You are on page 1of 447

* ĩ 0 B ộ SÁCH T O Á N CAO CẤP - VIỆN T O Á N H Ọ C

rinh oi

LÊ T U Ấ N H O A

D Ạ I S Ô T U Y Ê N T Í N H

Qua các ui DỤ Se Bái TẬP


e

NHÀ XUÂT BAN ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI ©GÍ


SÁCH ĐÀ IN T R O N G B Ộ NÀY:

2000:
Phương trình vi phân đạo hàm riêng (Tập 1) Tràn Đức Vãn

2001:
Giảo trinh Đai số tuyến tính N jó Việt Tvmụi
f

Phương trinh vi phân đạo hàm riêng (Tập 1+2) Tràn Đúc Vãn
Nhập mòn Lý thuyết điểu khiến Vũ Ngọc ĩlhit

2002:
Giãi tích các hàm nhiều biến Đ.T. Lục, P.H. ĐiểnyT.D. pímợiụ)
Lý thuyết Hệ động lực Nguyễn Đình Cõng

2003:
Lôgic toan và Cơ sơ toán học ?inm Đi nỉ) Diêu
Giáo trinh Đại số hiện đại Nguyền T ụ Otơih)
Lý thuyết không gian Orlicz Hà Huy Bùn)
Đại số máy tinh: Cơ sớ Groebner Lê Tuấn Hoa
Hàm thực và Giải tích hàm Hoàng TUY)
Số học thuạt toán H.H. nhoai, P.H. Điên

2004:
Mã hóa thòng tin: Cơ sớ toán học và ứng dụng P.H. Điếu, H.H. KÍ;odi
Lý thuyết Tò' họp và Đổ thị Ngô ĐÁC Tân
Xác suất và Thống kê Trần Mạn/; Tuấn

2005:
Giai tích Toan học: Hàm số mỏi biến Đ.T. Lục, P.H. Điếu, T.D. pímơìu]
Lý thuyêt Phương trinh vi phân đạo hàm riêng (Toàn tập) Trấn Đúc Ván
Còng thức kiêu Hopí-Lax-Oleinik cho phương trinh Hamilton-Ịacobi Tràn Đúc Van
Đại số tuyến tính qua các vi du và bài tập Lé Tuấn Hoa
Lý thuyết Galois Nỹõ Việt Trui!.í

Cỏ thê đặt mua sách trực tiếp tại Viện Toán học, 18 Hoàng Quôc Việt. Hà Nội
Điện thoại 84-4-7563474/205 (Văn phòng); 84-4-7563474/302 (Thư viện)
Fa\: 84-4-7564303 E-mail: nklan li maih.ne.\ n (VP), ciKinlì ứ maduic.N n (TV)
Đ Ạ I S Ố T U Y Ế N T Í N H

Q U A C Á C V Í D Ụ V À B À I T Ậ P

Lê Tuấn Hoa
Viện Toán học, Viện KH&CN Việt Nam

N H À XUẤT BẢN ĐẠI H Ọ C Q U Ố C GIA HÀ N Ộ I


-é o
*• 1 -Ó
;
i T L 0

Ì mề I k i
ho n oi
B ộ S Á C H T O Á N C A O CẤP - V I Ệ N T O Á N H Ọ C

H Ộ I Đ Ồ N G B I Ê N TẬP

Hà Huy Khoái (CMtịcã)


N g ô V i ệ t Trung
Phạm Huy Đ i ể n {Tim ký)
ỳ\ g i ớ i t h i ệ u

T r o n g những năm gần đây, nhu cầu sách tham khảo tiếng Việt về tí
cùa sinh viên các trường Đại học, nghiên cứu sinh, cán bộ nghiên c
và ứng dụng toán học tăng lên rõ rệt. Bộ sách "Toán cao cấp" (
Viện Toán học ra đời nham góp phần đáp ứng yêu cầu đó, làm phong phú th
nguồn sách tham khảo và giảo trình đại học von có.
Bộ sách Toán cao cáp sẽ bao gồm nhiều tập, đề cập đến hầu hết các lĩnh Ì
khác nhau cùa toán học cao cấp, đặc biệt là các lĩnh vực liên quan đến các hưc
đang phát triển mạnh cùa toán học hiện đại, có tầm quan trọng trong sự phát ừ
lý thuyết và ứng dụng thực tiễn. Các tác giả cùa bộ sách này là những người
nhiều kinh nghiệm trong câng tác giảng dạy đại học và sau đại học, đồng thờ
những nhà toán học đang tích cực nghiên cứu. Vì thế, mục tiêu cùa các cuốn Si
trong bộ sách này là, ngoài việc cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ i
nhất, còn co gắng hướng họ vào các vấn đề thời sự liên quan đến lĩnh vực mà CI
sách đề cập đến.
Bộ sách Toán cao cấp có được là nhờ sự ùng hộ quý báu của Viện Khoa ì
và Công nghệ Việt Nam, đặc biệt là sự cổ vũ của Giáo sư Đặng Vũ Minh và G
sư Nguyễn Khoa Son. Trong việc xuất bản Bộ sách, chúng tôi cũnẹ nhận được
giúp đỡ tận tình của Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội. Nhiều nhà toán ì
trong và ngoài Viện Toán học đã tham gia viết, thẩm định, góp ý cho bộ sách. V
Toán học xin chân thành cám ơn các cơ quan và cá nhân kể trên.
Do nhiều nguyên nhân khác nhau, Bộ sách Toán cao cáp chác chăn còn
nhiều thiếu sót. Chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp cùa độc già đê bộ Si
được hoàn thiện hơn.

Chủ tịch Hội đồng biên tập


GS-TSKH Hà Huy Khoái

Ì
M ụ c l ụ c

Lời nói đầu

Phần ì: Tóm tắt lí thuyết, ví dụ và đề bài

Ì Không gian véc tơ


Ì Các cách nhận biết một không gian véc tơ
2 Độc lập tuyến tính - Hệ sinh

4 Tổng trực tiếp ;

2 Ma trận í
5 Các phép toán cơ bản của ma trận !
6 Ma trận nghịch đảo
7 Hạng của ma trận Ì
8 Ma trận đa thức I

3 Định thứcỉ
9 Hoán vị í
10 Các phương pháp tính I
11 Một số tính chất của định thức
12 Các bài toán tổng hợp về định thức

4 Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn í


13 Các tính chất cơ bản của ánh xạ tuyến tính í
14 Không gian thường và các định lí đồng cấu !
15 Các cách xác định một ánh xạ tuyến tính !

5 Hệ phương trình tuyến tính lí


16 Cấu trúc tập nghiệm 1(
17 Phương pháp giải ì:

3
4 MỤC LỤC

6 Toán t ử tuyến tính l i 7

18 Véc tơ riêng và giá trị riêng : l i '


19 Không gian con bất biến 123
20 Toán t ử đa thức Ì 2 8

21 Không gian xích 134


22 Dạng chuẩn .lordan 137

7 Không gian ơclit và không gian unita 145


23 Dinh nghĩa và các tính chất cơ bản 145
24 Góc, véc tơ chiếu và thể tích 155
25 Toán tử trực giao và toán t ử unita 161
26 Toán t ử liên hợp và toán t ử t ự liên hợp 171

8 Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương 179


27 Định nghĩa và các tính chất 179
28 Dạng toàn phương thực 189
29 Dạng Hermite và dạng toàn phương Hermite 197

9 Đại số đa tuyến tính 203


30 Ánh xạ đa tuyến tính 203
31 Tích tenxơ . 206
32 Dại số đối xứng và đ ạ i số ngoài 212

10 Hình học giải tích 221


33 Không gian afin và ánh xạ afìn 221
34 Không gian con aíìn 226
35 Không gian Oclit, afin 231
36 Siêu mặt bậc hai trong không gian afm 238
36.1 Siêu mặt, bậc hai trong không gian afin tổng quát . 238
36.2 Siêu mặt bậc hai trong không gian afin trên trường
số thực 240
36.3 Siêu mặt bậc hai trong không gian ơclit afin . . . . 241

li Đôi điều tản mạn 249


37 Một vài ứng dụng 249
37.1 Định lí cơ bản của Dại số 249
37.2 Qui hoạch tuyến tính 251
MỤC LỤC

38 Sử dụng M A P L E 25

P h ầ n l i : L ờ i g i ả i , chỉ d ẫ n , đ á p số

Lời giải, chỉ dẫn chương Ì 26


Lời giải, chỉ d ẫ n chương 2 27
Lời giải, chỉ d ẫ n chương 3 29
Lời giải, chỉ d ẫ n chương 4 31
Lời giải, chỉ d ẫ n chiíơng 5 32
Lời giải, chỉ d ẫ n chương 6 33
Lời giải. chỉ d ẫ n chương 7 3£
Lời giải, chỉ d ẫ n chương 8 37
Lời giải, chỉ d ẫ n chương 9 3Í
Lời giải, chỉ d ẫ n chương lo 4 1

Lời giải, chỉ d ẫ n chướng li 4Í

Tài liệu tham khảo 4Z

Tra cứu 4 /
L ờ i n ó i đ ầ u

Đại số tuyến tính là một môn học cơ bản của Toán cao cấp và được dạy
ngay t ừ n ă m t h ứ nhất ở các trường đ ạ i học, cao đẳng. Bởi vậy có không ít
sách bài t ậ p về môn này, chẳng hạn xem (8. l i , 12, 14. 16]. Vậy t ạ i sao cần
có một quyển sách bài t ậ p mới? Có một số lí do để tác giả thực hiện công
trình này.
Tníớc hết, theo tác giả, muốn nắm vững kiến thức môn học này - một
trong những môn học đ ầ u tiên của Toán học t r ừ u tượng - thì sinh viên cần
biết kĩ ví d ụ minh họa từng khái niệm và ví dụ vận dụng kết quả mới. Do
hạn chế về mặt, thời gian và số lượng trang, điều này không thể nào the
hiện đầy đủ được ở các sách giáo trình cũng n h ư các bài giảng. Vì vậy mục
đích đ ầ u tiên của quyển sách này là thông qua việc cung cấp hơn 100 ví d ụ
sẽ giúp sinh viên có the hiểu sâu hơn môn học.
T i ế p theo, tác giả cho rằng việc làm một số bài tập tính toán là cần
thiết, nhưng để hiểu được bản chất môn học thì không cần làm quá nhiều
bài tập loại này. Nhất là hiện nay với sự trợ giúp của các phần mềm toán
học mạnh n h ư Maple, Mathematika,... thì sau khi nắm vững kiến thức, ta
có t h ể dễ d à n g giải được nhiều bài tập tính toán trong thời gian không
đáng kể. Trong khi đó, việc giải một số bài tập có tính chất, lí thuyết, dù là
đơn giản, sẽ giúp sinh viên hiểu kĩ hơn môn học rất nhiều. Rất tiếc, trong
các sách bài tập bằng tiếng Việt về Đ ạ i số, chỉ có một, ít bài t ậ p n h ư vậy.
Đối với độc giả V i ệ t Nam ta, quyển sách nổi tiếng của Proskulyakov [14] có
t h ể xem n h ư một quyển bách khoa về bài t ậ p môn này. Tuy nhiên quyển
này hiện không được lưu h à n h rộng rãi (một phần cũng vì ít người biết
tiếng Nga).
M ộ t lí do nữa là không có quyển giáo trình nào trình bày một cách hệ
thống các phương p h á p giải bài tập. Chỉ có thể bổ sung điều này trong
sách bài tập. Trên t h ế giới t ừ lâu cũng đã có những tác giả thực hiện việc
đó. chẳng hạn xem Ị12]. Nhưng cách giải bài tập thì muôn hình muôn vẻ,
không thể có hi vọng viết nên một, cam nang đầy đủ. Đây là chỗ có thể
t ì m tòi tiếp. Trong quyển sách này, sau khi nêu những khái niệm hoặc kết

7
8 Lời nói dâ u

quả then chốt là phần trình bày phương p h á p giải. Nếu phương p h á p giải
đã được nêu sẵn trong bản t h â n kết quả, thì những ví dụ kèm theo sẽ chỉ
cho độc giả thấy rõ điều đó. Trong nhiều trường hợp. những phương p h á p
đơn lẻ được trình bày t h ô n g qua các bài t ậ p và chỉ d ẫ n của chúng. M ộ t khi
nắm t ố t những phương p h á p chính nêu ra trong quyển sách, độc giả có thê
dễ d à n g giải được các bài tập tính toán, và có t h ể giải được nhiều bài t ậ p
lí thuyết.
Phần lớn bài trong số hơn 800 bài t ậ p của quyển này được tuyển chon
t ừ quyển sách [14] đã nêu ở trên. Dù rằng tác giả đ ã sưu t ầ m t h ê m một số
lượng khá lớn bài tập khác (chủ yếu t ừ các quyển sách [5, 7, 10, 13]), nhirng
đó không phải là điểm khác biệt chính. Ngoài điểm khác biệt lớn nhất là
cung cấp khá hệ thống ví dụ và phương p h á p giải n h ư đ ã nên ỏ trên, thì
điểm khác biệt lớn tiếp theo là trong quyển sách này là trình bày lời giải
hoặc chỉ d ẫ n khá chi t i ế t cho tuyệt đ ạ i đ a số bài tập. Vì vậy nhiều bài t ậ p
với những chỉ d ẫ n đơn sơ (hoặc không có) trong quyển [14] là khá khó hoặc
rất khó. thì bây giò có thể trở nên vừa t ầ m hơn đ ố i với phần lớn sinh viên
đ ạ i học tong hợp. Cũng cần nói ngay là quyển sách này không nhằm mục
đích cung cấp lời giải cho quyển [14]. Do vậy rất nhiều bài t ậ p tính t o á n và
một số bài t ậ p khó của quyển đó không được nêu ở đây. Độc giả nào muốn
t h ử sức của mình, nên tìm hiểu quyển sách đó với gần 2000 bài tập-
Như trên đã nêu, mục đích chính của bài t ậ p là để hiểu kĩ và sâu hơn
lí thuyết. Ngược l ạ i , để làm t ố t được bài tập thì phải hiểu kĩ lí thuyết. Vì
vậy, trước m ỗ i phần bài tập là phần tóm t ắ t lý thuyết. Điều đó không chỉ
tạo điều kiện dỗ d à n g cho việc theo dõi phương p h á p hoặc chỉ d ẫ n cách giải
bài tập, mà còn giúp độc giả hệ thống hóa l ạ i kiến thức đã học.
Đối tượng chính quyển sách này nhằm phục vụ là sinh viên các trường
tổng hợp và sư phạm. Tuy nhiên nó cũng sẽ bổ ích cho sinh viên các trường
đại học khác muốn tìm hiểu kĩ hơn về môn Đ ạ i số tuyến tính. Mặc d ù phần
lời giải sơ lược và chỉ d ẫ n đủ để một sinh viên khá có t h ể giải được t ấ t cả
các bài tập, tác giả không khuyến khích sinh viên xem ngay phần này khi
chưa đ ầ u t ư đủ thời gian để suy nghĩ. Ngược l ạ i , nếu ai đó xem phần chỉ
d ẫ n (hoặc t h ậ m chí lời giải sơ lược) mà trình bày được chi tiết lời giải thì
củng là điều bổ ích.
Việc chia chương mục ở quyển sách dựa theo truyền thống của hầu hết
sách về D ạ i số tuyến tính. Nó gồm 10 chương chính. Tuy nhiên, vì đây
không phải là giáo trình, cho nên trình t ự kiến thức không nhất thiết đươc
trình bày t u ầ n tự, mà có t h ể lặp đi lặp l ạ i . Lí do chủ yếu là nhiều khi vận
dụng kiến thức học sau đó, ta l ạ i có t h ê m công cụ để giải quyết các bài t ậ p
trước đó. Ngược l ạ i , vì chủ ý của tác giả là cung cấp một cách có hệ thống
Lời nói đần, 9

các phương p h á p giải, nên đối với người mới bắt đ ầ u học môn này, có một,
số bài t ậ p để giải nó cần những kiến thức vượt quá phần lí thuyết (nhiều
hay ít còn t ù y thuộc vào trình t ự kiến thức của giáo trình được học). Điều
này khó có t h ể đánh dấu chính xác được, song hầu n h ư (mặc dù không luôn
luôn) có t h ể nhận biết được dỗ dàng qua đề bài. Khi đó độc giả cứ việc bỏ
qua những bài tập n h ư vậy, và hãy quay trở lại khi đã được học t h ê m kiến
thức mới. Cách tiếp cận này có thể hơi rối rắm, nhưng bù lại tác giả t i n
rằng nó sẽ khá him ích với những người muốn ôn l ạ i môn học này. Ngay
cả những sinh viên lần đ ầ u học môn này, trong quá trình học cũng có thể
thỉnh thoảng nhìn l ạ i để có cách nhìn nhất. quán hơn các phần đ ã học.
Chương cuối cùng (Chương l i ) có hai mục đích. M ộ t mặt, nó cung cấp
cho độc giả một giải trí nho nhỏ sau thời gian dài mệt mỏi với phần bài
tập, bằng cách giới t h i ệ u vài ứng dụng lí thú. M ặ t khác nó chỉ d ẫ n cho độc
giả cách sử dụng một phần mềm toán học là Maple để giải các bài tập tính
toán bằng số, hoặc t h ậ m chí t ự ra đề bài được. Dù trình bày ở chương cuối,
tác giả khuyên các sinh viên nên đọc Mục 38 sớm để có the dùng máy tính
kiểm tra các kết quả tính toán của mình. Hi vọng là khi đó độc giả sẽ thấy
bài tập môn này khá dỗ!
Quyển sách được biên soạn bằng phần mềm L A T E X . Độc giả có thể
tham khảo quyển sách [4| về cách sử dụng. Các mục được đánh số độc lập
với chương. Các định nghĩa, định lí, bài tập, ... được đánh số theo mục. Bài
tập khó được đ á n h dấu *. K h i nào trường số không được nêu rõ thì ta xem
đó là trường số thực.
Quyển sách này được viết dựa trên kinh nghiệm bản t h â n tác giả thu
được t ừ quá trình học đ ạ i học, nghiên cứu, cũng như những n ă m dạy đ ạ i
học và sau đ ạ i học gần đây. Mặc dù vậy, quyển sách không t r á n h khỏi t h i ế u
sót.
Tác giả cũng đã nhận được những lời góp ý quý báu của giáo sư Nguyễn
T ự Cường và giáo sư Đỗ Long Vân - những người đã đọc rất kĩ bản thảo.
Qua đó một số t h i ế u sót cũng như một số l ỗ i ấn loát đã được kịp thời sửa
chữa. Tuy nhiên, chắc chắn vẫn còn t i ề m ẩn những sai sót và chỉ có bản
t h â n tác giả là người phải chịu trách nhiệm về nó. Tác giả hi vọng sẽ nhận
được sự đóng góp ý kiến của độc giả và đồng nghiệp để có thể chỉnh lí trong
những lần tái bản sau.
Cuối năm 2005
Tác giả
P h ầ n I

TÓM TẮT LÍ THUYẾT,

V Í D Ụ V À D Ề B À I

li
C h ư ơ n g Ì

Không gian véc tơ

Ì Các cách nhận biết một không gian véc tơ

Trong toàn bộ quyển sách này, nếu không nói gì khác thì K là một, trường
tùy ý. Chẳng hạn K có t h ể là trường các số hữu t ỷ Q, trường các số thực
R, trường các số phức c , hay trường hữu hạn gồm q phần t ử Fạ.

Dể chứng tỏ một, tập hợp là không gian véc tơ (trên trường K), có hai
phương p h á p chính.

Phương pháp 1: SÍT dụng định nghĩa.

Định nghĩa 1.1 Tập hợp VỶ 0 cùng với phép cộng véc tơ V X V —» V :
{x,y) H-> X + y và p h é p n h â n vô hướng K xV —>v : (Q, X) H-> a i được gọi
là không gian véc tơ trên trường K nếu với mọi x,y,zeVvka,PeK các
điều kiện sau đây thỏa mãn:

(i) (X + ỳ) + z = X + (y + z).

(li) X + y = y + X.

(ni) Tồn tại véc tơ 0, gọi là véc tơ không, có tính chất 0 + X = X + 0 = X.

(iv) Tồn tại véc tơ —X, gọi là véc tơ đối của X, sao cho X + (-x) =
( - x ) + X = 0.

(v) (ap)x = a(0x).

(vi) (ừ + ậ)x = QX + 0X.

(vii) a(x + y) = Otx + ày.

13
14 Chương 1. Không gian véc tơ

(viii) Ix = X.

Ta gọi phần tử của V là véc tơ, phần tử của K là phần tử vô hướng.

Dưới đây là một số ví dụ đơn giản về không gian véc tơ:

Ví dụ 1.1 (i) Từ định nghĩa trên ta thấy ngay trường K là một không
gian véc tơ trên chính nó. ở đây phần t ử của K vừa đóng vai t r ò là
véc tơ, vừa là phần t ử vô hướng.

(li) Tập các véc tơ tự do trên mặt phang hoặc trong không gian thỏa
mãn t ấ t cả các tiên đề trên. Để kiểm tra điều đó, ta cần phải chú ý
rằng các véc tơ cùng phương và cùng độ dài thì bằng nhau (trên quan
điểm lí thuyết t ậ p hợp, mỗi véc tơ t ự do là một lớp tương đương của
các đoạn thẳng định hướng), còn phép cộng được định nghĩa theo qui
tắc hình bình hành. K h i đó việc kiểm tra các tính chất trên là những
bài tập đơn giản của hình học sơ cấp. Vậy các véc tơ t ự do t r ê n mặt
phang hoặc trong không gian lập t h à n h các không gian véc tơ trên
trường số thực.

(iii) Nếu K là trường con của trường L và V là không gian véc tơ trên L,
thì nó cũng là không gian véc tơ trên K. Chẳng hạn c vừa là không
gian véc tơ trên chính nó, vừa là không gian véc tơ trên K và cũng là
không gian véc tơ trên Q.

Mặc dù về nguyên tắc phải kiểm tra tất cả tám tiên đề trên, song trong
phần lớn các trường hợp, chủ yếu chỉ cần chứng t ỏ các p h é p t o á n cộng và
n h â n vô hướng được hoàn toàn xác định. nghĩa là các qui tắc nêu ra đúng
là các p h é p toán, và sau đó phải chỉ ra phần t ử đ ố i và phần t ử không.

Ví dụ 1.2 (i) Xét tập tất cả các đa thức một biến K[x} với phép cộng
đa thức thông thường và phép n h â n đ a thức với phần t ử của trường.
Vì tổng của hai đ a thức l ạ i là một đa thức, và tích của đ a thức với
phần t ử của trường l ạ i là đ a thức, nên các phép cộng và p h é p n h â n
thông thường thực sự là các phép toán trên K[x]. Đa thức 0 đóng vai
trò véc tơ không, còn đa thức đối là véc tơ đ ố i . Các tiên đề còn lại
là những tính chất quen biết của đ a thức. Vậy K[x] lập t h à n h một
không gian véc tơ.

(i') Tương tự, tập tất cả các đa thức một biến K[x\ bậc nhỏ hơn hoặc
bằng một số n > 0 cho trước là một không gian véc tơ.
Các cách nhận biết một không gian véc tơ 15

Tuy nhiên t ậ p t ấ t cả các đ a thức một biến K[x\ bậc lớn hơn hoặc
bằng một số Tí > 0 cho trước với phép cộng đa thức t h ô n g thường
và phép n h â n đ a thức với phần t ử của trường nêu trên không phải
là một không gian véc tơ. Lí do ở đây là tong của hai đa thức bậc
lớn hơn hoặc bằng n có thể có bậc nhỏ hơn n, nên p h é p cộng t h ô n g
thường không phải là p h é p toán (trên t ậ p đ a n g xét)! (Trong khi đó,
cả 8 tiên đề trên đều thỏa mãn!)
Ta cũng có t h ể mở rộng các kết, quả trên ra cho vành đa thức nhiều
biến trên một trường.

Tập hợp các hàm số thực xác định trên đoạn thẳng [a, b}, a < b, với
các phép cộng và phép n h â n với một, số t h ô n g thường rõ r à n g thỏa
mãn cả 8 tiên đề nêu t r ê n với véc tơ 0 là h à m đồng nhất bằng 0 và
véc tơ đ ố i của f ( x ) là h à m —f(x). Vậy nó là một không gian véc tơ.

Xét tập hợp C[a, b] các hàm số liên tục trên đoạn thẳng thực [ạ, 6],
CL < b. Tổng của hai h à m liên tục l ạ i là một h à m liên tục, và tích của
một số với một h à m liên tục l ạ i là h à m liên tục. Vậy các p h é p cộng
và phép n h â n t h ô n g thường là các p h é p t o á n trên t ậ p C[a, bị. H à m
số đồng nhất bằng không cũng thuộc t ậ p này, và đóng vai t r ò là véc
tơ 0. Nếu f ( x ) liên tục thì —f(x) cũng liên tục, và đóng vai t r ò là véc
tơ đ ố i . Bây giờ ta thấy ngay 8 tính chất nêu trên là những tính chất
quen biết của h à m số.

Tuy nhiên tập các hàm không liên tục trên đoạn thẳng thực [à, b) với
phép cộng và p h é p n h â n (với một số) t h ô n g thường không lập t h à n h
không gian véc tơ. Lí do là tổng của hai h à m không liên tục có t h ể là
h à m liên tục (hãy chỉ ví dụ). Do đó phép cộng thông thường không
phải là phép t o á n trên t ậ p này!

Cho Vị, ị € ì. là một họ các không gian véc tơ trên trường K. Trên
tích Đề-các V = Y\ ieI Vị, với u — V = {Vi) i e V và a e
ie K,
ta định nghĩa
u + v = {uị + Vị) i,ie

au = (aui) .
ieỊ

Với mỗi i € ì, Vi là không gian véc tơ. Do đó Uj + Vi G Vị và auị 6 Vị,


tức là u + V G V và au G V. Vậy các p h é p cộng và n h â n ở trên đúng
là các p h é p toán. Phần t ử 0 = ( 0 j ) ị / , trong đó 0, là các véc tơ
Ễ không
của Vi, đóng vai t r ò là véc tơ 0 của V, còn (—Uị)i j đóng vai
e t r ò là
véc tơ đ ố i của u = (Uị) j. Bây giờ ta thấy rằng việc kiểm tra
ie 8 tiên
16 Chương ỉ. Không gian véc tơ

đề trên đ ố i với V được đưa về việc kiểm tra chúng trên từng t h à n h
phần Vị. Nhưng các tiên đề đó đương nhiên thỏa m ã n vì t ấ t cả Vi là
không gian véc tơ. Vậy V lập t h à n h không gian véc tơ trên K. được
gọi là tích Dề-các của các không gian véc tơ.

Phương pháp 2: Kiểm tra xem nó có là không gian con của một không
gian véc tơ không, dựa vào kết quả sau:

Bổ đề 1.2 Cho u là một tập con khác rỗng của không gian véc tơ V trên
trường K. Các điều kiện sau là tương đương:

(ỉ) Ù là không gian con của V, nghĩa là ụ đóng với phép cộng và phép
nhãn vô hướng, và cùnq với hai phép toán cảm. sinh, bản thăn nó là
một không gian véc tơ trên trường K.

(ti) u đóng với phép cộng và phép nhân vô hưởng.

Ý nghĩa của điều kiện (ri) trong bổ đề trên là ỏ chỗ đó là một điều kiện
cần và đủ để qui tắc cộng và nhân (của không gian V) khi hạn chế t r ê n u
thực sự là các phép toán trên u. M ộ t khi (ii) đ ã thỏa mãn, thì khẳng định
(i) của bổ đề nói rằng t ự khắc u đã là không gian véc tơ.

Hệ quả 1.3 Nếu u là không gian con của V, thì 0 € u.

Khi áp dụng bổ đề trên, để chứng tỏ một tập hợp E nào đó là (hoặc


không là) không gian véc tơ, trước hết ta phải xem nó n h ư là một t ậ p con
của một không gian véc tơ V đã biết với "phép t o á n " giống n h ư p h é p toán
đ ì a V. (Chữ "phép t o á n " đ ầ u được để trong dấu nháy vì thực ra nó có thể
không phải là phép toán trên E, còn chữ sau phản ánh đ ú n g nghĩa của nó!)
Chẳng hạn, nếu như công nhận Ví d ụ 1.2(i), thì ta có cách giải khác đ ố i
với các Ví dụ 1.2(1'), (li") như sau: t ậ p t ấ t cả các đ a thức một biến K[x)
bậc nhỏ hơn hoặc bằng một số n > 0 là tập con khác rỗng của t ậ p t ấ t cả
các đa thức, và đóng với cả hai phép toán. Do đó nó là không gian con, tức
là một, không gian véc tơ. Còn tập t ấ t cả các đa thức một biến K[x} bậc
lớn hơn hoặc bằng một số n > 0 không đóng kín đ ố i với phép cộng, nên nó
không là không gian véc tơ. Tương tự, nếu công nhận Ví dụ 1.2(ii), thì t ậ p
hợp trong Ví dụ 1.2(iii) đóng với cả hai phép toán, nên nó là không gian
con, còn tập hợp trong Ví d ụ 1.2(iii') không là không gian con vì nó không
đóng với phép cộng (nó cũng không đóng với phép n h â n vì O i = 0 không
thuộc t ậ p này). Sau đây là các ví dụ khác.
ỉ. Các cách nhận biết một không gian véc tơ 17

V í d ụ 1.3 Cho Vi, i € / , là một, họ các không gian véc tơ trên trường
K. Tập con u = ©te/Vi của tích Đề-các V = Yíiel Vi sầm các phần t ử
u = ( « i ) j / , sao cho Ui = 0j t r ừ một số hữu hạn chỉ số ỉ € / , là không gian
e

con của V. T h ậ t vậy, nếu u = (ui)i£i € u với tập chỉ số A = {i; Ui Ỷ 0 j }


hữu hạn và ữ G K, thì (ữíí), = 0 với mọi i ^ A, nên au G c/. Nếu
lí = (l>ị)ie/ £ í/ là một véc tơ t h ứ hai với t ậ p chỉ số B = {í; Ui Ỷ Oi} hữu
hạn, thì (u + ư)j = Ui + Vị = Oi với mọi i ị A u B. Do A u 5 cũng hữu hạn,
nên li + V € Lĩ. Vậy t / đóng với cả hai phép toán. Do đó nó là không gian
con theo bổ đề trên.
Ta gọi lĩ là tông trực tiếp ngoài của các không gian Vị. Chủ ý rằng
khi / hữu hạn thì khái niệm tổng trực tiếp ngoài t r ù n g với khái niệm tích
Đề-các, tức \ầ~@ĩ Vi = n r = i Vi-
=l

Ví dụ 1.4 Giao của một họ không gian con là một không gian con.
T h ậ t vậy, cho Vi, i € ì.: là một họ không gian con của V. Cho u,v € f)Vị
và a G K. K h i đó với mọi i E ì, u,v £ Vị. Theo B ổ đề 1.2, u + w G Vị và
a u G Ví. Do đó u + v, au € P\Vị. L ạ i theo Bổ đề 1.2, nV; là không gian con.

Bài tập

Bài 1.1 Phương trình tuyến tính nẩn trên trường K là biểu thức có dạng

ữiXi H Ị- a x = /3,
n n

trong đó ai -a , /3 G Nếu /3 = 0 thì nó được gọi là phương trình tuyến


n

tính thuần nhất.


Chứng minh rằng t ậ p hợp nghiệm của một hệ (hữu hạn hoặc vô hạn)
phương trình tuyến tính thuần nhất n ẩn trên trường K lập t h à n h một
không gian véc tơ trên K.

Bài 1.2 Chứng tỏ rằng tập hợp nghiệm của một hệ (hữu hạn hoặc vô hạn)
phương trình tuyến tính khống thuần nhất n ẩn trên trường K không lập
t h à n h một không gian véc tơ t r ẽ n K.

B à i 1.3 Cho a < b là hai số thực. Xét, xem t ậ p hợp nào trong số các t ậ p
hợp sau đây với phép cộng và phép nhân (với một số) thông thường lập
t h à n h không gian véc tơ trên M:

r T H U - VĩÉ'.N
18 Chương 1. Không gian véc tơ

c) Tập c (a. 6) các h à m thực khả vi vô hạn lần.


x

d) Tập các h à m thực bị chặn trên đoạn [a, òỊ.

e) Tập các h à m không bị chặn trên đoạn [a,b].

f) Tập các h à m thực / thỏa mãn / ( a ) = 0.

g) Tập các h à m thực / thỏa mãn f(a) = —ì.

h) Tập các h à m thực đơn điệu t ă n g trên [à, b].

B à i 1.4 Xét xem t ậ p hợp nào trong số các tập hợp sau đây với p h é p cộng
và phép nhân (với một số) thông thường lập t h à n h không gian véc tơ trên
E:

ai Tập các dãy số thực hội tụ.

b) Tập các dãv số thực phân kì.

c) Tập các dãy số thực bị chặn.

d) Tập các dãy số thực thỏa mãn Y^Lỵ l nl hội tụ, trong đó p là một
a p

số thực khác 0.

Bài 1.5 Xét xem tập hợp nào trong số các tập hợp sau đây với phép cộng
và phép nhân (với một số) thông thường lập t h à n h không gian véc tơ t r ê n
trường K:

a) Tập các ma trận trên trường K với lĩ hàng. m cột.

b) Tập các ma trận vuông đối xứng trẽn trường K.

c) Tập các ma trận vuông trên trường K giao hoán với một họ ma trận
cho trước.

d) Tập các ma trận vuông trên trường K với đường chéo chính bằng 0.

e) Tập các ma trận (vuông) đường chéo trên trường K .

ĩ) Tập các ma trận vuông trên trường K với định thức bằng 0.

Bài 1.6 Kí hiêu R là tập các số thực dương. Chứng tỏ rằng tập hợp này
+

lập t h à n h không gian véc tơ với hai phép toán được định nghĩa n h ư sau:
nếu X. y G E+ và Q 6 R. thì
a) P h é p cộng (x.y) H-> xy (phép n h â n thông thường).
b) P h é p nhân vô hướng: (Q. X) t—> x . a
ĩ. Các cách nhận biết. một không giãn véc tơ 19

B à i 1.7 Cho s là một t ậ p hợp khác rỗng tùy ý và V là một khống gian
véc tơ trên K. Kí hiên M(S, V) là tập t ấ t cả các ánh xạ t ừ s vào V. Với
f , g e M{S, V) và a e K , ta định nghĩa
P h é p cộng: ( / + g){s) = / ( s ) + #(s) với mọi s Ê 5.
P h é p n h â n vô hướng: (ũíf)(s) = a f ( s ) .
ChiÝng tỏ rằng với hai phép toán trên, M(S,V) lập t h à n h một không
gian véc tơ trên K.

Bài 1.8 Cho V = K X K với các phép toán xác định như sau:

(a.b) + (c,d) = (a + c,b + d) và fc(a, 6) = (fca, 0).

Chứng tỏ ràng V không là không gian véc tơ.

Bài 1.9 Cho u là không gian con của V. Chứng tỏ rằng hiệu tập hợp v\u
không bao giờ là không gian con đ ì a V.

Bài 1.10 Cho Vị, ỉ G / là một họ không gian con của V. Kí hiệu Y^iel Vị
là t ậ p các phần t ử có dạng Xi + • • • + Xị , trong đó li, ...,i
1 n G ì (n thay
n

đổi) và Xi G Vi với mọi í = Ì, ...,n. Chứng t ỏ rằng tập này lập t h à n h một
không gian con của V (được gọi là tổng của các không gian con).

Bài 1.11* Cho K là một trường vô hạn và VỊ, v là các không gian con
n

của V. Chứng minh rằng Vị u ... u v là không gian con khi và chỉ khi có
n

một không gian con V chứa t ấ t cả các không gian còn l ạ i . K h i trường K
t

hữu hạn thì sao?

Bài 1.12 Cho X là một họ không gian con của V thỏa mãn: nếu Vi, V2 € X
thì tồn t ạ i v% € X chứa cả Vi, Vo. Chứng tỏ rằng hợp các không gian con
trong X lập t h à n h một không gian con của V.

Bài 1.13* Một số phức được gọi là số đại số nếu nó là nghiệm của một đa
thức với hệ số hữu tỉ. Chứng minh rằng t ậ p các số đ ạ i số lập t h à n h một
không gian véc tơ trên Q.

Bài 1.14 Cho K là trường vô hạn. Chứng tỏ rằng mọi không gian véc tơ
khônơ t ầ m thường trên K có vô số phần tử.

Bài 1.15 Chứng tỏ rằng trên tập Q có thể định nghĩa vô hạn cấu trúc
không gian véc tơ trên Q, nhưng không thể xác định một cấu trúc không
gian véc tơ trên E.
20 Chương Ì. Không giãn véc

B à i 1.16 Cho Ư và Vi, Vi là các không gian con của V. Chứng tỏ lằng

{U n Vi) + (U n Vì) c t/ n (Vi + Vi).

Tìm ví dụ để có bao hàm thức thực sự.

Bài 1.17 Cho Ụ là một không gian con của V. Chứng tỏ rằng tồn tại
không gian con w sao cho ý = ự + IV* và u n ÍT = ũ.

Bài 1.18 Cho lị I là các iđêan thuần nhất khác iđêan thuần nhất cực
T

đ ạ i của vành đa thức K[x\, ...,x ) trên trường vỗ hạn K. Chứng t ỏ rằng
n

tồn t ạ i một dạng tuyến tính không nằm trong Li Iị. r


i=l

2 Độc lập tuyến tính - Hệ sinh

Các khái niệm then chốt trong mục này là

Định nghĩa 2.1 Cho V là không gian véo tơ trên trường K. Ta nói các
véc tơ ỉ.'Ì v phụ thuộc tuyến tính nếu tồn t ạ i Oi
n a £ K không đồng n

thời bằng 0 sao cho


a i Vi H + av = 0.n n

Ta nói t ậ p véc: tơ s là phụ thuộc tuyến tính nếu nó chứa một hệ hữu hạn
véc tơ phụ thuộc tuyến tính.
Tập véc tơ không phu thuộc tuyến tính được gói là độc lập tuyến tính.
Biển thức + • ••+ av đxtơc gọi là một to hợp tuyến tính của các
n n

phần t ử í'1 v . Nếu V là một tổ hợp tuvến tính của Vi,..., v thì ta cũng
n n

nói í' biên diễn tuyến tính qua V\ v . n

Từ định nghĩa trôn ta ró:

Phương pháp 1: Dể chứng tỏ hệ s phụ thuộc tuyến tính thì phải chỉ ra
bộ n i a„ không đồng thời bằng 0 thỏa mãn hệ thức trên.
Một cách đối ngẫu. muốn chứng minh một tập s các véc tơ là độc láp
tuyến tính. thông thường ta giả sử có một quan hệ tuyến tính

Qii'H h a v = 0.
H n

trong đó Vi v„ là các phần tử khác nhau trong 5. Sau đó chứng \nh m

ràng Oi = • • • = Q = 0. n

Nhìn chung trong cả hai trường hợp. để xét tính độc lập tuyến tính của
hệ véc tơ 1'1 v , ta đều đi đến g i ả i m ộ t h ệ p h ư ơ n g t r ì n h t u y ế n t í n h
n
2. Dộc lập tuyến tính - Hệ sinh 21

t h u ầ n n h ấ t v ớ i ẩn l à a i , ...,a . H ệ là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi


n

hệ phương trình tương ứng chỉ có nghiệm t ầ m thường.

Chú ý: Từ định nghĩa ta thấy một hệ vô hạn véc tơ là độc lập tuyến tính
khi và chỉ khi mọi t ậ p hữu hạn véc tơ của nó độc lập tuyến tính. M ộ t hệ
vô hạn véc tơ là phụ thuộc tuyến tính khi và chỉ khi nó chứa một t ậ p hữu
hạn véc tơ phụ thuộc tuyến tính.
N h ư vậy khi xét tính độc lập tuyến tính của một hệ vô hạn véc tơ, thực
chất ta v ẫ n làm việc với hữu hạn véc tơ.

Ví dụ 2.1 (i) Hãy xét xem ba véc tơ (1,-2,1), (2,1,-1), (7,4,-1)


trong Q có độc lập tuyến tính hay không?
3

Đe giải bài này, ta sẽ cố gắng t ì m một quan hệ tuyến tính giữa chúng,
tức xét xem có t ồ n t ạ i X, y, z G Q không đồng thời bằng 0 sao cho

1(1,-2,1)+ y(2,l,-l) +2(7,4,-1) = (0,0,0).

Do x(l,-2,1)+ y(2,1,-1)+ 2(7,4,-1) = (ì + 2y + 7z, -2x + y +


Az,x — y — z), đẳng thức trên tương đương với hệ phương trình

X + 2y + 7z = 0,
-2x + y + Az = 0,
x - y - z = 0,
X + 2y + 7z = = 0,
hay
y + 2z = 0.

Hệ cuối cùng có nghiệm không t ầ m thường, chẳng hạn z — Ì, y =


—2, X = —3. Vậy ba véc tơ trên phụ thuộc tuyến tính.

(li) Trong không gian véc tơ R = K[x], với mỗi n E N ta chọn một đa
thức ỉn Ỷ 0 có bậc điìng bằng n. Tập /o, / ì , /2,... có độc lập tuyến
tính không?
Xét một quan hệ tuyến tính giữa các phần t ử của t ậ p này:

ai/ni H h a fn = 0, ai, ...,a € K.


p p p

Không mất tính tổng quát, ta có thể giả thiết ni < • • • < Úp. Ta
chiímg minh qui nạp theo p là «1 = • • • = a — 0, K h i p = Ì, nếu
p

ai Ỷ 0 thì vế trái là một đa thức bậc đúng bằng n i , nên nó không


t h ể là đ a thức 0. Vô lí. Vậy phải có a = 0. Giả sử khẳng định đ ã
x
22 Chương 1. Không gian véc tơ

đúng với p - ì. Xét trường hợp p đa thức. Nếu Ct Ỷ 0, thì vì Q i / i


p

hoặc là 0, hoặc có bậc là ni < Úp,..., a -ifp-i


p hoặc là 0, hoặc có bậc
là n _ i < n , nên c * i / H
p p nih Qp/n là đa thức bậc đ ú n g b ă n g n .
p p

Do đó nó khác 0. Vô lí. Vậy ta phải có a = 0. T ừ đó suy rap

Oi\f + í- a _i/„ _ = 0.
ni p p 1

Theo giả thiết qui nạp, ta có ai = • • • = a _i = 0. Vậy hệ đã cho độc


p

lập tuyến tính.

Phương pháp 2: Các kết, quả sau đây nhiều khi cũng cho phép thu được
lời giải ngắn gọn:

Hệ quả 2.2 (ỉ) Tập con của một tập độc lập tuyến tính là độc lập tuyến
tính

(ũ) Một tập chứa m,ột tập phụ thuộc tuyến tính là phụ thuộc tuyến tính.

Bổ đề 2.3 Tập s phụ thuộc tuyến tính khi nó chứa một véc tơ biểu diễn
tuyến tính qua các véc tơ cồn lại.

Phương pháp 3: Dựa trên kết quả về chiềuở mục tiếp theo:

Hệ quả 2.4 Nếu dim V = n thì mọi tập từ n + Ì phần tử trở lên đều phụ
thuộc tuyến tính, còn tập có tối đa n — Ì phần tử không thể là hệ sinh.

Phương pháp 4: Dựa trên một, kết quả cơ bản trong lí thuyết định thức
các ma trận

Định lí 2.5 Một, m.a trận vuông cỏ định thức khác không khi và chỉ khi các
véc tơ dòng (t.ư cột) của nó độc lập tuyến tính.
]

Ví dụ 2.2 (i) Xét xem các véc tơ Ui = (1,2,-3,4), u = (3,0,-7, 5),


2

v = ( - 2 , 4 , 9 , 3 ) , VA = ( - 1 , 6 , 6 , 7 ) e R có độc l ậ p tuyến tính không?


3
4

Nhận xét rằng Vị = Vị + v . Vậy Vỉ,v ,v


3 phụ thuộc tuyến tính, và
3 4

do đó hệ ban đ ầ u phụ thuộc tuyến tính (theo phương p h á p 2).

(li) Xét, xem các véc tơ Vi = (1,2,-3,4), v = (0,0,-7,5), v = (0,0,0,3)


2 3

G É có độc lập tuyến tính không?


4

'Viết tắt chữ "tương ứng"


2. Dộc lập tuyến tính - Hệ sinh 23

Đ ặ t V = (0,1,0,0). L ậ p ma t r ậ n với các dòng là các véc tơ Vi,v,V ,V3,2

ta được
/1 2 -3 4
\
0 1 0 0
Ả =
0 0 -7 5
vo 0 0 3/

Đây là ma t r ậ n tam giác trên, nên \A\ = - 2 1 Ỷ 0- Vậy 4 v é c t ơ v ừ a

nói là độc lập tuyến tính. Do đó Vi, 1*2,^3 cũng độc lập tuyến tính
(kết. hợp phương p h á p 2 và 4).

(iii) Bốn đa thức í + 3í + Ì, 2t - t, 6t - 7, -t + 3í - 2 là phụ thuộc


2 2 2

tuyến tính vì chúng thuộc không gian ba chiều gồm các đ a thức có
bậc nhỏ hơn hoặc bằng 2 (theo phương p h á p 3).

Khái niệm gần như "đối ngẫu" với độc lập tuyến tính là khái niệm hệ
sinh.

Định nghĩa 2.6 Cho s là một tập con của không gian véc tơ V. Ta gọi
tập hợp các t ổ hợp tuyến tính của các phần t ử thuộc s là bao tuyến tính
của s và kí hiệu là E(S). s được gọi là hệ sinh của V nếu E (S) = V. Ta
nói hệ sinh s là tối tiểu nếu nó không chứa một t ậ p con thực sự cũng là hệ
sinh.
Không gian véc tơ có một hệ sinh hữu hạn được gọi là không gian hữu
hạn sinh hay không gian hữu hạn chiều.

Bổ đề 2.7 E(S) là không gian con nhỏ nhất của V chứa s.

Ví dụ 2.3 (i) Nếu 5 = 0 hoặc s = {0} thì E(S) = 0.

(ii) Tập các véc tơ ei = (1,0, ...,0), e = (0,1,..., Ọ), e = (0,...,0,1) lập
2 n

t h à n h một hệ sinh của không gian K , vì mọi véc tơ X = ( x i , ...,£„)


n

có t h ể viết t h à n h X = X\ei -ị 1- x e . n n

(iii) Tập các đơn thức {t ; n> 0} là một hệ sinh của không gian các đa
n

thức Kịt}.

(iv) Nếu 5 là hệ sinh của V thì mọi tập chứa nó cũng là hệ sinh của V.
Nói riêng V là hệ sinh của V.

Để chứng tỏ s là một hệ sinh của không gian véc tơ hữu hạn sinh V, ta
phải chứng t ỏ một t ậ p con hữu hạn Vi,...,v của nó là một hệ sinh của V.
n
24 Chương 1. Không gian véc tơ

Để chứng tỏ V\,...,v n là một hệ sinh của V ta có hai phương p h á p chính


sau đây.

P h ư ơ n g p h á p Ì (theo định nghĩa): Chứng t ỏ với mọi V e V t ì m được


ai,..., a n để
V — OL\V\ + • • • + Oi v .
n n

Trong K điều kiện cần phải là n > ra (Hệ quả 2.4) và điều kiện tương
m

đương là hệ phương trình

ịa\\X\ + a\2X ^ h a\ x = bi,


2 n n

luôn có nghiệm với mọi (bị ...,bm) € K , trong đó Vị = ( a u , a ) ,


m
m i

i = Ì,ri.
Nếu trong V đã có một cơ sỏ (xem mục tiếp theo), thì sử dụng tọa độ
của các véc tơ, ta luôn có t h ể đưa bài toán chứng minh Vị, •••,v là một hệ n

sinh về việc xét hệ phương trình vừa nêu.

Phương pháp 2: Nếu đã biết, trước một hệ sinh Ui, ...,u của V, thì ta
m

chỉ cần chứng tỏ mỗi véc tơ Ui biểu diễn tuyến tính được qua Vi, ...,v , m

i = Ì,va.

Nếu sử dụng định thức thì ta có thêm phương pháp

Phương pháp 3: Điều kiện cần và đủ để m véc tơ dòng của ma trận


A € M(m, n; K) (m > n) sinh ra K là A có định thức con cấp n khác 0.
n

Tương tự, n véc tơ cột của ma t r ậ n A G M(m, n; K) (n > m) sinh ra K m

nếu Ả có định thức con cấp m khác ũ.

Ví dụ 2.4 Cho 4 véc tơ li = (1,2,3), V = (0,2,1), w = (0,0,4), z =


(2,4,5). Ta sẽ chứng tỏ chúng sinh ra R . Theo phương p h á p Ì, ta xét hệ
3

phương trình

+ 2X4 = bi,
+ 4xị = b,
2

+ 4X3 + 5X4 = 63,

Rõ ràng hệ này có nghiệm Xị = 0, Xi = bi, x 2 — bv/ỉ—bi, ^3 = (63—36i)/4.


Vậy u, V, w, z là hệ sinh.
2. Dộc lập tuyến tính - H ệ sinh ã

Theo phương pháp 2, ta thấy e = w/4, e = v/2 - w/8,


3 2 ez = u-v
UI/2. Vì ei,e2,e3 là hệ sinh, nên u,v,w,z là hệ sinh.

Ì 0 0
Theo phương pháp 3, định thức 2 2 0 = 8, nên u, V, w, z là hệ sinh.
3 Ì 4

M ố i liên hệ đẹp đẽ và bất ngờ của hai khái niệm chính xét trong mục
này là

Định lí 2.8 Tập s là hệ sinh tối tiểu của E(S) khi và chỉ khi s độc lập
tuyến tính.

Bài t ậ p

Bài 2.1 Tìm điều kiện cần và đủ để một hệ gồm


a) một véc tơ,
b) hai véc tơ,
là phụ thuộc tuyến tính.

Bài 2.2 Trong không gian các ma trận vuông cấp 2 trên R, xét xem các
ma t r ậ n sau có độc lập tuyến tính không?

Ị Ì Ì 0 Ì Ì
à) Ả = B , c =
2 3 0 Ì 0 0
2 4 3 -Ì Ì
6) A = B c =
6 2 2 2 -4 0

B à i 2.3 Xét, xem trong Q các hệ véc tơ nào trong số sau là độc lập tuyến
3

tính

a) (1,2,-3), (1,-3,2), (2,-1,5),

b) (4,1,2), (1,3,5), (-1,-7,2), (3,4,0), (2,3,-1),

c) (12,6,-3), (0,0,0), (1,1,2).

Bài 2.4 Xét xem trong không gian các đa thức một biến RỊ*], hệ véc tơ
nào trong số sau là độc lập tuyến tính

a) í - 3í + ót + Ì, í - t + 8t + 2, 2t - 4í + 9t + 5,
3 2 3 2 3 2
26 Chương 1. Không gian véc. tơ

b) í + Ai - 2t + 3, t + 6t - t + 4, 3 í + 8 í - 8t + 7,
3 1 3 2 3 2

c) í + 2t - t + Ì, 2í - 3í + 4í - 2, í - 12í + Hí - 7.
3 2 3 2 3 2

Bài 2.5 Trong không gian các hàm số thực từ R vào Ì hãy chứng tỏ rằng
các hệ véc tơ sau độc lập tuyến tính

a) ỉ = e\ g = t + Ì, h = \t\,
2

b) / = sin(í), g = cos(í), /ì = sin(2í),/ = cos(2í).

Bài 2.6 Cho Vị,...,v là các véc tơ của K \ (m > 1). Cho p < va và với
n
m

mỗi i < n kí hiệu Ui là véc tơ của K gồm p t h à n h phần đ ầ u tiên của Vị.
p

Chứng t ỏ rằng:
a) Nếu Ui, •••.,u độc lập tuyến tính, thì V\,...,v
n cũng độc lập tuyến n

tính.
b) Nếu Vi,...,v phụ thuộc tuyến tính, thì Ui,..., Un cũng phụ thuộc
n

tuyến tính.

Bài 2.7 Chứng tỏ rằng trong không gian véc tơ V, nếu Vi, ...,v là các véc n

tơ độc lập tuyến tính, thì m ỗ i véc tơ V có không quá một biểu d i ễ n tuyến
tính qua V i , v . n

Bài 2.8 Chứng tỏ rằng một hệ được sắp các véc tơ Vi,v khác 0 là độc n

lập tuyến tính khi và chỉ khi không có véc tơ Vi nào biểu d i ễ n tuyến tính
qua các véc tơ đứng trước nó.

Bài 2.9* Không dùng định lí Steinitz (và các hệ quả của nó), hãy chứng
tỏ rằng không gian C[a,b], a < b, không hữu hạn sinh.

Bài 2.10 Không dùng định lí Steinitz (và các hệ quả của nó), hãy chứng
tỏ rằng không gian các đ a thức n > Ì biến không hữu hạn sinh.

Bài 2.11 Giả sử Ui, ...,u là một hệ véc tơ độc lập tuyến tính và Oịj G
n

K; i < í < lĩ. Chứng minh rằng các véc tơ

Vi -anui,
V2 = « 2 l " l + ^22^2,

vn = a \U\
n -ị h a u,
nn n

là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi an • • • a Ỷ 0. nn


2. Độc ìập tuyến tính - Hệ sinh Tỉ

B à i 2.12 G i ả sử Ui,...,Un là một hệ véc tơ độc lập tuyến tính và l i =


ã\Ui + • • • + a u . Chứng minh rằng các véc tơ u — U i , u — Un là độc lập
n n

tuyến tính khi và chỉ khi ai + • • • + a Ỷ Ì- n

Bài 2.13 Cho V là không gian véc tơ trên c. Khi đó V cũng là không gian
véc tơ trên R, và để khỏi nhầm l ẫ n ta kí hiệu nó là V. Chứng t ỏ rằng:
a) Nếu V\,...,v độc lập tuyến tính trên c (tức trong V) thì cũng độc
n

lập tuyến tính trên R (tức trong V ) , và V ị , v là hệ sinh của V thì cũng
n

là hệ sinh của V. Các điều ngược l ạ i không đúng.


b) Nếu V\, ...,v là hệ sinh của V thì 1>1,W1, ...,v ,iv
n là hệ sinh của V .
n n

Bài 2.14* Trong không gian R xét hệ véc tơ Vi = (vu, Vin), Vp =


n

{v i, ...,v ),
p p < n, có t í n h chất
pn

\vu\ > Y^\vij\-

Chứng tỏ rằng hệ này độc lập tuyến tính.

Bài 2.15 Chứng tỏ rằng các hệ véc tơ sau đây độc lập tuyến tính trong
không gian các h à m liên tục C[0,1]:

a) sin(:r), cos(x), sin(2x), cos(2x), sin(3x), cos(3x),

b) e , e , e ,...
x 2x 3x

Bài 2.16 Chứng tỏ rằng hệ véc tơ x , ...,X ", trong đó ai, ...,a là các
m Q
n

số thực khác nhau, là độc lập tuyến tính trong không gian các h à m liên tục
C[0,1].

Bài 2.17 Xem trong c các hệ véc tơ nào là hệ sinh:


3

a) (1,2,3), ( 2 , - 5 , 6 ) , (0,0,0),
b) ( 2 , - 5 , 1 ) , (1,0,3), (4,3,2), ( - 1 , - 1 , - 1 ) ,
c) Các véc tơ có đ ú n g hai t h à n h phần bằng nhau và khác 0.

Bài 2.18 Tìm điều kiện trên (a, b, c) € M để nó thuộc không gian con sinh
3

bởi các véc tơ: u = (2,1,0), V = ( 1 , - 3 , 2 ) và vu = (0, 7 , - 4 ) .

Bài 2.19 Cho không gian véc tơ V và s Q V. Chứng tỏ rằng E{S) bằng
giao của các không gian con chứa 5. T ừ đó suy ra E(E(S)) = E(S).
28 Chương ĩ. Không gian véc tơ

B à i 2.20 Chứng minh rằng


a) Nếu SCT thì E (S) c E {T).
b) Nếu s là hệ sinh của không gian con Vi và T là hệ sinh của không
gian con v thì 5 u T là hệ sinh của Vi + v . Nói cách khác E{S u T ) =
2 2

£(S) + £(T).

Bài 2.21* Chứng minh rằng từ mọi hệ sinh của V luôn tìm được một tập
con là hệ sinh t ố i tiểu.

Bài 2.22 Không dùng Định lí Steinitz, hãy chứng minh mọi hệ sinh của
không gian hữu hạn sinh đều chứa một hệ sinh con hữu hạn.

Bài 2.23* Cho K là trường có đặc số khác 2. Chứng minh rằng tập hợp
Ui + ej-, Ì < ị Ỷ 3 < n} là hệ sinh của K (n > 3). K h i đặc số bằng 2 thì
n

sao?

Bài 2.24 Cho L là trường con của trường K và 1*1, ...,v ,v G L". Chứng
m

minh rằng V biểu diễn tuyến tính được qua VỊ, ...,v xét n h ư các phần t ử
m

của L khi và chỉ khi V biểu diễn tuyến tính được qua Vi, ...,v
n
xét n h ư
m

các phần t ử của K . n

Bài 2.25 Cho L là tníờng con của trường K và Vi,...,i> G L . Chứng


m
n

minh rằng Vị, ...,v mlà độc lập tuyến tính xét n h ư các phần t ử của L khi n

và chỉ khi Vi, ...,vm là độc lập tuyến tính xét n h ư các phần t ử của K . n

Bài 2.26 Tìm ví dụ chứng tỏ các tính chất độc lập tuyến tính và trở thành
hê sinh phụ thuộc vào đặc số của trường.

Bài 2.27 Cho Si c Vị và 52 c V2, trong đó Vi, Vỉ, là hai không gian véc
tơ trên K. Chứng minh rằng
a) (Si X { 0 } ) u ( { 0 } X s ) là hệ sinh của Vi X v khi và chỉ khi S i , s
2 2 2

tương ứng là các hệ sinh của Vi và v%.


b) (Si X { 0 } ) u ( { 0 } X s ) độc lập tuyến tính trong Vi X v khi và chỉ
2 2

khi S i , 52 độc lập tuyến tính.

3 Cơ sở, chiều và hạng của một hệ véc tơ

Cơ sở và chiều là những khái niệm quan trọng bậc nhất của không gian véc
tơ.
3. Cơ sở, chiều và hạng của một hệ véc tơ 29

Đ ị n h n g h ĩ a 3.1 Ta gọi hệ véc tơ s c V là cơ sở của V nếu m ỗ i véc tơ


của V có t h ể được biểu d i ễ n tuyến tính duy nhất qua hệ s.
Nếu t ậ p được sắp hoàn toàn s — {Vị, i £ 1} là cơ sở của V và V € V,
thì bộ phần t ử { a j } / được gọi là tọa độ của V theo 5 khi
i e

v = ^OtiVị.

Định lí 3.2 (Định lí đánh tráo Steinitz); số véc tơ trong mọi cơ sở của
không gian véc tơ V hữu hạn sinh là như nhau. số này được gọi là chiều
của V, và được kí hiệu là d i m V .

Như vậy, khi ta cố định một cơ sở, thì mỗi véc tơ được xác định duy
nhất bằng tọa độ của nó. C h ú ý rằng tọa độ phụ thuộc vào cả thi'! t ự các
phần t ử của cờ sở.

Ví dụ 3.1 Kiểm tra trực tiếp theo định nghĩa, dễ thấy

(i) Các véc tơ ei = (1,0, ...,0), e = (0,1,...,0), e = (0, ...,0,1) lập


2 n

t h à n h một cơ sở của không gian K . Ta gọi cơ sở này là cơ sở tự


n

nhiên (hoặc chính tắc). N h ư vậy dimK = n. Véc tơ V = ( x i , ...,x )


n
n

có tọa độ theo cơ sở này là ( x i , ...,x ). n Tuy nhiên tọa độ của nó theo


cơ sở e , e i , e , ...,e l ạ i là
2 3 n (x ,xi,x ,,...,£„).
2 3

(ii) Tập tất cả các đơn thức (kể cả đơn thức 1) lập thành cơ sở của không
gian các đ a thức R = K[x\, ...,x ]. Tọa đ ộ của một đ a thức theo cơ
n

sở này chính là dãy các hệ số (kể cả 0) của nó. Nói riêng, các đơn
thức bậc không q u á r lập t h à n h cơ sở của không gian con R<r gồm
các đ a thức bậc không q u á r. Do đ ó d i m i ? < = ( ^ ) . r
n r

Sau đây là các tiêu chuẩn và tương ứng là 6 phương pháp khác nhau để
kiểm tra một t ậ p có là cơ sở của một, không gian véc tơ hay không. Tiêu
chuẩn (iv) hay được sử dụng hơn cả, san đó là các tiêu chuẩn (v), (vi),
(vii).

Định lí 3.3 Cho s là hệ véc tơ của không gian V. Các điều kiện sau tương
đương:

(i) s là cơ sở của V.

(tí) s là một hệ sinh tối tiểu.

(Ui) s là một hệ độc lập tuyến tính cực đại.


30 Chương 1. Không giãn véc tơ

(iv) s vừa là hệ sinh, vừa độc lập tuyến tính.

Khi dim V — n < oe thì các điều kiện trên củng tương đương với:

(v) s là một, hệ sinh có đúng n phần tử.

(vi) s là một hệ dộc lập tuyến tính có n phần tử.

(vũ) s có đúng n phần tử và ma trận với các cột (dòng) là các véc tơ tọa
độ của các phần tử của s theo một cơ sở đã biết có định thức khác
không.

Ví dụ 3.2 (i) CƠ SỞ của không gian c trên M là Ì và ỉ, vì mọi số phức


đều biểu diễn được dưới dạng a + bi = ai + b.i và a.l + bà = 0 chỉ
khi a = b — 0. Nói riêng dimffiC = 2.

(ii) Trong không gian véc tơ R = K[x} với mỗi Tí G N, chọn một đa thức
ỉn có bậc đúng bằng n. Tập hợp s = {/ũ, / ì , /2, •-.} lập t h à n h cơ sở
của R. Nói riêng dim R = 00.
T h ậ t vậy, theo Ví dụ 2.1 (ii) t ậ p hợp này độc lập tuyến tính. Cho
/ G Rlk một đ a thức t ù y ý. G i ả sử đ a thức này có bậc là r và hệ số
cao nhất là a. còn hệ số cao nhất của / r là b. K h i đó ta có t h ể viết
/ = ị fr + 9ì trong đó g là đa thức có bậc nhỏ hơn r. Bằng qui nạp
ta suy ra / biểu d i ễ n tuyến tính qua 5, tức là s là hệ sinh. Vậy s là
cơ sở của R (theo điều kiện (iv)).

Cách giải khác sau đây tuy cồng kềnh hơn, nhưng cho phép thấy được
quan hệ giữa các mệnh đề trong định lí vừa nêu: Với kí hiệu n h ư trên,
ta có / thuộc không gian con R<r gồm các đ a thức bậc t ố i đa r. Theo
Ví dụ 3.1 (ii), d i m / ỉ ^ r = r + 1. Vì r + Ì véc tơ / 0 , / r G R<r và độc
lập tuyến tính (theo Ví dụ 2.1(ii)), nên suy ra nó là cơ sở của R<r
(theo điều kiện (vi)). Do đó nó cũng là hệ sinh, tức là / biểu d i ễ n
tuyến tính được qua r + Ì véc tơ đ ầ u của s. Vậy s là hệ sinh, và l ạ i
theo Ví d ụ 2.1(ii), s là cơ sở của R (theo điều kiện (iv)).

(iii) Giả sử ei, C2. e3 là một cơ sở của không gian véc tơ V. Khi đó
Bi + e , e + 63, e + e\ cũng lập t h à n h cơ sở của V.
2 2 3

T h ậ t vậy, định thức của ma t r ậ n các véc tơ dòng tọa độ của chúng
tính theo khai triển Laplace là

Ì Ì 0
1 1 0 1
0 Ì Ì = 2.
0 1 1 0
Ì 0 Ì
3. Cơ sở, chiều và hạng của một hệ véc tơ 31

Do đó s là cơ sỏ của V (theo điều kiện (vii)).

(iv) Giả sử V là không gian véc tơ n > 2 chiều trên K với cơ sở e\, ...,e .
n

KhiđóeH \-e -\,


n e H
2 h e , ...,e H
n n h e„_2 cũng là cơ sở
của V.
T h ậ t vậy. gọi w là không gian con sinh bởi các véc tơ này. Tổng các
véc tơ này là ( n - l ) ( e H h e ) e vợ. Do đó e = &ị +
n hen e w,
Lấy e t r ừ đi lần lượt các véc tơ trong hệ đã cho, ta được B i , e e w.n

Vì e i , e „ là cơ sở của F , nên l y = V. Vậy hệ đ ã cho là hệ sinh của


V. Theo điều kiện (vi) chúng là cơ sở của V.

Đôi khi để tìm một cơ sở cụ thể ta có thể xuất phát từ một hệ sinh
hoặc một t ậ p độc lập tuyến tính cực đ ạ i đ ã biết và á p dụng kết quả sau:

Hệ quả 3.4 (i) Bất kì hệ sinh nào cũng chứa một cơ sở.

(ti) Bất kì tập độc lập tuyến tính nào cũng mở rộng được thành cơ sở.

Từ đó suy ra

Hệ quả 3.5 (i) Không gian con của một không gian hữu hạn chiều có
chiều hữu hận.

(ti) Không gian chứa một khônq gian con vô hạn chiều là vô hạn chiều.

Ví dụ: Dựa vào Hệ quả 3.4 ta thấy các không gian trong Ví dụ 1.2(ii). (iii)
là các không.gian vô hạn chiều, vì nó chứa một cơ sở vô hạn (là cơ sở mở
rộng tập độc lập tuyến t í n h gồm các đ a thức Ì, í, í , ...)• Chú ý rằng nếu
2

thay vì đoạn [a, bị, ta xét t o à n bộ trục số thì có t h ể á p dụng H ệ quả 3.5, vì
khi đó các không gian đ ề u chứa không gian các đa thức.

Trong nhiều trường hợp, việc tìm cơ sở của không gian con sinh bởi
một số hữu hạn véc tơ được đưa về t h ự c h i ệ n c á c p h é p b i ế n đ ổ i s ơ c ấ p
của m a t r ậ n chỉ theo dòng hoặc đ ổ i vị trí các cột cho nhau. Đến khi nào
ta nhận được ma t r ậ n khối có dạng

(ũ Ồ)'

trong đó A là ma trận tam giác cấp r nào đó có các phần tử trên đường
chéo khác 0, thì chiều của không gian chính băng r, và các véc tơ tương
ứng với r dòng đ ầ u của ma t r ậ n này sẽ là cơ sở. Các phép biến đổi sơ cấp
theo dòng là:
32 Chương ỉ. Không gian véc tơ

- Hoán vị hai dòng cho nhau.


- Nhân một dòng với một phần t ử vô hướng khác 0.
- T h ê m vào một dòng một bội của dòng khác.
Nếu chỉ cần tìm chiều, ta có thể đồng thời thực hiện các phép biến đ ố i
sơ cấp của ma t r ậ n theo dòng và cột. K h i đó việc tính t o á n đơn giản hơn,
và ta luôn có thể đưa về ma trận khối có A = ì.

Ví dụ 3.3 Tìm chiều và cơ sở của không gian véc tơ V sinh bởi ai =


( 1 , 0 , 0 , - 1 ) , a = (2,1,1,0), a = (1,1,1,1), a = (1,2,3,4) và a
2 3 4 5 =
(0,1,2,3).
Lập ma t r ậ n và biến đ ổ i

/1 0 0 -IN /1 0 0 -1\
2 1 1 0 0 1 1 2
11 1 1 —> 0 1 1 2
12 3 4 0 2 3 5
Vo 1 2 3 J Vo 1 2 3^
(l 0 0 (l 0 0 -IN
0 1 1 2 0 1 1 2
—> 0 0 1 1 —• 0 0 1 1
0 0 1 1 0 0 0 0
Vo 0 0 0/ vo 0 0 o )

Như vậy dim V = 3 và Oi, Oa, ữ4 lập t h à n h cơ sở của V (ai,'Oa, Os cũng lập
t h à n h cơ sở của V ).
Ỏ trên, t ạ i bước Ì, ta t r ừ da, 03,04 đi a i . T ạ i bước 2, t ừ véc tơ t h ứ 3 ta
lần lượt t r ừ đi b ộ i của véc tơ t h ứ 2, r ồ i cho véc tơ 0 xuống cuối (tương ứng
với ãs). T ạ i bước cuối cùng ta bớt véc tơ t h ứ 4 đi véc tơ t h ứ 3.

Để tìm chiều của giao hai không gian con, ta có thể áp dụng:

Định lí 3.6 (Định lí chiều giao) Nếu Vi và Vi là hai không gian con hữu
hạn chiều, thì

dim (Vi + Va) = dim Vi + dim v - dim Vi n Vỉ-


2

Số chiều đôi khi cũng là công cụ hữu hiệu để chứng minh hai không
gian véc tơ bằng nhau.

Hệ quả 3.7 Cho u c V là hai không gian véc tơ hữu hạn chiều. Khi đó
dimỉ7 < dim V và dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi u = V.
3. Cơ sở, chiều và hạng của một hệ véc tơ 33

Bài tập

Bài 3.1 Kí hiệu Oij là ma trận ra-dòng và n-cột có phần tửở dòng
t h ứ ỉ và cột t h ứ j bằng Ì, còn các phần t ử khác là 0. Chứng t ỏ rằng
ơ n , O i n , O i , ...,Omn lập t h à n h một cơ sở của M(K;m,n).
m T ì m tọa
độ của một ma trận t ù y ý theo cơ sở này và tìm dim M(K; m, rì).

Bài 3.2 Xét xem hệ nào trong các tập sau đây lập thành cơ sở của R :3

(i) (2,4,-4), (3,5,-2),

(li) (1,0,-1), (3,2,0), (0,4,-3), (-2,1,3),

(iii) (1,1,1), (1,2,3), (3,-2,1),

(iv) (1,1,2), (1,2,5), (5,3,4).

Bài 3.3 Cho V là không gian con của R sinh bởi: 4

(1,-2,5,-3), (2,3,-1,1), (1,12,-17,11).

Tìm một cơ sỏ và chiều của V. Hãy mở rộng cơ sở đó thành cơ sở của R . 4

Bài 3.4 Cho V là không gian con của Rịt] sinh bởi các đa thức:

/ì = í — 2í + 4í + Ì, /2 = 2í -3í + 9í-l,
3 2 3 2

/3 = t + 6t - 5,
3
ỈA = 2t - ót + 7t + 5.
3 2

Tìm một cơ sở của V và dimV. Có thể mở rộng /i,/2 thành cơ sở của


không gian các đa thức bậc không vượt quá 3 không? Cho ví dụ.

Bài 3.5 Cho V là không gian con của R" gồm các véc tơ thỏa mãn Xi +
•• + £„ = 0. Hãy t ì m cơ sở và chiều của V.
r
Bài 3.6 T ì m cơ sở và chiều của không gian con V của M " gồm các véc tơ
;hỏa mãn Xi + 2X2 + • • • + nx = 0. n

Bài 3.7 a) Tìm cơ sở và chiều của tập các ma trận vuông đối xứng cấp ri.
b) T ì m cơ sỏ và chiều của tập các ma t r ậ n vuông đ ố i xứng lệch (còn
gọi là phản đ ố i xứng, tức là ũịj = —dji với mọi cấp n.

Bài 3.8 Tìm tọa độ của véc tơ V theo cơ sở (Ì, Ì, 1), (Ì, 1,0), (1,0,0) của
R khi:
3
aj V = (4,-3,2) b ) u = (ò,b,c).
34 Chương 1. Không gian véc tơ

B à i 3.9 Tìm tọa độ của véc tơ ^ trong cơ sở

{
(l Ì) ' (l 0 ) ' (O 0 ) ' (o o) }

của không gian véc tơ M(2, R).

Bài 3.10 Tìm tọa độ của đa thức f(x) bậc TI trong cơ sở 1,1 — 2, (x -
2 ) , ( x - 2)" của không gian các đa thức trên R có bậc không q u á n.
2

Bài 3.11* Giả sử chãĩ(K) ^ 2 và n > 3. Hãy xem khi nào thì

ei + e ,e + e ,....,e„ + ei
2 2 3

lập thành cơ sở của K . Khi char(K) = 2 thì sao?


n

Bài 3.12 Chứng minh rằng V là không gian chiều vô hạn nếu với mỗi n
đều tìm được một hệ n véc tơ độc lập tuyến tính.

Bài 3.13 Cho V là một không gian chiều vô hạn. Hãy xây dựng một dãy
tăng thực sự và một dãy giảm thực sự gồm vô hạn không gian con của V.

Bài 3.14 Cho dimV = n. Chứng tỏ rằng mọi dãy lồng nhau các không
gian con khác nhau của V có độ dài t ố i đa là n. Hơn nữa mọi dãy n h ư vậy
đều có the bổ sung t h à n h dãy có độ dài đúng bằng n.

Bài 3.15 Cho K là trường con của trường L, còn L là trường con của
trường Q.
a) Chứng tỏ rằng L là không gian véc tơ trên K, còn Q là không gian
véc tơ trên L và cũng là không gian véc tơ trên K.
b) G i ả sử ả\m L = n và dìm Q = m. Chứng minh rằng d i m # Q = mn.
K L

Bài 3.16* Nghiệm của một đa thức với hệ số hữu tỷ được gọi là số đại số.
Chứng minh rằng: tong và tích của hai số đ ạ i số l ạ i là một số đ ạ i số.

Bài 3.17* Chứng minh rằng dimQlR = oe.

Bài 3.18 Giả sử Vi và v là hai không gian con của không gian véc tơ hữu
2

hạn chiều V thỏa điều kiện dim Vi + dimV2 > d i m V . Chứng minh rằng
v i n v Ỷ 0- 2
3. Cơ sở, chiều và hạng của một hệ véc tơ 35

B à i 3.19 G i ả sử Vi và v là hai không gian con khác nhau chiều 4 của


2

không gian véc tơ V có chiều 6. Hãy xác định các giá trị có t h ể có của
dim(Vi n Vi).

Bài 3.20 Giả sử Vi và V2 là hai không gian con của không gian véc tơ hữu
hạn chiều V thỏa điều kiện dim(Vi + V2) = dim(Vi n V2) + 1. Chứng minh
rằng Vi + V2 t r ù n g với một trong hai không gian con đ ã cho, còn Vì n V2
t r ù n g với không gian con còn l ạ i .

Bài 3.21 Giả sử Vi,V4 là các không gian con của không gian véc tơ hữu
hạn chiều V. Chứng minh rằng

ảỉm(Vi + V2 + V3 + Vị) = dim Vi + dim v + dim Vi + dim v


2 4

- dim(Vi n v ) - d i m ( y n Vi) - dim((Vi + v ) n (Vá +


2 3 2 Vi)).

Bài 3.22 Cho u là không gian con của V sinh bởi các véc tơ Vi,Vk- Giả
sử A là ma t r ậ n các véc tơ cột tọa độ của các véc tơ Vị, ...,Vk theo một cơ
sở nào đó. Chứng minh rằng chiều của u chính bằng hạng của ma t r ậ n A
(được hiểu n h ư số cột độc lập tuyến tính của A trong không gian K ),
ả i m V

và mọi t ậ p con độc lập tuyến tính cực đ ạ i của { ^ 1 , V k } là một cơ sở của
u.

Bài 3.23 Cho u là không gian con sinh bởi

(1,1,0,-1), (1,2,3,0), (2,3,3,-1),

và V là không gian con sinh bởi

(1,2,2,-2), (2,3,2,-3), (1,3,4,-3).

Tìm dim(í/n V).

Bài 3.24 Cho u là không gian con sinh bởi

(1,3,-2,2,3), (1,4,-3,4,2), (2,3,-1,-2,9),

và V là không gian con sinh bởi

(1,3,0,2,1), (1,5,-6,6,3), (2,5,3,2,1).

Tìm một cơ sở của u + V và u n V.

Bài 3.25 Chứng minh rằng số phần tử của một trường hữu hạn bao giờ
cũng có dạng p , trong đó p là một số nguyên t ố và n > 1.
n
36 Chương 1. Không gian véc tơ

B à i 3.26 Chứng minh rằng nếu hệ véc tơ Ui,...,IV độc lập tuyến tính và
biểu diễn được qua các véc tơ U i , ...,u , thì r < $•
s

Bài 3.27 Chứng minh rằng nếu mỗi véc tơ Vi,...,v biểu diễn tuyến tính
r

được qua các véc tơ Mi, ...,u , thì hạng của Vi, ...,Vr không vượt q u á hạng
a

của U i , u . s

Bài 3.28 Chứng minh rằng véc tơi; biểu diễn tuyến tính được qua Vi,V,
khi và chỉ khi hạng của Vi, ...,v bằng hạng của Vị,
r ...,v ,v.r

Bài 3.29 Hai hệ véc tơ được gọi là tương đương nếu mỗi véc tơ của hệ
này biểu diễn tuyến tính được qua hệ kia. Chứng minh rằng hai hệ véc tơ
tương đương thì có cùng hạng. Ngược l ạ i nếu hai hệ có cùng hạng và mỗi
véc tơ của một hệ biểu d i ễ n tuyến tính được qua hệ còn l ạ i thì hai hệ tương
đương.


4 Tong trực tiếp

Cho V là không gian véc tơ trên trường K.

Định nghĩa 4.1 Cho Vi, ...,v (r > 2) là các không gian con của V. Ta
r

gọi tổng Vị + • • • + V (xem Bài 1.10) là tông trực tiếp (trong), nếu mỗi
T

phần t ử của V\ + • • • + V chỉ viết được duy nhất dưới dạng Vi + •• • + v ,


T n

trong đó Vị E Vị, ...,v G v . K h i đó ta dùng kí hiệu Vi ® • • • © V thay cho


n n T

V + --- + V .
1 r

Khái niệm này cũng có thể mở rộng được cho trường hợp vô hạn không
gian con. Trước đây ta đã có khái niệm tổng trực tiếp ngoài (xem Ví dụ
1.3). Tuy nhiên, ta có t h ể đồng nhất hai khái niệm này với nhau (xem Bài
13.10). Vì vậy nhiều khi ta chỉ nói tổng trực tiếp, và t ù y tình huống cụ thể
sẽ hiểu ngay đó là tổng trực tiếp ngoài hay trong.
Việc p h â n tích một không gian véc tơ t h à n h tổng trực tiếp các không
gian con của nó là một công cụ r ấ t quan trọng trong đ ạ i số tuyến tính
(chẳng hạn, xem Chương 6).
Ngoài định nghĩa, kết quả sau đây cho ta hai phương p h á p nữa để kiểm
tra một tổng có là tổng trực tiếp không?

Định lí 4.2 Cho Vị, ...,v (r > 2) là các không gian con của V. Các điều
r

kiện sau là tương đương:

(i) VI -ị h v là tổng trực tiếp.


r
4. Tổng trực tiếp 37

(ti) (Ví + . . . + Vj-.\) n y j = 0 với mọi j = 2, ...,r.

(li y (Vi + •.. + V)-_! + Vj + • • • + Vr) n Vị = 0 uđí mọi j = Ì,.... r.


+l

fmj Tồn íại cóc cơ sở Si,..., S của Vi,.... Vị đôi mội không giao nhau sao
r

cho Si u • • • u Sr là cơ sở của Vi + - -- + V . r

Tuy nhiên, khi các không gian con có chiều hữu hạn thì dùng hệ quả
sau đây của định lí chiều giao, ta có một công cụ hữu hiệu hơn để nhận
biết tổng trực tiếp.

Hệ quả 4.3 Cho Vi V là các không gian con hữu hạn chiều. Khi đó
r

dim(Vi + • • • + v ) < dim Vi + • • • + dim Vị,


r

và dấu bằng xảy ra khi vồ rhỉ khi Vì -ị \-V là tổnq trực tiếp. T

Ví dụ 4.1 (a) Cho V = R , v = {.(o, o); a £ K} và v = {(a, -a); a e


2
x 2

ũ}. Khi đó V = Vi e v . Thật vậy, một véc tơ tùy ý của V có thể


2

được viết như sau:

/_ L\ ,ữ + b a + ò ,a-b a-b,
x

( « . * ) = ( ^ . ^ ) + ( V » - V > -

Do đỏ V = Vi + Ví. Hơn mía. nếu (a, 6) = (lí, u) + (v, -u), thì ta có


lí = ^ và V = 2 ^ , tức là phân tích trên là duy nhất.
Ta cũng có thể sử dụng điều kiện (ii) của Định lí 4.2, bằng cách kiểm
tra Vi n v = 0. 2

Cách t h ứ 3: Vì dim Vi = dim v = ì, nên theo Hệ quả 4.1, Vi + Vọ là 2

tổng trực tiếp.

(b) Cho e\,...,e là các véc tơ độc lập tuyến tính trong V. Đặt Vị = Ke .
T l

Khi đó, theo điều kiện (ni) của Định lí 4.2 ta có ngay Vi-ị (- Vị là
tổng trực tiếp.

Định nghĩa 4.4 Cho Vi là một không gian con của V. Ta nói không gian
con v<2 của Ì/ là không gian con bù của V i , nếu V = Vi © Và.

Hệ quả 4.5 C/ỈO Vi,v là các không gian con cùa V. Các diều kiện sau là
2

tương đương

(i) VI là không gian con bù của Vị.


38 Chương 1. Không giãn véc tơ

(Ít) V = V + V và Vị n v = 0.
1 2 2

(Ui) Tồn tại các cơ sở Si,s của Vị,v không giao nhau sao cho Si u 5
2 2 2

là cơ sở của V.
Khi dim V < oe, thì ta có thêm điều kiện

(iv) V = Vi + V2 và dim V = dim Vi + dim y - 2

Bài tập

Bài 4.1 Cho Si và So là hai cơ sở của hai không gian con Vi và V2 của V.
Giả sử Si n S2 là cơ sở của Vi n Vi. Chứng minh rằng Si u S2 là cơ sở của
V1 + V2.

Bài 4.2 Chứng minh rằng mọi không gian con của V đều có không gian
con bù. Hơn nữa không gian con bù nói chung không xác định duy nhất.

Bài 4.3 Cho v% là không gian con bù của Vi trong V và lĩ là một không
gian con khác của V chứa V i . Chứng minh rằng V2 n u là không gian con
bù của VỊ trong u.

Bài 4.4 Cho Vi, V2 là hai không gian con của V. Giả sử Vin Va 7^ 0. Chứng
minh rằng mỗi phần t ử thuộc Vi + V2 đều có ít nhất hai cách viết t h à n h
tổng hai véc tơ của Vi và v%.

Bài 4.5 Cho char(K) = 0, v = K , Vi = {(li,x ); Xi + • • • + x = 0},


n
n n

v = {(xi,...,x );
2 n Xi = ••• = x ). Chứng tỏ rằng V = Vị © v - Khi
n 2

điãr(K) Ỷ 0, khẳng định có còn đúng không?

Bài 4.6 Cho V = Vi © • • • © Vị, và 5i,5 là các cơ sở của Vi,.... Vị.


r

Chiíng tỏ rằng S\,...,S r đôi một không giao nhau và Si Li • • • u S n là cơ sỏ


của V.

Bài 4.7 Cho V = Vi © v và Ư c V. Chứng tỏ rằng (ơ n Vi) + ({7 n Va)


2

là tổng trực tiếp, nhưng có thể xảy ra trường hợp u Ỷ (U n Vi) © (U ri V2).

Bài 4.8 Cho d là đường thẳng (không gian con chiều 1) và H là siêu phang
(không gian con chiều n — 1) của một không gian véc tơ V chiều n. Chứng
tỏ rằng hai không gian con này hoặc bù nhau, hoặc chứa nhau.
C h ư ơ n g 2

Ma trận

5 Các phép toán cơ bản của ma trận

Ma trận va dòng. n cột trên trường K còn được gọi là ma trận kích thước
m x n . T a kí hiệu t ậ p các ma t r ậ n này là M(m, n; K). Ma t r ậ n vuông là ma
t r ậ n có số cột bằng số dòng. Ta kí hiệu M(n,n;K) đơn giản là M(n,K),
còn n được gọi là cấp của ma t r ậ n . Hai cách viết chính của ma t r ậ n là

/ an «12 • au an •• O-ln
a-21 «22 • a-21 a2 ••
và 2

\a i
m dm2 • O-ml a-m.2 • • Q-mn

Ma t r ậ n chỉ gồm Ì dòng chính là các véc tơ của K viết dưới dạng dòng.
n

Tương tự. ma t r ậ n chỉ gồm Ì cột chính là các véc tơ của K viết dưới dạng
n

cột. Cho A = ( a i j ) , B = (bịj). Các phép toán cơ bản trên ma t r ậ n là:

(1) Phép nhân vô hướng với một phần tử của K: nếu A E M(m,n; K)
và Oi G K. t h ì aA e M(m, n; K). Phần t ử trên dòng t h ứ ỉ và cột t h ứ
j của tích a.A bằng aa,ij, tức là nếu c = OiA, thì Cij = aaij.

(2) Phép cộng hai ma trận cùng kích thước: nếu A,Be M(m, n; K), thì
A + B G M ( m , n; K). Phần t ử trên dòng t h ứ ì và cột t h ứ j của tổng
A + B bằng a j + bij, tức là nếu c = A + B, thì Cịj = dij + bịj.
x

(3) Tích của hai ma trận: nếuẢ € M(m,n;K) và B € M(n,l;K), thì


AB £ M(m,l; K). Tích này được tính theo qui tắc "dòng nhân cột",
tức là nếu c = AB thì

Qj = CLị\b\j + (Ii2Ỉ>2j + h a-inbni-

39
Chương 2. Ma trận

) P h é p chuyển vị: ma trận nhận được t ừ A bằng cách đổi dòng t h à n h


cột được gọi là ma trận chuyển vị của Ả. Ma trận này thường được
kí hiệu là A . Như vậy nếu Ả <E M ( m , n ; / O i thì A € M ( n , m; K).
T T

Nếu kí hiệu A = (á[j), thì ajj = Oy.


r

Ví dụ: Ma t r ậ n chuyển vị của véc tơ cột là véc tơ dòng, và ngược l ạ i .

) Khi xét trên trường số phức c ta kí hiệu

à = (õỹ),
trong đó ăĩj là số phức liên hợp của ãịj. Ma trận liên hợp đ ì a Ả là
ma trận
Ả* = (ajĩ) = ( Ã f .
Tên gọi này xuất p h á t t ừ ma trận biểu diễn của toán t ử liên hợp của
toán t ử tuyến tính trong không gian unita (xem Mục 26).

) Đối với ma trận vuông: ma trận A cấp n được gọi là ma trận khả
nghịch nếu tồn t ạ i ma t r ậ n B cấp n sao cho AB = BA = ì, trong đó
ì là ma trận đơn vị, tức là ma t r ậ n có các phần t ử trên đường chéo
là Ì, còn các phần t ử khác bằng 0. Trong trường hợp đó. ma t r ậ n B
tồn t ạ i duy nhất, và được gọi là ma trận nghịch đảo, và được kí hiệu
là Á ' . 1

Các tính chất cơ bản của các phép toán trên ma trận:
) Cùng với phép nhân vô hướng và phép cộng ma trận, M(m,n; K)
lập t h à n h một không gian véc tơ trên K chiều run. (Nói cách khác
là nó có 8 tính chất - một cách nhớ hữu hiệu các tính chất của ma
trận!). M ộ t cơ sở thông dụng của không gian này là t ậ p các ma t r ậ n
{Oij \ i < m, j < ri}, trong đó Oi] có phần t ử dòng ỉ. cột j bằng 1.
còn ở các vị trí khác đều bằng 0.

) Phép nhân có tính kết hợp, và có tính phân phối (cả trái và phải) đối
với phép cộng, tức là nếu A, A' £ M(m, n; K), B, B' <E M(n,p), c e
MGo, q; K) t h i

AỊỊBC) = (AB)C, (A + A')B — AB + A'B, A(B + B') = AB + AƯ.

Ngoài ra nếu kí hiệu Im, In là các ma trận đơn vị cấp m, n và Oi € K,


thi
I A = AI = A, a(AB) = {aA)B = A(aB).
m n

Nói riêng M{m, K) lập t h à n h một vành kết hợp có đơn vị, thậm chí
là một A'-đại số.
5. Các phép toán cơ bản của. ma trận 41

(iii) Các hệ thức sau đây thỏa mãn nếu các phép toán xuất hiện có nghĩa:

(A f = A, (A + B) = A + B , (ữA) = otA , (AB) = B A .


T T T T T T T T T

(iv) Nếu A là ma trận vuông khả nghịch thì A cũng khả nghịch và T

(yr )- = A, (AB)- = B~ A-\ (A y = {A' ) .


1 1 1 l T l X T

Chú ý 5.1 Người ta cũng mở rộng khái niệm ma trận trên một, trường
t h à n h ma t r ậ n trên một vành, hoặc t h ậ m chí trên một không gian véc tơ.
nhóm giao hoán, ... K h i đó một số phép toán trên v ẫ n còn có ý nghĩa.
Chẳng hạn nếu Vi, ...,v là các véc tơ cột của ma t r ậ n A, thì ta cũng xét
n

ma trận gồm các véc tơ ( v i , V u ) và đồng nhất nó với ma trận Ả ban đầu!
K h i đó. ta có thể cộng hai ma t r ậ n dạng (vi,...,v ) với nhau, nhưng không n

thể thực hiện phép nhân (v\,...,v ) với (v Ì , v ) (ít nhất thì vì lí do tích
n n
T

của hai véc tơ không có nghĩa).

Bài tập

Bài 5.1 Tính

1-2 3 - 4 7 8 -4 5
(i) 0 2 1 3 9 -6 -5 -3

í-2 3 -4^
-2 3 -4 2 1 3
(ii) 2 Ì 3 0 -1 1
-1 3)

2 -Ì
/ 1 2
(iii) Cho Á = ị 3 4 ị và B
1-4 -5
Ì 0
T í n h AB, BA, AA , T
AA T

B à i 5.2 Hãy xác định t ấ t cả ma t r ậ n vuông A cấp 2 giao hoán với t ấ t cả


các ma t r ậ n vuông cấp 2, tức là với mọi B € M(2; K) ta đều có AB = BA.

B à i 5.3 Chứng minh rằng một ma t r ậ n vuông cấp n giao hoán với mọi ma
t r ậ n đường chéo cùng cấp khi và chỉ khi nó là ma trận đường chéo.
42 Chương 2. Ma trận

B à i 5.4 Chứng minh rằng ma t r ậ n vuông A cấp TI > 2 giao hoán với t ấ t
CẢ CÁC ma trận vuông cùng cấp là ma trận vô hướng, tức là ma t r ậ n có
dạng a/, trong đó a G K và / là ma trận đơn vị cấp n.

Bài 5.5 Tìm tất cả các ma trận giao hoán với


/(2 3 ° \
a) 0 2 3
\VO 0
2/
/« 6 0 0 • •
• °\
0 a ò 0 • •• 0
b) , MO.

vo Ũ 0 0 •• • a)

B à i 5.6 Tích của hai ma t r ậ n AB thay đ ổ i thế nào, nếu

(i) Đối chỗ dòng i và j của ma trận A cho nhau.

(ii) Cộng vào dòng thứ ỉ của A tích vô hướng của Oi với dòng thứ j của
Ã.

(iii) Dổi chỗ cột i và j của ma trận 5 cho nhau.

(ii) Cộng vào cột thứ i của B tích vô hướng của Oi với cột thứ j của B.

Bài 5.7 Tìm tất cả ma trận vuông cấp 2 có bình phương của, nó bằng ma
trận 0.

Bài 5.8 Tìm tất cả ma trận vuông cấp 2 có bình phương của nó bằng ma
trận đơn vị.

Bài 5.9 Vết của ma trận vuôngẢ là tổng các phần tử trên đường chéo
chính của Ả và được kí hiệu là tx{A). Chứng minh rằng nếu A, B là hai ma
t r ậ n vuông cùng cấp thì AB và BA có cùng vết.

Bài 5.10 Cho A, B là hai ma trận vuông cùng cấp. Chứng tỏ rằng

a) Nếu ABỶ BA thì (A + B) ỶẢ + 2AB + B và (A -B){A + B)^


2 2 2

A -B .
2 2

b) Nếu AB = BA thì ta có khai triển Niu-tơn

(Ả + BỴ = A + nA ~ B + }^pÌA - B + ••• + £".


n n l ĩ n 2 2
5. Các phép toán cơ bản của ma trận 43

B à i 5.11 Chứng t ỏ rằng không t ồ n t ạ i ma t r ậ n Á, B trên trường có đặc


số bằng 0 thỏa m ã n đẳng thức AB - BA = ì. Nếu trường có đặc số khác
không t h ì sao?

Bài 5.12 Một ma trận vuông được gọi là ma trận đối xứng (t.ư đối xứng
lệch, hay phản đối xứng) nếu dịj = dji (t.ư dij — —dji) với mọi Chứng
minh rằng nếu trường cơ sở có đặc số khác 2, thì t ậ p các ma t r ậ n đối xứng
và t ậ p các ma t r ậ n đối xứng lệch lập t h à n h các không gian con bù nhau
trong không gian véc tơ các ma t r ậ n vuông cùng cấp. N ế u trường có đặc
số 2 thì sao?

Bài 5.13 Cho A là một ma trận tùy ý. Chứng tỏ rằng AA và A A là các


T T

ma t r ậ n (vuông) đ ố i xứng. T ì m ví d ụ chứng t ỏ hai tích này là khác nhau


ngay cả khi A là ma t r ậ n vuông. Nếu K = R, khi n à o một trong hai ma
t r ậ n này có vết bằng 0?

Bài 5.14 Cho A, B là hai ma trận đối xứng (t.ư đối xứng lệch) cùng cấp.
Chứng tỏ rằng c = ABAB...ABA là ma t r ậ n đối xứng (t.ư đối xứng lệch).

Bài 5.15 Cho A G A/(m,n; K) là một ma trận. Dùng các đường ngang
và dọc, ta có t h ể chia A t h à n h ma t r ậ n của các ma t r ậ n có kích thước
nhỏ hơn: An, ...,Aiq,Apị, ...,Apq. K h i đó, A được gọi là ma trận khối và
được viết dưới dạng:

Các ma t r ậ n con của ma t r ậ n khối cùng hàng (t.ư cột) sẽ có cùng số dòng
( t ư cột). Các phép toán trên ma t r ậ n khối cũng được định nghĩa tương t ự
như đối với ma t r ậ n bình thường, m i ễ n sao cho các phép toán trên các ma
trận phần t ử thực hiện được. Chẳng hạn, để có t h ể thực hiện phép cộng
A,B e M(m,n;K) t h ì ta phải chia A,B t h à n h các khối kích thước giống
nhau, nghĩa là Ả — (Aịj)i<pj< q và B = (Bij)i<pj<q sao cho Aịj và Bịj có
cùng kích thước. Đ ể có t h ể n h â n hai ma t r ậ n khối AB thì số cột khối của
A phải bằng số dòng khối đ ì a B, và số cột của mỗi ma t r ậ n con Aịj phải
bằng số dòng của Bj[.
Chứng minh rằng việc thực hiện phép toán trên các khối đối với ma t r ậ n
khối cũng cho kết quả như khi thực hiện trên các ma t r ậ n thông thường.

Bài 5.16 Chứng tỏ rằng điều kiện cần và đủ để bình phương của một ma
t r ậ n khối có nghĩa là các khối ở đường chéo phải là ma t r ậ n vuông.
4-4 Chương 2. Ma Trận

B à i 5.17 Cho A.B là hai ma trận đối xứng lệch cùng cấp. Chứng t ỏ rằng
AB là đối Xứng lệch khi và chỉ khi AB = -BA. Tìm ví du hai ma t r ậ n đối
xứng lệch khác 0 thỏa mãn điều kiện trẽn.

Bài 5.18 Ma trận vuôngẢ đươc gọi là ma trận lũy linh nếu tồn tại r > Ì
để A = 0. Chứng rỏ rằng nếu A.B là hai ma t r ậ n lũy linh và giao hoán
r

với nhau thì tích và tổng của chúng là hai ma t r ậ n lũy linh.

Bài 5.19 Cho Ai 4 là các ma trận vuông cấp Tì có tất cả các phần tử
n

Trên và dưới đường chéo chính bằng 0. Chứng tô rằng A\...A n = 0.

Bài 5.20 Chứng tỏ rằng ma trận tam giác là ma trận lũy linh khi và chi
khi các phần t ử trên đường chéo của nó bằng 0.

Bài 5.21 Chứng tỏ rằng tích của hai ma trận đối xứng (hoác cùng phản
đối xứng) là ma t r ậ n đối xứng khi và chỉ khi chúng giao hoán với nhau.

Bài 5.22 Chứng minh các tính chấr sau của phép lấy liên hợp:
a) (Ả - B)" = Á' - B*. bì {ABỴ = B'A .
cj (aAỴ = ãA~. ả) (Ạ*)* = Ả.
0 Trên .4. B là các ma t r ậ n để phép toán có nghĩa và Q 6 c.

Bài 5.23 Ma trận phức .4 được gọi là ma trận Hermite nếu Á — A*. Chứng
Tỏ ràng với mọi ma t r ậ n phức B thì BB~ và B'B là các ma t r ậ n Hermite.

6 Ma trận nghịch đảo

Diều kiện cần rà chi để một ma trân vuông .4 khả nghịch là định thức của
nó khác 0. Có ba cách đe tìm ma t r ậ n nghịch đảo A~ của ma t r ậ n A nhít
l

sau:

Cách 1: Chú Ý rằng nếu AB = ì thì ta cũng suy ra BA = ì (dùng lí


Thuyết định thức). Do đó t ừ hệ thức AB = ì ta cỏ t h ể lập ra lì hê phương
Trình tuyền tính: mỗi hệ ứng với việc so sánh hai cột tương ứng của các
ma trận ờ hai vế. Nó gồm n phương trình và n ẩn là các phần t ử trẽn một
cột của B. Ả khả nghịch khi rà chỉ khi t ấ t cả Tì hệ lập t h à n h có nghiêm
duy nhất. Như vậy. khi sử dung cách này ta không cần biết trước .4 có khả
nghịch hay không. Chú ý ràng vế trái của TI hệ phương trình này có chung
nia Trận hê số. Do đó khi giai hệ phương trình theo phương p h á p Gauss
Ị Tức đưa vế trái về dạng tam giác), tốt nhắt ta xem vế phải như mót véc
6. Mã trận nghịch đảo 45

tở tham số. Bằng cách đó ta chỉ cần biến đổi vế trái một, lần cho t ấ t cả n
hệ phương trình. Cách giải này đặc biệt hữu hiệu khi ma t r ậ n A có cấp bé.
hoặc có dạng tam giác.

Ví dụ 6.1 Ma trận vuông A được gọi là ma trận đường chéo nếu các phần
t ử ngoài đường chéo chính của nó bằng 0, tức là ũịj = 0 nếu i Ỷ j- K h i đó,
Ả thường được kí hiệu là d i a g ( a i Ì , a ) . T ì m điều kiện để một
n n ma t r ậ n
đường chéo là khả nghịch, và khi đó hãy tìm ma t r ậ n nghịch đảo của nó.
Cho Ả = diag(ại, . . . , a ) . Hệ phương trình t h ứ i lập t ừ hệ thức
n BA = ì
có dạng
aịbu = 0,

a>ib{i-\)i = 0,
< aịbịị = 1,
= 0,

= 0.

T ừ phương trình t h ứ ỉ ta suy ra ai Ỷ 0 và bu = Ì/dị. T ừ các phương trình


còn l ạ i ta suy ra bịj = 0 nếu j Ỷ ì. Vậy A khả nghịch khi và chỉ khi t ấ t cả
a i , . . . . a khác 0. Ma t r ậ n nghịch đảo của nó là diag(af \
n a" ). 1

Cách 2: Gọi Dịj là phần bù đại số của ãịj, tức là

Dij = ị Aij I,

trong đó Aij là ma trận con nhận được từẢ bằng cách bỏ đi dòng ỉ và cột,
j (Aij được gọi là ma trận con bù của dịj). G i ả sử I A 1^ 0. K h i đó

/Du D 1 ••• D i\
2 n

A
- I AI !

\Dln Dìu • • • DJ
nn

Ví dụ 6.2 Tìm ma trận nghịch đảo của

/2 5 7
A = 6 3 4
46 Chương 2. Ma trận

Ta có ị An 1= -Ì, I An 1= -38, I Ai3 1= -27, I An 1 = -Ì, I ^22 1=


-41, I A 2 3 1= - 2 9 . I A 1 1= - Ì , I A
3 3 2 1= -34,1 A 33 1= - 2 4 . Do đó
I A 1= 2 . ( - l ) - 5 ( - 3 8 ) + 7(-27) = - Ì va

C á c h 3: Dựa trên mối liên hệ giữa các phép biến đổi sơ cấp dòng (xem Bài
6.8), ta có thể giải như san:
L ậ p ma t r ậ n khối (A, ì), trong đó ì là ma t r ậ n đơn vị cùng cấp. Bằng
phép biến đổi sơ cấp dòng liên tiếp, hãy đưa ma trận khối đó về ma trận
khối dạng: ự, B). K h i đó B = A .
Nhắc l ạ i rằng các phép biến đổi sơ cấp dòng là các phép biến đổi sau
đây :
(i) Đ ổ i chỗ dòng i và j của ma t r ậ n Ả cho nhau.

(li) Nhân dòng thứ ì với một hằng số khác 0.

(iii) Cộng vào dòng thứ ỉ của A tích vô hướng của a với dòng thứ jỶ ỉ
của A.
Tương tự, thay chữ dòng bằng chữ cột, ta được khái niệm phép biến
đoi sơ cấp cột.
Chú ý rằng dùng phép biến đổi sơ cấp dòng lần lượt ta có t h ể đưa cột
t h ứ ị, ỉ < n, hoặc về dạng (0,.., 0, Ì, 0 , 0 ) , trong đó Ì đứng ở vị trí thứ
r

í, hoặc dạng (*, ...,*, 0 , 0 ) , trong đó có không quá (i - ĩ ) phần t ử đầu


T

khác 0. Nến rơi vào trường hợp sau ta không thể đưa được Ả về dạng ( / , B)
và khi đó ta có thể kết luận ngay Ả không khả nghịch.

V í d ụ 6.3 Tìm ma t r ậ n nghịch đảo của ma trận


/1 0 2 N

A = ị 2 -Ì 3
\4 Ì
Để giải, ta lập ma t r ậ n (Ả, ì) và biến đổi dòng

2IÌ00 N

-Ì ị -2 Ì 0
0 . - 4 0 1,
0 0 1 -li 2
to

0 1 0 4 0 -1
0 0 1 6 -1 -1
6. Ma. trận nghịch đảo 47

Bài tập

Bài 6.1 Chứng tỏ rằng nếu A là ma trận lũy linh thì 7 + A là ma trận khả
nghịch.

Bài 6.2 Ma trận được gọi là ma trận tam giác trên (t.ư dưới) nếu mọi
phần t ử dưới ( t a i trên) đường chéo chính của nó đều bằng 0. Ma t r ậ n được
gọi là ma trận tam giác nếu nó là ma t r ậ n tam giác trên (hoặc dưới). Chứng
minh rằng ma t r ậ n tam giác là khả nghịch khi và chỉ khi các phần t ử trên
điíờng chéo chính khác 0. Trong trường hợp đó ma t r ậ n nghịch đảo của nó
cũng là ma t r ậ n tam giác. Hãy nêu cách tìm ma t r ậ n nghịch đảo đó.

B à i 6.3 T ì m ma t r ậ n nghịch đảo của các ma t r ậ n sau:


/1 2 3 4 \
7
co

í 2
2 3 Ì
a) 3 9 4 , b)
Ì Ì Ì -Ì
Vi 5
co

Vi 0 - 2 -6/

B à i 6.4 Cho A là ma t r ậ n phức khả nghịch. Chứng tỏ rằng (À*) 1

(A-')\

Bài 6.5 Tìm ma trận nghịch đảo của các ma trận sau

/1 1 1\
0 1 1
a) 5

Vo 0
/1 a a 2
an
\
0 1 a
b)

Vo 0 0 1 /
48 Chương 2. Ma trận

B à i 6.6 T ì m ma t r ậ n nghịch đảo của ma t r ậ n vuông cấp n:

/10 0 ù 0 0
0 Ì 0 0 a 0 0

Vo 0 0 ••• 0 0 0- 1/

(a cách Ì một khoảng đúng bằng r < n — 1).

Bài 6.7 Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận

/12 3 n — Ị n \
0 Ì 2 n-2 n—Ì

vo 0 0 ••• 0 Ì /

Bài 6.8 ChoẢ là ma trận kích thước m X n.

a) Chứng tỏ rằng mỗi phép biến đổi sơ cấp dòng (t.ư cột) tương đương
với việc nhân bên trái với một ma t r ậ n vuông cấp m (t.ư. n h â n bên
phải với một ma t r ậ n vuông cấp n).

b) Chứng tỏ rằng các phép biến đổi sơ cấp dòng (t.ư cột) có phép biến
đổi ngược, và do đó các ma t r ậ n tương ứng với chúng trong cân a) là
khả nghịch.

c) ChoẢ e M(n; K) và / là ma trận đơn vị cấp n. Chứng tỏ rằng nếu


ma trận khối (A, ì) được đưa về dạng ự, B), thì B = Á - 1
.

Bài 6.9 Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận:

/1 1 1 •
• x
\
1 0 1 • • 1
1 1 0 • • 1

ụ 1 1 • • 0/

B à i 6.10 Tìm ma trận nghịch đảo của ma t rận cấp n (nến có):

(l + a Ì Ì Ì\
Ì Ì + ũ Ì Ì
Ì Ì Ì + a Ì

V Ì Ì Ì l + a)
6. Ma trận nghịch đảo

Bài 6.11* Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận cấp n trên trường

/ Ì 2 3 n —Ì n \
n Ì 2 n - 2 n- Ì
ri — Ì n Ì n - 3 n - 2

V234 Ì /

B à i 6.12 Tìm ma trận nghịch đảo của ma t rận cấp n (nếu có):

/ 1 + ai Ì Ì Ì \
Ì Ì + Ọ2 Ì Ì
Ì Ì l + a 3
Ì

V Ì Ì Ì l + ay n

B à i 6.13* Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận cấp n trên trường

/ a a+ h a + 2h a + (n-2)h a+(n-l)h\
a + (n — l)h a a+h a + (n-3)h a+[n-2)h

\ a-i-h a + 2h a + 3h ••• a+(n — l)h a

Bài 6.14* Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận cấp n trên trường c

/1 l i 1 1
\
1 t ê e 3
• ^n —1
1 ê é e 6
• . e 2(n-l)

n-1 2(n-l) 3(n-1) .


Vi Ễ e Ễ

5 + ĩ sin^.

B à i 6.15 Ma trận nghịch đảo A 1


thay đổi thế nào, nếu:

a) Hoán vị hai dòng của Ai

b) Nhân một dòng với một hằng số khác 0?

c) Thêm vào dòng thứ i tích của dòng thứ jỶ ì với một số a?

d) Tương tự như trên, nhiíng thực hiện các phép biến đổi theo cột?
50 Chương 2. Ma trận

B à i 6.16 Chứng tỏ rằng ma trận vuông với hệ số nguyên có ma t r ậ n nghịch


đảo nguyên khi và chỉ khi định thức của nó bằng ± 1 .

Bài 6.17 Cho L là mở rộng của trường K. Chứng tỏ rằng ma trận vuông
A G Mịn; K) khả nghịch trên K khi và chỉ khi nó khả nghịch trên L.

Bài 6.18 Tìm ma trận nghịch đảo của ma trận khốiẢ = ( Q jj. trong

đó lị;, li là các ma trận đơn vị cấp k và ỉ.

Bài 6.19 Chứng tỏ rằng ma trận khốiẢ = trong đó B, c là

các ma trận vuông, là khả nghịch khi và chỉ khi B, c khả nghịch. Khi đó
B 1
Ú D(r { v

Ả •Ì _
0 ũ -Ì

B à i 6.20* Cho Ả là ma t r ậ n vuông khả nghịch cấp ri, B là ma t r ậ n kích


thước n X p. còn c là ma t r ậ n kích thước p X n. G i ả sử ma t r ậ n khối
R= í ^ ^ \ được đưa về ma t r ậ n khối .Ri — ^ J bằng các phép

biến đổi sơ cấp trên n dòng đầu hoặc thêm vào dòng có số thứ tự lớn hơn
n tích của một trong n dòng đ ầ u tiên với số a nào đó. Chứng t ỏ rằng khi
đó A' CA B. l

Bài 6.21* Cho A là ma trận vuông khả nghịch cấp n, / là ma trận vuông
A r
đơn vị cấp n. Giả sử ma t r ậ n khối R — í J * J được đưa về ma t r ậ n

khối i?i = bằng các phép biến đổi sơ cấp trên n dòng đầu hoặc

thêm vào dòng có số thứ tự lớn hơn n tích của một trong n dòng đầu tiên
với số a nào đó. Chứng tỏ rằng khi đó X = A~ . l

Bài 6.22 ChoẢ và B là hai ma trận vuông khả nghịch cùng cấp. Chứng
tỏ rằng bốn đẳng thức sau tiíơng đương với nhau:

AB = BA, AB~ = B~ A A~ B = BA~\ A- B~ = B~ A~ .


l l
y
l l l l l

7 Hạng của ma trận

Hạng của ma trận được tính dựa vào định lí sau:


7. Hạng của ma trận 51

Đ i n h lí 7.1 Đối với m,ột, ma trận A tùy ý, các số sau bằng nhau:
(i) Cấp cực đại của các định thức con khác 0 của Ả.

(ti) Số cực đại các cột độc lập tuyến tính của A.

(à.') Số phần tử của một tập con các cột độc lập tuyến tính cực đại của A.

(Ui) Số cực đại các dòng độc lập tuyến tinh của A.

(Ui') So phần tử của một, tập con các dòng độc lập tuyến tính cực đại của
A.
Ta gọi số xác định như trên là hạng của m,a trận
Trên thực tế, việc dùng định thức con của ma trận A Ễ M(m,n; K) để tính
hạng của nó chỉ được áp dụng khi dồ dàng tìm thấy định thức con cấp khá
lớn của nó khác 0: chẳng hạn, khi ta tìm được định thức con khác 0 có cấp
bằng m i n ( m . n ) . thì hạng của ma t r ậ n bằng m i n ( m , n ) ; hoặc nếu A là ma
trận vuông cấp Tì và ta đã tìm được ngay một định thức con khác 0 cấp
n — Ì, thì chỉ việc tính I A ị nữa thôi.
Cách thông dụng hơn là dùng các phép biến đổi sơ cấp dong hoặc cột,
ta đưa Ả về dạng ma t r ậ n khối

trong đó c là ma t r ậ n tam giác trên có các phần t ử đường chéo khác 0.


Đây là m,a trận hình thang. K h i đó hạng của A chính bằng cấp của c.
M ộ t cách khác để nghiên cứu tính chất của hạng ma t r ậ n là người ta
dùng ánh xạ tuyến tính nhận nó làm ma t r ậ n biểu diễn. Bằng cách này ta
sẽ tránh được nhiều tính toán cồng kềnh.

Ví dụ 7.1 ChoẢ 6 M(m,n;K), B e M(m;K), c G M(n; K) sao cho


B và c là ma t r ậ n khả nghịch. Chứng tỏ rằng ra.ĩik(BA) — ĩank(AC) =
rankA
Gọi ly? : K —> K
m
là ánh xạ tuyến tính nhận B làm ma t r ậ n biểu
m

diễn (theo cơ sở t ự nhiên), và lị} : K —> K n


là ánh xạ tuyến tính nhận
m

A làm ma t r ậ n biểu diễn (theo các cơ sở t ự nhiên). K h i đó ma t r ậ n biểu


diễn của ipi> là BA, và vì B khả nghịch, nên V? là đẳng cấu. Ta có

r a n k ( A B ) = d i m ( ^ ( K ) ) = ảimy{ỳ{K ))
n n
= d i m ( ^ ( A ' " ) ) = rank A

Chủ ý rằng đẳng thức àxữup{ĩỊ){K )) n


= dim{ĩị>(K ))n
được suy ra t ừ tính
đẳng cấu của ip.
Với ÁC ta có thể chứng minh tương tự.
52 Chương 2. yỉa trận

Bài tập

B à i 7.1 Chứng tỏ rằng các phép biến đổi sơ cấp dòng hay rót không làm
thay đổi hạng rủa ma trận.

Bài 7.2 Chứng tỏ ràng ma trậnẢ e M{m.n:K) có hạng không lớn hơn
min(m. n).

B à i 7.3 Tìm hạng của các nia trận

/1 3 1 -2 ị 1 2 -3\
1 4 3 - 1 -4 TỊ 2 1 0
.4 = D — -2
2 3 -4 - 7 -3 -1 0
\3 8 1 - 7 -*) v-l 4 -2/

B à i 7.4 Tìm hạne cùa các ma trận

/4 3 -5 2 3

/3 3 2 5 \ \
8 6 —7 4 2
5 2 3 4
B 4 3 -8 2 7
Ì -5 0 -•
4 3 1 2 -5
Vĩ 1 4 1/
\8 6 -1 4 -6/

B à i 7.5 Xác định a để hạng của ma t r ậ n sau là nhỏ nhất

/3 Ì 4 1\
Q 2 3 Ì
3 - 1 1 0 '
\3 3 7 2/

Bài 7.6 Ma trânẢ có 77? dòng và hạng bằng r. Chứng tỏ rằng bắt kì s
dòng nào của .4 cũng lập thành ma t r ậ n có hạng ít nhất là r + s— ni.

Bài 7.7 Chứng tỏ ràng nếu thêm một dòng vào ma trận đã cho thì hạng
không giảm nhimg tăng t ố i đa là 1. còn nếu bớt đi một dòng t ừ ma t r ậ n
đã cho thì hạng không tăng nhưng giảm t ố i đa là 1.

Bài 7.8 Cho .4, B là hai ma trận sao cho tích AB xác định. Chứng tỏ
rằng
rank(AB) < min{rank(-4). r a n k ( ổ ) } .
7. Hạng của mã trận 53

B à i 7.9 Cho A, B là hai ma trận cùng kích thước. Chứng tỏ rằng

rank(i4 + B) < rank(A) + rank(5).

Tìm ví dụ chứng tỏ rank(A + B) < rank(i4),rank(5); rank(i4 + B) >


rank(A),rank(B) và rank(yl + B) = rank(A) = rank(B).

Bài 7.10* Cho A,B là hai ma trận vuông cấp Tì. Chứng minh rằng

rank(Ẩ) + rank(B) - n < rank(AB) < min{rank(i4), rank(B)}.

Bất đẳng thức sau được gọi là bất đẳng thức Sylvester.

Bài 7.11 Chứng minh rằng mỗi ma trận có hạng bằng r có thể viết thành
tổng của r ma trận có hạng bằng L nhưng không thể viết thành tổng cua
ít, hơn r ma trận như vậy.

Bài 7.12* Cho A, B là hai ma trận vuông cấp Tì thỏa mãn AB = 0.


Chứng tỏ ràng rank(A) + rank(S) < n. Hơn nữa với mọi k thỏa mãn
rank(>l) <k< n, luôn tìm được ma trận B sao cho rank(Ấ) + rank(5) = k
và AB = 0.

Bài 7.13* Chứng tỏ rằng nếuẢ là ma trận vuông cấp n trên trường có
đặc số khác 2 và thỏa mãn A = ì. thì2

rank(Ẩ + /) + rank(Ấ - ì) = n.

Bài 7.14* Cho A là ma trận có hạng là r. Chứng minh rằng định thức con
nằm trên giao điểm của r dòng độc lập tuyến tính và r cột độc lập tuyến
tính của A bao giờ cũng khác 0.

Bài 7.15* Chứng minh rằng hạng của ma trận đối xứng lệch là một số
chẵn (cho đặc số của trường khác 2).

Bài 7.16* Chứng minh rằng hạng của ma trận đối xứng đước xác định
bằng cấp cao nhất của định thức con chính khác 0 (định thức con chính là
định thức con nằm trên các cột và dòng có cùng chỉ số).

Bài 7.17* Chứng minh rằng hạng của ma trận đối xứng lệch được xác định
bằng cấp cao nhất của định thức con chính khác 0.

Bài 7.18* Cho R = (^ trong đóẢ là ma trận vuông khả nghịch

cấp ri. Chứng minh rằng hạng của R bàng Tì khi và chỉ khi D = CA~ D.
X
54 Chương 2. Ma trận

B à i 7.19* Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để ma trận Ả e M(rn. n:K)
có hạng /• là Á đươc viết dưới dạng A = BC. trong đó B é M ( m . r; A ) có
r cột độc lập tuyến tính. còn c € M{r.n\K) có r dòng độc lập tuyến tính.

Bài 7.20 Cho Á £ M(m. n: K) và L là một trường mỏ rộng của K. Chứng


tỏ rằng hạng của A trên K cũng bằng hạng của .4 trêu L.

8 Ma trận đa thức

Nếu /(/) = a + ait + • •• + a t G A'[í] là đa thức một. biến vàẢ G M(n\K)


0 r
r

là nia t r ậ n vuông, thì ta gọi

/(.4) = ao/ + ũịA + h a A


T
r

là mo írậrì íí« í/iĩfc. Các tính chất cơ bản của ma trận đa thức là

Định lí 8.1 (ì) Với mọiỊ. ọ £ Kịt} và a G K, thì

(f+g)(A) = f(A)+g(A). (af)(A) = af(A) và (fg)(A) = f(A)g(A).

(li) (Cayley-Ham.ilt.on) Gọi /.4(0 =\ A — tl ị là đa thức đặc trưng của A.


Khi đó f {A) = 0.
A

(Hi) Tồn tại duy nhất một đa thức đơn (tức là có hệ số cao nhất bằng 1)
có bậc bé nhất nhận A làm. nghiệm. Hơn nữa mọi đo. thức nhận A làm
nghiệm đều chia hết, cho đa thức đó. Da thức đó được gọi là đa thức
cực tiểu của A.
8. Ma, trận đa thức 55

Bài tập

Bài 8.1 Tìm giá trị của đa thức ỉ(x) = 2x — 3 x + 4x + 5 t ạ i các ma trận
3 2

sau
/410 -1\
/3 2 1\
- 1 2 3 0
A = -Ì -3 2 Ị , 5
2 3 - 1 4 '
Vo -2 3/
V0 0 3 l ì

Bài 8.2 Kiểm tra trực tiếp rằng ma trận A = , 1 thỏa man phương

trình
X — (a + d)x + ác? — óc
2

Bài 8.3 Không dùng Dinh lí Hamilton-Cayley, chứng tỏ ràng với mọi ma
trận vuông A đ ề u t ồ n t ạ i đa thức f ( x ) khác 0 nhận Ả làm nghiệm.

Bài 8.4 Cho A, B là hai ma trận vuông cùng cấp và f.g e K[x] là hai đa
thức t ù y ý. Chứng tỏ rằng nếu A, B giao hoán với nhan. thì f(A) và g(B)
giao hoán với nhau.

Bài 8.5 Cho A là ma trận vuông cấp 2 và k là số nguyên dương. Chứng


minh rằng A = 0 khi và chỉ khi A = 0.
k 2

Bài 8.6 ChoẢ là ma trận khả nghịch. Chứng tỏ rằng tồn tại đa thức /
đẻ Ả 1
/(,1).

Bài 8.7 Chứng tỏ rằng nếuẢ là ma trận đường chéo khối diag(Ai,A ) s

với các ma trận A\.....A Svuông và /(te) là một đa thức thì / ( . 4 ) =


điagơvii) /Í--Uj-

Bài 8.8 Hai ma trận vuông A, B cùng cấp được gọi là đồng dạng với nhau
nếu t ồ n t ạ i ma t r ậ n k h ả nghịch p sao cho A = P~ BP và được kí hiệu là
l

Ả « 5 . Chứng t ỏ rằng nếu i4 sa -B thì với mọi đa thức f{x), f(A) sa / ( J f ) .

Bài 8.9* Cho .4 là mộtỗ .lordan. tức là

/Q Ì 0 ••• 0\
0 Q Ì ••• 0
A = .
\0 0 0 ••• Oe)
56 Chương 2. Ma trận

Cho f{x) là một đa thức. Chứng minh rằng

/'(ạ) ffl r(n-l)


Ì! 2! (n-1)!
/ » /C»-2)(a)
HA) 0 /Cữ) 1! (n-2)!

\00 0 • /(a) y

5
17 -6
B à i 8.10 Tính
,35 -12

'4 3 -3 N

B à i 8.11 Tính I 2 3 -2
,4 4 -3,

100
0 2
B à i 8.12* Tính í
-3 5

ÌÌ 50
Bài 8.13* Tính ^
-Ì 3

ã b
Bài 8.14* Cho i4 là ma t r ậ n trên c và f ( x ) là một đ a thức tùy
c ả
ý. Tính /(A).

B 0
Bài 8.15 ChOi4 = , trong đó B, c là các ma t r ậ n vuông. Chứng
0 c,
tỏ rằng đa thức cực tiểu QA là bội chung nhỏ nhất của các đa thức cực tiểu
9B và go-

Bài 8.16 Chứng tỏ rằng một ma trận vuông là khả nghịch khi và chỉ khi
đa thức cực tiểu của nó có hệ số t ự do khác 0.

Bài 8.17 Cho A là ma trận vuông và f(x) là đa thức tùy ý. Chứng tỏ rằng
f(A) T
= f ( A ) . Nói riêng, nếu A đ ố i xứng thì f(A) cũng đ ố i xứng.
T

Bài 8.18 ChoẢ là ma trận tam giác và f(x) là đa thức tùy ý. Chứng tỏ
rằng f(A) cũng là ma t r ậ n tam giác.
C h ư ơ n g 3

Định thức

9 Hoán vị

Định nghĩa 9.1 Hoán vị (hoặc phép thế) của tập {l,...,n} là một song
ánh t ừ tập này vào chính nó. Tập hợp t ấ t cả các hoán vị của tập { Ì , n }
được kí hiệu là s . n

Thông thường, ta kí hiệu một hoán vị 7T e S như sau:


n

Ì 2 ••• n
>(1) 7r(2) ••• n(n)J-

Như vậy (7r(l),7r(2),...,7r(n)) là một cách sắp xếp thứ tự của {l,...,n}.
Vì vậy, trong một số sách, để cho gọn. người ta cũng viết lĩ dưới dạng
(7r(l)^(2),..:,7r(n)).
M ộ t cách tổng quát, song ánh của một, t ậ p hợp A gồm Tỉ phần t ử vào
chính nó cũng gọi là một hoán vị của tập A. Nếu liệt kê các phần t ử của A
dưới dạng A = { a i . ...,a },n thì một hoán vị 7T của A sẽ có dạng

ai a •• • a
7T =
2 r

' • ai.

trong đó 0 " i , 3 * 2 , J n } = {Ì, • • • , " } . Như vậy có thể đồng nhất phép thế này
với
'Ì 2 ••• n
ÍT
Jl h ••• jn ỵ

Ta có t h ể xét tích của hai phép thế trong s„ như phép hợp t h à n h của
hai ánh xạ. K h i đó S là một nhóm.
n

57
58 Chương 3. Dinh thức

V í d ụ 9.1 a) Ánh xạ đồng nhất của {Ì n} là một hoán vị. Xó đóng


vai trò là phần t ử đơn vị của S . n

b) Cho Ì < ĩ < j < lĩ. Phép hoán vị

í ì ••• i — Ì í ì + Ì • • • J Ì J ì • ì • • • Tì
ụ •• • ì— Ì j í+1 • • • j - ì ĩ ì • Ì • • • n

đổi chỗ hai phần tử ì < j cho nhau và giữ nguyên các phần tử còn
lại được gọi là chuyển vị (hay phép thế .sơ cấp). Nó được kí hiệu là

c) Cho ai dị; là các phần tử khác nhau của {Ì, ...,n}. Hoán vị 7T giữ
nguyên các phần t ử khác ai Ofc và thỏa mãn 7r(oi) = 2 ' 7 («2) = Q r

ái 7r(Ofc_i) = dị;. n(aỵ) = ai được gọi là một xích độ dài k. Nó


được kí hiệu là (ai ai;). Dễ thấy

(ai afe) = (ai, -,afc-i) ° {a -i,a ).


k k

Mệnh đề 9.2 Mọi hoán vị của {Ì Tì} đều là tích của các chuyển vị (của
tập hợp này).

Định nghĩa 9.3 Ta gọi cặp c {Ì n} là một nghịch thế của hoán
vị lĩ, nếu i — j trái dấu với 7r(i) — 7T(j). Hoán vị với số nghịch t h ế chẵn (t.ư.
lẻ) được gọi là hoán vị chẵn (lẻ). Dấu của 7T nhận giá trị bằng Ì nếu Tí là
một hoán vị chẵn và bằng —Ì nếu 7T là một hoán vị lẻ và được kí hiệu là
sign(Ti-).

Ví dụ 9.2 Số nghịch thế của (1.2) là 1. Một cách tổng quát, nếu ì < j.
thì số nghịch thế của chuyển vị (ỉ, j) là 2(j — i) — 1.

Bổ đề 9.4 Với mọi ã G S ta có n

sign = n ^5^.
W
í d
- Ì—ì

Định lí 9.5 Với mọi Ơ.ĨT £ S ta có n

sign(ơ-Tĩ) = sign(cr) sign(7r).


9. Hoán vị 59

Bài tập

Bài 9.1 Tính ơn và Trơ, trong đó

, /1 2 3 4 5\ /1 2 3 4 5
â ) a =
Ì 2 1 5 3 4 j ' f =
Ì 3 5 2 4 1

/1 2 3 4\ /1 2 3 4\
h
[ ị
) ơ
4 =
2 l j ' n =
ụ ĩ 2 si"

Bài 9.2 Tính các tích (n đủ lớn):

a) (l,2)(2,3)---(n-l,n),

b) (l,2)(3,4)---(2n-l,2n),

c) (3,2,1)(6,5,4) • • • (3n, 3n - Ì, 3n -"2),

d) (l,2,3)(2,3,4)(3,4,5)---(n-2,n-l,Ti).

Bài 9.3 Tính số nghịch thế của các hoán vị sau

/1 2 3 4 5
a
\2 3 5 4 1

123456789
b) 1 9 6 3 2 5 4 7 8

Ì 2 ••• n m i n + 2 ••• 2n
c) ĩ 3 ••• 2 n - l 2 4 ••• 2n

dì ( , ? ì • Có nhân xét gì về hoán vị này?


12

' \n n — l ••• 1/

Bài 9.4 Chứng tỏ rằng sign(7r) = sign(7T ). _1

Bài 9.5 Chứng minh rằng từ một cách sắp xếp Oi,...,Ôn của {1,2, ...,n}
có thể đưa về cách sắp xếp ói, ...,b khác bằng cách lần lượt đổi chỗ hain

phần t ử cho nhau t ố i đa TI — Ì lần.

Bài 9.6 Cho ơ là một hoán vị của tậpẢ gồm n phần tử. Dấu của ơ là
dấu của hoán vị tương ứng với ơ khi ta cố định một, cách đánh dấu Ả bởi
12 n Chứng minh rằng cách định nghĩa này không phụ thuộc vào việc
đánh dấu các phần t ử tập Ả. Hãy nêu ví dụ chứng tỏ số nghịch thế phụ
thuộc vào cách đánh dấu.
60 Chương 3. Dinh thức

B à i 9.7* v a i mỗi n > 3 hãy tìm một, hoán vị không thể p h â n tích t h à n h
tích của ít hơn n — Ì chuyển vị.

Bài 9.8* Chứng minh rằng mỗi hoán vị có thể viết được thành tích của
không q u á nịu — l ) / 2 chuyển vị dạng + 1).

/Ì2•••n\
B à i 9.9 Cho số nghịch thế của hoán vị 7T = . , là fc. Tìm
\ji 32 ••• in)
số nghịch thế của ơ = ị } . ' n

\jn jn-l ••• 31

Bài 9.10 Tổng số các số nghịch thếở tất cả các hoán vị của {Ì, ...,n} là
bao nhiêu?

Bài 9.11* Chứng minh rằng một hoán vị có k nghịch thế có thể viết được
t h à n h tích của k chuyển vị các phần t ử liền kề, nhưng không t h ể viết được
t h à n h tích của ít n h â n t ử hơn.

Bài 9.12* Chứng minh rằng với mỗi số 0 < k < c\ luôn tồn tại hoán vị
của { l , ...,n} có đúng k nghịch thế.

10 Các phương pháp tính

Định thức của ma trận vuông A = (ãịj) G Mịn; K) là tổng

\ \=Y^ sign(7r)a )...a ),


A
l7r(1 n7r(n

trong đó Sn là tập tất cả các hoán vị của tập hợp n số tự nhiên đầu tiên
{ 1 , 2 , . . . , ri}. Tuy nhiên việc tính định thức theo định nghĩa là rất khó khăn
vì số hoán vị bằng ni là một số khổng lồ khi n tăng. Trên thực tế nó chỉ
được áp dụng để tính khi n = 2, hoặc khi ma t r ậ n A có dạng rất đặc biệt.
Sau đây là một số phương p h á p thông dụng.

1. Khai triển theo dòng hoặc cột

Cơ sở của phiíơng pháp này là Định lí khai triển Laplace. Cho ĩ < k < ri.
Xét hai bộ chỉ số Ì < li < • • • < i < n và Ì < ji < • • • < jk < n . Ma t r ậ n
k

gồm các phần t ử nằm trên giao các dòng Ì < ii < • • • < ik < và các cột n

Ì < jl < • • • < jk < ri của ma t r ậ n Ả được gọi là một ma trận con cấp k
và được kí hiệu là A(i ,...,i \ji,...Jk),
1 k còn định thức của nó được gọi là
10. Các phương phấp tính 61

định thức con hay mÀlnor. Ma t r ậ n con nằm trên giao các dòng và cột còn
lại được gói là ma trận con bù của A{i\, ...,ik\j\,—,jk) và được kí hiệu là
A{i\,...,ik\j\ jk)- Định thức

ỉ À(ii ú-; ji,jk) ị

được gọi là định thức con bù của IẦ(iĩ,ik', ji, jk) ị trong A, còn

được gọi là phần bù đại số của I A(iị,ik\j\, •••) 7Jt) I) trong đó


s(/, J) = (ti + • • • + iu) + (;! + ••• + ifc).

Định lí 10.1 (Khai triển Laplace) Giả sử đã chọn ra k dòng (tư. cột)
trong một định thức cấp n (Ì < k < n). Khi đó định thức đã cho bằng tích
của tất cả các định thức con cấp k lấy ra từ k dòng (tư cột) đó với phần
bù đại so của chúng, tức lờ,

Y, ị A(h,...,i ;j ,...,j ) ị {-1)*V< ) ị Â(h,...,i ;ju...J ) ị


k 1 k
J
k k

J2 I Mh,-,ik-Ji,-Jk) ị (-l) ' I À(i ...,i ;j ...J ) I .


s(/ J)
u k u k

1<Í1<—<ifc<n

Trên thực tế khai triển Laplace hay được vận dụng cho một dòng hay một
cột chứa nhiều 0.

Hệ quả 10.2 (Khai triển Laplace theo dòng thứ í hay cột thứ j)

ị A 1= C-l) OíiJẦu I +(-l) a 1 Ậi2 \ + • • • + (-l) a [Ả ị


i+1 í+2
í2
l+n
tn in

= (-lý ị Au ị + ( - l ý a
+ {
a i j \ Ầ j {+••• + 2
2 j 2 + (-iy + n
a n j ịẦnj I.

Ví du 10.1 Để tính định thức của ma trận tam giác trên (t.ư. dưới), ta
62 Chương 3. Dinh thức

chỉ việc thực hiện liên tiếp khai triển Laplace theo cột (dòng) t h ứ nhất:

an an a ĩ3 • •• a
• • • CL2n
ln

0 Q22 «23
0-22 a 3 • •• Ũ2n
2
0 ữ33 •• • a
0 0 a3 3 • •• dãn = an
3n

0 0 •'' Inn
0 0 0 ••
= . . . := «11022 • •• lun •
au 0 0 • 0
0 0
ã2\ «22 0 • •• 0
a.32 «33 ... 0
az\ «32 033 • •• 0 = an

a-n.2 Qn3
a\n a2
n a3 n •
= aa2 u 2 • •

2. Đ ư a v ề m a t r ậ n t a m g i á c

Dùng các phép biến đổi sơ cấp dòng hay cột ta đưa về ma trận tam
giác trên hay dưới, r ồ i á p dụng Ví dụ 10.1. K h i thực hiện các p h é p biến
đoi, định thức thay đổi theo qui tắc sau.

Mệnh đề 10.3 (i) Định thức đổi dấn khi đổi chỗ hai dòng hoặc hai cột
cho nhau. (Tính chất này được gọi là tính thay phiên)

(li) Dinh thức được nhân với a G K khi ta nhẫn một dòng hay một cột
với Oi.

(Ui) Định thức không thay đoi khi ta thêm vào một dòng (t.ư. cột) một tổ
hợp tuyến tính của các dòng (t.ư cột) còn lại.

Đây là phương pháp thông dụng nhất để tính định thức có cấp là một
số cụ the. Ta có the trình bày t h à n h thuật toán như sau:

Thuật toán tính định thức (Phương pháp Gauss)

1. la. Chọn một chỉ số ỉ sao cho anỶ 0; rồi đổi chỗ dòng thứ Ì và dòng
t h ứ i cho nhau, đồng thời đ ổ i dấu định thức. (Thông thường, ta chọn
i sao cho a i gần Ì nhất, hoặc chọn ì đầu tiên thỏa mãn tính chất
t

đó). Nếu chỉ số như vậy không t ồ n t ạ i thì định thức bằng 0.
l b . L ầ n lượt trừ t ừ dòng t h ứ j > 2 đi tích của dòng t h ứ Ì (của ma
t r ậ n mới) với an/au.
ĨO. Các phương pháp tính 63

2. T ạ i bước t h ứ k, 2 < k < n, lặp lại bước Ì đối với ma trận con cấp
ti — k + Ì ở góc phải bên dưới cùng.

3. Tối đa sau Ti — Ì bước ta sẽ được một ma trận tam giác trên. Định
thức của nó bằng tích các phần t ử trên đường chéo.

V í d ụ 10.2

2 1 4 1 4 3 1 4 3 1 4 3
5 19 1 =— 5 19 1 = - 0 -1 -14 = - 0 -1 -14
1 4 3 2 1 4 0 -7 -2 0 0 96

Để viết cho gọn có thể phối hợp hai phương pháp trên: sau bước t h ứ
nhất, ta nhận được cột đầu chỉ có phần t ử đầu tiên khác 0. Sử dụng khai
triển Laplace đối với cột này, ta đưa về tính định thức cấp thấp hơn. Làm
như thế này ta không những khỏi phải viết l ạ i dòng đầu và cột đầu trong
bước tiếp theo, mà còn có thể sử dụng các tính chất ở Mệnh đề 10.2 để đơn
giản hóa ma trận nhận được t ừ bước t h ứ hai trở đi, trước khi sử dụng tiếp
thuật toán trên.

Ví du 10.3

4 3 Ì 4 3
3 -3
19 ' 9 0 3 -3
-7 -7
Ì -Ì 0 -7 -7
Ì -Ì Ì -Ì
= 3.7. 21. = -42.
-Ì -Ì 0 -2

Thuật toán trên tuy luôn cho ta kết quả, nhưng việc luôn luôn trừ đi
một bội của dòng (cột) t h ứ nhất, có thể dẫn tới một ma trận phức tạp ở
(các) bước tiếp sau đó. Do đó, cũng vẫn phương pháp đưa về ma trận tam
giác. nhưng tùy đặc thù bài toán, ta có thể linh hoạt trong việc sử dụng
thứ t ự các phép biến đổi sơ cấp.

Ví dụ 10.4 Tính định thức Vandermonde

Ì Ì
Xi X2
D n = rĩ

„n-l „n-l „71-1


64 Chương 3. Định thức

Lấy dòng t h ứ n - ì n h â n với —Xi r ồ i cộng vào dòng t h ứ n, sau đó lấy dòng
t h ứ lĩ - 2 n h â n với - T i r ồ i cộng vào dòng t h ứ n — Ì, ... cho đến khi biến
đoi xong dòng t h ứ 2, ta được

Ì Ì
X2 — Xi x n X\
Dn = x {x - Xì)
2 2 3-n (^-n )

C2~ {x - Xi) X„n-2 ( x - Xi)


2
2 n

X2 - Xi x n Xi
X2ÌX2 - Xi) •En {^n 2-1)

X2~ {x - Xi)
2
2
lỊỊ 2
(x n - Xi)

X2 ^3 xn

= ( x - X i ) - • • ( x - Xi)
2 n
rr.2

n-2 „n-2
X

Tại dòng t h ứ 2 ở trên ta á p dụng khai triển Laplace theo cột t h ứ nhất, t ạ i
dòng t h ứ 3 ta đưa các n h â n t ử chung của các dòng ra ngoài dấu định thức,
còn ở dòng cuối cùng ta áp dụng công thức truy hồi.

3. Rút ra các nhân tử tuyến tính

Chú ý rằng nếu mỗi phần tử của ma trận vuông A cấp n là một đa
thức bậc nhất đối với biến X nào đó, thì định thức I Ả I là một đa thức
của các biến đó với bậc (tổng thể) không quá ri. Nếu bằng cách nào đó ta
tìm được Tí đa thức bậc nhất / ì , / r í độc lập tuyến tính với nhau sao cho
mỗi fi là ước của ị A ị, thì ta có t h ể kết luận I A ị và tích / ì • • • / n sai khác
nhau một nhân t ử hằng số.

V í d u 10.5 Định thức

ị Ị 3 lĩ
Ì x + 1 3 n
D(x) = Ì 2 X+ Ì n

x + l

là một đa thức bậc t ố i đa là n - Ì, vì mỗi số hạng trong định nghĩa của


đa thức là một tích a a ( 2 ) • • • a (n) đều có thừa số t h ứ nhất là một
l7r(1) 27r n7r
ĨO. Các phương pháp tính 65

hằng số. Thực ra ta thấy chỉ có một tích có bậc đúng bằng n: nó tương ứng
với tích của các phần t ử trên đường chéo, tức khi lĩ là hoán vị đồng nhất.
Do đó bậc đa thức đúng bằng n - Ì và hệ số đầu là 1. Mặt khác lần lượt
cho X = Ì, 2, ...,n — Ì, ta nhận được định thức có hai dòng bằng nhau, nên
chúng đều bằng 0, tức là Dự) = D{2) = ••• = D(n - ì). Do đo D(x) chia
hết cho x-1, ...., x - 71 + 1. Suy ra D(x) = (x - ì)(x - 2) • • • (x - n + 1).

4. Phương pháp truy hồi

Tìm một hệ thức giữa định thức cấp n và các định thức cấp thấp hơn
được định nghĩa tương tự. Trường hợp hay gặp nhất, là khi ta nhận quan
hệ dạng
D = p D _ i + <?£> _2.
n n n

n l
Nếu q = 0 thì D = p ~ Di.
n

Nếu q ^ 0, ta gọi Oi và Ị3 là nghiệm của tam thức bậc hai x —px — q = 0. 2

Xét hai trường hợp nhỏ:


- Nếu a Ỷ 0 thì
_D -ạD D -'aD
2 } 2 }

D n
~ ã(a-/3) a +
(3(P-a) P

- Nếu a = /3 thì
n 2 n 1
D = (n- l)a - D - (n - 2)a - L>i.
n 2

Ví dụ 10.6 Khai triển định thức

1 1 0 0 •• • 0 0
-1 1 1 0 •• • 0 0
0 -1 1 1 • •• 0 0

0 0 0 0 •• • -1 1

theo dòng t h ứ nhất, ta được D = Ơ „ - 1 + D _2- Hơn nữa Di = ỉ, D = 2.


n n 2

Như vậy D chính là số Fibonacci thứ n, hay


n

5. Sử d ụ n g t í n h đ a t u y ế n t í n h

Sử dụng tính đa tuyến tính (xem Mệnh đề 11.1), ta có thể đưa việc tính
một định thức thành tính tổng của các định thức đơn giản hơn.
66 Chương 3. Định thức

V í d ụ 10.7 Nếu viết các dòng của định thức

X + ai Ũ2 a 3 Ôn
ai X + Ũ2 a 3 ưu
ai 0-2 X + az • an

ai a 2
a 3
• X+ a

t h à n h tổng của hai dòng:

(ai, ...,x + ai, ...,a ) = (ai,dị,Ôn) + (0,X,0),


n

thì định thức trên được viết thành tổng của các định thức chứa hai dòng
như nhau, trừ các trường hợp sau:
- M ộ t định thức mà dòng t h ứ ỉ có dạng (0,.., X , 0 ) (x ở vị t r í t h ứ í),
i = Ì, ...,n: đó là định thức I xE I và bằng x . n

- n định thức có đ ú n g một dòng j là (ai, ..., a ) , còn các dòng khác cón

dạng (0, ...,0) (x ở vị t r í t h ứ ì). Theo định nghĩa (khai t r i ể n Laplace)


ta có ngay định thức này bằng ãjX ~ . Vậy
n l

D(x) =x + x (ai H h a ).
n n_1
n

Bài tập

Tính các định thức 1

sin à cos Q sina COSQ . cos a


B à i 10.1 a) , b)
— cos a sin a sin/? cos ạ ' sin/3 c )

3 2 1 4 -3 5 4 2 -1
B à i 10.2 a) 2 5 3 . b) 3 -2 8 , c) 5 3 -2
3 4 2 1 -7 -5 3 2 -1

a b c sin à cosa 1 a 0 a
Bài 10.3 a) b c a , b) sin/3 cos ộ 1 1 c) ò c a
c a b sin 7 cos 7 1 6 0 6

1
Nếu không nói gì khác, ta hiểu trường cơ sở là trường số phức.
10. Các phương pháp tính 67

s i i r Oe Ì cos o
2
a+b c Ì
B à i 10.4 a) sin ạ Ì 2
cos 0 ,
2
b) b + c ã Ì
sin 7 Ì 2
cos 7 2
c+ a b Ì

a b c
B à i 10.5h o a , trong đó a, b, c là ba nghiệm của phương trình bậc ba
c a b
x + px + q = ũ.
z

0 ••• 0 0 am
0 ••• 0 «2(71-1) «2n
B à i 10.6 0 ••• a
3(n-2) a
3(n-l) «3n

a a a
n(n-2) n(n-l) nn

an an «13 ữl,2n-2 Ol,2n-l Ol,2n


0 0.22 a 23 ữ2,2n-2 «2,271-1 0
0 0 «33 ữ3,2n-2 0 0
B à i 10.7
0 0 «2n-2,3 • • a2n-2,2n-2 0 0
0 ữ2n-l,2 fl2n-l,3 • • 02n-l,2n-2 ữ2n-l,2n-l 0
Q2n,l 0271,2 «2n,3 -2 «2n 2n- 1 0-2n,2n

ỉ /l fc u 9
a 3 0 5 1 0 2 a
d y Ũ 0 0
Ũ b 0 2 2 0 b 0
B à i 10.8 a) b) , c) / e 2 0 0
1 2 c 3 3 c 4 5
c a 6 0 X
0 0 0 ả d 0 0 0
u 0 0 0 0

7 3 2 6 N/2 i/5
8 -9 4 9 ^6
B à i 10.9 a)
ai ,b)
7 -2 7 3 ựĩõ 2\/Ĩ5 5 Ve
5 -3 3 4 2 2 Vẽ v/ĩõ

3 _2 -Ì
5 5 2 9
B à i 10.10 a) - Ì Ì b) ả
4 -Ì í
3 -Ì 3
ĩ
68 Chương 3. Định thức

Ì 2 3 Xi an ai3
Ì 0 3 Xi X2 d23 Ũ2T.
B à i 10.11 a) Ì -2 0 ,b) Xi X2 Xã a.3n

-Ì -2 Xi X2 X3

1 2 3 n— 2 n - 1 n
2 3 4 n— 1 n n
B à i 10.12 3 4 5 n n n

n n n n n n

1 1 1 1
ai ai ai - bi ai
B à i 10.13 a-2 a -b
2 2
a2

a n - ỉ>n •

Oi a 2 a3 an

-Xi 0 0
B à i 10.14 0 -x 2 ^3 0

0 0 0

B à i 10.15 D =1 i j 1-1 trong đó ũịj — | i --ái


a
1<

Ì + X Ì Ì Xi 0,2 a,
r

Ì Ì - X Ì ai £2 a,
B à i 10.16 a)
r
. b)
Ì Ì 1 +2
Ì Ì 1 1 ai a2

0 Ì Ì 1 1
Xi ai 0 0 0
B à i 10.17 X2 X2 Ũ2 0 0

•En 2-n •En

ai&3 ••• aib


0,263 • • • a b 2

B à i 10.18 a ỉ>3 • • • a b
3 3

OL\b n a-ìb-n a^bn ab n n


lo. Các phương phấp tính

ao Oi a 2 • ũn
-Vi Xì 0 • • 0
B à i 10.19 . 0 -2/2 • 0

0 0 0 • • Xn

3 -4 0 • 0 6 5 0 • • 0
1 3 -4 .. • 0 1 6 5 • • 0
B à i 10.20 a) 0 1 3 •• • 0 1 b) 0 1 6 •• • 0

0 0 0 •• • 3 0 0 0 •• • 6
(cấp các định thức là ù)

Xi ai&2 CL\bj, aiò„


a 6j 2 x 2a fe 2 3

B à i 10.21 a ò i3 a ò
3 £32

a bị a b a ò
n n 2 n 3

ao Oi a2 • • a —X a b
n

ao X a2 • • a a —X cn

B à i 10.22 a) ao ai X • Cin , b*) ò c —X


c b a
ao ai Ũ2

1 1 rin
• c r
1 CÙ • /-in— 1 0
u
' n-l
B à i 10.23
1 c\ Gi • 0 0
1 c\ 0 • 0 0
ao ai a 2 • a -i
n an

Ì Ì Ì
Xi + Ì x + Ì
2
x +Ì
n

c? + Xi X2 + X2 2
B à i 10.24 Xọ "Ị Xọ
tị + x\
-
In + *2

^2 r ^2 ~.n—Ì 1 _n—2
X?- +*r 1
70 Chương 3. Định thức

1
<Pi{xi) <p (xi)
2

B à i 10.25 <Pn-ỉ(X2)

pl(*n) V2{x )
1
••• ¥>„-i(z„) n

trong đó ự> {x) = x + a x -


k + a x~ k
+ ••• + o-kk- kl
k 1
k2
k 2

1] x
2 In
li—1 12 — 1 In-l
Xi i 2

B à i 10.26 À
x
2 x
n
~n-l ~n—\
0*2
B à i 10.27

/n(si»ỉ/l) ỉ/r7i(*i,2/i)
ỉn{X2,Vĩ) y2/n-l(x ,y ) 2 2
,n-l

/n(z +l,ỉ/n+l) ỉ/n+1/n-1 ( z + l , ỉ/n+l)


n n • ỉ£+ỉ/l(Zn+l,Ị/n+l)

trong đó là đa thức thuần nhất bậc ỉ của hai biến x,y.

Pl(xi) ự>2{xi) ••• (p (xi)


n

B à i 10.28

Vl(^n) V2{x ) ••• ¥>n(z„) n

trong đó Wfc(x) là các đa thức bậc không quá n - 2.

X ai Ũ2 • • • a
n

Oi X Ũ2 • • • an

B à i 10.29 d\ CL2 X • • • a
n

di a a 2 3

Xiyi + Ì Xiy + Ì 2 XlVn + Ì


B à i 10.30 X2V1 + Ì x y 2 2 +Ì X2Vn + Ì

XnVí + Ì xy
n 2 + Ì ••• xy
n n +Ì

Xi + Vi + ì Xi + y 2 Xi + Vu
B à i 10.31* %2 + yi X2 + V2 + 1 X2 + y n

Xn + y\ x +y
n 2 ••• Xn+Vn + l
ỉ ỉ. Một, số tính chất của định thức 71

Oi 0 0 bi
0 a 2
... 6 2 0
Bài 10.32
0 &2n-l • • • ữ2n- 0
hn 0 0 Ũ2n

ĩ 2 3 ••• n - 1 n
2 3 4 ... n Ì
Bài 10.33 3 4 5 ••• 1 2

n 1 2 Ti — 2 n — Ì

1 1 Ì
1 c\ ơi
B à i 10.34* 1 cị C2

1 c r 1
c; n - l C n—Ì
n+1 án-2

r? 1

B à i 10.35* u
m+3

í7 n
rin
•'m+n+l
Bài 10.36 Chứng minh đẳng thức

Oi bi 0 0 • 0 0 ai 61 Ci 0 0 • • 0 0
Cl 0.2 h 0 • 0 0 1 0-2 0 • 0 0
0 C2 63 •• 0 0 = 0 1 0-3 Ò3C3 • • 0 0

0 0 0 0 • • Cn-\ 0 0 0 0 • • 1 a n

l i M ộ t số t í n h c h ấ t của định thức

Để ngắn gọn, nếu ta kí hiệu Vị, ...,v là các véc tơ cột của ma trận vuông
n

A, còn Ui,...,Un là các véc tơ dòng của nó, thì I A I cũng được viết dưới
dạng
Ui

\v\ v ••• v \ và
2 n

Un
72 Chương 3. Dinh thức

Tính đa tuyến tính của định thức có nghĩa là

Mệnh đề 11.1 Với mọi chỉ số i cho trước:

(i) Với mọi a £ K, ị Vi • • • avị • • • v \= a ị Vi • • • Vị • • • v ị.


n n

(li) ị Vi • • • Vi + Vị • • • v 1 = 1 Vị • • • Vi • • • v I + I VÌ • • • Vị • • • v I.
n n n

Điều khăng định tương tự đối với các cột cũng đúng.

Một số tính chất khác hay được sử dụng là

Mệnh đề 11.2 (i) ị A 1=1 A ị.


T

(ti) Nếu A, B là hai ma trận vuông cùng cấp thì ị AB 1=1 A li B Ị. Từ


đó, nếu A khả nghịch thì I A~ \= Ì/ \ A\.
l

(Ui) Nếu A là ma trận vuông cấp n, thì ị A 1= 0 khi và chỉ khi rank A < TI.

(iv) Cho A,B là hai ma trận vuông. Khi đó định thức ma trận tam giác
khối
A c Ả 0
Ả li B
0 B c B

Bài t ậ p

Bài 11.1 Định thức thay đổi thế nào nếu ta đưa cột thứ nhất về cuối cùng,
còn t h ứ t ự các cột khác giữ nguyên? Tương t ự đ ố i với hàng.

Bài 11.2 Chứng tỏ rằng định thức của ma trận đối xứng lệch cấp lẻ trên
trường có đặc số khác 2 bằng 0. Nếu đặc số của trường bằng 2 thì sao?

Bài 11.3 Định thức thay đổi thế nào nếu: a) các cặp cột đối xứng nhau
qua "trục dọc" giữa ma t r ậ n đổi chỗ cho nhau?
b) Các cột được đ á n h số l ạ i t ừ phải sang trái?

Bài 11.4* Định thức thay đổi thế nào nếu các cặp phần tử đối xứng nhau
qua đường chéo phụ đổi chỗ cho nhau.

Bài 11.5 Định thức thay đổi thế nào nếu ta thực hiện phép hoán vị 7T trên
các cột (dòng)?
n. Một số tính chất của định thức 73

B à i 11.6 Định thức thay đổi thế nào nếu ta nhân mỗi phần t ử Oịj với
Ơ-K

Bài 11.7 Ta nói vị trí của phần tử ũij là chẵn hay lẻ tùy theo i + j là chẵn
hay lẻ. Định thức thay đổi thế nào nếu ta đổi dấu t ấ t cả các phần t ử

a) 0 vị trí chẵn?

b)ở vị trí lẻ?

B à i 11.8* Định thức thay đổi thế nào nếu ta đổi chỗ các phần t ử đối xứng
qua " t â m " của ma trận cho nhau?

Bài 11.9 Định thức thay đổi thế nào nếu ta quay các phần tử xung quanh
"tâm" của ma trận một, góc ±90°?

Ì Ì - a?ò£
1 1 1 U

Ì — a\b\ Ì - aiÒ2 Ì - a\b n

Ì 2 2 L ư Ì
B à i 11.10 Tính Ì - a2&l Ì - (X2Ò2 Ì - a2Ỉ>„

Ì - a£ỉ>ĩ Ì 1 - «
Ì — a b\ n Ì — a Ò2 n Ì - ab n n

(ao + 6o) n
(ao + 6 i ) n
(ao + b) n
n

(aí+6o) n
(ai + ỏ i ) " (ai + b) n

B à i 11.11 Tính
n

(a + b ) (a + h)
n 0
n
n
n
(an + b ) n
n

B à i 11.12 Tính

So Sì S2 • Sn-1 1
Si S2 S3 Sn X
S2 53 s
4 Sn X 2

Sn Sn+1 Sn+2 • • S2n-1 xn

trong đó Sk = x\ + x\ + • • • + x . k
n
74 Chương 3. Định thức

B à i 11.13* Chứng minh rằng

ai a.2 a 3 •• a n

a n
ai a 2 ••
O-n-X a Oi
n
• •• O-n-2 /(ei)/(e )---/(Ên),
2

0-2 a3
Ũ4 • • ai

trong đó / ( x ) = ai + CỈ2I H h ax và t i , ..'.,£« là các căn (phức) bậc


n
n 1

n của đơn vị. Định thức bên trái được gọi là định thức chu trình.

Bài 11.14* Tính định thức chu trình lệch

ai «2 a 3 •
-a n
ai ữ2 • • • «71-1
-an ai • • • O-n-2

-a 2
-a 3 —dị • ai

B à i 11.15* Tính

ai «2 a 3 • • du
az n ai o 2 • •• o-n-l
a -\z
n az
n ai • •• On-2

CL2Z Ũ3Z ãịZ •• ai

B à i 11.16* Dùng tích hai định thức

Xi X2 Xz Xị Vi V2 2/3 VA
X2 -Xi — Xị X3 V2 -Vi -VA V3
X3 Xị -Xi -X2 V3 V4 -Vi -V2
Xị -a?3 X2 -Xi VA -V3 2/2 -Vi

chứng minh tính chất sau đây: tích của hai số nguyên mà m ỗ i số viết được
t h à n h tổng các bình phương của 4 số nguyên thì cũng có tính chất đó, tức
là biểu diễn được t h à n h tổng các bình phương của 4 số nguyên.

Bài 11.17* (Công thức Binê-Côsi) Cho A £ M{m,n; K), B G Mịn, m; K).
Chứng minh rằng định thức D của ma t r ậ n tích AB bằng tổng của t ấ t cả
các tích các cặp định thức con cấp ra của Ả và B khi va < n và bằng 0 khi
m > n. Cụ t h ể hơn, kí hiệu Aị i i là định thức con cấp va của A lập
u 2 m
12. CÁC bài toán tổng hợp về định thức 75

được t ừ các cột có chỉ số hy...,im và Bị i , . . . , i là định thức con cấp m của
x 2 m

B lập được t ừ các dòng có chỉ số lì,im- K h i đó

li Aiịj,% ,,, i Bi Ì2,...,Ìm-


t t m lỊ

l<ii<-<i <n m

Bài 11.18 Cho Sfc = Xi + • • • + và p = Xi • • -x . Chứng minh rằng n

n + 1 Si s 2
n Si S2 Sn-1
Si s 3 Sn+1 Sĩ S2
S2 «3 s 4 Sn+2 = p 2
S2 «3 s 4 S 1
n+

Sn+1 Sn+2 •• • S2n Sn-Ì Sn+1 • S2n-2

B à i 11.19 Cho A là ma t r ậ n vuông cấp n, còn / là ma t r ậ n đơn vị cấp


n. Kí hiệu f ( x ) là đa thức đặc t r ư n g của A, tức là định thức I A - xi ị.
Chiíng t ỏ rằng f { x ) f ( - x ) bằng định thức I -B - X J I, trong đó các phần 2

t ử của B không phụ thuộc X. T ì m 5 .

Bài 11.20 Ma trận trực giaoẢ là ma trận thỏa mãn AA = ì. Chứng tỏ T

rằng ị A\= ±1 va A cũng là ma t r ậ n trực giao.


T

Bài 11.21 Cho (xi,yi),(x2,ĩ/2),(z3,ĩ/3) lần lượt là tọa độ Đề các vuông


góc của các điểm M i , M ỉ , M trên mặt phang. Chứng t ỏ rằng định thức
3

Xi Vì Ì
X2 Vì Ì
X3 Vã Ì

không thay đổi qua phép dời hình.

12 Các bài toán tống hợp về định thức

Bài 12 Ì Tìm giá trị lớn nhất của định thức cấp 3 có các phần tử bằng
±1.

Bài 12 2 Tìm giá trị lớn nhất của định thức cấp 3 có các phần tử bằng Ì
hoặc 0.
76 Chương 3. Dinh thức

Tính CÁC. định thức

1 Xi n-2
Ì
1 Xi -2
B à i 12.3*

1 Xn ,,71-2

1 Xi x
l Ì
T !
1 X2 X s-l 2
B à i 12.4*

1 Xn -s-1 „s+l

Xi + 1 x + Ì
2 x„ + Ì
À + 1 lị +1 4 + 1
B à i 12.5* Ầ + 1 Xo + Ì 4 + 1

~.n
+ 1

B à i 12.6*
Ì ípiOi) <y?2(zi) (Ps-l(xi) <^ l(xi) 5+

Ì í£i(x )2 (^2(^2) ự _l(x ) í^ +l(x )


5 2 s 2

Ì v?i(x ) <^ (x„) ••• Y? _i(x )


n 2 a n <^ +l(Zn) •
s ự>n-l(x ) n

trong đó ^ . ( x ) = x + a i t i X ^ + a x ~
fc -1
k2
k 2
-ị h a. kk

B à i 12.7 Chứng minh đẳng thức

cosa Ì 0 0 0
Ì 2cosa Ì 0 ũ
0 Ì 2 cos Ca ì 0 cos na.

0 0 0 0 Ì 2 cos Oi

B à i 12.8 Dùng định thức, chứng minh rằng cos na là đa thức bậc Tì của
COSQ, còn sin na bằng sina nhân với một đa thức bậc n — Ì đ ì a COSQ.

r<p+ n

B à i 12.9* Tính
u
m+l u
m+l
Các bài toán tổng hợp về định thức

1 ũ 0 0 0 Xo
1 c\ ũ 0 0 Xi
B à i 12.10* Tính 1 bị ỏi 0 0 x 2

1 Cị r<n—\ x
Cị n

0 X X • •• X
y 0 X • •• X
B à i 12.11* Tính y ụ 0 •• X

y y y • •• 0

B à i 12.12 T ì m mối liên hệ giữa hai định thức sau


an • • • (Xin an + X
D = và D*(x) =
ữnl ' ' ' Q>nn ai + X
n

Tính các định thức sau


ai X X X
y a
2
X X
B à i 12.13* y y a3 • X

y y y • a n

X 1 ũ 0 0 0
n —1 X 2 0 0 0
B à i 12.14* 0 n-2 X 3 0 0 •

0 0 0 0 1 X

1 - bĩ h 0 0 0
-1 1-Ò2 ỉ>3 0 0
B à i 12.15* 0 -1 1 - Ồ3 h 0

0 0 0 0 l-6n

X X X ai
X X 02 y
B à i 12.16* X «3 y y

an
y y y
78 Chương 3. Định thức

(ai O i ) - 1
(ai+fe ) 2
_ 1
••• (ai + M _ 1

B à i 12.17*
K + òi)- K + ò )~ ••• (dn + bn)'
1
2
1 1

an Ì an Ì Gìn Ì
Ì 0 Ì 0 Ì 0
021 Xi «22
Xi 0 0 0
B à i 12.18* «31 G32 Xo «3n
0

a„i X n-1 a„2 ^2 Xn-1


n-l Ì n-1 ~n—Ì
X 0 0
Ì
ao + ai ai 0 0 0 0
ai ai + ai ữ2 0 0 0
Bài 12.19 0 a 2
a + a2 3 a3
0 0

0 0 00 Ôn—Ì a
n-l + a n

B à i 12.20*
aaa a b b b b
b ữ a a a b b b
b b a a a a b b

aaa bbb ba

(mỗi dòng gồm p số a và n — p số 6).

Bài 12.21* Chứng minh rằng

s - ai s -a 2
s— a n ai a2 • a-n
s - a s -ai • s - a _i ai ••
n n
= (_!)"-!(„-1)

s - a2
s - a 3 ••• s — ai Ũ2 ữ3 •• ai

trong đó s — ai + • • • + a „ .

Bài 12.22* Chứng minh rằng định thức chu trình bậc 2n với dòng đầu
là a i , a , a 2bằng tích của định thức chu trình bậc n với dòng đ ầ u là
2 n

ai + a i , a + Ọ n + 2 , a + a n và định thức chu trình lệch bậc n với


n + 2 n 2

dòng đ ầ n là ai — a i, n+ Ũ2 — a 2, n+ •••) Ôn — 2n- a


12. Các bài toán tỏng hợp về dinh thức 79

B à i 12.23* Định thức phụ hợp ữ của định thức D là định thức nhận được
t ừ D bằng cách thay m ỗ i phần t ử bằng phần bù đ ạ i số của nó. Chứng minh
rằng D' = D ~. n l

Bài 12.24* Ma trận phụ hợp A' của ma trận vuông A là ma trận nhận
được t ừ A bằng cách thay m ỗ i phần t ử bằng phần bù đ ạ i số của nó. T ì m
rank(A') qua rank(i4).

Bài 12.25* Cho M là định thức con cấp ra của định thức D cấp n. Kí
hiệu M là phần bù đ ạ i số của M và M' là định thức con cấp m tương ứng
(tức gồm các phần t ử ở các vị trí n h ư của M) của định thức phụ hợp D'.
Chứng minh rằng M' = D ~ M m l
(qui ước 0° = 1).

Bài 12.26* Dùng định thức, chứng minh rằng

TỊ ÍÌ^ n/2.
2sin =n

0<i<j<n-l

Bài 12.27* Chiímg minh rằng tổng các phần bù đại số của các phần tử của
ma t r ậ n A = (dij) bằng định thức

1 1 1
- an a-22- «12 • — Qln
- an a-32- ai2 • 0-3n - a\
n

- an a 2 - an
n • Q-nn— &\n

B à i 12.28 Clnírng minh rằng tổng các phần bù đ ạ i số của các phần t ử
trong một định thức không đ ổ i , nếu ta t h ê m vào t ấ t cả các phần t ử cùng
một số.

Bài 12.29 Chứng minh rằng nếu một định thức có một hàng (hay cột)
chứa toàn Ì, thì tổng các phần bù đ ạ i số của các phần t ử trong định thức
đó chính bằng định thức ban đ ầ u .

Bài 12.30 Cho K là trường có đặc số khác 2. Chứng minh rằng định thức
là một phiếm h à m D : M ( n ; K) —> K duy nhất thỏa m ã n các tính chất,
sau: (i) D là đa tuyến tính theo các véc tơ cột (dòng).
(ii) D là phiếm h à m thay phiên.
(Hi) DỰ) = 1.
80 Chương 3. Định thức

B à i 12.31* Cho A = (ãịj) là ma t r ậ n vuông cấp TI và B — (bpq) là ma t r ậ n


vuông cấp ra. Tích Kronecker của hai ma t r ậ n này là ma t r ậ n vuông cấp
nm định nghĩa dưới dạng ma t r ậ n khối như sau:
/ Abu Abu ••• Ab \ lm

AÒ21 AÒ22 Ab
Ax B = 2m

\Ab i m Abm2

Chứng minh rằng I A X B 1=1 A B r.


B à i 12.32* T í n h
a) Định thức của p = (Pij), trong đó Pij — Ì nếu ỉ chia hết j và Pij = 0
n

nếu ngược l ạ i .
b) Định thức của Qn = (qij), trong đó qij là số các ước chung của ì và
í-
B à i 12.33* H à m Ole <p(n) là số các số không vượt quá n và nguyên tố
cùng nhau với n. Sử dụng Định lí Gauss nói rằng n = J2 ịn v ( ^ ) chứng d

t ỏ rằng định thức của ma t r ậ n bậc n: D =1 (dịj) I, trong đó dịj là ước n

chung lớn nhất của ỉ và j, bằng tích ự}(l)ự>(2) • • • (pịn).

B à i 12.34* Kí hiệu

s (k)
n = r + 2 + --- + ( k - i ) . n n

Chiímg minh rằng


kn n-2
C n-3C

Ít - 71 1 rin—2 /on-3 u
n-l
n-2
0 cịz| n-2
fc U

*n-i (*) = r ĩ
/c 2
0 0 c, 1

0 0

B à i 12.35* Khai triển h à m số l n ^ x


+ x ^ t h à n h chuỗi lũy thừa, ta được

= Ì + hịX + h x 2
2
+ hx 3
3
+
l n ( l + x)
Chứng minh rằng
0 0 0
Ì 0 0
12. Các bài toán tổng hợp về định thức

B à i 12.36* Chứng minh rằng

iỊ00
ìiÌ0
2! li 1 u

J_ Ị_ Ị 1
ni (n-1)! (n-2)! (n-3)!
C h ư ơ n g 4

A n h x ạ t u y ề n t í n h v à m a

trận biêu diên

13 Các tính chất cơ bản của ánh xạ tuyến tính

Cho u, V là hai không gian véc tơ trên cùng trường K. Để kiểm tra xem
một, ánh xạ ip : u —> V có là á n h xạ tuyến tính hay không, ta kiểm tra xem
nó có bảo t o à n hai p h é p t o á n hay không theo định nghĩa sau đây:

Định nghĩa 13.1 Ta gọi ip : u —> V là ánh xạ tuyến tính, nếu nó thỏa
mãn một trong hai điều kiện tương đương sau đây

(i) íp(u + v) = ip(u) + (f(v), và <p(au) = Oí<p(u),

(li) ip(au +Ị5v) — OLíp(u) + Í3ự>(v),

với mọi u,v € lĩ và a, /3Ễ K.


Nếu u = V thì tp được gọi là toán tử tuyến tính hay tự đồng cấu. Nếu
V = K thì yp được gọi là dạng tuyến tính.

Chú ý rằng trong định nghĩa trên dù được kí hiệu như nhau (bằng dấu " \ "
và viết liền nhau), n h ư n g ở vế trái là phép cộng và phép nhân vô hướng
trong u còn ở vế phải là phép cộng và phép n h â n vô hướng trong V!
Hệ quả trực tiếp của định nghĩa trên là v?(0) = 0 và tp(-u) = -<p(u).

Ví du 13.1 Cho u,v là các không gian véc tơ trên K.

(a) Ánh xạ đồng nhất, id : V —> V trên V là một ánh xạ tuyến tính. Để
chỉ rõ V ánh xạ này đôi khi cũng được kí hiệu là idv-

83
84 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

(b) M ộ t cách tổng quát. nếu u c V, thì ánh x ạ jf ; ũ —•* V xác định bởi
j(u) = u với mọi ụ e u là một ánh xạ tuyến tính và được gọi l ả ánh
xạ nhúng.

(c) Ánh xạ 0 : (7 -» V biến mọi véc tơ của u thành véc tơ 0 của V là một
ánh xạ tuyến tính, được gọi là ánh xạ không và cũng được kí hiệu là
0.

(d) Ánh xạ p : K —k K , (n > ro) xác định bởi


n m

p{ai,...,a ) = (ai, ...,a )


n m

là ánh xạ tuyến tính và được gọi là phép chiếu. Đây chính là mở rộng
của phép chiếu t ừ mặt phang lên trục tọa độ t h ứ nhất, hay phép
chiếu trong không gian (ba chiều) lên mặt phang hay trục tọa độ.
Tổng quát hơn, các ánh xạ Pi : Ư X V u vã P2 : u X V -* V xác
định bởi
Pl{u,v)=u, p (u,v)=v
2

là các á n h xạ tuyến tính và được gọi là các phép chiếu (lên u hay V).

(e) Phép liên hợp c —> C; z H-> z là một ánh xạ tuyến tính nếu xét c
là không gian véc tơ trên R, vì nếu 21 = ai + b\i và 22 = 0,2 +
ai, Ũ2, bi, ỉ>2 £ K i thì với mọi Oi, p € H

a2i+/?2:2 = (aai + Pa ) + (abi + ị3h)i


2

= oai + ^ a - (abi + /3ò )i


2 2

= ázĩ + /?22 •

Tuy nhiên nó không phải là ánh xạ tuyến tính nếu xét c là không
gian véc tơ trên c , vì ị •Ị = —i Ỷ ì — ĩ l ) tức là nó không bảo toàn
phép nhân vô hướng (mặc d ù nó bảo toàn p h é p cộng).

Một cách khác cũng hay được sử dụng là dựa vào tính chất hợp của hai
ánh xạ tuyến tính l ạ i là á n h xạ tuyến tính. C ụ t h ể

Mệnh đề 13.2 Cho ự, V, w là các không gian véc tơ trên K, ip : u —> V và


•ệ : V —> w là các ánh xạ tuyến tính. Khi đỏ ánh xạ hợp thành -ệíp : u —í w
cũng là ánh xạ tuyến tính.

Ta củng có thể sử dụng các phép toán trên các ánh xạ tuyến tính để nhận
được một ánh x ạ mới đương nhiên là ánh xạ tuyến tính (xem B ài 13.9).
Mục 15 sẽ đề cập tới các cách xác định một ánh xạ tuyến tính.
Sau đây là một số tính chất cơ bản của ánh xạ tuyến tính:
ĩ3. Các tính chất cơ bản của ảnh xạ tuyến tính 85

M ệ n h đ ề 13.3 Cho ự} : u ~f V lạ ánh xạ tuyến tính. Khi đó

(ì) Anh của các không gian con của u là khôn!] 9^ V> nghĩa
an con nia

là nếu u c u là không gian con, thì <p(U') là không gian con của V.
Nói riênq
I m ( ^ ) : = ự>{U) = {tp(u); nêu}

là không gian con của V. Nó được gọi là ảnh của tfi. Nếu Im((/?) có
chiều hữu hạn, thì dimIm(</>) được gọi là hạng của if và được kí hiệu
là rank(ip).

(ti) Nghịch ảnh của các không gian con nĩa V là không gian con của u,
nghĩa là nếu V c V là không gian con, thì ip~ (V) l
là không gian
con của lĩ. Nói riêng

-1
Ker(<^) := <^ (0) = {ueU; tp{u) = 0}

là không gian con của u và được gọi là hạch của ip.

Ví dụ: Nếu Pi và P2 tiíơng ứng là các phép chiếu Vị X v lên Vi và v%,


2

thì Ker(pi) = {(0,v); V G v }, I m ( ) = v còn K e r ( p ) = { ( v , 0 ) ; V e


2 P l u 2

Vi}, lm(p ) = v .
2 2

Các khái niệm ảnh và hạch của ánh xạ tuyến tính đặc biệt hữu ích đe
chứng minh nó là toàn á n h hay đơn ánh. Cụ thể

Mệnh đề 13.4 Cho (p : u —> V là ánh xạ tuyến tính. Khi đó

(i) ip là đơn cấu khi và chỉ khi Keĩ((f) = 0.

(ti) Giả sử dim V hữu hạn. Khi đó ự) là toàn ánh khi và chỉ khi rank(</?) =
dimV.

Các tính chất liên quan đến tính độc lập tuyến tính, cơ sở được tổng
kết như sau:

Mênh đề 13.5 Cho <p • u —> V là một ánh xạ tuyến tính. Khi, đó

(i)Ảnh của một tập phụ thuộc tuyến tính là phụ thuộc tuyến tính.

(ũ) Hệ phần tử trong u có các ảnh khác nhau và độc lập tuyến tính là
độc lập tuyến tính.

(ni) f là toàn ánh khi và chỉ khi ảnh của một hệ sinh của u là một hệ
sinh của V.
86 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

(ìv) tp là đơn, ánh khi và chỉ khi ảnh của các véc tơ của một cơ sở đỉa u
là khá,c nhau và độc lập tuyến tính trong V.

(XÌ) ip là đẳng cấu khi và chỉ khi ảnh của các véc tơ của một cơ sở của u
là khác nhau và lập thành một cơ sở của V.

Từ đó suy ra chiền của ảnh ánh xạ tuyến tính không vượt quá chiều
của không gian nguồn.
Đ ị n h lí 13.6 Hai không gian véc tơ hữu hạn chiều đẳng cấu với nhau khi
và chỉ khi chúng có cùng số chiều. Nói cách khác mọi không gian véc tơ
chiều n đều đẳng cấu với K . n

Cuối cùng ta có định lí hạng ánh xạ


Đ ị n h lí 13.7 Cho LỌ : u —» V là m,ột ánh xạ tuyến tính với dim u <
Khi đó
d i m ơ = dimKer((^) + rank(t^).

Bài tập

Bài 13.1 a) Chứng tỏ rằng phép lấy đạo hàm là ánh xạ tuyến tính từ
không gian các hàm thực khả vi trên khoảng (ũ, b) vào không gian các hàm
thực xác định trên (a,b). Hãy xác định hạch của ánh xạ này.
b) Chứng tỏ rằng phép lấy tích phân J f{x)dx là ánh xạ tuyến tính từ
b

không gian các h à m thực khả tích trên đoạn [ã, b} vào E.

Bài 13.2 Xét xem những ánh xạ nào dưới đây là ánh xạ tuyến tính. Trong
trường hợp đó hãy tính hạch của nó.

a) / : R - M ,
3 2
f(x,y,z) = (z,y).

b) / : R -> R\ f(x, y, z) = (ì, y, z) + (0,0, 3).


3

c) / : R —> R , f(v) = -V.


5 5

á) /:R ^M , f(x,y) = (xy,y).


2 2

e) / : R -» R, f(x) = 2x - 3.

Bài 13.3 Cho / : u -> V và g : u -* w là các ánh xạ tuyến tính. Chứng


tỏ rằng ánh xạ (ọ : lĩ—•* V X w cho bởi

f(u) = Ư(u),g(u))

là ánh xạ tuyến tính. Tìm Ker(íp) qua Ker(/) và Ker(g).


Các tính chất cơ bản của ánh xạ tuyến tính 87

B à i 13.4 a) Chứng tỏ rằng ánh xạ V X V -> V : (u,v)*-*u + v là ánh xạ


tuyến tính. Tính hạch của ánh xạ này.
b) Cho f.g : ư —> V là hai ánh xạ tuyến tính. Chứng tỏ rằng ánh xạ
u X Lĩ -> V, (ti, v) h-> / ( t í ) + 5f(v) là ánh xạ tuyến tính.

Bài 13.5 Cho A <E Af (m, ri; K). Viết các véc tờ của K và tf dưới dạng
m n

cột. Chứng tỏ rằng ánh xạ / : K -* K cho bởi công thức


n m

f(x) = A • X

là ánh xạ tuyến tính. Hãy mô tả Ker(/) và Im(/). Từ đó suy ra rằng nghiệm


của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất A • X = 0 là không gian con của
K có chiều bằng n — rank A.
n

Bài 13.6 Cho AeM (m, n; K). Chiímg tỏ rằng các ánh xạ if : M(n,ỉ; iir) -»
M(m,ỉ;K) và ự» : M(l,m;K) -> M(l, n;K) cho bởi

= AB và = By4

là các ánh xạ tuyến tính. Khi l = m = n hãy tìm điều kiện cần và đủ để
hai ánh xạ trên bằng nhau.

Bài 13.7 Cho / : V -»ỉ/ là ánh xạ tuyến tính và^cv. Kí hiệu /V là


ánh xạ hạn chế của / trên w. T ì m ảnh và hạch của ánh xạ hạn chế này
thông qua / .

Bài 13.8 Cho u là không gian con tùy ý của V. Chứng tỏ rằng u là ảnh
của một ánh xạ tuyến tính / : V —> u và là hạch của một ánh xạ tuyến
tính g :V -*w thích hợp.

Bài 13.9 a) Cho f,g : u -> V là hai ánh xạ tuyến tính, và a,j3Ễ K.
Chứng tỏ rằng các ánh xạ <p, iị) : u —> V cho bởi
a

v?0) = /(ít) + và Va(«) =

là các ánh xạ tuyến tính. Từ đó hãy suy ra ánh xạ X : u H-» ữf(u) + 0g(u)
cũng là ánh xạ tuyến tính. Các ánh xạ tp, tị) được gọi là tổng và tích (với
một, phần t ử vô hướng) của các ánh xạ tuyến tính, và được kí hiệu là / +g
và ữỉ, còn X được kí hiệu là Oi/ + /3ý.
b) Chứng tỏ rằng tập hợp Hom(ỉ/, ì/) (hoặc còn được kí hiệu là L(u, V))
các ánh xạ tuyến tính t ừ u và V với các phép toán định nghĩa ở trên lập
thành không gian véc tơ.
88 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

B à i 13.10 Cố định một ánh xạ tuyến tính ip:U-*V. G i ả sử w là không


gian véc tơ t h ứ ba. Chứng tỏ rằng các ánh xạ

ộ : Hom(V, W) -» Hom(í/, W); / H-» fip


V?* : Uom(W, U) -> Hom(VK, V ) ; / h-» V?/
là những ánh xạ tuyến tính.

Bài 13.11 Kí hiệu D là phép lấy đạo hàm của các đa thức với hệ số thực.
Cho n > 1. T ì m K e r ( D " ) .

Bài 13.12 Cho D là phép lấy đạo hàm trong không gian C'(a,b) các hàm
số thực khả vi. T ì m Ker(£) — id).

Bài 13.13 Cho Vi, v% c V là các không gian con. Chứng tỏ rằng dãy các
ánh xạ
0 -» Vi n v - i u Vi X v
2 2 Vi + y -> 0,
2

trong đó (5('u) = (u, li) và p(u,v) = u — v lập t h à n h dãy khớp ngắn, tức là
ỗ là đơn ánh, /9 là toàn ánh, và Ker(p) = Im(ổ).

Bài 13.14 Chứng tỏ rằng nếu ip : lĩ —• V lạ ánh xạ tuyến tính, ai, ...,a € n

i f và f Ì , f n G c , thì

ự>(ữiVi + h a v ) = aitp(vi) -ị h <ỵ (p(v ).


n n n n

Bài 13.15 Cho ip : u —» V và ?/) : V —> w là các ánh xạ tuyến tính, trong
đó ip là toàn ánh. Chứng tỏ rằng Ker(i/'í c) = 0 khi và chỉ khi Ker(tp) = 0
/

và Ker(v) = 0.
Có thể phát biểu hai điền kiện san gộp l ạ i t h à n h Ker((p) — Ker(V0 = 0
được không? Có thể bỏ điều kiện íf là toàn ánh được không?

Bài 13.16 Cho f,g:V—+V\h các ánh xạ tuyến tính. Phải chăng

a) fg = gf = 0 thì / = 0 hoặc 0 = 0?

b) /0 = 0 thì 5/ = 0?

Bài 13.17 Cho ĩ :U —» F và # : F —» w là các ánh xạ tuyến tính. Chứng


minh rằng gf là đẳng cấu khi và chỉ khi / và g là các đắng cấu. Hơn nữa
khi đó
l l l
Uũ)- = 9- r -
ĩ 3. Các tính chất cơ bản của, ánh xạ tuyến tính 89

B à i 13.18 Cho Tí là t ậ p các ma t r ậ n phức Hermit cấp n, tức là các ma


t r ậ n vuông D cấp ri thỏa mãn điều kiện B = B* (nghĩa là b*j = bji).
a) Chứng tỏ rằng H là không gian véc tơ trên R. T ì m ảimH.
b) Cố định Ả 6 M(n, C). Chứng t ỏ rằng các ánh xạ

Li (i?) = {AB + BA*)/2


L ( B ) = ( A B - Bi4*)/(2i)
2

là các ánh xạ tuyến tính của Ti và giao hoán với nhau.

Bài 13.19 Cho s là tập các ma trận phức đối xứng lệch cấp n, tức là tập
các ma t r ậ n vuông B cấp n thỏa m ã n điền kiện B = —B . Chứng tỏ rằng T

a) s lập t h à n h không gian véc tơ trên c . T ì m dim<s.


b) Các ánh xạ: Li{B) — AB + BA , T
L {B) = ABA ,
2 trong đó Ả G
T

M ( n , C ) cố định, là các ánh xạ tuyến tính của s và giao hoán với nhau.

Bài 13.20 Cho / : V -í V là ánh xạ tuyến tính thỏa mãn / = /. Chứng


2

tỏ rằng V = K e r ( / ) © I m ( / ) .

Bài 13.21 Cho /ì, /2 : V —* V là hai ánh xạ tuyến tính thỏa mãn các điều
kiện sau:

a) /1 + /2 = id,

b) /1/2 = /2/1 = 0,

c) ỉ! = /1 và /I = /2.

Chứng minh rằng ì/ = Im (/1) © Im (/2).

Bài 13.22 Cho lĩ, V là các không gian hữu. hạn chiều. Chứng tỏ rằng

a) Nến dim u < dim V thì không tồn tại toàn ánh từ u lên V.

b) Nếu dim u > dim V thì không tồn tại đơn ánh từ u vào V.

Bài 13 23 Cho f,g:U —t V là các ánh xạ tuyến tính của các không gian
véc tơ hữu hạn chiều. Chứng minh rằng

r a n k ( / + g) < r a n k ( / ) + rank(<7).
90 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biếu diễn

B à i 13.24 Cho / : V -* w và g : u —> V là các ánh xạ tuyến tính của các


không gian véc tơ hữu hạn chiều. Chứng minh rằng

dim(Ker(/p)) < dim(Ker /) + dim(Kerg).

Bài 13.25 Cho ự) : u —> V là một đơn cấu. Giả sử lĩ' là không gian con
hữu hạn chiều của lĩ. Chứng tỏ rằng dim í/' = dim <p(U').

Bài 13.26 Cho tp : u —> V là một ánh xạ tuyến tính với hạch là w và
ip(u) = V. T ì m tập nghịch ảnh ip~ (v). l

Bài 13.27 Cho f : V —> w vh g : u —> V là các ánh xạ tuyến tính của các
không gian véc tơ hữu hạn chiều. Chứng minh rằng

rank(/g) < min{rank/, rankp}.

Bài 13.28 Cho / : V —* Ư là ánh xạ tuyến tính của các không gian véc
tơ có cùng số chiều hữu hạn. Chứng minh rằng các điều kiện sau tương
đương:

a) / là đẳng cấu,

b) / là đơn cấu,

c) / là toàn cấu.

Nếu bỏ điều kiện chiều hữu. hạn thì sao?

Bài 13.29 Chứng minh rằng nếu V — Vi® v , thì V đẳng cấu với tích Đề-
2

các Vi xV . Ngược l ạ i , nếu V = Vi X v và ta đặt VỊ = {(vi, 0); Vị £ Vị}.


2 2

Vi = {(0,v y, v G v }, thì Vi = VỊ, v ^ Vỉ và V = vị® vi Hãy tổng


2 2 2 2

quát cho trường hợp r > 2 không gian.

14 Không gian thương và các định lí đồng cấu

Khái niệm không gian thương là một khái niệm khó đối với người bắt đầu
học Đại số (tuyến t í n h ) . Cho u là không gian con của không gian véc tơ
V. Cái khó nhất trong việc làm quen với không gian thương V/u là ở chỗ
mỗi phần t ử của v/ư là một t ậ p con của V - chính là tập các lớp kề có
dạng v + u, trong đó V £ V. Lớp kề này thường được kí hiệu là V (khi đ ã
rót/).
14. Không gian thương và các định lí đồng cấu 91

V í d ụ : Cho V là các véc tơ t ự do trên mặt, phảng tọa độ, còn u là các véc
tơ t ự do trên một. đường thẳng ả (đi qua gốc tọa độ O) và V = OA e V là
một véc tơ nào đó. K h i đó lớp kề V + u chính là các véc tơ có gốc là o và
ngọn nằm trên đường thẳng đi qua A và song song với ả. Rõ ràng lớp kề
này không là không gian con của V trừ phi Ả nằm trên d, tức là V € u.
(Vì sao? Hãy vẽ hình để minh họa).
Phần t ử V thường được gọi là phần tử đại diện của lớp kề V + Lĩ. Tuy
nhiên để tính toán được thì thông thường người ta không làm việc vói lớp
kề. mà phải thông qua phần t ử đ ạ i diện đ ì a nó. K h i đó, trong nhiều trường
hợp việc tính toán t r ẽ n các lớp kề cứ được thực hiện như là trên các phần
t ử đ ạ i diện. Rắc r ố i (và đôi khi cũng là mi điểm) xuất hiện là ở chỗ một, lớp
kề nói chung có vô số đ ạ i diện. Do đó khi sử dụng phần t ử đ ạ i diện thay
cho lớp kề, phải biết chắc được việc sử dụng như vậy cho cùng một kết quả
khi thay đổi phần t ử đ ạ i diện.
V í .dụ: Trên t ậ p các lớp kề v/u của V theo u ta định nghĩa "phép toán
cộng" như sau
ũ f + vĩ ••= Vi + t>2,

với mọi V\,1'2 € V. Ta tạm thời để "phép toán cộng" trong nháy khi ta
chưa biết đó có phải là ánh xạ v/u_x v/u —>_v/u hay không, bởi vì rất,
có thể có v[,v' € V sao cho vĩ = Vị và Ũ2 = v' , nhưng V\ + V2 Ỷ '\ + 2
2 2
v v

(tức là ảnh không được xác định duy nhất). Nói cách khác ta chiía biết
định nghĩa trên có phụ thuộc vào việc chọn phần t ử đ ạ i diện hay không?
Rất may vì u là không gian con, nên dựa vào kết quả sau có thể kiểm tra
dỗ dàng V\ + V2 = vị + vị.

Bổ đề 14.1 Hai lớp kềv + u vàv' + u trùng nhau, tức ỉàv + u = v' + u
xét như các tập hợp, khi và chỉ khi V — v' & u.

Bây giờ có thể yên tâm bỏ hai dấu nháy trong ba chữ phép toán cộng
nêu trên. Sử dụng bổ đề này cũng dễ dàng kiểm tra phép nhân vô hướng
trên v/u được cho bởi
áv := ãv

đủng là một phép toán. Khi đó ta có

Đinh lí - Đinh nghĩa 14.2 Tập hợp các lớp kề v/u với hai phép toán
cộng và nhân vô hĩCỚní) dược định nghĩa như trên lập thành một không gian
véc tơ trên trường K. Ta qọi không gian này là không gian thương của V
theo u và cũng kí hiệu là v/u.
92 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

Tính chất đ ầ n tiên và quan trọng nhất là

Bổ đề 14.3 Ánh xạ tự nhiên lĩ : V —» V/U; V >-* V + Ư là một toàn cấu


với Ker lĩ = u.

Từ đó ta có công thức tính chiều của không gian thương.

Bổ đề 14.4 Cho u là không gian con của V. V là không gian véc tơ hữu
hạn chiều khi và chỉ khi cả ư và v/u là các khônq gian véc tơ hữu hạn
chiều. Khi đó
ảimV = dim ỉ/ + á\mV/U.

Để chứng tỏ hai không gian véc tơ đẳng cấu với nhau, việc xây dựng
trực tiếp một đẳng cấu t ừ không gian này vào không gian kia nhiều khi khá
khó. Định lí sau đây và các hệ quả của nó cho phép khắc phục khó khăn
đó.

Định lí 14.5 (Định lí về đồng cấu) Cho ự} : V —> u là một ánh xạ tuyến
tính. Khi đó ip cảm sinh ra đẳng cấu

Ọ : V/Kery? —> Im í/?; V I—> ự>(v).

Như vậy, để xây dựng một đẳng cấu từ V vào u. ta có thể tìm cách xây
dựng một toàn cấu f t ừ không gian véc tơ V vào u sao cho V — V Ị Ker / .
Điều này rất hay được sử dụng khi làm việc với các không gian thương.
K h i xây dựng một ánh xạ t ừ không gian thương vào một không gian véc
tơ nào đó. như trên ta thấy, trước hết phải chứng t ỏ phép xây dựng không
phụ thuộc vào việc chọn phần t ử đại diện. Sử dụng định lí trên ta có thể
t r á n h được việc đó. Minh họa đẹp đẽ nhất, cho phương p h á p này là các
chứng minh của hai hệ quả sau. Hai hệ quả này cũng cho phép "làm tính"
với các không gian véc tơ.

Hệ quả 14.6 Cho Vi và Vĩ là hai khônq gian con của V. Khi đó

(Vi + v )/v ^v /(v nv ).


2 l 2 l 2

Hệ quả 14.7 Cho Vi c Vi là hai không gian con của V. Khi đó

{V/V )/{V ỈV{)^VỊV .


X 2 2
14. Không gian thương và các định lí dồng cấu 93

Bài tập

Bài 14.1 Cho ự c V và V, v' G V. Chứng tỏ rằng hoặc V + lĩ = v' + u,


hoặc (v + Ù) n (ĩ/ + Ư) = 0. Hãy minh họa bằng hình học?

Bài 14.2 Cho ư c V và Ui,...,Un e V. Chứng tỏ rằng nếu Vi + U,V2 +


u , v n + ư độc lập tuyến tính trong không gian thương v/u, thì Vi,..., Vu
cũng độc lập tuyến tính.

Bài 14.3 Cho u c V và Vị,...,v Ễ V là các véc tơ độc lập tuyến tính.
n

Tìm điều kiện cần và đủ để Vì + u, ...,v + u là độc lập tuyến tính trong
n

không gian thương v/u.

Bài 14.4 Hãy mô tả các không gian thương v/o và v/v. Không dùng
hạch, hãy chứng tỏ ánh xạ tự nhiên 7T : V —> v/o là một đẳng cấu.

Bài 14.5 Cho u = V © w.


a) Chứng minh rằng V i , v G V là hệ sinh (t.ư. cơ sở) của V khi và
n

chỉ khi Vi,Vu cũng là hệ sinh (t.ư. cơ sở) của u/w.


b) Hãy xây dựng một cơ sở (t.ư. hệ sinh) của u khi biết, cơ sở (t.ư. hệ
sinh) của V và u/v.

Bài 14.6 Cho u — V@w. Chứng minh rằng w SẾ [//Ị/.

Bài 14.7 Cho w là không gian con của K gồm các nghiệm của phương
n

trình tuyến tính


a\X\ + 0,-2X2 -ị h a x — 0. n n

Cho V = (bĩ, ..., &„). Chứng tỏ rằng lớp kề Ư + ly chính là tập nghiệm của
phương trình tuyến tính

CL\X\ + 02X2 + • • • + a x = ò,
n n

trong đó b = d\bị + a b H h a ò„. Nêu ý nghĩa hình học.


2 2 n

Bài 14.8 Cho V, w £ í/. Chứng tỏ rằng mỗi lớp kề của V n w là giao của
một lớp kề của ĩ/ và một lớp kề của V, và ngược l ạ i , giao khác rỗng của
một, lớp kề của lĩ và một lớp kề của V là một lớp kề của V n w.

Bài 14 9* Cho V\,V-ỉQV thỏa mãn điều kiện dim VỊ Vi và dim V/V2 hữu
hạn. Chứng minh rằng dim V/{Vi n v ) < 00. 2
94 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

B à i 14.10 Cho dãy khớp ngắn

0 -> V -> V -» V" -> 0

các không gian véc tơ. Chiêng tỏ rằng V là không gian véc tơ hữu hạn chiều
khi và chỉ khi cả V và V" có chiều hữu hạn. Hơn nữa khi đó dimV' =
dim V + dim V".

Bài 14.11* Cho Vx,v c V. Chứng minh rằng ta có dãy khớp


2

0 - V/(VÌ n Vá) X vyvi © V/Vá ^ VỊw + v ) -»0, 2

trong đó + Vi n V2) = (i> + Vi,u + V2) và 5(^1 + Fijư2 + V2) = Vi - V2 +


Vi + V . (So sánh với Bài 13.13.)
2

Bài 14.12 (Mở rộnq Định lí về đồng cấu) Cho / : V —* tí là một ánh xạ
tuyến tính. Cho V* c V và ĩ / ' c í / sao cho f { V ) c í/'. Chứng minh rằng
/ cảm sinh một đồng cấu

ĩ :V/V ^U/Ư; v^ĩĩv)

với Ker / = f~ (U')/V. Nói riêng nếu w c Ker / thì / cảm sinh một đồng
l

cấu
f:V/W-*U\ v ^ f ( v )
và K e r / = Ker//W.

Bài 14.13 Cho u c V. Chứng minh rằng có một tương ứng 1-1 giữa các
không gian con của V chứa, u và các không gian con của v/u. Hơn nữa,
tương ứng này bảo toàn bao h à m thức.

Bài 14.14 Cho Vi c V2 và V3 là các không gian con của V. Chứng minh
rằng
(V + V )/{V + Và) = V /{V + v n Và).
2 Z X 2 1 2

Bài 14.15 Cho C\ c C2 và Di c D2 là các không gian con của V. Chứng


minh rằng
ƠI + (Co n DỊ) ^ DỊ + (£>2 n Cạ)
ƠI + (Ơ2 n D i ) D i + (Da n ơ i ) '

Bài 14.16 Cho dãy khớp các không gian véc tơ hữu hạn chiều

oẠ / Ạv Ạ... ^ / ^o,
Ị 1 2
/
l n

(nghĩa là Im(/i) = Ker(/j+i) với mọi ỉ = 0,...,n - 1). Chứng minh rằng

dim Vi - dim y + • • • + (-l)


2
n_1 dim K
" = °-
ĩ5. Các cách xác định một ánh xạ tuyến tính 95

15 Các cách xác định một ánh xạ tuyến tính

De xác định một ánh xạ nói chung, ta có thể cho công thức tiíờng minh
chỉ rõ ảnh của từng phần t ử (chẳng hạn xem Ví dụ 13.1, B ổ đề 14.3). hoặc
sử dụng p h é p toán hợp t h à n h để xác định thông qua các ánh xạ đã biết
khác. Đ ố i với á n h xạ tuyến tính, ngoài những cách thông dụng đó, ta còn
có thể xác định t h ô n g qua các phép toán cộng hay nhân vô hướng các ánh
xạ tuyến tính đã biết. Tuy nhiên để xây dựng những ánh xạ tuyến tính
"ban đ ầ u " có hai cách quan trọng nhất và thường dùng nhất là:

- thông qua tập ảnh của một cơ sở, hoặc

- thông qua ma trận biểu diễn.

Trong cả hai cách này đặc thù của ánh xạ tuyến tính được sử dụng triệt
để. Để trình bày đơn giản, ta chỉ xét trường hợp hữu hạn chiều. Cách t h ứ
nhất dựa trên kết quả sau

Định lí 15.1 Cho s = ịeị, ...,e } là một cơ sở của không gian véc tơ V.
n

Ánh xạ tuyến tính ip : V —> u được xác định duy nhất bởi ảnh của nó trên
s. Nói cách khác, nếu Ui,..., Un là một tập các véc tơ tùy ý (có thê trùng
nhau) trong u, thì tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính ự) : V —* u thỏa
mân điều kiện

ự)(ei) - Ui, ự>(e ) = u , ...,(p(e ) = u .


2 2 n n

Ánh xạ này được xác định như sau: nếu V =Ỵ^aịeị thì íf(v) = Y^OLiUi.

Ví dụ 15.1 Mọi ánh xạ tuyến tính ự> : K —> K đều có dạng


n m

tp(ai, a ) = (eiiữl + Ci2ữ2ỉ- C\ a , Cm\0.\ + C 2d2 • • • + Cmnũn).


n n n m

Đây là mệnh đề đảo của Bài 13.5. Để chứng tỏ điều này, ta chỉ việc chọn
s trong định lí trên là cơ sở t ự nhiên, còn Ui là véc tơ ( d i , •:,c i).
m

Ví du 15.2 Để chứng minh phần đảo của một, trong những định lí cơ bản
về không gian véc tơ, Định lí 13.6, ta chỉ việc chọn 5 = { e i , . . . . e } là một n

cơ sỏ của V và T = {ui,Un) là một cơ sở của u. K h i đó có một ánh xạ


tuyến tính / : V —* u sao cho f ( e ) = Ui với mọi ì. Theo Mệnh đề 13.5(v).
l

/ là đẳng cấu.
96 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận hiểu diễn

Cách t h ứ hai là hệ quả của cách t h ứ nhất. c ố định một cơ sở ĩ =


{/ì, ỉm) của không gian véc tơ u. Viết t ậ p ảnh của á n h xạ tuyến tính
ip trên s dưới dạng

</?(ei) = anh + &2\Ĩ2 H ha i/ , m m

í/?(e ) = ai„/i + a f2 H 1- a nfm-


n 2n m

Khi đó ma trận vi = (di,-) € M(m,n; K") được gọi là ma <rận biểu diễn của
LỌ theo cặp cơ sở (S, T). K h i cặp (S, T) đã rõ, ta nói gọn A là ma trận biểu
diễn. Cột t h ứ i của ma t r ậ n A chính là dòng các hệ số biểu d i ễ n của <p(ej).
Thông thường cách viết san đây dỗ nhớ hơn:

{(p(ei),...,<p{e )) = {fu...,fm)A.
n

Như vậy, để tìm ma trận biểu diễn ta phải biết được biểu diễn tuyến tính
của các véc tơ ảnh <p{eì) thông qua cơ sở T. Điều này tương đương với việc
giải n hệ phương trình tuyến tính, mỗi hệ có ra ẩn.
Khi u = V, tức Ịf là một toán t ử tuyến tính và s = T, ma t r ậ n biểu
diễn của ip theo (5, S) được gọi gọn là ma trận biểu diễn của <p theo cơ sở
s.

Định lí 15.2 Cố định cơ sở s của V và cơ sở T của u. Ánh xạ đặt tương


ứng mỗi ánh xạ tuyến tính với ma trận biểu diễn của nó là ánh xạ 1-1. Nói
cách khác mỗi ánh xạ tuyến tính từ V vào u xác định duy nhất một ma
trận biểu diễn A £ M(m, n; K), và ngược lại mỗi ma trận A e M(m, n; K)
là m.a trận biếu diễn của duy nhất một ánh xạ tuyến tính từ V vào u.

Chú ý rằng cũng giống như tọa độ của véc tơ, ma trận biểu diễn phụ thuộc
vào t h ứ t ự các phần t ử của các cơ sở. Do đó cơ sở hiểu ở trên là t ậ p được
sắp t h ứ t ự hoàn toàn. Tổng quát hơn, ma t r ậ n biểu diễn phụ thuộc rất
nhiều vào việc chọn cặp cơ sở.

Ví dụ 15.3 a) Ma trận biểu diễn của toán tử 0 theo mọi cặp cơ sở là ma


trận 0.
b) Cho s — T là một cơ sở của không gian véc tơ V chiều n. K h i đó ma
trận biểu diễn của ánh xạ đồng nhất là ma t r ậ n đơn vị cấp lĩ. Tuy nhiên,
nếu s — { e i , Ê 2 , e ) còn T = {e , e „ _ i , e i } , thì ma trận biểu d i ễ n của
n n

ánh xạ đồng nhất sẽ là


(0 • • 0 1)
0 • • 1 0

(l •• • 0 0/
lỗ- Các cách xác định một ánh xạ tuyến tính 97

c) N ế u chọn s = { e i , . . . , e „ } và T = { / ì , — , / m } lần lượt là các cơ sở


t ự nhiên trong K và i f , thì ma t r ậ n biểu diễn của <p trong Ví dụ 15.1
n m

chính là ma t r ậ n (Cjj) € M{m,n\K). bởi vì

v(e,-) = ^(0,...,1,...,0) = Cii/i 4- c i/a + • • • + Cmifi.


2

Kí hiệu Vs là véc tơ cột tọa độ của V theo cơ sở (được sắp) s. K h i đó


ma t r ậ n biếu d i ễ n của ánh xạ tuyến tính có thể đọc được trực tiếp t ừ công
thức tọa độ của ảnh. và ngược l ạ i . Cụ t h ể

Định lí 15.3 Cố định cặp cơ sở s VÚT của V và lĩ. Khi đó A € AI (m, ri; K)
là ma trận biểu diễn của ip : V —t u theo (S. T) khi và chỉ khi với mọi V é V
ta có
ự>(v)r = Avs-

Như vậy, sử dụng định lí này ta có ngay kết quả trong Ví dụ 15.3(b)
mà không cần phải biểu d i ễ n If(ei). Các tính chất của ma t r ậ n biểu diễn
có thể tóm t ắ t như sau:

Mệnh đề 15.4 (i) Nếu A, B là hai ma trận biêu diễn của ọ, tị) ìV —» u,
thì A + B là ma trận biểu diễn của ự}. + lị), còn O.A là ma trận biểu
diễn của a<p.

(li) Cho s, T. R lần lượt là các cơ sở của u, Vị w. Cho B là ma trận biểu


diễn của ánh xạ tuyến tính ip : u —+ V theo cặp cơ sở (S,T). còn A.
là ma trận biểu diễn của "ộ : V —> w theo cặp cơ sở (T,R). Khi đó
AB là ma trận biểu diễn của ĩptp theo cặp cơ sở (S. R).

(Hi) Cho ip : u —> V là ánh xạ tuyến tính với ma trận biểu diễn A theo
cặp cơ sở (S.T). Giả sử d i m u = dimV. Thế thì ánh xạ ự} là một
đẳng cấu khi và chỉ khi ma trận vuông A là khả nghịch. Khi đó, ma
trận nghịch đảo A~ là ma trận biêu diễn của ánh xạ
l
theo cặp
cơ sở (T,S).

Mỗi ánh xạ tuyến tính có nhiều ma trận biểu diễn (khi thay đổi cơ sở
của các không gian véc tơ). Tuy nhiên giữa chúng có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Để biết mối quan hệ đó ta cần khái niệm

Định nghĩa 15.5 Cho s = {ei e } và T = {fi, ..../„} là hai cơ sở của


n

không gian véc tơ V. G i ả sử


/l = Pìiei + P21Ê2 H kpnie , n

/2 = Pì2 l + í>22 2 H
e e
h Pn2e„,

ỉn = P\nC\ + P2nỄ2 + hp„ e .


n n
98 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

(Viết gọn hơn: ( / ì , / 2 , / „ ) = ( e i , e „ ) P . ) Khi đó ta gọi p là ma írận


chuyên cơ sở từ s sang T.

Bô đẽ 15.6 (ì) Một ma trận vuông p cấp Tì là ma trận chuyển cơ sở


khi và chỉ khi p khả nghịch.

(ũ) Nếu p là ma trận chuyển cơ sở từ s sang T, thì p~ là ma trận


x

chuyển cơ sở từ T sang s.

(Ui) p là ma trận chuyển cơ sở từ s sang T khi và chỉ khi với mọi V G V


ta có
vs = PVT-

Định lí 15.7 (Công thức đổi cơ sở của ma trận biển diễn) Cho ự) : u —* V
là ánh xạ tuyến tành của hai không gian véc tơ hữu hạn chiều. Cho Si, 52
và T\.T2 tương ứng là các cơ sở của u và V, còn p là ma trận chuyển cơ
sở từ Si sang S2, Q là m,a trận chuyển cơ sở từ Ti sang T2. Nếu A và B
tương ứng là các m,a trận biểu diễn của <p theo (Si,Ti) và (S2,Ĩ2), thì

l
B = Q- AP.

Đối với toán tử tuyến tính ta có

Hệ quả 15.8 Cho ip là toán tử tuyến tính của không gian véc tơ hữu hạn
chiều V. Cho s, T là hai cơ sở của V với ma trận chuyển cơ sở từ s sang
T là p. Nếu Ả và B tương ìữnq là các ma trận biểu diễn của ự) theo s và
T thì
B = p- AP.
l

Bài tập

Bài 15.1 Cho V c V là không gian con thực sự. Chứng tỏ rằng mọi ánh
xạ tuyến tính ọ : V —> ự đều có thể mở rộng thành ánh xạ tuyến tính
ìp : V —* u. Mở rộng đó có duy nhất không?

Bài 15.2 Cho u, V là hai không gian véc tơ (có thể vô hạn chiều). Chứng
tỏ rằng hoặc tồn t ạ i toàn cấu t ừ u lên V, hoặc tồn tại đơn cấu t ừ u vào
V. Khi nào có thể giả thiết thêm toàn cấu hoặc đơn cấu đó không là đang
cấu cho dù u = V.
Các cách xác định một ánh xạ tuyến tính 99

B à i 15.3 Cho 5 là một t ậ p con (hữu hạn) của không gian véc tơ V và u
là một không gian véc tơ khác. Cho <po • s -> u là một ánh xạ (tập hợp)
tùy ý. L i ệ u có t ồ n t ạ i hay không ánh xạ tuyến tính ự} : V ~* u mở rộng ự>0
(nghĩa là ự)(v) = tp (v) với mọi V € 5 ) , nếu
0

a) 5 là một t ậ p sinh.
b) s là một t ậ p độc lập tuyến tính.
Trong trường hợp t ồ n t ạ i , nó có là duy nhất không? Trong trường hợp
không luôn luôn t ồ n t ạ i , hãy t ì m điều kiện cần và đủ đối với ipo để t ồ n t ạ i
<p-

Bài 15.4 Cho Vi = (1,2,3), v = (2,3,5), v = (0,1,2), Vị = (1,0,0) và


2 3

Ui = ( - 2 , - 1 , 0 ) , u = (1,1,1), u = ( 1 , 1 , - 1 ) , u = (2,1,2). Chứng t ỏ


2 3 4

rằng t ồ n t ạ i duy nhất một á n h xạ tuyến tính ự} : ù —» E thỏa tính chất 3 3

f(vi) = Ui, i > 1. T ì m ma t r ậ n biểu d i ễ n của ánh xạ này theo cơ sở t ự


nhiên.

Bài 15.5 Cho Vỉ = (2,0,3), v = (4,1,5), v = (3,1,2), Vị = (1,0,9/5)


2 3

và Ui = ( 1 , 2 , - 1 ) , U2 = ( 4 , 5 , - 2 ) , u = ( 1 , - 1 , 1 ) , U4 = ( 1 , 2 , - 1 ) . Chứng
3

tỏ rằng t ồ n t ạ i duy nhất một á n h xạ tuyến tính ự} : R —> M thỏa tính 3 3

chất <p{vị) = Ui, i > 1. T ì m ma t r ậ n biểu d i ễ n của ánh xạ này theo cơ sở


t ự nhiên.

Bài 15.6* Chứng minh rằng nếu ánh xạ tuyến tính tp : u —* V có ranky =
r, thì t ồ n t ạ i cơ sở s của u và T của V để ma t r ậ n biểu d i ễ n của nó có
dạng chuẩn tắc
/ 1 • •• 0 0 •• • 0 \

0 • •• 1 0 •• • 0
0 • •• 0 0 •• • 0

Vo • • • 0 0 • • <v

B à i 15.7 Chứng tỏ rằng có t h ể xem ma t r ậ n chuyển cơ sở là trường hợp


đặc biệt của ma t r ậ n biểu d i ễ n của á n h xạ tuyến tính. K h i đó ánh xạ tương
ứng là á n h xạ gì?

Bài 15.8* Cho dimu = n và dimV = m. Chứng minh rằng nếu ánh xạ
tuyến t í n h ip : u —* V có rankcp = r và Ả £ M(m,n; K) là một ma t r ậ n
tùy ý có hạng bằng r, thì t ồ n t ạ i cơ sở s của Lĩ và T của V để ma t r ậ n
biểu d i ễ n của ự> chính là Ả.
100 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

B à i 15.9 Chứng minh rằng phép nhân trái hay phải của ma t r ậ n vuông
cấp 2 với ma t r ậ n ^ a
^ cho trước là một ánh xạ tuyến tính t ừ M ( 2 , K)

vào chính nó. T ì m ma t r ậ n biểu d i ễ n của các á n h xạ tuyến tính này theo
cơ sỏ
N
'ĩ 0 \ /0 0\ /0 1\ /0 0
0 cự' ụ
v o y ' vo ó ; ' vo Ì

Bài 15.10 Chứng minh rằng ma trận ^ ^\ khả nghịch khi và chỉ khi

ma t r ậ n
la 0 c 0\
0 a 0 c
ồ 0 ả 0
Vo ò 0 cự

là khả nghịch.

B à i 15.11 T ì m ma t r ậ n biểu diễn của phép lấy đạo h à m (hình thức) từ


không gian các đ a thức bậc không vượt quá n trên E vào chính nó trong
hai trường hợp sau:
a) Cơ sở là l,x,x , 2
...,x , n

b) Cơ sở là ĩ,x - a,(x - a) /{2\),...,(x 2


- a) /(n\), aêK. n

Bài 15.12 Tìm ma trận biểu diễn của phép quay quanh gốc tọa độ một
góc a trong mặt phảng (theo cơ sở t ự nhiên).

Bài 15.13 Ma trận biểu diễn của một toán tử tuyến tính thay đổi thế nào
nếu ta đ ổ i chỗ hai véc tơ trong cơ sở?

Bài 15.14* Chứng minh rằng ma trận vuôngẢ đồng dạng với ma trận B
nhận được t ừ Ả bằng phép đ ố i xứng qua t â m .

Bài 15.15* Cho (li,...,in) là một hoán vị của [Ì,...,»). Chứng minh rằng
hai ma t r ậ n sau đồng dạng với nhau

Ị au «12 • • a
hin\
«21 122 • • 0,2n
a
i2ln
Ả = và B =

a2
n • \a-inh
a
ini2 a
inln/
15. Các cách xác định một, ánh xạ tuyến tính lũi

B à i 15.16 K h á c với trường hợp theo cặp cơ sở, chứng t ỏ rằng các ma t r ậ n
biểu d i ễ n của cùng một toán t ử tuyến tính (theo một cơ sở) có cùng vết.

Bài 15.17 Cho (f(x.y,z,t) — (2x, 3y, z, — t). Tìm ma trận biểu diễn của
toán t ử tuyến tính này trong K theo cơ sở
4

(1,2,1,1), (2,3,1,0), (3,1,1,-2), (4,2,-1,-6).

Bài 15.18 Toán tử tuyến tính ip có ma trận biểu diễn

/ Ì -18 15\
-Ì -22 20
\ Ì -25 22/

theo cơ sở ai = (8,-6,7), Ũ2 — (—16,7,-13), 03 = (9,-3.7). Tìm ma


t r ậ n biểu diễn của nó theo cơ sở

6i = (1,-2,1), òa = (3,-1,2), 63 = (2,1,2).

Bài 15.19 Cho /(í) € Kịt] và V? là toán tử tuyến tính của V. Chứng tỏ
rằng nếu A là ma t r ậ n biểu d i ễ n của ự> theo cơ sở s, thì f(A) là ma t r ậ n
biểu diễn của f(ự>) theo cơ sở 5.

Bài 15.20 Trong cơ sở tự nhiên toán tử tuyến tính ụ> có ma trận biểu diễn

15 -li 5
20 -15 8
8 -7 6

Tìm ma trận biểu diễn của toán tử tuyến tính này theo /1 = (2,3,1), /2 =
(3,4,1), /3 = (1,2,2).

Bài 15.21 Cho S.T.R là các cơ sỏ của V. Cho p là ma trận chuyển cơ


sở t ừ s sang T, còn Q là ma t r ậ n chuyển cơ sở t ừ T sang R. T ì m ma t r ậ n
chuyển cơ sở t ừ 5 sang R.

Bài 15.22* Cho <p là toán tử tuyến tính có cùng một ma trận biểu diễn
dù thay đ ổ i cơ sở n h ư t h ế n à o . T ì m ự).

Bài 15 23 Cho dim V - ri. Chứng minh rằng hai ma trận vuông A, B cấp
TI đồng dạng với nhau khi và chỉ khi chúng là ma trân biểu diễn của cùng
một toán t ử tuyến tính.
102 Chương 4. Ánh xạ tuyến tính và ma trận biểu diễn

B à i 15.24 Dinh thức của toán t ử tuyến tính ự} là định thức của một ma
t r ậ n biểu d i ễ n của nó và được kí hiệu là Det(ọ). Chxírng minh rằng
a) Định nghĩa này khống phụ thuộc vào việc chọn ma t r ậ n biếu diễn.
b) lyC là đẳng cấu khi và chỉ khi Det(ip) Ỷ 0-

Bài 15.25 ChoẢ G M(n;K) và ip là toán tử tuyến tính của M(n;K)


A

cho bởi
ip (B) = AB - BA; Be Mịn; K).
A

Chứng minh rằng ~Det{ipÀ) = 0.

Bài 15.26* ChoẢ € Min; K) và L là toán tử tuyến tính của M(n;K)


A

cho bởi L {B) = AB. Chứng minh rằng Det(L )


A = (Đét
A A) .
n

Bài 15.27 Cho ip là toán tử tuyến tính của không gian véc tơ 2-chiều thỏa
mãn <p = 0. Chứng minh rằng với mọi a € K, D e t ( o i d -íp) =
2
a.
2

Các bài tập dưới đây liên quan tới không gian đối ngẫu

Bài 15.28 Cho {ei e } là một cơ sở của V. Với mỗi i = l,...,n, ta kí


n

hiệu e* là phần t ử của không gian đối ngẫu V* := Hom(y, K) xác định bời
điều kiện
e,*(cj) = 3 = l,-.n.
trong đó ỗịj là kí hiệu Kronecker, tức là Su — Ì và Ỗ J = 0 nếu ỉ Ỷ j- Chứng
1

minh rằng e| e* lập t h à n h một cơ sở của V*. Nói riêng V = V*. và


dim V* = ri. Cơ sở này được gọi là cơ sở dối ngẫu của V*.
Chú ý: Dinh nghĩa V* không phụ thuộc việc chọn cơ sở, nhưng định
nghĩa e* phụ thuộc vào việc chọn cơ sở.

Bài 15.29* Chứng tỏ rằng điều khẳng định tương tự như trong Bài 15.28
không đứng nếu V là không gian vô hạn chiều. Cụ thể, nếu s = (é*; i G / )
là cơ sở của V và kí hiệu e* là phần t ử của không gian đối ngẫu V* :=
Hom(y, K) xác định bởi điều kiện

e
*( j) = j e ì.
e

Chi'mg minh rằng e*; i £ ì không phải là hệ sinh của V*.

Bài 15.30* Cho s = {xi, ...,x } là cơ sở của u và T = {vi, ...,y } là cơ


n m

sở của V. Gọi eịj là ánh xạ tuyến tính xác định bởi

•ỊỊi nếu k = j,
0 nếu k Ỷ 3-
15. Các cách xác dinh một ánh xạ tuyến tính 103

Chứng minh rằng (e ;i tJ = l,...,m, j = l,...,n) lập t h à n h cơ sở của


Rom(U,V).

Bài 15.31 Cho Vi, v là hai không gian con của V. Giả sử V = Vi e v -
2 2

M ỗ i phần t ử / của không gian đối ngẫu V{ có thể xem là phần t ử của V*
bằng cách m ỏ rộng nó t h à n h á n h xạ / O i + ư ) = / ( u i ) - Chứng tỏ rằng đây
2

là ánh xạ tuyến tính và là đơn ánh. Tương t ự có thể xem Vị c V*. Hãy
chứng tỏ rằng V* = V{ © V *. 2

Bài 15.32* Cho V là không gian véc tơ hữu hạn chiều. Với mỗi V £ V đặt
tương ứng với ánh xạ xác định bởi

«**(/} =/(ý), v/er.

Chứng minh rằng ù** là một dạng tuyến tính của V*. tức là Ư** G V** : =
(V*)*. Hơn nữa. tương ứng này là một đẳng cấu giữa các không gian véc
tơ Ý và V**.
«
B à i 15.33* Cho V là không gian véc tơ hữu hạn chiều và / ì , / n là cơ sở
của V*. Chứng minh rằng có t h ể chọn được một cơ sở Bí, ...,e của V để n

/ị = e* với mọi í n h ư trong Bài 15.28.

Bài 15.34* Cho u, V là hai không gian véc tơ và V? G Hom (ỉ/, V). Chứng
tỏ rằng ánh xạ
<P*:V*^U*: v*ự) = f<p
là một ánh xạ tuyến tính, tức là ự € Hom ( ý , í/*). Hơn nữa <p là đơn ánh
(toàn ánh) khi và chỉ khi ự)* là toàn ánh (đơn á n h ) .

Bài 15.35* Cho u,v là hai không gian véc tơ chiều hữu hạn và <fi e
Hom({7, V). Chứng minh rằng rankv? = rankíy?*.

Bài 15.36 Cho u, V là hai không gian véc tơ chiều hữu hạn với các cơ sở
là 5 = {ei,...,e }n và T = { / ì , / m } . Cho ự> G Hom(t/,VỌ với ma t r ậ n
biểu diễn theo (5 T) là A . Chứng minh rằng ma t r ậ n biểu diễn của ánh xạ
liên hợp ip* e Hom(y*,ỉ7*) theo các cơ sở đ ố i ngẫu T* = . . . , / ^ } và
5* = {eỊ, ...,e*} chính là ma t r ậ n chuyển vị y l . T

Bài 15.37* Cho V là không gian véc tơ chiều n và /ì,/r là các dạng
độc lập tuyến tính trong V*. Chứng minh rằng
dim(Ker / ì n ... n Ker / r ) = n - r.
C h ư ơ n g 5

Hệ phương trình tuyến tính

16 Cấu trúc tập nghiệm

Một hệ phương trình tuyến tính trên trường K là một hệ phương trình có
dạng
-ì í- ai x
n n = bị,
(5.1)
Oml-^l "í" ' • • 4" 0, x mn n = b,m

trong đó dịj, bị £ K. Nếu bi = • • • = b = 0, ta có hệ phương trình tuyến


m

tính thuần nhất:


a xi
n + h a\ x = 0, n n

... (5.2)

Hệ này được gọi là hệ liên kết với hệ phương trình (5.1).


Nghiệm, của hệ phương trình (5.1) là một phần t ử a = (ai, ...,a ) £ K n
n

sao cho khi thay Xi = a i , . . . , x = a vào hệ thì ta được một đẳng thức
n n

đúng. Chẳng hạn hệ phương trình tuyến tính thuần nhất (5.2) luôn có
nghiệm 0 = ( 0 , 0 ) . Nghiệm này được gọi là nghiệm tầm thường của (5.2).

Định nghĩa 16.1 Ta gọi

'au ••' ln
a

A =
v a i m ••• arun/

105
106 Chương 5. Hệ phương trình tuyến tính

là ma trận liên kết (hoặc ma trận hệ số) của hệ (5.1) (và hệ (5.2)). còn

(an • • • ain bi

Om Ì • • "mu b m

là ma trận bổ sunq (hoặc ma trận hệ số mở rộng) của hệ (5.1).

Nếu kí hiệu X = (x\, ...,X„) và b = (bi,...,b ) thì hai hệ phương


T
m
T

trình trên có t h ể được viết dưới dạng

AX = b (5.1') và AX = 0 (5.2').

Véc tơ b được gọi là véc tơ hệ số tự do.

Định lí 16.2 Tập nghiệm, dĩa hệ phương trình tuyến tính thuần nhất (5.2)
lập thành một không gian con của không gian véc tơ K n
và có chiều là
Tì — rank A.
Một cơ sở của không gian nghiệm này được gọi là một hệ nghiệm cơ sỏ.

Hệ quả 16.3 Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất (5.2) có nghiệm
không tầm thường khi và chỉ khi rankA < lĩ. Nói riêng, nếu số ẩn nhiều
hơn số phương trình thì nó luôn có nghiệm không tầm, thường.

Mệnh đề 16.4 Giả sử Uo là một nghiệm cho trước của hệ phương trình
tuyến tính (5.1). Khi đó u G K là nghiệm của hệ phương trình tuyến tính
n

(5.1) nếu và chỉ nếu u = UQ + V, trong đó V là một nghiệm của hệ phương


trình tuyến tính thuần nhất (5.2).
Nói cách khác, nếu Vị,IV là một hệ nghiệm cơ sỏ của hệ phương trình
tuyến tính thuần nhất (5.2), thì ta có thể viết nghiệm của hệ phương trình
tuyến tính (5.1) dưới dạng

u = UQ + t\V\ + • • • + t v ,
T T

trong đó t\ t £ K.
r

Định nghĩa 16.5 Một nghiệm cố định Uo của hệ phương trình tuyến tính
(5.1) được gọi là nghiệm, riêng, còn nghiệm u = UQ + tiV\ + • • • + t v r r được
gọi là nghiệm tông quát.

Như vậy để giải một hệ phương trình tuyến tính, ta cần tìm một nghiêm
riêng, và một hệ nghiệm cơ sở của hệ phưuơng trình tuyến tính thuần nhất
liên kết.
ỉ 6. Cấu trúc tập nghiệm 107

Đ ị n h lí 16.6 (Kronecker-Capelli). Hệ phương trình tuyến tính (5.1) cỏ


nghiệm, khi và chỉ khi hạng của ma trận liên kết bằng hạng của ma trận bổ
sung, nghĩa là rank.4 = r a n k f i .

Ví dụ 16.1 Hệ hai phương trình

2xi + x — 3X3 — 5X4 = 15,


2

3xi - x + 4 x - 7X4
2 3 = 8,

2 Ì
có rank Ả = 2 vì định thức con -5 Ỷ 0- Nhiíng B củng chỉ có hai
3 -Ì
dòng, nghĩa là 2 — rank A < rank B < 2. T ừ đó suy ra rank A = rank B = 2
và hệ có nghiệm. Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất tiíơng ứng có hệ
nghiệm cơ sở gồm hai nghiệm, nên nghiệm tổng quát của hệ này có hai
tham số t ự do.

Hệ quả 16.7 Hệ phương trình tuyến tính (5.1) có nghiệm duy nhất khi và
chỉ khi rank A = rank B = n.

Chú ý: - Khi hệ phương trình có vô hạn nghiệm, dù giải bằng phương pháp
Gauss hay đưa về sử dụng qui tắc Cramer, ta có t h ể có nhiều cách chọn
biến t ự do.
- K h i giải hệ phương trình tuyến tính thuần nhất, ta có nhiều cách chọn
hệ nghiệm cơ bản.
- Ngoài hai phương p h á p chính trên. t ù y thuộc vào đặc t h ù của hệ
phương trình, ta có t h ể có nhiều cách khác nhau để đơn giản lời giải, chẳng
hạn: khử biến (rút t ừ một phương trình r ồ i thay vào t ấ t cả các phương
trình còn l ạ i ) , cộng hai vế của một số phương trình l ạ i với nhau, ....

Bài tập

Bài 16.1 Xét một, hệ phương trình tuyến tính riẩn 777. phương trình với
ma t r ậ n liên kết A và b £ K . Kí hiệu ip là ánh xạ tuyến tính t ừ K vào
m n

K với ma t r ậ n biểu d i ễ n Ả theo cặp cơ sở t ự nhiên. Chứng tỏ rằng


m

a) lí Ê K là nghiệm của hệ phương trình thuần nhất liên kết khi và


n

chỉ khi u G: Ker tp.


b) Hê phướng trình đ ã cho có nghiệm khi và chỉ khi b € I m ự>,

Bài 16.2 Chứng minh rằng hệ phương trình tuyến tính với ra phương trình
và rank Ả = m luôn có nghiêm.
108 Chương 5. Hệ phương trình tuyến tính

Đó có phải là điều kiện cần để mọi hệ phương trình tuyến tính như vậy
luôn có nghiệm khi thay đoi tùy ý các hệ số t ự do không?

Bài 16.3 Hãy xét xem khi nào hệ phiíơng trình


ị ax + by = e,
\ cx + dy = f,

có nghiệm.

Bài 16.4 Chứng tỏ rằng một hệ phương trình tuyến tính với sốẩn nhiều
hơn số phương trình (trên trường vô hạn) thì hoặc vô nghiệm hoặc có vô
số nghiêm.

Bài 16.5 Tìm điều kiện để hệ phương trình sau có nghiệm


Í a x + y + z = a,
X + by + z = b,
X + y + cz = c.

Bài 16.6 Cho hệ phương trình tuyến tính thuần nhất có hạng của ma trận
liên kết nhỏ hơn số biến một đơn vị. Chứng minh rằng hai nghiệm tùy ý
của nó tỉ lệ với nhau (tức véc tơ nghiệm này là bội của véc tơ nghiệm kia).

Bài 16.7 Khi nào hệ phương trình tuyến tính thuần nhất sau đây có
nghiệm không t ầ m thường

by + cz + du + ev = X,
cz + du + ev + ax = V,
< du + ev + ax + by = z,
ev + ax + by + cz = u,
ax + hy + cz + du = V.

B à i 16.8 T ì m điều kiện cần và đủ để ba điểm trên mặt phảng có tọa độ


[Xì,Vĩ), [xiìVi), (£3,1/3) thẳng hàng.

Bài 16.9 Tìm điều kiện cần và đủ đe bốn điểm trong không gian có tọa
độ ( x i , y i , 2 i ) . (x ,3/2,22), (Z3.y3.23), ( x . y , 24) đồng phang.
2 4 4

Bài 16.10 Tìm điều kiện cần và đủ để ba đường thẳng trên mặt phang

a\x + b\y + C\ = 0 ,
a x + 62 ý + C2 = 0 ,
2

a x + by + c
3 = 0,
3 3

đồng qui.
/ 6. Cấu trúc tập nghiệm 109

B à i 16.11 Chứng minh rằng nếu một đường tròn đi qua ba điểm trên mặt
phảng Oclit có toa độ hữu t i thì tâm của nó cũng có tọa độ hữu tỉ.

Bài 16.12 Tìm điều kiện cần và đủ để bốn điểm trên mặt phang sao cho
không có ba điểm nào thảng hàng và có tọa độ ( n , j / i ) , ( I . W ) I 2 {x ,y ).
3 3

(X4,y ) nội tiếp đường tròn.


4

Bài 16.13 Chứng minh rằng mặt cầu trong không gian (aíĩn) Oclit n-chiều
đi qua n + Ì điểm khác nhau có tọa độ hữu tỉ thì tâm của nó cũng có tọa
độ hữu tỉ.

Bài 16.14 Tìm chiều của không gian nghiệm của hệ phương trình

X +2y + 2z- s+ 3í = 0,
X +2y + 3z + s+ í = 0,
3x +6y + 8z + s+ 5t = 0

Bài 16.15* Cho V là không gian con của K . Chứng minh rằng tồn tại hệ
n

phương trình tuyến tính thuần nhất nhận V làm tập nghiệm, số phương
trình t ố i thiểu của tập này là bao nhiêu?

Bài 16.16 Cho hệ véc tơ Vi, ...,v é K . Chứng tỏ rằng hệ véc tơ này độc
n
m

lập tuyến tính khi và chỉ khi hệ phương trình tuyến tính thuần nhất n ẩn
với ma trận liên kết gồm các cột là các véc tơ Vị chỉ có nghiệm t ầ m thường.

Bài 16.17 Cho Xi,£„+1 £ K là n+l phần tử khác nhau. và ị3\,/?n+i £


K. Chứng minh rằng tồn t ạ i duy nhất một đa thức f £ Kịt] bậc n sao cho
f{xi) = 01, i = Ì, ...,n+ 1. Nói cách khác một, đa thức bậc n được xác định
duy nhất bởi giá trị của nó t ạ i n + ĩ điểm. T ừ đó suy ra

_ (x - Xi) • • • (x - Xj-ị)(x - x i) • • • (x - x i)
ĩ+ n+

~ ^ (Xi - Xi) • • • (Xi - Xi-\){Xi - Xi+l) •••{Xi- x l)


n+

1=1

B à i 16.18 Cho L là mở rộng trường của K. Chứng minh rằng nếu hệ


phướng trình với hệ số trên K có nghiệm trong L, thì nó cũng có nghiêm
trong K.

Bài 16.19 Cho ai, ...,a G w và xem R" như không gian ơclit. Hãy đặc
m

trưng các véc tơ X e K" trực giao với tất cả các véc tơ trên. T ừ đó hãy tính
dim V ; trong đó V là không gian con sinh bởi a i , . . . , o .
L
m
no Chương 5. Hệ phương trình tuyến tính

B à i 16.20* Chứng minh ràng hệ phương trình

Ax = b

ró nghiệm, trong đó A G M(m,n; K). khi và chỉ khi mọi nghiệm V của hệ
phương trình tuyến tính thuần nhất

Ay=0 T

có tính chất
Vịbi + hvb
m m = 0.

17 Phương pháp giải

Có hai phương pháp chính để giải hê phương trình tuyến tính (5.1).

1. Thuật toán Gauss

Gồm các bước như sau:

Bước 1:
la. Chọn chỉ số i\ nhỏ nhất sao cho véc tơ cột hệ số của Xị khác l

0. Dổi chỗ các phương trình cho nhau ta có thể đưa về trường hợp
ai,Ì Ỷ 0- Chia hai vế của phương trình t h ứ nhất cho aii . 1

l b . T ừ phương trình t h ứ j > 2 lần lượt, t r ừ đi phương trình t h ứ nhất


nhân với dji .1

Cuối bước Ì ta sẽ nhận đươc hê phương trình dạng sau đây:

x
'l + l(!l+l) ú + l
a x +
+ CLìnXn = h,
<?2(ii+l) ii+l +
x
+ ữ2nXn = b .
2
(5.3)

a
m(i + l) ii + l +
l
x

Bước (k + 1) > 2
- A) Nếu tồn rai i i bé nhất để véc tơ cột hệ số của hệ gồm (m - k)
k+

phương trình cuối cùng khác 0 thì lập l ạ i bước Ì đối với với hệ này.
rồi chuyển sang bước t h ứ k + 2.
/ 7. Phương phấp giải in

- B) Nếu không thì có nghĩa là ta nhận được hệ phương trình như


sau:

Xi! H + aii x2 i2 + ••• + a\i x k ik + ••• + ai„u. (l = bi,


Xia H 1- 2i ik H 1- «2n^n = 62,
a
k
x

< bk, (5.4)


Ti
0 bk+ỉ

0
V ra •

ị B I ) Nếu có bị ỹ£ 0 với ỉ > k + Ì thì hệ phương trình vô nghiệm.


f B2) Nếu bk+1 = • • • = b = 0 t h ì ta cho X j , j £ {«1,
m là các
biến (tham số) t ự do, rồi t ừ phương trình t h ứ k của hệ (5.4) ta tìm
được
bk - k{i + l) ik + i — • • • — a-knXn-
a
k
x

Thay vào phương trình t h ứ k — 1 củaTiệ (5.4) ta tìm được Xi _ ,....


k l

Cho đến phương trình đ ầ u tiên ta sẽ tìm được X j j .

* Nếu hệ ban đầu là hệ phương trình tuyến tính thuần nhất thì cho
( j ì 3 ị {*1> •••»**:}) lần lượt nhận các giá trị của các véc tơ trong một
x

cơ sở của K ~ n
(chẳng hạn (1,0, . . . , 0 ) , ( 0 , ...,0,1)) ta sẽ được một
k

hệ nghiệm cơ sở.

Thuật toán này tương tự như thuật toán Gauss tính định thức.

Ví dụ 17.1 Giải hệ phương trình

x+ 2y -4z + 3 t - u = 0,
x+ 2y-2z + 2t+ u= 0,
2x+ Áy - 2z + 3t+ Au = 0.

Thực hiện thuật, toán Gauss, ta được các hệ phương trình

' X + ly - Az + 3í - u = 0,
< 2z - t + 2u= 0,
6z - 3í + 6u = 0,
112 Chương 5. Hệ phương trình tuyến tmh

Như vậy nghiệm tổng q u á t là z = ịt — u, X — — 2y — í — 3u, trong đó y,t,u là


các biến t ự do. L ầ n lượt cho (y,t,u) nhận các giá trị (1,0,0), (0,1,0), (0,0,1)
ta được hệ nghiệm cơ sở sau

Ui = (-2,1,0,0,0), V2 = (-1,0, ì, 1,0), v = (-3,0,-1,0,1). 3

2. Qui tắc Cramer

Bổ đề 17.1 Nếu một hệ phương trình tuyến tính có nghiệm thì nó tương
đương với hệ phương trình sau

a x -ị h au Xi + ^2 ij i ^1'
ĩil lx k k
a x =

(5.5)

o-kh^ii H 1- o.ki x + ^2 kjXj = bk,


k ik
a

trong đó định thức của ma trận (a i ) khác 0. p q

Để nhận được hệ phương trình (5.5), ta chỉ việc chọn định thức con cấp
cao nhất khác 0 của ma trận liên kết A của (5.1) r ồ i bỏ đi t ấ t cả các dòng
của hệ không chứa các dòng của định thức đó. Các chỉ số t i < • • • < ik ở trên
chính là số t h ứ t ự của các cột của định thức con. Xem Xj, j ị {li, ...,»*}
là các biến t ự do, r ồ i chuyển sang vế phải và đ ổ i tên biến, ta chỉ còn phải
giải hệ phương trình dạng

ÍanXi H Ị- a\ x = bi,
n n

(5.6)
ữni^i -i haxnn n = b,
n

trong đó I A I / 0.

Định nghĩa 17.2 Ta nói hệ phương trình tuyến tính nẩn và n phương
trình (5.6) là không suy biến nếu I A I7Ể 0, và là suy biến nếu IẢ 1= 0.

Định lí 17.3 (Qui tắc Cramer). Cho hệ phương trình tuyến tính không suy
biến (5.6). Kí hiệu D — \ A I và Dị là định thức nhận được từ D bằng cách
thay cột thứ i bởi cột hệ số tự do của Ả. Khi đó hệ này có nghiệm duy nhất
và được tính bởi công thức sau
ĩ 7. Phương phấp giải 113

V í d ụ 17.2 Cho hệ phương trình

2x - "ày
x + y

Khi đó

2 -3 1 -3 -3 1
D = = 5, D i = = 7, D = = -7
1 1 2 1 2
1 2

Vậy nghiệm của hệ là X = 7/5, y = —7/5.

H ệ q u ả 17.4 Hệ phương trình tuyến tính thuần nhất n ẩn và n phương


trình có nghiệm không tầm thường khi và chỉ khi nó suy biến.

Bài tập

Giải các hệ phương trình sau bằng định thức:

2x +3y- z= Ì,
B à i 17.1 < 3x +5y+ 2z = 8,
X —ly— 3z = — 1 .

2x -5y + 2z = 7,
B à i 17.2 X +2y - ếz = 3,
3x - 4 y -6-2 = 5.

2x + 2y- z + t- 2,
4x + 3 y - z + 2t 3,
B à i 17.3
8x + 5 y - 32 + Át: 6,
3x + 3 y - 2z + 2t: 3.

Giải các hệ phương trình sau bằng phương pháp Gauss:

( 3x - 2y - 52 + t = 3,
_ - 2x - 3y + z + 5t = -3,
B à i 17.4 < ; + 2y _ 4t = -3,
X - y - \z + 9í = 22.
114 Chương 5. Hệ phương trình tuyến tính

X- y - z + t = 35,
2x-ỹ+3z + 5t = -70,
Bài 17.5
X + 2y + 3z - Át = 0,
x - y — Az + t — 14.

x + 2y-4z + 3t = Ì,
-x-2y + 5z-2t = -3,
B à i 17.6
X + 2y - 3z + 4t = 5,
-2x - ly + I0z - Át = 6.

Giải các hệ phương trình sau đây bằng phương p h á p thích hợp

-x + y + z + t= a,
x - y + z + t= b,
B à i 17.7 <
x + y - z + t= c,
x + y + z - t= d.

ax + by + cz + dt = p,
—bx + ày + dz — ct = q,
B à i 17.8
-cx - dy + az + bt = r,
—dx + cy — bz + át = s.

Xu + a\Xn-i + a f x _ 2 + n + a Ị~ xi
7 ì
+ a? = 0,
x„ + a x _ i + áịx -2 + + a"- < 1
= 0,
B à i 17.9* 2 n n

x + a x -i
n n n+ aịx -2 + n +a = 0,
trong đó a i , ...,a„ là các số khác nhau.

Xx + y + z + t Ì,
X + Xy + z + t Ì,
Bài 17.10
X + y + Xz + ị Ì,
X + y + z + Xi 1.

B à i 17.11 Giải hệ phương trình

Xi + Xi + £3 = 0,
£2 + Xz + Xị = 0,

^98 + £99 + X\0ữ = 0,


£99 + X100 + X\ = 0,
X\00 + X1+X2 = 0.
17. Phương pháp giải 115

B à i 17.12 Giải hệ phương trình

2x\ — Xi = 1,
- X i + 2x - x 2 3 = 1,
— 22 + 2x3 — X4 = 1,
-X3 + 2x - x 4 5 = 1,
—Xậ + 2x5 — Xe = 1,
-x + 2x
5 e = 1

B à i 17.13* G i ả sử là ma t r ậ n vuông cấp n không suy biến. Chứng minh


rằng A khả nghịch và tìm công thức tính v 4 . _1

Bài 17.14* Chứng minh rằng nếu trong một hệ phương trình tuyến tính
thuần nhất có số phương trình ít hơn số ẩn là Ì, thì ta có thể xây dựng một
nghiệm n h ư sau: ứng với biến t h ứ ỉ ta gán cho nó giá trị của định thức con
nhận được t ừ ma t r ậ n liên kết bằng cách bỏ đi cột t h ứ ỉ. lấy với dấu đan
nhau (tức là n h â n với ( — Ì ) ) .
1

Hơn nữa. nếu nghiệm này không t ầ m thường, thì mọi nghiệm khác là
bội của nghiệm này.

Bài 17.15* Cho hệ phương trình tuyến tính Ax = b, trong đó A G Mịn; Z)


và ò E Z " . Chứng minh rằng nếu I A 1= ± 1 thì hệ phương trình có nghiệm
nguyên.
Ngược l ạ i , nếu với mọi b € z hệ phương trình tương ứng đều có nghiệm
n

nguyên, thì IẢ 1= ± 1 .

Bài 17.16 Cho hệ phương trình

*x + *y + *z = 0,
*x + *y + *z = 0,
*x + *y + *z = 0.

Hai người lần lượt điền các hệ số vào chỗ đánh dấu sao. Chứng minh rằng
người đi đ ầ u bao giờ cũng có t h ể làm cho hệ phương trình chỉ có nghiệm
t ầ m thường.
Người t h ứ hai có luôn đ ạ t được điều đó không? Đối với một hệ phương
trình tuyến tính thuần nhất n ẩn, n phương trình thì sao 9

Bài 17.17 ChoẢ G M(m,n;K) và r véc tơ b ...,b € K . Giả sử IẢ \Ỷ


u r
m

0. Xét ma t r ậ n mở rộng À n h ư sau

B = (A I bi • • • 6r) .
116 Chương 5. Hệ phương trình tuyến tính

Thực hiện thuật t o á n Gauss (tức là thực biện các phép biến đ ổ i sơ cấp
dòng) ta có t h ể đ ư a B về dạng

B'=(T ị Cl ••• Cr),

trong đó T là ma trận tam giác trên với các hệ số trên đường chéo chính
bằng 1. Chứng t ỏ rằng nếu á p dụng thuật toán Gauss một l ầ n nữa theo
t h ứ t ự t ừ dưới lên trên, ta có t h ể đ ư a B' về dạng

B" = (I I di ••• dr).

Hơn nữa dị là nghiệm của phương trình AX = bị với mọi ỉ = Ì, ...,r. Nói
riêng, nếu chọn r = n và bi,.... b là các cột của ma t r ậ n đơn vị, t h ì ma
n

t r ậ n D b ê n trái của B" = ự ị D) là ma t r ậ n nghịch đảo của A.


C h ư ơ n g 6

Toán tử tuyến tính

Cho V là một không gian véc tơ. Toán t ử tuyến tính, hay t ự đồng cấu, của
V là ánh xạ tuyến tính t ừ V vào chính nó. Đây là trường hợp riêng của ánh
xạ tuyến tính nhưng có cấu trúc phong phú. Nó cũng có nhiều ứng dụng,
đặc biệt trong lý thuyết ma trận. Ngược l ạ i , việc nghiên cứu một ánh xạ
tuyến tính tùy ý có thể đưa về việc nghiên cứu- toán t ử tuyến tính (xem
Bài 18.1). Tập các toán t ử tuyến tính của V được kí hiệu là End(V) (hay
uy]). '

18 Véc tơ riêng và giá trị riêng

Định nghĩa 18.1 Cho <p <E End(V). Phần tử vô hướng Xe K được gọi là
giá trị riêng của <p nếu tồn t ạ i véc tớ V Ỷ 0 cho
s a o

ự)(v) — \v.

Khi đó ta gọi V là véc tơ riêng {ứng với giá trị riêng A) của ự>.
Tương tự, ta gọi A <E K là giá trị riêng của ma trận vuông A cấp n,
nếu tồn t ạ i véc tơ 0 Ỷ V G K sao cho
n

A-v = Xv.

Khi đó ta gọi V là véc tơ riêng (ứng với giá trị riêng A) của A. Tập các giá
trị riêng cua ip (t.ư A) được gọi là phổ va kí hiệu là Spec(<p) (t.ư. Spec(Ẩ)).

Ví du 18.1 a) Phần tử 0 là giá trị riêng của (f khi và chỉ khi Ker(ip)Ỷ 0-
Khi đó V Ỷ Ó là véc tơ riêng của ip ứng với 0 khi và chỉ khi V G Ker ( f .

117
118 Chương 6. Toán tử tuyến tmh

b) M ọ i véc tơ khác 0 đều là véc tơ riêng của toán t ử đồng nhất hoặc
toán t ử 0. Với toán t ử đồng nhất, giá trị riêng là Ì, còn với toán tử
0, giá trị riêng là 0.

c) Nếu tp là phép quay trên mặt phang quanh gốc tọa độ một góc 0 <
a < 2ĩT, thì phép quay này không có giá trị riêng nếu a / 7T. Nếu
Q = lĩ thì nó có một giá trị riêng là —Ì và mọi véc tơ khác 0 đều là
véc tơ riêng.

d) Nếu D là phép lấy đạo hàm từ các hàm c°°(a,b) khả vi vô hạn lần
vào chính nó thì D(e ) ax
= ae , tức là mọi a G R đều là giá trị riêng
ax

của D. Hơn nữa với m ỗ i ạ t ậ p các véc tơ riêng tương ứng với a là
ce ^, trong đó c Ỷ 0.
0

Nhắc lại rằng nếu V là không gian véc tơ hữu hạn chiều với cơ sở là
5 = { e i , . . . , e } thì ma t r ậ n biểu d i ễ n của toan,tử tuyến tính V? được xác
n

định như sau:


{ự>(ei),...,ip(e ))
n = (ei,...,e )A
n

Các tính chất cơ bản của véc tơ riêng là

Mệnh đề 18.2 Cho <p là một toán tử tuyến tính của không gian véc tơ V.

(i) Nếu a là giá trị riêng của <p thì tập các véc tơ riêng của ip ứng với
Oe lập thành một không gian con. Dó chính là Ker((p — a i d ) . Không
gian con này còn được gọi là không gian riêng (ứng với a).

Nếu giả thiết thêm dim V = n và ự} có ma trận biểu diễn A theo cơ sở là


s, thì

(li) a là giá trị riêng của ự} khi và chỉ khi a là nghiệm của đa thức đặc
trưng fự(t) := f ( t ) = \A — tl\ của !p,
A

(Ui) Kí hiệu I's là véc tơ tọa độ của V theo s. Khi đó a là giá trị riêng
của Ip khi và chỉ khi hệ phương trình tuyến tính thuần nhất:

A • Vs = avs

có nghiệm không tầm thường. Hơn nữa tập các nghiệm không tầm
thường của hệ này là tọa độ của tất cả các véc tơ riêng của (p ứng với
a.

(iv) Mỗi toán tử tuyến tính của không gian véc tơ n chiều có tối đa n giá
trị riêng khác nhau.
18. Véc tơ riêng và giá trị riêng 119

N h ư vậy để tìm giá trị riêng và véc tơ riêng của ự}, ta phải thực hiện
bốn bước sau

Thuật toán tìm giá trị riêng và véc tơ riêng

Ì. Tìm ma trận biểu diễn A của ự} theo một cơ sở nào đó (để được ma
t r ậ n chứa càng nhiều 0 càng t ố t ) .

2. Tìm đa thức đặc trưng /4(í).

3. Tìm nghiệm của đa thức đặc trưng trên trường K đã cho. Đó là tập
các giá trị riêng.

4. Với mỗi giá trị riêng a, lập hệ phương trình tuyến tính

(an - o)xi + a X2 -ị 1- ai x =0,


ĩ2 n n

a iXi + 2 (a 2 - a)x
2 2 -ị h a Xn2n = 0,

a \Xi + a x -ị í- (a - à)x = 0.
n n2 2 nn n

rồi giải để tìm một hệ nghiệm cơ sở. Đó chính là cơ sở của không gian
riêng ứng với Q.

Ví dụ 18.2 Cho ip là toán tử tuyến tính của K có ma trận biểu diễn theo
n

cơ sở t ự nhiên là

Đa thức đặc t r ư n g của A là

f (t) = t -2.
A
2

Như vậy
a) Nếu K = Q thì ỈA (í) không có nghiệm trên Q, nên </? không có giá
trị riêng.
b) Nếu K — R thì ỈAÌÌ) CÓ hai nghiệm là ±y/2, tức là LỌ có hai giá trị
riêng là ±ự2. Tương ứng ta có hai hệ phiíơng trình tuyến tính

/ -y/2xx + 2X2 =0, ị ị v/2xi + 2x =0, 2

\ XI - Ự2X2 =0, \ x ự2
x + X2 =0.

Giải chúng ra ta được các véc tơ riêng ứng với \/2 là c(ự2,1), cỶ 0, và
các véc tơ riêng ứng với - \ / 2 là c(\/2, - 1 ) , c Ỷ 0.
120 Chương 6. Toán tử tuyến tính

Đ ị n h lí 18.3 Cho V\....,v r là các véc tơ riêng của ip ứng với các giá trị
riêng A i , . . . , A . Giả sử X i , Ằ
r r đôi một khác nhau. Khi đó U i , . . . . t y độc
lập tuyến tính.

Ta nói một toán tử tuyến tính chéo hóa được nếu nó có một ma trận
biểu diễn là ma t r ậ n đường chéo

Định lí 18.4 Cho ự> là toán tử tuyến tính của không gian véc tơ V chiều
n. Khi đó

(í) ọ chéo hóa được khi và chỉ khi V có một cơ sở gồm các véc tơ riêng.

(ti) Nếu <p có TI giá trị riêng khác nhau thì chéo hóa được

Ta cũng nói một ma trận vuôngẢ chéo hóa được nếu nó đồng dạng với
ma t r ậ n đường chéo, tức là t ồ n t ạ i ma t r ậ n khả nghịch p để P~ AP là ma
l

t r ậ n điíờng chéo. Nếu A chéo hóa được, Bài 18.18 cho ta một thuật toán
để tìm một ma t r ậ n p như vậy.

Hệ quả 18.5 Nếu ma trận vuông A cấp n có Ti giá trị riêng khác nhau thì
A đồng dạng với ma trận đường chéo.

Việc tính toán giá trị riêng và véc tơ riêng không phải bao giờ cũng
thực hiện được. Vì vậy kết quả sau đây t ừ lý thuyết t o á n t ử đ ố i xứng, toán
t ử unita và toán t ử Hermite r ấ t đáng lưu ý (xem các mục 25, 26 và xem
t h ê m các bài 18.11, 18.12), mặc dù nó không cho ta cách tính tường minh.

Định lí 18.6 (i) Một ma trận đối xứng trên trường số thực bao giờ củng
chéo hóa được.
(li) Ma trận unita và ma trận Hermite trên trường số phức chéo hóa
được.

Sử dụng dạng chuẩn Jordan có thể chứng minh thêm được các tính chất
của giá trị riêng (xem Mục 22).

Bài tập

Bài 18.1 Cho V?. ặ • V —» u là hai ánh xạ tuyến tính tùy ý. Chứng tỏ rằng
a) Nếu p : u -» V là một toàn á n h (cố định), thì ự) = Ip khi và chỉ khi
hai toán t ử tuyến tính ipp và ìpp của u bằng nhau.
b) Nếu 3' : u -> V là một đơn ánh, thì ự) = ý khi và chỉ khi hai t o á n t ử
tuyến tính J V và jip của V bằng nhau.
ỉ 8. Véc tơ riêng và giá trị riêng 121

B à i 18.2 T ì m các giá trị riêng và các véc tơ riêng của các ma t r ậ n sau
trên Ì
/ 1 - 3 3\ /-3 Ì - 1 \
a) A= 3 - 5 3 , ò) B=ị-7 5 -Ì .
Ve - 6 4 / \-6 6 -2/

Ma t r ậ n nào có t h ể chéo hóa được, vì sao?

Bài 18.3 Chứng minh rằng mọi véc tơ khác 0 đều là véc tơ riêng của toán
t ử tuyến tính <p khi và chỉ khi-(yơ = Oi id.

Bài 18.4 Tìm các giá trị riêng và các véc tơ riêng của các toán tử tuyến
3 3
tính </? : M ^ R :
a) ip(x, y, z) = (2x — y + 2z, 5x — 3y + 3z, —X — 2z).
b) <p(x, y, z) = (y, -4x + Áy, -2x + y + 2z).

Bài 18.5 Tìm các giá trị riêng và các véc tơ riêng của các toán tử tuyến
3 3
tính </? : R ^ R :
a) ự}(x, y, z) = (4x — hy + 2z, 5x — ly + 3z, 6x — 9y + 4z).
b) ( f ( x , y,z) = X — 3y + 3z, —2x — 6y + 132, — X — ấy 4- 82).

Bài 18.6 Cho Vii,...,Vị là các véc tơ độc lập tuyến tính và là các véc
mi

tơ riêng của toán t ử tuyến tính (f ứng với giá trị riêng Xi, ỉ = l,...,r.
Giả sử Xi,...,Ất đôi một khác nhau. Chứng minh rằng hệ các véc tơ
u [ { t > i i , . . . , t > i } độc lập tuyến tính. T ừ đó hãy suy ra điều kiện cần và
=1 mi

đủ để ự} chéo hóa được là m i + • • • + m = n (n = dim V ) .


T

Bài 18.7 Ma trậnẢ có các phần tử ai, ...,a _i nằm trên đường chéo con
n

ngay trên đường chéo chính và t ấ t cả các phần t ử còn l ạ i bằng 0. T ì m điều
kiện cần và đ ủ để Ả chéo hóa được.

Bài 18.8 Tìm tất cả các giá trị riêng và ứng với mỗi giá trị riêng tìm một
cơ sở các véc tơ riêng của toán t ử <p(x, y, z) = (2x + y,y- z,2y + 4z). Toán
tử này có chéo hóa được không?

Bài 18.9* Cho ự), rị) là hai toán tử tuyến tính của V. Chứng minh rằng Lpĩp
và ĩpip có cùng giá trị riêng.

Bài 18.10 Giả sử <p khả nghịch. Chứng tỏ rằng nếu A là giá trị riêng của
ự} thì 1/A là giá trị riêng của ip~ . Hơn nữa nếu V là véc tơ riêng của ự>
l

ứng với A thì nó cũng là véc tơ riêng của ip~ ứng với 1/A.
l
122 Chương ổ. Toán tử tuyến tính

B à i 18.11 Chứng tỏ rằng mọi toán t ử tuyến tính của không gian véc tơ
chiều lẻ trên R đều có véc tơ riêng.

Bài 18.12 Chứng tỏ rằng mọi toán tử tuyến tính của không gian véc tơ
chiều hữu hạn trên c đều có véc tơ riêng.. Điều đó còn đúng không nếu
dim V — oe?

Bài 18.13 Cho f(t) G Kịt] vàẢ là ma trận vuông có giá trị riêng A. Chứng
minh rằng ma t r ậ n đa thức f(A) có giá trị riêng / ( A ) .

Bài 18.14 Cho A là giá trị riêng của toán tử tuyến tính <p của không gian
véc tơ hữu hạn chiều. G i ả sử (í — A ) là lũy thừa lớn nhất của í — À chia
r

hết fự,{t). Chứng minh rằng chiều của không gian riêng ứng với A không
vượt q u á r.

Bài 18.15 Xác định tất cả các ma trận vuông cấp 2 chéo hóa được trên
a) R, b) c .

Bài 18.16 Cho ip,Tp là hai toán tử tuyến tính của V giao hoán với nhau.
Chứng t ỏ rằng nếu V là véc tơ riêng của ự> ứng với giá trị riêng A và iị>(v) Ỷ 0,
thì xị){v) củng là véc tơ riêng của ự).

Bài 18.17 Chứng tỏ rằng hai ma trận vuôngẢ và A có chung giá trị
T

riêng. T ì m ví d ụ chứng t ỏ chúng không cùng chung véc tơ riêng.

Bài 18.18 Cho A là ma trận vuông cấp n và Ui,v G K là các véc tơ


n
n

riêng độc lập tuyến tính ứng với các giá trị riêng A i , A . Cho p là ma n

t r ậ n có các cột là các véc tơ Vị..... v . Chứng minh rằng P~ AP


n là ma trậnl

đường chéo diag(Ai A ).


n

Bài 18.19 Cho V? là toán tử tuyến tính của không gian véc tơ chiều n và
có n giá trị riêng khác nhau. Chứng minh rằng nếu toán t ử tuyến tính ệ
giao hoán với tp thì mọi véc tơ riêng của ip cũng là véc tơ riêng của ĩỊj.

Bài 18.20* ChoẢ và B là hai ma trận vuông cùng cấp. Chứng minh rằng
AB và BA có cùng đa thức đặc trưng.

Bài 18.21* Cho ma trận

0 • • 0 1\
í 0

0 0 • • 1 0
Ả =
0 1 •• • 0 0
ụ 0 •• • 0 0/
ĩ 9. Không gian con bất biến 123

tức là ma t r ậ n có toàn 0 t r ừ đường chéo phụ toàn Ì. Chứng minh rằng A


chéo hóa được và tìm một ma t r ậ n p khả nghịch để p~ ÁP là ma t r ậ n l

đường chéo.

Bài 18.22* Tìm điều kiện cần và đủ để ma trận A có các phần tử trên
đường chéo phụ là d ị , a còn các phần t ử khác bằng 0 có t h ể chéo hóa
n

được trên c.

Bài 18.23 Tìm các giá trị riêng của ma trận A A, trong đóẢ = (ai,.... a ).
T
n

Bài 18.24 Cho A là nghiệm của đa thức đặc trưng của ma trận vuông A
cấp n với số bội p. Đ ặ t r = rank(^4 -«- XI). Chứng minh rằng

Ì < n — r < p.

Bài 18.25* Tìm các giá trị riêng của ma trận chu trình sau trên c

/ ai 0.2 a 3 •• an \
du ai a 2 • •• ữ-n-l
a
n
ai • •• O-n-2

\ 0,2 CL3 dị ai /

B à i 18.26* Chứng minh rằng t o á n t ử tuyến tính ự) của không gian véc tơ
chiều n trên K c c là lũy linh (tức là ip = 0 với k > 0 nào đó) khi và chỉ
k

khi đa thức đặc t r ư n g của nó bằng (—í)".

Bài 18.27* Chứng minh rằng các hệ số của đa thức đặc trưngỈA (í) của
ma t r ậ n vuông A được t í n h n h ư sau:

f (t) = \A- tl\ = (-í)" + Cìi-t) - + c (-t) - + • • • + Cn,


A
71 1
2
n 2

trong đó Cfc là tổng của các định thức con chính cấp k của ma trậnẢ.

19 Không gian con bất biến

Đây là khái niệm then chốt để nghiên cứu bài toán tìm dạng "đơn giản
n h á t " (tức ma t r ậ n chứa nhiều 0) của ma t r ậ n biểu d i ễ n của một toán t ử
tuyến t í n h của không gian véc tơ hữu hạn chiều. Nhờ khái niệm này ta có
thể chuyển bài toán tìm dạng đơn giản của ma t r ậ n biểu diễn t h à n h bài
toán p h â n tích không gian véc tơ t h à n h các không gian con bất biến.
Ta luôn hiểu (f là toán t ử tuyến tính của không gian véc tơ V.
124 Chương 6. Toán tử tuyến tính

Đ ị n h n g h ĩ a 19.1 Ta nói không gian con u c V là không gian con bất


biến của ự! nếu ip(U) c ụ.
Dôi khi ự) đã rõ thì không gian con bất biến của <p được gọi t ắ t là không
gian con bất biến.

Ví dụ 19.1 a) Các không gian con bất biến tầm thường của ự> tùy ý là
Ồ và V.

b) Với mỗi ọ cho trước, Ker(<p), ỉm((p), ỉm(ip ), ... , ỉm(ip ) là các không
2 k

gian con bất biến. Tuy nhiên dãy này không nhất thiết kéo dài mãi.
mà có thể t r ù n g nhau. hoặc bằng 0, V.

c) Nếu tp là ánh xạ đồng nhất, hoặc ánh xạ 0, thì mọi không gian con
của V là không gian con bất biến của ự). Ngược l ạ i , nếu mọi không
gian con là không gian con bất biến của ự), thì tp = a id.

d) Không gian con một chiều là không gian con bất biến khi và chỉ khi
nó sinh bởi một véc tơ riêng.

e) Nếu A là một giá trị riêng của <p, thì mọi không gian con của không
gian riêng ứng với A cũng là không gian con bất biến của íp.

Mệnh đề 19.2 (i) Không gian con u c V là không gian con bất biến
của ip khi và chỉ khi ảnh của một hệ sinh của u nằm trong u.

(li) Nếu u c V là không gian con bất biến, thì ánh xạ hạn chế ip\u là một
toán tử tuyến tính của u.

(ni) Nếu Ụ c V là không gian con bất biến, thì ánh xạ cảm sinh (p(v) —
íf(v) là một toán tử tuyến tính của không gian thương VỊU.

(ỉv) Cho s = {ei e } là một cơ sở của V sao cho T = {ei,...,e } là cơ


n r

sở của không gian con u. Khi đó lĩ là không gian con bất biến của ip
nếu và chỉ nếu ma trận biếu diễn của ip theo S eo dạng ma trận khối:

Bc
0 Ũ

với B là ma trận vuông cấp r. Hơn nữa, khi đó B là ma trận biểu diễn
của if\u theo T và D là ma trận biểu diễn của (p (theo ẽ r + 1 , ...,ẽ ).
n

Định lí 19.3 Giả sửV = Vi® - • •®V là tổng trực tiếp của các không gian
T

con bất biến hữu hạn chiều V i , . . . , VỊ- của <p. Cho S\,...,S r là những cơ sở
19. Không gian con hất biến 125

của Vi,..., v và s = S US U...US


r l 2 (giữ nguyên thứ tự). Gọi A, Au
r An
theo thứ tự là các ma trận biểu diễn của ự), ự)\ ,<p\v theo các cơ sở

s, S i , S . Khi đó
n

0 •
f A l
• ° \
0 A • • 0
A = 2

u 0 • • A )
r

Ta nói không gian con bất biến không t ầ m thường của f là không gian
con bất khả quị nếu nó không p h â n tích được t h à n h tổng trực tiếp của hai
không gian con bất biến thực sự. .

Bổ đề 19.4 Mọi không gian véc tơ hữu hạn chiều đều phân tích được thành
tong trực tiếp của các không gian con bất khả qui của một toán tử tuyến
tính cho trước.

Tuy nhiên sự phân tích trên là không duy nhất. Ví dụ: không gian con
bất biến của toán t ử đồng nhất chính là không gian con t ù y ý chiều 1. M ỗ i
cơ sở của V sẽ cho một p h â n tích t h à n h tổng trực tiếp của các không gian
con bất biến của id: m ỗ i không gian con được sinh bởi một véc tơ trong cơ
sở đã chọn.

Bài tập

Bài 19.1 Chứng tỏ rằng giao và tổng của các không gian con bất biến lại
là không gian con bất biến.

Bài 19.2 Cho ự>,ĩp là hai toán tử tuyến tính giao hoán với nhau. Chứng
tỏ rằng nếu u là không gian con bắt biến của (p, thì ĩ/j(U) cũng là không
gian con bất biến của tp,

Bài 19.3 Cho <p, ĩp là hai toán tử tuyến tính giao hoán với nhau của không
gian véc tơ V. Chứng tỏ rằng K e r ( ^ ) và Im(-0) là không gian con bất biến
của ự}.

Bài 19.4 Cho ự} là toán tử tuyến tính của V và f(t) G Kịt]. Chứng minh
rằng f(<p)(V) là không gian con bất biến của ự}, trong đó f(ip) là toán t ử
đa thức của ip.
126 Chương ổ. Toán tử tuyến tính

B à i 19.5 a) Cho lĩ c V là không gian con bất biến của tp và w c u.


Chứng tỏ rằng w là không gian con bất biến của ip\ụ khi và chỉ khi nó là
không gian con bất biến của (p.
b) ự>{U), íp~ {U) là các không gian con bất biến của ip.
l

Bài 19.6 Cho V = Vị © ... © v là tổng trực tiếp của các không gian con
r

bất biến của <p. Chứng minh rằng

<p{v) = <p(Vi)®...®<p{Vr).

Bài 19.7* Cho ự} là toán tử tuyến tính của K có n giá trị riêng khác
n

nhau. T ì m t ấ t cả các không gian con bất biến của <p.

Bài 19.8* Cho ự} là toán tử tuyến tính (của không gian véc tơ V hữu hạn
chiền) chéo hóa được và u là không gian con bất biến. Chứng minh rằng
ự}\u chéo hóa được.

Bài 19.9 Tìm tất cả các không gian con bất biến của toán tử tuyến tính
của K cho bởi các công thức sau:
a) ipịx, y, z) — (4x — 2y + 2z, 2x + 2z, —X + y + z).
b) <p(x, y, z) = (5x — y — z, —X + 5y — z, —X — y + 5z).
c) ụ>(x, y, z) = (—6x + 2y + 3z, 2x — 3y + 6z, Sx + 6y + 2z).

Bài 19.10* Cho ự) là toán tử tuyến tính của K có ma trận biểu diễn theo
n

cơ sở t ự nhiên là ma t r ậ n vuông

(a bi 0 • • 0 0
\
0 a bĩ • • 0 0
A =
0 0 0 • • a bn-1
VO Ũ 0 • • 0 a ì

trong đó bi,..., b -\ n khác 0. T ì m t ấ t cả các không gian con bất biến của ip.

Bài 19.11 Cho V 6 V. Chứng minh rằng không gian con bất biến bé nhất
của toán t ử tuyến tính ự) chứa V là không gian con sinh bởi

V, <p{v),<p (v), ....


2

Không gian này được gọi là không gian con xích sinh bởi V.
19. Không gian con bất biến 127

B à i 19.12* Chứng minh rằng điều kiện cần để một toán t ử tuyến tính ự}
của không gian véc tơ hữu hạn chiều chéo hóa được là mọi không gian con
bất biến khác 0 của ip đ ề u chứa một véc tơ riêng. Đây có phải là điều kiện
đủ không?

Bài 19.13* Cho <p,ĩỊ) là hai toán tử tuyến tính giao hoán với nhau của
không gian véc tơ hữu hạn chiều trên c. Chứng minh rằng chúng có chung
một véc tơ riêng.

Bài 19.14* Cho ip,ĩp là hai toán tử tuyến tính giao hoán với nhau của
không gian véc tơ hữu hạn chiều. G i ả sử cả hai toán t ử tuyến tính này đều
chéo hoa được. Chứng minh rằng chúng có thể đồng thời chéo hoa được,
tức là t ồ n t ạ i một cơ sở là các véc tơ riêng chung cho cả hai toán t ử tuyến
tính.

Bài 19.15 Cho u c V là không gian con bất biến của toán tử tuyến tính
ip của không gian véc tơ hữu hạn chiều. Chứng minh rằng

U(t) = U\u(t)fẹ(t),

trong đó (ộ là toán tử tuyến tính của v/u cảm sinh bởi ip.

Bài 19.16 Chứng minh rằng mọi ma trận vuông trên c đều đồng dạng
với ma t r ậ n tam giác trên. K ế t quả còn đ ú n g không trên M?

Bài 19.17 Chứng minh rằng nếu không gian con bất biến u cv của toán
tử tuyến tính ip của không gian véc tơ hữu hạn chiều trên trường c chứa
đúng một đường thẳng bất biến thì nó bất khả qui.

Bài 19.18 Chứng tỏ rằng toán tử tuyến tính tp của không gian véc tơ
chiều lĩ có ma t r ậ n biểu d i ễ n là ma t r ậ n tam giác trên khi và chỉ khi t ồ n
t ạ i dãy không gian con bất biến lồng nhau Vi c Vi c • • • c K i = ý sao
cho dim Vi = i.

Bài 19.19* Cho trước số nguyên dương ả. Chứng minh rằng nếu mọi toán
t ử tuyến t í n h của không gian véc tơ V chiều n sao cho ả không chia hết
n đ ề u có véc tơ riêng, thì bất kì r toán t ử tuyến tính giao hoán với nhau
nào của không gian véc tơ chiều n sao cho ả không chia hết n cũng đều có
chung véc tơ riêng.
128 Chương 6. Toán tử tuyến tính

20 Toán t ử đa thức

Ta luôn giả thiết ự) là toán tử tuyến tính của không gian véc tơ hữu hạn
chiều trẽn K. mặc dù đôi chỗ cũng đúng cho vô hạn chiều.
Cho f ( t ) — ao + ã\t + • • • + a t G Kịt] và ip là toán t ử tuyến tính của
r
r

V. Nhắc lại rằng


ỉụp) = ao id +aiv? + • • • + a íp r
r

lại là một toán tử tuyến tính của V và được gọi là toán tử đa thức. Sau đây
là một số tính chất

Mệnh đề 20.1 (ì) Nếu tp có ma trận biểu diễn A theo cơ sở s, thì cũng
theo cơ sở này f{<p) có ma trận biểu diễn là f(A).

(ti) Cho /(í), g(t) là hai đa thức. Khi đó

Nói riêng hai toán tử đa thức của củng một toán tử tuyến tính giao
hoán với nhau.

(Ui) Nếu u c V là không gian con bất biến của toán tử tuyến tính ip và
/ ( í ) 6 Kịt}, thì f{ự>)\u = f(ự>\u) và f ( ẹ ) =.f(<p), trong đó ọ là toán
tử tuyến tính cảm sinh trẽn không gian thương v/u.

Một trong những kết quả đẹp nhất về đa thức toán tử là

Định lí 20.2 (Hamilton-Cayley); Nếu fự,(t) là đa thức đặc trưng của ip


thì UM = 0.

Định nghĩa 20.3 Cho toán tử tuyến tính (p của không gian véc tơ V. Da
thức cực tiểu của ự} là đa thức chuẩn (tức có hệ số đ ầ u bằng 1) g 6 Kịt] có
bậc nhỏ nhất sao cho g(ip) = 0. Đ a thức cực tiểu được kí hiệu là g<p.
Dôi khi ta cũng gọi đa thức cực tiểu của íp là đa thức cực tiểu của V,
và lúc này thì ta ngầm hiểu ự} đã được xác định.
Tương tự. đa thức cực tiểu của ma t r ậ n vuông A là đ a thức đơn (tức
ró hệ số đầu bằng 1) g(t) e Kịt] có bậc nhỏ nhất sao cho g(A) — 0. Đa
thức rực tiểu của Ả được kí hiệu là gA-

Các tính chất của đa thức cực tiểu

Mệnh đề 20.4 Cho tp là ruột toán tử tuyến tính.


20. Toán tử đa thức 129

(i) DO. thức cực tiểu của tp tồn tại và duy nhất.

(ti) Nếu f € Kịt] là đa thức thỏa mãn điều kiện f(tp) = 0, thì g chia hết ự

ỉ . Nối riêng đa thức cực tiểu là ước của đa thức đặc trưng f .
ự>

(Ui) Da thức cực tiểu của toán tử tuyến tính trùng với đa thức cực tiểu
của bói kì ma trận biểu diễn nào của nổ.

(iv) Cho Ư c V là không gian con bất biến của ip. Dể cho tiện, ta gọi đa
thức cực tiêu của ánh xạ hạn chế của V? trên u và ánh xạ cảm, sinh
của ự) trên v/u là các đa thức cực tiểu của u và v/u và được kí hiệu
là gù và gv/u- Khi đó các đa thức cực tiểu của u và v/u là ước của
9v

Ví dụ 20.1 a) Đa thức cực tiểu của ánh xạ 0 là đa thức t, của ánh xạ


Q id là í — a.

b) Cho 0 < m < n. Phép chiếu

7T : K -> K ; ÍT (xi, ..,x ) = (xi,x , 0, ...,0)


n n
n m

có đa thức cực tiểu là í - t. Thật vậy


2

7T (xi, ...,x ) - 7r(xi, ...,x ) - Tĩ(xi,...,x ,0, ...,0)-


2
n n m

- ( x , . . . , x , 0 , . . . , 0 ) = ( x i , . . . , x , 0 , . . . , 0 ) - ( x i , . . . , x , 0 , . . . , 0 ) = 0.
1 m m m

Mặt khác, nếu g{t) = t + a là đa thức bậc nhất tùy ý, thì

(v> + aid)(l,...,l) = (Ì + Q,ì + a,a,Q)Ỷ 0.

Do đó g(tp)Ỷ 0.

Kết, hợp (ii) của mệnh đề trên với Bài 20.12, ta có

Thuật toán tìm đa thức cực tiểu:

1. Tìm ma trận biểu diễn A của <p.

2. Tìm đa thức đặc trưng ĨA{Ì) = \ - Mị- A

3 Phân tíchỈA (í) thknh tích các đa thức bất khả qui

A(í) = (-l) /r---/r,


n

trong đó /ì fr là các đa thức đơn bất khả qui và Pi Pr > 1.


130 Chương 6. Toán tử tuyến tính

4. Đặt g = / ì • • • /r- T h ử xem g(A) = 0? Nếu bằng 0 thì = g. Nếu


không, lần lượt t ă n g qi,...,q lên một cách độc lập sao cho Ì < Ợi < Pi
r

để tìm ra đa thức G đ ầ u tiên có dạng

G = f?---ĩr

sao cho G(A) = 0. Khi đó g^, = G.

Để đơn giản hóa bước 4, hãy chú ý áp dụng Bài 20.2.


K h i đặc số của trường bằng 0, việc tìm f d : = / ì • • • fr không khó (xem
re

Bài 20.18). Tuy nhiên Thuật toán trên nói chung chỉ thực hiện được khi ta
biết p h â n tích của đa thức đặc trưng t h à n h tích các thừa số bất khả qui
(xem Bài 20.19 để biết một số ngoại l ệ ) . Định lí Abel - Galois nổi tiếng
nói rằng nói chung không thể tìm được nghiệm của đa thức bậc lớn hơn
hoặc bằng 5 bằng căn thức, nên Thuật toán t r ẽ n không luôn luôn áp dụng
được. Tuy nhiên sử dụng hệ phương trình, ta luôn tìm được đa thức cực
tiểu, xem Bài 20.20.

Hệ quả 20.5 Kí hiệuỊ d := /ì • • • fr, trong đó fi,fr là tất cả các nhân


Te

tử bất khả qui khác nhau của đa thức đặc trưng ỈA của ma trận vuông cấp
n. Khi đó
d e g ( / ) < degg
red A < n.

Khái niệm sau đây là một bước tiến quan trọng để phân tích không
gian véc tơ đã cho t h à n h tổng trực tiếp của các không gian con bất biến
của toán t ử tuyến tính cho trước ip.

Định nghĩa 20.6 Với mỗi / € Kịt], ta đặt Hự) = Ker/-(ì/?)-

Ví dụ 20.2 a) H(t - X) = {v e V; ự}(v) = Xv}, tức là nó trùng với


không gian riêng ứng với À, nếu. A là giá trị riêng của ( f , và bằng 0,
nếu ngược l ạ i .

b) H(U) = H{g ) = V.
v

Từ định nghĩa rõ ràng ta có = 0.

Bổ đề 20.7 Cho ỉ G Kịt} là một đa thức tùy ý.

(i) H(f) là một không gian con bất biến.

(li)Ị là da thức cực tiểu của H(f) nếu và chỉ nếu ĩ là đa thức đơn và
là ước của g^p.
20. Toán tử đã thức 131

BỔ đ ề 20.8 Nếu f,g £ Kịt} là hai đa thức nguyên tố cùng nhau thì

H(fg) = H(f)@H(g).

Định lí 20.9 Giả sửg = ƠI • • • gĩ với gi, ...,g là những đa thức bất khả
v
1 r
r

qui và Pi,...,Pr > ĩ. Khí đó

V = H{g^)®.--®H{gẸr).

Hơn nữa đa thức cực tiểu của H(gf ) là g , i = ì, ...,r.


1 Pl

Bài tập

Bài 20.1 Cho u c V là không gian con bất biến của <p. Chiíng minh rằng
với mọi f £ Kịt], u cũng là không gian con bất biến của /(</?)•

Bài 20.2 Cho VỊ và Vi là hai không gian con bất biến. Chứng minh rằng
đa thức cực tiểu của V\ ®Vi là bội chung nhỏ nhất của các đa thức cực tiểu
của Vi và Vi- Hãy mở rộng ra trường hợp tổng trực tiếp của nhiều không
gian con.
Hãy phát biểu dưới dạng ma t r ậ n .

Bài 20.3 Tìm đa thức cực tiểu của


à) ip(x y, z) = (x, X + ly + z, -x + z).
ì

b) ự>(x, y, z) = (4x - 2y + 2z, - 5 x + ly - 5z, -6x + 6y - 4z).

Bài 20.4 Tìm đa thức đặc trưng và đa thức cực tiểu của các toán tử tuyến
tính có ma t r ậ n biểu d i ễ n là

/3 2 0 0 /4 2 0 0 0\
0 3 0 0 0 0 4 0 0 0
0 0 4 2 0 , B = 0 0 4 1 0
0 0 3 5 0 0 0 0 4 2
Vo 0 0 0 ĩ) Vo 0 0 0 4/

B à i 20.5* Cho Ị,ỳ € Kịt] và m , ả tương ứng là bội chung nhỏ nhất và ước
chung lớn nhất, của hai đa thức này. Chứng minh rằng

H(d) = Hự) n H(g); H{m) = Hự) + H(g).

Bài 20.6* Chứng minh rằng Hự) = 0 khi và chỉ khi / và nguyên tố
cùng nhau.
132 Chương 6. Toán tử tuyến tính

B à i 20.7 T ì m đa thức cực tiểu của ma t r ậ n

ỉa bi 0 • • 0 0 \
0 a b
2 • • 0 0
Ả =
0 0 0 • a bn-1
VO 0 0 • • 0 a ì

trong đó bị, ...,b -i n khác 0.

Bài 20.8 Tìm đa thức cực tiểu của ma trận đường chéo khối
A — d i a g ( Ẩ i , A ) với
T

a) Ai = ail , ỉ = l,...,r, trong đó ữi,...,a đôi một khác nhau và


mi r

m i , m r > 1.

b) Ai là ma trận vuông cấp mị có các phần tử nằm trên đường chéo


chính bằng dị, các phần t ử nằm trên đường chéo t h ứ hai phía trên
đường chéo chính bằng Ì, còn l ạ i là 0, trong đó O i , a đôi một khác r

nhau và m i , ...,m > 1.


r

Bài 20.9 Chứng minh phổ của toán tử tuyến tính ip là tập nghiệm của đa
thức cực tiểu của nó.

Bài 20.10 Chứng tỏ rằng ma trận vuông A và A có cùng đa thức cực


T

tiểu.

Bài 20.11 Giả sử / G Kịt} là đa thức đơn, bất khả qui và f(ự>) = 0. Chứng
tỏ rằng / là đa thức cực tiểu của tp.

Bài 20.12* Chứng minh rằng đa thức đặc trưng /ự luôn chia hết trong
đó n là chiều của không gian. Có thể giảm n t h à n h số nhỏ hơn được không?
T ừ đó hãy suy ra rằng phải chứa t ấ t cả các ước bất khả qui của /ự,.

Bài 20.13 Cho degg^ = va. Chứng tỏ rằng nếu ự) khả nghịch, thì ự?~ là l

đ a thức bậc ra — Ì của ip.

Bài 20.14* (Tính không phụ thuộc khi mở rộng trường) Cho K c F và
Ả e M(n\K). Có t h ể xem Ả là ma t r ậ n trên F , và ta kí hiệu nó là À.
Chứng minh rằng A và À có cùng đa thức cực tiểu.
20. Toán tử da thức 133

Bài 20.15 Chứng minh rằng toán tử tuyến tính của không gian véc tơ hữu
lạn chiều chéo hóa được trên K khi và chỉ khi đa thức cực tiểu phân tích
lược t h à n h tích của các đa thức tuyến tính đơn khác nhau, tức là có dạng

g (t) = (t-ai) •••(*-<*,.),


v

trong đó ai, ...,a £ K đỗi một, khác nhau.


r

Bài 20.16 Chứng minh rằng toán tử tuyến tính tuần hoàn (tức là ip = id
k

với k > 0) của không gian véc tơ hữu hạn chiều chéo hóa được trên c.

Bài 20.17 Cho u c V là không gian con bất biến của ip. Chứng minh
rằng đa thức cực tiểu của ip chia hết cho bội chung nhỏ nhất của đa thức
cực tiểu của u và đa thức cực tiểu của v/u. Tìm ví dụ chứng tỏ dấu bằng
không xảy ra.

Bài 20.18* Cho K là trường có đặc số 0 và / G Kịt]. Giả sử

/ = ao (ơi Ì • • •5lm ) • • • (9rl • ••9rm Y ,


1
Pl
T
T

trong đó gù,-- - ,9lmi,—,9rl,—,9rmr là các đa thức đơn bất khả qui đôi
một khác nhau và Pi > • • • > Pr •
Tìm thuật toán xác định các tích gù • • • ởlmi) •••')9rl • • • 9rm : mà không
r

dùng khai triển ở trên. Nói riêng luôn có thể xác định được ỷred-

Bài 20.19 Cho đặc số của trường bằng 0. Tìm đa thức cực tiểu của ma
trận vuông A cấp 3, 4 hoặc 5 mà không biết trước phân tích của đa thức
đặc trưng t h à n h tích các nhân t ử bất khả qui.

Bài 20.20 Tìm thuật toán xác định đa thức cực tiểu của ma trận vuông
Ạ cấp n tùy ý mà không biết trước phân tích của đa thức đặc trưng thành
tích các nhân t ử bất khả qui.

Bài 20 21 Cho /(í) là một ước có bậc ít nhất là Ì của đa thức cực tiểu
cua ma trận Ả. Chứng minh rằng f (A) có định thức bằng 0.

B à i 20.22 Cho p{t) là đa thức bất khả qui sao cho \p(A)\ = 0. Chứng
minh rằng p(í) là ước của đa thức cực tiểu của Ả.
134 Chương 6. Toán tử tuyến tính

21 K h ô n g gian xích

Cho ip là toán tử tuyến tính của không gian véc tơ hữu hạn chiều V và
V e V. K h i đó
Z(v) = {n<p)(v); f ( t ) e Kịt}}

là không gian con bất biến bé nhất chứa V (so sánh với Bài 19.11).

Định nghĩa 21.1 Ta nói không gian con u của V là không gian xích (của
ip) nếu t ồ n t ạ i V G V để u — Z(v). K h i đó V được gọi là phần tử sinh của
ứ.

Khái niệm này là bước quyết định tiếp theo để phân tích không gian
véc tơ có đ a thức cực t i ể u là lũy thừa của một đ a thức bất khả qui thành
tổng trực tiếp của các không gian con bất khả qui.

Ví dụ 21.1 a) Nếu V e V là véc tơ riêng của ự?, thì không gian xích
sinh bởi V chính là Kv.

b) Cho 7T : K —> K là phép chiếu lên m < Tí thành phần đầu, tức là
n n

7r(xi,...,x ) = (xi,...,x ,0,...,0).


n m

Cho V = (xi, ...,x ). Giả sử cả hai véc tơ Ui = (xi,x , 0,0), V2 =


n m

(0, ...,0, X + 1 , ...,x )


m đều khác 0. K h i đó Z(v)
n = Kv\ + Kv2i còn
Z(vi) = Kvi, Z(v ) = Kv . 2 2

BỔ đề 21.2 Da thức cực tiểu g của không gian xích Z(v) có các tính chất
sau:

(i) g là ước của mọi đa thức h G Kịt] thỏa mãn tính chất h((f)(v) = 0.

(li) deg(g) = dimZ(t>).

Định lí 21.3 Giả sử g^p — g với g là đa thức bất khả qui. Khi đó tồn tại
p

các không gian xích Vi,.... Vfj sao cho

V = Vi © • •. © v . 3

Hơn nữa phân tích này có các tính chất sau:

(i) Mỗi Vị là một không gian con bất khả qui có đa thức cực tiểu là g Pi

với Pi < p và dim Vị = Pi deg(g).


27. Không gian xích 135

(ti) Có ít nhất một p = p. t

(Ui) (degg)( + • .. + p ) = dim V.


Pl s

(iv) Gọi Sk là số các không gian xích có đa thức cực tiểu là g (ì < k < p). k

Khi đó

s
* = ^ [ 9 ~ (vì (V) - 2 dim g (ự>) (V) + dim g (ự>) (V)].
dim k 1 k k+l

Kết hợp định lí này và Định lí 20.9, ta được

Định lí 21.4 Giả sử= gỊ • • • gẸ vớipi,...,Pr > Ì và gi,...,g là những


1 r
T

đa thức đơn, bất khá qui khác nhau. Cho

V = Vi © • • • © Va

là một phân tích thành tông trực tiếp của các không gian con bất khả qui.
Khi đó các tính chất sau thỏa mãn

(i) Mỗi Vị là một không gian con xích có đa thức cực tiểu dạng gỹ với
3 <r, Ì < qi < Pj và dim Vị = qi deg(ởj).

(tí) Với mỗi Ì < j < r tồn tại ỉ để qi = Pj.

(Ui) Gọi Sịk là số các không gian thành phần có đa thức cực tiểu là gf với
1 = 1 , r , fc = l , . . . , p j . Ta có

Sik = Ị—}dimg?- (ụ>)(V)-2dìmgHự>)(V) + dimg? (<p)(V)].


T
l +1

Bài tập

Bài 21.1 Cho V € V. Chĩmg tỏ rằng Z(v) là giao của mọi không gian con
bất biến của ự> chứa V.

Bài 21.2 Cho đa thức đơn tùy ý

f(t) =t + c _ií + • • • + CỊÍ + co.


n
n
n_1
136 Chương 6. Toán tử tuyến tính

Ma t r ậ n san đây được gọi là ma trận đồng hành của / ( í )

/0 0 •• • 0 -co \
1 0 •• • 0 -Cl
A = 0 1 •• • 0 -ca

vo 0 •• • 1 -Cn-l/

Chứng minh rằng đa thức cực tiểu của A là f ( t ) .

Bài 21.3 Giả sử đa thức cực tiểu g của toán tử tuyến tính ự) của V = K
v
n

có bậc là n và Pự3 là lũy thừa của một đ a thức bất khả qui trên K.

a) g<p có dạng như thế nào khi K = M; K = c.

b) Chứng tỏ rằng V bất khả qui và là không gian xích của ự}.

Bài 21.4* Cho V G V và g là đa thức cực tiểu của Z(u). Cho /ì E K"[t] tùy
ý. Chiímg minh rằng

a) h(ụ>)(Z(v)) lại là không gian xích.

b) h((p)(Z(v)) có đa thức cực tiểu là g/d với d là ước chung lớn nhất của
g và h.

c) h(tp)(Z(v)) = Z(v) nếu /ỉ và g nguyên tố cùng nhau.

Bài 21.5 Chứng minh rằng tổng của hai không gian xích có các đa thức
cực tiểu nguyên t ố cùng nhau là một tổng trực tiếp và l ạ i là không gian
xích.

Bài 21.6* Cho lĩ c V là một không gian con bất biến của ip. Chứng minh
rằng u là không gian xích khi và chỉ khi dim u bằng bậc của đ a thức cực
tiểu của u.

Bài 21.7 Chứng minh rằng mọi không gian con bất biến của một không
gian xích l ạ i là không gian xích.

Bài 21.8 cho dim V = n. Chứng minh rằng V là không gian xích khi và chỉ
khi có cơ sỏ V\,...,vn thỏa mãn điều kiện <p(vi) = Vi+1 với mọi i = Ì , n - \ .
T ì m ma t r ậ n biểu d i ễ n của <p theo cơ sở này.
22. Dạng chuẩn Jordan 137

B à i 21.9 Cho x,y e V. Chứng minh rằng Z(x) = Z(y) khi và chỉ khi t ồ n
tại một, đ a thức / nguyễn t ố cùng nhau với đ a thức cực tiểu của Z(x) sao
cho y = f(tp)(x).

Bài 21.10 Giả sử gự, — gP, trong đó g là đa thức bất khả qui. Chứng minh
rằng trong mọi p h â n tích V t h à n h tổng trực tiếp của các không gian con
bất biến ít nhất có một t h à n h phần có đ a thức cực tiểu là g . p

Bài 21.11* Chứng minh rằng một không gian con bất biến u c V là bất
khả qui khi và chỉ khi các điều kiện sau thỏa mãn:

a) u là không gian xích.

b) Đa thức cực tiểu của u là lũy thừa của một đa thức bất khả qui.

Bài 21.12* Cho (t - A) , m > Ì và (í — A) tương ứng là lũy thừa cao


m n

nhất của t — A chia hết đ a thức cực t i ể u và đa thức đặc t r ư n g của toán t ử
tuyến tính ip. Chứng minh rằng trong khai t r i ể n

V = Vi e • • • e v s

thành các không gian con bất khả qui, số các không gian xích có đa thức
cực tiểu dạng (í — X) , Ì < k < m, đúng bằng dimKer((y3 — Aid) và tổng
k

các chiều của các không gian con này đ ú n g bằng n.

Bài 21.13* Chứng minh rằng mọi không gian con bất biến của một không
gian bất khả qui l ạ i là một không gian con bất khả qui.

Bài 21.14 Chứng minh rằng V là không gian xích khi và chỉ khi trong
mọi phân tích của nó t h à n h tổng trực tiếp của các không gian con bất khả
qui số t h à n h phần bằng số n h â n t ử bất khả qui của đa thức cực tiểu.

22 Dạng chuẩn Jordan

Dạng chuẩn Jordan có thể được xem là dạng ma trận biểu diễn đơn giản
nhất của một t o á n t ử tuyến tính.

Định nghĩa 22.1 Ma trận đồng hành của đa thức

g = t + c _ií + • • • + Cit + Co
m
m
m_1
138 Chương 6. Toán tử tuyến tính

là ma t r ậ n

/0 0 • •• 0 -Co \
1 0 •• • 0 -Ci
0 1 • •• 0 -c 2

vo 0 •• • 1 -Cm-l/

Ta cũng gọi nó là ổ Jordan.


Nếu g là một đ a thức bất khả qui bậc m và p là một số t ự nhiên, thì
ta nói ma t r ậ n vuông cấp mp có dạng ma t r ậ n khối sau đây là khối Jordan
liên kết với g :p

0 0\ / J g 0
Ũ 0
0o ln 0 0
J
00 Jg 0
Vo 0

trong đó 0 là các ma trận vuông 0 cấp m và 0\ là ma trận vuông cấp m


m

chỉ có phần t ử ( l , m ) bằng Ì, còn l ạ i là toàn 0.

V í d ụ 22.1 (i) Nến g = t — c thì Jg = (c) và khối Jordan của (t - c) p

là ma t r ậ n tam giác dưới cấp p

í< 0 ••• 0 0\
Ì c ••• 0 0
J(t-c)p
Vo 0 Ì cj

Nói riêng, khối Jordan trên trường c chỉ có dạng này.

(li) Nếu g = t + át + (3 và a
2 2
- 4/5 không là phần t ử chính phương trong
K, thì

'0
J
9 - VI —o
22. Dạng chuẩn Jordãn 139

còn khối .Torđan của ( í + át + Ị3Ỵ là ma t r ậ n vuông cấp 2p sau đây:


2

-0 0 0 •• • 0 0 ũ
1 —a 0 0 • 0 0 0 0
0 1 0 -/3 • • 0 0 0 0
0 0 1 —a • • 0 0 0 0

0 0 0 0 • 0 -p 0 0
0 0 0 0 • • 1 —a 0 0
0 0 0 0 • • 0 1 0 -0
Vo 0 0 0 • 0 0 1 -Oi)

Nói riêng, khối .ĩordan trên K chỉ có dạng này hoặc dạng ở (i).

Bổ đề 22.2 Cho đa thức cực tiểu của không gian con xích u c V của toán
tử tuyến tính (f là g . Khi đó tồn tại cơ sở để tpịu có ma trận biểu diễn là
p

khối Jordan JgP.


Cụ thể, nếu u = Z(v) thì cơ sở để <p\u có ma trận biểu diễn đó là

ekm+i+1 = g {vW{v), i = 0, ...,m - 1; k = 0, ...,p- Ì,


k

trong đó m = deg(p).

Định nghĩa 22.3 Ta nói ma trận vuôngẢ là ma trận Jordan nếu nó là


ma t r ậ n đường chéo khối Ả = dia.g(Ai,A ,...,A ), 2 trong đó m ỗ i ma t r ậ n
s

vuông Ai trên đường chéo là một, khối .lordan liên kết với lũy thừa của một
đa thức bất k h ả qui.

Chú ý rằng các đa thức bất khả qui liên kết với Ai và Aj cũng như lũy
thừa của chúng có t h ể khác nhau hoặc t r ù n g nhau.

Định lí 22.4 Cho ự là toán tử tuyến tính tùy ý. Giả sử đa thức cực tiểu
cua nó có dạng 9^=91 ••• 9 r , trong đó Pi, ...,Pr > Ì và gi,..., g là những
P r
T

đa thức bất khả qui khác nhau. Khi đó ự) có ma trận biểu diễn là một ma
trận Jordan A = d i a g ( A i , A , A ) . Hơn nữa
2 s

(i) Mỗi khối .lordan Ai, ỉ = Ì,s, liên kết với một đa thức dạng g /, j < Q

r và Ì < qj < Pj •

(ũ) Với mỗi j = Ì —,r có ít nhất một khối Jordan A , k < s, liên kết
k

• Pi
với síj .
140 Chương 6. Toán tử tuyến tính

(Ui) Ma trận Jordan này được xác định duy nhất, nếu không kể tới thứ tự
của các khối Jordan. Cụ thê nếu kí hiệu Sjfc là số các khối Jordan cùa
đa thức Qị xuất hiện tronq A (ỉ = Ì , ...,r, Ì < k < Pi), thì

Si* = -^—ịdìmgtH^V) - 2dim f (<p)(V) + dim f (^)(V)].


ổ ỡ
+1

degổi

Định nghĩa 22.5 Ta gọi ma trận Jordan đồng dạng với ma trận vuông A
là dạnq chuẩn tắc Jordan của Ả.

Như là hệ quả của Định lí 22.4, ta có

Định lí 22.6 Mọi ma trận vuông A đều có dạng chuẩn tắc Jordan. Hơn
mía dạng chuẩn tắc Jordan được xác định duy nhất, nếu không kê đến thứ
tự các khối Jordan. Cụ thể nếu kí hiệu Sik là số các khối Jordan của đa
thức g\ xuất hiện trong dạng chuẩn tắc Jordan (i = l , . . . , r , Ì < k < Pi),
thì
Sik = - r ^ - t r a n k ^ - ^ ) - 2 r a n k f (A) + r a n k
1
ỡ ổ í
f c + 1
(A)].

Hệ quả 22.7 Hai ma trận vuông cùng cấp đồng dạng với nhau khi và chỉ
khi chúng có củng một dạng chuẩn tắc Jordan.

Ngoài việc ứng dụng để chứng minh hai ma trận đồng dạng với nhau
nêu trong hệ quả trên (xem các bài 22.4, 22.5, 22.7), còn có t h ể sử dụng
dạng chuẩn tắc .ĩordan để tính các ma t r ậ n đa thức (xem các bài 22.15,
22.16).

Thuật toán tìm dạng chuẩn tắc Jordan của ma trận vuôngẢ

Ì. Tính đa thức đặc trưng và phân tích ra tích các nhân tử bất khả qui

2. Tìm đa thức cực tiểu dưới dạng

9A(t) =g\ •••g? , Ì <Pi < m ,...,l<Pr < m .


l r
1 r

3. Với mọi nhân tử ổi, tính hạng các ma trận 9ị(A), k < Pi. Sau đó
dùng Định lí 22.6 để tính số khối Jordan s liên kết với g*.
ik
22. Dạng chuẩn .ĩordãn 141

4. L ậ p các khối .lordan liên kết với t ấ t cả các đa thức gỉ? có s > 0, r ồ i
ik

ghép chúng l ạ i với nhau, m ỗ i khối xuất hiện s lần, để được ma t r ậ n


ik

đường chéo khối. Đó chính là dạng chuẩn tắc .lordan cần tìm.

Chú ý 22.8 1. Mặc dù để tìm đa thức cực tiểu có thể không cần biết phân
tích f ( t ) t h à n h tích các n h â n t ử bất khả qui (xem các bài 20.19, 20.20),
A

để t ì m dạng chuẩn tắc .ĩorđan nhất thiết phải biết phân tích này.
2. Mặc d ù đa thức đặc t r ư n g và đ a thức cực tiểu của ma t r ậ n không
phụ thuộc vào m ỏ rộng trường (xem Bài 20.14), dạng chuẩn tắc Jordan
phụ thuộc vào trường mở rộng.
3. Trong nhiều trường hợp, không cần thực hiện bước 3 m à chỉ cần dựa
vào hai chú ý sau là ta có t h ể tìm được số các khối .lordan:

a) Với mỗi ỉ = Ì r có ít nhất .một khối .ĩordan liên kết với g .


Pi

b) Với mỗi ỉ = Ì, ...,r, tổng các cấp của các khối .lordan liên kết, với <?*
đúng bằng mị.

Ví dụ 22.2 a) Xét ma trận đồng hành của đa thức í — 3: 3

Ta có f ( t ) = 3 - t và g (t) = í - 3 (xem Bài 21.2, hoặc lưu ý là


A
3
A
3
g (t)
A

chứa t ấ t cả các n h â n t ử bất khả qui của ỈA (í)).

* Trên Q: vì í - 3 bất khả qui, nên chínhẢ là dạng chuẩn tắc .Tordan.
3

* Trên R: vì í - 3 = (í - N/3) (t + ựĩt + ặ§), nên dạng chuẩn tắc


3 2

.Tordan của A là
'^3 0 0
0 0 -^9
0 \ -ựl,

* Trên C: vì í - 3 = (t - #3)(t - yãe){t - s/3e ), trong đó € =


3 2

cos(27r/3) + 1 sin(27r/3) là căn nguyên t h ú y của Ì, nên dạng chuẩn tắc


Jordan của A là
'^3 0 0
0 ỰZe 0
0 0 ựĩe2
142 Chương 6. Toán tử tuyến tính

Ví d ụ này chứng t ỏ dạng chuẩn tắc Jordan của một, ma t r ậ n phụ thuộc vào
trường số ta xét ma t r ậ n đó.

b) Xét ma trận trên C:

/3-10 0 \
1 1 0 0

3 0 5 -3 '
\4 -Ì 3 -ì)

Ta cóỈA {t) — (í-2) và gA (t) — (í-2) . Vì A có cấp 4, nên dạng chuẩn tắc
4 2

.ĩordan của A ngoài khối Jordan chỉ có thể chứa thêm một khối

này nữa, hoặc chứa thêm đúng 2 khối nữa là ma trận (2). Nhưng trong
trường hợp t h ứ 2 thì ứng với giá trị riêng 2 không gian riêng của A phải có
chiều là 3 (xem B ài 21.12), tức là ma t r ậ n A — 21 phải có hạng là 1. Điều
này sai (rank(^4 — 21) = 2), nên dạng chuẩn tắc .Torđan của A là

/2 0 0 0\
1 2 0 0
0 0 2 0 '
\0 0 Ì 2/

Bài tập

B à i 22.1 T ì m dạng chuẩn tắc .lordan của các ma t r ậ n sau:


(1 6 - 1 5 > 9 - 6 -2 N

1 -5 và B 18 - 1 2 -3
u 2 -ũ) 18 - 9 -6,

B à i 22.2 T ì m dạng chuẩn tắc .Tordan của các ma t r ậ n sau trên R và C:


/ Ì Ì 0 0 \
- 2 0 1 0

2 0 0 1
V-2 -Ì -Ì -Ì/

B à i 22.3 T ì m ma t r ậ n biểu d i ễ n dạng Jordan của các toán t ử tuyến tính


3 . o3 .
a) v?(x, y, z) = (x - 3y + 32, -2x - 6y + 132, -X - ẩy + 8z).
b) 9 ( x , y , 2) = (7x - U y + 6z, lOx - 19y + 102,12x - 24y + I3z).
22. Dạng chuẩn .ỉordan 143

B à i 22.4 Chứng minh rằng hai ma t r ậ n vuông cấp lĩ sau đồng dạng với
nhau:

/1 -1 0 • 0
0 1 n 1 1 • •
-1 • • 0 0 • !\
0 0 1 1 • •• 1
0 1 . • 0 0
và 0 0 1 • •• 1
0 0 0 • 1 -1
vo 0 0 •• • 1/
Vo 0 0 • • 0 1 /

B à i 22.5 Xét xem những ma t r ậ n nào dưới đây đồng dạng với nhau

/4 6 -15\Ị ì -3 3\ /-.13 -70 119\


A= Ì 3 —5 Ị , B = ị —2 - 6 13 , c = -4 -19 34 .
ụ 2 -4/ \ - l -4 8/ \-4 -20 35 /

Bài 22.6 Hãy mô tả dạng chuẩn tắc .ĩordan của các ma trận cấp 6 có đa
thức cực tiểu là (í + \) {t 2
+ 2) trên a) R
2
b) c.

Bài 22.7 Chứng minh rằng hai ma trận vuông cấp 3 đồng dạng với nhau
khi và chỉ khi chúng có cùng đ a thức cực tiểu và đa thức đặc tnừig. Nếu
chỉ trùng nhau đa thức cực t i ể u hoặc đa thức đặc trưng thì có còn đúng
không?

Bài 22.8 Hai ma trận vuông cấp 4 có đồng dạng với nhau không nếu chúng
có cùng đa thức cực tiểu và đ a thức đặc t.ntog.

Bài 22.9* Chújng minh rằng ma trận vuông A và A đồng dạng với nhau.
T

Bài 22.10 Cho A5 € M(n,K) và K c F là trường mỏ rộng. Chứng


minh rằng Ả sa B trên K khi và chỉ khi A Xí B trên F.

Bài 22.11* Chứng minh rằng mọi ma trận vuông đều đồng dạng với ma
trận đường chéo khối gồm các ma trận dạng

/0 0 • •• 0 co \
1 0 • •• 0 C\
0 1 • • 0 C2

Vo 0 • • 1 c„-l/
144 Chương ổ. Toán tử tuyến tính

B à i 22.12* Cho A là nghiệm bội k của đ a thức đặc t r ư n g của ma trận


vuông A. Chứng minh rằng với mọi đ a thức g € Kịt]. g(X) là nghiệm bội k
của đ a thức đặc t n m g của g(A).

Bài 22.13 Tìm dạng chuẩn tắc .ĩordan của bình phương của khối .lordan
liễn kết với (í — ạ ) , trong đó a Ỷ õ-
n

Bài 22.14* Tìm dạng chuẩn tắc .lordan của bình phương của khối .ĩordan
liên kết với t .
n

B à i 22.15 T í n h
2004

'ị -5 2N

B à i 22.16 Cho / ( í ) = l ũ i 1 0 9
- 9í + t và Á = I 5 -7 3 Ị . Tính
,6 -9 4,
f(A).

B à i 22.17 Cho / là đ a thức đặc trưng của ma t r ậ n vuông A và /red là


tích các ước bất khả qui khác nhau của / . D ặ t r = r a n k ( / d ( 4 ) ) . Chứng
re J

minh rằng đa thức cực tiểu g của A chia hết .


C h ư ơ n g 7

Không gian ơclit và không

g i a n u n i t a

23 Định nghĩa và các tính chất cơ bản

Đ ị n h n g h ĩ a 23.1 M ộ t không gian véc tơ E trên trường số thực E được


gọi là không qian ơclit nếu với m ỗ i cặp véc tơ (x,y) 6 É ta cho tương ứng2

với một số thực - được kí hiệu là (x, ỳ) và được gọi là tích vò hướng - thỏa
mãn các tính chất sau:

(i) (x,y) = (y,x),

(ii) (x + x',y) = (x,y) + (x',y),

(iii) ( a i , ỳ) = a(x,y).

(iv) (x, x) > 0 và dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi X — ũ,

trong đó X, x', Ị) G E và Q e M.

T ừ định nghĩa trên suy ra ngay (với y' G E):

(li') (x,y + y') = (x,y) + {x,y'),

(iii') ( ì , à y ) = a(x,y).

V í d u 23.1 (i) K h ô n g gian R n


là một, không gian ơclit với tích vô hướng

(x,y) = Xịyi H h Xny ,


n

trong đó X = ( x i , . . . , I n ) và y = ( y i , ...,y„).

145
146 Chương 7. Không gian ơcỉit, và không gian nnita

T h ư c ra mọi không gian Oclit hữu hạn chiều đều đẳng cự với không
gian này.

(li) Tập tất cả các dãy số thực vô hạn


DO
l = {x : = ( x i , . . . , £ „ , . . . ) ;
2 ^2xị<oc}
n=l

lập thành không gian ơclit vô hạn chiều với tích vỗ hướng
oe

n=l

Thật vậy, sự hội tụ của chuỗi Y^Li XnVn được suy ra từ sự hội tụ
của chuỗi Y^n-x x và ^2^L yị,
2
n xnên tích vô hướng được hoàn toàn
xác định. Ta có t h ể dễ dàng kiểm tra các tính chất nêu trên.

(iii) Không gian các hàm số thực Cịa.b] liên tục trên đoạn [a,b], a < b,
lập t h à n h không gian ơclit vô hạn chiều với tích vô hướng

6
(/,<?> = Ị f(t)9(t)dt.
a

(iv) Nếu F c Ẽ là không gian véc tơ con của không gian ơclit E thì F
cũng là không gian ơclit với phép nhân vô hướng cảm sinh trên F.

Trong giáo trình về đại số tuyến tính, chủ yếu ta chỉ xét không gian
Oclit hữu hạn chiều, Giải tích h à m là ngành nghiên cứu nhiều về không
gian Oclit vô hạn chiều, đặc biệt là không gian Hilbert.
Không gian unita được định nghĩa trên trường số phức, và khá tương
t ự không gian ơclit (chỉ khác nhau ở điều kiện (i), và tương ứng là tính
chất hệ quả (in')).

Định nghĩa 23.2 Ta nói không gian véc tơ E trên trường số phức c là
không gian unita. nếu với mỗi cặp véc tơ ( ì , y) € É ta cho tương ứng với 1

một số phức - được kí hiệu là (x. y) và được gọi là tích vô hướng - thỏa mãn
các tính chất sau:

(i) (x.y) = (y,x),

(ii) (x + x'.y) = (x,y) + (x',y),


23. Định nghĩa và CÁC tính chất cơ bản 147

(iii) (ax,y) = a(x,y),

(iv) (x, x) > 0 và dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi X = 0,

trong đó X, x\ỵ 6Ẹ và a é c.

Từ điều kiện (i) suy ra (x,z> e R, nên điều kiện (iv) là hoàn toàn có
nghĩa. Ta cũng có các hệ quả (với ý e É);

(li*) (x,y + y') = (x,y) +

(Hi*) (x,ay> = õf(x,y).

T\íơng tự như trên ta có các ví dụ

Ví dụ 23.2 (i) Không gian C" là một không gian unita với tích vô
hiíớng
(x,y) = Xịỹi -ị + xỹ. n n

Thực ra mọi không gian unita hữu hạn chiều đều đẳng cự với không
gian này.

(li) Tập tất cả các dãy số phức vố hạn


oo
k = {x ••= (xi,...,x ,...);
n 22 I X n
l 2 <

n=l

lập thành không gian unita vô hạn chiều với tích vô hướng
00
(x,y) = Ỵ^Xnỹn.
71=1

(iii) Nếu F c E là không gian véc tơ con của không gian unita E thì F
cũng là không gian unita với phép nhân vô hướng cảm sinh trên F.

Cũng như trường hợp không gian ơclit, ta chỉ xét chủ yếu không gian
unita hữu hạn chiều.

Định nghĩa 23.3 Cho E là không gian Oclit, hoặc không gian unita. Chuẩn
hay độ dài của véc tơ X e E là số thực

I X 1= ự(x,x).

Nếu I X 1= Ì, thì ta nói X là véc tơ định chuẩn.


148 Chương 7. Không gian ơclit và không gian unita

M ộ t số sách kí hiệu I X I là li X li. Như vậy

• I X 1= 0 khi và chỉ khi X = 0.

• I ax \=\ dù I • I X ị

• Nếu 1^0 thì À là véc tơ định chuẩn.

Định lí 23.4 Cho E là không gian ơclit hoặc không gian unita. Với mọi
x.y £ E ta có

(í) ị (x, ý) \< \ X I • I y Ị (bất đẳng thức Côsi-Bunhiakovski-Schwarz).

(ũ) I X ± y |<| X ị + I y I (bất đẳng thức tam giác).

Định nghĩa 23.5 Cho E là không gian Oclit hoặc không gian unita. Ta
nói hai véc tơ x,y € E trực giao với, nhau (hay vuông góc với nhau) nếu
(x.y) =0. '
Ta nói hai t ậ p véc tơ Ả và B trực giao với nhau, nếu với mọi a e A và
ò € B ta có (a, ò) = 0.
Ta gọi hệ véc tơ trực giao với nhau từng đôi một là hệ trực giao.
Ta gọi hệ các véc tơ định chuẩn trực giao với nhau là hệ trực chuẩn.
Nếu nó đồng thời lập t h à n h cơ sở của E thì được gọi là cơ sở trực chuẩn.

Ví dụ 23.3 Cho E = R hoặc c với cơ sở tự nhiên là e ...,e„. Khi đó


n n
u

cơ sở này là cơ sở định chuẩn. Tập hợp ei, 2 e , n e khi n > 2 lập thành
2 n

hệ trực giao, nhưng không phải là cơ sở trực chuẩn.


Trong không gian Ỉ2 (thực hay phức), các véc tơ

(1,0,..., 0,...),(0,1,0,...,0, ...),...

lập thành một hệ trực chuẩn vô hạn, nhưng không phải là cơ sở.

Mệnh đề 23.6 Cho Xi,...,x là một hệ trực giao gồm các véc tơ khác 0
n

của không gian ơclit (hay unita) E. Khi đó

(i) X\,...,x độc lập tuyến tính.


n

(li) I Xi -ị h x | =| X\ | H 1- I x I (Định lí Pitago).


n
2 2
n
2

Bo đề 23.7 Cho E là không gian ơclit hoặc không gian unita hữu hạn
chiều. Giả sử (Xị,...,x ) và {yi,-.-,y )
n tương ứng là tọa độ của hai véc tơ
n

x,y G E theo một cơ sở định chuẩn e\, ...,e . Khi đó n


23. Định nghĩa và cắc tính chất cơ bản 149

(x,y) = Xiyi + Ị- x y , nếu E là không gian ơclit;


n n

(x,y) = X\ỹi + f- x ỹ , nếu E là không gian unita.


n n

Hơn nữa tọa độ của X được tính theo công thức sau

x = (x,e ), i = l,...,n.
l l

Đ ị n h lí 23.8 Cho E là không gian Oclit hoặc không gian unita hữu hạn
chiều. Mọi hệ trực chuẩn của E đều mở rộng được thành một cơ sở trực
chuẩn. Nói riêng, E luôn có cơ sở trực chuẩn.

Để chứng minh định lí này, hoặc xây dựng một cơ sở trực chuẩn của E,
người ta đỉmg phương pháp trực giao hóa Gram-Schmidt, được phát biểu
như san:

Phương pháp (thuật toán) trực giao hóa Gram-Schmidt

Để xây dựng một cơ sở trực chuẩn, ta xây dựng theo qui nạp, xuất phát
từ một cơ sở Ui,Un đã biết nào đó.
Khi đó một, cơ sở trực giao có thể xây dựng bằng qui nạp như sau:
o Đặt / ì = UI;

o Nếu /ì, ...,/fc_i đã được xây dựng, thì ta đặt

fk = Uk- Oíịfĩ Q!fc-l/fc-l)

trong đó a = *ỉjìỳì, i = 1) -,k - 1. Công thức của hệ số ai được


t

suy ra từ điều kiện ( f k , f i ) — 0.

o Đặt eị = fi/ ịỊ í I , ta sẽ được một, hệ trực chuẩn.


Dĩ nhiên nếu ngay t ừ đ ầ u ta đã biết fe - Ì véc tơ trực giao nhau, thì ta
chỉ việc bắt đầu xây dựng t ừ véc tơ thií k.

Ví dụ 23.4 (i) Tìm một, cơ sở trực giao của không gian con sinh bởi
các véc tơ
Ui = ( 1 , 2 , 2 , - 1 ) , U2 = ( 1 , 1 , - 5 , 3 ) , u = ( 3 , 2 , 8 , - 7 ) .
3

Theo thuật toánở trên /ì = Ui,

/ = U2-oui = (1,1,-5,3)+ ^(1,2,2,-1) = (2,3,-3,2),


2


f3 = tt - <*i/i - «2/2
3

= (3,2,8,-7)- 9(1,2,2,-1) +8(2,3,-3,2) = (2,-1,-1,-2).


150 Chương 7. Không giãn ơcỉit và không giãn unitã

(li) Hãy mở rộng hệ trực giao gồm hai véc tơ Ui = (1,1,1,2) và Uọ =


(1.2. 3. - 3 ) t h à n h một cơ sỏ trực giao của R . 4

Nếu t h ê m vào hai véc tơ e = (0. 0. Ì, 0) và e = (0.0.0.1). thì ta sẽ


3 4

được một cơ sỏ. Sử dụng thuật toán trên đ ố i với U1.u2.e3.e4 ta sẽ


được một cơ sở trực giao. Tuy nhiên nếu độc giả nào thực sự bắt tay
vào tính toán, sẽ thấy ngay kết quả rất cồng kềnh.
Dôi khi cách giải sau đây gọn hơn phương p h á p Gram-Schmidt: các
véc tơ X — (i'ị. X2. £3, Xi) vuông góc với cả hai véc tơ Ui, V.2 phải
thỏa mãn hệ phương trình

{Xi + X2 + £3 + 2x4 = 0,
Xi + 2X2 + 3x3 — 3x4 = 0.

Suy ra
X2 + 2x3 — 5x4 = 0.

Do đó một nghiệm của hệ phương trình là U3 = ( — 1,2.-1,0). Véc


tơ Ui phải có tọa độ thỏa mãn hai phương trình ban đ ầ u và phương
trình
—Xi + 2X2 —£3 = 0.

Từ đó suy ra 3x2 + 2x4 = 0. Cho Xi — -6, ta được một véc tơ nữa là

Ui = (25,4,-17,-6).

(iii) Cơ sở trực giao của không gian con của không gian unita c sinh bởi
3

các véo tơ (1,1,0) và (1.1.1) là /1 = (1,2,0) và

h = (1.1.1) - Q(i.i.0) = (1.1.1) - ^p(M.o) = (i±i,iri,i).

Cơ sỏ định chuẩn là -^(1,1,0), + 1,1- 1,2).

Định lí 23.9 Cho E là không gianỠclit hoặc không gian unita và F c E


là không gian con. Khi dó phần bù trực giao

F := {x e E; (x,y) = 0 Vy G F}
x

là không gian con của E. Hơn nữa, nếu E là không gian hữu hạn chiều, thì

± ± ±
(F ) = F và E = F@F .
Định nghĩa và CÁC tính chất cơ bản 151

Một. hệ quả hay được sử dụng là

Hệ quả 23.10 Cho E là không gian ơclit hoặc không gian unita hữu hạn
chiều và F c E là không gian con. Khi đó

dim F = dim E - dim F.


x

Bài tập

Bài 23.1 Chứng tỏ rằng không gian véc tơ R với 3

{x,y) = X\y\ + x y + x y + ị[xiy + x yi + Xiy + x yi + x yz + x y }


2 2 3 3 2 2 3 3 2 3 2

là không gian ơclit. Hãy tìm một cơ sở trực chuẩn của nó.

Bài 23.2 Tìm một cơ sở trực chuẩn của không gian con trong không gian
unita c sinh bởi U\ = (Ì, í, 0) và U2 = (1,2,1 — ì).
3

Bài 23.3 Cho V là không gian ơclit chiều n trên trường số thực với một
cơ sở nào đó. Chứng tỏ rằng t ồ n t ạ i duy nhất một ma trận đối xứng thực
G M ( n ; R ) sao cho
n
(x,y) = ỵ2 a
a iyj>
x

ij = l

trong đó (xi, ...,x ), (yi,.-,y ) tương ứng là tọa độ của X và y.


n n

Bài 23.4 Tìm điều kiện cần và đủ để không gian véc tơ R với 2

(x,y) = axiyi + f3x y + 71^12/2 + 72^2Ỉ/1


2 2

là không gian ơclit.

Bài 23.5* Tìm điều kiện cần và đủ để không gian véc tơ c với 2

(x, y) = ax\ỹ\ + f3x ỹ2 + l\x\ỹ2 + l2*iỹ\


2

là không gian unita.

Bài 23.6 Chứng tỏ rằng


a) (x ỳ) = \ I X + y \ - \ I X - y | (đối với không gian ơclit).
2 2

b) (x,y) = ỉ I x + y ị - ị I x-y ị +ị I x + iy | - ị I x-iy


2
ị (đối với 2 2 2

không gian unita).


152 Chương 7. Không gian ơcìit và không gian unita

B à i 23.7* Chứng minh rằng trong không gian ơclit (hay unita) ta có
'ự. ý) 1=1 X li y I khi và chỉ khi x.y phụ thuộc tuyến tính.

Bài 23.8 Chứng minh rằng nếu E = C" và A G M(n:C), thì

(i,Ay) = (A*x,y).

Bài 23.9 Hãy tìm một cơ sỏ trực chuẩn của không gian con trong không
gian Orlit các h à m số được sinh bởi các đa thức Ì, í, í và có tích vô hướng
2

Ì
( f . 9 ) = y /(0ơ(f)df.
0

Bài 23.10 Cho Ư.v là các không gian con của không gian ơclit (hay
unita) E tương ứng sinh bởi Ui Úp và 1'1 Vọ. Chứng t ỏ rằng u trực
giao với V khi và chỉ khi ( U j , i ' j ) = 0 với mọi í < p và j < ợ.

Bài 23.11 Chứng minh rằng một hệ trực giao các véc tơ khác 0 (trong
không gian Oclit hoặc unita) là độc lập tuyến tính.

Bài 23.12 Cho E là không gian Oclit hữu hạn chiều. Cho Vị, ...,v là tập
n

các véc tơ trực chuẩn. G i ả sử ràng với mỗi V € E ta có

1=1

Chimg tỏ rằng 1'1 I'n lập thành cơ sỏ của E.

Bài 23.13 Chứng minh rằng trong một hình bình hành tổng các bình
phương độ dài của hai đường chéo bằng tổng các bình pỉníơng độ dài các
cạnh.

Bài 23.14 Cho V\. v% là hai không gian con của không gian ơclit hữu hạn
chiều sao cho dim Vi < dim Vo. Chứng minh rằng trong Vỉ ta có thể tìm
được một véc tơ khác 0 trực giao với Vị.

Bài 23.15 Tìm ví dụ chứng tỏ rằng hai mệnh đề cuối đìa Định lí 23.9
không đ ú n g cho không gian vô hạn chiều.

Bài 23.16* Tìm ví dụ chứng tỏ rằng Định lí 23.8 không đúng cho không
gian vô hạn chiền. Nói riêng, t ồ n t ạ i không gian Oclit vô hạn chiều không
có cơ sỏ trực chuẩn.
23. Dinh nghĩa và CÁC. tính chất cơ bẩn 153

Bài 23.17 Cho Vĩ c v là hai không gian con của không gian ơclit, (hay
2

nnita) E. Chứng tỏ rằng vf D V . Ngoài ra o = E và E£ = 0. 2


X 1

Bài 23.18 Cho Vị,v là hai không gian con của không gian ơclit hữu hạn
2

nhiều. Chứng minh rằng

(Vi + v ) = vf n vf và (Vi n v ) = Vi + V .
2
x
2
x 1
2
L

Bài 23.19 Cho V là không gian nghiêm của một, hệ phương trình tuyến
tính thuần nhất TI ẩn trên R. Ta có thể xem nó là không gian con của không
gian ơclit E . Hãy tìm v .
n x

Bài 23.20 Chứng tỏ rằng không gian các ma trận vuông M(n; R) với

(A, B) = Tr(AB ) T

lập thành một không gian Oclit. Tìm các không gian con bù trực giao của
không gian con các ma trận đường chéo, không gian con các ma trận đối
xứng.

Bài 23.21 Tìm một, cơ sỏ của phần bù trực giao của không gian con của
c sinh bởi các véc tơ
4

Uị = (1,0,22 + 1,1), U2 = (2,1,41,3), «3 = (0,1,-2,1).

Bài 23.22 Không gian con V của K được cho bởi hệ phương trình
4

2xi + X2 + 3X3 — Xị = 0,
3XỊ + 2X2 — 2X4 = 0,
3^1 + X2 + 9X3 — X\ = 0.

Tìm hệ phương trình xác định V- . 1

Bài 23.23 Cho e\,...,e là một hệ trực chuẩn của không gian Ođit (hay
n

unita) E. Chứng minh bất đẳng thức Bessel: với mọi V G E ta có

I (u.ei) I + ••• + I (v,e ) \ <\ V I .


2
n
2 2

Bài 23.24* Cho P„+1 là không gian các đa thức với hệ số thực bậc nhỏ
hơn hoặc bằng n và tích vô hướng được cho bởi:

Ì
1,9) = Ị f(t)9(t)dt,
154 Chương 7. Không gian ơclit vk không gian unita

Chứng minh ràng P +\ là không gian Oclit nhận các đa thức sau làm cơ
n

sỏ trực giao:

P0Ơ) = 1. Pk{t) = ~ỳ\ị?-\) \.


k

(Những đa thức nậy được gọi là đa thức Legendre.)

Bài 23.25 Chứng minh rằng trong không gian ơclit các hàm liên tục
C[—7T.7rJ. các h à m số
l i Ì . l i
——. — cos X, — sin ì — cos n i . — sin n i . . . .
2TĨ lĩ lĩ lĩ lĩ
lập t h à n h hệ trực chuẩn.

Bài 23.26* Chứng minh rằng trong không gian L Í0.1] các hàm khả tích
2

Ì
bình phương (tức là gồm các hàm f ( x ) với / ( f ( x ) ) d x hội t ụ ) với tích vô
2

0
hướng
Ì
Ư-9) = Ị f(t)g(t)dt,
0
các hàm số Rademacher

r„(x) = sign(sin2 7rx), n = 0.l....


n+1

lập thành hệ trực chuẩn.

Bài 23.27* Cho hệ véc tơ e\ e độc lập tuyến tính trong không gian
r

Oclit (hay unita) E và hai hệ véc tơ trực giao / ì / : gi g không


r r

chứa véc tơ 0. sao cho các véc tơ fk và Qk biển diễn tuyến tính qua e\ et
(k — Ì s). Chứng minh ràng /fc = a^gk-- trong đó Qfc Ỷ 0. k — ĩ s.

Bài 23.28* Cho p +ĩ là không gian các đa thức với hệ số thực bậc nhỏ
n

hơn hoác bằng n. Chứng minh rằng dãy đa thức / o ( í ) - / i ( í ) fn{t) nhận
được t ừ L í í" bằng phương p h á p trực giao Gram-Schmidt chỉ sai khác
các đa thức Legendre trong Bài 23.24 một nhân t ử vô hướng. Hãy xác định
các n h â n t ử đó.

Bài 23.29 Giả sử trong quá trình trực giao hóa theo phương pháp Gram-
Schmidt. các véc tơ (độc lập tuyến tính) Ui ũfc được biến t h à n h Vi v.
k

Chứng minh rằng


I I'i \<\ Ui ị, 1 = 1 k.
24. Góc, véc tơ chiếu và thể tích 155

B à i 23.30* Chứng minh rằng tích phân / [f{t)} dt 2


đạt giá trị cực tiểu trên
1

tập các đ a thức bậc Tỉ và hệ số đ ầ u bằng Ì khi và chỉ khi f ( t ) = $rP (t),
n

trong đó p (t) là đ a thức Legendre trong Bài 23.24. .


n

Bài 23.31* Hai cơ sở e ...e và /i,...,/n của một không gian ơclit (hay
u n

unita) được gọi là liên hợp với nhau, nếu

Ì nếu i — j,
(ei,ĩj) =
0 nếu i 7^ j.

Chứng minh rằng với mỗi cơ sở cho trước có thể tìm được một và chỉ một
cơ sở liên hợp.

Bài 23.32* Cho 5 là ma trận chuyển từ cơ sở e\, ...en sang cơ sở e\, ...,e' .n

Kí hiệu các cơ sở liên hợp tương ứng là / i , . . . , / n và (xem Bài


23.31). T ì m ma t r ậ n chuyển cơ sở T t ừ / i , . . . , / n sang fn trong hai
trường hợp sau:
a) E là không gian ơ c l i t ,
b) E là không gian unita.

Bài 23.33* Chứng minh mở rộng sau của Định lí 23.9: nếu F là không
gian con hữu hạn chiều của không gian Oclit (unita) E thì ( i - ) - = F và ? J L

E = F ®F.
L

í*
24 Góc, véc tơ chiêu và thê tích

Trong mục này ta chỉ xét không gian Oclit E hữu hạn chiều.

Định nghĩa 24.1 Góc giữa hai véc tơ u và V trong không gian ơclit E là
góc Oi với 0 < Q < 7T sao cho

(lí, ù)
cos a — -—
ị - \ y\

Đôi khi góc giíĩa lí và V được kí hiệu là (u,v).

Định nghĩa trên xuất phát từ định lí cosin trong tam giácở hình học
sơ cấp. Nói cách khác, định nghĩa trên đ ả m bảo cho kết quả sau đây đúng
156 Chương 7. Không giãn ơclit và không gian unita

B ỏ đ ề 24.2 (Định lí cosin) Nếu Oi là góc giữa hai véc tơ lí và V thì

ị u ± V \ = \ u ị + \ V ị ±2 ị u ị • \ V \ • cos a.
2 2

Ví dụ 24.1 (i) Hai véc tơ u, V trực giao với nhau khi và chỉ khi góc giữa
chúng bằng lĩ/2.
(li) Cho hai vé tơ u,v thỏa mãn điều kiện I l i 1 = 1 V 1 = 1 u — V ị ( tức là
ta có tam giác đền). K h i đó theo bổ đề trên, góc Oi giữa u và V thỏa mãn
COSQ = 1/2. T ừ đó a = 7T/3.

Định nghĩa 24.3 Cho V là không gian con của không gian Oclit E và
X E £ . Véc tơ chiếu của X lên V là véc tơ V £ V sao cho X — V trực giao với
V . K h i đó ta gọi véc tơ X — V là véc tổ độ cao t ừ X tới V .

Bố đề 24.4 Véc tơ chiếu của một véc tơ X lên m,ột không gian con V, và
do đó cả véc tơ độ cao, được xác định duy nhất. Cụ thê, nếu e i , . . . , e là m

một cơ sở trực chuẩn trong V thì véc tơ chiếu V của X được xác định như
sau:
V = (x,ei)ei H í- (x,e )e .
m m

Bổ đề sau đây nói rằng véc tơ độ cao có độ dài ngắn nhất trong tất cả
các véc tơ nối X với V.

Bổ đề 24.5 Cho V là véc tơ chiếu của véc tơ X lên E. Khi đó với mọi
u € V ta có
ị X — u \>\ X — V ị .
Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi u = V.

Định nghĩa 24.6 Cho Vi,...,v € E. Ta gọi m

/ (vi, Vi) (vi,v ) • • • (vuv )\


2 m

G( ,...,v )=
Vl m ị . . ...
m! Vỵn)Ị

là ma trận Gram. Định thức đìa ma trận này được gọi là Định thức Gram
của Vi, ...,v . m

Ta có thể tính ma trận Gram như sau:

Bố đề 24.7 Giả sử (aij,ó2j, — ,<*nj) là tọa độ của véc tơ Vị, j = Ì, ...,m,


theo một cơ sà trực chuẩn. Kí hiệu A = (ttjj) e M(n,m;R). Khi đó

G{vi,v ,.-.,v ) =Ả A. •
2 m
24. Góc, véc tơ chiếu và thể tích 157

Các tính chất của ma t r ậ n và định thức Gram là

Định lí 24.8 Cho v ...,v e E. Khi đó


u m

(i) Gịvì,v ) là ma trận đối xứng.


m

(ti) Vi,...,v là hệ trực giao khi và chỉ khi G(vi,...,v ) là ma trận đường
m m

chéo. Nó là hệ trực chuẩn khi và chỉ khi G(i'i,.... ùm) là ma trận đơn
vị.

(Hi) ị G(v\,.... Vỵn) \> 0. Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi hệ véc tơ Vị, ...,v m

là phụ thuộc tuyến tính.

Định nghĩa 24.9 Cho Vi,...,v e E là các véc tơ độc lập tuyến tính. Ta
m

gọi tập hợp

P(vi,...,v ) = {am Hỉ- OímVm; 0 < a ...,a < 1}


m u m

là hình hộp (trong không gian con sinh bởi Vi, ...,v ), còn m

V(vi,...,v ) = Vì G(vi,...,v ) ị
m m

làỶÂêỶÁch của P(v\, ...,v ). m

Trong một số tníờng hợp, ta có thể tính thể tích đơn giản hơn nhít sau:

BỔ đề 24.10 a) Nếu V\,...,v là một hệ trực giao thì


m

V(vi,...,v ) =\ Vị ị • • • ị v ị .
m m

b) Nếu ra = dim£' và A là ma trận của các tọa độ của Vi, ...,v theo m

một cơ sở trực chuẩn, thì thể tích của hình hộp bằng giá trị tuyệt đối của
định thức:
V(vi,...,v ) =1 Det(A) I .
m

Nếu Ui, ...,v là các véc tơ độc lập tuyến tính, thì hình hộp P(v\,v -i)
m m

được xem là một mặt đáy của P{vi ,...,v ). Nếu h là véc tơ độ cao của v
m m

tới không gian con sinh bởi Vi, ...,v -i, thì ta xem I h I là chiều cao (hạ
m

xuống đáy P(vi, ...,v -i))-


m

Đinh lí 24 li Thế tích của một hình hộp bằng thể tích đáy nhân với chiều
cao hạ xuống dấy đó.
158 Chương 7. Không giãn ơclit và không gian unita

V í d ụ 24.2 Trên mặt phang R với cơ sở t ự nhiên, nếu u = ( « 1 , c*2), V =


2

( 0 1 , À ) , thì

Óị + óị a ới+a #A
G{u. v) 1 ( 2

\G(u,v (Q? + <*§)(# + /? ) - (aiA ị a /3 ) = ( /3 - asA) ,


2
2
2 2
2
Ql 2
2

a i /?1
V(u,ư) = y j G(u,v) ị =1 ai/?2 - a /?i 2
a /?2 2

Trong khi đó đường thẳng chứa V có cơ sở trực chuẩn là À . Do đó véc tơ


chiếu của lí lên đường thẳng chứa V là véc tơ
V OL\ộ\ + 0202
(u, -V.

Suy ra chiều cao (của hình bình hành hạ lên đáy v) là

0101 + ai02- OC2-01


/ì 1=1 tí

Vì vậy ta cũng có diện tích hình bình hành

V(u, v) =1 h Ị • I V \ — \ ai02 — ữ2@i ị

Như vậy các cách tính trên đền cho cùng một kết quả.

Bài tập

Bài 24.1 Tính cosin của góc giữa hai véc tơ

a) u = (-1,2, -3) và V = (2,1,4) trong R , 3

b) u = 3í - Ì và V = 2t + t - Ì trong không gian các đa thức P3 được


2

xác định trong Bài 23.24,

c) lí = ^J vàt'= ^ ^ trong không gian các ma trận M(2;R)

cho trong Bài 23.20.

Bài 24.2 Cho X e E và V c £ là không gian con của không gian ơclit
(hay unita). Giả sử e i , ...,e là một cơ sở trực giao của V. Chứng tỏ rằng
m

véc tơ chiếu của X lên V có t h ể tính bằng công thức sau:

-Cj + • • • H : rcr
(ei,ei (^m: Êm )
24. Góc, véc tơ chiếu và thể tích 159

B à i 24.3 T ì m véc tơ chiếu và véc tơ độ cao của véc tơ X lên không gian
con V c R sinh bởi các véc tơ Vi. v , Ư3 trong các trường hợp sau:
4
2

a) X = ( 2 . - 1 . 3 , - 2 ) , Ui = (1, 0,1,0). v = (2,1,4,2), 1-3 = ( - 3 , 4 , 5 , 8 ) .


2

b)x = ( 1 , - 3 , 4 , 5 ) , Vĩ = ( - 1 , 1 , - 1 , 1 ) , v = ( - 1 , 3 , 1 , 1 ) , ỊL'3 = (1,4,2,3)


2

Bài 24.4 a) Hãy cho một chứng minh khác của Bổ đề 24.4 không dựa vào
công thức tính tường minh véc tơ chiếu.
b) Chứng tỏ rằng các khái niệm véc tơ chiếu và véc tơ độ cao cũng có
thể được định nghĩa trong không gian unita và khi đó B ổ đề 24.4 v ẫ n đúng.

Bài 24.5 Kí hiệu piy X là véc tơ chiếu của X lên không gian con V c E.
Chứng minh rằng

a) Với mọi x,y e E. piy(x + ỳ) = piy(x) + piy(y),

b) Với mọiữỄl, piy(ax) = apr (x). v

Bài 24.6 Cho u, V là hai véc tơ khác 0 trong không gian Oclit. Chứng minh
rằng

a) u = av với a > 0 khi và chỉ khi góc giữa u và V bằng 0,

b) u = av với Q < 0 khi và chỉ khi góc giữa u và V bằng lĩ.

Bài 24.7* Cho V là không gian con khác 0 của không gian ơclit E và
X £ E. Chứng minh rằng góc bé nhất giữa các véc tơ V G V và X chính là góc
giữa véc tơ chiếu y của X và X. Hơn nữa với mọi V € V, cos(v, x) = cos(y, x)
khi và chỉ khi V = ày. a > 0.

Bài 24.8 Chứng tỏ rằng định thức Gram không phụ thuộc vào thứ tự các
phần t ử của hệ. nghĩa là, nếu ơ là một hoán vị của {Ì, . . . , n } , thì

G(v , ...,v ) = G(vi,...,v ).


a{1) ơ{n) n

Bài 24.9* Cho E là không gian unita. Một cách tương tự có thể định
nghĩa ma t r ậ n và định thức Gram (phức). Chứng minh rằng định thức
Gram (phức) là một số thực không âm, và bằng 0 khi và chỉ khi hệ đ ã cho
phụ thuộc tuyến tính (so sánh với Định lí 24.8).

Bài 24.10 Chứng minh rằng trong không gian ơclit (hay unita)

I G{vi, ...,Vi-i.avi,Vi+i, ...,v ) 1 = 1 Oe I G{vi,...,v ).


n
2
n
160 Chương 7. Không gian ơcỉit và không giãn unita

B à i 24.11* Chứng minh rằng trong không gian ơclit (hay unita)

G(vi,...,v ) < \ Vi I • • • I Vụ Ị •
n
2 2

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi hoặc các véc tơ này là hệ trực giao. hoặc
một véc tơ bằng 0.

Bài 24.12* Chứng minh rằng định thức Gram của hệ véc tơ Ui,...,Um
không thay đ ổ i khi ta áp dụng quá trình trực giao hóa Gram-Schmidt. tức
là nếu Vi v là hệ véc tơ trực giao nhận được thì
m

I G(ui Um) 1 = 1 G(vi,...,v ) 1 = 1 Vi I • • • I Vm ị .


m
2 2

Bài 24.13* Chứng minh rằng nếu trong quá trình trực giao hóa Gram-
Schmidt các véc tơ độc lập tuyến tính U i , ••••Un được chuyển t h à n h hệ véc
tơ Vi,.... v , thì n

I |2_ I G{ui,...,u ) ị k

% =
Trữ —rĩ' k = l,...,n,
í G ( u i , ...,Ufc-i) I
trong đó ta qui ước định thức Gram của tập rỗng bằng 1.

Bài 24.14* Cho D =1 ũịj I là định thức cấp Ti trên trường số phức. Chứng
minh bất đẳng thức Adamar sau đây

c
i 2
í I I E ãij
1=1j=i

K h i nào xảy ra dấu bằng?

Bài 24.15* Chứng minh mệnh đề tổng quát của Bài 24.11 phát biểu như
sau: trong không gian ơclit hoặc unita

I G(ui,...,u ,vi,...,v ) \< \ G(ui,...,u ) ị • I G(yi,...,v ) I .


n m n m

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi một trong hai hệ tí Ì,Un và Vi,v phụ m

thuộc tuyến tính, hoặc hai hệ này trực giao với nhau.

Bài 24.16* Cho Ui,Un, Vi,v là các véc tơ độc lập tuyến tính. Chứng
m

minh rằng

V(u ,..,u ,v ,.,.,v ) < V(uu...,u )V(vi,...,v ).


u n l m n m
25. Toán tử trực giao và toán tử unita. 161

25 Toán t ử trực giao và t o á n t ử unita

Cho E và F cùng là hai không gian Oclit hoặc unita. Kí hiệu K là R hoặc
c trong trường hợp tương ứng.

Định nghĩa 25.1 Ta nói ánh xạ tuyến tính ự) : E —* F là ánh xạ đẳng


cự (hay trực giao) nếu

(<p(x),<p(y)) = (x,y),

với mọi x,y € E. Nếu íf là một đẳng cấu đẳng cự, thì ta nói E và F dẳnq
cự với nhau.

Ví dụ 25.1 (a) Ánh xạ đồng nhất là ánh xạ đẳng cự. Một cách tổng
quát hơn, nến E c F thì á n h xạ nhúng í : E F là ánh xạ đẳng
cự.

(b) Phép quay xung quanh gốc tọa độ một góc Oi trên mặt phang thực
có thể được xem là ánh xạ t ừ M vào chính nó và được xác định n h ư
2

sau:
ip(x,y) = (xcoso: — y s i n a , x s i n a + y c o s a ) .

Đây là một ánh xạ đang cự.

(c) Hợp của hai ánh xạ đẳng cự là một ánh xạ đẳng cự. Thật vậy, nếu
lự : E\ —> Ẽ2 và lị) : Ẽ2 —> E3 là các ánh xạ đẳng cự, thì với mọi
x,y € E\, ta có

<(ỊM(Z).(<M(X)> = M<p(x)),ĩl>{<p{x))) = {ip{x),v(y)) = (x,y).

(ả) Ánh xạ nghịch đảo của một đẳng cấu đẳng cự là một đẳng cự. Thật
vậy, nếu ự} : E -> F là một đẳng cấu đẳng cự, thì với mọi x,y € F ,
ta có X = và y = Ịp(y') trong đó x ' , y ' G E. K h i đó x' = v~ {x)l

và ý' = Do đó

( p- (x),< 9- (y)) = (x',y'> = (<p{x')Mì/)) = ( >y)-



1
<
1 x

Rõ ràng một ánh xạ đẳng cự là một đơn cấu. Ta có thể kiểm tra một
ánh xạ đ a n g cự bằng các cách khác nhau, dựa vào kết quả sau:

Đinh lí 25 2 Cho <p • E —> F là một ánh xạ tuyến tính. Các điều kiện
sau tương đương
162 Chương 7. Không gian ơcỉit và không gian unita

(ì) V? là đẳng cự.

(li) Ị <p(x) 1 = 1 X I với mọi X G E.

(iV) ự) biến mọi véc tơ định chuẩn thành véc tơ định chuẩn.

(ni) ip biến một cơ sở trực chuẩn thành một hệ trực chuẩn.

(ni) ip biến mọi cơ sở trực chuẩn thành hệ trực chuẩn.

Hệ quả 25.3 Cho ip : E —> F là ánh xạ đẳng cự của các không gian ơclit.
Khi đó với mọi x.y € E, góc giữa ip(x) và <p(y) bằng góc giữa X và y.

Hệ quả 25.4 Hai không gianỠclit. (hay unita) hữu hạn chiều đẳng cấn
với nhau khi và chỉ khi chúng có củng số chiều.

Định nghĩa 25.5 Ta gọi toán tử tuyến tính Ip của không gian ơclit (t.ư.
unita) E là toán t ử trực giao (t.ư. unita), nếu nó là ánh xạ đẳng cự.

Theo định lí về hạng ánh xạ, ta dỗ dàng suy ra nếu không gian E có
chiều hữu hạn thì các toán t ử trực giao (hay unita) là các đẳng cấu đẳng
cự. Điều này không đúng nếu chiều không gian vô hạn.

Ví dụ 25.2 (a) Xét không gian ơclit,Ỉ2 các chuỗi số thực hội tụ bình
phương. K h i đó

ự: h->h- (xi,x ,...) ^ (0,Xi,X2,...)


2

là ánh xạ đẳng cự, nhưng khống là đẳng cấu.

(b) Nếu 7T là một hoán vị của {Ì Tỉ}, thì ipịxỵ,.... x ) — (ar (i),.... x ( ))
n ff ff n

là toán t ử trực giao khi xét, như toán t ử tuyến tính của E", và là toán
t ử unita, khi xét n h ư toán t ử tuyến tính của c . n

Định lí 25.6 Cho E là không gian ơclit (hay unita) chiều n với cơ sỏ trực
chuẩn s. Giả sử A là ma trận biểu diễn của toán trĩ tuyến tính tp theo cơ
sở s. Kí hiệu ì là ma trận đơn vị cấp Tì. Khi đó

(i) ip là toán tử trực giao khi và chỉ khi A là ma trận trực giao, tức là
A A = AA = 1.
T T

(ũ) ip là toán tử unita khi và chỉ khiẢ là ma trận unita, tức là. A*Ả =
Ả À* = / .
Vì. Toán tử trực giao và toán tử unita. 163

V í d ụ 25.3 Các ma ĩ ran

COSQ — sìncA Ịcosa sino


sina cosa / ' \sina -COSQ

là những ma t r ậ n trực giao. Các ma trận

e'° 0\ / COSQ -ishia


0 e ì '
l/3
l i sin a cosa

là unita.

Các ma trận trực giao và unita có tính chất tương đối giống nhau. Cụ
thể:

Mệnh đề 25.7 (ỉ) Ma trận đơn vị là m.a trận trực qiao.

(ii) Mọi m,a trận trực qiao là m,a trận unita.

(Ui) Tích của hai ma trận trực giao (tư. unita) là trực giao (tư. unita).

(iv) Ma trận nghịch đảo của m,ột m,a trận trực giao (t.ư. unita) A cũng là
ma trận trực giao (tư. unita). Hơn nữa A~ — A nếu A là ma trận
l T

trực giao, và A~ —Ả*, nếu A là unita.


l

(v) Định thức của ma trận trực giao bằng ±1, còn định thức của ma trận
unita có mođun bằng 1.

Bây giờ ta chỉ xét không gian hữu hạn chiều.


Nhờ tính chất (ii)ở mệnh đề trên ta thấy nhiều kết quả về toán t ử
unita cũng đúng cho toán t ử trực giao. Nói riêng, t ậ p các toán t ử (t. ư. ma
trận cấp n) trực giao lập t h à n h một, nhóm được gọi là nhóm các biến dôi
trực qiao (t.ư. nhóm trực giao ). Chúng được kí hiệu là 0{E) và 0(n). Tập
các toán t ử (t. ư. ma t r ậ n cấp rì) unita lập t h à n h một nhóm được gọi là
nhóm, các hiến đổi unita (t.ư. n h ó m unita ). Chúng được kí hiệu là U(E)
và u(n).
Hai kết q u ả sau đây là then chốt để chứng minh sự t ồ n t ạ i dạng chuẩn
tắc của toán t ử trực giao hay unita.

Bổ đề 25.8 Cho F là không gian con của không gian ơclit (unita) hữu
han chiều E Nếu F là không gian con bất biến của m.ột toán tử trực giao
(unita) ọ thì phần bù trực giao củng là không gian con bất biến.
164 Chương 7. Không gian ơclit và không gian unita

B ổ đ ề 25.9 (ì) Mọi giá trị riêng thực của toán tử trực giao đều bằng Ì
hoặc —ì.
(li) Mọi ọiá trị riêng của toán tử unita đều có môđun bằng 1.

Dạng chuẩn tắc của toán tử trực giao (unita) được cho bởi

Định lí 25.10 (ì) Cho ip là một toán tử trực giao của không gian ơclit
hữu hạn chiều E . Giả sử đa thức đặc trưng

ff(t) = (-1)"(Í - ly ạ + - )(t - cĩ) • • • (t - c )(t - ÔI),


Cl s

trong đó Cj — cosQj + isinQj với Qj 7^ kiĩ. Khi đó tồn tại cơ sở trực chuẩn
s của E sao cho ma trận biểu diễn của ự} theo s là ma trận đường chéo
khối:

COSQ1 Sin Oi cos a sin a


diag(/p.-/„ s 5
)•
— sin a i COSQ1 - sin a s cos Q s

trong đó Ip~Iq là các ma trận đơn vị cấp p và q.


(li) Cho tp là một toán hỉ unita của không gian unita hữu hạn chiều E .
Giả sử đa thức đặc trưng

Út) -l) (t-c )---(t-c )


n
1 n

Khi đó tồn tại cơ sở trực chuẩn s của E sao cho ma trận biểu diễn của ự)
theo s là ma trận đường chéo

0 0 ••
0 Cọ 0 • • 0

Vo 0 0 ••

Dạng ma t r ậ n

COSQi SinQi cos a sin Q


diag(ip, -lo, s s
)
-sin ai COSQ1 - sin a s cos a s

trong định lí trên tương ứng được gọi là dạng chuẩn tác trực giao. Hai ma
t r ậ n thực Ả và B (t.ư. phức) được gọi là tương đương trực giao (tư. unita).
nếu t ồ n t ạ i ma t r ậ n trực giao (t.ư. unita) p sao cho Ả = P~ BP. l

Dạng ma t r ậ n của kết quả trên là


25. Toán tử trực giãn và toán tử unita 165

Dinh lí 25.11 (ị) Mọi ma trận trực giao đều tương đương trực giao với
dạng chuẩn tắc trực giao của nó.
(ti) Mọi ma trận unita đều tương đương unita với một ma trận đường
chéo với các phần tử có môđun bằng Ì.

Để tìm dạng chuẩn tắc của toán tử (hay ma trận) unita, ta thực hiện
các bước sau

Thuật toán tìm dạng chuẩn tắc của toán tử và ma trận unita

1. Tìm ma trận biểu diễnẢ của toán tử ự> đã cho theo một. cơ sở trực
chuẩn 5.
Bây giờ ta đồng nhất các véc tơ với các véc tơ cột tọa độ của nó theo
s.

2. Tìm các giá trị riêng khác nhau Ci,Cp của đa thức đặc trưng
Giả sử các số bội tương ứng là m i , ...,m > 0. Khi đó ma trận dạng
p

chuẩn tắc của ự) (hay Á) là:

diag(ci, ...,C1,C , ...,c , ...,Cp,...,Cp),


2 2

trong đó Cị xuất hiện mị lần.


Đe tìm ma trận chuyển cơ sở ta cần làm tiếp các bước sau:

3. Với mỗi i giải hệ phương trình

/0\
X2
(Ả - ca)

\XnJ Vo/

và nếu cần kết hợp với phương pháp trực giao hóa Gram-Schmidt,
ta tìm được mị nghiệm cơ sở sao cho chúng tạo thành một hệ véc tơ
trực chuẩn en,..., e%m v

4. Gọi p là ma trận gồm các cột là các véc tơ

en , •••) lmi> •••> plì •••) pm -


e e e
p

Theo cơ sở này ma trận biểu diễn của ip là ma trận nêu ỏ bước 2 và


p là ma trận chuyển cơ sỏ t ừ s sangxd sở mới này.
166 Chương 7. Không gian ơcỉit và không gian unita

Đối với t o á n t ử trực giao về cơ bản các bước cũng như vậy;

Thuật toán tìm dạng chuẩn tắc của toán tử và ma trận trực giao

1. Tìm ma trận biểu diễn A của toán tử tp đã cho theo một cơ sỏ trực
chuẩn s. Bây giờ ta đồng nhất các véc tơ với các véc tơ cột tọa độ
của nó theo s.

2. Tìm các giá trị riêng khác nhau Ì, — Ì, CỊ, c của đa thức đặc trưng
s

//Ì(í), trong đó số bội của, Ì là p > 0, của —Ì là q > 0 và của C\ c s

tương ứng là m i m > 0. sao cho không có Gi nào là số phức liên


p

hợp của Gi (nếu p = 0 thì có nghĩa là Ì không là giá trị riêng, cũng
tương t ự với —1). Viết Cj dưới dạng Cj = cosQj + i s i n Q j . K h i đó ma
trân dạng chuẩn tắc của if hay A là:

cosai sin a i cosai sĩnai


dias Ì 1,-1 -Ì
— sin a i COSQ1 -sin ai COSQỊ
cosa s sínaA / cosa s sino:s

-sina s eosa / ' ' V


s — sin a scosa s

-. , ' , • ,- , ' , • ,- / COSQ, sinQ,


trong đó Ì xuât hiện p lân. —Ì xuât hiện q lân. còn 1

xuất hiện Tĩij lần.


Để tìm ma t r ậ n chuyển cơ sở ta cần làm tiếp các bước sau:

3. Giải hệ phiíơng trình

M
x
ĩ 0
(A-I)

\x„J Vo/

và nếu cần kết hợp với phương p h á p trực giao hóa Gram-Schmidt.
tương ứng ta tìm được p nghiệm cơ sở sao cho chúng tạo thành một
hệ véc tơ trực chuẩn e\ Ép.
Tương tự, giải hệ phương trình

x 2
0
(A + I )

\Xn) Vo/
25. tử trực giao và toán tử unita 167

và nếu cần kết hợp với phương p h á p trực giao hóa Gram-Schmidt,
tương ứng ta tìm được q nghiệm cơ sở sao cho chúng tạo t h à n h một
hệ véc ta trực chuẩn 6 - 1 ,

4. Với m ỗ i í giải hệ phương trình

0
{Ả - ai) =

và nếu cần kết hợp với phương p h á p trực giao hóa Gram-Schmidt, ta
tìm được mị nghiệm (phức) cơ sở sao cho chúng tạo t h à n h một hệ
véc tơ trực giao / a , . . . . f . i m ị

5. Với mỗi véc tơ phức fij, ta viết nó dưới dạng fij = Uịj + ivịj, trong
đó Wĩ*j > Vịj đ ề u là các véc tơ cột tọa độ thực và khác 0. Đ ặ t

6. Gọi p là ma t r ậ n gồm các cột là các véc tơ


e
ii •••) p> —Ì! É—ọ, en, e ,ei , e ,..., e i, e*]^,e , e* .
e e
u mi lmi p prrip mp

Theo cơ sở này ma trận biểu diễn của tp là ma trận dạng chuẩn tắc
nêu ở bước 2 và p là ma t r ậ n chuyển cơ sở t ừ s sang cơ sở mới này.

Chú ý rằng trong hai thuật toán trên mọi việc có t h ể giải được, t r ừ việc
tìm nghiệm của đ a thức ở bước t h ứ Ì!

Bài t ậ p

Bài 25.1 Cho F là không gian con của không gian ơclit (unita) E. Chứng
tỏ rằng hạn chế của một m ộ t á n h xạ đẳng cự t ừ E vào V trên F lại là một
ánh xạ đẳng cự.

Bài 25.2 Nêu ví dụ chứng tỏ điều ngược lại của Hệ quả 25.3 không đúng.

Bài 25.3 Cho E và F là hai không gian Oclit (hoặc cùng là unita) hữu
hạn chiều. T ì m điều kiện cần và đ ủ để có á n h xạ đẳng cự t ừ E vào F.
168 Chương 7. Không gian ơcỉit và không gian unita.

B à i 25.4 Chứng minh rằng ma t r ậ n chuyển cơ sở của các cơ sở trực chuẩn


trong một không gian Oclit (hay unita) là một ma t r ậ n trực giao ( t ư .
unita).

Bài 25.5 Chứng minh rằng mọi ma trận trực giao (t.ư. unita) là ma trận
biển diễn của một toán t ử trực giao ( t ư . unita) theo một cơ sở trực chuẩn.

Bài 25.6 Cho V\,V2 và U\,U2 là hai cơ sở trực chuẩn của R . Giả sử a,b, c,d
2

là các số thực sao cho


Ui = av\ + ÒV2,
U2 = CƯ Ì + dv2-

Chứng minh rằng á + b = c + ả = Ì, ác + bả = 0, á = d và c = ò .


2 2 2 2 2 2 2 2

Bài 25.7* Chứng minh rằng một ánh xạ từ E vào F của các không gian
ơclit (unita) là đẳng cự nếu nó bảo toàn tích vô hướng.

Bài 25.8 Tìm ví dụ chứng tỏ rằng tồn tại ánh xạ từ không gian ơclit E
vào chính nó và bảo toàn độ dài véc tơ, nhưng không là ánh xạ đẳng cự.

Bài 25.9 Cho Bị,e là một cơ sở của không gian Oclit (unita) E và ự :
n

E —* F là một ánh xạ tuyến tính của các không gian ơclit (unita). Chứng
tỏ rằng ip là ánh xạ đẳng cự khi và chỉ khi với mọi i,j ta có (ụ>(ei),<p(ej)) =
(e<,Cj).

Bài 25.10 Giả sử tích vô hướng của không gian ơclit (unita) E hữu hạn
chiều được cho bởi một, ma t r ậ n Gram G theo một cơ sở e \ , e nào đó n

(tức là cho biết (e;,ej) = Gij). Cho <p là toán t ử tuyến tính của E với ma
t r ậ n biểu diễn A theo cơ sở đã cho. T ì m điều kiện cần và đủ của A để ffi là
toán t ử trực giao (unita).

Bài 25.11* Cho Vị, ...,Vk và Ui, ...,tifc là hai hệ véc tơ của một không gian
ơclit E (t.ư. unita). Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để có một toán
t ử trực giao (tai. unita) ip biến Vị t h à n h Ui, ỉ — Ì , k là các ma trận Gram
tương ứng của hai hệ véc tơ bằng nhau.

Bài 25.12* Cho F c E là không gian con hữu hạn chiều của không gian
Oclit (unita) E. Chírng minh rằng mọi ánh xạ đẳng cự ự) : F —> E đều có
t h ể mở rộng được t h à n h đẳng cấu đẳng cự t ừ E vào E.

Bài 25.13 ChoẢ là ma trận vuông. Chứng minh rằng các điều kiện sau
là tương đương:
5. Toán tử trực giao và toán tử unita 169

a) Ả là ma t r ậ n trực giao (unita),

b) Các véc tơ cột là một hệ trực chuẩn,

c) Các véc tơ dòng là một hệ trực chuẩn.

Bài 25.14 Cho ip là toán tử unita và ÓtỶ' /3 là hai giá trị riêng của nó.
Cho u là véc tơ riêng ứng với Q và V là véc tơ riêng ứng với /3. Chứng minh
rằng tí trực giao với V.

Bài 25.15* Cho tp là toán tử trực giao với ma trận biểu diễnẢ theo một
cơ sở nào đó. Chứng minh rằng u trực giao với V nếu:

a) u là véc tơ riêng ứng với Ì và V là véc tơ riêng ứng với —Ì,

b) u là véc tơ riêng ứng với ±1 và ti là một trong hai véc tơ Vị hoặc V2


sao cho Vi + ÌV2 là nghiệm phức của hệ phương trình (A — d)X = 0,
trong đó X G C" là véc tơ cột tọa độ và c Ỷ ± 1 là một nghiệm phức
của đa thức đặc trưng.

c) u là một trong hai véc tơ Ui hoặc U2 sao cho Ui + í«2 là nghiệm phức
của hệ phương trình (Á — C\I)X = 0; còn V là một trong hai véc
tơ Vị hoặc V2 sao cho Vi + ÌV2 là nghiệm phức của hệ phương trình
(A — C2Ỉ)X = 0, trong đó Ci Ỷ 2,Õ2 là hai nghiệm không thực của
C

đ a thức đặc trưng.

Bài 25.16 ChoẢ là ma trận trực giao. Giả sử đa thức đặc trưng /4(í) =
(í + l ) # ( í ) với </(t) không chia hết cho í + 1. Chứng minh rằng I A 1 = Ì
m

khi và chỉ khi m = 0 hay là một số chẵn.

Bài 25.17 Chứng tỏ rằng Bổ đề 25.8 không đúng nếu không gian có chiều
vô hạn.

Bài 25.18 Chứng minh rằng mọi toán tử nnita của không gian unita chiều
n luôn có một không gian con bất biến chiều m, trong đó ra < n là một: số
tùy ý cho trước.

Bài 25.19* Chứng minh rằng đối với mọi toán tử tuyến tính của không
gian unita đ ề n tìm được cơ sở trực chuẩn sao cho t ạ i đó ma t r ậ n biểu diễn
của nó là ma t r ậ n tam giác (Định lí Schur).

Bài 25 20* Chứng minh rằng hai toán tử unita giao hoán với nhau có
chung một cơ sở trực chuẩn là các véc tơ riêng.
170 Chương 7. Không gian ơclit và không gian unita

B à i 25.21* Chứng minh rằng đối với hai toán t ử trực giao giao hoán với
nhan có thể tìm được một, cơ sỏ trực chuẩn để t ạ i đó ma t r ậ n biểu diễn của
chủng có dạng chuẩn tắc.

B à i 25.22* Chứng minh rằng:


a) Tập các ma txận vuông M ( n ; C ) với tích vô hướng (A,B) = J2 ijbij a

lập t h à n h không gian ùnita.


b) P h é p nhân bên trái Ả I > AU là toán t ử unita khi và chỉ khi u là ma
trận unita. Tương t ự với phép nhân bên phải.

Bài 25.23 Biết dạng chuẩn tắc đìa ma trận trực giao A, hãy tìm dạng
chuẩn tắc của A . k

Bài 25.24 Cho ip là toán tử trực giao của R với ma trận biểu diễn sau
3

(theo cơ sở trực chuẩn t ự nhiên):

Hãy viết ma t r ậ n dạng chuẩn tắc của íf và tìm một, cơ sở trực chuẩn để ip
có dạng chuẩn tắc đó.

B à i 25.25 Cho ma t r ậ n trực giao

/4/9 1/9 -8/9


A=\7/9 4/9 4/9
\4/9 -8/9 1/9

T ì m ma t r ậ n dạng chuẩn tắc B của ma t r ậ n này và ma trận trực giao p


sao cho B = p~ ÁP. l

B à i 25.26 Cho ma t r ậ n trực giao

/-4+5^2 - 4 - L ã 2-2N/2^
A ị + ậ 2 + 4V2
\ 2 + 4\/2 2-2Ự2 -I + 4Ự2)

T ì m ma t r ậ n dạng chuẩn tắc B của ma trận này và ma t r ậ n trực giao p


sao cho B = p l
AP.
26. Toán tử liên hợp và toán tử tự Hên hợp 171

B à i 25.27 Cho ma t r ậ n unita

/ Ì -Ì (2 + v/3)ĩ (-2+Vã)i\
-Ì Ì (2-ự3)i -(2 + y/3)i
4 (2+>/3)i (2-ựZ)i Ì Ì
\{-2 + ựị)i -{2 + ựỵ)ỉ Ì Ì /

Tìm ma t r ậ n dạng chuẩn tắc B của ma t r ậ n này và ma t r ậ n unita p sao


cho B = p~ ÁP.
l

26 Toán t ử liên hợp và toán t ử t ự liên hợp

Ta luôn xem E là không gian ơclit hoặc unita hữu hạn chiều. Tương ứng
trường K là R hoặc c. Nhắc l ạ i rằng một dạng tuyến tính trên E là một
ánh xạ tuyến tính t ừ E vào K.

Bố đề 26.1 Cho LỌ là mội dạng tuyến tính trên E. Khi đó tồn tại duy nhất
một véc tơ u € E sao cho
(f(v) = (v,u),

với w,ọi V € E.

Đ ị n h lí 26.2 Cho ự) là toán tử tuyến tính trên E . Khi đó tằn tại duy nhất
một toán tử tuyến tính được kí hiệu là ự thỏa mãn tính chất sau:

{v{x),y) = (x,<p*{y)),

với mọi x,y e E. Hơn nữa, nếu (p có m,a trận biểu diễn Ả theo một cơ sở
trực chuẩn s, thì ma trận biểu diễn của ip* theo s là A*.

Chú ý 26.3 Nếu E là không gian Oclit, tức là K = R, thì A* = A . Vì lẽ


T

đó trong trường hợp này ự hay được kí hiệu là <p . T

Đ ị n h n g h ĩ a 26.4 Ta gọi toán t ử tuyến tính ự trong định lí trên là toán


tử liên hợp của ip.

V í d u 26 Ì (i) Cho ự} là toán t ử tuyển tính của R 3


cho bởi

v?(z, y, z) = (3x + y - z, x + 2y + z, - 4 x - y + 3z).

K h i đó theo cơ sở t ự nhiên, f có ma t r ậ n biểu diễn:

HI-- )'
1
172 Chương 7. Không gian ơcìit và không gian unita

Do đó theo cơ sở này ự> có ma t r ậ n biểu d i ễ n là A


T T
và viết tọa độ
véc tơ theo cột ta có:

'3x + y — 4z'
X + 2y — z
v - x + ý + 3.2,

(li) Tương tự, nếu toán tử tuyến tính <f của c là


3

ự>(x,y<z)= ({2-i)x + (l + 2i)y- z,


(5 + 3i)x - (2 + 7i)v - (Ì - 0 « . 3x + iy - iz),

thì
2-2 1 + 2» -Ì
A = ị 5 + 3i —2 — 7i —Ì + í
3 í —í


2 + 1 5 - 3i 3
v*(x,y,í) = ị 1-2Í - 2 + 7* - ĩ
-Ì —Ì — í í
(2 + i ) x + ( 5 - 3 i ) y + 32
(Ì - 2 i ) i + ( - 2 + 7i)y - iz
-X - (Ì + i)y + iz

Mệnh đề 26.5 Cấc tính chất của toán tử liên hợp

(<p*r =v>,
{<p + ipy =ự>* + r ,

{<p*)- =(ự>~ )* (nếu ip khả nghịch).


ì 1

Định nghĩa 26.6 (i) Ta gọi toán tử tuyến tính <p của không gian ơclit là
toán tử đối xứng nếu tp = ự}.T

(li) Ta gọi toán t ử tuyến tính tp của không gian unita là toán tử Hermite
nếu ự>* — ự).
Toán t ử đối xứng và toán t ử Hermite được gọi chung là toán tử tự liên
hợp.

Bô đẽ 26.7 ChoẢ là ma trận biểu diễn của toán tử tuyến tính íp theo cơ
sở trực chuẩn s. Khi đó ự) là tự liên hợp nếu và chỉ nếu A* = A.
26. Toán tử Hên hợp và toán tử tự Hên hợp 173

Bô đẽ 26.8 Các giá trị riêng của một toán tử tự liên hợp đều là các số
thực.

Bổ đề 26.9 Cho ụ là toán tử tự Hên hợp và V c E là không gian con bất


biên của <p. Khi. đổ phần bù trực giao v cũng là không gian con bất biến
±

của Ip.

Định lí 26.10 (Dinh lí phổ).- Cho if là toán tử tự liên hợp với đa thức đặc
trưng
U(t) = (-l) (t- n
C ỉ )---(t-c ), n

trong đó Ci, ...,c £ M. Khi đó tồn tại cơ sở trực chuẩn s của E sao cho
n

ma trận biểu diễn của ụ là ma trận đường chéo diag(ci, . . . , c ) . n

Hệ quả 26.11 (i) Mọi ma trận đối xứng thực đều tương đương trực giao
với một ma trận đường chéo.
(tí) Mọi ma trận Hermite đều tương đương unita với một ma trận đường
chéo.

Ví dụ 26.2 ChoẢ € M(m,n;M). Khi đó ma trận AA chéo hóa được.T

Thật vậy, vì (AA ) = ( Á ) A — AA , nên AA


T T r T T T
là ma t r ậ n vuông cấp
T

m, đối xứng thực. Theo hệ quả trên nó đồng dạng với ma trận đường chéo,
tức là chéo hóa được.

Để tìm ma trận dạng chuẩn tắc của toán tử tự liên hợp (hay ma trận đối
xứng thực, ma t r ậ n Hermite). ta cũng t h ự c h i ệ n t ư ơ n g t ự n h ư t h u ậ t
t o á n t ì m m a t r ậ n d ạ n g c h u ẩ n t ắ c c ủ a t o á n t ử u n i t a . Chỉ có một
[líu ý là trong trường hợp này, mọi nghiệm của đa thức đặc trưng đều là
3ố thực.

Bài tập

Bài 26.1 Cho ei,eg là cơ sở trực chuẩn của một không gian ơclit, và /ì =
ạ f = ẼJ — e . Toán t ử tuyến tính ip có ma t r ậ n biểu diễn theo cơ sở
1 2 2

fuf \k ^.Tìm^.
2

Bài 26.2 Cho ma trận biểu diễn của toán tử tuyến tính ip của R theo cơ 3

5Ở
/ j = (1,2.1), h = (1.1.2), /3 = (1,1,0)
174 Chương 7. Không gian ơcỉit và không gian unita.

T ì m ma t r ậ n biển diễn của ip theo cơ sở này.


T

Bài 26.3 Tìm toán tử liên hợp p của toán tử ọ của M , biết rằng ự} biến
T 3

hệ véc tơ Ui = (0.0,1), u = (0,1,1), u = (1,1,1) tương ứng thành hệ


2 3

véc tơ Vi = ( 1 , - 2 , 1 ) , 1>2 = ( - 1 , 3 , - 2 ) . «3 = (2,1,0).

Bài 26.4 Cho không gian Oclit E = Li © Z/2, ip là phép chiếu của E lên
L i dọc theo 1/2, tức là ự} (vi + V2) = Vì với mọi Vi € L i , t>2 Ễ L2. Chứng
minh rằng £• = L Ị © L2" và
1
là phép chiếu của £• lên Lỵ dọc theo L Ị - .

Bài 26.5 Chứng tỏ rằng nếu X đồng thời là véc tơ riêng của các toán tử
tuyến tính ip và tp* của không gian unita ứng với giá trị riêng a và /?, thì
/3 = 0.

Bài 26.6 Cho là toán tử tuyến tính của một không gian unita. Chứng
tỏ rằng nếu ai,..., a là các giá trị riêng của ip. thì o i , . . . . a
m m là các giá trị
riêng của ự?*.

Bài 26.7 Cho ip là toán tử tuyến tính của một không gian unita. Chứng
tỏ rằng các hệ số của đa thức cực tiểu g^' (t) là các số phức liên hợp của
các hệ số của đa thức cực tiểu g ịt). v

Bài 26.8 Cho tp là toán tử tuyến tính của không gian unita có ma trận
biểu diễn A theo cơ sở e i , . . . , e , còn B là ma t r ậ n biểu diễn của Ip* theo
n

cơ sở /1 / „ liên hợp với e i , . . . . e „ (xem Bài 23.31). Chứng minh rằng


B =Ả .

Bài 26.9 Cho f(t) là đa thức với hệ số thực. Chứng minh rằng nếu ip là
toán t ử đ ố i xứng (t.ư. Hermite) thì f(ọ) cũng có tính chất ấy.

Bài 26.10 Chứng minh rằng các véc tơ riêng ứng với các giá trị riêng khác
nhau của toán t ử t ự liên hợp vuông góc với nhau.

Bài 26.11 Cho E = Li © L là phân tích thành tổng trực tiếp của một
2

không gian Oclit hay unita. Chứng minh rằng phép chiếu <p của E lên L i
dóc L là toán t ử t ự liên hợp khi và chỉ khi Li và L trực giao với nhan.
2 2
26. Toán tử liên hợp và toán tử tự liên hợp 175

B à i 26.12 Cho G là ma trận Gram của một cơ sở 5 của không gian E. Sử


dụng G, t ì m điều kiện cần và đủ để một toán t ử tuyến tính <p có ma t r ậ n
biểu d i ễ n A theo cơ sỏ s là
a) Toán t ử đối xứng.
b) Toán t ử Hermite.

Bài 26.13 Cho G là ma trận Gram của một cơ sở s của không gian Oclit
hay u n i t ã E và là toán t ử tuyến tính có ma t r ậ n biểu diễn Ả. Sử dụng
ơ . tìm ma t r ậ n biểu diễn B theo cơ sỏ 5 của f . T

Bài 26.14 Tìm cơ sở trực chuẩn để toán tử đối xứng <p cho bởi ma trận
sau đây theo cơ sở t ự nhiên có ma t r ậ n biểu diễn là dạng điíờng chéo.

Ì 2
ũ) A
2 3

B à i 26.15 T ì m ma t r ậ n đường chéo B và ma t r ậ n unita p để ma t r ậ n Á


sau đây đưa về B, tức là P~ AP = B:
l

' 4
ỉ? 2*)- -'- 4

B à i 26.16* Chứng minh rằng hai toán t ử t ự liên hợp tp và ệ có chung một
cơ sở trực chuẩn gồm các véc tơ riêng của cả hai á n h xạ khi và chỉ khi
chúng giao hoán với nhau.

Bài 26.17 Một toán tử tự liên hợp ụ được gọi là xác định dương (t.ư. xác
định khôn!) âm), nếu (ip(x),x) > 0 với mọi X Ỷ 0 (t.ư. (<p{x),x) > 0 với mọi
X G E). Chứng minh rằng ự là xác định dương (t.ư. xác định không âm)
khi và chỉ khi các giá trị riêng của nó dương (t.ư. không âm).

Bài 26.18* Cho ip, ĩp là hai toán tử tự liên hợp xác định dương. X là toán
tử unita. G i ả sử <p = ỵi> hoặc <p = ĩpỵ. Chứng minh rằng xọ = lỊỉ và X là
toán t ử đồng nhất.

Bài 26.19* a) Chiíng minh rằng mọi toán tử tuyến tính không suy biến tp
cua khống gian ơ c l i t đều có thể phân tích t h à n h tích ọ = 01X1 = X2V2,
trong đo % , Ú2 đều là các toán t ử đối xiírng xác định dương, còn Xi,ỵ
x là
2

các toán t ử trực giao. Hơn nữa các phân tích này là duy nhất.
176 Chương 7. Không gian ơclit và không giãn unita

b) Tương tự, mọi toán t ử tuyến tính không suy biến ip của không gian
unita đều có thể p h â n tích t h à n h tích ự> = ĩpiXi — X2ip2, trong đó Ĩp\,ĩp2
đều là các toán t ử Hermite xác định dương, còn X i , Xi là các toán t ử unita.
Hơn nữa các p h â n tích này là duy nhất.

Bài 26.20 Chứng tỏ rằng kết quả tương tự của Bài 26.19 cũng đúng đối
với toán t ử suy biến (trừ tính duy nhất), cụ thể: mọi toán t ử tuyến tính
không suy biến ip của không gian unita đều có thể phân tích t h à n h tích
<p — ipiXi = X2ip2, trong đó ^1,^2 đều là các toán t ử Hermite xác định
không âm, còn Xi,X2 là các toán t ử unita. Hơn nữa Ĩpi,ĩp2 được xác định
duy nhất.

Bài 26.21 Chứng minh rằng một toán tử tự liên hợp là xác định dương
khi và chỉ khi đa thức đặc trưng của nó có t ấ t cả các hệ số thực khác 0 và
đan dấu.

Bài 26.22* Cho <p, Ip là hai toán tử tự liên hợp và <p xác định dương.
Chứng minh rằng các nghiệm của đa thức đặc trưng của ipip đều là những
số thực.

Bài 26.23* Cho ự}, lị) là hai toán tử tự liên hợp xác định không âm và
một trong hai toán t ử không suy biến. Chứng minh rằng các nghiệm của
đa thức đặc trưng của ipĩị) đều là những số thực không âm.

Bài 26.24 Chứng minh rằng tổng của các toán tử tự liên hợp không âm là
toán t ử t ự liên hợp không âm, và ngược lại một toán t ử t ự liên hợp không
âm hạng r bao giờ cũng viết t h à n h tổng của r toán t ử t ự liên hợp không
âm hạng 1.

Bài 26.25 Toán tử tuyến tính ự} của không gian ơclit (hay unita) được
gọi là liên hợp lệch nếu <p* = —p (đối với không gian ơclit, tên gọi thông
dụng hơn là đối xứng lệch). Chứng minh rằng nếu L là không gian con bất
biến của một toán t ử tuyến tính liên hợp lệch ip thì L - cũng là không gian
1

con bất biến của ( f .

Bài 26.26 Chứng minh rằng các giá trị riêng của các toán tử liên hợp lệch
là các số ảo.

Bài 26.27 Chứng minh rằng mọi toán tử liên hợp lệch của không gian
unita đều có một cơ sở trực chuẩn gồm các véc tơ riêng.
Toán tử liên hợp và toán tử tự liên hợp 177

B à i 26.28 Chứng minh rằng nếu ự), là toán t ử Hermite của một không gian
unita, thì toán t ử tuyến tính ý = (<p — í id)- (y? + ì id) tồn t ạ i và la toán
1

tử unita.

Bài 26.29 Giả sử <p là toán tử tuyến tính liên hợp lệch của không gian
unita. Chứng minh rằng

0 = (id-^)(id+ 7)-
V
1

là toán tử unita.
Ngược l ạ i , nếu <p là toán t ử unita không nhận - Ì làm giá trị riêng, thì

0 = (id-v?)(id+<^) -1

là toán tử liên hợp lệch.

Bài 26.30 Chứng minh rằng


a) M ọ i toán t ử tuyến tính ọ đ ề u biểu diễn duy nhất dưới dạng ự} —
Vi + '-P2; trong đó ip\ là toán t ử t ự liên hợp. và (y?2 là toán t ử liên hợp lệch.
b) M ọ i toán t ử tuyến tính ip của không gian unita đều biểu diễn duy
nhất dưới dạng ip = <fi + i<J>2; trong đó ự>i, ự?2 là các toán t ử tự liên hợp.

Bài 26.31* Một toán tử tuyến tính ip của không gian Oclit hay nnita được
gọi là toán tử chuẩn tắc nếu nó giao hoán với ự)*. Cho tp là toán t ử chuẩn
tắc của không gian unita. Chứng minh rằng

a) <p(x) = 0 khi và chỉ khi ip*(x) = 0.

b) if — a id là toán tử chuẩn tắc.

c) Nếu ự>(x) = ra. thì <y5*(x) = ãx.

ả) Nếu X, y là hai véc tơ riêng của tp xíng với hai giá trị riêng khác nhau.
thì chúng trực giao với nhau.

Bài 26.32* Chứng minh rằng đối với một họ (có thể vô hạn) các toán tử
tuyến tính chuẩn tắc của khống gian unita hữu hạn chiều đ ỗ i một. giao hoán
với nhau luôn tìm được một cơ sở trực chuẩn gồm các véc tờ riêng chung
cho cả họ đ ã cho.

Bài 26 33* Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để một toán tử tuyến
tính ip của không gian unit.a là chuẩn tắc là mỗi véc tơ riêng của tp là véc
tơ riêng của toán t ử liên hợp íf*.
178 Chương 7. Không gian ơclit và không gian unita

B à i 26.34 Cho ọ là một toán t ử tuyến tính của không gian unita hữu hạn
chiều. Chứng minh rằng t ồ n t ạ i một cơ sở trực chuẩn để (p có ma trận biểu
điền là ma trận tam giác.

Bài 26.35 Cho E là không gian Oclit hay nnita hữu hạn chiều và tp là một
toán t ử tuyến tính. Chứng minh rằng ĩm((f*) = (Ker(í^))- -. 1

Bài 26.36* Cho E = Rịt] là không gian các đa thức với tích vô hướng

Ì
(/,<?> = Ị f(t)g(t)dt.
0

Cho D là toán tử lấy đạo hàm. Chứng minh rằng không tồn tại toán tử T
của E sao cho
(D(f),g) = (f,T(g)),

với mọi f,g€E. Nói cách khác trong không gian vô hạn chiều này D không
có toán t ử liên hợp.

Bài 26.37 Cho E = Rịt) là không gian các đa thức với tích vỗ hướng

Ì
(/,<?> = Ị f(t)g(t)dt.
ũ

Hãy cho ví dụ một dạng tuyến tính Ifi : E —> E sao cho không tồn tại g G E
để i p ( f ) = ( f , g ) với mọi / G E.

Bài 26.38 Cho (p là toán tử tự liên hợp. Chứng minh rằng <p (v) — 0 kéo
n

theo ip(v) = 0.
C h ư ơ n g 8

D ạ n g s o n g t u y ế n t í n h v à

dạng toàn phương

27 Định nghĩa và các tính chất

Cho V và w là hai không gian véc tơ trên trường K.

Định nghĩa 27.1 Ta gọi ánh xạ / : V X w —> K là một dạng song


tuyến tính trên V X \v, nếu nó thỏa m ã n các điều kiện sau đây đ ố i với mọi
X, x' £ V, y,y' G w và a £ K:

(i) f(x + x',y) = f(x,y) + f(x',y), f(ax,y) = af(x,y),

(ii) f(x,y + y') = f(x,y) +f(x,y'), f(x,ay) = af{x,y).

Nói cách khác khi cố định một biến thì / là dạng tuyến tính đối với biến
còn l ạ i . Dạng song tuyến tính trên V X V còn được gọi là dạng song tuyến
tính trên V.

Ví dụ 27.1 a) Nếu g là một dạng tuyến tính trên V và h là một dạng


tuyến tính trên w, thì f(x,y) = g(x)h{y) với mọi s e V và y G w
là một dạng song tuyến tính trên V X w . Chẳng hạn khi V = K và 2

= K ^ thì
3

/(x, y) = (xi + X )(»1 - 2y + 3y )


2 2 3

là dạng song tuyến tính.

b) Nếu E là không gian ơclit, thì tích vô hướng là một dạng song tuyến
tính trên E .

179
180 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

c) • Ánh xạ / : K 2
X K 2
-* K cho bởi

/(«.fcc.fl = |« J

là một dạng song tuyến tính (tính chất của định thức).

d) Ánh xạ / : M(m.n; K) X M(n,p; K) —> K cho bởi

f(AB) = Tr(AB)

là một dạng song tuyến tính.

Cho s = (lí] Vm) là cơ sở của V và T = (w\, ...,w ) là cơ sở củan

w. K h i đó. tương t ự n h ư ánh xạ tuyến tính (xem Định lí 15.1). dạng song
tuyến tính được xác định duy nhất qua các giá trị của nó trên s X T.

Định lí 27.2 Ánh xạỊ : V X w —» K là một dạng song tuyến tính khi và
chỉ khi tồn tại mn phần tử ãjj € K, i = l , . . . , m , j — Ì,..., ri .sao c/ĩí)
m Tì
f(x,y) = ^ ^ a x y Ì J l J ,
1=1 j = i

mọi X = Ti Vi + • • • + x v m m và y = y\W\ + yw.n n Hơn nữa khi đó

/ ( V i , tu. 1. 771, j = Ì , n ,

ụà / /à íỉạn/7 .soriợ tuyến tính duy nhất thỏa mãn điều kiện này.

Nếu kí hiệu = (ajj) G M(m,n\ K), thì định lí trên có thể viết dưới
dạng n h ư sau
/ ( í t , ỳ) = ( x i x )A(yi m y). n
T

Định nghĩa 27.3 Ta gọi Aở trên là ma trận biểu diễn của / theo cặp cơ
sở (5. T). Nếu / là dạng song tuyến tính trên V, t h ì ma trận biểu diễn của
/ theo cặp (5. S) được nói gọn là ma t r ậ n biểu diễn của / theo s.

Ví dụ 27.2 (i) Nếu / là dạng song tuyến tính trên K X K được cho 2 3

bởi
f{x .x :yi.y -y3)
l 2 2 = (xi - x ){yi 2 - 2y + 3 y ) ,
2 3

thì ma t r ậ n biểu diễn của / theo cặp các cơ sở t ự nhiên là

Ì -2 3
-Ì 2 -3
27. Dinh nghĩa và các tính chất 181

(ii) Nếu / là tích vô hướng của không gian ơclit, thì ma trận biểu diễn
của / theo một cơ sở s chính là ma trận Gram của cơ sở đó.

Mệnh đề 27.4 Nếu dạng song tuyến tínhỊ trên V có các ma trận biểu
diễn theo các cơ sở s và T lần lượt là A và B và p là ma trận chuyển cơ
sỏ từ s sang T. thì
B = P AP. T

Hai ma trận A và B như trên được gọi là tương đẳng. Như vậy hai ma
trận là tương đẳng với nhau khi và chỉ khi chúng là ma trận biểu diễn của
cùng một dạng song tuyến tính.

Định nghĩa 27.5 Hạng của dạng song tuyến tính / trên V là hạng của
một ma trận biểu điền của nó và được kí hiệu là rank(/). Ta nói dạng
song tuyến tính / suy biến nếu rank(/) < dim V, và không suy biến nếu
rank / = dim V.

Ví dụ 27.3 Dạng song tuyến tính f(x, y) = Xiỉ/I + 3x y2 trên K là không


2
2

suy biến khi char(X) Ỷ 3 và suy biến khi char(X) = 3. Khi đó rank(/) = 1.

Định nghĩa 27.6 Cho / là một dạng song tuyến tính trên V. Nó tương
ứng được gọi là đối xứng nếu

f(x,y) = f(v,x),

đối xứng lệch nếu


f{x,y) = -f{x,y),

và thay phiên nếu


f(x,x) = 0,

với mọi X, y £ V.

Ví dụ 27.4 (i) Cho V = K . Khi đó f{x,y) = X\y + x yi là một dạng


2
2 2

song tuyến tính đối xứng, còn g{x,y) = x 2 - x y i vừa là dạng


lV 2

song tuyến tính thay phiên, vừa là đối xứng lệch. Chú ý rằng, nếu
char(K) = 2 thì / cung là dạng song tuyến tính thay phiên.

(li) Chú ý rằng nếu char(X) = 2 thì hai khái niệm dạng song tuyến tính
đoi xứng va dạng song tuyến tính đối xứng lệch là trùng nhau, nhirng
khái niêm dạng song tuyến tính thay phiên là khác. Chẳng han dạng
sòng tuyến tính f(x.y) = HĨM + X2V2 trên K là đối xứng, nhưng
2

không thay phiên.


182 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

(Hi) M ọ i dạng song tuyến tính thay phiên là đối xứng lệch (xem Bài 27.12).

Bố đề 27.7 Cho A lả ma trận biêu diễn của một dạng song tuyến tínhỊ.
Khi đó f là đối, xứnọ khi và chỉ khi A đối xứng, và ĩ là đối xứng lệch khi
và chỉ khi Ả đối xứng lệch.

Định nghĩa 27.8 Cho / là một dạng song tuyến tính trên V. Ta gọi ánh
xạ xác định bởi
T(x) = / 0 , x )

là dạng toàn phương trên V sinh bởi / (hoặc liên kết với /).

Bổ đề sau đây không chỉ cho ta ví dụ, mà còn cho ta biết dạng tổng
quát, của dạng toàn phương, đồng thời giải thích tên gọi "toàn phương"
(toàn bậc hai).

Bổ đề 27.9 Cho s là cơ sở của không gian véc tơ V chiều TI. Một ánh xạ
r : V —> K là m.ột dạng toàn phương khi và chỉ khi nó được viết dưới dạng

n TI

1=1 j=\

trong đó (xi,x ) là tọa độ của X theo s và ũịj G K.


n

Nếu ta đã cố định một cơ sở s của không gian véc tơ, thì nhiều khi ta
cũng nói r ( x ) là dạng toàn phương của các biến (tọa độ) Xi,...,x . n Ngược
lại, khi cho dạng toàn phương dưới dạng

n n

i=l j=l

ta hiểu đó là dạng toàn phương trẽn K và (xi, ...,x ) là tọa độ của X theo
n
n

cơ sở t ự nhiên.

Bổ đề 27.10 Giả sử chav(K)Ỷ 2. Cho r là một dạng toàn phương trên


V. Khi đó tồn tại duy nhất một dạng song tuyến tính đối xứng h sinh ra
r . Dạnq này dược xác định bởi công thức:

h(x,y) = ị[T(x + y)-r(x)-r(y)}


27. Dinh nghĩa và cấc tính chất 183

với mọi, X, y € V. Hơn nữa, nếu r trong cơ sở s được viết dưới dạng

Tì n

i=i j=i

tòi ma lírận biếu diễn Mỉa /ì theo s là (a^), đó a'j • = 2ỉi±2ỉi.

Định nghĩa 27.11 Ta gọi dạng song tuyến tính /ỉ này là íiạnợ cực của
dạng toàn phương r . Ma trận (a'ịj) được gọi là m,a trận biểu diên của r .

Định lí 27.12 Giả sử chaxịK)Ỷ 2- NếuỊ là một dạng song tuyến tính
đỗi xứng trên V có chiều ri, thì tồn tại cơ sở s để ma trận biểu diễn của nó
có dạng đường chéo. Nói cách khác, theo cơ sở đó f và dạng toàn phương
sinh bởi nó được cho bởi các công thức sau:

f(x,y) = d\X\y\ -ị + d x y ,
n n n

T(x) = dixỊ-ị \-d xị.


n

Dạng này dược gọi là dạng chính tắc của dạng toàn phương.

Việc tìm ma trận biểu diễn chính tắc của dạng song tuyến tính đối
xứng tương đương với tìm dạng chính tắc đ ì a dạng toàn phương sinh bởi
nó. Điều đó được thực hiện bằng thuật, toán sau:

Thuật toán Lagrange

Thuật toán này thực hiện theo cách giảm dần số biến. Cho ma trận đối
xứng A = (gij) là ma trận biểu diễn của r .

1. Nếu ga = 0 với mọi ỉ thì chọn một hệ số gij ỹío. i < j. Khi đó ỉỶ í-
Thực hiện phép đổi biến

Xk =Vk {k^j),
Xj =Vi + Vj-

Khi đó ta đưa về trường hợp 2 sau đây.

2 Tồn tại gaỶ 0- Chọn một i như vậy. Thực hiện phép đổi biến

Xu = Vk {ký 0>
Xi = Vi- Efc?ẻi ^Vk-
184 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

Thực chất của bước này là ta nhóm t ấ t cả những hạng t ử chứa l ị


lại với nhau và t h ê m vào một bình phương t ổ hợp tuyến tính của các
biến còn l ạ i để được một bình phương đủ. và do đó sẽ tách ra được
một dạng toàn phương có số biến ít hơn. Cụ thể khi đó

r(t/i y ) = d yf + T'(yi,....ỹi,...,y ).
n t n

3. Lặp lại các bước trên đ ố i với r ' và cứ t h ế tiếp tục cho đến khi đạt
được dạng chính tắc:

r(*) = <*!*? + ••• +tó

trong đó Z\ z là tập biếnở bước cuối cùng.


n

4. Biểu diễn Xi x qua Z\ z ta được ma trận chuyển cơ sỏ p gồm


n n

các dòng là các véc tơ hệ số của Xi (biểu d i ễ n qua Zi,..,z ) n - xem Bổ


đề 15.6. K h i đó

P APT
=

V í d ụ 27.5 Cho dạng song tuyến tính có ma t r ậ n biển diễn là

2

tức là
Y{x\ ,X2, 13) = 2xiX2 + 4X1X3 — 2X2-T3-

Thực hiện đổi biến X\ = y\. X2 ~ yi +ỉ/2, X3 = ?/3, ta được

T(x) = 2yỊ + 2y 2 + 2y - 2y y
lV m 2 3

= 2[yỊ + 2 y i (f + f))-2y 2 y 3

= 2zỊ-2(f + f) -2z z
2
2 3

_ o 2 z
ỉ o z
3
= 2zị - Ỷ - 322-23 - Ỹ-
Trên đây. theo trường hợp 2. ta đã thực hiện đổi biến

-1 =ỉ/i + (f + f )• -2 = 2/2. z = y . 3 3
27. Dinh nghĩa, và các tính chất 185

hay tương đương

Vì - Z\ - (ỹ + y), Vi = 22, 2/3 = 23,

để biểu thức trong móc vuông thành bình phương đủ.


Bây giờ tiếp tục trường hợp 2 trong thuật toán nêu trên, ta đirợc

G(x) = 22? - ị[zị + 2z • 3*3 + 9z ] + Azị = 2u\ - ịuị + Auị


2 3
2

trong đó
2l = U i , 2 = u - 3 u , 2 = t i .
2 2 3 3 3

Tóm l ạ i dạng chính tắc của r là


Ì
T{u u ,u )
u 2 2 = 2u\ - ^-uị + Auị.
2

V-2 U2 _
Ti . •• 7(1 ,
#1 •= Wl „ + 3 , 2^2 = Ui + ^r - 2 u , x = «3,
u 1

2 2 3 3

nên ma t r ậ n chuyển cơ sở là

Như vậy
1 2^1 1^2 0

0 0 1
V2 -1 o ;
1 1H 1VO 02 °
4/

C h ú ý: Dạng chính tắc của một dạng toàn phương hay dạng song tuyến
tính xác định không duy nhất.

Bài tập

Bài 27.1 Ánh xạ f • K —> K cho bởi f{xi,x ) = Xi - x có là dạng song


2
2 2

tuyến tính trên K không?

B à i 27.2 Cho / là dạng song tuyến tính trên K 3


cho bởi

f{x y) = 2 x i y i - 3 x i y + 7 z 2 y i - z i y 3 + 9 x y i - ^ 2 + 4 2 ^ 3 - ^ 2 + ^ 3 -
2 3

Viết ma t r ậ n biểu d i ễ n của / và ma t r ậ n biểu d i ễ n của dạng cực của dạng


toan phương sính bởi / theo cơ sở t ự nhiên.
186 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

B à i 27.3 Cho / là dạng song tuyến tính trên K 2


cho bởi

f(xi,x ;yi,y2) = xm - W2 + x y -
2
X
2 2

Viết ma trận biểu diễn của / theo cơ sở Ui = (2,1), Vi = (1,2).

Bài 27.4 Kí hiệu L (U, V) là các dạng song tuyến tính trên u X V. Chứng
2

tỏ rằng tập hợp này trở t h à n h không gian véc tơ với các phép toán sau:

Ư + 9)(x,v) ••= f(x,y) + g(x,y),


(af)(x,y) :=af(x,y),

với mọi f,g e L (U, V) và. X £ lĩ, y € V.


2

Bài 27.5* Cho dim V = Tí và <P\, ...,<Pn là một cơ sở của không gian đối
ngẫu V* = Hom(V, K). Chứng minh rằng các dạng song tuyến tính trên V
xác định bởi fij(x,y) = <pi(x)ự)j(y) lập t h à n h một cơ sở của L (V,V). Từ 2

đó hãy tính chiều của nó.

Bài 27.6 Chodimơ = n, dimV = m. Tính dim L (í/, V).


2

Bài 27.7 Chứng minh rằng ánh xạ từ các dạng song tuyến tính trên Lĩ X V
của các không gian hữu hạn chiều vào ma t r ậ n biểu diễn của nó theo một
cặp cơ sở cố định là một đẳng cấu của các không gian véc t ơ . -

Bài 27.8 Chứng minh rằng dạng song tuyến tính khác 0 trên K được n

viết t h à n h tích của hai dạng tuyến tính khi và chỉ khi hạng của nó bằng 1.

Bài 27.9 Chiíng minh rằng tích của hai dạng tuyến tính l\ịì% trên K n

đồng nhất bằng 0, tức là l\(x)Ỉ2{x) = 0 với mọi X G K , khi và chỉ khi một
n

trong hai dạng này đồng nhất bằng 0.

Bài 27.10 Chứng tỏ rằng hạng của dạng song tuyến tính không phụ thuộc
vào ma t r ậ n biểu d i ễ n (khi thay đổi cơ sở).

Bài 27.11 Cho f(x,y) là một dạng song tuyến tính trên không gian véc
tớ V chiều n và L là không gian con chiều k của V. Kí hiệu L* là t ậ p các
véc tơ y 6 V sao cho f ( x , y) — 0 với mọi X G L. Chứng minh rằng
a) L* là không gian con của V và d i m L * > n — k.
b) Chứng tỏ rằng nói chung V Ỷ L+JS, nhưng nếu f(x,x) Ỷ 0 với mọi
0 Ỷ X e L, thì V = L®L*.
Đinh nghĩa và các tính chất 187

B à i 27.12 Chứng tỏ rằng mọi dạng song tuyến tính thay phiên trên V là
đối xứng lệch. Điều ngược lại cũng đúng khi char(À-) Ỷ 2.

Bài 27.13 Cho char(ií) jé 2. Clnrng tỏ rằng mọi dạng song tuyến tính
trên V là tống của một dạng song tuyến tính đối xứng và mọt dạng song
tuyến tính thay phiên.

Bài 27.14* Cho char(K)Ỷ 2 và / là một dạng song tuyến tính thay phiên
trên V chiều hữu hạn. Chứng minh rằng tồn t ạ i cơ sở để ma trận biểu diễn
của / có dạng
/0 Ì \
-Ì 0

0 Ì
-Ì 0

0/
0 Ì
Hơn nữa số khối xuất hiện r a r
y ) lần.
-Ì 0

B à i 27.15 Với mỗi dạng song tuyến tính / : u © V —* K, ta xác định


một ánh xạ
$ : u -> V*
u : ($(tt))(t>) = f(u,v).
Chứng tỏ rằng:
a) <Ị> là ánh xạ tuyến tính.
b) Ánh xạ: / $ xác định như trên là một đẳng cấu giữa £ (Ỉ7, V) 2

và V*) (xem kí hiệu Bài 13.9).

Bài 27.16 Chứng minh rằng nếu ánh xạ r : V —> K là một dạng toàn
phương thì với mọi X. y € V ta có

r(i + y) + T(x - y) = 2(1» + T{y)).

Điều ngược lại có đúng không nếu char(X)Ỷ 2?

Bài 27.17 Tìm dạng chính tắc của các dạng toàn phương sau trên Q:
a) x\ + xị + 2xị + 4 x i x + 4 x i x + X X .
2 3 2 3

b) zf -xị-x% + 4X1X2 - 2X113 + 3X2^3-


c) XlX + 3=1^3 + X X + £3X4.
2 2 4
188 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

B à i 27.18 T ì m dạng chính tắc và các phép biến đổi tuyến tính biến các
dạng toàn phương sau về dạng chính tắc đó (xét trên Q):
a) rị - bxỊ + 4X3 + 4XỊX2 — 2x1X3.
b) 4xị — xị + xị + Ax\X2 — 8x1X3 + 3x2X3.
c) X1X2 + X2X3 + X3X1.

Bài 27.19 Tìm dạng chính tắc và các phép biến đổi tuyến tính biến các
dạng toàn phương sau về dạng chính tắc đó (xét trên Q):
a) ỵ2ij=i ữ ũjX Xj. trong đó a i , ...,a„ không đồng thời bằng 0.
l l

Bài 27.20* Tìm dạng chính tắc và các phép biến đổi tuyến tính biến các
dạng toàn phương san về dạng chính tắc đó (xét trên Q):
a
) E l < i < j < n XịXj-

Bài 27.21* Tìm dạng chính tắc và các phép biến đổi tuyến tính biến các
dạng toàn phương sau về dạng chính tắc đó (xét trên Q):
à) E l ú t a - s) - trong đó s = ĩi±-±*n ,
2

b) El<i<j<n \i-j\XiXj.

Bài 27.22 Ta gọi định thức con góc của dạng toàn phương là định thức
con chính gồm các phần t ử nằm trên giao của k dòng đ ầ u và cột đầu, trong
đó k = ì. 2,.... n và n là chiều không gian. Chứng minh rằng các định thức
con góc của một dạng toàn phương không thay đ ổ i khi ta thực hiện các
phép chuyển cơ sở bằng ma t r ậ n tam giác trên có t ấ t cả các phần t ử trên
đường chéo chính bằng 1.

Bài 27.23* Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để dạng toàn phương
dijXịXj hạng r đưa về được dạng chính tắc
= 1

/ = hyị + ••• + x yl AiỶ 0,A Ỷ 0,


r r

bằng phép biến đổi tam giác trên là

D ...,D ỹẺ0, D = ... = £>„ = 0.


u r r+l

0 trên Dk là định thức góc thứ k. Hơn nữa. nếu phép biến đổi tam giác có
t ấ t cả các phần t ử trên đường chéo chính bằng Ì, thì dạng chính tắc trên
được xác định duy nhất theo công thức:
28. Dạng tokiì phương thực 189

28 D ạ n g toàn phương thực

Trong mục này ta luôn giả sử V là không gian véc tơ chiều rì trên R, Khi
đó một dạng toàn phương trên V được gọi là dạng toàn phương thực.

Bô đê 28.1 Cho r lả một dạng toàn phương thực. Ta có thể tìm thấy mật
cơ sở s của V sao cho

T{x) = x\ + ..- + x -x xi
2
p
2
v+l

trong đó X\,...,x là tọa độ của véc tơ X theo s.


n

Biểu thứcở bổ đề trên được gọi là dạng chuẩn tắc của r. Chú ý rằng
một dạng toàn phương thực có nhiều dạng chính tắc, nhưng chỉ có một
dạng chuẩn tắc.

Định lí 28.2 (Luật quán tính Sylvest,er-Jacobi) Mọi dạng chính tắc của
dạng toàn phương thực

T{x) = C\x\ -ị + c xị - Cp+\xị CrX , (CỊ, ...,c > 0)


p +l
2
T r

đều có cùng số p các hệ số dương và số r — p các hệ số âm.

Định nghĩa 28.3 số p các hệ số dương và số r — p các hệ số âm trong


dạng chính tắc của một dạng toàn phương thực tương ứng được gọi là chỉ
số quán tính dương và chỉ số quán tính âm,. Hiệu giữa chỉ số quán tính
dương và chỉ số quán tính âm được gọi là kí số của r .

Như vậy cách phát, biểu khác của Luật quán tính Sylvester-.Jacobi là
các chỉ số quán tính dương và â m của một dạng toàn phương không phụ
thuộc vào dạng chính tắc cụ thể.

Định nghĩa 28.4 Một dạng toàn phương thực r được gọi là xác định
dương (hay xác định âm) nếu r ( x ) > 0 (hay r ( x ) < 0) với mọi X Ỷ 0.
Một, dạng toàn phương thực r được gọi là nửa xác định dương (hay nửa
xác định âm) nếu r ( x ) > 0 (hay r ( . r ) < 0) với mọi X.

Ví du 28 Ì I X ị trên không gian ơclit là một dạng toàn phương xác định
2

dương.

Bổ đề 28.5 Một dạng toàn phương thực là xác định dương (Lư. âm) khi
và chỉ khi chỉ số quán tính dương (tư. âm,) của nó bằng dim V.
190 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

Đ ị n h lí 28.6 (Sylvester) Cho A là ma trận biểu diễn của dạng toàn phương
thực r . Các điều kiện sau là tương đương:

(i) r xác định dương,

(li) Tất cả các định thức con chính của A dươnq,

(ni) Tất cả các định thức con góc (xem Bài 27.22) củaẢ đều dương.

Như vậy để xét xem một dạng toàn phương thực có là (nửa) xác định
dương hay không ta có 3 cách:

o Sử dụng phương pháp Lagerange đưa về dạng chính tắc, rồi xét xem
t ấ t cả các hệ số có dương (không âm) hay không?
*
o Tính các định thức con theo định lí trên (xem cả Bài 28.16 cho trường
hợp nửa xác định dương).

o Tính các giá trị riêng của một ma trận biểu diễn của nó, và xem tất
cả chủng có dương (hay không âm) không. Phương p h á p này dựa vào
Bài 28.1.

Dạng toàn phương thực và toán tử đối xứng của không gian ơclit có
mối liên hệ chặt chẽ:

Bổ đề 28.7 Dạng song tuyến tínhỊ trên không gian ũclit là một dạng
song tuyến tính đoi xứng khi và chỉ khi, tồn tại toán tử đối xxíag ip sao cho

f{x,y) = (ip(x).y), Vx.y G V.

Định lí 28.8 Cho E là không gianỠclit chiều n và r là một dạng toàn


phương trên E. Khi đỏ ta có thể tìm thấy một cơ sở trực chuẩn s của E
sao cho
T(x) = Cixị + Ị- c xị,
n

với mọi X £ E, trong đó Xi,.... x„ là tọa độ của X theo s. Hơn nữa, các
hằng số C\ c được xác định duy nhất (nếu không kể đến thứ tự) và là
n

nghiệm của đa thức đặc trưng của một ma trận biểu diễn của r theo một
cơ sở trực chuẩn.

Định nghĩa 28.9 Ta gọi dạng chính tắc của một dạng toàn phương thực
r trên một không gian ơclit theo một cơ sở trực chuẩn s là dạng chính tắc
trục chính của r . và các véc tơ của s là các trục chính. Q u á trình chuyển
đổi r về dạng chính tắc trục chính được gọi là một phép biến đổi trục chính.
28. Dạng toàn phương thực 191

rhuật toán tìm dạng chính tắc trục chính

Ì. Xác định ma trận biểu diễn A của dạng toàn phương r theo một cơ
sở trực chuẩn nào đó (A phải là một ma t r ậ n đ ố i xứng).

2. Tính đa thức f (t).


A

3. Tìm các nghiệm Ci,.... c của iu (í) (tất cả các nghiêm này đều là số
n

thực; nếu là nghiệm bội thì được liệt kê nhiều lần).

Khi đó dạng chính tắc trục chính của r là

T(x) = C\x\ + • • • + c x .
n
2
n

Đe tìm các trục chính của dạng chính tắc trục chính này cần phải thực
hiện tiếp các bước sau:

4. Tại bước 3, sắp xếp nghiệm C\, ...,c lại như sau: n

Ai = Ci = C2 = • • • = Cfcì, A = Ck 1 = • • • = Cfc ,
2 i+ 2

A m = Cfc _i+1 = • • • = Cfc ,


m m

trong đó Ai,A đôi một khác nhau.


m

5. Với mỗi Ai giải hệ phương trình tuyến tính

Ả = Ai
\XnJ \Xn)

ta t ì m được li = ki-ki-l véc tơ riêng độc lập tuyến tính , U f c ,•

6. Dối với mỗi ĩ < m, áp dụng phương pháp trực giao hóa Gram-Schmidt
đối với Uk _ +1, •••,ũk- để t ì m một hệ trực chuẩn e _ f c t 1 + i,e k t .

Khi đó eÌ ... e„ là một cơ sở trực chuẩn mà r có biểu diễn chính tắc trục
chính.
192 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

Bài tập

Bài 28.1 Cho A là một ma trận biểu diễn của dạng toàn phương thực r
Chứng minh rằng r là (nửa) xác định dương khi và chỉ khi các giá trị riên{
của A là đương (t.ư. không âm), còn r là (nửa) xác định âm khi và chỉ kh
các giá trị riêng của A là âm (t.ư. không dương).

Bài 28.2 Cho ip là một toán tử tuyến tính tùy ý của không gian ơclit E
Chứng minh rằng
T(x) = (x,w (x))
T

là một dạng toàn phiíơng nửa xác định dương.

Bài 28.3* Cho r là một dạng toàn phương và A = (ajj) là ma trận biểi
diễn của nó. Xét các số Do = Ì và

Di =1 A{1. ị (i = Ì,...,ri).

Chứng minh rằng r xác định âm khi và chỉ khi (—\ỴDị > 0 với mọ
i = Ì n.

Bài 28.4 Cho r là một dạng toàn phương trên không gian ơclit với dạiỊị
chính tắc trục chính

r(x) = cixỊ -ị— + c xị,


n

trong đó C\ > C2 > • • • > c . Chiírng minh rằng


n

Cị = max{r(-—-); XỶ 0} và c — min{r(-—-); XỶ 0}.


n

I XI I X I

Bài 28.5* Cho Ti và T2 là hai dạng toàn phương thực, trong đó Ti xái
định dương. Chứng minh rằng có t h ể đồng thời đưa hai dạng toàn phươnị
này về dạng chính tắc.

Bài 28.6* Cho dạng toàn phương thực

f(x) = lị 4- • • • + lị — Íị 1 — • • • — lp+q,
+

trong đó li lp+q là các dạng tuyến tính thực của các biến Xi,...,In
Chứng minh rằng chỉ số quán tính dương của / không vượt quá p và ch
số quán tính â m của / không vượt quá q.
28. Dạng toàn phương thực 193

B à i 28.7 Hai dạng toàn phương / và q (trên không gian véc tơ V) được
gọi là tương đương nếu tồn t ạ i phép biên đổi không suy biến ự} của V sao
cho
f ( x ) = g(ự>(x))
với mọi r e V. Chứng minh rằng
a) Hai dạng toàn phương là tương đương khi và chỉ khi chúng có cùng
dạng chính tắc.
b) Hai dạng toàn phương thực là tương đương khi và chỉ khi chúng có
cùng các chỉ số quán tính.

B à i 28.8* Cho hai dạng toàn phương thực / và g. Chứng minh rằng nếu
từ mỗi dạng này đều đưa về được dạng kia bằng phép biến đổi tuyến tính
(có thể suy biến) thì hai dạng này tương đương với nhau.

B à i 28.9 Hãy đặc tnữig thông qua hạng và kí số để dạng toàn phương
thực / tương đương với —/.

Bài 28.10 Chứng minh rằng một dạng toàn phương thực có thể viết thành
tích của hai dạng tuyến tính thực khi và chỉ khi nó có hạng không vượt
quá 2, và trong trường hợp hạng bằng 2 thì kí số bằng 0.

Bài 28.11 Chứng minh rằng dạng toàn phương thực là xác định dương
khi và chỉ khi ma trận biểu diễn của nó được viết dưới dạng A = C C.
T

trong đó c là ma trận thực khả nghịch.

Bài 28.12 Chứng tỏ rằng trong một biểu diễn tùy ý của một dạng toàn
phương xác định dương / mọi hệ số của các bình phương là dương, nhưng
đây không phải là điều kiện đủ.

Bài 28.13 Tìm các giá trị A để các dạng toàn phương thực sau đây xác
định dương:
a) 6xỊ + xị + A23 + 4:riX2 - 2x1X3 - 2x2X3.

b) 2x\ + xị + xị + 2Xx\X2 + 2xix .


3

c) xị + 2xị + 3xị - 2x x - 4AX1X3 - 6x x .


x 2 2 3

Bài 28.14* Ta gọi hợp thành của hai dạng toàn phương thực

là dạng toàn phương ( f , g ) = E a b x x . Chứng minh rằng:


i j i j l j

a) Nến / . g là nửa xác định dương, thì ( / , g) cũng là nửa xác định dương.
b) Nếu f,g là xác định dương, thì ( f , g ) cũng là xác định dương.
194 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

B à i 28.15 Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để ma t r ậ n đối xứng thực
A biểu diễn được dưới dạng A = C C, trong đó c là ma t r ậ n thực không
T

suy biến. là các định thức con góc của A dương (xem Bài 27.22).

Bài 28.16* Chứng minh điều tương tự sau đây của, Định lí Sylvester: một
dạng toàn phương thực là nửa xác định dương khi và chỉ khi mọi định thức
con chính của ma t r ậ n biểu diễn của nó không âm. Hãy chỉ ví dụ chứng tỏ
mệnh đề không đúng nếu chỉ xét định thức con góc.

Bài 28.17* Chứng minh rằng điều kiện cần và đủ để ma trận đối xứng
thực A biểu diễn được dưới dạng Ả — C C. trong đó c là ma trận thực.
T

vuông, là các định thức con chính của A không âm. Hơn nữa, nếu hạng của
A bằng r thì hạng của c cũng bằng r và có thể chọn c sao cho r dòng đầu
của nó độc lập tuyến tính còn các dòng còn l ạ i bằng 0.

Bài 28.18 Cho hai dạng toàn phương thực / và g của cùng n biến Xi,x ,
n

trong đó g là xác định dương. Chứng minh rằng dạng chính tắc của / :

/ = aiýị H h a ýị
n

nhận được khi thực hiện đổi biến để đồng thời g là tổng các bình phương
Yluỉ (xem Bài 28.5) được xác định duy nhất nếu không kể tới thứ tự của
các số hạng. Hơn nữa Oi Un là nghiệm của đa thức I A — XB 1= 0, trong
đó A và B là các ma t r ậ n hệ số của / và §.

Bài 28.19 Cho hai dạng toàn phương xác định dương / và g của cùng n
biến Xi x„. G i ả sử dạng chính tắc của / là Ỵ^OLiỳỊ khi g được đưa về
tổng các bình phương Ylyỉ- ' ngược lại dạng chính tắc của g là Ỵ^bịZ
y d 2

khi / đước đưa về tổng các bình phương z


ỉ • Hãy tìm mối liên hệ giữa
các hệ số này.

Bài 28.20 Hai dạng toàn phương trên không gian Oclit được gọi là tương
đương trực giao nếu ta có thể đưa t ừ dạng này sang dạng khác bằng phép
biến đổi trực giao. Chứng tỏ rằng một, dạng toàn phương không suy biến
tương đương trực giao với dạng chuẩn tắc của nó khi và chỉ khi ma trận
biểu diễn của nó theo một cơ sở trực chuẩn là trực giao.

Bài 28.21 Da thức đặc trưng của một dạng toàn phương trên không gian
Oclit là đa thức đặc trưng của một ma trận biểu diễn của nó theo một cơ
sở trực chuẩn. Chứng tỏ rằng định nghĩa này không phụ thuộc vào việc
chọn cơ sỏ trực chuẩn.
28. Dạng toàn phương thực 195

B à i 28.22 Chứng minh rằng hai dạng toàn phương trên không gian ơclit
tương đương trực giao khi và chỉ khi đa thức đặc trưng của chúng t r ù n g
nhau.

Bài 28.23 Chứng minh rằng mọi giá trị riêng của ma trận thực đối xứng
A thuộc đoạn [o, bị khi và chỉ khi dạng toàn phương thực với ma t r ậ n biểu
diễn A — XI là xác định dương với mọi A < a và xác định âm với mọi A > ò.

Bài 28.24* Cho A và B là hai ma trận thực đối xứng với các giá trị riêng
tương ứng nằm trong đoạn [a,b] và [c,đị. Chứng minh rằng giá trị riêng
của A + B nằm trong đoạn [a + c,b + dị.

Bài 28.25* Chứng minh rằng mọi ma trận thực, vuông, không suy biến A
có thể biểu d i ễ n t h à n h tích A = QB, trong đó Q là ma t r ậ n trực giao, còn
B là ma t r ậ n tam giác trên với các phần t ử trên đường chéo chính dương.
Hơn nữa p h â n tích này là duy nhất.

Bài 28.26* Chứng minh rằng mọi ma trận thực, vuông, không suy biếnẢ
có thể biểu d i ễ n t h à n h tích Ả = Q\Bi = B2Q2, trong đó Qi,Q2 là các ma
trận trực giao, còn Bị. B2 là các ma t r ậ n đ ố i xứng thực với các định thức
con góc dương. Hơn nữa các p h â n tích này là duy nhất.

Bài 28.27 Hãy xét xem những dạng toàn phương thực trong số dạng sau
đây tương đương với nhau:

a) h=x\- X X , /2 = 2xị - X1X3, /3 = 3xi + x x .


2 3 x 2

b) fi = xị + xị + xị - X\X2,
f = xỊ + 2xị - xị - 2x1X3 +
2 4x x ,
2 3

/3 = -2xỊ - x ị - x ị - I2xix 2 + 8x1X3 + 1 0 x x . 2 3

Bài 28.28 Trong cặp sau đây, hãy đồng thời đưa dạng toàn phương xác
định chíơng về dạng chuẩn tắc và dạng toàn phương còn l ạ i về dạng chính
tắc (không cần t ì m p h é p biến đổi):

a) / = 2\x\ - l%xị + 6x1 + 4X1X2 + 28x1X3 + 6x x và 2 3

g = Uxị + 6x1 + 6xị - Ux x x 2 + 1 2 n x - 6x *3-


3 2

b) / = Uxị - 4xị + Yĩx\ + 8x1X2 - 40xix - 262223 và3

g = 9 x Ị + Qxị + QxỊ + 12X1X2 - 10x1X3 - 2x X3. 2


196 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

B à i 28.29* T ì m ví dụ chứng tỏ không có thể luôn ràng một lúc đưa hai
dạng toàn phương thực về dạng chính tắc (tức là bằng cùng một phép biến
đổi tuyến tính).

Bài 28.30 Tìm dạng chính tắc trục chính của các dạng toàn phương sau
đây:
a) 3xọ + 3 x | + 4£iX2 + 4x1X3 — 2X2X3,
b) xị - 2x\X2 — 2x1X3 — 2X2^3-

Bài 28.31* Tìm dạng chính tắc trục chính của dạng toàn phương

X1X2 + X X + • • • + x -iX .
2 3 n n

Bài 28.32 Tìm phép biến đổi trực giao đưa dạng toàn phương sau đây của
không gian Oclit về dạng chính tắc trục chính:

a) 6xỊ + hxị + 7xị — Ai 1X2 +4x1X3.

b) x\ + x\ + x\ + 4x1X2 + 4x1X3 + 4x X3. 2

c) 3xỊ + 8x1X2 - 3^2 + 4X3 — 4x3X4 + x\.

(ì) x\ + 2x\X2 + xị — 2xị - 4x3X4 - 2X4.

Bài 28.33* Tìm phép biến đổi trực giao đưa dạng toàn phương sau đây
của không gian Oclit về dạng chính tắc trục chính:

a
) Eỉ=l T + El<ì<j<n' ' J-
;ĩ r I

b) El<!<j<n XịXj,

Bài 28.34 Tìm phép biến đổi đồng thời đưa dạng toàn phương xác định
dương của cặp dạng toàn phương sau đây về dạng chuẩn tắc. còn dạng còn
lại về dạng chính tắc:

a) / = -4X1X2 và g = x\ — 1x\X2 + 4X2-

b) / = lị - \hx\ + 4nx - 2x1X3 + 6x x và


2 2 3

g = x\ + lĩ xi + Sxị + 4 x i X - 2xi*3 - 1 4 x x .
2 2 3
Dạng Hermite và dạng toàn phương Hermite 197

29 Dạng Hermite và dạng toàn phương Hermite

Cho V và w là hai không gian véc tơ trên trường số phức c.

Định nghĩa 29.1 Ta gọi ánh xạ / : V X w -> c là một dạng song tuyến
tính liên hợp trên V X w, nếu nó thỏa mãn các điều kiện sau đây đối với
mọi X, x' € V, y. ự G w và a 6 C:

(i) ỉ{x + x',y) = f{x,y) + fự,y), f(ax,y) = af{x,y),

(li) f(x,y + y') = f(x,y) + f(x,y'), f(x,ay) = ãf{x.y).

Nói cách khác khi cố định biến thứ hai thì / là dạng tuyến tính đối với
biến t h ứ nhất, còn khi cố định biến t h ứ nhất thì / là "nửa" tuyến tính đối
với biến t h ứ 2. Dạng song tuyến tính liên hợp trên V X V còn được gọi là
dạng song tuyến tính liên hợp trên V.

Ví dụ: Tích vô hướng trên không gian unita là một dạng song tuyến tính
liên hợp. Nói riêng, trên c n

f{x,y) = X\ỹ\ +••• + Xnỹn

là một, dạng song tuyến tính liên hợp, trong đó X = (xi,...,x ) và y = n

(vii-.ỉ/n).
Dạng song tuyến tính liên hợp cũng có các tính chất tương t ự như dạng
song tuyến tính trong Mục 27. Cụ thể:

Định lí 29.2 Cho s = (vi, ...,i>m) là cơ .sở của V và T = (vui, ••;W ) là cơrt

sở của w. Ánh xạ f : V X w —> c là một dạng song tuyến tính liên hợp
khi và chỉ khi tồn tại van phần tử a j G c, í = Ì , m , ì = Ì , n sao cho
x

m Tí
f(x,y) =^2^2a x ỹj,
ij i

ỉ-1 j = i

vớ?; mọi X = X1Ư1 H h x Vm vày=y\W\-\ 1- y w . Hơn nữa, khi đó


m n n

f(vi,Wj) = Oịj, i = l,...,m, j = l,...,n,

và f là dạng song tuyến tính liên hợp duy nhất thỏa mẫn điều kiện này.
198 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

Nếu kí hiệu A = (dij) e M(m,n\K), thì định lí trên có t h ể viết dưới


dạng như sau
f{x,y) = {xi, ...,x )A(ỹi,
m ...,ỹ ) .
n
T

Ta cũng gọi A là m,a trận biêu diễn của / theo cặp cơ sở (S,T). Nếu / là
dạng song tuyến tính liên hợp trên V, thì ma t r ậ n biểu diễn của / theo cặp
(5, S) được nói gọn là ma trận biểu diễn của / theo s.

Mệnh đề 29.3 Nếu dạng song tuyến tính liên hợpỊ trên V có các ma
trận biểu diễn theo các cơ sở s và T lần lượt là A và B và p là ma trận
chuyển cơ sở từ s sang T, thì

B = P AP.
T

Định nghĩa 29.4 Cho / là một, dạng song tuyến tính liên hợp trên V. Ta
gọi ánh xạ xác định bởi
r(x) = f(x,x)

là dạng toàn phương liên hợp trên V sinh bởi / (hoặc liên kết với /).

Bổ đề 29.5 Cho s là cơ sở của không gian véc tơ V chiều n. Ánh xạ


r : V —> c là một dạng toàn phương liên hợp khi và chỉ khi nó viết được
dưới dạng
Tì n
r(x) = ^ ^ ŨijXịXj,
1=1 3=1

trong đó (xi, ...,x ) là tọa độ của X theo s và ữịj G c.


n

Tương tự như dạng toàn phương, khi đã cố định một cơ sở s của không
gian véc tơ, thì nhiều khi ta cũng nói r ( x ) là dạng toàn phương liên hợp
của các biến (tọa độ) Xi,...,£„• Ngược l ạ i , khi cho dạng toàn phương liên
hợp dưới dạng
TI n
r ( x ) — ^ ^ ^ ^ CLịjXịXj ^
1=1 j=l

ta hiểu đó là dạng toàn phương liên hợp trên C" và (xi, ...,£„) là tọa độ
của X theo cơ sở t ự nhiên.
Dạng toàn phương không xác định dạng song tuyến tính sinh ra nó.
Tuy nhiên đ ố i với dạng toàn phương liên hợp thì khác.
29. Dạng Hermite và dạng toàn phương Hermite 199

Bô đẽ 29.6 Giả sử f là dạng song tuyến tính liên hợp và r là dạng toàn
phương liên hợp tương ứng. Khi đó với mọi x. y eV ta có

f(x,y) = ị[Tịx + y) + iT(x + iỵ) - (Ì + i)T(x) - (Ì + i)T(y)].


2

Tương ứng với dạng song tuyến tính đối xứng, ta có khá Ì niệm

Đ ị n h nghĩa 29.7 Ta gọi dạng song tuyến tính liên hợp / trên V là dạng
Hermite. nếu với mọi X, y e V ta có

f(x,y) = f(y,x).

Khi đó dạng toàn phương liên hợp tương líng được gọi là dạng toàn phương
Hermite.

Như vậy đối với dạng toàn phương Hermite: r(x) G R với mọi X eV.
Ví d ụ : Trên C". f ( x . y) = Xiỹi + • • • + x ỹ là dạng Hermite và
n n

T(x) = Xỵĩị -ị + x x =1 Xi ị + •••+] x ị


n n
2
n
2

là một dạng toàn phương Hermite.

Định lí 29.8 Cho s = {e\, ...,e„} là một cơ sở tùy ý của V. Dạng song
tuyến tính liên hợp Ị là m,ột dạng Hermite khi và chỉ khi

f(ei,ej) = f(e ,e ),J ỉ i,j = Ì, ...,n.

Nói cách khác ma trận biểu diễn A của f là một ma trận Hermite, tức là
A = A* (xem trang 40).

Chẳng hạn. các ma trận . ị Ì —i 4 í I là Hermite. nhưng

^ ~t \ không là ma trân Hermite.


1

3 5y
Mối liên hệ giữa dạng Hermite và toán t ử Hermite được cho bởi:

Bổ đề 29.9 Dạng song tuyến tính liên hợp f trên không gian unita E là
m,ột. dạng Hermite khi và chỉ khi tồn tại toán tử Hermite <p sao cho

f{x.y) = (ọ(x).y), Vi,ỉ/ € E.


200 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

Dạng toàn phương Hermite có những tính chất tương t ự như dạng toàn
phương thực

Định lí 29.10 Cho E là không gian unita chiều n và r là. một dạng toàn
phương Hermite trên E. Khi đó ta có thể tìm thấy một cơ sở trực chuẩn s
của E sao cho
r ( x ) = C\ ị Xi ị -ị
2
hc ịx
n n
2
ị,

với m.ọi X G E, trong đó Xi;.... x là tọa độ của X theo s. Hơn nữa , các
n

hằng số C\, ...,c € K được xác định duy nhất (nếu không kể tới thứ tự) và
n

là nghiệm của đa thức đặc trưng của, một ma trận biểu diễn nĩa r theo một
cơ sở trực chuẩn.

Nghiệm của đa thức đặc trưng của một ma trận biểu diễn của r theo
một cơ sở trực chuẩn không phụ thuộc vào việc chọn cơ sở, và cũng được
gọi là các giá trị riêng.
Thuật toán để tìm dạng chính tắc trục chính nêu ở trên hoàn toàn
tương t ự như trường hợp dạng toàn phương thực.
Ta cũng có các khái niệm tương t ự như đ ố i với dạng toàn phương thực.
Chẳng hạn

Định nghĩa 29.11 Ta nói dạng toàn phương Hermite r xác định dương
nếu r ( x ) > 0 với mọi X 0.

Định lí 29.12 Một dạng toàn phương Hermite là xác định dương khi và
chỉ khi mọi giá trị riêng của nó là các số thực dương.

Bài tập

Mọi không gian véc tơ trong phần này được xác định trên trường số
phức.

Bài 29.1 Cho / là đa thức với hệ số thực và A là một ma trận Hermite.


Chứng t ỏ rằng ỉ {Ả) l ạ i là ma t r ậ n Hermite.

Bài 29.2 Cho / là một dạng song tuyến tính liên hợp trên V và r là dạng
toàn phương liên hợp tương ứng. Chứng minh rằng với mọi x,y € V ta có

f ( x , y) = ị[T(x + y) + iT(x + ty) - T{x - y) - iF(x - ty)].


Dạng Hermite và dạng toàn phương Hermite 201

B à i 29.3 Cho / là một dạng song tuyến tính liên hợp trên V và r là dạng
toàn phương liên hợp tương ứng. Chứng minh rằng / là dang Hermite khi
và chỉ khi T(x) <E ũ với mọi X £ V.

Bài 29.4 Cho E là một không gian unita. Chứng minh rằng ánh xạ / :
E -> c là một dạng song tuyến tính liên hợp khi và chỉ khi tồn t ạ i một
toán t ử tuyến tính ý> trên E sao cho

f(x,y) = (x,<p(y))

với mọi x,y e E. Hơn nữa, nếuẢ là ma trận biểu diễn của / theo cơ sở
trực chuẩn s, thì A là ma trận biểu diễn của <p theo s. Nói riêng ự} được
xác định duy nhất theo / .

Bài 29.5 Chứng tỏ rằng Tr(AỖ) là dạng song tuyến tính liên hợp trên
M(m,n;C)xA/(fi,p:C).

Bài 29.6 Chứng tỏ rằng có những dạng toàn phương liên hợp không chéo
hóa được, nghĩa là không t h ể đ ư a được về dạng C\y\ỹ\ + • • • + c y ỹ
n n n bằng
một, phép đ ổ i biến không suy biến. trong đó C i , C n € c.

Bài 29.7 a) Cho A là một ma trận Hermite cấp n. Chứng minh rằng với
mọi X G C " ta có xAx T
G R.
b) Ma t r ậ n Hermite A được gọi là ma trận xác định dương nếu với mọi
0 / ĩ Ẽ C" ta có xAx T
> 0. Chứng minh rằng một dạng toàn phương
Hermite là xác định dương khi và chỉ khi mọi ma t r ậ n biểu diễn của nó xác
định dương.

Bài 29.8 ChoẢ là một ma trận Hermite. Chứng minh rằng với mọi số
thực dương c đ ủ lớn. A + cl là ma t r ậ n Hermite xác định dương.

Bài 29.9 Chứng tỏ rằng tập hợp các ma trận Hermite cấp n lập thành
một không gian véc tơ E trên M. và Tr(AA) là một dạng toàn phương xác
định đương.

Bài 29.10 Cho A là ma trận vuông trên trường số phức. Chứng minh rằng
Ả là ma t r â n Hermite xác định dương khi và chỉ khi tồn t ạ i ma t r ậ n không
suy biến c sao cho Ả = cc*.

Bài 29.11* ChoẢ là ma trận phức không suy biến. Chứng minh rằng
t ồ n tai p h â n tích A = ÚP. trong đó Ả là ma t r ậ n unita và p là ma t r ậ n
Hermite xác định dương. Hơn nữa phân tích này là duy nhất.
202 Chương 8. Dạng song tuyến tính và dạng toàn phương

B à i 29.12* Chứng minh rằng nếu A là ma t r ậ n Hermite xác định dương


thì nó có căn bậc hai. tức là có ma trận Hermite xác định dương B sao cho
A = B . Hơn nữa, B như vậy được xác định duy nhất.
2

Bài 29.13 Chứng minh rằng nếu A là ma trận Hermite, thì tồn tại hai ma
trận Hermite xác định dưỡng p và Q sao cho A = p — Q.

Bài 29.14 Chứng tỏ rằng nếu A là ma trận Hermite thì các ma trận I±iA
là khả nghịch.

Bài 29.15 Chứng minh rằng Định lí Sylvester 28.6 cũng đúng cho các
dạng toàn phương Hermite xác định dương.

Bài 29.16* Cho A là ma trận Hermite với các định thức góc là các số thực
dương và B là ma t r ậ n unita. Chiíng minh rằng AB và BA là các ma trận
Hermite với các định thức góc là các số thực dương khi và chỉ khi B = ì.

Bài 29.17 Cho <p là toán tử tuyến tính chéo hóa được của một không gian
phức E hữu hạn chiều. Chứng minh rằng có thể xác định một dạng toàn
phương Hermit.e xác định dương sao cho ip là toán t ử

a) tự liên hợp

b) liên hợp lệch

c) unita

khi và chỉ khi điều kiện tương ứng sau đây (theo thứ tự) được thỏa mãn:

a) moi giá trị riêng của tp là thực

b) mọi giá trị riêng của ự} là thuần ảo hoặc bằng 0

c) moi giá trị riêng của tp có môđun bằng 1.


C h ư ơ n g 9

Đại số đa tuyến tính

30 Á n h xạ đ a tuyến tính
ì
Cho p+l không gian véc tơ V i , V p , u cùng xác định trên một trường K.
Ánh xạ đ a tuyến tính là á n h x ạ tuyến tính theo từng biến (véc tơ) khi ta
cố định các biến còn l ạ i . C ụ t h ể

Định nghĩa 30.1 Ta gọi

p
ự>: Ỵ ị v i = v x---X
1 Vp^U
1=1

là ánh xạ đa tuyến tính (hay chính xác hóa hơn: p-tuyến tính), nếu với mọi
ỉ = Ì, ...,p. Vi £ V ị , V p G Vp, Ui G Vị và a, 0 € K ta có

ự}(vi,...,Vi-i.ai'i + (3ui,Vị i, ...,Vp) = a<p(vi, ...,Vị,Úp)


+

-t-/3<£(vi,Ui, Vị-ị-1,Vp).

Khi p = 2 ta còn gọi ọ là án/ỉ .xạ .SƠ77./7 tuyến tính, và khi /7 = K ta củng
gọi y> là dạ nợ ífa Í7i?/ến tính.

Ví du 30.1 a) Khi p = Ì ta có khái niệm ánh xạ tuyến tính thông


thường. Các dạng song tuyến tính (Mục 27) là các ánh xạ song tuyến
tính.

b) Định thức của ma trận vuông cấp n là dạng n-tuyến tính trên tập
các véc tơ cột (hoặc dòng).

203
204 Chương 9. Dại số đã tuyến tính

c) P h é p chiếu
p
n •ỵ\ Vị: - * Vị- TíiỊvi, •••• Vp) I * Vị
j=i
là một á n h xạ đa tuyến tính.

đ) Ánh xạ (A,B) H-• AB là ánh xạ song tuyến tính từ M(m.n\K) X


M(n,p\K) vào M(m,p;K).

Ta có thể xác định một ánh xạ đa tuyến tính tương tự như đối với ánh
xạ tuyến tính. Cụ thể tương t ự Định lí 15.1 và Định lí 15.2 ta có

Định lí 30.2 Cho Si = {én e J là cơ sở của Vị, i = 1. ...p. Ánh xạ


ĩm

đa tuyến tính <p : n f = i Vị —> u được xác định duy nhất bởi ảnh của nó trên
Si X • • • X Sp. Nói cách khác, nếu Ui . . . Ì , . . . . u m là một tập mi • • • Híp
mi p

véc tơ tùy ý (có thể trũng nhau) trong u, thì tồn tại duy nhất một ánh xạ
tuyến tính ọ : n f = i Vỉ —> u thỏa mãn diều kiện

v(ei ,...,ei„) = Ui ...,ip, Ì < ỉ\ < mi,ì < ip < Híp.


1 1(

Anh xạ này được xác định như sau: nếu V = J2 ii • ì ( in •••• Si ) thì
a e

=ỵ2 u Ip h IV
a u

Định lí 30.3 Cho Si = {en..... e .} là cơ sở của Vị, ỉ = l,...p và s =


ím

{/ì ỉm) là cơ sở của u. Cho Ctị i j ... i Ẹ K, trong đó Ì < ỉ < m. Ì <
p

h < Tru Ì < ip < m . Khi đó tồn tại duy nhất một ánh xạ đa tuyến
p

tính ự) : n f = i Vi ~* u thỏa mãn điều kiện

v(ei,, -, e ) = Qi, i fi + ••• + Q , ,...,i / .


ip u p m íl p m

Nếu kí hiệu (vu, ...,Vinii) là tọa độ của Vi e Vị và (ui, ...,u ) /à íọa độ cùa
m

u £ u, thì tọa độ của ụ>(v\,.... Vp) là

E hn ipVih • • • Vpi ,.... Q ,i ... Vii •••Vpi ).


a
p m u yip 1 p

Như vậy. khi cố định các cơ sở thì ánh xạ đa tuyến tính cũng được xác
định bởi ma t r ậ n nhiều chiều (à* Í! ... ip). Tuy nhiên khác với trường hợp
á n h xạ tuyến tính. kiểu biểu diên này không thuận tiện như trường hợp
p = Ì vì không có những phép toán tương ứng với nhân ma t r ậ n hay phép
lấy định thức (của ma t r ậ n vuông).
Anh xạ đã tuyến tính 205

Bài t ậ p

Bài 30.1 Cho ự}-, u X V -> w là ánh xạ song tuyến tính. Chứng tỏ rằng

¥>(0, v) = ụ>(u, 0) = 0; ip(a(u, v)) = a ip{u, v). 2

Nói riêng ip không là ánh xạ tuyến tính.

Bài 30.2 a) Cho <p : u X V -* w là một ánh xạ song tuyến tính. Cho
u' c u và V c V là các không gian con. Chứng tỏ rằng ánh xạ

Ự : ư X V' -> W; v?'(u,u) = ¥>(tí,u) VuỄƯ', DỄỵ'

là ánh xạ song tuyến tính. Nó được gọi là án/ỉ xạ hạn chế của yj trên c/' X V'.
b) Cho Ù = ®Uu V = ©Vj và V3ý- : í , X l j • . i r là các ánh xạ song
:

tuyến tính. Chứng minh rằng t ồ n t ạ i duy nhất một ánh xạ song tuyến tính
tp : u X V —> w sao cho với mọi i,j thì tpij là á n h xạ hạn chế của <p.
c) Tổng quát các kết quả trên cho á n h xạ đ a tuyến tính.

Bài 30.3 Cho ip : nf=i Vi —* u \ầ ánh xạ p-tnyến tính và 0 < ji < <
jq < p. Chứng tỏ rằng á n h xạ ự : n ĩ = i Yii ~^ u á c định bôi x

ự(v ,v ) = <p(0,0, Uj,, 0,0, Vj ,...,Vj ,Q,0),


jl jq 2 q

trong đó 0 xuất hiệnở tất cả các thành phần khác các chỉ số ji,...,jq, là
ánh xạ (?-tnyến tính.

Bài 30.4 Cho ip : ư X V —• w là một ánh xạ song tuyến tính. Cho


u' c ư, V c V và l y ' c l y là các không gian con. T ì m điều kiện cần và
đủ để phép tương ứng sau đây

ẹ • u/ư X VỊV —> w/w'\ (u + u',v + V) Ì—> <p(u, v) + w

là một ánh xạ. ChiYng tỏ rằng trong trường hợp ấy, (ộ là một ánh xạ song
tuyến tính.
Hãy tổng quát cho trường hợp ánh xạ đa tuyến tính.

Bài 30.5 Chứng tỏ rằng tập hợp L(Vi,Vp\ lĩ) các ánh xạ đa tuyến tính
từ n Vi —* u v ớ i h a i
P P
h é t o á n :

(ự) + ĩỊj){v\,...,Vp) = ự>(vi,...,Vp) + ĩp{vi, ...,v ),


p


{atp)(vi, ...,Vp) = aự>{vi,...,Vp), a e K,
lập t h à n h một không gian véc tơ trên K.
T í n h dim L(Vị ,...,Vp\U) biết rằng dị = dim Vị và ả. = dim [/.
20G Chương 9. Dại số đa. tuyến tính

B à i 30.6 Chứng minh rằng

Liu, V: W) ỀỂ L(U, L{V. W)) * L(V, L(U, W)).

(Xem kí hiệu trong Bài 13.9). Hãy tổng quát cho trường hợp không gian
các ánh xạ p-tuyến tính.

Bài 30.7 Cho u, V là hai không gian véc tơ không tầm thường. Chứng tỏ
rằng ánh xạ
ậ : L(U,V) XƯ-^V; 0(ỊP,U) = tp(u)

là ánh xạ song tuyến tính và là toàn ánh.

Bài 30.8 Cho ánh xạ song tuyến tính <p : Vi X Vi —* u, kí hiệu


Nx(è) = { I Ẽ Ví; ip(x.y) = 0 Vy € v }\ 2

N (ọ) = {y e v ; V5(x,y) = 0 Vx € v ĩ } .
2 2

Chứng tỏ rằng đây là các không gian con. Hơn nữa, nếu kí hiệu ánh xạ
cảm sinh (xem Bài 30.4)

ỷ: Vi/Nxte) X V /N {<p) - u.
2 2

thỉ = 0 và 7V (<^) = 0.
2

Bài 30.9 Cho V là không gian véc tơ và V* = Rom(V,K) = Lịv, K) là


không gian đối ngẫu. Chứng tỏ rằng ánh xạ

ự,: v*xv*-+v*; Mf,g)](v) = f(v)g(v)

là dạng song tuyến tính và N\(ip) = 0. N (íp) = 0.


2

Bài 30.10 Cho V là không gian véc tơ không tầm thường và V* là không
gian đối ngẫu. Chứng tỏ rằng ánh xạ

<p-> V*xV^K; <p(f,v) = f(v)

là một, dạng song tuyến tính với Ni((f) = 0, N (<p) = 0.


2

31 Tích tenxơ

Như mục trước, ta chỉ xét các không gian véc tơ trên trường K.
3ì Tích ten xơ 207

Đ ị n h n g h ĩ a 31.1 Cho p > 2 không gian véc tơ Vi,...,V . Kí hiệu T là p

không gian véc tơ nhận Vị X • • • X Vp làm cơ sở, tức là tập hợp các tổng
hữu hạn hình thức

T
= { 22 &v ...,vp(vi, ...,v ); a G K}.
u p Vl Vp

vi£Vi....,v ev p p

Trong mỗi tổngở trên chỉ có hữu hạn phần tử a ... khác 0. Kí hiệu H Vl Vp

là không gian con của T sinh bởi t ấ t cả các phần t ử dạng sau:

(vi,...,Vị-i,Vi + v'ị,V i,...,Vp) -(vi,..., Vị-l, Vi, V i,...,Vp)


i+ i+

-(Vị, ...,Vi-i,v'ị,Vi i,
+ ...,Vp),
Oi Vi-I,avi,v 1,..., Vp) -a(vi,...,Vi-i,Vi,v i,...,
i+ i+ Vp),

trong đó Vj E Vj. Q E K và ỉ = 1. ...,p. Khi đó không gian thương

T = ® Vi = V ®---®V := T/H
p
i=l l p

được gọi là tích tenxơ của Vi,Vp.

Ta kí hiệu phép chiếu tự nhiên từ T lên T bởi T và

Vi ® • • • ® v := T(VI,...,V ),
p P

với mọi Ui G Vi,...,Úp e Vp. Những phần tử này được gọi là các tenxơ cơ
bản.
Chú ý rằng Vi X • • • X Vp là t ậ p hợp con của T và cũng có cấu trúc của
không gian véc tơ (như là không gian tích), nhưng nó không phải là không
gian con của T . Ta kí hiệu ® là ánh xạ -hạn chế của r trên Vi X • • • X Vp.

Bổ đề 31.2 gj : Vi X • • • X Vp -+ Vi ® • • • <8>Vp là ánh xạ p-tuyến tính.

Đinh lí 31.3 (Tính phổ dung) Với mọi ánh xạ đa tuyến tính ip : Vi X
...' X y -* lĩ tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính h : Vì ® • • • ® Vp t/
/ầm c/io feiêw dồ .sau giao hoán:
208 Chương 9. Dại số da tuyến tính

tức là ự> = h o <g).


Ngược lại, cho T là không ọian, véc tơ và UJ : Vi X • • • X Vp —* T có tính
chất như trên, nghĩa là với mọi ánh xạ đa tuyến tính, ịp : Vị X • • • X Vp —* ự
tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến tính h : T —> u sao cho lặ = /locư. Khi
đỏ T đẳng cấu với V\ ® • • • ® Vp.

Chú ý 31.4 Thông thường người ta lấy tính phổ dụng trong định lí trên
làm định nghĩa, còn chứng minh sự t ồ n t ạ i bằng cách xây dựng nêu trong
định nghĩa trước đó!
Nói một cách chính xác hơn, tích tenxơ là một cặp (T,u>) gồm không
gian véc tơ T và ánh xạ đa tuyến tính UI : Vi X ' • • X Vp —> T Gỗ tính chất
phổ dụng nêu trên.

Dưới đây là một. số tính chất cơ bản của tích tenxơ. Để diễn đạt cho
gọn. đối với một số kết quả ta chỉ p h á t biểu cho tích tenxơ của hai không
gian véc tơ (trường hợp nhiều không gian được p h á t biển hoàn toàn tương
tự).

Mệnh đề 31.5 Cho u,u' GÍ/, v,v' eV và oe £ K. Khi đó

a) (lí + tí') ®v = u®v + u'®v,

b) u ® (v + ĩ}') = u ® V + u ® v',

c) (au) ® V = Oí{u ® v) — u® (av).

ả) Các tenxtí cơ bản là hệ sinh của u ® V.

Bố đề 31.6 Giả sử Ui, ...,u G u là các véctơ độc lập tuyến tính trong u
n

và Vi, ...,v G V. Khi đó quan hệ


n

Ui ® Vi + • • • + Un (gi v — 0
n

dẫn đến Vi = • • • = v — 0.
n

Mệnh đề 31.7 Cho Vi,T^,Vg là các không gian véc tơ tùy ý. Khi đó tồn
tại các đẳng cấu tự nhiên
a) (Tính chất giao hoán) Vị ® Vi — Vĩ ® Vi sao cho Vi <S) t>2 !—» V2 ® Vi.
b) (Tính chất kết hợp)

/ : Vị ® v ® v —> (Vi gí Vì) ® v ,


2 3 3


g : V ®v 0 v
1 2 3 —> Vì 0 (V ® v )
2 3
31. Tích ten xơ 209

sao cho

/(«1 ® t'2 ® to) = («1 ® Ùa) g) u , y(t>! ® ư ® y ) = Vi ® («2 ® va).


3 2 3

Định lí 31.8 Giả sử (e ; te /) /à cơ sở của u và (/_,•; j e J) /à cơ .sứ dĩa


t

7 . M i đó (Cj ® / j ; ì e / , j e J) /à cơ .sở c?ỉa í/ (8) V. Nói riêng, nếu u, V


là hai không gian véc tơ hữu hạn chiều thì

dim(ư $ V) = dimỉ/ • dim F.

Từ kết quả trên suy ra nếu U' c í/ và V c V thì ta có thể xem í/' 0 V
là không gian con của í/ 0 V .

Mệnh đề 31.9 Cho u = ®ưị và V = ®Vj. Khi đó

u® V = ®ij(Ui®Vj).

Định lí 31.10 Cho Ui,ư QƯ và v v c V. Khi đó


2 u 2

(ƠI ® Vi) n (ỉ/ ® v ) = (Ui n t/ ) ® (Vi n Vì).


2 2 2

Bài tập

Bài 31.1 Chiírng minh rằng mọi phần tử của u ® V đều có thể viết, dưới
dạng 53 - Uj ® ự j , trong đó Uj £ í/, f j Ể V . Hơn nữa có the giả thiết cả hai
hệ véctơ Uj và Vị đều độc lập tuyến tính.

Bài 31.2 Cho T : í/ Xi V —> ly là một, ánh xạ tuyến tính. Chiíng tỏ rằng
ánh xạ
(tí, v) t-» r ( u ® ư)

là một ánh xạ song tuyến tính.

Bài 31.3 Cho V là knỗng gian véc tơ trên K. Chứng tỏ rằng V ® K = V.

Bài 31.4 Chứng tỏ lằng ánh xạ song tuyến tính:


n m
K X K — M(m,n;K);
{(ai,...,a ),(bi,...,bm))
n t-» ( a i , . . . , a )
n
T
• (bi, . . . , 6 ) .
m

cảm sinh ra đẳng cấu giữa M(n, m; A') và K ® K . n m


210 Chương 9. Dại số đa tuyến tmh

B à i 31.5 Chứng tỏ rằng ánh xạ song tuyến tính:

K X V —> e V; ({a ...,a ),v) H-» ( u,a v)


n n
u n ai n

cảm sinh ra đẳng cấu giữa K ® V và ® v.


n n

Bài 31.6 Chứng minh rằng L(U, V; W) SỂ L(í/ ® ì/, W).

Bài 31.7 Chứng minh rằng tồn tại đẳng cấn

ự>: R ® c -» C"
n

của các không gian véc tơ trên K sao cho y((ai,a )®Oí) = (aai,aa )
n n

Bài 31.8 Cho V là không gian véc tơ trên K và L là mở rộng trường của
K . Chứng minh rằng tập V ®L với phép cộng thông thường (như là không
gian véc tơ trên K) và phép nhân vô hướng

ji

trong đó à, /3j E L, Cj E K lập thành không gian véc tơ trên L.

Bài 31.9 Xem R ® c như là không gian véc tơ trên c theo Bài 31.8.
n

Chứng minh rằng ánh xạ trong Bài 31.7 là một, đẳng cấu của các không
gian trên c.

Bài 31.10* Cho L là mở rộng trường của K. Chứng minh rằng K ®L = Ln n

như là các không gian véc tơ trên L.

Bài 31.11 ChoẢ : V —> V là một, ánh xạ tuyến tính. Chứng minh rằng
tồn t ạ i duy nhất, một, ánh xạ tuyến tính F :V ®v —> V ®v sao cho

F(u m v) = A(u) <g> A(v).

Bài 31.12 ChoẢ : u -» u và B : V -+ V là các ánh xạ tuyến tính. Chứng


minh rằng t ồ n t ạ i duy nhất một ánh xạ tuyến tính F : u ® V —> Lĩ ®v sao
cho
F(u®v) = A(u)®B{v).

Anh xạ này được kí hiệu làẢ ® B.


31. Tích tenxơ 211

Bài 31.13 Cho s và r là hai tập hợp nào đó. Kí hiệu C(5) là không gian
véc: tơ gồm các ánh xạ / từ s vào k sao cho f(s) Ỷ 0 chỉ tại hữu hạn
phần tử. Tương tư ta có c ự ) . C(S X T). Chứng minh rằng C(S X T) =
C(S) ® C(T).

Bài 31.14* Hãy đưa ví dụ cụ thể chứng tỏ nói chung một phần tử 0 # X €
í ( ® V có thể có nhiều cách biểu diễn dưới dạng:

trong đó Ui € í/ độc lập tuyến tính và Ui e V cũng độc lập tuyến tính. Tuy
nhiên chứng minh rằng nếu có hai biểu diễn
r s
Z = ^Ui®Vi = Ỵ^u'ị® vị,
1=1 1=1

với tính chất trên. thì r = s.

Bài 31.15 Giả sử Ui 8 • • • <8 Úp 7^ 0 trong Vi ® • • • <g> Vp. Chứng minh rằng

Ui <8) • • • <gì Úp = Vi <8> • • • ® Vp

khi và chỉ khi Vi — XịUị (í — Ì, ...,p) và Ai • • • Áp = 1.

Bài 31.16 Cho ự> Ê L(U,U') và V e I(V,V). Chứng minh rằng tồn tại
duy nhất ánh xạ tuyến tính được kí hiệu là (gì v> t ừ ĩ/ ® V vào [/' ® V
thỏa mãn điều kiện

(ự) (gì 0)(u 0 ù) = p(u) 0 0(ư).

Nó được gọi là tích tenxơ của hai ánh xạ.

Bài 31.17* Chứng minh rằng tồn tại duy nhất đớn ánh

F : HỤ. ư) ® L(V. V) —» L(ơ ® ì/,ỉ/' 0 V'),

sao cho ảnh của xét như phần tử của tích L(U. u') 0 L(V. V) chính
là tích tenxơ của hai ánh xa ự) và ú được định nghĩa trong Bài 31.16. Hơn
nữa. nếu u. V là các không gian hữu hạn chiều thì F là đẳng cấu.

Bài 31 18* Hãy tìm ví dụ chứng tỏ ánh xạ F nêu trong Bài 31.17 không
là toàn cấu.
212 Chương 9. Dại số da tuyến tính

B à i 31.19 Cho ọ G L(U,V) và ìp € L ( t / ' , V ) . Chứng minh rằng


a) ĩm(ọ ® 0) = Ira(ự) C5 Im(?/>).
b) K e r ( ^ (gì 0) = Ker (/3 ® V + ỉ/ 0 Ker ự).

Bài 31.20 Cho V? G L(ỉ/, V) và ĩp € L(U', V).


a) Chứng minh rằng ip® ĩp là đơn ánh khi và chỉ khi ự và lị) là đơn ánh.
b) Giả sử dim í/, d i m ! / < 00. Chứng minh rằng

rank(y? ® V) = rank(i^) rank(^).

Bài 31.21* Cho ự?, V tương ứng là hai toán tử tuyến tính của hai không
gian véc tơ hữu hạn chiều Lĩ = K và V = K . Chứng minh rằng
n m

Det(v?®tfO = (Det<p) (DetV) .


m n

Bài 31.22* Cho Vị,.... V là các không gian véc tơ hữu hạn chiều. Chứng
n

minh rằng
V{® °Ẻ (Vi ® - - . ® y „ ) * .

Bài 31.23 Chứng minh rằng u* ® V = L{U,V) nếu dim í/ < oe. Khi
dim u = oe điều đó có còn đúng không?

Bài 31.24 Cho Ui, u* và Vi, VỊ*, (í = 1,2) là 4 cặp không gian véc tơ đối
ngẫu. Cho
SPi : t / i -» Vu ¥>ĩ : v ? - » t f í ,

^2 : £/ -2 v ; <PỈ : K * -» UI
2 2

là hai cặp ánh xạ đ ố i ngẫu. Chứng minh rằng. nếu đồng nhất (Ui ® UỉỴ
với t / f ® UỊ và đồng nhất (VỊ ® v ị ) * với Vi* ® V * (xem Bài 31.22) thì
2

(vi ® ^2)* = <£l <8> ^2-

32 Đại số đối xứng và đại số ngoài

Định nghĩa 32.1 Cho V là không gian véc tơ trên K. Với mỗi p > 2 ta
kí hiệu
®PV = V ® • • • ® V .
Vv
'
p
Ta cũng kí hiệu <g>V = K và
0
= V. Không gian ® v được gọi là lũy
p

thừa tenxơ bậc p.


Tenxơ bậc p > Ì dạng Vi (g) • • • ® Ưp và các tenxơ bậc 0 (tức phần tử
thuộc trường K) được gọi là íenxơ Ả;/ỉả ạ«ĩ.
32. Dại số đ ố i xứng và đ ạ i số ngoài 213

Theo (mở rộng của) Mệnh đề 31.7 ta có

và ta cũng có thể đồng nhất

(ui ® • • • ® Úp) ® (Up+1 ® • • • ® v ) = Vi ® • • • (8) Up+q.


p+q

Định lí - Định nghĩa 32.2 Trên &/ỉổn<7 <7«m véc liơ trên K

ta xác định phép nhân như sau: nếu

Vq

(trong mỗi tong chỉ cỏ hữu hạn so hạng), thì

uv : = 2^ Úp <S) V,
VA

Khi đó <g>V lập thành một K-đại số kết hợp, phân bậc, có đơn vị. Ta gọi
nó là đại số tenxơ của V.

Ví dụ 32.1 Theo Bài 31.1, ta có thể viết một phần tử của ® v dưới dạng
p

Oi

trong đó a e N p
và tổng chỉ có hữu hạn số hạng. M ộ t phần t ử tùy ý của
®v được viết dưới dạng

E 5Z
p aer
Tuy nhiên, nếu dimV = n và ta cố định một cơ sở e t , e n của V, thì một
phan t ử của ® v có thể viết, dưới dạng
p

n
í" ci ® •••® « -
e e
p

Ql ,...,Qp = l

Với định nghĩa phép nhân trong ®v như trên, ta có

Va, ® • • • ®v = ap v-
ai •- v . av
214 Chương 9. Dại sô đa tuyên tính

Đại số này có tính chất phổ dụng như sau:

Định lí 32.3 Ta kí hiệu L : V —> ®v là ánh xạ íịv) = DỄ® y. Cho A là


1

một K-đại số kết hợp với đơn vị e và một ánh xạ tuyến tính: ip : V —> A
Khi đó tồn tại duy nhất một đồng cấu đại số h : <S)V —> Ả sao cho h(l) = e
và h o L = ự}, tức là sao cho ta có biểu đồ giao hoán:

V - ®v

Ta kí hiệu Áp là không gian con của ® v sinh bởi các tenxơ có dạng
p

Ui <8> ••• ®v - v ® • •• ® v ,
p ơ{1) ơ{p)

trong đó ơ E Sp - nhóm các hoán vị của ì, ...,p. Ta gọi

SP(V) = (® V)/A
p
p

là lũy thừa đồi xứng bậc p của V. Mỗi phần tử của nó được gọi là tenxơ đốt
xứng trên V. Đặt
Ả : = e £ L A > c ®v.
0

K h i đó Ẩ là iđêan hai phía thuần nhất đ ì a ® v \

Định nghĩa 32.4 Ta gọi đại số thương


oo
S(V) : = ( ® V ) M ^ ] T S P ( T / )
p=0

là (í ạ ị số đối xứnợ của không gian véc tơ V.


Tích của hai phần t ử X € S ( V ) và y e S ( V ) được kí hiệu là Xỉ/ và
P 9

được gọi là ííc/ỉ đối xứng của X và y.

Mệnh đề 32.5 Dại số đối xứng S(V) là một vành giao hoán, có đơn vị.

Định lí 32.6 Cho dim V — n và (ci,e„) /à mội cơ Si? c?Ia V. Khi đó hệ


véc tơ
(é* - • • eịr; i . . . , i „ e N )
1
I >

/ộp £Mn/i cơ .sở của S ( V ) . i/ơn nữa 5 ( V ) <fă'nợ cố?/ với vành đo. thức n biến
như là các đại số.
32. Dại số đối xứng và đại số ngoài 215

Đ ị n h n g h ĩ a 32.7 Ta kí hiệu Bp(V) là không gian con của ® v sinh bởi p

các tenxơ có dạng Vị ® • • - ® Vp, trong đó Vị = Vj đối với ít nhất một cặp
chỉ số ỉ / j nào đó. Ta gọi không gian thương

A?(V) = (® V)/B
P
p

là lũy thừa ngoài bậc p của V'. Các phần tử của A {V) được gọi là p-véctơ.
P

Ảnh của VÌ ® • • • ® Vp được kí hiệu là Vi A " • • A Vp.


Đại số thương

A(V) = (®V)/(®? B ) = ©~ 0 A (V)


=0 P
p

được gọi là (íọi .số ngoài của V.

Tích của Lú và. ri trong A(V) được kí hiệu là <jj A rì và đitợc gọi là tích
ngoải.

Định nghĩa 32.8 Ta gọi ánh xạ đa tuyến tính ip : F -» í/ là í/ia?/ p/úên,p

nến
<p(vi,...,v )
n = 0

khi Vị = Vị đ ố i với ít nhất một cặp chỉ so í Ỷ í n à o đ ó


-

Ví dụ 32.2 a) Cho Vi, ...Vp e K là các véc tơ cột. Khi đó ánh xạ định
p

thức
(ui,...,Úp) I >\ Vl,...,Vp I
là ánh xạ đa tuyến tính thay phiên.
b) Ánh xạ

A P; yP__>A (F); p
(ui,...,Up)t—*uiA---AUp

là một ánh xạ đa tuyến tính thay phiên.

Mênh đề 32.9 Cặp (A (^),A ) gồm một không gian véc tơ và một ánh
P P

xạ p-tuyên tính thay phiên có tính chất phô dụng sau đây: VỚI mọi ánh xạ
đa tuyến tính thay phiên <p : v* ^ u tồn tại duy nhất một ánh xạ tuyến
tính h : A (V) P
— u làm cho biểu đồ

yp-

u
216 Chương 9. Dại số da, tuyến tính

giao hoán, tức là <p = h o A . p

Mệnh đề 32.10 Cho tư £ A (V) và rì e A {V). Khi. đó


P q

wAr/ = (-l) ĩi Au).


pq

Định lí 32.11 Cho n = ảimV. Khi đó

(ỉ) A (V) = 0 với mọi p > n.


P

(ti) Giả sử (ei, ...,e ) /à một cơ sở của V. Khi đó hệ p-véc tơ


n

(Bi, A • • • A e ; Ì < íi <•••<%< rĩ)


lp

lập thành cơ sở của A (V). Nói riêng dim A (V) — (").


P P

Bài tập

Bài 32.1 Cho V\ = X\ <g) Ui và V2 — X2 <g>ỉ/2 là hai tenxơ khả qui (trong
® V). G i ả sử Vị 7^ 0. Chứng tỏ rằng V\+V2 khả qui khi và chỉ khi Xi = ax\,
2

hoặc ỊJ2 = ay\. a e A^.

Bài 32.2 Chứng tỏ rằng đại số tenxơ ®v không giao hoán, trừ phi dim V =
1.

Bài 32.3 Cho dimV = n. Chuỗi Poincaré của ®v được định nghĩa như
sau
oo
P(t) = ^2ảim{® V)t . p p

Chứng minh rằng P(t) = 1/(1 — ni).

Bài 32.4 Cho dimV^ = TI. Chứng minh rằng <8>v đẳng cấu với vành đa
thức lĩ biến không giao hoán.

Bài 32.5 Cho VỶ 0- Chứng tỏ rằng ánh xạ song tuyến tính:

(3: (®V) X (®V) -> <8>v : (U,«)H«|Ị

cùng với ®v không là tích tenxơ (xem Chú ý 31.4).


Dại số đ ố i xứng và đ ạ i số ngoài 217

B à i 32.6 Kí hiệu VP = V X . • • X V và <p : V " -> 5 ( V ) với ¥ > ( v j , Ú p ) =


P

p
Di • • • Úp. Chĩrng minh rằng cặp ( 5 ( 1 / ) , tp) có tính chất phổ dụng sau đây:
P

với mọi á n h xạ p-tuyến tính đối xứng ĩp : v -» í/ (nghĩa là tỊ}(vi, ... Vp) =
p
t

i>{ a(\)
v
«y(p)) nếu cr e Sp), t ồ n t ạ i duy nhất một ánh xạ tuyến tính
w

h : S (V) -* Ú sao cho Ị> = h o tp.


p

Bài 32.7* Giả sử chai' K = 0. Cho if : V X • • • X V —> u \h ánh xạ p-tuyến


tính đ ố i xứng sao cho
ụ>(v, ...,v) = 0
với mọi V £ V. Chứng minh rằng (p = 0.

Bài 32.8 Chứng minh rằng hệ các véctơ

Vi ® • •« <8> f i <8>' • • ® Vj <8> • • • ® Úp — f Ì ® • • • ® Vị (g) • • • ® Vị ® • • • Gã ĩỉp:i

trong đó Ì < i < j < p và Vi,Vp € V, là hệ sinh của Áp.

Bài 32.9 Giả sử charií = 0. Ta định nghĩa tác động của một hoán vị ơ
trên ® v n h ư sau: nếu u = Vi <s> • • • ® Vp, thì ơ{u) = U (1) <8> • • • ® v (p)- Xét
p
Ơ ơ

toán t ử tuyến tính sau đây của ® V:


P

p 'rị

Chứng minh rằng Keĩĩĩs = Áp. Từ đó suy ra S (V) ^ Im(irs) c ® v.


P p

Bài 32.10 Giả sử char K = 0. Cho 7T là toán tử tuyến tính của ® v được
5
p

xác định trong Bài 32.9. Chứng minh rằng Im(7Ts) là t ậ p hớp các tenxơ
ụ e ® F bất biến với Tĩs, tức là 7r (u) = u. Nói cách khác, ta có thể xem
P
5

S (V) là t ậ p các tenxơ bất biến đ ố i với 7T . Hơn nữa


P
5

®py = S (V) © Áp.


P

Bài 32.11 Với mọi lí e ® v và mọi hoán vị ơ £ Sp, hãy chứng tỏ rằng
p

lí - sign(ơ)cr(ií) G 5p. trong đó sign(ơ) là h à m dấu của ơ (xem t h ê m Bài


32.9).

B à i 32.12 G i ả sử chai K = 0. Toán t ử thay phiên hóa TỈA : &>v -> ®v


p

được định nghĩa n h ư sau:

7T.4 = -Ị y sign(ơ)<7.
218 Chương 9. Dại số đa. tuyến tính

Chứng minh rằng Bp — Ker7r.4, tức là A (V) = Im(7T.4). Hơn nữa. nếu kí
P

hiệu X (V) là tập các tenxd u £ ® v sao cho ơ(u) — sign(a)i/ với mọi
P p

ơ G Sp. thì
&V = B @X (V). p
p

Bài 32.13 Giả sử V là không gian véc tơ hữu hạn chiều. Chứng minh rằng
tồn t ạ i ánh xạ song tuyến tính F : A ( T ) X A (V*) —* K sao cho
P P

F(1'1 A ••• A i-p.ỹi A • • - Síp) = Det(pt(ụ,-)).

T ừ đó suy ra
A P ( V ) s (A (V))*.
P

(Vì lí do này. mỗi phần t ử của A (V'*) được gói là p-dạng ngoài trên V).
P

Bài 32.14 Giả sử chai- K = 0. Chứng minh rằng một ánh xạ đa tuyến tính
ý? : \'P —í u là thay phiên khi và chỉ khi ơtfi = sỉgn(ơ)íp với mọi cr £ Sp.
trong đó
°VU'1 v
p) = l
V(p))-

Bài 32.15 Cho yT là ánh xạ đa tuyến tính thay phiên. Chứng minh rằng
nếu 1'1 Vp phụ thuộc tuyến tính thì ự>{v\ Vọ) = 0.

Bài 32.16 Cho dim V = Tì.


a) Chứng minh rằng với mỗi ánh xạ n-tuyến tính thay phiên ọ : V " —»
u luôn tìm được véctơ ít € í/ sao cho

^(t'l l'n) = l'n)u.


trong đó A ( ỉ ' i là định thức của ma t r ậ n gồm các véctơ cột tọa độ
của ỉ'1 v theo một cơ sở cố định 5 nào đó của V.
n

hy Chứng minh ràng mọi dạng (n — l ) - t u y ế n tính thay phiên $ :


ì'" —> K đều có t h ể viết được dưới dạng
- 1

$(ỉ'l Vn-\) = A(l'] Vn-uX*),

trong đó J'ệ € r là một véc tơ cố định.

Bài 32.17 Giả sử chai- K = 0. Lũy thừa ngoài bậc k của phần tử lí € A(V)
là phần t ử
u = — li A • • • A u. k>
k
1; u° = Ì é ÁT.

Chứng tỏ rằng
í/-Au' =ỢỊ')u , k+l
'ại số đ ố i xứng và đ ạ i số ngoài 219

Bài 32.18 Chứng minh tính chất phổ dụng sau đây của đại số ngoài: Cho
A là đ ạ i số kết hợp có đơn vị và cho ánh xạ tuyến tính ụ : V —> Ả sao cho

(<p(v)) = 0, Vv G V.
2

Khi đó tồn tại duy nhất một, đồng cấu đại số h : A(V ) -> A sao cho r

= e và <p = /ì o i , trong đó t : V ^ A(V) : V t-> u là ánh xạ nhúng.

Bài 32.19* Giả sử char KỶ 2. Chứng minh rằng 2-véctơ z là khả qui khi
và chỉ khi 2 A z = 0.

Bài 32.20 Cho E là không gian ơclit. Chứng minh rằng trên A(E) có tích
vô hướng sao cho

(u\ A • • • A Úp, Vi A • • • A Vp) = Det((iti, Ụj)).

Bài 32.21 Cho ự? : u —* V là ánh xạ tuyến tính. Chứng minh rằng có thể
mở rộng ip một cách duy nhất t h à n h đồng cấu đ ạ i số V?A A(t/) —» A(V) :

sao cho <£A(1) = Ì- Hơn nữa, nếu tị): V —> thì

(V> o <^) = -0A o y? .


A A

Bài 32.22 Chiíng minh rằng nếu ự> là toàn ánh hoặc đơn ánh thì ánh xạ
V?A xác định trong Bài 32.21 cũng có tính chất đó.

Bài 32.23 Cho (ei,...,e ) là một cơ sở của không gian véc tơ hữu hạn
n

chiều V. Cho
Ui = a i i e i + h ai„e„,

Un = a iei + • • • + a e .
n nn n

Hãy biểu diễn Ui A • • • A Un qua ei A • • • A e„.

Bài 32.24 Cho dimy = n và r > Tí. Chứng minh rằng mọi ánh xạ tuyến
tính thay phiên / : v -> ư là ánh xạ 0.r

Bài 32.25 Cho (ei,...,e„) là một cơ sở của không gian véc tơ hữu hạn
chiều V và ự) •• v -> u là một ánh xạ đa tuyến tính thay phiên. Chứng
n

minh rằng với mọi toán t ử tuyến tính: Ả : V -* V và Vi, ...,v € V ta có n

V?(Aui,...,v4%) = Det(A)ự>{vì,...,v ). n
C h ư ơ n g l o

Hình học giải tích

33 K h ô n g gian afỉn và á n h xạ afin

Định nghĩa 33.1 Không gian afin trên trường K là một, bộ đôi (A, V)
gồm tập điểm A và một không gian véc tơ V trên K cùng với phép toán
hai ngôi
A X y —> A : (a,v)^a + v,
thỏa mãn các tiên đề sau:

(i) (a 4- u) + V = a + (u + v) với mọi a e A và u, V e V, trong đó phép


cộng trên V cũng được kí hiệu chung là + .

(li) a + 0 = a với mọi a G A, còn 0 là véc tơ không,

(iii) Với mọi a, ò G A tồn tại duy nhất một véc tơ V € V sao cho b = a + V.

Chiều của không gian afin (A. V) là chiều của V và được kí hiệu là dim A.

Không gian véc tơ V được xác định duy nhất bởi tập điểm A. Vì vậy
trong đa số các trường hợp, không gian afin được kí hiệu đơn giản là A, và
ta cũng nói nó là không gian afin liên kết với V.

Ví dụ 33.1 a) Tập A là tập các điểm, còn V là tập các véc tơ tự do


trên mặt phang hoặc không gian Oclit thông thường.

b) Cho V là không gian véc tơ tùy ý. Cặp (V, V) là không gian aíìn với
phép cộng điểm và véc tơ t r ù n g với phép cộng các véc tơ! Như vậy ở
đây m ỗ i véc tơ vừa đóng vai trò là điểm, vừa đóng vai trò là véc tơ.
K h ô n g gian aíìn n-chiều (K , K ) được kí hiệu là A £ , hoặc đơn giản
n n

la A .

221
222 Chương lũ. Hình học giải tích

c) Cho A là t ậ p điểm trên đường thẳng { ( x , y) € 1R ; X — y = ì}, còn V


2

là tập các véc tơ (x,x) € R . K h i đó (A, V ) là không gian afm.


2

Cho a,b € A. Véc tơ V duy nhất xác định trong tiên đề (iii) nêu trên
được kí hiệu là ó — a, hoặc ab. Đây chính là véc tơ gốc a đầu mút ò. nếu
A là không gian ơ c l i t thông thường. Ta có t h ể xem đây là phép toán trừ
ngoài: A X A —* V.

Mệnh đề 33.2 Với mọi a, b, c € A và u, V € V, ta có

(i) a — a = 0 (hay ãẳ = 0),

(tí.) b — a = —(a — b) (hay ab = —ba),

(Ui) (c — b) + (b — a) = c — a (hay ab + be = ãc - qui tắc tam giác),

Ỵiv) (a + v) - (b + u) = (a - b) + (v - u).

(v) a + (6 - c) = b + (a - c).

Định nghĩa 33.3 Anh xạ afin từ không gian(Ai, Vi) vào (A2,v^) là cặp
ánh xạ ( f , D f ) , trong đó / : A i —> Â2 và DỊ : Vi —* Vỉ, thỏa mãn các
điền kiện sau:

(i) DỊ là ánh xạ tuyến tính,

(li) Với mọi a, b 6 A: f(a) - f(b) = Df(a - b).

Ta gọi DỊ là phần tuyến tính của /. Nó được xác định duy nhất bởi /. Do
vậy ta thường hiểu á n h xạ afin ( / , D f ) đơn giản là ánh xạ tập hợp / .

Ví dụ 33.2 a) Mọi ánh xạ tuyến tính / : u —> V cảm sinh ra ánh xạ


aíìn của các không gian afm (í/, U) —> (V, V). Trong trường hợp này
Df = f .

b) Cặp ánh xạ đồng nhất (idA, idv) là ánh xạ afin.

c) Với mỗi V € V ta kí hiệu ty : A —> A là phép tịnh tiến biến a thành


a + V. K h i đó (t ,idv)v là ánh xạ afin.

d) Hợp của hai ánh xạ afin (f.Df) và (g,Dg) là một ánh xạ afin (/ o
g,(Df)o(Dg)).

e) Ánh xạ hằng / : A —> A' với f(a) = à*, trong đó a* 6Ả' cố định và
a e A t ù y ý, là ánh xạ afin với DỊ = 0.
Không gian aũn và ánh xạ afìn 223

Đ ị n h n g h ĩ a 33.4 Ánh xạ aíìn ( / , DỊ) được gọi là đơn cấu, toàn cấu hay
đẳng cấu nếu / tương ứng là đơn ánh, toàn ánh hay song ánh.
Ta gọi đẳng cấu afỉn t ừ A vào chính nó là phép biến dổi afin.

Mệnh đề 33.5 Ánh xạ ạfin (/, DỊ) là đơn cấu, toàn cấu hay đẳng cấu khi
và chỉ khi Dị có tính chất tương ứng.
Nếu ( f , D f ) là đẳng cấu thì cũng là đẳng cấu.

Từ Định nghĩa 33.3 ta đã biết Dỉ được xác định duy nhất bởi /. Ngược
lại DỊ cũng hầu như xác định duy nhất / (nếu biết được ảnh của một điểm!)

Định lí 33.6 Cho hai không gian afin (Ai, Vi), (A2,v ) và một ánh xạ
2

tuyến tính: g : Vi —> V2. Khi đó, với mỗi cặp điểm ai G Vi và 0,2 € V2 tồn
tại duy nhất một ánh xạ afin f : A i —> A2 sao cho / ( a i ) = CL2 và DỊ = g.

Hai không gian afin được gọi là đẳng cấu với nhau nếu có đẳng cấu từ
không gian này vào không gian kia.

Hệ quả 33.7 Không gian afin (Ả, V) đẳng cấu vói (V, V). Dặc biệt, hai
không gian afin hữu hạn chiều đẳng cấu với nhau khi và chỉ khi chúng có
cùng số chiều.

Định nghĩa 33.8 Cho (A, V) là một không gian afin hữu hạn chiều. Hệ
tọa độ afin của (A, V) là một, bộ (O; e \ , e ) gồm một điểm o € A gọi
n

là gốc tọa độ và một cơ sở ( e i , e ) của không gian véc tơ V. Tọa độ của


n

điểm a € A là bộ phần t ử ( a i , a ) € K sao cho


n
n

ã = o + a\ei + h a e . n n

Nếu 5 = (O; ei,e ) và a e A, thì đôi khi ta kí hiệu tọa độ của a theo s
n

là as, tức là
as = ( a i , —, an)-

Ví dụ 33.3 Một cặp gồm điểm 0 và cơ sở tự nhiên (ei, ...,e ) của không
n

gian véc tơ K lập t h à n h hệ tọa độ afin của không gian aíìn A = (K ,


n n n
K ).
n

Ta cũng gọi nó là hệ tọa độ t ự nhiên.

Mệnh đề 33.9 (Công thức đổi tọa độ): Cho (0;ei, ...,e„) và (0';e[, ...,e' )
n

là hai hệ tọa độ của không gian afin. Giả sử

00' = b e\ + • • • + b e ,
x n n
224 Chương lũ. Hình học giải tích


(eí,...,e' ) = (ei,...,e )P,
n n

írorcợ đó p = ÌPij) G M(n\K) là ma trận chuyển cơ sở. Khi đó tọa độ


( x i , x ) c?Ia điểm a £/ỉeo /?,ệ (O; e i , e ) được íín/ỉ góa íọa rfộ ( x í , ...,xỊ)
n n

c?ỉa nó £/ìeo Tìệ (O'; e' ...,eỊj) như sau: 1(

Xi = bị + Piix[ + \-p x' , i = 1,.»»,«.


in n

Mệnh đề 33.10 (Biểu thức tọa độ của ánh xạ aíìn); Cho s = (A; «1, ...,e„)
tó T = ( 5 ; / ì , / ) /à các / l ệ <ọa rfộ c?2a các không gian afin à và B. Giá
m

sử (ip, Dip) là ánh xạ afin từ A vào B với $ là ma trận biểu diễn của Dự!
theo cặp cơ sở ( ( d , e ), ( / ì , / m ) ) - n wới mọi X € A, ta có

Ộ(X)T = $x + ệ(A) .
s T

Ví dụ 33.4 Ánh xạ aíĩn

/: (A, V) —> (K, K)

được gọi là hàm tuyến tính afin. Trong (K, K) ta chọn hệ tọa độ afin tự
nhiên và đồng nhất m ỗ i điểm với tọa độ của nó. Ta cố định một hệ tọa độ
aíĩn (O, e \ , e ) trong A và gọi ( x i , x ) là tọa độ của điểm X Ê A. Giả
n n

sử f {0) = /3 é K. K h i đó

f(x) = OiịXi -ị h a x + ộ.
n n

Bài t ậ p

Bài 33.1 Cho ao,.,., ữ G A là các điểm của một không gian afin và
n

a i , a n € K sao cho ao + • • • + a — 1. Cho a € A. Ta định nghĩa n

nn

1=0 1=0

Chứng tỏ rằng định nghĩa này không phụ thuộc vào việc chọn điểm a.
(Điểm s r = 0 * i thường được gọi là tổ hợp trọng tâm hay tổ hợp afin của
a a

các điểm ao, ...,a ). n


33. Không gian afĩn và ánh xạ afìn 225

B à i 33.2 Cho a i , . . . , a G A là các điểm của một không gian afĩn và


n

ữi,...,a
n G K sao cho a i + • • • + Q = 1. Giả sử tập hợp {Ì, ...,n} được
n

chia t h à n h hợp các tập hợp con đôi một không giao nhau u i j . Chứng minh
rằng
n

i=i j fc€/j Pj

trong đó /?j =ỵ,kelj ajfc.

Bài 33.3 Cho ai, ...,a € K sao cho ai + • • • + a = 1. Chứng minh rằng:
n n

a) Nếu O i , Ô n , bi, ...,b là các điểm của một không gian aíĩn (A , V ) ,
n

thì
77 n u
ai (di - bị) = ^ aidi - ^ aibi.
i=l 'i=l 1=1

b) Nếu Oi,..., a n là các điểm và U i , U n là các véc tơ thì

71 n n
] P ữị(oi + Ui) = ^ aiOí + ^ QjUi.
• i=l i=l i=l

Bài 33.4 Chứng tỏ rằng một ánh xạ afm từ A vào A có thể cho bởi n m

công thức tọa độ sau theo các hệ tọa độ t ự nhiên:

2/1 =0i + (XnXi-\ \rOL\ x , n n


Vm = 0m + ữmlXl + • • • + ữmnXn,

trong đó (xi,...,In) là tọa độ của X <E A , {yi,...,y ) là tọa độ của f(x) và


n
m

Pi, (Xij £ K.

Bài 33.5 Cho ao, ...,a„ e Ai và / : Ai — A là một ánh xạ afin. Chứng


2

minh rằng nếu Y^=Q i a =


Ì "ù
TI n
/ ( ^ a ^ ) =53a /(a ). ỉ i

i=0 i=0

Bài 33.6 Chứng tỏ rằng mọi phép biến đổi afin / với D/ = id là một phép
tịnh tiến.
226 Chương lũ. Hình học giải tích

B à i 33.7 Cho một điểm o e Ả và phần t ử 0 Ỷ Ằ € K. Chứng tỏ rằng tồn


t ạ i duy nhất một phép biến đoi afín h của A sao cho với mọi X € A ta có
— > ——>
Oh(x) = XOx. P h é p biến đ ổ i này được gọi là phép vị tự t â m o hệ số X.
Ngược l ạ i mọi phép biến đổi afin / với Dị = Àid, AỶ 0, Ì là một phép vị
tự.

Bài 33.8 Cho Oọ,...,a là các điểm của một không gian afin (A, V") hữu
n

hạn chiều. Chứng minh rằng ao — a i , a o — a là cơ sở của V khi và chỉ khi


n

với mọi a € A, a có thể biểu diễn được duy nhất. dưới dạng tổng 5^r=0 » i a a

sao cho X^r=o c*i = 1. (Ta gọi các điểm ao, ...,a như vậy là hệ tọa độ trọntị
n

tâm.)

Bài 33.9 Cho ao,án G A là các điểm của không gian afin. Chứng minh
rằng ao — a i . . . . . ao — a là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi với mọi 0 < i < Tỉ
n

ta cố dị— ao, dí — Oi-15 0-i — <H+Ì> •••) i ~ n độc lập tuyến tính. (Ta nói
a a

các điểm thỏa mãn tính chất này dộc lập afin.)

Bài 33.10 Cho / : Ai —> Â2. Chứng minh rằng / được xác định duy nhất
bởi các ảnh qua / của các điểm thuộc một hệ tọa độ trọng tâm. Nói cách
khác nếu a o , a là một hệ tọa độ trọng t â m của A i và ò o , b € Â2; thì
n n

tồn t ạ i duy nhất một ánh xạ aíĩn / sao cho / ( a i ) = bị với mọi i = 0, ...,n.

Bài 33.11 Chứng minh rằng mọi phép biến đổi aíĩn là ánh xạ hợp thành
của một phép tịnh tiến và một phép biến đổi aíĩn có điểm bất, động (a € A
được gọi là điểm bất động của / nếu f(a) = à).

Bài 33.12 Chứng minh rằng mọi phép biến đổi afm (f,Df) của không
gian afm hữu hạn chiều sao cho Ì không là giá trị riêng của D f đều có duy
nhất một điểm bất, động.

34 Không gian con afin

Định nghĩa 34.1 Cho (A, V) là một không gian aíĩn. Tập con 1CA được
gọi là không gian con (afin) nếu 1B = 0 hoặc B ^ 0 và tập hợp

u = {bi -bĩ e V; bxM el}

là không gian con của không gian véc tơ V sao cho t (M) c B với mọi
u

ueu.

C h ú ý 34.2 a) Nếu D Ỷ 0 thì (B, U) là một không gian aíìn.


04. Không gian con a.fìn 227

b) Với mọi b é B ta eỗ B = b + u. Vì vậy ta gọi u là không gian chỉ


phương của B.

:) Nếu dimB = m, ta cũng gọi B là m-phẳng đi qua điểm ò. Khi m =


0, Ì, 2, dim A — Ì thì B l ầ n lượt được gọi là điểm, đường thẳng, mặt
phang và siêu phang.

d) Ta nói hai không gian con song song với nhau, nếu giữa các không
gian chỉ phương của chúng có quan hệ bao h à m thức.

Ví dụ 34.1 a) Cho (A, V) = (R ,R ) (mặt phang ơclit thông thường),


2 2


= {(l,a); a €
K h i đó Ì là không gian con của A. Đây chính là đường thẳng song
song với trục h o à n h và đi qua điểm (1,0).

b) Xét tập con sau đây của tập A

B = {(0,Q); a£R)UỊ(a,0); Oe € R}.

(B là hợp của hai đường thẳng.) Khi đó tập con u tương ứng bằng
R nhưng tu(B) % B với mọi u Ỷ 0- Do đó B không là không gian
2

con. Tương tự, nửa đường thẳng

{(0,Q); a>0}

cũng không thỏa mãn điều kiện thứ hai.

c) Cho A là đường thẳng thực và Đ là tập các điểm nguyên. Khi đó 1


thỏa m ã n điều kiện t h ứ hai, nhưng không thỏa mãn điều kiện t h ứ
nhất, nên cũng không là không gian con.

Cho B là không gian con m-chiều của không gian afin n-chiều (A, V).
CỐ i n h một hệ tọa độ afin ( 0 ; e . . e„) của A. G i ả sử (01,...,/?») là tọa
1 ;

độ của một điểm b e B và (án .... «in), i = 1, ...,m, là tọa độ của các véc
tơ cơ sở trong không gian chỉ phương của B. K h i đó tọa độ (x ,...,x )
l n của
một diêm X ỉ B t ù y ý được cho bởi

x _ ạ. - íj -ị h a t ] i = Ì,-,m\ ti,...,im e K.
+ Qli mi m

Đây được gói là biểu diễn tham số của B.


228 Chương lũ. Hình học giải tích

M ệ n h đ ề 34.3 Hai không gian con afin B i , I Ỉ 2 Q A có cùng số chiều song


song với nhau khi và chỉ khi không gian con này là ảnh của không gian
con kia qua một phép tịnh tiến, txĩc là tồn tại V £ V sao cho iu (Bi) = B2.
Hơn nữa hai véc tơ với tính chất như vậy sai khác nhau bởi một véctơ thuộc
không gian chỉ phương chung của B i và ầ>2-

Hệ quả 34.4 Hai không qian con song song với nhau và có cùng số chiều
thì hoặc trùng nhau, hoặc không giao nhau.

Mệnh đề 34.5 Giao của hai không gian con afin là một không gian con
afin. Hơn nữa hoặc giao của chúng là rỗng, hoặc không gian chỉ phương
của giao là giao của các không gian chỉ phương.

Định nghĩa 34.6 Cho s c A là một tập con. Bao afin của s là không
gian con afin bé nhất chứa s.

Mệnh đề 34.7 Bao afin của tập hợp s tồn tại và trùng với tập hợp các
tổ hợp trọng tâm của các điểm thuộc s, tức là trùng với
n TI
E{S) = (^aịSi; nen, Si e s, 5 ^ a ; = 1}.
i=l 1=1

Ví dụ 34.2 Bao afĩn của hai điểm phân biệt là đường thẳng đi qua hai
điểm đó. Bao afĩn của ba điểm phân biệt là mặt phang đi qua ba điểm đó.
Siêu phang của không gian n-chiều là bao afin của n điểm độc lập afin.

Mệnh đề 34.8 Anh và nghịch ảnh của một không gian con afin qua ánh
xạ afin là một không qian con afin.

Ví dụ: Nghịch ảnh của một hàm afin tuyến tính là một siêu phăng.

Mệnh đề 34.9 ChoẢ là không gian afin chiều-n. Tập con B là không gian
con chiều m khi và chỉ khi tồn tại ri — ra hàm afin tuyến tính / 1 , ...,/n-m
sao cho
B - {a e A; / i ( a ) = • • • = ỉn-m{a) = 0 } .
Nói cách khác B là giao của n — m siêu phang.

Hệ quả 34.10 Cho (A, V) = (K ,K). Khi đó mọi không gian con afin
n

chiều ra là tập nghiệm của một hệ gồm n-m phương trình tuyến tính, và
ngược lại tẠp nghiệm của một hệ phương trình tuyến tính là một không gian
con. Trong trường hợp này, không gian chỉ phương chính là tập nghiệm của
hệ phương trình tuyến tính thuần nhất liên két.
34. Không gian con afìn 229

Bài t ậ p

B à i 34.1 Cho Mi,Mĩ là hai không gian con afm. Gọi Ì là bao afm của hai
không gian con này, và ư ,u ,u 1 lần lượt. là không gian chỉ phương của
2

ữi,ầ>2 và B. Chứng minh rằng


a) N ế u B i n B = 0 thì dim u = dim(C/i + u ) + Ì,
2 2

b) N ế u B i n B Ỷ 0 thì u = Ui + u .
2 2

Trong cả hai trường hợp ta đều có dimlB < dim Bi + d i m l + 1. 2

Bài 34.2 Cho Bi c B2 là hai không gian con hữu hạn chiều với các không
gian chỉ phương là U\,Ư2. Chứng minh rằng
a) Ui c ưọ.
b) B i = B khi và chỉ khi d i m B i = d i m B .
2 2

Bài 34.3 Chứng minh rằng qua n điểm P\,p độc lập afin trong không
n

gian afìn n-chiều có một và chỉ một siêu phang đi qua. Hơn nữa, nếu Pj có
tọa độ là (pn, ...,Pin) (theo một hệ tọa độ aíĩn nào đó) thì phương trình
của các tọa độ của các điểm n ằ m trong siêu phang này là

Xi X2 • •En 1
Pll P12 • • Pin 1
= 0
1
Pnl Pn2 • Pnn 1

B à i 34.4 Cho Pị là đ i ể m có tọa độ ( 0 , C ị , 0 ) , trong đó c, Ỷ 0 (theo


một hệ tọa độ afin nào đó). Chứng minh rằng phương trình của siêu phang
đi qua các điểm P\,..., Pn là

ĩl + ... ^L = l.
+

Cị Cu

Bài 34.5 Chiíng minh rằng hai siêu phang trong không gian n-chiều hoặc
song song với nhau, hoặc có giao là một n - 2 phang.

Bài 34.6 Trong không gian afm 4-chiều hãy tìm hai mặt phang không song
song với nhau và cũng không giao nhau.

Bài 34 7 Chứng tỏ rằng ảnh của các điểm nằm trong m-phẳng qua ánh
xạ afm cũng nằm trong một m - p h ă n g .

Bài 34.8* Cho char(K)Ỷ 2. Chứng minh rằng tập con Be A là không
gian con khi và chỉ khi í chứa t ấ t cả các đường thẳng đi qua với hai điểm
khác nhau tùy ý của nó.
230 Chương 10. Hình học giải tích

B à i 34.9* Hãy trình bày một, phương p h á p t ì m biểu diễn tham số của giao
hai không gian con afĩn khi biết biểu d i ễ n tham số của từng không gian
con. M i n h họa phương p h á p đó đ ố i với các không gian con sau:

li = (2, 0,0) + R • (2, -Ì, 1) + R • (2, -Ì, -1) c R 3

12 = ( - 1 , 0 , 0 ) + R- (1,3,0) + R(0,3,1) c É . 3

Bài 34.10* Hãy trình bày một phương pháp tìm hệ phương trình xác định
bao afĩn của hai không gian con afìn, khi biết các phương trình của từng
không gian con. Áp dụng đ ố i với hai không gian con cụ thể sau:

Bi = {(xi, x , xi) e R ; Xi + 2x = 2, 3xi -x + 3x = -3},


2
3
2 2 3

B2 = { ( x ĩ , X 2 , x ) e M ; Xi + 2x + x = 2, Xi +2x
3
3
2 3 2 - x3 = 2}.

Bài 34.11 Tìm biểu diễn tham số của mặt phăng sau trong không gian
E :
4

Xi + x - x 2 + 2^4 = l i 3

2xi — X2 + 3x3 - £4 = 2,
Xi — 2X2 + 4x3 — 3^4 = 1.

Bài 34.12 Viết hệ phương trình xác định mặt phang sau trong K : 5

' Xi = 2 + 2u + V,
%2 = — Ì — li + 3u,
< X3 — 3 — 2u — 2v,
14 = - 3 + 3u + V,
X5 = Ì — u — 3v.

Bài 34.13 Sử dụng hạng của ma trận, hãy xét vị trí tương hỗ của ba mặt
phang khác nhau
CL\X + b\y + C\Z = dị,
a,2X + b2y + c z = d-2, 2

a x + b y + C3Z = d .
3 3 3

trong không gian ba chiều.

Bài 34.14 Sử dụng hạng của ma trận, hãy xét vị trí tương hỗ của hai
đường thẳng khác nhau

Ũ\X + b\y + C\Z = di, CL2X + Ò2y + C2Z = dĩ, và


+ ò y + C32 = d , CL4X + hy + CịZ = dị.
3 3

trong không gian ba chiều.


35. Không giun ơcỉit, aũĩì 231

B à i 34.15 (Định lí về đường trung tuyến): Cho char(iO > 3 và A,B, c


là ba điểm không thẳng hàng trong một không gian afin. Đặt A' = Ì £ , +
hp- B = + 7jA, c = ịA + \B. Chứng minh rằng ba đường thẳng
AA', BB', Cơ đồng qui t ạ i một điểm G sao cho ÃG = 2GA'.

Bài 34.16 (Mỏ rộng định lí về đường trung tuyến): Cho char(K) = 0 và
Ai,..., An là ba điếm không thẳng hàng trong một không gian aíĩn. Điểm
K — ^ ĩ j được gọi là trọng t â m của ri— Ì điểm {Aj\j Ỷ O i còn các
A

điíờng thẳng AịA^ được gọi là các đường trung tuyến. Chứng minh rằng
các đitòng thẳng AA'ị, i = Ì , n , đồng qui t ạ i một điểm.

Bài 34.17 Cho hai không gian con khác rỗng Bi,Ba không giao nhau của
không gian afin hữu hạn chiều. Chứng minh rằng luôn xây dựng được một
siêu phang B song song với hai không gian con đó:

Bài 34.18 Ta gọi cấu hình trong một, không gian afm A là một dãy hữu
hạn sắp t h ứ t ự các không gian con { B i , . . . , B } . Hai cấu hình { B i , . . . , B }
m m

và { B j , ...,M' } được gọi là tương đẳng afin nếu tồn t ạ i một t ự đẳng cấu
m

afin / của A thỏa mãn / ( B i ) = Mị với mọi ì. Chứng minh rằng hai cấu hình
(b, B) và (b',W) - m ỗ i cấu hình gồm một điểm và một không gian con - của
không gian afin hữu hạn chiền là tương đẳng afĩn với nhau khi và chỉ khi
d i m ! = d i m ! ' và hoặc đồng thời b <E B và Ư e w hoặc đồng thời b Ệ B và

35 K h ô n g gian ơclit afin

Định nghĩa 35.1 Không gian ơclit afin E (hoặc còn gọi là không gian
ơclit điểm - hay đơn giản hơn - không gian ơclit) là không gian afìn trên
trường số thực liên kết với một không gian (véc tơ) ơclit E. Trên E khoảng
cách giữa hai điểm A, B được định nghĩa như sau

d(A, B) =1 ÃB ị .

d(A, B) cũng được gọi là độ dài của đoạn

AB = {aA + (Ì — à)B; 0 < Q < 1}.

Hê toa dô Dề-các vuông góc của không gian Oclit, hữu hạn chiều là một
bộ (O ei ••• e ) gồm một điểm o và một cơ sở trực chuẩn ( e i , . . . , e ) của
n n

không gian E .
232 Chương 10. Hình học giải tích

Hàm khoảng cách này thỏa m ã n các tính chất thông thường của một
metric. Cụ t h ể : Cho A, B, c e E. K h i đó

a) d(A, B) > 0. Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi A = B.

b) d{A,B) = d(B,A).

c) d(A, B) + d(B, C) > d(A, C).

Hơn nữa, các tính chất về chuẩn hay góc của không gian (véctơ) ơclit có
t h ể diễn đ ạ t dễ dàng dưới ngôn ngữ của h à m khoảng cách này. Chẳng hạn
nếu ( 0 ; Bi , e ) là một hệ tọa độ Đề-các vuông góc của không gian ơclit
n

afm hữu hạn chiều, và nếu A, B có các tọa độ là (ai,.,,,Ôn) và (&i,...,ò ) n

thì
d(A, B) = ự ụ , - b f + --- + { a - b ) \
l n n

Ta có thể dễ dàng mở rộng các khái niệm của không gian ơclít ba chiều
thông thường ra trường hợp nhiều chiều. Chẳng hạn:

Định nghĩa 35.2 Cho a,Ị3 là hai phang trong không gian ơclit (afĩn) hữu
hạn chiều. Khoảng cách giữa hai phang này là đ ạ i lượng

d(a,0)= mĩ d(A,B).
A€a,B£0

Mệnh đề 35.3 Cho A £ a, B <E p và u, V là các không gian chỉ phương


của hai phang Ct,ị3. Kí hiệu X là véc tơ độ cao của AB lên u + V (xem
Định nghĩa 24.3). Khỉ đó

d(a, 0) =\ X ị .

Nói riêng, nếu AB vuông góc với u và V thì d(a,(3) =1 ÃB ị .

Ta có thể áp dụng Bổ đề 24.4 (hoặc Bài tập 24.2) để tìm véctơ độ cao.
Tuy nhiên khi đ ã biết các phương trình định nghĩa các phang, ta có thể sử
dụng phương p h á p trong Bài 35.3.

Ví dụ 35.1 Trong hệ tọa độ Đề-các vuông góc giả sửẢ là điểm có tọa độ
( a i , . . . , a „ ) , còn Oi là siêu phang được cho bởi phương trình

C\X\ + • • • + c x + ả — 0.
n n

Lấy B là một điểm của siêu phang này với tọa độ (61,6„). ÃB vuông
góc với Oi (tức vuông góc với không gian chỉ phương của nó) khi và chỉ
'5. Không gian ơcỉit afín 233

chi (bi - Oi, ...,b - Ôn) = ò ( c i , c „ ) . Rút ỏi từ hệ thức này và thay vào
n

ahương trình trên, ta được

giai + • • • + c a + d
n n
6= -
cỊ + -.. + cị

Lấy điểm £ này. ta suy ra

d(A,a) = d(A.B) =\b\-\ ( ... ) 1=


Cl) )Cn
ClQl +
-- " "
,+C Q + rf

+ • • • + <s

Định nghĩa 35.4 Ánh xạ afin / : E -* Ì' của hai không gian ơclit afin
được gọi là một ánh xạ đẳng cự nếu với mọi A, B € E ta cổ

d(f(A)J(B)) = d(A,B).

Ánh xạ đẳng cự của một không gian ơclit aíin hữu hạn chiều vào chính
nó còn được gọi là phép dời hình. Tùy thuộc vào D e t ( D / ) = Ì hay —Ì,
người ta còn gọi là phép dời hình loại Ì hay loại 2.

Định lí 35.5 ChoỊ : E —> E' của hai không gian ơclit afin. Các điều
kiện sau là tương đương:

(i) f là một đẳng cự.

(ti) / là một ánh xạ afin với phần tuyến tính DỊ của nó là một ánh xạ
đẳng cự.

(ni) d(f(A),f(B)) = d(A, B) với mọi A,B € E.

Định lí 35.6 Cho f là một phép dời hình của không gian ơclit afin (E, E)
hữu hạn chiều với phần tuyến tính DỊ. Khi đó tồn tại véctơ ỉ € E sao cho
DỊ {ỉ) = l và f = ti o g, trong đó g là phép dời hình của E có một điểm bất
động a € E.

Chú ý rằng trong định lí trên l có thể bằng 0. Nếu ta đồng nhất E với
E bằng cách xem a là gốc tọa độ (tức biến a thành 0) thì g là một biến đổi
trực giao. Nếu ỉ Ỷ 0, thì khi đó vì Dg = DỊ ta sẽ có g(l) = ỉ, tức là / cũng
cố định qua phép dời hình g. Khi đó nếu viết E = (RI) © ỉ - thì g được xác 1

định bởi go = g \i±- Như vậy g là phép quay quanh trục RI, hoặc là hợp
của phép quay với một phép phản xạ. Do đó / = ti o g là một chuyển động
xoáy ốc (vừa quay, vừa chuyển động dọc theo trục RI).
234 Chương lũ. Hình học giải tích

V í d ụ 35.2 Cho d i m E = 2. Nếu DỊ = id thì / là phép tịnh tiến. Nếu


DỊ Ỷ íd và Det(Df) = Ì thì DỊ không có véc tơ riêng, nên í = 0 và / có
một điểm bất động chính là điểm gốc của phép quay / ! Nếu Det(Df) = —Ì
thì DỊ là phép phản xạ qua một đường thẳng. K h i đó / là hợp của phép
phản xạ và phép t,ịnh tiến.

Định lí 35.7 Mọi phép biến đổi afin của không gian ơcỉit afin n-chiều là
ánh xạ hợp thành của các ánh xạ sau:
(a) Tối đa TI phép vị tự (với hệ số dương),
(b) Phép dời hình có điểm hất động,
(c) Phép tịnh tiến.

Bài tập

Bài 35.1 Tìm khoảng cách từ điểm cho bởi ,tọa độ là véc tơ a và mặt
phang cho bởi hệ phương trình trong không gian ơclit 4 chiều:
a) a = (4,2, - 5 , 1 ) và

ị 2xi - 2z + x + 2x = 9,
2 3 4

\ 2xí - 4X2 + 2X3 + 3X4 = 12.

b) a = (2,4,-4,2) và

Ị Xi + 2X2 + x - £4 = 1, 3

Ị Xi + 3x 2 + £3 - 3x 4 = 2.

Bài 35.2* Cho (ai, ...,a ) là tọa độ của điểmẢ và


n

CịlXị-ịỉ- Ci x = dị, i — Ì, ...,m,


n n

là hệ phương trình xác định (rí — m)-phẳng 7T trong không gian ơclit n
chiều. Chứng minh rằng hệ phương trình

ị CịịXi-ị h c x = di, i = l,...,m,


in n

Ị Xj - dj , = C\ịU\ H 1- CrnjU , j = Ì, ...,n,


m

trong đó Ui,...,u là các biến mới, có nghiệm duy nhất (xỊ, ...,xị,u^,u§,),
m

Hơn nữa nếu đặt h = (xỊt ,xị) thì I h 1= d(i4,7r).


Không gian Oclit afìn 235

B à i 35.3* Cho à là (TI - p)-phẳng và /3 là n - g)-phẳng trong không gian


Oclit n-chiều với các hệ phương trinh định nghĩa la

a x H ị- a x = c , ỉ = Ì, ...,p,
n x in n l


biiXỊ + Ị- b x
in n = dị, i = Ì , q .
Lập hệ phương t r ì n h sau:

a xi + ••• + a x =d, i = Ì, ...,p,


n in n

bìm -ị í- b y ln n = di, i = Ì, ...,q,


x
i - Vi = H í- a Up, j = Ì, PJ
x
j - % = bijVị + ••• + b v . j = Ì, ...,n.
qj q

Chứng minh rằng hệ này có nghiệm, và với mọi nghiệm riêng

ÍT? T° 7/° 11° 1/9 7/° í,9

thì d(Q,/3) =1 /ì I, trong đó h = (x° - ĩ/?,x£ - y°),

Bài 35.4* Cho điểm a € K" và không gian con 7T = b + V c R , trong đó n

V là không gian chỉ phương có cơ sở là các véc tơ ặị,efc. Chứng minh


rằng khoảng cách t ừ a tới 7T được tính qua định thức Gram như sau:

AI \2 _ I G(ei,...,e ,a-6) I fc

ạ(a, 7T) = • G(ei, ...,e ) I


fc

Bài 35.5 Tìm khoảng cách giữa hai mặt phang a = a + í Ì ai + í 2^2 và
/3 = ò 4- í Ì ối + Í2Ỉ>2 trong không gian ơclit 4-chiều. trong đó

a = (4,5,3,2), b = (1,-2,1,-3),
Oi = (1,2,2,2), 02 = ( 2 , - 2 , 1 , 2 ) ,
bi = (2,0,2,1), ba = ( 1 , - 2 , 0 , - 1 ) .

Bài 35.6* Một ánh xạ / từ không gian ơclit afin hữu hạn chiều E vào
chính nó được gọi là ánh xạ đồng dạng nếu tồn t ạ i A > 0 sao cho với mọi
0 , 6 e E ta có
d(f(a),f(b)) = Xd(a,b).

Chứng minh rằng / là ánh xạ đồng dạng khi và chỉ khi nó là hợp của một
phép vị tự (xem Bài 33.7) và p h é p dời hình.
236 Chương 10. Hình học giải tích

B à i 35.7 Cho E là một không gian ơclit hữu hạn chiều. Chứng minh rằng
một đẳng cấu aíĩn / của E biến các đường thẳng vuông góc t h à n h các
đường thẳng vuông góc là một ánh xạ đồng dạng (xem Bài 35.6).

Bài 35.8* Cho E là một không gian ơclit chiều n > 2. Cho / là một song
ánh t ừ E vào chính nó thỏa mãn tính chất sau:
Nếu A, B, c, D là 4 điểm t ù y ý mà ÃB Ì CD thì f ( A ) f ( B ) Ì f(C)f(D).
Chứng minh rằng / là một ánh xạ đồng dạng.

Bài 35.9* Hai cấu hình (xem Bài 34.18) trong không gian ơclit hữu hạn
chiều được gọi là tương đẳng metric nếu t ồ n t ạ i một t ự đẳng cấu đẳng
cự biến cấu hình này t h à n h cấu hình kia. Chứng minh rằng hai cấu hình
{bo,...,b }
n và {b' , ...,b' } gồm các điểm là tương đẳng metric với nhau khi
ữ n

và chỉ khi d(bị,bj) = d(b'ị,b'j) với mọi cặp

Bài 35.10 Chứng minh rằng hai cấu hình (b,M) và (b',W) - mỗi cấu hình
gồm một điểm và một, không gian con - trong không gian ơclit hữu hạn
chiều là tương đẳng metric với nhau khi và chỉ khi d i m B = dim Ì ' và
d(6,B) = d(b',W).

Bài 35.11 Góc giữa hai đường thẳng là góc giữa hai véc tơ chỉ phương
đ ì a chúng hoặc phần bù của góc đó (sao cho giá trị của góc nằm giữa 0 và
7r/2). Chứng minh rằng hai cấu hình - m ỗ i cấu hình gồm hai đường thẳng
- trong không gian ơclit hữu hạn chiều là tương đẳng metric với nhau khi
và chỉ khi góc và khoảng cách giữa chúng trong hai cấu hình bằng nhau.

Bài 35.12 Góc giữa một đường thẳng ả và một không gian con lĩ trong
không gian ơclit là góc giữa một véc tơ e khác 0 trên ả và hình chiếu vuông
góc e' của nó trên không gian chỉ phương V của lĩ, hoặc phần bù của góc
đó (sao cho giá trị của góc nằm giữa 0 và lĩ/2). Chứng minh rằng hai cấu
hình (ò, 1 ) và (c, C) - mỗi cấu hình gồm một đường thẳng và một không
gian con - trong không gian ơclit hữu hạn chiều là tương đẳng metric với
nhau khi và chỉ khi góc và khoảng cách giữa chúng trong hai cấu hình bằng
nhau và d i m B = d i m C .

Bài 35.13 Cho E là không gian ơclit hữu hạn chiều. Tập 5 c E được gọi
là tập lồi nếu với mọi X, y e s và 0 < Q < Ì ta đều có ax + (Ì - a)y € s.
Bao lồi của tập con A c E là t ậ p hợp
Tì n
c o n v ^ ) = {22 i u
a a
n £ N , ai > 0, y~]ữi = Ị, Oi 6 À).
1=1 1=1
Chứng minh rằng bao lồi của một tập lồi là một tập lồi.
35. Không giãn ơclit ãfìn 237

B à i 35.14 Hình lập phương n-chiều là bao l ồ i của các điểm ao + Otie-Í +
h a e trong không gian Oclit E, trong đó ao € E, e i , . . . , e là một, hệ
n n n

véc tơ trực giao có độ dài n h ư nhau, và dị = 0 , 1 . Đường chéo là đường


nối hai đỉnh có độ dài lớn nhất. Hãy tìm số đường chéo của một hình lập
phương n-chiều vuông góc với một đường chéo cho trước.

Bài 35.15 Chứng minh rằng đường chéo của hình lập phương n-chiều tạo
với tất, cả các cạnh của nó các góc bằng nhan.

Bài 35.16 Chứng minh rằng hình chiếu vuông góc của bất kì một, cạnh
nào của hình lập phương n-chiều lên một đường chéo cũn nó cũng có độ dài
bằng - độ dài đường chéo. T ừ đó suy ra các hình chiên vuông góc của các
đỉnh hình lập phương n-chiều lên đường chéo chia nó t h à n h n phần bằng
nhau.

Bài 35.17 Tính góc tạo bởi đường chéo và một mặt /c-chiều của hình lập
phương n-chiều.

Bài 35.18 Góc Oi giữa hai không gian con u và V của một không gian
(véc tơ) ơ c l i t hữu hạn chiều được định nghĩa n h ư sau:
- Nêu u n V = 0 t h ì a là góc bé nhất trong các góc tạo bôi các véc tơ
khác không X G u và y € V.
- Nếu u c V hoặc V c u thì Q = 0.
- N ế u u n V = L và L Ỷ u, V thì đặt u* = u n L 1
và V* = V n L .
Khi đó đ ặ t a là góc giữa u* và V*.
Góc giữa hai phang của không gian ơclit afm là góc giữa hai không
gian chỉ phương.
Chứng t ỏ rang khái niệm góc giữa hai phang là hoàn toàn xác định và
bằng 0 khi và chỉ khi hai phang song song với nhau.

Bài 35 19* Đơn hình đều n-chiều là bao lồi của Tì + Ì điểm trong không
gian ơclit m à khoảng cách của 2 điểm tùy ý là như nhau. Bao l ồ i của k + 1
S i m t ù y ý trong số n + Ì điểm đó tạo t h à n h một, mặt /c-chiều. M ặ t fc-chiều
va mát (n - k - l)-chiều được gọi là đ ố i nhau nếu m ỗ i đỉnh của đơn hình
thuộc một trong hai mặt ấy. T ì m khoảng cách giữa chúng nếu biết độ dài
của m ỗ i cạnh đơn hình là a.

Bài 35 20 Cho s là một tập lồi trong không gian Oclit hữu hạn chiều.
Mót t á p con loi T c s được gọi là một mặt (biên) nếu mọi đoạn thẳng có
hai đ ầ u m ú t trông s m à có một điểm trong thuộc T thì cả đoạn thẳng đó
n ă m trong T (đoạn thẳng với hai đ ầ u mút a, b G s là tập hợp các điểm có
238 Chương 10. Hình học giải tích

-dạng aa + (Ì - a)b, trong đó 0 < a < 1. Nếu 0 < a < Ì thì điểm đó được
gọi là điểm trong). Chứng minh rằng:
a) Giao của một họ các mặt và mặt của một mặt của một tập lồi s lại
là các mặt của s.
b) Cho s là một đa diện, tức là t ậ p hợp

5 = {XGE; /i(x)>0,...,/ (x)>0},


m

trong đó /ì /n : E —> 0 là các hàm tuyến tính afin và E là không gian


Oclit hữu hạn chiều. K h i đó với mọi ỉ, đa diện

Si = sn{x; fi(x) = 0}

hoặc bằng rỗng. hoặc là một mặt của s.

Bài 35.21 Chứng minh rằng một hàm tuyến tính afĩn / khác hằng trên
đa diện 5 = { x 6 A; fi(x) > 0,Ịm{x) > 0} không t h ể nhận giá trị cực
đ ạ i t ạ i điểm a G s mà t ấ t cả fì(a) > 0.

Bài 35.22* Cho s là một đa diện trong không gian ơclit hữu hạn chiều
E. Giả sử / là một h à m tuyến tính afin bị chặn trên trên s. Chứng minh
rằng / nhận giá trị cực đ ạ i t ạ i t ấ t cả các điểm t r ẽ n một mặt nào đó của s.
Hơn nữa, nếu tập hợp s bị chặn thì / cũng nhận giá trị t ạ i một đỉnh nào
đó của s (đỉnh của s là một mặt chỉ gồm một điểm).

Bài 35.23* Cho s là một đa diện trong không gian ơclit E = R" xác định
bởi các bất đẳng thức

/l(x) > bi, ...,fm(x) > b ,


m

trong đó fi là các hàm tuyến tính. Với mỗi điểm p E s các điều kiện sau là
tương đương
(i) P là đỉnh của s.
(ii) Tồn t ạ i các chỉ số li, ...,i sao cho
n . . . , / i độc lập tuyến tính và
n

=••• = /»»-&i„=0.

36 Siêu mặt bậc hai trong không gian afĩn

36.1 Siêu mặt bậc hai trong không gian afín tổng quát

Trong mục này ta luôn giả thiết A = A". Trong A ta chọn một hệ tọa độ
afin và đồng nhất các điểm với các tọa độ của nó.
Siêu mặt bậc hai trong không giãn aũn 239

Đ ị n h n g h ĩ a 36.1 Siêu mặt bậc hai F trong không gian afĩn A là một t ậ p
con thực sự khác rỗng bao gồm các điểm thỏa mãn phương trình sau:
n n
y i aijXiXj + ^2 i ib x
+ c = 0,
ij=l 1=1

trong đó dij = , bị,c € K. Nếu kí hiệu Q(x) = J2Zj=i ijXiXj, l(x) =


aji
a

F(x) = Q(x) + l(x) + c,


thì F được cho bởi phương trình F(x) = 0. Ta gọi F(x) là hàm bậc hai, còn
Q{x) và tương ứng là p/iẩn íỡàn phương và pAổn í?zi/ến íín/ỉ của F(x).

Ví dụ: Khi lĩ = 2, tức là trong mặt phang afín, siêu mặt bậc hai chính là
các đường (cong) bậc hai gồm các ellip, hyperbol, parabol. K h i n = 3 ta có
các mặt (cong) bậc hai trong không gian.

Ta có định lí phân loại sau:

Định lí 36.2 Cho F là một siêu mặt bậc hai. Khi đó tồn tại một hệ tọa
độ afin để F xác định bởi một trong các dạng phương trình sau:

(i) XIXỊ -ị h x xị = Oi,


n

(ũ) X\xỊ + • • • + \ xị = a, r < n,


r

(Ui) XixỊ + •.•• + A Xr + 2x i = 0, r < n.


r r+

ớ trên tất cả các hệ số XiỶ 0- Các dạng này được gọi là dạng chính tắc
của siêu mặt bậc hai F.

Định nghĩa 36.3 Tâm (đối xứng) của siêu mặt bậc hai F là điểm c G A
(không nhất thiết thuộc F) sao cho với mọi X € F thì c - (x - c) e F.
Tập t ấ t cả các t â m của F được gọi là tập tâm.

Điều kiện c — (x — c) E F nghĩa là điểm đối xứng với X qua tâm c cũng
thuộc F.

Ví dụ 36.1 Theo phân loại của Định lí 36.2, trong trường hợp (i) gốc tọa
độ o = (0 ...0) là một t â m đ ố i xứng; trong trường hợp (ũ) không gian con
gồm các điểm ( 0 , 0 , X + 1 , x ) thuộc t ậ p tâm; còn trong trường hợp
r n

(iii) gốc tọa độ o = (0, • 0) không phải là t â m . Parabol không có điểm t â m


nào.
240 Chương 10. Hình học giải tích

36.2 S i ê u m ặ t b ậ c h a i t r o n g k h ô n g g i a n a f i n t r ê n t r ư ờ n g số
thực

Trong không gian afin trên trường số thực người ta thường phát biểu Định
lí 36.2 dưới dạng

Định lí 36.4 Cho ỉ' là một siêu mặt bậc hai trong A|j. Khi đó tồn tại một
hệ tọa độ afin để F được cho bởi một trong các dạng phương trình sau:

(a) x\ + • • • + xị — xị — • • • — xị = 0, trong đó Ì < k < r < 2k, r <n,


+l

(b) x\ + • • • + xị — xị — • • • — xị = Ì, trong đóì<k<r<n,


+1

(c) xị H h xị — xị xị + 2x \ — 0, trong đó Ì < k < T < 2k,


+ĩ r+

r < n.

Chú ý rằng quan điểm phân loại trong trường hợp (a) và (b)ở định lí
víta nêu có sự khác biệt so với (i) và (li) trong Định lí 36.2. K ế t quả sau
đây mô t ả t r ọ n vẹn tập t â m của siêu mặt bậc hai trong không gian afin
trên R.

Định lí 36.5 Cho F là siêu mặt bậc hai trong được cho bởi hàm bậc
hai F(x). Khi đó

(i) Nếu phần toàn phương Q(x) không suy biến thì tâm của F chỉ gồm
một điểm. Trong trường hợp này dạng chính tắc của F được cho bởi

x\ + • • • + x\ — xị — • • • — x\ = a; Ì < k < n, a = 0,1.


(ti) Nếu phần toàn phương Q(x) suy biến thì tâm của F hoặc là tập rỗng,
hoặc là một không gian con afin chiều bằng n — r a n k Ọ . Trường hợp
đầu, dạng chính tắc của F là

xỊ-ị Ị- xị - xị xị + 2x i = 0; Ì < k < r < 2k, r <n,


+ì r+

còn trong trường hợp sau, đặng chính tắc của nó là

x\ H \-xị- xị xị=a; ĩ < k < r < lĩ, a = 0,1.


+l

Các bảng p h â n loại sau đây khi n = 2,3 cho ta hình dung cụ thể.
lêu mặt bậc hai trong không giun aũn 241

C á c đ ư ờ n g bậc 2 t r o n g m ậ t phang afĩn t h ự c

Loại Phương trình Tập t â m Tên gọi


(a) xị +xị = 0 {(0,0)} một điểm
xị-xị = 0 {(0,0)} hai đường thẳng
cắt nhau
X? = 0 {xi = 0 } đường thẳng kép
(a) xị + xị = l {(0,0)} ellip
Xỵ 3^2 —— 1 {(0,0)} hyperbol
xị = 1 {xi = 0} hai đường thẳng
song song
(c) xị + 2 x = 0 2 0 parabol

C á c m ậ t bậc hai t r o n g k h ô n g gian a f í n t h ự c

Loại Phương trình Tập tâm Tên gọi

(a) x\ + lị xị = 0 {(0,0,0)} một điểm


X ị ~\~ x>2 — 0 {(0,0,0)} mặt nón
xị + xị=0 {xi =x = 0} 2 đường thẳng
dùỵ ~~~ 0 {xi =x = 0} 2
hai mặt phang
cắt nhau
{xi =0}
xỊ = o mặt phảng kép
(a) {(0,0,0)} ellipsoid
X \ + xị — x\ = 1 {(0,0,0)} hyperboloid một tằng
Xị — x 2 x — 1 {(0,0,0)}
3
hyperboloid hai tầng
xị + xị = í { x i = x = 0} 2
mặt trụ elliptic
2 2 1 { l i =0)2 = 0} mặt trụ hyperbolic
x? = l { x i = 0} hai mặt phăng
song song
(c) x'ị + x'ị + 2x = 0 3
0 paraboloid elliptic
lị _ 2
x + 0
2 x 3 = 0 paraboloid hyperbolic
(mặt yên ngựa)
X? + 2x = 0 3
0 mặt trụ parabolic

36.3 Siêu m ặ t bậc hai t r o n g k h ô n g gian ơ c l i t afin

Đinh lí 36 6 Cho F là một siêu mặt bậc hai trong không gian ơclit M".
Khi đó tồn tại một hệ tọa độ Đề-các vuông góc đểF được cho bởi một trong
các dạng phương trình sau:
242 Chương 10. Hình học giải tích

w ẩ + • •• ầ +
- ẩb: ầ = 1
> t r o n
9 đó Ì < k < r < n,

( ) â + -" + §-ẩ Ể + 2x =0, trong đói <k<r<2k,


c ±I
r+l

r < Tí.

ỡ trên tất cả các hệ số ai > 0. Các dạng này được gọi là dạng chính tắc
trục chính của siêu mặt bậc hai F.

Tương ứng với các trường hợp này, khi n = 2, 3, ta cũng được các bảng
phân loại chi tiết hơn tương t ự như trong phần mục trên. Điểm khác biệt
ở đây là trong phương trình của các mặt phải có các hệ số.
Chú ý rằng m ỗ i siêu mặt bậc hai chỉ có duy nhất một dạng chính tắc
trục chính.

Thuật toán tìm dạng chính tắc trục chính

Muốn tìm dạng chính tắc trục chính của một siêu mặt bậc 2 cho bởi
h à m bậc hai F(x) = Q(x) + l(x) + c ta thực hiện các bước sau:

1. Sử dụng Thuật toán tìm dạng chính tắc trục chính của dạng toàn
phương (trang 190) để đưa Q(x) về dạng:

Q 4 ...+4_4±i—±
(x) = +

dị aị aị +1 ai

2. Khi đó l(x) = 2/3iXi + • • • + 2(3 x . Với ỉ < r, ta dùng phép biến đổi
n n

ị ± 20iXi =Ịz(xi± a^ ) - a ịPĨ =: 4 - Ti-


t
2 2

ỉ ỉ a
«,

3. Bây giờ F(y) = Q(y) + l(y) + c', trong đó Q(y) vẫn có dạng như sau
khi thực hiện bước Ì, nhưng

Ky) = Wr+iVr+i + ••• + 2Ị3 y , m m

trong đó r < m < n và tất cả các hệ số khác 0.


a) Nếu r = m (tức là l(y) = 0) thì chia F(y) cho hệ số t ự do (khi nó
khác 0) và dừng thuật toán.
b) Nếu r + Ì = m, tức l(y) + c' = 2Ị3 \y +i T+ r + c' thì thực hiện tiếp
p h é p đ ổ i biến
Siêu mặt bậc hai trong không gian afín 243

rồi chia F{y) cho Ị3 T+l và dừng thuật toán.


c) Nếu ra > r + 2, ta đặt

(3=^0 2
r+l + --- + pị >o.
ì

Sử dụng phương pháp trực giao hóa Gram-Schmidt đối với các véc tơ

i(&+x,An), (0,1,0,0),.., (0,.... 0,1) e R " m r

ta tìm được hệ véc tơ trực chuẩn bị = (Ỉ>i(r+1), ...,bim);i = r + 1, ...,m.


Thực hiện các phép biến đổi

Zị = y%\ i <T hoặc i > m,


Zr+1 — b(r+l)(r+l)ỉ/r+l H í" b(r+i) y + ịỹ, m m

Zi = bi(r+i)Vr+i + ••• + b y ; i = r+ 2 , m . im m

Kết quả của phép đổi biến này cho ta

F(z) = Q(z) + 2(3z . r+1

Chia F(z) cho 0 và dừng thuật toán.

Ví dụ 36.2 Tìm dạng chính tắc trục chính của mặt bậc hai:

x\ + x\ + 2x\X2 + 2x\ + X3 = 1.

Trước hết ta xét ma trận của dạng toàn phương

Ma trận này có các giá trị riêng là 0, 2. Tương ứng ta có các véc tơ
riêng là {1/Ự2. -1/Ự2), ( I / N / 2 , l / v / 2 ) . Do đó ta cần thực hiện phép
biến đổi sau:
X! = yi/\/2 + y /v2, 2

X2 = - y i / V 2 + ĩfe/>/2,
,X3 =ỉ/3-

Bây giờ ta có phương trình

2y| + v^yi + + y = 1.
3
244 Chương 10. Hình học giải tích

Suy ra
8(y + v/2/4) +
2
2
4{V2yi

Ta có /3 = 2\/3. Thực hiện các phép đ ổ i biến

\/2 ự2 +y - 5/4 -yx + y/2y


yi 3 3

2 l = y 2
" 4 ' 2 2 =
^ ' 2 3
= Vã •

và chia cho 2\/3, ta được phương trình dạng chính tắc trục chính

4
4 2z = 0.
+ 2


Dây là một mặt trụ parabolic.

Người ta cũng chia các mặt bậc hai trong không gian ơclit M theo các 3

tính chất khác sau đây


- M ặ t trụ: mặt tạo bởi các đường thẳng song song với một phương
cố định và tựa theo một đường cong r nào đó. Ta có các mặt trụ
hyperbolic, mặt t r ụ elliptic và mặt t r ụ parabolic.

- Mặt nón: mặt tạo bởi các đường thẳng đi qua một, điểm cố định (gọi là
đỉnh nón) và tựa vào một đường cong r cố định (gọi là đường chuẩn).
Ta có các mặt nón tròn xoay cho bôi phương trình x\ + xị — xị = 0,
hoặc mặt nón elliptic được cho bởi phương trình
_2 _2 _2
—L + _ £ _ -A — 0
_2 _2 2
àị dị dị
- Mặt tròn xoay: tạo bởi một đường cong phang quay xung quanh một
trục nằm trong mặt phang chứa đường cong. Đó là các mặt nón tròn
xoay. mặt cầu, hay tổng quát hơn là các ellipsoid có phương trình
_2 _2 _2
/-VI T* T*
Xi Xo XQ
_J_ _j £ _j i — 1
oi ọ 1 0 *ĩ
a
ĩ à? «3
hoặc là các hyperboloid một tầng, hai tầng được cho bởi các phương
trình:
Ĩ X -|_ ĩ l _ £ ằ Ì ĩl ĩ ị = Ị =
3

af af Ckg ' aỊ af ạ|
hoặc là paraboloid elliptic với phương trình

a 2
a 2
36. Siêu mặt bậc hai trong không gian a.fìn 245

- M ặ t kẻ: là mặt, bậc hai m à qua một điểm bất kì đều có ít nhất một
đường thẳng nằm hoàn toàn trên mặt ấy. Đó là các mặt: mặt nón
(elliptic), các mặt trụ, các cặp mặt phang, hyperboloid một tầng và
paraboloid hyperbolic.

Đ ị n h n g h ĩ a 36.7 Cho 7T là một, m-phẳng thực sự của E và A 6 E là một


điểm. Điểm A' được gọi là điểm đ ố i xứng của Ả qua lĩ, nếu đoạn thẳng nối
A và A' vuông góc với 7T và cắt 7T t ạ i điểm giữa của nó.
Ta gọi 7T là m-phẳng đối xứng của siêu mặt bậc hai F nếu điểm đối
xứng qua lĩ của mọi điểm thuộc F cũng thuộc F.

Ví dụ 36.3 Theo dạng chính tắc trục chính nêu trong Định lí 36.6: Đối
với các siêu mặt bậc hai loại (a) và (b) các siêu phang x = 0, ỉ < r và l

Xi = Oi, i > r, ữEl, đền là các siêu phang đ ố i xứng của các siêu mặt bậc
hai. Giao của n — m siêu phang t ù y ý trong số đó sẽ cho ta một m-phẳng
đối xứng.
Đối với siêu mặt bậc hai loại (c) các siêu phang Xi = 0, i < r và
Xi = Oi, ỉ > r + Ì, Q Ễ K , đều là các siêu phang đ ố i xứng. Giao của ri— ra
siêu phang t ù y ý trong số đó sẽ cho ta một m-phẳng đ ố i xứng, trong đó
ra > 0. Tuy nhiên X 1 = 0 không là siêu phang đ ố i xứng.
r+

Bài t ậ p

B à i 36.1* (Tính duy nhất của phương trình biểu diễn) Cho F là một siêu
mặt bậc hai trong không gian afin trên R không phải là các không gian con
afm. G i ả sử F được cho bởi hai cách khác nhau: F i ( x ) = 0 và F (x) = 0, 2

trong đó Fị(x) và F ( x ) là các h à m bậc hai. Chứng minh rằng t ồ n t ạ i A Tẻ 0


2

để = XF (x).2

Bài 36.2 Tiếp tuyến của một đường cong c tại một điểm A e c là giới
hạn (nếu t ồ n t ạ i ) của đường cát tuyến AB (B G C) khi B dần tới Ả. Chứng
minh rằng tiếp tuyến của ellip, hyperbol, parabol với các phương trình
tương ứng

£ + Ể = i , 4 - £ - i . ẩ + * = °-
0? b2
a
2
b
2
a
2

t ạ i tiếp điểm (xo, vo) lần lượt có phương trình là

xạ ™ 5-^ = 1, íẹ
x + (y + yo ) = 0.
246 Chương 10. Hình học giải tích

B à i 36.3 Chứng minh rằng quĩ tích các điểm trên mặt phang (ơclit) có
tổng các khoảng cách đến hai điểm F, F' cho trước khống đổi là một ellip.
(F. F' được gọi là các tiêu điểm của ellip). T ừ tính chất này ta suy ra cách
vẽ một ellip n h ư sau: ta có thể lấy một sợi dây buộc chặt hai đ ầ u mút vào
2 điểm r ồ i tựa đ ầ u bút kéo căng sợi chỉ để vẽ.

Bài 36.4* Chứng minh rằng các tiêu điểm của một ellip có tính chất sau:
một tia sáng t ù y ý qua một tiêu điểm gặp đường ellip sẽ phản xạ thành tia
đi qua điểm tiêu điểm còn l ạ i (tia phản xạ đối với ellip là tia phản xạ đối
với đường tiếp tuyến t ạ i giao điểm của tia và đường ellip).

Bài 36.5 Tìm quĩ tích các điểm trên mặt phang (Oclit) có tỉ số giữa khoảng
cách t ừ nó tới một điểm F cho trước và khoảng cách t ừ nó tới một đường
thẳng L cho trước không qua F là một số không đ ổ i . (Điểm F cũng chính
là tiêu điểm đ ì a quĩ tích).

Bài 36.6 Trong mặt phang (ơclit) kí hiệu c là đường tròn bán kính a và
s là ellip được cho bởi phương trình

K h i đó có thể xem s là ảnh của c qua ánh xạ afm sau

/: R -M ; (ì, y) ^ (x, -y).


2 2

a
Hai điíờng kính D và D' (các dây cung đi qua tâm) của s được gọi là liên
hợp với nhau. nếu nghịch ảnh của chúng f~ (D) và f~ (D')
l
là hai đường
l

kính vuông góc của đường tròn 5. Chứng minh rằng:

a) Đường kính D đi qua trung điểm của dây cung T song song với đường
kính liên hợp D'.
Nếu p, p' lần lượt là hai đ ầ u mút của 2 đường kính liên hợp D và ử
và o là t â m ellip, thì

b) d{O.P) + d{0,P') = a + b .
2 2 2 2

c) Diện tích tam giác OPP' bằng ^ab.

Bài 36.7 Chứng minh rằng quĩ tích các điểrtí trên mặt phang (ơclit) sao
cho khoảng cách t ừ nó tới một điểm F cho trước bằng khoảng cách t ừ nó
tới một đường thẳng L cho trước không chứa F là một parabol (F được
gọi là tiêu diêm của parabol).
Sìêìi mặt bậc hai trong không giãn ãfìn 247

B à i 36.8 Chứng minh rằng các tia đi qua tiêu điểm khi gặp parabol được
phản x ạ t h à n h các tia song song với nhau.

Bài 36.9 Chứng minh rằng quĩ tích các điểm trên mặt phang (ơclit) có
hiệu các khoảng cách đến hai điểm F, F' cho trước không đổi là một hy-
perbol. {F,F được gọi là các tiêu điểm của hyperbol). T ừ đó ta cũng có
f

cách vẽ m ộ t n h á n h hyperbol n h ư sau: Gắn một đ ầ u thước kẻ vào một điếm


F' trên giấy sao cho thước có t h ể quay được. Buộc chặt một đ ầ u của một
sợi chỉ với đ ầ u còn l ạ i của thước và và đ ầ u kia của sợi chỉ với một điếm F
khác t r ê n giấy. Quay thước xung quanh F' và giữ đ ầ u b ú t sát mép thước
sao cho sợi chỉ căng. K h i đó đ ầ u b ú t sẽ vạch nên một n h á n h hyperbol.

Bài 36.10 Chứng minh rằng các tiêu điểm của một hyperbol có tính chất
sau: một tia sáng t ù y ý qua một tiêu điểm gặp đường hyperrbol sẽ phản
xạ t h à n h tia m à phần kéo dài của nó sẽ đi qua điểm tiêu điểm còn l ạ i .

Bài 36.11 Đường thẳng L được gọi là đường tiệm cận của đường cong c
nếu dịp L) -> 0 khi p e c và tọa độ của p dần tới 00. Chứng minh rằng
trong các đường ellip, parabol, hyperbol chỉ có hyperbol có đường t i ệ m cận.
Viết phương trình của các đường t i ệ m cận.

Bài 36.12 Chứng minh rằng tích các khoảng cách từ hai tiêu điểm của
ellip hay hyperbol đ ế n tiếp tuyến t ù y ý là không đôi.

Bài 36.13 Tìm quĩ tích hình chiếu vuông góc của tiêu điểm của parabol
xuống các tiếp tuyến của nó.

Bài 36.14 Chứng minh rằng diện tích tam giác tạo bởi hai đường tiệm
cận và một tiếp tuyến t ù y ý của hyperbol là không đôi.

Bài 36 15 Cho AB là dây cung tùy ý của ellip (tư. hyperbol hay một
parabol) trong mặt p h ă n g ơ c l i t đi qua một tiêu điểm F của nó. Chứng
minh rằng YÃ +
FB k h ô n
s đ ổ i
-
B à i 36.16 Chứng minh rằng giao điểm của một mặt nón tròn xoay với
một mặt, p h ă n g cho ta một đường bậc hai, và mọi đường bậc hai có thể
nhận được bằng cách này.
B à i 36 17 Vẽ các đường cong bậc hai sau trong hệ tọa độ Đề-các vuông
góc t ự nhiên:
a) 2x - 4xy - ý + 4V5x + 8 = 0.
2 1

b) X + 2xy + y + 8x + y = 0.
2 2

r í 5 x + 4xy + 5y + V2(x + y) = f .
2 2
248 Chương 10. Hình học giải tích

B à i 36.18 V i ế t dạng chính tắc trục chính và các phép chuyển tọa độ tương
ứng của các mặt bậc hai sau đây
a) 2xy + 2xz + 2yz — 6x — 6y — 4z = 0.
b) Ix + lý + 10z - 2xy - 4xz + 4yz - 12x + Uy + 60z = 24.
1 1 2

c) 2xy - 6x + l ũ y + 2 = 31.

Bài 36.19 Cho ellipsoid trong không gian Oclit ba chiều


„2 2 2
X XI z
^ + Tõ + - õ = l ( a > b > c > 0 ) .
à 1
tr c z

Tìm những mặt phang cắt nó theo một đường tròn.

Bài 36.20 Chứng minh rằng trong không gian ơclit ba chiều không có
đoạn thẳng thực sự (tức là độ dài dương) nào nằm trên mặt ellipsoid,
hyperboloid 2 tầng hoặc trên paraboliod elliptic.

Bài 36.21 Ta nói mặt cong 5' là tiệm cận của mặt cong s nếu khoảng
cách d(P, S') t ừ điểm p e s tới 5" dần tới 0 khi p —> 00. Chứng minh rằng
mặt nón
_2 2 2
X y z
á 2
b c 2 2

là t i ệ m cận của hyperbolid (Ì hoặc 2 tầng):


„2 2 2
X y 2
— + — = ±1
a 2
b é2 2

Bài 36.22 Chứng minh rằng qua mỗi điểm trên hyperboloid một tầng
hoặc paraboloid hyperbolic có đúng hai đường thẳng nằm hoàn toàn trên
mặt bậc hai đó.
C h ư ơ n g l i

Đôi điều tản mạn

37 M ộ t vài ứ n g dụng

Mục này sẽ giới thiệu hai trong số vô vàn ứng dụng của đại số tuyến tính.
Một ứng dụng liên quan đ ế n một trong những vấn đề cơ bản của Toán học,
và ứng dụng khác liên quan đ ế n nhiều vấn đề thực t i ễ n .

37.1 Định lí cơ bản của Đại số

Định lí 37.1 Mọi đa thức khác hằng trên trường số phức đều có nghiệm.

Định lí này lần đầu tiên do nhà toán học Đức K. Gauss chứng minh
năm 1799 trong luận án t i ế n sĩ của mình. Cho đến nay có hơn 70 cách
chứng minh nó. Sau đây là một chứng minh hầu n h ư chỉ sử dụng đ ạ i số
tuyến tính (ngoại t r ừ một khẳng định trong giải tích là mọi đa thức với hệ
số thực bậc l ẻ đ ề u có nghiệm thực). Nó được trình bày trong [2].
Để chứng minh Định lí cơ bản của đ ạ i số, với m ỗ i trường K, số nguyên
diíơng ả và r, ta xét khẳng định sau đây:
V(K ả r)\ Cho r toán tử tuyến tính Â\,...,A bất kì đôi một giao hoán
r

với nhau của không gian véc tơ V chiều n trên K sao cho á không chia hết
n. Khi đó r toán tử tuyến tính này có chung véc tơ riêng.
Những điều sau đây có t h ể chứng minh đựợc:

(a) Nếu V{K,d,\) đúng thì V(K, d, r) đúng với mọi r > ĩ (xem Bài
19.19).

(b) P ( R 2 r) đúng: điều này được suy ra trực tiếp t ừ Bài 18.11 và khẳng
định (a) nêu trên.

249
250 Chương li. Dôi điều tản mạn

B ổ đ ề 37.2 V(C,2 ,r)k


đúng với mọi số nguyên dương k và r.

Chứng minh. Ta chứng minh bằng qui nạp theo k.


Trước hết với k = Ì , t ừ (a) nêu trên, ta chỉ cần chứng minh V(C,2,1).
Ta sẽ đồng nhất một t o á n t ử tuyến t í n h của c với ma t r ậ n biểu diễn của
n

nó theo cơ sở t ự nhiên. Cho Ả € M ( n , C ) với n l ẻ . Khẳng định V{C,2.l)


có nghĩa là A có véc tơ riêng. Ta kí hiệu Ti. là t ậ p các ma trận Hermite cấp
n. Ta xét 2 toán t ử tuyến tính sau của Tí

Li: n 9 B h—> (AB + BA*)/2,


L : H 9 B I—> (AB —
2 BA*)/(2i).

Khi đó theo Bài 13.18, Li và Li là hai toán tử tuyến tính giao hoán với
nhau của H và dirriR Ti = ri lẻ. Vì ^(IR, 2, 2) đ ú n g (xem (b) ở trên) ta suy
2

ra Li và 1/2 có chung một véc tơ riêng, chẳng hạn ma t r ậ n B Ỷ Oi tức là


L i (J3) = aB và L ( i ? ) = Ị5B với Q,/3 G K. Nhưng khi đó
2

(Li + iL )(B) =AB = (a + 0i)B,


2

và mọi cột khác 0 của B sẽ là véc tơ riêng của A.


Bây giờ giả sử VịC^^r) đúng với mọi ỉ < k. Ta sẽ chứng minh
V(C,2 ,r),
k
hay theo (à) ở trên ta chỉ cần chứng minh P ( C , 2 , l ) . Giả fc

sử A e M(n, C), trong đó n không chia hết cho 2 . Ta chỉ cần xét trường k

hợp n : 2 . Kí hiệu s là t ậ p các ma t r ậ n phức đối xứng lệch cấp Tỉ. Ta


xét các toán t ử tuyến tính sau của 5:

Ni: s 3 B I—> AB + BA , T

N:
2 s 3 B I—• ABA .
T

Theo Bài 13.19, hai toán tử tuyến tính này giao hoán với nhau, và dim V =
n ( n - l ) / 2 . Số này không chia hết cho 2 . Theo giả thiết qui nạp 7 ( C , 2
f c _ 1 3 /c_1
;

đúng. Do đó A^I và A^2 có chung véc tơ riêng, chẳng hạn ma trận B / 0 ,


và Ni{B) = XB, Nj(B) = nB, trong đó A , / i € c. T ừ điều kiện \B =
Ni(B) = AB + BA , ta suy ra BA = ẰB - AB. Do đó
T

ịxB = ABA = A{XB - AB),


T

hay
(A 2
-XA + ịiĩ)B = 0.
Nếu V là một véc tơ cột khác 0 của B thì t ừ trên ta có

(A 2
- XA + ịil)v = 0.
37. Một vài ứng dụng
251

Chú ý rằng í - Ai + ụ = (í _
2
C l ) i t _ C 2 ) i t r o n g đ ó C 1 ) C 2 e c D o đ ó

(4 _ + /)„ = (A - ci/)((4 - c 7)v) = 0.


2
M 2

Nêu UJ= (4 - c I)v = 0 thì u là véc tơ riêng củaẢ (ứng với giá trị riêng
2

cạ). NếuI UỶ 0, thì t ừ trên ta có (A - dl)u = 0, và u là véc tơ riêng. Trong


mọi trường hợp Bổ đề được chứng minh. •

Từ đó ta có thể mở rộng Bài 19.13 mà không cần sử dụng Định lí cơ


bản của Đại số.

Định lí 37.3 Nếu Aị,...,A là các toán tử tuyến tính đôi một giao hoán
r

với nhau của không gian véc tơ phức hữu hạn chiều thì chúng có chung véc
tơ riêng.

Chứng minh. Giả sừn = dim V. Ta luôn tìm được k sao cho 2 không k

chia hết cho n. Sử dụng khẳng định V(n, 2 , r) của Bổ đề trên, ta có ngay k

điều cần chứng minh. •

Bây giờ ta có thể chứng minh Định lí cơ bản của Đại số như sau:
Chứng minh. Ta có thể giả sử hệ số đầu của đa thức / cần xét là Ì, tức là

f(x) = x + aix + a x ~ + • • • + a .
n n_1
2
n 2
n

Lấy A là ma trận đồng hành của f(x) (xem Bài 21.2). Khi đó đa thức đặc
trưng của Ả là f(x). Theo Định lí 37.3, Ả có véc tơ riêng, nghĩa là Ả có
giá trị riêng và nó là nghiệm của / ( x ) !

37.2 Qui hoạch tuyến tính

Bài toán qui hoạch tuyến tính có thể phát biểu như sau:
Tìm cực tiểu của ip(X) : = b\Xi + • • • + b x , n n

trong đó X i , ...,x € K thỏa mãn các bất đẳng thức sau:


n

( f l ( X ) + bi := a\\X\ -ị hax ìn n + bị>0,


(11.1)
<Pm(X) + b m := a \X\
m + ha x mn n + b >0.
m

Các bất đẳng thức trên được gọi là các ràng buộc. Véc tơ X = ( x i , ...,x ) n

thỏa mãn các điều kiện trên được gọi là phương án chấp nhận được. Nếu
p là một phương án chấp nhận được mà ĩp(p) < ĩp(X), trong đó X là một
252 Chương li. Dôi điều tản mạn

phương án chấp nhận được tỉiy ý, thì p được gọi là phương án tối ưu, hay
lời giải tối ưu.

Chú ý: Thông thường trong bài toán qui hoạch tuyến tính, người ta hay
yêu cầu có các ràng buộc X i , x > 0. Tuy nhiên ta luôn có thể đạt được
n

điều này bằng cách đưa t h ê m biến mới và các ràng buộc mới:

9% Hi ~ Zị,Ịiii Zị > 0.
=

Đây là một bài toán rất hay gặp trên thực tế. Bài toán này đã được G.
B. Danzig nghiên cứu một cách hệ thống n ă m 1947 cho quân lực Hoa Kì.
Trên cơ sở đó Ông đã tìm ra thuật toán giải nổi tiếng, gọi là Thuật toán
đơn hình. Sau đây là ý tưởng chính của phương p h á p này.
Để cho tiện trình bày. ta giả sử tập phương án chấp nhận được 5 là
khác rỗng và bị chặn. K h i đó theo Bài 35.22, ip(X) đạt giá trị nhỏ nhất tại
một đỉnh của đ a diện s. Nói cách khác ta có t h ể giải bài toán qui hoạch
tuyến tính bằng cách duyệt toàn bộ giá trị của tp t ạ i các đỉnh của s. Mặt
khác theo Bài 35.23, m ỗ i đỉnh của s là nghiệm của hệ phương trình tuyến
tính gồm n phương trình. Như vậy ta có t h ể giải bài toán qui hoạch tuyến
tính bằng một số hữu hạn bước như sau (một điều không hoàn toàn hiển
nhiên):

(i) Xác định tất cả các tập con gồm n dạng tuyến tính độc lập tuyến
tính:
{ V i n - . V i n } c { v i , - , Vm}-

Ưng với mỗi tập con như vậy, ta giải hệ phương trình tuyến tính

ự>iì + K = 0, ...,<Pi + b = 0.
n in

Cuối bước này ta sẽ tìm được k điểm Pi, ...,Pk € E , trong đó k < (™).
n

(ii) Lần lượt thử xem Pi e s hay không, tức là có thỏa mãn các bất
phương trình còn l ạ i hay không. T ừ đó ta sẽ được các đỉnh piị—,Pr
của s.

(iii) Tính ĩp(pi),Ip(p ) và ta sẽ được phương án tối ưu.


r

Tuy nhiên, nếu duyệt toàn bộ các đỉnh như thế này thì độ phức tạp
tính toán rất, lớn (cỡ ơ ( 2 ) phép toán) . Ý tưởng tiếp theo của Danzig là
m

tìm cách chuyển t ừ một đỉnh p đang xét tới một đỉnh mới. Ông đã chứng
minh được rằng nếu dọc theo mọi cạnh - mặt một chiều - của s xuất phát
38. Sử dụng MAPLE 253

từ p m à giá trị của V không đ ổ i , thì iỊ>(p) là giá trị bé nhất, và thuật toán
dừng. N h ư vậy ta chỉ cần di chuyển tới đỉnh mới dọc theo một cạnh của s
xuất p h á t t ừ p m à giá trị của -0 nhỏ đi. Việc thực hiện này cũng khá đơn
giản, vì hai hệ phương trình xác định hai đỉnh kề nhau này chỉ khác nhau
bởi một phương trình! Độc giả có thể dỗ dàng tìm thấy thuật toán này ở
bất kì quyển sách nào về qui hoạch tuyến tính.

38 Sử dụng M A P L E

Với hàng loạt phần mềm tính toán hiện nay như Maple, Mathematica,
việc giải các bài t ậ p tính t o á n cụ thể của đ ạ i số tuyến tính là một điều hết
sức dễ dàng. K h ô n g những thế, còn có t h ể sử dụng những phần mềm này
để tạo ra các bộ đề tính t o á n phong phú một cách tùy thích! Mục đích của
phần này là giới thiệu qua với độc giả một phần mềm như vậy: Maple.

A. Khai báo
M A P L E là một phần m ề m thương mại. Nó cung cấp một môi trường
tính toán phong phú, và có nhiều phiên bản. Độc giả có t h ể tham khảo
quyển sách [3] để biết cách sử dụng M A P L E 5 trong một số tính toán phổ
dụng. Đ ố i với từng chuyên ngành, M A P L E cung cấp một gói lệnh riêng,
mà đương nhiên quyển sách vừa nêu không t h ể bao quát được. Mục này
trình bày một số lệnh về đ ạ i số tuyến tính của M A P L E 6. Có nhiều gói
lệnh về đ ạ i số tuyến tính - và nhiều khi lệnh trong gói này khác với lệnh
trong gói khác. Trong quyển [3] đã giới thiệu qua về gói lệnh "linalg". Dưới
đây ta sẽ giới thiệu đôi chút về gói lệnh "LinearAlgebra". Ưu điểm của nó
so với gói "linalg" là nó có cú p h á p gần với cách viết thông thường v ẫ n
được sử dụng ở các giáo t r ì n h đ ạ i học. Nhìn chung, các gói lệnh này ngày
càng được hoàn thiện và mở rộng ở những phiên bản sau của M A P L E . Do
vậy độc giả chỉ cần biết nguyên tắc sử dụng một số lệnh, r ồ i có thể t ự khai
thác những công dụng khác bằng cách xem chỉ d ẫ n ở "help" đi kèm theo
phần mềm. Để sử dụng gói "LinearAlgebra" ta phải gọi nó ra bằng cách
đánh:
> with(LinearAlgebra);
Trong Maple lệnh bắt đ ầ u bằng > và kết thúc bằng dấu chấm phẩy
"•" Để thưc hiên lệnh, ta cần nhấn "Enter". K h i đó kết quả sẽ được in ra.
Nếu chưa muốn thực hiện ngay lệnh đó, thì dùng dấu hai chấm máy
sẽ xuống dòng và đòi lệnh tiếp theo... K h i nào gặp lệnh kết thúc bằng dấu
chấm phẩy no sẽ thực hiện t ấ t cả các lệnh trước đó và in kết quả dòng
lệnh cuối cùng.
254 Chương li. Dôi điều tản mạn

Trong Maple p h é p toán n h â n được thay bằng dấu *, dấu chia là / , còn
nâng lên lũy thừa d ù n g kí hiệu ". Danh sách các phần t ử được để trong
ngoặc vuông Ị Ì, và cách nhau dấu phẩy. Để gán trị dùng dấu : = . Ví dụ:

> F: = [s~2/(2*s+l)*x~2*y-(s+l)*y,(3*s-l)/3*x*y~2-l/(s-l)*x] :
cho ta danh sách hai đ a thức
r ^ 9 / \ ^ 2 ^ Ì
F :—ị x u — (s + l ) y , — - — x u xì.
2s + ì / y
3 y
s - Ì
B i ế n : Dạng đơn giản là dãy các chữ cái viết liền nhau: x , y , a b c , . . . Cũng có
thể dùng biến có chỉ số, được viết dưới dạng x _ l , x _ 2 , a b _ 3 , x y z _ [ l , 2 ] . . . .
hoặc dạng x i , x 2 , a b 2 1 . . . . Chữ cái viết hoa và viết thường có nghĩa khác
nhau. Ngay t ừ đầu, Maple không phân biệt tham số và biến (dùng để chỉ
các đối tượng tính toán như đa thức, ma trận,...), t r ừ trường hợp hiển nhiên
khi chữ cái nằm trong m ẫ u số thì được xem là tham số. Sau này khi cần,
ta có thể liệt kê rõ danh sách biến thì các chữ cái còn l ạ i sẽ là tham số.
Trong ví d ụ danh sách hai đa thức F ở trên thì s là tham số, còn X, y có
t he coi là biến hoặc tham số, tùy ngữ cảnh sử dụng sau này.
Chú ý rằng một số biến đã được mặc định trong M A P L E , như ì , P i ,
i l p h a , . . . có nghĩa là số ảo i, số 7T, biến a, ...

Trường: Mặc định của Maple là làm việc với trường số (hữu tỉ, thực,
phức). Nếu muốn làm việc với một trường hàm, hoặc trường có đặc số
dương, thì phải khai báo nó. Để làm được điều đó phải mở gói lệnh
w i t h ( O r e _ a l g e b r a ) mà khai báo. Ví dụ:
> with(Ore_algebra) :
> A:=poly_algebra(s,x,y,characteristic=3):
có nghĩa là A là trường hàm K(s, X, y) với đặc số 3.

Chú ý: Maple cho phép ta síỉa lỗi cú pháp. Điều đó có nghĩa là nếu sau
khi tính toán mà máy báo sai, hay ta p h á t hiện ra sai sót, thì ta không cần
đánh máy l ạ i , mà có thể sửa lại các dòng lệnh đ ã đánh, r ồ i nhấn "Enter"
khi kết thúc để máy thực hiện l ạ i dòng lệnh đó. Lợi dụng tính năng này,
khi tính nhiều ví dụ cùng lúc, ta có thể thay đ ổ i d ữ liệu ban đ ầ u mà không
cần đ á n h lại một số dòng lệnh. Maple cũng cho phép sao chép các dòng
lệnh, và đặc biệt cho phép lập trình.

B. Khai báo véc tơ và ma trận


Hai đ ố i tượng cơ bản nhất trong đ ạ i số tuyến tính là véc tơ và ma trận.
Có thể khai báo chúng một cách khá đơn giản dựa theo nguyên lí sau:
38. SứdụngMAPLE 255

(•) <a, b , c> xây dựng một đ ố i tượng mới t ừ các đối tượng đã biết theo
cột.

(••) <a|b|c> xây dựng một đối tượng mới từ các đối tượng đã biết theo
dòng.

Như vậy, nếu tất cả các thành phần a, b, c là các phần tử vô hướng thì ta
sẽ được các véc tơ cột (theo (•)) hay các véc tơ dòng (theo ( • • ) ) . Trong các
trường hợp khác, ta sẽ được một, ma t r ậ n (hoặc máy sẽ báo lỗi, nếu chúng
không tương thích).

V í d ụ 38.1 Các lệnh

>U_1:=<1,2,3>;
>u_2:=<x,y,z>;
>u_3:=<4|5|6|7>;
>u_4:=<p|q|r|s>;

tương ứng sẽ cho ta các véc tơ:

Các lệnh tiếp theo

>A_l:=<u_l|u_2>; (hoặc >A_1: =«1,2,3> I <x,y ,z»;)


>A~2:=<U~3,U_4>; (hoặc >A_2: = « 4 1 5 1617> , < p i q l r I s » ; )

Cho ta các ma t r ậ n

4 5 6 7
Ao = p q r s

Như vậy ngoài việc khai báo ma t r ậ n một cách trực tiêp, ta có thể khai
báo nó t h ô n g qua các véc tơ cột hoặc dòng của nó.
Các lệnh

>A_3:=<A_2,A_2>;
>A~4:=<A_1|A_1>;
256 Chương li. Đôi điều tản mạn

sẽ cho ta các ma t r â n sau:

^4 5 6 7^
p q r s
Ai =
4 5 6 7
\p q r sj

Như vậy ta cũng có thể xây dựng các ma t r ậ n khối t ừ các ma trận con.

Một số ma trận đặc biệt: Ma trận đơn vị r dòng và s cột là ma trận


gồm các phần t ử Ì t ạ i các vị trí đường chéo (i, i), còn l ạ i là 0 và được cho
bởi lệnh sau:

>IdentityMatrix(r,c); và (khi r=c) >IdentityMatrix(r);

Ma trận 0:

>ZeroMatrix(r,c); và (khi r=c) >ZeroMatrix(r);

Ma trận đường chéo

>DiagonalMatrix([b_l,b_2,b_3] );

Nếu bị là các ma trận thì ta được ma trận đường chéo khối.

c. Một số lệnh

1. Phép cộng: Để tính cA + dB, trong đó A, B đồng thời là hai véc tơ


hay hai ma t r ậ n cùng kích thước, còn c, ả là các phần t ử vô hướng,
ta dùng lệnh:

>Add(A,B,c,d);

Nếu c = ả = Ì, tức là để tính A + B, ta có thể viết đơn giản là

>Add(A,B);

Chú ý rằng lệnh

>Add(A,c);

cho ta kết quả là ma trận A + CƯ, trong đó / là ma trận đơn vị (theo


nghĩa rộng ở trên) cùng kích thước như Ạ. Nói riêng nếu A là ma
t r ậ n vuông, thì
38. Sử dụng MAPLE
257

>Add(A,-t);

cho ta ma trận đặc trưngẢ - ti.

2. Phép nhân: Để tính tích hai ma trận (véc tơ), ta dùng lệnh:

>Multiply(A,B);

Tuy nhiên để tính tích vô hướng của ma trận A và phần tử 5, ta dùng


lệnh

>ScalarMultiply(A, s);

3. Ma trận chuyển vị của A được tính bằng lệnh:

>Transpose(A);

4. Tích vô hướng: Tích vô hướng (t>l,t>2) của hai véc tơ cùng kích
thước được tính bằng lệnh

>DotProduct(vl,v2);

5. Độc lập tuyến tính - Cơ sở - Hạng Cho hệ véc tơ Ui, ...,v , ta có


n

thể tìm một hệ con là cơ sở của không gian con sinh bởi các véc tơ
này thông qua lệnh (chẳng hạn n = 4):

>Basis([v_l,v_2 v_3,v_4]);
J

Từ đó ta sẽ biết được hạng r của hệ này, và biết được hệ có độc lập


tuyến tính hay không (tức r = n hay không).'
Nếu chỉ cần tính hạng của hệ véc tơ, ta lập ma trận A t ừ các véc tơ
đó (xem phần B), r ồ i dùng lệnh tính hạng:

>Rank(A);

Chú ý rằng nếu ta có một số hệ véc tơ, chẳng hạn Vị,V2 và U1,U ,U3
2

thì ta có thể tìm cơ sở của không gian tổng và giao của các không
gian con sinh bởi các hệ này thông qua các lệnh tương ứng sau

>SumBasis([[v_l,v_2], [u_l,u_2,u_3]])ỉ
>IntersectionBasis([[v_l,v_2],[u_l,u_2,u_3]]);
258 Chương li. Dôi diều tản mạn

6. Đ ị n h t h ứ c của ma t r ậ n vuông A được tính bằng lệnh:

>Determinant(A)ỉ

Đa thức đặc trưng (biến là A) có thể tính được trực tiếp bằng lệnh

>CharacteristicPolynomial(A,lambda);

7. Ma trận nghịch đảo của ma trận vuông A được tính bởi lệnh:

>MatrixInverse(A);

Nếu A khả nghịch máy sẽ cho kết quả là A~ . Nếu không máy sẽ báo
x

lỗi, t h ậ m chí cho biết hạng của A.

8. Giải hệ phương trình tuyến tính: Để giải hệ phương trình AX = b


và biểu d i ễ n biến t ự do bởi Si (nếu có), ta d ù n g lệnh:

>LinearSolve(A,b,free='s');

9. Véc tơ riêng, giá trị riêng: Ta có thể tìm giá trị riêng của ma trận
vuông A bằng cách t ì m đa thức đặc t r ư n g n h ư nêu ở trên rồi giải
phương trình đ a thức, nhưng cũng có t h ể t ì m trực tiếp bằng lệnh:

>Eigenvalues(A);

Ta cũng có thể tìm các véc tơ riêng và qua đó biết luôn giá trị riêng
qua lệnh sau:

>(lambda,V):=Eigenvectors(A);

Khi đó máy sẽ cho ta kết quả là một véc tơ cột A gồm tt giá trị riêng
(kể cả phức) của Ả (n là cấp của A), còn V là ma t r ậ n mà cột thứ i
của nó là véc tơ riêng ứng với Àj. Nếu không gian con riêng ứng với
một giá trị riêng Ai nào đó có chiều lớn hơn một thì máy sẽ cho một
cơ sở của không gian con riêng đó.

Ví dụ 38.2 Để tìm các giá trị riêng và véc tơ riêng của

/4 -5 2 (1 0
\ °\
4 = 5 -7 3 0 0 0

Ve -9 4, / 0
1
vo 0

ta d ù n g các lệnh
38. Sử dụng MAPLE 259

>A:=«4|-5|2>,<5|-7|3>,< 6 | - 9 | 4 » :
>B:=DiagonalMatrix([1,0,0]):
>(lambda,V):=Eigenvectors(A);
> (mu,w):=Eigenvectors(B);

Kết quả sẽ là

0~ n
ì 0 1" "0" "0 0 r
x,v := 0 2 0 1 0 1 0 0
1_ 3 0 1_ 1 0 1 0

Điều đó có nghĩa là tuy đa thức đặc t n ừ i g của cả hại ma t r ậ n A và B


đều nhận 0 làm nghiệm bội (hai), nhưng ứng với giá trị riêng A = 0
không gian con riêng của A có chiều là Ì, còn của B có chiều là 2.

10. Dạng chuẩn tắc Jordan: Để tìm dạng chuẩn tắc Jordan J của ma
t r ậ n vuông Ả trên trường phức cũng như ma t r ậ n chuyển cơ sở p để
P~ APl
— J, ta dùng các lệnh sau

>J:=JordanFonn(A);
>p:=JordanForm(A,output='Q');

Chú ý: Khối Jordanở đây định nghĩa hơi khác so với trang 137.

li. Cơ sở trực giao Để trực giao hóa một hệ véc tơ (theo Thuật toán
Gram-Schmidt - trang 149) của hệ véc tơ Vi,...,v n ta thực hiện theo
lệnh sau (chẳng hạn với Tỉ = 4)

> s:=GramSchmidt([v_l,v_2,v_3,v_4] )ỉ

Để tìm cơ sở trực chuẩn, ta dùng

>s:=GramSchmidt([v_l,v_2,v_3,v_4],normalized);

Bài tập

Mục đích của các bài tập dưới đây nhằm minh họa khả năng sử dụng
VÍAPLE6 đe xây dựng một (bộ) đề kiểm tra cho nhiều người cùng một lúc
vôi đọ khó n h ư nhau. Dưới đây m ỗ i họ đều hiểu là họ không t ầ m thường,
ức la phai mất công tính toán (đôi khi phức tạp) mới kiểm chứng được
;ính chất cần thiết của nó.
260 Chương li. Đôi điều tản mạn

B à i 38.1 Hãy xây dựng một họ 3 véc tơ trong R 4


độc lập tuyến tính.

Bài 38.2 Hãy xây dựng một họ ma trận vuông cùng cấp có định thức bằng
nhau m à các ma t r ậ n này chứa ít phần t ử 0.

Bài 38.3 Hãy xây dựng một họ hệ phương trình tuyến tính không suy
biến 3 ẩn 3 phương t r ì n h sao cho t ấ t cả các hệ đều có nghiệm giống nhau.

Bài 38.4 Hãy xây dựng một họ ma trận vuông cấp 3 với các phần tử
nguyên và có các giá trị riêng như nhau.

Bài 38.5 Hãy xây dựng một họ ma trận vuông cấp 3 với các phần tử
nguyên và chéo hóa được (hoặc cùng không chéo hóa được).

Bài 38.6 Hãy xây dựng một họ mặt bậc hai sao cho dạng chuẩn tắc trục
chính của chúng cùng dạng.

Bài 38.7 Hãy xây dựng một họ dạng toàn phương phụ thuộc À sao cho
mỗi dạng toàn phương là xác định dương khi và chỉ khi A > 0.
P H Â N l i : L ờ i g i ả i ,

chỉ dẫn hoặc đáp số

Lời giải, chỉ dẫn chương Ì

1.1 Ta xét tập các nghiệm của hệ phương trình như một tập con của tích
Đề-các K . K h i đó hãy chứng t ỏ rằng tổng của hai nghiệm, và tích của
n

một nghiệm với một phần t ử của trường l ạ i là nghiệm của hệ. Bây giờ hãy
áp dụng B ổ đề 1.2.

1.2 Kí hiệu tập nghiệm là s c K . Vì hệ không thuần nhất, nên nó chứa


n

một phương trình dạng 0t\X\ + • • • + Oi x = /3, m à / 3 ^ 0 . K h i đó ( 0 , 0 )


n n

không là nghiệm của phương trình này, nên nó không thuộc 5. Theo H ệ
quả 1.3, s không là không gian con, và vì vậy không là không gian véc tơ.

1.3 Ta xét các tập hợp này như tập con của tập tất cả các hàm số thực.
Theo ví dụ 1.2(ii) t ậ p t ấ t cả các h à m số thực lập t h à n h không gian véc tơ
trên E. Do đó ta có t h ể á p dụng Bổ đề 1.2. Các t ậ p ở a) - d) và ĩ) là các
không gian véc tơ. Các t ậ p ở e). g) và h) không thỏa m ã n H ệ quả 1.3 nên
không là không gian véc tơ.

1.4 Trước hết hãy chứng tỏ rằng tập các dãy thực (ai, (12, ...) lập thành
không gian véc tơ trên R với véc tơ không là (0, 0, ....)• Sau đó áp dụng B ổ
đề 1.2 để chứng t ỏ các t ậ p ở a) và c) là các không gian con. Tập ở d) với
p > 0 cũng là không gian con do bất đẳng thức sau:

lia + bf\ < (lai + \b\Y < 2"(max{|a|, lỏi})" < 2*(K + \b\P).

Tậpở b) và d) với p < 0 không là không gian con vì không chứa (0, 0, ...)•

1.5 a) Trước hết ta thấy rằng phép cộng ma trận và phép nhân một số
với ma t r ậ n là các phép toán với véc tơ 0 là ma t r ậ n 0, còn véc tơ đ ố i là
ma t r â n đ ố i Việc kiểm tra các tiên đề khi đó được đưa về việc thử các tiên

261
262 Phần li

đề trên từng phần t ử nằm ở cột t h ứ ỉ và hàng t h ứ j. Nhưng các phần tử


trên từng vị trí đó thuộc trường K, và bản t h â n K là một không gian véc
tơ trên K, nên cả 8 tiên đề đều thỏa mãn. Vậy M(m,n; K) là không gian
véc tơ trên K.
b)-e): áp dụng Bổ đề 1.2 hãy chứng t ỏ các tập này là không gian con
của A i (ri; K).
ĩ) Tập này không là không gian con của M(n;K) nếu n > 1. bởi vì
mỗi ma t r ậ n A có thể viết t h à n h tổng của ma t r ậ n tam giác trên B với
bu = 0-11, Ì < lĩ và b = 0 và ma t r ậ n tam giác dưới c với Cu = 0, i < n và
nn

Cnn — drtn- Rõ ràng \B\ = \c\ = 0, nhưng có thể chọn A có \A\ Ỷ 0 (chẳng
hạn A = ỉ là ma t r ậ n đơn vị).

1.6 Kiểm tra trực tiếp cả 8 tiên đề.

1.7 Do V là không gian véc tơ nên f(s) + g(s) e V và a/(s) G V, tức là


f + g, Ót/ G M(s, V), hay các phép toán được định nghĩa là hợp lí. Ta có
thể thấy ngay ánh xạ luôn nhận giá trị 0 là véc tơ 0, còn ánh x ạ m — f(s)
là véc tơ đ ố i của ánh xạ / . Việc kiểm tra các tiên đề khi đó được đưa về
việc t h ử các tiên đề trên t ậ p phần t ử { / ( s ) ; / G M(S, V)}, trong đó s cố
định. Nhưng vì V là không gian véc tơ, nên chúng thỏa mãn.

1.8 Tất cả các tiên đề đều thỏa mãn, trừ tiên đề l.(a,b) — (a, 0) 7^ (a, 6).

1.9 Tập v\u không chứa véc tơ 0.

1.10 Cho u,v £ỵ2iei Vi- Bằng cách thêm các hạng tử 0, ta có thể viết
lí = Ui H \-u và V = Ui H
n hun, trong đó U i , Vi e V i ! , U n , v e Vị .
n n

K h i đó, với mọi <ỵ £ K cũng có CHÍ = aiíi + • • • + au và u + V = (u\ +n

Ui) H h ( u + Un), với 0tUj e V và Uj + Vj G v . Vậy J2iei Vi


n n j n j sđ ó n v ớ i

cả hai phép toán, và do đó là không gian con.

1.11 Cho K là trường vô hạn. Giả sử không có Vi nào chứa tất cả các không
gian còn l ạ i . Không mất tính tổng quát, ta có thể giả thiết Vi % Uj^ịVj với
mọi ị = Ì , n . Chọn Vị E Vị \ Uị^iVị và t>2 € V2 \ Ui^2^i- Xét các phần tử
Vi + av2, trong đó a G A'* := K\ { 0 } . Ta khẳng định phải có một phần tử
không thuộc V3U...U v . G i ả sử ngược lại. Do K* chứa nhiều hơn n —Ị phần
n

tử, nên có ít nhất n - Ì phần t ử dạng vừa nêu. Vì vậy ta tìm được ị > 2
sao cho có ít nhất hai phần t ử khác nhau Vị + Oi\V2, Vị + 0.2V2 6 Vị. Khi đó
(0*1—0:2)^2 € Vị. Suy ra Vi Ễ Vị, vô lí. Vậy ta tìm được Vi+av ị V3U...UV .
2 n

Bây giờ ta dễ d à n g kiểm tra phần t ử này cũng không thuộc Vi UV2. Do đó
UV; không là không gian con.
Nếu K là trường hữu hạn thì điều khẳng định không còn đúng nữa.
Lời giãi, chỉ dẫn chỉíơng Ì 263

Chẳng hạn lấy V = K và với m ỗ i (á, 6) e K , lấy y , = K • (a, 6) là không


2 2
a h

gian con thực sự của V . K h i đó V = Ú ,beKV ,b- a a

1.12 Đặt w = U E ị V. Rỏ ràng w đóng với phép nhân. Giả sử


Eex

u,v e w. K h i đó t ồ n t ạ i E i . £ e X để u € £ i và V e E - Chọn E e X
2 2 3

chứa £ i và E . K h i đó u,v € £ và u + V e £ c w . Vậy w cũng đóng


2 3 3

với phép cộng.

1.13 Bài tập này muốn chiêng tỏ rằng đôi khi kiểm tra một tập có là
không gian con hay không là một việc chẳng d ễ dàng t í nào. Lời giải dưới
đây vượt ra khỏi kiến thức của mục này (xem Mục 3).
Cho Q là nghiệm của đ a thức P(x) e Q[x} bậc n > Ì và (3 là nghiêm
của đ a thức Q(x) e Q[x] bậc m > 1. K í hiệu E là t ậ p con của t ậ p ỏ gồm
các phần t ử là các đ a thức Y, 9ijà'/?-' với hệ số hữu tỉ.q . Ta có t h ể thấy lJ

ngay E là không gian con của c (trên Q ) .


Bằng qui nạp, ta có t h ể kiểm t r a rằng mọi phần t ử aP vói p > n đ ề u
là t ổ hợp tuyến t í n h (trên Q) của Ì , a , a . T h ậ t vậy, nếu P(x) = n _ 1

a x + • • • + ao, với a Ỷ 0 t h ì a — - ( a „ _ i / a n ) . a " - • • • - ( a / a ) . l .


n
n
n
n _ 1
0 n

p
Nếu Q = Pn-I.a - + • • • + Po.l, t h ì <ỵP = a Ị p n - i . a " + • • • + PQ.1] =
71 1 +l - 1

-Pn-i[(an-i/an)-a H h (a /a ).l] + [p _ .a
n _ 1
+ hpo-Q:] l ạ i có
0 n n 2
n _ 1

dạng p ' _ . Q
n 1 + • • • + PQ.1. Tương tự, mọi phần t ử (3 với p > m đều là
n _ 1 P

tổ hợp tuyến tính của 1,0, ...,p ~ . Do đó mọi phần t ử của E là t ổ hợp
m l

tuyến tính của mn phần t ử a*/?- ; ì = 0 , n — Ì, j = 0 , m — 1. Nói cách


7

khác dim Ì? < nm.


Các phần t ử (a + /3)° = Ì , ( a + Ị3) của £ phải phụ thuộc tuyến nm

tính, tức là phải t ồ n t ạ i quan hệ h (a +Ị3) + • • - + ho.ĩ = 0 với hệ số hữu


nm
nm

tỉ. T ừ đó ta có Q + p là nghiệm của đ a thức h(x) = h x + • • • + /lo i . n r n


n m

hay a + 0 là số đ ạ i số. Tương t ự ra cũng là số đ ạ i số với mọi r hữu tỉ. Như


vậy t ậ p các số đ ạ i số đóng với cả hai p h é p toán cộng và nhân (vô hướng).

1.14 Cho V là một véc tơ bất kì khác 0 của V. Khi đó tập các phần tử
av a E K của V đôi m ộ t khác nhau. Vì K vô hạn, nên nó cũng vô hạn.
Không những t h ế lực lượng của V không b é hơn lực lượng của K.

Ì 15 Cho ta ; Q —> Q là một song ánh tập hợp. Trên Q ta có thể xác
định m ộ t cấu t r ú c không gian véc tơ cho bởi X + y : = ỊP(X) + ifi{y) và ự)

a * X aip(x) với mọi x,y,a G Q. R õ ràng ứng với mỗi tfi khác nhau
phép n h â n vô hướng là khác nhau. Do đó các cấu t r ú c không gian véc tơ
ứng với các ự) khác nhau là khác nhau. C ó vô số (không đếm được) song
ánh lũ, nên cũng có vô số cấu t r ú c không gian véc tơ trên Q (trên trường
Q) Trên Q không thể có cấu t r ú c không gian véc tơ trên R vì đây là t ậ p có
264 Phần li

nhiều hơn một phần tử, nhưng l ạ i có lực lượng bé hơn R (xem Bài 1.14)

1.16 Phần t ử t ù y ý bên vế trái có dạng Vi + 1>2, trong đó Vị € u n Vị


và v-2 € u n V2 . K h i đó Vị + V2 6 E7 và f Ì + Ư2 G Vi + V2, nên f i +1>2 €
t / n ( V i + V ).
2 *
Cho V = K , Vị = {(a,0); a E / í } và V2 = {(0,0); o e
2
Chọn
ơ = A'(c,ư); c,d ?Ể 0. K h i đó ( ơ n V i ) + (£/01/2) = 0, còn tfn(ỹi + v ) = ử.
2

1.17 Kí hiệu X là tập tất cả các không gian con của V và có giao với ư
bằng 0. Tập này khác rỗng vì chứa không gian 0. Trên tập này ta xét thứ
t ự bộ phận theo quan hệ bao h à m thức. Theo Bài 1.12, mọi dây chuyền
khác rỗng của X bị chặn trên. Do đó, theo Bổ đề Zorn, X chứa một phần
tử cực đ ạ i kí hiệu là w. K h i đó w n u = 0. Nếu u + w Ỷ V thì tồn tại
V 6 V \ (U + W). Lấy w = w + Kv. Cho w + av G u, trong đó w £ w
và Q G K. K h i đó ty + av = u £ u, hay av = u — w E lĩ + w. Nếu a ^ o ,
thì y = ( Ì / à ) ( l i — Vũ) € í/ + w , trái với cách chọn y. Vậy a = 0. Nhưng
khi đów = u£ƯPiV = 0. Vậy ta cũng có w = 0. Suy ra lư + m ; = 0 hay
w'nu = 0. Điều đó chứng t ỏ w G À". Nhưng V 0 w nên w thực sự chứa
w. trái với tính cực đ ạ i của w. Vậy ta phải có V = u + w.
C á c h k h á c : Nếu dùng khái niệm cơ sở, bài này có thể giải dễ hơn rất
nhiều: Lấy s là một cơ sở của u. K h i đó s độc lập tuyến tính trong V. Mở
rộng s t h à n h cơ sở T của V và kí hiệu w là không gian con sinh bởi T\s.
K h i đó w là không gian con phải tìm.

1.18 Kí hiệu R = K[x\, ...,x \ là vành đa thức với phân bậc chuẩn, và
n

Vị = Ri C\Iị. Khi đó V ị , V là các không gian con thực sự của không gian
T

véc tơ Rị. Theo Bài 1.11, t ậ p Rị \ (l)Vi) Ỷ 0- M ộ t phần t ử tùy ý của tập
này thỏa tính chất của bài ra.

2.1 a) Véc tơ 0, b) Véctơ này bằng bội của véc tơ kia.

2.2 a) Xét một quan hệ tuyến tính xA + yB + zC = 0, ta được phương


trình ma t r ậ n

T ừ đó X = y — z = 0 và hệ độc lập tuyến tính.


b) Trong trường hợp này, ta được

/ 2x + 3y + z 4x - y - 5z\ 0 0
\6x + 2y-4z 2x + 2y J 0 0:)
Lời giãi, chỉ dẫn chương Ì 265

T ừ đó ta được hệ 4 phương trình tuyến tính với 3 ẩn. Hệ có nghiệm không


t ầ m thường, chẳng hạn X = Ì, y = - Ì , 2 = 1 . Do đó nó phụ thuộc tuyến
tính.

2.3 a) Hệ độc lập tuyến tính.


b) H ệ phụ thuộc tuyến tính vì chứa nhiều số véc tơ hơn số chiều
3
( d i m Q = 3.)
c) H ệ phụ thuộc tuyến t í n h vì chứa một véc tơ 0.

2.4 a): độc lập tuyến tính, còn b) và c): phụ thuộc tuyến tính.

2.5 a) Xét quan hệ xé + Ị/(í. + 1) 4- z\t\ = 0. Như vậy vế trái phải là hàm
2

đồng nhất bằng 0. Cho ị = 0, Ì, —Ì, ta sẽ được hệ


*
X+ y =0,
ex + 2y + z = 0, .
( l / e ) x + 2y + 2 =0.

Từ đó X = y = z = 0.
b) Xét q u a n h ệ x s i n ( í ) + y c o s ( í ) + 2 s i n ( 2 í ) + u c o s ( 2 í ) = 0. Cho t = 0, ÍT,
ta được y + u = 0 và -y + u = 0. T ừ đó y = u = 0. Chò t = 71-/2 ta sẽ được
X = 0. T ừ đó cũng có z — 0.

2.6 a) suy ra từ b). Để chứng minh b), nhận xét rằng OL\V\ H h a v = n n

0 Gx m
sẽ d ẫ n đến a i t t i H 1- a u „ = 0 e J^ .
n
p

2.7 Nếu có từ hai biểu diễn trở lên thì hiệu của hai biểu diễn sẽ cho ta
một quan hệ tuyến tính không t ầ m thường trên U i , v , và do đó hệ này n

là phụ thuộc tuyến tính. Vô lí.

2.8 Điều kiện cần hiển nhiên. Điều kiện đủ: chứng minh qui nạp theo n.

2 9 Giả sử C[a,b} có một hệ sinh hữu hạn /ì, ỉn- Không mất tính tong
quát, ta có thê gia thiết nó là hệ sinh t ố i tiểu. Trước hết ta chứng tỏ rằng
có thể chọn được n điểm X i , x „ khác nhau trong [a, bị sao cho n véc tơ
ƠI x i ) , . . . / i W ) , . . . , ( / n ( x i ) , . . . , / n ( x „ ) ) là độc lập tuyến tính trong É "
>

Chú ý rằng việc hoán vị chỉ số của các h à m / ì , / „ không làm thay đoi tính
độc lập tuyến t í n h của hệ vừa nói, nên nếu cần ta có thể thực hiện đổi chỉ số.
Đát Xi = a Vì h à m hằng số bằng Ì biểu d i ễ n tuyến tính được qua / ì , / „ ,
nên ta có t h ể giả t h i ế t Ma) Ỷ 0. Như vậy véc tơ h ( x ) e R độc lập tuyến l

tính Gia sử ta đã xây dựng được p điểm Xu x sao cho các véc tơ Ui =
p

Tỉ ( x i ) ..,/i(ip)).-' P u =
ƯP(^I).-'/P( P)) X đ ộ c l ậ
p t u y ế n t í n h t r o n g
266 Phần lì

w. p < n. Xét p + Ì véc tơ Vi(x) = ưi(xi),...,fi(x ),h(x)),...,v (x) p = p

ưp(xi) fp(x ).fi(x)),Vp+i{x)


p = (fp i{xi) f i ( x ) , f i(x)),
+ trong p + p p+

đó X £ [a, 6] và không t r ù n g với X\,...,x . G i ả sử với mọi X như vậy, ta


p

luôn có quan hệ tuyến tính OL\{x)v\(x) + • • • + Oíp \{x)v \{x) — 0. Nếu + p+

a ị(x)
p+ = 0 tai một điểm X thì suy ra Ui, ...,Up phụ thuộc tuyến tính (xem
Bài 2.6). Vô lí. Do đó ta có thể giả thiết a i(x) = —ì. Nhưng khi đó ta
p+

có Q i ( x ) u i -ị h a (x)u {x) = ( f i ( x i ) , f p + i { x p ) ) . Do Ui,...,Úp độc


p p p +

lập tuyến tính. nên theo B ài 2.7. Q i ( x ) , ...,Qp(x) phải là các hàm hằng số.
Suy ra fp+i(x) biểu d i ễ n tuyến tính được qua / ì , / p , và hệ sinh / ì , ...,/„
không t ố i tiểu. Trái với giả thiết ban đầu. Vậy ta luôn chọn được Xp+1 sao
cho hệ Vi (Xp+i) Up+Ì ( x + i ) độc lập tuyến tính. Như vậy theo qui nạp, ta
p

nhận được Tì véc tơ lơi = Ự Ì ( X Ì ) / ì ( x „ ) ) , . . . . w„ = (fn(xi),/n(x )) n

độc lập tuyến tính.


Cho f ( x ) £ C[a,b) là một h à m tùy ý không đồng nhất bằng 0 thỏa
mãn / ( x i ) = • • • = f ( x ) = 0 (dễ xây dựng h à m n h ư vậy). K h i đó f ( x ) =
n

0\f\(x) + • • • + 3„fn(x). Cho X = Xi, ....x , t ừ tính độc lập tuyến tính của n

hệ U'1 w ta suy ra 01 = • • • = ậ = 0. Do đó / ( ì ) = 0, vô lí. Vậy


n n

/ì /n không thể là hệ sinh.


C h ú ý: Cách chứng minh này đúng cho nhiều không gian hàm (kể cả hàm
đa thức)!

2.10 Có thể dùng lời giải bài trên. Tuy nhiên đối với bài này có thể giải
đơn giản n h ư sau: với mọi hệ hữu hạn đa thức / ì , / p , tổ hợp tuyến tính
của chúng có bậc t ố i đa là bậc cực đ ạ i của các đa thức này. Do đó chúng
không thể là hệ sinh.

2.11 Cho an • • • a Ỷ 0. Nếu C\V\ + • • • + c v = 0, thì ta thay Vi, ...,v


nrì n n n

qua Ui Un, r ồ i nhóm hệ số theo các véc tơ U\,...,u . Xét hệ số của Un, n

ta suy ra c = 0. Tương tự, cứ xét ngược trở l ạ i , ta có Cn-1 = 0 , C \ — 0.


n

Nếu ũ\\ - • • a = 0. thì chọn i bé nhất để an = 0. K h i đó Ui biểu diễn


nn

tuyến tính được qua Vi, ... Cứ thế ta có U j _ i biểu diễn tuyến tính được qua
1'1 Vị-ị. Sử dụng hệ thức t h ứ ì. ta suy ra Vị biểu diễn tuyến tính được
qua Vi Vi-1- Do đó hệ Vi v„ phụ thuộc tuyến tính.

2.12 Cho ai-ị hữ Ỷ !• Nếu 0 — Cti(u — ui)-ị ị-a (u-u ) = {aa\-


n n n

a\)ui + - • •+(aa —a )u , ntrong đó Q: = Qi + - • •+a , thì aaỵ = ai, ...,aa„ =


n n n

a . Cộng hai vế l ạ i với nhau ta suy ra a = 0. Do đó ai — • • • = a = 0.


n n

Ngược l ạ i . nếu dị + • • • + a = Ì, thì t ừ trên suy ra ai (lí — Ui) +


n 1-
a {u - Un) = 0. tức hệ u - Ui, ....ù — Un phụ thuộc tuyến tính.
n

2.13 a) Dễ dàng suy ra từ định nghĩa với lưu ý rằng khi xét như tập hợp
Lời giải, chỉ dẫn chương Ì 267

thì V = V. Phản ví dụ: cho V là véc tơ khác 0 tùy ý của V. Khi đó V, iv


là hai véc tơ độc lập tuyến tính của V , nhưng phụ thuộc tuyến tính trong
V. K h i V = c thì véc tơ Ì là hệ sinh của V, nhưng không là hệ sinh của
V (vì i không biểu diễn tuyến tính qua 1).
b) Suy ra t ừ V = ( d + ib ) + • • • + (a + ib )v
x Vỉ = CHUI + bi (rói) +
n n n

\-a v
n +n b (iv ).
n n

2.14 Theo Hệ quả 2.2(i), bằng cách bổ sung các véc tơ đơn vị thứp+l, ...,n,
ta có thể giả thiết p = ri. Xét ma trận vuông Ả cấp n với các cột là các véc
tơ đã cho. Ma t r ậ n này có các véc tơ dòng độc lập tuyến tính. Thật vậy
gọi các véc tơ dòng là Ui, ...,«„. Giả sử C i u H í- c u = 0. Giả sử Cị có
n n

trị tuyệt đối lớn nhất trong số C \ , c . Khi đó n

ịciViiị = ị CjVjjỊ < max|cj| ^ < ịcịViiị.

Vô lí. Vậy |i4| / 0 (Định lí 2.5). Sử dụng định lí này đối với các véc tơ cột
ta được hệ đã cho độc lập tuyến tính.

2.15 Đối với câu a) (t.ư câu b)) ta chỉ cần chứng tỏ bất kì 2n (t.ư n) hàm
đầu tiên nào cũng độc lập tuyến tính. Để làm điều đó, chú ý rằng khi lấy
đạo hàm của một quan hệ tuyến tính giữa các hàm này, ta l ạ i được một
quan hệ tuyến tính mới. Do đó ta có thể tạo ra một số đủ lớn quan hệ
tuyến tính mới. T ừ đó chọn giá trị đặc biệt của biến số ta sẽ suy ra các hệ
số bằng không. Một cách khác là t ừ những quan hệ tuyến tính đó, sử dụng
định thức Vandermonde ta sẽ được ngay các hệ số phải bằng 0.

2.16 Chứng minh bằng qui nạp theo n. Để chuyển từ ụ về n- ĩ hãy nhận
xét ãỊX -ị 01
+ ax = 0 d ẫ n đến a i C ^ x
n
ữn
+ 0 1 - 1
ha a x n n
Q n _ 1
= 0 (lấy
đạo hàm).

2.17 a) không là hệ sinh, còn b) và c) là hệ sinh.

2.18 Véc tơ cần tìm phải thỏa mãn hệ thức

(o, b, c) = x(2,1,0) + y(l, -3,2) + z(0, 7, -4),

với X y X € E. Khử dần biến X, y, z ta suy ra 2a - 46 - le = 0.

2 19 Nếu s Q lĩ và u là không gian con thì với mọi Vi,...,v £ s suy ra


m

Vỉ V G lĩ. Do đó 0L\V\ H \-a v m € u với mọi ai,...,a


m € K, tức là m

E(S) c u Như vậy E(S) chứa trong giao. Nhưng bản thân E(S) là không
gian con chứa s nên giao này chứa trong E(S).
268 Phần li

Do E(S) cũng là không gian con bé nhất chứa E(S), nên E(E(S)) =
E(S).

2.20 Câu a) dễ thấy. b) Từ câu a) suy ra Vị+V = E(S)+E{T) c E(SuT).


2

M ỗ i phần t ử V của Vị + V2 có dạng Vị +V2, trong đó Vi,V2 tương ứng là tổ


hợp tuyến tính của s và T. T ừ đó suy ra bao h à m thức còn l ạ i .

2.21 Giả sử s là hệ sinh. Chọn trong s một tập độc lập tuyến tính cực
đại T. K h i đó T là hệ sinh. T h ậ t vậy, nếu E {T) Ỷ V, thì t ồ n t ạ i V ị E{T).
G i ả sử S i , s n<E s và a i , . . . , a „ € K để V = aiSi + • • • + a s , i . Khi đó có
n

ít nhất một Si ị Bự), và vì vậy Si ị T. Nhưng t ừ Si ị Eự) và T độc lập


tuyến tính, ta suy ra T u {Si} độc lập tuyến tính. Trái với tính cực đại của
T. Vậy T là hệ sinh. Vì T độc lập tuyến tính, nên nó là hệ sinh t ố i tiểu.

2.22 Giả sử /1, .../„ là một hệ sinh hữu hạn của V và s là một hệ sinh
t ù y ý. K h i đó với moi ỉ = Ì , n , /í là tổ hợp tuyến tính của các phần tử
iịị € 5; j = Ì, ...,m (có thể t r ù n g nhau). K h i đó t ậ p các phần t ử
l

{Sịj\ i = Ì, ...,n, j = Ì, ....,mj} c 5

là tập sinh hữu hạn của V.

2.23 Ta kí hiệu hệ đã cho là s. Khi đó

2(ei + • • • + en) = (ei + Ca) + (e + e ) + • • • + (e„ + Ci) e £(5).


2 3

Do đó ei H he„e Tương tự

2(ei + • • • + e„_i) = (ei + e ) + • • • + (e„_2 + e _i) + (e„_i + ei) e E{S).


2 n

Do đó 61H he„_! 6 và e = eH l-e -(eiH he _i) G ^(S ).


n n n
1

Do vai trò của các tị n h ư nhau, t ừ đó ta suy ra tị G £ ( 5 ) với mọi ỉ — Ì, ...,n.


Vì e\ e là hệ sinh, suy ra E(S) = K . tức là 5 là hệ sinh.
n
n

Nếu c\i&ĩ{K) = 2 thì ta thấy ej + tị có tổng các t h à n h phần (tọa độ)


bằng 0. Do đó mọi t ổ hợp tuyến tính của chúng cũng có tính chất này. Tuy
nhiên tị không có tính chất đó, nên không thể thuộc E(S). Vậy s không
là hệ sinh.

2.24 Điều kiện cần là hiển nhiên. Để chứng minh điều kiện đủ ta cần sử
dụng kiến thức của hệ phương trình tuyến tính: một hệ phương trình tuyến
tính với hệ số trên L có nghiệm trên K thì cũng có nghiệm trên L. Điều
này dễ d à n g suy ra t ừ Qui tắc Cramer.

2.25 Giải n h ư Bài 2.24.


Lời giãi, chỉ dẫn chương Ì 269

2.26 H ệ hai véc tơ (1,2), (2,1) của K là độc lập tuyến tính và do
2

đó nó cũng là hệ sinh nếu char(A') Ỷ 3. Chúng phụ thuộc tuyến tính:


(Ì, 2) + (2,1) = (0,0) khi char(K) = 3, và do đó cũng không là hệ sinh.

2.27 a) Điều kiện cần: các véc tơ ( 0), Ui € Vi, phải biểu diễn tuyến
Vll

tính được qua Si X {0} và (0,u ), v € v ị , phải biểu diễn tuyến tính được
2 2

qua {0} X 5 . Điều kiện đủ dễ thấy.


2

b) Suy ra trực tiếp t ừ đính nghĩa là hệ đã cho phụ thuộc tuyến tính khi
và chỉ khi Si, s phụ thuộc tuyến tính.
2

3.1 Cho Ả = ( à y ) . Khi đó Ả = Y.OiịOiỹ Ngược l ạ i , nếu Ả = E ỏ ý O y


thì có ngay bịj = o,-j. Vậy {Oịj\ ỉ < m, j < n} lập thành cơ sở, và
ảim M{K;m,n) = run. Tọa độ cua Ả là ( a n , a m , . . . , o i , a ) . m m n

3.2 Vì dimR = 3, nên các hệ (i) và (li) không là cơ sở. Hệ (iii) có đúng 3
3

phần t ử và độc lập tuyến tính nên nó là cơ sở, còn hệ (iv) phụ thuộc tuyến
tính nên không là cơ sở.

3.3 Lập ma trận với các dòng là các véc tơ đã cho và thực hiện biến đổi
dòng:

'\ -2 5 -3\ ị\ -2 5 -3N

0 7 - l i 7 Ị -> I 0 7 - l i 7
K0 14 -22 14/ v° 0 0 0

Vậy dim V = 2 với cơ sỏ là các véc tơ (Ì, -2,5, -3), (0,7, -li, 7). Các véc
tơ này cùng với ẽ3 = (0,0, Ì, 0) và ẽị = (0, 0, 0,1) lập thành cơ sở của K . 4

3.4 Lập các véc tơ tọa độ của các đa thức này theo cơ sở Ì, t, í , t của tập 2 3

i?<3 các đa thức bậc không quá 3, ta được:

h = (1,-2,4,1), h = (2,-3,9,-1), /3 = (1,0,6,-5), / = (2,-5,7,5).


4

Bây giờ lập ma trận với các dòng là các véc tơ trên, rồi biến đổi theo dòng,
ta sẽ thấy / ì , h lập thành cơ sở của V. Vậy dim V = 2. fi,/2,í, Ì sẽ là cơ
sở của i?<3 .

3.5 Cơ sở là (1.0,...,0,-1), (0,1,0,...,0,-1), ...,(0, ...,0,1,-1) (kiểm tra


nó là độc lập tuyến tính và là hệ sinh). Do vậy dim V = n - 1.

3.6 Cơ sỏ là (1,0,0, -1/n), (0, Ì, 0, ...,0, -2/n), (0,0,n— Ì, -(n-


1)1 ri) (kiểm tra nó là độc lập tuyến tính và là hệ sinh). Do vậy dim V = 71-1.
270 Phần li

3.7 a) Đó là { Ô n , . . . , 0 „ „ ; Oý- + Oji, i < j } (xem kí hiệu Bài 3.1). Do đó


không gian này có chiều là n(n + l ) / 2 .
b) Đó là t ậ p {Oij — Oji, ỉ < j}. Do đó không gian này có chiều là
n(n-l)/2.

3.8 Gọi X, y, z là các tọa độ của V. Từ hệ thức

V = x(l, 1,1) +y(l, 1,0) + 2(1,0,0),

so sánh các thành phần, ta sẽ nhận được hệ ba phương trình tuyến tính
ba ẩn. Giải hệ này, ta sẽ được nghiệm duy nhất chính là các tọa độ (nếu
nghiệm không t ồ n t ạ i hoặc không duy nhất thì hệ đã cho không là cơ sở!).
Hai véc tơ tọa độ tương ứng là: a) (2, —5, 7) và b) (c,b — c,a — b).

3.9 Tương tự Bài 3.8, ta được véc tơ tọa độ là (-7, li, -21,30).

3.10 Sử dụng công thức

f(x) = f(a) + f'(a)(x - o) + • • • + ĩ—^-ix - a) , n

ta được véc tơ tọa độ là (/(2), /'(2),ỉ^2l).

3.11 Kí hiệu hệ đã cho là s. Khi n = 2k ta có

ei + e k = (ei + e ) - (e + e ) + (e + e ) h (e fc-i + e fc).


2 2 2 3 3 4 2 2

Như vậy E(S) trùng với không gian con sinh bởi rí — ĩ véc tơ đầu. Đây
là không gian con thực sự của K (vì có chiều < n — 1), nên hệ ban đầu n

không là cơ sở. Điều này không phụ thuộc vào đặc số của trường.
K h i n = 2k + \ thì

2(ei + • • • + e ) = (ei + e ) + • • • + (e fc+i + d) e £(5).


2k+1 2 2

Suy ra ei + • • • + e /c+i e ^(5). Do đó


2

Si = eH h e fc+i - [(e + e ) + (e + e ) H h (e /c + e fc+i)] e £(5).


2 2 3 4 5 2 2

Từ đó và ei + e2 G s suy ra e G E(S), .... Cuối cùng ta thấy ei, ...,e Ễ


2 n

£ ( 5 ) . Do đó E(S) = K . Vì s có đ ú n g n véc tơ nên nó là cơ sở.


n

K h i char(K) = 2 thì 5 không là hệ sinh (xem Bài 2.23), nên nó không


là cơ sở.

3.12 Chứng minh bằng phản chứng. Nếu dimV = m thì mọi hệ độc lập
tuyến tính có t ố i đ à m phần tử.
Lời giải, chỉ dẫn chương Ì 271

3.13 Chọn trong V một hệ độc lập tuyến tính vô hạn ei,e ,... Đặt v = 2 n

Kei + --- + Ke và w = Ke + Ke -1 + •••. K h i đó Vị c v c • • • và


n n n n 2

Wi D w D • • •.
2

3.14 Cho Vo c • • • c Vk là dãy các không gian con thực sự lồng nhau
của V. K h i đó 0 < dim Vo < dim v < • • < dim v . Vậy dim v > k. Do
2 k k

dim VA: < dimV = n, nên độ dài của dãy là k < n. Giả sử dim Vo = no.
Chọn một, cơ sở tuy ý e j , ...,e của nó (khi n = q ta lấy tập rỗng). K h i
no 0

đó tập này độc lập tuyến tính trong Vị. Do đó ta có thể mở rộng nó t h à n h
cơ sỏ ei, ...,e„j của V\. Tập này độc lập tuyến tính trong Va. Do đó ta có
thể mở rộng nó t h à n h cơ sở ei, . . . , e „ của Vi. Cứ tiếp tục như vậy cho tới
2

khi ta được cơ sỏ e i , ...,e của Vít. Nến n/e = n thì díừig. Nếu rik < ri thì
nk

mở rộng nó t h à n h cơ sở e i , ...,e„ của V . Bây giờ chỉ việc đặt Wo = 0 và


Wị = Ke\ + h K e ị , ta sẽ được dãy Wo c - • • c w = V có độ dài đúng n

bằng n và chứa dãy ban đ ầ u .

3.15 a) Dỗ dàng kiểm tra từ định nghĩa.


b) G i ả sử Xi,..,x
n e Lìa cơ sở của L trên K, và 2/1, . . . , y e Q là cơ sở m

của Q trên L . Ta sẽ chứng tỏ rằng Xịyj, i = Ì, ...,n, j = Ì, ...,m là cơ sở


của Q trên K. Chú ý rằng t ậ p này có mn phần tử.
Cho a G Ọ là một phần t ử t ù y ý. K h i đó ta có thể viết ũ — bi2/1 +
h ỉ»m|/m, trong đó 6 i , . . . , 6 G L . Với m ỗ i j = l , . . . ^ n , ta có thể viết
m

6j = CịiXi + ••• + c x , trong đó Cji e K. Do đó ũ =


j n n Cji iVh x t ứ c l à

Xjyj, í = Ì, ...,n, j = Ì, . . . , m là hệ sinh của ọ trên


Giả sử có một quan hệ tuyến tính giữa các phần t ử này, tức là tồn t ạ i
Cji £ K để
^ J CjiX y l j =• 0.
*j

Khi đó
^(5^CjiXi)ĩ/j =0.
j >
Nhận xét rằng D i ^ i e L . Do y i ĩ/m là cơ sở của Q trên L nên với
mỗi j ta phải có Ê i CjiXi = 0. Vì € K và Xi . x„ là cd sở nên khi cố
C j i

định j , với mọi í ta cung có Cji = 0. Như vậy XiVj, i = Ì , n , j - Ì , . . . . m


độc lập tuyến tính. Vậy nó lập t h à n h cơ sở.

3.16 Trong lời giải Bài 1.13 ta đã chứng tỏ tổng hai số đại số là một số đại
số. Đ ố i với tích cũng chứng minh tương tự.

3 17 Giả sử ngược lại là dim R = n < 00. Cho a € R là một số tùy ý. Vì


Q
272 Phần li

1,Q, . . . , Q " CÓ nhiều hơn Tí phần tử, nên chúng phụ thuộc tuyến tính trên
Q. T ừ đó suy ra Oi phải là nghiệm của một đa thức với hệ số hữu tỉ và bậc
nhỏ hơn hoặc bằng lĩ. Do đó đ a thức với hệ số hữu tỉ nhận Ót làm nghiệm
và bậc nhỏ nhất phải có bậc nhỏ hơn hoặc bằng n. Ta chọn f ( x ) là một
đa thức như vậy đ ố i với a = \ / 2 . Thực hiện phép chia đa thức trên Q,
n+

ta được x - 2 = f(x)g(x)
n + 1
+ r(x). Nếu r(x) Ỷ 0, thì r(x) lại nhận \fĩ n+

làm nghiệm, trái với giả thiết bậc của f ( x ) nhỏ nhất. Do đó r(x) = 0 và
Xn+1 _ 2 — fịx)g(x), trong đó cả hai đa thức f(x),g(x) đều có hệ số hữu tỉ
và khác hằng. Điều này vô lí, vì x " — 2 bất khả qui trên Q (có thể chứng
+ 1

minh trực tiếp, hoặc sử dụng tiêu chuẩn Eisenstein).

3.18 Theo định lí về chiều giao, ta có

dim Vi n v = dim Vi + dim v - dim (Vi + Vi) > dim Vi + dim v - dim V > 0.
2 2 2

Vậy VỊ n v Ỷ 0.
2

3.19 Vì ViỶ Vĩ và không thể chứa trong nhau nên dim Vi + V2 > 5. Do
đó dim(Vi + V2) chỉ có t h ể là 5 hoặc 6. Theo Định lí về chiều giao, ta có

dim(VinV ) = dimVi+dimV -dim(Vi+V2) = 8-dim(Vi + V ) = 2 hoặc 3.


2 2 2

Dễ dàng xây dựng ví dụ chứng tỏ cả hai giá trị đó đều có thể đạt được.

3.20 Nếu Vi = v thì Vi + v = Vi n v và giả thiết đã cho không thỏa


2 2 2

mãn. Vậy Vi Ỷ Va- K h i đó Vi n Vi là không gian con thực sự của một trong
hai không gian đó, chẳng hạn Ví n Va c Vị. Ta có dim(Vi + V2) > dim Vi >
d i m ( V i n v Ị ) + l . T ừ giả thiết, suy r a d i m ( ý i + v ) = dim Vi .-Vì Vi c Vị+V ,
2 2

suy ra Vi + V = Vị. T ừ đó ta cũng có v c Vị. Cho nên Vi n v = v .


2 2 2 2

3.21 Sử dụng Định lí về chiều giao. ta có

dim(Vi +V2 + V3 + Vị) = àìm{Vi + Vì) + dim(V + Vị) 3

- d i m ( ( ỹ i + Vi) n (V + Vi)) 3

= dim Vi + dim v + dim V3 + dim Vị - dim (Vi n v )


2 2

- dim(ì>3 n VA) - dim((Vi + v ) n (V3 + ^4)). 2

3.22 Cho s là một tập con độc lập tuyến tính cực đại tùy ý của Vjt}
và w là không gian con sinh bởi nó. K h i đó s là cơ sở của w va w cu.
T h ế nhưng do tính cực đ ạ i của 5, mọi véc tơ của {vi, ...,Vk} \ s đều biểu
d i ễ n tuyến tính được qua s. Đo đó u c w hay u = w, tức là s là cơ sở
của ư.
'Án giải, chi dẫn chương Ì 273

Giả sử A được lập thành theo cơ sở d , e của V. Kí hiệu Vi là véc


n

;ơ cột toa độ của f j . Dỗ dàng kiểm tra rằng với mọi a i , ...,a € # đều có r

H ỉ- ữrt' = 0 khi và chỉ khi a i ũ + • • • + Q ỹ = 0. Do đó tập con


ír n r t r

s cua {vi, ...,Vk} là độc lập tuyến tính khi và chỉ khi các véc tơ cột tương
ứng của nó độc lập tuyến tính. Theo phần trên ta suy ra chiều của u bằng
hạng của A.

3.23 Sử dụng phương pháp nêu trong Ví dụ 3.3 ta tính được dim ụ =
ả\mV = 2 và dim([/ + V) = 3. Do đó theo định lí về chiều giao, ta có
d i m ( t / n v ) = 2 + 2 - 3 = 1.

3.24 Đối với ự + V ta có thể sử dụng phương pháp của Ví dụ 3.3 vì có


thể xem nó như không gian con sinh bởi cả 6 véc tơ đã cho. Có thể thấy
ảim(U + V) = 3. Đối với u n V vấn đề trở nên phức tạp hơn nhiều. Cách
thứ nhất là giải một hệ 5 phương trình 6 ẩn hình thành từ đẳng thức:

Xi (Ì, 3, -2,2,3) + x (l, 4, -3,4,2) + x (2,3, -Ì, -2,9)


2 3

= I ( l , 3,0,2,1) + x ( l , 5, - 6 , 6 , 3 ) + x ( 2 , 5 , 3 , 2 , 1 ) .
4 5 6

Cách thứ 2 là tìm hệ phương trình nhận Ư làm không gian nghiệm và
hệ phương trình nhận V làm không gian nghiệm. Sau đó giải hệ phương
trình là hợp của hai hệ đã cho! Muốn tìm hệ phương trình nhận V làm
nghiệm, ta có thể cải biên phương pháp trong Ví dụ 3.3 như sau: lập ma
trận với các dòng là các véc tơ trong hệ sinh. T h ê m một dòng cuối cùng là
một véc tơ tổng quát ( x i , ...,xs). Sau đó thực hiện các phép biến.đổi như
trong Ví dụ 3.3 để đưa về dạng tam giác trên. Lúc đó sẽ nhận được một
dòng chứa các biến X i , ...,£5. Cho t ấ t cả các phần t ử thuộc dòng này bằng
0 sẽ đảm bảo hạng của hệ véc tơ mới này bằng hạng của hệ sinh ban đầu
đã cho, tức là ( x i , ...,z ) là một phần tử tổng quát của V. Các quan hệ đó
5

cho ta một, hệ phương trình cần tìm.


Bằng cả hai cách trên, ta có thể tìm ra cơ sở của u n V gồm một véc
tơ, chẳng hạn ( 1 , 4 , - 3 , 4 , 2 ) .

3.25 Ta gọi trường hữu hạn này là F. Vì nó hữu hạn nên đặc số của nó là
một số nguyên tố p. Tập các phần tử 0,1,2 := Ì + Ì, ...,p- Ì := H hi
ịp - Ì lần) của F lập thành một, trường con F có đúng p phần tử. Khi
p

đó F là một không gian véc tơ trên Fp. Gói chiều của không gian này là
Ti và ei ... e là một cơ sở của nó. Khi đó có một tương ứng 1-1 giữa các
n

phan t ử cua F và tập các bộ tọa độ { ( ô n , á n ) ; ai é F } của chúng theo p

ei e„ Vì vậy F có đúng p phần tử. n

3 26 Xái các không gian con V và u sinh bởi các hệ đã cho. Khi đó V c [7
274 Phần li

và dim V = r < dim u < s.

3.27 Xét các không gian con V và u sinh bởi các hệ đã cho. Khi đó V c u
và d i m V = rank{?;i, ...,t>r} < dim u = r a n k { u i , . . . , u } .
s

3.28 Chú ý rằng hạng của một hệ véc tơ {vi, ...,v } bằng số phần tử của
r

một tập con s độc lập tuyến tính cực đ ạ i bất kì chứa trong hệ đó. Cố định
một s n h ư vậy. K h i đó mọi Vi biểu d i ễ n tuyến tính được qua s. Nếu V biểu
diễn tuyến tính được qua Vi j V r , thì V cũng biểu diễn tuyến tính được qua
5. Do đó s cũng là t ậ p độc lập tuyến tính cực đ ạ i của hệ {vi, ...,v ,v}. Vì T

vậy hạng của hệ này chính bằng ịịS và bằng hạng của {vi, ...,v }. Ngược lại, r

nếu hạng của {vi, ...,v ,v}r bằng hạng của {vi, ...,v }, thì 5 u { í ) } phải phụ
r

thuộc tuyến tính. Nhưng vì 5 là độc lập tuyến tính, nên V phải biểu diễn
tuyến tính được qua 5, và do đó biểu diễn tuyến tính được qua {vi, ...,V }. T

3.29 Xét các không gian con Vi và Vi sinh bởi các hệ đã cho. Chú ý rằng
hệ Ì biểu diễn tuyến tính được qua hệ 2 khi và chỉ khi Vi c y - Hai hệ 2

tương đương khi và chỉ khi Vi = V2. Hạng của hệ chính bằng chiều của
không gian con sinh bởi hệ đó. Bây giờ bài toán được suy ra t ừ Hệ quả 3.7.

4.1 Giả sử Si = {Xi} u {zk} và 52 = {yj} u {zk}, sao cho {zfc} là cơ sở của
Vi í) Vĩ, Vì m ỗ i véc tơ của Vi + V2 có dạng Vi+1)2, Vị G Vị, và Vi biểu diễn
được qua Si, nên dỗ thấy Si u Sĩ là hệ sinh. Ta cần chứng minh tập này
độc lập tuyến tính. G i ả sử

2J OiịXị + ]P (3jyj + 7fc2fc = 0.


i Ó k

Từ hệ thức

iÌk

ta suy ra véc tơ này thuộc Vi n V2 (vì vế trái thuộc Vít còn vế phải thuộc
v ). Do đó J2i i i = Efe ^Zk- Suy ra Y^i i i - T,k k*k = 0, và Oi = 0.
2
a x a x ỗ

Bây giờ hệ thức trên cho J2j 0jVj + J2k 1kZk = 0. Vì vậy Pj = 7fc = 0.

4.2 Cố định một cơ sở Si của không gian con Vi. Mở rộng Si thành cơ sở
s của V. K h i đó Vi sinh bởi S\S\ là không gian con bù của Vị.

4.3 Cho u € u. Khi đó u = Vi + v , Vị e Vị là biểu diễn duy nhất. Vì


2

Vi € Uy nén V2 € V2 n c/.
Lởi giải, chỉ dẫn chương 2 275

4.4 G i ả sử có 0 / li Ệ Vi n Và- Nếu Vị € Vi và v 2 6 v , thì Vi + v


2 2 =
(Vị + v) + (v - vị 2

4.5 Hãy chứng tỏ V = Vị + v và v n v = 0. Khi char^) = p, khẳng


2 x 2

định sai nếu rv.p. vì ( Ì , 1 ) <E Vi n v.


2

4.6 Theo điều kiện (li') của Định lí 4.2, Vị nVj = 0 khi í ỹí j. Suy ra
5i n Sj = 0.

4.7 Xét ví dụ V = K , Vị = {(x,0); X e /í}, F = {(0,x); XEÍ}, í/=


2
2

{ ( x , x ) ; X G / í } . K h i đó ( ớ n VỈ) + (Unv ) 2 = 0.

4.8 Nếu d n H = 0, thì à + iĩ là tổng trực tiếp, dim (á @ H) = TI. Do đó


V = cf © i / . Trường hợp ngược l ạ i (í c H .

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g 2

5.2 ChoA=f Lần lươt cho B là các ma trân


a

V J d

từ đẳng thức AB = BA ta sẽ suy ra 6 = c = 0 và a = d, tức là A = a/,


trong đó / là ma t r ậ n đơn vị cấp 2. K h i đó với mọi B, ta có AB = alB =
aBI = B(al) = BA (hoặc kiểm tra trực tiếp).

5.3 Giải tương tự Bài 5.2, bằng cách cho B lần lượt là các ma trận đường
chéo diag(0, .., 0, Ì, 0 , 0 ) . Để chứng minh điều kiện đủ, chỉ việc nhận xét

diag(ai, ....a„)diag(òi, ...,b ) = diag(ajò


n

lí • ĩ ^ĩl^Tl } •

5.4 Dựa vào Bài 5.3. trước hết, chứng tỏ nó là ma trận đường chéo. Sau
đó lần lượt cho B chạy trên tập ma t r ậ n có t ấ t cả các phần t ử bằng 0 t r ừ
một phần t ử trên dòng (hoặc cột) t h ứ nhất.

5.5 Chú ý rằng nếu ta viếtẢ = ai + B, thì AX = XA tương đương với


BX = x é . Do đó ta chỉ việc giải phương trình BX = XB để tìm t ấ t cả
các ma t r ậ n n h ư vậy, trong đó B là ma t r ậ n nhận được t ừ ma trận đã cho
bằng cách cho các phần t ử đường chéo bằng 0. K ế t quả

/ai Ũ2 ữ3 ••' n 'a

0 ai Ơ2 An-1
JC —
\0 0 0 ••• ai /
276 Phần li

5.6 Tích cũng thay đ ổ i tương tự. Cụ thể

(i) Dòng ỉ và j của tích đổi chỗ cho nhau.

(li) Cộng vào dòng thứ ỉ của tích AB cũ tích vô hướng của a với dòng
t h ứ j của AB.

(iii) Đổi chỗ cột ỉ và j của tích AB ban đầu cho nhau.

(ii) Cộng vào cột thứ ỉ của tích AB ban đầu tích vô hướng của a với cột
t h ứ j của AB.

n A - ( \ ™ A2_f + (a + d)b\_fO 0\
ah a2 bc

5.7 Cho A=ự c ) - ^ ^ = ^ d a Ị d ) c y + b c ) = [o oJ' t a S U


y
ra a = —ả và á + be = 0.2

5.8 Tương tự như Bài 5.7,Ả = ±1 hoặcẢ = _k ^ sao cho a + bc = 1. 2

5.9 Ta có

tr(AB) = Eti(ELi = E;=I.(EILI oy&íi)


= E-=i(£ti^a; )=tr(£Ã). i

5.10 Sử dụng định luật phân phối của phép nhân ma trận đối với phép
cộng và tính giao hoán của phép cộng để bỏ dấu ngoặc bên trái. Đối với
câu b) còn cần sử dụng qui nạp theo n.

5.11 Để AB, BA và AB - BA có nghĩa thì A, B phải là hai ma trận


vuông cùng cấp. K h i đó theo Bài 5.9, AB — BA có vết bằng 0, trong khi ì
có vết là n. Nếu trường có đặc số p thì có t h ể t ồ n t ạ i . Chẳng hạn

1 0 •• /0 0 0 •• 0 0\
í 0

0 0 1 •• •• 0°\ 1 0 0 •• 0 0
0 2 0 •• 0 0
0 0 0 • • 1
Vo 0 0 •• • o) vo 0 0 •• • p'-\ 0/

5.12 Dễ dàng kiểm tra thấy các tập Vi và V2 các ma t r ậ n đ ố i xứng và các
ma t r ậ n đ ố i xứng lệch lập t h à n h các không gian con của các không gian
véc tơ V = M ( n ; K). Nếu A là ma t r ậ n đ ố i xứng lệch, thì t ừ 2ãii = 0 và
đặc số của K khác 2, ta luôn có au = 0 với mọi ỉ < n. Nếu A vừa đối xứng,
Lời giải, chỉ dẫn chương 2 277

vừa đ ố i xứng lệch, thì à y = 0 với mọi í, ị. Do vậy Vi n v : = 0. Hơn nữa 2

mọi ma t r ậ n A có t h ể viết dưới dạng (lại do char K Ỷ 2)

A + A T A — A T

DỖ kiểm tra {£±f-) = à±f- và {à=ệL)T = -à=£L, Chú ý rằng 5 là ma


T

trận đ ố i xứng (t.ư đ ố i xứng lệch) khi và chỉ khi B = B (t.ư B = —B ). T T

Do đó Ả G v + v hay V = Vi + v . Từ âó V = Vi (B v .
x 2 2 2

Nếu char K — 2 thì điều khẳng định không đúng vì chẳng hạn ma t r ậ n
đơn vị / G Vi n Vỉ. Hơn nữa trên trường loại này hai khái niệm là t r ù n g
nhau, và tổng của hai ma t r ậ n đ ố i xứng l ạ i là đ ố i xứng, nên không t h ể có
chuyện mọi ma t r ậ n là tổng của một ma t r ậ n đ ố i xứng và ma t r ậ n đ ố i xứng
lệch.

5.13 Do (AA ) = (Á ) Á = AA , nên AA là ma trận đối xứng.


T T r T r T T

Tương t ự đ ố i với Á Ả. N ế u ma t r ậ n A không vuông thì AA


1
và A A có T T

cấp khác nhau, nên luôn khác nhau. Đ ố i với ma t r ậ n vuông, ta có thể thấy

ngay nếu Ả = thì hai tích v ẫ n khác nhau.

Trên R ta có Tr(AA ) = Tĩ(A Ả) = áịý Do đó vết của một trong


T r T

hai tích bằng 0 khi và chỉ khi Ả là ma t r ậ n 0.

5.14 Chứng tỏ rằng c = C (t.ư c = -C ). T T

5.15 Chứng minh trực tiếp theo định nghĩa. Chẳng hạn ta chứng minh
cho trường hợp phức t ạ p nhất là tích hai ma t r ậ n . Cho

(An ••• A l q \ [Bu ••• B l r


s

\A 1 ••• A J \B ••• B
P pq qr qT/

sao cho Aij có mị dòng và Tij cột, còn Bjh có Uj dòng và lh cột. Đặt c = AB.
Chia c t h à n h ma t r ậ n khối c = (C ), trong đó dh có m, dòng và h cót ih

(tức c được chia t h à n h p X r khối). Ta cần chứng t ỏ


<?
Cih = ^AijB ] h .

mi - _»„ > ir' U A R Aều rá nehĩa và có kích thước mị X lh-


T h ậ t vậy, rõ ràng các tích AiịBịh đêu co ngi va, w " _
Đặt £) = ơi/t = (đút;)- Với mọi u < ro, và V < lh, ta thay đ uv - c { m + u ) ạ + v ) ,
tron
S „, / ; , , ĩ
đó
=
278 Phần li

Do đó
,
_ r-inH ^~ q Ị.
n

"un
— 2^í=l (m+u)t°t(l+v) a

Eq Ị sr^^l+•••+'"•} 1 1
i = l\Ljt=ni+-+nj-i+\ (m+u)t°t(l+v)ỉ a

- 5Z]=l{Z)í=l (m+u)(N +í) (Nj+í)(ỉ+^)}' a


J
ỉ)

trong đó no := 0 và Nj = ni + • • • + rij-\. Vì ữ{m+ù){Nj-H) là phần tửở vị


trí (ti, í) của ma t r ậ n Ẩy và ò(jv-+t)(/+v) là phần t ử ở vị trí (í, v) của ma
trận BjfỊ, nên

X/ (m+u)(ÁT, +t)b(Nj +t)(l+v)


a

í= l

là phần t ử ở vị trí (li, v) của ma t r ậ n AijBjh- T ừ đó suy ra d chính bằng uv

phần t ử ỏ vị trí (ít, v) của ma trận 5Zj=i AijBjh, tức là ơị/t = 2?=1 AịjBjf . l

5.16 Điều kiện cần: xét tích của dòng ỉ với cột thứ j của các khối. Điều
kiện đủ có the kiểm tra trực tiếp t ừ kích thước các khối.

5.17 Nếu A,B là hai ma trận đối xứng lệch, thì (AB) = BA. Do đó T

điều kiện cần và đủ là hiển nhiên. Để xây dựng ví d ụ có thể lấy B — A T

trên trường có đặc số 2. Nếu trường có đặc số khác 2 thì việc xây dựng ví
dụ phức tạp hơn nhiều. Chẳng hạn có thể chứng t ỏ khi n = 2 không có ví
dụ nào. Tuy nhiên khi n = 2k có thể dùng tích các ma trận khối để xét.
T ẳ . , „ , , ... _ ( A '
t a 0\ A _ _ / 0 B'\
Lây A, ti là hai ma t r ậ n có dạng A — 1 Q ^ , 1 , £> = 1 1, trong
đó J4' là ma trận đối xứng lệch và B' là ma trận đối xứng cấp k. Rõ ràng
( 0 A'B'\
A' B' o i ^ * ^ ^
m a r
ứ S lệch nếu lấy s là ma trận đơn
n x n

vị.

5.18 Giả sử A = B = 0. Khi đó (ABỴ = A B = 0. Đối với tổng, sử


T s T T

dụng nhị thức Niu-tơn, ta thấy (A + B) ~ là tổng của các ma trận tích
r+S l

dạng A B .l
trong đó ỉ + ị = r + s — Ì , nên hoặc ỉ > r hoặc j > s. Do đó
J

nó bằng 0.

5.19 Gói các phần tử nằm trên đường song song với đường chéo chính là
một đường chéo con. Có thể chứng t ỏ rằng nếu B là ma t r ậ n thỏa mãn đề
bài và có r > Ũ đường chéo con ngay phía trên đường chéo chính bằng 0;
tức là a j = 0 với mọi i,j thoa mãn i — j > —r, và A là một ma trận thỏa
l

mãn đề bài, thì BA là ma t r ậ n thỏa mãn đề bài và có r + Ì đường chéo


con ngay phía trên đường chéo chính bằng 0. T ừ đó sử dụng qui nạp ta có
ngay lời giải.
Lời giải, chỉ dẫn chương 2 279

5.20 Điều kiện cần: lũy thừa của ma trận tam giác lại là ma trận tam giác
v
? L t ử t r ê n đ ư ờ n g c h é o l à l ũ y t h ừ a c ủ a c
* c
P h ầ n t ử t ư ơ n
s ứng ban
đấu. Điều kiện đủ suy ra t ừ Bài 5.19.
5.21 Gọi 2 ma trận đó là A, B. Chẳng hạn ta xét trường hợp hai ma trận
là phản đ ố i xứng: (AB) = ( - B ) ( - A ) = BA. Vì vậy AB = (AB)
T T T T
khi
và chỉ khi AB = BA.

5.22 Sử dụng định nghĩa của ma trận liên hợp và các phép toán ma trận.

5.23 {BB*Ỵ = (B*)*B* — BB*.

6.1 Giả sử A = 0. Chú ý rằng AI = ỈA. Do đó


r

(/ + A){r~ - r~ A + r~ A + ••• + (-I) -M - ) = r - A = ì.


l l 2 2 p r 1 r

Vậy B = I- A + A + h (-l) - i4 - là ma trận nghịch đảo của A và


2 r 1 r 1

A khả nghịch.

6.2 Giả sử A là ma trận tam giác trên, tức là Oịj = 0 với mọi ỉ > j. Cho
B là ma trận vuông cấp n sao cho AB = ì.
- So sánh dòng cuối cùng của hai ma trận này, ta suy ra a b — Ì và nn nn

ữnnbni = 0. T ừ đó suy ra a Ỷ 0, b = 0 với mọi i < n và hun = l / a . nn ni n n

- So sánh dòng t h ứ hai t ừ dưới lên của AB và / , bây giờ ta suy ra


0(n-l)(n-l) Ỷ 0, \n-\)i = 0 với mọi ì < n - Ì và 6(„_1)(„_1) = l / a ( n - l ) ( n - l ) ,
^(n-l)n = ~ (n-l)nbnn/a(n-l)(n-l)-
a

- Cứ tiếp tục như vậy t ừ dưới lên, ta sẽ được điều phải chứng minh và
cách tìm ra ma trận nghịch đảo.
Đối với ma trận tam giác'dưới lời giải tương tự, hoặc là dùng phép
chuyển vị, ta có thể đưa về trường hợp ma trận tam giác trên.

6.3 Lập phương trình rồi giải theo cách Ì


/ 22 -6 -26 17 \
'-7/3 2 -1/3
-17 5 20 -13
a) ị 5/3 -Ì - 1 / 3 ị, b)
-1 0 2 -1
-2 Ì Ì
V 4 -1 -5 3 ì

6.4 Ta có A*(A~ )* = (A~ A)*=I.


1 1

6.5 Giải theo phương pháp Bài 6.2 hoặc ngắn gọn hơn là sử dụng Bài 6.1
ta thấy ma trận đã cho có dạng ma trận B trong bài đó (với lưu ý lũy thừa
của ma trận có các phần t ử trên một đường chéo con bằng nhau, còn tất cả
280 Phần li

các phần t ử còn l ạ i bằng 0 cũng có tính chất tương t ự ) . C â u a) là trường


hợp đặc biệt của câu b). Ma t r ậ n của câu b) là

/1 -a 0 • • 0\
0 1 -o • • 0

VO 0 0 • • 1)

6.6 Sử dụng Bài 6.1 với lưu ý nếu A có các phần t ử thuộc đường chéo con
t h ứ r bằng a, còn các phần t ử còn l ạ i bằng 0, thì A sẽ có các phần tử
thuộc đường chéo con t h ứ r + i — Ì bằng a , còn các phần t ử còn lại bằng
l

0.

6.7 Sử dụng phương pháp Bài 6.2. Ma trận nghịch đảo là

(ĩ -2 1 0 •
0 1 -2 1 • •• 0°\

\o 0 0 0 • • ụ

6.8 a,b) Rõ ràng phép đ ổ i chỗ dòng i và j của ma t r ậ n A cho nhau tương
đương với nhân bên trái với ma t r ậ n Iịj : = {c ) xác định như sau: C-UU = ì
uv

nến u 7^ i, j và Cịj = Cji = 1. Các phần t ử còn lại bằng 0. Rõ ràng thực
hiện hai lần cùng phép biến đổi này ta được ánh xạ đồng nhất. Điều đó
cũng thể hiện ở chỗ l f j = / .
Nhân dòng t h ứ i với một hằng số a Ỷ 0 tương đương với nhân bên trái
với ma t r ậ n Fị(a) = diag(l,.... Ì, à, Ì , 1 ) , trong đo a ở vị trí t h ứ ỉ (nói
cách khác Fị = ì + (a — l)Oii, trong đó Oij là ma t r ậ n chỉ có phần tử t ạ i .
(i, j) bằng Ì, còn các vị trí khác là 0). P h é p biến đổi ngược của nó là nhân
dòng t h ứ i với 1 / Q . Điều đó tương ứng với Fị{\/à) là ma t r ậ n nghịch đảo
của F {a).
t

Cộng vào dòng t h ứ i của A tích vô hướng của Oi với dòng thií j Ỷ í
của A tương đương với nhân bên trái với ma t r ậ n / + aOịj, tức là ma trận
có các phần t ử trên đường chéo chính bằng Ì, t ạ i vị trí bằng a, còn
các vị trí còn lại bằng 0. P h é p biến đổi ngược của nó là cộng vào dòng thứ
i tích vỗ hướng của —Oi với dòng t h ứ j. Tương ứng / - aOij là ma trận
nghịch đảo của / + OíOịj.
Đối với cột cũng tương t ự n h ư trên, nhưng là nhân bên trái.
c) Theo câu a), việc (A,I) được biến đ ổ i t h à n h Ự,B) có nghĩa là tồn
t ạ i các ma t r ậ n Ii,...,I
r có dạng n h ư trên sao cho I ...I\{AJ) = Ự,B).
T
Lời giải, chỉ dẫn chương 2 281

Theo qui tắc nhân ma trận khối ta có I ...I\{A,ì) = I ...hA,I ...h).


r r r Suy
ra B = / . . J j và / . .
r r = / , hay BA = ì. Như vậy B = A~\

6.9 Lập ma trận (A, ì). Lần lượt trừ đi dòng thứ Ì, sau đó cộng dòng Ì với
tất cả các dòng còn l ạ i , rồi đổi dấu t ấ t cả các dòng t ừ thứ 2 trỏ đi, ta sẽ
được ma t r ậ n dạng Ự,B). T ừ đó

/2 — n 1 1 ••
1 -1 0 •• 0
A~ l
= B = 1 0 -1 • •• 0

V 1 0 0 •• • - 1 /

6.10 Lập ma trận (A,I). Cộng dòng Ì với t ấ t cả các dòng còn l ạ i , ta thấy
điều kiện cần để A khả nghịch là a + n Ỷ 0- Chia dòng Ì cho Ì + a ta đưa
về dòng toàn 1. Sau đó lần lượt trừ đi dòng thứ Ì, ta thấy điều kiện cần
nữa là a Ỷ 0. Bây giờ chia các dòng thứ 2 trở đi cho 1/a, rồi bớt đi t ừ dòng
Ì tổng t ấ t cả các dòng còn l ạ i , ta sẽ được ma trận nghịch đảo là

/ 1 — Ti — a 1 1 1 \
1 1 --TI — a 1 1
Ì
1 1 1 —n — a 1

V 1 1 1 • 1 - n - ai

6.11 Lập ma trận (A, ì). Ta trừ t ừ dòng Ì đi dòng thứ 2, t ừ dòng thứ 2 đi
dòng t h ứ 3, ... cho đến dòng t h ứ n — 1. Sau đó áp dụng phương pháp Bài
*
6.10 đối với n — Ì dòng đ ầ u ta đưa về ma trận khối dạng ,trong
* *
đó I -1 là ma trận đơn vị cấp n - 1. Bây giờ ta dễ dàng đưa ma trận khối
n

này về dạng ự, B). Ma trận nghịch đảo là

/1-s 1+ s 1 • 1 1 \
1 1-8 l+s • • 1 1

1 1 1- s • • 1 1
ns
\l + s 1 1 • 1 1 - »/

trong đó s = n(n + l ) / 2 .
282 Phần li

6.12 Lập ma t r ậ n {A,I). Trừ t ừ n — Ì dòng đ ầ u tiên đi dòng thứ TI. ta


nhận được ma trận khối (Ai, Bi), trong đó

/ai 0 0 • -an \
0 a2
0 • -a
n

Ai = 0 0 a3 • -a
n

VI 1 1 •• • l + a j

Nếu Oi a - i đều khác 0 thì dễ dàng biến đ ổ i {Ai, BỊ) về dạng


n ự,B).
K h i đó
Ì — a\s ĩ Ị Ị•
aiữ2 aia ai An
Ị 3

Ị— ữ2S Ị Ị
a ai
A =
2
a 2 a3 a20
Ị 0302
n

Ị—Oài Ị
°3 a3<Xr, '

a a2 Qn<J3
n

trong đó s = Ì + + h
° «1 an
Nếu dị = 0 với một i < n nào đó. t ừ dòng t h ứ i ta suy ra a 7^ 0 là điều n

kiện cần đe Ả khả nghịch. T ừ đó (sử dụng định thức) ta suy ra dj Ỷ 0 với
mọi j 7^ ĩ. Đổi dòng i với dòng cuối, ta cũng dễ dàng đưa về dạng Ự,B).
K ế t quả tương t ự như trường hợp trên.

6.13 Bài này tổng quát, Bài 6.11 và phương pháp giải cũng tương tự như
vậy. K ế t quả nhận được là

Ịh — s h + s h • h h \
h h —s h+ s • • h h
h h h —s • • h h
nsh

\h + s h h • h h - s)

trong đó s = na + hn(n — l ) / 2 .

6.14 Lập hệ phương trình với ma trận hệ số là ma trận đã cho và các


biến Xi x , còn cột t ự do của hệ t h ứ ỉ là véc tơ cột đơn vị thứ i :
n

tị = (0. ....0,1.0 0 ) (Ì ở vị trí t h ứ i). CỐ định một hệ phương trình


T

t h ứ i này. Cố định một chỉ số j. Nhân dòng t h ứ k + 1 của phương trình với
e~ thì t ạ i dòng này hệ số của Xj sẽ t h à n h 1. còn của x là e '( ~j) . Cộng
kj
s
k s

tất cả các phương trình lại thì hệ số của biến Xj bằng n. còn của các biến
Lời giải, chỉ dẫn chương 2 283

khác bằng 0. hệ số t ự do chính bằng e " ( i _ 1


) j . T ừ đó ta nhận được ma trận
nghịch đảo:

í 1 1 1 1 1
\
1 e- é" e- • . -(n-l)
1 2 3

1 C-2 e- e- • . -2(n-l)
4 6
e

Vi c -2(n-l) e -3(n-l) . ' e -(n-l) J 2

6.15 Gọi ma t r ậ n nhận được sau khi biến đổi là B. Chú ý rằng cột thứ
ỉ của A~ , £ ? tương ứng là nghiệm của các phương trình AX = ti và
l _ 1

BX = 6ị (à như Bài 6.14).


a) Nếu B nhận được t ừ A bằng cách đổi chỗ dòng í và j cho nhau, thì
khi đổi chỗ hai dòng í và j cho nhan của phương trình BX = 6j, vế trái
sẽ trở t h à n h AX, còn vế phải thành tị. Như vậy cột t h ứ ì của B chính _ 1

là cột t h ứ j của A . Tương tự cột thứ j của J 5 chính là cột thứ i của
- 1 -1

A~ , còn các cột khác giữ nguyên.


l

b) Tương tự, khi nhân dòng i với a Ỷ 0 thì trận nghịch đảo mới m a

nhận dược t ừ ma trận nghịch đảo cũ bằng cách nhân cột thứ ỉ với lịa.
c) Ma trận nghịch đảo mới nhận được t ừ ma trận nghịch đảo cũ bằng
cách trừ đi t ừ cột t h ứ j tích của cột t h ứ ỉ với a.
(ỉ) Khi thực hiện phép biến đổi cơ bản theo cột thì trong ma trận nghịch
đảo ta cần thực hiện các phép biến đổi tương tự như trên, nhưng là trên
các dòng. Điều này cũng có thể lí giải t ừ công thức {A ) T
— (A' ' 1
.

6.16 Dùng định thức ta có Ì =1 Ả li Ả 1


|. Vì đây là các số nguyên, nên
I A 1= ± 1 .

6.17 Suy ra ngay t ừ sự không phụ thuộc của định thức khi mở rộng trường.

_ - (h -B
6.18 Bằng phép nhân ma trận khối dỗ kiêm tra Ả = 1Q Ị

6 19 Vì I A 1 = 1 B li c ị, nên à khả nghịch khi và chỉ khi B, c khả nghịch.


/'Jỹ-i X \ . > -Ì
Tìm Ầ~ dưới dạng í
x
- i j , ta sẽ thấy X =-B
0 c DC .

6.20 Theo Bài 6.8 ta thấy các phép biến đổi tương đương với việc nhân

bên trái ma trận vuông cấp n + p dạng ( ĩ ị ) hoặc ^ Q J . Như vậy

ta sẽ tìm được ma trận vuông P\ cấp n và ma trận p kích thitóc p X n sao 2


284 Phần ì!

cho
r
Pi 0 BA
\ A B
\ - M

K ì, [-C 0 " l o X

Suy ra X = P B 2 và P -4 = c . Vì i4 khả nghịch nên X =


2 CA~ B. l

6.21 Sử dụng Bài 6.20 đối với B = c = ì.

6.22 Thực ra đây là bài tập về nhóm. Đẳng thức thứ Ì và thứ 4 tương
đương với nhau và được suy ra t ừ công thức (CD)~ = D~ c~ .
l l
Tương
1

tự, ta có sự tương đương của hai công thức giữa. Nhân hai vế của công
thức Ì bên trái và bên phải với B~ ta nhận được 2. Còn nhân cả bên trái
l

và phải của công thức 2 với B ta nhận được 1.

7.1 Các phép biến đ ổ i sơ cấp đều có phép biến đổi ngược (xem Bài 6.8),
nên không làm thay đổi số véc tơ dòng (t.ư cột) độc lập tuyến tính cực đại.

7.2 Vì rank(A) đồng thời là số dòng cực đại độc lập tuyến tính và số cột
cực đại độc lập tuyến tính, mà không gian véc tơ dòng có chiều n, còn
không gian véc tơ cột có chiều là ra.

7.3 rank(yl) = 2 (dùng biến đổi sơ cấp dòng), còn rank(5) = 3 (có thể
dùng biến đ ổ i dòng, hoặc nhận xét định thức con lập t ừ hai dòng đầu và
dòng cuối là khác 0).

7.4 rank(>l) = 3, rank(B) = 2 (dùng biến đổi sơ cấp dòng).

7.5 Dùng biến đổi sơ cấp dòng, đưaẢ về dạng

/3 1 4 1\
Oi 2 3 1
0 2 3 1
Vo 0 0

T ừ dòng t h ứ Ì và 3 ta thấy rank(Ẩ) > 2. Sử dụng thêm dòng 2, ta thấy


dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi Q = 0.

7.6 Phản chứng: nếu có ít hơn thì một tập con cực đại các dòng độc lập
tuyến tính của Ả sẽ chứa t ố i đ a r + s - ra - Ì dòng trong s dòng đã chọn.
và m — s dòng còn l ạ i .

7.7 Xét một tập con cực đại các dòng độc lập tuyến tính của ma trậnẢ.
Sau khi t h ê m nó v ẫ n còn độc lập tuyến tính và mở rộng được t ố i đa thêm Ì
Lời giải, chỉ dẫn chương 2 285

dòng (để v ẫ n độc lập tuyến tính), còn sau khi bớt nó vần là độc lập tuyến
tính và mất, t ố i đ a Ì phan tử.

7.8 Cách ì: Chú ý rằng mỗi dòng (t.ư cột) của ma trận AB biểu diễn
tuyến tính qua các dòng của ma t r ầ n B (t.ư. các cột của Á),
Cách 2: Theo Ví d ụ 7.1.

7.9 Gọi VA, V và V tương ứng là không gian con sinh bởi các véc tơ
B

dòng của các ma t r ậ n A,B, A + B. K h i đó V cĩ VA + V . Sử dụng công B

thức chiều của tổng hai không gian con và rank(^l) = dim VẠ, ... , ta có
ngay bất đẳng thức.
Đe tìm ví dụ, ta chỉ cần lấy các ma t r ậ n vuông cấp 2: chẳng hạn cho
bất đẳng thức đ ầ u lấy A = -B Ỷ 0.

7.10 Bất đẳng thức thứ 2 đã được chứng minh trong Bài 7.8. Đối với bất
đẳng thức t h ứ nhất ta sử dụng phương p h á p Ví dụ 7.1. Gọi tp, tịt là các
toán t ử tuyến tính của V = K nhận A, B làm ma t r ậ n biểu diễn (theo
n

cơ sở t ự nhiên). K h i đó theo công thức chiều của ánh xạ tuyến tính, ta có

rank(AB) = dim{(fnỊỉ(V)) = dim(V»(V)) - dim(Ker(^|v))


> dim(ĩp(V)) - dim(Ker(yó)
= dim(ĩp(V)) - n + ảim((f(V)) = rank(Ẩ) + rank(S) - ri.

7.11 Theo Bài 7.9, ta không t h ể viết t h à n h tổng của ít hơn r ma t r ậ n như
vậy. Để biểu d i ễ n t h à n h tổng, không mất tính tổng quát, giả sử r dòng đ ầ u
độc lập tuyến tính, còn véc tơ dòng Vị t h ứ j > r được biểu d i ễ n dưới dạng

Vị = OtjịV\ + h Oij V .
T T

Khi đó ma trân đầu được viết thành

Vị í 0 0
0 Vĩ 0

0 + 0 + +
Q (r+l)2^2 °L(r + \)T r V

V am
n ì \ <*n2V2 Ị \ av
nr r Ị

7 12 B ấ t đẳng thức được suy ra t ừ Bài 7.10. Để xây dựng ma t r ậ n B,


bằng p h é p biến đ ổ i sơ cấp cột, ta có thể đưa A về ma t r ậ n A' = (c o),
286 Phần li

trong đó c e M{n,r\K) (r = rank.4). Theo Bài 6.8 điều đó có nghĩa là

tồn t ạ i ma trận khả nghịch p sao cho ÁP = A'. Chọn B' = ) trong đó

L> € M(r, n; if), thì = 0. Bây giờ chọn D sao cho rank(£>) = k - r và
5 = PB'. Rõ ràng i4B = 0. Theo Ví d ụ 7.1 ta sẽ được rank(5) = rank(D).

7.13 Theo Bài 7.9, n = rank(27) = rank(7 + A + ì -Ả) < rank(/ + Á) +


rank(.4 - / ) . M ặ t khác, theo Bài 7.10, ta có

rankự + Á) + rank(Ẩ - ì) - n < rank(Ẩ - ì ) = 0. 2 2

7.14 Vì đổi dòng hay cột cho nhau không thay đ ổ i hạng cũng như giá trị
của định thức (với sai khác tới dấu), ta có thể giả thiết r dòng đầu độc lập
tuyến tính và r cột đ ầ u độc lập tuyến tính. Nếu định thức con chính cấp r
đ ầ u tiên bằng 0 thì r dòng đó phụ thuộc tuyến tính, tức là tồn t ạ i C\, ...,Cr
sao cho
Ci(a , ...,a ) H
n h c (a i,...,a )
ÌT = (0, ...,0).
r r rr

Cố định i > r. Do r cột đầu độc lập tuyến tính cực đại, nên có bi, ...,b sao r

cho
(au, ...,a ) = bị(a , . . . , a i ) H
ri n h b (a , r ...,a ). r ìr rT

Từ đó

C\d\i + - • - + c a i = 6i(cian + • • • + c a \) + • • - + b {c\a\ + - • • + c a ) = 0.


r r r r r r T rr

Cùng với hệ thức ban đầu và cho ỉ chạy trên mọi giá trị ỉ > r suy ra r dòng
đ ầ u của A phụ thuộc tuyến tính. Vô lí.

7.15 Giả sử hạng là r và các dòng ni < ĨÌ2 < • • • < n độc lập tuyến tính. r

Do tính đối xứng lệch. các cột, có cùng chỉ số đó cũng độc lập tuyến tính.
Theo B ài 7.14 ma t r ậ n con D có các phần t ử nằm trên giao của các cột và
dòng này có định thức khác 0. Chú ý rằng D cũng đối xứng lệch, nghĩa là
D = -D. Nếu r lẻ thì t ừ đó suy ra I D 1=1 D \= — ị D ị, hay I D 1= (Ị
T T

vô lí. Chú ý rằng nếu đặc số bằng 2 thì sai, vì ma t r ậ n đơn vị lúc đó cũng
là đối xứng lệch!

7.16 Cho các dòng với chỉ số ni < " • < n là độc lập tuyến tính cực
T

đại. Theo Bài 7.14, định thức con chính nằm trên các dòng và cột có chỉ
số n i < • • • < n khác 0.
r

7.17 Giải tương t ự Bài 7.16


á mài, chỉ dẫn chương 2 287

7.18 Băng các phép biến đổi sơ cấp chỉ thực hiện trên n dòng đầu, ta có
thể đưa ma trận R ban đầu về dạng Rị = (Ạ 1
, trong đó Ai là ma

trận tam giác trên với các phần tử đường chéo khác 0. Bây giờ thực hiện
các phép cộng với dòng thứ j > n tích của một, trong n dòng đầu với một
số a e K, ta có thể đưa Ri về dạng R 2 = ^ M . rank(iỉ) = n khi

và chỉ khi L>2 = 0. Việc thực hiện các phép biến đổi trên tương đương với
nhân bên trái A với ma trận vuông p = j j , trong đó P\ là ma trận

vuông cấp n, còn / là ma trận đơn vị có cấp bằng số dòng của c (xem Bài
6.8, hoặc Bài 6.20). Ta có P A + c = 0 và P B + D = D . Do đó D = 0
2 2 2 2

khi và chỉ khi D = CA' B.


l

7.19 Điều kiện cần: Bằng các phép biến đỗi sơ cấp cột, ta có thể đưa
A về dạng A! = (B ũ), trong đó B E M(m,r;K) có t ấ t cả các cột độc
lập tuyến tính. Theo B ài 6.8, điều đó tương đương với nhân bên phải của
A với ma t r ậ n không suy biến p cấp n. Ta viết p _ 1
= trong đó

c G A/(r,n;#) và D G M(n - r,n; À"). Khi đó A = ^'p- = Bơ. Theo


1

bất đẳng thức Sylvester (Bài 7.8), ta có rank(C) > rank(BC) = r, tức
rank(C) = r hay các dòng của nó độc lập tuyến tính.
Điều kiện đủ: Sử dụng phương p h á p Ví dụ 7.1: Cho tp : K -> K là T m

ánh xạ tuyến tính nhận B làm ma t r ậ n biểu diễn, còn ìỊ) : V = K —> X " n 7

là ánh xạ tuyến tính nhận c làm ma t r ậ n biểu diễn (theo các cơ sở tự


nhiên). K h i đó điều kiện về B, c tương đương với <p là đơn ánh, còn lị) là
toàn ánh. Ta có

rank(BC) = dim(p(V(V))) = dim#(F)) = r.

7.20 Định thức con củaẢ không thay đổi khi mở rộng trường, mà hạng
bằng cấp cao nhất của định thức con khác không.

8 3 Cho cấp của A là ri. K h i đó các ma t r ậ n / , A, Á , - • • , A phụ thuộc


2 n2

tuyến tính trong không gian các ma trận vuông chiều là rĩ. T ừ đó ta sẽ có
đa thức f ( x ) khác 0 nhận Ả làm nghiệm.

8 4 Ta có thể giả thiết deg(/) > deg(íO và chứng minh qui nạp theo
n ì deg(/)- n = 1 thì f(A) = a I + aiA vầ g(B) = b I + biB, nên dễ kiểm
0 0
288 Phần li

tra chúng giao hoán với nhau. Với n > 0, viết / = ax- + / ì và g = bx + gi n n

trong đó bậc của / ì và gi nhỏ hơn n. K h i đó theo giả thiết qui nạp:

A B = A{A - B - )B = (AB ~ )(A ~ B) = B - (AB)A - = B A ,


n n n l n l n ỉ n ỉ n ỉ n ì n n

nghĩa là A và B giao hoán với nhau. Tương tự, A giao hoán với gi(B),
n n n

MA) giao hoán với 5 " và T ừ đó f(A)g(B) = g(B)f(A).

8.5 Nếu A = 0 thì I A 1= 0, tức là nếu A = ^ ^ thì acỉ - óc = 0.


k a

Do đó theo Định lí Hamilton-Cayley (xem Bài 8.2), Á = (a + d)A. Suy ra 2

A = (a + d ) - A. Nếu a + ả = 0 thì rõ ràng A = 0 với mọi k > 2. Nếu


k f c 1 k

a.+ d Ỷ 0 thi = 0 với Ả; > 2 nào đó khi và chỉ khi J4 = 0. 2

8.6 Gọi f(x) là đa thức bậc nhỏ nhất nhận A làm nghiệm. Nếu f(x) =
X/ì (X) thì t ừ điều kiện A khả nghịch suy ra / ì (A) = 0, trái với cách chọn
f ( x ) . Vì vậy f ( x ) =a + x f ị ( x ) với a 7^ 0. T ừ đo Á = /i(^)/a. - 1

8.7 Qui nạp theo bậc của f(x) đưa về trường hợp tìm tích và tổng của hai
ma t r ậ n đường chéo khối với kích thước các khối tương ứng như nhau.

8.8 Dễ dàng suy ra từ P~ A P = (P- AP) vhP- (C+D)P = p- CP+


l n l n ì ỉ

p- DP.
l

8.9 SÍT dụng công thức khai triển Taylor

/(ì) = /(a) + - a) + ^p(i - a) + • • • + ^—p(x - aỴ,


2

trong đó s = deg(/), đối với A = ai + B. Chú ý rằng B là ma trận có k

đường chéo con t h ứ k — Ì (tính t ừ đường chéo chính) chứa toàn phần tử Ì,
còn các phần t ử khác bằng 0.

8.10 Để tính lũy thừa của một ma trận, hãy cố gắng đưa về ma trận đồng
dạng dạng đơn giản (chẳng hạn dạng đường chéo). Trong bài này:

Ả :--
1 7
~ ^ - í6 2
A í 2 ũ
\ í ' 7 3

35 -12/ ~ u 7 lo 37 V 5 -2

Chú ý rằng hai ma t r ậ n hai bên ở vế phải là nghịch đảo của nhau. Đe tìm
dạng biểu d i ễ n này, ta có t h ể tìm các giá trị riêng của ma t r ậ n ban đầu,
rồi tìm các véc tơ riêng tương ứng. Nếu các véc tơ riêng lập t h à n h một cơ
sở, thì khi đó ma t r ậ n chuyển cơ sở sẽ cho ta ma t r ậ n bên phải ở vế phải,
Lời giải, chỉ dẫn chương 2 289

con ma tran đường chéo gồm các giá trị riêng sẽ là ma trận ở giữa của vế
phải. T ừ đó À* = í 3 1 9 7
- Y 1 2 6 6

V 7 3 8 5
-922 )'

8.11 Tương tự phương pháp Bài 8.10. Từ

/4 3 -3\ /1 3 1\ /1 0 0\ / 0 2 -l\
A:= 2 3 -2 = 2 2 Ì 0 2 0 Ì Ì - l ị ,
\4 4 - 3 / ụ 4 2/ \0 0 1/ \-2 -5 4 /

ta sẽ được
/190 189 -189\
A = 6
126 127 -126 .
\252 252 -251/

8.12 Vì
Ì 2 2 0\ / 3
Ả =
Ì 3 0 3/ U i

nên
3.2 - 2.3 100 100
2(3 - 2 100-
1UU

A ỉ00
= gioi _ 2101
-3(3 -2 ) 1 0 O 1 0 0

8.13 Gọi ma t r ậ n đó là Ả. Theo Định lí Hamilton-Cayley (xem Bài 8.2),


ta có (A - 2I) = 0. Dùng khai triển Taylor của X theo X - 2, ta được
2 5 0

A50 50 =2 7 + 25 250 _
(Ẩ 2/) = 250 25^

8.14 Theo Định lí Hamilton-Cayley (xem Bài 8.2), đa thức đặc trưng của
à la
g(x) =x -(a 2
+ d)x + (ad - be)

nhận À làm nghiệm, tức là g(A) = 0. Gọi Q, /3 là nghiệm phức của tam
thức bậc hai nay: g(x) = (x-a)(x-/3). Ta tìm đa thức dư r(x) trong phép
chia f ( x ) cho g{x).
Nếu Oi = 0 thì theo khai triển Taylor, r(z) = / ( a ) + / (a)(x - tt).
Nêu a Ỷ /3 thì t ừ r(a) = / ( a ) và r(/3) = /(/?) suy ra

r(x) =
a-iá •
+
290 Phần li

Bây giờ vận dụng f ( Â ) = r(A), ta sẽ có được công thức tính.

8.15 Cho f(x) là một đa thức tùy ý. Theo Bài 8.7, f(A) = 0 khi và chỉ
khi f(B) = / ( ớ ) = 0. M ặ t khác, f{A) = 0 (t.ư f(B) = ó hay f{C) = 0)
khi và chỉ khi f ( x ) chia hết cho gA(x) (t.ư 9B{X) hay Pc(^))-

8.16 Nếu ÍM(X) = x + a _ix + Ị- ao là đa thức cực tiểu của A. thì


r
r
r_1

A(A ~ r
+ a ^iA ~

r-ị h a i / ) = a . Do đó nếu ao Ỷ 0 thì IẢ \Ỷ 0 và Ả
T 2
0

khả nghịch. Ngược l ạ i , nếu A khả nghịch và ao = 0 thì A ~ + a -\A ~ + T Ì


T
T 2

• < • + a i / = 0 và ỠA(^) không thể là đa thức cực tiểu.

8.17 Sử dụng qui nạp theo bậc của đa thức.

8.18 Sử dụng qui nạp theo bậc của đa thức với lưu ý rằng tích và tổng
của hai ma t r ậ n tam giác trên (t.ư. dưới) lại là ma t r ậ n tam giác trên (t.ư.
dưới).

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g 3

Ì 2 3 ••• n — Ì n
9.2 a)
2 3 4 ••• n Ì
Ì 2 3 4 •• • In - Ì 2n
b)
2 Ì 4 3 • •• 2n 2TI - Ì
Ì 2 3 ••• 3n - 2 3n - Ì 3n
c)
3 2 Ì ••• 3n 3n - Ì 3n - 2
1 2 3 - - n - 2 n - l n
d)
2 Ì 3 • •• n - 2 rỉ n-1

9.3 a) 5; b) 13; c) n(n - l ) / 2 .


d) n ( n — l ) / 2 . Dây là hoán vị có số nghịch t h ế lớn nhất!

9.4 Nhận xét rằng sign(7ĩ) sign(7T ) = sign(id) = 1. _1

9.5 Ta có thể xem việc đưa cách sắp xếp thứ nhất, về cách sắp xếp thứ 2
như một hoán v i :
'dị a2 ••• a T

bị ò 2 ••• b, r

Mỗi lần đổi chỗ hai phần tử cho nhau là một chuyển vị. Như vậy, ta cần
chứng t ỏ rằng m ỗ i hoán vị là tích của t ố i đa n - Ì chuyển vị. Qui nạp theo
n. Cho n > 3. Cho 7T € S . Ta có ơ : = 7T o (n,7T (n)) là một, hoán vị
n
_1
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 291

với ơ{n) = ri. Như vậy có thể xem ơ e Sn-Ĩ- Theo giả thiết qui nạp ơ =
Vi • • -TTk; k < Tì - 2, và 7Tj là các chuyển vị. Do đó Tỉ = 7Ti • • • 7Tfc(n, 7T (n)) . _1

9.6 Xét, tập A = {a, b. c} và hoán vi 1 f\. Nếu đánh số theo thứ tự
ab

\ a c 0/
a,fe, c t h ì ta được một chuyển vị có số nghịch t h ế là 1. Nếu đánh số theo
thứ t ự b, a, c (a ứng với 2) thì ta được chuyển vị có số nghịch thế là 3.
G i ả sử A — (ai,.... a ) và n

_ í ai a2

Hoán vị tương ứng của {Ì,..., Tỉ} là

Ì 2 ••• n
' :
Ui n ••• in

Việc thay cách đ á n h dấu của Ả nghĩa là viết A = [a ịi), . . . , a ( ) ) , trong ff ơ n

đó (7 e 5 . K h i đó
n

a i)
ơ( ••• a )
ơ{n \ _ Y a
ơ(l) ••• a
a(n))
7T =
»r(ã»(í)) ••• ^( n(n))J v j(<r(l)) ••• jM"))
a a a

ạ (l)ơ <r(n)) a

Do đó hoán vị tương ứng là

,/Ì Ì 2 n U ơ - V .

Ta có

signO") = signíơ-^signO^signíơ) = sign(id) sign(j) = sign(j).

9.7 Xét hoán vị


/1 2 • •• n
ơ
~~ ỵn ri — Ì • • • Ì

-Rong hoán vị này có »-1 chỉ số ỉ có tính chất > Ị. Giả sử = 7T .. • 2 ơ fc

là tích rác chuyển vị. Ta sẽ chứng minh bằng qui nạp theo M à trong hoán
" Jr . . ' Tri có t ố i đ a / chỉ số q có tính chất ơi{q) > q. Điều này dễ thấy
k h ĩ ỉ = 1 Gia sử đã đ ú n g với ỉ. K h i đó ơị+1 nhận được t ừ ƠI bằng cách đổi
292 Phần Ù

chỗ hai vị trí nào đó, chẳng hạn ơi(i) và ơi(j) (i < j) cho nhau. Như vậy
t ạ i các vị trí khác i,j tính chất đang xét t ạ i ƠI và ƠI 1 như nhan. Nếu hoặc
+

ƠI (í) > i hoặc ơi(j) > j hoặc cả hai bất đẳng thức xảy ra, thì số chỉ số q
có tính chất ơ[ i(q) > q t ă n g hơn so với số chỉ số đó của ƠI t ố i đa là 1. Giả
+

sử ƠI{i) < ỉ và ơi(j) < j. K h i đó đương nhiên ơi+\(j) = ơ[(i) < i < j, và
vì vậy cũng có số chỉ số q có tính chất ơi i{q) > q t ă n g hơn so với số chi
+

số đó của ƠI t ố i đ a là Ì. Như vậy trong mọi trường hợp số chỉ số q không


vượt quá / + 1. Bây giờ vì số chỉ số như vậy ở ơ là n — Ì nên để ơ = ƠI, ta
phải có ỉ > n — 1.

9.8 Qui nạp theo n. Giả sử n = 7r(ỉ). Khi đó ta thực hiện các phép đổi
chỗ như sau:

(TT(1),,..,n = 7r(z), 7T(i + 1), ...,7r(n)) -> (TT(1), ...,7r(i + l),n = 7r(i),
lĩ {ì + 2)...,iĩ{n)) -> (7r(l),...,7r(i + 2 ) , n = 7r(i), 7r(i + 3)..., 7r(n))
-> > (?r(l), ...,7r(n - l ) , n ) .

Mỗi phép đổi chỗ límg với một phép chuyển vị dạng đã cho. Sau khi thực
hiện t ố i đa Tì — Ì phép chuyển vị này ta được một hoán vị giữ nguyên n.
Bây giờ ta có t h ể sử dụng giả thiết qui nạp.

9.9 Ta gọi cặp {i,j} là thuận thế của lĩ. nến ì —ì cùng dấu với 7r(z) — tĩịị).
Vì ơ(n — i) — ơ(n — j) = lĩ {í) — 7r(j), cặp {i, j} là thuận thế của 7T khi và
chỉ khi {n — i,n — j} là nghịch thế của ơ. Vì có c\ — k thuận thế của 7T,
nên số nghịch thế của ũ là c\ — k.

9.10 Sử dụng Bài 9.9 và ghép đôi các hoán vị như vậy với nhau ta thấy
hai lần tổng số các nghịch thế bằng n\c"ị.

9.11 Qui nạp theo k và TI. Nếu k = 0 hoặc n — Ì thì không có gì để chứng
minh. Giả sử k > 0 và lĩ là một hoán vị có k nghịch thế. Nếu 7r(l) = Ì thì
hạn chế của 7T trên { 2 , . . . . ri) là một hoán vị có k nghịch thế, và ta có thể
sử dụng qui nạp theo n.
G i ả sử n(i) = Ì với i > ì. K h i đó {Ì, i } , { ì — Ì , ì } là í — Ì nghịch thế
của 7T. Xét

, _ /ì 2 3 ••• i i + 1 ••• n \
~ ự 7r(l) TT(2) ••• 7r(z — 1) 7T(i + 1) ••• 7r(n)y'

Rõ ràng số nghịch thế của 7r' là k - ì + 1. Theo giả thiết qui nạp

n' — LÚI • •
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 293

trong đ ó Uj là các chuyển vị dạng ( ỉ . ỉ + l ) . Ta có lĩ' = 7r(i—Ị, ỉ) • • • (2,3)(1,2).


Do đó
Tí = W l •••w _ f c i + 1 ( l , 2 ) ( 2 , 3 ) - " ( i - Ì,í).
Bây giờ giả sử ơ là một hoán vị t ù y ý với số nghịch thế là ỉ. Giả sử
(rịp) = j và o-(ợ) = j + 1. Nếu p < ợ thì

ơ. j + I)ơ = Ị * 1. . , .
n

V<7(1) ff(2) ••• j + l ••• i ••• ff(n (

Ta thấy {p, ọ} là một nghịch thế mới xuất hiệnở hoán vị này so với ơ, còn
các nghịch t h ế khác của ơ v ẫ n là nghịch thế của ( j , j + \)ơ. Như vậy số
nghịch t h ế t ă n g lên 1.
Nếu p > q thì

ì 2 ... q ... p ••• n


a(l) ơ(2) ••• Ì ••• j + l ••• ơ(n)

Số nghịch t h ế bây giờ còn giảm đi!


Như vậy, theo qui nạp ta có tích của / nghịch t h ế đang xét có t ố i đ a /
nghịch t h ế . Vậy 7T với k nghịch t h ế không t h ể viết được t h à n h tích của ít
hơn k n h â n tử.

9.12 Chọn m > Ì là số sao cho k = cị + l, trong đó 0 < ỉ < ra (qui ước
l

CỊ = 0)..Khi đó hoán vị

Ì ••• m-l m-l + l ra-ỉ+ 2 ••• m + l m + 2 ••• n N

Km ••• l+ l m ị ì í ••• Ì m + 2 ••• n,

có đúng Ả; nghịch thế.

10.1 a) Ì b)sin(a-/3) C)COS(Q + /3).

10.2 a) -3 b) 100 c) 1.

10.3 a) 3abc-a -b -c .
3 3 3

b) sin(/3 - 7) + (^ - )
s i n
( ~ p)- a + s i n a

c) 0 (dòng đ ầ u và cuối phụ thuộc tuyến t í n h ) .

10 4 Cả hai bằng 0 vì một cột bằng (bội của) tổng hai cột còn lại.

10 5 Công hai dòng sau vào dòng đầu, ta được một dòng gồm các phần tử
\- n + b + c Theo Định lí Vi-ét, phần t ử này bằng 0, nên định thức bằng 0.
294 Phần li

10.6 ( — ^ a i a ( „ _ ) 2 • • • Gìn (dùng định nghĩa hoặc khai triển Laplac


1 2
n 1

10.7 Dùng khai triển Laplace theo cột thứ nhất và cột cuối cùng ta sẽ
được
Dn = («11^271,271 — Ol,2nfl2n,l)-Dn-l-

T ừ đó bằng qui nạp ta có ngay



D n = Ỵ\(a>iiữ2n-i+l,2n-i+l — 0-i,2n-i+l 2n-i+l,i)
a

1=1

10.8 a) abcd, b) abcd (cả hai bài khai triển Laplace theo thứ tự: dòng 4,
dòng 2, dòng 1).
c) xyzuv (khai triển Laplace theo t h ứ tự: dòng 5, dòng 2, dòng 2, dòng
1).

10.9 a) 150, b) 9ựĩÕ(ự3 - v/5).

10.10 a) 40, b) À (qui đồng mẫu số rồi đưa ra ngoài dấu định thứcở cả
hai bài để đưa về dạng tam giác cho dồ).

10.11 a) n! (lần lượt cộng dòng thứ Ì vào các dòng 2,3,...)-
b) X i ( x - a i ) ( x 3 -023) • • • ( x - f l n - i , n ) (trừ dòng n đi dòng t h ứ n - 1 ,
2 2 n

rồi trừ dòng n - Ì đi dòng t h ứ n — 2, ... để đưa về ma t r ậ n tam giác).

10.12 (-l) / n (lần lượt trừ đi dòng thứ nhất rồi khai triển Laplace
n(n_1) 2

t ừ cột cuối cùng).

10.13 (-l)" " 6iò •••b (lần lượt trừ đi cột cuối cùng, rồi khai triển
( +1)/2
2 n

Laplace theo cột đầu).

10.14 Trước hết ta giả thiết tất cả XiỶ 0. Khi đó chuyển dòng đầu tiên
xuống cuối cùng, r ồ i lần lượt t h ê m vào dòng cuối cùng dòng t h ứ nhất nhân
với a\/x\, dòng t h ứ hai nhân với 02/^2, ta đưa về ma trận tam giác.
Giá trị định thức sẽ là

aix x • • • x„ + Xia x • • • x -ị h Xi • • • x -\a .


2 3 2 3 n n n

Đây là đa thức của các biến X\,...,x . Do đó nó cũng có giá trị đó khi một
n

số Xi nhận giá trị 0. M ộ t cách khác không sử dụng tính chất đó là khi một
số Xi bằng 0 thì ta dùng khai triển Laplace theo các cột chứa các Xi đó để
đưa về định thức cùng kiểu nhưng có cấp thấp hơn.
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 295

10.15 B á t đ ầ u t ừ dưới lên lần lượt t r ừ đi dòng trước đó, ta sẽ nhận được
ma t r ậ n m à dưới đường chéo chính là Ì, còn t ừ đường chéo chính trở lên là
toàn - Ì , t r ừ dòng đ ầ u là (0, Ì, 2 , l ĩ - ĩ ) . L ầ n lượt cộng từng cột với cột
cuối, ta sẽ được ma trận tam giác có các phần t ử trên đường chéo chính là
in- Ì , - 2 , - 2 , . . . , - 2 , - 1 ) . Vậy định thức là ( - 1 ) " (n - 1 ) 2 " - . 1 2

10.16 a) Đổi chỗ hai cột đầu cho nhau, rồi trừ từ dòng 2 đi tích dòng Ì
với Ì - X, t r ừ dòng 3.4 đi dòng t h ứ nhất. Sau đó đ ư a Xở dòng 2 ra ngoài
và tiếp tục t a m giác hóa, ta sẽ được giá trị định thức là X Z . 2 2

b) V i ế t Xi = (Xi - dị) + Oi, r ồ i á p dụng phương p h á p Ví d ụ 10.7, ta sẽ


được kết q u ả
(xi - a i ) • • • (x n - a ) •+ ai(x - a ) • • • (x - a ) + ( x i - a i ) a ( x
n 2 2 n n 2 3 -
Oa) • • • (x - an) H
n h ( x i - a i ) • • • (x -i - a _ i ) a „ . n n

10.17 Viết dòng Ì thành (Ì,1) - (1,0, ...,0), rồi viết định thức đã cho
thành tổng của hai định thức. Với định thức dòng đ ầ u là ( Ì , 1 ) chỉ việc
lần lượt, t r ừ từng cột đi cột đ ầ n sẽ được ma t r ậ n tam giác dưới. K ế t quả:

(ai -- X i ) • • {a n - Xu) - O i • • a . n

10.18
bi aib a\bz
2
••• a\b n

b 2
Ũ2Ò2 a Ò3 2 ••• ab 2 n

D =0,1 bs a 6 3 3 ••• a?,K

K 0-2K a^K • • • ãb n n

bi a\Ò2 — a b l2
* *
0 ị- a 6 3 2 •• *
= ai h 0 0 *

bn 0 0 • 0
ai h - a bi 2
* * bi
0 * b2

0 0 * b
= í-i: 3

0 0 0 K
= a\br,{a,2bi - a i ò ) ( a ò - a 6 ) • • • (a b -x
2 3 2 2 3 n n - a -ib ).
n n

Trong dòng thứ 2ở trên, lần lượt từ cột thứ 2 ta trừ đi một bội của cột
t h ứ nhắt. sau đóở dòng t h ứ 3 thì chuyển cột đ ầ u xuống cuối.
296 Phần li

10.19 Khai t r i ể n Laplace theo cột cuối, ta được D 1 n+ = a y\


n ••• y +x D
n n n

T ừ đó

D = a xix x • • • x +aiyix x • • • x +a yìy2X3 • • • x -ị ha yi • • •y .


n+1 0 2 3 n 2 3 n 2 n n n

10.20 Sử dụng phương pháp truy hồi, khai triển theo dòng thứ nhất ta
được a) D = á b n - 1 + 4Z?„_2. T ừ đó D = ( 4
n + (-l) )/5. n
n + 1 n

b) D = 6Z>„_1 - 5 D _ 2 . T ừ đó D = ( 5
n n - l)/4. n
; + 1

10.21 Viết Xi = Ui + aj6j, trong đó Ui = Xi - ũịbi, rồi sử dụng tính đa


tuyến tính như Ví d ụ 10.7, ta được

D = 2/12/2 • • • ĩ/n + ai&iy '•'!% + yi02^22/3 • • • 2/n H í- yiy2 • • • yn-iaA-


2

10.22 a) Lần lượt cho X nhận các giá trị ai, ...,a thì định thức bằng 0. n

Đây là đ a thức bậc n hệ số đ ầ u bằng ao, nên

D(x) = a (x - Oi) • • • (x - a ).
0 n

b) Cộng tất cả các dòng vào dòng đầu ta thấy khi X = a + b + c thì định
thức bằng 0. Tương t ự cộng dòng 2 vào dòng Ì, và dòng 4 vào dòng 3, ta
thấy nếu a — X = b + c thì định thức bằng 0. Tương t ự với các cặp dòng
Ì + 3,2 + 4 và Ì + 4,2 + 3 ta được

D = (x - a — b - c)(x - a + b + c)(x + a - b + c)(x + a + b - c).

10.23 Kể từ dòng thứ 3 từ dưới lên, trừ mỗi dòng đi dòng sát cuối. Sau
đó khai t r i ể n Laplace theo cột đ ầ u và dòng cuối với chú ý rằng trên đường
chéo là toàn Ì t r ừ ao, ta nhận được kết quả là
(_l)"("+i)/2[ a o _ ữ l + a _ ... + (-!)"«„].
2

10.24 Kể từ dòng thứ 2, lần lượt trừ đi dòng đứng trước nó, ta sẽ được
định thức Vandermonde (xem Ví d ụ 10.4) và do đó

D=Ỵ[ (Xị-Xj).
n>i>j>l

10.25 Kể từ cột thứ 2, lần lượt trừ đi một tổ hợp các cột đứng trước nó,
ta sẽ được định thức Vandermonde (xem Bài 10.24) và do đó

D= n (Xi-Vị)-
n>i>j>l
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 297

10.26 Nếu có Xi nào đó bằng 0 thì định thức bằng 0. Còn l ạ i t ừ cột t h ứ
rút n h â n t ử 3 ^ 1 ra. ta sẽ đ u a về B ài 10.25. K ế t quả là

1 3*ị *^ 7
, Xi — Ì n
i=l n>i>j>\

10.27 N ế u có đ ú n g một y bằng 0, thì đưa về trường hợp định thức cấp
l

ra - 1 . N ế u có t ừ hai Ui trở lên bằng 0 thì định thức bằng 0. K h i t ấ t cả ỳi


khác 0 thì t ừ dòng ỉ rút nhân t ử chung y " ra, rồi đặt 2j = Xi ị Ui ta sẽ đưa
t

về bài toán kiểu Bài 10.25. K ế t quả

D aia ---a
2 n Ỵị {x y -x y ), l j J z

l<i<j<n+l
trong đó dị là hệ số của x trong đ a thức
i
fi{x,y).

10.28 Viết mỗi cột thành tổng của các cột chứa các đơn thức cùng bậc,
rồi khai triển định thức đã cho t h à n h tổng của 2" định thức theo các cột
mới. K h i đó m ỗ i định thức mới có ít nhất hai cột chỉ sai khác nhau một
nhan t ử nên nó sẽ bằng 0. Định thức ban đ ầ u là 0.

10.29 Lần lượt cho X nhận các giá trị ai,a . ta suy ra n

D(x) = (x — ai)(re — Ũ2) • • • ( £ — a ) . n

10.30 M ỗ i cột tách t h à n h hai cột, trong đó có một cột toàn 1. Sau đó khai
triển định thức đ ã cho t h à n h tổng của 2 định thức theo các cột, mới. Nếu
n

n > 2, mỗi định thức mới có ít nhất hai cột chỉ sai khác nhau một nhân t ử
nên sẽ bằng 0. Định thức ban đ ầ u là 0.
Cách 2: Ma t r ậ n đã cho là tích của hai ma t r ậ n

(l 1 1 • • 1\
/1 Xi 0 ••
Vi V2 y3 • • yn
1 X2 0 • •• 0° \
và 0 0 0 • • 0

ụ 0 •
VO 0 0 • • 0/

10.31 Theo phương p h á p Bài 10.30,


Xi + 2/1 Xị+y ••• X\ + Vm
2

x +yi
2 X2 + V2 ••• X2+Vm = 0,

Im + yi Xm + y2 ••• Xm + Vm
298 Phần li

khi va > 2. Bây giờ tách m ỗ i dòng đ ã cho t h à n h tổng dạng

(0,.... Ì, ...,0) + (xi + yi,...,Xi + yi,...,Xi + y ),n

(Ìở vị trí thứ i)i rồi khai triển định thức thành tổng của 2" định thức với
các dòng mới. Theo khai triển Laplace đ ố i với các dòng chỉ chứa 0 và Ì, Ja
thấy chỉ có một định thức con là khác 0: nó là định thức con chính và nhận
giá trị bằng 1. Nếu định thức bù của nó có cấp t ừ 2 trỏ lên, thì theo trên
nó sẽ bằng 0. Còn l ạ i là các định thức con bù có cấp là Ì và 2, và cũng là
các định thức con chính. Do đó
n
D = l + Ỵ^(x i + y) +
l (Xi - Xj)(yj - Vi).
1=1 \<i<j<n

10.32 Khai triển Laplace theo dòng cuối, rồi l ạ i khai triển theo cột đầu
hoặc cuối, ta được

D{a-[, ...,a ;&i, ,..,b ) = (a\0,2n - hhn)D(a2,a -i; 6 , •••Mn-\)-


2n 2n 2n 2

Từ đó
TI
D{a\, ...,a2n',b\, ...,Ò2n) = JJ(.Oífl2n+i-i - hhn+1-ị)•
1=1

10.33 Bắt dầu t ừ dòng cuối cùng t r ừ đi các dòng đứng trước nó (để tạo
ra nhiều phần t ử giống nhau ở trong định thức), sau đó lần lượt trừ đi cột
t h ứ nhất. Bây giờ cộng vào dòng Ì các tích của dòng t h ứ ỉ với (n — i +1)/2,
ỉ > 2. Khai triển theo dòng t h ứ nhất, ta được

D — (—1) 2 —:—n \

10.34 Sử dụng công thức tổ hợp c £ = c £ _ ! + c^z\ trong các phép biến
đổi sau: bắt, đ ầ u t ừ cột cuối cùng t r ừ đi các cột đứng trước nó, sau đó áp
dụng khai t r i ể n Laplace đ ố i với dòng đầu, r ồ i l ạ i tiếp tục như vậy. K ế t quả
D = l.

10.35 Sử dụng phương pháp Bài 10.34, ta được D = 1.

10.36 Khai triển cả hai định thức theo dòng đầu, ta thấy cả hai vế đều
thỏa mãn cùng hệ thức dạng D = a\D -\ n — b\C\D -2-
n n Do đó bằng qui
nạp ta có ngay chúng bằng nhau.
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 299

11.1 Nếu cấp định thức là n, thì định thức mới bằng định thức
cũ, vì n h ư vậy thực ra ta đã thực hiện n - Ì phép biến đổi cột (t.ư. dòng):
cột Ì và 2 đ ổ i chỗ cho nhau, r ồ i cột 2 và 3 đ ổ i chỗ cho nhau, ... cho đến cột
cuối cùng.

11.2 Gọi cấp ma trậnẢ là ri. Khi đó

I A 1=1 A 1 = 1 —A 1= (-1)" \A\=-\A\.


T

Do đó I A 1= 0. Khi đặc số bằng 2 thì không còn đúng nữa. Chẳng hạn ma
trận đơn vị lúc đó cũng là đối xứng lệch!

11.3 Cả hai cách biến đổiở a) và b) đều cho kết quả cùng một ma trận.
Do vậy chỉ cần giải câu a). Gọi n là cấp. Có t ấ t cả [n/2] cặp như vậy cần
đổi chỗ cho nhau. Vậy định thức mới bằng ( — l ) ! / l nhân với định thức cũ. n 2

11.4 Chú ý rằng phép biến đổi này tương đương với tích của các phép
biến đ ổ i sau: lấy đối xứng qua trục dọc, r ồ i lấy đ ố i xứng qua đường chéo
chính, r ồ i l ạ i lấy đ ố i xứng qua trục dọc. P h é p lấy đối xứng qua đường chéo
chính không làm thay đ ổ i định thức. Còn theo Bài 11.3 thì phép lấy đ ố i
xứng qua trục dọc chỉ có t h ể làm thay đ ổ i dấu định thức (tùy tính chẵn lẻ
của [n/2]). Thực hiện l ạ i một p h é p đ ố i xứng nữa thì định thức đổi dấu l ạ i .
Do đó tổng hợp l ạ i định thức ma t r ậ n mới bằng định thức cũ.

11.5 Cách ỉ: Chú ý rằng mỗi phép hoán vị 7T có thể viết thành tích của một
số phép chuyển vị ƠI • • • ơ . Ta có sign(7r) = sign(cri) • • • s i g n ( ơ ) = ( - l ) .
m m
m

Mỗi lần đ ổ i chỗ hai cột (dòng) cho nhau định thức l ạ i đ ổ i dấu, nên sau ra
lần thực hiện p h é p đ ổ i chỗ ƠI, ...,ơ thì định thức mới có dấu là ( - l ) .
m
m

Như vậy giá trị định thức mới bằng định thức cũ n h â n với sign(7r).
Cách 2: Gọi ma t r ậ n mới là B. Kí hiệu s là nhóm các phép hoán vị của
n phần tử. K h i đó

\B\ = J2 sign((T)ò • • • b
ơeS M1) nơ[n) = Eaes sign(ơ)a ( )) • • • a 1<y w(1 nơ{n(n))

= sign(7r) Ẽ ơ e s ẽ ( ) ẽ ( ) l ơ ( 7 r ( l ) ) • • • na(x(n))
s ì n ơ si n 7r a a

= sign(^) E c ^ - e 5 ỗ ( ' ) l ^ ( l ) • • • flnw(n).


1 s i n í x a

trong đó u = ơn. tun' chạy khắp tập hợp s cũng tương đương với tư chạy
1

khắp t ậ p s. Do đó t ừ công thức trên, ta suy ra

I B \= sign(Tr) ^2 sign(tư)ai ( ) • • • tt (n) = sign(7r) IẢ I .


u; 1 w

UJ€S
300 Phần li

11.6 Xét. phần t ử tổng quát trong định nghĩa định thức, ta thấy tích không
thay đ ổ i do với mọi hoán vị lĩ thì 7r(l) + • • • 4- 7r(n) = Ì ' + • • • + TI. Vì vậy
định thức giữ nguyên.

11.7 Đổi dấu tất cả các dòng có thứ tự lẻ, sau đó đổi dấu của tất cả các
cột có t h ứ t ự lẻ, ta thấy dấu t ấ t cả các phần t ử có vị trí chẵn giữ nguyên.
còn các phần t ử vị trí lẻ đ ổ i dấu. Do đó định thức không thay đổi trong
câu b). Đối với câu a): sau khi thực hiện như trên ta đổi dấu t ấ t cả các
dòng một lần nữa. Như vậy: định thức không thay đổi nếu cấp định thức
là chẵn, và đổi dấu nếu cấp của nó là l ẻ .

11.8 Không thay đổi.


Cách 1: Muốn lấy đ ố i xứng qua t â m , ta lấy đ ố i xứng qua đường chéo
chính (sẽ nhận được ma trận chuyển vị), r ồ i lấy đ ố i xứng qua đường chéo
phụ. Theo Bài 11.4 cả hai phép biến đoi không làm thay đổi định thức.
Cách 2: Sau khi biến đổi dịj trỏ t h à n h a + i _ j + i _ j . Do đó số hạng n n

tong quát của định thức mới là:

sign(ơ)a _ )a „ _ ( _ ) • • • a„,n+i-7r(i)>
lin+1 7r(n 2> +1 7r n 1

trong đó ơ là hoán vị Ị . , ì / ì \ , mì 1 2

\n + l — Tĩ(n) n + 1 — 7r(n — 1) ••• n + l-Tĩ{\))


Nếu gói T là hoán vi 1ỉ in ? 1 , ta thấy ơ = T1ĨT.
\n + ỉ - Ì lĩ + Ì - 2 ' • • ly
Do đó ơ là hoán vị chẵn khi và chỉ khi lĩ là hoán vị chẵn, hay các số l}ạng
trên không thay đ ổ i .

11.9 Trước hết xét phép quay ngược chiều kim đồng hồ. Khi đó, quay
quanh t â m góc 90° cũng giống như lấy đ ố i xứng qua "trục dọc" giữa ma
t r ậ n , r ồ i lấy đ ố i xứng qua đường chéo chính. Theo Bài 11.3, định thức chỉ
sai khác một, nhân t ử là ( — l ) t / I . P h é p quay cùng chiều kim đồng hồ là
n 2

phép nghịch đảo, nên định thức cũng chỉ sai khác một nhân t ử là (—1)I"/ '. 2

11.10 Ma trận đã cho bằng tích của hai ma trận

/ 1 1 1 \
(l ai ai •
bi 02 • • K
1 02 aị • • dị-1

va bị bị . • bị

ụ a n ai • • a r v
[bĩ-1
brl
• • ỉ>rv

nên D = Ị Ị {ai - aj){bi -bj).


Lời giãi, chỉ dẫn chương 3 301

LI.11 Ma t r ậ n đã cho bằng tích của hai ma trận

[ì Cịao cụi
ị *% ĩ b
• • K \
Ì cịa\ địa* in—1 tó— 1 • K l


Vi Cịa cịaị
n C> J n
[ l 1 • 1 /

Đưa thừa số chung của các cột ra ngoài định thức và theo công thức tích,
ta được
D = c ị - c z n (ai-ạj)(bi-bj).
n>i>j>0

11.12 Ma trận đã cho bằng tích của hai ma t r ậ n

Ịl 1 ••• 1 1^ /1 Xi Xi •• • X?- 1
0\
Xi X2 ••• 1 X2 x\ • *2 0
2 2 z| X 2

1 £n • XỊT 1
0
Vo 0 0 •• • 0 ly

nên D = n te
n>i>j>l 1=1

11.13 Nhân ma trận Ả của định thức đã cho với ma trận

í Ì Ì \
62
V = Á

•Ì ,n-l n-lỊ
Co
ta được phần t ử Tij của ma t r ậ n tích bằng

Ti - a 2-in+ + a +3-itj n + ••• + a e) * + a t)


n + ••• + x
1
a x-it'ịn - l
n+

J- Ì = e ( a i + a ej H
i - 1
2 h a + i - i e " + a„+2-je"
n
_ 1
+ l

i a ^ s ^ r + ••• + "ne"- ) 1

Rút các nhân tử chung của các cột của ma trận tích ra, ta được

\A\\V\=\T\=f(e )f(e )---f(e )\V\.


1 2 n
302 Phần li

Do \v 1^0. nên IẢ 1 = / ( e i ) / ( e ) • * • / ( £ » ) . 2

11.14 Tương tự như Bài 11.13, nhưng thay vì căn của Ì ta lấy căn bậc n
của — 1 . K h i đó, ta v ẫ n có công thức D = / ( e i ) / ( e 2 ) • • • / ( e ) - n

11.15 Tương tự như Bài 11.13, nhưng thay vì căn của Ì ta lấy căn bậc n
của z.

11.16 Kí hiệu các ma trận xuất hiện trong tích lần lượt là X và Y. Khi
đó I X 1= xị + xị + xị + x\. Các ma t r ậ n Y và XY cũng có cấu tạo tương
2

tự. Do đó t ừ đẳng thức I X li Y 1 = 1 (XY) I suy ra đồng nhất thức ơle


2 7 2

sau đây

(xỊ + xị + xị + xl)(yỊ + yị + ýị + vi) =


= {x\V\ + X2V2 + X3Ĩ/3 + xm) 2
+ 0*11/2 - X2V\ - X y4 + 3 xy)+
4 3
2

2 2
+(xiy + x y - Xzy\ - x y )
3 2 4 4 2 + (xiy - x y\ + x y -
4 2 3 2 x yi) .
4

Từ đó ta có ngay kết luận khi các số hạng đều nguyên.

11.17 Ta kí hiệu S(ai, ...,a ) là tập các hoán vị của {a\, ...,a }. Nếu
m m

{ai a } là tập m số t ự nhiên đ ầ u thì ta viết S(a\, ...,a )


m m đơn giản là
s. Ta có

D =Ỵ] sign(7r)d l7r(1) •••d ) n7r(n

neS
n n
= ^2sign(n)[(ỵ2a b ) lh jMl) •••(]£ Omj b m jmn{rn) )]
T€S jl=l im —Ì
]C • • • mjmY^ SÌgn(7T)6
a
jlT(1) •• • bj m J r ( m )].
Oi jm)€{l,...,n} m
TTẽS

Gọi p là tập các bộ m số ...,jm) thỏa mãn Ì < ji < • • • < j < n, còn m

Q là tập các bộ m số jm) thỏa m ã n Ì < ji < • • • < j < ri, trong đó m

có ít nhất hai số bằng nhau. K h i đó t ậ p hợp {Ì, . . . , n } được viết thành m

u 5
0'i.-jm)€P C7l> jm) U(.ú,...,j )íE<2 S(jl,...,jm). m

Do đó kết hợp cả bên trên. ta có

D
= n [ H ĩ (ji) • • • ma(jm)
a
ơ
a x

ƠI,--Jm)ePvQ ơeS{ji im)


X [ ] T sign(7r)ò j ) i) • • • b
ơ( 1 7r( ơ U m M m ) ]].
neS
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 303

Chú ý rằng J2 g n ( 7 T ) ò ... b si


chính là định thức cấp ra cua
ơưi W l ) ơ ( J m M m )

7TẸS
ma trận lập được từ các dòng của ma trận B có chỉ số là ơ(Jù,.... ơ(jm).
Khi j m ) e Ọ thì ma trận đó có hai dòng giống nhau, nên định thức
tương ứng bằng 0. Còn khi Ui,-,jm) € p, thì theo Bài 11.5 định thức đó
chính bằng sign(ơ)B j . Do đó jì m

D=
E i ]C Mji)--- m o )SÌgn(ơ)5 ,..., ]
a a
ơ m il jm

ơ l . - j m ) € P ơ€S(ji,...j ) m

zZ %.-jm[ X] sign((T)a l ơ ( j l ) ---a ĩ n ơ ơ r n ) ]


Ưl.-jm)€P ơes(jl,...jm)

ơl,-jm)eP

Đó là điều phải chứng minh. Chú ý rằng khi ra > n thì tập p bằng 0, nên
D 0.

11.18 Xét các ma trận

/1 1 1 í 1 1 • 1 \
• l
)
0 Xì x • Xu Xi ^2
7 = và w =
2

~.n ~.n „71-1


VO x
\ 2 ' •
x <) w _ 1
x • SỊT / 1

Khi dó định thức vế trái trong bài là I VV I, còn định thức bên vế phải là T

I WW ị. M ặ t khác khai triển theo cột t h ứ nhất của V, r ồ i rút các nhân t ử
T

chung của các dòng ra, ta được I V 1= p I w ị. Do đó I VV \= p I WW ị. T 2 T

11.19 Ta có f ( x ) f { - x ) =1 (i4 + - xi) x /|.2

11.20 Ta CÓI =\ ì 1=1 AA 1=1 Ả ị . Vậy I A 1= ± 1 và A khả nghịch. T ừ T 2

AA = ì suy ra A = A~~ . Nhân phải hai vế với A, ta suy ra Á Ả = ì.


T T l 1

Vì ( A ) = Ạ nên điều đó có nghĩa là A là ma trận trực giao.


T T

11.21 Tọa độ của điểm mới so với điểm cũ qua phép dời hình là

x' = X cos a - y sin Oi + Xo, ỳ = X sin oe + y cos a + ?/()•

Do đó
1 Xi Vi 1 cos a sin a 0 Xi Vi 1
y\
X'2 vi 1 — X2 V2 1 — sin a cos a 0 = X2 V2 1
vi 1 X3 V3 1 So Vo Ì X3 Vi 1
Á
304 Phần li

12.1 Định thức là tổng của 6 số hạng gồm các tích

sign(7r)a a 2)a 3 = ±1.


l7r(1) 27r( 37r( )


(011022033) («12^23031) («13^21032)
= -(-011023^32) (-013022031) (-012021033).
nên trong 6 số hạng của tổng phải có ít nhất hai số hạng ngược dấu nhau.
Do đó định thức có trị tuyệt đối t ố i đa là 4. Giá trị đó đạt được vì

-Ì Ì
Ì -Ì = 4.
Ì Ì

12.2 Khai triển định thức này theo định nghĩa, ta thấy chỉ có 3 số hạng
không âm là ana22ữ33, 012^23031) «13^21032- Tuy nhiên chúng không thể
bằng Ì cả, vì khi đó định thức bằng 0. Do đó định thức không quá 2. Dễ
thấy
0 Ì Ì
Ì 0 1=2.
Ì Ì 0

12.3 Tính định thức

Xi Á •
X2 2
x x
2

~.n
•En X •
2

z ễ -

theo hai phương pháp: định thức Vandermonde và khai triển theo dòng
cuối cùng, rồi so sánh hệ số của z ~ , ta được n l

D = (xi+x -i Yx )Ỵị (Xị-Xj).


2 n

n>i>j>l

12.4 Sử dụng phương p h á p Bài 12.3 và tính hệ số của z.


s

D = iY x x ---x _ )Ỵ[ (Xi-Xj),


j kl k2 kn s
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 305

trong đó tổng lấy theo t ấ t cả các bộ n - s chỉ số t ừ n số tự nhiên đầu.


12.5

-Ì Ì Ì Ì
Xi + Ì £2 + 1 ìn + Ì
xị + 1 xi + Ì 0 Xi + Ì x + Ì
2
x„ + Ì
4 + 1 X + l2

XÍ + Ì xi + Ì xí + Ì xĩ + 1
4 + 1
xệ + Ì X + l3
x| + l
X? + Ì £2+1 <+i
0 2" + Ì X2 + Ì

-Ì Ì Ì
Xi £2
X

Xó xi
Ì Ì Ì Ì Ì
Ì Xi 12 Xfi Xi
Ì 2 2 X2
0 xỉ ^2
X1 Xo +
Ì xị 0 £?

Ì lĩ 0 x\
Xi £2 •En
2 2 ~2
= 2 Ì 3*2
(Xi - l ) ( x - 1) 2
(x„ - 1) JỊ (Xi - Xj)
n>i>j>l

= [2xiX2 e„ - (*1 - 1)(*2 - 1) • • • (z» - 1)] n (li


n>i>j>l

ỏ trên ta đã sử dụng định thức Vandermonde hai lần.

12.6 Tính định thức


Ì 2 z 2
Z°- 1

Ì ự)i(xi) ự>2(xi) Vs-l(^l) ¥>s+l(zi)


Ì •ự>l{x ) 2
^5+1(^2) ^-1(^2)

Ì ụ>l(x ) 'M n)n


x ựn-l(l )
n

bằng hai cách: khai triển theo dòng đầu và theo Bài 10.25. rồi so sánh hệ
số cua z sẽ cho kết quả như Bài 12.4.
s
306 Phần li

12.7 Trước hết ta tính định thức cấp n

2 cos a 1 0 0 • • 0 0
1 2COSQ 1 0 ••• • 0 0
D n = 0 1 2cosa 1 • •• 0 0

0 0 0 0 •• • 1 2cosa

Khai triển theo dòng 1. ta có

D - 2cosQD _i - D - .
n n n 2

Phương trình tương ứng X — 2 cos ax + Ì theo phương pháp truy hồi có
2

hai nghiêm là a = e và b = e~ . T ừ đó D — sin(n + l)a/ sino.


ia ia
n

Bây giờ khai triển định thức trong đề bài theo dòng Ì, ta được

cos a sin na — sin(n — l ) a


D = cosaD -i n — D -2 n = cos na.
sin a

12.8 Sử dụng kết quả Bài 12.7.

12.9 Kí hiệu định thức là D {p,m). Nhận xét rằng c = -C Zl Sau kỉ n


r
s
T
s

thay vào định thức ban đ ầ u và rút nhân t ử chung các dòng và cột ra ngoài
định thức. ta đưa về việc tính định thức D (l, m—p). Bây giờ lại sử dụng hệ n

thức c — Cl_ị = C Z\ì bắt đ ầ u t ừ dòng cuối t r ừ đi dòng trước đó và khai


r
s
T
s

triển Laplace đối với cột đ ầ u . ta được D (\, m — p) = D _ i ( l , m — p—l) = n n

••• = 1. Vậy
/~tn+\ /~m+\ /~rn + l
D {p,m) 'm+n—p+1
n
TmTĨ

12.10 Sử dụng hệ thức c r


s - c_ r
s ì = c zị, r
s bắt đ ầ u t ừ dòng cuối trừ đi
dòng trước đó và khai triển Laplace đ ố i với cột đầu, ta được

D{x , ...,x ) - D(x\ - x ,x - Xi, ...,x - x _i).


0 n 0 2 n n

Theo qui nạp, ta sẽ có

D{x x ) =x - c\x -x + Cịx -.2 + (-l) C"xo-


0 n n n n
n

12.11 Bắt đ ầ u t ừ dòng cuối, lần lượt trừ đi dòng trước đó, sau đó bắt đầu
t ừ cột cuối. lần lướt t r ừ đi cót trước đó, rồi khai triển Laplace theo dòng
Lời giải, chi đẫn chương 3 307

đầu và cột đầu, ta được D = xyD\ trong đó D* là định thức có đường


cheo chính toàn chứa ~(x + y), đường chéo con ngay trên đường chéo chính
toan chứa X, dường chéo con ngay dưới đường cheo chính toàn chứa y, còn
lại là 0. Sử dụng phương p h á p truy hồi ta dễ dàng tính được D*. T ừ đó

D = (~l) - xyịx - + x - y +••• + ý"" ].


n l n 2 n 3 2

Cách 2: Sử dụng Bài 12.12 (xem Bài 12.13).

12.12 Ta viết mỗi cột của D*{x) thành tổng của hai cột, trong đó có một
cột toàn X, r ồ i viết D*(x) t h à n h tổng của các định thức của các cột mới.
Định thức nào chứa hai cột toàn X trở lên sẽ bằng 0. Chỉ có một định thức
mới không chứa X, chính là D. Ngoài ra có n định thức mới có đủng một
cột toàn X. Khai triển theo cột đó, ta được

D*(X) = D + XJ2A , IJ

í j=i

trong đó Aịj là các phần bù đại số của phần tử dịj.

12.13 Gọi định thức cần tính là D. Lập ma trận D*(z) tương tự Bài 12.12,
nhưng thay X bởi z. Đặt B = YJỈj=ỉ Mị- K h i đó

ÍD-xB = D*(-X) = (ai - x)(a - x) • • • (a - x),


2 n

[D-yB = D*(-y) = ( a i - y ) ( a - y) • • • (a
2 n - y).

Giải hệ này đối với D ta được

_ y{ai - x){a - x) • • • (a - x) - xịai - y){a - y) • • • (a - y)


2 n 2 n

y- X

(công thức cũng đúng cả khi X = y, hiểu theo nghĩa sau khi thực hiện giản
ước ở vế phải).

12.14 Bắt đầu từ dòng thứ nhất ta thêm vào nó tổng tất cả các dòng
đứng sau nó. San đó bắt, đ ầ u t ừ cột cuối ta bớt đi cột đứng liền kề trước
nó r ồ i khai triển Laplace theo dòng đầu, ta được

D (x) = (x + n- l)D„_i(x - 1).


n

T ừ đó D (x) n = n u ( x
+ n
- 2 i
+ 1
) -
308 Phần li

12.15

Ì &2 0 0 0
-Ì 1-62 63 0 0
Dr 0 -Ì 1-63 64 0 hD, n - l -

0 0 0 0 1-br

Đối với định thức đ ầ u bên vế phải, bắt đ ầ u t ừ dòng t h ứ 2 thêm vào dòng
đứng trước nó, ta sẽ được ma t r ậ n tam giác trên với đường chéo chính toàn
1. Do đó D = Ì — b\D -i
n và n

D = Ì - 61 + hb -••• + (-l) ỉ>iỉ>2 •••K.


n 2
n

12.16 Sử dụng phương p h á p Bài 12.13, ta được kết quả

,5fe£iiy(QỊ - ạ) (gạ- x) • • • (Ôn - x) - x(ai - y)(a - y) • • • (ạ - ỳ)


2 n
(-1)
y - X

12.17 Kể t ừ dòng t h ứ hai, ta trừ m ỗ i dòng đi dòng t h ứ nhất. Khi đó dòng


t h ứ i, Ì > 2, sẽ có thừa số chung là ai — ai. Sau khi rút thừa số chung này
ra, thì cột t h ứ j, j > Ì, có thừa số chung (ai + bi) . R ú t thừa số chung -1

này ra, ta được

ỵ[(ai - ai) Ì Ì Ì
i>\ (ữ2 +ỉ>i) (a + b )- _1 1
(oa + bn)- 1

Dr 2 2

112,1(01+6*)
(dn + h y {a + b )- 1
n 2
1
••• {ũn + bn)- 1

Bây giờ thức hiện điều tương tự với các cột, ta sẽ được

Ỵị(ai - a^lịik - h)
i>\ i>l Dn-l-
Dn =
nr=i(«i+Mnr=iK+M

Do đó, theo qui nạp

n i i - i)( i
a a b
- j) b

\>i>j>l
£>„ =
rc#-i(«*+«!f)
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 309

12.18 Đôi cột đ ầ u tiên xuống cuối cùng, rồi đổi cột thứ 2 xuống cuối cùng,
rồi l ạ i đ ổ i cột t h ứ 3 xuống cuối cùng, .... cho đến khi các a n , O i n đứng
liền nhau. K h i đó dấu định thức thay đổi là
(_l)2n-l+2n-2+-+n _ (_-Ị\n(3n-l)/2

(xem Bài 11.1). Đối với dòng ta lần lượt đưa dòng thứ 2,3,n + Ì xuống
cuối. K h i này dấu của định thức thay đổi so với lúc ban đầu là
(_l)"(3n-l)/2£_]^2n-2+2n-3+-+n-l _ £_-Qn(3n-2) _ ( - Ì ) "

D A
còn bản t h â n định thức cuối cùng có dạng ma trận khối , trong
0 D
đó D là định thức Vandermonde trong Ví dụ 10.4. Do đó, theo khai triển
Laplace, giá trị định thức ban đầu là

(-1)" n (Si-*;) . 2

n>i>j>l

12.19 Khai triển theo dòng đầu, ta được hệ thức

Ai = (ao +ữi)£>n-i - a\D -2- n

Sau khi tính với một số giá trị n = 1,2,3,4, ta rút ra qui luật và dễ dàng
chứng minh theo qui nạp là

D n =a a ---a (±
0 l n + ± + --- + ± )
= a\ữ2 •••a n + aoũ2 • • • a + h aoũi • • •
n a -\.
n

12.20 Kí hiệu

f(x) = a + ax + --- + ax ~ + bx -ị 4- bx ~ .
p l p n l

Theo Bài 11.13, D = /(ci)/(e ) • • • /(c„), trong đó tị = Ì, e ,e là tất


2 2 n

cả các căn bậc n của 1. Chú ý là với mọi i > Ì, thì 1 + €ị H 1- €ị~ = 0.
T ừ đó

f(€i) = 0(1 + e, + . • • + é*- ) + bự, +••• + er ) = (a- 6)ffị


1 1

tị Ì
còn / ( 1 ) = áp + b(n - p). Hơn nữa nếu p v à n nguyên tố cùng nhau thì hai
tập hợp ẽ , e „ và e £ , t ị trùng nhau, nên
2

D = (ap + bin - p))(o - &) " S ^~ = (áp + 6(n - p))(a - 6) -


n 1 =2 1 n_1

Ì li=2 « e 1
310 Phần li

Nếu p và Tì. có ước chung q > 2. thì /(en) = 0, và do đó -D = 0.

12.21 Các/), Ì: Ta viết các cột của định thức bên trái thành tổng hai cột,
trong đó có một cột toàn s. Viết định thức vế trái t h à n h tổng của các định
thức với các cột mới, ta thấy có đúng n + Ì số hạng có thể khác 0 là: một
số hạng là ( — l) D (D là định thức bên tay phải), còn n số hạng khác có
n

dạng

-a 2
s -a n

-ai s -a -\
n

-a 3 s -ai
ai -a
2
ũj -an
a n -ai %-I — O-n-l n l
= (-) - D

a 2
-a 3 a J + i -ai

trong đó s ở cột t h ứ j (để nhận được đẳng thức trên ta đã cộng tất cả các
cột, vào cột t h ứ j). T ừ đó vế trái bằng ( - l ) " ( n - l)D. _ 1

Cách 2: Sử dụng Bài 11.13. Kí hiệu F(x) là đa thức tương ứng vế trái
và f ( x ) là đa thức tương ứng vế phải, còn ei = Ì, 6 2 , t r i là tất cả các
căn bậc n của 1. K h i đó với mọi i > Ì thì Ì + ti + • • • + e" = 0. Từ đó _

F(cj) - - / ( e ) , còn F ( l ) = (n - l ) s = (n - 1)/(1). Do đó ta có đẳng thức.


í

12.22 Sử dụng Bài 11.13 và Bài 11.14. Chú ý rằng tập hợp tất cả các căn
bậc 2n của Ì chính bằng hợp của tập hợp t ấ t cả các căn bậc n của Ì và tập
hợp t ấ t cả các căn bậc n của —Ì,

12.23 Kí hiện A là ma trận đìa D còn A' là ma trận của D'.


Sử dụng khai triển Laplace theo các dòng ta thấy AA' = DI, trong T

đó / là ma t r ậ n đơn vị cấp n. Do đó DD' = D . Nếu D Ỷ 0, thì t ừ đó ta n

suy ra D' = D ~.
n l

Bây giờ cho D = ũ. Nếu Ả = 0 thì A' = 0 và đương nhiên D' = 0. Nếu
A 0 thì có ít, nhất một dòng, chẳng hạn dòng ỉ khác 0. K h i đó dòng thứ
i của ma t r ậ n AA' T
= 0 cho ta một tổ hợp tuyến tính các cột của A'. Vì
vậy D' — 0. Nói t ó m l ạ i trong trường hợp này ta luôn có D' = 0 = D ~ . n l

12.24 Nếu rank(^) = n thì Ị A \t 0, và theo Bài 12.23, A' có định thức
khác 0, nên rank(A') = n.
Nếu rank(Ẩ) < n - Ì thì mọi định thức con cấp ri — Ì của A bằng 0.
Do đó A' = 0 và rank(A') = 0. Nếu rank^l = n - Ì thì có ít nhất một định
thức con cấp n - Ì khác 0, nên rank(i4') > 0. M ặ t khác, lại theo Bài 12.23,
Lời giải, chỉ dẫn chương 3 311

AA = 0. nên các cột của A' chính là các nghiệm của hệ phương trình
tuyến tính thuần nhất, n ẩn, n phương trình: Àx = 0. Do hạng của Ả bằng
n - Ì, nên không gian nghiệm có chiều là 1. Do rank(A') không vượt quá
số chiều của không gian nghiệm này, nên rank(A') < 1. Suy ra rank Á = ĩ.
(Để chứng t ỏ rank(A') = r a n k ( A ' ) < Ì có thể sử dụng Bài 7.12.)
r

12.25 Kí hiệu A là ma trận của D, Aịj là phần bù đại số của dị], cònẦịj
là định thức con bù của dij. Ta có Aij = {-\) iẢij. Trước hết ta chứng
i+

minh bổ đề phụ sau đây:

Bo đề: Nếu ta hoán vị hai dòng p và p + Ì cho nhau, thì tất cả các phần
t ử trong ma t r ậ n phụ hợp đ ổ i dấu và hai dòng p và p + Ì đổi chỗ cho nhau.
T h ậ t vậy, ta t ạ m kí hiệu ma t r ậ n mới là B. Nếu i Ỷ p,p + Ì thì trong
định thức con bù Bịj có đ ú n g hai dòng đ ổ i chỗ cho nhau (so với trong Aịj)
vhi + j không thay đ ổ i , nên Bịj = —Aịj. K h i i = p,p+ Ì thì Bpj = >l(p+i)j
và -B(p )j = Apj. Do đó
+1

B = (-l) è = -(-l)P+^À
pj
p+j
pj [p+1)j = -A ,
ip+1)j

và tương tự -S(p )j = -Apj. Bổ đề được chứng minh.


+1

Như vậy. áp dụng bổ đề ta thấy, khi đổi chỗ hai dòng liên tiếp cho nhau
thì vị t r í tương ứng của M và M' vẫn n h ư nhau, còn giá trị của M' thay
đổi một n h â n t ử là ( - l ) . Trong khi đó định thức D đ ổ i dấu, cho nên
m

D ~ M'm l
v ẫ n giữ nguyên giá trị. Nói t ó m l ạ i đẳng thức M = £ ) M ' vẫn m _ 1

được giữ nguyên khi đ ổ i chỗ hai dòng liên tiếp cho nhau. Tương t ự với cột
cũng vậy. Bằng nhiều l ầ n đ ổ i chỗ các dòng liên tiếp cho nhau và các cột
liên tiếp cho nhau, ta có t h ể giả t h i ế t M nằm ở góc trái trên cùng.
Trước hết giả sử D Ỷ 0- Sử dụng khai triển Laplace theo dòng, ta có
đẳng thức sau

/ an au O-lm a\n \

• ' • O-mm Q-mn X

\a i
n
a2
n
•' ' &nm
312 Phần li

Ị An • Aml 0 0 •••
°\
A12 A2
m
0 0 ••• 0

0 0 ••• 0
1 0 ••• 0

V Am 0 0 ••• 1 /
(Dim *
\ 0 A(m + 1 , n ; m + 1, :,n)) 5

trong đó Im là ma t r ậ n đơn vị cấp va. T ừ đó ta có DM' = D M. m


Vì D Ỷ 0
suy ra M' = D ~ M. m l

Bây giờ ta xét trường hợp D = 0. K h i m = Ì ta có M' = An = M.


Cho rũ > 1. Theo Bài 12.24, r a n k ( ^ ' ) < Ì, tức là hai dòng bất kì cua Ã' là
phụ thuộc tuyến tính. Do đó hai dòng t ù y ý của M' phụ thuộc tuyến tính,
nên M' = 0, tức là công thức M' - D ~ M v ẫ n đúng.m 1

12.26 Xét, ma trận Vandermonde

1 1 1 1
\
1 e e2
e3
• ,n—1
1 e e e • . 2(n-l)
2 4 6
e

V =
1 e e « . e3(n-l)
3 6
ế

(n-1) 2(n-l) 3(n-l) . ! (n-l)7


Vi Ễ e e
e

trong đó Ễ = cos ^ + ị sin ^ (í là số phức). Gọi định thức của ma trận này
là D. Vì € = Ì khi và chỉ khi k chia hết cho n, ta có
k

/n 0 • • 0 0\
0 0 • • 0 n
0 0 • n 0

VO n • •• 0 0/

Do đó I L> = n . Đ á t a = cos 2 + í sin £. Tính theo công thức đinh thức


2 n

TI tệ,
ơi giải, chỉ dẫn chương 3 313

Vandermonde. ta được

D = lị ự-e )= n (a i-a )
k 2 2k

0<fc<j^n-l 0<k<j<n-ì
= n o f c +
j(aí'" -a f c 0 fc)
)
0<fc<j<n-l

=[ n }[ n 2isinfc%
ak+j

0<k<j<n-l 0<k<j<n-l n

Chú ý rằng nhân tử đầu tiên của D có môđun bằng Ì, và sin ~ > 0 với (fc j)7r

mọi 0 < k < j < n — 1. Do đó

JỊ 2ism ^^=\D\=ự\W\ = n l\
i n

ữ<k<j<n-l

12.27 Theo Bài 12.12, I (oy + 1) 1=1 (dij) I +B, trong đó 5 là tổng các
phần bù đ ạ i số của các phần t ử của i4. Trừ t ấ t cả n — Ì dòng cuối của định
thức I {dij + 1) I đi dòng đ ầ u , r ồ i tách dòng đ ầ u t h à n h tổng của một dòng
toàn Ì và dòng ( a n , a i 2 , ...,ain), ta được I (ãịj + 1) 1= D+ I A I, trong đó
Z) là định thức t h ứ hai cho trong bài. T ừ đó D — B.

12.28 Kí hiệu SA là tổng các phần bù đại số của các phần tử trong ma
trận A, và B = (ũịj + c) — (bịj). Sử dụng Bài 12.12 hai lần, ta được

I A 1 = 1 {bij - c) 1 = 1 B ị -cS =1Ả I +cS - cS - B A B

Suy ra SA = SB-

12.29 Sử dụng Bài 12.12 đối với ma trận (a.ij - 1).

12.30 Rõ ràng D có ba tính chất vừa nêu. Ngược lại, do tính chất đa tuyến
tính và tính chất thay phiên, nếu kí hiệu e là véc tơ cột đơn vị t h ứ ì và 7T là í

một h o á n vị t ù y ý của n số t ự nhiên đầu, thì D(e ạ), ...,e ( )) = sign(7r). n w n

Do đó

ĐỊA) = D(a e\ + a ie H 1- a ie , ...,a ei + a „e H h a e )


u 2 2 n n ln 2 2 nn n

= D(ai iei ,...,aj „ei


1 1 n n

ti,....in
= ai i-"á D(ei ...,ei ).
1 inn lì n

ú ,. - .,ỉn
314 Phần li

Từ tính chất thay phiên, nếu có hai chỉ số ik = i( và k Ỷ í, thì D(èị ,eị ) = l

0. Do đó trong tong trên chỉ còn các chỉ số l i , i sao cho chúng lập thành n

một hoán vị của {Ì, ..,n}. Do vậy

D(A) - ^2 siga(ii,...,i )a i---a =\A\.


n il inn

ti,•••.in

12.31 Kí hiệu / là ma trận vuông cấp n. Có thể kiểm tra trực tiếp lạ

0 0\ (lòn ĩếis ••• Iblm\


( A

0 Ả 0 Ib i
2 Ib 22 •• • Ihm
A XB =

0 A) ựbmi Ib 2 m •• • Ib J mm

ma t r ậ n

í lòn lòn Iblm\


Ib Ib22
c =

ì

\Ibml Ibm2 • • • Ibmm }

ta thực hiện các phép đổi dòng và cột sao cho đ ầ u tiên là các dòng l , n +
Ì, 2 n + l , ị m — l ) n + l đứng cạnh nhau, các cột Ì, n + 1 , 2 n + l , ( m - l ) n +
1 đứng cạnh nhau, rồi đến các dòng 2, n + 2 , 2 n + 2 , ( m - l ) n + 2 đứng cạnh
nhau, các cột 2, n + 2,2n + 2 , ( m — l ) n + 2 đứng cạnh nhau, cho đến
hết. Khi đó ta sẽ nhận được ma trận đường chéo khối D = diag(B, B , B ) ,
mà trên đường chéo là n ma trận B. Chú ý rằng cứ thực hiện một phép
biến đổi trên dòng thì ta l ạ i thực hiện một phép biến đ ổ i tương tự trên cột,
nên để đưa về ma trận D thì ta phải thực hiện một số chẵn lần phép đoi
dòng và cột. Do đó I c 1=1 D ị. T ừ đó

IẢ X B 1=1Ả ri D 1=1Ả ri B r.

12.32 Ma trận P là ma trận tam giác trên có đường chéo bằng Ì, nên
n

định thức của nó bằng 1. Phần t ử t h ứ của ma t r ậ n PỊPn là ^2kPkiPkj-


Chú ý rằng với m ỗ i số Ả: thì PkiPkj = Ì khi và chỉ khi k chia hết cả ỉ l ẫ n j,
còn nếu không thì Pfc pfcj = 0. Như vậy J2k PkiPkj = Qij- Do đó Qn = PỊPn
t

và có định thức bằng Ì.

12.33 Sử dụng kí hiệu Bài 12.32, ta sẽ chứng tỏ

k
ọiải, chỉ dẫn chương 3 315

T h ậ t vậy theo lí luận của Bài 12.32 thì tổng bên phải chính bằng E f c V ( ) ) fc

trong đo k chạy trên tập các ước số chung của i và ị. Nhưng tập đó chính
là t ậ p các ước số của dịj, nên theo Định lí Gauss ta có đẳng thức trên. Bây
giờ nếu ta kí hiệu là ma trận nhận được t ừ p bằng cách nhân mỗi dòng n

t h ứ k với ự?(k), thì t ừ đẳng thức trên suy ra: D = PỊPự- Do đó n

D n 1=1 p„ •¥>(l)v(2) • • • <p(n) Ị p „ 1= ự>(l)<p(2) • • • v?(n>.

12.34 T ừ đẳng thức

(X+1)" = X"+cr ^- 1 1
+ cr x"-2 2
+...+c£x+x°,

lần lượt cho X = fc - Ì , Ì , r ồ i cộng lại với nhau ta được đẳng thức

fc = Ì + c r ' v i ( f c ) + c r s _ ( f c )
n 2
n 2 + • • . + c i « i ( j f e ) + so(k).

Như vậy (s _i(fc), s _ ( f c ) , ...,so(fc)) là một nghiệm của hệ phương trình


n n 2

tuyến tính sau:

' C T V i ( * ) ' + cr 5„_ (fc)


2
2 + ••• + so(fe) = fc -i,
n

So(fc) = k — 1.

Định thức chung của hệ phương trình này có dạng tam giác trên và bằng
nì. Do đó theo công thức Cramer,

/c - 1
c r
ì! "m-3
CỊỊ 2

Ả; - Ìà•in—2 Qn—3
71-1

n-1 'n-1
un-2 - Ì 0 /-tri—3
s -i(k) = ỊỊỊ °n-2
n
n-2 U

fc - Ì 2
0 ơi
fc — Ì 0
J,n rin—2 f~in—3
Cn—2 / i n - 3 c ù
Ả:"- 0 rí-1 ° n - ĩ
2

Óị-2 Ì
/-tri—3
°n-2
fc 0 2
0
fc 0 0 0
ỉ„2 , 1 _3 _ I 4 , T
từ đẳng thức
12.35 Vì l n ( l + x) = x-
2 I 3 4
1„ÌoÌ
(X -x 2
+ -ị ){l + hịX + h x 2
2
+ hx
3
3
-ị ) = x,
2'
316 Phần li

so sánh các bậc của X sau khi khai triển, ta được

= hi,
= ^hị — /12,
= ịhi - \h 2 + hz,

= ỉhi-^ h + ±- h +-: + (-ir-ỉh .


n+l ĩ 2 ĩ 3 3 n

Xem (h\,...,h ) như nghiệm của hệ phương trình trên, theo công thức
n

Cramer. ta được

ũ 0 0
-Ì 0 0
K =(-i) [ n / 2 j

Ị Ị (_iy»-21 1
n-1 n-2 2 71+1
Ì 0 0 0
(_l)[n/2]+n-l + ((n-l)/2Ị 1 Ì 0
2
Ị ỉ Ị Ị
n+\ n ri—Ì n —2
1 0 0 • • 0
1 1 0 • 0
2
i 1 1 1
n n-1 n-2 2

12.36 Đặt e 1
= Ì - a i x + Ũ2X - a^x 2 3
-ị . T ừ đồng nhất thức e e
x x
,
ta được

(Ì - a x + a 2; - a x + • • • )(1 + —X + ^ịX H ) = 1.
x 2
2
3
3 2

So sánh hệ số của X hai bên sau khi khai triển ta được hệ phương trình
tuyến tính đ ố i với Ũ\,Ũ2, ...,a . Sau đó sử dụng phương pháp Bài 12.35 để
n

tìm ra công thức của a theo định thức nêu trong bài. Cuối cùng hãy chú
n

ý rằng a = ỊỊJ.
n

Lời giải, chỉ dẫn chương 4

13.1 Đó là cách phát biểu đại số hai tính chất quen biết của đạo hàm và
tích phán.
Lời giãi, chỉ dẫn chương 4 317

13.2 Các ánh xạ tuyến tính là a) (có hạch là { ( ì , 0 , 0 ) ; X Ễ R } ) và c) (có


hạch là 0).

13.3 Ker(^) = Ker(/) nKer(g).

13.4 a) Hạch của nó là không gian con {(v, —v)\ V £ v^}. Câu b) là tông
quát của câu a) ( t ạ i sao?)

13.5 Ker(/) là nghiệm của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất, m
phương trình, n ẩn: Ax = 0, còn I m / là không gian con của K sinh bởi
m

các véc tơ cột của Ả. Theo Định lí 13.7, d i m K e r ( / ) = n - d i m l m ự ) =


n — rank A.

13.6 Hai ánh xạ bằng nhau khi và chỉ khi A = ai (Đem Bài 5.4).

13.7 Ker(/|w) = Ker(/) n w, còn ĩm(f\w) = f{W).

13.8 Viết V = u © w. Sử dụng các phép chiếu lên lĩ và lên w.

13.9 a) Kiểm tra trực tiếp theo định nghĩa đối với cả ba ánh xạ. Một
cách làm khác đ ố i với ánh xạ X là xem nó như hợp của ánh xạ T : ự —>
V X V, T(Ù) = (ii> (ù),ĩpp(u))
a (xem Bài 13.3) và ánh xạ í : V X V ->
V <;{u,v) =u + v (xem Bài 13.4). Cách làm này phức tạp hơn, nhưng cho
ta cách sử dụng Mệnh đề 13.2, và r ấ t có ích khi giải những bài toán phức
tạp.
b) Chú ý rằng theo định nghĩa ta có t h ể viết ( à / + (3g){u) = af(u) +
pg{u), còn (af){u) = af(u) và (pg)(u) = ỊỊg{u). Hai ánh xạ bằng nhau
khi va chỉ khi nó t á c động n h ư nhau trên m ỗ i phần t ử của tập nguồn.

13.10 Thử trực tiếp từ định nghĩa.

13.11 Ker(L>") là không gian con các đa thức bậc nhỏ hơn n.

13.12 Hạch của nó là nghiệm của phương trình vi phân ự = y. Từ đó ta


được hạch là t ậ p các h à m số có dạng ae .
x

13 13 Rõ ràng đây là các ánh xạ tuyến tính (xem các bài 13.3 và 13.4).
De kiểm tra Ker(ổ) = 0, tức là <5 là đơn ánh, Im(p) = Vị + v , tức ọ là 2

toàn á n h và Im(ổ) c Kei{p). Ngược l ạ i , nếu (u,v) G Ker(p) thì u = V. Vì


ne Vi v£V 2 nên u = V G Vi n v và (u, v) e Im(ổ).
2

13 14 Chứng minh qui nạp theo ri.

13 15 Cho Ker(ựv) = 0. Nếu u G Ker((^) thì (ip<p)(u) = ĩp(cp(u)) = 0,


318 Phần ỉỉ

nên u e Ker(?/V). Suy ra u = 0. Cho lí G Ker(ự)). Vì V? là toàn ánh, ta tìm


được u £ u sao cho w = <p(u). K h i đó (xpip)(u) = iị)(ip{ụ)) = \ị)(v) = 0. nên
u G Ker(^(/?). Suy ra ti = 0 và Ư = <^(u) = 0.
Ngược lại, nếu Ker(v?) = 0 và Ker(ĩp) = 0 dỗ suy ra Ker(ĩp<p) — 0. Trong
trường hợp này không cần điều kiện ự> là toàn ánh.
Không thể p h á t biểu hai điều kiện sau gộp lại t h à n h Keĩ((f) = Ker(V0 -
0 vì tuy cùng kí hiệu là 0, nhưng chúng nằm trong hai không gian khác
nhau!
B ỏ điều kiện V? là toàn ánh cũng không điíỢc. Ví dụ ánh xạ đồng nhất
trên V là hợp của đơn á n h V —> V X V : ỉ) !-> (0,u) và phép chiếu
P2 : V X V —ỉ V, P2(u, v) = V.

13.16 Cả hai đều không đúng. Ví dụ: a) f,g : K -» K , f(x,y) = (x,0) 2 2

và g(x,y) = (0,2/). b) f,g : K -» / í , (x,y) = (x,0) và / ( x , y ) = (y,y).


2 2

13.17 Đây là bài tập thuần túy về ánh xạ. không cần sử dụng tính tuyến
tính.

13.18 a) dim H = n . b) Trước hết phải chứng tỏ L (B),L (B) e H.


R
2
l 2

Sau đó chỉ cần sử dụng các đẳng thức (A*)* = A và {ABỴ = B*A* và các
tính chất quen biết của ma trận.

13.19 a) dim <s = nin - l)/2.


c

b) Trước hết phải chứng tỏ Li(B),L (B) 2 £ ổ.

13.20 Giả sử V £ Ker(/) n Im(/). Khi đó f(v) = 0 và tồn tại lí € V


để ù = / ( l i ) . Vì / ( l í ) = / ( u ) = / ( / ( « ) ) = / ( ú ) = 0, nên V = 0. Vậy
2

K e r ( / ) n I m ( / ) = 0. Với mọi u Ễ ^ t a c ó y ^ i i - / ( u ) + / ( v ) . Dễ thấy


V - f(v) G K e r ( / ) . Đương nhiên / ( u ) e I m ( / ) . Vậy V" = K e r ( / ) + I m ( / ) ,
và do đó V = K e r ( / ) © I m ( / ) .

13.21 Cho u G V. Từ điều kiện a) suy ra V = fx(v) + f (v) € Im(/i) + 2

I m ( / ) . G i ả sử V e I m ( / i ) n I m ( / ) . K h i đó V = / i ( u i ) = /2(va). T ừ điều
2 2

kiện /1/2 = 0 suy ra V G K e r ( / i ) . Theo điều kiện /1 = /1 thì V — fi(vi) =


Mu) = 0 . Do đó I m ( / i ) n I m ( / ) = 0. 2

Chú ý rằng t ừ lời giải ta thấy chỉ cần sử dụng một nửa điều kiện
của (b) và (c). Hơn nữa nhận xét rằng khi có (a) thì /1/2 = 0 tương
đương với f ị — f\. Chú ý rằng ví dụ sau đây (thay đổi một, ít so với
Bài 13.16) chứng tỏ /1 = /1 không suy ra / = /2 cho dù (a) thỏa mãn 2
2

/ i , / : ÍT _> 2
2
2
ị ^
K Ị h _y ) = Ỵ { x (^y).
y ũ ) v à f l X ì V ) =

13.22 Sử dụng định lí hạng ánh xạ (Định lí 13.7).


Mi mài, chi dẫn chương 4 319

13.23 Sử dụng định lí chiều giao của hai không gian con (Định lí 3.6).

13.24 Sử dụng định lí hạng ánh xạ (Định lí 13.7) ta thấy bất đẳng thức
tương đương với

rank(5) < rank(/ ) + dim(Ker /).


p

Lại theo định lí hạng ánh xạ rank(/ ) = dim/($(£/)) = dimg(U) -


dim(Ker/| ) = r a n k ( ) - dim(Ker f\g ),


s ( t / ) ơ nên điều trên suy ra từ bất
{u)

đẳng thức hiển nhiên: dim(Ker f \ ) < dim(Ker/). g { u )

13.25 Nhận xét rằng Ker<p\ , c Ker<p = 0, nên ự}\u> là đẳng cấu từ u'
Ư

lên ip(u').

13.26 ụ>-\v) =u + w.

13.27 Vì f(g(U)) c /([/), nên rank(/ ) = dim/($(£/)) < dim /(ơ) =


r a n k / . M ặ t khác rank(/5) = d i m / ( ( £ / ) ) < dim5(ỉ7) = ỡ rnnkg.

13.28 Để chứng tỏ sự tương đương, sử dụng định lí hạng ánh xạ.


Khi chiều vô hạn thì không đúng. Ví dụ phép lấy đạo hàm (hình thức)
là toàn cấu trong không gian véc tơ K[x}, nhưng không là đơn cấu, còn
phép lấy tích phân

T(ao + a\x + h a x ) = aox + ãịX + h a x


n
n 2
n
n+l

là đơn cấu nhưng không là toàn cấu.

13.29 Ánh xạ / : Vi e v -> Vi X v , xác định hỏi f(vi + v ) = {v\,v ),


2 2 2 2

trong đó Vị £ Vị, là đẳng cấu.

14.1 Lấy V là các véc tơ t ự do trên mặt, phang tọa độ. Không gian con ư
tương ứng với một đường thẳng ả đi qua gốc tọa độ, còn các lớp kề là các
đường thẳng song song với ã.

14.2 Chứng tỏ rằng nếu Vi,..., v phụ thuộc tuyến tính thì Vi + U,V + Ư
n n

phụ thuộc tuyến tính.

14.3 Điều kiện là không gian con w sinh bởi V\,v có giao với ư bằng n

0.
14 4 M ỗ i lớp kề của vyo chỉ chứa đúng một véc tơ, còn v/v chỉ gồm mót
phần tử.
320 Phần li

14.5 b) Cho s c V là một cơ sở của V còn T c £//V là một cơ sở của


u/V. T ừ mỗi lớp kề của T chọn một phần t ử đ ạ i diện tùy ý, và xét tập T
gồm các đ ạ i diện đã chọn ra, tức là T = {v; V € T } . K h i đó s u T là cơ sỏ
của u. Điều tương t ự cũng đúng khi thay cơ sở bằng hệ sinh.

14.6 Hạn chế của phép chiếu tự nhiên 7T : u —> lĩ/V trên w cho ta một
đẳng cấu w —> Ụ/V.

14.7 Nếu không gian con là một siêu phảng đi qua gốc tọa độ, thì các lớp
kề là các siêu phang (trong không gian ơclit afin n chiều) song song với
siêu phang đã cho.

14.8 Trước hết chứng tỏ (tí + V) n (u + W) = u + (V nw). Ngược lại,


nếu lío e (u + V) n (u' + W), thì ú + V = u + V và ừ + w = UQ + 0 w.

14.9 Theo Hệ quả 14.7, {V/(Vi n V ))/(V /(V n y ) = V/Vi có chiều hữu
2 Ì 1 2

hạn. Theo H ệ quả 14.6, Vi/{Ví vi) = (Ví + VằỊ/Vằ có the được xem là
n

không gian con của V/V2 nên có chiều hữu hạn. Theo Bổ đề 14.4, VỊ (Vi nV2)
có chiều hữu hạn.
Cách 2: sử dụng Bài 14.11.

14.10 Gọi ánh xạ từ V lên V" là /. Chú ý rằng Ker / = V và VỊ Ker / Si


V". Bây giờ hãy sử dụng B ổ đề 14.4 với hiu ý hai không gian véc tơ đẳng
cấu với nhau thì có chiều như nhau.

14.11 Trước hết phải kiểm tra / và g không phụ thuộc vào việc chọn phần
t ử đ ạ i diện. Sau đó tính Ker / , ta sẽ thấy Ker f = V = õ.
Nếu (vi + Vi,V2 + V2) e Kerg, thì Vị — Vi = Ui + U2, trong đó Ui G
V i , tía € v%. Ta có Vi + Vị = U2 + V2 + Vị và V2 + V2 = U2 + V2 + V2. Do đó

(vi + Vi, v + v ) = (lia + v + Vi, u + v 4- v ) € Im /.


2 2 2 2 2 2

Ngược lại, dỗ thấy Im / c Ker^i và Imt/ = V/(Vi + V2)-

14.12 Phần khó nhất, là kiểm tra định nghĩa ánh xạ không phụ thuộc vào
việc chọn phần t ử đ ạ i diện. Nhưng điều này cũng dễ.

14.13 Kí hiện w — v/u. Tương ứng biến mỗi không gian con w c w
với không gian con V — 7 T ( Ị V ) của V là một tương ứng cần xây dựng.
_1

14.14 Theo Hệ quả 14.6, ta có

V2 + V3 Vi •+ Va + Vì VỊ Yl
s =

Vi + v 3 V! + v 3 vn 2 (Vi + v )
3 Vi + (Vì n v )'
3
í mài, chỉ dẫn chương 4 321

14.15 Sử dụng Bài 14.14 hãy chứng t ỏ cả hai vế đẳng cấu với ( C 2 n
D )/(C
2 2 n D + d n Da).
1

14.16 Với mỗi i > Ì ta có

V /lm(f . ) = V /Kerf ^lm(fi).


i i l i i

Do đó dim Vi = dim(Im/i_i) + dim(Im/j). Sau đó lưu ý Im(/o) = 0 và


l m ( / ) = 0.
n

15.1 Cho S' là một cơ sở của V . Chọn cơ sở s của V mở rộng s'. Xét
ánh xạ Vo : s -> ỉ/ t ù y ý sao cho 00(u) = (^(t>) với mọi Ư e 5'. K h i đó mọi
ánh xạ tuyến tính tị) mở rộng Vo thỏa mãn đề bài. Rõ ràng có vô số cách
xác định ĩị)Q.

15.2 Cho s và T lần lượt là hai cơ sở của s và T. Khi đó định lí Bernstein


trong lí thuyết t ậ p hợp khẳng định hoặc t ồ n t ạ i toàn ánh ipũ : s —> T. hoặc
tồn t ạ i đơn á n h i/>0 s —> T. M ở rộng một trong hai ánh xạ đó, ta được
:

toàn cấu if hoặc đơn cấu tị). Có t h ể xây dựng để chúng không là đẳng cấu
khi và chỉ khi u = V có chiều vô hạn.

15.3 a) Nếu tồn tại thì duy nhất. Điều kiện cần và đủ đe tồn tại là từ bất
kì một quan hệ tuyến tính nào giữa các phần t ử của 5 cũng d ẫ n đến một
quan hệ tuyến tính tương ứng giữa các phần t ử ảnh qua tpo, nghĩa là nếu
có ^2 ữịSi = 0, Si G s thì cũng có anpo(sị) = 0.
b) Luôn t ồ n t ạ i và không duy nhất, t r ừ phi s là cơ sở. Hãy mở rộng s
t h à n h cơ sở của V.

15.4 Trước hết ta thấy V2,V ,V4 độc lập tuyến tính, nên nó là cơ sở của
3

E . Theo Định lí 15.1, t ồ n t ạ i duy nhất ánh xạ tuyến tính ip thỏa tính chất
3

ipịvị) =Ui, ỉ > 2. Vì Vi = v - v - Vị, nên ự>(vi) = u - u - u = Ui, tức 2 3 2 3 4

ip là ánh xạ cần tìm. Để t ì m ma t r ậ n biểu d i ễ n của <p theo {é,-}, ta cần tìm
If(ei), i = 1,2,3. Rõ ràng

e\ = Vị. e = 2v - 5f - 4t'4, e = -v + 3i'3 + 2v .


2 2 3 3 2 4

Do đó

(2.1.2) = 2ei + e + 2e ,
v(ci) = 2 3

ựj(e ) 2 = 2u - 5 u - 4 u = ( - 1 1 , - 7 , - 1 ) = - l l e i - 7e - e ,
2 3 4 2 3

-Ui + 3 u + 2 u = (6,4,43) = 6ei + 4e + 0 • e .


3 4 2 3
322 Phần li

Vì vậy ma t r ậ n biểu diên của ip là

/2 -li 6\
Ì -7 4 .
\2 -Ì oJ

15.5 Tương tự Bài 15.4. VỊ,V2,V3 là cơ sở và Vị = (2v\ + t>2 — V3)/5,


«4 = (2ui + IÍ2 — Uz)/5. Ip có ma trận biểu d i ễ n là

-2 11/3 5/3 \
-4 13/3 10/3 .
2 -5/3 -5/3/

15.6 Cho 5 là một cơ sở tùy ý của u. Vì r bằng số phần tử độc lập


tuyến tính cực đ ạ i trong <p(S), nên sắp xếp l ạ i t h ứ t ự các phần tử, có thể
giả thiết s = {e\,...,e } n sao cho {ự>(e\),...,ự>(e )} là tập độc lập tuyến
r

tính cực đ ạ i . M ở rộng t ậ p này ta được cơ sở T = { / i , . . . , / m } ) trong đó


fi = <4>{eì), i = 1. ...,r. K h i đó ma trận biểu diễn của tp theo (S,T) có dạng
chuẩn tắc.

15.7 Cho s = {ei,e } và T = {/ì,/n} là hai cơ sở của V. Xét ánh


n

xạ tuyến tính ip thỏa điều kiện ip(eì) = fi, i = Ì , T ỉ . K h i đó ma trận biểu


diễn của ự> chính là ma trận chuyển cơ sở t ừ s sang T. <p là đẳng cấu.

15.8 Sử dụng các phép biến đổi sơ cấp dòng và cột, ta có thể đưa A về dạng
chính tắc D như trong Bài 15.6. Theo Bài 6.8, điều này tương đương với việc
tồn t ạ i hai ma t r ậ n khả nghịch p cấp ra và Q cấp n để Ả = PDQ. Theo Bài
15.6. t ồ n t ạ i cơ sở 5 = { é i , e } của u và T = { / ì , / } của V sao cho
n m

ma t r ậ n biểu diễn của ip là D. Gọi s' = { e \ , e ' } là cơ sở của í/ sao cho ma


n

t r ậ n chuyển cơ sỏ t ừ s sang s' chính là Q, tức là (e'ị, ...,eỊj) = (ei, ...,e )Q. n

Gọi T" = {/í, •••) / m ) là cơ sở của V sao cho ma t r ậ n chuyển cơ sở từ T sang


V chính la p - , tức là (/[,...,/in)
1
= ( h , ĩ m ) p ~ • K h i đó theo Định li
l

15.7, ma t r ậ n biểu diễn của theo (S',T') chính bằng

15.9 a) Nhân bên trái ta được b) Nhân bên phải ta được

ỉa 6 0 0^ fa 0 c 0\
cả 0 0 0a 0 c
0Ũ ó b 60 d 0
VO 0 c à) VO 6 0
«• giải, chỉ dẫn chương 4 323

15.10 Gọi A là ma trận đầu và Ã là ma trận sau. Xét ánh xạ tuyến tính
v
.ì K
:Ĩ' Ì ~* ( ' * 0 xác định bởi tp(X) = XA. Khi đó Ã là ma trận
M 2

biếu diễn của ụ> (xem Bài 15.9). Nếu i4 khả nghịch thì ta dỗ kiểm tra ự> là
đăng cấu, nên i khả nghịch. Ngược l ạ i , Ả khả nghịch dẫn tới ự) là đẳng
cấu. Nói riêng ta có X để XA = ì là ma trận đơn vị. T ừ đó Ả là khả
nghịch.

15.11 Các ma trận biểu diễn là

/0 1 0 0 •• /0 1 0 0 •
• °^ • °\
0 0 2 0 •• • 0 0 0 1 0 • • 0
a) . b)
0 0 0 0 •• • Tí 0 0 ũ 0 •• • 1
Vo 0 0 0 •• • o) Vo 0 0 0 •• • 0/

C O S a s i n a
15.12 í ~
ỵsina COSQ

15.13 Nếu e và tị đổi chỗ cho nhau thì hai cột thứ ỉ và j cũng như hai
1

dòng t h ứ i và j của ma trận biểu diễn đổi chỗ cho nhau.

15.14 Sử dụng kết quả Bài 15.13, nếu đổi chỗ các cột ỉ và j và các dòng
i và j cho nhau. thì ta nhận được ma trận mới đồng dạng với ma trận ban
đầu. Bây giờ nếu ta thực hiện liên tiếp các phép đổi chỗ các cặp cột và
dòng có chỉ số i và Ti + Ì - i cho nhau, í = 1 , 2 , ị n / 2 } , thì ta sẽ được ma
trận B. Quan hệ đồng dạng có tính chất bắc cầu.

15.15 Chú ý rằng quan hệ đồng dạng có tính chất, bắc cầu và mỗi phép
hoán vị là tích của các phép chuyển vị, nên ta chỉ cần xét trường hợp
( t i , . . . , i n ) có dạng (1,2, - + Ì,..., j - 1,1,3 + 1 ) - , n ) . Nhưng khi
đó B nhận được từ A bằng cách đổi chỗ các dòng và cột có chỉ số i và j.
Bây giờ sử dụng kết quả Bài 15.13.

15.16 Theo Hệ quả 15.8 các ma trận biểu diễn của toán tử tuyến tính
(theo một cơ sở chứ không phải theo cặp cơ sở) phải đồng dạng với nhau.
Do đó chúng có cùng vết.

15 17 Theo cơ sở tự nhiên ự) có ma trận biểu diễn là ma trận đường chéo


diag(2, 3 Ì - 1 ) . Ma trận chuyển cơ sở từ cơ sở này sang cơ sở mới là ma
trân có các cột. là các véc tơ mới viết theo cột. Sau đó tìm ma trận nghịch
đảo (xem Bài 6.3) và sử dụng Hệ quả 15.8 để nhận được ma trận biểu diễn
324 Phần li

mới
/ -35 8 122 268 \
29 -3 -93 -204
1 -2 -6 -16
V 6
- -2 22 49 /

15.18 Ma t r ậ n với các cột là các véc tơ của cơ sở là ma t r ậ n chuyển từ


cơ sỏ t ự nhiên sang cơ sở đó. Như vậy ta có ngay ma t r ậ n chuyển từ cơ
sở t ự nhiên sang ai,<22,a3 là p và ma t r ậ n chuyển t ừ cơ sở tự nhiên sang
bi, 62,63 là Q. K h i đó P~ Q sẽ là ma t r ậ n chuyển t ừ cơ sở ai,a2,ữ3 sang
l

61,62,63. M ộ t cách khác là hãy viết bị = X\CL\ + X2CL2 + X3CI3 dưới dạng hệ
phương trình tuyến tính ba ẩn để tìm ra ma t r ậ n chuyển cơ sở.
Sau (ĩó áp dụng công thức chuyển cơ sở, ta được

15.19 Chứng minh qui nạp theo bậc và theo số đơn thức của đa thức (sử
dụng Mệnh đề 15.4).

15.20 Sử dụng Định lí 15.3, hãy tìm tọa độ íp(ỉi), ì = 1,2,3. Sau đó viết
v í / ì ) = \ h + 2Ỉ2 + £3/3 dưới dạng phương trình để tìm ra ma trận biểu
x X

d i ễ n là ma t r ậ n đường chéo diag(l, 2,3).

15.21 Ta có thể viết hình thức (R) = (T)Q = (S)PQ. Vậy ma trận chuyển
cơ sở t ừ s sang R là PQ.

15.22 Gọi ma trận biểu diễn đó làẢ. Cho p là một ma trận chuyển cơ
sở t ừ s sang T. K h i đó ÁP = PA. Theo B ổ đề 15^6 ta có thể lấy p là
ma t r ậ n khả nghịch tùy ý. Chú ý rằng ma t r ậ n / + Oịj (xem Bài 6.2) khả
nghịch và A giao hoán với / + Oịj khi và chỉ khi Ả giao hoán với Oij. Cho
i , j = Ì , n , ta sẽ suy ra Ả là ma t r ậ n vô hướng (so sánh với Bài 5.4). Do
đó ip = a lả.

15.23 Điều kiện đủ suy ra từ công thức đổi cơ sở (Hệ quả 15.8). Ngược
lại, giả sử B — P~ AP. l
Gọi f là toán t ử tuyến tính có ma trận biểu
diễn là Ả theo cơ sở d , ...,e„ nào đó. Gọi T là tập n véc tơ xác định bồi
( / ! , . . . , f ) = (e ...,e )P.
n ì} n Vì p khả nghịch, nên T là cơ sỏ. Do đó theo Hệ
quả 15.8, ma t r ậ n biểu diễn của tp theo T là p~ ÁP = B.
l
Lời giải, chi dẫn chương 4 325

15.24 a) Dưa vào H ệ quả 15.8 và tính chất của định thức của tích và của
ma t r ậ n nghịch đảo.
to Cố định một ma t r ậ n biểu d i ễ n Ả của tp. K h i đó, Ả khả nghịch khi
và chỉ khi ip là đẳng cấu. M ặ t khác Ả khả nghịch khi và chỉ khi định thức
của nó khác 0. Sau đó sử dụng câu a).

15.25 tp không khả nghịch vì ự} ự) = 0. Từ Bài 15.24b) ta suy ra điều


A A

cần chứng minh.

15.26 Kí hiệu O j là ma trận gồm toàn 0 trừ phần tửở vị trí ụ, ị) bằng
l

1. Ta chọn cơ sở của A i (n; K) theo t h ứ t ự n h ư sau

O ,0 i,...,O ; Oi2,022,...,O ; ••• ,0 ,0 ,~,O .


n 2 nl n2 ln 2n nn

Tích AO j có tất cả các cột bằng 0, trừ cột thứ j bằng (au, a í,a ) .
t 2 ni
T

Như vậy
0) AOij = a Oij + a 0 j H h u 2i 2 aO.
ni nj

Gọi ma t r ậ n biểu d i ễ n của LA là Ả. Ta thấy đây là ma t r ậ n cấp ú . VỊ t r í 2

của Oịj là ( j — l ) n + ỉ. T ừ (*) ta thấy phần t ử ũki xuất hiện khi và chỉ khi
1 = 1. Điều đó tương ứng với các cột t h ứ ( j — l ) n + ỉ của ma t r ậ n Ả. T ạ i
cột này ũki là hệ số của Okj - tương ứng với hàng t h ứ ( j — ì)n + k. Như
vậy, nếu ta xem Ả là ma t r ậ n khối gồm n ma t r ậ n vuông cấp n thì t ừ lí 2

luận trên ta thấy Ả chính là ma t r ậ n đường chéo khối diag(Ẩ, A , A ) . Do


đó Đét ( L A ) = ( D e t A ) . n

15.27 GọiẢ là một ma trận biểu diễn của f. Khi đó A = 0. Theo lời giải 2

Bài 8.5, A có vết là 0. Do đ ó

-b
= á - a(a Det(a
2
+ d) + \A\ = á.
id —Ịp)
2

à —ả

15.28 Theo Định lí 15.1, ánh xạ tuyến tính e* tồn tại và duy nhất. Nếu
ự> £ V* t h ì d ễ kiểm tra <p = v{e\)e\ + • • • + v?(e )e*, nên e\,.... e* là hệ n

sinh. D ễ thấy nó độc lập tuyến tính.

15.29 Xét ánh xạ tuyến tính V? € V* thỏa điều kiện (p(e ) = ĩ với mọi l

i G Ì. K h i đó Íy3 không biểu d i ễ n tuyến tính được qua (e*; i € ì).

15 30 GóiẢ € M(m,n; K) là ma trận biểu diễn của ánh xạ tuyến tính


tp e Hom(ỉ/, V ) theo cặp cơ sở (S,T). Hãy chứng tỏ V? = x > i j v - e

15 31 Dỗ chứng tỏ V{ n V * = 0. Với mỗi / € V*, kí hiệu fi là ánh xạ hạn


2

chế f\v Ễ * v v à đ ư ợ c n h ú n
s v h o v
* n h ư đ
^ bài. K h i đó / = / ì + h- Cách
326 Phần li

giải này không cần điều kiện dim V < co. Nếu d i m V < ẹo, có t h ể sử dụng
Bài 15.28.

15.32 Dễ chứng tỏ V** là một dạng tuyến tính của V*, và ánh xạ $ :
V -> V** m à $ ( v ) = V** là á n h xạ tuyến tính. Theo B ài 15.28, dim V =
dim V* = d i m ( v * ) * = dim V**, nên để chứng minh $ là đẳng cấu, ta chỉ
cần chứng t ỏ $ là đơn cấu. G i ả sử V € Ker(3>). c ố định một cơ sỏ Bị,e„
của V và đặt V = d\e\ + • • • + a e . K h i đó với mọi i, ta có
n n

0 = v**(e*) = e*(v) = a\e*(vi) H h a e*(v ) = dị.


n n

Vậy V = 0.

15.33 Các/i Ì: Sử dụng Bài 15.28 và Bài 15.32. Ta thấy /í,/* là cơ sỏ


của V** và m ỗ i / * có t h ể đồng nhất với é** nào đó.
Các/i 2: Theo Định lí về hạng của ánh xạ tuyến tính (Định lí 13.7),
dim K e r ( / i ) = n — Ì với mọi ỉ. Bằng qui nạp theo định lí chiều giao của các
không gian con, ta có t h ể chứng t ỏ giao của r không gian con Ker(/i) có
chiều ít nhất là n — r, Ì < r < n — 1. T ừ đó dim(rij éj K e r ( / j ) ) > 1. Nếu nó
5

lớn hơn hoặc bằng 2 thì l ạ i theo định lí chiều giao, ta có d i m ( n ỹ K e r ( / j ) ) >
= 1

Ì, tức là t ồ n t ạ i 0 Ỷ v
É ^J=1 K e r ( / j ) . K h i đó mọi dạng tuyến tính khác 0
trên V (luôn t ồ n tại) sẽ không t h ể biểu d i ễ n tuyến tính qua / ì , ỉ n . Vô lí.
Như vậy d i m ( r ì j / ị K e r ( / j ) ) = Ì, tức là r\jjíi K e r ( / j ) sinh bởi đúng một véc
tơ Ẽị Ỷ 0- Hơn nữa l ạ i lí luận như trên, ta có ti ị K e r ( / i ) . Do đó ta có thể
giả thiết / i ( e j ) = 1. Bây giờ dễ dàng chứng t ỏ fi = é*.

15.34 Vì </?*(/) là ánh xạ hợp thành của các ánh xạ tuyến tính, nên nó là
dạng tuyến tính. D ễ kiểm tra ự)* là ánh xạ tuyến tính.
Cho <p là đơn ánh. Lấy g G u* t ù y ý. V i ế t V = ụ>(u) © w , trong đó
w là một phần bù t ù y ý. Đ ặ t / € V* là á n h xạ f ( f ( u ) + w) = g(u). Khi
đó <p*(f) = g, tức (f* là toàn ánh. Ngược l ạ i , cho ự)* là toàn ánh. Nếu
0 ụ u e Kei(f, thì t ồ n t ạ i g e Ỉ7* để p(u) 7^ 0. K h i đó t ồ n t ạ i / e V* để
ổ = /y>. Ta có 0 Ỷ 9Ìụ) = Mù) = / ( 0 ) = 0, vô lí.
Bây giờ ta cho (fi là t o à n ánh. G i ả sử / £ Ker<£*, tức là Ịxp — 0 -
ánh xạ 0. Với mọi Ư G V , ta có t h ể chọn u £ u để V = <p(u). Ta có
/ ( v ) = / ( V P ( U ) ) = ự(p)(u) = 0. Do đó / = 0. Ngược lại, cho ip* la đơn ánh.
G i ả sử ly? không là t o à n ánh. K h i đó t ồ n t ạ i V ị <p(U). Xét một cơ sở của V
chứa V và cơ sở của <p(U). K h i đó ta tìm được f e V* (chẳng hạn f = V*
xác định theo cơ sở vừa chọn) sao cho f(v) 7^ 0 và f(ự>(U)) = 0. Với mọi
u £ í/, ta có
(¥>*(/))(«) = / M « ) ) = °-
Lời giải, chỉ dẫn chương 5 327

Do đó / e Ker(</3*). Vì vậy / = 0, và f(v) = 0. Vô lí.

15.35 Viết, V = ip(U) e w. Theo Bài 15.31, ta có V* = {<p{U)Y © w*.


Hơn nữa có t h ể kiểm tra dễ d à n g ip*(W*) = 0 (xem chứng minh Bài 15.34).
Do đó <P*(V*) = < P * | . . Theo Bài 15.34 á n h xạ này là đơn ánh, nên
M Ơ ) )

rank(v?*) = dim(«p*(V*)) = dim(ự>(Ư)Ỵ = dim = rank</5.

Cách khác: Dùng ma trận biểu diễn, xem Bài 15.36.

15.36 Sử dụng định nghĩa trong Bài 15.28 và Bài 15.34 để tìm biểu diễn
của </?*(/*) qua 5*.

15.37 Mở rộng /ì, ...,/r thành một cơ sở /ì,/„ của V*. Sử dụng Bài
15.33 có t h ể t ì m được một cơ sở e i , e của V sao cho fi = é*. K h i đó dễ
n

dàng chứng t ỏ e r + i , e là cơ sở của Ker / ì n ... n Ker / .


n r

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g 5

16.1 Sử dụng công thức tọa độ trong Định lí 15.3, ta có ự}(ù) = Au.

16.2 Vì hạng của ma trận là số véc tơ dòng độc lập tuyến tính cực đại, ta
có m = rank A < rank B < m. Do đó rank Ả - rank B.
Đây cũng là điều kiện cần, vì theo kí hiệu của Bài 16.1 b) thì điều kiện
để hệ phương t r ì n h với véc tơ hệ số t ự do b có nghiệm là 6 e I m <p. Do đó
ta phải có lm<p = K hay r a n k A = d i m ( I m ^ ) = ra.
m

16.3 Nếu ad - beỶ 0, tức là hạng của ma trận liên kết bằng 2, thì hệ có
nghiệm duy nhất.
Nếu ad - be = 0 và ít nhất một trong 4 số o, b, c, ả khác 0 thì đế hệ có
nghiêm ta phải có af - oe = bf - de = 0. TVưòng hợp a = b = c = á = 0
thì để hệ có nghiệm ta phải có e = / = 0.

16 4 Vì hệ phương trình tuyến tính thuần nhất liên kết với nó có vô số


nghiệm nên nếu hệ ban đ ầ u có nghiệm thì theo Mệnh đề 16.4 nó có vô số
nghiệm.
16 5 H ệ đ ã cho có nghiệm khi và chỉ khi hệ

ax + y + z
= -2,
X + hy + z = -2,
X + y + cz = -2
328 Phần li

có nghiệm (đổi biến À" = X — Ì , y = y — Ì, z = z — 1).


Gọi >1 là ma t r ậ n liên kết của hệ trên. Nếu I A 1= abc — a — b — c +
thì hệ có nghiệm duy nhất. Nếu a = b = c = Ì thì hệ phương trình tương
đương với hệ gồm Ì phương trình, và do đó nó có vô số nghiệm. Trong
trường hợp còn l ạ i r a n k Ẩ = 2. K h i đó ta phải có

a 1 -2 o 1 -2 a 1 -2
ì b -2 = 1 1 -2 = 6 1 -2 = 0.
1 ĩ -2 1 c -2 1 1 -2

T ừ đó suy ra phải có hai trong ba số a, b, c bằng 1.


Tóm l ạ i ta phải có: hoặc IẢ 1= abc — a — b — c + hoặc hai trong
ba số a, b, c bằng 1.

16.6 Với giả thiết của bài toán, chiều của không gian nghiệm là 1.

16.7 Để hệ có nghiệm không tầm thường, ta phải có

-1 b c ả e
ã -1 c ã e
a b -1 ả e = 0.
a b c -1 e
a b c ả -1

Bây giờ có thể sử dụng kết quả Bài 10.16b).

16.8 Ba điểm thẳng hàng khi và chỉ khi ta tìm được a,b,c không đồng
thời bằng 0 để tọa độ của chúng là nghiệm của phương trình

ax + by + c = 0.

Thay các cặp (Xi,ĩji) vào, ta được một hệ phương trình tuyến tính thuần
nhất với các ẩn là a, b, c! Do đó ta phải có

Xi Vĩ Ì
X2 V2 Ì = 0.
X3 1/3 Ì

16.9 Tương t ự Bài 16.8 ta phải có

Xi Vi Z\
X2 Va 22 = 0.
V3 Z3
Vi 24
Lời giải chỉ dẫn chương 5 329

16.10 Điều kiện để ba đường thẳng đồng qui là hệ phương trình

dịX + bxy =C1,


ax + by
2 2 = C2,
ax + 6y
3 3 =c , 3

có nghiệm. Bây giờ ta có thể sử dụng Định lí Kronecker-Capelli.

16.11 Tâm của đường tròn nằm trên giao điểm của hai đường trung trực
của 2 trong ba đoạn thẳng nối các điểm. Các đường thẳng này có hệ số
hữu tỉ, nên phương trình của chúng có hệ số hữu tỉ. Hai đường thẳng cắt
nhau t ạ i một điểm nghĩa là hệ có nghiệm duy nhất trên Q.

16.12 Gọi 4 điểm đó là Ai, Ai, AẬ, Aị. Phương trình của đường trung trực
đoạn Ai Ai {í = 2, 3, 4) là
Xi + Xi. Vi + Vi
(Xi - Xị)(x + (y$ - yi)(v = 0.

Điều kiện cần và đ ủ để 4 điểm nội t i ế p vòng tròn là hệ phương trình lập t ừ
các phương t r ì n h này có nghiệm. T ừ đó ta có điều kiện tương đương (chú
ý rằng do không có ba điểm nào thẳng hàng, nên ma t r ậ n liên kết có hạng
đúng bằng 2):

0 0 0
X2 - Xi V2 - Vi x\ — x\ + y\
= 0.
x - Xi V3 - Vi
3 4 ~ ỉ + VỈ
x

X4 — Xi V4 - Vĩ xị-xị + y ị - vị

Lần lượt t h ê m vào các cột một bội của cột đ ầ u tiên, ta được

Xi Vi xi + vị
X2 V2 xị + yị
= 0.
Xã V3 Ã + vì
Xi VA xi + vi

16 13 Cách giải tương t ự Bài 16.11. Gọi các điểm đã cho là Ao, ...,A . n

Khi đó tam mạt cầu là giao của n siêu phang "trung trực ;, tức là các siêu 1

phang vuông góc với Ao Ai t ạ i điểm giữa của m ỗ i đoạn thẳng đó.

16 14 Ta nhân thấy phương trình thứ 3 là tổng của phương trình Ì với hai
1 2
lần phương trình 2. M ặ t khác Ì 3 = 1 ^ 0 , nên r a n k A = 2. Vậy không

gian nghiệm có chiều 3.


330 Phần li

16.15 Trong V ta chọn ra một, cơ sở Vị, ...,v . L ậ p hệ phương trình tuyến r

tính thuần nhất với các dòng của ma t r ậ n liên kết là các tọa độ của các véc
tơ Vi, ...,v . Hệ này cho ta hệ nghiệm cơ sở gồm n — r véc tơ Ui, . . . , u _ .
r n r

K h i đó hệ phương trình tuyến tính thuần nhất với các dòng của ma trận
liên kết là các tọa độ của các véc tơ Ui, ...,ụ -r là hệ cần tìm. Đây cũng n

là hệ có số phương trình bé nhất. Đe chứng minh, ta cần sử dụng Định lí


16.2,

16.16 Nếu viết các véc tơ Vị dưới dạng cột và A là ma trận liên kết của
hệ phương trình thì với mọi a i , O i é K ta có n

CHI Ui + h a v =Ả • (ai, ...,a ) .


n n n
T

Từ đó suy ra điều phải chứng minh.

16.17 Giả sử f(t) = ao + ữịt + • • • + a t . Từ điều kiện bài toán ta có hệ


n
n

phương trình sau đ ố i với các ẩn a o , a : n

ao + XịCLi + h xỴa = 0i, i = Ì, ...,n + 1.


n

Định thức của ma trận liên kết của hệ này là định thức Vandermonde (xem
trang 63) và bằng r i i > j ( í ~ j ) Ỷ 0- Do đó hệ có nghiệm duy nhất. Vì
x x

công thức trong đề bài thỏa mãn điều kiện đặt ra, nên t ừ tính duy nhất ta
suy ra / phải có dạng đó.

16.18 Giả sử ma trận đã cho có ma trận"bo sung là A và B. Khi đó từ


giả thiết ta suy ra rankyl = r a n k B trên L. Tuy nhiên ta có thể xác định
hạng của ma t r ậ n qua các định thức con, mà các định thức con đều thuộc
K nên nó không phụ thuộc vào việc m ỏ rộng K. Do đó rankyl = rank5
trên K. T ừ Định lí Kronecker-Capelli ta suy ra hệ có nghiệm trong K.

16.19 Nếuữj = (an, ...,ữin) và X = (xi, ...,x ), thì X vuông góc với tất cả
n

các véc tơ a i , a khi và chỉ khi X i , x


m là nghiệm của hệ phương trình
n

tuyến tính thuần nhất


Ax = 0, T

trong đó Ả là ma t r ậ n có các dòng là các tọa độ của Oj. Do vậy dim V 1


=
n — r a n k { a i , a } =71 — dim V.
m

16.20 Ta qui ước viết các véc tơ theo cột. Chú ý rằng Vịbi -ị \-v b = m m

b v — v b.
T T

Nếu hệ đ ầ u có nghiệm, thì có u để Au = b. K h i đó b v T


= (Au) v
T
=
u (A v)
T T
= 0.
Lời giải, chỉ dẫn chương 5 331

Ngược l ạ i , ta kí hiệu Vi,...,Va € K là một hệ nghiệm cơ bản của hệ


m

phương trình tuyến tính thuần nhất A y = 0. K h i đo s = m - r a n k A =


T T

m - r , trong đó r = rank A Gọi -B là ma trận gồm các dòng là các tọa


đọ cua Vị. K h i đó A U j = 0 với mọi j cũng có nghĩa là mỗi cột của A là
T

nghiệm của hệ phương trình


Bz = 0.

Không gian nghiệm của hệ này có chiều bằng

m - rank B = m- s = m-(m-r) = r = rank A.

Điều này chứng tỏ các cột của A sinh ra không gian nghiệm của hệ Bz = 0.
Điều kiện vjb = 0 với mọi j cũng có nghĩa là b là nghiệm của hệ Bz = 0.
Do đó b biểu diễn tuyến tính được qua các cột của Ả. Điều này tương đương
với việc hệ Ax = b có nghiệm.

17.1 Ta có D = 22, Di = 66, D 2 = -22, D 3 = 44. Vậy X = 3, y =


- Ì , 2 = 2.

17.2 Ta có D = -46, Di = -230, D = x>3 = -46. Vậy X = 5, y =


2

Ì, 2 = 1.

17.3 Ta có D = 2, Di = D = Ì, -Da. = z>4 = -Ì. Vậy X = y = 1/2, 2 =


2

í = -1/2.

17.4 X = —Ì, y = 3, z = -2, í = 2.

17.5 X = —Ì, y= -76, 2 = 7, í = -33.

17.6 Vô nghiệm.

17.7 Cộng tất cả các vế lại ta được x + y + 2 + í = (a + ò + c + ả)/2. Lấy


phương trình này lần lượt trừ đi các phương trình ban đầu ta được:

_ _ -g+b+c+d g-b+c+d
X— 2 ì V~ 2 '
q+b-c+ii + _ a+6+c-d
— ^ ì í- o

17 8 a + 6 + c? + ả Ỷ 0: Nhân 2 vế phương trình thứ Ì với a, phương


2 2 2

trình t h ứ 2 với - 6 , phương trình thứ 3 với -c và phương trình thứ 4 với
—/ỉ r ồ i rống hai vế của các phương trình lại với nhau, ta tìm ra X, ... Cuối
332 Phần li

cùng ta được
áp — bq — cr — ds bp + aq — dr + cs
x = —„—TỈ 2 õ
a + b + c + ả '- , y
2 - a + 6 + c + d '
2 2 2 2 2 2

cp + dq + ar — bs dp — cq + br + as
z
2 Ị 2 Ị 2 Ị 2 > *
=
a b a + b + c + d'
c d
2 2 2 2

Nếu a = 6 = c = íí = ũ v à một trong 4 số p, ạ, r, s khác 0: hệ vô nghiệm.


Trường hợp còn l ạ i thì X, y, 2, t t ù y ý.

17.9 Sử dụng kết quả tính định thứcở Bài 12.4 và định thức Vandermonde
(trang 63), ta được

Xk = ( - 1 ) ' E
l<ii<"-<it<n

17.10 Cộng t ấ t cả các phương trình l ạ i , ta được

(X + 3)(x + y + z + t) =4.

Như vậy khi A = — 3 hệ phương trình vô nghiệm. Khi A — Ì hệ có vô số


nghiêm X = Ì — ý — z — t, trong đó y, z, t là các biến t ự do.
Nếu AỶ 1) ~3: Chia phương trình trên cho A 4- 3, rồi lần lượt trừ đi các
phương trình ban đầu, ta được
Ì
x = y = z = t= -.
y
À+ 3

17.11 Cộng t ấ t cả các phương trình l ạ i , ta được Xi + • • • + X\00 — 0- Sau


đó cộng cách quãng ba phương trình, ta được X\ + • • • + £99 = 0. Từ đó
£100 = 0. Tương t ự Xi = • • • = X100 = 0.

17.12 Cộng tất cả các phương trình lại, ta được Xi + Xe = 6. Từ đó


Xi = 6 — xe, L ầ n lượt thay vào phương trình đ ầ u trở xuống, ta khử được
các biến x<2,£5. T ừ đó ta được nghiệm (3,5,6,6,5,3).

17.13 A khả nghịch khi và chỉ khi phương trình ma trận XA — AX = /


có nghiệm. T ừ hệ thức XA = ì, xét đ ố i với dòng t h ứ ì ta có hệ phương
trình đối với các ẩn là Xu, ...ì Xin.

Xuân + + x a\
in n = 0,

< Xuân+ -Ị* Xị ũ i Ì,


n n

+ Xi ũnn 0.
n
Lài giải, chi dẫn chương 5 333

Khai t r i ể n Laplace của định thức Dj của hệ này theo cột t h ứ ĩ ta suy ra
Dj chính bằng n h â n với định thức của ma t r ậ n nhận được t ừ A T

bằng cách bỏ đi cột t h ứ j và dòng t h ứ í, tức là bằng ( - l ) I I . Do i + j

đó theo Qui tắc Cramer

I A T
Du
-lỳ+iLỊÌii. = (-i:

trong đo .D^ là phần b ù đ ạ i số của phần t ử d j j (xem trang 45). T ừ đó ta


nhận l ạ i được công thức quen thuộc ở trang 45.
Đ ố i với phương t r ì n h AX = ì ta cũng nhận được cùng một nghiệm như
vậy.

17.14 N ế u ma t r ậ n liên kết của hệ phương trình là A = (ajj) 6 M ( n , n +


1; K"), thì với mọi í ta có

Oi Ì Gi(n+1)
an a
ỉí(n+l) = 0.
a
(n+l)l tt(n+ì)(n+l)

Khai t r i ể n Laplace định thức này theo dòng đ ầ u ta suy ra bộ giá trị nêu
trong bài thỏa m ã n phương t r ì n h t h ứ ĩ, và do đó là nghiệm của toàn bộ hệ.
Nếu nó là nghiệm khác 0, t h ì A có một định thức con khác 0 cấp ti.
Điều đó chứng t ỏ hạng của hệ là n và không gian con nghiệm có chiều 1.
Suy ra nghiệm đó là nghiệm cơ sở.

17.15 Hệ có nghiệm nguyên suy ra từ Qui tắc Cramer. Ngược lại, nếu
mọi hệ n h ư vậy có nghiệm, thì l ầ n lượt cho 6 là các véc tơ đơn vị của hệ cơ
sở t ự nhiên, ta suy ra t ồ n t ạ i ma t r ậ n nguyên X sao cho AX = ì. Do đó
Ì =1 / 1=1 A ị • I X Ị, và ị Ả I phải là ước của 1.

17 16 Người đi đầu được điền các hệ số an, «13, Q22, 031 và a . Ta chỉ việc 33

lấy' a n ịrõ, a ;
: = ã 2 - a a / a í 0 K h i đó theo phương p h á p giải
22 2 1 2 2 1 u

Gauss sau khi người t h ứ 2 điền xong hệ số a , ta có thể đưa hệ về dạng : 32

a\\X + *y + *z = 0,
a' y + a
23 z = 0.
22

ay 32
= 0

Ỷ 0. Bây giờ ta chỉ việc chọn (Z33 sao cho a'22 33 - a

trong đó an Ỷ 0 v à a
22
a'~~J Ỷ 0-
32
334 Phần lĩ

- Người t h ứ hai không t h ể đ ạ t được điều đó, nếu người t h ứ nhất điền
t ấ t cả các hệ số là 0.
- Nếu n chẵn t h ì không t h ể được, vì người t h ứ hai chỉ việc điền các hệ
số là 0. K h i n l ẻ ngiíời t h ứ nhất có t h ể làm được theo chiến lược trên, vì
ông ta được chọn các phần t ử trên đường chéo, và do đó ông ta luôn đảm
bảo được điều là: nếu thực hiện theo thuật toán Gauss, ông ta sẽ được hệ
phương trình dạng tam giác m à t ấ t cả các phần t ử trên đường chéo khác
0.

17.17 Do lĩ phần tử của dòng cuối cùng của B' có dạng (0,0, Ì, *,*),
nên khi thực hiện thuật toán Gauss bằng cách t r ừ đi các dòng khác một bội
của dòng này ta được một ma t r ậ n mới có cột t h ứ Tí có dạng (0, ...,0, l ) . r

T i ế p tục n h ư vậy với các dòng t h ứ n — Ì,..., ta sẽ được B". Khi này phương
trình AX = bị tương đương với IX = dị, nên di là nghiệm.

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g 6

18.1 a) Nếu y?p = rpp, thì với mọi V € V ta tìm được u e u để V = p(u).
K h i đó ip(v) — ipp(u) = ĩpp(u) — Ip(v).

18.2 a) f (t) = (í + 2) (í - 4). Như vậy A có giá trị riêng là -2 và 4. Với


A
2

A = - 2 , hệ phương trình tuyến tính (A + 2 J ) ( x i , X 2 , X 3 ) = 0 tương đương


T

với phiíơng trình


Xi — X2 + 23 = 0.

Suy ra có hai véc tơ độc lập tuyến tính là véc tơ riêng tương ứng với -2,
chẳng hạn Vị = ( Ì , 0, —1) và V2 — (0, Ì, 1).
ứ n g với A = 4 ta có hệ phương trình

\Xi+ x - 23 =0,
2

Ị2X2-X3 . =0.

Hệ này có véc tơ riêng là V3 = (Ì, 1,2).


Do Vi, Vi, V3 lập t h à n h cơ sở của M , nên Ả chéo hóa được.
3

b) f ( t ) = (í + 2) {t - 4). N h ư vậy B cũng có giá trị riêng là - 2 và 4.


B
2

Với A = - 2 , không gian riêng có chiều bằng Ì sinh bởi Vi = (1,1,0). Với
À = 4, không gian riêng có chiều bằng Ì sinh bởi Vu = (0, ĩ , 1). Như vậy B
không t h ể có cơ sở gồm các véc tơ riêng được. Do đó nó không chéo hóa
được (xem t h ê m Bài 18.6).
Lời giải, chỉ dẫn chương 6 335

18.3 Cho s = {Vi\ ỉ € ì ) là một cơ sở của V (có thể vô hạn). Gọi giá trị
riêng ứng với Vị là Aj. Ta chỉ cần ctuímg minh Ai = Ằj với mọi iịị 6 ĩ . Điêu
đó dỗ d à n g suy ra t ừ điều kiện Vị + Vị l ạ i là véc tơ riêng của ự} và s độc
lập tuyến tính.

18.4 Lập ma trận biểu diễn có các dòng là các hệ số của các toa độ véc
tơ ảnh.
a) ftp(t) — -{t + Ì ) , và véc tơ riêng ứng với giá trị riêng - Ì
3

0 ( 1 , 1 , - 1 ) , a / 0.
b) Ịyự) = —(í - 2 ) , và không gian riêng ứng với giá trị riêng 2 có chiêu
3

2. M ộ t cơ sở của không gian riêng này là (1,2,0) và (0,0,1).

18.5 a) Đa thức đặc trưng là -t {t-l). Véc tơ riêng ứng với Ì là a(l,l,l),
2

ứng với 0 là a ( l , 2,3), Oi ị 0.


b) Đ a thức đặc t r ư n g là - ( í - Ì ) . Véc tơ riêng ứng với Ì là a(3, Ì, 1),
3

ữ/ó.

18.6 Chứng minh bằng qui nạp theo r. Giả sử có một quan hệ tuyến tính

a\ỊV\i H hai t>i -ị ^a( )iư( i)iH ha(r+i)m i (r+i)m i — 0-


mi mi r+1 r+ r+
v
r+

Tác động ip vào hai vế, ta được

AÌữiiVn + • • •+ Aiai t>i + • • • m i m i

+A ia( i)iư( i)i H


r + r + ỉ- A i a ( r + r + r + 1 ) r n r + 1 V( i) n
r + r r + 1 = 0.

Nhân quan hệ thứ nhất với A +1 rồi trừ đi quan hệ thứ hai, sau đó sử
r

dụng giả thuyết qui nạp, ta được ũịj = 0 với mọi ì = l , . . . , và Ì < j < r

mị. Thay vào quan hệ t h ứ nhất và sử dụng tính độc lập tuyến tính của
U(r+I)i. •••» (r+I)m ;
V
ta sẽ suy ra a i ) i = • • • = a
r+1 = 0. ( r + ( r + 1 ) m r + 1

Đoi với chỉ tiêu cho if chéo hóa được, hãy sử dụng điều vừa chứng minh
và Định lí 18.4(1).
18 7 Ả chỉ có một giá trị riêng là 0. Theo Bài 18.6, Ả chéo hóa được khi
va chỉ khi Ả co n véc tơ riêng độc lập tuyến tính ứng với 0. Điều đó tương
đương với Ker(y>) có chiều ra, trong đó ự> là t o á n t ử tuyến tính có ma t r ậ n
biêu d i ễ n là Ả theo cơ sỏ t ự nhiên của K . Do đó Ker(í^) = K và Ả = 0, n n

tức là ai = • • • = Ôn-1 = 0-

18.8 Ma trận biểu diễn của tp là

(Sỉ i).
Vo 2 4 /
336 Phần lì

Do đó f ( t ) = (í - 2) (t - 3). ứ n g với 2 không gian riêng có chiều là Ì sinh


v
2

bởi véc tơ riêng Vi = (Ì, 0, 0), còn ứng với 3 không gian riêng có chiều là Ì
sinh bởi véc tơ riêng V2 = ( Ì , Ì, —2). Do đó (p không chéo hóa được.

18.9 Giả sử A là giá trị riêng của ipip, tức là ta có VỶ 0 để <pip(v) = Xv.
K h i đó (iỊjip)(ĩJj(v)) = Ip(ự>ĩp(v)) = Xip(v). Như vậy nếu 4>(v) Ỷ 0, thì À
là giá trị riêng của ĩịHp. G i ả sử ĩỊ)(v) — 0. K h i đó t ừ iptp(v) = Xv phải có
A = 0. Nhưng điều này tương đương với điều ma trận AB có định thức
bằng 0. trong đó A và B tương ứng là ma t r ậ n biểu d i ễ n của ip và lị). Vì
\AB\ = |^4||B| = \BA\, nên ĩpip cũng nhận A = 0 làm giá trị riêng. Như vậy
A luôn là giá trị riêng đ ì a ĩptp.
Do tính chất đ ố i xứng, ta có điềứ ngược l ạ i .
Cách khác: xem Bài 18.20.

18.10 Do ip(v) = Xv, VỶ 0 và ip khả nghịch nên AỶ 0- Tác động lên


hai vế, ta được điều phải chứng minh.

18.11 Đó là hệ quả của định lí mọi đa thức hệ số thực bậc lẻ đều có


nghiệm thực.

18.12 Đó là hệ quả của Định lí cơ bản của đại số nói rằng mọi đa thức hệ
số phức đều có nghiệm phức (xem Định lí 37.1).
K h i dim V = oo thì không còn đúng. Ví d ụ T : cụ] -> cụ] mà Tự) = tỉ
với mọi / E C Ị í ] .

18.13 Nếu Av = Xv thì theo qui nạp, ta có A V = A u. Từ đó suy ra


T r

f(A)v = f(X)v.

18.14 Giả sử ngược lại, ự> có s véc tơ riêng độc lập tuyến tính Vi,...,VỊ
ứng với A và s > r. M ở rộng hệ véc tơ này t h à n h một cơ sở của ự>. Khi đó

ọ có ma t r ậ n biêu diên theo cơ sở này là ma t r ậ n khôi dạng 1 £, 1. Do

đó f^{t) = (t- \) fc{t) chia hết cho (í - A) . Vô lí.


s s

18.15 Điều kiện để A — í ị 1 chéo hóa được là đa thức đặc trứng của
a

V ) d

nó có hai nghiệm p h â n biệt, hoặc khi có nghiệm kép thì hệ phương trình
thuần nhất hai ẩn tương ứng phải có hai nghiệm độc lập tuyến tính, tức là
chỉ chứa phương trình 0 = 0. T ừ đó
a) (a - ả) + 4ÒC > 0 hoặc a = ả và b = c = 0.
2

b) (ũ - ả) + 4bcỹẺ0
2
hoặc a = ả và b = c = 0.
• mài, chỉ dẫn chương 6 337

18.16 T ừ <p(v) = Xv suy ra <p(ĩị>(v)) = ý(<p{v)) = xẹ(v).

18.17 DoỈA ự) = f r (í). Ví dụ đơn giản nhất làẢ = ^ ^.


A

18.18 Ta viết p dưới dạng p = («1, ...,«„), trong đó Ui viết dưới dạng cột.
Khi đó Á P = (X ...,X v ). lVu M ặ t khác, nếu P " = (ui,...,Un), trong đó
n n
1

Ui € K được viết theo dòng, thì UịVj = Sịj. Do đó Uị(\jVj) = '\jSij. Suy
n

ra
P~ AP=(u ,...,u )(X v ,...,X v )
1
1 n l 1 n n = dỈ8ig(\ ,...,X ).
1 n

18.19 Nhận xét rằng không gian riêng của tp ứng với mỗi véc tơ riêng có
chiều bằng Ì (xem Bài 18.6). M ặ t khác, nếu V là véc tơ riêng của (f ứng với
À, thì
<p(rị>(v)) = ĩp(if(v)) = Ằýịv).

Chứng tỏ, hoặc Tp(v) = 0 và khi đó V là véc tơ riêng của ĩp ứng với 0, hoặc
ìp(v) Ỷ 0 là véc tơ riêng của ụ> cũng ứng với A. Theo nhận xét ban đầu ta
phải có ĩp(v) = av với a e K nào đó, tức là V vẫn là véc tơ riêng của tị).
Cách 2: Hãy sử dụng ma trận biểu diễn với nhận xét rằng nếu một ma
trận giao hoán với ma t r ậ n đường chéo có các phần t ử khác nhau, thì nó
cũng là ma trận đường chéo (chỉ việc so sánh hai tích ma trận).

18.20 Nếu A khả nghịch có thể giải dễ dàng:

\AB - tl\ = \A(B - tA~ )\ = \{B- tA~ )A\ = \BA - tl\.


l l

A tùy ý: Bằng các phép biến đổi sơ cấp dòng và cột, ta có thể đưaẢ
về ma trận khối toàn 0, trừ khối đ ầ u tiên là ma trận đơn vị. Theo Bài 6.8,
điều đó có nghĩa là tồn t ạ i hai ma t r ậ n khả nghịch p và Q sao cho

™-(!ỉ ĩ

trong đó I là ma trận đơn vị cấp s (xem thêm Bài 15.6). Ta viết


s

= s)

dưới dạng ma trận khối cùng cấp như của PAQỏ trên. Khi đó

\AB-tI\ = \P(AB-tI)P- \ = \PAQQ- BP-'-tI\ = \c - tl \(-t) -


l l
s
n
338 Phần li

trong đó n là cấp của ma trận. M ặ t khác

\BA-tI\ = \Q~\BA-tI)Q = ịQ^BP- -PAQ-tlị = \c'-tl \(-t) -


1
s
n

Từ đó \AB - tl\ = \BA - tl\.

18.21 Theo Bài 10.32

'(t -l) nếun = 2fc,


2 k

ỈA(t) =
(l-í)(í -l) 2 f c
n ế u n = 2fc + l .

Như vậy A chỉ có hai giá trị riêng là ± 1 . Với A = Ì, hệ phương trình tương
i'rng là
-Xi + x =0, n

—Xi + X -1 n = 0,

—Xfc + I _fc+1 = 0.
n

Từ đó ta tìm được n — k + Ì véc tơ riêng độc lập tuyến tính là


( 1 , 0 , - , 0 , 1 ) , . ,(0,...,0,1,1,0,...,0) ( n ế u n = 2fc ), và
( 1 , 0 . . . , 0 , 1 ) . . . , ( 0 , . . . , 0 , 1 , 0 , 1 , 0 , . . . , 0 ) , ( 0 , . . . , 0 , 1 , 0 , . . . , 0 ) ( n ế u n = 2/c + l )
1 )

(các véc tơ đều đ ố i xứng). Tương t ự ứng với A — —Ì, ta tìm được k véc tơ
riêng độc lập tuyến tính nữa. Do đó Ả đồng dạng với ma trận đường chéo
gồm Ả: số — Ì ở phía dưới, còn l ạ i là Ì ở phía trên. Theo Bài 18.18, ta có thể
lấy p là ma t r ậ n có các cột là các véc tơ riêng vừa tìm thấy, cụ thể

/1 0 •• • 0 -1\
0 1 •• • -1 0
p =
0 1 •• 1 0
Vi 0 • •• 0 1 /

18.22 Theo Bài 10.32

/ (í) = |n?=i( - ai02fc+i-i) nếu n = 2k,


í2

2
' \ {a k+l - t) n í u ( í - a 02k+2-i) l nếu n = 2k + 1.

Từ đó ta có thể tính được các giá trị riêng. Lập các hệ phương trình tuyến
tính ta tìm cơ sở của không gian riêng tương ứng với một giá trị riêng. Đễ
điều kiện Bài 18.6 thỏa mãn, ta thấy a i , a „ phải thỏa mãn điều kiện sau:
với mỗi ị = Ì , f c t h ì Oi và O-n+1-i hoặc cùng bằng 0 hoặc cùng khác 0
Lời giải, chi dẫn chương 6 339

18.23 Sử dụng Bài 10.21, ta thấy đ a thức đặc t r ư n g của A A T


18.24 Gọi ip là toán tử tuyến tính của K nhận Ạ làm ma trận biểu diễn
n

theo cơ sở t ự nhiên. Dặt lị) = <p - A id. Vì A là giá trị riêng của ip, nên
ả = dimKer(V') > 0. Theo Định lí về hạng ánh xạ tuyến tính, d = n - r .
Theo B ài 18.14, ta có ả < p.

18.25 Chú ý rằngẢ - XI lại là ma trận chu trình. Do đó ta có thể áp


dụng Bài 11.13 để t ì m ra các giá trị riêng là ỉ {tị), trong đó ei, ...,Ễ là các n

căn phức bậc n của 1.

18.26 Vì tính lũy linh và đa thức đặc trưng không phụ thuộc vào việc mở
rộng trường, nên ta có t h ể giả t h i ế t K = c . Nếu đ a thức đặc trưng không
bằng ( — t ) thì nó có nghiệm AỶ 0- Đây là một giá trị riêng của ip. Gọi V
n

là một véc tơ riêng ứng với A. K h i đó ụ> {v) = x v Ỷ 0 với mọi k, nên <p k k

không t h ể là lũy linh. Vô lí.


Điều ngược l ạ i là hệ quả trực t i ế p của Định lí Hamilton - Cayley, hoặc
sử dụng Bài 19.15.

18.27 Cố định 0 < k < ri. Đơn thức t chỉ xuất hiện trong những số hạng
k

của định thức \A - tl\ gồm các tích chứa đ ú n g k phần t ử trên đường chéo
của ma t r ậ n , tức là trong những tích

(-l) 'e™(a
s
- t) • • • (a - t)a ••• a
n n ikik l k + ì n
1.nJn-k ì
trong đó Ì < i\ < • • • < ik < n và i +i < • • • < in cũng n h ư ji,...,jn-k
k là
tập phần b ù {Ì,...,ri} \ { i i , . . . , i f c } , còn 7T là hoán vị giữ nguyên các chỉ số
i\,...,ik và biến ik+1 t h à n h ji.
Chú ý rằng khi cố định l i , ú thì ( - l ) ' s M chính bằng (-1)»«"(<0 s n

trong đó ơ là hoán vị của {i/k+1, ...»%}• Hơn nữa hệ số của t trong ( a - k


i l h

í ) . . .-(à- - í ) đ ú n g bằng ( - l ) . Do đó khi cho (7 chạy trên t ậ p t ấ t cả các


f c

hoán vị "cua { i f c + i , . - , i n } , thì tổng các số hạng nêu trên cho ta hệ số của
í* là ( - l ) A
f c
i • trong đó A . . . , i là định thức con chính lập nên t ừ
í f c + 1 ) n

các cột và h à n g có chỉ số in+1,


Cho i\ %k chạy, cuối cùng ta được c„_fc bằng tong các định thức con
chính cấp n — k.

19 Ì Suy trực tiếp t ừ các định nghĩa về giao, tổng và không gian con bất
biến.
340 Phần li

19.2 ự>MU)) = ĩl>(<p(ư))Q4,{U).

19.3 Vì <p(V) c V, nên <p{-ệ(V)) = iỊ>(<p(V)) c Tiếp theo, nếu


u G Ker(í/>), thì iị)(ự>(u)) = <p(iịỉ(u)) = 0, nên v?(u) e K e r ( ^ ) .

19.4 Chú ý rằng f(ụ>) và giao hoán với nhau, nên kết quả suy ra từ Bài
19.2.

19.5 a) Chú ý rằng nếu w € w, thì <p\u(w) = tp(w).


b) Đối với mọi á n h xạ t ậ p hợp / : X —> y , nếu v4 c B c À" thì
J
/ ( A ) c f(B), và nếu A c 5 c y thì f - \ A ) c / - ( 5 ) .

19.6 Nếu V = Vi + htv> Uiẹ Vi, thì

¥>(u) = + • • • + <p(Vr) e ụ>(Vi) + ••• + tp(V ). r

Do ự}(Vi) c VỊ và tổng Ki + h VỊ. là trực tiếp, nên dễ thấy tổng


+ • • • + ¥>(K) là tổng trực tiếp.

19.7 Giả sử các giá trị riêng là Oi, ...,a và các véc tơ riêng tương ứng
n

là {v\,...,v } = : 5. Theo Định lí 18.3, s là cơ sở của K . Khi đó mọi


n
n

không gian con sinh bởi một tập con của 5 là một không gian con bất biến
Có t ấ t cả 2 không gian con như vậy. Ta sẽ chứng minh rằng mọi không
n

gian con bất biến u đ ề u có dạng như vậy. Để đ ạ t được điều đó, ta chỉ cần
chứng tỏ, nếu u € u và u = ãiVị + • • • + CLk i thì Vi , ...,Vi G Ỉ/, trong đó
1
v
k x k

a i , o j f c Ỷ 0 và Ì < ỉ\ < • • • < ik < n.


Qui nạp theo k. k = Ì hiển nhiên. G i ả sử điều khẳng định đã đúng với
mọi ỉ < k. Vì u G u, ta có ¥>(u) G í/. Do đó

- Xị u = a {X - Xị^v^ + h afc_i(A _! - Ai )u _, e u.
k ì il ifc fc ifc

Theo giả thiết qui nạp, Vjj, ...,Uj _j € í/. Lại kết hợp vớiỉi € Ư, ta suy ra
fc

v e ù.
ik

19.8 Theo Định lí 18.4, V có một cơ sở gồm các véc tơ riêng en, ...,ei , mi

• • • , e i , . . . , e , trong đó e j i , e j
r rmr ứng với giá trị riêng Àj và A i , . . . , A
m j r

đôi một khác nhau. Kí hiệu Vj là không gian con sinh bởi éji, ...,ej y m Đây
chính là không gian riêng ứng với Ằj. Theo phương p h á p Bài 19.7; ta có
t h ể chứng t ỏ nếu

u = u + --- + u eư; 0^u e v ,...,ữỶ Ui e Vi ,


h ik h h k k

trong đó Ì < li < • • • < ik < r, thì u ,Uị € u. Từ đó suy ra h k

u = (ưnv )e---(ưnv ).
1 r
Lời giải, chỉ dẫn chương 6 341

Bây giờ chọn trong m ỗ i u n Vj một cơ sở của không gian con này, thì hợp
của chúng sẽ cho một cơ sở ma <p\u có ma t r ậ n biểu d i ễ n là ma t r â n đường
chén.

19.9 Sử dụng cấu trúc của không gian con bất biến mô tả trong lời giải
của Bài 19.8, đê t ì m các không gian con bất biến trước hết ta phải xác định
các véc tơ riêng và giá trị riêng của các toán t ử tuyến tính.
'a) tp có hai giá trị riêng: 1,2. ứ n g với Ì có một véc tơ riêng Vi =
(2,2, - 1 ) và ứng với 2 có hai véc tơ riêng độc lập tuyến tính là t>2 = ( Ì , Ì, 0)
vàv3 = ( l , 0 , - l ) . Như vậy ngoài 0 và V nó có các không gian con bất biến
sau: 1-chiều: KVỊ và bất, kì đường thẳng nào trên mặt phang xác định bởi
V ,V3, tức là không gian con sinh bởi D = a v + a u . a , a không đồng
2 2 2 2 3 3 2 3

thời bằng 0. Không gian con bất biến chiều 2: sinh bởi Vi và một véc tơ
dạng D2, hoặc Kv2 + KV3.
b) Có hai giá trị riêng: 3 và 6. ứ n g với 3 có một véc tơ riêng Vi — (1,1,1)
và ứng với 6 có hai véc tơ riêng độc lập tuyến tính là V2 — (1,0, —1), t>3 =
(0, Ì, —1). L à m tiếp tương t ự như a).
c) Có hai giá trị riêng: 7 và —7. ứ n g với 7 có một véc tơ riêng Vi —
(1,2,3) và ứng với —7 có hai véc tơ riêng độc lập tuyến tính là Vi —
( - 2 , 1 , 0 ) , V3 = (—3,0,1). L à m tiếp tương t ự như a).

19.10 Kí hiệu cơ sở tự nhiên là e\,e . Rõ ràng các không gian con sinh
n

bởi d , e , r < n là các không gian con bất biến. Có tất, cả n + Ì không
T

gian con n h ư vậy. Ta sẽ chứng t ỏ m ỗ i không gian con bất biến u của ự} có
dạng n h ư vậy. Để chứng minh điều này, ta chỉ cần chứng tỏ nếu u € u mà
u — a\e\ + • • • + a e và a Ỷ 0; thì e \ , e
r r T € u. T

Qui nạp theo r. r = Ì hiển nhiên. G i ả sử điều khẳng định đã đúng tới
r — Ì, r > 1. Vì ip{u) € lĩ, nên

ự}(ù) - au = a\ae\ + a {b\ei + ae ) H h a (ò _ie _i + ae )


2 2 r r r r

—a{a\e\ + h ae) r r

= a.ịẼị + • • • + a _ 2 e - 2 + a b -ie _i
r r r r r G Lĩ.

Vì a ^ 0 và b -iỶ 0: rb -i # 0. Do đó theo qui nạp, ta có


r T
nẽn a
r

Si ... e - Ì € u. K ế t hợp với l i € ỉ/, ta l ạ i suy ra e € u. r

19.11 Vì u G u, nên ipịu) e u. Theo qui nạp, từ <p (v) G u suy ra k

^ + 1 ^ ) = (p(y? (v)) e ĩ/. Do đó không gian con w sinh bởi V, ự>(v), ip {v),...
k 2

"•hứa trong í/ Dỗ kiểm tra w là không gian con bất biến. Do tính chất bé
nhất của ở, ta suy ra w = Ư.
342 Phần lí

19.12 Điều kiện cần: xem Bài 19.8. Đây không phải là điều kiện đủ: xem
Bài 19.10. M ộ t ví d ụ khác là khi K = c, thì mọi toán t ử tuyến tính không
chéo hóa được v ẫ n thỏa mãn điều kiện đã nêu.

19.13 Cho A là một giá trị riêng của ọ. Kí hiệu w là không gian riêng
của tp tương ứng với A. Với mọi V € w = K e r ( ^ — Aid). ta có tp(ĩp(v)) =
ụ(v( 0)
l
AV>( )- Điều đó chiíng tỏ ĩp(v) G w, tức là w là không gian con
= Ư

bất biến của V. Do đó ìp\w có véc tơ riêng li' G w nào đó. Đây là véc tơ
riêng chung của hai ánh xạ ban đầu.

19.14 Sử dụng cách chứng minh của Bài 19.13 và kết quả của Bài 19.2.

19.15 Sử dụng Mệnh đề 19.2(iv).

19.16 Qui nạp theo n là cấp ma trận. Gọi ự là toán tử tuyến tính của
V = c nhận ma t r ậ n đã cho làm ma t r ậ n biểu diễn theo cơ sở tự nhiên.
n

K h i đó ý; có một véc tơ riêng Vi và ŨV\ là không gian con bất biến của
Ợ, Theo qui nạp. ta có thể chọn được cơ sỏ 12 T
v„ của V/Cvi sao cho ị
có ma t r ậ n biểu diễn theo cơ sỏ này là ma t r ậ n tam giác trên. Ta đã biết
1'1 Un là cơ sỏ của V (xem Bài 14.5). Theo Mệnh đề 19.2(iv). <p theo cơ
sỏ này sẽ có ma t r ậ n biểu diễn là ma t r ậ n tam giác trên.
Trên E thì không đúng. vì điều kiện cần là đa thức đạc trưng của tp có
n nghiệm trên 3 (ke cả số bội). Theo chứng minh trên đây cũng là điều
kiện đủ.

19.17 Nếu nó phân tích thành tổng Ui © Ư2 của các không gian con bất
biến. thì mỗi Ui l ạ i chứa một đường thẳng bất biến của ip\u và do đó bất
biến đối với ự).

19.18 Nếu nó có ma trận biểu diễn là ma trận tam giác theo cơ sở


{éi e } . thì đặt Y, là không gian con sinh bởi ei
n tị.

19.19 Qui nạp theo r. r = Ì hiển nhiên. Giả sử điều khẳng định đã đúng
với r — 1. Giả sử ipi Ọ là r toán t ử tuyến tính giao hoán với nhau của
T

không gian véc tơ V chiều n mà d\ TI. B àng qui nạp theo Tì. ta sẽ chứng tò
chúng có chung véc tơ riêng. Tníờng hợp Tì = Ì là t ầ m thường.
Giả sử Tì > 2 và điều trên đã đứng cho mọi V có dim V < Tì và d t dim V.
Theo giả thiết. spT có một giá trị riêng Ả nào đó. Kí hiệu w = Ker(ýV — Aid)
và z = ỉm(íp - A i d ) . K h i đó w. z là các không gian con bất biến đối với
r

ỸT- Chú ý rằng — A i d giao hoán với mọi Vi, nên theo Bài 19.3, w, z
cũng là các khống gian con bất biến của <P1 <PT-I-
Giả sử w Ỷ V. Vì đ ù n w + dim z = d i m V = Ti, nên hoặc ả không chia
Lời giải, chỉ dẫn chương 6 343

hết dim w, hoặc á không chia hết d i m Z . Trong trường hợp đầu, với lưu ý
răng V?! I w, • • ., <Pr I w giao hoán với nhau và vì dim V < n, nên theo giả thiết
qui nạp theo chiều không gian, chúng có chung véc tơ riêng w € w. Véc tơ
riêng này cũng là véc tơ riêng chung của Vu--, <fv K h i ả không chia hết
dim z làm tương t ự đ ố i với các á n h xạ hạn chế trên z.
Chỉ còn l ạ i trường hợp w = V. Theo giả thiết qui nạp theo r, c p i , ¥ ? r - 1
có chung một véc tơ riêng V £ V = w. Nhưng khi này V cũng là véc tơ
riêng của ip . r

20.1 Với mọi V e u và r > 0, v? (t>) 6 ĩ / . Do đó f(ip){v) r


<E í/.

20.2 Kí hiệu các đa thức cực tiểu cíìa Vi, V2 và Vi © V2 tương ứng là
Si, 92, 9- Theo Mệnh đề 20.4(iv), gi,§2 là các ước của g, nên g chia hết
cho bội chung nhỏ nhất h của gi và <?2- Ngược l ạ i , với mọi V G Vi © V2, ta
có Í; = Vi + t>2, Vi G V i , V2 e v . Theo Mệnh đề 20.4(ii), h((f\ ) = 0. Do
2 Vi

đó theo M ệ n h đề 20. Ì (iii)

h(ự>)(v) = h(ự>){vi) + h{ỳ){v ) = h(<p\ ){vi) + h(<p\v )(v ) = 0.


2 Vl 2 2

Suy ra h = g (theo Mệnh đề 20.4(ii)).


Đối với ma t r ậ n , ta có t h ể mở rộng ra không chỉ cho ma t r ậ n đường
chéo khối, xem Bài 8.15.

20.3 Theo thuật toán, ta có


a) Í7„(t) = - / „ ( * ) = ( í - l ) ( t - 2 . ) . 2

b) fV(t) = . - ( * - 2 ) ( < - 3), s ự t ) = (í - 2)(í - 3).


2

20.4 Kết hợp thuật toán và Bài 20.2, ta có


f ( t ) = -(t - 3 ) ( t - 7 ) , < M ( Í ) = ( Í - 3 ) ( t - 7 ) ,
A
2 3 2 2

jrfl(t) = - ( í - 4 ) , Sfl(t) = ( í - 4 ) .
5 3

20.5 Rõ r à n g H(d) c i f ( / ) n Ngược l ạ i , cho ù G n i / ( ) . Khi ớ

đo /(v?)(V) = = °- V ì d
= pf + w . suy ra

Đối với m ta chỉ cần chứng tỏ ff(m) c //(/) + HỊg). Cho u € Jf (ro). Khi
đo m ( i ) ( u ) = 0- Đặt /1 = v à ỡ l = H a i đ a t h ứ c n à y n g u y ê n t ố

cùng nhau nên tồn t ạ i p, q e kịt] sao cho Ì = p / i + ĩ ẩ i . Suy ra

t> = id(v) = pfi(<p)(v) + g0i(vO(v).


344 Phần li

Vì m = dfigi. ta dễ kiểm tra p/i(y?)(t>) € và 9ỡi(v>)(f) €

20.6 Nếu /. g 3 nguyên tố cùng nhau. thì có đa thức p, ợ đểpf+qg tp = 1. Từ


đó / ( 9 ) khả nghịch, nên = 0. Ngược l ạ i , nếu / , có ước chung khác
đa thức hằng là ả thì H(d) c # ( / ) . Ta chỉ cần chứng tỏ 7^ 0. Nếu
H(d) = 0 thì d ( f ) k h ả nghịch. Ta viết g = dgi. T ừ 0 = v ^(v?) =
suv ra gi(tp) = 0. Nhưng gi có bậc nhỏ hơn bậc của g^. Vô lí.

20.7 Ta có \A - tl\ = (a - í)". Theo Mệnh đề 20.4(ii), 5.4 = (t - a) với k

k < n. Chủ ý rằng .4 — a j là ma t r ậ n toàn 0 t r ừ đường chéo con nằm ngay


phía trên đường chéo chính. Qui nạp theo r ta dễ thấy (A — aiy gồm toàn
0 t r ừ đường chéo con t h ứ r + Ì nằm phía trên đường chéo chính có các phần
t ử khác 0. cụ thể là a j ( j ) Ỷ 0 với mọi Ì < i < Tì — r. Nói riêng (A — al) ~
+ r
n ỉ

có ữin Ỷ 0- nên nó khác 0. Do đó g,\ = (t — a) . n

20.8 Sử dụng Bài 20.2.


a) Sử dụng t h ê m Ví d ụ 20.1(a): g (t) = (í - a i ) • • • (í - a ) .
A r

b) Sử dụng t h ê m Bài 20.7: g (t) = (t - a i )


A • • • (í - Or) . m i mr

20.9 Giả sử uỶ 0 là véc tơ riêng ứng với giá trị riêng A của ọ. Khi đó
0 = g^)(v)=g^X)v.

20.10 Với mọi đa thức g € Kịt} ta có g(A ) = (g{A)) . T T

20.11 Sử dụng tính chất / chia hết cho g^.

20.12 Khi mở rộng K thành bao đóng đại số K. ta kí hiệu toán tử tuyến
tính mới nhận được t ừ <p là ọ. Dể cho tiện lợi, ta kí hiệu gọn đa thức cực
tiểu của ọ là g € Kịt] và đa thức cực tiểu của (ộ là g G K"[í]. Thế thì
g(ip) — 0 (vì ip và. <p có cùng ma t r ậ n biểu diễn). Do đó g ị g. Cho

Út) = U(t) = (-l)"(í - r • • • (í - ÓT)*


ai

trong đó Qi Q đôi một khác nhau và P\,...,p > 1. Khi đó theo Bài
n r

20.9.
g= (t- r---(t-a )ir, a i r

trong đó q\ q > 1. Rõ ràng t ừ đó suy ra / ự chia hết g , và do đó chia


r
n

hết g".
Lấy ví dụ </? = id có thể thấy không thể giảm được ra.

20.13 Giả sử

g (t)=c + c t + --- + c - t - + t .
tp 0 1 m 1
m l m
Lời giải, chỉ dẫn chương 6 345

Vì ự> k h ả nghịch, t ừ t í n h t ố i t i ể u của g v suy ra Co ^ 0. Do g<p(<p) = 0, nên

<p[a id + • • • + Cm-iV ~ + <p ] = -Co id .


m 2 m-1

Từ đó <p~ = -[ci id + • • • + Cm-W - + ¥> ]/co.


l m 2 m_1

20.14 Cho g{t) G ÍT [í] vàỔ'(í) € F[í] lần lượt là đa thức cực tiểu củaẢ
và À. Do g(Ầ) = g(A) = 0, nên g(t) chia hết cho Ổ'(í). Ta sẽ chứng tỏ g(t)
chia hết ở'(í).
Do 3'(í) là đ a thức trên trường mở rộng F của K, nên ta có thể viết

g'(t) = Mt)bi + --- + fm{t)bm,

trong đó /1 (í),fm(t) G Kịt} và 61,b e F độc lập tuyến tính trên X.m

Ta có
5 ' ( A ) = / i ( A ) 6 i + • • • + . / m ( A ) 6 m = 0.

Chú ý rằng các phần t ử của các ma t r ậ n fi(A), ...,fm{Ả) thuộc K . So sánh
các phần t ử t r ê n m ỗ i vị trí của của ma t r ậ n hai bên, và hiu ý t í n h
độc lập t u y ế n t í n h của bi, ...,b , ta suy ra fi{A) = ••• = fm(A) = 0. Do
m

tính cực t i ể u của g{t) suy ra g{t) chia hết / i ( í ) , ...,fm(t). Vì vậy gự) chia
hết gi (ĩ).

20.15 Điều kiện cần dễ thấy (suy ra ngay t ừ Bài 20.2 và Ví d ụ 20.1 (a)).
Điều kiện đ ủ suy ra t ừ Định lí 20.9 với lưu ý H(t - Oi) t r ù n g với không
gian riêng ứng với giá trị riêng dị.

20 16 Ta thấy /(í) = t - ĩ nhận tp làm nghiệm. Do đó đa thức cực tiểu


k

Z'(t) chia hết đ a thức này. Tuy nhiên / ( í ) có k nghiệm p h â n biệt trên c .
Suy ra g {t) cũng có t í n h chất đó. Bây giờ sử dụng Bài 20.15.
v

20.17 Suy ra từ Mệnh đề 20.4(iv). Ví dụ: xem Bài 20.7.

20 18 Kí hiệu /' là đạo hàm của đa thức /. Gọi d là ước chung lớn nhất
cua / va / ' . Da thức ả có t h ể t ì m được theo thuật t o á n ơclit. K h i đó dễ
thấy
ĩred = f/aod.
„ _ c = ơr-1 • • • Qrm . Để cho t i ệ n phát biểu q u á
Kí hiểu Gi = gù • ••9im , •••.Ur - 9n yrmr l ». ™ ~ r r
, . . ixị. D, _ f , và fi = f . K h i đó Pi là sô p bé nhát
trình t r u y chứng, ta đ ặ t Ki - ĩred va / Ì J. rvu ụ w » y " " »J
sao cho Ẩ? chia hết cho / ì - Sau khi xác định được P l , ta đặt F =
2

và % = ( V w K h i đ ó t a tìm đ ư ợ c

Gi = iỉi/iĨ2-
Phấn li

Hơn nữa lũy thừa của Gi trong / chính là Pi. Bây giờ á p dụng qui trình
trên cho /2 = / i / G f và R , ta sẽ tìm được G , R3 và /3. Cứ tiếp tục như
2 2

vậy cho đến khi nhận được r + Ì mà Rr+1 = 1.

20.19 Kí hiệu đa thức đặc trưng là / và f d được xác định như Bài 20.18. re

Nếu cấp n = 3, ta xét ba trường hợp. Nếu fred(t) = t - A thì f ( t ) =


— (í — A ) , và có t h ể sử dụng thuật toán tìm đa thức cực tiểu sau Mệnh đề
3

20.4. Nêu d e g ( / ) = 3 thì g = - / . Nếu d e g ( / ) = 2, thì g = f


red A khi red r e d

/reá(^4) = 0 và g — —/ trong trường hợp còn l ạ i .


Nếu n — 4, thì trường hợp f d có bậc ,1 hoặc 3, 4 giải tương tự như re

trên. Nếu /red có bậc 2 thì hoặc / bất khả qui, và khi đó / = /2 hoặc
fred — Q\9i với gi Ỷ 92 là những nhị thức bậc nhất có hệ số đ ầ u là 1. Khi
đó ta có thể xác định dỗ dàng a,b để / = giỹ\ rồi sử dụng thuật toán tìm
đ a thức cực tiểu.
Nếu n = 5, thì trường hợp Ịred có bậc Ì hoặc 4. 5 được giải tương tự
như lĩ = 3. Nếu /red có bậc 2 thì fred = <7i<72 với gi Ỷ 92 là những nhị thức
bậc nhất có hệ số đ ầ u là Ì, và ta giải như n = 4. Nếu ĩred có bậc 3 thì có
hai trường hợp:
- Hoặc g = Ị'I f i bất khả qui, hoặc là tích của hai nhị thức đơn khác
re(

nhau. K h i đó / = g {ỈTed/g)- 2

- Hoặc g = ụ - À) . K h i đó / = g .ự /(í 2
— À)). z
red

Bây giờ sử dụng thuật toán t ì m đ a thức cực tiểu.

20.20 Có thể giả thiếtẢỶ 0. Lần lượt cho Ả; = 1,2,... rồi giải hệ phương
trình tuyến tính

Xoi + xiA -ị h x -iA ~ + A = 0.


k
k l k

Khi nào gặp hệ phương trình đầu tiên có nghiệm thì ta dừng. Lúc đó hệ có
nghiệm duy nhất dạng {co,..., Cjfc-i) và ta được đa thức cực tiểu là

g(t) = Co + Cit + • • • + Cfc-ií + t . fc_1 k

Quá trình tính toán này tối đa đến k = n. Nếu đặc số của trường K bằng
0, chỉ cần bắt đ ầ u t ừ deg(/ d) được xác định như Bài 20.18.re

20.21 Cho g (t) = f(t)h(t). Nếu f(A) khả nghịch sẽ dẫn đến h(A) = 0.
A

20.22 Nếu không thì có r(t), sự) e Kịt], để r(t)p(t) + s(t)g (t) = 1. Từ A

đó p(A)r(A) = 1.

21.1 Suy ra từ điều Z(v) là không gian con bất biến bé nhất chứa V.
Lời giải, chỉ dẫn chương 6 347

21.2 Cho tp là toán t ử tuyến tính của K n


nhận Ả làm ma trận biểu diễn
theo cơ sở t ự nhiên. K h i đó

p(ei) =e , 2

<^ (ei) 2
=<p(e )2 = e, 3

<P - {e )
n l
l = w{e -i)
n = e,
n

v (ei)
n e
= </>( n) = -Coei - Cie 2 c -\e .
n n

Điều đó chứng tỏ K là không gian xích của sinh bởi e . Do đó ^(í) có


n
x

bậc bằng dim À"" = n (Bổ đề 21.2). Vì /(v>)(ei) = 0, và là đa thức đơn,


nên l ạ i theo B ổ đề 21.2, ta có g {ị) = / ( í ) . v

21.3 a) Với K = R, g — (t — a) hoặc £ = (í + ai + b) l nếu n chẵn và


n 2 n 2

a < 46. Với i f = c , g = (t -


2
a) . n

b) Suy ra ngay t ừ Định lí 21.3 , hoặc có thể chứng minh trực tiếp như
sau. G i ả sử = g với g 6 /í[í] bất khả qui. Vì g ~ (v)
k
Ỷ 0, nên tồn k l

t ạ i V e V để 0* (¥?)(i;) 0. Do không gian xích z ( v ) là không gian con


_1

bất biến nên đ a thức cực t i ể u của nó là ước của g<p (Mệnh đề 20.4(iv)). Vì
k l
g ~ {f){v) Ỷ 0 và t ừ tính bất khả qui của g, ta suy ra đ a thức cực tiểu của
Z(v) là g . T ừ đó d i m Z ( i ; ) > degg
k
= d e g ( ^ ) = Tị. Do đó V = Z(v).
z{v)

Nếu V không bất khả qui, theo Bài 20.2 và Mệnh đề 20.4(iv), ta sẽ suy
ra ngay đ a thức cực t i ể u có bậc nhỏ hơn hẳn n.

21.4 a) Với mọi / e Kịt], h(<p)ự(ụ>)(v)) = f{<p)(h(<p)(v)), nên

h(<p)(Z(v)) = Z((h(<p)(v)).

h) Giả sử g = g\d và h = h\d. Ta tìm được p,q € Kịt} sao cho Ì


P9i + qh\. Gọi <?2 là đ a thức cực t i ể u của h(<p)(Z(v)). K h i đó

(92h)(ụ>)(v)=g (<p)(h(ự>)(v))=0.
2

Theo BỔ đề 21.2(i), ớ I 02>1- Từ đó gi I 02- Mặt khác,

gi(<p)(h(<p)(v)) = (gidhMrìiv) = Mv)(ỡ(¥>)(u)) = 0,

nên lại theo Bổ đề 21.2(i), (?2 IỔI- Suy ra £1 = 52-


c) N ế u ổ /ỉ nguyên t ố cùng nhau, thì theo b), đ a thức cực tiểu của
h(ự})(Z(v)) là g. Theo câu a) và B ổ đề 21.2(ii), ta có

á\mh(ự>)(Z(v)) = áegg = dimZ(v).


348 Phần li

Suy ra Z{v) = h(tp)(Z(v)) .

21.5 Gọi đa thức cực tiểu của hai không gian xích Z(u) và Z(v) là f.g.
Giao Z(u) n Z(v) có đ a thức cực tiểu là ước chung của / và g, nên nó
là 1. Do đó giao này bằng 0. Đặt w = u + V, và lấy p, q € Kịt} sao cho
pf + <?p — Ì- K h i đó

0 = p(v5)/(v)(v) = p(v>)f(ự>)(w -u)= p(ip)f(<p)(w) e &(w),


« = p(v)ở(v)(w) = p{ụ>)g(<p)(w - v ) = p{<p)g(ip){w) G

Cho nên Z(u) © c Z(iy). Bao hàm thức ngược lại dễ thấy.

21.6 Điều kiện cần suy ra từ Bổ đề 21.2(ii). Giả sử ngược lại deg(<?(/) =
d i m t / . Giả sử gù = ỔI • • • gĩ với gi,...,g
1 r
là những đ a thức bất khả qui
r

và P i , ...,p > 1. Theo Định lí 20.9


r

U = H(g )e..-e W),



l

và đa thức cực tiểu của H(gf ) là í = Ì,r. Từ đó suy ra dim #((7-'') =


l

deg(ỡf') và H{gị ) = Z(vị) nào đó (xem Bài 21.3). Để kết thúc chứng minh,
l

bây giờ ta có thể sử dụng qui nạp theo r và Bài 21.5.

21.7 Không mất tính tổng quát, cho V = Z(v) vầu c V là một không gian
con bất biến. Nếu u — 0 thì u = Z(0). G i ả sử [ / / 0 . Trong số các phần
t ử khác 0 của ự (luôn có dạng f{(f){v)), chọn một phần t ử u = g{<p){v)
sao cho đa thức g có bậc bé nhất. Lấy một phần t ử w = f(if){v) G u tùy
ý. Ta có / = pg + q với q = 0 hoặc deg(g) < deg(g). K h i đó q(ip)(v) =
Ui — p(<p)(u) € u. Suy ra ọ = 0 và w G Z ( u ) . Vậy ỉ/ = Z(u).

21.8 Điều kiện cần: nếu V — Z(v) mà Vi = V, V2 = <p(y), V3 = <p(v2) =


ọ (v), ...,v = ự>(v -i) = (/p (t;) phụ thuộc tuyến tính thì dìmV
2
n n
n_1
< n. Vô
lí. Vậy chúng độc lập tuyến tính và do đó là cơ sở.
Điều kiện đủ: sẽ có V = Z(vị),
Nếu viết đa thức cực tiểu

g (t) =t + Cn_ií + • • • + Cií + Co,


v
n n_1

thì
ự>(e ) — -CQẼI - Cie
n 2 C -Ịe .
n n

Do đó ip có ma t r ậ n biểu diễn như Bài 21.2.


ơi giãi, chỉ dẫn chương 6 349

21.9 Vì y G Z{y) = Z ( x ) , nên y = f(ip)[x). Vậy ngay t ừ đ ầ u ta có thể giả


thiết y = f(ip)(x). Bây giờ có t h ể xem Bài 21.4 (với lời giải gọn hơn).

21.10 Mọi đa thức cực tiểu của các thành phần đều có dạng g , k < p.
k

Bây giờ á p dụng Bài 20.2.

21.11 Điều kiện cần: u bất khả qui. Định lí 20.9 kéo theo b) và Định lí
21.3 kéo theo a).
Điều kiện đủ: Cho = gP là đa thức cực tiểu của u, g bất khả qui.
Theo BỔ đề 21.2 thì d e g ( ^ ) = dim í/, tức là trùng với đa thức đặc
trưng. N ế u u không bất khả qui, thì vì đa thức cực tiểu của các t h à n h
phần đ ề u có dạng g , k < p, nên theo Bài 20.2, nó có đa thức cực tiểu có
k

bậc nhỏ hơn hẳn dim u. Vô lí.

21.12 Suy ra từ Định lí 21.4.


Có t h ể giải cách khác n h ư sau: tương t ự như cách giải Bài 19.10, mỗi
không gian con bất biến là một không gian xích Z{v) có đa thức cực tiểu
dạng (í — \ ) và chỉ t h ư a đ ú n g một véc tơ riêng (với sai khác đến hệ số
k

vô hướng). Các véc tơ riêng thuộc các t h à n h phần khác nhau l ạ i độc lập
tuyến tính và lập nên cơ sở của không gian riêng ứng với A. Hơn nữa đa
thức cực t i ể u trên m ỗ i t h à n h phần n h ư vậy bằng đa thức đặc trưng, và A
không t h ể là giá trị riêng ở các t h à n h phần loại khác, nên tích của các đ a
thức cực t i ể u dạng (í — A) đ ú n g bằng (í — A ) .
fc n

21.13 Hệ quả trực tiếp của các Bài 21.11 và 21.7.

21.14 Giả sử g = g\ • • • g? . Theo Định lí 20.9


v
l r

V = H(g )(B---®H( ẹn.


p 1
1 g

Hơn nữa. đây là các không gian con bất biến không tầm thường. Điều kiện
đủ: nếu số t h à n h phần bất khả qui bằng r thì các không gian con trên phải
bất k h ả qui. Do đó chúng là không gian xích. Theo Bài 21.5, V là không
gian xích.
Ngược l ạ i nếu V là không gian xích thì theo B ổ đề 21.2(ii), dimV = 7

deg(g ). T ừ đó suy ra dim H{gf ) = d e g ( # f ) . Do gf* l ạ i là đa thức cực tiểu


l

của không gian con này, nên theo Bài 21.3, các không gian con này bất khả
qui Vậy số t h à n h phần trong khai triển trên đúng bằng r. Theo Định lí
21 4 số t h à n h phần bất khả qui chiều r không phụ thuộc vào một phân
tích cụ t h ể nào, nên ta có điều khẳng định trong bài.
350 Phần li

22.1 f {t) = - ạ + Ì ) và g (t) = (í + Ì ) , nên A có một, khối Jordan liên


A
3
A
2

kết với (t + Ì ) và một khối liên kết với t + 1.


2

/ f l ( í ) = - ( í + 3 ) và g (t) 3
B = (É + 3 ) . 2

22.2 a) / 4 ( í ) = - ( í - 3 ) và ^ ( t ) 3
= (í - 3 ) nên trên 3
và c dạng chuẩn
tắc .lordan của Ả đều là
N
'3 0 0
Ì 3 0
,0 Ì 3,

h) f ( t ) = (t Ỳ Ì ) . Trên R, tí +1 Ỷ 0, nên g (t) = / f l ( t ) = ự + Ì ) .


B
2 2 1
B
1 2

Vì đa thức cực tiểu không phụ thuộc vào việc mở rộng trường, nên điều
này cũng đúng cho c . Do vậy các dạng chuẩn tắc Jordan tương ứng là

/0 -1 0 /í 0 0 0\
1 0 0 0 1 i 0 0
0 1 0 -1 ' 0 0 —í 0
vo 0 1 0/ Vo 0 1 Hi/

/1 G 0\ /1 0 0 \
22.3 a) ị Ì Ì 0 Ị b) 0 Ì 0 .
\0 J .7 \o 0 - 1 /

22.4 Cả hai ma trậii có đa thức đặc trưng là (Ì — t) . Dỗ chứng minh rằng n

đa thức cực tiểu của ( ả hai ma t r ậ n cũng bằng (t — 1)" (xem Bài 20.7). Do
đó chúng có chung nạng chuẩn tắc Jordan, t h ậ m chí trên mọi trường số.
Suy ra chúng luôn đồng dạng với nhau.

22.5 Cả ba ma trận có đa thức đặc trưng là (Ì - t) . A và c cùng có đa 3

thức cực tiểu là (t - Ì ) , còn B có đ a thức cực tiểu là (í - Ì ) . Do đó A « c


2 3

và không đồng dạng "ới B.

22.6 a) Trên R: kí hiệu J[,J2, J?> lần lượt là các khối Jordan liên kết với
í + Ì, (í + Ì ) , ( í + 2) (có các cấp lần lượt là Ì, 2,2). K h i đó dạng chuẩn
2 2

tắc .ĩordan có các khả năng sau

diag(J , J , Jĩ), diag(J ,«/3,^3), diag(Ji, J\, Ơ2, J ).


2 2 2 3

b) Trên C: kí hiệu Ji,J2,Js, JA lần lượt là các khối .ĩordan liên kết với
t + 1 (í + 1)2, ị + ự2i, t - \ / 2 i K h i đó dạng chuẩn tắc .ĩordan có các khả
i giải. chỉ dẫn chương 6 351

năng sau

diag(J ,J ,J ,j ) diag(J , J , J2.J3.it), diag(7i,J , ^3,^3,^4),


2 2 3 4 ) 1 a 2

diag( J j , J . J , J , J ) , diag( J , J , J , J J ) , diag(J J


2 3 4 4 2 3 3 3 ) 4 2) 3 ) J 3 ) J , J ),
4 4

diag( J , J , J , J , J ) .
2 3 4 4 4

22.7 Nêu đa thức cực tiểu g là bậc nhất thì cả hai ma trận có cùng dạng
chuẩn tắc Jordan là ma trận đường chéo dạng aE. Nếu g có bậc 3, thì cả
hai có cùng dạng chuẩn tắc .Tordan. Nếu g có bậc 2, thì ỳ không thể là bất
khả qui (vì khi đó / = g ), nên g = (í + a){t + (ì). Nếu OiỶ $ thì dạng
2

chuẩn tắc Jordan của cả hai ma trận là ma trận đường chéo, và vì chúng
có cùng đa thức đặc trưng nên phải bằng nhau. Nếu g = (í 4- à) thì cả hai 2

lại có cùng dạng chuẩn tắc Jordan.

Phản ví dụ: hãy xét cặp diãg(a,a,/?) và diag(a,/3,/3), và cặp ị \ M

*(ỉỉ)-

22.8 Không. Ví dụ

/1 0 0 CA /1 0 0
1 1 0 0 1 1 0 0

0 0 1 0 0 0 1 0
Vo 0 1 1/ Vo 0 0 1/

22.9 Hai ma trận này có cùng đa thức đặc trưng và đa thức cực tiểu (xem
Bài 20.10). M ặ t khác, với mọi đ a thức / € Kịt], f { A ) = (f{A))
T
và với T

mọi B đều có rank(B) = r a n k ( £ ) , nên T&nkgf(A) = r a n k ^ ( i 4 ) với mọi


r r

i, k. Vì vậy, theo Định lí 22.6, chúng có cùng dạng chuẩn tắc .ĩordan.

22.10 Chỉ cần chứng minh điều kiện đủ. Hai ma trận A, B này có cùng
đa thức cực tiểu g. Cho gi là một nhân t ử bất khả qui (trên K) tùy ý của
g. Theo Định l i 22.6, r a n k g f ( Á ) = r a n k f ( B ) xét trên trường F. Nhưng

hạng cua ma trận không thay đổi khi mở rộng trường, nên điều đó vẫn
đung trên K. Sử dụng Định lí 22.6 cho K, ta thấy cả hai ma trận có cùng
dạng chuẩn tắc .Tordan trên K.

22 li Cho ự> là toán tử tuyến tính nhận ma trận A cho trước làm ma
tran biểu diễn. K h i đó V phân tích được thành tổng trực tiếp của các
không gian con xích Vi = Z{vị). Nếu gi là đa thức cực tiểu của không
352 Phần li

gian xích này và deg(gi) = mị, thì ma t r ậ n biểu d i ễ n của <p\vi theo cơ sỏ
Vi,ip(vi), ...,ip ~ (vi)
mi ỉ
chính là các ma t r ậ n đồng hành nêu trong bài.

22.12 Không mất tính tổng quát, ta có thể giả thiết K là trường đóng
đ ạ i số và A là ma t r ậ n Uordan. K h i đó một khối .lordan J là một ma trận
tam giác dưới với A trên đường chéo, trong đó À là một giá trị riêng của
A (xem Ví dụ 22.Ì(i)). Bây giờ hãy kiểm tra g{A) là ma trận khối, có ma
t r ậ n tương ứng với J là ma t r ậ n tam giác dưới với các phần t ử trên đường
chéo chính bằng g{\). Nhận xét t h ê m rằng số bội của g{\) trong đa thức
đặc t r ư n g chính là số l ầ n xuất hiện của nó trên đường chéo chính của g(A).

22.13 Dễ kiểm tra

Ịo? 0 0 • • 0 0\
a2
0 • • 0. 0
A - JẶ-a)n
- * 2a a 2
• • 0 0

{* * * • 2a a )
2

Ma t r ậ n này có đa thức đặc trưng ỈA{Ì) = {oi - t ) . Theo phương pháp 2 n

Bài 20.7, ta có = (t — a ) . Do đó dạng chuẩn tắc Jordan của A là


2 n

khối Jordan liên kết với (í — á ) . 2 71

22.14 Để cho tiện, ta đặt

0 0 ... 0
1 0 0 ... 0 °0 \
Jn = 0 1 0 ... 0 0

^0 0 0 ... 1 0/

Bằng qui nạp ta dễ dàng chứng tỏ với mọi k < n, thì

/0 0 0 ... 0
°\
0 0 0 ... 0 0
1 0 0 ... 0 0 )
0 1 0 ... 0 0

0 0 ... 1 o)
Vo

trong đó số Ì ở cột đ ầ u đứng ở hàng t h ứ k + Ì, và J* = 0 nếu k > n. Như


vậy r a n k ( j £ ) — n — k nếu Ì < k < n.
Lời giải, chi dẫn chương 6 353

2 T ư đ ỏ s
$
u
g
y r a
n là í". Vì đa thức cực tiểu của
đ a t h ứ c đ c t r ư n c ủ a J

Jị\k ước của í", t ừ nhận xét trên, ta thấy nó phải bằng í l ( " ) / l . Xét hai +1 2

trường hợp
* n = 2k. Theo Định lí 22.6, số các khối .ĩordan liên kết với t , tức là k

số các ma trận Jordan J , trong dạng chuẩn tắc Jordan của jị là k

rank(j2)*-i - 2rank(J ) + rank(j2) =n- (2k -2) = 2. n


2 fc fc+1

Mà cấp của J đúng bằng k, nên dạng chuẩn tắc .lordan của j2 là d\âg(J , 4).
k k

* n = 2k + 1. L ạ i theo Định lí 22.6. số các ma trận Jordan Jfc trong


dạng chuẩn tắc .ĩordan của j"ị là

XMikụl) - - 2rank( J Ỷ + rank(j2) = [„ _ (2fc - 2)] - 2(n - 2Jfc) = 1.


k x 2
n
fc+1

Ngoài ra đương nhiên dạng chuẩn tắc .lordan của J^ phải có một, khối là
Jk+1 tương ứng với đa thức cực tiểu. Vậy dạng chuẩn tắc .Tordan của jị là
diag(Jfc, Jk+i).
Theo cách làm này, ta có thể tính được dạng chuẩn tắc .lordan của jị
tùy ý, nhưng tính toán sẽ cồng kềnh lên nhiều khi k tăng.

22.15 Gọi ma trận cơ sở là A. A có đa thức đặc trưng là (Ì — í) và đa 3

thức cực tiểu là (t — Ì ) . T ừ đó có thể đưa Ả về dạng chuẩn tắc Jordan J


2

và tính J . Tìm ma trận p để Ả = p- JP.


2 0 0 4
Bây giờ tính ngược trở lại l

^2004 _ p-\ j2004p


Cách khác (tránh được việc tính P)\ Tìm a,b để có đa thức p(t) thỏa
mãn
t * 2ữ0
= ( t - l ) p ( t ) + at + b.
2

Cho í = Ì ta tìm được a+b = Ì, sau đó lấy đạo hàm, ta tìm được a = 2004.
Từ đó
•Á 2004
= 2004A - 2003/.

22.16 Gọi ma trận cơ sở là A.Ả có đa thức đặc trưng là í (l - í) (đa thức 2

cực t i ể u l à i ( í - 1 ) ' ) . Như vậy A = A với mọi lĩ > 2. T ừ đó f(A)


2 n 2
= 6A -A. 2

22.17 Đặt B = fred(A). Khi đó B = f?ed( ) = (» cấp của A), n A 0 là

nên đa thức cực tiểu của 5 là ước của í". Giả sử nó là í . Khi đó dạng 5

chuẩn tắc Tordan của 5 có ít nhất một khối Jordan J liên kết với t . T ừ đó s

r = r a n k ( # ) > rank(J) = s - 1. Suy ra B = 0. T ừ đó g chia hết / + . r+Ỉ


r
r 1
354 Phần li

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g 7

23.1 Ta dồ dàng kiểm tra các điều kiện (i)-(iii) của Định nghĩa 23.1 đối
với tích trong bài. Ta l ạ i có

(x,x) = xị + x\ + xị + X\X2 + X1X3 + X2X3


= ị [(xi +X2+ £3) + x\ + xị + xị) > 0

và bằng 0 khi và chỉ khi X = 0. Vậy đây là tích vô hướng.


Để xây dựng một cơ sở trực chuẩn, ta sử dụng phương pháp Gram-
Schmidt, xuất p h á t t ừ cơ sở t ự nhiên: ei, 62, e3. Ta có Ui = ei, U2 = e2 —aei,
trong đó a = (ẹ2)Ui)/(tii,líi) = 1. Do đó

Ii2 = e - ei = ( - 1 , 1 , 0 ) ;
2 Iu 2 1= 1.

Tương t ự
"3 = «3 - /ỚUi - 7U2,

trong đó

/3 == (e$,Uị)/{ui,uì) = ì, 7 = {ez,u )/{u ,u )


2 2 2 = 0.

Suy ra
«3 = S ạ ị - e i = ( - 1 , 0 , 1 ) ; [ 1*3 t = 1.

Vậy (1,0,0), ( - 1 , 1 , 0 ) , ( - 1 , 0 , 1 ) là một cơ sở trực chuẩn.

23.2 Sử dụng phương pháp Gram-Schmidt, ta được một cơ sở trực chuẩn


f, = (— — nì u = (ì+B-tÚ -jỳ2

23.3 Gọi cơ sở của V là ei,...,e„. Khi đó ctịj = (ei,ej).

23.4 Ta cần kiểm tra điều kiện (x,x) > 0. Từ đó suy ra 71 = 72 = 7 và


Oi > 0, /3 > 0,a/3 - 7 > 0. Xem t h ê m Bài 28.13.
2

23.5 Cho x_= y = ei,e ta có a,Ị3 là những số thực dương. Từ điều kiện
2

(x, y) = ( y , x ) , ta suy ra 72 = 7 i - Bây giờ ta giả sử X = (ui + U i , Ui + ivì) 2

và 71 = Ci + ÌC2- K h i đó

(x,x> = a{u\ +uị) +0(vỊ + vị) +2ci.(tt «i + U V ) + 2c {uiv - U V ).


1 2 2 2 2 2 X
Lời giải, chỉ dẫn chương 7 355

Điều kiện cần và đủ để (x, x) > 0 khi X Ỷ 0 là dạng toàn phương thực trên
(của các biến u u ,v v ) u phải xác định dương. Theo Định lí Sylvester
2 lĩ 2

28.6 ta có t h ê m điều kiện Q/3 - 7i72 > 0.

23.6 Dùng định nghĩa về chuẩn của một, véc tơ.

23.7 Điền kiện đủ là dễ thấy. Ta sẽ chứng minh điều kiện cần cho không
gian unit.a (vì chứng minh đó sẽ đúng cho cả trường hợp không gian Oclit).
Với mọi a,0 6 c ta có:

0 < (ax + Py, ax + (3y)


= (ax,ax) + {0y,py) + (ax,(3y) + ((3y,ax)
= aã(x, x) + /3ă(y, x) + a(3(x, ý) + ậpịy, ý).

Bây giờ thay


a = (y,y) =\ y ! e R ,
2
(3 = -(x,y),

ta được

Iy
4
| X I - 2 I y I (x,y)(x,y)+
2 2
ị y | (x,y)(x,y)
2
> 0.

Nhiíng {x,y)(x,y) =1 (x,y) | , nên 2

|y| l(x,y)| <|y| |x| .


2 2 4 2

Khi y = 0 bài toán đã được chứng minh. Khi yỶ từ bất đẳng thức trên
0

ta suy ra bất đẳng thức I (x,y) \<\ X li y ị. Nếu dấu bằng xảy ra thì ta
phải có ax + Ị3y = 0 (với a, /3 đã chọn nhừ trên). T ừ đó suy ra X, y là phụ
thuộc tuyến tính.

23.8 Ta có

(x, Áy) = E?=1 xìLl=i°-m =Ẹ?=1


= E^=i(Er=i^i)W=(^.ỉ/)-

23.9 Sử dụng phương pháp Gram-Schmidt đối với Ì, í, í , ta được 2

/i = Ì, /2 = (2í - 1)/A /3 = (6í - 6t + l)/V5. 2

23 10 Điều kiện cần được suy ra từ định nghĩa. Để chứng tỏ điều kiện đủ,
chỉ cần lưu ý
356 Phần li

23.11 G i ả sử có một quan hệ tuyến tính giữa các phần t ử của £:

am + h a v = 0,
n n

trong đó Vi,v e 5. Khi đó n

0 = (aiVi -ị + a v , Vi) = oti(vi, Vi).


n n

Do VịỶ 0, ta có (vị,Vi) = 0. Suy ra ai = 0.

23.12 Ta chỉ cần chứng tỏ Vi, ...,v là hệ sinh. Đặt Oiị — (v,Vị). Khi đó từ
n

giả thiết ta sẽ có
TI n
C/ OLịVị - V, ^2 i i — v)=0. J
a v

i=l 1=1
Suy ra V = YZ =1 atiVị.

23.13 Nếu gọi véc tơ của hai cạnh bên là ti, V, thì ta phải chứng minh

ị li + V ị + I ti - V | = 2(1 u I + I V I ).
2 2 2 2

Điều này dỗ dàng suy ra từ

\u±v | =| u I ±2{u, v)+ I V ị .


2 2 2

23.14 Gọi chiều của toàn không gian là n. Khi đó

dim Vi" + dim V2 = n — dim Vi + dim Vi > n.


1

Theo định lí về chiều giao suy ra VỊ - n V2Ỷ 0- 1

23.15 Xét không gianỈ2 các chuỗi số thực hội tụ bình phương (xem Ví dụ
23.Ì(ii)) và không gian con V sinh bởi t ấ t cả các véc tơ dạng ( 0 , 0 , 1 , 0 , . . . . )
(có một t h à n h phần là Ì, còn l ạ i là 0). K h i đó ta dễ dàng kiểm tra V Ỷ hỉ
nhưng V = 0. 1

23.16 Xét không gian I2 và hệ trực chuẩn

5 = {ei = (1,0,0,...), e = (0,1,0,...),...}. 2

Dễ kiểm tra đây là hệ trực chuẩn cực đại, nhưng không là cơ sở.
G i ả sử t ồ n t ạ i một cơ sở trực chuẩn T. Vì mỗi é; biểu diễn tuyến
tính được qua T, nên t ồ n t ạ i t ậ p con V c T đ ế m được sao cho s biểu
d i ễ n tuyến tính qua nó. Kí hiệu V = E{T) 2 E(S). Theo Bài 23.15,
Lời giải, chỉ dẫn chương 7 357

V = 0. Vì T \ V c yperr
1
?i nên ta phải có T _ JV |
Như vậy T đ m đưỢc:

r = { / l , / 2 , • • • } . Dồ thấy
00 <

71=1
nhưng không biểu diễn tuyến tính qua T. Vậy T không là cơ sở, vô lí.

23.17 Kiêm tra trực tiếp theo định nghĩa. Trong bài này ta không cần giả
thiết không gian có chiều hữu hạn.

23.18 Theo Bài 23.17 ta có

(Vi + v ) c Vi n và (Vi n Vĩ) D Vi + v .


2
x 1 1 1
2
±

Theo định nghĩa ta có thể trực tiếp kiểm tra (Vi + V2) - D Vị - n Vị-, mà 1 1

không cần điều kiện về chiều của không gian ban đ ầ u . K h i không gian có
chiều hữu hạn, á p dụng H ệ quả 23.10, định lí về chiều giao và đẳng thức
{V + V ) = V n v
l 2
±
ta có t h ể chứng t ỏ d i m O ^ + V ^ ) = d i m ( ( y n V 2 ) ) .
l
±
2
±
: 1
x

Do đó
(Vi n V ) = V, + V . 2
L 1
2
L

23.19 Ta sẽ chiỉng tỏ V - sinh bởi các véc tơ dòng hệ số của các phương
1

trình thuần nhất, trong hệ. T h ậ t vậy, nếu ta kí hiệu không gian con sau là
Ù, thì t ừ định nghĩa suy ra u c V- . Kí hiệu ma t r ậ n hệ số là A. K h i độ 1

dim ỉ/ = rank à = ra - d i m y = d i m v . Do đó u = V . x 1

23.20 Từ công thức Tĩ{AB ) = aịjbij, ta dễ dàng kiểm tra nó là không


T

gian ơ c l i t .
Không gian con b ù trực giao của các ma t r ậ n đường chéo là không gian
con gồm các ma t r ậ n có các phần t ử trên đường chéo chính bằng 0.
K h ô n g gian con bù trực giao của các ma t r ậ n đối xứng là không gian
con gồm các ma t r â n phản đ ố i xứng (tức là đ ố i xứng lệch).

23.21 Phần bù trực giao là tập nghiệm của hệ phương trình

Xi + (2i + l)x + x = 0, 3 4

2xi + ÌX2 + 4ix 3 + 3x 4 = 0,


1X2 - 2x3 + X4 = 0.

Hệ này tường đương với


Xi + (2i + l)x 3 + Xị = 0,
1X2 - 32 x
+ X4 = 0.
358
Phần li

Do đó ta được một cơ sỏ là (-2Ỉ - Ì, —2i, 1,0) ( - 1 i 0 1).

23.22 Theo Bài 23.19, nếu ta tìm được một cơ sở của không gian nghiệm.
thì các véc tơ của cơ sở đó sẽ là các véc tơ hệ số của hệ phương trình cần
tìm. Chẳng hạn ta được hệ

ị tai - 9x - x =0,
2 3

Ì 0C 2 + x4 = 0.

23.23 Xét không gian con hữu hạn chiều V c E sinh bởi d , ...,e„ và y.
Ta mỏ rộng hệ đ ã cho t h à n h một cơ sở trực chuẩn d , e mcủa V trong
đó TO = n hoặc ro = n + 1. K h i đó, nếu V = ttiCi + • • • + a e , thì vế trái
m m

bằng I a i I + • • • I a | , còn vế phải là I ai | + •


2
n
2 2
• • Iam ị. 2

23.24 Nếu (f(t),f(t)) = 0, thì đa thức f(t) = 0 trên đoạn [-1,1], và do


đó đồng nhất bằng 0. Do đó P 1 là không gian ơclit. n+

Đặt 9k{t) = ự 2
- l ) . Cho j < k. K h i đó đạo h à m g^(t)
k
bậc j chứa
nhân t ử ( í - 1), nên g (±l)
2 ( j)
k = 0. Bây giờ á p dụng công thức tích phân
theo từng phần, ta có

}gí (t)Pdt = ị\tid{gt ự))


k) l)

—Ì -1
= t gt (t) li, -j}gt (t)t^dt = ... = o.
j 1) 1)

-1

Vì gị(t) là đa thức bậc j, nên từ đó suy ra

i<j lị

23.25 Tính tích phân, ta được


Tỉ
/ • 2
cos n i sin nxdx = S1
" „— \*= 0,
— 7T
7T 7T
/ cos nx sin m x d x = 5 / [sin(n + m ) x - sin(m - n)x)dx = 0, n ỹẺ m,
— Tỉ —TỊ
7T 7T
/ sin nx sin m x d x = ị Ị [cos(n - m)x - cos(m + n)x]dx = 0, n ^ m,
— ÍT —7T
7T 7T
/ cosnx cosmxdx —ị Ị [cos(n - m)x + cos(m + n)x}dx = 0, n m,
Lời quy,, chỉ dẫn chương 7 359

ỉ sin nxdx 2
=\ ị [Ì - cos 2nx}dx = 7T,

ỉ cos nxdx = ịỊ [Ì + cos 2nx}dx = lĩ.


2

— TỊ

23.26 Vì (r (x)) n
2
= Ì với mọi n nên r n là các véc tơ định chuẩn. Kí hiệu
, k
M = -h—) k = 0 1 .. 2 n + 1
-l
•2"+i'2 r

Khi đó

1. nếu X 6 A^ . m = 0. Ì 2 - 1.
m
n

^n(x) = ^ - Ì , nếu X e A% , m+l m = 0. Ì 2" - 1.

2" 0. nếu X = = £ r , /c = 0. L . . . . 2 n + 1
- 1.

Với m > n trong mỗi khoảng A£ độ dài l / 2 " chứa một số chẵn 2 ~ " + 1 m

đoạn AỊ™ độ dài l / 2 . Điều đó có nghĩa là trên khoảng đó. khi r (x)
m + 1
n

không thay đổi, thì r ( x ) nhận giá trị Ì t ạ i số khoảng đứng bằng số khoảng
m

nó nhận giá trị —1. Do đó


Ì
Ị r {x)r {x)dx
m n = 0.
0

23.27 Ta chứng minh bằng qui nạp theo s. s = Ì hiển nhiên. Giả sử đã
đúng với s. Kí hiệu Vk là không gian con sinh bởi ei,...,e&. Do / ì fk
độc lập tuyến tính và đều thuộc Vk, nên nó cũng là cơ sở của Vfe. Do đó ejt
biểu diễn tuyến tính được qua f i , f k - Suy ra

/ +1 = a +ie +i H h aiei = a +ie +i + a' / H aí/i, a +i ^ 0.


S s s s s s s s

Từ tính trực giao của ĩs+1 với các /fc suy ra a' /a +i xác định duy nhất. fe s

Tương tự,
gi s+ = b ie i s+ s+ + b'Js-ị b[fi. bs+l Ỷ 0,

trong đóỈ4/&S+1 i y - xác đ nh du nhất Từ đó ta suy ra


^ s+1 = a
*+iởs+i-
23 28 Sử dụng Bài 23.27, ta có fk(t) = a p (t), trong đó p ( í ) , ...,p„(t) k k 0

như trong Bài 23.24. Chú ý rằng hệ số đầu của fk{t) bằng 1. Do đó

ữ k
~ Ì • 3 • 5- • • (2fc - 1)"
360 Phần li

23.29 T ừ công thức Vị = Ui - ai-ỊVi-i a i Ui, ta có

I Ui | =| Vi I ị Oi | | Vị I .
2 2 2 2

Hỉ

23.30 Ta kí hiệu /ũ = Ì,ỉn là các đa thức nhận được từ quá trình trực
giao của các đ a thức Ì, í, ...,t . Các đa thức này có hệ số đầu là 1. Do đó
n

một đa thức f ( t ) bậc n có hệ số đ ầ u là Ì phải được viết dưới dạng

f(t) = fn(t) +ữ -l/n-l(í) + • • • + a .


n 0

Từ đó
Ì
/ [ f ( t ) ] d t =1 f ( t ) | = | Ú t ) I + E
2 2 2 a
i /nít) I .
2

-1

Dấu bằng xảy ra khi /(í) = /„(<). Bây giờ sử dụng Bài 23.28.

23.31 Với mỗi í, kí hiệu Ej là không gian con sinh bởi ei, ...,ej_i,ej+i, ...,e„.
K h i đó dim ^ = 1. Do đó Eị- = KỊ ị (K = R hoặc C), trong đo / / ?Ể ó
Hơn nữa (/;, à) Ỷ 0. Bây giờ chỉ việc chọn fi = f ỉ / ( f ĩ , é-).

23.32 b) Ta có (/í,/4) = (/ì,.., / )T và ( ;, ...,<) = (ei,.... e )S. Cho


n e n

ổjj là kí hiệu Kronecker. K h i đó

ô
ij = ( 'ijj) = ( i ìi • + enSni, /ìty + • • • + /„t„j)
e e s

= s Ìịí Ìj + •••-)- s ịt j. n n

Suy ra
+ • • • + t jS i
n n = Oịj.

Theo định nghĩa ma trận nghịch đảo suy ra T = (5*) . _1

a) Cách làm trên cũng đúng cho câu a), và ta được T = (S )~ .


T 1

23.33 Trước hết ta chứng minh (F ) = F. Đặt F' = (F ) . Dễ thấy


± ± 1 1

F c F'. G i ả sử F ' Ỷ F. Lay u £ F' \F. K h i đó không gian con F sinh


bởi F và, u thực sự chứa F và là không gian con của F'. Vì không gian con
này có chiều hữu hạn, nên có thể chọn được véc tơ 0 ^ V e F* vuông góc
VỚI F, tức là V € F . Nhưng F* c F ' , nên ù € F', và do đó (y,u) = o ĩ v ậ y
±

V = 0, vô lí. Cho nên = F.


Dỗ thấy F n F = 0. Cho V e E tùy ý. Kí hiệu F i là không gian con
x

sinh bởi F và V. Sử dụng Định lí 23.9 đối với F\ và F , ta có t h ể chọn được


Lởi giải, chỉ dẫn chương 7 361

Vi E F và v € F j vuông góc với F sao cho V = Vị + v . Như vậy ta cũng


2 2

zó V2 e F \ và u e F + >-L. Suy ra E = F ± 0 F .

24.2 Viết ĩ/ - ữxd + • •. + a e m m : t ừ công thức (x - y, BỊ) = 0, ta có ngay


điều cần chứng minh.
Phương pháp này tuy cải tiến đôi chút so với Bổ đề 24.4, nhưng nó cho
phép đơn giản hoa tính toán.

24.3 Theo như Bài 24.2, ta chỉ cần sử dụng Phương pháp trực giao hóa
Gram-Schmidt để tìm một cơ sở trực giao của V.
a) V có một cơ sỏ trực giao là BỊ = (1,0,1.0) và e = ( - 1 , 1 , 1 , 2 ) . T ừ
2

đó véc tơ chiếu là

5 0) 4 43 4 27 8
((

Véc tơ độ cao là X - y = (-Ịf, -ị,ỉf, -f).


b) V có một cơ sở trực giao là e\ = (—1, Ì, —1,1), ti = (0. Ì, 1,0), Ê3 =
(1,0,0,1). T ừ đó dỗ dàng tính véc tơ chiếu và véc tơ độ cao.

24.4 a) Chú ý rằng E = V © V- , nên X được phân tích duy nhất thành
1

tổng X = V + h. trong đó V € V và h E V . Rõ ràng ù là véc tơ chiếu, còn


h là véc tơ độ cao của X. b) Các lập luận không thay đoi khi chuyển t ừ
không gian ơclit sang không gian unita.

24.5 Sử dụng cách giải câu a) của Bài 24.4.

24.6 Điều kiện cần hiển nhiên. Diều kiện đủ được suy ra từ Bài 23.7.

24.7 Viết X = y + h. trong đó y là véc tơ chiếu và h là véc tơ đô cao. Khi


đó với mọi V € V, theo bất đẳng thức Côsi-Bunhiakovski-Schwarz. ta có

, V _ (y,v) / Ị yỉ
Costa:,Vì = ì — 7 — — : < 7^-7•

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi (y,v) =\y \ • \ V \. Bây giờ có thể áp dụng
Bài 23.7.
24 8 Bằng qui nạp, ta chỉ cần chứng tỏ cho trường hợp ơ là một hoán vị
(i j ) K h i đổi chỗ hai véc tơ Vị,Vj cho nhau thì ma trận Gram mới nhận
đước t ừ ma trận Gram cũ bằng cách đổi chỗ các dòng và cột có chỉ số í và
ì cho nhau. Vì vậy định thức không thay đổi.
362 Phần Ù

24.9 Chú ý rằng ma trận Gram là một ma t r ậ n Hermite, tức là G = G*.


Do đó

Det(G) = Det(G) = D e t ( ( G ) ) = D e t ( G ) = Det(G).


T T

Do đó Det(G) là số thực. Hơn nữa, tương tự Bổ đề 24.7, nếuẢ là ma trận


các véc tơ cột tọa độ của Vị. ...,v theo một cơ sở trực chuẩn s = ( e i , e )
n n

thì G = A*A. Hạn chế trên không gian con chiều bằng m và chứa các véc
tơ U i , . . . . v đã cho, ta có thể giả thiết m = n. K h i đó
m

Det(G) = Đet(A*A) = Det(A)Det(A) =1 Det(A) | > ơ. 2

Dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi Det(yl) = 0. Nhưng ta biết rằng điều này
tương đương với Vi, •••,v là độc lập tuyến tính.
n

24.10 Chú ý rằng G(v\,aVị, Vị+1,v ) nhận được từ ma trận


n

Gram ban đ ầ u bằng cách nhân cột t h ứ ì với Oe và dòng t h ứ ỉ với ã.

24.11 Bài toán được suy ra từ (dạng phức của) Định lí 24.11 và Bổ dề
24.5.

24.12 Ta có thể dễ dàng đưa về trường hợp Ui,...,u độc lập tuyến m

tính. Chú ý rằng v là véc tơ độ cao của u lên không gian con sinh bởi
m m

Ui, . . . , M _ i . Trong khi đó I G ( u i , . . . , u _ i ) I (t.ư. I G(ui, ...,u )


m m I) là bình m

phương của thể tích của hình hộp P(u\, ...,m — 1) (t.ư P(u\, ...,u )). Sử m

dụng (dạng phức của) Định lí 24.11 và theo qui nạp ta có

I G(ui, ...,u ) 1 = 1 v | | G(tti, ...,u _i) 1=1 v I • • • I Vị I .


m m
2
m m
2 2

24.13 Suy ra ngay từ Bài 24.12.

24.14 Xét không gian unita C" với cơ sở tự nhiên (là hệ trực chuẩn). Xét
hệ véc tơ Vi,.... v với các véc tơ cột tọa độ là các dòng của D. Khi đó theo
n

dạng phức của Bổ đề 24.7,

G(vi,...,v ) = A*A,
n

trong đóẢ là ma trận của định thức D. Do đó, theo Bài 24.11, ta có

ị Dị = Det(AM) = Đet(G(vi,...,v )) <ị v ị • • • ị v ị


2
m 1
2
m
2

= niu É ú I°«I •
™ g i ả i
' c h ỉ
đẫn chương 7 363

Dâu băng xảy ra khi và chỉ khi hoặc có một véc tơ Vi = 0, tức định thức
có một dòng toàn 0, hoặc hệ í , . . . X trực giao, tức là
n
/ , Q>íkÃJĨẽ = 0 nếu i Ỷ 3-
fc=l

24.15 Giả sử ai,a . bi,b là các véc tơ nhận được từ Ui,Un, Ui,....
n m

u trong qua trình trực giao hóa, còn d , c


m là các véc tơ nhận được t ừ m

V I , v trong qua trình trực giao hóa. Kí hiệu Lị là không gian con sinh bởi
m

U i , . . . , t í n , V i V i (0 < i < m) và Lo là không gian con sinh bởi Ui,...,Un.


Khi đó với mỗi i > Ì , ta có

bí = Ui + Xi-!, Xi_i e Li-!.

Ta cũng có Cị = Vi +ỉ/i_i với lưu ý rằng yị_i e Lj_i. Do đó

Cj = ói +ỉ/ị-1 - Xi_i.

Vì bị trực giao với Lị-1, nên

I Ci | = | ói ị + I y;_! - Xi-I ị .
2 2 2

Bây giờ theo Bài 24.12, ta có

I G(ui,...,Un,vi,...,Vm) I =1 ai | • • • I a | | bi I • • • I 6 |
2
n
2 2
m
2

< | ai ị • • • I an \ ị CỊ Ì • • • I Cm ị
2 2 2

= 1 Ơ(«1, ...,u„) li G(vi,...,v )


m I •

Nếu một trong hai hệ đã cho phụ thuộc tuyến tính thì định thức Gram
tương ứng bằng 0, và ta có dấu bằng. Giả sử cả hai hệ độc lập tuyến tính.
Từ trên ta có dấu bằng xảy ra khi và chỉ khi bị — Cị với mọi ỉ — Ì, ...,m.
Nói riêng C\, ...,c trực giao với Lo, tức là trực giao với Ui, ...,u . Nhưng
m n

Ci, ...,Cm và ViỊ ...,v sinh ra cùng một không gian con. Vậy hai hệ đã cho
m

trực giao với nhau. Bây giờ dễ kiểm tra khi hai hệ trực giao với nhau thì
ai,... a C\ ... c là hệ trực giao nhận được t ừ quá trình trực giao hóa của
n n

hệ Ui, ...,v m ban đần.

24.16 Sử dụng Bài 24.15.

25 2 Lấy E = F = K với tích vô hướng tự nhiên. Khi đó ánh xạ ự>(x) =


n

x/2 là ánh xạ tuyến tính và bảo toàn góc, nhưng không bảo toàn tích vô
hướng.
364 Phần li

25.3 Vì ánh xạ đẳng cự là đơn ánh, nên điều kiện cần là dim!? < d i m F .
Đây cũng là điều kiện đủ. Thật, vậy, cho { e i , . . . , e } là một cơ sỏ trực cuẩn
n

của E và { / ì , ỉ m ) là cơ sở trực chuẩn của F, n < m. K h i đó ánh xạ


tuyến tính tp mở rộng ánh xạ tập hợp ự>(eị) — fi, ỉ < n là một ánh xạ đẳng
cự (xem Định lí 25.2).

25.4 Ta chỉ xét trường hợp không gian Oclit, còn trường hợp kia tương
tự. G i ả sử { e i , ...,e } và {/ì, . . . , / n } là hai cơ sở trực chuẩn của E và A là
n

ma trận chuyển cơ sở t ừ { e i , ...,e } sang {/ì, . . . , / „ } , tiíc là


n

ơii-./n) = A(ei,...,e„).

Xét ánh xạ tuyến tính cho bởi ọ?(ej) = fi, ĩ < n. Theo Định lí 25.2 tp là
toán t ử trực giao. Hơn nữa A là ma t r ậ n biểu diễn của nó. Theo Định lí
25.6, A là ma t r ậ n trực giao.

25.5 Ta chỉ xét trường hợp ma trận trực giao, còn trường hợp kia tương
tự. G i ả sử A là ma t r ậ n trực giao và s là một cơ sở trực chuẩn của không
gian ơclit E. Gọi tp là toán t ử tuyến tính của E nhận A làm ma trận biểu
diễn theo cơ sở s. K h i đó, nếu (xi, ...,x ) là tọa độ của véc tơ X theo cơ sở
n

5, thì tọa độ của ự>(x) là (J2j ì j j ĩ •••) J2j ỉ j j ) - Do đó, với mọi x,y € E
a x a x

ta có
(tp(x),ip(y)) = g r = i ( E j = i O i j Z j ) ( É ? = i <*«%•)

Từ điều kiện AA = ì là ma trận đơn vị ta suy ra


T

n
Ì nếu j = k,
a.ijũik =
0 nếu j Ỷ k-
1=1

Do đó tổng trên cuối cùng bằng J2j j V j — x


( ^y)-
x

25.6 Ba đẳng thức đầu suy ra từ các điều kiện (u\,ui) = {U2,U2Ì = Ì,
và (u-[.u ) = 0. T ừ 2 đẳng thức đ ầ u có thể đặt a = cosa, b = sina và
2

c = cos /?, ả = sin /3. T ừ đẳng thức 3 ta suy ra COS(Q - (3) = 0, và t ừ đó suy
ra 2 đẳng thức cuối cùng.

25.7 Gọi ánh xạ đó là if. Ta phải chứng minh nó là ánh xạ tuyến tính. Ta
Lời giãi, chỉ dẫn chương 7 365

chỉ xét trường hợp không gian unita. Cho tí, V € E và Q, /3 e c . K h i đ ó

(ip{au +Ị3v) - onp(u) - (3(p(v),ip{au +Ị3v) - OL<p(u) - p<p{v))


= (<f{au + 0v),(p(au + ậv)) - ã(tp{au + ậv),ự>Ịù))
-0{ự>{au + 0v),ip{v))-
= (au + /3v, au + 0v) - ã(au + (3v, ù) - /3(au + (3v,v)
= (au +Ị3v, au + (3v) - (au + f3v, au) - (au + (3v, (3v) - •••
= 0.

Vậy </?(mt + /ỡtí) — a<f(u) — 0f(v) = 0.

25.8 Lấy E = E và =1 X I, thì V? không là ánh xạ tuyến tính.

25.9 Xét trường hợp không gian unita. Nếu u = QiẼi, V = ^2 0i n thì e

(<p{u)Mv)) = oe Ị>j¥>(ej)> =ỵ2<*Ã(ei,e ) = (u,v).


j

25.10 Xét trường hợp không gian unita. Theo Bài 25.9, ta phải có
n ít » "

fc=i fc=i fc=iỈ=1

Từ đó A GẴ = G. Nếu lấy liên hợp phức các phần tử hai bên, ta được
T

điều kiện tương đương là A*GA — G.

25.11 Điều kiện cần là hiển nhiên. Để chứng minh điều kiện^đủ, không
mất tính tong q u á t ta có t h ể giả sử V ị , v ; n < k độc lập tuyến tính. c ố
n

định chỉ số i với n < i < kn. Ta có Vị = a i Ui + • • • + oc v . Do đó n n

a i Vi a v ,Vi
n n - a\V\ av)
n n - 0.

Khai triển tích này ra, r ồ i thay (v , v ) bằng (u , Ug), ta sẽ được đẳng thức
p q p

trẽn trong đ ó Úp được thay bằng Úp. Do đ ó Ui cũng biểu d i ễ n tuyến tính
qua Ui,...,u .n

Bây giờ t a l ấ y F là m ộ t không gian con h ữ u hạn chiếu t ù y ý chứa


V V va Ui ... Un ( chẳng hạn F = E nếu E có chiều hữu hạn, hoặc F
sinh bởi Vi ..,Vn,ui
1
...,<). K í hiệu V là không gian con sinh bởi U i , V n
va u la không gian con sinh bởi U i , ....tín. K í hiệu các không gian con b ù
trưc giao của chúng trong F là V* và Í T . K h i đ ó dim V* = dim ỉ/*. Do vậy
có t h ể chọn được các cơ sở trực chuẩn e _ , . . . , e và / _ „ , . . . , m tương
m n m m

ứng của V* và í/*, trong đ ó m = d i m F . Kí hiệu l ạ i d = Vi,...,e = v n n


366 Phần li

và / ì = Ui,....,/„ = u„. K h i đó các hệ e i , . . . , e và / i , . . . , / m l ạ i thỏa mãn


m

điều kiện bài ra, tức là (ẽ»,Cj) = ( f i , f j ) - Kí hiệu ọ? là toán t ử tuyến tính
của F biến ti t h à n h f ị . Theo Bài 25.9, ự) là á n h xạ đẳng cự. Theo Bài 23.9.
E = F © F . M ỗ rộng <p sao cho ự>(v + u) = ẹ>(v) + u, trong đó V € F và
±

lí G F - ta được một đẳng cự của E. Chỉ còn cần chứng t ỏ ự>(vị) = Ui với
J

i = n , . . , fc. Nhưng điều đó được suy ra t ừ tính tuyến tính của ip và Ui có


biểu diễn tuyến tính qua U i , ...,u giống n h ư Vi qua Vi,...,?;„.
n

25.12 Ý tưởng giải như Bài 25.11. Kí hiệu V = F + V?(F) là không


gian con hữu hạn chiều của E. Gọi F* và ự>(F)* là các phần bù trực giao
tương ứng trong V. K h i đó d i m F * = dim(^(F)*, nên tồn t ạ i một. đẳng cự
lị) : F* —* ip(F) . Theo Bài 23.33

E = F e F* e F = V?(F) © V>(F)* © F .
x x

Khi đó ánh xạỘ(vi+V2 + V3) — tp{v\) + ĩp(v2)+V3, trong đó Vi 6 F.ỉ)2Ễ Ì * 7

và Ư3 € F " là đẳng cấu đẳng cự cần tìm.


J

25.13 Đối với ma trận thực: điều kiện AA = ì tương đương với các véc
T

tơ dòng lập t h à n h hệ trực chuẩn, còn A A = ì tương đương với các véc tơ
T

cột lập t h à n h hệ trực chuẩn. Với ma t r ậ n phức: tương tự.

25.14 Ta có (u,v) = (<p(u),(f(v)) = aft(ù,v). Vì /3 có môđun bằng Ì, nên


0 = 1/0. T ừ đó a0 Ỷ ì- Suy ra (ú, v) = 0.

25.15 a) Giải tương tự Bài 25.14.


Ta có t h ể giải câu b) tương t ự câu c). Ta sẽ giải câu c) phức tạp hơn tí
chút. Xem Ả n h ư ma t r ậ n unita. Chú ý rằng Ui ± ÌU2 là véc tơ riêng của A
ứng với các giá trị riêng C\ và cĩ, còn Vi ± ÌV2 là véc tơ riêng của A ứng với
các giá trị riêng C2 và 02- Các số Ci,C2,cĩ,Õ2 đôi một khác nhau. nên theo
Bài 25.14 Ui ±ÌU2 trực giao với Vi ±n>2. Vì Ui = [(ui + ÌU2) + {ui — iU2)]/2
và U2 = [(ui +ÌU2) — (ui —ÌU2)]/(2Ì), nên t ừ đó U\,U2 trực giao với 1»1 ±ÌV2-
Sử dụng hệ thức tương t ự với V\,V2 ta suy ra hệ này trực giao vói Ui,ti2-

25.16 Chú ý rằng có thể tính đa thức đặc trưng thông qua dạng chuẩn
tắc của ma t r ậ n trực giao. K h i đó I A 1= Ì khi và chỉ khi số phần tử - Ì
trong dạng chuẩn tắc bằng 0 hoặc chẵn.

25.17 Xét phép dịch chuyển trong không gianỈ2 các dãy hội tụ bình
phương
v?(ai,02,...,) = (0,ai,a ,...)-
2

Xét. E là không gian con gồm các dãy có thành phần t h ứ nhất bằng 0. Rõ
Lời UI (li. chỉ dẫn chương 7 367

ràng nó là không gian con bất biến nhưng £ x


= (o, 0, 0,...) không là không
gian con bất biến.

25.18 Xét một, cơ sở trực chuẩn để ma trận có dạng đường chéo. Khi đó
mỗi véc tơ của cơ sở là một véc tơ riêng, ra véc tơ t ù y ý của cơ sở này sinh
ra không gian con bất biến chiều va.

25.19 Vì đa thức phức luôn có nghiệm, nên luôn chọn được véc tơ riêng
định chuẩn e\ <£ E của t o á n t ử tuyến tính <p cho trước. Giả sử ta đã chọn
được k < n = dim E véc tơ lập t h à n h hệ trực chuẩn sao cho

(p(eị) £ Cei + • • • + Ce , i = Ì,k. t

Ta xây dựng véc tơ thứ k + Ì như sau. Gọi F là không gian con sinh bởi
Bi ... e . K h i đó E = F © F . Với m ỗ i X G E kí hiệu X = Xi + x , trong
k
x
2

đó Xi e F và Xi e F - . K h i đó <yơ cảm sinh ra toán t ử tuyến tính sau trên


L

L. \p'[x) : = (p(x) .
F h 2 ^T h e o
- b
^ ư ớ c t a c ó t h t , i m đ ư ợ c v é c t ơ đ n h c h n n

e +i € F - là véc tơ riêng của V?'- K h i đó d , . . . , e i là hệ trực chuẩn, và


k
J
fc+

từ <p'{e i) k+ e Ce -Í
k+ suy ra

(p{e i) e Cei + • • • + Ce + Ce +1-


k+ k k

25 20 Gọi hai toán tử unita là <p và ĩp. Gọi a là một giá trị riêng của V?
(luôn t ồ n t ạ i ) và F là không gian riêng của <p ứng với a. K h i đó m ỗ i véc tơ
của F là véc tơ riêng của <p. Với m ọ i X € F ta có

¥#(x)) = Ị/»(v(x)) = otệ{x).

Do đó ^(x)Ễ F và F là không gian con bất biến của V- Do vậy có thể


chọn được một véc tơ định chuẩn d e F là véc tơ riêng của ị . Theo trên
nó cũng là véc tơ riêng của ự>. Bây giờ xét phần b ù trực giao của Cei và sử
dụng qui nạp.
25 21 Có t h ể xem V = K - Gọi hai t o á n t ử trực giao là ự) và lị). Ta cũng
n

xem ụ> 4> la t o á n t ử unita của c . Theo Bài 25.20 hai t o á n t ử này có chung n

mót véc tơ riêng V. N ế u V là véc tơ thực, thì các giá trị riêng của ip,Ỷ ứng
VỚI nó là ± 1 va không gian b ù trực giao (Ro) - bất biến với cả hai t o á n 1

tử Xét han chế của chúng trên không gian con này và theo qui nạp (theo
ỵ.* ' không gian) ° *hể kết ^ ệ h đề nêu trong bài toán là
t a c n m n

đÚn
^'x véc tơ không thực, thì viết v = vi+iv , trong đó Ui, v € R .
v là 2 2
n

jy __ ỊỊ£~ _Ị_ K.V2. Theo thuật t o á n t ì m dạng chuẩn tắc của toán t ử trực
368 Phần li

giao, u và do đó cả ù - là các không gian con bất biến của cả hai toán tử.
1

Hơn nữa hạn chế của chúng trên u có ma trận biểu d i ễ n là dạng chuẩn tắc
theo cơ sở trực chuẩn Vi/ ị Vị I, tía/ I ^2 I ' Do đố theo qui nạp ta cũng có
thể kết luận mệnh đề nêu trong bài toán là đúng.

25.22 b) Chú ý rằng (A,B) = Tr(AB*) - vết của ma trận tích. Do đó,
nếu u là ma t r ậ n unita thì

(AU, BU) = Tr(AUU*B*) = Tr(AB*) = (A, B).

Ngược lại, giả sử đẳng thức trên đúng với mọi A, B. Kí hiệu c = ưu*.
Nhắc lại: Oij là ma t r ậ n toàn 0 trừ phần t ử ở dòng i, cột j bằng 1. Khi đó dễ
kiểm tra OịjCOki có t ấ t cả các phần t ử bằng 0, t r ừ phần t ử ở dòng i và cột
i bằng c , nên Tĩ{Oi CO )
j k = c . Do đó, t ừ TĩiO^COki)
3 = TY(Oý/Cy,
ki j k

suy ra Cjfc = ỗjk, tức c = ì.


Với phép nhân bên phải, hãy sử dụng công thức

Tv{UAB*U*) = Tĩ{U*UAB*) = Tr(AB*).

25.23 G i ả sử dạng chuẩn tắc của A là B, tức là t ồ n t ạ i ma trận trực giao


p để Ả = P BP. K h i đó A = p- B P.
l
T ừ đó dỗ dàng thấy, nếu k l k

B = diag(/ ,-/ f_ ^ \ t :)>-'í-T ỈT ))>


p 9)
C a a SS S

* ỵ—sinai F
cosaiy \_— s m a s cosa /
S/

thì

n — A- ÍT í n r í ^ i sin/cai \ ( cosẢ;a sinfca V


k fc cos Q!
s s

B -diagự ,(-l) l , ^ _ p q s i n f c a i c o s k a i )>->{- s i n k ă s coska])'-

25.24 Đa thức đặc trưng ỈA(t) = - ( í - l ) ( í + 1). Do đó ma trận dạng 2

chuẩn tắc là diag(l, Ì, - 1 ) . H ệ phương trình

ị ị
=

v i \

tương đương với 2 x = Xi + x . Nó có hai véc tơ nghiệm trực giao là


2 3

( 1 , 0 , - 1 ) , (1,1,1). Trực chuẩn hóa, ta được hệ trực chuẩn ^=(1,1,1) và

^(1,0,-1).
Lời giải, chỉ dẫn chương Ì 369

Hệ phương trình

(A + I) (xỉ Ị = [o
w v°y
có nghiệm định chuẩn duy nhất là ự = ( l , - 2 , 1 ) . Vậy cơ sở trực chuẩn để
ma t r ậ n biểu diễn của tp có dạng chuẩn tắc là

i(U,l), £(1,0,-1), ^(1,-2,1).

25.25 Đa thức đặc trưng f (t) = —(í — l)(í + 1). Do đó ma trận dạng
A
2

chuẩn tắc của A là


/10 0
£ = 0 0 -Ì
Vo Ì 0

Lập các hệ phương trình tương ứng, ta tìm được cơ sở trực chuẩn mới
/ ì , Ỉ2i h- Ma trận với các cột là véc tơ cột tọa độ của các véc tơ này chính
là ma t r ậ n p cần tìm:

/ 2/3 2/3 -l/3\


p = 2/3 -1/3 2/3 .
V—1/3 2/3 2/3 /

25.26 Phương pháp giải như Bài 25.25. Ta có

f (t) = -(t + l)(t -V2t + l).


A
2

Từ đó
/-1 0 0 \ /2/3 2/3 -l/3>
p - ụ p = 0 72/2 , với p = 2/3 -1/3 2/3
V 0 V2/2 v/2/2 Ị V-l/3 2/3 2/3

25.27 Đa thức đặc trưng

f (t) = (í + l)(í - í +1) = (í - i)(í + t)(t - (Ì + v/3i)/2)(í - (Ì - v/3z)/2).


A
2 2

Từ đó giải các hệ phương trình tuyến tính trên trường số phức, ta được

F-MP = diag(i,- ,i±^,l^#),i


370 Phần li

với

' ì
p = ỉ
2 Ì i
v-ị ỉ /

26.1 Vì / ì , / 2 không là cơ sở trực chuẩn, nên ta phải t ì m ma trận biểu


diễn của ifi theo ei,e2- Ta có

Ư1./2) = (ei,e ) 11
2
0 -lì '

nên ma trận chuyển cơ sở từ e\, Ẽ2 sang /1, /2 là p =ị0 J ) và p = p. _1

Do đó ma t r ậ n biểu diễn của V? theo ei,e2 là

^ ỉ i ) ( - i ỉ ) G i K "
Vì ma t r ậ n biểu diễn của ip theo ei , e2 là > 1 , nên ma t r ậ n biểu diễn của
T T

nó theo / 1 , /2 là

Ì 1 W 0 l i Ì ( - 4 -7
B = =

0 - 1 / 1-4 2 lo - 1 / 1 4 6

26.2 M a t r ậ n chuyển cơ sở t ừ cơ sở t ự nhiên e\, e2, e3 sang / 1 , /2, /3 là

li Ì r
p = 2 Ì Ì
\\ 2 0,

Do đó (có thể tìm bằng cách biểu diễn Bị qua /1, /2, /3):

/-1 Ì 0
p _ 1
= 1/2 -1/2 1/2
\3/2 -1/2 -1/2;
ỉ a T
T ừ đó, theo phương p h á p Bài 26.1 ta t ì m được ma t r ậ n biêu diên của <p
t h e o / 1 , / 2 , / 3 là
'-36 -37 -15 N

í? = I 30 30 14
26 27 9
!>''•<"; chỉ dẫn chương 7 371

26.3 Gọi e i , e . e là cơ sỏ t ự nhiên. Khi đó


2 3

v(e ) =s?(ui) = (1,-2,1),


3

<^(e ) = ¥ > ( u ) - ^ ( ) = ( - 1 , 3 , - 2 ) - ( 1 , - 2 , 1 ) = ( - 2 , 5 , - 3 ) ,
2 2 U l

<p(ei) =<p(u ) - <p(u ) = (2,1,0) - ( - 1 , 3 , - 2 ) = ( 3 , - 2 , 2 ) .


3 2

Do đó

ip {x.y.z) = (3x-2y + 2«,-2x + 5y-3z.x-2y + «).


T

26.4 Cho V € L ^ n L ^ - . Vì E = Li®L . nên ù = Vi + Ư2, Vi € L i , U2 e L . 2 2

Khi đó (v,v ) = (v,v )


2 = 0. nên (v,v) = 0. Suy ra V = 0. Như vậy
x

L ^ n L ^ - = 0. T ừ công thức chiều suy ra E = Lị®Lị. Với mọi u, V € £ , viết


li = 1Í1 + ti2, tỉ = Vi + V2, trong đó Ui G L i , U2 Ễ £-2 và Vi € Lị, £ ^2 Ì
ta có
(ly?(u),f) = ( u i , Vi + ùa) = ( l t l , f 2 ) = (u,v ). 2

Suy ra <^ (v) = 1"2-


r

26.5 Ta có = (x, v?*(i)>. Vì ¥>(x) = OI, <^*(x) = /3xvà(x,x) ^ 0,


suy ra ,ổ = ã.

26.6 Cố định một cơ sở trực chuẩn và gọi A là ma trận biểu diễn của V?
thì . . . - —
/ v 5 . ( í ) =1 A* - / í 1 = 1 (Ã - It) T
1=1 Ã - / í 1= / „ ( t ) .

Do đó /.(Q) = 0 khi và chỉ khi U'(ã) = 0.

26.7 Ta cần chứng minh g * (í) = 9^(t). Với mọi x,y £ E, ta có


v

<*,^(¥>*)(y)> = (sM(x),v) = <0,y) = 0.

Do đó g^{ự*)(y) = mọi ý ỡ£(<p*) = °- y W)0 với và Như vậ chia hết cho

0^.(7). T ư ơ n g tự, xét <3fr(<p)x,y) ta suy ra g^-(t) chia hết cho 0 „ ( t ) . Vì


vậy ,.(í)ỡv chia hết cho g^{t). T ừ đó ^ . ( í ) = 9^(t).

26.8 Ta có

Mà ^ ^-^
( f { e , ) , f j ) = {2_^ ki kJj) a e
= 2^aki(e ,fj) k = Oji,
fc fc
372 Phần li

Do đó B = A*.

26.9 Nếu a ,ai,...,a <E R thì


0 n

(ao id +anp + 1- a ự> y — ao id +anp* -ị 1- a (ip*)


n
n
n
n

— aoid+ai<£ H h a tp .
n
n

26.10 Cho X là véc tơ riêng ứng với a và y là véc tơ riêng ứng với /3, trong
đó a ^ (3. Chú ý rằng đây là các số thực. Ta có

a(x, y) = (<p(x),y) = (x, <p(y)) = 0(x, y).

Vì vậy (x,y) = 0.

26.11 Sử dụng Bài 26.4.

26.12 b) Giả sử s = {é;, ...,e }. Sử dụng các công thức (do G là ma trận
n

Hermite)

(<p(ei),ej) =(fii,ip{ej)),

(ei,ự)(ej)) = {ei,Y,k kj k) = J2k9ikãkj-


a e

Từ đó T,k9jk ki = T,k9ĩkãkj với mọi í, j, hay GA = (GÃ) = i4*ỡ. Lấy


a T

liên hợp phức hai vế, ta được G A = A G. T

a) K h i các ma t r ậ n đ ề u thực, ta được điều kiện tương đương GA = A G.T

26.13 Làm tiíơng tự như Bài 26.12 ta được: J2k^Jk ki — J2k9ikbkj với a

mọi hay GA = (GỖ) = B*Ỡ. Lấy liên hợp hai vế ta được A*Ỡ = ỠB.
T

Vì G khả nghịch, nên É = ỡ- A*ỡ. l

Trong trường hợp không gian Oclit, ta có B = G~ A G. l T

26.14 a) Ta có

= t - Át - Ì = (í - 2 - N/5)(Í -2 +VE).
2

ứng với 2 + %/S ta tìm được véc tơ riêng (\/5 - 1,2), ứng với 2 - \/S ta
tìm được véc tơ riêng ( v õ + Ì, —2). Chuẩn hóa, ta được cơ sở trực chuẩn

= vg- Ị 2 y/54-l 2 J
=

1
v/l0-2>/5' ' 2
^10 + 2 ^ ' yĩÕTÌTH

b) f {t) = -(t - l) (t - 4). ứng với giá trị riêng Ì ta được phương
v
2

trình x +x l + x = 1. Ta được hai nghiệm độc lập tuyến tính là ( Ì , - 1 , 0 )


2 3
Lời giải, chỉ dẫn chương 7 373

và (0, Ì, - 1 ) . Dùng phương p h á p trực giao hóa, ta thay véc tơ t h ứ hai bằng
(è> 2' ú n g với giá trị riêng 4 ta được véc tơ riêng (1,1,1). Chuẩn hóa
các véc tơ, ta được cơ sở trực chuẩn cần t ì m là

. í 1
m 1
/ 1 1
2 . 1 1 1 ) .
e i = (
V2'-V2' ' 0 ) e 2 = (
V6'V6'-^6 ' ) 6 3
y r v^' v T

26.15 a) = (t - l ) ( í - 3). T ừ đó B = f J g ì và cơ sở trực chuẩn

để toán tử tuyến tính nhận B làm ma trận biểu diễn là:

/l = (
V2'^2 ' "V2'V2 -
} /2 = ( }

Ma trận chuyển từ cơ sở tự nhiên sang cơ sở này là

p=

b) f (t) = -ạ - 3)(í - Át + 1) = -(t - 3)(í - 2 - v/3)(í - 2 + >/3). Từ


A
2

đó

í 0

'3 0 0 (l->/3)i (l+vgv



B = ị 0 2- A/3 0 p = 2\/W3 2V3-\/3
v/2
,0 0 2 +va, (i-v^)i (í+v^i
v 72_
2V3-V3 2^3-^/

26.16 N ế u chúng có chung một cơ sở 5 n h ư vậy, thì ma t r ậ n biểu d i ễ n


của chúng theo s là ma t r ậ n đường chéo, nên giao hoán với nhau.
Ngươc lai giả sử ¥>v> = ỳ<p. Vì <p là toán t ử t ự liên hợp, nên nó có một giá
t r i riêng thực a i . Gọi V là t ậ p các véc tơ riêng của ự> ứng với a. K h i đó V là
không gian con bất biến của ip. N ế u V e V thì ụ>{ĩp{v)) =ý(<p{v)) = ưộ{v),
nên 4>(v) £ ỹ tức là V cũng là không gian con bất biến của ĩp. Hạn chê
cua ỉ t r ê n V cũng là t o á n t ử t ự liên hợp, nên nó có một véc tơ riêng d ứng
với một giá trị riêng thực 01- K h i đó d cũng là véc tơ riêng của <p. Bây giờ
ta co the sử dụng qui nạp đ ố i với hạn chế của các t o á n t ử này trên không
gian con bu trực giao của K e i .
D ác giá trị riêng đ ề u là các số thực nên cách giải này cũng đ ú n g cho
không gian ơclit. (Hãy so sánh với Bài 25.20.)
374 Phần li

26.17 Vì tp là toán t ử t ự liên hợp, nên t ồ n t ạ i cơ sỏ trực chuẩn để ma trận


biểu diễn của nó là ma t r ậ n đường chéo diag(ai, ...,a ) với ai, ...,a € R.
n n

Sử dụng tọa độ theo cơ sở này, ta có

(ip(x),x) = ai I Xi I + h a ị x | .
2
n n
2

Từ đó dễ dàng suy ra điều khẳng định trong bài.

26.18 Ta chỉ xét trường hợp ip = tpỵ. Gọi ei,e là cơ sở trực chuẩn bao
n

gồm các véc tơ riêng của X ứng với các giá trị riêng Ci, ...,c . Vì X là toán
n

t ử unita, I Cị 1= Ì với mọi ỉ. Do <p, lị) xác định dương, nên (ip(eì),eị) = dị
và {ip{ei), Gi) = bi là những số thực dương. Theo giả thiết ta có

di = (ự>(ei),ei) = (ipx(ei),ei) = Ci(ip(ei),ei) = Cịbị.

Như vậy Cị là số thực dương, nên Cj = 1. Suy ra ipip' = X = id. 1

26.19 Cách giải sau cho câu b) cũng đúng cho câu a):
Toán t ử ựxp* là toán t ứ t ự liên hợp. Hơn nữa

(ipự>*(x),x) = (ự(x),<p*(x)) > 0,

nên nó xác định dương. Theo Bài 26.17, tồn tại cơ sở trực chuẩn s để
ma t r ậ n biểu diễn của (pip* là diag(o;i, ...,a ), trong đó a\,...,a
n > 0 là
n

các số thực. Gọi ĩp\ là toán t ử Hermite có ma t r ậ n biểu diễn theo s là


d i a g ( / õ ĩ , •••) \fchl)- K h i đó ^»1 xác định dương và
N

4>ỉ = <pự>*-

Đặt, Xi = ^ìív *) - Khi đó <p = 4>iXi. Hơn nữa, do ĩị)\ là Hermite, nên
7 -1

Xi (xi)* = MvTHMvT )* = M&T <p- )1>i = M4>2)- 4>1 = id.


1 1 1 1

Như vậy Xi là toán tử unita.


Xét <£*v?, và làm tương tự, ta được biểu d i ễ n t h ứ hai. Để chứng minh
tính duy nhất ta sử dụng Bài 26.18.

26.20 Tương tự như Bài 26.19, ta tìm được toán tử Hermite p xác định
không â m và
P = ựip. 2

Ta chỉ cần xét trường hợp V? suy biến. Đặt V = P{E) (E là không gian
unita ban đ ầ u ) . Xác định á n h xạ Ti : V -> E như sau:

Ti (ì;) = f(x); trong đó P(x) = V.


Lời giải, chỉ dẫn chương 7 375

Ánh xạ này được hoàn toàn xác đinh. Thúc vây. giả sử p(x) = p ự ) . Khi
đó P(x - x') = 0 kéo theo

0= (P(x-x').P(x-x')) = (ự>(x-x'),<p{x-x')).

Suy ra ip(x) = tpự).


Chú ý rằng vì I P(x) 1 = 1 ự>(x) I với mọi X € E nên Ker(P) = Ker(p).
Do đó dim v = dimQtmvr ). Gọi Ti là một ánh xạ đẳng cự tùy ý từ V
x 1 L

vào I m ự?- . Đặt r = Ti © Ta, tức là T(ư + ù') = r i (vị + T ( ụ ' ) trong
1
2 1
đ ó

V € V, ư' e y . Dễ kiểm tra đây là toán tử tuyến tính. Nếu X e E và


1

P(z) = u thì
=T (v) l = T{v) =TP(x),

tức là V? = TP. Ta sẽ chi'mg minh T là toán tử unita. Cho X e E. Khi


đó X = P(v) + T/, trong đó v' € v . Ta có r ( x ) = TP(v) + T ( t / ) =
x
2

v?(z) + T (v'í, trong đó


2 r ( t / ) ) = 0. Do đó
2

(T(x),T(x)) = (<p(x) + T (v>), p(x) + T (v'))


2 í 2

= (<p(x),<p(x)) + (T (v>)T (v'))


2 2

= (Ti(u),ri(i;)) + ( t / ý )
= ( r i ( u ) + v ' , i i ( u ) + t/> = (x,x>.

Như vậy có thể đặt 02 = -P và X2 = r. Rõ ràng ^2 xác định duy nhất.

26.21 Chú ý rằng đa thức đặc trưng của toán tử tự liên hợp ự> có đúng
Tỉ nghiệm thực a i , . . . , a (n là chiều của không gian) và /ự(í) =
n (-l) (í -
n

. . . (t-a ). Nếu V? xác định dương, thì theo Bài 26.17, các số
n này dương.
Từ đó nó có tính chất đã nêu. Ngược l ạ i , nếu nó không xác định dương, thì
theo Bài 26.17, có thể giả thiết a i , a < 0, còn a + i , ...,Q„
m m > 0, trong
đó Ì < ra < Ti. T ừ đó suy ra nó không có tính chất đã nêu.

26.22 Vì đa thức đặc trưng của một toán tử tuyến tính bằng đa thức đặc
trưng của một ma trận biểu diễn nào đó, nên không mất tính tông quát,
có thể xem không gian đang xét là không gian unita. Khi đó nếu a là một
nghiệm, thì nó là giá trị riêng và do đó tồn t ạ i X Ỷ 0 để <pi>(x) = ax. Theo
Bai 26 17 có một cơ sở trực chuẩn để ma trận biểu diễn của if> là ma trận
đường chéo gồm các phần t ử trên đường chéo là những số thực dương. Sử
dung cơ sở và ma trận biểu diễn này có thể tìm thấy toán t ử tự liên hợp
xác định dường X sao cho X = <P- Ta có 2

a(x,.ĩp(x)) = (ự>ĩp(x),i>{x)) -= (xV(x),!/>(*)) = {ỵệ(x),xỳ(x)).


376 Phần li

Như vậy, nếu ĩp(x) Ỷ 0 t h ì (ỵip(x), ỵý(x)) là một số thực dương, và do đó


(x,ip(x)) Ỷ 0- Chú ý rằng do ĩp = ĩp* nên (ìp(x),x) — (x,ĩỊ>(x)). Theo tính
chất của tích vô hướng suy ra (x,ĩỊ)(x)) là số thực. T ừ đó Q là số thực.
Nếu ĩị>(x) = 0, thì t ừ a(x,x) = (iptỊj(x),x) — 0 suy ra a = 0.

26.23 Sử dụng cách chứng minh của Bài 26.22, nhưng bây giờ X là toán
t ử t ự liên hợp xác định không âm, và lưu ý rằng (x,iỊ)(x)) > 0. Hơn nữa
(x, ĩp(x)) > 0 nếu Ip không suy biến, và ip là xác định dương, nếu <p không
suy biến.

26.24 Cho (pi, ...,f>r là các toán tử tự liên hợp không âm, thì
r
{{<Pl + --- + <Pr)(x),x) = ^T(ipi{x),x) > 0.
1=1

Ngược lại, xét cơ sở trực chuẩn mà ma trận biểu diễn của toán tử đã cho
ip có dạng ma t r ậ n đường chéo. K h i đó theo Bài 26.17, đường chéo của nó
gồm r số thực dương, còn l ạ i là 0. Ma t r ậ n đó bằng tổng của r ma trận
đường chéo, mà trên m ỗ i đường chéo có đúng một phần t ử khác 0. Tương
ứng với các ma t r ậ n đó là các toán t ử t ự liên hợp xác định không âm có
hạng bằng Ì cần tìm.

26.25 Cho X G L và y G L . Khi đó


L

(<p(y),x) = (y,-(p(x)) = ~{y,tp{x)) = 0.

26.26 Kí hiệu toán tử đã cho là <£. Nếu X là véc tơ riêng ứng với giá trị
riêng Q, thì

a(x,x) = (<p(x),x) = -(x,ip(x)) = -ã(x,x).

26.27 Sử dụng Bài 26.25 và qui nạp theo chiều không gian.

26.28 Trong cơ sở trực chuẩn mà ự) có ma trận biểu diễn dạng đường chéo
Ả thì ự} ± i lả cũng có dạng đó, và các phần t ử trên đường chéo khác 0, vì
các phần t ử của Ả là những số thực. Do đó các toán t ử tuyến tính này khả
nghịch. Bây giờ dễ kiểm tra ĩptp* = id.

2Q.29 Chú ý rằng các toán tử liên hợp lệch đều có thể chéo hóa được.
và các giá trị riêng tương ứng là ảo, hoặc có môđun bằng 1. T ừ đó suy ra
trong ca hai trường hợp id +ự> khả nghịch. Đ ể kiểm tra nó có là toán t í
* mài, chi dẫn chương 7 377

liên hợp lệch hay không ta chỉ còn so sánh lị) và lị)'. Chẳng hạn với phần
đ ấ u ta có

w = (id- ?)(id+^)- [(id-v?)(id+</?)- ]*


v
1 1

= (id-cp)(id+(^)- (id+( ?*)- (id-^)


1
y
1

= (id-cp)(id+vj)- (id-v?)- (id+^)


1 1

= (id-9)(id- p)- (id+< 5)- (id+^) = id.


V
1
<
1

ơ trên ta đã sử dụng tính giao hoán của id -<p và id +<£>.

26.30 a) ip = £±2- + £^£_. Ngược lại, nếu có </?!, y>2 thỏa mãn đề bài
thì lấy liên hợp hai vế, ta có tpi - ự>2 = ự,*. T ừ đó suy ra tpi =
2 v a

¥>2 = 3 -
í £ £

b) T ư ơ n g t ự p = 2±£- + i£^C

26.31 a) V ớ i m ọ i x . y £ Ì? ta có (ự>(x),<p(x)) = (tp*(p(x),x) = (ipự{x),x) =

b) Dễ kiểm tra (ip - id)((p - id)* = (ip - id)*(v? - id).


c) ự>(x) = ax khi và chỉ khi (ip - à){x) = 0. T ừ a) và b) suy ra (ip -
a)*(x) = 0. Do đó tp*ịx) = ãx.
ả) Nếu X ứng với Oe va y ứng với /3, theo c) ta có

a(x,y) = (<p(x),y) = {x,ự(y)) = ị3(x,y).

Suy ra ( x , y ) = 0.

26.32 Gọi họ đã cho là ũ. Lấy một ụ> G c. Lấy Q là một giá trị riêng của
V? và đặt Vi — Kev(ự) — QÌd). Dây là tập các không gian riêng ứng với Oi
và là không gian con bất biến của ip. Nếu mọi véc tơ khác 0 của Vị đều
là véc tơ riêng còn l ạ i của các t o á n t ử tuyến tính của c, thì ta chọn một
véc tơ Xi Ỷ 0 trong Vị. Ngược l ạ i gọi lị) là một toán t ử tuyến tính không
có tính chất đó. Vì tpỵ = ĩpx, X G c, nên theo cách giải Bài 19.13, Vi là
không gian con bất biến của mọi toán t ử tuyến tính trong c. Xét hạn chế
của các t o á n t ử tuyến tính của c trên Vi và kí hiệu Vi Ỷ 0 là không gian
con riêng của ìị)\vi ứng với một giá trị riêng nào đó. K h i đó V2 c V i , và V2
là không gian con bất biến của tị), cũng n h ư đ ì a ip. Theo lí luận vừa r ồ i , nó
cũng là không gian con bất biến của mọi toán t ử tuyến tính t ừ c. T i ế p tục
như vậy, một lúc nào đó phải dừng (do không gian ban đ ầ u có chiều hữu
hạn), và ta tìm được một, véc tơ riêng Xi chung của cả họ. Như vậy trong
mọi trường hợp ta luôn t ì m được Xi là véc tơ riêng chung. Bây giờ kí hiệu
L = ( C x ĩ ) . Với mọi y € L, theo Bài 26.31 c) ta co

(xuxiv)) = (x*(xi),y) = 7<Xi,y) = 0,


378 Phần li

trong đó X Ễ c có giá trị riêng 7 ứng vói X i . Như vậy L bất biến với mọi
toán t ử tuyến tính thuộc c. Tương t ự , L bất biến với mọi toán t ử liên hợp
của các toán t ử tuyến tính thuộc c. Do đó với mọi X e c ta có {XLỴ = X*\L
và xi í. l ạ i là các toán t ử chuẩn tắc. Bây giờ sử dụng giả thuyết qui nạp đối
với các hạn chế trên L của các toán t ử tuyến tính thuộc c, ta tìm được một
cơ sở trực giao là các véc tơ riêng chung cho cả họ.

26.33 Điều kiện cần suy ra từ Bài 26.31 c). Đối với điều kiện đủ, chú ý
rằng nếu X là một véc tơ riêng chung của <p và ự>* thì không gian con bù
trực giao của X cũng là không gian con bất biến của cả hai toán t ử này. Từ
đó t ồ n t ạ i một cơ sở trực chuẩn để ip chéo hóa được, và theo cơ sở đó <p*
cũng có ma t r ậ n biểu diễn là ma t r ậ n đường chéo, nên nó giao hoán với ự.

26.34 Qui nạp theo chiều của không gian E. Nếu dim.E = Ì thì hiển
nhiên. Cho dìm É > 1. Chọn một véc tơ riêng định chuẩn Xi của ự>. Kí hiệu
L = ŨXị. K h i đó L = E/L. Xem E/L là không gian unita thông qua một
L

đẳng cấu n h ư vậy. K h i đó (ọ cảm sinh ra một toán t ử tuyến tính <PÊ/L của
E/L. Theo giả thiết qui nạp, t ồ n t ạ i cơ sở trực chuẩn X2, •••,x của L- sao n
1

cho ma t r ậ n biểu d i ễ n của ụ>E/L theo ảnh của nó trong E/L có dạng tam
giác. X i , X 2 , x n là cơ sở cần tìm.

26.35 Cho X G E mà ip(x) = 0. Với mọi y ta có

(x,ự(y)} = (<p(x),y) = 0.

Do đó lm(ip*) c (Ker(( 9))- . So sánh chiều, ta suy ra chúng bằng nhau.


/
L

26.36 Giả sử tồn tại T. Đặt

r(l) = ao + đít H \-a t , ai G M.


n
n

Khi đó với mọi / G Mịt], ta phải có

ÌÌ
Ị f(t)T(i)dt = Ị f'(t)dt = /(1) - /(0).
0 0

Thay T(l) và cho f(t) = t , ta được m

go 1 ị " -ị
Q

771 + 1 m + 2 l + m + n

với mọi số tự nhiên ra. Điều đó vô lí, vì khi ra đủ lớn vế trái bé tùy ý.
Lời giải, chỉ dẫn chương 8 379

26.37 Xét dạng tuyến tính ipự) = / ( 0 ) . G i ả sử t ồ n t ạ i h thỏa mãn đề


bài. K h i đó
Ì
0 = ụ>(tf(t)) = Ị tf(t)h(t)dt,
0

với m ọ i f{t). Lấy / ( í ) = h(t) sẽ suy ra vô lí.

26.38 Nếu n = 2k - Ì thì f (v) = 0. Do đó nếu ũ > Ì, bằng qui nạp


2k

ta chỉ cần chứng minh ự> (v) = 0 nếu ip (v) = 0. Chú ý rằng <p l ạ i
k 2k k

là t o á n t ử t ự liên hợp. Do đó chỉ cần chứng tỏ nếu lị) là toán t ử t ự liên


hợp và Ip (v) = 0, thì ĩỊ){v) — 0. Nhưng điều này dễ suy ra t ừ đẳng thức
2

0={^ (v),v)
2
= (ĩP(v)Mv)).

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g 8

27.1 Không.

27.2
/2 - 3 - l \ /2 2 4 \
7 - 1 4 và 2 -Ì 3/2
\ 9 —Ì l ì \4 3/2 Ì /

27.3 Vì Oịj = f(vì,Vj). nên Ẩ= íg gJ .

27.4 Dễ kiểm tra / + 5 và a/ là các dạng song tuyến tính trên ự X V.


Cũng dỗ kiểm tra ánh xạ 0 biến mọi phần t ử của í/ X V t h à n h 0 đóng
vai trò phần t ử 0, và á n h xạ ( - f ) { x , y ) : = - f ( x , y ) đóng vai trò phần t ử
đối. Việc kiểm tra 8 tiên đề của không gian véc tơ đ ố i với các phần t ử của
L {U V) đ ư a về việc t h ử các tiên đề đó đ ố i với các phần t ử ảnh f ( x , y),....
2

Nhưng điều đó là thỏa m ã n vì K là không gian véc tơ.

27 5 Rõ ràng các fij là các dạng song tuyến tính trên V. Giả sử e\,e n

là cơ sở của V đ ố i ngẫu với ( f i , ( p n (xem Bài 15.33), tức là ipi{e,j) = ỏij.


Cho / e L {V, V). Đ ặ t dịj = f{eị,ej).
2
K h i đó sử dụng tọa độ theo cơ sở
e i , . . . , e „ , ta có

f(x,y) =ỵ 2 d i j X i y j =
ĩ 2 d i
ò ^ x
^ Á y ) = Ỵ^đijfij{x,y).
380 Phần li

Như vậy / = d i j f i j , tức ( / ý ) là hệ sinh. Nếu a


i j f i j = 0, thì ta có
a =a e e
ij ijfij( iì j) = 0,

nên (fij) củng độc lập tuyến tính. Vậy nó là cơ sở. Từ đó dimL (V, V) = n . 2 2

27.6 Cho Ui,.., Un là cơ sở của u và Vi, ...,i; là cơ sở của y. Kí hiệu /jj


m

là dạng song tuyến tính trên u X V xác định bởi điều kiện fij(uị,Vj) = Ì
và ĩij{v,k, Vi) = 0 với mọi (A;,ỉ) / Dễ chứng minh / j j lập t h à n h cơ sỏ.
Vậy dim L (U, V) = nm. 2

27.7 Phải kiểm tra ma trận biểu diễn của tổng các dạng song tuyến tính
là tổng của các ma t r ậ n biểu diễn, ma t r ậ n biểu diễn của tích vô hướng của
một phần t ử vô hướng với dạng song tuyến tính là tích vô hướng của ma
t r ậ n biểu diễn. Rõ ràng tương ứng này là một song ánh.

27.8 Cố định cơ sở tự nhiên của K . Nếu dạng song tuyến tính / được
n

viết t h à n h tích hai dạng tuyến tính l\(x) = a\X\ + • • • + ữ x và Ỉ2{x) = n n

b\X\ + • • • + b x , thì m ỗ i dòng của ma t r ậ n biểu d i ễ n của / là một bội của


n n

( a i , a ) Ỷ (0) •••) 0), nên ma t r ậ n biểu d i ễ n có hạng bằng 1.


n

Ngược l ạ i , có một dòng, chẳng hạn dòng ì của ma t r ậ n biểu diễn khác 0,
và các dòng còn l ạ i là bội của nó, tức là có bộ số khác 0 là ( c i , c ) để dòng n

t h ứ j là dj(ci, ...,c„), trong đó dị = 1. T ừ đó f{x,y) = (Ỵ^CiX^ự^diyi).

27.9 Điều kiện đủ hiển nhiên. Điều kiện cần: cho l\(x) = a\Xi + • • • + a x n n

và hix) — b\X\ + • • • + b x . G i ả sử có ai Ỷ 0 và bj Ỷ 0- Nếu ỉ = j thì từ


n n

h(e )ỉ (e )
l 2= 0 suy ra vô lí. Cho ỉ Ỷ 3- T ừ h{ei)l (ei)
i = h{ej)h{ej) = 0
2

suy ra bi = 0 và ũj = 0. L ạ i kết hợp với l\{eị + ẽj)Ỉ2(ei + Ẽj) = 0 suy ra


aịbj = 0. Vô lí.

27.10 Cho / là dạng song tuyến tính trên u X V. Cho S\,S2 là hai cơ
sở trên u, T i và T2 là hai cơ sở trên V. Cho p là ma t r ậ n chuyển cơ sở
t ừ 5 i sang S2, Q là ma t r ậ n chuyển cơ sở t ừ T i sang T2, A là ma trận
biểu d i ễ n của / theo ( S i , T i ) , còn B là ma t r ậ n biểu diễn t ừ của / theo
( 5 , T ) . K h i đó B = P^AQ, trong đó P,Q khả nghịch. Theo Ví dụ 7.1,
2 2

rank B = rank A.

27.11 a) Chọn một cơ sở ei,...,ejfc của L và mở rộng nó thành cơ sở


ei, ...,e của V. Gọi Ả là ma t r ậ n biểu diễn của / theo cơ sở này. Chú ý
n

rằng f(x,y) = 0 với mọi X e L khi và chỉ khi f(ei,y) = 0 với mọi i < k.
T ừ đó sử dụng tọa độ theo cơ sở này ta thấy L* gồm các véc tơ có tọa độ
thỏa mãn k phương trình tuyến tính với các dòng hệ số là k dòng đ ầ u của
A. Hạng của hệ t ố i đa là k, nên d i m L * >n-k.
Lời 'liin, chỉ dẫn chương 8 381

b) Lấy / là dạng song tuyến tính trên K 2


được cho bởi

f(xi,x ;yi,y2) = Xiyi - X y2-


2 2

Lấy L = { ( ì , ì ) ; X <E A : } . Khi đó L* = L.


Tuy nhiên nếu f ( x , x) ỹẺ 0 với mọi 0 Ỷ X e ì thì L n L* = 0. T ừ đó
dim(L + £,*) > n, nên K = L © L .

27.12 Rút ra từ đẳng thức f(x + y,x + y) = 0 với mọi x,y e V. Điều
ngược l ạ i được suy ra từ f(x,x) = - f ( x , x ) .

27.13 f(x,y) =ỉ[/(x,y) + /(y,x)] + i[/(x,y) - /(y,x)].

27.14 Nếu / = 0 thì điều khẳng định hiển nhiên đúng. Nếu dimV = Ì,
thì mọi véc tơ có dạng av, trong đó V £ V cố định. Do f(v,v) = 0, suy ra
/ = 0. Vậy ta có thể giả thiết / Ỷ 0 và dim V > 2. Khi đó tồn t ạ i Ui, t>2 £
để Oi = f(v\,V2) Ỷ 0- Thay Ui bằng Ui/a, có thể giả thiết f{v\,V2) = Ì, và
do đó f(v2,v\) = — 1. Do f(x,x) = 0, nên từ đó cũng suy ra Vi,«2 độc lập
tuyến tính. Gọi u là không gian con sinh bởi 1>1,1>2, và l y là không gian
con của V xác định bởi
w = {y e V; f ( v y ) = f(v ,y)
u 2 = 0} = {y G V; f(x,y) = 0 Vx G í / } .

Nếu y G ỉ/ n w thì y = avị + /3u2- T ừ đó 0 = f(vi,y) = p và 0 =


/ ( w , y ) = - Q . Do đó y = 0, tức là ự n IV = 0. Theo câu a) Bài 27.11,
2

d i m ( ơ © W) > dimV. Vậy V = u e w. Bây giờ ta thấy hạn chế của /


trên w l ạ i là một dạng thay phiên. Theo qui nạp, tồn t ạ i cơ sở v , ...,v 3 n

(n = d i m V ) để ma trận biểu diễn của nó có dạng như đề bài. Bây giờ ta


dễ kiểm tra ma trận biểu diễn của / theo Vi,...,v thỏa mãn đề ra. n

27.15 a) Rõ ràng $0) G V* với mọi u € u. Ta dễ dàng kiểm tra $(au +


Ị3u') = á$(u) + /ỉ${u').
b) Nếu $ = 0, thì $(u) = 0 với mọi u e u, và rõ ràng / = 0. Để chứng
minh tính toàn cấu, ta nhận xét rằng nếu * € L(U,V*) thì
/(u,u):= (*'u))(v)

là một ánh xạ tuyến tính.

27.16 Dễ dàng kiểm tra đẳng thức khi r(x) = <p{x,x), trong đó <p là dạng
song tuyến tính. Điều ngược lại không đung. Chẳng hạn, xét ánh xạ sau
trên C: r ( a + ib) = a , a,b € K. Nếu r là dạng toàn phương thì dạng cực
2

của nó phải là

ip{ai+ib\,a +ỉh) = ị(T(a +a +ib +ib2)-r(a +ib )-T(a2+ib ) = Oi0 .


2 1 2 l 1 1 2 2
382 Phần li

Nhiíng ánh xạ này không phải là song tuyến tính t r ẽ n c.

b) vi - hýị + ị y ị
c) ( x i + Xị)(x2 + x ) = \ýị -
3 \ýị.

27.18 Câu trả lời không duy nhất. Chẳng hạn

a) x\ — hxị + 4xị + 4xiX2 - 2x1X3


= [xị + 2xi{2x - x ) + (2x - X3) } - (2x - z ) - bxị + Axị
2 3 2
2
2 3
2

= ý ị - 9xị + 4 x x + 3^3 2 3

b) Giải tương tự.


c) Dùng biến đ ổ i Xi = yi, £2 = Vi + V2, £3 = 2/3, ta được X1X2 + X2X3 +
= ýị + y\V2 + 2 y i y + ỉ/22/3, r ồ i giải tương t ự n h ư trên.
3

27.19 a) Tổng bằng (J2i OLiXi) = ýị, trong đó đặt yi = X)" i i- về


=1
2
=1
a x

cơ bản các biến còn l ạ i được giữ nguyên, nhưng phải đảm bảo được phép
biến đ ổ i là không suy biến. Do đó nếu ai Ỷ 0 thì đ ặ t Uj = Xj với mọi j > 2.
Nếu ai = • • • = a j _ i = 0 và dị Ỷ 0 với í > 2 thì đặt Uj = Xj với mọi j Ỷ 1»*
và yị = X i .

b) Sử dụng công thức truy chứng

T U A + £ l<i<7<n
( * i + Ị ] u L ^ ) + l E I U ^ + ẩ£: 2<i<j<n i j
2 x x
2

„2 J. 3 Ĩ W ,2 , 2 f „,.„,.1

VỈ + bỉ + •+

trong đó
Vi — Xi + ị J2Ị=2 x
i
V2 = X2 + ịl!U*i

Vn-l = Xn-1 + nn X

Vu = x- n
yìái, chi dẫn chương 8 383

27.20 a) Biểu thức là đối xứng với t ấ t cả các biến, nên cố gắng sử dụng
biên đoi đ ố i xứng! Sử dung biển đ ổ i Xi = Ui + y và x = Vi - 2/2, còn 2 2

các biên khác giữ nguyên, ta có thể biến XịX t h à n h biểu thức chứa bình 2

phương:

El<i<j<n XiXj =yỊ-y% 2y £\>3 Xi + E <i<j<n XịXj


+ x 3

= (yj +Ẹi>3 Xi) - ýị - (EĨ>3 Xi) + Ẽ3<i<j<n i j


2 x x

5<i<j<r

Bây giờ ta có t h ể sử dụng Bài 27.19 b).


b) B i ế n X\X2 t h à n h biểu thức chứa bình phương theo phương p h á p
Lagrange t h ô n g thường bằng phép đ ổ i biến Xi = 2/1, x = Vi + V2, Xi = 2

Ui, ì > 3, ta được

É= Im + - + ±y -m.
t

Như vậy theo truy chứng, cứ mỗi lần ta làm với từng nhóm 2 biến một.
Cuối cùng ta được dạng chính tắc là yị — ýị + • • • + vỉ-2 — Vn-1 ^ lẻ, và n u n

bằng ýị — ýị H h Ị/^_2 — y£ nếu n chẵn. T ừ đó cũng dễ dàng viết được


công thức của phép biến đ ổ i .

27.21 a) Khai triển ra ta được dạng toàn phương

n *r-r n
1=1 i<j

Bây giờ cứ k h ử dần các biến X i , . . . như phương p h á p Lagrange thông


thường, ta đ ư a dạng toàn phương trên về dạng (qui nạp theo 71)

n —l o n — 2 9 Ì 9

trong đó
Vì =X\--^l{x2 + Xz + --- + X ),
n

V2 = ^2 - ^2 ( 3 + x + x ),
x
4 n

Un—Ì Ì 3^71)
= —

Vu — n- x
384 Phần li

b) Thực hiện phép biến đổi Xi = 2/1 - 2/2, Z2 = 2/2 - ỉ/3, ".En-I =
Vn-1 - Vu, còn x = y + y i , ta thấy với ỉ < j < n thì
n n

ị ì - j ị XịXj = (j - i)(yi - yi+i)(yj -Ịfj+i)


= ti - i)[viVj - yiVj+i - Vi+iVj - Vi+ij + í]-

Như vậy khi l < ì < j < n — ĩ, yiyj xuất hiện trong các tích XịXj, Xi-ịXj,
XịXj-\, Xi-\Xj-\ tương ứng với các hệ số ( j — í), — ( j — i + 1), —(j — ỉ — 1)
(kể cả khi ị = i + ĩ , tức là không t ồ n t ạ i tích XịXj-\\) và ( j — í). Tổng các
hệ số này bằng 0. Với i = Ì và Ì < j < n — Ì , t h i yxyj xuất hiện trong các
tích x\Xj, x\Xj-i, XjX , Xj-\x tương ứng với các hệ số j — Ì, — ( j - 2),
n n

(n — j) và —(n — j + 1). Tổng các hệ số này cũng bằng 0. Tương tự các hệ


số của yiỉ/n-1 (với i < n — 1) và của ỉ/iỉ/n, z < n cũng bằng 0. Do đó dạng
toàn phương đ ã cho sau khi đ ổ i biến bằng

in - l)y\ -vị vị.

Giải yi, ...,y qua Xi,x , ta được


n n

Vi =ị(xi + x + x + \-x ),
2 3 n

y 2 = ị{-xi + x + x -ị 2 3 ị-Xu),
y 3 = |(-Xi- x + x H 2 3 + x ),n

Vu =\{-X\-X x -\+x ).
2 n n

27.22 Giả sử dạng toàn phương là / =Ỵ^ij-1 ữijXịXj với ũịj = Chú
ý rằng nếu ta thực hiện phép đổi biến

yi = Xi + C12X2 H h Ci x , n n

y 2 = x + C23X3 H
2 1- c x,
2n n

Vn — •^riì

thì định thức góc -D£, /c < n của dạng toàn phương mới chính là định thức
của dạng toàn phương fk = 53ị j = i i j i j a x x s a u
khi thực hiện phép đổi biến
cắt ngắn sau:
yi = Xị+ C12X2 H h ClA;Xfc,
= 2:2 + C23X3 H H c /fc2;it, 2

Vk = Xk-
Đo ầó Dị =\ P \ -D - ị p \= D , trong đó p là ma t r ậ n chuyển cơ sỏ của
T
k k

phép đ ổ i biến cắt ngắn vừa nêu (có định thức bằng 1).
ù"'"- chỉ dẫn chương 8 385

27.23 Theo như Bài 27.22, thì Ai • • • Àfc = D .pị, trong đó Pk là định thức k

cua phép biến đổi cắt ngắn trên k biến. T ừ đó ta có điều kiện cần. Đối với
điều kiện đủ. ta nhận xét rằng = •. • = Pr = 1. P l

28.1 G i ả sử Ả là ma trận biểu diễn của r theo cơ sở s của V. Ta biến V


thành không gian ơclit sao cho s là cơ sở trực chuẩn. Bây giờ ta có thể sử
dụng Định lí 28.8.

28.2
r(x) = ( x ) W
r
( x ) ) = (<p (x),ip (x))
T T
> 0.

28.3 Sử dụng Bài 27.23.

28.4 Với XỶ 0 có ta

r(^) = r(x)/ I X | = (cui + • • • + Cnxị)l IX I


2 2

> Cn{xỊ + ••• +xị)J ị X | = c. 2


n

Dấu bằng xảy ra nếu X có tọa độ (theo cơ sở trực chuẩn tương ứng) là
( 0 , 0 , 1 ) . Ta có thể làm tương t ự với Cị. 1

28.5 Ta biến không gian véc tơ đã cho thành không gian Oclit E bằng
cách đặt
(x,y) = ị[Ti(x + y)-T (x)-r (y)}.
1 1

Khi đó theo Định lí 28.8, tồn tại cơ sở trực chuẩn để

r (x) = C\%\ + ••• + Cnxị.


2

Theo cơ sở trực chuẩn này

Tị{x) =\x\ =xỊ + ••• + xị.


2

28 6 Sử dụng ý chứng minh Định luật quán tính. Giả sử ngược lại, chỉ số
quán tính dương lớn hơn p. K h i đó tồn t ạ i cơ sở để

f = q + ... + l - íị íị =y\ + ... + y - y y ,


2
p +l +q
2
r
2
T+l
2
T+s

trong đó r > P- Ta có the coi h,...,lp là các biểu thức tuyến tính của các
toa độ mới y\,-~,yn- Khi đó hệ phương trình tuyến tính thuần nhất
386 Phần lì

gồm p+ (ra - r ) <n phương trình. Vì vậy nó có nghiệm không t ầ m thường


("Ì "r,0 0). Thay yi = Ui,...,y - u ,y
T = • • • = y = 0 vào đẳng
T r+1 n

thức trên sẽ cho ta điều vô lí.


Có t h ể làm tương t ự đ ố i với chỉ số quán tính âm. Xét dạng toàn phương
0 = íị - tị ta thấy có t h ể xảy ra trường hợp bất đẳng thức thực sự.

28.7 Câu b) được suy ra từ a). Đối với câu a) ta chú ý rằng một dạng toàn
phương / được đưa về dạng chính tắc C\ýị -ị h Cnýị (c\,...,Cn e K) có
nghĩa là t ồ n t ạ i một p h é p chuyển cơ sở t ừ s — ( e i , e ) (cơ sỏ ban đầu)
n

sang T = (eí,....e^") sao cho

f(yi,-,y ) = Ciyị + • • • + Cnýị,


n

trong đó (xi, ...,x ) là tọa độ của X theo 5 và (yi, ...,y ) là tọa độ của X
n n

theo T. Hai tọa độ này liên hệ với nhau theo công thức

(a;i,...,3; ) = P(yi, ...,y ) ,


n
r
n
T

trong đó p là ma trận chuyển cơ sở từ s sang T. Nếu ta xem g là dạng


toàn phương trên V xác định bởi

gịx) = cixỊ H +Cnxị,

thìỊoip = g, trong đó ip là toán tử tuyến tính biến ej thành e'ị (i = Ì,lĩ).


Nói cách khác / có dạng biểu diễn chính tắc là CiyỊ -ị h Cnýị khi và chỉ
khi / tương đương với g. Dễ kiểm tra quan hệ tương đương giữa các dạng
t o à n phiíơng thực sự là quan hệ tương đương thông thường. T ừ đó ta có
ngay a).

28.8 Ta xét dạng chuẩn tắc của / (theo cơ sở s nào đó)

f{x) = xỊ.+ --- + xị-x 2


p+1 4

Khi đó / đưa về được g có nghĩa là tồn tại các dạng tuyến tính lị,...,lq
(của các biến X\,...,x - là tọa độ của véc tơ theo cơ sở S) sao cho
n

g(x) = lỊ + --- + l -l2


p
2
p+1 lị

Theo Bài 28.6, p < r và q < s, trong đó r, s tương ứng là các chỉ số quán
tính dương và â m của g. M ộ t cách đối xứng r < p và s < q. Do đó r = p và
s = q. Như vậy cả / và g đều có cùng dạng chuẩn tắc. Do đó chúng tương
đương với nhau.
</"'"• chi dẫn chương 8 387

28.9 Hạng là số chằn và kí số bằng 0.

28.10 Nếu

f{x) = (aiXi + • • • + a x )(hxi + ••• + b x ),


n n n n

thì / có ma trận biểu diễn mà dòng thứ ỉ có dạng

2 i(h,-,b ) + ịb (ai,...,a ).
a
n t n

Như vậy hạng của không gian sinh bởi các dòng ma trận tối đa là 2. Hơn nữa
nếu nó có hạng bằng 2 thì (ai, ...,a ) và (&1, ...,ò„) độc lập tuyến tính. Nếu
n

kí số của nó bằng 0, thì ta có thể giả thiết / = ýị + ýị hoặc ỉ = -y\-y\-


Khi đó / là nửa xác định dương hoặc nửa xác định dương. Tuy nhiên tích
của hai dạng tuyến tính độc lập tuyến tính thì không thể là nửa xác định
dương hay âm. Vô lí.
Đe chứng minh điều ngược lại ta chỉ việc xét dạng biểu diễn chuẩn tắc
của nó.

28.11 Nếu A = C C = C IC, trong đó ì là ma trận đơn vị, thì có thể


T T

xem c là ma trận chuyển cơ sở và dạng toàn phương đã cho có một ma


trận biểu diễn là ma trận đơn vị, nên nó là xác định dương. Ngược l ạ i , nếu
nó là xác định dương, thì có cơ sở để ma trận biểu diễn của nó là / . Khi
đó theo công thức chuyển cơ sở ta có A = P IP. T

28.12 Giả sử trong cơ sở 5 = (ui,...,Un) ta có T(x) = Y a jX Xj. Cho


j l i

X — Ui, tức là Xj = 0 với mọi j ^ i vầ Xi = Ì, ta có au = r ( u ) > 0. Điều t

kiện này không đủ vì r ( x i , x ) = x\ - 4x\X2 + xị không xác định dương


2

trên R .

28.13 Sử dụng Định lí 28.6(iii), ta đưa bài toán về việc tính giá trị của
tối đa 2 định thức. T ừ đó a) A > 3/2, b) I A | < Ì, c) không có A nào.

28.14 Đưa về dạng chuẩn tắc, ta có thể viết / = y\ -ị h vị và g =


ZỊ -I Ị- zị. trong đó Ui, Zị là các dạng tuyến tính của Xi , . . . , £ „ . Chú ý rằng
y? và zị cũng là các dạng toàn phương, và (/ì + / , ỡ ) = ƠI lỡ) + 2 (h,g):
Ù,gi +92) = ( / - ổ i ) + (/.«2). Do đó

n
Ơ,Ổ) = ^2(Vi,Zj).
388 Phần li

Với hai dạng tuyến tính t ù y ý y = a x # H h a x và z = 61X1+ • • • + 6 x„,


n n rỉ

ta có
n n
(y ,z ) = 2 J aiajbibjXiXj
2 2
= (y^ãibiXi) .
2

i,j=l i—Ì

Rõ ràng dạng toàn phương này là nửa xác định dương, nên câu a) được
chiíng minh.
Dối với câu b) nhận xét rằng p = q = n. G i ả sử có X để ự,g)(x) = 0.
T ừ trên suy ra ( y f , Zj)(x) = 0 với mọi Giả sử

ĩ/t = <k,lXl Hỉ- Gi.n^n và 2j = 0^1X1 H h òi, x„.


n

Cố định một ì và cho í chạy từ Ì đến n, từ hệ thức (yf, zj)(x) = 0ở trên,


ta được hệ phương trình tuyến tính thuần nhất

<H,\bj,iX\ -ị 1- a bj x = 0, i — Ì, ...,n.
iìn Ịn n

Do ma trận hệ số của Vi,...,Un là khả nghịch, nên ta phải có bjịXị = 0 với


mọi i = Ì , l ĩ . Vì điều này đúng với mọi "j = Ì , n và ma trận hệ số của
Z \ , z ncũng khả nghịch, nói riêng không có cột nào bằng 0, nên từ đó
suy ra Xi — • • • = x = 0. Điều này cho ta b).
n

28.15 Xét dạng toàn phương thực r nhận A làm ma trận biểu diễn theo
cơ sở t ự nhiên. Chú ý rằng t ừ giả thiết suy ra r là xác định dương. Do đó
kết luận được suy ra t ừ Định lí Sylvester 28.6. Ngược l ạ i , vì r xác định
dương, nên có t h ể đưa về dạng tổng các bình phương, tức là ma trận biểu
diễn bằng / . Sử dụng công thức chuyển cơ sở ta có ngay A = P P. T

28.16 Điều kiện cần chứng minh như Định lí Sylvester: xét dạng toàn
phương hạn chế trên các không gian con sinh bởi một số véc tơ trong cơ sở
mà dạng toàn phương có ma t r ậ n biểu d i ễ n đang xét.
Để chứng minh điều kiện đủ, ta chứng minh bằng qui nạp theo cấp n
của ma t r ậ n . K h i n — Ì hiển nhiên đúng. Giả sử n > Ì và A là ma trận
biểu d i ễ n đang xét theo cơ sở e i , . . . , e . Kí hiệu / là dạng cực của r . Ta
n

có a j — f(eị,ej).
l N h ư vậy ma t r ậ n con A(iị,ik\iu •••) ỉk) là ma trận
biểu d i ễ n của dạng toàn phương r hạn chế trên không gian con sinh bồi
e , ...,e .
n ik T ừ đó suy ra, nếu ta đ ổ i chỗ các véc tơ trong cơ sở đã cho thì
sẽ nhận được ma t r ậ n biểu diễn mới B của r cũng có tính chất như của
Ả. Gọi r là hạng của Á. T ừ nhận xét trên ta thấy không mất tính tổng
quát, có t h ể giả thiết định thức con góc cấp r của A dương. Ma trận con
Ạ' của Ả gồm n - Ì cột và dòng đầu cũng có tính chất như A Nó là ma
Lởi giai, chỉ dẫn chương 8 389

t r ậ n biểu diễn của hạn chế V của r (hay của / ) trên không gian con V
sinh bởi Bi, . . . , e _ j . Theo giả thiết qui nạp, đây là một dạng toàn phương
n

nửa xác định dương. Theo Thuật toán Lagrange, có thể tìm được cơ sở
yi,—,y -i n của V sao cho r ' có ma trận biểu diễn là ma trận đường chéo
ơ dạng d i a g ( l , . . . , l , o , ...,0), tức là fịyi,yj) = 0 nếu Ì < ỉ ^ 3 < n - Ị,
ỉ (Vi, Vi) = Ì nếu i = 1.....S và /(y»,2/i) = 0 nếu í = s + l , . . . , n - 1.
Đặt, y = ai 1/1H n + a „ _ i y _ + e với di = -f{yi,e ).
n 1 K h i đó
n yi,...,y n n

là cơ sở của V . Gọi c là ma t r ậ n biểu diễn của / theo cơ sở này. K h i đó


với mọi i < n
f{Vi,yn) = a + f { y e ) = 0.
t ỉ : n

Như vậy c là ma t r ậ n đường chéo. Xét 2 trường hợp:


r < n — 1: Vì hạng của r a n k C = rank A = r = r a n k A ' = rankC", nên
f(y ,Vn)
n = 0 tức là các phần t ử đường chéo của c không âm. Do đó r là
5

nửa xác định dương.


r = n. Vì rank c = rank A = r = n, nên các phần t ử đường chéo của c
khác 0, và n - Ì phần t ử đ ầ u tiên là 1. Gọi p là ma t r ậ n chuyển cơ sở t ừ
Vi,...,v n sang yi,...,y -n K h i đó

f(yn,y )=\C\=\P AP\=\A\-\P\ >0.


n
T 2

Vậy trong trường hợp này r là xác định dương.


Phản ví d ụ f(x\,x ) = -xị. 2

28.17 Gọi r la dạng toàn phương của M với ma trận biểu diễn A theo cơ
n

sở t ự nhiên s. Nếu A = C C t h i r là nửa xác định dương, nên theo Bài


T

28.16, Ả có tính chất đ ã nêu.


Ngược l ạ i , theo Bài 28.16, r là nửa xác định dương. Do vậy tồn t ạ i cơ
sở T để r có dạng ma t r ậ n khối

ì 0
J =
0 0

trong đó ì là ma t r ậ n đơn vị cấp < n. Gọi p là ma t r ậ n chuyển cơ sở t ừ T


sang 5, ta có
A = P JP T
= P JJP T
= ỤP) ỤP).
T

Rõ r à n g ma t r ậ n JP có n - r dòng cuối bằng 0, và rank( JP) = rank(J) =


rank A.
28 18 B iến không gian véc tơ đang xét t h à n h không gian ơclit E xác định
kg. Ị |2_ g(x). Gọi s là cơ sở ban đầu của không gian E và T là một cơ
x

ở trưc chuan của E. Gọi F là ma trận chuyển cơ sở t ừ s sang T. K h i đó


390 Phần li

theo cơ sở mới T. f có ma t r ậ n biểu diễn là P ÁP và g có ma trận biểu


T

điền là ma trận đơn vị / = P BP. M ộ t phép đ ổ i biến t ù y ý để g là tổng


T

của các bình phương tương đương với một phép chuyển T sang cơ sỏ trực
chuẩn mới ư. Theo Định lí 28.8, dạng chính tắc của / xác định duy nhất
và là nghiệm của đa thức đặc trưng

I P AP - XI 1=1 P AP - XP BP 1 = 1Ả - XB ị • ị p I .
T T T 2

Dể chứng minh tính duy nhất, ta cũng có thể làm như sau: nếu có ma
trận chuyển cơ sở p sao cho P ÁP T
— D là một ma t r ậ n đường chéo và
P BP
T
= I thì

I D - XI 1 = 1 P AP - \P BP 1=1 A - \B- I p I .
T T 2

Như vậy các phần tử trên đường chéo của D là các nghiệm của I A — XB I
(kể cả bội).

28.19 Theo Bài 28.18 ãi,...,a là nghiêm của đa thức ị A- XB \=Q, còn
n

b\,...,b là nghiệm của đa thức I B — XA 1= 0 (kể cả số bội). Vì A và B


n

bất khả qui, nên suy ra có the sắp xếp l ạ i để aịbị = Ì với mọi ỉ.

28.20 Nếu / có ma trận biểu diễn là ma trận trực giao A, thì mọi giá trị
riêng (có the phức) của A có môđun bằng 1. Nhưng A là ma trận đối xứng,
nên các giá trị riêng đều là số thực, tức là các giá trị riêng bằng ± 1 . Vì vậy
dạng chính tắc trục chính của / có dạng chuẩn tắc.
Ngược l ạ i , cho A là ma t r ậ n biểu diễn của / theo một, cơ sở trực chuẩn
đang xét là s. Nếu / tương đương trực giao với dạng chuẩn tắc của nó có
nghĩa là tồn t ạ i ma t r ậ n trục giao p để P ÁP = J là một ma trận đường
T

chéo gồm các số ± 1 . Như vậy J là ma t r ậ n trực giao. T ừ đó A = PJP T



ma trận trực giao.

28.21 Mối liên hệ giữa hai ma trận biểu diễn là B = P AP, trong đó p T

là ma t r ậ n trực giao. Do đó P = p~ . T ừ đó Ả và B đồng dạng với nhau.


T l

28.22 Nếu chúng tương đương trực giao với nhau, thì hai ma trận biểu
diễn liễn hệ với nhau n h ư sau: B = P AP, trong đó p là ma trận trực
T

giao.
Ngược lại nếu hai đ a thức đặc trưng trìmg nhau thì chúng có cùng dạng
chính tắc trục chính.

28.23 Giả sử các ma trận biểu diễn đang xét theo cơ sở s của không gian
véc tơ V. Có thể xem V là không gian ơclit với s là cơ sở trực chuẩn. Gọi
các giá trị riêng của A là A i , . . . . V K h i đó A - XI có các giá trị riêng là
'I"' - chi dẫn chương 8
n 391

A
1 ~ An - A. Theo thuật t o á n tìm dạng chính tắc trục chính, dạng
A

toàn phương / với ma t r ậ n biểu diễn Ả — XI có dạng chính tắc trục chính

/ = (À! - Ằ)yỊ + • • • + (À - n \)yị.

28.24 Gọi /, g và h tương ứng là các dạng toàn phương với ma trận biểu
diễn A - ẰI B - ụ! và A + B - ví theo một cơ sở trực chuẩn của không
Ì

gian Oclit. Với mọi A < a và /Lí < c, / và g là xác định dương. Do đó g
là xác định dương với mọi ụ < a + c. Tương tự, g là xác định â m với mọi
v>b + d. Bây giờ hãy sử dụng Bài 28.23.

28.25 Xét dạng toàn phương r trên không gian ơclit R với ma trận biểu n

diễn A A theo cơ sở t ự nhiên. K h i đó r xác định dương. K h i đó, theo Bài


T

27.23 và Định lí Sylvester, t ồ n t ạ i ma t r ậ n tam giác trên p với các phần t ử


trên đường chéo chính bằng Ì để P (A A)P = ơ , trong đó D là ma t r ậ n T T

đường chéo với các phần t ử diíơng. Do đó có thể viết D = c , trong đó c 2

cũng là ma t r ậ n đường chéo với các phần t ử dương. T ừ đó

Ả = (P A )- C • CP~ = (Á r (P r C • CP~ =: QB,


T T l l r ì T 1 l

trong đó Q = {A )-\P r C. Ta có T T x

Q Q = C P- A-\A r\P r C = Cjp- (A A)-\P )- C


T T l T T l l T T 1

= C P- •((P )- ơ2p- )- • ( P r c T 1 T I 1 1 T i

= C P- • P(C- ) P • ( P ) - C = ì. T 1 l 2 T T 1

Như vậy Q là ma trận trực giao.


Nếu có hai biểu d i ễ n QB = Q'B' thì (Q')~ Q = ~ = l B > B 1 L v ì v ế t r á i

là ma t r ậ n trực giao, còn vế phải là ma t r ậ n tam giác trên.

28.26 Đây là cách phát biểu khác của Bài 26.19. Có thể làm trực tiếp như
sau (nhưng về cơ bản ý tưởng v ẫ n vậy, và tương t ự Bài 28.25). Ta chi xét
phân tích t h ứ nhất.
• V t r ậ n Á 'A là xác định dương, nên t ồ n t ạ i ma t r ậ n đường chéo
ì m a
1

c với các phần t ử dương trên đường chéo và ma t r ậ n trực giao p sao cho
P {A^A)P
T
= c • T ừ đó

A = \{A r\P T CP- \ . [PCP- ] =: QiBi.


r T x x 1

Đ kiểm tra ọ Ì là V ễ - Để chứng minh tính duy nhất. ta giả sử có


x tr c iao

QB với tinh chất tương t ự để Q f í = Q i B i . K h i đó BB^ = Q - ^ ! . Vì 1 1

5 B là các ma t r ậ n của các dạng toàn phương xác định dương (Định lí
392 Phần lì

Sylvester), nên t ồ n t ạ i ma t r ậ n không suy biến p để P BP = ì và


T
P B\P T

là ma t r ậ n đường chéo với các phần t ử dương trên đường chéo. Ta có

P Q~ Qi(P r = P BP(p- B^ (P )- ) = (P B P)-\


T l T l T ì ì T 1 T
1

Từ vế phải ta suy ra các giá trị riêng là các số thực dương, còn từ vế trái
chúng là các số phức có m ô đ u n bằng 1. Do đó chúng bằng 1.

28.27 Sử dụng phương pháp Lagrange đưa chúng về dạng chuẩn tắc. Hai
dạng toàn phương thực tương đương với nhau khi và chỉ khi chúng có cùng
dạng chuẩn tắc.
a) Cả ba dạng toàn phương cùng có dạng chuẩn tắc ýị + ýị — y | .
b) Không có 2 dạng nào tương đương với nhau, vì / ì —> ýị+ỳị+ỳị, h -*
VỈ + VÌ - vị /3 - » - l ì - vị - vị

28.28 Để làm bài toán này, trước hết ta dùng phương pháp Lagrange để
đưa dạng t o à n phương xác định dương về dạng chuẩn tắc. Khi này dạng
toàn phương còn l ạ i sẽ có ma t r ậ n biểu diễn mới. T ì m các giá trị riêng của
ma t r ậ n này, theo Định lí 28.8, ta có dạng chính tắc của dạng toàn phương
còn l ạ i . Chú ý rằng theo Định lí Sylvester thì dạng toàn phương xác định
dương phải có các hệ số của các bình phương là dương. Vậy trong cả hai
câu chỉ có t h ể g là' xác định dương.
Tuy nhiên phương p h á p vừa nêu nói chung phải tính toán cồng kềnh.
M ộ t cách ngắn gọn hơn là sử dụng Bài 28.18.
a)
/21 2 14\ / l i -6 6\
2 -18 3 Ị - À Ị -6 6 -3
\14 3 6/ V6 -3 6 /
= -81(A + 3 A - 1 3 Ằ - 1 5 ) .
3 2

Phương trình này có 3 nghiệm 3,-1,-5. Vậy / = 3yỊ - ýị - 5y|.


b) Tương t ự định thức trong câu b) là 9 ( - A + 2X + 13À + 10) và
3 2

f = 5yỉ-yỉ-2yị

28.29 Gọi hai ma trận biểu diễn của hai dạng toàn phương là A và B
Theo phần cuối của lời giải Bài 28.18 ta thấy nếu chúng cùng đưa về được
dạng đường chéo (với các phần t ử thực), thì nghiệm của đ a thức I Á-XB ị
phải là số thực. Vậy để t ì m ví dụ chỉ cần tìm Ả và B vi phạm điều kiện
này. Chẳng hạn / = x\ - xị và g = 2x\X2-

28.30 Theo Định lí 28.8 ta cần tìm nghiệm của các đa thức đặc trưng.
Lời giỗi, chỉ dẫn chương 8 393

-À 2 2
a) 2 3- A -1 - Ả + 6A - 32 . Vậy / = 4y? + Ayị -
3 2
2yị
2 -1 3- A
1-A -1 -1
b) -1 -À - 1 = -A + À + 3A - 3. Vậy / = ýị + \fĩyl - \fĩ>yị
3 2

-1 - 1 -À

28.31 Đặt
-À 1/2 0 •• • 0
1/2 -A 1/2 •• • 0
D„(A) : = D n =

0 0 0 •• • -Ả

Khai t r i ể n theo dòng t h ứ nhất ta dễ dàng nhận được

D = -XD -i - \Dn-2-
n n

Ta CÓ DI = -Avà£>2 = A -l/4. Như vậy D -(3Di =a wkD -aD =ẹp-.


2
2
2
2 l

Theo phương p h á p truy hồi (xem phần tính định thức, trang 65), ta được
D (X) n = -(a n + 1
-í3 n + 1
)/(a-ạ),

trong đó
a = (-A + x / Ã ^ H Õ A ạ = (-A - v Ã^T)/2.
/

Dễ thấy khi I À | > Ì thì D„(A) Ỷ 0. K h i I A | < Ì, ta đ ặ t A = - cos(x). K h i


đó, theo công thức Moivre,
a n+i + = c o s (( n + 1 ) ) + i sin((n + l ) x ) - cos((n + l ) x )
X

+ t sin((n + l ) x ) = 2i sin((n + l ) x ) .

Vậy D (X) n = 0 khi và chỉ khi A = cos ^ J , k = ĩ , ...,n. T ừ đó dạng chính


tắc trục chính của / là Y2=1 c o s
ã fc-
y

28 32 P h ư ơ n g p h á p chung để giải các bài t o á n này là sử dụng thuật toán


tìm dạng chính tắc trục chính.
6-Á -2 2
-2 5-A 0 = - A + 18A - 99A + 162. Nó có các nghiệm 3 2

a)
2 0 7- A
p h â n biệt là 3, 6, 9. Do đó ứng với m ỗ i giá trị riêng ta t ì m được một véc
tơ riêng, định chuẩn:

/1(2,2,-1), / 2 = | ( - 1 , 2 2 ) , /3 = 1 ( 2 , - 1 , 2 ) .
>
394 Phần li

Lấy tọa độ các véc tơ này làm cột, ta được ma t r ậ n p chuyển t ừ cơ sỏ cũ


sang cơ sở mới nói trên. T ạ i cơ sở mới này dạng toàn phương có dạng chính
tắc trục chính
r = 3yỊ + 6y + vị 2
2

Theo công thức chuyển tọa độ {x ,x ,x ) = P(yi,y ,y3) ', ta có thể viết
1 2 3
T
2
T

phép biến đ ổ i dưới dạng sau

Xi = |(2yi-y + 2y ),
2 3

X3 =!(-ỉ/i+2ĩ/2 + 2y ).3

Ì - À 2 2
b) 2 Ì - À 2 = -A 3
+ 3A 2
+ 9À + 5 có một nghiệm đơn
2 2 Ì - A
A = 5 và một nghiệm kép A = — 1. ứ n g với A = 5 ta tìm được một véc
tơ riêng, định chuẩn / ì = ụ = ( l , Ì, 1). ứ n g với A = — Ì ta có phương trình
Ui + V-2 + U3 = 0. T ừ đó ta t ì m được ngay hai véc tơ riêng, trực giao (hoặc
sử dụng phương p h á p Gram-Schmidt) là

/ =-1(1,0,-1), /3 = -^(1,-2,1).
2

T ừ đó r = 5yf — vị — vị và phép biến đ ổ i trực giao là

Xi

X3 = ^ y i - 3sV2 + T7SĨ/3-

c) Vì ma t r ậ n có dạng ma t r ậ n đường chéo khối, dễ thấy các nghiệm của


đ a thức đặc trưng là 0, —5 và một nghiệm kép 5. T ừ đó r = — býị+ĩ>ýị
Các véc tơ riêng, định chuẩn ứng với 0 là / ì = 5(0,0,1,2), ứng với - 5
là /2 = 3 ( 0 , 0 , - 2 , 1 ) . Các véc tơ riêng, trực chuẩn ứng với 5 là /3 =
± ( - 2 , 1 , 0 , 0 ) và /4 = 4 ( 0 , 0 , - 2 , 1 ) .
(ỉ) C â u này ta có t h ể làm đơn giản, dựa vào nhận xét:

xỊ + 2x\X2 + xị 2xị 4x3X4 - 2xị = ( x i + X2) - 2 ( x + X4) .


2
3
2

28.33 Dựa vào công thức tính định thức ở Ví dụ 10.7 ta dễ dàng tính
được các giá trị riêng trong câu a) là (n + l ) / 2 và 1/2 với số bội n - Ì, còn
í </•"'"• chi dẫn chương 8 395

ở câu b) là (TI - i ) / 2 và - 1 / 2 với số bội n - 1. ứng với nghiệm bội, hệ


phương trình của các véc tơ riêng chỉ gồm Ì phương trình. T ừ đó cũng dễ
dàng t ì m được một hệ trực giao các véc tơ riêng. Chuẩn hóa đi, ta sẽ được
một cơ sở trực chuẩn t ạ i đó r có dạng chính tắc trục chính.

28.34 Đe làm bài toán này, trước hết ta dùng phương pháp Lagrange để
đưa dạng toàn phương xác định dương về dạng chuẩn tắc. Khi này dạng
toàn phương còn lại sẽ có ma trận biểu diễn mới. Bây giờ ta sử dụng Thuật
toán tìm dạng chính tắc trục chính đối với ma trận mới này.
Chú ý rằng theo Định lí Sylvester thì dạng toàn phương xác định dương
phải có các hệ số của các bình phương là dương. Vậy trong cả hai câu chỉ
có thể g là xác định dương.
a) g = (xi - x ) + 3^2. Như vậy ta có g = ýị + ýị với
2
2

x = y2/V$, Xi = yi + 2/2/\/3.
2

Từ đó / = -4 y /V3 - \ýịlz. Ta có
yi 2

2
= (A + 2)(A-|). 2 •ế-A
Tề
Hai giá trị riêng là -2 và 2/3. Các véc tơ riêng định chuẩn tương ứng là

ui = (l/2,V3/2); tia = (^/3/2,-1/2).

Từ đó dạng chính tắc của / là -2zị + ịzị Phép ° biến đ i là

Ì >/3..... >/3 Ì
Vì = ịzi + 2 Z 2 ì m =
2 2 1
~ 2 '
2 2

Suy ra X\ = Z\ + -ụ^z , x = \z\ - YựịZ2-


2 2

b) Nhìn chung sử dụng phương pháp Lagrange một cách máy móc sẽ
làm tính toán cồng kềnh. Tùy đặc thù bài toán, ta có thể thay đổi chút ít
thì sẽ làm đơn giản khá nhiều tính toán. Trong bài này, trước hết để khử
các tích có chứa Xi ta biến đ ổ i

g = (xi+ 2x - Z3) + 13x1 - 10x X3 + 2xị


2
2
2

Nếu đến đây thực hiện tiếp phương pháp Lagrange, thì sẽ nhận được phép
biến đoi tuyến tính có hệ số chứa căn. Tuy nhiên ta thấy

13x2 _ !0x X3 + 2x^ = 9xị - 6x x + xị + Axị - 4x x + xị


2 2 3 2 3

= (3x - x ) + (2x - x ) .
2 3
2
2 3
2
396 Phần li

Suy ra g = ýị + yị + yỊ, trong đó

Xi=yi- V3, X = V2- 2/3, Z3 = 2y - 3y .


2 2 3

Thay vào / ta được luôn dạng chính tắc trục chính: ĩ = ýị — 2>ýị + 2yỊ.

29.1 Chỉ cần chứng tỏ f(A)* = f(A*) = f(A).

29.2 Chỉ việc sử dụng định nghĩa r(z) = f(z, z) và các tính chất của dạng
song tuyến tính liên hợp.

29.3 Nếu / là dạng Hermite thì r(x) = r(x). Ngược lại sử dụng Bổ đề
29.6 (hoặc Bài 29.2) ta dễ d à n g chứng t ỏ f ( x , ỳ) — f ( y , x) với mọi X, ý € V.

29.4 Kí hiệu Xs là véc tơ cột tọa độ của X theo một cơ sở trực chuẩn 5
nào đó. Kí hiệu ự) là toán t ử tuyến tính của E nhận A làm ma trận biểu
diễn theo cơ sở s. K h i đó f ( x , y) = XgAỹs và

(x, ự>(y)) = • (Ăys) = x^Aỹs.

Như vậy chỉ còn phải chứng tỏ <p được xác định duy nhất. Nếu có toán từ
tuyến tính "lị) thỏa m ã n hệ thức đã cho thì (x, <y?(y) — Ip(y)) = 0 với mọi X, y.
Chọn X = íf{y) — 4>(y) ta suy ta ự> = lị):

29.5 Sử dụng định nghĩa ta dỗ dàng kiểm tra trực tiếp là Tr((A + A')B) =
Tr{AỖ) + Tĩ(A'Ỗ), ...

29.6 Ta xét dạng toàn phương liên hợp r = X\X2 + 2x\X2- Giả sử nó chéo
hóa được. K h i đó t ồ n t ạ i ma t r ậ n không suy biến p = ^ j để

T/0 ì\p_Í2ãc + aẽ 2bc + ađ\


\2 o) ~ \2ãd + bc 2bd + bd)

là ma trận đường chéo. Từ đó suy ra be = ad = 0. Vì vậy be = ad = 0 và


p suy biến. Vô lí.

29.7 a) Xét dạng song tuyến tính liên hợp nhận A làm ma trận biểu diễn
theo cơ sở t ự nhiên, r ồ i á p dụng Định lí 29.8.
Ta có t h ể chứng minh trực tiếp n h ư sau: do xAx T
là một số, nên

TÁP = ~ĨÃ3? = (XÃX ) = XA* ĩ. = xAx .


T T T T
íì'ái. chỉ dẫn chương 8 397

b) Nếu r là dạng toàn phương Hermite và Ả là ma trận biểu diễn của


nó theo cơ sở s, thì T{x) = xĨAx^, trong đó x là véc tơ cột tọa độ của X s

theo 5.

29.8 Gọi r là dạng toàn phương Hermite nhận A làm ma trận biểu diễn
thẹo cơ sở tự nhiên của c . Theo Định lí 29.10 có một cơ sở trực chuẩn s n

sao cho r có dạng biểu diễn

r
(y) =C1 I 2/1 I + ••• + c ị y I , 2
n n
2

trong đó Ci,...,c G E. Lấy c > max(-ci,-c„). Gọi r' là dạng toàn


n

phương Hermite nhận A + cl làm ma trận biểu diễn theo cơ sở tự nhiên.


Gọi p là ma t r ậ n chuyển t ừ cơ sở tự nhiên sang s. Khi đó

P IP = P P = ì.
T T

Suy ra dạng biểu diễn của r' theo 5 là

r'(y) = (c-c )\y \ +--- + {c-c )\ Vu | >'0 VyỶ 0.


l 1
2
n
2

29.9 Do A là ma trận Hermite nên tồn tại ma trận unita p sao cho P~ AP l

là ma t r ậ n đường chéo d i a g ( d , C a ) , với Ci, ...,c„ G K. Theo Bài 5.9 ta có

TV(iL4) = Tĩ{p- AAP) = Tt{p- APP- AP) = TV(diag(c?,.... cị)) > 0.


l l l

Dấu bằng chỉ xảy ra khi và chỉ khi Ci = ••• = Cn = 0, tức A = 0.

29.10 Nhận xét rằng nếu A = A* , thì luôn tồn tại ma trận unita p sao
cho Ả = P DP, trong đó D là ma trận đường chéo với các số thực trên
T

đường chéo. Ả là xác định dương thì D = B , trong đó B là ma t r ậ n đường 2

chéo với các số thực dương trên đường chéo. Khi đó

A = P B.p- PBP = (P BP )(PBP) =: cc\


T ỉ T T

trong đó c = P BP (chú ý rằng từ pp* = ì ta suy ra P' = P ).


T T 1 T

Ngược l ạ i , ta có x(CC*)x T
= {xC)-^CT
= (xơ, xơ) > 0 với mọi X Ỷ 0
(vì c không suy biến).

29.11 Giải tương tự Bài 28.26.

29 12 Nhận xét rằng nếuẢ = A* , thì luôn tồn tại ma trận unita p sao
cho A = P ĐP, trong đó D là ma t r ậ n đường chéo với các số thực trên
T
398 Phần li

đường chéo. Ả là xác định dương thì D = c , trong đó c là ma trận đường 2

chéo với các số thực dương trên đường chéo. K h i đó

Ả = P C{.P )- P CP = {P C{.P )- )(P C{.P )- ) =: B .


T T l T T T l T T 1 2

Để chứng minh tính duy nhất ta để ý rằng. nếu A = B thì AB = BA, 2

và một dạng toàn phương Hermite xác định dương khi và chỉ khi các giá
trị riêng của nó là dương. Xem A, B là ma t r ậ n biểu diễn của hai toán từ
tuyến tính mà ta cũng kí hiệu l ạ i là A và B theo cơ sở t ự nhiên của C".
Sử dụng chứng minh của Bài 19.2, ta suy ra nếu C" phân tích thành các
không gian con riêng c = Vị © • • • © V sao cho Aịvị— ữị idvj, trong đó
n
m

a i , . . . , ữ > 0 là các giá trị riêng khác nhau của A, thì B \v = \J~ÕLi idV.
m

Suy ra B được xác định duy nhất.

29.13 Chéo hóa bằng ma trận unita, ta có thể giả thiết A = diag(ci, ...,Cn),
trong đó C\,...,c € E. Bây giờ viết Oi = Pi —Ọi, trong đó Pi,qi là những số
n

thực chrơng, ta sẽ suy ra điều cần phải chứng minh.

29.14 Chéo hóa A, ta cũng đồng thời chéo hóa / ±ỈA và các ma trận này
có các phần t ử trên đường chéo khác 0.

29.15 Cách chứng minh về cơ bản giống như trường hợp các dạng toàn
phương thực.

29.16 Ta chỉ cần chứng minh điều kiện cần. Theo Định lí Sylvester, ma
t r ậ n Hermite Ả có các định thức con góc là những số thực dương khi và
chỉ khi A là ma t r ậ n Hermite xác định dương. Điều kiện để AB = {ABỴ
tương đương với AB = B~ A. Ta hiểu đẳng thức này theo nghĩa sau
1

/ • (AB) = B~ • Ả. Do AB là ma t r ậ n xác định dương, nên đây là hai phân


l

tích thỏa mãn Bài 29.11. Suy ra B~ — ì. l

29.17 Ta chỉ cần chứng minh điều kiện đủ. Cho ei,...,e„ là các véc tơ
riêng tương ứng với các giá trị riêng của <p. Xem E như là không gian unita
nhận e\,.... e là cơ sở trực chuẩn. K h i đó ự} có ma t r ậ n biểu diễn là ma
n

t r ậ n đường chéo và thỏa mãn điều kiện cần xây dựng. Như vậy ta có thê
xét dạng toàn phương Hermite sau

r(xiei + h xe)
n n = xiXị + h xx.
n n
Lời qiãị chỉ dẫn chương 9 399

Lời giải, chỉ dẫn chương 9

30.2 b) Nếu u = J2u eU, Ui € Ui và V = J2 Vị e V, Vị E Fj thì ta định


l

nghĩa
<p(u,v) = Ỵ2<Pij(Ui,Vj).

Dê kiêm tra đây là ánh xạ được hoàn toàn xác định và là song tuyến tính.
Nếu có á n h xạ t h ứ hai ự mà hạn chế của nó trên Ui X Vị là ự>ij thì t ừ
(li, v) = J2i(ui,v) = £ . ^ . ( U i , u j ) ta suy ra

v/(u,t;) = = 53vij(t*i,Vj) =v»(u,u).


í J

30.3 D ễ d à n g k i ể m tra theo định nghĩa. Thực chất ip' là ánh xạ hạn chế
trên

0 X • • • X 0 X Vj X 0 X • • • X 0 X Vj X • • • X Vj X 0 X • • • X 0.
x 2

30.4 Để phép tương ứng không phụ thuộc vào việc chọn phần tử đại diện,
ta phải có tp(u,v) € w với mọi u G Ư hoặc V G V . T h ậ t vậy, nhận xét
rằng íp(0, v) — ip{u, 0) = 0. N ế u u G u' ta có ũ = õ. Do đó với mọi V € V
ta phải có

w = <p(0, v) + w' = <p(Õ, v) =ẹ(ũ, ũ) = ¥>(u, ù) + w.

Suy ra v?(tt, v) G w. Tương tự khi V € V và u tùy ý. Đây cũng là điều


kiện đủ, vì nếu Ui — u G í / ' và Vi — W2 £ V , thì
2
7

<^(ltl,Vl) - ự>{u ,V2) = ụ>{u-í - Ui, Vi) + ip(v,2,Vl - v ) € w.


2 2

Bây giờ dễ chứng tỏ <p là ánh xạ song tuyến tính.


Với á n h x ạ đa tuyến t í n h <p : Yíi=Ị Vị ^ u va các không gian con
V e Vị ư Q u, ta phải có: nếu một t h à n h phần t h ứ ỉ nào đó Vỉ € Vị thì
ụ>(vi, ...,Vp) G ĩ/'-

30 5 Dựa vào Định lí 30.2 hoặc 30.3 có thể chứng minh

dimL(Vi, ...,V ;U) = dải ••• dp.


P

ứng với mỗi bộ phần tử (e*i,ỉi,...,ip), trong đó có đúng một phần tử bằng Ì,
còn l ạ i là 0, ta xây dựng được một ánh xạ đ a tuyến tính. Các ánh xạ này
la cơ sở của L(Vi,Vp\ U). số bộ phần t ử n h ư vậy là dải • • • dp.
400 Phần li

30.6 Ta xây dựng đẳng cấu F : L(ư,V;W) L{U,L(V,W)) như sau:


M ỗ i tp € L ( C / , V ; W ) ta đặt tương ứng với ánh xạ F(y>) 6 L ( Ơ , L ( V ; W ) )
xác định như sau:
[F(vO(u)](v) =

Dề dàng chứng tỏ với mỗi u £ lĩ, ánh xạ F(<p)(u) là tuyến tính, và bản thân
F là á n h xạ tuyến tính và là đơn ánh. Ngược l ạ i , nếu tị) e L(U, L(V, W))
thì với ự>(u,v) = [ĩp(u)](v), ta dễ dàng chứng minh F(ọ) = lị).
Trường hợp tổng quát, ta có

L(Vi,Vp\U) = L(Vj,L(Vi,.... Vị.Vp\U)),

trong đó kí hiệu Vị nghĩa là loại không gian này ra khỏi liệt kê.

30.7 Dễ dàng kiểm tra nó là ánh xạ song tuyến tính. Nếu V £ V tùy ý và
(é,-) c lĩ là một cơ sở, ta kí hiệu lị) £ L(U. V) xác định bởi ĩi){ei) = V. Khi
đó 0(ĩị>, é, ) = V.

30.8 Chú ý rằng <ỹ(x, ỹ) = 0 với mọi ỹ G Và/A^ự) khi và chỉ khi ự>(x, y) =
0 với mọi y € Vi-

30.9 Có thể giả thiết VỶ 0. Khi đó V*Ỷ 0. Nếu g e V* khác 0 thì tồn
t ạ i V € V sao cho g(v) Ỷ 0- T ừ đó suy ra Ni(ip) = 0.

31.1 Với mọi Qj € K, Uj £ u, Vị e V , ta có

r r r
J ^ ttj(Uj ® t'j) = 5 ^ ( Q j U j ) ® Vị =J2új® Vị.
j=l j=l j=l

Trong các biểu diễn 2 = 5Zj=i j ® j t chọn biểu diễn có r bé nhất. Ta sẽ


u u &

chứng minh rằng các Ui và Ui là độc lập tuyến tính. T h ậ t vậy, giả sử ngược
lại lí, là phụ thuộc tuyến tính. Không mất tính tổng quát, ta có thể giả thiết
Ui Úp độc lập tuyến tính cực đ ạ i với p < r. Biểu d i ễ n Uj = X2i=i ji it a u

ta được

r r p p jr Ị>

j=i j=i 1=1 1=1 j=i j=i

Vô lí. Tương tự đối với Vị.


Lời chỉ dẫn chương 9 401

31.3 Anh xạ V ^ V ® Ì là một đơn ánh (xem B ổ đề 31.6) và là ánh xạ


tuyến tính t ừ V vào V ®K. M ộ t phần t ử tuy ý của V <g> K có dạng

<8> Qj) = 52 ttj(i>j ® 1) = (53 ® Ì,


J
j j

nên ánh xạ vừa nêu là toàn ánh.

31.4 Theo Định lí 31.3. tồn tại ánh xạ tuyến tính

V- K ®K -> M(m,n;K)
n m

sao cho

tfl : (ai,...,a„) (gi (òi,...,ò ) I * (ai,...,a ) • (6i,...,6 ).


m n
T
m

Lấy (ai, ...,-a ) là một véc tơ ej trong cơ sở tự nhiên của K và (bi, ...,ỉ>m)
n
n

là một véc tơ Ị ị trong cơ sở t ự nhiên của K , ta thấy ự>{ei,fj) = Oịj. m

Các ma t r ậ n này lập t h à n h cơ sở của M ( n , m ; K), nên í/? là toàn ánh. Vì


dim K ® K = n m = d i m Mịn, m; À"), nên If là đẳng cấu.
n m

31.5 Theo Định lí 31.3, ánh xạ đã cho cảm sinh ra ánh xạ tuyến tính:
ự}: K <g> V - » e " V sao cho < p ( ( a i , a ) ® v) = (diu, ...,a v).
n
n n Xét ánh xạ
tuyến tính:

v>: ® v -* K ® V; to,.... v„) H-> (1,0, ...,0) ®«1 + • • • + (0, ...,0,1) ® Un-
n n

Dễ kiểm tra V? o •)/> = id và ĩp o </? = id.

31.6 Theo Định lí 31.3, với mỗi ip € L(U,V]W) tồn tại duy nhất <ỹ e
L(ĩ/(g> V W ) sao cho <p = <po ®. Ta gọi tương ứng này là ánh xạ F. Rõ ràng
F là đớn á n h . N ế u /ì € L ( ơ ® V, I V ) , thì ị •=h o (8) e V ; W ) (xem
Bài 31.2) nên F ( V ) = Vậy F là t o à n ánh. Nếu ự>i,ự>2 e L(í/, V ; W ) và
Q . đ c A . thì
av?i + /3í£2 = (a<pi + /3v?2) ° ®.

Do đó
F ( a ^ i + / ^ 2 ) = a ^ i + / V 2 = aF((y?i) + /3F(ip ).
2

31 7 Ánh xạ/:K xC^C xác định bởi n n

v?'((ai, ...,a ),a) = (em!,cra )


n n
402 Phần li

là á n h xạ song tuyến tính. Do vậy theo Định lí 31.3 t ồ n t ạ i duy nhất ánh
xạ tuyến t í n h ự) : M <g> c —» c sao cho ự}' = íp o ®. Vì <// là toàn cấu, nên
n n

ip cũng là t o à n cấu. G i ả sử X G Kery? và X = 52j(Ọj l i •••I jn) ® Ọ j . Đặt a

a
j = c
j + ráj, trong đó Cj, d j G K, ta có

0 = <p{x) = (5^Cj%,i»,..,5^Cjaj, ) + i(^d aj i,...,^djaj, ). n j i n

j j j i
Suy ra

^ CjOj,i = •..£= ^ Cja n =ỵ2 j j,i = • • • = ^2 i hn = 0.


jt
d a d a

3 á í ị

Do đó
x
= Ej . • • •. j,n) ® (Cj +
a

= E j ( j , i > •••> j , n ) ® (Cj • 1) + E j ( j , i > »., aj,„) ® (dj • í)


a a a

= E j Cj(Oj,i, ...,Oj,n) <§> Ì + E j j(Oj,l> •••» j,n) ®_j d a

= ( £ j CjOj,i, Ẹ j j j , n ) ® Ì + ( E j đja i,...,


c a
J2j đja n) ® í = 0. jt jt

31.8 Trước hết ta phải kiểm tra phép nhân được định nghĩa đúng là phép
toán. Ta kí hiệu T là không gian véc tơ nhận V X L làm cơ sở và

F : r _» r, F(Ẹ)c (t; ỡj)) = E^"!'"®'


j i>/

ị Ì

trong đó Cj € / í , a, /Jj e L và Vj G V . T ừ cách xây dựng tích tenxơ, ta chỉ


cần chứng t ỏ nếu X e H, t h ì F(x) e H. T ừ cách xây dựng của F ta thấy
chỉ cần chứng minh điều này cho các phần t ử sinh của H nêu trong Định
nghĩa 31.1. Điều này ta có t h ể dễ dàng kiểm tra trực tiếp.
Bây giờ ta dễ dàng kiểm tra các tiên đề của p h é p n h â n vô hướng.

31.9 Theo Bài 31.7, ip là một song ánh bảo toàn phép cộng. Chỉ còn phải
kiểm tra nó bảo t o à n p h é p n h â n vô hướng.

31.10 Tương tự như Bài 31.7 nhưng phức tạp hơn trong việc chứng tỏ
tính chất đơn á n h của á n h xạ. Ta phải cố định một cơ sở của L như là
không gian véc tơ t r ê n K. Cơ sở này có t h ể vô hạn, nhưng khi biểu diễn
m ỗ i phần t ử của L qua các phần t ử cơ sở, thì thực chất ta chỉ còn làm việc
với hữu hạn phần tử.

31.11 Ta xét ánh xạ song tuyến tính

ự>: V xV ->v ®V; <p(u, v) = A{ù) ® A(v).


chỉ dẫn chương 9 403

Theo Định lí 31.3, tồn t ạ i duy nhất á n h xạ tuyến tính F :V®V ^ v ® v


sao cho (f = F o <2>

31.12 Hãy xét ánh xạ song tuyến tính

<p: u XV u ®V; <p(u, v) = A{u) ®

31.13 Xét á n h xạ song tuyến tính:

w : C(S) X C(T) -> C(S X T); (/, )(s,í) f(s)g(t).


Ta kí hiệu ánh xạ (s,t) H-> f(s)g(t) là Theo Định lí 31.3 tồn tại ánh xạ
tuyến tính: V? : C(S) ® c ự ) -1 C(S X T ) sao cho <p(f ®g) = f g .
Ngược l ạ i , ta kí hiệu Fịj là h à m có giá trị bằng Ì t ạ i ( e i , i j ) và bằng 0
tại các phần t ử khác của s X T , / í E C(S) (t.ư. pj) là h à m có giá trị bằng
Ì t ạ i Ễi (t.ư t j ) và bằng 0 t ạ i các phần t ử khác của s (t.ư. T ) . K h i đó,
với m ỗ i H € C(S X T ) chỉ có hữu hạn phần t ử Si e 5 và tị € T sao cho
H{si,tj) Ỷ 0- Suy ra # = ỵ^H(si,tj)figj. Bây giờ ta có t h ể xây dựng

ý: C{S XT) ^C(S)®C{T); H ^ỵ2 H{ , tj)fi ® Sj.


Sị

Ta có thể dễ dàng kiểm tra </?i/> = id và 4>tp = id.

31.14 í/ = V = K . (1,0)® (1,0) + (0,1) ® (0,1) = (-1,0) ® (-1,0) +


2

(0,-1)® (0,-1).
Gọi ƠI, Vi tương ứng là các không gian con của u, V sinh bởi các Ufc tiặ
và các Ui, í / . Kí hiệu 5 là cơ sở của Ui mở rộng Ui và T là cơ sở của Vi mỏ
rộng Vị. Với m ỗ i j = Ì , s , ta viết

f j = EÍ=1 + £v Ếv.€T
i?

trong đó ajì,bji e À". Thay = EOífctyufc®Vj+* vào biểu diễn thứ


hai và sử dụng Định lí 31.8 để so sánh với biểu d i ễ n t h ứ nhất của X, ta phải
có A B = ì trong đó / là ma t r ậ n đơn vị cấp r còn Ả — (a.ij), B = (bịj).
T

T ừ đó s > rank Ả > r (xem Bài 7.8). Do tính đ ố i xứng ta cũng có s < r.

31 15 Diều kiện cần: vì Ui ® • • • ® líp Tẻ 0, nên Ui 7^ 0 với mọi í. Không


mất tính tổng quát, ta giả sử Vị = XịUị với mọi ì < q và Vi, tít là độc lập
tuyên tính với mọi ỉ > q. K h i đó

Vl ® • • • <s> Vp =Ằ\ • • • AqUi ® • • . (g) u (8) ® • • • ® Dp.


9
404 Phần li

Ta phải có Ai • • • Xq Ỷ 0. N ế u q < p t h ì vế phải độc lập tuyến tính với


Ui <g> • • • ® Úp (Định lí 31.8). T ừ đó ta suy ra q = p và Ai • • • Áp = 1.

31.16 Ta thấy ánh xạ (ti, ì/) I * ¥>(ii) ® 4>(v) là song tuyến tính, nên nó
được mở rộng duy nhất t h à n h á n h xạ tuyến tính ip ® ĩp.

31.17 Tạm thời kí hiệu tp ®' tị) là tích ten xơ của hai ánh xạ được định
nghĩa trong Bài 31.16. Ánh xạ song tuyến tính:

L{U, ư) X L{V, V) —-> LỢI ® V, ư ® V); {<p, ĩị))^w®'i>

xác định duy nhất ánh xạ tuyến tính F. Giả sử 0Ỷ u — Xn=i Vi ® i>i Ê
K e r F . Theo Bài 31.1, ta có t h ể giả thiết ( f i và ỉpi là hai hệ độc lập tuyến
tính. Với mọi u e lĩ và V £ V ta có
r
Ỵ2^i(u) ® 1pi(v) = 0.
i=l

Chọn u € ỉ/ sao cho ự>i(uo) Ỷ 0- Không mất tính tổng quát, có thể giả
0

thiết v ? i ( u ) , v ? p ( « o ) là độc lập tuyến tính, còn <Pj{u ), ì > p biểu diễn
0 Q

qua các véc tơ trước đó:


p

1=1

K h i đó với mọi V & V ta. có


p . r
^Vi(lío) ® ( J3 j ^ ^ a v
) + ýi( ))
v
= °-
i=l j=p+l

Theo Bổ đề 31.6,
r
J ^ ajiĩpj{v) + ìpi(v) = 0.
j=p+i
Điều này m â u t h u ẫ n với t í n h độc lập tuyến tính của ĩpị. Suy ra ự>i(uo), ••;
<Pr(u ) độc lập tuyến tính. T ừ B ổ đề 31.6, ta suy ra <fi(v) = • • • = fr(v) = 0
0

với m ọ i V, tức là cư = 0.
Bây giờ ta xét trường hợp dim u, dim V < co. Giả sử e i , . . . , e „ là cơ sở
của u và / ì , . . . , ỉm là cơ sở cua V và u e L(U <g> V, ư <8> V ) . K h i đó với mọi
i, j ta có
p

* fc=i
chỉ dẫn chương 9 405

(Chú ý: ta có thể chọn p chung cho t ấ t cả Kí hiệu <fijk € B(U, Ư) là


á n h x ạ tuyến tính có giá trị t ạ i à bằng u ' j k và 0 t ạ i ej, ỉ Ỷ i- Tương t ự ta
xây dựng <ệ ijk e L(V, V ) . Bây giờ dễ thấy

LU =Ỵ^<Pijk ® 1pijk-
i,j,k

31.18 Cho ư = V là không gian véc tơ với cơ sở là ei,e2,... (tập đếm


được) và £/' = V = Nếu X <E u, ta kí hiệu ( x i , x , . . . ) là tọa độ của nó 2

theo cơ sở đ ã cho. Chú ý rằng K ® K = K có cơ sỏ là Ì ® 1. Xét ánh xạ


tuyến t í n h được xác định bởi

íú{x®y) = ^Xịyi-
i

Nếu F là toàn ánh thì có thể viết cj(x,y) = X)j=i <pj( )ipj(y)- ý ráng
x Chú

<£j,^j 6 I/(V, A") là các dạng tuyến tính, và dim V = 00, nên t ồ n t ạ i X Ỷ 0

để ụ>j(x) = ĩpj{x) = 0. T ừ đó u(x <8> x) = 0, nhưng điều này không thể có


nếu xuất p h á t t ừ định nghĩa.

31.19 Câu a) suy ra từ định nghĩa ip®ip. Đối với b) ta chỉ cần chứng tỏ
c. G i ả sử £ = i i ® Vi € Ker(v?® V ) . Có thể giả thiết ự>(ui),<p(u )
r u
p độc
lập tuyến t í n h cực đ ạ i và ự}(uj) = J2Ỉ=1 oiji<p(ui). K h i đó
p T

i=l j=p+l

Theo Bổ đề 31.6 suy ra


r
J ^ a j i Ụ j + Ui = ví e K e r ( ^ ) ; ĩ = Ì, ...,p.
j=p+i

Đặt
p
új = Uj - ^ c * j i U j ; j = p+l, ...,r.
1=1
K h i đó Uj- e Ker(í^) và
r JP r
^ lít ® Ui = ]>2 U i
® 'i +
v
X I J ® j'
U w

1=1 »=1 j=p+l


406 Phần li

31.20 Dựa vào Bài 31.19 và Bài 31.17.

31.21 Xét ma trận biểu diễn của ip® ĩj) theo cơ sỏ eị ® fj của u <S) V rồi
sử dụng Bài 12.31.

31.22 Bằng qui nạp, ta có thể đưa về trường hợp ra = 2. Chú ý rằng
K®K = K. K h i đó đây là trường hợp đặc biệt của Bài 31.17.

31.23 Ánh xạ song tuyến tính:

u* X V — HU, V); (ip, v)(u) = <p(u)v

xác định một ánh xạ tuyến tính: F : u* <8) V —» L(U, V). Nếu J2 í Vi ® Vị E
Ker F , ta có t h ể chọn sao cho Vị độc lập tuyến tính. K h i đó với mọi u và í
sẽ có tpi(u) = 0.
Nếu e\,...,e p là một cơ sở của ư và 6 L ( t / , V ) , thì ta kí hiệu e* là
véc tơ đ ố i ngẫu của tị. K h i đó
n
V? = J^e* ® ¥>(ei)-
i=l

Khi dim u = oa điều này không còn đúng. Chẳng hạn ta lấy í/ = V có chiều
vô hạn và xét ip = id. Nếu (f G I m ( F ) thì ta có t h ể viết id = J2i Vi ® i- v

Chọn u sao cho Ifi{u) = 0 với mọi i, ta sẽ được lí = id(ii) = 0. Vô lí.

31.24 Ta nhớ lại rằng nếu V và V* là cặp không gian đối ngẫu và kí hiệu
(lí*,li) = v*(u) (lí e V, V* G V * ) , thì mối liên hệ giữa ự>i và <p* được xác
định như sau:
(t£,¥>i(ui)) = ( v í (ví), ụ , ) ,
trong đó Ui G ơi và Vị € v^* là các phần t ử t ù y ý. Ta có

(vi ® V2,<pi(ui) ® ^2(^2)) = vĩ (vi (ui)) • ^2(^2(^2))


= (vỊ,ụ>l(ui))(v\,<p (u ))
2 2

= (<PÌ(vỊ),Ui)(ự>ị{vì),u ) 2

= (v9Ĩ(vì)®^Ị(vỉ),Ui®«3).

Vì Ui (gi U2 chạy trên tập sinh của [/1 (gi [/2 và vỉ <8> t>2 chạy trên tập sinh
của VỊ ® V^*, nên t ừ trên suy ra điều cần chứng minh.

32.1 Giả sử Vi + v = 23 ® y và Xi, x cũng như 2/1,ỉ/2 độc lập tuyến tính.
2 3 2

Nếu Xị,x ,x
2 3 độc lập tuyến tính, thì ta giữ nguyên. Nếu hệ này phụ thuộc
Lời lỊiảĩ, chỉ dẫn chương 9 407

tuyến tính, thì ta biểu diễn x qua Xi,x . 3 2 Tương t ự như vậy đ ố i với ỉ/3- K h i
đó biểu thức
X\ ® Vi + x ® Vĩ - X3 ® ỉ/3
2

sẽ chứa một số b ộ i của Xi <g) 2/j (ị, j <E { 1 , 2 } ) nào đó, nên không thể bằng 0
(theo BỔ đ ề 31.6).

32.2 Nếu dimV = Ì, ta cố định một véctơ eỶ 0 trong V. Khi đó gpv =


K • e , trong đ ó e = e ® • • • ® e• Vì e e = e
p p
= e e nên đ ạ i số này giao
p <? p+<? 9 p

p
hoán.
K h i d i m V > 2, ta chọn hai véctơ độc l ậ p tuyến tính e i , e trong V . 2

K h i đ ó Si <g> e và e ® ei độc lập tuyến tính trong (g) V . Nói riêng eie =
2 2
2
2

ei ® 62 7^ 2 ® ei = e2ei (theo Bổ đề 31.6).


e

32.3 Từ Ví dụ 32.1 ta có: dim(®*v) = vp. Dọ đó p(t) = £p(ní) = p

1/(1-ni).

32.4 Cố định một cơ sỏ của V và sử dụng mô tả trong Ví dụ 32.1 ta sẽ có


đẳng cậu đ ạ i số, trong đ ó tị tương ứng với biến ti của vành đ a thức không
giao h o á n K(tÌ,...,t ).n

32.5 Ta cố định hai số nguyên dương p / ạ và đặt F = ® v, G = ® v là p q

hai không gian con của ® v . K h i đ ó F n G = 0. Chú ý rằng

J3{F xG) =Ị3(G X F). = ® K p+ff

Nếu /3 là tích tenxơ thì ảnh của (3(F X G) C F ® G và /3(G X F) c G «8» F.


Theo Định lí 31.10, ta có ( F ® G) n ( ơ ® F) = 0. Suy ra & "V +
= 0 và
ỳ = 0. Vô lí.

32 6 Ta kí hiệu 7T : &>v -> 5 ( F ) = ( ® ) / A > là phép chiếu t ự nhiên và


P V

Jg>. _^ ® ^ là á n h xạ p-tuyến tính t ự nhiên. K h i đó t ồ n t ạ i ánh xạ tuyến


tinh tí • ® v -* u sao cho i = / ỉ ' o ® . D o t ^ đ ố i xứng, Ker(/i') 2 Áp. Do
p

đo t ồ n t ạ i h : S"( V ) - » í / sao cho /ì' = /ỉ o 7T. T ừ đó V = h o ip.

32 7 Ta chứng minh bằng qui nạp theo p. Khi p = Ì bài toán hiển nhiên
đung. G i ả sử p > 2. Cho ti, V e V.' Với m ỗ i ì = p , 0 , ta kí hiệu

ĩpi{u,v) = ự?(lí, ...,u,u,


i p —Ì

Cho a e /c tùy ý. Từ điều kiện <£>(it + át),u + au) = 0 và tính đối xứng
408 Phần li

của ip, ta suy ra

CịaiỊ) -i{u, v) + ••• + CjaVp_i<u,u) + • • • + Cỵ-V" Vi (tí, v) = 0.


p

Cho a nhận p — Ì giá trị khác nhau, và sử dụng định thức Vandermonde, từ
hệ phương trình trên ta suy ra Ipị(u,v) = 0 với mọi i. Nói riêng ĩpp-1 (u, v) =
0 với mọi u, V. Cố định V, ta có thể sử dụng giả thiết qui nạp để suy ra
Ip(vi, ...,Vp_i, ti) = 0 với mọi U i , . . . , v _ i e V .
p

32.8 Ta định nghĩa tác động của một hoán vị ơ trên <S) V như sau: nếu
P

u = Vị ® • • • ® Úp, thì cr(u) = v tị) ® • • • ® ơ(p)- Kí hiệu Mp là không gian


ơ
w

con của Áp sinh bởi các tenxơ U — T(U), trong đó u chạy trên tập các tenxơ
khả qui và T chạy trên t ậ p các chuyển vị (tức chỉ đ ổ i chỗ 2 chỉ số). Trước
hết ta chứng t ỏ rằng Mp bất biến dưới tác động của các chuyển vị. Thật
vậy, nếu lĩ là một chuyển vị khác thì

7r(u - rịn)) = [ir(u) - ít] - [T(U) - lí] + [T(Ù) - 7Ĩ(T(U))] € Mp.

Bây giờ ta sẽ chứng minh bằng qui nạp theo m là u — Ti • • • T (u) € Mp, m

trong đó u là một tenxơ khả qui và T ì , . . . , T là các chuyển vị. Kí hiệu


m

a = T2 • • • T . K h i đó theo giả thiết qui nạp và tính bất biến của Mp dưới
m

tác động của các chuyển vị, ta có

u — Tlơịu) = [lí — Ti (li)] + Ti (li — ơ(u)) € Mp.

Từ đó ta dễ dàng nhận được Mp = Áp.

32.9 Rõ ràng Áp c Ker(7Ts). Với mọi u e <g> v ta luôn có p

ĩĩs{u) - ti = - (ơ(u) — tí) € >ip.


r
ơeSp

Như vậy, nếu 7Ts(u) = 0, thì từ đẳng thức trên suy ra ti G Áp, tức là
Ker(7r ) c Áp.
s

32.10 Ta có

T ừ đó suy r â ỉ i Ễ Im(ĩrs) khi và chỉ khi 7T (u) = u. T ừ tính chất Trị = 7T


5 S

ta cũng suy ra ® v p
= S»(V) © Áp.
Lài mài, chỉ dẫn chương 9 4 0 9

32.11 Trước hết hãy chứng minh bài toán cho các chuyển vị với lưu ý
rằng có thể giả thiết ti là các tenxơ khả qui. Bây giờ cho ơ = Ti • • • Tu là
tích của các chuyển VỊ. Ta sẽ chứng minh bằng qui nạp theo ri. Chú ý rằng
Bp b ấ t biến dưới tác động của các hoán vị. Kí hiệu r = T • • -T . 2 n K h i đó
u - s i g n ( T ) r ( u ) € Bp. Suy ra T i ( u ) - s i g n ( T ) ơ ( u ) = n ( u - s i g n ( r ) r ( n ) ) e Bp.
Do đó s i g n ( r ) r i ( u ) - sìgn(ơ)ơ{u) <E Bp. Vì vậy
1

li - sign(ỡ-)ơ-(ii) = (ù - sign(ri)ri(tt)] + [sign(n)Ti(tt) - sign(cr)cr(u)] e Bp.

32.12 G i ả i tương t ự nhít Bài 32.9 và Bài 32.10.

32.13 Ánh xạ / : v X (Y*)P -» X xác định bằng công thức tương tự như
p

F là đ a tuyến tính thay phiên khi cố định ipiy...,ẹ . Do đó nó được nâng


p

lên t h à n h á n h xạ / ' : yp X /\P{V*) -> K . Nó đ a tuyến tính thay phiên đ ố i


với V i , Ú p và tuyến t í n h đ ố i với biến t h ứ p +1. c ố định biến t h ứ p + Ì
lại, r ồ i á p dụng l ầ n nữa tính phổ dụng, ta sẽ được ánh xạ F.
K h i đ ã có á n h xạ song tuyến t í n h F , cứ cố định một p-véctơ LO G A ( V * ) , P

ta sẽ được một dạng tuyến t í n h t ừ A ( V ) -» K . Qua đó ta thiết lập được


P

ánh xạ tuyến t í n h t ừ /\P(V*) vào (A (V)Í*. Ta có thể dễ dàng chứng minh


P

đây là đơn ánh, và so s á n h chiều của hai không gian (sử dụng Định lí 32.11)
ta sẽ suy ra đó là một đẳng cấu.

32.14 Cho ơ = (i, j) là một chuyển vị, ta sẽ suy ra ip là ánh xạ thay phiên.
ở đây ta cần điều kiện char K = 0.
Ngiíợc l ạ i nếu <p là thay phiên thì với mọi ỉ < j, ta có

<p{v ,...,v ,...,v ,...,v ) + ự>{v ,...,v ,...,v ,...,v )


1 i j p 1 j i p

= (pivu ...,Vi + Vj, ...,Vi + Vj, ...,v ) p - <p{vi, ...,Vi, ...,Vi, ...,v )p

<p(vi,...,v ,...,Vj,...,Vp)
j = 0.

Do mỗi hoán vị là tích của các chuyển vị, từ đó ta suy ra điều cần chứng
minh. Đ ố i với chiều ngược l ạ i , ta không cần điều kiện char K = 0.

32 15 Nếu V\ •••-, P phụ thuộc tuyến tính thì tồn tại j để Vj = Y^i^i ^i i-
V v

K h ô n g mất tính tổng quát, ta có t h ể giả t h i ế t ì = p. Sử dụng tính chất


tuyên t í n h đ ố i với biến t h ứ p và tính thay phiên ta sẽ được

<p(vi,..;Vp) = ^2\np{vi,...,Vp-i,Vi) = 0.
1=1
410 Phần li

32.16 a) G i ả sử s = ( e , . . . , e ) là cơ sở của V. Đ ặ t l i = (p(ei, ...,e„). Do


1 n

tính chất thay phiên, ta có

^(e<7(i),-,e ( ) = sign((7)u = A(e ,e )u,


ơ n) (r(1) ơ(n)

với mọi ơ e 5„ và

v(eti,-,c»„) = 0 = A(e ,...,e )u, il in

nếu có p ^ g để có ip = í ạ. Chú ý rằng ánh xạui-> A(u)it là ánh xạ đa


tuyến tinh t ừ v vào ự. Theo b ị n h lí 30.2 ta phải có ip(v) =
n
A(v)u.
b) Ánh xạ (fi : V" —• Ị/ xác định bởi n

n
¥>(«!,...,«„) = J ^ ( - I ) * ( v i . . . i j ; , . . . , u ) w
i
> > n i

1=1

là n-tuyến tính thay phiên. Do đó theo câu a) ta tìm được véctơ u € V sao
cho
n
^2(-lý${vi, ...,Vi, ...,v )vị = A(vi,...,v )u. n n

i=l
Nói riêng, nếu (ui, ...,u ) là tọa độ của u theo 5, thì
n


^ ( - l ) $ ( e i , ...,êi, ...,e )ei
i
n = Uiei -ị h u e . n n

1=1

Suy ra

$(ei,...,êi,...,e„) = (-lýiii = A(ei,...,é;,...,e ,(-l) u). n


n

Sử dụng Định lí 30.2 ta được

$(ui,...,u _i) = A(vi, ...,v -i,xqf),


n n

trong đó = (—l) ix. n

32.17 Công thức đầu được suy ra trực tiếp từ định nghĩa, còn đối với công
thức t h ứ hai có t h ể kiểm tra bằng qui nạp.

32.18 Ta xét ánh xạ p-tuyến tính

P
ai. V -*A; a(vi,..:,v ) = <p{vi)---v{v ).
p p
» ')"". chỉ dẫn chương 9 411

T ừ điều kiện {tp(v)ý = 0 với mọi V ta có xp(u)ip{v) = -ụ>{v)(f(u). T ừ đó


suy ra Oi là á n h xạ thay phiên. Do đó nó nâng lên t h à n h á n h xạ tuyến tính:
h : AP(V) -> A sao cho
v

h (vi A • • • A Vp) = v?(t>i) • • • ự?(fp).


p

Đặt /li = y> và /i (l) = e. Ta định nghĩa h là ánh xạ từ A(V) vàoẢ mà


0

hạn chế của nó trên A ( V ) là hp. D ễ dàng kiểm tra đây là đồng cấu đ ạ i
P

số. T í n h duy nhất được suy ra t ừ tính chất đ ạ i số: A ( V ) được sinh bởi các
véctơ của V vầ 1.

32.19 Nếu 2 = íiAỉ;thÌ2A2 =ỉíAt)AuAi; = 0.


Ngược l ạ i cho z ỹí 0. Theo Bài 31.1, ta có t h ể giả thiết dim V = n < oo
và (tị, ...,e ) là cơ sở của V sao cho 2 = 2 í < j 0íijeiAej sao cho a _ i , n 7^ 0
n n

(nếu cần ta có t h ể đ ổ i chỗ các véctơ trong cơ sỏ của V ) .


Trước hết xét trường hợp a _ i n = 1. T ừ điều kiện z A z = 0 và theo n

Định lí 32.11, M ệ n h đề 32.10, suy ra với 4 số ỉ < j < p < q ta phải có

2((XijOíp,q + o>i aj p - a aj ) = 0.
ìq t itP íq

Lấy p = n — Ì, g = n và đặt

Xi = ai n-i; 01 = (Xin (ỉ < n - 1); A _i = 0n = 0, An = -lị Pn-1 = Ì-


n

Từ trên suy ra

với mọi ì < ị < n. Do đó

2 = 53(Ai/3j - Xjffi)ei A = £ i i) E& j)/


ej
A e A e

Khi a -i nỶ li trường hợp trên, tồn tại lí, ù sao cho ^77^2 = «Ai].
n
theo

Suy ra 2 = a „ _ i , u A V = ( a _ i , u ) A V.
n n n

32.20 Ánh xạ đa tuyến tính

E X £ -» R; (tti,...,v> ii-> p) I-* Det((u»,Vj»


p p u u

là ánh xạ thay phiên đối với các cụm véctơ (ui,...,Úp) và (ui,...,Úp). Do
đó nó n â n g lên t h à n h một dạng song tuyến tính đ ố i xứng trên A (E) (xem P

lời giải Bai 32.13). Để chứng t ỏ đây là tích vô hướng trên A ( £ ) , ta cần p

chứng t ỏ {UJ ù) >0 với m ọ i 0 Ỷ u e A (E). Để cho đơn giản ta giả thiết P
412 Phần li

dim E = n < oo, mặc d ù trường hợp tổng quát có t h ể đưa về trường hợp
này nếu xét không gian con sinh bởi các véctơ xuất hiện trong các p-véctơ
khả qui của LO.
Giả sử ei, ...,e là cơ sở trực chuẩn của E. K h i đó dễ dàng kiểm tra cơ
n

sở t ự nhiên
e n A • • • Ae, ip lỵ < • • • < ip < n,

có tính chất như cơ sở trực chuẩn (bởi vì ta còn chưa chứng minh A (E) P

là không gian Oclit, nên ta t h ê m chữ "như" ở đây). Do đó nếu

w = 5^&i...tpeú A • • • AỂịp

thì
(w,w)=XX-íp > 0
'
nếu LU Ỷ 0- Như vậy tích nêu trong đề bài đúng là tích vô hướng và A (E) P

là không gian ơ c l i t .
Bây giờ rõ ràng ta có t h ể xác định tích vô hướng trên A(E) một cách
t ự nhiên sao cho các không gian con A (E) và A (E) trực giao với nhau
P q

khi p Ỷ Q>

32.21 Hợp thành của ánh xạ (f và ánh xạ nhúng Ì: V —> A(V) cho ta một
ánh xạ tuyến tính TỊ : u —> A ( V ) có tính chất rj(u) = <p(u)A<p(u) = 0.
Do đó theo Bài 32.18, ĩ] có t h ể mở rộng được duy nhất t h à n h đồng cấu đại
số tp . A

32.22 Do </?A bảo toàn tích, hên

ự> (vi A • • • A Vp) = <p(vi) A • • • A tp(v ).


A p

Từ đó suy ra ip (A (U)) = /\ (íp(U)). Vì vậy ự>A là toàn ánh, nếu <p là toàn
A
p p

ánh.
Nếu ip là đơn ánh thì t ồ n t ạ i ánh xạ lị) : V —» u sao cho ý ũ tp = ìd.
K h i đó theo Bài 32.21 ta có ĩpA <^A = idA - Do đó Í^A là đơn ánh.
0

32.23 Sau khi khai triển và sử dụng Mệnh đề 32.10, ta có

Ui A • • • A Un = Det( 4)(ei A • • • A e ).
J n

32.24 Theo Mệnh đề 32.9 tồn tại ánh xạ tuyến tính h : A (V) -» [/ sao r

cho / = /ì o A Tuy nhiên A ( F ) = 0 vì r > n, nên /ì = 0.


r r
Lời (Ị í ải
chỉ dẫn chương 10 413

32.25 Theo Mệnh đề 32.9 t ồ n tai á n h xa tuyến tính h : A ( V ) - n


u sao
cho
ự>{ui, ...,u ) = h{u\ A • • • A Un).
n

Theo Bài 32.23 ta có


<p(Av ..., Av ) = / (Au ) A . • • A h(Av ) = Det(A)h(vi) A • • • A /i(u )
u n ỉ 1 n n

= Det(AMv ...,ù ). 1 > n

Các/i Ả;/í,ác: tính trực tiếp, sử dụng ma trận biểu diễn của A theo một
cơ sở n à o đó.

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g lo

33.1 Nếu b e A là một điểm khác, thì

b + Er=o "ito - ) = 6 +ẸT=1 tttlíOi - a) + (a - 6)]


= ồ+ (ÉỊo - *>) + E I L o á i ( a i - a)
= 6 + (a - b) + E I L o t( » ã) ữ a

= a+£r=0 '( i )- a a a

33.2 Ta dễ dàng kiểm tra vế phải có nghĩa. Lấy a là một điểm tùy ý
thuộc không gian. Đ ặ t Ui = ai - a. K h i đó X n = i í i = a ữ a
+127=1 a i U i
- Đặt'
b
j = Efc€/j /ỹ fc- ữ K h i đ ó

6j = a + 53
to

Suy ra bị - a = Efce/j f t U f c
- V ì v ậ y

ó „• lcl. ^j

Từ đó ta có ngay đẳng thức cần chứng minh.

33.3 Sử dụng Mệnh đề 33.2 và định nghĩa trong Bài 33.1.

33.4 Sử dụng Mệnh đề 33.10.

33.5 Lấy a e Ai tùy ý, ta có


TI Tí n

èo i=0
í=0
414 Phần li

33.6 Cố định a E A và đ ặ t V = / ( a ) - a. K h i đó với mọi X € A ta có

/(x) = /(o + (z - a)) = /(á) + D/(x - à) = /(a) + (x - a)


— X + ( / ( à ) — a) = X + ù = i „ ( x ) .

33.7 Rõ ràng á n h xạ h(x) = o + AOx là một phép biến đổi afin với
Dh = A id và á n h xạ ngược là g(x) = o + \Ox .
Ngược l ạ i , ta cố định một điểm a Ễ A và đặt

0 = a ^(f(a)-a)) (*).

Khi đó

(/(o) - o) - ĩ^ƯCa) - o)) = - - "))•

Suy ra

/(o) = a + ĩ^(/(a) - a)) - ĩ^ưc*) - a)).

Từ đẳng thức (*) và £>/ = Aid, ta có

/(O) = /(a) + ^(/(o) - a)) = à + ĩ^ơoo - «)) = o.

Như vậy o là điểm bất định. Với mọi X E A, ta có

0 / ( x ) = / ( ơ ) / ( x ) = D / ( O i ) = ẰOx.

33.8 Chú ý rằng với mọi 01, ...,Pn £ K ta. có

n TI Tí TI
ao + Y^0i{ũi - ao) = [Ì - A ) ] a + Ị ^ Ã O i = 5 J a i O ,»)
0

i=l 1=1 1=1 1=0

trong đó ao = Ì - ( E " = l À ) í = 0i (hãy


v à a s ử d
v s n B à
°° rá
i 3 3 , 1 v ớ i a =

kiểm tra đẳng thức này). K h i đó X ^ r = o i a = 1


- Nê *? w , khi ỵ^i o i
11 0
- =
a 1

thì ta cũng biểu d i ễ n được


Ti n
ỵ2 i i
a a
- ao = x ^ 0
* ~
r?;
ni ni. chi dẫn chương 10 415

N h ư vậy, nếu o - O i , a o - a là cơ sở của V , thì với m ỗ i a e A t ồ n t ạ i


0 n

duy nhất một biểu diễn a = ỵ j j cam với X)?=o " i = !• = 0

Ngược l ạ i vì mọi véc tơ của K có thể viết duy nhất dưới dạng V = a - a , 0

nên nêu a được biểu diễn duy nhất dưới dạng trên, thì V biểu d i ễ n duy nhất
dưới dạng t ổ hợp tuyến tính của ao - ai,..., ao - a , tức hệ này lập t h à n h n

cơ sở của V.

33.9 Chú ý rằng Oi-ạ,- = {a -a )-{a -a ) vàa -aj = (oi-Oj)-(ai-ao).


0 J ữ i 0

T ừ đó suy ra nếu một hệ phụ thuộc tuyến tính thì hệ kia cũng phụ thuộc
tuyến t í n h .

33.10 Vì ao,a là một hệ trọng tâm của Ai, nên ao — ai,ao — a độc
n n

lập tuyến t í n h (xem B ài 33.8). Vì vậy t ồ n t ạ i duy nhất một ánh xạ afin sao
cho /(ao) = bo và (Df)(a - dị) — bo — bị với mọi i = Ì, ...,n. T ừ đó suy ra
0

/ ( a i ) = /(ao + (ai — ao) = bị. Dễ dàng kiểm tra ánh xạ này là duy nhất.

33.11 Ta cố định một điểm a € A và đặt V = a — f(a). Đặt g = ty o /.


K h i đó g(a) = a. Suy ra / = í_„ o g.

33.12 Ta cố định một hệ tọa độ aíìn (0,ei, ,,.,e„) của không gian aíĩn.
Giả sử Df có ma t r ậ n biểu d i ễ n theo ( d , ...,e ) là A và / ( O ) có tọa độ n

là (bi,...,b ) .
n
T
K h i đó với mọi X G A, / ( x ) có tọa độ là A ( x i , x ) + n
T

(&i,...,òn) . N h ư vậy f ( x ) = X khi và chỉ khi các tọa độ ( x i , . . . , I n ) của X


T

là nghiệm của hệ phương t r ì n h


( A - I)(x ,...,x ) 1 n
T
= (h,...,b ) . n
T

Vì Ì không là giá trị riêng của Ả nên ma t r ậ n A — I k h ả nghịch. Do đó hệ


trên luôn có đ ú n g một nghiệm.

34.1 Gọi không gian afm ban đ ầ u là (A, V). Lấy ói e B i và b eB . Ta có 2 2

ỏi ỉ>2 e B nên V = bi - b G u. Gọi ù' là không gian con của không gian
2

véc tơ V sinh bởi v,Uị,ÌỈ%. K h i đó dỗ d à n g chứng minh bi + ư là không


gian con bé nhất chứa B i và l a , tức là t r ù n g với 1 . Do đó ự = lĩ'.
Ta thấy V £ Ui + Ư2 khi và chỉ khi V = u - Ui với Ui € Ui. K h i đó 2

bị + Ui = b + U2 Ễ B i ®2- T ừ đó suy ra a) và b).


2
n

34.2 Ta có
Ui = {b- b'\ b, ư € B i } c {b - 6'; 6, 6' G B } = ỉ/ . 2 2

CỐ định ỉ) € B i - K h i đó B i = b + Ui và B = b + u . Suy ra B i = B khi và 2 2 2

chỉ khi Ư1 = Ư2-


416 Phần li

34.3 Bao afm của n điểm này là một siêu phang. M ọ i siêu phang đi qua
các điểm này phải chứa bao afin của nó, và do đó theo Bài 34.2, phải trùng
với bao afin.
Cho X là một điểm với tọa độ ( x i , x ) . Điểm X thuộc siêu phang này
n

khi và chỉ khi các véctơ Pi — X, ...,p — X phụ thuộc tuyến tính. hay tương
n

đương với
Pn - Xi P\2-x ••• Pin - x2 n

= 0.
Pnl - oe ì Pn2 - x2 Vr, Xr,
Kể t ừ dòng t h ứ 2 của định thức trong bài lần lượt t r ừ đi dòng t h ứ nhất, ta
sẽ thấy sự triệt tiêu của nó tương đương với đẳng thức nêu trên.

34.4 Phương trình đã cho cho ta một siêu phảng. Rõ ràng Pị thuộc siêu
phang này. Do các điểm này độc lập afm, nên t ừ tính chất duy nhất nêu
trong Bài 34.3 suy ra đó là phương trình cần tìm.

34.5 Gọi 2 không gian đã cho là (Bi, Ui) và (B2, Ư2)- Nếu hai không gian
này không song song với nhau thì U2 2 Ui. Do đó dim(ỉ7i + ỉ72) > d i m í / i =
7 1 - 1 . Suy ra d i m ( ơ i + u ) = n. Theo Bài 34.1 phải có B i n B Ỷ 0- Theo
2 2

Mệnh đề 34.5 không gian chỉ phương của giao là U\ n Ư2- Ta có

dim(Bi n B ) = dim([/i n u ) - dim Ui + dim u - dim(ơi + u )


2 2 2 2

= 2(n - ĩ ) -TI = n - 2.

34.6 4
Trong (K ,K), ta lấy

Bi = {(11,2:2,0,0); Xi,22 6 K); B = {(0,Xi,x ,1); Xi,x G K}.


2 2 2

34.7 Theo Mệnh đề 34.8. nếu (B , U) là không gian con afm và / là ánh xạ
afm. thì ảnh / ( B ) cũng là không gian con. Dễ thấy không gian chỉ phương
của nó là Df (U). Ta có d i m / ( B ) = dim Df(U) < dim í / = m.

34.8 Rõ ràng đây là điều kiện cần. Để chứng minh điều kiện đủ, ta có thể
giả thiết B chứa ít nhất hai điểm. Kí hiệu

u = {bi -62; 61,62 G B}-

Cho V = bi — Ò2 e u. Đường thẳng đi qua 61, 62 là bao afin của hai điểm
này. và chính là t ậ p các điểm có dạng ai61 + c*2&2, trong đó a i + »2 = Ì-
Như vậy ai61 + a b2 e B. Với mọi a G K ta có
2

av = Q(ÒI - b ) = ịabì + (Ì - a)b } - b e u.


2 2 2
0 1
r/iải, chỉ dẫn chương lũ 417

Cho u = C) - c € Ơ là một véc tơ t h ứ hai trong u. Vì B chứa đường thảng


2

đi qua ò j , d và đường thảng đi qua 02, Ca, nên

u + V = (Ò! - ba) + (ci - ca) = + - (|b + ịc ) e ĩ/.


2 2

Vậy í/ là không gian véc tơ.


Cho 6 e B tùy ý. Ta có c : = ụ+ịbi £ Đ (như là điểm nằm trên đường
thẳng qua 6, ói). Do đó

t (b) = 6 + (bi - 62) = 2(|ò + |bi) - fe = 2c - b e B.


v 2 2

Vậy B là không gian con.

34.9 Trước hết ta phải giải


Bài toán ỉ: T ì m hệ phương trình xác định không gian con afĩn khi biêt
biểu d i ễ n tham số của nó.
M ộ t không gian con B có biểu diễn tham số nghĩa là có thể ta đồng
nhất không gian afm ban đ ầ u với K và B được viết dưới dạng n

B = iậi ...,ận) + K • (an,..., am) + ••• + K • (a i, ...,a „).


f m m

Giải hệ phương trình

a\\X\ + • • • + a\ x = 0,
n n

ữmlXl + • • • + OLmnXn = 0,

ta tìm được hệ k = n - m nghiệm cơ sở (7ii, -.Tin); i = !> •••' - fc Khi đó B

được cho bởi k phương t r ì n h sau:

'711X1 H \-~1\ X =7llA + K7ln/3n,


n n

7fclX! H + 7fc x = 7fei/3i H h 7fcrA-


n n

Áp dụng đối với bài toán tìm giao: trước hết ta tìm hệ phiíơng trình
* a t ừ n g không gian con. Sau đó lập hệ phương t r ì n h mới gồm các phương
t h cua hai hệ vừa t ì m được. Đây chính là hệ phương trình của giao.
Bây giờ ta chỉ ^ siải bài toán ngược của Bài t o á n 1:
c n

ỵli toán 2: T ì m biểu d i ễ n tham số của một không gian con afm khi biết
hệ phương trĩnh xác định nó.
418 Phần li

Để giải bài toán này, ta phải tìm một nghiệm riêng, chẳng hạn a, và
một hệ nghiệm cơ sở của hệ phương trình tuyến tính thuần nhất liên kết,
chẳng hạn U i , I t f c . K h i đó ta được biểu d i ễ n tham số

B = {a + tịUi + • • - + t u ; ti,...,t € K).


k k k

Chẳng hạn đối với Bi trong đầu bài ta sẽ tìm được nghiệm (1,2,0) và
do đó phương trình của B i là

Xi + 2x = 2.
2

f
Tương tự, phương trình đ ì a B2 là

3xi — X2 + 3x3 = —3.

Từ đó
B i n B = (0, Ì, - 2 / 3 ) + R • (6, - 3 , - 7 ) .
2

34.10 Trước hết tìm nghiệm chung của hai hệ phương trình xác định hai
không gian con. Có hai trường hợp:
1. Hai hệ có nghiệm chung. K h i đó hai không gian con giao nhau. Gọi
a là một điểm (tương ứng với một nghiệm). Giải từng hệ để tìm biểu diễn
tham số của hai không gian con này dưới dạng:

Bi = a + Kui + ••• + Ku ; B = a + Kvi + ••• + Kv ,


n 2 m

trong đó Ui và Vị là các véc tơ của hệ nghiệm cơ sở của các hệ phương trình


tuyến tính thuần nhất tương ứng. T ừ hệ véc tơ U i , ...,u ,Vị, ...,v ta tìm
n m

một tập độc lập tuyến tính cực đ ạ i , chẳng hạn không mất tính tổng quát
ta có t h ể giả sử đó là U i , u Vi,Vk- K h i đó bao afm của hai không
n :

gian con này được cho bởi tham số n h ư sau:

Ì = a + Rui -ị h Ku + Kv\ -ị h Kv .
n k

Từ dạng biểu diễn này có thể dỗ dàng tìm hệ phương trình xác định nó
(xem Bài 34.9).
2. Hai hệ không có nghiệm chung. K h i đó hai không gian con không
giao nhau. Giải từng hệ để t ì m biểu d i ễ n tham số của hai không gian con
này dưới dạng:

Mị = bị + Kuỵ + ••• + Ku ; n B = h + Kvi + • • • + Ky.


2
L ờ ì
chỉ rfẫ„ e t e ơ n ổ lỡ 419

trong đó ói. b là các nghiệm riêng của mỗi hệ, và Ui và Uj là các véc tơ của
2

ệ nghiệm cơ sỏ của các hệ phường trình tuyến tính thuần nhất tương ứng.
Theo Bài 34.1 />! _ 6 £ K u i + • • • + Ku + Kv + --- + Kv . T ì m một tập
2 n x m

độc lập tuyến tính cực đại, chẳng hạn không mất tính tổng quát ta có thể
giả sử đó là Ui Un, bị - 62, Ui v . K h i đó bao afm của hai không gian
k

con này được cho bởi tham số như sau:

ra = bĩ + Kui + • •. + Ku + K{bi - b ) + Kvi + • • • + Kv .


n 2 k

Từ dạng biểu điền này có thể dồ dàng tìm hệ phương trình xác định nó.
Đối với ví dụ trong bài, giải hệ phương t r n h

li + 2x 2 = 2,
2>X\ — Xi + 8x3 — -3,
Xi + 2x 2 + TA = 2,
í Xi + 2x 2 - x,ị = 2,

ta được một nghiệm chung là a = ( — ệ, ệ.O). Giải hệ phương trình thuần


nhất của hệ t h ứ nhất

Xi + 2X2 = 0,
3x\ — X2 + 3x3 = 0,

ta được một nghiệm cơ sở là u = (-6,3,7). Giải hệ phương trình thuần


nhất của hệ t h ứ hai:

Xi + 2X2 + X3 = 0,
Xi + 2x 2 - x 3 = 0,

ta được một nghiệm cơ sở là (-2,1,0). Như vậy bao afin có biểu diễn tham
s ố l à
49
1 = ( - ^ , 0 ) + R(-6,3,7) + R(-2,l,0).

Giải hệ phương trình

-6yi + 3y + 7y = 0.
2 3

-2yi + yl = 0.

ta đước nghiệm rá ' °)- ậy phương trình của bao afĩn là mặt phang
cơ 2 v

Xi + 2x = 2. 2
420 Phần li

34.11 Ta sử dụng cách giải Bài toán 2 trong Bài 34.9. Giải hệ phương
trình ta được

2x3 + £4 5X3 — 5X4


Xi = Ì , x =
2 , x ,x 3 4 t ù y ý.

Ta cũng có thể cho biểu diễn tham số dưới dạng

Xi = I2u + V, X2 = 5ii — 5i>, Xz = Su, Xị = 3v.

34.12 Ta sử dụng cách giải Bài toán Ì trong Bài 34.9. Để tìm các hệ số
của hệ phương trình, ta lập hệ phương trình

/ 2yi y - 2y + 3y - Vò = 0,
2 3 4

1 Vi + 3y 2 - 2y 3 + Vi - 3t/5 =0

Ba nghiệm cơ sở của hệ này là (8,2,7,0,0), (-4,0, -1,2,0), (-4,0, -5,0,2).


T ừ đó ta được hệ phương trình

8xi + 2X2 + 7X3 = 35,


—Ax\ — X3 + 2x4 = —17,
—4X1 — 5X3 + 2X5 = —21.

34.13 Kí hiệu A là ma trận liên kết và B là ma trận bổ sung của hệ tạo


bởi ba phương trình đ ã cho.
- Nếu rank A — 3 thì hệ có nghiệm duy nhất. K h i đó ba mặt phang đôi
một cắt nhau và có chung một điểm.
- Nếu rank^l = 2 thì có ít nhất hai mặt phảng cắt nhau (theo một
đường thẳng). Ta có các trường hợp sau:

\ ranks = 3: Mặt phảng thứ ba song song với một trong hai mặt cắt
nhau nói trên.

•ị ranki? = 2: Ba mặt phang có chung một đường thẳng.

- Nến rank A — Ì thì ba mặt phảng song song với nhau

34.14 Chú ý rằng hai hệ véc tơ {(ai, bi, Ci), (a2,ỉ>2, c )} và {(03,63,03),
2

(04.64,04)} là độc lập tuyến tính. Gọi Ả là ma t r ậ n tạo bởi 4 véctơ này,
tức là ma t r ậ n liên kết của hệ tạo bởi 4 phương trình đ ã cho, và B là ma
t r ậ n bổ sung. Ta có các trường hợp sau:
- rank.4 = 3: nếu r a n k £ = 3 thì hai đường thẳng cắt nhau; nếu
rank B = 4 t h ì hai đường thẳng chéo nhau (hệ không có nghiệm).
Lời (nài, chỉ dẫn chương lũ 421

a n k
," ^ A
= 2- K h i đó rank B < 3 (xét theo các véc tơ cột), nhưng không
t h ê b ă n g 2, vì như thế hai đường thẳng t r ù n g nhau. Trong trường hợp này
hai đường thẳng cùng nằm trong một mặt phảng, nhưng không giao nhau,
tức là song song với nhau.

34.15 Vì các đường thẳng và các điểm nêu trong bài nằm trong bao afm
cua A, B, c, nên ta có thể hạn chế xét trong mặt phảng chứa 3 điểm này.
Do đó có t h ể giả thiết không gian đã cho có chiều là 2. G i ả thiết A,B,C
không thẳng h à n g d ẫ n đến các véc tơ ei = ÃB, e = Ãc độc lập tuyến 2

tính. Xét hệ tọa độ aíìn (A;e e ). u 2 K h i đó tọa độ của các điểm là ^ ( 0 , 0 ) ,


5 ( 1 , 0 ) , C(0,1), A'{\, ỉ), à'(Ó, ị), C ' ( ì , 0 ) . Hệ gồm các phương trình của
3 đường thẳng là
Xi - x = 0,2

Xi+2x =1, 2

2xi + x =1. 2

Hệ này có một nghiệm duy nhất G(ị, ị) - điểm chung của 3 đường. Ta có
thể dễ kiểm tra ÃG = 2GA'.
P h ư ơ n g p h á p này có t h ể sử dụng để chứng minh nhiều định lí hình học
sơ cấp không liên quan đ ế n độ dài hay góc.

34.16 Gọi G là trọng tâm của n điểm Ai, ...,A , tức là G = Xn=i u-A-i-
n

K h i đó ,

n n f-f TI — Ì n n
OA
Như vậy G n ằ m trên đường thẳng AịÁị với mọi ỉ.

34.17 Giả sử dimA = n (không gian ban đầu) và dimli = Ui ụ = 1,2).


K h i đó B i được cho bởi n - Ui phương trình. Gọi A là ma t r ậ n liên kết
của hệ gồm 2n - ( n i + n ) phương trình này, còn B là ma t r ậ n bô sung.
2

Vì hai không gian con không giao nhau, theo Định lí Kronecker-Kapelli,
rank Ả < rank B < n. N h ư vậy nếu Ui là các không gian véc tơ chỉ phương,
thì d i m ( [ / i + u ) = r a n k A < n. Do đó có t h ể chọn được một không gian
2

véc tơ con u chiều n-1 chứa Ui + u . Siêu mặt có không gian chỉ phương
2

là u sẽ song song với hai không gian con afin đ ã cho.


Cách khác: Đe kết luận d i m ( f / + u ) < n ta có t h ể sử dụng Bài 34.1.
1 2

34 18 Ta chỉ cần chứng minh điều kiện đủ. Gọi u, u' là các không gian
chỉ phương của B và B ' . Ta có dim u = dim í/'. Chú ý rằng mọi đẳng cấu
g . ự _> ự' luôn mở rộng được t h à n h t ự đẳng cấu của V - không gian véc
0

tơ của A.
422 Phần lĩ

Nếu b EM và ư € B ' thì theo Định lí 33.6, t ồ n t ạ i đẳng cấu G : B —> B'
sao cho /*(&) = ư. Gọi go : lĩ ư là phần tuyến tính của ánh xạ này. M ỏ
rộng nó t h à n h t ự đẳng cấu g của V và kí hiệu / là ánh xạ afĩn với /(6) = b'
và DỊ = g ta sẽ được t ự đẳng cấu afin cần tìm.
Cho b Ệ B và ư ị B ' . Lấy a <E Ì và a' e Ì ' tùy ý. K h i đó 6 - a 0 Ỉ7 và
ư - à! ị U'. Xây dựng đẳng cấu G tương t ự n h ư trên, nhưng G(a) = a'. Ta
cũng mở rộng go t h à n h t ự đẳng cấu g, n h ư n g với t h ê m yêu cầu g(b — a) =
b' — a'. Ta cũng xây dựng ánh xạ / n h ư trên. K h i đó

/(6) = f(a + b-a) = f(a) + g{b - ũ) = á + (ỉ/ - à!) = ư.

35.1 a) Cho X = (X1.X2.X3.X4) là một điểm t ù y ý trên mặt phang. Ta


phải t ì m X sao cho véctơ h = ãỉ = ( x i — 4, X2 — 2, £3 + 5, X4 — 1) vuông góc
với mặt phảng đ ã cho. tức là t ồ n t ạ i u, V để

h = (xi- 4. x - 2. x + 5. Xi - 1) = u(2, -2,1. 2) + y(2, -4, 2,3).


2 3

Thế Xi, X — 2. £3. Xị qua li, y vào hệ ban đầu. ta được một hệ phương trình
của u.v. Giải hệ này ra ta được lí = —4,v = 3. T ừ đó h = (—2,-4,2,1).
Do đó khoảng cách cần t ì m là I h 1= 5.
b) Giải tương tự, ta được khoảng cách là 2.

35.2 Do dim 77 = n — m. nên các véctơ (c,i, ...,Cin), ì = Ì, ...,m là độc lập
tuyến tính. Chú ý rằng các véc tơ này là cơ sở của V- -, trong đó V là không
1

gian véc tơ chỉ phương của 7T. Nếu X G 7T là một điểm có tọa độ ( x i , . . . , x ) , n

thì điều kiện cần và đủ để AX vuông góc với 7T là: t ồ n t ạ i U i ; u m G R đe


m
AX = ^2 "iíCil c
in)-
1=1

Do đó {x\ x , Ui,'.... u ) phải là nghiệm của hệ thứ hai trong đề bài. Hệ


n m

này có nghiệm duy nhất, vì theo B ổ đề 24.4, véc tơ độ cao được xác định
duy nhất.

35.3 Nếu gọi X và Y tương ứng có các tọa độ (xi In) và (yi,.~,y ) n

thì hai họ phương t r ì n h đ ầ u tươBg ứng với X e a rà Y £ 3. còn hai họ


phương trình sau nghĩa là XY vuông góc với cả hai phang. Ta sẽ chứng tỏ
véc tơ này luôn t ồ n t ạ i . T h ậ t vậy, ta lấy Ả e Q. B € 3 t ù y ý và gọi các
không gian chỉ phương của Q. 3 là í/ và V. Theo Bổ đề 24.4 ta tìm được
lh
( iã
chỉ dẫn chương lũ 423

véc tơ độ cao h của ÃB lên tống u + v. K h i đó h Ì (U + V) và t ồ n t ạ i


u € u, V € V sao cho

/i = ẨB-(u + t)) = ,

trong đó A ' = A + u G Q và B' = B + (-v) e /3. Do đó A ' B ' là đường vuông


góc chung. Như vậy hệ phương trình t h ứ hai trong bài luôn có nghiệm. Theo
M ệ n h đề 35.3, ta có địa,(3) =1 h ị .

35.4 Sử dụng quá trình trực giao hóa Gram-Schmidt đối với hệ véctơ
ei,...,efc,a - 6 ta sẽ nhận được một hệ trực giao fi,...,fk,h, trong đó
/ i , . . . , / f c là cơ sở trực giao của V và h là véc tơ độ cao của a — b. Do
đó sử dụng Mệnh đề 35.3 và B ài 24.13 ta sẽ được công thức cần chứng
minh.

35.5 Bài toán này tương đương với tìm khoảng cách từ điểm a tới không
gian con được cho bởi ( t ạ i sao?)

lĩ = b + t\b\ + t b + líiữi + U2Ũ2-


2 2

Vì bi - b = ai, nên 7T = b +ỦI ói + Ui ai + u a là một siêu phang. Để xác


2 2 2

định phương t r ì n h của siêu phang này, ta xét hệ phương trình (xem Bài
34.9):
y i + 2y
2 + 2y 3 + 2y 4 =0,
2yĩ - 2y 2 + y 3 + 2y 4 =0,
2yi + 2y 3 + Vi = 0.
Hệ có nghiêm (ci,C2,C3,C4) = ( 2 , 1 , - 2 , 0 ) . Do đó phương trình của siêu
phang là
2X1 + X2 - 2x 3 + 2 = 0.
Theo Ví d ụ 35.1, ta được d(a,Ị3) = d{a,ĩĩ) = 3.

35 6 Chỉ cần chứng minh điều kiện cần. Nếu A = Ì thì nó là phép dời
hình G i ả sử A ị - c ố định một điểm o e E. K h i đó ánh xạ được xác định
1

bởi 1
9{a) = f{0) +ịự{a)-f(0))

có tính chất

d(g(a).g(b)) =1 \[m - mì \= ịdự(a)J(b)) = d(a,6).

Như vây ớ ^ ^ -' 9 '


là ánh xạ đ ng cự- Do đó theo Đ nh 11 35 5 là ánh xạ afin

tức là cà anh xạ tuyến tính D ỡ của không gian véc tơ E để g(a) - g{b) =
424 Phần li

{Dg){a - 6). T ừ công thức trên ta thấy f(a) - f{b) = X(Dg)(a - b), tức là
/ cũng là ánh xạ afin với Df = Ằ(Dg). Vì Dg là toán t ử trực giao nên mọi
giá trị riêng của nó có m ô đ u n bằng 1. Vì A # Ị , nên mọi giá trị riêng của
Df đều khác 1. Theo B ài 33.12, / có duy nhất một điểm bất động. Ta kí
hiệu l ạ i điểm đó là o. Xét p h é p vị t ự p t â m o hệ số A, tức là

p(x) = (l-X)0 + Xx.

Từ trên suy ra f(a) = (Ì — A)0 +Ằg(a), tức là / = p o g.

35.7 Theo Bài 35.6 ta chỉ cần chứng tỏ tồn tại A > 0 để I Df(v) 1=
À I V I với mọi V. Cho e i , e là một cơ sở trực chuẩn của E. Ta đặt
n

Xi =1 (Df)(ei) | > 0. Với í Ỷ h ta có 0 = (eị + ej,ẽi — ej). Suy ra

0=(Df(e +e ),Df(e -e )) = (Df(e ),Df(e ))-(Df(e ),Df(e ))=\*-\


i j i j i l j j

Suy ra Ai = Xj =: À với mọi Khi đó với mọi V = ^ccịeị, ta có

(Df(v),Df(v)) - 5>?(£>/( ),£>/(ei)) =Ằ \v\ .


eị
2 2

35.8 Để cho tiện, ta kí hiệu Ạ', B',... là ảnh của các điểm A,B,...;
AB, CD,... là các véc tơ AÉ,CD,.... Ta cũng kí hiệu các đoạn thảng
nối A, B bởi [AB\. Theo Bài 35.7, ta chỉ cần chứng minh / là ánh xạ aíĩn.
Ta chứng minh mấy nhận xét sau:
Nhận xét 1: N ế u t ậ p con X c E thuộc không gian con lĩ chiều m, thì ảnh
của nó X' cũng thuộc không gian con chiều m. T h ậ t vậy, ta lấy V\, ...,v m

là một cơ sở trực giao của không gian chỉ phương của 7T và mở rộng nó
t h à n h một cơ sở trực giao Vi,...,v của E. c ố định một điểm A G X và
n

đ ặ t Ai = Ả + Bị. K h i đó các véc tơ AA\,AA lập t h à n h một cơ sở trực


n

giao của E. Các véc tơ Ax, X € X , vuông góc với các véc tơ AAị, ỉ > m,
nên A'x' vuông góc với A'A'ị, i > m, tức là thuộc không gian con chứa
A', A [ , A ' . Nói riêng á n h xạ này bảo t o à n tính đồng phang, tính thẳng
m

hàng. T ừ đây bài t o á n trở t h à n h bài hình học sơ cấp trên mặt phang! Có
t h ể vẽ hình để theo dõi lời giải!
Nhận xét 2: Nếu AB li CD thì A'B' li c ư . T h ậ t vậy theo nhận xét Ì
các ảnh của các điểm cũng đồng phang, và cùng vuông góc với một đường
thẳng. Nói riêng ảnh của một hình bình h à n h là một hình bình hành. T ừ
đó ta suy ra nếu u,v £ E , B = A + u, c = Ả + V, D = A + u + V và u,v
độc lập tuyến tính, t h ì A'D' = A'B' + Mơ.
Nhận xét 3: Nếu A,B,C,D là bốn điểm tạo t h à n h hình thoi thực sự,
thì A'B'ỮD' cũng là hình thoi (suy ra t ừ 2 nhận xét t r ê n ) . N h ư vậy nếu
chỉ dẫn chương 10 425

I AB \~\ ÁC Ì thì I A'B' 1=1 Mơ I và t ừ nhận xét Ì ta suy ra điểm giữa


của \ẢB\ biến t h à n h điểm giữa của [A'B'\ (như là giao điểm của 2 đường
chéo).
N h ậ n xét 4: Cho A,B,C là 3 điểm thẳng hàng sao cho c nằm giữa
A, B. K h i đó ơ cũng nằm trong đoạn thẳng [ÁB'}. T h ậ t vậy xét một mặt
phang t ù y ý chứa đường thẳng này. Ta gọi E và F là giao điểm của đường
tròn đường kính [AB] và đường thẳng đi qua c và vuông góc với AB. K h i
đó theo nhận xét Ì, ơ là giao điểm của điíờng thẳng đi qua A!, B' và đường
thẳng đi qua E',F'. Nhưng E', F' nằm trên đường tròn đường kính [A'B ]
và E'F' vuông góc với A'B' nên ơ nằm ở giữa.
Bây giờ ta sẽ chứng minh nếu Oi G R, A , B , C thẳng hàng mà ÁC =
a A 5 , t h ì A'C = aA'B'. Do / là song ánh nên ta chỉ cần xét B Ỷ và A

a Ỷ 0- Theo nhận xét Ì, A'C = /ỡi4'B'. Nếu a ^ ổ thì ta có thể chọn được
số t ự nhiên m để 2 < | a-Ị3 ị. Kí hiệu
m
= Ẩ + / c / 2 í ; , trong đó fc e z .
m + 1

K h i đó sử dụng nhiều lần nhận xét 3 là trung điểm của một đoạn l ạ i biến
t h à n h trung điểm của đoạn nối hai ảnh đầu mút, ta suy ta

f(B ) = B' = A' J^A>B'.


k k +

Từ đó với k = [2 }a ta có c G [5fcBfc+i], nhưng ơ ị [B' B' \. Mâu


m+1
k k+l

t h u ẫ n với nhận xét 4. Vậy a = (3. Như vậy kết hợp với nhận xét 2 ta suy
ra / là á n h xạ afin.
(Chứng minh t r ê n có vẻ kĩ thuật vì bài toán không đúng khi d i m E = 1).

35.9 Ta chỉ cần chứng minh điều kiện đủ. Không mất tính tổng quát ta
có thể giả t h i ế t bo, -;b là t ậ p độc lập afin cực đ ạ i . Đặt di = bi - bo và
m

é = Ư - ƯQ. Theo Bài 33.10 ta có t h ể xây dựng được một ánh xạ afm (G, g)
t ừ bao afin của b o , 6 „ vào không gian ơ c l i t ban đ ầ u E sao cho G{h) = ưị
với í — 0, . . . , m .
Trước hết ta chứng minh e\,...,e' độc lập tuyến tính. Giả sử
m Oiểị =
0 K h i đó ta có hệ phương t r ì n h tuyến tính sau đ ố i với ai,..., a m

ai{e'i,e'j) + ••• + a (e^, ;) = 0; j = Ì, ...,m.


m e

Theo Định lí cosin (Bổ đề 24.2), các tích vô hướng (e'ị, e'j) chỉ phụ thuộc vào
các đô dài I eị 1= d ( b ^ ó ) = d(6i.bo) =1 Ci I, I ; 1= d(ỉị,6í,) = ư ^ - . b o ) =1
e

e- I và ị e - - ÊJ 1= d(ỉ»í,^-) = d(feị,6j) =1 tị - e I, nên t ừ hệ phương trình


t r ê n ta nhận được hệ phương t r ì n h

ai(ei- j) e a
m(e ,ej)
m = 0 ; j = Ì, ...,m.
426 Phần li

Do e\ e độc lập tuyến tính. nên định thức vế trái - chính là ma trận
m

Gram của hệ véc tơ - khác 0 (Định lí 24.8(iii)). Suy ra « 1 — • • • = Oi — 0.


Đổi vai trò hai cấu hình cho nhau. ta suy ra e\, ...,e' cũng độc lập
m

tuyến tính cực đ ạ i .


Bây giờ nếu j > m và e'j = Y^i=\ i 'i thì đặt ej = 5zr=i 0i i- Lý luận
a e e

tương t ự n h ư trên ta thấy ai và (3í cùng thỏa m ã n hai hệ phương trình như
nhau, nên chúng bằng nhau. tức là g(e ) = e'j. Do đó
3

G(bj) = G(bo + ej) = G(bo) + g(ej) = ư + e'j = b'j.


0

Bẫy giờ dồ dàng chứng tỏ G là ánh xạ đẳng cự. Nếu bao afĩn của òo,b
n

t r ù n g với E thì bài toán đã được chứng minh. Nếu không, ta gọi lĩ, V là
các không gian chỉ phương của bao afín này và của ƯQ, ...,b' . Kí hiệu u n
1

và V - là các phần b ù trực giao của chúng trong không gian véc tơ E của
1

E. K h i đó có một đẳng cự g - : lĩ - —> V . M ở rộng g t h à n h Dị sao cho


1 1

{DỊ) \ụx= g . Khi đó ánh xạ afin / mở rộng G với phần tuyến tính là DỊ
±

sẽ là đẳng cự cần tìm.

35.10 Chỉ cần cải tiến chút ít lời giải của Bài 34.18 với lưu ý trong trường
hợp t h ứ hai thì chọn a € B và a' e B' là các chân đường vuông góc hạ từ b
và tí.

35.11 Gọi hai cấu hình đó là (a,a') và {b,ư). Kí hiệu đường vuông góc
chung của a và a' là AA'. Nếu có đẳng cự biến hai cấu hình vào nhau, thì
ta cũng có B = f(A) € b và B' — f ( Á ) e a', và BB' cũng là đường vuông
góc chung của b và b' (do phần tuyến tính của ánh xạ đẳng cự bảo toàn
tích vô hướng)-. Do đó d(a,a') =1 AM 1=1 BB' 1= d(b,b'). Cũng do phần
tuyến tính của ánh xạ đẳng cự bảo toàn tích vô hướng, nên góc giữa hai
cặp đường thẳng n h ư nhau.
Ngược l ạ i , ta lấy hai đường vuông góc chung AA' và BB' của hai cặp
đường thẳng. Trên a, a' ta cố định hai véc tơ định chuẩn e, e', và trên 6, b'
lấy hai véc tơ định chuẩn U i , U2 sao cho (u\,U2) = (e.1, &2Ì- Khi đó có thể dễ
dàng xây dựng t ự đẳng cấu đẳng cự / của E sao cho Dỉ{e\) = Ui, DỊ(e2) =
ỈI2, Df(ÃA') = Df(BB') và ỉ {Á) = B (thực ra chỉ cần xét các bao afin
của a, a' và của b, ư, r ồ i mở rộng t h à n h t ự đẳng cấu đẳng cự).

35.12 Kí hiệu đường vuông góc chung trong các cấu hình là BB' và cơ
(chúng luôn t ồ n t ạ i : xem lời giải Bài 35.3). K h i đó I BB' 1=1 cơ |. T ừ đó
suy ra điều kiện cần.
Ta chứng t ỏ điều kiện đủ. Lấy lí' là véc tơ định chuẩn chỉ phương của ó
và Ui là véc tơ định chuẩn của véc tơ chiếu của b lên không gian chỉ phương
L ờ ĩ
cw dẫn ctoưn.ợ 10 4 2 7

[7 của B. Tương tự ta xây dựng các véc tơ ị/, Vi sao cho (ui, li') = (ui, ù')
(chú ý là Ui - „' v h ,
V i = v B và c G C). Kí hiệu V là không gian chỉ
n ế u b G

phương cua c. T ù {(/]} ta mở rộng t h à n h một cơ sở định chuẩn Ui,...,Um


của u và từ {('Ì} ta mở rộng t h à n h một cơ sở định chuẩn Vi,...,Vin của V .
Bây giờ ta xây dựng (làng cự (G~g) t ừ bao afin của 6 và B vào bao afm của
c và c sao cho G ( £ ) = ạ giũ,) = Vị, giũ') = v' và (BB') = ỡ(ẽcỊ). Ỡ
M ở

rộng G một cách chính tắc lên toàn bộ không gian ta được t ự đẳng cấu cần
tìm.

35.13 Với mọi Q .ị3j. > 0 sao cho £>i = Ì, - Ì, và với mọi
ì 1

<Xj, 6j G A ta có

7(^0,0,) + (Ì - 7)(X)/Jjbj) = ^b^a, + (Ì - 7))9jb ) e conv(Ẩ).

(Xem Bài 33.2. Tổng cuối cùng chỉ có nghĩa khi ta xét toàn bộ tổng, chứ
không phải từng n h ó m 2 số hang!)

35.14 Ta có thể xem hình lập phương đó có các đỉnh là gốc tọa độ và các
điểm có các t h à n h phần tọa độ hoặc là 0, hoặc là Ì trong không gian ơclit
E . K h ô n g mất tính tổng q u á t , ta có thể giả thiết đường chéo cho trước
n

nối gốc tọa độ ( 0 , 0 ) và đỉnh ( Ì , 1 ) . Véc tơ chỉ phương của điíờng chéo
này là ( Ì , 1 ) . Nhận xét rằng véc tơ chỉ phương của một đường chéo tùy
ý có dạng (ei, ...,e„), trong đó ti = ± 1 . Để cho nó vuông góc với đường
chéo ban đ ầ u ta phải có X) i = 0- Suy P e
s một r a h ả i c ó đ ú n n ử a s ố Ễ i tàng

- 1 . Do đó khi n l ẻ không có đường nào, còn khi n = 2k thì số đường chéo


vuông góc với đường ban đ ầ u là c\ .
k

35.15 Trong hệ tọa độ Đề-các vuông góc, ta có thể xét đường chéo
với véc tơ chỉ phương là ( Ì , 1 ) , và véc tơ chỉ phương của một cạnh
là (0 ... Ì .... 0) (một véc tơ đơn vị). Góc giữa chúng có cos = Ì / \ J Ũ .

35 16 Trong hệ tọa độ Đề-các vuông góc, ta có thể xét đường chéo với véc
tơ chi phương là ( ĩ . •••> ! ) • G i ả sử đọ dài cạnh là a. K h i đó độ dài điíờng
chéo là d = aựn (theo Định lí Pitago). P h ư ơ n g t r ì n h của đường chéo này
la
X\ — • • • = x,
n

Nếu (ò b ) là tọa độ một điểm tùy ý trong không gian. thì hình chiếu
cua no len đường chéo này là điểm ( y ...,y ) sao cho u n

<(yi - 6 l , - , y n - 6 n ) , ( l , . . . , l ) > =0.


428 Phần li

Suy ra yi = • • • = y = (Y,bi)/n. Bây giờ nếu PQ là một cạnh hình lập


n

phương t h ì tọa độ (pi,...,Pn) và ( g i , 9 n ) thỏa m ã n hệ thức I 53<7i -


^2PÌ 1= a. Do đó véc tơ giữa hai hình chiếu là ( a / n , ...,a/n). Đ ộ dài của
nó là a/nựĩi = d/n.

35.17 Trong hệ tọa độ Đề-các vuông góc, ta có thể xét đường chéo với
véc tơ chỉ phương là ả = ( Ì , 1 ) . Không gian chỉ phương của mặt k chiều
sinh bởi k véc tơ đơn vị 6 ỉ j , ẽ i ( ú < • • • < ijfc). Theo B ổ đề 24.4 véc tơ
k

chiếu của d lên không gian véc tơ này là ả' = ( 0 , 1 , 0 , Ì , 0 ) (Ì ở các vị


trị lị,.... ik). Do đ ó góc Q cần t ì m có cosa = ự = .

35.18 Vì u* n V* — 0, nên chỉ cần chứng miiih nếu u n V = 0 thì a xác


định và khác 0. Trên ỉ/ và V ta lấy hai cơ sở định chuẩn ti và Ị ị. Véc tơ
định chuẩn t ù y ý u = J2 Xịeị G u thỏa m ã n ^2 xị = Ì , và véc tơ định chuẩn
tùy ý V = Y l v j f j thỏa m ã n Yly] Ì ' Ta cần chứng t ỏ t ồ n t ạ i hai véc tơ
=

định chuẩn t i v à u sao cho

I ( ,v) NI J2(ei,fj)xiyj ị
u

lớn nhất. Chú ý rằng hàm số bên phải là ánh xạ liên tục trên tập compăc,
nên nó đ ạ t cực trị t ạ i m ộ t điểm n à o đó. Góc Q = 0 khi và chỉ khi u = V,
tức là u é lĩ n V = 0, vô lí.

35.19 Trước hết ta xét trường hợp các điểm Ai có tọa độ là (0, ...,b, ...,0)
(b ở vị t r í t h ứ i) và t ì m Ao với tọa độ ( x , x ) sao cho ta có đơn hình đều
n-chiều. T ừ đó ta được X = ^ 6 và ò = a/%/2. Ta có t h ể chứng minh
1 + N n + 1

(không mấy khó khăn) hoặc sử dụng Bài 35.9 rằng mọi đơn hình đều đều
có t h ể đ ư a về dạng này.
Ta cũng có t h ể xem mặt, /c-chiều là bao l ồ i của Ao,Ak và mặt (n -
k — l)-chiều là bao l ồ i của các điểm còn l ạ i (việc đ ổ i l ạ i t h ứ t ự không làm
ảnh hưởng t ớ i kết quả). Kí hiệu
k
• ị ị
NI = J2T-TTAÌ = -——(x + b,...,x + b,x,...,x),
r-ík +\ k+1 „ '
i=0 k


N= Ỷ — ! — A i = —5-r(p,...,0, &,...,&),
i= fc+l Jt
tức là M , ÁT là trọng t â m của các mặt biên. Ta có t h ể d ễ dàng kiểm tra

(MN, AũÀị) = (MN, A xẢj) = 0,k+


,?;
'/''ni, chi dẫn c/iươn<7 í ớ 429

với^mọi i < fc và j > fc + 1. Do đó MÁT là đường vuông góc chung của hai
phang và khoảng cách giữa hai mặt là

" W | =
V2(n-"*)(*

35.20 a) Cho Tị là các mặt và T = r ơ i . Kí hiệu [a,b\ là đoạn thẳng có


2 đ ầ u m ú t a và 6. Khi đó nếu T n [a,ò] chứa điểm trong c, thì Ti cũng có
tính chất đó. Vì vậy [a, b} c Tị và [a, 6] c T .
N ế u r c T ' c s và T n [ã, bị chứa điểm trong c (với a,b 6 5 ) , thì
r n [a,ò] cũng chứa c. Do T" là mặt của 5, nên [a,6] c r ' . Nói riêng
a, ò € T'. N h ư n g bây giờ T l ạ i là mặt của T', nên [a, b} c T.
b) G i ả sử Sj Ỷ 0 và s n [a, bị chứa điểm trong ũ = toa + (Ì - ío)b. H à m
t

Số ể ( t ) = / i ( t a + (Ì - í)6), í G [0,1] c R là h à m bậc nhất theo t. Ta có


gụi) = / i ( c ) = 0, còn 9(1) = /ĩ(a) > 0, (0) = /i(6) > 0. Điều này chỉ có

thể xảy ra nếu g(t) = 0 với mọi t. Suy ra [a,ò] c {x; fi(x) = 0}. Nhưng do
s là t ậ p l ồ i , nên [a, b} c 5. T ừ đó [a, í?] c Sj.

35.21 Cho ý 7^ 0 là một véc tơ tùy ý trong E. Khi đó với mọi ỉ ta có


fi(a + ev) = fi(a) + e{Dfi)(v). Do fi(a) > 0 nên có thể chọn eo đủ bé để
fi(a + en) > 0 với mọi i và mọi ị e Ị< eo- Nói riêng t ấ t cả các điểm này
thuộc s. Bây giờ vì / khác hằng trên s nên tồn t ạ i b 6 s để f(b) Ỷ / ( « ) •
Do đó nếu đ ặ t V = b - a, thì {Df)(v) Ỷ 0. Lấy e cùng dấu với (Df)(v) và
I e | < eo, ta sẽ có a + ỄĨ; € 5 và / ( a + cu) > / ( a ) , tức là a không phải là
điểm cực đ ạ i của / trong 5.

35.22 a) Ta chiíng minh phần Ì bằng qui nạp theo dimE. Khi dimE = 0,
tức là E chỉ gồm một điểm: hiển nhiên. Giả sử d i m E = n > 0 và bài toán
đã đúng với chiều bé hơn. Cho s là t ậ p nghiệm của các bất phương trình
fi(x) > 0 ... fm(x) > 0. Tập s rõ r à n g là đóng. Vì / bị chặn trên trên 5,
nên nó phải nhận giá trị lớn nhất (cực đại) t ạ i một điểm ũ e s n à o đ ó .
Theo Bai 35.21 hoạc / là h à m hằng trên s, hoặc t ồ n t ạ i i để fi(a) - 0.
Trường hợp đ ầ u bài t o á n đ ã được chứng minh vì toàn bộ s là mặt của s.
ĐỐI với trường hợp t h ứ 2 thì đặt Si n h ư Bài 35.20(b), ta có / đạt giá trị
lớn n h á t t ạ i á € Si, và do đó bị chặn. Si là một mặt của s và nằm trong
không gian ơ c l i t chiều ra - 1. Theo giả thiết qui nạp, t ồ n t ạ i mặt r e Si
tai đo / nhận giá trị cực đ ạ i t ạ i mọi điểm. Theo Bài 35.20(a), T cũng là
mót mặt của s.
' ^ y giờ ta giả sử s bị chặn và cần chứng minh là / đạt cực dại t ạ i
B â

~t đỉnh cua s. T ừ phần (a) ta thấy chỉ cần chứng minh nếu s là một đ a
430 Phần Tỉ

diện bị chặn thì s có ít nhất một đỉnh. Ta cũng chứng minh bằng qui nạp
theo dim E. K h i dim E = 0, tức là E chỉ gồm một điểm: hiển nhiên. Giả sử
d i m E = Ti > 0 và bài t o á n đ ã đúng với chiều bé hơn. Có thể giả thiết bao
afin của s t r ù n g với toàn bộ E. Lấy một h à m tuyến tính afĩn g tùy ý khác
hằng trên E. K h i đó vì s đóng và bị chặn, nên g đạt cực đ ạ i trên s. Theo
chứng minh phần (a), t ồ n t ạ i mặt T của s sao cho g nhận giá trị hằng trên
T. Nhưng T n ằ m trên một siêu mặt có chiều n — Ì, T cũng bị chặn, nên
theo giả thiết qui nạp T có một đỉnh X. Theo Bài 35.20(a) điểm X cũng là
đỉnh của s.

35.23 (ii) => (i): Đặt

So := s,
Si =Sn{xeR ; n
fi (x)
1 = b },
il

Sn = 5„_! n {x £ E"; f (x) = b } = {p}.


in in

Theo Bài 35.20 các Si là các mặt của 5, nên nói riêng p là đỉnh.
(i) => (ii): Qui nạp theo n. Ta có thể giả thiết bao afm của s là R và n

/ i ^ 0 với mọi i. Tương t ự lời giải Bài 35.21, ta thấy p phải thỏa mãn ít
nhất một phương trình, tức là t ồ n t ạ i li để ỉiỵip) = bị . Đặt x

Si =Sn{x£R ; f (x) = b }.
n
il il

Vì /ịÌỶ 0. ta dỗ dàng suy ra bao afĩn Ei của Si có chiều đúng bằng n - Ì,


Si l ạ i là ậa diện và p v ẫ n là đỉnh. Xét hạn chế của các fi trên không gian
chỉ phương Eị, r ồ i loại bỏ những h à m tuyến tính thừa, theo giả thiết qui
nạp ta tìm được f i , f i độc lập tuyến tính trên E \ để
2 n

ỈM - bia = • • • = fi (p) - b = 0.
n in

fi ,Un độc lập tuyến tính trên E\ nghĩa là nếu OL2ỈÌ2 + h Oínỉin — 0
2

trên Ei, hay tương đương, 0:2/12H ha /i = thì a = • • • = 0c - 0.


n n 2 n

Điều đó tương đương với f i , / j độc lập tuyến tính. Như vậy tổng hợp
l n

lại ta có
fiÁP)-b = --- = fi (P)-bin
il = 0. n

36.1 Theo giả t h i ế t siêu mặt bậc hai F chứa nhiều hơn một điểm. Theo
Bài 34.8, có hai điểm a, b € F sao cho đường thẳng đi qua hai điểm này
L ờ >
chi dẫn chương 10 4 3 1

không chứa trong F. Xét một. tọa độ afin (a; d,.... e„) tùy ý với e„ = 6 - a.
l a viết F (x) trong hệ tọa độ này dưới dạng tam thức bậc hai theo x :
x n

F
i{x ...,x ) = Xxị +Ỉ;( ...,x _i)x„ +Ỉ"I(XI,...,I„-I) = 0,
u n X1) n

trong đó l\,r là các hàm tuyến tính aíin. Vì đường thẳng đi qua a =

( 0 , 0 ) và ò = (0, ...,0,1) không nằm trong F, nên A 7^ 0 và

/ (0,...,0) -4Ar (0,...,0)


,
1
2
1
2
> 0.

Chia Fi cho A, ta có thể giả thiết, À = 1. Tương tự, ta có thể viết F dưới 2

dạng tam thức bậc hai theo I n :


F
2(zi x ) = xi +Ỉ2(ll,...,Xn-l)x +ỉ"2(xi,...,Xn-l) = 0.
n n

trong đóỈ' (0,...,0) -4Ỉ" (0,...,0) > 0. Ta cần chứng minhFi(x) = F (x).
2
2
2
2
2

CỐ định một véc tơ c = (c\,c„_i) e 1R" và xét véc tơ te = _1

(tc\,...,tCn-i), t e E. Khi í có trị tuyệt đối nhỏ, các biệt thức của các
tam thức bậc hai Fị(x) và F (x) vẫn còn dương, và do đó có các nghiệm 2

thực p h â n biệt. Kí hiệu ả là đường thẳng đi qua điểm (tc\,tc -i, 0) n

với véc tơ chỉ phương e . Nếu x° là một. trong 4 nghiệm thực này thì n

(toi, . . . , í c _ i , i ° ) nằm trên d và cũng thuộc F . Như vậy các điểm này nằm
n

trên giao của F và (í. Nhưng vì tam thức bậc hai F\ (theo x ) có biệt thức n

dương, nên giao của F và ả chỉ gồm đúng hai điểm. Do vậy hai cặp giao
điểm tạo bởi hai phương trình bậc hai trên phải trùng nhau. Theo Định
lí Vi-ét suy ra Ỉ ; (te) = l' (tc) và ỉ" Ì (te) = ỉ" 2 (te). Do c tùy ý và các hàm
2

này là tuyến tính afin, ta dỗ dàng suy ra chúng phải bằng nhau. Do đó
Fi\x) = F (x).
2

36.2 Chú ý rằng phương trình đường thẳng đi qua hai điểm {xo,Vo) và
(xi,ỉ/1) được cho bởi
X — Xo Xi — Xo
y - Vo Vi- Vo'
(Nếu yo = y\ thì ẽ < ? phân số.) Như vậy nếu cả hai điểm cùng
t a đ ả o n ư c

năm trên đường bậc 2 có phương trình Rx + Sy = n h ì thay Xi, Vi vào 2 2

va trừ cho nhau, ta sẽ suy ra


X- Xọ _ S(yi +y )
0 _ Syọ
y-yo R{xi + Xo) ^ RXQ

khi điểm (xi,yi) tiến tới (xo,yo). Từ đó ta nhận được phương trình tiếp

tuyen 1
-Ra:a:o + 5yy = T. 0
432 Phần li

Điều này giải quyết trường hợp ellip và hyperbol. Đ ố i với parabol ta cũng
làm tương tự.

36.3 Chọn hệ tọa độ Đề-các vuông góc sao cho hai điểm F',F cố định
có tọa độ (—c, 0) và (c, 0). Nếu tổng khoảng cách là 2a (a > c > 0) thì từ
điều kiện d(P, F) + d(P, F') — 2a ta suy ra tọa độ (x,y) của p thỏa mãn
phương trình
„2 2
— -4- ỳ- = ì
a 6
2
' 2

trong đó b = á — c .
2 2 2

36.4 Chọn hệ tọa độ như lời giải Bài 36.3. Giả sử p = (xo,yo) nằm trên
ellip. K h i đó ta có thể chứng minh

a) Phương trình của tiếp tuyến T tại p là (xem Bài 36.2)


XQX yoy
a 2
b2

b) d(F,T) = ệ(a - ex ), d(F',T) = ệ(a + ex ), trong đó


0 0

a V ãr ÍT

c) d(F, P) = a- ex , d(F', P) = a + ex .
0 0

(ỉ) Từ b) và c) suy ra góc giữa FP và T bằng góc giữa F'p và T (chúng


có sin bằng nhau), tức FP là tia phản xạ của F'p (và ngược lại).

36.5 Gọi p là điểm cần tìm. Đặt, e = d(P, F)/d(P, L). Quĩ tích của p là
ellip nếu e < Ì và là một n h á n h của hyperbol nếu e > 1. Còn khi e = Ì thì
đó là parabol (xem Bài 36.7). Để thiết lập phương trình, ta chọn hệ tọa
độ Dề-các vuông góc sao cho F có tọa độ là (c, 0) và L song song với trục
tung và cắt trục hoành t ạ i điểm (l, 0), / Ỷ - c

36.6 Với a), ta chỉ việc chú ý rằng ánh xạ afm / biến điểm giữa của đoạn
thẳng t h à n h điểm giữa của ảnh. Đ ố i với b) và c) ta có thể tính trực tiếp
dựa vào các tọa độ của p và p'.

36.7 Nếu ta chọn hệ tọa độ Đề-các vuông góc sao cho F có tọa độ là (c, 0)
và L song song với trục tung và cắt trục hoành t ạ i điểm ( - c , 0 ) (c > 0),
thì phương trình của parabol là ý = 4cx. Đây là trường hợp riêng của Bài
2

36.5.
chỉ dẫn chương lũ 433

3 6 -
sử dụng kí hiệu như lời giải của Bài 36.7. Gọi p là một điểm trên
8 T a

parabol, P' là d l â n đI ư Q _ (0,y/2). Khi


ờ n g v u ô n g g ó c c ủ a n ó t r ê n v à

đó tam giác F P P ' cân t ạ i p , nhận PQ là đtíờng trung tuyến. Bây giờ chỉ
còn phải kiểm tra PQ là đường tiếp tuyến.

36.9 Chọn hệ tọa độ Dề-các vuông góc sao cho hai điểm F', F cố định
có t ọ a độ (-CO) và (c,0). Nếu hiệu khoảng cách là 2a ( c > a > 0), thì t ừ
điều kiện d{P,F) - d(P,F') = 2a ta suy ra tọa độ ( i , y ) của p thỏa mãn
phương trình
-2 2
£_ _ ! L Ì =

a 6 ' 2 2

trong đó b = c - á . Khi quay thước, hiệu khoảng cách luôn bằng chênh
2 2 2

lệch giữa độ dài sợi dây và FF'.

36.10 Làm tương tự như Bài 36.4.

36.11 Nếu p có tọa độ (x,y), thì c có đường tiệm cận chỉ khi tồn tại
limpgc p_oo ỉ hoác l i m p c p-oo -• T ừ đó suy ra chỉ có hyperbol. Nếu e

» X Ì y
hyperbol có phương trình
„2 2
— - ỳ- = Ì
a ò ' 2 2

thì ta dỗ kiểm tra nó có hai đường tiệm cận với phương trình là y = ±\x.

36.12 Đối với ellip ta đã tính hai khoảng cách này trong phần b) của Bài
36.4. Đối với hyperbol ta có thể làm tương tự.

36.13 Theo Bài 36.7, nếu parabol có phương trình là y = 2px thì tiêu 2

điểm F của nó có tọa độ (p/2,0). Bây giờ sử dụng phương trình đường tiếp
tuyến trong B ài 36.2, ta thấy tọa độ chân đường vuông góc thỏa mãn hệ
phương trình
yyo - p(x + xo) =0
vo(x-ị)+py =0.

Từ đó tọa độ các điểm cần tìm là (0, yo/2). Như vậy quỹ tích là trục hoành.
Có thể giải bài này bằng hình học sơ cấp (xem lời giải Bài 36.8).

36 14 Ta có thể giả thiết phương trình của hyperbol là


434 Phần li

Theo Bài 36.2 và Bài 36.11, phương trình của các đường t i ệ m cận và tiếp
tuyến là
x
_ > / . / x0 yyo _ ,
y = bx/a, y = -bx/a, —ị- — -ỊỊTp = 1.
Từ đó suy ra hai giao điểm của tiếp tuyến với các đường tiệm cận là

Ả — ( k^ B — k ^
fl2 ữ 2 fl2 a 2

bx — ayo ' bxo - ayo '


0 bxQ + ayo' bx + ayo
0

Cho nên AB = 2c/(ab), trong đó c = \Jb xị + a ỉ/Q. Tính đường cao hạ từ


A 4

gốc tọa độ xuống AB, ta được h = a b /c. Do đó diện tích tam giác là ab.
2 2

36.15 Sử dụng tọa độ của các tiêu điểm nêu trong các bài 36.3, 36.7, 36.9,
ta có t h ể tính được tọa độ của điểm B t h ô n g qua tọa độ của A. T ừ đó tính
được tổng các nghịch đảo của các khoảng cách.

36.16 Ta có thể xem mặt nón tròn xoay có phương trình là


_2 I 2 2 2 / rv
X + y — a z• , a Ỷ 0.
Phương trình mặt phang tổng quát có hai dạng: z = ax +Ị5y + 7 hoặc
y = ax + 7. Thay vào phương trình của mặt nón ta sẽ được phương trình
của đường bậc hai.

36.17 Kí hiệu Bi, e2 là các véc tơ đơn vị trên trục hoành và trục tung.
a) Theo thuật, toán tìm dạng chính tắc trục chính, trước hết ta thực
hiện phép đ ổ i tọa độ sau
C-I , 2e 2 2ei e 2

Ui = —p H p:, U2 = 7= H T=-
VE VE VE. Vò
Khi đó vế trái trỏ thành

-2{x'f + 3(y') + 4z' - Sự + 8 = -2(x' - Ì) + 3(y' - + y.


2 2

Do đó ta có phương trình hyperbol:

Như vậy trước hết ta phải quay trục tọa độ thành các trục đi qua Ui và
u , r ồ i tịnh tiến gốc tọa độ tới điểm (1,3). Trong tọa độ mới này ta vẽ
2

hyperbol với phương trình


Lờr giải, chỉ dẫn chương 10 4 3 5

b
) Cơ sở mới là

Phiíơng trình mới là

7 v
4x/2 ; 1 1 2

Đây là một parabol. Để vẽ ta cần quay trục tọa độ một góc 45° và tịnh
tiến gốc tọa độ tới điểm (—-ự', -^n^)-
c) Cơ sở mới là

l , 2 e
,. _ e e
l Ị 6 2

^1 = —7= H 7=1 U2 = j= H /=•


ự2 ự2 y/2 y/2
Phương t r ì n h mới là
(X + \) Y 2 2

= ì.
2,/ựĩ) 2
(v^) 2

Đây là một ellip. Để vẽ ta cần quay trục tọa độ một góc 45° và tịnh tiến
gốc tọa độ mới t ớ i điểm ( - Ặ , 0 ) .

36.18 a) Dạng chính tắc là


Z2 X2 Y 2

= Ì
5 10 10
thể
Đây là hyperboloid hai tầng. P h é p đổi tọa độ không duy nhất, và có
chọn là
x
= " 7 2 " Tẽ " V ã + x
'

b) Dạng chính tắc là

X Y 2Z 2
, 2 2

— + - h —— = 1.
21 21 21
Đây là một ellipsoid. Có t h ể chọn phép đ ổ i tọa độ

1 = t K i .
? ỉ
436 Phần li

c) Dạng chính tắc là X - Y 2 2


+ z 2
= 0. Đây là một paraboloid hyper-
bolic. P h é p chuyển tọa độ là

x
- é Vĩ '
+ ố

2 =È+1.

36.19 Trước hết ta chú ý rằng dáng điệu của một siêu mặt bậc hai chủ
yếu phụ thuộc vào phần toàn phương. Phần tuyến tính chỉ đồng nghĩa với
việc thay đoi gốc tọa độ (hoặc tịnh tiến siêu mặt, nếu giữ nguyên gốc tọa
độ) và thay đ ổ i giá trị của hệ số t ự do. H ệ số t ự do quyết định tập đó có
khác rỗng hay không, hoặc chính xác hóa dáng điệu của nó (ví dụ giữa
hyperboloid hai tầng và một tầng).
Bây giờ ta xét mặt phang 7T có tọa độ

z = ax + Py + 7.

Thay vào phương trình của ellipsoid ta được ma trận của phần toàn phương
tương ứng là

A =
-tì 0 2

1? +
Để cho tiết diện là hình tròn thì phải t ồ n t ạ i phép biến đổi trực giao trong
M sao cho kết quả là b ộ i của ma t r ậ n đơn vị: di. Nếu p € 0(2, R) là ma
2

t r ậ n đ ổ i cơ sở thì Ả — P{áỉ)p~ = di. Do đó ta chỉ có 2 trường hợp


x

a = 0vhỆz + -g = -ỉ . Điều này chỉ xảy ra nếu a = b và khi đó /3 = 0.


ĩ ĩ

p = 0 và ị + ị = ị . T ừ đó a = ± - . Trường hợp này cũng bao C N / a


a
2
b
f e 2

gồm trường hợp trên. Bây giờ ta chỉ còn phải xét sao cho tiết diện khác
rỗng. Thay các giá trị Q, Ị3 này vào, ta được phương trình tiết diện là

Lí 7fr\2 , y _ Ị , tt 7 fr 7
Q 2 2 2 2 2

2^ b
x
C 2 ) + 2 -
b
1
+ C 4 C 2•

Như vậy ta phải có

c >7 (c -aV)=7 ^r-


4 2 2 2

Suy ra I 7 |< ca/b.


Tương tự, ta chỉ còn phải xét các mặt phang dạng X = a.y + 1 và y.— 7.
(Trong trường hợp cuối cùng, y = 7, để có tiết diện là đường tròn, ta phải
có a = c. T ừ đó a — b — c và ta được một mặt cầu bán kính à).
dẫn chương 10 437

36.20 Niu m ộ t m ặ t b ậ c h a i n à o đ ó c h ứ a m ộ t đ o ạ n thẳng thì khi thay


x
7. ° - y = /3í + 2/0,2 = 7* + 20 vào trong phương trình của nó ta
a t + x

phai được vô số nghiệm, trong đó Q,/3,7 không đồng thời bằng 0.

36.21 Ta có thể giả thiết a,b,c > 0. Đặt M = max{a, ò, c, 1}. Cho
Ì > e > 0 nhỏ tùy ý cho trước. G i ả sử p = ( x , y , z ) là một điểm trên
hyperbolokì H có I OP | > 3 M / f . K h i đó hoặc I X |> max{a, a /e} 2 2

hoặc I y \> m a x { ò / e , b}. Không mất tính tổng quát, ta có thể giả thiết
2

I X | > max{a, a / / e } . K h i đó 3 2

2-Ỉ2 T 2 - = 1+ >0

cz
bì 2
a 2

Do vậy có thể chọn được x' cùng dấu với X sao cho

c 6 a '
2 2 2

Điểm p' = (x', y, z) nằm trên mặt nón c trong đề bài và

22
1
d(P. C) < d{P, p ) =\x-x' 1= , — — i < 7—7 < €.

36.22 Ta xét hyperboloid một tầng H với phương trình

a b c'
2 2 2

Giả sử điểm M trên H có toa độ (xo, yo, 2o)- Đường thẳng đi qua M có
dạng
X = Xo + át, y = Ho + Ị3t, z = ZQ + jt,

trong đó một trong ba hệ số a, 0,7 bằng 1. Nó nằm trên H khi và chỉ khi

Q2
_ỂL _L ĩ _ n -X 0 /9yo . 7^0 _ n
2 a;E

1 2 2 2 1
á 0* c a b á

Từ đó lần lượt xét các trường hợp Oe = Ì, /3 = 1 hay 7 = Ì ta sẽ tìm được


đ ú n g hai đường thẳng.
Đối với paraboloid hyperbolic ta cũng làm tương tự.
438 Phần li

Lời giải, chỉ d ẫ n c h ư ơ n g l i

38.1 Ý tưởng xây dựng như sau: Ta lấy B e M(3;K) là ma trận tam
giác dưới, và Ả E M ( 3 , 4 ; K) là ma t r ậ n dạng hình thang trên, sao cho các
phần t ử trên đường chéo chính của cả hai .ma t r ậ n khác 0. K h i đó ta có
r a n k ( 5 A ) = 3, tức là các véc tơ dòng.của tích luôn độc lập tuyến tính. Bây
giờ có t h ể cho Ả cố định, còn B phụ thuộc tham số, ta sẽ được một họ như
vậy. Chẳng hạn, ta d ù n g các lệnh sau:

> A:=«l I-Ì 1011> ,<0111-Ì 12>,<0| 0111-1»;


>B:=«n,l,-2>|<0,m,-l>|<0,0,p»;
>C:=Multiply(B,A)ỉ

Ma trận c bây giờ không còn dạng tam giác nữa, và ta không thể biết ngay
r a n k C = 3. M ỗ i ma t r ậ n c sẽ cho 3 dòng độc lập tuyến tính trong M . 4

38.2 Xét tích của một họ ma trận tam giác trên Ai, ì £ ì vói các phần tử
đường chéo cố định và một (hoặc một họ) ma t r ậ n tam giác dưới B cùng
cấp có các phần t ử đường chéo khác 0 (chẳng hạn bằng Ì cả).

38.3 Tương tự như Bài 38.1 ta có thể xây dựng một họ ma trận vuông
Ai, i € ì, không suy biến cấp 3. Ta có t h ể cố định một véc tơ V =
(vi,V2,V3)
T
nào đó. Với m ỗ i i G ì ta tính bi = Av. K h i đó t ấ t cả các
hệ phương t r ì n h
AiX = bi

đ ề u có một nghiệm duy nhất là X = V. Không những thế, ta có thể chọn


sao cho các hệ phương trình đều có hệ số nguyên, và không lớn lắm! Hãy
thực hiện ý tưởng trên bằng các lệnh của M A P L E !

38.4 Lấy c € M(3, Z) là ma trận tam giác dưới với đường chéo chỉ là Ì
hoặc —Ì, còn Ai G M ( 3 , Z ) , ỉ G 7, là họ ma t r ậ n tam giác trên với các phần
t ử đường chéo cố định. K h i đó có t h ể dễ dàng tính c~ và C~ AịG,
l l
ỉ e ĩ,
là họ cần tìm.

38.5 Làm như Bài 38.4, nhưng bây giờ lấy các phần tử trên đường chéo
chính của A là khác nhau. K h i đó bản t h â n A luôn chéo hóa được, vì các
giá trị riêng của chúng là khác nhau.
Nếu muốn xây dựng họ không chéo hóa được, thì ta coi c là phụ thuộc
tham số, còn chọn A là một ma t r ậ n cố định không chéo hoa được.

38.6 LấyP € 0(3, Z) là một ma trận trực giao tùy ý, còn Ai G M(3,Z), ì e
ì, là họ ma t r ậ n đường chéo có dấu của các phần t ử trên m ỗ i vị t r í như
Lời giải, chỉ dẫn chương li 439

nhau. K h i đó P AịP
T
là h ọ cần tìm.

38.7 Chẳng hạn ta xét trường hợp 4 biến. Cho Pị, ì e /, là một họ ma
t r ậ n vuông và D = diag(l, 2,3, A) (quan trọng là ma t r ậ n đường chéo). K h i
đó các dạng t o à n phương với ma t r ậ n biểu d i ễ n Ai = P DP
T
đ á p ứng yêu
cầu của đề bài.
T à i l i ệ u t h a m k h ả o

[1] E. Brieskorn, Linear Algebra und Analytiscke Geometrie / (Tiếng Đức).


Vieweg, Braunschweig. 1986.

[2] H. Derksen. The Fundamental Theorem of Algebra and Linear Algebra


(Tiếng Anh). Amer. Math. Monthly 110(2003), 620-623.

[3] p. H. Điển. T. D. Phượng và Đ. T. Lục, Hướng dẫn thực hành tính


toán trên chương trình MAPLE V. NXB Giáo dục, 1998.

[4] Nguyền Hữu Điển, LATEX với gói lệnh và phần mềm công cụ. NXB
ĐHQG Hà Nội, 2004.

[5] G. Fischer, Analytische Geometrie (Tiếng Đức). Vieweg. Braun-


schweig, 1983.

(6] w. Greub. Linear Algebra, 4th Edition (Tiếng Anh). Graduate Texts
Math. , Springer-Verlag. 1981.

[7] w. Greub, Multiỉinear Aỉgebra. 2nd Edition (Tiếng Anh). Springer-


Verlag, 1978.

[8| Trần Văn Hạo và Hoàng Kỳ, Bài tập Dại số. NXB Bộ ĐHTHCN, 1980.

[9] Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại số tuyến tính. NXB ĐHQG Hà Nội, 2001.

[10] s. Lang. Linear Algebra (Tiếng Anh). Addison-Wesley Publ. Comp.,


1968

[11] G. Leíort, Bài tập Giải tích và Đại số, Tập Ì, 2 ( dịch từ tiếng Pháp).
N X B Bộ ĐHTHCN, 1982.

[12| s. Lipschutz, Theory and problems of Linear Algebra (Tiếng Anh).


McGraw-Hill B ook Comp., 1968.

441
442 TÀI LIỆU THAM KHẢO

[13] A . I . Kostrikin và Yu. ì. Manin, Linheinaia algebra i geometria - Dại


số tuyến tính và Hình học (Tiếng Nga). M G U , 1980.

[14| ì. V. Proskuryakov, Sbornik zada.tr po linheinoi aỉgebre - Tuyển tập bài


tập Dại số tuyến tính (Tiếng Nga). Nauka, 1978.

[15] Đoàn Quỳnh (chủ biên), Khu Quốc Anh, Nguyễn Anh Kiệt, Tạ Mân
và Nguyễn Doãn Tuấn , Giáo trình Toán đại cương. Phần 1: đại số
tuyến tính và Hình học giải tích. N X B Đ H Q G Hà Nội, 1998.

[16] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Tạ Văn Đĩnh và Nguyễn Hồ Quỳnh, Bài
tập Toán cao cấp. Tập 1: Dại số và Hình học giải tích. N X B Giáo dục,
1997.

[17] Ngô Việt Trung, Giáo trình Đại số tuyến tính. NXB ĐHQG Hà Nội,
2001.
T r a c ứ u

A D
á n h x ạ afĩn 222 dạng chính tắc 183, 239
- - đ a tuyến tính 203 trục chính 190, 241
- - hạn chế 205 dạng chuẩn tắc 99, 189
- - nhúng 83 dạng chuẩn tắc Jordan 140
- - song tuyến tính 203 dạng cực 182
- - tuyến tính 83 dạng đ a tuyến tính 203
ảnh, I m 85 dạng Hermite 199
dạng song tuyến tính 179
đối xứng 181
B đối xứng lệch 181
bao afm 228 liên hợp 197
bao l ồ i 236 thay phiên 179
bao tuyến tính 23 dạng toàn phương 182
biểu d i ễ n t h a m số 227 Hermite 199
biểu d i ễ n tuyến t í n h 20 liên hợp 198
- - - thực 189
tương đương 193
c xác định âm 189
cấu h ì n h 231 xác định dương 189
chéo hóa được 120 dạng tuyến tính 83
chỉ số q u á n t í n h â m 189 dãy khớp 94
dương 189 — ngắn 88
chiều 29 dấu (của hoán vị) 58
chuẩn 147 dời hình 233
chuyển vị 58, ??
công thức Binê-Côsi 74
Cosi-Bunhiakovski 148 Đ
cơ sở 29 đ a thức cực tiểu 54, 128
- - đ ố i ngẫu 102 đa thức đặc trưng 54, 194
trực chuẩn 148 của toán t ử
tuyến tính 118

443
444 TRA CỨU

— Legendre 153 h à m tuyến tính afĩn 224


đ ạ i số đ ố i xứng 214 hạng của ánh xạ tuyến tính 85
đ ạ i số ngoài 215 hạng của dạng song
đại số tenxơ 213 tuyến tính 181
đẳng cự 161, 233 hạng ma t r ậ n 51
điểm 221 hệ nghiệm cơ sỏ 106
định lí chiều giao 32 hệ phương trình tuyến tính 105
— cosin 156 không suy biến 112
— cơ bản của Đ ạ i số 249 suy biến 112
— Hamilton-Cayley 54, 128 thuần nhất 105
— hạng ánh xạ 86 hệ sinh 23
— Kronecker-Capelli 107 — t ố i tiểu 23
— phổ 173 hệ tọa độ Đề-các vuông góc 231
— Pitago 148 hệ tọa độ aíĩn 223
— Steinitz 29 trọng t â m 226
— Sylvester 190 hệ trực chuẩn 148
— về đồng cấu 92 hệ trực giao 148
định thức 60, 102 hình hộp 157
— chu trình 73 hoán vị 57
lệch 74 — chẵn, l ẻ 58
—- con 60
bù 60
chính 53 K
góc 188 khoảng cách 231
— Gram 156 khối Jordan 137
— phụ hợp 79 không gian afĩn 221
— Vandermonde 63 — chỉ phương 221
độ dài 147 — con (afin) 226
độc lập aíĩn 226 — con (véctơ) 16
độc lập tuyến tính 20 bất biến 124
đường thẳng 221 bất khả qui 125
- - đ ố i ngẫu 102
— hữu hạn chiều 23
G — hữu hạn sinh 23
giá trị riêng 117
- - ơclit 145
góc 155, 236, 236 — ơclit afín 231
gốc tọa độ 223 — riêng 118
— thương 91
H — unita 146
hạch, Ker 85 — véc tơ 13
™ ì cứu 445

- - xích 126, 135 — nghịch đảo 40


kí hiệu Knonecker 102 — phụ hợp 79
kí số 189 — tam giác trên, dưới 47
- - trực giao 75, 163
L - - tương đẳng 181
lớp kề — unita 163
90
— vô hướng 42
luật quán tính Sylvester-Jacobi
189 — vuông 39
mặt phăng 221
lũy thừa đối xứng 214
milnor 60
lũy thừa ngoài 215
lũy thừa tenxơ 212
N
nghịch thế 58
M
nghiệm 105
ma trận 39
- riêng 106
— biểu diễn 96, 180
- t ầ m thường 105
— bổ sung 105
- tổng quát 106
— chéo hóa được 120
nhóm trực giao 163
— chuyển cơ sở 97
nhóm unita 163
— chuyển vị 39
nửa xác định âm 189
— con 60
nửa xác định dương 189
bù 45, 60
— đa thức 54
— đ ố i xứng 43 p
— đ ố i xứng lệch 43 phần bù đại số 45, 60
— đồng dạng 55 — trực giao 150
— đồng h à n h 135, 137, phần tuyến tính của
— đơn vị 40 ánh xạ afĩn 222
— đường chéo 45 phần t ử sinh 135
— Gram 156 phép biến đoi aíĩn 222
— Hermite 44, 89 sơ cấp 46
— hệ số 105 trục chính 190
— hệ số mở rộng 105 phép chiếu 84
— hình thang 51 phép thế 57
— Jordan 139 — sơ cấp 58
— khả nghịch 40 phép tịnh tiến 222
— khối 43 phép vị tự 226
— liên hợp 40 phổ 117
— liên kết 105 phụ thuộc tuyến tính 20
- - lũy linh 44 p-dạng ngoài 218
446 TRA CỨU

p-véc.tơ 215 - - tuyến tính 83, 117


- - t ự liên hợp 172
- - unita 162
9 tổ hợp afin 224
qui tắc Cramer 112
— trọng t â m 224
— tuyến tính 20
s
tổng 19
siêu mặt bậc hai 239
tổng trực tiếp ngoài 17
siêu phang 221
tổng trực tiếp trong 36
trục chính 190
T trực giao 148
t â m (đối xứng) 239 t ự đồng cấu 83
tập lồi 236 tương đẳng afm 231
tenxơ cơ bản 207 tương đẳng metric 236
- đối xứng 214 tương đương trực giao 165, 194
- khả qui 212 tương đương unita 165
thay phiên 215
thể tích 157 V
thuật toán Gauss 62 véc tơ 14
— Gram-Schmidt 149 — chiếu 156
— Lagrange 183 — định chuẩn 147
tích Dềcác 16 — độ cao 156
tích đ ố i xứng 214 - - đối 13
tích Kronecker 80 — không 13
tích ngoài 215 — riêng 117
tích tenxơ 207, 208 vết của ma t r ậ n 42
— của hai á n h xạ 211
tích vỗ hướng 145, 146 X
tiêu điểm 246, 246, 247 xác định â m 189
tính thay phiên 62 xác định dương 189
tọa độ 29, 223 xích 58

toán t ử chuẩn tắc 177


— đa thức 128, l o i
— đ ố i xứng 172
— Hermite 172
— liên hợp 171
lệch 176
— thay phiên hóa 217
— trực giao 162
NHÀ XUẤT BẢN ĐỌI HỌC QUỐC G ì n HÀ N Ộ I
16 Hàng Chuối - Hai Bà Trưng - Hà Nội
Điện thoại: (04) 9718312; (04) 7547936. Fax: (04) 9714899
E-mail: nxb@ vnu.edu.vn

• • •

Chiu trách nhiêm xuất bản:

Giám đốc: P H Ù N G QUỐC BẢO


Tổng biên tập: PHẠM THÀNH HƯNG

Chịu trách nhiệm nội dung:

Biên tập: H Ộ I ĐỒNG BIÊN TẬP B Ộ SÁCH TOÁN


CAO CẤP - V I Ệ N T O Á N H Ọ C

Biên tập kỹ thuật: L A N HƯƠNG

Trình bày bìa: PHẠM HUY ĐIÊN


Đ Ạ I S Ố T U Y Ế N T Í N H Q U A C Á C v í D Ụ V À BÀI T Ậ P

Mã số: 1L-80 ĐH2005


In 3000 cuốn, khổ 16 X 24 em tại Nhà kì Viện Toán học
Số xuất bản: 162-2005/CXB/2-260/ĐHQGHN, ngày 05/12/2005.
Quyết định xuất bản số: 16 LK/XB
In xong và nộp lưu chiểu quý I năm 2006.

You might also like