You are on page 1of 175

Giáo trình

PHÉP TÍNH VI TÍCH PHÂN HÀM


MỘT BIẾN
2
Mục lục

1 Giới hạn hàm và hàm liên tục 5


1.1 Dãy số và giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.2 Giới hạn hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.3 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 19
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 24

2 Phép tính vi phân hàm một biến 31


2.1 Đạo hàm và vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.2 Đạo hàm của một số hàm sơ cấp . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.3 Các định lý cơ bản của hàm khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.4 Đạo hàm và vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
2.5 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 42
2.6 Một số ứng dụng của đạo hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.7 Bài tập Chương 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49

3 Phép tính tích phân của hàm một biến 61


3.1 Nguyên hàm và tích phân bất định . . . . . . . . . . . . . . . . 61
3.2 Tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
3.2.1 Định nghĩa tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . 64
3.2.2 Tính chất của tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . 67
3.2.3 Định lý cơ bản của giải tích . . . . . . . . . . . . . . . . 69
3.2.4 Đổi biến trong tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . 70
3.2.5 Phương pháp tích phân từng phần . . . . . . . . . . . . 71
3.3 Ứng dụng của tích phân xác định . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
3.3.1 Tính diện tích hình phẳng . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
3.3.2 Tính độ dài đường cong phẳng . . . . . . . . . . . . . . . 74
3.3.3 Tính thể tích vật thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
3.3.4 Tính diện tích mặt tròn xoay . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.4 Tích phân suy rộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77

3
3.4.1 Tích phân với cận vô hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
3.4.2 Tích phân của hàm số không bị chặn . . . . . . . . . . . 81
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 83

4 Chuỗi số và chuỗi hàm 97


4.1 Chuỗi số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
4.1.1 Các khái niệm cơ bản về chuỗi số . . . . . . . . . . . . . 97
4.1.2 Tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ của chuỗi . . . . . . . . 99
4.1.3 Tiêu chuẩn hội tụ của chuỗi không âm . . . . . . . . . . 100
4.1.4 Hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện . . . . . . . . . . 106
4.1.5 Các tiêu chuẩn Dirichlet và Abel . . . . . . . . . . . . . 107
4.1.6 Ước lượng phần dư của chuỗi số . . . . . . . . . . . . . . 109
4.2 Chuỗi hàm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
4.3 Chuỗi lũy thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 114
4.4 Chuỗi Fourier . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 121
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 128

5 Phương trình vi phân tuyến tính 141


5.1 Một số ví dụ và mô hình toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . 142
5.2 Khái niệm về phương trình vi phân . . . . . . . . . . . . . . . . 151
5.2.1 Nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 152
5.2.2 Bài toán giá trị ban đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153
5.3 Giải một số lớp phương trình vi phân cấp một . . . . . . . . . . 153
5.3.1 Phương trình tách biến . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153
5.3.2 Phương trình thuần nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . 154
5.3.3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp một . . . . . . . . 156
5.4 Phương trình vi phân tuyến tính cấp cao . . . . . . . . . . . . . 159
5.4.1 Cấu trúc nghiệm của phương trình vi phân tuyến tính
thuần nhất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 159
5.4.2 Giải phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất hệ số
hằng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 161
5.4.3 Phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất . . . 163
5.5 Hệ phương trình vi phân tuyến tính . . . . . . . . . . . . . . . . 166
5.5.1 Hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất với ma
trận hằng số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 168
5.5.2 Hệ phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất
với ma trận hằng số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 169
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 171

4
Chương 1

Giới hạn hàm và hàm liên tục

Phép tính vi tích phân được nghiên cứu trên cơ sở xem xét các quá trình mà ở
đó một dãy các đại lượng tiệm cận tới một đại lượng khác. Nói cách khác, ta
tìm cách tiếp cận một đại lượng chưa biết bởi một dãy các đại lượng đơn giản
hơn đã biết từ trước, từ đó rút ra những thông tin quan trọng của đại lượng
chưa biết.
Để thấy được điều này chúng ta sẽ nói về một số bài toán đã được giải
quyết theo hướng tiếp cận này.
1.Tính diện tích hình tròn đơn vị: Giả sử ta phải tính diện tích của hình
tròn đơn vị (hình tròn có bán kính bằng 1). Ta sẽ nội tiếp trong hình tròn đó
một dãy các đa giác đều n cạnh với n càng ngày càng lớn. Sử dụng một số
tính toán, ta sẽ thấy diện tích của các đa giác đều này tiệm cận tới một giới
hạn (số π). Một cách tự nhiên, ta sẽ thừa nhận π là diện tích của hình tròn
đơn vị.
2. Vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đồ thị hàm số: Xét đồ thị của hàm
số y = x2 trên mặt phẳng Oxy. Cho trước một điểm A nằm trên đồ thị này.
Vấn đề đặt ra là hãy vẽ một đường thẳng đi qua điểm A và tiếp xúc với đồ thị.
Cách tự nhiên là ta xét một dãy các điểm An nằm trên đồ thị và càng ngày
càng gần với điểm A. Ta sẽ coi tiếp tuyến cần tìm chính là ‘giới hạn’ của các
đường thẳng đi qua A và An khi An tiến về A.
3. Vận tốc tức thời của chuyển động: Giả sử một vật thể chuyển động
thẳng được mô tả bởi phương trình s = s(t), với t là thời gian và s(t) là quãng
đường. Khi đó vận tốc trung bình của chuyển động tính từ thời điểm t0 đến
t0 + h là đại lượng vh = [s(t0 + h) − s(t0 )]/h. Nếu h rất nhỏ thì vh gần với một
đại lượng gọi là vận tốc tức thời của chuyển động tại thời điểm t0 .
Chúng ta sẽ bắt đầu với những khái niệm rất cơ bản liên quan tới dãy số và
sau đó tiếp cận những đối tượng trung tâm của môn học là hàm số và giới hạn
hàm.

5
1.1 Dãy số và giới hạn dãy số
Khái niệm về dãy số không phải là mới nhưng bây giờ chúng ta sẽ làm quen
với một khía cạnh của dãy số dùng để mô tả dáng điệu của dãy này tại "vô
tận".
Định nghĩa 1.1. (định nghĩa dãy số) Dãy số là một qui tắc ứng một số tự
nhiên với một số thực. Nếu viết chính xác thì một dãy số là một tập hợp có
dạng a1 , a2 , . . . , an , . . ., hay còn được viết gọn lại {an }n≥1 hoặc là {an }
Khái niệm quan trọng nhất gắn liền với một dãy số là giới hạn.
Định nghĩa 1.2. (định nghĩa giới hạn dãy số) Dãy số {an } được gọi là hội tụ
tới l nếu với mọi ε > 0 tồn tại N sao cho |an − l| < ε với mọi n > N.
Trong trường hợp này thì l được gọi là giới hạn của {an } và ta viết an → l
hay đầy đủ hơn là lim an = l.
n→∞

Như vậy an → l khi và chỉ khi với bất kỳ một khoảng mở chứa l thì bắt đầu
từ một chỉ số n đủ lớn mọi phần tử an sẽ nằm trong khoảng mở đó.
Dưới đây là một số ví dụ về dãy số hội tụ:
Ví dụ 1.1. (a) an = n1 hội tụ về 0 khi n → ∞. Thật vậy, với ε > 0 cho trước
ta sẽ chọn số tự nhiên N để N > 1ε . Khi đó

1 1
0 < an = < <ε
n N
với mọi n > N. Do đó lim an = 0.
n→∞
1 1 1
(b) Xét dãy {an } xác định bởi công thức an = 2
+ 22
··· + 2n
. Khi đó

1 1 1 1
an = 2(1 − ) + 2 ··· + n
2 2 2 2
1 1 
=2 − .
2 2n+1
1
=1− n
2
Vậy an → 1 khi n → ∞ bằng lập luận tương tự như ví dụ (a).
(c) Nếu 0 < a < 1 thì lim an = 0. Thật vậy, với ε > 0, do ln a < 0 nên ta có
n→∞

ln ε
an < ε ⇔ n ln a < ln ε ⇔ n > .
ln a
6
ln ε
Vậy nếu ta chọn N đủ lớn sao cho N > ln a
thì

0 < an < ε, ∀n ≥ N.

Ta có điều phải chứng minh.

Một vấn đề nảy sinh là khi nào một dãy là hội tụ? Nếu dãy hội tụ thì giới hạn
có là duy nhất không? Ta có kết quả sau đây mà nó là hệ quả trực tiếp của
khái niệm hội tụ dãy số.

Mệnh đề 1.1. Cho {an } là một dãy số thực Khi đó ta có các khẳng định sau:
(i) Nếu dãy số {an } hội tụ thì dãy này phải bị chặn, tức là tồn tại số thực M
sao cho |an | < M với mọi n;
(ii) Nếu dãy số {an } hội tụ về l thì mọi dãy con {ank }k≥1 cũng hội tụ về l;
(iii) Nếu dãy số {an } hội tụ về các giới hạn l và l0 thì l = l0 ;

Chứng minh. (i) Giả sử an → l. Khi đó với ε = 1 trong định nghĩa ta tìm được
N để
|an − l| < 1, ∀n > N.
Điều này dẫn tới
|a| ≤ |an − l| + l < 1 + l, ∀n > N.
Bây giờ ta đặt
M := max{|l| + 1, |a1 |, |a2 |, · · · , |aN |}.
Ta sẽ có
|an | ≤ M, ∀n ≥ 1.
Do đó dãy {an } là bị chặn.
(ii) Cố định ε > 0. Ta tìm được N để

|an − l| < ε, ∀n > N.

Do đó khi k ≥ N thì nk ≥ k > N và theo bất đẳng thức trên ta sẽ có

|ank − l| < ε, ∀k > N.

(iii) Giả sử l 6= l0 . Ta có thể coi l < l0 . Đặt

l0 − l
ε0 := .
2
7
Theo định nghĩa 1.2 ta tìm được các số N và N 0 sao cho
ε
|an − l| < , ∀n > N
2
ε
|an − l | < , ∀n > N 0
0
2
Do đó với m := N + N 0 ta có

|am − l| < ε0 , |am − l0 | < ε0 .

Điều này dẫn tới


2ε0 = |l − l0 |
≤ |am − l| + |am − l0 |
≤ ε0 + ε0 = 2ε0 .
Ta gặp mâu thuẫn. Vậy l = l0 và ta có điều phải chứng minh
Ta thường áp dụng mệnh đề trên để chỉ ra một dãy là không hội tụ. Chẳng
hạn an = 1 khi n lẻ và an = −1 khi n chẵn (áp dụng (ii)) hay dãy các số tự
nhiên an = n (áp dụng (i)) là không hôi tụ.
Ngoài dãy số hội tụ, ta cũng quan tâm tới khái niệm sau:
Định nghĩa 1.3. (giới hạn bằng vô cùng) Ta nói dãy số an có giới hạn bằng
+∞ (viết lim an = +∞) nếu với mọi N có một chỉ số M để an > N với mọi
n→∞
n > M.
Tương tự như thế, ta nói dãy số an có giới hạn bằng −∞ (viết lim an =
n→∞
−∞) nếu với mọi số tự nhiên N có một chỉ số M để an < −N với mọi n > M.
Chú ý mối liên hệ sau
1
an > 0, lim an = +∞ ⇔ lim = 0.
n→∞ n→∞ an
1
an < 0, lim an = −∞ ⇔ lim = 0.
n→∞ n→∞ an

Để tính giới hạn của dãy số, chúng ta sẽ sử dụng các công thức cơ bản sau
đây:
Định lý 1.2. (phép tính trên dãy hội tụ)
Giả sử lim an = a và lim bn = b. Khi đó ta có:
n→∞ n→∞
(a) lim (an + bn ) = a + b;
n→∞

8
(b) lim (an − bn ) = a − b;
n→∞
(c) lim (an bn ) = ab.
n→∞
an
(d) lim = ab , nếu b 6= 0.
n→∞ bn

Chứng minh. (a) Lấy ε > 0 là một số tùy ý. Khi đó bằng cách áp dụng định
nghĩa của giới hạn cho 2ε , ta tìm được N1 và N2 sao cho
ε
|an − a| < , ∀n > N1 ,
2

ε
|bn − b| < , ∀n > N2 .
2
Vậy nếu n > max(N1 , N2 ) thì

|(an + bn ) − (a + b)| ≤ |an − a| + |bn − b| ≤ ε.

Bằng cách quan niệm max(N1 , N2 ) chính là N trong Định nghĩa 1.2 ta có điều
phải chứng minh.
(b) Ta chứng minh tương tự như (a). Cố định ε > 0. Ta tìm được N1 và N2
sao cho
ε
|an − a| < , ∀n > N1 ,
2

ε
|bn − b| < , ∀n > N2 .
2
Vậy nếu n > max(N1 , N2 ) thì

|(an − bn ) − (a − b)| ≤ |an − a| + |bn − b| ≤ ε.

Ta có điều phải chứng minh


(c) Theo Mệnh đề 1.1 (i), các dãy {an } và {bn } là bị chặn. Vậy ta tìm được
hằng số M > 0 sao cho

|an | < M, |bn | < M, ∀n ≥ 1.

Như vậy với mỗi n ≥ 1 chúng ta có thể đánh giá như sau
|an bn − ab| = |(an bn − an b) + (an b − ab)|
≤ |(an bn − an b)| + |(an b − ab)|
= |an ||bn − b| + |b||an − a|
≤ M [|bn − b| + |an − a|].

9
Bây giờ ta cố định ε > 0 và chọn N1 , N2 sao cho
ε
|an − a| < , ∀n > N1 ,
2M

ε
|bn − b| < , ∀n > N2 .
2M
Kết hợp với đánh giá ở trên, ta có
ε ε
|an bn − ab| ≤ M [ + ] = ε, ∀n > max{N1 , N2 }.
2M 2M
Điều này có nghĩa là lim an bn = ab. Ta có điều phải chứng minh.
n→∞
(d) Trước hết ta chứng minh
1 1
lim = . (1.1.1)
n→∞ bn b

Cố định ε > 0. Do dãy bn hội tụ về b 6= 0 nên tồn tại N đủ lớn sao cho
|b|
|bn − b| < , ∀n > N.
2
Điều này dẫn đến
|b|
|bn | ≥ |b| − |bn − b| > , ∀n > N.
2
Cũng do bn hội tụ về b nên ta tìm được N 0 sao cho
ε|b|2
|bn − b| < , ∀n > N.
2
Như vậy với mỗi n ≥ max{N, N 0 } chúng ta có thể đánh giá như sau
1 1 bn − b
− =
bn b bn b
1
= |bn − b|
|bn b|
2
≤ 2 |bn − b|
|b|
2 |b|2
≤ ε. 2 . = ε.
|b| 2

10
Ta đã chứng minh xong khẳng định (1.1.1). Để kết thúc chứng minh ta áp
dụng (c) như sau

an 1
lim = lim an .
n→∞ bn n→∞ bn
1 1 a
= lim an . lim = a. = .
n→∞ n→∞ bn b b

Ta có điều phải chứng minh.

Một phương pháp khác cũng hay được sử dụng để tính giới hạn dãy số là
phương pháp kẹp giữa.

Mệnh đề 1.3. (nguyên lý kẹp giữa) Cho an , bn và cn là các dãy số thỏa mãn
an ≤ bn ≤ cn . Giả sử
lim an = lim cn = l.
n→∞ n→∞

Khi đó lim bn = l.
n→∞

Chứng minh. Chứng minh kết quả trên chỉ dựa vào định nghĩa của giới hạn.
Cụ thể ta tiến hành như sau, lấy ε > 0 tùy ý. Khi đó tồn tại các chỉ số N1 , N2
sao cho
|an − l| < ε, ∀n > N1 ,

|cn − l| < ε, ∀n > N2 .
Khi đó với mọi n > N := max{N1 , N2 } ta có

bn − l ≤ c n − l < ε


l − bn ≥ l − an > −ε.
Kết hợp lại chúng ta có

|bn − l| < ε, ∀n > N.

Vậy ta đã chứng minh được lim bn = l.


n→∞

11
Ví dụ 1.2. Ta sẽ chứng minh
n+1
lim = 0.
n→∞ n2 + 1

Thật vậy, với n ≥ 1 ta có các đánh giá sau


n+1 n(n + 1)
0< 2
=
n +1 n(n2 + 1)
2(n2 + 1)

n(n2 + 1)
2
= .
n
Do n2 → 0 khi n → ∞ nên sử dụng nguyên lý kẹp giữa (Mệnh đề 1.3) ta có
điều phải chứng minh.

Một dãy số nói chung rất hiếm khi là đơn điệu tăng hay là đơn điệu giảm. Tuy
nhiên nếu dãy số đó là đơn điệu thì ta có thể nói rằng dãy số đã "hầu như"
hội tụ. Điều này được thể hiện qua kết quả sâu sắc sau đây.
Định lý 1.4. (định lý hội tụ của dãy đơn điệu)
(i) Cho {an } là một dãy đơn điệu tăng (tức là a1 ≤ a2 ≤ · · · ) và bị chặn trên
(tức là có một số M thỏa mãn an ≤ M với mọi n). Khi đó tồn tại giới hạn
l := lim an . Ta viết an ↑ l.
n→∞
(ii) Cho {an } là một dãy đơn điệu giảm (tức là a1 ≥ a2 ≥ · · · ) và bị chặn dưới
(tức là có một số M 0 thỏa mãn an ≥ M 0 với mọi n). Khi đó tồn tại giới hạn
l := lim an . Ta viết an ↓ l.
n→∞

Khái niệm sau đây là tổng quát hơn khái niệm giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ
nhất của một tập hợp số. Cụ thể hơn, nếu A là một tập hợp các số thực thì ta
nói M là một cận trên của A nếu a ≤ M với mọi a ≤ M . Tương tự như vậy,
m là cận dưới của A nếu a ≥ m với mọi a ∈ A.
Định lý 1.5. (định lý về cận trên đúng và cận dưới đúng) Cho A là một tập
các số thực. Khi đó ta có hai khẳng định sau:
(i) Nếu A có một cận trên (hay nói cách khác A bị chặn trên) thì tồn tại duy
nhất một cận trên đúng của A ký hiệu sup A theo nghĩa sau đây: a ≤ sup A
với mọi a ∈ A và tồn tại một dãy {an } ⊂ A để lim an = sup A.
n→∞
(ii) Nếu A có một cận dưới (hay nói cách khác A bị chặn dưới) thì tồn tại duy
nhất một cận dưới đúng của A ký hiệu inf A theo nghĩa sau đây: a ≥ inf A
với mọi a ∈ A và tồn tại một dãy {bn } ⊂ A để lim bn = inf A.
n→∞

12
Ví dụ 1.3. Đặt
A := {x : x là số hữu tỷ, x2 < 2}.
√ √ √
Khi đó sup A = 2, inf A = − 2. Ta có thể chứng minh được 2 không là số
hữu tỷ. Điều này chứng tỏ khái niệm cận trên đúng và cận dưới đúng là rộng
hơn giá trị lớn nhất và nhỏ nhất.

Ta bỏ qua chứng minh Định lý 1.5 vì động chạm đến cách xây dựng tập số
thực. Có thể thấy sự tồn tại của cận trên đúng và cận dưới đúng kéo theo
Định lý 1.4 về sự hội tụ của các dãy đơn điệu và bị chặn. Ta cũng sẽ cần các
khái niệm cận trên đúng và cận dưới đúng để xây dựng một cách chặt chẽ tích
phân hàm số trong chương sau.
Một dạng tương đương của Định lý 1.5 chính là kết quả dưới đây. Kết quả
này sẽ được sử dụng để chứng minh các tính chất của hàm liên tục ở chương
sau.

Định lý 1.6. (Nguyên lý Bolzano-Weierstrass). Mọi dãy số thực bị chặn {an }


đều chứa một dãy con hội tụ. Điều này có nghĩa là có một dãy {ank } sao cho
tồn tại giới hạn lim ank = a.
k→∞

Chứng minh. Ta sẽ chứng tỏ rằng tồn tại một dãy con đơn điệu tăng hoặc một
dãy con đơn điệu giảm của {an }. Ta sẽ nói số hạng am của dãy trên là "đỉnh"
nếu am ≥ an với mọi n ≥ m. Như thế sẽ có hai trường hợp xảy ra:
Trường hợp 1: Dãy {an } có vô hạn số hạng đỉnh. Khi đó ta có thể viết các số
hạng này thành một dãy con

an1 , an2 , · · · , ank , · · · với n1 < n2 < · · · < nk < · · · .

Theo cách xây dựng ở trên ta có một dãy con đơn điệu giảm của {an }.
Trường hợp 1: Dãy {an } có hữu hạn số hạng đỉnh hoặc không có số hạng
đỉnh nào. Ta lại đánh số tất cả các số hạng đỉnh của dãy ban đầu như sau:
am1 , · · · , amk . Đặt n1 := mk + 1. Do an1 không phaỉ số hạng đỉnh cho nên tồn
tại n2 > n1 để an2 > an1 . Tương tự như vậy, do an2 không là số hạng đỉnh cho
nên tồn tại n3 để an3 > an2 . Cứ tiếp tục như thế ta tìm được một dãy con đơn
điệu tăng an1 , an2 , · · · , của dãy ban đầu {an }.
Theo định lý về sự hội tụ của dãy đơn điệu bị chặn ta đã tìm được một
dãy con hội tụ của dãy đã cho.

Tiếp theo, sử dụng định lý về sự hội tụ của dãy đơn điệu ta có thể chứng minh
được kết quả kinh điển sau đây mà nhờ nó ta định nghĩa được cơ số logarit tự
nhiên.

13
Định nghĩa số e. Xét các dãy số {an } và {bn } được xác định bởi công thức

 1 n  1 n+1
an := 1 + , bn := 1 + .
n n

Khi đó ta có các khẳng định sau:


(i) {an } là dãy đơn điệu tăng, {bn } là dãy đơn điệu giảm;
(ii) {an } và {bn } hội tụ về cùng một giới hạn được ký hiệu là e.

Chứng minh. (i) Theo công thức nhị thức Newton ta có

 1 n
an = 1 +
n
n 1 n(n − 1) 1 n(n − 1) · · · 2.1 1
=1+ . + . 2 + ··· + . n
1 n 2! n n! n
1 1 1  1  2
=1+1+ 1− + 1− 1− +
2! n 3! n n
1 1  2  n − 1
+ ··· + 1− 1− ··· 1 − .
n! n n n

Tương tự như vậy ta có

 1 n+1
an+1 = 1 +
n+1
n+1 1 n(n + 1) 1 (n + 1)n · · · 2.1 1
=1+ . + . 2
+ ··· + .
1 n+1 2! (n + 1) (n + 1)! (n + 1)n+1
1  1  1  1  2 
=1+1+ 1− + 1− 1− +
2! n1 + 1 3! n+1 n+1
1  1  2   n 
+ ··· + 1− 1− ··· 1 − .
(n + 1)! n+1 n+1 n+1

Như vậy an và an+1 lần lượt là tổng của n + 1 và n + 2 số hạng dương. Hơn
nữa mỗi số hạng xuất hiện trong an là nhỏ hơn hoặc bằng số hạng tương ứng
của an+1 . Vậy ta có an < an+1 .

14
Để chứng minh dãy {bn } đơn điệu giảm ta xét
 n+1
1
bn 1+ n
= n+2
bn+1 1
1+ n+1
 n+1
n+1
n
= n+2
n+2
n+1
 n + 1 n+2  n + 1 n+2  n 
=
n n+2 n+1
 n2 + 2n + 1 n+2  n 
=
n2 + 2n n+1
 1  n+2  n 
= 1+ 2
n + 2n n+1
 n + 2  n 
> 1+ 2
n + 2n n + 1
 n + 1  n 
= n = 1.
n n+1

Vậy bn > bn+1 .


(ii) Do
 1 n  1
bn = 1 + 1+ > an
n n
nên ta có
a1 < a2 < · · · < an < · · · < bn < · · · < b2 < b1 .
Vậy áp dụng định lý hội tụ của dãy đơn điệu ta có an ↑ l và bn ↓ l0 . Sử dụng
định lý về phép toán của giới hạn ta có
l an n
0
= lim = lim = 1.
l n→∞ bn n→∞ n + 1

Vậy l = l0 . Ta có điều phải chứng minh.

Người ta đã chứng minh được e = 2, 718281828 · · · là một số vô tỷ. Cùng với


số π đây là một trong hai con số quan trọng của toán học. Tuy nhiên khác
với số π được định nghĩa một cách hình học là nửa chu vi của đường tròn bán
kính 1 thì ta chỉ có thể định nghĩa được e nhờ giới hạn dãy số. Điều này phần
nào nói lên tầm quan trọng của khái niệm giới hạn.

15
1.2 Giới hạn hàm số
Đối tượng quan trọng của chương này là khái niệm hàm số. Để hiểu về hàm
số thì ta có thể lấy hai ví dụ cơ bản:
1. Diện tích của hình tròn bán kính r là πr2 . Như thế diện tích là hàm số của
biến số bán kính theo nghĩa cứ cho trước bán kính ta tính được diện tích.
2. Dân số của một thành phố cũng là một hàm số theo biến số thời gian.
Ta có định nghĩa chính xác sau đây.
Định nghĩa 1.4. (Định nghĩa hàm số). Cho A là một tập hợp các số thực
(chẳng hạn những số thực trong khoảng mở (0, 1) hay một đoạn đóng [0, 1]).
Một hàm số f xác định trên A là một qui tắc cho ứng x ∈ A với một số f (x).
Ta gọi f là hàm số của biến số x.
Khái niệm quan trọng gắn liền hàm số là giới hạn của hàm số.
Định nghĩa 1.5. (Định nghĩa giới hạn hàm số) Cho f là hàm số xác định
trên một tập A.
(i) Ta nói rằng hàm số f có giới hạn bằng l khi biến số x tiến tới giá trị a nếu
điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được δ > 0 sao cho

|x − a| < δ, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta sẽ viết f (x) → l khi x → a hoặc là lim f (x) = l.
x→a
(ii) Ta nói hàm số f có giới hạn trái bằng l khi biến số x tiến tới a nếu điều
sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được δ > 0 sao cho

a − δ < x < a, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta viết

lim f (x) = l.
x→a−

(iii) Ta nói hàm số f có giới hạn phải bằng l khi biến số x tiến tới a nếu điều
sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được δ > 0 sao cho

a < x < a + δ, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta viết

lim f (x) = l.
x→a+

16
(iv) Ta nói hàm f có giới hạn tại ∞ bằng l khi biến số x tiến tới ∞ nếu điều
sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được số M > 0 sao cho
x > M, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.
Trong trường hợp này, ta viết
lim f (x) = l.
x→∞

(v) Ta nói hàm f có giới hạn tại ∞ bằng l khi biến số x tiến tới −∞ nếu điều
sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được số M > 0 sao cho
x < −M, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.
Trong trường hợp này, ta viết
lim f (x) = l.
x→−∞

Ta có các chú ý đơn giản nhưng quan trọng sau đây:


(i) lim f (x) = l ⇔ lim f (x) = lim f (x) = l.
x→a x→a− x→a+
(ii) lim f (x) = l khi và chỉ khi với mọi dãy số xn → a, xn ∈ A chúng ta có
x→a
f (xn ) → l.
Ta xét ví dụ đơn giản sau đây về giới hạn của hàm số.
Ví dụ 1.4. lim x2 = a2 . Thật vậy, với một dãy xn → a, theo Định lý 1.2 ta có
x→a

lim x2n = lim xn . lim xn = a2 .


n→∞ n→∞ n→∞

Do đó
lim x2 = a2 .
x→a

Lập luận tương tự ta cũng có


1
lim = 0.
x→∞ x

Tương tự như đối với giới hạn của dãy số, chúng ta có kết quả sau đây.
Định lý 1.7. (các phép toán về giới hạn hàm) Cho các hàm f, g xác định trên
tập hợp A. Giả sử f, g đều có giới hạn khi x → a ∈ R ∪ {+∞, −∞}. Khi đó
ta có:
(i) lim (f + g)(x) = lim f (x) + lim g(x);
x→a x→a x→a
(ii) lim (f.g)(x) = lim f (x). lim g(x);
x→a x→a x→a
lim f (x)
(ii) lim ( f )(x) = x→a
, nếu giới hạn ở mẫu số khác 0.
x→a g lim g(x)
x→a

17
Chứng minh. (i) Lấy một dãy tùy ý {xn } ⊂ A, xn → a. Ta có

lim (f + g)(xn ) = lim (f (xn ) + g(xn ))


n→∞ n→∞
= lim f (xn ) + lim g(xn )
n→∞ n→∞
= lim f (x) + lim g(x).
x→a x→a

Ta có điều phải chứng minh.


(ii) Lấy một dãy tùy ý {xn } ⊂ A, xn → a. Ta có

lim (f.g)(xn ) = lim (f (xn ).g(xn ))


n→∞ n→∞
= lim f (xn ). lim g(xn )
n→∞ n→∞
= lim f (x). lim g(x).
x→a x→a

Ta có điều phải chứng minh.


(iii) Lấy một dãy tùy ý {xn } ⊂ A, xn → a. Ta có

f   f (x ) 
n
lim (xn ) = lim
n→∞ g n→∞ g(xn )

lim f (xn )
n→∞
=
lim g(xn )
n→∞
lim f (x)
x→a
= .
lim g(x)
x→a

Ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 1.5. Sử dụng các phép toán về giới hạn hàm ở trên ta có ví dụ sau đây
√ √ √
1−x−1 ( 1 − x − 1)( 1 − x + 1)
lim = lim √
x→0 x x→0 x( 1 − x + 1)
1
= lim − √
x→0 1−x+1
1
=−
2
18
Tương tự như vậy
x+x2
x + x2 x2
lim = lim 3x−2x2
x→∞ 3x − 2x2 x→∞
x2
1 + x1
= lim 3
x→∞ −2 + x
1
=− .
2
Đôi khi chúng ta có thể dùng giới hạn hàm để mô tả hiện tượng khi một hàm
số tiến về 0 nhanh hơn một hàm số khác. Khái niệm cụ thể như sau.
Định nghĩa 1.6. Cho f : A → R là hàm số xác định trên tập số thực A. Ta
nói f (x) là vô cùng bé (vcb) khi x → a ∈ A nếu lim f (x) = 0. Hơn nữa, nếu
x→a
f, g là các vcb khi x → a thì ta sẽ nói f là vcb bậc cao hơn g và viết f = o(g)
khi x → a nếu như
f (x)
lim = 0.
x→a g(x)

Cuối cùng ta nói f và g là hai vcb tương đương (viết f ∼ g) nếu


f (x)
lim = l 6= 0.
x→a g(x)

Ví dụ 1.6. Theo ví dụ trên ta có thể thấy 1 − x − 1 và x là các vcb tương
đương khi x → 0.

1.3 Hàm số liên tục


Một loại hàm quan trọng mà chúng ta hay gặp trong thực tế chính là các hàm
liên tục. Ta cần các hàm như vậy để mô tả chuyển động của một vật thể (xe
máy, người đi bộ,...) hay một đường cong ta vẽ trên giấy... Định nghĩa chính
xác được được đưa ra như sau:

Định nghĩa 1.7. (định nghĩa hàm liên tục) Ta nói hàm số f xác định trên
một tập các số thực A là liên tục tại a ∈ A nếu
lim f (x) = f (a).
x→a

Hay nói cách khác, giới hạn trái và giới hạn phải của f tại x = a đều bằng
nhau và bằng f (a).
Khi f liên tục tại mọi điểm của A thì ta nói f liên tục trên A.

19
Ví dụ 1.7. Hàm f xác định bởi công thức
(
0 x<0
f (x) =
x x≥0

là hàm liên tục trên toàn bộ tập xác định là R. Chú ý rằng hàm f khác với
các hàm sơ cấp đã học từ trước là nó được xác định bởi hai công thức trên
những miền xác định khác nhau.
Ví dụ 1.8. Cho a là hằng số thực và hàm số f xác định bởi công thức
(
x2 x≥0
f (x) =
x−a x<0

Khi đó ta có
lim f (x) = −a, lim+ f (x) = 0.
x→0− x→0

Do đó f liên tục trên R khi và chỉ khi a = 0.


Điều gì khiến hàm liên tục trở nên quan trọng? Thứ nhất là hàm liên tục có
tính phổ quát (nó bao hàm tất cả các loại hàm mà ta đã học từ trước đến
giờ) ngoài ra còn có những hàm được xác định như trong ví dụ trên. Thứ hai
là hàm liên tục có nhiều tính chất quan trọng được phát hiện từ thế kỷ 19.
Chúng ta sẽ điểm qua ba định lý quan trọng nhất của hàm liên tục trên đoạn
thẳng đóng.
Định lý 1.8. (Định lý Weierstrass về cực trị) Cho f là hàm số liên tục trên
đoạn thẳng đóng [a, b]. Khi đó f đạt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên
[a, b]. Điêu này có nghĩa là tồn tại các giá trị c, d ∈ [a, b] sao cho
f (c) = max{f (x) : a ≤ x ≤ b},
f (d) = min{f (x) : a ≤ x ≤ b}.

Định lý 1.9. (Định lý Cantor về tính liên tục đều). Cho f là hàm số liên tục
trên [a, b]. Khi đó hàm f liên tục đều theo nghĩa sau đây:

∀ε > 0, ∃δ > 0 sao cho |x − y| < δ ⇒ |f (x) − f (y)| < ε.

Ví dụ 1.9. Xét hàm liên tục f (x) = 1/x xác định trên khoảng mở (0, 1). Bây
giờ với các giá trị xn := 1/n thì một mặt ta có
1
lim (xn − xn+1 ) = lim = 0.
n→∞ n→∞ n(n + 1)

20
Tuy nhiên
f (xn+1 ) − f (xn ) = n + 1 − n = 1, ∀n.
Vậy f không liên tục đều trên khoảng mở (0, 1).
Định lý 1.10. (Định lý Bolzano-Cauchy về giá trị trung gian). Cho f là hàm
số liên tục trên [a, b]. Khi đó với mọi giá trị λ nằm giữa f (a) và f (b), tồn tại
c ∈ [a, b] sao cho f (c) = λ.

Phương pháp chứng minh những định lý trên dựa chủ yếu vào nguyên lý
Bolzano-Weierstrass về sự tồn tại của dãy con hội tụ đối với một dãy bị chặn.
Để minh họa cho phương pháp này chúng ta sẽ trình bày chi tiết chứng minh
của định lý đầu tiên.
Chứng minh. (Định lý Weierstrass về cực trị) Trước hết ta chứng minh f
là bị chặn trên [a, b]. Giả sử ngược lại, khi đó ta tìm được dãy con {xn } ⊂ [a, b]
sao cho |f (xn )| > n với mọi n. Theo nguyên lý Bolzno-Weierstrass về dãy con
hội tụ, ta tìm được dãy con xnk hội tụ tới x∗ ∈ [a, b]. Do hàm f liên tục nên
f (xnk ) hội tụ tới f (x∗ ). Ta có mâu thuẫn bởi vì như đã biết mọi dãy hội tụ
phải là bị chặn. Do f là bị chặn nên theo bổ đề ta tìm được dãy f (yn ) hội tụ
về M := sup{f (x) : x ∈ [a, b]}. Lại áp dụng nguyên lý về dãy con hội tụ, ta
tìm được dãy con ynk hội tụ về c ∈ [a, b]. Bởi vậy
M = lim f (ynk ) = f (c).
k→∞

Vậy f đạt cực đại tại c. Lại áp dụng kết quả này cho hàm g := −f ta thấy g
đạt cực đại tại d ∈ [a, b]. Điều này có nghĩa là f đạt cực tiểu tại d. Ta có điều
phải chứng minh.
Ta có một số chú ý liên quan tới các định lý kinh điển nói trên:
1. Định lý Weierstrass và Định lý Cantor chỉ đúng cho các hàm liên tục trên
những đoạn thẳng đóng. Ta có thể lấy ví dụ hàm f (x) = 1/x không đạt cực
đại, cực tiểu trên (0, 1) và cũng không liên tục đều trên (0, 1).
2. Sử dụng Định lý Bolzano-Cauchy ta có thể chứng minh được mọi đa thức
bậc 3 (hay tổng quát hơn là bậc lẻ) đều có ít nhất 1 nghiệm thực.
3. Định lý Cantor sẽ được sử dụng sau này để chứng minh một kết quả về tính
khả tích của hàm liên tục trên đoạn thẳng đóng.
4. Định lý Weierstrass cho chúng ta cơ sở để giải các bài toán tìm giá trị lớn
nhất hay nhỏ nhất của một đa thức trên một đoạn thẳng đóng.

Để kết thúc chương này chúng ta sẽ nói về tính liên tục của hàm ngược các
hàm số liên tục. Trước hết ta có định nghĩa sau:

21
Định nghĩa 1.8. (định nghĩa hàm ngược) Cho I là một khoảng mở hay một
khoảng đóng trên R. Giả sử f là một hàm liên tục trên I và thỏa mãn

f (x) = f (y) ⇔ x = y.

Khi đó ta định nghĩa hàm ngược f −1 của f xác định trên f (I) theo công thức

f −1 (f (x)) = x với mọi x ∈ I.

Ví dụ 1.10. (i) Hàm x 7→ xn là đơn điệu tăng thật sự trên [0, ∞). Hàm ngược
của hàm này xác định trên [0, ∞) theo công thức y 7→ y 1/n .
(ii) Hàm số x 7→ sin x là tăng thật sự trên I := [−π/2, π/2]. Hàm ngược của
sin là hàm arcsin xác định trên [−1, 1] theo công thức

arcsin y = x ⇔ y = sin x.

(iii) Hàm số x 7→ cos x là giảm thật sự trên I := [0, π]. Hàm ngược của cos là
hàm arccos xác định trên [−1, 1] theo công thức

arccos y = x ⇔ y = cos x.

(iv) Hàm số x 7→ tan x là tăng thật sự trên I := (−π/2, π/2). Hàm ngược của
tan là hàm arctan xác định trên [−1, 1] theo công thức

arctan y = x ⇔ y = tan x.

Định lý 1.11. (tính liên tục của hàm ngược) Cho f : (a, b) → (c, d) là một
song ánh liên tục. Khi đó hàm ngược f −1 : (c, d) → (a, b) cũng liên tục.

Chứng minh. Cố định y ∈ (c, d). Lấy một dãy {yn } ⊂ (c, d) sao cho yn → y,
ta cần chứng minh f −1 (yn ) → f −1 (y). Trước hết ta sẽ chứng tỏ dãy {f −1 (yn )}
là hội tụ. Nếu điều này là không đúng thì do tính bị chặn của (a, b) ta sẽ tìm
được hai dãy con {ymk } và ynk sao cho

lim f −1 (ymk ) = l 6= l0 = lim f −1 (ynk ).


k→∞ k→∞

Do tính liên tục của f nên ta có

y = lim ymk
k→∞
= lim f (f −1 (ymk ))
k→∞
= f (l).

22
Lập luận tương tự y = f (l0 ). Vậy f (l) = f (l0 ) = y. Do f là song ánh nên l = l0 .
Ta gặp mâu thuẫn. Như vậy ta đã chứng minh được lim f −1 (yn ) = a. Lập
n→∞
luận như trên ta nhận được

y = lim yn = lim f (f −1 (yn )) = f (a).


n→∞ n→∞

Vậy a = f −1 (y). Ta có điều phải chứng minh.

23
Bài tập Chương 1
1. Tính giới hạn của các dãy sau

n2 + n − 3 n+ n
a) xn = 2 b) xn = √
2n + 2n + 2 2n + 3 3 n
√ √
3
c) xn = n2 + 3n − n d) xn = n − n3 − 3n2
2.3n − 4n 1 + 2 + 22 + · · · + 2n
e) xn = f ) xn = .
22n+1 − 2n 1 + 3 + 32 + · · · + 3n
2. Tính các giới hạn sau (bằng cách dùng nguyên lý kẹp)
sin n + 2 cos n n + cos n2
a) lim b) lim
n→∞ n n→∞ n + sin n
 1 1 1 
c) lim √ +√ + ··· + √ .
n→∞ n2 + 1 n2 + 2 n2 + n
3. * a) Dùng đẳng thức (x + 1)n = xn + Cn1 xn−1 + · · · + Cnn−1 x + Cnn để
chứng tỏ rằng
n(n − 1) 2
(x + 1)n > x, ∀n > 2, x > 0.
2
b) Dùng (a) và nguyên lý kẹp để chứng minh rằng, với a > 1, ta có
n n2
lim =0 lim = 0.
n→∞ an n→∞ an

4. Chứng minh các dãy sau đơn điệu tăng và bị chặn (từ đó suy ra dãy hội
tụ)
1 1 1 1
a) xn = 2 + 2 + 2 + · · · + 2 ;
1 2 3 n
1 1 1 1
b) xn = + + + + · · · + .
1! 2! 3! n!
5. * Cho dãy {xn } cho bởi công thức quy nạp
√ √
x1 = 2, xn+1 = 2 + xn , n > 1.
a) Chứng minh dãy {xn } bị chặn trên bởi 2;
b) Chứng minh dãy {xn } đơn điệu tăng;
c) Tìm limn→∞ xn .

24
6. Chứng minh các dãy số sau không hội tụ và chỉ ra hai dãy con hội tụ
của chúng

n
 3 n nπ
a) xn = (−1) 3 + b) xn = 1 + cos .
n n+1 2

7. * a) Chứng minh nếu limn→∞ xn = ` thì limn→∞ (xn+2 − xn ) = 0;


b) Chứng minh dãy {sin n} không hội tụ.

8. Tính các giới hạn sau


x2 + 2x − 8 (x2 − x − 6)2
a) lim b) lim
x→2 x2 − 4 x→3 x2 − 2x − 3

 2 3  x3 − 2x2 + x
c) lim 2 − 3 d) lim .
x→1 x − 1 x −1 x→1 x3 − 3x + 2

9. Tính các giới hạn sau


√ √ √ √
1 + 3x − 1 3
1−x−1 1 + x − 3 1 + 2x
a) lim b) lim c) lim
x→0 x x→0 x x→0 x
√ √ √ √
1 + 2x − 3 x− 3+ x−3 x2
d) lim √ e) lim √ f ) lim √ .
x→4 x−2 x→3 x2 − 9 x→0 1 + 2x − x − 1

10. Tìm các giới hạn sau


√ √ √
p
x2 + x q √ √  
a) lim √ b) lim x + x− x c) lim x2 2
+ 3x− x − x − 1
x→∞ 4x2 + 1 x→∞ x→∞

ln(x2 + x + 1)  x + 2  x2
d) lim e) lim .
x→∞ ln(x8 + 2x2 + x + 2) x→∞ 2x − 1

11. Tìm các giới hạn sau bằng cách sử dụng nguyên lý kẹp
1 x + 2 sin 2x
a) lim x3 cos b) lim
x→0 x x→∞ 2x + cos x + 2

12. Trong Vật lý, dao động tắt dần được mô tả bởi hàm số

f (t) = e−αt (a cos ωt + b sin ωt),

với α > 0 và a, b ∈ R. Tìm lim f (t).


t→∞

25
π
13. Đặt f (x) = sin với x 6= 0. Chứng minh không tồn tại lim f (x).
x x→0

14. Trong Thuyết tương đối, khối lượng của vật chuyển động với vận tốc v
cho bởi công thức
m0
m= p ,
1 − v 2 /c2
ở đó m0 là khối lượng của vật đó khi nó đứng yên, c là vận tốc ánh sáng.
Chuyện gì xảy ra với khối lượng của vật khi v → c− ?

15. Trong Thuyết tương đối, độ dài của vật chuyển động với vận tốc v cho
bởi công thức
r
v2
L = L0 1 − 2 ,
c
ở đó L0 là độ dài của vật đó khi nó đứng yên, c là vận tốc ánh sáng. Tìm
lim− L.
v→c

16. Xét tính liên tục của các hàm số sau trên miền xác định R của chúng

x sin 1 khi x 6= 0
( 1
e− x2 khi x 6= 0
a) f (x) = x b) g(x) =
0 khi x = 0 0 khi x = 0


 sin x
khi x 6= 0
c) h(x) = x
1 khi x = 0.

17. Xét tính liên tục của hàm Heaviside (xác định trên R)
(
0 khi x < 0
H(x) =
1 khi x > 0.

18. Cho hàm số f (x) = [x], x ∈ R, ở đó [x] là số nguyên lớn nhất không vượt
quá x (gọi là phần nguyên của x). Ví dụ [2] = 2, [3.6] = 3, [−1.1] = −2.
a) Vẽ đồ thị hàm số f (x) khi x ∈ [−3, 3];
b) Chứng minh f (x) liên tục tại mọi x ∈ / Z, nhưng không liên tục tại
mọi x ∈ Z.

26
19. Tìm số thực a sao cho các hàm sau liên tục trên R
√
 √x − 1 khi x > 1
3
 2
x − x + a
khi x 6= 2
a) f (x) = x−1 b) g(x) = x−2
x+a khi x 6 1 3 khi x = 2.
 

20. Lực hấp dẫn của trái đất đối với một vật có khối lượng 1kg cách tâm
trái đất một khoảng bằng r được cho bởi công thức

 GM r khi r < R

F (r) = GM R3

 khi r > R,
r2

ở đó M là khối lượng của trái đất, R là bán kính của trái đất, G là hằng
số hấp dẫn.
a) Hàm F (r) có liên tục theo r trên [0, +∞) không?
b) Tìm lim F (r).
r→∞

21. Xét tính liên tục đều của các hàm sau trên tập đã chỉ ra
π
a) Hàm f (x) = cos trên (0, 1);
x
b) Hàm f (x) = x2 trên R.

22. Chứng minh rằng


π
a) Phương trình x2 − 1 = 2 sin x có nghiệm trên (0, );
6
b) Đa thức p(x) = x4 − 2x − 2 có nghiệm trên (1, 2);
c) Mọi đa thức bậc lẻ đều có nghiệm thực.

23. Cho hàm liên tục f : [0, 1] → [0, 1]. Chứng minh tồn tại c ∈ [0, 1] sao cho
f (c) = c.

24. Cho hàm liên tục f : [0, 1] → [0, 1] thỏa mãn f (0) = 0, f (1) = 1. Chứng
minh tồn tại c ∈ (0, 1) thỏa mãn f (c) = 1 − c.

25. Cho f (x) là làm tuần hoàn và liên tục trên R. Chứng minh f (x) đạt
được giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên R.

26. * Tìm một toàn ánh f : R → R sao cho f (1) = 2, f (2) = −1, nhưng
phương trình f (x) = 0 không có nghiệm trên khoảng (1, 2).

27
27. * Cho các hàm f (x) và g(x) liên tục trên [a, b]. Chứng minh rằng
a) Hàm h(x) := |f (x)| cũng 
liên tục trên [a, b]; 
b) Hai hàm M (x) := max f (x), g(x) và m(x) := min f (x), g(x)
cũng liên tục trên [a, b].

28. * Cho hàm f : (a, b) → (0, +∞) là hàm liên tục thỏa mãn

lim f (x) = lim− f (x) = 0.


x→a+ x→b

a) Chứng minh hàm g(x) cho bởi


(
f (x) khi x 6= a và x 6= b
g(x) =
0 khi x = a hoặc x = b.

liên tục trên [a, b];


b) Hàm f đạt giá trị lớn nhất trên (a, b).

29. * Cho hàm f : R → (0, +∞) là hàm liên tục thỏa mãn

lim f (x) = lim f (x) = 0.


x→+∞ x→−∞

Chứng minh f đạt giá trị lớn nhất trên R.

28
Lời giải và hướng dẫn của bài tập Chương 1
7. a) Hệ quả của các phép toán trên giới hạn dãy;
b) Giả sử lim sin x = `. Khi đó
n→∞

lim (sin(n + 1) − sin(n − 1)) = 0.


n→∞

Vậy lim cos n = 0. Ta suy ra


n→∞

lim (cos(n + 1) − cos(n − 1)) = 0.


n→∞

Nên lim sin n = 0. Điều này không xảy ra vì sin2 n + cos2 n = 1.


n→∞

Ta có thể chứng minh bằng cách khác mà không dựa vào phép phản
chứng như sau. Với mỗi số k tự nhiên ta xét khoảng mở
π 5π 
Ik := + 2π(k − 1), + 2π(k − 1) .
6 6
Chú ý rằng
π   5π  1
sin + 2π(k − 1) = sin + 2π(k − 1) =
6 6 2
và với mọi x ∈ Ik ta có sin x > 12 . do độ dài của khoảng Ik là 2π 3
>2
nên chắc chắn sẽ có một số tự nhiên rơi vào khoảng Ik . Gọi số tự nhiên
này là nk . Ta có sin nk > 21 . Vậy toàn bộ dãy {sin nk } nằm trong (1/2, 1].
Tương tự như vậy ta đặt
 7π 11π 
Jk := + 2π(k − 1), + 2π(k − 1) .
6 6
Với mọi x ∈ Jk ta lại có sin x < − 21 . Do độ dài khoảng mở Jk là lớn
hơn 1 nên ta tìm được số tự nhiên mk ∈ Jk . Vậy toàn bộ dãy {sin mk }
lại thuộc vào tập hợp [−1, −1/2). Do mỗi dãy con {sin nk } và {sin mk }
nếu hội tụ thì cũng sẽ hội tụ về các giới hạn khác nhau, nên dãy {sin n}
không hội tụ.
25. Giả sử hàm f tuần hoàn chu kỳ là T > 0. Ta thấy f đạt được cực
đại và cực tiểu trên [0, T ]. Do tính tuần hoàn, đó cũng chính là cực đại
và cực tiểu trên R của f (x).

29
26. Ta có thể chọn hàm f (x) như sau


 2x khi x61
3

5 − 3x khi 1 < x < 2, x 6= 2
f (x) =


 10 khi x = 32
x−3

khi x 6 2.

27. (b) Dùng (a) và đẳng thức sau

α + β + |α − β| α + β − |α − β|
max(α, β) = , min(α, β) = .
2 2

28. a) Dễ dành chứng minh hàm liên tục tại hai đầu mút nên g(x) liên
tục trên [a, b];
b) Hàm g(x) đạt giá trị lớn nhất tại 1 điểm x0 ∈ [a, b]. Nhưng giả thiết
cho ta x0 6= a, b. Nên x0 ∈ (a, b). Suy ra f (x) đạt giá trị lớn nhất tại x0 .
29. Ta thấy f (0) > 0. Từ giả thiết suy ra tồn tại R > 0 sao cho 0 <
f (x) < f (0) với mọi |x| > R. Hàm f đạt giá trị lớn nhất trên [−R, R]
tại x0 . Suy ra
f (x0 ) > f (x), ∀x ∈ [−R, R]

f (x0 ) > f (0) > f (x), ∀|x| > R.
Suy ra f (x) đạt giá trị lớn nhất trên R tại x0 .

30
Chương 2

Phép tính vi phân hàm một biến

Trong Chương 1 chúng ta đã nghiên cứu hàm liên tục cùng những tính chất
cơ bản của lớp hàm này. Một câu hỏi rất quan trọng là làm thế nào xác định
được tốc độ thay đổi của một hàm số theo tương quan của biến số. Điều này
được thể hiện rõ nhất khi ta muốn tính gia tốc của một chuyển động. Đó có
thể coi là giới hạn của thay đổi vận tốc chia cho thay đổi của thời gian. Hơn
nữa nhờ có đạo hàm mà ta có thể giải được bài toán đã đặt ra ở Chương 1 về
vẽ tiếp tuyến với đồ thị tại một điểm cho trước.

2.1 Đạo hàm và vi phân cấp một


Ta có định nghĩa quan trọng sau đây.
Định nghĩa 2.1. (định nghĩa về đạo hàm) Cho f là hàm số xác định trên
một khoảng mở (a, b) và x0 ∈ (a, b). Hàm f được gọi là có đạo hàm hay là khả
vi tại x0 nếu như tồn tại giới hạn
f (x0 + h) − f (x0 )
lim .
h→0 h
Giới hạn này (nếu tồn tại) thì được ký hiệu là f 0 (x0 ) và đươc gọi là đạo hàm
của f tại x0 .
Nếu f khả vi tại x0 thì ta cũng có thể viết
f (x0 + h) − f (x0 ) = f 0 (x0 )h + o(h)
hay một cách tương đương
f (x0 + h) − f (x0 ) = ϕ(h)h
ở đây ϕ là một hàm số (của h) liên tục tại h = 0 và thỏa mãn ϕ(0) = f 0 (x0 ).
Ngoài ra ta cũng có thể xét tới các đạo hàm theo hướng của hàm số f tại x0 .

31
Định nghĩa 2.2. (định nghĩa về đạo hàm phải và đạo hàm trái) Cho f là
hàm số xác định trên một khoảng mở (a, b) và x0 ∈ (a, b).
(i) Hàm f được gọi là có đạo hàm phải hay là khả vi phải tại x0 nếu như tồn
tại giới hạn
f (x0 + h) − f (x0 )
lim .
h→0+ h
Giới hạn này (nếu tồn tại) thì được ký hiệu là f+0 (x0 ) và đươc gọi là đạo hàm
phải của f tại x0 .
(ii) Hàm f được gọi là có đạo hàm trái hay là khả vi trái tại x0 nếu như tồn
tại giới hạn
f (x0 + h) − f (x0 )
lim .
h→0− h
Giới hạn này (nếu tồn tại) thì được ký hiệu là f−0 (x0 ) và đươc gọi là đạo hàm
trái của f tại x0 .

Như vậy f khả vi tại x0 khi và chỉ khi tồn tại f+0 (x0 ), f−0 (x0 ) và

f+0 (x0 ) = f−0 (x0 ) = f 0 (x0 ).

Ví dụ 2.1. (i) Nếu f (x) = c với c hằng số thì f (x + h) − f (x) = 0 với mọi x
và h. Do đó theo định nghĩa về đạo hàm f 0 (x) = 0 với mọi x.
(ii) f (x) = x2 là khả vi tại mọi x0 và f 0 (x0 ) = 2x0 . Thật vậy

f (x0 + h) − f (x0 )
lim = lim (2x0 + h) = 2x0 .
h→0 h h→0

(iii) f (x) = |x| khả vi tại mọi điểm x0 6= 0 nhưng không khả vi tại x0 = 0.
Thật vậy, tại x0 = 0 ta có
f (x0 + h) − f (x0 ) h−0
lim = lim = 1,
h→0+ h h→0 h

tuy nhiên
f (x0 + h) − f (x0 ) −h − 0
lim = lim = −1.
h→0− h h→0 h
Do đó f+0 (0) = 1, f−0 (0) = −1 nên f không khả vi tại 0. Chú ý rằng hàm f liên
tục tại mọi điểm của trục số.

Định lý 2.1. (mối quan hệ giữa tính liên tục và tính khả vi) Nếu một hàm f
là khả vi tại một điểm a nằm trong khoảng mở I thì f phải liên tục tại a.

32
Điều ngược lại nói chung là không đúng (xem ví dụ (iii) ở trên).

Chứng minh. Theo giả thiết ta có

f (x) − f (a)
lim (f (x) − f (a)) = lim (x − a)
x→a x→a x−a
f (x) − f (a)
= lim lim (x − a) = f 0 (a).0 = 0.
x→a x−a x→a

Vậy lim f (x) = f (a). Do đó f liên tục tai a.


x→a

Định lý 2.2. (các phép toán về đạo hàm) (a) Giả sử f, g là các hàm số khả
vi tại điểm x0 . Khi đó ta có các công thức sau:
(i) (f + g)0 (x0 ) = f 0 (x0 ) + g 0 (x0 );
(ii) (λf )0 (x0 ) = λf 0 (x0 ) với mọi λ ∈ R;
(iii) (f g)0 (x0 ) = f 0 (x0 )g(x0 ) + f (x0 )g 0 (x0 );
 0 0 0
(iii) fg (x0 ) = g(x0 )f (xg(x 0 )−f (x0 )g (x0 )
0)
2 .
(b) Công thức tính đạo hàm của hàm hợp hay còn gọi là qui tắc dây chuyền.
Nếu f khả vi tại g(x0 ) và g khả vi tại x0 thì

(f ◦ g)0 (x0 ) = f 0 (g(x0 )).g 0 (x0 )

Chứng minh. (a) Ta sẽ sử dụng định nghĩa của đạo hàm.


(i) Ta có

(f + g)(x0 + h) − (f + g)(x0 ) f (x0 + h) + g(x0 + h) − f (x0 ) − g(x0 )


lim = lim
h→0 h h→0 h
f (x0 + h) − f (x0 ) g(x0 + h) − g(x0 )
= lim + lim
h→0 h h→0 h
= f 0 (x0 ) + g 0 (x0 ).

Điều này cho ta (f + g)0 (x0 ) = f 0 (x0 ) + g 0 (x0 ).


(ii) Tương tự như (i) ta viết

λf (x0 + h) − λf (x0 ) f (x0 + h) − f (x0 )


lim = λ lim = λf 0 (x0 ).
h→0 h h→0 h

Ta có điều phải chứng minh

33
(iii) Trước hết biến đổi
(f g)(x0 + h) − (f g)(x0 ) = f (x0 + h)g(x0 + h) − f (x0 )g(x0 )
= f (x0 + h)[g(x0 + h) − g(x0 )] + g(x0 )[f (x0 + h) − f (x0 )]
= f (x0 + h)[g 0 (x0 )h + o(h) + g(x0 )[f 0 (x0 )h + o(h)]
= [f (x0 )g 0 (x0 ) + f 0 (x0 )g(x0 )]h + o(h).

Ta có điều phải chứng minh.


(b) Do g khả vi tại x0 nên ta có thể viết
g(x) − g(x0 ) = ϕ(x)(x − x0 )
với ϕ là hàm liên tục tại x0 thỏa mãn ϕ(x0 ) = g 0 (x0 ). Tương tự như vậy, do f
khả vi tại g(x0 ) nên ta có
f (y) − f (g(x0 )) = ψ(y)(y − g(x0 ))
ở đây ψ là hàm liên tục tại g(x0 ) và thỏa mãn ψ(g(x0 )) = f 0 (g(x0 )). Thay biểu
diễn của g vào biểu diễn của f ta nhận được
f (g(x)) − f (g(x0 )) = ψ(g(x))(g(x) − g(x0 )) = ψ(g(x))ϕ(x)(x − x0 ).
Do hàm số ψ(g(x))ϕ(x) liên tục tại x0 nên ta có
f (g(x)) − f (g(x0 ))
lim = lim ψ(g(x))ϕ(x)
x→x0 x − x0 x→x0

= ψ(g(x0 ))ϕ(x0 ) = f 0 (g(x0 )).g 0 (x0 ).

Ta có biểu thức cần chứng minh.


Ví dụ 2.2. Cho f là hàm khả vi trên R. Xét hàm
F (x) = |f (x)|.
Ta có thể viết F = g ◦ f ở đây g(x) := |x|. Do
(
1 x>0
g 0 (x) =
−1 x < 0.

Nên theo công thức đạo hàm hàm hợp ta có


(
0 f 0 (x) f (x) > 0
F (x) = 0
−f (x) f (x) < 0.

Ngoài ra F nói chung không khả vi tại các điểm x mà f (x) = 0.

34
Cuối cùng chúng ta sẽ cho công thức đạo hàm của hàm ngược các hàm khả vi.
Định lý 2.3. Cho f : (a, b) → (c, d) là hàm số liên tục sao cho hàm ngược
f −1 : (c, d) → (a, b) cũng liên tục. Nếu f khả vi tại x0 ∈ (a, b) và f 0 (x0 ) 6= 0
thì f −1 cũng khả vi tại f (x0 ) và ta có
1
(f −1 )0 (f (x0 )) = .
f 0 (x 0)

Chứng minh. Tương tự như cách chứng minh đạo hàm của hàm hợp, do f khả
vi tại x0 nên ta có thể viết
f (x) − f (x0 ) = ϕ(x)(x − x0 )
với ϕ là hàm liên tục tại x0 thỏa mãn ϕ(x0 ) = f 0 (x0 ). Khi y đủ gần y0 = f (x0 )
ta có
y − y0 = f (f −1 (y)) − f (f −1 (y0 ))
= ϕ(f −1 (y))(f −1 (y) − f −1 (y0 )).
Do đó
f −1 (y) − f −1 (y0 ) 1
lim = lim −1
y→y0 y − y0 y→y0 ϕ(f (y))
1
= −1
ϕ(f (y0 ))
1
=
ϕ(x0 )
1
= 0 .
f (x0 )
Ta có điều phải chứng minh.

2.2 Đạo hàm của một số hàm sơ cấp


Sử dụng các công thức trong mục này ta có thể tính được đạo hàm của một
số hàm số đã học trước kia.
Định lý 2.4. (i) y = xn , y 0 = nxn−1 , ∀x;
(ii) y = sin(x), y 0 = cos x;
(iii) y = cos(x), y 0 = − sin x;
(iv) y = tan(x), y 0 = (cos1x)2 ;
(v) y = ex , y 0 = ex .
(vi) y = ln x, y 0 = 1/x, ∀x > 0.
(vii) Nếu a là số thực bất kỳ thì (xa )0 = axa−1 , ∀x > 0.

35
Chứng minh. (i) Tiến hành như Ví dụ 2.1 (ii) ta có

(x + h)n − xn h[(x + h)n−1 + (x + h)n−2 x + · · · + xn−1 ]


lim = lim
h→0 h h→0 h
n−1
= lim [(x + h) + (x + h)n−2 x + · · · + xn−1 ] = nxn−1 .
h→0

(ii) Ta có  
sin(x + h) − sin x 2 cos x + h2 sin h2
lim = lim
h→0 h h→0 h
h  h  sin h2 i
= lim cos x + . h
h→0 2 2
sin h2
= cos x. lim h
h→0
2
sin t
= cos x. lim .
t→0 t
Ta sử dụng bất đẳng thưc

sin t
cos t ≤ ≤ 1, ∀t > 0.
t

Cho t → 0 và sử dụng phương pháp kẹp giữa ta có

sin t
lim = 1.
t→0+ t

Do hàm sin là hàm lẻ nên ta cũng có

sin t sin t
lim = lim = 1.
t→0− t t→0+ t

Kết hợp lại ta nhận được

sin(x + h) − sin x
lim = cos x.
h→0 h

Đây là khẳng định cần chứng minh


(iii) Do
π
cos x = sin( − x)
2
36
nên bằng cách áp dụng qui tắc đạo hàm hàm hợp và (ii) ta có
π
cos0 (x) = − sin0 ( − x)
2
π
= − cos( − x)
2
= − sin x.
(iv) Do
sin x
tan x :=
cos x
nên theo Định lý 2.2, với các giá trị x sao cho cos x 6= 0, ta có

0 cos x sin0 (x) − sin x cos0 (x)


tan (x) =
cos2 x
cos x + sin2 x
2
=
cos2 x
1
= .
cos2 x
(v) Trước hết ta chứng minh
1
lim N (e N − 1) = 1. (2.2.1)
N →∞

Thật vậy, cố địnhε > 0. Theo định nghĩa của số e ta có


 1 N
e = lim 1 + .
N →∞ N
Vậy ta tìm được N0 sao cho
 1 N  1 N
1+ <e< 1+ + ε, ∀N > N0 .
N N
Do đó
1
1 < N (e N − 1) < 1 + ε, ∀N > N0 .
Ta đã chứng minh được (2.2.1). Tiếp theo ta sẽ chứng tỏ
ex − 1
lim = 1. (2.2.2)
x→0 x
Muốn vậy, lấy một dãy xn → 0 tùy ý, ta chỉ cần chứng minh
exn − 1
lim = 1.
n→∞ xn

37
Không giảm tổng quát ta có thể coi xn > 0. Thế thì với mỗi n sẽ có N để
1 1
≤ xn < .
N +1 N

Điều này dẫn đến


1 1
e N +1 − 1 exn − 1 eN − 1
1 ≤ ≤ 1 .
N
xn N +1

Vậy
 1
  1  exn − 1  1   1 
(N + 1) e N +1 −1 − e N +1 −1 ≤ ≤N e −1 + e −1 .
N N
xn

Cho N → ∞ và sử dụng (2.2.1) cùng với tiêu chuẩn kẹp giữa chúng ta có
(2.2.2). Bây giờ ta cố định x ∈ R và xét

ex+h − ex eh − 1
lim = ex lim = ex .
h→0 h h→0 h
Ta có điều phải chứng minh.
(vi) Chú ý rằng f (x) := ln x là hàm ngược của hàm ex nên ta có, theo (v) và
định lý về đạo hàm của hàm ngược ta có
1 1
f 0 (x) = = .
eln x x
(vii) Do x > 0 nên ta có
f (x) := xa = ea ln x .
Áp dụng công thức đạo hàm của hàm hợp và những kết quả (v) và (vi) ta có
1
f 0 (x) = ea ln x .a = axa−1 .
x
Chúng ta kết thúc chứng minh.
Người ta đã chứng minh được rằng hàm số ex là hàm khả vi duy nhất (sai
lệch một hằng số nhân) mà không bị thay đổi qua phép đạo hàm.
Vi phân hàm một biến. Cho f là một hàm số xác định trên (a, b). Giả sử
f khả vi tại x0 ∈ (a, b). Khi đó vi phân của f tại x0 là biểu thức có dạng

df (x0 )(h) = f 0 (x0 )h

38
trong đó h là một số thực (ta luôn hiểu h rất bé). Tương tự như vậy, nếu f là
khả vi trên (a, b) thì vi phân của f trên (a, b) là biểu thức

df (x) = f 0 (x)dx.

Ta hiểu vi phân của f tại x0 chính là xấp xỉ tuyến tính tốt nhất của f (x0 +
h) − f (x0 ) khi h đủ bé. Điều này là có cơ sở, bởi vì theo định nghĩa của đạo
hàm ta có
f (x0 + h) − f (x0 ) = f 0 (x0 )h + o(h)
= df (x0 )(h) + o(h).

Tính chất bất biến của vi phân. Giả sử f là hàm khả vi của biến số x và x
lại là hàm khả vi của biến số t. Khi đó f đương nhiên cũng có thể coi là hàm
khả vi của biến số t, t 7→ (f ◦ x)(t). Ta có theo định nghĩa của vi phân và theo
qui tắc dây chuyền
d(f ◦ x)(t) = f 0 (x(t))x0 (t)dt
= f 0 (x(t))dx(t)
= f 0 (x)dx
= df (x).

Điều này có nghĩa là vi phân lấy theo biến t (mới) hay biến x cũ của hàm f
là như nhau. Đây là tính chất rất hay của vi phân mà đạo hàm không có.

2.3 Các định lý cơ bản của hàm khả vi


Định lý 2.5. (Định lý Fermat về cực trị địa phương). Nếu f là hàm khả vi
trên (a, b) và nếu x0 là một điểm cực trị địa phương của hàm f , tức là có một
khoảng mở (x0 − δ, x0 + δ) sao cho f (x0 ) là giá trị lớn nhất hay là nhỏ nhất
của hàm f trên khoảng mở này. Khi đó ta có f 0 (x0 ) = 0.

Chứng minh. Không giảm tổng quát, ta xét trường hợp f (x0 ) là giá trị nhỏ
nhất của f trên một khoảng (x0 − δ, x0 + δ) nào đó. Điều này có nghĩa là

f (x0 + h) − f (x0 ) ≥ 0, ∀h ∈ (0, δ).

Như vậy theo định nghĩa của đạo hàm chúng ta có

f (x0 + h) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim ≥ 0.
h→0+ h

39
Tương tự như vậy

f (x0 + h) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim ≤ 0.
h→0− h

Kết hợp lại ta có điều phải chứng minh.

Ta xét vấn đề tìm cực trị toàn cục của một hàm liên tục f trên [a, b] và khả
vi trên khoảng mở (a, b). Phương pháp làm là tìm tất cả các điểm cực trị địa
phương của f cùng với hai giá trị f (a), f (b) và sau đó tìm cực trị của tất cả
các cực trị địa phương này.

Ví dụ 2.3. Tìm cực đại và cực tiểu của f (x) = x − x3 trên [0, 1].
Trước hết ta tìm các điểm "dừng" của f trên [0, 1]. Cụ thể hơn, xét phương
trình
f 0 (x) = 1 − 3x2 = 0.
Phương trình này có 1 nghiệm x0 = √1 trên [0, 1]. Theo Định lý Fermat về
3
điểm dừng ta có

max{f (x) : 0 ≤ x ≤ 1} = max{f (0), f (1), f (x0 )} = 0;

min{f (x) : 0 ≤ x ≤ 1} = min{f (0), f (1), f (x0 )} = f (x0 ) = −2.

Định lý Fermat là điểm xuất phát cho tất cả các định lý quan trọng về hàm
khả vi. Ta bắt đầu bằng định lý thú vị sau đây về sự tồn tại các điểm mà đạo
hàm triệt tiêu. Chú ý rằng chứng minh định lý này cần sử dụng hai định lý
quan trọng là Định lý Weierstrass về tồn tại cực trị toàn cục của hàm liên tục
và định lý Fermat về cực trị địa phương đã nói ở trên.

Định lý 2.6. (Định lý Rolle về tồn tại điểm dừng của hàm khả vi). Cho f là
hàm liên tục trên [a, b] và khả vi trên (a, b). Giả sử f (a) = f (b). Khi đó tồn
tại c ∈ (a, b) sao cho f 0 (c) = 0.

Định lý quan trọng nhất của mục này, đóng vai trò then chốt trong nhiều bài
toán về hàm khả vi là định lý sau đây:

Định lý 2.7. (Định lý Lagrange về giá trị trung bình). Cho f là hàm liên tục
trên [a, b] và khả vi trên (a, b). Khi đó tồn tại giá trị c ∈ (a, b) sao cho

f (a) − f (b)
f 0 (c) = .
a−b

40
Ý nghĩa của định lý trên nói rằng ta luôn tìm được một điểm trên đồ thị
để tiếp tuyến tại đó song song với đường thằng nối điểm đầu (a, f (a)) và điểm
cuối (b, f (b)).

Chứng minh. (Định lý Lagrange về giá trị trung bình) Ta sẽ sử dụng định lý
Rolle. Cụ thể hơn, xét hàm

f (b) − f (a)
g(x) = f (x) − (x − a), a ≤ x ≤ b.
b−a

Khi đó g là hàm liên tục trên [a, b] và thỏa mãn

f (b) − f (a)
g 0 (x) = f 0 (x) − .
b−a

Chú ý rằng g(a) = g(b) = f (a) nên theo định lý Rolle (Định lý 2.6), ta tìm
được c ∈ (a, b) sao cho g 0 (c) = 0. Theo biểu diễn của g 0 ở trên ta có

f (a) − f (b)
f 0 (c) = .
a−b

Đây là điều cần chứng minh.

2.4 Đạo hàm và vi phân cấp cao


Đạo hàm cấp từ 2 trở lên (nếu như tồn tại) được hiểu là đạo hàm cấp cao của
hàm số f. Ta hiểu đạo hàm cấp cao được định nghĩa thông qua đạo hàm (cấp
một) theo cách như sau:

f 00 := (f 0 )0 , f 000 := (f 00 )0 , · · · , f (n) := (f n−1 )0 .

Vi phân cấp cao được định nghĩa thông qua đạo hàm cấp cao bằng cách như
sau
dn f (x0 )(h) := f (n) (x0 )hn , dn f (x) := f (n) (x)dn x.
Các hàm ta gặp trong chương trình phổ thông nói chung là có đạo hàm cấp
cao tùy ý trên miền xác định của chúng. Ta có thể kiểm tra điều này với các
hàm ở mục 2.1.3.
Để kết thúc mục này ta cần ghi nhớ đạo hàm cấp cao của một số hàm cơ
bản  
(i) sin(n) (x) = sin x + nπ
2
;

41
 

(ii) cos(n) (x) = cos x + 2
;
(iii) Nếu f (x) = ax , a > 0 là hằng số thì f (n) (x) = (ln a)n ax .
(iv) Nếu a là số thực (không nhất thiết là số tự nhiên) và f (x) = xa thì

f (n) (x) = a(a − 1) · · · (a − n + 1)xa−n , ∀x > 0.

Nếu a là số tự nhiên thì công thức trên đúng với mọi số thực x.

2.5 Công thức Taylor


Vai trò quan trọng của đạo hàm cấp cao được thể hiện ở công thức Taylor về
xấp xỉ gần đúng một hàm khả vi f bởi một đa thức được xác định thông qua
đạo hàm cấp cao của f tại một điểm cho trước.

Định lý 2.8. (Công thức khai triển Taylor) Cho n là số tự nhiên và f :


(a, b) → R là một hàm số khả vi cấp n + 1. Với một điểm x0 ∈ (a, b) ta xác
định đa thức Taylor bậc n của f tại x0 bởi công thức

f 00 (x0 ) 2 f (n) (x0 ) n


Tn (f, x0 , h) := f (x0 ) + f 0 (x0 )h + h + ··· + h .
2! n!

Khi đó tồn tại điểm c nằm giữa x0 và x0 + h sao cho

f (n+1) (c) n+1


f (x0 + h) = Tn (f, x0 , h) + h .
(n + 1)!

Đặc biệt ta có

0 f 00 (x0 ) 2 f (n) (x0 ) n


f (x0 + h) = f (x0 ) + f (x0 )h + h + ··· + h + o(hn ).
2! n!

Ta có các nhận xét sau:


(i) Kết luận cuối của định lý khai triển Taylor nói rằng

f (x0 + h) − Tn (f, x0 , h)
lim = 0.
h→0 hn

Như vậy Tn (f, x0 , h) xấp xỉ f (x0 + h) tốt tới bậc n khi h đủ bé.
(ii) Khi n = 1 thì định lý Taylor chính là định lý Lagrange (Định lý 2.7).

42
Chứng minh. Để trình bày được đơn giản chúng ta chỉ xét n = 2. Chúng ta sẽ
sử dụng định lý Rolle cho một hàm thích hợp. Cố định x0 ∈ (a, b) và h đủ bé.
Trên đoạn thẳng với các đầu mút x0 và x0 + h ta xét hàm số
f 0 (x) f 00 (x)
F (x) := f (x0 + h) − f (x) − (x0 + h − x) − (x0 + h − x)2 .
1! 2!
Khi đó
F (x0 ) = f (x0 + h) − T2 (f, x0 , h).
Tiếp theo, bằng cách đạo hàm hai vế (theo x) của F ta có
f 00 (x) f 0 (x) f 000 (x) f 00 (x)
F 0 (x) = −f 0 (x) − (x0 + h − x) + − (x0 + h − x)2 + .2!(x0 + h − x)
1! 1! 2! 2!
f 000 (x)
=− (x0 + h − x)2 .
2!
Tiếp theo với h đủ bé và x đủ gần x0 ta đặt
(x0 + h − x)3
G(x) := F (x) − F (x0 ).
h3
Như vậy

G(x0 ) = F (x0 ) − F (x0 ) = 0, G(x0 + h) = F (x0 + h) = 0.

Do G là hàm khả vi nên theo định lý Rolle (Định lý 2.6)ta tìm được một giá
trị c nằm giữa x0 và x0 + h sao cho
3(x0 + h − c)2
0 = G0 (c) = F 0 (c) + F (x0 ).
h3

Ở đây vế phải nhận được nhờ đạo hàm trực tiếp hàm G. Thay giá trị của F 0 (c)
đã tính ở trên vào đẳng thức cuối ta có
f 000 (c) 3(x0 + h − c)2
− (x0 + h − c)2 + F (x0 ).
2 h3
Rút gọn lại ta nhận được
f 000 (c) 3
F (x0 ) = h.
3!
Cuối cùng thay giá trị F (x0 ) đã tính ở đầu chứng minh ta kết thức chứng
minh.

43
2.4.2 Công thức Taylor của một số hàm cơ bản Trong mục này ta sẽ
vận dụng công thức khai triển Taylor vào các hàm cơ bản như hàm lượng giác,
hàm lũy thừa...
(i) Nếu f (x) = sin x thì do f (n) (0) = sin( nπ
2
) với mọi n ≥ 1, nên ta có
x3 x5 x2n+1
sin x = x − + + · · · + (−1)n + o(x2n+1 ).
3! 5! (2n + 1)!
(ii) Nếu f (x) = cos x thì do f (n) (0) = cos( nπ
2
) với mọi n ≥ 1, nên ta có
x2 x4 x2n
cos x = 1 − + + · · · + (−1)n + o(x2n ).
2! 4! (2n)!
(iii) Nếu f (x) = ex thì do f (n) (0) = 1 với mọi n ≥ 1 nên ta có
x2 xn
ex = 1 + x + + ··· + + o(xn ).
2! n!
(iv) Nếu f (x) = ln(1 + x) (x > −1) thì do
(n − 1)!
f (n) (x) = (−1)n−1 ⇒ f (n) (0) = (−1)n−1 (n − 1)!
(x + 1)n
nên ta có
x2 (−1)n−1 n
ln(1 + x) = 1 − x + + ··· + x + o(xn ).
2 n
Ta sử dụng công thức trên để gần đúng các biểu thức chứa căn thức, lượng
giác,...

Ví dụ 2.4. Tính gần đúng 3 1, 3 tới 2 chữ số.
Xét hàm
f (x) := (1 + x)1/3 , x > −1.
Khi đó
1 1 2
f 0 (x) = (1 + x)−2/3 , f 00 (x) = . − (1 + x)−5/3 .
3 3 3
Do vậy
1 2
f 0 (0) = , f 00 (0) = − .
3 9
Áp dụng định lý khai triển Taylor cho hàm f, x0 = 0, n = 2 ta có
1 1 1
f (h) = 1 + h − h2 + f 000 (c)h3
3 9 3!
44
với c ∈ (0, h). Đặt
1 1
T2 (f, 0, h) := 1 + h − h2
3 9
ta thấy T2 (f, 0, 0, 3) = 1, 09 và số dư
1 000 5  3 3 1
3
f (c)(0, 3) ≤ = < 0, 17.10−2 .
3! 81 10 600
Vậy p
| 3 1, 3 − 1, 09| < 0, 5.10−2 .

Do đó ta có thể viết 3
1, 3 ≈ 1, 09 tới 2 dấu phẩy.

2.6 Một số ứng dụng của đạo hàm


Trước hết chúng ta sử dụng đạo hàm để khảo sát dáng điệu của hàm số.
Định lý 2.9. Cho f là hàm số khả vi trên (a, b). Giả sử f 0 (x) = 0 với mọi
x ∈ (a, b). Khi đó f là hàm hằng.
Chứng minh. Cố định c ∈ (a, b). Khi đó với mọi x ∈ (c, b), theo định lý giá trị
trung bình Lagrange ta tìm được y ∈ (c, x) sao cho

f (x) − f (c) = (x − c)f 0 (y)


= (x − c).0 = 0.

Do đó f (x) = f (c). Lập luận tương tự ta có f (x0 ) = f (c) với mọi x0 ∈ (a, c).
Tóm lại ta đã chứng minh f (x) = f (c) với mọi x ∈ (a, b). Ta có điều phải
chứng minh.
Cũng bằng cách áp dụng định lý giá trị trung bình, chúng ta có kết quả
sau:
Định lý 2.10. Cho f là hàm số khả vi trên (a, b). Khi đó ta có các khẳng
định dưới đây: (i) Hàm f là tăng trên (a, b) khi và chỉ khi f 0 ≥ 0 trên (a, b);
(ii) Hàm f là giảm trên (a, b) khi và chỉ khi f 0 ≤ 0 trên (a, b).
Chứng minh. (i) Trước hết ta giả sử f 0 (x) ≥ 0 với mọi x ∈ (a, b). Lấy a <
x1 < x2 < b. Áp dụng định lý giá trị trung bình Lagrange cho hàm f trên
[x1 , x2 ] ta tìm được điểm x∗ ∈ (x1 , x2 ) sao cho

f (x2 ) − f (x1 ) = f 0 (x∗ )(x2 − x1 ).

45
Do f 0 (x∗ ) ≥ 0 và do x2 − x1 > 0 nên ta phải có f (x2 ) − f (x1 ) ≥ 0 hay là
f (x2 ) ≥ f (x1 ). Ta đã chứng minh f là hàm tăng trên (a, b). Tiếp theo ta giả
sử f là hàm tăng. Cố định c ∈ (a, b). Khi đo với mọi x 6= c ta có

f (x) − f (c)
≥ 0.
x−c

Vì f khả vi tại c nên ta có

f (x) − f (c)
f 0 (c) = lim ≥ 0.
x→c x−c

(ii) Ta có f là hàm giảng khi và chỉ khi −f là hàm tăng. Vậy bằng cách áp
dụng kết quả của (i) ta có điều phải chứng minh.
Tiếp theo chúng ta sẽ sử dụng đạo hàm để khử một số dạng bất định trong
bài toán tìm giới hạn thương hai hàm số.

Định lý 2.11. (Qui tắc L’Hospital dạng yếu) Cho f, g là hai hàm số xác định
trên [a, b] và thỏa mãn f (a) = g(a) = 0. Giả sử g(x) 6= 0 trên (a, b] và f, g khả
vi tại a, g 0 (a) 6= 0. Khi đó ta có

f (x) f 0 (a)
lim = 0 .
x→a+ g(x) g (a)

Chứng minh. Do f (a) = g(a) = 0 nên ta có thể viết

f (x) f (x) − f (a)


=
g(x) g(x) − g(a)
f (x)−f (a)
x−a
= g(x)−g(a)
.
x−a

Sử dụng định nghĩa về đạo hàm và giả thiết f, g khả vi tại a với g 0 (a) 6= 0 ta
nhận được
f (x) lim f (x)−f
x−a
(a)
x→a+
lim =
x→a+ g(x) lim g(x)−g(a)
x−a
x→a+
0
f (a)
= .
g 0 (a)
Ta có điều phải chứng minh.

46
Cũng bằng phương pháp trên và kết hợp với định lý giá trị trung bình, ta
có thể giảm nhẹ được một số giả thiết của định lý trên.

Định lý 2.12. (Qui tắc L’Hospital dạng mạnh) Cho f, g là hai hàm số khả vi
trên (a, b) với −∞ ≤ a < b ≤ ∞. Giả sử g 0 (x) 6= 0 với mọi x ∈ (a, b) và

lim f (x) = lim g(x) = 0.


x→a+ x→a+

Khi đó ta có
f (x) f 0 (x)
lim = lim 0
x→a+ g(x) x→a+ g (x)

nếu giới hạn ở vế phải tồn tại.

Ví dụ 2.5. (i) Ta có
1 − cos x sin x
lim 2
= lim
x→0 x x→0 2x
cos x
= lim
x→0 2
1
= .
2
(ii)
1 1  sin x − x
lim − = lim
x→0 x sin x x→0 x sin x
cos x − 1
= lim
x→0 sin x + x cos x
− sin x 0
= lim = = 0.
x→0 2 cos x − x sin x 2
(iii)
sin x h cos x i
lim √ = lim 1
x→0+ x x→0+ √
2 x

= lim 2 x cos x = 0.
x→0+

Ta
√ chú ý rằng ở (iii) ta cần áp dụng qui tắc L’Hospital dạng mạnh bởi vì hàm
x không khả vi tại x = 0.

Ta kết thúc chương này bằng định lý sau đây về điều kiện đủ của cực trị
địa phương.

Định lý 2.13. (Điều kiện đủ cho cực trị) Cho f : (a, b) → R là hàm khả vi
cấp hai và x0 ∈ (a, b) thỏa mãn f 0 (x0 ) = 0. Khi đó các khẳng định sau là đúng:

47
(i) Nếu f 00 (x0 ) > 0 thì f đạt cực tiểu địa phương tại x0 ;
(ii) Nếu f 00 (x0 ) < 0 thì f đạt cực đại địa phương tại x0 ;
(iii) Nếu f 00 (x0 ) = 0 thì f có thể không đạt cực đại địa phương và cực tiểu địa
phương tại x0 .

Chứng minh. (i) Ta áp dụng công thức khai triển Taylor (Định lý 2.8) tới bậc
2 tại x0 . Cụ thể ta viết

h 0 h2
f (x0 + h) = f (x0 ) + f (x0 ) + f 00 (x0 ) + o(h2 )
1! 2!
2
h
= f (x0 ) + f 00 (x0 ) + o(h2 ).
2

Ở đây ta đã dùng giả thiết f 0 (x0 ) = 0 ở đẳng thức thứ 2. Do f 00 (x0 ) > 0 nên

h2 00
f (x0 + h) − f (x0 ) = f (x0 ) + o(h2 ) > 0, ∀h đủ bé.
2
Vậy f đạt cực tiểu địa phương tại x0 .
(ii) Xét hàm g(x) := −f (x). Ta có g thỏa mãn các điều kiện của (i) nên g phải
đạt cực tiểu địa phương tại x0 . Điều này có nghĩa f đạt cực đại địa phương
tại x0 .
(iii) Xét f (x) = x3 và x0 = 0. Khi đó f 0 (0) = f 00 (0) = 0 tuy nhiên f không
đạt cực đại hay cực tiểu địa phương tại x0 .

48
2.7 Bài tập Chương 2

1. a) Cho hàm f (x) = xg(x) với g(4) = 8, g 0 (4) = 7. Tìm f 0 (4);
g(x)
b) Cho hàm f (x) = với g(2) = 4 và g 0 (2) = −3. Tìm f 0 (2).
x

2. Tính đạo hàm của các hàm số sau


s
√ 1 + x3
q p 3
a) y = x + x b) y = 10 (1 − x)4 (1 + x)6 c) y =
1 − x3

sin x − x cos x
d) y = tan2 (x)−cot2 x e) y = sin3 x cos 3x f) y =
cos x + x sin x

g) y = ln(x + x2 + 1) h) y = ex ln(sin x) i) y = xx .

3. Cho hàm số f (x) = x|x| với x ∈ R.


a) Tính đạo hàm f 0 (x) với x 6= 0;
b) Dùng định nghĩa đạo hàm để tính f 0 (0);
c) Hàm f 0 (x) có liên tục trên R không?

4. Cho hàm số 
xn sin 1 khi x 6= 0;
fn (x) = x
0 khi x = 0.

a) Chứng minh hàm f1 (x) liên tục trên R, nhưng không khả vi tại x = 0;
b) Chứng minh hàm f2 (x) khả vi trên R và tính f20 (x);
c) Chứng minh f20 (x) không liên tục tại x = 0. Từ đó suy ra f2 có đạo
hàm cấp 1 trên R, nhưng không có đạo hàm cấp 2 tại x = 0.

5. Cho hàm số f (x) = 3 x với x ∈ R.
a) Dùng định nghĩa đạo hàm để chứng minh rằng f không khả vi tại
x = 0; √
b) Viết phương trình đường thẳng qua gốc tọa độ và điểm A(a, 3 a) với
a 6= 0. Nhận xét về về vị trí của đường thẳng khi
√ a → 0.
3 2
Lời giải. b) Phương trình đường thằng là x − a y = 0. Khi a → 0 thì
√ tới đường thẳng x = 0. Đó cũng là tiếp tuyến của
đường thằng "hội tụ"
đồ thị hàm số y = 3 x.

49
6. Cho hàm số 
−1 − 2x nếu x < −1

f (x) = x2 nếu − 1 6 x 6 1

x nếu x > 1.

Tính đạo hàm của hàm f (x). Vẽ đồ thị của f (x) và f 0 (x) (tại những
điểm đạo hàm tồn tại).

7. Tìm các số thực a, b để hàm số sau có đạo hàm trên R


(
x2 nếu x 6 2
f (x) =
ax + b nếu x > 2.

Nêu ý nghĩa hình học của kết quả tìm được.

8. Tìm đạo hàm phải và đạo hàm trái của các hàm số sau tại x = 0
a) f (x) = |x|;
p
b) f (x) = sin(x2 ).

9. Vị trí của một vật chuyển động trên một đường thẳng (với gốc và hướng
đã cho) cho bởi phương trình

s = f (t) = t3 − 6t2 + 9t, t > 0,

ở đây t đơn vị là giây, s đơn vị là mét.


a) Tìm vận tốc của vật theo thời gian t;
b) Tìm vận tốc của vật tại thời điểm 2 s, 4 s;
c) Tại thời điểm nào vận tốc tức thời của vật bằng 0?
d) Khi nào vật chuyển động hướng về phía trước (chuyển động theo
hướng dương)? Khi nào vật chuyển động hướng về phía sau?

10. Đối với một thanh kim loại đồng nhất và đồng hình dạng (hình dạng mọi
chỗ theo chiều dài đều giống nhau), ta gọi khối lượng dài (linear density)
là khối lượng (theo kg) của thanh kim loại trên mỗi đơn vị độ dài (theo
m).
Giả sử ta có thanh kim loại không đồng nhất, nhưng đồng hình dạng.
Giả sử khối lượng của phần thanh kim loại tính từ đầu bên trái (coi là
điểm gốc) đến điểm cách đầu bên trái một khoảng x mét là m = f (x)
với x > 0.

50
a) Tính khối lượng dài trung bình của phần của thanh kim loại nằm giữa
x = x1 và x = x2 (x1 < x2 ). Từ đó tính khối lượng dài tại x1 ;

b) Áp dụng (a) cho thanh kim loại ứng với m = f (x) = x với khối
lượng đơn vị là kg và x đơn vị là mét.
i) Tính khối lượng dài trung bình của phần của thanh kim loại ứng với
x = 1 và x = 1.21;
ii) Tính khối lượng dài tại x = 1, x = 1.21.

11. Xét phản ứng hóa học tạo ra chất C từ hai chất A và B

A + B → C.

Giả sử nồng độ của hai chất A và B bằng nhau [A] = [B] = a (mol/l).
Khi đó nồng độ của C theo thời gian được cho bởi công thức
a2 Kt
[C] = (mol/l),
aKt + 1
ở đó K là một hằng số.
a) Tìm tốc độ phản ứng ở thời điểm t;
b) Chứng minh nếu x = [C] thì
dx
= K(a − x)2 .
dt
c) Chuyện gì xảy ra với nồng độ các chất khi t → ∞?
d) Chuyện gì xảy ra với tốc độ phản ứng khi t → ∞?

12. Một quần thể vi khuẩn ban đầu có 1 triệu con và số lượng của quần thể
tăng gấp đôi trong vòng 1 giờ. Khi đó số lượng cá thể ở thời điểm t > 0
là n = f (t) = 106 .2t với t đơn vị là giờ.
a) Tính số lượng vi khuẩn trong vòng 3 giờ, 4 giờ.
b) Tính tốc độ tăng trưởng của quần thể vi khuẩn sau 6 giờ (tức là tại
thời điểm t = 6 giờ).

13. Không khí được bơm vào một quả bóng hình cầu sao cho thể tích của
quả bóng tăng 100 cm3 /s. Hỏi tốc độ tăng bán kính của quả bóng bằng
bao nhiêu khi đường kính bằng 50 cm?

51
14. Chứng minh rằng hàm số y = aeαx + beβx , với a, b, α, β là các số thực,
thỏa mãn phương trình

y 00 − (α + β)y 0 + αβy = 0.

15. Chứng minh rằng hàm hàm y = e−αx (a sin ωx + b cos ωx), với a, b, α, ω,
là các số thực thỏa mãn phương trình

y 00 + 2αy 0 + (α2 + ω 2 )y = 0.

16. Tìm đạo hàm cấp n của các hàm số sau


1 ax + b
a) y = (c 6= 0) b) y = (c 6= 0) c) y = ln(2x+1)
cx + d cx + d
1 √
d) y = e) y = 3
3x − 1 f ) y = eax
x2 − 3x + 2
g) y = sin(2x) h) y = sin2 x i) y = sin x sin 3x

17. a) Chứng minh rằng nếu f và g khả vi trên (a, b) thì


 (n) Xn
f (x)g(x) = Cnk f (k) (x)g (n−k) (x), x ∈ (a, b)
k=0

ở đây f (0) (x) = f (x) và g (0) (x) = g(x).


b) Dùng (a) để tính các đạo hàm cấp 10 của các hàm sau

y = x3 e x y = x2 cos 2x.

18. Vị trí của một vật chuyển động trên một đường thẳng (với gốc và hướng
đã cho) cho bởi phương trình

s = f (t) = t3 − 6t2 + 9t, t > 0,

ở đây t đơn vị là giây, s đơn vị là mét.


a) Tìm gia tốc của vật tại thời điểm t;
b) Khi nào vật chuyển động nhanh dần?
c) Vẽ đồ thị biểu thị vị trí, vận tốc, gia tốc của vật trên cùng một hệ tọa
độ ứng với 0 6 t 6 5.

52
19. Tìm cực trị của các hàm số sau
a) f (x) = sin 2x − 2 sin x với 0 < x < 2π;
b) f (x) = x3 ;
c) f (x) = |x2 − 1|.

20. Từ 0o đến 30o , thể tích V của 1 kg nước (tính theo cm3 ) ở nhiệt độ T
được tính gần đúng bởi công thức

V = 999.87 − 0.06426T + 0.0085043T 2 − 0.0000679T 3 .

Tìm nhiệt độ mà tại đó thể tích nước nhỏ nhất.

21. Cho hàm f liên tục trên [0, 2], khả vi trên (0, 2) thỏa mãn f (0) = 0,
f (1) = 2 và f (2) = 1. Chứng minh tồn tại c ∈ (0, 2) sao cho f 0 (c) = 0.

22. Cho hàm f (x) liên tục trên [0, 1], khả vi trên (0, 1) và thỏa mãn f (0) = 0,
f (1) = 1. Chứng minh tồn tại c ∈ (0, 1) sao cho f 0 (c) = 2020c2019 .

23. Cho hàm f (x) liên tục trên [a, b], khả vi trên (a, b) và thỏa mãn f (a) =
f (b) = 0. Chứng minh tồn tại c ∈ (a, b) để f 0 (c) + 2f (c) = 0.

24. Cho hàm f khả vi trên R thỏa mãn f (0) = −3 và f 0 (x) 6 5 với mọi
x ∈ R. Tìm giá trị lớn nhất của f (2).

25. Dùng Định lý Lagrange để chứng minh các bất đẳng thức sau
a) | sin a − sin b| 6 |a − b| với mọi a, b ∈ R;
1 b 1
b) < ln < với mọi 0 < a < b.
b a a

26. Viết khai triển Taylor của các hàm sau tại x = 0
a) f (x) = sin 3x đến số hạng x3 ;
b) f (x) = cos2 x đến số hạng x4 ;
2
c) f (x) = e√x+x đến số hạng x2 ;
d) f (x) = 1 + x đến số hạng x2 .

53
27. Tìm các số thực a và b để
 sin 2x b
lim + a + 2 = 0.
t→0 x3 x

28. Viết phương trình tiếp tuyến đồ thị các hàm số tại các điểm đã chỉ ra
2
a) y = tại điểm (0, 1);
1 + e−x
x
by=√ tại điểm (1, 1).
2 − x2

29. Viết√ phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = 1 − x2 tại điểm
(a, 1 − a2 ). Nhận xét về vị trí của tiếp tuyến khi a → 1− .

30. Dùng quy tắc L’Hospital để tính các giới hạn sau
x − sin x ex − x − 1 ln x
a) lim b) lim f ) lim (α > 0)
x→0 x3 x→0 x2 x→∞ xα

xn
g) lim (n ∈ N∗ , a > 1) c) lim xα ln x (α > 0)
x→∞ ax x→0
 1 1  1
d) lim− ln x ln(1−x) e) lim − h) lim x 1−x
x→1 x→0 sin x tan x x→1
1
1
 sin x  2 √
x
i) lim x x j) lim k) lim+ x x .
x→∞ x→0 x x→0

31. Chứng minh rằng hàm số


( 2
e−1/x nếu x 6= 0
f (x) =
0 nếu x = 0.

khả vi trên R.

32. Cho f : R → R là hàm số xác định bởi công thức


(
2x4 + x4 sin(1/x) x 6= 0
f (x) =
0 x = 0.

Chứng minh f đạt cực tiểu tại 0 và đạo hàm f 0 nhận các giá trị âm và
dương trong mọi khoảng mở chứa 0.

54
33. Cho g : R → R là hàm số xác định bởi công thức
(
x + 2x2 sin(1/x) x 6= 0
g(x) =
0 x = 0.

Chứng minh g 0 (0) = 1 và g 0 nhận các giá trị dương và âm trong mọi
khoảng mở chứa 0. Hàm g có đơn điệu tăng hay giảm trên một khoảng
mở chứa 0 nào không?

34. Cho a > b > 0. Chứng minh rằng

a1/n − b1/n < (a − b)1/n .

35. Cho h : R → R là hàm số xác định bởi công thức


(
x2 sin(1/x2 ) x 6= 0
h(x) =
0 x = 0.

Chứng minh h khả vi trên R. Tuy nhiên đạo hàm h0 không bị chặn trên
[−1, 1].

36. Cho f : R → R là hàm số khả vi trên R và a ∈ R. Giả sử f 0 (a) = 0.


Chứng minh hàm g := |f | là khả vi tại a và tính g 0 (a).

55
Lời giải và hướng dẫn

3
5. (b) Phương trình đường thằng là x − a2 y = 0. Khi a → 0 thì đường thằng
"hội √tụ" tới đường thẳng x = 0. Đó cũng là tiếp tuyến của đồ thị hàm số
y = 3 x.
9. a) Vận tốc là đạo hàm của quãng đường theo thời gian. Suy ra
ds
v(t) = = 3t2 − 12t + 9.
dt
b) Tại t = 2 s ta có v(2) = −3 (m/s) và tại t = 4 s ta có v(4) = 9 (m/s).
c) Vân tốc tức thời bằng 0 có nghĩa là
v(t) = 0 ⇔ 3t2 − 12t + 9 = 0 ⇔ t = 1, t = 3.
Vậy vận tốc tức thời tại thời điểm 1 s và 3 s bằng 0.
d)Vật chuyển động hướng về phía trước khi
v(t) > 0 ⇔ 3t2 − 12t + 9 > 0 ⇔ 0 < t < 1, t > 3.
Vật chuyển động hướng về phía sau khi v(t) < 0 và ta tìm được 1 < t < 3.
10. a) Khối lượng của phần của thanh kim loại nằm giữa x = x1 và x = x2
cho bởi ∆m = f (x2 ) − f (x1 ). Nên khối lượng dài trung bình (average density)
của thanh cho bởi
∆m f (x2 ) − f (x1 )
= .
∆x x2 − x1
Cho x2 → x1 tức là ∆x → 0, khối lượng dài trung bình sẽ dần tới khối lượng
dài tại x1
∆m
ρ(x1 ) = lim = f 0 (x1 ).
∆x→0 ∆x

b) Khối lượng dài trung bình cần tìm là



∆m f (1.21) − f (1) 1.21 − 1
= = ≈ 0.476 (kg/m).
∆x 1.21 − 1 0.21
Khối lượng dài tại x = 1, x = 1.21 tương ứng là
1
ρ(1) = f 0 (1) = 0.5 (kg/m), ρ(1.21) = f 0 (1, 21) = ≈ 0.455 (kg/m).
2.2
11. a) Xét sự thay đổi nồng độ của C trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 :
∆[C] = [C](t2 ) − [C](t1 ). Tốc độ phản ứng trung bình là
∆[C] [C](t2 ) − [C](t1 )
= .
∆t t2 − t1

56
Tốc độ phản ứng tại t = t1 là

d[C] [C](t2 ) − [C](t1 )


= lim .
dt ∆t→0 t2 − t1

Do đó tốc độ phản ứng là

d[C] a2 K(aKt + 1) − a2 Kt.aK a2 K


= = .
dt (aKt + 1)2 (aKt + 1)2

dx a2 K
b) Theo tính toán ở (a) ta có = . Mặt khác, từ định nghĩa ta
dt (aKt + 1)2

 a2 Kt 2 Ka2
K(a − x)2 = K a − = .
aKt + 1 (akt + 1)2
Nên ta có đẳng thức.
c) Hiển nhiên
a2 Kt
lim [C] = lim = a (mol/l).
t→∞ t→∞ aKt + 1

 a2 Kt 
lim [A] = lim [B] = lim a − = 0 (mol/l).
t→∞ t→∞ t→∞ aKt + 1
Vậy nồng độ của C dần tới a (mol/l), còn nồng độ của [A] và [B] dần tới
0 (mol/l).
d) Ta có
dx a2 K
lim = lim = 0.
t→∞ dt t→∞ (aKt + 1)2

Vậy tốc độ phản ứng dần tới 0.


12. b) Ta thấy độ tăng trưởng trung bình giữa hai thời điểm t1 và t2 là

∆n f (t2 ) − f (t1 )
= .
∆t t2 − t1

Nên tốc độ tăng trưởng tại thời điểm t1 là

∆n f (t2 ) − f (t1 )
lim = lim = f 0 (t1 ).
∆t→0 ∆t ∆t→0 t2 − t1

Cho nên tốc độ tăng trưởng tại t = 6 là f 0 (6) = 106 .26 ln 2 ≈ 44361419.

57
dV dr 4
13. Ta đã biết = 100 cm3 /s và cần tìm khi r = 25 cm. Do V = πr3
dt dt 3
nên
dV dV dr dr dr 1 dV
= = 4πr2 ⇒ = .
dt dr dt dt dt 4πr2 dt
dV dr 1
Khi = 100 và r = 25 ta có = .
dt dt 25π
17. Chứng minh dựa vào qui nạp theo n và công thức đạo hàm của một tích.
18. a) Đạo hàm của hàm vị trí ra hàm biểu thị vận tốc, đạo hàm của vận tốc
là gia tốc. Nên vận tốc và giá tốc thứ tự là

v(t) = 3t2 − 12t + 9, a(t) = 6t − 12.

b) Vật chuyển động nhanh dần khi vận tốc và gia tốc cùng âm hah cùng
dương (khi hai đại lượng đều dương chúng chuyển động nhanh dần về phía
chiều dương, khi hai đại lượng đều âm chúng chuyển động nhanh dần về phía
chiều âm). Vậy ta cần tìm t sao cho

(3t2 − 12t + 9)(6t − 12) > 0 ⇔ 1 < t < 2, t > 3.

19. a) Hàm đạt cực trị tại x = 2π/3 và x = 4π/3;


b) Hàm không có cực trị mặc dù tại x = 0 đạo hàm triệu tiêu (nhưng không
đổi dấu);
c) Hàm có 3 cực trị tại x = 0, x = ±1.
20. Ta có

V 0 (T ) = −0.06426 + 0.0170086T − 0.0002037T 2 = 0

tại T ≈ 3.9665o (chú ý 0o 6 T 6 30o ). Ta tính được

V (0) = 999.87, V (30) ≈ 1003.7641, V (3.9665) ≈ 999.7447.

Cho nên tại T = 3.9665o , thể tích của 1 kg nước là nhỏ nhất.
21. Hàm f đạt giá trị lớn nhất tại x = c với c ∈ [0, 2]. Do f (c) > f (1) = 2 nên
c khác 0 và 2. Cho nên c là điểm cực đại của f . Định lý Fermat về cực trị địa
phương kéo theo f 0 (c) = 0.
22. Chỉ cần áp dụng Định lý Rolle cho hàm g(x) = f (x) − x2020 .
23. Chỉ cần áp dụng Định lý Rolle cho hàm g(x) = f (x)e2x .
24. Theo Định lý Lagrange về giá trị trung bình ta có

f (2) − f (0) = f 0 (c)(2 − 0) c ∈ (0, 2).

58
Do f 0 (c) 6 5 nên f (2) = f (0)+2f 0 (c) 6 −3+2.5 = 7. Chọn hàm f (x) = 5x−3
thì dấu bằng đạt được. Nên giá trị lớn nhất của f (2) là 7.
25. Chỉ cần áp dụng Định lý Lagrange cho các hàm f (x) = sin x và g(x) = ln x
trên [a, b].
27. Ta có
(2x)3 4x3
sin 2x = 2x − + o(x3 ) = 2x − + o(x3 ).
3! 3
Cho nên
sin 2x 4 2
3
= − + 2 + o(1).
x 3 x
Vậy ta cần phải chọn a = 4/3 và b = −2.
−x √
29. Ta có y 0 = √ . Nên phương trình tiếp tuyến tại (a, 1 − a2 ) có
1 − x2
phương trình là
−a √ √
y=√ (x − a) + 1 − a2 ⇔ ax + 1 − a2 y = 1.
1 − a2
Khi a → 1− tiếp tuyến "dần tới" đường thẳng x = 1. Chú ý rằng đồ thị hàm
số là nửa trên của đường tròn đơn vị và đường thẳng x = 1 là một tiếp tuyến
của đường tròn.
31. Ta chỉ cần chứng minh tồn tại đạo hàm tại x = 0. Ta có
1
f (0 + h) − f (0) e− h2
=
h h
Đặt t = 1/h thì |t| → ∞ khi h → 0. Cho nên
1
f (0 + h) − f (0) e − h2 t 1
lim = lim = lim t2 = lim 2 = 0.
h→0 h h→0 h |t|→∞ e |t|→∞ 2tet

Vậy f khả vi tại x = 0 và f 0 (0) = 0.


34. Xét hàm
f (x) := x1/n − (x − 1)1/n x > 1.
Chứng minh f là hàm giảm và xét các giá trị của f tại x := 1 và x := a/b.
36. Từ bất đẳng thức
|g(x) − g(a)| = ||f (x)| − |f (a)||
≤ |f (x) − f (a)|

ta suy ra g 0 (a) = 0 nếu f 0 (a) = 0.

59
60
Chương 3

Phép tính tích phân của hàm một biến

Ý tưởng chính của phép tính tích phân đến từ bài toán tính diện tích. Bài
toán đặt ra là nếu thay một cạnh của một hình chữ nhật bởi một đường cong,
làm thế nào để tính diện tích của hình này. Lời giải bài toán diện tích sẽ được
trình bày trong mục tích phân xác định. Ý tưởng của phép tính tích phân cũng
được sử dụng để giải quyết nhiều bài toán khác như bài toán khoảng cách, bài
toán tính thể tích, bài toán tính công,...
Mối liên hệ giữa phép tính tích phân và phép tính vi phân thể hiện qua
định lý cơ bản của giải tích, cho ta một công cụ hữu ích trong việc tính toán
tích phân.

3.1 Nguyên hàm và tích phân bất định


Định nghĩa 3.1. Ta nói hàm F là một nguyên hàm của hàm f trong khoảng
(a, b) nếu F khả vi trong khoảng này và F 0 (x) = f (x) với mọi x ∈ (a, b).

Ví dụ 3.1. • Hàm F (x) = 15 x5 là nguyên hàm của f (x) = x4 trong R.

1
• Hàm F (x) = ln x là nguyên hàm của f (x) = x
trong khoảng (0, ∞).

• Hàm F (x) = sin x là nguyên hàm của f (x) = cos x trong R.

Chú ý rằng F (x) = 51 x5 + C với C ∈ R cũng là một nguyên hàm của x4


trong R. Ta có kết quả tổng quát sau.

Định lý 3.1. Giả sử hàm F là một nguyên hàm của f trong khoảng (a, b).
Khi đó

1. Với mọi hằng số C, F + C cũng là một nguyên hàm của f trong (a, b).

2. Ngược lại, mọi nguyên hàm của f trong khoảng (a, b) đều có dạng F +C.

61
Họ tất Zcả các nguyên hàm của f được gọi là tích phân bất định của f và
ký hiệu là f (x)dx.
Sau đây, ta liệt kê danh sách nguyên hàm của một số hàm sơ cấp quen
biết, gọi là bảng tích phân cơ bản.
Z
1. 1dx = x + C

Z
1
2. xα dx = xα+1 , α 6= −1
α+1
Z
1
3. dx = ln |x| + C
x
Z
1
4. dx = arctan x + C
1 + x2
Z
1
5. √ dx = arcsin x + C
1 − x2

ax
Z Z
x
6. a dx = , a > 0; ex dx = ex + C
ln a
Z
7. sin xdx = − cos x + C

Z
8. cos xdx = sin x + C

Z
1
9. dx = tan x + C
cos2 x
Z
1
10. dx = − cot x + C
sin2 x

Để tính tích phân bất định của một hàm số, cách cơ bản nhất là đưa tích phân
này về các tích phân cơ bản đã biết. Ngoài ra, ta có thể sử dụng một số kỹ
thuật bao gồm phép đổi biến và tích phân từng phần.

62
Phép đổi biến
Phép đổi biến được thực hiện dựa trên mệnh đề sau.
Mệnh đề 3.2. Nếu F là một nguyên hàm của f trong (a, b) và u là một hàm
khả vi thì Z
f (u(t))u0 (t)dt = F (u(t)) + C.

0
Z thực hiện phép đổi biến x = u(t) và Zthay dx = u (t)dt.
Thực chất ta đã
Khi đó tích phân f (x)dx chuyển thành tích phân dạng g(t)dt với g(t) =
f (u(t))u0 (t), có thể tính được
Z dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp,
ta có thể gặp tích phân f (x)dx với f (x) có dạng f (x) = g(u(x)).u0 (x). Khi
Z
đó phép đổi biến t = u(x) dẫn đến tích phân g(t)dt, có thể đưa về tích phân
cơ bản.
Z √
Ví dụ 3.2. Tính a2 − x2 dx. Để có thể bỏ được căn, ta đặt x = a sin t,
t ∈ (− π2 , π2 ), khi đó

a2 − x2 = a cos t, dx = a cos tdt.
Từ đó
Z √
a2 a2
Z Z
2 2 2 2 1
a − x dx = a cos tdt = (1 + cos 2t)dt = (t + sin 2t) + C.
2 2 2
Z
dx
Ví dụ 3.3. Tính tích phân . Đặt t = ln x ta có
x ln x
Z Z
dx dx dt
dt = và = = ln |t| + C = ln | ln x| + C.
x x ln x t

Tích phân từng phần


Phương pháp tích phân từng phần dựa trên công thức đạo hàm của một
tích
(uv)0 = u0 v + uv 0 hay uv 0 = (uv)0 − u0 v.
Tích phân hai vế của đẳng thức trên ta được
Z Z
u(x)v (x)dx = u(x)v(x) − v(x)u0 (x)dx.
0

63
Z Z
Viết theo cách ngắn gọn ta có udv = uv − vdu.
Z
Ví dụ 3.4. Tính x sin xdx. Đặt u = x, dv = sin xdx, ta có du = dx và
v = − cos x. Do vậy
Z Z
x sin xdx = −x cos x + cos xdx = −x cos x + sin x + C.

Chú
Z ý rằng phương
Z pháp tích Zphân từng phầnZ hữu dụng cho các dạng tích
phân xm eax dx, xm sin axdx, xm cos axdx, xm lnk xdx.

3.2 Tích phân xác định


3.2.1 Định nghĩa tích phân xác định
Cho hàm f xác định và không âm trên đoạn [a, b]. Ta đặt vấn đề tính diện
tích hình phẳng giới hạn bởi a ≤ x ≤ b và 0 ≤ y ≤ f (x).

Ta làm như sau: chia đoạn [a, b] thành n đoạn nhỏ bởi các điểm a = x0 <
x1 < ... < xn = b, phép chia này gọi là một phân hoạch, ký hiệu là P . Giả
sử f là hàm bị chặn. Khi đó trên mỗi đoạn nhỏ [xi−1 , xi ] ta có thể xác định
mi = inf{f (x) : x ∈ [xi−1 , xi ]} và Mi = sup{f (x) : x ∈ [xi−1 , xi ]}. Lập các
tổng
n
X Xn
L(P ) = mi (xi − xi−1 ), U (P ) = Mi (xi − xi−1 ),
i=1 i=1

lần lượt gọi là tổng dưới và tổng trên của phân hoạch P . Quan sát trên hình
vẽ, ta có thể thấy L(P ) ≤ I ≤ U (P ) với I là diện tích cần tính. Có thể

64
chứng minh được rằng nếu khoảng cách giữa các điểm chia càng nhỏ, tức
d(P ) = max{xr − xr−1 : 1 ≤ r ≤ n} giảm thì tổng dưới L(P ) sẽ tăng còn tổng
trên U (P ) sẽ giảm. Khi đó tồn tại I∗ = sup{L(P )} và I ∗ = inf {U (P )}, ở đây
P P
supremum và infimum được lấy trên tất cả các phân hoạch của đoạn [a, b].
Nếu I∗ = I ∗ thì rõ ràng chúng chính là diện tích I cần tìm.
Từ bài toán tính diện tích hình phẳng vừa đề cập, ta định nghĩa tích phân
xác định như sau.
Định nghĩa 3.2. Cho hàm f xác định và bị chặn trên đoạn [a, b]. Với mỗi
phân hoạch P của đoạn [a, b]:

x0 = a < x1 < ... < xn = b,

ta xác định các tổng dưới và tổng trên


n
X n
X
L(P ) = mi (xi − xi−1 ), U (P ) = Mi (xi − xi−1 ),
i=1 i=1

ở đó mi = inf{f (x) : x ∈ [xi−1 , xi ]} và Mi = sup{f (x) : x ∈ [xi−1 , xi ]}. Nếu


supP {L(P )} = inf P {U (P )} = I thì ta nói hàm f khả tích trên [a, b] và I là
tích phân xác định của f trên đoạn [a, b], ký hiệu
Z b
I= f (x)dx.
a
n
P
Nếu lấy ξi ∈ [xi−1 , xi ] rồi lập tổng σ(f, P, ξ) = f (ξi )(xi − xi−1 ), thì tổng này
i=1
gọi là tổng Riemann của hàm f ứng với phân hoạch P và cách chọn các điểm
ξi . Từ bất đẳng thức L(P ) ≤ σ(f, P, ξ) ≤ U (P ), có thể thấy f khả tích khi và
chỉ khi
sup{L(P )} = inf {U (P )} = lim σ(f, P, ξ)
P P d(P )→0

và giới hạn sau cùng không phụ thuộc phân hoạch P cũng như cách chọn các
điểm ξi .
Ví dụ 3.5. Cho f (x) = c là hàm hằng trên [a, b]. Với P = {a = x0 <
x1 < · · · < xn = b} là một phép phân hoạch bất kỳ của đoạn [a, b], ta thấy
mi = inf x∈[xi−1 ,xi ] f (x) = Mi = supx∈[xi−1 ,xi ] f (x) = c. Do đó
n
X n
X
L(P ) = c(xi − xi−1 ) = c (xi − xi−1 ) = c(b − a),
i=1 i=1

65
n
X n
X
U (P ) = c(xi − xi−1 ) = c (xi − xi−1 ) = c(b − a).
i=1 i=1

Vậy supP {L(P )} = inf P {U (P )} = c(b − a), và hàm hằng là hàm khả tích trên
mọi đoạn [a, b].
(
1, nếu x hữu tỷ,
Ví dụ 3.6. Xét hàm Dirichlet D(x) =
0, nếu x vô tỷ.
Xét đoạn [a, b] ⊂ R với phép phân hoạch bất kỳ P = {a = x0 < x1 < · · · <
xn = b}, ta thấy

inf D(x) = 0, sup D(x) = 1,


x∈[xi−1 ,xi ] x∈[xi−1 ,xi ]

L(P ) = 0, U (P ) = b − a.

Do đó supP {L(P )} = 0 và inf P {U (P )} = b − a > 0. Vậy hàm Dirichlet không


khả tích trên bất kỳ đoạn [a, b] nào.

Để xác định khi nào một hàm cho trước khả tích, ta có các định lý sau.

Định lý 3.3. Nếu f liên tục trên [a, b] thì nó khả tích trên đoạn này.

Chứng minh. Từ định nghĩa, ta có thể phát biểu về điều kiện khả tích của f
như sau: Với mọi  > 0, tồn tại phép phân hoạch P của đoạn [a, b] sao cho các
tổng trên và tổng dưới của f ứng với P thoả mãn U (P ) − L(P ) < .
Từ giả thiết f liên tục đều, với  > 0 bất kỳ, tồn tại δ > 0 sao cho với

mọi x, y ∈ [a, b], |x − y| < δ, ta có |f (x) − f (y)| < b−a . Xét phép phân
hoạch P = {a = x0 < x1 < · · · < xn = b} với d(P ) < δ. Theo định lý
Weierstrass, tồn tại ξi , ηi ∈ [xi−1 , xi ] để mi = f (ξi ) = minx∈[xi−1 ,xi ] f (x) và
Mi = f (ηi ) = maxx∈[xi−1 ,xi ] f (x). Khi đó
n
X
U (P ) − L(P ) = (Mi − mi )(xi − xi−1 )
i=1
n
X
= |f (ξi ) − f (ηi )|(xi − xi−1 )
i=1
n
 X
≤ (xi − xi−1 ) = .
b − a i=1

Định lý đã được chứng minh.

66
Thực tế, điều kiện khả tích có thể được giảm nhẹ như trong định lý sau.

Định lý 3.4. Nếu f bị chặn trên [a, b] và chỉ có một số hữu hạn điểm gián
đoạn thì nó khả tích trên đoạn này.

Ngoài ra, ta có điều kiện khả tích cho hàm đơn điệu trong định lý sau.

Định lý 3.5. Nếu f bị chặn và đơn điệu trên [a, b] thì nó khả tích trên đoạn
này.

Chứng minh. Nếu f là hàm hằng thì nó khả tích. Xét trường hợp f là hàm
tăng ngặt, trường hợp ngược lại được làm tương tự. Với  > 0 bất kỳ, xét phân

hoạch P = {a = x0 < x1 < · · · < xn = b} thoả mãn d(P ) < f (b)−f (a)
. Khi đó
mi = inf x∈[xi−1 ,xi ] f (x) = f (xi−1 ), Mi = inf x∈[xi−1 ,xi ] f (x) = f (xi ). Vậy
n
X
U (P ) − L(P ) = [f (xi ) − f (xi−1 )](xi − xi−1 )
i=1
n
 X
≤ [f (xi ) − f (xi−1 )] = .
f (b) − f (a) i=1

Định lý đã được chứng minh.


Z 1
Ví dụ 3.7. Tính xdx. Rõ ràng f (x) = x liên tục trên đoạn [0, 1] nên nó
0
khả tích trên đoạn này. Để tính tích phân, ta lấy phân hoạch đều đoạn [0, 1]
r
bởi các điểm chia xr = , r = 0, 1, ..., n, và chọn ξr = xr với r = 1, ..., n. Khi
n
đó ta có tổng Riemann
n n
X r 1 1 X 1 n(n + 1)
σ(f, P, ξ) = . = 2 r = 2. .
r=1
n n n r=1
n 2

Vậy Z 1
1
xdx = lim σ(f, P, ξ) = .
0 n→∞ 2

3.2.2 Tính chất của tích phân xác định


Ta phát biểu một số tính chất sau đây của tích phân xác định. Giả sử f
và g là các hàm khả tích trên [a, b].

67
• Tính chất 1 (tính chất tuyến tính)
Z b Z b
αf (x)dx = α f (x)dx, ∀α ∈ R;
a a
Z b Z b Z b
[f (x) + g(x)]dx = f (x)dx + g(x)dx.
a a a

• Tính chất 2. Nếu f khả tích trên đoạn lớn nhất trong các đoạn [a, b],
[a, c] và [c, b] thì
Z b Z c Z b
f (x)dx = f (x)dx + f (x)dx.
a a c

• Tính chất 3 (tính chất so sánh)


Z b
(i) Nếu f (x) ≥ 0 với mọi x ∈ [a, b] thì f (x)dx ≥ 0.
a
Z b Z b
(ii) Nếu f (x) ≤ g(x), x ∈ [a, b], thì f (x)dx ≤ g(x)dx.
a a
(iii) Nếu f khả tích trên đoạn [a, b] thì |f | cũng khả tích trên đoạn này
và Z b Z b
f (x)dx ≤ |f (x)|dx.
a a

(iv) Nếu m ≤ f (x) ≤ M với mọi x ∈ [a, b] thì


Z b
m(b − a) ≤ f (x)dx ≤ M (b − a).
a

• Tính chất 4 (Định lý trung bình). Giả sử f khả tích trên [a, b] và m ≤
f (x) ≤ M với mọi x ∈ [a, b]. Khi đó tồn tại µ ∈ [m, M ] sao cho
Z b
f (x)dx = µ(b − a).
a

Hơn nữa, nếu f liên tục trên [a, b] thì tồn tại c ∈ [a, b] sao cho
Z b
f (x)dx = f (c)(b − a).
a

Định lý trung bình có vai trò quan trọng trong việc chứng minh định lý cơ
bản của giải tích cổ điển, từ đó dẫn đến công thức Newton-Leibniz, là công cụ
chính để tính tích phân xác định.

68
3.2.3 Định lý cơ bản của giải tích
Cho f là hàm số xác định và bị chặn trên [a, b]. Xét hàm
Z x
Φ(x) = f (t)dt, x ∈ [a, b].
a

Kết quả sau đây gọi là định lý cơ bản của giải tích cổ điển.
Định lý 3.6. (i) Nếu f khả tích trên đoạn [a, b] thì Φ liên tục trên đoạn
này.
(ii) Nếu f liên tục trên đoạn [a, b] thì Φ là một nguyên hàm của f trong
(a, b).
Chứng minh. (i) Giả sử f bị chặn trên [a, b] bởi M > 0. Lấy x ∈ [a, b] bất kỳ
và h ∈ R sao cho x + h ∈ [a, b]. Ta có
Z x+h Z x Z x+h
Φ(x + h) − Φ(x) = f (t)dt − f (t)dt = f (t)dt.
a a x

Do vậy
Z x+h
|Φ(x + h) − Φ(x)| = f (t)dt ≤ M |h| → 0 khi h → 0.
x

Vậy Φ liên tục tại x.


(ii) Giả sử f liên tục trên [a, b]. Khi đó
1 x+h
Z
1
[Φ(x + h) − Φ(x)] = f (t)dt = f (c),
h h x
với c là một điểm nằm giữa x và x + h, ở đây ta đã sử dụng Tính chất 4. Do
vậy
1
lim [Φ(x + h) − Φ(x)] = lim f (c) = f (x).
h→0 h h→0

Nói cách khác, ta có Φ0 (x) = f (x). Định lý đã được chứng minh.


Bây giờ cho f là hàm liên tục. Giả sử F là một nguyên hàm của f trong
(a, b). Khi đó, vì Φ cũng là một nguyên hàm của f trong (a, b) nên F (x) =
Φ(x) + C, với C là một hằng số. Ta có
Z b
F (b) − F (a) = Φ(b) − Φ(a) = Φ(b) = f (x)dx.
a

69
Công thức
Z b b
f (x)dx = F (b) − F (a) := F (x)
a a

được gọi là công thức Newton-Leibniz.


Z b
Ví dụ 3.8. Tính tích phân I = sin xdx. Do sin x liên tục và có nguyên
a
hàm là − cos x trên mọi đoạn [a, b] nên theo công thức Newton-Leibniz, ta có
I = − cos x|ba = cos a − cos b.

Ví dụ 3.9. Dùng tích phân xác định, tính giới hạn


r r r !
1 1 2 n
` = lim 1+ + 1 + + ... + 1+ .
n→∞ n n n n

Có thể thấy biểu thức cần tính giới hạn là tổng Riemann của hàm f (x) =
√ r
1 + x trên đoạn [0, 1] với phân hoạch đều và cách chọn ξr = . Do đó
n
√ 2 √
Z 1
2 3 1
`= 1 + xdx = (1 + x) 2 = (2 2 − 1).
0 3 0 3

3.2.4 Đổi biến trong tích phân xác định


Tương tự phép đổi biến trong tích phân bất định, ta có kết quả sau.

Định lý 3.7. Giả sử

1. u : [α, β] → U khả vi liên tục, với U ⊂ R;

2. f : U → R là hàm liên tục.

Khi đó Z u(β) Z β
f (x)dx = f (u(t))u0 (t)dt.
u(α) α

Trường hợp xuất phát từ tích phân ở vế trái, ta sẽ sử dụng phép đổi biến
x = u(t) với t biến thiên trong đoạn [α, β] phù hợp. Trường hợp cần tính tích
phân có dạng ở vế phải, ta sẽ đặt u(t) = x để đưa về tích phân bên trái, có
thể tính được dễ dàng hơn.

70
Z a √
Ví dụ 3.10. Tính tích phân I = a2 − x2 dx với a > 0. Ta dùng phép đổi
0
biến x = a sin t với − π2 ≤ t ≤ π2 . Khi đó

a2 − x2 = a cos t, dx = a cos tdt,

π Z π
a2 2 a2 π
Z
2
2 2
I=a cos tdt = (1 + cos 2t)dt = .
− π2 2 − π2 2
Z π
2
Ví dụ 3.11. Tính tích phân I = cos3 x sin2 xdx. Ta viết cos3 x sin2 xdx =
0
(1 − sin2 x) sin2 x cos xdx. Từ đó, có thể đổi biến u = sin x đưa tích phân về
Z 1  
2 2 1 3 1 5 1 2
I= (1 − u )u du = u − u = .
0 3 5 0 15

3.2.5 Phương pháp tích phân từng phần


Lý luận tương tự như với tích phân bất định, ta có công thức sau:
Z b b
Z b
0
u(x)v (x)dx = u(x)v(x) − v(x)u0 (x)dx.
a a a
Z π
2
Ví dụ 3.12. Tính tích phân In = sinn xdx với n ∈ N. Ta viết
0
Z π
2
In = sinn−1 x sin xdx
0

và đặt u = sinn−1 x, v 0 (x) = sin x. Khi đó lấy v(x) = cos x và áp dụng công
thức tích phân từng phần, ta nhận được
π Z π
2 2
n−1
In = sin x cos x + (n − 1) sinn−2 x cos2 xdx
0 0
Z π
2
= (n − 1) sinn−2 x(1 − sin2 x)dx
0
= (n − 1)In−2 − (n − 1)In .
n−1 π
Từ đó ta có công thức truy hồi In = In−2 . Chú ý rằng I0 = , I1 = 1, ta
n 2
nhận được kết quả như sau:

71
• Nếu n = 2m (chẵn) thì
2m − 1 2m − 1 2m − 3
I2m = I2m−2 = I2m−4 = ...
2m 2m 2m − 2
(2m − 1).(2m − 3)...3.1 π (2m − 1)!! π
= = .
2m.(2m − 2)...4.2 2 (2m)!! 2

• Tương tự, nếu n = 2m + 1 (lẻ) thì

(2m)!!
I2m+1 = .
(2m + 1)!!

3.3 Ứng dụng của tích phân xác định


3.3.1 Tính diện tích hình phẳng
Ta xét một số trường hợp sau.
(a) Trường hợp 1. Xét hình phẳng D giới hạn bởi các đường x = a, x = b,
y = f (x) và y = g(x) cho trong hệ tọa độ Descartes. Khi đó diện tích
miền D cho bởi công thức
Z b
|D| = |f (x) − g(x)|dx.
a

Nếu 0 ≤ f (x) ≤ g(x) với x ∈ [a, b] thì rõ ràng


Z b Z b Z b
|D| = g(x)dx − f (x)dx = [g(x) − f (x)]dx.
a a a
Rb
Trường hợp 0 ≤ g(x) ≤ f (x) với x ∈ [a, b] thì |D| = a [f (x) − g(x)]dx.
Rb
Trong cả hai trường hợp, ta có |D| = a |f (x) − g(x)|dx. Nếu f (x) −
g(x) không xác định dấu trên [a, b] thì có thể chia [a, b] thành các đoạn
[a, c1 ], [c1 , c2 ], ..., [cm , b] để trên mỗi đoạn nhỏ, f (x) − g(x) xác định dấu.
Khi đó ta có công thức
Z c1 Z c2 Z b
|D| = |f (x) − g(x)|dx + |f (x) − g(x)|dx + ... + |f (x) − g(x)|dx
a c1 cm
Z b
= |f (x) − g(x)|dx.
a

72
(b) Trường hợp 2. Xét hình phẳng D có biên cho trong hệ tọa độ cực r = p(θ)
với θ ∈ [α, β], công thức diện tích như sau

1 β 2
Z
|D| = p (θ)dθ.
2 α

Chú ý rằng miền cần tính diện tích có dạng hình quạt. Xét phân hoạch
Π = {α = θ0 < θ1 < θ2 < ··· < θn = β}. Ta xấp xỉ diện tích của hình quạt
nhỏ Si = {θi−1 ≤ θ ≤ θi , r = p(θ)} bởi diện tích quạt tròn Ci = {θi−1 ≤
θ ≤ θi , r = p(γi )} với γi ∈ [θi−1 , θi ]. Rõ ràng |Ci | = 12 [p(γi )]2 (θi − θi−1 ).

Khi đó, diện tích hình quạt cần tính xấp xỉ bằng tổng Riemann σ(p, Π) =
P n 1 2
i=1 2 [p(γi )] (θi − θi−1 ). Qua giới hạn tổng σ(p, Π) khi d(Π) → 0, ta có
công thức tích phân như trên.

Ví dụ 3.13. Tính diện tích của hình phẳng giới hạn bởi hai parabol y = 4−x2
và y = x2 − 2x.

73
Trước hết ta tìm hoành độ giao điểm của hai đường cong. Giải phương trình
4 − x2 = x2 − 2x ta có hai nghiệm x = −1, x = 2. Vậy miền cần tính diện tích
D giới hạn bởi x = −1, x = 2, y = 4 − x2 và y = x2 − 2x. Diện tích cần tìm là

Z2 Z2
|D| = |(4 − x2 ) − (x2 − 2x)|dx = 2 (2 + x − x2 )dx = 9.
0 0

Ví dụ 3.14. Tính diện tích miền giới hạn bởi đường hình tim ρ = a(1 + cos ϕ)
với a > 0, 0 6 ϕ < 2π.
Diện tích cần tìm bằng

Z2π Z2π
1 a2
|D| = r2 (ϕ)dϕ = (1 + cos ϕ)2 dϕ
2 2
0 0

Z2π
a2
= (1 + 2 cos ϕ + cos2 ϕ)dϕ
2
0

Z2π
a2 1 + cos(2ϕ) 3πa2
= (1 + 2 cos ϕ + )dϕ = .
2 2 2
0

3.3.2 Tính độ dài đường cong phẳng


(a) Giả sử Γ là đường cong cho bởi hệ x = x(t), y = y(t) với t ∈ [α, β], ở
đó x(·) và y(·) là các hàm khả vi liên tục. Khi đó độ dài của nó cho bởi
công thức
Z β p
|Γ| = [x0 (t)]2 + [y 0 (t)]2 dt.
α

Để đi đến công thức này, ta lấy phép phân hoạch P = {α = t0 < t1 <
t2 < · · · < tn = β} bất kỳ và ký hiệu Mi = (x(ti ), y(ti )). Khi đó độ dài
đoạn Mi−1 Mi cho bởi
p
`i = [x(ti ) − x(ti−1 )]2 + [y(ti ) − y(ti−1 )]2
p
= [x0 (ξi )]2 + [y 0 (ηi )]2 (ti − ti−1 ), ξi , ηi ∈ [ti−1 , ti ],

74
ở đây ta sử dụng định lý Lagrange cho các hàm x(·) và y(·) trên đoạn
[ti−1 , ti ]. Khi đó, độ dài đường cong Γ xấp xỉ bằng độ dài đường gấp khúc
M0 M1 ...Mn và xấp xỉ bằng Riemann
n
X p
σ(x, y, P ) = [x0 (ξi )]2 + [y 0 (ξi )]2 (ti − ti−1 ).
i=1

Qua giới hạn tổng này khi d(P ) → 0, ta có công thức tính độ dài của
đường cong Γ như trên.

(b) Trường hợp đường cong Γ cho bởi y = f (x) với x ∈ [a, b], với f là hàm
khả vi liên tục, ta có công thức tính độ dài như sau
Z bp
|Γ| = 1 + [f 0 (x)]2 dx.
a

Công thức này suy ra từ công thức trong trường hợp (a) khi xét Γ với
biểu diễn dạng tham số x = t, y = f (t) với t ∈ [a, b].

(c) Trường hợp đường cong Γ cho bởi phương trình trong hệ tọa độ cực
r = r(ϕ) với ϕ ∈ [α, β], ta có thể đưa về trường hợp (a) bằng hệ tham
số x = r(ϕ) cos ϕ, y = r(ϕ) sin ϕ với ϕ ∈ [α, β]. Từ đó dẫn đến công thức
tính độ dài của Γ như sau
Z β p
|Γ| = [r(ϕ)]2 + [r0 (ϕ)]2 dϕ.
α

Ví dụ 3.15. Tính độ dài đường cycloide cho bởi phương trình x = a(t − sin t)
và y = a(1 − cos t) với 0 6 t 6 2π.
Độ dài đường cong là

Z2π p Z2π q
|Γ| = (x0 (t))2 + (y 0 (t))2 dt = a (1 − cos t)2 + sin2 tdt
0 0

Z2π Z2π
√ t
=a 2 − 2 cos tdt = 2a sin dt = 8a.
2
0 0

75
1 2
Ví dụ 3.16. Tính độ dài của cung parabol y = x từ gốc tọa độ đến điểm
2
A(1; 1).
Độ dài của cung parabol là

Z1 p Z1 √
|Γ| = 1 + (y 0 (x))2 dx = 1 + x2 dx
0 0

1 √ √ √
1 √  1 2 ln(1 + 2)
= 2 2
x x + 1 + ln(1 + x + 1) = + .
2 2 0 2 2

3.3.3 Tính thể tích vật thể


Cho vật thể V có thiết diện hai đầu tạo bởi hai mặt phẳng x = a và x = b
như hình vẽ sau đây.

Giả sử diện tích thiết diện của V tạo bởi một mặt phẳng vuông góc với Ox là
A(x). Khi đó thể tích của V xác định bởi
Z b
|V | = A(x)dx.
a

Xét trường hợp đặc biệt khi V là vật thể tròn xoay tạo bởi đường cong y =
f (x), x ∈ [a, b], quay xung quanh Ox, ta có diện tích thiết diện là A(x) =
π[f (x)]2 . Do đó
Z b
|V | = π [f (x)]2 dx.
a

76
x2 y 2
Ví dụ 3.17. Tính thể tích vật tròn xoay tạo bởi ellipse 2 + 2 = 1 khi cho
a b
ellipse quay quanh trục Ox.
b2 2
Ta có f (x) = y = 2 (a − x2 ). Cho nên thể tích của vật thể tròn xoay là
2 2
a
Za 2
b 2 4
|V | = π 2
(a − x2 )dx = πab2 .
a 3
−a

3.3.4 Tính diện tích mặt tròn xoay


Khi xoay đồ thị hàm số y = f (x) với x ∈ [a, b] xung quanh Ox, ta có mặt
tròn xoay với diện tích cho bởi công thức
Z b p
S = 2π |f (x)| 1 + [f 0 (x)]2 dx.
a

Ví dụ 3.18. Tính diện tích mặt tròn xoay khi xoay đồ thị hàm số y = 1 − x
với 0 6 x 6 1 quanh Ox.
Đây là một mặt nón có chiều cao là 1 và bán kính đáy bằng 1. Ta tính bằng
công thức đã biết như sau
Z 1 p Z 1 p
S = 2π 0 2
|y(x)| 1 + [y (x)] dx = 2π (1 − x) 1 + (−1)2 dx
0 0

√ Z 1 √
= 2 2π (1 − x)dx = 2π.
0

3.4 Tích phân suy rộng


3.4.1 Tích phân với cận vô hạn
Cho f : [a, ∞) → R là hàm số khả tích trên mỗi đoạn [a, A] với mọi A > a.
Khi đó nếu tồn tại giới hạn
Z A
lim f (x)dx (3.4.1)
A→∞ a

thì ta gọi giới hạn này là tích phân suy rộng của f trên [a, ∞) và ký hiệu là
Z ∞
f (x)dx. (3.4.2)
a

77
Trong trường hợp này ta cũng nói tích phân (3.4.2) là hội tụ. Nếu giới hạn
(3.4.1) không tồn tại hoặc bằng vô hạn, ta nói tích phân (3.4.2) là phân kỳ.
Tương tự, trong trường hợp f : (−∞, a] → R, là hàm khả tích trên mỗi
đoạn [B, a] với B < a, ta định nghĩa
Z a Z a
f (x)dx = lim f (x)dx. (3.4.3)
−∞ B→−∞ B

Như vậy, để tính tích phân suy rộng dạng (3.4.2) hoặc (3.4.3), ta có thể sử
Z A
dụng công thức Newton-Leibniz. Ví dụ với (3.4.2), ta tính tích phân f (x)dx
a
bằng công thức Newton-Leibniz, sau đó qua giới hạn khi A tiến tới ∞. Nếu F
là một nguyên hàm của f thì ta có thể viết
Z ∞ ∞
f (x)dx = F (x) = F (∞) − F (a).
a a
Z ∞
Ví dụ 3.19. Ví dụ tính e−x dx. Ta có
0
Z ∞ ∞
e−x dx = −e−x = 1.
0 0
Z 0
dx
Ví dụ 3.20. Tính I = . Ta có
−∞ 1 + x2
0 π
I = arctan x = arctan 0 − arctan(−∞) = .
−∞ 2
Z∞
dx
Ví dụ 3.21. Xét a > 0, α ∈ R và Iα = . Xét A > a. Ta có

a
- Với α = 1:
ZA
dx
I1 = = ln A − ln a → ∞ khi A → ∞.
x
a

- Với α > 1:
ZA
dx −A−α+1 + a−α+1 a−α+1
Iα = = → khi A → ∞.
xα α−1 α−1
a

78
- Với α < 1:
ZA
dx A−α+1 − a−α+1
Iα = = → ∞ khi A → ∞.
xα −α + 1
a

Vậy tích phân hội tụ khi α > 1 và phân kỳ khi α 6 1.

Bây giờ ta xem xét các điều kiện để tích phân suy rộng với cận vô hạn
là hội tụ. Trước tiên xét trường hợp hàm f : [a, ∞) → R không âm. Tức là
f (x) ≥ 0 với mọi x ∈ [a, ∞). Khi đó hàm
Z A
F (A) = f (x)dx
a

là hàm tăng theo A. Do đó, điều kiện cần và đủ để tồn tại giới hạn lim F (A)
A→∞
là F (A) bị chặn trên [a, ∞). Từ đó ta có các kết quả sau đây.

Định lý 3.8 (tiêu chuẩn so sánh). Cho hai hàm số f và g xác định trên [a, ∞),
khả tích trên mỗi đoạn [a, A].

(a) Giả sử 0 ≤ f (x) ≤ g(x) với mọi x ∈ [a, ∞). Khi đó


Z ∞ Z ∞
• Nếu g(x)dx hội tụ thì f (x)dx cũng hội tụ.
a a
Z ∞ Z ∞
• Nếu f (x)dx phân kỳ thì g(x)dx cũng phân kỳ.
a a

(b) Giả sử f (x) ≥ 0, g(x) ≥ 0 với mọi x ∈ [a, ∞) và tồn tạiZ ∞giới hạn
f (x)
lim = k với k là một số dương. Khi đó tích phân f (x)dx
x→∞ g(x) a
Z ∞
và g(x)dx cùng hội tụ hoặc cùng phân kỳ.
a
RA RA
Z F (A) =
Chứng minh. (a) Đặt a
f (x)dx, G(A) = a
g(x)dx. Rõ ràng F (A) ≤

G(A). Khi đó, nếu g(x)dx hội tụ thì G(A) bị chặn, do vậy F (A) cũng bị
Za ∞
chặn hay tích phân f (x)dx hội tụ.
a Z ∞
Ngược lại, nếu tích phân f (x)dx phân kỳ thì supA>a F (A) = +∞. Khi đó
a

79
Z ∞
supA>a G(A) = +∞ hay tích phân g(x)dx phân kỳ.
a
Có thể thấy, khẳng định trên vẫn đúng khi ta chỉ giả thiết 0 ≤ f (x) ≤ g(x)
khi x ≥ A0 với A0 > a nào đó.
(b) Theo giả thiết, với  ∈ (0, k) bất kỳ, tồn tại A0 > a sao cho

f (x)
− k <  với mọi x ≥ A0 .
g(x)

Khi đó
(k − )g(x) ≤ f (x) ≤ (k + )g(x) với mọi x ≥ A0 .

Áp dụng kết quả của phần (a), ta có điều phải chứng minh.

f (x)
Chú ý : Khi lim = k > 0 thì ta viết f (x) ∼ kg(x) khi x → ∞.
x→∞ g(x)

Z ∞
dx
Ví dụ 3.22. Xét tích phân √
3
. Rõ ràng
1 x6 + x 2 + 1
Z ∞
1 1 dx
f (x) = √ ≤ 2 và hội tụ.
3 6 2
x +x +1 x 1 x2

Do đó tích phân đã cho hội tụ.


Z ∞
1 1 1 1
Ví dụ 3.23. Xét tích phân ln(1 + )dx. Đặt f (x) = ln(1 + ),
1 x x x x
1
g(x) = 2 với x ∈ [1, ∞). Ta có
x
f (x)
→ 1 khi x → ∞.
g(x)

Do đó tích phân đã cho hội tụ.

Chuyển sang trường hợp f là hàm có dấu bất kỳ, ta có khẳng định sau.

Định lý 3.9. Cho f : [a, ∞) → Z ∞ R là hàm khả tích trên mỗi đoạn Z ∞ [a, A] với
A > a. Khi đó nếu tích phân |f (x)|dx hội tụ thì tích phân f (x)dx
a Z ∞ a

cũng hội tụ. Lúc này ta nói tích phân f (x)dx hội tụ tuyệt đối.
a

80
Z ∞
sin x sin x
Ví dụ 3.24. Xét tính hội tụ của tích phân √ dx. Với f (x) = √ , ta
1 x x x x
Z ∞
1 dx
thấy |f (x)| ≤ √ , x ∈ [1, ∞), và tích phân √ hội tụ. Theo theo tiêu
x x Z ∞ 1 x x
chuẩn so sánh, ta có tích phân |f (x)|dx hội tụ. Do vậy tích phân đã cho
1
hội tụ tuyệt đối.

3.4.2 Tích phân của hàm số không bị chặn


Cho hàm f : [a, b) → R, không bị chặn trong khoảng [a, b) nhưng bị chặn
và khả tích trên mỗi đoạn [a, b − η] với 0 < η < b − a. Khi đó nếu tồn tại giới
hạn
Z b−η
lim f (x)dx
η→0 a

thì giới hạn này gọi là tích phân suy rộng của f trên đoạn [a, b] và ta nói tích
Z b
phân f (x)dx hội tụ. trường hợp giới hạn vừa đề cập không tồn tại hoặc
a Z b
bằng vô hạn, ta nói tích phân f (x)dx là phân kỳ.
a
Tương tự, xét trường hợp f : (a, b] → R không bị chặn trong (a, b] nhưng
bị chặn và khả tích trên mỗi đoạn [a + η, b] với 0 < η < b − a. Nếu tồn tại giới
hạn
Z b
lim f (x)dx
η→0 a+η

thì giới hạn này gọi là tích phân suy rộng của f trên [a, b] và ta nói tích phân
Z b
f (x)dx hội tụ. Trường hợp ngược lại ta nói tích phân là phân kỳ.
a
Z 1
dx
Ví dụ 3.25. Xét tích phân . Dễ dàng kiểm tra được tích phân này hội
0 xα
tụ khi và chỉ khi α < 1. Z
1
dx
Tương tự tích phân β
chỉ hội tụ khi β < 1.
0 (1 − x)
Để phân biệt, ta gọi tích phân suy rộng với hàm không bị chặn là tích phân
suy rộng loại hai, trong khi tích phân với cận vô hạn gọi là tích phân suy rộng
loại một.

81
Đối với tích phân suy rộng loại hai, ta cũng có tiêu chuẩn so sánh để kiểm
tra tính hội tụ.
Định lý 3.10. Cho hai hàm số f và g xác định trên [a, b), khả tích trên mỗi
đoạn [a, b − η], 0 < η < b − a.
1. Giả sử 0 ≤ f (x) ≤ g(x) với mọi x ∈ [a, b). Khi đó
Z b Z b
• Nếu g(x)dx hội tụ thì f (x)dx cũng hội tụ.
a a
Z b Z b
• Nếu f (x)dx phân kỳ thì g(x)dx cũng phân kỳ.
a a

f (x)
2. Giả sử f (x) ≥ 0, g(x) ≥ 0 với mọi x ∈ [a, b) và tồn tại giới hạn lim =
x→b g(x)
Z b Z b
k (k > 0). Khi đó tích phân f (x)dx và g(x)dx cùng hội tụ hoặc
a a
cùng phân kỳ.
f (x)
Tương tự như trong trường hợp tích phân suy rộng loại một, khi lim =
x→b g(x)
k > 0 thì ta viết f (x) ∼ kg(x) khi x → b.
Z 1
Ví dụ 3.26. Xét sự hội tụ của tích phân I = xα (1 − x)β dx. Với f (x) =
0
xα (1 − x)β , ta có thể viết
Z 1 Z 1
2
I= f (x)dx + f (x)dx = I1 + I2 .
1
0 2

Z 1
2
α
Ta có f (x) ∼ x khi x → 0, và tích phân xα dx hội tụ khi và chỉ khi α > −1
0
nên I1 hội tụ khi và chỉ khi α > −1. Tương tự f (x) ∼ (1 − x)β khi x → 1 nên
I2 hội tụ khi và chỉ khi β > −1. Vậy I hội tụ khi α > −1, β > −1.
Chú ý rằng trong nhiều trường hợp, ta phải xét tích phân với cận vô hạn
đồng thời hàm lấy tích phân không bị chặn.
Z ∞
Ví dụ 3.27. Xét tích phân I = xp−1 e−2x dx. Nếu p ≥ 1 thì đây là tích
0
phân suy rộng loại một. Do f (x) = xp−1 e−2x thỏa mãn
f (x)
→ 0 khi x → ∞
1 + x2

82
M
nên tồn tại A0 , M > 0 sao cho f (x) ≤ với mọi x ≥ A0 . Từ đó theo tiêu
1 + x2
chuẩn so sánh, tích phân đã cho hội tụ. Trường hợp p < 1 thì rõ ràng f (x)
không bị chặn (x = 0 là điểm bất thường). Khi đó ta viết
Z 1 Z ∞
I= f (x)dx + f (x)dx = I1 + I2 .
0 1

Lý luận tương tự như trên, ta có I2 hội tụ. Với I1 là tích phân suy rộng loại
hai, ta có f (x) ∼ xp−1 khi x → 0. Do vậy I1 hội tụ khi và chỉ khi p − 1 > −1
hay p > 0. Vậy tích phân đã cho hội tụ khi p > 0.

Bài tập Chương 3


Tích phân bất định
1. Tính các tích phân sau
Z x
e dx
(a)
1 + ex

Z
π
(b) 1 + sin 2xdx, x ∈ (0, )
2
Z
(c) ex cos(ex )dx
Z
sin 2x
(d) p dx
1 − 4 sin2 x
Z
(e) x|x|dx
Z
(f) (2x − 3)|x − 2|dx

2. Tìm nguyên hàm của các hàm số sau bằng phương pháp đổi biến

1 + ln x
(a)
x

(b) e + e3x
2x
2 +2x−1
(c) e2x (2x + 1)
1
(d) √ (chỉ dẫn: đặt 1 + x = t2 )
1+ 1+x

83
1
(e)
(1 − x2 )3/2
3. Tính các tích phân sau bằng phương pháp tích phân từng phần
Z
2
(a) x3 e−x dx
Z
(b) arcsin xdx
Z
(c) arctan xdx
Z
arcsin x
(d) √ dx
1+x
Z
(e) ln xdx
Z
(f) x2 ln(1 + x)dx

4. Tìm công thức truy hồi đối với mỗi tích phân sau
Z
(a) In = xn eax dx
Z
(b) In = lnn xdx
Z
(c) In = cosn xdx

Tích phân xác định


5. Tính các tích phân sau bằng phương pháp đổi biến
Z 5
xdx
(a) √
0 1 + 3x

Z ln 2
(b) ex − 1dx
0
Z e√ 4
1 + ln x
(c) dx
1 x
Z √3 √
(d) x2 9 − x2 dx
−3

84

3
(x3 + 1)dx
Z
(e) √
1 x2 4 − x 2

6. Tích các tích phân sau bằng phương pháp tích phân từng phần
Z 1
(a) x3 arctan xdx
0
Z e
(b) | ln x|dx
1/e

(c) ex sin xdx
0
Z 1
(d) e−x ln(1 + ex )dx
0
Z 2
(e) sin(ln x)dx
1
Z π/2
(f) sin 2x · arctan(sin x)dx
0
Z 2
7. Tính tích phân f (x)dx, trong đó
0
(
x2 khi 0 ≤ x ≤ 1,
f (x) =
2−x khi 1 ≤ x ≤ 2.

8. Chứng minh rằng nếu f liên tục trên đoạn [−`, `] thì
Z ` Z `
(a) f (x)dx = 2 f (x)dx khi f là hàm chẵn.
−` 0
Z `
(b) f (x)dx = 0 khi f là hàm lẻ.
−`

9. Chứng minh rằng với m, n ∈ Z ta có các đẳng thức


Z π
(a) sin mx cos nxdx = 0.
−π

(b) cos mx cos nxdx = 0 nếu m 6= n.
−π

85
Z π
(c) sin mx sin nxdx = 0 nếu m 6= n.
−π
Z π Z π
2 2
10. Chứng minh đẳng thức f (cos x)dx = f (sin x)dx.
0 0

11. Một vật thể chuyển động thẳng với vận tốc cho bởi hàm v(t) = t2 − t (t
tính theo giây). Tính quãng đường vật thể di chuyển trong khoảng thời
gian từ t = 0 đến t = 5. Tìm khoảng cách vị trí tại thời điểm t = 0 và vị
trí tại thời điểm t = 5.

12. Gọi tốc độ tiêu thụ dầu mỏ trên thế giới tại thời điểm t là r(t), t được
tính theo năm bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm Z 2000, và r(t) tính theo
3
thùng/năm. Cho biết ý nghĩa của biểu thức r(t)dt.
0

Ứng dụng của tích phân xác định


13. Tính diện tích hình phẳng giới hạn bởi các đường đã chỉ ra.

(a) y = 6x − x2 , y = 0.
(b) y = 4 − x2 , y = x2 − 2x.
(c) y = ex , y = e−x , x = 1.
(d) x = a cos t, y = b sin t, t ∈ [0, 2π].
(e) x = a(t − sin t), y = a(1 − cos t), t ∈ [0, 2π].
(f) x = a cos3 t, y = a sin3 t, t ∈ [0, 2π].
(g) ρ2 = a2 cos 2ϕ.
(h) ρ = a(1 + cos ϕ).

14. Tính thể tích hình nón với bán kính đáy R và chiều cao h.

x2 y 2
15. Tính thể tích vật thể giới hạn bởi mặt nón (z − 2)2 = + và mặt
3 2
phẳng z = 0.

16. Một đài tưởng niệm cao 20m với diện tích thiết diện ngang tại khoảng
cách x mét tính từ đỉnh là một tam giác đều có cạnh bằng x/4 mét. Tính
thể tích của đài tưởng niệm này.

86
17. Một bể đầy nước có hình paraboloid (hình tạo bởi một parabola xoay
xung quanh một trục dọc). Giả sử bể có chiều cao 4ft và bán kính miệng
bể bằng 4ft. Tính thể tích nước chứa trong bể.

18. Một cái bát hình nửa mặt cầu với đường kính 30cm. Một quả bóng với
đường kính 10cm được đặt trong bát. Sau đó người ta đổ nước vào bát
cho đến khi chiều sâu của nước là h cm. Tính thể tích nước có trong bát.

19. Tính thể tích vật tròn xoay tạo bởi việc xoay hình phẳng D quanh một
trục:

(a) D : y 2 ≤ 2px, x ≤ a, xung quanh trục Ox.


x2 y 2
(b) D : 2 + 2 ≤ 1, b < a, xung quanh trục Oy.
a b
x2 y 2
(c) D : 2 + 2 ≤ 1, b < a, xung quanh trục Ox.
a b
(d) D : x2 + y 2 ≤ 1, x + y ≥ 1, xung quanh trục Ox.
(e) D : y ≤ sin x, y ≥ 0, 0 ≤ x ≤ π, xung quanh trục Ox.

20. Tính độ dài đường cong:

(a) y = x2 − 1, −1 ≤ x ≤ 1.
π
(b) y = ln cos x, 0 ≤ x ≤ .
6
π
(c) x = et sin t, y = et cos t, 0 ≤ t ≤ .
2
(d) x = a(t − sin t), y = a(1 − cos t), 0 ≤ t ≤ 2π.
(e) ρ = aekθ , 0 ≤ θ ≤ T (đường xoắn ốc lôga).
(f) ρ = a(1 − cos ϕ), a > 0, 0 ≤ ϕ ≤ 2π (đường hình tim).

87
21. Tính diện tích mặt tròn xoay thu được khi quay đường cong quanh một
trục:

(a) y = x3 , −2/3 ≤ x ≤ 2/3, xung quanh trục Ox.


(b) y = sin x, 0 ≤ x ≤ π, xung quanh trục Ox.
(c) y 2 = 4x, 0 ≤ x ≤ 3, xung quanh trục Ox.

Tích phân suy rộng


22. Tính các tích phân suy rộng sau đây:
Z ∞
2
(a) xe−x dx
0
Z ∞
dx
(b) √
0 x x2 − 1
Z ∞
(c) x sin xdx
0
Z ∞
(d) e−x sin xdx
0
Z ∞
dx
(e) 2
−∞ x + 4x + 9

23. Khảo sát sự hội tụ của các tích phân suy rộng sau đây:
Z ∞
e−x
(a) dx
1 x
Z ∞
xdx
(b) √4
2 x4 + 1

sin2 3xdx
Z
(c) √
3
1 x4 + 1
Z ∞  
1 1
(d) ln 1 + dx
1 xα x

cos 2x − cos 5x
Z
(e) dx
1 x2
Z ∞

x+1
(f) √ dx
0 1 + 2 x + x2

88

ln(x − 2)
Z
(g) dx
5 x5 + x2 + 1
24. Tính các tích phân suy rộng sau:
Z 6
dx
(a) p
2
3
(4 − x)2
Z 2
dx
(b) p
0
3
(x − 1)2
Z e
dx
(c)
1 x ln x
Z 1
(d) x ln xdx
0
1
e1/x dx
Z
(e)
0 x3
25. Xét sự hội tụ của các tích phân suy rộng sau đây:
Z 1
cos2 xdx
(a) √3
0 1 − x2
Z 1 √
ln(1 + 3 x)
(b) dx
0 esin x − 1
Z 1
dx
(c) √
x
0 e −1
Z 1 √
xdx
(d) sin x−1
0 e
Z 1
ln xdx
(e) √
0 x

Đáp số hoặc chỉ dẫn


Tích phân bất định
ex dx
Z
1. (a) = ln(1 + ex ) + C.
1 + ex

Z
(b) 1 + sin 2xdx = sin x − cos x + C.

89
Z
(c) ex cos(ex )dx = sin ex + C.
Z
sin 2x 1p
(d) p dx = − 1 − 4 sin2 x + C.
2
1 − 4 sin x 2
Z
1
(e) x|x|dx = |x|3 + C.
3
(
− 23 x3 + 72 x2 − 6x + C, x < 2
Z
(f) (2x − 3)|x − 2|dx = 2 3 7 2
3
x − 2 x + 6x + C, x ≥ 2.

2p
2. (a) Đáp số: (1 + ln x)3 .
3
2 3
(b) Đáp số: (ex + 1) 2 .
3
1 2
(c) Đáp số: e2x +2x−1 .
2
√ √
(d) Đáp số: 2( x + 1 − ln(1 + x + 1)). Chỉ dẫn: đặt 1 + x = t2 .
(e) Đáp số: tan(arcsin x). Chỉ dẫn: đặt x = sin t.
Z
2 1 2
3. (a) x3 e−x dx = − (x2 + 1)e−x + C.
2
Z √
(b) arcsin xdx = x arcsin x + 1 − x2 + C.
Z
1
(c) arctan xdx = x arctan x − ln(1 + x2 ) + C.
2
√ √
Z
arcsin x
(d) √ dx = 2 1 + x arcsin x + 4 1 − x + C.
1+x
Z
(e) ln xdx = x(ln x − 1) + C.
Z
1 1 1 1
(f) x2 ln(1 + x)dx = (x3 + 1) ln(x + 1) − x3 + x2 − x + C.
2 9 6 3
1 n
4. (a) In = xn eax − In−1 .
a a
n
(b) In = x ln x − nIn−1 .
1 n−1
(c) In = sin x cosn−1 x + In−2 .
n n
90
Tích phân xác định
Z 5
xdx
5. (a) √ = 4.
0 1 + 3x

Z ln 2
1
(b) ex − 1dx = (4 − π) .
0 2
Z e√ 4
1 + ln x 4 √ 4
(c) dx = (2 2 − 1). Chỉ dẫn: đặt t = ln x + 1.
1 x 5
Z √3 √
81π
(d) x2 9 − x2 dx = . Chỉ dẫn: đặt x = 3 cos t.
−3 8
Z √3 3
(x + 1)dx 7
(e) √ = √ − 1. Chỉ dẫn: đặt x = 2 sin t.
2
x 4−x 2 2 3
1
Z 1
1
6. (a) x3 arctan xdx = .
0 6
Z e
(b) | ln x|dx = 2(1 − e−1 ).
1/e
Z π
1
(c) ex sin xdx = (eπ + 1).
0 2
Z 1
1+e
(d) e−x ln(1 + ex )dx = − ln(1 + e) + 2 ln 2 + 1.
0 e
Z 2
1
(e) sin(ln x)dx = sin(ln 2) − cos(ln 2) + .
1 2
Z π/2
π
(f) sin 2x·arctan(sin x)dx = −1. Chỉ dẫn: đặt u = arctan(sin x)
0 2
và dv = sin 2xdx = (sin2 x)0 dx.
Z 2 Z 1 Z 2
5 2
7. Đáp số: . Chỉ dẫn: f (x)dx = x dx + (2 − x)dx.
6 1 0 1
Z ` Z 0 Z `
8. (a) Chỉ dẫn: f (x)dx = f (x)dx +
f (x)dx. Trong tích phân
−` −` 0
Z `
thứ nhất, dùng phép đổi biến t = −x, đưa về tích phân f (t)dt,
0
nhờ sử dụng tính chất f (−t) = f (t).

91
(b) Chỉ dẫn: làm tương tự như trường hợp (a), tích phân thứ nhất
Z `
chuyển thành − f (t)dt, nhờ sử dụng tính chất f (−t) = −f (t).
0

9. (a) Chỉ dẫn: hàm dưới dấu tích phân là hàm lẻ nên có thể áp dụng kết
quả bài 8.
1
(b) Chỉ dẫn: sử dụng công thức cos mx cos nx = [cos(m+n)x+cos(m−
2
n)x].
1
(c) Chỉ dẫn: sử dụng công thức sin mx sin nx = [cos(m−n)x−cos(m+
2
n)x].
π
10. Chỉ dẫn: đổi biến t = − x.
2
11. Quãng đường Z 5vật thể di chuyển trong khoảng thời gian từ t = 0 đến
t = 5 bằng |v(t)|dt. Khoảng cách vị trí tại thời điểm t = 0 và vị trí
0 Z 5
tại thời điểm t = 5 bằng v(t)dt .
0
Z 3
12. Biểu thức r(t)dt chính là lượng dầu tiêu thụ từ 1/1/2000 đến 31/12/2003.
0

Ứng dụng của tích phân xác định


Z 6
13. (a) S = |6x − x2 |dx = 36.
0
Z 2
(b) S = |2x2 − 2x − 4|dx = 9.
−1
1
(e − 1)2
Z
(c) S = |ex − e−x |dx = .
0 e
Z 2π
(d) S = ab sin2 tdt = πab.
0
Z 2π
(e) S = a2 (1 − cos t)2 dt = 3πa2 .
0

3πa2
Z
(f) S = a2 cos2 t sin4 tdx = .
0 8

92
Z π
1 4 2
(g) S = a cos 2ϕdϕ = a2 . Chỉ dẫn: chú ý cos 2ϕ ≥ 0 nên ϕ ∈
2 − π4
π π
[− , ].
4 4

1 2π 2
Z
3
(h) S = a (1 + cos ϕ)2 dϕ = πa2 .
2 0 2

14. Đưa vào hệ tọa độ sao cho đỉnh hình nón nằm ở gốc tọa độ, trục của
nó là trục Ox. Khi đó thiết diện của hình nón cắt bởi mặt phẳng vuông
x r
góc với trục Ox là hình tròn với bán kính r, và ta có = . Hay
h R
Rx R 2 x2
r= . Diện tích thiết diện là A(x) = π 2 . Thể tích hinhd nón bằng
Z h h h
πR2 h
A(x)dx = .
0 3

15. Thiết diện cắt bởi mặt phẳng vuông góc với trục Oz chính là ellipse
x2 y2 √ √
2
+ 2
= 1 với hai bán trục a = 3(z−2) và b = 2(z−2).
3(z − 2) 2(z − 2) √
Diện tích thiết diện
√ là A(z) = π 6(z − 2)2 . Do đó thể tích hình nón là
Z 2
8π 6
A(z)dz = .
0 3

16. Đưa vào hệ toạ độ có gốc trùng với đỉnh của đài tưởng niệm và trục Ox

√ trục đứng hướng xuống dưới. Khi đó diện tích thiết diện là√A(x) =
Z 20
3 x 2
  125 3
. Thể tích của đài tưởng niệm bằng A(x)dx = (m3 ).
4 4 0 3

17. Đưa vào hệ tọa độ với gốc trùng với đỉnh của parabola và trục Oz là trục
đứng. Giả sử parabola có phương trình z = ax2 Khi đó theo giả thiết ta
1
có a = . Do vậy diện tích thiết diện cắt bởi mặt phẳng vuông góc với
4 √
Oz là hình tròn bán kính x = 2 z (f t). ZTừ đó diện tích thiết diện là
4
A(z) = 4πz (f t2 ) và thể tích của bể bằng A(z)dz = 32π (f t3 ).
0

93
18. Trước tiên ta đặt vấn đề tính thể tích phần chóp cầu bán kính R với
chiều cao là h. Đưa vào hệ tọa độ sao cho gốc trùng với đỉnh của chóp
cầu, tâm hình cầu nằm trên trục Ox. Khi đó chóp cầu là hình tròn
xoay tạo bởi phần đường tròn (x − R)2 + y 2 = R2 với 0 ≤ x ≤ h xoay
quanh Ox. Diện tích thiết diện tạo bởi mặt phẳng vuông góc với trục
Ox là πy 2 = π[R2 − (x − R)2 ] và thể tích chóp cầu cho bởi V (R) =
Z h
π π
π[R2 − (x − R)2 ]dx = πR2 h + (R − h)3 − R3 . Khi đó thể tích nước
0 3 3
3
trong bát bằng V (15) − V (5) (cm ).

19. (a) Đáp số: πpa2 .


4π 2
(b) Đáp số: a b.
3
4π 2
(c) Đáp số: ab .
3
π
(d) Đáp số: .
3
π2
(e) Đáp số: .
2
√ 1 √
20. (a) Đáp số: 5+ ln(2 + 5).
2
1
(b) Đáp số: ln 3.
2

(c) Đáp số: 2(eπ/2 − 1).
(d) Đáp số: 8a.
a√
(e) Đáp số: 1 + k 2 (ekT − 1).
k
(f) Đáp số: 8a.

94
196π
21. (a) Đáp số: .
729
√ √
(b) Đáp số: 2π[ 2 + ln(1 + 2)].
56π
(c) Đáp số: .
3

Tích phân suy rộng


Z ∞
2 1
22. (a) xe−x dx = .
0 2
Z ∞
dx π
(b) √ = .
0 x x2 − 1 6
Z ∞
(c) x sin xdx phân kỳ.
0
Z ∞
1
(d) e−x sin xdx = .
0 2
Z ∞

dx π 5
(e) = .
−∞ x2 + 4x + 9 5

e−x
Z
23. (a) dx hội tụ. Sử dụng dấu hiệu so sánh: f (x) ≤ e−x với x ∈
1 x
[1, ∞).
Z ∞
xdx
(b) √4
phân kỳ. Ta có f (x) ∼ 1 khi x → ∞.
2 x4 + 1
Z ∞
sin2 3xdx 1
(c) √3
hội tụ tuyệt đối. Ta có |f (x)| ≤ 4/3 với mọi x ≥ 1
1
4
x +1 x
Z ∞    
1 1 1 1
(d) α
ln 1 + dx hội tụ với α > 0. Ta có ln 1 + ∼ khi
1 x x x x
1
x → ∞. Do đó f (x) ∼ α+1 .
x
Z ∞
cos 2x − cos 5x 1
(e) 2
dx hội tụ tuyệt đối. Ta có |f (x)| ≤ 2 với mọi
1 x x
x ≥ 1.
Z ∞ √
x+1 1
(f) √ 2
dx hội tụ. Ta có f (x) ∼ 3/2 khi x → ∞.
0 1+2 x+x x

95

ln(x − 2)
Z
(g) dx hội tụ. Ta có ln(x − 2) ≤ x với x ≥ 5. Do đó
5 x5 + x2 + 1
x 1
f (x) ≤ g(x) = 5 2
với x ≥ 5. Rõ ràng g(x) ∼ 4 khi
x + xZ ∞+1 x
x → ∞ nên tích phân g(x)dx hội tụ.
5
Z 6
dx √
3
24. (a) p = 6 2. Chỉ dẫn: tách thành tổng hai tích phân
3
(4 − x)2
Z2 4 Z 6
f (x)dx + f (x)dx.
2 4
Z 2
dx
(b) p = 6.
0
3
(x − 1)2
Z e
dx
(c) phân kỳ.
1 x ln x
Z 1
1
(d) x ln xdx = − .
0 4
1
e1/x dx
Z
(e) phân kỳ.
0 x3
1
cos2 xdx
Z
1
25. (a) √ hội tụ. Ta có 0 ≤ f (x) ≤ .
0
3
1−x 2 (1 − x)1/3
Z 1 √ √ √
ln(1 + 3 x) 3
x 3
x 1
(b) sin x
dx hội tụ. Ta có f (x) ∼ ∼ = 2/3 khi
0 e −1 sin x x x
x → 0.
Z 1
dx 1
(c) √
x
hội tụ. Ta có f (x) ∼ √ khi x → 0.
0 e −1 x
Z 1 √ √ √
xdx x x 1
(d) sin x − 1
hội tụ. Ta có f (x) ∼ ∼ = √ khi x → 0.
0 e sin x x x
Z 1
ln xdx √
(e) √ hội tụ tuyệt đối. Ta có 4 x ln x → 0 khi x → 0 nên
0 x √
| 4 x ln x| C
|f (x)| = 3/4
≤ 3/4 với C > 0.
x x

96
Chương 4

Chuỗi số và chuỗi hàm

4.1 Chuỗi số
Chuỗi vô hạn là các tổng chứa vô hạn số các số hạng. Khái niệm chuỗi số
được bắt nguồn từ ý tưởng của Newton biểu diễn các hàm số ở dạng các chuỗi
vô hạn. Trong chương này ta sẽ đưa ra định nghĩa chính xác về các tổng vô
hạn, đồng thời giới thiệu các ứng dụng quan trọng của chuỗi vô hạn trong vật
lý toán, hóa học, ở đó các hàm số được định nghĩa thông qua các tổng của các
chuỗi. Ta sẽ nghiên cứu các khái niệm cơ bản và quan trọng về sự hội tụ của
các chuỗi vô hạn và các dấu hiệu về tính hội tụ.

4.1.1 Các khái niệm cơ bản về chuỗi số


Giả sử {an }∞n=1 là một dãy số. Lấy tổng hình thức tất cả các số hạng của
dãy này, ta đi đến một biểu thức có dạng

X
an = a1 + a2 + · · · + an + · · ·
n=1

Ta sẽ tìm cách xác định giá trị của tổng này.


Định nghĩa 4.1. Cho {an }∞ n=1 là một dãy số thực. Khi đó tổng hình thức

X
an được gọi là một chuỗi vô hạn, hay ngắn gọn là chuỗi số, và an gọi là số
n=1

P
hạng thứ n của chuỗi đó. Ta nói chuỗi an hội tụ về tổng S và viết
n=1


X
an = S,
n=1

nếu dãy số {Sn }∞


n=1 được định nghĩa bởi Sn = a1 + a2 + · · · + an hội tụ về
P∞
S. Mỗi một tổng hữu hạn Sn được gọi là tổng riêng thứ n của chuỗi an .
n=1

97

Nếu dãy {Sn }∞
P
n=1 phân kỳ thì ta nói chuỗi an phân kỳ. Trong trường hợp
n=1

P
lim Sn = ∞ hoặc −∞ thì ta nói chuỗi an phân kỳ về ∞ hoặc −∞, và viết
n→∞ n=1
là ∞
X
an = ∞, (tương ứng = −∞).
n=1

P
Ta cũng định nghĩa các chuỗi số an một cách hoàn toàn tương tự với số
n=k

P đầu tiên là ak , kP
hạng ∈ N. Để rút gọn ký hiệu, đôi khi ta sử dụng cách viết
an đối với chuỗi số ∞n=1 an .

Ví dụ 4.1. Chuỗi hình học



X
rn
n=0

1 − rn+1
có tổng riêng Sn = 1 + r + ... + rn . Nếu |r| < 1 thì Sn = , do đó chuỗi
1−r
hội tụ và tổng của nó là

X 1
rn = .
n=0
1−r
Nếu |r| ≥ 1 thì chuỗi này phân kỳ.

P
Mệnh đề 4.1. Nếu chuỗi an hội tụ thì lim an = 0.
n=1 n→∞


P
Chứng minh. Giả sử chuỗi an hội tụ về S và Sn là tổng riêng thứ n của
n=1
chuỗi. Rõ ràng an = Sn+1 − Sn . Do đó lim an = lim (Sn+1 − Sn ) = S − S =
n→∞ n→∞
0.
Chú ý rằng điều kiện lim an = 0 chỉ là điều kiện cần mà chưa phải đủ cho
n→∞
sự hội tụ của chuỗi. Ta có thể sử dụng Mệnh đề 4.1 như một tiêu chuẩn kiểm
tra tính phân kỳ của chuỗi số.
∞ 2n3 + n
P
Ví dụ 4.2. Chứng minh rằng chuỗi 3 2
phân kỳ.
n=1 3n + n
2n3 + n 2
Ta có thể thấy ngay với an = 3 2
, giới hạn lim an = 6= 0. Do đó chuỗi
3n + n n→∞ 3
đã cho phân kỳ.

98
Đối với chuỗi số ta có thể áp dụng các kết quả về các phép toán trên dãy
số thực. Ta có khẳng định sau đây.

P ∞
P
Định lý 4.2. Giả sử các chuỗi an và bn hội tụ với các tổng
n=1 n=1


X ∞
X
an = a, và bn = b,
n=1 n=1

ở đó a, b là các số hữu hạn. Khi đó các chuỗi sau đây cũng hội tụ và bằng các
tổng tương ứng ở vế phải

P
(i) can = ca, với c = const,
n=1


P
(ii) (an + bn ) = a + b,
n=1


P
(iii) (an − bn ) = a − b.
n=1

Ta có thể sử dụng Định lý 4.2 để tính tổng của các chuỗi số đơn giản.
∞  2
P 2 
Ví dụ 4.3. Tìm tổng của chuỗi số n
+ .
n=1 3 n(n + 2)
∞ 1
P P∞ 1 1/3 1
Chuỗi n
là chuỗi hình học với r = 1/3 do đó n
= = .
n=1 3 n=1 3 1 − 1/3 2
P∞ 2 2 1 1
Đối với chuỗi ta áp dụng công thức = − .
n=1 n(n + 2) n(n + 2) n n+2
P∞ 2
Do đó dễ dàng suy ra = 1.
n=1 n(n + 2)
Vậy tổng của chuỗi đã cho bằng 2 · 1/2 + 1 = 2.

4.1.2 Tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ của chuỗi


Tiêu chuẩn Cauchy đối với dãy số dẫn tới một tiêu chuẩn hữu hiệu đối với
sự hội tụ của chuỗi số.
Định
P lý 4.3. (Tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ của chuỗi số) Chuỗi
an hội tụ khi và chỉ khi với mọi  > 0, tồn tại số tự nhiên N sao cho với
mọi p ∈ N, ta có

an + an+1 + · · · + an+p < , khi n ≥ N. (4.1.1)

99
Ví dụ 4.4. Xét chuỗi điều hòa

X 1 1 1 1
= 1 + + + + ···
n=1
n 2 3 4

Ta thấy
1 1 1 1 1 1 1
S2n − Sn = + +···+ ≥ + +···+ = .
n+1 n+2 2n 2n 2n 2n 2
P∞ 1
Do đó, chuỗi phân kỳ theo tiêu chuẩn Cauchy.
n=1 n

P∞ 1
Ví dụ 4.5. Xét chuỗi 2
. Gọi Sn là tổng riêng thứ n của chuỗi, ta có
n=1 n

1 1 1
Sn+p − Sn = + + · · ·
(n + 1)2 (n + 2)2 (n + p)2
1 1 1
≤ + +···+
n(n + 1) (n + 1)(n + 2) (n + p − 1)(n + p)
     
1 1 1 1 1 1
= − + − +···+ −
n n+1 n+1 n+2 n+p−1 n+p
1
≤ → 0 khi n → ∞.
n
Vậy chuỗi đã cho hội tụ theo tiêu chuẩn Cauchy.

4.1.3 Tiêu chuẩn hội tụ của chuỗi không âm


Các tiêu chuẩn so sánh
Ý tưởng chính trong các tiêu chuẩn so sánh sau đây là ta đi so sánh một
chuỗi đã cho với một chuỗi có tính hội tụ hay phân kỳ đã được biết trước.
Các tiêu chuẩn sau chỉ được áp dụng cho các chuỗi mà các số hạng của chúng
không âm (chuỗi số không âm).

P ∞
P
Định lý 4.4. Giả sử an và bn là các chuỗi với các số hạng không âm
n=1 n=1
thoả mãn an ≤ bn với mọi n.

P ∞
P
(i) Nếu bn hội tụ thì an cũng hội tụ.
n=1 n=1

100

P ∞
P
(ii) Nếu an phân kỳ thì bn cũng phân kỳ.
n=1 n=1


P
Chứng minh. Gọi Sn và Tn lần lượt là các tổng riêng thứ n của các chuỗi an
n=1

P
và bn . Khi đó với n, p ∈ N, ta có
n=1

Sn+p − Sn = an+1 + an+2 + · · · + an+p ,


Tn+p − Tn = bn+1 + bn+2 + · · · + bn+p .


P
(i) Nếu bn hội tụ thì theo tiêu chuẩn Cauchy, với  > 0 bất kỳ, tồn tại
n=1
N ∈ N sao cho Tn+p − Tn <  khi n ≥ N . Do Sn+p − Sn < Tn+p − Tn nên ta

P
cũng có Sn+p − Sn <  khi n ≥ N . Do vậy chuỗi an cũng hội tụ.
n=1

P
(ii) Giả sử chuỗi an phân kỳ. Khi đó tồn tại 0 > 0 sao cho với mọi
n=1
N ∈ N, tồn tại n ≥ N và p ∈ N sao cho Sn+p − Sn ≥ 0 . Khi đó ta cũng có

P
Tn+p − Tn ≥ 0 . Vậy chuỗi bn phân kỳ.
n=1

Chú ý rằng trong định lý trên, ta có thể thay giả thiết ‘an ≤ bn với mọi n’
bằng giả thiết nhẹ hơn, đó là ‘an ≤ bn với mọi n ≥ N0 ’, với một số N0 ∈ N.

P 2
Ví dụ 4.6. Xét sự hội tụ của chuỗi .
n=1 n2 +n−1
2
Dễ thấy với mọi n ≥ 1 ta có n2 + n − 1 ≥ n2 , do đó 0 < 2 <
n +n−1
2 ∞
P 1 P∞ 2
2
, ∀n ≥ 1. Do chuỗi 2
hội tụ nên chuỗi 2
cũng hội tụ.
n n=1 n n=1 n + n − 1

Trong một số trường hợp ta không thể áp dụng được tiêu chuẩn so sánh,
tuy nhiên có thể quan sát thấy các số hạng của chuỗi đã cho có thể xấp xỉ
theo một nghĩa nào đó với một chuỗi hội tụ hoặc phân kỳ đã biết.

Định lý 4.5. (Tiêu chuẩn so sánh dạng giới hạn) Giả sử an ≥ 0 và bn > 0 với
an ∞
P P∞
mọi n và lim = L > 0. Khi đó, các chuỗi số an và bn cùng hội tụ
n→∞ bn n=1 n=1
hoặc cùng phân kỳ.

101
Chứng minh. Lấy  ∈ (0, L), theo giả thiết tồn tại N0 ∈ N sao cho

an
− L < , với mọi n ≥ N0 .
bn

Do đó
(L − )bn < an < (L + )bn , với mọi n ≥ N0 .

Áp dụng dấu hiệu so sánh phát biểu trong Định lý 4.4, ta có điều phải chứng
minh.

Tiêu chuẩn hội tụ tích phân


Định lý 4.6. (Tiêu chuẩn tích phân) Giả sử an = f (n), n ∈ N, n ≥ k, ở đó
f : [k, ∞) → R+ là một hàm không tăng và khả tích trên mỗi Z ∞đoạn [k, n]. Khi

P
đó chuỗi số an hội tụ khi và chỉ khi tích phân suy rộng f (x)dx hội tụ.
n=k k

Chứng minh. Từ giả thiết, ta có bất đẳng thức sau đây


Z n+1
an+1 ≤ f (x)dx ≤ an , n ≥ k.
n
R∞
Mặt khác tích phân k
f (x)dx hội tụ khi và chỉ khi
∞ Z
X n+1
f (x)dx < ∞.
n=k n

Từ tiêu chuẩn so sánh phát biểu trong Định lý 4.4, ta suy ra điều phải chứng
minh

Ví dụ 4.7. Tiêu chuẩn tích phân cho phép ta khẳng định được rằng các chuỗi
X 1 X 1 X 1
p
, p
, và
n n(log n) n log n[log(log n)]p

hội tụ khi p > 1 và phân kỳ khi 0 < p ≤ 1 bằng cách xét các tích phân
Z ∞ Z ∞ Z ∞
dx dx dx
p
, p
, và
a x a x(log x) a x log x[log(log x)]p

với a > 0 thích hợp.

102
Các tiêu chuẩn hội tụ dạng tỷ số và dạng căn thức
Định lý 4.7. Giả sử an > 0, bn > 0 với mọi n và
an+1 bn+1
≤ .
an bn
Khi đó

P ∞
P
(a) Nếu chuỗi bn hội tụ thì chuỗi an cũng hội tụ.
n=1 n=1

P ∞
P
(b) Nếu chuỗi an phân kỳ thì chuỗi bn cũng phân kỳ.
n=1 n=1

Chứng minh. Từ giả thiết, ta có


an+1 an
≤ .
bn+1 bn
an
Do đó dãy tỷ số {an /bn } là không tăng và tồn tại giới hạn ` = lim .
n→∞ bn

P ∞
P
Nếu ` > 0 thì theo Định lý 4.5, hai chuỗi an và bn cùng hội tụ hoặc
n=1 n=1
cùng phân kỳ.
an
Nếu ` = 0 thì tồn tại N0 ∈ N sao cho < 1 với mọi n ≥ N0 . Tức là
bn
an < bn với mọi n ≥ N0 . Áp dụng tiêu chuẩn so sánh phát biểu trong Định lý
4.4, ta có điều phải chứng minh.
Một ứng dụng quan trọng của định lý trên đó là các tiêu chuẩn tỷ số và
tiêu chuẩn Raabe về tính hội tụ
Định lý 4.8. (Tiêu chuẩn tỷ số) Giả sử an > 0 với n ≥ k. Khi đó
P∞ an+1
(a) Chuỗi an hội tụ nếu lim < 1.
n=1 n→∞ an


P an+1
(b) Chuỗi an phân kỳ nếu lim > 1.
n=1 n→∞ an

Nếu
an+1 an+1
lim ≤ 1 ≤ lim ,
n→∞ an n→∞ an

P
thì tiêu chuẩn tỷ số không đưa được ra kết luận, có nghĩa là chuỗi an có
n=1
thể hội tụ hoặc phân kỳ.

103
Chứng minh. Tiêu chuẩn tỷ số có thể được chứng minh bằng cách áp dụng
an+1 an+1 rn+1
Định lý 4.7. Nếu lim < 1 thì tồn tại r ∈ (0, 1) sao cho ≥r= n .
n→∞ an an r
∞ ∞ an+1
n
P P
Khi đó ta so sánh chuỗi an với chuỗi hội tụ r . Trường hợp lim >1
n=1 n=1 n→∞ an
được xét hoàn toàn tương tự.

an với an = 2 + sin nπ
P  n
Ví dụ 4.8. Xét sự hội tụ của 2
r , r > 0.
n=1
Ta có
(n+1)π
an+1 2 + sin 2
=r
an 2 + sin nπ
2

nhận các giá trị là 3r/2, 2r/3, r/2 và 2r, mỗi giá trị vô hạn lần. Do đó
an+1 an+1 r
lim = 2r, và lim = .
n→∞ an n→∞ an 2
P
Suy ra chuỗi an hội tụ nếu 0 < r < 1/2 và phân kỳ nếu r > 2. Tiêu chuẩn
tỷ số không cho kết luận trong trường hợp r ∈ [1/2, 2].

Trong thực hành ta hay sử dụng tiêu chuẩn tỷ số ở dạng đơn giản sau đây.

Hệ quả 4.9. Giả thiết rằng an > 0 với n ≥ k và


an+1
lim = L.
n→∞ an

Khi đó

P
(a) Chuỗi an hội tụ nếu L < 1.
n=1


P
(b) Chuỗi an phân kỳ nếu L > 1.
n=1


nrn−1 , r > 0.
P
Ví dụ 4.9. Xét sự hội tụ của chuỗi
n=1
Bằng cách sử dụng Hệ quả 4.9, ta thấy chuỗi hội tụ nếu r < 1 và phân kỳ
trong trường hợp r > 1.
Với r = 1 ta không thể áp dụng được tiêu chuẩn tỷ số. Tuy nhiên có thể
quan sát khi đó số hạng tổng quát của chuỗi an = n không hội tụ về 0 do đó

nrn−1 phân kỳ với r = 1.
P
chuỗi
n=1

104
Định lý 4.10. (Tiêu chuẩn Raabe) Giả thiết rằng an > 0 với n ≥ k. Đặt
a  a 
n+1 n+1
M := lim n − 1 và m := lim n −1 .
n→∞ an n→∞ an
Khi đó

P
(a) Chuỗi an hội tụ nếu M < −1.
n=1

P
(b) Chuỗi an phân kỳ nếu m > −1.
n=1

Nếu
m ≤ −1 ≤ M

P
thì tiêu chuẩn Raabe không đưa được ra kết luận, có nghĩa là chuỗi an có
n=1
thể hội tụ hoặc phân kỳ
Ý tưởng chứng minh: (a) Ta áp dụng bất đẳng thức Bernoulli ở dạng sau đây
(1 + x)−p > 1 − px, x > 0, p > 0.
Giả sử M < −p < −1, khi đó với n đủ lớn ta có
an+1 p 1
<1− < .
an n (1 + 1/n)p
∞ ∞
1
P P
Sau đó ta áp dụng Định lý 4.7 khi so sánh chuỗi an và chuỗi np
.
n=1 n=1
Trường hợp (b) cũng được chứng minh bằng cách áp dụng bất đẳng thức
Bernoulli ở dạng quen thuộc
(1 − x)q < 1 − qx, 0 < x < 1, 0 < q < 1,
và sử dụng khẳng định của Định lý 4.7.

P n!
Ví dụ 4.10. Xét chuỗi số .
n=1 (e + 1)(e + 2)...(e + n)
n!
Xét an = , ta có
(e + 1)(e + 2)...(e + n)
   
an+1 n+1 −ne
n −1 =n −1 = → −e khi n → ∞.
an e+n+1 e+n+1
Do −e < −1 nên chuỗi đã cho hội tụ theo tiêu chuẩn Raabe.

105
Định lý sau đây cũng là một tiêu chuẩn quan trọng đối với các chuỗi không
âm và có sự liên hệ chặt chẽ với các chuỗi lũy thừa sẽ được giới thiệu ở phần
chuỗi hàm.

Định lý 4.11. (Tiêu chuẩn căn thức Cauchy) Giả thiết rằng an > 0 với
n ≥ k. Khi đó

P √
(a) Chuỗi an hội tụ nếu lim n an < 1.
n=1 n→∞


P √
(b) Chuỗi an phân kỳ nếu lim n an > 1.
n=1 n→∞

1/n
Nếu lim an = 1 thì tiêu chuẩn căn thức Cauchy không đưa được ra kết luận,
n→∞

P
có nghĩa là chuỗi an có thể hội tụ hoặc phân kỳ
n=1


Chứng minh. (a) Giả sử lim n an < 1. Khi đó, tồn tại r ∈ (0, 1) và N0 ∈ N
n→∞
sao cho

n
an ≤ r, với mọi n ≥ N0 .

Nói cách khác, ta có an ≤ rn với n ≥ N0 . Áp dụng tiêu chuẩn so sánh phát


P∞
biểu trong Định lý 4.4, ta kết luận chuỗi an hội tụ.
n=1

(b) Lý luận tương tự, trong trường hợp lim n an > 1, tồn tại r > 1 và
n→∞

N0 ∈ N sao cho an ≥ rn với n ≥ N0 . Khi đó chuỗi
P
an phân kỳ do chuỗi
n=1

rn phân kỳ.
P
n=1

∞ 1
nn sinn
P
Ví dụ 4.11. Xét tính hội tụ của chuỗi .
n=1 2n
1 √ 1 1
Xét an = nn sinn, ta có lim n an = lim n sin = . Do đó, theo tiêu
2n n→∞ n→∞ 2n 2
chuẩn căn thức Cauchy, chuỗi đã cho hội tụ.

4.1.4 Hội tụ tuyệt đối và hội tụ có điều kiện


Bây giờ ta sẽ bỏ điều kiện áp đặt là các số hạng của chuỗi không âm với n
đủ lớn. Ta có định nghĩa sau đây.

106

P ∞
P
Định nghĩa 4.2. Chuỗi an được gọi là hội tụ tuyệt đối, nếu chuỗi |an |
n=1 n=1
hội tụ.

Ví dụ 4.12. Xét chuỗi



X sin nϕ
,
n=1
np

với ϕ bất kỳ và p > 1. Do


sin nϕ 1
≤ ,
np np
P∞ 1
và chuỗi p
hội tụ với p > 1 theo tiêu chuẩn tích phân, nên chuỗi đã cho
n=1 n
hội tụ tuyệt đối.

Định lý sau đây được chứng minh một cách dễ dàng bằng cách sử dụng
tiêu chuẩn Cauchy về sự hội tụ của chuỗi.

P
Định lý 4.12. Nếu chuỗi an hội tụ tuyệt đối thì nó hội tụ.
n=1


P
Định nghĩa 4.3. Nếu chuỗi an hội tụ nhưng không hội tụ tuyệt đối thì ta
n=1
nói chuỗi hội tụ có điều kiện.

Ví dụ 4.13. Chuỗi
X (−1)n
np
hội tụ có điều kiện khi 0 < p ≤ 1. Tính hội tụ của nó được chứng minh bằng
tiêu chuẩn Leibniz cho chuỗi đan dấu ở phần sau.

4.1.5 Các tiêu chuẩn Dirichlet và Abel


Mục này giới thiệu một số tiêu chuẩn hội tụ của chuỗi số có dạng tích.

P
Định lý 4.13. Chuỗi an bn hội tụ nếu lim an = 0,
n=k n→∞


X
|an+1 − an | < ∞, (4.1.2)
n=k

107
và n
X
bi < M, n ≥ k (4.1.3)
i=k

với một hằng số dương M .

Chú ý: Thông thường điều kiện (4.1.2) được thay bởi điều kiện dãy {an } là
đơn điệu, hội tụ về 0. Hiển nhiên khi đó (4.1.2) sẽ được thỏa mãn. Do đó ta
có khẳng định sau.

P
Định lý 4.14. (Tiêu chuẩn hội tụ Dirichlet) Chuỗi an bn hội tụ nếu
n=k
an+1 ≤ an , lim an = 0, và
n→∞
n
X
bi < M, n ≥ k, (4.1.4)
i=k

với một hằng số M .


Tiêu chuẩn sau đây được mang tên nhà toán học Abel.
P∞
Định lý 4.15. (Tiêu chuẩn hội tụ Abel) Chuỗi an bn hội tụ nếu
n=k

P
(a) Chuỗi an hội tụ.
n=k

(b) Dãy số {bn }n≥k đơn điệu và bị chặn.


Ví dụ 4.14. Chuỗi

X sin nϕ
n=1
np
như ta đã biết ở trên, hội tụ với p > 1. Tuy nhiên nó cũng hội tụ với 0 < p ≤ 1
theo tiêu chuẩn Dirichlet, với an = 1/np và bn = sin nϕ.
Từ tiêu chuẩn hội tụ Dirichlet, ta dễ dàng suy ra tiêu chuẩn hội tụ sau đây
của một chuỗi đan dấu.

(−1)n an hội tụ nếu 0 ≤
P
Định lý 4.16. (Tiêu chuẩn Leibniz) Chuỗi
n=1
an+1 ≤ an và lim an = 0.
n→∞

X (−1)n
Ví dụ 4.15. Chuỗi đan dấu √ hội tụ theo tiêu chuẩn Leibniz, nhưng
n=1
n
không hội tụ tuyệt đối.

108
4.1.6 Ước lượng phần dư của chuỗi số
Trên thực tế, ta cần tính xấp xỉ tổng của các chuỗi số với sai số cho trước.
Để làm điều này ra cần ước lượng phần dư của chuỗi số. Giả sử Sn và S lần

X
lượt là tổng riêng thứ n và tổng của chuỗi số an . Phần dư thứ n xác định
n=1
bởi Rn = S − Sn . Nói cách khác

X
Rn = an+1 + an+2 + . . . = an+k .
k=1

Sau đây ta đề cập đến cách ước lượng Rn trong hai trường hợp:

• Chuỗi không âm hội tụ theo tiêu chuẩn tích phân.

• Chuỗi đan dấu.

Ước lượng phần dư của chuỗi hội tụ theo tiêu chuẩn tích phân
Giả sử an = f (n) với n ≥ 1 và f là hàm giảm, không âm trên [1, +∞). Khi
đó Z ∞
Rn ≤ f (x)dx.
n

Z n+1 vậy, từ bất đẳng thức an+1 ≤ f (x) với x ∈ [n, n + 1], ta có an+1 ≤
Thật
f (x)dx. Từ đó
n

∞ Z
X k+1 Z ∞
an+1 + an+2 + . . . ≤ f (x)dx = f (x)dx.
k=n k n


X 3
Ví dụ 4.16. Tính gần đúng tổng của chuỗi 4
với sai số nhỏ hơn 10−3 .
n=1
n
Ta có
Z ∞
3dx 1
4
= 3 ≤ 10−3 với n ≥ 10.
n x n
10
X 3
Khi đó ≈ 3.246.
n=1
n4

109
Ước lượng phần dư của chuỗi đan dấu hội tụ

X
Xét chuỗi đan dấu (−1)n an với {an } là dãy số không âm và giảm về 0.
n=1
Khi đó ta có
|Rn | ≤ an+1 .

X (−1)n
Ví dụ 4.17. Tính gần đúng tổng của chuỗi số với độ chính
n=1
n ln(n + 1)
xác đến ba chữ số thập phân.
1 1
Ta có |Rn | ≤ < với n ≥ 1. Vậy |Rn | ≤ 10−3 với
(n + 1) ln(n + 2) n+1
999
X (−1)n
n ≥ 999. Ta có ≈ −0.526.
n=1
n ln(n + 1)

4.2 Chuỗi hàm


Định nghĩa 4.4. Giả sử un (x) là các hàm số xác định trên tập hợp X ⊂ R.
Ta gọi
X∞
un (x) (4.2.1)
n=1

là một chuỗi hàm, Sn (x) = u1 (x) + . . . + un (x) là tổng riêng thứ n của chuỗi.
Chuỗi hàm (4.2.1) được gọi là hội tụ (phân kỳ) tại điểm x0 ∈ X nếu dãy
{Sn (x0 )} hội tụ (phân kỳ) tại x0 . Tập các điểm hội tụ của chuỗi hàm được gọi
là miền hội tụ của nó. Giới hạn S(x) của dãy tổng riêng được gọi là tổng của
chuỗi hàm.
P∞
Chuỗi hàm (4.2.1) được gọi là hội tụ tuyệt đối nếu chuỗi hàm |un (x)|
n=1
hội tụ.

Ví dụ 4.18. Chuỗi hàm 1 + x + x2 + . . . + xn + . . . = xn hội tụ với mọi
P
n=0
1
x ∈ (−1, 1) và có tổng là S(x) = .
1−x
P∞ sin nx
Ví dụ 4.19. Chuỗi hàm 2 2
có miền hội tụ là R.
n=1 n + x

110

P
Định nghĩa 4.5 (Chuỗi hàm hội tụ đều). Chuỗi hàm un (x) được gọi là
n=1
hội tụ đều trên tập hợp X0 ⊂ X và có tổng là S(x) nếu với mọi  > 0, tồn tại
số N0 ∈ N sao cho
|Sn (x) − S(x)| < , ∀x ∈ X0 , ∀n > N0 .
Chú ý rằng, ta có thể định nghĩa chuỗi hàm hội tụ đều theo cách sau đây:

P
Chuỗi hàm un (x) được gọi là hội tụ đều trên tập hợp X0 ⊂ X và có tổng
n=1
là S(x) nếu lim sup |Sn (x) − S(x)| = 0.
n→∞ x∈X0


xn . Ta biết rằng miền hội tụ của chuỗi hàm
P
Ví dụ 4.20. Xét chuỗi hàm
n=0
1 − xn+1
này là X = (−1, 1), dãy tổng riêng là Sn (x) = và tổng của chuỗi là
1−x
1
S(x) = . Xét X0 = [−a, a] với 0 < a < 1. Rõ ràng
1−x
|x|n+1 an+1
|Sn (x) − S(x)| = , sup |Sn (x) − S(x)| = → 0 khi n → +∞.
1−x x∈[−a,a] 1−a

Do vậy, chuỗi hàm đã cho hội tụ đều trên X0 = [−a, a] với a ∈ (0, 1). Tuy nhiên,
|x|n+1
nó không hội tụ đều trên X = (−1, 1). Thật vậy, xét hàm số g(x) = với
1−x
x ∈ (0, 1), ta thấy
g 0 (x) = (n + 1)xn (1 − x)−1 + xn+1 (1 − x)−2 > 0 với mọi x ∈ (0, 1).
Vậy g là hàm tăng và supx∈(0,1) g(x) = lim+ g(x) = +∞. Do đó, ta cũng có
x→1
sup |Sn (x) − S(x)| = +∞.
x∈(−1,1)

Tiêu chuẩn hội tụ đều của chuỗi hàm


Tương tự như đối với chuỗi số, ta có tiêu chuẩn Cauchy cho điều kiện cần
và đủ để một chuỗi hàm hội tụ đều.

P
Định lý 4.17 (Tiêu chuẩn Cauchy). Chuỗi hàm un (x) hội tụ đều trên X0
n=1
nếu và chỉ nếu với mọi  > 0, tồn tại số tự nhiên N0 sao cho với mọi n ≥ N0
và p ∈ N, ta có
|un+1 (x) + un+2 (x) + . . . + un+p (x)| < , với mọi x ∈ X0 .

111
Dùng tiêu chuẩn Cauchy, ta chứng minh được tiêu chuẩn sau đây.
Định lý 4.18 (Tiêu chuẩn Weierstrass). Nếu các hàm số un (x) thỏa mãn

P ∞
P
|un (x)| 6 an , ∀x ∈ X0 và chuỗi số an hội tụ thì chuỗi hàm un (x) hội tụ
n=1 n=1
tuyệt đối và đều trên tập X0 .

P
Chứng minh. Gọi Sn (x) và Tn lần lượt là dãy tổng riêng của chuỗi hàm un (x)
n=1

P ∞
P
và chuỗi số an . Từ giả thiết chuỗi an hội tụ, áp dụng tiêu chuẩn Cauchy,
n=1 n=1
ta có
|Tn+p − Tn | = an + an+2 + . . . + an+p < 
với  > 0 cho trước bất kỳ và với n ≥ N0 (), p ∈ N. Do vậy
|Sn+p (x) − Sn (x)| = |un (x) + un+2 (x) + . . . + un+p (x)|
≤ |un (x)| + |un+2 (x)| + . . . + |un+p (x)| ≤ |Tn+p − Tn | < ,

P
với mọi n ≥ N0 , p ∈ N, x ∈ X0 . Vậy chuỗi hàm un (x) hội tụ tuyệt đối và
n=1
đều trên X0 .
P∞ cosn x
Ví dụ 4.21. Chuỗi hàm số hội tụ tuyệt đối và đều trên R.
n=1 n2

Tính chất của tổng chuỗi hàm


Định lý 4.19. Nếu các hàm số un (x) liên tục trên khoảng I ⊂ R và chuỗi

P
hàm un (x) hội tụ đều trên I và có tổng S(x) thì S(x) là hàm số liên tục
n=1
trên I.

P
Chứng minh. Gọi Sn (x) là tổng riêng thứ n của chuỗi hàm un (x) trên I.
n=1
Khi đó Sn (·) là hàm liên tục trên I. Hơn nữa, theo giả thiết, với  > 0 bất kỳ,
tồn tại N0 ∈ N sao cho |Sn (x) − S(x)| < /2 với mọi n ≥ N0 và mọi x ∈ I. Lấy
x0 ∈ I bất kỳ, ta chứng minh S(·) liên tục tại x0 . Thật vậy, lấy n1 ≥ N0 cố
định, do Sn1 (·) liên tục tại x0 nên tồn tại δ > 0 sao cho |Sn1 (x)−Sn1 (x0 )| < /2
với mọi x ∈ I mà |x − x0 | < δ. Khi đó
 
|S(x) − S(x0 )| ≤ |S(x) − Sn1 (x)| + |Sn1 (x) − Sn1 (x0 )| ≤ + = ,
2 2
với mọi x ∈ I thoả mãn |x − x0 | < δ. Vậy S(·) liên tục tại x0 .

112
Định lý 4.20. Nếu các hàm số un (x) liên tục trên đoạn [a, b] ⊂ R và chuỗi

P
hàm un (x) hội tụ đều trên [a, b] và có tổng là S(x) thì
n=1
Z b ∞ Z
X b
S(x)dx = un (x)dx.
a n=1 a

Chứng minh. Theo Định lý 4.19, hàm S(·) liên tục trên [a, b], do đó nó khả
tích trên đoạn này. Mặt khác, theo giả thiết hội tụ đều, với  > 0 tuỳ ý, tồn
tại N0 ∈ N sao cho |Sn (x) − S(x)| < /(b − a) với mọi n ≥ N0 và mọi x ∈ [a, b].
Ta phải chứng minh
Xn Z b Z b Z b
uk (x)dx = Sn (x)dx → S(x)dx khi n → +∞.
k=1 a a a

Điều này suy ra từ đánh giá


Z b Z b Z b Z b

Sn (x)dx S(x)dx ≤ |Sn (x) − S(x)| dx ≤ dx = ,
a a a b−a a

với mọi n ≥ N0 . Định lý được chứng minh.


Định lý 4.21. Nếu các hàm số un (x) có đạo hàm liên tục trên khoảng (a, b) ⊂
∞ ∞
u0n (x) hội tụ đều
P P
R, chuỗi hàm un (x) hội tụ tới hàm S(x) và chuỗi hàm
n=1 n=1
trên (a, b) thì S(x) là hàm số khả vi trên (a, b) và

X
S 0 (x) = u0n (x).
n=1


P
Chứng minh. Ký hiệu Sn (x) là tổng của chuỗi hàm un (x). Giả sử chuỗi đạo
n=1

u0n (x) hội tụ đều về hàm g(x) trên (a, b). Khi đó, với  > 0 tuỳ ý, tồn
P
hàm
n=1
tại N0 ∈ N sao cho |Sn0 (x) − g(x)| < /3 và |Sn0 (x) − Sm 0
(x)| < /3 với mọi
n, m ≥ N0 .
Lấy x0 ∈ (a, b) bất kỳ, ta phải chứng minh S 0 (x0 ) = g(x0 ). Với m > N0 tuỳ
ý, áp dụng định lý Lagrange cho hàm số Sm (x) − SN0 (x), ta có
[Sm (x) − SN0 (x)] − [Sm (x0 ) − SN0 (x0 )] 0 0 
= |Sm (ξ) − SN (ξ)| < .
x − x0 0
3

113
Qua giới hạn bất đẳng thức cuối khi m → ∞, ta được
S(x) − S(x0 ) SN0 (x) − SN0 (x0 ) 
− < . (4.2.2)
x − x0 x − x0 3

Do SN0 (·) khả vi tại x0 nên tồn tại δ > 0 sao cho với |x − x0 | < δ ta có
SN0 (x) − SN0 (x0 ) 0 
− SN (x0 ) < . (4.2.3)
x − x0 0
3

Kết hợp (4.2.2)-(4.2.3), ta được


S(x) − S(x0 ) S(x) − S(x0 ) SN0 (x) − SN0 (x0 )
− g(x0 ) ≤ −
x − x0 x − x0 x − x0
SN0 (x) − SN0 (x0 ) 0
+ − SN (x0 )
x − x0 0

0
+ |SN 0
(x0 ) − g(x0 )|
  
< + + = .
3 3 3
Định lý đã được chứng minh.

∞ sin nx
P
Ví dụ 4.22. Hàm f (x) = 2
liên tục và có đạo hàm liên tục trên R.
n=1 √ n √
P∞ sin nx ∞ cos
P nx
Thật vậy, ta thấy chuỗi 2
và chuỗi đạo hàm √ hội tụ đều
n=1 n n=1 n n
theo tiêu chuẩn Weierstrass. Do đó f và f 0 là các hàm liên tục theo các Định
lý 4.19 và 4.21.

4.3 Chuỗi lũy thừa


Trường hợp đặc biệt của chuỗi hàm là chuỗi lũy thừa, khi các số hạng của
chuỗi có dạng
un (x) = an xn , an ∈ R.
hoặc tổng quát hơn

un (x) = an (x − x0 )n , an ∈ R.

an (x − x0 )n có ba khả năng sau xảy
P
Định lý 4.22. Đối với chuỗi lũy thừa
n=0
ra:

114
1. Chuỗi chỉ hội tụ khi x = x0 .

2. Chuỗi hội tụ với mọi giá trị của x.

3. Tồn tại một số dương R sao cho chuỗi hội tụ tuyệt đối trong khoảng
(x0 − R, x0 + R) và phân kỳ trong các khoảng (−∞, x0 − R) và (x0 +
R, +∞).


an (x − x0 )n hội tụ tại x = x0 . Giả
P
Chứng minh. Hiển nhiên chuỗi lũy thừa
n=0
sử nó hội tụ tại một điểm x1 6= x0 , khi đó lim |an ||x1 − x0 |n = 0. Do đó, tồn
n→∞
tại số M > 0 sao cho |an ||x1 − x0 |n ≤ M với mọi n. Ký hiệu r = |x1 − x0 |, ta
sẽ chứng tỏ rằng chuỗi luỹ thừa hội tụ tuyệt đối tại mọi x ∈ (x0 − r, x0 + r).
Thật vậy, khi đó ta có |x − x0 | < |x1 − x0 | và
 n  n
n n |x − x0 | |x − x0 |
|an (x − x0 ) | ≤ |an ||x1 − x0 | ≤M .
|x1 − x0 | |x1 − x0 |

∞ n ∞
x − x0
an (x − x0 )n hội tụ tuyệt đối, theo
P P
Do chuỗi hội tụ nên chuỗi
n=1 x1 − x0 n=1
dấu hiệu so sánh.

an (x−x0 )n hội tụ}. Nếu R = +∞
P
Bây giờ ta ký hiệu R = sup{|x−x0 | :
n=1
thì rõ ràng chuỗi luỹ thừa hội tụ tuyệt đối tại mọi x. Giả sử R < +∞. Với
x∗ ∈ (x0 − R, x0 + R), do |x∗ − x0 | < R nên theo định nghĩa sup, tồn tại x̂ sao

an (x̂ − x0 )n hội tụ mà |x∗ − x0 | < |x̂ − x0 | < R. Vậy chuỗi luỹ
P
cho chuỗi
n=1
thừa hội tụ tuyệt đối tại x∗ .
Theo cách xác định R, chuỗi luỹ thừa phân kỳ tại mọi x mà |x − x0 | > R.
Định lý đã được chứng minh.

Số R trong trường hợp thứ ba được gọi là bán kính hội tụ của chuỗi. Để
thuận tiện ta có thể coi bán kính hội tụ của chuỗi trong trường hợp thứ nhất
là 0, trong trường hợp thứ hai là +∞. Nó được tìm theo công thức sau.

|an+1 | p
Định lý 4.23. Nếu lim = ρ (hoặc lim n |an | = ρ) thì bán kính hội
n→∞ |an | n→∞

115

an (x − x0 )n được xác định bởi
P
tụ của chuỗi lũy thừa
n=0

1


ρ nếu 0 < ρ < +∞
R= 0 nếu ρ = +∞


+∞ nếu ρ = 0.

|an+1 |
Chứng minh. Giả sử lim = ρ. Với mỗi x 6= x0 , xét chuỗi số dương
n→∞ |an |

|un (x)| với un (x) = an (x − x0 )n . Khi đó
P
n=1

|un+1 (x)| |an+1 |


= |x − x0 | → ρ|x − x0 |.
|un (x)| |an |


P
Nếu ρ = 0 thì chuỗi |un (x)| hội tụ với mọi x. Khi đó R = +∞. Nếu
n=1
1
0 < R < +∞ thì, theo dấu hiệu tỷ số, chuỗi hội tụ khi |x − x0 | < . Trong
ρ
1
trường hợp này, ta có R = .
ρ
Trường hợp ρ = +∞ thì rõ ràng chuỗi chỉ hội tụ khi x = x0 . Khi đó
R = 0.

Vậy để tìm miền hội tụ của chuỗi lũy thừa, trước tiên, chúng ta tìm bán kính
hội tụ của nó, sau đó xét tính hội tụ của chuỗi tại hai đầu mút x0 − R, x0 + R.

x2 xn
Ví dụ 4.23. Chuỗi lũy thừa 1 + x + + ... + + . . . có bán kính hội tụ
2 n

P 1 P∞ (−1)n
R = 1. Tại x = 1, chuỗi số phân kỳ, tại x = −1 chuỗi số hội
n=1 n n=1 n
tụ theo dấu hiệu Leibniz. Do đó, miền hội tụ của chuỗi lũy thừa đã cho là
[−1, 1).

x2 xn
Ví dụ 4.24. Chuỗi lũy thừa 1 + x + + ... + + . . . có bán kính hội tụ
2! n!
R = +∞ nên miền hội tụ của nó là toàn bộ R.

116
Tính chất của chuỗi lũy thừa

an xn và S(x) là tổng
P
Giả sử R là bán kính hội tụ của chuỗi lũy thừa
n=0
của chuỗi. Áp dụng các tính chất của tổng chuỗi hàm đã nêu, ta có các kết
quả sau.
1. Chuỗi lũy thừa hội tụ đều trên mọi đoạn [a, b] ⊂ (−R, R).
2. S(x) là hàm liên tục trên khoảng (−R, R).
3. Trên mỗi đoạn [a, b] ⊂ (−R, R) ta có
Z b ∞ Z b
X
S(x)dx = an xn dx.
a n=0 a


4. S 0 (x) = nan xn−1 với mọi x ∈ (−R, R).
P
n=1

Chứng minh. 1. Lấy r ∈ (0, R) sao cho [a, b] ⊂ [−r, r]. Khi đó chuỗi luỹ

|an |rn hội tụ. Rõ ràng
P
thừa hội tụ tuyệt đối tại x = r, tức là chuỗi số
n=0
|an xn | ≤ |an |rn với mọi x ∈ [a, b] nên chuỗi luỹ thừa hội tụ đều trên [a, b]
theo dấu hiệu Weierstrass.
2. Do tính chất hội tụ đều của chuỗi luỹ thừa trên mọi đoạn [−r, r] ⊂
(−R, R), ta có tổng S(x) của nó liên tục trên mọi đoạn [−r, r] ⊂ (−R, R).
Từ đó S(x) liên tục trên (−R, R).

3. Áp dụng Định lý 4.20, ta có


Z b ∞ Z b
X
S(x)dx = an xn dx
a n=0 a

trên mỗi đoạn [a, b] ⊂ (−R, R).



nan xn−1
P
4. Trước tiên, ta thấy bán kính hội tụ của chuỗi đạo hàm
n=1
cũng bằng R. Lấy một điểm x̂ ∈ (−R, R), ta tìm được r ∈ (0, R) sao
cho x̂ ∈ (−r, r). Chú ý rằng chuỗi đạo hàm hội tụ đều trên mỗi đoạn
[−r, r] ⊂ (−R, R) theo chứng minh ở phần thứ nhất, nên ta có thể áp
dụng Định lý 4.21 để khẳng định rằng S(·) khả vi trên (−r, r). Nói riêng
S(·) khả vi tại x̂.

117
Khai triển hàm số thành chuỗi lũy thừa
Trong Chương 2 ta đã tìm cách xấp xỉ một hàm số bởi một hàm đa thức
nhờ các công thức Taylor và Mac-Laurin. Bây giờ, ta sẽ đưa ra điều kiện để
có thể khai triển một hàm số thành chuỗi lũy thừa.

Định lý 4.24. Giả sử trong lân cận (x0 − h, x0 + h) nào đó của điểm x0 , hàm
số f có đạo hàm mọi cấp và tồn tại số dương M sao cho

|f (n) (x)| 6 M, ∀x ∈ (x0 − h, x0 + h).

Khi đó hàm f có thể khai triển thành chuỗi Taylor trong khoảng đó, tức là

f 0 (x0 ) f (n) (x0 )


f (x) = f (x0 ) + (x − x0 ) + . . . + (x − x0 )n + . . .
1! n!

Chứng minh. Ta phải chứng tỏ chuỗi hàm ở vế phải hội tụ về f (x) trong
khoảng (x0 − h, x0 + h). Nói cách khác, tổng riêng thứ n của nó

f 0 (x0 ) f (n) (x0 )


Sn (x) = f (x0 ) + (x − x0 ) + . . . + (x − x0 )n
1! n!

hội tụ về f (x). Áp dụng công thức Taylor cho hàm f trong khoảng (x0 −h, x0 +
h), ta có

f (n+1) (x0 + θ(x − x0 ))


f (x) = Sn (x) + Rn (x), Rn (x) = (x − x0 )n+1 ,
(n + 1)!

với θ ∈ [0, 1]. Theo giả thiết ta có

M |x − x0 |n+1
|Rn (x)| ≤ → 0 khi n → ∞.
(n + 1)!

Do vậy |Sn (x) − f (x)| → 0 khi n → ∞. Định lý đã được chứng minh.

Trong trường hợp x0 = 0, ta có khai triển Mac-Laurin. Sau đây là khai


triển Mac-Laurin của một số hàm sơ cấp.
x xn
1. ex = 1 + + ... + + . . . , x ∈ R.
1! n!
Trong trường hợp này, |f (n) (x)| = ex bị chặn trên mọi khoảng (−R, R)
với R > 0.

118
x3 x2n−1
2. sin x = x − + . . . + (−1)n−1 + . . . , x ∈ R.
3! (2n − 1)!
Với f (x) = sin x, ta có |f (n) (x)| = | sin(x + n π2 )| ≤ 1 với mọi x ∈ R.

x2 x2n
3. cos x = 1 − + . . . + (−1)n + . . . , x ∈ R.
2! (2n)!
Trường hợp f (x) = cos x, ta có |f (n) (x)| = | cos(x + n π2 )| ≤ 1 với mọi
x ∈ R.
α(α − 1) 2 α(α − 1) . . . (α − n + 1) n
4. Với α 6= 0, (1+x)α = 1+αx+ x +. . .+ x +
2! n!
. . . , x ∈ (−1, 1).
Ta không sử dụng Định lý 4.24 trong trường hợp này vì

f (n) (x) = α(α − 1) . . . (α − n + 1)(1 + x)α−n

không bị chặn trong khoảng (−1, 1). Xét chuỗi luỹ thừa ở vế phải. Dễ
kiểm tra bán kính hội tụ của nó là R = 1. Gọi tổng của chuỗi này là
S(x), x ∈ (−1, 1). Khi đó ta có

α(α − 1) . . . (α − n) n
S 0 (x) = α + α(α − 1)x + . . . + x + ...
n!
Từ đó

(1 + x)S 0 (x) = α + α2 x
 
α−n α(α − 1) . . . (α − n + 1) n
+ ... + +1 x + ...
n (n − 1)!
 
α(α − 1) 2 α(α − 1) . . . (α − n + 1) n
= α 1 + αx + x + ... + x + ...
2! n!
= αS(x).

Vậy với x ∈ (−1, 1), ta có

S 0 (x) α
= ,
S(x) 1+x
hay
x
S 0 (t)
Z
dt = α ln(1 + x),
0 S(t)
ln |S(x)| = ln(1 + x)α , do đó |S(x)| = (1 + x)α .

119
Ta cần xét dấu của S(x). Chú ý rằng S 0 (0) = α và S 0 (x) 6= 0 với mọi
x ∈ (−1, 1) nên S 0 (x) luôn cùng dấu với α. Do vậy, nếu α > 0 thì
S 0 (x) α
S 0 (x) > 0 và = > 0. Vậy S(x) > 0 với x ∈ (−1, 1). Khi đó,
S(x) 1+x
S 0 (x)
ta có S(x) = (1+x)α . Nếu α < 0 thì S 0 (x) < 0 và < 0 nên S(x) > 0
S(x)
trong khoảng (−1, 1). Trong trường hợp này, ta cũng có S(x) = (1 + x)α .
x2 xn
5. ln(1 + x) = x − + . . . + (−1)n−1 + . . . , x ∈ (−1, 1).
2 n
Khai triển này thu được bằng cách tích phân hai vế của khai triển
1
= (1 + x)−1 = 1 − x + x2 + . . . + (−1)n xn + . . . , x ∈ (−1, 1).
1+x

x3 x5 x2n+1
6. arctan x = x − + − . . . + (−1)n + . . . , x ∈ (−1, 1).
3 5 2n
Z+x
1
dt
Khai triển này có được bởi arctan x = 2
, và
0 1+t

1
= 1 − x2 + x4 − . . . + (−1)n x2n + . . . , x ∈ (−1, 1).
1 + x2

Ta có thể áp dụng những khai triển này cho các hàm số phức tạp hơn.
x2
Ví dụ 4.25. Viết khai triển Mac-Laurin của hàm số f (x) = .
2 + 3x
Từ khai triển Mac-Laurin của hàm số (1 + x)α , ta có
1
= (1 + x)−1 = 1 − x + x2 − . . . + (−1)n xn + . . .
1+x

Vậy
"  2  n #
x2 x2 1 x2 3x 3x 3x
= · 3x = · 1− + − . . . + (−1)n + ...
2 + 3x 2 1+ 2 2 2 2 2
  3  2 4  n n+2
x2 3 x 3 x n 3 x
= − + − . . . + (−1) + ...
2 2 2 2 2 2 2

Việc khai triển một hàm số thành chuỗi luỹ thừa có ý nghĩa quan trọng
trong các bài toán tính xấp xỉ với sai số cho trước.

120
Z 1
2
Ví dụ 4.26. Tính gần đúng tích phân ln(1 + x6 )dx với sai số nhỏ hơn
0
10−7 .
Sử dụng khai triển của hàm ln(1 + x) đã cho ở trên, ta có

6
X x6n
ln(1 + x ) = (−1)n−1 , x ∈ (−1, 1).
n=1
n

Từ đó 1 ∞
(−1)n−1
Z
2 X
6
ln(1 + x )dx = .
0 n=1
n(6n + 1)26n+1
Đây là một chuỗi đan dấu nên phần dư thứ n của nó thoả mãn
1
|Rn | ≤ < 10−7 , với n ≥ 2.
(n + 1)(6n + 7)26n+7
Z 1
2
Khi đó ln(1 + x6 )dx ≈ 0.0011114.
0

4.4 Chuỗi Fourier


Việc khai triển một hàm số thành chuỗi luỹ thừa đòi hỏi tính khả vi mọi
cấp của hàm số đó. Với những hàm số không thoả mãn điều kiện này, ta có
thể sử dụng một khai triển khác là khai triển Fourier, ở đó hàm số được biểu
diễn qua chuỗi lượng giác có dạng

a0 X
+ (an cos nx + bn sin nx). (4.4.1)
2 n=1

Cụ thể, giả sử hàm f : R → R tuần hoàn với chu kỳ 2π và chuỗi hàm (4.4.1)
hội tụ đều về f (x). Ta cần xác định các hệ số ak , bk của chuỗi hàm này.
Trước tiên, ta có các công thức
Z π (
0 nếu k 6= n,
cos kx cos nxdx = (4.4.2)
−π π nếu k = n;

(
π
nếu k 6= n,
Z
0
sin kx sin nxdx = (4.4.3)
−π π nếu k = n;

121
Z π
sin kx cos nxdx = 0 với mọi k, n. (4.4.4)
−π

Nhân hai vế của đẳng thức


a0 X
f (x) = + (an cos nx + bn sin nx), x ∈ [−π, π]
2 n=1

với cos kx rồi lấy tích phân trên đoạn [−π, π], sử dụng các công thức (4.4.2)
và (4.4.4), ta được
1 π
Z
a0 = f (x)dx,
π −π

Z π
1
ak = f (x) cos kxdx, k ≥ 1.
π −π

Tương tự, ta cũng có


Z π
1
bk = f (x) sin kxdx, k ≥ 1.
π −π

Định nghĩa 4.6. Chuỗi lượng giác


a0 X
+ (an cos nx + bn sin nx), (4.4.5)
2 n=1

với
Z π
1
ak = f (x) cos kxdx, k ≥ 0,
π −π

Z π
1
bk = f (x) sin kxdx, k ≥ 1,
π −π

được gọi là chuỗi Fourier của hàm f , ak và bk được gọi là các hệ số Fourier của
hàm này.

122
Sự hội tụ của chuỗi Fourier
Ký hiệu Sn (x) là tổng riêng thứ n của chuỗi Fourier (4.4.5) của f . Khi đó
Z π n Z
1 1X π
Sn (x) = f (t)dt + f (t)[cos kt cos kx + sin kt sin kx]dt
2π −π π k=1 −π
Z " n
#
1 π 1 X
= + cos n(t − x) f (t)dt
π −π 2 k=1
1 π
Z
= Dn (t − x)f (t)dt,
π −π

1
n
P sin(n + 12 )t
trong đó Dn (t) = + cos nt = gọi là nhân Dirichlet. Hơn nữa,
2
k=1 2 sin 2t
do tính tuần hoàn của f và Dn , bằng phép đổi biến, ta có

1 π
Z
Sn (x) = Dn (t)f (t + x)dt.
π −π

Chú ý rằng Z π
Dn (t)dt = π. (4.4.6)
−π

Hàm f gọi là liên tục từng khúc trên đoạn [a, b] nếu ta có thể chia [a, b] thành
các đoạn [ai , bi ] (i = 1, 2, . . . , m) sao cho f liên tục trên mỗi khoảng (ai , bi ) và
có các giới hạn lim+ f (x), lim− f (x) hữu hạn.
x→ai x→bi
Hàm f được gọi là trơn từng khúc trên đoạn [a, b] nếu f liên tục từng khúc
và có đạo hàm cũng liên tục từng khúc trên đoạn này.

Ví dụ 4.27. Cho hàm f : R → R tuần hoàn chu kỳ 2π với f (x) = x trên


đoạn [−π, π]. Khi đó f là hàm trơn từng khúc.

Định lý sau đây cho ta một điều kiện đủ để chuỗi Fourier của f hội tụ.

Định lý 4.25. Giả sử f : R → R là hàm tuần hoàn với chu kỳ 2π và trơn


từng khúc trên mọi đoạn hữu hạn. Nếu f liên tục tại x0 thì chuỗi Fourier của
nó hội tụ tại x0 .
Khi đó, ta viết

a0 X
f (x) ∼ + (an cos nx + bn sin nx).
2 n=1

123
Ý tưởng chứng minh. Ta sử dụng bổ đề sau.
Bổ đề 4.26 (bổ đề Riemann). Giả sử g là hàm khả tích trên đoạn [a, b]. Khi
đó Z b
lim g(t) sin pt dt = 0.
p→∞ a

Bây giờ, ta cần chứng minh Sn (x0 ) − f (x0 ) → 0 khi n → ∞. Thật vậy, sử
dụng (4.4.6), ta có

1 π 1 π
Z Z
Sn (x0 ) − f (x0 ) = Dn (t)f (t + x0 )dt − Dn (t)f (x0 )dt
π −π π −π
1 π
Z
= Dn (t)[f (t + x0 ) − f (x0 )]dt
π −π
1 π f (t + x0 ) − f (x0 )
Z
1
= t sin(n + )tdt
π −π 2 sin 2 2
Z π
1 1
= g(t) sin(n + )tdt,
π −π 2

f (t + x0 ) − f (x0 )
với g(t) = là hàm liên tục từng khúc. Khi đó, g khả tích.
2 sin 2t
Áp dụng bổ đề Riemann, ta có điều phải chứng minh.

Khai triển Fourier trong một khoảng


Giả sử f là một hàm xác định và trơn từng khúc trên đoạn [−π, π]. Gọi
f là hàm xác định trên R, tuần hoàn chu kỳ 2π mà trên đoạn [−π, π] thì f ∗

trùng với f (ta gọi f ∗ là một thác triển của f ). Khi đó f ∗ là hàm trơn từng
khúc trên mỗi đoạn hữu hạn, và chuỗi Fourier của f ∗ là

a0 X
+ (an cos nx + bn sin nx)
2 n=1

với các hệ số Fourier


Z π
1
ak = f (x) cos kxdx, k ≥ 0,
π −π
Z π
1
bk = f (x) sin kxdx, k ≥ 1.
π −π

124
Ta cũng gọi chuỗi này là chuỗi Fourier của hàm f , vì trên đoạn [−π, π], tại
những điểm liên tục, ta có

a0 X
f (x) ∼ + (an cos nx + bn sin nx).
2 n=1

Ta xét các trường hợp đặc biệt khi f là hàm chẵn hoặc hàm lẻ trên đoạn [−π, π].
Nếu f là hàm chẵn thì x 7→ f (x) cos kx là hàm chẵn, trong khi x 7→ f (x) sin kx
là hàm lẻ. Do vậy
1 π 2 π
Z Z
ak = f (x) cos kxdx = f (x) cos kxdx,
π −π π 0
1 π
Z
bk = f (x) sin kxdx = 0,
π −π

và khai triển Fourier của f là



a0 X
f (x) ∼ + an cos nx.
2 n=1

Tương tự, nếu f là hàm lẻ thì


1 π
Z
ak = f (x) cos kxdx = 0
π −π
1 π 2 π
Z Z
bk = f (x) sin kxdx = f (x) sin kxdx.
π −π π 0

Khi đó khai triển Fourier của f là



X
f (x) ∼ bn sin nx.
n=1

Bây giờ ta tìm khai triển Fourier cho một hàm f : [−l, l] → R với l > 0 bất
πx
kỳ. Giả sử f là hàm trơn từng khúc trên đoạn [−l, l]. Đổi biến y = và xét
  l
ly
hàm g(y) = f . Ta có g là hàm trơn từng khúc trên đoạn [−π, π]. Ta có
π
khai triển Fourier của g là

a0 X
g(y) ∼ + (an cos ny + bn sin ny), y ∈ [−π, π],
2 n=1

125
với các hệ số Fourier
π
1 π
Z Z  
1 ly
a0 = g(y)dy = f dy,
π−π π −π π
1 π 1 π
Z Z  
ly
ak = g(y) cos kydy = f cos kydy, k ≥ 1,
π −π π −π π
1 π 1 π
Z Z  
ly
bk = g(y) sin kydy = f sin kydy, k ≥ 1.
π −π π −π π
Đổi về biến x, ta có

a0 X nπx nπx
f (x) ∼ + (an cos + bn sin ), x ∈ [−l, l],
2 n=1
l l

với các hệ số
1 l
Z
a0 = f (x)dx,
l −l
1 l
Z
kπx
ak = f (x) cos dx, k ≥ 1,
l −l l
1 l
Z
kπx
bk = f (x) sin dx, k ≥ 1.
l −l l
Ví dụ 4.28. Tìm khai triển Fourier của hàm f (x) = |x| với x ∈ [−1, 1].

Chú ý rằng ta coi khai triển Fourier của f là khai triển Fourier của một hàm
f ∗ xác định trên R, tuần hoàn với chu kỳ T = 2 mà trên đoạn [−1, 1], f ∗ trùng
với f . Do f là hàm chẵn nên ta có

a0 X
f (x) ∼ + an cos nπx, x ∈ [−1, 1]
2 n=1

126
Z 1
với các hệ số a0 = 2 xdx = 1,
0
Z 1
an = 2 x cos nπxdx
0
Z 1
2 1 2 2
= x sin nπx − sin nπxdx = [(−1)n − 1].
nπ 0 nπ 0 (nπ)2

Vậy

1 4 X cos(2k + 1)πx
|x| = − 2 , x ∈ [−1, 1].
2 π k=0 (2k + 1)2
P∞ 1
Ta có thể sử dụng kết quả này để tính tổng S của chuỗi số 2
. Thật vậy,
n=1 n
cho x = 0 trong đẳng thức cuối, ta có

X 1 π2
= .
k=0
(2k + 1)2 8

Mặt khác, ta có
∞ ∞ ∞
X 1 X 1 X 1 π2 1
S= = + = + S.
n=1
n2 k=0
(2k + 1)2 k=1 (2k)2 8 4

π2
Vậy S = .
6

127
Bài tập Chương 4
1. Xác định tính hội tụ hay phân kỳ của các chuỗi sau.
P 1 + 2n
(a) n
P 3
(b) arctan n
(cos 1)n
P
(c)

2. Xét tính hội tụ hay phân kỳ của các chuỗi sau.



P n2 − 1
(a) √
n5 + 1
P 1
(b) 2 1
n [1 + 2 sin(nπ/4)]
P 1 − e−n log n
(c)
n
P π
(d) cos 2
n
P π
(e) sin 2
n
P1 π
(f) tan
n n
P1 π
(g) cot
n n
P log n
(h)
n2

P
3. Giả thiết tổng riêng thứ n của chuỗi an là
n=1

n−1
sn = .
n+1

P
Hãy tìm an và tổng an .
n=1

4. Sử dụng tiêu chuẩn tích phân Cauchy để tìm tất cả các giá trị p sao cho
chuỗi hội tụ.
P n
(a)
(n − 1)p
2

128
P n2
(b)
(n3 + 4)p
P sinh n
(c)
(cosh n)p

5. (a) Sử dụng đồ thị của hàm y = 1/x hãy chỉ ra rằng nếu sn là tổng riêng
thứ n của chuỗi điều hòa thì

sn ≤ 1 + ln n.

(b) Chuỗi điều hòa tuy phân kỳ tuy nhiên phân kỳ rất chậm tới vô cùng.
Sử dụng câu (a) để chỉ ra rằng tổng của 1 triệu số hạng đầu tiên nhỏ
hơn 15 và tổng của 1 tỷ số hạng đầu tiên nhỏ hơn 22.

6. Xác định tính hội tụ hay phân kỳ.


P 2 + sin nϕ
(a)
n2 + sin nϕ
Pn+1 n
(b) r
n
P −nα
(c) e cosh nα, α > 0
P n + ln n
(d)
n2 (ln n)2
P n + ln n
(e)
n2 ln n
P (1 + 1/n)n
(f)
2n
P P
7. Hãy chỉ ra rằng nếu an > 0 và chuỗi an hội tụ thì chuỗi ln(1 + an )
cũng hội tụ.

8. Xác định tính hội tụ hay phân kỳ của các chuỗi.

P 2 + sin2 (nπ/4)
(a)
3n
P n(n + 1)
(b)
4n
P 3 − sin(nπ/2)
(c)
n(n + 1)

129
P n + (−1)n
(d)
n(n + 1)
P
9. Giả sử các số hạng aP
n > 0 sao cho chuỗi an hội tụ. Liệu ta có thể suy
ra được rằng chuỗi sin(an ) cũng hội tụ?

10. Xác định tính hội tụ hay phân kỳ của các chuỗi, với r > 0.
P n!
(a)
rn
P a n
(b) n r
P rn
(c)
n!
P r2n+1
(d)
(2n + 1)!
P r2n
(e)
(2n)!

a2n cũng
P P
11. Chứng minh rằng nếu an ≥ 0 và chuỗi an hội tụ thì chuỗi
hội tụ.

12. Xác định tính hội tụ hay phân kỳ.


P (2n)!
(a)
22n (n!)2
P (3n)!
(b)
33n n!(n + 1)!(n + 3)!
P 2n n!
(c)
5 · 7 · · · (2n + 3)
P a(a + 1) · · · (a + n − 1)
(d) , (a, b > 0)
b(b + 1) · · · (b + n − 1)
P∞
13. Tìm tất cả các giá trị dương của c sao cho chuỗi n=1 cln n hội tụ.

14. Xác định tính hội tụ hay phân kỳ.


P nn (2 + (−1)n )
(a)
2n
P 1 + sin 3nϕ n

(b)
3
130
P  1 + sin(nπ/6) n
(c) (n + 1)
3
2
P  1  n
(d) 1−
n
15. Xác định chuỗi đã cho là hội tụ tuyệt đối, hội tụ có điều kiện hay phân
kỳ.
P (−1)n arctan n
(a)
n2
P n n
(b)
31+3n
16. Tìm tất cả các số k nguyên dương sao cho chuỗi

X (n!)2
n=1
(kn)!

hội tụ.

17. Xác định chuỗi đã cho là hội tụ tuyệt đối, hội tụ có điều kiện hay phân
kỳ.
P bn
(a) √ với b4m = b4m+1 = 1, b4m+2 = b4m+3 = −1.
n
P1 nπ
(b) sin
n 6
P 1 nπ
(c) cos
n2 7
P 1 · 3 · 5 · · · (2n + 1)
(d) sin nϕ
4 · 6 · 8 · · · (2n + 4)

18. Vào khoảng năm 1990 nhà toán học Ấn Độ Srinivasa Ramanujan đã phát
hiện ra công thức
√ ∞
1 2 2 X (4n)!(1103 + 26390n)
= .
π 9801 n=0 (n!)4 3964n

William Gosper đã sử dụng chuỗi trên vào năm 1985 để tính ra 17 triệu
chữ số đầu tiên của số π.

131
(a) Hãy kiểm tra chuỗi đã cho ở trên là hội tụ
(b) Nếu chỉ sử dụng 1 số hạng đầu tiên của chuỗi ta sẽ nhận được bao
nhiêu chữ số chính xác trong khai triển thập phân của π? Điều gì
xảy ra nếu ta sử dụng 2 số hạng đầu tiên?
?
19. Hãy chỉ ra các phản ví dụ để các mệnh đề sau đây là sai ngoại trừ
trường hợp nếu ta giả thiết tất cả các số hạng của chuỗi là cùng dấu với
n đủ lớn:
P
(a) an hội tụ nếu các tổng riêng của nó bị chặn.
Nếu bn 6=P0 với n ≥ k và limn→∞ an /bn = L, ở đó 0 < L < ∞ thì
(b) P
an và bn cùng đồng thời hội tụ hoặc phân kỳ.
P
(c) Nếu an 6= 0 và lim an+1 /an < 1 thì an hội tụ.
n→∞

(d) Nếu an 6= 0 và lim n an+1


  P
an
− 1 < −1 thì an hội tụ.
n→∞

20. Tìm miền hội tụ của các chuỗi hàm sau


∞ ∞ ∞
X X nx X x
a) lnn x; b) nx
; c) 2n sin .
n=0 n=0
e n=0
3n

21. Xét sự hội tụ đều trên miền đã chỉ ra của các chuỗi hàm sau
P∞ sin nx
(a) √ ,x ∈ R
n=1 n n

P 1
(b) 2 2 2
,x ∈ R
n=1 n (1 + n x )

∞ n2
√ (xn + x−n ),
P
(c) 1/2 6 |x| 6 2.
n=0 n!

22. Tìm miền hội tụ của các chuỗi lũy thừa sau

∞ ∞ ∞
X xn X 3n xn X
a) √ ; b) 2
; c) n3 (x − 5)n
n=0
n n=0
(n + 1) n=0
∞ ∞ ∞
X (−1)n x2n−1 X
n (x + 2)n X
d) ; e) (−1) ; f) n!(2x − 1)n
n=1
(2n − 1)! n=0
n2n n=0

132
23. Tìm miền hội tụ của các chuỗi lũy thừa suy rộng sau
∞ ∞  n ∞
X n X 1 1−x X 1 π
a) ; b) ; c) sin n
n=1
(x − 2)n n=0
2n + 1 1+x n=1
x n 2


an 4n hội tụ thì các chuỗi sau có hội tụ không
P
24. Nếu chuỗi số
n=1


X ∞
X
n
an (−2) ; an (−4)n .
n=1 n=1


an xn có bán kính hội tụ là 2, chuỗi luỹ thừa
P
25. Cho chuỗi luỹ thừa
n=1

bn xn có bán kính hội tụ là 3. Tìm bán kính hội tụ của chuỗi luỹ thừa
P
n=1

(an + bn )xn .
P
n=1

26. Khai triển các hàm sau đây thành chuỗi luỹ thừa với tâm tại điểm x0 và
tìm bán kính hội tụ của chúng.
x3
 
(a) f (x) = x ln 1 + , x0 = 0;
3
x
(b) f (x) = e− 2 , x0 = 10;
π
(c) f (x) = cos x, x0 = ;
2
2
x +x+1
(d) f (x) = 2 , x0 = 0;
x +x−2
Z x
sin t2
(e) f (x) = dt, x0 = 0;
0 t
Z x
ln(1 + t)
(f) f (x) = dt, x0 = 0;
0 t

27. Tìm nguyên hàm của các hàm số sau dưới dạng chuỗi luỹ thừa.
1
(a) f (x) = ;
1 + x4
x
(b) f (x) = ;
1 + x5

133
(c) f (x) = ln(1 + x6 ).

28. Tính xấp xỉ các tích phân sau với độ chính xác đến sáu chữ số thập phân.
Z 0.4
(a) ln(1 + x4 )dx;
0
Z 0.5
dx
(b) ;
0 1 + x6
Z 1/3
(c) x2 arctan x4 dx.
0


X (−1)n x2n
29. Chứng minh rằng hàm f (x) = là nghiệm của phương trình
n=0
(2n)!

f 00 (x) + f (x) = 0, x ∈ R.


X
30. Bằng cách lấy đạo hàm chuỗi luỹ thừa xn , tính các tổng sau.
n=0


X
(a) nxn , |x| < 1;
n=1

X n
(b) ;
n=1
2n

X
(c) n(n − 1)xn , |x| < 1;
n=2

X n2 − n
(d) ;
n=2
2n

X n2
(e) ;
n=1
2n

31. Khai triển thành chuỗi Fourier các hàm số sau trong khoảng chỉ ra và
tính tổng của chuỗi số tương ứng.

X (−1)n−1
(a) f (x) = sign(cos x) trên R. Tính tổng S = .
n=1
2n − 1

134

X 1
(b) f (x) = | sin x|, x ∈ [−π, π]. Tính tổng S = .
n=1
(2n − 1)(2n + 1)

π X (−1)n
(c) f (x) = cos x, x ∈ [0, ]. Tính tổng S = .
2 n=1
(2n − 1)(2n + 1)
( ∞
1 nếu 0 ≤ x ≤ 1, X sin n
(d) f (x) = Tính các tổng S1 = và S2 =
0 nếu 1 < x ≤ π. n=1
n

X sin n
(−1)n .
n=1
n

Lời giải và đáp số một số bài tập


1. (a) hội tụ; (b) phân kỳ; (c) hội tụ.

2. Ta sử dụng tiêu chuẩn so sánh giới hạn: (a) hội tụ; (b) hội tụ;
(c) phân kỳ; (d) phân kỳ; (e) hội tụ; (f) hội tụ; (g) phân kỳ; (h) hội tụ.

n−1 n−2 2
3. an = sn − sn−1 = − = . Rõ ràng tổng của chuỗi là
n+1 n n(n + 1)
lim sn = 1.
n→∞

4. Xét các tích phân suy rộng tương ứng: (a) p > 1 (b) p > 1 (c) p > 1.

5. So sánh tổng riêng sn và diện tích của miền nằm dưới đồ thị hàm số
y = 1/x. Tiếp theo đó sử dụng công thức tính diện tích thông qua tích
phân từng phần trên đoạn [1, n].

6. (a) hội tụ: sử dụng tiêu chuẩn so sánh giới hạn


(b) hội tụ nếu 0 < r < 1, phân kỳ nếu r ≥ 1
(c) phân kỳ do số hạng tổng quát không hội tụ về 0
(d) hội tụ: theo tiêu chuẩn so sánh và áp dụng tiêu chuẩn tích phân
Cauchy
(e) phân kỳ: theo tiêu chuẩn so sánh và tiêu chuẩn tích phân Cauchy
(f) hội tụ theo tiêu chuẩn D’Alembert hoặc theo tiêu chuẩn so sánh giới
hạn.

7. Sử dụng tiêu chuẩn so sánh đối với các chuỗi dương. Để ý bất đẳng thức
ln(1 + x) < x với mọi x > 0.

135
8. Sử dụng các tiêu chuẩn D’Alembert hoặc tiêu chuẩn so sánh giới hạn:
(a) hội tụ (b) hội tụ (c) hội tụ (d) phân kỳ.
P
9. Chứng minh chuỗi sin(an ) hội tụ tuyệt đối bằng tiêu chuẩn so sánh.
Từ đó suy ra nó hội tụ.

10. (a) phân kỳ theo tiêu chuẩn D’Alembert


(b) hội tụ theo tiêu chuẩn căn thức Cauchy khi và chỉ khi 0 < r < 1
hoặc với r = 1, a < −1
(c) hội tụ theo D’Alembert (d) hội tụ theo D’Alembert
(e) hội tụ theo D’Alembert.

11. Do chuỗi hội tụ nên lim an = 0. Từ đó suy ra an < 1 với n > N đủ lớn.
n→∞
Tiếp theo sử dụng 0 ≤ a2n ≤ an với n > N và tiêu chuẩn so sánh đối với
các chuỗi không âm.
an+1 2n + 1 n
12. (a) Ta xét = > . Theo tiêu chuẩn tỷ số dạng so sánh
an 2n + 2 n+1
P1
(xem Định lý 4.7, chuỗi phân kỳ khi so sánh với chuỗi điều hòa .
n
(b) hội tụ (c) hội tụ theo tiêu chuẩn tỷ số
(d) hội tụ nếu a < b − 1, phân kỳ nếu a ≥ b − 1 theo tiêu chuẩn Raabe.

13. Viết c = et với t ∈ R. Từ đó dễ dàng thông qua điều kiện đối với t để
chuỗi hội tụ là t < −1. Đáp số c < 1/e.

14. (a) phân kỳ theo tiêu chuẩn so sánh (b) hội tụ theo tiêu chuẩn so sánh
(c) hội tụ theo tiêu chuẩn so sánh (d) hội tụ do an ∼ e−n .
π
15. (a) hội tụ tuyệt đối do | arctan x| < với mọi x ∈ R.
2

(b) Phân kỳ, số hạng tổng quát không tiến tới 0 khi n → ∞.

16. Sử dụng tiêu chuẩn D’Alembert.

17. (a) hội tụ có điều kiện (nhóm 2 số hạng liên tiếp để tạo thành chuỗi đan
dấu)
(b) hội tụ có điều kiện (có thể sử dụng tiêu chuẩn Dirichlet để xét sự hội
tụ)
(c) hội tụ tuyệt đối (d) hội tụ tuyệt đối theo tiêu chuẩn Dirichlet.

18. Sử dụng tiêu chuẩn tỷ số.

136
P h (−1)n 1
i
(−1)n ; (b) Xét hai chuỗi (−1)n /n và
P P
19. (a) n
+ n ln n
(c) (−1)n 2n ; (d) xét chuỗi (−1)n .
P P

20. (a) Hội tụ khi và chỉ khi | ln x| < 1, hay e−1 < x < e; (b) Hội tụ với
x ≤ 0; (c) Hội tụ với mọi x.

21. (a) Hội tụ đều; (b) Hội tụ đều; (c) Hội tụ đều. Sử dụng tiêu chuẩn
Weierstrass.

22. (a) −1 ≤ x < 1; (b) − 31 ≤ x ≤ 13 ; (c) 4 < x < 6; (d) R; (e) −4 < x ≤ 0;
(f) x = 21 .

1 ∞
ny n . Miền hội tụ của chuỗi
P
23. (a) Đặt y = , ta có chuỗi luỹ thừa
x−2 n=1
luỹ thừa này là −1 < y < 1. Do đó, miền hội tụ của chuỗi hàm đã cho là
1−x ∞ 1
yn.
P
(−∞, 1) ∪ (3, ∞); (b) Đặt y = , ta có chuỗi luỹ thừa
1+x n=1 2n + 1
Miền hội tụ của chuỗi này là −1 ≤ y < 1. Do đó, miền hội tụ của
1
chuỗi hàm đã cho là x > 0; (c) Miền hội tụ là −2 < < 2 hay x ∈
x
1 1
(−∞, − ) ∪ ( , ∞).
2 2
∞ ∞
an (−2)n hội tụ; chuỗi an (−4)n có thể hội tụ hoặc phân kỳ.
P P
24. Chuỗi
n=1 n=1


X
25. Bán kính hội tụ của chuỗi luỹ thừa (an + bn )xn là R = 2.
n=1


X x3n+1
26. (a) (−1)n n , R = 1;
n=1
3 n

−5
X (−1)n (x − 10)n
(b) e , R = +∞;
n=0
n! 2n

X (x − π/2)2n−1
(c) (−1)n , R = +∞;
n=1
(2n − 1)!

X 2n+1 − (−1)n
(d) 1 − xn , R = 1;
n=0
2n+1

137

X (−1)n x4n+2
(e) , R = +∞;
n=1
(2n + 1)!(4n + 2)

X (−1)n xn
(f) , R = 1;
n=1
n2

27. Sử dụng các khai triển


1
(a) 4
= 1 − x4 + x8 − . . . + (−1)n x4n + . . .;
1+x
x
(b) 5
= x(1 − x5 + x10 − . . . + (−1)n x5n + . . .);
1+x
x12 x6n
(c) ln(1 + x6 ) = x6 − + . . . + (−1)n−1 + . . ..
2 n

X
28. Chú ý rằng, đối với chuỗi đan dấu (−1)n an , ta có |Rn | ≤ an+1 với Rn
n=1
là phần dư thứ n của chuỗi. Ta cần tìm n sao cho |Rn | ≤ 10−6 .

4x8 4 n−1 x
4n
(a) Ta có ln(1 + x ) = x − + . . . + (−1) + . . ..
Z 0.4 ∞
2 n
X (−1)n−1 (0.4)4n+1
ln(1 + x4 )dx = ;
0 n=1
n(4n + 1)
1
|Rn | < < 10−6 nếu chọn n = 4.
(n + 1)(4n + 5)24n+5
(b) Làm tương tự phần (a);
(c) Làm tương tự phần (a).

29. Tính trực tiếp đạo hàm của chuỗi.



X
30. Đặt S(x) = xn .
n=0


X
(a) nxn = xS 0 (x), |x| < 1;
n=1
1
(b) Dùng kết quả phần (a) với x = ;
2

X
(c) n(n − 1)xn = x2 S 00 (x), |x| < 1;
n=2

138
1
(d) Dùng kết quả phần (c) với x = ;
2
(e) Kết hợp (b) và (d).
∞ ∞
4 X sin(2n − 1)x X (−1)n π
31. (a) . Tổng = với x = π2 .
π n=1 2n − 1 n=1
2n − 1 4

2 4X cos 2nx 1
(b) − . Tổng S = khi x = 0.
π π n=1 (2n − 1)(2n + 1) 2
" ∞
#
4 1 X n cos 2nx 1 π
(c) − (−1) 2
. Tổng S = − khi x = 0.
π 2 n=1 4n − 1 2 4
" ∞
#
1 1 X sin n π−1 1
(d) + cos nx . Tổng S1 = , S2 = − .
2 2 n=1 n 2 2

139
140
Chương 5

Phương trình vi phân tuyến tính

Mở đầu
Lịch sử lý thuyết phương trình vi phân khởi nguồn từ nửa cuối thế kỉ XVII
trong các công trình của Isaac Newton, Gottfried Wilhelm Leibniz hay nhà
Bernoulli, Jakob và Johann. Các phương trình vi phân xuất hiện như một hệ
quả tự nhiên khi các nhà toán học áp dụng các ý tưởng mới trong giải tích vào
một số bài toán trong cơ học. Trải qua lịch sử hơn 300 năm, lý thuyết phương
trình vi phân đã trở thành một công cụ đặc biệt trong việc mô tả và phân tích
nhiều bài toán thực tiễn không chỉ trong khoa học kỹ thuật mà trong nhiều
lĩnh vực khác nhau như trong y học, sinh thái học, kinh tế, môi trường v.v.
Tầm quan trọng của chúng là động lực thúc đẩy các nhà khoa học và toán học
phát triển các phương pháp trong nghiên cứu các tính chất nghiệm, từ các
phương pháp tìm nghiệm chính xác qua các hàm sơ cấp đến các phương pháp
hiện đại của giải tích và xấp xỉ số. Hơn nữa, lý thuyết này cũng đóng một vai
trò trung tâm trong sự phát triển của toán học bởi những câu hỏi và vấn đề
về phương trình vi phân là khởi nguồn của nhiều lĩnh vực toán học như topo,
đại số, hình học và giải tích hiện đại [9].
Sự phát triển nhanh chóng của lý thuyết phương trình vi phân và những
ứng dụng của chúng trong nhiều ngành khoa học đã và đang thu hút sự quan
tâm nghiên cứu của các chuyên gia và người học trong các lĩnh vực đa ngành.
Điều này đã đặt lý thuyết phương trình vi phân ở vị trí đặc biệt trong toán
học và khoa học ứng dụng. Ngày nay, lý thuyết này được dạy ở nhiều cấp độ
khác nhau trong hầu hết các trường đại học và viện nghiên cứu trên thế giới
[5].
Chương này giới thiệu một cách sơ lược về lý thuyết phương trình vi phân.
Nội dung được trình bày ở đây phù hợp với người đọc đã được trang bị những
kiến thức cơ sở về giải tích cổ điển (calculus) và đại số tuyến tính (lý thuyết
ma trận). Với mức độ “nhập môn”, bài giảng hướng trọng tâm vào cấu trúc
tuyến tính và các tính chất nghiệm của những lớp phương trình này.
Nội dung của bài giảng được chia làm 4 phần.
Phần 1 giới thiệu khái quát về phương trình vi phân. Một số khái niệm cơ

141
bản được giới thiệu thông qua các mô hình thực tiễn để người đọc tiếp cận
một cách tự nhiên. Phần giới thiệu tổng quát và chính xác sẽ được trình bày
trong các mục sau. Phần 2 trình bày phương pháp giải lớp phương trình vi
phân cấp 1 và một số mở rộng. Phần 3 giới thiệu các kết quả cơ bản về phương
trình vi phân tuyến tính cấp cao. Phần đầu chương là các kết quả tổng quát
về cấu trúc và các tính chất nghiệm. Phần tiếp theo là bài thực hành giải các
phương trình vi phân tuyến tính với hệ số hằng số. Phần 4 giới thiệu sơ bộ về
lý hệ phương trình vi phân tuyến tính và phương pháp giải hệ phương trình
vi phân tuyến tính với ma trận hằng số trong không gian hai chiều. Cuối mỗi
mục là một số bài tập thực hành và hướng dẫn, lời giải vắn tắt.

5.1 Một số ví dụ và mô hình toán học


Trong thực tiễn, các đại lượng đo như vị trí, nhiệt độ, dân số của quần thể,
mức độ hấp thụ/chuyển hóa (trong các phản ứng hóa học) v.v thường được
mô tả như những hàm của thời gian. Thông thường, các định luật khoa học
về các đại lượng đó được diễn tả bằng các phương trình liên quan đến tốc độ
biến đổi theo thời gian. Các định luật như vậy đều dẫn đến các phương trình
vi phân. Dưới đây ta xét một số ví dụ.

Ví dụ 5.1. (Định luật Newton về tỏa nhiệt/hấp thụ nhiệt) Một vật được đặt
trong một môi trường được duy trì ở nhiệt độ Ta . Định luật Newton nói rằng
tốc độ biến đổi của nhiệt độ T (t) của vật tỉ lệ với độ chênh nhiệt giữa vật đó
với môi trường. Luật Newton được diễn tả bằng phương trình

T 0 (t) = r (T (t) − Ta ) (5.1.1)

ở đó r là hệ số tỉ lệ. Phương trình (5.1.1) chứa hàm ẩn T (t) và đạo hàm T 0 (t).
Đây là một phương trình vi phân cấp 1.
Giả sử r là một hằng số. Khi đó (5.1.1) là một phương trình vi phân tuyến
tính. Hơn nữa, giả sử tại thời điểm ban đầu t0 = 0, nhiệt độ của vật là T0 . Khi
đó, (5.1.1) cho nghiệm

T (t) = Ta + (T0 − Ta )ert . (5.1.2)

Trong thực tế, hệ số tỉ lệ r phụ thuộc cả vào thời gian và độ chênh nhiệt độ
T (t) − Ta . Tức là, r = r(t, T (t) − Ta ). Khi đó, phương trình (5.1.1) trở thành
một phương trình vi phân phi tuyến cấp 1. Việc tìm nghiệm chính xác T (t)
bây giờ trở nên khó khăn hơn, thậm chí “không thể”. Vì vậy, các phương pháp
định tính (nghiên cứu tính chất nghiệm) được phát triển để phân tích dáng

142
điệu của nghiệm các phương trình có cấu trúc phức tạp nảy sinh từ các mô
hình thực tiễn.
Áp dụng: Một vật tỏa nhiệt vào không khí có nhiệt độ duy trì ở 20◦ C. Vật đó
giảm từ 100◦ C xuống 60◦ C sau 20 phút. Sau bao lâu nữa thì nhiệt độ của vật
còn 30◦ C nếu coi tốc độ tỏa nhiệt không đổi? (Đáp số: khoảng 40 phút)

Ví dụ 5.2. (Chuyển động của chất điểm-Motion of a particle) Một vật khối
lượng m được bắn lên theo phương đứng với vận tốc ban đầu (t0 = 0) v0
(Hình 5.1). Giả thiết lực cản trung bình của môi trường tỉ lệ thuận với vận tốc
(medium resistance R = βv). Xác định độ cao cực đại của vật?

x R !v

m t,v x,a x

mg

t 0 ,v0

Hình 5.1: Chuyển động phương đứng của chất điểm

Tại thời điểm t, lực tác dụng lên vật m gồm trọng lực (gravity) mg và lực
cản trung bình (resisting force) R = βv. Vận tốc v = x0 , gia tốc a = v 0 = x00 .
Theo định luật II Newton

dv
m = −R − mg, R = βv. (5.1.3)
dt

Phương trình (5.1.3) có thể viết dưới dạng tuyến tính

β
v0 + v = −g, v(0) = v0 . (5.1.4)
m

Khi đạt độ cao cực đại v = 0 và từ (5.1.4) ta được (xem mục Phương trình vi
phân tuyến tính cấp 1)

m2 g βv0
    
m βv0 βv0
tmax = ln +1 , xmax = 2 − ln +1 .
β mg β mg mg

143
Ví dụ 5.3. (Mạch RC) Xét một mạch điện gồm một nguồn hiệu điện thế V (t),
một điện trở R và một tụ có điện dung C. Một ví dụ đơn giản về các ứng dụng
thực tiễn của mô hình này là các thiết bị cầm tay (smart phone chẳng hạn), ở
đó V (t) là nguồn (charge), C mô tả thiết bị lưu (pin) và R đặc trưng sự tiêu
thụ điện năng của thiết bị. Xác định hiệu điện thế vc qua tụ?

i R

V(t) C

Hình 5.2: Mạch RC

Điện dung C là hệ số đặc trưng độ lệch của cường độ dòng điện khi qua tụ
nên ta có
dvC
i(t) = C .
dt
Mặt khác, theo định luật Omh và định luật Kirchhoff (về hiệu điện thế),

V (t) = i(t)R + vC (t).

Do đó, hiệu điện thế vC (t) được cho bởi phương trình vi phân tuyến tính cấp 1

dvC (t)
RC + vC (t) = V (t). (5.1.5)
dt
Một số trường hợp đặc biệt
a) Không có nguồn vào (zero-input) V (t) = 0: Giả sử tại t = 0, vC (0) = v0 .
Nghiệm của (5.1.5) cho bởi vC (t) = v0 e−t/RC . Nghiệm này hội tụ về 0 theo
hàm mũ (nếu không charge thì sử dụng một thời gian pin sẽ giải phóng hết).
b) Nguồn không đổi: V (t) = K. Khi đó phương trình (5.1.5) có điểm cân
bằng (nghiệm dừng) vC = K. Các nghiệm khác của (5.1.5) được cho bởi

vC (t) = v0 e−t/RC + K 1 − e−t/RC .




Các nghiệm này hội tụ về điểm cân bằng vC = K theo cấp mũ.

144
c) Nguồn kiểu “bật-tắt” (on-off voltage): Chẳng hạn nguồn được duy trì là
hằng số V (t) = K trong khoảng thời gian [0, tf ] rồi tắt (V (t) = 0). Khi đó
nghiệm của (5.1.5) được cho bởi
(
v0 e−t/RC + K 1 − e−t/RC , 0 6 t 6 tf ,

vC (t) = t−tf
vC (tf )e− RC , t > tf .

Các nghiệm này dần đến giá trị vc = K trong khoảng [0, tf ] rồi hội tụ đến 0
theo cấp mũ do không có “nguồn nuôi” V (t).
d) Nguồn “bật-tắt” tuần hoàn: Giả sử V (t) = K và lại tắt V (t) = 0 một
cách tuần hoàn sau những khoảng thời gian T > 0. Câu hỏi đặt ra là liệu
các nghiệm tương ứng của (5.1.5) có tính tuần hoàn không? Có hội tụ đến
giá trị vC = K hay vC = 0? Những câu hỏi thú vị và quan trọng với các ứng
dụng thực tiễn này đặt ra các nghiên cứu định tính (phân tích dáng điệu của
nghiệm) cho lớp phương trình (5.1.5) nói riêng và lý thuyết phương trình vi
phân nói chung.

Ví dụ 5.4. (Mô hình tăng trưởng dân số một loài)


a) Mô hình Malthus: Mô hình tăng trưởng dân số (của quần thể), dạng
đơn sơ nhất, dựa trên giả thiết rằng tốc độ tăng trưởng dân số của quần thể tỉ
lệ với dân số hiện tại. Các yếu tố khác như giới hạn sức chứa của môi trường,
nguồn tài nguyên, dịch bệnh v.v không ảnh hưởng gì đến tốc độ này. Gọi p(t)
là dân số (hoặc mật độ dân số) tại thời điểm t. Khi đó p(t) thỏa mãn phương
trình
dp(t)
= rp(t), (5.1.6)
dt
ở đó r là hệ số tỉ lệ được đặc trưng bởi hệ số sinh rb và hệ số suy giảm rd ,
r = rb − rd . Với r là hằng số, (5.1.6) là một phương trình vi phân tuyến tính
thuần nhất. Nghiệm của (5.1.6) khi đó được cho bởi p(t) = p0 er(t−t0 ) , ở đó p0 là
dân số tại thời điểm ban đầu t0 . Khi r > 0, p(t) → ∞ khi t → ∞ (“bùng nổ”
dân số). Khi r < 0, p(t) → 0 theo cấp mũ (suy giảm dân số đến tuyệt chủng).
Trong thực tế, hệ số r phụ thuộc nhiều yếu tố, chẳng hạn r = r(t, p). Phương
trình (5.1.6) khi đó trở thành phương trình vi phân phi tuyến

p0 (t) = r(t, p(t))p(t). (5.1.7)

b) Mô hình tăng trưởng có giới hạn: Phương trình Logistic.


Ta hiệu chỉnh mô hình (5.1.6) có kể đến ảnh hưởng giới hạn (sức chứa) của
môi trường. Giả thiết rằng

145
• Khi dân số nhỏ (p(t) nhận giá trị bé), tốc độ tăng trưởng dân số tỉ lệ với
số dân hiện tại.
• Khi dân số quá lớn so với sức chứa của môi trường, dân số phải giảm
(tăng trưởng âm).
Giả sử môi trường có sức chứa (số dân giới hạn) là N . Khi p(t) rất bé so với
N thì p(t)/N không đáng kể. Khi đó, tốc độ tăng trưởng theo luật (5.1.6) và
dp P p

xấp xỉ dt = rp 1 − N , r > 0. Khi p > N thì rp 1 − N < 0, và do đó dân số
suy giảm. Phương trình
dp  p
= rp 1 − (5.1.8)
dt N
gọi là phương trình logistic về mô hình tăng trưởng dân số. Đó là một phương
trình vi phân phi tuyến cấp 1 dạng ô-tô-nôm (autonomous).
c) Phương trình logistic có yếu tố “đánh bắt”, thu hoạch (harvesting term):
Giả sử quần thể một loài (ví dụ cá hồi) sinh trưởng theo luật logistic và bị
đánh bắt (thu hoạch) với tốc độ H (số cá thể bị loại khỏi quần thể trên một
đơn vị thời gian như ngày/tuần/tháng v.v). Khi đó, sự sinh trưởng của loài
được mô tả bởi phương trình vi phân phi tuyến sau đây
dp  p
= rp 1 − − H. (5.1.9)
dt N
Số hạng về tốc độ đánh bắt có thể là hằng, dạng tỉ lệ H = QEp với hằng số Q
diễn tả tỉ trọng bắt được (catchability) và E đo nỗ lực thu hoạch (harvesting
effort) hay hàm phi tuyến tổng quát H = H(t, p). Để mô tả các quần thể sinh
học trong thực tiễn và ứng dụng trong cuộc sống, ngoài các tham số cơ bản
như r, N, H, phương trình (5.1.9) còn phụ thuộc rất nhiều tham số khác như
đặc tính sinh trưởng (theo mùa chẳng hạn, seasonal growth), yếu tố bảo tồn,
nuôi trồng hay dịch bệnh, di cư. Thêm nữa, giả sử một loài nào đó được thu
hoạch với mục đích thương mại. Khi đó, hàm H cần phải được tính toán, ước
lượng để vừa bảo tồn nguồn lợi tự nhiên mà lại có lợi nhuận (tiền bán) tối đa.
Những vấn đề như vậy là một số ví dụ điển hình trong lĩnh vực nghiên cứu
về toán sinh thái mà ở đó lý thuyết phương trình vi phân là một công cụ đặc
biệt thiết yếu bên cạnh nhiều công cụ toán học khác.
d) Phương trình logistic có trễ: Để minh họa, ta tiếp tục phát triển từ mô
hình (5.1.9). Thực tế, việc đánh bắt sẽ ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng của
quần thể sau một thời gian nhất định (liên quan đến vòng đời từ lúc cá thể
sinh ra đến khi trưởng thành). Khi đó, mô hình (5.1.9) trở thành
 
dp(t) p(t − τ )
= rp(t) 1 − − H(t, p(t)) (5.1.10)
dt N

146
ở đó τ > 0 diễn tả thời gian “trễ” (delay) của mô hình. Phương trình (5.1.10)
thuộc lớp phương trình vi phân có trễ mà việc nghiên cứu định tính và định
lượng lớp phương trình đó nằm ngoài khuôn khổ chương trình bậc đại học.

Các ví dụ trên được mô tả bởi các phương trình vi phân cấp 1 (5.1.1)-
(5.1.10). Một số ví dụ tiếp theo để minh họa việc mô tả các mô hình thực tiễn
trong khoa học bởi hệ phương trình vi phân.

Ví dụ 5.5. (Mô hình thú-mồi, predator-prey model) Trong ví dụ này ta xét


mô hình một quần thể hai loài gồm: Loài mồi, kí hiệu bởi R (rabbits) và loài
thú F (foxes). Giả sử rằng

• Khi không có thú, loài mồi tăng trưởng không giới hạn (luật Malthus).

• Thú ăn mồi và tốc độ mồi bị ăn thịt tỉ lệ với tốc độ thú và mồi gặp nhau.

• Không có loài mồi, loài thú suy giảm tỉ lệ với dân số hiện tại.

• Tốc độ sinh trưởng loài thú tỉ lệ với lượng mồi bị ăn thịt.

Kí hiệu α là hệ số tăng trưởng của mồi, β là hệ số tỉ lệ xác định lượng thú


và mồi gặp nhau và mồi bị ăn thịt, γ hệ số suy giảm của loài thú và δ là hệ số
tỉ lệ xác định độ tăng trưởng của thú khi một con mồi bị ăn thịt. Các hệ số
này được giả thiết là các hằng số dương. Khi đó, sự sinh trưởng của quần thể
được đặc trưng bởi hệ sau
(
d
dt
R = (α − βF )R
d
(5.1.11)
dt
F = −(γ − δR)F.

Hệ (5.1.11) chứa các hàm ẩn F, R và các đạo hàm cấp 1 của chúng. Đó là một
hệ phương trình vi phân phi tuyến cấp 1.  
R(t)
Kí hiệu hàm giá trị vectơ (hai chiều) S : [0, ∞) → R2 bởi S(t) =
  F (t)
(α − βF )R
và F : R2 → R2 , F(S) = . Quy ước rằng đạo hàm của S(t) cho
 0  −(γ − δR)F
R (t)
bởi S 0 (t) = . Khi đó, hệ phương trình vi phân (5.1.11) được viết dưới
F 0 (t)
dạng phương trình vi phân trong không gian hai chiều sau đây

S 0 = F(S). (5.1.12)

147
! Exposed
Susceptible

"
Recovered Infectious

Hình 5.3: Mô hình dịch tễ SEIR

Ví dụ 5.6. (Mô hình dịch tễ SEIR-epidemic model) Để mô tả sự lây lan của


dịch bệnh trong một quần thể (cộng đồng dân cư), ta có thể sử dụng các mô
hình dịch tễ (epidemic models) diễn tả bởi hệ các phương trình vi phân. Hình
5.6 minh họa mô hình SEIR (Susceptible-Exposed-Infectious-Recovered).
Ta chia dân số thành 4 nhóm gồm: Nhóm các cá thể khỏe mạnh có nguy
cơ nhiễm bệnh S, nhóm các cá thể đã phơi nhiễm E (tiếp xúc gần hay có dấu
hiệu dịch tễ), nhóm nhiễm bệnh I và nhóm hồi phục R (hoặc bị loại khỏi cộng
đồng). Kí hiệu β là tốc độ nhiễm bệnh, σ là tốc độ biến đổi nhóm ủ bệnh (thời
gian ủ bệnh trung bình σ1 ), γ = 1/D là tốc độ hồi phục (xác định bởi thời gian
nhiễm bệnh trung bình D). Giả sử quần thể cô lập và N = S + E + I + R
không đổi (trong thời gian lây lan bệnh dịch). Khi đó, sự biến đổi các nhóm
cá thể trong quần thể được tả bởi hệ phương trình vi phân phi tuyến sau đây

= − βSI
 dS

 dt N
 dE = βSI − σE

dt N
dI
(5.1.13)


 dt
= σE − γI
 dR
dt
= γI.

Việc nghiên cứu các điểm cân bằng và dáng điệu nghiệm của các mô hình dịch
tễ khi thời gian đủ lớn có ý nghĩa quan trọng trong việc dự báo diễn biến dịch
bệnh. Chẳng hạn, loại dịch bệnh đó có biến mất (I(t) → 0) hay thành đại dịch
(pandemic)? Tính chất tuần hoàn (quay lại sau một thời gian kiểu cúm mùa)
hay việc kiểm soát (điều khiển) ảnh hưởng và hiệu quả ra sao đối với sự phát
triển và lây lan của bệnh là những vấn đề có ý nghĩa thực tiễn. Đặc biệt, việc
ước lượng được hệ số tái tạo cơ bản (basic reproduction number) R0 cho nhiều
thông tin quan trọng về mức độ lây lan của dịch bệnh (R0 = βγ với mô hình
đơn giản (5.1.13)). Thông thường, R0 < 1 thì dịch bệnh đó được kiểm soát với

148
quy mô nhỏ.

Ví dụ 5.7. (Phản ứng hóa học)


k+
a) Phản ứng thuận nghịch đơn chất: Xét mô hình phản ứng A −
)*
− B, ở
k−
đó A, B là các chất phản ứng và k+ , k− là các hằng số về hiệu suất phản ứng
(rate constants). Kí hiệu [A], [B] là nồng độ (concentration) mole/l của A và
B. Theo định luật bảo toàn khối lượng, nồng độ các chất trong phản ứng được
mô tả bởi hệ phương trình vi phân
(
d
dt
[A] = k− [B] − k+ [A]
d
(5.1.14)
dt
[B] = k+ [A] − k− [B].

k
b) Phản ứng cơ bản hai chất: Xét phản ứng A + B → − C, ở đó hai đơn chất
A, B tương tác tạo ra sản phẩm C. Định luật bảo toàn khối lượng phát biểu
rằng tốc độ biến đổi nồng độ sản phẩm [C] tỉ lệ với tích nồng độ các chất phản
ứng. Do đó, tốc độ tạo thành của [C] được mô tả bởi phương trình

d
[C] = k[A][B]. (5.1.15)
dt
k+
−*
Áp dụng phương trình (5.1.15) cho phản ứng A + B )− B + B. Giả sử nồng
k−
độ [A] cố định (cung cấp liên tục với tốc độ không đổi), khi đó nồng độ sản
phẩm [B] được cho bởi phương trình vi phân phi tuyến (phương trình Ricatti)
sau đây
d
[B] = k+ [A][B] − k− [B]2 . (5.1.16)
dt
c) Phản ứng phức hợp (Mô hình Brusselator): Xét một mô hình phản ứng
hóa học dạng sau
1 k
A −→ X
2 k
B + X −→ Y +D
k
(5.1.17)
3
2X + Y −→ 3X
4 k
X −→ E

ở đó A, B, D, E, X và Y là các đơn chất, ki (i = 1, 2, 3, 4) là các hiệu suất phản


ứng. Giả sử rằng, nguồn cung các chất phản ứng A và B không giới hạn. Khi

149
đó, tốc độ biến đổi nồng độ hợp chất X và Y được cho bởi hệ phương trình vi
phân (
dx
dt
= k1 [A] − k2 [B] + k3 x2 y − k4 x
dy 2
(5.1.18)
dt
= k2 [B]x − k 3 x y
ở đó x = [X] và y = [Y ]. Phản ứng (5.1.17) được mô tả dưới dạng phương
trình toán học bởi hệ phương trình vi phân (5.1.18).
Ví dụ 5.8. (Mô hình dao động cơ học Mass-spring-damper) Xét một cơ hệ
như Hình 5.4 dưới đây. Một vật khối lượng m được gắn với một lò xo có độ
cứng (stiffness) k và c là hệ số nén của chất lỏng (damper). Gọi x(t) là độ lệch
(displacement) của vật m tại thời điểm t.

Hình 5.4: Mô hình mass-spring-damper

Theo định luật Hook, lực đàn hồi Fs = −kx, lực nén (damping force)
Fd = −c dx
dt
= −cx0 . Do đó, lực tổng hợp tác động trên vật m tại thời điểm t là
F = Fs + Fd + f = −cx0 − kx + fext ,
ở đó fext là ngoại lực tác dụng trên cơ hệ. Mặt khác, theo định luật II Newton,
F = ma = mx00 . Từ đó ta có phương trình chuyển động của vật m
c 0 k 1
x00 + x + x = fext . (5.1.19)
m m m
Phương trình (5.1.19) là một phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 không
thuần nhất. Với fext = 0, phương trình (5.1.19) trở thành phương trình vi
phân tuyến tính thuần r
nhất.
k c
Kí hiệu tần số ω = và tỉ suất nén ζ0 = √ , phương trình (5.1.19)
m 2 km
được viết dạng phương trình dao động cưỡng bức
1
x00 + 2ζ0 ωx0 + ω 2 x = fext . (5.1.20)
m
150
Trường hợp đặc biệt của (5.1.20), giả sử fext = 0 (bỏ qua mọi lực cản) và c = 0
(không có damper), phương trình (5.1.20) trở thành

x00 + ω 2 x = 0. (5.1.21)

Phương trình (5.1.21) là một phương trình quen thuộc mô tả trạng thái của
một dao động điều hòa với nghiệm bất kì (xem mục phương trình tuyến tính
cấp cao) √
x = a cos(ωt) + b sin(ωt) = a2 + b2 cos(ωt + ϕ).
 
x
Bây giờ ta đổi biến x1 = x, x2 = x và X = 1 . Khi đó, phương trình
0
x2
(5.1.20) được viết dưới dạng một hệ phương trình vi phân tuyến tính không
thuần nhất    
0 0 1 0
X (t) = 2 X(t) + 1 fext (t). (5.1.22)
−ω −2ζ0 ω m
| {z } |{z}
A B

Ngoại lực fext trong thực tiễn kĩ thuật được sử dụng như tín hiệu điều khiển
hệ thống. Khi đó, (5.1.22) mô tả một mô hình hệ điều khiển tuyến tính với
vectơ trạng thái X(t) và điều khiển (control) u(t) = fext (t).

5.2 Khái niệm về phương trình vi phân


Phương trình vi phân là một phương trình chứa hàm ẩn, gọi là x(t), các
đạo hàm của x(t) và biến thời gian t. Ta gọi cấp của một phương trình vi phân
là cấp cao nhất của đạo hàm hàm ẩn xuất hiện trong phương trình. Ví dụ,
phương trình vi phân cấp 1 x0 = −rx, p0 = kp(1 − p/N ), x = φ(x0 )t + ψ(x0 );
phương trình vi phân cấp 2 x00 = −ω 2 x, x00 (t) = f (t, x(t), x0 (t)) hay phương
trình vi phân cấp n

x(n) (t) = f (t, x(t), x0 (t), . . . , x(n−1) (t)). (5.2.1)


 
x1 (t)
Trường hợp hàm ẩn x(t) có giá trị vectơ, chẳng hạn x(t) = ∈ R2 ,
x2 (t)
phương trình x0 (t) = f (t, x(t)) trở thành hệ phương trình vi phân (cấp 1).
Trong các phương trình vi phân của hàm ẩn x(t), biến t thường được ám chỉ
là biến độc lập và x là biến hàm (x là một hàm của thời gian t). Khi viết, thay
vì viết giá trị x(t), x0 (t), ta có thể viết dạng hàm x, x0 . Ví dụ T 0 = r(T − Ta ),
P 0 = rP (N −P ) hay x0 = Ax+Bu. Theo cấu trúc đại số, ta có phương trình vi
phân tuyến tính và phương trình vi phân phi tuyến. Ví dụ x00 (t) + ω 2 x(t) = f (t)

151
là phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 trong khi x0 = a + bx + cx2 là phương
trình vi phân phi tuyến cấp 1 (xem mô tả chi tiết ở các mục sau).

5.2.1 Nghiệm
Một nghiệm của phương trình vi phân là một hàm x(t) xác định trên khoảng
I ⊆ R sao cho khi thay x(t) và các đạo hàm x0 (t), x00 (t) v.v vào phương trình
ta được một đồng nhất thức. Chẳng hạn, x(t) là nghiệm của phương trình
x0 = f (t, x) trên khoảng I nếu (t, x(t)) ∈ Df (miền xác định của hàm f ) và
x0 (t) = f (t, x(t)) với mọi t ∈ I. Ví dụ, phương trình vi phân cấp 1

x0 = f (t), (5.2.2)

ở đó f (t) là một hàm liên tục trên khoảng I ⊆ R, có vô hạn nghiệm dạng
Z
x(t) = f (t)dt + C

với C ∈ R là một hằng số tùy ý. Ta gọi họ nghiệm đó là nghiệm tổng quát. Họ


nguyên hàm của hàm liên tục f (t) chính là nghiệm tổng quát của phương trình
(5.2.2). Phương trình x0 = λx, λ là hằng số, có nghiệm tổng quát
R x = Ceλt
0 λ(t)dt
trong khi phương trìnhR x = λ(t)x cóR nghiệm tổng quát x = Ce . Để cho
gọn, ta thường viết e λ(t)dt = exp( λ(t)dt). Một ví dụ khác, phương trình
x0 = x2 có nghiệm tổng quát x = F1C − t xác định trên các khoảng (−∞, C)
và (C, ∞). Ngoài ra, x = 0, t ∈ (−∞, ∞), cũng là một nghiệm của phương
trình và ta gọi là nghiệm riêng.

Ví dụ 5.9. Xét phương trình


x
x0 = . (5.2.3)
1 + x2

1 + x2
Nghiệm riêng x = 0, t ∈ (−∞, ∞). Ta tách phương trình về dạng dx =
x
dt và lấy tích phân hai vế ta được

1
ln |x| + x2 = t + C
2

là nghiệm tổng quát dạng ẩn hay tích phân tổng quát của phương trình đã cho.

152
5.2.2 Bài toán giá trị ban đầu
Mỗi phương trình vi phân thường có vô hạn nghiệm. Để xác định một
nghiệm cụ thể, ta cần cho thêm các dữ kiện. Chẳng hạn, với phương trình tỏa
nhiệt T 0 = r(T − Ta ), nghiệm tổng quát là T (t) = Ta + Cert . Giả sử tại thời
điểm t0 = 0, ta biết nhiệt độ của vật là T (0) = T0 . Khi đó nghiệm duy nhất
thỏa mãn điều kiện ban đầu T (0) = T0 là T (t) = Ta + (T0 − Ta )ert . Giá trị t0
của biến độc lập gọi là thời điểm đầu và giá trị T0 của biến hàm gọi là giá trị
ban đầu và điều kiện T (t0 ) = T0 gọi là điều kiện đầu. Bài toán tìm nghiệm của
phương trình T 0 = r(T − Ta ) thỏa mãn điều kiện đầu gọi là bài toán giá trị
ban đầu (initial value problem).
Một cách tổng quát, IVP của phương trình vi phân cấp 1 được cho bởi
x0 (t) = f (t, x(t)), x(t0 ) = x0 . (5.2.4)
Với phương trình vi phân cấp 2, IVP có dạng
x00 (t) = f (t, x(t), x0 (t)), x(t0 ) = x0 , x0 (t0 ) = x1 , (5.2.5)
ở đó x0 , x1 là các giá trị cho trước và IVP cho phương trình vi phân cấp n có
dạng
x(n) (t) = f (t, x(t), x0 (t), . . . , x(n−1) (t)),
(5.2.6)
x(t0 ) = x0 , x0 (t0 ) = x1 , . . . , x(n−1) (t0 ) = xn−1 .

Ví dụ 5.10. Hàm Z t
1
x(t) = f (s) sin ω(t − s)ds
ω 0

là nghiệm duy nhất của IVP


x00 + ω 2 x = f (t), t > 0, x(0) = x0 (0) = 0, (5.2.7)
ở đó ω > 0 là hằng số (tần số dao động).

5.3 Giải một số lớp phương trình vi phân cấp


một
5.3.1 Phương trình tách biến
Xét lớp phương trình dạng tách biến
x0 = g(t)h(x). (5.3.1)

153
Trong nhiều mô hình ứng dụng, hàm mô tả trạng thái của mô hình viết được
dưới dạng tách biến. Ví dụ, mô hình phân rã nguyên tử N 0 = −λN , luật
Newton T 0 = r(T − Ta ) hay phương trình động lực học dân số dạng logistic
P 0 = (a − bP )P .
Giải phương trình tách biến
1. Xác định điểm cân bằng
2. Tách biến phương trình về dạng
dx
= g(t)dt
h(x)

3. Tích phân hai vế của phương trình


Z Z
dx
H(x) = = g(t)dt + c = G(t) + C.
h(x)

4. Giải nghiệm tổng quát x = H −1 (G(t) + C).


Trường hợp đặc biệt
Z
0
• x = f (t): x = f (t)dt + c
Z
0 −1 1
• x = f (x): x = F (t + C), where F (x) = dx
f (x)

• x0 = f (at + bx), ở đó a, b ∈ R là các hằng số, b 6= 0. Đặt z = at + bx.


Khi đó, phương trình trở thànhZ z 0 = a + bf (z). Nghiệm tổng quát x =
G−1 (t + C) − at 1
, ở đó G(u) = du.
b a + bf (u)

1
Ví dụ 5.11. Phương trình x0 = 2t(1+x)2 có nghiệm tổng quát x = −1+ 2
t −C
2t − 4
và nghiệm cân bằng x = −1. Phương trình x0 = 2 có nghiệm tổng quát
3x − 4
dạng ẩn x3 − 4x = t2 − 4t + C.

5.3.2 Phương trình thuần nhất


Một hàm f (t, x) xác định trên miền D được gọi là thuần nhất bậc k nếu
với mọi số thực λ và (t, x) ∈ D, ta có

f (λt, λx) = λk f (t, x).

154
Ví dụ at2 + btx + cx2 (a, b, c ∈ R là hằng số); x3 exp(t2 /t2 − x2 ); (t4 + 2x4 )1/3 ,
f (at + bx/ct + dx) là các hàm thuần nhất bậc tương ứng là 2, 3, 4/3 và 0. Nếu
f (t, x) là hàm thuần nhất bậc k thì với mọi t 6= 0
 x
f (t, x) = f t, t = tk f (1, z),
t
ở đó tz = x.
Định nghĩa 5.1. Phương trình vi phân cấp 1
M (t, x) + N (t, x)x0 = 0 (5.3.2)
được gọi là phương trình vi phân thuần nhất nếu M (t, x) và N (t, x) là các hàm
thuần nhất cùng bậc (kí hiệu là k).
Nếu (5.3.2) là phương trình thuần nhất thì ta có thể viết dưới dạng
 x  x
k
t M 1, k
+ t N 1, x0 = 0. (5.3.3)
t t
Sử dụng phép biến đổi x = tz ta được
[M (1, z) + zN (1, z)] + tN (1, z)z 0 = 0 (5.3.4)
là một phương trình tách biến. Nghiệm tổng quát dạng ẩn được cho bởi
  x 
t exp ϕ = c,
t
Z
N (1, z)
ở đó ϕ(z) = dz.
M (1, z) + zN (1, z)
t2 + tx + x2
Ví dụ 5.12. Phương trình x0 = (t 6= 0) là phương trình thuần
t2
nhất. Nghiệm tổng quát ln |t| − arctan(x/t) = C.

Áp dụng, giải phương trình dạng


 
0 a1 t + b 1 x + c 1
x =f , (5.3.5)
a2 t + b 2 x + c 2
ở đó a1 , b1 , c1 , a2 , b2 , c2 là các hằng số. Nếu c1 = c2 = 0 thì (5.3.5) là phương
trình thuần nhất. Nếu c21 + c22 6= 0 thì ta chọn các số α, β sao cho
(
a1 α + b 1 β + c 1 = 0
(5.3.6)
a2 α + b2 β + c2 = 0.

155
Nếu D = a1 b2 − a2 b1 6= 0 thì hệ (5.3.6) có nghiệm duy nhất. Khi đó, phương
trình (5.3.5) chuyển thành một phương trình thuần nhất bởi phép thế

t = u + α, x = v + β.

Nếu D = 0 thì (5.3.5) là trường hợp riêng của (5.3.1).

Ví dụ 5.13. Xét phương trình


 2
0 1 t+x−2
x = .
2 t+2

Phép thế t = u − 2, x = v + 3 đưa phương trình trên về phương trình thuần


nhất
dv 1 (u + v)2
= .
du 2 u2
Nghiệm tổng quát
x−3
2 arctan = ln |t + 2| + C.
t+2

5.3.3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp một


Xét phương trình vi phân

x0 (t) + p(t)x(t) = q(t), (5.3.7)

ở đó p, q : (a, b) → R là các hàm số liên tục.


Kí hiệu X = C 1 (I, R) và Y = C(I, R). Với p, q ∈ Y cho trước, ánh xạ
L : X −→ Y, Lx = x0 + p(t)x có tính chất L(x1 + x2 ) = Lx1 + Lx2 và
L(λx) = λLx với mọi λ ∈ R, x ∈ X (ánh xạ tuyến tính). Phương trình (5.3.7)
trở thành phương trình tuyến tính trong Y, Lx = q. Đặc biệt, khi q = 0,
phương trình Lx = x0 + p(t)x = 0 là phương trình vi phân tuyến tính thuần
nhất cấp 1.
Xét phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất

x0 + p(t)x = 0. (5.3.8)
R R
Chú ý rằng FddtR exp( p(t)dt) = p(t) exp( p(t)dt). Do đó, bằng cách nhân
hai vế với exp( p(t)dt), phương trình (5.3.8) tương đương với
 R 
Fddt xe p(t)dt = 0.

156
Từ đó ta nhận được nghiệm tổng quát của (5.3.8)
R
x(t) = Ce− p(t)dt
.

Hơn nữa, nghiệm duy nhất của bài toán IVP

x0 + p(t)x = 0, x(t0 ) = x0 , (5.3.9)

được cho bởi  Z t 


x(t) = exp − p(s)ds x0 .
t0

Bây giờ ta xét phương trình tuyến tính không thuần nhất (5.3.7). Giả sử
x∗ (t) là một nghiệm (nào đó) của (5.3.7). Khi đó, Lx∗ = q. Đặt z = x − x∗ với
mỗi x ∈ X, ta được Lz = L(x − x∗ ) = Lx − q. Do vậy, x ∈ X là nghiệm của
(5.3.7) khi và chỉ khi z là nghiệm của (5.3.8). Như vậy, nếu x∗ là một nghiệm
(cố định) của (5.3.7) thì nghiệm tổng quát của nó là
 Z 
x = x∗ + C exp − p(t)dt . (5.3.10)

Vấn đề còn lại là làm thế nào để tìm một nghiệm x∗ của (5.3.7). Theo phương
pháp biến thiên hằng số Largrange, ta tìm nghiệm x∗ dạng
 Z 
x∗ = C(t) exp − p(t)dt . (5.3.11)

Từ công thức (5.3.11) ta nhận được


 Z 
0
Lx∗ = C (t) exp − p(t)dt .

Mà x∗ là nghiệm của phương trình R (5.3.7) nếu và chỉ nếu Lx∗ = q. Điều này
0
tương đương với C (t) = q(t) exp( p(t)dt). Từ đó ta được
Z R
C(t) = q(t)e p(t)dt dt

và nghiệm tổng quát của (5.3.7) là


R
 Z R

− p(t)dt p(t)dt
x=e C + q(t)e dt . (5.3.12)

157
Tương tự đối với phương trình thuần nhất, với mỗi (t0 , x0 ) cho trước, nghiệm
duy nhất của bài toán
x0 + p(t)x = q(t), x(t0 ) = x0 , (5.3.13)
được cho bởi
Rt
 Z t Rs

− p(s)ds p(u)du
x(t) = e t0
x0 + q(s)e t0
ds .
t0

Ví dụ 5.14. Nghiệm tổng quát của phương trình t2 x0 + tx = 1 trên khoảng


1
(0, ∞) là x = (C + ln t).
t
Ví dụ 5.15. (On-off voltage source) Ta xét lại mô hình RC. Giả sử V (t) = K
(constant) với t ∈ [0, T ), T > 0 cố định, nhưng tại t = T nguồn bị tắt (V (t) = 0
for t > T ). Khi đó,
(
K−vC
V (t) − v C , t ∈ [0, T ),
vC0 = = −vRC (5.3.14)
RC C
RC
, t > T.

Nghiệm liên tục của (5.3.14) được ho bởi


(
vC (0)e−t/RC + K(1 − e−t/RC ), t ∈ [0, T ),
vC (t) =
vC (T ) exp t−T

RC
, t > T.

Áp dụng: Giải phương trình Bernoulli


x0 + p(t)x = q(t)xα , (5.3.15)
ở đó α ∈ R là một hằng số.
Nếu α = 0 hoặc α = 1 thì (5.3.15) có dạng tuyến tính. Giả sử α 6= 0, α 6= 1.
Chia (5.3.15) cho xα và dùng phép thế z = x1−α ta được
z 0 + (1 − α)p(t)z = (1 − α)q(t) (5.3.16)
là phương trình tuyến tính. Nghiệm tổng quát của (5.3.16) là
R
 Z R

1−α (α−1) p(t)dt (1−α) p(t)dt
x =e C + (1 − α) q(t)e dt .

Ví dụ 5.16. Phương trình x0 + x = 5x2 sin 2t có nghiệm x = 0 và nghiệm tổng


quát
1
x= .
sin 2t + 2 cos 2t + Cet

158
5.4 Phương trình vi phân tuyến tính cấp cao
Phương trình dao động điều hòa
x00 + ω 2 x = 0
hay dao động cơ học chứa số hạng “tắt dần” và ngoại lực
1
x00 + 2ζ0 ωx0 + ω 2 x = fext (t)
m
là những ví dụ về phương trình vi phân tuyến tính cấp 2. Một cách tổng quát,
ta xét phương trình vi phân cấp n sau đây
x(n) + pn−1 (t)x(n−1) + pn−2 (t)x(n−2) + . . . + p0 (t)x = q(t), (5.4.1)
ở đó pk (k = 0, 1, . . . , n − 1) và q là các hàm số liên tục trên khoảng (a, b) ⊂ R.
Kí hiệu X = C n (a, b), Y = C(a, b) và xét ánh xạ L : X −→ Y cho bởi
Lx = x(n) + pn−1 (t)x(n−1) + . . . + p0 (t)x. (5.4.2)
Dễ dàng kiểm tra được tính chất
m
X  Xm
L λ j xj = λj Lxj
j=1 j=1

đúng với mọi λj ∈ R và xj ∈ X. Ánh xạ như trên được gọi là một toán tử vi
phân tuyến tính (cấp n) X vào Y. Phương trình (5.4.1) được viết dạng Lx = q.
Vì vậy, (5.4.1) là phương trình vi phân tuyến tính cấp n. Nếu q 6≡ 0 thì Lx = q
là phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất. Phương trình
Lx = x(n) + pn−1 (t)x(n−1) + . . . + p0 (t)x = 0 (5.4.3)
gọi là phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất cấp n. Phương trình dao
động điều hòa là phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất cấp 2 trong khi
phương trình x00 +ω 2 x = e−αt sin2 (x) là phương trình vi phân phi tuyến (không
tuyến tính).

5.4.1 Cấu trúc nghiệm của phương trình vi phân tuyến


tính thuần nhất
Xét phương trình (5.4.3) và gọi S là tập hợp các nghiệm của nó. Rõ ràng
một hàm x ∈ X là nghiệm của (5.4.3) khi và chỉ khi Lx = 0. Do tính chất

159
(tuyến tính) của toán tử L, nếu x1 , x2 , . . . , xm là m nghiệm bất kì của (5.4.3)
thì với mọi λj ∈ R,
x = λ 1 x1 + λ 2 x2 + . . . + λ m xm
cũng là nghiệm của (5.4.3). Nói cách khác, tập S có cấu trúc không gian tuyến
tính và là không gian con của không gian X. Để mô tả chi tiết hơn cấu trúc
của không gian nghiệm của (5.4.3), ta cần một số khái niệm về tính độc lập
tuyến tính và phụ thuộc tuyến tính của họ hàm số.

Định nghĩa 5.2. Họ hàm số φ1 , φ2 , . . . , φm được gọi là


Pm
độc lập tuyến tính trên khoảng I nếu
(i) P k=1 ck φk = 0 trên I, tức là
m
k=1 ck φk (t) = 0, ∀t ∈ I, kéo theo ck = 0 với mọi k;
Pm 2
thuộc tuyến tính trên I nếu tồn tại các hằng số ck sao cho
(ii) phụP k=1 ck 6= 0
và mk=1 ck φk = 0.

Ví dụ 5.17. (i) Hệ đa thức 1, t, t2 , . . . , tm độc lập tuyến tính trên mọi khoảng.
(ii) Cho λ1 , λ2 , . . . , λm là các số thực phân biệt. Hệ hàm eλ1 t , eλ2 t , . . . , eλm t
độc lập tuyến tính trên mọi khoảng.
(iii) Tổng quát của (ii), hệ tích hợp hàm mũ-đa thức

eλ1 t , teλ1 t , . . . , tn1 eλ1 t ,


eλ2 t , teλ2 t , . . . , tn2 eλ2 t ,
...
eλm t , teλm t , . . . , tnm eλm t ,

độc lập tuyến tính trên mọi khoảng I.

Kết quả sau đây cho mô tả cấu trúc tập nghiệm của (5.4.3).

Định lý 5.1. (i) Tồn tại n nghiệm của (5.4.3) độc lập tuyến tính trên I.

(ii) Giả sử φ1 , φ2 , . . . , φn là n nghiệm độc lập tuyến tính của (5.4.3). Khi đó,
nghiệm bất kì x ∈ S của (5.4.3) được biểu diễn dạng

x = c1 φ1 + c2 φ2 + . . . + cn φn , (5.4.4)

ở đó c1 , c2 , . . . , cn là các hằng số tùy ý.

160
Định lí 5.1 chỉ ra sự tồn tại của ít nhất một tập n nghiệm độc lập tuyến
tính của phương trình thuần nhất (5.4.3) và bất kì nghiệm nào của (5.4.3)
cũng biểu diễn được dưới dạng tổ hợp tuyến tính của n nghiệm độc lập tuyến
tính đó. Nói cách khác, tập nghiệm S của (5.4.3) là một không gian tuyến tính
n chiều. Mỗi hệ n nghiệm độc lập tuyến tính đó là một cơ sở của không gian
nghiệm và được gọi là một hệ nghiệm cơ bản. Biểu thức (5.4.4) cho công thức
biểu diễn nghiệm tổng quát của phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất
(5.4.3). Như vậy, để tìm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất cấp
n ta chỉ cần tìm một hệ nghiệm cơ bản.
Ví dụ 5.18. Phương trình dao động điều hòa x00 + ω 2 x = 0 (ω > 0) có hệ
nghiệm cơ bản cos(ωt) và sin(ωt)(chi tiết xem mục sau). Nghiệm tổng quát
của phương trình là x = c1 cos(ωt) + c2 sin(ωt).

5.4.2 Giải phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất


hệ số hằng
Mục này ta trình bày phương pháp (thực hành) tìm nghiệm tổng quát của
phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất
x(n) + an−1 x(n−1) + . . . + a0 x = 0, (5.4.5)
ở đó ak ∈ R (k = 0, 1, . . . , n − 1) là các hằng số cho trước.
Như đã trình bày ở mục trước, để giải phương trình (5.4.5) (tìm nghiệm
tổng quát), ta cần tìm một hệ nghiệm cơ bản φ1 , φ2 , . . . , φn . Khi đó, nghiệm
tổng quát của (5.4.5) được cho bởi
x = c1 φ1 + c2 φ2 + . . . + cn φn ,
với ck ∈ R là các hằng số tùy ý.
(k)
Chú ý rằng, với bất kì số phức λ ∈ C, ta có eλt = λk eλt . Do đó,
L(eλt ) = eλt (λn + an−1 λn−1 + . . . + a1 λ + a0 ) .
| {z }
F (λ)

Vì |eλt | = eReλt > 0 nên eλt 6= 0 với mọi t và L(eλt ) = 0 khi và chỉ khi
F (λ) = λn + an−1 λn−1 + a1 λ + . . . + a0 = 0. (5.4.6)
Phương trình (5.4.6) là một phương trình đại số bậc n. Mỗi nghiệm λ ∈ R của
(5.4.6) cho một nghiệm tương ứng x = eλt của (5.4.5). Nếu λ = α + i β là một
nghiệm phức của (5.4.6) thì từ
eλt = eαt cos βt + i eαt sin βt

161
ta được hai nghiệm độc lập tuyến tính x1 = eαt cos βt và x2 = eαt sin βt. Chú
ý thêm rằng λ ∈ C là nghiệm của (5.4.6) khi và chỉ khi số phức liên hợp
λ = α − i β là nghiệm của (5.4.6) do F (λ) = F (λ). Như vậy, hai nghiệm độc
lập tuyến tính x1 , x2 là hai nghiệm ứng với cặp nghiệm phức liên hợp λ, λ
của (5.4.6). Trường hợp đặc biệt, nếu (5.4.6) có n nghiệm thực phân biệt λ1 ,
λ2 , . . . , λn thì eλ1 t , eλ2 t , . . . , eλn t là n nghiệm
Pđộc lập tuyến tính của (5.4.5). Do
đó, nghiệm tổng quát của (5.4.5) là x = nk=1 ck eλk t . Việc giải phương trình
vi phân tuyến tính thuần nhất (5.4.5) được xác định thông qua tập nghiệm
của phương trình đại số (5.4.6). Phương trình (5.4.6) gọi là phương trình đặc
trưng của (5.4.5) và đa thức F (λ) nói trên là đa thức đặc trưng của (5.4.5).
Bổ đề sau đây được sử dụng để xây dựng hệ nghiệm cơ bản của (5.4.5) từ
nghiệm bội của (5.4.6).

Bổ đề 5.2. Với bất kì số nguyên dương m và số phức λ ∈ C, ta có


m
X
m λt k (k)
L(t e ) = Cm F (λ)tm−k eλt .
k=0

Từ Bổ đề trên ta có

(i) Nếu λ ∈ R là nghiệm bội k của (5.4.6) thì eλt , teλt , . . . , tk−1 eλt là k nghiệm
độc lập tuyến tính của (5.4.5).

(ii) Nếu λ = α + i β là nghiệm bội k của (5.4.6) thì λ = α − i β cũng là


nghiệm bội k của (5.4.6) và

eαt cos βt, teαt cos βt, . . . , tk−1 eαt cos βt


eαt sin βt, teαt sin βt, . . . , tk−1 eαt sin βt

là 2k nghiệm độc lập tuyến tính của (5.4.5).

Thuật toán hình thức sau cho lời giải của (5.4.5).

• Giải phương trình đặc trưng (5.4.6).

• Nếu (5.4.6) có n nghiệm thực phân biệt λ1 , λ2 , . . . , λn thì nghiệm tổng


quát của (5.4.5) được cho bởi
n
X
x= cj e λ j t .
j=1

162
• Giả sử (5.4.6) các nghiệm thực λ1 , λ2 , . . . , λm với bội k1 , k2 , . . . , km . Khi
đó, nghiệm tổng quát của (5.4.5) được cho bởi
j −1
m kX
X
x= cjl tl eλj t .
j=1 l=0

• Trường hợp (5.4.6) có nghiệm phức. Giả sử λ = α + i β là một nghiệm


phức bội k của (5.4.6). Khi đó, λ̄ = α − i β cũng là nghiệm phức bội
k của (5.4.6). Cặp nghiệm λ, λ̄ cho 2k nghiệm độc lập tuyến tính trong
hệ nghiệm cơ bản là eαt cos βt, teαt cos βt, . . . , tk−1 eαt cos βt và eαt sin βt,
teαt sin βt, . . ., tk−1 eαt sin βt.

Ví dụ 5.19. Giải phương trình

x000 − x00 − x0 + x = 0.

Phương trình đặc trưng λ3 − λ2 − λ + 1 = 0 có các nghiệm λ = 1 (bội 2) và


λ = −1. Do đó, hệ nghiệm cơ bản là {et , tet , e−1 } và nghiệm tổng quát của
phương trình là
x = c1 et + c2 tet + c3 e−t
với c1 , c2 , c3 là các hằng số tùy ý.
Ví dụ 5.20. Giải phương trình

x(4) − 2x000 + 2x00 − 2x0 + x = 0.

Phương trình đặc trưng λ4 − 2λ3 + 2λ2 − 2λ + 1 = 0 có các nghiệm λ = 1 và


λ = ± i. Hệ nghiệm cơ bản là {et , tet , cos t, sin t} và nghiệm tổng quát được
cho bởi
x = c1 et + c2 tet + c3 cos t + c4 sin t.

5.4.3 Phương trình vi phân tuyến tính không thuần


nhất
Trong mục này ta xét phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất
dạng tổng quát (5.4.1). Phương trình (5.4.1) có thể viết dưới dạng toán tử
Lx = q với toán tử L xác định bởi (5.4.2). Giả sử x∗ là một nghiệm của (5.4.1),
tức là Lx∗ = q. Với x ∈ X = C n (a, b), đặt z = x − x∗ , ta có Lz = Lx − q. Do
đó, x là một nghiệm của (5.4.1) khi và chỉ khi z = x − x∗ là một nghiệm của
phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất (5.4.3). Từ đó ta có kết quả sau.

163
Mệnh đề 5.3. Giả sử x∗ là một nghiệm của (5.4.1) và φ1 , φ2 , . . . , φn là hệ
nghiệm cơ bản của phương trình thuần nhất (5.4.3). Khi đó, nghiệm tổng quát
của (5.4.1) được cho bởi

x = x∗ + c1 φ1 + c2 φ2 + . . . + cn φn ,

ở đó ck là các hằng số tùy ý.


Theo Mệnh đề 5.3, để tìm nghiệm tổng quát của phương trình không thuần
nhất (5.4.1) ta cần tìm một nghiệm riêng x∗ và hệ nghiệm cơ bản của phương
trình thuần nhất (5.4.3). Nghiệm x∗ như thế có thể tìm dựa trên phương pháp
biến thiên hằng số hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, khi hàm q(t) có cấu
trúc nhất định, ta có thể sử dụng phương pháp hệ số bất định. Do giới hạn
của chương trình, dưới đây ta minh họa phương pháp thực hành tìm x∗ bằng
phương pháp hệ số bất định ứng với phương trình (5.4.1) có hệ số hằng số.
5.4.3.1. Hàm q(t) = Pm (t)eαt , ở đó α ∈ R và Pm (t) là đa thức bậc m
Nghiệm x∗ của (5.4.1) được tìm với cấu trúc sau đây
• Nếu λ = α không là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.4.6) thì ta
tìm nghiệm x∗ dạng
x∗ = Qm (t)eαt
ở đó Qm (t) là một đa thức bậc m nào đó. Thay vào (5.4.1) để tìm Qm (t).

• Nếu λ = α là nghiệm bội k của (5.4.6) thì tìm x∗ dạng

x∗ = tk Qm (t)eαt .

Ví dụ 5.21. Giải phương trình

x000 − 2x00 = 24t.

Nghiệm đặc trưng λ = 0 (bội 2) và λ = 2. Vế phải q(t) = 24t là đa thức bậc 1


(α = 0). Vì λ = 0 là nghiệm đặc trưng bội 2 nên nghiệm x∗ có dạng

x∗ = t2 (at + b) = at3 + bt2 .

Từ đó có
x000 00
∗ − 2x∗ = −12at + 6a − 4b = 24t.

Đồng nhất hệ số ta được a = −2, b = −3 và nghiệm tổng quát của phương


trình là
x = c1 + c2 t + c3 e2t − 2t3 − 3t2 .

164
5.4.3.2. Hàm q(t) = eαt (Pm1 (t) cos βt + Pm2 (t) sin βt)

• Nếu λ = α + i β không là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.4.6) thì
ta tìm x∗ dạng

x∗ = eαt (Qm (t) cos βt + Rm (t) sin βt) ,

ở đó Qm (t), Rm (t) là các đa thức bậc m = max{m1 , m2 }. Lưu ý, công


thức tìm nghiệm x∗ vẫn phải đủ thành phần cos βt và sin βt ngay cả khi
vế phải q(t) khuyết một trong hai hàm đó.

• Nếu λ = α + i β là nghiệm bội k của (5.4.6) thì x∗ có dạng

x∗ = tk eαt (Qm (t) cos βt + Rm (t) sin βt) .

Ví dụ 5.22. Giải phương trình

x00 + x0 − 2x = 10et cos t.

Phương trình đặc trưng λ2 + λ − 2 = 0 có nghiệm λ = 1, λ = −2. Do λ= 1 + i


không là nghiệm đặc trưng nên ta tìm nghiệm x∗ = et a cos t + b sin t . Đồng
nhất hệ số ta được a = −1, b − 3 và nghiệm tổng quát của phương trình là

x = c1 et + c2 e−2t + et (3 sin t − cos t).

5.4.3.3. Trường hợp q(t) = q1 (t) + q2 (t) + . . . + qk (t), ở đó qj (t) có một trong
các dạng trên: Nguyên lí “chồng chất” nghiệm
Giả sử xj là nghiệm của phương trình Lx = qj và x∗ = x1 + x2 + . . . + xk .
Khi đó, ta có

Lx∗ = Lx1 + Lx2 + . . . + Lxk = q1 + q2 + . . . + qk = q.

Do đó, x∗ là một nghiệm của phương trình (5.4.1). Nói cách khác, khi vế phải
là tổng các hàm thuộc một trong các dạng sử dụng hệ số bất định như trên
thì ta tìm nghiệm x∗ dạng tổng các hàm xj mà ở đó xj là nghiệm của phương
trình Lx = qj .
Ví dụ 5.23. Giải phương trình

x00 + 3x0 − 4x = 5e−4t − 50tet .

Phương trình đặc trưng λ2 + 3λ − 4 = 0 có nghiệm λ = 1 và λ = −4. Vế phải


q(t) = 5e−4t − 50tet không có dạng ở 5.4.3.1 và 5.4.3.2 nhưng là tổng hai hàm

165
dạng 5.4.3.1. Cụ thể, q1 (t) = 5e−4t ứng với α = −4 và đa thức bậc 0, trong
khi q2 (t) = −50tet ứng với α = 1 và đa thức bậc 1.
• Tìm nghiệm x1 của phương trình x00 + 3x0 − 4x = 5e−4t dạng x1 = ate−4t .
Thay vào phương trình ta được a = −1.
• Tìm nghiệm x2 của phương trình x00 + 3x0 − 4x = −50tet dạng t(bt + c)et .
Thay vào phương trình ta được

x002 + 3x02 − 4x2 = (10bt + 2b + 5c)et = −50tet .

Đồng nhất hệ số ta được b = −5, c = 2. Vậy x∗ = −te−4t + (2t − 5t2 )et là một
nghiệm của phương trình đã cho và nghiệm tổng quát là

x = (−5t2 + 2t + c1 )et + (−t + c2 )e−4t

với c1 , c2 là các hằng số tùy ý.

5.5 Hệ phương trình vi phân tuyến tính


Mục này giới thiệu sơ lược về hệ phương trình vi phân tuyến tính và phương
pháp thực hành giải hệ phương trình vi phân tuyến tính với ma trận hằng số
trong không gian hai chiều. Trước hết, ta trở lại ví dụ về mô hình dao động
cơ học (mass-spring-damper) ở Ví dụ 5.8. Phương trình chuyển động của vật
m được cho bởi
x00 + Fcmx0 + Fkmx = F1mfext . (5.5.1)
Ký hiệu x1 = x, x2 = x0 , phương trình (5.5.1) được viết dưới dạng một hệ
phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất sau đây
 0 " 0 #
1 x 
" #
0
x1 1
= k a + 1 fext (t). (5.5.2)
x02 − − x2
m m m

Bây giờ ta xét một ví dụ khác về mô hình dao động mô tả như trên Hình 5.5.
Gọi c là hệ số ma sát mặt sàn. Áp dụng định luật Newton

m1 x001 = −cx01 − (k1 + k2 )x1 + k2 x2 ,


(5.5.3)
m2 x002 = −cx02 − (k2 + k3 )x2 + k2 x1 .

Ký hiệu X1 = x1 , X2 = x01 , X3 = x2 , X4 = x02 , ta có hệ phương trình vi phân

166
Hình 5.5: Dao động cặp đôi

tuyến tính thuần nhất sau


 
 0 0 1 0 0  
X1  k1 + k2 c k2  X1
X20   − − 0  X 
 0 =  m1 m1 m1   2
. (5.5.4)
X3   
0 0 0 1   X3 

X40 k2 k2 + k3 c  X4

0 − −
m2 m2 m2
Tổng quát, một hệ phương trình vi phân tuyến tính là hệ có dạng
      
x01 a11 (t) a12 (t) . . . a1n (t) x1 f1 (t)
 x0    x2   f2 (t) 
 2   a21 (t) a22 (t) . . . a2n (t) 
=  + , (5.5.5)
   
 ..  
. . .   ...   ... 

. ... ... ...
x0n an1 (t) an2 (t) . . . ann (t) xn fn (t)
| {z } | {z } | {z }
x0 A(t) f (t)

ở đó xi (t) (i = 1, 2, . . . , n) là các hàm ẩn, aij (t), fi (t) là các hàm liên tục trên
khoảng I = (a, b), −∞ 6 a < b 6 ∞. Hệ (5.5.5) được viết gọn dưới dạng
vectơ-ma trận sau đây
x0 = A(t)x + f (t). (5.5.6)
Định lý 5.4. Giả sử A(t) ∈ Rn×n , f (t) ∈ Rn×1 là ma trận có các phần tử liên
tục trên I. Khi đó, với bất kì t0 ∈ I, x0 ∈ Rn , bài toán giá trị ban đầu
x0 = A(t)x + f (t), x(t0 ) = x0 , (5.5.7)
có nghiệm duy nhất xác định trên toàn khoảng I.
Ký hiệu X = C 1 (I, Rn ) là tập các hàm khả vi liên tục I với giá trị Rn và
Y = C(I, Rn ). Ánh xạ L : X −→ Y xác định bởi
Lx(t) = x0 (t) − A(t)x(t)

167
có tính chất với mọi x, y ∈ X và α, β ∈ R, ta có
L(αx + βy)(t) = (αx + βy)0 (t) − A(t)(αx + βy)(t)
= αx0 (t) + βy 0 (t) − αA(t)x(t) − βA(t)y(t)
= α[x0 (t) − A(t)x(t)] + β[y 0 (t) − A(t)y(t)]
= αLx(t) + βLy(t) = (αLx + βLy)(t)

với mọi t ∈ I. Do đó
L(αx + βy) = αL(x) + βL(y).

Ánh xạ L như thế là một toán tử tuyến tính và hệ (5.5.6) được viết ở dạng
Lx = f , nên ta nói (5.5.6) là phương trình vi phân tuyến tính. Khi f 6≡ 0,
(5.5.6) là hệ phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất. f = 0, (5.5.6)
là hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất.

5.5.1 Hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất


với ma trận hằng số
Trong mục này ta xét phương pháp giải hệ phương trình vi phân tuyến
tính thuần nhất dạng  0   
x1 a b x1
= , (5.5.8)
x02 c d x2
 
x
ở đó x = 1 là vectơ hàm ẩn và a, b, c, d ∈ R là các hằng số.
x2
Phương pháp: Biến đổi về phương trình vi phân tuyến tính cấp 2. Ta minh
phương pháp giải qua ví dụ dưới đây.
Ví dụ 5.24. Giải hệ phương trình vi phân tuyến tính sau
 
0 1 −1
x = x.
1 3

Ta viết lại hệ phương trình đã cho dưới dạng tường minh sau đây
x01 = x1 − x2 (5.5.9a)
x02 = x1 + 3x2 . (5.5.9b)

Từ phương trình (5.5.9a), đạo hàm hai vế ta được


(5.5.9b)
x001 = x01 − x02 = x01 − x1 − 3x2 .

168
Mặt khác, (5.5.9a) ⇔ x2 = x1 − x01 . Thay vào phương trình trên ta được

x001 − 4x01 + 4x1 = 0. (5.5.9c)

Phương trình đặc trưng λ2 − 4λ + 4 = 0 của (5.5.9c) có nghiệm λ = 2 bội 2


nên nghiệm tổng quát x1 = c1 e2t + c2 te2t . Khi đó,

x2 = x1 − x01 = −c1 e2t − c2 (1 + t)e2t .

Vậy nghiệm tổng quát của hệ đã cho là


   
1 2t t
x = c1 e + c2 e2t .
−1 −1 − t

5.5.2 Hệ phương trình vi phân tuyến tính không thuần


nhất với ma trận hằng số
Trong mục này ta xét phương pháp giải hệ phương trình vi phân tuyến
tính không thuần nhất dạng
 0     
x1 a b x1 f1 (t)
= + , (5.5.10)
x02 c d x2 f2 (t)
 
x
ở đó x = 1 là vectơ hàm ẩn, a, b, c, d ∈ R là các hằng số và f1 (t), f2 (t) là
x2
các hàm số cho trước.
Phương pháp: Biến đổi về phương trình vi phân tuyến tính cấp 2. Ta minh
phương pháp giải qua ví dụ dưới đây.
Ví dụ 5.25. Tìm nghiệm của bài toán giá trị ban đầu sau
   2   
0 1 1 −t + t − 2 2
x = x+ 2 , x(0) = .
−2 4 2t − 4t − 7 5

Ta viết lại hệ phương trình đã cô dưới dạng

x01 = x1 + x2 − t2 + t − 2 (5.5.11a)
x02 = −2x1 + 4x2 + 2t2 − 4t − 7. (5.5.11b)

Đạo hàm hai vế (5.5.11a) ta được

x001 = x01 + x02 − 2t + 1

169
(5.5.11b)
= x01 − 2x1 + 4x2 + 2t2 − 6t − 6.

Mặt khác, (5.5.11a) ⇔ x2 = x01 − x1 + t2 − t + 2. Thay vào phương trình trên


và rút gọn ta được

x001 − 5x01 + 6x1 = 6t2 − 10t + 2. (5.5.11c)

Phương trình thuần nhất tương ứng của (5.5.11c) có nghiệm đặc trưng λ = 2
và λ = 3. Ta tìm một nghiệm riêng của (5.5.11c) dạng

x1∗ = at2 + bt + c.

Khi đó,

x001∗ − 5x01∗ + 6x1∗ = 6at2 + (6b − 10a)t + 6c + 2a


= 6t2 − 10t + 2.

Đồng nhất hệ số ta được a = 1, b = c = 0. Nghiệm tổng quát của (5.5.11c) là


x1 = c1 e2t + c2 e3t + t2 và ta có

x2 = x01 − x1 + t2 − t + 2
= c1 e2t + 2c2 e3t + t + 2.

Vậy nghiệm tổng quát của hệ đã cho là


     2 
1 2t 1 3t t
x = c1 e + c2 e + .
1 2 t+2

Để tìm nghiệm của bài toán giá trị ban đầu, thay t = 0 ta được
       
1 1 0 2
x(0) = c1 + c2 + = .
1 2 2 5

Giải hệ phương trình tuyến tính ẩn c1 , c2 ta được c1 = c2 = 1. Nghiệm của bài


toán cần tìm là      2 
1 2t 1 3t t
x= e + e + .
1 2 t+2

170
Bài tập Chương 5
Phương trình vi phân cấp một
1. Một nhà xưởng được làm mát bởi hệ thống thông gió với hệ số làm mát
k. Nhiệt độ khí quyển biến động kiểu hình sin với chu kì 24h, thấp nhất
15◦ C lúc 2:00 a.m. và cao nhất 35◦ C lúc 2:00 p.m. Kí hiệu t là thời gian
(giờ) với t = 0 lúc 8:00 a.m.
a) Thiết lập phương trình vi phân diễn tả nhiệt độ T (t) trong xưởng.
b) Giả sử k = 0.2. Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất đạt đến của nhà
xưởng là bao nhiêu?
Đáp số. (a) T 0 + kT = k (25 + 10 sin Fπt12). (b) Tmax = 31, 1◦ C, Tmin =
18, 9◦ C
2. Một vật khối lượng m rơi từ độ cao H = 3200 (km) với vận tốc ban đầu
v0 = 0. Trọng lực biến đổi theo quy tắc
mgR2
F =
(R + H − x)2
với R = 6400 (km) là bán kính trái đất, g = 9.8 là trọng lực trên mặt
đất và x là độ lệch từ điểm rơi. Bỏ qua sức cản của môi trường. Xác định
thời gian để vật chạm đất và vận tốc khi chạm đất.
dv dv
Chú ý: gia tốc a = dt
= v dx . Đáp số: t = 1141 (s), v = 6, 47 (km/s).

3. Sự sinh trưởng của quần thể một loài cá có yếu tố đánh bắt được mô tả
bởi phương trình vi phân
dp  p
= kp 1 − −H (5.5.12)
dt N
với k, H là các hằng số dương.
 đổi thế nào khi H tăng (hãy vẽ 4 quỹ đạo hàm
a) Dân số loài cá biến
p
FH (p) = kp 1 − N − H ứng với 4 giá trị khác nhau của H và nhận xét).
b) Điểm cân bằng của mô hình (5.5.12) là nghiệm của phương trình đại
số FH (p) = 0. Tìm các điểm cân bằng của (5.5.12)?
c) Tốc độ đánh bắt tới hạn: Hãy chỉ ra rằng nếu H > kN/4 thì quần thể
loài cá đó sẽ dần đến tuyệt chủng. Khi số lượng cá thể gần đến không do
H/kN/4, tại sao ta cần ngăn chặn đánh bắt một cách triệt để giúp hồi
sinh loài (tức là loài phục hồi sinh trưởng khi H dưới kN/4 một chút).

171
4. Giải các phương trình vi phân cấp 1 sau
2
(a) xx0 = et+x (d) t sin x + (t2 + 1)x0 cos x = 0.
(b) x0 = (4t + x − 1)2
Gợi ý: Đổi biến (a), (c) z = x2 ; (b)
(c) 2t2 xx0 + x2 = 2 z = 4t + x − 1 và (d) z = sin x

5. Giải các phương trình thuần nhất sau


t
(a) (x2 − 2tx) + t2 x0 = 0 (d) x0 = e− x + x
t
(b) (t2 − x2 ) + 2txx0 = 0
(c) (t2 + x2 )x0 = 2tx (e) tx0 − x = t sin Fx − tt

6. Giải các phương trình sau bằng cách biến đổi về dạng tuyến tính

(a) (1 + t2 )x0 − 2tx = 0 (d) t(ex − x0 ) = 2


(b) (2ex − t)x0 = 1 (e) 2(1 + x3 ) + 3tx2 x0 = 0
(c) (t + x2 )x0 = x (f) x + t(1 + tx4 )x0 = 0

Gợi ý: (b), (c) đưa về dt


dx
, (d) z = e−x , (e) z = x3 , (f) Bernoulli.

7. Giải các phương trình Bernoulli sau

(a) x0 − 2tx = 3t3 x2 (d) x0 + 2x = x2 et


(b) x0 + 2tx = 2t3 x3 (e) tx0 + x = x2 ln t, x(1) = 1
(c) (2t2 x ln x − t)x0 = x (f) x0 = x4 cos t + x tan t

Phương trình vi phân tuyến tính cấp cao


1. Giải các phương trình sau

1. x000 + 3x00 + 9x0 − 13x = 0 6. x(4) − 5x00 + 4x = 0


2. x000 − 5x00 + 8x0 − 4x = 0 7. x000 − 2x00 + 9x0 − 18x = 0
3. x(4) + 4x000 + 8x00 + 8x0 + 4x = 0 8. x(4) + 10x00 + 9x = 0
4. x000 − 13x00 + 12x = 0 9. x000 − 7y 00 + 18x0 − 12x = 0
5. x000 − 2x00 − x0 + 2x = 0 10. x(4) + 2x00 − 8x0 + 5x = 0

172
2. Giải các phương trình không thuần nhất sau

1. x00 − 2x0 + x = 4et 6. x00 + x0 − 2x = 3tet


2. x000 − 3x00 + 2x0 = t2 − 1 7. x00 − 5x0 + 4x = 4t2 e2t
3. x00 − 3x0 = e3t − 18t 8. x00 + 3x0 − 4x = e−4t + tet
4. x00 − 3x0 + 2x = 3e2t + 2t2 9. x00 − 9x = e3t cos t
5. x00 − x = 2et − t2 10. x00 + x = sin t cos 3t.

3. Tìm nghiệm của các bài toán sau

1. x00 − 2x0 = 2et , x(−1) = −1, x0 (−1) = 0


2. x000 − 3x0 + 2x = 9e2t , x(0) = 0, x0 (0) = −3, x00 (0) = 3
3. x00 + 4x0 + 4x = 3e−2t , x(0) = x0 (0) = 0
4. x(4) + x00 = 0, x(0) = −2, x0 (0) = 1, x00 (0) = x000 (0) = 0.

4. Giải phương trình Euler bằng cách biến đổi về phương trình tuyến tính
với hệ số hằng số (với t > 0)

1. t2 x00 − 2tx0 + 2x = 0 3. t2 x00 − tx0 + x = 6t ln t


2. t2 x00 − tx0 + x = 8t3

Hướng dẫn: Đặt t = eu . Ta có x0 = Fdxdt = Fdxdue−u , x00 = Fddtx0 =


(Fd2 xdu2 − Fdxdu) e−2u . Phương trình thứ nhất trở thành

Fd2 xdu2 − 3Fdxdu + 2x = 0.

Hệ phương trình vi phân tuyến tính


1. Giải các hệ phương trình vi phân tuyến tính thuần nhất sau
   
0 3 −4 0 4 5
1. x = x 3. x = x
2 −3 −4 −4
   
0 1 −1 0 1 −1
2. x = x 4. x = x
−4 4 2 3

2. Giải các hệ phương trình vi phân tuyến tính không thuần nhất sau

173
   5t     
0 3 2 4e 0 1 2 16 + et
1. x = x+ 4. x = x+
1 4 0 2 −2 0
   −2t     t
2 −4 4e 2 −1 e
2. x0 = x+ 5. x0 = x+2
2 −2 0 3 −2 2et
   3t     t
5 −3 2e −5 2 40e
3. x0 = x+ 0
6. x = x+
1 1 5e−t 1 −6 9e−t

3. Tìm nghiệm của bài toán giá trị ban đầu


   t  
0 3 −2 te 1
1. x = x+ , x(0) = .
5 1 0 1
     
1 1 − cos t 1
2. x0 = x+ , x(0) = .
−2 −1 sin t + cos t −2

174
Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Khuê, Phạm Ngọc Thao, Lê Mậu Hải, Nguyễn Đình Sang,
Toán cao cấp - Tập 1 (A1) Giải tích một biến, NXB Giáo dục, 1997.

[2] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Toán học cao cấp, tập 1,2,3, NXB Giáo dục
2006.

[3] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Bài tập Toán cao cấp, tập 1,2,3, NXB Giáo
dục 2006.

[4] Y.Y. Liasko, A.C. Boiatruc, I.A.G. Gai, G.P. Golobac, Giải tích toán học,
các ví dụ và các bài toán (tập 1, 2), NXB Đại học và THCN, 1978.

[5] Ravi P. Agarwal, Donal O’Regan, An Introduction to Ordinary Differen-


tial Equations, Springer, NY, 2008.

[6] J.C. Robinson, An introduction to Ordinary Differential Equations, CUP,


Cambrige, 2004.

[7] J. Stewart, Calculus, 7th edition, Brooks/Cole, Cengage Learning, 2012.

[8] Paul Blanchard, Robert L. Devaney, Glen R. Hall, Differential Equations,


3rd, Thomson Brooks/Cole, California, 2006.

[9] Walter G. Kelley, Allan C. Peterson, The Theory of Differential Equations:


Classical and Qualitative, 2nd, Springer, NY, 2010.

[10] William A. Adkins, Mark G. Davidson, Ordinary Differential Equations,


Springer, NY, 2012.

175

You might also like