You are on page 1of 172

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ HỒNG LOAN

BÀI GIẢNG
ĐẠI SỐ ĐẠI CƯƠNG
(Dành cho hệ chất lượng cao)

Nghệ An - 2019
MỤC LỤC

Mục lục 1

1 KIẾN THỨC CHUẨN BỊ 6


1.1. Tập hợp và ánh xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.1 Tập hợp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.1.2 Ánh xạ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 14
1.2. Quan hệ hai ngôi . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.2.1 Khái niệm quan hệ hai ngôi . . . . . . . . . . . . . . . 16
1.2.2 Quan hệ tương đương . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
1.2.3 Quan hệ thứ tự . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 18
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 20
1.3. Phép toán . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
1.3.1 Khái niệm phép toán hai ngôi . . . . . . . . . . . . . 22
1.3.2 Các tính chất có thể có của phép toán hai ngôi . . . . 24
1.3.3 Phần tử đơn vị, phần tử nghịch đảo . . . . . . . . . . 25
Nội dung thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 27

2 NỬA NHÓM VÀ NHÓM 28


2.1. Nửa nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.1.1 Khái niệm nửa nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . 28
2.1.2 Nửa nhóm con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 29
2.1.3 Một số tính chất của nửa nhóm . . . . . . . . . . . . 29

1
2.2. Khái niệm nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.2.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
2.2.2 Các tính chất cơ bản của nhóm . . . . . . . . . . . . . 32
2.2.3 Các định nghĩa tương đương của nhóm . . . . . . . . 33
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
2.3. Nhóm con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 37
2.3.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn nhóm con . . . . . . . . . . 37
2.3.2 Nhóm con sinh bởi một tập . . . . . . . . . . . . . . . 39
2.3.3 Nhóm xyclic . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 40
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 43
2.4. Lớp ghép, Định lý Lagrange . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.4.1 Lớp ghép . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 45
2.4.2 Định lý Lagrange và các hệ quả . . . . . . . . . . . . 46
2.5. Nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương . . . . . . . . . . . . 48
2.5.1 Nhóm con chuẩn tắc . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 48
2.5.2 Nhóm thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 49
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
2.6. Đồng cấu nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.6.1 Khái niệm đồng cấu nhóm . . . . . . . . . . . . . . . 52
2.6.2 Một số đồng cấu đặc biệt . . . . . . . . . . . . . . . . 55
2.6.3 Tính chất cơ bản của đồng cấu nhóm . . . . . . . . . 56
2.6.4 Nhóm các tự đẳng cấu . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
2.6.5 Định lý đồng cấu nhóm . . . . . . . . . . . . . . . . . 58
2.6.6 Các định lý đẳng cấu nhóm . . . . . . . . . . . . . . . 59
2.6.7 Áp dụng mô tả nhóm thương và nhóm xyclic . . . . . 61
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 63
2.7. Nhóm đối xứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 66
2.7.1 Khái niệm nhóm đối xứng . . . . . . . . . . . . . . . . 66
2.7.2 Nhóm các phép thế bậc n . . . . . . . . . . . . . . . . 66
2.7.3 Nhóm thay phiên . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 71

2
2.7.4 Nhúng các nhóm vào nhóm đối xứng . . . . . . . . . . 72
2.8. Tích trực tiếp và tổng trực tiếp các nhóm . . . . . . . . . 73
2.8.1 Trường hợp tổng quát . . . . . . . . . . . . . . . . . . 73
2.8.2 Tích trực tiếp của hai nhóm . . . . . . . . . . . . . . 74
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 77
2.9. Đối xứng hóa của một vị nhóm giao hoán . . . . . . . . . 78
2.9.1 Đối xứng hóa . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 78
2.9.2 Xây dựng nhóm cộng các số nguyên . . . . . . . . . . 80
2.9.3 Xây dựng nhóm nhân các số hữu tỷ dương . . . . . . . 81
2.9.4 Nhận xét . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 81
2.9.5 Tính chất của nhóm cộng các số nguyên . . . . . . . . 83
Nội dung thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 84

3 VÀNH, MIỀN NGUYÊN, TRƯỜNG 85


3.1. Khái niệm vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
3.1.1 Định nghĩa vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 85
3.1.2 Ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 86
3.1.3 Các tính chất cơ bản của vành . . . . . . . . . . . . . 87
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 88
3.2. Vành con, iđêan và vành thương . . . . . . . . . . . . . . . 90
3.2.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn vành con . . . . . . . . . . . 90
3.2.2 Định nghĩa và tiêu chuẩn iđêan . . . . . . . . . . . . . 91
3.2.3 Iđêan sinh bởi một tập, iđêan hữu hạn sinh . . . . . . 92
3.2.4 Iđêan nguyên tố, iđêan cực đại . . . . . . . . . . . . . 93
3.2.5 Vành thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 96
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 97
3.3. Đồng cấu vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 99
3.3.1 Khái niệm đồng cấu vành . . . . . . . . . . . . . . . . 99
3.3.2 Các tính chất của đồng cấu vành . . . . . . . . . . . . 100
3.3.3 Định lý đồng cấu vành . . . . . . . . . . . . . . . . . 102

3
3.3.4 Đặc số của vành . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 103
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 105
3.4. Miền nguyên, thể và trường . . . . . . . . . . . . . . . . . 106
3.4.1 Ước của không, miền nguyên . . . . . . . . . . . . . . 106
3.4.2 Phần tử khả nghịch, thể và trường . . . . . . . . . . . 108
3.4.3 Trường con . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 110
3.4.4 Một số tính chất về iđêan và đồng cấu trường . . . . . 111
3.4.5 Trường các thương . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 112
3.4.6 Trường các số hữu tỷ Q và trường các số phức C . . . 114
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 118
Nội dung thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 120

4 Vành chính, vành Euclid và vành nhân tử hóa 121


4.1. Vành chính và vành nhân tử hóa . . . . . . . . . . . . . . . 121
4.1.1 Tính chất số học trong vành . . . . . . . . . . . . . . 121
4.1.2 Vành chính và sự tồn tại ước chung lớn nhất . . . . . 124
4.1.3 Vành nhân tử hóa và sự phân tích trong vành chính . 126
4.1.4 Một số ví dụ về vành chính và vành nhân tử hóa . . . 128
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 129
4.2. Vành Euclid . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130
4.2.1 Định nghĩa và ví dụ . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 130
4.2.2 Mối liên hệ giữa vành chính và vành Euclid, thuật toán
Euclid . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 131
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 132
Nội dung thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 133

5 VÀNH ĐA THỨC 134


5.1. Vành đa thức một ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134
5.1.1 Khái niệm đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 134
5.1.2 Phép chia với dư, thuật toán Euclid tìm UCLN . . . . 138
5.1.3 Nghiệm của đa thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 140

4
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 144
5.2. Vành đa thức nhiều ẩn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 145
5.2.1 Xây dựng vành đa thức nhiều ẩn . . . . . . . . . . . . 145
5.2.2 Viết đa thức theo lối từ điển . . . . . . . . . . . . . . 147
5.2.3 Đa thức đối xứng . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 157
5.3. Đa thức bất khả quy trên các trường số . . . . . . . . . . 157
5.3.1 Đa thức với hệ số thực và phức . . . . . . . . . . . . . 158
5.3.2 Đa thức với hệ số hữu tỷ . . . . . . . . . . . . . . . . 160
Bài tập . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 168
Nội dung thảo luận . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 169

Tài liệu tham khảo 170

Danh mục từ khóa 171

5
CHƯƠNG 1

KIẾN THỨC CHUẨN BỊ

1.1 Tập hợp và ánh xạ

Tập hợp và ánh xạ là hai trong số những khái niệm cơ bản nhất của toán
học. Trước hết chúng ta hãy tìm hiểu sơ lược về khái niệm tập hợp.

1.1.1 Tập hợp

Tập hợp là một khái niệm cơ bản của toán học, nhưng lại là một khái niệm
không được định nghĩa. Một cách trực quan, ta có thể hiểu một tập hợp như
là sự tụ tập những vật, những đối tượng hay những khái niệm toán học ...
được xác định bởi một hay nhiều tính chất chung.
Tập hợp thường được ký hiệu bởi các chữ in hoa: A, B, C, X, Y, Z, . . .. Một
số tập hợp quen thuộc có kí hiệu riêng: N, Z, Q, R, C, Q∗ , R∗ , C∗ , . . . .
Vật tạo nên tập hợp gọi là phần tử của tập hợp. Nếu x là phần tử của tập
hợp X , viết x ∈ X , đọc “ x thuộc X ”. Nếu x không phải là phần tử của tập
hợp X , viết x ∈
/ X , đọc “ x không thuộc X ”. Tập hợp không chứa một phần
tử nào được gọi là tập rỗng và ký hiệu là ∅.
Xác định một tập hợp là xác đinh tất cả các phần tử của tập hợp đó. Có
nhiều cách để xác định một tập hợp. Cách đơn giản nhất là liệt kê các phần
tử của tập hợp đó và để chúng vào giữa 2 dấu móc {...}. Ví dụ, A là tập hợp
tất cả các số tự nhiên không vượt quá 100, ta viết

A = {0, 1, 2, 3, 4, 5, . . . , 100} .

Tuy nhiên, không phải lúc nào ta cũng liệt kê hết được các phần tử của một
tập hợp, vì thế nên thông thường người ta mô tả tính chất của các phần tử

6
trong tập hợp đó (chỉ ra tính chất đặc trưng). Khi đó ta viết X = {x | P (x)}
để nói rằng X là tập hợp gồm các phần tử x thỏa mãn tính chất P (x). Ví
dụ,
A = {n ∈ N| n ≤ 100} ,
B = x ∈ Q| x2 − 2 = 0 = ∅,

 2
n √ √ o
C = x ∈ R| x − 2 = 0 = − 2; 2 .

Phần tử và tập con: Cho A và B là các tập hợp.


Ta nói tập hợp B là tập con của tập hợp A, viết B ⊆ A, nếu mọi phần tử
của tập hợp B đều thuộc tập hợp A.
Ta nói A = B nếu A ⊆ B và B ⊆ A.
Quy ước, tập hợp ∅ là tập con của mọi tập hợp.
Chúng ta cần phân biệt khái niệm “phần tử” và “tập con”. Ví dụ, cho tập
hợp A = {1; 2; 3}. Khi đó 1 ∈ A, 5 ∈
/ A, {1} ⊆ A, {5} 6⊆ A. Khái niệm “phần
tử” hay “tập con” chỉ có tính chất tương đối. Ví dụ, cho tập hợp A = {1; 2; 3} .
Kí hiệu P(A) là tập tất cả các tập con của A (mỗi phần tử của P(A) là
một tập con của A).
B ∈ P(A) ⇔ B ⊆ A.

{1} ⊆ A và {1} ∈ P(A).

∅ ∈ P(A), ∅ ⊆ A.

Nếu X có n phần tử thì P(X) có 2n phần tử.


Tập hợp hữu hạn: Tập hợp X được gọi là hữu hạn nếu số phần tử của X
là một số tự nhiên.
Các phép toán trên các tập hợp. Cho hai tập hợp A và B . Khi đó
Hợp của A và B , ký hiệu A ∪ B là tập hợp được xác định bởi

A ∪ B = x| x ∈ A hoặc x ∈ B .

Giao của A và B , ký hiệu A ∩ B là tập hợp được xác định bởi



A ∩ B = x| x ∈ A và x ∈ B .

7
Tích Descartes của A và B , ký hiệu A × B là tập hợp được xác định bởi

A × B = {(x, y)| x ∈ A, y ∈ B} .

Hiệu của A và B , ký hiệu A \ B là tập hợp được xác định bởi



A \ B = x| x ∈ A và x ∈ /B .

Nếu B ⊆ A thì A \ B được gọi là phần bù của B trong A, ký hiệu CA (B).


Chú ý rằng, các phép toán hợp, giao, tích Descartes hoàn toàn có thể mở
rộng cho một họ tùy ý các tập hợp {(Xi ) | i ∈ I}, ở đây I là một tập chỉ số
nào đó. Khi đó ta xác định:
[
Xi = {x | ∃i ∈ I, x ∈ Xi }.
i∈I
\
Xi = {x | x ∈ Xi , ∀i ∈ I}.
i∈I
Y
Xi = {z = (xi )i∈I | xi ∈ Xi , ∀i ∈ I}.
i∈I

Đặc biệt ta viết X n để ký hiệu cho tích Descartes n lần tập hợp X , nghĩa là,

X n = {(x1 , . . . , xn ) | xi ∈ X, ∀i = 1, . . . , n}.

Tiên đề sau đây giữ một vai trò quan trọng trong lý thuyết tập hợp, đặc
biệt là cho việc nghiên cứu các tập hợp vô hạn.
Tiên đề chọn. Cho X là một tập hợp tùy ý. Ký hiệu P (X) là tập tất cả
các tập con của X . Khi đó luôn tồn tại một ánh xạ ϕ : P (X) → X sao cho
ϕ(A) ∈ A, ∀A ⊆ X, A 6= ∅. Ánh xạ ϕ được gọi là ánh xạ chọn trên tập hợp
X.

1.1.2 Ánh xạ

1.1.2.1 Định nghĩa. Cho X và Y là các tập hợp, một ánh xạ f từ X đến
Y là một quy tắc cho tương ứng mỗi phần tử x ∈ X với duy nhất một phần
tử y ∈ Y . Ta viết:

f :X → Y
x 7→ y = f (x)

8
f
hoặc X →
− Y. Khi đó:
 phần tử y được gọi là ảnh của phần tử x qua ánh xạ f ,
 phần tử x được gọi là tạo ảnh của phần tử y bởi ánh xạ f ,
 X được gọi là tập nguồn,
 Y được gọi là tập đích.

Như vậy, tương ứng f : X → Y là ánh xạ khi và chỉ khi mỗi phần tử
thuộc tập nguồn X đều có và chỉ có một ảnh thuộc tập đích Y .

1.1.2.2 Ví dụ. a) Các tương ứng sau đây đều là ánh xạ:

f : R+ → R
x 7→ y = lgx

g:R → R
x 7→ y = x2

b) Các tương ứng sau đây không phải là ánh xạ:

f1 : R → R
x 7→ y = lgx.

h : [−1; 1] → R
x 7→ y (với siny = x).

c) Cho X là một tập hợp, tương ứng

idX : X → X
x 7→ x

là một ánh xạ và được gọi là ánh xạ đồng nhất. Ánh xạ đồng nhất idX cũng
thường hay được ký hiệu là 1X .

9
Khái niệm ánh xạ là khái niệm mở rộng của khái niệm hàm số mà chúng
ta đã gặp trong chương trình toán phổ thông. Các hàm số mà ta gặp ở trường
phổ thông là những ánh xạ mà nguồn và đích là tập hợp các số thực R hoặc
là những tập con của R và số f (x) tương ứng với x là một biểu thức đại
số hoặc là một biểu thức lượng giác. Trong định nghĩa ánh xạ, các tập hợp
nguồn và đích không nhất thiết là các tập hợp số và phần tử f (x) tương ứng
với phần tử x qua ánh xạ f không nhất thiết là một biểu thức đại số hoặc
biểu thức lượng giác.
Trong Giải tích, chúng ta thường có những bài toán về vẽ đồ thị của một
hàm số. Sau đây, chúng ta định nghĩa khái niệm đồ thị của một ánh xạ.

1.1.2.3 Định nghĩa. Giả sử f : X → Y là một ánh xạ. Tập con

Γ = {(x, f (x)) | x ∈ X} ⊆ X × Y

được gọi là đồ thị của ánh xạ f .

1.1.2.4 Định nghĩa. Cho f : X → Y và g : X → Y là các ánh xạ. Ta nói


ánh xạ f bằng ánh xạ g , viết f = g , nếu f (x) = g(x), ∀x ∈ X .

Cho ánh xạ f : X → Y và A ⊆ X . Tập hợp

f (A) = {f (a)| a ∈ A} ⊆ Y

được gọi là ảnh của tập hợp A qua ánh xạ f . Đặc biệt khi A = X thì f (X)
được gọi là ảnh của ánh xạ f và ký hiệu là Imf . Vậy

Imf = {f (x)| x ∈ X} = f (X).

Cho B ⊆ Y . Tập hợp

f −1 (B) = {x ∈ X| f (x) ∈ B} ⊆ X

được gọi là tạo ảnh của tập hợp B bởi ánh xạ f . Khi B = {y} chỉ gồm một
phần tử thì ta viết f −1 (y) thay cho f −1 ({y}), nghĩa là

f −1 (y) = {x ∈ X| f (x) = y}

là tập tạo ảnh của phần tử y bởi ánh xạ f .

10
1.1.2.5 Ví dụ. Ví dụ, xét ánh xạ

f :R → R
x 7→ x2

Ta có f (1) = 12 = 1, f (−1) = (−1)2 = 1,


f −1 (1) = {−1; 1}, f −1 (0) = 0, f −1 (−9) = ∅,
f ([−1; 2]) = {f (x)| x ∈ [−1; 2]} = x2 | − 1 ≤ x ≤ 2 = [0; 4] ,


f −1 ([0; 4]) = {x ∈ R| f (x) ∈ [0; 4]}


= x ∈ R| x2 ∈ [0; 4]


= x ∈ R| 0 ≤ x2 ≤ 4 = [−2; 2] ,


f ([−2; 2]) = [0; 4] .

1.1.2.6 Định nghĩa. Cho ánh xạ f : X → Y . Khi đó:


(i) f được gọi là đơn ánh nếu mỗi phần tử y ∈ Y đều có không quá một
tạo ảnh;
(ii) f được gọi là toàn ánh nếu mỗi phần tử y ∈ Y đều có tạo ảnh;
(iii) f được gọi là song ánh nếu f vừa đơn ánh vừa toàn ánh tức với mỗi
phần tử y ∈ Y thì đều có duy nhất một tạo ảnh.

1.1.2.7 Ví dụ. a) Ánh xạ

f :R → R
x 7→ x2

không đơn ánh, không toàn ánh và không song ánh.


b) Ánh xạ

f1 : [0; ∞) → R
x 7→ x2

là một đơn ánh nhưng không toàn ánh.


c) Ánh xạ

f2 : R → [0; ∞)
x 7→ x2

11
là toàn ánh nhưng không đơn ánh.
d) Ánh xạ

f3 : [0; +∞) → [0; +∞)


x 7→ x2

là một song ánh.


f g
1.1.2.8 Định nghĩa. Cho các ánh xạ: X →
− Y →
− Z . Tương ứng:

h : X → Z, xác định bởi h(x) = g(f (x)), ∀x ∈ X,

là một ánh xạ và gọi là ánh xạ hợp thành (hay là tích) của ánh xạ f và ánh
xạ g . Ánh xạ h thường được ký hiệu là g ◦ f (hoặc viết gọn là gf ).

Vậy gf : X → Z, là ánh xạ được xác định bởi (gf )(x) = g(f (x)), ∀x ∈
X.

1.1.2.9 Ví dụ. Cho các ánh xạ


f: R → R g: R → R
x 7→ x2 x 7→ 2x3 + 1.
Khi đó, tồn tại tích gf và f g và được xác định như sau:

gf : R → R
x 7→ 2x6 + 1,

(gf )(x) = g(f (x)) = g(x2 ) = 2(x2 )3 + 1 = 2x6 + 1, hay g(x) = 2x6 + 1, ∀x ∈
R.

fg : R → R
x 7→ 4x6 + 4x3 + 1,

(f g)(x) = f (g(x)) = f (2x3 + 1)2 = 4x6 + 4x3 + 1, hay (f g)(x) = 4x6 + 4x3 +
1, ∀x ∈ R.

Ta có f g 6= gf , vì lấy x = 1 ⇒ (gf )(1) = 3 6= 9 = (f g)(1). Qua ví dụ


này ta thấy phép hợp thành ánh xạ nói chung không có tính chất giao hoán.

12
1.1.2.10 Mệnh đề. (1) Phép hợp thành ánh xạ có tính chất kết hợp, nghĩa
f f h
là, nếu X →
− Y →
− Z→
− W là các ánh xạ thì

(hg)f = h(gf ).

(2) Cho ánh xạ f : X → Y . Ta có: 1Y f = f và f 1X = f .


f g
(3) Cho các ánh xạ X →
− Y →
− Z . Khi đó, nếu f và g là đơn ánh (tương
ứng toàn ánh hoặc song ánh) thì gf cũng là đơn ánh (tương ứng toàn ánh
hoặc song ánh).

1.1.2.11 Định nghĩa. Cho một song ánh f : X → Y . Khi đó mỗi phần tử
y ∈ Y đều có duy nhất một tạo ảnh x ∈ X . Do đó ta có một tương ứng
g : Y → X , xác định bởi với mỗi y ∈ Y, g(y) = x (trong đó f (x) = y ). Vì
f là một song ánh nên g là một ánh xạ và được gọi là ánh xạ ngược của ánh
xạ f . Ánh xạ g thường được kí hiệu là: f −1 .
Vậy f −1 : Y → X xác định bởi f −1 (y) = x ⇔ f (x) = y .

1.1.2.12 Ví dụ. Ánh xạ

f : R+ → R
x 7→ lgx

là song ánh nên f có ánh xạ ngược

f −1 : R → R+
y 7→ 10y .

1.1.2.13 Mệnh đề. Cho ánh xạ f : X → Y .


(1) f có ánh xạ ngược f −1 khi và chỉ khi f là song ánh. Khi đó f −1 cũng
là song ánh và (f −1 )−1 = f .
(2) Nếu f là song ánh thì f −1 f = 1X ; f f −1 = 1Y .
(3) Nếu tồn tại ánh xạ g : Y → X sao cho gf = 1X , f g = 1Y thì f là
song ánh và g = f −1 .
f g
(4) Nếu X →
− Y →
− Z là các song ánh thì gf là một song ánh và khi đó
(gf )−1 = f −1 g −1 .

13
BÀI TẬP
1. Xét tập hợp {A1 , A2 , . . . , An }, trong đó A1 , A2 , . . . , An là các tập hợp
Chứng minh rằng tồn tại ít nhất một tập hợp Ai không chứa bất kỳ tập hợp
nào trong các tập hợp còn lại.
2. Cho A, B, C là các tập hợp. Chứng minh rằng A \ (A \ B) = B khi và
chỉ khi B ⊆ A.
3. Biểu diễn hình học tập hợp A × B trong các trường hợp sau:
(1) A = {x ∈ R | 1 ≤ x ≤ 5}, B = {x ∈ R | 3 ≤ x ≤ 7}.
(2) A = B = Z.
4. Biểu diễn hình học tập hợp X gồm các điểm (x, y) của mặt phẳng Đêcac
có dạng (x, x) với 0 ≤ x ≤ 1 hoặc có dạng (x, x + 1) với x ≥ 0.
Tập hợp X trong các trường hợp này có phải là đồ thị của một ánh xạ từ
R đến R hay không?
5. Cho A, B, C là các tập hợp. Chứng minh rằng:
(1) A ∪ B = A khi và chỉ khi B ⊆ A;
(2) A ∩ B = A khi và chỉ khi A ⊆ B;
(3) A ∪ ∅ = A;
(4) A ∩ ∅ = ∅.
6. Giả sử (Ai )i∈I là một họ các tập con của một tập hợp X và B là một
tập hợp tùy ý. Chứng minh rằng:
(1) ∪ Ai ⊇ Ai , ∀i ∈ I;
i∈I
(2) ∩ Ai ⊆ Ai , ∀i ∈ I;
i∈I
(3) B ∩ ( ∪ Ai ) = ∪ (B ∩ Ai );
i∈I i∈I
(4) B ∪ ( ∩ Ai ) = ∩ (B ∪ Ai );
i∈I i∈I
(5) X \ ( ∪ Ai ) = ∩ (X \ Ai );
i∈I i∈I
(6) X \ ( ∩ Ai ) = ∪ (X \ Ai ).
i∈I i∈I
7. Tập hợp
G = {(x, x) | x < 0} ∪ {(x, 0) | x ≥ 0}

có phải là đồ thị của một ánh xạ từ R đến R? Biểu diễn hình học tập hợp

14
đó.
8. Tập hợp
1
G = {(x, | x ∈ R, x 6= 1}
x−1
có thể coi là đồ thị của ánh xạ nào? Biểu diễn hình học tập hợp đó.
9. Cho f : X → Y là một ánh xạ; A và B là hai tập con của X . Chứng
minh rằng:
(a) f (A ∪ B) = f (B) ∪ f (B).
(b) f (A ∩ B) ⊆ f (A) ∩ f (B).
10. Cho f : X → Y là một ánh xạ; C và D là hai tập con của Y . Chứng
minh rằng:
(a) f −1 (C ∪ D) = f −1 (C) ∪ f −1 (D).
(b) f −1 (C ∩ D) = f −1 (C) ∩ f −1 (D).
(c) f −1 (C\D) = f −1 (C)\f −1 (D).
11. Cho các ánh xạ f : X → Y và g : Y → Z . Chứng minh rằng:
(a) Nếu h = gf là toàn ánh thì g là toàn ánh, nếu thêm giả thiết g đơn
ánh thì f là toàn ánh;
(b) Nếu h = gf là đơn ánh thì f là đơn ánh, nếu thêm giả thiết f là toàn
ánh thì g là đơn ánh.
12. Cho X, Y là các tập hợp khác rỗng và f : X → Y là một ánh xạ. Chứng
minh rằng f là một đơn ánh khi và chỉ khi tồn tại một ánh xạ g : Y → X
sao cho gf = 1X .
13. Cho X, Y là các tập hợp khác rỗng và f : X → Y là một ánh xạ. Chứng
minh rằng f là một toàn ánh khi và chỉ khi tồn tại một ánh xạ g : Y → X
sao cho f g = 1Y .
14. Chứng minh Mệnh đề 1.1.2.13.
15. Cho các ánh xạ f : X → Y , g, g 0 : Z → X . Chứng minh rằng:
(1) Nếu f là một đơn ánh và f g = f g 0 thì g = g 0 ;
(2) Nếu với mọi g, g 0 mà f g = f g 0 kéo theo g = g 0 thì f là một đơn ánh.
16. Cho các ánh xạ f : X → Y , h, h0 : X → Z . Chứng minh rằng:
(1) Nếu f là một toàn ánh và hf = h0 f thì h = h0 ;

15
(2) Nếu với mọi h, h0 mà hf = h0 f kéo theo h = h0 thì f là một toàn ánh.
17. Chứng minh rằng nếu có một song ánh từ X đến Y và có một song
ánh từ X đến Z thì có một song ánh từ Y đến Z .
18. Giả sử f : X → Y là một ánh xạ, (Ai )i∈I là một họ các tập con của
X , (Bj )j∈J là một họ các tập con của Y. Chứng minh rằng:
(1) f ( ∪ Ai ) = ∪ f (Ai );
i∈I i∈I
(2) f ( ∩ Ai ) ⊆ ∩ f (Ai );
i∈I i∈I
(3) f −1 ( ∪ Bj ) = ∪ f −1 (Bj );
j∈J j∈J
−1
(4) f ( ∩ Bj ) = ∩ f −1 (Bj ).
j∈J j∈J

1.2 Quan hệ hai ngôi


1.2.1 Khái niệm quan hệ hai ngôi

1.2.1.1 Định nghĩa. Cho tập hợp X 6= ∅. Một quan hệ hai ngôi (gọi tắt là
quan hệ) trên tập hợp X là một tập con R của tích Descartes X × X .

1.2.1.2 Chú ý. Giả sử R là một quan hệ hai ngôi trên tập hợp X , tức là
R ⊆ X × X = {(x, y)| x, y ∈ X}. Nếu x, y ∈ X mà (x, y) ∈ R thì ta nói
phần tử x có quan hệ R với phần tử y và viết xRy .

1.2.1.3 Ví dụ. a) Quan hệ “bé hơn hoặc bằng thông thường” trên Z :

R1 = {(a, b) ∈ Z × Z| b − a ∈ N} .

Nếu aR1 b thì ta viết a ≤ b.


b) Quan hệ "chia hết" trên N∗ :
..
n o
∗ ∗
R2 = (a, b) ∈ N × N | b . a .

Nếu aR1 b thì ta viết a|b.


c) Quan hệ "đồng dư theo môđun n" trên Z.
Cho n là một số nguyên dương,
..
n o
R3 = (a, b) ∈ Z × Z| a − b . n .

Nếu aR3 b thì ta viết a ≡ b (mod n).

16
Trên một tập hợp cho trước có thể có nhiều quan hệ hai ngôi. Sau đây,
chúng ta tìm hiểu hai loại quan hệ hai ngôi đặc biệt trong đại số, đó là quan
hệ tương đương và quan hệ thứ tự.

1.2.2 Quan hệ tương đương

1.2.2.1 Định nghĩa. Một quan hệ hai ngôi R trên tập hợp X được gọi là
quan hệ tương đương nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Tính phản xạ: ∀x ∈ X thì xRx,
(2) Tính đối xứng: ∀x, y ∈ X nếu xRy thì yRx,
(3) Tính bắc cầu: ∀x, y, z ∈ X mà xRy và yRz thì xRz .

1.2.2.2 Ví dụ. Ví dụ, quan hệ đồng dư theo môđun n là một quan hệ tương
đương trên Z (xem Ví dụ 1.2.1.3, c).

Nếu R là một quan hệ tương đương trên tập hợp X thì thay vì viết xRy
ta thường viết “ x ∼ y ”. Khi đó nếu x, y ∈ X mà x ∼ y thì ta nói x tương
đương với y .
Giả sử trên tập X có quan hệ tương đương ∼. Cho x ∈ X . Ký hiệu

x = {y ∈ X | y ∼ x} ⊆ X.

x là tập con của X gồm tất cả các phần tử tương đương với x. Rõ ràng x ∈ x
và x được gọi là lớp tương đương chứa phần tử x.
Mối quan hệ giữa hai lớp tương đương: Giả sử x, y ∈ X . Chú ý rằng
x ∈ y khi và chỉ khi x ∼ y . Do đó dễ kiểm tra thấy rằng:
x=y⇔x∼y
x∩y =∅⇔xy .
Như vây, nếu trên tập X cho một quan hệ tương đương thì tập hợp đó được
chia thành các lớp tương đương. Mỗi lớp tương đương gồm các phần tử tương
đương với nhau. Hai lớp tương đương bất kỳ hoặc là trùng nhau hoặc là rời
nhau. Hợp của tất cả các lớp tương đương của X chính bằng X. Khi đó ta
nói X được phân hoạch thành các lớp tương đương. Vì x = y ⇔ x ∼ y nên
với mọi phần tử a ∈ x thì a = x. Do đó phần tử x được gọi là một đại diện

17
của lớp x. Ta có thể chọn một phần tử bất kỳ trong mỗi lớp tương đương
làm đại diện của lớp đó.

1.2.2.3 Định nghĩa. Tập hợp các lớp tương đương của X được gọi là tập
thương của X theo quan hệ tương đương ∼. Tập hợp này thường được kí
hiệu là X/ ∼ . Vậy
X/ ∼= {x | x ∈ X}.

Chẳng hạn, cho n là một số nguyên dương. Ta xét quan hệ đồng dư theo
môđun n trên Z (xem Ví dụ 1.2.1.3, c). Quan hệ này là một quan hệ tương
đương. Dễ thấy tập thương gồm n phần tử:

{0, 1, . . . , n − 1},
.
trong đó r = {a ∈ Z | (a − r) .. n}. Tập thương này được kí hiệu là Zn và gọi
là tập hợp các số nguyên modulo n.

1.2.3 Quan hệ thứ tự

1.2.3.1 Định nghĩa. Một quan hệ hai ngôi R trên tập hợp X được gọi là
quan hệ thứ tự nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) Tính phản xạ: ∀x ∈ X thì xRx,
(ii) Tính phản đối xứng: ∀x, y ∈ X nếu xRy và yRx thì x = y ,
(iii) Tính bắc cầu: ∀x, y, z ∈ X mà xRy và yRz thì xRz .

1.2.3.2 Ví dụ. Các quan hệ hai ngôi R1 và R2 trong Ví dụ 1.2.1.3 là những


quan hệ thứ tự.

1.2.3.3 Chú ý. Giả sử R là một quan hệ thứ tự trên tập hợp X . Khi đó
thay vì viết xRy ta thường viết x ≤ y . Nếu x, y ∈ X mà x ≤ y thì ta nói x
bé hơn hoặc bằng y .

1.2.3.4 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X cho một quan hệ thứ tự “ ≤”.
Khi đó X được gọi là tập sắp thứ tự, ta thường ký hiệu (X, ≤).
(1) Trên tập sắp thứ tự (X, ≤), hai phần tử x, y ∈ X được gọi là so sánh
được với nhau theo quan hệ thứ tự “ ≤” nếu x ≤ y hoặc y ≤ x.

18
(2) Quan hệ thứ tự “ ≤” trên X được gọi là quan hệ thứ tự toàn phần nếu
hai phần tử bất kỳ của X đều so sánh được với nhau theo quan hệ thứ tự
“ ≤”, tức ∀x, y ∈ X thì x ≤ y hoặc y ≤ x.
(3) Quan hệ thứ tự “ ≤” trên X được gọi là quan hệ thứ tự bộ phận nếu
tồn tại hai phần tử x, y ∈ X không so sánh được với nhau theo quan hệ thứ
tự “ ≤”.

1.2.3.5 Ví dụ. a) Quan hệ R1 trong Ví dụ 1.2.1.3 là một quan hệ thứ tự


toàn phần trên Z.
b) Quan hệ R2 trong Ví dụ 1.2.1.3 là một quan hệ thứ tự bộ phận trên
N∗ , vì ∃2, 5 ∈ N∗ nhưng 2 không chia hết 5 và 5 cũng không chia hết 2.

1.2.3.6 Định nghĩa. Cho (X, ≤) là một tập sắp thứ tự.
(1) Phần tử a ∈ X được gọi là phần tử lớn nhất của X nếu ∀x ∈ X thì
x ≤ a.
(2) Phần tử b ∈ X được gọi là phần tử bé nhất của X nếu ∀x ∈ X thì
b ≤ x.
(3) Phần tử c ∈ X được gọi là phần tử cực đại (hay tối đại) của X nếu
∀x ∈ X mà c ≤ x thì x = c.
(4) Phần tử d ∈ X được gọi là phần tử cực tiểu (hay tối tiểu) của X nếu
∀x ∈ X mà x ≤ d thì x = d.

1.2.3.7 Ví dụ. Cho X = {2, 3, . . . , 12}.


a) Trên X xét quan hệ thứ tự chia hết “ |”: a ≤ b ⇔ a|b. Khi đó:
- Phần tử lớn nhất: Không có.
- Phần tử bé nhất: Không có.
- Phần tử cực đại: 7, 8, 9, 10, 11, 12.
- Phần tử cực tiểu: 2, 3, 5, 7, 11.
b) Nếu xét quan hệ thứ tự bé hơn hoặc bằng thông thường “ ≤”.
- Phần tử lớn nhất trùng với phần tử cực đại: 12.
- Phần tử bé nhất trùng với phần tử cực tiểu: 2.

19
1.2.3.8 Định nghĩa. Giả sử (X, ≤) là một tập sắp thứ tự và A ⊆ X . Khi
đó:
(1) Phần tử x ∈ X được gọi là một cận dưới (hay chặn dưới) của A nếu
∀a ∈ A thì x ≤ a. Phần tử lớn nhất trong tập tất cả các cận dưới của A
được gọi là cận dưới đúng của A trong X, ký hiệu là inf A.
(2) Phần tử y ∈ X được gọi là một cận trên (hay chặn trên) của A nếu
∀a ∈ A thì a ≤ y . Phần tử bé nhất trong tất cả các cận trên của A được gọi
là cận trên đúng của A trong X, ký hiệu là sup A.
(3) A được gọi là xích trong X nếu hai phần tử bất kỳ của A đều so sánh
được với nhau, nghĩa là, với mọi a, b ∈ A thì a ≤ b hoặc b ≤ a.

Mệnh đề sau đây thường được gọi là Bổ đề Zorn. Bổ đề này được sử dụng
rất nhiều trong các chứng minh toán học. Chứng minh của bổ đề này có thể
xem trong [2]. Người ta chứng minh rằng bổ đề này tương đương với Tiên đề
chọn (xem Mục 1.1.1).

1.2.3.9 Định lý. (Bổ đề Zorn) Cho X là một tập sắp thứ tự. Nếu mỗi xích
trong X đều có chặn trên trong X thì trong X có ít nhất một phần tử cực
đại.

1.2.3.10 Định nghĩa. Giả sử (X, ≤) là một tập sắp thứ tự. Ta nói X là tập
sắp thứ tự tốt nếu mọi tập con khác rỗng của X đều có phần tử bé nhất.

Định lý sau đây cũng tương đương với Tiên đề chọn.

1.2.3.11 Định lý. (Định lý Zemelo) Mọi tập hợp đều có thể sắp thứ tự tốt.

BÀI TẬP
19. Cho n là một số nguyên dương. Trên tập hợp các số nguyên Z ta xét
quan hệ đồng dư theo môđun n như sau: Giả sử a và b là hai số nguyên, ta
nói a đồng dư với b theo môđun n khi và chỉ khi số dư trong phép chia a và
b cho n là như nhau, điều này tương đương với a − b chia hết cho n. Khi đó
ta ký hiệu a ≡ b (mod n).

20
(1) Chứng minh rằng quan hệ đồng dư theo môđun n là một quan hệ
tương đương trên Z.
(2) Tập thương của Z theo quan hệ đồng dư theo môđun n được ký hiệu
là Z/nZ (hoặc Zn ). Hãy tìm tập thương Z/nZ.
20. Trên tập hợp các số thực R, xét quan hệ hai ngôi R như sau:

∀x, y ∈ R, xRy ⇐⇒ x3 − y 3 = x − y.

Chứng minh rằng R là một quan hệ tương đương. Hãy tìm các lớp tương
đương.
21. Cho f là một đơn ánh từ tập X vào tập các số tự nhiên N. Chứng
minh rằng quan hệ R được xác định bởi:

∀x, y ∈ X, xRy ⇐⇒ f (x) ≤ f (y)

là một quan hệ thứ tự toàn phần trên X .


22. Cho X là một tập hợp, kí hiệu P (X) là tập tất cả các tập con của X .
(1) Tính số phần tử của tập P (X) nếu tập hợp X có n phần tử.
(2) Giả sử X = {2, 4, 6, 7, 8, 10, 11, 12}. Hãy xác định phần tử tối đại, phần
tử tối tiểu, phần tử lớn nhất và phần tử nhỏ nhất của tập hợp P (X) \ {∅}
theo quan hệ thứ tự bao hàm “ ⊆".
23. Giả sử f : X → Y là một ánh xạ, S là một tập con của X × X gồm
các cặp (x, x0 ) sao cho f (x) = f (x0 ).
(1) Chứng minh S là một quan hệ tương đương trên X .
(2) Xét tập thương X/S và ánh xạ

p : X → X/S,

xác định bởi p(x) = x, trong đó x là lớp tương đương chứa phần tử x. Chứng
minh rằng tồn tại duy nhất một ánh xạ f : X/S → Y sao cho biểu đồ sau
giao hoán
f
X −→ Y
p& %f
X/S
21
tức là f = f p.
(3) Chứng minh rằng f là đơn ánh và nếu f toàn ánh thì f là một song
ánh.
24. Chứng minh rằng các quan hệ sau là các quan hệ tương đương:
(1) Quan hệ ∼ trên Z × Z xác định bởi: với mọi (a, b), (c, d) ∈ Z × Z,

(a, b) ∼ (c, d) nếu và chỉ nếu a + d = b + c;

(2) Quan hệ ∼ trên Q × Q∗ xác định bởi: với mọi (a, b), (c, d) ∈ Z × Q∗ ,

(a, b) ∼ (c, d) nếu và chỉ nếu ad = bc,

trong đó ký hiệu Q∗ là tập các số hữu tỷ khác 0.


25. Cho X là một không gian ba chiều thông thường và O là một điểm cố
định của X . Trong X ta xác định quan hệ S như sau: với hai điểm P và P 0
thì P SP 0 khi và chỉ khi O, P, P 0 thẳng hàng.
(1) S có phải là một quan hệ tương đương trên X không?
(2) S có phải là một quan hệ tương đương trên X \ {O} không? Nếu phải,
hãy xác định các lớp tương đương.
26. Giả sử X là một tập hợp và S là một quan hệ thứ tự trên X . Chưng
minh rằng quan hệ T trên X xác định bởi aT b khi và chỉ khi bSa cũng là
một quan hệ thứ tự trên X .
27. Giả sử X là một tập hợp và S là một quan hệ tương đương trên X .
Chứng minh S không phải là một quan hệ thứ tự.
28. Chứng minh rằng nếu a là phần tử bé nhất (tương ứng lớn nhất) của
một tập hợp X đối với một quan hệ thứ tự S nào đó thì a là phần tử tối tiểu
(tương ứng tối đại) duy nhất của X .

1.3 Phép toán


1.3.1 Khái niệm phép toán hai ngôi

1.3.1.1 Định nghĩa. Cho X là một tập hợp khác rỗng. Một phép toán hai
ngôi trên X là một ánh xạ từ X × X đến X.

22
1.3.1.2 Chú ý. Giả sử f là một phép toán trên X . Khi đó:

f :X ×X → X
(x, y) 7→ xf y := f (x, y)

là một ánh xạ. Với x, y ∈ X , phần tử f ((x, y)) ∈ X thường được viết là xf y.
Trong thực tế, phép toán f thường được kí hiệu theo lối nhân: x.y := xf y
(thường viết gọn là xy ), khi đó phép toán hai ngôi được gọi là phép nhân và
cái hợp thành xy được gọi là tích của x và y . Nếu phép toán được kí hiệu
theo lối cộng: x + y := xf y thì phép toán hai ngôi được gọi là phép cộng và
cái hợp thành x + y được gọi là tổng của x và y . Để thuận tiện, khi nghiên
cứu những tính chất chung của phép toán người ta thường kí hiệu phép toán
theo lối nhân.
Nói chung,f ((x, y)) 6= f ((y, x)) (chẳng hạn khi f đơn ánh). Do đó cần chú
ý đến thứ tự viết các phần tử x và y .

1.3.1.3 Ví dụ. (1). Phép cộng, phép nhân các số thông thường là các phép
toán trên các tập hợp số N, Z, Q, R, C. Phép trừ là phép toán trên Z chứ
không phải là phép toán trên N.
(2). Cho X là một tập hợp. Ký hiệu P (X) là tập tất cả các tập con của
X . Khi đó phép hợp, phép giao các tập hợp là những phép toán trên P (X).
(3). Phép hợp thành các ánh xạ là phép toán trên tập hợp m(X) các ánh
xạ từ X đến X .
(4). Phép nhân ma trận là một phép toán trên tập hợp các ma trận vuông
cấp n. Phép cộng ma trận là một phép toán trên tập các ma trận cỡ m × n.
(5). Phép mũ hóa ab là một phép toán trên N∗ .

1.3.1.4 Định nghĩa. Giả sử ∗ là một phép toán trên tập hợp X và A ⊆ X.
Ta nói tập con A là ổn định (hay khép kín) đối với phép toán ∗ nếu ∀a, b ∈ A
thì a ∗ b ∈ A. Khi đó ∗ cũng là phép toán trên A và gọi là phép toán cảm
sinh.

23
1.3.2 Các tính chất có thể có của phép toán hai ngôi

1.3.2.1 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X đã cho phép toán ∗.
(1) Phép toán ∗ được gọi là có tính chất kết hợp nếu

(x ∗ y) ∗ z = x ∗ (y ∗ z), ∀x, y, z ∈ X.

(2) Phép toán ∗ được gọi là có tính chất giao hoán nếu

x ∗ y = y ∗ x, ∀x, y ∈ X.

(3) Giả sử trên X cho hai phép toán > và ⊥. Ta nói rằng:
- Phép toán > có tính chất phân phối bên trái đối với phép toán ⊥ nếu

x>(y⊥z) = (x>y)⊥(x>z), ∀x, y, z ∈ X.

- Phép toán > có tính chất phân phối bên phải đối với phép toán ⊥ nếu

(y⊥z)>x = (y>x)⊥(z>x), ∀x, y, z ∈ X.

Nếu phép toán > vừa phân phối bên trái vừa phân phối bên phải đối với
phép toán ⊥ thì ta nói > phân phối đối với ⊥.

1.3.2.2 Ví dụ. (1). Tất cả các phép toán ở Ví dụ 1.3.1.3 không kể phép trừ
trên Z và phép mũ hóa trên N∗ đều có tính kết hợp. Phép mũ hóa trên N∗ là
2
ví dụ về phép toán không có tính kết hợp vì chẳng hạn (23 )2 6= 2(3 ) .
(2). Các phép toán ở Ví dụ 1.3.1.3 (1), (2) (không kể phép trừ trên Z)
đều có tính chất giao hoán. Các phép toán ở các Ví dụ 1.3.1.3 (3), (4), (5)
không có tính chất giao hoán.
 Chẳng
 hạn đối với
 phép nhân ma trận ở Ví
1 0 1 1 1 1
dụ 1.3.1.3 (4), ta lấy A = 1 1 và B = 2 0 . Khi đó, AB = 3 1 và
 
2 1
BA = 2 0 . Vậy AB 6= BA.
(3). Trên R phép nhân phân phối đối với phép cộng (chú ý rằng phép cộng
không phân phối đối với phép nhân). Trên tập P (X) phép giao phân phối
đối với phép hợp và phép hợp cũng phân phối đối với phép giao.

24
1.3.3 Phần tử đơn vị, phần tử nghịch đảo

1.3.3.1 Định nghĩa. Giả sử trên tập hợp X đã cho phép toán ∗. Khi đó
phép toán này có thể có những phần tử đặc biệt sau:
(1). Phần tử e ∈ X được gọi là đơn vị trái của phép toán ∗ nếu

e ∗ x = x, ∀x ∈ X.

(2). Phần tử e ∈ X được gọi là đơn vị phải của phép toán ∗ nếu

x ∗ e = x, ∀x ∈ X.

(3). Phần tử e ∈ X được gọi là đơn vị của phép toán ∗ nếu e vừa là đơn
vị trái vừa là đơn vị phải.

1.3.3.2 Ví dụ. (1). Số 0 là đơn vị của phép cộng và số 1 là đơn vị của phép
nhân trên R.
(2). Phép trừ trên R không có đơn vị vì giả sử nó có phần tử đơn vị là
e ∈ R thì x − e = x. Suy ra e = 0. Tuy nhiên 0 − x = −x 6= x khi x 6= 0. Vì
thế 0 không phải là đơn vị của phép trừ trên R.
(3). Cho A là một tập hợp, ký hiệu m(A) là tập các ánh xạ từ A đến A.
Khi đó, ánh xạ đồng nhất 1A là đơn vị của phép hợp thành ánh xạ trong
m(A) vì 1A ∈ m(A) và 1A f = f = f 1A , ∀f ∈ m(A).
(4). Phép mũ hóa trong N∗ có đơn vị phải là 1 vì n1 = n, ∀n ∈ N nhưng
không có đơn vị trái; do đó nó không có đơn vị.

1.3.3.3 Chú ý. Nếu một phép toán hai ngôi trên X có một phần tử đơn vị
trái e0 và một phần tử đơn vị phải e00 thì e0 = e00 . Từ đó suy ra mỗi phép toán
hai ngôi có nhiều nhất một phần tử đơn vị. Thông thường, nếu phép toán
được ký hiệu theo lối cộng thì phần tử đơn vị được gọi là phần tử không và
ký hiệu là 0.

1.3.3.4 Định nghĩa. Giả sử phép toán ∗ trên tập hợp X có đơn vị là e.
(1) Cho x ∈ X. Phần tử y ∈ X được gọi là nghịch đảo của x nếu

y ∗ x = e = x ∗ y = e.

25
(2) Phần tử a ∈ X được gọi là chính qui trái (tương ứng phải) nếu

a ∗ x = a ∗ y kéo theo x = y, ∀x, y ∈ X

(tương ứng x ∗ a = y ∗ a kéo theo x = y, ∀x, y ∈ X ). Phần tử a được gọi là


chính qui nếu nó chính qui bên trái và bên phải.

1.3.3.5 Chú ý. Nếu a là phần tử chính qui thì ta nói luật giản ước được
thực hiện đối với a.
Do tính đối xứng của x và y trong định nghĩa, nếu y là nghịch đảo của x
thì x cũng là nghịch đảo của y .
Nếu phép toán ∗ trên X có tính chất kết hợp thì phần tử nghịch đảo của
x ∈ X nếu có là duy nhất. Thật vậy, nếu y, y 0 là hai phần tử nghịch đảo của
x thì y = y ∗ e = y ∗ (x ∗ y 0 ) = (y ∗ x) ∗ y 0 = e ∗ y 0 = y 0 .
Nếu phép toán trên X được kí hiệu theo lối nhân thì phần tử nghịch đảo
của x được ký hiệu là x−1 . Khi đó ta nói phần tử x là khả nghịch trong X.
Nếu phép toán trên X được kí hiệu theo lối cộng thì phần tử nghịch đảo của
x ∈ X được gọi là phần tử đối của x và ký hiệu là −x.

1.3.3.6 Ví dụ. (1). Đối với phép nhân trên R có đơn vị là 1, mọi phần tử
x 6= 0 đều có nghịch đảo và x−1 = 1/x là nghịch đảo của x. Đối với phép
cộng trên R có đơn vị là 0, mọi phần tử x ∈ R đều có phần tử đối là −x.
(2). Đối với phép cộng trên Z có đơn vị là 0, mọi số nguyên x đều có phần
tử đối là −x. Đối với phép nhân trên Z có đơn vị là 1, chỉ −1 và 1 có nghịch
đảo và nghịch đảo của chúng tương ứng là chính nó.
(3). Phép hợp thành ánh xạ trên m(A) có đơn vị là 1A . Khi đó f ∈ m(A)
có nghịch đảo khi và chỉ khi f là song ánh và ánh xạ ngược f −1 chính là
nghịch đảo của ánh xạ f .

26
NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Cách xác định một tập hợp. Hợp, giao, hiệu, tích Descartes các tập hợp.
2. Phân biệt khái niệm phần tử và tập con, phân biệt dấu ∈ và dấu ⊆.
3. Chứng minh X ⊆ Y và chứng minh X = Y .
4. Nhận biết ánh xạ, đơn ánh, toàn ánh, song ánh.
5. Sự tồn tại và tính chất của ánh xạ ngược.
6. Tính chất của ánh xạ hợp thành.
7. Quan hệ tương đương, lớp tương đương, sự phân hoạch, tập thương.
8. Quan hệ thứ tự, quan hệ thứ tự toàn phần, quan hệ thứ tự bộ phận, các
phần tử đặc biệt trong một tập sắp thứ tự. Bổ đề Zorn.
9. Khái niệm phép toán hai ngôi. Các tính chất có thể có của phép toán hai
ngôi. Phần tử đơn vị, phần tử nghịch đảo.

27
CHƯƠNG 2

NỬA NHÓM VÀ NHÓM

2.1 Nửa nhóm


2.1.1 Khái niệm nửa nhóm

2.1.1.1 Định nghĩa. (1) Một tập hợp khác rỗng trên đó được trang bị một
phép toán có tính chất kết hợp được gọi là một nửa nhóm.
(2) Một nửa nhóm mà phép toán trên đó có tính chất giao hoán thì được
gọi là nửa nhóm giao hoán.
(3) Một nửa nhóm mà phép toán trên đó có đơn vị thì được gọi là vị nhóm.

2.1.1.2 Ví dụ. (1). Các tập hợp số N, Z, Q, R, C cùng với phép nhân các số
thông thường là những ví dụ về nửa nhóm giao hoán, hơn nữa đó là những
vị nhóm với đơn vị là 1. Tương tự như vậy, các tập hợp số N, Z, Q, R, C cùng
với phép cộng các số thông thường là những vị nhóm giao hoán với đơn vị là
0.
(2). Giả sử n là một số nguyên dương cho trước. Tập hợp tất cả các ma
trận vuông cấp n phần tử thực cùng với phép
" nhân ma# trận lập thành một
1 ... 0
vị nhóm không giao hoán có đơn vị là In = ... .
0 ... 1
(3). Tập hợp các số tự nhiên khác không N∗ cùng với phép cộng là một
nửa nhóm giao hoán nhưng không phải là vị nhóm.
(4). N∗ cùng với phép mũ hóa không phải là nửa nhóm.
(5). Cho X là một tập hợp. Khi đó P (X) cùng với phép giao là một vị
nhóm giao hoán với đơn vị là X . P (X) cùng với phép hợp cũng là một vị
nhóm giao hoán với đơn vị là ∅.

28
(6). Cho X là một tập hợp. Khi đó tập hợp m(X) các ánh xạ từ X đến
X cùng với phép hợp thành ánh xạ là một vị nhóm không giao hoán với đơn
vị là ánh xạ đồng nhất 1X .

2.1.2 Nửa nhóm con

2.1.2.1 Định nghĩa. Giả sử X là một nửa nhóm và A là một tập con ổn
định của nửa nhóm X . Khi đó A cùng với phép toán cảm sinh là một nửa
nhóm và được gọi là nửa nhóm con của nửa nhóm X .

2.1.2.2 Ví dụ. Ta có dãy các nửa nhóm con lồng nhau

(N, +) ⊂ (Z, +) ⊂ (Q, +) ⊂ (R, +) ⊂ (C, +).

Cũng như thế nếu ta thay phép cộng (+) bởi phép nhân (.).
Ký hiệu 2N + 1 là tập tất cả các số tự nhiên lẻ. 2N + 1 không phải là nửa
nhóm con của nửa nhóm cộng (N, +). Tuy nhiên 2N + 1 là nửa nhóm con của
nửa nhóm nhân (N, .).

2.1.3 Một số tính chất của nửa nhóm

Từ nay về sau, để thuận tiện, trừ những trường hợp cụ thể nói riêng, khi
nghiên cứu những tính chất chung ta luôn ký hiệu phép toán theo lối nhân.
Trong nửa nhóm X , do phép toán có tính chất kết hợp nên người ta ký hiệu
giá trị chung của hai vế của đẳng thức (xy)z = x(yz) bởi xyz. Cũng như
vậy, ta đặt xyzt := (xyz)t. Một cách tổng quát tích của n phần tử được xác
định như sau:
x1 . . . xn−1 xn := (x1 . . . xn−1 )xn .

Định lý sau đây cho thấy, ta có thể bỏ dấu ngoặc vào biểu thức x1 . . . xn một
cách tùy ý với chú ý là không đảo vị trí các phần tử.

2.1.3.1 Định lý. (Định lý kết hợp) Giả sử x1 , . . . , xn (n ≥ 3) là n phần tử


(phân biệt hoặc không) của nửa nhóm X . Khi đó

x1 . . . xn = (x1 . . . xi )(xi+1 . . . xj ) . . . (xm+1 . . . xn )

29
Chứng minh. Ta chứng minh định lý bằng qui nạp theo n.
Với n = 3 thì định lý đúng do phép toán trong X có tính chất kết hợp.
Giả sử định lý đúng với mọi số tự nhiên k thỏa mãn 3 ≤ k ≤ n − 1, ta
chứng minh định lý đúng với số tự nhiên n. Ta có

(x1 . . . xi )(xi+1 . . . xj ) . . . (xm+1 . . . xn )


= [(x1 . . . xi )(xi+1 . . . xj ) . . . (xe+1 . . . xm )](xm+1 . . . xn )
= (x1 . . . xm )(xm+1 . . . xn ) = (x1 . . . xm )[(xm+1 . . . xn−1 )xn ]
= [(x1 . . . xm )(xm+1 . . . xn−1 )]xn
= (x1 . . . xn−1 )xn
= x1 . . . xn .

Trong một nửa nhóm giao hoán, tích của hai hoặc ba phần tử không phụ
thuộc vào thứ tự các nhân tử. Cụ thể, xy = yx và xyz = xzy = zxy =
zyx = yxz = yzx, ∀x, y, z ∈ X . Tổng quát hơn, định lý sau đây chỉ ra rằng
trong một nhóm giao hoán thì ta có thể viết thứ tự các nhân tử xi trong biểu
thức x1 . . . xn một cách tùy ý.

2.1.3.2 Định lý. Trong nửa nhóm giao hoán X , tích x1 . . . xn không phụ
thuộc thứ tự các nhân tử.

Chứng minh. Ta chứng minh định lý bằng qui nạp theo n.


Với n = 2, định lý đúng do X là nửa nhóm giao hoán.
Giả sử định lý đúng với mọi 2 ≤ k ≤ n−1, ta chứng minh định lý đúng với
n, tức là ta cần chứng minh x1 . . . xn = xi1 . . . xin , với mọi hoán vị (i1 , . . . , in )
của (1, . . . , n). Giả sử (i1 , . . . , in ) là một hoán vị tùy ý của (1, . . . , n) và
xik = xn . Ta có
xi1 . . . xik−1 xik xik+1 . . . xin = (xi1 . . . xik−1 xik )(xik+1 . . . xin )
= ((xi1 . . . xik−1 )xik )(xik+1 . . . xin ) = (xi1 . . . xik−1 )(xik (xik+1 . . . xin ))
= (xi1 . . . xik−1 )((xik+1 . . . xin )xik ) = ((xi1 . . . xik−1 )(xik+1 . . . xin ))xin )
= (xi1 . . . xik−1 xik+1 . . . xin )xin = (x1 . . . xn−1 )xn = x1 . . . xn .
30
Vậy định lý được chứng minh.

2.2 Khái niệm nhóm


2.2.1 Định nghĩa và ví dụ

2.2.1.1 Định nghĩa. Nhóm là một tập hợp G 6= ∅ trên đó được trang bị
một phép toán ∗ thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Phép toán ∗ có tính chất kết hợp: (a ∗ b) ∗ c = a ∗ (b ∗ c), ∀a, b, c ∈ G.
(2) Phép toán ∗ có đơn vị: ∃e ∈ G sao cho a ∗ e = a = e ∗ a, ∀a ∈ G.
(3) Mọi phần tử của G đều có nghịch đảo trong G: với mỗi a ∈ G, ∃a0 ∈ G
sao cho a ∗ a0 = a0 ∗ a = e.

Như vậy, nhóm là một vị nhóm mà mọi phần tử của nó đều có nghịch đảo.
Theo Chú ý 1.3.3.3 và Chú ý 1.3.3.5, trong mỗi nhóm G có duy nhất một
phần tử đơn vị và mỗi phần tử của G đều có duy nhất một phần tử nghịch
đảo.
Nếu phép toán trên nhóm G có tính chất giao hoán thì G được gọi là
nhóm giao hoán hay nhóm Abel. Khi đó ∀a, b ∈ G người ta thường ký hiệu
a/b := ab−1 và gọi là thương của a và b (nếu phép toán trên G là phép cộng
thì ký hiệu a − b := a + (−b) và gọi là hiệu của a và b).
Nếu G là một tập hợp hữu hạn thì ta nói nhóm G là nhóm hữu hạn và số
phần tử của G được gọi là cấp của nhóm G, ký hiệu là |G|. Nếu G là tập hợp
vô hạn thì ta nói nhóm G là nhóm cấp vô hạn hay nhóm vô hạn.

2.2.1.2 Ví dụ. (1). (Z, +), (Q, +), (R, +), (C, +) là những nhóm Abel cấp
vô hạn với đơn vị là 0. Chú ý rằng Z, Q, R, C không là nhóm đối với phép
nhân vì số 0 không có nghịch đảo. Tuy nhiên, Q∗ , R∗ , C∗ lại là những nhóm
đối với phép nhân. Đây là những nhóm Abel vô hạn với đơn vị là 1.
(2). Ký hiệu GL(n, R) là tập tất cả các ma trận vuông cấp n không suy biến
với phần tử thực. Khi đó, GL(n, R) cùng với phép nhân ma trận
" lập thành
1 ... 0
#
một nhóm không giao hoán có đơn vị là ma trận đơn vị In = ... .
0 ... 1
31
Với mỗi A ∈ GL(n, R), phần tử nghịch đảo của nó chính là ma trận nghịch
đảo A−1 .
(3). Cho X là một tập hợp. Tập hợp m(X) các ánh xạ từ X đến X cùng
với phép hợp thành ánh xạ là một vị nhóm không giao hoán, nhưng không
phải là một nhóm. Tập con S(X) của m(X) gồm các song ánh từ X đến X
cùng với phép hợp thành ánh xạ là một nhóm không giao hoán. Trong nhóm
này, nghịch đảo của mỗi phần tử f ∈ S(X) chính là ánh xạ ngược f −1 .

2.2.2 Các tính chất cơ bản của nhóm

Vì nhóm là một vị nhóm nên nó có đầy đủ các tính chất của một vị nhóm.
Ngoài ra nhóm còn có các tính chất cơ bản sau đây.

2.2.2.1 Mệnh đề. (Luật giản ước) Trong một nhóm G, mọi phần tử đều
chính qui, do đó, luật giản ước được thực hiện:
(i) Luật giản ước trái: xy = xz =⇒ y = z, ∀x, y, z ∈ G.
(ii) Luật giản ước phải: yx = zx =⇒ y = z, ∀x, y, z ∈ G.

Chứng minh. Do xy = xz ⇒ x−1 (xy) = x−1 (xz) ⇒ (x−1 x)y = (x−1 x)z ⇒
ey = ez ⇒ y = z, ∀x, y, z ∈ G.
Tương tự nếu yx = zx ta cũng có y = z, ∀x, y, z ∈ G.

2.2.2.2 Mệnh đề. Trong một nhóm G, các phương trình ax = b (hoặc
xa = b) có nghiệm duy nhất x = a−1 b (hoặc x = ba−1 ) với mọi a, b ∈ G.

Chứng minh. Xét phương trình ax = b. Ta thấy ax = b là một nghiệm vì


a(a−1 b) = (aa−1 )b = eb = b. Nếu c là một nghiệm của phương trình ax = b
⇒ ac = b ⇒ a−1 (ac) = a−1 b ⇒ (a−1 a)c = a−1 b ⇒ c = a−1 b. Vậy phương
trình ax = b có nghiệm duy nhất x = a−1 b.
Chứng minh tương tự đối với phương trình xa = b.

2.2.2.3 Mệnh đề. Trong một nhóm G, ta có

(xy)−1 = y −1 x−1 , ∀x, y ∈ G.

32
Chứng minh. Rõ ràng y −1 x−1 ∈ G. Mặt khác

(xy)(y −1 x−1 ) = x(yy −1 )x−1 = xex−1 = xx−1 = e

và tương tự, (y −1 x−1 )(xy) = e nên y −1 x−1 = (xy)−1 .

2.2.2.4 Chú ý. Mệnh đề này có thể mở rộng được cho tích của n nhân tử

(x1 . . . xn )−1 = x−1 −1


n . . . x1 .

Nói riêng, ta có (xn )−1 = (x−1 )n , ∀n ∈ N∗ và ta qui ước viết phần tử đó


dưới dạng x−n và ta qui ước thêm x0 = e. Như vậy ta đã hoàn thành việc
xác định xn cho mọi số nguyên n:
Nếu n > 0 thì xn = x . . . x;
| {z }
n lần
n 0
Nếu n = 0 thì x = x = e;
Nếu n < 0 thì −n > 0, khi đó x−n đã được xác định và ta có xn = x−(−n) .
Ta có công thức sau xm xn = xm+n và (xm )n = xmn , ∀m, n ∈ Z.
Đối với phép cộng thay cho xn ta viết nx, ∀n ∈ Z và ta cũng có công thức
mx + nx = (m + n)x và m(nx) = (mn)x, ∀m, n ∈ Z.

2.2.3 Các định nghĩa tương đương của nhóm

Ta có thể dùng các phát biểu tương đương trong các định lý sau đây như
là những định nghĩa của nhóm.

2.2.3.1 Định lý. Giả sử G là một nửa nhóm. Khi đó G là một nhóm nếu và
chỉ nếu hai điều kiện sau được thỏa mãn:
(1) G có một đơn vị trái e;
(2) Mỗi phần tử x ∈ G đều tồn tại x0 ∈ G sao cho x0 x = e.

Chứng minh. Nếu G là một nhóm thì hiển nhiên (1) và (2) được thỏa mãn.
Ngược lại, giả sử G là một nửa nhóm thỏa mãn các điều kiện (1) và (2).
Lấy tùy ý x ∈ G. Theo (2), ∃x0 ∈ G sao cho x0 x = e. Cũng theo (2), ∃x00 ∈ G
sao cho x00 x0 = e. Do đó,

xx0 = e(xx0 ) = (x00 x0 )(xx0 ) = x00 (x0 x)x0 = x00 ex0 = x00 x0 = e.

33
Mặt khác, ta lại có

xe = x(x0 x) = (xx0 )x = ex = x.

Vậy e là đơn vị phải và do đó nó là đơn vị của phép toán trên G và x0 là


nghịch đảo của x. Vì vậy, G là một nhóm.

Ta cũng có một phát biểu tương tự như định lý trên đây nếu thay “đơn vị
trái” bởi “đơn vị phải” và phần tử x0 trong điều kiện (2) đáng lẽ ở bên trái
của x thì ta viết ở bên phải của x.

2.2.3.2 Định lý. Giả sử G là một nửa nhóm. Khi đó G là một nhóm nếu
và chỉ nếu các phương trình ax = b và ya = b có nghiệm trong G với mọi
a, b ∈ G.

Chứng minh. Nếu G là một nhóm thì theo Mệnh đề 2.2.2.2, các phương trình
ax = b và ya = b có nghiệm trong G với mọi a, b ∈ G.
Ngược lại, giả sử trong nửa nhóm G các phương trình ax = b và ya = b có
nghiệm với mọi a, b ∈ G. Giả sử e là một nghiệm của phương trình ya = b,
khi đó ea = a. Lấy tùy ý b ∈ G và c là một nghiệm của phương trình ax = b,
ta có ac = b. Do đó

eb = e(ac) = (ea)c = ac = b.

Suy ra e là đơn vị trái của G. Mặt khác, xét phương trình yb = e. Gọi b0 là
nghiệm của phương trình này, ta có b0 b = e. Vậy theo Định lý 2.2.3.1 ta suy
ra G là một nhóm.

BÀI TẬP
1. (1) Hãy cho ví dụ về một nửa nhóm mà không phải là vị nhóm, một vị
nhóm mà không phải là nhóm.
(2) Cho G là một nửa nhóm và a, b ∈ G. Chứng minh rằng nếu ab = ba
thì (ab)n = an bn với mọi số tự nhiên n. Nếu (ab)2 = a2 b2 thì có suy ra được
ab = ba không?
2. Chứng minh các tập hợp sau với phép toán đã cho làm thành một nhóm.

34
(1) Tập hợp mZ các số nguyên là bội của m với phép cộng (m là số nguyên
cho trước).
(2) Tập hợp các số thực dương với phép nhân.
(3) Tập hợp các số phức có môđun bằng 1 với phép nhân.
(4) Tập các căn phức bậc n của đơn vị với phép nhân (n là một số nguyên
dương cho trước).
(5) Tập các số hữu tỷ có dạng 2n , n ∈ Z, với phép nhân.
(6) Tập {−1, 1} với phép nhân.
√ √
(7) Tập Z[ 3] = {a + b 3 | a, b ∈ Z} với phép cộng.
√ √
(8) Tập Q[ 3] = {a + b 3 | a, b ∈ Q, a2 + b2 6= 0} với phép nhân.
(9) Tập Z[i] = {a + bi | a, b ∈ Z} với phép cộng.
3. Chứng minh các tập hợp sau với phép toán đã cho làm thành một nhóm.
(1) Tập các véctơ của không vectơ gian thực Rn với phép cộng véctơ (n là
một số nguyên dương cho trước).
(2) Tập các ma trận cỡ m × n với các phần tử thực cùng với phép cộng
ma trận (m, n là các số nguyên dương cho trước).
(3) Tập các ma trận vuông không suy biến cấp n với phần tử thực với
phép nhân ma trận (n là một số nguyên dương cho trước).
(4) Tập các đa thức với hệ số thực với phép cộng các đa thức.
(5) Tập gồm đa thức 0 và các đa thức bậc không quá n với phép cộng đa
thức (n là một số nguyên dương cho trước).
4. Hãy lập bảng toán cho một tập X để được những nhóm với
(1) X gồm 2 phần tử;
(2) X gồm 3 phần tử.
5. Trên tập hợp các số hữu tỷ Q, xét phép toán ∗ xác định như sau:

∀a, b ∈ Q, a ∗ b = a + b + ab.

(1) Q với phép toán ∗ có phải là một nhóm không? Vì sao?


(2) Chứng minh rằng Q \ {−1} với phép toán ∗ là một nhóm.

35
6. Chứng minh tập hợp G = {(a, b) | a, b ∈ R, b 6= 0} cùng với phép toán
xác định bởi
(a, b)(a0 , b0 ) = (ab0 + a0 , bb0 ),
với mọi (a, b), (a0 , b0 ) ∈ G là một nhóm.
7. Giả sử trên tập hợp G = R∗ × R (với R∗ = R \ {0}) cho phép toán nhân
xác định bởi:
(x, y) ∗ (x0 , y 0 ) = (xx0 , xy 0 + y/x0 ).
Chứng minh rằng G với phép nhân nói trên là một nhóm.
8. Cho G là một nhóm với đơn vị e sao cho a2 = e với mọi a ∈ G. Chứng
minh rằng G là một nhóm abel.
9. Cho G là một nửa nhóm khác rỗng. Với mỗi a ∈ G ta kí hiệu

aG = {ax | x ∈ G} và Ga = {xa | x ∈ G}.

Chứng minh rằng G là một nhóm nếu và chỉ nếu aG = Ga = G, ∀a ∈ G.


10. Cho G là một nửa nhóm hữu hạn khác rỗng. Chứng minh rằng G là
một nhóm nếu và chỉ nếu luật giản ước thực hiện được đối với mọi phần tử
của G. Điều này còn đúng không khi G có vô hạn phần tử?
11. Cho m > 0 là một số tự nhiên. Chứng minh rằng:
(1) Tập Z∗m các lớp thặng dư nguyên tố với m là một nhóm với phép nhân
các lớp thặng dư.
(2) Hai phần tử nghịch đảo của hai phần tử khác nhau trong Z∗m là khác
nhau.
12. Cho p là một số nguyên tố. Sử dụng kết quả trong Bài tập 11(b) đối
với nhóm nhân Z∗p để chứng minh các tính chất sau trong số học:
(a) Nếu p > 2 và
a 1 1 1
= + + ... +
b 1 2 p−1
với a, b ∈ Z, a/b là phân số tối giản thì p là ước của a.
(b) Nếu p > 3 và
a 1 1 1
= 2 + 2 + ... +
b 1 2 (p − 1)2
36
với a, b ∈ Z, a/b là phân số tối giản thì p là ước của a.
(c) Nếu p > 2 và
a 1 1 1
= 3 + 3 + ... +
b 1 2 (p − 1)3

với a, b ∈ Z, a/b là phân số tối giản thì p là ước của a.


13. Sử dụng kết quả trong Bài tập 11(b) để chứng minh Định lí Wilson:
Số tự nhiên p > 1 là số nguyên tố nếu và chỉ nếu (p − 1)! ≡ −1(mod p).

2.3 Nhóm con


2.3.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn nhóm con

2.3.1.1 Định nghĩa. Giả sử G là một nhóm, A 6= ∅ là một tập con ổn định
của G. Khi đó A được gọi là nhóm con của G nếu A là một nhóm đối với
phép toán cảm sinh.

2.3.1.2 Định lý. Cho G là một nhóm và ∅ =


6 A ⊆ G. A là nhóm con của G
khi và chỉ khi các điều kiện sau được thỏa mãn:
(1) xy ∈ A, ∀x, y ∈ A;
(2) e ∈ A với e là đơn vị của nhóm G;
(3) x−1 ∈ A, ∀x ∈ A.

Chứng minh. Điều kiện cần. Giả sử A là nhóm con của G. Khi đó (1) hiển
nhiên được thỏa mãn. Giả sử e0 là đơn vị của A. Ta có e0 a = a, ∀a ∈ A. Mặt
khác ta cũng có ea = a, ∀a ∈ G. Do đó, e0 a = ea ⇒ e0 = e. Vậy (2) được
thỏa mãn. Giả sử x ∈ A; x0 và x−1 tương ứng là nghịch đảo của x trong A và
G. Ta có x0 x = e = x−1 x ⇒ x0 x = x−1 x ⇒ x0 = x−1 . Do đó (3) được thỏa
mãn.
Điều kiện đủ. Giả sử A là một tập con của nhóm G thỏa mãn các điều
kiện (1), (2) và (3). Từ điều kiện (1) suy ra A là nửa nhóm; thêm điều kiện
(2) suy ra A là vị nhóm và thêm điều kiện (3) ta suy ra A là một nhóm. Do
đó A là nhóm con của nhóm G.

37
Để kiểm tra một tập con của một nhóm có phải là nhóm con của nhóm
đó hay không, không nhất thiết phải kiểm tra toàn bộ điều kiện trong định
nghĩa nhóm. Ta có tiêu chuẩn sau là hệ quả của định lý trên để kiểm tra một
nhóm con.

2.3.1.3 Hệ quả. Cho G là một nhóm, A là một tập con khác rỗng của G.
Khi đó các điều kiện sau là tương đương:
(1) A là nhóm con của G.
(2) xy ∈ A và x−1 ∈ A, ∀x, y ∈ A.
(3) xy −1 ∈ A, ∀x, y ∈ A.

Chứng minh. Ta chứng minh theo sơ đồ sau: (1) ⇒ (2) ⇒ (3) ⇒ (1).
(1) ⇒ (2) : hiển nhiên do Định lý 2.3.1.2.
(2) ⇒ (3) : hiển nhiên.
(3) ⇒ (1) : Vì A 6= ∅ nên tồn tại x ∈ A. Theo (3) ta có xx−1 ∈ A, tức
e ∈ A. Mặt khác, vẫn theo (3) ta có ex−1 ∈ A, ∀x ∈ A. Hơn nữa, với mọi
x, y ∈ A do y −1 ∈ A suy ra x(y −1 )−1 ∈ A, tức xy ∈ A. Vậy, theo Định lý
2.3.1.2, A là một nhóm con của nhóm G

2.3.1.4 Ví dụ. (1). Trong một nhóm G bất kỳ bao giờ cũng có hai nhóm
con tầm thường là {e} và G. Một nhóm con A 6= G được gọi là nhóm con
thực sự của G.
(2). Ta có dãy các nhóm con thực sự lồng nhau sau đây:

(Z, +) ⊂ (Q, +) ⊂ (R, +) ⊂ (C, +);

(Q+ , .) ⊂ (Q∗ , .) ⊂ (R∗ , .) ⊂ (C∗ , .).

(3). Cho A = {−1, 1}. Khi đó A là một nhóm con của nhóm nhân R∗ các
số thực khác 0 nhưng A không phải nhóm con của nhóm cộng các số thực R.
(4). H là nhóm con của nhóm cộng các số nguyên Z khi và chỉ khi ∃m ∈ Z
sao cho
H = mZ = {mz | z ∈ Z}.

38
Thật vậy, giả sử m ∈ Z. Dễ dàng chứng minh được rằng mZ là nhóm con
của (Z, +).
Ngược lại, giả sử H là một nhóm con của (Z, +). Nếu H = {0} thì H
là một nhóm con tầm thường của Z và khi đó H = 0Z. Nếu H 6= {0} thì
tồn tại 0 6= a ∈ H. Do H là nhóm con nên −a ∈ H. Trong hai số a và −a
bao giờ cũng có một số dương. Ký hiệu D là tập tất cả các số nguyên dương
của H . Trong D tồn tại số bé nhất ký hiệu là m. Giả sử x ∈ H , ta luôn có
x = qm + r, với 0 ≤ r < m. Vì m ∈ H nên mq ∈ H (do H là nhóm con và
. . + m}). Suy ra r = x − mq ∈ H . Do m là số nguyên dương bé
mq = |m + .{z
q
nhất thuộc H nên ta phải có r = 0. Vậy x = mq ∈ mZ. Do đó H ⊆ mZ.
Ngược lại mz = m . . + m} ∈ H, ∀z ∈ Z. Do đó mZ ⊆ H. Vậy H = mZ.
| + .{z
z
Chú ý rằng mZ = (−m)Z nên người ta thường viết H = mZ, với m ∈ N.

2.3.2 Nhóm con sinh bởi một tập

Ta dễ dàng chứng minh được mệnh đề sau.

2.3.2.1 Mệnh đề. Giao của một họ tùy ý các nhóm con của nhóm G là một
nhóm con của G.

Xét nhóm cộng các số nguyên Z. Khi đó mỗi nhóm con của Z có dạng mZ.
Ta có 2Z ∩ 3Z = 6Z; mZ ∩ nZ = dZ, với d = U CLN (m, n); ∩ pZ = 0, với
p∈P
P là tập tất cả các số nguyên tố.
Chú ý rằng, hợp của các nhóm con của G có thể không là nhóm con của
G. Thật vậy 2Z ∪ 3Z không phải là nhóm con của Z vì 4, 9 ∈ 2Z ∪ 3Z nhưng
4 + 9 = 13 ∈
/ 2Z ∪ 3Z.

2.3.2.2 Định nghĩa. Giả sử G là một nhóm. Cho X là một tập con của G.
Khi đó nhóm con bé nhất của G (theo quan hệ bao hàm) chứa X được gọi
là nhóm con sinh bởi tập X . Nhóm con này thường được kí hiệu bởi < X >
hoặc (X). Khi đó X được gọi là tập sinh hay hệ sinh của < X >.

39
Nhận xét rằng, nếu H là nhóm con của G sinh bởi tập X thì H chính là
giao của tất cả các nhóm con của G chứa X . Nếu H = G thì ta nói X là một
tập sinh của nhóm G hay nhóm G sinh bởi tập X.
Mệnh đề trên cho thấy rằng tập sinh của một nhóm là luôn tồn tại và có
thể không duy nhất. Thật vậy, bản thân mỗi nhóm đều là tập sinh của chính
nhóm đó. Ngoài ra, nhóm con sinh bởi tập rỗng là {e}. Nếu một nhóm G có
một tập sinh hữu hạn thì G được gọi là nhóm hữu hạn sinh.
Mệnh đề sau đây mô tả phần tử của một nhóm con sinh bởi một tập.

2.3.2.3 Mệnh đề. Giả sử X 6= ∅ là một tập con của nhóm G. Khi đó, H là
nhóm con sinh bởi X khi và chỉ khi

H = {xε11 xε22 . . . xεnn | xi ∈ X, εi = ±1, i = 1, . . . n, n ∈ N}.

Chứng minh. Đặt

A = {xε11 xε22 . . . xεnn | xi ∈ X, εi = ±1, i = 1, . . . n, n ∈ N}.

Rõ ràng A ⊇ X. Vì X 6= ∅ nên A 6= ∅. ∀x, y ∈ A, x = xε11 . . . xεmm , y =


ε0 ε0
y11 . . . ynn với εi , ε0j = ±1, i = 1, . . . m, j = 1, . . . , n, m, n ∈ N ta có xy −1 =
−ε01 −ε0n
xε11 . . . xεmm y1 . . . yn ∈ A. Vậy A là một nhóm con của G chứa X.
Giả sử B là một nhóm con tùy ý của G chứa X . Khi đó B chứa tất cả
các phần tử dạng xε11 xε22 . . . xεnn với xi ∈ X, εi = ±1, i = 1, . . . n, n ∈ N. Do
đó B chứa A. Vì vậy A là nhóm con bé nhất của G chứa X hay A là nhóm
con của G sinh bởi X, nghĩa là A = H.

Phần sau của tiết này chúng ta sẽ đề cập đến một lớp nhóm rất quan
trọng, đó là nhóm xyclic.

2.3.3 Nhóm xyclic

2.3.3.1 Định nghĩa. Nhóm được sinh bởi một phần tử gọi là nhóm xyclic.

Như vậy, nếu G là một nhóm xyclic và a là phần tử sinh của G thì

G = {an | n ∈ Z}

40
(nếu phép toán trong G là phép cộng thì G = {na | n ∈ Z}). Khi đó ta ký
hiệu G =< a > . Đơn vị của nhóm G là e = a0 ; với mỗi x = an ∈ G thì phần
tử nghịch đảo là x−1 = a−n . Có hai khả năng sau xảy ra:
- ∀m, n ∈ Z, m 6= n thì am 6= an . Khi đó tập hợp G là vô hạn:

G = {. . . , a−2 , a−1 , a0 = e, a, a2 , . . .}
và G được gọi là nhóm xyclic vô hạn.
- Tồn tại m1 , m2 ∈ Z, m1 6= m2 sao cho am1 = am2 . Khi đó am1 −m2 = e và
a−(m1 −m2 ) = e. Trong hai số m1 − m2 và −(m1 − m2 ) chắc chắn có một số
dương. Ta gọi m là số nguyên dương bé nhất sao cho am = e. Khi đó, ∀n ∈ Z
ta có n = mq + r, với q ∈ Z và 0 6 r 6 m − 1. Suy ra an = (am )q ar = ar .
Do đó G có m phần tử:

G = {e, a, a2 , . . . an−1 }
và G được gọi là nhóm xyclic hữu hạn cấp m.
Sau đây là hai ví dụ đặc trưng nhất của nhóm xyclic.
2.3.3.2 Ví dụ. (1). (Z, +) là nhóm xyclic với phần tử sinh là 1 hoặc −1.
Vậy phần tử sinh của một nhóm xyclic là không duy nhất. Chú ý rằng Z là
nhóm xyclic vô hạn.
(2). Cho n là một số nguyên dương. Trên tập hợp các số nguyên Z, ta xét
quan hệ đồng dư theo môđun n (xem Ví dụ 1.2.1.3):
.
∀a, b ∈ Z, a ≡ b (mod n) ⇔ (a − b) .. n.
Ta biết rằng quan hệ này là một quan hệ tương đương trên Z. Do đó tập hợp
Z được phân hoạch thành các lớp tương đương, mỗi lớp tương đương là tập
tất cá các số nguyên có cùng số dư khi chia cho n. Gọi Zn là tập thương của
Z theo quan hệ tương đương này thì Zn có n phần tử:

Zn = {0, 1, . . . , n − 1},

ở đây r là tập tất cả các số nguyên chia cho n dư r, tức là r = {nq+r | q ∈ Z}.
Trên Zn ta trang bị phép cộng như sau:

a + b = a + b.

41
Dễ thấy phép toán này không phụ thuộc việc chọn đại diện của các lớp tương
0
đương, tức là, nếu a = a0 và b = b thì a + b = a0 + b0 . Ta có thể kiểm tra thấy
Zn với phép cộng nói trên là một nhóm Abel với phần tử không là 0, phần
tử đối của a là −a = n − a. Nhóm này được gọi là nhóm cộng các số nguyên
môđun n hoặc nhóm cộng các lớp thặng dư môđun n. Zn là nhóm xyclic sinh
bởi phần tử 1. Thật vậy: ∀a ∈ Zn , ta có

a = 1 + ... + 1.
| {z }
a lần

Chú ý rằng với mỗi k ∈ Zn mà (k, n) = 1 thì k cũng là phần tử sinh của Zn .
Trên Zn ta trang bị phép nhân như sau:

ab = ab.

Dễ thấy phép toán này không phụ thuộc việc chọn đại diện. Phép nhân các
lớp thặng dư nói trên có tính chất giao hoán, kết hợp và có đơn vị là 1 nên
Zn cùng với phép nhân các lớp thặng dư là một vị nhóm giao hoán nhưng
không phải là một nhóm. Ký hiệu Z∗n là tập con của Zn gồm tất cả các phần
tử khả nghịch trong Zn (k ∈ Z∗n ⇔ (k, n) = 1). Ta có thể kiểm tra thấy Z∗n
là một nhóm với phép nhân nói trên; phần tử đơn vị là 1, với k ∈ Z∗n , do
(k, n) = 1 nên tồn tại u, v ∈ Z sao cho ku + nv = 1; vì thế ku = 1; suy ra u
là nghịch đảo của k.

2.3.3.3 Mệnh đề. Mỗi nhóm con của một nhóm xyclic là một nhóm xyclic.

Chứng minh. Giả sử G =< a > là một nhóm xyclic sinh bởi phần tử a và H
một nhóm con của G.
Nếu H = {e} thì H =< e > .
Nếu H 6= {e} thì tồn tại m ∈ Z, m 6= 0 sao cho am ∈ H. Khi đó a−m ∈ H .
Trong hai số m và −m sẽ có một số dương. Do đó tồn tại số nguyên dương
m nhỏ nhất sao cho am ∈ H. Ta sẽ chứng minh H =< am > . Thật vậy,
với mọi x ∈ H thì x ∈ G. Vì thế tồn tại n ∈ Z sao cho x = an . Giả sử
n = mq + r, q, r ∈ Z, 0 ≤ r < m. Khi đó ar = an−mq = an (am )−q ∈ H (do

42
an , am ∈ H và H là nhóm con). Nếu r > 0 thì mâu thuẫn với tính bé nhất
của m nên r = 0. Từ đó suy ra n = mq với mọi n ∈ Z. Vậy an = (am )q hay
H =< am >

Từ chứng minh trên ta cũng suy ra mọi nhóm con của nhóm cộng các số
nguyên Z đều là nhóm con xyclic, tức có dạng H = mZ.

2.3.3.4 Định nghĩa. Cho G là một nhóm và a ∈ G. Cấp của nhóm xyclic
sinh bởi a được gọi là cấp của phần tử a, ký hiệu là ord(a).

Như vậy, với mỗi a ∈ G thì hoặc a có cấp vô hạn hoặc a có cấp n, với n
là số nguyên dương bé nhất sao cho an = e. Chú ý rằng ord(a) = 1 khi và
chỉ khi a = e.
BÀI TẬP
14. Chứng minh tập hợp H = {(a, 1) | a ∈ R} là một nhóm con của nhóm
G xác định trong Bài tập 6.
15. Chứng tỏ rằng với mỗi số thực k cho trước, tập hợp

Hk = {(x, k(x − 1/x)) | x ∈ R∗ }

là một nhóm con giao hoán của nhóm G xác định trong Bài tập 7.
16. Cho G là một nhóm, A, B, C là các nhóm con của G. Chứng minh
rằng:
(1) A ∩ B là một nhóm con của G.
(2) A ∪ B là một nhóm con của G khi và chỉ khi A ⊆ B hoặc B ⊆ A.
(3) Nếu C ⊂ A ∪ B thì C ⊆ A hoặc C ⊆ B.
17. Cho G là một nhóm. Với các tập con A, B 6= ∅ của G ta kí hiệu
A−1 = {a−1 | a ∈ A}, AB = {ab | a ∈ A, b ∈ B}. Chứng minh rằng:
(1) A(BC) = (AB)C với mọi tập con A, B, C của G.
(2) (A−1 )−1 = A và (AB)−1 = B −1 A−1 .
(3) Nếu A là một nhóm con của G thì A−1 = A.
(4) A là một nhóm con của G nếu và chỉ nếu AA−1 = A.
18. Cho A, B là các nhóm con của một nhóm G. Chứng minh rằng:

43
(1) Nếu AB là một nhóm con của G thì BA cũng là một nhóm con của
G.
(2) AB là một nhóm con của G khi và chỉ khi AB = BA.
(3) Nếu A, B là các nhóm con chuẩn tắc của G thì AB là một nhóm con
chuẩn tắc của G.
19. Cho A là một nhóm con của nhóm G. Với mỗi x ∈ G, ký hiệu

xA = {xa | a ∈ A}.

Chứng minh rằng xA là một nhóm con của G nếu và chỉ nếu x ∈ A.
20. Chứng minh rằng tập các phần tử có cấp hữu hạn của một nhóm abel
G là nhóm con của G. Điều này còn đúng không khi G không phải là nhóm
abel.
21. Chứng minh rằng mỗi tập con khác rỗng ổn định của một nhóm hữu
hạn G là một nhóm con của G. Điều này còn đúng không khi G là nhóm vô
hạn.
22. Tìm nhóm con sinh bởi tập tất cả các số nguyên tố của nhóm nhân
các số hữu tỷ dương.
23. Trong nhóm nhân C∗ các số phức khác không, hãy xác định nhóm con
xyclic sinh bởi phần tử x ∈ C trong các trường hợp sau:
√ √
(1) x = − 2 + 22 i;
2

(2) x = cos 5π 5π
7 + isin 7 .
24. Cho n > 1 là một số tự nhiên. Chứng minh rằng nhóm nhân các căn
bậc n của đơn vị Cn = {z ∈ C | z n = 1} là một nhóm xyclic.
25. Cho G =< a > là một nhóm xyclic vô hạn. Chứng minh rằng G có
đúng hai phần tử sinh là a và a−1 .
26. Cho G =< a > là nhóm xyclic cấp n. Chứng minh rằng phần tử ak là
phần tử sinh của G nếu và chỉ nếu (k, n) = 1. Từ đó suy ra rằng G có đúng
ϕ(n) phần tử sinh, trong đó ϕ là hàm Euler.
27. (1) Tìm cấp của các phần tử trong nhóm Z6 và nhóm Z12 .
(2) Hãy liệt kê các nhóm con của nhóm Z6 và của nhóm Z12 .

44
28. Cho G là một nhóm và a, b ∈ G. Chứng minh rằng các phần tử ab và
ba có cùng cấp.
29. Cho G là một nhóm và a, b, c là các phần tử của G. Chứng minh rằng
các phần tử abc, bca, cab có cùng cấp.
30. Cho G =< a > là nhóm xyclic cấp n và k ∈ Z. Chứng minh rằng cấp
của phần tử ak là n/d, trong đó d = (n, k). Từ đó suy ra rằng ak là phần tử
sinh của G nếu và chỉ nếu (n, k) = 1.
31. Cho G =< a > là nhóm xyclic cấp n và d là một ước nguyên dương
của n. Chứng minh rằng G có duy nhất một nhóm con H cấp d. Hơn nữa,
mọi phần tử cấp d của G đều thuộc H .
32. Cho G là một nhóm và a, b ∈ G có cấp lần lượt là r, s. Chứng minh
rằng nếu r và s nguyên tố cùng nhau và ab = ba thì cấp của ab là rs và
(a) ∩ (b) = e. Nếu bỏ giả thiết ab = ba thì bài toán còn đúng không?
33. Chứng minh rằng mọi nhóm vô hạn đều có vô hạn nhóm con.

2.4 Lớp ghép, Định lý Lagrange


2.4.1 Lớp ghép

Giả sử G là một nhóm và H là một nhóm con của G. Khi đó ta xác định
trên G một quan hệ ∼ như sau:

∀x, y ∈ G, x ∼ y ⇔ x−1 y ∈ H.

Quan hệ ∼ trong G là một quan hệ tương đương. Thật vậy, quan hệ ∼ có


những tính chất sau:
- Phản xạ: ∀x ∈ G, x−1 x = e ∈ G. Do đó x ∼ x.
- Đối xứng: giả sử x ∼ y , tức x−1 y ∈ G. Khi đó (x−1 y)−1 = y −1 x ∈ G.
Suy ra y ∼ x.
- Bắc cầu: giả sử x ∼ y và y ∼ z . Khi đó x−1 y, y −1 z ∈ G. Suy ra
(x−1 y)(y −1 z) = x−1 z ∈ G. Do đó x ∼ z.
Quan hệ tương đương ∼ trên G sẽ phân hoạch G thành các lớp tương

45
đương. Với mỗi x ∈ G, kí hiệu x là lớp tương đương chứa x. Ta có

x = {y ∈ G | y ∼ x} = {y ∈ G | x−1 y ∈ H}
= {y ∈ G | y = xh, h ∈ H}
= {xh | h ∈ H} = xH.

Mỗi lớp tương đương xH được gọi là một lớp ghép trái hoặc lớp kề trái của
H trong G. Vì hai lớp tương đương bất kỳ hoặc trùng nhau hoặc rời nhau
nên ∀x, y ∈ G ta có:
(i) xH = yH khi và chỉ khi x−1 y ∈ H;
(ii) xH ∩ yH = ∅ khi và chỉ khi x−1 y ∈
/ H.
Tập thương của G theo quan hệ tương đương ∼ được gọi là tập thương
của nhóm G theo nhóm con H , kí hiệu là G/H . Như vậy

G/H = {xH | x ∈ G}.

Khi H chỉ có hữu hạn lớp ghép trái thì số lớp ghép trái của H trong G được
gọi là chỉ số của H trong G, ký hiệu là [G : H]. Như vậy cấp của nhóm G
chính là G : e, chỉ số của nhóm con tầm thường {e}.
Chú ý rằng, nếu xét quan hệ ∼ là

∀x, y ∈ G, x ∼ y ⇔ xy −1 ∈ H

thì hoàn toàn tương tự ta có khái niệm lớp ghép phải hay lớp kề phải:

Hx = {hx | h ∈ H}.

2.4.2 Định lý Lagrange và các hệ quả

Nhắc lại rằng, cấp của một nhóm G, ký hiệu |G|, là số phần tử của
nhóm G. Định lý sau đây mô tả mối liên hệ giữa cấp của một nhóm hữu hạn
và cấp của các nhóm con của nó.

2.4.2.1 Định lý. (Định lý Lagrange) Giả sử G là một nhóm hữu hạn cấp m
và H là một nhóm con của G. Khi đó cấp của H là một ước của m.

46
Chứng minh. Ta sẽ chứng minh ]H = ]aH , với mọi a ∈ G. Thật vậy, với mỗi
a ∈ G, xét tương ứng
f :H → aH.
h 7→ ah
Ta thấy f là một song ánh. Vậy tất cả các lớp ghép trái của H đều có số
phần tử bằng nhau và bằng |H|. Do đó

|G| = (số lớp ghép trái của H) × (số phần tử của mỗi lớp ghép trái).

Hay nói cách khác |G| = [G : H] × |H|. Suy ra |H| là một ước của m.

Từ chứng minh trên, ta cũng suy ra


|G|
[G : H] = .
|H|
Vì vậy, Định lý Lagrange có thể được phát biểu dưới dạng tổng quát hơn như
sau.

2.4.2.2 Định lý. Giả sử G là một nhóm hữu hạn; H là một nhóm con của
G và T là một nhóm con của H . Khi đó

[G : T ] = [G : H].[H : T ].

Nhắc lại rằng, cấp của phần tử a ∈ G là cấp của nhóm con xyclic sinh
bởi a, ký hiệu là ord(a). Do đó ord(a) là số nguyên dương bé nhất n sao cho
an = e. Do đó, từ Định lý Lagrange ta có ngay hệ quả sau đây.

2.4.2.3 Hệ quả. Giả sử G là một nhóm hữu hạn cấp m. Khi đó, với mọi
a ∈ G ta có:
(1). ord(a) là một ước của m;
(2). am = e.

2.4.2.4 Hệ quả. Mọi nhóm có cấp nguyên tố đều là nhóm xyclic.

Chứng minh. Giả sử nhóm G có cấp p, với p là một số nguyên tố. Vì p > 1
nên tồn tại a ∈ G, a 6= e. Khi đó < a >6= {e} và do đó ord(a) 6= 1. Mặt
khác, theo Hệ quả 2.4.2.3, ord(a) là một ước của p. Vì p là số nguyên tố nên
ta suy ra ord(a) = p. Do đó G =< a > và G là nhóm xyclic.

47
Chứng minh trên cũng suy ra rằng mỗi phần tử khác đơn vị của một nhóm
hữu hạn cấp nguyên tố đều là phần tử sinh của nhóm đó.
Nhắc lại rằng, hàm số số học Euler ϕ xác định như sau: ∀n ∈ N∗ thì ϕ(n)
là số các số từ 1 đến n mà nguyên tố cùng nhau với n. Áp dụng Định lý
Lagrange ta có thể chứng minh được một số định lý quen thuộc trong số học.

2.4.2.5 Hệ quả. (Định lý Euclid) Cho n là một số nguyên dương, a là một


số nguyên sao cho (a, n) = 1. Khi đó

aϕ(n) ≡ 1(mod n).

Chứng minh. Xét nhóm nhân Z∗n các lớp thặng dư khả nghịch môđun n.
Nhóm này có cấp là ϕ(n). Vì (a, n) = 1 nên a ∈ Z∗n . Theo Hệ quả 2.4.2.3 thì
(a)ϕ(n) = 1. D o đó aϕ(n) = 1 hay aϕ(n) ≡ 1(mod n).

2.4.2.6 Hệ quả. (Định lý Fecma bé) Nếu p là một số nguyên tố và a là một


số nguyên bất kỳ thì
ap ≡ a(mod p).

Nếu a chia hết cho p thì a ≡ 0(mod p). Do đó ap ≡ 0 ≡ a(mod p).

Chứng minh. Nếu a không chia hết cho p thì (a, p) = 1. Theo Định lý Euler
thì aϕ(p) ≡ 1(mod p). Vì p nguyên tố nên ϕ(p) = p − 1. Do đó ap−1 ≡
1(mod p). Suy ra ap ≡ a(mod p).

2.5 Nhóm con chuẩn tắc và nhóm thương


2.5.1 Nhóm con chuẩn tắc

Cho H là một nhóm con của nhóm G, chú ý rằng có thể tồn tại x ∈ G
sao cho xH 6= Hx, do đó ta có định nghĩa sau.

2.5.1.1 Định nghĩa. Giả sử H là một nhóm con của nhóm G. H được gọi
là nhóm con chuẩn tắc (hay ước chuẩn) của G nếu xH = Hx, ∀x ∈ G.
Khi đó ta ký hiệu H / G.

48
2.5.1.2 Mệnh đề. Giả sử H là một nhóm con của nhóm G. H là ước chuẩn
của G khi và chỉ khi x−1 hx ∈ H, ∀h ∈ H và ∀x ∈ G.

Chứng minh. Giả sử H / G. Khi đó ta có xH = Hx, ∀x ∈ G. Do đó với mọi


x ∈ G và h ∈ H , tồn tại h0 ∈ H sao cho hx = xh0 . Suy ra x−1 hx = h0 ∈ H .
Ngược lại, giả sử rằng x−1 hx ∈ H, ∀h ∈ H và ∀x ∈ G. Khi đó với mọi
x ∈ G và với mọi h ∈ H , tồn tại h0 ∈ H sao cho x−1 hx = h0 . Suy ra hx =
xh0 ∈ xH. Do đó ta có Hx ⊆ xH. Tương tự ta cũng có xH ⊆ Hx, ∀x ∈ G.
Vậy Hx = xH, ∀x ∈ G hay H là một ước chuẩn của G.

2.5.1.3 Chú ý. (1). Mỗi nhóm G đều có hai nhóm con chuẩn tắc tầm thường
là {e} và G.
(2). Nếu G là nhóm Abel thì mọi nhóm con của G đều là nhóm con chuẩn
tắc.
(3). Mỗi nhóm con H của nhóm G xác định hai nhóm con quan trọng của
G như sau:
CG (H) = {g ∈ G | g −1 ag = a, ∀a ∈ H},

NG (H) = {g ∈ G | g −1 ag ∈ H, ∀a ∈ H}.

Dễ kiểm tra rằng CG (H) và NG (H) là các nhóm con của G. CG (H) và NG (H)
tương ứng được gọi là nhóm tâm hóa và nhóm chuẩn hóa của H trong G. Hơn
nữa, CG (H) là nhóm con chuẩn tắc của NG (H).

2.5.2 Nhóm thương

Giả sử G là một nhóm và H là một nhóm con chuẩn tắc của G. Khi đó
ta có tập thương
G/H = {xH | x ∈ G}.

(do H là ước chuẩn của G nên không phân biệt lớp ghép trái hay lớp ghép
phải). Ta trang bị cho G/H một phép toán như sau

(xH)(yH) = (xy)H, ∀x, y ∈ G.

49
Định nghĩa này không phụ thuộc vào phần tử đại diện của các lớp ghép. Thật
vậy, giả sử xH = x0 H và yH = y 0 H. Khi đó, tồn tại h1 , h2 , h3 , h4 ∈ H sao
cho xh1 = x0 h2 và yh3 = y 0 h4 . Suy ra x0 = xh1 h−1 0 −1
2 và y = yh3 h4 . Suy ra,

x0 y 0 = xh1 h−1 −1 −1 −1 −1
2 yh3 h4 = xy(y h1 h2 y)h3 h4 ∈ xyH.

Do đó xyH = x0 y 0 H. Chú ý rằng việc chứng minh phép toán trên không phụ
thuộc vào việc chọn các phần tử đại diện của các lớp ghép cần giả thiết H là
ước chuẩn của G.

2.5.2.1 Mệnh đề. Nếu H là một nhóm con chuẩn tắc của của G thì tập
thương G/H cùng với phép toán nói trên lập thành một nhóm.

Chứng minh. Phép toán trên G/H có tính chất kết hợp vì

(xHyH)zH = (xy)zH = x(yz)H = xH(yHzH), ∀xH, yH, zH ∈ G/H.

Đơn vị của phép toán là eH = H , vì eH ∈ G/H và

(xH)(eH) = (xe)H = xH = (ex)H = (eH)(xH), ∀xH ∈ G/H.

∀xH ∈ G/H , tồn tại phần tử nghịch đảo là x−1 H. Thật vậy, x−1 H ∈ G/H

(xH)(x−1 H) = (xx−1 )H = eH = (x−1 x)H = (x−1 H)(xH).
Vậy G/H cùng với phép toán đã cho là một nhóm.

2.5.2.2 Định nghĩa. Nhóm G/H được gọi là nhóm thương của G theo nhóm
con chuẩn tắc H.

2.5.2.3 Ví dụ. Xét nhóm cộng các số nguyên Z. Mỗi nhóm con của Z đều
có dạng mZ, với m là một số nguyên dương nào đó. Vì Z là nhóm Abel nên
mZ là nhóm con chuẩn tắc của Z. Khi đó ta có nhóm thương

Z/mZ = {a + mZ | a ∈ Z}.

Với mỗi a ∈ Z, ta viết dưới dạng a = mq + r, với q ∈ Z, 0 ≤ r ≤ m − 1. Khi


đó,

a + mZ = (r + mq) + mZ = (r + mZ) + (mq + mZ) = r + mZ.

50
Vậy

Z/mZ = {a+mZ | a ∈ Z} = {r+mZ | 0 ≤ r ≤ m−1} = {0, 1, . . . , m − 1},

ở đây ký hiệu r = r + mZ. r chính là tập các số nguyên đồng dư với r theo
môđun m. Hay nói cách khác r là tập các số nguyên chia cho m dư r.
Phép cộng trong nhóm thương Z/mZ được thực hiện như sau:

(r1 + mZ) + (r2 + mZ) = (r1 + r2 ) + mZ

hay
r1 + r2 = r1 + r2 .
Như vậy, nhóm thương Z/mZ chính là nhóm cộng Zm các số nguyên môđun
m.

BÀI TẬP
34. Chứng minh công thức về chỉ số: Nếu H, K là các nhóm con của G
sao cho H ⊆ K thì [G : H] = [G : K][K : H].
35. Cho G là một nhóm nhân và H là một nhóm con của G. Chứng minh:
(1) Nếu [G : H] = 2 thì H / G và a2 ∈ H với mọi a ∈ G.
(2) Nếu H / G và [G : H] = m thì am ∈ H, ∀a ∈ G.
36. Hãy tìm các nhóm thương của
(1) Nhóm cộng các số nguyên là bội của 3 trên nhóm con các số nguyên
là bội của 15.
(2) Nhóm cộng các số nguyên là bội của 4 trên nhóm con các số nguyên
là bội của 24.
(3) Nhóm nhân các số thực khác 0 trên nhóm con các số thực dương.
37. Cho A là nhóm con của một nhóm G và B là nhóm con chuẩn tắc của
G. Chứng minh rằng AB = BA. Suy ra rằng AB là nhóm con của G.
38. Cho G là một nhóm. Với mỗi cặp a, b ∈ G ta gọi phần tử aba−1 b−1 là
hoán tử của a và b. Kí hiệu H là nhóm con của G sinh bởi tất cả các hoán tử
của các cặp phần tử của G. Ta gọi H là nhóm con các hoán tử của G. Chứng
minh rằng H là nhóm con chuẩn tắc của G.

51
39. Cho G là nhóm và H là nhóm con chuẩn tắc của G. Chứng minh rằng
nhóm thương G/H là giao hoán nếu và chỉ nếu H chứa nhóm con các hoán
tử của G.
40. Chứng minh rằng nhóm thương của một nhóm xyclic là xyclic.
41. Cho G là một nhóm. Đặt

C(G) = {a ∈ G | ax = xa, ∀x ∈ G}.

C(G) được gọi là tâm của G. Chứng minh rằng C(G) là nhóm con của G và
mọi nhóm con của C(G) đều là nhóm con chuẩn tắc của G.
42. Cho G là một nhóm. Kí hiệu C(G) là tâm của G. Chứng minh rằng
nếu nhóm thương G/C(G) là xyclic thì G là nhóm giao hoán.
43. Hãy xác định tâm của nhóm G trong Bài tập 7.
44. Kí hiệu SL(n, R) là tập các ma trận vuông cấp n với phần tử thực và
có định thức bằng 1. Chứng minh rằng SL(n, R) là nhóm con chuẩn tắc của
nhóm tuyến tính tổng quát GL(n, R).
45. Cho G là nhóm và H là nhóm con chuẩn tắc của G. Chứng minh rằng
quy tắc cho ứng mỗi nhóm con K của G chứa H với nhóm con K/H của
G/H là một song ánh bảo toàn thứ tự bao hàm từ tập các nhóm con của G
chứa H đến tập các nhóm con của G/H.
46. Cho G là nhóm và H là nhóm con chuẩn tắc của G. Chứng minh rằng
quy tắc cho ứng mỗi nhóm con chuẩn tắc K của G chứa H với nhóm con
chuẩn tắc K/H của G/H là một song ánh bảo toàn quan hệ bao hàm từ tập
các nhóm con chuẩn tắc của G chứa H đến tập các nhóm con chuẩn tắc của
G/H.

2.6 Đồng cấu nhóm


2.6.1 Khái niệm đồng cấu nhóm

Để nghiên cứu mối quan hệ giữa các nhóm, người ta đã đưa ra khái niệm
đồng cấu nhóm.

52
2.6.1.1 Định nghĩa. Cho G và G0 là các nhóm.
(1). Một ánh xạ f : G → G0 được gọi là một đồng cấu nhóm nếu

f (ab) = f (a)f (b), ∀a, b ∈ G.

(2). Đồng cấu f được gọi là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu)
nếu ánh xạ f là đơn ánh (tương ứng toàn ánh hoặc song ánh).
(3). Đồng cấu nhóm f : G → G được gọi là một tự đồng cấu của nhóm G.
Một tự đồng cấu mà song ánh được gọi là một tự đẳng cấu.
(4). Nếu tồn tại một đẳng cấu nhóm f : G → G0 thì ta nói nhóm G đẳng
cấu với nhóm G0 và ký hiệu là G ∼= G0 .
(5). Gọi eG và eG0 lần lượt là đơn vị của nhóm G và nhóm G0 . Khi đó

Im f = f (G) = {f (x) | x ∈ G}

được gọi là ảnh của của đồng cấu f và

Ker f = f −1 (e0G ) = {x ∈ G | f (x) = eG0 }

được gọi là hạt nhân (hay hạch) của đồng cấu f .

2.6.1.2 Ví dụ. (1). Xét nhóm cộng các số thực R và nhóm nhân các số thực
dương R+ . Khi đó ánh xạ
f : R → R+
x 7→ 10x
là một đồng cấu nhóm vì ∀x, x0 ∈ R ta có
0 0
f (x + x0 ) = 10x+x = 10x 10x = f (x)f (x0 ).

Hơn nữa f còn là một đẳng cấu. Thật vậy, f đơn ánh vì ∀x, x0 ∈ R mà
0
f (x) = f (x0 ) thì ta có 10x = 10x suy ra x = x0 ; f toàn ánh vì ∀y ∈ R+ tồn
tại x = lg y ∈ R sao cho f (x) = 10lg y = y. Vậy nhóm cộng các số thực R
đẳng cấu với nhóm nhân các số thực dương R+ . Khi đó ta viết R ∼
= R+ .
(2). Cho n là một số nguyên dương. Ký hiệu

GL(n, R) = {A = (aij )n×n | aij ∈ R, det A 6= 0}

53
và R∗ là tập tất cả các số thực khác 0. Ta biết rằng GL(n, R) là một nhóm
với phép nhân các ma trận và R∗ là nhóm đối với phép nhân các số thông
thường. Khi đó ánh xạ
f : GL(n, R) → R∗

A 7→ det A

là một đồng cấu nhóm vì ∀A, B ∈ GL(n, R) ta có

f (AB) = det(AB) = (det A)(det B) = f (A)f (B).


r ... 0
" #
f là toàn ánh vì ∀r ∈ R∗ thì tồn tại A = ... ∈ GL(n, R) sao cho
0 ... 1
f (A) = det A = r. f không đơn ánh vì
r ... 0 1 ... 0
" # " #
A= ... 6= ... =B
0 ... 1 0 ... r

nhưng det A = det B nên f (A) = f (B). Vậy f là một toàn cấu mà không
đơn cấu.
(3). Bây giờ ta sẽ chỉ ra rằng nhóm nhân GL(n, R) nói trên đẳng cấu với
nhóm nhân các tự đẳng cấu tuyến tính trên một không gian véctơ thực n
chiều. Thật vậy, gọi V là một không gian vectơ thực n chiều và GL(V ) là
tập tất cả các tự đẳng cấu tuyến tính của V. Khi đó GL(V ) là một nhóm
với phép hợp thành ánh xạ. Nhóm GL(V ) được gọi là nhóm tuyến tính tổng
quát trên không gian V . Chọn một cơ sở S của V và xét tương ứng:

ϕ : GL(V ) → GL(n, R),

xác định bởi ϕ(f ) = Af , ∀f ∈ GL(V ), ở đây Af là ma trận của f đối với cơ
sở S . Rõ ràng Af là ma trận vuông cấp n và vì f là một đẳng cấu nên Af
không suy biến, do đó Af ∈ GL(n, R). Với f, g ∈ GL(V ) sao cho ϕ(f ) = Af
và ϕ(g) = Ag thì ma trận của gf là Ag Af , do đó ϕ(gf ) = ϕ(g)ϕ(f ). Hơn
nữa ta dễ chứng minh được ϕ là một song ánh. Vậy ϕ là một đẳng cấu nhóm.
Do đó ta có thể đồng nhất nhóm tuyến tính tổng quát GL(V ) với nhóm nhân

54
GL(n, R) các ma trận vuông cấp n bằng cách đồng nhất mỗi tự đẳng cấu f
của không gian V với ma trận Af của nó đối với cơ sở S.
(4). Giả sử G là một nhóm. Với mỗi phần tử a ∈ G, ánh xạ fa : G → G
xác định bởi fa (x) = a−1 xa, ∀x ∈ G là một tự đẳng cấu của G. Ta gọi fa là
một tự đẳng cấu trong của nhóm G. Cho H là một nhóm con của G. Có thể
kiểm tra rằng H là nhóm con chuẩn tắc nếu và chỉ nếu fa (H) = H với mọi
a ∈ G, tức là H bất biến đối với mọi tự đẳng cấu trong của G. Vì lý do đó,
người ta còn gọi nhóm con chuẩn tắc là nhóm con bất biến.

2.6.2 Một số đồng cấu đặc biệt

(1). Giả sử H là một nhóm con của nhóm G. Khi đó ánh xạ

i:H→G
a 7→ a
là một đơn cấu và được gọi là đơn cấu chính tắc hay là phép nhúng chính tắc.
(2). Ánh xạ đồng nhất của nhóm G là một tự đẳng cấu nhóm và được gọi
là tự đẳng cấu đồng nhất của nhóm G.
(3). Giả sử H là ước chuẩn của nhóm G. Khi đó ta có nhóm thương G/H .
Xét ánh xạ
p : G → G/H, x 7→ xH.
Ta có p(xx0 ) = (xx0 )H = (xH)(x0 H) = p(x)p(x0 ), ∀x, x0 ∈ G. Do đó p là
một đồng cấu nhóm. Hơn nữa p là một toàn ánh vì ∀y ∈ G/H tồn tại x ∈ G
sao cho y = xH , khi đó p(x) = xH = y . Vậy p là một toàn cấu và được gọi
là toàn cấu chính tắc hay phép chiếu chính tắc (đôi khi p cũng được gọi là
phép chiếu tự nhiên).
(4). Cho G và G0 là các nhóm. Ánh xạ

θ : G → G0
x 7→ eG0 ,
trong đó eG0 là đơn vị của nhóm G0 là một đồng cấu nhóm, gọi là đồng cấu
tầm thường.

55
2.6.3 Tính chất cơ bản của đồng cấu nhóm

Kí hiệu G, G0 , G00 là các nhóm với đơn vị tương ứng là eG , eG0 , eG00 .

2.6.3.1 Mệnh đề. Giả sử f : G → G0 và g : G0 → G00 là các đồng cấu


nhóm. Khi đó ánh xạ hợp thành gf : G → G0 cũng là một đồng cấu nhóm.

Chứng minh. Ta cần chứng minh gf : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Thật
vậy, ∀a, b ∈ G ta có (gf )(ab) = g(f (ab)) = g(f (a)f (b)) = g(f (a))g(f (b)) =
(gf )(a)(gf )(b). Vậy gf là một đồng cấu nhóm.

Từ tính chất trên ta suy ra, nếu f và g là các đơn cấu (tương ứng toàn
cấu hoặc đẳng cấu) thì gf cũng là một đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc
đẳng cấu).

2.6.3.2 Mệnh đề. Cho f : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Khi đó


(1). f (eG ) = eG0 ;
(2). f (x−1 ) = (f (x))−1 , ∀x ∈ G.

Chứng minh. (1). ∀x ∈ G ta có f (eG )f (x) = f (eG x) = f (x) = eG0 f (x).


Thực hiện luật giản ước trong nhóm G0 ta suy ra f (eG ) = eG0 .
(2). ∀x ∈ G ta có f (x−1 )f (x) = f (x−1 x) = f (eG ) = eG0 = (f (x))−1 f (x).
Do đó f (x−1 )f (x) = (f (x))−1 f (x). Thực hiện luật giản ước trong nhóm G0
ta có f (x−1 ) = (f (x))−1 .

2.6.3.3 Mệnh đề. Cho f : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Khi đó:
(1). Nếu A là một nhóm con của nhóm G thì f (A) là nhóm con của nhóm
G0 ;
(2). Nếu B là một nhóm con của nhóm G0 thì f −1 (B) là nhóm con của
nhóm G;
(3). Nếu C là một ước chuẩn của nhóm G0 thì f −1 (C) là ước chuẩn của
nhóm G.

Chứng minh. (1) Rõ ràng f (A) ⊆ G0 . Vì A là nhóm con của G nên eG ∈ A,


suy ra f (eG ) = eG0 ∈ f (A). Do đó f (A) 6= ∅. Lấy tùy ý y1 , y2 ∈ f (A). Khi

56
đó, tồn tại x1 , x2 ∈ A sao cho y1 = f (x1 ) và y2 = f (x2 ). Ta có y1 y2−1 =
f (x1 )(f (x2 ))−1 = f (x1 )f (x−1 −1 −1
2 ) = f (x1 x2 ) ∈ f (A) (vì x1 x2 ∈ A do A là
nhóm con). Do đó f (A) là nhóm con của G0 .
(2) Rõ ràng f −1 (B) ⊆ G. Do B là nhóm con của G0 nên eG0 ∈ B . Theo
Mệnh đề 2.6.3.2, eG ∈ f −1 (e0G ) ⊆ f −1 (B). Suy ra f −1 (B) 6= ∅. Lấy tùy ý
x1 , x2 ∈ f −1 (B). Khi đó f (x1 ), f (x2 ) ∈ B. Ta có f (x1 x−1 −1
2 ) = f (x1 )f (x2 ) =
f (x1 )(f (x2 ))−1 ∈ B. Do đó x1 x−1 −1 −1
2 ∈ f (B) và f (B) là nhóm con của G.
(3) Theo phát biểu (2) thì f −1 (C) là một nhóm con của nhóm G. Bây giờ
ta chứng minh f −1 (C) là ước chuẩn của G. Thật vậy, giả sử a ∈ f −1 (C) và
x ∈ G, ta có f (x−1 ax) = f (x−1 )f (a)f (x) = (f (x))−1 f (a)f (x) ∈ C (vì C là
ước chuẩn của G). Do đó x−1 ax ∈ f −1 (C). Từ đó suy ra f −1 (C) là một ước
chuẩn của nhóm G0 .

Vì Imf = f (G) và Kerf = f −1 (eG0 ) nên từ mệnh đề trên ta có ngay hệ


quả sau đây.

2.6.3.4 Hệ quả. Giả sử f : G → G0 là một đồng cấu nhóm . Khi đó Im f


là một nhóm con của G0 và Ker f là một ước chuẩn của G.

Ta có thể kiểm tra tính đơn ánh và toàn ánh của một một đồng cấu thông
qua ảnh và hạt nhân như phát biểu của mệnh đề sau đây.

2.6.3.5 Mệnh đề. Giả sử f : G → G0 là một đồng cấu nhóm . Khi đó:
(1). f là toàn cấu khi và chỉ khi Im f = G0 .
(2). f là đơn cấu khi và chỉ khi Ker f = {eG }.

Chứng minh. (1) được suy ra từ định nghĩa toàn ánh.


(2). Giả sử f là một đơn ánh. Khi đó, với mỗi y ∈ G0 có nhiều nhất một
phần tử x ∈ X sao cho f (x) = y. Mặt khác, bởi Mệnh đề 2.6.3.2 ta có
f (eG ) = eG0 , suy ra f −1 (e0G ) = {eG }.
Ngược lại, giả sử Ker f = {eG }. Khi đó, ∀x1 , x2 ∈ G sao cho f (x1 ) =
f (x2 ), ta có f (x1 )f (x−1 −1 −1
2 ) = eG0 hay f (x1 x2 ) = eG . Từ đó suy ra x1 x2 ∈
f −1 (eG0 ). Do đó x1 x−1
2 = eG . Vậy x1 = x2 và f là một đơn ánh.

57
2.6.4 Nhóm các tự đẳng cấu

Giả sử G là một nhóm. Ta ký hiệu Aut(G) là tập tất cả các tự đẳng cấu
của nhóm G. Khi đó, với mọi ϕ, ψ ∈ Aut (G) thì ϕψ ∈ Aut (G). Do đó
phép hợp thành ánh xạ là phép toán trên Aut(G). Phép hợp thành ánh xạ
trên Aut (G) có tính chất kết hợp và có đơn vị là tự đẳng cấu đồng nhất 1G
nên Aut (G) là một vị nhóm. Mặt khác, mỗi phần tử ϕ ∈ Aut (G) đều có
nghịch đảo là ϕ−1 ∈ Aut (G) nên Aut (G) là một nhóm. Nhóm này được gọi
là nhóm các tự đẳng cấu của nhóm G.

2.6.5 Định lý đồng cấu nhóm

2.6.5.1 Định lý. (Định lý đồng cấu nhóm) Giả sử f : G → G0 là một đồng
cấu nhóm. Khi đó tồn tại duy nhất một đẳng cấu nhóm f : G/Ker f → Imf
sao cho biểu đồ sau là giao hoán
f
G −→ G0
p& %f
G/Kerf
tức là f = f p, trong đó p : G → G/Kerf là phép chiếu chính tắc.

Chứng minh. Do f : G → G0 là một đồng cấu nhóm nên K := Ker f là một


ước chuẩn của G. Do đó ta có nhóm thương G/K = {xK | x ∈ G}. Vì vậy
ta có phép chiếu chính tắc

p : G → G/K.

x 7→ xK
Xét tương ứng
f : G/K → Imf.
xK 7→ f (x)
Sau đây ta sẽ chứng minh f là đẳng cấu cần tìm.
f là ánh xạ vì f (xK) = f (x) ∈ Imf với mọi xK ∈ G/K và nếu xK, yK ∈
G/K sao cho xK = yK thì x−1 y ∈ K nên f (x−1 y) = eG0 . Do đó f (x) = f (y)
hay f (xK) = f (yK).

58
f là một đồng cấu nhóm vì ∀xK, yK ∈ G/K, ta có f ((xK)(yK)) =
f (xyK) = f (xy) = f (x)f (y) = f (xK)f (yK).
f là một đẳng cấu nhóm: Giả sử xK ∈ Ker f , tức f (xK) = f (x) = eG0 .
Khi đó, x ∈ K. Suy ra xK = K và Ker f = {K}. Vậy f là một đơn cấu.
Mặt khác, ∀y ∈ Imf, ∃x ∈ G sao cho f (x) = y. Khi đó xK ∈ G/K và
f (xK) = f (x) = y. Vậy f là toàn ánh và như vậy f là một đẳng cấu nhóm.
Biểu đồ giao hoán: ∀x ∈ G ta có (f p)(x) = f (p(x)) = f (xK) = f (x).
Vậy f p = f.
Tính duy nhất: Giả sử có đồng cấu g : G/K → Imf sao cho biểu đồ giao
hoán, tức là gp = f . Ta chứng minh g = f . Thật vậy ∀xK ∈ G/K ta có
f (xK) = f (p(x)) = (f p)(x) = f (x) = (gp)(x) = g(p(x)) = g(xK). Suy ra
g = f.
Định lý được chứng minh.

Hệ quả sau đây là một cách phát biểu khác của Định lý đồng cấu nhóm.

2.6.5.2 Hệ quả. Giả sử f : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Khi đó Imf ∼


=
G/Kerf.

Trường hợp f là toàn cấu, hệ quả trên suy ra ngay hệ quả sau đây.

2.6.5.3 Hệ quả. Giả sử f : G → G0 là một toàn cấu nhóm. Khi đó G0 ∼


=
G/Kerf.

Giả sử f : G → G0 là một đồng cấu nhóm. Khi đó nhóm con Imf của G0
được gọi là ảnh đồng cấu của nhóm G. Một nhóm H nào đó được gọi là ảnh
đồng cấu của nhóm G nếu tồn tại một toàn cấu từ nhóm G lên nhóm H .
Theo Định lý đồng cấu nhóm thì mọi ảnh đồng cấu của nhóm G đều đẳng
cấu với một nhóm thương của G. Vì vậy, việc tìm tất cả các ảnh đồng cấu
của một nhóm G quy về việc tìm tất cả các nhóm con chuẩn tắc K của G và
mô tả nhóm thương G/K.

2.6.6 Các định lý đẳng cấu nhóm

Trước hết ta có bổ đề sau đây.

59
2.6.6.1 Bổ đề. Cho S là nhóm con và N là nhóm con chuẩn tắc của một
nhóm G. Khi đó tập hợp

N S = {ab | a ∈ N, b ∈ S}

là một nhóm con của G chứa N ∪ S và N nhóm con chuẩn tắc của N S.

Chứng minh. Rõ ràng N S ⊆ G và e = ee ∈ N S nên N S 6= ∅. Cho ab, cd ∈


N S , trong đó a, c ∈ N và b, d ∈ S. Vì N chuẩn tắc nên (bd−1 )c−1 (bd−1 )−1 ∈
N. Do đó

(ab)(cd)−1 = abd−1 c−1 = a((bd−1 )c−1 (bd−1 )−1 )(bd−1 ) ∈ N S.

Vậy N S là nhóm con của G. Cho a ∈ N, b ∈ S. Khi đó a = ae ∈ N S và


b = eb ∈ N S. Vậy N S chứa N ∪ S. Vì N là nhóm con chuẩn tắc của G nên
nó là nhóm con chuẩn tắc của N S.

2.6.6.2 Định lý. (Định lý đẳng cấu thứ nhất). Cho S là một nhóm con và
N là một nhóm con chuẩn tắc của nhóm G. Khi đó N ∩ S là nhóm con chuẩn
tắc của S và
(N S)/N ∼
= S/(N ∩ S).
Chứng minh. Theo Bổ đề 2.6.6.1 thì N là nhóm con chuẩn tắc của N S . Do
đó ta có nhóm thương (N S)/N . Xét ánh xạ f : S → (N S)/N cho bởi
f (x) = xN. Rõ ràng, f là một đồng cấu nhóm. Giả sử axN ∈ (N S)/N,
trong đó a ∈ N và x ∈ S. Vì a ∈ N và N là nhóm con chuẩn tắc nên

(ax)N = N (ax) = (N a)(N x) = N x = xN = f (x).

Do đó f là một toàn cấu nhóm. Ta có


Kerf = {x ∈ S | f (x) = xN = eN }
= {x ∈ S | x ∈ N } = N ∩ S.
Suy ra N ∩ S là nhóm con chuẩn tắc của S và theo Định lý đồng cấu nhóm
ta có đẳng cấu
(N S)/N ∼
= S/(N ∩ S).

60
2.6.6.3 Định lý. (Định lý đẳng cấu thứ hai). Cho H là một nhóm con chuẩn
tắc của nhóm G và K là một nhóm con chuẩn tắc của G chứa H. Khi đó
K/H là nhóm con chuẩn tắc của G/H và

G/K ∼
= (G/H)/(K/H).

Chứng minh. Vì H và K là các nhóm con chuẩn tắc của G nên ta có các nhóm
thương G/H và G/K . Xét tương ứng f : G/H → G/K cho bởi f (xH) = xK.
Giả sử x1 H = x2 H. Khi đó x1 x−1
2 ∈ H ⊆ K. Vì thế x1 K = x2 K hay
f (x1 H) = f (x2 H). Suy ra f là một ánh xạ. Ta có thể kiểm tra được f là
một toàn cấu nhóm và Kerf = K/H. Do đó K/H là nhóm con chuẩn tắc
của G/H và theo Định lý đồng cấu nhóm ta có đẳng cấu

G/K ∼
= (G/H)/(K/H).

2.6.7 Áp dụng mô tả nhóm thương và nhóm xyclic

(1). Mô tả cấu trúc của nhóm xyclic. Trong phần trình bày về nhóm
xyclic chúng ta đã có hai ví dụ về nhóm xyclic là nhóm cộng các số nguyên
Z và nhóm cộng Zm các số nguyên môđun m. Mệnh đề sau đây cho thấy sai
khác một đẳng cấu mọi nhóm xyclic chỉ có một trong hai dạng này.

2.6.7.1 Mệnh đề. Mọi nhóm xyclic cấp vô hạn đều đẳng cấu với nhóm cộng
các số nguyên Z. Mọi nhóm xyclic hữu hạn cấp m đều đẳng cấu với nhóm
cộng Zm .

Chứng minh. Giả sử G là nhóm xyclic sinh bởi phần tử a. Khi đó

G =< a >= {an | n ∈ Z}.

Xét tương ứng


f : Z → G,
xác định bởi f (n) = an , ∀n ∈ Z. Dễ thấy f là một toàn cấu nhóm. Do Ker f
là một nhóm con của Z nên tồn tại số nguyên dương m sao cho Ker f = mZ.
Ta xét hai trường hợp sau đây.

61
Nếu m = 0 thì Ker f = {0}. Khi đó f là đơn cấu và do đó f là một đẳng
cấu, nghĩa là G ∼
= Z.
Nếu m 6= 0 thì theo Định lý đồng cấu nhóm ta có

G∼
= Z/Ker f = Z/mZ.

Do đó G ∼
= Z/mZ = {0, 1, . . . , m − 1} = Zm . Hơn nữa |G| = m.

(2). Mô tả nhóm thương. Xét bài toán: Cho G là một nhóm và H là một
ước chuẩn của G. Hãy mô tả nhóm thương G/H.
Ta sẽ mô tả nhóm thương G/H thông qua một nhóm đẳng cấu với nó,
bằng cách xây dựng một toàn cấu nhóm ϕ : G → X từ nhóm G vào một
nhóm X nào đó sao cho Ker ϕ = H. Khi đó áp dụng Định lý đồng cấu nhóm
ta có G/H ∼
= X. Hãy xét các ví dụ cụ thể sau.

2.6.7.2 Ví dụ. Mô tả nhóm thương R∗ /R+ .


R∗ là một nhóm đối với phép nhân với đơn vị 1, R+ là một ước chuẩn của
R∗ và {−1, 1} là một nhóm con của R∗ . Xét tương ứng ϕ : R∗ → {−1, 1}
xác định như sau 
1 nếu x > 0
ϕ(x) =
−1 nếu x < 0
Dễ dàng chứng minh được rằng ϕ là một toàn cấu nhóm. Hơn nữa, Kerϕ =
R+ . Vậy theo Định lý đồng cấu nhóm ta có R∗ /R+ ∼
= {−1, 1}. Như vậy nhóm
này đẳng cấu với một nhóm có hai phần tử. Chú ý rằng ta có thể dùng định
nghĩa nhóm thương để mô tả trực tiếp nhóm này như đã làm trong Ví dụ
2.5.2.3:
R∗ /R+ = {xR+ | x ∈ R∗ } = {R+ , R− },

ở đây ta ký hiệu R− là tập các số thực âm.

2.6.7.3 Ví dụ. Mô tả nhóm thương GL(n, R)/SL(n, R), trong đó GL(n, R)


là nhóm nhân các ma trận vuông cấp n không suy biến với phần tử thực,
SL(n, R) là nhóm nhân các ma trận vuông cấp n phần tử thực có định thức
bằng 1 (dễ thấy SL(n, R) là ước chuẩn của GL(n, R)).

62
Xét ánh xạ f : GL(n, R) → R∗ xác định như sau f (A) = det A, ∀A ∈
GL(n, R). Dễ chứng minh được f là một toàn cấu nhóm và Ker f = SL(n, R).
Vậy theo Định lý đồng cấu nhóm ta có GL(n, R)/SL(n, R) ∼= R∗ .

BÀI TẬP
47. Cho f : G1 → G2 là một đẳng cấu nhóm. Chứng minh rằng ánh xạ
ngược của f cũng là một đẳng cấu nhóm. Từ đó suy ra rằng tập hợp các tự
đẳng cấu của một nhóm G là một nhóm với phép hợp thành các ánh xạ.
48. Cho n, m là các số tự nhiên với n là một ước của m. Chứng minh rằng
có một đơn cấu f : Zn → Zm sao cho Zm /Imf ∼ = Zm/n .
49. Trong nhóm cộng các số nguyên Z, chứng minh rằng với mọi m, n ∈ Z
ta có:
(1) mZ ∩ nZ = bZ, trong đó b là bội chung nhỏ nhất của n và m.
(2) mZ/nmZ ∼= Z/nZ.
50. Cho X =< x > và Y =< y > là các nhóm xyclic có cấp lần lượt là s
và t. Với mỗi số tự nhiên k > 0, chứng minh rằng quy tắc ϕ : X → Y cho
bởi ϕ(xn ) = (y k )n là một đồng cấu nếu và chỉ nếu sk chia hết cho t. Hơn
nữa, nếu sk = mt và ϕ là đẳng cấu thì s và m nguyên tố cùng nhau.
51. Cho G là một nhóm giao hoán. Chứng minh rằng ánh xạ ϕ : G → G
cho bởi ϕ(a) = ak là đồng cấu với mọi k ∈ Z.
52. Cho G là một nhóm. Chứng minh rằng G là nhóm giao hoán nếu và
chỉ nếu ánh xạ ϕ : G → G cho bởi ϕ(a) = a−1 là đẳng cấu.
53. Cho n > 0 là một số tự nhiên và f là một tự đồng cấu của Zn . Chứng
minh rằng f là tự đẳng cấu của Zn nếu và chỉ nếu tồn tại một số tự nhiên k
nguyên tố với n sao cho f (a) = ka với mọi a ∈ Zn . Từ đó suy ra rằng nhóm
các tự đẳng cấu của Zn đẳng cấu với nhóm nhân Z∗n .
54. Chứng minh rằng có đúng 2 tự đẳng cấu của nhóm cộng các số nguyên
Z, đó là ánh xạ đồng nhất 1Z và ánh xạ −1Z cho bởi −1Z (n) = −n với mọi
n ∈ Z.
55. Tìm các tự đẳng cấu nhóm của một nhóm xyclic cấp vô hạn. Chứng
minh rằng nhóm các tự đẳng cấu của một nhóm xyclic cấp vô hạn đẳng cấu

63
với nhóm {−1, 1} (với phép nhân các số thực).
56. Cho Q là nhóm cộng các số hữu tỷ. Chứng minh rằng ánh xạ f : Q → Q
là một đồng cấu nhóm khi và chỉ khi tồn tại duy nhất một số a ∈ Q sao cho
f (x) = ax, ∀x ∈ Q.
57. Chứng minh rằng:
(1) Có duy nhất một đồng cấu từ nhóm cộng các số hữu tỷ Q đến nhóm
cộng các số nguyên Z. Từ đó suy ra rằng các nhóm cộng Q và Z không đẳng
cấu với nhau.
(2) Nhóm cộng các số thực R đẳng cấu với nhóm nhân các số thực dương.
58. (1) Tìm các đồng cấu nhóm từ Z4 đến Z12 ;
(2) Tìm các đồng cấu nhóm từ Z12 đến Z4 .
59. Cho n, m ∈ N. Tìm các đồng cấu nhóm:
(1) từ một nhóm xyclic cấp n đến chính nó;
(2) từ một nhóm xyclic cấp n đến một nhóm xyclic cấp m.
60. Cho tương ứng
f :C→R
a + bi 7→ a
từ nhóm cộng các số phức C đến nhóm cộng các số thực R.
(1) Chứng tỏ f là một toàn cấu nhóm.
(2) Tìm Ker f và nhóm thương C/Ker f.
(3) Thiết lập đẳng cấu ϕ : C/Ri ∼
= R. Ý nghĩa hình học của đẳng cấu này.
61. Cho tương ứng f : C → R từ nhóm cộng các số phức C đến nhóm
cộng các số thực R, xác định bởi f (a + bi) = b
(1) Chứng tỏ f là một toàn cấu nhóm.
(2) Tìm Ker f và nhóm thương C/Ker f.
(3) Thiết lập đẳng cấu ϕ : C/R ∼
= R. Ý nghĩa hình học của đẳng cấu này.
62. Ký hiệu G = GL(n, R) là nhóm nhân các ma trận vuông thực không
suy biến cấp n, A là tập các ma trận vuông thực cấp n có định thức bằng
±1, B là tập các ma trận vuông thực cấp n có định thức dương. Chứng minh
rằng:

64
(1). A và B là các ước chuẩn của G.
(2). G/A đẳng cấu với nhóm nhân các số thực dương.
(3). G/B là một nhóm xiclic cấp 2.
(4). R∗ ∼
= GL(n, R)/SL(n, R), trong đó SL(n, R) là tập các ma trận thực
cấp n có định thức bằng 1.
63. Trên tập hợp G = Z3 ta xác định một phép toán 2 ngôi như sau:

(k1 , k2 , k3 )(l1 , l2 , l3 ) = (k1 + (−1)k3 l1 , k2 + l2 , k3 + l3 ).

Chứng minh rằng:


(1) G cùng với phép toán nói trên là một nhóm.
(2) Nhóm con A sinh bởi (1, 0, 0) là nhóm con chuẩn tắc.
(3) Nhóm thương G/A ∼= Z[i].
64. Cho H là một nhóm con của nhóm G. Kí hiệu fx là tự đẳng cấu trong
của G ứng với phần tử x ∈ G. Chứng minh rằng H là nhóm con chuẩn tắc
của G nếu và chỉ nếu fx (H) = H với mọi x ∈ G.
65. Cho f : G → H là đồng cấu nhóm và G có cấp hữu hạn. Chứng minh
rằng cấp của f (G) là ước của cấp của G và cấp của f (a) là ước của cấp của
a với mọi a ∈ G.
66. Cho G là một nhóm. Gọi C(G) là tâm của G. Với mỗi a ∈ G, kí hiệu
fa là tự đẳng cấu trong của G. Đặt Int(G) = {fa | a ∈ G}. Chứng minh
rằng Int(G) là một nhóm với phép hợp thành các ánh xạ và nhóm thương
G/C(G) đẳng cấu với Int(G).
67. Cho G là một nhóm. Gọi Aut(G) là nhóm các tự đẳng cấu của G và
Int(G) là nhóm các tự đẳng cấu trong của G. Chứng minh rằng gfa g −1 ∈
Int(G) với mọi g ∈ Aut(G) và mọi fa ∈ Int(G). Suy ra rằng Int(G) là nhóm
con chuẩn tắc của Aut(G).
68. Chứng minh Luật Modular: Nếu A, B, C là các nhóm con của G sao
cho A ⊆ B, A ∩ C = B ∩ C và AC = BC thì A = B.
69. Chứng minh Luật Dedekind: Nếu H, K, L là các nhóm con của G sao
cho H ⊆ L thì HK ∩ L = H(K ∩ L).

65
2.7 Nhóm đối xứng
2.7.1 Khái niệm nhóm đối xứng

Cho X là một tập hợp khác rỗng. Ký hiệu S(X) là tập tất cả các song ánh
từ X đến X . Khi đó dễ kiểm tra thấy S(X) là một nhóm với phép hợp thành
ánh xạ. Đơn vị của nhóm này ánh xạ đồng nhất 1X . Với mỗi f ∈ S(X), phần
tử nghịch đảo là f −1 chính là ánh xạ ngược của f . Nhóm S(X) được gọi là
nhóm đối xứng trên tập hợp X . Mỗi nhóm con của S(X) được gọi là nhóm
các phép thế trên X .
Khi X = {1, . . . , n} thì S(X) được kí hiệu là Sn và được gọi theo các
cách gọi khác nhau là nhóm đối xứng trên n phần tử, nhóm đối xứng bậc n
và thông thường là nhóm các phép thế bậc n. Sn là nhóm hữu hạn cấp n!.
Nhóm Sn nói chung là không giao hoán, Sn là nhóm giao hoán nếu và chỉ nếu
n = 1 hoặc n = 2. Người ta thường viết mỗi phần tử f ∈ Sn dưới dạng
 
1 2 ... n
f = f (1) f (2) . . . f (n) .

Tiếp theo chúng ta sẽ khảo sát cấu trúc của nhóm Sn .

2.7.2 Nhóm các phép thế bậc n

2.7.2.1 Định nghĩa. Một phép thế f ∈ Sn được gọi là một chu trình độ dài
k hay một xích độ dài k nếu tồn tại các số a1 , . . . , ak ∈ {1, . . . , n} sao cho
f (a1 ) = a2 , . . . , f (ak−1 ) = ak , f (ak ) = a1 và f (a) = a, ∀a ∈
/ {a1 , . . . , ak }.
Khi đó ta viết f dưới dạng

f = (a1 . . . ak )

hoặc
f = (a1 , . . . , ak ).

Khi đó tập hợp {a1 , . . . , ak } được gọi là tập nền của xích f . Hai xích f, g ∈ Sn
được gọi là độc lập nếu các tập nền của chúng rời nhau.

66
2.7.2.2 Ví dụ. (1). Phép thế đồng nhất là một xích có độ dài 1 với tập nền
gồm một phần tử tùy ý thuộc tập {1,
 . . . , n}.
1 2 3 4
(2). Trong S4 : f = 2 3 4 1 = (1 2 3 4) .
(3). Ta có thể viết các phần tử của nhóm đối xứng S3 dưới dạng vòng xích
như sau:
S3 = {e, (1, 2, 3), (1, 3, 2), (2, 3), (1, 3), (1, 2)}.

2.7.2.3 Định lý. Mỗi phép thế f ∈ Sn đều viết được thành tích của các xích
độc lập trong Sn .

Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp theo n. Trường hợp n = 1, định
lý hiển nhiên đúng.
Bây giờ cho n > 1 và f ∈ Sn . Nếu f = e là phép thế đồng nhất thì
định lý đúng. Nếu f 6= e, gọi a1 là số bé nhất sao cho f (a1 ) 6= a1 . Đặt
a2 = f (a1 ). Giả sử a1 , . . . , ak là các số phân biệt sao cho f (a1 ) = a2 , f (a2 ) =
a3 , . . . , f (ak−1 ) = ak và f (ak ) ∈ {a1 , . . . , ak−1 }. Do f là một song ánh nên
f (ak ) = a1 . Ta ký hiệu
f0 = (a1 . . . ak ).
Đặt X = {1, . . . , n} \ {a1 , . . . , ak }. Vì f là song ánh nên f (a) ∈ X, ∀a ∈ X.
Do đó ánh xạ
g : X → X, a 7→ g(a) = f (a)
là một song ánh, nên nó là một phép thế bậc n − k hay g ∈ Sn−k . Theo giả
thiết quy nạp thì g phân tích được thành tích các xích độc lập

g = g1 . . . gt , gi ∈ Sn−k .

Với mỗi i = 1, . . . , t, ta ký hiệu fi : {1, . . . , n} → {1, . . . , n} xác định bởi


fi (a) = gi (a), ∀a ∈ X và fi (a) = a, ∀a ∈
/ X. Khi đó fi là song ánh và do đó
fi ∈ Sn . Hơn nữa fi cũng là các vòng xích độc lập trong Sn và ta có

f = f0 f1 . . . ft .

Định lý được chứng minh.

67
2.7.2.4 Chú ý. Cho f ∈ Sn . Giả sử f = f1 . . . ft là một sự phân tích f thành
tích các xích độc lập. Nếu trong sự phân tích này ta yêu cầu a1 < . . . < at ,
trong đó ai là phần tử bé nhất trong tập nền của fi , ∀i = 1, . . . , t thì theo
chứng minh trên sự phân tích như thế của f là duy nhất nếu không kể đến
các nhân tử là các xích có độ dài 1.

2.7.2.5 Ví dụ. (1). Trong nhóm các phép thế S4 ta có


 
1 2 3 4
f = 2 1 4 3 = (1 2) (3 4) .

(2). Trong nhóm các phép thế S8 ta có


 
1 2 3 4 5 6 7 8
f = 2 5 6 7 1 3 4 8 = (1 2 5) (3 6) (4 7) .

Chú ý rằng, trong nhóm Sn , mỗi xích độ dài k đều có cấp k nên ta có hệ
quả sau.

2.7.2.6 Hệ quả. Cho f ∈ Sn . Giả sử f = f1 . . . ft là một sự phân tích f


thành tích của các xích độc lập. Khi đó cấp của f là bội chung nhỏ nhất của
các độ dài của các xích f1 , . . . , ft .

2.7.2.7 Định nghĩa. Mỗi xích độ dài 2 trong nhóm Sn được gọi là một
chuyển trí hoặc là một phép thế sơ cấp.

2.7.2.8 Mệnh đề. Mối phép thế Sn đều là tích của các chuyển trí. Vì thế
nhóm Sn được sinh bởi các chuyển trí của nó.

Chứng minh. Theo Định lý 2.7.2.3 thì f là tích của các xích độc lập trong
Sn . Vì vậy, ta chỉ cần chứng minh mỗi xích trong Sn đều là tích của những
chuyển trí. Thật vậy, giả sử (a1 a2 . . . ak ) là một xích trong Sn . Khi đó ta có
sự phân tích xích đó thành các chuyển trí:

(a1 a2 . . . ak ) = (a1 a2 )(a2 a3 ) . . . (ak−1 ak )

và như vậy mệnh đề được chứng minh.

68
Cho f ∈ Sn . Ta đặt
f (∆n )
sign(f ) = ,
∆n
Q Q
trong đó ∆n = (j − i) và f (∆n ) = (f (j) − f (i)). Với mỗi (i, j)
1≤i<j≤n 1≤i<j≤n
sao cho 1 ≤ i < j ≤ n, thừa số j − i phải xuất hiện đúng một lần duy nhất
trong tích ∆n . Vì f là song ánh nên tồn tại duy nhất cặp k, t ∈ {1, . . . , n}
sao cho f (k) = i, f (t) = j. Do đó j − i = f (t) − f (k) nếu t > k và
−(j − i) = f (k) − f (t) nếu k > t. Vì thế chỉ có một trong hai thừa số j − i
hoặc −(j − i) xuất hiện đúng một lần trong tích f (∆n ). Suy ra sign(f ) = 1
hoặc sign(f ) = −1.

2.7.2.9 Định nghĩa. Nếu sign(f ) = 1 thì f được gọi là phép thế chẵn. Nếu
sign(f ) = −1 thì f được gọi là phép thế lẻ. Ta gọi sign(f ) là dấu của f .

Chú ý rằng, phép thế đồng nhất e có dấu bằng 1 nên nó là phép thế chẵn.

2.7.2.10 Bổ đề. Xét nhóm {−1, 1} với phép nhân thông thường. Khi đó ánh
xạ ϕ : Sn → {−1, 1} xác định bởi ϕ(f ) = sign(f ) là một đồng cấu nhóm.

Chứng minh. Với mọi f, g ∈ Sn , ta có


Y gf (j) − gf (i) Y g(f (j)) − g(f (i)) Y f (j) − f (i)
= .
1≤i<j≤n
j − i 1≤i<j≤n
f (j) − f (i) 1≤i<j≤n
j − i

Vi vậy, sign(gf ) = sign(g)sign(f ) hay ϕ(gf ) = ϕ(g)ϕ(f ) và do đó ϕ là một


đồng cấu nhóm.

2.7.2.11 Nhận xét. Theo chứng minh của bổ đề trên, ∀f, g ∈ Sn ta có


sign(gf ) = signg.signf. Từ đó suy ra tích của hai phép thế cùng tính chẵn
hoặc cùng tính lẻ là một phép thế chẵn; tích của hai phép thế có tính chẵn lẻ
khác nhau là một phép thế lẻ. Vì phép thế đồng nhất là phép thế chẵn nên
với mọi f ∈ Sn thì f và f −1 có cùng tính chẵn, lẻ.

Cặp (i, j), với 1 ≤ i < j ≤ n, được gọi là một nghịch thế của f nếu
f (i) > f (j). Ví dụ, phép thế
 
1 2 3 4
g= 3 2 4 1

69
có 4 nghịch thế. Phép thế
 
1 2 3 4 5
h= 3 5 4 1 2

có 7 nghịch thế.

2.7.2.12 Mệnh đề. Cho f ∈ Sn . Nếu số nghịch thế của f là chẵn (tương
ứng lẻ) thì f là phép thế chẵn (tương ứng lẻ).

Chứng minh. Nếu cặp (i, j) là một nghịch thế của f thì trong ∆n thừa số
j − i khác dấu với thừa số f (j) − f (i) và nếu cặp (i, j) không phải là nghịch
thế thì thừa số j − i khác dấu với thừa số f (j) − f (i). Vì vậy mệnh đề được
chứng minh.

Khi viết phép thế dưới dạng xích, ta có thể kiểm tra tính chẵn, lẻ nhờ kết
quả sau đây.

2.7.2.13 Mệnh đề. Giả sử f = (a1 . . . ak ) ∈ Sn là một xích độ dài k . Nếu


k là số chẵn (tương ứng lẻ) thì f là phép thế lẻ (tương ứng chẵn).

Chứng minh. Chú ý rằng

f = (a1 a2 )(a2 a3 ) . . . (ak−1 ak ).

Do đó f là tích của k − 1 chuyển trí. Bây giờ ta sẽ chứng minh mỗi chuyển
trí là một phép thế lẻ. Thật vậy, giả sử g = (a b) là một chuyển trí. Cho
i, j ∈ {1, . . . , n}. Nếu i 6= a và j 6= b thì cặp (i, j) không phải là một nghịch
thế của g . Nếu i = a hoặc j = b thì cặp (i, j) là một nghịch thế của g . Do đó
các nghịch thế của r hoặc là (a, a + t) với t = 1, . . . , b − a hoặc là (a + t, b)
với t = 1, . . . , b − a − 1. Vì vậy, g có đúng 2(b − a) − 1 nghịch thế.
Theo Mệnh đề 2.7.2.12 thì g là phép thế lẻ. Do đó theo Nhận xét 2.7.2.11
ta có
Y
sign(f ) = sign((ai ai+1 )) = (−1)k−1 .
i=1,...,k−1

Mệnh đề được chứng minh.

70
2.7.2.14 Ví dụ. Cho phép thế
 
1 2 3 4 5 6 7 8
f = 2 5 6 7 1 3 4 8 ∈ S8 .

Ta có
f = (1 2 5)(3 6)(4 7).
Theo Mệnh đề 2.7.2.13 và Nhận xét 2.7.2.11 thì f là một phép thế chẵn.

2.7.3 Nhóm thay phiên

Ký hiệu An là tập các phép thế chẵn của Sn . Khi đó An = Kerϕ, với ϕ là
đồng cấu nhóm như trong Bổ đề 2.7.2.10. Do đó An là nhóm con chuẩn tắc
của nhóm Sn . Nhóm An là được gọi là nhóm thay phiên trên n phần tử.

2.7.3.1 Mệnh đề. Với mỗi n ≥ 2, An là một nhóm con chuẩn tắc của Sn
với chỉ số [Sn : An ] = 2. Nhóm An có n!/2 phần tử. Nhóm thương Sn /An là
một nhóm xyclic cấp 2.

Chứng minh. Rõ ràng An = eAn = f An , ∀f ∈ An là một lớp ghép trái của


Sn , nó gồm tập tất cả các phép thế chẵn.
Giả sử f ∈ Sn là một phép thế lẻ tùy ý, ta sẽ chứng minh f An = Sn \ An
là tập các phép thế lẻ của Sn . Thật vậy, mỗi phần tử của f An là tích của một
phép thế lẻ và một phép thế chẵn, nên theo Nhận xét 2.7.2.11 nó là một phép
thế lẻ. Như vậy ta có f An ⊆ Sn \ An . Ngược lại, giả sử g ∈ Sn \ An , tức g là
một phép thế lẻ. Khi đó theo Nhận xét 2.7.2.11, f −1 cũng là một phép thế lẻ
và do đó f −1 g là phép thế chẵn nên f −1 g ∈ An . Suy ra, g = f (f −1 g) ∈ f An .
Vậy ta có f An = Sn \ An . Như vậy, nhóm Sn chỉ có đúng 2 lớp ghép trái và do
đó nhóm thương G/An = {An , Sn \ An } chỉ có 2 phần tử. Vậy [Sn : An ] = 2.
Hơn nữa các lớp ghép trái đều có số phần tử như nhau nên ]An = n!/2.

Nhóm G được gọi là nhóm đơn nếu nó không có nhóm con chuẩn tắc nào
ngoài hai nhóm con chuẩn tắc tầm thường là {e} và G. Ta có thể coi khái
niệm nhóm đơn là tương tự với khái niệm số nguyên tố.

71
2.7.3.2 Định lý. (Galois). Nhóm thay phiên An là một nhóm đơn, trừ khi
n = 4.

2.7.4 Nhúng các nhóm vào nhóm đối xứng

2.7.4.1 Định lý. Mỗi nhóm G (hữu hạn hoặc vô hạn) đều đẳng cấu với một
nhóm con nào đó của nhóm đối xứng S(G). Nói cách khác, có một đơn cấu
nhóm G → S(G) từ G vào nhóm đối xứng trên tập hợp G.

Chứng minh. Với mỗi a ∈ G, ta xét phép tịnh tiến trái bởi a :

L(a) : G → G, x 7→ ax,

Ta sẽ chứng minh L(a) là một song ánh. Thật vậy, ∀x, y ∈ G mà ax = ay


thì do luật giản ước trong nhóm G ta suy ra x = y. Vậy L(a) đơn ánh. Mặt
khác, với mọi z ∈ G, ta có L(a)(a−1 z) = a(a−1 z) = z . Suy ra L(a) là một
toàn ánh. Như vậy, L(a) là một song ánh, hay nói cách khác L(a) ∈ S(G).
Bây giờ ta xét ánh xạ

L : G → S(G), a 7→ L(a).

L là một đồng cấu nhóm vì ∀a, b, x ∈ G ta có:

(L(ab))(x) = (ab)x = a(bx) = L(a)(bx) = L(a)(L(b)(x)) = (L(a)L(b))(x)

nên
L(ab) = L(a)(L(b).

Mặt khác L là một đơn ánh vì nếu với mọi a, b ∈ G mà L(a) = L(b) thì
ax = bx, ∀x ∈ G. Suy ra a = b.
Vậy L là một đơn cấu nhóm và định lý được chứng minh.

Định lý trên cho ngay ta hệ quả sau đây.

2.7.4.2 Hệ quả. Mỗi nhóm hữu hạn cấp n đều đẳng cấu với một nhóm con
của nhóm các phép thế Sn .

72
Chứng minh. Giả sử G là một nhóm hữu hạn cấp n. Sử dụng định lý trên ta
chỉ cần chứng minh S(G) ∼
= Sn với n = |G|.
Thật vậy, hãy cố định một song ánh h : G → {1, 2, . . . , n}, đây chính là
một cách đánh số lại các phần tử của G. Khi đó dễ chứng minh được ánh xạ

S(G) → Sn , α → hαh−1

là một đẳng cấu nhóm.

Hệ quả trên cho thấy rằng việc nghiên cứu nhóm Sn và dàn các nhóm con
của nó có ý nghĩa trong việc nghiên cứu các nhóm hữu hạn. Ngoài ra, theo
chứng minh trong hệ quả trên, trong trường hợp X là tập hợp hữu hạn gồm
n phần tử thì nhóm đối xứng S(X) đẳng cấu với nhóm Sn các phép thế bậc
n. Vì thế, đôi khi trong trường hợp này người ta cũng gọi S(X) là nhóm các
phép thế của X hoặc nhóm các phép thế bậc n và cũng ký hiệu là Sn .

2.8 Tích trực tiếp và tổng trực tiếp các nhóm


2.8.1 Trường hợp tổng quát

Giả sử {Gi }i∈I là một họ tùy ý các nhóm (nhân). Trên tích Descartes
Y
Gi = {(ai )i∈I | ai ∈ Gi , i ∈ I}
i∈I

định nghĩa một phép nhân như sau:

(ai )i∈I (bi )i∈I = (ai bi )i∈I .


Q
Dễ kiểm tra được Gi cùng với phép nhân nói trên là một nhóm, được gọi
i∈I Q
là tích trực tiếp của họ nhóm {Gi }i∈I và ký hiệu là Gi . Phần tử đơn vị là
i∈I
(ei )i∈I với ei là đơn vị của nhóm Gi ; nghịch đảo của phần tử x = (xi )i∈I là
x−1 = (x−1 −1
i )i∈I , với xi là nghịch đảo của xi trong nhóm Gi .
Q
Ta ký hiệu ⊕ Gi là tập con của Gi gồm tất cả các phần tử có giá hữu
i∈I i∈I
hạn, nghĩa là, gồm các phần tử (ai )i∈I sao cho ai = ei hầu hết chỉ trừ ra một

73
Q
số hữu hạn chỉ số i. Dễ kiểm tra được ⊕ Gi là một nhóm con của Gi , và
i∈I i∈I
được gọi là tổng trực tiếp của họ nhóm {Gi }i∈I .
Ta thấy rằng trong trường hợp tập chỉ số I hữu hạn thì tích trực tiếp
trùng với tổng trực tiếp. Hai khái niệm này chỉ phân biệt khi tập chỉ số I vô
hạn. Do đó trường hợp tập chỉ số I hữu hạn thì ta có thể nói tích trực tiếp
hay tổng trực tiếp đều như nhau.

2.8.2 Tích trực tiếp của hai nhóm

Giả sử A và B là các nhóm. Gọi G là tích trực tiếp của A và B . Khi đó

G = A × B = {(a, b) | a ∈ A, b ∈ B}.

Phép toán trên nhóm G được thực hiện như sau:

(a1 , b1 )(a2 , b2 ) = (a1 a2 , b1 b2 ).

Phần tử đơn vị của nhóm G là e = (eA , eB ) và phần tử nghịch đảo của


(a, b) ∈ G là (a, b)−1 = (a−1 , b−1 ).
Mệnh đề sau đây là một số tính chất đơn giản của tích trực tiếp các nhóm.

2.8.2.1 Mệnh đề. Giả sử A, B, C là các nhóm. Các phát biểu sau là đúng.
(1). A × B ∼
= B × A.
(2). (A × B) × C ∼
= A × (B × C).
(3). Có thể coi A và B như là những nhóm con của A × B . Khi đó trong
nhóm A × B ta có ab = ba, ∀a ∈ A, ∀b ∈ B và A ∩ B = {e}.
(4). A ∪ B là một tập sinh của nhóm A × B.
(5). A và B là các nhóm con chuẩn tắc của nhóm A × B.
(6). (A × B)/A ∼= B và (A × B)/B ∼= A.

Chứng minh. (1). Xét ánh xạ ϕ : A × B → B × A, (a, b) 7→ (b, a). Dễ chứng


minh được ϕ là một đẳng cấu nhóm.
(2). Xét ánh xạ ϕ : (A × B) × C → A × (B × C), ((a, b), c) 7→ (a, (b, c)).
Dễ chứng minh được ϕ là một đẳng cấu nhóm.

74
(3). Xét ánh xạ f : A → A × B, a 7→ (a, eB ). Khi đó f là một đơn cấu
nhóm. Do đó A ∼= f (A) = A × {eB }. A × {eB } là một nhóm con của A × B .
Vì vậy nếu đồng nhất mỗi phần tử a ∈ A với phần tử f (a) = (a, eB ) ∈ A × B
thì ta có thể coi A như là một nhóm con của A × B . Tương tự như vậy, ta
cũng có thể coi B là một nhóm con của A × B bằng cách đồng nhất mỗi phần
tử b ∈ B với phần tử (eA , b) ∈ A × B.
(4). Ta sẽ chứng tỏ nhóm con bé nhất của A×B chứa A∪B chính là A×B.
Giả sử H là một nhóm con của A × B chứa A ∪ B . Khi đó H chứa A × {eB }
và {eA } × B . Do đó H chứa tất cả các phần tử dạng (a, eB )(eA , b) = (a, b)
với a ∈ A, b ∈ B. Vì vậy H = A × B. Như vậy nhóm A × B được sinh bởi
A ∪ B.
(5). A là nhóm con chuẩn tắc của A × B vì với mọi (x, y) ∈ A × B và với
mọi (a, eB ) ∈ A ta có

(x, y)−1 (a, eB )(x, y) = (x−1 ax, y −1 y) = (x−1 ax, eB ) ∈ A.

Tương tự, ta cũng có B là nhóm con chuẩn tắc của A × B.


(6). Ta có các toàn cấu nhóm

p1 : A × B → A.(a, b) 7→ a


p2 : A × B → A.(a, b) 7→ b.
Dễ thấy Kerp1 = B và Kerp2 = A. Vì vậy theo Định lý đồng cấu nhóm ta có
các đẳng cấu cần chứng minh.

Theo mệnh đề trên, nếu G là tích trực tiếp của hai nhóm A và B thì ta
có thể coi A, B như là các tập con của G bằng cách đồng nhất a ≡ (a, eB )
và b ≡ (eA , b) với mọi a ∈ A và b ∈ B. Khi đó A ∪ B là tập sinh của G. Hơn
nữa, A, B là các nhóm con chuẩn tắc của G. Định lý sau đây trả lời câu hỏi
khi nào thì một nhóm đẳng cấu với tích trực tiếp của hai nhóm con của nó.

2.8.2.2 Định lý. Giả sử A và B là các nhóm con chuẩn tắc của nhóm G
sao cho A ∩ B = {e} và A ∪ B là tập sinh của G. Khi đó G ∼
= A × B.

75
Chứng minh. Ta hãy xét biểu diễn của các phần tử trong nhóm G. Trước hết
ta nhận xét rằng, với mọi a ∈ A, b ∈ B ta có ab = ba. Thật vậy,

aba−1 b−1 = (aba−1 )b−1 = a(ba−1 b−1 ).

Vì A, B là các nhóm con chuẩn tắc của G nên ba−1 b−1 ∈ A và aba−1 ∈ B. Do
đó a(ba−1 b−1 ) ∈ A và (aba−1 )b−1 ∈ B. Như vậy, aba−1 b−1 ∈ A ∩ B = {e}.
Suy ra aba−1 b−1 = e hay ab = ba.
Tiếp theo ta đặt AB = {ab | a ∈ A, b ∈ B}. Rõ ràng AB ⊆ G và AB 6= ∅
vì e = ee ∈ AB. Mặt khác, với mọi ab, cd ∈ AB ta có

(ab)(cd)−1 = (ab)(d−1 c−1 ) = (ac−1 )(bd−1 ) ∈ AB

(vì theo chứng minh trên xy = yx, ∀x ∈ A, ∀y ∈ B ). Vì vậy AB là một nhóm


con của G. Mặt khác, ∀a ∈ A, ∀b ∈ B ta có a = ae ∈ AB và b = eb ∈ AB.
Do đó AB là nhóm con của G chứa A ∪ B .
Theo giả thiết G sinh bởi A ∪ B , nghĩa là G chính là nhóm con bé nhất
chứa A ∪ B . Như vậy AB = G. Điều đó có nghĩa là, mỗi phần tử g ∈ G đều
có thể viết được dưới dạng g = ab với a ∈ A và b ∈ B .
Ta sẽ chứng minh biểu diễn đó là duy nhất. Thật vậy, giả sử g có hai biểu
diễn
g = a1 b1 = a2 b2 ,

với a1 , a2 ∈ A, b1 , b2 ∈ B. Khi đó a−1 −1


1 a2 = b1 b2 ∈ A ∩ B = {e}. Suy ra
a1 = a2 và b1 = b2 .
Bây giờ ta xét ánh xạ

ϕ : G → A × B, g = ab 7→ (a, b).

Khi đó, ∀g, g 0 ∈ G với g = ab, g 0 = cd, a, c ∈ A và b, d ∈ B ta có

ϕ(gg 0 ) = ϕ((ab)(cd)) = ϕ((ac)(bd)) = (ac, bd) = (a, b)(c, d) = ϕ(g)ϕ(g 0 ).

Do đó ϕ là một đồng cấu nhóm. Hơn nữa, dễ thấy ϕ là một song ánh. Vậy ϕ
là một đẳng cấu nhóm. Định lý được chứng minh.

76
BÀI TẬP
70. Tìm các nhóm con và nhóm con chuẩn tắc của nhóm đối xứng S3 .
71. Giả sử G1 , G2 là các nhóm với đơn vị lần lượt là e1 , e2 . Đặt G =
G1 × G2 , A = G1 × {e2 } và B = {e1 } × G2 . Chứng minh rằng A và B là các
nhóm con chuẩn tắc của G và AB = BA = G. Hơn nữa, A ∼ = G1 và B ∼
= G2 .
72. Chứng minh rằng nhóm cộng Z[i] đẳng cấu với nhóm tích Z × Z.
73. Cho A, B là các nhóm con chuẩn tắc của nhóm G thoả mãn A ∩ B = e
và G = AB. Chứng minh rằng G ∼ = A × B. Nếu bỏ giả thiết chuẩn tắc của
A hoặc B thì đẳng cấu trên còn đúng không?
74. Chứng minh rằng tâm của nhóm đối xứng Sn là nhóm con tầm thường
với mọi n ≥ 3. Kết hợp với Bài tập 66, hãy suy ra rằng Int(Sn) ∼
= Sn với
mọi n ≥ 3.
75. Chứng minh rằng tích trực tiếp G1 × G2 × . . . × Gn là giao hoán khi
và chỉ khi các nhóm G1 , G2 , . . . , Gn là giao hoán.
76. Cho X, Y là các nhóm xyclic có cấp lần lượt là m, n. Chứng minh rằng
X × Y là nhóm xyclic nếu và chỉ nếu m và n nguyên tố cùng nhau.
77. Chứng minh rằng:
(1) Mọi nhóm xyclic đều giao hoán;
(2) Nhóm Z2 × Z3 là xyclic, Z2 × Z2 không là nhóm xyclic.
78. Chứng minh rằng mọi nhóm cấp 4 hoặc đẳng cấu với nhóm Z4 hoặc
đẳng cấu với nhóm Z2 × Z2 .
79. Cho G1 là một nhóm xyclic và G2 là một nhóm. Chứng minh rằng nếu
G1 ∼
= G2 thì G2 cũng là nhóm xyclic. Từ đó suy ra rằng các nhóm Z12 và
Z2 × Z6 có cùng cấp 12 nhưng không đẳng cấu với nhau.
80. Cho A, B là các nhóm con chuẩn tắc của một nhóm G. Chứng minh
rằng tương ứng
f : G/(A ∩ B) → G/A × G/B

cho bởi f (x(A ∩ B)) = (xA, xB) là một đơn cấu. Từ đó suy ra bất đẳng thức
về chỉ số [G : (A ∩ B)] ≤ [G : A][G : B].

77
2.9 Đối xứng hóa của một vị nhóm giao hoán
2.9.1 Đối xứng hóa

Trong một nhóm, mọi phần tử đều chính quy. Trong một vị nhóm, mọi
phần tử có nghịch đảo đều chính quy. Tuy nhiên, điều ngược lại là không
đúng, nghĩa là, tồn tại những phần tử chính quy trong một vị nhóm nhưng
chúng không có nghịch đảo trong vị nhóm đó. Thật vậy, trong vị nhóm nhân
các số tự nhiên N, mọi phần tử khác 0 đều chính quy nhưng chỉ có số 1 có
nghịch đảo.
Bây giờ ta xét vấn đề sau đây: nhúng một vị nhóm giao hoán X vào một
vị nhóm X sao cho mọi phần tử chính quy của X đều có nghịch đảo trong
X.
Trước hết ta có bổ đề sau đây.

2.9.1.1 Bổ đề. Giả sử X là một vị nhóm giao hoán với đơn vị là e và X ∗ là


tập tất cả các phần tử chính quy của X . Khi đó:
(1). e ∈ X ∗ ;
(2). X ∗ là tập con ổn định của vị nhóm X .

Chứng minh. (1). Vì với mọi a.b ∈ X , nếu ea = eb thì a = b nên e là phần
tử chính quy của vị nhóm X hay e ∈ X ∗ .
(2). Giả sử a, b ∈ X ∗ . Với mọi x, y ∈ X, nếu (ab)x = (ab)y thì a(bx) =
a(by), do đó bx = by vì a là phần tử chính quy. Mặt khác, b là phần tử chính
quy nên từ đó suy ra x = y . Vậy ab là phần tử chính quy hay ab ∈ X ∗ .

2.9.1.2 Định lý. Giả sử X là một vị nhóm giao hoán và X ∗ là tập tất cả
các phần tử chính quy của X . Khi đó, tồn tại một vị nhóm giao hoán X và
một đơn cấu f : X → X có các tính chất sau:
(1). Mọi phần tử của f (X ∗ ) có nghịch đảo trong X;
(2). Mỗi phần tử của X có dạng f (a)f (b)−1 với a ∈ X, b ∈ X ∗ .
Cặp (X, f ) xác định như trên là duy nhất (sai khác một đẳng cấu).

78
Chứng minh. Trên X × X ∗ ta định nghĩa một quan hệ hai ngôi ∼ như sau:

(a, b) ∼ (c, d) nếu và chỉ nếu ad = bc với mọi (a, b), (c, d) ∈ X × X ∗ .

Dễ thấy rằng ∼ có các tính chất phản xạ và đối xứng. Mặt khác, nếu (a, b) ∼
(c, d) và (c, d) ∼ (u, v) thì ta có ad = bc và cv = du. Khi đó ta có

adv = bcv = bdu.

Do d là phần tử chính quy nên từ đẳng thức trên suy ra av = bu hay


(a, b) ∼ (u, v). Do đó ∼ có tính chất bắc cầu. Vậy ∼ là một quan hệ tương
đương trên X × X ∗ .
Với mỗi (a, b) ∈ X × X ∗ , ta kí hiệu (a, b) là lớp tương đương của (a, b).
Ký hiệu
X = {(a, b) | (a, b) ∈ X × X ∗ }
là tập thương của X × X ∗ theo quan hệ tương đương ∼. Trên X ta định
nghĩa một phép toán như sau:

(a, b) (c, d) = (ac, bd),

với mọi (a, b), (c, d) ∈ X. Ta có thể kiểm tra được phép toán nói trên không
phụ thuộc vào việc chọn đại diện của các phần tử trong X, tức là nếu (a, b) =
(a0 , b0 ) và (c, d) = (c0 , d0 ) thì (ac, bd) = (a0 c0 , b0 d0 ). X cùng với phép toán nói
trên là một vị nhóm giao hoán với đơn vị là (e, e). Chú ý rằng (e, e) =
(a, a), ∀a ∈ X ∗ .
Xét ánh xạ f : X → X xác định bởi f (a) = (a, e). Dễ kiểm tra được f là
một đồng cấu nửa nhóm. Giả sử a, a0 ∈ X thoả mãn tính chất f (a) = f (a0 ).
Khi đó (a, e) = (a0 , e). Suy ra a = a0 . Vậy f là một đơn cấu nửa nhóm.
(1). Giả sử y ∈ f (X ∗ ) là một phần tử tùy ý. Khi đó tồn tại a ∈ X ∗ sao
cho y = f (a) = (a, e). Ta có (e, a) ∈ X và (a, e) (e, a) = (e, e) nên (e, a) là
nghịch đảo của y trong X.
(2). Giả sử x ∈ X là một phần tử tùy ý. Khi đó tồn tại a ∈ X, b ∈ X ∗ sao
cho x = (a, b). Ta có

x = (a, b) = (a, e) (e, b) = f (a)f (b)−1 .

79
Vậy cặp (X, f ) thoả mãn các yêu cầu của định lý.
Cuối cùng, giả sử Y là một vị nhóm giao hoán và g : X → Y là một đơn
cấu nửa nhóm sao cho mỗi phần tử của Y đều viết được dưới dạng g(a)g(b)−1
với a, b ∈ X, b ∈ X ∗ . Xét tương ứng

ϕ : X → Y, (a, b) = g(a)g(b)−1 .

Cho (a, b) = (a0 , b0 ) ∈ X . Khi đó ab0 = a0 b. Suy ra g(a)g(b0 ) = g(a0 )g(b). Do


b, b0 ∈ X ∗ nên theo (1) thì g(b), g(b0 ) có nghịch đảo trong Y . Từ đó suy ra
g(a)g(b)−1 = g(a0 )g(b0 )−1 . Vì thế ϕ là một ánh xạ. Dễ thấy ϕ là đồng cấu
nửa nhóm. Vì mỗi phần tử của Y đều viết được dưới dạng g(a)g(b)−1 với
a ∈ X, b ∈ X ∗ nên ϕ là một toàn ánh. Mặt khác, nếu ϕ((a, b)) = ϕ((a0 , b0 ))
thì g(a)g(b)−1 = g(a0 )g(b0 )−1 . Khi đó, ta có g(a)g(b0 ) = g(a0 )g(b). Suy ra
g(ab0 ) = g(a0 b). Vì g đơn ánh nên từ đây suy ra ab0 = a0 b hay (a, b) = (a0 , b0 ).
Do đó ϕ là một đơn ánh. Vậy ϕ là một đẳng cấu.

Trong định lý trên, do f là một đơn cấu nên ta có thể đồng nhất mỗi phần
tử a ∈ X với ảnh của nó là f (a) ∈ X . Khi đó X trở thành vị nhóm con của vị
nhóm X và mỗi phần tử của X viết được dưới dạng ab−1 , với a ∈ X, b ∈ X ∗ .

2.9.1.3 Hệ quả. Với giả thiết như trong định lý trên, nếu tất cả các phần tử
của X đều chính quy thì X là một nhóm.

Chứng minh. Nếu tất cả các phần tử của X đều chính quy thì X ∗ = X . Do
đó trong vị nhóm X mọi phần tử đều có nghịch đảo nên nó là một nhóm.

2.9.2 Xây dựng nhóm cộng các số nguyên

Áp dụng Định lý 2.9.1.2, ta có thể xây dựng nhóm cộng các số nguyên Z
từ vị nhóm cộng các số tự nhiên N.
Ta lấy X là vị nhóm cộng các số tự nhiên N. Trong vị nhóm này mọi phần
tử đều chính quy. Do đó theo Hệ quả 2.9.1.3 thì X là một nhóm, ký hiệu là
Z. Mỗi phần tử của Z được gọi là một số nguyên. Phép toán trong Z xây
dựng như trong Định lý 2.9.1.2 gọi là phép cộng các số nguyên và cũng ký

80
hiệu bằng dấu + như phép cộng các số tự nhiên. Mỗi phần tử của Z được
viết dưới dạng m − n, với m, n ∈ N. Nếu m ≥ n, ta có m − n = p, p là số tự
nhiên sao cho m = n + p. Nếu m < n, ta có m − n = −p, p là số tự nhiên
sao cho m + p = n. Vậy

Z = {. . . , −3, −2, −1, 0, 1, 2, 3, . . .}.

2.9.3 Xây dựng nhóm nhân các số hữu tỷ dương

Ta lấy X là vị nhóm nhân N∗ các số tự nhiên khác 0. Trong vị nhóm này


mọi phần tử đều chính quy. Do đó theo Hệ quả 2.9.1.3 thì X là một nhóm,
ký hiệu là Q+ . Mỗi phần tử của Q+ được gọi là một số hữu tỷ dương. Phép
toán trong Q+ xây dựng như trong Định lý 2.9.1.2 gọi là phép nhân các số
hữu tỷ dương và cũng ký hiệu bằng dấu × hoặc . như phép nhân các số tự
nhiên. Mỗi phần tử của Q+ được viết dưới dạng pq −1 , với p, q ∈ N∗ . Ta còn
quy ước viết phần tử pq −1 của Q+ là p/q hay pq . Khi đó phép nhân trên Q+
thực hiện như sau:
p1 p 2 p1 p2
. = .
q1 q 2 q1 q 2
Số tự nhiên n được đồng nhất với số hữu tỷ dương n/1 = mn/m, m ∈ N∗ .

2.9.4 Nhận xét

Theo cách xây dựng nhóm cộng các số nguyên Z từ vị nhóm cộng các số
tự nhiên N và nhóm nhân các số hữu tỷ dương Q+ từ vị nhóm nhân các số
tự nhiên N∗ , ta thấy

Z = N ∪ {−1, −2, −3, . . . , −n, . . .};

tuy nhiên, không có điều tương tự cho Q+ , nghĩa là


1 1 1 1
Q+ 6= N∗ ∪ { , , , . . . , , . . .}.
2 3 4 n
Định lý sau đây sẽ giải thích tình trạng này.

81
2.9.4.1 Định lý. Cho X là một vị nhóm giao hoán sao cho mọi phần tử của
X đều chính quy. Khi đó

X = X ∪ {c−1 | c ∈ X}

nếu và chỉ nếu với mọi a, b ∈ X , hoặc phương trình ax = b có nghiệm trong
X , hoặc phương trình bx = a có nghiệm trong X .

Chứng minh. Giả sử


X = X ∪ {c−1 | c ∈ X}.
Cho a, b là các phần tử tùy ý của X . Xét phương trình ax = b. Vì mọi
phần tử của X đều chính quy nên theo Hệ quả 2.9.1.3 thì X là một nhóm.
Do đó phương trình này có nghiệm trong X và đó là x = ba−1 . Khi đó
ba−1 ∈ X ∪ {c−1 | c ∈ X}. Suy ra ba−1 ∈ X hoặc ba−1 ∈ {c−1 | c ∈ X}.
Nếu ba−1 ∈ X thì phương trình ax = b. Nếu ba−1 ∈ {c−1 | c ∈ X} thì tồn
tại c ∈ X sao cho ba−1 = c−1 . Khi đó ab−1 = c hay phương trình bx = a có
nghiệm trong X .
Ngược lại, ta giả sử với mọi a, b ∈ X , hoặc phương trình ax = b có nghiệm
trong X , hoặc phương trình bx = a có nghiệm trong X . Ta cần chứng minh

X = X ∪ {c−1 | c ∈ X}.

Thật vậy, giả sử u ∈ X là một phần tử tùy ý. Khi đó tồn tại a ∈ X và b ∈ X ∗


sao cho u = ab−1 . Nếu phương trình ax = b có nghiệm trong X thì nghiệm
đó phải có dạng ba−1 ∈ X . Khi đó u = ab−1 = (ba−1 )−1 ∈ {c−1 | c ∈ X}.
Nếu phương trình bx = a có nghiệm trong X thì nghiệm đó phải có dạng
ab−1 ∈ X . Như vậy, ta đã chứng tỏ được

X ⊆ X ∪ {c−1 | c ∈ X}.

Bao hàm thức ngược lại là hiển nhiên. Định lý được chứng minh hoàn toàn.

Vị nhóm cộng các số tự nhiên N thỏa mãn định lý trên nên

Z = N ∪ {−1, −2, −3, . . . , −n, . . .}.

82
Trong khi đó vị nhóm nhân các số tự nhiên khác 0 không thỏa mãn định lý
trên nên Q+ không có dạng
1 1 1 1
N∗ ∪ { , , , . . . , , . . .}.
2 3 4 n

2.9.5 Tính chất của nhóm cộng các số nguyên

Rõ ràng, nhóm cộng các số nguyên Z là một nhóm Abel cấp vô hạn. Trong
mục này, chúng ta sẽ hệ thống lại các tính chất của Z. Phát biểu sau đây đã
được chỉ ra trong Ví dụ 2.3.3.2.

2.9.5.1 Mệnh đề. Nhóm cộng các số nguyên Z là một nhóm xyclic với phần
tử sinh là 1 hoặc -1.

Phát biểu sau đây đã được chứng minh ở Ví dụ 2.3.1.4.

2.9.5.2 Mệnh đề. Mỗi nhóm con của nhóm cộng các số nguyên Z đều có
dạng mZ với m là một số nguyên không âm nào đó.

Phát biểu sau đây được chứng minh trong Ví dụ 2.5.2.3.

2.9.5.3 Mệnh đề. Mỗi nhóm thương của nhóm cộng các số nguyên Z là một
nhóm cộng các số nguyên modulo m với m là một số nguyên không âm nào
đó.

Nhắc lại rằng, một nhóm H được gọi là ảnh đồng cấu của nhóm Z nếu tồn
tại một toàn cấu từ nhóm Z lên nhóm H . Theo Định lý đồng cấu nhóm thì
mọi ảnh đồng cấu của nhóm Z đều đẳng cấu với một nhóm thương của Z. Vì
vậy, tất cả các ảnh đồng cấu của nhóm Z gồm có Z và Zm với m = 1, 2, . . . .

83
NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Định nghĩa, ví dụ, tính chất, nhận biết các cấu trúc: nửa nhóm, vị nhóm,
nhóm.
2. Định nghĩa, ví dụ, tính chất, nhận biết các cấu trúc con: nửa nhóm con,
nhóm con, nhóm con chuẩn tắc.
3. Tính chất của vị nhóm cộng các số tự nhiên và vị nhóm nhân các số tự
nhiên.
4. Lớp ghép, chỉ số của nhóm con, xây dựng nhóm thương, mô tả nhóm
thương.
5. Định lý Lagrange: phát biểu, chứng minh định lý và các hệ quả.
6. Đồng cấu nhóm: định nghĩa, tính chất, ví dụ, các định lý đồng cấu và
đẳng cấu nhóm. Chứng minh một đồng cấu, đơn cấu, toàn cấu, đẳng cấu.
Tìm các đồng cấu, tự đồng cấu.
5. Ảnh, hạt nhân của đồng cấu nhóm: định nghĩa, tính chất, ví dụ. Tìm
ảnh và hạt nhân.
6. Nhóm xyclic: định nghĩa, ví dụ. Xác định nhóm xyclic, chứng minh
nhóm xyclic.
7. Nhóm đối xứng, nhúng một nhóm vào nhóm đối xứng.
8. Tích trực tiếp và tổng trực tiếp các nhóm.
9. Xây dựng nhóm cộng các số nguyên Z, nhóm nhân các số hữu tỷ dương.
Tính chất của nhóm cộng các số nguyên Z.

84
CHƯƠNG 3

VÀNH, MIỀN NGUYÊN, TRƯỜNG

3.1 Khái niệm vành


3.1.1 Định nghĩa vành

Ta gọi một vành là một tập hợp R 6= ∅ cùng với hai phép toán, gồm
phép cộng
+ : R × R → R,
(x, y) 7→ x + y
và phép nhân
. : R × R → R,
(x, y) 7→ xy
thỏa mãn các điều kiện sau:
(i) (R, +) là một nhóm Abel, nghĩa là
- Phép cộng có tính chất giao hoán: x + y = y + x, ∀x, y ∈ R.
- Phép cộng có tính chất kết hợp: (x + y) + z = x + (y + z), ∀x, y, z ∈ R.
- Phần tử không: tồn tại 0 ∈ R sao cho

0 + x = x + 0 = x, ∀x ∈ R.

- ∀x ∈ R, tồn tại phần tử đối −x ∈ R, sao cho x + −x = −x + x = 0.


(ii) (R, .) là một nửa nhóm, nghĩa là phép nhân có tính chất kết hợp:

(xy)z = x(yz), ∀x, y, z ∈ R.

(iii) Phép nhân phân phối đối với phép cộng:

x(y + z) = xy + xz và (y + z)x = yx + zx, ∀x, y, z ∈ R.

85
• Nếu phép nhân của vành có tính chất giao hoán thì ta gọi vành đó là
vành giao hoán
• Nếu phép nhân của vành có đơn vị thì ta gọi vành đó là vành có đơn vị.
Đơn vị của vành thường được ký hiệu bởi 1. Chú ý rằng tồn tại những vành
không có đơn vị.
• Tập hợp chỉ gồm một phần tử không với phép cộng và phép nhân cũng
lập thành một vành và gọi là vành không. Hơn nữa, mọi vành bất kỳ chỉ gồm
một phần tử đều là vành không. Nếu R là vành có đơn vị mà không phải là
vành không thì 1 6= 0. Thật vậy, nếu 1 = 0 thì ∀x ∈ X ta có x = x1 = x0 = 0.
Suy ra R là vành không, mâu thuẫn, do đó 1 6= 0.

3.1.2 Ví dụ

(1). Mỗi tập hợp số Z, Q, R với phép cộng và phép nhân các số thông
thường là một vành giao hoán, có đơn vị là 1.
(2). Cho trước một số nguyên dương n. Tập hợp Zn = {0, 1, . . . , n − 1}
các số nguyên modulo n cùng với phép cộng và phép nhân định nghĩa như
sau:
k + l = k + l,

kl = kl,

là một vành giao hoán có đơn vị là 1, gọi là vành các số nguyên modulo n.
(3). Cho trước một số nguyên dương n. Tập hợp M (n, R) các ma trận
vuông cấp n, phần tử thực cùng với phép cộng và phép nhân ma trận là một
vành có đơn vị là  
1 0 ... 0
0 1 . . . 0 
 ... .
0 0 ... 1
Vành này nói chung không giao hoán.
(4). Cho trước một số nguyên n > 1. Tập hợp nZ cùng với phép cộng và
phép nhân các số thông thường là một vành giao hoán nhưng không có đơn
vị.

86
(5). Cho trước một số nguyên n > 1. Tập hợp các ma trận vuông có dạng
 
a1 a2 . . . an
0 0 ... 0 
 ... 
0 0 ... 0
với a1 , . . . , an ∈ R cùng với phép cộng và phép nhân ma trận là một vành.
Vành này không giao hoán và cũng không có đơn vị.

3.1.3 Các tính chất cơ bản của vành

Vì mỗi vành là một nhóm Abel đối với phép cộng và là một nửa nhóm
đối với phép nhân nên nó có đầy đủ các tính chất của một nhóm cộng và một
nửa nhóm nhân. Ngoài ra, vành còn có thêm một số tính chất đặc biệt được
suy từ tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng.

3.1.3.1 Định lý. Giả sử R là một vành. Khi đó, với mọi x, y, z ∈ R ta có:
(1). x(y − z) = xy − xz, (y − z)x = yx − zx.
(2). 0x = x0 = 0.
(3). x(−y) = (−x)y = −xy, (−x)(−y) = xy.
(4). n(xy) = (nx)y = x(ny), ∀n ∈ Z.

Chứng minh. (1) Ta có y = y + ((−z) + z) = (y + (−z)) + z = (y − z) + z .


Do đó, xy = x[(y − z) + z] = x(y − z) + xz. Suy ra x(y − z) = xy − xz.
Tương tự, ta có (y − z)x = yx − zx.
(2) Ta có 0x = (x − x)x = xx − xx = 0 và x0 = x(x − x) = xx − xx = 0.
(3) Ta có x(−y) + xy = x(y − y) = x0 = 0 và (−x)y + xy = (x − x)y =
0y = 0. Do đó, x(−y) = (−x)y = −xy. Ta suy ra (−x)(−y) = −(x(−y)) =
−(−xy) = xy. Đặc biệt, với mọi số nguyên dương n ta có (−x)n = xn nếu n
chẵn và (−x)n = −xn nếu n lẻ.
(4) Với n > 0 ta có n(xy) = xy + . . . + xy = (x + . . . + x) y = (nx)y.
| {z } | {z }
n lần n lần
Với n < 0 giả sử n = −n (n > 0) ta có n(xy) = (−n )xy = ((−n0 )x)y =
0 0 0

(nx)y.
Với n = 0 thì theo (2) ta có 0(xy) = (0x)y = 0.

87
Tương tự ta cũng có n(xy) = x(ny).

Tính chất sau đây gọi là luật phân phối tổng quát.

3.1.3.2 Định lý. Giả sử R là một vành. Khi đó ta có


n
X m
X n X
X m m X
X n
x i yj = xi yj = x i yj ,
i=1 j=1 i=1 j=1 j=1 i=1

trong đó xi , yj ∈ R, ∀i = 1, . . . , n, j = 1, . . . , m.

Chứng minh. Ta có
n
X m
X
xi yj = (x1 + . . . + xn )(y1 + . . . + ym )
i=1 j=1
= x1 y1 + . . . + x1 ym + . . . + xn y1 + . . . + xn ym
Xm m
X Xn X m Xn X
m
= x1 y j + . . . + xn yj = ( x i yj ) = x i yj .
j=1 j=1 i=1 j=1 i=1 j=1

Tương tự, ta cũng có


n
X m
X
xi yj = (x1 + . . . + xn )(y1 + . . . + ym )
i=1 j=1
= x1 y1 + . . . + x1 ym + . . . + xn y1 + . . . + xn ym
= (x1 + . . . + xn )y1 + . . . + (x1 + . . . + xn )ym
Xn Xn Xm X n Xm X
n
= xi y1 + . . . + xi ym = ( x i yj ) = x i yj .
i=1 i=1 j=1 i=1 j=1 i=1

3.1.3.3 Chú ý. Trong vành giao hoán R, công thức sau thỏa mãn:
n
X
n
(a + b) = Cnk ak bn−k
k=0

với mọi a, b ∈ R và với mọi số nguyên dương n.

BÀI TẬP

88
1. Cho X = Z × Z. Trên X xác định phép toán cộng và phép toán nhân
như sau:
(a, b) + (c, d) = (a + c, b + d)
(a, b)(c, d) = (ac, bd).
Chứng minh rằng X là một vành giao hoán, có đơn vị.
2. Chứng minh rằng tập hợp Z[i] = {a + bi | a, b ∈ Z} là một vành giao
hoán với phép cộng và phép nhân thông thường.
3. Cho A là một vành và Z là vành các số nguyên. Trên tập A × Z, ta định
nghĩa các phép toán cộng và nhân:

(a, n) + (b, m) = (a + b, n + m);

(a, n)(b, m) = (ab + nb + ma, nm)


với mọi (a, n), (b, m) ∈ A × Z. Chứng minh rằng A × Z là một vành với hai
phép toán nói trên.
4. Cho A là một vành và B là một tập hợp được trang bị hai phép toán
hai ngôi cộng và nhân. Cho f : A → B là một song ánh thoả mãn f (a + b) =
f (a) + f (b); f (ab) = f (a)f (b) với mọi a, b ∈ A. Chứng minh rằng B cũng là
một vành. Hơn nữa, nếu A là vành giao hoán thì B cũng là một vành giao
hoán.
5. Cho A là một vành có đơn vị là 1. Phần tử a ∈ A được gọi là khả nghịch
nếu tồn tại b ∈ A sao cho ba = ab = 1. Kí hiệu A∗ là tập tất cả các phần tử
khả nghịch của vành A. Chứng minh rằng A∗ ổn định với phép nhân trên A
và cùng với phép toán này, A∗ là một nhóm. Nhóm A∗ được gọi là nhóm các
phần tử khả nghịch của vành A.
6. Cho A là một vành có tính chất a2 = a với mọi a ∈ A. Chứng minh
rằng A là vành giao hoán và a = −a với mọi a ∈ A.
7. Cho A1 , . . . , An là các vành. Đặt A = A1 × A2 . . . × An . Định nghĩa
phép cộng và phép nhân trên A như sau: với mọi a = (a1 , . . . , an ) ∈ A, b =
(b1 , . . . , bn ) ∈ A :

a + b = (a1 + b1 , . . . , an + bn ); ab = (a1 b1 , . . . , an bn ).

89
Chứng minh rằng A là một vành, và A là vành giao hoán nếu và chỉ nếu các
vành A1 , . . . , An là giao hoán. Vành A được gọi là tích trực tiếp của các vành
A1 , . . . , An .

3.2 Vành con, iđêan và vành thương


3.2.1 Định nghĩa và tiêu chuẩn vành con

3.2.1.1 Định nghĩa. Cho R là một vành và A là một tập con ổn định với
hai phép toán trong R, nghĩa là x + y ∈ A và xy ∈ A, ∀x, y ∈ A. Khi đó,
A được gọi là một vành con của vành R nếu A cũng lập thành một vành với
hai phép toán cảm sinh.

3.2.1.2 Ví dụ. (1). Một vành R bất kỳ bao giờ cũng có hai vành con tầm
thường là {0} và R.
(2). Với m là một số nguyên cho trước thì mZ là vành con của Z (chú ý
rằng vành Z có đơn vị là 1, tuy nhiên vành con của nó mZ lại không có đơn
vị, nếu m 6= 1).

Chú ý rằng, một tập con A của vành R là vành con của R khi và chỉ khi
A là nhóm con của nhóm cộng R và A ổn định đối với phép nhân. Vì thế ta
có phát biểu sau.

3.2.1.3 Định lý. Giả sử R là một vành và A là một tập con khác rỗng của
R. Khi đó các điều kiện sau là tương đương:
(1) A là một vành con của R.
(2) x + y ∈ A, xy ∈ và −x ∈ A, ∀x, y ∈ A.
(3) x − y ∈ A và xy ∈ A ∀x, y ∈ A.

Chứng minh. Ta chứng minh theo sơ đồ: (1) ⇒ (2) ⇒ (3) ⇒ (1).
(1) ⇒ (2) : Hiển nhiên, vì A là vành nên A là nhóm đối với phép cộng và
ổn định đối với phép nhân.
(2) ⇒ (3) : Hiển nhiên.

90
(3) ⇒ (1) : Vì các phép toán trên A là phép toán cảm sinh từ phép cộng
và phép nhân của vành R nên phép nhân trên A có tính chất kết hợp và phân
phối đối với phép cộng. Ngoài ra, từ Điều kiện (3) ta cũng suy ra A là nhóm
con của nhóm cộng R. Vậy A là một vành và do đó A là vành con của R.

Ta dễ dàng chứng minh được kết quả sau.

3.2.1.4 Định lý. Giao của một họ tùy ý các vành con của vành R là một
vành con của vành R.

Giả sử U là một tập con tùy ý của vành R. Khi đó, U được chứa trong
ít nhất một vành con của R, chẳng hạn R. Theo định lý trên giao của tất
cả các vành con của R chứa U là một vành con của R chứa U . Vành này là
vành con bé nhất của R chứa U (theo quan hệ bao hàm) và được gọi là vành
con của R sinh bởi U.

3.2.2 Định nghĩa và tiêu chuẩn iđêan

Giả sử I là một vành con của vành R. Cho a ∈ I và r ∈ R. Khi đó, có thể
xảy ra ar ∈
/ I hoặc ra ∈
/ I . Những vành con mà điều này không bao giờ xảy
ra được gọi tên như trong định nghĩa sau đây.

3.2.2.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị và I là một vành con
của vành R.
(1). I được gọi là một iđêan trái của vành R nếu với mọi r ∈ R và mọi
a ∈ I thì ra ∈ I .
(2). Nếu ar ∈ I, ∀a ∈ I, ∀r ∈ R thì vành con I được gọi là một iđêan phải
của vành R.
(3). Nếu I vừa là một iđêan trái, vừa là một iđêan phải thì I được gọi là
iđêan hai phía hay gọi tắt là iđêan.

Từ tiêu chuẩn vành con ta có ngay tiêu chuẩn iđêan trái như sau. Đối với
iđêan phải ta có phát biểu hoàn toàn tương tự.

91
3.2.2.2 Mệnh đề. Cho R là một vành. Khi đó I là iđêan trái của R khi và
chỉ khi các điều kiện sau được thỏa mãn:
(1). I ⊆ R;
(2). I 6= ∅;
(3). a − b ∈ I, ∀a, b ∈ I;
(4). ra ∈ I , ∀r ∈ R, ∀a ∈ I.

Nếu R là một vành giao hoán và I là một iđêan trái của R thì I cũng là
iđêan phải và do đó I là iđêan hai phía. Do đó, trong trường hợp này ta gọi
I là iđêan mà không cần phân biệt trái hay phải.
Một iđêan I 6= R được gọi là iđêan thực sự của vành R. Iđêan là khái niệm
rất quan trọng để nghiên cứu cấu trúc vành.

3.2.2.3 Ví dụ. (1) Trong một vành R tùy ý thì {0} và R là các iđêan hai
phía.
(2). Cho R là một vành tùy ý và x ∈ R. Tập hợp

Rx = {rx | r ∈ R}

là một iđêan trái của vành R và gọi là iđêan trái chính sinh bởi phần tử x.
Tập hợp
xR = {xr | r ∈ R}
là một iđêan phải của R và gọi là iđêan phải chính sinh bởi phần tử x.
(3). Mọi iđêan của vành Z đều có dạng mZ với m là một số nguyên không
âm nào đó.

3.2.2.4 Định nghĩa. Nếu vành R mà mọi iđêan trái (phải) của R đều là
iđêan trái (phải) chính thì R được gọi là vành iđêan trái (phải) chính.

3.2.3 Iđêan sinh bởi một tập, iđêan hữu hạn sinh

Cho x1 , . . . , xn ∈ R. Khi đó tập hợp

Rx1 + . . . + Rxn = {r1 x1 + . . . + rn xn | r1 , . . . , rn ∈ R}

là một iđêan trái của R chứa x1 , . . . , xn .

92
3.2.3.1 Định nghĩa. (1). Cho I là một iđêan trái (phải hoặc hai phía) của
vành R và S là một tập con của I (S có thể vô hạn phần tử). Khi đó S được
gọi là hệ sinh của I nếu mọi phần tử của I đều biểu diễn được dưới dạng
r1 x1 + . . . + rn xn (tương ứng x1 r1 + . . . + xn rn hoặc t1 x1 r1 + . . . + t1 xn rn ),
trong đó x1 , . . . , xn ∈ S , r1 , . . . , rn , t1 , . . . , tn ∈ R, n ∈ N. Khi đó, ta ký hiệu
I = (S).
(2). Một iđêan trái (phải hoặc hai phía) được gọi là iđêan trái (phải hoặc
hai phía) hữu hạn sinh nếu nó có hệ sinh hữu hạn.
(3). Một hệ sinh S của iđêan I được gọi là hệ sinh tối tiểu nếu mọi tập
con thực sự của S đều không là hệ sinh của I.

3.2.3.2 Ví dụ. Trong vành Z, cho iđêan I = nZ. Dễ thấy {n}, {2n, 3n} đều
là hệ sinh tối tiểu của I . Suy ra I iđêan hữu hạn sinh và hơn nữa I còn là
iđêan chính. Như vậy, các hệ sinh tối tiểu của một iđêan có thể không cùng
lực lượng.

Kết quả sau đây được chứng minh dễ dàng.

3.2.3.3 Bổ đề. Giao của một họ tùy ý các iđêan của R là một iđêan của R.

Từ bổ trên ta dễ dàng chứng minh được phát biểu sau đây.

3.2.3.4 Mệnh đề. Cho I là một iđêan trái (phải, hai phía). Tập S ⊂ I là
hệ sinh của I khi và chỉ khi I là iđêan trái (phải, hai phía) bé nhất chứa I
(theo quan hệ bao hàm).

3.2.4 Iđêan nguyên tố, iđêan cực đại

3.2.4.1 Định nghĩa. Cho I là một iđêan trái (phải, hai phía) của vành R
và I 6= R. Khi đó I được gọi là iđêan trái (phải, hai phía) cực đại nếu không
tồn tại một iđêan trái (phải, hai phía) thực sự nào của R chứa thực sự I.

Định lý sau chỉ ra sự tồn tại iđêan cực đại trong vành có đơn vị.

3.2.4.2 Định lý. Cho R là một vành có đơn vị và I ( R là một iđêan trái
của R. Khi đó tồn tại một iđêan trái cực đại của R chứa I.

93
Chứng minh. Ký hiệu X là tập tất cả các iđêan trái thực sự của R chứa I.
Rõ ràng I ∈ X nên X 6= ∅. Giả sử A là một xích trong X với quan hệ thứ
S
tự bao hàm. Ký hiệu K = J. Dễ kiểm tra thấy rằng K là một iđêan trái
J∈A
của R chứa I . Mặt khác K 6= R. Vì nếu K = R thì 1 ∈ K. Do đó tồn tại
J ∈ A sao cho 1 ∈ J. Suy ra J = R, điều này mâu thuẫn vì J ∈ A. Như vậy
K là một iđêan trái thực sự của R chứa I nên K ∈ X. ∀J ∈ A, J ⊆ K nên
A bị chặn trong X . Do đó áp dụng Bổ đề Zorn, trong X có phần tử cực đại,
đó chính là iđêan trái cực đại của R chứa I.

Áp dụng định lý trên đối với iđêan I = {0} ta suy ra nếu R là vành có
đơn vị thì trong R luôn có iđêan trái (phải, hai phía) cực đại.
Cho I, J là các iđêan trái (phải, hai phía) của vành R. Khi đó tập hợp

I + J = {a + b | a ∈ I, b ∈ J}

là một iđêan trái (phải, hai phía) của R và gọi là iđêan tổng và I ∩ J là một
iđêan trái (phải, hai phía).
Cho I là một iđêan trái và J là một iđêan phải của vành R. Khi đó tập
hợp
IJ = {x1 y1 + . . . + xn yn | n ∈ N, xi ∈ I, yi ∈ J}

là một iđêan hai phía của vành R và được gọi iđêan tích.

3.2.4.3 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị và p 6= R là một iđêan


hai phía của R.
(1). p được gọi là iđêan nguyên tố nếu với mọi iđêan hai phía I, J của R
sao cho IJ ⊂ p thì I ⊂ p hoặc J ⊂ p.
(2). p được gọi là iđêan nguyên tố hoàn toàn nếu với mọi a, b ∈ R mà
ab ∈ p thì a ∈ p hoặc b ∈ p.

3.2.4.4 Mệnh đề. (1). Mọi iđêan nguyên tố hoàn toàn là iđêan nguyên tố.
(2). Nếu R là vành giao hoán có đơn vị thì mọi iđêan nguyên tố là iđêan
nguyên tố hoàn toàn.

94
Chứng minh. (1) Cho p là một iđêan nguyên tố hoàn toàn của vành R. Giả
sử p không phải là iđêan nguyên tố. Khi đó tồn tại các iđêan hai phía I và J
không chứa hoàn toàn trong p sao cho IJ ⊂ p. Do I và J không chứa hoàn
toàn trong p nên tồn tại a ∈ I \ p và b ∈ J \ p. Ta có ab ∈ IJ ⊂ p nên ab ∈ p.
Điều này mâu thuẫn với giả thiết p là iđêan nguyên tố hoàn toàn. Vì vậy giả
sử p không phải là iđêan nguyên tố là sai và do đó p là iđêan nguyên tố.
(2). Giả sử R là vành giao hoán có đơn vị và p là một iđêan nguyên tố của
R. Ta cần chứng minh p là một iđêan nguyên tố hoàn toàn.
Giả sử a, b ∈ R sao cho ab ∈ p. Gọi I và J tương ứng là iđêan sinh bởi
a và b. Khi đó IJ là iđêan sinh bởi ab. Do ab ∈ p nên suy ra IJ ⊂ p. Nếu
a∈
/ p và b ∈
/ p thì I và J đều không chứa hoàn toàn trong p. Điều này mâu
thuẫn với giả thiết p là iđêan nguyên tố. Vậy ta có a ∈ p hoặc b ∈ p và do đó
p là iđêan nguyên tố hoàn toàn.

3.2.4.5 Chú ý. Từ mệnh đề trên ta suy ra trong một vành giao hoán, một
iđêan p là iđêan nguyên tố hoàn toàn khi và chỉ khi p là iđêan nguyên tố.
Như vậy, trong vành giao hoán hai khái niệm này là trùng nhau nên người
ta chỉ gọi đơn giản là iđêan nguyên tố. Ta có thể xây dựng vành không giao
hoán có đơn vị mà trong đó tồn tại iđêan nguyên tố nhưng không là iđêan
nguyên tố hoàn toàn. Hơn nữa tồn tại những vành không giao hoán có đơn
vị không chứa iđêan nguyên tố hoàn toàn.

3.2.4.6 Mệnh đề. (1). Cho R là vành có đơn vị. Nếu m là một iđêan hai
phía cực đại của R thì m là iđêan nguyên tố.
(2) Mọi vành có đơn vị đều chứa iđêan nguyên tố.
(3) Mọi vành giao hoán có đơn vị đều chứa iđêan nguyên tố hoàn toàn.

Chứng minh. Khẳng định (2) và (3) được suy ra từ khẳng định (1) và Định
lý 3.2.4.2, do đó ta chỉ cần chứng minh khẳng định (1).
Giả sử m là một iđêan hai phía cực đại của R. Giả sử m không nguyên tố.
Khi đó tồn tại các iđêan I và J không chứa trong m sao cho IJ ⊂ m. Vì I và
J không chứa trong m nên tồn tại x ∈ I \ m và y ∈ J \ m. Vì m là iđêan cực đại

95
của R nên iđêan sinh bởi m và x là R. Do đó tồn tại ai , bi ∈ R, i = 1, . . . , n
sao cho n
X
1=u+ ai xbi .
i=1
n
P n
P
Do đó y = 1y = (u + ai xbi )y = uy + (ai x)(bi y) ∈ m. Điều này là mâu
i=1 i=1
thuẫn với việc y ∈
/ m. Vậy giả sử m không nguyên tố là sai. Suy ra m là iđêan
nguyên tố.

3.2.4.7 Ví dụ. Xét vành các số nguyên Z và cho I = mZ là một iđêan của
Z. Khi đó:
(1) I là iđêan nguyên tố nếu và chỉ nếu m là số nguyên tố hoặc m = 0;
(2) I là iđêan cực đại nếu và chỉ nếu m là số nguyên tố.

Ví dụ trên cho thấy trong một vành có thể có nhiều iđêan cực đại.

3.2.5 Vành thương

Cho R là một vành và I là một iđêan của R. Khi đó I là nhóm con của
nhóm cộng R và nhóm này là nhóm Abel nên I là một ước chuẩn. Do đó ta
có nhóm thương
R/I = {x + I | x ∈ R}

là một nhóm Abel với phép cộng thực hiện như sau: với x + I, y + I ∈ R/I,

x + I + y + I = (x + y) + I.

Bây giờ ta hãy trang bị cho R/I một phép nhân để nó trở thành một
vành.Trước hết, ta có nhận xét sau.

3.2.5.1 Mệnh đề. Nếu I là một iđêan của vành R thì lớp xy+I chỉ phụ thuộc
vào các lớp x + I và y + I mà không phụ thuộc vào các phần tử đại diện x
và y của các lớp đó.

Chứng minh. Giả sử x + I = x0 + I và y + I = y 0 + I . Khi đó ta có x0 − x ∈ I


và y 0 − y ∈ I . Suy ra tồn tại a, b ∈ I sao cho x0 − x = a và y 0 − y = b. Do

96
đó, x0 = x + a và y 0 = y + b. Ta có x0 y 0 = xy + xa + xb + ab ∈ I. Vì vậy
x0 y 0 + I = xy + I.

Từ mệnh đề trên ta có thể định nghĩa trên R/I một phép nhân xác định
như sau: với x + I, y + I ∈ R/I,

(x + I)(y + I) = xy + I.

3.2.5.2 Mệnh đề. Giả sử I là một iđêan của vành R. Khi đó R/I cùng với
hai phép toán cộng và nhân nói trên lập thành một vành.

Chứng minh. Dễ kiểm tra được R/I là một vành. Phần tử không của vành
này là 0 = 0 + I . Nếu R là vành giao hoán thì R/I cũng là vành giao hoán.
Nếu R có đơn vị là 1 thì 1 = 1 + I là đơn vị của R/I.

3.2.5.3 Định nghĩa. Vành R/I được gọi là vành thương của vành R theo
iđêan I.

3.2.5.4 Ví dụ. Cho I = mZ là một iđêan của vành Z. Khi đó vành thương

Z/mZ = {x + mZ| x ∈ Z}.

∀x ∈ Z, ta viết x = mq + r, với 0 ≤ r ≤ m − 1. Ta có

x + mZ = (mq + r) + mZ = r + mZ.

Do đó

Z/mZ = {x + mZ| x ∈ Z} = {r + mZ| 0 ≤ r ≤ m − 1}


= {0̄, 1̄, . . . , m − 1} = Zm .

BÀI TẬP
8. Chứng minh rằng mỗi vành sau đây là một vành con của vành đứng sau
nó:
Z ⊂ Q ⊂ R ⊂ C,
Z[x] ⊂ Q[x] ⊂ R[x] ⊂ C[x],
Mn (Z) ⊂ Mn (Q) ⊂ Mn (R) ⊂ Mn (C),
97
trong đó M(A) là vành các ma trận vuông cấp n với phần tử thuộc vành A.
9. Cho A là một vành tùy ý và n là một số nguyên cho trước. Chứng minh
rằng bộ phận X = {x ∈ A | nx = 0} là một iđêan của vành A.
10. Cho A là một vành tùy ý và a ∈ A. Chứng minh rằng:
(1) Bộ phận aA = {ax | x ∈ A} là một iđêan phải của A;
(2) Bộ phận Aa = {xa | x ∈ A} là một iđêan trái của A;
Iđêan aA (tương ứng Aa) được gọi là iđêan chính phải (tương ứng trái)
sinh bởi a. Nếu A là vành giao hoán thì hai iđêan này trùng nhau và ta thường
ký hiệu chúng là (a).
11. Cho R là một vành giao hoán, I và J là các iđêan của R. Chứng minh
rằng:
(1) Tập hợp I ∩ J là một iđêan của R;
(2) Tập hợp I ∪ J là một iđêan của R khi và chỉ khi I ⊆ J hoặc J ⊆ I;
(3) Tập hợp I + J = {a + b | a ∈ I, b ∈ J} là một iđêan của R;
(4) Tập hợp I : J = {x ∈ R | xa ∈ I, ∀a ∈ J} là một iđêan của R chứa I .
12. Giả sử R là một vành có đơn vị là 1 và I là một iđêan của R. Chứng
minh rằng ba điều kiện sau là tương đương:
(1) I = R;
(2) 1 ∈ I ;
(3) Tồn tại một phần tử khả nghịch của R thuộc I .
13. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị. Giả sử I = (a) và J = (b) là các
iđêan chính của vành R. Chứng minh rằng I ⊆ J khi và chỉ khi tồn tại q ∈ R
sao cho a = bq. Hãy tìm điều kiện cần và đủ để hai iđêan I1 = (a1 , . . . , an )
và I2 = (b1 , . . . , bm ) bằng nhau.
14. Giả sử A là vành giao hoán sao cho với mỗi x ∈ A, tồn tại một số tự
nhiên n ≥ 2 để xn = x. Chứng minh rằng mỗi iđêan nguyên tố của A đều là
iđêan tối đại.
15. Chứng minh các phát biểu trong Ví dụ 3.2.4.7.

98
3.3 Đồng cấu vành
3.3.1 Khái niệm đồng cấu vành

3.3.1.1 Định nghĩa. Giả sử R và R0 là các vành. Một ánh xạ f : R → R0


được gọi là một đồng cấu vành nếu nó bảo toàn các phép toán trên vành,
nghĩa là, thỏa mãn điều kiện: ∀x, y ∈ R

f (x + y) = f (x) + f (y) và f (xy) = f (x)f (y).

• Một đồng cấu vành f : R → R được gọi là một tự đồng cấu của vành
R.
• Nếu đồng cấu f là đơn ánh (tương ứng toàn ánh hoặc song ánh) thì f
được gọi là đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu).
• Giả sử R và R0 là các vành. Nếu tồn tại một đẳng cấu vành f : R → R0
thì ta nói vành R đẳng cấu với vành R0 , kí hiệu R ∼
= R0 .
• Giả sử f : R → R0 là một đồng cấu vành. Cũng như đối với đồng cấu
nhóm ta ký hiệu Im f = f (R) gọi là ảnh và Ker f = f −1 (0) là hạt nhân của
đồng cấu f .

3.3.1.2 Ví dụ. (1). Giả sử A là một vành con của vành R. Đơn ánh
i: A→R
a 7→ a

là một đồng cấu vành gọi là đơn cấu chính tắc hay phép nhúng chính tắc.
(2). Ánh xạ đồng nhất của vành R
1R : R → R
x 7→ x

là một đẳng cấu vành, gọi là tự đẳng cấu đồng nhất của vành R.
(3). Giả sử I là một iđêan của vành R. Khi đó ta có vành thương R/I .
Ánh xạ
p : R → R/I
x 7→ x + I

99
là một toàn cấu vành, gọi là toàn cấu chính tắc hay phép chiếu chính tắc.
(4). Giả sử R và R0 là các vành. Ánh xạ

0 : R → R0
x 7→ 0

là một đồng cấu vành, gọi là đồng cấu không hay đồng cấu tầm thường.

3.3.2 Các tính chất của đồng cấu vành

Mỗi đồng cấu vành là một đồng cấu nhóm cộng. Vì vậy nó có đầy đủ
các tính chất của một đồng cấu nhóm cộng, chẳng hạn với đồng cấu vành
f : R → R0 ta có:
• f (0) = 0,
• f (−x) = −f (x), ∀x ∈ R,
• f là toàn ánh khi và chỉ khi Imf = R0 ,
• f là đơn ánh khi và chỉ khi Kerf = {0}.
Ngoài ra, đồng cấu vành còn có các tính chất sau.

3.3.2.1 Mệnh đề. Tích của hai đồng cấu vành là một đồng cấu vành, nghĩa
là, nếu f : R → R0 và g : R0 → R00 là các đồng cấu vành thì gf : R → R00
cũng là một đồng cấu vành. Đặc biệt, tích của hai đơn cấu (tương ứng toàn
cấu hoặc đẳng cấu) là một đơn cấu (tương ứng toàn cấu hoặc đẳng cấu).

Chứng minh. Ta chỉ cần chứng minh phát biểu đầu tiên. Giả sử f : R → R0
và g : R0 → R00 là các đồng cấu vành. Khi đó, gf : R → R00 là một ánh xạ
thỏa mãn các tính chất sau:

gf (x+y) = g(f (x+y)) = g(f (x)+f (y)) = g(f (x))+g(f (y)) = gf (x)+gf (y)

gf (xy) = g(f (xy)) = g(f (x)f (y)) = g(f (x))g(f (y)) = gf (x) + gf (y),

∀x, y ∈ R. Vậy gf là một đồng cấu vành.

100
3.3.2.2 Mệnh đề. Giả sử f : R → R0 là một đồng cấu vành. Khi đó, ta có:
(1). Nếu A là một vành con của R thì f (A) là một vành con của R0 ;
(2). Nếu I là một iđêan hai phía của R0 thì f −1 (I) là một iđêan hai phía
của R.

Chứng minh. (1). Do f : R → R0 cũng là một đồng cấu nhóm cộng và A cũng
là một nhóm con của R nên theo tính chất của đồng cấu nhóm ta có f (A) là
một nhóm con của nhóm cộng R0 . Vì vậy ta chỉ cần chứng minh nó khép kín
đối với phép nhân. Thật vậy, lấy tùy ý y1 , y2 ∈ f (A), khi đó tồn tại x1 , x2 ∈ A
sao cho f (x1 ) = y1 và f (x2 ) = y2 . Ta có y1 y2 = f (x1 )f (x2 ) = f (x1 x2 ) ∈ f (A)
(do x1 x2 ∈ A).
(2). Tương tự như trên ta thấy rằng f −1 (I) là một nhóm con của nhóm
cộng R. Vì vậy ta chỉ cần chứng tỏ tính chất “hấp thụ": với mọi x ∈ R và với
mọi a ∈ f −1 (I) ta có f (xa) = f (x)f (a) ∈ I (do f (a) ∈ I và I là iđêan hai
phía của R0 ). Suy ra xa ∈ f −1 (I). Tương tự, ta cũng có ax ∈ f −1 (I). Vậy
f −1 (I) là một iđêan hai phía của R.

Từ mệnh đề trên ta có ngay hệ quả sau.

3.3.2.3 Hệ quả. Giả sử f : R → R0 là một đồng cấu vành. Khi đó Imf là


một vành con của R0 và Kerf là một iđêan hai phía của R.

3.3.2.4 Hệ quả. Cho R là một vành và I là một tập con khác rỗng của R.
Khi đó I là một iđêan hai phía của R khi và chỉ khi I là hạt nhân của một
đồng cấu vành nào đó có nguồn là R.

Chứng minh. Nếu có một đồng cấu vành f : R → R0 sao cho I = Kerf thì
theo Hệ quả 3.3.2.3, I là một iđêan hai phía của R.
Ngược lại, giả sử I là một iđêan hai phía của R. Phép chiếu chính tắc

p : R → R/I, x 7→ x + I

có hạt nhân Kerp = I.

101
3.3.3 Định lý đồng cấu vành

3.3.3.1 Định lý. (Định lý đồng cấu vành) Giả sử ϕ : R → R0 là một toàn
cấu vành. Khi đó tồn tại duy nhất một đẳng cấu vành ϕ : R/Ker ϕ → R0 sao
cho biểu đồ sau là giao hoán
ϕ
R −→ R0
p& %ϕ
R/Kerϕ
tức là ϕ = ϕp, trong đó p : R → R/Ker ϕ là toàn cấu chính tắc.

Chứng minh. Vì ϕ là một đồng cấu vành nên ϕ cũng là một đồng cấu nhóm
cộng. Do đó theo Định lý đồng cấu nhóm ánh xạ ϕ : R/Ker ϕ → R0 xác
định bởi ϕ(x + Ker ϕ) = ϕ(x), ∀x ∈ R là đẳng cấu nhóm duy nhất làm cho
ϕ = ϕp.
Ta chỉ còn phải chứng minh rằng ϕ là một đồng cấu vành. Thật vậy, ta
đã biết rằng ϕ bảo toàn phép cộng, đối với phép nhân ta có:
ϕ((x + Ker ϕ)(y + Ker ϕ)) = ϕ(xy + Ker ϕ) = ϕ(xy) = ϕ(x)ϕ(y)
= ϕ(x + Ker ϕ)ϕ(y + Ker ϕ))
với mọi x, y ∈ R.

3.3.3.2 Hệ quả. Giả sử ϕ : R → R0 là một toàn cấu vành. Khi đó R0 ∼


=
R/Kerϕ.

3.3.3.3 Hệ quả. Giả sử ϕ : R → R0 là một đồng cấu vành. Khi đó Imϕ ∼


=
R/Kerϕ.

3.3.3.4 Nhận xét. Nếu có một toàn cấu vành ϕ : R → R0 thì R0 = Imϕ
nên vành R0 được gọi là ảnh đồng cấu của vành R. Theo Định lý Đồng cấu
vành thì mỗi ảnh đồng cấu của một vành R đẳng cấu với một vành thương
R/I với I là một iđêan nào đó của R. Ngược lại, mỗi vành thương R/I đều
là một ảnh đồng cấu của R bởi phép chiếu chính tắc p : R → R/I . Do đó,
bài toán tìm tất cả các ảnh đồng cấu của một vành R (sai khác đẳng cấu)
chính là bài toán tìm tất cả các vành thương của vành R. Chẳng hạn, đối

102
với vành các số nguyên Z, mỗi iđêan của Z đều có dạng mZ với m là một số
nguyên không âm nào đó. Vì vậy, tất cả các ảnh đồng cấu của vành Z gồm
= Z và Z/mZ ∼
có Z/0 ∼ = Zm với m = 1, 2, . . . .

3.3.4 Đặc số của vành

3.3.4.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị là 1. Ta nói đặc số của
vành R là n nếu n là số nguyên dương bé nhất thỏa mãn tính chất: với mọi
x ∈ R thì nx = 0. Nếu không tồn tại số n như thế thì ta nói vành R có đặc
số 0.
Đặc số của vành R được ký hiệu là char(R).

3.3.4.2 Ví dụ. Vành Zn có đặc số n. Trường các số hữu tỷ Q, trường các số


thực R, trường các số phức C đều có đặc số 0.

3.3.4.3 Bổ đề. (1) Giả sử vành R có đặc số dương. Khi đó đặc số của vành
R là số nguyên dương n bé nhất thỏa mãn n1 = 0.
(2) Nếu không tồn tại số nguyên dương n để n1 = 0 thì vành R có đặc số
0.
(3) Nếu charR = n > 0 và m1 = 0 thì m chia hết cho n.

Chứng minh. (1). Ký hiệu n = char(R). Khi đó n1 = 0. Giả sử tồn tại số


nguyên dương m < n mà m1 = 0. Khi đó ∀x ∈ R, ta có mx = m(1x) =
(m1)x = 0x = 0. Điều này mâu thuẫn với tính bé nhất của n.
(2). Suy ra từ (1).
(3). Đặt n = charR. Khi đó n > 0 và n1 = 0. Giả sử m1 = 0 và giả sử
m = nq + r, 0 ≤ r ≤ n. Khi đó 0 = m1 = (nq + r)1 = q(n1) + r1 = r1. Suy
ra r1 = 0. Điều này kéo theo r = 0 do tính bé nhất của n. Suy ra m chia hết
cho n.

Nhờ bổ để trên nên người ta thường định nghĩa đặc số của vành R là số
nguyên dương n bé nhất sao cho n1 = 0. Nếu không tồn tại số nguyên dương
n như thế thì R được gọi là có đặc số 0.

103
3.3.4.4 Mệnh đề. (1). Nếu charR = 0 thì Z đẳng cấu với một vành con của
R.
(2). Nếu charR = n > 0 thì Zn đẳng cấu với một vành con của R.

Chứng minh. Xét đồng cấu vành

λ : Z → R, n 7→ n1.

Theo Định lý đồng cấu vành thì Z/Kerλ ∼


= Imλ. Ta có Kerλ = {n | n1 = 0}.
Do đó:
(1) Nếu charR = 0 thì Kerλ = 0 và khi đó Z ∼
= Imλ là một vành con của
R;
(2) Nếu charR = n > 0 thì Kerλ = nZ và khi đó Zn = Z/nZ ∼
= Imλ là
một vành con của R.

3.3.4.5 Nhận xét. Từ mệnh đề trên ta suy ra ngay nếu charR = 0 thì R có
vô hạn phần tử vì R chứa Z. Chú ý rằng, chiều ngược lại của phát biểu này
có thể không đúng. Từ đây ta cũng suy ra nếu vành R có hữu hạn phần tử
thì R không thể có đặc số 0, nghĩa là charR = n > 0.

3.3.4.6 Mệnh đề. Cho R là vành giao hoán có đơn vị và char(R) = p với p
là một số nguyên tố. Khi đó ∀n ≥ 0 và ∀x, y ∈ R ta có
n n n
(x + y)p = xp + y p .

Chứng minh. Ta chứng minh bằng quy nạp.


Với n = 0 thì mệnh đề là hiển nhiên.
Với n = 1 thì áp dụng nhị thức Newton ta có
p−1
X
p p
(x + y) = x + Cpi xi y p−i + y p .
i=1

p!
Chú ý rằng Cpi = i!(p−i)! và do p là số nguyên tố nên Cpi là một số nguyên chia
hết cho p với mọi i = 1, . . . , p − 1. Mặt khác do p = char(R) nên pxi y p−i với
mọi i = 1, . . . , p − 1. Vì vậy (x + y)p = xp + y p .

104
Với n > 1 áp dụng giả thiết quy nạp ta có
n n−1 n−1 n−1 n−1
(x + y)p = (x + y)p p
= [(x + y)p ]p = [xp + yp ]p
n−1 n−1 n n
= [xp ]p + [y p ]p = xp + y p .

BÀI TẬP
16. Chứng minh rằng nếu R và R0 là những vành có đơn vị và f : R → R0
là một đồng cấu vành không tầm thường thì f (1R ) = 1R0 .
17. Chứng minh rằng ánh xạ ngược của một đẳng cấu vành là một đẳng
cấu vành.
18. Cho f : A → A là một đồng cấu vành. Chứng minh rằng bộ phận

B = {a ∈ A | f (a) = a}

là vành con của A.


19. Cho A là một vành giao hoán và I ⊆ A. Chứng minh rằng I là iđêan
của A nếu và chỉ nếu I là hạt nhân của một đồng cấu vành nào đó có nguồn
là A.
20. Chứng minh rằng ánh xạ f : A → A × Z xác định bởi f (a) = (a, 0)
là một đơn cấu vành, trong đó A và A × Z là các vành được xác định như
trong Bài tập 3.
21. Giả sử V = A×B là tích trực tiếp của các vành A và B . Gọi p1 : V → A
và p2 : V → B là các ánh xạ cho bởi p1 (a, b) = a và p2 (a, b) = b. Chứng
minh rằng p1 , p2 là những toàn cấu vành. Hơn nữa, với mọi vành X và mọi
đồng cấu vành f1 : X → A, f2 : X → B, tồn tại duy nhất một đồng cấu
vành f : X → V sao cho f1 = p1 f và f2 = p2 f.
22. Hãy tìm
(1) Các tự đồng cấu của vành Z.
(2) Các tự đồng cấu vành của vành Zm với m > 1 là một số nguyên.
(3) Các đồng cấu vành từ Z18 đến Z6 .
(4) Các đồng cấu vành từ Z6 đến Z18 .

105
23. Cho A là một vành. Ký hiệu End(A) là tập tất cả các tự đồng cấu
nhóm của nhóm cộng A. Chứng minh rằng:
(1) Chứng minh rằng End(A) là một vành với phép nhân là phép hợp
thành ánh xạ và phép cộng xác định bởi: với f, g ∈ End(A) thì f + g : A →
A, x 7→ f (x) + g(x).
(2) Với mỗi a ∈ A, ta định nghĩa ha : A → A là ánh xạ cho bởi ha (x) = ax
với mọi x ∈ A. Chứng minh rằng ha ∈ End(A) với mọi a ∈ A.
(3) Chứng minh rằng ánh xạ h : A → End(A) cho bởi h(a) = ha là một
đơn cấu vành.
Từ đó suy ra rằng mọi vành A đều nhúng được vào vành các tự đồng cấu
nhóm của nhóm cộng A.
24. Cho m, n là các số nguyên, nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng

Z/mnZ ∼
= Z/mZ × Z/nZ.

25. Cho I là một iđêan, S là một vành con của vành giao hoán A. Chứng
minh rằng
(1) Tập con I + S = {a + s | a ∈ I, s ∈ S} là một vành con của A, và I
là iđêan của I + S.
(2) I ∩ S là một iđêan của S và S/(I ∩ S) ∼
= (I + S)/I.

3.4 Miền nguyên, thể và trường


3.4.1 Ước của không, miền nguyên

3.4.1.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị. Phần tử x ∈ R, x 6= 0


được gọi là ước trái (phải) của 0 nếu tồn tại y ∈ R, y 6= 0 sao cho xy = 0
(yx = 0); x được gọi là ước của 0 nếu nó vừa là ước trái vừa là ước phải của
0.

Nếu R là vành giao hoán thì mọi ước trái của 0 đều là ước phải của 0 và
ngược lại nên ta không cần phân biệt ước trái hay ước phải của 0 mà gọi là
ước của 0.

106
3.4.1.2 Ví dụ. Trong vành Z6 , 2, 3 là các ước của 0. Vành Zp với p là số
nguyên tố không chứa ước của 0.

3.4.1.3 Định nghĩa. Một vành giao hoán có đơn vị 1 6= 0 không chứa ước
của 0 được gọi là một miền nguyên.

3.4.1.4 Ví dụ. Vành số nguyên Z là một miền nguyên. Vành Z6 không phải
là miền nguyên. Chú ý rằng vành Zn là miền nguyên khi và chỉ khi n là số
nguyên tố.

Ta đã biết rằng trong một nhóm thì có luật giản ước. Do đó, trong một
vành thì có luật giản ước đối với phép cộng còn chưa chắc đã có luật giản
ước đối với phép nhân. Tuy nhiên tình hình sẽ khác đối với một miền nguyên
như trong phát biểu sau đây.

3.4.1.5 Mệnh đề. Một vành giao hoán R có đơn đơn vị 1 6= 0 là một miền
nguyên khi và chỉ khi trong R có luật giản ước đối với phép nhân:

ab = ac, a 6= 0 ⇒ b = c,

với mọi a, b, c ∈ R.

Chứng minh. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị 1 6= 0 và trong R có


luật giản ước. Giả sử a, b ∈ R sao cho ab = 0. Khi đó, do ab = a0 nên hoặc
a = 0 hoặc a 6= 0 thì b = 0 vì luật giản ước đối với phép nhân. Vậy R không
chứa ước của 0 nên nó là một miền nguyên.
Ngược lại, cho R là một miền nguyên. Giả sử ab = ac với a, b, c ∈ R và
a 6= 0. Khi đó ta có a(b − c) = 0. Vì R là miền nguyên và a 6= 0 nên từ đây
suy ra b − c = 0 hay b = c. Vậy luật giản ước được thực hiện đối với phép
nhân trong R.

3.4.1.6 Mệnh đề. Cho R là một vành có đơn vị và p là một iđêan hai phía
của R. Khi đó p là iđêan nguyên tố hoàn toàn nếu và chỉ nếu vành thương
R/p không chứa ước của 0.

107
Chứng minh. Giả sử p là iđêan nguyên tố hoàn toàn. Khi đó với mọi a, b ∈
R/p, ab = 0 kéo theo ab = 0 hay ab ∈ p. Do p là iđêan nguyên tố hoàn toàn
nên a ∈ p hoặc b ∈ p. Điều này có nghĩa là a = 0 hoặc b = 0. Như vậy vành
thương R/p không chứa ước của 0.
Ngược lại giả sử vành thương R/p không chứa ước của 0. Khi đó ∀a, b ∈ R
mà ab ∈ p ta có ab = 0. Suy ra ab = 0. Vì R/p không chứa ước của 0 nên
điều này kéo theo a = 0 hoặc b = 0 hay a ∈ p hoặc b ∈ p. Do đó p là iđêan
nguyên tố hoàn toàn.

Hệ quả sau đây được suy ra ngay lập tức từ mệnh đề trên.

3.4.1.7 Hệ quả. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị và p 6= R là một


iđêan của R. Khi đó p là iđêan nguyên tố hoàn toàn nếu và chỉ nếu vành
thương R/p là một miền nguyên.

3.4.2 Phần tử khả nghịch, thể và trường

3.4.2.1 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị 1 6= 0. Phần tử x ∈


R, x 6= 0 được gọi là phần tử khả nghịch của vành R nếu tồn tại y ∈ R sao
cho
xy = yx = 1.
Ký hiệu R∗ là tập tất cả các phần tử khả nghịch của vành R. Khi đó R∗ là
một nhóm đối với phép nhân cảm sinh, nó được gọi là nhóm các ước của đơn
vị hay nhóm các phần tử khả nghịch của vành R.

3.4.2.2 Ví dụ. (1). Z∗ = {1; −1}; Q∗ = Q \ {0}; R∗ = R \ {0}; C∗ = C \ {0}.


(2). Trong vành Zn một phần tử a là khả nghịch khi và chỉ khi (a, n) = 1,
nghĩa là,
Z∗n = {a ∈ Zn | (a, n) = 1}.

3.4.2.3 Định nghĩa. Cho R là một vành có đơn vị 1 6= 0.


(1). Nếu trong vành R mọi phần tử khác 0 đều khả nghịch thì R được gọi
là một thể.
(2). Một thể giao hoán được gọi là một trường.

108
Như vậy, một vành R với đơn vị 1 6= 0 là một thể khi và chỉ khi R∗ =
R \ {0}; một vành giao hoán R với đơn vị 1 6= 0 là một trường khi và chỉ khi
R∗ = R \ {0}.

3.4.2.4 Ví dụ. (1). Z là một vành giao hoán có đơn vị nhưng không phải là
một trường vì Z∗ 6= Z \ {0}. Các vành Q, R, C đều là trường.
(2). Cho n là một số nguyên dương. Vì Zn là một vành giao hoán có đơn
vị, có nhiều hơn một phần tử và

Z∗n = {a ∈ Zn | (a, n) = 1}

nên Zn là trường khi và chỉ khi n là số nguyên tố.


(3). Gọi H là một không gian vectơ thực 4 chiều với cơ sở {1, i, j, k}. Trang
bị cho H một phép nhân bởi các hệ thức sau

i2 = j 2 = k 2 = −1;

ij = −ji = k, jk = −kj = i, ki = −ik = j.

Dễ kiểm tra rằng H là một thể, nhưng H không phải là một trường vì phép
nhân trên H không có tính chất giao hoán. H được gọi là thể quaternion.

3.4.2.5 Chú ý. Chú ý rằng, khái niệm trường có thể được định nghĩa theo
một trong những cách sau đây.
• Một vành giao hoán, có đơn vị, khác 0 mà mọi phần tử khác 0 đều khả
nghịch được gọi là một trường.
• Một miền nguyên mà mọi phần tử khác không đều khả nghịch được gọi
là một trường.
• Trường là một tập hợp F trên đó đã được trang bị hai phép toán cộng
và nhân sao cho (F, +) là một nhóm Abel, (F \ {0}, .) là một nhóm Abel và
phép nhân phân phối đối với phép cộng.
Một tập hợp cùng với phép cộng và phép nhân thỏa mãn đầy đủ các tiên
đề về trường trừ tiên đề về tính giao hoán của phép nhân được gọi là một
thể.

109
3.4.2.6 Mệnh đề. Đặc số của một miền nguyên hoặc bằng 0 hoặc là một số
nguyên tố. Đặc biệt, đặc số của một trường hữu hạn là một số nguyên tố.

Chứng minh. Cho R là một miền nguyên và giả sử charR = n > 0. Nếu
n = rs, r, s ∈ N∗ thì 0 = n1 = (rs)1 = (r1)(s1). Suy ra r1 = 0 hoặc s1 = 0
do R là miền nguyên. Do tính bé nhất của n nên suy ra r = n hoặc s = n.
Vậy n là một số nguyên tố.
Nếu R là một trường hữu hạn, theo Nhận xét 3.3.4.5 thì charR > 0. Do
đó charR phải là một số nguyên tố chứ không thể bằng 0 được.

3.4.3 Trường con

3.4.3.1 Định nghĩa. Giả sử F là một trường và A là một tập con ổn định
với hai phép toán trong trường F , nghĩa là, a + b ∈ A và ab ∈ A, ∀a, b ∈ A.
Khi đó A được gọi là trường con của F nếu A cùng với hai phép toán cảm
sinh cũng lập thành một trường.

Mệnh đề sau đây là tiêu chuẩn để nhận biết một trường con.

3.4.3.2 Mệnh đề. Giả sử A là một tập con có nhiều hơn một phần tử của
trường F . Khi đó các điều kiện sau là tương đương:
(1). A là một trường con của trường F ;
(2). ∀a, b ∈ A thì a + b ∈ A, ab ∈ A, −a ∈ A và a−1 ∈ A nếu a 6= 0.
(3). ∀a, b ∈ A thì a − b ∈ A và ab−1 ∈ A nếu b 6= 0.

3.4.3.3 Ví dụ. Trường các số hữu tỷ Q là một trường con của trường các số
thực R và R là một trường con của trường các số phức C.

3.4.3.4 Bổ đề. Giao của một họ tuỳ ý những trường con của một trường F
là một trường con của F .

Chứng minh. Giả sử (Ai )i∈I là một họ những trường con của F . Đặt A =
∩ Ai . Vì Ai là nhóm con của nhóm cộng F với mọi i ∈ I nên A là nhóm
i∈I
con của nhóm cộng F . Do 1 ∈ Ai , ∀i ∈ I nên 1 ∈ A. Cho a, b ∈ A. Khi đó
a, b ∈ Ai và do đó ab ∈ Ai , ∀i ∈ I. Suy ra ab ∈ A. Do đó A là vành con của F.

110
Cuối cùng, cho a ∈ A, a 6= 0. Khi đó a ∈ Ai , ∀i ∈ I. Vì thế a−1 ∈ Ai , ∀i ∈ I.
Suy ra a−1 ∈ A. Vậy A là một trường con của F .

3.4.3.5 Định nghĩa. Cho F là một trường. Khi đó giao của tất cả các trường
con của F là một trường con của F. Trường con này là trường con bé nhất
của F (theo quan hệ bao hàm) và được gọi là trường con nguyên tố của F .

3.4.3.6 Ví dụ. Trường Q không có trường con thực sự nào. Vì thế Q là


trường con nguyên tố của Q. Hơn nữa, Q cũng là trường con nguyên tố của
trường R và trường C. Thật vậy, giả sử P là trường con của Q. Vì 1 ∈ P nên
ta có n = 1 + ... + 1 ∈ P với mọi n ∈ N. Suy ra −n ∈ P với mọi n ∈ N.
Vì thế n ∈ P với mọi n ∈ Z. Cho m ∈ Z, m 6= 0. Do m ∈ P nên 1/m ∈ P.
Suy ra n/m = n.(1/m) ∈ P với mọi n/m ∈ Q. Vậy P = Q. Gọi K là trường
nguyên tố của R. Khi đó K ⊆ Q. Vì Q không có trường con nào khác Q nên
K = Q. Tương tự, Q là trường nguyên tố của C.

3.4.4 Một số tính chất về iđêan và đồng cấu trường

Cho R là một vành giao hoán, có đơn vị và I là một iđêan của vành R.
Khi đó I = R khi và chỉ khi I chứa một phần tử khả nghịch của R. Suy ra,
R là một trường khi và chỉ khi R chỉ có hai iđêan là {0} và R. Định lý sau
đây là một đặc trưng của trường.

3.4.4.1 Định lý. Cho F là một vành giao hoán, có đơn vị. Khi đó các phát
biểu sau là tương đương:
(1). F là một trường;
(2). F chỉ có hai iđêan là {0} và F ;
(3). Mọi đồng cấu vành f : F → R đều là đơn cấu hoặc là đồng cấu tầm
thường.

Chứng minh. Ta sẽ chứng minh (1) ⇔ (2) và (2) ⇔ (3).


(1) ⇒ (2) : Giả sử I là một iđêan của F mà I 6= {0}. Khi đó tồn tại
x ∈ I, x 6= 0. Do F là trường nên x khả nghịch và vì vậy 1 = xx−1 ∈ I . Từ
đó suy ra x = x1 ∈ I, ∀x ∈ F hay I = F.

111
(2) ⇒ (1) : Ta cần chứng minh mọi phần tử khác 0 của F đều khả nghịch.
Thật vậy, giả sử ngược lại, tồn tại x ∈ F, x 6= 0 sao cho x không khả nghịch.
Gọi I =< x > là iđêan sinh bởi x. Khi đó vì không tồn tại y ∈ F để xy = 1
nên 1 ∈
/ I. Do đó I 6= F . Theo giả thiết (2) thì F chỉ có hai iđêan là {0} và
F , suy ra I = 0. Điều này không thế vì 0 6= x ∈ I. Vậy mọi phần tử khác 0
của F đều khả nghịch.
(2) ⇒ (3) : Vì Kerf là một iđêan của F và theo (2) F chỉ có hai iđêan là
0 và F nên Kerf = 0 hoặc Kerf = F . Nếu Kerf = 0 thì f là một đơn cấu
và nếu Kerf = F thì f là đồng cấu tầm thường.
(3) ⇒ (2) : Theo Hệ quả 3.3.2.4, mỗi iđêan của F đều là hạt nhân của
một đồng cấu vành nào đó có nguồn là F. Vì vậy nếu I là một iđêan tùy ý
của F thì tồn tại một đồng cấu vành f : F → R, với R là một vành nào đó
sao cho Kerf = I . Theo (3) thì Kerf = 0 hoặc Kerf = R. Do đó I = 0 hoặc
I = R.

3.4.5 Trường các thương

Giả sử X là một miền nguyên, theo Mệnh đề 3.4.1.5, mọi phần tử khác
0 của X đều chính quy đối với phép nhân. Tuy nhiên, không phải mọi phần
tử khác 0 của X đều có nghịch đảo trong X . Chẳng hạn, đối với miền nguyên
Z, chỉ có 2 phần tử có nghịch đảo trong Z là −1 và 1, ngoài ra các phần tử
khác đều không có nghịch đảo trong Z.
Vì vậy, ta đặt vấn đề nhúng một miền nguyên X vào một trường X sao
cho mọi phần tử khác 0 của X đều có nghịch đảo trong X .
Vì X là một miền nguyên nên X là một vị nhóm nhân giao hoán. Do đó
theo Định lý 2.9.1.2 thì ta có thể nhúng X vào một vị nhóm nhân giao hoán
X sao cho mọi phần tử khác 0 của X đều có nghịch đảo trong X. Nếu ta có
thể trang bị cho X thêm phép toán cộng để X trở thành một trường thì vấn
đề được giải quyết.

3.4.5.1 Định lý. Cho X là một miền nguyên. Khi đó tồn tại một cặp (T, f )
trong đó T là một trường, f : X → T là một đơn cấu vành sao cho mỗi phần

112
tử của T đều viết được dưới dạng f (a)(f (b))−1 với a, b ∈ X, b 6= 0. Hơn nữa,
nếu F là một trường và g : X → F là một đơn cấu vành sao cho mỗi phần tử
của F đều viết được dưới dạng g(a)(g(b))−1 với a, b ∈ X, b 6= 0, thì F ∼
= T.

Chứng minh. Kí hiệu X ∗ = X \ 0. Trên X × X ∗ ta định nghĩa một quan


hệ hai ngôi ∼ như sau: (a, b) ∼ (c, d) nếu và chỉ nếu ad = bc với mọi
(a, b), (c, d) ∈ X × X ∗ . Dễ thấy rằng ∼ có các tính chất phản xạ và đối xứng.
Do X là miền nguyên nên ∼ có tính chất bắc cầu. Vì thế ∼ là một quan hệ
tương đương trên X × X ∗ . Với mỗi (a, b) ∈ X × X ∗ , ta kí hiệu a/b là lớp
tương đương của (a,b). Kí hiệu

T = {a/b | (a, b) ∈ X × X ∗ }

là tập thương của X ×X ∗ theo quan hệ tương đương ∼. Trên T ta định nghĩa
các quy tắc cộng và nhân như sau:

a/b + c/d = (ad + bc)/bd; (a/b)(c/d) = ac/bd,

với mọi a/b, c/d ∈ T. Ta có thể kiểm tra được các quy tắc trên không phụ
thuộc vào việc chọn đại diện của các phần tử trong T, tức là nếu a/b = a0 /b0
và c/d = c0 /d0 thì (ad + bc)/bd = (a0 d0 + b0 c0 )/b0 d0 ; ac/bd = a0 c0 /b0 d0 . Vì thế
T được trang bị hai phép toán hai ngôi cộng và nhân. Dễ thấy rằng T cùng
với hai phép toán này là một trường. Phần tử không là 0/1; phần tử đơn
vị là 1/1; đối xứng của a/b là −a/b và nghịch đảo của a/b là b/a với mọi
a/b 6= 0/1.
Xét ánh xạ f : X → T xác định bởi f (a) = a/1. Dễ kiểm tra được f
là đồng cấu vành. Giả sử a ∈ X thoả mãn tính chất f (a) = 0/1. Khi đó
a/1 = 0/1. Suy ra a = 0. Vậy f là đơn cấu vành. Cho a/b ∈ T. Ta có

a/b = (a/1)(1/b) = (a/1)(b/1)−1 = f (a)f (b)−1 .

Vậy cặp (T, f ) thoả mãn các yêu cầu của định lí. Cuối cùng, giả sử F là một
trường và g : X → F là một đơn cấu vành sao cho mỗi phần tử của F đều
viết được dưới dạng g(a)g(b)−1 với a, b ∈ X, b 6= 0. Xét tương ứng ϕ : T → F

113
cho bởi ϕ(a/b) = g(a)g(b)−1 . Cho a/b = a0 /b0 ∈ T . Khi đó ab0 = a0 b. Suy
ra g(a)g(b0 ) = g(a0 )g(b). Do b, b0 6= 0 và g là đơn cấu nên g(b), g(b0 ) 6= 0.
Vì thế g(b), g(b0 ) khả nghịch trong F . Suy ra g(a)g(b)−1 = g(a0 )g(b0 )−1 . Vì
thế ϕ là ánh xạ. Dễ thấy ϕ là đồng cấu vành. Vì mỗi phần tử của F đều
viết được dưới dạng g(a)g(b)−1 với a, b ∈ X, b 6= 0 nên ϕ là toàn cấu. Giả sử
ϕ(a/b) = 0. Khi đó g(a)g(b)−1 = 0. Do b 6= 0 nên g(b) 6= 0 và do đó g(b)
khả nghịch trong F . Vì thế g(a) = 0. Do g là đơn cấu nên a = 0. Suy ra
a/b = 0/1. Do đó ϕ là đơn cấu. Vậy ϕ là một đẳng cấu.

3.4.5.2 Định nghĩa. Trường T xây dựng như trong định lý trên được gọi là
trường các thương của miền nguyên X .

3.4.5.3 Chú ý. Theo định lý trên, trường các thương T của miền nguyên X
là trường tối tiểu chứa X như một vành con và trường các thương của mỗi
miền nguyên là tồn tại duy nhất sai khác một đẳng cấu.

3.4.5.4 Ví dụ. Q là trường các thương của miền nguyên Z.

3.4.6 Trường các số hữu tỷ Q và trường các số phức C

Như đã trình bày ở mục trước, trường các số hữu tỷ Q là trường các thương
của miền nguyên Z nên chúng ta không trình bày lại cách xây dựng trường
này. Sau đây chúng ta sẽ trình bày cách xây dựng trường các số phức C từ
trường các số thực R.
Ký hiệu C = {(a, b) | a, b ∈ R}. Trên C, xác định phép cộng và phép nhân
như sau
(a, b) + (c, d) := (a + c, b + d),

(a, b).(c, d) := (ac − bd, ad + bc).

Khi đó, ta có thể kiểm tra thấy tập hợp C cùng với hai phép toán nói trên
lập thành một trường với phần tử không là (0, 0), phần tử đơn vị là (1, 0).
Mỗi phần tử của C được gọi là một số phức và C được gọi là trường các số
phức.

114
Tiếp theo chúng ta sẽ xét các dạng biểu diễn khác nhau của tập hợp các
số phức.
Biểu diễn hình học: Dùng mặt phẳng Đềcác vuông góc xOy để biểu diễn
tập hợp các số phức C.
- Mỗi số phức u = (a, b) được biểu diễn bởi một điểm có tọa độ (a, b) trên
mặt phẳng xOy .
- Mỗi điểm có tọa độ (a, b) trên mặt phẳng xOy biểu diễn một số phức
u = (a, b).
Như vậy, tập hợp các số phức C "lấp đầy" mặt phẳng xOy. Hai số phức là
bằng nhau khi và chỉ khi chúng được biểu diễn tại cùng một điểm. Mặt phẳng
xOy , khi đó được gọi là mặt phẳng phức, trục Ox được gọi là trục thực và
trục Oy được gọi là trục ảo.
−−→
Chú ý rằng, ta cũng có thể biểu diễn số phức u = (a, b) bởi vectơ OM với
M là điểm có tọa độ (a, b).
Dạng đại số của số phức: Chú ý rằng, ánh xạ

f :R → C
a 7→ (a, 0)

là một đơn cấu trường. Do đó, cho phép ta đồng nhất a ≡ f (a). Như vậy mỗi
số thực a được coi là số phức (a, 0). Khi đó R trở thành một tập con của C
và do đó trường các số thực R là một trường con của trường các số phức C.
Ký hiệu i = (0, 1). Ta có

i2 = (0, 1).(0, 1) = (−1, 0) = −1.

Như vậy, số phức i là một nghiệm của phương trình x2 + 1 = 0. Khi đó, mỗi
số phức u = (a, b) có thể được biểu diễn dưới dạng:

u = (a, 0) + (0, b) = (a, 0) + (b, 0) · (0, 1) = a + bi.

 a được gọi là phần thực của số phức u, kí hiệu Re(u).


 b được gọi là phần ảo của số phức u, kí hiệu Im(u).

115
Vậy
C = a + bi| a, b ∈ R, i2 = −1 .


Hai số phức u = a + bi và v = c + di là bằng nhau khi và chỉ khi phần thực


và phần ảo của chúng tương ứng bằng nhau, tức là a = c và b = d.
Dạng lượng giác của số phức: Cho số phức u = a + bi 6= 0. Ta viết u dưới
dạng:
√ 
a b

u= a2 + b 2 √ i . +√
a2 + b2
a2 + b2

Đặt r = a2 + b2 , cos ϕ = √ 2a 2 , sin ϕ = √ 2b 2 . Khi đó
a +b a +b
u = r(cos ϕ + i sin ϕ).

 r được gọi là môđun của số phức u, ký hiệu |u|.


 ϕ được gọi là argument của số phức u.
Hai số phức u = r(cos ϕ+i sin ϕ) và v = s(cos θ +i sin θ) là bằng nhau khi và
chỉ khi môđun của chúng bằng nhau và argument sai khác nhau một bội của
2π , tức là r = s và ϕ = θ + 2kπ với k ∈ Z. Phép nhân và phép chia số phức
dưới dạng lượng giác được thực hiện như sau: cho u = r(cos ϕ + i sin ϕ); v =
s(cos θ + i sin θ). Khi đó:

u · v = r.s(cos(ϕ + θ) + i sin(ϕ + θ)),

nếu v 6= 0 ta có
u r
= (cos(ϕ − θ) + i sin(ϕ − θ)).
v s
Bằng quy nạp, ta có thể chứng minh được công thức sau đây, công thức này
được gọi là công thức Moivre:

un = rn (cos nϕ + i sin nϕ), ∀n ∈ Z.

Căn của một số phức. Cho u ∈ C và n ∈ N∗ . Số phức v được gọi là một căn
bậc n của số phức u nếu v n = u. Bây giờ chúng ta hãy xác định v từ u. Giả
sử u = r(cos ϕ + i sin ϕ) và v = s(cos θ + i sin θ) là một căn bậc n của u. Khi

116
đó:
vn = u ⇔  sn (cos nθ + i sin nθ) = r(cos ϕ + i sin ϕ)
sn = r
⇔ nθ = ϕ + 2kπ , k ∈ Z
( √
s= nr∈R
⇔ ϕ + k2π , k ∈ Z.
θ= n
Do đó các căn bậc n của u là:

 
ϕ + k2π ϕ + k2π
vk = n r cos + i sin , k ∈ Z.
n n
Dễ chứng minh được rằng khi k chạy khắp Z thì vk chỉ nhận n giá trị tương
ứng với n giá trị phân biệt liên tiếp của k. Như vậy có n căn bậc n của u là:

 
ϕ + k2π ϕ + k2π
vk = n r cos + i sin , k = 0, . . . , n − 1.
n n
Các căn bậc n của u là các đỉnh của một đa giác đều n cạnh nội tiếp trong

đường tròn tâm O bán kính n r.
Ví dụ, tìm các căn bậc n của 1: Ta có 1 = cos 0 + i sin 0. Các căn bậc n của
1 là
2kπ 2kπ
ωk = cos + i sin , k = 0, . . . , n − 1.
n n
2(k − 1)π 2(k − 1)π
ω0 = 1, ω1 = cos 2π
n + i sin 2π , . . . , ω
n k−1 = cos n + i sin n .
Chú ý rằng ωk = cos 2kπ 2kπ
n + i sin n = ω1 .
k

Số phức liên hợp. Cho số phức u = a + bi, số phức u = a − bi được gọi là


số phức liên hợp của số phức u. Ta dễ dàng kiểm tra được các tính chất sau
đây:
(1)u = u khi và chỉ khi u ∈ R;
(2) u + u = 2a ∈ R;
(3)uu = a2 + b2 ∈ R;
(4) u + v = u + v;
(5) uv = u v với mọi số phức u, v;
(6) un = un với mọi số phức u và với mọi số nguyên dương n;
(7) Nếu f (x) là một đa thức hệ số thực và u là một nghiệm phức của f (x)
thì u cũng là nghiệm của f (x).

117
BÀI TẬP
26. Chứng minh rằng mọi miền nguyên hữu hạn là một trường.
27. Mô tả các iđêan của vành các số nguyên Z. Giả sử n là một số nguyên,
dương. Chứng minh rằng vành thương Z/nZ là một trường khi và chỉ khi n
là số nguyên tố.
28. Cho A là một vành giao hoán và p là một iđêan của A. Chứng minh
rằng
(1) p là iđêan nguyên tố nếu và chỉ nếu A/p là một miền nguyên.
(2) p là iđêan tối đại nếu và chỉ nếu A/p là một trường.
Từ đó suy ra rằng mọi iđêan tối đại đều là iđêan nguyên tố.
29. Từ Bài tập 12, hãy suy ra rằng vành giao hoán có đơn vị R là một
trường khi và chỉ khi R chỉ có hai iđêan là {0} và R.
30. Giả sử X là một trường với phần tử đơn vị là 1. Xét tập con

A = {n1 | n ∈ Z}.

(1) Chứng minh rằng A là một vành con của X.


(2) Chứng minh rằng A ∼
= Z khi và chỉ khi 1 có cấp vô hạn; A ∼
= Zp khi
và chỉ khi 1 có cấp p.
31. Cho p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng
√ √
(1) Bộ phận Q( p) = {a + b p : a, b ∈ Q} là một trường con của trường
các số thực R.
√ √
(2) Các trường Q( 7) và Q( 11) không đẳng cấu với nhau.
32. Kí hiệu Mn (R) là vành các ma trận vuông cấp n với phần tử thực.
Cho A ∈ Mn (R) là một ma trận khác ma trận 0. Chứng minh rằng A là ước
của 0 nếu và chỉ nếu định thức của A bằng 0.
33. Chứng minh rằng tập các ma trận vuông cấp 2 có dạng
 
u −v
v u , u, v ∈ C

cùng với các phép toán cộng và nhân ma trận là một thể, tức là nó thoả mãn
đầy đủ các tiên đề về trường, trừ tiên đề giao hoán của phép nhân.

118
34. Chứng minh rằng tập các ma trận có dạng
 
a b
−b a , a, b ∈ R

là một trường với phép cộng và phép nhân các ma trận; trường này đẳng cấu
với trường các số phức C.
35. Chứng minh rằng tập các ma trận có dạng
 
a b
2b a , a, b ∈ Q

là một trường với phép cộng và phép nhân các ma trận; trường này đẳng cấu

với trường Q( 2).
36. Kí hiệu u là một nghiệm thực của phương trình x3 = 2. Chứng minh
rằng bộ phận
T = {a + bu + cu2 | a, b, c ∈ Q}

là một trường con của trường các số thực R.


37. Hãy tìm
(1) Các tự đồng cấu của trường các số hữu tỷ.

(2) Các tự đồng cấu của trường Q( 2).
(3) Các tự đồng cấu của trường các số thực.
(4) Các tự đồng cấu của trường các số phức giữ nguyên các số thực.
38. Giả sử p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng tập hợp các số hữu
tỷ có dạng n/m trong đó m và p nguyên tố cùng nhau, là một miền nguyên.
Tìm trường các thương của miền nguyên này.
39. Cho T là một trường. Chứng minh rằng
(1) Nếu T có đặc số 0 thì trường nguyên tố của T đẳng cấu với Q.
(2) Nếu T có đặc số p thì trường nguyên tố của T đẳng cấu với Zp .

119
NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Trình bày định nghĩa, ví dụ, tính chất, mối liên hệ, cách nhận biết của
các cáu trúc đại số: vành, miền nguyên, thể, trường.
2. Trình bày định nghĩa, ví dụ, tính chất, mối liên hệ, cách nhận biết của
các cấu trúc con: vành con, trường con, iđêan, iđêan nguyên tố, iđêan nguyên
tố hoàn toàn.
3. Mô tả iđêan chính, iđêan sinh bởi một tập.
4. Đồng cấu vành: định nghĩa, ví dụ, tính chất. Các định lý đồng cấu và
đẳng cấu vành.
5. Vành thương: định nghĩa, ví dụ, mô tả.
6. Trường các thương.
7. Tính chất của vành các số nguyên Z.
8. Xây dựng trường các số hữu tỷ Q từ miền nguyên Z.
9. Xây dựng trường số phức C từ trường các số thực R.

120
CHƯƠNG 4

VÀNH CHÍNH, VÀNH EUCLID VÀ VÀNH NHÂN TỬ HÓA

Trong chương này ta luôn giả thiết R là một vành là giao hoán có đơn
vị 1 6= 0.

4.1 Vành chính và vành nhân tử hóa


4.1.1 Tính chất số học trong vành

4.1.1.1 Định nghĩa. Cho a, b ∈ R. Khi đó nếu tồn tại q ∈ R sao cho a = bq
thì ta nói rằng b là ước của a trong vành R và kí hiệu là b | a.

Chú ý rằng tập hợp tất cả các ước của đơn vị trong vành R chính là tập
tất cả các phần tử khả nghịch của vành R. Tập hợp này lập thành một nhóm
đối với phép nhân.

4.1.1.2 Mệnh đề. Giả sử R là một miền nguyên. Khi đó ta có:


(1). a | a, ∀a ∈ R.
(2). Nếu c | b và b | a thì c | a, ∀a, b, c ∈ R.
(3). Nếu u khả nghịch thì u | a, ∀a ∈ R.

Chứng minh. (1). Vì a = a1 nên a | a.


(2). Vì c | b và b | a nên tồn tại q1 , q2 ∈ R sao cho a = bq1 , b = cq2 . Do đó
a = cq1 q2 . Suy ra c | a.
(3). Do u khả nghịch nên tồn tại q ∈ R sao cho uq = 1. Do đó a = a1 =
auq = u(qa). Suy ra u | a.

4.1.1.3 Định nghĩa. Cho a, b là các phần tử của vành R. Khi đó a và b


được gọi là liên kết nếu tồn tại phần tử khả nghịch u ∈ R sao cho a = ub.

121
4.1.1.4 Ví dụ. 1. Trong vành các số nguyên Z, ∀a ∈ Z thì a liên kết với a
và −a vì trong vành Z chỉ có 2 phần tử khả nghịch là 1 và −1.
2. Cho a, b là các phần tử khả nghịch trong vành R. Khi đó a và b liên kết.
Thật vậy, vì a, b khả nghịch nên tồn tại q1 , q2 ∈ R sao cho 1 = aq1 và 1 = bq2 .
Suy ra b = b1 = b(aq1 ) = a(bq1 ). Do (bq1 )(aq2 ) = (aq1 )(bq2 ) = 1.1 = 1 nên
bq1 khả nghịch. Suy ra a và b liên kết.

4.1.1.5 Mệnh đề. Trong vành R quan hệ S xác định bởi aSb khi và chỉ khi
a, b liên kết là một quan hệ tương đương.

Chứng minh. Với mọi a ∈ R, ta có a = 1a nên a liên kết với chính a. Do đó


S có tính phản xạ. Nếu aSb thì tồn tại phần tử khả nghịch u sao cho a = ub.
Khi đó b = u−1 a nên bSa. Do đó S có tính đối xứng. Nếu aSb và bSc thì tồn
tại các phần tử khả nghịch u, v sao cho a = ub và b = vc. Do đó a = (uv)c.
Suy ra aSc và S có tính bắc cầu. Vậy S là một quan hệ tương đương trên
R.

4.1.1.6 Mệnh đề. Trong miền nguyên R, hai phần tử a và b khác 0 là liên
kết khi và chỉ khi a | b và b | a.

Chứng minh. Nếu a liên kết với b thì b | a. Theo Mệnh đề 4.1.1.5, quan hệ
liên kết có tính đối xứng nên b liên kết cũng với a. Do đó a | b.
Ngược lại, nếu a | b và b | a thì tồn tại các phần tử q, q 0 ∈ R sao cho
a = bq và b = aq 0 . Do đó a = aqq 0 . Điều này kéo theo qq 0 = 1 do luật giản
ước trong miền nguyên. Như vậy q và q 0 khả nghịch và a, b liên kết.

Nhắc lại rằng iđêan chính là iđêan sinh bởi một phần tử. Mệnh đề sau đây
chỉ ra mối quan hệ giữa hai iđêan chính thông qua các phần tử sinh.

4.1.1.7 Mệnh đề. b | a khi và chỉ khi < b > ⊇ < a > .

Chứng minh. Ta có
< a >= aR = {ax | x ∈ R}

< b >= bR = {by | y ∈ R}.

122
Giả sử b | a. Cho a0 ∈< a >. Khi đó tồn tại x ∈ R sao cho a0 = ax. Mặt
khác, do b | a nên tồn tại q ∈ R sao cho a = bq. Suy ra a0 = b(qx) ∈< b > .
Vậy < a > ⊆ < b > .
Ngược lại, giả sử < b > ⊇ < a > . Khi đó do a = a1 ∈< a > nên
a ∈< b >. Nghĩa là tồn tại q ∈ R sao cho a = bq . Suy ra b | a.

Ta thấy rõ điều này trong vành Z, mZ ⊆ nZ khi và chỉ khi n là ước của
m. Điều này cũng suy ra pZ là iđêan cực đại khi và chỉ khi p là một số nguyên
tố.
Từ hai mệnh đề trên ta có ngay hệ quả sau đây.

4.1.1.8 Hệ quả. Trong một miền nguyên R :


(1). a và b liên kết khi và chỉ khi < a > = < b >;
(2). u khả nghịch khi và chi khi < u > = R.

4.1.1.9 Định nghĩa. Giả sử b | a. Khi đó b được gọi là ước thực sự của a
nếu thoả mãn 2 điều kiện sau:
(1) b không khả nghịch,
(2) a và b không liên kết.

4.1.1.10 Ví dụ. Trong vành Z: ±2, ±3, ±4, ±6 là các ước thực sự của 12
còn ±1, ±12 là các ước không thực sự của 12.

4.1.1.11 Định nghĩa. Trong vành R, phần tử a được gọi là bất khả qui nếu
a không có ước thực sự.

Trong vành Z: các số nguyên tố và các số đối của chúng là các phần tử
bất khả qui.

4.1.1.12 Định nghĩa. Trong một vành R:


(1). Phần tử d được gọi là ước chung của hai phần tử a và b nếu d | a và
d | b.
(2). Phần tử d được gọi là ước chung lớn nhất của hai phần tử a và b nếu
d là một ước chung của a và b và nếu c là một ước chung của a và b thì c | d.

123
(3). Hai phần tử a và b được gọi là nguyên tố cùng nhau nếu 1 là ước
chung lớn nhất của chúng. Khi đó ta kí hiệu (a, b) = 1.

4.1.1.13 Nhận xét. (1). Theo định nghĩa trên ước chung lớn nhất của a và
b cũng bằng ước chung lớn nhất của a0 và b với a0 liên kết với a.
(2). Nếu d và d0 đều là ước chung lớn nhất của a và b, theo Mệnh đề 4.1.1.6,
d và d0 liên kết, nghĩa là, chúng chỉ sai khác nhau một nhân tử khả nghịch.
Chẳng hạn, trong vành Z, nếu d là ước chung lớn nhất của hai số nguyên a, b
thì theo định nghĩa trên −d cũng là một ước chung lớn nhất của a và b. Do
đó người ta quy ước lấy số dương trong hai số d và −d làm ước chung lớn
nhất của a và b. Trong vành đa thức k[X] với k là một trường, nếu d(x) là
một ước chung lớn nhất của hai đa thức f (x) và g(x) thì αd(x) cũng là ước
chung lớn nhất của f (x) và g(x) với mọi α ∈ k, α 6= 0. Do đó ta có thể quy
ước lấy trong số đó đa thức có hệ số cao nhất bằng 1 làm ước chung lớn nhất
của f (x) và g(x). Với quy ước như vậy thì ước chung lớn nhất là duy nhất.
(3). Khái niệm ước chung lớn nhất của nhiều phần tử cũng được định
nghĩa tương tự.

4.1.2 Vành chính và sự tồn tại ước chung lớn nhất

4.1.2.1 Định nghĩa. Giả sử R là một miền nguyên. Khi đó R được gọi là
vành chính nếu mọi iđêan của R đều là iđêan chính.

Chú ý rằng trong giáo trình này ta quan niệm một vành chính trước hết
phải là một miền nguyên.Tuy nhiên, có nhiều tài liệu định nghĩa vành chính
không cần giả thiết miền nguyên, nghĩa là, một vành giao hoán có đơn vị mà
mọi iđêan đều iđêan chính thì được gọi là miền nguyên. Khi đó, một miền
nguyên mà mọi iđêan đều là iđêan chính được gọi là miền iđêan chính.

4.1.2.2 Ví dụ. Vành các số nguyên Z là vành chính. Thật vậy, trước hết ta
thấy rằng Z là miền nguyên. Nếu I là iđêan không của Z thì I =< 0 > .
Nếu I 6= {0} thì tồn tại a ∈ I, a 6= 0. Khi đó −a ∈ I. Trong 2 số a và −a
sẽ có một số dương. Do đó trong I có số dương. Gọi m là số dương nhỏ nhất

124
thuộc I . Với mọi a ∈ I , do a ∈ Z nên tồn tại q, r ∈ Z sao cho a = mq + r,
với 0 ≤ r < m. Nếu r 6= 0 thì r = a − mq ∈ I , trái với cách chọn m. Do đó
r = 0. Suy ra a = mq. Vậy I là iđêan chính sinh bởi m.

4.1.2.3 Mệnh đề. Trong một vành chính R ước chung lớn nhất của hai phần
tử a, b luôn tồn tại.

Chứng minh. Kí hiệu I = < a, b >. Ta có I = {ax + by | x, y ∈ R}. Vì R là


vành chính nên I là iđêan chính. Do đó tồn tại d ∈ R sao cho I = < d > .
Ta sẽ chứng minh d là ước chung lớn nhất của a và b.
Thật vậy, vì a, b ∈ I = < d > nên tồn tại q1 , q2 ∈ R sao cho a = dq1 và
b = dq2 . Do đó d là ước của a và b hay nói cách khác d là ước chung của
a và b. Giả sử c là một ước chung của a và b. Khi đó tồn tại x, y ∈ R sao
cho a = cx và b = cy . Mặt khác, do d ∈ I nên tồn tại z, t ∈ R sao cho
d = az + bt = cxz + cyt = c(xz + yt). Suy ra c | d. Vậy d là ưứơc chung lớn
nhất của a và b.

Từ chứng minh trên đây ta có ngay các hệ quả sau.

4.1.2.4 Hệ quả. Trong vành chính R, nếu d là ước chung lớn nhất của a và
b thì tồn tại u, v ∈ R sao cho d = au + bv.

4.1.2.5 Hệ quả. Trong vành chính R, nếu a và b nguyên tố cùng nhau thì
tồn tại u, v ∈ R sao cho au + bv = 1.

4.1.2.6 Hệ quả. Trong vành chính R, nếu c | ab và c, a nguyên tố cùng


nhau thì c | b.

Chứng minh. Do c và a nguyên tố cùng nhau nên theo hệ quả trên tồn tại
u, v ∈ R sao cho cu + av = 1. Suy ra bcu + bav = b. Mặt khác c | ab nên tồn
tại x ∈ R sao cho ab = cx. Do đó ta có c(bu + x) = b hay c | b.

4.1.2.7 Mệnh đề. Trong vành chính R cho phần tử bất khả qui x. Khi đó với
mọi a ∈ R thì chỉ một trong hai khả năng sau xảy ra: x | a hoặc (x, a) = 1.

125
Chứng minh. Vì x bất khả qui nên x chỉ có ước không thực sự, nghĩa là các
ước của x là khả nghịch hoặc liên kết với x. Gọi d là ước chung lớn nhất của
x và a. Khi đó, nếu d khả nghịch thì (x, a) = 1; nếu d liên kết với x thì x | a
do d | a.

4.1.2.8 Mệnh đề. Trong vành chính R cho phần tử x 6= 0 không khả nghịch.
Khi đó các phát biểu sau là tương đương:
(1). x bất khả qui,
(2). Nếu x | ab thì x | a hoặc x | b, ∀a, b ∈ R.

Chứng minh. (1) =⇒ (2) : Vì x bất khả qui nên theo mệnh đề trên x | a
hoặc (x, a) = 1. Mặt khác do x | ab nên nếu (x, a) = 1 thì theo Mệnh đề
4.1.2.6 ta có x | b. Vậy (2) được chứng minh.
(2) =⇒ (1) : Giả sử d là một ước của x. Khi đó tồn tại q ∈ R sao cho
x = dq. Do đó x | dq . Theo (2), ta có x | d hoặc x | q. Nếu x | d, lại do
d | x nên d và x liên kết với nhau. Nếu x | q thì tồn tại u ∈ R sao cho
q = xu = (dq)u = q(du). Do x 6= 0 nên q 6= 0. Từ đó suy ra du = 1 (vì
từ q = q(du) ta có q(1 − du) = 0, lại do q 6= 0 và R là miền nguyên nên
1 − du = 1), nghĩa là d khả nghịch.
Vậy mọi ước của x đều khả nghịch hoặc liên kết với x nên x bất khả
qui.

4.1.3 Vành nhân tử hóa và sự phân tích trong vành chính

4.1.3.1 Định nghĩa. Một phần tử x 6= 0 trong miền nguyên R được gọi là
có phân tích duy nhất thành các nhân tử bất khả qui nếu

x = up1 p2 . . . pn ,

trong đó u là phần tử khả nghịch, pi , i = 1, . . . , n là các phần tử bất khả qui


trong R; và nếu có hai sự phân tích như vậy.

x = up1 p2 . . . pn = vq1 q2 . . . qm ,

126
trong đó v là phần tử khả nghịch, qi , i = 1, . . . , m là các phần tử bất khả
qui trong R thì m = n và sau một phép hoán vị các chỉ số (nếu cần) ta có
pi = vi qi , i = 1, . . . , m, với vi khả nghịch trong R.

4.1.3.2 Định nghĩa. Một miền nguyên trong đó mọi phần tử khác 0 đều
có phân tích duy nhất thành các nhân tử bất khả qui được gọi là một vành
nhân tử hóa (hay còn gọi là vành Gauss).

Định lý sau đây cho thấy rằng trong một vành chính mọi phần tử khác 0
đều có thể phân tích duy nhất thành các nhân tử bất khả qui.

4.1.3.3 Định lý. Mỗi vành chính là một vành nhân tử hóa.

Chứng minh. Giả sử R là một vành chính. Trước hết ta chứng minh mọi phần
tử khác 0 đều có thể phân tích thành tích của các phần tử bất khả qui. Gọi
S là tập tất cả các iđêan chính khác 0 của R mà các phần tử sinh của chúng
không phân tích được thành tích các nhân tử bất khả qui. Ta cần chứng minh
S = ∅. Giả sử ngược lại, S 6= ∅ và < a1 >∈ S. Xét dãy tăng thực sự các
iđêan trong S :
< a1 >( . . . (< an >( . . .
Ta sẽ chứng minh dãy này là hữu hạn. Thật vậy, do ∪ < ai > là một iđêan
i
của R nên nó là iđêan chính. Gọi a là một phần tử sinh của ∪ < ai >. Khi
i
đó a thuộc một iđêan nào đó trong dãy, chẳng hạn a ∈< an > . Ta có

< an > ⊆ < a > ⊆ < an > .

Vì thế < a > = < an > . Do < an >∈ S nên an không bất khả qui. Do đó
an = bc, trong đó b, c là các phần tử không khả nghịch. Suy ra các iđêan sinh
bởi b hoặc c đều chứa thực sự < an >. Do tính cực đại của < an > trong dãy
trên nên < b >∈
/ S và < c >∈
/ S. Điều này có nghĩa b và c phân tích được
thành tích các nhân tử bất khả qui. Suy ra an phân tích được thành tích các
nhân tử bất khả qui. Điều này mâu thuẫn với việc < an >∈ S. Do đó giả
thiết S 6= ∅ là sai, hay nói cách khác, mọi phần tử khác 0 đều có thể phân
tích thành tích của các phần tử bất khả qui.

127
Bây giờ ta chứng minh tính duy nhất. Giả sử x ∈ R, x 6= 0 và

x = up1 p2 . . . pn = vq1 q2 . . . qm ,

trong đó u, v là các phần tử khả nghịch , pi , i = 1, . . . , n, qj , j = 1, . . . , m


là các phần tử bất khả qui trong R. Do p1 | q1 q2 . . . qm nên theo Mệnh đề
4.1.2.6, p1 phải là ước của một qi nào đó. Vì R là vành giao hoán nên có thể
giả thiết p1 | q1 . Nhưng do q1 bất khả qui nên nó không có ước thực sự. Hơn
nữa p1 không khả nghịch nên p1 và q1 liên kết, tức tồn tại u1 ∈ R khả nghịch
sao cho q1 = u1 p1 . Như vậy ta được p1 p2 . . . pn = u1 p1 q2 . . . qm .
Vì p1 6= 0 và R là miền nguyên nên suy ra p2 . . . pn = u1 q2 . . . qm . Lại tiếp
tục quá trình trên n lần, ta được n ≤ m và

1 = u1 u2 . . . un qn+1 . . . qm .

Vì các qi không khả nghịch nên ta phải có m = n và như vậy định lí được
chứng minh.

4.1.3.4 Ví dụ. Sự phân tích một số nguyên thành tích các thừa số nguyên
tố là những ví dụ cho định lý trên. Chẳng hạn

20 = 2.2.5 = (−2)(−2)5 = (−2)2(−5) = 2(−2)(−5) = . . . .

4.1.4 Một số ví dụ về vành chính và vành nhân tử hóa

(1). Vành các số nguyên Z là vành chính (xem Ví dụ 4.1.2.2) và do đó theo


Định lý 4.1.3.3, Z cũng là một vành nhân tử hóa.

(2). Tập hợp R = {a + b −3 | a, b ∈ Z} là một vành con của trường
các số phức C nên nó là một miền nguyên. Tuy nhiên, R không phải là vành
nhân tử hóa vì 4 ∈ R và nó có hai sự phân tích khác nhau thành các nhân
tử bất khả qui:
√ √
4 = 2.2 = (1 + −3)(1 − −3).
Do đó R không phải là vành chính.
(3). Vành các số nguyên Gauss Z[i] = {a + bi | a, b ∈ Z, i2 = −1} là một
vành chính và do đó theo Định lý 4.1.3.3, Z[i] cũng là một vành nhân tử hóa..

128
Thật vậy, vì Z[i] là một vành con của trường các số phức C nên nó là một
miền nguyên. Bây giờ ta sẽ chứng tỏ mọi iđêan của Z[i] đều là iđêan chính.
Trước hết ta nhận xét rằng Q[i] = {α + βi | α, β ∈ Q} là trường các
thương của Z[i]. Ngoài ra, với mọi số hữu tỉ α luôn tồn tại số nguyên a sao
cho | α − a |≤ 1/2. Do đó, ∀x = α + βi ∈ Q[i], tồn tại a, b ∈ Z sao cho

| α − a |≤ 1/2; | β − b |≤ 1/2

Đặt z = a + bi ∈ Z[i] ta có

| x − z |2 = (α − a)2 + (β − b)2 ≤ 1/4 + 1/4 = 1/2 < 1.

Giả sử I là một iđêan của Z[i]. Nếu I = {0} thì I =< 0 > . Nếu I 6= {0} thì
ta đặt
X = {| z |2 | 0 6= z ∈ I}.

X là một tập con khác rỗng của N không chứa 0. Gọi u ∈ Z[i] sao cho | u |2
là số tự nhiên bé nhất của X . Giả sử v là phần tử tuỳ ý của I . Vì v/u ∈ Q[i]
nên tồn tại z ∈ Z[i] sao cho | v/u − z |2 < 1 hay | v − zu |2 <| u |2 . Do
v − zu ∈ I và | u |2 là phần tử bé nhất của X nên ta phải có v − zu = 0 hay
v = zu. Từ đó suy ra I =< u >, nghĩa là I là iđêan chính.
√ √
(4). Vành Z[ 2] = {a + b 2 | a, b ∈ Z} là vành chính và do đó theo Định

lý 4.1.3.3, Z[ 2] cũng là một vành nhân tử hóa.

BÀI TẬP
1. Giả sử R là một vành chính và p là một phần tử khác 0 của R. Chứng
minh rằng p là bất khả quy khi và chỉ (p) là iđêan tối đại.
2. Chứng minh rằng, trong một vành chính các iđêan nguyên tố khác {0}
là các iđêan tối đại.
3. Vành con, vành thương của một vành chính có phải là vành chính không?
4. Chứng minh rằng nếu K là một trường thì K là một vành chính.
√ √
5. Cho Z[ −3] = {a + b −3 | a, b ∈ Z}. Chứng minh rằng:

(1) Z[ −3] cùng với phép cộng và phép nhân số phức là một miền nguyên;

129
√ √ √
(2) 2, 1 + −3, 1 − −3 là những phần tử bất khả quy của Z[ −3]. Từ

đó hãy suy ra Z[ −3] không phải là vành chính.
6. Chứng minh rằng tập hợp

A = {a + 3bi | a, b ∈ Z, i2 = −1}

cùng với phép cộng và phép nhân các số phức là một vành giao hoán có đơn
vị nhưng không phải là vành chính.
7. Chứng minh rằng tập hợp

A = {a + bi 2 | a, b ∈ Z, i2 = −1}

cùng với phép cộng và phép nhân các số phức là một vành chính.

4.2 Vành Euclid


4.2.1 Định nghĩa và ví dụ

4.2.1.1 Định nghĩa. Một vành Euclid là một miền nguyên R được trang bị
một ánh xạ δ : R \ {0} → N thoả mãn các tính chất sau:
(1) δ(ab) ≥ δ(a), với mọi a, b khác 0 trong R;
(2) ∀a, b ∈ R, b 6= 0, tồn tại q, r ∈ R sao cho a = bq + r, trong đó r = 0
hoặc nếu r 6= 0 thì δ(r) < δ(b).
Phần tử q trong phát biểu (2) được gọi là thương và r được gọi là dư trong
phép chia a cho b. Nếu r = 0 thì b chia hết a và theo (1) ta có δ(b) ≤ δ(a). Như
vậy điều kiện cần để một phần tử b là ước của phần tử a 6= 0 là δ(b) ≤ δ(a).
Ánh xạ δ được gọi là ánh xạ Euclid và vành Euclid còn được gọi là vành
có phép chia với dư.

4.2.1.2 Ví dụ. (1). Vành các số nguyên Z là vành Euclid với ánh xạ

δ : Z \ {0} → N, xác định bởi δ(n) = |n|.

(2). Vành các số nguyên Gauss Z[i] là vành Euclid với ánh xạ

δ : Z[i] \ {0} → N, xác định bởi δ(z) = |z|2 .

130
4.2.2 Mối liên hệ giữa vành chính và vành Euclid, thuật toán
Euclid

4.2.2.1 Mệnh đề. Mọi vành Euclid đều là vành chính.

Chứng minh. Giả sử R là một vành Euclid và I là một iđêan tùy ý của R.
Nếu I = 0 thì I là iđêan chính sinh bởi 0. Giả sử I 6= 0, gọi a là phần tử
khác 0 của I có tính chất sau:

δ(a) = min{δ(x) | 0 6= x ∈ I}.

Với mọi x ∈ I, x 6= 0, xét phép chia x cho a

x = aq + r.

Khi đó r = x − aq ∈ I, do đó r = 0, vì nếu trái lại thì δ(r) < δ(a), mâu


thuẫn với định nghĩa của a. Như vậy I = aR là iđêan chính sinh bởi a.

Theo Mệnh đề 4.1.2.3, trong một vành chính ước chung lớn nhất của hai
phần tử luôn tồn tại. Vì vậy, điều đó cũng đúng cho vành Euclid. Tuy nhiên
trong vành Euclid ta có thể tìm ước chung lớn nhất của hai phần tử bằng
thuật toán Euclid, dựa vào bổ đề sau.

4.2.2.2 Bổ đề. Giả sử R là một vành chính, a, b, q, r ∈ R thoả mãn

a = bq + r.

Khi đó UCLN(a, b) = UCLN(b, r).

Chứng minh. Vì tập các ước chung của a và b cũng chính là tập các ước chung
của b và r nên UCLN (a, b) = UCLN (b, r).

Vành Euclid luôn thỏa mãn bổ đề trên, vì thế ta có thuật toán sau để tìm
ước chung lớn nhất của hai phần tử trong một vành Euclid.
Thuật toán Euclid. Giả sử R là một vành Euclid và a, b là các phần tử của
R. Đặt vấn đề tìm ước chung lớn nhất của a, b.
Nếu a = 0 thì UCLN(0, b) = b hoặc nếu b = 0 thì UCLN(a, 0) = a.

131
Nếu a, b 6= 0 thì thực hiện phép chia a cho b ta được

a = bq0 + r0 ,

với r0 = 0 hoặc δ(r0 ) < δ(b) nếu r0 6= 0. Nếu r0 6= 0 ta lại chia b cho r0 :

b = r0 q1 + r1 ,

với r1 = 0 hoặc δ(r1 ) < δ(r0 ) nếu r1 6= 0. Nếu r1 6= 0 ta lại chia r0 cho r1 :

r0 = r1 q2 + r2 ,

với r2 = 0 hoặc δ(r2 ) < δ(r1 ) nếu r2 6= 0.


Quá trình chia như vậy phải chấm dứt sau một số hữu hạn bước vì dãy
các số tự nhiên
δ(b) > δ(r0 ) > δ(r1 ) > δ(r2 ) > . . . .
không thể giảm vô hạn, tức là sau một số hữu hạn phép chia ta đi đến một
phép chia với dư bằng 0:

rk−1 = rk qk+1 + 0.

Áp dụng bổ đề trên ta được


rk =UCLN(rk , 0) = UCLN(rk−1 , rk ) = UCLN(rk−2 , rk−1 )
...
=UCLN(r1 , r2 ) = UCLN(r0 , r1 ) = UCLN(b, r0 ) = UCLN(a, b).
Như vậy ước chung lớn nhất của hai phần tử a, b là dư cuối cùng khác 0 trong
thuật toán nói trên và thuật toán này được gọi là thuật toán Euclid.
BÀI TẬP
8. Chứng minh rằng các vành sau đây đều là vành Euclid:
(1) Z[i] = {a + bi | a, b ∈ Z} ;
√ √
(2) Z[ −2] = {a + −2 | a, b ∈ Z};

(3) A = {a + bi 2 | a, b ∈ Z}.
9. Chứng minh rằng nếu K là một trường thì K là vành Euclid.
10. Giả sử A là một vành Euclid. Chứng minh rằng A là một trường khi
và chỉ khi δ(x) là một hằng số với mọi x ∈ A \ {0}.

132
NỘI DUNG THẢO LUẬN

1. Khái niệm ước, bội, phần tử bất khả quy trong một vành.
2. Khái niệm và tính chất của vành chính, vành Euclid và vành nhân tử
hóa;
3. Khái niệm ước chung lớn nhất, sự tồn tại ước chung lớn nhất trong vành
chính.
4. Sự phân tích trong vành nhân tử hóa, thuật toán Euclid trong vành
Euclid.
5. Mối liên hệ giữa vành chính, vành nhân tử hóa và vành Euclid.
6. Tính chất của vành các số nguyên Z, trường Q, trường R và trường C.

133
CHƯƠNG 5

VÀNH ĐA THỨC

5.1 Vành đa thức một ẩn


5.1.1 Khái niệm đa thức

Cho A là một vành giao hoán.

5.1.1.1 Định nghĩa. Giả sử S là một vành, A là một vành con của S và
X ∈ S . Khi đó ta nói X là siêu việt trên A, nếu với mọi a0 , a1 , · · · , an ∈ A
(n ≥ 0), mà
a0 + a1 X + · · · + an X n = 0
trong S thì ai = 0 với mọi 0 ≤ i ≤ n. Nếu X không siêu việt trên A thì ta
nói X là đại số trên A.

Chú ý rằng với mọi a ∈ A thì a là đại số trên A. Như vậy, nếu phần tử X
siêu việt trên A thì chắc chắn rằng X ∈
/ A.
Cho trước một vành A, định lý sau khẳng định luôn tồn tại một cặp
(S, X), trong đó S là một vành giao hoán chứa A như là một vành con và
X ∈ S là một phần tử siêu việt trên A.

5.1.1.2 Định lý. Cho trước một vành A luôn tồn tại một cặp (S, X) thỏa
mãn các điều kiện sau:

(1) S là một vành giao hoán và A là một vành con của S ,

(2) X ∈ S và X là siêu việt trên A,

(3) Mỗi phần tử f ∈ S biểu diễn được một cách duy nhất dưới dạng

f = a0 + a1 X + · · · + an X n

134
trong đó a0 , a1 , · · · , an ∈ A (n ≥ 0).

Chứng minh. Trước hết ta xây dựng vành S . Ký hiệu

S = {f = (a0 , a1 , a2 , . . .) | ai ∈ A, ai = 0 với hầu hết i ∈ N}.

Trên S ta định nghĩa hai qui tắc cộng và nhân như sau: giả sử f = (a0 , a1 , . . .), g =
(b0 , b1 , . . .) ∈ S. Khi đó

f + g = (a0 + b0 , a1 + b1 , . . .);

f g = (c0 , c1 , . . .)
P
trong đó ck = ai bj , k = 0, 1, 2, . . . . Dễ kiểm tra rằng S cùng với
i+j=k
hai phép toán nói trên lập thành một vành giao hoán, có đơn vị là 1 =
(1, 0, 0, . . .), phần tử không là 0 = (0, 0, 0, . . .). Kí hiệu X = (0, 1, 0, 0, . . .) ∈
S. Dễ thấy rằng
X 2 = (0, 0, 1, 0, . . .),
...
X n = (0, . . . , 0 , 1, 0, . . .), ∀n ∈ N∗ .
| {z }
n phần tử 0

Sau đây ta sẽ chứng minh rằng cặp (S, X) thỏa mãn định lý.
• Vì A là vành giao hoán nên vành S cũng là vành giao hoán. Ánh xạ

ϕ : A → S, a 7→ (a, 0, . . .)

là một đơn cấu vành nên ta có thể xem A là vành con của vành S bằng cách
đồng nhất mỗi phần tử a ∈ A với ảnh của nó ϕ(a) = (a, 0, . . .) ∈ S . Chú ý
rằng khi đó với mọi a ∈ A và với mọi n ∈ N, ta có

aX n = (0, . . . , 0 , a, 0, . . .).
| {z }
n phần tử 0

• Ta chứng minh X siêu việt trên A. Thật vậy, nếu

a0 + a1 X + . . . + an X n = 0,

135
với ai ∈ A và n ∈ N thì ta có (a0 , a1 , . . . , an , 0, . . .) = (0, 0, . . .). Điều này
kéo theo ai = 0, i = 0, 1, . . . , n. Vì vậy X siêu việt trên A.
• Với mỗi f = (a0 , a1 , . . .) ∈ S, nếu f 6= 0 thì tồn tại số tự nhiên n sao
cho an 6= 0 và ai = 0, ∀i > n. Khi đó
f =(a0 , 0, . . .) + (0, a1 , 0, . . .) + . . . + (0, . . . , 0, an , 0, . . .)
=a0 + a1 X + . . . + an X n .
Cách biểu thị như vậy là duy nhất đối với mỗi phần tử f ∈ S. Thật vậy, nếu
f có hai biểu diễn

f = a0 + a1 X + . . . + an X n = b0 + b1 X + . . . + bm X m ,

với ai , bi ∈ A và m ≤ n. Khi đó ta có

(a0 − b0 ) + (a1 − b1 )X + . . . + (am − bm )X m + am+1 X m+1 + . . . + an X n = 0.

Vì X siêu việt trên A nên ta suy ra

a0 − b0 = a1 − b1 = . . . = am − bm = am+1 = . . . = an = 0.

Do đó
(a0 , a1 , . . .) = (b0 , b1 , . . .)
hay biểu diễn như vậy của f là duy nhất. Đặc biệt, nếu f = 0 thì ta có thể
xem f = a0 + a1 X + . . . + an X n với a0 = a1 = . . . = an = 0.

5.1.1.3 Định nghĩa. Vành S thỏa mãn Định lý 5.1.1.2 được gọi là vành đa
thức một biến X trên vành A và ký hiệu S := A[X]. Mỗi phần tử của vành
A[X] được gọi là một đa thức biến X với hệ tử trong A.

Cho hai đa thức f (X) = a0 + a1 X + . . . + an X n , g(X) = b0 + b1 X + . . . +


bm X m ∈ A[X]. Theo Định lý 5.1.1.2, f (X) = g(X) ⇐⇒ m = n và ai =
bi , ∀i = 0, . . . , n. Suy ra f (X) = a0 + a1 X + . . . + an X n = 0 ⇐⇒ ai =
0, ∀i = 0, . . . , n. Mỗi f ∈ A[X], nếu f 6= 0 và nếu chọn một biểu diễn của f
sao cho an 6= 0 thì khi đó số nguyên n ≥ 0 được xác định duy nhất bởi f và
được gọi là bậc của f và ký hiệu bởi deg f . Chú ý rằng, người ta không định

136
nghĩa bậc của đa thức 0; trong một số trường hợp cụ thể, ta có thể qui ước
bậc của đa thức 0 là -1 hoặc −∞ để phù hợp với vấn đề đang xem xét.

5.1.1.4 Bổ đề. Cho vành đa thức A[X] và 0 6= f, g ∈ A[X]. Giả sử deg f =


m, deg g = n và

f = a0 + a1 X + · · · + am X m , g = b0 + b1 X + · · · + bn X n

(ai , bj ∈ A, am , bn 6= 0). Nếu am không là ước của không trong A thì

f g 6= 0 và deg(f g) = deg f + deg g.

Chứng minh. Vì am không là ước của không trong A, am , bn 6= 0 nên am bn 6=


0. Do đó f g 6= 0. Hạng tử cao nhất của f g là am bn X m+n nên

deg(f g) = m + n = deg f + deg g.

Từ bổ đề trên ta có ngay hệ quả sau đây.

5.1.1.5 Hệ quả. Nếu A là một miền nguyên thì vành đa thức A[X] cũng là
miền nguyên.

5.1.1.6 Định lý. Cho vành đa thức A[X] và ψ : A → T là một đồng cấu
vành. Cho t ∈ T . Khi đó tồn tại duy nhất một đồng cấu vành ϕ : A[X] → T
thỏa mãn các điều kiện sau.

(1) ϕ(a) = ψ(a), ∀a ∈ A;

(2) ϕ(X) = t.

Chứng minh. Trước hết ta dễ thấy rằng ánh xạ ϕ : A[X] → T , xác định bởi

ϕ(a0 + a1 X + . . . + an X n ) = ψ(a0 ) + ψ(a1 )t + . . . + ψ(an )tn

với mọi a0 + a1 X + . . . + an X n ∈ A[X], là đồng cấu vành thỏa mãn định lý.
Giả sử có một đồng cấu vành ϕ0 : A[X] → T thỏa mãn:

137
(1) ϕ0 (a) = ψ(a), ∀a ∈ A;

(2) ϕ0 (X) = t.

Khi đó với mọi a0 + a1 X + . . . + an X n ∈ A[X] ta có:

ϕ0 (a0 +a1 X+. . .+an X n ) = ψ(a0 )+ψ(a1 )t+. . .+ψ(an )tn = ϕ(a0 +a1 X+. . .+an X n ).

Do đó ϕ0 = ϕ và định lý được chứng minh.

Với mỗi f ∈ A[X] ta ký hiệu ϕ(f ) bởi f (t) và gọi là giá trị của f tại
X = t.

5.1.1.7 Hệ quả. Cho A[X] và A[Y ] là các vành đa thức. Khi đó tồn tại duy
nhất một đẳng cấu vành ϕ : A[X] → A[Y ] sao cho ϕ(X) = Y và ϕ(a) = a
với mọi a ∈ A.

Chứng minh. Theo Định lý 5.1.1.6, tồn tại các đồng cấu vành ϕ : A[X] →
A[Y ] sao cho ϕ(X) = Y và ϕ(a) = a với mọi a ∈ A và ϕ0 : A[Y ] → A[X]
sao cho ϕ0 (Y ) = X và ϕ(a) = a với mọi a ∈ A. Khi đó ϕϕ0 = 1A[Y ] và
ϕ0 ϕ = 1A[X] . Do đó ϕ là một đẳng cấu vành.

Như vậy vành đa thức A[X] là xác định duy nhất sai khác một đẳng cấu.

5.1.2 Phép chia với dư, thuật toán Euclid tìm UCLN

5.1.2.1 Định lý. Giả sử R là một miền nguyên và g ∈ R[X] là một đa


thức với hệ tử cao nhất khả nghịch trong vành R. Khi đó, với mỗi đa thức
f ∈ R[X], tồn tại duy nhất một cặp đa thức q, r ∈ R[X] sao cho

f = gq + r,

trong đó r = 0 hoặc deg r < deg g nếu r 6= 0.

Chứng minh. Giả sử

f = a0 + a1 X + · · · + an X n , g = b0 + b1 X + · · · + bm X m ,

138
trong đó an bn 6= 0) và bm khả nghịch trong vành R. Ta chứng minh định lý
bằng quy nạp theo n.
Nếu n = 0, m = 0 thì ta đặt r = 0, q = a0 b−1
0 . Nếu n = 0, m > 0 thì ta
đặt q = 0, r = f .
Bây giờ ta giả sử n > 0 và giả sử định lý đã được chứng minh cho mọi đa
thức f có bậc nhỏ hơn n. Nếu m > n thì ta chọn q = 0, r = f . Trái lại, nếu
m ≤ n thì f = f − (an b−1
m )X
n−m
g là một đa thức với bậc degf < n. Theo
giả thiết quy nạp, tồn tại các đa thức q và r sao cho

f = qg + r

sao cho r = 0 hoặc deg r < m nếu r 6= 0. Đặt q = an b−1


m X
n−m
+ q. Ta thấy
cặp đa thức q và r thỏa mãn điều kiện

f = gq + r,

trong đó r = 0 hoặc deg r < deg g nếu r 6= 0.


Tiếp theo ta chứng minh tính duy nhất của cặp q, r. Giả sử q 0 và r0 là các
đa thức sao cho
f = gq 0 + r0 ,
trong đó r0 = 0 hoặc deg r0 < deg g nếu r0 6= 0. Khi đó r − r0 = (q 0 − q)g .
Nếu q 6= q 0 thì do R là miền nguyên nên

deg(r − r0 ) = deg(q 0 − q) + degg ≥ g.

Điều này mâu thuẫn với giả thiết degr < degg, degr0 < degg. Do đó q = q 0 .
Điều này dẫn tới r = r0 . Định lý được chứng minh hoàn toàn.

Từ định trên ta có ngay hệ quả sau.

5.1.2.2 Hệ quả. Giả sử K là một trường, f, g ∈ K[X] là hai đa thức khác


không. Khi đó tồn tại duy nhất một cặp đa thức q, r ∈ K[X] sao cho

f = gq + r,

trong đó r = 0 hoặc deg r < deg g nếu r 6= 0.

139
5.1.2.3 Chú ý. Như vậy, nếu K là một trường thì vành đa thức K[X] là
một vành Euclid với ánh xạ Euclid:

δ : K[X] \ {0} → N

xác định bởi δ(f (X)) = degf (X). Do đó, theo Định lý 4.1.3.3 và Mệnh đề
4.2.2.1, K[X] cũng là vành chính và vành nhân tử hóa. Vì vậy, K[X] có đầy
đủ các tính chất của vành chính, vành Euclid và vành nhân tử hóa như đã
trình bày trong Chương 4. Chẳng hạn, mọi iđêan của vành K[X] đều là iđêan
chính, mỗi đa thức khác không trong vành K[X] đều có phân tích duy nhất
thành tích của các đa thức bất khả quy, có thể tìm ước chung lớn nhất của
hai đa thức bằng thuật toán Euclid.

5.1.3 Nghiệm của đa thức

5.1.3.1 Định nghĩa. Cho đa thức f (X) = a0 + a1 X + . . . + an X n ∈ R[X]


và phần tử c ∈ R. Khi đó:
(1). Nếu f (c) := a0 + a1 c + . . . + an cn = 0 thì c được gọi là một nghiệm
(trong vành R) của đa thức f (X);
(2). Việc tìm tất cả các nghiệm trong vành R của đa thức f (X) được gọi
là giải phương trình đại số f (X) = 0 trong vành R.

5.1.3.2 Mệnh đề. (Định lý Bézout) Giả sử R là một miền nguyên, c ∈


R, f (X) ∈ R[X]. Khi đó dư của phép chia f (X) cho X − c là f (c).

Chứng minh. Vì deg (X − c) = 1, theo Định lý 5.1.2.1 thì dư trong phép chia
f (X) cho X − c hoặc bằng 0 hoặc là một đa thức bậc 0. Do đó

f (X) = (X − c)q(x) + r,

với r ∈ R. Thay X = c ta được r = f (c).

Từ mệnh đề trên ta có ngay hệ quả sau đây.

5.1.3.3 Hệ quả. Giả sử R là một miền nguyên. Khi đó c ∈ R là nghiệm của


đa thức f (X) ∈ R[X] khi và chỉ khi f (X) chia hết cho X − c.

140
Sơ đồ Hoocne. Cho R là một miền nguyên, c ∈ R và

f (X) = a0 X n + a1 X n−1 + . . . + an−1 X + an ∈ R[X].

Giả sử q(X) = b0 X n−1 + b1 X n−2 + . . . + bn−2 X + bn−1 là thương và r ∈ R là


dư của phép chia f (X) cho X − c. Khi đó ta có

f (X) = q(X)(X − c) + r.

Đồng nhất hệ tử hai vế ta được



b0 = a0
bi = ai + cbi−1 , i = 1, . . . , n − 1
r = an + cbn−1 .

Do đó ta có thể dùng sơ đồ sau để tính bi và r và gọi là sơ đồ Hoocne:


a0 a1 a2 . . . an
c b0 b1 b2 . . . r
trong đó 
b0 = a0
bi = ai + cbi−1 , i = 1, . . . , n − 1
r = an + cbn−1 .

5.1.3.4 Ví dụ. 1). Tìm thương và dư của phép chia: f (X) = X 4 −2X 2 +X−1
cho X − 2
1 0 −2 1 −1
2 1 2 2 5 9
Do đó f (X) = (X − 2)(X 3 + 2X 2 + 2X + 5) + 9.
2). Biểu diễn f (X) = X 4 − 2X 2 + X − 1 qua luỹ thừa của X − 2
1 0 −2 1 −1
2 1 2 2 5 9
2 1 4 10 25
2 1 6 22
2 1 8
2 1
Vậy f (X) = (X − 2)4 + 8(X − 2)3 + 22(X − 2)2 + 25(X − 2) + 9.

5.1.3.5 Định nghĩa. Cho m là một số nguyên dương. Phần tử c ∈ R được


gọi là nghiệm bội cấp m của đa thức f (X) ∈ R[X] nếu f (X) chia hết cho
(X − c)m và f (X) không chia hết cho (X − c)m+1 .

141
Nếu m = 1 thì c được gọi là nghiệm đơn.
Nếu m = 2 thì c được gọi là nghiệm kép.

5.1.3.6 Định lý. Giả sử K là một trường. Phần tử c ∈ K là nghiệm bội của
đa thức f (X) ∈ K[X] khi và chỉ khi f 0 (c) = 0.

Chứng minh. Giả sử c là nghiệm bội của f (X). Khi đó f (X) = (X −c)k g(X)
với k > 1 và g(X) ∈ K[X]. Do đó f 0 (X) = (X −c)k g 0 (X)+k(X −c)k−1 g(X).
Suy ra f 0 (c) = 0.
Ngược lại, nếu f 0 (c) = 0. Ta viết f (X) = (X − c)k g(X) với k ≥ 0 và
g(X) ∈ K[X]. Khi đó nếu k = 0 hoặc k = 1 thì f 0 (c) 6= 0. Do đó k > 1 hay
c là một nghiệm bội của f (X).

Nhắc lại rằng, đặc số của một trường K là số nguyên không âm nhỏ nhất
p sao cho p1 = 0, trong đó 1 là đơn vị của trường K . Đặc số của trường là
một số nguyên tố nếu trường đó có đặc số hữu hạn. Trường các số thực R và
trường các số phức C có đặc số 0.

5.1.3.7 Mệnh đề. (1). Nếu trường K có đặc số 0 và f (X) ∈ K[X] sao cho
f 0 (X) = 0 thì f (X) ∈ K.
(2). Giả sử trường K có đặc số p > 0 và cho đa thức

f (X)a0 + a1 X + . . . + an X n ∈ K[X].

Khi đó f 0 (X) = 0 khi và chỉ khi mọi chỉ số k mà ak 6= 0 đều chia hết cho p.

Chứng minh. (1). Nếu trường K có đặc số 0 thì đạo hàm các hạng tử ak X k là
kak X k−1 6= 0 nếu ak 6= 0. Do đó nếu f 0 (X) = 0 thì ak = 0 với k = 1, 2, . . . , n..
Vậy f (X) = a0 ∈ K.
(2). Giả sử đặc số của trường K là p > 0. Khi đó đạo hàm các hạng tử
ak X k là kak X k−1 = 0 khi và chỉ khi p | k với ak 6= 0, nghĩa là f 0 (X) = 0 khi
và chỉ khi p | k với mọi k mà ak 6= 0.

5.1.3.8 Định lý. Giả sử R là một miền nguyên và f (X) ∈ R[X] là một đa
thức bậc n ≥ 1. Khi đó f (X) có không quá n nghiệm trên R.

142
Chứng minh. Giả sử f (X) có nhiều hơn n nghiệm, chẳng hạn f (X) có n + 1
nghiệm là c1 , c2 , . . . , cn+1 . Khi đó f (X) chia hết cho (X −c1 )(X −c2 ) . . . (X −
cn+1 ). Do đó, ∃q(X) ∈ K[X] sao cho

f (X) = (X − c1 )(X − c2 ) . . . (X − cn+1 )q(X).

Điều này không thể xảy ra vì bậc của các đa thức ở hai vế là khác nhau.

5.1.3.9 Chú ý. (1). Định lý trên không đúng nếu R không phải là miền
nguyên. Chẳng hạn, đa thức f (X) = X 2 + 14 ∈ Z15 [X] có bậc 2 nhưng có 4
nghiệm là 1, 4, 11, 14.
(2). Cho K là một trường và f (X) ∈ K[X] với degf (X) > 1. Khi đó,
nếu f (X) bất khả qui trên K thì f (X) vô nghiệm trên K. Tuy nhiên điều
ngược lại không đúng. Thật vậy, chẳng hạn đa thức f (x) = (x2 + 1)(x4 + 5)
vô nghiệm trên R nhưng không bất khả qui trên R. Nói riêng, trường hợp
degf (X) = 3 thì f (X) bất khả qui trên K khi và chỉ khi f (X) vô nghiệm
trên K.

5.1.3.10 Định lý. (Công thức Viet) Cho K là một trường và đa thức f (X) =
a0 X n + a1 X n−1 + . . . + an ∈ K[X]. Giả sử f (X) có n nghiệm trên trường K
là c1 , c2 , . . . , cn . Khi đó


 c1 + c2 + . . . + cn = − aa01
 a
c1 c2 + c1 c3 + . . . + cn−1 cn = a02


c1 c2 c3 + . . . + cn−2 cn−1 cn = − aa30
...




c1 c2 . . . cn = (−1)n an

a0

Chứng minh. Do c1 , c2 , . . . , cn là các nghiệm của f (X) nên f (X) viết được
dưới dạng
f (X) = a0 (X − c1 )(X − c2 ) . . . (X − cn )
= a0 X n − (c1 + c2 + . . . + cn )X n−1 + . . . + (−1)n c1 c2 . . . cn .


Từ đó suy ra điều cần chứng minh.

143
BÀI TẬP

1. Trong vành đa thức Z3 [x] hãy tìm tất cả các đa thức có bậc là:
(1) 2
(2) 3
(3) n.
2. Trong vành đa thức Z5 [x], hãy thực hiện các phép nhân sau đây:
(1) (2x2 + 4x + 1)(3x2 + 1x + 2);
(2) (−2x2 + 4x + 3)2 .
3. Trong vành đa thức Z6 [x], hãy thực hiện các phép nhân:

(2x2 + 4x + 1)(3x2 + 1x + 2).

4. Trong vành đa thức Z5 [x], hãy thực hiện các phép chia f (x) cho g(x)
với f (x) = (−1x3 + 2x2 + 2x + 1) và g(x) = −2x2 + 2x − 1.
5. Trong vành đa thức Z7 [x], hãy xác định p để đa thức 1x3 + px + 5 chia
hết cho đa thức 1x2 + 5x + 6.
6. Tìm tất cả các vành Zn mà trong đó đa thức 2x5 − 20x + 24 chia hết
cho đa thức 1x2 + 1x + 2.
7. Trong vành Q[x], chứng minh rằng đa thức (x + 1)2n − x2n − 2x − 1
chia hết cho các đa thức sau đây:
(1) 2x + 1
(2) x + 1
(3) x.
8. Trong vành R[x], tìm điều kiện của số tự nhiên n để:
(1) Đa thức f (x) = x2n + xn + 1 chia hết cho đa thức g(x) = x2 + x + 1.
(2) Đa thức f (x) = (x+1)n +xn +1 chia hết cho đa thức g(x) = x2 +x+1.
9. Trong vành R[x], chứng minh rằng:
(1) Đa thức f (x) = (1 − xn )(1 + x) − 2nxn (1 − x) − n2 xn (1 − x)2 chia
hết cho (1 − x)3 với n nguyên ≥ 2;
(2) Đa thức x300 + x31 + x32 chia hết cho x2 + x + 1.

144
10. Tìm đa thức hệ số thực có bậc nhỏ nhất sao cho chia cho (x − 1)2 còn
dư 2x và chia cho (x − 2)3 còn dư 3x
11. Tìm ước chung lớn nhất của các đa thức f (x) = x3 + x2 − x − 1 và
g(x) = x4 + x3 − 3x2 − 4x − 1.
12. Cho đa thức f (x) ∈ Z[x]. Chứng minh rằng:
(a) f (x) không có nghiệm nguyên nếu f (0) và f (1) đều là các số lẻ;
(b) Nếu phân số tối giản p/q là nghiệm của đa thức f (x) thì p − q là ước
của f (1) và p + q là ước của f (−1).
13. Trong vành đa thức R[x] cho iđêan I sinh bởi x.
(1) Hãy mô tả iđêan I .
(2) Chứng minh rằng vành thương R[x]/I ∼
= R.
14. Trong vành Z[x] cho I là iđêan sinh bởi hai phần tử x và 2.
(1) Chứng minh rằng I là tập hợp gồm tất cả các đa thức có hệ số tự do
chẵn.
(2) Mô tả vành thương Z[x]/I .
(3) Chứng minh rằng Z[x] không phải là vành chính.

5.2 Vành đa thức nhiều ẩn


5.2.1 Xây dựng vành đa thức nhiều ẩn

Cho n là một số nguyên dương. Vành đa thức n ẩn được định nghĩa


bằng qui nạp như sau: giả sử R là vành giao hoán, có đơn vị. Đặt:

R1 = R[x1 ]

R2 = R1 [x2 ]
R3 = R2 [x3 ]
...
Rn = Rn−1 [xn ].
Vành Rn = Rn−1 [xn ], kí hiệu là R[x1 , x2 , . . . , xn ] gọi là vành đa thức của n ẩn,
x1 , x2 , . . . , xn lấy hệ tử trong vành R. Mỗi phần tử của R[x1 , x2 , . . . , xn ] được

145
gọi là một đa thức n ẩn, kí hiệu là f (x1 , x2 , . . . , xn ) hoặc g(x1 , x2 , . . . , xn ), . . .
(hay đơn giản chỉ là f, g, . . .).
Như vậy, mỗi đa thức f (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ R[x1 , x2 , . . . , xn ] được viết dưới
dạng
f (x1 , x2 , . . . , xn ) = c1 xa111 . . . xan1n + . . . + cm xa1m1 . . . xanmn ,

trong đó ci ∈ R, aij ∈ N, i = 1, . . . , m, j = 1, . . . , n, (ai1 , . . . ain ) 6= (ak1 , . . . akn )


với i 6= k.
• Với mỗi i, biểu thức xa1i1 . . . xanin được gọi là một đơn thức của n biến
x1 , . . . , xn và số nguyên ai1 +. . .+ain được gọi là bậc của đơn thức xa1i1 . . . xanin .
a a
Hai đơn thức x1ai1 . . . xanin và x1j1 . . . xnjn được gọi là bằng nhau nếu ai1 =
aj1 , . . . , ain = ajn .
• Biểu thức ci x1ai1 . . . xanin được gọi là một từ; ci được gọi là hệ số của từ
và x1ai1 . . . xanin được gọi là đơn thức của từ ci xa1i1 . . . xanin . Hai từ được gọi là
đồng dạng nếu hai đơn thức của chúng bằng nhau. Hai từ được gọi là bằng
nhau nếu chúng đồng dạng và cùng hệ số. Bậc của một từ khác 0 là bậc của
đơn thức của từ đó.
• Một đa thức là một tổng hữu hạn các từ. Nếu viết một đa thức f thành
tổng của các từ đôi một không đồng dạng thì cách viết đó được gọi là một
biểu diễn chính tắc của f . Mỗi đa thức chỉ có duy nhất một biểu diễn chính
tắc nếu không kể đến thứ tự của các hạng tử.
• Bậc của đa thức f (x1 , x2 , . . . , xn ) đối với ẩn xi là số mũ cao nhất của
xi trong tất cả từ của đa thức đó; nếu ẩn xi không có mặt trong đa thức thì
ta nói bậc của nó bằng 0.
• Bậc (hay bậc tổng thể) của một đa thức là số lớn nhất trong các bậc của
các từ của đa thức đó. Ta không định nghĩa bậc của đa thức 0.
• Một đa thức mà tất cả các từ của nó đều có cùng bậc k thì được gọi
là đa thức thuần nhất bậc k (hay dạng bậc k ). Đặc biệt, đa thức thuần nhất
bậc nhất được gọi là đa thức tuyến tính (hay dạng tuyến tính); một đa thức
thuần nhất bậc hai được gọi là một dạng toàn phương.
Bằng cách thêm các từ 0, cho hai đa thức f (x1 , x2 , . . . , xn ) và g(x1 , x2 , . . . , xn )

146
bao giờ ta cũng viết được chúng dưới dạng
m
X
f (x1 , x2 , . . . , xn ) = ci xa1i1 . . . xanin
i=1

m
X
g(x1 , x2 , . . . , xn ) = di xa1i1 . . . xanin .
i=1

Khi đó phép cộng và phép nhân trong R[x1 , x2 , . . . , xn ] được thực hiện
như sau:
m
X
f (x1 , x2 , . . . , xn ) ± g(x1 , x2 , . . . , xn ) = (ci ± di )xa1i1 . . . xanin ;
i=1

a +aj1
X
f (x1 , x2 , . . . , xn )g(x1 , x2 , . . . , xn ) = (ci dj )x1i1 . . . xanin +ajn ;
i,j

5.2.2 Viết đa thức theo lối từ điển

Thông thường, người ta thường viết các từ của đa thức theo thứ tự lũy
thừa tăng hoặc giảm theo một ẩn nào đó. Trong nhiều trường hợp người ta
viết đa thức theo lối từ điển. Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu về cách viết này.
Trước hết ta định nghĩa một quan hệ thứ tự toàn phần trên tích Đêcac
Nn như sau.

5.2.2.1 Định nghĩa. Cho (a1 , . . . , an ), (b1 , . . . , bn ) ∈ Nn . Ta nói

(a1 , . . . , an ) < (b1 , . . . , bn )

nếu tồn tại chỉ số k sao cho ak < bk và ai = bi vói mọi i < k.

Ví dụ, ta có

(0, 0, 0) < (0, 0, 9) < (1, 2, 5) < (2, 1, 0).

5.2.2.2 Định nghĩa. Cho u = axa11 . . . xann và v = bxb11 . . . xbnn là hai từ. Ta
nói u < v nếu (a1 , . . . , an ) < (b1 , . . . , bn ).

147
Ta ký hiệu Mon(U ) là tập tất cả các đơn thức của vành U = R[x1 , . . . , xn ].
Với hai đơn thức u, v ∈ Mon(U ), ta nói u ≤ v nếu u = v hoặc u < v theo
thứ tự từ điển trong Định nghĩa 5.2.2.2. Rõ ràng quan hệ ≤ vừa định nghĩa
là một quan hệ thứ tự toàn phần trên Mon(U ).

5.2.2.3 Bổ đề. Các phát biểu sau là đúng:


(1). Mỗi tập con khác rỗng của Mon(U ) đều có phần tử bé nhất;
(2). Nếu u ≤ v thì uw ≤ vw với mọi u, v, w ∈ Mon(U ).

Chứng minh. (1). Giả sử E là một tập con khác rỗng của Mon(U ). Nếu
E = {0} thì 0 là phần tử bé nhất của E . Giả sử E 6= {0}. Ta gọi a1 là số bé
nhất trong số các bậc theo biến x1 của các đơn thức khác 0 trong E . Gọi E1
là tập con của E gồm các đơn thức có bậc a1 theo biến x1 . Khi đó E1 6= ∅.
Chọn a2 là số bé nhất trong số các bậc theo biến x2 của các đơn thức trong
E1 . Gọi E2 là tập con của E1 gồm các đơn thức có bậc a2 theo biến x2 . Khi
đó E2 6= ∅. Tiếp tục quá trình này, đến bước thứ n ta sẽ chọn được tập En
gồm đúng một đơn thức và nó chính là phần tử nhỏ nhất của E .
(2). Giả sử u = xi11 . . . xinn , v = xj11 . . . xjnn , w = xk11 . . . xknn là các đơn thức
trong Mon(U ) sao cho u < v . Khi đó tồn tại số tự nhiên m ≤ n sao cho
i1 = j1 , . . . , im−1 = jm−1 và im < jm . Suy ra i1 + k1 = j1 + k1 , . . . , im−1 +
km−1 = jm−1 + km−1 và im + km < jm + km . Vì thế uw < vw.

Quan hệ thứ tự từ điển trên Mon(U ) là quan hệ thứ tự toàn phần, do đó,
ta có thể viết mỗi đa thức f (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈ R[x1 , x2 , . . . , xn ] thành tổng
của các từ từ cao xuống thấp. Ký hiệu in(f ) là từ lớn nhất trong các từ của
f (x1 , x2 , . . . , xn ). Ta gọi in(f ) là từ dấu của f (x1 , x2 , . . . , xn ). Chẳng hạn,
cho đa thức
f (x1 , x2 , x3 ) = 2x1 x22 x53 − x21 x2 + 3x93 + 6

(sắp xếp theo lũy thừa tăng của x1 ). Hệ thống số mũ của nó được sắp xếp
như sau:
(0, 0, 0) < (0, 0, 9) < (1, 2, 5) < (2, 1, 0).

148
Vì vậy, đa thức f (x1 , x2 , x3 ) được xếp theo lối từ điển:

f (x1 , x2 , x3 ) = −x21 x2 + 2x1 x22 x53 + 3x93 + 6

in(f ) = −x21 x2 là từ dấu của f (x1 , x2 , x3 ).


Từ Bổ đề 5.2.2.3 ta có ngay hệ quả sau.

5.2.2.4 Hệ quả. Giả sử R là một miền nguyên, f, g ∈ R[x1 , . . . , xn ]. Khi đó

in(f g) = in(f )in(g).

5.2.3 Đa thức đối xứng

5.2.3.1 Định nghĩa. Cho R là một vành giao hoán có đơn vị và f (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈
R[x1 , x2 , . . . , xn ]. Ta nói f (x1 , x2 , . . . , xn ) là một đa thức đối xứng của n ẩn
nếu:
f (x1 , x2 , . . . , xn ) = f (xσ(1) , xσ(2) , . . . , xσ(n) ),

với mọi hoán vị (σ(1), σ(2), . . . , σ(n)) của (1, 2, . . . , n).

5.2.3.2 Ví dụ. 1). f (x1 , x2 ) = x1 + x2 , và g(x1 , x2 ) = x1 x2 , là những đa


thức đối xứng hai ẩn.
2). h(x1 , x2 , x3 ) = x21 x2 + x22 x3 + x23 x1 + x1 x22 + x2 x23 + x3 x21 + 2x1 x2 x3 là
một đa thức đối xứng ba ẩn.

Ta dễ dàng chứng minh được mệnh đề sau.

5.2.3.3 Mệnh đề. Tập hợp tất cả các đa thức đối xứng của vành R[x1 , x2 , . . . , xn ]
là một vành con của vành R[x1 , x2 , . . . , xn ].

Các đa thức sau đây được gọi là các đa thức đối xứng cơ bản của n ẩn:


 σ1 = x1 + x2 + . . . + xn
σ2 = x1 x2 + x1 x3 + . . . + xn−1 xn


σ3 = x1 x2 x3 + . . . + xn−2 xn−1 xn
...




σ n = x 1 x 2 . . . xn

σk là đa thức đối xứng đẳng cấp bậc k.

149
Định lý sau cho thấy rằng các đa thức đối xứng cơ bản đóng vai trò quan
trọng vì mọi đa thức đối xứng đều có thể biểu diễn được qua các đa thức đối
xứng cơ bản.

5.2.3.4 Định lý. (Định lý cơ bản của đa thức đối xứng) Giả sử f (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈
R[x1 , x2 , . . . , xn ] là một đa thức đối xứng khác 0. Khi đó tồn tại duy nhất một
đa thức ϕ ∈ R[x1 , x2 , . . . , xn ] sao cho

f (x1 , x2 , . . . , xn ) = h(σ1 , . . . , σn ),

trong đó σ1 , . . . , σn là các đa thức đối xứng cơ bản.

Chứng minh. Giả sử in(f ) = ai xi11 . . . xinn , trong đó ai ∈ R. Trước hết, ta


khẳng định i1 ≥ i2 ≥ . . . ≥ in . Thật vậy, với mỗi số tự nhiên m thỏa mãn
1 ≤ m ≤ n − 1, khi thay xm bởi xm+1 , thay xm+1 bởi xm và giữ nguyên các
xk với mọi k 6= m, m + 1, từ cao nhất ai xi11 . . . xinn của f (x1 , x2 , . . . , xn ) trở
thành từ ai xi11 . . . xm+1 im in
m xm+1 . . . xn . Vì f (x1 , x2 , . . . , xn ) là đa thức đối xứng
nên ai xi11 . . . xm+1 im in
m xm+1 . . . xn cũng là một từ của f (x1 , x2 , . . . , xn ) và do đó
nó không thể lớn hơn in(f ). Vì thế ta có im ≥ im+1 với mọi m. Khẳng định
được chứng minh.
i −in in
Tiếp theo, ta cần xác định từ dấu của đa thức σ1i1 −i2 σ2i2 −i3 . . . σn−1
n−1
σn ,
trong đó σ1 , . . . , σn là các đa thức đối xứng cơ bản. Ta có

in(σ1i1 −i2 ) = xi11 −i2


in(σ2i2 −i3 ) = xi12 −i3 xi22 −i3
......
i
n−1 −in i −in in−1 −in i −in
in(σn−1 ) = x1n−1 x2 n−1
. . . xn−1
in(σnin ) = xi1n xi2n . . . xinn .
i −in in
Do đó theo Hệ quả 5.2.2.4, từ dấu của σ1i1 −i2 σ2i2 −i3 . . . σn−1
n−1
σn là xi11 . . . xinn .
Đặt
i −in in
f1 (x1 , x2 , . . . , xn ) = f (x1 , x2 , . . . , xn ) − ai σ1i1 −i2 σ2i2 −i3 . . . σn−1
n−1
σn .

150
i −in in
Khi đó in(f1 ) < in(f ). Vì σ1i1 −i2 σ2i2 −i3 . . . σn−1
n−1
σn là đa thức đối xứng nên
f1 (x1 , x2 , . . . , xn ) là đa thức đối xứng. Giả sử in(f1 ) = aj xj11 . . . xjnn , trong đó
aj ∈ R. Theo khẳng định trên ta có j1 ≥ j2 ≥ . . . ≥ jn . Chú ý rằng theo
−jn jn
chứng minh trên từ dấu của σ1j1 −j2 σ2j2 −j3 . . . σn−1
j
n−1
σn là xj11 . . . xjnn . Đặt
−jn jn
f2 (x1 , x2 , . . . , xn ) = f1 (x1 , x2 , . . . , xn ) − aj σ1j1 −j2 σ2j2 −j3 . . . σn−1
j
n−1
σn .

Khi đó f2 (x1 , x2 , . . . , xn ) là đa thức đối xứng và in(f1 ) < in(f ). Tiếp tục quá
trình trên. Vì in(f1 ) < in(f ) nên jt ≤ i1 với mọi t = 1, . . . , n. Chú ý rằng chỉ
có hữu hạn bộ số nguyên không âm (k1 , . . . , kn ) thỏa mãn kt ≤ i1 với mọi
t = 1, . . . , n. Do đó quá trình này phải kết thúc sau một số hữu hạn bước.
Vì vậy, đến bước thứ s nào đó ta có
k −kn kn
fs (x1 , x2 , . . . , xn ) = fs−1 (x1 , x2 , . . . , xn ) − ak σ1k1 −k2 σ2k2 −k3 . . . σn−1
n−1
σn = 0,

trong đó in(fs−1 ) = ak xk11 . . . xknn . Do đó


−in in −jn jn
σn + aj σ1j1 −j2 σ2j2 −j3
i j
f (x1 , x2 , . . . , xn ) = ai σ1i1 −i2 σ2i2 −i3 . . . σn−1
n−1 n−1
. . . σn−1 σn
kn−1 −kn kn
+... + ak σ1k1 −k2 σ2k2 −k3 . . . σn−1 σn

là biểu diễn của f (x1 , x2 , . . . , xn ) dưới dạng một đa thức của σ1 , . . . , σn .


Bây giờ ta chứng minh tính duy nhất của biểu diễn. Giả sử

f (x1 , x2 , . . . , xn ) = g1 (σ1 , . . . , σn ) = g2 (σ1 , . . . , σn ),

trong đó g1 (x1 , x2 , . . . , xn ) và g2 (x1 , x2 , . . . , xn ) là hai đa thức khác nhau. Đặt

g(x1 , x2 , . . . , xn ) = g1 (σ1 , . . . , σn ) − g2 (σ1 , . . . , σn ).

ai xi11 . . . xinn là biểu diễn


P
Giả sử g(x1 , x2 , . . . , xn ) 6= 0 và g(x1 , x2 , . . . , xn ) =
chính tắc. Khi đó có ít nhất một hệ số ai 6= 0 và đa thức g(σ1 , . . . , σn ) =
ai σ1i1 . . . σnin (xét như đa thức theo biến x1 , x2 , . . . , xn ) là đa thức 0. Rõ ràn
P

nếu (i1 , . . . , in ) và (j1 , . . . , jn ) là hai phần tử khác nhau của Nn thì hai từ dấu
x1i1 +...+in x2i2 +...+in . . . xinn và xj11 +...+jn xj22 +...+jn . . . xjnn tương ứng của σ1i1 . . . σnin
và σ1j1 . . . σnjn là không đồng dạng.

151
i∗ +...+i∗n i∗2 +...+i∗n i∗
Gọi ai∗ x11 x2 . . . xnn là từ dấu cao nhất trong các từ dấu của
i∗ +...+i∗n i∗2 +...+i∗n i∗
các hạng tử ai σ1i1 . . . σnin của g(σ1 , . . . , σn ). Khi đó ai∗ x11 x2 . . . xnn
không đồng dạng với bất cứ từ nào khác. Vì vậy đa thức g(σ1 , . . . , σn ) (xét
như đa thức theo các biến x1 , . . . , xn ) là đa thức khác 0. Điều này là mâu
thuẫn. Vì vậy định lý được chứng minh hoàn toàn.

Đối với những đa thức đối xứng dạng f (x1 , . . . , xn ) = xm m


1 + . . . + xn , ta
có thể sử dụng kết quả sau để biểu thị chúng qua các đa thức đối xứng cơ
bản.

5.2.3.5 Định lý. (Công thức Newton-Girard) Trong vành R[x1 , x2 , . . . , xn ]


cho đa thức
Pk = xk1 + . . . + xkn ,
với k ∈ N. Khi đó:
k−1
k+1
(−1)r+1 σr Pk−r ;
P
(1). Nếu 1 ≤ k ≤ n thì Pk = (−1) kσk +
r=1
n
(−1)r+1 σr Pk−r .
P
(2). Nếu k > n thì Pk =
r=1

Chứng minh. Lấy y là biến không xác định. Khi đó, theo công thức Viet ta

(y − x1 ) . . . (y − xn ) = yn − σ1 y n−1 + σ2 y n−2 + . . . + (−1)n σn .
Chia hai vế đẳng thức trên cho y n và đặt z = 1/y ta có

(1 − x1 z) . . . (1 − xn z) = 1 − σ1 z + σ2 z 2 + . . . + (−1)n σn z n .

Pk z k . Khi đó
P
Đặt σ(z) = (1 − x1 z) . . . (1 − xn z) và P (z) =
k=1

σ(z) = 1 − σ1 z + σ2 z 2 + . . . + (−1)n σn z n ;
∞ Xn n X∞ n
X
k k
X
k
X xi z
P (z) = xi z = (xi z) = .
i=1
k=1 i=1 i=1
k=1
1 − x i z
n
0 0
P xi σ(z)
Ký hiệu σ (z) là đạo hàm của σ(z). Khi đó σ (z) = − 1−xi z . Tính toán
i=1
ta được
n
X xi z −zσ 0 (z)
P (z) = = .
i=1
1 − x i z σ(z)

152
Suy ra
P (z)σ(z) = −z(−σ1 + 2zσ2 − 3z 2 σ3 + . . . + (−1)n nz n−1 σn )
= σ1 z − 2σ2 z 2 + 3σ3 z 3 + . . . + (−1)n+1 nσn z n .

Với 1 ≤ k ≤ n, đồng nhất các hệ số của z k ở hai vế của đẳng thức trên ta

(−1)k+1 kσk = Pk − σ1 Pk−1 + σ2 Pk−2 + . . . + (−1)k−1 σk−1 P1 .

Do đó

Pk = (−1)k+1 kσk + σ1 Pk−1 − σ2 Pk−2 + . . . + (−1)k σk−1 P1 .

Với k > n, đồng nhất hệ số của z k ta được

Pk − σ1 Pk−1 + σ2 Pk−2 + . . . + (−1)n σn Pk−n = 0.

Do đó
Pk = σ1 Pk−1 − σ2 Pk−2 + . . . + (−1)n+1 σn Pk−n

5.2.3.6 Ví dụ. Áp dụng Công thức Newton-Girard, biểu thị đa thức đối
xứng P3 = x31 + x32 + x33 qua các đa thức đối xứng cơ bản, ta có
P1 = x1 + x2 + x3 = σ1
P2 = σ1 P1 − 2σ2 = σ12 − 2σ2 .
P3 = σ1 P2 − σ2 P1 + 3σ3 = σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 .

5.2.3.7 Chú ý. Cho f (x1 , x2 , . . . , xn ) là một đa thức đối xứng. Ký hiệu Sn là


tập tất cả các hoán vị của n phần tử 1.2, . . . , n. Khi đó nếu ai xi11 . . . xinn là một
từ của f (x1 , x2 , . . . , xn ) thì ai xiπ(1)
1
. . . xiπ(n)
n
cũng là từ của f (x1 , x2 , . . . , xn )
với mọi π ∈ Sn . Ký hiệu S(ai xi11 . . . xinn ) là tổng các từ của f (x1 , x2 , . . . , xn )
có dạng ai xiπ(1)
1
. . . xiπ(n)
n
với π ∈ Sn . Khi đó S(ai xi11 . . . xinn ) là đa thức đối
xứng thuần nhất bậc i1 + . . . + in . Hơn nữa, f (x1 , x2 , . . . , xn ) phân tích
được thành tổng của các đa thức đối xứng thuần nhất dạng S(ai xi11 . . . xinn ),
trong đó ai xi11 . . . xinn là một từ của f (x1 , x2 , . . . , xn ). Do đó để biểu diễn

153
f (x1 , x2 , . . . , xn ) qua các đa thức đối xứng cơ bản ta chỉ cần biểu diễn các đa
thức đối xứng thuần nhất S(ai xi11 . . . xinn ) qua các đa thức đối xứng cơ bản.
Phương pháp sau gọi là phương pháp hệ tử bất định. Cho f (x1 , x2 , . . . , xn ) ∈
R[x1 , x2 , . . . , xn ] là một đa thức đối xứng thuần nhất với in(f ) = αxa11 . . . xann .
Vậy deg f (x1 , x2 , . . . , xn ) = a1 + . . . + an . Vì các đa thức đối xứng cơ bản
σ1 , . . . , σn là thuần nhất với bậc theo thứ tự tương ứng là 1, 2, ..., n nên đa
thức ασ1a1 −a2 σ2a2 −a3 . . . σnan cũng là đa thức thuần nhất và có bậc là

a1 − a2 + 2(a2 − a3 ) + . . . + nan = a1 + a2 + . . . + an .

Do đó đa thức

f1 (x1 , x2 , . . . , xn ) = f (x1 , x2 , . . . , xn ) − ασ1a1 −a2 σ2a2 −a3 . . . σnan

cũng thuần nhất và có bậc a1 + a2 + . . . + an nếu nó khác 0. Sắp xếp đa thức


f1 (x1 , x2 , . . . , xn ) theo lối từ điển và giả sử in(f1 ) = βxb11 . . . xbnn . Khi đó

b 1 + a2 + . . . + b n = a1 + a2 + . . . + an


(a1 , . . . , an ) > (b1 , . . . , bn ).
Theo chứng minh của Định lý 5.2.3.4 ta có một dãy hữu hạn các phần tử của
Nn :
(a1 , . . . , an ) > (b1 , . . . , bn ) > (c1 , . . . , cn ) > . . .
thỏa mãn tính chất a1 ≥ . . . ≥ an ; b1 ≥ . . . ≥ bn ; . . . . Vậy ta có hệ thống số

M = {(t11 , . . . , t1n ), . . . , (tm1 , . . . , tmn )},
trong đó
• (t11 , . . . , t1n ) ≥ . . . ≥ (tm1 , . . . , tmn );
• ti1 ≥ ti2 ≥ . . . ≥ tin , với mọi i = 1, . . . , m.
• ti1 + ti2 + . . . + tin = a1 + a2 + . . . + an với mọi i = 1, . . . , m.
Theo Định lý 5.2.3.4 ta có
m
X
f1 (x1 , x2 , . . . , xn ) = ri σ1ti1 −ti2 σ2ti2 −ti3 . . . σntn ,
i=1

154
với ri ∈ R, r1 = hệ tử của hạng tử cao nhất của f.

5.2.3.8 Ví dụ. 1). Trở lại ví dụ trên, áp dụng phương pháp hệ tử bất định,
biểu thị đa thức f (x1 , x2 , x3 ) = x31 + x32 + x33 qua các đa thức đối xứng cơ
bản.
- Trước hết ta xác định in(f ) = x31 , tương ứng với bộ số mũ cao nhất là
(3, 0, 0).
- Ta có hệ thống số mũ M = {(3, 0, 0), (2, 1, 0), (1, 1, 1)}.
- Do đó

f (x1 , x2 , x3 ) = r1 σ13−0 σ20−0 σ30 +r2 σ12−1 σ21−0 σ30 +r3 σ11−1 σ21−1 σ31 = σ13 +r2 σ1 σ2 +r3 σ3 ,

ở đây r1 = 1 (hạng tử cao nhất của f ), còn r2 , r3 tìm bằng phương pháp hệ số
bất định. Gán cho x1 = x2 = 1, x3 = 0 ta được σ1 = 2, σ2 = 1, σ3 = 0, f = 2.
Do đó
2 = 8 + 2r2 .

Suy ra r2 = −3. Tương tự gán x1 = x2 = 1, x3 = −1 ta tìm được r3 = 3.


Vậy
f (x1 , x2 , x3 ) = σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 .

2). Đối với đa thức đối xứng

f (x1 , x2 , x3 ) = x31 + x32 + x33 + x21 x2 x3 + x1 x22 x3 + x1 x2 x23

không thuần nhất, ta tách f thành tổng của hai đa thức đối xứng thuần
nhất f (x1 , x2 , x3 ) = S(x31 ) + S(x21 x2 x3 ), trong đó S(x31 ) = x31 + x32 + x33 và
S(x21 x2 x3 ) = x21 x2 x3 + x1 x22 x3 + x1 x2 x23 . Theo ví dụ trên, ta có S(x31 ) =
σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 . Làm tương tự đối với đa thức S(x21 x2 x3 ) ta có

S(x21 x2 x3 ) = σ1 σ3 .

Do đó
f (x1 , x2 , x3 ) = σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 + σ1 σ3 .

155
Biểu thị đa thức đối xứng qua các đa thức đối xứng sơ cấp có nhiều ứng
dụng trong việc giải các bài toán đại số sơ cấp liên quan đến phương trình, hệ
phương trình, phân tích đa thức thành nhân tử, chứng minh bất đẳng thức,
tìm nghiệm nguyên, .... Sau đây là một vài ví dụ minh họa.

5.2.3.9 Ví dụ. Tính giá trị của biểu thức

f (x1 , x2 , x3 ) = (x1 +x2 +x3 )4 +x31 +x32 +x33 +−2x21 x2 x3 −2x1 x22 x3 −2x1 x2 x23 ,

trong đó x1 , x2 , x3 là ba nghiệm của phương trình

x3 + x2 − 3x + 2 = 0.

Nhận xét rằng f (x1 , x2 , x3 ) là một đa thức đối xứng đối với ba ẩn. Theo kết
quả ở Ví dụ 5.2.3.8, ta có

f (x1 , x2 , x3 ) = σ14 + σ13 − 3σ1 σ2 + 3σ3 + σ1 σ3 .

Theo Định lý Viet, ta có σ1 = −1, σ2 = −3, σ3 = −2. Thay vào ta được


f (x1 , x2 , x3 ) = −19.

5.2.3.10 Ví dụ. Tìm nghiệm nguyên của hệ phương trình


 2
x1 + x22 + x23 + 2x1 x2 + 2x1 x3 + 2x2 x3 = 1
x31 + x32 + x33 = 1
(x1 + x2 + x3 )4 + 9x21 x2 x3 + 9x1 x22 x3 + 9x1 x2 x23 = −8.

Theo công thức Viet, x1 , x2 , x3 là ba nghiệm của phương trình

f (x) = x3 − σ1 x2 + σ2 x − σ3 .

Do đó ta cần tính σ1 , σ2 , σ3 . Vì vế trái của các phương trình trong hệ trên


đều là các đa thức đối xứng của ba ẩn x1 , x2 , x3 nên theo Định lý 5.2.3.4 thì
chúng đều biểu thị được qua σ1 , σ2 , σ3 :
 2
σ1 = 1
σ 3 − 3σ1 σ2 + 3σ3 = 1
 14
σ1 + 9σ1 σ3 = −8.

156
Từ phương trình đầu tiên ta có σ1 = 1 hoặc σ1 = −1. Nếu σ1 = −1 thì
σ2 = 5/3 ∈
/ Z nên loại trường hợp này. Do đó σ1 = 1. Khi đó σ2 = σ3 = −1.
Vì vậy, x1 , x2 , x3 là ba nghiệm của phương trình

f (x) = x3 − x2 − x + 1.

Ta có f (x) = (x − 1)2 (x + 1). Vậy hệ có 3 nghiệm nguyên là

(−1, 1, 1), (1, −1, 1), (1, 1, −1).

BÀI TẬP
15. Trong vành đa thức hai biến hệ số thực R[x, y] cho I là tập hợp các
đa thức không chứa hệ số tự do.
(1) Chứng minh rằng I là một iđêan của vành R[x, y] .
(2) Chứng minh rằng vành thương R[x, y]/I là một trường.
16. Biểu thị các đa thức đối xứng sau theo các đa thức đối xứng sơ cấp
(1) A = x21 x2 + x21 x3 + x22 x1 + x22 x3 + x23 x1 + x23 x2
(2) B = (x1 + x2 )(x2 + x3 )(x3 + x1 )
(3) C = (x1 + x2 − x3 )(x2 + x3 − x1 )(x3 + x1 − x2 )
(4) D = (x21 + x22 )(x22 + x23 )(x23 + x21 )
(5) E = (x1 − x2 )2 (x2 − x3 )2 (x3 − x1 )2 .
17. Giải
 các hệ phương trình sau
x + y + z = 4
(a) x2 + y 2 + z 2 = 56
1/x + 1/y + 1/z = 5/12

x − y + z = −2
(b) x3 − y 3 + z 3 = −8
 xyz = −2

x + y + z = 3
(c) x3 + y 3 + z 3 = 27
 4
x + y 4 + z 4 = 113.

5.3 Đa thức bất khả quy trên các trường số

Trong tiết này chúng ta sẽ đề cập đến đa thức trên các trường số quen
thuộc như Q, R, C. Theo kết quả của những mục trước, các vành đa thức

157
Q[x], R[x], C[x] đều là vành chính, vành Euclid và vành nhân tử hóa. Do đó
mỗi iđêan trong những vành này đều là iđêan chính. Trong những vành này
đều có phép chia với dư; ước chung lớn nhất của các đa thức là tồn tại và
có thể tìm được bằng thuật toán Euclid; mỗi đa thức đều có thể phân tích
thành tích của các đa thức bất khả qui. Chú ý rằng do Q, R, C là trường nên
mỗi đa thức bất khả qui trong những vành này là một đa thức có bậc khác 0
và không phân tích được thành tích của các đa thức khác 0 với bậc nhỏ hơn
bậc của đa thức đó. Mục tiêu của tiết này là tìm hiểu về các đa thức bất khả
qui trong Q[x], R[x], C[x].

5.3.1 Đa thức với hệ số thực và phức

Mục tiêu của phần này là trình bày Định lý cơ bản của đại số, nói rằng
trường số phức C là trường đóng đại số, nghĩa là mọi đa thức bậc n > 0 hệ
số phức đều có n nghiệm phức. Từ đó suy ra các đa thức bất khả qui trong
vành C[x] là những đa thức bậc nhất. Mặc dù mang tên "Định lý cơ bản của
đại số", nhưng cho đến nay chưa có một chứng minh thuần túy đại số nào
cho định lý này. Có rất nhiều chứng minh cho định lý này, tất cả các chứng
minh đều sử dụng đến kiến thức về giải tích hoặc tôpô, ít nhất là cần đến
tính liên tục của các hàm đa thức với hệ số thực. Sau đây chúng ta trình bày
một cách chứng minh chủ yếu sử dụng công cụ của đại số, ngoại trừ tính liên
tục của hàm đa thức bậc lẻ hệ số thực. Trước hết ta có bổ đề sau.

5.3.1.1 Bổ đề. Mọi đa thức hệ số thực có bậc lẻ có ít nhất một nghiệm thực.

Chứng minh. Cho

f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ∈ R[x], an 6= 0

với n là một số lẻ.


Ta biết rằng, với những giá trị dương và âm của x, khá lớn về giá trị tuyệt
đối, hàm số f (x) có các giá trị trái dấu nhau. Vì vậy, tồn tại các số thực a
và b sao cho f (a) < 0 và f (b) > 0. Mặt khác, hàm số f (x) là liên tục, do đó
tồn tại số thực c nằm giữa a và b sao cho f (c) = 0.

158
5.3.1.2 Bổ đề. Mọi đa thức bậc hai ax2 + bx + c hệ số phức đều có hai
nghiệm phức.

Chứng minh. Gọi ω1 và ω2 là hai căn bậc hai của b2 − 4ac. Hai nghiệm của
−b+ω1 −b+ω2
đa thức đã cho là 2a và 2a .

Chứng minh của bổ đề sau đây cần đến sự tồn tại trường phân rã của một
đa thức. Vì khuôn khổ của giáo trình, không thể trình bày được vấn đề đó
nên chúng ta tạm công nhận bổ đề này.

5.3.1.3 Bổ đề. Mọi đa thức bậc dương với hệ số thực có ít nhất một nghiệm
phức.

5.3.1.4 Định lý. (Định lý cơ bản của đại số) Mọi đa thức bậc dương với hệ
số phức có ít nhất một nghiệm phức.

Chứng minh. Giả sử f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn là một đa thức bậc n > 0


với hệ số phức. Đặt

f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ,

với ai là liên hợp của ai , i = 0, . . . , n. Xét đa thức

g(x) = f (x)f (x).

Ta có
g(x) = b0 + b1 x + . . . + b2n x2n ,
P P
với bk = ai aj , k = 0, 1, . . . , 2n. Vì bk = ai aj = bk nên các hệ số bk
i+j=k i+j=k
là thực. Theo Bổ đề 5.3.1.3, g(x) có ít nhất một nghiệm phức z = s + it

g(z) = f (z)f (z) = 0.

Do đó f (z) = 0 hoặc f (z) = 0. Nếu f (z) = 0 thì a0 + a1 z + . . . + an z n =


a0 + a1 z + . . . + an z n = 0, tức f (z) = 0. Như vậy z hoặc z là nghiệm của
f (x).

159
Từ định lý trên ta có ngay các hệ quả sau.

5.3.1.5 Hệ quả. Đa thức f (x) ∈ C[x] là bất khả quy trên C nếu và chỉ nếu
degf (x) = 1.

5.3.1.6 Hệ quả. Mọi đa thức bậc n > 0 với hệ số phức đều có n nghiệm
phức.

5.3.1.7 Chú ý. Giả sử f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn là một đa thức hệ


số thực có nghiệm phức z = s + it. Khi đó z = s − it cũng là nghiệm
của f (x). Thật vậy, do f (z) = a0 + a1 z + . . . + an z n = 0 nên f (z) =
a0 + a1 z + . . . + an z n = a0 + a1 z + . . . + an z n = 0. Suy ra f (z) = 0 hay
z là nghiệm của f (x). Do đó f (x) chia hết cho đa thức bậc hai hệ số thực
g(x) = (x − z)(x − z) = x2 − (z + z)x + zz ∈ R[x].

5.3.1.8 Hệ quả. Đa thức f (x) ∈ R[x] là bất khả quy trên R nếu và chỉ nếu
degf (x) = 1 hoặc degf (x) = 2 nhưng không có nghiệm thực.

Chứng minh. Rõ ràng mọi đa thức bậc nhất hoặc bậc hai ax2 + bx + c với
biệt số b2 − 4ac < 0 đều bất khả quy trong vành R[x]. Ngược lại, giả sử p(x)
là một đa thức bất khả qui của R[x] bậc lớn hơn 1. Khi đó p(x) không có
nghiệm thực vì nếu nó có nghiệm thực là c thì p(x) = (x−c)q(x), q(x) ∈ R[x]
nên p(x) không bất khả quy.Theo Định lý 5.3.1.4, p(x) có nghiệm phức z .
theo chú ý trên, p(x) chia hết cho đa thức hệ số thực

g(x) = x2 − (z + z)x + zz

g(x) không khả nghịch và là ước của phần tử bất khả qui p(x) nên g(x) phải
liên kết với p(x) tức là p(x) = ug(x), 0 6= u ∈ R.

5.3.2 Đa thức với hệ số hữu tỷ

Nghiệm hữu tỷ của đa thức hệ số hữu tỷ


Cho f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ∈ Q[x]. Ta đặt vấn đề tìm nghiệm hữu
tỷ của đa thức f (x). Trước hết, ta có những nhận xét sau.

160
• Việc tìm nghiệm hữu tỷ của đa thức hệ số hữu tỷ luôn quy được về việc
tìm nghiệm hữu tỷ của đa thức hệ số nguyên. Thật vậy, ta có thể minh họa
bằng ví dụ đơn giản sau: cho
2 1
f (x) = x3 + x + 1 ∈ Q[x].
3 5
Nghiệm hữu tỷ của đa thức f (x) là nghiệm hữu tỷ của phương trình
2 3 1
x + x + 1 = 0.
3 5
Phương trình này tương đương với phương trình

10x3 + 3x + 15 = 0 (1).

Như vậy việc tìm nghiệm hữu tỷ của f (x) được chuyển về việc giải phương
trình hệ số nguyên (1), tức là tìm nghiệm hữu tỷ của đa thức hệ số nguyên.
• Cho f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ∈ Z[x] là một đa thức hệ số nguyên.
Nếu phân số tối giản p/q là một nghiệm hữu tỷ của phương trình f (x) = 0
thì p | a0 và q | an . Thật vậy, vì p/q là nghiệm của f (x) nên f (p/q) = 0 hay
p p
a0 + a1 + . . . + an ( )n = 0.
q q
Do đó
an pn + . . . + a1 pq n−1 + a0 q n = 0.

Suy ra
a0 q n = −p(an pn−1 + . . . + a1 q n−1 ).
. .
Từ đó ta có a0 q n .. p, nhưng (p, q) = 1 nên a0 .. p. Mặt khác, từ đẳng thức
trên ta có
an pn = −q(an−1 + . . . + a1 pq n−2 + a0 q n−1 ) = 0.
.
Do đó ta có an .. q.
Từ đây ta cũng suy ra mọi nghiệm nguyên (nếu có) của f (x) đều là ước
của hệ số tự do a0 và nếu hệ số cao nhất an = 1 thì mọi nghiệm hữu tỷ của
f (x) đều là nghiệm nguyên.

161
• Từ hai nhận xét trên ta suy ra, việc tìm nghiệm hữu tỷ của đa thức
hệ số hữu tỷ luôn quy được về việc tìm nghiệm nguyên của đa thức hệ số
nguyên. Thật vậy, ta tiếp tục trở lại với ví dụ trên. Viết lại phương trình (1)
dưới dạng
(10x)3 + 30(10x) + 100 = 0.

Đặt y = 10x, phương trình trên trở thành

g(y) = y 3 + 30y + 100 = 0.

Do đó việc tìm nghiệm hữu tỷ của f (x) trở thành việc tìm nghiệm hữu tỷ
của g(y). Chú ý rằng mọi nghiệm hữu tỷ của g(y) đều là nghiệm nguyên và
là ước của 100.
Như vậy, việc tìm nghiệm hữu tỷ của một đa thức hệ số hữu tỷ trở thành
việc tìm nghiệm nguyên của đa thức hệ số nguyên với hệ số cao nhất bằng 1.
• Nếu α là nghiệm khác ±1 của đa thức

g(x) = xn + a1 xn−1 + . . . + an ∈ Z[x]


g(1) g(−1)
thì 1−α , 1+α ∈ Z. Thật vậy, do α là nghiệm của g(x) nên ta có

g(x) = (x − α)q(x), q(x) ∈ Z[x].


g(1) g(−1)
Thay x = 1 và x = −1 vào ta được q(1) = 1−α , q(−1) = 1+α ∈ Z. Do
q(1), q(−1) là các số nguyên nên ta có điều phải chứng minh.
• Từ các nhận xét trên đây, ta có các bước để tìm nghiệm hữu tỷ của đa
thức f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ∈ Q[x] như sau.
Bước 1. Chuyển việc giải phương trình f (x) = 0 về việc giải phương trình
hệ số nguyên
g(x) = xn + a01 xn−1 + . . . + a0n = 0.

Bước 2. Tìm các ước của hệ số tự do a0n .


Bước 3. Tính g(1), g(−1). Giữ lại ±1 nếu chúng là nghiệm và các ước α
g(1) g(−1)
của a0n sao cho 1−α , 1+α ∈ Z.

162
Bước 4. Dùng sơ đồ Hoocne để kiểm tra xem các ước α được giữ lại ở Bước
3 có phải là nghiệm của g(x) hay không.
Ví dụ. Tìm nghiệm hữu tỷ của đa thức

f (x) = x5 − 8x4 + 20x3 − 20x2 + 19x − 12.

Trước hết ta nhận thấy rằng tổng tất cả các hệ số của f (x) bằng 0 nên x = 1
là nghiệm của f (x). Để tìm thương của phép chia f (x) cho x − 1 ta dùng sơ
đồ Hoocne
1 −8 20 −20 19 −12
1 1 −7 13 −7 12 0
Vậy f (x) = (x − 1)(x4 − 7x3 + 13x2 − 7x + 12). Đặt

g(x) = x4 − 7x3 + 13x2 − 7x + 12.

Ta tiếp tục tìm nghiệm của g(x). Nhận xét rằng g(c) > 0, ∀c < 0 nên g(x)
không có nghiệm âm. Do đó ta chỉ xét các ước dương của hệ số tự do 12 là:
1, 2, 3, 4, 6, 12. Ta có g(1) = 12, g(−1) = 40. Như vậy 1 không là nghiệm
g(1) g(−1)
và ta chỉ giữ lại các ước 3 và 4 vì chúng làm cho 1−α , 1+α là các số nguyên,
các ước còn lại không thỏa mãn điều này. Muốn kiểm tra xem 3 và 4 có là
nghiệm của g(x) không ta dùng sơ đồ Hoocne
1 −8 20 −20 19 −12
1 1 −7 13 −7 12 0
3 1 −4 1 −4 0
4 1 0 1 0
Vậy 3 và 4 là nghiệm của g(x) và do đó là nghiệm của f (x). Như vậy, f (x)
có các nghiệm hữu tỷ là 1, 3, 4 và có sự phân tích

f (x) = (x − 1)(x − 3)(x − 4)(x2 + 1).

Đa thức bất khả quy trong vành Q[x]


Việc xét xem một đa thức trong vành R[x] hoặc vành C[x] có bất khả quy
hay không là rất đơn giản vì chỉ cần dựa vào bậc của chúng. Đối với vành
Q[x] thì ta không thể dựa vào bậc của đa thức để đánh giá tính bất khả quy
của chúng.

163
Dễ thấy rằng, đối với các đa thức bậc 2 hoặc bậc 3 trong Q[x] thì chúng bất
khả quy khi và chỉ khi chúng không có nghiệm trong Q. Đối với các đa thức
bậc lớn hơn 3 thì ta không thể dựa vào sự có nghiệm hữu tỷ của chúng để đánh
giá tính bất khả quy trong Q. Chẳng hạn, đa thức x4 + 2x2 + 1 = (x2 + 1)2
không có nghiệm hữu tỷ nào, nhưng nó không phải là đa thức bất khả quy.
Cho f (x) ∈ Q[x]. Chú ý rằng, ta luôn viết được dưới dạng f (x) = b−1 g(x),
trong đó b là một số nguyên khác 0 và g(x) ∈ Z[x]. Trong vành Q[x], f (x)
và g(x) là liên kết. Vì vậy, f (x) là bất khả quy khi và chỉ khi g(x) bất khả
quy. Do đó để xét tính bất khả quy của các đa thức trong Q[x] ta chỉ cần xét
tính bất khả quy của các đa thức hệ số nguyên.

5.3.2.1 Định nghĩa. Đa thức hệ số nguyên f (x) được gọi là đa thức nguyên
bản nếu các hệ số của f (x) không có ước chung nào ngoài ±1.

Chú ý rằng nếu f (x) là một đa thức hệ số nguyên tùy ý và a là ước


chung lớn nhất của các hệ số của f (x) thì ta có f (x) = af ∗ (x), với f ∗ (x)
là đa thức nguyên bản. Nếu f (x) ∈ Q[x] thì ta có thể viết f (x) dưới dạng
f (x) = ab f ∗ (x), với f ∗ (x) là đa thức nguyên bản và a, b là các số nguyên
nguyên tố cùng nhau. Chẳng hạn,
2 1 1
f (x) = x3 + x + 1 = (10x3 + 3x + 15).
3 5 15
Các số 10, 3, 15 không có ước chung nào ngoài ±1, nên 10x3 + 3x + 15 là
1
một đa thức thức nguyên bản. Đối với phân số 15 thì 1 và 15 nguyên tố cùng
nhau.

5.3.2.2 Bổ đề. Tích của hai đa thức nguyên bản là một đa thức nguyên bản.

Chứng minh. Giả sử

f (x) = a0 + a1 x + . . . + am xm


g(x) = b0 + b1 x + . . . + bn xn

164
là hai đa thức nguyên bản. Để chứng minh rằng f (x)g(x) là một đa thức
nguyên bản, ta sẽ chứng minh các hệ số của f (x)g(x) không chia hết cho bất
kỳ một số nguyên tố nào.
Giả sử p là một số nguyên tố tùy ý. Theo giả thiết, p không phải là ước
chung của a0 , a1 , . . . , am và p cũng không phải là ước chung của b0 , b1 , . . . , bm .
Giả sử p là ước chung của a0 , . . . , ar−1 , b0 , . . . , bs−1 và p không phải là ước
của ar và bs . Khi đó ta xét hệ số cr+s của đa thức tích f (x)g(x) :

cr+s = (. . . + ar+s bs+1 ) + ar bs + (ar+1 bs+1 + . . .).

Ta nhận thấy, p là ước của tất cả các số hạng trong tổng trên trừ số hạng
ar bs . Do đó p không phải là ước của cr+s . Do đó f (x)g(x) là một đa thức
nguyên bản.

5.3.2.3 Bổ đề. Giả sử f (x) ∈ Z[x] là một đa thức bậc dương không bất khả
quy trong Q[x]. Khi đó f (x) phân tích được thành tích của những đa thức bậc
khác 0 với hệ số nguyên.

Chứng minh. Vì f (x) không bất khả quy trong Q[x] nên f (x) viết được dưới
dạng
f (x) = ϕ(x)ψ(x),

trong đó ϕ(x) và ψ(x) là những ước thực sự của f (x) trong Q[x]. Theo nhận
xét trước Bổ đề 5.3.2.2 thì ta có thể viết
a c
ϕ(x) = g(x), ψ(x) = h(x),
b d
trong đó g(x), h(x) là những đa thức nguyên bản, a, b và c, d là những cặp
số nguyên nguyên tố cùng nhau. Do đó
p
f (x) = g(x)h(x),
q
p ac
với q = bd . Theo Bổ đề 5.3.2.2, g(x)h(x) là một đa thức nguyên bản. Ký hiệu
hệ số của đa thức tích g(x)h(x) là ei . Khi đó các số ei không có ước chung
pei
nào khác ngoài ±1. Mặt khác, vì f (x) ∈ Z[x] nên q ∈ Z với mọi i. Do a, b

165
và c, d là những cặp số nguyên tố cùng nhau nên p, q nguyên tố cùng nhau.
Vì vậy ei chia hết cho q với mọi i. Điều này suy ra q = ±1. Do đó

f (x) = ±p g(x)h(x).

Vì ϕ(x) và ψ(x) là những ước thực sự của f (x) trong Q[x], nên g(x) và h(x)
là những đa thức hệ số nguyên với bậc khác 0.

5.3.2.4 Định lý. (Tiêu chuẩn Eisenstein) Cho đa thức

f (x) = a0 + a1 x + . . . + an xn ∈ Z[x], (n > 1).

Nếu tồn tại số nguyên tố p thỏa mãn các điều kiện sau:
(1) Hệ số cao nhất an không chia hết cho p;
(2) Tất cả các hệ số còn lại a0 , a1 , . . . , an−1 đều chia hết cho p;
(3) Hệ số tự do không chia hết cho p2
thì f (x) bất khả quy trong vành Q[x].

Chứng minh. Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử f (x) không bất khả
quy trên Q. Khi đó, theo Bổ đề 5.3.2.3, ta có thể viết

f (x) = g(x)h(x),

trong đó
g(x) = b0 + b1 x + . . . + br xr ∈ Z[x], (0 < r < n),

h(x) = c0 + c1 x + . . . + cs xs ∈ Z[x], (0 < s < n).

Ta có
a0 = b 0 c 0
a1 = b1 c0 + b0 c1
...
ak = bk c0 + bk−1 c1 + . . . + b0 ck
...
an = b r c s .

166
Theo giả thiết, a0 chia hết cho p và p là số nguyên tố nên ta suy ra b0 chia
hết cho p hoặc c0 chia hết cho p. Giả sử b0 chia hết cho p thì khi đó c0 không
chia hết cho p. Vì nếu c0 chia hết cho p thì a0 chia hết cho p2 , điều này trái
với giả thiết. p không thể là ước chung của tất cả các hệ số của g(x), vì nếu
ngược lại thì p là ước của an = br cs , trái giả thiết. Gọi bk là hệ số đầu tiên
của g(x) không chia hết cho p, nghĩa là b0 , b1 , . . . , bk−1 đều chia hết cho p và
bk không chia hết cho p. Khi đó

bk c0 = ak − bk−1 c1 − . . . − b0 c0

chia hết cho p vì a − k, b0 , b1 , . . . , bk−1 đều chia hết cho p. Do c0 không chia
hết cho p và p là số nguyên tố nên suy ra bk chia hết cho p. Điều này là trái
với giả thiết của bk . Như vậy, giả sử f (x) không bất khả quy trên Q là sai và
định lý được chứng minh.

5.3.2.5 Ví dụ. 1). Đa thức x4 + 6x3 − 18x2 + 42x + 12 là bất khả quy trong
Q[x]. Thật vậy, áp dụng tiêu chuẩn Eisenstein với p = 3.
2). Đa thức xn + pxn−1 + pxn−2 + . . . + p, với p là một số nguyên tố là bất
khả quy trong vành Q[x].
Chú ý rằng, không phải đa thức bất khả quy nào cũng thỏa mãn tiêu
chuẩn Eisenstein. Chẳng hạn, đa thức f (x) = 1 + x + x2 + x3 + x4 không
thỏa mãn tiêu chuẩn Eisenstein nhưng bất khả quy. Thật vậy, đặt x = y + 1
ta có
f (x) = 1 + x + x2 + x3 + x4
= 1 + (y + 1) + (y + 1)2 + (y1 )3 + (y + 1)4
= y 4 + 5y 3 + 10y 2 + 10y + 5 = g(y).
g(y) bất khả quy trong Q[x] theo tiêu chuẩn Eisenstein với p = 5. Do đó
f (x) bất khả quy trong Q[x].

167
BÀI TẬP

18. Cho các đa thức:


f1 (x) = x6 − x5 − 6x4 − 3x2 + 3x + 18;
f2 (x) = x6 − x5 − 6x4 − 4x2 + 4x + 24;
f3 (x) = x6 − 6x5 + 11x4 ˘x3 − 18x2 + 20x − 8;
f4 (x) = x3 − 6x2 + 15x − 14;
f5 (x) = x4 − x3 − 3x2 + 2x + 2;
f6 (x) = x4 − 2x3 − 8x2 + 13x − 24.

(1) Tìm nghiệm hữu tỷ của các đa thức trên.


(2) Phân tích các đa thức trên thành tích các đa thức bất khả qui lần lượt
trên các trường số Q, R, C.
19. Chứng minh rằng các đa thức sau bất khả qui trên trường các số hữu
tỷ Q:
f (x) = x4 − x3 + 2x + 1;
f (x) = x4 + x3 + x2 + x + 1;
f (x) = (x − 1)(x − 2)...(x − n) − 1.
20. Dùng tiêu chuẩn Eisenstein chứng minh các đa thức sau bất khả qui
trong vành Q[x] :
(1) f (x) = x4 − 8x3 + 12x2 − 6x + 2,
(2) g(x) = x4 − 13x3 + 45x2 − 61x + 25,
(3) h(x) = x4 + x3 + x2 + x + 1.

168
NỘI DUNG THẢO LUẬN
1. Hiểu khái niệm đa thức, vành đa thức.
2. Tính chất của vành đa thức một ẩn, nhiều ẩn.
3. Mô tả tính chất vành chính, vành Euclid, vành nhân tử hóa của vành
đa thức k[x] với k là một trường.
4. Tính chất của các vành đa thức Z[x], Q[x], R[x], C[x].
5. Nhận biết đa thức bất khả quy trên một trường k tùy ý và trên các
trường số Q, R, C..
6. Thực hiện thuật toán tìm ước chung lớn nhất của hai đa thức trên một
trường.
7. Vận dụng Định lý cơ bản về phép chia có dư.

169
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M.F. Atiyah and I.G. Macdonal (1969), Introduction to Commutative


Algebra, Reading Mass.

[2] Nguyễn Tự Cường (2003), Đại số hiện đại, Nxb. Đại học Quốc gia Hà
Nội.

[3] Shiro Goto (2018), Basic steps in commutative algebra, Lecture note at
Thai Nguyên Pedagogy.

[4] Bùi Huy Hiền (2000), Bài tập Đại số đại cương, Nhà xuất bản Giáo
dục.

[5] Nguyễn Hữu Việt Hưng (2000), Đại số đại cương, Nxb. Giáo dục.

[6] Lê Thị Thanh Nhàn và Vũ Mạnh Xuân (2010), Giáo trình lý thuyết
nhóm, Nxb. ĐHQG Hà Nội

[7] Hoàng Xuân Sính (2000), Đại số đại cương, Nxb. Giáo dục.
DANH MỤC TỪ KHÓA

Đồ thị, 10 Iđêan phải, 91


Đặc số, 103 Iđêan phải chính, 92
Đặc số 0, 103 Iđêan trái, 91
Định lý cơ bản của đại số, 159 Iđêan trái chính, 92
Đơn thức, 146
Tích trực tiếp các nhóm, 73
Hệ sinh của iđêan, 93
Từ, 146
Iđêan, 91 Tự đẳng cấu trong của nhóm, 55
Iđêan cực đại, 93 Tổng trực tiếp, 74
Iđêan hữu hạn sinh, 93 Thể, 108
Iđêan hai phía, 91 Trường, 108
Iđêan nguyên tố, 94
Iđêan nguyên tố hoàn toàn, 94 Vành iđêan trái (phải) chính, 92

171

You might also like