You are on page 1of 92

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN

XÁC SUẤT THỐNG KÊ


BÀI GIẢNG MÔN HỌC
Biên soạn: Phạm Thanh Dược

Hậu Giang - 2016


2
Mục lục

MỤC LỤC 2

1 Đại số tổ hợp 7
1.1 Qui tắc cơ bản về phép đếm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.1 Qui tắc cộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 7
1.1.2 Qui tắc nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
1.1.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
1.2 Hoán vị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.1 Giai thừa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.2 Hoán vị . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.3 Tổ hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.3.2 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 12
1.4 Các bài toán chọn và xếp người . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
1.5 Bài toán đếm và lập số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
1.6 Bài tập trắc nghiệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16

2 Xác suất 17
2.1 Phép thử và biến cố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.1.1 Khái niệm phép thử và biến cố . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.1.2 Phân loại biến cố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
2.1.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 25
2.2 Định nghĩa xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.2.1 Định nghĩa xác suất theo cổ điển . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27
2.2.2 Định nghĩa xác suất theo thống kê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.2.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.3 Công thức tính xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31

3
4 Mục lục

2.3.1 Công thức cộng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31


2.3.2 Công thức nhân . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 33
2.3.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3.4 Công thức xác suất toàn phần . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 35
2.3.5 Công thức Bayes . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.3.6 Công thức Bernoulli . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 38
2.4 Bài tập tổng hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39

3 Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc 45


3.1 Biến ngẫu nhiên rời rạc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.1.2 Bảng phân phối xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
3.1.3 Hàm phân phối xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
3.1.4 Mode . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
3.1.5 Kỳ vọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
3.1.6 Phương sai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
3.1.7 Độ lệch chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
3.1.8 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 50
3.2 Phân phối nhị thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.2.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.2.2 Các tham số đặc trưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 54
3.2.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 55
3.3 Phân phối Poisson . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
3.3.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
3.3.2 Các tham số đặc trưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 57
3.3.3 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 58

4 Đại lượng ngẫu nhiên liên tục 59


4.1 Biến ngẫu nhiên liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
4.1.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
4.1.2 Hàm mật độ xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 59
4.1.3 Hàm phân phối xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 61
4.1.4 Mode . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
4.1.5 Kỳ vọng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 62
4.1.6 Phương sai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
4.1.7 Độ lệch chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
Mục lục 5

4.1.8 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 64


4.2 Phân phối đều . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
4.2.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
4.2.2 Tham số đặc trưng và hàm phân phối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
4.3 Phân phối mũ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
4.3.1 Định nghĩa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
4.3.2 Tham số đặc trưng và hàm phân phối . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 67
4.4 Phân phối chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
4.4.1 Hàm mật độ xác suất . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
4.4.2 Các tham số đặc trưng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 68
4.4.3 Phân phối chuẩn tắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 69
4.4.4 Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 70

5 Thống kê và dữ liệu 73
5.1 Một số khái niệm cơ bản của thống kê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
5.1.1 Thống kê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
5.1.2 Tổng thể . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
5.1.3 Mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
5.1.4 Các loại thang đo trong thống kê . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 74
5.2 Dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
5.2.1 Khái niệm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
5.2.2 Các loại dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 76
5.2.3 Các phương pháp thu thập dữ liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
5.2.4 Thu thập dữ liệu qua phiếu điều tra . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
5.3 Một số vấn đề liên quan đến mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
5.3.1 Phương pháp chọn mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
5.3.2 Khái niệm mẫu ngẫu nhiên và mẫu cụ thể . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
5.3.3 Tham số đặc trưng của mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 82

6 Lý thuyết ước lượng 85


6.1 Các đặc trưng mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
6.1.1 Bảng số liệu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
6.1.2 Kì vọng mẫu . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
6.1.3 Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
6.2 Bài toán thống kê tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
6.3 Ví dụ minh họa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
6 Mục lục
Chương 1

Đại số tổ hợp

1.1 Qui tắc cơ bản về phép đếm

Trong đại số tổ hợp, ta thường dùng hai quy tắc cơ bản của phép đếm, đó
là quy tắc cộng và quy tắc nhân.
1.1.1 Qui tắc cộng

Định nghĩa 1.1 Nếu hiện tượng 1 có m cách xảy ra, hiện tượng 2 có n cách
xảy ra và hai hiện tượng này không xảy ra đồng thời thì số cách xảy ra hiện
tượng này hay hiện tượng kia là: m + n cách.

Ví dụ 1 Từ thành phố A đến thành phố B có 3 đường bộ và 2 đường thuỷ.


Cần chọn một đường để đi từ A đến B. Hỏi có mấy cách chọn?
Giải: Có: 3 + 2 = 5 cách chọn.

Ví dụ 2 Một nhà hàng có 3 loại rượu, 4 loại bia và 6 loại nước ngọt. Thực
khách cần chọn đúng 1 loại thức uống. Hỏi có mấy cách chọn ?
Giải: Có 3 + 4 + 6 = 13 cách chọn.

Ví dụ 3 Trên kệ sách có 12 quyển sách tham khảo Toán 11 và 6 quyển sách


tham khảo Lý 11.Hỏi một học sinh có bao nhiêu cách chọn một trong hai loại
sách nói trên.
Giải
Học sinh có hai phương án chọn 1 quyển sách thỏa yêu cầu bài toán.
 Phương án 1 là chọn một quyển sách Toán 11, phương án này có 12 cách;
 Phương án 2 là chọn một quyển sách Lý 11,phương án này có 6 cách.
Vậy học sinh có : 12 + 6 cách chọn một trong hai lại sách nói trên.

7
8 Chương 1. Đại số tổ hợp

1.1.2 Qui tắc nhân

Định nghĩa 1.2 Nếu hiện tượng 1 có m cách xảy ra, ứng với mỗi cách xảy ra
hiện tượng 1 rồi tiếp đến hiện tượng 2 có n cách xảy ra thì số cách xảy ra hiện
tượng 1 “rồi” hiện tượng 2 là : m × n.

Ví dụ 4 Giữa thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội có 3 loại phương tiện giao
thông: đường bộ, đường sắt và đường hàng không. Hỏi có mấy cách chọn phương
tiện giao thông để đi từ thành phố Hồ Chí Minh đến Hà Nội rồi quay về?
Giải: Có 3 × 3 = 9 cách chọn.

Ví dụ 5 Một hội đồng nhân dân có 15 người, cần bầu ra 1 chủ tịch, 1 phó chủ
tịch, 1 uỷ ban thư ký và không được bầu 1 người vào 2 hay 3 chức vụ. Hỏi có
mấy cách?
Giải
Có 15 cách chọn chủ tịch.
Với mỗi cách chọn chủ tịch, có 14 cách chọn phó chủ tịch.
Với mỗi cách chọn chủ tịch và phó chủ tịch, có 13 cách chọn thư ký.
Vậy có :15 × 14 × 13 = 2730 cách chọn.

Ví dụ 6 Một lớp học có 40 học sinh.Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một ban
điều hành lớp gồm một lớp trưởng,một lớp phó và một thủ quỹ.Hỏi có bao nhiêu
cách chọn biết rằng mỗi học sinh đều có thể làm một nhiệm vụ.
Giải
Chọn một BCS gồm ba thành viên ta thực hiện theo 3 công đoạn.
 CĐ1: Có 40 cách chọn một lớp trưởng;
 CĐ2: Sau khi chọn xong lớp trưởng có 39 cách chọn một lớp phó;
 CĐ3: Sau khi chọn xong một lớp trưởng và một lớp phó ,có 38 cách chọn
một thủ quỹ.
Vậy có tất cả 40.39.38 = 58.280 cách chọn ban điều hành lớp.

Ví dụ 7 Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lập từ các chữ số 1, 2, 3,
4, 5. Hỏi trong các số đó có bao nhiêu số:
a) Bắt đầu bằng chữ số 5?
b) Không bắt đầu bằng chữ số 1?
c) Bắt đầu bằng 23?
d) Không bắt đầu bằng 345?
1.1. Qui tắc cơ bản về phép đếm 9

1.1.3 Bài tập

Bài tập 8 Có 4 tuyến xe buýt giữa A và B. Có 3 tuyến xe buýt giữa B và C.


Hỏi:
a) Có mấy cách đi bằng xe buýt từ A đến C, qua B?
b) Có mấy cách đi rồi về bằng xe buýt từ A đến C, qua B?
c) Có mấy cách đi rồi về bằng xe buýt từ A đến C, qua B sao cho mỗi tuyến
xe buýt không đi quá một lần?

Bài tập 9 Từ TP.Hồ Chí Minh đi đến TP. Nha Trang có thể đi bằng ô tô,
tàu hỏa, hay tàu thủy. Mỗi ngày có 6 chuyến ô tô, có 4 chuyến tàu hỏa và 3
chuyến tàu thủy. Hỏi có bao nhiêu sự lựa chọn để đi từ TP.Hồ Chí Minh đến
Nha Trang?

Bài tập 10 Một lớp học có 20 học sinh nam và 15 học sinh nữ.
a) Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một học sinh nam hay nữ dự trại hè của
trường. Hỏi có bao nhiêu cách chọn?
b) Giáo viên chủ nhiệm muốn chọn một học sinh nam và một học sinh nữ
dự lễ hội của trường bạn. Có bao nhiêu các chọn?

Bài tập 11 Trong cuộc thi vấn đáp về môn sử , giám khảo soạn 10 câu hỏi về
sử Việt Nam, 6 câu hỏi về sử thế giới. Mỗi thí sinh rút thăm một câu hỏi. Hỏi
mỗi thí sinh có bao nhiêu khả năng chọn một câu hỏi?

Bài tập 12 Giả sử có 2 đường nối từ tỉnh A đến tỉnh B và có 3 đường nối từ
tỉnh B đến tỉnh C.Chúng ta muốn đi từ tỉnh A sang tỉnh C qua ngã tỉnh B và
trở về theo ngã đó. Có tất cả mấy hành trình đi về nếu:
a) phải dùng cùng một đường để đi và về.
b) dùng đường nào cũng được để đi và về .
c) phải dùng những đường khác nhau làm đường đi và đường về trên cả hai
chặn A – B và B – C?

Bài tập 13 Một văn phòng cần chọn mua một tờ nhật báo mỗi ngày. Có 4 loại
nhật báo. Hỏi có mấy cách chọn mua báo cho một tuần gồm 6 ngày làm việc ?

Bài tập 14 Trong một tuần, Bảo định mỗi tối đi thăm 1 người bạn trong 12
người bạn của mình. Hỏi Bảo có thể lập được bao nhiêu kế hoạch đi thăm bạn
nếu:
a) Có thể thăm 1 bạn nhiều lần?
b) Không đến thăm 1 bạn quá 1 lần?

Bài tập 15 Một tuyến đường xe lửa có 10 nhà ga. Hỏi có bao nhiêu cách chọn
một cuộc hành trình bắt đầu ở 1 nhà ga và chấm dứt ở 1 nhà ga khác, biết
rằng từ nhà ga nào cũng có thể đi tới bất kì nhà ga khác?
10 Chương 1. Đại số tổ hợp

1.2 Hoán vị

1.2.1 Giai thừa

Định nghĩa 1.3 Với số nguyên dương n, ta định nghĩa n giai thừa, kí hiệu n!,
là tích các số nguyên liên tiếp từ 1 đến n.

n! = 1.2.3. . . (n − 2)(n − 1)n.

1.2.2 Hoán vị

Định nghĩa 1.4 Có n vật khác nhau, sắp vào n chỗ khác nhau. Mỗi cách sắp
được gọi là 1 hoán vị của n phần tử.
Vậy, số hoán vị của n phần tử, kí hiệu Pn và Pn = n!.

Ví dụ 16 Từ 3 chữ số 1, 2, 3 có thể tạo được bao nhiêu số gồm 3 chữ số khác


nhau?
Giải
Mỗi số gồm 3 chữ số khác nhau tạo ra từ 1, 2, 3 là một hoán vị của 3 phần tử.
Vậy có : P3 = 3! = 6 số.
(các số đó là : 123, 132, 213, 231, 312, 321)

Ví dụ 17 Trong một lớp học, thầy giáo phát phiếu thăm dò yêu cầu học sinh
ghi thứ tự 3 môn Toán, Lý, Hóa đang học theo mức độ yêu thích giảm dần. Hỏi
có bao nhiêu cách ghi khác nhau?
Giải
Đây là hoán vị của 3 phần tử. Vậy có: P3 = 3! = 6 cách, khi đó có 6 cách ghi
là:
(T, L, H), (T, H, L), (L, T, H), (L, H, T ), (H, T, L), (H, L, T ).

Ví dụ 18 Có 2 sách toán khác nhau, 3 sách lý khác nhau và 4 sách hóa khác
nhau. Cần sắp xếp các sách thành một hàng sao cho các sách cùng môn đứng
kế nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp ?

Ví dụ 19 Xét các số tự nhiên gồm 5 chữ số khác nhau lập từ các chữ số 1, 2,
3, 4, 5. Hỏi trong các số đó có bao nhiêu số:
a) Bắt đầu bằng chữ số 5?
b) Không bắt đầu bằng chữ số 1?
c) Bắt đầu bằng 23?
d) Không bắt đầu bằng 345?
1.2. Hoán vị 11

1.2.3 Bài tập

Bài tập 20 Với mỗi hoán vị của các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 ta được một số tự


nhiên. Tìm tổng tất cả các số tự nhiên có được từ các hoán vị của 7 phần tử
trên?

Bài tập 21 Trên một kệ sách có 5 quyển sách Toán, 4 quyển sách Lí, 3 quyển
sách Văn. Các quyển sách đều khác nhau. Hỏi có bao nhiêu cách sắp xếp các
quyển sách trên:
a) Một cách tuỳ ý?
b) Theo từng môn?
c) Theo từng môn và sách Toán nằm ở giữa?

Bài tập 22 Với các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 8
chữ số, trong đó chữ số 1 có mặt 3 lần, mỗi chữ số khác có mặt đúng một lần?

Bài tập 23 Từ các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 thiết lập tất cả các số có 6 chữ số


khác nhau. Hỏi trong các số đã thiết lập được, có bao nhiêu số mà hai chữ số
1 và 6 không đứng cạnh nhau?

Bài tập 24 Có bao nhiêu cách sắp xếp 5 bạn học sinh A, B, C, D, E ngồi vào
một chiếc ghế dài sao cho:
a) Bạn C ngồi chính giữa?
b) Hai bạn A và E ngồi ở hai đầu ghế?

Bài tập 25 Sắp xếp 10 người vào một dãy ghế. Có bao nhiêu cách sắp xếp chỗ
ngồi nếu:
a) Có 5 người trong nhóm muốn ngồi kề nhau?
b) Có 2 người trong nhóm không muốn ngồi kề nhau?

Bài tập 26 Sắp xếp 6 nam sinh và 4 nữ sinh vào một dãy ghế. Hỏi có bao
nhiêu cách sắp xếp chỗ ngồi nếu:
a) Nam sinh ngồi kề nhau, nữ sinh ngồi kề nhau?
b) Chỉ có nữ ngồi kề nhau?

Bài tập 27 Có bao nhiêu cách sắp xếp 12 học sinh đứng thành 1 hàng để chụp
ảnh lưu niệm, biết rằng trong đó phải có 5 em định trước đứng kề nhau?

Bài tập 28 Người ta viết các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 lên các tấm phiếu, sau đó
xếp thứ tự ngẫu nhiên thành một hàng.
a) Có bao nhiêu số lẻ gồm 6 chữ số được sắp thành?
b) Có bao nhiêu số chẵn gồm 6 chữ số được sắp thành?
12 Chương 1. Đại số tổ hợp

1.3 Tổ hợp

1.3.1 Định nghĩa

Có n vật khác nhau, chọn ra k vật khác nhau (0 ≤ k ≤ n) không để ý đến


thứ tự chọn. Mỗi cách chọn như vậy gọi là một tổ hợp chập k của n phần tử.
Do đó, nếu kí hiệu Cnk là số tổ hợp chập k của n phần tử, ta có:
n!
Cnk =
k!(n − k)!

Ví dụ 29 Có 5 học sinh, cần chọn ra 2 học sinh để đi trực lớp, hỏi có mấy cách
chọn?
Giải:
Đây là tổ hợp chập 2 của 5 phần tử.
Vậy có: C52 = 10 cách chọn.
Giả sử 5 học sinh là {a, b, c, d, e } thì 10 cách chọn là:
{a, b}, {a, c}, {a, d}, {a, e}, {b, c}, {b, d}, {b, e}, {c, d}, {c, e}.

Ví dụ 30 Trong một kì thi, mỗi sinh viên phải trả lời 3 trong 5 câu hỏi.
a) Có mấy cách chọn.
b) Có mấy cách chọn nếu trong 5 câu hỏi có 1 câu hỏi bắt buộc.
Giải
a) Chọn 3 trong 5 câu hỏi là tổ hợp chập 3 của 5 phần tử.
Vậy có C53 = 10 cách chọn.
b) Chọn 2 trong 4 câu hỏi còn lại là tổ hợp chập 2 của 4 phần tử
Vậy có C42 = 6 cách chọn.

1.3.2 Bài tập

Bài tập 31 Đề thi trắc nghiệm có 10 câu hỏi, học sinh cần chọn trả lời 8 câu.
a) Hỏi có mấy cách chọn tùy ý?
b) Hỏi có mấy cách chọn nếu 3 câu đầu là bắt buộc?
c) Hỏi có mấy cách chọn 4 trong 5 câu đầu và 4 trong 5 câu sau?

Bài tập 32 Có 12 học sinh ưu tú. Cần chọn ra 4 học sinh để đi dự đại hội học
sinh ưu tú toàn quốc. Có mấy cách chọn.
a) Tùy ý ?
b) Sao cho 2 học sinh A và B không cùng đi ?
c) Sao cho 2 học sinh A và B cùng đi hoặc cùng không đi?

Bài tập 33 Một tổ có 12 học sinh. Thầy giáo có 3 đề kiểm tra khác nhau. Cần
chọn 4 học sinh cho mỗi đề kiểm tra. Hỏi có mấy cách chọn ?
1.4. Các bài toán chọn và xếp người 13

1.4 Các bài toán chọn và xếp người

Bài tập 34 Một học sinh có 12 cuốn sách đôi một khác nhau, trong đó có 2
cuốn sách Toán, 4 cuốn sách Văn và 6 cuốn sách Anh. Hỏi có bao nhiêu cách
xếp tất cả các cuốn sách lên một kệ sách dài, nếu các cuốn sách cùng môn được
xếp kề nhau?
Đ/s: 207360 cách
Bài tập 35 Một bàn dài có hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có 6 ghế. Người
ta muốn xếp chỗ ngồi cho 6 học sinh trường A và 6 học sinh trường B vào bàn
nói trên. Hỏi có bao nhiêu cách xếp trong mỗi trường hợp sau:
a) Bất cứ 2 học sinh nào ngồi cạnh nhau hoặc đối diện nhau thì khác trường
với nhau.
b) Bất cứ 2 học sinh nào ngồi đối diện nhau thì khác trường với nhau.
Đ/s: a) 1036800 cách b) 33177600 cách
Bài tập 36 Xếp 3 viên bi đỏ có bán kính khác nhau và 3 viên bi xanh giống
nhau vào một dãy 7 ô trống. Hỏi:
a) Có bao nhiêu cách xếp khác nhau?
b) Có bao nhiêu cách xếp khác nhau sao cho 3 viên bi đỏ xếp cạnh nhau và 3
viên bi xanh xếp cạnh nhau?
Đ/s: a) 840 cách b) 36 cách
Bài tập 37 Một nhóm gồm 10 học sinh, trong đó có 7 nam và 3 nữ. Hỏi có
bao nhiêu cách sắp xếp 10 học sinh trên thành một hàng dài sao cho 7 học sinh
nam phải đứng liền nhau?
Đ/s: 120960 cách
Bài tập 38 Có 6 học sinh nam và 3 học sinh nữ xếp thành một hàng dọc. Hỏi
có bao nhiêu cách xếp để có đúng 2 học sinh nam đứng xen kẽ 3 học sinh nữ.
(Khi đổi chỗ 2 học sinh bất kì cho nhau ta được một cách xếp mới).
Đ/s: 21600 cách
Bài tập 39 Một lớp có 18 nam và 12 nữ. Có bao nhiêu cách chọn 5 bạn làm
ban cán sự lớp sao cho:
a)Mọi người đều vui vẻ tham gia.
b)Bạn A và B không thể làm việc chung với nhau.
c) Bạn C và D từ chối tham gia.
Đ/s: a) 142506 cách b) 1139230 cách c) 98280 cách
Bài tập 40 Có 5 nam và 5 nữ ngồi vào hai dãy ghế đối diện nhau, mỗi dãy có
5 ghế. Hỏi:
a) Có bao nhiêu cách sắp xếp sao cho hai người đối diện khác phái?
b) Có bao nhiêu cách sắp xếp mà nam và nữ ngồi xen kẽ và đối diện?
Đ/s: a) 46080 cách b) 28800 cách
14 Chương 1. Đại số tổ hợp

Bài tập 41 Cần xếp 3 nam và 2 nữ vào 1 hàng ghế có 7 chỗ ngồi sao cho 3
nam ngồi kề nhau và 2 nữ ngồi kề nhau. Hỏi có bao nhiêu cách.
Đ/s: 72 cách
Bài tập 42 Người ta xếp ngẫu nhiên 5 lá phiếu từ 1 đến 5 cạnh nhau.
a) Có bao nhiêu cách sắp xếp để các phiếu số chẵn luôn ở cạnh nhau.
b) Có bao nhiêu cách xếp để các phiếu phân thành các nhóm chẵn lẻ riêng biệt.
Đ/s: a) 48 cách b) 24 cách
Bài tập 43 Một lớp có 10 học sinh nam và 10 học sinh nữ. Cần chọn ra 5 học
sinh để đi làm công tác “Mùa hè xanh”. Hỏi có bao nhiêu cách chọn nếu trong
5 học sinh đó phải có ít nhất:
a) Hai học sinh nữ và hai học sinh nam.
b) Một học sinh nữ và một học sinh nam.
Đ/s: a) 10800 cách b) 15000 cách
Bài tập 44 Trong một môn học, thầy giáo có 30 câu hỏi khác nhau gồm 5 câu
hỏi khó, 10 câu hỏi trung bình, 15 câu hỏi dễ. Từ 30 câu hỏi đó có thể lập được
bao nhiêu đề kiểm tra, mỗi đề gồm 5 câu hỏi khác nhau và nhất thiết phải có
đủ 3 loại câu hỏi (khó, trung bình, dễ) và số câu hỏi dễ không ít hơn 2.
Đ/s: 56875 đề
Bài tập 45 Đội thanh niên xung kích của một trường phổ thông có 12 học
sinh, gồm 5 học sinh lớp A, 4 học sinh lớp B và 3 học sinh lớp C. Cần chọn 4
học sinh đi làm nhiệm vụ sao cho 4 học sinh này thuộc không quá 2 trong 3
lớp trên. Hỏi có bao nhiêu cách chọn như vậy?
Đ/s: 225 cách
Bài tập 46 Từ một nhóm gồm 15 học sinh khối A, 10 học sinh khối B, 5 học
sinh khối C, chọn ra 15 học sinh sao cho có ít nhất 5 học sinh khối A và đúng
2 học sinh khối C. Tính số cách chọn.
Đ/s: 51836470 cách
Bài tập 47 Một hộp đựng 4 viên bi đỏ, 5 viên bi trắng và 6 viên bi vàng.
Người ta chọn ra 4 viên bi từ hộp đó. Hỏi có bao nhiêu cách chọn để trong số
bi lấy ra không có đủ cả 3 màu?
Đ/s: 645 cách
Bài tập 48 Có hai chuồng gà, chuồng 1 nhốt 3 gà trống và 4 gà mái, chuồng
2 nhốt 4 gà trống và 5 gà mái. Hỏi có bao nhiêu cách bắt một lần 3 con gà từ
một trong hai chuồng đã cho, trong đó có hai gà trống và một gà mái?
Đ/s: 42 cách
Bài tập 49 Một nhóm công nhân gồm 15 nam và 5 nữ. Người ta muốn chọn
từ nhóm ra 5 người để lập thành một tổ công tác sao cho phải có 1 tổ trưởng
nam, 1 tổ phó nam và có ít nhất 1 nữ. Hỏi có bao nhiêu cách lập tổ công tác.
Đ/s: 111300 cách
1.5. Bài toán đếm và lập số 15

1.5 Bài toán đếm và lập số

Bài tập 50 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên
gồm 5 chữ số khác nhau và chia hết cho 3?
ĐS:216

Bài tập 51 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên
gồm 4 chữ số đôi một khác nhau và số đó chia hết cho 5?
ĐS: 108

Bài tập 52 Cho các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5. Từ các chữ số đã cho ta có thể lập
được:
a) Bao nhiêu số chẵn có bốn chữ số và bốn chữ số đó khác nhau từng đôi một?
b) Bao nhiêu số chia hết cho 5, có ba chữ số và ba chữ số đó khác nhau từng
đôi một?
c) Bao nhiêu số chia hết cho 9, có ba chữ số và ba chữ số đó khác nhau từng
đôi một?

Bài tập 53 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5 có thể lập được bao nhiêu số gồm 3
chữ số đôi một khác nhau không chia hết cho 9.

Bài tập 54 Từ các chữ số 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 có thể lập được bao nhiêu số


tự nhiên chẵn mà mỗi số gồm 7 chữ số khác nhau?

Bài tập 55 Xét dãy số gồm 7 chữ số khác nhau (mỗi chữ số được chọn từ 0,
1, ..., 8, 9) thỏa mãn chữ số đầu tiên bằng 7, chữ số cuối không chia hết cho 5.
Hỏi có bao nhiêu cách chọn?

Bài tập 56 Từ các chữ số 1, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên
gồm 3 chữ số khác nhau và số tự nhiên đó chia hết cho 3.

Bài tập 57 Có bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau và không chia hết
cho 10.

Bài tập 58 Có tất cả bao nhiêu số tự nhiên có 5 chữ số khác nhau, sao cho:
a) Chia hết cho 5 và bắt đầu bằng 5.
b) Chia hết cho 2 và bắt đầu bằng 4.

Bài tập 59 Từ tập A gồm các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu
số tự nhiên
a) có các chữ số khác nhau và bé hơn 100
b) có các chữ số khác nhau và lớn hơn 5400

Bài tập 60 Từ tập A gồm các chữ số 1, 2, 3, 4, 5, 6 có thể lập được bao nhiêu
số tự nhiên có ba chữ số khác nhau và nhỏ hơn 345.
16 Chương 1. Đại số tổ hợp

1.6 Bài tập trắc nghiệm

Bài tập 61 Xếp 3 bệnh nhân vào 5 khoa sao cho có nhiều nhất một người
trong một khoa. Hỏi có bao nhiêu cách xếp.
A. 60 B. 243 C. 10 D. 125 E. Số khác
Bài tập 62 Xếp tuỳ ý 5 bệnh nhân vào 3 khoa. Hỏi có bao nhiêu cách xếp.
A. 60 B. 243 C. 10 D. 125 E. Số khác
Bài tập 63 Chọn 5 thành viên ban chấp hành chi đoàn trong số 8 ứng cử viên.
Hỏi có bao nhiêu cách chọn.
A. 6720 B. 56 C. 40 D. 96 E. Số khác
Bài tập 64 Cho A = {1, 2, 3, 4}. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số lập từ
4 số đã cho?
A. 20 B. 64 C. 4 D. 24 E. Số khác
Bài tập 65 Cho A = {1, 2, 3, 4}. Có bao nhiêu số tự nhiên có 3 chữ số khác
nhau lập từ 4 số đã cho?
A. 20 B. 64 C. 4 D. 24 E. Số khác
Bài tập 66 Cho A = {1, 2, 3, 4}. Có bao nhiêu nhóm có 3 chữ số khác nhau
lập từ 4 số đã cho?
A. 20 B. 64 C. 4 D. 24 E. Số khác
Bài tập 67 Khoa nội có 6 bác sỹ nữ, 4 bác sỹ nam. Khoa ngoại có 8 bác sỹ
nam. Lập tổ công tác 3 người cần có nam, có nữ, có nội khoa, có ngoại khoa.
Hỏi có bao nhiêu cách?
A. 576 B. 480 C. 816 D. 360
Bài tập 68 Một tổ sinh viên có 8 nam, 7 nữ. Chia thành 3 nhóm trực đồng
thời tại 3 bệnh viện A, B, C. Hỏi có bao nhiêu cách phân công nếu: bệnh viện
A cần 3 nam 2 nữ, bệnh viện B cần 5 người trong đó có ít nhất 4 nam, số còn
lại đến bệnh viện C?
A. 30576 B. 61152 C. 29400 D. 1176
Bài tập 69 Có 4 thuốc loại I và 3 thuốc loại II. Hỏi có bao nhiêu cách điều trị
cho 5 người bị bệnh A, nếu mỗi người bị bệnh A cần 2 thuốc loại I và 1 thuốc
loại II?
A. 45 B. 59.049 C. 90 D. 1.889.568
Bài tập 70 Cho ngẫu nhiên đồng thời 6 kháng thể vào 6 kháng nguyên (khi
chưa ghi nhãn) để tìm các kháng thể, kháng nguyên cùng cặp. Giả sử không
có ngưng kết chéo, hỏi có bao nhiêu trường hợp xảy ra nếu chỉ có 1 cặp ngưng
kết?
A. 135 B. 265 C. 264 D. 455
Chương 2

Xác suất

2.1 Phép thử và biến cố

2.1.1 Khái niệm phép thử và biến cố


Hai khái niệm được xem là cơ bản nhất trong lý thuyết xác suất đó là khái
niệm phép thử và biến cố.

Định nghĩa 2.1 Phép thử là việc thực hiện một hoạt động tác động lên đối
tượng theo qui tắc định trước và ghi nhận kết quả của nó.

Định nghĩa 2.2 Biến cố là những kết quả liên quan (kết quả có thể xảy ra
hoặc có thể không xảy ra) thu được khi thực hiện phép thử.

Ví dụ 71 Từ một mẫu gồm có người bệnh và cả người không bệnh.


Chọn ngẫu nhiên một người để kiểm tra là một phép thử.
Chọn được người bệnh hay người không bệnh là biến cố.

Ví dụ 72 Bắn một viên đạn vào một mục tiêu là một phép thử.
Viên đạn bắn trúng hay bắn trật là một biến cố.

Chúng ta hiểu biến cố như là sự kiện hay sự việc xảy ra trong tự nhiên, trong
khoa học kỹ thuật, trong đời sống kinh tế xã hội, . . , còn phép thử là một bộ
các điều kiện xác định cho sự xuất hiện biến cố. Nó đơn giản là một hoạt động
như quan sát một hiện tượng nào đó có xảy ra hay không, hoặc thực hiện một
hành động như rút ngẫu nhiên một sản phẩm từ lô hàng; hoặc phức tạp hơn
là sự phối hợp nhiều hoạt động, nhiều giai đoạn như: chọn một sản phẩm từ
lô hàng thứ nhất bỏ vào lô hàng thứ hai, rồi rút một sản phẩm từ lô hàng thứ
hai,· · ·

17
18 Chương 2. Xác suất

2.1.2 Phân loại biến cố


Định nghĩa 2.3 Một biến cố bất kỳ sẽ được xếp vào một trong ba loại sau:
 Biến cố chắc chắn: Là biến cố luôn luôn xảy ra khi ta thực hiện phép thử.
Kí hiệu: Ω.
 Biến cố không thể: Là biến cố không bao giờ xảy ra khi ta thực hiện phép
thử. Kí hiệu: ∅.
 Biến cố ngẫu nhiên: Là biến cố có thể xảy ra hoặc có thể không xảy ra khi
ta thực hiện phép thử. Kí hiệu: A, B, C, · · · , hoặc A1 , A2 , A3 , · · ·

Ví dụ 73 Tung một con xúc xắc cân đối, đồng chất (các mặt được đánh số
nút từ 1 đến 6), xét xem mặt nào xuất hiện. Đặt
A:=biến cố xuất hiện mặt có số nút <= 6,
B:=biến cố xuất hiện mặt có số nút > 6,
C:=bc xuất hiện mặt có số nút là số chẵn.
Biến cố nào là BCCC, BCKT, BCNN?

Ví dụ 74 Xét một gia đình văn hóa có 2 con (Một người chỉ có thể là trai hoặc
là gái). Đặt
A:=biến cố gia đình có 1 trai, 1 gái,
B:=biến cố gia đình có 2 con,
C:=biến cố gia đình có 3 con.
Biến cố nào là BCCC, BCKT, BCNN?

Ví dụ 75 Một hộp có 6 bi đỏ, 2 bi xanh. Lấy ngẫu nhiên ra 3 bi xem màu.


Đặt
A:=biến cố lấy được 3 bi đỏ,
B:=biến cố lấy được 3 bi xanh,
C:=biến cố lấy được 3 bi.
Biến cố nào là BCCC, BCKT, BCNN?

2.1.3 Mối quan hệ giữa các biến cố


a. Biến cố thuận lợi

Định nghĩa 2.4 Biến cố A được gọi là thuận lợi cho biến cố B nếu A xảy ra
thì B xảy ra. Kí hiệu: A ⊆ B.

Ví dụ 76 Một sinh viên mua một tờ vé số.


A:=bc sv này trúng độc đắc.
B:=bc sv này trúng số.
Hỏi: A ⊆ B hay B ⊆ A?
2.1. Phép thử và biến cố 19

Ví dụ 77 Xét 1 gia đình văn hóa có 2 con.


A:=bc gia đình có con trai.
B:=bc gia đình có 2 con trai.
Hỏi: A ⊆ B hay B ⊆ A?

Ví dụ 78 Một học sinh đi thi đại học KA.


A:=bc học sinh này thi đậu.
B:=bc học sinh này đạt 10 điểm Toán.
Hỏi: A ⊆ B hay B ⊆ A?

b. Hai biến cố bằng nhau

Định nghĩa 2.5 Biến cố A được gọi là bằng biến cố B nếu A xảy ra thì B xảy
ra và ngược lại khi thực hiện phép thử. Kí hiệu: A = B.
Vậy A = B nếu A ⊆ B và B ⊆ A?

Ví dụ 79 Tung một con xúc xắc.


A:=bc con xx xh mặt có số nút chẵn.
B:=bc con xx xh mặt có số nút: 2, 4, 6.
C:=bc con xx xh mặt có số nút: 2, 4.
Hỏi A = B? hay C = A?

Ví dụ 80 Xét 1 gia đình văn hóa có 2 con.


A:=bc gia đình có 1 con trai.
B:=bc gia đình có 1 con gái.
C:=bc gia đình có con trai.
D:=bc gia đình có ít nhất 1 con trai.
E:=bc gia đình có nhiều nhất 1 con trai.
A = B? hay C = A? hay C = D? hay C = E?

Ví dụ 81 Xét 1 hộp gồm 6 bi đỏ, 2 bi xanh. Lấy 2 bi ra xem màu.


A:=bc lấy được 1 bi đỏ.
B:=bc lấy được 1 bi xanh.
C:=bc lấy được 3 bi đỏ.
D:=bc lấy được bi đỏ.
A = B? hay C = A? hay A = D?
20 Chương 2. Xác suất

c. Biến cố tổng

Định nghĩa 2.6 Biến cố C được gọi là tổng của hai biến cố A và B, kí hiệu:
C = A + B nếu C xảy ra khi và chỉ khi ít nhất một trong hai biến cố thành
phần xảy ra.

Ví dụ 82 Chúng ta biết rằng một người có huyết áp bị hạ sẽ có triệu chứng là


tim đập yếu hoặc giãn mạch hoặc cả hai triệu chứng đó. Vì vậy, nếu ta gọi:
A là biến cố huyết áp bị hạ.
B là biến cố tim đập yếu.
C là biến cố giãn mạch.
Thì ta sẽ có sự biểu diễn của biến cố A thông qua biến cố B và C là A = B+C.

Ví dụ 83 Tung một con xúc xắc xét xem mặt nào xuất hiện.
C:=bc con xx xh mặt có số nút chẵn.
B:=bc con xx xh mặt có số nút là 2.
A:=bc con xx xh mặt có số nút là 4, 6.
D:=bc con xx xh mặt có số nút là 2, 4.
Hỏi C = A + B? hay C = A + D?

Ví dụ 84 Có 2 xạ thủ, mỗi người bắn 1 phát đạn vào bia.


C:=bc bia bị trúng đạn.
B:=bc người thứ hai bắn trúng.
A:=bc người thứ nhất bắn trúng.
Hỏi: C = A + B?

Ví dụ 85 Có 9 bi T và 7 bi X. Lấy ngẫu nhiên 3 bi từ hộp.


A:=bc lấy được 2 bi T và 1 bi X.
B:=bc lấy được 3 bi T.
C:=bc lấy được ít nhất 2 bi T.
D:=bc lấy được nhiều nhất 1 bi X.
Hỏi C = A + B? hay D = A + B?

Tổng quát: C = A1 + A2 + · · · + An . C xảy ra nếu có ít nhất 1 bc Ai xảy ra.

Ví dụ 86 Có 3 người đi thi.
Ai :=bc người thứ i thi đậu.
C:=bc có ít nhất 1 người thi đậu
Hỏi: C = A1 + A2 + A3 ?
2.1. Phép thử và biến cố 21

d. Biến cố tích

Định nghĩa 2.7 Biến cố C được gọi là tích của 2 biến cố A và B nếu C xảy
ra khi và chỉ khi cả A và B đồng thời xảy ra.
Kí hiệu: C = A.B.

Ví dụ 87 Tung một con xúc xắc xét xem mặt nào xuất hiện.
A:=bc con xx xh mặt có số nút là 2, 4.
B:=bc con xx xh mặt có số nút là 2, 6.
C:=bc con xx xh mặt có số nút là 2.
D:=bc con xx xh mặt có số nút là 2, 4, 6.
Hỏi: C = A.B? hay C = A.D?

Ví dụ 88 Có 2 xạ thủ, mỗi người bắn 1 phát đạn vào bia.


A:=bc người thứ nhất bắn trật.
B:=bc người thứ hai bắn trật.
C:=bc bia không trúng đạn.
Hỏi: C = A + B? hay C = A.B?

Ví dụ 89 Lớp có 20 sv giỏi AV, 15 sv giỏi PV, 7 sv giỏi cả 2 ngoại ngữ trên.


Chọn ngẫu nhiên 1 sv trong lớp.
A:=bc sinh viên này giỏi AV.
B:=bc sinh viên này giỏi PV.
C:=bc sinh viên này giỏi cả 2 ngoại ngữ.
Hỏi C = A + B? hay C = A.B?

Tổng quát: C = A1 .A2 . . . . . . An C xảy ra nếu tất cả các bc Ai xảy ra.

Ví dụ 90 Một kỹ sư nông nghiệp trồng thí điểm một loại giống lúa mới ở 5
địa điểm khác nhau. Gọi:
Ai là biến cố địa điểm thứ i thành công (i = 1 · · · 5).
Āi là biến cố địa điểm thứ i không thành công.
A là biến cố cả 5 địa điểm thành công.
B là biến cố có đúng 1 địa điểm không thành công.
Khi đó ta có:A =? và B =?
22 Chương 2. Xác suất

Ví dụ 91 Hộp 1 có 6 bi T và 4 bi X. Hộp 2 có 7 bi T và 3 bi X. Lấy ngẫu


nhiên từ hộp 1 ra 2 bi và hộp 2 ra 1 bi.
A:=bc lấy được 2 bi T từ hộp 1.
B:=bc lấy được 1 bi T từ hộp 2.
C:= bc lấy được 3 bi T.
D :=bc lấy được 1T 1X từ hộp 1.
E:=bc lấy được 2T 1X.
F :=bc lấy được 1X từ hộp 2.
Hỏi: C = A.B?C = B.D?E = B.D?E = A.F + B.D?

e. Biến cố xung khắc

Định nghĩa 2.8 Hai biến cố A và B được gọi là xung khắc nhau nếu chúng
không đồng thời xảy ra trong một phép thử.
Vậy khi A và B xung khắc nhau thì A.B = ∅.

Ví dụ 92 Tung 1 con xúc xắc


A:=bc con xx xh mặt có số nút chẵn.
B:=bc con xx xh mặt có số nút là 2.
C:=bc con xx xh mặt có số nút lẻ.
D:=bc con xx xh mặt có số nút là 1, 3.
Xác định A.B? A.C?
Hỏi: A, B xung khắc? A, C xung khắc? A, D xung khắc?

Ví dụ 93 Xét 1 gia đình văn hóa có 2 con.


A:=bc gia đình có 0 con trai.
B:=bc gia đình có 1 con trai.
C:=bc gia đình có 2 con trai.
A, B xung khắc?
A, C xung khắc?
B, C xung khắc?
2.1. Phép thử và biến cố 23

f. Biến cố đối lập

Định nghĩa 2.9 Biến cố không xảy ra của biến cố A được gọi là biến cố đối
lập của biến cố A. Kí hiệu:Ā
Ví dụ 94 Tung 1 con xúc xắc.
A:=bc con xx xh mặt có số nút chẵn.
B:=bc con xx xh mặt có số nút lẻ.
C:=bc con xx xh mặt có số nút là 2, 4.
D:=bc xx xh mặt có số nút: 1, 3, 5, 6.
Hỏi: A, B đối lập? B, C đối lập?
Hỏi: C, D đối lập?
Ví dụ 95 Một sv đi thi môn XSTK
A:=bc sinh viên thi đậu.
B:=bc sinh viên thi rớt.
C:=bc sinh viên có điểm từ 0 đến 3.
Hỏi: A, B đối lập?? A, C đối lập??

g. Biến cố hiệu

Định nghĩa 2.10 C được gọi là hiệu của biến cố A và biến cố B. Kí hiệu là
C = A \ B.
Biến cố C xảy ra nếu bc A xảy ra nhưng biến cố B không xảy ra.
Nhận xét:
N A \ B = A.B̄.
N A \ B và A.B xung khắc nhau.
N A + B = (A \ B) + A.B + (B \ A).

h. Nhóm biến cố đầy đủ

Định nghĩa 2.11 Nhóm biến cố A1 , A2 , · · · , An được gọi là nhóm biến cố đầy
đủ nếu tổng của chúng là một biến cố chắc chắn và bất kỳ hai biến cố nào trong
chúng cũng xung khắc nhau.
Ví dụ 96 Tung 1 con xúc xắc
A:=bc con xx xh mặt có số nút là 1, 2.
B:=bc con xx xh mặt có số nút là 3, 4.
C:=bc con xx xh mặt có số nút là 4, 5, 6.
D:=bc con xx xh mặt có số nút là 5, 6.
E:=bc con xx xh mặt có số nút là 5.
Hỏi: A, B, C đầy đủ?? A, B, E đầy đủ??
24 Chương 2. Xác suất

k. Hai biến cố độc lập

Định nghĩa 2.12 Hai biến cố được gọi là độc lập nhau nếu biến cố này xảy ra
hay không xảy ra đều không ảnh hưởng đến khả năng xảy ra hay không xảy ra
của biến cố kia và ngược lại.

Chúng ta có một khái niệm mở rộng: Mẫu biến cố A1 , A2 , · · · , An được gọi là


độc lập toàn phần nếu mỗi biến cố trong mẫu độc lập với tích của một tổ hợp
bất kỳ các biến cố còn lại.

Ví dụ 97 Có 4 lọ thuốc, mỗi lọ đều chứa những viên thuốc tốt và thuốc xấu.
Chọn ngẫu nhiên 1 viên thuốc từ mỗi lọ.
Gọi Ai là biến cố chọn được viên thuốc tốt từ lọ thứ i (i = 1, 2, 3, 4).
Ta có: {A1 , A2 , A3 , A4 } là mẫu biến cố độc lập toàn phần.

N Chú ý: Khi tính xác suất của một biến cố không đơn giản, vấn đề quan
trọng là phải biết cách phân tích biến cố đó thành biến cố tương đương. Biến
cố tương đương này thường là tổng và tích của những biến cố khác đơn giản
hơn mà chúng ta có thể dễ dàng tính được xác suất của chúng.

i. Một số phép toán

Hình 2.1: Mối quan hệ giữa các biến cố


2.1. Phép thử và biến cố 25

2.1.4 Bài tập

Bài tập 98 Hai xạ thủ cùng bắn vào một mục tiêu, mỗi người bắn một viên.
Đặt các biến cố:
A: “Xạ thủ thứ nhất bắn trúng mục tiêu”
B: “Xạ thủ thứ hai bắn trúng mục tiêu”
C: “Cả hai xạ thủ bắn trúng mục tiêu”
Biểu diễn C theo A và B?

Bài tập 99 Hai xạ thủ cùng bắn vào một mục tiêu, mỗi người bắn một viên.
Đặt các biến cố:
A: “Xạ thủ thứ nhất bắn trúng mục tiêu”
B: “Xạ thủ thứ hai bắn trúng mục tiêu”
C: “Ít nhất một xạ thủ bắn trúng mục tiêu”
Biểu diễn C theo A và B?

Bài tập 100 Hai sinh viên dự thi môn toán cao cấp. Đặt các biến cố:
A : “Sinh viên thứ nhất thi đạt”
B : “Sinh viên thứ hai thi đạt”
C : Cả hai sinh viên thi đạt”
Biểu diễn C theo A và B?

Bài tập 101 Hai sinh viên dự thi môn toán cao cấp. Đặt các biến cố:
A : “Sinh viên thứ nhất thi đạt”
B : “Sinh viên thứ hai thi đạt”
C : “Ít nhất một sinh viên không thi đạt”
Biểu diễn C theo A và B?

Bài tập 102 Ba bệnh nhân bị phỏng. Đặt các biến cố:
Ai := “Bệnh nhân i tử vong i := 1 · · · 3 ”
Bi := “Có i bệnh nhân tử vong i := 1 · · · 3 ”
Vậy A2 .B1 là biến cố:

Bài tập 103 Kiểm tra chất lượng 4 sản phẩm


Ak :=bc sản phẩm thứ k tốt.
Biểu diễn các bc sau theo Ak .
A:=bc cả 4 sp đều tốt
B:=bc có 3 sp tốt
C:=bc có ít nhất 1 sp xấu
D:=bc có ít nhất 1 sp tốt
E:=bc có tối đa 1 sp xấu.
26 Chương 2. Xác suất

Bài tập 104 Có 2 sinh viên đi thi


A:=bc sv 1 thi đậu; B:=bc sv 2 thi đậu
Hãy biểu diễn các biến cố sau theo A; B
A1 := Cả 2 sv đều thi đậu
A2 := Không có ai thi đậu
A3 := Có ít nhất 1 sv thi đậu
A4 := Chỉ có 1 sv thi đậu
A5 := Sinh viên 1 đậu
A6 := Có nhiều nhất 1 sv thi đậu
A7 := Có sv thi đậu

Bài tập 105 Có 3 sinh viên đi thi


A, B, C:=bc sv 1, 2, 3 thi đậu.
Hãy biểu diễn các biến cố sau theo A; B; C
A1 := Cả 3 sv đều thi đậu
A2 := Không có ai thi đậu
A3 := Có ít nhất 1 sv thi đậu
A4 := Chỉ có 1 sv thi đậu
A5 := Sinh viên 1 đậu
A6 := Có nhiều nhất 1 sv thi đậu
A7 := Có sv thi đậu

Bài tập 106 Hộp có 3 bi T, 2 bi X. Lấy lần lượt 2 bi.


A, B:=bc lấy được bi T ở lần lấy thứ 1, 2.
Hãy biểu diễn các biến cố sau theo A; B
A1 := Lấy được bi T
A2 := Lấy được 0 bi T
A3 := Lấy được 1 bi T
A4 := Lấy được 2 bi T
A5 := Lấy được ít nhất 1 bi T
A6 := Lấy được 2 bi cùng màu
A7 := Lấy được nhiều nhất 1 bi T
2.2. Định nghĩa xác suất 27

2.2 Định nghĩa xác suất

2.2.1 Định nghĩa xác suất theo cổ điển


Định nghĩa 2.13 Xác suất của biến cố A trong một phép thử là tỉ số giữa m
số phần tử của A và n số phần tử của không gian mẫu. Kí hiệu: P(A).

Ví dụ 107 Một danh sách có 10 sinh viên, trong đó có 4 sinh viên khoa X và
6 sinh viên khoa Y. Chọn ngẫu nhiên từ danh sách 4 sinh viên. Tính xác suất
trong các trường hợp sau:
a) Chọn được số sinh viên khoa X bằng số sinh viên khoa Y.
b) Chọn được ít nhất một sinh viên khoa X.

Ví dụ 108 Hộp có 10 bi T, 4 bi X. Lấy ngẫu nhiên 2 bi ra xem màu. Tính xác


suất:
a) Lấy được 2 bi T?
b) Lấy được 1 bi T, 1 bi X?
Ví dụ 109 Hộp có 5 bi T, 9 bi X. Lấy ngẫu nhiên 4 bi ra xem màu. Tính xác
suất để lấy được 2 bi T?
Ví dụ 110 Hộp có 10 bi T, 8 bi X. Lấy ngẫu nhiên 7 bi ra xem màu. Tính xác
suất để lấy được:
a) Ít nhất 1 bi T?
b) Nhiều nhất 6 bi T?
28 Chương 2. Xác suất

2.2.2 Định nghĩa xác suất theo thống kê

Để tính xác suất của một biến cố theo định nghĩa cổ điển thì phép thử phải
được phân tích thành những kết cục đồng khả năng. Tuy nhiên, trong thực tế
đa số phép thử mà chúng ta gặp đều không thể phân tích thành các kết cục
đồng khả năng. Để khắc phục hạn chế này của định nghĩa xác suất theo cổ điển
người ta xây dựng định nghĩa xác suất bằng thống kê:

Định nghĩa 2.14 Giả sử ta thực hiện một phép thử nào đó n lần độc lập và
giống nhau. Biến cố A xuất hiện m lần. Khi đó ta gọi m là tần số của biến cố
A và tỷ số mn được gọi là tần suất xuất hiện biến cố A trong phép thử. Cho phép
thử tăng lên vô hạn, tần suất xuất hiện biến cố A dần về một giá trị hữu hạn,
giá trị này được định nghĩa là xác suất của biến cố A.

Ví dụ 111 Chúng ta thường nói khi một bà mẹ sinh một đứa con thì khả năng
sinh được con trai và con gái là như nhau và bằng 0.5.
Chúng ta xem điều này có đúng không qua các sự kiện thống kê sau:
Người Trung Hoa từ năm 2228 trước công nguyên đã thống kê qua kinh
nghiệm đưa ra tỉ số sinh con gái là 0,5.
Laplace nghiên cứu sinh đẻ ở Luân Đôn, Petecbua và Berlin trong 10 năm
và đưa ra tỉ số con gái là 21
43

Ví dụ 112 Để nghiên cứu khả năng xuất hiện mặt sấp khi tung một đồng xu
cân đối đồng chất, các nhà bác học đã tiến hành tung đồng xu nhiều lần và
được kết quả cho ở bảng sau:

Từ thí nghiệm trên ta thấy khi số phép thử tăng lên thì tần suất xuất hiện mặt
sấp của đồng xu tiến dần đến 0,5. Trong trường hợp này ta có thể kết luận xác
suất xuất hiện mặt sấp của đồng xu khi tung là 0,49.
2.2. Định nghĩa xác suất 29

2.2.3 Bài tập

Bài tập 113 Gọi S là tập hợp tất cả các số tự nhiên gồm ba chữ số phân biệt
được chọn từ các số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Xác định số phần tử của S. Chọn ngẫu
nhiên một số từ S. Tính xác suất để số được chọn là số chẵn.

Bài tập 114 Người ta gieo hai con súc sắc đồng chất, có màu khác nhau. Tìm
các xác suất để được:
a) Hai con số khác nhau,
b) Tổng của hai số băng 6,
c) Tổng của hai số lớn hơn 9.

Bài tập 115 Lớp 11A có 25 đoàn viên trong đó 10 nam và 15 nữ.
a) Chọn ngẫu nhiên một đoàn viên làm thư ký đại hội chi đoàn. Tìm xác suất
để chọn được thư kí là một đoàn viên nữ.
b) Chọn ngẫu nhiên hai đoàn viên trong chi đoàn để tham dự trại 26/3. Tìm
xác suất để hai đoàn viên được chọn có một nam và một nữ.

Bài tập 116 Trong một lớp học gồm có 15 học sinh nam và 10 học sinh nữ.
Giáo viên gọi ngẫu nhiên 4 học sinh lên bảng giải bài tập. Tính xác suất để 4
học sinh được gọi có cả nam và nữ.

Bài tập 117 Chọn ngẫu nhiên một số tự nhiên gồm 4 chữ số khác nhau. Gọi
A là biến cố “Số tự nhiên được chọn gồm 4 chữ số 3, 4, 5, 6”. Hãy tính xác suất
của biến cố A.

Bài tập 118 Một tổ có 9 học sinh, trong đó có 5 nam và 4 nữ được xếp thành
hàng dọc. Tính xác suất sao cho 5 bạn nam phải đứng kề nhau.

Bài tập 119 Một tổ có 9 học sinh, trong đó có 5 nam và 4 nữ được xếp thành
một hàng dọc. Tính xác suất sao cho không có hai bạn nam nào đứng kề nhau.

Bài tập 120 Có 30 tấm thẻ đánh số từ 1 đến 30. Chọn ngẫu nhiên ra 10 tấm
thẻ. Tính xác suất để có 5 tấm thẻ mang số lẻ, 5 tấm thẻ mang số chẵn trong
đó chỉ có một tấm thẻ mang số chia hết cho 10.

Bài tập 121 Một tổ học sinh gồm 9 em, trong đó có ba học sinh nữ được chia
thành ba nhóm, mỗi nhóm 3 em. Tính xác suất để mỗi nhóm có một nữ.

Bài tập 122 Một lớp có 30 học sinh, trong đó có 8 em giỏi, 15 em khá và 7
em trung bình. Chọn ngẫu nhiên 3 em đi dự đại hội. Tính xác suất để :
a) Cả 3 em đều là học sinh giỏi
b) Có ít nhất 1 học sinh giỏi
c) Không có học sinh trung bình.
30 Chương 2. Xác suất

Bài tập 123 Cho 7 số 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7. Gọi X là tập hợp các số gồm hai chữ
số khác nhau lấy từ 7 số trên. Lấy ngẫu nhiên 1 số thuộc X. Tính xác suất để:
a) Số đó là số lẻ.
b) Số đó chia hết cho 5
c) Số đó chia hết cho 9.

Bài tập 124 Một hộp có 7 bi đỏ và 3 bi đen.


a) Lấy ngẫu nhiên 1 viên bi từ hộp ra để kiểm tra, tính xác suất nhận được bi
đen.
b) Lấy ngẫu nhiên lần lượt có hoàn lại 2 bi. Tính xác suất để lấy được 2 bi đen.
c) Lấy ngẫu nhiên ra 2 viên bi từ hộp. Tính xác suất để lấy được 2 bi đen.

Bài tập 125 Một công ty liên doanh cần tuyển một kế toán trưởng, một trưởng
phòng tiếp thị, có 40 người dự tuyển trong đó có 15 nữ. Tính xác suất trong 2
người được tuyển có:
a) ít nhất 1 nữ,
b) 1 nữ,
c) kế toán trưởng là nữ.

Bài tập 126 Gieo đồng thời 2 con xúc xắc cân đối, đồng chất. Tính xác suất
để tổng số nút xuất hiện là 6.

Bài tập 127 Trước cổng trường đại học có 3 quán cơn bình dân chất lượng
ngang nhau. Ba sinh viên A, B, C độc lập với nhau chọn ngẫu nhiên một quán
cơm để ăn trưa. Tính xác suất để
a) 3 sinh viên vào cùng một quán.
b) 2 sinh viên vào cùng một quán, còn người kia thì vào quán khác.

Bài tập 128 Một lô hàng có 10 sản phẩm, trong đó có 7 sản phẩm tốt, 3 sản
phẩm xấu. Lấy ngẫu nhiên từ lô hàng ra 4 sản phẩm. Tính xác suất để 4 sản
phẩm lấy ra có 3 sản phẩm tốt.

Bài tập 129 Rút ngẫu nhiên từ bộ bài (gồm 52 lá) ra 9 quân bài. Tính xác
suất sao cho trong 9 quần bài rút ra có
a) 3 con Át, 2 con 10, 2 con 2, 1 con K, 1 con J,
b) 3 con cơ, 1 con rô, 2 con bích, 3 con chuồn,
c) 5 con màu đỏ, 4 con màu đen,
d) 4 con chủ bài (4 con đồng chất nào đó; chất đó đã được xác định trước,
chẳng hạn 4 con cơ).
2.3. Công thức tính xác suất 31

2.3 Công thức tính xác suất

2.3.1 Công thức cộng


a) Công thức cộng hai biến cố

Cho hai biến cố A1 và A2 tùy ý, ta có:

P (A1 + A2 ) = P (A1 ) + P (A2 ) − P (A1 .A2 ) (2.1)

Nếu A1 và A2 xung khắc thì P (A1 .A2 ) = 0. Khi đó,

P (A1 + A2 ) = P (A1 ) + P (A2 )

b) Công thức cộng cho ba biến cố

P (A + B + C) = P (A) + P (B) + P (C)


− P (AB) − P (AC) − P (BC) + P (ABC)

c) Công thức cộng cho bốn biến cố

P (A + B + C + D) = 1 − P (Ā.B̄.C̄.D̄)
Ví dụ 130 Một lớp có 100 sinh viên, trong đó có 50 sinh viên giỏi toán, 50
sinh viên giỏi văn và trong số này có 15 sinh viên vừa giỏi toán vừa giỏi văn.
Chọn ngẫu nhiên 1 sinh viên của lớp. Tính xác suất để chọn được sinh viên giỏi
ít nhất 1 trong 2 môn trên.
32 Chương 2. Xác suất

Ví dụ 131 Một mẫu có 10 người, trong đó có 6 người bị bệnh. Chọn ngẫu


nhiên 6 người. Tính xác suất để chọn được số người bị bệnh nhiều hơn số người
không bị bệnh.

Ví dụ 132 Lớp có 50 sv, trong đó có 20 sv giỏi Anh, 15 sv giỏi Pháp, 7 sv giỏi


cả 2 ngoại ngữ. Chọn ngẫu nhiên 1 sv. Tính xác suất:
a) Chọn được 1 sv giỏi ít nhất 1 ngoại ngữ?
b) Chọn được 1 sv không giỏi ngoại ngữ nào hết?
c) Chọn được 1 sv chỉ giỏi Anh?
d) Chọn được 1 sv chỉ giỏi đúng 1 ngoại ngữ?

Ví dụ 133 Lớp có 50 sv, trong đó có 20 sv giỏi Anh, 15 sv giỏi Pháp, 7 sv giỏi


cả 2 ngoại ngữ. Chọn ngẫu nhiên 2 sv. Tính xác suất:
a) Cả 2 sv đều giỏi cả 2 ngoại ngữ?
b) Cả 2 sv giỏi ít nhất 1 ngoại ngữ?
c) Cả 2 sv chỉ giỏi Anh?
d) Cả 2 sv chỉ giỏi 1 ngoại ngữ?
e) Cả 2 sv không giỏi ngoại ngữ nào hêt?
f) Một sv chỉ giỏi Anh và 1 sv không giỏi gì hết?

Ví dụ 134 Hộp có 10 cây viết, trong đó có 3 cây viết xấu. Lấy ngẫu nhiên 2
cây. Tính xác suất lấy được ít nhất một cây viết tốt?

Ví dụ 135 Hộp có 10 bi T và 8 bi X. Lấy ngẫu nhiên 7 bi. Tính xác suất lấy
được ít nhất 2 bi T?
2.3. Công thức tính xác suất 33

2.3.2 Công thức nhân


a) Xác suất có điều kiện

Ví dụ 136 Hộp có 5 bi đỏ, 7 bi trắng. Lấy lần lượt 2 bi không hoàn lại. Biết
lần 1 lấy được bi T, tính xác suất lần 2 lấy được bi trắng?

Ví dụ 137 Hộp có 6 bi X, 7 bi T.
a) Lấy ngẫu nhiên 2 bi thì được 2 bi T, lấy tiếp 2 bi trong 11 bi còn lại của
hộp. Tính xác suất lấy được 1 bi T và 1 bi X?
b) Lấy ngẫu nhiên 2 bi thì được 1 bi T và 1 bi X, lấy tiếp 3 bi trong 11 bi còn
lại của hộp. Tính xác suất lấy được 2 bi T và 1 bi X?

Ví dụ 138 Một tổ điều tra dân số vào thăm 1 gia đình có 2 con.
a) Tính xác suất gia đình có 2 con trai?
b) Biết thêm thông tin gia đình này có con trai. Tính xs gia đình có 2 con trai?

b) Công thức nhân

Cho hai biến cố A1 , A2 tùy ý, ta có:

P (A1 .A2 ) = P (A1 ).P (A2 /A1 ) (2.2)

Trong đó P (A2 /A1 ) là xác suất của biến cố A2 với điều kiện biến cố A1 đã xảy
ra.
Nếu hai biến cố A1 , A2 độc lập thì P (A2 /A1 ) = P (A2 ).

Ví dụ 139 Hộp có 4 bi T, 3 bi X. Lấy lần lượt 2 bi.


Đặt Ti:=bc lần i lấy được bi T, i=1,2.
Tính xác suất lấy được 2 bi T?

Ví dụ 140 Có hai người A, B đi thi với xác suất thi đậu lần lượt là 0,7 và 0,8.
Tính xác suất chỉ có 1 người thi đậu?

Ví dụ 141 Hộp có 4 bi T, 5 bi X. Lấy ngẫu nhiên 2 bi. Lấy tiếp 2 bi từ 7 bi


còn lại. Tính xác suất lấy được 3 bi T và 1 bi X trong 4 bi lấy ra?

Ví dụ 142 Hộp I có 5 bi T, 3 bi X. Hộp II có 6 bi T và 4 bi X. Lấy ngẫu nhiên


từ hộp I ra 2 bi, lấy tiếp từ hộp II ra 1 bi. Tính xác suất lấy được 2 bi T và 1
bi X trong 3 bi lấy ra?

Ví dụ 143 Có 2 người A và B với khả năng thi đậu độc lập nhau với XSTK
lần lượt là 60%, 80%. Biết rằng có ít nhất 1 người thi đậu, hãy tính xác suất
người A thi đậu?
34 Chương 2. Xác suất

2.3.3 Bài tập

Bài tập 144 Lớp học có 20 sinh viên, trong đó có 12 nam. Chọn ngẫu nhiên
ra 4 người làm BCS lớp.
a) Tèo là 1 sv nam, tính xs Tèo được chọn?
b) Biết rằng trong 4 sv được chọn có 1 nam, tính xs Tèo được chọn?
c) Biết rằng trong 4 sv được chọn có ít nhất 1 nam, tính xs Tèo được chọn?

Bài tập 145 Có 4 học viên luyện thi cao học với xác suất thi đậu lần lượt là
0,5; 0,7; 0,8 và 0,9.
a) Tính xác suất có ít nhất 1 người thi rớt?
b) Tính xác suất có ít nhất 1 người thi đậu?
c) Tính xác suất có nhiều nhất 3 người thi đậu?

Bài tập 146 Một sinh viên đã để lẫn lộn một mẫu hóa chất xấu trong 4 mẫu
hóa chất tốt. Sinh viên này cần kiểm tra lần lượt từng mẫu cho đến khi phát
hiện được mẫu hóa chất xấu thì dừng lại. Tính xác suất để việc kiểm tra dừng
lại ở lần lấy thứ tư.

Bài tập 147 Để dập tắt nạn dịch sâu bệnh hại lúa, đội bảo vệ thực vật đã
tiến hành phun thuốc 3 lần liên tiếp trong 1 tuần. Xác suất sâu bị chết sau lần
phun nhất là 0,5. Nếu sống sót ở lần phun thứ nhất thì khả năng sâu bị chết ở
lần phun thứ hai là 0,7, Nếu sống sót ở lần phun thứ hai thì khả năng sâu bị
chết ở lần phun thứ ba là 0,9. Tính xác suất sâu bị chết sau đợt phun thuốc.

Bài tập 148 Trong 100 người phỏng vấn có 40 người thích dùng nước hoa A,
28 người thích dùng nước hoa B, 10 người thích dùng cả 2 loại A, B. Chọn ngẫu
nhiên 1 người trong số 100 người trên. Tính xác suất người này:
a) thích dùng ít nhất 1 loại nước hoa trên,
b) không dùng loại nào cả.

Bài tập 149 Một cơ quan có 210 người, trong đó có 100 người ở gần cơ quan,
60 người trong 100 người là nữ, biết rằng số nữ chiếm gấp đôi số nam trong cơ
quan. Chọn ngẫu nhiên 1 người trong cơ quan. Tính xác suất :
a) người này là nam,
b) người này ở gần cơ quan,
c) người này phải trực đêm (người trực đêm phải ở gần cơ quan hoặc là nam).

Bài tập 150 Có 3 loại súng bề ngoài hoàn toàn giống nhau, với xác suất bắn
trúng bia tương ứng là 0.6, 0.7, 0.8. Loại thứ I có 5 khẩu, loại thứ II có 3 khẩu,
loại thứ III có 2 khẩu. Chọn ngẫu nhiên 1 khẩu và bắn vào bia. Tính xác suất
bắn trúng bia.
2.3. Công thức tính xác suất 35

2.3.4 Công thức xác suất toàn phần

Giả sử A1 , A2 , . . . , An là mẫu biến cố đầy đủ và xung khắc từng đôi. A là


biến cố tùy ý, ta có

P (A) = P (A1 ).P (A/A1 ) + P (A2 ).P (A/A2 ) + · · · + P (An ).P (A/An ) (2.3)

Khi vận dụng công thức toàn phần vào việc giải những bài toán cụ thể. Vấn đề
quan trọng là việc chỉ ra mẫu biến cố đầy đủ và xung khắc từng đôi. Biến cố
đầy đủ và xung khắc từng đôi này thường được chỉ ra trong 2 trường hợp sau:
Trường hợp I: Có 2 phép thử. Khi thực hiện phép thử thứ nhất một trong
n biến cố xảy ra. Thực hiện tiếp phép thử thứ hai có nhiều biến cố xảy ra,
nhưng chúng ta đang quan tâm đến biến cố A. Biến cố A khi đó được tính theo
công thức xác suất toàn phần, với mẫu biến cố đầy đủ và xung khắc từng đôi
là A1 , A2 , . . . , An .
Trường hợp II: Một tập hợp được chia thành n mẫu. Mỗi mẫu thứ i đều có
những phần tử có tính chất A với tỷ lệ pi nào đó. Chọn ngẫu nhiên một phần
tử của tập hợp. Tính xác suất để chọn được phần tử có tính chất A. Khi đó,
nếu gọi Ai là biến cố chọn được phần tử thuộc mẫu i thì biến cố A được tính
theo công thức xác suất toàn phần, với mẫu biến cố đầy đủ và xung khắc từng
đôi là các biến cố Ai .
36 Chương 2. Xác suất

Ví dụ 151 Một lô hàng có 10 sản phẩm, trong đó có 6 sản phẩm tốt. Hai người
khách hàng lần lượt đến mua mỗi người một sản phẩm. Hỏi khả năng mua được
sản phẩm tốt của mỗi người có giống nhau không, tại sao?

Ví dụ 152 Có hai chuồng nuôi chuột. Chuồng I có 4 con chuột trắng và 3 con
chuột đen, chuồng II có 2 chuột trắng và 5 chuột đen. Chọn ngẫu nhiên 2 con
chuột từ chuồng I bỏ vào chuồng II, rồi từ chuồng II chọn ngẫu nhiên 1 con
chuột. Tính xác suất để con chuột chọn từ chuồng II là con chuột trắng.

Ví dụ 153 Một kho hàng chứa cùng một loại sản phẩm do ba nhà máy sản
xuất, biết số sản phẩm của nhà máy I chiếm 2/3 số sản phẩm của kho hàng, số
sản phẩm của nhà máy II chiếm 1/4 số sản phẩm của kho hàng, số sản phẩm
còn lại của nhà máy III. Tỷ lệ sản phẩm tốt của mỗi nhà máy lần lượt là 80%,
60% và 40%. Hỏi tỷ lệ sản phẩm tốt của nhà máy là bao nhiêu?
2.3. Công thức tính xác suất 37

2.3.5 Công thức Bayes

Giả sử A1 , A2 , . . . , An là nhóm biến cố đầy đủ, A là biến cố đã xảy ra cùng


với một trong các biến cố Ai . Khi đó, ta có
P (Ai ).P (A/Ai )
P (Ai /A) = (2.4)
P (A)

Ví dụ 154 Qua thống kê thực tế người ta thấy rằng: Tỷ lệ người bị viêm họng
trong số người nghiện thuốc lá là 60% và trong số người không hút thuốc lá là
40%. Giả sử một vùng dân cư hiện có 30% người nghiện thuốc.
a) Tính tỷ lệ người bị viêm họng của vùng dân cư này ?
b) Nếu chọn được người không bị viêm họng từ vùng này, tính xác suất để người
này là người nghiện thuốc lá.

Ví dụ 155 Xí nghiệp bút bi Thiên Long có 3 phân xưởng sản xuất. Tỷ lệ phế
phẩm tính trên số sp do từng phân xưởng sản xuất là: 1%, 2%, 3%.
PX1: sản xuất 50% sp của toàn xí nghiệp;
PX2: sản xuất 30% sp của toàn xí nghiệp;
PX3: sản xuất 20% sp của toàn xí nghiệp.
a) Một sv mua 1 cây bút bi Thiên Long. Tính xác suất mua phải cây viết xấu?
b) Biết rằng mua phải cây viết xấu, tính xs cây viết này do PX1 sản xuất?
38 Chương 2. Xác suất

2.3.6 Công thức Bernoulli


Giả sử ta thực hiện một phép thử nào đó n lần độc lập và giống nhau. Trong
mỗi phép thử chỉ có một trong hai khả năng xảy ra. Biến cố A xảy ra với xác
suất là p, hoặc biến cố A không xảy ra với xác suất là q = 1 − p. Khi đó, xác
suất để trong n lần thực hiện phép thử biến cố A xảy ra k lần là

P (X = x) = Cnx .px .q n−x (2.5)

Ví dụ 156 Người ta thống kê tỷ lệ sâu răng ở hai trường tiểu học A và B trong
một huyện lần lượt là 20% và 30%. Chọn ngẫu nhiên từ mỗi trường 1 học sinh.
Tính xác suất để chọn được đúng 1 học sinh bị sâu răng.

Ví dụ 157 Một bác sĩ chữa khỏi bệnh A cho một người với xác suất là 95%.
Giả sử có 10 người bị bệnh A đến chữa một cách độc lập nhau. Tính xác suất
để
a) có 8 người khỏi bệnh,
b) có nhiều nhất 9 người khỏi bệnh.

Ví dụ 158 Một nhà toán học có xác suất giải được một bài toán khó là 0,9.
Cho nhà toán học này 5 bài toán khó được chọn một cách ngẫu nhiên.
a) Tính xác suất để nhà toán học này giải được 3 bài.
b) Tính xác suất để nhà toán học này giải được ít nhất 1 bài.
c) Tính số bài có khả năng nhất mà nhà toán học này giải được.
2.4. Bài tập tổng hợp 39

2.4 Bài tập tổng hợp

Bài tập 159 Hai xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia, mỗi người bắn một phát.
Xác suất xạ thủ I, II bắn trúng lần lượt là 70%; 80%. Đặt các biến cố:
A: “Chỉ có một xạ thủ bắn trúng”
B: “Xạ thủ I bắn trúng”
C: “Cả hai xạ thủ bắn trúng”
Xác suất của biến cố P (A|C) là:

Bài tập 160 Hai xạ thủ cùng bắn vào một tấm bia, mỗi người bắn một phát.
Xác suất xạ thủ I, II bắn trúng lần lượt là 70%; 80%. Đặt các biến cố:
A: “Chỉ có một xạ thủ bắn trúng”
B: “Xạ thủ I bắn trúng”
C: “Cả hai xạ thủ bắn trúng”
Xác suất của biến cố (B|A) là:

Bài tập 161 Hai người cùng bắn vào một mục tiêu một cách độc lập, mỗi
người bắn một viên đạn. Khả năng bắn trúng của người I; II là 0,8; 0,9. Xác
suất mục tiêu bị trúng đạn là:

Bài tập 162 Hai người cùng bắn vào một mục tiêu một cách độc lập, mỗi
người bắn một viên đạn. Khả năng bắn trúng của người I; II là 0,8; 0,9. Biết
mục tiêu bị trúng đạn, xác suất người II bắn trúng là:

Bài tập 163 Một xưởng có 2 máy I, II hoạt động độc lập. Trong một ngày
làm việc xác suất để máy I, II bị hỏng tương ứng là 0,1 và 0,05. Xác suất để
trong một ngày làm việc xưởng có máy hỏng là:

Bài tập 164 Một xưởng có 2 máy I, II hoạt động độc lập. Trong một ngày
làm việc xác suất để máy I, II bị hỏng tương ứng là 0,1 và 0,05. Biết trong một
ngày làm việc xưởng có máy hỏng, xác suất máy I bị hỏng

Bài tập 165 Một người có 4 con gà mái, 6 con gà trống nhốt trong một lồng.
Hai người đến mua (người thứ nhất mua xong rồi đến lượt người thứ hai mua,
mỗi người mua 2 con) và người bán bắt ngẫu nhiên từ lồng. Xác suất người thứ
nhất mua 2 con gà trống và người thứ hai mua 2 con gà mái là:

Bài tập 166 Ba sinh viên cùng làm bài thi một cách độc lập. Xác suất làm
được bài của sinh viên A là 0,8; của sinh viên B là 0,7; của sinh viên C là 0,6.
Xác suất để có 2 sinh viên làm được bài là:

Bài tập 167 Ba người cùng làm bài thi độc lập. Xác suất làm được bài của
sinh viên A là 0,8; của sinh viên B là 0,7; của sinh viên C là 0,6. Xác suất để
có không quá 2 sinh viên làm được bài là:
40 Chương 2. Xác suất

Bài tập 168 Ba sinh viên cùng làm bài thi một cách độc lập. Xác suất làm
được bài của sinh viên A là 0,8; của sinh viên B là 0,7; của sinh viên C là 0,6.
Biết có ít nhất một sinh viên làm được bài, xác suất C làm được bài là:

Bài tập 169 Trong một kỳ thi, mỗi sinh viên phải thi 2 môn. Một sinh viên
A ước lượng rằng: xác suất đạt môn thứ nhất là 0,8. Nếu đạt môn thứ nhất thì
xác suất đạt môn thứ hai là 0,6; nếu không đạt môn thứ nhất thì xác suất đạt
môn thứ hai là 0,3. Xác suất để sinh viên A đạt môn thứ hai là:

Bài tập 170 Trong một kỳ thi, mỗi sinh viên phải thi 2 môn. Một sinh viên
A ước lượng rằng: xác suất đạt môn thứ nhất là 0,8. Nếu không đạt môn thứ
nhất thì xác suất đạt môn thứ hai là 0,3. Xác suất để sinh viên A đạt ít nhất
một môn là:

Bài tập 171 Trong một kỳ thi, mỗi sinh viên phải thi 2 môn. Một sinh viên
A ước lượng rằng: xác suất đạt môn thứ nhất là 0,8. Nếu đạt môn thứ nhất thì
xác suất đạt môn thứ hai là 0,6. Xác suất để sinh viên A đạt cả hai môn là:

Bài tập 172 Trong một kỳ thi, mỗi sinh viên phải thi 2 môn. Một sinh viên
A ước lượng rằng: xác suất đạt môn thứ nhất là 0,8. Nếu đạt môn thứ nhất thì
xác suất đạt môn thứ hai là 0,6; nếu không đạt môn thứ nhất thì xác suất đạt
môn thứ hai là 0,3. Biết rằng sinh viên A thi đạt một môn, xác suất để sinh
viên A đạt môn thứ hai là:

Bài tập 173 Rút ngẫu nhiên một lá bài từ một bộ bài tây chuẩn (4 nước, 52
lá). Xác suất rút được lá bài ách hoặc lá bài cơ là:

Bài tập 174 Cho P (A) = 0, 2 và P (B) = 0, 4. Giả sử A và B độc lập. Tính
P (A|B) =?

Bài tập 175 Một nhóm khảo sát sở thích tiết lộ thông tin là trong năm qua
+ 45% người xem Tivi thích xem phim tình cảm Hàn quốc.
+ 25% người xem Tivi thích xem phim hành động Mỹ.
+ 10% thích xem cả hai thể loại trên. Tính tỷ lệ nhóm người thích xem ít nhất
một trong hai thể loại phim trên.

Bài tập 176 Một công ty quảng cáo sản phẩm thông qua hai phương tiện báo
chí và Tivi. Được biết có:
+ 30% biết thông tin về sản phẩm qua báo chí.
+ 50% biết thông tin về sản phẩm qua Tivi.
+ 25% biết thông tin về sản phẩm qua báo chí và Tivi.
Hỏi ngẫu nhiên một khách hàng, xác suất khách hàng này biết thông tin về sản
phẩm mà không thông qua đồng thời hai phương tiện trên là:
2.4. Bài tập tổng hợp 41

Bài tập 177 Có ba lô hàng mỗi lô có 20 sản phẩm, số sản phẩm loại A có
trong mỗi lô hàng lần lượt là: 12; 14; 16. Bên mua chọn ngẫu nhiên từ mỗi lô
hàng 3 sản phẩm, nếu lô nào cả 3 sản phẩm đều loại A thì bên mua nhận mua
lô hàng đó. Xác suất không lô nào được mua là:

Bài tập 178 Có ba lô hàng mỗi lô có 20 sản phẩm, số sản phẩm loại A có
trong mỗi lô hàng lần lượt là: 12; 14; 16. Bên mua chọn ngẫu nhiên từ mỗi lô
hàng 3 sản phẩm, nếu lô nào cả 3 sản phẩm đều loại A thì bên mua nhận mua
lô hàng đó. Xác suất có nhiều nhất hai lô hàng được mua là:

Bài tập 179 Có ba lô hàng mỗi lô có 20 sản phẩm, số sản phẩm loại A có
trong mỗi lô hàng lần lượt là: 12; 14; 16. Bên mua chọn ngẫu nhiên từ mỗi lô
hàng 3 sản phẩm, nếu lô nào cả 3 sản phẩm đều loại A thì bên mua nhận mua
lô hàng đó. Biết có đúng 1 lô được mua, xác suất lô I được mua là:

Bài tập 180 Có hai chuồng gà: Chuồng I có 10 gà trống và 8 gà mái; Chuồng
II có 12 trống và 10 mái. Có hai con gà chạy từ chuồng I sang chuồng II. Sau
đó có hai con gà chạy ra từ chuồng II. Xác suất hai con gà chạy từ chuồng I
sang chuồng II là 2 con trống và hai con gà chạy ra từ chuồng II cũng là hai
con trống:

Bài tập 181 Một nhà máy sản xuất bóng đèn có hai phân xưởng I và II. Biết
rằng phân xưởng II sản xuất gấp 4 lần phân xưởng I, tỷ lệ bóng hư của phân
xưởng I là 10%, phân xưởng II là 20%. Mua 1 bóng đèn của nhà máy, xác suất
bóng này là bóng tốt do phân xưởng I sản xuất là:

Bài tập 182 Một nhà máy sản xuất bóng đèn có hai phân xưởng I và II. Biết
rằng phân xưởng II sản xuất gấp 4 lần phân xưởng I, tỷ lệ bóng hư của phân
xưởng I là 10%, phân xưởng II là 20%. Mua 1 bóng đèn của nhà máy, xác suất
bóng này là bóng hư là:

Bài tập 183 Một nhà máy sản xuất bóng đèn có hai phân xưởng I và II. Biết
rằng phân xưởng II sản xuất gấp 4 lần phân xưởng I, tỷ lệ bóng hư của phân
xưởng I là 10%, phân xưởng II là 20%. Mua 1 bóng đèn của nhà máy thì được
bóng hư, xác suất để bóng này thuộc phân xưởng II là:

Bài tập 184 Trong một vùng dân cư tỷ lệ nam, nữ là 45% và 55%. Có một
nạn dịch bệnh truyền nhiễm với tỷ lệ mắc bệnh của nam là 6%, của nữ là 2%.
Tỷ lệ mắc dịch chung của dân cư vùng đó là:

Bài tập 185 Một lô hàng do ba nhà máy I, II, III sản xuất. Tỷ lệ sản phẩm
do nhà máy I, II, III sản xuất tương ứng là 30%; 20%; 50% và tỷ lệ phế phẩm
tương ứng là 1%; 2%; 3%. Chọn ngẫu nhiên một sản phẩm từ lô hàng, xác suất
để sản phẩm này không phải là phế phẩm (chính phẩm) là:
42 Chương 2. Xác suất

Bài tập 186 Một lô hàng do ba nhà máy I, II, III sản xuất. Tỷ lệ sản phẩm
do nhà máy I, II, III sản xuất tương ứng là 30%; 20%; 50% và tỷ lệ phế phẩm
tương ứng là 1%; 2%; 3%. Chọn ngẫu nhiên một sản phẩm từ lô hàng và được
phế phẩm, xác suất để sản phẩm này do nhà máy III sản xuất là:

Bài tập 187 Một phân xưởng có số lượng nam công nhân gấp 3 lần số lượng
nữ công nhân. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đối với nữ là 15%, với nam là 20%. Chọn
ngẫu nhiên 1 công nhân của phân xưởng, xác suất để chọn được công nhân tốt
nghiệp THPT là:

Bài tập 188 Một phân xưởng có số lượng nam công nhân gấp 3 lần số lượng
nữ công nhân. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đối với nữ là 15%, với nam là 20%. Chọn
ngẫu nhiên 1 công nhân của phân xưởng, xác suất để chọn được nam công nhân
tốt nghiệp THPT là:

Bài tập 189 Một phân xưởng có số lượng nam công nhân gấp 3 lần số lượng
nữ công nhân. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đối với nữ là 15%, với nam là 20%.
Chọn ngẫu nhiên 1 công nhân của phân xưởng và công nhân này đã tốt nghiệp
THPT, xác suất người này là nữ là:

Bài tập 190 Có hai chuồng thỏ:


+ Chuồng I có 5 thỏ đen và 10 thỏ trắng.
+ Chuồng II có 7 thỏ đen và 3 thỏ trắng.
Từ chuồng I có một con chạy sang chuồng II, sau đó có một con chạy ra từ
chuồng II. Xác suất thỏ chạy ra từ chuồng I là thỏ đen và thỏ chạy ra từ chuồng
II là thỏ trắng là:

Bài tập 191 Có hai chuồng thỏ:


+ Chuồng I có 5 thỏ đen và 10 thỏ trắng.
+ Chuồng II có 7 thỏ đen và 3 thỏ trắng.
Từ chuồng I có một con chạy sang chuồng II, sau đó có một con chạy ra từ
chuồng II. Biết rằng thỏ chạy ra từ chuồng II là thỏ trắng, xác suất thỏ chạy
ra từ chuồng I là thỏ trắng là:

Bài tập 192 Trong một thùng kín có hai loại thuốc A, B. Số lượng thuốc A
bằng 2/3 số lượng thuốc B. Tỉ lệ thuốc A, B đã hết hạn sử dụng lần lượt là
20%; 25%. Chọn ngẫu nhiên một lọ từ thùng, xác suất lọ này là thuốc A và đã
hết hạn sử dụng là:

Bài tập 193 Trong một thùng kín có hai loại thuốc A, B. Số lượng thuốc A
bằng số lượng thuốc B. Tỉ lệ thuốc A, B đã hết hạn sử dụng lần lượt là 20%;
25%. Chọn ngẫu nhiên một lọ từ thùng và được lọ thuốc đã hết hạn sử dụng,
xác suất lọ này là thuốc A là:
2.4. Bài tập tổng hợp 43

Bài tập 194 Có hai lô sản phẩm: lô thứ nhất có 10 sản phẩm loại I và 2 sản
phẩm loại II. Lô thứ hai có 16 sản phẩm loại I và 4 sản phẩm loại II. Từ mỗi
lô lấy ra một sản phẩm, xác suất 2 sản phẩm này có một sản phẩm loại I là:

Bài tập 195 Trong một trạm cấp cứu phỏng có 80% bệnh nhân phỏng do nóng
và 20% phỏng do hóa chất. Loại phỏng do nóng có 30% bị biến chứng. Loại
phỏng do hóa chất có 50% bị biến chứng. Xác suất khi bác sĩ mở tập hồ sơ của
bệnh nhân gặp bệnh án của bệnh nhân phỏng do nóng và bị biến chứng là:

Bài tập 196 Trong một trạm cấp cứu phỏng có 80% bệnh nhân phỏng do nóng
và 20% phỏng do hóa chất. Loại phỏng do nóng có 30% bị biến chứng. Loại
phỏng do hóa chất có 50% bị biến chứng. Xác suất khi bác sĩ mở tập hồ sơ của
bệnh nhân gặp bệnh án của bệnh nhân phỏng do hóa chất và bị biến chứng là:

Bài tập 197 Trong một trạm cấp cứu phỏng có 80% bệnh nhân phỏng do nóng
và 20% phỏng do hóa chất. Loại phỏng do nóng có 30% bị biến chứng. Loại
phỏng do hóa chất có 50% bị biến chứng. Biết khi bác sĩ mở tập hồ sơ của bệnh
nhân gặp bệnh án của bệnh nhân phỏng bị biến chứng. Xác suất bệnh nhân
này bị phỏng do nóng gây ra là:

Bài tập 198 Một người buôn bán bất động sản đang cố gắng bán một mảnh
đất lớn. Ông tin rằng nếu nền kinh tế tiếp tục phát triển, khả năng mảnh đất
được mua là 80%; ngược lại nếu nền kinh tế ngừng phát triển, ông ta chỉ có thể
bán được mảnh đất đó với xác suất 40%. Theo dự báo của một chuyên gia kinh
tế, xác suất nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng là 65%. Xác suất để bán được
mảnh đất là:

Bài tập 199 Giá cổ phiếu của công ty A sẽ tăng với xác suất 80% nếu công ty
A được tập đoàn X mua lại. Theo thông tin được tiết lộ, khả năng ông chủ tập
đoàn X quyết định mua công ty A là 45%. Xác suất để công ty A được mua lại
và cổ phiếu của A tăng giá là:

Bài tập 200 Hai SV dự thi môn XSTK với xác suất có một SV thi đạt là 0,46.
Biết SV thứ hai thi đạt là 0,6. Tính xác suất để SV thứ nhất thi đạt, biết có
một SV thi đạt:

Bài tập 201 Tỷ lệ bệnh B tại một địa phương bằng 0,02. Dùng một phản ứng
giúp chẩn đoán, nếu người bị bệnh thì phản ứng dương tính 95%; nếu người
không bị bệnh thì phản ứng dương tính 10%. Tìm xác suất dương tính của
phản ứng.

Bài tập 202 Tỷ lệ bệnh B tại một địa phương bằng 0,02. Dùng một phản ứng
giúp chẩn đoán, nếu người bị bệnh thì phản ứng dương tính 95%; nếu người
không bị bệnh thì phản ứng dương tính 10%. Một người làm phản ứng thấy
dương tính, tìm xác suất sao cho đó là người bị bệnh.
44 Chương 2. Xác suất

Bài tập 203 Tỷ lệ bệnh B tại một địa phương bằng 0,02. Dùng một phản ứng
giúp chẩn đoán, nếu người bị bệnh thì phản ứng dương tính 95%; nếu người
không bị bệnh thì phản ứng dương tính 10%. Tìm xác suất chẩn đoán đúng
của phản ứng.

Bài tập 204 Tại một địa phương tỷ lệ bị bệnh B bằng 0,05. Dùng một phản
ứng giúp chẩn đoán, nếu phản ứng dương tính thì bị bệnh 20%; nếu phản ứng
âm tính thì bị bệnh 1,25%. Tìm xác suất dương tính của phản ứng.

Bài tập 205 Xác suất sinh con trai bằng 0,514. Giả sử mỗi lần sinh chỉ được
một con. Tìm xác suất sinh được 3 con có ít nhất một gái.

Bài tập 206 Ba bác sĩ độc lập nhau khám bệnh. Xác suất chẩn đoán sai của
các bác sĩ tương ứng bằng 0,05, 0,1 và 0,15. Ba người đã khám cho một bệnh
nhân. Tìm xác suất sao cho không ai chẩn đoán sai.

Bài tập 207 Ba bác sĩ độc lập nhau khám bệnh. Xác suất chẩn đoán sai của
các bác sĩ tương ứng bằng 0,05, 0,1 và 0,15. Ba người đã khám cho một bệnh
nhân. Tìm xác suất sao cho không ai chẩn đoán đúng.

Bài tập 208 Ba bác sĩ độc lập nhau khám bệnh. Xác suất chẩn đoán sai của
các bác sĩ tương ứng bằng 0,05, 0,1 và 0,15. Ba người đã khám cho một bệnh
nhân. Tìm xác suất sao cho ít nhất một người chẩn đoán đúng.
Chương 3

Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

3.1 Biến ngẫu nhiên rời rạc

3.1.1 Định nghĩa

Định nghĩa 3.1 Biến ngẫu nhiên được gọi là rời rạc nếu các giá trị có thể có
của nó là hữu hạn hoặc vô hạn đếm được, cách quãng nhau.

Ví dụ 209 Các biến sau là biến ngẫu nhiên rời rạc:


Số chấm xuất hiện trên mặt con xúc xắc khi tung một con xúc xắc.
Số học sinh vắng mặt trong một buổi.
Số sản phẩm tốt khi mua một lô hàng.

3.1.2 Bảng phân phối xác suất

Bảng phân phối xác suất chỉ dùng để mô tả quy luật phân phối xác suất của
biến ngẫu nhiên rời rạc. Giả sử biến ngẫu nhiên X nhận các giá trị x1 , x2 , · · · , xi
và pi = P (X = xi ) là xác suất của biến cố X nhận giá trị xi ..
Quy luật này được thể hiện dưới dạng bảng sau:

Ví dụ 210 Gieo một con súc sắc trên một mặt phẳng cứng. Xét xem mặt nào
xuất hiện. Lập bảng phân phối xác suất.

Giải. Ta có bảng phân phối xác suất

X 1 2 3 4 5 6
P 16 16 16 16 16 16

45
46 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Ví dụ 211 Trên một cái kệ có 6 cuốn toán và. 4 cuốn lý, chọn ngẫu nhiên 3
cuốn sách. Lập bảng phân phối xác suất của số sách toán chọn được.

3.1.3 Hàm phân phối xác suất


Định nghĩa

Định nghĩa 3.2 Hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X (kí hiệu là
F(x)) là hàm số được xác định như sau:
X
F (x) = P (X < x) = pi (3.1)
xi <x

Tính chất
3.1. Biến ngẫu nhiên rời rạc 47

Ví dụ 212 Một người hằng ngày từ nhà đến cơ quan phải qua 4 ngã tư. Xác
suất gặp đèn đỏ ở mỗi ngã tư là 25%. Lập hàm phân phối xác suất số lần gặp
đèn đỏ của người đó.

Ví dụ 213 Một hộp có 8 sản phẩm tốt, 2 sản phẩm xấu. Từ hộp lấy ngẫu
nhiên 2 sp. Lập hàm phân phối xác suất của số sản phẩm xấu thu được.

Ví dụ 214 Trong hộp có 5 bi đánh số từ 1 đến 5 (các bi có cùng kích cỡ). Lấy
ra ngẫu nhiên 2 bi. X là tổng số viết trên 2 bi lấy ra. Tìm F (x).

Ví dụ 215 Một nhóm gồm 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 người trong
nhóm. X là số nữ chọn được. Tìm F (x).
48 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

3.1.4 Mode

Định nghĩa 3.3 Mode của một biến ngẫu nhiên là giá trị của biến ngẫu nhiên
mà tại đó nó có nhiều khả năng xảy ra nhất.
Mode của biến ngẫu nhiên X được kí hiệu là Mod(X).
Mode của biến ngẫu nhiên rời rạc: Là giá trị của biến ngẫu nhiên mà tại
đó nó có xác suất lớn nhất.

Ví dụ 216 Cho bảng phân phối xác suất:

X -20000 10000 40000


P 0,36 0,48 0,16

Tìm M od(X).

3.1.5 Kỳ vọng

Định nghĩa 3.4 Nếu X là biến ngẫu nhiên rời rạc có bảng phân phối xác suất:

X x1 x2 · · · xn
P p1 p 2 · · · pn

thì kỳ vọng của X (kí hiệu E(X)) được xác định bởi công thức:
n
X
E(X) = xi .pi (3.2)
i=1

Ví dụ 217 Gọi X là số chấm khi gieo một con xúc sắc, có bảng phân phối xác
suất:

X 1 2 3 4 5 6
P 16 16 16 16 16 16

Khi đó, kỳ vọng toán được xác định là:


1 1 1 1 1 1
E(X) = 1. + 2. + 3. + 4. + 5. + 6.
6 6 6 6 6 6

Cho C là một hằng số, X và Y là hai biến ngẫu nhiên. Từ định nghĩa kỳ vọng
ta rút ra được các tính chất sau của kỳ vọng:
i) E(C) =C
ii) E(CX) =C.E(X)
iii) E(X+Y) =E(X)+E(Y)
3.1. Biến ngẫu nhiên rời rạc 49

3.1.6 Phương sai

Định nghĩa 3.5 Phương sai của biến ngẫu nhiên bằng trung bình của bình
phương sự chênh lệch của những giá trị biến ngẫu nhiên so với trung bình của
nó. Kí hiệu: V AR(X).

Công thức:
n
X
V AR(X) = x2i .pi − [E(X)]2 (3.3)
i=1

Tính chất
i) V AR(C) = 0
ii) V AR(C.X) = C 2 .V AR(X)
iii) V AR(X + Y ) = V AR(X) + V AR(Y ) nếu X, Y độc lập.

Ví dụ 218 Trong hộp có 5 bi đánh số từ 1 đến 5 (các bi có cùng kích cỡ). Lấy
ngẫu nhiên 2 bi. X là tổng số viết trên 2 bi lấy ra. Phương sai V AR(X) bằng:

Ví dụ 219 Gieo một lần con súc sắc cân đối và đồng chất. X là số chấm ở mặt
xuất hiện. Phương sai là:

Ví dụ 220 Một nhóm gồm 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 người trong
nhóm. X là số nữ được chọn. Tìm V AR(X).

Ví dụ 221 Một lô hàng gồm 7 sản phẩm, trong đó có 3 phế phẩm. Chọn ngẫu
nhiên 4 sản phẩm từ lô hàng. X là số sản phẩm tốt lấy được. Phương sai
V AR(X).

3.1.7 Độ lệch chuẩn

Định nghĩa 3.6 Phương sai của một biến ngẫu nhiên là con số đặc trưng cho
sự phân tán của biến ngẫu nhiên quanh kỳ vọng của nó. Tuy nhiên, nó không
cùng đơn vị với biến ngẫu nhiên. Chính vì điều này, người ta đưa ra một tham
số mới cũng có ý nghĩa giống như phương sai, nhưng cùng đơn vị với biến ngẫu
nhiên. Đại lượng này được gọi là độ lệch chuẩn.
Kí hiệu: σ(X).
Khi đó: p
σ(X) = V AR(X) (3.4)
50 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Ví dụ 222 Năng suất của hai máy tương ứng là các biến ngẫu nhiên X, Y (đơn
vị: sản phẩm/phút) có bảng phân phối xác suất như sau:

3.1.8 Bài tập

Bài tập 223 Trong hộp có 5 bi đánh số từ 1 đến 5 (các bi có cùng kích cỡ).
Lấy ngẫu nhiên 2 bi. X là tổng số viết trên 2 bi lấy ra. Kỳ vọng E(X) bằng

Bài tập 224 Gieo một lần con súc sắc cân đối và đồng chất. X là số chấm ở
mặt xuất hiện. Kỳ vọng (X).

Bài tập 225 Gieo một lần con súc sắc cân đối và đồng chất. X là số chấm ở
mặt xuất hiện. Phương sai V AR(X).

Bài tập 226 Một nhóm gồm 6 nam và 4 nữ. Chọn ngẫu nhiên 3 người trong
nhóm. X là số nữ được chọn. Kỳ vọng E(X).

Bài tập 227 Một lô hàng gồm 7 sản phẩm, trong đó có 3 phế phẩm. Chọn
ngẫu nhiên 4 sản phẩm từ lô hàng. X là số sản phẩm tốt lấy được. Phương sai
D(X).

Bài tập 228 Một bà mẹ sinh 2 con (mỗi lần sinh 1 con). Xác suất con trai là
0, 51. Gọi X là số con trai trong 2 lần sinh. Kỳ vọng X
3.1. Biến ngẫu nhiên rời rạc 51

Bài tập 229 Có hai kiện hàng, kiện thứ nhất có 8 sản phẩm, trong đó có 3
sản phẩm loại A ; kiện thứ hai có 6 sản phẩm, trong đó có 2 sản phẩm loại A.
Lần đầu lấy ngẫu nhiên 1 sản phẩm ở kiện thứ nhất bỏ vào kiện thứ hai, sau
đó từ kiện thứ 2 lấy ra 2 sản phẩm (lấy không hoàn lại). Gọi X là số sản phẩm
loại A có trong 2 sản phẩm lấy ra từ kiện thứ hai. Thì kỳ vọng, phương sai của
X là

Bài tập 230 Một xạ thủ có 3 viên đạn. Anh ta bắn lần lượt từng viên cho đến
khi trúng mục tiêu hoặc hết cả 3 viên thì thôi biết xác suất trúng đích là 0,6.
Gọi X là số viên đạn đã bắn. Tìm E(X), V AR(X).

Bài tập 231 Biến ngẫu nhiên X có phương sai là V AR(X) thì V AR(2X + 4)

Bài tập 232 Một kiện hàng có 6 sản phẩm tốt và 4 phế phẩm. Chọn ngẫu
nhiên từ kiện hàng đó ra 2 sản phẩm. Gọi X là số phế phẩm trong 2 sản phẩm
chọn ra. Bảng phân phối xác suất X là :

Bài tập 233 Lô hàng I có 3 sản phẩm tốt và 2 phế phẩm, lô hàng II có 2 sản
phẩm tốt và 2 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên từ lô hàng I ra 1 sản phẩm và bỏ
vào lô hàng II, sau đó từ lô hàng II chọn ngẫu nhiên ra 2 sản phẩm. Gọi X là
số sản phẩm tốt chọn được từ lô hàng II. Bảng phân phối xác suất của X là

Bài tập 234 Kiện hàng I có 3 sản phẩm tốt và 2 phế phẩm, kiện hàng II có 2
sản phẩm tốt và 4 phế phẩm. Chọn ngẫu nhiên từ kiện hàng I ra 1 sản phẩm
và từ kiện hàng II chọn ra 1 sản phẩm. Gọi X là số phế phẩm chọn được. Hàm
phân phối xác suất của F (x) = P (X < x) là

Bài tập 235 Một nhóm hướng dẫn viên du lịch có 7 người trong đó gồm 4
người biết tiếng Anh và 3 người biết tiếng Nhật. Chọn ngẫu nhiên 3 người. Gọi
X là số người biết tiếng Nhật trong 3 người được chọn. a) Lập bảng phân bố
xác suất b) Tính E(X) và V AR(X).

Bài tập 236 Theo thống kê, một người Mỹ 25 tuổi sẽ sống thêm trên 1 năm
có xác suất là 0, 992 và người đó chết trong vòng 1 năm tới là 0, 008. Một công
ty bảo hiểm đề nghị người đó bảo hiểm sinh mạng cho 1 năm với số tiền chi
trả là 15.000U SD, phí bảo hiểm là 130U SD. Số tiền lời trung bình của công
ty khi bán bảo hiểm cho người đó là:

Bài tập 237 Cho BNN rời rạc có bảng phân phối xác suất:
X -1 0 2 4 5
P 0,15 0,10 0,45 0,05 0,25

Giá trị của P [(−1 < X ≤ 2) ∪ (X = 5)] là


52 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Bài tập 238 Cho BNN rời rạc có bảng phân phối xác suất

X 1 2 3 4
P 0,15 0,25 0,40 0,20

Giá trị kỳ vọng của X là:

Bài tập 239 Cho BNN rời rạc X có bảng phân phối xác suất:

X 1 2 3 4
P 0,15 0,25 0,40 0,20

Giá trị phương sai của X là:

Bài tập 240 Cho BNN rời rạc X có hàm phân phối xác suất:

0 khi x ≤ 1
F (x) = 0, 19 khi 1 < x ≤ 2
1 khi 2 < x

Bảng phân phối xác suất của X là:

Bài tập 241 Biến ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất

X -1 0 1 2
P 3k 2k 0,4 0,1

trong đó k là hằng số. Kỳ vọng của X là:

Bài tập 242 Biến ngẫu nhiên X có bảng phân phối xác suất

X -1 0 1 2
P 3k 2k 0,4 0,1

1
trong đó k là hằng số. Tính P (X ≤ ).
2

Bài tập 243 Số khách vào một cửa hàng trong 1 giờ là biến ngẫu nhiên X với
2k + 1
P (X = k) = trong đó k = 0, 4. Tính xác suất trong một giờ có từ 2 đến
25
4 người vào cửa hàng

Bài tập 244 Số khách vào một cửa hàng trong 1 giờ là biến ngẫu nhiên X với
2k + 1
P (X = k) = trong đó k = 0, 4. Tính số khách trung bình đến cửa hàng
25
trong 1 giờ.
3.1. Biến ngẫu nhiên rời rạc 53

Bài tập 245 Cho biến ngẫu nhiên rời rạc X có bảng phân phối xác suất

X a 0,1 0,3 0,4 2


P 0,3 0,2 0,2 0,2 0,1

Giá trị của tham số a để E(X)=0,3 là:

Bài tập 246 Cho biến ngẫu nhiên rời rạc X có bảng phân phối xác suất

X 0 0,1 0,3 0,4 0,7


X a 0,2 b 0,2 0,1

Giá trị của tham số a và b để E(X)=0,2 là:

Bài tập 247 Cho biến ngẫu nhiên rời rạc X có bảng phân phối xác suất

X 1 2 4 a
P 0,2 0,5 0,2 0,1

Giá trị của tham số a > 4 để D(X) = 1, 4225 là:

Bài tập 248 Cho biến ngẫu nhiên rời rạc X có bảng phân phối xác suất

X 1 2 3 4
P 0,15 a 0,35 b

Giá trị của hai tham số a và b để D(X) = 1, 01 là:

Bài tập 249 Một nghệ nhân mỗi ngày làm hai loại sản phẩm độc lập A và B
với xác suất hỏng tương ứng là 0,1 và 0,2. Biết rằng nếu thành công thì nghệ
nhân sẽ kiếm lời từ sản phẩm A là 300.000 đồng và B là 450.000 đồng, nhưng
nếu hỏng thì bị lỗ do sản phẩm A là 190.000 đồng và do B là 270.000 đồng.
Hãy tính xem trung bình nghệ nhân kiếm được bao nhiêu tiền mỗi ngày?

Bài tập 250 Theo thống kê trung bình cứ 1.000 người dân ở độ tuổi 40 thì sau
1 năm có 996 người còn sống. Một công ty bảo hiểm nhân thọ bán bảo hiểm 1
năm cho những người ở độ tuổi này với giá 1,5 triệu đồng, nếu người mua bảo
hiểm chết thì số tiền bồi thường là 300 triệu đồng. Giả sử công ty bán được
40.000 hợp đồng bảo hiểm loại này (mỗi hợp đồng ứng với 1 người mua bảo
hiểm) trong 1 năm. Hỏi trong 1 năm lợi nhuận trung bình thu được của công
ty về loại bảo hiểm này là bao nhiêu?

Bài tập 251 Một cửa hàng điện máy bán 1 chiếc máy lạnh X thì lời 850.000
đồng nhưng nếu chiếc máy lạnh đó phải bảo hành thì lỗ 1.000.000 đồng. Biết
xác suất máy lạnh X phải bảo hành của cửa hàng là p = 15%, tính mức lời
trung bình khi bán 1 chiếc máy lạnh X?
54 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Bài tập 252 Một cửa hàng điện máy bán 1 chiếc tivi thì lời 500.000 đồng
nhưng nếu chiếc tivi đó phải bảo hành thì lỗ 700.000 đồng. Tính xác suất tivi
phải bảo hành của cửa hàng để mức lời trung bình khi bán 1 chiếc tivi là 356.000
đồng?

Bài tập 253 Nhu cầu X (kg) hằng ngày của 1 khu phố về 1 loại thực phẩm
tươi sống có bảng phân phối xác suất
X 30 31 32 33
P 0,15 0,25 0,45 0,15

Một cửa hàng trong khu phố nhập về mỗi ngày 33 kg loại thực phẩm này với
giá 25.000 đồng/kg và bán ra với giá 40.000 đồng/kg. Nếu bị ế, cuối ngày cửa
hàng phải bán hạ giá còn 15.000 đồng/kg mới bán hết hàng. Tiền lời trung bình
của cửa hàng này về loại thực phẩm trên trong 1 ngày là

Bài tập 254 Nhu cầu X (kg) hằng ngày của 1 khu phố về rau sạch có bảng
phân phối xác suất
X 25 26 27 28
P 0,2 0,4 0,3 0,1

Một cửa hàng trong khu phố nhập về mỗi ngày 28 kg rau sạch với giá 10.000
đồng/kg và bán ra với giá 15.000 đồng/kg. Nếu bị ế, cuối ngày cửa hàng phải
bán hạ giá còn 7.500 đồng/kg mới bán hết hàng. Tiền lời trung bình của cửa
hàng này về loại rau sạch trong 1 ngày là:

3.2 Phân phối nhị thức

3.2.1 Định nghĩa


Định nghĩa 3.7 Biến ngẫu nhiên rời rạc X có tập giá trị X(Ω) = {0, 1, 2, · · · , N }
với xác suất tương ứng được tính theo công thức Bernoulli:
P (X = x) = CNx .px .q N −x , (3.5)
với x ∈ X(Ω), q = 1 − p, được gọi là có phân phối nhị thức với tham số N và p.
Kí hiệu: X ∼ B(N, p).

3.2.2 Các tham số đặc trưng


Nếu X có phân phối nhị thức B(N, p) thì:
. Trung bình: E(X) = N p.
. Phương sai: V ar(X) = N pq.
. Giá trị mode: N p − q ≤ M od(X) ≤ N p + p.
3.2. Phân phối nhị thức 55

Ví dụ 255 Tỷ lệ phế phẩm do một máy sản xuất ra là 15%.


a. Cho máy đó sản xuất 5 sản phẩm. Tìm xác suất để được không quá một
phế phẩm.
b. Cho máy đó sản xuất 10 sản phẩm. Tìm xác suất để số chính phẩm sản
xuất ra sai lệch so với số chính phẩm trung bình <1.
c. Nếu mỗi đợt sản xuất muốn có trung bình 12 chính phẩm thì phải cho
máy đó sản xuất bao nhiêu sản phẩm.

3.2.3 Bài tập


Bài tập 256 Xác suất một bệnh nhân được chữa bệnh thành công với kỹ thuật
mới là p = 0, 8. Giả sử có 10 bệnh nhân. Xác suất có 6 bệnh nhân được chữa
bệnh thành công với kỹ thuật mới này.

Bài tập 257 Xác suất một bệnh nhân được chữa bệnh thành công với kỹ thuật
mới là p = 0, 8. Giả sử có 10 bệnh nhân. Xác suất có từ 4 đến 5 bệnh nhân
được chữa bệnh thành công với kỹ thuật mới này.

Bài tập 258 Xác suất một bệnh nhân được chữa bệnh thành công với kỹ thuật
mới là p = 0, 8. Giả sử có 10 bệnh nhân. Xác suất có nhiều nhất 8 bệnh nhân
được chữa bệnh thành công với kỹ thuật mới này.

Bài tập 259 Xác suất một bệnh nhân được chữa bệnh thành công với kỹ thuật
mới là p = 0, 8. Giả sử có 10 bệnh nhân. Số bệnh nhân có khả năng chữa bệnh
thành công với kỹ thuật mới này lớn nhất

Bài tập 260 Theo một nghiên cứu gần đây của phòng Đào tạo, 40% sinh viên
Công Nghiệp có khả năng tự học. Chọn ngẫu nhiên 5 sinh viên để hỏi. Xác suất
ít nhất 1 sinh viên được hỏi có khả năng tự học.
56 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Bài tập 261 Một máy sản xuất lần lượt từng sản phẩm với xác suất có 1 phế
phẩm là 2%. Cho máy sản xuất ra 10 sản phẩm. Xác suất trong 10 sản phẩm
đó có đúng 3 phế phẩm là:

Bài tập 262 Xác suất có bệnh của những người chờ khám bệnh tại 1 bệnh
viện là 12%. Khám lần lượt 20 người này, hỏi xác suất có ít nhất 2 người bị
bệnh là bao nhiêu?

Bài tập 263 Xác suất có bệnh của những người chờ khám bệnh tại 1 bệnh
viện là 62%. Khám lần lượt 20 người này, hỏi xác suất có nhiều nhất 18 người
bị bệnh là bao nhiêu?

Bài tập 264 Một máy sản xuất lần lượt từng sản phẩm với xác suất có 1 phế
phẩm là 4%. Cho máy sản xuất ra 12 sản phẩm, hỏi khả năng cao nhất có bao
nhiêu phế phẩm?

Bài tập 265 Xác suất có bệnh của những người chờ khám bệnh tại 1 bệnh
viện là 72%. Khám lần lượt 61 người này, hỏi khả năng cao nhất có mấy người
bị bệnh?

Bài tập 266 Một nhà vườn trồng 8 cây lan quý, với xác suất nở hoa của mỗi
cây trong 1 năm là 0,6. Số cây lan quý chắc chắn nhất sẽ nở hoa trong 1 năm
là:

Bài tập 267 Một gia đình nuôi n con gà mái đẻ với xác suất đẻ trứng của mỗi
con gà trong 1 ngày là 0,85. Để chắc chắn nhất mỗi ngày có 100 con gà mái đẻ
trứng thì số gà gia đình đó phải nuôi là:

Bài tập 268 Một nhà vườn trồng 121 cây mai với xác suất nở hoa của mỗi
cây trong dịp tết năm nay là 0,75. Giá bán 1 cây mai nở hoa là 0,5 triệu đồng.
Giả sử nhà vườn bán hết những cây mai nở hoa thì trong dịp tết năm nay nhà
vườn thu được chắc chắn nhất là bao nhiêu tiền?

Bài tập 269 Một nhà tuyển dụng kiểm tra kiến thức lần lượt n ứng viên, với
xác suất được chọn của mỗi ứng viên 0,56. Biết xác suất để nhà tuyển dụng
chọn đúng 8 ứng viên là 0,1794 thì số người phải kiểm tra là bao nhiêu ?

Bài tập 270 Một máy sản xuất lần lượt từng sản phẩm với xác suất có 1 phế
phẩm là 4%. Cho máy sản xuất n sản phẩm thì thấy xác suất có ít nhất 1 phế
phẩm lớn hơn 30%. Giá trị nhỏ nhất của n là:

Bài tập 271 Đề thi trắc nghiệm môn XSTK có 25 câu hỏi, mỗi câu có 4 đáp
án và chỉ có 1 đáp án đúng. Một sinh viên kém làm bài bằng cách chọn ngẫu
nhiên 1 trong 4 đáp án của mỗi câu hỏi. Tính xác suất để sinh viên đó trả lời
đúng 10 câu hỏi ?
3.3. Phân phối Poisson 57

Bài tập 272 Đề thi trắc nghiệm môn XSTK có 25 câu hỏi, mỗi câu có 4 đáp
án và chỉ có 1 đáp án đúng. Một sinh viên kém làm bài bằng cách chọn ngẫu
nhiên 1 trong 4 đáp án của mỗi câu hỏi. Tính xác suất để sinh viên đó trả lời
đúng từ 5 đến 7 câu hỏi?

Bài tập 273 Đề thi trắc nghiệm môn XSTK có 25 câu hỏi, mỗi câu có 4 đáp
án và chỉ có 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng thì được 0,4 điểm và nếu sai
thì bị trừ 0,1 điểm. Một sinh viên kém làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên 1
trong 4 đáp án của mỗi câu hỏi. Tính xác suất để sinh viên đó đạt 4 điểm ?

Bài tập 274 Đề thi trắc nghiệm môn XSTK có 25 câu hỏi, mỗi câu có 4 đáp
án và chỉ có 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng thì được 0,4 điểm và nếu
sai thì bị trừ 0,1 điểm. Một sinh viên kém làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên
1 trong 4 đáp án của mỗi câu hỏi. Tính số đểm trung bình sinh viên này đạt
được.

Bài tập 275 Đề thi trắc nghiệm môn XSTK có 25 câu hỏi, mỗi câu có 4 đáp
án và chỉ có 1 đáp án đúng. Mỗi câu trả lời đúng thì được 0,4 điểm và nếu sai
thì bị trừ 0,1 điểm. Một sinh viên kém làm bài bằng cách chọn ngẫu nhiên 1
trong 4 đáp án của mỗi câu hỏi. Tính số điểm mà sinh viên này đạt được là
chắc nhất

3.3 Phân phối Poisson

3.3.1 Định nghĩa


Định nghĩa 3.8 Biến ngẫu nhiên X có tập giá trị X(Ω) = {0, 1, · · · , n, · · · }
được gọi là có phân phối Poisson với tham số µ(µ > 0) nếu
µx −µ
P (X = x) = e (3.6)
x!
Kí hiệu: X ∼ P (µ)

3.3.2 Các tham số đặc trưng


Nếu X ∼ P (µ) thì
. Trung bình: E(X) = µ
. Phương sai: V ar(X) = µ
. Giá trị mode: µ − 1 ≤ M od(X) ≤ µ.
Trong thực hành với n khá lớn, p khá bé (N pq ' N p) thì B(N, p) sắp xỉ
P (µ) với µ = np. Chính vì điều này người ta còn nói luật phân phối Poisson là
luật phân phối của biến cố hiếm.
58 Chương 3. Đại lượng ngẫu nhiên rời rạc

Ví dụ 276 Một công ty sản xuất dược phẩm với tỉ lệ phế phẩm của những viên
thuốc là 0,002. Nếu công ty sản xuất 1000 viên thuốc. Tính xác suất để có không
quá 2 viên thuốc là phế phẩm.

3.3.3 Bài tập


Bài tập 277 Một bến xe khách trung bình có 40 xe xuất bến trong 1 giờ. Xác
suất để trong 1 phút có 2 xe xuất bến là:

Bài tập 278 Một trạm điện thoại trung bình nhận được 100 cuộc gọi trong 1
giờ. Xác suất để trạm nhận được nhiều hơn 2 cuộc gọi trong 1 phút là:

Bài tập 279 Một bến xe khách trung bình có 70 xe xuất bến trong 1 giờ. Xác
suất để trong 5 phút có 3 xe xuất bến là:

Bài tập 280 Một trạm điện thoại trung bình nhận được 900 cuộc gọi trong 1
giờ. Xác suất để trạm nhận được đúng 32 cuộc gọi trong 2 phút là:

Bài tập 281 Quan sát thấy trung bình 5 phút có 15 khách hàng vào 1 siêu thị
nhỏ. Tìm xác suất để có nhiều hơn 2 khách vào siêu thị trong 30 giây?

Bài tập 282 Quan sát thấy trung bình 1 phút có 2 ôtô đi qua trạm thu phí.
Xác suất có 6 ôtô đi qua trạm thu phí trong 3 phút là:
Chương 4

Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

4.1 Biến ngẫu nhiên liên tục

4.1.1 Định nghĩa

Định nghĩa 4.1 Biến ngẫu nhiên được gọi là liên tục nếu các giá trị có thể có
của lắp đầy một khoảng hay một số khoảng hay toàn bộ R.
Ví dụ 283 Các biến sau là biến ngẫu nhiên liên tục:
Nhiệt độ không khí tại một thời điểm nào đó.
Sai số khi đo lường một đại lượng vật lý nào đó.
Khoảng thời gian giữa 2 ca cấp cứu của một bệnh viện.

4.1.2 Hàm mật độ xác suất

Hàm số y = f (x) xác định trên R được gọi là hàm mật độ xác suất của biến
ngẫu nhiên liên tục X nếu nó thỏa 2 tính chất sau:
i) f (x) là hàm số không âm,
+∞
R
ii) f (x)dx = 1.
−∞
Về mặt hình học, việc tìm hàm mật độ f (x) có thể xem là việc tìm hàm số
f (x) không âm mà diện tích hình phẳng giới hạn bởi đồ thị y = f (x) và trục
hoành bằng 1. Diện tích này đặc trưng cho tất cả khả năng xảy ra của phép
thử. Từ ý nghĩa hình học này ta rút ra tính chất quan trọng của hàm mật độ
xác suất như sau:
Zb
P (a ≤ X ≤ b) = f (x)dx (4.1)
a
Xác suất để biến ngẫu nhiên X nhận giá trị trong đoạn [a, b] bằng diện tích
của hình phẳng giới hạn bởi trục Ox, đồ thị y = f (x) và các đường thẳng
x = a, x = b.
Từ ý nghĩa hình học của tính chất trên, ta dễ dàng rút ra một số kết quả sau:
P (a ≤ X ≤ b) = P (a ≤ X < b) = P (a < X ≤ b) = P (a < X < b) (4.2)

59
60 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

Ví dụ 284 Giả sử tuổi thọ của một loại côn trùng là biến ngẫu nhiên liên tục
X (đơn vị là tháng) có hàm mật độ xác suất:
(
0 nếu x ∈
/ [0; 2]
f (x) =
m(x − 2) nếu x ∈ [0; 2]

1. Tìm tham số m
2. Tính tỉ lệ côn trùng chết trước khi nó được 1 tháng tuổi.

Giải
4.1. Biến ngẫu nhiên liên tục 61

4.1.3 Hàm phân phối xác suất

Định nghĩa 4.2 Hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X (kí hiệu là
F(x)) là hàm số được xác định như sau:
Zx
F (x) = P (X < x) = f (t)dt (4.3)
−∞

Tính chất

Ví dụ 285 Cho biến ngẫu nhiên liên tục X có hàm mật độ xác suất:



0 nếu x ≤ 0

x nếu 0 < x ≤ 1
f (x) =


2 − x nếu 1 < x ≤ 2

0 nếu 2 < x

Tìm hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X.

Hướng dẫn:
Rx
Ta có X là biến ngẫu nhiên liên tục nên F (x) = f (t)dt
−∞
Hàm phân phối xác suất của biến ngẫu nhiên X là



 0 nếu x ≤ 0
 x2 nếu 0 < x ≤ 1

F (x) = 2 x2


 2x − 2 − 1 nếu 1 < x ≤ 2

1 nếu 2 < x
62 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

4.1.4 Mode

Định nghĩa 4.3 .


Mode của biến ngẫu nhiên liên tục: Là giá trị của biến ngẫu nhiên mà tại
đó hàm mật độ đạt giá trị cực đại.

4.1.5 Kỳ vọng
Định nghĩa 4.4 Nếu X là biến ngẫu nhiên liên tục có hàm mật độ xác suất là
f(x) thì kỳ vọng của X được xác định bằng công thức:
Z+∞
E(X) = xf (x)dx (4.4)
−∞

Tính chất:
Cho C là một hằng số, X và Y là hai biến ngẫu nhiên. Từ định nghĩa kỳ
vọng ta rút ra được các tính chất sau của kỳ vọng:
i) E(C) =C
ii) E(CX) =C.E(X)
iii) E(X+Y) =E(X)+E(Y)
Ví dụ 286 Giả sử thời gian sống của một loài sinh vật là biến ngẫu nhiên X
(đơn vị tính bằng giờ) có hàm mật độ xác suất:
(
0 nếu x ∈
/ [0; 2]
f (x) =
m(x − 2) nếu x ∈ [0; 2]
Tính thời gian sống trung bình của loài sinh vật đó.
Hướng dẫn:
• Ta xác định tham số m
Z+∞
1
f (x)dx = 1 ⇔ m = −
2
−∞
(
0 nếu x ∈
/ [0; 2]
Khi đó, hàm f (x) =
− 21 (x − 2) nếu x ∈ [0; 2]
Ta có f(x) là hàm không âm. Vậy giá trị m tìm ở trên là thỏa điều kiện bài
toán.
• Thời gian sống trung bình của loài sinh vật đó chính là E(X)
Z+∞
2
E(X) = xf (x)dx =
3
−∞
4.1. Biến ngẫu nhiên liên tục 63

4.1.6 Phương sai


Định nghĩa 4.5 Phương sai của biến ngẫu nhiên bằng trung bình của bình
phương sự chênh lệch của những giá trị biến ngẫu nhiên so với trung bình của
nó. Kí hiệu: V AR(X).
Công thức:
Z+∞
V AR(X) = x2 f (x)dx − [E(X)]2 (4.5)
−∞

Tính chất
i) V AR(C) = 0
ii) V AR(C.X) = C 2 .V AR(X)
iii) V AR(X + Y ) = V AR(X) + V AR(Y ) nếu X, Y độc lập.

4.1.7 Độ lệch chuẩn


Định nghĩa 4.6 Phương sai của một biến ngẫu nhiên là con số đặc trưng cho
sự phân tán của biến ngẫu nhiên quanh kỳ vọng của nó. Tuy nhiên, nó không
cùng đơn vị với biến ngẫu nhiên. Chính vì điều này, người ta đưa ra một tham
số mới cũng có ý nghĩa giống như phương sai, nhưng cùng đơn vị với biến ngẫu
nhiên. Đại lượng này được gọi là độ lệch chuẩn.
Kí hiệu: σ(X).
Khi đó: p
σ(X) = V AR(X) (4.6)
Ví dụ 287 Trọng lượng của một loại sản phẩm là X (đơn vị kg) có hàm mật
độ xác suất như sau:
(
3 2
16 (x − 1) khi x ∈ [2; 3]
f (x) =
0 khi x ∈
/ [2; 3]
Tìm phương sai và độ lệch chuẩn của X.
Giải
Ta có:
Z+∞ Z3
3
E(X) = xf (x)dx = x(x2 − 1)dx = 2, 5781
16
−∞ 2
Z+∞ Z3
3
E(X 2 ) = x2 f (x)dx = x2 (x2 − 1)dx = 6, 725
16
−∞ 2
2 2
p = E(X ) − [E(X)] = 0, 0784
Vậy V AR(X)
và σ(X) = V AR(X) = 0, 28
64 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

4.1.8 Bài tập

Bài tập 288 X có hàm mật độ xác suất


(
kx2 , x ∈ [0; 1]
f (x) = .
0 , x∈
/ [0; 1]

Tìm k để hàm f(x) là hàm mật độ khi đó tìm kỳ vọng E(X).

Bài tập 289 X có hàm mật độ xác suất


(
4x3 x ∈ [0; 1]
f (x) = .
0 , x∈ / [0; 1]

Tìm phương sai VAR(X).

Bài tập 290 X có hàm mật độ xác suất


(
2(x+2)
5 , x ∈ [0, 1]
f (x) = .
0, x∈
/ [0, 1]

Tìm kỳ vọng E(X), phương sai VAR(X)

Bài tập 291 X có hàm mật độ xác suất


(
2 (x − 1) , x ∈ [1; 2]
f (x) =
0, x ∈ / [1; 2]

Tìm kỳ vọng E(X), phương sai VAR(X).


(
2 (x − 1) , x ∈ [1; 2]
Bài tập 292 X có hàm mật độ xác suất f (x) = Tìm
0, x ∈ / [1; 2]
kỳ vọng của BNN g(X) = X 2 + X − 2.
(
x2
3, x ∈ [−1; 2]
Bài tập 293 X có hàm mật độ xác suất f (x) = Tìm kỳ
0, x∈
/ [−1; 2]
vọng của g(X) = 4X + 3.
(
x2
3, −1 < x < 2
Bài tập 294 X có hàm mật độ xác suất f (x) = Tìm
0 , x ≤ −1 ∨ x ≥ 2
phương sai của g(X) = 4X+3.
(
ax + b, x ∈ [0, 1]
Bài tập 295 X có hàm mật độ xác suất f (x) = Tìm
0, x∈
/ [0, 1]
a ,b để kỳ vọng E(X)= 2.
4.1. Biến ngẫu nhiên liên tục 65
(
4x3 , x ∈ [0; 1]
Bài tập 296 X có hàm mật độ xác suất f (x) =
0, x ∈/ [0; 1]
Biết Y = 3X + 4. Tìm P1 = P (11/2 < Y < 7)
Bài tập 297 Cho biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ
(
2 − 2x2 x ∈ [0; 1]
f (x) =
0 x∈/ (0; 1)
Hàm phân phối của X là:
Bài tập 298 Biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ
(
3x2 x ∈ [0; 1]
f (x) =
0 x∈/ (0; 1)
Phương sai của X là:
Bài tập 299 Cho biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ
(
1 x ∈ [0; 1]
f (x) =
0 x∈/ [0; 1]
Hàm phân phối của X là:
Bài tập 300 Cho biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ
(
5x4 x ∈ [0; 1]
f (x) =
0 x∈/ (0; 1)
Phương sai của X là:
Bài tập 301 Cho biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ
(
2x 0 ≤ x ≤ 1
f (x) =
0 x∈ / (0; 1)
Hàm phân phối của X là:
Bài tập 302 Cho biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm mật độ
(
1
2 x x ∈ [0; 2]
f (x) =
0 x∈/ (0; 2)
Phương sai của X là:
Bài tập 303 Biến ngẫu nhiên X liên tục có hàm phân phối

 0
 x<0
F (x) = 3x2 − 2x3 0 ≤ x ≤ 1

1 x>1

Hàm mật độ của X là:


66 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

4.2 Phân phối đều

4.2.1 Định nghĩa

Định nghĩa 4.7 Biến ngẫu nhiên X được gọi là có phân phối đều trong [a, b]
nếu hàm mật độ xác suất của nó có dạng:
(
1
khi x ∈ [a; b]
f (x) = b−a (4.7)
0 khi x ∈
/ [a; b]

Kí hiệu: X v U [a; b].

4.2.2 Tham số đặc trưng và hàm phân phối

Khi X v U [a; b] thì:


a+b
1. Kỳ vọng toán E(X) = 2
(b−a)2
2. Phương sai V AR(X) = 12

3. M od(X) là bất kì điểm nào trên [a; b]



0
 khi x < a
4. Hàm phân phối:F (x) x−ab−a khi a ≤ x ≤ b

1 khi x > b

Ví dụ 304 Ở một trạm xe buýt, chiếc xe đầu tiên khởi hành lúc 7 giờ và cứ
sau 15 phút sẽ có một xe khác khởi hành. Một hành khách đến trạm xe buýt
trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ 30 phút. Tính xác suất để hành khách
này phải đợi ít hơn 5 phút.
Giải
Gọi X là thời gian đến trạm xe buýt của hành khách. Vì hành khách đến trạm
xe buýt một điểm thời gian nào đó trong khoảng thời gian từ 8 giờ đến 8 giờ
30 phút với một xác suất như nhau nên ta nói X có phân phối đều trên [0, 30]
(phút). Khi đó hàm mật độ xác suất của X là
(
0 nếu x ∈ / [0; 30]
f (x) = 1
30 nếu x ∈ [0; 30]

Hành khách này sẽ đợi ít hơn 5 phút, nếu đến trạm xe buýt trong khoảng thời
gian từ 8 giờ 10 phút đến 8 giờ 15 phút hoặc từ 8 giờ 25 phút đến 8 giờ 30 phút.
Vậy:
1
P (A) = P (10 < X < 15) + P (25 < X < 30) =
3
4.3. Phân phối mũ 67

4.3 Phân phối mũ

4.3.1 Định nghĩa

Định nghĩa 4.8 Biến ngẫu nhiên X được gọi là có phân phối mũ với tham số
b > 0 nếu hàm mật độ xác suất của nó có dạng:
(
b.e(−bx) khi x > 0
f (x) = (4.8)
0 khi x ≤ 0

Kí hiệu: X v E[b]

4.3.2 Tham số đặc trưng và hàm phân phối

Khi X v E[b] thì:


1
1. Kỳ vọng toán E(X) = b

2. Phương sai V AR(X) = b12


(
1 − e(−bx) khi x > 0
3. Hàm phân phối:F (x)
0 khi x < 0

Chú ý: Trong thực tế phân phối mũ được sử dụng phổ biến để diễn tả khoảng
thời gian giữa hai lần xuất hiện của một biến cố. Chẳng hạn khoảng thời gian
giữa hai ca cấp cứu trong một bệnh viện, giữa hai lần hỏng hóc của một cái
máy,· · ·

Ví dụ 305 Giả sử tuổi thọ của một loại mạch điện tử là biến ngẫu nhiên có
phân phối mũ với tuổi thọ trung bình là 5 năm, thời gian bảo hành là 2 năm.
Tính tỉ lệ những mạch điện tử bị thay thế trong thời gian bảo hành.

Giải

Gọi X là tuổi thọ của loại mạch điện tử.


Ta có X v E[b] (b chưa biết).
Vì tuổi thọ trung bình của mạch điện tử này là 5 năm, nên ta có E(X) = 5
Hay 1b = 5 ⇔ b = 0, (2
1 − e(−0,2x) khi x > 0
Khi đó, ta có: F (x)
0 khi x < 0
Do đó, P (0 < X < 2) = F (2) − F (0) w 0, 33.
Vậy tỉ lệ những mạch điện tử bị thay thế trong thời gian bảo hành là 33%.
68 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

4.4 Phân phối chuẩn

4.4.1 Hàm mật độ xác suất

Đại lượng ngẫu nhiên liên tục X nhận giá trị trong khoảng (−∞; +∞) được
gọi là có phân phối chuẩn với hai tham số µ và σ 2 nếu hàm mật độ xác suất có
dạng:
1 (− (x−µ)
2
)
f (x) = √ e 2σ 2
(4.9)
σ 2π
trong đó µ, σ là hằng số, σ > 0. Phân phối chuẩn còn được gọi là phân phối
Gauss.
Kí hiệu: X v N (µ, σ 2 )

4.4.2 Các tham số đặc trưng

Nếu X v N (µ, σ 2 ) thì

1. Kỳ vọng toán E(X) = µ


2. Phương sai V AR(X) = σ 2
3. Công thức P (a ≤ X ≤ b) = Π( b−µ a−µ
σ ) − Π( σ ) trong đó hàm Π(x) =
Rx
f (t)dt được xác định trong phụ lục 1.
−∞

Chú ý: Quy luật phân phối chuẩn được áp dụng rộng rãi trong thực tế và trong
các ngành khoa học. Những đại lượng có liên quan đến số lượng lớn, chịu ảnh
hưởng của các yếu tố cân bằng nhau thường có luật phân phối chuẩn.
4.4. Phân phối chuẩn 69

Ví dụ 306 Giả sử trọng lượng sản phẩm do một nhà máy sản xuất là biến
ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trọng lượng trung bình là 5 gam, phương
sai là 0.01 gam2 .
a) Tính tỷ lệ sản phẩm có trọng lượng từ 4.8 gam đến 5.1 gam.
b) Những sản phẩm có trọng lượng sai lệch so với trung bình nhỏ hơn 0.2
gam được xem là loại tốt. Tính tỷ lệ sản phẩm loại tốt của nhà máy.

Giải

Gọi X là trọng lượng sản phẩm của nhà máy.


Theo giả thiết của bài toán ta có X v N (5; 0.01).
a) Tỷ lệ sản phẩm có trọng lượng từ 4.8 gam đến 5.1 gam là
   
5.1 − 5 4.8 − 5
P (4.8 ≤ X ≤ 5.1) = Π −Π
0.1 0.1
= Π(1) − Π(−2) = 0.8185
b) Tỷ lệ sản phẩm loại tốt của nhà máy là

P (|X − 5|) < 0.2 = P (4.8 ≤ X ≤ 5.2) = 0.9544

4.4.3 Phân phối chuẩn tắc

1. Biến ngẫu nhiên X được gọi là có phân phối chuẩn tắc nếu nó có phân
phối chuẩn với tham số trung bình µ = 0 và phương sai σ 2 = 1.
Kí hiệu: X v N (0; 1).
2. Phân vị chuẩn: Phân vị chuẩn mức xác suất α (kí hiệu là zα ) là giá trị
của biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn tắc sao cho P (X < zalpha ) = α.
Các giá trị phân vị chuẩn zα được cho trong bảng phụ lục 2.
70 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục

Ví dụ 307 Trọng lượng trẻ sơ sinh là biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn
với trọng lượng trung bình là 3kg, độ lệch chuẩn 0.2kg. Biết trọng lượng trẻ
sinh ra tối thiểu là 1.5kg.
a) Trẻ sơ sinh thiếu cân nếu trọng lượng nhỏ hơn 2.5kg. Tính tỷ lệ trẻ thiếu
cân.
b) Người ta muốn có chế độ chăm sóc đặc biệt cho 10% tổng số trẻ nhẹ cân
nhất. Tính trọng lượng tối đa những đứa trẻ được chăm sóc đặc biệt.

Giải
x2 −µ x1 −µ
 
Ta có: P (x1 ≤ X ≤ x2 ) = Π σ −Π σ
a) Tỷ lệ trẻ thiếu cân là
p = P (1, 5 < X < 2, 5) = Π(−2, 5) − Π(−7, 5) = 0, 006.

b) Gọi m là trọng lượng tối đa những đứa trẻ được chăm sóc đặc biệt. Ta
cần tìm m sao cho P (1, 5 < X < m) = 0, 1
⇔ Π( m−3
0,2 ) − Π(−7, 5) = 0, 1
⇔ m−3
0,2 w −1, 28
⇔ m w 2, 744(kg)

4.4.4 Bài tập

Bài tập 308 Trong kỳ thi đầu vào ở một trường chuyên, nếu một thí sinh có
tổng số điểm các môn thi cao hơn 15 điểm thì trúng tuyển. Biết tổng điểm các
môn thi của học sinh là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình 12
điểm và độ lệch chuẩn 5 điểm. Tỷ lệ học sinh thi đạt là:

Bài tập 309 Trong kỳ thi đầu vào ở một trường chuyên, nếu một thí sinh có
tổng số điểm các môn thi cao hơn 15 điểm thì trúng tuyển. Biết rằng tổng điểm
các môn thi của thí sinh là biến ngẫu nhiên có phân phối chuẩn với trung bình
12 điểm. Nếu tỷ lệ học sinh thi đạt là 22, 66% thì độ lệch chuẩn là:

Bài tập 310 Tốc độ chuyển dữ liệu từ máy chủ của ký túc xá đến máy tính của
sinh viên vào buổi sáng chủ nhật có phân phối chuẩn với trung bình 60Kbits/s
và độ lệch chuẩn 4Kbits/s. Xác suất để tốc độ chuyển dữ liệu lớn hơn 65Kbits/s
là:

Bài tập 311 Giá cà phê trên thị trường có phân bố chuẩn với giá trung bình
là 26000 đồng/kí, độ lệch chuẩn 2000 đồng. k là giá trị tại đó cà phê có giá lớn
hơn k với xác suất 90% . k bằng

Bài tập 312 Cho biến biến ngẫu nhiên X v N (4; 2, 25). Giá trị của xác suất
P (X > 5, 5) là:
4.4. Phân phối chuẩn 71

Bài tập 313 Cho biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn với E(X) = 10 và
P (10 < X < 20) = 0, 3. Giá trị của xác suất P (0 < X ≤ 15) là:

Bài tập 314 Một công ty cần mua 1 loại thiết bị có độ dày từ 0, 118cm đến
0, 122cm. Cửa hàng A có bán loại thiết bị này với độ dày là biến ngẫu nhiên
X có phân phối chuẩn N(0, 12; 0, 0012). Tỷ lệ thiết bị mà công ty sử được khi
mua loại thiết bị này từ cửa hàng A là:

Bài tập 315 BNN liên tục X có phân phối chuẩn với trung bình 4,5 và độ lệch
chuẩn 1,1. Giá trị của xác suất P(3,5<X<5) là:

Bài tập 316 Cho biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn N(3; 4). Giá trị của
P (|X − 3| ≤ 4) là:

Bài tập 317 Cho biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn N(3; 4). Giá trị của
P (|X − 2| ≥ 1) là:

Bài tập 318 Cho biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn với D(X) = 25 và
P (X ≥ 20) = 0, 6217. Tính E(X)?

Bài tập 319 Cho biến ngẫu nhiên X có phân phối chuẩn với E(X) = 5 và
P (X > 9) = 0, 1949. Tính D(X)?

Bài tập 320 Thời gian mang thai của sản phụ là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn với trung bình 280 ngày và độ lệch chuẩn 15 ngày. Tỷ lệ một sản
phụ mang thai dưới 270 ngày là:

Bài tập 321 Thời gian mang thai của sản phụ là biến ngẫu nhiên có phân
phối chuẩn với trung bình 280 ngày. Nếu tỷ lệ một sản phụ mang thai trên 290
ngày là 25, 14% thì độ lệch chuẩn của thời gian mang thai là:

Bài tập 322 Chiều cao của nam giới đã trưởng thành là biến ngẫu nhiên X
(cm) có phân phối chuẩn N(165; 25). Chọn ngẫu nhiên lần lượt 5 nam giới đã
trưởng thành. Tính xác suất trong 5 người được chọn có ít nhất 1 người cao từ
164 cm đến 168 cm ?

Bài tập 323 Một vườn lan có 10.000 cây sắp nở hoa, trong đó có 1.000 cây
hoa màu đỏ. Một khách hàng chọn ngẫu nhiên (1 lần) 50 cây lan. Tính xác suất
khách hàng chọn được 10 cây lan có hoa màu đỏ?

Bài tập 324 Một lô hàng thịt đông lạnh đóng gói nhập khẩu với tỉ lệ bị nhiểm
khuẩn là 1,6%. Kiểm tra lần lượt ngẫu nhiên 2000 gói thịt từ lô hàng này. Tính
xác suất có đúng 36 gói thịt bị nhiểm khuẩn?
72 Chương 4. Đại lượng ngẫu nhiên liên tục
Chương 5

Thống kê và dữ liệu

Chương này trình bày những khái niệm cơ bản của thống kê, dữ liệu và các
vấn đề liên quan đến chúng. Mục tiêu của chương này là biết cách chọn mẫu;
thu thập và trình bày số liệu; tính các tham số mẫu đặc trưng phản ánh bản
chất của số liệu cho một vấn đề cụ thể cần nghiên cứu.

5.1 Một số khái niệm cơ bản của thống kê

5.1.1 Thống kê

Thuật ngữ thống kê có hai nghĩa.


Theo nghĩa thứ nhất, thống kê là những con số được ghi chép để phản
ánh các hiện tượng của tự nhiên, kỹ thuật, kinh tế, xã hội,... Chẳng hạn như
số liệu ghi chép về lượng mưa, nhiệt độ, dân số, lao động,. . . .
Theo nghĩa thứ hai, thống kê là hệ thống các phương pháp thu thập và
phân tích các con số về những hiện tượng nói trên để tìm hiểu bản chất và tính
quy luật vốn có của nó. Chẳng hạn qua số liệu về kết quả sản xuất, lao động và
thu nhập của lao động theo thời gian ta có thể phân tích được tính quy luật về
sự biến động của năng suất lao động và thu nhập bình quân, giữa tốc độ năng
suất lao động và tốc độ tăng thu nhập bình quân của lao động. . . từ đó giúp
lãnh đạo đơn vị có những giải pháp kịp thời. Trong giáo trình này, phần thống
kê chủ yếu trình bày các vấn đề theo nghĩa thứ hai.
Thống kê xã hội, y học, kinh tế, . . . là việc áp dụng những kết quả của thống
kê vào trong lĩnh vực xã hội học, y học, kinh tế, . . .
Để thực hiện một thống kê đầy đủ, thông thường ta thực hiện hai loại sau:
* Thống kê mô tả: Thu thập và kiểm tra số liệu, mô tả và trình bày số
liệu, tính các tham số mẫu đặc trưng cho số liệu mẫu.
* Thống kê suy diễn: Thực hiện việc ước lượng, kiểm định, phân tích mối
liên hệ, dự đoán,..., trên cơ sở các thông tin thu thập từ mẫu.

73
74 Chương 5. Thống kê và dữ liệu

5.1.2 Tổng thể

Tổng thể là tập hợp các đơn vị (hay phần tử) thuộc hiện tượng nghiên cứu,
cần được quan sát, thu thập và phân tích theo một hoặc một số đặc trưng nào
đó. Các phần tử tạo thành tổng thể gọi là đơn vị tổng thể. Đơn vị tổng thể là
bộ phận nhỏ nhất trong tổng thể thống kê, nơi phát sinh ra nguồn thông tin
ban đầu cần thu thập. Khi xác định tổng thể thống kê, ta không những phải
giới hạn về thực thể (tổng thể là tổng thể gì), mà còn phải giới hạn về thời gian
và không gian nghiên cứu.

5.1.3 Mẫu

Tổng thể thường rất rộng lớn, chúng ta không có đủ thời gian, công sức, tiền
bạc, điều kiện,. . . , và đôi khi không cần thiết để quan sát hết các phần tử của
tổng thể. Do đó, ta phải chọn một số đơn vị từ tổng thể chung theo một phương
pháp lấy mẫu nào đó, từ đó suy đoán về các tham số, quy luật của tổng thể.
Các phần tử được chọn ra để nghiên cứu này được gọi là mẫu.
Chẳng hạn, khi cần nghiên cứu chiều cao của một cộng đồng người, ta chọn
ngẫu nhiên n người và đo chiều cao của n người đó, kết quả cho ta một bộ n số
(x1 , x2 , . . . , xn ) tương ứng là chiều cao của họ. Như vậy (x1 , x2 , . . . , xn ) là một
mẫu thống kê về chiều cao lấy từ tổng thể là cộng đồng người cần quan sát. Từ
mẫu về chiều cao của n người này ta có thể nghiên cứu nhiều vấn đề về nhân
chủng học hoặc dùng để ước lượng kích thước cho các mẫu hàng hóa cần dùng
như quần áo may sẵn, hoặc các đồ dùng thiết yếu liên quan đến chiều cao của
người tiêu dùng,. . .

5.1.4 Các loại thang đo trong thống kê

Stanley Stevens (1946) đã đề xuất 4 thang đo cơ bản: định danh, thứ bậc,
khoảng và tỷ lệ. Thang đo định danh và thứ bậc gọi chung là thang đo định
tính; thang đo khoảng và tỷ lệ gọi chung là thang đo định lượng.
a) Thang đo định danh
Là loại thang đo sử dụng cho các tiêu thức thuộc tính, không có sự hơn kém,
không có thứ bậc. Người ta thường dùng các mã số để phân loại các đối tượng.
Ngoài vai trò này, các mã số không mang ý nghĩa nào khác.

Ví dụ 325 .

1. Giới tính: 1. Nam 2. Nữ

2. Tình trạng hôn nhân:


1. Độc thân 2. Có gia đình 3. Ly dị 4. Trường hợp khác
5.1. Một số khái niệm cơ bản của thống kê 75

b) Thang đo thứ bậc


Là loại thang đo sử dụng các con số hoặc kí tự có sự hơn kém nhau, có thứ
tự nhưng không có khoảng cách giữa các điểm khác nhau trong thang. Sự chênh
lệch giữa các biểu hiện không nhất thiết phải bằng nhau trong thang.
Ví dụ 326 .
1. Cấp bậc giáo dục:
1.Tiểu học 2.THCS 3.THPT 4. Đại học 5.Sau đại học.
2. Học lực của sinh viên:
1.Xuất sắc 2.Giỏi 3.Khá 4.TB 5.Yếu.
c) Thang đo khoảng
Thang đo khoảng thường dùng cho các đặc điểm số lượng và đôi khi cũng
được áp dụng cho các đặc điểm thuộc tính. Thang đo khoảng là thang đo thứ
bậc có các khoảng cách đều nhau.
Ví dụ 327 Anh (chị) sinh viên cho biết ý kiến của mình về các câu hỏi sau
(khoanh tròn một con số ở từng dòng) đối với các đơn vị phòng ban trong
trường:

d) Thang đo tỷ lệ
Là loại thang đo dùng cho đặc tính số lượng. Số 0 của thang đo này là điểm
gốc giúp ta so sánh được tỷ lệ giữa các số đo. Giữa thang đo khoảng và thang
đo tỷ lệ có 2 sự khác biệt sau:
- Thang đo tỷ lệ có giá trị 0 thật. Thí dụ chiều cao bằng 0 nghĩa là không có
chiều cao, trong khi nhiệt độ 00 C không có nghĩa là không có nhiệt độ.
- Khi một biến được đo bằng thang đo tỷ lệ, sự so sánh tỷ lệ giữa hai số là có ý
nghĩa. Thí dụ một cây 140cm cao gấp đôi cây 70cm nhưng một lò nung 3000 C
không nóng gấp đôi lò nung ở 1500 C. Việc sử dụng thang đo thường phụ thuộc
vào phương pháp hoặc công cụ đo hơn là thuộc tính. Cùng một thuộc tính có
thể được đo bằng các thang đo khác nhau.
Chẳng hạn tuổi có thể được đo theo năm (thang tỷ lệ), hoặc được chia thành
3 nhóm trẻ, trung niên, già (thang thứ bậc)...
76 Chương 5. Thống kê và dữ liệu

5.2 Dữ liệu

5.2.1 Khái niệm

Để nghiên cứu một vấn đề nào đó ta phải quan sát, ghi nhận, thu thập,. . . các
thuộc tính, số đo, số lượng,. . . . phản ánh bản chất của nó. Các quá trình đó sẽ
tạo ra một tập dữ liệu cho vấn đề quan tâm. Dữ liệu thường được đo ở dạng
thang số hoặc phân loại thành nhóm rồi sau đó mã hoá dưới dạng số.
Vấn đề quan trọng của việc thu thập dữ liệu là xác định rõ ràng những dữ liệu
nào cần thu thập, thứ tự ưu tiên của các loại dữ liệu này. Vấn đề nghiên cứu
và mục tiêu nghiên cứu càng cụ thể thì việc xác định dữ liệu cần thu thập càng
dễ dàng. Dữ liệu luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong nghiên cứu
thống kê ứng dụng.

Ví dụ 328 Phân tích thống kê điểm học tập của sinh viên để thấy rõ bản chất,
sự khác biệt theo từng nhóm đối tượng: Nam, nữ; năm học, đơn vị đào tạo. Dữ
liệu cho nghiên cứu này là kết quả điểm cụ thể có đầy đủ các nhóm đối tượng
trên theo một tỷ lệ nhất định.

5.2.2 Các loại dữ liệu

a) Dữ liệu sơ cấp và thứ cấp


Dữ liệu từ các nguồn có sẵn (thường đã qua tổng hợp, xử lý) gọi là dữ liệu
thứ cấp. Loại dữ liệu này có ưu điểm là thu thập nhanh, ít tốn kém chi phí,
nhưng đôi khi ít chi tiết và không đáp ứng đúng nhu cầu nghiên cứu. Ngoài
ra mức độ chính xác của nó tùy thuộc vào cơ quan công bố số liệu. Ta có thể
lấy dữ liệu này tại các báo cáo tài chính của các tổ chức, công ty; các cơ quan
thống kê về dân số, lao động, việc làm,. . . ; các công ty và tổ chức nghiên cứu,
cung cấp thông tin theo yêu cầu; tìm qua internet,. . .
Dữ liệu sơ cấp là dữ liệu thu thập trực tiếp, ban đầu từ đối tượng nghiên
cứu. Loại dữ liệu này đáp ứng tốt nhu cầu nghiên cứu nhưng tốn kém chi phí
và thời gian để thu thập.
b) Dữ liệu định tính và định lượng
Trước khi thu thập dữ liệu cần phân biệt rõ tính chất của dữ liệu. Dữ liệu
định tính phản ánh tính chất, sự hơn kém của các đối tượng nghiên cứu và được
thu thập bằng thang đo định danh hay thứ bậc. Dữ liệu định lượng phản ánh
mức độ hơn kém và thu thập bằng thang đo khoảng hay tỷ lệ.
Dữ liệu định tính dễ thu thập hơn định lượng, nhưng dữ liệu định lượng
thường cung cấp nhiều thông tin hơn và dễ áp dụng nhiều phương pháp phân
tích hơn. Khi thực hiện nghiên cứu, trong giai đoạn lập kế hoạch nghiên cứu và
thu thập dữ liệu, người nghiên cứu cần xác định trước các phương pháp phân
tích cần sử dụng, từ đó xác định loại dữ liệu cần thu thập, có nghĩa là xác định
5.2. Dữ liệu 77

thang đo phù hợp cần sử dụng trong khi thiết kế biểu mẫu hay bảng câu hỏi
dùng để thu thập dữ liệu mong muốn.
Thí dụ, ta muốn nghiên cứu ảnh hưởng của việc đi làm thêm đối với kết quả
học tập của sinh viên. Các dữ liệu thu thập được có thể dưới dạng định tính
hoặc định lượng. Sinh viên có đi làm thêm hay không? (có, không) là định tính.
Kết quả học tập của sinh viên là định tính (xuất sắc, giỏi, khá. . . ) hoặc định
lượng (điểm trung bình).

5.2.3 Các phương pháp thu thập dữ liệu

a) Phương pháp thực nghiệm


Thực hiện các thí nghiệm theo chủ định, thu thập các số liệu định tính, định
lượng qua từng giai đoạn theo yêu cầu để có được bộ số liệu. Phương pháp này
cho độ chính xác cao, theo đúng yêu cầu của người nghiên cứu, nhưng nó đòi
hỏi nhiều kinh phí, thời gian và không phải lúc nào cũng thành công.
b) Phương pháp quan sát
Nhân viên điều tra phải trực tiếp tiếp xúc với đối tượng điều tra để tiến
hành hoặc giám sát việc cân, đong, đo, đếm và sau đó ghi chép những thông
tin thu được vào phiếu điều tra. Phương pháp này cho độ chính xác cao nhưng
đòi hỏi nhiều nhân lực và thời gian, đôi khi một số hiện tượng không thể trực
tiếp quan sát được nên phạm vi áp dụng của phương pháp này còn hạn chế.
c) Phương pháp phỏng vấn
Đây là phương pháp được sử dụng nhiều nhất. Việc thu thập số liệu được
thực hiện qua quá trình hỏi - đáp giữa nhân viên điều tra và người cung cấp
thông tin. Phương pháp này cũng mang lại hiệu quả cao, dễ tổng hợp và tập
trung vào những nội dung chủ yếu thông qua bảng câu hỏi hoặc phiếu điều tra.
Phỏng vấn gồm 2 loại:
. Phỏng vấn trực tiếp: Là việc hỏi đáp trực tiếp giữa nhân viên điều tra
và người cung cấp thông tin. Có thể gọi điện thoại hoặc gặp trực tiếp, nhân
viên điều tra hỏi và ghi nhận câu trả lời, đồng thời có thể ghi âm cuộc phỏng
vấn để làm tài liệu đối chứng.
Do tiếp xúc trực tiếp nên điều tra viên có thể có nhận xét sâu sắc hơn về đối
tượng thông qua cử chỉ, thái độ, đồng thời có có thể giải thích câu hỏi rõ ràng
hơn, phát hiện sai sót và chỉnh sửa kịp thời. Do đó có thể nâng cao chất lượng
phỏng vấn. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém và mất thời gian do việc
bố trí gặp đối tượng cần điều tra. Nếu gọi điện thoại thì khả năng người được
phỏng vấn từ chối rất cao.
. Phỏng vấn gián tiếp: Là phương pháp mà người được phỏng vấn nhận
một phiếu điều tra (gửi qua tay hoặc gửi qua email), tự mình ghi câu trả lời
vào phiếu rồi trả lại cho cơ quan điều tra.
78 Chương 5. Thống kê và dữ liệu

d) Thu thập từ nguồn có sẵn


Khi thực hiện một nghiên cứu cụ thể, người nghiên cứu có thể sử dụng dữ
liệu từ một nguồn có sẵn đã công bố hay chưa công bố. Với sự phát triển của
công nghệ thông tin, đặc biệt là internet và sự quan tâm ngày càng nhiều của
các tổ chức nhà nước, doanh nghiệp,. . . trong các báo cáo tổng kết, lưu trữ số
liệu thì cách thu thập dữ liệu này ngày càng được người nghiên cứu sử dụng.
Điều đáng lưu ý trong cách thu thập dữ liệu này là phải chọn lựa nguồn dữ liệu
đáng tin cậy.

5.2.4 Thu thập dữ liệu qua phiếu điều tra

Phiếu điều tra là một hình thức quan trọng và phổ biến khi thu thập thông
tin về xã hội. Để tiến hành thu thập được dữ liệu mong muốn từ phiếu điều tra
ta cần chú ý các vấn đề sau:
a) Xác định quy trình
Quyết định cách thức sử dụng để tiếp xúc với đối tượng điều tra. Điều này
phụ thuộc vào: Loại thông tin cần thu thập, đối tượng điều tra. Thông thường
người ta sử dụng một số hình thức sau: Phỏng vấn trực tiếp, phỏng vấn qua
điện thoại, điều tra bằng cách gửi mail, gửi trực tiếp đối tượng trả lời,. . .
b) Quyết định dạng câu hỏi
Câu hỏi có thể được thiết lập dưới một trong hai hình thức sau:
. Câu hỏi phi cấu trúc (mở): Câu hỏi mà đối tượng điều tra sẽ tự trả lời
theo ý cá nhân.
. Câu hỏi cấu trúc (đóng): Câu hỏi mà ý trả lời đã được liệt kê sẵn và
người trả lời câu hỏi chỉ việc chọn. Dạng câu hỏi này có các hình thức: Câu hỏi
hai trả lời, chọn một; câu hỏi nhiều trả lời, một lựa chọn; câu hỏi nhiều trả lời,
nhiều lựa chọn, sắp hạng, đánh giá theo thang điểm cho trước.
Để tăng lượng thông tin thu thập, người ta cũng có thể kết hợp cả hai hình
thức trên trong bảng câu hỏi.
c) Xác định từ ngữ trong câu hỏi
Khi sử dụng từ ngữ trong câu hỏi cần chú ý những vấn đề sau:
. Sử dụng từ đơn giản: Từ được sử dụng phải dễ hiểu với tất cả các đối
tượng điều tra, từ càng đơn giản càng tốt.
. Sử dụng từ quen thuộc: Tránh dùng từ chuyên môn kỹ thuật hoặc
thuật ngữ chuyên ngành khi người được hỏi không thuộc chuyên ngành đó. Từ
sử dụng trong câu hỏi phải đảm bảo cho người trả lời có thể hiểu một cách rõ
ràng, không có chút nhầm lẫn.
. Độ dài của câu hỏi: Tránh câu hỏi dài, câu hỏi càng ngắn càng tốt.
d) Những phần gắn liền với câu hỏi chính
5.3. Một số vấn đề liên quan đến mẫu 79

Ngoài câu hỏi chính, trong bảng câu hỏi phần đầu tiên nhất thiết phải có
câu dẫn dắt hâm nóng, gợi ý, tranh thủ tình cảm của người phỏng vấn. Ở phần
này cũng cần cho người trả lời biết mục đích ý nghĩa cuộc điều tra của mình.
Kết thúc bảng câu hỏi phải là lời cảm ơn.
e) Các đặc tính vật lý của phiếu điều tra
Chất lượng giấy của bảng câu hỏi phải đảm bảo, in ấn phải cẩn thận và đẹp.
Bảng câu hỏi phải để đủ khoảng trống cho câu hỏi mở, nhưng nên nhớ rằng
bảng câu hỏi càng nhỏ gọn thì càng tốt.
f) Thử và điều chỉnh
Làm thử nghiệm với một số người tình nguyện để từ đó rút kinh nghiệm,
điều chỉnh thích hợp trước khi chính thức thực hiện đại trà.
 Tóm lại: Thiết kế bảng câu hỏi là một quá trình lâu dài và đòi hỏi sự
đầu tư thích đáng. Bảng câu hỏi rất linh hoạt, có thể cho phép thu thập cả các
dữ liệu mang tính chủ quan và khách quan thông qua câu hỏi cấu trúc và phi
cấu trúc. Cần có sự xem xét kỹ càng để loại bỏ những lỗi mà nó có thể gây ra
những thay đổi lớn. Làm được những điều trên thì bảng câu hỏi trở thành một
công cụ thu thập thông tin tốt, hiệu quả và tiết kiệm.

5.3 Một số vấn đề liên quan đến mẫu

5.3.1 Phương pháp chọn mẫu

a) Chọn mẫu ngẫu nhiên


Chọn mẫu ngẫu nhiên (hay chọn mẫu xác suất) là phương pháp chọn mẫu
mà khả năng được chọn vào tổng thể mẫu của tất cả các đơn vị của tổng thể
đều như nhau. Đây là phương pháp tốt nhất để ta có thể chọn ra một mẫu có
khả năng đại diện cho tổng thể. Tuy nhiên, ta khó áp dụng phương pháp này
khi không xác định được danh sách cụ thể của tổng thể chung (ví dụ nghiên
cứu trên tổng thể tiềm ẩn); tốn kém nhiều thời gian, chi phí, nhân lực cho việc
thu thập dữ liệu khi đối tượng phân tán trên nhiều địa bàn cách xa nhau,. . .
. Chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản
Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự
nào đó: lập theo vần của tên, hoặc theo quy mô, hoặc theo địa chỉ. . . , sau đó
đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách; rồi rút thăm, quay số, dùng bảng số
ngẫu nhiên, hoặc dùng máy tính để chọn ra từng đơn vị trong tổng thể chung
vào mẫu. Phương pháp này thường được vận dụng khi các đơn vị của tổng thể
chung không phân bố quá rộng về mặt địa lý, các đơn vị khá đồng đều nhau về
đặc điểm đang nghiên cứu. Chẳng hạn áp dụng trong kiểm tra chất lượng sản
phẩm trong các dây chuyền sản xuất hàng loạt.
. Chọn mẫu ngẫu nhiên hệ thống
80 Chương 5. Thống kê và dữ liệu

Trước tiên lập danh sách các đơn vị của tổng thể chung theo một trật tự quy
ước nào đó, sau đó đánh số thứ tự các đơn vị trong danh sách. Đầu tiên chọn
ngẫu nhiên 1 đơn vị trong danh sách ; sau đó cứ cách đều k đơn vị lại chọn ra
1 đơn vị vào mẫu,. . . cứ như thế cho đến khi chọn đủ số đơn vị của mẫu.
. Chọn mẫu cả khối
Trước tiên lập danh sách tổng thể chung theo từng khối (như làng, xã,
phường, lượng sản phẩm sản xuất trong 1 khoảng thời gian. . . ). Sau đó, ta
chọn ngẫu nhiên một số khối và điều tra tất cả các đơn vị trong khối đã chọn.
Người ta thường dùng phương pháp này khi không có sẵn danh sách đầy đủ
của các đơn vị trong tổng thể cần nghiên cứu.
. Chọn mẫu phân tầng
Trước tiên phân chia tổng thể thành các tổ theo 1 tiêu thức hay nhiều tiêu
thức có liên quan đến mục đích nghiên cứu (như phân tổ các doanh nghiệp theo
vùng, theo khu vực, theo loại hình, theo quy mô,. . . ). Sau đó trong từng tổ,
dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản hay chọn mẫu hệ thống để chọn ra
các đơn vị của mẫu. Đối với chọn mẫu phân tầng, số đơn vị chọn ra ở mỗi tổ
có thể tuân theo tỷ lệ số đơn vị tổ đó chiếm trong tổng thể, hoặc có thể không
tuân theo tỷ lệ.
. Chọn mẫu nhiều giai đoạn
Phương pháp này thường áp dụng đối với tổng thể chung có quy mô quá lớn
và địa bàn nghiên cứu quá rộng. Việc chọn mẫu phải trãi qua nhiều giai đoạn
(nhiều cấp). Trước tiên phân chia tổng thể chung thành các đơn vị cấp I, rồi
chọn các đơn vị mẫu cấp I. Tiếp đến phân chia mỗi đơn vị mẫu cấp I thành các
đơn vị cấp II, rồi chọn các đơn vị mẫu cấp II. . . Trong mỗi cấp có thể áp dụng
các cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản, chọn mẫu hệ thống, chọn mẫu phân
tầng, chọn mẫu cả khối để chọn ra các đơn vị mẫu.
b) Phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên
Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp
chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau
để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn ta tiến hành phỏng vấn các bà
nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó; như vậy sẽ có rất
nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả
năng được chọn. Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh
nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra
thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính
được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng
thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung.
. Chọn mẫu thuận tiện
Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của
đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối
tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp
5.3. Một số vấn đề liên quan đến mẫu 81

ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng
vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng
khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để
xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng
câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang
quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.
. Chọn mẫu phán đoán
Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối
tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào
kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu
thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm
thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không
có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán
để chọn ra người cần phỏng vấn.
. Chọn mẫu định ngạch
Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng
thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu
ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu
thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến
hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn
toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên
cứu yêu cầu các phỏng vấn viên đi hỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1
thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân
tổ theo giới tính và tuổi như sau: chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi
từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau
đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc
điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

5.3.2 Khái niệm mẫu ngẫu nhiên và mẫu cụ thể

Giả sử mẫu có kích thước n được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên từ tổng
thể có biến quan sát X. Mỗi lần chọn một phần tử của mẫu chính là thực hiện
một phép thử độc lập rút ngẫu nhiên một giá trị của X từ tập giá trị của nó.
Khi đó thành phần thứ i trong mẫu là biến ngẫu nhiên Xi có cùng luật phân
phối của X.
Mẫu ngẫu nhiên kích thước n là tập hợp của n biến ngẫu nhiên độc lập
X1 , X2 , . . . , Xn được lập từ biến ngẫu nhiên X và cùng luật phân phối với X. Ký
hiệu W = (X1 , X2 , . . . , Xn ). Như vậy mẫu ngẫu nhiên kích thước n là một véc tơ
ngẫu nhiên n chiều. Giả sử một giá trị của nó là X1 = x1 , X2 = x2 , . . . , Xn = xn .
Ta gọi (x1 , x2 , . . . , xn ) là một mẫu cụ thể kích thước n.
82 Chương 5. Thống kê và dữ liệu

5.3.3 Tham số đặc trưng của mẫu

a) Tham số đặc trưng của mẫu ngẫu nhiên


Cho mẫu ngẫu nhiên W = (X1 , X2 , . . . , Xn ), ta có các công thức tính tham
số đặc trưng như sau:

b) Cách tính tham số đặc trưng của mẫu cụ thể


Giả sử từ tổng thể ta chọn ra một mẫu gồm n phần tử, quan sát dấu hiệu
X trên n phần tử đã chọn ta có bảng số liệu:

Khi đó các tham số mẫu đặc trưng quan trọng sau được quan tâm:
5.3. Một số vấn đề liên quan đến mẫu 83

Ví dụ 329 Điều tra thu nhập (triệu đồng) của những công nhân làm việc tại
một khu công nghiệp tại TPHCM người ta có số liệu mẫu sau:

Tính trung bình, phương sai mẫu, phương sai mẫu điều chỉnh, mode của số liệu
mẫu trên.
84 Chương 5. Thống kê và dữ liệu
Chương 6

Lý thuyết ước lượng

6.1 Các đặc trưng mẫu

6.1.1 Bảng số liệu

Khi khảo sát đám đông X ta thu thập số liệu của mẫu cỡ n: (X1 , X2 , . . . , Xn )
và thường lập bảng số liệu theo các dạng sau:

Khi xử lý số liệu ta sẽ đưa số liệu về Dạng 2.


Có thể đưa Dạng 1 về Dạng 2 bằng cách thống kê lại.
Dạng 3 được đưa về Dạng 2 bằng cách thay các khoảng xi − xi+1 bằng giá
0
trị trung bình của hai đầu mút xi = xi +x2 i+1 .
Trong các phần sau, ta xét mẫu của đám đông X có dạng 2.

85
86 Chương 6. Lý thuyết ước lượng

6.1.2 Kì vọng mẫu

Định nghĩa 6.1 Kỳ vọng mẫu hay Trung bình mẫu của đám đông X ứng với
mẫu (X1 , X2 , . . . , Xn ), kí hiệu X̄ là đại lượng ngẫu nhiên định bởi:
n
1 X
X̄ = . Xi .ni (6.1)
n i=1

6.1.3 Phương sai mẫu và độ lệch chuẩn

Định nghĩa 6.2 Phương sai mẫu của đám đông X ứng với mẫu X1 , X2 , · · · , Xn ,
kí hiệu Ŝ 2 (còn kí hiệu là xσn2 hay σn2 ) là đại lượng ngẫu nhiên định bởi:
k
2 1X 2
Ŝ = Xi .ni − (X̄)2 (6.2)
n i=1

Định nghĩa 6.3 Căn bậc hai của phương sai mẫu của X gọi là độ lệch mẫu,
kí hiệu Ŝ (còn kí hiệu là xσn hay σn ) là đại lượng ngẫu nhiên định bởi:
v
u k
u1 X
Ŝ = t Xi2 .ni − (X̄)2 (6.3)
n i=1

Định nghĩa 6.4 Phương sai mẫu hiệu chỉnh của đám đông X ứng với mẫu
X1 , X2 , · · · , Xn , kí hiệu S 2 (còn kí hiệu là xσn−1
2 2
hay σn−1 ) là đại lượng ngẫu
nhiên định bởi:
k
2 n 2 1 X 2 n
S = Ŝ = Xi .ni − (X̄)2 (6.4)
n−1 n − 1 i=1 n−1

Định nghĩa 6.5 Căn bậc hai của phương sai hiệu chỉnh mẫu của X gọi là độ
lệch mẫu điều chỉnh, kí hiệu S (còn kí hiệu là xσn−1 hay σn−1 ) là đại lượng
ngẫu nhiên định bởi:
v
u
u 1 X k
1
S= t Xi2 .ni − (X̄)2 (6.5)
n − 1 i=1 n−1

Định nghĩa 6.6 Tỉ lệ mẫu của đám đông X ứng với mẫu X1 , X2 , · · · , Xn , kí
hiệu f là đại lượng ngẫu nhiên định bởi:
k
1X
f= Xi .ni (6.6)
n i=1
6.1. Các đặc trưng mẫu 87

Ví dụ 330 Để khảo sát chỉ tiêu X của một loại sản phẩm, người ta quan sát
một mẫu và có kết quả sau:

Những sản phẩm có chỉ tiêu X từ 19 cm trở xuống được xếp vào loại B. Hãy xác
định kỳ vọng mẫu, phương sai mẫu, phương sai mẫu hiệu chỉnh, độ lệnh mẫu,
độ lệnh mẫu hiệu chỉnh của chỉ tiêu X và tỉ lệ mẫu các sản phẩm loại B.

Lưu ý: Ta có thể sử dụng chức năng thống kê trong các loại máy tính bỏ túi
để giải nhanh bài toán này.
88 Chương 6. Lý thuyết ước lượng

6.2 Bài toán thống kê tổng quát

Giả sử từ tổng thể ta chọn ra một mẫu gồm n phần tử, quan sát dấu hiệu
X trên n phần tử đã chọn ta có bảng số liệu:

Khi đó, ta thường quan tâm đến các câu hỏi:


1) Kích thước mẫu?
2) Trung bình mẫu?
3) Độ lệch chuẩn mẫu?
4) Phương sai mẫu?
5) Độ lệch chuẩn mẫu điều chỉnh?
6) Phương sai mẫu hiệu chỉnh?
7) Khoảng ước lượng trung bình?
8) Tìm tỉ lệ sản phẩm đạt tính chất thuận lợi cho trước?
9) Khoảng ước lượng tỉ lệ thuận lợi cho trước?
10) Tìm kích thước mẫu nhỏ nhất để điều tra có ý nghĩa?

6.3 Ví dụ minh họa

Ví dụ 331 Một hãng kinh doanh nước ngoài điều tra nhu cầu sử dụng vải của
một số hộ trong nước kết quả ở bảng sau:
xi (m) 36 8 16 12 20 24 28 32
ni 16 8 30 12 15 25 15 20

1. Cỡ mẫu n là:
2. Độ lệnh chuẩn mẫu đã điều chỉnh S là
3. Trung bình mẫu là
4. Khoảng ước nhu cầu sử dụng vải trung bình của mỗi hộ với độ tin cậy 95%
5. Nếu muốn sai số trong ước lượng trung bình không quá 0,5m ở độ tin cậy
95% thì số hộ cần quan sát ít nhất là
6. Những hộ có nhu cầu sử dụng từ 26 m trở lên là những hộ có nhu cầu sử
dụng cao. Tỉ lệ hộ có nhu cầu sử dụng cao là
7. Khoảng ước lượng tỉ lệ hộ có nhu cầu sử dụng cao với độ tin cậy 95% là
6.3. Ví dụ minh họa 89

Ví dụ 332 Số liệu thống kê về doanh số bán của một siêu thị trong một số
cho ở bảng sau
Doanh số (triệu/ngày) 24 30 36 48 54 60 65 70 42
Số ngày 5 12 25 24 15 12 10 6 35

1. Cỡ mẫu n là:
2. Trung bình mẫu là
3. Độ lệnh chuẩn mẫu đã điều chỉnh là
4. Khoảng ước lượng doanh số trung bình trong một ngày của siêu thị với độ
tin cậy 95% là
5. Nếu muốn sai số trong ước lượng trung bình không quá 0,5 triệu ở độ tin
cậy 95% thì số ngày cần quan sát ít nhất là
6. Những ngày có doanh số từ 60 triệu đồng trở lên là những ngày “bán đắt
hàng”. Tỉ lệ những ngày bán đắt hàng
7. Khoảng ước lượng tỉ lệ những ngày bán đắt hàng với độ tin cậy 99% là
8. Nếu muốn sai số ước lượng tỉ lệ không quá 0,02 với độ tin cậy 95% thì số
ngày cần quan sát ít nhất là

Ví dụ 333 Khảo sát năng suất (X: tấn/ha) của 100 ha lúa ở huyện A, ta có
bảng số liệu:

1. Cỡ mẫu n là:
2. Độ lệnh chuẩn mẫu đã điều chỉnh S là
3. Trung bình mẫu là
4. Khoảng ước năng suất lúa trung bình ở huyện A với độ tin cậy 95%
5. Nếu muốn sai số trong ước lượng trung bình không quá 0,5 tấn ở độ tin
cậy 95% thì số ha cần quan sát ít nhất là
6. Những ha có năng suất từ 5 tấn trở lên là những ha có năng suất cao. Tỉ
lệ ha có năng suất cao là
7. Khoảng ước lượng tỉ lệ ha có năng suất cao với độ tin cậy 95% là
8. Nếu muốn sai số ước lượng tỉ lệ không quá 0,02 với độ tin cậy 95% thì số
ha cần quan sát ít nhất là
90 Chương 6. Lý thuyết ước lượng

Ví dụ 334 Khảo sát cân nặng (kg) của nữ thanh niên ở vùng A bằng cách lấy
ngẫu nhiên và thu được bảng số liệu

1. Cỡ mẫu n là:
2. Độ lệnh chuẩn mẫu đã điều chỉnh S là
3. Trung bình mẫu là
4. Khoảng ước cân nặng trung bình của nữ thanh niên ở vùng A với độ tin
cậy 95%
5. Nếu muốn sai số trong ước lượng trung bình không quá 0,5 kg ở độ tin cậy
95% thì số người cần quan sát ít nhất là
6. Những nữ thanh niên có cân nặng từ 57,5 kg trở lên được gọi là “nữ thanh
niên nặng ký”. Tỉ lệ nữ thanh niên nặng ký là
7. Khoảng ước lượng tỉ lệ “nữ thanh niên nặng ký” với độ tin cậy 95% là
8. Nếu muốn sai số ước lượng tỉ lệ không quá 0,02 với độ tin cậy 95% thì số
người cần quan sát ít nhất là
Ví dụ 335 Kết quả về khảo sát hàm lượng vitamin của loại trái cây X, người
ta thu được bảng số liệu

1. Cỡ mẫu n là:
2. Độ lệnh chuẩn mẫu đã điều chỉnh S là
3. Trung bình mẫu là
4. Khoảng ước hàm lượng vitamin trung bình của loại trái cây X với độ tin
cậy 95%
5. Nếu muốn sai số trong ước lượng trung bình không quá 1% ở độ tin cậy
95% thì số trái cây cần quan sát ít nhất là
6. Những trái cây có hàm lượng vitamin từ 9% trở lên được gọi là “hàm lượng
cao”. Tỉ lệ hàm lượng cao là
7. Khoảng ước lượng tỉ lệ “hàm lượng cao” với độ tin cậy 95% là
8. Nếu muốn sai số ước lượng tỉ lệ không quá 0,02 với độ tin cậy 95% thì số
trái cây cần quan sát ít nhất là
6.3. Ví dụ minh họa 91
92 Chương 6. Lý thuyết ước lượng

You might also like