You are on page 1of 105

Nguyễn Thành Long

Khoa Toán-tin học,


Đại học Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh

PHƯƠNG TRÌNH TOÁN LÝ

TP. Hồ Chí Minh 2017


Mục lục

Mục lục 1

1 Phương trình toán lý 3


1.1 Các khái niệm và ví dụ mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Phương trình đạo hàm riêng tuyến tính, các tính chất về nghiệm của chúng . 4
1.3 Phân loại các phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp 2 theo hai biến độc
lập. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.4 Sự thành lập các bài toán cơ bản cho các phương trình đạo hàm riêng tuyến
tính cấp 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.5 Bài tập chương 1. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10

2 Phương trình hyperbolic 11


2.1 Mở đầu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
2.2 Nghiệm của bài toán Cauchy (bài toán giá trị ban đầu) cho một dây dài vô hạn. 12
2.3 Nghiệm của bài toán Cauchy cho sợi dây vô hạn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
2.4 Nghiên cứu công thức D’Alembert. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.5 Bài toán đặt chỉnh. Ví dụ của Hadamard về bài toán không chỉnh. . . . . . . . 18
2.6 Ví dụ của Hadamard về bài toán không chỉnh. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.7 Dao động tự do của một sợi dây cố định tại hai đầu. Phương pháp Fourier. . . 21
2.8 Dao động cưỡng bức của dây cố định ở hai đầu. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.9 Dao động cưỡng bức của một sợi dây có hai đầu không cố định. . . . . . . . . . 31
2.10 Sơ đồ tổng quát của phương pháp Fourier. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.11 Tính duy nhất nghiệm của bài toán hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.12 Dao động của một màng tròn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
2.13 Áp dụng phép biến đổi Laplace để giải bài toán hỗn hợp. . . . . . . . . . . . . . . 42
2.14 Bài tập chương 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46

3 Phương trình parabolic 47


3.1 Phương trình nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 47
3.2 Bài toán Cauchy cho phương trình nhiệt . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
3.3 Truyền nhiệt trong một thanh hữu hạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
3.4 Phương pháp Fourier cho phương trình nhiệt. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.5 Bài tập chương 3 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 60

4 Phương trình elliptic 61


4.1 Định nghĩa. Thành lập bài toán biên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
4.2 Nghiệm cơ bản của phương trình Laplace . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
4.3 Công thức Green . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
4.4 Công thức Green tích phân cơ bản . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64
4.5 Tính chất của hàm điều hòa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
4.6 Phương pháp Fourier tìm nghiệm của bài toán Dirichlet trong hình tròn . . . . 69
4.7 Tích phân Poisson. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 72
4.8 Bài tập chương 4 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74

1
Chương 0. MỤC LỤC 2

5 Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 75


5.1 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
5.1.1 Định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 75
5.1.2 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất . . . . . . . . . . . . . . 76
5.1.3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất có hệ số hằng . . . . 79
5.1.4 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất có hệ số hàm . . . . . 81
5.1.5 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 không thuần nhất . . . . . . . . . 84
5.1.6 Phương pháp biến thiên hằng số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
5.1.7 Phương pháp hệ số bất định . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
5.2 Phương trình vi phân Euler cấp 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
5.2.1 Định nghĩa. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
5.2.2 Phương trình vi phân Euler thuần nhất cấp 2 . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
5.2.3 Phương trình vi phân Euler không thuần nhất cấp 2 . . . . . . . . . . . . 95
5.3 Sự tồn tại và duy nhất nghiệm của bài toán Cauchy cho phương trình vi phân
tuyến tính cấp 2. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 98
5.3.1 Bổ túc về hàm véctơ, ma trận. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
5.3.2 Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99

Tài liệu tham khảo 104


Chương 1

Phương trình toán lý

1.1 Các khái niệm và ví dụ mở đầu


Một đẳng thức có dạng
!
@u @u @mu
F x1 ; :::; xn ; u; ; :::; ; :::; k1 = 0; (1.1)
@x1 @xn @x1 :::@xknn

liên hệ với:
- các biến độc lập x1 ; :::; xn ;
- giá trị hàm cần tìm (ẩn hàm) u = u(x1 ; :::; xn ) của hàm u tại x = (x1 ; :::; xn );
- giá trị của các đạo hàm riêng của hàm u tại x = (x1 ; :::; xn ) (phải có mặt ít nhất một trong những
đạo hàm riêng của u),
được gọi là một phương trình đạo hàm riêng cấp m; trong đó k1 ; :::; kn là các số nguyên không âm, sao
cho k1 + ::: + kn = m và F là một hàm số cụ thể theo các đối số của nó.
Cấp của một phương trình đạo hàm riêng (1.1) là cấp cao nhất của các đạo hàm riêng có mặt trong
(1.1).
Giả sử u = u(x; y) là ẩn hàm theo hai biến độc lập x và y; khi đó
@u @u
y x = 0;
@x @y
là một phương trình đạo hàm riêng cấp 1; và
@2u @2u
= 0;
@x2 @y 2
@u @2u
= eu ;
@x @y 2
là các phương trình đạo hàm riêng cấp 2:
Để cho đơn giản đôi khi ta còn sử dụng các ký hiệu sau:
@u @u @2u @2u
ux ; uy ; uxx ; uxy ; ::::
@x @y @x2 @x@y

Định nghĩa.
Cho trước một phương trình đạo hàm riêng (1.1) cấp m: Một Nghiệm của phương trình đạo hàm
riêng (1.1) trong miền D nào đó (D Rn ) là hàm u 2 C m (D)( ) sao cho hàm u thỏa đúng đẳng thức
(1.1) với mọi x = (x1 ; :::; xn ) 2 D:
( ) C m (D) là tập các hàm u cùng với các đạo hàm riêng của nó đến cấp m liên tục trong D:
Ví dụ 1. Tìm nghiệm u = u(x; y) của phương trình
@u
= 0: (1.2)
@x

3
Chương 1. Phương trình toán lý 4

Phương trình (1.2) nghĩa là ẩn hàm u là độc lập với x; nhưng có thể là hàm tùy ý theo y; i.e.,

u = '(y): (1.3)

Nghiệm (1.3) của phương trình (1.2) như vậy chứa một hàm tùy ý. Đó là nghiệm tổng quát của
phương trình (1.2).
Ví dụ 2. Tìm nghiệm u = u(x; y) của phương trình

@2u
= 0: (1.4)
@y@x
@u @v
Ta đặt = v: Khi đó, phương trình (1.4) trở thành = 0: Nghiệm tổng quát của nó là một hàm
@y @x
@u @u
tùy ý v = !(y) theo y: Do = v; ta có phương trình = !(y): Tích phân theo biến y (ta lấy x như
@y @y
một tham số), ta thu được Z
u(x; y) = !(y)dy + g(x);

trong đó g(x) là một hàm tùy ý. Vì !(y) là một hàm tùy ý, tích phân nó cũng là một hàm tùy ý, chúng
ta ký hiệu nó là f (y). Kết quả là, chúng ta thu được nghiệm của (1.4) có dạng

u(x; y) = f (y) + g(x); (1.5)

trong đó, f (y) và g(x) là các hàm khả vi tùy ý.


Nghiệm (1.5) của phương trình đạo hàm riêng cấp 2 (1.4) như vậy chứa hai hàm tùy ý. Nó được gọi
là nghiệm tổng quát của phương trình (1.4), vì mọi nghiệm khác của phương trình (1.4) đều có thể nhận
được từ (1.5) bởi việc chọn các hàm f và g một cách thích hợp.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng các phương trình đạo hàm riêng thông thường có cả họ các
nghiệm. Tuy nhiên, cũng có các phương trình đạo hàm riêng mà tập các nghiệm của nó khá hẹp hay
rỗng.
Chẳng hạn như:
- Tập các nghiệm thực của phương trình
2 2
@u @u
+ = 0;
@x @y

là hàm duy nhất u(x; y) = C (hàm hằng);


- Phương trình
2 2
@u @u
+ + 1 = 0;
@x @y
không có nghiệm thực nào.
Trong lúc này, chúng ta chưa quan tâm đến việc tìm kiếm nghiệm đặc biệt. Chúng ta sẽ làm chính
xác sau đó với các điều kiện phụ cần phải được chỉ rõ để thu được nghiệm đặc biệt, tức là, một hàm thỏa
mãn cả phương trình đạo hàm riêng và các điều kiện phụ.

1.2 Phương trình đạo hàm riêng tuyến tính, các tính chất về nghiệm
của chúng
Một phương trình đạo hàm riêng được gọi là tuyến tính, nếu nó tuyến tính đối với ẩn hàm và tất cả
các đạo hàm riêng của nó có mặt trong phương trình. Trong trường hợp ngược lại, phương trình được
gọi là phi tuyến.
Chẳng hạn
@2u 2
2@ u 2
2
= x 2
+e x ;
@x @y
Chương 1. Phương trình toán lý 5

là một phương trình tuyến tính; Các phương trình


@u @u
y x + u2 = 0;
@x @y
@ 2 u @u
u 2+ = x2 y;
@x @y

là phi tuyến.
Trong trường hợp tổng quát, một phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp 2 theo hai biến độc lập
x; y có dạng

@2u @2u @2u @u @u


A(x; y) 2
+ 2B(x; y) + C(x; y) 2
+ a(x; y) + b(x; y) + c(x; y)u = f (x; y); (1.6)
@x @x@y @y @x @y

trong đó, A(x; y); B(x; y); C(x; y); a(x; y); b(x; y); c(x; y); f (x; y) là các hàm cho trước theo x; y xác định
trong miền D nào đó trong R2 :
Nếu f (x; y) 0 trong D; phương trình (1.6) được gọi là thuần nhất, ngược lại, ta gọi là không thuần
nhất.
Ký hiệu vế trái của (1.6) là L[u]; ta viết (1.6) dưới dạng

L[u] = f (x; y): (1.7)

Phương trình thuần nhất tương ứng sẽ là

L[u] = 0: (1.8)

Trên đây, L là một toán tử vi phân tuyến tính luôn xác định trên một không gian vecto C 2 (D):
Dùng tính chất tuyến tính của toán tử L; chúng ta thu được các định lý sau đây về các tính chất của
các nghiệm của phương trình đạo hàm riêng tuyến tính thuần nhất.
Định lý 1. Nếu u(x; y) là nghiệm của phương trình tuyến tính thuần nhất L[u] = 0; thì với C là
hằng số tùy ý, thì Cu(x; y); cũng là một nghiệm của phương trình L[u] = 0:
Định lý 2. Nếu u1 (x; y) và u2 (x; y) là hai nghiệm của phương trình tuyến tính thuần nhất L[u] = 0;
thì tổng u1 (x; y) + u2 (x; y) cũng là một nghiệm của phương trình này.
Hệ quả. Nếu các hàm u1 (x; y); :::; uk (x; y) là các nghiệm của phương trình L[u] = 0; thì tổ hợp tuyến
tính
C1 u1 (x; y) + ::: + Ck uk (x; y);
trong đó C1 ; :::; Ck là các hằng số tùy ý, cũng là một nghiệm của phương trình này.
Các tính chất này cũng là hiển nhiên đối với các nghiệm của các phương trình vi phân thường tuyến
tính thuần nhất. Nhưng với phương trình vi phân thường tuyến tính thuần nhất cấp m có đúng m nghiệm
riêng độc lập tuyến tính, mà tổ hợp tuyến tính của chúng cho nghiệm tổng quát của phương trình.
Phương trình đạo hàm riêng tuyến tính thuần nhất có thể có một tập vô hạn các nghiệm riêng độc
lập tuyến tính, tức là một tập hữu hạn bất kỳ trong các nghiệm riêng này sẽ là các hàm độc lập tuyến
tính.
@u
Xét một ví dụ đơn giản là, phương trình = 0 có nghiệm tổng quát u = '(y); như vậy các nghiệm
@y
của nó sẽ là các hàm 1; x; :::; xn ; ::: . Trong mối quan hệ này, các bài toán về phương trình phương trình
đạo hàm riêng tuyến tính thuần nhất, chúng ta không chỉ tổ hợp tuyến tính của một số hữu hạn các
1
X
nghiệm, mà còn với các chuỗi Cn un (x; y); mà các số hạng là tích của các hằng số Cn nào đó và các
n=1
nghiệm un (x; y) của phương trình đạo hàm riêng.
Có thể xảy ra trường hợp là một họ hàm u(x; y; ) với tất cả các giá trị của tham số trong một
khoảng ( 0 ; 1 ) nào đó, hữu hạn hay vô hạn, là nghiệm của phương trình L[u] = 0: Khi đó, chúng ta nói
rằng các nghiệm u(x; y; ) của phương trình L[u] = 0 phụ thuộc vào một tham số .
Chương 1. Phương trình toán lý 6

Nếu chúng ta lấy một hàm C( ) sao cho các đạo hàm cấp 1 và cấp 2 của tích phân
Z 1
v(x; y) = C( )u(x; y; )d ;
0

đối với các biến x; y có thể thu được bởi việc đạo hàm dưới dấu tích phân, khi đó tích phân này sẽ là
nghiệm của phương trình L[u] = 0:
Liên quan đến phương trình đạo hàm riêng tuyến tính không thuần nhất L[u] = f; chúng ta có thể
thiết lập kết quả sau.
Định lý 3. Nếu u(x; y) là nghiệm của phương trình tuyến tính không thuần nhất L[u] = f; và v(x; y)
là nghiệm của phương trình thuần nhất tương ứng L[u] = 0; khi đó tổng u + v cũng là một nghiệm của
phương trình không thuần nhất L[u] = f:
Định lý 4. Nếu u1 (x; y) là nghiệm của phương trình L[u] = f1 và u2 (x; y) là nghiệm của phương
trình L[u] = f2 ; khi đó với C1 ; C2 là hai hằng số thì C1 u1 + C2 u2 là một nghiệm của phương trình
L[u] = C1 f1 + C2 f2 :

1.3 Phân loại các phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp 2 theo
hai biến độc lập.
Định nghĩa.
Một phương trình đạo hàm riêng được gọi là tuyến tính cấp hai theo hai biến độc lập

@2u @2u @2u @u @u


A(x; y) 2
+ 2B(x; y) + C(x; y) 2
+ a(x; y) + b(x; y) + c(x; y)u = f (x; y); (1.9)
@x @x@y @y @x @y

trong miền nào đó của R2 được gọi là:


(i) Hyperbolic trong ; nếu
= B2 AC > 0 trong ;
(ii) Parabolic trong ; nếu
= B2 AC 0 trong ;
(iii) Elliptic trong ; nếu
= B2 AC < 0 trong :
Dùng định nghĩa này, ta có thể nghiệm lại rằng:
@2u@2u @2u 2 ; phương trình @u @2u
- Các phương trình = 0 và = 0 là hyperbolic trong R =0
@x2@y 2 @x@y @x @y 2
@2u @2u
là parabolic trong R2 và phương trình + 2 = 0 là elliptic trong R2 ;
@x2 @y
@2u @2u
- Phương trình y 2 + 2 = 0 là elliptic trong nửa mặt phẳng y > 0; parabolic trên đường thẳng
@x @y
y = 0 và hyperbolic trong nửa mặt phẳng y < 0:
Người ta chứng minh được rằng dưới một số ràng buộc trên các hệ số của phương trình (1.9), tồn tại
một phép đổi biến không suy biến (
= '(x; y);
= (x; y);
với '; 2 C 2 ; để biến đổi phương trình (1.9) về một dạng đơn giản, chính tắc, đặc trưng đối với mỗi
loại của phương trình.
Nếu phương trình (1.9) là hyperbolic ( > 0), thì nó biến thành

@2u @u @u
=F ; ; u; ; ;
@ @ @ @
Chương 1. Phương trình toán lý 7

hay
@2u @2u @u @u
= ; ; u; ; :
@ 2 @ 2 @ @
Hai dạng này là các dạng chính tắc của phương trình hyperbolic.
Nếu phương trình (1.9) là parabolic ( 0), thì nó có thể được biến thành

@2u @u @u
= ; ; u; ; :
@ 2 @ @

Đây là dạng chính tắc của phương trình parabolic.


Nếu phương trình (1.9) là elliptic ( < 0), thì nó có thể được biến thành

@2u @2u @u @u
+ 2 = ; ; u; ; :
@ 2 @ @ @

Đây là dạng chính tắc của phương trình elliptic.


@u
Ở đây, F và là các hàm nào đó phụ thuộc vào ẩn hàm u; các đạo hàm riêng cấp một của nó ;
@
@u
và các biến độc lập ; :
@
Dạng của các hàm F và được xác định bởi phương trình gốc (1.9).
Trong một số trường hợp dạng chính tắc của một phương trình, dẫn đến việc tìm nghiệm tổng quát
của phương trình gốc.
Thông thường, việc rút gọn phương trình (1.9) về dạng chính tắc bởi một phép đổi biến thì có tính
chất địa phương, tức là, nó chỉ đúng trong một lân cận đủ nhỏ của điểm M0 (x0 ; y0 ) đang xét.
Khi có nhiều hơn hai biến độc lập, các phương trình cũng có thể là hyperbolic, parabolic và elliptic.
Chẳng hạn, với n = 4; các dạng chính tắc đơn giản nhất của các phương trình sẽ là:

@2u @2u @2u @2u


= 0 (hyperbolic),
@t2 @x2 @y 2 @z 2

@u @2u @2u @2u


= 0 (parabolic),
@t @x2 @y 2 @z 2
@2u @2u @2u @2u
+ 2 + 2 + 2 = 0 (elliptic),
@t2 @x @y @z
ở đây u = u(x; y; z; t):
Nhưng nếu có nhiều hơn hai biến độc lập, trong trường hợp tổng quát của phương trình tuyến tính
có các hệ số hàm
n
X X n
@2u @u
aij (x1 ; :::; xn ) + bi (x1 ; :::; xn ) + c(x1 ; :::; xn )u = f (x1 ; :::; xn );
@xi @xj @xi
i;j=1 i=1

thì việc đưa về dạng chính tắc chỉ có thể tại một điểm cho trước M0 (x01 ; :::; x0n ) nhưng không ở trong một
lân cận tùy ý của điểm M0 :
Chúng ta sẽ giới hạn việc bàn luận của chúng ta về các phương trình đạo hàm riêng tuyến tính cấp
hai. Các phương trình như thế xuất hiện trong một mảng rộng lớn của các bài toán vật lý. Vì thế, các
quá trình dao động với các tính chất khác nhau (các dao động của sợi dây, màng, dao động âm của khí
trong các ống, các dao động điện từ, và ....) được mô tả bởi các phương trình hyperbolic. Đơn giản nhất
của các phương trình như thế là phương trình dao động của sợi dây (phương trình sóng một chiều)

@2u 2
2@ u
= a ; u = u(x; t); (1.10)
@t2 @x2
Chương 1. Phương trình toán lý 8

ở đây x là tọa độ không gian, t là thời gian, a2 = T = ; trong đó T là lực căng của dây, là mật độ dài
của nó.
Sự truyền nhiệt và khuyếch tán được mô tả bởi các phương trình thuộc loại parabolic. Trong trường
hợp một chiều, phương trình đơn giản nhất là phương trình nhiệt có dạng

@u @2u
= a2 2 ; u = u(x; t); (1.11)
@t @x
ở đây a2 = k=c ; trong đó là mật độ của môi trường, c là nhiệt dung riêng, k là hệ số truyền nhiệt.
Sau cùng, là các quá trình dừng, tức là, các quá trình mà ẩn hàm độc lập với thời gian, được mô tả
bởi các phương trình elliptic. Một ví dụ điển hình của nó là phương trình Laplace

@2u @2u
u + 2 = 0; u = u(x; y): (1.12)
@x2 @y

Chúng ta có thể kiểm tra trực tiếp rằng, mọi nghiệm của (1.10) là hàm u(x; t) có dạng

u(x; t) = '(x at) + (x + at);

trong đó '( ); ( ) 2 C 2:
Chúng ta có thể chứng minh rằng, mọi nghiệm của (1.11) là các hàm có dạng
2
a2 t
u(x; t; ) = Ae sin( x + );

trong đó A; là các hằng số tùy ý, và là một tham số. Tích phân theo , nghiệm
r u(x; t; ) =
2 2 2 2
Ae a t cos x của (1.11), từ 1 đến +1; chúng ta thu được nghiệm u(x; t; ) = e x =4a t cũng
t
được gọi là nghiệm cơ bản của phương trình truyền nhiệt.
Cuối cùng, chúng ta dễ dàng thấy rằng các hàm giá trị thực Pn (x; y) và Qn (x; y) được xác định bởi
công thức
(x + iy)n = Pn (x; y) + iQn (x; y);
là các nghiệm của phương trình Laplace (1.12).
1
X 1
X
Phương trình (1.12) là tuyến tính, các chuỗi n Pn (x; y) và n Qn (x; y) cũng là các nghiệm của
n=1 n=1
(1.12), nếu chúng hội tụ đều, cũng như các chuỗi mà sinh ra từ chúng bởi việc đạo hàm từng số hạng
một hai lần theo mỗi biến x và y:
Đối với các dạng phương trình đơn giản nhất hay chính tắc thuộc các loại hyperbolic, parabolic và
elliptic, chúng ta có phác họa một số ý tưởng về nghiệm của chúng.

1.4 Sự thành lập các bài toán cơ bản cho các phương trình đạo hàm
riêng tuyến tính cấp 2.
Để thực hiện sự mô tả đầy đủ của một quá trình vật lý, chỉ có một phương trình đạo hàm riêng thích
hợp thì chưa đủ. Chúng ta cũng cần biết thêm trạng thái ban đầu của quá trình (các điều kiện đầu) và
các điều kiện trên biên S của miền Rn mà quá quá trình xảy ra (các điều kiện biên). Điều này xuất
phát từ tính không duy nhất vốn có của nghiệm của một phương trình đạo hàm riêng.
@2u
Chẳng hạn như, nghiệm tổng quát của phương trình = 0 có dạng
@x@y

u(x; y) = f (x) + g(y);

trong đó f và g là các hàm khả vi tùy ý. Do đó, để chọn ra nghiệm mô tả một quá trình vật lý cho trước,
chúng ta cần phải chỉ ra các điều kiện đầu.
Chúng ta phân biệt ba loại chính của các bài toán về phương trình đạo hàm riêng:
Chương 1. Phương trình toán lý 9

(a) Bài toán Cauchy cho các phương trình hyperbolic và parabolic: Với miền = Rn ; cho trước các
điều kiện đầu, không có điều kiện biên.
(b) Bài toán biên cho các phương trình elliptic: Cho trước các điều kiện biên trên biên S của miền
; các điều kiện đầu không xuất hiện.
(c) Bài toán hỗn hợp cho các phương trình hyperbolic và parabolic: Với miền 6= Rn ; cho trước các
điều kiện đầu và điều kiện biên.
Chương 1. Phương trình toán lý 10

1.5 Bài tập chương 1.


Tìm nghiệm tổng quát của các phương trình (u = u(x; y))
@2u @u
1. 2
= ;
@y @y
@2u @u
2. = 2y ;
@x@y @y
@2u
3. = ex+y ;
@y 2
@2u
4. = x + y;
@y 2
@2u 1 @u
5. + = 0;
@x@y x @y
@nu
6. = 0:
@y n
@3u
7. Giả sử u = u(x; y; z). Giải phương trình = 0:
@x@y@z
Tìm các miền, trong đó các phương trình sau đây là hyperbolic, parabolic và elliptic:
@2u @2u @2u
8. + 2 3 = 0;
@x2 @x@y @y 2
@2u @2u @2u
9. 2x + y 2 = u + 1:
@x2 @x@y @y
Chương 2

Phương trình hyperbolic

2.1 Mở đầu
Phương trình hyperbolic xảy ra trong các bài toán liên quan với các quá trình dao động (sự rung của
các sợi dây hay các màng, các dao động điện từ, ....). Một tính chất đặc trưng của các quá trình được
mô tả bởi các phương trình hyperbolic là tốc độ hữu hạn của sự lan truyền nhiễu loạn.
Chẳng hạn, xét phương trình của một trường điện từ. Một cách cổ điển, các hiện tượng điện từ được
mô tả bởi các phương trình Maxwell. Trong trờng hợp đơn giản nhất của một môi trường đẳng hướng,
thuần nhất, không dẫn truyền, không có điện tích và dòng điện, các phương trình sẽ là:
" @E
curl H = ; (2.1)
c @t
@H
curl E = ; (2.2)
c @t
div H = 0; (2.3)
div E = 0; (2.4)
trong đó, E và H là cường độ của điện trường và từ trường, " là hằng số điện môi của môi trường, là
độ từ thẩm của môi trường (", = hằng số), c là vận tốc ánh sáng trong chân không.
Lấy đạo hàm của (2.1) theo t, ta nhận được

" @2E @H
2
= curl ;
c @t @t
@H
sau đó thay từ (2.2) cho ta
@t
" @2E
= curl curl E: (2.5)
c2 @t2
Ta biết rằng
curl curl E = [r; [r; E]] = r(r; E) r2 E = grad div E E:
Vì div E = 0; từ (2.5), ta có
@2E c2
= E:
@t2 "
Đây là một trong các phương trình cơ bản nhất của vật lý toán.
Nó được gọi là phương trình sóng.
Chúng ta có thể dễ dàng kiểm tra rằng trường vecto H cũng thỏa cùng phương trình

@2H c2
= H:
@t2 "

11
Chương 2. Phương trình hyperbolic 12

Vì vậy, mỗi thành phần Ex ; Ey ; Ez và Hx ; Hy ; Hz của E và của H trong trường hợp đơn giản này
cũng thỏa theo phương trình sóng
@2u @2u @2u @2u
= a2 + 2 + 2 : (2.6)
@t2 @x2 @y @z
c
Đây là một phương trình hyperbolic. Ở đây a = p là tốc độ truyền của quá trình, như vậy các quá
"
c
trình truyền điện từ trong một môi trường không dẫn với vận tốc a = p : Đặc biệt, trong chân không
"
(" = = 1) chúng truyền với vận tốc ánh sáng c:
Nếu u = u(x; y; t); khi đó phương trình (2.6) trở thành

@2u @2u @2u


= a2 + 2 :
@t2 @x2 @y

Khi u = u(x; t); ta thu được phương trình sóng một chiều

@2u 2
2@ u
= a :
@t2 @x2
Chúng ta bắt đầu xem xét phương trình hyperbolic với phương trình sóng một chiều (phương trình
@2u @2u
dao động của sợi dây) 2 = a2 2 :
@t @x
Chúng ta định nghĩa dây là một sợi mỏng dễ uốn lý tưởng đàn hồi chỉ khi nó căng và chống lại sự
kéo dài.
Ta giả sử rằng các dao động là nhỏ và bỏ qua đại lượng (ux )2 so với đơn vị.
Ta có thể chứng minh rằng nếu mật độ dài của sợi dây là = hằng số và không có ngoại lực, phương
trình dao động tự do của sợi dây thuần nhất có dạng
@2u 2
2@ u
= a ;
@t2 @x2
trong đó a2 = T = ; trong đó T là lực căng của dây.

2.2 Nghiệm của bài toán Cauchy (bài toán giá trị ban đầu) cho một
dây dài vô hạn.
Phương pháp sóng chạy. Nghiệm D’Alembert.
Ta muốn tích phân phương trình dao động tự do của sợi dây thuần nhất
@2u 2
2@ u
= a ; (2.7)
@t2 @x2
trong đó u = u(x; t) là độ dịch chuyển của một điểm của sợi dây tại thời diểm t đối với vị trí cân bằng.
Với mỗi giá trị t; đồi thị của hàm x 7 ! u = u(x; t) cho hình dạng của sợi dây ở thời điểm t:
Ta giới thiệu các biến độc lập mới ; bởi
= x at;
(2.8)
= x + at:

Theo ; phương trình (2.7) trở thành

@2u
= 0:
@ @

Thực vậy
@u @u @ @u @ @u @u
= + = + ;
@x @ @x @ @x @ @
Chương 2. Phương trình hyperbolic 13

@2u @ @u @2u @ @2u @ @2u @ @2u @


= = + + +
@x2 @x @x @ 2 @x @ @ @x @ @ @x @ 2 @x
@2u @2u @2u
= + 2 + ;
@ 2 @ @ @ 2
@u @u @ @u @ @u @u
= + =a ;
@t @ @t @ @t @ @
@2u @ @u @2u @2u @2u
= = a2 2a2 + a2 2 :
@t 2 @t @t @ 2 @ @ @
@2u @2u
Thay các biểu thức cho và vào (2.7), ta được
@t2 @x2
@2u
= 0:
@ @
Phương trình này thì đơn giản dễ tích phân. Nếu ta viết nó dưới dạng
@ @u
= 0:
@ @
@u
Ta có = !( ); trong đó !( ) là một hàm tùy ý.
@
Tích phân phương trình kết quả đối với biến (ở đây được xem như một tham số), ta suy ra rằng
Z
u = !( )d + 2 ( );

trong đóZ 2 ( ) là một hàm tùy ý theo .


Đặt !( )d = 1 ( ); ta được
u= 1( )+ 2( ):
Trở lại các biến cũ x và t, ta được
u(x; t) = 1 (x at) + 2 (x + at): (2.9)
Thử trực tiếp chứng tỏ rằng hàm u(x; t) xác định bởi (2.9), trong đó 1 và 2 là hai hàm tùy ý, hai
lần khả vi liên tục, là nghiệm của (2.7).
Đây là nghiệm tổng quát của phương trình sóng (2.7), vì mọi nghiệm khác của (2.7) đều có thể
biểu diễn theo dạng (2.9) với sự chọn thích hợp của các hàm 1 và 2 : Nghiệm này được gọi là nghiệm
D’Alembert.
Mỗi số hạng trong (2.9) cũng là một nghiệm của (2.7). Nghiệm
u(x; t) = 1 (x at) (2.10)
có ý nghĩa vật lý sau đây.
Tại t = 0; nghiệm này có dạng u = 1 (x)
(hình 1). Ta tưởng tượng một quan sát viên tại t = 0 khởi
dx
hành từ điểm x = c trên trục x và đi dọc theo trục x dương với vận tốc a; ta có = a; từ đó x = at + c;
dt
nghĩa là x at = c:

Hình 1
Chương 2. Phương trình hyperbolic 14

Do đó, đối với quan sát viên u = 1 (x at) = 1 (c): Nói khác đi, đối với quan sát viên độ dời u của
sợi dây cho bởi (2.10) sẽ là hằng số tại mọi lúc và bằng 1 (c): Nghiệm (2.10) như vậy là một sóng đi
trước, truyền dọc theo trục x dương với vận tốc a: Nếu lấy 1 ( ) là sin ; thì ta sẽ có một sóng sin :
Nghiệm u = 2 (x + at) là một sóng trở lui, truyền dọc theo trục x âm với vận tốc a:
Nghiệm (2.9) như vậy là tổng của sóng đi trước và sóng trở lui. Điều này cho phương pháp đồ thị
sau đây để xây dựng hình dáng của sợi dây tại mọi thời điểm t : Ta xây dựng đường cong u = 1 (x) và
u = 2 (x) biểu diễn sóng đi trước và sóng trở lui tại thời điểm ban đầu t = 0; và kế tiếp, không thay đổi
hình dáng của chúng, ta dịch chuyển chúng đồng thời bởi at > 0 theo các hướng đi nhau, đường cong
u = 1 (x) về bên phải, đường cong u = 2 (x) về bên trái.
Để được đồ thị của dây chỉ cần xây dựng tổng đại số tung độ của các đường cong dịch chuyển.

2.3 Nghiệm của bài toán Cauchy cho sợi dây vô hạn.
Bài toán Cauchy gồm việc tìm hàm u 2 C 2 ; thỏa đúng đẳng thức (2.7) với mọi t > 0; 1 < x < 1;
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 1 < x < 1; (2.11)
@t
trong đó, '0 2 C 2 (R); '1 2 C 1 (R): Ở đây hàm xác định '0 hình dáng của sợi dây lúc t = 0; hàm '1 cho
@u
sự phân bố vận tốc dọc theo sợi dây lúc t = 0:
@t
Giả sử rằng nghiệm của bài toán tồn tại, khi đó nó được cho bởi (2.9).
Ta xác định 1 và 2 sao cho chúng thỏa mãn điều kiện đầu (2.11):

u(x; 0) = 1 (x) + 2 (x) = '0 (x); (2.12)


0 0
ut (x; 0) = a 1 (x) 2 (x) = '1 (x): (2.13)
Tích phân (2.13) cho ta Z x
1
1 (x) 2 (x) = '1 (y)dy + C;
a 0

trong đó, C là một hằng số tùy ý.


Từ hệ

1 (x) + 2 (x) = '0 (x);


Z
1 x
1 (x) 2 (x) = ' (y)dy + C;
a 0 1

ta tìm được
Z
1 1 x C
1 (x) = ' (x) ' (y)dy + ;
2 0 2a 0 1 2
Z
1 1 x C
2 (x) = ' (x) + ' (y)dy :
2 0 2a 0 1 2

Thay thế các biểu thức 1 (x) và 2 (x)


vào (2.9) ta được
Z
1 1 x at
u(x; t) = ' (x at) '1 (y)dy
2 0 2a 0
Z
1 1 x+at
+ '0 (x + at) + '1 (y)dy;
2 2a 0
hay Z x+at
1 1
u(x; t) = [' (x at) + '0 (x + at)] + '1 (y)dy: (2.14)
2 0 2a x at

Công thức này được gọi là công thức D’Alembert.


Chương 2. Phương trình hyperbolic 15

Dễ dàng kiểm tra lại rằng, nếu '0 2 C 2 (R); '1 2 C 1 (R); thì hàm u(x; t) cho bởi (2.14) thỏa mãn
(2.7) và các điều kiện đầu (2.11).
Nghiệm này là duy nhất. Thật vậy, nếu tồn tại một nghiệm thứ hai của bài toán (2.7), (2.11), nó sẽ
được biểu diễn theo công thức (2.14) và trùng với nghiệm thứ nhất.
Bài toán. Dùng công thức D’Alembert cho nghiệm của bài toán Cauchy

@2u @2u
= a2 ; t > 0; 1 < x < 1;
@t2 @x2
@u
u(x; 0) = '(x); (x; 0) = (x); 1 < x < 1;
@t
@u
Chứng minh rằng nếu cả hai hàm '(x) và (x) là lẻ, thì u(0; t) = 0; và nếu chúng chẵn, thì (0; t) =
@x
0:
Miền phụ thuộc. Từ công thức D’Alembert (2.14) ta thấy rằng giá trị của nghiệm u tại điểm P (x; t)
chỉ phụ thuộc vào các giá trị của các hàm '0 ; '1 trong đoạn P = [x at; x + at] trên trục x:

Hình 2

Thật ra, nghiệm phụ thuộc vào các giá trị các giá trị của hàm '1 trên đoạn P = [x at; x + at]; và
các giá trị của hàm '0 chỉ tại hai đầu mút của đoạn P : Ta nói rằng nghiệm u(P ) "không phụ thuộc"
của bài toán ngoài P :
Đoạn P = [x at; x + at] của trục x gọi là miền phụ thuộc cho điểm P (hình 2).

2.4 Nghiên cứu công thức D’Alembert.


Xét hai trường hợp đặc biệt cho một ý tưởng nào đó về dáng điệu của nghiệm của phương trình sóng

@2u 2
2@ u
= a ; (2.15)
@t2 @x2
trong trường hợp tổng quát.
(1) Cho '1 (x) 0; và đồ thị (C0 ) của hàm '0 (x) có dạng như trong hình 3a (nét đậm). Để đơn giản,
ta xét a = 1: Khi đó, công thức D’Alembert sẽ là
1
u(x; t) = [' (x t) + '0 (x + t)] :
2 0
Để thu được đồ thị của hàm x 7 ! u(x; t) tại t > 0 cố định nào đó, ta tiến hành như sau:
Trước tiên ta vẽ hai đồ thị (C1 ) và (C2 ) trên cùng hệ trục như sau:
1
- Vẽ đồ thị (C0 ) : y = '0 (x) nhận được từ đồ thị (C0 ) của hàm '0 (x) bằng cách giảm một nửa tung
2
độ (hình có nét gạch đứt khúc, hình 3a).
- Tiếp theo, ta dịch chuyển (C0 ) dọc theo trục x về phía phải một đoạn là t thành đồ thị (C1 ) : y =
1
' (x t);
2 0
- Thay vì dịch chuyển (C0 ) về phía phải, ta dịch chuyển (C0 ) về phía trái ta được đồ thị (C2 ) : y =
1
' (x + t):
2 0
Sau đó, ta xây dựng một đồ thị khác sao cho tung độ của mỗi giá trị của x là tổng của các tung độ
của hai đồ thị được dịch chuyển (C1 ) và (C2 ).
Chương 2. Phương trình hyperbolic 16

1 1
Theo cách này chúng ta đã thiết lập được các đồ thị của các hàm u(x; 0); u(x; ); u(x; ); u(x; 1);
4 2
như trong các hình 3a, 3b, 3c, 3d.

Hình 3a: t = 0; u = u(x; 0)

1 1
Hình 3b: t = ; u = u(x; )
4 4

1 1
Hình 3c: t = ; u = u(x; )
2 2

Hình 3d t = 1; u = u(x; 1)
(2) Cho '0 (x) 0; và
1; jxj 1=2;
'1 (x) =
0; jxj > 1=2 (hình 4).

Hình 4
Khi đó ta nó rằng dây chỉ có xung ban đầu. Nghiệm (2.14) trở thành (ta lấy a = 1)
Z
1 x+t
u(x; t) = ' (y)dy:
2 x t 1
1 1
Với mỗi x cố định, nghiệm u(x; t) sẽ là zero miễn là phần giao (x t; x + t) \ ; = ; u(x; t)
2 2
sẽ thay đổi theo chu kỳ của thời gian, trong khi khoảng tăng trưởng (x t; x + t) bao gồm phần lớn hơn
1 1
của khoảng ; ; đại lượng u(x; t) không thay đổi và bằng
2 2
Z
1 1=2
' (y)dy: (2.16)
2 1=2 1
Chương 2. Phương trình hyperbolic 17

Để được đường cong biểu diễn hình dạng của sợi dây tại các thời điểm t khác nhau ta tiến hành như
sau. Ta ký hiệu (y) là một nguyên hàm nào đó của '1 (y): Khi đó
1
u(x; t) = [ (x + t) (x t)] :
2
Cụ thể ta có thể chọn nguyên hàm (x) như sau
8
> 1
>
> 0; x ;
Z x >
< 2
1 1 1
(x) = '1 (y)dy = x+ ; x ;
1=2 >
> 2 2 2
>
> 1
: 1; x :
2
Đồ thị (x) như hình 5a
1 1
Để vẽ đường cong của u(x; t); trước hết ta thu được hai đồ thị của hai hàm (x) và (x) (hình
2 2
5a’, 5a”), sau đó ta dịch chuyển mỗi đồ thị này dọc theo trục x bởi một đoạn t; đồ thị thứ nhất về phía
trái, đồ thị thứ hai về phía phải. Khi đó, ta cộng tung độ của các đồ thị dịch chuyển, ta thu được đồ thị
của hàm u(x; t):
1 1
Hình 5c, 5d, 5e cho các đồ thị lần lượt của các hàm u = u(x; ); u = u(x; ); u = u(x; 1); tương ứng
4 2
1 1
với t = ; t = ; t = 1:
4 2

Hình 5a: Đồ thị hàm (x)

1
Hình 5a’: Đồ thị hàm (x)
2

1
Hình 5a”: Đồ thị hàm (x)
2

Hình 5b: Đồ thị hàm u = u(x; 0)


Chương 2. Phương trình hyperbolic 18

1
Hình 5c: Đồ thị hàm u = u(x; )
4

1
Hình 5d: Đồ thị hàm u = u(x; )
2

Hình 5e: Đồ thị hàm u = u(x; 1)


Sau một chu kỳ thời gian đủ dài mỗi điểm trên sợi dây sẽ dịch chuyển và hoàn thành một độ dời
dừng ust cho bởi tích phân (2.16). Khi đó, ta có biến dạng thặng dư (hiện tượng trễ ).

2.5 Bài toán đặt chỉnh. Ví dụ của Hadamard về bài toán không chỉnh.
Bài toán đặt chỉnh. Khảo sát hiện tượng tất định vật lý cần phải giới thiệu khái niệm bài toán đặt
chỉnh.
Định nghĩa. Một bài toán toán học được gọi là bài toán đặt chỉnh nếu:
(1) Nghiệm bài toán tồn tại trong một lớp M1 các hàm;
(2) Nghiệm bài toán thì duy nhất trong một lớp M2 các hàm;
(3) Nghiệm bài toán thì phụ thuộc một cách liên tục vào các điều kiện của bài toán (các điều kiện
đầu và biên, hệ số, ...), nghĩa là nghiệm ổn định.
Tập M1 \ M2 các hàm được gọi là lớp đúng.
Trong lý thuyết phương trình vi phân thường người ta chứng minh được rằng bài toán Cauchy
dy
= f (x; y); y(x0 ) = y0 ;
dx
Chương 2. Phương trình hyperbolic 19

@f
là bài toán đặt chỉnh, nếu hàm f (x; y) liên tục và có trong miền và có đạo hàm bị chận trong miền
@y
chứa điểm (x0 ; y0 ):
Xét bài toán Cauchy cho dây vô hạn
@2u 2
2@ u
= a ; t > 0; 1 < x < 1; (2.17)
@t2 @x2
@u
u(x; 0) = '(x); (x; 0) = (x); 1 < x < 1; (2.18)
@t
'0 2 C 2 (R); '1 2 C 1 (R):
Ta đã chứng minh rằng:
(1) Nghiệm của bài toán (2.17), (2.18) tồn tại;
(2) Nghiệm là duy nhất;
Ta sẽ chứng tỏ rằng khi các điều kiện đầu thay đổi liên tục, nghiệm cũng vậy.
Định lý 1. Cho trước t0 > 0 và " > 0; tồn tại = ("; t0 ) > 0 sao cho, với hai nghiệm tùy ý u1 (x; y)
và u2 (x; y) của phương trình (2.17) thỏa các điều kiện đầu

u1 (x; 0) = '0 (x); u2 (x; 0) = '


~ 0 (x);
@u1 @u2
(x; 0) = '1 (x); (x; 0) = '
~ 1 (x):
@t @t
Khi đó
ju1 (x; t) u2 (x; t)j < " 8(x; t) 2 R [0; t0 ];
nếu
j'0 (x) '
~ 0 (x)j < ; j'1 (x) '
~ 1 (x)j < 8x 2 R: (2.19)
Nghĩa là, một sự thay đổi nhỏ trong các điều kiện đầu gây ra một sự thay đổi nhỏ của nghiệm.
Chứng minh.
Hai nghiệm u1 (x; y) và u2 (x; y) liên kết với các điều kiện đầu cho bởi công thức D’Alembert, ta có

1 1
u2 (x; t) u1 (x; t) = '0 (x at) '0 (x at)] + [~
[~ ' (x + at) '0 (x + at)]
2 2 0
Z x+at
1
+ (~
'1 (y) '1 (y)) dy:
2a x at

Do đó
1 1
ju2 (x; t) u1 (x; t)j j~
'0 (x at) '0 (x at)j + j~ ' (x + at) '0 (x + at)j
2 2 0
Z x+at
1
+ j~
'1 (y) '1 (y)j dy:
2a x at

Do đó, do (2.19), ta thu được


1 1 1
ju2 (x; t) u1 (x; t)j + + (2at) (1 + t0 ) :
2 2 2a
"
Nếu đặt = ; ta sẽ có bất đẳng thức
1 + t0
ju2 (x; t) u1 (x; t)j < " 8(x; t) 2 R [0; t0 ]:

Định lý được chứng minh.


@2u 2
2 @ u (loại hyperbolic) là bài toán đặt chỉnh.
Do đó, bài toán Cauchy cho phương trình sóng = a
@t2 @x2
Chương 2. Phương trình hyperbolic 20

2.6 Ví dụ của Hadamard về bài toán không chỉnh.


Xét bài toán Cauchy cho phương trình Laplace:
Tìm nghiệm của phương trình Laplace
@2u @2u
+ 2 = 0; t > 0; 1 < x < 1; (2.20)
@t2 @x
thỏa mãn điều kiện tại t = 0, như sau
u(x; 0) = 0; 1 < x < 1; (2.21)
@u 1
(x; 0) = sin(nx); 1 < x < 1; (2.22)
@t n
trong đó, n là số tự nhiên.
Ta có thể chứng minh rằng một nghiệm của bài toán là hàm
1
u(x; t) = sh(nt) sin(nx): (2.23)
n2
@u 1 1 @u
Vì (x; 0) = sin(nx) ; do đó (x; 0) sẽ bé tùy ý với n đủ lớn.
@t n n @t
Đồng thời nghiệm u(x; t) của bài toán đang xét từ (2.23) sẽ dẫn đến ju(x; t)j lớn nếu t > 0 và nếu n
đủ lớn.
Ta giả sử rằng, ta tìm được nghiệm u0 (x; t) của bài toán Cauchy cho phương trình (2.20) với điều
kiện đầu nào đó
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x):
@t
Khi đó, với điều kiện đầu
@u 1
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x) + sin(nx);
@t n
nghiệm của bài toán Cauchy sẽ là
1
u(x; t) = u0 (x; t) + sh(nt) sin(nx):
n2
Do đó một sự thay đổi nhỏ trong điều kiện đầu có thể sinh ra sự thay đổi lớn của nghiệm của bài
toán Cauchy, và mọi lân cận của đường thẳng giá trị ban đầu t = 0:
Do đó, bài toán Cauchy cho phương trình Laplace (loại elliptic) là bài toán không chỉnh.
Ta trở lại phương trình hyperbolic
uxy = 0; (2.24)
và thành lập bài toán sau:
Tìm nghiệm u(x; y) của phương trình (2.24) trong hình chữ nhật Q = [0; a] [0; b] có các cạnh song
song với các trục tọa độ (hình 6), sao cho trên biên của hình chữ nhật đó nó nhận các giá trị biết trước.
Bài toán biên này nói chung không có nghiệm. Ta sẽ thấy được điều này.

Hình 6
Chương 2. Phương trình hyperbolic 21

Nghiệm tổng quát của (2.24) có dạng

u(x; y) = f (x) + g(y);

trong đó, f; g 2 C 1 là các hàm tùy ý. Hơn nữa, ta không thể xác định tùy ý các giá trị biên, vì đạo hàm
uy = g 0 phải nhận cùng các giá trị tại các điểm đối nhau lần lượt của các cạnh x = hằng số. Cũng vậy,
ux = f 0 lấy cùng giá trị tại các điểm đối nhau của các cạnh y = hằng số.
Các giá trị của u(x; y) chỉ có thể xác định trên hai cạnh kề nhau của hình chữ nhật (chẳng hạn trên
OA và OB), nhưng không trên toàn bộ biên của hình chữ nhật (trên 4 cạnh của Q), như vậy với
phương trình hyperbolic, bài toán biên được thành lập có vẻ quá xác định (quá dư điều kiện).
Tóm lại, ta không nên cố gắng tìm nghiệm của phương trình trên đây thỏa các điều kiện biên thuộc
loại tùy ý, ta không cố gắng đẩy một các đục vuông vào một lổ tròn.
Chú thích. Các bài toán không chỉnh thường gặp trong áp dụng, có nhiều bài toán quen thuộc. Đặc
biệt, bài toán Cauchy cho phương trình Laplace liên quan đến bài toán ngược về trọng lực xác định hình
dạng của một vật thể từ một điều dị thường hấp dẫn nó sinh ra.

2.7 Dao động tự do của một sợi dây cố định tại hai đầu. Phương pháp
Fourier.
Phương pháp tách biến Fourier hay phương pháp Fourier là một trong những phương pháp thông
thường nhất để giải phương trình đạo hàm riêng. Đầu tiên, ta bắt đầu xét với bài toán đơn giản nhất về
dao động tự do của một sợi dây thuần nhất, chiều dài L được buộc ở tại hai đầu.
Bài toán trở thành giải phương trình

@2u 2
2@ u
= a ; t > 0; 0 < x < L; (2.25)
@t2 @x2
thỏa mãn điều kiện biên
u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0; (2.26)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L: (2.27)
@t
Bài toán (2.25) – (2.27) được gọi là bài toán hỗn hợp, vì nó chứa cả hai điều kiện đầu và biên.
Ta tìm nghiệm đặc biệt không đồng nhất bằng không của phương trình (2.25) và thỏa điều kiện biên
(2.26) theo dạng tách biến
u(x; t) = T (t)X(x): (2.28)
Thay (2.28) vào (2.25), ta có
T 00 (t)X(x) = a2 T (t)X 00 (x);
hay
T 00 (t) X 00 (x)
= :
a2 T (t) X(x)
Vế trái của phương trình này chỉ phụ thuộc t (không phụ thuộc x) và vế phải chỉ phụ thuộc x (không
phụ thuộc t), và như vậy đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi cả hai vế không phụ thuộc vào cả x và t, nghĩa
là, cả hai vế cùng bằng một hằng số. Ta ghi hằng số này là (hằng số tách biến). Vậy ta có

T 00 (t) X 00 (x)
= = : (2.29)
a2 T (t) X(x)

Từ đây ta thu được hai phương trình vi phân thường

T 00 (t) + a2 T (t) = 0; (2.30)


Chương 2. Phương trình hyperbolic 22

X 00 (x) + X(x) = 0: (2.31)


Điều kiện biên (2.26) cho

u(0; t) = X(0)T (t) = 0;


u(L; t) = X(L)T (t) = 0:

Do T (t) 6= 0; (không đồng nhất bằng không) ta suy ra từ điều này rằng hàm X(x) phải thỏa mãn
điều kiện biên
X(0) = X(L) = 0: (2.32)
Bài toán (2.31), (2.32) hiển nhiên có nghiệm X(x) 0 (nghiệm tầm thường).
Để tìm nghiệm không tầm thường u(x; t) có dạng (2.28) và thỏa mãn điều kiện biên (2.26), ta cần
tìm nghiệm tầm thường của phương trình (2.31) thỏa mãn điều kiện biên (2.32).
Như vậy, ta đi đến bài toán tìm giá trị nào đó sao cho tồn tại nghiệm không tầm thường của bài
toán (2.31), (2.32) và cũng chính là nghiệm của chúng.
Các giá trị như thế được gọi là trị riêng, và các nghiệm không tầm thường tương ứng với trị riêng
gọi là hàm riêng của bài toán (2.31), (2.32).
Bài toán như vậy gọi là bài toán Sturm-Liouville.
Bây giờ ta hãy xác định các trị riêng và hàm riêng của bài toán (2.31), (2.32).
Ta sẽ xét chi tiết 3 trường hợp: < 0; = 0; > 0:
(1) Với < 0; nghiệm tổng quát của (2.31) có dạng
p p
x x
X(x) = C1 e + C2 e :

Yêu cầu điều kiện biên (2.32) được thoả, ta có


(
C1 + C2 = 0;
p p (2.33)
C1 e L + C2 e L = 0:

Vì định thức của hệ (2.33) là khác không, khi đó C1 = C2 = 0: Do đó X(x) 0; nghĩa là với < 0;
không tồn tại nghiệm không tầm thường.
(2) Với = 0; nghiệm tổng quát của (2.31) có dạng

X(x) = C1 x + C2 :

Điều kiện biên (2.32) cho (


C1 0 + C2 = 0;
C1 1 + C2 = 0:
Do đó C1 = C2 = 0; và như vậy X(x) 0; nghĩa là với = 0; cũng không có nghiệm không tầm
thường của bài toán.
(3) Với > 0; nghiệm tổng quát của (2.31) có dạng
p p
X(x) = C1 cos x + C2 sin x :

Yêu cầu điều kiện biên (2.32) được thoả, ta được


8
< C1 1 + C2 0 = 0;
p p (2.34)
: C1 cos L + C2 sin L = 0:

Hệ (2.34) có nghiệm không tầm thường khi và chỉ khi định thức của hệ là zero:

1 0
p p = 0;
cos L sin L
Chương 2. Phương trình hyperbolic 23

p p
hay sin L = 0; do đó L = k ; trong đó k là số nguyên tùy ý. Nghiệm không tầm thường của bài
toán như vậy chỉ có thể với các giá trị.
2
k
k = ; k = 1; 2; :::
L

Từ (2.34)1 , ta tìm thấy C1 = 0; và do đó các hàm

k
Xk (x) = sin x; k = 1; 2; :::
L
là các hàm riêng của bài toán (2.31), (2.32) được xác định sai khác một thừa số hằng, mà ta lấy bằng 1.
Với = k nghiệm tổng quát của phương trình (2.30) có dạng

k a k a
Tk (t) = Ak cos t + Bk sin t;
L L
trong đó Ak và Bk là các hằng số tùy ý và A2k + Bk2 > 0:
Như vậy các hàm

k a k a k
uk (x; t) = Xk (x)Tk (t) = Ak cos t + Bk sin t sin x;
L L L

thỏa mãn phương trình (2.25) và điều kiện biên (2.26) với mọi hằng số Ak và Bk ; k = 1; 2; :::
Phương trình (2.25) là tuyến tính và thuần nhất, mọi tổng hữu hạn của các nghiệm cũng sẽ là nghiệm
của phương trình (2.25). Điều này cũng đúng cho tổng của chuỗi
1
X k a k a k
u(x; t) = Ak cos t + Bk sin t sin x; (2.35)
L L L
k=1

nếu nó hội tụ đều và nó có thể đạo hàm hai lần từng số hạng một đối với x và t. Vì mỗi số hạng của
chuỗi (2.35) thoả mãn điều kiện biên (2.26), các điều kiện này cũng được thoả bởi tổng u(x; t) của chuỗi.
Bây giờ, ta còn phải tìm các hằng số Ak và Bk ; k = 1; 2; ::: trong (2.35) để thỏa mãn điều kiện đầu
(2.27).
Ta đạo hàm theo t một cách hình thức của chuỗi (2.35), ta có
1
Xk a
@u k a k a k
(x; t) = Ak sin t + Bk cos t sin x: (2.36)
@t L L L L
k=1

Trong (2.35) và (2.36), ta thay t = 0; do các điều kiện đầu (2.27), ta có


1
X k
'0 (x) = u(x; 0) = Ak sin x; (2.37)
L
k=1
1
X
@u k a k
'1 (x) = (x; 0) = Bk sin x:
@t L L
k=1

Các công thức (2.37) là các khai triển của các hàm xác định '0 (x) và '1 (x) thành các chuỗi Fourier
theo sin trong khoảng (0; L):
Các hệ số của khai triển (2.37) được tìm ra từ công thức đã biết và ta có
Z
2 L k x
Ak = '0 (x) sin dx; (2.38)
L 0 L
Z L
2 k x
Bk = ' (x) sin dx; k = 1; 2; :::
k a 0 1 L
Chương 2. Phương trình hyperbolic 24

Định lý 2. Cho '0 2 C 3 ([0; L]) và '1 2 C 2 ([0; L]) thỏa các điều kiện

'0 (0) = '0 (L) = '000 (0) = '000 (L) = 0;


'1 (0) = '1 (L) = 0:

Khi đó, tổng u(x; t) của chuỗi (2.35), trong đó, Ak và Bk ; k = 1; 2; ::: được cho bởi các công thức
(2.38), có các đạo hàm riêng đến cấp hai liên tục trong miền f(x; t) : 0 < x < L; t > 0g; thỏa mãn phương
trình (2.25), điều kiện biên (2.26) và điều kiện đầu (2.27), nghĩa là u(x; t) là nghiệm của bài toán (2.25)
– (2.27).
Ví dụ. Tìm qui luật của dao động tự do của một sợi dây thuần nhất, chiều dài L; cố định ở hai đầu,
nếu tại t = 0 sợi dây có hình dáng parabol hx(L x), h = hằng số > 0, vận tốc ban đầu bằng không.
Giải.
Ta có phương trình
@2u @2u
2
= a2 2 ; t > 0; 0 < x < L; (2.39)
@t @x
dưới điều kiện biên
u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0; (2.40)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = hx(L x); (x; 0) = 0; 0 x L: (2.41)
@t
Dùng phương pháp Fourier, ta tìm nghiệm không tầm thường của (2.39) và thỏa điều kiện biên (2.40)
theo dạng
u(x; t) = T (t)X(x): (2.42)
Thay thế u(x; t) theo dạng (2.42) vào (2.39) và tách biến, ta đuợc

T 00 (t) X 00 (x)
= = : (2.43)
a2 T (t) X(x)

Do đó
T 00 (t) + a2 T (t) = 0; (2.44)
X 00 (x) + X(x) = 0: (2.45)
Từ đây do (2.40), ta đuợc
X(0) = X(L) = 0: (2.46)
Ta đã chứng minh rằng các trị riêng cho bài toán là
2
k
k = ; k = 1; 2; :::;
L

và các hàm riêng tương ứng là


k
Xk (x) = sin x; k = 1; 2; :::
L
Với = k nghiệm tổng quát của phương trình (2.44) có dạng

k a k a
Tk (t) = Ak cos t + Bk sin t;
L L
trong đó Ak và Bk là các hằng số tùy ý.
Ta sẽ tìm nghiệm của bài toán (2.39) – (2.41) theo dạng chuỗi
1
X k a k a k
u(x; t) = Ak cos t + Bk sin t sin x: (2.47)
L L L
k=1
Chương 2. Phương trình hyperbolic 25

Để xác định các hệ số Ak và Bk ta sử dụng điều kiện đầu (2.41)


1
X k
u(x; 0) = hx(L x) = Ak sin x; 0 x L; (2.48)
L
k=1

1
@u aX k
(x; 0) = 0 = kBk sin x; 0 x L: (2.49)
@t L L
k=1

Ta có ngay từ (2.49), rằng Bk = 0 với mọi k = 1; 2; :::


Từ (2.48), ta có
Z
2h L k
Ak = x(L x) sin xdx; k = 1; 2; :::
L 0 L
Tích phân từng phần hai lần ta có

A2m = 0; m = 1; 2; :::
8L2 h
A2m+1 = 3 (2m + 1)3
; m = 0; 1; 2; :::

Thay các giá trị tìm thấy của Ak và Bk vào (2.47), ta được dưới đây nghiệm của bài toán
1
8L2 h X 1 (2m + 1) at (2m + 1) x
u(x; t) = 3 3
cos sin :
(2m + 1) L L
m=0

Chú thích. Nếu các hàm điều kiện đầu '0 và '1 không thỏa các điều kiện của định lý, khi đó không
thể có nghiệm hai lần khả vi liên tục của bài toán hỗn hợp (2.25) – (2.27). Nhưng nếu '0 2 C 1 ([0; L])
và '1 2 C 0 ([0; L]) thỏa các điều kiện '0 (0) = '0 (L) = '1 (0) = '1 (L) = 0: Khi đó chuỗi (2.35) hội tụ
đều trong miền f(x; t) : 0 < x < L; t > 0g và nó xác định một hàm liên tục u(x; t): Trong trường hợp
này, ta chỉ có thể nói u(x; t) là nghiệm suy rộng của bài toán.
Mỗi hàm
k a k a k
uk (x; t) = Xk (x)Tk (t) = Ak cos t + Bk sin t sin x;
L L L
xác định được gọi là dao động tự nhiên của dây cố định tại hai đầu. Dây trải qua các dao động tự nhiên
tại k = 1 cung cấp âm điệu cơ bản, nghĩa là, thấp nhất. Với k lớn hơn, nó cung cấp các bước cao hơn và
âm điệu cao. Viết uk (x; t) theo dạng

k x k a
uk (x; t) = Hk sin sin t+ k ;
L L

ta kết luận rằng dao động tự nhiên của dây là các sóng đứng trong đó các điểm của sợi dây trải qua các
k x k a
dao động điều hòa với biên độ Hk sin ; tần số ! k = và pha k :
L L
Chúng ta đã bàn về trờng hợp dao động tự do của một sợi dây thuần nhất, cố định tại hai đầu. Các
kết quả tương tự thu được nếu dây chịu sự phụ thuộc vào các điều kiện biên khác.
Chẳng hạn, giả sử rằng đầu bên trái của sợi dây là cố định, nghĩa là, u(0; t) = 0, và tại đầu đầu bên
phải x = L thì nối liền đàn hồi với vị trí cân bằng, tương ứng với điều kiện biên ux (L; t) = hu(L; t)
(h = hằng số > 0).

Một lần nữa ta sẽ tìm nghiệm không tầm thường u(x; t) của phương trình

@2u 2
2@ u
= a ; t > 0; 0 < x < L; (2.25)
@t2 @x2
thỏa kiện biên được thiết lập, theo dạng

u(x; t) = T (t)X(x):
Chương 2. Phương trình hyperbolic 26

Như một kết quả của phép thay thế u(x; t) = T (t)X(x) vào (2.25) ta đi đến giải bài toán trị riêng
sau:
Tìm các giá trị sao cho phương trình vi phân

X 00 (x) + X(x) = 0; (2.50)

với điều kiện biên


X(0) = 0; X 0 (L) + hX(L) = 0 (2.51)
có nghiệm không tầm thường X(x).
Với > 0; nghiệm tổng quát của phương trình (2.50) có dạng
p p
X(x) = C1 cos x + C2 sin x :

Với điều kiện biên thứ nhất của (2.51) cho C1 = 0; mà các hàm X(x) sai khác một thừa số hằng số
là hàm p
X(x) = sin x :

Với điều kiện biên thứ hai của (2.51) ta có


p p p
cos L + h sin L = 0: (2.52)

Ta đặt = 2; khi đó, nếu h 6= 0; ta có từ (2.32) rằng

tg ( L) = : (2.53)
h
Do đó, ta nhận được phương trình siêu việt (2.53) theo ẩn số : Các nghiệm của phương trình này
có thể nhận thấy bằng đồ thị, bằng cách lấy hoành độ giao điểm của các nhánh liên tiếp của đồ thị hàm
số y = tg ( L) trong mặt phẳng ( ; y) với đường thẳng tg y = (hình 7).
h

Hình 7

Cả hai vế của phương trình (2.53) là các hàm lẻ theo ; do đó, tương ướng với mỗi nghiệm dương k
là một nghiệm âm k : trình này có thể nhận thấy bằng đồ thị, bằng cách lấy hoành độ giao điểm của
Chương 2. Phương trình hyperbolic 27

các nhánh liên tiếp của đồ thị hàm số y = tg ( L) trong mặt phẳng ( ; y) với đường thẳng tg y =
h
(hình 7).Do đó, ta nhận được phương trình siêu việt (2.53) theo ẩn số : Các nghiệm của phương trình
này có thể nhận thấy bằng đồ thị, bằng cách lấy hoành độ giao điểm của các nhánh liên tiếp của đồ thị
hàm số y = tg ( L) trong mặt phẳng ( ; y) với đường thẳng y = (hình 7).
h

Vì sự đổi dấu của k không làm cho các hàm riêng mới xuất hiện thêm (chúng chỉ đổi dấu, mà
điều này không có ý nghĩa), ta chỉ cần xét các nghiệm dương của phương trình (2.53). Do đó, chúng
ta thu được một dãy các trị riêng tăng 1 = 21 ; 2 = 22 ; :::; n = 2n ; :::; và các hàm riêng tương
ứng sin 1 x; sin 2 x; :::; sin n x; ::: và các dao động tự nhiên (A1 cos a 1 t + B1 sin a 1 t) sin 1 x; :::;
(An cos a n t + Bn sin a n t) sin n x; :::
Bằng cách này, với tần số tự nhiên thứ n là n ; ta có công thức tiệm cận
n
lim = :
n!+1 n L
n
Đặc biệt, với L = ; lim = 1: Nếu đầu bên phải của dây x = L là tự do, nghĩa là h = 0, và do
n!+1 n p
đó ux (L; t) = 0, khi đó từ (2.52), ta thu được cos L = 0: Ta có L = + n :
2
Vậy các trị riêng là
(2n + 1)
n = ; n = 0; 1; 2; :::;
2L
và các hàm riêng tương ứng

(2n + 1) x
Xn (x) = sin ; n = 0; 1; 2; :::
2L

2.8 Dao động cưỡng bức của dây cố định ở hai đầu.
Xét sự dao động của một sợi dây thuần nhất, chiều dài L cố định ở tại hai đầu dưới tác dụng của
một ngoại lực f (x; t) trên mỗi đơn vị chiều dài.
Ta có phương trình:
@2u 2
2@ u
= a + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (2.54)
@t2 @x2
với điều kiện biên
u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0; (2.55)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L: (2.56)
@t
Ta sẽ tìm nghiệm u(x; t) của bài toán dưới dạng tổng

u(x; t) = v(x; t) + w(x; t); (2.57)

trong đó v(x; t) là nghiệm của phương trình không thuần nhất

@2v @2v
2
= a2 2 + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (2.58)
@t @x
thỏa mãn điều kiện biên
v(0; t) = v(L; t) = 0; t 0; (2.59)
và điều kiện đầu
@v
v(x; 0) = (x; 0) = 0; 0 x L; (2.60)
@t
Chương 2. Phương trình hyperbolic 28

và w(x; t) là nghiệm của phương trình thuần nhất

@2w 2
2@ w
= a ; t > 0; 0 < x < L; (2.61)
@t2 @x2
thỏa mãn điều kiện biên
w(0; t) = w(L; t) = 0; t 0; (2.62)
và điều kiện đầu
@w
w(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L: (2.63)
@t
Nghiệm v(x; t) biểu diễn dao động cưỡng bức của dây, nghĩa là, dao động xảy ra dưới sự tác động
của một lực nhiễu bên ngoài f (x; t), khi nhiễu ban đầu vắng mặt.
Nghiệm w(x; t) biểu diễn dao động tự do của dây, nghĩa là, dao động chỉ xảy ra nhờ nhiễu ban đầu.
Phương pháp tìm dao động tự do w(x; t) đã được bàn luận ở trên, vậy ta chỉ cần tìm dao động cưỡng
bức v(x; t); nghĩa là, nghiệm cho của phương trình không thuần nhất (2.58).
Ta áp dụng phương pháp khai triển theo các hàm riêng, đó là một trong các công cụ mạnh nhất để
giải phương trình đạo hàm riêng tuyến tính không thuần nhất.
Ý tưởng cơ bản của phương pháp ở việc khai triển ngoại lực f (x; t) thành chuỗi
1
X
f (x; t) = fk (t)Xk (x);
k=1

theo các hàm riêng fXk (x)g của bài toán biên thuần nhất tương ứng và tìm nghiệm vk (x; t) = Tk (t)Xk (x)
của hệ tương ứng với mỗi thành phần fk (t) của Xk (x). Sau đó lấy tổng của tất cả các nghiệm như vậy,
ta thu được nghiệm của bài toán (2.58)-(2.60) như sau:
1
X
v(x; t) = vk (x; t):
k=1

Ta sẽ tìm nghiệm v(x; t) của bài toán (2.58)-(2.60) theo dạng


1
X k x
v(x; t) = Tk (t) sin ; (2.64)
L
k=1

k x
ở đây Xk (x) = sin là các hàm riêng của bài toán biên thuần nhất và điều kiện biên (2.59) tự động
L
thỏa mãn cho hàm v(x; t):
Ta sẽ xác định các hàm Tk (t); (k = 1; 2; :::) sao cho hàm v(x; t) nghiệm đúng phương trình (2.58) và
điều kiện đầu (2.60).
Thay v(x; t) theo dạng (2.64) vào (2.58), ta có
1
" #
X k a 2
k x
Tk00 (t) + Tk (t) sin = f (x; t): (2.65)
L L
k=1

Ta khai triển hàm f (x; t) trong khoảng (0; L) thành chuỗi Fourier theo sin (hàm riêng)
1
X k x
f (x; t) = fk (t) sin ; (2.66)
L
k=1

trong đó Z L
2 k y
fk (t) = f (y; t) sin dy: (2.67)
L 0 L
Chương 2. Phương trình hyperbolic 29

So sánh các khai triển (2.65) và (2.66), ta được các phương trình vi phân
2
k a
Tk00 (t) + Tk (t) = fk (t); k = 1; 2; :::; (2.68)
L

cho các ẩn hàm Tk (t):


Để nghiệm v(x; t) xác định bởi chuỗi (2.64) có thể thỏa mãn điều kiện đầu (2.60), chỉ cần đòi hỏi
rằng Tk (t) thỏa mãn điều kiện
Tk (0) = Tk0 (0) = 0; k = 1; 2; ::: (2.69)
Mà (2.69) có được do điều giải thích như sau:
Trong (2.64), lấy t = 0; ta được
1
X k x
v(x; 0) = Tk (0) sin = 0 =) Tk (0) = 0; 8k = 1; 2; ::::
L
k=1

Đạo hàm (2.64) theo t, sau đó thay t = 0; ta tìm thấy rằng

Tk0 (0) = 0; 8k = 1; 2; ::::

Dùng phương pháp biến thiên hằng số, ta tìm được nghiệm của phương trình (2.68) và điều kiện đầu
(2.61) như sau
Z t
L k a
Tk (t) = fk ( ) sin (t ) d ; 8k = 1; 2; ::::; (2.70)
k a 0 L
trong đó, fk (t) được cho bởi (2.67).
Thay biểu thức Tk (t) vừa tìm được vào chuỗi (2.64), ta được nghiệm v(x; t) của bài toán (2.58)-(2.60),
nếu chuỗi (2.64) và các chuỗi nhận được từ (2.64) bởi việc đạo hàm từng số hạng một hai lần theo x và
hai lần theo t là các chuỗi hội tụ đều.
Ta có thể chứng minh rằng một sự hội tụ như vậy của chuỗi sẽ được thực hiện nếu hàm f (x; t) là
liên tục, có các đạo hàm riêng liên tục đối với x đến cấp 2 và thỏa điều kiện f (0; t) = f (L; t) = 0 với mọi
t 0:
Nghiệm u(x; t) của bài toán (2.25) – (2.27) được biểu diễn bởi công thức
1
X X 1
k a k a k k x
u(x; t) = Ak cos t + Bk sin t sin x+ Tk (t) sin ;
L L L L
k=1 k=1

trong đó, các hàm Tk (t) được cho bởi (2.70), và


Z
2 L k x
Ak = '0 (x) sin dx;
L 0 L
Z L
2 k x
Bk = '1 (x) sin dx; k = 1; 2; :::
k a 0 L

Ví dụ. Giải bài toán hỗn hợp

@2u @2u
= + t sin x; t > 0; 0 < x < ; (2.71)
@t2 @x2
dưới điều kiện biên
u(0; t) = u( ; t) = 0; t 0; (2.72)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = (x; 0) = 0; 0 x : (2.73)
@t
Giải.
Chương 2. Phương trình hyperbolic 30

Không có nhiễu ban đầu, do đó ta có bài toán "thuần túy" về dao động cưỡng bức của dây thuần
nhất chiều dài , cố định ở hai đầu.
Hệ hàm fsin nxg thì trực giao trên [0; ]; đó là một họ các hàm riêng của bài toán biên X 00 (x)+ X(x) =
0; X(0) = X( ) = 0 (ở đy L = ).
Ta sẽ tìm nghiệm của bài toán (2.71)-(2.73) theo dạng
1
X
u(x; t) = Tn (t) sin nx; (2.74)
n=1

trong đó, Tn (t) là các ẩn hàm. Thay thế u(x; t) theo dạng (2.74) vào phương trình (2.71), ta được
1
X
Tn00 (t) + n2 Tn (t) sin nx = t sin x:
n=1

Dễ thấy rằng
T100 (t) + T1 (t) = t; (2.75)
Tn00 (t) + n2 Tn (t) = 0; n = 2; 3; ::: (2.76)
Dùng công thức (2.74), ta được do điều kiện đầu (2.73)
1
X
u(x; 0) = 0 = Tn (0) sin nx;
n=1

X 1
@u
(x; 0) = 0 = Tn0 (0) sin nx:
@t
n=1

Do đó
Tn (0) = Tn0 (0) = 0; n = 1; 2; ::: (2.77)
Vậy ta có cho T1 (t) như sau
T100 (t) + T1 (t) = t; (2.78)
T1 (0) = T10 (0) = 0: (2.79)
Nghiệm tổng quát cho (2.78) là

T1 (t) = C1 cos t + C2 sin t + t:

Dùng điều kiện đầu (2.79), ta tìm được C1 = 0; C2 = 1: Vậy

T1 (t) = t sin t:

Với n 2; ta có

Tn00 (t) + n2 Tn (t) = 0;


Tn (0) = Tn0 (0) = 0; n = 2; 3; :::

Do đó
Tn 0; n = 2; 3; :::
Dùng công thức (2.74), nghiệm của bài toán (2.71)-(2.73) cho bởi công thức

u(x; t) = (t sin t) sin x:


Chương 2. Phương trình hyperbolic 31

2.9 Dao động cưỡng bức của một sợi dây có hai đầu không cố định.
Bây giờ ta xét dao động cưỡng bức của một sợi dây thuần nhất, chiều dài L dưới tác dụng của một
ngoại lực f (x; t) trên mỗi đơn vị chiều dài khi các đầu dây không bị cố định, nhưng di chuyển theo một
qui luật cho trước.
Bài toán đưa về giải phương trình:

@2u 2
2@ u
= a + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (2.80)
@t2 @x2
với điều kiện biên
u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0; (2.81)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L: (2.82)
@t
Phương pháp Fourier thì không thể áp dụng trực tiếp vào bài toán này, vì điều kiện biên (2.81) là
không thuần nhất. Nhưng bài toán có thể được đưa về một bài toán với điều kiện biên zero (thuần nhất).
Ta giới thiệu hàm phụ
x
!(x; t) = 1 (t) + ( 2 (t) 1 (t)) : (2.83)
L
Dễ thấy rằng
!(0; t) = 1 (t); !(L; t) = 2 (t): (2.84)
Hàm !(x; t) tại các đầu khoảng 0 x L thỏa điều kiện biên (2.81), và bên trong khoảng này nó là
hàm bậc nhất theo x (hình 8).

Hình 8

Ta cũng nói rằng hàm !(x; t) nới rộng điều kiện biên thành khoảng 0 < x < L:
Ta sẽ tìm nghiệm u(x; t) của bài toán (2.80) – (2.82) dưới dạng tổng

u(x; t) = v(x; t) + !(x; t); (2.85)

trong đó v(x; t) là một ẩn hàm mới.


Nhờ vào sự lựa chọn của !(x; t); hàm v = u ! thỏa mãn điều kiện biên zero

v(0; t) = u(0; t) !(0; t) = 0; (2.86)


v(L; t) = u(L; t) !(L; t) = 0;

và điều kiện đầu


v(x; 0) = u(x; 0) !(x; 0)
x
= '0 (x) 1 (0) ( 2 (0) 1 (0)) ='
~ 0 (x);
L
@v @u @! (2.87)
(x; 0) = (x; 0) (x; 0)
@t @t @t
0 0 0 x
= '1 (x) 1 (0) 2 (0) 1 (0) ='
~ 1 (x):
L
Chương 2. Phương trình hyperbolic 32

Thay thế u = v + ! vào phương trình (2.80), cho ta


@2v 2
2@ v
2
2@ ! @2!
= a + a + f (x; t);
@t2 @x2 @x2 @t2
hay, chú ý đến biểu thức của !(x; t); ta được
@2v @2v
2
= a2 2 + f1 (x; t);
@t @x
trong đó
00 00 x 00
f1 (x; t) = f (x; t) 1 (t) 2 (t) : 1 (t)
L
Nếu 1 (t); 2 (t) 2 C 2 ; ta dẫn đến bài toán sau đây đi tìm hàm v(x; t) :
Tìm nghiệm của phương trình:
@2v 2
2@ v
= a + f1 (x; t); t > 0; 0 < x < L;
@t2 @x2
thỏa mãn điều kiện biên
v(0; t) = v(L; t) = 0; t 0;
và điều kiện đầu
@v
~ 0 (x);
v(x; 0) = ' ~ 1 (x); 0 x L;
(x; 0) = '
@t
nghĩa là, một bài toán hỗn hợp với điều kiện biên zero. Phương pháp giải như thế đã được trình bày ở
trên.
Ví dụ. Giải bài toán hỗn hợp
@2u @2u
= ; t > 0; 0 < x < 1; (2.88)
@t2 @x2
dưới điều kiện biên
u(0; t) = t; u(1; t) = 2t; t 0; (2.89)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = 0; (x; 0) = 1 + x; 0 x 1: (2.90)
@t
Giải.
Điều kiện biên thì không thuần nhất (các đầu dây không cố định). Ở đây 1 (t) = t; 2 (t) = 2t:
Ta giới thiệu hàm phụ
!(x; t) = t + tx = t(1 + x): (2.91)
Ta tìm nghiệm của bài toán (2.88)-(2.90) theo dạng
u(x; t) = v(x; t) + !(x; t); (2.92)
trong đó v(x; t) là một ẩn hàm mới.
Với v(x; t) ta thu được phương trình
@2v @2v
= ; t > 0; 0 < x < 1; (2.93)
@t2 @x2
dưới điều kiện biên
v(0; t) = v(1; t) = 0; t 0; (2.94)
và điều kiện đầu
@v
v(x; 0) = (x; 0) = 0; 0 x 1: (2.95)
@t
Bài toán (2.93)-(2.95) hiển nhiên có nghiệm v(x; t) 0 và theo khảo sát vật lý, nghiệm này là duy
nhất. Khi đó, từ (2.92), ta thu được nghiệm của bài toán (2.88)-(2.90) là
u(x; t) = t(1 + x):
Chương 2. Phương trình hyperbolic 33

2.10 Sơ đồ tổng quát của phương pháp Fourier.


Xét trong miền Q = f(x; t) : 0 < x < L; t > 0g = (0; L) (0; +1); phương trình vi đạo hàm riêng

@2u @ @u
(x) 2
= p(x) q(x)u; t > 0; 0 < x < L; (2.96)
@t @x @x

(phương trình dao động của một sợi dây không thuần nhất, chiều dài L), trong đó (x) > 0; p(x) > 0;
q(x) 0 với mọi x 2 [0; L]:
Phương trình (2.96) là phương trình hyperbolic trong miền Q:
Hơn nữa, ta giả sử rằng

(x); q(x) 2 C ([0; L]) ; p(x) 2 C 1 ([0; L]) :

Bây giờ, ta trở lại bài toán hỗn hợp cho phương trình (2.96) với các điều kiện biên thuần nhất

u(0; t) + ux (0; t) = 0; u(L; t) + ux (L; t) = 0; t 0;

trong đó ; ; ; là các hằng số nào đó, sao cho 2 + 2 6= 0; 2 + 2 6= 0: (nhắc lại rằng một bài toán
được gọi là thuần nhất, nếu u là nghiệm bài toán, thì Cu cũng là nghiệm của cùng bài toán này, với C
là một hằng số tùy ý).
Đặc biệt, ta có các loại điều kiện biên thuần nhất sau đây:
(1) u(0; t) = u(L; t) = 0; (dây có hai đầu cố định, hình 9a);
(2) ux (0; t) = ux (L; t) = 0; (dây có hai đầu tự do, hình 9b);
(3) ux (0; t) = h0 u(0; t) và ux (L; t) = h1 u(L; t); (dây có hai đầu cố định đàn hồi, hình 9c);
Các hằng số h0 và h1 phải là dương, nếu vị trí nghỉ là cân bằng ổn định.

Hình 9a

Hình 9b
Chương 2. Phương trình hyperbolic 34

Hình 9c
Để đơn giản ta chỉ xét trường hợp dây có hai đầu cố định, và vì vậy ta dẫn đến bài toán sau.
Tìm nghiệm u(x; t) của phương trình

@2u @ @u
(x) 2
= p(x) q(x)u; t > 0; 0 < x < L; (2.97)
@t @x @x

thỏa mãn điều kiện biên


u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0; (2.98)
và điều kiện đầu
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L: (2.99)
@t
Ta sẽ giải bài toán này bằng phương pháp Fourier.
(1) Ta tìm nghiệm không tầm thường của phương trình (2.97) thỏa điều kiện biên (2.98) theo dạng
tách biến
u(x; t) = T (t)X(x): (2.100)
Thay thế u(x; t) theo dạng (2.100) vào (2.97), ta được

d dX
T (t) p(x) q(x)X(x)T (t) = (x)T 00 (t)X(x);
dx dx

hay
d dX
p(x) q(x)X(x)
dx dx T 00 (t)
= : (2.101)
(x)X(x) T (t)
Vế trái của (2.101) chỉ phụ thuộc x và vế phải chỉ phụ thuộc t; và đẳng thức xảy ra khi và chỉ khi tỉ
số (2.101) có giá trị hằng số. Ta ghi hằng số này là : Khi đó, từ (2.101), ta thu được hai phương trình
vi phân thường
T 00 (t) + T (t) = 0; (2.102)
d dX
p(x) +( (x) q(x)) X(x) = 0: (2.103)
dx dx
Nếu muốn tìm nghiệm không tầm thường của phương trình (2.97) theo dạng (2.100) thỏa điều kiện
biên (2.98), ta chỉ cần có hàm X(x) là nghiệm không tầm thường của phương trình (2.103) thỏa điều
kiện biên
X(0) = X(L) = 0: (2.104)
Như ta đã thấy, không phải bất kỳ giá trị nào, bài toán đều có nghiệm không đồng nhất không.
Như trong trường hợp đặc biệt của dây thuần nhất, ta đi đến bài toán Sturm-Liouville về trị riêng: Tìm
các giá trị sao cho tồn tại nghiệm không tầm thường của phương trình (2.103) thỏa điều kiện biên
(2.104), và cũng chính là nghiệm của chúng.
Chương 2. Phương trình hyperbolic 35

Các giá trị mà bài toán có một nghiệm không tầm thường được gọi là trị riêng, và các nghiệm
không tầm thường tương ứng với trị riêng gọi là hàm riêng của bài toán. Tập các trị riêng gọi là phổ
của bài toán.
Phương trình (2.103) và điều kiện biên (2.104) là thuần nhất, các hàm riêng được xác định sai khác
một thừa số hằng số.
Ta chọn thừa số sao cho Z L
(x)Xk2 (x)dx = 1: (2.105)
0

Các hàm riêng thỏa điều kiện (2.105) được gọi là chuẩn hóa đối với trọng (x):
Bây giờ, ta thiết lập các tính chất tổng quát về các trị riêng và hàm riêng của bài toán Sturm-Liouville.
Định lý 3. Tương ứng với mỗi trị riêng, sai khác một thừa số hằng số là một hàm riêng duy nhất
(ta không kể bài toán có điều kiện tuần hoàn).
Chứng minh.
Giả sử tồn tại hai hàm riêng X1 (x) và X2 (x) tương ứng với cùng một trị riêng 0 ; nghĩa là, chúng
là nghiệm của phương trình vi phân (2.103) với cùng = 0 : Theo giả thiết X1 (0) = X2 (0) = 0; và
Wronskian
X1 (x) X2 (x)
W (x) =
X10 (x) X20 (x)
của hai nghiệm X1 (x) và X2 (x) thỏa W (0) = 0; và do đó hai nghiệm X1 (x) và X2 (x) phụ thuộc tuyến
tính.
Định lý 4. Các hàm riêng tương ứng với các trị riêng khác nhau thì trực giao đối với trọng (x) trên
[0; L]; i.e.,
Z L
(x)Xm (x)Xn (x)dx = 0;
0

trong đó, Xm (x) và Xn (x) là các hàm riêng tương ứng với các trị riêng khác nhau m và n; m 6= n:
Chứng minh.
Trước tiên, ta cần chứng minh một mệnh đề sau. Ta đặt sau đây toán tử Sturm-Liouville

d dy
Ly = p(x) q(x)y; (2.106)
dx dx

trong đó p(x); p0 (x); q(x) 2 C ([0; L]) ; p(x) > 0; q(x) 0; 8x 2 [0; L]:
Xét L trên tập C 2 ([0; L]) các hàm hai lần khả vi liên tục trên [0; L] và thỏa điều kiện biên y(0) =
y(L) = 0
C 2 ([0; L]) = fy 2 C 2 ([0; L]) : y(0) = y(L) = 0g:
Bổ đề. Toán tử Sturm-Liouville (2.106) trên C 2 ([0; L]) là đối xứng, i.e.,

(Lu; v) = (u; Lv) ; 8u; v 2 C 2 ([0; L]) ;


Z L
ở đây (f; g) = f (x)g(x)dx:
0

Chứng minh.
Ta có
Z L
d du
(Lu; v) = p(x) q(x)u v(x)dx
0 dx dx
Z L Z L
d du
= q(x)u(x)v(x)dx + p(x) v(x)dx:
0 0 dx dx
Chương 2. Phương trình hyperbolic 36

Tích phân từng phần cho tích phân cuối của vế phải và để ý rằng v(0) = v(L) = 0, ta được
Z L Z L
du dv
(Lu; v) = q(x)u(x)v(x)dx p(x) dx:
0 0 dx dx

Tích phân từng phần cho số hạng thứ hai bên vế phải và để ý rằng u(0) = u(L) = 0, ta được
Z L Z L
d dv
(Lu; v) = q(x)u(x)v(x)dx + p(x) u(x)dx
0 0 dx dx
Z L
d dv
= u(x) p(x) q(x)v(x) dx = (u; Lv) :
0 dx dx

Bây giờ ta trở lại chứng minh định lý. Ta viết phương trình (2.103) dưới dạng

d dX
p(x) q(x)X(x) = (x)X(x); (2.107)
dx dx

và ký hiệu L[X] để chỉ số hạng bên trái của (2.103). Đây là toán tử Sturm-Liouville.
Gọi Xm (x) là hàm riêng tương ứng với trị riêng m và Xn (x) là hàm riêng tương ứng với trị riêng n
và n 6= m :
Ta có

L [Xm (x)] = m (x)Xm (x);


L [Xn (x)] = n (x)Xn (x); 0 < x < L:

Nhân đẳng thức thứ nhất bởi Xn (x); thứ nhất bởi Xm (x) và tích phân theo x trên [0; L], ta được

(L [Xm ] ; Xn ) = m( Xm ; X n ) ; (2.108)

(L [Xn ] ; Xm ) = n( Xn ; X m ) ; (2.109)
Chú ý rằng
(L [Xm ] ; Xn ) = (Xm ; L [Xn ]) = (L [Xn ] ; Xm ) ;
và trừ (2.109) từ (2.108) từng số hạng ta thu được

0=( n m) ( Xm ; X n ) :

Vì n 6= m; ta suy ra từ đây rằng ( Xm ; Xn ) = 0; hay tương đương


Z L
(x)Xm (x)Xn (x)dx = 0; n 6= m :
0

Vì vậy, trong trường hợp đặc biệt của sợi dây thuần nhất ( = p = 1; q = 0), cố định ở hai đầu, các
n x
hàm riêng Xn (x) = sin ; n = 1; 2; :::; tạo thành một hệ trưc giao trong khoảng [0; L] :
L
Z L
n x m x
sin sin dx = 0; m 6= n:
0 L L

Định lý 5. Tất cả các trị riêng của bài toán (2.103), (2.104) là thực.
Chứng minh.
Giả sử tồn tại một trị riêng phức = + i ; 6= 0 và hàm riêng tương ứng là X(x) = u(x) + iv(x):
Số phức liên hiệp = i khi đó, cũng là một trị riêng và hàm X(x) là liên hiệp phức của X(x) là
hàm riêng tương ứng, vì hệ số của phương trình (2.103) và điều kiện biên (2.104) là thực. Vì các hàm
riêng tương ứng với các trị riêng khác nhau thì trực giao, ta có
Z L Z L
(x)X(x)X(x)dx = (x) jX(x)j2 dx = 0:
0 0
Chương 2. Phương trình hyperbolic 37

Do đó, X(x) 0; nghĩa là, số phức không là một trị riêng.


Định lý 6. Nếu p(x) > 0; (x) > 0; q(x) 0; 8x 2 [0; L]: Khi đó, tất cả các trị riêng của bài toán
(2.103), (2.104) là dương.
Chứng minh.
Cho k là một trị riêng, và Xk (x) là một hàm riêng tương ứng chuẩn hóa đối với trọng (x):
Ta có
d dXk
p(x) q(x)Xk (x) = k (x)Xk (x);
dx dx
Nhân đẳng thức này bởi Xk (x); và tích phân theo x trên [0; L], và chú ý rằng
Z L
(x)Xk2 (x)dx = 1;
0

ta được Z Z
L L
d dXk
k = q(x)Xk2 (x)dx p(x) Xk (x)dx:
0 0 dx dx
Tích phân từng phần cho số hạng thứ hai bên vế phải, ta được
Z L Z L 2
2 dXk
k = q(x)X k (x)dx + p(x) dx: (2.110)
0 0 dx
dXk
Ta thấy rằng 6= 0; vì ngược lại Xk (x) hằng số và từ điều kiện biên (2.104) dẫn đến Xk (x) 0;
dx
mà điều này không thể xảy ra. Suy ra vế phải của (2.110) là dương, từ đó tất cả các trị riêng k của bài
toán là dương.
Định lý 7. Bài toán (2.103), (2.104) có một tập đếm được các trị dương

1 < 2 < ::: < n < :::; lim n = +1;


n!+1

với các hàm riêng tương ứng


X1 (x); X2 (x); :::; Xn (x); :::
Ta bàn luận về phương pháp Fourier.
(2) Ta trở lại phương trình vi phân (2.102). Nghiệm tổng quát của nó với = k ( k > 0; xem định
lý 6) có dạng p p
Tk (t) = Ak cos k t + Bk sin k t;

trong đó Ak và Bk là các hằng số tùy ý.


Mỗi hàm p p
uk (x; t) = Tk (t)Xk (x) = Ak cos kt + Bk sin kt Xk (x);

là một nghiệm của (2.97) và điều kiện biên (2.98).


(3) Ta lập chuỗi hình thức
1
X p p
u(x; t) = Ak cos kt + Bk sin kt Xk (x): (2.111)
k=1

Nếu chuỗi hội tụ đều, cũng như các chuỗi thu được từ nó bằng phép lấy đạo hàm hai lần từng số
hạng một đối với x và t; tổng của nó u(x; t) là nghiệm của phương trình (2.97) thoả mãn điều kiện biên
(2.98).
Để thỏa mãn điều kiện đầu (2.99) ta cần các điều kiện sau
1
X
'0 (x) = u(x; 0) = Ak Xk (x); (2.112)
k=1
Chương 2. Phương trình hyperbolic 38

X p 1
@u
'1 (x) = (x; 0) = Bk k Xk (x): (2.113)
@t
k=1

Như vậy ta dẫn đến bài toán khai triển của các hàm tùy ý thành một chuỗi Fourier theo các hàm
riêng Xk (x) của bài toán biên (2.103), (2.104).
Giả sử các chuỗi (2.112) và (2.113) hội tụ đều, ta có thể tìm các hệ số Ak và Bk bằng cách nhân hai
vế của (2.112) và (2.113) bởi (x)Xn (x) và tích phân theo x trên [0; L]:
Giả sử các hàm Xk (x) là trực giao đối với trọng (x) trên [0; L]; ta thu được các biểu thức cho hệ số
Fourier của các hàm '0 (x) và '1 (x) theo hệ fXk (x)g :
Z L
An = (x)'0 (x)Xn (x)dx;
0
Z L
1
Bn = p (x)'1 (x)Xn (x)dx; n = 1; 2; :::
n 0

Ta tìm An và Bn dựa vào định lý Steklov về khai triển sau.


Định lý 8. Mọi hàm hai lần khả vi liên tục F (x) thoả mãn các điều kiện biên của bài toán có thể
được khai triển thành một chuỗi hội tụ tuyệt đối và đều theo các hàm riêng Xn (x) của bài toán:
1
X
F (x) = cn Xn (x);
n=1

trong đó Z L
cn = (x)F (x)Xn (x)dx;
0

và Xn (x); n = 1; 2; :::; là các hàm riêng được chuẩn hóa đối với trọng (x):
Thay các giá trị của An và Bn vào chuỗi (2.111), ta thu được nghiệm u(x; t) của bài toán hỗn hợp
(2.97) – (2.99), nếu chuỗi (2.111) và các chuỗi thu được từ nó bằng cách lấy đạo hàm từng số hạng một
hai lần đối với x và t là hội tụ đều.
Chú thích.
Chúng ta đã xét trường hợp điều kiện biên đơn giản nhất u(0; t) = u(L; t) = 0: Bằng sự thay đổi nhỏ
cách xử lý ở trên, ta có thể chứng minh các tính chất tương tự về các trị riêng và hàm riêng của của bài
toán với điều kiện biên thuần nhất tổng quát hơn như dưới đây

u(0; t) + ux (0; t) = 0;
u(L; t) + ux (L; t) = 0;
2 2 2 2
trong đó ; ; ; là các hằng số, với + 6= 0 6= + :

2.11 Tính duy nhất nghiệm của bài toán hỗn hợp.
Ta chứng minh tính duy nhất nghiệm của bài toán hỗn hợp cho dao động cưỡng bức của một sợi dây
thuần nhất
@2u 2
2@ u
= a + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (2.114)
@t2 @x2
u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0; (2.115)
@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L: (2.116)
@t
Giả sử rằng tồn tại hai nghiệm u1 (x; t) và u2 (x; t) của bài toán (2.114) – (2.116). Khi đó, hiệu
v(x; t) = u1 (x; t) u2 (x; t) là nghiệm của phương trình thuần nhất

@2v 2
2@ v
= a ; t > 0; 0 < x < L; (2.117)
@t2 @x2
Chương 2. Phương trình hyperbolic 39

với điều kiện biên zero


v(0; t) = v(L; t) = 0; t 0; (2.118)
và điều kiện đầu zero
@v
v(x; 0) = (x; 0) = 0; 0 x L: (2.119)
@t
Bây giờ ta sẽ chứng minh rằng bài toán (2.117) – (2.119) được thỏa duy nhất bởi một hàm đồng nhất
bằng không.
Xét hàm Z !
2 2
1 L @v 2 @v
E(t) = (x; t) + a (x; t) dx; (2.120)
2 0 @t @x

và chứng minh rằng, E(t) độc lập với t nếu v(x; t) là nghiệm của bài toán (2.117) – (2.119).
Đạo hàm của E(t) theo t, ta có
Z L
dE @v @2v @v @2v
(t) = (x; t) 2 (x; t) + a2 (x; t) (x; t) dx
dt 0 @t @t @x @x@t
Z L x=L Z L 2
@v @2v @v @v @ v @v
= (x; t) 2 (x; t)dx + a2 (x; t) (x; t) a2 2
(x; t) (x; t)dx
0 @t @t @x @t x=0 0 @x @t
Z L 2 2
@v @ v @ v
= (x; t) 2
(x; t) a2 2 (x; t) dx = 0;
0 @t @t @x

@2v @2v
vì số hạng thứ hai triệt tiêu là do điều kiện (2.118) và a2 = 0; vì do v(x; t) là một nghiệm của
@t2 @x2
(2.117).
dE
Do đó (t) 0; nghĩa là, E(t) hằng số. Để ý điều kiện đầu (2.119), ta có
dt
Z !
L 2 2
1 @v @v
E(0) = (x; 0) + a2 (x; 0) dx = 0;
2 0 @t @x

và do đó E(t) = E(0) = 0: Tích phân của một hàm liên tục không âm là zero:
Z !
2 2
1 L @v @v
E(t) = (x; t) + a2 (x; t) dx = 0;
2 0 @t @x

và vì vậy
2 2
@v @v
(x; t) + a2 (x; t) 0:
@t @x
@v @v
Ta suy ra rằng (x; t) 0 và (x; t) 0; do đó v(x; t) = hằng số.
@t @x
Nhờ điều kiện đầu (2.119), v(x; 0) = 0; và do đó v(x; t) 0; nghĩa là u1 (x; t) u2 (x; t):
Tích phân (2.120) có thể viết như (a2 = T = )
Z !
2 2
1 L @v @v
E(t) = (x; t) + a2 (x; t) dx
2 0 @t @x
Z !
2 2
1 L 1 @v 1 @v
= (x; t) + T (x; t) dx:
0 2 @t 2 @x
Z L 2 Z L 2
@v 1 1 @v
Đại lượng (x; t) dx là động năng của sợi dây tại thời điểm t; và T (x; t) dx là
0 @t 2 0 2 @x
1
thế năng của nó, mà hàm E(t) sai khác thừa số = hằng số, là năng lượng toàn phần của dây. Đẳng
thức E(t) 0 là biểu thức toán học của định luật bảo toàn năng lượng cho dao động tự do với mọi tính
Chương 2. Phương trình hyperbolic 40

chất vật lý dưới các điều kiện biên zero, nghĩa là, không có sự cung cấp vào hay tiêu tán năng lượng
trong quá trình dao động. Sự không thuần nhất của điều kiện biên và sự không thuần nhất của phương
trình chứng tỏ sự hiện diện của các nhân tố tác động bất biến cung cấp hay tiêu tán năng lượng. Tính
không thuần nhất của điều kiện đầu dẫn đến rằng tại lúc khởi đầu của quá trình có một dự trữ năng
lượng còn lại trong suốt thời gian dao động. Cách xử lý ở trên về tính duy nhất nghiệm của bài toán hỗn
hợp được nói là dựa vào năng lượng và được sử dụng rộng rãi để chứng minh các định lý duy nhất khác
nhau.

2.12 Dao động của một màng tròn.


Phương pháp tách biến Fourier cũng được dùng để nghiên cứu dao động của một cố thể bị chận,
phẳng hoặc có một thể tích. Như ví dụ, ta xét bài toán về dao động tự do của một màng tròn thuần
nhất, bán kính r0 với tâm tại gốc tọa độ, cố định dọc theo chu vi, gây ra bởi nhiễu ban đầu.
Phương trình dao động khi đó sẽ là

@2u @2u @2u


= a2 + 2 ; t > 0; x2 + x2 < r02 :
@t2 @x2 @y

Ta giới thiệu tọa độ cực (r; '): Khi đó dịch chuyển các điểm của màng sẽ là một hàm của tọa độ cực
(r; ') và thời gian t : u = u(r; '; t):
@2u @2u
Biểu thức cho toán tử Laplace u = + 2 theo tọa độ cực là:
@x2 @y

@ 2 u 1 @u 1 @2u
u + + ;
@r2 r @r r2 @'2

và phương trình dao động của màng sẽ được viết là

@2u @ 2 u 1 @u 1 @2u
= a2 + + :
@t2 @r2 r @r r2 @'2

Khi đó, bài toán dao động của màng được đặt ra như sau:
Tìm hàm u = u(r; '; t) thỏa phương trình:

@2u @ 2 u 1 @u 1 @2u
= a2 + + ; t > 0; 0 < r < r0 ; ' 2 [0; 2 ); (2.121)
@t2 @r2 r @r r2 @'2

với điều kiện biên


u(r0 ; '; t) = 0; t 0; (2.122)
(màng được buộc dọc theo chu vi màng) và với điều kiện đầu
@u
u(r; '; 0) = f (r; '); (r; '; 0) = F ('; t); 0 r r0 ; ' 2 [0; 2 ): (2.123)
@t

Ta sẽ khảo sát trường hợp riêng quan trọng của sự dao động đối xứng trục, khi các điều kiện đầu độc
lập với '; khi đó, rõ ràng rằng tại mọi thời điểm t > 0 biên độ của sự dịch chuyển của màng không phụ
thuộc vào góc cực ' và chỉ phụ thuộc vào r và t : u = u(r; t): Điều này nghĩa là tại mọi thời điểm t cố
định, hình dạng của màng rung là một mặt tròn xoay.
Dưới các giả thiết này bài toán dẫn về việc tìm nghiệm u(r; t) của phương trình

@2u @ 2 u 1 @u
= a2 + ; t > 0; 0 < r < r0 ; (2.124)
@t2 @r2 r @r

dưới điều kiện biên


u(r0 ; t) = 0; t 0; (2.125)
Chương 2. Phương trình hyperbolic 41

và điều kiện đầu


@u
u(r; 0) = f (r); (r; 0) = F (t); 0 r r0 : (2.126)
@t
Dùng phương pháp tách biến Fourier, ta sẽ tìm các nghiệm không tầm thường của phương trình
(2.124) thỏa mãn điều kiện biên (2.125) theo dạng

u(r; t) = T (t)R(r): (2.127)

Thay thế hàm u(r; t) theo dạng (2.127) vào (2.124) và tách biến, ta sẽ có
1
T 00 (t) R00 (r) + R0 (r)
= r = ( > 0): (2.128)
a2 T (t) R(r)

Các đẳng thức (2.128) dẫn đến hai phương trình vi phân thường

T 00 (t) + a2 T (t) = 0; (2.129)


1
R00 (r) + R0 (r)R00 (r) + R(r) = 0; (2.130)
r

R(r0 ) = 0; jR(0)j < +1: (2.131)


Điều kiện jR(0)j < +1 xuất phát từ yêu cầu tự nhiên rằng nghiệm u(r; t) bị chận tại tâm của màng,
nghĩa là tại r = 0:
Bài toán (2.130), (2.131) hiển nhiên có nghiệm tầm thường R(r) 0:
Như vậy ta đi đến bài toán trị riêng tìm các giá trị sao cho tồn tại nghiệm không tầm thường của
bài toán (2.130), (2.131) và các nghiệm của bài toán này.
Ta viết phương trình (2.130) theo dạng

r2 R00 (r) + rR0 (r)R00 (r) + r2 0 R(r) = 0:

Đây là một phương trình Bessel với = 0: Nghiệm tổng quát của nó là
p p
R(r) = C1 J0 ( r) + C2 N0 ( r):
p
Do đó, ptừ điều kiện jR(0)j < +1; ta có C2 = 0 (hàm Neumann N0 ( r) ! 1 khi r ! 0+ ). Vậy
R(r) = J0 ( r): p p
Điều kiện R(r0 ) = 0 chopta J0 ( r0 ) = 0; từ đây ta có số r0 phải là một trong số các zero của
hàm pBessel J0 (x); nghĩa là: r 0 = k , trong đó k là một zero của hàm J0 (x): Ta biết rằng hàm Bessel
J0 ( r) có một tập vô hạn (đếm được) có zero dương

0< 1 < 2 < ::: < n < ::::

Từ đây, ta được các trị riêng


2
n
n = ; n = 1; 2; :::;
r0
và các hàm riêng tương ứng
n
Rn (r) = J0 r ; n = 1; 2; :::;
r0
cho bài toán (2.130), (2.131).
Với = n nghiệm tổng quát của (2.129) có dạng
a nt a nt
Tn (t) = An cos + Bn sin :
r0 r0
Hàm số
a nt a nt nr
un (r; t) = An cos + Bn sin J0 ;
r0 r0 r0
Chương 2. Phương trình hyperbolic 42

sẽ là nghiệm của (2.124) thỏa mãn điều kiện biên (2.125). Nó xác định sóng đứng, đối xứng trục của
màng tròn.
Ta sẽ tìm nghiệm u(r; t) của bài toán (2.124) – (2.126) theo dạng chuỗi hình thức
1
X a nt a nt nr
u(r; t) = An cos + Bn sin J0 ; (2.132)
r0 r0 r0
n=1

các hệ số An và Bn ; được tìm ra từ các điều kiện đầu


1
X
nr
u(r; 0) = f (r) = An J0 ; (2.133)
r0
n=1

Xa 1
@u n nr
(r; 0) = F (r) = Bn J0 ; (2.134)
@t r0 r0
k=1

nghĩa là, ta dẫn đến bài toán khai triển của các hàm cho trước f (r) và F (r) thành các chuỗi hàm Bessel.
mr nr
Dễ nghiệm lại rằng, nếu m 6= n; các hàm J0 và J0 là trực giao đối với trọng r trên
r0 r0
[0; r0 ]:
Ta biết rằng mọi hàm (r) 2 C 2 ([0; r0 ]) thoả mãn điều kiện biên của bài toán có thể được khai triển
thành một chuỗi Fourier-Bessel hội tụ tuyệt đối và đều:
1
X
nr
(r) = Cn J0 ;
r0
n=1

trong đó Z L
nr
r (r)J0 dr
0 r0
Cn = Z L
; n = 1; 2; :::
nr
rJ02 dr
0 r0
Khi các điều kiện đầu f (r) và F (r) là đủ trơn, ta thu được từ đây công thức cho các hệ số Fourier-
Bessel của các hàm f (r) và F (r)
Z L
nr
rf (r)J0 dr
0 r0
An = Z L
; n = 1; 2; :::;
nr
rJ02 dr
0 r0
Z L
nr
rF (r)J0 dr
r0 0 r0
Bn = Z L
; n = 1; 2; ::::
a n nr
rJ02 dr
0 r0
Thay các giá trị của An và Bn vào chuỗi (2.132), ta được nghiệm u(r; t) của bài toán (2.124) – (2.126),
nếu chuỗi (2.132) hội tụ đều, cùng với các chuỗi thu được từ chuỗi (2.132) bằng cách lấy đạo hàm từng
số hạng một hai lần đối với mỗi biến r và t cũng hội tụ đều.

2.13 Áp dụng phép biến đổi Laplace để giải bài toán hỗn hợp.
Ta cần tìm nghiệm u(x; t) của phương trình

@2u 2
2@ u
= a ; t > 0; 0 < x < L; (2.135)
@t2 @x2
Chương 2. Phương trình hyperbolic 43

với điều kiện đầu


@u
u(x; 0) = '0 (x); (x; 0) = '1 (x); 0 x L; (2.136)
@t
và điều kiện biên
u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0: (2.137)
Biến độc lập t thay đổi từ 0 đến +1: Ta áp dụng phép biến đổi Laplace theo t:
@u @2u
Giả sử rằng u(x; t); (x; t) và (x; t) xem như hàm theo t là các phép biến đổi ngược.
@x @x2
Gọi U (x; p) là biến đổi Laplace theo t của hàm u(x; t); nghĩa là
Z +1
U (x; p) = u(x; t)e pt dt:
0

Giả sử các phép tính vi phân đối với x và tích phân theo biến t trong phép biến đổi Laplace chuyển
đổi được (tức là đạo hàm dưới dấu tích phân theo t), ta có
Z Z +1
@u @ +1 @u dU
: pt
u(x; t)e dt = (x; t)e pt dt = (x; p);
@x @x 0 0 @x dx
Z Z +1 2
@2u @ 2 +1 @ u d2 U
: u(x; t)e pt
dt = (x; t)e pt
dt = (x; p);
@x2 @x2 0 0 @x2 dx2
@k dk
ở đây p được coi như một tham số và thay vì đạo hàm riêng , ta viết ; k = 1; 2; :::
@xk dxk
Nhờ qui tắc vi phân của phép biến đổi ngược, ta có
@u
: pU u(x; 0);
@t
@2u @u
: p2 U pu(x; 0) (x; 0):
@t2 @t
Chú ý điều kiện đầu (2.136), ta có
@u
: pU '0 (x);
@t
@2u
: p2 U p'0 (x) '1 (x):
@t2
Cho các hàm 1 (t) và 2 (t) trong điều kiện biên (2.137) là các biến đổi ngược và 1 (t) : M1 (p) và
2 (t) : M2 (p): Điều kiện biên (2.137) khi đó cho
Z +1 Z +1
pt pt
U (0; p) = u(0; t)e dt = 1 (t)e dt = M1 (p);
0 0
Z +1 Z +1
pt pt
U (L; p) = u(L; t)e dt = 2 (t)e dt = M2 (p):
0 0

Qua phép biến đổi, ta đưa bài toán (2.135) – (2.137) cho phương trình đạo hàm riêng về bài toán
biên cho phương trình vi phân thường để tìm nghiệm của phương trình

d2 U p2 p 1
U= ' (x) ' (x); 0 < x < L; (2.138)
dx2 a2 a2 0 a2 1
với điều kiện biên
U (0; p) = M1 (p); U (L; p) = M2 (p): (2.139)
Giả sử U (x; p) là nghiệm của bài toán (2.138) – (2.139). Khi đó, hàm u(x; t) (biến đổi ngược của
U (x; p)) là nghiệm của bài toán (2.135) – (2.137).
Chương 2. Phương trình hyperbolic 44

Ví dụ. Một sợi dây chiều dài L được cố định ở các đầu x = 0; x = L: Độ lệch ban đầu của dây được
x
cho bởi công thức u(x; 0) = A sin ; A = hằng số, không có vận tốc ban đầu. Tìm độ lệch u(x; t) của
L
sợi dây với t > 0:
Giải.
Bài toán đưa về tìm nghiệm u(x; t) của phương trình

@2u 2
2@ u
= a ; t > 0; 0 < x < L; (2.140)
@t2 @x2
với điều kiện đầu
x @u
u(x; 0) = A sin ; (x; 0) = 0; 0 x L; (2.141)
L @t
và điều kiện biên
u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0: (2.142)
Ta áp dụng phép biến đổi Laplace theo t:
Giả sử rằng U (x; p) là biến đổi Laplace theo t của hàm u(x; t); nghĩa là
Z +1
U (x; p) = u(x; t)e pt dt:
0

Khi đó
@u dU
: (x; p);
@x dx
@2u d2 U
: (x; p):
@x2 dx2
Nhờ qui tắc vi phân của phép biến đổi ngược, với điều kiện đầu (2.141), ta có
@u x
: pU A sin ;
@t L
@2u x
2
: p2 U pA sin :
@t L
Các điều kiện biên (2.142) lần lượt cho
Z +1
U (0; p) = u(0; t)e pt dt = 0;
0
Z +1
U (L; p) = u(L; t)e pt dt = 0:
0

Trong không gian các phép biến đổi, ta đưa đến bài toán biên
d2 U p2 Ap x
U= sin ; 0 < x < L; (2.143)
dx2 a2 a2 L
với điều kiện biên
U (0; p) = U (L; p) = 0: (2.144)
Giải phương trình (2.143) như là một phương trình vi phân tuyến tính với hệ số hằng, ta có
px px
Ap x
U (x; p) = C1 e a + C2 e a + sin :
a 2 L
p2 +
L
Từ điều kiện (2.144) ta được C1 = C2 = 0, do đó
Ap x
U (x; p) = sin :
a 2 L
p2 +
L
Chương 2. Phương trình hyperbolic 45

Biến đổi ngược cho U (x; p) là hàm


at x
u(x; t) = A cos sin ;
L L
là nghiệm của bài toán (2.140) – (2.142).

Trong không gian biến đổi ngược


Phương trình đạo hàm riêng
+điều kiện đầu
+điều kiện biên

Trong không gian biến đổi


Phương trình vi phân thường
+ điều kiện biên
+

Nghiệm trong không gian biến đổi


+

Nghiệm bài toán gốc


Dùng một quá trình tương tự ta giải bài toán hỗn hợp cho các phương trình tổng quát hơn thuộc loại
hyperbolic (và parabolic).
Con đường giải phương trình đạo hàm riêng sử dụng biến đổi Laplace có thể biểu diễn bởi sơ đồ trên
đây (số biến độc lập là n = 2)
Chương 2. Phương trình hyperbolic 46

2.14 Bài tập chương 2.


Tìm nghiệm của các bài toán sau đây:
8 2 2
< @ u = a2 @ u ; t > 0;
>
1 < x < 1;
1. @t2 @x2
: u(x; 0) = e x2 ; @u (x; 0) = cos x:
>
8 2 @t
@ u @ 2u
>
< = a2 2 ; t > 0; 1 < x < 1;
2. @t2 @x
: u(x; 0) = 0; @u (x; 0) =
> 1
:
@t 1 + x2
3. Một sợi dây vô hạn thuần nhất bị kích thích bởi một sự nhiễu ban đầu theo hình dạng của một
nửa vòng trònp
u(x; 0) = 1 x2 ; 1 x 1: Không có vận tốc ban đầu.
Vẽ vị trí sợi dây ở các thời điểm t = 1=2; t = 1; t = 2; một cách đơn giản lấy a = 1:
Sử 8
dụng phương pháp Fourier về sự tách biến, giải các bài toán hỗn hợp sau đây:
2 2
< @ u = a2 @ u ; t > 0; 0 < x < L;
>
4. @t2 @x2
: u(0; t) = u(L; t) = 0; u(x; 0) = sin 3 x ; @u (x; 0) = 0:
>
L @t
8 2 2
< @ u = a2 @ u ; t > 0; 0 < x < L;
>
5. @t2 @x2
: u(0; t) = u(L; t) = 0; u(x; 0) = 0; @u (x; 0) = sin x :
>
@t L
8 2 2
< @ u = a2 @ u ; t > 0; 0 < x < ;
>
6. @t2 @x2
: u(0; t) = u( ; t) = 0; u(x; 0) = sin x; @u (x; 0) = sin x:
>
@t
8
2 2
>
> @ u @ u
< 2
= a2 2 ; t > 0; 0 < x < L;
7. @t @x
> @u x; 0 x L=2;
>
: u(0; t) = u(L; t) = 0; u(x; 0) = 0; (x; 0) =
@t L x; L=2 x L:
8 2 2
< @ u = @ u + sin x; t > 0; 0 < x < 1;
>
8. @t2 @x2
: u(0; t) = u(1; t) = 0; u(x; 0) = @u (x; 0) = 0:
>
@t
8 2 2
< @ u = @ u + (4t 8) sin 2x; t > 0; 0 < x < ;
>
9. @t2 @x2
: u(0; t) = u( ; t) = 0; u(x; 0) = @u (x; 0) = 0:
>
@t
Giải các bài toán hỗn hợp sau đây:
8 2 2
< @ u = @ u ; t > 0; 0 < x < 1;
>
10. @t2 @x2
: u(0; t) = 0; u(1; t) = t; u(x; 0) = @u (x; 0) = 0:
>
@t
8 2 2
> @ u @ u
>
> = ; t > 0; 0 < x < 1;
>
< @t 2 @x2
@u
11. u(0; t) = 0; (1; t) = A = hằng số,
>
> @x
>
>
: u(x; 0) = @u (x; 0) = 0:
@t
Chương 3

Phương trình parabolic

3.1 Phương trình nhiệt


Phương trình đạo hàm riêng parabolic cấp hai xảy ra trong quá trình truyền dẫn và khuyếch tán
nhiệt.
Bây giờ chúng ta sẽ dẫn ra phương trình mô tả sự phân bố nhiệt độ trong một vật dẫn nhiệt. Chúng
ta gọi u(x; y; z; t) là nhiệt độ trong một môi trường tại điểm M (x; y; z) tại thời điểm t. Xét môi trường
đẳng hướng, ta gọi (M ) là mật độ của nó, c(M ) nhiệt dung riêng, và k(M ) độ dẫn nhiệt tại M: Bên
trong vật thể nhiệt độ có thể được sinh ra hay hấp thu (chẳng hạn, nhờ phản ứng hóa học). Ta gọi
F (M; t) là mật độ của nguồn nhiệt tại điểm M ở thời điểm t.
Sau đó, ta tính toán sự cân bằng nhiệt trong một thể tích tùy ý V trong một khoảng thời gian
(t; t + dt): Gọi S là biên của V và ~n là pháp tuyến ngoài với S: Nếu nhiệt độ của vật thể được phân bố
không đều, khi đó dòng nhiệt xuất hiện trong vật thể. Nhờ định luật Fourier qua mặt S vào thể tích V
có tổng số nhiệt lượng sau đây
ZZ ZZ
@u
Q1 = k dSdt = (k grad u; ~n) dSdt;
S @~n S

trong đó, ~n là pháp tuyến đơn vị ngoài với S:


Với tích phân bên phải ta áp dụng định lý Ostrogradsky-Gauss, ta sẽ có
ZZZ
Q1 = div (k grad u) dV dt:
V

Lượng vào của nguồn nhiệt trong V là


ZZZ
Q2 = F (x; y; z; t)dV dt:
V

Giả sử rằng trong một khoảng thời gian (t; t + dt) nhiệt độ trong V được tăng bởi
@u
u(M; t + dt) u(M; t) u dt:
@t
Các quá trình vật lý nói rằng để có sự thay đổi này xảy ra cần có nạp nhiệt lượng
ZZZ
@u
Q3 = c dV dt:
V @t

Từ định luật bảo toàn năng lượng ta có

Q3 = Q1 + Q2 ;

vì vậy ZZZ
@u
div (k grad u) + F c dV dt = 0:
V @t

47
Chương 3. Phương trình parabolic 48

Thể tích V tùy ý, ta được phương trình


@u
c = div (k grad u) + F (M; t): (3.1)
@t
Nếu môi trường là thuần nhất, nghĩa là, nếu c; và k là các hằng số, khi đó phương trình (3.1) trở
thành
@u
= a2 u + f; (3.2)
@t
k F @2u @2u @2u
trong đó a2 = ;f= ; u + 2 + 2:
c c @x2 @y @z
Phương trình (3.2) gọi là phương trình nhiệt.
Như trong trường hợp phương trình dao động, để quá trình truyền nhiệt được mô tả đầy đủ, cần phải
chỉ rõ sự phân bố ban đầu của nhiệt độ u(M; 0) trong một môi trường (điều kiện đầu) và điều kiện trên
biên của môi trường (điều kiện biên).
Ta sẽ giới hạn khảo sát phương trình nhiệt với một biến không gian

@u @2u
= a2 2 + f (x; t):
@t @x
(truyền nhiệt trong một thanh).

3.2 Bài toán Cauchy cho phương trình nhiệt


Ta xét phương trình nhiệt thuần nhất

@u @2u
= a2 2 ;
@t @x
tương ứng với f (x; t) 0; nghĩa là, trường hợp không có nguồn.
Ta thành lập bài toán Cauchy như sau:
Tìm một hàm u(x; t) thỏa mãn phương trình

@u @2u
= a2 2 ; t > 0; 1 < x < 1; (3.3)
@t @x
và điều kiện đầu
u(x; 0) = '(x); 1 < x < 1: (3.4)
Một cách vật lý, bài toán là tìm nhiệt độ của một thanh vô hạn thuần nhất tại mọi thời điểm t > 0,
khi nhiệt độ '(x) tại t = 0 biết trước. Các đầu thanh đươc cách nhiệt, để không có nhiệt rời thanh.
Ta giả sử rằng:
(1) u(x; t) và '(x) là đủ trơn và giảm nhanh khi x2 + t2 ! +1 tới mức tồn tại biến đổi Fourier
Z +1
1
v( ; t) = p u(x; t)e i x dx; (3.5)
2 1
Z +1
1
'~( ) = p '(x)e i x dx; (3.6)
2 1

(2) Phép lấy đạo hàm hợp lệ


Z +1
1 @u i x dv
p (x; t)e dx = ( ; t);
2 1 @t dt
Z +1
1 @2u i x 2
p (x; t)e dx = v( ; t):
2 1 @x2
Chương 3. Phương trình parabolic 49

Khi đó, nếu ta áp dụng biến đổi Fourier vào cả hai vế của phương trình (3.4), ta đi đến bài toán
Cauchy cho phương trình vi phân thường
dv
+ a2 2 v( ; t) = 0; (3.7)
dt
v( ; 0) = '
~ ( ); (3.8)
ở đây đại lượng đóng vai trò như một tham số.
Nghiệm của bài toán (3.7), (3.8) là
2 2
a t
v( ; t) = '
~ ( )e : (3.9)

Ta đã có công thức h i
x2 1 2
=4
F e =p e ;
2
trong đó F [f ] là biến đổi Fourier của f (x):
1
Đặt t = 2 ; ta thu được
4a 2 3
x2
2 2
a t 6 1 7
e = F 4 p e 4a2 t 5 :
a 2t

x2
1
Ở vế phải của (3.9), ta có tích của hai biến đổi Fourier của hai hàm '(x) và p e 4a2 t :
a 2t
Bây giờ dùng định lý về tích chập
p
F [f1 f2 ] = 2 F [f1 ] F [f2 ] ;

theo đó, ta có thể biểu diễn (3.9) như là


2 3
x2
2 2
a t 1 6 1 7
v( ; t) = '
~ ( )e = p F 4'(x) p e 4a2 t 5 : (3.10)
2 a 2t

Vế trái là biến đổi Fourier (theo x) của hàm cần tìm u(x; t), vậy ta viết lại (3.10) như là
2 3
x2
1 6 7
F [u(x; t)] = p F 4'(x) e 4a2 t 5 :
2a t

x2
Dùng biểu thức tích chập của các hàm '(x) và e 4a2 t ; ta có

Z +1
(x y)2
1
u(x; t) = p '(y)e 4a2 t dy; t > 0: (3.11)
2a t 1

Công thức này là nghiệm của bài toán gốc (3.3), (3.4) và được gọi là tích phân Poisson.
Thực vậy, ta có thể chứng minh rằng với mọi hàm liên tục và bị chận '(x); hàm u(x; t) được cho bởi
(3.11) có đạo hàm ở mọi cấp theo x và theo t với t > 0 và nghiệm đúng phương trình (3.3) với mọi t > 0
và mọi x.
Bây giờ, ta sẽ chứng minh rằng với '(x) 2 C(R); hàm u(x; t) như (3.11) thỏa mãn điều kiện đầu

u(x; 0) = '(x); 1 < x < 1:


Chương 3. Phương trình parabolic 50

x y
Ta đặt p = z; khi đó
2a t p p
y=x 2a tz; dy = 2a tdz;
vậy Z +1 p
1 z2
u(x; t) = p '(x 2a tz)e dz:
1

Do đó khi t ! 0+ ; ta tìm thấy


Z +1
1 z2
u(x; 0) = p '(x)e dz = '(x);
1
Z +1
z 2 dz p
bởi vì e = :
1
Bây giờ, chúng ta thiết lập một kết quả khác.
Định lý 1. Trong lớp hàm bị chận u(x; t) :

ju(x; t)j M; 1 < x < 1; t > 0;

nghiệm của bài toán Cauchy (3.3), (3.4) là duy nhất và phụ thuộc liên tục vào hàm ban đầu.
Ví dụ. Tìm nghiệm của bài toán Cauchy
@u @2u
= ; t > 0; 1 < x < 1; (3.3’)
@t @x2
x2 =2
u(x; 0) = e ; 1 < x < 1: (3.4’)
Giải.
Sử dụng công thức Poisson (3.11) với
x2 =2
a = 1; '(x) = e ;

ta tìm được rằng


Z +1
(x y)2
1 y 2 =2
u(x; t) = p e e 4t dy: (3.12)
2 t 1

Ta biến đổi tích phân ở vế phải của (3.12)

Z +1
(x y)2 Z +1
x2 xy y 2
y 2 =2 +
y 2 =2 4t dy = 4t 2t 4t dy
e e e (3.13)
1 1
x2 Z 1 1 + 2t x 2
+1 y
= e 2(1 + 2t) e 2 2t 1 + 2t dy:
1
r
1 + 2t x
Ta đổi biến y = z; tích phân ở vế phải của (3.13) trở thành
2t 1 + 2t

Z +1
1 1 + 2t x 2 r Z +1
1 2 p
y 2t y 2 t
e 2 2t 1 + 2t dy = e 2 dy = p ;
1 1 + 2t 1 1 + 2t
Z +1
1 2
y p
(ở đây ta dùng e 2 dy = 2 ). Vì vậy
1

Z (x y)2 p x2
+1
y 2 =2 2 t 2(1 + 2t)
e e 4t dy = p e :
1 1 + 2t
Chương 3. Phương trình parabolic 51

Nghiệm u(x; t) của bài toán gốc (3.3’), (3.4’) cho bởi

x2
1
u(x; t) = p e 2(1 + 2t) ; t > 0: (3.14)
1 + 2t

Chú thích. Ta suy từ công thức Poisson (3.11) rằng nhiệt độ truyền tức thời dọc theo thanh. Thực
vậy, cho nhiệt độ ban đầu '(x) dương với x và zero ngoài khoảng này. Sự phân bố nhiệt độ sau
đó cho bởi
Z (x y)2
1
u(x; t) = p '(y)e 4a2 t dy; t > 0: (3.11)
2a t
Điều này nói rằng với bất kỳ t > 0 bé và jxj lớn tùy ý ta có u(x; t) > 0: Điều này được giải thích bởi
sự không chính xác của tiên đề lý thuyết trong việc dẫn ra phương trình nhiệt, nghĩa là, bỏ qua quán
tính của chuyển động phân tử. Tuy nhiên, phương trình nhiệt cho đáp ứng hợp lý với thí nghiệm. Một
mô tả nghiêm chỉnh hơn của quá trình truyền nhiệt được cho bởi phương trình truyền.
Nghiệm cơ bản của phương trình nhiệt.
(x )2
1
Hàm G(x; t; ) = p e 4a2 t trong công thức Poisson (3.11) được gọi là nghiệm cơ bản của
2a t
phương trình nhiệt. Coi như hàm của x; t; hàm G(x; t; ) thỏa mãn phương trình nhiệt ut = a2 uxx ; mà
có thể nghiệm lại bằng cách thử trực tiếp. Nghiệm cơ bản có một ý nghĩa vật lý quan trọng liên quan
đến khái niệm xung nhiệt.
Ta giả sử rằng có sự phân bố nhiệt độ nhiệt độ ban đầu '(x) cho bởi
( 1
; jx x0 j < ";
'(x) = '" (x) = 2"
0; jx x0 j > ":

Sử dụng công thức (3.11), khi đó ta tìm sự phân bố nhiệt độ u(x; t); t > 0 trong thanh

Z x0 +"
(x )2
1 1 2
u(x; t) = p e 4a t d : (3.15)
2" 2a t x0 "

Nhờ định lý giá trị trung bình về phép tính tích phân, ta được

Z x0 +"
(x )2 (x ~ )2
e 4a2 t d = 2"e 4a2 t ;
x0 "

trong đó 2 [x0 "; x0 + "]; vậy do (3.15), ta có

(x ~ )2
1
u(x; t) = p e 4a2 t :
2a t

Qua giới hạn khi " ! 0+ ; ta có

(x x0 )2
1
lim u(x; t) = p e 4a2 t = G(x; t; x0 ):
"!0+ 2a t

Điều này có nghĩa là, hàm G(x; t; x0 ) biểu diễn phân bố nhiệt độ trong thanh với t > 0; nếu tại t = 0
và x = x0 có một đỉnh vô hạn nhiệt độ (khi " ! 0+ hàm '" (x) ! +1), và ở nơi khác trong thanh có
nhiệt độ là zero. Một sự phân bố nhiệt độ như thế có thể được thực hiện một cách xấp xỉ như sau: Tại
t = 0 ta đem trong một khoảng khắc đến một điểm x = x0 trên thanh một ngọn lửa nhỏ nhiệt độ cực
Chương 3. Phương trình parabolic 52

cao (xung nhiệt mật độ c ). Sự phân bố nhiệt độ nhiệt độ ban đầu này được mô tả bởi hàm -Dirac, ký
hiệu là (x x0 ):
Không phải là một hàm theo một nghĩa qui ước, hàm được định nghĩa hình thức bởi
0; tại x 6= x0 ;
(1) (x x0 ) =
+1; tại x = x0 :
Z
(2) (x x0 )dx = 1 trong mọi khoảng ( ; ) chứa điểm x0 :
Tính chất chính của hàm là
Z
f (x0 ); nếu x0 2 ( ; );
f (x) (x x0 )dx =
0; nếu x0 2
= ( ; );

với mọi hàm liên tục f (x):


Nghiệm cơ bản G(x; t; x0 ) như vậy là một nghiệm của phương trình nhiệt cho một thanh vô hạn với
phân bố nhiệt độ ban đầu '(x) = (x x0 ): Đồ thị của G(x; t; x0 ) với các giá trị khác nhau của t > 0 có
dạng trong hình 10.

Hình 10

Các đường cong 1, 2, 3 ứng với các thời điểm 0 < t1 < t2 < t3 ; lần lượt. Hình vẽ chứng tỏ nhiệt độ
hạ xuống sau xung nhiệt.
Nghiệm
Z +1 (x )2
1
u(x; t) = p '(y)e 4a2 t d ;
2a t 1
của bài toán truyền nhiệt trong một thanh vô hạn với điều kiện đầu u(x; 0) = '(x) có thể được xử lý
như một kết quả của sự chồng chất nhiệt độ tại điểm x ở thời điểm t nhờ xung nhiệt cường độ '( ) tại
điểm áp dụng tại t = 0 và được phân bố đều trên thanh.

3.3 Truyền nhiệt trong một thanh hữu hạn


Nếu một thanh chiều dài L và chiếm chỗ một đoạn 0 x L trên trục x, khi đó để thiết lập bài
toán truyền nhiệt trong một thanh như thế, ngoài phương trình

@u @2u
= a2 2 + f (x; t); 0 < x < L; t > 0; (3.16)
@t @x
và điều kiện đầu
u(x; 0) = '(x); 0 x L; (3.17)
ta cần biết điều kiện nhiệt độ tại các đầu thanh x = 0 và x = L; nghĩa là, chỉ rõ điều kiện biên. Các điều
kiện biên có thể khác nhau tùy theo điều kiện nhiệt độ tại đầu thanh.
Ta xét ba loại điều kiện biên chính.
Chương 3. Phương trình parabolic 53

(1) Tại các đầu thanh ta có nhiệt độ

u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0;

trong đó 1 (t); 2 (t) là các hàm cho trước xác định trong khoảng thời gian mà ta khảo sát bài toán.
(2) Tại các đầu thanh ta có giá trị đạo hàm

@u @u
(0; t) = 1 (t); (L; t) = 2 (t); t 0:
@x @x
Các điều kiện này xảy ra nếu ta biết giá trị của thông lượng nhiệt Q qua bề mặt của đầu thanh.
Chẳng hạn, nếu tại x = L đại lượng Q(L; t) được cho, khi đó

@u
Q(L; t) = k (L; t);
@x
@u Q(L; t)
do đó (L; t) = 2 (t); trong đó 2 (t) = :
@x k
Nếu 1 (t) hoặc 2 (t) đồng nhất bằng zero, khi đó ta nói đầu thanh tương ứng là cách nhiệt.
(3) Tại các đầu thanh ta có liên hệ tuyến tính giữa hàm và đạo hàm;

@u
(0; t) = [u(0; t) (t)] ;
@x
@u
(L; t) = [u(L; t) (t)] ;
@x
trong đó (t) là một hàm cho biết nhiệt độ xung quanh, là hệ số trao đổi nhiệt. Điều kiện biên này
tương ứng với sự trao đổi nhiệt theo định luật Newton trên biên của vật thể với một môi trường mà
nhiệt độ là (t):
Dùng hai biểu thức cho thông lượng nhiệt đi qua thiết diện ngang x = L :

Q(L; t) = h [u(L; t) (t)]


@u
Q(L; t) = k (L; t);
@x
ta dẫn tới dạng của điều kiện biên thứ ba sau đây:
@u
(L; t) = [u(L; t) (t)] ; = h=k:
@x
Với thiết diện ngang x = 0 của thanh, điều kiện biên thứ ba có dạng:
@u
(0; t) = [u(0; t) (t)] ;
@x
@u @u @u
vì với thông lượng nhiệt k (0; t) tại x = 0 ta có (0; t) = (0; t) (pháp tuyến ngoài ở đầu thanh
@~n @~n @x
x = 0 có chiều ngược với trục x).
Các bài toán cơ bản trên đây không vét cạn các bài toán biên cho phương trình ut = a2 uxx + f (x; t):
Chẳng hạn, tại các đầu khác nhau của thanh, điều kiện biên các loại có thể được chỉ rõ.
Chúng ta hạn chế vào bài toán hỗn hợp thứ nhất cho phương trình nhiệt
Bài toán được thiết lập như sau:
Tìm nghiệm u(x; t) của phương trình (3.16) trong miền 0 < x < L; t > 0; u(x; t) 2 C 2 (f0 < x < L; t > 0g) ;
thỏa điều kiện đầu (3.17) với 0 x L; và các điều kiện biên

u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0: (3.18)


Chương 3. Phương trình parabolic 54

Chúng ta thấy rằng hàm u(x; t) liên tục trong miền compact D = f(x; t) : 0 x L; 0 t Tg
(hình 11), đòi hỏi rằng các hàm '(x); 1 (t); 2 (t) là các hàm liên tục và các điều kiện '(0) = 1 (0);
'(L) = 2 (0) được thỏa.

Hình 11: Miền D


Chú thích. Cũng như với phương trình hyperbolic, hàm u(x; t) được tìm chỉ với 0 < x < L và t > 0
nhưng không tại t = 0 và không tại x = 0 và x = L; trong đó các giá trị của hàm u(x; t) được xác định
trước bởi các điều kiện đầu và biên.
Ta thành lập nguyên lý cực đại
@u @2u
Định lý 2. Nếu hàm u(x; t) 2 C 2 (D) thỏa phương trình nhiệt = trong miền D = f(x; t) :
@t @x2
0 < x < L; 0 < t T g:
Khi đó, các giá trị cực đại và cực tiểu của u(x; t) đạt được tại t = 0 hoặc trên biên x = 0 hay x = L:
Ý nghĩa vật lý của định lý thì rõ ràng: Nhiệt độ của một vật thể trên biên hoặc tại t = 0 không vượt
quá một giá trị M , khi đó bên trong vật thể (không có nguồn) không thể có nhiệt độ cao hơn M . Các
định lý sau là hệ quả của nguyên lý cực đại.
Định lý 3. Nghiệm của bài toán (3.16) – (3.18) trong hình chữ nhật D = f(x; t) : 0 < x < L;
0 < t T g là duy nhất.
Định lý 4. Nghiệm của bài toán (3.16) – (3.18) thì phụ thuộc liên tục vào điều kiện đầu và biên.

3.4 Phương pháp Fourier cho phương trình nhiệt.


Bây giờ ta trở lại bài toán hỗn hợp thứ nhất cho phương trình nhiệt.
Ta tìm nghiệm u(x; t) của phương trình

@u @2u
= a2 2 + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (3.19)
@t @x
thỏa mãn điều kiện đầu
u(x; 0) = '(x); 0 x L; (3.20)
và điều kiện biên
u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0: (3.21)
Để giải bài toán (3.19) – (3.21) chúng ta lần lượt giải các bài toán sau:
Bài toán 1. Bài toán (3.19) – (3.21) với f (x; t) 0; 1 (t) = 2 (t) 0;
Bài toán 2. Bài toán (3.19) – (3.21) với f (x; t) 0;
Bài toán 3. Bài toán (3.19) – (3.21).
(1) Giải bài toán 1. Ta bắt đầu với bài toán đơn giản nhất để tìm nghiệm u(x; t) của phương trình
thuần nhất
@u @2u
= a2 2 ; t > 0; 0 < x < L; (3.22)
@t @x
thỏa mãn điều kiện đầu
u(x; 0) = '(x); 0 x L; (3.23)
Chương 3. Phương trình parabolic 55

và điều kiện biên zero (thuần nhất)

u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0: (3.24)

Ta tìm nghiệm không tầm thường của phương trình (3.22) và thỏa điều kiện biên (3.24) theo dạng
tách biến
u(x; t) = X(x)T (t): (3.25)
Thay u(x; t) theo dạng (3.25) vào (3.22), ta có

T 0 (t)X(x) = a2 T (t)X 00 (x);

hay
T 0 (t) X 00 (x)
= = : (3.26)
a2 T (t) X(x)
Từ đó ta thu được hai phương trình vi phân thường

T 0 (t) + a2 T (t) = 0; (3.27)

X 00 (x) + X(x) = 0: (3.28)


Để tìm nghiệm không tầm thường u(x; t) có dạng (3.25) và thỏa mãn điều kiện biên (3.24), ta cần
tìm nghiệm tầm thường của (3.28) thỏa mãn điều kiện biên

X(0) = X(L) = 0: (3.29)

Vậy để tìm nghiệm X(x) ta phải giải bài toán trị riêng:
Tìm giá trị của mà tại đó tồn tại nghiệm không tầm thường của bài toán

X 00 (x) + X(x) = 0: (3.30)

X(0) = X(L) = 0: (3.31)


n 2
Bài toán này đã xét ở chương 2, ta đã chứng minh rằng chỉ tại n = ; n = 1; 2; :::; tồn tại
L
n x
nghiệm không tầm thường Xn (x) = sin của bài toán (3.30), (3.31).
L
Tại = n nghiệm tổng quát của (3.27) có dạng
n a 2
t
Tn (t) = An e L ;

trong đó An là các hằng số tùy ý.


Các hàm
n a 2
t n x
un (x; t) = An e L sin ;
L
thỏa mãn phương trình (3.22) và điều kiện biên (3.24).
Ta thành lập chuỗi hình thức
1 n a 2
X t n x
u(x; t) = An e L sin ; (3.32)
L
n=1

Ta yêu cầu rằng hàm u(x; t) cho bởi (3.32) phải thỏa mãn điều kiện đầu u(x; 0) = '(x); ta được
1
X n x
'(x) = An sin : (3.33)
L
n=1

Chuỗi (3.33) biểu diễn khai triển của hàm cho trước '(x) thành chuỗi Fourier theo sin trong khoảng
(0; L):
Chương 3. Phương trình parabolic 56

Các hệ số An của khai triển được cho bởi công thức quen thuộc
Z
2 L n x
An = '(x) sin dx; n = 1; 2; ::: (3.34)
L 0 L
Giả sử rằng '(x) 2 C 2 ([0; L]) và '(0) = '(L) = 0: Khi đó, chuỗi (3.33) có cá hệ số cho bởi (3.34) sẽ
hội tụ tuyệt đối và đều về '(x):

n a 2
t
0<e L 1; 8t 0;
do đó, chuỗi (3.32) với t 0 cũng hội tụ tuyệt đối và đều. Vì vậy hàm u(x; t) là tổng của chuỗi (3.32)
liên tục trong miền 0 < x < L; t > 0 và thỏa các điều kiện đầu và biên.
Còn phải chứng minh u(x; t) thỏa phương trình (3.22) trong miền 0 x L; t 0: Chỉ cần chứng
minh rằng chuỗi thu được từ (3.32) bằng cách lấy đạo hàm từng số hạng một đối với t một lần và đạo
hàm từng số hạng một đối với x hai lần cũng hội tụ tuyệt đối và đều trong miền 0 < x < L; t > 0:
Nhưng điều này được suy ra từ các bất đẳng thức sau
n a 2
n a 2 t
0 < e L < 1;
L
n a 2
n 2 t
0 < e L < 1;
L
nếu n đủ lớn.
Tính duy nhất nghiệm của bài toán (3.22) – (3.24) và sự phụ thuộc liên tục của nghiệm vào hàm ban
đầu '(x) đã được chứng minh ở trên. Bài toán được phát biểu ở trên là bài toán đặt chỉnh với t > 0:
Ngược lại, là bàioán không chỉnh với t < 0:
Chú thích.
@u @2u
Phương trình = a2 2 thì không đối xứng theo t: Nếu ta thế t bởi t; ta sẽ thu được một phương
@t @x
@u @2u @2u @2u
trình dạng khác, nghĩa là, = a2 2 ; trong khi với phương trình sóng 2
= a2 2 thì đối xứng
@t @x @t @x
theo thời gian.
@u @2u
Phương trình nhiệt = a2 2 mô tả quá trình không khả nghịch. Vì vậy, ta có thể dự đoán dạng
@t @x
của u(x; t) trong một chu kỳ của thời gian t; nhưng ta không thể nói u(x; t) là gì trước đây một lúc. Sự
khác biệt này giữa dự đoán và tiền sử thì điển hình cho phương trình parabolic và không là trường hợp
cho phương trình sóng làm cho ta có thể nhìn dễ dàng cả hai trong tương lai và quá khứ.
Ví dụ. Tìm phân bố nhiệt độ trong một thanh thuần nhất chiều dài ; nếu nhiệt độ ban đầu của
thanh là u(x; 0) = sin x; 0 x và tại các đầu thanh nhiệt độ là zero.
Giải.
Ta có phương trình
@u @2u
= a2 2 ; t > 0; 0 < x < ; (3.35)
@t @x
với điều kiện đầu
u(x; 0) = sin x; 0 x ; (3.36)
và điều kiện biên
u(0; t) = u( ; t) = 0; t 0: (3.27)
Dùng phương pháp Fourier, ta tìm nghiệm không tầm thường của phương trình (3.35) và thỏa điều
kiện biên (3.27) theo dạng
u(x; t) = X(x)T (t): (3.38)
Thay u(x; t) theo dạng (3.38) vào (3.35), và tách biến, ta được
T 0 (t) X 00 (x)
= = :
a2 T (t) X(x)
Chương 3. Phương trình parabolic 57

Do đó
T 0 (t) + a2 T (t) = 0; (3.39)
X 00 (x) + X(x) = 0; (3.40)

X(0) = X( ) = 0: (3.41)
Các trị riêng của bài toán (3.40), (3.41) là n = n2 ; n = 1; 2; :::; các hàm riêng là Xn (x) = sin nx:
2 2 2 2
Khi = n ; nghiệm tổng quát của bài toán (3.39) là Tn (t) = An e n a t ; vậy un (x; t) = An e n a t sin nx:
Ta tìm nghiệm của bài toán (3.35) – (3.27) theo dạng chuỗi
1
X
n2 a2 t
u(x; t) = An e sin nx: (3.42)
n=1

Ta đòi hỏi rằng điều kiện đầu (3.36) được thoả, ta có


1
X
u(x; 0) = sin x = An sin nx;
n=1

từ đó A1 = 1; An = 0, n = 2; 3; :::. Vì vậy nghiệm của bài toán (3.35) – (3.27) là hàm


a2 t
u(x; t) = e sin x:

(2) Giải bài toán 2. Bây giờ ta xét bài toán tìm nghiệm u(x; t) của phương trình không thuần nhất

@u @2u
= a2 2 + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (3.43)
@t @x
thỏa mãn điều kiện đầu
u(x; 0) = '(x); 0 x L; (3.44)
và điều kiện biên thuần nhất
u(0; t) = u(L; t) = 0; t 0: (3.45)
@f
Bây giờ ta giả sử rằng f (x; t) là liên tục, có đạo hàm liên tục và f (0; t) = f (L; t) = 0; 8t > 0:
@x
Ta sẽ tìm nghiệm u(x; t) của bài toán (3.43) – (3.45) dưới dạng tổng

u(x; t) = v(x; t) + w(x; t); (3.46)

trong đó v(x; t) là nghiệm của bài toán

@v @2v
= a2 2 + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (3.47)
@t @x
v(x; 0) = 0; 0 x L; (3.48)
v(0; t) = v(L; t) = 0; t 0; (3.49)
và hàm w(x; t) là nghiệm của bài toán

@w @2w
= a2 2 ; t > 0; 0 < x < L; (3.50)
@t @x
w(x; 0) = '(x); 0 x L; (3.51)
w(0; t) = w(L; t) = 0; t 0; (3.52)
Bài toán (3.50) – (3.52) đã được xét ở trong (1).
Chương 3. Phương trình parabolic 58

Ta tìm nghiệm v(x; t) của bài toán (3.47) – (3.49) dưới dạng chuỗi
1
X n x
v(x; t) = Tn (t) sin ; (3.53)
L
n=1
n n x o
theo các hàm riêng sin của bài toán biên
L
X 00 (x) + X(x) = 0;
X(0) = X(L) = 0:

Thay thế v(x; t) theo dạng (3.53) vào phương trình (3.47), ta được
1
X n a 2 n x
Tn0 (t) + Tn (t) sin = f (x; t): (3.54)
L L
n=1

Ta khai triển hàm f (x; t) thành chuỗi Fourier theo sin trong khoảng (0; L):
1
X n x
f (x; t) = fn (t) sin ; (3.55)
L
n=1

trong đó Z L
2 n y
fn (t) = f (y; t) sin dy: (3.56)
L 0 L
So sánh các khai triển (3.54) và (3.55), ta được

n a 2
Tn0 (t) + Tn (t) = fn (t); n = 1; 2; ::: (3.57)
L
Sử dụng điều kiện đầu cho v(x; t) :
1
X n x
v(x; 0) = 0 = Tn (0) sin ; 0 x L;
L
n=1

ta tìm thấy rằng


Tn (0) = 0; n = 2; 3; ::: (3.58)
Nghiệm của (3.57) với điều kiện đầu (3.58) được cho bởi

Z t
n a 2
(t s)
Tn (t) = fn (s)e L ds; n = 1; 2; :::
0

Thay thế các biểu thức Tn (t) vào (3.53), ta tìm được nghiệm v(x; t) của bài toán (3.47) – (3.49) như
sau 2 3
1 Z t n a 2
X (t s) n x
v(x; t) = 4 fn (s)e L ds5 sin : (3.59)
0 L
n=1

Hàm u(x; t) = w(x; t) + v(x; t) là nghiệm của bài toán gốc (3.43) – (3.45) như sau
(3) Giải bài toán 3. Xét bài toán tìm trong miền f(x; t) : 0 < x < L; t > 0g nghiệm u(x; t) của phương
trình không thuần nhất
@u @2u
= a2 2 + f (x; t); t > 0; 0 < x < L; (3.60)
@t @x
thỏa mãn điều kiện đầu
u(x; 0) = '(x); 0 x L; (3.61)
Chương 3. Phương trình parabolic 59

và điều kiện biên không thuần nhất

u(0; t) = 1 (t); u(L; t) = 2 (t); t 0: (3.62)

Ta không thể áp dụng trực tiếp phương pháp Fourier vì điều kiện biên (3.62) là không thuần nhất.
Bây giờ, ta giới thiệu một ẩn hàm mới v(x; t) bằng cách đặt

v(x; t) = u(x; t) !(x; t);

trong đó
x
!(x; t) = 1 (t) +( 2 (t) 1 (t)) :
L
Khi đó, việc tìm nghiệm u(x; t) của bài toán (3.60) – (3.62) được đưa về việc tìm nghiệm v(x; t) của
bài toán thuộc dạng bài toán (3.43) – (3.45).
Chương 3. Phương trình parabolic 60

3.5 Bài tập chương 3


1. Cho trước một thanh thuần nhất, vô hạn, chứng tỏ rằng nếu nhiệt độ ban đầu là '(x) = u0 e 1 <
x < 1 (u0 > 0; > 0 là các hằng số), khi đó tại mọi thời điểm t > 0 nhiệt độ của thanh sẽ là

2 x2
u0
u(x; t) = p e 1 + 4a2 2t
:
1 + 4a2 2t

2. Các đầu của thanh chiều dài được giữ ở nhiệt độ zero. Nhiệt độ ban đầu được cho bởi u(x; 0) =
2 sin 3x: Tìm nhiệt độ của thanh tại mọi thời điểm t > 0.
3. Các đầu của thanh chiều dài L được giữ ở nhiệt độ zero. Nhiệt độ ban đầu của thanh được cho
x 2 x
bởi u(x; 0) = 3 sin 5 sin : Tìm nhiệt độ của thanh tại mọi thời điểm t > 0.
L L
4. Các đầu của thanh chiều dài L được giữ ở nhiệt độ zero. Sự phân bố nhiệt độ ban đầu của thanh
được cho bởi

8 2u
> 0
< x; 0 x L=2;
L
'(x) =
>
: 2u0 (L x); L=2 x L;
L

(u0 = là hằng số). Tìm nhiệt độ của thanh tại mọi thời điểm t > 0.
Chương 4

Phương trình elliptic

4.1 Định nghĩa. Thành lập bài toán biên


Phương trình elliptic xuất hiện trong nghiên cứu quá trình dừng, nghĩa là, độc lập với thời gian, có
tính chất vật lý khác nhau. Phương trình đơn giản nhất thuộc loại elliptic là phương trình Laplace

@2u @2u @2u


u + 2 + 2 = 0: (4.1)
@x2 @y @z

Phương trình này đặc trưng thế của trường điện tích dừng; thế của chất lỏng không nén được; trường
nhiệt dừng,...
Trong trường hợp của hàm hai biến u = u(x; y), phương trình Laplace có dạng

@2u @2u
u + 2 = 0: (4.2)
@x2 @y

Phương trình này cũng là tâm điểm của lý thuyết hàm phức. Nghiệm của nó là phần thực và phần
ảo của một hàm giải tích f (z) = u(x; y) + iv(x; y) trong miền D nào đó.
Với hàm một biến u = u(x) ta có
@2u
u = 0: (4.3)
@x2
Nghiệm tổng quát của (4.3) là u = C1 x + C2 ; trong đó C1 và C2 các hằng số bất kỳ.
Định nghĩa. Hàm u(x; y; z) là hàm điều hòa trong miền R3 ; nếu u 2 C 2 ( ) và thỏa phương
trình Laplace (4.1) trong :
Cho miền R3 là miền bị chận bởi một mặt (hình 1, = @ = mặt biên của ). một bài P toán
điển hình cho phương trình Laplace là tìm một hàm u(M ); M 2 điều hòa trong và thỏa trên điều
kiện biên mà có thể lấy theo mỗi dạng sau đây:
(1) uj = f1 (P ); P 2 - điều kiện biên thứ nhất, hay bài toán Dirichlet;
@u
(2) = f2 (P ); P 2 - điều kiện biên thứ hai, hay bài toán Neumann;
@n
@u
(3) + hu = f3 (P ); P 2 - điều kiện biên thứ ba,
@n

61
Chương 4. Phương trình elliptic 62

@u
ở đây f1 ; f2 ; f3 ; h là các hàm được cho trước, là đạo hàm theo hướng pháp tuyến ngoài với mặt :
@n

Hình 12 Hình 13

Ý nghĩa hình học của bài toán Dirichlet cho phương trình Laplace một chiều thì tầm thường. Hàm
điều hòa một chiều u = C1 x + C2 là hàm bậc nhất và bài toán Dirichlet dẫn về việc vẽ một đường thẳng
đi qua hai điểm A(x1 ; u1 ) và B(x2 ; u2 ). (hình 13).
Tùy thuộc vào nơi tìm nghiệm của bài toán (phía trong miền bị chận bởi mặt hoặc phía ngoài của
), chúng cũng phân biệt bài toán trong và bài toán ngoài cho phương trình u = 0:
Một dạng khác của phương trình elliptic là phương trình Poisson.

u = g;

tương ứng với trạng thái cân bằng dước tác động của một ngoại lực với mật độ tỉ lệ với g(x; y; z).
Ta hãy lấy một ví dụ khác, nghĩa là, phương trình sóng
1
u utt = 0: (4.4)
a2
Ta tìm nghiệm của (4.4) dưới dạng

u(x; y; z; t) = v(x; y; z)ei!t : (4.5)

Thay (4.5) vào (4.4) ta được


! 2 i!t
ei!t v + ve = 0;
a2
do đó
v + k 2 v = 0;
!2
trong đó k 2 = :
a2
Như vậy ta thu được cho v(x; y; z) một phương trình elliptic

v + k 2 v = 0;

mà ta gọi là phương trình Helmholtz.


Cũng như với phương trình Laplace, các bài toán biên điển hình cho phương trình Poisson và phương
trình Helmholtz là thuộc loại thứ nhất, hai và ba.

4.2 Nghiệm cơ bản của phương trình Laplace


Các tọa độ thông thường nhất là tọa độ Descartes, trụ và cầu. Toán tử Laplace trong tọa độ Descartes
x; y; z được cho bởi
@2u @2u @2u
u= + 2 + 2;
@x2 @y @z
Chương 4. Phương trình elliptic 63

trong tọa độ trụ r; '; z; bởi


1 @ @u 1 @2u @2u
u= r + + 2;
r @r @r r2 @'2 @z
trong tọa độ cầu r; ; '; bởi

1 @ @u 1 @ @u 1 @2u
u= r2 + sin + :
r2 @r @r 2
r sin @r @ r2 sin2 @'2

Người ta cũng quan tâm các nghiệm phương trình Laplace có tính đối xứng cầu hay trụ, nghĩa là, chỉ
phụ thuộc vào một biến r.
Trong tọa độ cầu, ta tìm thấy nghiệm u = u(r) có đối xứng cầu từ phương trình vi phân thường

1 d du
r2 = 0:
r2 dr dr

Tích phân phương trình này cho


C1
u= + C2 (C1 ; C2 là các hằng số).
r
Chọn C1 = 1 và C2 = 0; ta được hàm
1
u0 (r) = ;
r
gọi là nghiệm cơ bản của phương trình Laplace trong không gian.
1
Hàm u0 (r) = thỏa phương trình u = 0 ở khắp nơi ngoại trừ điểm r = 0; trong đó u0 trở thành
r
vô hạn.
e
Nếu ta xét trường của một điện tích điểm e đặt tại gốc tọa độ, khi đó thế vị của trường là u = :
r
Dùng tọa độ trụ, ta tìm thấy rằng nghiệm u = u(r); đối xứng trụ hay tròn (đối với hai biến độc lập)
từ phương trình vi phân thường
1 d du
r = 0:
r dr dr
Tích phân phương trình này cho

u = C1 ln r + C2 (C1 ; C2 là các hằng số).

Chọn C1 = 1 và C2 = 0; ta có
1
u0 (r) = ln ;
r
1
Hàm u0 (r) = ln gọi là nghiệm cơ bản của phương trình Laplace trong mặt phẳng.
r
1
Hàm này thỏa phương trình Laplace khắp nơi ngoại trừ điểm r = 0; trong đó u0 (r) = ln trở thành
r
vô hạn.

4.3 Công thức Green


Ta tiến hành từ công thức Ostrogradsky-Gauss
ZZZ ZZ
div a dx = (a; n)d : (4.6)

Ta đặt a = v grad u và giả sử rằng u và v có đạo hàm riêng cấp hai liên tục trong và cùng có đạo
hàm cấp một của chúng liên tục trên = [ ; nghĩa là

u; v 2 C 2 ( ) \ C 1 ( ):
Chương 4. Phương trình elliptic 64

Ta có
@u
(a; n) = v(grad u; n) = v;
@n
div a = r (vru) = (rv; ru) + vr2 u
= (grad u; grad v) + v u:

Do (4.6) ta được ZZZ ZZ


@u
[(grad u; grad v) + v u] dx = v d : (4.7)
@n
Đây là công thức Green thứ nhất.
Thay đổi u và v với nhau trong (4.7) ta được
ZZZ ZZ
@v
[(grad u; grad v) + u v] dx = u d : (4.8)
@n

Trừ (4.7) và (4.8) với nhau ta thu được


ZZZ ZZ
@v @u
(u v v u) dx = u v d : (4.9)
@n @n

Đây là công thức Green thứ hai.


Sau cùng, trong (4.7) lấy v = u; ta được
ZZZ h i ZZ
2 @u
(grad u) + u u dx = u d : (4.10)
@n

Đây là công thức Green thứ ba.


Ta luôn ký hiệu n là pháp tuyến ngoài ở mặt ; trong đó là một mặt đóng trơn hoặc trơn từng
mảnh.
Biên của miền có thể gồm nhiều mặt đóng. Trong trương hợp này, tích phân mặt bên vế phải
của công thức Green phải được lấy trên mọi mặt của miền :

4.4 Công thức Green tích phân cơ bản


1 p
Ta đã chứng minh rằng v(M ) = ; trong đó rM M0 = (x x0 )2 + (y y0 )2 + (z z0 )2 là
rM M 0
khoảng cách giữa hai điểm M (x; y; z) và M0 (x0 ; y0 ; z0 ) thỏa phương trình Laplace

u = 0 với mọi M 6= M0 :
1
Giả sử là một miền trong R3 có biên ; và u(M ) 2 C 2 ( ) \ C 1 ( ): Xét hàm v(M ) = ; trong
rM M 0
đó M0 là một điểm trong nào đó của : Vì hàm này không liên tục tại điểm M0 2 ; ta không thể áp
dụng trực tiếp công thức Green thứ hai
ZZZ ZZ
@v @u
(u v v u) dx = u v d ;
@n @n

cho u và v.
Chương 4. Phương trình elliptic 65

Xét miền r K" có biên [ " ; mà ta thu được nếu từ miền ta loại trừ một quả cầu K" tâm M0
bán kính " và mặt " = @K" (hình 3)

Hình 14 Hình 15

1
Áp dụng công thức Green thứ hai cho hai hàm u(M ) và v(M ) = trong miền r K" ta được
rM M 0
ZZZ ZZ
1 1 @ 1 1 @u
u u dx = u d (4.11)
rK" r r @n r r @n
ZZ ZZ
@ 1 1 @u
+ u d d :
"
@n r "
r @n

Ta biến đổi tích phân thứ hai bên vế phải của (4.11).
Tính toán đạo hàm theo pháp tuyến ngoài với miền r K" trên mặt " (hình 15), ta tìm được

@ 1 @ 1 1
= = :
@n r "
@r r "
"2

Dùng định lý giá trị trung bình cho tích phân trên mặt " ; ta được
ZZ ZZ
@ 1 1 1
u d = 2 ud = 2 4 "2 u = 4 u ; (4.12)
"
@n r " "
"

trong đó u là giá trị trung bình của u(M ) trên mặt " :
Ta biến đổi tích phân thứ ba bên vế phải của (4.11).
ZZ ZZ
1 @u 1 @u 1 @u @u
d = d = 4 "2 =4 " ; (4.13)
"
r @n " "
@n " @n @n

@u @u
trong đó là giá trị trung bình của đạo hàm theo pháp tuyến ngoài trên mặt ":
@n @n
1
Thay thế (4.12) và (4.13) vào (4.11) và chú ý rằng 0 trong r K" ; ta có
r
ZZZ ZZ
1 @ 1 1 @u
u dx = u d (4.14)
rK" r @n r r @n
@u
+4 u 4 " :
@n

Cho bán kính " ! 0+ ; ta được


(1) lim u = u(M0 ); vì u(M ) là một hàm liên tục và u là giá trị trung bình của nó trên mặt cầu
"!0+
bán kính " có tâm tại điểm M0 :
@u
(2) lim 4 " = 0; vì đạo hàm theo pháp tuyến
"!0+ @n
@u @u @u @u
= cos + cos + cos
@n @x @y @z
Chương 4. Phương trình elliptic 66

là bị chận trong lân cận của điểm M0 ; bởi vì các đạo hàm riêng cấp 1 của u(M ) là liên tục trong :
(3) Do định nghĩa của tích phân suy rộng
ZZZ ZZZ
1 1
lim u dx = u dx:
"!0+ rK" r r

Qua giới hạn trong (4.14), ta dẫn đến công thức Green tích phân cơ bản
ZZ ZZZ
1 1 @u @ 1 1 1
u(M0 ) = u d u dx: (4.15)
4 r @n @n r 4 r

Như vậy ta có thể biểu diễn mọi hàm u(M ) 2 C 2 ( ) \ C 1 ( ) như là tổng của 3 tích phân dưới đây
và xem như là:
ZZZ
1 1
u dx : thế vị thể tích,
4 r
ZZ
1 1 @u
d : thế vị lớp đơn,
4 r @n
ZZ
1 @ 1
u d : thế vị lớp kép.
4 @n r

Nếu u(M ) là hàm điều hòa trong ; thì u = 0 và công thức (4.15) có dạng
ZZ
1 1 @u @ 1
u(M0 ) = u d ; 8M0 2 : (4.16)
4 r @n @n r

Đây là công thức chính của lý thuyết hàm điều hòa. Nó cho biết giá trị của một hàm điều hòa tại một
điểm trong tùy ý của được biểu diễn qua giá trị của hàm và đạo hàm pháp tuyến của nó trên biên
của miền . Ta suy từ (4.16) rằng mọi hàm điều hòa u(M ) trong là tổng của các thế vị lớp đơn và thế
vị lớp kép.
1
Với phương trình Laplace trong mặt phẳng nghiệm cơ bản có dạng u0 (r) = ln : Sử dụng cùng các
r
lý luận, ta được công thức tích phân cơ bản cho hàm điều hòa hai biến
I
1 1 @u @ 1
u(M0 ) = ln u ln ds; (4.17)
2 r @n @n r

ở đây, là biên của một miền D; n là pháp vecto trên biên (hình 16). Mọi hàm điều hòa u(x; y) trong
D như vậy là tổng của hai thế vị:
I
1 1 @u
ln ds : thế vị logarit của lớp đơn,
2 r @n
I
1 @ 1
u ln ds : thế vị logarit của lớp kép.
2 @n r

Hình 16
Chương 4. Phương trình elliptic 67

4.5 Tính chất của hàm điều hòa


Định lý 1. Nếu một hàm u(M ) là điều hòa trong miền và liên tục, cùng với các đạo hàm cấp một
@u
của nó trong = [ ; khi đó, đạo hàm pháp tuyến trên biên của thỏa điều kiện
@n
ZZ
@u
d = 0: (4.18)
@n

Chứng minh.
Áp dụng công thức Green thứ hai
ZZZ ZZ
@v @u
(u v v u) dx = u v d ;
@n @n

với một hàm điều hòa u(M ) và với hàm v(M ) 1; ta được
ZZ
@u
0= d :
@n

Tính chất này cho biết không có nguồn trong :


Định lý 2. Nếu tồn tại một nghiệm bài toán Neumann cho phương trình Laplace, thì nó được xác
định sai khác một hằng số cộng.
Chứng minh.
Để chứng minh mệnh đề này ta giả sử rằng u 2 C 1 ( ). Giả sử rằng có hai nghiệm u1 (M ) và u2 (M )
thỏa
u1 = u2 = 0;

@u1 @u2
= = f (P ):
@n @n
Hiệu u = u1 u2 là nghiệm của bài toán
@u
u = 0; = 0:
@n

Áp dụng công thức Green thứ ba


ZZZ ZZ
@u
(grad u)2 + u u dx = u d ;
@n

với hàm u(M ) ta có ZZZ


(grad u)2 dx = 0;

hay
ZZZ " 2 2 2
#
@u @u @u
+ + dx = 0:
@x @y @z

Hàm dưới dấu tích phân liên tục và không âm, ta có


2 2 2
@u @u @u @u @u @u
+ + 0 hay = = 0:
@x @y @z @x @y @z

Vậy u(x; y; z) hằng số, và do đó u1 (M ) u2 (M ) hằng số.


Ta muốn nhấn mạnh rằng bài toán Neumann hàm f (P ); P 2 phải thỏa điều kiện
ZZ
f (M )d = 0: (4.19)
Chương 4. Phương trình elliptic 68

Nếu điều kiện này không thỏa, bài toán Neumann vô nghiệm.
Định lý 3 (về giá trị trung bình của hàm điều hòa). Nếu một hàm u(M ) là điều hòa trong
quả cầu bán kính R có tâm tại điểm M0 và liên tục cùng với các đạo hàm cấp một liên tục trên quả cầu
đóng B(M0 ; R) = B(M0 ; R) [ M 0
R tâm M0 bán kính R: Khi đó u(M0 ) là trung bình cộng của mọi giá
trị u(M ) trên mặt cầu mặt cầu M 0
R ; tức là,
ZZ
1
u(M0 ) = u(P )d : (4.20)
4 R2 M0
R

Chứng minh.
Sử dụng công thức tích phân cơ bản của lý thuyết hàm điều hòa
ZZ
1 1 @u @ 1
u(M0 ) = u d ;
4 r @n @n r

M0 @ @
với mặt cầu R : Với mặt cầu này (hình 17), r = M0 P = R; = ; do đó
@n @r
ZZ
1 1 @u 1
u(M0 ) = +u 2 d : (4.21)
4 M0
R
R @n R
ZZ
@u
Do định lý 1, ta có d = 0 và công thức (4.21) cho
M0
R
@n
ZZ
1
u(M0 ) = u(P )d :
4 R2 M0
R

d2 u
Với phương trình Laplace một chiều = 0 định lý này là định lý về đường trung bình của hình
dx2
thang: độ dài của đoạn M0 M bằng với nữa tổng độ dài của các đoạn aA và bB (hình 18).

Hình 17 Hình 18

Định lý 4 (về cực trị của hàm điều hòa). Cho hàm u(M ) điều hòa trong miền và không là
hàm hằng. Khi đó nó không có cực trị địa phương.
Chứng minh.
Ta dùng chứng minh phản chứng. Giả sử rằng u(M ) có có cực đại địa phương tại điểm M0 2 ; nghĩa
là,
u(M ) < u(M0 ) (4.22)
tại mọi điểm M trong quả cầu tâm M0 có bán kính r đủ nhỏ.
Do định lý giá trị trung bình của hàm điều hòa
ZZ
1
u(M0 ) = u(P )d ;
4 r2 M0
r

trong đó M0 là mặt cầu tâm M0 bán kính r: Do định lý giá trị trung bình cho tích phân mặt ta có
r

1
u(M0 ) = 4 r2 u(Mm ) = u(Mm ):
4 r2
Chương 4. Phương trình elliptic 69

Điều này trái với (4.22) và định lý được chứng minh.


Một hàm u(M ) là điều hòa trong miền và liên tục trong miền đóng = [ ; đạt cực đại hay
cực tiểu tuyệt đối trên biên của (nguyên lý cực đại).
Từ đây ta suy ra các định lý sau đây.
Định lý 5 (Định lý duy nhất). Nghiệm của bài toán Dirichlet trong

u = 0;
uj = f (P ); P 2 ;

liên tục trong miền đóng = [ ; là duy nhất.


Chứng minh.
Giả sử rằng có hai nghiệm u1 (M ) và u2 (M ) của bài toán. Khi đó u(M ) = u1 (M ) u2 (M ) là điều
hòa trong ; liên tục trong và bằng zero trên : Do định lý 4, các giá trị cực cực đại và cực tiểu tuyệt
đối của u(M ) trên là zero. Do đó u(M ) = u1 (M ) u2 (M ) 0 trong , nghĩa là, u1 (M ) = u2 (M ):
Định lý 6 (về sự phụ thuộc liên tục của nghiệm bài toán biên thứ nhất vào giá trị biên).
Cho hàm u1 (M ) và u2 (M ) là các nghiệm của các bài toán

u1 = 0; u1 j = '1 (P );


u2 = 0; u2 j = '2 (P );
liên tục trong = [ : Khi đó, nếu

j'1 (P ) '2 (P )j < "; 8P 2 ;

thì
ju1 (M ) u2 (M )j < "; 8M 2 :
Chứng minh.
Hàm u(M ) = u1 (M ) u2 (M ) là điều hòa trong và liên tục trong và uj = '1 (P ) '2 (P ): Vì
" < '1 (P ) '2 (P ) < "; do định lý 4, các giá trị cực cực đại và cực tiểu tuyệt đối của u(M ) được nằm
giữa " và ": Do đó ju(M )j < "; nghĩa là, ju1 (M ) u2 (M )j < "; 8M 2 :

4.6 Phương pháp Fourier tìm nghiệm của bài toán Dirichlet trong
hình tròn
Bài toán được thiết lập như sau:
Tìm hàm u(r; ') bên trong hình tròn Kr0 = fM 2 R2 : OM < r0 g tâm O bán kính r0 thỏa mãn
phương trình Laplace
u = 0; (4.23)
liên tục trong miền đóng Kr0 và nhận giá trị cho trước trên biên của hình tròn, nghĩa là

u(r0 ; ') = f ('); (4.24)

trong đó hàm f (') được giả sử là đủ trơn và tuần hoàn có chu kỳ 2 :


Nghiệm yêu cầu là đơn trị, nó là tuần hoàn theo '; nghĩa là,

u(r; ') = u(r; ' + 2 );

và vì nghiệm liên tục trong Kr0 ; nên nó bị chận trong Kr0 :


Trong tọa độ cực phương trình (4.23) có dạng

1 @ @u 1 @2u
r + = 0: (4.25)
r @r @r r2 @'2
Chương 4. Phương trình elliptic 70

Ta sẽ tìm nghiệm đặc biệt của phương trình (4.23) theo dạng

u(r; ') = R(r) ('): (4.26)

Thay thế u(r; ') theo dạng (4.26) vào (4.25) sau khi nhân r2 , ta được
d dR 00
(')r r + R(r) (') = 0:
dr dr
hay
d dR
r r 00 (')
dr dr
= = ;
R(r) (')
do đó
00
(') + (') = 0; (4.27)
2 00 0
r R (r) + rR (r) R(r) = 0: (4.28)
Từ điều kiện u(r; ') = u(r; ' + 2 ) ta suy ra rằng (') = (' + 2 ): Khi đó, ta tìm thấy từ (4.27)
rằng = n2 (n = 0; 1; 2; :::). Vậy

n (') = An cos n' + Bn sin n'; (n = 0; 1; 2; :::)

Đặc biệt, 0 (') = A0 = hằng số.


Ta sẽ tìm nghiệm R(r) của phương trình (4.28) (phương trình Euler) theo dạng R(r) = r :
Giả sử R(r) = r ta tìm thấy từ (4.28) khi = n2 rằng

( 1) + n2 = 0:

Vậy, 2 n2 = 0; = n (n 1) và do đó

Rn (r) = an rn + bn r n
; (n = 1; 2; :::)

Với n = 0 ta tìm thấy từ (4.28) rằng

R0 (r) = a0 + b0 ln r:

Để bài toán Dirichlet trong ta phải đặt bn = 0; n = 1; 2; :::(vì r n ! +1 khi r ! 0+ ), nghĩa là ta


phải lấy Rn (r) = an rn (n = 1; 2; :::), R0 (r) = a0 :
Bây giờ, ta tìm nghiệm của bài toán Dirichlet trong theo dạng
1
X
u(r; ') = A0 + rn (An cos n' + Bn sin n') ; (4.29)
n=1

trong đó các hệ số An ; Bn được tìm từ điều kiện biên (4.24).


Tại r = r0 ; ta có
1
X
u(r0 ; ') = f (') = A0 + r0n (An cos n' + Bn sin n') : (4.30)
n=1

Ta viết khai triển f (') thành chuỗi Fourier


1
X
0
f (') = + ( n cos n' + n sin n') ; (4.31)
2
n=1

trong đó 8 Z 2
>
> 1
< n = f (t) cos ntdt; n = 0; 1; 2; :::;
Z02 (3.32)
>
> 1
: n = f (t) sin ntdt; n = 1; 2; :::
0
Chương 4. Phương trình elliptic 71

So sánh (4.31) và (3.32) cho

0 n n
A0 = ; An = n ; Bn = ; (n = 1; 2; :::).
2 r0 r0n

Nghiệm hình thức của bài toán Dirichlet trong có thể được biểu diễn như là tổng của một chuỗi
1
X n
0 r
u(r; ') = + ( n cos n' + n sin n') ; (4.33)
2 r0
n=1

trong đó các hệ số 0; n; n được cho bởi (3.32).

Với r < r0 chuỗi (4.33) có thể đạo hàm được từng số hạng một đối với r và ' vô số lần, và do đó
hàm u(r; ') từ (4.33) thỏa mãn phương trình u = 0:
Nếu giả sử rằng hàm f (') liên tục và khả vi, khi đó chuỗi (4.33) hội tụ đều với r r0 ; và như vậy
u(r; ') sẽ liên tục trên biên của hình tròn và thỏa mãn điều kiện biên của bài toán.
Nghiệm của bài toán Dirichlet ngoài cần tìm dưới dạng một chuỗi
1
X 1
u(r; ') = (An cos n' + Bn sin n') ; (4.34)
rn
n=1

trong đó các hệ số An ; Bn được tìm từ điều kiện biên

u(r0 ; ') = f ('):

Với hình vành khăn r1 < r < r2 được thành lập bởi hai đường tròn đồng tâm tại O và hai bán kính
r1 và r2 (hình 19)

Hình 19
Ta sẽ tìm nghiệm của bài toán dưới dạng chuỗi
1
X 1
X
nCn Dn
u(r; ') = An r + n cos n' + Bn rn + sin n' + A0 ln r + B0 ; (4.35)
r rn
n=1 n=1

mà đó các hệ số A0 ; B0 ; An ; Bn ; Cn ; Dn (n = 1; 2; :::) được tìm từ điều kiện biên

u(r1 ; ') = f1 ('); u(r2 ; ') = f2 ('):

Ví dụ. Tìm một hàm điều hòa bên trong hình tròn bán kính r0 có tâm tại gốc tọa độ, sao cho
u(r0 ; ') = 3 + 5 cos ':
Giải.
Bài toán trở thành giải bài toán Dirichlet trong cho phương trình Laplace u = 0 với điều kiện biên

u(r0 ; ') = 3 + 5 cos ': (4.36)


Chương 4. Phương trình elliptic 72

Ta tìm nghiệm theo dạng chuỗi


1
X
u(r; ') = A0 + rn (An cos n' + Bn sin n') :
n=1

Ta có từ (4.36)
1
X
u(r0 ; ') = 3 + 5 cos ' = A0 + r0n (An cos n' + Bn sin n') :
n=1

Vì các hệ hàm 1; cos '; sin '; cos 2'; sin 2'; :::; cos n'; sin n' là trực giao trên [0; 2 ]; ta được

A0 = 3; r0 A1 = 5; An = 0; 8n 2; Bn = 0; 8n 1:

Nghiệm cần tìm là


5 5x
u(r; ') = 3 + r cos ' hay u(x; y) = 3 + :
r0 r0

4.7 Tích phân Poisson.


Thay các hệ số Fourier trong (3.32) vào công thức (4.33) và thay đổi thứ tự lấy tích phân ta được
Z " 1
#
1 2 1 X r n
u(r; ') = f (t) + (cos nt cos n' + sin nt sin n') dt (4.37)
0 2 r0
n=1
Z 2 " 1
#
1 1 X r n
= f (t) + cos n(' t) dt:
0 2 r0
n=1
r
Đặt = và sắp xếp lại ( < 1):
r0

1 1 X n h in(' t) i
1 1
1 X n
+ cos n(' t) = + e + e in(' t)
2 2 2
n=1 n=1
" 1 1
#
1 X n X n
= 1+ ei(' t) + e i(' t)
2
n=1 n=1
" #
1 ei(' t) e i(' t)
= 1+ +
2 1 ei(' t) 1 e i(' t)
1 1 2
= 2
:
21 2 cos(' t) +

Thế vào (4.37) cho


2
r
Z 2 1
1 r0
u(r; ') = f (t) 2 dt;
2 0 r r
1 2 cos(' t) +
r0 r0
hay Z 2
1 r02 r2
u(r; ') = f (t) dt: (4.38)
2 0 r02 2r0 r cos(' t) + r2
Công thức (4.38) là nghiệm của bài toán biên thứ nhất cho phương trình u = 0 bên trong hình tròn
Kr0 ; được gọi là tích phân Poisson và biểu thức
r02 r2
;
r02 2r0 r cos(' t) + r2
Chương 4. Phương trình elliptic 73

gọi là nhân Poisson.


Ta có thể chứng minh được rằng, nếu f (') liên tục trên chu vi của Kr0 ; khi đó hàm
8 Z 2
< 1 r02 r2
f (t) 2 dt; với r < r0 ;
u(r; ') = 2 0 r0 2r0 r cos(' t) + r2 :
:
f ('); với r = r0 ;

thỏa phương trình u = 0 với r < r0 và liên tục trên hình tròn Kr0 :
Chú thích. Nghiệm của bài toán biên ngoài có dạng
Z
1 2 r2 r02
u(r; ') = f (t) 2 dt; (r > r0 ).
2 0 r0 2r0 r cos(' t) + r2
Chương 4. Phương trình elliptic 74

4.8 Bài tập chương 4


Tìm một hàm điều hòa bên trong hình tròn bán kính r0 có tâm tại gốc tọa độ, sao cho
1. u(r0 ; ') = 2 + 3 sin ':
2. u(r0 ; ') = sin2 ':
@u
3. (r0 ; ') = A cos '; (A = hằng số).
@r
@u
4. (r0 ; ') = 2 sin2 ':
@r
5. Tìm một hàm điều hòa bên trong hình vành khăn 1 < r < 2, sao cho u(1; ') = 1 cos ';
u(2; ') = sin 2':
6. Tìm phân bố nhiệt dừng trong một góc đều 0 r a; 0 ' : Nhiệt độ trên các cạnh thẳng
của biên là zero, và trên cung tròn của chu vi là một phân bố tuyến tính cho trước.
Hướng dẫn: Bài toán đưa về việc giải phương trình Laplace u = 0 trong góc có điều kiện biên
u(r; 0) = u(r; ); u(a; ') = A'; (A = hằng số).ọi thời điểm t > 0.
Chương 5

Bổ túc về phương trình thường tuyến


tính cấp hai

5.1 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2


5.1.1 Định nghĩa.
Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 là phương trình vi phân cấp 2 có dạng

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = f (x); x 2 I; (5.1)

trong đó p(x); q(x); f (x) là các hàm số cho trước liên tục trong khoảng I = (a; b):
Nếu f (x) 0; phương trình
y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = 0; (5.1a)
được gọi là phương trình thuần nhất tương ứng với phương trình (5.1a).
Ta ký hiệu
L(y) = y 00 + p(x)y 0 + q(x)y:
Khi đó L có tính chất (tuyến tính) như sau:

i) L(y1 + y2 ) = L(y1 ) + L(y2 );


ii) L(Cy) = CL(y); C là hằng số.

Các tính chất nầy được kiểm tra dễ dàng.


Vậy các phương trình (5.1) và (5.1a), lần lượt được viết dưới dạng

L(y) = f (x); (5.2)

L(y) = 0: (5.3)
Từ các tính chất tuyến tính ta thấy rằng, nếu y1 (x) và y2 (x) là nghiệm của phương trình thuần nhất
(5.1a) thì C1 y1 + C2 y2 cũng là nghiệm của phương trình thuần nhất (5.1a), trong đó C1 ; C2 là các hằng
số tùy ý.
Hơn nữa, ta cũng có
Định lý. (Nguyên lý chồng chất nghiệm). Giả sử y1 và y2 lần lượt là nghiệm riêng của hai phương
trình sau
y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = f1 (x);
y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = f2 (x):
Khi đó, với hai hằng số (thực hoặc phức) C1 ; C2 ; thì y = C1 y1 + C2 y2 là nghiệm riêng của phương
trình
y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = C1 f1 (x) + C2 f2 (x):
Định lý (sự tồn tại và duy nhất nghiệm).

75
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 76

Nếu các hàm số p(x); q(x); f (x) liên tục trong khoảng (a; b); thì với mọi (x0 ; y0 ; y00 ) 2 (a; b) R2 cho
trước, bài toán Cauchy ( 00
y + p(x)y 0 + q(x)y = f (x); x 2 (a; b);
(5.4)
y(x0 ) = y0 ; y 0 (x0 ) = y00 ;
có một nghiệm duy nhất.
Ta công nhận kết quả này.

5.1.2 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất


Xét phương trình vi phân thuần nhất

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = 0; (5.1a)

trong đó p(x); q(x) là các hàm số cho trước liên tục trong khoảng I = (a; b):
Trước hết ta lập một vài kết quả bổ trợ.
Định nghĩa.
(i) Hai hàm số y1 (x) và y2 (x) được gọi là độc lập tuyến tính trong khoảng (a; b); nếu

8C1 ; C2 2 R; C1 y1 (x) + C2 y2 (x) = 0; 8x 2 (a; b) =) C1 = C2 = 0:

(ii) Hai hàm số y1 (x) và y2 (x) được gọi là phụ thuộc lập tuyến tính trong khoảng (a; b); nếu y1 (x) và
y2 (x) không độc lập tuyến tính trong khoảng (a; b):
Định nghĩa.
Cho hai hàm số y1 (x) và y2 (x) có đạo hàm trong khoảng (a; b): Khi đó định thức

y1 (x) y2 (x)
W (x) = W [y1 ; y2 ] = det = y1 (x)y20 (x) y10 (x)y2 (x);
y10 (x) y20 (x)

được gọi là Wronski của các hàm y1 (x) và y2 (x):


Định lý. Cho hai hàm số y1 (x) và y2 (x) có đạo hàm y10 (x); y20 (x) trong khoảng (a; b): Khi đó

y1 ; y2 phụ thuộc tuyến tính trong (a; b) =) W [y1 ; y2 ] = 0; 8x 2 (a; b):

Chứng minh.
Giả sử tồn tại x0 2 (a; b) sao cho W (x0 ) 6= 0 và

C1 y1 (x) + C2 y2 (x) = 0; 8x 2 (a; b):

Lấy đạo hàm, ta được


C1 y10 (x) + C2 y20 (x) = 0; 8x 2 (a; b):
Cho x = x0 ta được hệ phương trình đại số tuyến tính với các ẩn C1 ; C2 :
(
C1 y1 (x0 ) + C2 y2 (x0 ) = 0;
C1 y10 (x0 ) + C2 y20 (x0 ) = 0:

Hệ đó có định thức W (x0 ) 6= 0; vậy hệ này có duy nhất nghiệm tầm thường C1 = C2 = 0; tức là,
y1 (x) và y2 (x) độc lập tuyến tính.
Chú ý: Phần đảo không đúng.
Phần đảo đúng() [8y1 ; y2 ; W [y1 ; y2 ] = 0; 8x 2 (a; b) =) y1 ; y2 phụ thuộc tuyến tính trong (a; b)].
Phần đảo không đúng () [tồn tại y1 ; y2 sao cho W [y1 ; y2 ] = 0; 8x 2 (a; b) và y1 ; y2 độc lập tuyến
tính trong (a; b)].
Ta cần chỉ ra hai hàm y1 (x) và y2 (x) có đạo hàm y10 (x); y20 (x) trong khoảng ( 1; 1) sao cho:
W [y1 ; y2 ] = 0; 8x 2 ( 1; 1) và y1 ; y2 độc lập tuyến tính trong ( 1; 1):
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 77

Xét hai hàm sau đây:


0; 1 < x 0;
y1 (x) =
x2 ; 0 x < 1;
x2 ; 1 < x 0;
y2 (x) =
0; 0 x < 1:

Khi đó, ta có thể nghiệm lại rằng W [y1 ; y2 ] = 0; 8x 2 ( 1; 1) và y1 ; y2 độc lập tuyến tính trong
( 1; 1):
Định lý sau đây cho phần đảo là đúng
Định lý. Giả sử y1 (x) và y2 (x) là hai nghiệm của phương trình vi phân thuần nhất (5.1a). Khi đó

y1 ; y2 độc lập tuyến tính trong (a; b) () 9x0 2 (a; b) : W [y1 ; y2 ](x0 ) 6= 0:

Chứng minh.
– ( (= ) Nếu 9x0 2 (a; b) : W [y1 ; y2 ](x0 ) 6= 0; thì theo định lý trên, các hàm y1 ; y2 của nó độc lập
tuyến tính.
– ( =) ) Ngược lại, giả sử hai nghiệm y1 (x) và y2 (x) của nó độc lập tuyến tính trong (a; b): Ta cần
chứng minh 9x0 2 (a; b) : W [y1 ; y2 ](x0 ) 6= 0:
Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử ngược lại, W [y1 ; y2 ] = 0; 8x 2 (a; b):
(i) Nếu y1 (x) = y2 (x); 8x 2 (a; b); thì y1 ; y2 phụ thuộc tuyến tính trong (a; b): Điều này mâu thuẫn
với giả thiết.
(ii) Nếu 9x0 2 (a; b) : y1 (x0 ) 6= y2 (x0 ); thì (C01 ; C02 ) = (y2 (x0 ); y1 (x0 )) 6= (0; 0); vì C01 6= C02 :
Xét bài toán (
L(y) = y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = 0; x 2 (a; b);
(5.5)
y(x0 ) = y 0 (x0 ) = 0;
Khi đó, hàm
z(x) = C01 y1 (x) + C02 y2 (x); x 2 (a; b); (5.6)
là nghiệm của bài toán (5.5). Thật vậy

(a) L(z) = L(C01 y1 + C02 y2 ) = C01 L(y1 ) + C02 L(y2 ) = 0; x 2 (a; b);
(b) z(x0 ) = C01 y1 (x0 ) + C02 y2 (x0 ) = y2 (x0 )y1 (x0 ) y1 (x0 )y2 (x0 ) = 0;
0
(c) z (x0 ) = C01 y10 (x0 ) + C02 y20 (x0 ) = y2 (x0 )y10 (x0 ) y1 (x0 )y20 (x0 )
= W [y1 ; y2 ](x0 ) = 0:

Mặt khác, theo tính duy nhất nghiệm của bài toán Cauchy, đó chính là nghiệm z 0 trong (a; b);
vậy
C01 y1 (x) + C02 y2 (x) 0; 8x 2 (a; b);
tức là y1 và y2 phụ thuộc tuyến tính. Định lý được chứng minh.
Chú thích. Giả sử rằng y1 (x) và y2 (x) là hai nghiệm không đồng nhất bằng không của phương trình
vi phân thuần nhất (5.1a).
Xét Wronski của các hàm y1 (x) và y2 (x) :

y1 (x) y2 (x)
W (x) = W [y1 ; y2 ] = det = y1 (x)y20 (x) y10 (x)y2 (x):
y10 (x) y20 (x)

Ta cũng chú ý rằng

y100 + p(x)y10 + q(x)y1 = 0; (5.7)


y200 + p(x)y20 + q(x)y2 = 0:

Trong (5.7), ta nhân phương trình thứ nhất bởi y20 và phương trình thứ hai bởi y10 ; sau đó trừ nhau,
ta được
y200 (x)y1 (x) y100 (x)y2 (x) = p(x) y10 (x)y2 (x) y1 (x)y20 (x) = p(x)W (x):
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 78

Mặt khác,
W 0 (x) = y1 (x)y200 (x) y100 (x)y2 (x):
Do đó
W 0 (x) + p(x)W (x) = 0: (5.8)
Z x
p(t)dt
Cho x; x0 2 (a; b); nhân hai vế (5.8) bởi e x0 ; sau đó tích phân, ta thu được
Z x
p(t)dt
W (x) = W (x0 )e x0 ; 8x; x0 2 (a; b): (5.9)

Từ đây ta thấy rằng

W (x) 6= 0; 8x 2 (a; b) () 9x0 2 (a; b) : W (x0 ) 6= 0: (5.10)


y1 (x)
Chú thích. Hai hàm y1 ; y2 độc lập tuyến tính có thể nhận biết bằng điều kiện y2 (x) không là hàm
hằng, thật vậy,

d y2 (x)
W (x) = W [y1 ; y2 ] = y1 (x)y20 (x) y10 (x)y2 (x) = y12 (x) 6= 0;
dx y1 (x)

dĩ nhiên ta phải lý luận chặt chẻ, bởi lẽ hàm y1 (x) có thể triệt tiêu tại một số chỗ trong (a; b):
Định lý. Cho y1 (x) và y2 (x) là hai nghiệm độc lập tuyến tính trong (a; b) của phương trình thuần
nhất (5.1a). Khi đó nghiệm tổng quát của phương trình (5.1a) có dạng

y = C1 y1 (x) + C2 y2 (x); (5.11)

với C1 ; C2 là hai hằng số.


Chứng minh.
Hiển nhiên hàm số có dạng (5.11) là nghiệm của phương trình (5.1a) với mọi hằng số C1 ; C2 .
Ngược lại, giả sử u = u(x) là nghiệm của bài toán
( 00
y + p(x)y 0 + q(x)y = 0; x 2 (a; b);
(5.12)
y(x0 ) = u0 ; y 0 (x0 ) = u00 ;

với (x0 ; u0 ; u00 ) 2 (a; b) R2 cho trước. Ta cần chứng minh rằng, khi đó tồn tại duy nhất một cặp số C01 ;
C02 sao cho u = C01 y1 (x) + C02 y2 (x):
Thậy vậy, ta xét hệ phương trình với ẩn là C01 ; C02
(
C01 y1 (x0 ) + C02 y2 (x0 ) = u0 ;
C01 y10 (x0 ) + C02 y20 (x0 ) = u00 :

Định thức của hệ phương trình này là

y1 (x0 ) y2 (x0 )
W (x0 ) = det 6= 0;
y10 (x0 ) y20 (x0 )

vì hai nghiệm y1 ; y2 độc lập tuyến tính. Vậy hệ này có một nghiệm C10 ; C20 duy nhất. Điều nầy có nghĩa

u = C01 y1 (x) + C02 y2 (x)
là nghiệm của bài toán (5.12).
Chú thích. Hai nghiệm riêng y1 ; y2 độc lập tuyến tính được gọi là hai nghiệm cơ bản (cơ sở ) của
phương trình vi phân (5.1a).
Như vậy muốn tìm nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất (5.1a), ta chỉ cần tìm hai nghiệm
riêng độc lập tuyến tính của nó, rồi lấy tổ hợp tuyến tính của chúng.
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 79

5.1.3 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất có hệ số hằng
Xét phương trình vi phân (5.1a) với p; q là các hằng số thực sau

y 00 + py 0 + qy = 0; x 2 R; (5.13)

Ta tìm nghiệm riêng của (5.13) dưới dạng y = ekx ; trong đó k là một hằng số nào đó. Ta có

y 0 = kekx ; y 00 = k 2 ekx :

Thay các biểu thức y; y 0 ; y 00 vào (5.13) ta được

ekx (k 2 + pk + q) = 0:

Vì ekx 6= 0 nên ta được


k 2 + pk + q = 0: (5.14)
Vậy nếu k thỏa mãn phương trình (5.14) thì hàm y = ekx là một nghiệm riêng của phương trình
(5.13). Phương trình (5.14) được gọi là phương trình đặc trưng của phương trình vi phân (5.13). Có ba
trường hợp sau đây p
p p2 4q
(i) Phương trình (5.14) có hai nghiệm thực phân biệt k1 ; k2 : k1;2 = 2 :
Khi đó ta có hai nghiệm riêng của phương trình (5.13) là

y1 = ek1 x ; y2 = ek2 x :

Hai nghiệm nầy độc lập tuyến tính, vì


y1
= e(k1 k2 )x
6= hằng số.
y2

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình (5.13) là

y = C1 ek1 x + C2 ek2 x ;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


(ii) Phương trình (5.14) có nghiệm kép k1 = k2 = p=2:
Lúc đó ta có một nghiệm riêng của phương trình (5.13) là y1 = ek1 x : Ta sẽ chứng minh y2 = xek1 x
cũng là một nghiệm riêng của phương trình (5.13). Thật vậy, ta có

y20 = ek1 x + k1 xek1 x = (1 + k1 x)ek1 x ;


y200 = k1 ek1 x + k1 (1 + k1 x)ek1 x = (2k1 + k12 x)ek1 x :

Thay các biểu thức y2 ; y20 ; y200 vào (5.13) ta được

y200 + py20 + qy2 = ek1 x [(2k1 + k12 x) + p(1 + k1 x) + qx]


= ek1 x [(k12 + pk1 + q)x + (2k1 + p)]:

Vì k1 = p=2 là nghiệm kép của phương trình (5.14) nên

k12 + pk1 + q = 0; 2k1 + p = 0:

Vậy
y200 + py20 + qy2 = 0:
Hai nghiệm y1 và y2 độc lập tuyến tính, vì
y1
= x 6= hằng số.
y2
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 80

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình (5.13) là

y = C1 ek1 x + C2 xek1 x = (C1 + C2 x)ek1 x ;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý. p


p i 4q p2 p
(iii) Phương trình (5.14) có hai nghiệm phức liên hợp k1;2 = = i ; với = 2 ;
p 2
4q p2
= 2 :
Ta có hai nghiệm riêng của phương trình (5.13) là

y 1 = ek1 x = e( +i )x
= e x ei x ;
y 2 = ek2 x = e( i )x
= e xe i x
:

Dùng công thức Euler

ei x
= cos x + i sin x; e i x
= cos x i sin x;

ta được

y 1 = e x (cos x + i sin x);


y 2 = e x (cos x i sin x):

Khi đó các hàm


y1 + y2 x
y1 = =e cos x;
2
y1 y2 x
y2 = =e sin x;
2i
cũng là các nghiệm của phương trình (5.13). Hai nghiệm này độc lập tuyến tính, vì
y1
= cot g x 6= hằng số.
y2

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình (5.13) là


x x
y = C1 e cos x + C2 e sin x = e x (C1 cos x + C2 sin x);

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


Tóm tắt.

y 00 + py 0 + qy = 0; (1)
k 2 + pk + q = 0; (2)
= p2 4q:
2 nghiệm củap(2) 2 nghiệm đltt của (1) nghiệm tổng quát của (1)
p
+ k1;2 = y1 = ek1 x ; y2 = ek2 x y = C1 ek1 x + C2 ek2 x ;
2
p
0 k1 = k2 = y1 = ek1 x ; y2 = xek1 x y = (C1 + C2 x) ek1 x ;
2 p
p i
k1;2 =
2 y1 = e x cos x;
i ;p y=e x (C cos x + C2 sin x) ;
x sin 1
y2 = e x
p
= ; =
2 2

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


Ví dụ 1. Giải các phương trình vi phân
i/ y 00 6y 0 + 8y = 0;
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 81

ii/ y 00 6y 0 + 8y = 0;
iii/ y 00 6y 0 + 8y = 0:
Giải i/. Phương trình đặc trưng của i/ là

k2 6k + 8 = 0:

Phương trình đặc trưng có hai nghiệm thực phân biệt k1 = 2; k2 = 4:


Do đó nghiệm tổng quát của phương trình i/ là

y = C1 e2x + C2 e4x ;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


Giải ii/. Phương trình đặc trưng của ii/ là

k 2 + 4k + 4 = 0:

Phương trình đặc trưng có một nghiệm kép k1 = k2 = 2:


Vậy nghiệm tổng quát của phương trình ii/ là
2x
y = (C1 + C2 x)e ; trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

Giải iii/. Phương trình đặc trưng của iii/ là

k 2 + 2k + 4 = 0:
p p
Phương trình đặc trưng có hai nghiệm phức liên hợp k1 = 1 + i 3; k2 = 1 i 3:
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình iii/ là
p p
y = e x (C1 cos 3x + C2 sin 3x); trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

5.1.4 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất có hệ số hàm
Ta xét phương trình vi phân (5.1a) dưới đây với p(x); q(x) là các hàm số thực sau

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = 0; x 2 (a; b); (5.1a)

trong đó p(x); q(x) là các hàm số liên tục trong khoảng (a; b):
Hiển nhiên y 0 là một nghiệm của (5.1a). Với các hàm p(x); q(x) cho trước, một cách tổng quát,
thật khó mà chỉ ra một nghiệm tường minh y1 6= 0 của (5.1a). Đối với phương trình vi phân (5.1a) trên
đây, mọi việc sẽ bắt đầu từ việc cần biết trước một nghiệm riêng y1 6= 0 này.
Như ở phần trên, ta cần có hai nghiệm y1 (x); y2 (x) độc lập tuyến tính trong (a; b) để thiết lập nghiệm
tổng quát y = C1 y1 (x) + C2 y2 (x) (với C1 ; C2 là hai hằng số). Muốn vậy ta cần tìm thêm một nghiệm
y2 (x) của phương trình (5.1a) sao cho y1 (x) và y2 (x) là hai nghiệm độc lập tuyến tính trong (a; b): Định
lý sau đây sẽ nói lên điều này.
Định lý. Giả sử y1 6= 0 là một nghiệm riêng của phương trình vi phân (5.1a). Xét hàm số
Z
Z exp p(x)dx
y2 (x) = y1 (x) dx; (5.15)
y12 (x)

ở đây các hằng số trong các tích phân bất định được chọn bằng không.
Khi đó, y1 (x) và y2 (x) là hai nghiệm của (5.1a) và độc lập tuyến tính trong (a; b):
Chứng minh.
Ta tìm nghiệm riêng y2 (x) của (5.1a) dưới dạng

y2 (x) = u(x)y1 (x); (5.16)


Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 82

trong đó u(x) không là hàm hằng. Tính toán đạo hàm ta có

y20 (x) = u(x)y10 (x) + u0 (x)y1 (x); y200 (x) (5.17)


= u(x)y100 (x) + 2u 0
(x)y10 (x) 00
+ u (x)y1 (x):

Nhân với (5.16) cho q(x); với (5.17)1 cho p(x); với (5.17)2 cho 1; rồi cộng lại, ta được

y200 + p(x)y20 + q(x)y2 = u(x) y100 + p(x)y10 + q(x)y1 (5.18)


0
+u (x) 2y10 (x) + p(x)y1 (x) 00
+ u (x)y1 (x):

Do y1 (x) là nghiệm của (5.1a) và nếu y2 (x) là nghiệm của (5.1a), nên ta suy từ (5.18) rằng

u0 (x) 2y10 (x) + p(x)y1 (x) + u00 (x)y1 (x) = 0: (5.19)

Đặt v = u0 ; ta viết lại (5.19) rằng

y10 (x)
v 0 (x) + 2 + p(x) v(x) = 0: (5.20)
y1 (x)

Đây là một phương trình vi phân với v(x) là ẩn hàm.


y 0 (x)
Trước hết một nguyên hàm của 2 y11 (x) + p(x) được chọn là (ta lấy các hằng số = 0 trong phép tính
tích phân bất định)
Z Z Z
y10 (x)
(x) = 2 + p(x) dx = 2 ln jy1 (x)j + p(x)dx = ln y12 (x) + p(x)dx:
y1 (x)

Dùng thừa số tích phân


Z
(x) = exp (x) = y12 (x) exp p(x)dx ;

và nhân vào hai vế của phương trình vi phân (5.20), ta được

y10 (x)
(x)v 0 (x) + 2 + p(x) (x)v(x) = 0: (5.21)
y1 (x)

Ta cũng chú ý rằng

0 0 y10 (x)
(x) = (x) exp (x) = 2 + p(x) (x);
y1 (x)

do đó, ta viết lại (5.21), như sau


( (x)v(x) )0 = 0:
Vậy
(x)v(x) = C1 = hằng số.
Ta suy ra Z
C1 exp p(x)dx
0 C1
u (x) = v(x) = = :
(x) y12 (x)
Lấy tích phân hai vế, ta được
Z
Z exp p(x)dx
u(x) = C1 dx + C2 ;
y12 (x)
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 83

Chọn các hằng số C1 = 1; C2 = 0; ta được


Z
Z exp p(x)dx
u(x) = dx 6= hàm hằng.
y12 (x)
Ví dụ 2. Giải phương trình vi phân
x2 y 00 + 7xy 0 7y = 0; x > 0:
Giải. Phương trình vi phân được viết lại theo dạng
7 0 7
y 00 + y y = 0; x > 0;
x x2
với p(x) = x7 ; q(x) = x27 là các hàm liên tục trên x > 0: Có thể thử lại rằng y1 = x là một nghiệm riêng
của phương trình vi phân.
Ta tìm thêm một nghiệm thứ hai bằng công thức
Z
7
Z exp x dx
Z
exp( 7 ln x) x 8
y2 (x) = x 2
dx = x 2
dx = x +C :
x x 8
7
Chọn hằng số C = 0; ta được y2 (x) = x 8 là một nghiệm của phương trình vi phân. Suy ra y2 (x) = x 7
cũng vậy.
Hơn nữa dễ thấy rằng y1 (x) = x; y2 (x) = x 7 là hai nghiệm của độc lập tuyến tính trong (0; +1) là
hai nghiệm của phương trình vi phân. Do đó nghiệm tổng quát của phương trình vi phân trên (0; +1)

y = C1 x + C2 x 7 ; trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.
Ví dụ 3. Giải phương trình vi phân
x2 y 00 + 3xy 0 + y = 0; x > 0:
Giải. Phương trình vi phân được viết lại theo dạng
3 0 1
y 00 + y + 2 y = 0; x > 0;
x x
với p(x) = x3 ; q(x) = x12 là các hàm liên tục trên x > 0: Có thể thử lại rằng y1 = 1
x là một nghiệm riêng
của phương trình vi phân. Thật vậy
1 0 1 2
y1 = ; y1 = 2 ; y100 = 3 ;
x x x
3 1
y100 + y10 + 2 y1
x x
2 3 1 1 1
= + + 2 = 0; x > 0:
x3 x x2 x x
Ta tìm thêm một nghiệm thứ hai bằng công thức
Z
3
Z exp x dx
1
y2 (x) = dx
x x 2
Z
1 exp( 3 ln x) 1
= 2
dx = (ln x + C) :
x x x
Chọn hằng số C = 0; ta được y2 (x) = lnxx là một nghiệm của phương trình vi phân. Hơn nữa dễ
thấy rằng y1 (x) = x1 ; y2 (x) = lnxx là hai nghiệm của độc lập tuyến tính trong (0; +1) là hai nghiệm của
phương trình vi phân. Do đó nghiệm tổng quát của phương trình vi phân trên (0; +1) là
1
y= (C1 + C2 ln x) ; trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.
x
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 84

5.1.5 Phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 không thuần nhất
Xét phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 không thuần nhất

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = f (x); (5.1)

và phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 thuần nhất tương ứng

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = 0; (5.1a)

trong đó p(x); q(x); f (x) là các hàm số cho trước liên tục trong khoảng I = (a; b):
Nghiệm tổng quát của phương trình (5.1a) có dạng

ytq = C1 y1 (x) + C2 y2 (x); (5.22)

với y1 (x); y2 (x) là hai nghiệm độc lập tuyến tính trong (a; b) của (5.1a), với C1 ; C2 là hai hằng số.
Định lý sau đây cho ta mối quan hệ giữa các nghiệm của các phương trình vi phân (5.1) và (5.1a).
Qua đó cho phép ta tiến hành tìm nghiệm của phương trình vi phân (5.1) thông qua nghiệm của phương
trình vi phân (5.1a).
Định lý. Giả sử yr là một nghiệm riêng của phương trình vi phân (5.1) trên I: Khi đó nghiệm tổng
quát của phương trình vi phân (5.1) cho bởi

y = yr + ytq = yr + C1 y1 (x) + C2 y2 (x); (5.23)

với C1 ; C2 là hai hằng số bất kỳ.


Chứng minh.
– Giả sử y là một nghiệm tùy ý của phương trình vi phân (5.1) trên I; ta có

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = f (x);

và do yr là một nghiệm riêng của phương trình vi phân (5.1) trên I; ta có

yr00 + p(x)yr0 + q(x)yr = f (x):

Trừ hai phương trình, ta có

(y yr )00 + p(x)(y yr )0 + q(x)(y yr ) = 0:

Vậy u = y yr là một nghiệm của phương trình vi phân

u00 + p(x)u0 + q(x)u = 0:

Theo định lý về tồn tại và duy nhất nghiệm thì nghiệm nầy có dạng

u = C1 y1 (x) + C2 y2 (x);

trong đó y1 ; y2 là hai nghiệm độc lập tuyến tính của (5.1a), C1 ; C2 là các hằng số thích hợp. Vậy

y = yr + u = yr + C1 y1 (x) + C2 y2 (x):

– Giả sử ytq là một nghiệm tùy ý của phương trình vi phân (5.1a), ta có
00 0
ytq + p(x)ytq + q(x)ytq = 0;

và do yr là một nghiệm riêng của phương trình vi phân (5.1) trên I; ta có

yr00 + p(x)yr0 + q(x)yr = f (x):

Cộng hai phương trình, ta có

(ytq + yr )00 + p(x)(ytq + yr )0 + q(x)(ytq + yr ) = f (x):


Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 85

Do đó, ytq + yr là một nghiệm tổng quát của phương trình vi phân (5.1).
Ví dụ 4. Giải phương trình vi phân
y 00 y = x:
Giải.
– Phương trình đặc trưng của phương trình vi phân thuần nhất

y 00 y=0


k2 1 = 0:
Phương trình này có hai nghiệm thực phân biệt k1;2 = 1:
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân thuần nhất là

ytq = C1 ex + C2 e x
;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


– Dễ thấy rằng hàm yr = x là một nghiệm riêng của phương trình vi phân không thuần nhất. Do
đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân không thuần nhất là

y = yr + ytq = x + C1 ex + C2 e x
:

5.1.6 Phương pháp biến thiên hằng số


Như ở phần trên nghiệm tổng quát của phương trình (5.1a) có dạng

ytq = C1 y1 (x) + C2 y2 (x); (5.22)

với y1 (x); y2 (x) là hai nghiệm độc lập tuyến tính trong (a; b) của (5.1a), với C1 ; C2 là hai hằng số.
Chúng ta sẽ dùng nghiệm này bằng cách thay hai hằng số C1 ; C2 bởi hai hàm số

C1 = C1 (x); C2 = C2 (x);

với mong muốn là hàm số


y = C1 (x)y1 (x) + C2 (x)y2 (x); (5.24)
sẽ là nghiệm của phương trình vi phân (5.1). Phương pháp nầy gọi là Phương pháp biến thiên hằng số
hay Phương pháp biến thiên hằng số Lagrange.
Lấy đạo hàm (5.24), ta được

y 0 = C1 (x)y10 (x) + C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x) + C2 (x)y20 (x):

Để cho gọn biểu thức, trước hết ta đặt một quan hệ giữa C10 (x); C20 (x) bởi phương trình

C10 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x) = 0: (5.25)

Khi đó
y 0 = C1 (x)y10 (x) + C2 (x)y20 (x): (5.26)
Lấy đạo hàm (5.26), ta được

y 00 = C1 (x)y100 (x) + C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x) + C2 (x)y200 (x): (5.27)

Nhân với (5.24) cho q(x); với (5.26) cho p(x); với (5.27) cho 1; rồi cộng lại, và cũng chú ý rằng, y1 ;
y2 là hai nghiệm của (5.1a), ta được

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = C1 (x) y100 + p(x)y10 + q(x)y1 + C2 (x) y200 + p(x)y20 + q(x)y2 (5.28)
+C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x)
= C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x):
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 86

Do đó, muốn cho y = C1 (x)y1 (x) + C2 (x)y2 (x) là nghiệm của phương trình vi phân (5.1) ta phải có

C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x) = f (x): (5.29)

Các phương trình (5.26), (5.29) thành lập hệ phương trình sau đây với ẩn là C10 (x); C20 (x) :
( 0
C1 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x) = 0;
(5.30)
C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x) = f (x):

Do Wonski của hai hàm y1 ; y2

y1 (x) y2 (x)
W [y1 ; y2 ](x) = det = y1 (x)y20 (x) y10 (x)y2 (x) 6= 0;
y10 (x) y20 (x)

nên hệ (5.30) xác định duy nhất


8 y2 (x)f (x) y2 (x)f (x)
< C10 (x) = y1 (x)y20 (x) y10 (x)y2 (x)
= W [y1 ;y2 ](x) ;
(3.31)
: C 0 (x) = y1 (x)f (x)
= y1 (x)f (x)
2 y1 (x)y20 (x) y10 (x)y2 (x) W [y1 ;y2 ](x) :

Vậy lấy tích phân (3.31) và chọn các hằng số là bằng 0; ta chọn được các hàm
8 Z
>
> y2 (x)f (x)
< C1 (x) = W [y1 ;y2 ](x) dx;
Z (5.32)
>
>
: C2 (x) = Wy1[y(x)f (x)
dx:
1 ;y2 ](x)

Do đó, một nghiệm riêng của phương trình vi phân không thuần nhất (5.1) được chọn là
Z Z
y2 (x)f (x) y1 (x)f (x)
y = C1 (x)y1 (x) + C2 (x)y2 (x) = y1 (x) dx + y2 (x) dx: (5.33)
W [y1 ; y2 ](x) W [y1 ; y2 ](x)

Do đó ta có định lý
Định lý. Giả sử y1 (x); y2 (x) là hai nghiệm độc lập tuyến tính trong (a; b) của (5.1a). Khi đó một
nghiệm riêng yr của phương trình vi phân không thuần nhất (5.1) trên I có dạng

yr = C1 (x)y1 (x) + C2 (x)y2 (x); (5.34)

trong đó, C1 (x); C2 (x) là hai nghiệm riêng của hệ phương trình
( 0
C1 (x)y1 (x) + C20 (x)y2 (x) = 0;
(5.35)
C10 (x)y10 (x) + C20 (x)y20 (x) = f (x);

hoặc C1 (x); C2 (x) được chọn từ hệ phương trình (5.35) như sau
8 Z
>
> C (x) = y2 (x)f (x)
< 1 W [y1 ;y2 ](x) dx;
Z (5.36)
>
>
: C2 (x) = Wy1[y(x)f (x)
dx:
1 ;y2 ](x)

Ví dụ 5. Giải phương trình vi phân


1
y 00 + y = ; 0<x< : (5.37)
sin x
Giải.
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 87

– Phương trình đặc trưng của phương trình vi phân thuần nhất

y 00 + y = 0


k 2 + 1 = 0:
Phương trình này có hai nghiệm phức liên hợp k1;2 = i:
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân thuần nhất là

ytq = C1 cos x + C2 sin x;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


– Một nghiệm riêng yr của phương trình vi phân không thuần nhất (5.37) là

yr = C1 (x) cos x + C2 (x) sin x;

trong đó, C1 (x); C2 (x) là hai nghiệm riêng của hệ phương trình
( 0
C1 (x) cos x + C20 (x) sin x = 0;
C10 (x) ( sin x) + C20 (x) cos x = f (x);

hay (
C10 (x) = 1;
cos x
C20 (x) = sin x = cotgx:
Lấy tích phân hai vế, sau đó chọn các hằng số = 0; ta được

C1 (x) = x; C2 (x) = ln (sin x) :

Do đó, một nghiệm riêng yr của phương trình vi phân không thuần nhất (5.37) trên 0 < x < là

yr = x cos x + sin x ln (sin x) ;

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân không thuần nhất (5.37) trên
0 < x < (5.37) là

y = yr + ytq = x cos x + sin x ln (sin x) + C1 cos x + C2 sin x:

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân không thuần nhất là

y = yr + ytq = x + C1 cos x + C2 sin x:

Ví dụ 6. Giải phương trình vi phân

y 00 + y 0 2y = x + ex : (5.38)

Giải.
– Phương trình đặc trưng của phương trình vi phân thuần nhất

y 00 + y 0 2y = 0


k2 + k 2 = 0:
Phương trình này có hai nghiệm thực phân biệt k1 = 1; k2 = 2:
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân thuần nhất là

ytq = C1 ex + C2 e 2x
;
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 88

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


– Một nghiệm riêng yr của phương trình vi phân không thuần nhất (5.38) là
yr = C1 (x)ex + C2 (x)e 2x
;
trong đó, C1 (x); C2 (x) là hai nghiệm riêng của hệ phương trình
( 0
C1 (x)ex + C20 (x)e 2x = 0;
C10 (x)ex + C20 (x)( 2e 2x ) = f (x) = x + ex ;
hay ( 1
C10 (x) = 3 (x + ex ) ;
1
C20 (x) = 3 (x + ex ) :
Lấy tích phân hai vế, sau đó chọn các hằng số = 0; ta được
1 x2 1 x2
C1 (x) = + ex ; C2 (x) = + ex :
3 2 3 2
Do đó, một nghiệm riêng yr của phương trình vi phân không thuần nhất (5.38) là
1 x2 1 x2 1 x2
yr = + ex ex + ex e 2x
= + ex ex e 2x
:
3 2 3 2 3 2
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân không thuần nhất (5.38) là
1 x2
y = yr + ytq = + ex ex e 2x
+ C1 ex + C2 e 2x
:
3 2

5.1.7 Phương pháp hệ số bất định


Xét phương trình vi phân (5.1) với p; q là các hằng số thực sau
y 00 + py 0 + qy = f (x); (5.39)
với vế phải là hàm f (x) có vài dạng cụ thể. Ta tìm nghiệm riêng của (5.39) với vế phải như thế bằng một
số thủ thuật riêng. Dĩ nhiên, phương pháp nầy không thể giải quyết được với f (x) tùy ý như ở phương
pháp biến thiên hằng số.
Xét phương trình vi phân thuần nhất tương ứng với (5.39) là
y 00 + py 0 + qy = 0; (5.40)
và phương trình đặc trưng của (5.40) là
k 2 + pk + q = 0: (5.41)
Ta xét hai trường hợp tương ứng với hai dạng của vế phải f (x):
Trường hợp 1 . f (x) = e x Pn (x); trong đó là số thực, Pn (x) là đa thức bậc n:
a) Nếu không là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.41), thì ta tìm nghiệm riêng yr theo dạng
yr = e x Qn (x); với Qn (x) là đa thức bậc n; với n + 1 hệ số chưa biết.
Để tìm các hệ số chưa biết, ta thay yr vào phương trình (5.39) rồi đồng nhất các hệ số của các lũy
thừa cùng bậc của x ở hai vế ta sẽ được một hệ (n + 1) phương trình bậc nhất với (n + 1) ẩn là các hệ
số của đa thức Qn (x).
b) Nếu là nghiệm đơn của phương trình đặc trưng (5.41), thì ta tìm nghiệm riêng yr theo dạng
yr = xe x Qn (x); với Qn (x) là đa thức bậc n:
c) Nếu là nghiệm kép của phương trình đặc trưng (5.41), thì ta tìm nghiệm riêng yr theo dạng
yr = x2 e x Qn (x); với Qn (x) là đa thức bậc n:
Tóm tắt: f (x) = e x Pn (x); trong đó là số thực, Pn (x) là đa thức bậc n:
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 89

Nghiệm riêng của (5.39)


không là nghiệm của
yr = e x Qn (x); với Qn (x) là đa thức bậc n;
phương trình đặc trưng (5.41)
là nghiệm đơn của
yr = xe x Qn (x); với Qn (x) là đa thức bậc n;
phương trình đặc trưng (5.41)
là nghiệm kép của
yr = x2 e x Qn (x); với Qn (x) là đa thức bậc n:
phương trình đặc trưng (5.41)
h i
Trường hợp 2 . f (x) = e x Pn (x) cos x + Pem (x) sin x ; trong đó ; là hằng số thực, Pn (x); Pem (x)
là các đa thức bậc n; m tương ứng.
Khi đó:
a) Nếu i không là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.41), thì một nghiệm riêng của phương
trình (5.39) có dạng h i
e s (x) sin x ;
yr = e x Qs (x) cos x + Q

e s (x) là các đa thức bậc s = maxfn; mg:


với Qs (x); Q
b) Nếu i là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.41), thì một nghiệm riêng của phương trình
(5.39) có dạng h i
e s (x) sin x ;
yr = xe x Qs (x) cos x + Q

e s (x) là các đa thức bậc s = maxfn; mg:


với Qs (x); Q h i
Tóm tắt: f (x) = e x Pn (x) cos x + Pem (x) sin x ; trong đó ; là hằng số thực, Pn (x); Pem (x)
là các đa thức bậc n; m tương ứng.

i Nghiệm riêng của (5.39)i


h
i không là nghiệm của yr = e x
Qs (x) cos x + Q e s (x) sin x ;
phương trình đặc trưng (5.41) e s (x) là các đa thức bậc s = maxfn; mg;
với Qs (x);hQ i
i là nghiệm của yr = xe x Qs (x) cos x + Q e s (x) sin x ;
phương trình đặc trưng (5.41) e s (x) là các đa thức bậc s = maxfn; mg:
với Qs (x); Q

Ví dụ 7. Tìm nghiệm tổng quát của phương trình y 00 y0 2y = 4x2 :


Xét phương trình thuần nhất tương ứng

y 00 y0 2y = 0:

Phương trình đặc trưng của nó là


k2 k 2 = 0:
Phương trình đặc trưng có hai nghiệm thực phân biệt là k1 = 1; k2 = 2:
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là
x
ytq = C1 e + C2 e2x ; trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

Đối chiếu với dạng của vế phải f (x) = 4x2 = e x Pn (x); ta có n = 2; = 0:


Vì = 0 không là nghiệm của phương trình đặc trưng nên ta tìm nghiệm riêng yr của phương trình
đã cho theo dạng
yr = e0x Q2 (x) = Ax2 + Bx + C:
Lấy đạo hàm yr0 ; yr00 rồi thế vào phương trình đã cho

2A (2Ax + B) 2(Ax2 + Bx + C) = 4x2 ;

hay
2Ax2 + ( 2A 2B)x + 2A B 2C = 4x2 :
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 90

Cân bằng các hệ số cùng bậc ở hai vế, ta được một hệ phương trình tuyến tính
8
< 2A = 4;
2A 2B = 0;
:
2A B 2C = 0:

Giải hệ này, ta được A = 2; B = 2; C = 3: Vậy

yr = 2x2 + 2x 3:

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là


x
y = ytq + yr = C1 e + C2 e2x 2x2 + 2x 3:

Ví dụ 8. Giải phương trình y 00 + y = xex + 2e x:

Xét phương trình thuần nhất tương ứng

y 00 + y = 0:

Phương trình đặc trưng


k2 + 1 = 0
có hai nghiệm phức k1;2 = i:
Vậy nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là

ytq = C1 cos x + C2 sin x; với C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

Sử dụng nguyên lý chồng chất nghiệm ta tìm nghiệm riêng yr của phương trình đã cho theo dạng
tổng
yr = y1 + y2 ;
trong đó y1 ; y2 lần lượt là các nghiệm riêng của các phương trình vi phân sau

y 00 + y = xex và y 00 + y = 2e x
:

Do = 1 không là nghiệm của phương trình đặc trưng, nên y1 ; y2 có dạng

y1 = (Ax + B)ex ; y2 = Ce x
:

Vậy yr có dạng
yr = (Ax + B)ex + Ce x
:
Lấy đạo hàm yr0 ; yr00 rồi thế vào phương trình đã cho, ta thu được

yr00 + yr = (2Ax + 2A + 2B)ex + 2Ce x


= xex + 2e x
:

Từ đó ta nhận được một hệ phương trình tuyến tính


8
< 2A = 1;
2A + 2B = 0;
:
2C = 2:

Giải hệ này, ta được A = 21 ; B = 1


2 ; C = 1: Vậy

1
yr = (x 1)ex + e x
;
2
và nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là
1
y = C1 cos x + C2 sin x + (x 1)ex + e x
:
2
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 91

Ví dụ 9. Giải phương trình y 00 3y 0 + 2y = ex (3 4x):


Phương trình đặc trưng của phương trình thuần nhất tương ứng

k2 3k + 2 = 0

có hai nghiệm thực phân biệt là k1 = 1; k2 = 2:


Do đó nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương ứng với phương trình đã cho là

ytq = C1 ex + C2 e2x ; trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

Đối chiếu với dạng của vế phải f (x) = ex (3 4x) = e x Pn (x); ta có n = 1; = 1: Vì = 1 trùng với
một nghiệm của phương trình đặc trưng tìm nghiệm riêng yr được tìm của phương trình đã có theo dạng

yr = xex (Ax + B) = ex (Ax2 + Bx):

Thay vào phương trình đã cho và rút gọn, ta thu được

yr00 3yr0 + 2yr = ex ( 2Ax + 2A B) = ex ( 4x + 3);

hay
2Ax + 2A B= 4x + 3:
Từ đó ta nhận được một hệ phương trình tuyến tính

2A = 4;
2A B = 3:

Do đó A = 2; B = 1: Vậy
yr = ex (2x2 + x);
và nghiệm tổng quát của phương trình đã cho là

y = C1 ex + C2 e2x + ex (2x2 + x):

Ví dụ 10. Hãy tìm một nghiệm riêng của các phương trình y 00 + 2y 0 3y = f (x) với f (x) là các hàm
số sau:
a) 2 cos 3x;
b) 3xex ;
c) (x + 1) cos x;
d) 3xex sin x + ex cos x:

Giải.
Phương trình đặc trưng của phương trình thuần nhất tương ứng

k 2 + 2k 3=0

có hai nghiệm thực phân biệt là k1 = 1; k2 = 3:


a) = 0; = 3; n = m = 0: Vậy i = 3i không là nghiệm của phương trình đặc trưng, nên ta
tìm một nghiệm riêng theo dạng
yr = A cos 3x + B sin 3x:
Thay vào phương trình đã cho, ta được sau khi rút gọn

yr00 + 2yr0 3yr = ( 12A + 6B) cos 3x + ( 6A 12B) sin 3x = 2 cos 3x:

Cân bằng các hệ số hai vế của phương trình ta được hệ

12A + 6B = 2;
6A 12B = 0:
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 92

2 1
Suy ra A = 15 ; B= 15 : Vậy một nghiệm riêng của phương trình đã cho là

2 1
yr = cos 3x + sin 3x:
15 15
b) = 1; n = 1.(trường hợp 1). Vì = 1 là nghiệm đơn của phương trình đặc trưng, nên ta tìm một
nghiệm riêng của phương trình đã cho có dạng

yr = x(Ax + B)ex = (Ax2 + Bx)ex :

Thay vào phương trình đã cho, sau khi rút gọn, ta được

yr00 + 2yr0 3yr = ex (8Ax + 2A + 4B) = 3xex :

Suy ra
8Ax + 2A + 4B = 3x:
Ta thu được hệ
8A = 3;
2A + 4B = 0:
Giải ra ta được A = 38 ; B = 3
16 : Vậy một nghiệm riêng của phương trình đã cho là

3 3
yr = ( x2 x)ex :
8 16
c) = 0; = 1; n = 1; m = 0: Vậy i = i không là nghiệm của phương trình đặc trưng, nên
ta tìm một nghiệm riêng dưới dạng

yr = (Ax + B) cos x + (Cx + D) sin x:

Thay vào phương trình đã cho, sau khi rút gọn, ta có

[( 4A + 2C)x + 2A 4B + 2C + 2D] cos x + [( 2A 4C)x 2A 2B + 2C 3D] sin x


= (x + 1) cos x:

Cân bằng các hệ số hai vế của phương trình ta được hệ


8
>
> 4A + 2C = 1;
<
2A 4B + 2C + 2D = 1;
>
> 2A 4C = 0;
:
2A 2B + 2C 3D = 0:
1 3 1 3
Giải hệ này ta được A = 5 ; B= 20 ; C= 10 ; D= 10 : Vậy một nghiệm riêng của phương trình đã
cho là
1 3 1 3
yr = ( x + ) cos x + ( x + ) sin x:
5 20 10 10
d) = 1; = 1; n = 0; m = 1: Vậy i = 1 i không là nghiệm của phương trình đặc trưng, nên
ta tìm một nghiệm riêng của phương trình đã cho dưới dạng

yr = ex [(Ax + B) cos x + (Cx + D) sin x]:

Giải tương tự như trên. Phần còn lại dành cho bạn đọc.
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 93

5.2 Phương trình vi phân Euler cấp 2


5.2.1 Định nghĩa.
Phương trình vi phân Euler cấp 2 là phương trình vi phân cấp 2 có dạng

x2 y 00 + xpy 0 + qy = f (x); x 2 I; (5.42)

trong đó p; q là các hằng số thực cho trước f (x) là hàm số cho trước liên tục trong khoảng I (0; +1);
hoặc I ( 1; 0):
Nếu f (x) 0; phương trình
x2 y 00 + xpy 0 + qy = 0; (5.43)
được gọi là phương trình Euler thuần nhất tương ứng với phương trình (5.42).
Nếu f (x) 6= 0; phương trình (5.42) phương trình Euler không thuần nhất.

5.2.2 Phương trình vi phân Euler thuần nhất cấp 2


Xét phương trình vi phân Euler thuần nhất (5.43). Ta tìm một nghiệm riêng của phương trình nầy
theo dạng y = jxjk 1 x; với k là hằng số.
Bằng cách lấy đạo hàm
y 0 = k jxjk 1 ; y 00 = k(k 1) jxjk 3 x;
và thay vào phương trình (5.43) ta được các phương trình sau với mọi x 2 I;

jxjk 1
x [k(k 1) + pk + q ] = 0;

hay
k(k 1) + pk + q = 0:
hay
k 2 + (p 1)k + q = 0: (5.44)
Phương trình (5.44) được gọi là phương trình đặc trưng của phương trình vi phân (5.43).
Vậy, nếu k là nghiệm của phương trình đặc trưng (5.44), thì y = xk là nghiệm của phương trình vi
phân (5.43).
Có ba trường hợp sau đây p
1 p (p 1)2 4q
(i) Phương trình (5.44) có hai nghiệm thực phân biệt k1 ; k2 : k1;2 = 2 :
Khi đó ta có hai nghiệm riêng của phương trình (5.43) trên I là

y1 = jxjk1 1
x; y2 = jxjk2 1
x:

Hai nghiệm nầy độc lập tuyến tính, vì


y1
= jxjk1 k2
6= hằng số.
y2

Khi đó nghiệm tổng quát của phương trình (5.43) là

y = C1 jxjk1 1
x + C2 jxjk2 1
x; x 2 I;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý (các hằng số nầy tùy thuộc vào I).
(ii) Phương trình (5.44) có nghiệm kép k1 = k2 = 1 2 p :
Lúc đó ta có một nghiệm riêng của phương trình (5.43) là y1 = jxjk1 1 x:
Ta sẽ chứng minh y2 = y1 ln jxj = jxjk1 1 x ln jxj cũng là một nghiệm riêng của phương trình (5.43).
Thật vậy, ta có
1
y20 = y10 ln jxj + y1 ;
x
2 1
y200 = y100 ln jxj + y10 y1 :
x x2
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 94

Thay các biểu thức y2 ; y20 ; y200 vào (5.43) ta được


2 1 1
x2 y200 + xpy20 + qy2 = x2 y100 ln jxj + y10 y1 + px y10 ln jxj + y1 + qy1 ln jxj
x x2 x
= x2 y100 + pxy10 + qy1 ln jxj + 2xy10 + (p 1)y1 :

Do
x2 y100 + pxy10 + qy1 ;
và 2xy10 = 2k1 jxjk1 1
x= (p 1)y1 ta có

x2 y200 + xpy20 + qy2 = 0:

Hai nghiệm y1 và y2 độc lập tuyến tính, vì


y1 1
= 6= hằng số.
y2 ln jxj

Vậy nghiệm tổng quát của phương trình (5.43) là

y = C1 jxjk1 1
x + C2 jxjk1 1
x ln jxj = (C1 + C2 ln jxj ) jxjk1 1
x;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý (các hằng số này tùy thuộc vào I).
p
1 p i 4q (p 1)2 1 p
(iii) Phương trình (5.44) có hai nghiệm phức liên hợp k1;2 = = i ; với = 2 ;
p 2
4q (p 1)2
= 2 :
Ta có hai nghiệm riêng của phương trình (5.43) là

y 1 = jxjk1 1
x = jxj +i 1
x = jxj 1
x jxji = jxj 1
xei lnjxj
;
k2 1 i 1 1 i 1 i lnjxj
y 2 = jxj x = jxj x = jxj x jxj = jxj xe :

Dùng công thức Euler


ei = cos + i sin ; e i
= cos i sin ;
ta được
1
y 1 = jxj x [cos( ln jxj) + i sin( ln jxj)] ;
1
y 2 = jxj x [cos( ln jxj) i sin( ln jxj)] :

Khi đó các hàm


y1 + y2 1
y1 = = jxj x cos( ln jxj);
2
y1 y2 1
y2 = = jxj x sin( ln jxj);
2i
cũng là các nghiệm của phương trình (5.43). Hai nghiệm này độc lập tuyến tính, vì
y1
= cotg ( ln jxj) 6= hằng số.
y2
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình (5.43) là
1 1 1
y = C1 jxj x cos( ln jxj) + C2 jxj x sin( ln jxj) = jxj x (C1 cos( ln jxj) + C2 sin( ln jxj) ) ;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý (các hằng số nầy tùy thuộc vào I).
Ví dụ 11. Giải các phương trình vi phân

i/ x2 y 00 + 4xy 0 4y = 0; x > 0;
ii/ x2 y 00 + 5xy 0 + 4y = 0; x > 0;
iii/ x2 y 00 + 3xy 0 + 4y = 0; x > 0:
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 95

Giải i/ . Phương trình đặc trưng của i/ là

k 2 + 3k 4 = 0:

Phương trình đặc trưng có hai nghiệm thực phân biệt k1 = 1; k2 = 4:


Do đó nghiệm tổng quát của phương trình i/ là

y = C1 jxjk1 1
x + C2 jxjk2 1
x = C1 x + C2 jxj 5
x = C1 x + C2 x 4
; x > 0;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


Giải ii/ . Phương trình đặc trưng của ii/ là

k 2 + 4k + 4 = 0:

Phương trình đặc trưng có một nghiệm kép k1 = k2 = 2:


Vậy nghiệm tổng quát của phương trình ii/ là

y = (C1 + C2 ln jxj ) jxjk1 1


x = (C1 + C2 ln x)x 2
; x > 0;

trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý.


Giải iii/ . Phương trình đặc trưng của iii/ là

k 2 + 2k + 4 = 0:
p p
Phương trình đặc trưng có hai nghiệm phức liên hợp k1 = 1 + i 3; k2 = 1 i 3:
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình iii/ là
1
y = jxj x (C1 cos( ln jxj) + C2 sin( ln jxj) )
p p
cos( 3 ln x) sin( 3 ln x)
= C1 x + C2 x ; x > 0;

trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

5.2.3 Phương trình vi phân Euler không thuần nhất cấp 2


Xét phương trình vi phân không thuần nhất

x2 y 00 + xpy 0 + qy = f (x); x 2 I; (5.42)

trong đó p; q là các hằng số thực cho trước f (x) là hàm số cho trước liên tục trong khoảng I (0; +1);
hoặc I ( 1; 0): Trong khoảng I, phương trình vi phân (5.42) tương đương với
p 0 q 1
y 00 + y + 2 y = 2 f (x); x 2 I; (5.45)
x x x
mà phương trình có thể chỉ ra được hai nghiệm độc lập tuyến tính y1 và y2 : Nhờ phương pháp biến thiên
hằng số ta có thể chỉ ra một nghiệm riêng của phương trình không thuần nhất.
Ví dụ 12. Giải phương trình vi phân x2 y 00 + 5xy 0 + 3y = x ln x; x > 0:
Giải. Phương trình đặc trưng của phương trình Euler thuần nhất tương ứng

k 2 + 4k + 3 = 0

có hai nghiệm thực phân biệt là k1 = 1; k2 = 3:


Hai nghiệm độc lập tuyến tính trên x > 0 của phương trình thuần nhất là
1 1
y1 = jxjk1 1
x= ; y2 = jxjk2 1
x= : (5.46)
x x3
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 96

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất là


1 1
ytq = C1 + C2 3 ; (5.47)
x x
trong đó C1 ; C2 là các hằng số tùy ý. Nhờ phương pháp biến thiên hằng số ta có tìm một nghiệm riêng
yr của phương trình vi phân không thuần nhất
5 0 3 ln x
y 00 + y + 2y = ;
x x x
theo công thức
1 1
yr = u1 (x) + u2 (x) 3 ;
x x
trong đó, u1 (x); u2 (x) là hai nghiệm riêng của hệ phương trình
( 0
u1 (x) x1 + u02 (x) x13 = 0;
1 3 ln x
u01 (x) x2
+ u02 (x) x4
= x :

Giải hệ này ta được (


u01 (x) = 21 x ln x;
1 3
u02 (x) = u02 (x)1 = 2 x ln x:

Lấy tích phân hai vế, sau đó chọn các hằng số = 0; ta được
(
u1 (x) = 41 x2 ln x 21 ;
1 4 1
u2 (x) = 8 x ln x 4 :

Do đó, một nghiệm riêng yr của phương trình vi phân không thuần nhất là

1 1 1 1 1 3
yr = x ln x x ln x = x ln x x:
4 2 8 4 8 32

Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân không thuần nhất là
1 3 C1 C2
y = yr + ytq = x ln x x+ + 3:
8 32 x x
Chú thích. Ta có thể đưa (5.42), về phương trình vi phân tuyến tính cấp hai có hệ số hằng bằng
cách dùng phép đổi biến và đổi ẩn hàm như sau
(i) Trường hợp I = (0; +1): Ta đặt
8
>
> x = x(t) = et ;
<
z = z(t) = y(x) = y(et ); (5.48)
>
>
:
f (t) = f (x(t)) = f (et ):

Khi đó 8 0
>
> z = z 0 (t) = y 0 (x)x0 (t) = y 0 (x)x;
<
d
z 00 = z 00 (t) = dx [xy 0 (x) ] x0 (t) = [xy 00 (x) + y 0 (x) ] x(t) (5.49)
>
>
:
= x2 y 00 + xy 0 = x2 y 00 + z 0 :
Thay xy 0 (x) = z 0 ; x2 y 00 = z 00 z 0 vào (5.42), ta được

z 00 + (p 1)z 0 + qz = f (t); t 2 R: (5.50)

Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp hai có hệ số hằng không thuần nhất.
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 97

Giải phương trình này ta nhận được nghiệm tổng quát của nó là

z = z(t; C1 ; C2 ):

Sau đó ta trở về ẩn hàm cũ bằng cách thay t = ln x :

y = z(ln x; C1 ; C2 ); x > 0:

(ii) Trường hợp I = ( 1; 0): Ta đặt


8
>
> x = x(t) = et ;
<
Z = Z(t) = y(x) = y( et ); (5.51)
>
>
:
f1 (t) = f (x(t)) = f ( et ):

Tương tự, ta cũng có


Z 0 = Z 0 (t) = xy 0 (x); Z 00 = x2 y 00 + Z 0 : (5.52)
Thay xy 0 (x) = Z 0 ; x2 y 00 = Z 00 Z 0 vào (5.42), ta được

Z 00 + (p 1)Z 0 + qz = f1 (t); t 2 R: (5.53)

Giải phương trình này ta nhận được nghiệm tổng quát của nó là

z = Z(t; C1 ; C2 ):

Sau đó ta trở về ẩn hàm cũ bằng cách thay t = ln( x) :

y = Z(ln( x); C1 ; C2 ); x < 0:

Ví dụ 13. Giải các phương trình vi phân x2 y 00 4xy 0 + 6y = 2x ln2 x; x > 0:


Giải. Vế phải xác định với mọi x > 0; ta có thể đưa về phương trình vi phân tuyến tính cấp hai có
hệ số hằng bằng cách dùng phép đổi biến và đổi ẩn hàm như sau:
8
>
> x = x(t) = et ;
<
z = z(t) = y(x) = y(et );
>
>
:
f (t) = f (x(t)) = 2x ln2 x = 2t2 et :

Khi đó, ta thay xy 0 (x) = z 0 ; x2 y 00 = z 00 z 0 vào phương trình vi phân, ta được

z 00 5z 0 + 6z = 2t2 et = f (t); t 2 R:

Đây là phương trình vi phân tuyến tính cấp hai có hệ số hằng không thuần nhất.
Phương trình đặc trưng của phương trình thuần nhất tương ứng

k2 5k + 6 = 0

có hai nghiệm thực phân biệt là k1 = 2; k2 = 3:


Do đó nghiệm tổng quát của phương trình thuần nhất tương ứng là

ztq = C1 e2t + C2 e3t ; trong đó C1 ; C2 là hai hằng số tùy ý.

Đối chiếu với dạng của vế phải f (t) = 2t2 et = e t P2 (t); ta có n = 2; =12
= fk1 ; k2 g: Do đó, ta tìm
nghiệm riêng zr của phương trình không thuần nhất theo dạng

zr = et (At2 + Bt + C):
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 98

Thay vào phương trình đã cho và rút gọn, ta thu được

zr = et (At2 + Bt + C); (6)


zr0 = et (At2 + Bt + C) + et (2At + B); ( 5) (5.54)
zr00 = et (At2 + Bt + C) + 2et (2At + B) + 2Aet : (1)

Nhân (5.54)1 bởi 6; cho, (5.54)2 bởi 5; cho, (5.54)3 bởi 1; rồi cộng lại, ta được

zr00 5zr0 + 6zr = 2et (At2 + Bt + C) 3et (2At + B) + 2Aet


= et 2At2 + ( 6A + 2B) t + 2A 3B + 2C :

Vậy
zr00 5zr0 + 6zr = 2t2 et ; 8t 2 R;
tương đương với
2At2 + ( 6A + 2B) t + 2A 3B + 2C = 2t2 ; 8t 2 R:
Đồng nhất hệ số đồng bậc của đa thức và giải phương trình tuyến tính, ta được
7
A = 1; B = 3; C = :
2
Vậy một nghiệm riêng của phương trình không thuần nhất là
7
zr = et (t2 + 3t + ):
2
Do đó nghiệm tổng quát của phương trình phương trình vi phân không thuần nhất là
7
z = zr + ztq = et (t2 + 3t + ) + C1 e2t + C2 e3t :
2
Sau đó ta trở về ẩn hàm cũ bằng cách thay t = ln x :
7
y = z = x(ln2 x + 3 ln x + ) + C1 x2 + C2 x3 :
2

5.3 Sự tồn tại và duy nhất nghiệm của bài toán Cauchy cho phương
trình vi phân tuyến tính cấp 2.
(Phần nầy có thể bỏ qua khi đọc lần đầu tiên)
Xét bài toán Cauchy cho phương trình vi phân tuyến tính cấp 2 sau
8 00
>
> y + p(x)y 0 + q(x)y = f (x); x 2 J;
<
y(x0 ) = y0 ; (5.55)
>
>
: 0
y (x0 ) = y00 ;

trong đó p(x); q(x); f (x) là các hàm số cho trước liên tục trên đoạn J = [a; b]; (x0 ; y0 ) 2 J R cho trước.
Như ta đã biết ở phần (2.3.4), để giải phương trình vi phân (5.55) chúng ta cần chỉ ra một nghiệm
tường minh y1 6= 0 của phương trình thuần nhất

y 00 + p(x)y 0 + q(x)y = 0:

Việc nầy cũng không dễ dàng chút nào cho dù về mặt lý thuyết có thể khẳng định rằng nó tồn tại
nghiệm. Mục đích phần nầy là nhằm thiết lập kết quả tồn tại và duy nhất nghiệm của bài toán Cauchy
(5.55).
Trước tiên, một số kết quả chuẩn bị sẽ được trình bày ngay dưới đây
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 99

5.3.1 Bổ túc về hàm véctơ, ma trận.


Các định nghĩa.
y1
(i) Cho y = = (y1 ; y2 )T 2 R2 ; ta đặt
y2
q
kyk = y12 + y22

gọi là chuẩn của véctơ y:


a11 a12
(ii) Cho ma trận A = 2 M2 ; ta đặt
a21 a22
q
kAk = a211 + a212 + a221 + a222

gọi là chuẩn của ma trận A:


(iii) Quan hệ giữa hai chuẩn trên

kAyk kAk kyk ; 8y 2 R2 ; 8A 2 M2 :

Chứng minh (iii).


Ta có
a11 a12 y1 a11 y1 + a12 y2
Ay = =
a21 a22 y2 a21 y1 + a22 y2
Do đó
q
kAyk = (a11 y1 + a12 y2 )2 + (a21 y1 + a22 y2 )2
q
a211 + a212 y12 + y22 + a221 + a222 y12 + y22
q
= a211 + a212 + a221 + a222 y12 + y22 = kAk kyk :

(iv) Bổ đề 1. Cho y1 = y1 (x); y2 = y2 (x) liên tục trên [a; b]: Đặt

y(x) = (y1 (x); y2 (x))T ;


Z b Z b Z b T
y(x)dx = y1 (x)dx; y2 (x)dx :
a a a

Khi đó Z Z
b b
y(x)dx ky(x)k dx;
a a
hay s
Z b 2 Z b 2 Z bq
y1 (x)dx + y2 (x)dx y12 (x) + y22 (x)dx:
a a a

5.3.2 Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm


Định lý 2. (Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm).
Giả sử rằng p(x); q(x); f (x) là các hàm số cho trước liên tục trên đoạn J = [a; b]; (x0 ; y0 ) 2 J R
cho trước. Khi đó bài toán Cauchy (5.55) có duy nhất nghiệm trên J:
Chứng minh Định lý. Chứng minh được chia làm nhiều bước.
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 100

Bước 1. Thiết lập phương trình tích phân tương đương với (5.55). Ta đặt z1 = y; z2 = y 0 : Khi đó bài
toán (5.55) được viết lại như sau
8
>
> z10 = z2 ;
>
>
>
< z 0 = p(x)z2 q(x)z1 + f (x); x 2 J;
2
>
> z1 (x0 ) = y0 ;
>
>
>
:
z2 (x0 ) = y00 ;

hay 8
>
> z10 0 1 z1 0
>
< = + ; x 2 J;
z20 q(x) p(x) z2 f (x)
>
> z1 (x0 ) y0
>
: =
z2 (x0 ) y00
hay (
z 0 = A(x)z + F (x); x 2 J;
(5.56)
z(x0 ) = z0 ;
trong đó
z1 (x) z10 (x) y0
z(x) = ; z 0 (x) = ; z0 =
z2 (x) z20 (x) y00
0 1 0
A(x) = ; F (x) = :
q(x) p(x) f (x)
Như vậy bài toán (5.55) tương đương với một phương trình tích phân tương đương sau
Z x
z(x) = z0 + (A(t)z(t) + F (t) ) dt; x 2 J: (5.57)
x0

Bước 2. Thiết lập dãy hàm fyn g cho bởi công thức qui nạp
8
> z0 (x) = z0 ; 8x 2 J; (hàm hằng),
>
> Z x
>
>
>
>
>
> z1 (x) = z0 + (A(t)z0 (t) + F (t) ) dt; 8x 2 J;
>
> x0
>
> Z x
<
z2 (x) = z0 + (A(t)z1 (t) + F (t) ) dt; 8x 2 J; (5.58)
>
> x0
>
>
>
> ..
>
> .
>
> Z x
>
>
>
: zn (x) = z0 + (A(t)zn 1 (t) + F (t) ) dt; n 1; 8x 2 J:
x0

Bước 3. Đặt L = sup kA(x)k ; M = sup kA(x)z0 + F (x)k :


a x b a x b
Ta sẽ chứng minh bổ đề sau.
Bổ đề 3. Dãy hàm fzn g cho bởi (5.58) có tính chất

M (L jx x0 j)n M (L(b a) )n
kzn (x) zn 1 (x)k ; (5.59)
L n! L n!
với mọi n 2 N; và x 2 J = [a; b]:
Chứng minh Bổ đề 3.
Ta chứng minh bằng qui nạp
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 101

Với n = 1. Ta có
Z x
kz1 (x) z0 k = (A(t)z0 (t) + F (t) ) dt
x0
Z x
kA(t)z0 (t) + F (t)k dt
x0
Z x
M (L(b a) )1
M dt M jx x0 j M (b a) = :
x0 L 1!

Vậy (5.59) đúng với n = 1:


Giả sử (5.59) đúng với n; ta sẽ chứng minh (5.59) đúng với n + 1: Thật vậy
Z x
kzn+1 (x) zn (x)k L kzn (t) zn 1 (t)k dt
x0
Z x
M (L jt x0 j)n
L dt
x0 L n!
Z x
jt x0 jn
= Ln M dt
x0 n!
M (L jx x0 j)n+1 M (L(b a) )n+1
= :
L (n + 1)! L (n + 1)!

Vậy (5.59) đúng với mọi n 2 N:


Bổ đề 3 được chứng minh.
Bước 4. Ta sẽ chứng minh rằng
Bổ đề 4. Phương trình tích phân có nghiệm trên J:
Chứng minh Bổ đề 4 .
Ta chú ý rằng, với
zn (x) = (z1;n (x); z2;n (x))T ;
ta có
T
zn (x) zn 1 (x) = (z1;n (x) z1;n 1 (x); z2;n (x) z2;n 1 (x)) ;
Mặt khác,

jz1;n (x) z1;n 1 (x)j kzn+1 (x) zn (x)k (5.60)


n+1 n+1
M (L jx x0 j) M (L(b a) )
;
L (n + 1)! L (n + 1)!

với mọi n 2 N; và x 2 J = [a; b]:


Lý luận tương tự như trong chứng minh định lý 3.2, ở mục 1.3, chương 1, thì ta có dãy fz1;n (x)g hội
tụ đều trên J về một hàm liên tục Z1 = Z1 (x): Lý luận tương tự với đánh giá

jz2;n (x) z2;n 1 (x)j kzn+1 (x) zn (x)k (5.61)


n+1 n+1
M (L jx x0 j) M (L(b a) )
;
L (n + 1)! L (n + 1)!

với mọi n 2 N; và x 2 J = [a; b]; thì ta cũng thu được dãy fz2;n (x)g hội tụ đều trên J về một hàm liên
tục Z2 = Z2 (x): Do đó dãy hàm véctơ fzn g cũng hội tụ đều trên J về hàm z = (Z1 ; Z2 )T ; tức là

sup kzn (x) z(x)k ! 0; khi n ! +1: (5.62)


a x b
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 102

Mặt khác,
Z x Z x
(A(t)zn 1 (t) + F (t) ) dt (A(t)z(t) + F (t) ) dt
x x0
Z 0x
= A(t) (zn 1 (t) z(t) ) dt
x0
Z x
kA(t) (zn 1 (t) z(t))k dt
x
Z 0x
kA(t)k kzn 1 (t) z(t)k dt
x0
L(b a) sup kzn 1 (t) z(t)k ; 8n 1; 8x 2 J:
a t b

Do đó
Z x Z x
sup (A(t)zn 1 (t) + F (t) ) dt (A(t)z(t) + F (t) ) dt ! 0; khi n ! 1: (5.63)
a x b x0 x0

Từ công thức (5.58), cho n ! 1; ta suy ra từ (5.62), (5.63), rằng


Z x
z(x) = z0 + (A(t)z(t) + F (t) ) dt; n 1; 8x 2 J: (5.64)
x0

Vậy z là nghiệm của phương trình tích phân (5.57).


Bổ đề 4 được chứng minh.
Như vậy, bài toán Cauchy (5.55) có nghiệm.
Bước 5. Tính duy nhất nghiệm.
Ta sẽ chứng minh rằng
Bổ đề 5. Nghiệm của bài toán Cauchy (5.55) là duy nhất.
Chứng minh Bổ đề 5.
Giả sử bài toán Cauchy (5.55) có hai nghiệm y1 ; y2 : Khi đó y = y1 y2 là bài toán Cauchy sau
( 00
y + p(x)y 0 + q(x)y = 0; x 2 J = [a; b];
y(x0 ) = y 0 (x0 ) = 0:

Do đó z(x) = (y(x); y 0 (x))T thỏa phương trình tích phân


Z x
z(x) = A(t)z(t)dt; x 2 J = [a; b]: (5.65)
x0

Khi đó ta có
Z x Z x Z x
kz(x)k = A(t)z(t)dt kA(t)z(t)k dt L kz(t)k dt ; x 2 J = [a; b]; (5.66)
x0 x0 x0

với L = sup kA(x)k :


a x b
Để chứng minh z 0; ta chỉ chứng minh rằng
(
kz(x)k = 0; 8x 2 [x0 ; b];
(5.67)
kz(x)k = 0; 8x 2 [a; x0 ];

(i) Chứng minh kz(x)k = 0; 8x 2 [x0 ; b]:


Từ bất đẳng thức tích phân (5.66), ta có
Z x
kz(x)k L kz(t)k dt; 8x 2 [x0 ; b]:
x0
Chương 5. Bổ túc về phương trình thường tuyến tính cấp hai 103

Dùng bổ đề Gronwall (Bổ đề 3.4a), ta có kz(x)k = 0; 8x 2 [x0 ; b]:


(ii) Chứng minh kz(x)k = 0; 8x 2 [a; x0 ]:
Từ bất đẳng thức tích phân (5.66), ta có
Z x0
kz(x)k L kz(t)k dt; 8x 2 [a; x0 ]:
x

Dùng bổ đề Gronwall (Bổ đề 3.4b), ta có kz(x)k = 0; 8x 2 [a; x0 ]:


Vậy (5.67) được chứng minh, và do đó Bổ đề 5 cũng được chứng minh.
Kết luận, bài toán Cauchy (5.55) có nghiệm duy nhất trên đoạn J = [a; b]:
Định lý 2 được chứng minh.
Định lý 3. (Định lý tồn tại và duy nhất nghiệm trên R). Giả sử rằng p(x); q(x); f (x) là các hàm
số cho trước liên tục trên R; (x0 ; y0 ) 2 R2 cho trước. Khi đó bài toán Cauchy (5.55) có duy nhất nghiệm
trên J = R:
Chứng minh Định lý 3 .
S
1
Ta có R = [ k; k]; và x0 2 R: Do đó tồn tại k0 2 N; sao cho x0 2 [ k0 ; k0 ]: Xét đoạn Jk = [ k; k]
k=1
với k 2 N tùy ý k0 : Theo Định lý 2, bài toán Cauchy (5.55) có duy nhất nghiệm Yk trên Jk :
Ta xét hàm số y = y(x); xác định trên R như sau.
Coi x 2 R; vậy tồn tại k 2 N; k k0 sao cho x 2 Jk = [ k; k]; ta đặt

y(x) = Yk (x):

Giá trị hàm y(x) không phụ thuộc vào sự chọn lựa giá trị Yk (x): Thật vậy, giả sử x 2 Jk = [ k; k];
và x 2 Jk0 = [ k 0 ; k 0 ]; với k; k 0 k0 : Tương ứng trên Jk và Jk0 ta có hai nghiệm duy nhất của bài toán
Cauchy (5.55) là Yk (x) và Yk0 (x): Do tính duy nhất nghiệm của bài toán (5.55), ta có

Yk (x) = Yk0 (x) 8x 2 Jk \ Jk0 = Jk1 ; k1 = minfk; k 0 g:

Dễ dàng thử lại rằng y = y(x) là nghiệm duy nhất trên R của bài toán (5.55).
Định lý 3 được chứng minh.
Tài liệu tham khảo

[1] M. Krasnov, A. Kiselev, G. Makarenko, E. Shikin, Mathematical analysis for Engineers, Vol. 1, 2, Mir
Publishers Moscow, 1990.

[2] M. Krasnov, A. Kiselev, G. Makarenko, E. Shikin, Phương trình đạo hàm riêng, ĐHBK Tp. HCM,
1995. (Người dịch: Nguyễn Thành Long).

[3] Nguyễn Công Tâm, Phương trình Vật lý - Toán nâng cao, NXB. ĐHQG Tp.HCM, 2002.

[4] R. Kent Nagle, Edward B. Saff, Fundamentals of differential equations and boundary value problems,
Addison-Wesley Publishing Company, 1996.

[5] William E. Boyce, Richard C. DiPrima, Elementary differential equations, John Wiley & Sons, 2001.

104

You might also like