệm y = C exp − p(x)dx . Ta thử tìm nghiệm của phương
trình tổng quát có dạng trên trong đó C được xem là một hàm số.
Xét y = C(x) exp − p(x)dx , lấy đạo hàm y 0 và thế vào phương
R 

trình ta được.
R R R
e− p(x)dx
C 0 (x) − C(x)p(x)e− p(x)dx
+ p(x)C(x)e− p(x)dx
= q(x)
R
Z R
p(x)dx
Do đó, C 0 (x) = q(x)e p(x)dx
⇒ C(x) = q(x)e dx + C, trong đó C là
một hằng số tùy ý. Vậy nghiệm tổng quát của phương trình là.
R R
Z R
− p(x)dx − p(x)dx
y = Ce +e . q(x)e p(x)dx dx.

Chú ý 6.3. Từ phương pháp biến thiên hằng số, ta có thể rút gọn phương
pháp giải phương trình vi phân tuyến tính như sau, được gọi là phương pháp
thừa số tích phân.
R 
(−) Nhân cả hai vế phương trình với thừa số exp p(x)dx , phương trình
trở thành,
dy R p(x)dx R R
e + p(x)ye p(x)dx = q(x)e p(x)dx .
dx
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
162
Giải tích 1 - Calculus

(−) Để ý thấy rằng,

d  R p(x)dx  dy R p(x)dx R
ye = e + p(x)ye p(x)dx .
dx dx

Lấy tích phân hai vế ta được nghiệm tổng quát của phương trình là.
R
Z R
p(x)dx
ye = q(x)e p(x)dx dx + C.

6.2.4 Phương trình Bernowlli

Định nghĩa 6.9. Phương trình Bernowlli là phương trình vi phân cấp 1
có dạng.
dy
+ p(x)y = q(x)y α .
dx
trong đó p, q là các hàm liên tục, α là hàng số.

Cách giải.

(−) Nếu α = 0 hoặc α = 1 thì phương trình trở thành phương trình vi phân
tuyến tính cấp 1.

(−) Nếu α khác 0 và 1. Nhân cả hai vế phương trình với y −α ta được.

dy −α
y + p(x)y 1−α = q(x).
dx
dz dy
Đặt z = y 1−α ta có, = (1 − α)y −α . Phương trình trở thành.
dx dx
dz
+ (1 − α)p(x)z = (1 − α)q(x)
dx

là phương trình vi phân tuyến tính cấp 1.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
163
Giải tích 1 - Calculus

6.2.5 Phương trình Dacbu

Định nghĩa 6.10. Phương trình vi phân Dacbu là phương trình vi phân có
dạng.
p(x, y)dx + q(x, y)dy + r(x, y) (xdx − ydy) = 0

trong đó, p, q là các hàm thuần nhất bậc α và r là hàm thuần nhất bậc β.

Cách giải.

(−) Nếu α = β − 1 thì phương trình là phương trình vi phân tuyến tính
thuần nhất.

(−) Đặt y = xz thì phương trình trở thành phương trình vi phân Bernowlli.

6.2.6 Phương trình Ricati

Định nghĩa 6.11. Phương trình vi phân Ricati là phương trình vi phân có
dạng.
dy
= p(x)y 2 + q(x)y + r(x)
dx
trong đó, p, q, r là các hàm liên tục.

Cách giải. Phương trình Ricati chỉ giải được trong một số trường hợp riêng
đặc biệt.

(−) Với phương trình Ricati hệ số hằng (p, q, r ∈ R): Là phương trình với
biến số phân ly.

(−) Với phương trình Ricati có một nghiệm riêng y = y0 (x): Qua phép đổi
biến y = y0 + z thì phương trình trở thành phương trình Bernowlli.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
164
Giải tích 1 - Calculus

6.2.7 Phương trình dạng khuyết

Xét phương trình F(x, y, y 0 ) = 0, với hai trường hợp đặc biệt, khuyết
x và khuyết y.

a. Phương trình khuyết y

Xét phương trình vi phân có dạng khuyết y.

F(x, y 0 ) = 0.

Ta xét ba trường hợp thường gặp:


(i) Phương trình giải ra được đối với y 0 : y 0 = f (x). Nghiệm tổng quát của
phương trình là, Z
y= f (x)dx = F (x) + C.

(ii) Phương trình giải ra được đối với x: x = f (y 0 ).


Đặt y 0 = t, ta có,

 x = f (t), dx = f 0 (t)dt
dy = y 0 dx = tdx = tf 0 (t)dt.

Lấy tích phân hai vế ta được,


Z Z
0
y = tf (t)dt = tf (t) − f (t)dt.

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình được cho dưới dạng tham số

 x = f (t)
Z
y = tf (t) − f (t)dt + C.

(iii) Phương trình có thể tham số hóa: x = f (t), y 0 = g(t).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
165
Giải tích 1 - Calculus

Lấy tích phân hai vế ta được,


Z
y = g(t)dt + C.

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình cho dưới dạng tham số,

x = f (x)
Z
 y = g(t)dt + C.

b. Phương trình khuyết x

Xét phương trình vi phân có dạng khuyết x.

F(y, y 0 ) = 0

Ta xét ba trường hợp thường gặp:

(i) Phương trình giải ra được đối với y 0 : y 0 = f (y). Đây là phương trình
vi phân vói biến số phân ly.

(ii) Phương trình giải ra được đối với y: y = f (y 0 ).

Đặt y 0 = t, ta có y = f (t), dy = f 0 (t)dt.


f 0 (t)
Mặt khác dy = tdx ⇒ dx = dt. Lấy tích phân hai vế ta được,
t
Z 0
f (t)
x= dt + C.
t

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình được cho dưới dạng tham số,
 Z 0
x = f (t)
dt + C

t
 y = f (t).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
166
Giải tích 1 - Calculus

(iii) Phương trình F (y, y 0 ) = 0 có dạng tham số: y = f (t), y 0 = g(t).


f 0 (t)
Ta có, dy = f 0 (t)dt = g(t)dx ⇒ dx = dt.
g(t)
Lấy tích phân hai vế ta được,

f 0 (t)
Z
x= dt + C
g(t)

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình cho dưới dạng tham số.
 Z 0
x = f (t)
dt + C

g(t)
 y = f (t).

6.2.8 Phương trình vi phân toàn phần

Định nghĩa 6.12. Phương trình vi phân toàn phần là phương trình có dạng

p(x, y)dx + q(x, y)dy = 0

∂p ∂q
trong đó p, q là các hàm có các đạo hàm riêng liên tục thỏa mãn = .
dy dx

Cách giải.

(−) Chọn một điểm (x0 , y0 ) mà thuộc miền xác định của p, q (thông thường
ta chọn điểm sao cho thuận lợi tính tích phân nhất).

(−) Lấy tích phân hai vế ta được nghiệm tổng quát của phương trình.
Z x Z y
p(x, y)dx + q(x0 , y)dy + C = 0.
x0 y0

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
167
Giải tích 1 - Calculus

6.3 Một vài ứng dụng phương trình vi phân cấp 1

6.3.1 Mô hình tăng trưởng và suy giảm theo luật mũ

Một quá trình được gọi là thay đổi theo luật mũ nếu tỉ lệ thay đổi
tương đối của quá trình đó là một hằng số, nói cách khác là
dy
= αy.
dx
Nếu hằng số α dương thì quá trình thay đổi theo luật mũ được gọi là tăng
trưởng và nếu α âm thì nó được gọi là suy giảm. Quá trình tăng trưởng mũ
xảy ra trong một số quần thể và quá trình suy giảm mũ xảy ra trong quá
trình phân rã chất phóng xạ.
Giải phương trình quá trình tăng trưởng - suy giảm ta được tích phân
tổng quát,
y = C exp(αx).

Bây giờ ta xét mô hình trên với điều kiện ban đầu (bài Toán Cauchy).
Giả sử lượng chất tại thời điểm ban đầu có là q0 (tức tại thời điểm t = 0), ta
có q0 = C exp(0) hay C = q0 . Ta được phương trình sau, được gọi là phương
trình tăng trưởng - suy giảm.

q(t) = q0 exp(αt).

Định nghĩa 6.13. (Phương trình tăng trưởng - suy giảm) Phương trình
tăng trưởng - suy giảm của một chất là

q(t) = q0 exp(αt).

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
168
Giải tích 1 - Calculus

với q(t) là lượng chất có tại thời điểm t, q0 là lượng chất ban đầu, và α là
một hằng số phụ thuộc vào chất đó. Nếu α dương thì phương trình được gọi
là tăng trưởng, nếu α âm thì phương trình được gọi là suy giảm.

Ý nghĩa: Phương trình tăng trưởng - suy giảm cho biết lượng chất đạt
được (đối với quá trình tăng trưởng) cũng như lượng chất còn lại (đối với
quá trình suy giảm) tại thời điểm t bất kỳ.

Một ứng dụng thú vị của việc phân rã phóng xạ đó là kĩ thuật định
tuổi bằng đồng vị Cacbon của các nhà khảo cổ học để ước lượng tuổi của
các cổ vật. Kĩ thuật này dựa trên hiện tượng thực tế là tất cả các hệ sinh vật
trên trái đất (bất kể sống hay chết) đều có chứa cả đồng vị Cacbon ổn định
C-12 và đồng vị cacbon phóng xạ C-14. Các nhà khoa học giả sử rằng tỷ lệ
Cacbon (C-14) so với Cacbon (C-12) trong không khí xấp xỉ một hằng số.
Các sinh vật sống hấp thụ khí CO2 từ không khí nên tỷ số đồng vị Cacbon
(C-14) so với đồng vị Cacbon (C-12) giống với tỷ lệ này trong không khí.
Khi hệ sinh vật này chết đi, thì việc hấp thụ này ngừng lại. Lượng Cacbon
(C-12) vẫn còn tồn tại tuy nhiên lượng Cacbon (C-14) phân hủy, và tỷ số
giữa đồng vị Cacbon (C-14) so với đồng vị Cacbon (C-12) giảm theo quy
luật hàm mũ. Chu kì bán rã của Cacbon (C-14) xấp xỉ 5730 năm.

Tỉ số giữa đồng vị Cacbon (C-14) so với đồng vị Cacbon (C-12) sau


thời gian t năm kể từ lúc nó chết đi được xấp xỉ bởi phương trình suy giảm

R(t) = R0 exp(kt).

− log 2
trong đó k = , R0 là tỉ số giữa đồng vị Cacbon (C-14) so với đồng vị
5730
Cacbon (C-12) trong khí quyển.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
169
Giải tích 1 - Calculus

6.3.2 Mô hình chuyển động tên lửa - vận tốc thoát ly


Xét một tên lửa được phóng đi với vận tốc đầu là v0 từ bề mặt một
hành tinh theo một đường thẳng đi qua tâm của hành tinh đó. Ta sẽ đi tìm
công thức tổng quát cho vận tốc của tên lửa và giá trị tối thiểu của vận tốc
ban đầu v0 để đảm bảo rằng tên lửa sẽ thoát khỏi lực hút của hành tinh đó.
Giả sử rằng lực duy nhất tác động lên tên lửa là lực hút của hành
tinh, mặc dù trong thực tế những yếu tố như lực cản của không khí cũng
cần được xem xét. Với giả thiết này, theo định luật vạn vật hấp dẫn của
Newton: Khi tên lửa ở khoảng cách s tính từ tâm của hành tinh thì gia tốc
của nó được cho bởi công thức
−gR2
a= .
s2
với R là bán kính của hành tinh và g là gia tốc do lực hút của hành tinh
tạo nên.
Ta cũng có,
dv dv ds dv
a= = = v.
dt ds dt ds
Đồng nhất hai phương trình trên ta được phương trình vi phân.
dv −gR2
v= .
ds s2
Lấy tích phân hai vế hai vế ta được.
2gR2
v2 = + C.
s
Ta thay điều kiện ban đầu, v = v0 , s = R ta được C = v02 − 2gR.
Phương trình vận tốc trở thành.

2 2gR2
v = + v02 − 2gR.
s
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
170
Giải tích 1 - Calculus

Một bài Toán thú vị trong Vật lý là xác định vận tốc ban đầu v0 tối
thiểu (vận tốc thoát ly) để tên lửa có thể bứt ra khỏi từ trường của hành
tinh đó đi vào không gian. Ta thấy rằng, tên lửa sẽ tiếp tục bay thẳng lên
cho đến khi nào vận tốc của nó bằng 0 và khi đó nó sẽ rơi trở lại bề mặt
2gR2
hành tinh. Để điều này không xảy ra ta phải có v 2 > 0. Vì → 0+ nên
s
vận tốc ban đầu tối thiểu (vận tốc thoát ly) là,
p
v0 = 2gR.

6.3.3 Mô hình dòng chảy qua một cái lỗ


Xét một thùng đầy chất lỏng được rút cạn dần bằng một lỗ nhỏ ở đáy,
như trong hình vẽ dưới đây.

Fig: Mô hình rút nước qua một cái lỗ.

Bằng cách sử dụng định luật vật lý Torricelli, ta có thể chứng minh được
dV
rằng tốc độ giảm của thể tích V tại thời điểm t tỉ lệ thuận căn bậc hai
dt
của chiều cao mực chất lỏng h tại thời điểm đó. Đặc biệt, nếu số đo các
chiều được cho bằng feet (ft), lỗ thoát có tiết diện A, và độ cao của mực
chất lỏng ở trên lỗ là h tại thời điểm t (giây - s) thì tốc độ của dòng nước
được tính
dV √
= −4.8A h.
dt
ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
171
Giải tích 1 - Calculus

Ý nghĩa: Chất lỏng đạt vận tốc cao nhất khi lỗ thoát được gia công
tại đáy bình chứa. Ngược lại, vận tốc sẽ giảm dần khi lỗ thoát tiến về gần
bề mặt chất lỏng.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
172
Giải tích 1 - Calculus

6.4 Bài tập

6.4.1 Phương trình vi phân cấp 1


BT 6.1. Giải các phương trình phân ly biến số sau.

dy xdx ydy
1. = (y 2 + 1) cos 2x. 5. 2
+ 2 = 0.
dx x +1 y +1
dy dx dy
2. cos 2y = sin2 y. 6. +p = 0.
dx x2+1 y2 − 1
dy log x + 1 x−3 1
3. = . 7. dx + p dy = 0.
dx log y + 1 x2 + 5x + 4 y3
ey − 1 dy log x 1 ey
4. y
= . 8. dx + dy = 0.
e − y dx x x2 − 6x + 5 e2y + 1

BT 6.2. Giải các phương trình phân ly biến số sau.

1. (x2 − yx2 ) dy + (y + xy)dx = 0.

2. (y 2 − 1)(x2 + 1) dy + (y 2 − xy 2 )dx = 0.

3. (x3 + y 2 x3 )dx + x2 (y 5 + y 3 − y − 1)dy = 0.


y−1
4. (y 2 + 1) e2x dx − dy = 0.
x
p y
5. y 2 − 1e2x dx − x dy = 0.
e
x log2 y
6. y(x3 − 1) log xdx + dy = 0.
1 + log y
log x
7. p dx − xydy = 0.
1 + y2
log x xy 3
8. dx − dy = 0.
y2 + 1 (y 2 − 1)

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
173
Giải tích 1 - Calculus

BT 6.3. Giải các phương trình vi phân sau.

dy dy
1. = 6x + y − 1. 3. = (4x + y + 1)2 .
dx dx
dy dy 2x + y + 1
2. = x2 + 2xy + y 2 − 1. 4. = .
dx dx (2x + y + 1)2 + 1

BT 6.4. Giải các phương trình vi phân cấp 1 thuần nhất sau.

1. (x − y) ydx − x2 dy = 0.
p
3. xdy − ydx = x2 + y 2 dx.

2. (y − x) dx + (y + x) dy = 0. 4. xydy + (x2 − y 2 )dx = 0.

5. (x2 + y 2 ) ydx + (x2 − y 2 ) xdy = 0.

6. (x − y) y 2 dx + (x2 + y 2 ) xdy = 0.

7. (x − y) (x2 + y 2 )dx + (x3 − y 3 ) dy = 0.

BT 6.5. Giải các phương trình vi phân tuyến tính sau.

dy dy y
1. + x2 y = x. 5. − = x2 sin x.
dx dx x
dy y dy y
2. − = x2 sin x. 6. + = x2 .
dx x dx x + 1
dy dy
3. + 2xy = x. 7. x + log x = x2 y.
dx dx
dy dy
4. + y tan x = sin2 x. 8. x(x2 + 1) + y = arctan x.
dx dx

BT 6.6. Giải các phương trình Bernowlli sau.

dy y y3 dy y y2
1. + = 2. 2. + 2 = 2.
dx x x dx x x

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
174
Giải tích 1 - Calculus

dy y2 + x dy
3. = . 6. x2 − xy = x2 y 3 .
dx xy dx
dy ex dy
4. x +y = x x2 y 2 . 7. x + y = y 2 log x.
dx e +1 dx

dy 2x y dy
5. x + 2y = . 8. x2 + y = x2 y 2 .
dx cos2 x dx

BT 6.7. Giải các phương trình vi phân sau.

1. x = y 0 + y 03 . 4. y 3 + y 03 − yy 0 = 0.
0
2. x = y 0 + ey . 5. x = y 0 2 + y 0 + 1.

3. y = y 02 sin y 0 . 6. y 2 + y 0 2 = 1.

BT 6.8. Giải các phương trình vi phân toàn phần sau

1. (x − y + 1)dy + (x + y − 1)dx = 0.

2. (x2 + y)dx + (x − y)dy = 0.

3. (3x2 + 6xy 2 )dx + (6x2 y + 4y 3 )dy = 0.

1 1
4. (xy 2 + 2
)dx + (x2 y − 2 )dy = 0.
x y

5. (ex + y)dx + (ey + x)dy = 0.

6. (sin2 x + log y)dx + (sin2 y + log x)dy = 0.

7. (ex + xy 2 + sin x)dx + (ey + x2 y + cos y)dy = 0.

8. (2xy + arctan x)dx + (x2 + arctan y)dy = 0.

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
175
Giải tích 1 - Calculus

6.4.2 Ứng dụng phương trình vi phân cấp 1


BT 6.9. Nguyên tố phóng xạ Radi (Ra-226) có chu kì bán rã là 1620 năm.
Tìm hằng số α cho chất này và xác định xem một mẫu chất này nặng 100(g)
thì sẽ còn lại bao nhiêu sau 200 năm?

BT 6.10. Chu kì phân rã của nguyên tố Cacbon (C-14) xấp xỉ 5730 năm.
Một nhà khảo cổ đã tìm thấy một mẫu vật mà trong đó tỉ số của đồng vị
cacbon 14 so với đồng vị cacbon 12 là 20% tỉ số được tìm thấy trong không
khí. Hãy ước lượng tuổi của mẫu vật.

BT 6.11. Giả sử bây giờ bạn đang ở tuổi 20 và bạn có 10000$, lãi suất
ngân hàng là 7% một năm. Hỏi nếu bạn gửi số tiền đó vào ngân hàng và chờ
cho đến khi tổng số tiền gửi và lãi của bạn là 15000$ thì bạn lúc đó đã bao
nhiêu tuổi?

BT 6.12. Giả sử một con tàu vũ trụ được bắn từ mặt đất để đi vào không
gian. Hãy xác định vận tốc ban đầu nhỏ nhất (vận tốc thoát ly) để con tàu
vũ trụ đó có thể bứt ra khỏi từ trường trái đất và đi vào không gian. Biết
rằng bán kính trái đất là 6350(km) và gia tốc trọng trường tại điểm bắn là
g = 10(m/s2 ).

BT 6.13. Một thùng hình trụ (có đáy tròn) chứa đầy chất lỏng đang được
rút cạn dần qua một lỗ tròn nhỏ ở đáy. Nếu thùng có chiều cao là 9(f t) với
bán kính đáy là 4(f t), và lỗ thoát có bán kính 1(inch) thì mất bao lâu thùng
sẽ cạn nước?

BT 6.14. Một bể chứa hình nón ngược cao 20(f t) chứa đầy dầu đang được
rút cạn dần qua một lỗ tròn nhỏ ở đáy bể. Nếu bể có bán kính đáy là 5(f t)
và lỗ thoát có bán kính 2(inch) thì mất bao lâu bể sẽ cạn nước?

ydp151094@gmail.com - nhhieu151094@gmail.com
176
Tài liệu tham khảo

Tiếng Anh:
[1] Karlj. Smith + Montyj. Strauss + Magdalena D. Toda (1995), Calculus,
Sixth Edition.

[2] Ron Larson + Bruce H. Edwards (2010), Calculus Early Transcendental


Functions, Cengage.

177

You might also like